TỨ A HÀM MỘ SAO GIẢI
Tác giả: A La Hán Bà Tố Bạt Đà
Hán dịch: Đời Phù Tần, Đại sư Cưu Ma La Phật Đề
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
TỰA TỨ A-HÀM-MỘ SAO
A-hàm-mộ, đời Tần gọi là Thú Vô. Kinh này do A-nan rút từ mười hai bộ kinh, thâu tóm các pháp yếu trong kinh, làm thành bốn bộ Ahàm-mộ cùng với A Tỳ đàm và Luật thành ra ba Tạng.
Riêng tôi là thân học sĩ, một lòng vì công đức cao tột, không muốn các pháp ấy rơi rụng, may mắn lại có vị A-la-hán tên là Bà-tố bạt đà, chọn lấy những điều hay làm thành một bộ, gồm chín phẩm bốn sáu trang, bỏ đi những chỗ trùng lặp, văn gọn, nghĩa phong phú, đúng là tràng chuỗi ngọc của kinh, với trăm điều hay đẹp, biện bạch chỗ phải trái, ghi chép đủ cả. Những điều hay, chỗ sâu kín đều khéo nghiên cứu kỹ.
Có vị Sa-môn ngoại quốc, tên Nhân-đề-lệ, là người trước tiên mang bộ kinh này đến, nhưng vì bí mật của nước, nên vị ấy luôn mang theo bên mình, không đem chỉ dạy cho ai. Ông Vương Di Đệ tìm đọc được, nên kinh mới được truyền bá rộng.
Vào tháng tám năm Nhâm Ngọ (382), tôi ở chùa của Tiên sư nơi Đông tỉnh, đến chùa nơi đất Nghiệp, giao bản văn chữ Phạm cho Cưu- ma-la-phật-đề cất giữ, Sa-môn Phật Niệm và Phật Hộ mới dịch ra, Tăng Đạo xét duyệt, Tăng Duệ bút thọ (chép ra văn tự), đến mùa đông, tháng mười một năm ấy thì xong. Cùng năm này, mùa hè thì dịch A tỳ đàm, mùa đông thì dịch xong kinh trên. Như vậy, trong một năm mà đủ hai tạng. Tôi thầm cho là, mình được may mắn, nhưng có điều buồn, là đến bảy hai tuổi, mới được gặp kinh ấy! Chỉ e, sư biên chép chưa xong, sự nghiệp chưa tròn mà thôi! Nếu như có thêm vài năm nữa, thì không mắc lỗi lớn đó.
Điều gần hơn hết, là bảo người dịch, cứ chuyển thẳng từ tiếng Phạm ra Hán văn, mong hiểu được phương ngôn mà thôi, còn nghĩa lý của kinh văn thì không dám thay đổi. Những chỗ chưa thông, việc chưa rõ, thì đều hỏi những người dịch, rồi ghi chú bên dưới. Khi ấy, lại lấy cái hiểu của mình để chú thích từng chương kinh. Người dịch thì dẫn kinh gốc chú giải. Có nghĩa là, những chú giải ở đây được lấy ngay lời của kinh mà chú giải.
********
QUYỂN THƯỢNG
TỨ A-HÀM-MỘ SAO GIẢI THỨ HAI THỨ NHẤT
A-hàm-mộ, đời Tần gọi là Thú vô.
Trước kính lạy Phật, pháp, Tăng phá trừ các “Hữu”. Sẽ nói đến những điều mong muốn, sơ lược nói nhanh các nghĩa cho nên sẽ nói đến ba pháp.
Đệ tử hỏi: Ba pháp sẽ nói ấy, nghĩa là gì?
Thầy đáp: Pháp đặt vào ba phạm vi, theo thứ lớp mà tưởng nghĩ đến ba pháp đó.
Hỏi: Nghĩa thứ lớp của ba pháp là gì?
Đáp: Trong nhiều kinh Phật có nói đến vô số các tưởng. Như là dâm, giận và hoại vị. Nó là thực vị, trì vị của nhân duyên tinh tiến. Giận là chấp trước, nó trói buộc cản trở sự tiến hành nên gọi nó là trì, là thực vị.
Chúng sinh ít trí tuệ muốn cầu nghe Thánh đế, những hạng người như vậy cần phải hiểu rõ nghĩa này. Không hiểu nghĩa ba phương tiện tưởng nên phải phân biệt theo thứ lớp.
Tất cả các pháp là do tưởng của thế gian mà có. Nó theo các tưởng ttham muốn mà kết thành. Vì vậy phải thực hành ba pháp để hiểu rõ nghĩa của tưởng.
Hỏi: có phải dùng tưởng phương tiện này mà nói ba pháp chăng?
Đáp: Ba pháp là công đức, ác, và nương vào hiểu biết mà giải thoát. (kinh gọi là một công đức, hai ác, ba nương tựa). Ba pháp đó là ba câu căn bản, mỗi thứ có ba độ, ba phần.
Hỏi: Trong ba câu ấy, trước là nói về tư duy giải thoát. Vậy giải thoát nghĩa là gì? Công đức giải thoát đó với ác, nương vào biết, có tương ưng nhau chăng?
Đáp: Đã bước vào, thì không phải nói. Là giải thoát mọi thứ trong đời sống thế gian. Cả đến trùng kiến cũng muốn được sống yên vui. Nghĩa là thấy cái ý vị mà đi tới giải thoát. Ở đời vui khổ có một nghĩa, biết bao điều làm cho ít vui. Họ không biết được cái vui của Đạo, cái vui của Niết-bàn, cái vui của đời sống không có bệnh tật. Người ta không biết cái tham muốn vui đạo. Nếu có tham muốn đó, thì cần gì phải nói. Đã bước vào đạo, thì không phải nói như trẻ con.
Hỏi: Tại sao mắt tự biết phạm vi hoạt động của nó?
Đáp: Tự biết thì cần gì phải hỏi. Như thế, cái vui của thế gian tham muốn là cái tham muốn của đạo; do vậy, nói ý nghĩa của đạo là không làm điều ác.
Hỏi: Đó là công đức gì mà đối với cái vui tỉnh ngộ biết giải thoát? Nếu vậy, thì không thể thấy vàng, thấy giàu sang! Mắc bệnh nên không thể nói là nghe, cho nên không thức tỉnh giải thoát?
Đáp: Như đèn sáng đưa vào thì bóng tối tan biến đi. Không còn đèn sáng thì sau đó là bóng tối. Chính trí tuệ phát sinh giải thoát. Nó đồng nghĩa với trí giác.
Hỏi: Đó là công đức của pháp gì? Mà gọi chúng sinh là ngu si, là nhiễm sắc-hương-vị, là thọ, không thọ, đã thọ?
Đáp: Ngoài những ý tưởng đó ra, thì Kinh gọi công đức là gốc của căn lành phước đức không ác. Gốc của phước đức là không ác. Là quả của ba pháp công đức thanh tịnh. Khi ta có tưởng công đức thì cả ba công đức đều ở trong ấy. Nói gọn sẽ nói như vậy.
Hỏi: Đã nói gốc của phước đức là không ác, thì đó là pháp gì?
Đáp: Là phước đức, thí, giới, phân biệt (suy nghĩ) và những việc lành, khiến người ta không còn ác, cũng gọi là phước. Thí, Giới, Phân Biệt; đó là ba hạnh mà bậc Tiên sư đã nói.
Phải thường xuyên làm phước,
Đức là làm bố thí,
Cho đời sống chúng sinh,
Vì mạng sống qua mau,
Phải tiêu diệt điều ác,
Luôn làm mãi chuyện ấy
Đó chính là phước đức,
Như đây nói thí dụ.
Hỏi: Đã nói phước đức, thí giới, phân biệt. Sao gọi là thí?
Đáp: Của cải mình dùng cũng như kẻ khác dùng, của ban cho và ý niệm ban cho đều chấm dứt, cứ vậy mà bố thí. Đó là ba hạnh thí. Cho ăn, cho pháp, cho vô úy. Kinh nói là pháp thí, thực thí, vô úy thí. Đó là nói ba cách ban cho, theo thế gian và xuất thế gian. Những pháp thí, vô úy thí, là tám chánh đạo, ba quy y, giữ năm giới. Đức Thế Tôn nói quy y Phật, vì Phật là người đáng để vô lượng chúng sinh quay về nương tựa, vì Phật là người không còn sợ hãi, không ganh tị, không giận dữ, không sát hại. Bao điều khác cũng vậy.
Hỏi: Nếu quy y rồi, thấy trùng bị giết, thì lấy pháp vô úy nào để che chở cho chúng?
Đáp: Tôi không nói hết thảy chúng sinh, do tà kiến ngu si, giết hại trùng, làm hại tiền tài của kẻ khác, mà quy y Tam Bảo. Người không có tà kiến ở đời, mà được quy y, thì không có. Người đời tà kiến thì không quy y. Thế nên bố thí vô lượng về thức ăn, đứng đầu gọi đó là bố thí cái ăn. Những việc bố thí khác, thì bố thí tháp, hương là hàng đầu. Coi đời sống của mình, như đời sống của kẻ khác, với mọi sự thọ dụng như nhau, đó là đầy đủ hai công đức, được quả báo rất lớn. Đó là bố thí thanh tịnh, Tiên sư của tôi nói như vậy. Có ý nghĩ về tiền tài của cải do mình làm ra, hay kẻ khác làm, thì nên coi chúng là phương tiện tốt trong đời mà thôi, nên có khi cho ít mà lại có quả lớn. Có khi nhân duyên trong sạch ít, mà được phước đức đầy đủ.
Hỏi: Giữ giới như thế nào?
Đáp: Là giữ cho thân miệng, không gây tổn hại đến kẻ khác. Giới có ba tướng, cùng khởi lên tương ưng với thân miệng.
Hỏi: Làm thế nào?
Đáp: Làm cho người khác nhận lãnh, hay nhận lãnh không nhiều, thì mình cũng thuộc về nó. Phải tự biết mình, không gây hại cho kẻ khác. Chúng sinh cũng phải tự biết mình và không nên gây hại cho kẻ khác.
Như vậy sẽ không ttham mê chiếm lấy của cải người ta, vợ người ta. Đối với kẻ khác thì không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói lời ác, lời không chín chắn. Thân ba, miệng bốn là bảy điều, không được làm hại người khác. Đối với kẻ nghèo khổ, ra sức giúp họ, tưởng như làm cho mình, phước đức nhờ đó cứ thêm lên mãi. Như hiện giờ, không sát sinh, thì phải giữ ý, không cho nó phát lên. Trong khoảng thời gian dài như vậy, cũng phải làm sao cho tâm ý tương ưng với điều lành, như nảy sinh ý bố thí tiền của để được quả báo. Giỏi làm phát sinh sự tỉnh giác nhận biết giống như việc mình trồng lúa, phát triển cành lá tất đến lúc thu hạt. Cứ làm như vậy mãi, cho dù trong giấc chiêm bao, cũng giữ cho chắc thêm. Đó gọi là giới, làm cho tăng thêm.
