TRUYỆN CÁC VỊ TỲ KHEO NI

Thích Bảo Xướng ở chùa Đại Trang Nghiêm soạn thuật
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 3

 

ĐỜI NAM TỀ CÓ 15 VỊ:

  1. Tỳ-kheo-ni Pháp Duyên ở Đông hoàn, Tăng thành.
  2. Tỳ-kheo-ni Đàm Triệt ở chùa Nam vĩnh an.
  3. Tỳ-kheo-ni Tăng Kính ở chùa Sùng thánh.
  4. Tỳ-kheo-ni Tăng Mãnh ở chùa Tề minh, Cổ quan.
  5. Tỳ-kheo-ni Diệu Trí ở chùa Hoa nghiêm.
  6. Tỳ-kheo-ni Trí Thắng ở chùa Kiến phúc.
  7. Tỳ-kheo-ni Tăng Cái ở chùa Thiền cơ.
  8. Tỳ-kheo-ni Pháp Toàn ở chùa Đông thanh viên.
  9. Tỳ-kheo-ni Tịnh Diệu ở chùa Phổ hiền.
  10. Tỳ-kheo-ni Đàm Giản ở chùa Pháp âm.
  11. Tỳ-kheo-ni Tịnh Khuê ở chùa Pháp âm.
  12. Tỳ-kheo-ni Tuệ Tự ở chùa Tập thiện.
  13. Tỳ-kheo-ni Siêu Minh ở chùa Tề minh, tiền Đường.
  14. Tỳ-kheo-ni Đàm Dõng ở chùa Pháp âm.
  15. Tỳ-kheo-ni Đức Lạc ở chùa Tề hưng, xứ Diệm.

 

1. Tỳ-kheo-ni Pháp Duyên ở Đông hoàn, Tăng thành.

Tỳ-kheo-ni Pháp Duyên vốn dòng họ Du, người xứ Đông Hoàn Tăng Thành. Năm Nguyên Gia thứ 9 (33), đời tiền Tống. Pháp Duyên vừa mười tuổi cùng em là Pháp Thải chín tuổi, chưa biết kinh pháp. Ngày mồng 8 tháng 2 năm đó (33), cả hai chị em không biết đi đâu, ba ngày sau trở về nói đến tịnh độ thiên cung thấy Phật, Phật nhân đó mà chỉ dạy. Đến ngày rằm tháng 9, lại đi mất một tuần mới về, có thể viết được chữ nước ngoài và tụng kinh, nghe người Tây Vực nói đùa, nghe cũng hiểu rõ.

Ngày rằm tháng giêng năm Nguyên Gia thứ 10 (3), lại bỏ đi mất, những người làm ruộng thấy hai chị em nương gió bay bổng giữa trời, song thân lo sợ tế thần cầu phước, trải qua cả tháng mới trở lại, lúc trở về là đã xuất gia, thân mặc pháp phục, nắm tóc đem về, tự nói thấy Phật và các Tỳ-kheo-ni, bảo rằng:

– Người có nhân duyên đời trước nên làm đệ tử ta.

Rồi đưa tay xoa đầu, tóc tự rơi rụng và đặt pháp danh: chị là Pháp Duyên, em là Pháp Thải. Lúc sắp trở về bảo rằng:

– Có thể làm tịnh xá sẽ cho các ngươi trú vậy.

Pháp Duyên… trở về nhà hủy phá thần tòa sửa làm tịnh xá, ngày đêm giảng tụng, đêm đến mỗi người tự có hào quang năm sắc chiếu sáng, nổi trôi trên các dòng hay ở đỉnh núi non có như ngọn đuốc. Từ đó về sau, lời nói tao nhã, âm thanh trong sáng, lên kinh đô phúng tụng không ai sánh bằng. Thứ sử Vĩ Lãng Khổng Mặc đều khuất phục, cung kính cúng dường. Nghe Pháp Duyên giảng nói vô cùng kính phục. Nhân đó mà mọi người đều phụng thờ chánh pháp.

Khoảng trong niên hiệu Kiến Nguyên (79-83), đời Nam Tề, Pháp Duyên viên tịch, thọ năm mươi sáu tuổi.

2. Tỳ-kheo-ni Đàm Triệt ở chùa Nam vĩnh an.

Tỳ-kheo-ni Đàm Triệt, chưa rõ người xứ nào. Từ nhỏ là đệ tử của Tỳ-kheo-ni Phổ Yếu, theo Phổ Yếu trú tại chùa Vĩnh an. Phổ Yếu bảo:

–Chăm lo học giỏi hẳn sẽ có tiếng ở đời.

Đàm Triệt giữ lấy chí khí không kiêu hãnh, học tập siêng năng không ngừng. Yếu nghĩa Phật pháp, đều suốt thấu. Chưa kịp thành giới đã nghiên cứu kinh luận. Sau khi thọ giới Cụ túc, cùng học Luật tạng. Tài năng gánh vác cơ vụ rất khéo giảng nói, phân tích minh bạch rõ ràng, nghiên cứu sâu xa. Chư Ni lớn nhỏ đều trông nhờ, tùy phương ứng hội, tiết tấu lô-gíc. Các phụ nữ từ hàng Ngũ hầu đến Thất quý trở xuống không ai mà chẳng tu kính mến phục.

