Nhân Phần Quả Phần

Nhân Phần Quả Phần
Chưa được phân loại

nhân phần quả phần

Phật Quang Đại Từ Điển

(因分果分) Cũng gọi Nhân phần khả thuyết, Quả phần bất khả thuyết; Duyên khởi nhân phần, Tính hải quả phần. Phần hạn của nhân và phần hạn của quả. Thuyết này có xuất xứ từ Thập địa kinh luận. Cứ theo Hoa nghiêm ngũ giáo chương quyển 1, Quả phần là cảnh giới nội chứng của chư Phật, chỉ có thể thân chứng chứ không thể nói bàn, nên gọi là Bất khả thuyết. Còn Nhân phần là giáo pháp ứng theo cơ duyên mà được nói ra, là phần hạn mà người tu hành ở nhân vị có thể hiểu rõ, cho nên gọi là Khả thuyết. Còn Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển 10 nêu ra 4 thuyết về Nhân phần và Quả phần như sau: 1. Nhân phần là giáo năng thuyên (giải thích rõ), Quả phần là nghĩa sở thuyên (được giải thích rõ). 2. Nhân phần là nhân hạnh của Bồ tát trước Thập địa, Quả phần là trí chứng của Bồ tát Thập trụ. 3. Thập địa có Tiệm tăng môn và Viên mãn thời môn. Nhân phần là Tiệm tăng môn, có giới hạn nên có thể diễn đạt được. Còn Viên mãn thời môn vì không có giới hạn nên không thể nói bàn được. 4. Nhân phần là chỉ cho người nghe pháp môn Thập địa, rồi trên bình diện ý thức, hiển bày được nghĩa tương tự. Còn Quả phần là sự chứng nhập chính hạnh của Thập địa, dứt bặt mọi ngôn ngữ, tư duy. Nhưng ngài Pháp tạng cho 4 thuyết trên là không khế lí và giải thích Nhân phần, Quả phần bằng 2 nghĩa như sau: 1. Thập địa có 2 thứ là Tựu thực và Tùy tướng. Thập địa tựu thực là cảnh giới mà chỉ có trí Phật biết được, nên gọi là Quả phần. Còn Thập địa tùy tướng là chỗ mà Bồ tát có thể biết, có thể thực hành, cho nên gọi là Nhân phần. Tức là Quả phần sâu xa huyền nhiệm, không thể nghĩ bàn; còn Nhân phần thì tùy cơ giáo hóa nên có thể nói bàn. 2. Thập địa có 2 thứ là Diệu trí và Phương tiện kí pháp. Nếu đứng về phương diện Diệu trí mà bàn, thì chính trí là cảnh giới của chân như, lìa tướng nói năng, nên gọi là Quả phần, là bất khả thuyết. Còn nếu nói theo Phương tiện kí pháp thì vì tùy theo cơ duyên ứng hợp với đại chúng để giải bày nghĩa sai biệt của Thập địa, nên gọi là Nhân phần, có thể bàn nói được. Trong 2 thuyết trên, ngài Pháp tạng giải thích Quả phần là chỗ biết, chỗ làm của đức Phật, nhưng ngài Tuệ uyển thì trong Tục Hoa nghiêm kinh lược sớ san định kí quyển 9 cho rằng 2 phần Nhân Quả đều ở nơi Thập địa, chẳng phải 1 chẳng phải khác. Còn ngài Trừng quán thì trong Hoa nghiêm kinh tùy sớ diễn nghĩa sao quyển 34 cho rằng trí chứng nhập Niết bàn giống như cùng vào biển quả rốt ráo, cho nên biết chia ra Nhân phần và Quả phần chỉ là sự sai biệt tạm thời giữa tu và chứng, chứ thực ra Nhân và Quả vốn không hai, hệt như sóng với nước vậy. Ngoài ra, trong Hoa nghiêm ngũ giáo chương quyển 1, ngài Pháp tạng coi 2 phần Nhân và Quả này là 2 môn trong Nhất thừa Biệt giáo. [X. Thập địa kinh luận Q.2; Hoa nghiêm ngũ giáo chương thông lộ kí Q.2].(xt. Đồng Biệt Nhị Giáo).

Bài Viết Liên Quan

Chưa được phân loại

Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm tại các nước châu Á

Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm tại các nước châu Á Nguyễn Gia Quốc Tư tưởng Đại thừa ra đời như một bước ngoặt mới của sự phát triển Phật giáo mà nổi bật nhất là lý tưởng hình tượng Bồ tát ngày càng...
Chưa được phân loại

[Video nhạc] Bông Hồng Tôn Kính Mẹ Cha

Bông Hồng Tôn Kính Mẹ Cha Dương Đình Trí, Lệ Thủy
Chưa được phân loại

Ý Nghĩa Ba Cái Lạy Của Phật Giáo

Như thế thì bản chất Phật và chúng sinh vốn là “không tịch” lặng lẽ, tạm gọi là chân tâm.

Chưa được phân loại

Buddhist Dictionary [Anh – Pali – Việt]

THIỆN PHÚC PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN BUDDHIST DICTIONARY ANH-VIỆT - PHẠN/PALI - VIỆT ENGLISH - VIETNAMESE SANSKRIT/PALI - VIETNAMESE VOLUME V   v-e-vol-v-phan-viet-2
Chưa được phân loại

Tạ Tình

TẠ TÌNH Thơ: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm Nhạc: Minh Huy Tiếng hát: Chi Huệ    Tạ tình Thơ Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm Em đã nợ anh một phiến tình Đã từng trả hết thuở ngày xanh Từ trăm năm trước, trăm năm...
Chưa được phân loại

Phật Học Từ Điển (Việt – Anh)

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN BUDDHIST DICTIONARY VIỆT - ANH Thiện Phúc Tổ Đình Minh Đăng Quang