Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá
Chú Giải Giảng Nghĩa
無量壽經優婆提舍註解講義
Ấn Độ Thế Thân Bồ Tát tạo luận
印度世親菩薩造論
Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi dịch luận
元魏天竺三藏菩提流支譯論
Nguyên Ngụy Huyền Trung Tự sa-môn Đàm Loan chú giải
元魏玄中寺沙門曇鸞註解
Dân Quốc Tịnh Luật Tự sa-môn Tánh Phạm giảng nghĩa
民國淨律寺沙門性梵講義
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(theo bản in của Tam Huệ Học Xứ, ngày 1 tháng 1 năm 1999)
Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang
(Chú) Vấn viết: – Nhược ngôn Vô Ngại Quang Như Lai quang minh vô lượng, chiếu thập phương quốc độ vô sở chướng ngại giả, thử gian chúng sanh hà dĩ bất mông quang chiếu? Quang hữu sở bất chiếu, khởi phi hữu ngại da? Đáp viết: – Ngại thuộc chúng sanh, phi quang ngại dã. Thí như nhật quang châu tứ thiên hạ, nhi manh giả bất kiến, phi nhật quang bất châu dã. Diệc như mật vân hồng chú, nhi ngoan thạch bất nhuận, phi vũ bất hiệp dã. Nhược ngôn nhất Phật chủ lãnh tam thiên đại thiên thế giới, thị Thanh Văn luận trung thuyết. Nhược ngôn chư Phật biến lãnh thập phương vô lượng vô biên thế giới, thị Đại Thừa luận trung thuyết. Thiên Thân Bồ Tát kim ngôn “tận thập phương Vô Ngại Quang Như Lai”, tức thị y bỉ Như Lai danh, như bỉ Như Lai quang minh trí tướng tán thán. Cố tri thử cú thị Tán Thán Môn.
(註)問曰。若言無礙光如來。光明無量。照十方國土。無所障礙者。此間眾生。何以不蒙光照。光有所不照。豈非有礙耶。答曰。礙屬眾生。非光礙也。譬如日光周四天下。而盲者不見。非日光不周也。亦如密雲洪霔。而頑石不潤。非雨不洽也。若言一佛主領三千大千世界。是聲聞論中說。若言諸佛遍領十方無量無邊世界。是大乘論中說。天親菩薩今言。盡十方無礙光如來。即是依彼如來名。如彼如來光明智相讚歎。故知此句是讚歎門。
(Chú: Hỏi: Nếu nói “Vô Ngại Quang Như Lai quang minh vô lượng, chiếu mười phương quốc độ chẳng bị chướng ngại”, cớ sao chúng sanh trong cõi này chẳng được quang minh chiếu thấu? Quang minh có chỗ chẳng chiếu thấu, há chẳng phải là có chướng ngại ư? Đáp: – Chướng ngại thuộc về phía chúng sanh, chẳng phải là quang minh bị chướng ngại. Ví như ánh sáng mặt trời trọn khắp tứ thiên hạ, nhưng kẻ mù chẳng thấy, chẳng phải là ánh sáng mặt trời không trọn khắp. Cũng như mây dầy tuôn đẫm mưa, nhưng tảng đá chẳng bị thấm ướt, chẳng phải là mưa chẳng tưới xối. Nếu nói một vị Phật thống lãnh một tam thiên đại thiên thế giới thì đó là cách nói trong luận của hàng Thanh Văn. Nếu nói chư Phật thống lãnh trọn khắp mười phương vô lượng vô biên thế giới thì là cách nói trong luận Đại Thừa. Nay Thiên Thân Bồ Tát nói “tận mười phương Vô Ngại Quang Như Lai” tức là dựa theo danh hiệu của đức Như Lai ấy, đúng như quang minh và trí tướng của đức Như Lai ấy mà tán thán. Vì thế biết câu này chính là Tán Thán Môn).
Qua đoạn văn và phần vấn đáp này, ngài Đàm Loan giải trừ các mối nghi, và lập tiểu kết: Bài kệ thứ nhất chính là hai môn Lễ Bái và Tán Thán. Do lời văn dễ hiểu, chẳng cần phải nói nhiều.
(Chú) Nguyện sanh An Lạc quốc giả, thử nhất cú thị Tác Nguyện Môn, Thiên Thân Bồ Tát quy mạng chi ý dã. Kỳ An Lạc nghĩa cụ tại hạ Quán Sát Môn trung.
(註)願生安樂國者。此一句是作願門。天親菩薩歸命之意也。其安樂義具在下觀察門中。
(Chú: “Nguyện sanh An Lạc quốc”: Câu này là Tác Nguyện Môn, thể hiện ý quy mạng của Thiên Thân Bồ Tát. Ý nghĩa của chữ An Lạc sẽ được giải thích đầy đủ trong Quán Sát Môn thuộc phần sau).
“Quốc” (國) nghĩa là thế giới. “An Lạc quốc”, tiếng Phạn là Tu Ma Đề (Sukhāvatī), có thể dịch là An Lạc, An Dưỡng, Thanh Thái, hoặc Cực Lạc quốc. “Nguyện sanh An Lạc quốc” thể hiện ý nghĩa: Vị Luận Chủ phát nguyện quy mạng, dốc lòng nương cậy A Di Đà Phật, phát nguyện mong mỏi vãng sanh thế giới An Lạc, chẳng mong ở trong thế giới Sa Bà ngũ trược nữa. An Lạc có hàm ý như thế nào? Sẽ được nói tường tận trong Quán Sát Môn thuộc phần sau của Kệ Tụng, nay tạm thời chẳng bàn đến.
(Chú) Vấn viết: Đại Thừa kinh luận trung, xứ xứ thuyết chúng sanh tất cánh vô sanh như hư không, vân hà Thiên Thân Bồ Tát ngôn “nguyện sanh” da? Đáp viết: Thuyết “chúng sanh vô sanh như hư không”, hữu nhị chủng. Nhất giả, như phàm phu sở vị thật chúng sanh, như phàm phu sở kiến thật sanh tử. Thử sở kiến sự, tất cánh vô sở hữu, như quy mao, như hư không. Nhị giả, vị chư pháp nhân duyên sanh cố, tức thị bất sanh, vô sở hữu như hư không. Thiên Thân Bồ Tát sở nguyện sanh giả, thị nhân duyên nghĩa. Nhân duyên nghĩa cố, giả danh sanh, phi như phàm phu vị hữu thật chúng sanh, thật sanh tử dã. Vấn viết: Y hà nghĩa thuyết vãng sanh? Đáp viết: Ư thử gian, giả danh nhân trung tu ngũ niệm môn, tiền niệm dữ hậu niệm tác nhân. Uế độ giả danh nhân, Tịnh Độ giả danh nhân, bất đắc quyết định nhất, bất đắc quyết định dị. Tiền tâm, hậu tâm, diệc phục như thị. Hà dĩ cố? Nhược nhất, tắc vô nhân quả. Nhược dị, tắc phi tương tục. Thị nghĩa “quán nhất dị môn”, luận trung ủy khúc. Thích đệ nhất hàng tam niệm môn cánh.
(註)問曰。大乘經論中。處處說眾生畢竟無生如虛空。云何天親菩薩言願生耶。答曰。說眾生無生如虛空。有二種。一者。如凡夫所謂實眾生。如凡夫所見實生死。此所見事畢竟無所有。如龜毛。如虛空。二者。謂諸法因緣生故。即是不生。無所有如虛空。天親菩薩所願生者。是因緣義。因緣義故。假名生。非如凡夫謂有實眾生。實生死也。問曰。依何義說往生。答曰。於此間。假名人中修五念門。前念與後念作因。穢土假名人。淨土假名人。不得決定一。不得決定異。前心後心。亦復如是。何以故。若一則無因果。若異則非相續。是義觀一異門。論中委曲。釋第一行三念門竟。
(Chú: Hỏi: Trong kinh luận Đại Thừa, chỗ nào cũng đều nói “chúng sanh rốt ráo vô sanh như hư không”, cớ sao Thiên Thân Bồ Tát nói “nguyện sanh” vậy? Đáp: Nói “chúng sanh vô sanh như hư không” thì có hai loại. Một là như phàm phu cho rằng thật sự có chúng sanh, như phàm phu thấy thật sự có sanh tử. Chuyện trông thấy ấy rốt ráo vô sở hữu, như lông rùa, như hư không. Hai là nói đến các pháp được sanh bởi nhân duyên, thì chúng là bất sanh, vô sở hữu như hư không. Thiên Thân Bồ Tát nguyện sanh, chính là [nguyện sanh] theo ý nghĩa nhân duyên. Do thuận theo ý nghĩa nhân duyên, nên là giả danh sanh, chẳng phải như phàm phu cho rằng thật sự có chúng sanh, thật sự sanh tử. Hỏi: Do nương theo nghĩa nào mà nói vãng sanh? Đáp: Nương theo “người” giả danh trong thế gian này mà tu năm niệm môn, niệm trước làm cái nhân cho niệm sau. “Người” giả danh trong uế độ và “người” giả danh trong Tịnh Độ chẳng thể nói dứt khoát là một, chẳng thể nói dứt khoát là khác. Tâm trước và tâm sau cũng giống như thế. Vì sao vậy? Nếu là một thì không có nhân quả. Nếu là khác thì chẳng liên tục. Nghĩa này chính là môn “quán một, khác”, trong luận sẽ trình bày cặn kẽ. Giải thích về ba niệm môn trong bài kệ thứ nhất đã xong).
Trong đoạn văn này, ngài Đàm Loan vận dụng hai lượt vấn đáp để giải thích chân nghĩa “phát nguyện vãng sanh” của vị Luận Chủ chính là “nhân duyên sanh, sanh chính là vô sanh, giả danh vãng sanh”, lại còn chỉ ra: Pháp môn Tịnh Độ nói vãng sanh là do nương theo Thế Tục Đế [để nói như vậy]. Chúng sanh giả danh chẳng thật trong thế giới Sa Bà tu pháp môn ngũ niệm, tiền niệm làm cái nhân cho hậu niệm. Tịnh niệm liên tục như thế cho đến khi mạng chung, cái tịnh niệm của chúng sanh giả danh trong Sa Bà sẽ là cái nhân tịnh niệm cho chúng sanh giả danh trong Cực Lạc; cho nên sẽ có thể thọ sanh trong thế giới Cực Lạc. Nhưng chẳng thể nói quyết định chúng sanh giả danh trong Sa Bà uế độ (lời chú giải gọi chúng sanh giả danh là “người”) và chúng sanh giả danh trong Cực Lạc Tịnh Độ là một, hay là khác. Vì cái thân hư giả do Tứ Đại và Ngũ Uẩn hòa hợp trong uế độ đã diệt, còn báo thể liên hoa hóa sanh trong Tịnh Độ vừa mới thành, sanh diệt nối tiếp, đương nhiên là chẳng một, chẳng khác! Lại nói, tịnh niệm của chúng sanh giả danh trong uế độ làm cái nhân cho tịnh niệm của chúng sanh giả danh trong Tịnh Độ, niệm trước trong Sa Bà vừa diệt, niệm sau trong Tịnh Độ liền sanh, cũng chẳng thể nói quyết định là một hay là khác!
Từ câu “hà dĩ cố” (vì cớ sao) trở đi, ngài Đàm Loan đã dựa theo ý nghĩa ẩn tàng trong môn thứ sáu, tức “quán nhất dị môn” của Thập Nhị Môn Luận do Long Thọ Bồ Tát trước tác: “Nếu là một thì chẳng có nhân quả, nếu là khác thì chẳng liên tục”, hòng thuyết minh chuyện Luận Chủ và hết thảy Tịnh Tông liên hữu phát nguyện vãng sanh sẽ đều có thể được vãng sanh, tức là lấy ý niệm “niệm Phật nguyện sanh” trong Sa Bà làm cái nhân, dùng cái niệm “thọ sanh thấy Phật” trong Tịnh Độ làm quả. Nhân và quả chẳng phải là một; do liên tục, nên chẳng phải là khác, chẳng một, chẳng khác. Vì thế nói: “Thị nghĩa tại quán nhất dị môn, luận trung ủy khúc” (Nghĩa này sẽ được luận trình bày cặn kẽ trong môn “quán một, khác”). Do có sanh mà đạt được vô sanh, tịnh niệm liên tiếp, nhân quả duyên thành. Pháp vốn là như thế! Hành nhân niệm Phật, lâm chung thấy Phật, ngồi đài hoa sen, vãng sanh Cực Lạc, ở trong Tịnh Độ liên hoa hóa sanh. Đấy cũng là “liên hoa tức là tướng tịnh niệm”, tịnh niệm trước sau liên tục duyên thành, chẳng phải một, chẳng phải khác. Nếu không có cái nhân tịnh niệm, làm sao có thể thọ sanh trong Tịnh Độ cho được? Bài Kệ Tụng thứ nhất nói đại lược ba niệm môn, “ngã nhất tâm quy mạng” là Lễ Bái Môn, “tận thập phương Vô Ngại Quang Như Lai” là Tán Thán Môn, “nguyện sanh An Lạc quốc” là Tác Nguyện Môn, đã được giải thích viên mãn.
2.2.1.2.2.2. Thành tựu các môn trước, khởi đầu các môn sau
(Chú) Thứ thành Ưu Bà Đề Xá danh, hựu thành thượng khởi hạ Kệ.
(註)次成優婆提舍名。又成上起下偈。
(Chú: Kế đến là phần nói về sự thành lập danh xưng Ưu Bà Đề Xá, cũng chính là phần Kệ lập thành các môn trên, dẫn khởi các môn dưới).
Qua hai câu văn này, ngài Đàm Loan đã nêu ra cách phân chia khoa mục.
(Luận) Ngã y Tu Đa La, chân thật công đức tướng, thuyết nguyện kệ tổng trì, dữ Phật giáo tương ứng.
(Chú) Thử nhất hàng, vân hà thành Ưu Bà Đề Xá danh? Vân hà thành thượng tam môn, khởi hạ nhị môn? Kệ ngôn “ngã y Tu Đa La, dữ Phật giáo tương ứng”, Tu Đa La thị Phật kinh danh. Ngã luận Phật kinh nghĩa dữ kinh tương ứng, dĩ nhập Phật pháp tướng cố, đắc danh Ưu Bà Đề Xá, danh thành cánh.
(論)我依修多羅。真實功德相。說願偈總持。與佛教相應。
(註)此一行。云何成優婆提舍名。云何成上三門起下二門。偈言我依修多羅。與佛教相應。修多羅是佛經名。我論佛經義。與經相應。以入佛法相故。得名優婆提舍。名成竟。
(Luận: “Con nương theo Khế Kinh, tướng công đức chân thật, nói nguyện kệ tổng trì, tương ứng lời Phật dạy”.
Chú: Bài kệ này nhằm nói vì sao [bộ luận này] được gọi là Ưu Bà Đề Xá? Thành tựu ba môn trước, dẫn khởi hai môn sau như thế nào? Kệ nói “con nương Tu Đa La, tương ứng lời Phật dạy”. Tu Đa Là chính là tên của kinh Phật. Con uận định ý nghĩa của kinh Phật tương ứng với kinh Phật vì đã nhập pháp tướng của Phật, nên được tên gọi là Ưu Bà Đề Xá. Phần [giải thích vì sao] danh xưng được thành lập đã xong).
Ngài Đàm Loan đã dựa trên bài kệ thứ hai trong phần Kệ Tụng của bộ luận này để thuyết minh nó chính là phần thành tựu danh xưng Ưu Bà Đề Xá. Đồng thời, nó cũng thành tựu ba niệm môn trước đó và phát khởi hai niệm môn sau đó. Do vậy nói bài kệ này là “thành thượng khởi hạ kệ” (bài kệ thành tựu ba môn trước, phát khởi hai môn sau). Vì sao vậy? Vì Luận Chủ nói “ngã y Tu Đa La, thuyết nguyện kệ tổng trì, dữ Phật giáo tương ứng” (con nương theo Khế Kinh, nói nguyện kệ tổng trì, tương ứng lời Phật dạy). Tu Đa La (Sūtra) là tiếng Phạn, dịch nghĩa là Khế Kinh (契經). Luận Chủ tạo luận này nhằm tỏ lộ ý nghĩa trọng yếu trong kinh Phật, hoàn toàn khế hợp (tương ứng) nghĩa lý trong kinh Phật, mà cũng là nhập tướng công đức chân thật của Phật pháp. Vì thế, luận này được gọi là Ưu Bà Đề Xá (Luận Nghị), thành tựu danh xưng của bộ luận này.
(Chú) Thành thượng tam môn, khởi hạ nhị môn, hà sở y? Hà cố y? Vân hà y? Hà sở y giả, y Tu Đa La. Hà cố y giả? Dĩ Như Lai tức chân thật công đức tướng cố. Vân hà y giả? Tu ngũ niệm môn tương ứng cố. Thành thượng khởi hạ cánh.
(註)成上三門。起下二門。何所依。何故依。云何依。何所依者。依修多羅。何故依者。以如來即真實功德相故。云何依者。修五念門相應故。成上起下竟。
(Chú: “Thành tựu ba môn trước, phát khởi hai môn sau” nương tựa vào đâu? Vì sao mà nương tựa? Nương tựa như thế nào? “Nương tựa vào đâu” là nương vào Khế Kinh. Vì sao nương tựa? Là vì Như Lai chính là tướng công đức chân thật. Nương tựa như thế nào? Do tu năm niệm môn mà tương ứng. [Phần luận định] về “thành tựu ba môn trước, phát khởi hai môn” sau đã xong).
Phần chú giải tiếp tục thuyết minh về ý nghĩa “thành tựu các môn trước, phát khởi các môn sau”. Phần này dựa vào đâu? Vì sao phải nương dựa? Nương dựa như thế nào? Nói theo ba phương diện ấy. Đệ tử Phật soạn luận, ắt cần phải nương theo kinh điển do đức Phật đã nói, điều này được gọi là Thánh Ngôn Lượng, tức là [căn cứ theo] Tu Đa La. Do vậy, kệ nói: “Ngã y Tu Đa La”, đấy chính là nói rõ căn cứ để dựa vào. Vì sao phải dựa theo kinh Phật? Vì Phật là bậc thánh nhân chứng đắc Chân Như Thật Tướng. Thân giáo và ngôn giáo của Phật chính là tướng công đức chân thật, chẳng phải là lời lẽ thêu dệt vô ý nghĩa hoặc hý luận. Đệ tử Phật soạn luận làm như thế nào thì mới có thể xác thực tương ứng với kinh Phật, tương ứng với lời Phật dạy? Luận Chủ soạn luận này, đề ra chuyện tu tập pháp môn Ngũ Niệm. Như thế thì chủ thể thực hiện hành vi nương tựa vào (năng y) và pháp để nương tựa vào (sở y) đều chẳng có gì sai lầm, không thích hợp. Nói quy nạp lại, Luận Chủ soạn luận này, “năng y” là pháp môn Ngũ Niệm, “sở y” là Khế Kinh Đại Thừa. Bộ luận được soạn với Năng và Sở khế hợp thì chính là tướng công đức chân thật của Như Lai, chẳng phải là vị Luận Chủ đàm luận vô căn cứ, vọng tưởng, đoán mò! Vì thế, có thể thành tựu ba niệm môn trước đó, phát khởi hai niệm môn sau đó viên mãn, chẳng thiếu khuyết. Do vậy nói: “Thành tựu môn trước, phát khởi môn sau đã xong”.
(Chú) Tu Đa La giả, thập nhị bộ kinh trung trực thuyết giả, danh Tu Đa La, vị Tứ A Hàm Tam Tạng đẳng. Tam Tạng ngoại Đại Thừa chư kinh diệc danh Tu Đa La. Thử trung ngôn “y Tu Đa La” giả, thị Tam Tạng ngoại Đại Thừa Tu Đa La, phi A Hàm đẳng kinh dã.
(註)修多羅者。十二部經中直說者。名修多羅。謂四阿含三藏等。三藏外大乘諸經。亦名修多羅。此中言依修多羅者。是三藏外大乘修多羅。非阿含等經也。
(Chú: Tu Đa La là phần nói trực tiếp trong mười hai thể loại kinh, tức là nói đến Tam Tạng Tứ A Hàm v.v… Các kinh Đại Thừa ở ngoài Tam Tạng cũng gọi là Tu Đa La. Ở đây nói “y Tu Đa La” chính là Tu Đa La của Đại Thừa ở ngoài Tam Tạng, chẳng phải là các kinh A Hàm này nọ vậy).
