Phật Nói Kinh Tượng Pháp Quyết Nghi

Việt dịch: Thích Chúc Hiền

 

Chính tôi nghe như vầy! Một hôm Đức Phật ở giữa hai cây Sa-la, bên bờ sông Bạt-đề. Ngài độ cho nguời đệ tử cuối cùng là Tu-bạt-đà-la xong. Khi đó,Các đại Bồ-tát, các đại đệ tử Thanh Văn, các đại Phạm Vương cùng trời, rồng, quỷ thần, các Quốc Vương.v.v…tất cả chúng sanh, ai nấy đều trang nghiêm, không tán loạn. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo đại chúng: “ Đại-bát-niết-bàn đã nói xong,truớc đó, ta đã nói rõ muời phương các cõi nuớc Phật cho Bồ Tát Phổ Quảng. Giờ đây, trong chúng đây, các ngươi có điều gì còn nghi ngờ thì hãy mau hỏi. Pháp báu vô thuợng không bao lâu sẽ diệt.

Bấy giờ, nghe Đức Phật nói lời ấy, cả đại chúng không nén đuợc cơn xúc động, buồn tủi than khóc, chỉ có các bậc chứng đắc, giải thoát thì không còn vướng mắc đau buồn. Khi đó, trong chúng có một vị Bồ-tát tên là Thuờng Thí, nương vào oai thần của Phật, từ chỗ ngồi đứng dậy, cung kính chấp tay, huớng về Phật mà thưa rằng: “ Thưa Đức Thế Tôn!Có điều con muốn hỏi nhưng sợ làm phiền lòng Ngài, xin Đức Như Lai không cho đó là lỗi !” Phật bảo Thuờng Thí: “ Như Lai đã độ tám pháp ở thế gian, cần nghi ngờ gì?”. Bồ Tát Thuờng Thí cung kính thưa Phật rằng: “Thưa Đức Thế Tôn Như Lai! Vào đời sau, tất cả chúng sanh không còn nhìn thấy sắc thân của Đức Như Lai, không còn nghe giáo pháp chân thật. Vào đời vị lai, thời kỳ tuợng pháp, Pháp lành càng ngày càng suy yếu, Pháp ác càng ngày càng mạnh mẽ, lúc đó, nên dạy cho chúng sanh làm phuớc đức gì tốt nhứt?” Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Thuờng Thí rằng: “ lành thay! Lành thay! Thật rất đáng xót thương cho chúng sanh ở đời sau. Vì sao? Vì tất cả chúng sanh siêng năng khổ nhọc tu hành mà không gặp đuợc chánh lý, làm phước nhiều nhưng được phước báo rất ít.”

Này thiện nam tử! Trong đời vị lai, các tỳ kheo, tỳ kheo ni, Phật tử nam, Phật tử nữ, vua chúa, đại thần, trưởng giả, cư sĩ, Bà-la-môn.v.v… mà khinh rẻ giáo pháp ta, không có lòng chân thật kính tín Tam Bảo thì dù cho có làm phước thì cũng chỉ khéo cầu danh, cầu lợi, cầu hơn nguời khác mà thôi. Vì vậy, họ không có một tâm niệm xuất thế.

Này thiền nam tử! Vào đời vị lai,trong thời tượng pháp, xảy ra vô số các việc tai ương, xấu ác. Vì sao? Vì tất cả Tăng tục không biết luật lệ, phép tắc. Đàn việt thì mở hội thỉnh Tăng,nhưng lại sai nguời gìn giữ cửa nẻo, ngăn tỳ kheo không chấp nhận vào hội, hoặc giả có nguời nghèo cùng muốn vào xin ăn cũng không cho. Mở hội như thế chỉ là để ăn uống, chứ hoàn toàn không có phuớc lành gì. Lại có chúng sanh chỉ muốn riêng mình làm thiện mà không giáo hóa cho chúng sanh khác(tr5), thấy nguời khác làm thiện không chịu vui theo trợ giúp ít nhiều, bọn nguởi như thế phước đức kém cõi.