Hỏi: Đây là phân biệt (suy nghĩ) pháp gì?
Đáp: Là phân biệt vô lượng thiền vô sắc, kinh gọi là suy tư, là việc làm tốt. Phân biệt rõ ra như dầu mè hoa; phải họp lại mà phân biệt cho rõ; như đi tìm vua, ai nấy đều tìm vua, quả nhiên sẽ tìm đaược đức vua mình tìm. Quả trong sạch tương ưng với sự suy nghĩ, là nghĩa tư duy của thiền, đó là bốn hạnh.
Hỏi: Đó là pháp gì?
Đáp: Thiền là chấm dứt mọi hành động dâm, ái, vui mừng, khổ lụy. Kinh gọi là tứ thiền: Ở sơ thiền dâm là hạnh xấu ác. Cho nên nói là ngưng dứt mọi nhân duyên, trụ vào thiện, buộc tâm ý lại, xa lìa dâm dục. Hai là tự mình thực hành, tự thực hành mới tự tỉnh biết, như tiếng chuông nhỏ dần rồi hết. Cho nên nói là vô hành, là chính mình phải ngưng dứt tâm dâm như đã nói. Khi ý dâm đã dứt, thì bước vào tam thiền, ái nhiễm dứt, tâm hoan hỉ phát sinh như suối phun lên, ý dâm càng gia tăng sự ngưng dứt, thì khổ vui cũng ngưng dứt, thân ý không còn bị bao vây trong khổ vui. Bên ngoài không còn cảm thọ dâm, mọi khổ đều ngưng hết, đó là thiền thứ tư.
Hỏi: Hành vô lượng pháp là thế nào?
Đáp: Vô lượng là Từ, Bi, Hỉ, Hộ (Xả) kinh gọi là bốn Tâm Vô Lượng. Chúng sinh vô lượng, nên cảm nhận mọi điều kiện cũng vô lượng, không thể nào lường nổi, cho nên nói là vô lượng. Đó là lòng lành, thương hết thảy chúng sinh; là ý suy nghĩ thương xót mọi loài; là thân nhớ đến việc ban cho an vui. Do thương xót chúng sinh khổ não, cho nên tự mình có được vui sướng yêu thương, đều nghĩ tới chúng sinh, để cùng vui, cùng che chở họ, không làm gì gây tổn hại cho họ. Chúng sinh không có cách để chịu đựng lỗi lầm của người khác. Nếu có ai làm ngược lại ý kiến mình, thì cũng nên che chở cho những lỗi lầm đó. Đã nói xong về vô lượng.
Hỏi: Pháp vô sắc là gì?
Đáp: Vô sắc là hư không, là thức không còn chỗ để có, là chỗ của hữu tưởng vô tưởng. Kinh nói Xứ có nghĩa là nương tựa. Do phân chia bốn xứ: Không, Sắc, Trợ Sắc, Ác Kiến Trợ, nên ý chúng sinh không nhiễm. Vì hư không nên đưa đến một ý định. Hư không cùng tư tưởng liên hệ với nhau, nên tư tưởng là hư không. Thế nào là nương tựa hư không mà có thức? Thức chỉ hoạt động trong điều kiện của nó, là nương tựa vào không, nương tựa mà giải thoát. Khi không có sự tạo ra, thì lãnh vực ý nghĩ cũng không có. Ác kiến là e chỉ còn một ý chấp đó thôi.
Hữu tưởng vô tưởng xứ, là cõi vô sắc. Đã nói về quán Không xong.
Đã nói về phân biệt vô sắc rồi, đó là hết thảy phước đức.
Hỏi: Gốc của pháp là gì?
Đáp: Gốc là không ttham lam, không giận dữ, không si mê. Ba thứ đó là tướng gốc.
Hỏi: Là gốc của cái gì?
Đáp: Không phải công đức nói ở trước. Cho nên bước vào hết thảy pháp giải thoát, gốc như đã nói đó tương ưng nhau. Phải khiến cho chúng tương ưng. Si tương ưng với hai thứ kia. Thế nên cần phân biệt, là bố thí thì không ttham lam, trì giới thì không giận dữ, suy nghĩ thì không ngu si. Lại nữa, không ttham lam thì bố thí ăn, không giận thì bố thí không sợ hãi, bố thí pháp thì không còn ngu si. Với lại, không ttham lam thì không hại người khác; không giận dữ thì không hại người khác; không ngu si thì không làm họ ngu si thêm. Như vậy, ba giới là không ttham lam mà thiền là gốc của không giận dữ, vô lượng, vô si, vô sắc. Phân biệt ba thứ như vậy.
Lại nữa, không ttham lam là việc làm của bậc Thánh. Không giận dữ mà nhẫn nhịn thì không còn nghe một cách ngu si. Như vậy là không có gốc ác, mà là gốc của mọi hạnh lành. Như vậy, không ttham lam là không bám lấy mọi việc làm và mọi suy nghĩ. Không làm cái gì để không giận dữ, gọi là sự giúp sức, khiến cho giận dữ dập tắt. Không si mê là giúp sức cho sự dập tắt vô minh, vô trí. Do vậy,nên gọi là gốc.
Hỏi: Không có những ác đó, là nói đến pháp gì?
Đáp: Không còn ác, mới chịu nghe phần việc của bậc Thánh. Phần việc của bậc Thánh, đó là nói đến ba thứ không ác. Không ác, theo nghĩa thường, là tùy theo ý tưởng làm mọi chuyện, hoặc không biết e dè lo sợ điều ác. Đức Thế Tôn đã nói, ai hoàn toàn không còn chút ác nào mới đáng nói, đó là người có sức chịu khổ nhẫn cao cả, khi cái ác cứ gia tăng, mà người này không hề giận dữ. Ác càng tăng lên thì sức chịu đựng của không ác càng lớn. Sức ác tự xuống thấp, biết chán khổ, đó là nghĩa của nhẫn, lúc nầy sức không ác cứ tăng lên. không tăng sức trả thù nên không có gì phải nói. (vì đối với điều ác, tâm như tro nguội lạnh). Chỉ lo sợ cái ác của chúng sinh phát lên, nghĩa là phải lo tăng thêm sức nhẫn không ác. Kẻ tiểu nhân có đến hại, họ cũng tự rút lui, vì ta đủ sức trả thù, nhưng không trả thù. Ấy là không chấp lỗi của chúng sinh, nhẫn chịu mọi lỗi do họ gây ra. Nghĩa này sẽ nói.
Những khổ về: nóng, lạnh, đói, khát, gió bức bách nổi lên, kinh nói khổ đó giống như là việc làm được thêm lên. Hai việc ấy nổi lên, làm thân khổ, không phải bởi ý của chúng sinh, hay do những điều kiện ác của chúng sinh. Vì vậy, hai thứ khổ trong ngoài bức bách thân ấy, phải nhẫn phải chịu như thế.
Hỏi: Đã nói nhẫn, còn nghe là sao?
Đáp: Nghe kinh nói là A-hàm, A-tì-đàm, Tì-nại-da, gọi là ba Tạng. Nghe có nghĩa là không còn Dâm-Nộ-Si. Những gì là nghe, đều như vậy, ngoài ra thì không phải là nghe. Nghe ba Tạng kinh-luật- luận, gọi là nghe bậc Nhất Thiết Trí nói. Phật khen ngợi cái nghe như vậy. Hiện ở trong pháp Tứ Đế, dứt bỏ hết mọi bám víu, biểu hiện rõ sự giải thoát cả trong lẫn ngoài, là A-tì-đàm. Còn Tu-đố-lộ (kinh) là hết thảy những gì tương ưng sáng tỏ, Tì-nại-da gọi là đời sống thanh tịnh vô hành, vô mạng. Đó là hạnh nghe thứ ba, là gia tăng sự chấm dứt ttham dục, Tì-nại-da làm việc đó. Chấm dứt giận dữ là việc làm của A-tì-đàm. A-tì-đàm làm cho người ta có sự lay tỉnh. Do vậy, sự giận dữ trở nên mỏng đi, đường địa ngục ngu si được chấm dứt, giận dữ nổi lên là phạm giới. Đã nói về điều kiện trọn vẹn để nghe là như thế.
Hỏi: Thế nào là phần việc của bậc Thánh?
Đáp: Phần việc của bậc Thánh thì tư duy của thiện tri thức sẽ đạt được. Những tư duy của thiện tri thức, đó là ba phần Thánh. Lãnh vực của Thánh là không dám nói tới điều ác, chỉ là thiện tri thức. Mọi điều mà Thánh mong cầu, là nhằm giúp sức mạnh cho điều thiện. Kinh nói về thầy, bạn, đệ tử chính là những mong cầu. Sức mạnh giúp cho điều thiện thì thiện tri thức kia là thầy, đệ tử, bạn.
Hỏi: Thế nào là thầy giúp sức? Thế nào là đệ tử lành? Thế nào là bạn giúp sức, như thường nói?
Đáp: Nói những điều đó, tức đã phân biệt về chỗ khác nhau. Sức mạnh giúp cho điều lành là tướng của thiện tri thức. Người ấy là thầy, là bạn, là đệ tử. Họ biết nói đến việc tăng thêm sức cho điều thiện thì có hai, hoặc là tương trợ cho điều bất thiện, hoặc là không thêm sức cho sự tỉnh biết. Ví như người cha, không đủ tuổi lớn, thì không trở thành cha đối với con. Hoặc có sức niệm bất thiện, muốn giúp điều lành, không giúp điều không lành, như Mạt ca-lan-phú-lan (nhóm thứ hai trong Lục sư), cái muốn của họ, là không giúp sức cho điều lành. Họ biết rành về thuốc, nhưng do có oán thù trước đó, nên họ biết bệnh mà không cứu cho kẻ kia. Phải có đủ ba tướng, mới là thiện tri thức: Hoặc vượt hơn thầy, vượt hơn đệ tử, vượt hơn bạn, ba tướng đó tương ưng là thiện tri thức.
Hỏi: Tư duy pháp nào?
Đáp: Là chấm dứt ý rối loạn, siêng năng hộ trì hoạt động của tư tưởng. Kinh nói: Là dứt rối loạn, hộ trì ý tưởng một cách tinh tấn, khi biểu lộ ra mặt thì không thấy được gì. Dứt là dứt ý loạn. Đó là những hình tướng, tỉnh biết, tinh tấn đối với ý tưởng nhớ nghĩ biếng nhác. Thế nên dạy: Cần phải loại trừ rối loạn, giữ cho cái có được tương ưng với sự hộ trì. Ví như người đánh xe biết kìm chế, ngựa đi chậm thì vung roi, bò chạy mau thì kìm lại. Mọi việc đều làm như vậy là hộ trì. Nên quán sát tâm ý như thế. Đưa tâm vô lượng về một tâm, một hộ trì, đều là những duyên tương ưng khi đứng trước chúng sinh. Ý ngang bằng mãi, là hộ trì.
