BÀI GIẢNG
DUY THỨC HỌC

Cố Hòa thượng Thích Giác Khang

 

TUẦN 3
Giảng ngày 23-9-2003 âm lịch

Hôm nay chúng ta bắt đầu, cũng chưa đi vào bài Kinh Sáu Sáu, nhưng chúng ta tổng quát khái niệm để chúng ta chuẩn bị đi vào bài Kinh Sáu Sáu.

Thì chư phật tử có cái bảng như trên bảng này đem nó ra để tôi giảng theo đó, chúng ta còn nhiều cái sửa lại nữa, tôi không đồng ý, tôi làm dường như nó không rành, kỳ tới chúng ta sửa lại, bây giờ chúng ta sửa một ít đi rồi kỳ tới là in cái bảng khác, cái này nó lộn xộn quá, nó khó trình bày đó, chư phật tử phải thông cảm, tôi cũng ráng trình bày chớ hoi khó.

Thì chúng ta thấy Đạo Phật là một đạo biến động chứ không phải chết cứng, nó là sinh động và linh động, thành ra theo Đạo Phật chỉ có hai chữ thôi, là “võ trụ” thôi. Chúng ta nên nhớ chữ Hán thì chữ VÕ nghĩa là không gian mà TRỤ là thời gian, thành ra đúng trong sự vật này thì không có gì hết, chỉ có thời gian và không gian thôi, chớ không có người ta không có cây cỏ không có thú gì hết đó, cái

thật sự của sự vật đó là vô tướng tức là không có hình tướng, thì nơi đó gọi là vô chất tánh cảnh tức là do bản chất tánh cảnh có cảnh mà không có hình tướng gì, chỉ có sự chuyển biến thôi, mà chuyển biến khi mà nó thần tốc, dùng chữ thần tốc thì đúng hơn, chữ tốc là sự chuyển biến, thần là một cách linh động một cách nhanh chóng, quá nhanh chóng cho đến đỗi làm như thấy là bất biến, thì cái đó kêu là vô chất tánh cảnh, tức là cái cảnh nơi đó chưa có không gian chưa có thời gian, nên nhớ tôi dùng chữ chưa có chứ không phải không có, chưa có không gian chưa có thời gian; rồi từ đó mới xuống cấp, từ đó mới là nó chuyển biến chậm lại thì bắt đầu có thời gian mà chưa có không gian, chỉ có thời gian mà chưa có không gian, thì cảnh giới này thường thường ta kêu là thế giới Tịnh độ, đúng ra Tịnh độ cũng chưa phải, kêu là thế giới tánh cảnh.

Tánh cảnh là gì? Cảnh tức là đối tượng của nhận thức, Tánh đây tức là mang tính chất Phật tánh nghĩa là mang tính chất mà chưa có không gian chưa có thời gian, bây giờ bắt đầu hiện ra cái thời gian mà không gian cũng chưa có, không gian bị hóa giải; mà chúng ta nên nhớ thời gian đây tức là chỉ về cái nhận thức, còn không gian là đối tượng của nhận thức.

Thành ra nhận thức thì có 3 đời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Nhận thức hôm nay là tiếp nối nhận thức hôm qua và sẽ là cái nhân của tương lai nhận thức, thành ra thường thường chúng ta nói có ba đời.

Mà khi cái nhận thức nó không có đối tượng, không có không gian rồi thì cái ba đời này không có, không có quá khứ không có hiện tại và không có vị lai mà cũng chẳng có đối tượng nữa, thì lúc đó kêu là cái nhận thức hiện tiền, cái nhận thức hiện tiền tức là cái nhận thức Bát nhã đấy.

Còn khi mà nó đã xao động rồi thì bắt đầu có không gian, không gian tức là 10 phương: Đông, Tây, nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, phương thượng, phương hạ thì bắt đầu có sự vật, thì lúc bấy giờ có quá khứ, hiện tại, vị lai, và có đối tượng của nó là không gian, thì không gian và thời gian không thể nhập một nữa mà kêu là tương ưng, tức là cùng ăn chịu với nhau cùng song đôi với nhau. Tôi thường thí dụ, thí dụ như người nhận thức người thì là nước, nước sẽ là đối tượng của người; còn nếu là loài quỷ, cái nhận thức của nó là quỷ thì nước sẽ chuyển biến thành máu; còn nếu nhà hóa học, nhận thức của nhà hóa học thì nước sẽ biến chuyển thành H2O,… thì đó kêu là nhận thức tương ưng.

Cỏn khi mà nhận thức hiện tiền thì lúc bấy giờ nước không còn nữa mà chỉ là thức biến thôi, thì cái nhận thức cũng là thức mà đối tượng nhận bây giờ nước cũng trở thành thức, hai cái đều là thức biến hết chớ không có hình tướng, không có hình tướng của nước không có hình tướng của máu không có hình tướng của H2O,… chẳng có gì hết, mà chỉ có sự chuyển biến chuyển biến và chuyển biến, thì chuyển biến và chuyển biến thì nó nhập một được, bởi vì nó chưa có hình chưa có tướng, thành ra chỉ có nhận thức thôi, mà đối tượng nhận thức cũng vẫn là thức, đối tượng nhận thức cũng là thức, thì cái đó kêu là pháp chấp, kêu là chuyển biến sátna.

Còn khi có nhận thức có đối tượng nhận thức thì kêu đó là chuyển biến chu kỳ, tức là chuyển biến của cõi uế độ.

Còn cái kia kêu là chuyển biến của cõi Tịnh độ. Tịnh độ là trong sạch, Độ là cõi, Tịnh là trong sạch. Uế độ, độ là cõi, uế là dơ dáy. Thì cái cõi dơ dáy là cái cõi do tư tưởng tạo ra.

Còn cái kia do Phật tánh, do trí tuệ mà tạo ra.

Còn cõi Tịnh độ thì khác đấy, cũng thế giới tánh cảnh đó mà Đức Phật nương vào đó trong 5 a tăng tỳ kiếp tạo ra dường như có hình có tướng nhưng mà vẫn giữ sátna, tức là chuyển biến một cách xuyên suốt nhận thức và đối tượng nhận thức có thể nhập một nhưng mà dường như có tướng. Còn thế giới của Tịnh độ thì chỉ có hình thôi mà chưa có tướng.

Đó, chúng ta thấy đó, tôi mới trình bày vô chất tánh cảnh là cảnh phi không gian phi thời gian, còn hữu chất tánh cảnh là cảnh có thời gian mà chưa có không gian, hay đúng là không gian bị hóa giải vào thời gian, thì chính cái không gian này chính là ngã vậy, chính là ngã vậy; còn thời gian thì chưa có ngã.

Thành ra cảnh giới Cực lạc là cảnh giới nơi đó chưa có ngã, cảnh giới tương đương với cái nhìn của một vị Alahán. Thành ra chư phật tử về cảnh giới đó là một cái hy hữu là Đức Phật nâng cái nhận thức mình lên chớ thật sự mình không thấy được cảnh giới Tịnh độ đâu, cảnh giới Tịnh độ không phải là cảnh giới của sự xa gần mà là một cảnh giới phát hiện, một cảnh giới xuống cấp và lên cấp chớ không phải một cảnh giới có không gian. Thành ra chư phật tử phải coi chừng cái đó.

Chúng ta ở đây, tôi giảng tiếp coi chư phật tử hiểu không hén.

Rồi từ cái alaya võ trụ đó là phi không gian phi thời gian là vô chất tánh cảnh mới bắt đầu chuyển biến chậm lại thì mới có hữu chất tánh cảnh là có thời gian mà chưa có không gian. Rồi từ đây mới có một niệm bất giác, niệm sơ khởi đầu tiên thì bắt đầu nó xuống alaya cá nhân.

Thì alaya cá nhân ở đây chia làm hai: một cái là chuyển biến vẫn theo từng sátna tức là theo Tịnh độ, và một cái là chuyển biến theo uế độ có tư tưởng.

Nếu chuyển biến theo Tịnh độ thì tất nhiên chia làm hai: một cái kiến phần, một cái tướng phần, kiến phần alaya và tướng phần alaya thì nhập một, bởi vì nơi đây chưa có không gian mà chỉ có thời gian thôi. Kiến phần là nhận thức mà tướng phần là đối tượng nhận thức, thì kiến phần là nhận thức cũng là nhận thức, mà đối tượng cũng vẫn là nhận thức, chưa có tướng gì hết, chưa có tướng gì hết. Hiểu kịp không? Rồi do một vọng tưởng kiên cố là muốn có tướng, thì cái vọng tưởng này kêu chi mạt vô minh; cái kia là căn bản vô minh, hồi nãy vô minh là căn bản vô minh, một niệm bất giác là căn bản vô minh. Còn bây giờ xuống đây thì chia làm hai, cái vọng tưởng kiên cố nó muốn rằng có hình có tướng luôn nhưng mà nó vẫn đứng lặng, do đó nó vẫn có hình mà chưa có tướng được, nhưng mà càng ngày càng chuyển biến chậm xuống, nó lọt từ chuyển biến nhanh nó lọt xuống một cấp nữa chuyển biến chậm lại nhưng mà vẫn đứng lặng, thành ra nhận thức cũng vẫn là thức đối tượng nhận thức cũng là thức nhưng mà chuyển biến chậm hơn thì cái đó kêu là vọng tương hư minh le lói chiếu soi tức là sau này thức thứ 6 chụp mũ kêu là thọ uẩn đấy; Rồi xuống cấp một cái nữa, cái này trong Thủ

Lăng Nghiêm kêu là mặt trăng thứ hai, còn alaya cá nhân kêu là mặt trăng thứ nhất,Kinh Thủ Lăng Nghiêm không có nói là mặt trăng thứ nhất chỉ nói mặt trăng thứ hai, đây là tôi suy ra thôi. Rồi nó còn xuống cấp thêm một bậc nữa; thì xuống cấp tới vọng tưởng hư minh le lói chiếu soi thì dường như có vật dường như không vật, nhưng mà vật đó chưa có tướng chỉ dường như có hình thôi, lúc thì có lúc thì mất; Rồi xuống cấp thêm một bậc nữa là mặt trăng thứ ba thì nó nằm trong thức thứ 6 đấy, nhưng mà kêu là vọng tưởng dung thông, tức là bây giờ nó chuyển biến quá chậm rồi, quá chậm chứ nó thần tốc lắm nhen, mình dùng danh từ so mặt trăng thứ hai chuyển biến chậm hơn, thành ra hiện ra hình tương đối rõ rệt nhưng mà hình gì thì cũng chưa có, cũng chưa có, do đó mà thức thứ 6 mới bắt đầu nó chụp mũ được.

Đó là tôi nói về phần đứng lặng tức là đến đây là hết. Phần đứng lặng, phần mà chúng ta kêu là kiến đại tức là cái phần Bát nhã đấy, là phần Bát nhã đấy.