Lại có chúng sanh thấy chùa, tháp, hình tuợng cũ , cho đến kinh điển hư hoại cũng không chịu sửa sang, cho rằng đó chẳng phải do ta tôn tạo truớc kia nên đầu cần sửa chữa làm gì, thà rằng tự mình tạo dựng cái mới. Này thiện nam tử! Tạo dựng cái mới phước đức không bằng tu sửa cái cũ, tu sửa cái cũ phuớc đức rất nhiều.(tr-6)

Lại có chúng sanh thấy nguời khác gôm nhóm làm các việc phước lành, do vì muốn mình cũng được nỗi tiếng, nên đem gia sản ra để bố thí. Còn đến khi thấy nguời nghèo cùng, hay người già cô quạnh không nơi nương tựa đến xin thì lại mắn chửi, xua đuổi, không hề có một mảy may cứu giúp. Các chúng sanh như thế là do vì danh tiếng làm điên đảo mà làm thiện hay vì danh tiếng làm cho si cuồng mà tu phuớc, chứ không phải thực sự làm phuớc. Nguời như thế thật đáng thương xót! Sử dụng tài sản thật nhiều mà đuợc phuớc đức rất ít.

Này thiện nam tử! có lần ta bảo với đại chúng rằng: “Nếu có người ở trong A-tăng-kỳ, đem thân cúng duờng muời phương các Đức Phật, các vị Bồ-tát, và các vị Thanh Văn thì không bằng có người đem cho loài súc sanh một bữa ăn uống, phước của người này hơn nguời kia gấp vô luợng vô biên trăm ngàn vạn lần.

Này thiện nam tử! Trong các Kinh điển ta đã đề cập đến việc bố thí là muốn cho người xuất gia, tại gia tu tập tâm từ bi. Bố thí cho nguời nghèo cùng túng thiếu,nguời già cô quạnh không nơi nương tựa, hay kể cả bố thí cho loài chó đói. Các đệ tử của ta không hiểu ý ta nên chỉ chuyên bố thí kính điền mà không thí bi điền. Kính điền tức là Phật, Pháp, Tăng.(tr_8) Bi điền chính là những nguời nghèo, nguời già cô quạnh không nơi nương tựa, cho đến loài kiến. Hai loại ruộng phuớc này, thì Bi điền là hơn hết.

Này thiện nam tử! có nguời từ khi sanh ra cho đến lúc về già, suốt đời đem tài vật làm việc bố thí, lại có nhiều người không giống nhau, nghèo giàu sang hèn, hoặc tăng hoặc tục cùng tương trợ muốn giúp đỡ nguời khác nên thuờng xuất ra rất ít tiền của, gôm tập một nơi, tùy nghi bố thí cho nguời nghèo, nguời già cô quạnh không nơi nương tựa, hay nguời bị bệnh tật hiểm nghèo thì phuớc đức ấy rất lớn. Giả sử không có của bố thí nhưng trong từng tâm niệm muốn bố thí thì cũng được công đức không thể cùng tận (tr-9). Còn như chỉ riêng mình hành bố thí thì phuớc rất ít.

Này thiện nam tử! Trong đời vị lai, các đệ tử của ta thuờng ưa thích y phục đẹp, ăn những món ăn mùi vị ngon, ham cầu lợi duỡng, chất chứa tham lam, không tu tâm từ, chuyên làm việc sân giận, thấy nguời khác làm việc thiện ganh ghét cơ hiềm.

Tóm lại, những nguời ấy thuộc về tà mạng, dối gạt để mưu cầu danh lợi, nếu thấy có người bố thí cho nguời nghèo cùng xin ăn, thì sanh lòng sân giận, nghĩ như vầy. Nguời xuất gia đâu cần bố thí, chỉ tu thiền định, trí tuệ (tr-10), đâu cần làm những việc rối rắm vô ích. Nghĩ như vậy là quyến thuộc của ma. Nguời ấy mạng chung rơi vào địa ngục chịu khổ vô cùng, từ địa ngục ra lại rơi vào hàng ngạ quỷ thọ khổ không cùng. Từ ngạ quỷ ra, 500 đời sanh làm thân chó, thoát đuợc kiếp chó, 500 đời thuờng sanh vào chỗ nghèo hèn, luôn bị bệnh hoạn, đói khổ bức bách, không có lúc nào tâm được thong thả tự do. Vì sao? Do vì khi thấy nguời khác bố thí không sanh lòng tùy hỉ.(tr-11)

Này thiện nam tử! Ta nghĩ nay ta sỡ dĩ được thành Phật là do trải qua vô số kiếp làm việc bố thí, giúp đỡ các chúng sanh nghèo cùng khốn khổ. Muời phương chư Phật cũng từ bố thí mà đuợc thành Phật. Thế nên, trong hầu hết các kinh đều nói sáu Ba-la-mật thì bố thí là đứng đầu.

