BÀI GIẢNG
DUY THỨC HỌC

Cố Hòa thượng Thích Giác Khang

 

TUẦN 2
Giảng ngày 16-9-2003 âm lịch

Hôm nay có duyên lành Phật pháp mà cũng là ngày 16 tháng 9, hôm trước phật tử có thỉnh tôi có nói học bài Kinh Sáu Sáu vào chiều thứ Bảy, 3h tới 5h, thì hôm nay chúng ta học bài Kinh Sáu Sáu, nhưng mà tôi xin nói trước bài Kinh Sáu Sáu là bài Kinh Nguyên thủy, tức là Đức Phật thuyết đạo quả Alahán nhưng trong đó ngầm chứa quả Bồ tát và chư Như Lai nhưng mà nó rất là thâm u rất là khó hiểu rất là thâm áo, nghĩa là nó bí hiểm thành ra chúng ta nếu mà không nhờ Duy thức giải thích thì chúng ta khó mà đi sâu vào bài giảng được. Thành ra hôm nay tôi tóm Duy thức lại, thì nếu tóm như vậy là hơi quá sớm, đối với một số người nghe pháp lâu rồi có căn bản thì được, còn ai mới nghe thì nó hơi khó một chút, nhưng mà chịu khó nghe chừng 4-5 lần thì chúng ta có thể hiểu được, mà nếu không nắm cái này thì chúng ta khó đi vào bài Kinh Sáu Sáu, còn nếu bắt đầu giảng lại từ đầu Duy thức đó thì chắc là một năm chưa rồi nữa, nhưng mà tôi lấy cốt lõi tôi tóm lại cho gọn để chư thiện nam tín nữ có thể nắm vững chúng ta cũng có thể đi sâu vào được, về cố gắng coi lại. Mỗi vị có cái bản này hết rồi phải không, mỗi người có một tấm phải không, có bản coi dễ giảng một chút, lúc chú thích thì hãy qua cái bản, thì ở đây tôi giảng lại nếu có cái bản này tôi giảng lại rồi quý vị về nghiên cứu nghiền ngẫm thì có thể hiểu đấy, hiểu này là hiểu tắt đó, nếu chúng ta hiểu được là chúng ta hay lắm đó, chớ cỏn nếu Duy thức cả năm rồi phật tử hiểu được đấy, còn nếu cái bản tóm này chúng ta có một khả năng có một cái khiếu nghiền ngẫm mà có cái bản sẵn thì tôi giảng nữa thì mau hiểu Duy thức hơn, đó là chúng ta đi tắt đó, thì ở đây có nhiều người muốn đốt giai đoạn, đây là đốt đó, đốt 3-4 giai đoạn luôn, hén, nhưng mà nó hơi khó, những người vào lâu thì dễ, những người mới thì nó hơi khó một chút. Thì có cái bản này thì dễ rồi đó.

Thì vô đầu là vô chất tánh cảnh bất biến phi không gian và phi thời gian, tức là chân như tịnh tức là thể của võ trụ. Thì chúng ta nên nhớ Đạo Phật cái Bát nhã nó hơi khó trình bày, phi không gian phi thời gian đây tức là không có thời gian và không gian.

Mà chúng ta biết thời gian là cái gì?

Và không gian là cái gì hay không?

Chúng ta phải hiểu cái đó.

– Thời gian đó thì chúng ta thường nói là vô thường, còn không gian chúng ta thường nói là vô ngã;

– Thời gian là cái nhận thức và không gian đối tượng nhận thức.

Tôi nói thí dụ. Thí dụ như tôi ngồi đây tôi nhìn cái đồng hồ chẳng hạn, thì tôi biết là cái đồng hồ thì cái biết tôi là nhận thức tức là thời gian tức là có 3 đời, có: quá khứ, hiện tại, vị lai; bữa nay tôi ngồi đây tôi nhận thức cái đồng hồ như thế này, có thể ngày mai tôi nhận thức cao hơn, có thể trong quá khứ mấy năm về trước tôi nhận thức cái đồng hồ kém hơn.

Thí dụ trước tôi cho cái đồng hồ là có thật, thời gian là có thật, nhưng mà bây giờ tôi nhận cái thời gian nó khác nó không có thật nữa, thời gian nó tùy theo nhận thức của mỗi loài chúng sanh mà thôi, hồi xưa tôi biết nhận thức con người thôi. Thí dụ một ngày 24 tiếng thì 24 tiếng vậy thôi, nhưng mà tôi không hiểu có những cảnh giới chẳng hạn như cõi trời mình ở đây 24 tiếng đồng hồ có 5-10 phút thôi cái đó tôi không hiểu được, thành ra cái nhận thức của tôi hồi xưa nó kém, bây giờ tôi nhận thức tôi thấy là cao hơn tức là nhận thức hiện tại cao hơn nhận thức quá khứ, trong tương lai có lẽ nhận thức tôi còn cao hơn nữa, thành ra cái nhận thức của chúng ta thuộc về thời gian có quá khứ có hiện tại có vị lai mà mấy ông mấy bà thường kêu là ba đời, ba đời: “Kính lạy chư Phật Pháp Tăng mười phương ba đời”.

Mà nếu có thời gian như vậy chúng ta thấy có không gian tương ưng thời gian.

Thí du như nhận thức của loài người thì chúng ta thấy cái không gian chúng ta đi một ngày tới vài chục cây số, chúng ta nhìn được vài chục cây số. Còn nếu nhận thức của con ếch thì nó thấy cái giếng là bầu trời, cái không gian của nó là cái miệng giếng thôi. Còn chúng ta không gian chúng ta có thể hàng 5-10 cây số. Còn nếu chúng ta đi vào các nhà hóa học hay là đỉ vào không gian của các nhà bác học thì cái không gian có thể đi vào các sao Kim tinh Thủy tinh Mộc tinh Hỏa tinh,… tức là hàng triệu hàng tỷ tỷ cây số.

Thành ra nhận thức thay đổi như thế nào thì đối tượng nhận thức cũng phải thay đổi theo như vậy.

Tôi thường lấy thí dụ là “nước” chẳng hạn.

– Nếu loài người nhận thức của người tức là thời gian quá khứ hiện tại vị lai là theo nhận thức của người thì nước hiện ra là nước.

– Còn nếu loài thủy tộc thì nó nhận nước là nhà ở không khí của nó.

– Còn các nhà hóa học cái nhận thức của các ngài cao hon nữa thì các ngài thấy nước chỉ là H2O thôi.

Thành ra nhận thức càng nâng cao chừng nào sự vật càng biến đổi linh động và tế nhị chừng nấy; còn nhận thức càng ù lì thì sự vật càng thô tháo đen đúa xấu xa đê tiện chừng nấy. Thì tất cả đó, thời gian và không giàn, thời gian có ba đời, không gian có mười phưong, đó nói về uế độ tức là thế giới ta bà của chúng ta, thế giới mà có sự sanh lão bệnh tử, có không gian và thời gian tưong ưng, nhưng mà đồng thời theo đó cũng có một thế giới mà không có không gian, thế giới này khó.

Thế giới này mấy ông mấy bà hiểu rồi phải không? Là nó tưong ưng theo nhận thức của mỗi loài chúng sanh.

– Nhận thức thô tháo ù lì, cái hiểu biết chậm chạp thì cảnh giới xấu xa xác thân mau già mau chết và hoàn cảnh chung quanh rất xấu xa đê tiện hắc ám, tức là địa ngục tức là chua có cái biết tức là chua có nhận thức.

– Đến ngạ quỷ có nhận thức mà kém, thành ra ngạ quỷ nó chỉ có cái cảm giác thôi, thọ bất lạc bất khổ thọ chớ chua biết lạc thọ khổ thọ nhu thế nào, thì cỏ cây mình thấy nó không có biết đi, nó ở một chỗ nó bò đi bằng cái rễ thôi chứ nó không có đi nhu con thú, thành ra mới nói cỏ cây cái đầu ở duới đất chân ở trên trời. Chúng ta tham thiền chúng ta thấy Su trưởng nói có nhiều cái rất hay: đất đá địa ngục chưa có cái biết, còn cỏ cây có cái biết còn cảm giác thành ra lộn ngược đầu ở dưới đất mà chân ở trên trời, chúng ta thấy rõ ràng cái gốc nằm ở dưới đất mà ngọn ở trên trời tức là lộn ngược.

– Tới loài thú đầu đít ngang nhau. Chúng ta thấy con thú đi bằng 4 chân, mình đi 2 chân, nó đi 4 chân cái đầu với cái đít nó ngang nhau.

– Còn tới loài người đầu trên chân dưới. Tức là loài thú bắt đầu có tư tưởng đấy nhưng mà chưa có ý chí chưa có quyết định đắn đo để mà cải sửa sự vật. Tới loài người có sự đắn đo thì tất nhiên là đầu trên chân dưới.

– Rồi tới cõi trời cao hơn nữa, bắt đầu có hào quang tức là sự sáng suốt tức là có kinh nghiệm kiến thức và ký ức.

Chúng ta phải dựa theo ngũ uẩn mà chúng ta thấy rằng chúng ta sống là với ngũ uẩn, mà chúng ta sa đọa cũng là ngũ uẩn, mà chúng ta tiến lên cõi trời cũng ngũ uẩn, mà chúng ta thành Phật thì cũng nhờ chúng ta hiểu được ngũ uẩn. Thành ra ngũ uẩn rất quan trọng trong đời sống của chúng ta.

Tôi nói lại. Thì:

– Địa ngục có một uẩn thôi đó là sắc uẩn, chúng ta thường kêu vật lý tức là chưa có cái biết trơ trơ lì lì, cũng như cái tịnh xá cái nhà tăng của chúng ta thuộc về địa ngục, mấy ông mấy bà đánh nó tới chết nó cũng không biết đau nữa, mà nó cũng không di chuyển đâu mà nó cũng không có sự sống nữa, thành ra trong Kinh kêu là phi tình thần thức, nghĩa là thần thức nó có nhưng mà thuộc về phi tình tức là chưa có cảm giác chưa có cái biết.

– Rồi nó sẽ tiến lên cỏ cây là bắt đầu có sinh lý tức là có những cảm giác, cũng như cỏ cây, chúng ta thấy cỏ cây không biết đi nhưng mà biết bò đi kiếm nước, biết quay ra ánh sáng để tìm lấy sự sống, nhưng mà cái khổ thì chưa có, cỏ cây nó biết đau đấy nhưng mà cái khổ không có, nó đau nó chịu thôi, nó có cảm giác lờ mờ về vấn đề đau nhưng mà vấn đề khổ thì chưa có, khổ thuộc về tư tưởng.

– Tới loài thú mới có khổ, thành ra cảm giác loài thú nó bén nhạy hơn của cỏ cây, loài thú khi nó khổ nó biết chủ nó là ai, đánh nó nó biết kêu “Tiếng kêu đứt ruột, mà tiếng la xé lòng”, “Tánh linh, người vật cũng đồng”, thì chúng ta thấy loài thú bắt đầu có sự khổ bằng tư tưởng, nhưng mà tìm cách chạy trốn cái khổ thì loài thú chịu thôi. Chúng ta thấy con chó nó bệnh là nó đi kiếm cỏ cây nó nhai nó ọc ra, hết. Không hết thì sao? Thì chết, có vậy thôi chứ nó không biết chích hay là không biết uống thuốc nam thuốc tây thuốc bắc vò viên hay là sao, nấu,… không có vấn đề đó, loài thú không biết vấn đề đó, thành ra nó chưa có sự đắn đo chưa có sự suy tính.

– Tới loài người bắt đầu có sự suy tính, thành ra có hành uẩn tức là có ý chí có sự đắn đo uốn lưỡi 7 lần trước khi nói, nhưng mà không kinh nghiệm tức là chưa có alaya thức, chừng nào làm nhiều đắn đo nhiều, chúng ta thấy có nhiều người sống như người vậy thôi, tức là mình chỉ họ món đó, thí dụ họ chưa biết làm tương bây giờ mình chỉ làm tương lần đầu thất bại, lần thứ hai thất bại,… chỉ làm tàu hũ non thất bại 3-4 lần, 5-6 lần mới làm được thì con người đó là người chứ không phải là cõi trời.

Còn có người rất sáng suốt, mấy ông mấy bà chỉ một lần họ còn làm khéo hơn người chỉ nữa thì đây là cõi trời đấy, tức là những người có kinh nghiệm kiến thức rất sáng suốt.

Thì chúng ta thấy nắm ngũ uẩn này chúng ta trả lời hết tất cả những câu hỏi trong cuộc sống của chúng ta. Cái câu hỏi bữa hỏi giới cấm thủ cũng nằm trong ngũ uẩn này. Một chút tôi lặp lại, lập lại để mấy ông mấy bà về suy nghĩ theo lời giảng của tôi để trả lời những câu hỏi chừng đó mấy ông mấy bà mới thấy Duy thức dễ hiểu, nếu không có bài giảng không có những câu hỏi để chúng ta thắc mắc, chúng ta moi hết số vốn Duy thức trong alaya của chúng ta, chúng ta trả lời một cuộc cách mạng trong alaya thức rồi chúng ta thấy sự vật nó sáng tỏ.

Thành ra chư phật tử về phải ngồi thiền, nếu không ngồi thiền là không trả lời được những câu hỏi của tôi, tôi giảng rồi tôi có đặt ra những câu hỏi rồi lấy trong bài giảng của tôi mà trả lời. Chúng ta thấy càng đi sâu vào ngũ uẩn chúng ta thấy Đạo Phật càng sáng tỏ, và việc tu tập của chúng ta càng rõ ràng hon, và vấn đề luân hồi sanh tử cái bánh vẽ chúng ta nắm vững trong tay, chúng ta chỉ còn đi cho đúng đường thôi.

