VÃNG SINH TẬP

Nguyên tác Hán văn: Đất Cổ Hàng, sa-môn Châu Hoằng ở chùa Vân Thê biên tập.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 3

I – CÁC THÁNH ĐỒNG QUY:

1. Chọn Sinh Cực Lạc: Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: Lúc đó Vy-đề-hy than khóc bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế tôn, hãy vì con mà nói chỗ không có sầu khổ con sẽ cầu sinh về, con không còn ưa thích cõi Diêm-phù-đề trược ác này nữa”. Do đó Đức Thế tôn phát ra ánh sáng giữa hai đầu chân mày chiếu khắp các thế giới mười phương, các cõi nước Phật đều hiện trong đó. Khi ấy Vi-đề-hy thấy rồi liền hướng về Phật bạch rằng: Các cõi nước Phật tuy đều thanh tịnh và sáng rỡ, nhưng con chỉ nguyện sinh về thế giới Cực Lạc của Phật A-di-đà.

2. Vãng sinh vô số: Kinh Đại Vô Lượng Thọ nói: Đức Di-lặc bạch Phật rằng: Ở thế giới này có bao nhiêu vị Bồ-tát vãng sinh về Cực Lạc. Đức Phật bảo: Này Di-lặc, ở thế giới này có sáu mươi hai Bồ-tát ức Bất Thối vãng sinh về cõi nước ấy, còn các Bồ-tát Tiểu hạnh thì không thể tính đếm được. Không chỉ riêng ở cõi nước này mà các cõi Phật ở Phương khác như cõi Phật Liên Chiếu có một trăm tám mươi ức Bồ-tát cũng sẽ vãng sinh cho đến cõi Phật ở mười phương, người vãng sinh nhiều vô số. Nếu ta nói đủ thì dù một kiếp cũng không hết được.

Khen rằng: Thế giới này và các cõi ở phương khác số người vãng sinh nhiều vô lương thì Tịnh độ làm sao chứa hết. Ôi, biển xanh còn chứa trăm sông, hư không còn bao trùm cả vạn tượng. Mà vô biên sát hải không ở ngoài một lỗ chân lông của Phổ Hiền, nêu Tịnh độ như đất trên đầu mũi kim mà chứa vô tận người vãng sinh nhưng cũng chẳng to lớn rộng rãi thừa chỗ.

3. Thấy Phật Di-đà – Kinh Quán Phật Tam-muội nói: “Phật thọ ký cho Văn-thù sẽ sinh về Cực Lạc. Ngài Văn-thù phát nguyện kệ rằng: Nguyện khi tôi qua đời, dứt trừ các chướng ngại, tận mặt thấy Phật Diđà, vãng sinh cõi An Lạc, sinh cõi Phật ấy rồi, đầy đủ đại nguyện con, Phật Di-đà Như lai, hiện tiền thọ ký con”.

4. Mười Nguyện cầu Sinh – Trong Kinh Hoa Nghiêm, Bồ-tát Phổ Hiền nêu mười Nguyện lớn vì khắp chúng sinh cầu sinh Tịnh độ, kệ rằng:

“Nguyện khi đến lúc con qua đời, dứt trừ tất cả các chướng ngại
Tận mắt thấy được Phật Di-đà, liền được vãng sinh nước An Lạc”.

Lại nói: Phật ấy chúng hội đều thanh tịnh – Lúc ấy tôi sinh trong hoa sen quý

Được thấy Như lai Vô Lượng Quang, Hiện ra thọ ký con quả Bồđề

Khen rằng: Văn-thù là Tổ của bảy Đức Phật, Phổ Hiền là gốc của vạn Hạnh, mà vãng sinh Tịnh độ thì căn dặn mãi nơi miệng. Ở cõi Tabà là phụ tá, ở cõi An Dưỡng là cận thần rất rõ. Nếu xem thường Tịnh độ mà không nguyện vãng sinh là lầm.

5. Kệ Luận Tịnh độ: Bồ-tát Thiên Thân, người Thiên-trúc soạn ra các luận, lên Nội Viện Đâu-suất lễ ngài Di-lặc. Lại soạn Luận về Kinh Vô Lượng Thọ và kệ Tịnh độ năm môn Tu Pháp, khuyên khắp mọi người cầu vãng sinh.

