TRUYỆN CÁC VỊ TỲ KHEO NI

Thích Bảo Xướng ở chùa Đại Trang Nghiêm soạn thuật
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 1

 

LỜI TỰA

Phàm tâm chí thanh cao, tiết tháo lạ thường, đâu hẳn do ở Thiên chân, hay chẳng qua là do tấm lòng mến mộ thôi. Nên nói bậc sĩ Hy nhan cũng là hạng người đáng để coi trọng. Hâm mộ người tài cũng là nương vào đức tài giỏi. Đó cũng chỉ vì quen bày cái tốt đẹp phảng phất hương thơm bất tuyệt, vì thế, cầm bút viết lại, nói người mới hay so sự ghi lời, ngỏ hầu lấy đó khuyên răn hậu thế. Nên, tuy muốn quên lời, ắt hẳn không thể được.

Ngày xưa, Đức Thích Tôn Đại Giác ứng hiện ở Ca-tỳ-la-vệ, ánh hào quang của Phật sáng tỏ, khắp Diêm-phù, ba cõi nương về, bốn loài kính ngưỡng. Sự hưng phát của chúng Tỳ-kheo-ni vốn từ Tôn giả Đại Ái Đạo, các vị Đăng địa chứng quả đời đời chẳng dứt, được nêu trong Pháp tạng như mặt trời lơ lững giữa bầu trời. Từ Câu-thi-na dứt bóng, Sa-la Song thọ ẩn vết, trải qua năm tháng tiếp nối ngày càng suy vong. Từ đó, người tin hay hủy báng hoặc mất hoặc còn, âm thanh vi diệu hưng khởi lại phế bỏ, suy vi hỗn loạn. Trong thời tượng pháp, Tỳ-kheo-ni Tịnh Kiểm là người đầu tiên lưu truyền đến phương Đông, ít năm sau, vài trăm Thạc đức liên tiếp phát huy, Diệu Thiện, Tịnh Khuê, tu hạnh khổ hạnh. Pháp Biện, Tăng Quả rất am hiểu Thiền quán. Đến như Tăng Đoan, Tăng Cơ lập chí kiên định tu hành thanh tịnh. Diệu Tướng, Pháp Toàn hoằng dương xa rộng. Các bậc như vậy thường luôn xuất hiện ở đời, đều là những bậc uyên thâm, có đủ tiếng vàng tiếng ngọc sáng ngời khắp nơi. Thật đáng để noi theo.

Phàm, niên đại đổi thay, thanh quy có khác, nếp đẹp làm khuôn phép cả ngàn năm. Chí nghiệp chưa vạch ra một phương sách, nỗi nhớ bùi ngùi, bởi năm tháng lâu dài, mới bèn lượm nhặt các bài tụng ở văn bia, rộng tìm khắp các mọi nơi để ghi tập lại. Hoặc hỏi ở những bậc nghe rộng hiểu nhiều, hoặc tham cầu ở những vị cổ lão, thuyên giải lời tựa, đầu đuôi, hầu nương vào đó mà lập truyện. Bắt đầu từ đời nhà Tấn, khoảng trong niên hiệu Thăng Bình (37-362) cho đến đời nhà Lương ở khoảng niên hiệu Thiên giám (02-20), có đến 6 vị, chẳng chuộng phồn hoa, chuyên sống đời bình dị. Ngỏ hầu những ai mong cầu giải thoát, gắng nghĩ suy đức hạnh ngang bằng mà ít thấy dong sơ, hoặc có để sót, ngưỡng mong các bậc quân tử hiểu rộng thanh nhã nhận cho khuyết thiếu vậy!

 

Ở ĐỜI ĐÔNG TẤN CÓ 13 VỊ:

  1. Tỳ-kheo-ni Tịnh Kiểm ở chùa Trúc lâm, Lạc dương.
  2. Tỳ-kheo-ni An Linh Thủ ở chùa Kiến hiền, Ngụy triệu.
  3. Tỳ-kheo-ni Trí Hiền ở chùa Tư châu.
  4. Tỳ-kheo-ni Diệu Tướng ở chùa Bắc nhạc, Hoằng nông.
  5. Tỳ-kheo-ni Khương Minh Cảm ở chùa Kiến phước.
  6. Tỳ-kheo-ni Đàm Bị ở chùa Vĩnh an, Bắc.
  7. Tỳ-kheo-ni Tuệ Trạm ở chùa Kiến phước.
  8. Tỳ-kheo-ni Tăng Cơ ở chùa Diên hưng.
  9. Tỳ-kheo-ni Đạo Hinh ở chùa Đông, thành Lạc dương.
  10. Tỳ-kheo-ni Đạo Dung ở chùa Tân lâm
  11. Tỳ-kheo-ni Linh Tông ở chùa Tư châu.
  12. Tỳ-kheo-ni Chi Diệu Âm ở chùa Giản tỉnh.
  13. Tỳ-kheo-ni Đạo Nghi ở chùa Hà hậu.