Năm Vĩnh Minh thứ 2 (83), đời Nam Tề, Đàm Triệt viên tịch, thọ sáu mươi ba tuổi.

3. Tỳ-kheo-ni Tăng Kính ở chùa Sùng thánh.

Tỳ-kheo-ni Tăng Kính vốn dòng họ Lý, người xứ Cối kê, ở ngụ tại đất Mạt lăng. Tăng Kính lúc còn trong bào thai, người nhà thiết lễ hội, thỉnh Sa-môn Tăng siêu ở chùa Ngõa Quan và Tỳ-kheo-ni Đàm Chi ở chùa Tây, hai vị chỉ vào bụng gọi đứa bé trong bào thai làm đệ tử và người mẹ thay đứa bé gọi hai vị là thầy. Bất luận là nam hay nữ hẳn đều cho xuất gia. Đến ngày sắp sinh, người mẹ mộng thấy Thần nhân bảo rằng:

– Nên kiến lập bát Quan trai pháp tức mạng kinh bắt đầu.

Chư Tăng và tôn tượng chưa thỉnh đến, liền sinh Tăng Kính. Nghe giữa không trung có tiếng bảo rằng:

– Nên đem đến chùa Kiến An, thưa cùng chư Ni cho làm đệ tử.

Năm lên năm, sáu tuổi, Tăng Kính nghe tụng kinh, liền có thể nhớ tụng, đọc kinh vài trăm quyển, diệu giải ngày một sâu xa, chỉ dùng rau lá khắc kỷ thanh phong tạm trước. Mãi đến niên hiệu Nguyên Gia (2-), đời tiền Tống, Lỗ Quận Khổng Mặc ra trấn Quảng châu, dẫn Tăng Kính đi cùng. Gặp được Tỳ-kheo-ni Tiền Tát La…, người ngoại quốc đang đến kinh đô Triều Tống, đều là phong tiết cao dị, liền xin theo thọ giới, rõ sâu nghĩa lý vô thường, muốn nương thuyền vượt biển tìm cầu thánh tích. Đạo tục cấm cản, phải dừng ở tại Lĩnh nam hơn ba mươi năm. Phong lưu dần đổi, tục dữ cải tâm, có mười ba người xả bỏ vườn nhà cúng dường Tăng Kính, cùng nhau lập chùa ở tại triều đình, đặt hiệu chùa Chúng Tạo. Vua Minh Đế (6-73), đời Tiền Tống nghe thế, từ xa sai người nghênh đón. Đạo tục cùng nhau chia sẻ buồn nhớ. Trở lại kinh đô, Tăng Kính được ban sắc trú tại chùa Sùng thánh, kẻ tăng người tục khâm phục sự tiến dừng của Tăng Kính. Lạc Tuân ở Đơn Dương vì Tăng Kính mà xả bỏ vườn nhà để dựng lập chùa, sau dời đến đó ở. Thời nhà Tề, Văn Tuệ Đế, Văn Tuyên Vương ở Kính lăng đều khâm phục phong thái và đức hạnh của Tăng Kính cúng thí đầy đủ không khuyết thiếu thứ gì.

Ngày mồng ba tháng 2 năm Vĩnh Minh thứ (87), đời Nam Tề, Tăng Kính viên tịch, thọ tám mươi tư tuổi, an táng tại phía Bắc núi Chung sơn. Các Đệ tử tạo lập văn bia, Trung thư thị lang Ngô Hưng Trầm ước chế văn bia tại đó.

4. Tỳ-kheo-ni Tăng Mãnh ở chùa Tề minh, Cổ quan.

Tỳ-kheo-ni Tăng Mãnh vốn dòng họ Sầm, người xứ Nam dương, dời đến trú tại huyện Cổ quan, cho đến thời Tăng Mãnh đã là năm đời. Tằng tổ của Tăng Mãnh theo nhà Tấn giữ chức chánh viên lang dư kháng lệnh. Gia đình vốn thờ kính Hoàng Lão và kính tin tà thần. Tăng Mãnh từ thuở nhỏ đã bùi ngùi, có chí cầu đạo, xa lánh trần tục. Năm mười hai tuổi, thân phụ qua đời, Tăng Mãnh gào khóc đến nỗi thổ huyết, chết đi sống lại, trọn đủ ba năm, tánh tình bất diệt, từ biệt mẹ xuất gia học đạo. Đạo hạnh đã thanh khiết, sống một cuộc sống nhàn tịnh luôn cung kính nghiêm tinh. Chỉ dùng cơm gạo rau lá thô sơ nên thân còn da bọc lấy xương. Hành Đạo sám hối chưa từng biếng lười. Phô bày lỗi trước, tinh cần khẩn thiết rơi lệ. Hay làm những việc mà người đời khó làm. Thứ sử Ích Châu Ngô Quận là Trương Đại nghe tiếng vang mà kính trọng, mời về làm thầy ở nhà.

