TỨ A HÀM MỘ SAO GIẢI
Tác giả: A La Hán Bà Tố Bạt Đà
Hán dịch: Đời Phù Tần, Đại sư Cưu Ma La Phật Đề
Việt dịch: Nguyên Huệ

 

QUYỂN HẠ

TỨ A-HÀM-MỘ SAO GIẢI THỨ NĂM

Đã nói hạnh ác. Thế nào gọi là yêu mến?

Đáp: Là ái dục, giận dữ, ganh ghét, là ba thứ ái, gọi là khát ái. Nói là ba nhưng còn vô số thứ nữa.

Hỏi: Là sao?

Đáp: Ttham mê dâm dục làm cho phạm hạnh cũng bị vướng mắc vào. Kinh cũng nói như vậy. Vướng mắc là ba thứ ttham muốn. Điều dâm là thuộc trong năm lãnh vực: Sắc-Thanh-Hương-Vị-Xúc. Ba thứ ấy, chúng sinh đều vướng mắc vào đó. Vướng mắc vào tạp vật thì không nhiều. Chính là vướng mắc vào dâm dục nam nữ hay kẻ ái nam ái nữ. Kinh nói: Vướng mắc vào ý tưởng dâm dục là đối với nữ, thì tham mê họ, hay nam với nam tưởng là nữ. (Nam nữ đều có ý tưởng với nhau) hay kẻ ái nam ái nữ. Hay nam với nam, kẻ ái nam ái nữ có ý tưởng với nhau.

Hỏi: Sư nói người nam vướng mắc vào sắc, sao lại nói nam nữ và ái nam ái nữ? Tại sao nói vậy? Tại sao không xấu?

Đáp: Nói nam nữ, ái nam, ái nữ; là do nơi tướng sắc, mà nam là gốc. Ai nấy đều có sự vướng mắc khác nhau. Đắm say tạp vật thì không nhiều. Đức Thế Tôn cũng đã nói: Nhìn khắp, trong mọi đắm say, không gì hơn là sắc của nam nữ. Sắc đẹp của nữ, nam là khổ năm cõi, có ba cách lớn, vừa, nhỏ. Nhỏ là nam tham muốn, vừa là nữ tham muốn, lớn là tham muốn của ái nam ái nữ. Kinh nói dâm, có sắc, có vô sắc, có thứ tham mê vừa, cũng có thứ tham mê không kém.

Hỏi: Nói riêng về tham mê dâm nam nữ, ái nam ái nữ; tại sao lại nói có tham mê?

Đáp: Do kết sử nên nói có tham mê mới vướng mắc dâm. Hết thảy chúng sinh nương vào pháp đó mà hành dâm. Có dâm là có tham mê sắc. Cõi sắc, có tham mê cõi sắc. Cõi vô sắc, có tham mê cõi vô sắc.

Cái mê của cõi vô sắc thì không nói là khổ.

Hỏi: Thế nào gọi là phạm hạnh tham mê?

Đáp: Sự bám víu của phạm hạnh là chứng được, không chứng được, là mất ngôi vị, lo rầu, muốn đạt được, hy vọng. Kinh nói: Gọi sự bám víu của phạm hạnh là chứng được, là hy vọng cái chưa chứng được. Ngôi chứng được lại mất, nên lo rầu. Chuyện đó giống như kẻ mê dâm, thuở trước đã biết được dâm, rồi hy vọng cái chưa đạt muốn được. Như vậy kẻ ấy có tham mê, có dâm, kẻ phạm hạnh bám víu vào quả cũng vậy. Mỗi thứ có ba, nên thành chín.

Nếu tham mê người nữ, hy vọng mà không được. Hoặc khi đã được, nhưng mất ngôi vị, nên buồn. Như vậy nam, ái nam, ái nữ, có thể biết dâm có chín thứ. Người phạm hạnh cũng có những bám víu vào quả như vậy.

Hỏi: Sao không nói phạm hạnh bám víu là kết sử?

Đáp: Tôi đã nói quả A-na-hàm. Đức Thế Tôn cũng nói, có ba thứ mong cầu. Mong cầu dâm, mong cầu được, mong cầu phạm hạnh. Cầu ái dục thì tham mê là một nghĩa.

Lại nữa, nói về dâm, thì điều mà phạm hạnh bỏ là niệm ái thường có.

Hỏi: Nếu vậy, thì thực hành phạm hạnh chưa chắc đầy đủ và không bám víu, làm như vậy, hết thảy tự gộp chung, gọi là phạm hạnh?

Đáp: Mọi việc phải tự dốc lòng làm từ từ, nên nhớ hành phạm hạnh là không vướng mắc. Phạm hạnh vượt qua phước ác, mà cầu Bát- lại- đê- bỉ- đà. Một là khổ vui, hai là đàn- độ, ba là thần thông. Không mong cầu quả, vì có cầu quả là vướng mắc vào ngã. Người phạm hạnh tinh tấn, để trở thành bậc Thiên Trung Thiên. Nếu bám víu mà có hy vọng, thì làm sao có phạm hạnh, đạt được chỗ an lạc. Muốn hy vọng được vui phạm hạnh ở đời sau, bây giờ lấy yêu thích làm vui. Đừng để ái thổi bay tơi tả, làm chuyện phi phạm hạnh, rồi than: Ta đọa lạc, giới rơi mất, tự ăn năn buồn rầu. Cho nên phạm hạnh mà tham mê, không phải tham mê ái dục.

Hỏi: Giận dữ là sao?

Đáp: Là giận ngay kẻ thù của ta, hay khi nghĩ tới nó. Kinh nói: Chính mình nghĩ tới kẻ thù mà nổi giận. Có ba thứ.

Hỏi: Tại sao nói chung yêu mến và giận, hai thứ đó không hòa họp được.

Đáp: Cũng từ ý tưởng tham muốn, mà nổi lên giận dữ, lại cũng từ ý tưởng mà nổi lên yêu mến. Ý tưởng trả thù của mình có bốn thứ, mỗi ý tưởng lại có bốn thứ.

Hỏi: Là sao?

Đáp: Chính mình chưa được, nên mong mỏi; khi được rồi, lại sợ mất (đó là hai). Khi được khổ vì tham muốn lại sợ mất (ba); chưa được nhưng không muốn được (bốn). Như vậy chính mình mỗi thứ đều có bốn. Còn oán thù thì cũng có những thứ trái nhau, tại sao chưa trả thù thì khổ? Muốn trả thù cũng khổ, không muốn mà đã mất niềm vui. Không muốn, lại khiến muốn cho được. Muốn làm tiêu tan thù này, muốn tẩy trừ nó lại nổi giận. Cho nên nói chung là vậy.

Hỏi: Nếu vậy thì ý tưởng mình là muốn học rộng.

Đáp: Ý tưởng mình, có ba lúc sợ mất, là quá khứ-hiện tại-vị lai. Như quá khứ đã làm mất lâu rồi, nên nổi lên giận chuyện mất ấy, thì y như là có ngay đây, sau này cũng thế. Như vậy, ý tưởng nổi giận đủ trong ba lúc, sợ, mất, giận những gì mình tham muốn.

Hỏi: Chính mình là sao?

Đáp: Là chính thân mình. Nổi giận phát sinh chính nơi mình…

Hỏi: Là thế nào?

Đáp: Vì cái ta yêu mến bị mất đi. Do vậy, nổi giận bây giờ và sau này cũng vậy. Nổi giận trực tiếp là như thế.

Hỏi: Thế nào là thù?

Đáp: Vì nó trái ngược lại mình. Kinh nói: Thù là trái ngược ta, khác với ta. Nếu kẻ thù sống an vui thì ta nổi giận. Thù đó còn mãi bây giờ và sau này. Chín thứ giận trong ba thời, đều muốn làm cho tan biến hết.

Hỏi: Giận gây ra khổ, làm sao hạ nó xuống?

Đáp: Giận là dựa vào điều kiện mà có, và cũng từ mười ác vô minh mà có thể biết.

Hỏi: Thực hành chín thứ giận dữ ấy, mọi người như nhau chăng?

Đáp: Giận dữ ấy, như vẽ trên nước, trên đất, khắc vào đá. Kinh nói:

Sự giận dữ của chúng sinh, như là vẽ trên nước, vẽ trên đất, khắc trên đá. Loại giận mau tan như vẽ trên nước. Loại giận lâu tan trong thời gian, như vẽ trên đất, gió mưa xóa nhòa dần rồi mất. Loại giận như khắc vào đá, là rất lâu tan, chừng nào đá bể hết mới tan. Kinh nói: Mỗi loài chúng sinh ôm ấp giận dữ khác nhau. Có kẻ nổi giận, rồi ăn năn, bảo: Ôi, ta là nam nhi tính hạnh như vậy, sao khổ vì hiện tượng tan hoại. Từ hiện tượng tan hoại, nảy lên ý tan hoại. Do vậy mà giận dữ chấm dứt, khác gì vẽ trên nước, trên đất. . .

Giận dữ nổi lên, không dễ trừ bỏ được, phải nhờ thầy, nhờ thiện tri thức làm cho mình tỉnh thức, mới dập tắt sự giận ấy, như vẽ trên đất. Kế nữa là ba sự cùng cực: Là làm ác nhưng không hề suy nghĩ lại. Ý nổi giận phừng phừng, bao trùm cả thân thể, dù Phật, Bích chi Phật cũng không làm lay tỉnh nổi. Cơn giận ấy chỉ dập tắt khi thân chết mà thôi. Nó như khắc vào đá.

Hỏi: Còn ganh ghét là sao?