1. Tỳ-kheo-ni Tịnh Kiểm ở chùa Trúc lâm, Lạc dương.

Tỳ-kheo-ni Tịnh Kiểm vốn dòng họ Trọng, tên là Linh Nghi, người ở Bành thành. Thân phụ làm Thái thú ở Võ oai. Tịnh Kiểm từ nhỏ đã ham học, vốn nhà nghèo, nhưng vì quý con gái, nên trao dạy cho cầm kỳ thi họa. Nghe pháp rất tin vui chẳng do dự hỏi thăm bẩm thọ. Về sau, nhân gặp Sa-môn Pháp Thỉ là người thông đạt kinh đạo, vào niên hiệu Kiến Hưng (313-317), đời Tây Tấn, Sa-môn dựng chùa ở cửa phía Tây cung thành, Tịnh Kiểm bèn tìm đến đó. Sa-môn Pháp Thỉ chỉ dạy giáo pháp, Tịnh Kiểm nhân đó đại ngộ, nghĩ tưởng đến lúc trưởng thành sẽ cầu pháp lợi, nên theo Pháp Thỉ mượn đọc kinh sách, liền thấu đạt chỉ thú. Một ngày nọ, Tịnh Kiểm nói cùng Pháp Thỉ rằng:

– Trong kinh có nói Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nên nay xin được tế độ!.

Pháp Thỉ bảo:

– Ở Tây Vực, có hai chúng nam nữ, tại xứ này pháp đó vẫn chưa đủ.

Tịnh Kiểm nói:

– Đã gọi là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, sao có pháp khác nhau?

Pháp thỉ dạy:

– Người ngoại quốc nói Ni có năm trăm giới, nên có khác, phải hỏi Hòa thượng.

Hòa thượng dạy:

– Giới pháp của Ni chúng phần lớn tương đồng, song có phần nhỏ khác biệt. Nếu chẳng đắc pháp ấy, ắt chẳng được truyền trao. Tỳ-kheoni có mười giới được theo đại Tăng mà thọ nhận. Chỉ vì không có Hòa thượng Ni nên không nơi nương tựa!

Tịnh Kiểm liền cạo đầu xin theo Hòa thượng thế phát xuất gia lãnh thọ mười giới. Cùng đồng chí nguyện ấy, có đến hai mươi bốn người cũng xin thọ lãnh giới pháp. Tại cửa Tây nơi cung thành, có xây dựng chùa Trúc lâm, nhưng vẫn chưa có Ni sư, đã hỏi thăm Tịnh Kiểm thông qua Hòa thượng Thành Đức. Sa-môn Trí Sơn ở Tây Vực, dừng trú ở nước Kế Tân, người rất khoan dung hòa nhã chuyên tập Thiền tụng, vào đời Tấn, khoảng cuối niên hiệu Vĩnh Gia (313), đi đến Trung Hạ (Trung Quốc), phần vệ Tự tư giúp lời hoằng đạo. Bấy giờ người tin sâu Phật pháp còn nông cạn, chẳng biết cầu xin. Đến năm Kiến Vũ thứ nhất (317), thì trở lại nơi nước Kế Tân. Sau đó, Phật Đồ Trừng từ Thiên Trúc trở lại, chỉ bày cho rõ công đức nghiệp báo, tất cả đều bỏ lòng sân hận mà tin theo Phật pháp. Tịnh Kiểm nuôi dưỡng đồ chúng thanh nhã tiết tháo, nói pháp giáo hóa như gió thổi lướt cỏ.

Vào niên hiệu Hàm Khương (33-33) đời Đông Tấn, Sa-môn Tăng Kiến tìm kiếm được bộ Tăng-kỳ-ni Yết-ma và Giới Bổn ở nước Nguyệt Chi mang về. Đến năm Thăng Bình thứ nhất (37) ngày mồng tám tháng hai ở tại thành Lạc dương, thỉnh Sa-môn Đàm-ma Yết-đa; người ngoại quốc, thiết lập giới đàn. Sa-môn Thích Đạo Tràng; người đời Đông Tấn đem kinh Giới Nhân Duyên để đối chất, cho rằng: Pháp đó bất thành. Nhân đó, Tịnh Kiểm… cả thảy bốn người đi thuyền đến sông Tứ, đồng ở giới đàn trên theo Đại tăng để lãnh thọ giới Cụ túc. Nên, trên đất Tấn, Tịnh Kiểm cũng là người đầu tiên trong số Tỳ-kheo-ni. Ngay trong ngày tác pháp Yết-ma, hương lạ thơm lừng, mọi người đều nghe, ai ai chẳng mừng khen, điều đó làm tăng thêm sự kính ngưỡng, khéo tu giới hạnh, sự tu học càng ngày càng tiến triển tín thí mỗi ngày một đông, tùy theo căn cơ mà giáo hóa, hành tự lợi tự tha. Đến cuối niên hiệu Thăng Bình (362), bỗng nghe hương lạ trước kia và thấy vầng khí đỏ, có một người nữ tay nắm hoa năm sắc từ không trung mà xuống.