6. Hình Nghi Thỉnh Phật – Chùa Kê-đầu-ma ở Thiên-trúc, Bồ-tát Ngũ Thông dùng thần lực đi đến nước An Lạc gặp Phật A-di-đà thưa rằng: Chúng sinh cõi Ta-bà nguyện sinh Tịnh độ nhưng không có hình ảnh Phật, xin Phật thùy hiện ra cho. Phật bảo ông hãy về trước ta sẽ hiện ra. Bồ-tát Ngũ Thông vừa về thì Thánh Nghi (Hình Phật) đã đến gồm một Phật và năm mươi vị Bồ-tát đều ngồi tòa sen trên lá cây. Bèn vẽ hình lưu hành, thấy trong Cảm Thông truyện.

Khen rằng: Người nghi An Dưỡng không phải Thần lực đến được. Ôi, một niệm vãng sinh chẳng nhọc phút chốc đâu có lo gì?

7. Soạn Luận Khởi Tín: Bồ-tát Mã Minh, là tổ thứ hai mươi ở Tây Thiên, có soạn Luận Khởi Tín ở phần sau có nói cầu sinh Tịnh độ rất thiết yếu.

8. Long Thọ được thọ ký sinh Cực Lạc – Kinh Lăng-già nói: Này Đại Tuệ! ông nên biết: Sau khi Phật nhập Niết-bàn, ở đời vị lai sẽ có người giữ Pháp ta là Tỳ-kheo Đại Danh Đức, hiệu là Long Thọ có khả năng phá các Tông Hữu Vô, ở thế gian hiển bày Pháp Đại Thừa Vô Thượng của ta, chứng sơ Hoan Hỷ Địa vãng sinh nước An Lạc.

9. Làm các điều lành vãng sinh: Kinh Đại Bi nói: “Phật nói khi ta diệt độ rồi ở các nước Bắc Thiện Trúc có Tỳ-kheo tên là Kỳ-bà-già tu tập vô lượng các loại căn thiện Bồ-đề tối thắng, chết rồi sinh về Tây Phương cách đây trăm nghìn ức thế giới là nước của Phật Vô Lượng Thọ, ở đầy sẽ gieo trồng các căn thiện, sau sẽ thành Phật hiệu là Vô Cấu Quang”.

10. Được Nhẫn vãng sinh – Kinh Bồ-tát Sinh Địa chép: “Phật nói: Lúc đó Ma-sai-kiệt được Bất Khởi Pháp Nhẫn, có năm trăm vị Thanh Tín Sĩ, hai mươi lăm Thanh Tín Nữ đều được Địa Bất Thối Chuyễn, sau cùng Tất cả đều sinh về nước thanh tịnh của Phật Vô Lượng Thọ”.

Khen rằng: Cầu sinh Tây Phương là muốn ngộ Vô sinh Nhẫn lên địa Bất Thối, đã được Nhẫn rồi lại được Bất thối mà còn cầu sinh chỗ vui Bồ-tát gần gũi Như lai. Như thế mà nay phàm phu có đủ triền phược, Nhẫn lực chưa có, duyên lui sụt nhiều vô số, nhưng không khắc tâm Tịnh Độ thì gọi là gì? Đó gọi là hạng thật đáng thương xót.

11. Đại Nguyện thứ hai – Kinh Bồ-tát Nội Giới chép: “Bồ-tát có ba nguyện, nguyện thứ hai là nguyện cho tôi khi chết được sinh về nước Phật A-di-đà.

12. Niệm Phật diệt tội: Luận Đại Trí Độ nói: Có các Bồ-tát tự nghĩ rằng chê bai Đại Bát-nhã thì phải đọa vào đường ác trải qua vô lượng kiếp, tuy tu các hạnh khác nhưng không thể diệt trừ các tội. Sau gặp tri thức dạy cho niệm Phật A-di-đà bèn diệt hết các chướng mà siêu sinh Tịnh độ”.