Hỏi: Điều ấy muốn nói cái gì?
Nếu ý có hộ trì, thì khi nó giong ruổi, tự biết kìm lại. Nếu ý trì trệ thì hãy dựng nó dậy, đó là được hộ trì?
Đáp: Trước tôi lẽ nào đã không nói phải tư duy như vậy sao? Như vậy mà tư duy; ví như khi lo sợ thì tâm mình tương ưng với mọi hành động. Không tư duy cái gì khác, đó gọi là tư duy.
Hỏi: Như vậy được cái gì?
Đáp: Được đầy đủ những quả về phương tiện. Kinh gọi là phương tiện nhập định, không còn sự cúng dường bên ngoài. Đó là tương ưng với quả phương tiện đầy đủ, bước vào định như vậy.
Hỏi: Ai làm đủ những thứ ấy?
Đáp: Làm như những điều đã nói, là có giải thoát.
Hỏi: Làm đầy đủ những thứ đó, gọi là gì?
Đáp: Đó là làm những thứ được ghi chép, như Sa-môn có đủ mười hai pháp là đầy đủ. Đóng cửa mọi giác quan, đi gần vào thiền định. Kinh nói, việc tập trung đầy đủ như vậy, gọi là hạnh thiện. Cho nên có đầy đủ mọi thứ như vậy mới có ý nghĩa là giúp sức thêm. Đầy đủ ba hạnh, là ghi chép, đóng cửa giác quan, gần vào định.
Hỏi: Văn tự ghi chép đầy đủ đó gọi là gì?
Đáp: Ghi chép đủ về năm thứ cần dùng của hạnh Tỳ-kheo sống ở A-lan-nhã. Nói rộng ra, ghi chép đầy đủ có nghĩa là làm như thợ giỏi, và làm như thợ vẽ. Thợ giỏi, có khả năng chạm khắc vào cây đá, đẽo gọt một pho tượng, làm cả kinh, vẽ cả pho tượng ấy. Còn thợ vẽ chỉ chịu đựng cả mưa nắng mà làm. Trong hai loại thợ ấy, có người không giỏi chịu đựng. Giống như đạo nhân và người thế tục. Đạo nhân từ bỏ quyến thuộc, làm mọi chuyện như thợ giỏi. Người thế tục thì như thợ vẽ, bận bịu nơi vợ con, nô tỳ. Kẻ thế tục sống nương vào những tham thích đó, phải chịu nhiều chuyện buồn lo như là người thân phải chia lìa, chuyện cãi nhau, đó là chuyện khiến họ lo sợ nhiều nhất. Họ làm chuyện phi pháp, bị đổ bể, hư hoại; như đạo nhân mà không phải là đạo nhân, vì đã tạo ra những kinh tượng không chắc chắn. Đức Thế Tôn nói, hạng ấy như chim công, đẹp nhờ cổ có màu xanh, nhưng sức bay thì không bằng một bước của hạc nơi đồng nội. Do vậy, người thế tục không bằng được thầy Tỳ-kheo, sống vắng lặng, ngồi thiền nơi đồng vắng, đó là ghi chép. Năm thứ đồ cần dùng của hạnh Ty- kheo A- lan-nhã là ba công đức của Đầu-đà, là mười hai thứ gốc. Còn lại chín loại phụ thuộc, mỗi thứ sẽ nói riêng.
Khi ở chỗ Toan-đà-lê, đức Thế Tôn nói cho Nan-đà ba thứ công đức. Này Nan-đà, khi nào ta được thấy ông vô sự, thâu nhận năm thứ của tín thí mà không bị vướng mắc, lìa xa hạnh dâm dục cùng những tai họa nguy hiểm của nó, thì phải biết là ông đã có cái gốc của ba công đức và bốn điều lợi khác. Sống với y phục, khất thực, sàng tọa ngọa, đó là những cái lợi. Dựa vào lợi, giữ năm thứ thâu nhận: Cái lợi của khất thực, cái lợi của dạy bảo khi khất thực, cái lợi của sàng ngọa. Đó là hạnh của A-lan-nhã. Những công đức bị hư hoại là do nhắm vào lợi, do bước vào tánh tự cao, tự khen lấy mình. Nếu ai sống trọn với khất thực, y phục tầm thường, sàng ngọa cũng vậy, mà bước vào tánh cao ngạo, thì ba công đức sẽ mất đi một. Do đấy, cần phải loại bỏ tánh cao ngạo. Nhờ vậy mới được an vui, đó là công đức của hạnh Đầu-đà.
Hỏi: Thế nào là thâu nhận năm thứ?
Đáp: Là thâu nhận ba y. Kinh nói là không lựa chọn xấu hay tốt.
Năm thứ thâu nhận ấy, thường có trong đời sống, ba y là đầu tiên.
Hỏi: Nếu trong năm thứ thâu nhận, mà có đủ ba y thì có trái với chín công đức Đầu-đà không? Vì sống nơi gò mả, đồng trống mà được quấn ba y là: Tăng-già-lê, Uất-đán-la-tăng, An-đà-la-bà như vậy; thì người kia có chấp giữ ba y? Điều lợi cao thì hỏng, ấy là do tiện lợi mà rối loạn. Nếu không mong cầu nhiều điều lợi cao tột, thì nên cầu hai lợi. Lợi nhiều mà làm gì! Ở đời, có người chỉ cần hai thứ đẹp đẽ là đủ, không cần tới một ngàn. Như vậy, lợi nhiều là ở chỗ giữ đúng ba y. Đức Thế Tôn nói: Ta giữ ba y, may cắt cẩn thận. Hết thảy đều may đúng phép và hoại sắc, bằng vải gai thô xấu, không tồi tàn, cũng không quá tốt đẹp, nên gọi là không đẹp. Giữ đúng ba y, gọi là không cầu cái tốt. Còn về sàng tọa ngọa, nếu đại chúng cho phép hay là hàng bạch y cúng dường thì có thể dùng đồ khá tốt. Trường hợp thuận tiện nào thì có thể ngồi, nếu được bậc Thượng Tọa cho phép ngồi. Như vậy là nói xong năm thứ thâu nhận.
Hỏi: Pháp của A-lan-nhã là gì?
Đáp: Thường ngồi nơi gốc cây trống trải, luôn an tọa. Ba thứ: Ta thường an tọa, Ta thường ngồi nơi trống trải, ta thường ngồi bên gốc cây, đó là hạnh A- lan- nhã đầy đủ. Việc ngồi nằm trên tấm đệm cũng là cái lợi hỗ trợ niềm tin vui ở giảng đường, vì nó gây nên cảm giác vui nhẹ, giúp cho tư tưởng biết phân biệt những lời nói ra. Đức Thế Tôn nói: Ta thì không phải như vậy. Từ bỏ nhà cửa, bỏ mọi ràng buộc, bỏ luôn cả giảng đường, chỉ giữ hạnh A- lan- nhã. Đó mới là hành A-lan-nhã. Còn như muốn làm phòng rộng, muốn ở nơi cao khuất, thì Thế Tôn nói: Ta bảo đó không phải là hạnh A-lan-nhã. Làm việc ấy, khác gì bỏ ngựa cỡi lừa. Thế nên phải ngồi nơi gốc cây. Có người lại bỏ cây xấu ưa thích ngồi ở cây tốt, ưa thích cây lê có trái đẹp. Thế Tôn dạy cho những người ấy, là phải ngồi nơi đồng trống, lộ thiên. Cây có trái, là nơi nam nữ ttham muốn, Bà-la-môn cũng ttham muốn nơi ấy. Ngồi nơi trống trải thì không phát sinh điều lợi gì cho họ. Do vậy, ngồi nơi chỗ trống trải là khổ hạnh, đừng lấy đó làm chỗ nằm tốt vì có những người ngồi suốt đêm, đến sáng, lại nghĩ chuyện nằm ngủ. Do vậy, đức Thế Tôn mới nói những người ấy là không thanh tịnh. Làm như vậy, khác gì cắt lỗ tai mà còn ttham đeo bông. Cho nên phải an tọa, ngồi trên nệm cỏ, kết già mà ngồi để suy nghĩ đủ hết mọi chuyện trên đời này. Làm như vậy, gọi là đầy đủ hạnh A-lan-nhã.
Hỏi: Thế nào gọi là pháp khất thực?
Đáp: Khất thực có nghĩa là ngồi ăn một lần, sau đó, không ăn ở đâu nữa, không để dành. Ngồi nơi gò mả, khất thực. Kinh nói, đó là hai hạnh mà các Tăng học đạo có được. Và khất thực xong, về nơi chỗ ở mới được ăn. Đó là có tín thí, hằng ngày đến cúng thí đầy đủ. Hoặc sợ phải tới lui vất vả, nên mới lập Tăng viện, trai đường. Nơi ấy chuẩn bị thức ăn xong thì trưa đem đến cúng thí. Còn như đi khất thực, thì dù ít hay nhiều, đều khất thực khắp mọi nhà. Trái ngược với pháp khất thực, là muốn được ăn mãi ở một nơi, như bảo nhà đàn việt là mình sẽ tới ăn. Đó là có ý ttham đắm vào chỗ ăn. Đức Thế Tôn nêu dạy: Hành khất thực không được chỉ mong đúng giờ, đến nơi cố định ấy. Do vậy, để không nghĩ đến điều đó, đức Thế Tôn mới chế ra pháp ăn một lần.
Có người ưa thức uống, biết hạn chế, chờ khi ăn một lần, rồi xin thức uống ngon. Phật cho phép uống nhiều thứ. Đức Thế Tôn nói, ta dùng món ấy xong rồi, muốn uống món này để giải khát, thì chỉ uống sau khi ăn. Có người không ngồi ăn một lần, họ bỏ ăn, sau đó tắm gội, xoa bột thơm vào mình, trang sức thân mình. Đức Thế Tôn nói hạnh ấy có ý tưởng về cách ăn kiêu mạn. Họ muốn được nuôi thân bằng những thứ cúng dường quan trọng, họ từ bỏ nơi gò mả. Do vậy, Phật dạy là nên ở chốn gò mả. Thấy gò mả thì thức ăn dễ tiêu hóa. Nơi gò mả ấy, loài trùng ăn hết một nửa các thây ma, các thây ma sình trướng máu chảy, cốt tủy rệu rã, cả ngàn thân lộn xộn bừa bãi, thấy vậy thì hết kiêu mạn. Như vậy, Tỳ- kheo tu hành đủ hạnh, phải ghi nhớ những điều ấy.
Hỏi: Thế nào là căn đoạn?
Đáp: Căn đoạn là không thể cưỡng ép, mà phải tự biết kìm chế, không cho cấu nhiễm.
Hỏi: Ai không thể cuỡng ép?
