K – Từ Điển Phật Học Việt Anh Minh Thông

Kakushin

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kakushin (J), Shinchi (C), Shinji (C)(1207-1298) Thiền sư Nhật bản, người đã mang Vô môn quan và thiền Lâm Tế dòng Dương Kỳ ở Trung quốc du nhập về Nhật bản.

Kala

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kala (P)Một trong 100 vị Độc Giác Phật đã trú trong núi Isigili.

Kanha

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kanha (P)Một trong 100 vị Độc Giác Phật đã trú trong núi Isigili.

Karmapa

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Karmapa (T)Hóa thân đời thứ 17 của Hòa thượng Dusum Khyenpa, Tổ sư phái Karma Kagyu, Mật tông Tây tạng.

Kệ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ceya (S), Gātha (S), VerseCòn gọi là trùng tụng. Lối văn này dùng thuật lại ý nghĩa của lối trường hàng (văn xuôi), hay kinh, lấy đúng 8 chữ làm một câu, 4 câu làm một bài gọi là bài kệ. Có khi dùng 5 chữ, 7 chữ một câu. Xem phúng tụng.

Kê Dẫn Bộ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kurkutika (S, P), Kaukkutikah (P, S); Gaukulika (S); Gokulika (S, P); Kukkutika (P, S)Khôi sơn Trụ bộ, Quật Cư bộ, Câu Câu la bộ.Một trong 9 bộ phái trong Đại chúng bộ.

Kế đạc Phân Biệt

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

AbhinirŪpaṇā-vikalpa (S), Fixation of the thought in the discrimination.

Kê Khang

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Hsi K’ang (C), Xi Kang (C)Thi sĩ và là nhạc sĩ (224-263), trong nhóm Trúc Lâm thất hiền.

Kế Lị Cát La Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kelikila (S)Kế Lý Cát La Kim Cang nữ, Thích Duyệt Kim Cang nữ, Xúc Kim Cang nữ, Xuân Kim Cang nữ, Kế La Cát La Kim Cang nữ, Kế Lỵ Cát La Kim Cang nữ, Kim Cang Hỷ DuyệtTên một vị Bồ tát.

Kế Tân

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kasmir (S)CashmirXứ Chasmir ngày nay gần Afghanistan.

Kê Túc Sơn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kukkuṭapādagiri (S), Kurkuta-padagiri (P), Kukkuṭapada (S), Gradhakuta (S)Tôn Túc sơnNúi hình giò gà, sơ tổ Ca Diếp sau khi truyền y bát cho nhị tổ A Nan thì vào núi Kê túc mà tịch diệt. Nay cách Gaya khoảng 25km về Đông Bắc, hay cách Buddha Gaya 32 km về phía Đông Bắc Xem Linh thứu sơn.

Kê Viên Tự

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kukkuṭavinara (S)Tên một ngôi chùa.

Kết

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Bandhana (S), Samyojana (P), Binding, PhượcSự trói buộc.

Kết Tập

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Saṇgīti (P), Abhyaśa (S), Samgīti (S), Sangīti (P), Chanting together, rehearsal, Repitition, Đại hội kết tậpTừ Samgiti nghĩa là ‘đọc lại từng câu một và toàn hội nghị tụng câu ấy lại’. Cuộc nhóm họp lớn lao để kết tập kinh điển. – Kết tập lần thứ nhất: vào tháng 8 sau khi Phật nhập diệt (543 BC), do vua A xà thế bảo trợ, có 500 A la hán dự, tại thành Vương xá, trong hang Thất Diệp, ngài A Nan thuyết kinh, ngài Ưu bà ly đọc luật, ngài Ca Diếp làm thượng thủ tụng luận. Tam tạng kinh ghi trên lá buông mà truyền bá. – Kết tập lần thứ nhì: 100 năm sau khi Phật nhập diệt (443 BC), gồm 700 La hán tại thành Tỳ xá ly (Vesali) do ngài Revata làm thượng thủ, vua Kalasoka bảo trợ. – Kết tập lần thứ ba: 200 năm sau khi Phật nhập diệt, vào năm 309 BC, 1.000 La hán nhóm họp tại thành Hoa thị (Pataliputta), do vua Dhammasoka bảo trợ, ngài Tissa con của Moggali làm thượng thủ. – Kết tập lần thứ tư: năm 150, gần thành Tra lan đức cáp (Jalandhara) dưới sự ủng hộ của vua Ca nhị sắc ca (Kanishka), tổ thứ 9 là Buddhamitra triệu tập 500 vị cao tăng và làm thuợng tọa hội nghị này.

Kết Tập Kinh điển

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dharmma Compilation, Great Council of – Lần thứ I: Sau khi Phật nhập diệt, có 500 người, nhóm ở nước Ma kiệt đà, thành Vương xá,núi Kỳ xà Quật, ngài Ca Diếp làm chủ tịch. Ngài A Nan thuật lại kinh giáo, ngài Ưu ma Ly thuật lại giới luật (còn gọi là thời kỳ ngũ bách La hán kết tập). – Lần thứ II: Sau đó 100 năm, đại hội kiết tập có 700 người, nhóm tại thành Tỳ xá Ly, chỉ chuyên chú vào những nghi án trong giới luật. Kỳ kết tập này chưa có ghi chép kinh điển. Kỳ kết tập này cũng chưa có ghi chép kinh điển. – Lần thứ III: Sau 100 năm nữa, khi vua A dục tức vị, triệu tập Đại hội kết tập gồm 700 vị đại đức tỳ khưu ở thành Hoa thị, tổ chức biên tập thành giáo điển. Kỳ này ngài Mục kiền Liên làm chủ tịch. Bắt đầu dùng văn tự ghi chép. – Lần thứ IV: Sau khi Phật nhập diệt chừng 500 năm, vua Ca nị Sắc Tra triệu tập 500 vị Bồ tát, 500 vị tỳ khưu cùng 500 tại gia cư sĩ kết tập tại thành Ca thấp di la. Kỳ này ngài Hiếp tôn giả và ngài Thế Hữu làm chủ tịch.

Ketumbaraga

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ketumbaraga (P)Một trong 100 vị Độc Giác Phật đã trú trong núi Isigili.

Khách Trần

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Āgantukleśa (S), Akasmatkesa (S), External dirtPhiền não.

Khai Phu Hoa Vương Như Lai

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Saṃkusu-mitarāja-tathāgata (S)Ta La Thọ Vương Hoa Khai Phu Phật, Khai Phu Hoa Phật, Hoa Khai Phu PhậtTên một vị Phật hay Như Lai.

Khảm

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

K’an (C)Quẻ thứ hai trong bát quái.

Khâm Sơn Văn Thúy

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Qinshan Wensui (C), Ch’in-shan Wen-sui (C), Qinshan Wensui (C), Kinzan Bunsui (J)Một thiền sư đời Đường.

Khâm Tỳ Lạp

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kampilla (S)Một đô thành phương nam nước Ban xà la (Pancala) thời đức Phật.

