Ba Đan Xà Lê

Ba Đan Xà Lê
Chưa được phân loại

BA ĐAN XÀ LÊ

[it_heading text=”Phật Quang Đại Từ Điển” heading_style=”style7″ tag:div|font_size:24 extrabold=”bolder” upper=”1″]

Phạm:Pataĩjali. Là nhà học giả văn pháp (grammar) Ấn Độ ở thế kỉ thứ II trước Tây lịch. Còn gọi là Bàn-đạt-xà-lí, Bát-đầu-xã-la. Ông viết cuốn sách Ma-ha-ba-hạ (Phạm: Mahàbhàwya), chú giải sách Khải-đề-a-á-na (Phạm: Kàtyàyana) rất tường tận, và từng bổ chính văn điển Ba-nhĩ-ni (Phạm: Pàịini), xác lập khuôn phép văn phạm của tiếng Phạm Ba-nhĩ-ni cho được hoàn bị, lại phê phán đính chính văn điển và, trong phần thuyết minh, có nói nhiều đến cách sinh hoạt xã hội của thời bấy giờ, cho nên nó là tư liệu quí báu cho việc nghiên cứu lịch sử Ấn Độ. Không biết Ba-đan-xà-lê cùng với nhà triết học phái Du-già đã viết cuốn kinh Du-già (Phạm: Yogasùtra) là một người hay khác, thì điều đó không có cách nào biết được.

Nội dung kinh Du-già bao hàm triết học, giới luật và phương pháp tĩnh tọa, lấy việc chỉ dẫn người học nhận biết thần tính làm chủ yếu; tác giả kinh Du-già cũng gọi là Ba-đan-xà-lê, nhưng sự tích của ông, về mặt sử thực, không thấy được truyền, và kinh Du-già được viết vào thời đại nào, cũng có nhiều thuyết phân vân, người ta chỉ có thể phỏng đoán là ông đã sống ở khoảng 400 năm trước Tây lịch đến 400 năm sau Tây lịch.

Bài Viết Liên Quan

Chưa được phân loại

Từ Điển Thiền Và Thuật Ngữ Phật Giáo [Anh - Việt]

THIỆN PHÚC TỪ ĐIỂN THIỀN & THUẬT NGỮ PHẬT GIÁO DICTIONARY OF ZEN  & BUDDHIST TERMS  ANH - VIỆT ENGLISH - VIETNAMESE
Chưa được phân loại

Phật Học Từ Điển (Anh - Việt)

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN BUDDHIST DICTIONARY ENGLISH-VIETNAMESE Thiện Phúc Tổ Đình Minh Đăng Quang
Chưa được phân loại

Buddhist Dictionary [Anh - Pali - Việt]

THIỆN PHÚC PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN BUDDHIST DICTIONARY ANH-VIỆT - PHẠN/PALI - VIỆT ENGLISH - VIETNAMESE SANSKRIT/PALI - VIETNAMESE VOLUME V   v-e-vol-v-phan-viet-2
Chưa được phân loại

Một lá thư gởi khắp

của Ấn Quang Đại Sư Lời lẽ tuy vụng về chất phác, nhưng nghĩa vốn lấy từ kinh Phật. Nếu chịu hành theo, lợi lạc vô cùng. Năm Dân Quốc 21 – 1932 Pháp môn Tịnh Độ, độ khắp ba căn, lợi – độn trọn…

Chưa được phân loại

Đại Thừa Khởi Tín Luận (Cao Hữu Đính)

SỐ 1666 ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN Bồ-tát Mã Minh tạo luận Tam tạng pháp sư Chân Đế dịch Cao Hữu Đính dịch ra Việt văn   Chương 1 Tông Chỉ và Mục Đích Quy mạng đấng Đại Bi Đủ ba nghiệp tối thắng Ý...
Chưa được phân loại

Thư gởi Hoằng Nhất thượng nhân

Giảng Khởi Tín Luận bất tất phải tuân theo Liệt Võng Sớ, nhưng quyết chẳng thể nói Liệt Võng là sai.