Đáp: Khi giác quan nổi dậy thì không cuỡng ép nổi. Không thể ngăn cấm giác quan, như ngăn dòng nước chảy xiết được, cần phải giữ gìn giác quan, chứ không thể cắt đứt nó. Ngựa cho ăn uống quá no đủ thì không thể đi được. Nếu không tùy thời, thì không cưỡng ép giác quan, như người mù thì dễ lìa dâm. Do vậy, không thể kìm chế giác quan, mà phải biết lãnh vực hoạt động của nó, không đón nhận những suy nghĩ có thể bảo vệ nó. Có lúc tiên sư dạy, phải biết trừ bỏ ý tưởng về căn giới, dứt bỏ sự thọ nhận, không có khả năng bước tới lãnh vực đó. Nghĩa là sự thọ nhận, tự mình vứt bỏ, không nên đến gần, ví như thấy hình người nữ đẹp, thì coi đó giống như thấy bóng dáng của mẹ mình. Đó gọi là ba căn đoạn.
Hỏi: Cận Thiền là pháp nào?
Đáp: Là gần Thiền, Nhẫn, Vô Tưởng. Kinh gọi là cùng gần với Duy. Do vậy, ở trước có nói cận thiền là giải thoát.
Hỏi: Như trước nói là Tứ thiền, tại sao nói như vậy?
Đáp: Giải thoát khỏi thế gian hay xuất thế gian, hễ làm được như vậy, nhất định là giải thoát. Trong trường hợp ấy là chứng được Tứ Đế. Như kẻ đi xuyên qua cánh đồng bao la, bắt gặp vườn nhà cây trái hoa quả, lòng họ không còn nghĩ tới đói khát nữa, vì họ đã sắp đến thành quách. Đồng rộng bao la kia là Dâm-Nộ-Si, nhờ thiện tri thức khổ công dẫn dắt, suy tư, mà mau bước khỏi ấm giới xứ, quán biết hết thảy đều là vô thường, vô ngã, khổ. Đạt được kết quả đó, là nhờ sức nhẫn, tư duy bất động. Như chiêm bao thấy điều vui, thấy cả bóng hình, cũng thấy cả khổ, là sức tưởng của ý nghĩ gia tăng, là lối quen của đời thường. Đức Thế Tôn tưởng cũng như vậy, đó là hành thiền; trong ấy, là cảm nhận niềm vui, là chứng được đạo quả vô trước của Thánh Đế. Vượt qua được ba pháp đạt đến giải thoát, trước tiên nói về Tế- mạt- đô. (?)
TỨ A-HÀM-MỘ SAO GIẢI THỨ HAI
Hỏi: Pháp nào thì gọi là phương tiện?
Đáp: Là giới phương tiện dứt trừ, là trí. Kinh nói, nghĩa của đạo là phương tiện, nghĩa là lấy giải thoát làm đầu. Phương tiện là Ba kiền- độ giới, dứt trừ, trí.
Hỏi: Tại sao lại nói kỹ về giới?
Đáp: Trước lẽ nào không nói giới có hai là Thế gian và xuất thế gian. Đã nói giới thế gian, đây là nói ý nghĩa về hành giới xuất thế gian.
Hỏi: Là pháp nào?
Đáp: Giới là hoạt động của thân, miệng, đó là ba kiền- độ về giới. Hoạt động của miệng là xa lìa lời nói dối, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói lời không chính đáng và những lời tà vạy khác. Hoạt động của thân là phải xa lìa hành động sát-đạo-dâm, và nhiều việc khác. Do vậy, mới gọi là sống đời Tỳ-kheo khất thực. Sống vừa đủ với những y phục, sàng tọa, thuốc men đã khất thực được. Ngoài ra là tà mạng cả. Hạng Ưu- bà- tắc thường xa lìa năm việc. Ngoài ra sống chánh mạng thì không được buôn bán đao gậy, chất độc, rượu, ăn thịt chúng sinh.
Hỏi: Cách nào để chấm dứt chuyện ấy?
Đáp: Chấm dứt thì phải tinh tấn nơi niệm và định. Kinh nói là phải đầy đủ sự “diệt-tức”, (chấm dứt). Trước tiên là chấm dứt dâm-nộ-si. Trụ vào sự chấm dứt đó, là nhờ ba thứ: Tinh tấn, niệm, định. Tinh tấn là sức siêng năng, nghĩa tinh tấn là vậy. Có sức mạnh đó, thì có giải thoát. Đó gọi là tinh tấn.
Hỏi: Đó là pháp nào?
Đáp: Là tin và thực hành tinh tấn không buông lìa. Kinh nói ba tinh tấn, là tin, làm mãi, không buông bỏ. Nó cung cấp cho hết thảy mọi hạnh lành khác.
Tin là gì? Là tin hết thảy mọi pháp lành. Đầu tiên là làm mọi pháp lành, với niềm tin cao cả, khiến cho người khác làm theo. Kệ cũng nói có ba.
Hỏi: Là pháp nào?
Đáp: Là tin, vui kính và hành thì được giải thoát. Kinh nói: Tin, Kính, Hành thì được giải thoát. Kính có nghĩa là từ bỏ cặn đục. Người cặn đục, mắc lỗi lầm của giận dữ, lỗi lầm của không biết xấu hổ, như nước tù đọng của bò heo, giẫm đục suối nước. Đục như vậy, nhưng biết trừ bỏ cặn đục nhơ thì nước trong lại. Ý xấu loạn đục, nhưng biết lắng trừ thì nó trong lại. Đó là sự cung kính, vui thích thực hành pháp thiện thì giải thoát. Ví như khi thân mang bệnh, thì không ưa ăn, dù là món ngon; hết bệnh, thì ăn mới cảm thấy ngon. Khi bám theo giận dữ, thì không ưa nghe pháp, nhưng sau khi được thiện tri thức chỉ bảo, liền ưa thích học theo. Điều hay hơn hết, là sau đó, người ấy còn nhớ nghĩ đến nhiều pháp cao thượng, lại còn nói về hạnh vui mừng, được hiểu biết như vậy, gọi là người có khả năng thọ trì. Như người bị rắn cắn phải nhờ thuốc chữa trị mới lành. Ttham mê dâm dục hàng đầu, ví như bị rắn cắn, kẻ bị nạn không có phương thuốc nào. Vì thương xót họ, Phật Thế Tôn nói pháp, như là thuốc chữa trị cứu giúp. Từ đó, lòng mê dâm của họ chấm dứt, hiểu được, tin được giá trị của giáo pháp.
Hỏi: Thực hành ra sao?
Đáp: Thực hành là siêng năng khởi niệm. Kinh nói siêng năng khởi niệm phải đủ ba hạnh, mới gọi là khởi niệm lành, như dùi cây lấy lửa, rồi gom phân bò cây khô mà nhóm lửa, và phải làm liên tục không nghỉ. Thường một lòng suy niệm như vậy, tâm ý tương ưng không nghĩ đến cái gì khác. Như lửa kia phụt cháy nơi tóc, mũ, thì chỉ còn cách lấy tay dập tắt mới thôi. Đó là ba hạnh siêng năng.
Hỏi: Như vậy không buông bỏ pháp nào?
Đáp: Không buông bỏ là không lìa, không chán, không chuyển dời. Đó là ba cái không bỏ. Không lìa là không tính kể hết, tinh tấn làm mãi. Không chán là hành trì lâu dài, trong khi thực hành, không có ý mong chờ kết quả, nên không chán. Không đổi dời là không mong kết quả, dù được hay không được kết quả; nếu mong thì có lúc sẽ không thích làm, sẽ là tinh tấn gắng gượng! Cần phải buông bỏ ba trạng thái đó, cần phải nhắm tới kết quả theo đúng như đạo dạy.
Hỏi: Nói đến hạnh tinh tấn, thì phải nhớ tới pháp gì?
Đáp: Nhớ đến thân khổ, ý đặt vào pháp không quên trong ngoài. Kinh nói hai thứ trong ngoài không quên là không quên hai ý niệm đó. Trong là nghĩ nhớ đến thân mình đã thọ nhận ấm-xứ-giới. Ngoài là những cảm nhận khác, hoặc cảm nhận hoặc không. Hoặc là bên trong, thì kết đọng tính dâm, bên ngoài thì giận dữ, giận kẻ khác. Người có ý nghĩ về tính dâm, thường làm cho kẻ khác biết ý nghĩa đó. Như bên trong có ý dâm sau khi làm lộ cho người khác biết rồi, bên trong tự bám lấy ý đó mãi. Như Đức Thế Tôn nói: Những bộ phận bên trong của người nữ, thì chỉ người nữ ấy thấy. Kinh nói: Cần phải bỏ đi hai sự tương ưng, chuyển thành ba niệm mạnh, thân khỏi khổ như đã nói ở trên, vì ý đặt vào pháp.
Đó là mười hai hạnh niệm.
Hỏi: Tam- muội là pháp gì?
Đáp: Là thiền định; là Không, Vô tưởng, Vô nguyện. Đó là ba tammuội. Không là hết thảy đều không.
Hỏi: Là mọi thứ như thành ấp, nhà cửa, đều không chăng? Như vậy nói không, là có ý nghĩa gì?
Đáp: Không tôi nói và chính nó, đều không thể thấy được. Kinh nói: Ngã tạo tác và mọi cái của ngã tạo tác, đều không thể thấy, nên gọi là không.
Hỏi: Pháp nào mà ngã tạo tác và hết thảy cái được làm, đều không thể thấy? Như Đức Thế Tôn vốn đã từng nói với hạng Bà-la-môn không đầy đủ căn, là hãy xem ta làm, hãy xem tay Tỳ- kheo của ta làm đều là hư không; cái được làm đó là pháp gì?
Đáp: Đó không phải chuyện ngã tạo tác, mọi việc làm đều là thế tục. Ta biết năm ấm, vì ta nói đến nó, không phải là của Thế Tôn. Ta bước vào cõi lành, đó là mọi việc ta làm được. Điều ấy, Thế Tôn không gọi là pháp ấn Không, không là quán hạnh thường của thế gian. Điều ấy và cái ta của ta, hai cái nầy do biết mà có được, cho nên không thấy, gọi đó là không.
Hỏi: Vậy Vô nguyện là pháp gì?
Đáp: Vô nguyện tương ưng với vô tác ở quá khứ, vị lai. Kinh nói vô nguyện, là nghĩa không lập, là không trụ ý vào quá khứ, hiện tại, vị lai, bởi vì hết thảy đều là pháp hữu vi. Kinh nói: Trong quá khứ, người ấy có biết thân mình đạt Niết-bàn hay không, có ba cảm thọ hay không? Thân và Niết-bàn là một nghĩa hay khác nghĩa? Không có nhân duyên để Niết-bàn phải bỏ thân. Người kia biết tương ưng là diệt hết thảy tư duy. Vậy Niết-bàn là vô tận, theo đó mà biết tương ưng. Không nói được thân này là còn hay không còn. Những chuyện như vậy chưa gọi là Vô nguyện.
Hỏi: Vậy Vô tưởng là pháp gì?