Này thiện nam tử! Ví như có người bị cụt hai chân, dẫu muốn đi xa cũng không thể đi đuợc. Tỳ kheo cũng như thế.(tr12) Dù trải qua hằng sa kiếp tu năm Ba-la-mật mà không tu bố thí thì cũng không đến được bờ bến bên kia Niết-bàn.

Này thiện nam tử! Không hành bố thí thì giới không thuần, giới không thuần thì không có tâm từ bi, không có tâm từ bi thì không thể nhẫn nhục, không nhẫn nhục thì không tinh tấn, không tinh tấn thì không thiền định, không thiền định thì không có trí tuệ, không có trí tuệ thì thuờng bị vô luợng khách trần làm cho phiền não. (tr13)

Này thiện nam tử! Pháp môn bố thí này ba đời chư Phật đều kính trọng. Thế nên, trong tứ nhiếp pháp(1) thì tài nhiếp (bố thí nhiếp) là hơn hết.

Này thiện nam tử! Ta có lúc khen ngợi trì giới, có lúc khen ngợi nhẫn nhục hoặc có lúc lại khen ngợi thiền định, hoặc có lúc lại khen ngợi trí tuệ, hoặc có khi khen ngợi hạnh đầu đà, hoặc có khi khen ngợi hạnh ít muốn biết đủ, hoặc có khi khen ngợi hàng Thanh Văn, hoặc có khi khen ngợi Bồ-tát. Đó là do tuỳ theo căn cơ của chúng sanh không đồng. (tr-14) Các ác tỳ kheo trong đời vị lai không hiểu ý của ta nên đều chấp ngã, từng thấy tuớng đó.Người như thế là phá hủy Pháp ta. Các ác tỳ kheo cũng ngồi diễn nói kinh pháp nhưng không thấu hiểu được thâm ý của ta, theo văn, chấp nghiã trái với chơn pháp thật tuớng vô thuợng, miệng thuờng tự khen nghiã lý mình nói điều hợp với ý Phật. Còn các Pháp sư khác thì dối làm mê hoặc Tăng tục. Nguời nói lời như thế mãi chìm trong biển khổ. Các ác tỳ kheo thấy các nguời khác tu thiền định thì lại nói rằng nguời này ngu si, giống như cây khô, không biết kinh luận nào để tu hành. Người nói lời ấy mắc phải tội báo trong nhiều kiếp. Các ác tỳ kheo vì danh lợi, cho nên luân phiên hủy nhục nhau, các ác tỳ kheo hoặc tu phước mà không nương vào kinh luận, tự theo tư kiến lấy trái làm phải, không phân biệt được tà chánh, huớng vào khắp Tăng tục mà nói lời rằng: “Thấy biết của ta là đúng”. Nên biết rằng người ấy chóng làm tiêu diệt giáo pháp ta. Các ác tỳ kheo cũng trì luật, nhưng, đối với tạng luật không thông hiểu nghiã lý sâu mầu, mà còn nói lời như vầy(tr-16): “Trong tạng luật, Đức Phật chấp nhận cho ăn thịt.”

Này thiện nam tử! Nếu ta giải nói nghiã ăn thịt là điều mà hàng Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ-tát điạ hạ còn mê mờ. Vì thế,Tỳ kheo phàm phu nghe vậy đem lòng chê bai. Tạng Luật chấp nhận việc ăn thịt là điều không thể nghĩ bàn. Này thiện nam tử! Ta từ khi mới thành đạo cho đến nay, có các đệ tử nơi nơi nhận ăn thịt. Người phàm phu thật sự thấy ăn thịt, lại có chúng sanh thấy các tỳ kheo thị hiện ăn thịt(tr-17). Lại có chúng sanh khi biết các tỳ kheo ăn thịt nhưng vào sâu vô luợng các các môn đối trị, vô luợng tỳ kheo đoạn thuợng phần phiền não(1), vô luợng tỳ kheo đoạn trung phần phiền não, vô luợng tỳ kheo đoạn hạ phần phiền não, độ thoát vô luợng chúng sanh, khiến vào Phật đạo. Việc giáo hóa của Như Lai không thể nghĩ bàn. Ta từ khi thành đạo cho đến nay, các đệ tử của ta chưa từng ăn thịt chúng sanh. Ta ở trong tạng luật chấp nhận ăn thịt(tr-18) là vì nhất định biết thịt ấy không từ bốn đại sanh, không từ thai sanh, không từ trứng sanh, không từ nơi ẩm thấp sanh, không do biến hóa sanh, cũng không hợp với thức, không hợp với mạng. Nên biết thế gian đều không có thịt này.