Tịnh Kiểm thấy thế, vui mừng, nhân bảo đại chúng rằng:

– Khéo giữ gìn hậu sự, tôi nay đi đây!

Rồi chấp tay từ biệt, bay bổng lên không trung, con đường Tịnh Kiểm đi dường như tợ có cầu vồng đi thẳng lên giữa trời. Lúc ấy Tịnh Kiểm vừa tròn bảy mươi tuổi.

2. Tỳ-kheo-ni An Linh Thủ ở chùa Kiến hiền, Ngụy triệu.

Tỳ-kheo-ni An Linh Thủ vốn dòng họ Từ, người xứ Đông hoàn, thân phụ là Xung Sĩ Ngụy Triệu làm ngoại binh bộ. An Linh Thủ từ nhỏ vốn thông minh hiếu học, nói năng tao nhã tươi sáng, tánh tình điềm đạm đoan trang, chẳng thích việc ở đời, thong dong nhàn tịnh. Lấy Phật pháp để tự vui, chẳng mong cầu vẻ đẹp. Thân phụ nói rằng:

– Con nên theo người ngoài, hà cớ phải như vậy?

An Linh Thủ nói:

– Đoan tâm nghiệp đạo, dứt tưởng người ngoài. Chê trách hay khen ngợi chẳng động lòng, liêm chánh tự biết. Sao hẳn phải tam tòng, mới gọi là lễ?

Thân phụ bảo:

– Con muốn độc thiện một mình, sao có thể giúp cha mẹ?

An Linh Thủ nói:

Lập thân hành đạo, mới độ thoát hết thảy, huống gì là song thân?

Xung Sĩ đem việc này đến hỏi Phật Đồ Trừng, Phật Đồ Trừng bảo:

– Ông hãy về nhà chay tịnh ba ngày rồi có thể trở lại đây.

Xung Sĩ y theo đó mà tịnh chay ba ngày. Phật Đồ Trừng dùng xác cỏ Nhân chi cùng với dầu mè xoa vào tay phải của Xung Sĩ, bảo Xung Sĩ hãy quán sát vào đó thì thấy một vị Sa-môn ở trong đại chúng nói pháp, hình trạng tợ như người nữ. Xung Sĩ đem đủ việc ấy thưa cùng Phật Đồ Trừng, Phật Đồ Trừng bảo:

– Đó là thân trước của con gái ông, xuất gia làm lợi ích cho nhân loại, việc thường như thế. Nếu theo chí nguyện đó mới đáng là vinh hạnh cứu giúp lục thân quyến thuộc, khiến ông giàu sang, may ra dứt trừ được khổ sinh tử trong biển lớn!

Xung Sĩ trở về đồng ý cho An Linh Thủ thế phát xuất gia, theo Phật Đồ Trừng và được đưa đến Tỳ-kheo-ni Tịnh Kiểm thọ lãnh giới pháp. Dựng lập chùa Kiến hiền, Phật Đồ Trừng đem kéo cắt áo nạp thêu hoa, y bảy điều và tượng tỷ tháo quán của Thạch Lặc để lại trao cho An Linh Thủ. Rộng xem các sách, kinh điển qua mắt bèn thành bài tụng, nghĩ đến uyên thâm, thần soi xa rõ. Một thời, đạo học không ai là không lấy đó làm tông chính. Nhân đó mà người xuất gia có hơn hai trăm vị. Lại tạo dựng năm ngôi chùa, sáu tịnh xá, chẳng sợ cần khổ, đều được tu tập. Thạch Hồ kính trọng An Linh Thủ nên đã cất nhắc tước vị của thân phụ Xung Sĩ lên làm Hoàng môn thị lang, thái thú xứ Thanh Hà.