Khẩn Na La

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kimnara (S), Kinnara (P)Một loại chúng sanh. Một loại thần có thân người đầu ngựa, ca múa hay, thường tấu pháp nhạc và ca múa cho Trời Đế Thích. Cũng là một trong bát bộ gồm: Thiên, long, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, ca lâu na, khẩn na la, ma hầu la già. Nghi nhân.

Khất Sĩ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Daṇḍī (P), Daṇḍka (P), Mendicant Người cầm trượng.

Khát Tam Ma Lý Minh Phi

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ghasmari (S)Một trong 8 minh phi ở 8 hướng quanh ngài Hô Kim Cang, minh phi này ngự ở bắc.

Khất Thực

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Paindapatika (S), Going for almsXem Thác bát.

Khấu Chiêm Chi

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kou Qianzhi (C), Kou Ch’ien-chih (C), Kou Qianzhi (C)(365-448) Một Đạo gia thuộc Ngũ đấu mễ đạo. Nhờ những nỗ lực vận động của ông Đạo giáo được công nhận là quốc giáo. Ông cũng chính là người đã phát động cuộc thàm sát Phật tử trong 7 năm trời từ 438 – 445.

Khẩu Mật

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vag-guhya (S)Một trong Tam mật.

Khẩu Nghiệp

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vacakarma (S), Vacī-kamma (P), Vacī-karma (S), Vāk-karman (S)Ngữ nghiệp.

Khế Cơ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sự dạy bảo khai thị của tông sư khế hợp căn cơ, trình độ của người học gọi là khế cơ.

Khế Tung

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kaisu (J), Chi Sung (C), Kaisu (J)Tên một vị sư.

Khemabhirata

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Khemabhirata (P)Một trong 100 vị Độc Giác Phật đã trú trong núi Isigili.

Khí

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ch’i (C), Ki (C), bindu (T), Breath, Trong tinh, khí, thần – những nguyên lý căn bản trong phép luyện thở của Đạo gia.

Khí Công

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ch’i-kung (C), Qigong (C), Ch’i-kung (C).

Khích Du Trần

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vatayānacchidra-rājas (S)Hạt bụi nhỏ thấy lăng xăng trong tia náng xuyên qua khe hở.

Khiếu Hoán địa Ngục

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Rovura (S), Rauvara (S), Hell of Shrieking, Địa ngục kêu gào, khóc lóc.

Khinh An

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Passaddhi (P), Praśrabdhi (S), Tatra-majjhattata (S), Calmness 1- Yên tĩnh nơi mình. Tác dụng làm cho thân tâm nhẹ nhàng, an ổn. 2- Một trong thất bồ đề phần: ý, phân biệt, tinh tấn, khả, y, định, hộ.

Khinh An Giác Chi

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Praśrabdhi-saṁbodhyaṅga (S), Praśrabdhiyaṅga (S), Limb of calmness Một trong Thất giác chi.

Khổ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Duḥkha (S), Dukkha (P)(du:khổ; kha:chịu đựng) 1- Trong Tứ diệu đế: Khổ (duhkha), Tập (samudaya), Diệt (nirodha), Đạo (marga). 2- Một trong 4 hành tướng của Khổ đế: Vô thường, Khổ, Không, Phi ngã.

Khổ đế

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dukkha-sacca (P), Duḥkhāryasatya (S), Dukkharya-satya (S)Trong Tứ diệu đế: khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế.

Khổ Hạnh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Duskaracaryā (S), Yati (C), AsceticĐể thanh lọc thanh t6am bằng cách từ bỏ quần áo, vật thực, chỗ ở. Có 12 hạnh: – mặc y rách – mặc y 3 mảnh – chỉ ăn đồ khất thực – chỉ ăn ngày một lần – kiêng những thức ăn khác – chỉ ăn một phần – sống nơi cô tịch – sống dưới gốc cây – sống ngoài trời – sống chỗ tự có sẵn – chỉ ngồi, không nằm.

Khổ Hạnh Lâm

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dongosiri (S), Tapovana (S), Dukarakrya (S)Ở thôn Ưu lâu tần loa (Urvela), cách 500 km về phía đông Đại Tháp Phật đà Gia la, đông thôn Mục chi lân đà (Mucilinda) xưa la Urvela.Khu rừng gần làng Ouroubilva, nơi có con sông Nairanjani (Lilani), bên tháp núi Vương xá (Radjagriha), nơi đây đức Phật cùng 5 anh em Kiều trần như đã tu khổ hạnh 6 năm

Khổ Hạnh Tu

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

dkaḥ thub (T), Tāpa-saṃvara (S), Tapas (S), Tāpa-saṃvara (S), dkaḥ thub (T), Ascetic practice

Khổ Loại Trí

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dukhenraya-jānam (S)Trí vô lậu chứng dược do quán khổ đế của cõi sắc và vô sắc. Một trong Thập lục tâm do quán Tứ đế mà phát sanh.

Khổ Loại Trí Nhẫn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dukhenraya-jānam-kṣānti (S)Một trong Thập lục tâm do quán Tứ đế mà phát sanh. Trí vô gián đạo phát ra trước khi chứng khổ loại trí.

Khổ Pháp Thí

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dukkha-dharmajānam (S)Quán khổ đế ở dục giới mà phát sinh trí huệ sáng suốt.

Khổ Pháp Trí Nhãn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dukkhadharma-jāna-kṣānti (S)Quán khổ đế mà phát sinh 16 loại tâm.

Khổ Pháp Trí Nhẫn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Duhkhe-dharma-jāna-kṣānti (S)Một trong Thập lục tâm do quán Tứ đế mà phát sanh.

Khổ Tập đế

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dukkhasamudaya-ariasacca (P), Noble truth of the origin of dukkha.

Khổ Tế

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dukkhassanta (S)Ranh giới giữa khổ và Niết bàn hay giới hạn cuối cùng của khổ.

Khổ Thánh đế

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dukkhadatya (S), Dukkha-ariya-sacca (S)Khổ đế.Xem Dukkha Ariyasacca.

Khổ Thọ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dhukha-vedanā (S)Sự cảm nhận khổ não (S), Unpleasant feeling Sự biết khổ do lục căn trong qua lục trần ngoài tiếp xúc cảnh không thuậnMột trong ngũ thọ

Khổ Tưởng

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Duḥkha-saṃjā (S)Sự nhận ra cái khổ.

Khởi

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Abhyudaya (S), Rise Phát khởi.

Khói Thơm

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Gandhapiśācikā (S), Smoke of burnt fragrant resin.

Khôn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

K’un (C)Quẻ thứ bảy trong bát quái.

Không

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Śunyata (S), ŚŪnya (S), Sua (P), Tongpanyi (T), KŪ (J), Nothingness, Emptiness Xem Cunyata.

Không Cư Thiên

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Antarikṣavasina (S)Hư không cưKhoảng không gian khỏi mặt đất.

Không đại

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ākāśā-dhātu (S), Emptiness element.

Không Hải

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

KŪkai (J)Tên một vị sư. Tên một vị sư. Sơ tổ Cao dã phái, Mật tông Nhật bản.

Không Hành Nam

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ḍāka (S), khan-dro (T) Tên một vị thiên.