Này thiện nam tử! Các ác tỳ kheo trong đời vị lai ở các nơi giảng nói kinh luật, theo văn chấp nghiã, không biết những điều sâu kín ẩn tàng của Như Lai nói.

Này thiện nam tử! Đức Phật thị hiện ở đời mà khiến các đệ tử ăn thịt chúng sanh thì (tr-19) thật ra không có điều đó. Nếu ăn thịt thì sao gọi là bậc Đại Bi. Này thiện nam tử! Nay trong Pháp tịnh này có số chúng nhiều vô luợng nhưng mỗi nguời đều có cái nhìn khác nhau. Có nguời thấy Như Lai vào Niết-bàn, có nguời thấy Như Lai trụ một kiếp, có nguời thấy Như Lai trụ vô luợng kiếp, có nguời thấy Như Lai có thân cao sáu truợng, có nguời thấy thân nhỏ, có nguời thấy thân lớn, có nguời thấy báo thân ngồi trên biển Thế Giới Liên Hoa Tạng, hóa ra ngàn trăm ức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp môn tâm địa. Có nguời thấy pháp thân đồng với hư không, không phân biệt, vô tuớng, không có ngăn ngại trùm khắp pháp giới.(tr-20) Có nguời thấy đất rừng Sa-la chỗ này đều là đất cát, cỏ cây, đá sỏi. Có nguời thấy chỗ này là vàng bạc bảy báu thanh tịnh trang nghiêm. Có nguời thấy chỗ này là chỗ tu hành của bà đời chư Phật. Có nguời thấy chỗ này là cảnh giới không thể nghĩ bàn của chư Phật.

Này thiện nam tử! Chư Phật ra đời, du hoá, dừng trụ mọi nơi thảy đều xa lìa tuớng thế gian, cũng không lìa thế gian mà hiển bày pháp thật tuớng. Giáo pháp của Đức Như Lai gồm thâu vạn Pháp (tr-21). Khi Đức Phật diễn thuyết một chữ, một câu, một tiếng có thể khiến cho tất cả chúng sanh tùy theo căn tánh chủng loại mà hiểu khác nhau. Pháp bất cộng của Như Lai chẳng phải là chỗ hiểu biết của các Thanh Văn, Duyên Giác. Như Lai dùng sức tự tại tùy theo căn cơ trình độ mà giáo hóa chúng sanh. Vào thời tuợng pháp, các ác tỳ kheo không hiểu ý ta, chấp vào sở kiến của mình mà diễn thuyết mười hai thể loại kinh (tr-22) Theo văn lấy nghiã tạo nên thuyết nhất định. Nên biết nguời này làm oan cho ba đời chư Phật, chóng làm tiêu diệt giáo pháp của ta. Này thiện nam tử! Các Đức Phật thuyết Pháp thường y vào hai Đế ( tục đế và chơn đế ), chỉ gần để nêu xa, mượn hình tuợng để hiển bày nghiã lý sâu mầu. Các ác tỳ kheo ở nơi nghiã này không thể hiểu rõ, bài xích không tin, theo tướng lấy nghiã nên phải chịu tai ương nhiều kiếp. (tr-23) Các tỳ kheo này cũng lại tự xưng là Pháp sư, ta là Luận sư, ta là Thiền sư, chính ba hạng học nhơn này làm tiêu diệt Pháp ta chứ không phải nguời nào khác. Ba hạng nguời này đua nhau nói lỗi, đua nhau bài xích. Ba hạng nguời này sa vào trong địa ngục giống như tên bắn.