Còn bây giờ qua phần tu tưởng, sông Tương nước chảy đôi dòng. Hồi nãy là phần đứng lặng, còn bây giờ bên kiến phần của alaya thì nó xao động, hễ vừa xao động thì sanh ra mạtna tức là thức thứ 7, thức thứ 7 nó chiếu soi rồi nó mới tự chiếu soi, nhưng mà nó xao động cho nên nó chiếu soi có một nửa, một nửa đây có nghĩa là không có đứng lặng hoàn toàn, nhưng mà bắt đầu xao động mà xao động rất là u ẩn, nghĩa là rất là kín đáo rất là nhỏ nhiệm, thành ra nó không thể nhập một hoàn toàn được thành ra nó lấy cái kiến phần của nó là cái nhận thức của nó kiến phần nó chồng lên cái nhận thức của alaya, mà nhận thức của nó là bắt đầu xao động, nhận thức của alaya hoàn toàn đứng lặng, mà hễ xao động thì tất nhiên có không gian, có bóng mờ bắt đầu có tướng, bắt đầu có tướng thì đây bắt đầu có 10 phương đấy, bắt đầu có 10 phương từ đây. Nhưng mà ở đây chúng ta nên nhớ cái này nó mới giữa đứng lặng và xao động thôi, thành ra trong Kinh trong Duy thức học thường kêu nó là lối nhìn Bát nhã nhưng mà Bát nhã tương tợ kêu là trực giác mà trực giác sai lầm, mà Bát nhã tức là hiện lượng thành ra kêu nó là tợ hiện lượng, mà nói nó xao động thì cũng không đúng mà nói nó đứng lặng thì cũng không nhằm, nó đứng lặng nhưng mà bắt đầu xao động thành ra mới nói là tự chiếu soi có một nửa, chúng ta phải coi chừng chữ “một nửa này”, một nửa này tức là không có chiếu soi đứng lặng hoàn toàn mà bắt đầu có xao động, mà nếu nói xao động hoàn toàn thì cũng không đúng mà nói nó đứng lặng thì cũng không đúng, mà nó nửa đứng lặng nửa xao động tức là cái xao động rất là u ẩn, thành ra nói nó là tỷ lượng cũng không đúng nói nó hiện lượng cũng không nhầm, mà nó giống như hiện lượng, nó không có sự so sánh nó không có sự phân tích nó đi thẳng vào sự vật nhưng mà nó xao động thành ra cái lăng kính của nó lệch lạc, lệch lạc thành ra bắt đầu có tướng; rồi bắt đầu xuống nữa, qua thức thứ 6, thì ở đây mới thật sự xao động đấy, bắt đầu có phân biệt, có chia chẻ, có đặt tên, có danh từ, có kêu gọi,… thì ở đây là không thể nhập một nữa được, ở đây là không thể kêu trực giác nữa được, mà phải kêu là tỷ lượng là có so sánh có tỷ giảo có phân biệt, thì cái thức thứ 6 nầy nó mới dung thông với cái đứng lặng của mặt trăng thứ ba.

Dung thông, thông là không chướng ngại, dung là trộn lẫn, trộn lẫn một cách không chướng ngại, giống như sữa mà trộn với nước vậy, nước là đứng lặng mà sữa là xao động, sữa bây giờ hòa trộn với nước thì chúng ta không phân biệt được cái nào là sữa không phân biệt được cái nào là nước. Tôi nói ví dụ thôi nha, chớ đừng tưởng nước với sữa khác, đấy là cái thí dụ để chúng ta thấy cái xao động và cái đứng lặng này khó mà phân biệt, mà chúng ta thường kêu đó là thế giới của tứ thiền và tứ không, tứ thiền tứ không, nếu đi sâu vào nữa tôi giảng chư phật tử thấy rằng giữa cái tứ thiền đó thì là bắt đầu từ xao động mà nhận thấy cái đứng lặng, nhưng mà cái cốt lõi của nó là nó làm cho bớt xao động thì mới nhận thấy cái đứng lặng, mà nó không bỏ cái đứng lặng nó trở về cái xao động là cái nòng cốt của nó vẫn là xao động, cái đó thì chúng ta sẽ giảng sau.

Thì bây giờ nó chụp mũ qua cái thức thứ 6 này, thì thức thứ 6 này giữa cái đứng lặng và cái xao động dường như khó phân biệt được; rồi từ đó cái thức thứ 6 này xuống chậm nữa, xuống chậm nữa thì nó mới chụp mũ lên cái hư minh le lói chiếu soi vào cái đứng lặng mà nhanh chóng thì chúng ta thấy rằng nó có cái tình nhiễm, tức là ở đây bắt đầu qua không còn tỷ lượng nữa, mà không còn đới chất cảnh nữa, mà qua độc ảnh cảnh, tức là thiên về tình nhiều hơn, bắt đầu có sự chiếm hữu, bắt đầu có vinh nhục lợi hại thịnh suy khen chê, thì đó hư minh le lói chiếu soi bị thức thứ 6 chụp mũ lên nó, tôi giảng là giảng đại khái vậy nhen, tới chừng giảng sâu nó hơi khác một chút nữa đấy, giảng sâu nó hơi khác rõ hơn, nhung mà nó lọng cọng hơn. Rồi nó chụp mũ xuống cái vọng tuởng kiên cố thành ra sắc uẩn.

Cái tiến trình của nó đi là nhu vậy, tiến trình của nó đi là như vậy.

Chư phật tử nghe hiểu không? Chắc chua hiểu, thì thôi để đó tôi giảng lại thêm một phần nữa.

Hôm truớc, truớc khi ngung tôi có đua ra 3 cảnh, cảnh đây tức là đối tuợng nhận thức.

Thì 3 cảnh:

– Cảnh thứ nhất là gì chu phật tử nhớ không? À! Tánh cảnh.

– Cảnh thứ nhì là gì? Đới chất cảnh.

– Cảnh thứ ba là gì? Độc ảnh cảnh. À! Hay lắm.

* Bây giờ tánh cảnh đó là cái cảnh, vậy thì nhận thức của tánh cảnh nó là gì? À! Hiện lương.

* Còn đới chất cảnh, nhận thức nó là gì? À! Tỷ lượng.

* Còn độc ảnh cảnh, thì nhận thức nó là gì? À! Nhận thức là phi lượng.

Quý vị hay. Bây giờ cho thí dụ thử coi, tới cái này mới chết đấy, cái chỗ chết là chỗ thí dụ đấy. Chúng ta, đó chỉ là thuộc bài thôi, ở đây tôi thấy chư phật tử thuộc bài rất hay, như hôm cái phần giới cấm thủ trả bài cho tôi, nhưng mà cái thí dụ thì không ai thí dụ rõ hết.

Bây giờ ba cái này, chúng ta nhớ: hiện lượng thì đi với tánh cảnh, còn tỷ lượng đi với đới chất cảnh.

Còn độc ảnh cảnh là gì? Nhận thức của độc ảnh cảnh là gì? Tỷ lượng. Nhận thức của đới chất cảnh là gì? Thấy không, nói lúng túng rồi đó.

Bây giờ tôi hỏi lại nè.

* Nhận thức của tánh cảnh là gì? Hiện lượng.

* Nhận thức của đới chất cảnh là gì? Tợ tỷ lượng hay tợ hiện lượng? Tôi hỏi lại nè, nghe cho rõ, nói cho rõ để mà nghe.

* Nhận thức của tánh cảnh là gì? Hiện lượng.

* Nhận thức của đới chất cảnh là gì? Tợ hiện lượng hay tợ tỷ lượng? Tợ hiện lượng hay tợ tỷ lượng? Có người tợ hiện lượng có người tợ tỷ lượng.

* Con nhận thức của độc ảnh cảnh là gì? Trả lời lộn xộn tùm lum hết.

Bây giờ cho thí dụ. Chúng ta nên nhớ hiện lượng có hai thứ: một thứ chân hiện lượng, một thứ tợ hiện lượng.

– Vậy thì chân hiện lượng đi với cái gì? Chân hiện lượng, lượng là gì mấy ông mấy bà biết không? Lượng là nhận thức là sự phân biệt là sự hiểu biết gọi là lượng, lượng chữ Hán có nghĩa là nhận thức có nghĩa là hiểu biết, rồi hiện là bày ra, hiện lượng là cái nhận thức mà bày sáng tỏ ra không qua cái gián tiếp không qua cái trung gian của cái gì hết kêu là hiện lượng, nghĩa là sự hiểu biết thẳng vào sự vật mà không qua một trung gian cái gì hết, bày thẳng ra kêu là hiện lượng.

Còn tỷ lượng, lượng là cái hiểu biết, tỷ là so sánh, cái hiểu biết mà qua trung gian cái phân biệt phân tích và suy nạp thì cái đó kêu là tỷ lượng.

Thành ra chúng ta nên nhớ có hai thứ: một cái hiểu biết trực tiếp kêu là trực giác tức là hiểu biết Bát nhã kêu là hiện lượng, một cái hiểu biết gián tiếp nhờ cái tư tưởng so sánh tỷ giảo mà biết kêu là tỷ lượng.

Thành ra có hai thứ hiểu biết: cái hiểu biết của chúng ta của uế độ là tỷ lượng, hiểu biết của các bậc Thánh nhân thường thường đó là hiện lượng.

Nhưng mà trong hiện lượng có cái đúng và có cái sai, đúng thì kêu là chân hiện lượng, mà sai kêu là tợ hiện lượng.

Còn tỷ lượng cũng vậy, có cái sự so sánh đúng và có sự so sánh sai. Neu so sánh đúng kêu là chân tỷ lượng mà so sánh sai kêu là tợ tỷ lượng. Hiểu kịp không?

Như vậy chân hiện lượng đi với cảnh nào?

Rồi tợ hiện lượng đi với cảnh nào?

Chết rồi, cái này học “duy ngủ” chớ không phải Duy thức.

Bây giờ chân tỷ lượng đi với cảnh nào? Sao mà chân hiện lượng mà đi với đới chất cảnh!?! Tùm lum hết.

Bây giờ tôi giảng lại, ráng nhớ hén.

– Chân hiện lượng đi với tánh cảnh.

– Còn tợ hiện lượng đi với chân đới chất cảnh.

Nên nhớ: Chân hiện lượng đi với tánh cảnh, Tợ hiện lượng đi với chân đới chất cảnh. Chút nữa tôi cho thí dụ, đây là bài giảng thôi. Còn chân tỷ lượng đi với tợ đới chất cảnh.

Tôi nói lại:

– Chân tỷ lượng đi với tợ đới chất cảnh.

– Còn tợ hiện lượng đi với chân đới chất cảnh.

– Còn chân hiện lượng đi với tánh cảnh.

– Còn tợ tỷ lượng đi với độc ảnh cảnh.

Có hai cách nhìn, hai cách nhìn đúng đó là:

– Chân hiện lượng đi với tánh cảnh, đó là cách nhìn của Bát nhã đúng đắn của bậc Thánh nhân.

– Còn cách nhìn của phàm phu mà đúng, đúng theo phàm phu đó, là đã chụp mũ rồi đấy, nhưng mà chụp mũ theo của cộng nghiệp, thì đó kêu chân tỷ lượng đi với tợ đới chất cảnh.

Còn cái nhìn sai của phàm phu mà nhìn trực giác đó thì kêu là tọ hiện lượng thì đi với chân đới chất cảnh, đới chất nhưng mà chân. Còn cái nhìn đúng đắn của phàm phu, tức là đúng đắn chụp mũ rồi đó, thành ra cộng nghiệp thì đó kêu là chân tỷ lưọng đi với tợ đới chất cảnh. Cỏn cái nhìn sai của phàm phu, phàm phu mà sai là nhìn theo cái thưong ghét của mình đấy, thì đó kêu là tợ tỷ lượng thì đi với độc ảnh cảnh.

Nắm vững không? Bây giờ tôi cho thí dụ, không cho thí dụ mấy ông mấy bà không hiểu gì hết, đây mới là giải thích thôi. Bây giờ ai cho thí dụ nổi nè, hén, cái thí dụ mới là cái khó, mà thí dụ rồi thì dễ hiểu thôi, còn nói vậy là không hiểu đấy, coi vậy chứ không hiểu gì đâu, mai mốt thuộc lòng thôi rồi vài bữa, vài ngày, vài tháng quên mất. cỏn cho thí dụ là vĩnh viễn, khỉ tôi đã hiểu rồi thì vĩnh viễn, tôi có thể trình bày khác nhung mà cái ý vẫn vậy thôi. Thành ra cái thí dụ rất là quan trọng, mà nếu tôi cho 1 thí dụ mấy ông mấy bà không thỏa mãn đâu, 200.000, 300.000, 400.000; muốnl00.000 tôi cho 100.000 thí dụ thì nhu vậy là hiểu đấy, nghĩa là bất cứ cái gì lấy thí dụ cũng đuợc hết.

Bây giờ tôi nói thí dụ về chân hiện luợng tức là cái nhìn Bát nhã mà đúng đắn, coi chừng á, coi chừng Duy thức nó khó đấy, coi chừng là bị gạt đấy, tôi nói sau này mới thấy đi vào chiều sâu nó còn nhiều cái vi tế lắm. Bây giờ chân hiện luợng.