Đáp: Là kẻ dưới nổi lên sự ganh ghét với kẻ trên. Kinh nói: Sự cao ngạo và ganh ghét quan hệ nhau, hoặc so sánh đây kia mà sinh ganh ghét. Đó là ba. Kẻ hạ ngu đồng hạng với kẻ ngu, thì càng ngu thêm. Sắc, giàu có, khéo léo mới là hạng nhất. Cho mình hơn người khác là hạ ngu. Dù ai có hơn ta thì cũng bằng ta thôi, còn những kẻ thua ta là ngu, ta vẫn cao hơn họ. Đó là càng ngu thêm.

Hỏi: Đã nói kẻ hạ đẳng thì càng ngu rồi, vậy thế nào là hết thảy ngu, nhiều thứ ngu không phải giận?

Đáp: Là những kẻ hạ đẳng nói dối, khinh khi, kiêu mạn, lười biếng. Kinh nói: Kẻ hạ đẳng có ba thứ ganh ghét: Nói dối vì ganh ghét, khinh chê, bôi nhọ vì ganh ghét; kiêu mạn, lười biếng vì ganh ghét. Kẻ ganh ghét nói dối, là hạng ác ý cùng cực, lấy đó làm vui. Kẻ vì ganh ghét mà khinh chê bôi nhọ, gọi là nhận sự than thở của kẻ khác. Họ bảo: Ông hay lắm! Ông có đủ công đức! Như vậy, kẻ này, bên trong lấy làm sung sướng, hớn hở, nhưng bên ngoài thì bảo: Tôi đâu có đức gì! Kẻ gọi là kiêu mạn, lười biếng, là suốt đêm ngày ngủ vùi, không có ý nghĩ tự nuôi sống thân mình. Đó là kiêu mạn lười biếng. Tất cả là ba thứ ganh ghét của hạng hạ đẳng.

Hỏi: Những hạng đó như thế nào?

Đáp: Hạng đó là chính họ ganh ghét người khác, là kiêu ngạo không kính trọng ai. Kinh nói: Họ tự cho ta đây là hơn hết. Ganh ghét có ba: Ta ganh ghét, kiêu ngạo, không kính nể ai. Cái ta ganh ghét đó, gọi là được thọ ấm. Họ thọ nhận cả điều xấu, điều tốt. Kinh nói: Kiêu ngạo gọi là cúng dường tạp chủng, nhưng họ không nhận, không kính lễ thầy.

Hỏi: Thế nào là tăng thượng?

Đáp: Tăng thượng là rất ganh ghét, trong ganh ghét, nó là ganh ghét vô hạn. Kinh nói: Đó là ganh ghét tăng thượng, gọi là rất ganh ghét, ganh ghét hạ đẳng nhất. Cho mình là tối thắng, đó cũng là một thứ rất ganh ghét. Ganh ghét trong ganh ghét cho là hết sức tốt, vì cho mình là cao cả. Ganh ghét vô hạn là chưa được giải thoát mà nói là giải thoát. Nó gồm chín nghĩa, khát khao vô hạn về mọi cái có trong ba cõi. Nên mới nói là yêu thích đối với ganh ghét. Như vậy là đã biết xong ba pháp, hai, ba độ.

TỨ A-HÀM-MỘ SAO GIẢI THỨ SÁU

Hỏi: Đã nói về ái, thế nào là vô minh?

Đáp: Vô minh là không có trí, là hiểu biết sai lầm, hiểu biết đầy nghi ngờ. Kinh nói: Không có trí, tà trí, trí nghi ngờ đó là ba trí vô minh. Cả đến lời ăn tiếng nói, chữ nghĩa, cũng vô minh, ác khẩu cũng là vô minh; như con ác thì không phải là con, bạn ác thì không phải là bạn. Do vô trí, nên không biết gì về Hữu vi, Vô vi. Kinh nói: Không nói đến Hữu vi, Vô vi; do họ không biết gì, không có trí.

Hỏi: Hữu vi có hai, là cảm nhận bên trong và cảm nhận bên ngoài. Thế nào là cảm nhận?

Đáp: Nội thọ, ngoại thọ hữu vi là hai việc. Kinh nói: Đối với hữu vi, kẻ ấy cũng không hiểu; nên đối với việc cảm nhận bên trong, bên ngoài, thì cả hai việc cảm nhận ấy đều ngu si cả.

Cảm nhận bên trong, là Ấm- Xứ- Giới, với mọi hoạt động của mình và của kẻ khác. Cảm nhận bên ngoài, là cỏ-cây-tường-vách, họ cảm nhận trước và kẻ khác cảm nhận. Hai việc cảm nhận bên trong bên ngoài này, thì cái ngu của họ lan tràn, lẫn lộn cảm nhận trong ngoài. Đó là do không có trí. Đức Thế Tôn cũng nói về sáu xứ là không có trí, không thấy. Kinh nói cảm nhận bên trong gọi là “Thọ”. Từ ý nghĩa đó, mà kết luận là họ ngu si. Ngã sở cũng gọi là cảm nhận bên trong.

Hỏi: Vô vi là gì?

Đáp: Vô vi là một nghĩa với Niết-bàn, không nghĩa nào khác.

Hỏi: Sao lại nói có ba?

Đáp: Vô vi bao gồm là Vô vi hữu dư và Vô vi vô dư, đó gọi là hai. Giả như Niết-bàn là một Vô vi, do hoạt động nói năng, nên có hai là hữu dư, vô dư, nghe gọi là có dư nên mới kết luận như vậy. Hữu dư là do còn thân này, nghĩa là thân đã chấm dứt hết kết sử, tác chứng tới cùng, chỉ còn lại thân ấy. Phải hiểu hữu dư, vô dư là thế, nghĩa là thọ, ấm đều bỏ hết, không còn phải sinh thân nào khác, như ngọn đèn tắt, đó gọi là vô dư. Người ngu mê lầm, không có trí hiểu được Vô vi ấy.

Hỏi: Thế nào là không nói?

Đáp: Không nói là do đã chấm dứt phương tiện truyền trao. Kinh nói: Sự dạy bảo là bằng phương tiện truyền trao, nhưng sự truyền trao chấm dứt là không nói, vì kẻ ngu không có trí hiểu. Họ nhận truyền trao gọi là mạng (chúng sinh); Ấm- giới- xứ cảm nhận bên trong, nhận lãnh mạng pháp gọi là truyền trao, nghĩa là ngay tại đây, sự thọ nhận mạng pháp được cảm nhận bên trong. Do hoạt động của kết sử, nên truyền trao gọi là thọ. Không quá khứ, không vị lai, sự thọ nhận mạng pháp, sự truyền trao mạng, chẳng phải là một. Vì có cả ngàn thứ gộp lại làm mạng và thân, nên dù một hay khác, thì thường hay vô thường cũng là khổ cả. Nếu thường còn thì không hành phạm hạnh, nếu bất thường thì không cần tu phạm hạnh, kết quả thọ nhận cũng là vô nghĩa, vô thường. Vô nghĩa là cắt đứt hết trong phương tiện, không có pháp vui khổ. Đây là sự nêu dẫn phương tiện mà Phật dùng để trả lời ngoại đạo, cho là có hai cái được gọi là phương tiện truyền trao. Thực hành phương tiện truyền trao nơi quá khứ, hiện tại, vị lai, gọi là phương tiện truyền trao. Phương tiện này tương ưng với ba thời. Như quá khứ ta là vua Cù-hiệt (Phạm âm có nghĩa là mười tên gọi: Dê, mắt, đất, trời, lửa, nói, phương, kim cang, sáng, mũi tên. Có mười thứ như vậy, mà người ấy không biết mười thứ là gì). Vị lai có tên là Vô thắng, hiện tại nghề đứng đầu là công sư (chú thuật). Mọi thương buôn dù chưa được thọ nhận hay đã thọ nhận, theo đời thường, truyền trao dùng nghĩa đoạn thường ấy. Nếu Cù- hiệt chết thì ta là gì? Nếu không chết thì sao nói là ngã? Theo đời thường nên lấy phương tiện này truyền trao.

Hỏi: Khi nào truyền trao chấm dứt?

Đáp: Cảm nhận đã hết, không còn cảm nhận, là dứt nghỉ, là chấm dứt truyền trao. Kinh nói: Cảm thọ thì như trên đã nói. Đã hết, không còn cảm thọ, không còn xâm lấn mình và người, chấm dứt không còn sót, đã đến bờ bên kia. Đó là việc chấm dứt truyền trao. Đoạn, thường đều trở lại trong trạng thái chấm dứt này. Bao nhiêu sự chấm dứt, cũng như dùng gốc của sự cảm nhận để truyền trao Bát niết-bàn, cũng đều không nói. Nếu khác với điều ấy, thì không phải Niết-bàn. Nếu không khác, cũng không phải Niết-bàn. Như vậy là thấy chúng sinh khổ rồi không nói, Niết-bàn như đèn tắt bên trong. Nhận bao nhiêu phương tiện trao truyền, nhưng vẫn không bám vào Ấm- Xứ- Giới. Quá khứ, như vốn đã nói tên tôi là vua Cù- hiệt! Như vậy, vị lai diệt trao truyền, là lấy việc diệt cảm nhận làm đầu. Đức Thế Tôn nhập Niết-bàn, nếu phương tiện trao truyền không đoạn diệt, sự trao truyền mạng thường-đoạn, thì cảm nhận sự trao truyền mạng là đoạn. Đã nói xong vô trí.

Hỏi: Tà trí là sao?

Đáp: Tà trí là thân mình tìm kiếm để thấy được cảm nhận bên trong. Thấy thân mình cảm nhận bên trong, mô phỏng theo cái thấy, nhận sự thấy, đó là ba thứ tà trí. Sự tà vạy đó, chẳng những trái với Bậc hiền, mà còn lừa gạt đệ nhất nghĩa. Chính thân mình thấy cái ngã của ta, tự tại tương ưng với nhập. Kinh nói: Ta nhập, ngã nhập, tự tại tương ưng nhập, là chính thân mình thấy cái ta kia nhập. Đó như là thành ảo hóa hiện, như sóng nắng do nắng lóa hiện ra, như bóng hình chiếu trong gương, mà lầm cho rằng ta nhập, gọi là ta, là người kia; khác gì cây mượn trái để trang sức. Chính ấm mà chấp sai lầm có ngã tự tại tương ưng, đó gọi là pháp xấu, như cây chuối vốn không có lõi, như vẽ trên nước thì không thành, giống như xương trắng. Ta giàu sang như thôn ấp không, thế mà tự cho là làm chủ thân kiến, cho đó là thân ta, ta là tấm thân này, thấy mọi cái trước mặt là vướng vào, nhập vào.