Thì ở đằy tôi nói hồi nãy có hai cái thế giới:

– Một thế giới nhận thức và đối tượng nhận thức. Thí dụ: tôi nói tôi biết cái đồng hồ, thì cái biết của tôi đó là nhận thức tức là thời gian, bữa nay tôi biết khác, ngày mai tôi biết khác, hôm qua tôi biết khác thành ra có quá khứ hiện tại vị lai; và cái đồng hồ là đối tượng mà tôi nhận thức thì cái đồng hồ này phải nằm trong không gian, phải nằm trong không gian.

Thành ra chúng ta đừng tưởng thời gian không gian chia vậy là thời gian không gian là hai, không phải là hai, không phải là hai, nhưng mà cái chuyển biến nhanh kêu là thời gian mà chuyển biến chậm lại kêu là không gian, thành ra nếu chuyển biến càng nhanh chừng nào thì không gian càng biến đổi vi tế chừng nấy.

Tôi lấy thí dụ. Bây giờ thí dụ tôi ở đây tôi biết rằng tôi có cảm giác sân, tôi thấy cái gì bất như ý tôi nổi sân, thì tôi biết rằng tôi đang sân, thì cái biết của tôi là thời gian tức là nhận thức, còn cái sân của tôi là không gian, sân mặt tôi đỏ hoặc là tim tôi đập, hoặc là tay chân tôi quơ, tôi muốn chửi người ta hoặc tôi muốn đánh ai,… thì tôi biết được tôi đang quơ tay quơ chân, mặt tôi đang đỏ, thì cái mặt đỏ cái tay chân đang quơ đó là đối tượng nhận thức nó nằm trong không gian; còn cái sân của tôi, tôi biết tôi sân thì cái biết này chính là nhận thức thuộc về thời gian chúng ta gọi là tâm, cái kia gọi là pháp, nhiều danh từ nhưng mà phải

hiểu; còn cái nhận thức biết được gọi là ngã còn đối tượng nhận thức gọi là pháp. Rồi bây giờ chúng ta đừng có tưởng chia như vậy nhận thức đối tượng nhận thức chia hai cái, nó không phải hai cái, mà nói một cũng không phải nữa, đứng về phương diện thức thì nhận thức cũng là thức mà đối tượng nhận thức cũng là thức thì tất nhiên hai cái là một thứ; còn nếu đứng về phương diện chia chẻ thì nhận thức là cái biết mà đối tượng nhận thức là cái bị biết thì hai cái khác, cái tác dụng nó khác nhưng mà đều là thức biến hết, một cái biến nhanh một cái biến chậm.

Thành ra đứng về phương diện thức thì nhận thức đối tượng nhận thức đều là thức hết, như vậy thì nó một thứ; nhưng mà nếu chia chẻ thì nhận thức là cái biết mà đối tượng nhận thức là cái bị biết hai cái tác dụng tác dụng khác thành ra khác nhau. Hiểu không? Tôi nói vậy hiểu không? Nắm được không? Nếu không nắm được thì hỏi lại, hén, nếu tôi giảng sâu rồi không nắm được á, hén, ai không biết thì giơ tay lên hỏi hén, tôi giảng thì rất dễ, nhưng mà dễ đối với những người đã có nghe qua, đây là tôi tóm ngắn tôi đốt giai đoạn, chớ bây giờ giảng lại Duy thức học mà 100 pháp đó thì chắc mấy ông mấy bà học một năm nữa thì nó lâu lắm, tôi có một cách giảng nó tóm lại nhưng mà giảng 2-3 lần, hôm trước tôi giảng rồi bây giờ tôi giảng lại, nhưng mà mỗi lần tôi giảng một khác đi sâu hơn, hén để cho mấy ông mấy bà tóm.

Đó thì cái cảnh giới đó chúng ta kêu là cảnh uế độ, uế độ tức là có nhận thức và đối tượng nhận thức phải tương ưng với nhau. Thì:

– Địa ngục thì chưa có cái biết.

– Ngạ quỷ có cái biết là thọ cảm và đối tượng của nó là những cái bị cảm giác. Thí dụ cỏ cây. Cỏ nó thấy nó khát nước thì nó biết khát nước và nó tìm ra chỗ có nước, thì nó biết khát nước đó là nhận thức và tìm ra chỗ nước để nó uống đó là đối tượng nhận thức; cái cây nó ở trong bóng mát nó biết gie ra ánh sáng mặt trời, nó biết ánh sáng mặt trời thì cái biết của nó là cảm giác của nó, và ánh sáng mặt trời là đối tượng của cảm giác nó là đối tượng của nhận thức.

Nhận thức ở cõi uế độ này luôn luôn có hai phần: phần chủ thể và phần đối tượng, không bao giờ biết mà không biết cái gì hết, cảm giác phải là cảm giác một cái gì, và phân biệt phải là phân biệt một cái gì.

Thí dụ con chó nó phân biệt đây là ông chủ nó thì tất nhiên có con chó biết và ông chủ được biết, thì cái biết của con chó là nhận thức và ông chủ mà được nhận thức đó là đối tượng nhận thức, thì ông chủ nó nằm trong không gian cái biết nó nằm trong thời gian, cái biết biến đổi theo chiều dọc còn cái kia biến đổi theo chiều ngang của không gian. Mấy ông mấy bà hiểu kịp không?

Rồi bây giờ tôi nói thí dụ tôi có cái cảm giác vui. Tôi thấy pháp hội đây đông tôi có cảm giác vui.

– Thì cái nào là nhận thức? Cái cảm giác có phải là nhận thức không? À! Cảm giác là nhận thức.

– Còn cái bị nhận thức là cái gì? À! Là cái pháp hội này đó.

Như vậy là hiểu, có vậy thôi, hén.

Bây giờ tôi cảm giác thấy vui, bây giờ tôi cảm giác pháp hội đây đồng lỏng đi học phát tâm học ai cũng có thích bài vở thích nghe hết thì tôi cảm giác vui, cảm giác của tôi đó là nhận thức tức là theo thời gian.

Rồi mai tuần lễ tới nữa không ai đi, chỉ còn 3-4 người tôi có cảm giác buồn, thì nó lại khác nữa thì cảm giác buồn của tôi đó là cái nhận thức thuộc ve cảm giác; bây giờ đối tượng nhận thức là mấy ông mấy bà rút hết, bị vì tại giảng không hiểu thì cái đó là đối tượng nhận thức.

Thành ra nhận thức chuyển biến thì đối tượng nhận thức chuyển biến theo mà đổi tượng nhận thức chuyển biến thì nhận thức cũng phải chuyển biến theo, hễ tôi vui là đo cái hoàn cảnh nó làm cho tôi vui hoàn cảnh chuyển biến theo, mà hoàn cảnh thay đồi rồi thì tôi trở nên buồn, thành ra hai cái nó luôn luôn đi song đôi với nhau. Bây giờ mấy ông mấy bà hiểu chua?

Nhưng mà chia như vậy chúng ta đừng tưởng nhận thức đoi tượng nhận thức là hai mà cũng đừng tưởng ỉà một, Đạo Phật nó khó ỉà khó chỗ đó.

* Nếu chúng ta nói nhận thức đoi tượng nhận thức là một thì nhận thức theo thời gian đoi tượng nhận thức ỉà không gian làm sao là một được, một cái là hiểu biết, một cái là bị hiếu biết thì tất nhiên phải là hai. Phải vậy khàng?

* Còn bây giờ nếu nói nó là hai, thì nhận thức là gì? Nhận thức nó phát hiện từ aỉaya nó là cái chuyến biến thôi, cỏn đối tượng nhận thức là gì? Nó cũng phát hiện từ aỉaya, nó cũng là thức biến thôi nhưng mà nó chuyến biến chậm, cái kia nó chuyển biến nhanh. Thành ra cái chuyển biến nhanh nó biết chuyển biến chậm, mà chuyển biến chậm không hề biết chuyển biến nhanh được.

Như bây giờ tôi có cảm giác vui, bây giờ tôi dùng tư tưởng tôi biết rằng tôi đang có cảm giác vui. Thì mấy ông mấy bà thấy sao? Thì cái cảm giác này trở lại thành cái gì?

Đây, tôi nói lại, nghe cho kỹ. Bây giờ tôi có cảm giác vui tôi thấy pháp hội đông, tôi thấy mấy ông mấy bà cố gắng học tôi giảng không có phí cái công giảng của tôi, mấy ông mấy bà rất tha thiết trên vấn đề nghe pháp thì mấy ông mấy bà sẽ được đắc quả sẽ được giải thoát sẽ tiến bộ đi đến con đường giải thoát hoặc là giải thoát, do đó tôi nghĩ tới pháp hội này đông tôi cảm thấy vui. Thì cái vui của tôi là cái gì? Là nhận thức hay đối tượng nhận thức? Cái vui tôi là đối tượng nhận thức hả? À! Là nhận thức. Còn đối tượng nhận thức là gì? À! Là pháp hội này đông. Như vậy thì cái vui tôi thuộc về thời gian hay không gian? À! Thời gian.

Hôm nay tôi vui, ngày mai hoặc tuần lễ sau tôi buồn, là tôi thây rút hết trơn tôi giảng không hiểu rút hết trơn cỏn có 3-4 người thì tất nhiên cái nhận thức của tôi thay đổi, bữa nay thì vui tuần lễ sau tôi buồn. Hiểu kịp không? Mà tuần lễ sau tôi buồn là do cái gì? Là do pháp hội là đối tượng nhận thức còn có 3-4 người thôi. Tôi nói thí dụ vậy, hiểu kịp không?

Thì như vậy cái vui của tôi đó là nhận thức thì tất nhiên nó phải chuyển biến nhanh hơn đối tượng nhận thức, mấy ông mấy bà thuộc về không gian còn cái biết tôi thuộc về thời gian. Hiểu kịp không?

Rồi bây giờ tôi muốn nói rằng nhận thức và đoi tượng nhận thức không phải một mà không phải hai. Bởi vì cái chuyển biến nhanh cải chuyển biến chậm làm sao là một được, tôi biết cỏn may ông mấy bà là cái bị biết, thì cải biết và cái bị biết không thể nhập một được bởi vì nó đã xao động rồi, nó không thể nhập một được. Nhưng mà nếu nói nó là hai, thì nhận thức là gì? Nhận thức là cũng alaya chuyển biến nhanh, đối tượng nhận thức là gì? Cũng alaya chuyển biến chậm. Thì hai cái đều là thức chuyến biến hết cái nhanh cái chậm, nếu là thức hết thì phải là một thứ.

Thành ra đứng về phương diện Bản thể thức thì nó một thứ, nhưng mà đứng về phương diện tác dụng thì nó lại khác. Thành ra:

– Đứng về phương diện thức thì nhận thức và dơi tượng nhận thức là một thứ.

– Mà đứng về phương diện tác dụng, nhận thức ỉà cái biết, đối tượng nhận thức là cái bị biết thì nó lại là khác.

Thành ra khác: “Khác mà không khác. Không khác mà vẫn khác dài dài”.

Mấy ông mấy bà thích cái câu này lắm. Nhưng mà nói phải hiểu à, tôi nói câu này rồi bắt chước, không hiểu mà ra nói người ta bộp tai ráng chịu á, hén, tôi nói Bát nhã mà thành ra Bất nhã là kẹt.

Bây giờ tôi đi một tuần nữa, tôi đi một tuần nữa, bây giờ ở đây tôi vui tôi thấy pháp hội đông, thì cái nhận thức của tôi đó là cái tôi vui đó là nhận thức và đối tượng là cái pháp hội này.

Rồi bây giờ tôi dùng tư tưởng tôi biết cảm giác tôi đang vui, tôi dùng tư tưởng tôi quản xét tôi thay cảm giác; thì cảm giác ỉà cảm giác, còn tư tưởng là sự phân biệt, hai cái khác đó, cảm giác nó thuộc về 5 thức đầu, cỏn tư tưởng nó thuộc ve thức thứ 6, tư tưởng nó cao hơn cảm giác, cảm giác rồi mới tiến tới tư tưởng.

Rồi bây giờ tôi phân biệt tôi biết rằng tôi đang có cảm giác vui, thì cảm giác vui bây giờ thuộc ve nhận thức hay đoi tượng nhận thức? À, đối tượng.

Hồi nãy nói thuộc về nhận thức hay đoi tượng? À, nhận thức. Hồi nãy nó thuộc về nhận thức bây giờ nó trở thành đoi tượng.

Bây giờ cái nào mới ỉà nhận thức? À! Cái tư tưởng mới là nhận thức. Bây giờ tư tưởng trở lại nhận thức cảm giác. Cảm giác hồi nãy cảm giác vui nó là nhận thức và cái pháp hội là đoi tượng của nó. Bây giờ tôi dùng cái tư tưởng tôi phân tích tôi biết rằng tôi đang có cảm giác vui, thì cảm giác vui là nhận thức bây giờ biến thành? Ấ, thành đoi tượng nhận thức, bây giờ chỉnh tư tưởng mới là nhận thức.

Thành ra chúng ta thấy rằng nhận thức đối tượng nhận thức nó chuyển biến tùm lum, nó không có một cái gì cố định hết trơn á. Phải nắm rõ cái này mới đì sâu vào Duy thức được, và phải nắm rõ như thế này mới thấy rằng cái cuộc sống này nó chuyển biến chuyển biến và chuyển biến. Rồi chúng ta phải thấy rõ cái chuyển biến đó mà đừng có xen vô đó, mà xen vô đó là luân hồi sanh tử.

Cũng như cái tuồng hát vậy, quý vị biết đây là cái tuồng hát đừng có vui buồn trong đó, thấy thằng hề hay cái cảnh thảm quá mình ngồi ở dưới này mình khóc thì tất nhiên mình không phải là người coi tuồng hát nữa, mình là người đóng tuồng; rồi mình thấy tuồng hát vui quá mấy thằng nịnh bị mấy người trung thần giết chết mình ngồi dưới này cười ha hả tức là mình không còn là người coi tuồng mà mình đã là người đóng tuồng.