Thí dụ bây giờ chư phật tử ngồi đây thì có một ông sư nào chạy xe hơi xuống. Tôi nói có ông sư nào xuống kìa. Thì chư phật tử bắt đầu nhìn ra, nhìn ra mà xa quá, tuốt cửu huyền thấy mờ mờ cái bóng không biết là ai, thì chư phật tử có thể là, bởi vì hình ảnh đó cũng từ trong alaya thức mình, nên nhớ cái chỗ đó, khó khăn, hình ảnh xe hơi và một ông sư đó là trong alaya thức của mỗi người chúng ta, đó là cái cộng biến mà, cỏn nhận thức của chúng ta cũng từ trong alaya thức, cái biết mình cũng là nhận thức mà cái đối tượng bên ngoài cũng là thức, hai cái đều là thức hết, thì chúng ta nên nhớ từ alaya nhìn ra, nhưng mà nếu alaya nhìn ra mà biết liền không qua tư tưởng, không qua sự suy nghĩ gì hết trơn á, thì chư phật tử có người nhanh chóng đoán đó là sư Thượng tọa Giới, hén, thì cái nhìn này là cái nhìn hiện lượng không có qua cái suy tư của tư tưởng, nhưng mà nên nhớ từ alaya nó vọt ra cái mặt trăng thứ hai, alaya là mặt trăng thứ nhất, thì tất cả hình ảnh đều nằm trong mặt trăng thứ nhất alaya này của một chúng sanh và nhiều chúng sanh cộng nghiệp của loài người, thì nếu là Thượng tọa Giới thì mấy ông mấy bà nhìn cũng thấy người ta, tôi cũng thấy người ta thôi, người với người thì nhìn thấy giống nhau, thì Thượng tọa Giác Giới cái hình ảnh nầy nằm trong alaya của mỗi người chúng ta, thì trong đó cái alaya phát hiện qua 5 thức đầu trước, rồi nó phát hiện qua thức thứ 6 thì bắt đầu chúng ta trực giác thẳng liền không qua những cái suy tư, mà nếu đúng là Thượng tọa Giới thì đó là chân hiện lượng và con người Thượng tọa Giới đó là thế giới của tánh cảnh, thế giới của tánh cảnh, tức là thế giới chân thật đấy, thế giới chân thật, tức là trong đó mình nhìn thấy, cái này tôi nói là cũng chưa phải Thánh nhân nhen, cái này là phát hiện từ trong alaya thôi, nhưng mà phải thấy được cái tiến trình của nó nữa, thì chỉ có Alahán mới thấy được cái này, còn những bậc thiên tài những bậc vĩ nhân người ta có thể đi cái trực giác này nhưng mà vẫn là phàm phu thôi, cái đó nữa chúng ta đi sâu hơn. Thì cái này kêu là chân hiện lượng, thì con người sư Giới đó là tánh cảnh, thế giới của sự thật, tức là nó chuyển biến từng sátna, nhưng mà do alaya đi thẳng vào nó thấy như vậy.

Còn bây giờ tợ hiện lượng, là tôi nói: có ông sư nào xuống xe kìa, chư phật tử nhìn ra ngoài đó, thì alaya nó không đủ, bởi vì alaya này muốn phát hiện thì phải ít nhất con người đó ở cõi trời vô sắc đấy, tức là thức thứ 8 phải linh động và sinh động, kinh nghiệm kiến thức ký ức phải độc đáo, cái này là tất cả những kinh nghiệm kiến thức ký ức của chúng ta thôi, nhưng mà qua sự chụp mũ sátna mà chúng ta thấy được như vậy. Thì nếu mà cái kinh nghiệm kiến thức ký ức nó không đủ cung cấp đó, thì mạtna mới moi ở trong đó để mà quyết định con người đó là ai, thì chúng ta thấy mạtna nó có cái chấp ngã thương ghét trong đó, nó có cái lựa lợi hại trong đó, thành ra bắt đầu có không gian tức là có một sự so đo tính toán trong đó, nhưng mà rất là nhanh, nhanh đến nỗi nếu chúng ta không phải là Thánh nhân chúng ta không thấy giữa hai cái này khác nhau, thành ra nó cũng là một sự trực giác thôi, nhung mà méo mó có tình cảm có thương ghét có lựa chọn vào trong đó, thì cái này chỉ là một giây thôi, thoáng một giây suy nghĩ trả lời liền. Còn cái chân hiện lượng không có một thoáng nào hết trả lời lập tức; còn cái này qua một thoáng một giây suy nghĩ rồi chúng ta mới phát hiện ra, thì cũng trực giác thôi nhưng mà có không gian. Thì chúng ta nói đó là, lúc bấy giờ một giây suy nghĩ nó không biết là ai, nhưng mà mình đã thích Thượng tọa Giới, cái alaya của mình cái mạtna đã thích, bị xuống nhiều lần mình có cảm tình với sư, thì cái này nó len vô nó quyết định đó là Thượng tọa Giới, nhưng mà khi xuống là không phải, là thượng tọa Đăng chẳng hạn, sư Đại đức Đăng, thì cái này là sai, tợ hiện lượng, do sai là tại mình có cảm tình với Thượng tọa Giới thì mạtna nó có cảm tình nó lựa chọn cái đó nó chụp mũ lên, chứ nó không phải là một trạng thái hồn nhiên, trong Duy thức học rất hay, nó phát hiện từ alaya đó là một trạng thái hồn nhiên, hồn nhiên tức là tự nhiên nó vậy chứ nó không có bị cái thiện ác mà che đậy nó, không có bị tình cảm che đậy nó, kêu là vô ký vô phú tức là không bị che đậy, còn của mạtna là vô ký nhung mà hữu phú, có chấp ngã có thương ghét trong đó, thành ra mình không nhận thức đúng, mình thích sư Giới mình chụp mũ lên thành ra nói cái này là Thượng tọa Giới cái nhìn cũng trực giác vậy nhưng mà có một phút suy tư, có một giây suy tư, thì cái này kêu là tợ hiện lượng, nhưng mà thế giới đó là thế giới của chân đới chất. Đới chất là gì? Đới là vay mượn, chất là tính chất của tánh cảnh, nó vay mượn nhưng mà nó không biết cải sửa. Vay mượn là sao? là nó chụp mũ lên cái đó, hình ảnh lờ mờ, cái hình ảnh do cái thương ghét chụp mũ lên trên đó, thành ra hình ảnh này không còn trung thực, không còn người phát hiện từ alaya nữa, mà do sự chụp mũ, do sự cải sửa nhưng mà cải sửa không có sự đắn đo, không có đặt tên, không có phân tích, mà cải sửa chân thật kêu là chân đới chất. Hiểu kịp không? Thành ra cái này thường thường kêu là cái trực giác của bậc nhân tài chứ không phải là thiên tài, nghĩa là của những người phàm phu, bậc người thôi chứ không phải của bậc trời, bởi vì alaya nó thuộc cõi trời sắc giới và vô sắc giới mới lọt vào trong alaya được; còn của người và của atula thì mới là bên mạtna thôi, chứ atula thì chưa có đạt tới kinh nghiệm kiến thức của bậc trời sắc giới và vô sắc giới được.

Rồi bây giờ tôi nói tới thế giới của tợ đới chất và độc ảnh cảnh. Thì chúng ta thấy bây giờ cũng cái nhìn đó, chúng ta thấy một hình bóng ở ngoài, tôi nói có một vị sư xuống kìa, thì bây giờ chư phật tử nhìn ra thấy lạ lạ, cái này không biết là ai, thì bây giờ mạtna mới moi trong alaya mớ kinh nghiệm kiến thức ký ức đó cung cấp thức thứ 6, thức thứ 6 mới phân biệt mới chia chẻ: à, cái tướng đi thì ốm ốm mà nó không cao lắm, thì cái tướng đi này mình thấy thường xuống rồi, cái này là Thượng tọa Giới, thì do cái đắn đo suy tính mà không có tình cảm xen vào đó, không có thương ghét trong đó, thì thế giới này là thế giới của đới chất cảnh, là bị sửa hết trơn rồi, bị sửa hết trơn rồi, nhưng mà nó đúng, thì đúng là Thượng tọa Giới, do cái suy tính cái đắn đo mà không có tình cảm thương ghét xen vào thì cái này kêu là chân tỷ lượng, và cảnh nó là cảnh tợ đới chất; và đới chất là bị sửa theo cái cộng nghiệp loài người rồi.

Còn bây giờ cũng hình ảnh đó, một cái rồi chư phật tử mới thấy cái nhìn của mỗi loài nó khác nhau, cũng hình ảnh đó thấy Thượng tọa Giới xuống mà không biết là ai. Bây giờ tôi đưa ra có một hình vị sư xuống kìa, thì phật tử nhìn ra ngoài đó thì bây giờ thức thứ 7 moi trong alaya đưa cho thức thứ 6, thức thứ 6 mới đắn đo suy nghĩ, thì trong lúc đắn đo đó mà chưa ra, không biết là ai, vì phân biệt mình chưa có tỏ rõ, chưa có kinh nghiệm, bây giờ vì mình thích Thượng tọa Giới, có cái thương ghét trong đó, thì cái thương ghét chụp mũ lên đó là Thượng tọa Giới, nhưng mà khi ra coi thì không phải, đó là Đại đức Đăng, thì mình không có sự so sánh đắn đo theo cái nhận thức mà đừng có thương ghét trong đó, đừng có tình nhiễm ở trong đó, hễ có thương ghét có lợi hại thịnh suy vinh nhục thì cái nhìn này là cái nhìn của độc ảnh cảnh. Thì cái này không thể kêu là chân tỷ lượng nữa, mà tợ tỷ lượng, giống như là đắn đo giống như là phân tích chia chẻ, nhưng mà thật sự có tình cảm trong đó, thành ra không phải là chân tỷ lượng mà đây là tợ tỷ lượng.

Tôi lấy qua thí dụ thứ hai, đó là nói về con mắt, bây giờ nói về cái lỗ tai để chư phật tử nghe hiểu rõ.

Bây giờ chúng ta đang nghe giảng pháp ở trong này, thì ở ngoài cổng tịnh xá có tiếng kêu. Thí dụ mình vô đây cái cửa mình khóa lại, ở ngoài có tiếng kêu “mở cửa sư Khang ơi”. Thì mình nghe cái tiếng kêu, thì tôi nói: đố quý phật tử biết là ai đó? Thì nếu mà mình chân hiện lượng thì nghe cái là mình biết liền, bởi vì cái kinh nghiệm kiến thức của mình nó đầy nhóc rồi, mà kinh nghiệm kiến thức mình rất là già dặn, vừa nghe qua lập tức mình biết đó là Thượng tọa Giới mà không cần phải suy nghĩ, không cần phải đắn đo, cái alaya nó không có phải suy nghĩ, cái kinh nghiệm kiến thức trong đó tự nhiên nó phát hiện một cách hồn nhiên, nó đưa qua 5 thức đầu, nó đưa qua thức thứ 6, thức thứ 6 bắt đầu trả lời liền, thức thứ 6 không có hoạt động chỉ là một cái cơ quan làm phát hiện cái hiểu biết của thức thứ 8 thôi, mà thức thứ 8 trong khoa học thường kêu là vô thức là cái thức nó làm việc mà thức thứ 6 không biết được cách làm việc của nó, không biết được cách chuyển biến của nó, chỉ có Alahán mới biết được chuyển biến của nó thôi, mà người trời thì chưa có cái Phật tánh thì chưa có thấy chuyển biến của alaya đâu, chuyển biến của alaya rất là phức tạp. Thành ra khi mà nó nghe được vậy rồi thì alaya kinh nghiệm kiến thức của nó bắt đầu đưa qua 5 thức đầu, đưa qua thức thứ 6, thức thứ 6 là cái cơ quan, bây giờ cơ quan này không có hoạt động mà chỉ là làm phát hiện cái hiểu biết của thức thứ 8, cơ quan của thức thứ 6 là cơ quan của sự suy đoán của sự phân tích và diễn dịch, mà bây giờ cái vai trỏ phân tích và diễn dịch của nó không có, mà nó chỉ làm phương tiện diễn đạt phát hiện ra thôi.

Thành ra cái alaya thức thứ 8 này đi qua 5 thức đầu, đi qua thức thứ 6 rồi phát hiện ra, kêu một cách trức tiếp không qua trung gian của thức thứ 6 nữa, mà thức thứ 6 bây giờ trở nên một cơ quan để phát hiện thôi chứ không phải cơ quan để suy nghĩ so sánh tỷ giảo nữa, thì nghe liền lập tức thức thứ 6 nó biết đây là Thượng tọa Giới, không qua một phút suy tư nào hết.