Không Hành Nữ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Khadroma (T), Ḍākinī (S)Tên một vị thiên Xem Đồ cát ni.

Không Không

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

ŚŪnyatā-śŪnyatā (S)Không đắm trước 3 món không nói trên.

Không Kiến

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

ŚŪnyatā-dṛṣṭi (S)Kiến chấp sai lầm, không thừa nhận lý nhân quả ba đời, chấp trước vào pháp không.

Không Tạng Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ākāśagarbha (S), Ākāśagarbha Bodisattva (S), Empty Store Bodhi Sattva, Kokuzo Bodhi Sattva (J)Hư Không Dựng Bồ tát, Hư Không TạngBồ tát của trí huệ, công đức, giúp chu toàn mọi tâm nguyện. Ngự phương Nam.

Không Tính

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

ŚŪnyatā (S), Suatā (P), Suatā (P), tong pa nyi (T), Emptiness Một trong 4 hành tướng của Khổ đế: Vô thường, Khổ, Không, Phi ngã.

Không Tông

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

ŚŪnyatāvāda (S)Một tên khác của Trung quán tông.

Khổng Tử

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

K’ung-tzu (C), K’ung-fu-tzu (C), Confucius (551-479 B.C.E.) Người sáng lập trường phái minh triết dầu tiên của Trung quốc và có một ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống người dân ở các nước Trung quốc, Nhật bản, Triều ti6en, Việt nam, etc… cho mãi đến thế kỷ 20.

Khổng Tướng Minh Vương

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Mahā-mayŪri-vidyā (S)Khổng Tước Vương, Ma ha Ma du lợi La xàTên một vị thiên.

Không Vô Biên Xứ định

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ākāśanantyātana-Samādhi (S)Vô biên hư không xứ định, Vô biên hư không xứ giải thoátBậc thiền định của người nhập cảnh trời Không vô biên xứ.

Không Vô Biên Xứ Thiên

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ākāśanancayatana (S), Ākāsanancayatanam (P), Ākāśanantyātana (P), Sphere of boundless space Không xứCảnh trời thứ nhất cõi Vô sắc giới, nơi trống không, không bờ cõi.

Không Vui

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Amanāpa (S), Unpleasant (S, P).

Khuất đà Già A Hàm

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kṣudrakāgama (P), Kṣudrakapiṭāka (S)Khuất đà già tạngKinh này chỉ có trong văn hệ Sanskrit và được xếp thành bộ thứ 5 trong Ngũ A hàm.

Khúc Nữ Thành

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kanyākubja (S)Một đô thành phương bắc nước Ban xà la (Pancala) thời đức Phật.

Khuê Cơ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

K’uei-chi (C)(638-682), cùng thầy là ngài Huyền Trang đã hệ thống hóa giáo pháp Duy thức tông.

Khuê Phong Tôn Mật

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kuei feng Tsung mi (C), Keihō ShŪmitsu (J), Guifeng Zongmi (C)(780-841) Một thiền sư, là tổ thứ 5 của tông Hoa nghiêm.

Khưu Da Tô đa

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Heyasutta (P)Một trong 6 thể loại kinh điển của Kỳ Na giáo.

Khứu Giác

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ghayāna-kicca (S), Gandrendriya (S), Organ of smell.

Khuy Cơ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kuiji (J)Tên một vị sư.

Khuyến Lặc

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kwanro-ku (C)Tên một nhà sư Cao ly truyền đạo Phật vào Nhật bản ở thế kỷ 6, 7 triều nữ vương Duy cổ Thiên hoàng (593 – 628).

Khuyến Phát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Utsahana (S)Dùng những việc thù thắng khuyến khích phát khởi thiện tâm.

Khuyến Tu Tự

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kanji (J)Tên ngôi chùa phái Sơn Giai, Mật tông Nhật bản.

Ki Bà đa

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Revata (S)Ly bà đa1- Ly bà đa, tinh tú 2- Tên một vị thanh văn, đệ tử đức Phật. 3- Tên một vị Thượng tọa thành Hoa thị thời vua A dục. 4- Tên một vị tăng nước Ô trường (Udyana), Bắc Ấn.

Kiến

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Darśana (S), Dassana (P), Dṛṣṭi (S), Diṭṭhi (P),View Kiến giải.Nghĩa là: Xem xét tinh tường. Có 5 loại kiến: thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới kiến, tà kiến Xem huệ Xem Tỳ bà sa luận.

Kiên Cố Trưởng Giả

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Muktasara (S)Vị thiện tri thức thứ 46 trong số 55 vị mà Thiện Tài đồng tử tham bái.

Kiên Cố ý Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dṛdhadhyasaya (S)Niết Rị Đồ Địa Dã Xá Dã, Kiên Cố Thân Tâm Bồ tátTên một vị Bồ tát.

Kiền Dữ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vinataka (S)Tỳ na đa ca, Chướng ngạiMột trong 8 núi lớn bao quanh núi Tu di. Núi này cao 600 do tuần.

Kiến đạo

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Darśana-mārga (S)Một trong Tam đạo, ba giai vị của hàng Thanh văn và Bồ tát.

Kiến địa

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Darśana-bhŪmi (S)Một trong Tam thừa cộng Thập địa ghi trong kinh Đại Bát nhã.

Kiền độ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Skandhaka (S)Phần nói về thủ tục chấp hành của Tạng Luận. Xem Luật Thiên.

Kiền độ Kinh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Khaṇḍaka (P)Bộ giới bản qui định về một số nghi thức của Tăng già.

Kiến Hoặc

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Darśanamārga-prahatavyanuśaya (S)Kiến đạo sở đoạn hoặcNhững phiền não được đoạn diệt khi đạt đến giai vị kiến đạo. Chấp thật cái kiến giải sai làm là kiến hoặc.

Kiên Huệ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Saramati (S)Tên một vị sư Ấn độ thế kỷ V.

Kiên Huệ Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kien-Hoei (C), Sthirambodhi (S)Một trong 10 đại luận sư của Duy Thức Tông. Chân ngôn của Ngài là: Namo Samanta Buddhanam Jĩanodbhava Svaha (Nam ma ta mạn đa bột đà nam ngữ noa ốt bà phược sa ha = Qui mạng Phổ biến Chư Phật Trí sanh Thành tựu)Xem Kiên ý Bồ tát.

Kiến Kết

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sakkāyadiṭṭhi (P), View of a self Thân kiếnMột trong ba mối trói buộc mà người đạt quả Tu đà hườn có được là dứt hết mối lầm nơi bản ngã, không còn thấy có mình có người.

Kiên Lao địa Thiên

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dṛthivi (S)Địa thiên, Địa Thần thiên, Trì Địa thầnTên một vị thiên. Một trong 12 vị trời ở Sắc giới.

Kiến Lập

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vyavasthāna (S), Establishment An lập.

Kiên Mãn Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

DhṛtiparipŪrṇa (S)Vị Bồ tát được thọ ký thành Phật vị lai tiếp theo Phật Hoa Quang.