Đáp: Là không tưởng nghĩ đến mọi hoạt động nào, gọi là vô tưởng. Kinh nói là buông bỏ hết cả. Vô tưởng nói gọn là buông bỏ mọi chuyện, buông bỏ hết thảy hữu vi, là làm thì như nói, mà nói thì như làm. Như phước, vô phước bước vào vô minh, thực hành A –ni-xà làm nhân, rồi mới có ý thức thọ trì hoạt động. Đó là hành động theo vô minh. Do vậy, nên mọi việc làm hữu vi phải từ bỏ hết. Như pháp ấn, như sắc tưởng là không thể nắm bắt được. Cho nên mọi hành động, mọi lời nói và ý tưởng đều bỏ hết. Cả thảy có ba nghĩa. Tưởng biết là không.
Hỏi: Biết là pháp gì?
Đáp: Biết, thấy, phân biệt, tương ưng, với địa vô học. Kinh nói biết là trí giác. Nghĩa này của người trụ ở địa thứ ba. Thấy được địa, phân biệt địa, địa vô học. Người ấy thấy ngay trước mắt.
Hỏi: Thấy rõ cái gì?
Đáp: Là trước chưa thấy Thánh địa, Căn, Lực, giác báu, phân biệt. Trường hợp đó, như áo được giặt sạch, mà mùi thơm cũ của áo vẫn còn. Và mùi thơm về sau, vẫn thơm ngát giống như hương của hoa. Như vậy, thấy được Địa, thì ý tịnh và được vô lượng thiền. Ngưng dứt cảm thọ, buông bỏ sự gia tăng của nhân duyên. Mùi thơm cao khiết nhất, chính là phân biệt vô học; cho nên mọi nguyên nhân của dâm nộ si đều dứt hết.
Đó là địa vô học.
Hỏi: Trí nào thấy được?
Đáp: Kiến địa là phép quán, chưa phải trí biết. Kinh nói: Trí- pháp trí quán, chưa phải trí biết. Như vậy thấy ba kiến địa là trí pháp- trí quán. Việc này có ý nghĩa, như thầy thuốc thấy ung nhọt đã muồi, liền lấy dao mổ nó. Ông lấy ngón tay ấn vào mạch, khiến mạch không bị đụng đến, rồi mổ vết thương rộng ra. Như vậy, việc dâm hành là khổ, là vô thường. Một khi thấy rõ là vô thường, thì mọi khổ đều ngưng đứt. Như vậy là đã đoạn hai trí hay là chưa đoạn? Như vậy là đã phát khởi trí suy tư, tư duy buông bỏ hết thì như vô thường cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc. Đã có trí tư duy, thì mọi hành sắc, vô sắc đều dứt bỏ. Như vậy là thấy khổ do hạnh dâm, đạt cái lợi về trí pháp trong lãnh vực khổ. Đó là trí quán, là trí vị tri hành sắc, vô sắc, là sự dập tắt ba hạnh dâm dù ở cõi nào. Pháp trí nầy dừng, thì đó là quán trí, đó là sắc, vô sắc hành vị tri trí, dập tắt được ba hạnh dâm khổ này, cho nên pháp trí chấm dứt, cũng là quán trí. Như vậy sắc, vô sắc hành vị tri trí là đạo, là mười hai trí kiến nơi địa rộng biết (Tứ đế mỗi thứ có ba thành mười hai).
Hỏi: Có bao nhiêu trí phân biệt địa này?
Đáp: Phân biệt địa, có đủ thứ tướng hành để biết. Kinh nói: Tướng trí, hạnh trí, chủng trí, là ba trí phân biệt địa như đã nói ở trên.
Hỏi: Là tướng pháp nào?
Đáp: Là tướng sinh-trụ-hoại. Kinh nói: Tướng gọi là sinh, trụ, hoại. Sự sinh tương ưng với trụ, rồi lần lượt hư hoại vỡ nát.
Hỏi: Không nói lợi ích Niết-bàn, chúng sinh lại kể đến tướng chúng sinh Niết-bàn. Như chúng sinh mãi sống lầm lỗi trong vô thường, nếu không chỉ bảo họ thì kinh có lỗi. Thế nên phải nói tướng hữu vi, sinh-trụhoại và công đức tăng lên. Đó là tướng công đức gì? Sẽ nói đến tướng ngã, tướng ngã có đổi khác hay không đổi khác. Nếu không nói thì người ta cho nó là thường có, là khác. Nếu không khác, là vô thường, đều lầm lỗi. Nếu không nói thì Niết-bàn là vô tướng. Cho nên để có lợi ích cầu Niết-bàn, chỉ ra tướng hữu vi là vậy. Đó là công đức tăng thêm như đã nói. Tướng công đức nào gọi là Trí, là hành gia tăng, phải là ba trí công đức. Tướng nầy nói là tướng.
Hỏi: Hành đó là gì?
Đáp: Là hành vô thường, khổ, vô ngã, kiến. Kinh nói: Hành là biết trùm khắp về ý nghĩa, về hành về tướng. Biết nghĩa nầy là vô thường. Ấm là vô thường. Biết khổ là khổ. Cho nên cái hiểu phải tương ưng với sự thật. Vô ngã: mọi hoạt động của con người, sự vật, những cái đó không tồn tại lâu dài, mà như bọt nước. Khổ vây ngặt, như là mũi nhọn đâm vào thân. Vô ngã, là do không có tự tại, như mượn thân thể để hoạt động.
Hỏi: Là thứ gì?
Đáp: Đó là thói quen, tai ương được lìa.
Hỏi: Là ai?
Đáp: Là hữu vi. Thói quen lâu đời ấy, gọi là sự nhuộm thắm vào, dính khắn vào. Tai ương là điều ác. Được lìa gọi là điều lãng quên. Thói quen ở cõi trời là vui, còn như thói quen tai ương, ác báo ở cõi địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, thì khổ nhiều hơn. Từ bỏ những kiến chấp, ra khỏi những thứ xấu ác thì kiến được giải. Đó gọi là phân biệt trí địa.
Hỏi: Thế nào là trí của địa Vô học?
Đáp: Địa vô học là có thần thông biện luận, thần thông biện luận thấu suốt. Đó là trí địa vô học.
Hỏi: Thấu suốt pháp gì?
Đáp: Thấu suốt chuyện đời trước. Nơi sinh của trí lậu tận. Kinh nói: Trí nhớ đời trước, trí lậu tận, nơi sinh trí, là những thấu suốt đứng đầu của hữu vi, nên đó là nghĩa của thấu suốt. Trí nhớ lại đời trước, là nhớ lại mọi việc làm đời trước, trí biết nơi sinh, đó gọi là hạnh quả. Những gì là hoạt động của trí lậu tận sẽ nói sau. Nếu kết sử ở ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai, ở đời trước đã sống với mười tám kiến chấp, đã làm mọi chuyện ở đời trước, thì đời tiếp đến phải sống với bốn mươi bốn kiến chấp. Đời hiện tại làm-sống với thân kiến, thì người ấy biết được hành động bây giờ, là kết quả của quá khứ và vị lai. Biết về đời trước, thì sinh nhớ nghĩ về đời trước, không quên nơi mình đã sinh. Biết đời sau, thì không quên trí vô lậu, trí vô nguyện, và trí đều tận không còn chỗ sinh. Kinh nói: Kết sử ta đã dứt hết, là quán tận trí, không còn sinh lại nơi đâu. Đó là trí không còn chỗ sinh. Ví như ông thầy thuốc nếu bị rắn cắn, thì tự trị liệu, phá hết chất độc. Đó là thứ trí không còn phát sinh lại khí độc của đời trước. Trí biết hết như vậy. Trí vô nguyện, trí không còn sinh nơi đâu, gọi là trí nhớ lại đời trước. Hàng Thanh văn chỉ nhớ đời trước của mình, không nhớ đời trước của kẻ khác. Còn trí nguyện thì biết đời trước của kẻ khác, đó là trí nguyện.
Hỏi: Pháp thần thông nào?
Đáp: Thần thông bay xa và thần thông biết tâm ý kẻ khác. Kinh nói: Có khả năng bay xa là bay tự tại. Sáu thần thông, ba sự bay xa. Thiên nhĩ biết tâm kẻ khác là trí bay xa. Sau sẽ nói việc nghe thấu suốt gọi là định tiền hành. Những sự nghe biết tăng, thì một chút điều kiện cũng xa rời mặt đất: Cho nên tùy sức, mà nghe cả chuyện Trời người, dù xa hay gần đều thấy cả, tùy nhãn lực. Nhờ định mà thấy biết được tâm kẻ khác như vậy. Chúng sinh nghe điều gì, thì Bậc này đều biết tâm ý họ. Đó là tư duy Tri tha trí phi hành, hóa Thánh tự tại giữa hư không. Kinh nói: Hành tự tại giữa trời, là tự tại biến hóa, là tự tại của bậc Thánh. Đó là ba phi hành. Vị đó tự tại bay giữa trời, có khả năng lặn xuống nước, chui xuống đất, có khả năng đi qua vách núi không bị trở ngại, tay sờ chạm mặt trời, mặt trăng. Bay đi tự tại biến hóa giữa trời như chim. Xe, người, núi, cây, vườn thành quách, sông, nước là những điều bậc Thánh có khả năng hiện bày, còn gọi là có khả năng trụ. Thân hóa ra nước, giữa chân mày phóng hào quang. Mọi cái khác cũng chuyển đổi và tăng thêm như thế. Đó là bay xa, là Thánh nói phi hành, là nghe biết tâm ý của kẻ khác, trí thần thông giúp biết chuyện sinh diệt nơi đời trước. Chỉ bấy nhiêu đó cũng gọi là phàm phu có năm thần thông.
Hỏi: Đó là biện pháp gì?
Đáp: Biện pháp nghĩa là phân biệt rõ về phương tiện. Kinh nói: Giác pháp phương tiện, Giác nghĩa phương tiện, Ứng hợp phương tiện và Phân biệt phương tiện. Bốn biện luận này, Giác pháp gọi là cú (trường hợp), là bao gồm nghĩa của giác phương tiện, tùy mỗi người có được, như lửa gọi là nóng, lấy nóng làm nghĩa, những điều ấy không quên. Như vậy là gồm cả nghĩa của sắc v.v… cũng đều phân biệt biết hết. Phương tiện gọi là tùy ứng hợp, không có gì trái nhau. Vượt ra khỏi những biện luận đó, là cái biết rộng khắp, là lãnh vực của trí vô học.
Hỏi: Tư duy-giới-định của học và vô học, tại sao không chỉ ra ba thứ?
Đáp: Không những cấm, mà còn chỉ ra sự hữu ích, hễ sát sinh là làm suy giảm thêm. Có người chưa phải là A-la-hán che chở chúng sinh, gọi là sự học không gây hại cho kẻ khác. Biết đó là trụ ý. Cho nên không phải nói nhiều. Biết cũng là biết cả ba. Như vậy, ba pháp Bà- tố- bạt- đà là giải thoát thứ hai đã nói xong.