Còn trường hợp thứ hai là nghe tiếng kêu bên ngoài đó, thì chư phật tử nghe mà alaya chưa đủ kinh nghiệm, chưa có kinh nghiệm kiến thức ký ức chưa có già dặn, thành ra mạtna mới moi trong đó, nhưng mà mạtna nó lanh lắm, nếu nó là nhận thức bén nhạy rồi nó moi trong đó là nó phát hiện liền, nó chỉ có một phút suy tư thôi, một giây sátna suy tư thôi, thì suy tư là bắt đầu có cái ngã trong đó rồi, có sự xao động rồi nhưng mà quá lanh, thành ra nó giống như của alaya cũng trực giác như vậy, nhưng mà đã xao động rồi, có tình cảm trong đó rồi, có thiên lệch rôi, có sự sai lạc có sự méo mó rồi, thì nó chỉ một phút đặt xuống là nó trả lời liền, nó cũng giống như cái kia, đây là Đại đức Đăng. Thí dụ, chẳng hạn mình có tình cảm có mến sư mình thấy hình ảnh sư Đại đức Đăng lớn hơn, thì ra coi là Thượng tọa Giới, thì cái này là hiện lượng mà là tợ hiện lượng, cái nhìn này đã méo mó rồi, có tình cảm xen vào trong đó, bắt đầu có không gian tức là có ngã trong đó. Còn cái nhìn alaya là chưa có không gian, chỉ có thời gian thôi.

Hơi khó hiểu hén, nhung mà chúng ta tạm như vậy để rồi sau chúng ta đi sâu một chút nữa chúng ta sẽ hiểu rõ hơn.

Bây giờ chúng ta cũng trở lại cái tiếng kêu đó, nhưng mà qua thế giới của, hồi nãy thế giới hiện lượng đó là thế giới Bát nhã, còn thế giới của tợ hiện lượng đó là thế giới của tư tưởng, thế giới của uế độ, nhưng mà nó na ná, giống như tề thiên với lục nhĩ nhĩ hầu, hai cái nó giống hệt nhau. Te thiên 72 phép biến hóa, thì lục nhĩ nhĩ hầu cũng72 phép biến hóa, cho đến là các bậc Bồ tát còn chưa phân biệt nổi, đi tới địa tạng, địa tạng phân biệt không nổi, phải con đề thính nó mới phân biệt được thôi, nó lắng nghe nó phân biệt được nhưng mà nó nói đừng có đụng tới ổng, đụng ổng quậy chết luôn á, hén, thì phải qua tới Quan Âm, mà Quan Âm cũng chưa nhận định rõ đấy, phải qua tới Như Lai mới nhận định được. Thì chúng ta thấy ở đây nó cũng giống vậy đấy, cũng giống vậy đấy, cái trực giác thức thứ 7 và trực giác thức thứ 8 nó tương tợ nhau, nhưng mà trực giác của thức thứ 7 có một cái khoảng cách tức là có không gian, còn trực giác của thức thứ 8 thì chưa có khoảng cách mà có khe hở, khe hở với khoảng cách nó độc đáo, chư phật tử về chút nữa tôi đọc cái quyển Kim Cang và Tánh không tôi thấy có phê bình chỗ đó, chính cái đó hay tôi phải tham thiền muốn chết luôn, sau này hiểu thì thấy nó hay.

Đó rồi bây giờ cũng cái tiếng gọi đó, chúng ta qua thế giới phàm phu, mà đúng của phàm phu và sai của phàm phu. Cái kia đúng của Thánh nhân, đúng cũng chưa phải của Thánh nhân nữa, nhưng mà của bậc trời, của bậc vĩ nhân, của bậc thiên tài và của bậc nhân tài thôi, cái đó là siêu đó, cõi người ít có được trạng thái đó, trạng thái trực giác mà méo mó của thức thứ 7, và trực giác thẳng băng của thức thứ 8, thì cái đó phàm phu chúng ta chưa đạt đến được, cái đó của cõi trời sắc giớivà cõi trời vô sắc.

Rồi bây giờ nói tới phàm phu của chúng ta ở tại đây, hén. Thì bây giờ nghe có tiếng gọi đó, thì tôi nói: có ai kêu cửa kìa, đố phật tử biết là ai? Thì đây lặng trang suy nghĩ, đây bắt đầu có không gian đấy, suy nghĩ coi tiếng nói đó của ai, mình nghe tiếng quen quen, xuống đây nhiều lần lắm rồi, cái tiếng này quen quá, thì tiếng nói này là của Thượng tọa Giới chớ không ai vô, mà lúc đó chưa có tình cảm xen vô nhen, thì ra đúng là Thượng tọa Giới; thì đây có so sánh có tỷ giảo kêu là tỷ lượng, nhưng mà chân, tức là không có tình cảm xen vào đó.

Còn bây giờ cũng cái tiếng gọi ở ngoài đó, nhưng mà nghe thì mình thấy nó nửa quen mà nửa lạ, cũng có nghe, nghe nhiều lần mà không biết ai, suy nghĩ chưa ra, bắt đầu hình ảnh của sư Đại đức Đăng xen vào, mình mến sư Đại đức Đăng, sư hoạt động rất là hay sư có tài, bây giờ đó là sư Đăng, bị cái này nó lấn lên nó che mất rồi, là do có cái tình cảm trong đó, thì cái này không cỏn chân tỷ lượng nữa, so sánh mà so sánh có tình cảm, ta nói “thuần tình tất đọa” là chỗ này, ta nói “thuần tuởng tất thăng”, hễ tương là chân tỷ lượng, mà tình thì tợ tỷ lượng, thì cái này không còn là đới chất nữa mà là độc ảnh cảnh, cái nhận thức là nhận thức riêng của cá nhân mình chứ không phải nhận thức của cộng nghiệp. Chư phật tử hiểu chưa?

Thành ra cũng một thí dụ đó mà 4 cách nhìn:

– Cách nhìn chân hiện lượng của tánh cảnh, cái nhìn cõi trời vô sắc, của những bậc kinh nghiệm kiến thức ký ức độc đáo, nó phát hiện một cách hồn nhiên thôi không qua sự suy tư. Trong Kinh thường dùng chữ hồn nhiên tôi thấy rất hay, tôi thấy rất khó mà đổi chữ, Duy thức dùng chữ hồn nhiên, tức là đứa bé hồn nhiên là nó không có suy tư gì hết trơn, nhưng mà nên nhớ chưa phải Thánh nhân đấy, nó khó chỗ đó đó.

– Còn cách nhìn thứ hai là cái cách nhìn mà kêu bằng trong ấy kêu là cách nhìn bảo thủ, cách nhìn nguời ta thường kêu danh từ đó là cuồng tín, cách nhìn cuồng tín, nghĩa là mình mến người nào đó là chết sống với người đó thôi, dầu cho nói sai đúng thì kệ nó, miễn mình mến người đó nó lộ ra cái cảm tình mến thôi, bây giờ thiện ác cũng thây kệ, sa đọa xuống địa ngục cũng được nữa, miễn mà quyết định vậy là mình quyết định vậy, thì cái này không còn hồn nhiên nữa mà cách nhìn cuồng tín, cái này nguy hiểm, cũng là trực giác đấy, nghe qua rồi thì chỉ một sátna nghĩ suy thôi thì kết luận liền không cần so sánh không cần phân biệt không cần tỷ giảo gì hết nhất định đó là sư Giác Đăng, thí dụ vậy. Thì cái này ra là Thượng tọa Giới đấy, do cái cuồng tín của mình, cái riêng tư lúc nó lóe lên thôi, đó là kinh nghiệm người độc đáo đấy, cũng là cõi trời không đó, tức là đi tới cõi trời Dục giới, chứ không phải vừa, cái nhìn thường tình của chúng ta mà không đạt tới kinh nghiệm kiến thức ký ức, không đạt tới alaya mà cái nhìn thường ở thức thứ 6 thôi, thì cái này nhờ ở thức thứ 6 đấy, bây giờ nghe cái tiếng đó không biết ai, mình moi trong alaya kinh nghiệm kiến thức ký ức của mình non nớt quá, nó không phát hiện được, mà mạtna nó làm việc chậm quá nó không thể moi trong đó, nó tìm không ra, cũng có lúc nhiều khi cái hình ảnh người đó 3-4 năm rồi bây giờ gặp lại người đó, người đó hỏi cô biết tôi không, hay là anh biết tôi không, thì tôi mới nói xa lạ quá, mà 3-4 năm nay không gặp làm sao moi trong alaya nhớ lại coi nó là ai, không nhớ nổi, mạtna nó làm việc không nổi, con người này cái mạtna ý chí kém không moi ra nổi, thành ra đây moi mà mạtna đi vào trong kho alaya lấy kinh nghiệm kiến thức những cuộc gặp gỡ 3-4 năm về trước, hay 1-2 tháng về trước mà nó mau quên quá nó moi không ra, thì bây giờ nếu nó moi ra nó đưa qua thức thứ 6, thức thứ 6 phải phê phán đắn đo, dùng phưong pháp phân tích diễn dịch quy nạp đàng hoàng để mà lựa chọn nhưng mà không có tình cảm xen vào đó, thì thức thứ 6 làm việc độc đáo á, mình đắc quả sau cũng nhờ thức thứ 6 này đấy, thì cái này kêu là thế giới của đới chất cảnh mà tợ đới chất.

Tợ là gì? Là sửa theo nghiệp người rồi, chứ không phải chân như thức thứ 7, thức thứ 7 đưa sao thì nó đưa vậy, mặc dù nó là méo mó nhưng mà chưa có bắt đầu cải sửa diễn dịch quy nạp gì hết, cứ sao nó chụp lên cái mờ mờ vậy, bắt đầu là mến người đó thì chụp mũ thẳng người đó thôi, chứ không cần biết là lọi hại thịnh suy, lợi hại hay không lọi hại gì chết cũng được, mà xuống địa ngục cũng được, nó không có vấn đề phân biệt đó, không có vấn đề lựa chọn, nó cứ thẳng vào trong đó.

Còn cái này không được, có phân biệt phải quấy tốt xấu, cái này mình nhớ lại coi cái này sao, nếu nhớ như thế này là sai, nhớ như thế này là đúng, mình phải có những cái học kinh nghiệm hồi đó giờ dạy mình, bây giờ muốn phân biệt những cái đó mình phải quy nạp sao phải diễn dịch sao phải suy luận sao đúng hay sai, nhưng mà không được tình cảm xen vô đó, hoàn toàn sống bằng lý trí, cái này thường kêu sống bằng lý trí chưa có tình cảm xen vô, thì cái này mặc dầu là tợ đới chất, đới chất đã tương tợ rồi nghĩa là không còn tánh cảnh nữa mà sửa theo nghiệp loài người, nước thì ra nước, còn máu thì ra máu, mà cái này thật sự nó là không có hình ảnh gì hết mà bây giờ sửa hình ảnh của Thượng tọa Giới rồi, tất nhiên tợ đới chất rồi, nhưng mà nó là chân tỷ lượng, nó là một sự so sánh một sự phân biệt một sự phân tích đúng đắn, nhờ phân tích đúng đắn này chúng ta mới thấy con người là do nhiều duyên hợp lại. Thí dụ như con người tôi hay Thượng tọa Giới do mắt tai mũi lưỡi, do tim gan tỳ phế thận, do đất nước lửa gió tạo nên cái con người của sư, chớ con người của sư không phải là một cái gì cố định trong đó, thì cái nhìn này là cái nhìn đúng đắn dấy, nhưng mà đúng đắn theo người trời, theo uế độ thôi. Chớ thật sự đâu có mắt tai mũi lưỡi, không có cái đó, không có tim gan tỳ phế thận, không có xác thân, không có đất nước lửa gió, mà tất cả chỉ là thức mà thôi, cái nhìn này mới là nhìn đúng, mà cái đúng này là cái đúng Bát nhã. Còn cái nhìn thấy Thượng tọa Giới không phải là một con người cố định mà do mắt tai mũi lưỡi hợp thành, do xác thân không phân biệt nữa mà chụp mũ thẳng kết luận đó là Đại đức Đăng, thì chết rồi, cái này là cái suy diễn chưa có kịp gì hết trơn mà cái chụp mũ tình cảm nó chồng lên trên đó rồi thì cái này không còn là đới chất nữa, không còn vay mượn tánh cảnh nữa, mà là sửa lại cái tình cảm, mà tất cả những tình cảm đều là sai hết, thành ra kêu là tợ tỷ lượng, giống như đắn đo giống như tỷ giảo so sánh, nhưng mà thực sự không có so sánh gì hết mà chụp mũ đại lên thôi, thành ra tương tợ như là chân mà thật sự nó là tợ thì cảnh này không còn đới chất, không cỏn vay mượn nữa, mà độc ảnh một mình ý thức nó chụp mũ vô thôi.