3. Tỳ-kheo-ni Trí Hiền ở chùa Tư châu.

Tỳ-kheo-ni Trí Hiền vốn dòng họ Triệu, người ở Thường sơn. Thân phụ là Trân Phù Liễu huyện lệnh. Trí Hiền từ nhỏ đã có tiết tháo thanh nhã, chí phách trinh lập. Tuy là người thế tục mà giới hạnh đầy đủ, thần tính ngưng đọng, học xa hiểu rộng, thuần nhiên chẳng tạp. Thái thú Đỗ Bá đốc tín Hoàng Lão, oán ghét Phật giáo, ban lệnh xuống các chùa hẹn ngày đào thải, cách chế xa vời, chẳng phải điều mà người phàm tục làm. Tuổi trẻ lo sợ điều trong gió mà khiếp sợ, chỉ có Trí Hiền là hiên ngang không khiếp sợ, thong dong sống trong tự tại. Nhóm tụ tại nhà, bắn ở ngoài thành đều là các bậc Lão đức, đến ngày giảng thí, ni chúng đoan trang chỉ có Trí Hiền mà thôi. Đỗ Bá trước tiên dùng mọi cách để thử Trí Hiền nhưng không thành. Oai nghi Trí Hiền nhìn thật điềm đạm thanh nhã, ngôn từ ôn hòa, nhã nhặn. Đỗ Bá kín cậy tà tâm, ép buộc Trí Hiền ở riêng, Trí Hiền rõ biết ý định của Đỗ Bá, thề chẳng hủy phạm giới pháp, chẳng tiếc thân mạng, nói lời chống cự. Đỗ Bá tức giận, dùng dao chém vào thân thể Trí Hiền hơn hai mươi nhát. Trí Hiền chết ngất ngã quỵ xuống đất, khi Đỗ Bá bỏ đi Trí Hiền mới tỉnh lại, lúc này Trí Hiền càng thêm tinh tấn, tiết chế ăn uống rau lá kham khổ, Đồ chúng có hơn trăm người, như nước hòa với sữa. Mãi đến lúc Phù Kiên ngụy lập phong văn kính trọng, chế dệt áo ca sa bằng tơ lụa năm màu, suốt ba năm mới hoàn thành, trị giá đến ngàn muôn. Về sau Trí Hiền đến ở chùa Tư châu, hoằng dương chánh pháp mở rộng tín hạnh. Đến niên hiệu Thái Hòa (366-371), Trí Hiền tuổi đã ngoài bảy mươi, tụng kinh Pháp Hoa suốt một ngày đêm một biến. Chỗ Trí Hiền ở, các loài chim tụ tập nương ở, trong những giờ phút kinh hành, chúng thường rượt đuổi nhau…

4. Tỳ-kheo-ni Diệu Tướng ở chùa Bắc nhạc, Hoằng nông.

Tỳ-kheo-ni Diệu Tướng vốn dòng họ Trương, tên là Bội Hoa, người ở Hoằng nông. Phụ thân vốn nhà tốt đẹp giàu có, Diệu Tướng sớm được học tập kinh huấn. Năm mười lăm tuổi, vừa gặp Thái tử Xá Nhân ở Hoàng phụ đất Bắc, tỏ rõ sự cư tang thất lễ, Diệu Tướng chán ghét đó bèn cầu xin ly tuyệt. Nhân đó xin được xuất gia, thân phụ tùy theo chí nguyện. Diệu Tướng siêng năng tinh cần tu hành chỉ dùng rau lá, đặt tâm nơi tuệ tạng thấu suốt pháp tướng, cư trú tại dưới rừng Bắc Nhạc, phía Tây đồng trống xứ Hoằng Nông, mọi người theo đến rất đông, vui chí với khoáng dã nhàn tịnh, lánh trong cảnh đó trong hơn hai mươi năm, tinh cần khổ hạnh, càng về lâu tiếng tăm càng vang xa. Mỗi lúc nói pháp độ người, thường lo sợ người nghe không tận tường chuyên chí, nên rơi nước mắt mà chỉ dạy rất tận tường. Cho nên những điều Diệu Tướng dạy răn đều hay lợi ích lớn.

Vào niên hiệu Vĩnh Hòa (3-37) đời Đông Tấn, quan Thái thú ở Hoằng nông thỉnh cúng dường trai hội bảy ngày. Đang ngồi trên pháp tòa, có cư sĩ thưa hỏi Phật pháp, nói lời cậy thế chẳng khiêm cung, Diệu Tướng nghiêm nét mặt bảo:

– Ông chẳng phải là người nhìn thấy ngay thẳng. Kiêu mạn cũng chính là khinh lờn ban tể, sao dùng lời vô lễ cẩu xuất nhân gian?

Từ đó, cáo bệnh mà lui. Kẻ tăng người tục thời bấy giờ đều cảm thán khâm phục. Về sau, nằm trên giường bệnh nhiều ngày, song lúc lâm chung dễ dàng vui vẻ, nhìn chúng đệ tử bảo rằng:

– Chớ hỏi thấu cùng sinh hẳn có tử, ngày nay tôi từ biệt vậy! Nói xong liền thị tịch.