Trong niên hiệu Nguyên Huy (73-77), đời tiền Tống, Tỳ-kheoni Tịnh Kiền vào đất Ngô, dẫn Tăng Mãnh ra kinh đô, trú tại chùa Kiến phúc, xét qua đại chúng trải suốt đêm ngày, theo đuổi giảng thuyết tâm không mệt nhọc, lắng lòng yên tọa, bình thản khó lường. Đến năm Kiến Nguyên thứ (82), đời Nam Tề, mẫu thân mắc bệnh, Tăng Mãnh bèn xả bỏ nhà Đông để xây dựng chùa, đặt hiệu là chùa Tề minh. Quanh khắp điện vũ trồng đầy cây trúc, trong ngoài trong sạch tợ như như Tiên ở. Đối với người đói thì nhường thức ăn để bố thí, với người rét lạnh thì cởi áo mà bố thí cho. Ở phía Nam chùa thường có người săn bắn, nên chim thú đua nhau bay chạy tìm đến nơi Tăng Mãnh mà chim ưng săn rượt đuổi chỉ cách chừng thước tất. Tăng Mãnh vận dụng thân mình tay chân để ngăn cản chở che, tuy thân thể bị mổ cắn mà các loài thú tìm đến đều được thoát chết. Cùng sống tại đó khoảng vài mươi người, hơn 30 năm chưa từng thấy Tăng Mãnh lộ vẻ tức giận. Đến năm Vĩnh Minh thứ (92), Tăng Mãnh viên tịch, hưởng thọ bảy mươi hai tuổi.

Bấy giờ, lại có Tỳ-kheo-ni Tăng Viện là đệ tử của Tăng Mãnh cũng là người lừng tiếng hiếu kính với thấy hạnh nghiệp cao xa, Tuệ ngộ thâm sâu.

5. Tỳ-kheo-ni Diệu Trí ở chùa Hoa nghiêm.

Tỳ-kheo-ni Diệu Trí vốn dòng họ Tào, người xứ Hà nội. Bản tánh nhu hòa thông mẫn, tấm lòng độ lượng, giữ gìn khuôn phép cấm ngăn như giữ gìn minh châu. Tâm thường siêng năng nhẫn nhục, cùng với mọi vật không trái ngược. Tuy có sự buồn não nhưng hình dáng lúc nào cũng hài hòa. Rũ màn quanh năm, trọn ngày chẳng phiền muộn đến ai. Tinh thông thấu đạt pháp tướng, mọi vật thảy đều làm chủ.

Khi triều Đường mới dựng lập, vua Vũ Đế (83-9), đời nhà Tề ban sắc mời Diệu Trí khai giảng các kinh Thắng-man, Tịnh Danh,… Đến lúc Diệu Trí giảng pháp, nhà vua đã vài lần thân lâm, ban chiếu hỏi vô phương, Diệu Trí liên tiếp phanh chiết mới không để lại ứ đọng, nhà vua thường ca ngợi tốt lành.

Thời nhà Tề, Văn Tuyến Đế ở Cảnh lăng, tại cương giới Chung sơn là nơi nhóm tụ an táng các bậc Danh đức. Đến năm Kiến Vũ thứ 2 (9), Diệu Trí viên tịch, hưởng thọ 6 tuổi, an táng tại chùa Định Lâm. Thị Trung lang da vương luân, đời Nam Tề, có vợ thuộc họ Giang vì Diệu Trí mà dựng lập trụ đá viết khắc ngôn từ ca ngợi, dựng ở bên trái một phần của Diệu Trí.

6. Tỳ-kheo-ni Trí Thắng ở chùa Kiến phúc.

Tỳ-kheo-ni Trí Thắng vốn dòng họ Từ, người xứ Trường An, đến trú tại Cối Kê đã ba đời. Năm lên 6 tuổi, Trí Thắng theo vương mẫu ra thành đô đến chùa Ngõa Quan, thấy Chiêu Đề sửa lớn bảo sức nghiêm Hoa, tự nhiên rơi nước mắc khóc lóc, nhân đó xin xuống tóc, vương mẫu về hỏi, Trí Thắng thuật đủ ý ấy. Vương mẫu cho rằng đang còn nhỏ dại nên chưa chấp thuận. Cuối đời Tiền Tống (….-79), có lắm hoạn nạn, nhân dân bốn phương thất nghiệp, thời sự phân vân, lâu nhiễm nhiều năm.

