thời luân đát đặc la

Phật Quang Đại Từ Điển

(時輪怛特羅) Phạm: Paramàdibuddhoddhftazrìkàlacakra nàmatantraràja. Gọi tắt:Kàlacakra-tantra(pháp thời luân bí mật). Cũng gọi: Thời luân mật pháp. Một trong các nội dung giáo học chủ yếu của Hoàng giáo Tây tạng. Cứ theo sách chú thích Đát đặc la căn bản là Duy mã lạp phổ lạp ba (Phạm:Vimalaprabhà)thì Đátđặcla căn bản gồm 12.000 bài tụng lời của vua Tô khảm đức lạp (Phạm: Sucandra), hóa thân của bồ tát Kim cương thủ, thưa hỏi đức Phật 2 năm trước khi Ngài vào Niết bàn được ghi lại và lưu hành ở các nước như Hương ba lạp (Phạm: Sambhala)… Sáu trăm năm sau, Ca nhĩ cơ (Kalki) đời thứ nhất của nước Hương ba lạp là vua Da xá (Phạm:Yaza),hóathân của bồ tát Văn thù, vì chống đối Hồi giáo sẽ nổi lên ở Mạch gia (Makkah) 200 năm sau có khả năng tiêu diệt nước Hương ba lạp, nên ông kết hợp giáo đồ của các phái Phạm thiên, Thấp bà, Tì sắt nô, đồng thời đưa họ vào trong Mạn đồ la Thời luân, cấm ngặt sát sinh, cấp cho họ đại mật pháp quán đính Thời luân và tuyên thuyết 3000 bài tụng Lạp cốc đát đặc la (Phạm:Laghutantra), đây chính là Đát đặc la thời luân hiện hành. Về sau, Ca nhĩ cơ đời thứ hai là vua Phân đà lợi (Phạm: Puịđarìka), hóa thân của bồ tát Quán Âm, được đức Phật thụ kí, tùy thuậnCăn bản đát đặc la, soạn sách chú thích gọi là Duy mã lạp phổ lạp ba. Liên quan đến việc truyền thừa Thời luân đát đặc la và Duy mã lạp phổ lạp ba có nhiều thuyết khác nhau, tổng kết các thuyết thì hai nhà học giả Đại thời túc (Phạm:Kàlamahàpàda, Tạng:Dusshabs chen po) và Tiểu thời túc (Tạng: Dus shabs chuííu), người nước Ma yết đà ở Ấn độ, sống và hoạt động từ năm 1040 Tây lịch về sau, được suy đoán là các tác giả của Thời luân đát đặc la và Duy mã lạp phổ lạp ba, cho nên biết niên đại thành lập Thời luân đát đặc la sớm nhất là năm 1027. Nội dung của Thời luân đát đặc la nói về tính song nhập vô nhị của Bát nhã liễu nghĩa(Mẫu đát đặc la) và Phương tiện (Phụ đát đặc la), lấy việc thực hiện trí tuệ chân thật làm mục đích tối cao. Phương pháp thực hiện là quán sát sự kết cấu và các hoạt động của vũ trụ, tức quan sát sự vận hành cũng như sự đổi dời biến hóa của mặt trời, mặt trăng và các vì sao, đồng thời khống chế sự đổi dời biến hóa trong mạch quản (Phạm: Nàdì), luân (Phạm: Cakra), hơi thở (Phạm:Pràịa-vàyu) của thân người đối ứng với sự vận hành và biến hóa dời đổi của các thiên thể nói trên, để mong đạt đến cảnh giới hợp nhất cùng tột, cho nên sự trình bày về thiên văn học có liên quan đến lịch học là tính chất quan trọng của bản chất Đát đặc la này. Ngoài ra, nó cũng phản ánh được trạng thái sợ hãi và hỗn loạn khi Hồi giáo xâm lăng Ấn Độ lúc bấy giờ. Từ truyền thuyết thành lập Đát đặc la, ta có thể thấy truyền thuyết này đã vay mượn truyền thuyết về nước Hương ba lạp có dính dáng đến Tì sắt nô giáo và tư tưởng về Tì sắt nô thứ 10 quyền hiện Ca nhĩ cơ tái thế cứu người, đồng thời kết hợp các tông giáo vốn có của Ấn Độ để đánh tan ý đồ xâm chiếm Ấn độ của tín đồ Hồi giáo, cho thấy rõ sự xung đột giữa văn hóa Ấn Độ và văn hóa Hồi giáo.[X. Bố đốn (Tạng: Bu-ston) toàn thư bộ thứ 1 đến bộ thứ 5].