Khen rằng: Dốc lòng niệm Phật một, diệt cấu được tội năng sinh tử trong tám mươi ức kiếp. Đây là bằng chứng rõ ràng. Vì sao, là vì dốc lòng. Nếu không dốc lòng thì tội không diệt hết, đừng nói là lời Thánh dạy không thật.

13. Thắng Hội nêu Tên: Thiền sư Trường Lô Trách, theo phép tắc để lại của Viễn Tổ (Tuệ Viễn) mà lập Liên Hoa Thắng Hội khuyên khắp niệm Phật. Tối đến mộng thấy một người đội khăn mặc áo trắng, phong mạo đẹp đẽ thanh tú đến và bảo rằng: Muốn vào Thắng Hội Liên Hoa của ông, xin viết một tên. Trách hỏi tên gì, đáp là Phổ Tuệ. Viết xong, người ấy lại hỏi: Anh tôi là Phổ Hiền cũng muốn ghi tên. Trách thức dậy tìm xem trong Kinh Hoa Nghiêm phẩm Ly Thế Gian có tên hai vị Bồ-tát ấy bèn để tên đứng đầu Hội.

Khen rằng: Phàm Tăng kết Xã mà Thánh xưa ghi tên thì thật Tịnh độ không phải là tiểu duyên. Bởi vì việc làm có chân thành thì ngầm thông đều linh ứng, một khi có dối trá, để người đời ham thích thì chính là kẻ chẳng ra gì, huống là Cổ Thánh ư? Nay gọi là Phật hội mà Trách đã thấy được thì thật là tin tức lớn.

Lược nêu các bậc tôn túc:

– Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải, là đích tử truyền đạo của Mã Tổ, là tòng lâm muôn đời. Ngài có lập Pháp cầu an cho Tăng bệnh và cầu siêu đưa các vị Tăng qua đời về Tịnh độ.

– Thiền sư Hoàng Long Tân, tham học với Giác Lão được ý chỉ bèn nối ghế giảng kinh. Tông Phong của ngài Hoàng Long rất hưng thạnh mà thiết ý Tịnh độ. Ngài có Văn Khuyên Niệm Phật lưu hành ở đời, khiến người phát tín tâm mạnh

– Thiền sư Chân thành yết, nối pháp ngài Đơn Hà Đôn Công xuyên suốt một tông, đến đời Sư thì rất hiển hách. Sau dựng am ở Bổ Đà am tên là Cô Tuyệt, chuyên ý Tây Phương. Sư có soạn Tịnh độ Thuyết, khuyên khắp bốn chúng.

– Thiền sư Từ Thọ Thâm, đắc pháp với ngài Trường Lô Tín, chuyên tâm niệm Phật, bảo là tu hành đường tắt không gì hơn Tịnh độ. Ngài lập Đạo tràng Tây Phương hết lời khuyên chúng, sau ngài đứng mà hoá.

– Pháp sư Thạch Chi Hiểu, nối pháp ngài Nguyệt Đường Tuân Công, thông suốt giáo bộ, lấy Tịnh nghiệp dạy người, có nhóm họp các sách Đại Tạng. Ngài có Lạc Bang Văn loại lưu hành ở đời.

– Thiền sư Tịch Đường Nguyên, học Thiền với ngài Mật Am Kiệt, dốc chí Tam-muội niệm Phật, cảm được Thần Kim Giác từ trời xuống. Mộng thấy hoa sen đỏ từ đất mọc lên, do đó Liên tông rất thịnh hành ở mười châu.

– Thiền sư Trung Phong Bổn, được Pháp với ngài Cao Phong Diệu. Người kính mến như núi cao, như sao Bắc đẩu. Sư có soạn Hoài Tịnh độ Thi một trăm bài, truyền rộng ở đời.

– Ông Vương Dĩ Ninh Đãi Chế, tự xưng là đệ tử Di-đà.

– Ông Triều Duyệt Chi Hàn Lâm trả lời thư của Triệu Tử Ngang khen là Lời chân thật về Tây Phương Tịnh độ.

– Ông Trần Quán Đãi Chế làm Bài Ký về viện Tịnh độ ở chùa Diên Khánh rất khen về niệm Phật.