Hỏi: Cảm thọ bên trong ra sao?

Đáp: Đều là những suy tư về thường-đoạn. Kinh nói: Hai suy tư về đoạn-thường, là cảm nhận bên trong, gọi cảm nhận bên trong bởi vì cảm nhận là không có phương tiện. Theo nghĩa là không có phương tiện thấy bên ngoài, đoạn ấy cho thế gian là vô thường, không phải là thường, không phải vô thường, có cái không- có cái ở ngoài, không có cái vô ngoại, đó là ngoại mạng. Không có, cũng chẳng có mạng kia, thân này lấy làm đầu. Hai suy nghĩ đó, gọi cái ngoài là thường có, ngoài là không, nhưng có cái ở ngoài nữa. Hết thảy đều có, đó là hàng đầu. Đó là cái cảm nhận, thấy bên trong.

Hỏi: Thế nào là cảm nhận tìm kiếm?

Đáp: Cảm nhận sự tìm kiếm về kiến giới, để nương vào đó. Kinh nói: Cảm nhận tìm kiếm là chấp vào ba việc, sinh ra giới cấm, nương vào hai chấp. Giới đầu đã nói, là giới thì cho là giới tịnh. Nhận thọ giới ấy, là nhận lấy hai sự tìm kiếm, rồi chấp chặt vào đó, và cho như vậy là chân thật, ngoài ra đều là đáng nghi cả. Sự thật là bước vào đấy, thì thân trói buộc vào hai nương tựa, nghĩa là phải nương vào giới kiến v.v… Thân năm ấm mà họ lại cho là có thật; hoặc cho kiến, giới ấm tự dựng lên là tịnh hạnh! Theo giới ấy, họ cảm nhận tìm kiếm, biết ấm là tuyệt diệu, còn những cái khác đều tồi tệ cả. Ấy là nương vào kiến chấp, là cảm nhận sự tìm kiếm.

Hỏi: Thế nào là trí nghi ngờ?

Đáp: Là đúng thật như châu báu, mà vẫn cứ nghi, Kinh nói: Nghi ngờ châu báu, nghi sự thật, nghi chánh thọ, gọi là nghi. Là không có khả năng thọ trì, mê hoặc, do dự nơi đệ nhất nghĩa.

Hỏi: Thế nào là châu báu?

Đáp: Là Phật, Pháp, Tăng chúng. Kinh nói: Phật, Pháp, Tăng chúng là châu báu. Như trước đã nói, Phật, là bậc nhất thiết trí đầy đủ hết thảy công đức, bỏ hết thảy ác, giải thoát.

Hỏi: Do đâu mà thành châu báu?

Đáp: Ba công đức trên là Phật bảo. Vì lòng thương chúng sinh, Phật nói pháp không dối, không đặt điều kiện nào để làm thiện tri thức. Phật ra đời là khó gặp, pháp Phật nói là không thể nghĩ bàn, không thể so sánh. Đầy đủ công đức như vậy, mới thành Phật. Pháp châu báu mà Phật giảng nói là phương tiện, là phương tiện trao truyền quả Niết-bàn. Do vậy, nên hết thảy pháp của Thế Tôn là tối thượng. Nó là con đường tốt nhất để chấm dứt mọi pháp hữu vi, vô vi ấy. Kinh nói: Nó là châu báu, vì không phải được làm ra. Nó làm chấm dứt hết thảy khổ, đưa đến chỗ cuối cùng của mát mẻ. Nó khó thực hiện, khó hư hoại, hành không bao giờ hết. Đầy đủ những công đức như thế, mới thành là Pháp. Về châu báu của Tăng, đã nói rồi. Cho đến Thanh văn, hết thảy Tăng đều là châu báu, cúng thí họ thì được phước báo rộng lớn, vì họ ứng dụng lời Thế Tôn dạy, mà Thế Tôn là vô thượng phước điền. Họ được Đức Thế Tôn khen ngợi, không ai có thể phá hoại được hay đi ngược lại Tăng chúng. Bởi có công đức như vậy, mới thành Tăng châu báu. Nghi ngờ những điều đó là trí nghi.

Hỏi: Thế nào là sự thật? (Đế)

Đáp: Đó là đệ nhất nghĩa, đối với mọi cái ở đời thường. Kinh nói: Sự thật là đệ nhất nghĩa để đối lại với cái trong đời thường. Gọi những cái nghi đó là trí nghi. Chánh thọ, bốn giải thoát, hai lãnh vực quán (quán nước đất, quán bốn sắc, quán bốn định vô sắc); quán hai trực vô lậu, năm tưởng trước, giải thoát thứ hai, thứ tám là biết lãnh vực chánh thọ, không phải là trì công đức. Trí nghi như vậy là khổ khổ. (Nghĩa là với hai ba lớp khổ, kẻ ấy vẫn không hề biết là khổ). Gồm hết lại các Như, cho rằng đạo là thế. Nghi ngờ đảo điên hết thảy, nào mười hai hạnh, nào Tứ Đế, nào cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc! Trí nghi này, cũng như ba thứ ái là dục, giận dữ, kiêu mạn.

Nghĩa của vô trí, tà trí, là tà kiến, nên ở đây phân biệt từng thứ khổ, để họ biết. Người kiến chấp sai, tìm kiếm thân mình, thấy cảm thọ khổ bên trong. Ba cõi, giới cấm, tìm nơi khổ đạo, nên chỉ ra được sự chứa nhóm là khổ. Nói ba pháp Ba- tố- bạt- đà, điều thứ hai nói cảm nhận bên trong nơi ba độ xong.

TỨ A HÀM MỘ SAO GIẢI THỨ BẢY

Hỏi: Đã nói công đức và nói điều ác, thế nào gọi là nương tựa?

Đáp: Là nương vào Ấm- Xứ- Giới. Kinh nói: Am- Xứ- Giới là nơi nương tựa cho tướng này. Do có chỗ nương tựa, nên có sự tạo thành. Đó là nghĩa của Ấm, nghĩa của Xứ, nghĩa của Giới. Chúng sinh nương vào ba thứ đó mà làm công đức cũng như tạo điều ác. Do đấy, biết được công đức và ác dựa vào đâu.

Hỏi: Tên của ấm là gì?

Đáp: Ấm là sắc hành trí. Kinh nói: Sắc, hành trí là ấm. Ấm nghĩa là chứa nhóm, dồn đống, thắt buộc. Trước hết là sắc như màu vàng, xanh, trắng, đỏ, dài, ngắn, to, nhỏ, vuông, tròn, bốn hướng. Nghĩa của sắc là hết thảy mọi vật sinh ra, tính chất của nó là nhận thấy sắc ấm. Biết sắc ấy là có sự cảm thọ. Sắc còn có hai nghĩa là có thể thấy và không thể thấy. Thuộc về mắt, không thể thấy khác được. Sắc đứng đầu trong thanh- hương- vị- xúc.

Hỏi: Đã nói Đại, những gì nhận lấy đại? Chưa biết thế nào là sắc thọ?

Đáp: Các đại là Địa-Thủy-Hỏa-Phong. Kinh nói: Đất là tướng đứng đầu trong bốn đại. Với sắc, mỗi mỗi đều nhờ vào đất cứng, nước ướt, lửa nóng, gió lay động. Đầu tiên các đại nhận lấy sắc kia với khói, mây mù, ánh sáng, như bóng trong gương, với năm căn sạch.

Hỏi: Đã nói sắc ấm, Hành là gì?

Đáp: Là sự nương vào thân khẩu ý. Kinh nói: Thân là chỗ nương tựa, có thân, miệng làm nơi nương tựa, rồi ý nương vào miệng. Thânkhẩu-ý nương nhau mà hành động, những hoạt động nầy tạo pháp hữu vi. Hành động này, theo như Kinh nói: Còn hữu vi là còn sắc, do có sắc mới thành hữu vi, như hạt lúa thành cây lúa. Biết năm ấm là vậy. Hành động của ấm là vô số, cho nên nói ấm như đống lúa, đống củi, nó hành động xen tạp cả phước và không phước.

Hỏi: Thế nào gọi là trí?

Đáp: Trí là Thọ- Tưởng- Thức. Kinh nói: Thống (Thọ) Tưởng Thức là ba Bậc đạo pháp, không bị cõi khác gom lấy (không bị sáu đường dẫn). Đức Thế Tôn cũng nói: Nhẫn thì tưởng biết, nghĩa là khi tưởng biết thì đó chính là trí (nhịn chịu là biết Thống, (thọ) thì biết Thống là trí biết) Kinh nói: Các hiện tượng đó hỗn tạp. Hỏi: Thế nào gọi là Thống? (Thọ)

Đáp: Thống là khổ, vui, không khổ, không vui. Kinh nói: Thống chỉ là một tiếng nói (do nó không hình ảnh), không có cái gì tương ưng với nó. Nếu có sự tương ưng với mạng sống cho nên mới nói là Thọ. Về chữ Thống cũng vậy. Có ba thứ thống: là khổ, vui, không khổ không vui, cho nên, mỗi thứ phát sinh nguyên nhân của khổ. Vui sinh từ nguyên nhân vui. Khổ sinh từ đủ thứ nguyên nhân, cả khi không khổ không vui. Đức Thế Tôn cũng nói: Trong Thống, vui có phần của khổ, khổ có phần vui, không khổ không vui. Khổ, vui có nghĩa đối lập nhau.