Đức Phật muốn chúng ta là người coi tuồng, tức là dầu cảnh ở trên buồn mình cũng tỉnh bơ, biết rằng đây là tuồng hát, mà cảnh ở trên đó khổ sở nó đau đớn mình vẫn tỉnh bơ, biết rằng đây là tuồng hát, thì đây mới là người giác ngộ. Đạo Phật có bấy nhiêu đó thôi, nhưng mà đi sâu vào thì mệt đấy, mới nói đại cương, đi chi tiết chúng ta thấy nhức đầu, nhưng mà chúng ta phải cố gắng tìm hiểu.

Như vậy mấy ông mấy bà hiểu cái nhận thức và đối tượng nhận thức chưa? Như vậy nhận thức đối tượng nhận thức chỉ là tương ưng, chỉ là tương đối thôi chớ không có một cái nào tuyệt đối, không có nhận thức nào là tuyệt đối hết.

Khi mà lên cái tư tưởng rồi cái ý chí, ý chí là mạt na đấy, nó biết rằng tư tưởng đang phân biệt, nó quyết định đắn đo đưa lựa cái này cái kia do tư tưởng phân biệt. Thì tư tưởng hồi nãy là nhận thức bây giờ trở thành cái gì? Trở thành đối tượng nhận thức của mạt na. Thành ra hồi nãy nó là nhận thức, bây giờ đối với cái mạt na đang đắn đo lựa chọn cái tư tưởng mà nó đưa lên để lựa chọn, bởi vì tư tưởng khi nó phân biệt rồi nó đâu có quyết định, muốn quyết định nó đưa lên ông thức thứ 7, “à, cái này lợi cho ông chủ mạtna của anh” thì ông mạt na nhờ có lợi, thành bây giờ chết sa đọa cũng hành động nữa miễn có lợi cho ông chủ thôi, mà bây giờ nó lấy cái tư tưởng mà đưa qua đó làm đối tượng nhận thức.

Như vậy hồi nãy cái ý thức thuộc về nhận thức, bây giờ nó trở lại thành đối tượng nhận thức của mạtna, chúng ta phải coi chừng mấy cái đó.

Thành ra không có cái gì, Đao Phát là đao bất định, cuộc sống nó là bất định, không thể kết luận được một cái gì hết. Người ta nói cái gì kết luận là chết, mà không kết luận là tự tại là giải thoát. Trong Kinh dịch có một câu gì chữ Hán tôi quên rồi, nghĩa là “cái gì mà hễ bất định thì sống mãi, mà hễ cố định thì chết”; Hay là “không cái gì làm nó ngưng một chỗ, cái gì ngưng là chết, cái gì chuyển biến là sống, mà cứ thay đổi thay đổi và thay đổi”.

Thành ra cuộc sống chúng ta là thay đổi, chúng ta không bao giờ chết, chỉ có xác thân này gián đoạn thôi, cái linh hồn vẫn tiếp tục mang dưới nhiều hình thức, phát hiện dưới nhiều hình thức.

Bây giờ hiểu chưa? Ai là còn thắc mắc cái gì nữa không?

Bây giờ tôi qua cảnh giới khác đấy, đó là cảnh giới của chúng ta đang sống đang đau khổ.

Bây giờ song song cảnh giới đó có một cảnh giới tánh cảnh, cảnh giới của chư Phật A Di Đà, cảnh giới của Tịnh độ, cỏn đây là cảnh giới của uế độ. Cái này khó hiểu lắm à, mấy ông mấy bà hiểu được là tu Tịnh độ vững vàng, và mình coi bất cứ Kinh gì cũng vững vàng, cái này dễ đấy, khó mà dễ, bởi vì cuộc sống của chúng ta chúng ta có thể thể nghiệm được. Còn cái tôi giảng cái thứ hai là chúng ta không phải bằng cái suy luận nữa mà bằng cái trực giác, một cái là thầm hội, trong Kinh thường kêu thầm hội là âm thầm mà hội được nó, chứ còn diễn tả ra thì cái lối diễn tả ra phải là “có mà không có, không có mà có ” thì cái thế giới này là khác.

Bây giờ nắm vững thế giới uế độ chưa? Thế giới uế độ là thế giới phải có nhận thức và đối tượng nhận thức tương ưng với nhau:

– Cảm giác là cảm giác một cái gì. Có người cảm giác và có đối tượng được cảm giác.

– Tư tưởng phân biệt là phân biệt một cái gì. Thì có người tư tưởng và có đối tượng được tư tưởng.

– Ý chí là ý chí quyết định một cái gì. Có người quyết định và có đối tượng được quyết định.

Thí dụ: tôi nghe bài pháp hôm nay hay quá, Sư giảng hay quá thì tôi về tập ăn chay giữ giới ngồi thiền, hay là tập làm bài để trả cho Sư,… tôi quyết định thì phải làm. Thì quyết định đâu phải là tư tưởng, mà cái gì?

Quyết định là cái gì? Hả? Của thức thứ mấy? À! Của thức thứ 7, nó là ý chí. Mà quyết định có đối tuợng không? À! Có đối tượng. Quyết định tức là mấy ông mấy bà thường kêu danh từ gì, mấy ông mấy bà biết không? Danh từ thông thường nhất là gì? À! Là nghiệp, giỏi đấy. Nghiệp tức là những hành động, mình có sự quyết định có sự đắn đo rồi mình mới hành động, thì loài thú không có cái đó chỉ có loài người với loài trời thôi, tức là quyết định làm một cái gì. Bây giờ thấy tôi giảng hay, Sư khuyên mình quá, Sư năn nỉ mình phải học pháp để mình giải thoát, mà giải thoát là cho mình, mà Sư đã nói quá thôi thì về mình quyết định làm. Thì ý chí quyết định này là nhận thức. Quyết định làm cái gì? về ăn chay về ngồi thiền. Thì ăn chay, ngồi thiền là cái gì? À! Đối tượng của nhận thức. Mấy ông mấy bà thấy nó chuyển biến như vậy đó, thành ra chúng ta phải để ý những cái đó, những cái đó là những cái luân hồi đấy.

Thành ra hễ nhận thức thì phải có đối tượng nhận thức, mà hễ nhận thức thay đổi thì đối tượng nhận thức thay đổi theo, mà nhận thức cao thì biết được nhận thức thấp, mà nhận thức dưới thấp thì không biết được nhận thức cao. Thì nhận thức nó biết được đối tượng nhận thức là bởi vì nhận thức nó chuyển biến nhanh cỏn đối tượng nhận thức nó chuyển biến chậm, mà chuyển biến chậm không thể biết chuyển biến nhanh, mà chuyển biến nhanh nó thấy được chuyển biến chậm.

Thành ra chúng ta thấy cảm giác là chuyển biến chậm, tư tưởng chuyển biến nhanh hơn cảm giác, thành ra tư tưởng có thể biết được cảm giác mà cảm giác không thể biết được tư tưởng. Còn ý chí nó cao hơn nó chuyển biến nhanh hơn tư tưởng, thành ra ý chí có thể biết được tư tưởng, mà tư tưởng không biết được ý chí. Chúng ta phải hiểu như vậy.

Cỏn tới kinh nghiệm kiến thức nữa, nhưng cái đó để bữa khác, cái đó giảng sâu mấy ông mấy bà nắm không được, để kỳ khác. Cái đó nó biết được luôn cả ý chí mà cả tư tưởng nữa, thế giới đó thì hơi sâu, tôi giảng mấy ông mấy bà nắm không được thì nó điên cái đầu, để kỳ khác, bữa nào chúng ta khá khá rồi tôi đi sâu vào. Tới kinh nghiệm kiến thức mới là cao nghĩa là đi tới alaya thức đấy. Mới đi tới ý chí mạtna thôi, còn alaya hơi rắc rối một chút, để khi khác, chúng ta có cái hiểu sơ sơ vậy thôi.

Bây giờ còn thắc mắc cái gì không? Để không tôi qua thế giới Tịnh độ đấy. Bây giờ nắm vững rồi hén.

Bây giờ thêm một cái thế giới nữa kêu là thế giới đứng lặng. Thế giới đó là cái thế giới xao động, mà xao động chúng ta nên nhớ rằng là hễ có nhận thức, đối tượng nhận thức thì hai cái nó không thể nhập một được, một cái chuyển biến nhanh một cái chuyển biến chậm, mà vừa chuyển biến mà vừa lắc lư tức là nó xoay vòng theo trôn ốc, thành ra cái nhận thức đối tượng nhận thức không thể nhập một được bởi vì đã xao động rồi, một cái chuyển biến chậm một cái chuyển biến nhanh mà lại là lắc lư, là có nhận thức đối tượng nhận thức, có thời gian không gian, thì thời gian không gian phải tương ưng chứ không thể nhập một.

Nhưng mà có một thế giới không có không gian, thế giới đó chỉ có nhận thức thôi thì thế giới này nhập một được, thế giới này kêu thế giới không có ngã mà chỉ có pháp. Chúng ta nên nhớ nhận thức là ngã đấy, đối tượng nhận thức là pháp. Mà thế giới này không có không gian, không có không gian tức có nghĩa là không gian bị hóa giải vào thời gian, nghĩa là thế giới này thế giới không có hình tướng chỉ mường tượng như có hình thôi mà chưa có tướng.

Tôi thường thí dụ cái hình với cái tướng mấy ông mấy bà nhớ hén, cái tướng có hình có tướng luôn thế giới đó là thế giới chướng ngại, tôi thường thí dụ như cái nhà tăng của chúng ta đây có hình có tướng thuộc về thế giới uế độ, tức là mấy ông mấy bà đi cây cột phải tránh, còn không tránh lỗ đầu. Còn bây giờ tôi lên trên trời tôi lấy một đám mây, mây tức khói mờ tôi tạo cái tịnh xá, cái nhà tăng giống hệt nhà tăng này không khác chỗ nào hết nhưng mà bằng mây, cái đám mây á, thì mấy ông mấy bà thấy cái thế giới đám mây là thế giới Tịnh độ thế giới phi không gian, tức là chúng ta đi cây cột đi mà muốn đi xuyên qua cây cột cũng được nữa, thì thế giới đó gọi là thế giới tánh cảnh, thế giới đứng lặng, thành ra hai cái.

Thế giới đó nên nhớ có hình mà chưa có tướng; còn thế giới này có hình có tướng tương ưng nhau, hình là nhận thức mà tướng là đối tượng nhận thức, hình là thời gian còn tướng là đối tượng là không gian. Còn thế giới trên đó không có đối tượng, không có đối tượng thành ra chỉ có nhận thức thôi, chỉ có nhận thức thôi. Mà nếu không có đối tượng thì sự vật là chưa có rõ ràng nó chỉ có cái hình thôi chưa có tướng. Thành ra nếu mà thế giới trên đám mây đò là thế giới của hào quang, thành ra mấy ông mấy bà thấy trên đó không cần mặt trời không cần mặt trăng, những cái nhà tăng luôn luôn tỏa ra ánh sáng tự nó có ánh sáng trong đó. Còn cái này chúng ta thấy cái nhà tăng tối hù, tối hù. Thành ra cái nhà tăng ở trên mây đó chúng ta thấy là không có cái bóng, không có cái bóng, bởi vì nó là hào quang rồi thì không có cái bóng. Còn cái nhà tăng này đó có mặt trời có sao đèn phải có bóng có hình bởi vì nó có cái tướng.

Nhận được cái đó không? Thành ra thế giới Cực lạc mấy ông mấy bà sanh về đó mỗi người là một cái hào quang, cái xác thân chúng ta tự nó tỏa ra hào quang chớ chúng ta không vay mượn cái gì khác.

Thành ra thế giới Cực lạc không có ngày không có đêm, mà luôn luôn chỉ là ngày thôi, không có mặt trời không có mặt trăng mà mỗi một vật là một cái hào quang.

Còn thế giới này là thế giới tối hù, thế giới này là do tư tưởng chúng ta tạo ra.

Còn thế giới Cực lạc là do cái trí tuệ của Phật A Di Đà.

Nhưng mà nên nhớ thế giới Cực lạc khác với thế giới tánh cảnh nhen, khác một chút.

Thế giới tánh cảnh thì không có hình mà cũng không có tướng luôn, nên nhớ không có hình không có tướng tức là không có cái nhà tăng này đâu, mà nó chỉ là một đám mây, nó chỉ là một số điện tử vậy thôi.

– Còn thế giới Cực lạc Phật A Di Đà có hình giống như vầy nhưng mà không có tướng, đó là cái độc đáo của Đức Phật A Di Đà trong 48 lời nguyện, tức là trong 5 a tăng tỳ kiếp đã tạo ra một thế giới Cực lạc giống như thế giới uế độ này nhưng mà vẫn giữ được cái tính cách xuyên suốt tức là không chớớng ngại tức là không chướng ngại, thì cái đó cái độc đáo cái nguyện lực cái Phật lực của chư Như Lai.

– Còn thế giới thực sự tánh cảnh là thế giới chưa có hình chưa có tướng gì hết, chỉ là thế giới chớp nhoáng chớp nhoáng thôi.

Hiểu kịp không?

Thế giới đó là một thế giới phát hiện chớ không phải thế giới mà tiến hóa.

Thế giới chúng ta là thế giới tiến hóa từ địa ngục tiến lên ngạ quỷ, ngạ quỷ tiến lên súc sanh, súc sanh tiến lên a-tu-la,…

Còn thế giới kia nếu Hạ phẩm Hạ sanh hay Hạ phẩm Trung sanh thì không có phải Hạ phẩm Hạ sanh tiến lên Hạ phẩm Trung sanh, không có cái vụ đó, không phải Hạ phẩm mà chúng ta đi lần lên Trung phẩm, là không phải, đó là một thế giới phát hiện, đó là một thế giới phát hiện.