Ngài Đàm Loan giải thích chữ Tu Đa La, chỉ rõ “y Tu Đa La” như trong luận đã nói chính là [nương theo] kinh Đại Thừa, chẳng phải là Tam Tạng Tứ A Hàm của Tiểu Thừa. Bất quá, chúng ta đối với [các từ ngữ] Tu Đa La và “mười hai bộ kinh”, hãy nên có sự liễu tri chánh xác. Tu Đa La nói theo nghĩa rộng, chính là nói đối ứng với Luật và Luận, chẳng phải là bao gồm toàn bộ Tam Tạng Kinh, Luật, Luận. Nói theo nghĩa hẹp, thì mới là nói đến phần tản văn (văn xuôi) Trường Hàng trong mười hai phần (bộ) do đức Phật đã nói. Luận nói “ngã y Tu Đa La” là nói theo nghĩa rộng.
“Thập nhị bộ kinh” là danh xưng ngụ ý hết thảy các kinh được chia thành mười hai chủng loại. Đại Trí Độ Luận quyển thứ ba mươi ba giảng:
1) Tu Đa La: Cõi này (Trung Hoa) dịch là Khế Kinh (契經), tức là loại văn Trường Hàng nói thẳng thừng các pháp nghĩa trong kinh điển. Khế Kinh nghĩa là kinh điển khế lý, mà cũng là khế hợp căn cơ.
2) Kỳ Dạ (祇夜, Geya): Dịch nghĩa là Ứng Tụng (應頌), còn dịch là Trùng Tụng (重頌). Đối ứng với phần kinh văn Trường Hàng trước đó mà trùng tuyên ý nghĩa thì là Kệ Tụng.
3) Già Đà (伽陀, Gāthā): dịch là Phúng Tụng (諷頌), còn dịch là Cô Khởi Tụng (孤起頌), chẳng dựa theo Trường Hàng, là những câu văn trực tiếp sử dụng thể loại kệ tụng, như kinh Pháp Cú chẳng hạn.
4) Ni Đà Na (尼陀那, Nidāna): Dịch là Nhân Duyên. Trong kinh nói đến nhân duyên thấy Phật nghe pháp, và nhân duyên Phật thuyết pháp giáo hóa, như phẩm Tự của các kinh.
5) Y Đế Mục Đa (伊帝目多, Itivrtaka): Dịch là Bổn Sự (本事). Đức Phật nói những chuyện nhân duyên trong đời quá khứ của các đệ tử đức Phật, như phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự trong kinh Pháp Hoa.
6) Xà Đa Già (阇多伽, Jātaka): Dịch là Bổn Sanh (本生), là phần kinh văn do đức Phật tự nói nhân duyên trong đời quá khứ.
7) A Phù Đạt Ma (阿浮達摩, Adbhuta-dharma), còn có tên là A Tỳ Đạt Ma, dịch thành Vị Tằng Hữu (未曾有), là những kinh văn nói những chuyện đức Phật hiện các thứ thần lực chẳng thể nghĩ bàn.
8) A Ba Đà Na (阿波陀那, Avadāna): Dịch là Thí Dụ (譬喻), chính là những chỗ nói thí dụ trong kinh.
9) Ưu Bà Đề Xá (優婆提舍, Upadeśa): Dịch là Luận Nghĩa (論義), là những phần kinh văn dùng pháp lý để luận nghị, vấn đáp.
10) Ưu Đà Na (優陀那, Udāna): Dịch là Tự Thuyết (自說), tức là những phần kinh văn do đức Phật không ai hỏi mà tự nói, chẳng hạn như kinh A Di Đà.
11) Tỳ Phật Lược (毘佛略, Vaipulya): Dịch là Phương Quảng (方廣), là những kinh văn nói về những chân lý rộng lớn chánh đáng.
12) Hòa Già La (和伽羅, Vyākaraṇa): Dịch là Thọ Ký (授記), là những kinh văn đức Phật thọ ký cho các đệ tử hoặc hàng Bồ Tát thành Phật.
Trong mười hai bộ loại ấy, từ một đến ba là các thể tài thuộc kinh văn, từ bốn cho đến mười hai là dựa theo những chuyện khác biệt được ghi chép mà đặt tên.
(Chú) “Chân thật công đức tướng” giả, hữu nhị chủng công đức. Nhất giả tùng hữu lậu tâm sanh, bất thuận Pháp Tánh, sở vị phàm phu nhân thiên chư thiện. Nhân thiên quả báo, nhược nhân, nhược quả, giai thị điên đảo, giai thị hư ngụy. Thị cố danh bất thật công đức. Nhị giả, tùng Bồ Tát trí huệ thanh tịnh nghiệp khởi, trang nghiêm Phật sự, y Pháp Tánh nhập thanh tịnh tướng. Thị pháp bất điên đảo, bất hư ngụy, danh vi chân thật công đức. Vân hà bất điên đảo? Y Pháp Tánh, thuận Nhị Đế cố. Vân hà bất hư ngụy? Nhiếp chúng sanh nhập tất cánh tịnh cố.
(註)真實功德相者。有二種功德。一者從有漏心生。不順法性。所謂凡夫人天諸善。人天果報。若因若果。皆是顛倒。皆是虛偽。是故名不實功德。二者從菩薩智慧清淨業起。莊嚴佛事。依法性入清淨相。是法不顛倒。不虛偽。名為真實功德。云何不顛倒。依法性順二諦故。云何不虛偽。攝眾生入畢竟淨故。
(Chú: “Tướng công đức chân thật” thì có hai loại công đức. Một là sanh từ tâm hữu lậu, chẳng thuận Pháp Tánh, tức là nói đến các điều thiện của phàm phu trời người. Quả báo của trời người, dù nhân hay quả đều là điên đảo, đều là hư ngụy. Vì thế, gọi là công đức chẳng thật. Hai là từ nghiệp trí huệ thanh tịnh của Bồ Tát mà khởi, trang nghiêm Phật sự, nương theo Pháp Tánh mà nhập tướng thanh tịnh. Pháp ấy chẳng điên đảo, chẳng hư ngụy, được gọi là công đức chân thật. Vì sao chẳng điên đảo? Do nương theo Pháp Tánh, thuận Nhị Đế (Chân Đế và Tục Đế). Vì sao chẳng hư ngụy? Do nhiếp chúng sanh vào thanh tịnh rốt ráo)
Đây là ngài Đàm Loan giải thích câu kệ “chân thật công đức tướng”. Ngài bảo “hữu nhị chủng công đức” (có hai loại công đức). Nếu dựa theo những điều đã được giải nghĩa, đáng lẽ phải là “công đức hữu nhị chủng” (công đức có hai loại) thì mới là phù hợp. Hai loại như vừa nói đó thì một là dùng thiện tâm của phàm phu (hữu lậu) để làm công đức, hai là dùng tấm lòng Bồ Tát (bao gồm Phật và đệ tử thuộc tam thừa), nương vào nghiệp thanh tịnh trí huệ (vô lậu, chẳng xen tạp các phiền não tham, sân, si v.v…, chẳng có Ngã Chấp, Ngã Kiến, và các tà kiến đoạn, thường v.v…) khởi lên (tạo tác) các thứ công đức Phật sự được trang nghiêm bởi hai thứ phước và trí. Loại thứ nhất là điên đảo, hư ngụy; đấy là công đức chẳng chân thật. Loại sau là chẳng điên đảo, chẳng hư ngụy, mới có thể gọi là công đức chân thật.
Ngài Đàm Loan lại thuyết minh thêm “chẳng điên đảo là gì?” Có thể nương theo Trung Đạo Pháp Tánh, thuận theo Chân Đế và Tục Đế thì gọi là “chẳng điên đảo”. Trung Đạo Pháp Tánh, Chân Đế, Tục Đế là gì vậy? Chúng ta phải nên biết: Các kinh Đại Thừa nói Trung Đạo Pháp Tánh chính là “nhất tâm nhị môn”. Tâm Chân Như Môn là Không, Tâm Sanh Diệt Môn là Hữu, đều cùng là tánh nhất tâm, còn gọi là Pháp Tánh. Không chẳng trở ngại Hữu, Hữu chẳng trở ngại Không. Tuy Hữu mà chính là Không, tuy Không mà chính là Hữu. Đó gọi là “Chân Không Diệu Hữu, Diệu Hữu Chân Không, tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên, duyên khởi tánh Không, tánh Không duyên khởi”. Trung Đạo Pháp Tánh (tâm tánh), pháp vốn là Chân Như như thế đó. Có thể nương theo Pháp Tánh ấy mà tu các thứ thiện pháp phước huệ, tất nhiên công đức đạt được sẽ là chân thật, chẳng điên đảo, nhân và quả phù hợp, chẳng sai lầm. Vì thế gọi là “chẳng điên đảo”. Như thế nào thì mới là thuận theo Chân Đế và Tục Đế? Chân Đế cũng chính là Tâm Chân Như Môn vừa nói trên đây, tức Tánh Không Môn. Tục Đế cũng chính là Tâm Sanh Diệt Môn được nói trên đây, tức Duyên Khởi Môn. Tánh nhất tâm trọn đủ hai Đế (Chân Đế và Tục Đế), tánh Không duyên khởi viên dung vô ngại. Có thể thuận theo tâm tánh ấy để tu hết thảy các thiện pháp thì gọi là “thuận theo Nhị Đế”. Như kinh Kim Cang đã dạy: “Dĩ vô ngã, vô nhân, vô chúng sanh, vô thọ giả, nhi tu nhất thiết thiện pháp, tức đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác” (Dùng vô ngã, vô nhân, vô chúng sanh, vô thọ giả để tu hết thảy các thiện pháp, sẽ liền đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác). Vô ngã tu thiện là nhân, đắc Chánh Đẳng Giác là quả, nhân và quả phù hợp, nên gọi là “chẳng điên đảo”.
Công đức chẳng hư ngụy là gì? Ngài Đàm Loan giải thích: “Nhiếp chúng sanh nhập tất cánh thanh tịnh cố” (Vì nhiếp thọ chúng sanh nhập vào thanh tịnh rốt ráo). Tức là nói những công đức đã tu đều có thể nhiếp hóa, nhiếp thọ hết thảy chúng sanh cùng chứng đắc (“nhập”) Pháp Tánh rốt ráo thanh tịnh (tâm tánh). Pháp Tánh Trung Đạo thanh tịnh ấy chính là lìa hết thảy phiền não, vọng tưởng, chấp trước, cho nên là rốt ráo thanh tịnh, chẳng có tướng điên đảo. Bất luận là có Phật xuất thế thuyết pháp hay không, pháp vốn là như vậy, thường trụ trong thế gian, chẳng bị biến đổi. Do vậy, nó là tướng rốt ráo chân thật, chẳng hư ngụy. Chúng ta nói quy nạp lại thì sẽ là: Công đức thanh tịnh vô lậu của Phật và Bồ Tát cùng với các thứ công đức thanh tịnh trang nghiêm nơi y báo và chánh báo của thế giới Cực Lạc chính là sự rốt ráo, viên mãn, vô lậu của A Di Đà Phật và các vị Bồ Tát trong Cực Lạc, đích xác là cùng với Trung Đạo Pháp Tánh khế hợp lẫn nhau. Tướng công đức chân thật viên dung Nhị Đế pháp vốn là như thế, chân thật như thế đó. Vì đức Phật do chứng pháp mà nói ra giáo pháp, Ngài là bậc chân ngữ, thật ngữ, bất dị ngữ, bất cuống ngữ. Trong kinh, đức Phật đã nói các thứ tướng công đức chân thật như thế, tức là chân thật, chẳng hư giả. Chúng ta hãy nên tin sâu, chẳng nghi, liễu giải chẳng sai lầm, cầu chứng chẳng lười nhác!
(Chú) “Thuyết nguyện kệ tổng trì, dữ Phật giáo tương ứng” giả, Trì, danh bất tán, bất thất. Tổng, danh dĩ thiểu nhiếp đa. Kệ, ngôn ngũ ngôn cú số. Nguyện, danh dục nhạo vãng sanh. Thuyết, vị thuyết chư kệ luận. Tổng nhi ngôn chi, thuyết sở nguyện sanh kệ, tổng trì Phật kinh, dữ Phật giáo tương ứng. Tương ứng giả, thí như hàm cái tương xứng dã.
(註)說願偈總持。與佛教相應者。持名不散不失。總名以少攝多。偈言五言句數。願名欲樂往生。說謂說諸偈論。總而言之。說所願生偈。總持佛經。與佛教相應。相應者。譬如函蓋相稱也。
(Chú: “Nói nguyện kệ tổng trì, tương ứng lời Phật dạy”: “Trì” tức là chẳng tán loạn, chẳng mất đi. “Tổng” là dùng ít để gồm thâu nhiều. “Kệ” là nói các câu, mỗi câu có năm chữ. “Nguyện” là ưa muốn vãng sanh. “Thuyết” là nói ra các bài kệ để luận định. Nói tóm lại, sẽ là “nói ra bài kệ phát nguyện vãng sanh, thâu tóm [giáo nghĩa trọng yếu trong] các kinh, tương ứng với lời Phật dạy”. “Tương ứng” là ví như hộp và nắp tương xứng vậy).
Qua đoạn văn này, ngài Đàm Loan chú giải phần kệ tụng “thuyết nguyện kệ tổng trì, dữ Phật giáo tương ứng” (nói nguyện kệ tổng trì, tương ứng lời Phật dạy). Do lời văn dễ hiểu, chẳng cần phải nói nhiều. Hãy nên biết: Luận Chủ đã đem các tướng công đức chân thật được nói rải rác trong các kinh Đại Thừa thâu tóm thành hai mươi mốt bài kệ tụng. Phần kệ văn ấy nhất trí với giáo pháp do đức Phật đã nói, chẳng hề trái nghịch, giống như cái hộp và nắp hộp trong thế gian, hộp to thì nắp sẽ to, quyết định xứng hợp. Đấy là vị Luận Chủ phát xuất từ tâm đại từ bi, thuyết minh ý tạo luận của Ngài: Chẳng phải nhằm cầu an lạc cho chính mình, mà là chỉ nguyện cho chúng sanh được lìa khổ. Ngài nương theo kinh để tạo luận, khiến cho hết thảy đệ tử Phật đều có thể tu ngũ niệm môn hòng vượt thoát tam giới theo chiều ngang, đắc Bất Thoái Chuyển. Ngài lại sợ người đời và các đệ tử Phật đời sau đối với lời xưng dương tán thán công đức chân thật chẳng thể nghĩ bàn của An Lạc Tịnh Độ do mười phương chư Phật và vị Luận Chủ đã nói, có thể sẽ hoài nghi, chẳng tin tưởng, [đến nỗi] đánh mất điều lợi ích to lớn chân thật“có thể liễu sanh tử, thành Phật viên mãn ngay trong một đời”, cho nên đặc biệt nêu ra ngay trong phần đầu của Kệ Tụng, nhằm chỉ bày mọi người: Phần kệ luận này chính là đề cương toát yếu, nương theo kinh giáo do đức Phật đã nói, vốn do công đức chân thật kết hợp với chân lý, giống hệt như lời đức Phật nói. Phàm những ai thấy nghe, tin nhận, vâng làm, không một ai chẳng thành Phật, chớ nên ở ngay trước mặt mà bỏ lỡ!
Bài kệ tụng này nhằm thành tựu các môn trước, phát khởi các môn sau, tức là thành tựu các môn được nhắc đến đại lược trong phần trước, tức ba môn Lễ Bái, Tán Thán, và Phát Nguyện, phát khởi phần dưới, nhằm rộng nói Quán Sát Môn và Hồi Hướng Môn. Vì sao có thể thành tựu năm niệm môn? Chính là do “ngã y Tu Đa La, chân thật công đức tướng” (con nương theo Khế Kinh, tướng công đức chân thật). Ngàn kinh muôn luận nhắc đến Vô Lượng Thọ Phật, và các thứ trang nghiêm thanh tịnh trong quốc độ An Lạc, công đức chân thật hòng tu tập cảnh chẳng thể nghĩ bàn trong pháp môn ngũ niệm. Lễ Bái chính là lễ bái vị Phật do công đức chân thật chẳng thể nghĩ bàn tạo thành. Xưng Danh là tán thán danh hiệu Phật có công đức chân thật chẳng thể nghĩ bàn. Tác Nguyện là phát nguyện mong sanh về quốc độ do công đức chẳng thể nghĩ bàn tạo thành. Quán Sát chính là quan sát quốc độ An Lạc có mười bảy thứ trang nghiêm bởi công đức chân thật, A Di Đà Phật có tám loại trang nghiêm bởi công đức chân thật, và Bồ Tát trong cõi ấy có bốn thứ công đức chánh tu hành chân thật. Hồi Hướng chính là đem sức công đức chân thật do tu bốn môn trước mà hồi hướng Phật quả Bồ Đề, hồi hướng hết thảy chúng sanh, hồi hướng vãng sanh An Lạc quốc. Năm môn như thế đều nương theo công đức chân thật của đức Phật ấy và sự trang nghiêm của quốc độ đó để thành tựu cảnh, hạnh, quả Đại Thừa, thành tựu đại lợi ích vãng sanh thành Phật. Hãy nên biết: Nếu chẳng có tướng công đức chân thật của Phật A Di Đà và quốc độ Cực Lạc, sẽ chẳng thể thành tựu pháp môn ngũ niệm!
* Hỏi: Những phường ngu phu ngu phụ chẳng hiểu kinh giáo, chỉ biết “chí tâm tin ưa, thật thà niệm Phật”, lâm chung đều được Phật Di Đà tiếp dẫn vãng sanh, có liên quan gì đến chuyện tu hành pháp môn ngũ niệm hay không?
Đáp: Ngu phu ngu phụ niệm Phật có thể được vãng sanh cũng chẳng lìa pháp môn ngũ niệm này! Vì sao vậy? Người chân thành xưng danh niệm Phật, tất nhiên thường xuyên lễ bái Phật. Niệm Phật chính là tán thán Phật (xưng niệm danh hiệu Như Lai chính là tán thán công đức của Như Lai. [Bởi lẽ], chư Phật đều dùng công đức để đặt danh hiệu). Có thể được vãng sanh, chắc chắn là do có phát nguyện vãng sanh. Chẳng có nguyện, chắc chắn sẽ chẳng được vãng sanh. Những kẻ ngu phu ngu phụ có thể vãng sanh ắt gặp thiện tri thức khai thị pháp môn Tịnh Độ, tin tưởng sâu xa lời mười phương chư Phật ca ngợi Phật Di Đà và các thứ công đức chẳng thể nghĩ bàn của cõi Cực Lạc. Xác thực là như thế thì mới chịu nhất tâm quy mạng Phật Di Đà, tín nguyện niệm Phật, cầu sanh Cực Lạc. Đối với Phật Di Đà và sự thanh tịnh trang nghiêm của Cực Lạc bèn nhớ rõ chẳng quên, thường xuyên nghĩ nhớ; đấy chính là đã thành tựu Quán Sát Môn. Còn đối với Hồi Hướng Môn thì chính là phát Bồ Đề tâm. Người ấy đời này có thể là chưa phát, nhưng trong đời quá khứ, chắc chắn là đã phát. Phàm là người đã phát Bồ Đề tâm, trải qua nhiều kiếp, vĩnh viễn chẳng mất đi! Đó gọi là “nhất lịch thức điền, vĩnh vi đạo chủng” (một phen ghi vào ruộng thức, sẽ vĩnh viễn là hạt giống đạo). Kinh Pháp Hoa có nói thí dụ “hệ châu” (hạt châu buộc nơi chéo áo), và ngài A Nan với đức Phật cùng phát Bồ Đề tâm nơi đức Phật Không Vương trong quá khứ. Vì thế, ngài A Nan được đức Phật thọ ký chính là vì như vậy đó. Chúng ta chẳng có Túc Mạng Thông, Thiên Nhãn Thông, cho nên chẳng biết những phường ngu phu ngu phụ ấy đều đã phát Bồ Đề tâm cả rồi!
2.2.1.2.3. Phần kệ rộng lớn về Quán Sát Môn và Hồi Hướng Môn
2.2.1.2.3.1. Quán Sát Môn
2.2.1.2.3.1.1. Quan sát công đức thanh tịnh của khí thế gian
2.2.1.2.3.1.1.1. Công đức thanh tịnh
(Luận) Quán bỉ thế giới tướng, thắng quá tam giới đạo.
(Chú) Thử dĩ hạ, thị đệ tứ Quán Sát Môn. Thử môn trung, phân vi nhị biệt. Nhất giả, quán sát khí thế gian trang nghiêm thành tựu. Nhị giả, quán sát chúng sanh thế gian trang nghiêm thành tựu. Thử cú dĩ hạ chí “nguyện sanh bỉ A Di Đà Phật quốc”, thị quán khí thế gian trang nghiêm thành tựu. Quán khí thế gian trung, phục phân vi thập thất biệt, chí văn đương mục. Thử nhị cú tức thị đệ nhất sự, danh vi “quán sát trang nghiêm thanh tịnh công đức thành tựu”. Thử thanh tịnh thị tổng tướng.