Năm đến hai mươi tuổi, Trí Thắng mới được xuất gia, trú tại chùa Kiến phước, cần mẫn chuẩn mực đi vào khuôn phép. Thỉnh thọ kinh Đại Niết-bàn, chỉ một lần nghe liền có thể hành trí, về sau nghiên cứu luật tụng, không nhọc công thọ lại, hăng say công việc, tìm tòi tra cứu, tự chế vài mươi quyển Nghĩa sớ, từ đơn giản đến cao siêu, nghĩa ẩn mà lý huyền diệu. Gặp khó khăn chẳng nản lòng, gặp vui sướng không hề giải đãi. Khoảng trong niên hiệu Đại Minh (7-6)*, có một gả nam tử dối trá ôm hoài nhiễm dục, mưu toan tính kế lợi riêng. Trí Thắng khắc ý thâm uyên, khí tháo lập bền, nghiêm nét mặt bảo cùng đại chúng, chúng liền soát lục giao cho quan xét xử. Trí Thắng giữ giới thanh tịnh như gìn giữ minh châu.

Bấy giờ, có Tăng Tông Huyền Thư đệ tử của Pháp sư Đàm Bân ở chùa Trang Nghiêm, cùng hầu giữ điện Phật, khinh thường mạn tạng đến trộm, mới mất Bồ-tát Anh Lạc và bồn tắm bảy báu, bình lọ, y bát của Đàm Bân, các vật ở bên ngoài thất như khánh treo… nên buồn phiền nghỉ giảng, đóng cửa ba ngày. Tri Thắng tuyên cáo cùng bốn bộ chúng nội trong một tuần hẳn sẽ hoàn trả đầy đủ. Đức lớn cảm hóa mọi hành vi cử chỉ như vậy. Thời nhà Tề, Văn Tuệ Đế nghe được tiếng vang nhã ý cung nghênh đón tiếp mời vào cung. Mỗi lần rước vào cung giảng nói các kinh, thì Quan Tư Đồ Kính Lăng; Văn Tuyên Đế càng thêm sùng kính. Trí Thắng chí kiên trinh như vàng phương Nam, tâm ngời sáng tợ tuyết xứ Bắc, khuyên răn Ni chúng thật đủ vật trông. Lệnh chỉ mới bảo làm chủ chùa, cả thảy đều cung kính như sùng tụng vị Tôn nghiêm. Trí Thắng theo pháp sư Tăng Viễn ở chùa Định Lâm cầu thọ Bồ-tát giới. Bên cạnh pháp tòa thường đặt lò hương, Trí Thắng xông hương, Tăng Viễn đứng đó bảo rằng:

– Chẳng lấy lửa, đã tin tú vậy.

Chỗ để hương chan hòa tỏa khói, mọi người đều ngợi khen sự cung kính trang nghiêm của Trí Thắng hiển bày ứng hiện như vậy.

Khoảng trong niên hiệu Vĩnh Minh (83-9), Trí Thắng thiết lễ trai Tăng nhiếp tâm cầu tưởng, bỗng nghe giữa không trung có tiếng gảy móng tay, liền chấp tay lắng nghe. Trí Thắng thường trú tại chùa, ba mươi năm chưa từng ứng phó trai hội, đặt chân đến nơi giàu sang phú quý. Trí Thắng quý trọng chỗ nhàn tĩnh, nhiếp niệm tư duy, nên tiếng thơm vang xa, Văn Tuệ Đế càng gia tâm cung phụng, ngày tháng đủ đầy, dựng xây phòng nhà, mở mang chùa viện, Đại chúng đông nhiều. Trí Thắng xả bỏ y bát vì bảy vị Hoàng đế trong thời tiền Tống và Nam Tề mà tạo dựng tượng đá ở chùa Nhiếp Sơn.

Đến năm Vĩnh Minh thứ 10 (9), Trí Thắng nằm trên giường bệnh, bỗng thấy xe vàng Vũ ngọc đều đến nghênh đón. Đến ngày mồng tháng , bảo các đệ tử rằng:

– Ngày nay, ta qua đời!

Các đệ tử đều khóc lóc, Trí Thắng bèn vạch y bày ngực, giữa ngực có viết thảo chữ “Phật”. Thể chữ mới đẹp sắc trắng cùng soi nhuận, đến giữa trưa ngày mồng 08 thì viên tịch, hưởng thọ sáu mươi sáu tuổi, an táng tại Chung sơn. Vua Văn Đế cung cấp thuốc than cho Trí Thắng, còn trong lúc tang lễ mọi sự cần dùng đều do các quan lo liệu đầy đủ.

7. Tỳ-kheo-ni Tăng Cái ở chùa Thiền cơ.

Tỳ-kheo-ni Tăng Cái vốn dòng họ Điền, người xứ Quân nhân, nước Triệu. Thân phụ là thái thú Hoằng Lương Thiên Thủy.