Kiên Nhẫn Ba La Mật

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Khantipāramitā (P), Perfection of Forbearance Sằn đề Ba la mật, Nhẫn (nhục) Ba la mật.

Kiến Sở đoạn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Darśana-heya (S)Người ở giai đoạn trừ 88 tùy miên và các ác pháp câu hữu.

Kiến Tánh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kenshō (J) Tham thiền đến chỗ cùng tt, trong sát na tự tánh bỗng hiện, liễu chứng các pháp vô sanh, gọi là kiến tánh, cũng gọi là ng pháp vô sanh.

Kiến Thủ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dṛsṭy-upādāna (S)Chấp trước những kiến giải sai lâm do tà tâm phân biệt sanh khởi.

Kiến Thủ Kiến

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dṛṣṭi-paramarsa-dṛṣṭi (S), Dṛṣṭiparamarsa (S), Uddhacca (P), Restlessness, Anuddhatya (S)Trạo cử, Kiến đẳng thủ kiến Cố chấp vào ý kiến của mình, tự cho là đúng hơn cả. Chấp trước những kiến giải phi lý. Một trong Thập sử.

Kiền Trắc

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kaṅthaka (S)Tên con ngựa Thái tử Tất đạt đa dùng trốn khỏi hoàng thành để xuất gia.

Kiền Trĩ Phạn Tán

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Gandistotragāthā (S)Tên một bộ luận kinh do Mã Minh Bồ tát biên soạn.

Kiến Trược

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dṛṣṭi-kaṣāyaḥ (S),View turbidity.

Kiên ý Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sthiramati (S)An Huệ Bồ tát, Tất sĩ la mạt thể, Kiên Tuệ Bồ tát, Kiên Huệ Bồ tát, An Tuệ Bồ tátSư Ấn độ thế kỷ IV.

Kiếp Kinh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kalpa sŪtra (S)Kinh Bà la môn giáo (kinh Phệ đà), khoảng 400 – 200 BC.

Kiếp Sau

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Samparāya (S), Abhisamparāya (S), Abhisamparāya (P), After life

Kiếp Tân Na

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kapphiṇa (S), Kapphilla, Kapina, Kapila Một vị A la hán đệ tử Phật, đệ nhất về tinh tú.

Kiếp Thủy

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Flood at the end of the period of cosmic change.

Kiết Bàn Trà

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kumbhāṇda (S)Cưu bàn trà, Yểm mị quỷLoài quỉ dữ và sức lực lớn. Một loại chúng sanh, một trong 8 loại quỉ: Càn thát bà, Đảm tinh quỉ, Cưu bàn trà, Ngạ quỉ, Chư long, Phú đơn na, Dạ xoa, La sát.

Kiệt Chi

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sanikakoka (S)áo che nách, vắt từ vai trái sang vai phải.

Kiết Hạ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Theo giới luật, tỳ kheo mỗi năm đều phải nhập hạ ba tháng, từ 15 tháng 4 đến 15 tháng 7, cấm túc không được đi ra ngoài, gọi là kiết hạ. Khi mản hạ phải cử hành một cuộc tự kiểm thảo liên tiếp ba ngày.

Kiết Hữu

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Śrīmitra (S)Thi lê mạt đa laĐầu thế kỷ thứ IV, nhà sư Ấn độ đầu tiên truyền dạy Mật tông ở Trung quốc.

Kiết Ma

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Karumandāna (S)Xem Karmadana Xem Yết ma

Kiết Sử

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Xem ách phược. Xem Hệ phược.

Kiết Tạng

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ekwan (C)Tên một nhà sư Cao ly truyền dạy Thành Thật Tông sang Nhật vào thế kỷ thứ 7 cùng với sư Khuyến Lặc.

Kiết Tường

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Svastika (S), Śrīvadlakṣaṇa (S)1- Cũng là tên một người phát cỏ mà đức Phật xin 8 bó để lót làm bồ đoàn ngồi và chứng quả Phật trên bồ đoàn ấy. 2- Chữ vạn trong nhà Phật: gọi là chữ kiết tường, vì sức lành rộng sâu như biển, cao lớn như mây, tượng trưng điều may mắn, phước đức.

Kiêu

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Mada (S)Cống cao, kiêu ngạo. Một trong 10 tiểu tùy phiền não.

Kiều Phạm Ba đề

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Gavamipati (S)Ngưu Thi, Ngưu Vương, Ngưu Tướng, Ngưu chủ, Ngưu tướng, Ngưu thi, Ca phạm ba đề, Gia bà bạt đếMột vị đại Thanh văn, đại La hán, đại đệ tử của Phật. Ông có tên như vậy vì ông có giọng nói giống như bò rống.

Kiều Tát La

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kośala (P), Kausala (S), Kosala (P)Câu tát la.(1)- Xá vệ thành. (2) Một trong 100 vị Độc Giác Phật đã trú trong núi Isigili.

Kiều Tất La

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kausala (S)Nước Kiều tất la, có thủ đô là thành Xá vệ.

Kiều Thi Ca

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kauśika (S)Xem Đế Thích thiên. – Tiền thân của Phật Di đà. Thuở Phật Thế Tự Tại vương, vua Kiều thi ca nghe pháp giác ngộ mà xuất gia, tu thành Phật hiệu là A di đà. – Còn là tên riêng của đức Đế Thích, thiên chủ 33 cảnh trời Đế thích, danh hiệu là Thích Ca Đế hoàn Nhân đà la (Sakra Devas Indra).

Kiều Thiểm Tỳ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kosambī (S)Câu thường di, Kiều thường diTên một quốc gia thời xưa.

Kiều Trần Như

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ajāta Kauṇḍinya (S), Kondanna (P), Annata Kondanna (P), Kondanna (P), Annata Kondanna (P)A nhã câu lân, A nhã Kiều trần nhưMột đạo sĩ Bà la môn trẻ tuổi, lúc đức Phật mới được hạ sanh, đạo sĩ này đã tiên đoán rằng về sau Thái tử sẽ đắc quả Phật. Ông cũng là đệ tử đầu tiên của đức Phật sau khi đắc đạo, đắc quả A la hán và cũng là tỳ kheo cao hạ nhất trong tăng đoàn. Ông là một trong năm người Bà la môn cùng khu khổ hạnh với đức Phật: Bạc đề (Bhaddiya), Thập Lực Ca Diếp (Vappa), Ma ha Nam (Mahanama) và ác Bệ (Assaji).

Kiều-Thi-Ca

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kaucika (S)Tiền thân của Phật A-di-đà.

Kim Cang ái

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajrakamar (S)Tên một vị Bồ tát. Xem Kim Cang Y thiên.

Kim Cang ái Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajrarāga (S)Kim Cang Cung Bồ tát, Kim Cang Thê Bồ tátTên một vị Bồ tát.

Kim Cang Bát Nhã Luận

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajraccedikā-prajāpāramitā śāstra (S)Năng đoạn Kim cang bát nhã Ba la mật kinhMột trong 5 bộ luận (Du già luận, Phân biệt Du già luận, Biện trung luận, Kim Cang bát nhã luận) Bồ tát Di lặc từ cõi trời Đâu suất giáng xuống giảng cho ngài Vo Trước.