(論)觀彼世界相。勝過三界道。
(註)此已下是第四觀察門。此門中。分為二別。一者觀察器世間莊嚴成就。二者觀察眾生世間莊嚴成就。此句已下。至願生彼阿彌陀佛國。是觀器世間莊嚴成就。觀器世間中。復分為十七別。至文當目。此二句即是第一事。名為觀察莊嚴清淨功德成就。此清淨是總相。
(Luận: Quán tướng thế giới ấy, vượt trỗi tam giới đạo.
Chú: Từ chỗ này trở đi là môn thứ tư, tức Quán Sát Môn. Trong môn này, chia làm hai phần riêng biệt. Một là quan sát sự thành tựu trang nghiêm nơi khí thế gian. Hai là quan sát sự thành tựu trang nghiêm nơi chúng sanh thế gian. Từ câu này trở đi cho đến câu “nguyện sanh cõi Phật A Di Đà” là phần quan sát sự thành tựu trang nghiêm nơi khí thế gian. Trong phần quan sát khí thế gian, lại chia thành mười bảy điều riêng, đến phần kinh văn của từng điều, sẽ phân định rõ đề mục. Hai câu này chính là chuyện thứ nhất, được gọi là quan sát sự thanh tịnh trang nghiêm được thành tựu bởi công đức. Sự thanh tịnh ấy chính là tổng tướng).
Trong đoạn văn này, ngài Đàm Loan đã xét thấy hai mươi bốn bài kệ tụng do Luận Chủ đã nói, tổng trì pháp môn ngũ niệm, từ bài Kệ Tụng thứ ba cho đến bài Kệ Tụng thứ hai mươi ba đều là quan sát A Di Đà Phật và quốc độ An Lạc, tức là [quan sát] dựa trên tướng công đức trang nghiêm nơi y báo và chánh báo. Vì thế, Ngài phán định phần này là môn thứ tư, tức Quán Sát Môn trong Ngũ Niệm Môn, và chia phần Quán Sát Môn thành hai khoa mục lớn. “Nhị biệt” tức là hai khoa mục lớn khác biệt. Trong hai khoa mục lớn, điều được quan sát trong khoa mục lớn thứ nhất là khí thế gian, chia ra chi tiết sẽ là mười bảy tiểu mục, các thứ công đức sai biệt khác nhau. Khi Ngài chú giải đến mỗi bài kệ tụng, sẽ nêu ra các khoa mục khác biệt. Vì thế nói là “chí văn đương mục”.
“Thử cú dĩ hạ” (Từ câu này trở đi), tức là từ câu “quán bỉ thế giới tướng, thắng quá tam giới đạo” (quán tướng thế giới ấy, vượt trỗi tam giới đạo) do vị Luận Chủ đã nói cho đến câu “nguyện sanh bỉ A Di Đà Phật quốc” thuộc về đại khoa thứ nhất. Nhưng hai câu ấy chính là chuyện thứ nhất được quan sát trong mười bảy tiểu mục, được gọi là “quán sát trang nghiêm thanh tịnh công đức thành tựu”. Cái được thành tựu bởi công đức thanh tịnh chính là quốc độ An Lạc; do vậy, điều này được gọi là tổng tướng của Tịnh Độ. Các phần kệ tụng nói về mười sáu tiểu mục kia chính là biệt tướng. Ví như nói “người” thì đó là tổng tướng; nam, nữ, già, trẻ, Trương Tam, Lý Tứ, mỗi người mỗi khác thì đó là biệt tướng.
“Trang nghiêm thanh tịnh công đức thành tựu” cũng chính là như kinh Di Đà đã nói: “Cực Lạc quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm” (Quốc độ Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế), tức là quán sát sự trang nghiêm thanh tịnh nơi hết thảy y báo và chánh báo trong quốc độ Phật ấy đều được thành tựu bởi công đức chân thật vô lậu do A Di Đà Phật và chúng sanh trong cõi ấy đã tu tập, chẳng phải là từ trong Không mà sanh ra Có, [chẳng phải là] không nhân mà có quả, hoàn toàn là “tịnh nghiệp là nhân, Tịnh Độ là quả”. Do vậy mà được thành tựu viên mãn.
(Chú) Phật bổn sở dĩ khởi thử trang nghiêm thanh tịnh công đức giả, kiến tam giới thị hư ngụy tướng, thị luân chuyển tướng, thị vô cùng tướng, như xích oách tuần hoàn, như tàm kiển tự phược. Ai tai! Chúng sanh đế thử tam giới, điên đảo, bất tịnh. Dục trí chúng sanh ư bất hư ngụy xứ, ư bất luân chuyển xứ, ư bất vô cùng xứ, đắc tất cánh an lạc đại thanh tịnh xứ. Thị cố khởi thử thanh tịnh trang nghiêm công đức dã.
(註)佛本所以起此莊嚴清淨功德者。見三界。是虛偽相。是輪轉相。是無窮相。如蚇蠖循環。如蠶繭自縛。哀哉。眾生締此三界。顛倒不淨。欲置眾生於不虛偽處。於不輪轉處。於不無窮處。得畢竟安樂大清淨處。是故起此清淨莊嚴功德也。
(Chú: Sở dĩ đức Phật vốn khởi lên công đức trang nghiêm thanh tịnh này là vì Ngài thấy tam giới là tướng hư ngụy, là tướng luân chuyển, là tướng vô cùng, như sâu xích oách[/note] Xích Oách (蚇蠖) chính là ấu trùng của Xích Oách Nga (蚇蠖蛾, một loại bướm đêm, ta thường gọi chung là Nắc Nẻ, geometer moth).[/note] quẩn quanh, như tằm tự kéo kén trói buộc. Thương thay! Chúng sanh buộc chặt trong tam giới, điên đảo, bất tịnh. [Đức Phật] muốn đặt chúng sanh nơi chẳng hư ngụy, nơi chẳng luân chuyển, nơi chẳng vô cùng, đạt được chốn đại thanh tịnh rốt ráo an lạc. Vì thế, Ngài dấy lên công đức trang nghiêm thanh tịnh này).
Ngài Đàm Loan giải thích: Vì sao Luận Chủ phải dùng hai câu kệ này để thâu nhiếp chung công đức thanh tịnh của thế giới An Lạc? Đấy hoàn toàn là nương theo bổn nguyện của A Di Đà Phật mà dấy lên. Nếu hỏi: Vì sao A Di Đà Phật lại phải phát ra bốn mươi tám đại nguyện (bổn nguyện) khi Ngài thành Phật, sẽ thành tựu thế giới trang nghiêm, thanh tịnh như thế ấy? Điều này hoàn toàn xuất phát từ căn bản là tâm đại bi của Phật. Ngài trông thấy lục đạo chúng sanh ở trong tam giới, thoạt chìm, thoạt nổi, chẳng có thuở nào xong, giống như con trùng Xích Oách hết co lại duỗi, từ đầu đến cuối, cứ tiến một bước rồi lại lùi một bước ở nguyên một chỗ, cứ tuần hoàn chẳng ngừng. Lại như con tằm nhả tơ kéo kén, tự nhốt trói mình, chẳng thoát ra được. Như trong kinh nói: “Tam giới thượng hạ pháp, duy thị nhất tâm tác” (Pháp trên dưới trong tam giới, chỉ do nhất tâm tạo). Tam giới lục đạo đều là do phiền não và vọng tưởng của chúng sanh tạo thành, hoàn toàn là hư ngụy, chẳng thật, tức là giống như sự tướng trong mộng. Người đang nằm mộng ngỡ [những sự tướng ấy] có thật, đến khi tỉnh khỏi giấc mộng lớn, mới bừng tỉnh giác ngộ: Đấy vốn là từ trong Không mà sanh ra Có, là huyễn tưởng hư ngụy. Do vậy, trong kinh có nói: “Sanh tử như mộng huyễn, tam giới như hoa đốm trong hư không”. Các phàm phu và những ngoại đạo khác đều chấp trước “thân, tâm, thế giới” trước mắt đều luôn thường hằng như thế, con người chết rồi vẫn sanh làm người trong nhân gian, thế giới ta đang ở là “thiên trường, địa cửu”, vĩnh viễn là như vậy. Điều này được gọi là Thường Kiến. Hoặc chấp trước Duy Vật Luận, chúng sanh chết rồi giống như vật phẩm, hủy hoại, thiêu đi, sẽ giống như hư không. Điều này được gọi là Đoạn Diệt Kiến. Do hai thứ tà kiến Đoạn và Thường này mà chẳng tin sự thật nhân quả và luân hồi trong thế gian, bèn sanh khởi phiền não tham, sân, si v.v… Do phiền não mà tạo đủ mọi ác nghiệp, cảm thọ khổ quả sanh tử, tự làm, tự chịu, như tằm kéo kén tự trói, thật đáng thương xót!
A Di Đà Phật trông thấy các thứ điên đảo ấy của chúng sanh, trái nghịch tâm tánh vốn sẵn thanh tịnh, thuận theo nhân duyên thiện ác ô nhiễm, nhân nhân quả quả, luân hồi trong lục đạo, sanh tử tiếp nối, chẳng có điểm khởi đầu, mà cũng chẳng có điểm kết thúc. Ba đời vô cùng, giống như đêm dài mờ mịt, khi nào mới được thấy mặt trời, thật hết sức đáng buồn, đáng than! Trong tình thế bất đắc dĩ, vì mong đặt yên chúng sanh đáng thương xót trong tam giới lục đạo ở nơi không hư vọng (nơi không có phiền não vọng tưởng), chẳng có luân hồi (sanh tử khổ báo), chẳng có khá nhiều cảnh giới sanh tử vô cùng (tam giới), khiến cho họ được rốt ráo không có các nỗi khổ, chỉ hưởng các sự vui, lại là chỗ y báo và chánh báo (thân, tâm, thế giới) trang nghiêm thanh tịnh vô lậu. Do vậy, Ngài mới phát khởi bốn mươi tám đại nguyện, nương theo nguyện mà tu các công đức, dùng công đức ấy thành tựu quốc độ An Lạc trang nghiêm thanh tịnh. A Di Đà Phật có hoài bão vĩ đại, hành vi vĩ đại thay! Ngài Đàm Loan đã hoàn toàn phơi bày, bảo ban những chúng sanh còn đang mê muội, hồ đồ trong tam giới, chúng ta há còn nên chấp mê chẳng ngộ hay chăng? Há có nên chẳng biết ân, báo ân, nhất tâm quy mạng Phật Di Đà, nương theo pháp môn Ngũ Niệm này mà tu tập chuyên ròng cho đến khi xả báo thân, cầu sanh Cực Lạc ư?
Lại nói: Chúng sanh và chư Phật, tam giới và Tịnh Độ, đều là tướng thế gian đối đãi, được gọi là “giả thi thiết” (假施設, hư giả đặt bày), thuộc về Thế Tục Đế, là tướng trạng của pháp thế gian được sanh khởi bởi Tâm Sanh Diệt Môn, chính là tướng thế giới. Nếu nói theo Thắng Nghĩa Đế, tức Tâm Chân Như Môn, thì sẽ chẳng có giả tướng tam giới lục đạo, cho nên nói là “thắng quá” (勝過, vượt trỗi). Như trong phẩm Như Lai Thọ Lượng của kinh Pháp Hoa có nói: “Như Lai như thật tri kiến tam giới chi tướng, vô hữu sanh tử, nhược thoái, nhược xuất, phi thật, phi hư, phi như, phi dị, bất như tam giới, kiến ư tam giới” (Như Lai như thật thấy biết tướng tam giới, chẳng có sanh tử, hoặc thoái, hoặc xuất, chẳng thật, chẳng hư, chẳng như, chẳng khác, chẳng như tam giới, chẳng thấy tam giới). Cũng như trong kinh Kim Cang đã nói: “Chúng sanh tức phi chúng sanh, thị danh chúng sanh” (Chúng sanh tức là chẳng phải chúng sanh thì gọi là chúng sanh). Kinh Tịnh Danh nói: “Tuy tri chư Phật quốc, cập dữ chúng sanh không, nhi thường tu Tịnh Độ, lợi ích chư chúng sanh” (Tuy biết các cõi Phật, và chúng sanh đều không, nhưng thường tu Tịnh Độ, nhằm lợi ích các chúng sanh). Có thể quán như vậy, chẳng chấp trước tam giới là có thật, cũng chẳng giữ lấy tướng Không, chẳng nỡ thấy chúng sanh khổ, duyên khởi tâm đại bi, tu các công đức trang nghiêm tam giới, thanh tịnh tam giới, thì mới là ý thú chân thật như Luận Chủ đã nói: “Quán bỉ thế giới tướng, thắng quá tam giới đạo” (Quán tướng thế giới ấy, vượt trỗi thế giới đạo). Thế giới Cực Lạc của A Di Đà là như thế đó, hết thảy các Tịnh Độ của chư Phật, cũng không cõi nào chẳng phải là như vậy, đều là quả báo do trọn đủ bốn duyên mà sanh ra:
1) Tâm đại bi là thân nhân duyên.
2) Duyên theo chúng sanh đang khổ chính là sở duyên duyên.
3) Phát nguyện tu hành thành Phật là tăng thượng duyên.
4) Tu các công đức, liên tục tăng thượng cho đến khi thành Phật quả, chính là vô gián duyên.
Luận này trần thuật mười bảy món công đức trang nghiêm nơi khí thế gian, đều dựa theo bốn duyên mà thành tựu. Trong phần sau, khi giảng giải về mười sáu món công đức, sẽ chẳng nhắc lại nữa!
(Chú) Thành tựu giả, ngôn thử thanh tịnh bất khả phá hoại, bất khả ô nhiễm, phi như tam giới thị ô nhiễm tướng, thị phá hoại tướng dã.
(註)成就者。言此清淨不可破壞。不可污染。非如三界是污染相。是破壞相也。
(Chú: “Thành tựu” là nói sự thanh tịnh ấy chẳng thể phá hoại, chẳng thể nhuốm bẩn được, chẳng như tam giới là tướng ô nhiễm, là tướng phá hoại).
Đây là ngài Đàm Loan giải thích ý nghĩa bao hàm trong hai chữ “thành tựu”. Vì trong phần văn Trường Hàng thuộc phần sau, Luận Chủ có nói: Quan sát quốc độ Cực Lạc có tất cả mười bảy thứ công đức trang nghiêm, mỗi thứ đều có hai chữ Thành Tựu. Như thế nào thì mới có thể nói là thành tựu? Ngài Đàm Loan nói: Loại thứ nhất là công đức trang nghiêm thanh tịnh cho đến loại công đức trang nghiêm thứ mười bảy, đều là chẳng thể phá hoại, chẳng thể bị ô nhiễm. Vì thế gọi là “thành tựu”. Chẳng như tam giới trong quốc độ Sa Bà, hoàn toàn là tướng ô nhiễm và tướng phá hoại. Tướng phá hoại, tướng ô nhiễm là gì? Ngài Đàm Loan chẳng nói rõ thêm. Chúng ta dựa theo những điều khai thị trong kinh Phật sẽ có thể hiểu rõ. Phàm những gì là pháp tướng hữu vi sanh diệt vô thường thì gọi là “tướng có thể phá hoại”. Như chánh báo trong tam giới lục đạo nơi thế gian này thì sanh, lão, bệnh, tử, y báo thì thành, trụ, hoại, không, đều là tướng vô thường sanh diệt, có thể phá hoại. Nhưng A Di Đà Phật và nhân dân của Ngài đều là vô lượng thọ. Quốc độ Phật ấy kiến lập thường hằng, đó gọi là “tướng chẳng thể phá hoại”. Chúng ta có thể nêu lên kinh văn để chứng minh, như trong kinh Vô Lượng Thọ có nói: “Sở tu Phật quốc, khai khuếch quảng đại, siêu thắng độc diệu, kiến lập thường nhiên, vô suy, vô biến” (Quốc độ Phật do Ngài đã tu tập rộng lớn mênh mông, thù thắng vượt trỗi, hay khéo duy nhất, kiến lập thường hằng, chẳng suy đồi, chẳng biến đổi). Kinh A Di Đà nói: “Bỉ Phật thọ mạng cập kỳ nhân dân vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp, cố danh A Di Đà” (Đức Phật ấy và nhân dân của Ngài có thọ mạng vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp, cho nên gọi là A Di Đà).
Lại nói, hễ có phiền não xen tạp trong ấy, thì hết thảy các nghiệp thiện ác đã làm đều là ô nhiễm, chẳng thanh tịnh, cảm vời quả báo và quốc độ để nương tựa cũng ô nhiễm, chẳng thanh tịnh cũng giống hệt như vậy. Thế giới Cực Lạc khác hẳn, nó đã do công đức chân thật vô lậu của A Di Đà Phật tạo thành, đương nhiên là chẳng có những ô trược, tạp nhiễm phiền não, nên nói là “tướng chẳng thể ô nhiễm”.
Loại công đức “chẳng thể phá hoại, chẳng thể ô nhiễm” ấy chính là nhân tố thành tựu đủ mọi thứ trang nghiêm trong quốc độ Phật ấy; hễ thiếu khuyết [nhân tố ấy] thì sẽ chẳng thể thành tựu. Vì thế gọi là thành tựu công đức thanh tịnh, cho đến hết thảy sở cầu đều được thành tựu bởi công đức. Có thể vượt trỗi tam giới cũng là vì chỗ này, như kinh Vô Lượng Thọ đã nói: “Bỉ Phật quốc độ, thanh tịnh an lạc, vi diệu khoái lạc, thứ ư vô vi Nê Hoàn chi đạo. Kỳ chư Thanh Văn, Bồ Tát, thiên nhân, trí huệ cao minh… phi thiên, phi nhân, giai thọ tự nhiên hư vô chi thân, vô cực chi thể” (Quốc độ Phật ấy thanh tịnh, an lạc, vui sướng vi diệu, chỉ kém đạo Niết Bàn vô vi. Các vị Thanh Văn, Bồ Tát và trời người trong cõi ấy trí huệ cao minh… chẳng phải là người, chẳng phải là trời, đều hưởng tấm thân hư vô tự nhiên, bản thể vô cực). Đấy chính là kinh văn chứng minh sự “thành tựu” của mười bảy loại trang nghiêm thanh tịnh và sự thù thắng vượt trỗi tam giới lục đạo. Do thế giới Cực Lạc gần với vô vi, lại là tấm thân hư vô, là cái thể vô cực (hư không), cho nên chẳng thể phá hoại, chẳng có ô nhiễm. Đã gần với Nê Hoàn (Đại Niết Bàn), đương nhiên là sẽ thành tựu tứ chân đức, tức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, sẽ là chẳng thể phá hoại, chẳng thể ô nhiễm. Chúng sanh trong cõi ấy đã là trí huệ cao minh, chẳng phải là trời, chẳng phải là người, quốc độ được tạo ra tất nhiên thù thắng vượt xa Tịnh Độ của chư Phật trong tam giới. Nhân như thế nào, quả như thế ấy, hoàn toàn được thành tựu bởi vô lượng công đức do Pháp Tạng Bồ Tát đã tu.
(Chú) “Quán” giả, quán sát dã. Bỉ giả, bỉ An Lạc quốc dã. Thế giới tướng giả, bỉ An Lạc thế giới thanh tịnh tướng dã. Kỳ tướng biệt tại hạ.
(註)觀者觀察也。彼者彼安樂國也。世界相者。彼安樂世界清淨相也。其相別在下。
(Chú: “Quán” là quan sát. “Bỉ” là cõi An Lạc. “Tướng thế giới” chính là tướng thanh tịnh của thế giới An Lạc. Tướng ấy sẽ được nói [thành từng mục] riêng biệt trong phần sau).
Trong đoạn văn này, ngài Đàm Loan chú thích đơn giản câu thứ nhất, tức câu “quán bỉ thế giới tướng”. Tướng ấy sẽ được biện định riêng biệt dưới đây. Câu chú giải này có ý nói mười bảy thứ sai biệt của tướng thanh tịnh ấy sẽ được nói chi tiết rõ ràng trong phần kệ văn sau đó.
(Chú) “Thắng quá tam giới đạo”: Đạo giả, thông dã. Dĩ như thử nhân, đắc như thử quả; dĩ như thử quả, thù như thử nhân. Thông nhân chí quả, thông quả thù nhân, cố danh vi đạo. Tam giới giả, nhất thị Dục Giới, sở vị Lục Dục Thiên, tứ thiên hạ nhân, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục đẳng thị dã; nhị thị Sắc Giới, sở vị Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền Thiên đẳng thị dã; tam thị Vô Sắc Giới, sở vị Không Xứ, Thức Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên đẳng thị dã. Thử tam giới cái thị sanh tử phàm phu lưu chuyển chi ám trạch, tuy phục khổ lạc tiểu thù, tu đoản tạm dị, thống nhi quán chi, mạc phi hữu lậu, ỷ phục tương thừa, tuần hoàn vô tế, tạp sanh xúc thọ, tứ đảo trường câu, thả nhân, thả quả, hư ngụy tương tập.