Mấy ông mấy bà hiểu thế giới phát hiện không? Hả? Hóa sanh là sao? Đâu, cô cho một thí dụ coi, ở chùa Như Thành gì đó. Bây giờ tôi nói lại thí dụ đó ở đây trả lời hén, thử coi biết thế giới Cực lạc hay thế giới ấy không. Thì bây giờ tôi thí dụ, hôm đó tôi có cho ba thí dụ, bây giờ tôi lập lại.

– Bây giờ thí dụ một người ở Việt Nam một người ở Nga hay ở Mỹ, hai người đều tu Tịnh độ hết, đều phát nguyện về Cực lạc hết, một người ở Việt Nam một người ở Mỹ hai người đều tu Tịnh độ đều phát nguyện về Cực lạc và hai người cùng chết một lượt với nhau, một người ở Việt Nam một người ở Mỹ mà cùng chết một giờ một lượt với nhau, mà hai người đều sanh về Hạ phẩm Trung sanh hết. Thì người nào về trước?

Hỏng thẳng suy nghĩ nhen, không khéo tôi bắt quỳ hương liền á, suy nghĩ cho kỹ.

– Một người ở Việt Nam một người ở Mỹ cùng phát nguyện về Cực lạc, cùng chết một lúc với nhau, một người ở Hạ phẩm Trung sanh, một người Trung phẩm Trung sanh. Thì ai về trước?

Tôi nói lại cho rõ: một người ở Việt Nam một người ở Mỹ đồng phát nguyện về Cực lạc, đồng nhất niệm hết, đồng chết một lượt nhưng mà người ở Việt Nam một người ở Mỹ mà cùng về một phẩm với nhau cùng Hạ phẩm Trung sanh hết mà cùng chết một lượt luôn, nhưng mà hai người ở chỗ khác: người ở Việt Nam một người ở Mỹ. Ai về trước?

Bây giờ câu hỏi số hai thì khác một chút là: Cũng một người ở Việt Nam một người ở Mỹ cũng cùng chết một lúc, nhưng một người về Hạ phẩm Trung sanh một người về Trung phẩm Trung sanh. Ai về trước?

Mấy ông bà suy nghĩ hén.

– Bây giờ một người ở Việt Nam một người ở Mỹ cũng chết một lúc cùng phát nguyện về Cực lạc, một người ở Hạ phẩm Hạ sanh một người ở Hạ phẩm Thượng sanh. Ai về trước? Cùng chết một lúc cùng phát nguyện về Cực lạc, một người ở Hạ phẩm Hạ sanh, một người ở Hạ phẩm Thượng sanh. Ai về trước?

Nghĩa là câu hỏi thứ nhất, tôi nói lại:

– Câu hỏi thứ nhất: Hai người ở hai cái khoảng không gian khác nhau, cùng phát nguyện về Cực lạc cùng phẩm cùng sanh. Ai về trước? Đó là câu thứ nhất.

– Còn câu thứ hai: Hai người cũng ở khoảng không gian khác nhau một người ở Mỹ một người ở Việt Nam, cùng phát nguyện về Cực lạc, cùng về một phẩm với nhau nhưng mà khác ở cái sanh. Thí dụ về Trung phẩm một người ở Hạ sanh một người ở Thượng sanh. Thì ai về trước?

– Còn câu hỏi thứ ba: Hai người cũng ở khoảng cách khác nhau, một người ở Việt Nam một người ở Mỹ nhưng mà sanh về Cực lạc cùng chết một lúc, người này ở khác phẩm khác sanh luôn. Thì ai về trước? Thí dụ: một người ở Hạ phẩm Trung sanh, người ở Hạ phẩm Hạ sanh. Thì ai về trước?

Thì thôi tới đây để đó. Bây giờ tôi thêm ba câu nữa để coi mấy ông mấy bà có vô nhà thưong điên không, hén, thì cái đó tùy. Bây giờ tôi hỏi thêm một cái nữa.

A- Bây giờ một người ở Trà Vinh một người ở Mỹ cùng tu mà được nhất niệm, niệm Phật nhất niệm mà không cầu vãng sanh về Cực lạc tất nhiên phải về cõi trời, tức là ở ta bà ở uế độ đấy, mà nếu hai người cùng chết một lượt, một người ở Mỹ một người ở Việt Nam cùng chết một lượt sanh cõi trời. Thí dụ cõi trời Đâu Suất. Thì người nào về trước? Người ở Mỹ, người ở Việt Nam cùng nhất niệm hết, cùng sanh cõi trời Đâu Suất hết, cùng chết một lượt hết, nhưng mà khác nhau người ở Việt Nam người ở Mỹ. Thì ai về cõi trời Đâu Suất trước?

Hả? Nhưng mà ai về trước chớ? Đã tôi nói định lực bằng nhau rồi còn cái gì nữa, định lực bằng nhau mới về cõi trời Đâu Suất hết, nhưng mà khác ở chỗ người ở Việt Nam người ở Mỹ, nhưng mà đây là thế giới uế độ nhen. Còn cái kia là thế giới Tịnh độ. Nên nhớ hén.

B- Còn cái thứ hai cũng vậy, một người ở Việt Nam một người ở Mỹ cùng chết một lúc mà không có phát nguyện về Cực lạc tức là sanh về cõi trời, một người về cõi trời Tứ Thiên Vương một người về cõi trời Đâu Suất, Đâu Suất cao hơn cõi trời Tứ Thiên Vương. Thì ai về trước? Cho mấy ông bà chết luôn hén.

C- Câu hỏi thứ ba: Một người ở Việt Nam một người ở Mỹ đồng chết một lúc mà không phát nguyện về Cực lạc sanh về cõi trời, nhưng một người ở cõi trời Đâu Suất Dục giới, một người ở cõi trời sắc giới. Thì ai về trước?

Chết rồi!!! Nếu không hiểu là không hiểu cái bài hôm nay. Trời sắc thôi, một người ở cõi trời Dục giới, trời Đâu Suất là Dục giới, một người ở nhị thiền của trời sắc giới. Thì ai về trước?

Hả? Thành ra tôi nói tới bây giờ chưa có ai suy nghĩ, hôm trước tôi đưa ra hai câu hỏi mấy lần rồi tới nay chưa có ai suy nghĩ hết. Hả? Bây giờ tôi lại cho rõ ràng hén.

– Tôi nói về cõi Cực lạc trước. Khác chỗ, một người ở Mỹ một người ở Việt Nam tức là khác không gian nhưng mà đồng vãng sanh về Cực lạc đồng phẩm đồng sanh, tức là Hạ phẩm Hạ sanh chẳng hạn, nhưng một người ở Mỹ một người ở Việt Nam khác không gian, hai người định lực bằng nhau tức là về Hạ phẩm Hạ sanh hết, mà cùng chết một lượt nữa, nhưng mà cái khoảng không gian khác: một người ở Mỹ một người ở Việt Nam, cùng chết một lượt cùng phẩm cùng sanh luôn. Như vậy ai về trước? Tức là hai người định lực bằng nhau hết, nhưng mà khoảng cách thì khác một cái ở Mỹ một cái ở Việt Nam. Thì ai về thế giới đó trước? Cái thần thức về đó, ai về trước?

– Còn câu hỏi thứ hai: cũng ở Mỹ ở Việt Nam cái khoảng cách khác nhau nhưng mà cùng một phẩm mà khác sanh, cùng vãng về phàm thánh hết, một người Hạ phẩm Hạ sanh một người Hạ phẩm Thượng sanh. Thì ai về trước?

– Câu hỏi thứ ba: cũng người ở Mỹ người ở Việt Nam đó, cùng vãng sanh về Cực lạc mà khác phẩm khác sanh luôn, một người Hạ phẩm Hạ sanh một người Trung phẩm Trung sanh. Vậy thì ai về trước?

Thì tóm lại ba câu hỏi. Cái thứ nhất đó là ở khoảng cách khác nhau: Mỹ và Việt Nam, nhưng cùng một phẩm cùng một sanh, thì ai về trước. Còn câu hỏi thứ hai cũng ở Mỹ ở Việt Nam cùng một phẩm mà khác sanh, một phẩm thí dụ về Trung phẩm Hạ sanh một người Trung phẩm Trung sanh, thì aỉ về trước? Còn câu hỏi thứ ba cũng người ở Mỹ người ở Việt Nam cùng vãng sanh về Cực lạc mà khác phẩm khác sanh luôn, một người ở Hạ phẩm Hạ sanh một người Trung phẩm Trung sanh, thì ai về trước?

A- Qua thế giới bên đây cũng giống hệt vậy thôi, nhưng mà không phải về Cực lạc không phải về Tịnh độ mà về uế độ, tức là cũng nhất niệm như nhau một người ở Việt Nam một người ở Mỹ cùng sanh về cõi trời Đâu Suất hết, tức là một cõi với nhau rồi, nhưng mà một cái ở Mỹ một cái ở Việt Nam, ai về trước?

B- Còn câu hỏi thứ hai: cũng ở Mỹ ở Việt Nam, nhưng mà về một cõi với nhau, cùng phẩm với nhau tức là cùng cõi trời Dục giới hết, nhưng một người ở Tứ Thiên Vương một người ở Đâu Suất, Tứ Thiên Vương thì thấp hơn. Tứ Thiên Vương rồi Dạ Ma, Đao Lợi mới tới Đâu Suất, thì cõi trời Đâu Suất cao hơn. Thành ra cùng về cõi Dục hết nhưng mà cái sanh nó cao thấp. Như vậy thì ai về trước?

C- Câu hỏi thứ ba: cũng một người ở Mỹ người ở Việt Nam cùng sanh về uế độ hết tức là cùng cõi trời nhưng mà khác cõi, khác cái phẩm khác cái sanh luôn, tức là người ở cõi trời Đâu Suất Dục giới thôi, nhưng mà một người ở nhị thiền của sắc giới, thì ai về trước?

Bởi tôi nói Phật pháp nó cao lắm, nó khó lắm, chớ không phải dễ đâu, suy gẫm thì ra thôi, nhưng mà chịu khó về ngồi đi ngồi chừng 4-5 tiếng không được thì 7-8 tiếng không được thì ngồi luôn tới sáng tồi nó cũng ra thôi, hén, hỏi ông thầy vô sư trí của mình đó.

Trong quyển Na Tiên Tỳ Kheo có câu hỏi vậy đấy, có câu hỏi giống như câu hỏi của tôi vậy đó.

Thì Vua Mi Lan Đà mới hỏi Na Tiên tỳ kheo: Bạch đại đức, một người ở xứ Các-Mia với một xứ nào đó hai tỉnh khác nhau, mà nếu đồng sanh về cõi trời Đâu Suất hết. Thì ai về trước? Tức là khác tỉnh mà đồng sanh về cõi trời Đâu Suất hết, thì người nào về trước? Mấy ông mấy bà trả lời sao? Thì Na Tiên tỳ kheo trả lời hai người về cùng một lượt. Thì ông vua ổng không hiểu, ổng nói bây giờ Đại đức cho thí dụ đi. Thí dụ, cho 5 thí dụ á, ông Na Tiên độc đáo. Hỏi một thí dụ, Đại đức cho thêm thí dụ thứ hai, cho thí dụ thứ hai, thí dụ thứ ba nữa, thí dụ thứ tư, thí dụ thứ năm ông mới chịu, ông Vua Mi Lan Đà chịu. Nhưng mà tôi, tôi không chịu, tôi không mấy vừa ý lắm.

Thì Na Tiên tỳ kheo mới nói rằng: Bây giờ Bệ hạ ở tại đâu? ông nói ở tại xứ gì của ông cũng như mình đây vậy. Bây giờ Bệ hạ nghĩ tới cái thị xã cái chợ Trà Vinh của mình đây nè. Bệ hạ nghĩ đi. Nói trẫm nghĩ rồi. Hồi trước Bệ hạ đi qua nước nào, cách đây mấy ngàn cây số có cái thủ đô đó, Bệ hạ có đi qua

phải không? Nói: có. Chẳng hạn bây giờ mình nghĩ tới Wasington, Nữu ước ai có qua Mỹ hoặc đi qua Trung Quốc nghĩ tới Bắc Kinh, ngồi nghĩ tới Bắc Kinh thì bệ hạ thấy nhu thế nào, cái nào truớc? Thì ông Vua nói hai cái một luợt. Bây giờ trẫm ngồi đây nghĩ tới chợ Trà Vinh với chợ Bắc Kinh thì một lượt thôi. Thì Vua Mi Lan Đà đồng ý. Nói, giờ Đại đức cho thêm thí dụ khác nữa, tôi nhớ hai thí dụ thôi, 5 mà tôi nhớ 2.

Rồi nói có cây ngô đồng nó cao một trăm mấy chục thước, cây đó lớn nhất cao cả trăm thước, bây giờ có hai con chim, một con chim đại bàng nó bay trên cao nó đậu trên ngọn, còn con chim sẻ nó bay dưới, hai cái cùng đáp vào cây ngô đồng cùng một lượt, thì hỏi Bệ hạ cái bóng con chim nào đáp xuống trước. Cây ngô đồng cao một trăm mấy chục thước, hai con chim: một con chim đại bàng nó bay trên cao nó đậu trên ngọn, còn một con chim sẻ nó bay dưới thấp nó đậu cái nhánh ở dưới cách nhau gần lOOm, mà hai con cùng đậu vào cây ngô đồng cùng một lượt, thì cái bóng con chim nào đáp xuống dưới đất trước. Thì nhà vua trả lời một lượt. Năm cái thí dụ lận.

Tôi nói, bây giờ có hai người bắn cung tên, một người bắn với tốc độ lOkm, một người bắn tốc độ l.OOOkm, thì bây giờ hai người cùng bắn một lượt, thì cái mũi tên nào tới bia trước? Mũi tên lOkm hay mũi tên l.OOOkm? Tất nhiên mình thấy rõ ràng l.OOOkm tới trước, chứ làm sao 10 km tới một lượt được. Một người bắn mũi tên đi lOkm/giờ, cái kia là l.OOOkm/giờ mà hai người cùng bắn một lượt, cũng như xe hơi chạy một xe chạy lOkm, một xe chạy lOOkm cùng tới đích là tới thị xã Trà Vinh hoặc là tới Vĩnh Long. Thí dụ ở đây cách tỉnh Vĩnh Long là 60km, mà một chiếc xe chạy lOkm, một chiếc xe chạy lOOkm, thì chiếc xe nào chạy tới trước? Đâu thể hai chiếc bằng nhau được.