Tăng Cái xuất gia từ thuở nhỏ làm đệ tử của Tỳ-kheo-ni Tăng Chí ở chùa Hoa Lâm; Bành thành. Không màng lợi dưỡng dứt bỏ danh dự. Năm Nguyên Huy thứ nhất, sách Lỗ Xâm Châu, nên Tăng Cái cùng bạn đồng học là Pháp Tấn cùng đến phương Nam kinh thất, trú tại chùa Điệu Tướng của chư Ni, rộng nghe kinh luật, sâu cứu chỉ quy, chuyên tu thiền định, ngày không đủ tu đến đêm thâu, nóng lạnh chẳng đổi xiêm y, bốn mùa không thức ăn mới lạ, chỉ dùng một bữa cơm rau giữa trưa mà thôi. Thọ nghiệp ở hai Thiền sư Ẩn Bá. Cả hai vị đều khen ngợi sự tỏ ngộ khác thường của Tăng Cái.

Trong niện hiệu Vĩnh Minh (83-9) thời Nam Tề, Tăng Cái dời đến trú tại chùa Thiền cơ, muốn xiển dương rộng Quán Đạo, kẻ tăng người tục đến thăm hỏi, ảnh hưởng sự tu, mới riêng lập thiền phòng ở bên trái cạnh chùa, yên lặng trong đó, mỗi lúc ra thì tinh thần sảng khoái không mỏi mệt. Thời nhà Tề, Cảnh Lăng Văn Tuyên Vương Tú Tử Lương, suốt bốn mùa cung cấp. Tuy tuổi đã già nua mà chí hướng thượng chẳng suy mòn. Trọn ngày thanh hư, suốt đêm chẳng ngủ. Đến năm Vĩnh Minh thứ 11 (9), Tăng Cái viên tịch, hưởng thọ sáu mươi bốn tuổi.

Bấy giờ, lại có Pháp Diên, vốn dòng họ Hứa, người xứ Cao dương, tinh cần có hạnh nghiệp, cũng do từ thiền định mà nổi danh.

8. Tỳ-kheo-ni Pháp Toàn ở chùa Đông thanh viên.

Tỳ-kheo-ni Pháp Toàn vốn dòng họ Đái, người xứ Đơn dương. Đoan trang ưa thích vắng lặng, tinh cần định tuệ. Ban đầu theo Tông Viện xem khắp các kinh, về sau bắt chước hai Thiền sư Bá Ẩn tham cùng thiền quán. Ngày thì nghiên cứu kinh văn, đêm lại xem khắp Diệu Cảnh. Đối với giáo điển Đại thừa đều có thể tuyên giảng, pháp môn bí diệu Tam-muội đều làm thầy khuôn phép. Ăn chỉ rau quả, mặc cốt che hình. Dạy dỗ những điều chưa nghe khuyên răn hậu học. Hàng thính giả tu hành công phu rất đông. Chùa rộng lớn quán xuyến trong ngoài cũng rất khó khăn, nên năm Thái Thỉ thứ 3 (6) thời tiền Tống, Ni chúng họp bàn, muốn phân thành hai chùa, bấy giờ Tỳ-kheo-ni Bảo Anh xin ở phía Đông dựng lập Thiền phòng, lại tạo dựng linh tháp. Từ đó mới phân thành chùa Thanh viên ở phía Đông. Đến năm Thăng Minh thứ 2 (78) thời Tiền Tống, Bảo Anh viên tịch, chúng đã mới phân, người coi sóc chưa tiếp nối, mới mời Pháp Toàn làm chủ chùa. Từ đó, kẻ lớn người nhỏ tất cả đều mến vui, tình cảm sâu đậm như sữa hòa với nước.

Đến năm Long Xương thứ nhất (9) thời Nam Tề, Pháp Toàn viên tịch, hưởng thọ tám mươi ba tuổi. Bấy giờ, ở tại chùa lại có các vị như Tịnh Luyện, Tăng Luật, Tuệ Hình đều là những người ham học lại nổi danh.

9. Tỳ-kheo-ni Tịnh Diệu ở chùa Phổ hiền.

Tỳ-kheo-ni Tịnh Diệu vốn dòng họ Dương, người xứ Kiến khang. Chí đạo chuyên thành, vui pháp kiều khẩn. Lúc mới thọ giới Cụ túc, Tịnh Diệu theo Tế Viện để thọ học, tinh cần suy tư nghiên tầm áo nghĩa

Đại thừa. Sau khi đã được 10 hạ bèn làm vị thầy mẫu mực. Thời nhà Tề, vua Văn Tuệ Đế, Văn Tuyên Đế ở Cảnh lăng đều kính phục.

Năm Vĩnh Minh thứ 8 (91), vua Cánh Lăng Văn Tuyên Đế thỉnh độ giảng kinh Duy-ma, sau làm chủ chùa hơn hai mươi năm, kẻ lớn người nhỏ sùng phụng như kính thờ cha mẹ, theo làm đệ tử hơn bốn trăm người. Đến năm Vĩnh Minh thứ 10 (93), Tịnh Diệu viên tịch, hưởng thọ bảy mươi hai tuổi.

Bấy giờ, ở tại chùa lại có các vị như Tăng Yếu, Quang Tịnh đều là những bậc học hành nổi tiếng.

