TỨ PHẦN TỲ KHEO GIỚI BỔN
Hán dịch: Đời Hậu Tần, Tam tạng Phật Đà Da Xá. Đời Đường, chùa Tây Thái Nguyên, Sa-môn Hoài Tố tập hợp đúc kết.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
TỰA ĐỀ THUỘC BẢN ĐỜI MINH
Đã chính là giới thì đó là nền tảng hoành tráng của Định và Tuệ, là chỗ đứng tốt đẹp của Thánh Hiền, là điểm cuối cùng của con đường tám Chánh, là cội nguồn rốt ráo của bảy Giác chi.
Đã có hẳn hoi năm chế bản Luật được thiết lập thành khuôn phép mẫu mực, cần phải trao truyền gìn giữ sự thật, xiển dương lời dạy trong sáng của Lục-hòa. Là người học sáng suốt thì biết ghi nhận, tiếp thu, thiết tha tìm tòi để lưu hành.
Tổng hợp lại có bốn bản Luật rồi truy cứu, cái lý của nó lại đồng nhất, song tập hợp toàn bộ văn giải của bốn bản thì hiển nhiên có sự khác biệt. Do vậy, đã làm cho việc hoằng dương mất đi cốt lõi của Tông Luật, việc tuân theo để tu tập trái ngược với nghi thức hành trì, thiếu hẳn lời vi diệu ở rừng Nai, yếu chỉ của thành Văn Long.
Cho nên nay xét kỹ, kiểm tra lại bản Luật gốc, dùng tâm giới để kiểm nghiệm, rồi trên cơ sở chánh văn biên soạn lại như phần dưới đây. May mắn, điều này khiến được thuận dòng nghiệp Bồ-đề một cách tốt đẹp, khiến thành tựu việc tìm cầu phước lành của thật tướng, làm nên chiếc bè vượt qua sáu nẻo luân hồi. Chính đấy sẽ đúc thành khuôn mực in dấu vết của ba thừa.
TỨ PHẦN TỲ KHEO GIỚI BỔN
Cúi đầu lễ chư Phật
Lễ Pháp và lễ Tăng
Nay diễn pháp Tỳ-ni
Để chánh pháp còn mãi.
Giới như biển không bờ
Như báu miệt mài tìm
Muốn giữ pháp tài Thánh
Chúng nhóm nghe tôi nói.
Muốn trừ bốn tội Khí
Diệt mười ba Tăng-tàn
Ngăn ba mươi Xả-đọa
Chúng họp nghe tôi nói.
Tỳ Bà Thi, Thi Khí
Tỳ Xá, Câu Lưu Tôn
Câu Na Hàm Mâu Ni
Ca Diếp, Thích Ca Văn.
Các Đại đức Thế Tôn
Vì chúng ta thuyết giới
Nay giới kinh, tôi tụng
Các Hiền giả cùng nghe.
Ví người chân thương tật
Không thể đi lại được
Người phá giới cũng vậy
Không sinh vào trời, người.
Muốn sinh lên chư Thiên
Hoặc sinh cõi người này
Chân giới thường bảo hộ
Đừng để cho thương tổn.
Như xe qua đường hiểm
Lo chốt rơi, trục gãy
Phá giới cũng như vậy
Khi chết canh cánh lo.
Như người tự soi gương
Vui, lo theo đẹp – xấu
Nói giới là soi gương
Vui, buồn theo vẹn – hỏng.
Như hai bên chiến đấu
Dũng thắng, khiếp nhược thua
Nói giới giống như vậy
Vui, sợ theo tịnh – nhơ.
Thế gian vua đứng đầu
Các dòng, biển hơn hết
Các sao, trăng đứng đầu
Các Thánh, Phật tối thắng.
Trong tất cả các Luật
Giới kinh là tối thượng
Như Lai lập giới cấm
Nửa tháng tụng một lần.
– Tăng tập hợp chưa?
Đáp: Tăng tập hợp.
– Tăng hòa hợp không?
Đáp: Hòa hợp.
– Người chưa thọ đại giới đã ra chưa?
Nếu có thì bảo ra và đáp: Người chưa thọ đại giới đã ra.
Không thì đáp: Trong đây không có người chưa thọ đại giới.
– Các Tỳ-kheo không đến, có thuyết dục và thanh tịnh không?
Nếu có, đúng theo pháp bạch, rồi đáp: Đã thuyết dục.
Nếu không thì đáp: Trong đây không có người thuyết dục và thanh tịnh.
– Có Tỳ-kheo-ni nào đến cầu giáo giới không?
Nếu có thì mời vào cầu giáo giới. Nếu không thì đáp: Trong đây không có Tỳ-kheo-ni nào đến cầu giáo giới.
– Nay Tăng hòa hợp để làm gì?
Đáp: Yết-ma thuyết giới.
Đại đức Tăng lắng nghe! Hôm nay ngày mười lăm, Tăng thuyết giới, nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý, Tăng hòa hợp để thuyết giới. Đây là lời tác bạch. Tác bạch như vậy có thành không? (Nếu thành thì đáp “Thành”, không thành thì đáp “Không thành”)
Thưa các Đại đức! Nay tôi thuyết Ba-la-đề-mộc-xoa, các vị hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, nếu biết mình có tội thì nên sám hối, không phạm thì im lặng, vì im lặng nên biết các Đại đức thanh tịnh, nếu có ai hỏi cũng đáp như vậy. Trong chúng, các Tỳ-kheo được hỏi ba lần như 0 vậy, nếu nhớ mình có tội mà không sám hối thì phạm tội cố ý nói dối, Đức Phật dạy tội cố ý nói dối làm chướng ngại đạo. Tỳ-kheo nào nhớ mình có tội, muốn được thanh tịnh thì nên sám hối, sám hối thì được an vui.
Thưa các Đại đức! Tôi đã nói phần tựa của Giới kinh, nay xin hỏi các Đại đức trong đây thanh tịnh không? (Hỏi ba lần).
Các Đại đức trong đây thanh tịnh vì im lặng, việc này xin ghi nhận như vậy.
Thưa các Đại đức! Đây là bốn pháp Ba-la-di, mỗi nửa tháng thường tụng, rút ra từ trong Giới kinh.
1. Nếu Tỳ-kheo cùng giới với các Tỳ-kheo, không xả giới, giới yếu kém cũng không sám hối, phạm hạnh bất tịnh cho đến cùng với súc sinh, Tỳ-kheo này phạm Ba-la-di không được ở chung.
2. Nếu Tỳ-kheo hoặc tại thôn xóm, hoặc tại nơi vắng vẻ với tâm trộm cắp, lấy vật không được cho; tùy theo pháp luật lấy của không cho, hoặc bị lệnh vua hay đại thần của vua xử, hoặc bắt, hoặc giết, hoặc trói, hoặc đuổi ra khỏi xứ, mắng: Ngươi là giặc, ngươi là kẻ ngu si, ngươi là kẻ chẳng biết gì. Tỳ-kheo này phạm Ba-la-di, không được cùng Tăng chung sống.
3. Nếu Tỳ-kheo cố ý tự tay giết chết mạng người, cầm dao đưa cho người và khen ngợi đề cao sự chết, khuyến khích sự chết: “Ôi, anh kia! Vận dụng các xấu xa thế này mà sống ư? Thà chết không nên sống làm gì!”. Với tâm tạo tác như vậy, suy nghĩ tìm ra mọi phương cách để cổ vũ, đề cao sự chết, khuyến khích sự chết thì Tỳ-kheo này phạm Bala-di, không được cùng Tăng sống chung.
4. Nếu Tỳ-kheo thật sự không biết, lại tự xưng: “Tôi đắc pháp của bậc thượng nhân, tôi đã đạt được pháp thù thắng của Thánh trí. Tôi biết điều ấy, tôi thấy điều ấy”. Tỳ-kheo ấy vào một thời điểm khác, hoặc được hỏi, hoặc không được hỏi, vì muốn sự thanh tịnh, nên nói: “Tôi thật không thấy, không biết mà nói biết nói thấy, tôi nói dối, lừa gạt, nói thấy, nói biết”, ngoại trừ Tăng thượng mạn, Tỳ-kheo này phạm Bala-di, không được cùng với Tăng sống chung.
Thưa các Đại đức! Tôi đã nói bốn pháp Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheo phạm mỗi một pháp Ba-la-di thì không được cùng sống chung với các Tỳ-kheo khác. Như trước khi chưa thọ giới, sau khi thọ mà phạm giới cũng như vậy. Tỳ-kheo này phạm tội Ba-la-di, không được cùng với Tăng sống chung.
Nay xin hỏi các Đại đức, đối với bốn pháp này thanh tịnh cả không? (Hỏi ba lần)
Các Đại đức trong bốn pháp này đều thanh tịnh vì im lặng. Việc này xin ghi nhận đúng như vậy.
Thưa các Đại đức! Sau đây là mười ba pháp Tăng-già-bà-thi-sa, cứ mỗi nửa tháng đều tụng theo trong Giới kinh:
1. Nếu Tỳ-kheo cố ý làm xuất tinh, trừ chiêm bao, thì phạm Tănggià-bà-thi-sa.
2. Nếu Tỳ-kheo với ý dâm dục, tiếp cận thân người nữ, rờ chạm họ, hoặc nắm tay, hoặc nắm tóc, hoặc chạm rờ vào bất cứ phần thân nào của họ, thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
3. Nếu Tỳ-kheo với ý dâm dục, đem lời thô tục dâm ô nói với người nữ, tùy theo cách nói lên lời thô tục dâm dục ấy, thì phạm Tănggià-bà-thi-sa.