TỨ A HÀM MỘ SAO GIẢI THỨ BA
Hỏi: Trước nói đủ phương tiện là quả, thì những phương tiện đầy đủ đã nói ấy, quả nó là gì?
Đáp: Đó là ba quả Phật, Bích chi Phật, Thanh văn, .
Hỏi: Là quả gì?
Đáp: Giới là cấm dứt, trí mở ra để giảng nói. Kinh nói đó là hỏi đầy đủ. Nói đầy đủ là quả, là đạo. Còn những thứ khác là quả dục, là ở ngoài, không còn nghĩa nào nữa. Đức Thế Tôn đã nói Niết-bàn vô dư, là nghĩa đó. Kinh nói: Không còn điều ác nào thì gọi là Phật, là Giải thoát hết mọi kết sử, có mười lực, có bốn điều không sợ hãi, và tự tại đạt được hết thảy pháp Phật, cùng với chư Phật không có gì khác nhau. Giới-ĐịnhTuệ của Bích chi Phật, gọi là nương vào chính mình, không phải từ người khác nói; nghĩa không khác nhau. Với Thanh văn, Bích chi Phật theo kẻ khác nói mà được đạo, cả hai đều giải thoát như nhau. Họ gia tăng lòng thương xót và chán ngán, khi được Tam Da Tam Đề (quả vị Phật). Chán ngán về thân mình do những điều kiện khác phát sinh. Kẻ tự chán chán thân mình là Bích chi Phật. Do kẻ khác sinh chán ngán là Thanh văn. Còn bậc Nhất Thiết Trí thì đủ hết thảy công đức, lìa xa hết thảy điều ác, đó là bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Bích chi Phật có công đức do đã bỏ hết điều ác. Một số ít Thanh văn nhờ vào kẻ khác mà bỏ điều ác.
Hỏi: Tại sao Phật không có trung gian? Và ngoài ra đều như Thanh văn?
Đáp: Thanh văn là bỏ hết kết sử, chưa bỏ hết kết sử cũng gọi là Ala-hán, là Thanh văn. Thanh văn là trình độ trung gian, điều kiện lòng tin là hàng đầu, tâm hạ có thể được tăng lên từ trung tới thượng. Đó là sự nương nhờ vào nhiều thứ của Thanh văn, ở hết thảy các địa.
Hỏi: Pháp trừ bỏ kết sử là gì?
Đáp: Trừ bỏ kết sử bằng cách chính mình tin, giải thoát. Kinh nói: Tin là hàng đầu. Tư duy, tin, giải thoát là hàng đầu để qua được bờ bên kia. Thấy được hai thân chứng ấy là vô lượng hạnh, chỉ rõ đạo hạnh cao hơn hết chính là tin và giải thoát, là vô hành Bát niết-bàn. Kinh nói: Thượng đạo là đạo tích. Thượng đạo hành Bát niết-bàn, Vô hành Bát niết-bàn là ba tin-giải thoát. Đạo ấy gọi là lợi, đưa đến đỉnh cao của thượng đạo, như tích là đạo. Thực hành Bát niết-bàn gọi là nhân duyên hạnh. Đạo là dứt hết, là vô hành Bát niết-bàn, là những điều kiện tốt đưa đến Niết-bàn không bệnh tật. Tới Bát niết-bàn là do tin, hiểu mà giải thoát.
Hỏi: Là thấy được pháp gì?
Đáp: Thấy được khoảng giữa. Đã sinh vào Niết-bàn thượng đạo, Kinh gọi đó là kiến đắc, là ba trung gian, là sinh Bát niết-bàn, là thượng đạo Niết-bàn. Không còn trung gian Bát niết-bàn, gọi là chấm dứt, được sinh nơi trung đạo. Bát niết-bàn như lửa nhỏ tung tóe chưa rơi xuống đất. Trung gian Bát niết-bàn, sinh Bát niết-bàn gọi là lửa to đã an ổn rơi xuống đất. Như vậy, khi sinh ở trung gian gọi là Bát niết-bàn thượng đạo. Đó là cái thấy biết của vô sắc giới.
Hỏi: Tên gọi của Thân chứng là gì?
Đáp: Thân chứng hạnh và hạnh sinh Bát niết-bàn. Kinh nói điều đó đã nêu bày rồi.
Hỏi: Tại sao lập lại?
Đáp: Không phải nói lại, mà nói đến nhân duyên của các cõi, là giải thoát của cõi dục, giải thoát của cõi sắc. Hai trung gian đó, thì cõi vô sắc không có. Trung gian ấy, chưa giải thoát. Báo của thân chứng là giải thoát báo. Sau sẽ nói giải thoát ấy. Đó là buông bỏ kết sử.
Hỏi: Pháp nào không buông bỏ kết sử?
Đáp: Không buông bỏ kết sử, là tám Tu-đà-hoàn bạc địa. Kinh nói: Có tám Tu- đà- hoàn bạc địa, là ba thứ không buông bỏ kết sử.
Hỏi: Tám pháp đó tên là gì? Nói theo số, trước là nhất định không phải tám thứ, trước sinh khởi sau theo thứ lớp; A-la-hán là A-la-hán nào?
Đáp: Như sự việc thấy biết ở đời, có người thấy cả tám thứ, không phải tương ưng với cái ban đầu, hay cuối cùng. Đức Thế Tôn tạo ra công đức lớn làm cho các bậc A-la-hán thấy mà dứt trừ mọi kết sử. Như vậy, là đã trụ vào cái nhỏ nhất, trước nhất, trong chỗ ban đầu của tám thứ đã nói. Nếu có tưởng thì theo đó mà ghi chép, định ra tám thứ.
Hỏi: Tên tám thứ là gì?
Đáp: Là lòng tin, tư duy gia tăng v.v. Kinh nói là tên thần của người phàm, là tộc tánh nào v.v… có lòng tin, tư duy. Người này, hoặc do lòng tin gia tăng mà có được trí tuệ tương ưng; hoặc do trí tuệ gia tăng mà có lòng tin tương ưng, hoặc do có cả hai, mà pháp trí phát sinh. Đó là lòng tin vững chắc, trình độ suy tư nhuần nhuyễn. Trong lòng tin vững chắc ấy, các căn đầy đủ và có cả sự khôn ngoan, đó là ba. Trong tám đế kiến tác, lòng tin gia tăng, trụ vào trung gian của bảy lần sinh tử với tuệ gia tăng. Và hết thảy đều nương vào Gia gia. Có như vậy Kiến địa, Phân biệt địa mới chở hết những Bạc địa. Trụ vào lòng tin gia tăng, người Tư- đà- hàm này sẽ gia tăng trí tuệ. Trụ trung gian, đều nương vào một lần sinh tử, có chấm dứt hết điều kiện hành dâm. Lòng tin gia tăng, tạo lòng tin giải thoát, và tuệ có sự gia tăng nhờ vậy mà thấy đạo. Mọi sắc hành đều dứt, thân chứng vào vô dư. Từ đó lòng tin tăng cao, các giác quan đều thuận hợp, có tuệ gia tăng, nương vào trình độ khôn ngoan; có những thứ ấy mà hướng lên, như mặt trời mới mọc.
Hỏi: Đã nói rộng tám thứ phân biệt sinh lưới công đức, là nhằm nói đến cái gì?
Đáp: Tu-đà-hoàn trụ trung gian vào Gia gia, với bảy lần sinh tử. Kinh nói: Tu-đà-hoàn gọi là trụ vào hai quả ban đầu. Nương vào đó, cầu thấy hai tích đạo, thành thử Tu-đà-hoàn chấm dứt được thân kiến nghi hoặc, tiến đến chấm dứt hết các đường ác. Với giác quan tương hợp, bảy lần sinh vào cõi Trời, người, được cái vui của ba cõi; được trình độ khôn ngoan, mềm mỏng trụ vào Gia gia, trụ ở sơ quả, phân biệt dừng lại, gây tạo những điều kiện vững chắc. Trụ Gia gia là trụ trung gian của Niếtbàn. Có khi trụ ở trung gian, nhưng không nhất thiết phải là Gia gia, cốt yếu là bảy lần trụ vào Bát niết-bàn, mà hai Bát niết-bàn, trung gian Trời, người.
Hỏi: Đã nói Tu-đà-hoàn, pháp nào để trụ vào Bạc địa?
Đáp: Bạc địa là trung gian trụ của Tư-đà -hàm còn một lần sinh tử nữa. Kinh nói: Điều kiện hành dâm đã mỏng nên trụ vào Bạc địa. Tưđà-hàm ấy, trụ vào hai trung gian với một lần sinh tử. Sau khi hết mạng sống ở cõi đời này, sinh lên trời, và một lần trở lại Bát niết-bàn. Phần trên điều kiện đã mỏng. Phần trên điều kiện gọi là năm sắc dục, vô sắc dục, là kiêu mạn, là vô minh, là đời sống còn một lần trở lại. Dừng lại ở Bát niết-bàn tăng nhiều. Những điều đó đều trụ trung gian, vì chưa dứt hết kết sử.
Hỏi: Pháp của A-la-hán là gì?
Đáp: A-la-hán là bậc trung căn, mềm dẻo, khôn ngoan. Kinh nói A-la-hán là nghĩa cúng dường. Những người được cúng dường tương tự như vậy, cũng là A-la-hán.
Hỏi: Cúng dường nơi đâu?
Đáp: Nơi hết thảy chúng sinh, là một trong ba trình độ: lợi căn, hạ căn, trung căn.
Hỏi: Pháp gì là trình độ lợi căn?
Đáp: Trình độ lợi căn ở kiếp trụ có thể hoại là bởi vì có pháp vô ngại. Kinh nói: Có pháp không trở ngại khi kiếp trụ có thể hoại. Nhờ trình độ lợi căn nầy, mà biết mình đã hết mọi sự phân biệt, kết sử hết sạch ở quá khứ; cho nên trụ ở kiếp, tận diệt hết thảy kết sử phát triển. Cầu sự vượt lên, nên có khả năng hủy hoại hữu lậu, động tác đó có nghĩa là gia tăng đạo nghiệp. Có tài biện thuyết, thần thông thấu suốt, không còn điều nghi nào phát sinh. Không có vấn đề thắc mắc nào mà không giải thích trọn vẹn. Ấy là nhờ có điều kiện nơi trình độ lợi căn.
Hỏi: Trình độ hạ căn là pháp gì?
Đáp: Nó là pháp diệt sự nhớ nghĩ hữu lậu, che chở hữu lậu. Kinh nói: Pháp diệt được sự nhớ nghĩ hữu lậu, che chở hữu lậu, ấy là nhờ trình độ hạ căn tăng thêm nhiều để trút bỏ hữu lậu. Vì vậy khi ý đã giảm thì mọi pháp giảm. Pháp giảm nhưng chúng sinh thì không giảm. Phân biệt địa giảm, phân biệt hành hành. Không quên sót mọi chương pháp đã nói, không thực hành phân biệt địa bởi vì nó đã mất. Nhờ đọc tụng văn kinh, nên mọi khổ cũng giảm. Nhờ quán mà năm sự giảm, cũng là giảm lãnh vực phân biệt. Nhờ tư duy về hữu lậu, mà đạt quả A-la-hán. Tác dụng của hành động yếu kém, trụ vào niệm niệm nối nhau, là để làm xong mọi việc cần làm. Thế gian có biết bao thứ lo nghĩ mà người đời hằng nghĩ. Như đức Thế Tôn nói: Sống với y bát không còn lo cái gì khác. Bậc A-la-hán không còn giảm gì hơn được. Giữ phận nghèo như vậy mà được giải thoát. Đó là điều kiện nơi trình độ hạ căn.