Bấy giờ, Bồ Tát Thuờng thí cung kính thưa Phật rằng: “ Thưa Đức Thế Tôn! Các tỳ kheo đó khi nào mới thoát đuợc?”. Này thiện nam tử! Sau khi ta diệt độ khoảng ngàn năm Pháp ác dần dần dấy khởi.Sau một ngàn một trăm năm, các ác tỳ kheo, tỳ kheo ni đầy khắp Diêm phù đề, nơi nơi sung túc, nhưng, không tu đạo đức, đa số cầu tài vật, chuyên hành phi pháp, phần nhiều nuôi tám vật bất tịnh, chính họ không đủ mười đức mà nuôi hai hạng Sa-di ( Sadi và Sa-di ni), chính họ chưa đầy mười hạ lạp mà độ nguời làm Sa-di.Vì nhân duyên ấy, khiến cho mọi nguời thế tục coi rẻ Tam Bảo. Từ đó về sau, tất cả Tăng Tục đua nhau cất tháp xây chùa đầy khắp thế gian, chùa tháp, hình Tượng nơi nơi đều có, còn như ở núi sâu, đồng vắng hoặc ở ven đuờng, hoặc hang cùng ngỏ hẻm, những nơi xú uế, bị hư sụp đổ nát thì không người sửa chữa. Bấy giờ, Tăng Tục dù có xây chùa cất tháp cúng dường Tam Bảo, nhưng không sanh lòng cung kính, thỉnh Tăng đến ở Chùa nhưng lại không cúng dường cơm nuớc, y phục đồ nằm, thuốc thang, trái lại mượn cớ lấy xin đồ ăn của Tăng, không sợ một mai rớt vào ba đuờng khổ. (tr-26) Bấy giờ, hết thảy người tục, bất luận sang hèn chỉ muốn trong Tăng làm điều bất lợi, xâm tổn não loạn, không muốn ủng hộ. Bọn người như thế mãi đọa trong tam đồ.

Này thiện nam tử! Ở đời vị lai, hết thảy quan lại thế tục không tin tội phuớc, đánh thuế cuớp đoạt Tăng vật, hoặc thuế súc sanh, lúa gạo, kể cả vật nhỏ như tơ hào cũng đánh thuế nốt, hoặc sai sử những nguời phục vụ Tam Bảo, hoặc cởi trâu ngựa của Tam Bảo. Theo phép hết thảy quan lại thế tục không đuợc ức hiếp đánh đập súc sanh, cũng như những nguời phục vụ Tam Bảo, cho đến không được nhận sự lễ bái của nguời phục vụ Tam Bảo(tr-27)Nếu nhận sự lễ lạy đều bị tội họa, huống gì xua đuổi đánh đập. Báo cho các quan lại rằng nếu có thâu thuế thì hãy đề phòng lưới sắc, cẩn thận đừng thâu thuế tỳ kheo. Nếu ham thâu thuế nguời xuất gia thì chịu vô luợng tội lỗi. Này thiện nam tử! Đương thời, tất cả Tăng tục nếu gieo tạo phuớc lành thì nên bố thí cho những nguời già cô quạnh không nơi nương tựa, những nguời bần cùng đau ốm. Kế đến nên sửa chữa chùa tháp, hình tượng bị hư hoại, bất luận của mình hay của nguời (tr-28) tùy theo khả năng mà sửa chữa, thì công đức nguời đó không thể nghi bàn, chỉ nên sửa cái cũ, không cần tạo thêm cái mới. Này thiện nam tử! Vì cớ gì mà vào đời vị lai tất cả nguời tục coi rẻ Tam Bảo? Chính vì tỳ kheo, tỳ kheo ni không như Pháp, thân mặc pháp phục mà coi thuờng đạo lý, duyên vào trần tục, hoặc mua bán nơi chợ búa để làm kế sống, hoặc dong ruổi đó đây để buôn bán cầu lợi, hoặc làm nghề họa sư vẽ vời tinh xảo, hoặc coi tuớng nam nữ tốt xấu, ăn uống ca múa say sưa, bấn loạn, sáng tác âm nhạc, hoặc chơi vi kỳ(1), (2) lục bát.

 