4. Nếu Tỳ-kheo với ý dâm dục, trước người nữ ca ngợi mình: “Này quý cô, tôi tu phạm hạnh, giữ giới, tinh tấn tu các pháp thiện, có thể đem việc dâm dục cung phụng cho tôi, sự cung phụng như vậy là tột đỉnh”, thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
5. Nếu Tỳ-kheo qua lại làm mai mối cho người này người kia, đem ý người nam nói với người nữ, đem ý người nữ nói với người nam, hoặc tác hợp nên vợ chồng, hoặc làm chuyện tư thông với nhau, dù chỉ trong chốc lát, thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
6. Nếu Tỳ-kheo đích thân tìm xin phương tiện làm nhà, không có thí chủ, tự làm cho mình, thì việc cất phải đúng lượng mức. Lượng mức ở đây là dài mười hai gang tay Phật, bên trong rộng bằng bảy gang tay Phật. Địa điểm cất phải mời các Tỳ-kheo khác đến chỉ định. Các Tỳkheo ấy nên chỉ cụ thể chỗ cất, nơi đó không có nạn, không có trở ngại. Nếu Tỳ-kheo cất tư thất ở chỗ có nạn, chỗ có trở ngại, không có thí chủ, tự làm cho mình, không mời các Tỳ-kheo đến chỉ định nơi chỗ, hoặc làm quá định mức thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
7. Nếu Tỳ-kheo muốn làm nhà lớn, có thí chủ làm cho mình, địa điểm cất phải mời các Tỳ-kheo khác đến chỉ định chỗ, nơi không có các nạn, không có trở ngại. Nếu chỗ có nạn, chỗ trở ngại mà Tỳ-kheo làm nhà lớn, có thí chủ làm cho mình, không mời các Tỳ-kheo khác đến chỉ định nơi chốn thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
8. Nếu Tỳ-kheo vì ấm ức, tức giận, sử dụng pháp Ba-la-di không căn cứ phỉ báng Tỳ-kheo chẳng phải phạm Ba-la-di nhằm phá hoại đức
hạnh thanh tịnh của vị ấy. Vào thời gian sau, Tỳ-kheo ấy được hỏi hay không được hỏi biết việc phỉ báng này là không cơ sở, bảo: “Vì tôi tức giận mà nói lời như vậy”. Tỳ-kheo phỉ báng như thế thì phạm Tăng-giàbà-thi-sa.
9. Nếu Tỳ-kheo vì ấm ức, tức giận, nên từ trong phần việc khác nhau rút ra một khía cạnh, sử dụng làm pháp Ba-la-di không căn cứ để phỉ báng Tỳ-kheo chẳng phải phạm Ba-la-di, nhằm phá hoại đức hạnh thanh tịnh của vị ấy. Vào thời gian sau, Tỳ-kheo kia (được hỏi hay không được hỏi) biết đó là một khía cạnh lấy từ trong phần việc khác, Tỳ-kheo này tự nói: “Vì tôi tức giận nên chê bai như vậy”, Tỳ-kheo phỉ báng như thế thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
10. Nếu Tỳ-kheo muốn phá hoại Tăng hòa hợp nên chấp nhận mọi phương cách nhằm phá hoại sự hòa hợp của Tăng, kiên trì không bỏ. Các Tỳ-kheo nên can gián Tỳ-kheo ấy: “Đại đức, đừng phá hoại Tăng hòa hợp, đừng bằng mọi cách phá hoại sự hòa hợp của Tăng, kiên trì không bỏ. Đại đức nên cùng Tăng hòa hợp, nên hoan hỷ không tranh cãi, cùng học một thầy, như nước với sữa hòa nhau. Được như thế thì trong pháp Phật mới có đời sống tăng ích, an vui”. Tỳ-kheo này khi được can gián như vậy mà vẫn kiên trì không bỏ, thì các Tỳ-kheo khác nên can gián đến lần thứ ba nhằm bỏ sự cố chấp phá hoại ấy đi. Can gián đến lần thứ ba mà bỏ thì tốt, không bỏ thì Tỳ-kheo kia phạm Tănggià-bà-thi-sa.
11. Nếu Tỳ-kheo có nhiều bè cánh, hoặc với một, hoặc với hai, ba, cho đến vô số Tỳ-kheo. Các Tỳ-kheo bè cánh ấy nói với các Tỳ-kheo nơi này: “Các Đại đức, đừng phải can gián Tỳ-kheo ấy. Tỳ-kheo kia là Tỳ-kheo nói đúng giáo lý, là Tỳ-kheo nói đúng luật Tỳ-kheo. Những điều Tỳ-kheo ấy nói, tâm chúng tôi ưa thích, chúng tôi cũng chấp nhận những điều Tỳ-kheo ấy nói ra”. Tỳ-kheo của chúng kia bảo: “Đại đức, đừng nói như vậy, đừng bảo Tỳ-kheo ấy nói đúng giáo pháp, đừng bảo Tỳ-kheo ấy nói đúng luật Tỳ-kheo, đừng bảo những vấn đề Tỳ-kheo ấy nói tâm chúng tôi ưa thích. Cũng đừng bảo những điều Tỳ-kheo ấy nói lòng chúng tôi chấp nhận được. Rõ ràng Tỳ-kheo ấy là Tỳ-kheo nói chẳng đúng pháp, là Tỳ-kheo nói chẳng đúng luật. Đại đức chớ đành lòng phá hoại Tăng hòa hợp. Các vị phải sẵn lòng vui thích Tăng hòa hợp. Đại đức nên cùng Tăng hòa hợp, hoan hỷ không tranh chấp, cùng học một thầy, như nước với sữa hòa nhau. Được thế thì trong pháp Phật, sự tăng ích và đời sống an vui sẽ hiện hữu”. Các Tỳ-kheo bè cánh ấy khi được can gián như vậy mà vẫn kiên trì không bỏ, thì các vị Tỳ-kheo khác nên can gián ba lần để cho bỏ sự cố chấp phá hoại đó đi. Can gián đến lần thứ ba, bỏ được thì tốt, không bỏ thì các Tỳ-kheo bè cánh phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
12. Nếu Tỳ-kheo sống nương nhờ xóm làng hay thành ấp mà làm hoen ố tín đồ, làm những việc xấu xa; làm những việc xấu xa, ai cũng thấy cũng nghe; việc làm hoen ố tín đồ, ai cũng thấy cũng nghe. Các Tỳ-kheo có bổn phận nói với Tỳ-kheo ấy: “Đại đức đã làm hoen ố tín đồ, làm những việc xấu xa. Việc làm hoen ố tín đồ của Đại đức, ai cũng thấy cũng nghe. Đại đức làm những việc làm xấu xa, ai cũng thấy cũng nghe. Đại đức! Thầy làm hoen ố tín đồ, làm các việc xấu xa. Nay tốt hơn là đi xa khỏi xóm làng này, không cần thiết sống nơi đây nữa”. Tỳ-kheo ấy nói với Tỳ-kheo của chúng kia như vầy: “Đại đức! Các vị Tỳ-kheo có thương, có ghét, có sợ, có si; Tỳ-kheo có tội đồng như thế, sao có người bị đuổi, có người không bị đuổi?”. Các Tỳ-kheo trả lời: “Đại đức! Thầy đừng nói lời như vậy, có thương, có ghét, có sợ, có si. Tỳ-kheo có tội đồng như thế, sao có người bị đuổi, có người không bị đuổi? Nhưng không, các Tỳ-kheo không thương, không ghét, không sợ, không si. Đại đức làm hoen ố tín đồ, làm những việc xấu xa, ai cũng thấy cũng nghe; thầy làm hoen ố tín đồ, ai cũng thấy cũng nghe; thầy làm các việc làm xấu xa”. Tỳ-kheo ấy khi can gián như vậy, vẫn kiên trì không bỏ thì các Tỳ-kheo nên can gián ba lần, cốt cho bỏ sự kiên trì ấy đi. Can gián đến lần thứ ba, bỏ thì tốt, không bỏ thì Tỳ-kheo kia phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
13. Nếu Tỳ-kheo bản tánh xấu, không chấp nhận lời can của ai. Đối với trong giới pháp, các Tỳ-kheo khuyên can đúng pháp, song tự thân vị ấy không chấp nhận sự can gián, lại bảo: “Các Đại đức đừng đề cập chuyện xấu hay chuyện tốt của tôi. Tôi cũng không nói chuyện tốt hay chuyện xấu của các vị. Các Đại đức hãy thôi đi, đừng can khuyên tôi nữa”.
Các Tỳ-kheo can gián Tỳ-kheo ấy: “Đại đức! Đừng phủ nhận lời can gián cho tự thân, mà tự thân Đại đức phải nhận lời can gián. Đại đức như pháp can gián các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo cũng như pháp can gián Đại đức. Có như vậy, chúng đệ tử của Phật mới được sự tăng ích, mở rộng hơn nữa điều can gián cho nhau, mở rộng chuyển trao cho nhau sự chỉ bảo, cùng nhau sám hối”.