Hỏi: Trình độ hạ căn có những gì?
Đáp: Có tuệ giải thoát. Hết hay chưa hết quả báo giải thoát. Kinh nói: Tuệ giải thoát đã có, đều phân giải thoát ra làm hai thứ, ấy là hết quả báo giải thoát và chưa hết quả báo giải thoát. Giải thoát gọi là niệm giải thoát, tuệ giải thoát. Hai cái này làm gia tăng đủ các nghĩa.
Hỏi: Giải thoát đó tên là gì?
Đáp: Là dập tắt mọi hỗ trợ cho sắc dâm. Kinh nói: Trụ vào chỗ cao tột là để hỗ trợ cho cõi sắc, cõi dục. Dập tắt hữu lậu nơi ba cõi là hành ba giải thoát. Ra khỏi trói buộc của kết sử là giải thoát.
Hỏi: Trợ dâm là gì?
Đáp: Là sắc, là trung gian. Khi ý tưởng bất tịnh hay tịnh có ở vô sắc đã gia tăng, thì thân là trung gian cũng gia tăng. Ý tưởng sắc không hoại ý tưởng sắc, do không phân biệt được sắc trung gian ấy. Cho nên phải tới nghĩa địa, gò mả, với sắc là thịt rệu rã hư nát, tận mắt trông thấy sự sình thối, ruột gan với nước bẩn rỉ ra, trăm thứ giòi bọ đục phá các nơi tiểu tiện; diều quạ vù vù bay tới mổ ăn thây ma; tay chân, đầu lâu, hài cốt vung vãi. Thấy như vậy rồi thì ý dâm bị xua tan đi. Thân này lộ rõ như thế, mọi tranh cãi oán thù khác, mà kiêu ngạo, xảo trá là hàng đầu, nếu còn như vậy; đó là giải thoát ác. Từ trung gian sắc là bất tịnh này mà giải thoát. Rồi nghĩ đến thân mình, phân tích ra, cũng như vậy, nên trụ định vô sắc. Nghĩ thân kẻ khác cũng như vậy, nhờ đó mà lìa hẳn ý tưởng dâm. Thấy bất tịnh, tịnh giải thoát là ba. Mọi y phục như hoa màu rực rỡ, nhưng ý vẫn phát lên trụ vô động, đó gọi là tịnh giải thoát. Là quán bốn màu y phục, không còn vướng mắc.
Hỏi: Nói sắc trợ để làm gì?
Đáp: Nói sắc trợ là để nói đến vô sắc. Kinh nói: Bỏ sắc, kết sử, trụ vào bốn ý. Đó là nói hữu lậu, sắc trợ, phước.
Hỏi: Thế nào gọi là diệt?
Đáp: Thức là hàng đầu đều tương ưng với diệt, là vô lậu chánh thọ A-la-hán, hai là bỏ kết sử, Ba- tố- bạt- đà, ba Pháp- độ, ba Tế- mạt- đô, đó là đầu tiên nói đến công đức trung gian.
TỨ A HÀM MỘ SAO GIẢI THỨ TƯ
Hỏi: Đã nói rộng về công đức, công đức trung gian với ba pháp độ, tên ác là gì, ghét cái gì?
Đáp: Ghét khổ hạnh, yêu thích vô minh. Kinh nói: khổ hạnh thích vô minh. Đây là nói sơ lược, về ác nên biết. Thiện hạnh lẫn tạp ác hạnh là ác hạnh lẫn tạp, là người ngu ghét đủ loại và nhiều hạnh lành khác. Nghĩa là nghĩ đến nhiều thứ như heo ưa các thứ bất tịnh.
Những khổ hạnh trong đời này là thân ý khổ hạnh. Kinh nói họ đều ghét, ghét ai khổ hạnh thân, ghét ai khổ hạnh miệng, ghét ai khổ hạnh ý.
Ghét chúng sinh hành khổ hạnh. Ghét ý niệm hành khổ hạnh.
Hỏi: Thế nào gọi là thân khổ hạnh?
Đáp: Thân khổ hạnh là giết-trộm-dâm. Kinh nói: Thân làm ba việc khổ là Giết-Trộm-Dâm, kẻ ngu thì làm.
Hỏi: Tôi biết thân khổ hạnh là có ba, sao gọi là giết?
Đáp: Ý tưởng giết, tự giết, bảo kẻ khác giết. Đó là nói về ba sự giết. Ngoài ra như thân khổ hạnh giết, dạy bảo kẻ khác giết còn chia ra ba lối dạy bảo. Không cho mà lấy, hành dâm do nguyên nhân ngu, ngoài ra còn biết có khẩu hành.
Hỏi: Có những điều đúng mà cũng không biết, thì pháp niệm đó tên gì?
Đáp: Niệm là mình muốn làm, mừng vui dạy kẻ khác làm. Kinh nói: Niệm gọi là ý tỉnh biết, là mình muốn làm, dạy bảo kẻ khác làm, bảo họ vui mà làm. Như giết trùng, muốn giết bèn dạy đầy tớ giết, bảo kẻ khác giết rồi khen ngợi họ. Đó là niệm hoan hỷ.
Hỏi: Dạy cái gì?
Đáp: Dạy cách thi hành, bảo phải nghe theo. Kinh nói: Dạy là buộc phải nghe theo. Ba cách ấy có tên như vậy.
Hỏi: Người Bà-la-môn coi dê là con vật hàng đầu. Có kẻ nhà giàu định ăn thịt nên y nói dối, là giết để cúng tế. Đó là dạy người ta giết, ép buộc người ta như lệnh vua. Nhưng cũng có kẻ khác không nghe lệnh đó, không giết, lại còn quý con vật. Còn như tôi, giả sử có kẻ thù oán, gây hại, tôi sẽ báo thù, thì sao?
Đáp: Cho phép báo thù thì thực hành theo ba lối ấy.
Hỏi: Như vậy phải làm cách nào?
Đáp: Giết là gây khổ cho chúng sinh, là xả bỏ tưởng, là đoạn mạng chúng sinh. Kinh nói: Giết chính là nghĩa đó. Người giết nhận biết và phân biệt được. Cho phép miệng- ý biết rõ về sự bỏ mạng- bỏ tưởng của chúng sinh kia. Đó là ba lối giết. Đầy đủ có nghĩa gì? Thầy thuốc giỏi, biết chứng bệnh phù thũng, nên ông mổ trị, nhưng đang khi mổ thì bệnh nhân bỏ mạng. Như vậy, không phải thầy thuốc có ý giết họ. Người bệnh kia cũng không hề có một chút ý niệm là mình bị giết, bỏ mạng, do đó đối với ông thầy thuốc, đấy không phải là tội giết. Ở đây không có ý nghĩa của sát sinh. Cả ba đều không có trong lãnh vực giết.
Hỏi: Không cho mà lấy là sao?
Đáp: Không cho mà lấy là có ý tưởng nghĩ đến những gì mà người khác có, mình đều muốn trộm lấy. Kinh nói: Đó là của tiền của kẻ khác. Người khác biết của tiền mình bị lấy. Như vậy, ba động tác tương ưng nhau. Không cho mà lấy còn có nghĩa gì? (Một là của người ta, hai là biết của người ta, ba là bị mất). Của người ta mình giữ mà bị mất, thì không phải là trộm, vì ăn trộm biết rõ mình là kẻ trộm (nếu biết rõ lý: Của người ta như của mình, thì không còn tâm ăn trộm), người này dường như biết mất nhưng không phải là kẻ trộm. Lại nữa, nếu lấy của người khác, mà không có tâm ăn trộm, thì không có lỗi. Ví như người hái lấy hoa quả nơi ruộng quen, để cứu lấy sự mất giống trái mùa.
Hỏi: Tại sao kẻ ngu hành dâm?
Đáp: Kẻ ngu hành dâm, là do tin theo các pháp khác, nên càng dâm thêm. Kinh nói: Kẻ ngu hành dâm, nói gọn, là có ba pháp khác. Ôm giữ lấy pháp đó không bỏ, nên càng thêm dâm.
Hỏi: Dâm, theo kinh nói, thì gốc từ đâu mà kẻ ngu hành dâm như vậy?
Đáp: Hai người là đạo nhân và bạch y. Kẻ bạch y bị đạo nhân để ý bảo dâm không phải là hạnh xấu. Kẻ ngu dâm, do không có lòng nhân, nên mới làm việc cưỡng bức người ta. Cái dâm của bạch y là hạnh xấu và là hạnh xấu cho người Tu-đà-hoàn, nên phải tùy lúc mà dứt trừ. Cho nên hành động ngu dâm đều là không trong sạch.
Hỏi: Thế nào là nhận pháp luật của người khác?
Đáp: Ví như có người chồng, là bà con của vua, sống theo pháp luật vua. Anh nhận lãnh hoàn toàn pháp luật đó. Anh cho rằng người nữ là kẻ chủ động chuyện dâm; là người chủ động, nên phải đợi chờ đến lúc cuối cùng. Nhưng đến ngày cưới, anh này lại theo luật của Phương thể. Do vậy, người đàn bà kia buông thả. Người đàn bà này trước cầu hôn với anh, người đàn ông ấy, nếu chưa đến ngày cưới mà tư thông, đó là hành động ngu dâm. Người bà con của vua này, quý trọng cha mẹ, chị, nếu con gái không có chồng thì dưỡng nó. Những ai không bà con, không chồng đều thuộc luật vua, đều bao gồm trong luật vua và phải chấp nhận. Chấp nhận luật vua, gọi là nhận pháp luật của người khác.
Hỏi: Pháp này có nhận pháp gì nữa?
Đáp: Còn nhận pháp học trai gia. Kinh nói: Pháp người ấy cần phải học là Trai pháp. Đây là một pháp quan trọng, như pháp luật. Trước đó, có cho phép hay không; còn như, sau khi nhận trai giới rồi thì không cho phép làm chuyện phi pháp, người ấy phải nhớ: Mình đã thọ trai pháp. Đã nhận điều ấy, mà sau đó, còn làm chuyện rối loạn, thì kẻ ấy, dù trụ trong trai pháp nhưng không sống được trong nhà của trai pháp. Biết bao lý do, nhưng gôm lại thì có ba. Không được tới, dù là nhà mẹ, chị, em gái, vợ là hàng đầu. Tùy tính chất, thọ pháp là phải như vậy.