– Ưu Đàm Tông Chủ ở Thiện Pháp đường chùa Đông Lâm ở Lô Sơn có soạn Liên Tông Bảo Giám, vâng chỉ vua khắc bản lưu hành vì muốn trung hưng Tịnh độ.

* Luận chung:

Thiền sư Thiên Như bảo: Người nay chê bai Tịnh độ không phải là khinh thường những người tầm thường mà là khinh thường các ngài Văn-thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ, … . Cho nên tôi nhóm họp các kinh để làm thật thuyết ấy. Có người còn nghi Đạo Bồ-tát lớn tựa như đã, không cần phải cầu sinh. Than ôi, nếu không phải ở vị Diệu Giác, dầu vị cao ngang hàng Đại Thánh cũng không thể một ngày lìa Phật, huống chi là kẻ thấp kém ư? Bởi ví như tước càng cao thì càng sâu kín. Nếu anh ta gánh vác cày bừa thì đám ngư tiều sẽ tuyệt vọng. Đối với đấng Cửu Trùng đang hiu hiu tự đắc mà bảo rằng Minh Chủ không đáng gần giữ gìn, thật nực cừơi thay!

II – CÁC VIỆC CẢM ỨNG LÚC CÒN SỐNG:

1. Quỉ không dám ăn thịt:

Khi Phật còn tại thế, có một nước ở gần nước La-sát, quỉ La-sát ăn thịt người rất nhiều. Vua ra quy định rằng từ nay trở đi người trong nước ấn định một ngày nhất định theo thứ lớp nộp thịt, không được giết oan uổng. Có một nhà thờ Phật chỉ sinh một con trai đến phiên nạp thịt. Cha mẹ buồn khóc dặn con dốc lòng niệm Phật, nhờ oai thần Phật mà quỉ không dám gần. Sáng hôm sau đến thấy con vẫn còn sống, bèn mừng rỡ dắt con trở về. Từ đó nạn La-sát mới dứt, người trong nước rất vui mừng.

2. Mộng được thông minh luận giỏi:

Nam Nhạc Tuệ Tư Thiền sư, Đời Tùy: tinh tâm thờ Phật, do đó mộng thấy Phật A-di-đà nói Pháp cho nghe. Từ đó bèn thông minh hơn người, biện tài vô ngại.

3. Oán thù xa lánh:

Thiều Bưu đời Đường, người ở Trấn Giang lúc còn là hoc trò, mộng thấy đến một Công Phủ, mọi người gọi là An Phủ Sứ Ty. Bỗng có vị quan hỏi: Ngươi biết vì sao thi chẳng đậu chăng? Bưu đáp không biết. Do đó dẫn Bưu đi về phía trước thấy có một cái chão lớn đang nấu nghêu sò, chúng nói tiếng người kêu tên Bưu. Bưu sợ quá niệm Phật Adi-đà. Mới mở miệng thì con hàu hóa thành chim sẻ vàng bay mất. Sau đó Bưu thi đậu làm quan đến chức An Phủ.

Khen rằng: Vì sát sinh mà chậm được lộc (làm quan), niệm Phật giải bỏ nghiệp oan. Nay học trò cúng tế vật sống để cầu phù hộ ở quỉ thần mà không biết trì niệm hồng danh vạn đức làm cách ấy cũng được giúp đỡ. Nguyện kẻ ba lần hiến Liên thành biết đây là ở bên chảo sắt.

4. Vợ chồng cùng thấy Phật:

Cát Tế Chi đời Tống, người ở Câu Dung là con cháu của Trĩ

Xuyên. Bỏ việc đời đi học Tiên. Vợ là bà Kỷ một mình tinh thành niệm Phật. Niên hiệu Nguyên Gia năm thứ 10 ba, đang còn dệt vải bỗng thấy trên hư không trong sáng, bèn ném con thoi ngước nhìn bốn phía thì thấy ở phương Tây có Phật hiện thân, có cờ phướn lọng báu chiếu sáng che kín như mây, vui mừng bảo rằng kinh nói Phật Vô Lượng Thọ tức là đây chăng? Bèn nhìn Phật đảnh lễ. Tế Chi rất kinh lạ liền đến nơi, họ Kỷ chỉ chỗ Phật, Tế cũng thấy nửa thân Phật, bỗng Phật biến mất. Mây lành năm màu, người trong làng đều thấy. Từ đó nhiều người quy y Phật Pháp.