Tỳ-kheo ấy khi được can gián như vậy mà vẫn kiên trì không bỏ, các Tỳ-kheo nên can gián ba lần nhằm loại bỏ sự kiên trì ấy đi. Can gián đến lần thứ ba, bỏ thì tốt, không bỏ thì Tỳ-kheo bản tánh xấu phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
Thưa các Đại đức! Tôi đã nói mười ba pháp Tăng-già-bà-thi-sa. Chín giới trước vừa vi phạm là phạm tội. Bốn giới sau cho đến ba lần can gián mới phạm tội. Nếu Tỳ-kheo phạm mỗi một pháp, biết phạm mà che giấu thì Tăng phải bắt buộc đương sự thi hành “phép cô lập sống riêng” (Ba-lợi-bà-sa). Thực hiện xong “phép sống riêng”, phải thi hành thêm “phép hoan hỷ” (Ma-na-đỏa) trong sáu đêm. Thi hành “phép hoan hỷ” rồi còn phải được giải tội.
Việc giải tội cho Tỳ-kheo này phải giữa Tăng hai mươi vị, nếu thiếu một vị, chúng không hội đủ hai mươi vị mà giải tội cho Tỳ-kheo này thì tội của Tỳ-kheo này không giải trừ được, các Tỳ-kheo cũng bị khiển trách. Quy thức này luôn phải vậy.
Nay xin hỏi các Đại đức, trong mười ba giới này có thanh tịnh không? (Hỏi ba lần). Các Đại đức trong mười ba giới ấy đều thanh tịnh vì các vị im lặng. Việc này xin ghi nhận như vậy.
Thưa các Đại đức! Đây là hai pháp Bất định, cứ mỗi nửa tháng đều tụng theo trong Giới kinh:
1. Nếu Tỳ-kheo cùng với người nữ (chỉ hai người) ngồi nơi chỗ khuất, chỗ kín đáo, chỗ che chắn, chỗ có thể hành dâm… nói lời phi giới pháp. Có vị Ưu-bà-di lòng tin vững chắc nhận xét: “Với cảnh này thì Tỳ-kheo phạm một trong ba pháp: hoặc tội Ba-la-di, hoặc tội Tăng-giàbà-thi-sa, hoặc tội Ba-dật-đề”. Tỳ-kheo ngồi với người nữ ấy tự nói: “Tôi phạm tội ấy”. Như thế phải xử trị một trong ba pháp: hoặc Ba-ladi, hoặc Tăng-già-bà-thi-sa, hoặc Ba-dật-đề, đúng như lời nói phạm của người Ưu-bà-di có lòng tin vững chắc kia. Cần phải xử trị như pháp Tỳ-kheo ấy. Đây gọi là pháp Bất định.
2. Nếu Tỳ-kheo cùng với người nữ ngồi chỗ trống, chỗ không thể hành dâm, nói lời thô tục. Có vị Ưu-bà-di lòng tin vững chắc nhận xét: “Với cảnh này thì Tỳ-kheo phạm một trong hai pháp: hoặc Tănggià-bà-thi-sa, hoặc Ba-dật-đề”. Tỳ-kheo ngồi với người nữ ấy cũng tự nói: “Tôi phạm tội ấy”. Như thế phải xử trị một trong hai pháp: hoặc Tăng-già-bà-thi-sa, hoặc Ba-dật-đề đúng như lời nói phạm của người Ưu-bà-di có lòng tin vững chắc kia. Cần phải xử trị như pháp Tỳ-kheo ấy. Đây gọi là pháp Bất định.
Thưa các Đại đức! Tôi đã nói hai pháp Bất định. Nay xin hỏi các Đại đức: trong hai pháp này thanh tịnh không? (Hỏi ba lần). Các Đại đức trong hai pháp này đều thanh tịnh vì im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.
Thưa các Đại đức! Đây là ba mươi pháp Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, cứ mỗi nửa tháng đều tụng theo trong Giới kinh:
1. Nếu Tỳ-kheo y đã đủ rồi, y công đức đã xả, chứa y dư, trong mười ngày, không tịnh thí thì được phép cất giữ. Nếu quá mười ngày, phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
2. Nếu Tỳ-kheo y đã đủ rồi, y công đức đã xả, với ba y của mình rời khỏi một y ngủ chỗ khác, trừ yết-ma Tăng cho phép, thì phạm Nitát-kỳ Ba-dật-đề.
3. Nếu Tỳ-kheo y đã đủ rồi, y công đức đã xả, Tỳ-kheo lại được vải phi thời, liệu cần thì nhận, nhận rồi kịp may thành y ngay. Nếu vải đủ thì tốt, vải không đủ thì được phép cất lại một tháng để chờ đủ. Nếu quá hạn này thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
4. Nếu Tỳ-kheo đến Tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến lấy y trừ việc đổi chác thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
5. Nếu Tỳ-kheo nhờ Tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt y cũ, hoặc nhuộm, hoặc đập thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
6. Nếu Tỳ-kheo đến cư sĩ, vợ cư sĩ chẳng phải bà con để xin y thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, trừ gặp rủi ro đặc biệt. Rủi ro đặc biệt này là: Tỳ-kheo ấy y bị cướp, y bị mất, y bị cháy, y bị nước cuốn… như thế gọi là rủi ro đặc biệt.
7. Nếu Tỳ-kheo y bị mất, y bị cướp, y bị cháy, y bị nước cuốn; nếu cư sĩ, vợ cư sĩ chẳng phải thân quyến đem cúng cho nhiều y với lời mời Tỳ-kheo nhận bao nhiêu cũng được. Tỳ-kheo ấy đương nhiên phải biết vừa đủ mà nhận y. Nếu nhận quá lượng ấy thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dậtđề.
8. Tỳ-kheo nào, cư sĩ, vợ cư sĩ vì Tỳ-kheo ấy dành dụm tiền y và mua được y với tiền như thế, sẽ cúng cho Tỳ-kheo tên như vậy. Tỳkheo ấy trước không mời nhận tùy ý, lại đến nhà cư sĩ dặn bảo như vầy: “Thật là tốt, cư sĩ! Xin hãy vì tôi mua sắm loại y đắt giá như vậy… như vậy… cúng cho tôi” vì muốn cho tốt. Nếu nhận được y như thế thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
9. Nếu Tỳ-kheo, có hai cư sĩ và vợ cư sĩ lo liệu sắm y giá trị để cúng cho Tỳ-kheo. Mỗi bên định đem trị giá tiền y như thế mua sắm được y như thế cũng cúng cho Tỳ-kheo tên như vậy. Tỳ-kheo ấy trước không được mời nhận tùy ý, lại đến nhà hai cư sĩ dặn bảo như vầy: “Thật là tốt, cư sĩ! Trị giá tiền lo liệu sắm y cho Tỳ-kheo như vậy… như vậy… cùng gộp chung lại sắm may một y thôi để cúng cho tôi”, vì muốn được tốt đẹp. Nếu nhận được y như thế thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
10. Nếu Tỳ-kheo, hoặc vua, hoặc đại thần, hoặc Bà-la-môn, hoặc cư sĩ, vợ cư sĩ sai người đưa tiền sắm y đến cho Tỳ-kheo, bảo: “Hãy mang số tiền sắm y như vậy đến cúng cho Tỳ-kheo tên như vậy”. Đến chỗ Tỳ-kheo, người sứ ấy nói với Tỳ-kheo: “Thưa Đại đức, nay được lệnh đem số tiền sắm y đến cúng cho thầy. Xin thầy nhận cho”. Tỳkheo ấy nên nói với người sứ kia như vầy: “Nếu cần y thì tôi cũng không thể nhận được tiền may y này. Nếu hợp cách thanh tịnh thì tôi sẽ nhận y”. Người sứ nói với Tỳ-kheo: “Thưa Đại đức, thầy có người giúp việc không?”. Tỳ-kheo cần y thì nên nói: “Có, chính người của Tănggià-lam hoặc Ưu-bà-tắc, đó là người chấp sự của Tỳ-kheo, thường vì các Tỳ-kheo giúp đỡ công việc”. Khi đó, người sứ kia đến chỗ người chấp sự trao số tiền sắm y xong rồi quay trở lại chỗ Tỳ-kheo, nói như vầy: “Thưa Đại đức, người chấp sự tên là… mà thầy đã chỉ, tôi đã giao số tiền sắm y cho họ rồi. Thưa Đại đức, khi nào nhận thấy hợp lúc, thầy đến người đó sẽ được y”. Tỳ-kheo lúc cần y nên đến chỗ người chấp sự, hoặc lần thứ hai, hoặc lần thứ ba là nhằm làm cho họ nhớ lại, nên nói: “Tôi cần y”. Nếu lần thứ hai, lần thứ ba mà khiến ho nhớ lại, lấy được y thì tốt. Nếu không được y thì lần thứ tư, lần thứ năm, lần thứ sáu, đến trước họ đứng im lặng, khiến cho họ suy nghĩ nhớ ra. Nếu lần thứ tư, lần thứ năm, lần thứ sáu đến trước họ đứng im lặng mà được y thì tốt, bằng không được y mà đòi quá sáu lần để cầu được y thì phạm Ni-tátkỳ Ba-dật-đề.
Trường hợp không được y thì phải đến chỗ người chủ tiền cúng sắm y, hoặc tự mình đến, hoặc dặn nhờ người đến nói với thí chủ ấy: “Trước đây, người của ông mang tiền sắm y đến cúng cho Tỳ-kheo tên như vậy. Tỳ-kheo ấy rốt cuộc không được y, vậy ông hãy đến lấy về, đừng để mất tiền ấy”. Đây là hợp cách.