Bây giờ tôi thêm một thí dụ nữa. Bây giờ cũng hai người bắn mũi tên đó vào cái bia đó, một người bắn 300.000km/giây, mũi tên bắn tốc độ đi 300.000km/giây, còn một người kia bắn mũi tên 400.000km/giây. Vậy cái mũi tên nào tới cái bia trước? Một lượt. Cái đó là sao? Cái đó là ảo giác, bị nó quá lẹ đi, mũi tên 300.000km/giây với mũi tên 400.000km/giây thì tất nhiên hơn có 100.000km/giây cái này vút cái tới, cái kia vút một cái cũng tới liền, thành ra với con mắt thác giác của mình hai mũi tên đến một lượt, nhưng mà thật sự có cái trước cái sau; nhưng mà khi chậm 10km với 100km mấy ông mấy bà thấy tới có mũi trước mũi sau; còn 300.000km/giây với 400.000km/giây nhích nhau một chút xíu hai mũi đi một lượt, cái này vút một cái tới, cái kia vút một cái tới liền, cái này mấy ông mấy bà không thấy cái nào trước sau, đó là con mắt thác giác cõi uế độ này. Còn nếu nhìn sự thật tất nhiên 300.000km/giây, 400.000km/giây phải có cái tới trước có cái tới sau, mũi tên đi 400.000km/giây phải tới trước một chút, nhích một cái cái kia tới liền, nhưng mà có trước có sau, nhưng mà đối với con mắt nhìn của mình thì nó lại một lượt.

Cũng như tôi nghĩ tới Trà Vinh, tôi nghĩ tới thành phố Nữu Ước, thì thành phố Nữu Ước phải lâu hơn chứ làm sao mà bằng một lượt được, nhưng mà cái tốc độ của tư tưởng nó quá nhanh, trong Kinh kêu là thần tốc, thì nghĩ tới Trà Vinh, nghĩ tới Nữu Ước, hai cái một lượt thôi, không cái nào trước cái nào sau được hết trơn, nhưng mà có trước sau, cái tư tưởng chúng ta, tư tưởng rất là thần tốc. Thành ra Na Tiên trả lời như vậy, ông vua ổng nghĩ theo thác giác của ổng thì ổng thấy đúng, nhưng mà tôi thấy không đúng, tôi thấy không đúng.

Chỉ có thời gian chúng ta để xa cách cho rõ, tôi nói lOkm với 100km thì chúng ta sẽ thấy 100km sẽ tới trước; nhưng mà bây giờ chúng ta thăng hoa vận tốc 1.000km cái kia 1.500km hoặc là vận tốc 300.000km/s thì chúng ta thấy vận tốc rất là nhanh, một giây mà 300.000km còn cái kia một giây mà 400.000km hơn có 100.000km mà một giây, chúng ta thấy hai mũi tên đến một lượt, chúng ta không bao giờ thấy mũi tên đến trước sau được hết.

Bởi vì sao? Vì nó quá nhanh. Nhưng mà thật sự, nó có cái tới trước có cái tới sau.

Thành ra ông nói nghĩ tới thị xã Trà Vinh với nghĩ tới thành phố Nữu Ước hai cái một lượt, thấy thì thấy một lượt, nhưng mà sự thật thì không có một lượt.

Hai con chim cũng vậy, con chim đại bàng đậu trên ngọn cách 100m thì khi nó đậu một lượt thì cái bóng xuống một lượt. Thật ra không một lượt được. Con chim se sẻ dưới này thì cái bóng tới trước hơn vì khoảng cách nó quá ngắn, mà vận tốc cái khoảng cách cái bóng xuống quá nhanh, thành ra con mắt thác giác của mình thấy dường như giống nhau.

Cũng như ổ bánh mì, mấy ông mấy bà đem cắt thẳng như thế này, còn tôi tôi đem cắt xiên, cũng hai 0 bánh mì bằng nhau. 0 nào lớn hon mấy ông mấy bà biết không? Cái cắt xiên lớn hon, phải không? Thật sự cùng một ổ bánh mì tại sao có lớn nhỏ, mấy ông mấy bà lấy ổ bánh mì đó đi mấy ông mấy bà cắt thẳng như thế này đưa đứa bé cũng ổ bánh mì bây lớn, đưa đứa bé nó lựa ổ nào? Nó lựa ổ cắt xiên, nó thấy lớn hơn, nhưng mà thật sự hai ổ bằng nhau chớ làm sao lớn hơn được. Nhưng tại do cái thác giác của mình thấy ổ xiên lớn hơn, còn cái thẳng băng thấy nó nhỏ, đó là con mắt thác giác chớ sự thật thì không khác nhau.

Bởi thế giới uế độ này là thế giới có không gian, con mắt thác giác, sự thật không khác nhau. Vì thế giới uế độ là thế giới có không gian, mà có không gian thì phải có khoảng cách, mà có khoảng cách là có mau chậm chứ không bao giờ có bằng nhau được.

Thành ra theo tôi là tôi không đồng ý, Kinh Na tiên đó nổi tiếng thế giới đấy. Ban đầu tôi coi tôi rất phục, nhưng mà khi qua thế giới Cực lạc tôi thấy nó sai.

Thế giới Cực lạc như thế nào?

Thành ra thế giới của uế độ, một người mà sanh về cõi trời Đâu Suất, một người ở Việt Nam một người ở Mỹ, người nào gần cõi trời hom thì người đó về trước hơn. Thí dụ nước Việt Nam gần cõi trời Đâu Suất hơn thì người ở Việt Nam sanh về sớm hơn; còn người ở Mỹ khoảng cách xa hơn nó sanh về sau, nhưng mà thần thức mình đi quá mau mình thấy hai người về một lượt, nhưng mà thật sự người nào cái không gian gần hơn thì người đó về trước hơn.

Còn bây giờ cái thứ hai nữa. Neu người nào ở Mỹ, ở Việt Nam mà một người về cõi trời Đâu Suất một người ở cõi trời Tứ Thiên Vương thì tất nhiên cõi trời Đâu Suất về trước hơn vì định lực người ta mạnh hơn, người ở Việt Nam cái khoảng cách gần mà không bằng định lực của người ta, thành ra chết mà cùng chết một lượt người ở Mỹ và người ở Việt Nam mà người nào sanh cõi trời Đâu Suất thì mau hơn cõi trời Tứ Thiên Vương, Tứ Thiên Vương cõi thấp thì định lực họ chậm hơn, nhưng mà nếu đứng trên đó mình thấy hai về một lượt, nhưng mà thật sự nó có khoảng cách thì khác nhau.

Như vậy cái phẩm cũng vậy thôi. Nếu một người chết ở Mỹ một người ở Việt Nam một người sanh cõi trời Đâu Suất một người sanh cõi Sắc giới nhị thiền thì người sắc giới nhị thiền về trước hơn, cái khoảng cách không gian phải rút ngắn lại chớ sao, định lực người ta mạnh.

Theo tôi là như vậy. Có ai không đồng ý không thì đưa ra. Bây giờ hiểu uế độ chưa? Bây giờ qua Tịnh độ, nếu uế độ không thắc mắc thì qua Tịnh độ, hén, cái này chúng ta đi sâu một chút, Tịnh độ là như thế nào.

Tịnh độ, nếu một người ở Mỹ một người ở Việt Nam mà cùng vãng sanh về cõi Hạ phẩm Hạ sanh. Thì ai về trước? Trong Kinh kêu là về một lượt.

Còn một người ở Mỹ một người ở Việt Nam mà vãng sanh về cùng Hạ phẩm, một người Hạ phẩm Hạ sanh, một người Hạ phẩm Thượng sanh. Ai về trước? Tôi xin thưa rằng một lượt.

Còn một người ở Việt Nam một người ở Mỹ, vãng sanh về Hạ phẩm Hạ sanh, một người về Trung phẩm Thượng sanh. Ai về trước? Tôi xin thưa rằng một lượt.

Tại sao vậy? Đố mấy ông mấy bà biết đấy. Vì không không gian, nên nhớ như vậy. Thành ra thế giới Cực lạc không phải là thế giới để mà mình đi bằng cây số mà thế giới phát hiện, phát hiện nó khác thế giới mình đi cây số chạy.

Tôi lấy thí dụ: Bây giờ ở đây có hai cái radio giống hệt nhau hết, bây giờ cái thùng radio này tôi bắt đài Trà Vinh, cái thùng radio này tôi bắt đài Mỹ tức là tần số khác nhau, phải vậy không? Bây giờ tôi đua hai tay vô một lượt tôi nhấn nút, nhấn tần số, một cái tần số đài Trà Vinh một cái tần số đài Mỹ. Tôi hỏi khi tôi nhấn một lượt như vậy đài phát thanh nào phát ra tiếng nói trước? Tại sao một lượt, một cái tuốt bên Mỹ một cái Trà Vinh tại sao một lượt. Vì làn sóng nó không có không gian cái thùng radio chỉ là tiếng nói đài phát thanh Trà Vinh đài phát thanh Mỹ cái sự phát hiện thôi chứ không phải sự vãng sanh ở không gian, cái đài Trà Vinh nó cũng nằm ở không gian này cái đài Mỹ nó cũng nằm không gian này nó chỉ phát hiện trong thùng radio đúng tần số nó, thành ra khi nhận tần số một lượt tiếng nói phát ra một lượt, đây là phát hiện ra tiếng nói Trà Vinh tiếng nói đài Mỹ chứ không phải đài Mỹ từ bên Mỹ chạy qua đây mà nó nằm trên không gian này, cùng một lúc nó phát hiện, thì cái cùng một lúc nó một lượt không có cái nào trước sau hết, mặc dù Mỹ nó xa nhưng mà nó nằm trên không gian này đài Trà Vinh nó nằm trên không gian này, hai cái đài này phát hiện cùng không gian thì tất nhiên phải phát hiện một lượt. Thành ra thế giới Cực lạc là thế giới không có không gian không có khoảng cách thì không có trước sau gì hết, không có trước sau gì hết.

Thí dụ Đức Phật A Di Đà, trong Kinh nói chỗ đó, là mình chết leo lên tòa sen ngồi co tay duỗi tay là đến thế giới Cực lạc, co tay duỗi tay không phải Đức Phật đưa mình về đó, nhưng mà Ngài nhận nút một cái thế giới Cực lạc hiện ra liền, mà nếu Ngài nhận nút Hạ phẩm Hạ sanh, Ngài nhận nút Trung phẩm Trung sanh, Ngài nhận nút Trung phẩm Thượng sanh,… có mau có chậm không? Khi nhận là nó phát hiện liền thôi. Cũng như đài Mỹ, đài Trà Vinh hai cái thùng radio để đây tôi nhận đài Mỹ đài Trà Vinh một lượt, thì đài Mỹ thật là xa mà nó cũng phát hiện một lúc thôi,

nó không có không gian. Hiểu kịp không? Thành ra nếu chúng ta vãng sanh về Hạ phẩm Trung phẩm Thượng phẩm cùng một lúc thôi không có cái nào trước cái nào sau hết. Nhưng mà thế giới uế độ có trước có sau, thế giới uế độ là thế giới lộn xộn nhất đấy, nó phức tạp nhất hết thảy.

Mấy ông mấy bà hiểu thế giới Tịnh độ, thế giới uế độ chưa? Qua thí dụ này chúng ta thấy sáng tỏ rồi đó. Vậy thì thế giới Tịnh độ dầu Hạ phẩm Hạ sanh, dầu Hạ phẩm Trung sanh, dầu Trung phẩm Trung sanh, dầu Trung phẩm Thượng sanh, dầu Thượng phẩm Thượng sanh,… đã là vãng sanh thì một lượt thôi không có cái nào về trước không có cái nào về sau, thế giới đó là thế giới phát hiện; phát hiện tức là nó có sẵn, nó không có không gian, khi nhận nút đúng tần số nó phát hiện ra thôi, mà đã phát hiện thì đâu có không gian, đâu có khoảng cách gì đâu, thế giới đó chỉ có chúng ta coi Kinh Kim Cang ông Nghiêm Xuân Hồng nói rất hay: thế giới Cực lạc thế giới có khe hở mà chưa có khoảng cách, còn thế giới này có khe hở mà có khoảng cách luôn, có khoảng cách cho nên có không gian, còn có khe hở chỉ có thời gian thôi. Mà nên nhớ thế giới Tịnh độ là thế giới nó khác thế giới này, là thế giới tánh cảnh.

Thí dụ, bây giờ tôi nói cái thí dụ nãy cho rõ, thế giới Tịnh độ là cả võ trụ bao la này nó chớp lên rồi nó tắt nó chớp lên rồi nó tắt, rồi khi nó chớp như vậy thì tất nhiên trong này nó chớp sáng nó bị mờ nó trở lại sáng trở lại mờ, rồi nó tắt rồi một lúc khác nữa chớp tắt nó cứ xuống cấp. Thì cái đầu tiên đó là vô chất tánh cảnh – hữu chất tánh cảnh của võ trụ tức là chuyển biến quá nhanh cho nên vô chất tánh cảnh, chúng ta thấy thường thường nó bất biến chứ thật sự Như Lai thấy nó chuyển biến đấy, mà đã chuyển biến quá nhanh cho nên nó bất biến có nghĩa là bao trùm mọi chuyển biến chứ không phải bất biến, chúng ta không phải chết cứng như vậy, bất biến của Alahán là không phải, bất biến của Như Lai là bất biến vì

chuyển biến quá nhanh cho nên nó bao trùm hết tất cả vô lượng cái chuyển biến tương ưng và cái chuyển biến phi không gian thì như vậy mới gọi là bất biến, nghĩa là nói về cái dụng chứ không phải cái thể. Thành ra Đại thừa nói Alahán chưa có thấy Phật tánh, cái Phật tánh Alahán là Phật tánh chết tức là cái thể Phật tánh chưa thể gọi là Phật tánh được, cái dụng của Phật mới gọi là Phật tánh.