Thế là trong cuộc sống của chúng ta có hai cách nhìn đúng, hai cách nhìn sai.

Thành ra trong Duy thức mới nói là chân hiện lượng và chân tỷ lượng là đúng, là đi tới giải thoát, chúng ta muốn đi tới giải thoát chúng ta phải đi từ chân tỷ lượng rồi mới đạt chân hiện lượng.

Còn hai cách nhìn sai là tợ hiện lượng và tợ tỷ lượng, thành ra hai cái tọ hiện lượng và tợ tỷ lượng kêu là phi lượng. Phi là gì? Phi là chẳng phải, lượng là nhận thức, là không phải nhận thức, cái đó không phải là hiểu biết, cái hiểu biết sai thì không kêu là hiểu biết được.

Thành ra chúng ta thấy cái tợ tỷ lượng tuy nó là thế giới của phàm phu nhưng mà nó đưa chúng ta tới giải thoát, đưa chúng ta tới giải thoát, thế giới của diễn dịch, thế giới của quy nạp, thế giới của khoa học, hay nói đúng thế giới khoa học muốn làm cái gì nó phải diễn dịch, nó phải quy nạp, nó phải lấy công thức chung, thành ra khoa học bây giờ khoa học đứng hàng đâu, tất cả tôn giáo nào mà không có khoa học đều bị sụp đổ hết, khoa học khi nó ra rồi thì tất cả tôn giáo mê tín dị đoan đều phải ngã nhào hết, sụp đổ hết; rồi cái chân lý nào, cái tôn giáo nào đúng đắn thì được xiển dưong rồi đi tới cao. Thì chúng ta thấy khoa học càng tiến triển chừng nào thì Phật giáo càng lên cao chừng nấy, khoa học chứng minh một phần nào của Phật giáo, còn tất cả tôn giáo nào không có khoa học, mê tín dị đoan đều phải sụp đổ lần lần, khoa học gạt tiêu hết.

Nhưng mà nên nhớ, khoa học cũng là thế giới của chân tỷ lượng mà thôi.

Còn muốn đạt tới chân hiện lượng thì khoa học đành bế tắc thôi, đành đầu hàng thôi. Khoa học chỉ mới biết thế giới sắc uẩn thôi, còn thế giới của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn thì khoa học khó tìm thấy, cái đó là phải nhìn bằng con mắt Bát nhã chứ không phải nhìn bằng con mắt phân tích, con mắt của diễn dịch nữa. Chúng ta phải hiểu cái đó, sau chúng ta đi sâu vào Duy thức chúng ta sẽ hiểu.

Thành ra tóm lại, trong cuộc sống chúng ta có hai cách nhìn là:

– Cách nhìn trực giác là Bát nhã.

– Và một cách nhìn tư tưởng suy diễn là tư tưởng.

Cách nhìn tư tưởng là cách nhìn uế độ nhưng mà nó cũng có cái đúng của cõi uế độ, tức là kêu là chân tỷ lượng là cách nhìn do sự phân tích do sự diễn dịch do sự tổng hợp quy nạp lại mà nó đúng đắn thì kêu nó chân tỷ lượng; Một cách nhìn mà chúng ta có tình cảm xen vào đó để chúng ta chụp mũ lên trên đó không còn suy diễn không còn phân tích không còn tổng hợp nữa mà kết luận ẩu đó là thế giới thường tình của chúng ta, kêu là thế giới của tợ tỷ lượng, thế giới này sẽ đi xuống sa đọa; còn thế giới tỷ lượng tuy là nó không phải đưa đến giải thoát, nhưng mà nó là phưong tiện thù thắng nhất, cái lý trí thù thắng nhất để con người nhận được Bát nhã. Bát nhã không phải là một sự phân tích diễn dịch mà là một sự nhận lại, mà nhận lại khi thế giới nó là thế giới tánh cảnh là tùy thế giới chuyển biến nhanh rồi nó xuống cấp, xuống cái hình thứ hai, và xuống phần thứ ba mặt trăng thứ ba, tới đây là dừng, tới đây cái xuống cấp của nó là chậm rồi, bây giờ mới bị thế giới đới chất cảnh dung thông nó, dung thông nó mà qua tới thế giới thọ cảm, chúng ta nên nhớ hai cái nó đi ngược nhau: một cái đi từ thế giới chuyển biến đứng lặng thật nhanh, rồi xuống mặt trăng thứ hai chuyển biến đứng lặng chậm lại, rồi tới mặt trăng thứ ba chuyển biến đứng lặng thật chậm tức là nó muốn hiện hình rồi đấy, nó đã cô đọng lại rồi đó. Nghe hiểu không? Phật tử hỏi tam thiền? Tam thiền nó thuộc về độc ảnh cảnh, tứ thiền nó mới qua đới chất cảnh, thì tứ thiền là bất lạc bất khổ thọ tức là nơi đây mất luôn xác thân.

Thí dụ như hôm trước chúng ta có nói như cái hơi thở chẳng hạn như là:

– Hít vô thở ra đếm một, hít vô thở ra đếm hai,… đếm tới 10 đó là tầm; cái thứ hai là sát là hít vô thở ra khỏi đếm. Hai cái này cỏn thô tháo lắm.

– Còn qua nhị thiền thì tự nhiên hơi thở với tâm nó khắng chặt với nhau thì chúng ta dầu bây giờ muốn nghĩ cái gì cũng không nghĩ được, không cần tranh chấp nữa, như con trâu mà chúng ta đã bỏ vàm, thì lúc bây giờ có cái trạng thái hỷ, hỷ tức là có người hỷ và có đối tượng được hỷ.

– Bây giờ chúng ta chìm đắm trong trạng thái đó mất luôn con người, chỉ còn trạng thái hỷ thôi, thì đó kêu là lạc là tam thiền.

– Rồi qua tới tứ thiền mất luôn cái lạc mất luôn hơi thở, cái kia mất luôn con người chỉ còn hơi thở thôi, bây giờ tứ thiền mất luôn hơi thở tức là con người không còn xác thân nữa, thì bắt đầu cõi trời Sắc giới. Đen đây là chấm dứt thì chúng ta mới chuyển qua cõi trời Vô sắc.

– Cõi trời Vô sắc, bây giờ mới từ đó quán tưởng xác thân chúng ta là hư không, cái tâm cũng hư không và hoàn cảnh xung quanh là cũng là hư không, tức là: không vô biên xứ. Nhưng mà nên nhớ đứng trên phưcmg diện xao động chứ không phải đứng trên phương diện vắng lặng, bỏ cái xao động thô tháo qua cái xao động vi tế, chúng ta nên nhớ cái hư không là cái thấp nhất, cái xao động bắt đầu là vi tế nhất của cái xao động.

Thì bây giờ cái xao động nó càng vi tế hơn nữa, thì nó thấy được nó dung thông được với cái đứng lặng của mặt trăng thứ 3, nên nhớ mặt trăng thứ 3 bây giờ nó chuyển biến xuống đây là chuyển biến quá thấp, nó cái hình tướng cái đứng lặng bắt đầu muốn hiện hình đấy, tức là nó cô đọng quá rồi, thành ra cái chuyển biến của thức thứ 6 ở đây bắt đầu đi từ cái nhanh, đi từ cái thấp cái thô tháo mà đi qua cái vi tế, mà cái kia đi từ cái vi tế xuống cái thô tháo, hai cái nó đi ngược nhau, thành ra đây nó dung thông được với cái đứng lặng, nó thoáng thấy được cái đứng lặng, thành ra kêu là thức vô biên, tức là nơi đây chưa có không gian mà chỉ có thời gian thôi. Hồi nãy không gian đó chỉ có không gian và thời gian nó hòa hợp với nhau, rồi nơi đây không gian bị hóa giải bị biến mất còn có thời gian, kêu thức vô biên tức là nơi đây chưa có 10 phương mà chỉ có hiện tiền, nhưng mà đứng trên phương diện xao động nhen.

Rồi khi cái xao động nó nhẹ thêm nữa nó vi tế nữa thì nó sẽ thấy được cái hoàn toàn phi không gian phi thời gian, rồi nó mới tưởng tượng ra cái phi không gian phi thời gian do tư tưởng mình hiện ra thì kêu là vô sở hữu xứ, tức là nơi đằy chẳng có không gian, chưa có không gian mà chưa có thời gian. Rồi mới đi sâu vào nữa thì mới có phi tưởng phi phi tưởng, cái thức nó càng trong sáng càng ít xao động nữa thì nó mới nhận thấy rằng trong cái phi không gian phi thời gian này vẫn có thời gian và không gian tương ưng, tới đây muốn cao nữa thì nó phải đi qua cái mạtna, đi qua tới mạtna. Thì chúng ta thấy đây là cảnh giới của cõi trời Vô Sắc, nếu vượt lên nữa đi qua mạtna, nhưng mà cõi trời Vô sắc không đi nổi, tới đây chấm dứt.

Đây là tất cả 8 giới lục đạo luân hồi, tôi thường kêu bát đạo luân hồi là 8 giai đoạn của luân hồi sanh tử. Tới đây ngoại đạo, lúc bấy giờ ngoại đạo tới đây là hết, Đức Phật chưa ra đời chỉ có bấy nhiêu thôi.

Còn Đức Phật ra đời mới có cái đứng lặng, mới có cái đứng lặng. Thì cái đó khi khác, giờ giảng nữa chư phật tử nắm không được, nó tùm lum hết, hén.

Bây giờ chúng ta trở lại. Chúng ta trở lại, thì chúng ta thấy rằng, trong Duy thức học thường nói, thí dụ bây giờ mình nhìn cái đồng hồ đi, tất nhiên ban đầu nó có con mắt là nhãn căn, đúng ra không phải là con mắt mà kêu là nhãn căn mới đúng. Cái căn có nhiều cái căn lắm: phù trần căn, tịnh sắc căn, thắng nghĩa căn, đệ nhất thắng nghĩa căn. Thì cái căn đầu tiên căn phát hiện từ tướng phần của alaya thì chúng ta thường kêu là cái nhìn, do duyên con mắt do duyên sắc trần phát hiện nhãn thức, thì con mắt cũng là tướng phần của alaya tức là cũng thức biến thôi, còn cái đồng hồ là cảnh cũng là tướng phần của alaya cũng là thức biến thôi, nhãn thức là cái nhìn, mà chúng ta thấy cái nhìn đó chỉ có phóng tầm mắt thôi mà chưa có biết cái gì hết trơn á, thành ra Duy thức thường thường bỏ giai đoạn này qua cái thọ.