11. Nếu Tỳ-kheo làm ngọa cụ mới bằng đủ loại tơ tằm thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
12. Nếu Tỳ-kheo sử dụng lông dê mới, toàn màu đen nhánh làm ngọa cụ mới thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
13. Nếu Tỳ-kheo làm ngọa cụ mới thì nên dùng lông dê gồm hai phần đen ròng, phần thứ ba màu trắng và phần thứ tư màu xám. Nếu Tỳ-kheo không dùng hai phần đen, phần thứ ba trắng, phần thứ tư xám mà làm ngọa cụ mới thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
14. Nếu Tỳ-kheo làm ngọa cụ mới thì giữ dùng đến sáu năm. Nếu dưới sáu năm, không xả cái cũ, lại làm cái mới, trừ Tăng yết-ma, thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
15. Nếu Tỳ-kheo làm tọa cụ mới thì phải lấy một miếng tọa cụ cũ vuông vức một gang tay, may lên trên tọa cụ mới, dụng ý làm hoại sắc mới. Nếu làm tọa cụ mới, không lấy một miếng tọa cụ cũ vuông vức một gang tay may lên trên tọa cụ mới để làm hoại sắc mới thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
16. Nếu Tỳ-kheo trên đường đi, được lông dê; nếu không có ai xách mang hộ thì được phép tự mình xách mang đi, cùng lắm là ba dotuần. Nếu không có ai xách mang giúp mà tự mình xách mang quá ba do-tuần thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
17. Nếu Tỳ-kheo bảo Tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến giặt, nhuộm, chải lông dê thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
18. Nếu Tỳ-kheo tự tay cầm lấy tiền hay vàng bạc, hoặc bảo người cầm lấy, hoặc bảo đặt xuống đất để nhận thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dậtđề.
19. Nếu Tỳ-kheo mua bán bất cứ các đồ vật quý báu nào thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
20. Nếu Tỳ-kheo với mọi hình thức mua bán sinh lợi, phạm Nitát-kỳ Ba-dật-đề.
21. Nếu Tỳ-kheo giữ cất bát dư, không tịnh thí thì được phép cất giữ trong vòng mười ngày. Nếu quá hạn ấy thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dậtđề.
22. Nếu Tỳ-kheo cất giữ bát vá hàn dưới năm chỗ, không chảy rỉ, lại tìm bát mới vì muốn cho đẹp. Nếu được bát ấy thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
Tỳ-kheo ấy nên đến giữa Tăng xả bát mới. Tăng trao xả bát lần lượt theo thứ bậc rồi lấy bát bậc thấp nhất trao cho Tỳ-kheo ấy gìn giữ sử dụng cho đến bát bể. Đây là hợp thức.
23. Nếu Tỳ-kheo đích thân đi xin chỉ sợi, nhờ cậy, bảo thợ dệt không phải thân quyến dệt y thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
24. Nếu Tỳ-kheo có cư sĩ, vợ cư sĩ nhờ cậy bảo thợ dệt, dệt y cho Tỳ-kheo. Tỳ-kheo ấy trước không nhận lời mời tùy ý, nhưng lại đến chỗ thợ dệt bảo: “Y này được dệt cho tôi. Hãy dệt cho tôi hết sức khéo, cho thật rộng khổ, chắc chắn, sắc sảo. Đương nhiên, ít nhiều tôi cũng trả công cho anh xứng đáng”. Công xứng đáng được Tỳ-kheo ấy trao cho thợ dệt giá chỉ là một bữa ăn. Nếu được y ấy thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
25. Nếu Tỳ-kheo trước đem y cho Tỳ-kheo khác, sau do tức giận nên tự đoạt lại, hay bảo người khác đoạt lấy: “Hãy trả y lại cho tôi. Tôi không cho ông nữa”. Tỳ-kheo kia trả y, Tỳ-kheo này này lấy y, thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
26. Nếu Tỳ-kheo có bệnh, các thứ tàn dược, tô, dầu, sinh tô, mật, đường phèn… được giữ uống trong vòng bảy ngày. Nếu quá bảy ngày mà còn dùng thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
27. Nếu Tỳ-kheo, mùa Xuân còn một tháng là thời gian kiếm tìm y tắm mưa, còn lại nửa tháng có thể sử dụng để tắm. Nếu Tỳ-kheo quá trước một tháng hết Xuân mà kiếm y tắm mưa và quá trước nửa tháng đến Hạ mà sử dụng để tắm thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
28. Nếu Tỳ-kheo còn mười ngày nữa là hết ba tháng kiết hạ, có thí chủ việc gấp, vội cúng y cho các Tỳ-kheo. Các Tỳ-kheo biết đó là y cúng vội thì phải nhận. Nhận rồi có thể giữ cất cho đến thời của y. Nết cất giữ quá hạn ấy thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
29. Nếu Tỳ-kheo, ba tháng kiết hạ đã xong, sau đó một tháng Cađề cũng hết. Tại A-lan-nhã có sự nghi ngại, đe dọa sợ hãi, Tỳ-kheo ấy sống tại nơi như vậy, trong ba y, muốn gửi một y trong nhà thôn xóm. Các Tỳ-kheo có nhân duyên ấy thì được phép rời y để ngủ, nhiều lắm là sáu đêm. Nếu quá thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
30. Nếu Tỳ-kheo biết đó là vật của Tăng mà lại tìm cách đưa vật ấy về thuộc mình thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
Thưa Đại đức! Tôi đã nói ba mươi pháp Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề. Nay xin hỏi các Đại đức: trong ba mươi pháp này thanh tịnh cả không? (Hỏi ba lần). Các Đại đức trong ba mươi pháp ấy đều thanh tịnh vì im lặng. Việc này xin ghi nhận đúng như vậy.
Thưa các Đại đức! Đây là chín mươi pháp Ba-dật-đề, cứ mỗi nửa tháng đều tụng theo trong Giới kinh.
1. Nếu Tỳ-kheo biết mà nói dối thì phạm Ba-dật-đề.
2. Nếu Tỳ-kheo đem dòng dõi, sắc tộc, địa vị xã hội ra mắng nhiếc, làm nhục người khác, thì phạm Ba-dật-đề.
3. Nếu Tỳ-kheo nói lời ly gián thì phạm Ba-dật-đề.
4. Nếu Tỳ-kheo, cùng một nhà có người nữ mà ngủ lại thì phạm Ba-dật-đề.
5. Nếu Tỳ-kheo cùng người chưa thọ Đại giới ngủ chung phòng quá hai đêm, đến đêm thứ ba thì phạm Ba-dật-đề.
6. Nếu Tỳ-kheo với người chưa thọ Đại giới cùng chung đọc tụng thì phạm Ba-dật-đề.
7. Nếu Tỳ-kheo biết Tỳ-kheo khác có tội thô ác, đem nói với người chưa thọ Đại giới, trừ Yết-ma, Tăng sai, thì phạm Ba-dật-đề.
8. Nếu Tỳ-kheo, đối tượng là người chưa thọ Đại giới mà nói với họ pháp hơn người: “Tôi thấy điều ấy, tôi biết điều ấy”, dù sự thật là vậy, thì phạm Ba-dật-đề.
8. Nếu Tỳ-kheo thuyết pháp cho người nữ quá năm, sáu lời, trừ có mặt người nam hiểu biết thì phạm Ba-dật-đề.
10. Nếu Tỳ-kheo tự tay đào đất hay bảo người đào đất thì phạm Ba-dật-đề.
11. Nếu Tỳ-kheo chặt phá cây cối, là chỗ trú ngụ của hàng quỷ thần… thì phạm Ba-dật-đề.
12. Nếu Tỳ-kheo bịa chuyện, nói khác sự thật, gây phiền bực cho người khác thì phạm Ba-dật-đề.
13. Nếu Tỳ-kheo bất mãn, mắng chửi thì phạm Ba-dật-đề.
14. Nếu Tỳ-kheo lấy giường dây, giường cây, ngọa cụ, đệm ngồi của Tăng đem đăt ra nơi đất trống, hoặc bảo người đặt, nằm ngồi xong bỏ đi, không tự thu cất, không bảo ai thu dọn thì phạm Ba-dật-đề.
15. Nếu Tỳ-kheo ở trong phòng của Tăng, trải ngọa cụ của Tăng, hoặc tự trải hay bảo người trải, để nằm hay ngồi, khi đi không tự mình thu cất, không bảo người thu cất thì phạm Ba-dật-đề.
16. Nếu Tỳ-kheo biết nơi nghỉ ấy là của Tỳ-kheo đối trước, mình đến sau vẫn cưỡng lấn vào giữa, trải tọa cụ để ngủ nghỉ, với ý nghĩ: “Tỳ-kheo kia hiềm chật chội thì tự tránh ta mà đi”. Chẳng có lý do nào khác ngoài việc làm mất oai nghi như vậy thì phạm Ba-dật-đề.
17. Nếu Tỳ-kheo tức giận, không bằng lòng Tỳ-kheo khác, tự mình lôi vị ấy ra khỏi phòng Tăng, hoặc bảo người khác lôi ra, thì phạm Ba-dật-đề.
18. Nếu Tỳ-kheo hoặc nằm hay ngồi lên trên giường dây, giường cây, chân ráp dễ sút, đăt ở trong phòng hay trên gác thì phạm Ba-dậtđề.
19. Nếu Tỳ-kheo biết nước có trùng mà tự mình hoặc bảo người tưới lên bùn hoặc cỏ thì phạm Ba-dật-đề.
20. Nếu Tỳ-kheo làm phòng xá lớn có đầy đủ cửa cánh, cửa sổ và trang trí các thứ lợp mái phải hướng dẫn lợp tranh chừng hai ba lớp. Nếu quá thì phạm Ba-dật-đề.