Hỏi: Sao gọi là vui, tham?

Đáp: Vui tham dâm mà không chán ghét, thì không ngưng nghỉ sự sinh. Kinh nói: Cái tham vui này có ba thứ: Sinh dâm dục, sinh không chán ghét, sinh không ngừng nghỉ. Do dâm, nên sinh trong năm cõi. Từ cõi tham dâm cho đến cõi Hoan Hỉ là không chán ghét sinh, nghĩa là không chê bai sự sinh đó. Thế nên, kẻ xuất gia giỏi, thì ý tưởng giữ giới cấm thật vững chắc, ý tưởng đó là không sai phạm, không biến thành ăn năn hối tiếc. Ở đây cũng không chán ghét, vì đã yêu mến giới luật, không ngừng phát sinh vì lấy sự thâu giữ căn làm đầu. Giải thoát khỏi năm triền cái, không có niệm rối loạn, vì biết lấy thiền làm đầu. Niệm hoạt động là tưởng, là ý niệm về vui mừng, ở đây gọi là ngừng sinh, có nghĩa là tự giữ lấy mình, không để các căn đi theo thói cũ, nghĩa là trong đó không có sự vướng mắc (không cảm nhận), cũng là ngừng nghỉ sinh.

Đó là nói xong về ba thứ vui của Thống (Thọ).

Hỏi: Thế nào là khổ?

Đáp: Khổ là sinh-lão-bệnh-tử. Kinh nói: Sinh-lão-tử là thống khổ. Đời sống đây là khổ, như già phát sinh bệnh ung nhọt, nó chín muồi rồi chết, đau nhức bên trong, chạy rần rần khắp cả tứ chi. Nếu đời sống toàn là khổ, thì đấy lại là nơi sinh ra mọi thứ khổ. Đức Thế Tôn cũng nói: Người ta sinh ra đời như đã xắn tay sẵn rồi. Già khổ vì sắc biến đổi, sức hao mòn như ép gần hết dầu. Chết khổ là do thương nhớ tát cả những gì mình còn ưa thích. Thế cho nên lìa thọ khổ là hàng đầu.

Hỏi: Không khổ không vui là sao?

Đáp: Không khổ không vui là trạng thái của ba cõi. Kinh nói: Không khổ không vui đó nên biết ba việc: Không khổ, không vui, khổ vui đều là sự hoạt động của lãnh vực tương đối. Trước đã nói đến hai thứ thọ là khổ-vui, không khổ-không vui trong ba cõi. Cõi dục có ba; cõi sắc có hai là vui, không khổ; cõi vô sắc chỉ có vui. Chỉ có không khổ không vui là tương ưng tất cả mọi cõi.

Hỏi: Thế nào là nương tựa vào đấy?

Đáp: Vui nương vào dục là thích hợp. Khổ là do nương vào giận dữ. Không khổ, không vui, là ngu si, là hay hơn cả. Tại sao ở đây cũng có vui thọ khổ? Tam thiền cũng có khổ, dù không có lòng dục, lòng dục đã hết sạch. Như Thế Tôn, đầu đau nhức, bị cây giáo đâm chân, nhưng Thế Tôn không nổi giận. Không khổ không vui là thiền thứ tư, là bốn định vô sắc; ở đó si đã hết sạch. Cho nên nói như tương ưng.

Hỏi: Nó từ đâu phát sinh?

Đáp: Do hoạt động của các cõi mà phát sinh. Kinh nói: Khổ, vui, không khổ, không vui; sinh sự thống khổ, sinh các điều kiện, sinh các cõi. Như vậy là chín thứ khổ rốt cuộc cùng phải thọ nhận.

Hỏi: Mọi thứ nhân duyên đều hết, nhưng nhân duyên của khổ này không hết là sao?

Đáp: Nhân duyên sinh phước hay không sinh phước hoàn toàn tùy số.

Kinh nói: Khổ, vui, không khổ- không vui, sự thọ khổ này là do nhân duyên sinh. Nhân duyên ấy có ba thứ là có phước, không phước, không dư, tùy số mà tương ưng.

Phước là vui, không phước là khổ. Không dư là không khổ- không vui. Phước là khổ hành đối lại thiền thứ ba. Không phước là khổ hành, không dư là thiền thứ tư và cõi vô sắc.

Hỏi: Phước là thí giới phân biệt, như sư nói phân biệt thiền… vô sắc, đó là một hướng nói về phước lạc?

Đáp: Đây kia nhận lãnh, không có gì làm thương tổn (nhận thiền thứ ba); như cho Tỳ- kheo ba y, bình bát, cho hình Phật, quỷ La- sát hay không cho hình Phật, quỷ La- sát, không cho Tỳ kheo ba y, chỉ cho bình bát thôi. Nếu có Tỳ- kheo nào hơn hình Phật, quỷ La sát, do thầy đó có ba y, như vậy là phân biệt thiền, vô sắc, phước của thiền thứ ba. Nhận phước nơi thiền thứ ba phân biệt, dù nhận có khác nhau, nhưng phước của thiền thì không bị tổn thương gì.

Hỏi: Hành sinh này thế nào?

Đáp: Hành sinh là chính mình làm đủ mọi chuyện. Kinh nói: Hành động thọ khổ có ba: Chính mình tưởng tới, kẻ khác tưởng tới, hành động có hai. Biết ý niệm vui, ý niệm khổ, như chính mình cầm dao đâm vào mình, nhưng đã dùng bột chiên đàn rắc trị, thì người kia, dù có nghĩ đầu y bị bể đi nữa, vẫn nói cười như không. Nếu kẻ ấy bị ta đánh vào đầu, thì phải dùng bột thuốc chữa trị, điều đó là đương nhiên.

Hỏi: Từ cõi mà sinh là sao?

Đáp: Là khi hoạn nạn tới cùng phải gặp. Kinh nói cũng như vậy.

Hỏi: Có phải nói cõi khác với cõi dục- sắc- vô sắc?

Đáp: Đó không phải là cõi. Trừ chúng sinh, đó là nhân duyên, nói gọn lại, có ba tưởng chính: Khi gặp hoạn nạn thì không phải tưởng về cõi nào, mà gọi đó là lúc, là thời như mùa hạ- xuân- đông. Kinh nói: Lúc mùa hạ, lúc mùa đông, lúc mùa xuân, biết ba mùa như vậy. Mùa hạ đàm tụ, khạc nhổ nhiều. Mùa đông khạc nhổ tụ thì gió nhiều đàm dứt. Mùa xuân gió tụ nhiều đàm khạc nhổ dứt. Như vừa nói, đó là ý tưởng về mùa về tiết, chính la khổ, vui, thống (thọ), hữu.

Hỏi: Thế nào hoạn nạn như hành khổ? Yêu si mê như lời nói chăng?

Đáp: Không phải. Là pháp thân tương đối. Ở đây nói là nương vào đại thân khác. Người kia bệnh khạc phong đàm. Kinh nói: Khạc nhổ là phong đàm của đại thân, người ấy tưởng thấy đau nhức.

Hỏi: Thế nào là cuối cùng gặp khổ?

Đáp: Cuối cùng gặp là trừ nhân duyên của chúng sinh. Kinh nói: Cuối cùng gặp là trừ nhân duyên của chúng sinh. Thọ khổ còn phát sinh do tường vách, cây, núi đá sập lở, đổ ngã; mà nhân là bởi chúng sinh. Các thứ ấy đã ở trong ý nghĩ người ta. Khổ này mang ý nghĩa là hiểu biết.

Hỏi: Thế nào gọi là ý tưởng đến?

Đáp: Ý tưởng thì có tưởng, không y tưởng thì có tưởng có tướng, có cái tưởng thêm lên theo như Kinh đã nói, do lấy tưởng làm đầu để tướng phát sinh ra nhiều lợi ích. Nghĩa đó gọi là tưởng. Nương vào đấy thì không có ý nghĩa gì cả. Tưởng là không nương vào đâu. Ví như có nhiều thứ bình, kẻ nói đây là bình bánh khô, kẻ nói đây là bình sữa. Ấy là do tưởng mà chia ra lắm thứ. Kỳ thật không có bánh khô hay sữa gì hết. Nó vốn không, mà tưởng ra rồi nhận lấy. Như vậy. tiếng nói là đầu mối của tưởng. Càng nhận nhiều là cũng do lời nói mà ra thôi. Ngoài cảm nhận thì không có tên gì. Những thứ đó không phải có của ai, do tướng tham muốn dẫn đầu, cho nên bảo cái đó là của ta. Khi lìa xa được tạp dục đó thì chỉ có mong muốn giải thoát. Biết tướng là không phải của ai cả, biết tướng như hư không, đó là lãnh vực cảm nhận của thức. Không tưởng, có tưởng, không có lãnh vực tưởng và không có tưởng tướng tạp, không sở hữu, không sở hữu của tướng trí.

Hỏi: Thức này là gì?

Đáp: Thức là tham muốn nổi lên, chưa thành hình để hành động. Kinh nói: Vô sắc cũng nương vào nhân duyên, có thể biết được hoạt động của nhiều thứ thức. Mỗi thức đều có hai loại như tâm thức và căn thức, sáu thức đều vậy cả. Ba sự ấy nổi lên thành hình hoặc không thành hình. Mọi chuyện mọi hành động đều nương vào nhân duyên mà được. Ba nhân duyên khởi lên này, đức Thế Tôn diễn nói, đó là nhân hoạt động của thức, còn gọi là nhân sắc của thức. Như mắt nhờ vào sắc mà khởi lên nhãn thức. Ba khả năng hoạt động như vậy, nên âm dương tinh hợp nổi lên ở trong thai mẹ rồi thức sinh ra. Từ cái nhân sinh đó, ở trong thai mẹ từng chút lớn dần lên, chuyển đổi, ngưng tụ. Chưa thành hình thù, thì danh sắc là nhân của thức. Nếu chưa nên hình mà diệt, là diệt chánh thọ-nguyên nhân gốc, nghĩa là thức sinh. Hai sự nương tựa là nhân duyên và một nghĩa không khác nhau, nên nương vào mà được thức. Do vậy, do nhân duyên mà được.