5. Tỳ-kheo-ni Khương Minh Cảm ở chùa Kiến phúc.

Tỳ-kheo-ni Khương Minh Cảm vốn dòng họ Chu, người xứ Cao bình. Ở đời phụng kính kinh Đại pháp, bị giặc tù bắt được, muốn lấy làm vợ, nhận chịu đủ thứ khổ sở, thề chẳng chịu nhục, bị sai xử chăn dê trải suốt mười năm, ôm hoài trở về chuyển thành ốm nặng. Nhưng đường trở lại chẳng do đâu! Thường nghĩ nhớ Tam bảo và mong muốn xuất gia, trên đường bỗng gặp một vị Tỳ-kheo, liền đến cầu xin thọ ngũ giới, nhưng lại được vị ấy đem kinh Quán Thế Âm trao cho, nhân đó mà được tụng tập ngày đêm chẳng ngừng. Nguyện được trở về nhà, xây dựng một bảo tháp năm tầng, không dằn nỗi sự lo nghĩ nên trốn chạy về phương Đông. Ban đầu chẳng biết đường đi nên lội suốt ngày đêm, vào đến một cánh rừng thấy có một con hổ lang cách đó vài bước, lúc đầu rất lo sợ, thối lùi ý định; tâm muốn vượt đến, bèn theo hổ mà đi, qua hơn mười ngày thì tới được Thanh châu, sắp vào trong thôn thì không thấy hổ nữa. Đến Thanh châu lại bị Minh Bá Liên bắt làm tù nhân. Hỏi lời đến nhà, chồng con đến đón chuộc, người nhà ức chế, chế khí chưa hài lòng khổ thân. Tinh cần suốt ba năm, bèn chuyên dốc tâm thiền hành, giới phẩm không trái phạm. Như có sai phạm chút nhơ liền xin sám hối suốt đêm ngày, cần phải thấy được tướng tốt sau đó mới thôi, hoặc thấy mưa hoa, hoặc nghe âm vang giữa không trung, hoặc đêm mộng thấy điềm lành. Đến tuổi về già, tháo hạnh càng cao vị, con gái ở Giang Bắc muốn kính phụng Sư trở về nhà.

Mùa Xuân năm Vĩnh Hòa thứ tư (39), Minh Cảm cùng với Tuệ Trạm,… cả thảy mười người vượt sông tìm đến quan Tư không Hà Sung. Hà Sung mới một lần gặp liền rất kính trọng. Bấy giờ tại kinh sư chưa có chùa Ni, Hà Sung lấy nhà riêng của mình vì Minh Cảm mà lập chùa, hỏi Minh Cảm nên đặt hiệu là gì? Minh Cảm bảo rằng:

– Đại Tấn bốn bộ ngày nay mới đủ, Đàn việt xây dựng đều là tạo phước lập nghiệp, nên có thể đặt tên chùa là Kiến Phúc.

Hà Sung vâng theo đó. Về sau, lúc gặp phải chút bệnh, liền thị tịch.

6. Tỳ-kheo-ni Đàm Bị ở chùa Vĩnh an.

Tỳ-kheo-ni Đàm Bị vốn dòng họ Đào, người xứ Kiến khương, Đơn dương. Từ thuở thiếu thời đã có tâm tín thành thanh tịnh, nguyện tu chánh pháp, không có anh em, một mình sống với mẹ, cung kính hiếu hạnh phụng thờ mẹ là chính. Đến tuổi gả chồng, liền không chấp thuận, mẫu thân không thể trái ý, bèn đồng ý cho ly tục, Đàm Bị tinh cần giới hạnh, suốt ngày đêm không biếng lười. Tấn Mục Hoàng đế lễ tiếp kính hậu, thường khen ngợi rằng:

– Ở kinh ấp chúng Tỳ-kheo-ni rất đẹp là có chúng của Đàm Bị.

Đến năm Vĩnh Hòa thứ 10 (3) hoàng hậu vì Đàm Bị mà dựng chùa ở Lý Định Âm, đặt hiệu là Vĩnh An (nay là chùa Hà hậu).

Đàm Bị rất khiêm tốn, chưa từng khởi tâm cống cao ngạo mạn, danh dự ngày một vang rộng. Mọi người xa gần tụ hội, đồ chúng đông đến ba trăm vị. Đến năm bảy mươi ba tuổi, nhằm năm Thái Nguyên thứ 21 (397), Đàm Bị viên tịch. Đệ tử là Đàm La hiểu rộng kinh luật, có tài đảm mật, bảo ban tiếp nhậm việc của thầy, lại xây dựng bảo tháp bốn tầng và giảng đường phòng nhà, tạo hình tượng nằm và khám đường bảy Đức Phật…

7. Tỳ-kheo-ni Tuệ Trạm ở chùa Kiến phước.

Tỳ-kheo-ni Tuệ Trạm vốn dòng họ Nhậm, người xứ Bành thành. Thần mạo vượt xa tinh tháo đặc thù, tình sâu khoáng đạt, thường hay cứu các loài vật, mặc áo xấu ăn rau lá, vui sống đạm bạc. Thường mang y sơn hành, gặp phải bọn cướp, chúng muốn đâm mũi nhọn vào mình Tuệ Trạm nhưng tay không thể lấn tới. Nhân đó mà bọn chúng cầu xin chiếc y mà Tuệ Trạm đang mang, Tuệ Trạm vui vẻ cười và nói cùng bọn chúng:

– Ý các ông mong cầu rất lớn mà cái được rất ít.