Cái thọ tức là có một phần nào tác ý thì tức là điểm gặp gỡ của ba pháp này: căn trần thức có tác ý mới có cảnh vật lù lù kêu là hư minh le lói chiếu soi, dường như có vật dường như chưa vật, nhưng mà vật gì cũng chưa biết, chừng nó xuống tới mặt trăng thứ ba thì cái hình bắt đầu cô đọng mà hình gì cũng chưa biết, bây giờ thức thứ 6 mới xen vô mới chụp mũ nó, bây giờ mới dung thông, thì bây giờ thức mới phát hiện đấy, phát hiện mới sửa cái hình ảnh cô đọng rõ ràng đó là cái đồng hồ và bắt đầu đi xuống hư minh le lói chiếu soi là có tình cảm, tức là đồng hồ mình thích hay mình ghét, rồi đi tới vọng tưởng kiên cố nữa thì cái đồng hồ này trở nên vật chết cứng, tức là chỉ còn có không gian thôi mà thời gian chưa có. Rồi bây giờ mới dùng, cái đó là cái đi từ alaya đi qua phần xao động mới đi xuống mạtna, mạtna mới đưa qua thức thứ 6, thức thứ 6 mới dung thông với cái đứng lặng của thức thứ 6 rồi mới chụp mũ lên. Chúng ta thấy 5 thức đầu nó chuyển biến nhanh hơn thức thứ 6, nó là mặt trăng thứ hai, thành ra chúng ta mới thấy cái khó khăn đó là: tại sao thấy 5 thức đầu nó là mặt trăng thứ hai mà nó lại có lạc thọ khổ thọ, do cái xao động thức thứ 6 nó chụp mũ lên nhưng mà nó lại không có hỷ ưu, nó không có hỷ ưu. Hỷ ưu là của thức thứ 6 có: lạc thọ khổ thọ có hỷ có ưu. Còn 5 thức đầu có hỷ lạc thôi, có lạc thọ khổ thọ mà hỷ ưu thì không có, là bởi vì 5 thức đầu cái đứng lặng của nó chuyển biến quá nhanh, thành ra thức thứ 6 nó cải sửa, mà cải sửa phần nào mà đứng lặng chậm thôi, mà chuyển biến quá nhanh nó cải sửa được một phần lạc thọ khổ thọ, cỏn cái hỷ ưu nó xuống dốc nữa, nó chỉ chụp mũ lên thôi, thành ra nó đặc biệt của thức thứ 6 chứ không phải của 5 thức đầu. Cái này đòi hỏi chư phật tử phải tham thiền cho sâu xa mới thấy được, chứ cái diễn tả tôi chỉ diễn tả như vậy thôi. Rồi đi xuống tới thấp nữa, thức thứ 6 nó chụp mũ lên vọng tưởng kiên cố thành ra là pháp trần.

Chứ ban đầu ban đầu nó có con mắt tiếp xúc sắc trần phát hiện nhãn thức. Nhãn căn đây tức là một khối lù lù tức là chỉ là điện tử, còn sắc trần đây cũng chỉ là một mớ điện tử thôi, còn nhãn thức đằy cũng là một mớ điện tử thôi, thành ra chúng ta kêu là cái nhìn, “nhìn mà không thấy”.

Còn qua cái thứ hai là thấy là bắt đầu có hình mà chưa có tướng, vật này nó trở nên hơi rõ rệt một chút kêu là khối lù lù, mà chúng ta kêu là hư minh le lói chiếu soi, thì chúng ta kêu là cái thấy, “thấy mà chưa biết”.

Còn qua cái thứ ba mới là biết mà có phân biệt, thì cái phân biệt mới là thức xen vào, mới sửa lại hết trơn những cái thấy lờ mờ và những cái thấy lù mù của vọng tưởng kiên cố, thành ra bây giờ mới có thọ uẩn và sắc uẩn.

Thành ra cái tu tập chúng ta, chúng ta nên nhớ chúng ta lấy cái mặt trăng thứ ba tức là vọng tưởng dung thông của đứng lặng của thức thứ 6 thì chúng ta mới chiếu phá đầu tiên là chiếu phá vào sắc uẩn, còn cái thọ uẩn chúng ta chưa rớ tới được, đó là đắc quả Nhập Lưu đấy. Cái sắc uẩn là gì? sắc uẩn là: đi đứng ngồi nằm, ăn mặc nói làm, thức ngủ sống chết, đó là cái chuyển biến, cái động tác của xác thân, thì chúng ta để ý cái đó chúng ta dễ nhìn thấy.

Thí dụ:

Bây giờ tôi đi thì xác thân đi hay cái biết đi? Chư phật tử thấy cái nào đi? Bây giờ tôi đứng dậy tôi đi nè, thì cái xác thân tôi đi hay cái biết, tôi biết tôi đi, cái biết này đi? Cái nào đi? À, cái xác thân phải đi, chớ cái biết tôi làm sao đi được.

Bây giờ tôi đi đã rồi tôi mỏi chân tôi ngồi xuống, thì xác thân tôi ngồi. Chu phật tử biết mình ngồi không? Có khi không biết đấy, có khi biết có khi không biết đấy. Thành ra trong Kinh kêu “biết đó là tỉnh thức”, mà “không biết đó là vô tri”, chúng ta thuờng sống trong trạng thái vô tri, kêu là không có ý tứ, có khi mình ngồi có một đống nước ở đó mình ngồi bẹp đống nước mình không hay, tới chừng ướt cái mông hết thì mình mới giựt mình, thì cái này là trạng thái không hay, ngồi mà không biết.

Thành ra trong thiền luôn luôn phải tỉnh thức, là luôn luôn mình phải biết hành động của mình trong mỗi lúc, mà cái biết đó chỉ là nhất niệm thôi, biết mà cải sửa chỉ là nhất niệm thôi.

Còn biết mà lặng lẽ nhìn nó như nó đừng cải sửa gì hết, trạng thái này là tỉnh thức là Bát nhã.

Coi chừng đấy.

Chúng ta một là không biết tức là sống tạp niệm, đang đi muốn ngồi xuống thì ngồi rồi không thấy cái vũng nuớc đó mình ngồi tuốt trên vũng nước, mình đang đi đó muốn ngồi xuống, nói mỏi chân quá giờ muốn ngồi nhưng mà đầu óc lo nghĩ chuyện khác, nghĩ không biết bữa nay vô trả bài cho Sư không biết trả được không, ngồi bẹp xuống cái vũng nước, thì trạng thái này là trạng thái tạp niệm.

Còn bây giờ ngồi mình dòm xuống tập trung coi có nước hay không, thì tập trung mình thấy nước mình tránh chỗ khác, mình thấy nước mình thấy ghét quá, thì bây giờ lại là cái nhất niệm khác nữa.

Còn thấy nước là nước, mình tránh mình biết mình tránh.

Thì cái nhất niệm với cái vô niệm nó nhích nhau đường to kẽ tóc thôi, nhích nhau đường tơ kẽ tóc thôi.

– Cái tạp niệm là cái làm mà không ý thức. Như tôi nói hồi nãy, thí dụ cái vũng nước mình không hay, mình đi mỏi chân quá muốn ngồi xuống thì cứ ngồi đại thôi, nhưng mà cái tư tưởng mình đang nghĩ một chút nữa vô ông sư bắt trả bài không biết làm sao, lo nghĩ như vậy ngồi bẹp trên cái vũng nước. Trạng thái đó là trạng thái vô tri hay trạng thái tạp niệm, cái thân ở đây mà cái tâm ở chỗ khác.

– Còn bây giờ nhất niệm, ngồi dỏm coi có cái gì ở đó không, không có gì ở đó mới ngồi, có vũng nước rồi quét bỏ, hoặc là thấy ghét quá ông nào bữa nay làm gì dơ dáy không chịu quét, không chịu sạch gì hết, thì cái trạng thái này lại là nhất niệm khác nữa, nhất niệm mà có phê phán.

Còn nếu mình thấy vũng nước minh lặng lẽ mình thấy rồi lặng lẽ mình tránh mà cái tư tưởng không khởi lên. Thì trạng thái này là vô niệm của tỉnh thức. Khó à.

Chúng ta thấy thực hành là cả vấn đề, đây là lý thuyết thôi đấy, chúng ta thấy làm là cả một vấn đề đấy. Thì luôn luôn chúng ta phải có một sự vô niệm, mà muốn đi qua vô niệm thì phải đi qua nhất niệm, còn nhu trạng thái tạp niệm hồi nãy thì thôi không xài đuợc chúng ta cứ mãi lang thang trên con đuờng luân hồi vô định.Chúng ta phải qua nhất niệm.

Đó thì cái nhìn Nhập Luu là cái nhìn tỉnh thức, thì luôn luôn thấy sự vật y nhu là sự vật, đi biết đi, đứng biết đứng, ngồi biết ngồi, nằm biết nằm,…. mà luôn luôn trở về với cái biết. Rồi ngồi trên cái vũng nước thì phải biết, nhưng ngồi trên đó rồi không có phê phán, mình ngồi trên đó rồi mình thấy vũng nước mình bực mình, thì lúc bây giờ cái vô niệm mất, bây giờ trở về cái nhất niệm. Thì chúng ta thấy hai cái nó khác nhau, hai cái nó khác nhau.

Cái kia cái nhất niệm là tập trung vào đó, biết đây là vũng nước bắt đầu có thương ghét trong đó, thì cái vũng nước là thế giới của đới chất, mà khi mình thương ghét mình không thích vũng nước này, ông chủ nhà này, người bạn giúp việc cho mình tệ quá để vũng nước dơ dáy như vầy, thì bây giờ chúng ta bắt đầu qua độc ảnh cảnh.

Còn như thấy vũng nước là vũng nước là thế giới của đới chất, mà không thương ghét gì trong đó thì chúng ta nhận lại thế giới tánh cảnh, chạy về với cái biết thôi chớ đừng chạy theo thế giới đới chất, thì thấy trong ngay cái thế giới đới chất này có một cái gì mới lạ trong đó. Cái này tôi giảng sơ thôi hén, thì chúng ta phải hiểu như vậy. Khi qua cái đó chúng ta đắc quả Thánh đầu tiên là Nhập Lưu, thì cái sắc uẩn này chúng ta đã chuyển hóa nó được.

Bây giờ qua cái thọ uẩn, là những cảm giác khởi lên nơi xác thân chúng ta. Cảm giác thì có lạc thọ, khổ thọ. Khi mình có cái cảm giác lạc thọ thì đó cái thế giới của độc ảnh đấy, từ đới chất mà đi xuống độc ảnh đấy, mà nếu mình nhận được ngay thế giới lạc thọ này mà tỉnh thức thì cái lạc thọ này biến mất, thì nó qua bất lạc bất khổ thọ.

Còn nếu mình tập trung, mình không nhận được cái lạc thọ này thì nó sẽ xuống cái hỷ, rồi nó xuống cái tán thán, rồi trú ở ái trước thì xuống tới địa ngục.

Chúng ta thấy cái lạc thọ này chúng ta phải nhận nó, mà nếu nhận không được thì nó xuống cái hỷ, mà nhận không được nữa nó xuống tán thán, mà nhận được ngay cái tán thán thì chúng ta đưa nó lên hỷ, chúng ta không thích nó chúng ta dùng cái thiền định chúng ta đưa nó lên hỷ; còn từ cái hỷ chúng ta đưa qua cái lạc, đưa không được thì chúng ta nằm ở cõi trời sắc giới của tam thiền.

Còn bậc Thánh nhân thì người ta nhận được nó thôi, mà người ta trở về với cái biết, cái bất biến, khi người ta dùng cái bất biến người ta chiếu soi nó thì tất nhiên nó sáng tỏ là nó biến mất, cái tán thán nó qua cái hỷ, mà cái hỷ người ta dùng cái Phật tánh chiếu soi nó qua cái lạc.

Thành ra cõi trời sắc giới, Nhập Lưu, Nhất Vãng Lai, Bất Lai nó tương đương với nhau. Một cái dùng phương pháp tập trung để mà thăng hoa cái nhận thức lên, thăng hoa cái cảm giác lên. Một cái dùng cái bất biến, cái đứng lặng liên tục để mà thấy rõ nó. Hai cái nó có khác nhau một chút, khác nhau một chút thôi.

Thì đó là chúng ta đi qua một cái thọ uẩn, mà đi tới thọ uẩn mà lạc thọ mà chúng ta chiếu phá nó, dùng đứng lặng chiếu phá nó, thấy rõ nó thì nó sẽ biến mất thì nó sanh ra cái bất lạc bất khổ thọ.

Tất cả những cái độc ảnh cảnh khi thấy nó là nó phải biến mất thôi. Bởi vì nó không có cái nền tảng, nó nương vào đới chất cảnh để mà chụp mũ lên, thành ra không có nền tảng, khi thấy rõ nó là biến mất.

Khi thấy rõ được cái khổ thọ, mà nếu chúng ta không thấy thì nó sẽ là ưu tức là than van, rồi mà than van chúng ta không nhận được nữa thì than khóc, mà không nhận được đi tới đập ngực rồi bất tỉnh là đi tới địa ngục. Còn nếu chúng ta nhận được nó, nó đi qua cái bất tỉnh đi qua than khóc, mà than khóc chúng ta đè nén nó chúng ta thăng hoa lên thì tới than van, rồi cái than van chúng ta thăng hoa lên nữa thì qua tới cái ưu, rồi cái ưu chúng ta đè nén nó nữa thăng hoa cái nhận thức lên nữa thì tất nhiên nó qua cái khổ thọ; còn khổ thọ chúng ta không chấp nhận, chúng ta coi nó như cây gai chúng ta thăng hoa lên nữa thì nó qua bất lạc bất khổ thọ, thì chúng ta nhập vào tứ thiền của cõi trời sắc giới.