Kim Cang Câu Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajrankuśah (S)Kim Cang Diện thiên, Kim Cang Trư Đầu thiên, Trư Đầu thiênTên một vị Bồ tát.

Kim Cang Dạ Xoa

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajrayakṣa (S)Phẩn nộ vương; Kim Cang Dạ xoa Minh VươngTên một vị thiên. Có 3 mặt, 4 tay, trụ phương bắc.

Kim Cang Diên Thiên

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajramukha (S), Vajrakuśah (S)Kim Cang Trư diện thiên, Kim Cang Trư đầu thiên, Kim cang CâuTên một vị thiênXem Kim Cang Câu Bồ tát.

Kim Cang Dụ định

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajrapama-samādhi (S)Kim Cang Tam muội, Kim Cang diệt định.

Kim Cang đăng Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajraloka (S)Kim Cang Trí Đăng Bồ tát, Kim Cang Quang Minh Bồ tát, Kim Cang Trí Đăng Bồ tátTên một vị Bồ tát.

Kim Cang điều Phục Thiên

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajrajaya (S)Tượng Đầu thiên, Bảo đao Tỳ na dạ ca, Tượng Đầu đại tướng, Tối thắng Kim cangXem Tối thắng Kim cang.

Kim Cang định

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajra-samādhi (S), Diamond Samādhi Kim cang Tam muội.

Kim Cang Giới

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajradhātu (S)Kim cang giới mạn đà laMạn đà la này của Ngũ trí Như lai như sau: – trung ương: đức Đại nhật Như lai, tượng trưng pháp giới thể tánh trí – phương đông: đức A súc Bất động Như lai, tương trưng đại viên cảnh trí – phương tây: đức Vô lượng quang A di đà Như lai, tương trưng diệu quan sát trí. – phương bắc: đức Bất Không Thành Tựu Như lai, tương trưng thành sở tác trí. – phương nam: đức Bảo Sanh Như lai, tương trưng bình đẳng tánh trí.

Kim Cang Hoa Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajrapuspa (S)Kim Cang Diệu Hoa Bồ tát, Kim Cang Giác Hoa Thị Nữ Bồ tát, Kim Cang Hoa Bồ tát, Kim Cang Tán Bồ tát, Diệu Hoa Bồ tátTên một vị Bồ tát.

Kim Cang Hương Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajradhupa (S)Kim Cang Thiên Hương Bồ tát, Kim Cang Phần Hương Bồ tátTên một vị Bồ tát.

Kim Cang Hy Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajralasi (S)Kim Cang Hy Hý Đại Thiên Nữ, Vajra-Lasye (S)Tên một vị Bồ tát.

Kim Cang Hỷ Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajraśadhu (S)Kim Cang Xưng Bồ tát, Kim Cang Thiên Tai Bồ tát, Hoan Hỷ Vương Bồ tát, Ma ha Duyệt ý Bồ tát, Diệu Tát Đỏa Thượng thủ Bồ tátTên một vị Bồ tát.

Kim Cang Kinh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Xem Kim Cang Bát nhã Ba la mật Kinh.

Kim Cang Linh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajraghanta (S)Tên một vị Bồ tát.

Kim Cang Linh Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajravesa (S)Biến Nhập Bồ tát, Nhiếp Nhập Bồ tát, Triệu Nhập Bồ tátTên một vị Bồ tát.

Kim Cang Lợi

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajracakra (S)Kim Cang LuânTên một vị Bồ tát.

Kim Cang Lợi Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajra-tiksna (S)Kim Cang Thọ Trì Bồ tát, Ma ha diễn Bồ tát, Ma ha Khí trượng Bồ tát, Kim Cang Thậm thâm Bồ tát, Kim Cang Giác Bồ tátTên một vị Bồ tát.

Kim Cang Nghiệp Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajra-karman (S)Kim Cang Tỳ Thủ Bồ tát, Kim Cang Yết ma Bồ tát, Kim Cang Bất Không Bồ tát, Thiện Biến Nhất Xứ Bồ tátTên một vị Bồ tát.

Kim Cang Ngữ Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajrabhāṣā (S)Vô Ngôn Bồ tát, Kim Cang Niệm Tụng Bồ tát, Năng Thọ Tất Địa Bồ tát, Kim Cang Thượng Tất Địa Bồ tát, Kim Cang Ngữ ngôn Bồ tátTên một vị Bồ tát.

Kim Cang Nha Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajradamstra (S)Kim Cang Tồi Phục Bồ tát, Ma ha Phương tiện Bồ tát, Thậm Khả Bố Úy Bồ tát, Kim Cang Thượng Bồ tát, Kim Cang Bạo ác Bồ tátTên một vị Bồ tát.

Kim Cang Nhi

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kani-krodha (S)Kim Cang Đồng TửTên một vị thiên.

Kim Cang Pháp Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajradharma (S)Kim Cang Nhãn Bồ tát, Kim Cang Liên Hoa Bồ tát, Thiện Thanh Tịnh Bồ tátTên một vị Bồ tát.

Kim Cang Quang Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajra-tejas (S)Kim Cang Nhật Bồ tát, Kim Cang Quang Minh Bồ tát, Kim Cang Oai Đức Bồ tát, Tối Thắng Quang Bồ tát, Ma ha Quang Diệm Bồ tát, Kim Cang Huy Bồ tát, Tối Thắng Quang Bồ tátTên một vị Bồ tát.

Kim Cang Sư

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajra-guru (S)Những tu sĩ Mật tông chứng đắc và hiện hoá thân để cứu độ chúng sanh.

Kim Cang Tạng Vương Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Aṣṭottara-satabhujavajradhara (S)Nhất Bách Bát Tý Kim Cang Tạng Vương Bồ tátTên một vị Bồ tát.

Kim Cang Tát đỏa

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajrasattva (S), Dorje Sempa (T)Kim Cang Thủ, Thủ Bí Mật Chủ, Thượng Thủ Bồ tát, Thắng Tát Dỏa Bồ tát, Tạng Bồ tát, Trì Kim Cang Cụ Huệ Giả Bồ tát, Phổ Hiền Tát Đỏa Bồ tát Xem Kim cang Tát đoả Bồ tátXem Kim Cang Thủ Bồ Phật.

Kim Cang Thủ Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajrapāni (S), Channa Dorje (T), Vajirapāṇi (P)Chấp Kim cang Bồ tát, Bí Mật Chủ Bồ tát, Kim Cang Thủ Dược Xoa Tướng, Kim Cang Lực sĩ, Kim Cang Mật tích, Chấp Kim cang, Chấp Kim cang thần, Mật Tích Lực sĩ, Kim Cang Tát đõaVị thần tay cầm dùi kim cang hộ vệ Phật pháp.

Kim Cang Thừa

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Tantrayāna (S), dorje tek pa (T), Vajrayāna (S), Diamond WayChân ngôn giáo.