(註)勝過三界道。道者通也。以如此因。得如此果。以如此果。酬如此因。通因至果。通果酬因。故名為道。三界者。一是欲界。所謂六欲天。四天下。人。畜生。餓鬼。地獄等是也。二是色界。所謂初禪。二禪。三禪。四禪天等是也。三是無色界。所謂空處。識處。無所有處。非想非非想處天等是也。此三界蓋是生死凡夫流轉之闇宅。雖復苦樂小殊。脩短暫異。統而觀之。莫非有漏。倚伏相乘。循環無際。雜生觸受。四倒長拘。且因且果。虛偽相襲。
(Chú: “Thắng quá tam giới đạo” (vượt trỗi tam giới đạo): “Đạo” là thông. Do cái nhân như thế nào thì sẽ đắc quả như thế ấy, dùng quả như thế ấy để đối ứng cái nhân như thế ấy. Thông từ nhân đến quả, thông từ quả tương ứng với nhân; nên gọi là “đạo”. “Tam giới” thì một là Dục Giới, có nghĩa là sáu tầng trời thuộc cõi Dục, cõi người thuộc tứ thiên hạ, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục v.v… Hai là Sắc Giới, tức là các tầng trời Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền… Ba là Vô Sắc Giới, tức là các cõi trời Không Xứ, Thức Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ… Ba cõi ấy chính là nhà tối của phàm phu lưu chuyển trong sanh tử. Tuy là khổ hay sướng sai khác chút ít, dài hay ngắn tạm thời khác nhau, nhưng nhìn chung, không gì chẳng phải là hữu lậu, nương tựa, chứa đựng lẫn nhau mà tuần hoàn không ngằn, xen tạp, sanh ra Xúc Thọ, bị bốn món điên đảo nắm giữ mãi. Nhân lẫn quả đều hư ngụy, tiếp nối lẫn nhau).
Trong đoạn văn này, ngài Đàm Loan giải thích câu kệ “thắng quá tam giới đạo” (vượt trỗi tam giới đạo), phần đầu lời giải thích dễ hiểu. Từ câu “thử tam giới cái thị sanh tử phàm phu lưu chuyển chi ám trạch” (ba cõi ấy chính là nhà tối của phàm phu lưu chuyển trong sanh tử) thì cần phải giảng giải thêm. “Lưu chuyển” chính là tướng luân hồi. “Ám trạch” (Nhà tối) chính là tướng phiền não ô nhiễm. Đã lưu chuyển thì sẽ có tướng vô cùng. Nếu theo như kinh Pháp Hoa đã nói: “Tam giới vô an, do như hỏa trạch” (Ba cõi chẳng yên, ví như nhà lửa), thì [sẽ thấy tam giới] có tướng phá hoại, bất an, đau khổ, hoảng sợ.
“Khổ, lạc tiểu thù, tu, đoản tạm dị” (Khổ hay sướng sai khác chút ít, dài hay ngắn tạm thời khác nhau), hai câu chú giải này là nói địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh trong tam giới là chỗ thọ khổ. Chư thiên trong tam giới hưởng lạc, nhưng vẫn có khổ, tức là khi tướng ngũ suy hiện ra, khó tránh khỏi đau khổ, kinh hoảng. Loài người và A Tu La thì khổ vui chen lẫn, hoặc là khổ nhiều vui ít. Chúng sanh thuộc lục đạo trong tam giới tùy theo nghiệp mà thọ báo, có thể là chịu khổ hưởng vui bất đồng đôi chút (“tiểu thù”). Thọ mạng của báo thể đạt được có khi là trăm năm, ngàn năm (“tu” (脩) ở đây là khá dài), cũng có khi là mấy chục năm, hoặc mấy tháng, mấy ngày (ở đây gọi là “đoản”). Thọ mạng ngắn hay dài tạm thời cũng có chỗ bất đồng (“dị”, sai khác). Nhưng nhìn chung, mà cũng là nói chung, thì chúng sanh phàm phu trong lục đạo không ai chẳng phải là do Hoặc, nghiệp, khổ cùng kết hợp, chẳng có gì sai khác hết. Do Hoặc (còn gọi là Lậu), tạo thành nghiệp nhân hữu lậu. Do nghiệp nhân hữu lậu ấy mà cảm vời khổ quả hữu lậu trong tam giới lục đạo. Nhân và quả hữu lậu ấy nương tựa lẫn nhau mà thành tựu, đó gọi là “tương ỷ” (相倚). Khi cái nhân hiện ra thì trong ấy có ngầm chứa cái quả; khi cái quả chín muồi, trong ấy lại ngầm chứa cái nhân, điều này gọi là “tương phục” (相伏). Chúng sanh phàm phu cảm nghiệp khổ, làm nhân quả lẫn cho nhau, nên nói là “nhân nhân quả quả, quả quả nhân nhân”; điều này gọi là “tương thừa” (相乘). “Thừa” có nghĩa là chuyên chở. Do nhân mà chuyển đến quả, từ quả lại chuyển đến nhân, tuần hoàn như thế chẳng dứt; vì thế gọi là “ỷ phục tương thừa, tuần hoàn vô tế” như vòng lửa xoay, không đầu, không đuôi.
“Tạp sanh Xúc Thọ” ý nói chúng sanh trong lục đạo do tám thức tạp nhiễm, dẫn sanh lục căn tiếp xúc lục trần, bèn sanh khởi lục thọ (sáu thứ cảm nhận nơi sáu căn), và ba món cảm thọ (cảm nhận) là Khổ, Lạc, và Xả. Thuận thọ (cảm thọ vừa ý mình) bèn dấy lòng tham; nghịch thọ (cảm thọ trái ý) bèn dấy lòng sân. Tham và sân chính là si. Đã có ba căn bản phiền não, sẽ dẫn sanh hết thảy các chi mạt phiền não, tạo hết thảy nghiệp hữu lậu, cảm thọ khổ quả trong tam giới lục đạo. Báo thể của cái quả này do vì vô minh phiền não tạo thành, cho nên điên đảo thị phi, ngỡ bất tịnh là thanh tịnh, coi khổ là lạc, coi vô thường là thường. Thân tâm do Tứ Đại Ngũ Uẩn giả hợp vốn là vô ngã, thế mà khăng khăng chấp trước có một cái Tự Ngã, hoặc là Thần Ngã.
Chúng sanh phàm phu do có bốn thứ điên đảo ấy cho nên Hoặc nghiệp khổ luân hồi chẳng dứt. Đấy chính là mười hai nhân duyên lưu chuyển sanh tử, trói buộc chúng sanh dài lâu, [khiến họ] chẳng được giải thoát. Vì thế nói là “tứ đảo trường câu” (bốn món điên đảo móc giữ lâu dài). Nhân hoặc quả của loại sanh tử luân hồi này đều chẳng có tánh chất thực tại, chẳng có tánh chất bất biến, chẳng có tánh chất độc lập, hoàn toàn là do nhân duyên hòa hợp mà có. Nếu chẳng có nhân duyên, sẽ không có nhân quả sanh tử. Do vậy, sanh tử chỉ là nhân duyên hữu lậu hòa hợp hư ngụy, chẳng thật; vì thế nói là “hư ngụy tương tập”. Trên đây là ngài Đàm Loan đã dùng tướng xấu hèn của nhà lửa tam giới để thuyết minh.
(Chú) An Lạc thị Bồ Tát từ bi chánh quán chi do sanh, Như Lai thần lực bổn nguyện chi sở kiến. Thai, noãn, thấp sanh, duyên tư cao ấp, nghiệp hệ trường duy, tùng thử vĩnh đoạn. Tục quát chi quyền bất đãi khuyến nhi loan cung, lao khiêm thiện nhượng tề Phổ Hiền nhi đồng đức, thắng quá tam giới ức thị cận ngôn.
(註)安樂是菩薩慈悲正觀之由生。如來神力本願之所建。胎卵濕生。緣茲高揖。業繫長維。從此永斷。續括之權。不待勸而彎弓。勞謙善讓齊普賢而同德。勝過三界抑是近言。
(Chú: An Lạc là do chánh quán từ bi của Bồ Tát mà sanh khởi, được kiến lập bởi bổn nguyện thần lực của Như Lai. Do vậy bèn giã biệt thai sanh, noãn sanh, thấp sanh, nghiệp ràng buộc dài lâu từ đây vĩnh viễn đoạn dứt. Đối với phương tiện quyền biến để bắn tên xa hơn, chẳng cần phải đợi người khác khuyên bảo kéo căng dây cung, siêng năng tu tập, khiêm tốn, khéo nhường nhịn, có đức bằng với Phổ Hiền. [Nói] “vượt trỗi tam giới đạo” chỉ là nói nông cạn đó thôi).
Trong đoạn văn này, ngài Đàm Loan đã chỉ ra nguyên nhân và tình huống thực tế khiến cho quốc độ An Lạc vượt trỗi tam giới:
1) Một là do Pháp Tạng Bồ Tát và tất cả các vị Bồ Tát trong quốc độ ấy đều vì tấm lòng từ bi mà tu phước, dùng chánh hạnh Chỉ Quán để tu huệ, thành tựu phước huệ nhị nghiêm (được trang nghiêm bằng phước và huệ) mà [quốc độ ấy được] sanh khởi.
2) Một nguyên nhân khác là do thần lực vốn có nơi quả địa và sức bổn nguyện nơi nhân địa của Di Đà Như Lai.
Do hai thứ nhân duyên ấy mà kiến lập [cõi Cực Lạc]. Đấy là chỗ hoàn toàn bất đồng so với tam giới trong cõi này (Sa Bà). Cõi này chính là quả báo do “Hoặc, nghiệp, khổ” của lục đạo chúng sanh cảm vời. Vì thế, hết thảy chúng sanh trong thế giới An Lạc đều là liên hoa hóa sanh (trừ những kẻ nghi hoặc, vô trí, thì sanh ở ngoài biên địa), chẳng có nhân duyên của thai sanh, noãn sanh, và thấp sanh. Do vậy, từ tạ, dứt bặt, chẳng còn thọ thân thai sanh, noãn sanh, và thấp sanh. Vì thế nói: “Duyên tư cao ấp” (Do bởi lẽ này mà từ tạ). “Cao ấp” (高揖) là vòng hai tay đưa lên cao, hướng về người khác từ tạ, tức là “cảm ơn quý vị”. Chẳng còn ba sợi thừng “Hoặc, nghiệp, khổ” trói buộc chúng sanh trong lao ngục sanh tử của tam giới trải bao kiếp dài lâu, không có cách nào liễu thoát! Chỉ cần có thể sanh về quốc độ An Lạc, nhất định sẽ vĩnh viễn chẳng bị “Hoặc, nghiệp, khổ” ràng buộc, nhuốm bẩn, chỉ có hưởng thụ sự vui sướng giải thoát thanh tịnh. Vì thế nói là “nghiệp hệ trường duy, tùng thử vĩnh đoạn” (sự trói buộc dài lâu của nghiệp từ đây vĩnh viễn đoạn).
“Tục quát chi quyền, bất đãi khuyến nhi loan cung” (Đối với phương tiện quyền biến để bắn tên xa hơn, chẳng cần phải đợi người khác khuyên bảo kéo căng dây cung): Hai câu này có ý nói, ví như có người giương cung bắn tên, chót đuôi của mũi tên đặt ở chính giữa dây cung. Hễ tận lực liên tục kéo căng dây cung về phía sau, càng kéo căng thì càng có sức bật để bắn mũi tên đi [xa hơn]. Đấy là phương tiện quyền biến xảo diệu để giương cung bắn tên, nên nói là “tục quát chi quyền”. Tác dụng và mục đích của loại phương tiện bắn tên ấy là bắn mũi tên đi cho xa nhằm trúng mục tiêu. Đấy là sự tùy ý tự nhiên, chẳng cần người khác khuyên bảo kẻ ấy làm như vậy. Vì thế nói “bất đãi khuyến nhi loan cung” (chẳng đợi [người khác] khuyên kéo căng dây cung). Chuyện này nhằm sánh ví chúng sanh hễ sanh về thế giới An Lạc sẽ đều là vô lượng thọ, đều đắc Bất Thoái Chuyển (đó gọi là “tục quát chi quyền”). Do vậy, tùy ý tự nhiên, chẳng cần ai khác khuyên bảo mà tinh tấn tu phước, tu huệ, hành Bồ Tát đạo, viên mãn Bồ Đề ngay trong một đời, cùng thành Phật đạo, chẳng cần Phật khuyên nhủ tu hành thành Phật như thế nào!
“Lao khiêm thiện nhượng, tề Phổ Hiền nhi đồng đức” (Siêng năng tu tập, khiêm tốn, khéo nhường nhịn, có đức bằng với Phổ Hiền), ý nói hàng Bồ Tát trong cõi Cực Lạc (lời chú giải dùng chữ “chúng sanh” [để chỉ các vị Bồ Tát ấy]) tuy khăng khăng tu các công đức (đó là “lao”, 勞) hòng trang nghiêm quốc độ, nhưng họ đều có thể “tam luân thể không”1, chẳng chấp trước công lao, hết sức khiêm hư, chẳng nghĩ chính mình đang làm công đức tuyệt diệu như thế nào. Bất luận làm thiện nghiệp lớn hay nhỏ, đều cho là công của người khác, quyết chẳng hề ghen ghét thiện hạnh, thiện sự của người khác. Như kinh Vô Lượng Thọ đã nói: “Tồi diệt tật tâm, bất kỵ thắng cố” (Diệt trừ cái tâm ganh ghét vì không có tâm đố kỵ người khác hơn mình). Lại nói: “Sanh bỉ Phật quốc chư Bồ Tát đẳng… ư kỳ quốc độ, sở hữu vạn vật, vô ngã sở tâm, vô nhiễm trước tâm. Khứ, lai, tấn chỉ, tình vô sở hệ, tùy ý tự tại, vô sở thích mạc. Vô bỉ, vô ngã, vô cạnh, vô tụng… cứu cánh nhất thiết Bồ Tát sở hành, cụ túc thành tựu vô lượng công đức… cứu cánh Nhất Thừa, chí ư bỉ ngạn, trí huệ như đại hải, tam-muội như sơn vương” (Các vị Bồ Tát sanh về cõi Phật ấy… đối với tất cả muôn vật trong quốc độ ấy, không có tâm “của ta”, không có tâm đắm nhiễm. Tới lui, đi, dừng (cư xử), không bị ràng buộc bởi tình kiến, tùy ý tự tại, không có gì là yêu hay ghét. Không có kẻ khác, không có ta, không đua tranh, không tranh cãi… rốt ráo những điều sở hành của hàng Bồ Tát, thành tựu trọn đủ vô lượng công đức… rốt ráo Nhất Thừa, đạt tới bờ kia, trí huệ như biển cả, tam-muội như núi chúa). Do vậy, ngài Đàm Loan tán thán rằng: “Lao khiêm thiện nhượng, tề Phổ Hiền nhi đồng đức. Thắng quá tam giới ức thị cận ngôn” (Siêng năng tu tập, khiêm tốn, khéo nhường nhịn, có đức bằng với Phổ Hiền. [Nói] “vượt trỗi tam giới đạo” là nói nông cạn đó thôi)!
Lại như trong phần Tự của kinh Vô Lượng Thọ có nói: “Giai tuân Phổ Hiền đại sĩ chi đức, cụ chư Bồ Tát vô lượng hạnh nguyện, an trụ nhất thiết công đức chi pháp, du bộ thập phương, hành quyền phương tiện, nhập Phật pháp tạng, cứu cánh bỉ ngạn. Ư vô lượng thế giới, hiện thành Đẳng Giác” (Đều tuân theo phẩm đức của Phổ Hiền đại sĩ, trọn đủ vô lượng hạnh nguyện của hàng Bồ Tát, an trụ trong hết thảy các pháp công đức, dạo chơi mười phương, hành phương tiện quyền biến, vào trong pháp tạng của Phật, rốt ráo đạt đến bờ kia. Trong vô lượng thế giới, hiện thành bậc Đẳng Giác). Bồ Tát trong quốc độ An Lạc ([lời chú giải gọi các Ngài là] “chúng sanh”) đều bằng với Phổ Hiền Bồ Tát, có đức hạnh giống hệt, được gọi là Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát. Đã có sự thù thắng vượt trỗi như vậy, cho nên lời kệ mới ghi là: “Thắng quá tam giới đạo” (vượt trỗi tam giới đạo); đấy vẫn là nói nông cạn đó thôi!
Trong một tác phẩm khác cũng do ngài Đàm Loan biên soạn, tức bộ Lược Luận An Lạc Tịnh Độ Nghĩa, có nói: “Hỏi: Trong tam giới, An Lạc quốc thuộc về giới nào? Đáp: Như trong Thích Luận (tức bộ Thích Ma Ha Diễn Luận do Long Thọ Bồ Tát soạn) đã nói: – Do cõi Tịnh Độ ấy chẳng thuộc vào tam giới, vì sao vậy? Vô dục (không có nam nữ dâm dục, không có ham muốn danh lợi) cho nên chẳng phải là Dục Giới. Do ở trên mặt đất, nên không phải là Sắc Giới. Do có hình sắc, nên chẳng phải là Vô Sắc Giới. Kinh nói (tức kinh Vô Lượng Thọ): ‘Vốn khi A Di Đà Phật hành Bồ Tát đạo… đã phát ra hoằng thệ đại nguyện thâu nhiếp các Tịnh Độ, trong vô lượng kiếp đúng như lời phát nguyện mà hành các Ba La Mật, muôn điều thiện viên mãn, thành Vô Thượng Đạo’. Do nghiệp khác mà đạt được, nên chẳng phải là tam giới vậy”. Đấy cũng là một lý do để giải thích vì sao Cực Lạc vượt trỗi tam giới!
2.2.1.2.3.1.1.2. Lượng công đức
(Luận) Cứu cánh như hư không, quảng đại vô biên tế.
(Chú) Thử nhị cú danh “trang nghiêm lượng công đức thành tựu”. Phật bổn sở dĩ khởi thử trang nghiêm lượng công đức giả, kiến tam giới hiệp tiểu, đọa hình bồi chử, hoặc cung quán bách trách, hoặc thổ điền bức ải, hoặc chí cầu lộ xúc, hoặc sơn hà cách chướng, hoặc quốc giới phân bộ, hữu như thử đẳng chủng chủng cử cấp sự. Thị cố Bồ Tát hưng thử trang nghiêm lượng công đức nguyện, nguyện ngã quốc độ như hư không, quảng đại vô tế.
(論)究竟如虛空。廣大無邊際。
(註)此二句名莊嚴量功德成就。佛本所以起此莊嚴量功德者。見三界陜小。墮陘陪陼。或宮觀迫迮。或土田逼隘。或志求路促。或山河隔障。或國界分部。有如此等種種舉急事。是故菩薩興此莊嚴量功德願。願我國土如虛空。廣大無際。
(Luận: Rốt ráo như hư không, rộng lớn không ngằn mé.
Chú: Hai câu này được gọi là “trang nghiêm lượng công đức thành tựu”. Đức Phật vốn dấy lên môn trang nghiêm lượng công đức này là vì Ngài thấy tam giới hẹp nhỏ, đường núi sụp lở, non cao, bãi bồi, hoặc cung điện, đền đài chật chội, hoặc là ruộng đất nhỏ hẹp, kém xấu, hoặc mong mỏi [đường sá] rộng rãi, khoảng khoát, nhưng đường sá ngắn hẹp, hoặc bị núi sông cách trở, hoặc là bờ cõi phân chia, có đủ mọi thứ gò bó như thế. Vì vậy, [Pháp Tạng] Bồ Tát khởi lên nguyện trang nghiêm lượng công đức này, nguyện quốc độ của tôi như hư không, rộng lớn không ngằn mé).
Đối với hai câu này, trong mười bảy loại công đức được nêu ra trong phần Kệ Tụng, đây là loại thứ hai, được gọi là “trang nghiêm lượng công đức thành tựu”. Vì sao phải có lượng được trang nghiêm bởi công đức thành tựu? Không gì chẳng phải là vì khi A Di Đà Phật đang hành Bồ Tát đạo, Ngài trông thấy tất cả thế giới trong uế độ hết sức hẹp nhỏ; do vậy, phát nguyện muốn tu món công đức trang nghiêm thành tựu này, tức là [phát nguyện] cõi Tịnh Độ “cứu cánh như hư không, quảng đại vô biên tế” (rốt ráo như hư không, rộng lớn không ngằn mé).