Hoặc có tỳ kheo nói Pháp để mong cầu được ý người, hoặc tụng chú thuật để trị bệnh cho người khác, hoặc tu thiền nhưng không thể tự nhứt tâm đuợc, dùng pháp tà định xem coi tốt xấu, hoặc châm cứu, bốc thuốc để mong cầu áo mặc cơm ăn. Vì nhân duyên đó, khiến cho nguời đời đâm ra không kính trọng, chỉ trừ các vị Bồ Tát làm lợi ích cho chúng sanh.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại bảo Bồ Tát Thuờng Thí rằng: “Này thiện nam tử!(tr-30) Vào đời vị lai, trong hàng tăng tục, có những người tạo lập hình tuợng ta và hình tuợng các vị Bồ Tát rồi đem bán mua đổi lấy tiền của để làm mưu kế sinh nhai, hết thảy Tăng tục không biết tội phuớc, bán mua hay nhận sự cúng dường cả hai đều mắc tội lỗi, trong năm trăm đời, thường bị nguời khác bán mua. Nầy thiện nam tử! Vào đời vị lai tất cả chúng sanh tạo lập hình tượng, đều không thành tựu đầy đủ các tướng tốt, hoặc tạc tượng bán thân, hoặc tạc tượng không đầy đủ tay chân, tai, mũi, mắt, miệng đều không giống, hoặc chỉ ảnh huởng sơ sài mà thôi, hoặc tạo chùa tháp mà không an trí hình tuợng. Nếu có chùa tháp, tượng Phật hư hoại thì không tu sửa. Bọn người như thế mắc vô lượng tội. Này thiện nam tử! Vào đời vị lai, các tỳ kheo.v.v… chỗ ở tự cùng nhau xuớng chế, ngăn cấm Tăng bốn phương, hợp làm hạn định bửa ăn, hoặc một ngày, mười ngày, hoặc năm, bốn, ba ngày, thậm chí một bửa. Các tỳ kheo ấy mạng chung đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh chịu khổ vô cùng.

Lại có tỳ kheo hoặc sa-di lấy đồ vật của chúng Tăng coi như mình có, tỳ tiện lấy dùng(tr-32),hoặc cùng bè bạn ăn uống phi thời.

Các tỳ kheo, sa-di ấy nhẫn đến một ngàn Đức Phật ra đời, họ mãi mãi không được nghe Pháp, thường qua lại trong Tam đồ, không thể sám hối.Nếu cùng với nguời ấy ở chung, làm các việc tác Pháp yết ma, Bồ Tát đều không thành tựu, đều phải mắc lấy tội báo.

Này thiện nam tử! Nếu có nguời phạm đủ bốn trọng, năm nghịch còn dễ cầu Sám hối, còn như xâm tổn một mảy tơ, một hạt gạo, ăn uống phi thời, tự do lấy dùng thì mãi chìm trong biển khỗ, không khi nào ra. Hoặc hiện đời chịu các suy não, nếu cùng nguời ấy ở chung, đem ngày mắc tội. Này thiện nam tử! Vào đời vị lai có những nguời đời không biết tội phuớc, vì cha ông hoặc bản thân mình mà tạo tượng Phật, kinh sách, tràng hoa đem bán cho nguời khác để nuôi vợ con thì không nên mua.(tr-34)

Khi ấy, quan lại nguời có thế lực bắt được người đó cần phải trừng phạt nặng nề, đuổi ra khỏi nước.

Này thiện nam tử! Vào đời vị lai, tỳ kheo, tỳ kheo ni, Phật tử nam, Phật tử nữ, vua chúa, đại thần hoàng hậu, hoàng phi trong cung, hủy phạm giới cấm, không biết hổ thẹn, không biết sám hối. Vì nhân duyên này, khiến cho giáo pháp ô nhiễm. Này thiện nam tử! Vào đời vị lai, các ác tỳ kheo, chấp chặc vào chỗ ở giống như người đời, giữ gìn phòng nhà của mình, không y theo thời hạn 3 tháng dời đổi một lần,(tr-35) thấy có tỳ kheo y bát tùy thân chỗ ở của họ đầy chín muời ngày thì lại dời đổi. Các ác tỳ kheo đều nói lời này: “Tâm tánh tỳ kheo ấy bất định, làm những việc rối rắm, cuồng loạn, mất trí, toan tính đổi dời.” Người nói lời ấy mắc phải tội báo vô cùng, vô tận. Này thiện nam tử! Vào đời vị lai, khi các pháp ác dấy khởi, hết thảy Tăng tục cần phải tu hạnh đại từ, đại bi, nhẫn chịu sự não hại của nguời khác, nên nghĩ như vầy: “Hết thảy chúng sanh từ vô thỉ cho đến ngày nay là cha, mẹ ta, hết thảy chúng sanh từ vô thỉ cho đến ngày nay đều là anh em, chị em, bà con, quyến thuộc của ta. Vì nghiã này, nên từ bi thương xót đối với tất cả chúng sanh, tùy tâm lực mà cứu giúp. Nếu thấy chúng sanh khốn khổ thì tạo các phương tiện chẳng tiết thân mạng. Khi ấy, nếu là bậc vua chúa, đại thần, hoặc là chủ thành ấp, xóm làng, hoặc trưởng giả có thế lực hoặc là Bà la môn.v.v… hoặc tỳ kheo có năng lực thì nên khuyên can khích lệ người ấy, đừng để họ lui sụt, (tr-37) trợ giúp thế lực cho họ đừng cho người ác làm cho họ phải khốn khó, đừng để cho người ác xâm đoạt tài vật của họ. Người trợ giúp như thế có công đức không thể nói hết. Khi ấy, có người nào khởi lòng thưong tuởng bố thí cho nguời nghèo cùng, trẻ mồ côi, nguời già cô quạnh không nơi nương nhờ, thậm chí bố thí cho cả loài kiến thì phước ấy rất mầu nhiệm. Này thiện nam tử! Nếu ta nói cặn kẽ về công đức của việc bố thí cho nguời nghèo cùng, trẻ mồ côi, hay nguời già bệnh tật không nơi nuong tựa thì cùng kiếp nói cũng không hết. Giờ Niết Bàn đã đến, nay ta chỉ nói sơ lược cho ông hiểu thôi.