10. Tỳ-kheo-ni Đàm Giản ở chùa Pháp âm.

Tỳ-kheo-ni Đàm Giản, vốn dòng họ Trương, người xứ Thanh hà, là đệ tử của Tỳ-kheo-ni Pháp Tịnh, đến tham học ở Hoài hải, hoằng tuyên chánh pháp, trước người sau mình, ý chí cứu tế rộng lớn.

Năm Kiến Nguyên thứ (83) thời Tam Tề, dựng lập tịnh xá Pháp Âm, chuyên tập thiền tư tịch mặc, thông đạt Tam-muội. Tiếng thơm đức hạnh vang xa, công hoằng hóa ngày một tỏa rộng. Kẻ tăng người tục kính ngưỡng, thạnh tu cúng thí. Bấy giờ có Pháp sư Tuệ Minh mến sâu tịch tĩnh, vốn trú tại chùa Đạo Lâm. Trong niên hiệu Vĩnh Minh (839), Văn Tuệ Đế và Văn Tuyên Vương ở Cảnh lăng thường vì tu sửa nghiêm sức, chư Tăng phần nhiều đam mê nghĩa học, giảng nhiều kinh luận, tới lui náo động, nên Tuệ Minh muốn bỏ đó mà đi, Đàm Giản bèn đem chùa đang ở để cúng dường, nhân đó đời đến Bạch Sơn, dựng lập thảo am để che mưa gió, đến giờ đi khất thực để tự nuôi sống, thường hội các tiều phu tạo dựng công đức.

Đến năm Kiến Vũ thứ nhất (9), giữa đêm 18 tháng 2, leo lên đống củi chất sẵn dẫn lửa tự thiêu, xả bỏ thân sinh tử để cúng dường Tam bảo. Mọi người ở gần thôn xóm thấy lửa cháy, đua nhau chạy lại cứu, đến nơi thì Đàm Giản đã viên tịch. Kẻ tăng người tục thương khóc vang tiếng cùng hang núi. Bèn lượm nhặc di cốt còn lại, vì Đàm Giản mà lập phần mộ.

11. Tỳ-kheo-ni Tịnh Khuê ở chùa Pháp âm.

Tỳ-kheo-ni Tịnh Khuê vốn dòng họ Chu, người xứ Tấn lăng, đến cư ngụ tại huyện Kiến khang đã ba đời. Tịnh Khuê từ nhỏ đã thông minh dĩnh ngộ, nghe một hiểu nhiều. Tánh chẳng ham thích thế tục, sớm nguyện xuất gia, song thân xót thương chẳng trái ý nguyện. Tịnh Khuê làm đệ tử của Tỳ-kheo-ni Pháp Tịnh ở chùa Pháp âm, đức hạnh thuần hậu, kinh luật thông rành, Tam thừa thiền một không gì chẳng thấu đạt. Thần lượng sâu xa, vật chẳng thể dòm tới. Để thân quên mùi vị thường tự khô gầy.

Pháp Tịnh tinh tấn cần mẫn đáng làm khuôn phép cho đời, truyền trao dạy bảo, phần nhiều đã đem lợi ích đến mọi người, đáng để cho đời nương tâm. Pháp Tịnh cùng Tỳ-kheo-ni Đàm Giản đồng ở tại chùa Pháp âm sau dời đến Bạch Sơn nương gá dưới bóng cây, ra công hoằng hóa dần dần rộng lớn. Đến ngày 18 tháng 2 năm Kiến Vũ thứ nhất (9), cùng với Đàm Giản cùng một đêm tự thiêu thân. Kẻ tăng người tục buồn thương đến viếng thăm thảy đều nghẹn ngào. Lượm nhặt xá-lợi, đắp phần mồ dưới gốc cây!

12. Tỳ-kheo-ni Tuệ Tự ở chùa Tập thiện.

Tỳ-kheo-ni Tuệ Tự vốn dòng họ Chu, người xứ Cao bình; Lư khâu là người nhìn xa trông rộng, nhìn Tuệ Tự như bậc trượng phu chẳng giống gì phụ nữ, mở lời bàn luận rất ngay thẳng, không tránh né. Vừa mới bảy tuổi bàn ăn rau quả; trì trai, chí tiết dũng mãnh.

Năm mười tám tuổi, Tuệ Tự xuất gia tại chùa Tam tầng; Kinh châu, giới nghiệp Cụ túc, Tăng tục đều ngợi khen. Bấy giờ, tại Giang lăng có Tỳ-kheo-ni ẩn ở Tây thổ đức vọng, thấy Tuệ Tự khác thường, bèn mới hợp ý cùng nhau hành đạo, thường cùng trú một Hạ, cùng tập Ban chu, tâm hình cần khổ ngày đêm chẳng ngừng. Trầm Du Chi là thứ sử Tấn sa gạn lọc Tăng Ni, Tuệ Tự bèn lánh nạn tại Hạ Đô, đến sau khi Trầm phá bại lộ mới trở về Tây thổ. Thời nhà Tề, thái úy Đại ty Mã Dự Chương Vương Tiêu Nghi, khoảng cuối năm Thăng Minh (79) thời tiền Tống ra trấn tại kinh Thiểm, thấy Tuệ Tự có đạo hạnh nên đón mời vào nội, cúng dường tứ sự đầy đủ.