Hỏi: Tại sao nói lại về “giới tức trí”? Trí này dựa vào đâu?

Đáp: Dựa vào trí và những gì trí trùm khắp. Trí nương vào hai thứ đó. Trí và những gì trí bao trùm, theo giới mà chia làm hai thứ giải thoát. Do vậy, không làm tổn thương gì đến ba pháp Bà- tố- bạt- đà, ba thứ tiếp theo của độ thứ nhất vừa nói xong.

TỨ A HÀM MỘ SAO GIẢI THỨ TÁM

Hỏi: Đã nói về ấm, thế nào là giới?

Đáp: Giới là Dục sắc, vô sắc. Kinh nói: Cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc. Đó là ba cõi duy trì cho chúng sinh hoạt động, nên gọi là giới. Đó là nơi cảm nhận của mọi chúng sinh, cho đến không Bát niết-bàn vô dư.

Hỏi: Tại sao gọi cõi này là dục giới?

Đáp: Nó là cõi Trời, người. Kinh nói: Trời, người bám lấy, cốt yếu là cõi dục này. Cõi này nghe mà ghi nhớ. Cõi này sống với dục tham muốn, nên gọi là cõi dục.

Hỏi: Thế nào là người?

Đáp: Người là tướng đời sống của nam nữ, dựa vào bốn hướng. Kinh nói: Tướng nam căn, tướng nữ căn, tướng mạng căn. Người là bao gồm hết thảy cái đó. Chúng dựa vào bốn hướng. Như nữ có tướng người nữ, nam có tướng người nam.

Hỏi: Tướng đời sống (mạng căn) là không phải nam, nữ chăng? Hay do phân biệt mà nói mạng căn?

Đáp: Mặc dù nói tướng mạng căn nam nữ, ngoài lãnh vực đó thì không có cái nào khác để thành nam hay nữ. Chỉ biết có tướng mạng căn là do tinh hợp âm dương. Kinh nói: Sự ngưng tụ, chuyển biến dần cho cứng cáp để thành tướng sự sống, mà chưa có bộ phận sinh dục nam hay nữ. Lúc ấy thì có khác.

Hỏi: Thế nào là phương?

Đáp: Phương là cõi Diêm- phù- đề, cõi Phật- bà- tỳ- đề, cõi Cù- đà-ni, cõi Uất-đát, cõi Cưu-la-bà. Các cõi ấy chiếm một phương hướng. Phất Bà Tỳ Đề, Cù Đà Ni, Cưu La Bà ở phía Nam Diêm- phù- đề. Mỗi cõi theo số tuổi thọ mà hưởng vui, đầy đủ mọi thứ và có hạn. Có khác là sự sống càng chuyển dần lên chỗ thuợng diệu.

Hỏi: Cõi trời có hai việc làm, là dâm và từ bỏ kết sử, hai cái ấy cái nào đúng?

Đáp: Cõi trời hai tay chấp lại, có ý nghĩa hành dâm bằng lời. Kinh nói: Ở đây thọ nhận sự dâm là bỏ, không bước vào kết sử nữa. Cõi trời có ba việc làm: Hành dâm là chấp tay, hành bằng lời nói (chỉ nói là thành dâm), thấy hành dâm bằng lời, dâm hành hóa vui. Đó là ý vướng mắc thì người nữ cũng vướng mắc. Nói chuyện giây lát, như vậy lòng dục phát sinh. Nếu chỉ một vướng mắc thì chưa thành dâm. Trong thời gian này, nếu người nam không cùng vướng mắc thì như mẹ ẵm con gái, trở thành sự yêu mến, nam có niềm vui. Đó là nhiễm bằng biến hóa. Thấy việc hành dâm của người khác biến hóa tự tại mà tương ưng. Họ có tướng lần lượt với niệm ái nhiễm thì lần lượt các tướng hiện ra, như vậy là dâm phát sinh có khi nhìn không nhiễm, như mình và người biến hóa tự tại mà tương ưng. (Cõi trời thứ sáu thấy biến hóa là thành dâm, cõi trời thứ năm thì tự biến hóa mà thành dâm).

Hỏi: Đã nói thấy hành dâm bằng lời, nhưng trước không nói chấp hai tay hành dâm?

Đáp: Chấp hai tay hành dâm có hai tướng: Bồng và chấp tay. Kinh nói: Cõi trời chấp tay hành dâm, có đủ ba thứ hành dâm, cùng bồng ẵm mà hành dâm, chấp tay mà hành dâm, ai cũng vui sau chuyện này.

Ẵm bồng hành dâm gọi là Diệm-ma. Họ lần hồi có tướng nhiễm ý, như ẵm người nữ liền sinh dâm, chỉ có một nhiễm đắm. Trong thời gian ấy, chỉ ẵm là vui, không bị nhiễm ý. Như tôn trưởng, đêm thức dậy ý vui mừng nổi lên, nên gọi là Diệm- ma.

Hỏi: Thế nào là chấp tay hành dâm?

Đáp: Trời Đâu-suất-đà, họ lần lượt trong việc phát sinh dâm; như người nữ chấp tay mà đi thì dâm phát sinh. Chỉ nhiễm một mình. Như ẵm nhau thì không nhiễm. Như tôn trưởng lấy làm vui vì có người hầu, nên gọi là Đâu-suất-đà.

Hỏi: Nói đầy đủ là sao?

Đáp: Nói đủ là có trời ba mươi ba đại vương địa. Kinh nói: Có hai là hai thứ dâm; vướng mắc vào mọi hành dâm. Dựa vào hai thứ mà có nghĩa khác nhau. Đó là hai tưởng, như sư nói. Như người ở đỉnh thứ ba núi Tu-di, người ấy như hành dâm ở bốn đại vương, đi tới Càn- đà- la, ông ta như người đứng dưới đất. Ở vùng này, mọi cây, núi, sông, nơi đang sống, yêu mến cái nào thì muốn là được. Hết thảy các cõi trời ấy, như đã nói, là có hạ phong nhưng không có tiện lợi chuyển lên. Càng chuyển lên trên càng tin vui. Đó là mỗi trời trụ ở cõi dục.

Hỏi: Các nẻo là gì?

Đáp: Các nẻo là Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh. Kinh nói: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh là ba đường không có điều lành, bị khổ não bức bách. Địa ngục nóng lạnh đều có tưởng nhân duyên. Kinh nói: Địa ngục nóng, Địa ngục lạnh, nhân duyên tưởng. Địa ngục có nghĩa là nơi khổ cùng cực, không bao giờ có vui. Địa ngục có nhiều thứ, như Địa ngục băng giá nói được, không nói được, nói không hiểu được. Kinh nói: Đó là ba tướng nói. Địa ngục băng giá, nói được, không nói được, nói không hiểu được, hay nói rất nhiều.

Hỏi: Thế nào là có thể nói?

Đáp: Ba Địa ngục băng giá nói được là: Địa ngục At- phù- đà, Ni- lại- phù- đà, A- ba- ba. Tốt- khởi At- phù- đà- là như người nước Ma- kiệt- đà mỗi người đếm mười tiếng. Hồ ma một gánh có hai mươi đống. Cứ nhớ đến trăm năm là lấy một hạt hồ ma, cho đến bao giờ hết, cứ mỗi trăm năm như vậy, mạng sống chúng sinh nơi địa ngục Tốt- khởi sống lâu cũng cỡ vậy. Bốn bụm thành một thăng, thì bốn thăng thành một độc long, mười sáu độc long thành một khư, hai mươi khư thành một gánh. Mạng sống còn lâu gấp mười lần như vậy, mới thành Không Tốt- khởi. Cứ gấp mười lần hơn như thế, nếu biết Không tốt- khởi thì thân thể lạnh, phát sinh một thứ ghẻ, rồi sinh nhiễm vào đó. Cho nên nơi ngục Không Tốt- khởi, ghẻ mọc khắp thân, trong ngục băng giá, cỡ lá thông còn rơi rụng, ai nấy run cầm cập, la to ba ba.

Hỏi: Thế nào là nói không hiểu?

Đáp: Nói không hiểu là các ngục A- trá, Hưu trá, Ưu Bát. Kinh nói: Ba địa ngục nói không hiểu nầy, thống khổ vây ngặt, chịu không nổi, là địa ngục A- trá, Hưu- trá, Ưu- bát, ở đây không biết sao mà da mình rơi rụng như hoa Ưu Bát. (chỉ còn lại thịt) Sự gặp gỡ ở Địa ngục này là bằng da. Chúng rụng như hoa Ưu Bát, chia cắt thân cũng như vậy. Đó là hậu quả của việc phỉ báng Thánh nhân, nên chịu tội trong ngục Ưu bát ấy.

Hỏi: Thế nào là không thể nói?

Đáp: Đó là ở ngục Tu- kiền- đề (là đầy hương hoa) Câu- vật- độ (đầy hoa trắng) Phân- đà- lê, Bát- mộ. Đó là bốn địa ngục không thể nói. Chỉ có gió thổi thốc lạnh run, thân nằm rạp mãi. Miệng thều thào, run lạnh, sợ hãi. Ai chê bai Hiền Thánh thì bị tội trong ngục Tu- kiền- đề, chịu cho đến hết mười kiếp. Địa ngục băng giá này vẫn còn tiếp tục với mười lần hơn. Ở đó, người ta bám dính vào những bánh xe to như núi, bên trên thì hẹp, che phủ lấy con người, tối tăm lạnh cắt thân, như lửa to đang cháy bốc khói mịt mù. Thân kêu lên “Trá-trá”, như trái cây nóng tách nứt ra, rồi dần dần tướng căn sinh trưởng, lại chịu khổ tiếp. Đó là tội khổ của kẻ chê bai Thánh Hiền. Đức Thế Tôn cũng nói: Những ai chê bai hiền Thánh, đọa vào địa ngục Tốt- khởi trăm ngàn năm vì tâm nguyện họ đều ác. Đó là ngục lạnh nơi các Địa ngục băng giá.