Ngài Đàm Loan đã căn cứ trên sự thật, nêu ra tướng trạng chật hẹp, kém cỏi của cõi này: “Đọa” (墮) là thành trì hay gò đống bị sụp lở. “Hình” (陘) là vách núi cheo leo, gập ghềnh, cheo leo. “Bồi” (陪) là bùn đất chồng chất cao ngất, hoặc non cao chót vót. “Chử” (陼) là bãi bồi trong sông, chằng chịt ngòi rãnh, trọn khắp mọi nơi. Hoặc là tuy có cung điện, lầu, đền, nhưng đều là chật chội, chen chúc quá mức, hoặc là tuy có đất đai, ruộng, vườn, nhưng cũng chẳng rộng rãi (điều này được gọi là Bức, 逼), lại còn toàn là cát sỏi, gai góc (điều này được gọi là Ải (隘), tức là kém xấu). Hoặc là mong có con đường lớn bằng phẳng, thẳng thớm, khoảng khoát (ngài Đàm Loan dùng chữ “chí cầu” để diễn tả điều này), nhưng chỉ thấy đường nhỏ ngoằn ngoèo, ngắn ngủi. Hoặc mong cầu thường được gặp mặt thân hữu, nhưng núi sông cách tuyệt chướng ngại, tuy gần nhau mà khó gặp gỡ! Hoặc là muốn “thiên hạ vi công, thế nhân đại đồng”, nhưng các nước chia cắt, mỗi nước đều có giới hạn, thậm chí nước này xâm lược, chiếm đoạt nước kia, diễn ra những cuộc chiến tranh lớn nhỏ trên quốc tế. Có đủ mọi chuyện trở ngại, hạn cuộc như thế, cho nên uế độ là hẹp nhỏ, rất chẳng lý tưởng. Do Pháp Tạng Bồ Tát trông thấy tình hình này, bèn phát nguyện ta sẽ trang nghiêm thế giới hẹp hòi, kém cỏi này, cốt sao quốc độ khi ta thành Phật sẽ rốt ráo như hư không, rộng lớn không ngằn mé.
(Chú) Như hư không giả, ngôn lai sanh giả tuy chúng, do nhược vô dã. “Quảng đại vô tế” giả, thành thượng “như hư không” nghĩa. Hà cố như hư không? Dĩ quảng đại vô tế cố. “Thành tựu” giả, ngôn thập phương chúng sanh vãng sanh giả, nhược dĩ sanh, nhược kim sanh, nhược đương sanh, tuy vô lượng vô biên, tất cánh thường như hư không, quảng đại vô tế, chung vô mãn thời. Thị cố ngôn “cứu cánh như hư không, quảng đại vô biên tế”.
(註)如虛空者。言來生者。雖眾猶若無也。廣大無際者。成上如虛空義。何故如虛空。以廣大無際故。成就者。言十方眾生往生。者若已生。若今生。若當生。雖無量無邊。畢竟常如虛空。廣大無際。終無滿時。是故言究竟如虛空。廣大無邊際。
(Chú: “Như hư không” là nói người sanh về [Cực Lạc] tuy đông, nhưng dường như không có. “Rộng lớn không ngằn mé” là thành tựu ý nghĩa “như hư không” trên đây. Vì sao như hư không? Do rộng lớn không ngằn mé. “Thành tựu” là nói mười phương chúng sanh vãng sanh, hoặc đã sanh, hoặc nay sanh, hoặc sẽ sanh, tuy vô lượng vô biên, rốt ráo thường như hư không, rộng lớn không ngằn mé, trọn chẳng có lúc nào đầy tràn. Vì thế nói là “rốt ráo như hư không, rộng lớn không ngằn mé”).
Trong lời kệ có nói “như hư không”, tức là nói chúng sanh vãng sanh thế giới Cực Lạc, tuy rất nhiều, nhưng giống như chẳng có một ai. Vì sao vậy? Vì sanh về Cực Lạc, đều tự nhiên nhận lấy tấm thân hư vô, cái thể vô cực. Chuyện này giống như hương thơm của hoa, như ánh nắng mặt trời, dẫu nhiều mà “có nhưng dường như không có”. Vì thế nói là “như hư không”, tuy có, nhưng chẳng có vật thể!
“Chung vô mãn thời” (Trọn chẳng có lúc đầy tràn): Câu này nói theo sự tướng. Do hư không rộng lớn không có ngằn mé, cho nên trong hư không dẫu nước mưa, mây, sương mù nhiều đến mấy đi nữa, quyết định chẳng có khi nào tràn ngập, chẳng thể chứa đựng được! Lại như biển cả, nước trong thế gian dẫu nhiều, chảy vào biển cả, nhưng nước trong biển cả chẳng tăng, chẳng giảm, chắc chắn sẽ chẳng có chuyện biển cả không chứa nổi các giòng nước. Nói theo lý tánh, trong pháp tánh Không, chẳng phân biệt thời gian và không gian, thường nói là “tột cùng theo chiều dọc, trọn khắp theo chiều ngang”, há có sự đầy ắp để có thể nói được ư? Giả sử có sự đầy ắp, vậy thì sẽ có giới hạn giữa mười phương ba đời, đấy chẳng phải là Pháp Tánh! Pháp Tánh không có giới hạn, chẳng tăng, chẳng giảm, cho nên nói: “Chung vô mãn thời” (trọn chẳng có lúc tràn đầy). Tôi thường nói: “Thế giới Cực Lạc là cảnh giới đại Niết Bàn”. Đại Niết Bàn cũng là Pháp Tánh, Phật Tánh, đương nhiên là “cứu cánh như hư không, quảng đại vô biên tế” (rốt ráo như hư không, rộng lớn không ngằn mé).
(Chú) Vấn viết: Như Duy Ma phương trượng bao dung hữu dư, hà tất quốc giới vô ty, nãi xưng quảng đại? Đáp viết: Sở ngôn quảng đại, phi tất dĩ huề, uyển vi dụ! Đản ngôn “như không”, diệc hà lụy phương trượng? Hựu phương trượng chi sở bao dung tại hiệp nhi quảng, hạch luận quả báo, khởi nhược tại quảng nhi quảng da?
(註)問曰。如維摩方丈。苞容有餘。何必國界無貲。乃稱廣大。答曰。所言廣大。非必以畦,畹為喻。但言如空。亦何累方丈。又方丈之所苞容。在狹而廣。覈論果報。豈若在廣而廣耶。
(Chú: Hỏi: Như cái thất vuông một trượng của ngài Duy Ma chứa trọn chẳng sót, cần gì phải là bờ cõi không lường thì mới gọi là “rộng lớn”? Đáp: Nói “rộng lớn” chẳng cần phải dùng huề (năm mươi mẫu), hay uyển (ba mươi mẫu) để sánh ví! Chỉ nói “như hư không”, cũng chẳng cần phiền đến cái thất to một trượng vuông! Hơn nữa, cái thất một trượng vuông chứa đựng [khắp cả] là ở nơi hẹp mà thành rộng; nếu xét cặn kẽ theo quả báo, há có lẽ nào bằng được “ở nơi rộng mà lại rộng rãi” ư?)
Sau khi đã giải thích bài Kệ về lượng công đức, ngài Đàm Loan sợ có kẻ nghi ngờ, cho nên lại từ bi nêu ra lời vấn đáp, khiến cho mọi người liễu giải cảnh giới của quốc độ An Lạc là cảnh đại Niết Bàn Lý Sự viên dung bất nhị, xa lìa hết thảy phân biệt, chấp trước, cho nên được gọi là “chẳng thể nghĩ bàn” được hết thảy chư Phật đều hộ niệm. Trong câu hỏi được nêu ra, có nhắc tới chuyện kinh Phật nói cư sĩ Duy Ma Cật (Vimalakīrti, dịch nghĩa là Vô Cấu Xưng, hoặc dịch là Tịnh Danh), căn phòng Ngài ở bốn bề chỉ vừa đúng một trượng, nên gọi là “phương trượng”. Nhưng có một lần Ngài ngã bệnh, đức Bổn Sư bèn sai các vị đại Bồ Tát và đệ tử Thanh Văn đến căn phòng Ngài đang ở để thăm bệnh. Khi mọi người đều đến đó, căn phòng ấy liền biến thành rất rộng lớn, trong ấy chứa đựng một vạn tòa sư tử, mà vẫn rất rộng rãi, trống trải. Mọi người ngồi lên tòa sư tử, bèn cùng với cư sĩ Duy Ma Cật đàm luận đạo lý Bất Nhị trong Đại Thừa Phật pháp. Cư sĩ Duy Ma Cật cũng xứng tánh hướng về đại chúng nói ra rất nhiều nghĩa lý tinh vi trong Đại Thừa Phật pháp. Về sau [những lời vấn đáp ấy] được kết tập thành một bộ [kinh điển], được đức Phật ấn khả, trở thành kinh Duy Ma Cật, còn gọi là kinh Tịnh Danh, hoặc kinh Vô Cấu Xưng.
Nay ý nghĩa trong lời hỏi là dùng ngay câu chuyện căn phòng một trượng vuông của ngài Duy Ma Cật (chữ Bao (苞) chính là Bao (包), “bao dung” (苞容) là dung nạp) có thể dung nạp rất nhiều nhân vật, mà còn rất nhiều chỗ trống. Dùng thí dụ ấy để làm tiền đề [rồi chất vấn rằng] thế giới Cực Lạc lại cần gì phải là quốc giới vô ty (無貲, có nghĩa là chẳng thể tính đếm được) như thế thì mới gọi là rộng lớn ư? Trọng điểm trong lời đáp là căn cứ trên “Lý Sự viên dung bất nhị”. Nói đến rộng lớn thì có Sự và Lý. Nói theo sự tướng, lớn là so với nhỏ mà nói, như ruộng đất trong thế gian vào thời cổ tại Trung Hoa, cứ năm mươi mẫu[3] thì gọi là một Huề (畦), ba mươi mẫu là một Uyển (畹). So giữa Uyển và Huề, thì Uyển nhỏ Huề lớn. Nhưng ruộng đất từ năm mươi mẫu trở lên đem so với Huề thì Huề sẽ là nhỏ bé. Do vậy, sự đo lường lớn nhỏ trong thế gian không gì chẳng phải là giả danh tương đối. Nay Luận Chủ nói đến sự rộng lớn của thế giới Cực Lạc thì chính là chân Hiện Lượng, chẳng phải là giả danh đối đãi. Vì thế, chẳng thể dùng Tỷ Lượng của thế gian để thí dụ cảnh Hiện Lượng của Cực Lạc được! Do vậy, Luận Chủ chỉ nói “cứu cánh như hư không” (rốt ráo như hư không), hư không cố nhiên là rộng lớn. Sự to lớn của hư không chính là sự to lớn trong Hiện Lượng, chẳng phải là sự to lớn theo Tỷ Lượng. Chuyện này khác với sự to lớn nơi căn phòng một trượng vuông của ngài Duy Ma. Phương trượng là to theo ý nghĩa Tỷ Lượng. Vì thế, ngài Đàm Loan nói: “Đản ngôn hư không, diệc hà lụy phương trượng?”, tức là nói: Làm sao có thể coi sự to lớn như hư không ngang hàng với sự to lớn của phương trượng cho được? Phương trượng vốn là hẹp nhỏ, nhưng dùng thần lực biến thành rộng lớn. Chuyện này giống như trong kinh Pháp Hoa, đức Bổn Sư đã ba lượt biến uế độ thành tịnh độ. Nhưng Cực Lạc Tịnh Độ chẳng phải là do A Di Đà Phật biến uế thành tịnh, mà xác thực là cõi Thật Báo Trang Nghiêm thanh tịnh. Cõi ấy so với cõi Tịnh Độ do đức Bổn Sư biến hiện là từ không mà bỗng có, đã có rồi trở về không, hoàn toàn chẳng giống nhau. Vì thế, ngài Đàm Loan nói: “Hạch luận quả báo” (Xét quả báo theo nghĩa chân thật), tức là nói theo phương diện quả báo, cũng là nói theo chân lý: Phương trượng của ngài Duy Ma từ nhỏ biến thành lớn. Vậy là chẳng bằng thế giới Cực Lạc thường hằng rộng lớn, chính là sự rộng lớn tương xứng pháp tánh, như hư không theo chiều dọc thì tột cùng, theo chiều ngang thì trọn khắp, rộng lớn không bờ, không mé, Lý Sự viên dung bất nhị. Điều này được gọi là “tại quảng nhi quảng” (sự rộng rãi ở trong rộng rãi). Do vậy, từ Thế Thân Bồ Tát, ngài Đàm Loan truyền đến Đạo Xước đại sư, lại truyền đến Thiện Đạo đại sư đời Đường (Nhị Tổ của Tịnh Tông), đều phán định thế giới Cực Lạc là Báo Độ (“cứu cánh như hư không, quảng đại vô biên tế”), chẳng phải là Hóa Độ (quốc độ biến hóa ra).
Vì thế, vào đời Đường, trong bộ Tây Phương Quyết Nghi Thông Quy, Khuy Cơ đại sư cũng nói: “Bỉ phương (Cực Lạc) tinh vi (báo độ), dục vãng thật nan, Phật lực gia trì, khứ chi thậm dị” (Muốn đến chỗ tinh vi (cõi Thật Báo) của cõi ấy (Cực Lạc) thật khó, nhưng do Phật lực gia trì, đến đó rất dễ). Chúng sanh phàm phu có thể đới nghiệp vãng sanh hoàn toàn là do bổn nguyện nơi nhân địa và thần lực nơi quả địa của Phật Di Đà gia trì, nhiếp thọ. Vì thế, bất luận ba bậc chín phẩm đều cùng sanh về Cực Lạc. Trong quyển thượng của bộ Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Nghĩa, trong khoa Quốc Độ Bảo Nghiêm (quốc độ trang nghiêm bằng các thứ báu), tôi đã nói thí dụ một vị thánh vương hạ chiếu luận định, mọi người chẳng ngại tham khảo thử xem!
2.2.1.2.3.1.1.3. Tánh công đức
(Luận) Chánh đạo đại từ bi, xuất thế thiện căn sanh.
(Chú) Thử nhị cú danh “trang nghiêm tánh công đức thành tựu”. Phật bổn hà cố khởi thử trang nghiêm? Kiến hữu quốc độ dĩ ái dục cố, tắc hữu Dục Giới. Dĩ phan yếm Thiền Định cố, tắc hữu Sắc, Vô Sắc Giới. Thử tam giới giai thị hữu lậu tà đạo sở sanh, trường tẩm đại mộng, mạc tri hy xuất. Thị cố hưng đại bi tâm, nguyện ngã thành Phật, dĩ vô thượng chánh kiến đạo, khởi thanh tịnh độ xuất ư tam giới.
(論)正道大慈悲。出世善根生。
(註)此二句名莊嚴性功德成就。佛本何故。起此莊嚴。見有國土。以愛欲故。則有欲界。以攀厭禪定故。則有色無色界。此三界皆是有漏邪道所生。長寢大夢。莫知悕出。是故興大悲心。願我成佛。以無上正見道。起清淨土。出於三界。
(Luận: Chánh đạo đại từ bi, căn lành xuất thế sanh.
(Chú: Hai câu này là “trang nghiêm tánh công đức thành tựu”. Vốn vì lẽ nào mà đức Phật khởi lên sự trang nghiêm này? [Do Ngài thấy] có quốc độ vì có ái dục mà có Dục Giới, có cõi do Thiền Định duyên theo Yếm (chán ngán) nên có Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Tam giới đều do hữu lậu tà đạo sanh ra, ngủ mê mệt trong giấc mộng lớn, chẳng biết mong thoát ra. Vì thế, Ngài dấy lòng đại bi, nguyện khi tôi thành Phật, sẽ dùng đạo vô thượng chánh kiến để khởi lên cõi thanh tịnh vượt khỏi tam giới).
Trong đoạn văn này, ngài Đàm Loan chú giải điều được nói trong lời luận: Nhân tố sanh khởi (tánh) của Cực Lạc Tịnh Độ chính là “chánh đạo đại từ bi, xuất thế thiện căn sanh”, điều này được gọi là “tánh công đức thành tựu”. Trong khi tu nhân, Phật Di Đà thấy có những quốc độ, chúng sanh trong ấy thành tựu nghiệp lực hữu lậu bất thiện, nhiễm ô, trái nghịch Pháp Tánh thanh tịnh và Bát Chánh Đạo; điều này được gọi là “tà đạo”. Do vậy, bèn có y báo là tam giới uế trược. Sanh tử luân hồi trong tam giới ấy, giống như mộng say trong đêm dài. Trong khi đang nằm mộng, chẳng biết tam giới là nhà lửa, chỉ chạy nhảy Đông Tây đùa giỡn, chẳng biết cầu (“hy”, 悕) thoát khỏi tam giới, thật là đáng buồn, đáng thương xót! Do vậy, [Pháp Tạng Bồ Tát] chẳng nỡ thấy chúng sanh đau khổ, duyên khởi đại bi tâm, phát nguyện “khi tôi thành Phật, sẽ dùng Bồ Đề giác đạo vô thượng chánh kiến bao gồm ba mươi bảy đạo phẩm và Lục Độ, vạn hạnh để nhiếp thọ, hóa độ chúng sanh, khiến cho họ đều có thể tùy thuận Pháp Tánh thanh tịnh, tu tập công đức thiện căn xuất thế vô lậu (chẳng có phiền não), thành tựu chánh báo và Tịnh Độ xuất thế (vượt thoát tam giới) của thánh hiền tam thừa”.
(Chú) Tánh thị bổn nghĩa, ngôn thử Tịnh Độ tùy thuận Pháp Tánh, bất quai pháp bổn. Sự đồng Hoa Nghiêm Kinh Bảo Vương Như Lai Tánh Khởi nghĩa. Hựu ngôn “tích tập thành tánh”, chỉ Pháp Tạng Bồ Tát, tập chư Ba La Mật, tích tập sở thành. Diệc ngôn tánh giả thị thánh chủng tánh. Tự Pháp Tạng Bồ Tát ư Thế Tự Tại Vương Phật sở, ngộ Vô Sanh Pháp Nhẫn. Nhĩ thời, vị danh thánh chủng tánh. Ư thị tánh trung, phát tứ thập bát đại nguyện, tu khởi thử độ, tức viết An Lạc Tịnh Độ. Thị bỉ nhân sở đắc, quả trung thuyết nhân, cố danh vi tánh. Hựu ngôn tánh thị tất nhiên nghĩa, bất cải nghĩa, như hải tánh nhất vị, chúng lưu nhập giả, tất vi nhất vị, hải vị bất tùy bỉ cải dã. Hựu như nhân thân tánh bất tịnh cố, chủng chủng diệu hảo sắc hương, mỹ vị nhập thân, giai vi bất tịnh. An Lạc Tịnh Độ chư vãng sanh giả, vô bất tịnh sắc, vô bất tịnh tâm, tất cánh giai đắc thanh tịnh bình đẳng vô vi Pháp Thân. Dĩ An Lạc quốc độ thanh tịnh tánh thành tựu cố.
(註)性是本義。言此淨土隨順法性。不乖法本。事同華嚴經。寶王如來性起義。又言積習成性。指法藏菩薩。集諸波羅蜜。積習所成。亦言性者是聖種性。序法藏菩薩於世自在王佛所。悟無生法忍。爾時位名聖種性。於是性中。發四十八大願。修起此土。即曰安樂淨土。是彼因所得。果中說因。故名為性。又言性是必然義。不改義。如海性一味。眾流入者。必為一味。海味不隨彼改也。又如人身。性不淨故。種種妙好色香美味入身。皆為不淨。安樂淨土。諸往生者。無不淨色。無不淨心。畢竟皆得清淨平等。無為法身。以安樂國土清淨性成就故。
(Chú: Tánh có nghĩa là gốc, ý nói cõi Tịnh Độ này tùy thuận Pháp Tánh, chẳng trái nghịch cội pháp. Chuyện này có cùng ý nghĩa [với những giáo nghĩa trong phẩm] Bảo Vương Như Lai Tánh Khởi của kinh Hoa Nghiêm. Lại nói là “do tích tập mà thành tánh”, ý nói Pháp Tạng Bồ Tát do tu tập các Ba La Mật mà tích tập thành [tánh của cõi Cực Lạc]. Cũng nói “tánh là thánh chủng tánh”, tức là nói Pháp Tạng Bồ Tát do ngộ Vô Sanh Pháp Nhẫn nơi Thế Tự Tại Vương Phật, địa vị trong lúc ấy được gọi là “thánh chủng tánh”. Trụ trong tánh ấy, phát ra bốn mươi tám đại nguyện, tu tập tạo thành cõi này, nên gọi là An Lạc Tịnh Độ. Cõi đó do cái nhân mà đạt được, từ trong cái quả mà nói đến cái nhân, cho nên gọi là Tánh. Lại nói “tánh có nghĩa là tất nhiên”, hoặc nghĩa là “chẳng thay đổi”. Như đặc tánh của biển là một vị, các giòng nước đổ vào biển, ắt đều thành một vị, [biển] chẳng thuận theo các giòng nước ấy mà thay đổi mùi vị. Lại như tánh chất của thân thể con người là bất tịnh, cho nên đủ loại sắc hương, mỹ vị tốt đẹp nhất, hễ vào trong thân đều trở thành bất tịnh. Những người vãng sanh An Lạc Tịnh Độ, không ai có sắc bất tịnh, hoặc có tâm bất tịnh, rốt ráo đều đạt được Pháp Thân thanh tịnh bình đẳng vô vi, là vì quốc độ An Lạc được thành tựu bởi tánh thanh tịnh).