Hỏi: Còn có cách dâm nào khác?
Đáp: Là đưa vợ về nơi quê quán, rồi chung đụng với kẻ khác, như hành dâm với trẻ giữ núi. Kinh nói dâm là bỏ vợ, đưa vợ về nơi quê quán, rồi chung chạ với kẻ khác, như con trai giữ núi…
Hỏi: Ấy là nói chưa hết chăng? Lý nào lại có nhân duyên đưa đến việc dâm, pháp nào là trung gian cần loại bỏ. Nếu không loại bỏ trung gian, thì coi như nói chưa hết chuyện?
Đáp: Đã nói hết nghĩa nào? Nếu bỏ vợ, đưa vợ về nơi người ấy sinh là hướng tới đời sống gần với súc sinh. Đó là nói hết nghĩa của hành dâm ngoài vợ.
Hỏi: Hành động phi nghĩa phát sinh từ đâu?
Đáp: Ai cũng biết nó phát sinh từ tham mê dâm, sân giận, ngu si.
Kinh nói: Dâm-Nộ-Si nên biết!
Hỏi: Thế nào là hết thảy? Thế nào là hành động Sát-Đạo-Dâm?
Đáp: Không phải nói như vậy. Nếu nói như vậy, không phải là hành động gây nghiệp mà kinh đã nói, điều kinh nói là hết thảy các căn đều thọ nhận. Thân miệng làm chuyện khổ, biết ý cũng làm chuyện khổ, sẽ nói riêng.
Hỏi: Thế nào là pháp ba việc trái nhau hiện ra? Nghĩa nào là không khổ không vui? Nổi giận một lúc, khổ vui trong dâm dục, rồi kết cục nói là hành dâm. Vậy thì nổi giận là sao?
Đáp: Ta không nói, ttham dâm, giận dữ, ngu si, là những điều mong nói trước, nhưng là trung gian tác động. Ví như của tiền làm cho ttham mê, nổi sân giận rồi đưa đến giết hại. Cũng là do giận, mà đưa đến ăn trộm. Phát sinh ban đầu là như vậy. Nó dâm với em gái ta, ta sẽ báo oán rồi sau đó vướng mắc vào chuyện ấy. Như vậy hành dâm, trước là do giận dữ. Các thứ đó nổi lên như vậy, nên không lỗi như những sự dâm khác.
Hỏi: Đã nói thân sống trong khổ là do hết thảy ttham dâm, giận dữ, ngu si có ở đó. Như vậy còn miệng thì làm chuyện gì?
Đáp: Việc làm của miệng thì không gì bằng lời nói không chính đáng. Kinh nói: Khẩu hành có bốn, khổ đều từ đó. Từ ba mà hiện thành bốn. Mọi lời nói thì không gì bằng lời nói không chính đáng.
Hỏi: Tại sao gọi là không bằng?
Đáp: Là do thân mình có thể làm chuyện khác, nghĩ tưởng là của mình. Kinh nói: Mọi chuyện khác không bằng cái khổ do miệng nói ra, là nói đến chuyện mình, chuyện người khác, bao chuyện khác. Những gì của thân nắm lấy được gọi là biết. Từ đây trở xuống là nói những ý khác.
Có ba nghĩa nên biết. Chuyện của thân mình, của mạng sống mình, chuyện người khác, chuyện người thân và bao nhiêu chuyện khác. Đó là ba vấn đề Đức Thế Tôn đã nói, là từ bỏ sự tụ tập, từ bỏ quyến thuộc, lý do của mình, của người, mọi ăn uống, của cải v.v… để giữ chuyện không nói dối.
Hỏi: Đã nói không gì bằng cái khổ do miệng gây ra. Không gì bằng là những gì?
Đáp: Không gì bằng là không có nguyên nhân yêu thích tương ưng với ý niệm. Kinh nói: Không bằng, là không có sự yêu mến tương ưng với ý niệm, là ý niệm tương ưng với điều kiện, là đầy đủ niệm tương ưng, là tương ưng giữa tên gọi và nghĩa của những việc làm. Không có niệm yêu mến tương ưng với lời thô bỉ. Nghĩa là niệm yêu mến không đi với lòng nóng giận, lời thô bỉ, cho nên không có lời thô bỉ. Chính niệm của thân, làm cho miệng có thêm nhiều khổ. Về lời thô, có khi Thế Tôn cũng dùng, như trường hợp đối với Tỳ kheo Điều-đạt, Thế Tôn nói với ý định là để độ ông ta trong cơn giận, chứ không phải vì yêu mến ông ta. Lời thô bỉ như người mù. Nói lời giận là để hạ sự giận dữ của kẻ khác, cho nên không có ý niệm yêu mến. Cái khổ của miệng là do điều kiện và niệm tương ưng, gọi là nói lời chắc thật. Nhân duyên và niệm tương ưng thì lưỡng thiệt tương ưng. Nếu niệm tương ưng mà phát sinh thêm sự tương trợ thì chẳng phải là lưỡng thiệt. Nếu không như vậy thì đức Thế Tôn cũng lưỡng thiệt, Thế Tôn lấy học đạo làm đầu, còn như muốn tạo ích lợi mà nói không căn cứ là niệm ác. Do vậy, đủ hai thứ tương ưng, gọi là nhân duyên. Còn như nói dối, không nói dối, nói lời thô, cũng như vậy. Cho nên lưỡng thiệt là lời thô.
Hỏi: Tại sao không nói lời chân chính có giá trị?
Đáp: Lời không chân chính, là lời nói không phải lúc, không chính xác, không có nghĩa. Kinh nói: Lời nói không nhằm lúc, lời nói không chắc chắn, lời nói không có nghĩa; ba cái đó nói gọn là ba A-Bạt-độ-lôgiá-na. (Có nghĩa là lời không chân xác). Nhân duyên của nó thì không lường hết. Kẻ nói không nhằm lúc, thì lại tưởng là tương ưng với mọi lúc. Lời nói chia lìa nhân, duyên, là như khi hết tình yêu mến, thì người ta trao tay nhau những đồ cưới hỏi rồi thôi. (Đó là tục hôn lễ ngoại quốc). Còn như dùng vào việc lành, tùy theo ý muốn, hoặc là nói: Ông hay lắm! Nhưng rồi nhân duyên sẽ không thường còn, về sau ắt suy sụp tan lìa. Đó là sự dâm chỉ một lúc. Những lời chắc thật về những chuyện ấy, thì Phật, Bích chi Phật, Thanh văn đã nói. Lời không đúng lúc, lời không chân xác, lời không chắc chắn, là những lời có vẻ chính xác nhưng không chắc chắn gì hết. Như những lời của hạng Ni Kiền tử đã nói, họ ngỡ lời thầy mình là chân xác, nhưng lại là lời tà. Họ bảo Tát Vân Nhã (Nhất Thiết Trí) là thầy ta. Cho nên, những điều họ tưởng không phải là lời chính xác. Tát Vân Nhã không phải nghĩa như vậy là sao? Do họ nói nhiều, nên họ nghĩ là tương ưng với sự thật. Nếu Phật là Tát Vân Nhã thì hóa ra cũng là nói dối về nghĩa nào đó. Hoặc họ nghĩ Tát Vân Nhã không phải như thầy họ thì những lời vô nghĩa kia xem như lời ca vui đùa, và họ cho là lời ưu sầu tương ưng lấy làm đầu. Đó là cái khổ do miệng gây ra.
Hỏi: Còn cái khổ do ý là những gì?
Đáp: Là những ttham lam, giận dữ, tà kiến. Kinh nói: Nhớ đến hạnh ác, cho nên ý mới khổ. Đó cũng là ba thứ: Ttham, Giận, Tà Kiến. Ttham là đồ đạc của cải người ta, mà tham muốn cho được.
Hỏi: Nếu đồ đạc của cải người ta, mà tham muốn cho được; thì đó là lòng ttham sâu nặng, đầy lỗi lầm. Đó là niệm ttham muốn, như trước đã nói?
Đáp: Đây không nói lại lỗi lầm ấy; do ttham muốn, nên có ý niệm muốn lấy cho được, bèn thực hiện tham muốn đó, là lấy của người khác, coi của cải của người khác là của mình. Như vậy là do ý nghĩ mình đã bám chặt vào của cải của người. Bám chặt là ttham, trong lòng chỉ biết có của cải của người khác. Ý niệm lại tương ưng tạo ra giận dữ. Có ý niệm giận dữ thì gây rắc rối cho người.
Hỏi: Pháp Tà kiến tên là gì?
Đáp: Hành quả của Tà Kiến là trái với không chấp. Kinh nói: Hành tương vi, quả tương vi, không có kiến chấp. Nói gọn đó là ba tà kiến trong vô lượng điều kiện. Chấp lấy những điều khác lạ là tà kiến.
Hỏi: Pháp nào gọi là hành trái nhau?
Đáp: Hành trái nhau là tịnh thì biết bất tịnh, bất tịnh thì biết là tịnh. Biết đầy đủ một phía. Kinh nói: Việc trái nhau là: Tịnh biết là bất tịnh; bất tịnh biết là tịnh. Đầy đủ một phía biết như vậy. Như tịnh mà cho là bất tịnh, vì mê đắm thân miệng ý vào đó, không tha thiết bỏ chấp. Bất tịnh mà coi là tịnh, không tha thiết từ bỏ, luôn bám về một phia. Cái yêu mến, lại không yêu mến, cái tịnh cho là bất tịnh đem bỏ đi.
Hỏi: Nói về quả thì sao?
Đáp: Kinh nói: Về quả thì khổ, như khổ trên cõi trời, khổ hướng đến Niết-bàn. Như tịnh cho là không tịnh, nên cứ nhắm thẳng vào cái vui trần thế. Nói không tịnh mà cho là vui, tịnh. Hoặc cõi khổ cũng đều hiểu như vậy.
Hỏi: Thế nào là không kiến chấp?
Đáp: Là không có hành quả kiến chấp. Chúng sinh không hành kiến chấp thì không có quả kiến chấp. Kinh cũng nói như vậy. Không kiến là không có ba kiến chấp. Không còn kiến chấp gọi là Như. Ở Như thì không còn hoạt động của nó, không có yêu mến, không có thiện, bất thiện. Không hành kiến chấp, không quả kiến chấp, gọi là Như. Không có đem hết sức ra làm hay không làm cho hết sức, nên không có quả báo cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Trên trời không có kiến chấp đó. Gọi là Như, là không cha, không mẹ, không có chúng sinh hóa sinh. Không có Bà-la-môn, Sa-môn ở thế gian. Chúng sinh có vô số tà kiến, đó là ba ý gây khổ. Có biết bao lý do, đã tạo nên mọi điều không thiện, cho là thiện một cách điên đảo. Đó là giới, cần phải loại trừ, có vậy mới giải thoát.
Biết ba pháp Bà-tố-bạt-độ có hai độ, trong đó, độ thứ nhất, đã nói xong.
HẾT QUYỂN THƯỢNG