Lại cởi bỏ chiếc y ấy và quần mới bên trong cho bọn chúng. Bọn cướp liền tạ từ và hoàn trả lại Tuệ Trạm. Tuệ Trạm bỏ đó mà đi. Đến năm Kiến Nguyên thứ 2 (3), Tuệ Trạm vượt qua sông, quan Tư không Hà Sung vô cùng sùng kính, có nhã ý mời Tuệ Trạm ở tại chùa Kiến phước.

8. Tỳ-kheo-ni Tăng Cơ ở chùa Diên hưng.

Tỳ-kheo-ni Tăng Cơ vốn dòng họ Minh, người xứ Tế nam. Buộc tóc giữ đạo, chí nguyện xuất gia, mẫu thân không chấp thuận, kín hứa gả chồng, ẩn mật sính lễ, đến ngày nghinh tiếp, cận nữ mới phát hiện, Tăng Cơ liền cự tuyệt ăn uống chẳng màng xuống, bà con đến thỉnh cầu nhưng ý không hề đổi thay. Đến ngày thứ bảy, mẫu thân gọi người con rể, con rể kính tin, thấy vợ sắp chết, bèn nói cùng mẹ vợ rằng: – Phàm con mỗi người đều có ý chí, không thể cưỡng ép!

Mẫu thân liền theo đó. Tăng Cơ nhân đó xuất gia. Lúc ấy là hai mươi mốt tuổi, bà con nội ngoại đều đến mừng chào an ủi động viên, đua tặng chiếu quý, tranh bày danh cúng. Châu mục cấp kỷ quận thú thân lâm, kẻ tăng người tục thảy đều ngợi khen chưa từng có. Tăng Cơ tịnh trì giới phạm, tinh tấn học tập tu trì kinh điển. Cùng với Tỳ-kheo-ni Đàm Bị danh tiếng lẫy lừng, then chốt tối mật, việc lành bàn giữ, Hoàng đế cũng sùng lễ.

Năm Kiến Nguyên thứ 2 (3) hoàng hậu họ Trữ vì Tăng Cơ mà lập chùa Lý Đô Đình, thông cung trong cảng, đặt hiệu là chùa Diên hưng, Tăng Cơ trú tại đó, đồ chúng có hơn trăm người. Ngay sự việc rõ ràng, kẻ tăng người tục càng thêm kính trọng. Tăng Cơ viên tịch năm 68 tuổi, tức nhằm năm Long An thứ nhất (397).

9. Tỳ-kheo-ni Đạo Hinh ở chùa Đông, thành Lạc dương.

Tỳ-kheo-ni Đạo Hinh vốn dòng họ Dương, người xứ Thái sơn. Tánh tình chuyên cần không ngang ngược. Lúc còn là Sa-di thường vì chúng luôn tụng kinh, năm hai mươi tuổi, trì tụng các kinh Pháp Hoa, Duy-ma,… Sau khi thọ giới cụ túc, nghiên cứu tìm cầu lý vệ, chỉ ăn rau lá, tiết chế khổ hạnh, càng già càng cố gắng, trú tại chùa Đông, thành Lạc Dương, tao nhã hay bàn luận, ý trong sáng rất giỏi Tiểu khẩm. Quý ở Lý thông mà chẳng chuyên từ biện. Đạo học một châu đều lấy tôn chỉ thầy làm chính, Tỳ-kheo-ni giảng kinh; Đạo Hinh chính là vị đầu tiên.

Trong niên hiệu Thái Hòa(366-371), có người nữ tên Dương Linh Biện kính tin Hoàng Lão, chuyên hành phục khí, thời trước, người và vật cũng hay kính thờ. Đến thời Đạo Hinh nói là cùng nhà vua nên thuật ấy đã biến mất. Linh Biện giả kết thân là người cùng họ, cùng qua lại nhưng trong lòng hoài ôm ganh ghét đố kỵ, dò xét để hãm hại. Về sau đem thuốc độc bỏ vào thức ăn của Đạo Hinh, các thầy thuốc dốc lòng chữa trị đều không thuyên giảm. Các đệ tử hỏi do từ đâu mà mắc bệnh. Đạo Hinh đáp rằng:

– Tôi rất tõ biết kẻ chủ mưu, đây đều do nghiệp duyên, các ông không cần hỏi. Giả sử nói mà có lợi, tôi còn chẳng nói, huống hồ chẳng có ích lợi gì!.

Nói xong liền thị tịch.