Ngài Đàm Loan tấm lòng đau đáu khẩn thiết, lại bốn lượt giải thích nhân tố (tánh) thành tựu An Lạc Tịnh Độ, tức là bổn hữu tánh (tánh vốn có), huân tập thành tánh, thánh chủng tánh, và tất nhiên tánh, bốn loại tánh!
1) Lần thứ nhất, [Ngài giảng] “tánh thị bổn nghĩa” (tánh có nghĩa là vốn như vậy), tức là nói theo phương diện “tánh vốn sẵn có”. Đấy là nói quốc độ An Lạc do chủng tử vốn sẵn thanh tịnh vô lậu như thế đã sẵn có trong Pháp Tánh mà sanh khởi, thuận theo Pháp Tánh thanh tịnh, chẳng trái nghịch (lời chú giải gọi sự trái nghịch là “quai”) chủng tánh thanh tịnh vô lậu vốn sẵn trọn đủ. “Sự đồng Hoa Nghiêm Kinh Bảo Vương Như Lai Tánh Khởi nghĩa”: Câu này có ý nói trong kinh Lục Thập Hoa Nghiêm được dịch vào đời Tấn, trong quyển ba mươi ba, những sự lý được nói trong phẩm Bảo Vương Như Lai Tánh Khởi đều là sự dấy khởi hiện hành của vô lượng chủng tử vô lậu vốn sẵn có trong Pháp Tánh. Sự sanh khởi của An Lạc Tịnh Độ cũng giống như thế đó.
2) Lần thứ hai, “hựu ngôn tích tập thành tánh” (lại nói là tích tập thành tánh), tức là nói theo phương diện “huân tập thành tánh”. Đấy là nói trong khi A Di Đà Phật tu nhân, làm Pháp Tạng Bồ Tát, Ngài đã tu tập Lục Độ, vạn hạnh, các Ba La Mật, tích tập rất nhiều chủng tử mới sanh do đại bi đại trí huân tập, do huân tập thành tánh bèn thành tựu.
Tánh vốn sẵn có và huân tập thành tánh chính là nhân tố khiến cho An Lạc Tịnh Độ có cõi Thường Tịch Quang và cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Nếu không có hai tánh ấy, sẽ không có hai cõi ấy, pháp vốn là như vậy đó! Nhưng hai tánh ấy chính là Thể và Dụng của tâm tự tánh thanh tịnh. Chúng sanh và chư Phật bình đẳng trọn đủ [hai tánh ấy], chỉ vì chúng sanh vô minh chẳng giác, bèn khởi Hoặc tạo nghiệp, trái Tánh, nghịch Dụng, cho nên tuy sẵn có [hai tánh ấy] mà chẳng sanh khởi, hiện thành thánh quả. Chư Phật, Bồ Tát thuận theo hai tánh ấy, từ tánh khởi tu, toàn tu tại tánh, cho nên chủng tử có thể hiện hành, huân tập, thành tựu thân Phật và Tịnh Độ.
3) Lần thứ ba là “diệc ngôn tánh giả, thị thánh chủng tánh” (cũng nói tánh là thánh chủng tánh). Đấy chính là trần thuật trong vô lượng kiếp trước, có một vị là Pháp Tạng Bồ Tát ở chỗ Thế Tự Tại Vương Phật, nghe pháp, xuất gia, phát Bồ Đề tâm, tu hành pháp môn Tịnh Độ, ngộ chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Do Ngài phát tâm Bồ Đề, phục tâm Bồ Đề, chứng nhập minh tâm Bồ Đề, tức là địa vị Sơ Trụ trong Viên Giáo, được gọi là “thánh chủng tánh Bồ Tát”. Sau đấy, Ngài xứng tánh phát ra bốn mươi tám đại nguyện, những nguyện ấy được gọi là “bổn nguyện”. Ngài lại nương theo nguyện mà từ tánh khởi tu, đạt đến Bồ Đề, trải qua nhiều kiếp dài lâu tích lũy công đức, tu hành viên mãn, thành tựu (tu thành) quốc độ An Lạc. Quốc độ An Lạc là do Pháp Tạng Bồ Tát tu hành minh tâm kiến tánh, phá vô minh, chứng Pháp Thân, thành tựu thánh chủng tánh làm cái nhân. Tịnh Độ là quả báo, quả do nhân khởi, từ quả mà nói đến cái nhân, tức một nhân tố của An Lạc Tịnh Độ chính là thánh chủng tánh. Vì thế, gọi là “tánh công đức thành tựu”.
4) Lần thứ tư, “hựu ngôn tánh giả, thị tất nhiên nghĩa, bất cải nghĩa” (lại nói “tánh” có nghĩa là tất nhiên, nghĩa là chẳng biến đổi): Ngài Đàm Loan đã nêu lên các thí dụ về biển cả và thân người. “Như hải tánh nhất vị” (Như đặc tánh của biển là một vị), điều này ví như Pháp Tánh, tâm tánh vốn thanh tịnh, bình đẳng, chẳng có sai biệt. Nước từ hết thảy các giòng sông sai khác đổ vào biển cả, tất nhiên đều trở thành nước biển một vị, một tánh, chẳng có gì bất đồng! Nước biển trọn chẳng thuận theo giòng sông nào mà thay đổi tánh hay vị của nó. Điều này ví như chúng sanh bất đồng trong chín pháp giới do nương theo nghiệp mà thọ báo, [thành ra có] chín phẩm khác nhau. Nhưng chúng sanh thuộc chín phẩm ấy vãng sanh Tịnh Độ, “vô bất tùng thử pháp giới (tánh) lưu xuất, diệc vô bất hoàn quy thử pháp giới” (không ai chẳng từ pháp giới (tánh) này lưu xuất, mà cũng không ai chẳng trở về pháp giới này). Đã sanh vào Tịnh Độ, tất nhiên là có cùng một Pháp Tánh với Tịnh Độ (tánh thanh tịnh). Pháp Tánh cũng chẳng hề thuận theo chín phẩm sai khác mà có biến đổi. Đấy chính là tánh tất nhiên “duyên khởi tánh Không, tánh Không duyên khởi, tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên”. Tánh chẳng thay đổi, tức là bản tánh (nhân tố) thành tựu của quốc độ An Lạc là như thế đó, chẳng phải do Phật hay bất cứ ai khác miễn cưỡng làm cho nó giống như vậy!
Lại như thân thể của một người, giả sử tấm thân này (bao gồm thân, khẩu, ý) thanh tịnh, vậy thì lục căn, lục trần, lục thức của người ấy sẽ đều thanh tịnh. Giả sử chẳng thanh tịnh, vậy thì lục trần dẫu tốt đẹp đến mấy đi nữa, hễ tiếp xúc với thân người ấy, sẽ đều trở thành bất tịnh! Đây là sánh ví quốc độ An Lạc giống như thân thể của một người thanh tịnh, chúng sanh vãng sanh trong chín phẩm thì tất nhiên là tất cả mười tám giới nơi thân thể họ tất nhiên đều thanh tịnh, quyết định chẳng có gì là không thanh tịnh, rốt ráo đều đắc thanh tịnh bình đẳng vô vi Pháp Thân, tức là rốt ráo thành Phật. Vì sao? Vì thế giới An Lạc được thành tựu bởi Pháp Tánh thanh tịnh. Trong kinh có nói: “Một điều thanh tịnh thì hết thảy đều thanh tịnh” chính là do đạo lý ấy, tất nhiên là như thế, quyết định chẳng bị biến đổi.
Do điều này có thể biết, cõi Tịch Quang trong quốc độ An Lạc được thành tựu bởi tánh sẵn có, cõi Thật Báo và cõi Phương Tiện được thành tựu bởi huân tập thành tánh và thánh chủng tánh. Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ được thành tựu bởi tất nhiên tánh và bất cải tánh (tánh không thay đổi). Có các tánh như thế (bốn thứ nhân tố) thì mới có thể thành tựu cái quả như thế (bốn loại Tịnh Độ), pháp vốn là như vậy. Vì thế nói là “tánh công đức thành tựu”, chẳng phải là không có nhân mà có quả, cũng chẳng phải là tà nhân hư vọng mà có thể sanh khởi chánh quả được! Hoàn toàn dựa theo Bát Chánh Đạo do tam thừa cùng tu, cho đến ba mươi bảy đạo phẩm, cũng như do lòng đại từ bi bất cộng của Đại Thừa sanh khởi, hoàn toàn là tích tập vô lượng công đức thanh tịnh vô lậu xuất thế làm thiện căn. Do thiện căn ấy mà sanh khởi An Lạc Tịnh Độ.
(Chú) “Chánh đạo đại từ bi, xuất thế thiện căn sanh” giả, bình đẳng đại đạo dã. Bình đẳng đạo sở dĩ danh vi chánh đạo giả, bình đẳng thị chư pháp thể tướng. Dĩ chư pháp bình đẳng, cố phát tâm đẳng. Phát tâm đẳng, cố đạo đẳng. Đạo đẳng, cố đại từ bi đẳng. Đại từ bi thị Phật đạo chánh nhân, cố ngôn “chánh đạo đại từ bi”. Từ bi hữu tam duyên, nhất giả chúng sanh duyên thị tiểu bi, nhị giả pháp duyên thị trung bi, tam giả vô duyên thị đại bi. Đại bi tức xuất thế thiện dã. An Lạc Tịnh Độ tùng thử đại bi sanh cố. Cố vị thử đại bi vi Tịnh Độ chi căn, cố viết “xuất thế thiện căn sanh”.
(註)正道大慈悲。出世善根生者。平等大道也。平等道所以名為正道者。平等是諸法體相。以諸法平等。故發心等。發心等。故道等。道等。故大慈悲等。大慈悲是佛道正因。故言正道大慈悲。慈悲有三緣。一者眾生緣。是小悲。二者法緣。是中悲。三者無緣。是大悲。大悲即出世善也。安樂淨土從此大悲生故。故謂此大悲為淨土之根。故曰出世善根生。
(Chú: “Chánh đạo đại từ bi, xuất thế thiện căn sanh” là đại đạo bình đẳng. Sở dĩ đạo bình đẳng được gọi là chánh đạo là vì bình đẳng chính là thể tướng của các pháp. Do các pháp bình đẳng, phát tâm bèn bình đẳng. Do phát tâm bình đẳng, đạo bèn bình đẳng. Do đạo bình đẳng, đại từ bi bèn bình đẳng. Do đại từ bi là chánh nhân của Phật đạo, nên nói “chánh đạo đại từ bi”. Từ bi có ba duyên, một là chúng sanh duyên, chính là tiểu bi. Hai là pháp duyên thì là trung bi, ba là vô duyên thì là đại bi. Đại bi chính là điều thiện xuất thế, An Lạc Tịnh Độ sanh bởi lòng đại bi này. Vì thế nói lòng đại bi này chính là cội gốc của Tịnh Độ; bởi đó nói: “Sanh từ thiện căn xuất thế”).
Ngài Đàm Loan lại thuyết minh giản lược ý nghĩa bao hàm trong hai câu “chánh đạo đại từ bi, xuất thế thiện căn sanh”. “Chánh đạo” là gì? Đạo bình đẳng thì được gọi là “chánh đạo”. Vì bình đẳng là Thật Tướng (thể tướng) của các pháp, cho nên kinh Kim Cang dạy: “Thị pháp bình đẳng, vô hữu cao hạ” (Pháp này bình đẳng, chẳng có cao, thấp), kinh Hoa Nghiêm nói: “Tâm, Phật, cập chúng sanh, thị tam vô sai biệt, ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo” (Tâm, Phật, và chúng sanh là ba món chẳng sai khác, nên quán tánh pháp giới, hết thảy do tâm tạo). Kinh Pháp Hoa nói: “Tự chứng vô thượng đạo, Đại Thừa bình đẳng pháp… Như Lai đản dĩ nhất Phật Thừa cố, vị chúng sanh thuyết pháp, vô hữu dư thừa, nhược nhị, nhược tam. Thị chư chúng sanh tùng chư Phật văn pháp, cứu cánh giai đắc Nhất Thiết Chủng Trí” (Tự chứng đạo vô thượng, pháp bình đẳng Đại Thừa… Như Lai chỉ dùng một Phật Thừa để thuyết pháp cho chúng sanh, chẳng có thừa nào khác, hoặc hai, hoặc ba thừa. Các chúng sanh ấy nghe pháp từ chư Phật, rốt ráo đều đắc Nhất Thiết Chủng Trí). Lại nói: “Nhược hữu văn pháp giả, vô nhất bất thành Phật” (Nếu có người nghe pháp, không một người nào chẳng thành Phật). Do vậy có thể biết, pháp bình đẳng được gọi là pháp Đại Thừa. Pháp Đại Thừa là Bồ Đề đạo để thành Vô Thượng Chánh Đẳng. Trong kinh Pháp Hoa còn có thí dụ một vị trưởng giả bình đẳng ban cho các con cỗ xe lớn, khiến cho người thấy nghe Pháp Hoa đều có thể do thí dụ ấy mà liễu giải: “Bình đẳng” là Thật Tướng của các pháp, là nghĩa lý rốt ráo của Đại Thừa Phật pháp. Giáo, Hạnh, Lý, Quả đều rốt ráo bình đẳng. Nếu chẳng bình đẳng, sẽ chẳng thể gọi là Bồ Đề chánh đạo để thành Phật. Tôi viết Pháp Hoa Kinh Giảng Nghĩa, từ trang ba trăm tám mươi bốn đến trang ba trăm chín mươi, có thuyết minh và dẫn chứng tường tận, [độc giả] có thể tham khảo.
“Dĩ chư pháp bình đẳng, cố phát tâm đẳng. Phát tâm đẳng, cố đạo đẳng. Đạo đẳng, cố đại từ bi đẳng” tức là nói: Do vì tâm tánh tự thanh tịnh, các pháp chỉ là nhất tâm, bình đẳng, không sai biệt. Do hết thảy chúng sanh đều có tâm, hễ có tâm thì chính là có Phật tánh (giác tánh). Xét theo sự tướng, phát tâm tu hành có ba thừa bất đồng, nhưng tâm thể của sự phát tâm (tức giác tánh) lại là bình đẳng, chẳng có sai biệt. Tâm thể của sự phát tâm đã là bình đẳng, đương nhiên Bồ Đề đạo phát tâm tu hành của tam thừa hay ngũ thừa cũng là bình đẳng, chẳng có bất đồng. Đấy chính là đạo lý “khai Quyền hiển Thật, hội tam quy nhất, vạn thiện tất thành Phật” (chỉ ra phương tiện quyền biến để dẫn về Đệ Nhất Nghĩa chân thật, gom ba thừa vào Nhất Thừa, do muôn điều thiện mà đều thành Phật) của kinh Pháp Hoa. Cứ theo đó mà suy, giơ tay, cúi đầu, thiện sự lớn hay nhỏ đều là tư lương để thành Phật. Vậy thì đại từ bi là chánh nhân để thành Phật cũng bình đẳng giống như hết thảy các thiện sự, đều là thiện pháp thuộc thiện căn xuất thế, bình đẳng, chẳng có sai biệt. Lại từ nhân mà suy ra quả, đại từ bi (Bồ Đề tâm chính là chánh nhân để thành Phật) đã là bình đẳng, thì đại Bồ Đề (thành Phật có hai quả là Bồ Đề và Niết Bàn) cũng tất nhiên là bình đẳng. Do vậy nói: Chúng sanh chẳng có ai không có tâm, kẻ có tâm đều sẽ thành Phật. Thường Bất Khinh Bồ Tát trong kinh Pháp Hoa chính là một chứng thực. Đại từ bi đã là chánh nhân để thành tựu Phật đạo; hễ có tâm đại từ bi, thì sẽ có thể phát khởi đại Bồ Đề tâm. Hễ có đại Bồ Đề tâm, vậy thì hết thảy thiện nghiệp đã tu đều thuộc về thiện căn xuất thế, có thể sanh khởi các thứ hoa quả “y báo và chánh báo” của chư Phật, Bồ Tát. Do vậy, trong phần kệ văn, Luận Chủ đã viết: “Chánh đạo đại từ bi, xuất thế thiện căn sanh”.
“Từ bi hữu tam duyên… vô duyên thị đại bi” (Từ bi có ba duyên… vô duyên là đại bi): Mấy câu này nhằm giải thích các loại từ bi sai khác:
1) Một là Chúng Sanh Duyên, tức là tâm duyên theo chúng sanh đang chịu khổ mà dấy lòng Bi, muốn dẹp trừ khổ nạn cho chúng sanh. Đấy là tâm bi nhỏ nhoi. Như các tôn giáo và những nhà từ thiện, cho đến những đệ tử Phật mới gia nhập Phật môn chẳng hiểu Phật pháp thực hiện những chuyện cứu tế, từ thiện đều thuộc về loại này, được gọi là “tiểu bi”.
2) Hai là Pháp Duyên, tức là chính mình đã thấy nghe Phật pháp, liễu giải quả báo khổ hay lạc của chúng sanh được cảm vời bởi nghiệp nhân thiện hay ác mà họ đã gây tạo. Vì muốn dẹp trừ khổ quả cho chúng sanh, ắt cần phải thuyết pháp giáo hóa chúng sanh biết nhân hiểu quả, đừng làm các điều ác, vâng làm các điều thiện. Chẳng gieo khổ nhân thì sẽ chẳng có khổ quả. Đấy là dùng Phật pháp làm duyên để sanh khởi bi tâm, nên gọi là Pháp Duyên, tốt hơn loại trước, được gọi là “trung bi”.
3) Ba là Vô Duyên. Còn có một loại nhân sĩ có đại tâm (tức bậc Địa Thượng Bồ Tát) biết hết thảy khổ lạc của chúng sanh đều do nhân duyên sanh ra, chúng chẳng có thể tánh thực tại để có thể đạt được. Tuy dùng đủ mọi phương tiện, như Tài Thí, Pháp Thí, hoặc Vô Úy Thí để dẹp trừ hết thảy các khổ nạn cho chúng sanh (bao gồm chín pháp giới), nhưng chẳng chấp trước có ngã, có chúng sanh, [hành bố thí mà] có thể tam luân thể không, chẳng vướng mắc, suốt ngày độ chúng sanh, mọi nơi, mọi lúc đều dẹp khổ ban vui cho chúng sanh, nhưng trong tâm chẳng có tướng chúng sanh, chẳng chấp trước những công đức đã làm, đối với những gì đã tu, đã làm cũng đều thấy chúng là do nhân duyên sanh, tức là chúng chẳng thật sự tồn tại, chẳng thể được (đấy gọi là Không, cũng gọi là Vô Duyên). Như kinh Kim Cang đã dạy: “Phước đức tức phi phước đức, thị danh phước đức (giả danh vô thật)” (Phước đức chính là chẳng phải phước đức thì gọi là phước đức, giả danh chẳng có thật). Lòng Bi này thuộc về chư Phật, Bồ Tát, được gọi là đại bi. Chỉ có loại đại bi này thì mới là thiện căn xuất thế thật sự. Tiểu bi và trung bi như đã nói trên đây đều chẳng thể khiến cho chúng sanh rốt ráo liễu sanh tử, chứng Phật quả Bồ Đề. Vì thế, chúng đều chẳng phải là thiện căn xuất thế thật sự.