Cũng như hôm trước tôi nói thí dụ “nước”. Ở đây chúng ta thấy rõ nước là vô chất tánh cảnh, còn sóng là hữu chất tánh cảnh tức là tánh cảnh đấy, rồi sóng con chó sóng con trâu sóng con bò là thế giới của đới chất cảnh, rồi chúng ta thích con trâu ghét con chó thì đó là thế giới của độc ảnh cảnh. Hiểu kịp không? Tôi nói lại, cái này nó rõ, thí dụ thì mấy ông bà sáng tỏ đấy.

Thí dụ “Nhóc”. Nước thì tôi cho đó là vô chất tánh cảnh, còn Sóng là hữu chất tánh, sóng thì sóng thì bắt đầu có hình chưa có

tướng có hình chưa có tướng rồi bây giờ tùy theo mỗi người cái nghiệp lực mình nó chụp mũ sóng con chó sóng con trâu, như loài người thì chụp mũ nó con chó, nghiệp người thấy nó con chó con, heo nó thấy khác, con cá vồ thấy khác,… thì cái đó nó chụp mũ khác nhau. Thành ra sóng đó là thế giới tánh cảnh. Rồi sóng con chó sóng con trâu sóng con bò tùy theo nghiệp lực mỗi chúng sanh đó là thế giới đới chất cảnh. Rồi bây giờ mới thương sóng con trâu mà ghét sóng con bỏ, ‘thương’ cái đó thì đây là thế giới độc ảnh cảnh. Nó rõ như vậy đó.

Còn một cái nữa, “Biển”. Biển là gì? Biển gồm có sóng và nước và vô lượng đới chất cảnh, độc ảnh cảnh kêu là biển.

* Biển là nước phải không? Xin thưa không phải.

* Biển là sóng phải không? Xin thưa không phải.

* Biển là sóng con chó sóng con trâu phải không? Xin thưa không phải.

* Vậy Biển là gì? Biển không là gì hết mà Biển là tất cả, Biển là bao gồm: có nước, có sóng, có sóng con chó sóng con trâu sóng con bò, có thương có ghét,… tất cả đều nằm trong biển hết.

Thành ra cái này tôi thấy sáng tỏ, tôi ngồi tham thiền tôi thấy chỉ có thí dụ mấy ông mấy bà mới hiểu nổi thôi.

Thành ra:

– Hỏi biển ở đâu? Tôi chỉ nước, tôi nói đây là biển.

– Mấy ông mấy bà hỏi nước đâu? Tôi chỉ nước tôi nói đây là nước.

– Hỏi sóng đâu? Tôi chỉ ngay nước tôi nói đây là sóng.

– Hỏi sóng con chó sóng con trâu,… đâu? Tôi chỉ nước và nói đây là sóng con chó sóng con trâu,… một cái đó thôi, nhưng mà tùy cách nhìn của mình.

Mình thì không nhìn thấy biển, không nhìn thấy nước, rồi cũng không nhìn thấy sóng nữa, mà nhìn thấy sóng con chó sóng con trâu con bò rồi mình thưong ghét trong đó tức là mình nhìn thế giới độc ảnh cảnh thôi.

Bây giờ mình tu mình tu sâu nữa mình thấy thưong ghét không có. Con trâu là con trâu, con bò là con bò,… tại sao thương ghét trong đó, tất nhiên mình bớt thế giới độc ảnh cảnh, vinh nhục lợi hại thịnh suy khen chê mất đi thì chỉ còn hiện ra thế giới đới chất.

Rồi bây giờ từ đới chất nhìn sâu vô nữa thì không có con chó con trâu gì nữa mà chỉ có sóng thôi, thì đây là chúng ta nhìn sâu vào thế giới tánh cảnh.

Mà nhìn sâu vào thế giới tánh cảnh sóng nữa mà nó không có sóng mà nó là nước thôi.

Sóng là cái Động mà Nước là Tịnh thì tất nhiên cái tịnh cao hon nhìn sâu vào sóng thì không có sóng mà chỉ có Nước. Nước là bất biến.

Còn nếu nhìn bao quát hết thì đó là Biển. Cái nào cũng nằm trong Biển: sóng cũng nằm trong biển, mà nước cũng nằm trong biển, mà sóng con chó sóng con trâu cũng nằm trong biển, mà thương ghét cũng nằm trong biển.

Biển không là gì hết mà Biển bao trùm tất cả.

* Thì Biển là thế giới của Như Lai.

* Còn nước là thế giới của Alahán.

* Còn chúng ta thấy sóng con trâu sóng con chó con bò là thế giới nghiệp lực của chúng ta. Còn thương ghét là thế giới của địa ngục ngạ quỷ súc sanh,…

Tất cả Đạo Phật có bây nhiêu đó thôi. Hiểu không, tôi nói nhu vậy hiểu không? Đó là quá xá rồi đó, đó là tận cùng rồi đó.

Đó là một thí dụ rất sáng tỏ, nhung mà là thí dụ thôi, thí dụ sáng tỏ nhung mà cũng là thí dụ thôi chứ không phải thực tại. Thực tại nó còn chi tiết hơn. Đó là tạm cho mấy ông mấy bà dễ hiểu vậy thôi. Bây giờ chúng ta trở lại, gần hết giờ rồi đó, bây giờ nắm được không?

Bây giờ tôi trở lại cái bảng này, ở đây tôi chia làm hai phần:

– Một phần đứng lặng là thế giới của tánh cảnh, thế giới thật đấy, thế giới đó là thế giới vô tướng, thực tướng của tất cả các pháp là vô tướng tức là không có hình tướng.

– Còn thế giới xao động là thế giới có hình có tướng luôn.

Mà hai thế giới này không thể tách rời được mà cũng không phải là một mà cũng không phải là khác.

Thành ra chúng ta thấy đây vô chất tánh cảnh tôi đề là bất biến, bất biến theo Đạo Phật bất biến có nghĩa là có tất cả mọi chuyển biến mà nó vẫn là bất biến, thì chúng ta phải hiểu như vậy; bất biến tức là nước, mà nước tức bao gồm tất cả sóng con trâu sóng con chó cả thương ghét luôn, thì cái đó gọi là bất biến.

Cỏn hữu chất tánh cảnh là từ cái bất biến đó bắt đầu nó chuyển biến chậm lại thành ra nó bắt đầu có thời gian mà không gian nó chưa có nó bị hóa giải vô đó, đó là thế giới xuyên suốt. Thành ra trong Kinh mới nói cái thế giới đứng lặng này là cái thế giới toàn thể võ trụ chứ nó không phải là có giới hạn. Thế giới uế độ nó có giới hạn đấy, tùy theo nghiệp chúng sanh mà nó có hữu hạn. Còn thế giới đứng lặng là luôn luôn bao giờ cũng là trùm tất cả không gian thời gian, mà luôn luôn nó chớp tắt

chớp tắt chớp tắt vậy thôi, nó chớp rồi nó tắt, nó chuyển biến nhanh rồi nó qua tới chậm, nó chớp rồi nó tắt, rồi nó lại có một đợt nữa chuyển biến nhanh rồi tới chậm nó chớp, rồi đợt thứ hai khắp cả võ trụ nữa thì chớp rồi tắt, thì những cái này nó liên tục nhau, trong Kinh kêu là tương tợ tương tục nó không có hình tướng mà nó cứ chớp tắt chớp tắt như vậy, vì nó là cái nền tảng để thế giới uế độ nương vào đó mà vẽ tùm lum. Hiểu kịp không.

Thành ra vô chất tánh cảnh – hữu chất tánh cảnh; vô chất tánh cảnh là biến hóa nhanh mà khi nó chuyển biến chậm lại thì kêu là hữu chất tánh cảnh; rồi nó trở lại chuyển biến nhanh bất biến nữa; rồi nó trở lại hữu chất tánh cảnh, rồi nó trở lại vô chất tánh cảnh,… nó cứ vậy mãi; rồi nó xuống cấp một cái thành ra alaya cá nhân.

Alaya cá nhân cũng chuyển biến như vậy nhưng mà chậm hơn alaya võ trụ, tức là nó không còn bất biến nữa mà nó chuyển biến rõ hơn, nó chuyển biến nhanh rồi nó lại chậm, rồi trở lại nhanh rồi trở lại chậm, cứ như vậy nó chớp nhoáng chớp nhoáng như vậy hoài, rồi nó xuống cấp một cái nữa thì thành ra thế giới của thọ uẩn, thọ uẩn kêu là kiến tinh tức là thế giới đứng lặng của 5 thức đầu mà chúng ta thường kêu là hư minh le lói chiếu soi.

Hiểu không? Rồi tôi giảng nữa, giảng chừng nào hiểu thôi rồi mới bắt đầu qua bài Kinh Sáu Sáu, hén.

Đó là phần kiến tinh, rồi nó cũng vậy nó chớp nhoáng cái nữa, tới thế giới kiến tinh này thuộc chuyển biến nhanh chuyển biến chậm chuyển biến nhanh, mà nên nhớ nhanh chậm mà nó toàn thể võ trụ nó không có giới hạn à, mình phải hiểu biết như vậy, nó chuyển biến khắp cả võ trụ, chớp một cái bắt đầu nó tắt nó chớp nó tắt nữa, rồi nó xuống một cấp nữa cho tới thức thứ 6, tới đây hết, tới đây hình bắt đầu hiện ra cô đọng rõ rệt hơn, nhưng mà hình gì cũng chưa có, dường như có hình, nhưng mà hình gì cũng chưa có. Còn cái kiến tinh tức là thọ uẩn, cái hư minh le lói chiếu soi thì dường như có vật dường như không, luôn luôn nó chập chờn kêu là phóng dật, nó chập chờn dường như có vật dường như không.

Xuống tới thức thứ 6 sự vật hiện ra rõ hơn nhưng mà vật gì cũng chưa có, nghĩa là cái đứng lặng mà cũng chưa có hình tướng gì hết, nương vào cái này chúng ta dùng tư tưởng mới tạo ra thế giới uế độ, chư Phật mới dùng thế giới tánh cảnh này mới tạo ra thế giới Tịnh độ, thì ai cũng dùng thế giới tánh cảnh này hết, mà nếu chư Phật dùng trí tuệ mình thì tạo ra thế giới Tịnh độ tức là chưa có hình chưa có tướng, các Ngài tạo ra hình mà chưa có tướng; còn chúng sanh tạo ra có hình có tướng luôn, phải tương ưng nhau, mà có hình có tướng thì chướng ngại, có không gian thời gian, do có không gian thời gian cho nên mới gọi là uế độ.

Còn thế giới chư Phật là dường như có thời gian nhưng chưa có không gian, hay nói đúng không gian chuyển biến nhanh thành ra hóa giải vào thời gian, thành ra nhận thức và đối tượng nhận thức là một, nhận thức là cái biết mà đối tượng nhận thức cũng là cái biết, chưa có hình tướng gì hết.

Nhưng mà thế giới Cực lạc Phật A Di Đà thế giới đối tượng có hình đó là do cái nguyện lực 5 a tăng tỳ kiếp của Phật A Di Đà tạo ra.

Hiểu kịp không? Được chưa? Kỳ tới tôi giảng cách khác nữa, kỳ tới tôi nói về hiện lượng tánh cảnh, tỷ lượng.

Ở đây tôi nói lại nói lại 3 cảnh: một cái gọi là tánh cảnh, một cái gọi là đới chất cảnh, một cái gọi là độc ảnh cảnh, 3 cảnh; kỳ tới 3 lượng là khó đấy, 3 lượng rồi 3 cảnh, đưa vào 3 cảnh.

Thí dụ bây giờ tôi nói tờ giấy, thí dụ như tờ giấy tôi cầm trên tay đây, thì cũng tùy theo nhận thức tức là cái tâm của mình mà nó biến chuyển thôi. Bây giờ tôi muốn tờ giấy này, mà mấy ông mấy bà thấy là tờ giấy, thì nếu nghiệp người thì cho nó là tờ giấy, đây cũng là tờ giấy, nếu người ta thì đây là tờ giấy, còn nếu con kiến thì đây không phải là tờ giấy đây là một quả địa cầu của nó, nó bò từ cái mặt bên đây mà nó qua bên đây có thể là nửa tiếng đồng hồ, cỏn mình chỉ lấy gang đo cái tới, thì cái nhận thức của con kiến nó khác, nhận thức loài người khác. Thì cái tờ giấy đối với loài người đó là đới chất cảnh (đới là vay mượn, chất là tính chất) nó vay mượn tính chất của tánh cảnh là cảnh thật không có hình tướng, bây giờ nó sửa lại có hình tướng luôn, thành ra kêu là đới chất cảnh.

Còn bây giờ tôi thấy tờ giấy này tôi thích, tôi có thể vẽ trình bày chư phật tử hiểu tôi rất thích; còn những người không đi học pháp thấy ghét quá. Bây giờ tờ giấy này có thương ghét trong đó thì thế giới này không phải thế giới cộng nghiệp mà thế giới biệt nghiệp riêng của từng người. Tôi thấy tôi thích tờ giấy này, bởi vì nhờ nó tôi dùng phương tiện tôi trình bày bài giảng pháp, tôi rất thích nó; Còn người mà không học pháp, tờ giấy này làm gì, bỏ đem đi cầu, chùi cầu sướng hơn, thì cái ghét nó nằm trong đó, thì cái này là thế giới của ý thức riêng kêu là độc đầu ý thức, thì cái cảnh của nó kêu là độc ảnh cảnh tức là cái cảnh do một mình ý thức cá nhân mình thương ghét trong đó.