Còn bên Bát nhã thì chỉ chiếu phá thôi, Phật tánh càng ngày càng liên tục, càng chiếu phá thì nó biến mất.

Nhưng mà qua tới thế giới của bất lạc bất khổ thọ thì thế giới không phải là độc ảnh cảnh nữa, mà bắt đầu qua đới chất cảnh. Đới chất cảnh là cảnh gì? Là cảnh nó có dính liền với Phật tánh, nó từ thế giới tánh cảnh mà nó dung thông với nhau, nghĩa là có lúc nó là tánh cảnh có lúc nó là đới chất, có lúc nó là xao động có lúc thì nó đứng lặng, hai cái này khó mà phân biệt được, khó mà phân biệt được.

Còn thế giới độc ảnh cảnh thì dễ thôi, đó là thế giới hoàn toàn của chụp mũ, nghĩa là nó không có tánh cảnh, không có cảnh thật trong đó, mà đó là do thế giới đới chất chụp lên một lớp nữa.

Cỏn thế giới đới chất là thế giới dính liền với Phật tánh. Thành ra tôi thường thí dụ thế giới của tánh cảnh là thế giới sóng, còn thế giới của đới chất cảnh là sóng con chó sóng con bò con trâu, con chó con bò con trâu thì không có nhưng mà nó nương vào sóng mà có, mà sóng là thế giới của tánh cảnh, còn sóng con bò, con chó, con trâu là thế giới đới chất do nghiệp người. Thí dụ người thấy đó là con chó, nhưng mà loài bỏ thì nó thấy là khác, còn con trâu nó thấy là khác; cũng như loài người thấy là nước, loài thủy tộc nó thấy là nhà ở là không khí của nó,…. thì nó vẫn nương vào sóng mà chụp mũ thành sóng con bò con chó con trâu.

Còn bây giờ mình thương ghét con bò con chó con trâu, cái thương ghét này từng cá nhân riêng nữa. Thì khi mình thấy rõ cái thương ghét này rồi thì cái thương ghét không có mà hiện ra toàn là con bò con chó con trâu thôi, hiện ra thế giới của đới chất. Nhưng mà khi rõ thế giới đới chất rồi, chính ngay thế giới đới chất có thế giới tánh cảnh, nhìn con bỏ con chó con trâu mình sẽ thấy chỉ là sóng thôi.

Thành ra chúng ta thấy thế giới đới chất cảnh khi chúng ta thấy đó thì nó không biến mất được, mà nó là thế giới của cộng nghiệp, muốn biến mất nó thì chúng ta phải qua thế giới cộng nghiệp khác.

Thí dụ chết đi tôi bỏ thế giới của loài người tôi qua thế giới của loài cá, thì bây giờ thế giới đới chất cảnh mới bỏ được. Hoặc là tôi thành Alahán tôi nhập pháp giới, thì bây giờ tôi từ pháp giới của loài người tôi hạ thấp xuống thế giới của loài cá thì tôi sẽ thấy thế giới đới chất này biến liền.

Thành ra thế giới đới chất cảnh là thế giới nó dính liền với tánh cảnh, thế giới của cộng nghiệp. Mà muốn xóa bỏ thế giới cộng nghiệp này chúng ta phải chết đi và thần thức của alaya chúng ta phải chuyển biến qua một cái cộng nghiệp khác, hoặc là đắc quả Alahán chúng ta nhập pháp giới này chúng ta nhập qua pháp giới khác.

Còn thế giới độc ảnh cảnh thấy là nó biến mất.

Thành ra tôi thường nói thế giới độc ảnh cảnh thấy nó biến mất. Thế giới đới chất cảnh thấy là nó hiện nguyên hình, nguyên hình của nó là không có hình tướng mà chúng ta chụp mũ thành ra hình tướng, thành ra kêu tương tợ như tánh cảnh mà là đới chất. Quý vị thấyy có rõ không?

Thì tu tập chúng ta có như vậy đó, rồi sau này chúng ta đi vào bài Kinh Sáu Sáu chúng ta mới thấy rõ hơn. Bài Kinh Sáu Sáu, cái đầu tiên của bài Kinh Sáu Sáu là: Tất cả 36 pháp không phải là ta không phải là của ta không phải là tự ngã của ta. Cái này là cái cốt lõi của Đạo Phật đấy, không nắm được cái này là không đi vào quả Thánh Nhập Lưu được. Thành ra bài Kinh Sáu Sáu trình bày 6 lần 6 là 36 pháp, do con mắt tai mũi lưỡi thân và ý, thì toàn thể võ trụ nhân sinh và võ trụ quan đều nằm ngay trong đó, thì 36 pháp này không phải là ta không phải là của ta không phải là tự ngã của ta, nếu quán được cái này chúng ta mời trở về cái bất biến.

Thí dụ như bây giờ tôi đi thì tôi biết tôi đi, thì xác thân tôi đi chớ cái biết đâu có đi. Rồi tôi đứng thì xác thân tôi đứng chớ cái biết đâu có đứng; khi tôi tôi đi mau thì xác thân tôi đi mau, chớ cái biết có đi mau không? Cái biết cũng vẫn không mau. Rồi bây giờ tôi cảm giác vui, thì cái xác thân dây thần kinh cảm giác của tôi vui, tôi biết rằng tôi đang có cảm giác vui, thì cái cảm giác của xác thân vui chớ cái biết đâu có vui. Rồi bây giờ cái cảm giác của tôi khó chịu tôi khổ, thì cái cảm giác này khổ, chớ còn cái biết đâu có khổ, cái biết cũng vậy thôi.

Nhưng mà cái biết của xác thân với cái biết của cảm giác này khác hay là một thứ? Khác hay là một thứ? Chu phật tử phải để ý à, tự mình phải để ý chớ cái gì cũng để tôi thì không được đấy. Như vậy thì bây giờ tôi biết cái xác thân tôi đang đi, tôi biết xác thân tôi đang ngồi, tôi biết xác thân tôi đi chậm, tôi biết xác thân tôi đi lẹ, như vậy xác thân tôi đi chậm, xác thân tôi ngồi, xác thân tôi đi lẹ,…. Cái biết có đi không? có ngồi, có đi lẹ, đi chậm không? À, không.

Bây giờ tôi qua cảm giác. Thí dụ tôi đau cái răng, nhức cái răng thì cái răng tôi nhức, cái dây thần kinh của cái răng nó nhức, tôi biết nó nhức, thì cái biết này có nhức không? À, cái dây thần kinh nhức thôi, cái tủy sống trong dây thần kinh chúng ta kêu là cái gì đó, cái răng nhổ đi dây thần kinh kêu bằng chết tủy trong đó, khi mà để thuốc vô thì nó chết cái gì đó, kêu cái gì tôi quên rồi, thì chúng ta thấy rằng cái đó nó nhức, nhung mà cái răng đứt cái đó rồi, để thuốc chết cái đó thì cái nhức không còn. Nhu vậy chính cái đó nó nhức hay cái biết tôi nhức? À, cái răng nó nhức chớ cái biết không có nhức. Rồi bây giờ khi hết nhức thì dây thần kinh tịnh sắc căn hết nhức, còn cái biết tôi có hết không? có hết nhức không? Không, nó biết rằng dây thần kinh hết nhức.

Như vậy cái biết của cảm giác này với cái biết của xác thân nó giống nhau hay không? Giống không? Giống thì 10 roi. Vậy giống hay khác?

Thí dụ mình đi mình biết mình đi nè. Phải vậy không. Thì cái xác thân đi hay cái biết đi? À, xác thân đi.

Bây giờ xác thân ngồi, thì cái biết nó biết xác thân ngồi. Như vậy cái biết ngồi hay xác thân ngồi? À, xác thân ngồi.

Còn bây giờ cái răng tôi nhức, thì tôi biết cái răng nhức. Thì cái răng nhức hay cái biết nhức? À, cái răng nhức.

Bây giờ cái răng hết nhức. Thì cái răng hết nhức hay cái biết hết nhức? À, cái răng hết nhức.

Vậy thì cái biết cảm giác này với cái biết xác thân đó là một cái biết hay là hai cái biết? Một hay hai. Sao gọi là một, sao gọi là hai, sao gọi là không phải một không phải hai? Cho thí dụ đi chớ.

Đi, cái biết nó không có đi. Bây giờ cái xác thân nó mệt mỏi quá nó ngồi. Thì xác thân ngồi hay cái biết ngồi? À, xác thân ngồi.

Bây giờ qua tới cảm giác. Bây giờ tôi nhức cái răng quá, thì cái răng tôi nhức hay cái biết nhức?À, cái răng nhức. Cái biết có nhức không? À, không. Còn bây giờ tôi nhổ bỏ cái răng tôi hết nhức, thì cái răng hết nhức hay cái biết hết nhức? À, cái răng hết nhức.

Nhu vậy cái biết cảm giác này với cái biết xác thân là một cái biết hay là hai cái. Cái này tôi nói Bát nhã đấy, chớ chua nói qua tu tưởng đâu, tư tưởng lại khác nữa.

Thành ra nói cái biết xác thân đi với cái biết cảm giác đau khổ hay là không khổ, nếu nói là hai thì trật, mà nói một thì sai, nó khó chỗ đó, thật ra nó là một thôi, nhưng mà nếu một tại sao Nhập Lưu lại không biết được cái cảm giác mà phải qua Nhất Vãng Lai và Bất Lai, nếu nói một thì Nhập Lưu người ta cũng biết cái Phật tánh, người ta cũng biết được cảm  giác, Nhập Lưu không biết được cảm giác mà chỉ biết được xác thân thôi, Nhập Lưu chỉ trừ được sắc uẩn mà chưa trừ được thọ uẩn. Như vậy cái biết của Nhập Lưu khác cái biết Nhất Vãng Lai là sao? Cái đó tôi giảng thường là Nhập Lưu, Nhất Vãng Lai thì cũng là một Phật tánh đó thôi, nhưng mà Nhập Lưu thì cái biết nó không có liên tục, cỏn Nhất Vãng Lai cái biết cũng là Phật tánh đó thôi nhưng mà nó liên tục, thành ra nói về Phật tánh cái thể thì Nhập Lưu, Nhất Vãng Lai là một thứ, còn nói về diệu dụng thì hai cái phải khác nhau, khác nhau là vì Nhập Lưu có 1/4 thôi, còn Nhất Vãng Lai và Bất Lai người ta 2/4 và %, cũng là Phật tánh thôi. Bây giờ nếu 1/4 Phật tánh chiếu soi nó mờ ám nó không chiếu soi được cảm giác, mà nó chiếu soi được cái thô tháo là xác thân thôi; còn khi được 2/4 và 3/4 cái Phật tánh nó liên tục thành ra nó chiếu soi qua tới cái cảm giác. Còn qua tới tư tưởng Nhập Lưu, Nhất Vãng Lai, Bất Lai cũng chưa có chiếu soi nổi đâu, cái đó phải qua Alahán lận.

Thì chúng ta thấy cái Phật tánh chúng ta khó mà nói nó là một hay là khác, nhưng mà thật sự nói về cái thể thì một thôi, còn nói về cái diệu dụng cái tác dụng của nó thì tất nhiên là phải khác, mỗi cái có tác dụng khác nhau hết á, thì nó phải khác, nhưng mà đứng về Bản thể Phật tánh thì nó vẫn là một thứ Phật tánh. Thành ra tôi nói Nhập Lưu Phật tánh với Như Lai là một thứ, nhưng mà nói một thứ thì sai, nếu nói cái thể Nhập Lưu với Như Lai một thứ, còn nói về diệu dụng thì hỡi ơi khác nhau rất nhiều, khác nhau rất nhiều. Như Lai người ta nhập pháp giới nhập vô lượng pháp giới; Nhập Lưu đâu có nhập cái gì, nội có cái xác thân không mà làm chưa xong nữa. Nhưng mà không phải hai cái Phật tánh đâu. Chúng ta phải hiểu như vậy.