21. Nếu Tỳ-kheo không được Tăng sai mà giáo giới Tỳ-kheo-ni thì phạm Ba-dật-đề.
22. Nếu Tỳ-kheo dù được Tăng sai mà giáo giới cho Tỳ-kheo-ni mãi đến khi mặt trời lặn thì phạm Ba-dật-đề.
23. Nếu Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo khác như vầy: “Các Tỳ-kheo chỉ vì ăn uống mà giáo giới cho Tỳ-kheo-ni” thì phạm Ba-dật-đề.
24. Nếu Tỳ-kheo đem y cho Tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến, trừ sự trao đổi thì phạm Ba-dật-đề.
25. Nếu Tỳ-kheo may y cho Tỳ-kheo-ni chẳng phải thân quyến thì phạm Ba-dật-đề.
26. Nếu Tỳ-kheo cùng với Tỳ-kheo-ni ngồi ở chỗ khuất kín thì phạm Ba-dật-đề.
27. Nếu Tỳ-kheo hẹn cùng Tỳ-kheo-ni đi chung một đường, với khoảng cách đi từ một thôn đến một thôn, trừ trường hợp khác, thì phạm Ba-dật-đề. Trường hợp khác là cùng đi với khách buôn, hoặc đi khi có sự nghi ngại, sợ hãi, đây gọi là trường hợp khác.
28. Nếu Tỳ-kheo hẹn cùng Tỳ-kheo-ni đi chung một thuyền, ngược dòng hay xuôi dòng, trừ thuyền qua ngang, thì phạm Ba-dật-đề.
29. Nếu Tỳ-kheo biết thức ăn có được là do Tỳ-kheo-ni ca ngợi, khuyến hóa mà ăn, trừ đàn-việt trước đó có ý mời, thì phạm Ba-dậtđề.
30. Nếu Tỳ-kheo cùng hẹn với người nữ đi chung một đường, dù chỉ đi trong khoảng cách một thôn, thì phạm Ba-dật-đề.
31. Nếu Tỳ-kheo nơi cúng một bữa ăn, Tỳ-kheo không bệnh chỉ nên ăn một bữa. Nếu nhận ăn quá thì phạm Ba-dật-đề.
32. Nếu Tỳ-kheo cứ lần lượt nhận thức ăn, trừ trường hợp khác thì phạm Ba-dật-đề. Trường hợp khác là: khi bệnh, khi thí y, đây gọi là trường hợp khác.
33. Nếu Tỳ-kheo ăn riêng chúng, trừ các trường hợp khác thì phạm Ba-dật-đề. Trường hợp khác là: khi bệnh, khi may y, khi cúng y, khi đi đường, khi đi thuyền, khi đại chúng tập hợp, khi Sa-môn khác mời cúng bữa ăn, đây là trường hợp khác.
34. Nếu Tỳ-kheo đến nhà cư sĩ, Tỳ-kheo được mời cúng bánh, miến và cơm… Nếu Tỳ-kheo muốn cần dùng thứ nào thì xin nhận hai, ba bát rồi về lại trong Tăng-già-lam, nên san sẻ phần ăn cho các Tỳ-kheo khác ăn cùng. Nếu Tỳ-kheo không bệnh mà nhận quá hai, ba bát về Tăng-già-lam, không san sẻ phần ăn cho các Tỳ-kheo khác, thì phạm Ba-dật-đề.
35. Nếu Tỳ-kheo ăn đã đủ no, hoặc được mời nhận ăn nữa, không làm pháp thức ăn dư mà ăn tiếp thì phạm Ba-dật-đề.
36. Nếu Tỳ-kheo biết Tỳ-kheo khác đã ăn no, hoặc biết ăn đã xong, còn mời ăn nữa mà không làm pháp thức ăn dư, lại ân cần san sẻ mời ăn: “Xin trưởng lão hãy dùng thức ăn này”. Sở dĩ như vậy là để cho Tỳ-kheo ấy phạm giới, ngoài ra không còn lý do nào khác nữa, thì phạm Ba-dật-đề.
37. Nếu phi thời, Tỳ-kheo nhận thức ăn để ăn thì phạm Ba-dậtđề.
38. Nếu Tỳ-kheo ăn thức ăn còn dư để cách đêm thì phạm Badật-đề.
39. Nếu Tỳ-kheo, thức ăn hay thuốc không mời nhận mà để vào trong miệng, trừ nước và tăm, thì phạm Ba-dật-đề.
40. Nếu Tỳ-kheo dù được ăn uống các thực phẩm ngon: sữa, lạc, cá và thịt… nếu Tỳ-kheo không bệnh lại đích thân đòi xin cho mình thì phạm Ba-dật-đề.
41. Nếu là ngoại đạo nam hay nữ mà Tỳ-kheo tự tay đưa thức ăn cho họ thì phạm Ba-dật-đề.
42. Nếu Tỳ-kheo trước đã nhận lời mời nhưng không dặn lại Tỳkheo khác, đi đến thẳng nhà người khác trước bữa ăn, sau bữa ăn, thì trừ trường hợp khác, phạm Ba-dật-đề.
Trường hợp khác là: lúc bệnh, lúc may y, lúc dâng y… đây là các trường hợp khác.
43. Nếu Tỳ-kheo tại nhà ăn có vật báu mà cưỡng ngồi nơi chỗ khuất thì phạm Ba-dật-đề.
44. Nếu Tỳ-kheo trong nhà có vật báu mà ngồi nơi chỗ khuất thì phạm Ba-dật-đề.
45. Nếu Tỳ-kheo cùng ngồi với người nữ, chỉ hai người ngồi ở chỗ đất trống thì phạm Ba-dật-đề.
46. Nếu Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo khác: “Đại đức cùng đi với tôi đến xóm làng, Đại đức sẽ được cúng cho thức ăn”.
Cuối cùng, Tỳ-kheo ấy không bảo ai cúng thức ăn cho vị kia mà còn bảo: “Đại đức đi đi. Tôi cùng Đại đức ở cùng một chỗ này, hoặc ngồi, hoặc nói chuyện không vui đâu. Tôi ngồi một mình độc thoại thích hơn”.
Chỉ với chủ đích này thôi, không còn lý do nào khác, tìm cách xua đuổi đi, thì phạm Ba-dật-đề.
47. Nếu Tỳ-kheo được mời cúng thuốc cho bốn tháng, Tỳ-kheo không bệnh có thể nhận. Nếu nhận quá, trừ nguyện thường cúng thuốc, nguyện cúng tiếp tục, nguyện cúng Tăng phân chia, nguyện cúng suốt đời thì phạm Ba-dật-đề.
48. Nếu Tỳ-kheo đi xem quân trận, trừ trường hợp có lý do, thì phạm Ba-dật-đề.
49. Nếu Tỳ-kheo có lý do đến trong quân trận thì được ngủ lại hai hoặc ba đêm. Nếu quá thì phạm Ba-dật-đề.
50. Nếu Tỳ-kheo ở trong quân trận, hai đêm, ba đêm, khi thì xem dàn quân tập trận, hoặc khi thì theo xem thế trận quân voi, quân ngựa thì phạm Ba-dật-đề.
51. Nếu Tỳ-kheo uống rượu thì phạm Ba-dật-đề.
52. Nếu Tỳ-kheo đùa giỡn trong nước thì phạm Ba-dật-đề.
53. Nếu Tỳ-kheo lấy ngón tay chọc lét nhau thì phạm Ba-dật-đề.
54. Nếu Tỳ-kheo không nhận sự can gián thì phạm Ba-dật-đề.
55. Nếu Tỳ-kheo làm Tỳ-kheo khác sợ hãi thì phạm Ba-dật-đề.
56. Nếu Tỳ-kheo nửa tháng mới tắm rửa, không bệnh Tỳ-kheo nên giữ như vậy, không được quá định ấy, trừ trường hợp khác thì phạm Ba-dật-đề.
Trường hợp khác là: khi nóng bức, khi bệnh, khi làm việc, khi bị mưa gió, khi đi đường. Đó là các trường hợp khác.
57. Nếu Tỳ-kheo không bệnh, để tự sưởi thân, đốt lửa nơi đất trống, hoặc bảo người đốt, trừ trường hợp có lý do, thì phạm Ba-dậtđề.
58. Nếu Tỳ-kheo giấu cất y, bát, tọa cụ, ống đựng kim của Tỳkheo khác, hoặc tự cất giấu hay bảo người cất giấu, cho đến để giỡn chơi thì phạm Ba-dật-đề.
59. Nếu Tỳ-kheo đã đem y cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thức-xoama-na, Sa-di, Sa-di-ni. Sau đó lại không nói với người sở hữu y cho, tự lấy lại dùng thì phạm Ba-dật-đề.
60. Nếu Tỳ-kheo có được y mới, thì nên làm hoại sắc mới bằng ba loại màu, trong ba màu tùy ý chọn một: hoặc màu xanh, hoặc màu đen, hoặc màu lam, mộc lan để phá màu y mới. Nếu Tỳ-kheo không lấy ba loại màu: hoặc xanh, hoặc đen, hoặc lam, mộc lan, phá sắc màu y mới, mà mặc nguyên y mới thì phạm Ba-dật-đề.
61. Nếu Tỳ-kheo cố giết chết mạng sống súc sinh thì phạm Badật-đề.
62. Nếu Tỳ-kheo biết nước có trùng mà uống hay dùng thì phạm Ba-dật-đề.
63. Nếu Tỳ-kheo cố ý gây phiền hà Tỳ-kheo khác, dù chỉ làm cho vị ấy không được vui trong chốc lát thôi, thì phạm Ba-dật-đề.