“An Lạc Tịnh Độ, tùng thử đại bi sanh cố, cố vị thử đại bi vi Tịnh Độ chi căn, cố viết xuất thế thiện căn sanh” (An Lạc Tịnh Độ sanh từ lòng đại bi này. Vì thế, lòng đại bi này chính là cội gốc của Tịnh Độ; cho nên nói là “sanh bởi thiện căn xuất thế”). Mấy câu này nhằm tổng kết những điều đã nói trên đây, chỉ ra An Lạc Tịnh Độ hoàn toàn do bốn mươi tám đại nguyện mà A Di Đà Phật đã phát khi Ngài còn đang tu nhân, những bổn nguyện ấy đều do nương theo tâm đại bi mà phát khởi. Đã phát nguyện rồi bèn trải qua vô lượng kiếp tu hành thành tựu Tịnh Độ, có thể nói xác thực là do tâm đại bi sanh khởi, như trong phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện có nói: “Y đại bi tâm, sanh Bồ Đề tâm, nhân Bồ Đề tâm thành Đẳng Chánh Giác (thân Phật và Tịnh Độ)” (Nương vào tâm đại bi mà sanh tâm Bồ Đề. Do tâm Bồ Đề mà thành Đẳng Chánh Giác). Đại bi xác thực là căn cội sanh khởi An Lạc Tịnh Độ; do đó, phần kệ tụng bèn nói: “Xuất thế thiện căn sanh”.
2.2.1.2.3.1.1.4. Hình tướng công đức
(Luận) Tịnh quang minh mãn túc, như kính, nhật nguyệt luân.
(Chú) Thử nhị cú danh “trang nghiêm hình tướng công đức thành tựu”, Phật bổn sở dĩ khởi thử trang nghiêm công đức giả, kiến nhật hành tứ vực, quang bất châu tam phương, đình liệu tại trạch, minh bất mãn thập nhẫn. Dĩ thị cố, khởi mãn tịnh quang minh nguyện, như nhật, nguyệt, quang luân mãn túc tự thể.
(論)淨光明滿足。如鏡日月輪。
(註)此二句名莊嚴形相功德成就。佛本所以起此莊嚴功德者。見日行四域。光不周三方。庭燎在宅。明不滿十仞。以是故。起滿淨光明願。如日月光輪滿足自體。
(Luận: Quang minh sạch trọn đủ, như gương, vầng nhật nguyệt.
Chú: Hai câu này là “trang nghiêm hình tướng công đức thành tựu”. Vốn đức Phật phát khởi món công đức trang nghiêm này vì Ngài thấy mặt trời đi khắp bốn phương, nhưng ánh sáng chẳng chiếu trọn khắp ba phương, đốt đình liệu2 trong nhà, ánh sáng chẳng chiếu xa hơn mười nhẫn. Do vậy, Ngài bèn khởi lên nguyện quang minh thanh tịnh, viên mãn như vầng ánh sáng của mặt trời, mặt trăng tròn đủ nơi tự thể).
Đây là món thứ tư trong mười bảy thứ trang nghiêm của An Lạc quốc độ, được gọi là “trang nghiêm hình tướng công đức”, tức là hình sắc và tướng mạo đều dùng quang minh thanh tịnh để trang nghiêm. Vì sao phải có món trang nghiêm này? Không gì chẳng phải là do khi Phật Di Đà lúc đang tu nhân, từ thuở bắt đầu phát Bồ Đề tâm, cho đến khi xứng tánh phát ra bốn mươi tám đại nguyện, Ngài luôn thấy y báo và chánh báo của chúng sanh trong thế giới Sa Bà chẳng lý tưởng. Cho nên Ngài mong kiến lập một thế giới lý tưởng, viên mãn, an lạc, thanh tịnh, vô lậu, trang nghiêm nhất, tương đương với thế giới Đại Niết Bàn, khiến cho mười phương chúng sanh cùng ở, cùng tu, cùng chứng Vô Thượng Bồ Đề. Đấy chính là nguyên nhân căn bản khiến cho A Di Đà Phật phát khởi các thứ công đức trang nghiêm. Phật Di Đà thấy cõi này là một tiểu thế giới (địa cầu), trong hư không có mặt trời và mặt trăng, vận hành suốt ngày đêm trong tứ thiên hạ (lời chú giải gọi tứ thiên hạ là “tứ vực” (四域), cũng chính là bốn phương). Nhưng quang minh của mặt trời và mặt trăng chỉ chiếu một phương nơi chúng chuyển động đến đó, chẳng thể chiếu trọn khắp ba phương kia, như Đông bán cầu là ban ngày thì Tây bán cầu là ban đêm; đấy là chẳng lý tưởng. Lại thấy trong cõi Sa Bà, chúng sanh có phước báo sai khác, mỗi khi đêm xuống, khắp nơi là một bầu hắc ám! Tuy nghĩ trọn đủ mọi biện pháp, nơi nhà cửa cư trụ bèn đốt đèn, thắp đuốc, hoặc dùng đèn điện để chiếu sáng, nhưng ánh đèn vẫn là chiếu gần, chẳng chiếu xa, tối đa là có thể chiếu xa trong khoảng một trăm thước. Vì thế nói là “minh bất mãn thập nhẫn” (chẳng sáng trọn khoảng cách mười Nhẫn). Theo cách tính toán của Trung Hoa thời cổ, một Nhẫn (仞) là tám thước [Tàu].
Do vậy, Phật Di Đà phát nguyện thế giới khi Ngài thành Phật sẽ khắp nơi là quang minh viên mãn, lại còn đều là sáng ngời thanh tịnh, khiến cho chúng sanh nhìn vào chẳng bị nhức mắt, thân được tiếp xúc sẽ cảm thấy thanh lương, lại còn có công năng “diệt ác sanh thiện, tâm được giải thoát”. Loại quang minh ấy có bản thể như mặt trời, mặt trăng, tự nhiên là vầng sáng trọn đủ, tự nhiên hiển lộ, phát khởi từ trong tự thể của chúng sanh và tất cả muôn vật, chiếu trọn khắp mười phương, chẳng chướng ngại lẫn nhau, chẳng cần con người tạo tác, chẳng hề gián đoạn.
Theo bản dịch đời Hán của kinh này, tức kinh Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác có nói: “Cực Lạc thế giới, kỳ nhật, nguyệt, tinh thần, giai tại hư không trung trụ, diệc bất hồi chuyển vận hành, diệc vô hữu tinh quang” (Mặt trời, mặt trăng, các vì sao trong thế giới Cực Lạc đều đứng yên trên hư không, cũng chẳng xoay chuyển, vận hành, mà cũng chẳng tỏa sáng), vì bản thân của muôn vật thuộc y báo và chánh báo trong quốc độ An Lạc đều có quang minh rất lớn. Do đó, tuy có mặt trời, mặt trăng, và các tinh tú, nhưng chúng đều chẳng tỏa sáng. Luận Chủ dùng mặt trời, mặt trăng trong cõi này để sánh ví quang minh của chúng, [dùng chữ] “kính quang” (ánh sáng phát ra từ gương) để sánh ví sự thanh tịnh của chúng. [Dùng những điều ấy] để sánh ví cõi Phật ấy chỗ nào, lúc nào cũng đều có quang minh thanh tịnh, viên mãn trọn đủ, chẳng khiếm khuyết mảy may!
(Chú) Bỉ An Lạc Tịnh Độ tuy phục quảng đại vô biên, thanh tịnh quang minh vô bất sung tắc, cố viết “tịnh quang minh mãn túc, như kính, nhật nguyệt luân”.
(註)彼安樂淨土雖復廣大無邊。清淨光明。無不充塞。故曰淨光明滿足。如鏡日月輪。
(Chú: Cõi An Lạc Tịnh Độ ấy tuy rộng lớn vô biên, nhưng quang minh thanh tịnh không đâu chẳng tràn ngập. Vì thế nói là “quang minh sạch trọn đủ, như gương, vầng nhật nguyệt”).
Ngài Đàm Loan dùng câu này để kết luận. Tuy An Lạc Tịnh Độ rộng lớn tận hư không, khắp pháp giới, chẳng có ngằn mé, nhưng những hình sắc trông thấy, lớn, nhỏ, vuông, tròn, màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, và hình tướng của hết thảy muôn vật, bản thể của chúng hoàn toàn tràn ngập thanh tịnh vô lậu, quang minh trí huệ tự tại vô ngại, có tánh chất thường hằng bất biến, dung nhập lẫn nhau, không gì chẳng tràn trề, chẳng thiếu sót, chẳng dư thừa, giống như cái lưới kết bằng các hạt châu của Phạm Vương, hoặc một ngàn ngọn đèn trong một căn nhà. Tuy hạt châu và đèn mỗi thứ mỗi khác, nhưng ánh sáng chiếu soi lẫn nhau, chứa đựng, thâu nhiếp lẫn nhau, chẳng trở ngại nhau, theo chiều ngang trọn khắp mười phương, theo chiều dọc tột cùng ba đời. Đấy chính là hình tướng của thế giới Hoa Tạng, mà cũng là cảnh giới Đại Niết Bàn, mà cũng như là Thiền Tông đã hình dung “viên đà đà, quang lượng lượng” (tròn xoe xoe, sáng ngời ngời), hoặc như Tịnh Độ Tông thành tựu “vô lượng quang, vô lượng thọ”.
Hãy nên biết: Điều lục đạo chúng sanh mong mỏi chỉ là quang minh thanh tịnh. Mọi người cầu sanh thiên quốc hay thiên đường, cũng là cầu sanh về một xứ sở quang minh thanh tịnh, thoát ly hoàn cảnh tội ác, hắc ám! Người Hoa nói “tri thiên, tắc thiên, kính thiên, úy thiên, nhạo thiên, hạo thiên” v.v… đều nhằm khuyên lơn, sách tấn chúng ta phải hiểu biết (tri), bắt chước (tắc), tôn trọng (kính), kiêng dè (uý), yêu thích (nhạo) sự thanh tịnh vốn sẵn có, quang minh chiếu trọn khắp (hạo), vui sướng tự tại, khôi phục tánh đức “chí cao vô thượng, bình đẳng, bác ái, đại công vô tư, thênh thang, không khởi đầu, không kết thúc” của nhân loại (còn gọi là thiên tánh, hay Phật tánh) thì mới có thể không hổ thẹn làm con người xứng cùng trời đất, hợp xưng là Tam Tài.
Phật pháp tại thế gian, chẳng lìa thế gian giác. Sở dĩ Phật Di Đà muốn kiến lập một Tịnh Độ quang minh thanh tịnh, sở dĩ đức Bổn Sư khuyên chúng ta phải chán lìa Sa Bà, cầu sanh Cực Lạc, những điều ấy hoàn toàn nhằm thích ứng khít khao nhu cầu bức thiết trước mắt của chúng sanh, khải phát lương tri và lương năng sẵn có của chúng sanh, khiến cho chúng sanh từ đức tánh của trời người mà viên thành Phật tánh, Phật quả. Đấy gọi là “ngưỡng chỉ tại Phật Đà, hoàn thành tại nhân cách” (kính nhờ đức Phật chỉ dạy, nhưng để hoàn thành thì do nhân cách [của mỗi cá nhân]), nguyện sanh về Tịnh Độ, quang minh thanh tịnh trọn đủ! Đấy là sự lý nhân quả chân thật trong hiện thực vậy.
2.2.1.2.3.1.1.5. Chủng chủng sự công đức (công đức nơi mọi sự)
(Luận) Bị chư trân bảo tánh, cụ túc diệu trang nghiêm.
(Chú) Thử nhị cú, danh “trang nghiêm chủng chủng sự công đức thành tựu”. Phật bổn hà cố khởi thử trang nghiêm? Kiến hữu quốc độ, dĩ nê thổ vi cung sức, dĩ mộc thạch vi hoa quán, hoặc điêu kim lũ ngọc, ý nguyện bất sung. Hoặc doanh bị bách thiên, cụ thọ tân khổ. Dĩ thử cố, hưng đại từ bi, nguyện ngã thành Phật, tất sử trân bảo cụ túc nghiêm lệ, tự nhiên tương vong ư hữu dư, tự đắc ư Phật đạo.
(論)備諸珍寶性。具足妙莊嚴。
(註)此二句。名莊嚴種種事功德成就。佛本何故起此莊嚴。見有國土。以泥土為宮飾。以木石為華觀。或彫金鏤玉。意願不充。或營備百千具受辛苦。以此故興大悲心。願我成佛。必使珍寶具足嚴麗。自然相忘於有餘。自得於佛道。
(Luận: Đủ tánh các trân bảo, đầy đủ diệu trang nghiêm.
Chú: Hai câu này là “trang nghiêm các thứ sự công đức thành tựu”. Vốn vì lẽ nào mà đức Phật khởi lên sự trang nghiêm này? Do Ngài thấy có quốc độ dùng đất bùn để trang hoàng cung điện, dùng gỗ đá để làm đền đài đẹp đẽ, hoặc là chạm vàng khắc ngọc mà vẫn chẳng thỏa ý nguyện. Hoặc phải lo liệu trăm ngàn thứ, chịu đủ mọi nỗi nhọc nhằn. Vì thế, Ngài khởi lòng đại từ bi, nguyện lúc ta thành Phật, ắt khiến cho [cõi Phật ấy] trân bảo đầy đủ, trang nghiêm tráng lệ, [đến mức] tự nhiên quên hết những thứ thừa thãi khác, tự đạt được Phật đạo). Đây chính là món thứ năm trong mười bảy thứ [trang nghiêm], được gọi là “trang nghiêm chủng chủng sự công đức thành tựu”.
“Bị chư trân bảo” tức là không phải chỉ có bảy báu, mà là trọn đủ hết thảy bảo vật trân quý để thành tựu Tịnh Độ trang nghiêm vi diệu. Vì sao phải có sự trang nghiêm này? Ấy là vì A Di Đà Phật do lòng đại bi hưng khởi, do Bồ Đề tâm sai khiến, do Ngài thấy có những quốc độ mà cơm áo, nơi ăn ở, vật dụng của chúng sanh trong ấy, không gì chẳng phải là bùn, đất, gỗ, đá, thô thiển, kém cỏi khôn kham! Lại còn mong cầu những thứ chạm vàng khắc ngọc (“lũ” (鏤) là khắc) thì tám chín phần mười là chẳng vừa ý mọi người. Vì thế nói “ý nguyện bất sung” (chẳng thỏa ý nguyện) chính là Cầu Bất Đắc Khổ. Thường là phải trải qua trăm ngàn lo toan, tính toán để chuẩn bị, tạo tác, chịu đựng hết mọi nỗi nhọc nhằn. Thường nói là “đời người luôn bận bịu vì cơm áo”, ta cũng chẳng tránh khỏi bị phiền lụy bởi cái thân. Từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, mưu tính lẽ sanh nhai cho gia đình, bạc cả đầu vì những nỗi thị phi. Thơ Đường cũng có câu: “Liệt nhật chánh đương ngọ, hãn trích hòa hạ thổ, tu tri bàn trung xan, lạp lạp giai tân khổ” (Giữa trưa nắng gay gắt, mồ hôi thấm đất mạ, hãy biết mâm thức ăn, từng hạt đều vất vả). Xưa nay, trong ngoài nước, không đâu chẳng như vậy.
Do vậy, đức Di Đà chẳng nỡ thấy chúng sanh đau khổ, duyên khởi đại bi tâm, cho nên Ngài phát nguyện muốn thành tựu một Tịnh Độ mà mọi sự đều vi diệu trang nghiêm khiến cho chúng sanh được hưởng cơm áo tự nhiên, chẳng có các nỗi khổ, chỉ hưởng các sự vui. Như trong kinh Vô Lượng Thọ đã nói: “Pháp Tạng tỳ-kheo cụ túc ngũ kiếp, tư duy nhiếp thủ trang nghiêm Phật quốc chi hạnh” (Tỳ-kheo Pháp Tạng trọn đủ năm kiếp, tư duy, nhiếp thủ hạnh trang nghiêm cõi Phật). Ngài thấy có thế giới Phật trang nghiêm bằng bảy báu, ngày đêm thường có quang minh thanh tịnh, bèn phát nguyện rằng: Khi tôi thành Phật, thế giới thường có quang minh trang nghiêm thanh tịnh cũng sẽ giống như thế. Ngài thấy có thế giới hết thảy chúng sanh đều hành Thập Thiện, có đại trí huệ, cơm áo thuận theo ý nghĩ mà có, bèn phát nguyện rằng: Khi tôi thành Phật, chúng sanh trong quốc độ [của tôi] cũng sẽ giống như vậy. Vô lượng thế giới Phật như thế, các thứ trang nghiêm nguyện đều đạt được; do vậy bèn gọi là “tư duy nhiếp thủ vô lượng hạnh trang nghiêm cõi Phật”. Nguyện tu hành thế giới thanh tịnh trang nghiêm như thế, sau đấy bèn thành tựu An Lạc quốc độ nay đang ở Tây Phương. Vì thế, được trân bảo trọn đủ, trang nghiêm mỹ lệ, các vật cần dùng cho cuộc sống tự nhiên mà có, chẳng cần phải lo toan, khiến cho hết thảy chúng sanh sẽ đều sanh vào hoàn cảnh có các thứ trang nghiêm mỹ hảo ấy. Đây kia đều dường như thiên quang thủy sắc3, chẳng vướng mắc, chẳng trở ngại, quên bẵng tất cả, chẳng có nhân ngã thị phi, sẽ được hưởng niềm vui tự nhiên. Những thứ cần dùng hằng ngày sẽ như gió mát, trăng thanh, sử dụng bất tận, dùng mãi chẳng cạn kiệt, sẽ có thể như Quán Âm, Thế Chí nắm tay nhau cùng hành Phật sự hóa độ chúng sanh. Đôi bên cùng đạt được Phật quả Niết Bàn rốt ráo. Đấy chính là điều được thành tựu bởi công đức từ nguyện thứ hai mươi bảy, ba mươi hai, và ba mươi tám trong bốn mươi tám nguyện của A Di Đà Phật.
(Chú) Thử trang nghiêm sự, túng sử Tỳ Thủ Yết Ma, công xưng diệu tuyệt, tích tư kiệt tưởng, khởi năng thủ đồ!
(註)此莊嚴事。縱使毘首羯磨。工稱妙絕。積思竭想。豈能取圖。
(Chú: Sự trang nghiêm này dẫu cho Tỳ Thủ Yết Ma [vốn là người] được xưng tụng là “tài nghệ tuyệt vời”, [dẫu ông ta] vắt cạn tâm trí suy tưởng cũng chẳng thể thực hiện được).
Đoạn này nói sự tướng của các thứ trang nghiêm trong Cực Lạc Tịnh Độ hay khéo đến nỗi thợ trời chẳng sánh bằng, chẳng phải là những thứ trong nhân gian hay cõi trời mà hòng có được. Dẫu cho vị trời Tỳ Thủ Yết Ma (bầy tôi của vua Đế Thích)4 tận hết tâm lực, vắt cạn trí óc, tính toán, tạo tác đủ mọi vật phẩm hay khéo, vì ông ta có kỹ thuật cao minh, tay nghề vô song, những sản phẩm làm ra đều hay khéo tuyệt đỉnh, nhưng nếu muốn thiết kế, chế tạo những vật phẩm trang nghiêm như ý giống như trong thế giới An Lạc, sẽ tuyệt đối chẳng thể làm được!
(Chú) Tánh giả, bổn nghĩa dã. Năng sanh ký tịnh, sở sanh yên đắc bất tịnh? Cố kinh ngôn: “Tùy kỳ tâm tịnh, tắc Phật độ tịnh”. Thị cố ngôn “bị chư trân bảo tánh, cụ túc diệu trang nghiêm”.
(註)性者本義也。能生既淨。所生焉得不淨。故經言。隨其心淨。則佛土淨。是故言備諸珍寶性。具足妙莊嚴。
(Chú: “Tánh” có nghĩa là “gốc”. Chủ thể để sanh (năng sanh) đã tịnh thì cái được sanh ra (sở sanh) lẽ nào chẳng tịnh? Vì thế, kinh dạy: “Thuận theo cái tâm tịnh mà cõi Phật tịnh”. Do vậy, [Vãng Sanh Luận] viết: “Đủ tánh các trân bảo, đầy đủ diệu trang nghiêm”).
Đây chính là phần kết luận của ngài Đàm Loan. Các thứ trang nghiêm nơi mặt Sự trong cõi Phật ấy được thành tựu bởi công đức nơi bản tánh. Công đức nơi bản tánh là gì? Chính là “tánh công đức” đã được nhắc đến trong phần trước:
– Một là tánh vốn sẵn có, tức là như Duy Thức Tông đã nói: “Ai nấy đều sẵn có chủng tử thanh tịnh vô lậu, pháp vốn là như thế”.
– Hai là do huân tập mà thành tánh, tức là các chủng tử mới được sanh ra do trí huân tập.