Thành chúng ta mới thấy sự tu tập chúng ta sáng tỏ hơn, nó sáng tỏ hơn. Hôm nay giảng nhiêu thôi hen. Giờ còn 15 phút nữa, ai hỏi gì không? Kỳ tới giảng lại nữa, cái bảng này tôi sẽ sửa lại nữa, cái này chúng ta thấy rằng ở đây có một sự lộn xộn, hén, chư phật tử lật lại coi đó. Thì alaya của võ trụ, do một niệm bất giác tức là căn bản vô minh mới lọt xuống alaya cá nhân, tức là chân vọng hòa hợp. Thì ở đây chúng ta thấy chúng ta trình bày 4 cái thôi:

– Một là nhận thức.

– Hai là đối tượng nhận thức.

– Ba là cái tánh chất của sự vật, tức là thiện ác vô ký đấy.

– Thứ tư là cảm thọ.

Bốn cái đó thôi. Thì ở đây chúng ta thấy:

– Cái đầu là hiện lượng tánh cảnh thì đúng rồi đó, là alaya cá nhân.

– Cái thứ hai, cô Thiền hỏi mà tôi không để ý, nó dư, chiếu soi và tự chiếu soi, ở dưới còn thêm đứng lặng nhập vào đứng lặng, thì ông nội nó chiếu soi tự chiếu soi tức là đứng lặng nhập vào đứng lặng, một cái thôi làm chi tới hai cái. Mà hôm đó sao tôi không thấy, bây giờ tôi thấy đứng lặng nhập vào đứng lặng là cái gì? Tức là chiếu soi và tự chiếu soi, cái đó là cô quỳ vài cây nhang, cô giảng cái đó cô giảng về Bát nhã hay vấn đề tu tuởng, mà Bát nhã ở đây là Bát nhã của Bồ tát hay Bát nhã của Alahán. Mình phải để ý mấy cái này, cái giảng thì nó khó lắm.

Thành ra để hai cái này chu phật tử nó kẹt, chiếu soi và tự chiếu soi là trong đó theo Bát nhã, hễ đứng lặng là phải có chiếu soi có định và có huệ luôn, chứ không thể tách rời định huệ làm hai. Định huệ làm hai là thế giới của tu tưởng á. Còn thế giới của Bát nhã, định đâu là huệ ở đó mà huệ đâu là định ở đó, đã chiếu soi rồ thì là có đứng lặng trong đó, mà đã có đứng lặng thì phải có chiếu soi, nhưng có điều khác của Alahán và Bồ tát, là Alahán chấp trở về cái đứng lặng, còn Bồ tát thì đi về chiếu soi.

Thành ra Alahán đứng lặng nhiều hơn chiếu soi, còn Bồ tát thì chiếu soi nhiều hơn là đứng lặng. Còn Nhu Lai thì hai cái này bằng nhau.

Còn thế giới của tu tưởng thì đứng lặng riêng, chiếu soi riêng, hai cái mình phải nhận cho nó đúng một cái.

Nhưng mà nhiều quá chư phật tử lộn tùm lum. Thì ở đây ý tôi muốn nói chiếu soi và tự chiếu soi tức là đứng lặng nhập vào đứng lặng đấy, chúng ta phải hiểu như vậy. Chớ cỏn nếu đề vậy mấy cái dưới này chúng ta kẹt, dưới này chiếu soi tự chiếu soi tại sao không có đứng lặng nhập vào đứng lặng, nếu đề thì phải đề hết.

Cái này trên cũng vậy, alaya cá nhân có dưới này tới 5 thức đầu mặt trăng thứ hai thì lại không có, thì cái đó tôi giảng để chư phật tử nắm cho rõ thôi, chúng ta đề một cái thôi, giờ đề chiếu soi và tự chiếu soi đi, đứng lặng nhập vào đứng lặng để riêng đừng có để nữa nó lộn xộn.

Thành ra chúng ta thấy: hiện lượng tánh cảnh, cái thứ nhì là chiếu soi và tự chiếu soi, còn cái thứ ba là bất lạc bất khổ mà trong Duy thức thường kêu là xả thọ, chúng ta mở ngoặc thêm chữ hồn nhiên nữa thì nó rõ hon.

Bất lạc bất khổ nó có nhiều thứ bất lạc bất khổ, trong Duy thức thường kêu là xả thọ, xả tức là không vui không buồn.

Còn cái thứ 4 là vô ký vô phú, mà chúng ta coi chừng chữ vô ký, tôi thường lộn, cái này chính tôi cũng thường lộn đấy, tôi không để ý, mà coi lại kỹ chữ vô ký với bất lạc bất khổ một thứ hay không? một thứ hay khác? Vô ký với bất lạc bất khổ một thứ hay là khác? Cái này chính tôi cũng lộn đấy.

Vô ký là sao?

Bất lạc bất khổ thọ là sao?

Coi chừng đó, tôi cũng lộn cái này. Hôm tôi ngồi thiền tôi mời thấy tức cười, tôi nói thôi chết rồi, không biết vui không biết buồn.

Bây giờ tôi thí dụ cái đám ma đi ngang đây nè, đánh trống thùng thùng là người chết đó. Bây giờ tôi không biết đám ma của ai hết, thì cái trạng thái đó là vô ký hay bất lạc bất khổ thọ? Vô ký đứng về phương diện thiện với ác tức là tính chất của sự vật. Còn bất lạc bất khổ thọ đứng về phương diện cảm tình của sự vật, có những cái lạc thọ mà lại ác, có những cái lạc thọ mà lại thiện, thành ra cái vô ký là tánh nó không ác mà cũng không thiện, cái thiện với ác nó khác, cỏn không vui không buồn nó lại khác. Chư phật tử có nhận được cái đó không.

Thí dụ bây giờ thì thấy đám ma đi ngang tôi không biết đám ma của ai, thì cái này là bất lạc bất khổ thọ, tôi không có vui cũng chẳng có buồn, tôi tỉnh bơ thôi. Nhưng mà khi tôi biết đám ma đó là của người thân của tôi thì bắt đầu có khổ thọ, bắt đầu có khổ thọ, thì cái khổ thọ này thiện hay ác? Tôi biết đây là của người thân của tôi, tôi bắt đầu cảm thấy buồn, thì cái buồn cái khổ này thiện hay ác? À, cái này là thiện, mình có tình thương mà, có cái tình người.

Còn bây giờ tôi biết cái người chết đó là kẻ thù của tôi, kẻ thù của gia đình tôi, tôi cảm thấy vui, thấy cái đám ma đi ngang, tôi hỏi ai đó, thì nói kẻ thù của cha anh hồi đó người đó với cha anh không thuận nhau, tôi nghe tôi mừng tôi vui, thì cái lạc thọ này thiện hay ác? Ác. À.

Thành ra chúng ta thấy cái thiện cái ác nó khác, nếu mà tôi không thiện không ác gì hết thì cái đó gọi là vô ký chớ không phải bất lạc bất khổ; còn nếu tôi cảm thấy vui cảm thấy buồn mà trạng thái tôi không vui không buồn, thì cái này không phải là vô ký mà cái này là bất lạc bất khổ thọ. Hiểu không? Tôi thường lộn cái đó. Chữ vô ký đây là không ghi nhận thiện ác.

Thành ra cái thức thứ 7 nó không ghi nhận được thiện ác, mà nó bị hữu phú. Hữu phú là gì? Là bị thức thứ 8 làm điều kiện hóa nó, nó biết được thiện ác nhưng mà nó cuồng tín, thiện ác mặc kệ nó miễn làm sao có lợi cho ông chủ alaya của mình thôi, thì cái này gọi là vô ký hữu phú.

Còn vô ký của alaya nó không phân biệt thiện ác, thiện nó cũng nhận vô, mà ác nó cũng nhận vô, bởi vì khi thiện ác nó vô trong alaya rồi nó biến thành năng lực, rồi khi nó muốn bắt đầu xao động thì nó bắt đầu mới có thiện ác, thành ra cái alaya nó là như vậy đó. Cũng như tôi thường nói alaya như cái biển vậy, khi nước mặn nước ngọt nước chua chảy vào đó cũng hóa thành một màu, một nước mặn mà thôi, nhưng mà khi trở ra thì nó có thiện ác, cái chỗ đó mà các nhà khoa học lấy làm điên đầu, mà khoa học mới lấy thí dụ là vật chất thì đi tới điện tử là nhỏ nhất, khi phá vỡ điện tử thì nó biến thành năng lực, mà năng lực thì nó biến mất, biến mất một hồi nó trở lại điện tử thì nó trở lại sắc uẩn, nhung mà theo Phật giáo khi mà sắc uẩn nó biến thành năng lực rồi thì đó kêu thọ uẩn, rồi thọ uẩn là những cái có hình tuớng mà cõi trời mới thấy, có con của thiên nhãn mới thấy đuợc; rồi khi mà thọ uẩn biến mất thì biến thành tưởng uẩn, biến tới thức uẩn bây giờ mới biến mất thật sự, bây giờ mới hoàn toàn là năng lực kêu là thức. Rồi thức khi mà nó biến mất nữa thì nó trở về chân như. Rồi từ chân như mới sanh trở lại thức, rồi mới sanh lại hành uẩn, rồi mới sanh lại tưởng uẩn, mới là thọ uẩn, mới là sắc uẩn, nó cứ đi chuyển biến như vậy mãi mãi. Bây giờ hiểu không? Thôi tới đây thôi hén, giờ tới ông trời giảng pháp rồi đó, tôi giảng bây nhiêu đó là đủ rồi, giờ tới thiên pháp, pháp của ông trời.

Như vậy còn ai hỏi gì không? Kỳ tới chúng ta giảng lại. Thành ra ở đây tôi xin đề nghị đó là: cái alaya cá nhân chúng ta đề hiện lượng tánh cảnh, cái thứ hai là chiếu soi và tự chiếu soi, cái thứ ba là bất lạc bất khổ thọ tức là xả thọ hồn nhiên, cái thứ tư là vô ký vô phú. Còn tướng phần alaya tức là đứng lặng thì chúng ta có vọng tưởng kiên tức là chi mạt vô minh, rồi xuống dưới đó là kiến tinh thì chúng ta bỏ vọng tưởng hư minh phóng dật đi, cái đó nằm trong thọ uẩn rồi, viết lại thêm chi nữa, thọ uẩn có hư minh là phóng dật rồi, thì cái vọng tưởng hư minh phóng dật gạch bỏ, dư rồi, nó thừa.

Thì xuống tới hiện lượng tánh cảnh chấp nhận nó, chiếu soi và tự chiếu soi; còn bất lạc bất khổ thọ chúng ta mở ngoặc ghi chữ bình thường, bất lạc bất khổ thọ mà bình thường; cái thứ tư là vô ký.

5 thức đầu bên cái xao động, tức là 5 thức đầu xao động đó là do thức thứ 6 chụp mũ xuống thì chúng ta có vọng tình là thiện ác; cái thứ hai là cảm tình đầy tình nhiễm tức là lạc thọ khổ thọ, thì nó có hai cái đó thôi. Cái này là bên xao động đấy, thôi kỳ tới hả sửa, tôi mệt rồi, thôi bây nhiêu đó thôi, kỳ tới giảng lại, giảng lại lần nữa.

Xác thân y báo này lại còn phải trực nhận thì mới thấy được Niết Bàn, còn khi bỏ xác thân này rồi ngũ uẩn không cỏn thì Ngài trở về Niết Bàn tịch tịnh, không thị hiện ra nữa thì Niết Bàn này kêu là vô dư y Niết Bàn, vô dư tức là không còn sót cái thân ngũ uẩn nữa. Chúng ta phải hiểu như vậy.

Thành ra khi trở về Niết Bàn này kêu là Niết Bàn tịch tịnh. Rồi nếu từ Niết Bàn tịch tịnh phát bồ đề tâm, thì chúng ta thấy trở lại với Nhất Chân Pháp Giới tức là trở lại Chu Hành Vô Thường, thì thấy trong Chư Hành Vô Thường này vô lượng Chư Pháp Vô Ngã đều nương vào Chư Hành Vô Thường nương vào cái Tánh.