5. Đuổi quỉ chẳng hiện:

Trần Xí, đời Tống, người ở Long Thư, từng giết người. Sau thấy quỉ hiện, Xí sợ quá vội niệm A-di-đà Phật, quỉ không dám đến gần, bèn niệm Phật không ngừng, quỉ bèn không hiện nữa.

Khen rằng: Quỉ đòi mạng, vì sao niệm Phật mà quỉ biến mất? vì công đức oai thần của Phật A-di-đà không thể nghĩ bàn. một khi xưng niệm thì quỉ được cứu thoát, nên không hiện nữa lẽ nào chú thuật tầm thường mà đuổi được ư?

6. Tiến bạt cầu siêu vong linh:

Trương Kế Tổ, đời Tống, người ở Trấn Giang, rất tin Tây Phương Tịnh độ. Bà mẹ nuôi chết, ông niệm Phật thật nhiều để dâng tặng. Một tối mộng thấy mẹ về tạ rằng: Nhờ anh niệm Phật mà tôi đã được sinh về cõi lành.

7. Thức ngủ được yên:

Lưu Trọng Tuệ đời Tống, người ở Trường Hưng thuộc Hồ Châu bị bệnh, đêm nằm mộng sợ hãi. Có người dạy cho niệm Phật, bèn chí thành lớn tiếng niệm một trăm lẻ tám biến. Sau đó đêm ngủ thì thần phách đều yên, từ đó niệm Phật không ngớt.

Khen rằng: Người xưa dụ giấc ngủ là chết ngắn, lời này thật khéo, bởi mộng mị điên đảo giống như sinh tử hôn mê. Khi nào hết ngủ thì thần yên, khi mạng hết thì từ từ sẽ có phần tự do. Đại Sư Thiện Đạo dạy người khi ngủ nên vào quán thật là có lý.

8. Bệnh mắt lại sáng:

Nguyễn Niệm Tam Tẩu đời Tống, là nông dân ở Hoài Ninh, hai mắt sắp mù, thường niệm Phật không ngớt, mắt bèn sáng lại.

9. Lại mắt sáng:

Cô gái họ Sài, hai mắt mù, niệm Phật ba năm siêng năng không bỏ, thì hai mắt sáng lại như xưa.

Khen rằng: Ánh sáng của Phật Di-đà vô lượng chiếu sáng khắp các cõi nước mười phương, nếu dốc lòng nhớ nghĩ tưởng niệm, nếu con ngươi không sáng thì mắt tâm sẽ rỗng sáng. Mà thời nay người mù thường thường cầu thầy lên đồng, tạo nghiệp sát. Đó gọi là từ mù đi vào mù, không bao giờ có lúc thấy được mặt trời. Than ôi, làm sao tôi có thể lấy việc này để bảo khắp với tất cả người mù được!

10. Không bị bệnh sốt rét:

Lý Tử Thanh đời Tống, bị bệnh sốt rét đã lâu. Cư sĩ Long Thư dạy cách khi sắp phát cơn thì chuyên chí niệm Phật, sau mới uống thuốc. Tử Thanh tin lời làm theo, thì ngày giảm phân nửa. Ngày sau lại niệm thì bệnh lành, từ đó dốc chí tin tưởng niệm Phật.

11. Xá-lợi cùng hiện:

Liêm trung Đại Phu ở Cán Châu-đời Tống, cung kính nhờ người thêu hình Phật A-di-đà trượng sáu, mới thêu được nửa thì bỗng có Xálợi hiện trong sợi tơ. Cả nhà đều ngạc nhiên khen ngợi.

12. Xá-lợi hiện:

Ở Chân Châu, chung Ly Thiếu Sư Phu Nhân là người họ Nhậm, khắc tượng Phật A-di-đà cao bốn tấc tám phân, thờ trong khám thất rất nghiêm ông thường đảnh lễ hành đạo. Bỗng ở giữa hai đầu chân mày của tượng hiện ra Xá-lợi to như hạt gạo, lấp lánh chiếu sáng người.

