câu du hành tạng

Phật Quang Đại Từ Điển

(俱游行藏) Có nghĩa là, tông Thiên thai đối với Bán giáo, Mãn giáo, Hiển giáo, Mật giáo cứ tùy thời ứng cơ mà lấy hay bỏ. Pháp hoa huyền nghĩa quyển 10 phần dưới (Đại 33, 809 trên), nói: Tuy lại câu du hành tàng mà được. Câu du là thí dụ năm vị và các kinh Bán giáo và Mãn giáo thành tựu cho nhau. Tức là giáo pháp của một đời đức Phật, các kinh Bán giáo, Mãn giáo từ Hoa nghiêm thứ nhất, cho đến Pháp hoa Niết bàn thứ năm, thường hay xem căn cơ của chúng sinh mà làm lợi ích – điều phục căn cơ của chúng sinh mà năm vị theo thứ tự có thể được thành tựu. Còn Hành tàng là theo câu nói trong sách Luận ngữ thiên Thuật nhi: Đức Khổng tử bảo Nhan uyên: Hễ dùng thì đem ra làm, mà bỏ thì đem cất đi (dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng). Theo ý ấy đem các giáo Bán, Mãn, Hiển, Mật, tùy thời ứng cơ mà lấy hay bỏ để luận về hành tàng.