Hai loại chủng tử này có bản tánh thanh tịnh, là cái nhân sanh ra Tịnh Độ của chư Phật. Quốc độ An Lạc là cái quả được sanh [bởi cái nhân ấy]. Cái nhân (năng sanh) đã thanh tịnh thì cái quả (sở sanh) lẽ nào chẳng thanh tịnh ư? Do vậy, kinh Duy Ma Cật đã dạy: “Tùy kỳ tâm tịnh, tắc Phật độ tịnh” (Thuận theo cái tâm thanh tịnh mà cõi Phật thanh tịnh). Đấy là nhân quả pháp vốn là như vậy, lẽ tất nhiên là như thế.
“Bị” (備) có nghĩa là thành tựu viên mãn. Hết thảy trân bảo trang nghiêm trong cõi Tịnh Độ ấy đều được thành tựu viên mãn bởi bổn tánh thanh tịnh trang nghiêm, cho nên chúng có thể trọn đủ hết thảy sự trang nghiêm vi diệu. Đấy là nhân quả xứng tánh vô lậu, pháp vốn là như thế, trỗi vượt nhân quả hữu lậu do các hàng trời người tạo tác. Trời người chẳng thể tạo tác, thành tựu được!
2.2.1.2.3.1.1.6. Diệu sắc công đức
(Luận) Vô cấu quang diễm xí, minh tịnh diệu thế gian.
(Chú) Thử nhị cú danh “trang nghiêm diệu sắc công đức thành tựu”. Phật bổn hà cố khởi thử trang nghiêm? Kiến hữu quốc độ, ưu liệt bất đồng. Dĩ bất đồng cố, cao hạ dĩ hình. Cao hạ ký hình, thị phi dĩ khởi. Thị phi ký khởi, trường luân tam hữu. Thị cố, hưng đại bi tâm, khởi bình đẳng nguyện, nguyện ngã quốc độ quang diễm xí thịnh, đệ nhất vô tỷ.
(論)無垢光燄熾。明淨曜世間。
(註)此二句名莊嚴妙色功德成就。佛本何故起此莊嚴。見有國土。優劣不同。以不同故。高下以形。高下既形。是非以起。是非既起。長淪三有。是故興大悲心。起平等願。願我國土。光燄熾盛。第一無比。
(Luận: Vô cấu quang hừng hực, sáng sạch rạng thế gian.
Chú: Hai câu này được gọi là “trang nghiêm diệu sắc công đức thành tựu”. Vốn vì lẽ nào mà đức Phật khởi lên sự trang nghiêm này? Do Ngài thấy có quốc độ hơn kém khác nhau. Do khác nhau, nên có hình tướng cao thấp. Hình tướng đã cao thấp thì thị phi bèn dấy lên. Thị phi đã dấy lên, bèn chìm đắm mãi trong ba cõi. Vì thế, đức Phật dấy tâm đại bi, khởi nguyện bình đẳng, nguyện quốc độ của tôi quang minh chói ngời rực rỡ, bậc nhất khôn sánh).
Trước hết, nêu ra nguyên nhân khiến cho An Lạc Tịnh Độ diệu sắc công đức trang nghiêm, cũng không gì chẳng phải là như đã nói trong phần trước: Chính là do Phật Di Đà hưng khởi tâm đại bi. Do tâm đại bi mà Ngài hưng khởi cái nguyện bình đẳng, thành tựu diệu sắc công đức trang nghiêm. Nếu hỏi “Phật Di Đà lại do nhân duyên nào mà hưng khởi tâm đại bi, lập nguyện bình đẳng?” Chính là do Ngài thấy có những quốc độ thù thắng hay hèn kém khác biệt. Do có sự khác biệt, cho nên có “ta, người, cao, thấp, đúng, sai, yêu, ghét”. Do cái tâm bất bình đẳng, bèn nẩy sanh các thứ phiền não tham, sân, si v.v… tạo nghiệp hữu lậu, hứng chịu khổ quả sanh tử luân hồi trong tam giới ([tam giới] còn gọi là “tam hữu”), thoạt chìm, thoạt nổi, chẳng có thuở nào xong, thật đáng thương xót! Đấy chính là nhân duyên khiến cho Phật Di Đà khi còn đang tu nhân đã phát khởi tâm đại bi, mà cũng là nguyên nhân khiến cho Ngài phát nguyện bình đẳng, trang nghiêm thành tựu quốc độ của Ngài. Ngài mong thành tựu cõi Phật của Ngài, khắp nơi đều bình đẳng, có quang minh rực rỡ chiếu rạng ngời thế gian. Trong hết thảy các cõi Phật, [Cực Lạc] được xưng tụng là Tịnh Độ bậc nhất khôn sánh. Như lời kệ tụng trong kinh Vô Lượng Thọ có đoạn như sau: “Linh ngã tác Phật, quốc độ đệ nhất, kỳ chúng kỳ diệu, đạo tràng siêu tuyệt, quốc như Nê Hoàn, nhi vô đẳng song” (Khiến tôi thành Phật, quốc độ bậc nhất, đại chúng kỳ diệu, đạo tràng tuyệt vời, cõi như Niết Bàn, độc nhất vô nhị). Trong phần kinh văn [của kinh Vô Lượng Thọ] lại nói: “Bỉ quốc thiên nhân đại chúng giai thị tự nhiên hư vô chi thân, vô cực chi thể, dung sắc vi diệu, phi thiên, phi nhân. Sanh bỉ quốc giả, giai hữu tam thập nhị tướng, giai đương cứu cánh Nhất Sanh Bổ Xứ” (Đại chúng trời người trong cõi ấy đều là thân hư vô tự nhiên, có bản thể vô cực, dung nhan, hình tướng vi diệu, chẳng phải là trời, chẳng phải là người. Người sanh về cõi ấy đều có ba mươi hai tướng, đều sẽ rốt ráo là bậc Nhất Sanh Bổ Xứ). Đấy chính là sự thật về các món kỳ diệu trong cõi ấy.
Kinh lại nói: “Kỳ đạo tràng thụ cao tứ bách vạn lý, chi diệp tứ bố các nhị thập vạn lý, chúng bảo hợp thành nhi trang nghiêm chi. Vô lượng quang diễm, chiếu diệu vô cực. Nhất thiết trang nghiêm tùy ứng nhi hiện” (Cây đạo tràng nơi ấy cao bốn trăm vạn dặm, cành lá xòe ra bốn phía, mỗi phía rộng hai mươi vạn dặm, do các thứ báu hợp thành để trang nghiêm. Vô lượng ánh quang minh chói ngời chiếu sáng rực vô cực. Hết thảy các sự trang nghiêm đều ứng theo lòng mong mà hiện). Đấy chính là tình huống thật sự về đạo tràng thù thắng trỗi vượt.
Kinh lại nói: “Bỉ Phật quốc độ thanh tịnh an ổn, vi diệu khoái lạc, thứ ư vô vi Nê Hoàn chi đạo” (Quốc độ Phật ấy thanh tịnh an ổn, vui sướng vi diệu, chỉ kém đạo Niết Bàn vô vi). Đấy chính là chứng minh cho [câu kệ] “quốc như Nê Hoàn, nhi vô đẳng song” (cõi như Niết Bàn, độc nhất vô nhị). Do có những chuyện như vậy trong quốc độ An Lạc như vừa nói trên đây, [cõi Cực Lạc] đúng là thanh tịnh vi diệu chẳng thể nghĩ bàn! Trong hết thảy các cõi Phật, cõi ấy bậc nhất khôn sánh, “vô cấu quang diễm xí, minh tịnh diệu thế gian” (vô cấu quang hừng hực, sáng sạch rạng thế gian). Đấy là Luận Chủ nói đại lược đó thôi!
(Chú) Bất như nhân thiên kim sắc năng hữu đoạt giả. Nhược vi tương đoạt, như minh kính tại kim biên tắc bất hiện. Kim nhật thời trung kim, tỷ Phật tại thời kim tắc bất hiện. Phật tại thời kim, tỷ Diêm Phù Na kim tắc bất hiện. Diêm Phù Na kim tỷ đại hải trung Chuyển Luân Vương đạo trung kim sa, tắc bất hiện. Chuyển Luân Vương đạo trung kim sa, tỷ Kim Sơn tắc bất hiện. Kim Sơn tỷ Tu Di Sơn kim tắc bất hiện. Tu Di Sơn kim tỷ Tam Thập Tam Thiên anh lạc kim tắc bất hiện. Tam Thập Tam Thiên anh lạc kim tỷ Diễm Ma Thiên kim tắc bất hiện. Diễm Ma Thiên kim tỷ Đâu Suất Đà Thiên kim tắc bất hiện. Đâu Suất Đà Thiên kim tỷ Hóa Tự Tại Thiên kim tắc bất hiện. Hóa Tự Tại Thiên kim tỷ Tha Hóa Tự Tại Thiên kim tắc bất hiện. Tha Hóa Tự Tại Thiên kim tỷ An Lạc quốc trung quang minh tắc bất hiện. Sở dĩ giả hà? Bỉ độ kim quang, tuyệt tùng cấu nghiệp sanh cố, thanh tịnh vô bất thành tựu cố. An Lạc Tịnh Độ thị Vô Sanh Nhẫn Bồ Tát tịnh nghiệp sở khởi, A Di Đà Như Lai pháp vương sở lãnh, A Di Đà Như Lai vi tăng thượng duyên cố. Thị cố ngôn “vô cấu quang diễm xí, minh tịnh diệu thế gian”. “Diệu thế gian” giả, diệu nhị chủng thế gian dã.
(註)不如人天金色。能有奪者。若為相奪。如明鏡在金邊則不現。今日時中金。比佛在時金則不現。佛在時金。比閻浮那金則不現。閻浮那金。比大海中轉輪王道中金沙則不現。轉輪王道中金沙。比金山則不現。金山比須彌山金則不現。須彌山金。比三十三天瓔珞金則不現。三十三天瓔珞金。比燄摩天金則不現。燄摩天金。比兜率陀天金則不現。兜率陀天金。比化自在天金則不現。化自在天金。比他化自在天金則不現。他化自在天金。比安樂國中光明則不現。所以者何。彼土金光絕從垢業生故。清淨無不成就故。安樂淨土是無生忍菩薩淨業所起。阿彌陀如來法王所領。阿彌陀如來為增上緣故。是故言無垢光燄熾。明淨曜世間。曜世間者。曜二種世間也。
(Chú: “Chẳng như kim sắc của trời người có thể bị lấn át”: Nếu là bị lấn át lẫn nhau thì như gương sáng5 ở cạnh vàng thì [quang minh] của gương sẽ [ẩn mất] chẳng hiện. Vàng trong hiện thời đem so với vàng thuở đức Phật tại thế thì [vàng hiện thời] sẽ chẳng hiện. Vàng thuở đức Phật tại thế nếu đem so với vàng Diêm Phù Na thì [vàng thuở đức Phật tại thế] sẽ chẳng hiện. Vàng Diêm Phù Na đem so với cát vàng trong đường sá của Chuyển Luân Vương thì [vàng Diêm Phù Na] sẽ chẳng hiện. Cát vàng nơi đường sá của Chuyển Luân Vương đem so với Kim Sơn thì nó sẽ chẳng hiện. Kim Sơn so với vàng trong núi Tu Di thì [Kim Sơn] sẽ chẳng hiện. Vàng trong núi Tu Di so với vàng nơi chuỗi anh lạc của Tam Thập Tam Thiên sẽ chẳng hiện. Vàng trong anh lạc của Tam Thập Tam Thiên so với vàng của Diễm Ma Thiên sẽ chẳng hiện. Vàng trong Diễm Ma Thiên so với vàng của Đâu Suất Đà Thiên sẽ chẳng hiện. Vàng của Đâu Suất Đà Thiên so với vàng của Hóa Tự Tại Thiên sẽ chẳng hiện. Vàng của Hóa Tự Tại Thiên so với vàng của Tha Hóa Tự Tại Thiên sẽ chẳng hiện. Vàng của Tha Hóa Tự Tại Thiên so với quang minh trong cõi An Lạc sẽ chẳng hiện. Vì cớ sao thế? Vì kim quang trong cõi ấy trọn chẳng do cấu nghiệp mà sanh, do thanh tịnh nên không gì chẳng thành tựu. An Lạc Tịnh Độ phát khởi từ nghiệp thanh tịnh của Vô Sanh Nhẫn Bồ Tát, được đức pháp vương A Di Đà Như Lai thống lãnh, được A Di Đà Như Lai làm tăng thượng duyên. Vì thế nói “vô cấu quang chói rực, sáng sạch rạng thế gian”. “Rạng thế gian” là chiếu sáng hai loại thế gian).
Trong đoạn văn này, trước hết nói đến quang minh của An Lạc quốc vượt trỗi tất cả quang minh trong tam giới của cõi này (cõi Sa Bà), chẳng giống như tất cả kim quang của trời người trong tam giới này có thể bị lấn át bởi những thứ kim quang khác mà đánh mất quang minh của chính mình. Bị lấn át như thế nào vậy? Như cái gương sáng sạch có quang minh, nhưng đặt nó bên cạnh vàng ròng, ánh sáng của gương sẽ bị ánh sáng của vàng lấn át, chẳng hiện ra quang minh được nữa! Theo đó mà suy, có đến mười hai lần thí dụ ánh sáng của các thứ vàng lấn át lẫn nhau. Đấy là những thí dụ được nói trong kinh Phật, lần lượt so sánh để hiển thị sự thù thắng, dùng những điều ấy để thuyết minh diệu sắc của quang minh trong cõi An Lạc xác thực là vi diệu siêu thắng! Từ câu “sở dĩ giả hà?” (vì cớ sao vậy?) trở đi, ngài Đàm Loan đã dựa trên sự lý, nhân quả để nói ra duyên cớ vì sao thù thắng vượt trỗi:
1) Quang minh trong cõi ấy (bao gồm quang minh của các thứ báu trang nghiêm và muôn vật) được sanh bởi nghiệp tuyệt đối vô cấu của hàng Bồ Tát, hết thảy các thứ thanh tịnh không gì chẳng thành tựu. Đấy chính là quang minh diệu sắc và sự trang nghiêm sanh khởi từ sự hòa hợp của chủng tử vốn sẵn vô lậu thanh tịnh “pháp vốn là như thế” và chủng tử vô cấu do trí Bát Nhã huân tập mà sanh ra, đương nhiên là chẳng giống với quang minh trong tam giới của cõi này. [Quang minh trong cõi này] đều do nghiệp hữu lậu, hữu cấu sanh khởi, thuộc về Thân Nhân Duyên và Vô Gián Duyên trong bốn thứ duyên sanh khởi của các pháp.
2) An Lạc Tịnh Độ được thành tựu (sanh khởi) bởi hàng Bồ Tát thuộc vào thánh vị nơi nhân địa (đã đắc Vô Sanh Nhẫn) dựa trên nhất tâm nhị môn của cái tâm tự tánh thanh tịnh mà tu tập vô lượng công đức thanh tịnh vô lậu xứng tánh (nghiệp). Lại do nương theo tam thân tứ trí của đức Di Đà Như Lai nơi quả địa (lời chú giải gọi chuyện này là “lãnh”), xét theo chiều ngang, sẽ có bốn loại Tịnh Độ:
– Đồng Cư Độ và Phương Tiện Độ là những cõi biến hóa để Ứng Hóa Thân của Phật nương ngự, do sức đại từ bi của Thành Sở Tác Trí, thuận theo các hữu tình chưa đăng địa (chưa chứng nhập Sơ Địa) mà hóa ra cõi Phật hoặc lớn, hoặc nhỏ, hoặc tịnh, hoặc uế, có thể biến chuyển trước hoặc sau.
– Thật Báo Độ chính là Pháp Tánh Độ để Tự Thọ Dụng Báo Thân nơi Phật quả ngự. Cõi này do Vô Cấu Thức tương ứng với Đại Viên Kính Trí mà hiện ra. Thân, quốc độ, tướng hảo đều vô lượng. Nếu như là Tha Thọ Dụng Báo Thân của Phật thì cũng ngự trong Pháp Tánh Độ, nhưng do sức đại từ bi của Bình Đẳng Tánh Trí thích ứng với hàng Bồ Tát trụ địa (từ Sơ Địa cho đến Thập Địa) mà hiển hiện Tịnh Độ hoặc thù thắng, hoặc kém cỏi, có thể biến đổi trước sau. Thân lượng và tướng hảo của Phật cũng chẳng có hạn định.
– Tịch Quang Độ chính là Pháp Tánh Độ, chỉ có Thường Lạc Ngã Tịnh chân thật, là công đức vô vi, [công đức ấy] là chỗ nương tựa cho các điều thiện, không có Tướng và Dụng sai khác như sắc, tâm, thân, quốc độ; nhưng sự trang nghiêm trong ba cõi trước chẳng ra ngoài Tịch Quang Độ. Tịch Quang Độ cũng chẳng ở ngoài ba cõi trên. Thường nói là “chẳng một, chẳng khác, một chính là ba, ba chính là một, sai biệt mà chẳng sai biệt, chẳng sai biệt mà sai biệt”. [Tịch Quang Độ] là Tịnh Độ chỉ có Phật và Phật ngự. Xét theo Lý thì là vô danh, vô tướng; nói theo Sự thì là có đủ hết thảy các pháp, hết thảy trang nghiêm. Kinh Nhân Vương có nói: “Tam Hiền Thập Thánh trụ quả báo, chỉ một mình Phật ở trong Tịnh Độ” chính là nói về điều này.
Do vậy, An Lạc Tịnh Độ xét theo chiều ngang có trọn đủ bốn cõi Tịnh Độ, cho đến hết thảy vi diệu trang nghiêm đều là sở y (chỗ nương vào) của tam thân Phật Di Đà (Pháp Thân, Báo Thân, Ứng Thân), tứ trí (Đại Viên Kính Trí, Thành Sở Tác Trí, Diệu Quan Sát Trí, và Bình Đẳng Tánh Trí) làm duyên, hoàn toàn là cảnh giới của Phật, nương theo Phật mà có. Vì thế nói: “A Di Đà Như Lai pháp vương sở lãnh, Di Đà vi tăng thượng duyên cố” (Do được thống lãnh bởi đấng A Di Đà Như Lai pháp vương, Phật Di Đà làm tăng thượng duyên). Điều này thuộc về Sở Duyên Duyên và Tăng Thượng Duyên trong bốn duyên. Nói đơn giản, hết thảy mọi thứ trong An Lạc Tịnh Độ đều nương vào Phật quả của A Di Đà Phật mà hiển hiện, chẳng phải là bỗng dưng xuất hiện! Có thể nói như thế này: Nếu không có A Di Đà Phật, sẽ chẳng có thế giới Cực Lạc! Nay chúng ta vẫn là phàm phu nghiệp nặng, khi báo hết, có thể được vãng sanh cõi Cực Lạc nơi Phật quả, [Cực Lạc] bao gồm bốn cõi theo chiều ngang, hưởng thụ các thứ trang nghiêm vi diệu, cùng hưởng phước vui sướng tột bậc bằng với chư Phật. Những điều này hoàn toàn do đại bi, đại trí, đại nguyện (bổn nguyện), đại hạnh của A Di Đà Phật ban tặng, lẽ nào chẳng cảm ân, chẳng mong báo đáp A Di Đà Phật ư?
“Diệu thế gian” (Chiếu rạng ngời thế gian) là nói tới quang minh vi diệu nơi y báo và chánh báo chiếu rạng ngời cõi ấy và vô lượng hữu tình thế gian trong mười phương thế giới (bao gồm chúng sanh trong chín pháp giới). Đồng thời cũng chiếu rạng ngời vô lượng quốc độ thế gian (khí thế gian) trong mười phương. Như kinh Vô Lượng Thọ có nói: “Phật cáo A Nan: – Vô Lượng Thọ Phật oai thần, quang minh, tối tôn đệ nhất, chư Phật quang minh, sở bất năng cập… nãi chiếu Đông phương Hằng sa Phật sát, Nam, Tây, Bắc phương, tứ duy, thượng hạ, diệc phục như thị. Phật ngôn: – Ngã thuyết Vô Lượng Thọ Phật quang minh oai thần, nguy nguy thù diệu, trú dạ nhất kiếp, thượng vị năng tận” (Đức Phật bảo ngài A Nan: “Oai thần và quang minh của A Di Đà Phật tôn quý bậc nhất, quang minh của chư Phật đều chẳng bằng được… bèn chiếu các cõi Phật nhiều như cát sông Hằng ở phương Đông. Phương Nam, phương Tây, phương Bắc, bốn phương bàng, trên và dưới cũng giống như thế”. Đức Phật nói: “Ta nói quang minh và oai thần của A Di Đà Phật suốt ngày đêm trọn hết một kiếp, vẫn chưa thể hết được”). Vì thế, trong bộ luận này, vị Luận Chủ đã viết: “Vô cấu quang diễm xí, minh tịnh diệu thế gian”.