64. Nếu Tỳ-kheo biết Tỳ-kheo khác phạm tội thô ác mà che giấu thì phạm Ba-dật-đề.
65. Người tuổi đủ hai mươi nên cho thọ Đại giới. Nếu Tỳ-kheo biết người chưa đủ tuổi hai mươi mà cho thọ Đại giới thì người này không đắc giới, còn Tỳ-kheo ấy đáng bị quở trách bởi ngu si, phạm Badật-đề.
66. Nếu Tỳ-kheo biết sự tranh cãi đã sám hối như pháp rồi, sau đó lại khởi lên làm bộc phát lại thì phạm Ba-dật-đề.
67. Nếu Tỳ-kheo biết là giặc mà kết bạn, hẹn cùng đi chung với nhau một đường, dù cho đi một khoảng cách của thôn cũng phạm Ba-dật-đề.
68. Nếu Tỳ-kheo nói như vầy: “Dựa vào pháp Phật dạy, tôi biết hành dâm dục, không phải là vấn đề chướng đạo”.
Tỳ-kheo kia can Tỳ-kheo ấy: “Đại đức đừng nói như vậy, đừng hủy báng Đức Thế Tôn, hủy báng Đức Thế Tôn là không tốt. Đức Thế Tôn không nói như vậy. Đức Thế Tôn vận dụng rất nhiều hình thức để nói rõ: hành dâm dục là điều chướng đạo”.
Tỳ-kheo kia khi can Tỳ-kheo này mà Tỳ-kheo này vẫn kiên trì không bỏ thì Tỳ-kheo kia nên can gián cho đến lần thứ ba để loại bỏ sự kiên trì ấy. Nến can gián đến lần thứ ba, bỏ thì tốt, không bỏ, thì Tỳkheo nói như trên phạm Ba-dật-đề.
69. Nếu Tỳ-kheo biết người nói lời tội lỗi phỉ báng như vậy mà Tăng chưa tác pháp mà nói: “Tôi không bỏ tà kiến độc ác như thế”, mình lại cung cấp vật cần dùng cho họ, cùng chung yết-ma, cùng chung ngủ nghỉ, nói chuyện với họ thì phạm Ba-dật-đề.
70. Nếu Tỳ-kheo biết Sa-di nói lời như vầy: “Tôi nghe Đức Phật nói: hành dâm dục không phải là vấn đề chướng đạo”.
Các Tỳ-kheo phải can Sa-di này như vầy: “Ông đừng phỉ báng Thế Tôn, phỉ báng Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không hề nói như thế. Này Sa-di! Đức Thế Tôn vận dụng rất nhiều hình thức nói rõ: dâm dục chính là điều chướng đạo”.
Các Tỳ-kheo khi can Sa-di này mà Sa-di này kiên trì không bỏ thì các Tỳ-kheo ấy lại nghiêm khắc can gián đến lần thứ ba nhằm loại bỏ sự kiên trì. Can gián đến lần thứ ba, lần cuối bỏ thì tốt, không bỏ thì các Tỳ-kheo kia nên bảo Sa-di này: “Từ nay về sau ông không được gọi Đức Phật là Thế Tôn của con, không còn được đi theo các Tỳ-kheo. Các Sa-di được ngủ chung cùng phòng với thầy hai, ba đêm, còn ông nay không còn đặc ân này nữa. Ông hãy ra khỏi đây đi cho khuất, không nên sống ở đây nữa”.
71. Nếu Tỳ-kheo biết Sa-di ấy bị đuổi giữa chúng như vậy, mà dụ đem về nuôi dưỡng, ở chung ngủ gần thì phạm Ba-dật-đề.
72. Nếu Tỳ-kheo khi được các Tỳ-kheo khác can gián đúng pháp, lại nói như vầy: “Tôi nay không học giới này. Tôi sẽ vấn nạn Tỳ-kheo trì luật có trí tuệ”, thì phạm Ba-dật-đề.
Nếu vì muốn biết, muốn học hỏi thì được pháp hỏi.
73. Nếu Tỳ-kheo khi nghe thuyết giới, lại nói như vầy: “Đại đức nói những giới lỉnh kỉnh ấy làm gì? Áp dụng vào đâu? Khi nói những giới này chỉ làm cho người ta buồn lòng, xấu hổ, hoài nghi”.
Vì khinh chê giới nên phạm Ba-dật-đề.
74. Nếu Tỳ-kheo khi nghe thuyết giới, nói như vầy: “Nay tôi mới biết vấn đề này là giới kinh, mỗi nửa tháng đều tụng theo trong giới kinh”.
Các Tỳ-kheo khác biết Tỳ-kheo này hai ba lần ngồi trong chỗ thuyết giới, huống nữa là nhiều lần. Tỳ-kheo ấy không biết không hiểu ư? Nếu phạm tội phải như pháp trị, lại trị thêm tội không hiểu biết và bảo: “Trưởng lão, không lợi gì cho thầy, thầy không được pháp thiện. Khi tụng giới thầy không dụng tâm ghi nhớ, thầy không một lòng cũng không lắng nghe giới”.
Vị ấy do không hiểu biết nên phạm Ba-dật-đề.
75. Nếu Tỳ-kheo cùng yết-ma rồi sau đó lại nói: “Các Tỳ-kheo tùy chỗ thân thuộc mình, lấy vật của chúng Tăng cho họ” thì phạm Badật-đề.
76. Nếu Tỳ-kheo chúng Tăng xét xử việc chưa xong, không dữ dục mà đứng dậy đi ra, thì phạm Ba-dật-đề.
77. Nếu Tỳ-kheo dữ dục rồi sau đó hối tiếc thì phạm Ba-dật-đề.
78. Nếu Tỳ-kheo tranh cãi với các Tỳ-kheo khác rồi, mình lại lắng nghe lời người này đem nói với người kia, thì phạm Ba-dật-đề.
79. Nếu Tỳ-kheo vì tức giận, không hỷ xả, đánh Tỳ-kheo khác thì phạm Ba-dật-đề.
80. Nếu Tỳ-kheo vì tức giận, không hỷ xả, dùng tay tát Tỳ-kheo khác thì phạm Ba-dật-đề.
81. Nếu Tỳ-kheo, vì tức giận, sử dụng pháp Tăng-già-bà-thi-sa không căn cứ, phỉ báng Tỳ-kheo thì phạm Ba-dật-đề.
82. Nếu Tỳ-kheo nào đối với chủng tộc của vua Sát-đế-lợi Thủy nghiêu đầu, vua chưa ra, chưa cất vật báu, mà bước vào quá ngưỡng cửa cung ấy thì phạm Ba-dật-đề.
83. Nếu Tỳ-kheo đối với báu vật và đồ trang sức, hoặc tự cầm lấy, hoặc bảo người cầm lấy, trừ trong Tăng già lam và chỗ ngủ nhờ, thì phạm Ba-dật-đề.
Nếu Tỳ-kheo ở trong Tăng già lam hay chỗ ngủ nhờ, cầm lấy vật báu hoặc đồ trang sức, tự cầm hay bảo người cầm, thì phải khởi lên ý nghĩ này: “Vật có chủ, ai nhớ biết sẽ nhận lại”. Ngoài tâm ý như vậy, không còn lý do nào khác.
84. Nếu Tỳ-kheo phi thời vào xóm làng mà không báo cho Tỳkheo khác biết thì phạm Ba-dật-đề.
85. Nếu Tỳ-kheo làm giường dây, giường cây, chân giường nên làm cao bằng tám ngón tay của Phật, trừ chỗ vào mộng cắt bỏ. Nếu cao quá thì phạm Ba-dật-đề.
86. Nếu Tỳ-kheo lấy bông, tơ độn làm nệm lớn, nệm nhỏ, nệm giường dây, giường cây thì phạm Ba-dật-đề.
87. Nếu Tỳ-kheo dùng xương, răng, sừng khoét chạm làm thành ống đựng kim thì phạm Ba-dật-đề.
88. Nếu Tỳ-kheo làm Ni sư đàn thì phải làm đúng lượng, đúng mức. Lượng mức quy định ở đây là: dài hai gang tay của Phật và rộng một gang rưỡi tay của Ngài. Lại cần thêm thì mỗi bề dày rộng thêm nửa gang tay nữa. Nếu dài quá sau khi đã cắt bỏ thì phạm Ba-dật-đề.
89. Nếu Tỳ-kheo làm y che ghẻ thì phải làm đúng lượng mức. Lượng mức định ra ở đây là: dài sáu gang tay Phật, rộng hai gang rưỡi tay của Ngài. Nếu quá sau khi đã cắt bỏ thì phạm Ba-dật-đề.
90. Nếu Tỳ-kheo may y thì lượng mức bằng lượng mức y của Phật. Nếu may quá lượng mức ấy thì phạm Ba-dật-đề. Ở đây lượng mức y của Phật là: dài chín gang tay của Ngài, rộng sáu gang tay. Đó gọi là lượng mức y của Như Lai.
Thưa các Đại đức! Tôi đã nói chín mươi pháp Ba-dật-đề. Nay xin hỏi các Đại đức: Trong chín mươi pháp này thanh tịnh cả không? (Hỏi ba lần). Các Đại đức trong chín mươi pháp ấy đều thanh tịnh vì im lặng. Việc này xin ghi nhận như vậy.