Kim Cang Thực Thiên

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajramala(h) (S)Kim cang Ẩm thực thiên, Nghiêm Kế Đại tướng, Man Tỳ Na Dạ Ca Bồ tát, Kim cang Tên một vị thiên.

Kim Cang Thủy

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajrodaka (S)Thệ thủyTên một vị thiên. – Thệ thủy: Loại nước thơm, trong sạch mà hành giả Mật giáo uống lúc thọ phép quán đảnh, tiêu biểu cho thệ nguyện không lui sụt tâm bồ đề.

Kim Cang Tiếu Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajrahasa (S)Ma ha Tiếu Bồ tát, Ma ha Hy Hữu Bồ tát, Kim Cang Hoan Hỷ Bồ tát, Lạc Sanh Hoan Hỷ Bồ tát, Kim Cang Vi Tiếu Bồ tátTên một vị Bồ tát.

Kim Cang Tỏa Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajra-sphota (S)Kim Cang Liên tỏa Bồ tát, Liên Tỏa Bồ tátTên một vị Bồ tát.

Kim Cang Trí

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajrabodhi (S)Bạt nhựt la Bồ đề, Kim Cang Trí tam TạngĐệ tử ngài Long Trí Bồ tát. Xem Nagabodhi Xem Kim Cang tâm.

Kim Cang Trì Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajradhāra (P), Dorje Chang (T)Chấp Kim Cang thần, Kim Cang Thần, Kim Cang Lực Sĩ The name of the dharmakaya Buddha. Many of the teachings of the Kagyu lineage came from Vajradhara.

Kim Cang Tuyến

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

VajrasŪtra (S)Chỉ ngũ sắc (trắng, đỏ, vàng, xanh đen; năm màu tượng trưng năm trí của năm đức Phật; còn tượng trưng cho năm pháp: tín, tấn, niệm, định huệ, quán).

Kim Cang Võng Bồ Tát

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajrapanjaram (S)Thượng Phương Kim Cang Võng Bồ tátTên một vị Bồ tát.

Kim Cang Y Thiên

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajravasin (S)Kim cang áiTên một vị thiên. Tên một vị Bồ tát.

Kim Cương Chân Luận

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajrasāci (S)Tên một bộ luận kinh. Do ngài Pháp Xứng biên soạn.

Kim Luân

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kācana-maṇdala (S)Một trong tam luân, 3 lớp vật chất, cấu tạo thành thế giới.

Kim Quang Minh Kinh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Suvarṇaprabhā-sottama-sŪtra (S), Suvarṇapra-bhāsa-sŪtra (S) Kim quang minh tối thắng vương kinhMột bộ kinh trong Phương Quảng bộ.

Kim Tịch Phật

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kanakamuni (S), Koagamāna (P)Kim Tiên nhơn, Ca na già Mâu ni, Ca na mâu ni Phật, Câu na hàm Phật; Koagamana (P)Trong Hiền Kiếp (đại thiên niên kiếp) này, đức Ca la ca tôn đại Phật là Phật thứ nhất, đức Kim Tịch Phật là Phật thứ nhì, Ngài Ca Diếp Phật là Phật thứ ba, đức Thích Ca là Phật thứ tư, đức Di Lặc là Phật thứ năm. Kim Tịch Phật thuở chưa xuất gia có cha là Đại Đức (Yannadatta), mẹ là Thiên Thăng (Uttara), ở Thanh tịnh thành (Sobbavati), sau khi đắc đạo có thị giả là An Hòa (Sotthija).

Kim Tiền Tịnh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Jatarapadikappa (P)Một trong 10 hành vi mà các tỳ kheo thành Phệ xa ly (Vesali) chủ trương là thích hợp giới luật.

Kim Tinh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sukra (S)Thái Bạch tinh.

Kính

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ādarśa (S), Mirror Ảnh.

Kinh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Suttam (P), Suttanta (P), Discourse, Kyo (J), SŪtra (S), Sutta (P)Khế kinh, Trường hàng Thể loại văn xuôi, trực tiếp ghi chép giáo thuyết của Phật Xem Sutra.

Kinh 108 Cảm Thọ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Aṭṭhasatapariyaya sutta (P), Sutra on One Hundred Eight Feelings.

Kinh A Di đà

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Amitābha sŪtra (P)Một trong ba bộ kinh nền tảng của tịnh độ tông ở Đông nam Châu á. Kinh này còn có tên là Sukhavati-Vyuha. Kinh A di đà Trung quốc có 3 bản dịch: – bản dịch của Cưu-ma-la-thập cuối đời Tần (Ch’in) vào năm 402. Bản dịch của Gunabhadra năm 455. Bản dich của Tăng Sáng năm 650. Hiện nay còn lưu truyền hai bản dịch đầu. Hai bộ kinh nền tảng khác của Tịnh độ tông là: – Trường kinh A di đà và Kinh Thiền định (Meditation Sutra) viết dưới dạng thảo luận giữa đức Phật và Xá lợi Phất cùng những chư tăng khác ở Kỳ viên tịnh xá (Jetavana). Kinh này mô tả phước báu của Phật A di đà và mô tả nước cực lạc. – Tiểu kinh A di đà là phần Phật thuyết kinh A di đà cho ngài A nan ở Kỳ viên, thành Xá vệ.

Kính ái Pháp

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vasikarana (S), Kyoaiho (J)Tên một bộ kinh. Pháp cầu nguyện cho mình và người được chư Phật và Bồ tát che.

Kinh ái Sanh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Piyajatika sutta (P), Sutra From One Who Is Dear.

Kinh An Trú Tầm

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vitakkasanthāba suttam (P), Sutra on The Relaxation of Thoughts Tăng thượng tâm kinh.

Kinh Bà La Môn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Brāhmaṇa sutta (P), Sutra To Unnabha the Brahman.

Kinh Bẫy Mồi

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

, (MN25), Nivapasuttam (P)Tên một bộ kinh.

Kinh Bổn Sanh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Jātaka sutta (P), Jātaka sŪtra (S)Kinh ghi chép những chuyện tiền thân của đức Phật.

Kinh Căn Tu Tập

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Indriyabhāvana suttam (P), Sutra on The Development of the Faculties.

Kinh Canki

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Canki sutta (P), Sutra With Canki.

Kinh Chiều

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Banka (J), Evening Sutra recitation.

Kinh Dịch

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

I-ching (C), Yijing (C), Yi-king (C)Tên quyển sách minh triết Kinh Dịch. Sơ đồ Kinh Dịch gồm tám quẻ (Bát quái). Sự kết hợp của những quẻ này hình thành 64 quẻ bát quái.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Saddharma-puṇḍarīka sŪtra (S), Hokkyo (J)Do Ngài Cưu ma la thập dịch ra chữ Hán khoảng năm 400 được phái Thiên thai tông và Pháp hoa tông dùng làm kinh tạng chính. Một trong 47 tên khác nhau của Kinh Pháp Hoa.

Kinh Duy Ma Cật

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vimalakīrti-nirdeśa sŪtra (S), Amrapali (S)Kinh Tịnh Danh, Duy Ma Cật sở thuyết Kinh, Bất Khả tư nghị giải thoát KinhKinh có 14 phẩm gồm thành 3 quyển. Bổn chánh bằng tiếng Phạn do Ngài Cưu ma la thập dịch ra chữ Hán vào thế kỷ thứ 5.