Bấy giờ, có thiền sư Huyền Sướng đi dọc theo đất Thục xuống Kinh châu, Tuệ Tự bèn đến thọ học thiền pháp, nghiên cứu tinh diệu. Huyền Sướng mỗi ngày thường ngợi khen Tuệ Tự xưa đã tích tập chẳng cạn. Tuệ Tự đã khéo hiểu Thiền hành, kiêm dùng rau quả gắng sức tiết chế. Vương Phi của Dự Chương bèn nhận làm quyến thuộc, kính tin rất sâu và theo thọ học thiền pháp. Mỗi lần có cúng thí, thọ nhận rồi thường tùy ban trải, chẳng có tích chứa. Ý chí thanh cao, chẳng vì nghiệp sinh mà ôm lòng hoài nghi, Dự Chương Vương muốn trở lại thành đô vì Tuệ Tự mà tạo dựng tinh xá tại phía Đông của Đệ đông điền, đặt hiệu là chùa Phước Điền và cũng thường vào Đệ đông hành đạo.

Năm Vĩnh Minh thứ 9 (92), vua cho mời vào cung, nhưng mỗi lần vào cung thì lại phát bệnh, Tuệ Tự chẳng chịu ăn, nhan sắc tiều tụy, khổ cầu trở lại chùa. Trở lại chùa rồi liền tự bình phục. Khoảng một tuần thì lại mời vào, sau khi vào rồi biến chuyển như trước, mọi người đều chẳng biết nguyên nhân. Bỗng chốc mà nhà vua băng hà, họa đến liên tiếp. Vua Vũ Đế (83-9) đem giao Đông Điền, gấp dựng chùa Tập thiện, chuyển dời tất cả chư Ni về chùa Tập thiện và đem chùa Phúc Điền riêng an trí Đạo nhân A-lê người ngoại quốc. Từ sau khi dời về chùa Tập thiện, Tuệ Tự chân vài năm chưa trở lại vào Đệ đông. Bấy giờ, trong ngoài đã kính trọng chư Ni ấy, mỗi khuyên tạm đến sau mới vào Đệ nội. Trúc phu nhân muốn thiết lập Thiền trai, đưa thư thưa hỏi trước, Tuệ Tự bảo:

– Rất tốt, bần đạo xấu, nay thưa thật nguyện xin một lần vào Đệ đông cùng chư phu nương từ biệt.

Đã vào trai hội, sau khi trai pháp hoàn tất, tự lấy giấy bút làm thơ rằng:

Người đời hoặc chẳng biết
Gọi ta là Lão Chu
Bỗng mời làm bảy ngày
Thiền trai chẳng được nghỉ.

(Ở sau lại còn có mười chữ nói riêng, nay quên mất!). Làm thơ xong bèn cười nói tiếp người. Chẳng khác ngày thường hay cao ngạo.

Nhân hội đủ liền bảo:

– Đây thuở ra chùa mới là vĩnh biệt!

Tuổi già, Tuệ Tự không lại hay vào Đệ lý, bấy giờ trong thân thể rất kiện khương. Ra chùa hơn một tháng, bèn bảo bệnh, mới không có khác so với thường ngày đêm mà qua đời.

Năm Vĩnh Nguyên thứ nhất (99), ngày 20 tháng 11, Tuệ Tự viên tịch, hưởng thọ sáu mươi chín tuổi. Chu Xá vì Tuệ Tự lập bài tựa tán thán. Bấy giờ lại có Tỳ-kheo-ni Đức Thạnh, Đức hợp chí đồng làm quyến thuộc, hành đạo tập hầu thân nương âm chỉ vậy.

13. Tỳ-kheo-ni Siêu Minh ở chùa Tề minh, Tiền đường.

Tỳ-kheo-ni Siêu Minh vốn dòng họ Phạm, người xứ Tiền đường. Thân phụ thuở thiếu thời làm Quốc tử sinh, gia đình sùng phụng Đại pháp. Siêu Minh thuở nhỏ thông mẫn dĩnh ngộ, có chí hướng thượng, đọc ngũ kinh, khéo hay văn nghĩa. Hình thể đoan trang, trong ngoài đều kính trọng.