Thưa các Đại đức! Đây là bốn pháp Ba-la-đề-đề-xá-ni, cứ mỗi nửa tháng đều tụng theo trong Giới kinh.
1. Nếu Tỳ-kheo vào trong xóm làng, không bệnh mà tự tay nhận lấy thức ăn từ Tỳ-kheo-ni không phải thân quyến và ăn, thì Tỳ-kheo ấy phải đến Tỳ-kheo khác nói lời sám hối như sau: “Thưa Đại đức, tôi phạm phải pháp đáng trách, làm điều không đáng làm. Nay tôi hướng 6 về Đại đức xin sám hối”. Đó gọi là pháp hối tội.
2. Nếu Tỳ-kheo đến nhà cư sĩ, được mời vào ăn. Tại bữa ăn này có Tỳ-kheo-ni chỉ bày, bảo đưa canh cho vị này, trao cơm cho vị kia. Tỳ-kheo ấy nên nói với Tỳ-kheo-ni kia: “Này cô, thôi đi! Để các Tỳkheo ăn xong đã”. Nếu không có một Tỳ-kheo nào nói với Tỳ-kheo-ni ấy như vậy: “Này cô, thôi đi! Để các Tỳ-kheo ăn xong đã”, thì Tỳ-kheo ấy phải đến Tỳ-kheo khác nói lời sám hối như sau: “Thưa Đại đức! Tôi phạm phải pháp đáng trách, làm điều không đáng làm. Nay tôi hướng về Đại đức xin sám hối”. Đó gọi là pháp hối tội.
3. Nếu trước đã tác pháp yết-ma “Học gia”, đối với học gia như thế mà Tỳ-kheo không được mời trước, không bệnh, tự tay nhận lấy thức ăn nơi họ và ăn, thì Tỳ-kheo ấy phải đến Tỳ-kheo khác nói lời hối lỗi như sau: “Thưa Đại đức! Tôi phạm phải pháp đáng trách, làm điều không đáng làm. Nay tôi hướng về Đại đức xin sám hối”. Đó gọi là pháp hối tội.
4. Nếu trú xứ của Tỳ-kheo là A-lan-nhã xa xôi hẻo lánh, có sự nghi ngờ, sợ hãi và có Tỳ-kheo nào sống tại A-lan-nhã như thế mà không báo trước cho đàn-việt biết có khủng bố. Nếu ngoài Tăng già lam thì không nhận đồ ăn của đàn-việt cúng, trong Tăng già lam không bệnh mà Tỳ-kheo ấy tự tay nhận thức ăn và ăn thì Tỳ-kheo này phải hướng đến Tỳ-kheo khác nói lời sám hối như sau: “Thưa Đại đức! Tôi phạm phải pháp đáng trách, làm điều không đáng làm. Nay tôi hướng về Đại đức xin sám hối”. Đó gọi là pháp hối quá.
Thưa các Đại đức! Tôi đã nói bốn pháp Ba-la-đề-đề-xá-ni. Nay xin hỏi các Đại đức đối với bốn pháp này thanh tịnh không? (Hỏi ba lần). Các Đại đức đối với các pháp ấy đều thanh tịnh vì im lặng. Việc này xin ghi nhận như vậy.
Thưa các Đại đức! Đây là phép tắc chúng phải học. Cứ mỗi nửa tháng đều tụng theo trong Giới kinh:
1. Phải mặc “Hạ y” cho tề chỉnh, nên phải học.
2. Phải mặc ba y cho tề chỉnh, nên phải học.
3. Không được vắt ngược y đi vào nhà cư sĩ, nên phải học.
4. Không được vắt ngược y vào nhà cư sĩ ngồi, nên phải học.
5. Không được quấn y nơi cổ vào nhà cư sĩ, nên phải học.
6. Không được quấn y nơi cổ vào ngồi nhà cư sĩ, nên phải học.
7. Không được trùm đầu vào nhà cư sĩ, nên phải học.
8. Không được trùm đầu vào ngồi nhà cư sĩ, nên phải học.
9. Không được vừa đi vừa nhảy vào nhà cư sĩ, nên phải học.
10. Không được vừa đi vừa nhảy vào ngồi nhà cư sĩ, nên phải học.
11. Không được ngồi chồm hổm trong nhà cư sĩ, nên phải học.
12. Không được chống nạnh đi vào nhà cư sĩ, nên phải học.
13. Không được chống nạnh đi vào ngồi nhà cư sĩ, nên phải học.
14. Không được lắc mình vào nhà cư sĩ, nên phải học.
15. Không được lắc mình vào ngồi nhà cư sĩ, nên phải học.
16. Không được đánh cánh tay vào nhà cư sĩ, nên phải học.
17. Không được đánh cánh tay vào ngồi nhà cư sĩ, nên phải học.
18. Khéo che thân vào nhà cư sĩ, nên phải học.
19. Khéo che thân vào ngồi nhà cư sĩ, nên phải học.
20. Không được xoay nhìn bên trái, bên phải mà vào nhà cư sĩ, nên phải học.
21. Không được nhìn sang bên này bên kia vào ngồi nhà cư sĩ, nên phải học.
22. Yên lặng đi vào nhà cư sĩ, nên phải học.
23. Yên lặng vào ngồi nhà cư sĩ, nên phải học.
24. Không được giỡn cười đi vào nhà cư sĩ, nên phải học.
25. Không được giỡn cười đi vào ngồi nhà cư sĩ, nên phải học.
26. Chú tâm nhận thức ăn, nên phải học.
27. Nhận thức ăn ngang miệng bát, nên phải học.
28. Lấy canh vừa ngang miệng bát, nên phải học.
29. Ăn cơm và canh đồng đều, nên phải học.