Kinh đại Duyên

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Mahānidana suttanta (P), Sutra on The Great Causes Discourse Tương đương Kinh Đại duyên Phương tiện (Trường A hàm).

Kinh đại điển Tôn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Mahāgovinda suttanta (P)Tên một bộ kinh. Kinh Thập Cửu Đại Điển Tôn.

Kinh đại Nhựt

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Mahāvairocanabhisaṃbodhi sŪtra (S), Mahāvairocana Sutra (S).

Kinh đại Niệm Xứ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Mahā-satipatthana sutta (P), Sutra on The Great Frames of Reference (The Great Discourse on the Foundations of Mindfulness).

Kinh đại Sự

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Mahāvastu sŪtra (S, P)Phật Bản Hạnh Tập kinh dị bảnKinh ghi cuộc đời đức Phật.

Kinh đế Thích Sở Vấn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sakkapaha-suttanta (P), Sutra on Sakka’s Questions Thích Đề Hoàn Nhân vấn kinh.

Kinh Giới Thuyết

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dhātukatha (P)Một tập trong 7 tập của bộ Thắng Pháp Tạng.

Kinh Gopaka Moggalana

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Gopaka- Moggallana-suttam (P), Sutra on Moggallana the Guardsman.

Kinh Hãi

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Uttāsī (P), Uttrasita (S), Fright Uttāsī (P), Utrāsī (P).

Kinh Hạnh Phúc

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Maṅgala sutta (P), Sutra on Protection Kiết tường Kinh.

Kinh Hiền Ngu

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Bālapandita suttam (P), Sutra on The Fool and the Wise Person.

Kinh Hoa Nghiêm

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Avataṃsaka sŪtra (S), GaṇḍavyŪha sŪtra (S), Kegonkyo (J), Phal chen (T), Ho-yen-King (C), Flower Adornment sŪtraĐại phương quảng Phật Hoa nghiêm kinh Được Phật giảng sau khi giác ngộ cho chư Bồ tát dưới cây bồ đề. Kinh bị thất lạc và được Tổ Long Thọ tìm được vào thế kỷ 7. Kinh gốc tiếng Phạn không còn, hiện chỉ còn bộ dịch từ tiếng Tàu. Bản dịch chữ Hán cũ nhất là bản dịch vào thế kỷ 5. Bản chữ Tàu do ngài Buddhabhadra (Giác Hiền) dịch xong khoảng năm 418. Ngài Đỗ Thuận, thế kỷ 7, truyền bà kinh này thành lập phái Hoa nghiêm Tông.

Kinh Kim Cang

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajira sutta (P), Diamond sŪtra Prajāpā-ramitā sŪtra (S).

Kinh Kim Cang đảnh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vajraśekkharatan-trarāja sŪtra (S), Kongochokyo (J)Kim cang đỉnh Kinh.

Kính Lễ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Apacāyāna (S), Worship Thờ phượng Xem Đảnh lễ.

Kính Lễ đức Thế Tôn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

, Ngài là bậc Giải thoát, đấng Giác ngộ hoàn toàn Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammā Sambuddhassa (S).

Kinh Lượng Bộ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

SŪtratika (S), Sautrantikah (S).Thuyết độ bộ, Thuyết chuyển bộMột trong 20 bộ phái Tiểu thừa Tu đa la luậnXem Tăng ca lan đa bộ.

Kinh Magandiya

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Magandiya suttam (P), Sutra To Magandiya.

Kinh Mật Hoàn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Madhupindika suttam (P), Sutra on The Ball of Honey.

Kinh Người Làm Xe Ngựa

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Rathakara (Pacetana) sutta (P), Sutra on The Chariot Maker Kinh Ngườì bệnh Gilana sutta (P), Sutra on Sick People.

Kinh Nhân Cách Hóa

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Lakkhana sutta (P), Sutra on Characterized Action Kinh Tướng.

Kinh Niệm Xứ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Satipatthana sutta (P), Sutra of Frames of Reference and Foundations of Mindfulness.

Kinh Niết Bàn

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Nirvāṇa sŪtra (S), Nibbana sutta (P), Sutra on Unbinding.

Kinh Phạm Võng

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Brahmajala suttanta (P), Brahma Net sŪtra, Brahmajala sŪtra (S) Tương đương kinh Phạm động (Trường A hàm).

Kinh Phần

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

SŪtravibhaṅga (S), Suttavibhaṅga (P)Kinh Phân biệtPhần đầu của Tạng Luật.

Kinh Phân Biệt

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Vibhaṅga (S), The Book of Analysis Vibhājya (P)1- Một tập trong 7 tập của bộ Thắng Pháp Tạng. 2- Phân biệt: Sự phân tích chia chẻ các pháp.

Kinh Pháp Cú

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dharmapada (S), Dhammapada (P), Verses on Dhamma Có 423 câu chia thành 153 cú, 26 chủ đề. Kinh Pháp cú do do Phật giảng dạy ở nhiều thời điểm và nơi chốn khác nhau. Kinh này do Pháp Cứu Luận sư (400 – 300 B.C.) sưu tập, sư Duy Để Nan (Vighna) dịch sang chữ Hán hồi thế kỷ thứ 3.

Kinh Phật Danh

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Buddha name sŪtra Tên một bộ kinh. Bồ đề Lưu Chi đời Nguyên dịch có 11.093 tên vị Phật. Kinh tam thiên Phật danh ghi đến 3.000 danh vị Phật.

Kinh Phật Sự

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Buddhavaṃsa (S), Chronicle of the Buddhas Pháp hệ Phật Kinh; Phật chủng tánhThơ kễ về sự tích 24 vị cổ Phật từ Phật Nhiên đăng đến Phật Ca Diếp và cách các đức Phật chuyển pháp luân.

Kinh Phù-Di

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Bhumija sutta (P), Sutra To Bhumija.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Amitāyus Dhyāna sŪtra (S), Kammuryojhkyo (J)Thập lục quán Kinh, Quán KinhLà bộ kinh căn bản của Tông Tịnh độ do ngài Tam tạng pháp sư Cương lương da xá dịch hồi thế kỷ thứ V.

Kinh Saleyyaka

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Saleyyaka sutta (P), Sutra on The Brahmins of Sala.

Kinh Sáu Sáu

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Chachakka suttam (P), Sutra on The Six Sextets.

Kinh Soạn Tập Bá Duyên

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Avadāna cataka (S)Gồm 100 bài kinh Phật giảng về nhơn duyên thí dụ, về tiền nhơn hậu quả của đệ tử. Một bộ kinh trong Phương Quảng bộ.

Kinh Song Tầm

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Dvedhavitakka sutta (P), Sutra on Two Sorts of Thinking.

