tối trác

Phật Quang Đại Từ Điển

(tối trác) Tiếng dùng trong Thiền lâm. Ví dụ cơ nghi của thầy và trò ứng họp nhau. Học trò thỉnh cầu thầy khai thị ví như tối, thầy khai thị cho học trò ví như trác. Theo Thiền lâm bảo huấn âm nghĩa thì tối trác giống như gà ấp trứng, khi đủ ngày, gà con muốn ra thì dùng mỏ gại vào vỏ trứng thành tiếng, gọi là Tối; gà mẹ muốn cho con ra thì dùng mỏ mổ vỏ trứng nứt làm đôi để gà con chui ra, gọi là Trác. Cho nên cơ duyên giữa thầy và trò trong Thiền lâm ứng hợp nhau thì thường mượn từ tối trác để thí dụ. Bích nham lục tắc 16 (Đại 48, 156 thượng) nói: Đã là người hành cước(đi tham học) thì phải có con mắt tối trác đồng thời, có cái dụng tối trác đồng thời mới gọi là nạptăng. Nếu mẹ muốn mổ(trác) thì con không thể không gại (tối), nếu con muốn gại thì mẹ không thể không mổ. (…) Vì thế cơ tối trác đều là gia phong của cổ Phật.