Bấy giờ, tất cả đại chúng nghe Phật thuyết các loại tai biến vào cuối thời tuợng pháp trong đời vị lai(tr-38). Từng sợi lông trên người đều dựng đứng, không ngăn được dòng xúc động, ai nấy đều gào khóc thảm thiết!

Phật bảo đại chúng rằng: “Thôi đừng khóc nữa! các Pháp thế gian là như vậy. Có thiện ắt có ác. Có thạnh ắt có suy”. Phật bảo Bồ Tát Thuờng Thí rằng: “Hãy nên sắp xếp việc ấy, ông dùng tuớng gì Quán Như Lai, dùng tuớng gì Quán chúng sanh?” Bồ-tát Thường thí cung kính thưa Phật rằng: “Thưa Đức Thế Tôn! Con Quán Như Lai không từ mé trước, không đến bờ kia, không trụ khoảng giữa, chẳng có, chẳng không, chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng phải sắc, chẳng phải phi sắc (tr39), chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, chẳng thường chẳng đoạn, chẳng phải hữu lậu, chẳng phải vô lậu, giống như hư không, pháp tánh bình đẳng. Từ khi mới thành đạo cho đến Niết-bàn, trong khoảng thời gian ấy, không thấy Như Lai nói một câu Pháp, còn các chúng sanh thì thấy Như Lai có sanh có diệt, có nói Pháp, có độ người. Cảnh giới của Như Lai không thể nghĩ bàn, không thể dùng nhận thức mà biết đuợc, không thể dùng trí mà biết đuợc, vượt thoát ba đời mà chẳng lìa xa ba đời.(tr-40) Chỉ có Như Lai tự biết pháp này, con Quán như vậy, kính thưa Đức Thế Tôn! Con nay Quán tuớng tứ đại của chúng sanh như mây nỗi trên hư không, như khí nóng thì nóng, như thành Càn-thát-bà, như huyển như hóa, như thôn xóm ở trên không, như ảnh trong gương, như bóng trăng dưới nước, như tiếng vang trong hang trống, thọ tuởng hành thức đều như vậy. Kính thưa Đức Thế Tôn tướng tâm của chúng sanh không thể nghĩ bàn, chẳng phải chỗ hiểu biết của các Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát địa hạ. Kính thưa Đức Thế Tôn! Tướng của chúng sanh chẳng đến, chẳng đi (tr41) chẳng có, chẳng không, chẳng phải trong, chẳng phải ngoài, đến thì không từ đâu đến, đi thì không đi về đâu, mà thường lưu chuyển, hư vọng thọ khổ, đều do vì chúng sanh từ vô thỉ cho đến ngày nay vướng mắc sâu vào ngã kiến, vì vướng mắc vào ngã cho nên làm tăng trưởng lòng khát ái, mười hai nhân duyên, chịu khổ đêm dài không có cùng tận. Tướng của chúng sanh xưa nay rỗng lặng. Do nhân duyên này, hàng Bồ-tát khởi lòng đại bi. Kính thưa Đức Thế Tôn! Tất cả nghiệp thiện, nghiệp ác của chúng sanh chỉ do tâm tạo, chứ không có pháp nào khác(tr-42). Con Quán tướng mạo của chúng sanh như thế.