Còn đới chất cảnh thế giới của cộng nghiệp nhiều chúng sanh, chúng sanh người thấy như vậy, thành ra kêu là thế giới đới chất cảnh (đới là vay mượn, chất là tánh chất) là vay mượn tính chất của tánh cảnh mà sửa lại theo cái nghiệp người; cỏn con kiến nó thấy tờ giấy nó sửa theo cái nghiệp kiến thì nó nhìn tờ giấy này khác nữa thì đó là thế giới đới chất cảnh của con kiến, còn con kiến có thương ghét riêng thì nó có độc ảnh cảnh con kiến khác nữa. Mấy ông mấy bà hiểu không? Cũng như cục phẩn, chúng ta đi ra cục phẩn là hôi tanh thì đó là thế giới đới chất cảnh của loài người; Nhưng mà đối với con cá dồ thì cục phẩn là món ăn của nó, thì món ăn của cá dồ là cục phẩn thì cục phẩn bây giờ trở thành đới chất cảnh của cá dồ, cộng nghiệp của chúng sanh cá dồ. cỏn chúng ta bây giờ nhiều người thấy phẩn thì ghét, phẩn hôi tanh dơ dáy thì ghét; có người thích, thích là không phải thích phẩn nhưng mà phẩn có thể tưới rẫy trồng đồ nó tốt, thành ra tôi thấy thích, tôi đem về tôi tưới, thì thấy phẩn người ta chịu; Thì cái này độc ảnh cảnh tùy theo nhận thức của từng người.

Thành ra: đới chất cảnh là thế giới cộng nghiệp của từng loại chúng sanh, từng loại nhen, tức là cộng nghiệp của một loại chúng sanh nào đó, chỉ có chúng sanh đó thấy thôi. Thí dụ bây giờ nước thì người ta thấy thôi, còn loài thủy tộc không thấy là nước.

Thành ra tôi mới hỏi nước có hay không? Thì mình nói không có là trật, mình nói có là sai. Mình phải nói có là có với loài người thôi mà không có với loài khác, như vậy mới đúng.

Thành ra Đạo Phật rất là rành, vì quá rành mình thấy nó lộn xộn, mới nhìn thấy nó lộn xộn.

Hỏi cái nhà tăng này có hay không? Nếu mình nói không là sai, không sao mấy ông mấy bà thấy nhà tăng vô đây nghe pháp. Còn nếu mà có tại sao con thú nó không thấy nhà tăng, nó có vô đây nghe pháp đâu. Thành ra đối với loài nguời thì đây là nhà tăng để mấy ông mấy bà vô đây nghe pháp; Đối với con thú là con chó thì không phải nhà tăng, đây là chỗ nó ỉa thì đúng hơn, nhu vậy cái nhìn của con theo cái nhìn của loài chó thì nó lại thấy khác; Còn cái nhìn của nghiệp loài người thì nó lại thấy khác, đây là chỗ rất tôn kính, chỗ thờ Phật mình không dám làm dơ, không dám khạc nhổ ở đây; Con chó thì thấy là chỗ nó ỉa của nó, thì cái nghiệp con chó là đới chất cảnh của nó; Còn cái nghiệp người ta thấy hết đây là chỗ nhà tăng mấy ông mấy bà đều thấy vậy hết, và mấy người ngoại đạo vô cũng biết hỏi chỗ nào nói chỗ thuyết pháp giảng đạo thì người ta

thấy cũng giống như vậy, thì đó là thế giới đới chất cảnh. Nhưng mà người ngoại đạo vô đây thấy cái nhà này ghét “Trời! ổng giảng chi cho tùm lum hết trơn, ổng giảng giành tín đồ bổn đạo này kia” thì cái đó khó; Còn mấy ông mấy bà lại thấy thích, có nhà tăng này mình có thể hiểu Phật pháp sâu, mình chấm dứt được luân hồi sanh tử khổ; Thành ra cái thương ghét này tùy theo từng cá nhân.

Thành ra thế giới độc ảnh cảnh là thế giới của từng cá nhân, “biệt nghiệp” của chúng ta, danh từ Phật pháp kêu là biệt nghiệp.

Cỏn thế giới đới chất cảnh là thế giới cộng nghiệp, thế giới chung của một loại chúng sanh nào đó.

Thành ra do chỗ này mấy ông mấy bà thấy địa ngục có hay không? Chúng ta phải hiểu. Cõi trời có hay không? Chúng ta phải hiểu. Chúng ta thấy cõi trời cũng không có, địa ngục cũng không có.

CÓ thì CÓ tự mảy may,

Không thì cả thế gian này cũng không.

Địa ngục có đối với hạng người 4 đường ác đạo. Còn thiên đường, mấy người ở ác đạo không có thiên đường, họ làm sao có thức trong sáng mà lên đó được, thì cảnh thiên đường không có đối với họ.

Còn những người ở cõi trời, cảnh địa ngục không có đối với họ vì cái thức họ cao quá làm sao họ xuống đó được.

Trừ ra thầy giáo thì lớp nào cũng vô hết.

Còn mấy ông mấy bà bây giờ kêu xuống ở với mấy đứa học trò, mấy đứa cùi mấy ông mấy bà chạy luôn, không dám xuống đâu. Bây giờ kêu vô nhà thương điên sống chung với người điên mấy ông mấy bà chạy, cái tâm thức mình đâu phải vậy, vô đó làm sao mà tu.

Còn Bồ tát, thầy giáo người ta đắc quả Alahán rồi người ta vô đó nhưng mà người ta không bao giờ điên đâu, khi người ta đã là bậc thầy rồi, thì cái đó lại là khác nữa.

Thành ra nhà thương điên để cho những người điên, chứ mấy ông mấy bà vĩnh viễn từ đây tới chết mấy ông mấy bà tỉnh táo mấy ông mấy bà không bao giờ biết người điên, không bao giờ biết hoàn cảnh của người điên, mình có bao giờ xuống đó đâu.

Thành ra Đạo Phật rất là rành, rất là rõ ràng, nếu chúng ta nghiên cứu sâu.

Như vậy hôm nay tôi nói 3 cảnh giới, bây giờ mấy ông mấy bà muốn lấy cái gì cũng được hết.

Bây giờ lấy cái đồng hồ.

– Thì thế giới tánh cảnh cái đồng hồ là không có hình tướng, hay nói theo khoa học đó chỉ là năng lực thôi, hay là chỉ những điện tử, điện tử phá vỡ nó thành năng lực, năng lực như cái làn sóng; Còn nói theo Duy Thức đó là thức biến, thức là năng lực đấy, nó là một cái làn sóng không có hình tướng gì hết, nó chuyển biến như cái đà làn sóng, cái làn khói trong không gian này thôi, đó là thế giới tánh cảnh.

– Còn theo nghiệp người thì chụp mũ đây là cái đồng hồ để coi biết giờ để mà tu, để mà thức, để biết sáng tối,… thì đây loài người biết vậy. Đối với con chó nó không thấy là cái đồng hồ mà thấy là cái khác. Cái đồng hồ này đối với người ta thì đó là thế giới đới chất cảnh của loài người.

Rồi bây giờ có người thích đồng hồ, có người ghét, ban đêm reng la um xùm tôi không ngủ được gì hết, đem vứt nó đi; có người rất thích đồng hồ này. Thì cái thưong ghét riêng của từng người là thế giới độc ảnh cảnh.

Hiểu kịp chưa? Bây giờ nắm đưọc rồi hén.

Bây giờ tôi đưa ra 3 câu hỏi, tôi hơi khó khăn ở chỗ đó, kỳ tới trả lời hén.

Vậy thì thế giới tánh cảnh, thế giới đới chất cảnh và thế giới độc ảnh cảnh nó là cảnh hay là nhận thức hay đối tượng nhận thức?

Thế giới tánh cảnh là không có hình tướng, không có đồng hồ, chỉ có năng lực, chỉ có thức thôi.

Rồi bây giờ nghiệp người ta chụp mũ nó là cái đồng hồ, thì cái đồng hồ thế giới đới chất cảnh đối với loài người.

Rồi bây giờ tôi thích cái đồng hồ, ông A ổng ghét cái đồng hồ; cái thương ghét này thế giới độc ảnh cảnh. Như vậy cái này là cảnh hay là nhận thức hay đối tượng nhận thức? Hả! Cái đồng hồ này là tánh cảnh, đới chất cảnh hay độc ảnh cảnh, hay là nhận thức hay đối tượng nhận thức?

Trời ơi! Ngơ ngơ ngáo ngáo rồi!!! Tôi mới nói cái đồng hồ này, cái đồng hồ không có hình tướng, thấy không có hình tướng thì nó tánh cảnh; đồng hồ tôi thấy có hình tướng là đới chất cảnh của nghiệp người; còn tôi thương ghét cái đồng hồ đó là thế giới độc ảnh cảnh. Thì đó là nhận thức hay đối tượng nhận thức? Tánh cảnh, đới chất cảnh, độc ảnh cảnh là nhận thức hay đối tượng nhận thức?

Đã là cảnh làm sao nhận thức được nè trời! Tôi đã nói cảnh rồi mà còn nói nhận thức hay đối tượng nhận thức, hỏi như vậy mà còn không biết, cảnh mà làm sao nhận thức được.

Tôi nói nhà tăng đây nhận thức hay đối tượng nhận thức? Hỏi vậy mà không biết nữa thì thôi chết rồi. Nó là đối tượng làm sao mà nhận thức được. Nhà tăng mà nếu mấy ông mấy bà nhìn cho kỹ là không có nhà tăng, nó không có hình tướng, nó chỉ là dòng thức biến, chỉ là năng lực thôi. Rồi bây giờ nếu là nghiệp người, con người ta thấy nhà tăng là chỗ giảng pháp. Còn mỗi người riêng, có người thích nhà tăng, có người không thích nghe pháp không muốn đến để nghe pháp thì cái nhà tăng này không có cũng được vì không thích, có người thích cái nhà tăng, thì thế giới đó là độc ảnh cảnh.

Như vậy nhà tăng này có 3 cách nhìn: một cái tánh cảnh, một cái đới chất cảnh, một cái độc ảnh cảnh. Vậy thì cái này là nhận thức hay đối tượng nhận thức? Hiểu không? Trời đất!

Phải không nó là cảnh, đã là cảnh thì phải đối tượng nhận thức thôi chớ làm sao mà thấy cảnh, người thấy cảnh mới là nhận thức, còn cảnh bị nhận thức là đối tượng chớ làm sao là nhận thức được. Nãy giờ tôi giảng hễ có cảnh, có đối tượng nhận thức thì phải có nhận thức. Phải vậy không? Phải vậy không?

– Như vậy tánh cảnh, nhận thức nó là gì?

– Còn đới chất cảnh, nhận thức nó kêu là gì?

– Còn cái độc ảnh cảnh, nhận thức nó kêu là gì?

Bây giờ kiếm 3 cái nhận thức này.

– Tánh cảnh đi với nhận thức gì, trong Duy thức học kêu là gì?

– Còn đới chất cảnh đi với nhận thức gì?

– Còn độc ảnh cảnh đi với nhận thức nhu thế nào?

Hồi nãy tôi nói cảm giác. Thí dụ tôi nói cảm giác vui, có người biết cảm giác vui; người biết là nhận thức mà cảm giác là đối tượng nhận thức; tôi phân biệt tôi đang có cảm giác thì người phân biệt là nhận thức cỏn cái cảm giác bị nhận thức là đối tượng. Vậy thì bây giờ hễ có nhận thức là phải có đối tượng. Phải vậy không?

Bây giờ đối tượng chia làm 3 là: đối tượng đầu kêu là tánh cảnh, đối tượng thứ hai là đới chất cảnh, đối tượng thứ ba là độc ảnh cảnh.

Như vậy tánh cảnh, nhận thức nó kêu là gì? Cái nhận thức nó khác với đới chất hay không? Khác làm sao? Còn độc ảnh cảnh cái nhận thức nó làm sao? Ba cái này nó khác làm sao. Kỳ tới trả lời hén.

Tánh cảnh đi với nhận thức, nhận thức kêu là cái gì? Thì tánh cảnh thức nhận như thế nào?

Cỏn đới chất cảnh, nhận thức nó kêu là gì, trong Duy thức kêu là gì? Rồi nhận thức này nó khác cái nhận thức tánh cảnh làm sao?

Còn độc ảnh cảnh, nhận thức nó kêu là gì? Nhận thức khác đới chất, khác tánh cảnh như thế nào?

Tôi nói hiểu không? Hiểu thì kỳ tới trả lời hén.

Cái độc ảnh hiểu chưa? Bây giờ mấy ông mấy bà chỉ bất cứ cái gì tôi cũng thí dụ có 3 cái cảnh đó thôi.

Bây giờ thí dụ cái nón lá cũng có 3 cảnh đấy.

– Nhìn cái nón lá không có hình tướng gì hết, nó chỉ là năng lực, nó bàng bạc trong võ trụ.

– Còn bây giờ nghiệp người, mấy ông mấy bà thấy đội che nắng che mưa thì cái đó trở thành đới chất cảnh của nghiệp người hay là cộng nghiệp người ta. Còn nếu con kiến hay con chó thấy nón lá khác à, cái nón lá đội con kiến làm sao đội nổi, thì nó thấy cái nón lá không phải là cái nón lá đâu mà nó thấy theo cái nghiệp của nó. Như vậy nghiệp người thấy nón lá che nắng che mưa, thì tất cả mọi người nếu là người thì thấy nó là nón lá hết.

– Nhưng mà có người thích nón lá, có người không thích: nói trời ơi ông tăng là người nam đội cái nón lá coi kỳ quá, thôi vứt bỏ đi; có người nói nón lá che nắng che mưa mát hơn mấy cái kia tôi thích lắm. Thì cái này có thương ghét khác nhau, thì cái này qua độc ảnh cảnh.