10. Tỳ-kheo-ni Đạo Dung ở chùa Tân lâm.

Tỳ-kheo-ni Đạo Dung vốn người Lịch dương, trú tại chùa Ô Giang, giới hạnh tinh chuyên cao vọi, khéo chiêm tướng tốt xấu nghịch biết họa phước, người đời rao truyền cho đó là bậc Thánh.

Vào đời Đông Tấn, vua Minh Đế rất tôn trọng kính thờ, vua cho rải hoa dưới tòa để kiểm nghiệm là Thánh hay phàm, quả thật chẳng có hoa nào héo cả. Đến thời vua Giản Văn Đế, đời Đông Tấn, trước vốn phụng thờ Đạo sư Thanh Thủy. Đạo sư ở kinh đô, chỗ của vua Bộc Dương. Thứ đến, trong cung lập Đạo xá, Đạo Dung liền khai dẫn, nhưng chưa thỏa nguyện. Về sau người trong cung mỗi lần vào đạo thất, liền thấy Thần nhân là hình tướng Sa-môn đầy khắp trong thất. Giản Văn Đế nghi đó là do Đạo Dung gây nên, mà chưa thể quyết định. Sau khi lên ngôi, ở điện Thái cực chim quạ đến làm ổ, Giản Văn Đế sai Khúc An Diễn bói thử, Khúc An Diễn nói:

– Ở Tây nam có một vị thầy người nữ có thể trừ diệt yêu quái.

Vua sai sứ đến Ô Giang nghênh đón Đạo Dung, đem sự việc ấy để hỏi. Đạo Dung bảo:

– Chỉ có chay tịnh bảy ngày thọ trì tám giới, tự sẽ tiêu mất.

Vua liền y theo đó, nhưng nhất tâm chưa đầy bảy ngày, bầy quạ cùng nhau nhóm tụ đến chuyển ổ bay đi. Giản Văn Đế càng thêm kính trọng, liền vì Đạo Dung mà dựng chùa, cung cấp đủ mọi thứ cần dùng. Nhân lấy rừng để đặt hiệu nên gọi là chùa Tân lâm, tức lấy đó để phụng thờ và rất kính phụng chánh pháp. Về sau, trong đời nhà Tấn để tỏ bày lòng kính chuông Phật pháp đều là do sức lực của Đạo Dung. Mãi đến đời Hiếu Vũ Đế lại càng thêm sự sùng kính.

Trong niên hiệu Thái Nguyên (376-397), bỗng nhiên dứt tuyệt dấu vết, chẳng biết ở đâu. Hiếu Vũ Đế ban sắc an táng y bát của Đạo Dung, nên bên cạnh chùa có phần tháp…

11. Tỳ-kheo-ni Linh Tông ở chùa Tư châu.

Tỳ-kheo-ni Linh Tông vốn giòng họ Mãn, người xứ Cao hồ, Kim hương. Từ nhỏ đã có tín tâm thanh tịnh, trong Hương đãng đều ca ngợi. Gia đình gặp phải tán loạn, bị giặc cướp đuổi bắt, nên quy thành khẩn thiết xưng niệm Tam bảo, tụng phẩm Phổ môn để bạt trừ ngay việc ấy, nhờ nói ác làm mau, cầu kêu oan được thả. Theo đường đi về hướng Nam, đi đến Ký châu, lại bị giặc rượt đuổi theo, liền leo lên cây rừng, chuyên thành khẩn niệm, kẻ đuổi bắt ham nhìn đường khác chẳng ngước mắt nhìn lên nên tìm bắt chẳng được. Linh Tông lại xuống và đi tiếp, chẳng dám xin ăn. Ban đầu không thấy đói, chiều tối, đến một bờ biển lớn, thuyền không qua được. Linh Tông bàng hoàng lo sợ, lại xưng niệm Tam bảo, bỗng thấy một con nai trắng chẳng biết từ đâu lội xuống dòng sông làm cho tất cả đất nổi lên, không có gợn sóng, Linh Tông theo nai mà vượt qua sông, chẳng từng thấm ướt như đi trên đất liền. Nhân đó về tới được nhà liền vào đạo, thành tâm chí thiết, học hạnh tinh cần, rộng xem kinh pháp, nghĩa sâu nhập thần. Vua Hiếu Vũ đế, đời Đông Tấn nghe thế sai đưa thư đi dò hỏi. Về sau trăm họ gặp phải tật bệnh nghèo khổ rất nhiều, Linh Tông dốc hết của cải ban cứu cho nhân gian, chẳng lánh hiểm trở xa xôi, tùy nghi cứu giúp, mọi người mong nhờ rất nhiều. Do chịu đói nhận khổ nên hình hài dung mạo gầy khô.