Kinh Tạng

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sutta-piṭāka (P), SŪtra-piṭāka (S), Suttapiṭaka (P)Một trong tam tạng kinh điển: Kinh tạng- Luật tạng- Luận tạng, gồm 5 phẩm: Trường bộ kinh, Trung bộ kinh, Tiểu bộ kinh, Tương Ưng bộ kinh, Tăng chi bộ kinh.

Kinh Tập

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sutta-nipāta (P), Group of Discourses Một trong 15 quyển của Tiểu a hàm, gồm 72 bài kinhXem Kinh Tạng.

Kinh Tập Chú

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Sutta-nipāta atthakattha (P)Tập bộ kinh.

Kinh Tập Yếu

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

SŪtrasamuccaya (S)Chủ kinh yếu tập, Tập kinh luậnMột trong những tác phẩm của ngài Shantideva, phái Trung Quán, thế kỳ VII.

Kinh Tê Giác

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Khaggavisana sutta (P), Sutra on A Rhinoceros Horn.

Kinh Thi

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Shi-ching (C), Book of Songs Do Khổng Phu Tử san định.

Kinh Thí Dụ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Asivisopama suttanta (P), Apadāna (P) Apadana suttra (S)Sự nghiệp anh hùng, Kinh Chiến thắng vẽ vangMột trong 15 tập trong Tiểu a hàm kễ về sự chiến đấu để đạt đến giác ngộ của chư Phật và 559 vị Tỳ kheo và Tỳ kheo ni.

Kinh Thư

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Shu-ching (C), Book of Writing Do Khổng Phu Tử san định.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

ŚŪraṃgama sŪtra (S)Lăng Nghiêm Kinh, Thủ lăng già ma KinhNguyên tên là: Đại Phật đỉnh Như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩa chư Bồ tát vạn hạnh Thủ lăng nghiêm Kinh. Cũng còn gọi là Đại Phật đỉnh Thủ lăng nghiêm Kinh. Kinh dạy phép Thủ lăng nghiêm Tam muội. Phật giảng tại thành Xa vệ, nhà sư Ấn độ tên Bát lạt mật đế nhà Đường dịch ra chữ Tàu.

Kinh Tiểu Không

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kāyagatāsati sutta (P), Culasunnata suttam (P), Sutra on Mindfulness Immersed in the Body.

Kinh Trạm Xe

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Ratha-vinita sutta (P), Sutra on Relay Chariots.

Kinh Từ Bi

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Mettā sutta (P), Sutra on Good Will.

Kinh Veranjaka

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Veranjaka sutta (P), Sutra on Veranjaka Sutra.

Kinh Vô Lượng Thọ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Amitābha-vyŪha sŪtra (S)Tên một bộ kinh. Đại A di đà kinh, Di đà đại bổn, Đại vô lượng thọ kinh.

Kinh Vô Ngã Tướng

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Anāgata-bhayani suttas (P), Sutra on Future Dangers, Anattālakkhaṇa-sutta (S), Sutra on the Not-self Characteristic Anattālakkhaṇa-sutta (P).

Kinh Vô Thủy

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Anamataggapariyaya katha (S)Tên một bộ luận kinh.

Kinh Vô Uý

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Abhaya sutta (P), Sutra on Fearlessness.

Kinh Xà Ni Sa

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Janavasabha suttanta (P)Tên một bộ kinh.

Kinh Xuất Gia

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Pabbaja sutta (P), Sutra on The Going Forth.

Kỳ Bà

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Jivaka (S)Thú Bác Ca1- Tên một Phật tử cúng dường vườn xoài cho đức Phật. 2- Thú bác Cá: Một trong 16 vị A la hán vâng lời Phật dạy trụ ở thế gian giữ gìn chánh pháp.

Ký đắc

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Aggidatta (S)Cha của Câu lưu tôn Phật lúc chưa xuất gia.

Kỳ Kiếp

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Kalpa (S), Aeon Kappa (P)1- Một tiểu kiếp là một khoảng thời gian 16.800.000 năm, gồm 3 tiểu kỳ kiếp (để thọ mạng con người tăng từ 10 năm lên 80.000 năm tuổi (một tiểu kỳ kiếp tăng), từ 80.000 năm tuổi giảm xuống còn 10 tuổi (một tiểu kỳ kiếp giảm), rồi từ 10 năm tuổi tăng lên 80.000 năm tuổi (một tiểu kỳ kiếp tăng nữa). Cứ 100 năm thọ mạng mới tăng hay giảm một năm tuổi). 2- Kha lạt ba luận trong Vệ đà.

Kỳ Na

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Xem Thiền na Phật.

Kỳ Na Giáo

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Jaina (S), Jainism Xà y na giáoMột tông phái ở Ấn độ vào thế kỷ 6 BC do ngài Ni Càn đề Nhã đề tử (Nirgrantha Jĩataputra) khai sáng, chủ trương khổ hạnh phi bạo lực.

Kỳ Thọ

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

, vườn Jeta Grove Nơi Phật giảng kinh Bát nhã Ba la mật.

Kỳ Thọ Chủ Thần

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Brahmanaspati (S)Vị thần tạo vũ trũ (trong kinh Phệ đà, Ấn giáo).

Kỳ Thọ Thái Tử

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Jeta (S)Kỳ Đà Thái tử. Một trong 100 vị Độc Giác Phật đã trú trong núi IsigiliNgười dâng cúng vườn cây ở Kỳ Viên cho đức Phật.

Kỳ Thọ Tịnh Xá

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Jetavana-vihāra (S), Jetavanarama (P), Jetavanna Grove Kỳ hoàn tịnh xá, Kỳ đà lâm, Thệ đa lâm, Kỳ viên tịnh xá, Kỳ thọ Cấp cô độc, Kỳ viên, Kỳ thọ tịnh xáTinh xá trong vườn hoa thái tử Kỳ đà (Jeta), thành Xá vệ (Sravasti), nước Cấu tát la (Kosala)do ông Cấp cô độc mua mà cúng dường đức Phật. Kỳ Đà Lâm Đại phái: tên một bộ phái Phật giáo ở Tích Lan vào thế kỷ IV.

Kỳ Viên Tinh Xá

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Jetavana Vihāra (S)Tên một ngôi chùa Xem Kỳ Thọ Tịnh xá.

Kỳ Xà Quật

Từ Điển Phật Học Việt-Anh Minh Thông

Gṛdhrakuta (S)Tên một ngọn núi gần thành Vương xá nước Ma kiệt đà, gọi là Linh thứu Sơn, nơi Phật giảng Diệu Pháp Liên Hoa Kinh và nhiều Kinh khác.

KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN SANH

Lần 2648 - Phật Lịch: 2568

Đản sinh Ngài con gửi trọn niềm tin

Thắp nén hương lòng cầu chúng sinh thoát khổ

Nguyện người người thuyền từ bi tế độ

Sống bình an - giác ngộ độ trầm luân.

Xin nhấn vào đây để xem nội dung.

 

 

 

Thanks for signing up. You must confirm your email address before we can send you. Please check your email and follow the instructions.
Chúng tôi tôn trọng sự riêng tư của bạn. Thông tin của bạn được an toàn và sẽ không bao giờ được chia sẻ.
Nam mô A Di Đà Phật!
×
×