Nhị Chủng Sắc

Nhị Chủng Sắc
Chưa được phân loại

nhị chủng sắc

Phật Quang Đại Từ Điển

(二種色) I. Nhị Chủng Sắc. Nội sắc và Ngoại sắc. 1. Nội sắc: Sắc bên trong. Tức là 6 thức và 6 căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thuộc trong thân, nên gọi là Nội sắc. 2. Ngoại sắc: Sắc bên ngoài. Tức là 5 căn: Nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân và 5 trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, đều thuộc cảnh bên ngoài, nên gọi là Ngoại sắc. [X. Tông kính lục Q.58]. II. Nhị Chủng Sắc. Hiển sắc và Hình sắc. 1. Hiển sắc: Chỉ cho các màu sắc rõ ràng như: Xanh, vàng, đỏ, trắng… và mây, khói, bụi, mù… đều là những thứ mắt có thể thấy được. 2. Hình sắc: Chỉ cho các hình tướng có thể thấy được như: Dài, ngắn, vuông, tròn, to, nhỏ, cao, thấp… [X. Tông kính lục Q.58]. III. Nhị Chủng Sắc. Tịnh sắc và Bất tịnh sắc. 1. Tịnh sắc: Chỉ cho các màu sắc thanh tịnh, tươi đẹp. Màu sắc này hay làm cho người ta nổi lòng tham muốn, tổn hoại đạo nghiệp, vì thế người tu đạo nên lánh xa thứ màu sắc này. 2. Bất tịnh sắc: Chỉ cho các màu sắc xấu ác, bất tịnh. Loại màu sắc này thường làm cho người sinh tâm chán ghét, ngăn trở đạo nghiệp, cho nên người tu đạo cũng cần xa lánh. [X. luận Đại trí độ Q.21].

Bài Viết Liên Quan

Chưa được phân loại

Một lá thư gởi khắp

của Ấn Quang Đại Sư Lời lẽ tuy vụng về chất phác, nhưng nghĩa vốn lấy từ kinh Phật. Nếu chịu hành theo, lợi lạc vô cùng. Năm Dân Quốc 21 – 1932 Pháp môn Tịnh Độ, độ khắp ba căn, lợi – độn trọn…

Chưa được phân loại

Hậu Xuất A Di Đà Phật Kệ

SỐ 373 HẬU XUẤT A DI ĐÀ PHẬT KỆ Hán dịch: Bản văn xưa cũ thì khuyết danh, đây là bản ghi lại vào đời Hậu Hán Việt dịch: Thích Nữ Tuệ Quảng   Tỷ-kheo chỉ niệm Pháp Bèn theo vua Thế Nhiêu Phát nguyện...
Chưa được phân loại

Công Đức Phóng Sanh

CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH   LỜI NÓI ĐẦU PHẦN I: CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH LỜI DẪN CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ? CHUƠNG II: CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH CHUƠNG III: NHỮNG LỜI KHAI THỊ CỦA LỊCH ĐẠI TỔ SƯ Đại sư Trí Giả Đại sư...
Chưa được phân loại

Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm tại các nước châu Á

Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm tại các nước châu Á Nguyễn Gia Quốc Tư tưởng Đại thừa ra đời như một bước ngoặt mới của sự phát triển Phật giáo mà nổi bật nhất là lý tưởng hình tượng Bồ tát ngày càng...
Chưa được phân loại

Ý Nghĩa Ba Cái Lạy Của Phật Giáo

Như thế thì bản chất Phật và chúng sinh vốn là “không tịch” lặng lẽ, tạm gọi là chân tâm.

Chưa được phân loại

Buddhist Dictionary [Anh - Pali - Việt]

THIỆN PHÚC PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN BUDDHIST DICTIONARY ANH-VIỆT - PHẠN/PALI - VIỆT ENGLISH - VIETNAMESE SANSKRIT/PALI - VIETNAMESE VOLUME V   v-e-vol-v-phan-viet-2