Bấy giờ, Đức Phật bảo Bồ Tát Thuờng Thí rằng: “ tốt thay! Tốt thay! Ta rất vui khi nghe ông nói Pháp này. Những gì ông nói hôm nay, chư Phật cũng nói như vậy. Bồ-tát hành tứ nhiếp pháp, lục độ Ba la mật thì nên Quán tướng chúng sanh như thế.

Này thiện nam tử! Khi Bồ Tát bố thí không quán phước điền và phi phuớc điền. Nếu thấy chúng sanh nghèo khổ đều thí cho họ. Khi hành bố thí nên Quán như vầy: “Không thấy nguời nhận, không thấy người cho(tr-43), không thấy có vật để cho. Ba việc đều rổng không, bình đẳng, không hề có sự vướng mắc”. Vì sao? Vì tất cả các Pháp khi hành bố thí không có ta và cái của ta, không mong phưóc báo hiện đời, không mong hưỏng phước báo sung suớng trời nguời ở đời vị lai, chỉ vì chúng sanh cầu đại Bồ-đề, vì muốn cho vô luợng chúng sanh được an lạc cho nên hành bố thí. Vì muốn nhiếp phục các chúng sanh ác khiến cho họ trụ vào pháp lành mà hành bố thí. Lại Quán như vầy(tr-44). Tuớng cảnh giới Bồ-đề, tuớng cảnh giới chúng sanh cả hai đều rổng lặng, y vào văn tự cho nên thấy có độ chúng sanh đắc Bồ-đề. Còn trong pháp chân thật, không có đắc, không có chứng. Này thiện nam tử! Như nguời nằm mộng thấy đủ thứ chuyện, hoặc thấy mình bị quan lại trói giam vào ngục chịu các thứ khổ, sanh lòng lo buồn, sau được thoát khỏi, rồi lại mộng thấy làm vua có oai lực lớn, nghĩ như vầy.(tr-45) Ta đêm qua chịu khổ như thế, nay lại đuợc tự do huởng nhiều khoái lạc. Nghĩ như thế rồi, chợt tỉnh giấc, không còn biết việc khổ vui, nên việc nằm mộng chẳng phải có, chẳng phải không. Tất cả các pháp cũng lại như thế. Quán như thế gọi là chánh Quán. Khi nói pháp này, có vô số Bồ-tát đắc quả vị Phật. Vô luợng Bồtát được vào nhất sanh bổ xứ, vô luợng Bồ-tát, mỗi vị tùy theo sở tu của mình đều được sự thăng tiến. Vô lượng trời người đắc bốn đạo quả. Vô lượng Thanh Văn vào giai vị Bồ Tát, vô lượng tạp loại chúng sanh phát tâm Bồ-đề.

Này thiện nam tử! Vào đời vị lai. Nếu bốn chúng đệ tử được nghe kinh này, sanh lòng hoan hỉ thì sẽ đuợc vô luợng vô biên công đức. Phật bảo A-nan và đại chúng, các ông nên khéo thọ trì, cẩn thận đừng quên! Kinh này tên là Kinh Tượng Pháp Quyết Nghi, cũng gọi là Kinh Cứu Giúp Nguời Cô Độc, cứ như vậy mà thọ trì. Bấy giờ, đại chúng nghe những gì Phật thuyết, một lòng cung kính vâng lời đảnh lễ Phật rồi đi, ai nấy cũng đếu nhận chân được lẽ thật, lo chu toàn lễ trà tỳ, đất trời cảm động tiếc thương!

 

1)Vi kỳ: Là một loại cờ mà vào thời Xuân Thu Chiến Quốc,có Quan ghi chép về Vi Kỳ. Vào thời nhà Hán trong các vật chôn cất ở mộ phát hiện có bàn đá chế làm bàn cờ, đến đời Tuỳ thì truyền sang Nhật Bản, gần đây lại tryền đến các nuớc ở Âu Mỹ. Xưa kia trên bàn cờ có ngang dọc mỗi bên 11 đuờng. 15, 17 đuờng. Từ thời nhà Đương trở về sau ngang dọc mỗi bên 19 đuờng, giao nhau thành 361 điểm theo cách dùng thông thuờng thì con cờ màu trắng và con cờ màu đen đối nhau ( Hán Ngữ Đại Từ Điển, Quyển.3 thuợng, trang 651)

2) Lục bát.

 

Kinh Tuợng Pháp Quyết Nghi (hết)

Ventura, California,ngày 5 tháng 11 năm 2009 Thích Chúc Hiền (cẩn dịch)