13. Trị bệnh đều lành:

Ở Tú Châu, đời Tống, có một vị Tăng thường niệm Phật A-di-đà trị bệnh cho người. người bệnh xin trị thì bệnh lành rất nhanh. Người trong Châu kính tin như Phật.

14. Bị giam cầm được thoát nạn:

Niên hiệu Chí Chánh năm thứ 10 lăm đời Nguyên, vào mùa đông Trương Sĩ Thành tiến đánh Hồ Châu Thừa Tướng Giang Triết ứng chiến, bắt được bốn mươi người giam lại đưa lên quan, đêm ngủ tại chùa Điểu Khoa ở Tây Hồ. Vừa lúc đó, có Thiền sư Đại Du Mưu đi dạo thong thả dưới hành lang. Có người tù nhìn thấy Sư thần quang nhàn nhã trì tụng không ngớt. Do đó thưa rằng: Trưởng Lão cứu con. Sư nói: Ta không thể cứu, chỉ nên chí thành niệm Nam mô Cứu Khổ Cứu Nạn A-di-đà Phật thì sẽ cứu được các ông. Trong đó có ba người tin lời bèn niệm không dứt. Trời sáng phát tù đổi gông cùm thì đến ba người các gông cùm không đủ, chỉ cột bằng dây. Khi xem xét thì biết là lương dân bị giặc bắt theo, bèn thả.

Khen rằng: Trong phẩm Phổ Môn có nói: “Người bị giam cầm gông cùm tay chân bị trói buộc, niệm danh hiệu Quán Âm tự nhiên được giải thoát”. Xưa nay người tin tưởng niệm Phật thì được giải thoát người chưa tin việc này thì gông cùm thường thấy. Oai thần của Phật vượt hơn Bồ-tát không biết bao nhiêu lần. Có khi thấy chặt lìa tay chân mà niệm Thích-ca Như lai thì tứ chi mọc lại, cắt chi còn sinh lại huống chi là gông cùm mà không tin ư? Cho nên cố ý nêu ra.

– Luận chung: Pháp môn niệm Phật người ta biết là sau khi chết thì sinh về mà không biết lợi ích lúc đang sống. Cho nên nghe trì chú được linh nghiệm thì liền đổi mà trì chú. Nghe giảng nói được thông minh thì liền đổi sang giảng. Nghe xây cất được Phước báo, nghe lập trai hội thì được duyên người. Cho đến nghe nuôi người thì được sống lâu, các thứ biến đổi thường không dẹp bỏ thì sao được nhất tâm bất loạn mà mong Tịnh nghiệp được thành. Cho nên tôi nhóm họp nêu ra đây để cắt đứt việc kính mến bên ngoài của người đới mà nói rằng việc cầu sinh Tịnh độ vốn vì thành Phật độ sinh, chứ không phải là mưu đồ sự vui sướng cho thân sau, sao lại còn kể lợi và không lợi cho thân hiện đời ư?

– Khuyên khắp làm người ắt tu Tịnh độ:

Trong Tịnh độ Hoặc Vấn của ngài Thiên Như chép: “Người tu Thiền thấy người tu Tịnh độ thì chê là những người tầm thường. Đây không phải là chê những người tầm thường mà là chê Văn-thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ”. Lời ấy thật thống thiết. Như thế nếu có người chưa tin thì do đây khảo cứ để làm chứng là không luống dối.

Kinh Quán Phật Tam-muội, Bồ-tát Văn-thù nói kệ rằng:

Nguyện khi tôi qua đời,
Dứt trừ các chướng ngại,
Thấy mặt Phật Di-đà,
Vãng sinh nước An Lạc.

Trong Phẩm Hạnh Nguyện Kinh Hoa Nghiêm, Bồ-tát Phổ Hiền có nói kệ rằng:

Nguyện đến tôi lúc sắp qua đời
Dứt trừ tất cả các chướng ngại
Tạn mặt thấy Phật A-di-đà
Liền được vãng sinh nước An Lạc.

Trong luận Khởi Tín, Bồ-tát Mã Minh chỉ rõ có Phương Tiện Tối Thắng là Chuyên ý niệm Phật, liền được vãng sinh, không bao giờ lui sụt.

 

Pages: 1 2 3