30. Tuần tự ăn, nên phải học.
31. Không được moi giữa bát mà ăn, nên phải học.
32. Tỳ-kheo không bệnh, không được tự đòi cơm canh cho mình, nên phải học.
33. Không được dùng cơm che khuất canh, lại mong được thêm, nên phải học.
34. Không được liếc nhìn trong bát người ngồi bên cạnh đang ăn, nên phải học.
35. Phải chú ý vào bát mà ăn, nên phải học.
36. Không được vốc miếng cho lớn để ăn, nên phải học.
37. Không được há lớn miệng đợi thức ăn, nên phải học.
38. Không được ngậm cơm mà nói, nên phải học.
39. Không được vốc cơm ngoài xa ném vào miệng ăn, nên phải học.
40. Không được ăn rơi rớt để sót, nên phải học.
41. Không được ăn để thức ăn búng má, nên phải học.
42. Không được nhai cơm ra tiếng, nên phải học.
43. Không được hớp cơm mà ăn, nên phải học.
44. Không được le lưỡi liếm ăn, nên phải học.
45. Không được rảy tay mà ăn, nên phải học.
46. Không được lượm cơm rơi vãi mà ăn, nên phải học.
47. Không được tay bẩn cầm đồ đựng nước uống, nên phải học.
48. Không được đổ nước rửa bát trong nhà cư sĩ, nên phải học.
49. Không được đại tiểu tiện, hỉ, nhổ trên cỏ tươi, trừ bệnh, nên phải học.
50. Không được đại tiểu tiện, hỉ, nhổ vào nước sạch, trừ bệnh, nên phải học.
51. Không được đứng mà đại tiểu tiện, trừ bệnh, nên phải học.
52. Không được thuyết pháp cho người vắt ngược y, không cung kính, trừ bệnh, nên phải học.
53. Không được thuyết pháp cho người quấn y nơi cổ, trừ bệnh, nên phải học.
54. Không được thuyết pháp cho người che đầu, trừ bệnh, nên phải học.
55. Không được thuyết pháp cho người trùm đầu, trừ bệnh, nên phải học.
56. Không được thuyết pháp cho người chống nạnh, trừ bệnh, nên phải học.
57. Không được thuyết pháp cho người mang dép da trừ bệnh, nên phải học.
58. Không được thuyết pháp cho người mang guốc gỗ, trừ bệnh, nên phải học.
59. Không được thuyết pháp cho người cưỡi ngựa, trừ bệnh, nên phải học.
60. Không được ngủ nghỉ trong tháp Phật, trừ khi trông coi, nên phải học.
61. Không được cất giấu của cải trong tháp Phật, trừ nhằm cất được chắc chắn, nên phải học.
62. Không được mang dép da vào trong tháp Phật, nên phải học.
63. Không được tay cầm dép da vào trong tháp Phật, nên phải học.
64. Không được mang dép da nhiễu quanh tháp Phật, nên phải học.
65. Không được mang giày phú la vào trong tháp Phật, nên phải học.
66. Không được tay cầm giày phú la vào trong tháp Phật, nên phải học.
67. Không được ngồi dưới tháp Phật mà ăn, nên phải học.
68. Không được khiêng thây chết đi qua dưới tháp Phật, nên phải học.
69. Không được chôn thây chết dưới tháp Phật, nên phải học.
70. Không được dưới tháp đốt xác chết, nên phải học.
71. Không được hướng về tháp Phật mà đốt thây chết, nên phải học.
72. Không được đốt thây chết quanh bốn phía tháp Phật, để mùi hôi thối bay vào, nên phải học.
73. Không được mang y và giường người chết đi qua nơi tháp Phật, trừ đã giặt nhuộm và xông hương, nên phải học.
74. Không được đại tiểu tiện dưới tháp Phật, nên phải học.
75. Không được hướng về tháp Phật mà đại tiểu tiện, nên phải học.
76. Không được đại tiểu tiện quanh bốn phía tháp Phật, để mùi hôi thối bay vào, nên phải học.
77. Không được mang ảnh tượng Phật đến chỗ đại tiểu tiện, nên phải học.
78. Không được ở dưới tháp Phật mà xỉa răng, nên phải học.
79. Không được hướng về tháp Phật mà xỉa răng, nên phải học.
80. Không được đi quanh bốn phía tháp Phật mà xỉa răng, nên phải học.
81. Không được ở bên tháp Phật hỉ mũi, khạt nhổ, nên phải học.
82. Không được hướng về tháp Phật mà hỉ mũi, khạt nhổ, nên phải học.
83. Không được bốn phía tháp Phật hỉ mũi, khạt nhổ, nên phải học.
84. Không được ngồi duỗi chân trước tháp Phật, nên phải học.
85. Không được để tượng Phật ở phòng dưới còn mình ở phòng trên, nên phải học.
86. Người ngồi mà mình đứng, không được thuyết pháp cho họ, trừ bệnh, nên phải học.
87. Người nằm mà mình ngồi, không được thuyết pháp cho họ, trừ bệnh nên phải học.
88. Người ngồi ghế mà mình ngồi chỗ chẳng phải ghế, không được thuyết pháp cho họ, trừ bệnh, nên phải học.
89. Người ngồi chỗ cao mà mình ngồi chỗ thấp, không được thuyết pháp cho họ, trừ bệnh, nên phải học.
90. Người đi trước mà mình đi sau, không được thuyết pháp cho họ, trừ bệnh, nên phải học.
91. Người ở chỗ kinh hành cao mà mình ở chỗ kinh hành thấp, không được thuyết pháp cho họ, trừ bệnh, nên phải học.
92. Người đi giữa đường mà mình đi bên lề đường, không được thuyết pháp cho họ, trừ bệnh, nên phải học.
93. Không được dắt tay nhau mà đi đường, nên phải học.
94. Không được trèo cây cao quá đầu người, trừ trường hợp có lý do, nên phải học.
95. Không được xâu đãy vào đầu gậy rồi vác lên vai mà đi, nên phải học.
96. Người cầm gậy không cung kính, không nên thuyết pháp cho họ, trừ bệnh, nên phải học.
97. Người cầm kiếm, không nên thuyết pháp cho họ, trừ bệnh, nên phải học.
98. Người cầm mâu, không nên thuyết pháp cho họ, trừ bệnh, nên phải học.
99. Người cầm dao, không nên thuyết pháp cho họ, trừ bệnh, nên phải học.
100. Người cầm dù, không nên thuyết pháp cho họ, trừ bệnh, nên phải học.
Thưa các Đại đức! Tôi đã nói các giới phép tắc Chúng học. Nay xin hỏi các Đại đức: Đối với các giới này thanh tịnh không? (Hỏi ba lần). Các Đại đức trong các giới này đều thanh tịnh vì im lặng. Việc này xin ghi nhận như vậy.
Thưa các Đại đức! Đây là bảy pháp Diệt tránh, cứ mỗi nữa tháng đều tụng theo trong Giới kinh. Nếu có sự việc tranh cãi khởi lên trong các Tỳ-kheo, liền phải dập tắt ngay:
1. Nên áp dụng Tỳ ni Hiện tiền, thì phải áp dụng Tỳ ni Hiện tiền.
2. Nên áp dụng Tỳ ni Ức niệm, thì phải áp dụng Tỳ ni Ức niệm.
3. Nên áp dụng Tỳ ni Bất si, thì phải áp dụng Tỳ ni Bất si.
4. Nên áp dụng Tự ngôn trị thì phải áp dụng Tự ngôn tri.
5. Nên áp dụng xét tìm tội tướng thì phải áp dụng xét tìm tội tướng.
6. Nên áp dụng nhiều người xét tìm tội thì phải áp dụng nhiều người xét tìm tội.
7. Nên áp dụng như cỏ che phủ đất thì phải áp dụng như cỏ che phủ đất.
Thưa các Đại đức! Tôi đã nói bảy pháp Diệt tránh. Nay xin hỏi các Đại đức: Đối với bảy pháp Diệt tránh này thanh tịnh không? (Hỏi ba lần). Các Đại đức trong bảy pháp này đều thanh tịnh, vì im lặng. Việc này xin ghi nhận như vậy.
Thưa các Đại đức! Tôi đã nói bài tựa Giới kinh, đã nói bốn pháp Ba-la-di, đã nói mười ba pháp Tăng tàn, đã nói hai pháp Bất định, đã nói ba mươi pháp Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, đã nói chín mươi pháp Ba-dậtđề, đã nói bốn pháp Ba-la-đề-đề-xá-ni, đã nói các pháp Chúng học, đã nói bảy pháp Diệt tránh.
Giới kinh là bao gồm các giới điều này, do chính Đức Phật đã chế ra, cứ mỗi nửa tháng đều tụng theo trong Giới kinh. Còn những pháp Phật khác nữa thì trong đó hãy cùng chung hòa hợp để học.
Nhẫn nhục hạnh bậc nhất
Vô vi Phật nói hơn
Xuất gia làm người buồn
Không gọi là Sa-môn.
Đây là bài tụng Giới kinh được thuyết dạy do Đức Như Lai Tỳ Bà Thi, bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác.
Ví như người mắt sáng
Đường hiểm nghèo tránh được
Đời có kẻ thông minh
Thường xa rời các ác.
Đây là bài tụng Giới kinh được thuyết dạy do Đức Như Lai Thi Khí, bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác.
Không chê cũng không ghét
Với giới phải phụng trì
Ăn uống vừa biết đủ
Thường ưa chỗ thanh vắng
Tâm định vui tinh tấn
Là lời chư Phật dạy.
Đây là bài tụng Giới kinh được thuyết dạy do Đức Như Lai Tỳ Diếp La, bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác.
Như ong hút mật hoa
Không hoại sắc và hương
Chỉ lấy mật rồi đi
Tỳ-kheo vào xóm làng
Không chống trái việc người
Không nghĩ làm, không làm
Chỉ xem chính mình làm
Được chính hay không chính.
Đây là bài tụng Giới kinh được thuyết dạy do Đức Như Lai Câu Lưu Tôn, bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác.
Chớ khởi tâm buông lung
Thánh pháp phải cần học
Như vậy không ưu sầu
Định tâm vào Niết-bàn.
Đây là bài tụng Giới kinh được thuyết dạy do Đức Như Lai Câu Na Hàm Mâu Ni, bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác.
Tất cả ác chớ làm
Phải giữ làm các thiện
Tự lắng ý chí mình
Là lời chư Phật dạy.
Đây là bài tụng Giới kinh được thuyết dạy do Đức Như Lai Ca Diếp, bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác.
Với miệng khéo giữ lời
Tự lắng ý chí mình
Thân không làm các ác
Là thanh tịnh ba nghiệp
Thường làm được như thế
Chính đạo bậc Đại Tiên.
Đây là bài tụng Giới kinh được thuyết dạy do Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai, bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác đã thuyết dạy cho chúng Tăng không hề có tội gì xảy ra trong suốt mười hai năm đầu. Từ đó về sau, Đức Phật thuyết dạy phân biệt, mở rộng Giới kinh. Các Tỳkheo nào tự thân ưa thích pháp, ưa thích Sa-môn, tự thân có biết xấu hổ, có biết thẹn lòng, hâm mộ học giới thì phải học các Giới kinh này.
Người trí khéo giữ giới
Thường được ba điều vui
Danh tiếng và lợi dưỡng
Sinh thiên lúc qua đời.
Phải thấy rõ điều này
Có trí siêng giữ giới
Giới tịnh, trí tuệ sinh
Đạo bậc nhất liền thành.
Như chư Phật quá khứ
Cả về Phật vị lại
Các Thế Tôn hiện tại
Thắng vượt mọi ưu buồn.
Đều cũng tôn kính giới
Pháp chư Phật là đây
Nếu có thân vì thân
Muốn cầu vào Phật đạo.
Phải tôn trọng chánh pháp
Là lời chư Phật dạy
Bảy Phật là Thế Tôn
Diệt trừ mọi kiết sử.
Thuyết bảy giới kinh này
Giải thoát được buộc ràng
Đã chứng nhập Niết-bàn
Còn đâu các hý luận.
Tôn kính lời Đại Tiên
Thánh Hiền khen ngợi giới
Pháp tu của đệ tử
Nhập Niết-bàn tịch diệt.
Thế Tôn khi Niết-bàn
Với đại bi bừng dậy
Họp các chúng Tỳ-kheo
Ngài giáo giới như vầy:
Đừng tưởng Ta Niết-bàn
Không hộ trì tịnh hạnh?
Hiện giới kinh Ta nói
Cũng nói thiện Tỳ ni.
Ta tuy nhập Niết-bàn
Phải thấy giới như Phật
Đời còn mãi giới kinh
Pháp Phật được hưng thịnh.
Vì sự hưng thịnh ấy
Mà được vào Niết-bàn
Nếu không trì giới này
Không Bố-tát như pháp.
Ví như hoàng hôn tắt
Thế giới tối mịt mù
Phải hộ trì giới ấy
Như trâu mao mến đuôi.
Hòa hợp ngồi một chỗ
Nói giới như Phật dạy
Tôi đã thuyết giới kinh
Chúng Tăng Bố-tát rồi.
Tôi nay thuyết giới kinh
Các công đức nói giới
Giúp tất cả chúng sinh
Đều trọn thành Phật đạo.