Năm Linh Tông 7 tuổi, bỗng sáng sớm, gọi các đệ tử đến kể lại giấc mộng trong đêm của mình là thấy một núi lớn gọi là Tu-di, đỉnh cao tuyệt đẹp, lên tiếp cùng trời, vật báu trang nghiêm sáng rỡ mặt nhật, trống pháp gióng trổi, hương khói phảng phất, khiến ta trước kinh ngạc cảnh giác! Liền đó ngay trong thân thể có sự khác thường, tuy không tướng trạng thống não như hôn mê. Chúng đồng học đạo bảo:

– Đó chính là cảnh cực lạc.

Lời bàn qua tiếng lại chưa dứt, chợt bỗng viên tịch.

12. Tỳ-kheo-ni Chi Diệu Âm ở chùa Giản tỉnh.

Tỳ-kheo-ni Chi Diệu Âm, chưa rõ là người xứ nào, từ nhỏ đã có chí đạo, cư xử kinh hoa, học rộng kinh sách trong ngoài, giỏi làm văn chương.

Hoàng đế Hiếu Vũ đời Đông Tấn, thái phó Cối Kê, Vương Đạo Mãnh khởi… cũng đều kính tin. Mỗi lúc Diệu Âm cùng Hoàng đế và Thái phó cũng như các Học sĩ trong triều đàm luận chúc văn, lời văn tao nhả, là người có tài trí, rất có tiếng tăm. Vào năm Thái Nguyên thứ 10 (386), Thái phó dựng lập chùa Giản Tĩnh, mời Diệu Âm làm chủ, đồ chúng có hơn trăm người. Các thứ tài nghĩa trong ngoài đều được mãn nguyện, cung cấp cúng dường vật thực nhiều vô số kể, giàu có nghiên cả đô ấp. Mọi người cao quý đều tôn thờ, hằng ngày ngoài cửa xe ngựa tới lui có hơn trăm lược.

Vương Thầm là thứ sử Kinh Châu qua đời, Liệt Tông ý muốn dùng Vương Cung để thay vào đó. Bấy giờ, Hoàn Huyền ở tại Giang Lăng là nơi mà Vương Thần tỏa chiết, nghe đến Vương Cung đáng chỗ quen biết xưa cũ nên lại sợ Vương Cung. Ân Trọng Kham bấy giờ là học trò của Vương Cung, Hoàn Huyền biết Ân Trọng Kham tài hèn sức mọn nên cũng dễ chế ngự. Ý muốn được vậy bèn sai sứ nhờ Diệu Âm vì Trọng Kham mà mưu tính. Đã vậy mà Liệt Tông hỏi Diệu Âm kinh Châu khuyết ngoại hỏi rằng:

– Ai là người đáng được thay vào đó?

Diệu Âm đáp:

– Bần đạo là người xuất gia làm sao có thể cùng bàn luận việc thế tục. Nghe trong ngoài bàn luận, mọi người đều bảo không ai qua Ân Trọng Kham, lấy ý ấy mà nghĩ ngợi sâu xa, đó là chỗ kinh sở đáng cần.

Hoàng đế bèn dùng Ân Trọng Kham thay thế Vương Thầm. Quyền thế một triều, uy hành khắp trong ngoài nước…

13. Tỳ-kheo-ni Đạo Nghi ở Chùa Hà hậu.

Tỳ-kheo-ni Đạo Nghi vốn dòng họ Giả, người xứ Lâu phiền; nhạn môn, là người cô của Tuệ Viễn. Chồng là Giải Trực, người đồng quận. Giải Trực tầm dương nên qua đời. Năm hai mươi hai tuổi, Đạo Nghi xả bỏ tục lụy, đắp mặc pháp y, thông minh mẫn triết, nghe rộng nhớ nhiều, tụng kinh Pháp Hoa, giảng kinh Duy-ma, Tiểu khẩm. Tình nghĩa đạt lý, nhân tâm liễu ngộ, giới hạnh cao vời, thần khí thanh khiết. Nghe ở chốn kinh kỳ, kinh luận thông suốt, giảng tập tương tục, khoảng cuối niên hiệu Thái Nguyên (397) đời Đông Tấn, Đạo Nghi đến kinh đô, trú tại chùa Hà hậu, chuyên tâm vào Luật tạng, nghiên cứu tinh vi, thân giữ thấp hèn, cung kính ở chỗ u tối vẫn không biếng lười, y áo thô xấu, tự gìn giữ tính lượng bình bát, trong sạch chẳng lỗi lầm, kẻ tăng người tục đều đề cao tín ngưỡng. Năm bảy mươi tám tuổi, Đạo Nghi lâm bệnh; song, tự đều trị, giữ tâm càng cố gắng niệm tụng không dứt. Các đệ tử cầu thưa:

– Xin nên ngừng nghĩ hầu mong hao tổn khí!

Đạo Nghi đáp rằng:

– Chẳng phải đều các người đáng nói.

Nói xong bèn tịch.

Trang 1 2 3 4