Hỏi: Địa ngục nóng thì sao?

Đáp: Đó là nơi tra khảo với đủ thứ tra khảo. Kinh nói: Có ba thứ Địa ngục tra khảo: Nơi ít tra khảo, nơi không tra khảo, nơi tra khảo đủ thứ. Chúng sinh trong đó phải làm việc nặng nhọc, hoặc làm việc nhẹ, hoặc tự mình làm khổ mình. Nơi tra khảo, chết rồi bỏ vô ngục cho sống lại, đó là những ngục như ngục Thị, ngục Hắc-diên, Na-kỳ-bà. Ngục Thị, ngục Hắc-diên có ba nơi tra khảo, sống lại rồi, thì đem treo lủng lẳng, dộng đầu xuống. Quỷ đầu dê lấy búa chẻ đầu tội nhân ra. Đám ngục tốt lóc hết thịt. Rồi gió lạnh thổi tới, tạo điều kiện khiến da thịt lại mọc ra. Có những vạc lớn hình bán nguyệt, tội nhân ở trong đó phát bệnh, làm cho thân nghặt nghèo, chống cự thì nó càng siết chặt vào, đau như lưỡi hái cắt cỏ. Ý oán thù, chết rồi sinh lại. Trong tối tăm ấy, tội nhân bị trói chặt, đến nỗi thân bị đứt thành nhiều khúc. Bao nhiêu dao cắt thân, bao nhiêu đồng giát mỏng nóng bức, bao sát vào thân, máu thịt rệu rã trôi chảy. Những lằn roi quất lên đầu tội nhân. Đó là tội của những kẻ xuất gia dối trá, trì giới dối trá để nhận của đàn- việt cúng thí. Trong chỗ tối mịt đó, khói ác xông phủ, thân hình treo ngược làm cho ói mửa ra, khói cứ tiếp tục xông đốt. Ở ngục Đại Thị, tay chân, mũi, đầu tội nhân bị cắt ra cả. Đó là tội của những kẻ đồ tể ở chợ trên đời này. Những hòn sắt nóng, bánh xe sắt nóng, đám ngục tốt trợn mắt xua đẩy tán loạn. Ở đó, trâu ngựa húc vào đầu khốn khổ vô cùng. Đó là tội gian dâm với vợ người ta nên bị kiếm trên cây phóng xuống đầu, chịu tra khảo mãi như vậy, tội nhân bị cháy, không thể nghĩ bàn về tội báo.

Hỏi: Khảo tra ít là sao?

Đáp: Bị lửa cháy đốt rất nóng kêu la vang trời. Kinh nói: Ít tra khảo là ngục thứ ba, ở đấy vô số đám ngục tốt tụ tập, trông rất sợ hãi. Chúng lùa cả trăm ngàn người vào núi, ai đi trước tự nhiên gặp lửa, vừa tính tháo lui thì bị ngục tốt rượt tới nữa. Đường chật, hai bên núi ép sát như hai thớt cối đá, khiến tội nhân bị xay đau. Bánh xe ép thịt rơi hết, hoặc bị giã trong cối sắt nóng. Năm trăm năm bị giã, mạng sống cứ kéo dài như vậy mà chịu tội. Từng chặp một cái chày cứ bổ xuống, ngục đầy tiếng kêu vang, mọi nơi cũng như thế. Giáp vòng là núi bao vây, lở sụp. Đám ngục tốt vô sự nổi giận, la mắng, tại sao không chạy, không kêu la. Chúng cứ làm như vậy, rồi lấy chùy sắt nóng đập lên đầu. Đấy là nơi chịu tội của những kẻ vốn từng tra khảo kẻ khác trên đời. Họ bị lửa xối nướng cháy như trong nhà tắm. Lửa cột đồng cháy đỏ, tội nhân bị lùa vào đó cho cháy thân thể. Rồi từng con chó to nhảy ra ăn thịt. Chúng ăn hết thịt thì gió thổi, tạo điều kiện để thịt sinh ra. Rồi lại bị xua đuổi vào bầy chó, còn chút thịt nào là thân bị nướng cháy hết.

Hỏi: Thế nào là nơi không tra khảo?

Đáp: Nơi ấy chỉ kêu khóc vang dội, không bị nướng do lửa nóng, nhưng vì lửa cháy tới, nên kêu la vang. Lửa cứ cháy lan cả đồng không đầm ao. Có những hang khít dưới đất cho tội nhân ở, bên trên lửa to cháy bao khắp. Núi sắt bao vây, những giáo nóng đâm vào mặt, tội nhân đều bị chuyển đến chỗ bị chùy đâm vào người, như bị rút móng, vặt cánh. Lửa cháy bốn phía, đau không còn biết gì nữa. Thành đó rộng hơn trăm do tuần, giàn đồng nóng bao lên trên. Bốn cửa ra vào toàn là lửa cháy, không bao giờ tắt. Lửa cháy mạnh, thân thể tan mau, đau nhức không còn sót chỗ nào. Đó là nơi chịu tội của những kẻ giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, khởi ý ác đối với Tăng chúng của Như Lai. Ai tạo mười nghiệp ác, thì nghiệp cũng dắt tới đó. Đó là ba nơi không tra khảo, chỗ xử tội này nằm tại khúc cong của con sông nơi Địa ngục, ở trong ruột một hòn đá to, giữa khoảng trống đầm lầy, chịu đựng đủ mọi thứ khổ. Đó là Địa ngục tận cùng.

Hỏi: Thế nào là súc sinh?

Đáp: Là loài đi dưới nước, bay trên không. Kinh nói: Hết thảy loài không có chân, hai chân, nhiều chân, chúng sống trên đất, trên nước, bay lên trời. Giống sống trên đất, trước hết là bò, lừa, lạc đà. Dưới nước thì có cá Ma- kiệt, cá Thất- thu- ma lại là giống to lớn. Trên trời, có chim và chim nhỏ, trùng bay. Loại không chân hay nhiều chân, không chân như rắn, hai chân như chim, nhiều chân như sâu, ong. Nhưng kẻ làm mọi chuyện ác, lại thêm ngu, nên sinh vào loài súc sinh.

Hỏi: Thế nào là ngạ quỷ?

Đáp: Ngạ quỷ có loài thiếu ăn, có loài không được ăn, có loài ăn nhiều. Kinh nói: Đó là nói gọn có ba thứ. Còn biết bao loài quỷ đói khác nữa.

Hỏi: Loài không được ăn là sao?

Đáp: Loài này, miệng nó bốc lửa, lửa tuôn ra như cây đuốc hôi hám, không ăn được. Lửa trong miệng, nên khí nóng bên trong trở lại đốt mặt chúng. Chúng như cây trụ lửa. Những kẻ bỏn sẻn, tham lam, mắc quả báo đó. Miệng nhỏ như kim, bụng to như núi. Miệng như lỗ kim, nên dù thấy bao nhiêu đồ ăn uống, cũng không ăn uống gì được. Miệng hôi hám, thối hơn cả mùi xú uế bốc lên khi thiêu xác chết. Mùi hôi thối trong miệng xông vào ngũ tạng, làm cho bụng chúng phình lên, rồi phun ra, bụng lại xẹp xuống. Hễ nghĩ đến bao nhiêu thứ thức ăn thì khổ bấy nhiêu! Do vậy, nên chúng không ăn được.

Hỏi: Thế nào là ăn ít?

Đáp: Là loại quỷ cổ họng bị mọc lông ghẻ, hôi thối, nên ăn rất khó khăn, do vậy ăn ít, ăn những đồ dơ bẩn. Nhưng sợi lông mọc xỏ trong cuống họng thì cứng dài, đầu sợi lông bén nhọn, lông phủ cả thân mình. Không gần nhau được nên chúng sống lẻ loi, lông trở lại đâm vào thân thể, như tên cắm vào da, gặp cái gì chúng liền cắn nuốt, mùi lông ấy hôi hám cùng cực. Lông che khắp mình, gió thổi xông mùi hôi thối ra. Khí đó bốc lên mũi, chúng nổi giận, thì lông kia rụng cả. Rồi nơi cổ, ghẻ lớn mọc chắn lối thở, dần dần ghẻ đó vỡ tung, máu mủ chảy ra, chúng tự ăn những máu mủ ấy.

Hỏi: Thế nào là ăn nhiều?

Đáp: Là loại quỷ ăn những đồ nôn mửa ra, chúng bay đi khắp nơi để kiếm ăn. Kinh nói: Những thứ nôn ra có hai: Đồ cúng cho kẻ chết bị vất bỏ, đồ người ta không cho là những thứ rơi rớt trong các ngõ hẻm, mà là những đồ người ta vất bỏ, nôn ra; đám quỷ đói này tranh nhau chạy đến chiếm lấy ăn. Hoặc đồ đã tế trời, cúng thí rồi, chúng tranh đoạt mà ăn, gây gổ nhau, nhân đó bay đi thành quỷ La- sát, quỷ chán ngán, súc sinh, hoặc biến thành hình Trời, người. Đó đều là quỷ đói này bày ra cả. Đám này có đứa có áo quần đẹp, nhưng lại không được ăn. Chúng có vô lượng trăm ngàn quỷ đói bao quanh, như những người thân từ địa ngục trở về, nhưng khi thấy những người thân thì buồn rầu hết sức, muốn nôn mửa ra, biến làm súc sinh trong cõi người. Chúng biến thành hình súc sinh, hình người, hình Trời. Chúng biến bao nhiêu thứ trong cõi dục như thế.