Thành ra mấy ông mấy bà lấy bất cứ cái gì cũng có 3 cảnh trong đó hết, nhưng mà 3 cảnh thì phải đi với 3 lượng, 3 nhận thức. 3 cảnh là đối tượng nhận thức thì phải có 3 nhận thức đi kèm theo.

Thì tánh cảnh, nhận thức kêu là gì? Mà nhận thức nó khác đới chất cảnh làm sao?

Còn đới chất cảnh, nhận thức nó khác độc ảnh cảnh làm sao?

Thì trong Duy thức có mà hôm trước tôi có giảng rồi, nghĩa là tôi nói thêm cho nó rõ.

Có 3 thứ nhận thức: một nhận thức kêu là hiện lượng, một nhận thức kêu là tỷ lượng, một nhận thức kêu là phi lượng.

Lượng là gì? Lượng là nhận thức tức là cái hiểu biết của loài người, tiếng Hán kêu là cái hiểu biết cái phân biệt kêu là lượng.

– Hiện lượng là cái nhận thức bày thẳng ra sự vật không qua sự suy nghĩ kêu là hiện lượng. Hiện là bày ra như ông Vân Hiện ông bày ra cái đám mây hiện ra cái đám mây ở Tịnh xá Ngọc Vân, thì hiện là bày ra, bày cho người ta biết ông đứng ở đâu.

Nghe chắc nghe không vô, còn nếu nghe vô thì mê lắm, nghe không vô thì tôi thấy lăn tăn hoài, tức là mới quá, còn ai có nghe lâu thì tất nhiên ngồi lắng nghe khoái, ngồi ở đó nó thắm vô hoài, còn alaya chưa có tất nhiên là chạy tới chạy lui hoài hiện tới hiện lui.

– Thành ra lượng là hiểu biết, còn hiện là bày ra trước mắt mình, nghĩa là không qua suy tư, sự vật nhận thức sao là nhận thức thẳng, hiện ra ngoài bên đó không qua tính toán, không qua phân biệt, không qua chia chẻ, không qua cái phân tích và tổng hợp,… thì cái đó kêu là hiện luợng. Nhớ hén, tôi giảng rất rõ.

– Cái thứ hai là tỷ luợng, lượng là nhận thức là hiểu biết, hiểu biết do tỷ giảo, chữ tỷ là so sánh là phân biệt là tư duy là phân tích là tổng hợp kêu là tỷ, chúng ta nói mày tỷ giảo so sánh coi, chữ tỷ là so sánh hay chữ tỷ là phân tích tổng họp sự vật, lượng là hiểu biết, hiểu biết do tỷ giảo so sánh mới hiểu biết được thì kêu là tỷ lượng. Còn hiện lượng là bày thẳng ra sự vật không có qua cái tỷ giảo kêu là hiện lượng.

– Còn phi lượng. Neu mà chân hiện lượng thì kêu là hiện lượng. Còn tợ hiện lượng là cái hiện lượng nhìn sai; chân hiện lượng là nhìn đúng; nhìn thẳng sự vật mà nhìn sai thì đó kêu là phi lượng.

Nhìn thẳng sự vật mà nhìn đúng kêu là hiện lượng.

Còn nhìn thẳng sự vật mà nhìn sai kêu là tợ hiện lượng tức là phi lượng.

Còn so sánh sự vật mà so sánh đúng kêu là chân tỷ lượng.

Còn nếu so sánh sự vật mà lại sai kêu là tợ tỷ lượng kêu là phi lượng.

Nói tóm lại tợ tỷ lượng, tợ hiện lượng, hai cái kêu chung là phi lượng.

Phi lương là gì? Phi là chẳng phải, nhận thức chẳng đúng kêu là phi lượng, nhận thức trực giác mà sai cũng là phi lượng, mà nhận thức do tư tưởng do phán đoán do phân tích mà sai cũng kêu phi lượng.

Bây giờ rõ chưa? Như vậy kỳ tới so sánh hén, so sánh coi cái nào của cái lượng nào, cái nào nhận thức; còn cái cảnh là đối tượng nhận thức. Còn cái gì nữa không, nếu đi sâu phải khó khăn mình mới biết đấy:

– Tại sao mà cõi uế độ này cùng ở Mỹ cùng ở Việt Nam mà cùng sanh về cõi trời Dục giới mà có người tới trước người tới sau.

– Còn một người ở Việt Nam một người ở Mỹ, một người sanh về Tứ Thiên Vương một người ở trời Đâu Suất thì lại có trước có sau.

– Còn một người ở Mỹ một người ở Việt Nam cùng sanh về cõi trời, một người ở Dục giới, một người ở sắc giới, thì ở sắc giới cũng có trước có sau.

– Còn thế giới Cực lạc tại sao đồng về Hạ phẩm Hạ sanh, người ở Mỹ người ở Việt Nam đồng về Hạ phẩm Hạ sanh hết mà lại một lượt.

– Còn một người cũng ở Mỹ một người ở Việt Nam, người ở Hạ phẩm Hạ sanh, người ở Thượng phẩm Hạ sanh cũng về một lượt.

– Còn một người ở Hạ phẩm Hạ sanh một người ở Trung phẩm Thượng sanh, cũng một người ở Mỹ một người ở Việt Nam cũng một lượt. Tại sao vậy?

Mấy ông mấy bà phải hiểu, thế giới này là thế giới có không gian có khoảng cách để đi đến; Thế giới kia không có khoảng cách để đi đến là một thế giới phát hiện thôi tức là nhấn nút là nó hiện ra lập tức, mà nó không có giới hạn; cỏn thế giới này là thế giới có giới hạn tức là thế giới của cõi trời Dục giới có thể là hàng tỷ cây số, như tỉnh Trà Vinh có thể 500 – 600 cây số vài trăm cây số, thí dụ vậy, tức là phải có không gian, thì thế giới cõi trời Tứ Thiên Vưong cõi trời Đâu Suất này kia cũng có giới hạn đấy tức là nó chiếm một khoảng không gian bao nhiêu cây số đấy, thí dụ 5 triệu cây số, 5 tỷ cây số chẳng hạn. Nhưng mà thế giới Cực Lạc là không có cây số, khi một Hạ phẩm Hạ sanh là nó toàn cả võ trụ mà thế giới Hạ phẩm Trung sanh cũng toàn thể võ trụ nhưng mà khác nhau ở cái tần số, khác nhau ở cái tần số, coi chừng á, cái đó phải tham thiền cho kỹ á, chúng ta mới về Cực lạc vững vàng chúng ta mới có niềm tin vững chắc.

Hai cái khác nhau rất xa, khác nhau rất xa.

Thành ra thế giới Cực lạc bây giờ ở Hạ phẩm Hạ sanh, Hạ phẩm Trung sanh hay thượng sanh hễ về là một lượt thôi.

Thành ra Đức Phật, không phải là Ngài đưa mình từ đây về thế giới Cực Lạc, không có vụ đó đâu, chính tôi hồi đó tôi cũng tưởng như vậy đó, tưởng thế giới Cực Lạc cách đây mười muôn ức cõi, mà chúng ta nên nhớ Phật khác là Cõi Phật, Cõi Phật không phải là cõi uế độ, Cõi Phật là cõi phát hiện. Chúng ta nghe nói thế giới Cực Lạc cách thế giới ta bà mười muôn ức cõi, chúng ta nói mười muôn ức cõi là 10 tỷ tỷ cây số, không phải như vậy đâu, không có vấn đề đó, thế giới uế độ thì có, thế giới uế độ từ đây tới Cực Lạc, thế giới uế độ đi Cực Lạc thì không tìm thấy thế giới Cực Lạc.

Thành ra một vị thánh Bất Lai không về Cực Lạc được nếu không có sự tiếp dẫn A Di Đà, bởi vì Bất Lai chưa có vô lượng vô biên, Bất Lai cỏn nằm trên không gian và thời gian, quả thánh thứ 3 chưa thấy Phật tánh 24/24, chỉ có Alahán mới về Cực lạc được, còn dưới quả Alahán là không về Cực lạc được, Bất Lai không về Cực lạc được dù muốn cũng không về được vì Bất Lai còn nằm trong không gian, mà thế giới Cực lạc là thế giới phi không gian, Alahán mới là phi không gian, nhưng mà Alahán về còn nhấn nút chưa đúng, bởi vì trong thế giới uế độ này có bao nhiêu cõi thì thế giới Tịnh độ có bấy nhiêu cõi, có vô lượng vô biên cõi Tịnh độ. Thí dụ cõi Cực Lạc của A Di Đà có tần số cao hơn cõi Cực Lạc Phật Lưu Ly Vương, hay là cao hơn cõi Phật Đại Thông Trí Thắng, cái tần số cao hơn, nhưng mà cõi của Phật Đại Thông Trí Thắng với Cực Lạc của Phật A Di Đà thì bằng nhau tức là nó vô lượng vô biên trùm hết cả võ trụ, nhưng mà mỗi cái nó có một tần số khác nhau.

48 lời nguyện của Phật A Di Đà nhiều hơn các lời nguyện khác, các lời nguyện khác. Có cõi Phật có cõi 30 lời nguyện thôi, có cõi 25 lời nguyện thôi, mà Đức Phật A Di Đà tới 48 lời nguyện, do đó cảnh giới tần số này cao hơn. Thành ra nói ông Mục Kiền Liên đi không về tới cõi Cực lạc Phật A Di Đà, nói vậy là sai, Mục Kiền Liên du sức về Cục lạc của Phật A Di Đà nhung mà không biết tần số ở đâu. Cũng nhu bây giờ mấy ông mấy bà bắt đài Mỹ mà có biết đài Mỹ tần số ở đâu, bắt tùm lum do bắt hoài bắt lộn qua đài Anh đài Pháp. Cỏn bây giờ nếu tôi biết tôi nhấn nút ngay đài Mỹ nhấn nút ngay Trà Vinh hai cái một luợt thôi, một lượt thôi, nhung mà nếu Alahán rồi mà chua nắm đúng tần số thì cũng chua chắc về Cực lạc đuợc, thành ra phải vái Phật A Di Đà tiếp dẫn, vị Alahán huớng tâm Phật A Di Đà tiếp dẫn, Phật A Di Đà cho biết tần số, tần số là gì là nhấn nút nó hiện ra rõ ràng.

Thành ra trong Kinh mới nói coi, trong Đạo Phật chứ khó hiểu lắm à, nói đức Mục Kiền Liên đi qua cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà, đi lạc qua cõi Phật Đại Thông Trí Thắng thì chu tỳ kheo bên cõi Phật Đại Thông Trí Thắng Tịnh độ đấy mới thấy có một con kiến bỏ trên nắp bát thì chu tỳ kheo tính mới muốn bắt con kiến đó bỏ, Đức Phật ngồi giữa cũng nhu tôi ngồi chu tăng vầy thì thấy con kiến bò trên nắp bát, tỳ kheo bắt con kiến bỏ Đức Phật Đại Thông Trí Thắng nói đừng có bỏ đó là Mục Kiền Liên đấy, thế giới ta bà ổng đi qua thế giới Cục lạc ổng đi lạc qua cõi Đại Thông Trí Thắng của ta, thì Mục Kiền Liên nghe, nghe Mục Kiền Liên mới dùng thần thông để hóa hiện lớn ra thì không nổi vì Phật lực mạnh quá đi. Thành ra Mục Kiền Liên bắt đầu vái nhờ sự tiếp dẫn Phật Đại Thông Trí Thắng bây giờ ông mới hiện lớn lên, ông mới quỳ lạy Đức Phật Đại Thông Trí Thắng. Đại Thông Trí Thắng nói ông đi lạc tần số rồi, này là thế giới Tịnh độ Đại Thông Trí Thắng của ta, thế giới

Cực Lạc Phật A Di Đà tần số khác, thì Mục Kiền Liên mới về đó được, bắt được tần số mới về đó được. Thành ra Mục Kiền Liên không phải là không đủ sức đi, nhưng mà không biết tần số.

Cũng như mấy ông mấy bà bây giờ muốn điện thoại mấy ông mấy bà mỗi người có một số điện thoại mà bây giờ thí dụ điện thoại ông Vân Hiện, điện thoại ông Thiện Kiến thì bây giờ tôi có điện thoại một lượt tôi bắt hai ông hai ông tiếp được một lượt có gì đâu, nhưng mà chưa chắc tôi biết điện thoại của ông Vân Hiện là số mấy, thì tôi kiếm hoài không ra thì làm sao ông bắt được, tôi phải biết số điện thoại của ổng, biết số điện thoại của ông Thiện Kiến bây giờ tôi đem hai cái điện thoại tôi nhấn nút một lượt hết thì hai ông ở bển vẫn bắt được hết, đó là thế giới phát hiện thôi chứ đâu phải đi tìm kiếm điện thoại nó nằm trên không gian này, cái tần số nằm trên không gian bắt đúng tần số nó hiện thôi. Còn cái kia phải có không gian đi từ nước này đến nước khác thì luôn luôn có mau có chậm nhung mà với con mắt thác giác của chúng ta đi quá nhanh thì chúng ta thấy một lượt, còn đi mà một cái chậm một cái nhanh nhưng mà khác xa nhau nhiều chúng ta thấy tới trước tới sau, như mũi tên tôi nói hồi nãy nếu bắn một người 10km, một người 1.000km thì chúng ta thấy 1.000km phải tới trước, thì nó chậm khoảng cách chúng ta thấy quá rõ. Còn bây giờ hai người cũng bắn tên 300.000km/s, một người 400.000km/s hơn nhau 100.000km/s 300.000km/s chúng ta tính theo giờ thì cả hàng triệu hàng triệu km mũi tên nó vút một cái là tới, cái chớp nhoáng là nó tới rồi thì phải có tới trước tới sau, nhrmg mà con mắt chúng ta thấy hai cái một lượt cái này vút cái kia vút tới sau, hai cái chúng ta thấy một lượt.