Hỏi: Trong cõi sắc thì sao?

Đáp: Trong cõi sắc thì niệm, không niệm, lạc hộ hành. Kinh nói: Cõi sắc gọi là cõi không có dục, chỉ vui đẹp với thiền, trừ bỏ giận dữ, được sắc mặt vui hòa, trong sạch như vàng ròng. Ở đó ý niệm hoạt động hay hoạt động không ý niệm đều có nghĩa. Khổ vui không còn, hành động được bảo vệ. Có niệm vui thì lấy niệm trừ niệm. Không có niệm trừ thì dứt khổ vui. Quán để mau chuyển lên giải thoát cao, như đánh xe đi tới.

Hỏi: Thế nào có ý niệm?

Đáp: Cập niệm là có ý niệm, là tự giác hay không giác, tự hành. Kinh nói: Có tự giác lấy đó trừ tự giác. Tự giác là không giác. Vui tự biết là như cái biết nơi sơ thiền, không hành là hai. Không giác ban đầu nơi hai trung gian. Hành thiền này sinh từ cõi sắc, tùy chúng sinh mà nói thiền.

Hỏi: Thế nào tự giác sinh?

Đáp: Tự giác là Phạm- phú- toan (Tịnh sư), Phạm- ca- di (Tịnh thân), Phạm- ba- lê- sa (Quyến thuộc). Kinh nói: Tự giác hành thiền phát sinh trong đó. Tịnh sư, Tịnh thân, Tịnh quyến thuộc phát sinh. Tùy đó mà vui theo bậc thượng trung hạ. Đại phạm sinh ra từ không giác, nên có nghĩa là không giác- không hành.

Hỏi: Thế nào là không hành?

Đáp: Không hành là Ba- lật- a bà (Thiểu quang), A- ba- ma- na- a- bà (Vô lượng quang), A- bà- tối- la- già (Quang âm). Kinh nói: Không hành là niệm vui sinh ở các cõi trời: Thiểu quang, Vô lượng quang, Quang âm, ở đấy tùy theo ý muốn hoặc tạp tưởng, mà miệng nói thì ánh sáng tuôn ra ít, đó là Thiểu quang. Miệng nói, tuôn nhiều ánh sáng, là Vô lượng quang. Thanh tịnh vô lượng, nên gọi là Quang âm.

Hỏi: Đã nói niệm vui. Thế nào là không niệm?

Đáp: Không niệm là Ba- lật- đa- thủ- ba (Thiểu tịnh), A ba la ma na (Vô lượng tịnh), Thủ- ba- thủ- ba- ngật- lật- na (Biến tịnh). Kinh nói: Không niệm cũng là từ bỏ vui thiền, sinh lên từng trời thứ ba, có tịnh ít, nên gọi theo nghĩa thứ nhất. Ở đấy cũng bỏ hết công đức nhỏ, ít. Thiền thứ ba, phát sinh trời Thiểu tịnh, trong đó ít có quả báo vui. Ở trong cõi Vô lượng tịnh, sinh lên cõi Biến tịnh.

Hỏi: Thế nào là hộ trì hành động?

Đáp: Là tự giữ niềm vui. Vô tưởng Thủ- đà- bạt- bà (Tịnh cư) Kinh nói: Hộ cũng không còn (do đã chứng đắc) có ba hạnh, có tưởng, tưởng diệt, cùng tương ưng với giác. Việc hộ trì niềm vui kia, là Ty- nghi- ha- phá- la tưởng thiên (Quả thật thiên), Thủ- a- bạt- sa- hộ- lạc sinh. Cho nên hộ, là che chở quả thật đó, ở bậc thượng trung hạ. Tri- a- tiên- như- tát- đỏa (Vô Tưởng thiên), Tịnh cư ở quả thật đó. Thiền thứ tư sinh từ đại công thượng trung hạ (hạ là sinh vào trời Vô quả, trung là sinh vào trời Phước quang, thượng là sinh vào trời Quả thật). Do những tưởng đều diệt, nên sinh vào trời Vô tưởng. Đó là chỗ mà Bà-la-môn gọi là Niếtbàn. Vì niệm, tưởng, thức đều diệt nên kết sử cũng hết, không còn nhơ bẩn trở lại nữa. Chỉ còn sắc thân sống một nơi, ở đó chết thì khởi lên ý tưởng sinh trở lại.

Hỏi: Thế nào là Tịnh cư?

Đáp: Tịnh cư là Tu đề xá (Thiện kiến thiên), Tu đề xá na (Thiện hảo kiến), Tì thủ đà (Thanh tịnh thiên, thượng trung hạ). Kinh nói: Tịnh cư là hết sạch kết sử, được công đức mà gọi tên như vậy.

Hỏi: Ngũ Tịnh cư địa, sao nói có ba?

Đáp: Thanh tịnh A- tỳ–lệ- xá, A- đáp- ba- a- ca- nị- trịa (ở bậc thượng thì sinh nơi cõi trời Cứu cánh. Trung, hạ thì sinh vào không định. A- na- hàm sinh vào ba bậc trời thượng trung hạ và tám cõi trời). Kinh nói: Không có gì chạm tới, không nhiệt, là một trời Cứu cánh. Biết đó là ba thanh tịnh, phân chia thanh tịnh làm ba. Có năm sắc thì đã gọi là cõi sắc.

Hỏi: Thế nào là cõi vô sắc?

Đáp: Cõi Vô sắc thì trên đã nói rõ, đã phân biệt: Lai sinh Vô sắc giới là cõi vô sắc. Chánh thọ là ở giữa, về sau mới sinh lên đó, lúc ấy là đã hoàn tất đạo quả. Như lúa gieo đã thu gặt được.

Đã nói xong ba pháp Bà- tố- bạt- đà, ba thứ tiếp theo nơi hai độ.

TỨ A HÀM MỘ SAO GIẢI THỨ CHÍN

Hỏi: Đã nói Ấm Giới. Thế nào là Xứ?

Đáp: Xứ là sự tiếp xúc ở lãnh vực dị học, giải thoát. Kinh nói: Lãnh vực tiếp xúc, gọi là lãnh vực dị học, lãnh vực giải thoát. Ba lãnh vực theo nghĩa mà nói, như lãnh vực trời (thiên xứ). Nếu kẻ xuất gia ân cần mà thấy lãnh vực này, họ kinh sợ.

Hỏi: Là những lãnh vực nào?

Đáp: Những công đức ác. Kinh nói: Lãnh vực công đức giải thoát, lãnh vực ác, dị học, đầy đủ những tiếp xúc. Do ý vướng mắc thì làm ác, ý thanh tịnh thì phát khởi hạnh công đức.

Hỏi: Thế nào là lãnh vực tiếp xúc?

Đáp: Lãnh vực tiếp xúc, là gần mà vướng mắc hay không gần mà vướng mắc để Hành hay không hành? Kinh nói: Lãnh vực tiếp xúc, thì gần sẽ vướng mắc làm theo; còn xa mà vướng mắc thì hành theo hành vô hành. Lý do và nghĩa nói này, chúng tương ưng nhau; tức là thực hành những gì vướng mắc ở gần. Còn ở xa mà vướng mắc thì đó là biết để mà làm.

Hỏi: Thế nào là sự vướng mắc gần mà thực hành?

Đáp: Gần, vướng mắc mà thực hành; là mũi-lưỡi tiếp xúc. Kinh nói: Mũi lưỡi tiếp xúc; đó là vướng mắc mà làm, mà hoạt động. Mùi hương bay vào trong mũi, mũi có sự cảm thọ mùi hương, hương là đối tượng hoạt động của mũi. Mặc dù hoa đặt ở xa, nhưng mùi thơm của nó vẫn bay vào mũi, để mũi nhận lấy mùi thơm. Mùi thơm cũng là sắc. Gió bắc thổi mùi hương bay về nam, không trở ngược lại phía bắc. Vị cũng như vậy. Lưỡi tham vướng vào vị mà nhận lấy vị, không phải ở đồ đựng nó. Tiếp xúc là như vậy. Còn tiếp xúc của thân, cũng là tám hoạt động: trơn, láng, nặng, nhẹ, mềm, cứng, bằng phẳng hay không bằng phẳng, nóng lạnh. Từng món hoạt động đưa đến cảm nhận tham thích. Đó là hoạt động của sự vướng mắc gần.

Hỏi: Thế nào là hoạt động của sự vướng mắc xa?

Đáp: Mắt, tai, ý là ba hoạt động của sự vướng mắc xa.

Hỏi: Mắt ít tham vướng vào cảm nhận cảnh giới. Tai cũng vậy, tai nghe tiếng muỗi vo ve là ý cảm nhận, cũng là không hình sắc, thì làm sao biết đó là hoạt động tham vướng xa?

Đáp: Tham vướng xa là không phải cảm nhận cảnh giới gần.

Hỏi: Giới hạn nào là vướng mắc xa?

Đáp: Không giới hạn nào cả. Như từ đây tới mặt trăng, là bốn mươi ngàn do tuần, mà vẫn thấy trăng hay đứng xa hơn năm dặm cũng vẫn thấy. Tùy sức thấy của mắt, bảo đó là hoạt động của sự vướng mắc gần, hoặc vướng mắc xa. Tầm hoạt động của cái thấy, không nhận được tiếng muỗi vo ve kêu, nên mắt cảm nhận thì lìa ngay, mà tai thì lại cảm nhận. Lìa cảm nhận tiếng, do tiếng không bức bách đối với tai nghe. Đó cũng là tùy sức mạnh của giác quan, mà ý cảm nhận. Không hình sắc, nên không có xa gần. Cho nên nói đó là hoạt động của sự vướng mắc xa.

Hỏi: Thế nào là vô hành?

Đáp: Vô hành là mình và người, nhận lãnh hay không nhận lãnh. Kinh nói: Mình, người nhận cái không nhận nên là vô hành. Cái ta nhận lãnh, thì sắc là trước tiên. Cái người nhận lãnh cũng không ngoài sắc, thanh, hương, vị, xúc. Không nhận lãnh do tường ngăn. Tiếng tù và, mùi hương hoa Ưu- bát là đầu tiên. Những thứ ấy, không có hoạt động gì cả, nên gọi là vô hành. Những thứ ấy không có nhân duyên để hoạt động. Năm cõi này, không có nhân duyên, nhân duyên khác nếu có, thì trường hợp nầy phải có nhiều nghĩa.

Hỏi: Đã nói vô hành, nói lãnh vực tiếp xúc, vậy thế nào là lãnh vực dị học?

Đáp: Lãnh vực dị học là một lãnh vực hiểm nguy vô nghĩa luận. Kinh nói: Một lãnh vực nghĩa luận, hiểm nguy nghĩa luận, vô nghĩa nghĩa luận. Nói gọn đó là ba lãnh vực của dị học. Một lãnh vực nghĩa luận, gọi là Nhân- đề tràng phan can, là tám người đến dựng cột phướn, kẻ này vẩy, người kia nói, như bảo giữ cho chắc thì phải đắp gốc, kẻ khác bảo gốc nặng không dễ gì lên nổi. Như vậy, đông người mà không có lấy một người có học, không ai dựng cột phướn lên nổi. Đó là một lãnh vực nghĩa luận. Tại sao có ba nghĩa, lý do là quả báo đời trước. Một người nói, đời trước đã làm, nó là vậy. Hiện nay người tạo ra (một người nói nếu đời trước đã tạo ra thì can gì trên đời này làm ra?) Một người khác thì vui mừng cho của. (Một người vui mừng bảo tôi vui mừng cho của, trời khiến vậy). Trong đó, lý do đưa đến như thế gọi là một nghĩa luận hiện tại.

Hiểm nguy nghĩa luận, gọi là như chuyện dựng cột phướn nọ. Có kẻ nói, chẳng phải người mà dựng lên nổi, rồi kêu ai nấy cùng tới. Đó là nghĩa hiểm nguy vô nghĩa luận. Luận này cũng như chuyện dựng cột phướn kia. Đó chẳng phải người mà dựng nó lên nổi v.v…

Hỏi: Thế nào một lãnh vực nghĩa luận?

Đáp: Một lãnh vực là những gì mà mình và người làm ra, và những luận khác. Kinh nói: Người đã làm là do có hai nhân duyên đời trước đã làm, nên ngày nay mới tạo được. Việc ngày nay và đời trước làm ra, phải biết như là nhân duyên nhận quả báo. Có ba nghĩa, như trên nói. Nếu kẻ ấy bảo nhân duyên do người tạo, kẻ khác nghĩ ta vui mừng cho của. Nhất nghĩa luận được tạo ra, nhưng nhân duyên thì không có một ai. Những cái được tạo ra, trở lại làm người ta không tin kẻ tạo ấy. Đủ điều kiện để qua lại, nên chuyện làm được là như vậy. Hết thảy chuyện không làm được như thế chỉ vì lấy xấu hư làm đầu.

Hỏi: Thế nào là hiểm ngụy?

Đáp: Nghĩa hiểm ngụy là pháp chúng sinh, đủ căn, nghĩa, tưởng. Kinh nói: Hiểm ngụy là nghĩa luận, là chúng sinh luận, là pháp luận, là câu luận. Những pháp của chúng sinh, ấy là những hiện tượng mà chúng sinh làm ra như là tịnh và không tịnh. Những pháp chúng sinh tạo ra dù ít, vẫn là những hiểm nguy nghĩa luận; chẳng phải chúng sinh làm, chẳng phải pháp đã làm, chẳng phải cả hai đã làm.

Hỏi: Căn, nghĩa, tưởng của chúng sinh là gì?

Đáp: Chúng sinh, Phạm ma, Vị- thư- bà- lô, Tần- nhu (là tám vị thần bên vai) luận, Kinh nói: Điều chúng sinh làm, thì như Phạm ma làm, Vị-thứ-bà-lô (thần đất) đã làm, Tần nhu làm. Làm ra những luận như vậy. Không biết quán xét luận của Phạm ma, nên nói Phạm ma tạo ra hư không, hư không tạo gió, gió làm nước, nước làm đất, đất sinh cây cỏ, như vậy, chúng sinh có trước điều Phạm ma nói. Đó là hết thảy những điều xấu ác. Nếu Phạm ma làm ra hư không đất, thì vị ấy đứng ở đâu để làm ra hư không, đất? Nếu lần lượt làm, thì trái nhau. Như vậy cái ác vẫn đứng đầu. Vị- thứ- bà- lô, Tần- nhu, cũng đều như vậy.

Hỏi: Pháp là gì?

Đáp: Pháp là luận về tính chất suy vi của thời gian. Kinh nói: Thời gian làm ra hết thảy, làm ra sự suy vi cùng tính chất. Đó là nghĩa luận về ba pháp, luận về thời gian gọi là hết thảy, tất cả đều do thời gian sinh ra. Một lúc, hay hết thảy đều do thời gian làm cho thành thục. Và hết thảy cũng do thời gian làm cho thiếu mất. Hết thảy hữu vi là của thời gian, thế mà những người kia lại thuộc những bài kệ sai lầm, không tương ưng, thuộc lãnh vực luận không đầy đủ như trên đã nói. Họ trao qua nói lại, tập hợp những luận như vậy, hoặc sinh ý này cái này, cho là thời gian tạo ra hết. Nhưng nó cũng không tương ưng. Tại sao lại là không có gì hết? Thời gian chính nó cũng là không. Dạy người khác những điều như vậy là không đúng, đó là ác. Nói về sự suy vi cũng không đúng. Họ không nghĩ, những lời nói của họ không tương ưng với tính chất và với những tính chất như vậy, nếu ý nẩy lên, thì cho là không có tính chất, lại không có gì là vô nghĩa. Nếu từ vô nghĩa mà có mọi thứ, thì hết thảy cái có ấy, tính chất của chúng có khác nhau chăng. Nếu có ý cho tính chất là thường còn, điều ấy không đúng, còn nếu cho là bất biến (mà sự vật thì vô thường), thì đó là ác!

Hỏi: Thế nào là vô nghĩa?

Đáp: Vô nghĩa là tự nhiên, ép buộc, không có gì hết. Kinh nói: Luận về vô nghĩa, có ba: Luận tự nhiên, luận ép buộc, không có gì hết. Luận tự nhiên cho: Tự nhiên mà sinh, không có ý tưởng gì khác, lanh khôn cũng không có, người khôn lấy đó làm đầu. Luận cưỡng ép là tùy vật mà muốn sinh, như nước lớn, nước nguồn cây-cỏ-lá-cành theo đó phát sinh một khối. Sự cưỡng ép này theo cơn gió thổi tới. Hoặc nó thổi về hướng Bắc, hoặc thổi qua Đông, Tây làm mọi thứ theo ý muốn sinh ra. Không có gì hết gọi là rỗng, tận, không có gì. Có cái gì đúng đâu, mà có đúng thì cũng là không có gì hết. Nhóm người này cho hết thảy là ác. Tại sao? Nếu tự nhiên mà có thì ông không sinh ra. Người ta lấy nước tưới ruộng thì coi thời gian là đầu. Nếu mọi cái đều không có thì ông không được sinh ra. Vì vậy cho nên không có cái gì tự nhiên mà có, mọi cái làm ra đều do nghiệp báo tới.

Hỏi: Đã nói lãnh vực dị học. Thế nào là lãnh vực giải thoát?

Đáp: Muốn giải thoát thì phải tưởng đến Thiền tụng. Kinh nói: Tưởng Thiền tụng này là lãnh vực giải thoát. Giải thoát hết mọi điều ác. Giải thoát này nương tựa vào ba lãnh vực. Nương tựa vào nghĩa, đó là đã có nhân duyên tưởng về giải thoát, nghĩa này, tưởng kia nương vào. Bích chi Phật được giải thoát (phẩm trước đã nói) cũng do thiền này, như Thanh văn cũng nương vào nó mà giải thoát.

Hỏi: Tụng là thế nào?

Đáp: Tụng là nghe, là phúng tụng. Kinh nói: Nói nghe, đọc thành tiếng, người kia nói những danh từ, tùy pháp mình nghe, theo đó mà giữ nhớ cho chắc để phúng tụng. Tùy nghe những chương đem ra đọc thuộc.

Hỏi: Đã nói phúng tụng, cả kinh, A-tỳ-đàm đều nói, tại sao còn lặp lại?

Đáp: Do chia làm ba thứ phúng tụng, để ba sự đều được quả: Là khi nói, khi nghe, khi tụng, nên đệ tử Phật phát sinh sự nhận lãnh pháp Tứ đế (là giới), làm việc bố thí đầy đủ (là thí), diệt cảm thọ đầy đủ (là thiền) cảm nhận tuệ đầy đủ (là trí). Những món ấy đều tương ưng. Lắng nghe kỹ thì được giải thoát thí, nói thì được giải thoát diệt, tọa thiền thì được giải thoát tuệ. Phúng tụng thì được hiểu. Đó là nghĩa của lãnh vực giải thoát. Như vậy, ba pháp tương ưng. Quán tướng với ý không rối loạn. Mong cầu vô vi thì theo thứ bậc mà giải thoát. Giải thoát, đây là trí tuệ phát sinh từ đức Thế Tôn và Bà- Tố- Bạt- Đà. Ba pháp, kế đến là ba tụng, ba pháp độ đã xong, ba pháp độ đã hết. Lời ký nói: Nghe Ta nói kệ, kệ một ngàn hai trăm.

HẾT QUYỂN HẠ

Trang: 1 2