Năm hai mươi mốt tuổi, chồng mất nên ở góa, có người ở gần thôn đến cầu sính lễ mà không ưng thuận, nhân đó, xuất gia trú tại chùa Sùng

Ẩn. Thần lý rõ suốt, đạo lý tỏ trong. Nghe ở chùa Bắc Trương tại Ngô huyện có Pháp sư Đàm Chỉnh, đạo hạnh cần khổ, Siêu Minh liền theo đến cầu thọ giới Cụ túc. Về sau, đến trú tại chùa Đồ Sơn nghe Pháp sư Tuệ Cơ giảng dạy các kinh, bèn nghiên cứu nghĩa lý Diệu chỉ. Một lần đã qua tai ghi nhớ như in. Tam Ngô sĩ thứ, trong ngoài đều sùng kính. Tìm trở lại Tiền đường, dời ở chùa Tề minh. Đến năm Kiến Vũ thứ (98), Siêu Minh viên tịch, hưởng thọ hơn sáu mươi tuổi.

Bấy giờ, lại có Tỳ-kheo-ni Pháp Tạng cũng do học hạnh mà vẻ vang rạng ngời.

14. Tỳ-kheo-ni Đàm Dõng ở chùa Pháp âm.

Tỳ-kheo-ni Đàm Dõng là chị ruột của Tỳ-kheo-ni Đàm Giản, là người có tánh cương trực, phán quyết rõ ràng, không nhúng nhường, thường lấy Thiền luật làm chuyên, chẳng vì ăn mặc mà ôm hoài bảo, trú tại tịnh xá Pháp âm, ngộ sâu lý vô thường, thấu rõ Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.

Năm Kiến Vũ thứ nhất (9), cùng Đàm Giản dời đến ở Bạch Sơn. Đến năm Vĩnh Nguyên thứ 3 (01), đêm rằm tháng hai, chất củi tự thiêu đem thân cúng dường. Bấy giờ, những người thấy nghe đều phát đạo tâm, cùng lượm nhặt di cốt để dựng lập phần mộ.

15. Tỳ-kheo-ni Đức Lạc ở chùa Tề hưng, xứ Diệm.

Tỳ-kheo-ni Đức Lạc vốn dòng họ Tôn, người xứ Tỳ lăng. Cao tổ Dục Tấn Dự Châu thứ sử. Đức Lạc vừa mới sinh mà trong miệng đã có hai chiếc răng, đến tuổi trưởng thành, thường ở trong nhà tối, chẳng cần đến đèn đuốc mà có thể thấy rõ tất cả. Nguyện thích lìa tục, song thân mến quý mà chẳng dám cản ngăn.

Đến năm Đức Lạc tám tuổi thì bằng lòng cho xuất gia, chị và em của Đức Lạc đồng thời vào đạo, làm đệ tử của Tỳ-kheo-ni Quang ở Tấn lăng. Sau khi thọ giới Cụ túc, đều đến tham học ở chốn kinh sư, trú tại chùa Nam vĩnh an, dốc chí tinh cầu trọn ngày đêm, nghiêm cùng kinh luật, ngôn đàm Điển nhã. Vua Văn Đế (2-) thời tiền Tống ngợi khen cho là điều tốt lành. Năm Nguyên Gia thứ 7 (31), có Samôn Cầu-na-bạt-ma; người ngoại quốc đến, đại tướng quân, đời tiền Tống dựng lập chùa Vương Quốc, mời đến trú tại đó. Đến năm Nguyên Gia thứ 11 (3), có các vị Tỳ-kheo-ni hơn mười người từ nước Sư Tử đến, lại theo Sa-môn Tăng-già Bạt-ma cầu thọ giới Cụ túc. Đến năm Nguyên Gia thứ 21 (), ở cùng chùa Ni, có Pháp Tịnh, Đàm Lãm, bị lây nhiễm Khổng Hy, trước mưu cầu hại người, thân bần cùng phá pháp hủy chùa điện, phòng nhà, chư Ni ly tán, Đức Lạc dời đến ở chùa Đông thanh viên, hỏi thăm tham thiền, cùng nghiên cứu với Diệu Cảnh. Đến lúc Vua Văn Đế băng hà (), Đức Lạc mới đi về phía Đông đến Cối kê, dừng ở tại tịnh xá Chiếu minh; Bạch sơn xứ Diệm, học chúng nhóm họp, thư thả chỉ dạy, đạo thạnh hành cả vùng Đông Nam.

Năm Vĩnh Minh thứ (88), thời Nam Tề, có Trần Lưu, Nguyễn Kiệm là những kẻ sĩ đốc tín, xả thí nhà ở để xây dựng tịnh xá Tề minh. Đức Lạc rất khuôn phép nên kẻ lớn người nhỏ đều vui mừng kính phục, xa gần đều kính trọng phong thái, mọi người thảy đều nguyện xin nương tựa, đồ chúng hơn hai trăm vị. Đức Lạc chẳng tích chứa của vật cúng thí, hàng năm mở một hội giảng lớn, Tăng Ni chẳng phân hạng đều bình đẳng cúng dường. Đến năm Vĩnh Nguyên thứ 3 (01), Đức Lạc viên tịch, hưởng thọ tám mươi mốt tuổi.

Bấy giờ, tại đất Diệm có Tỳ-kheo-ni Tăng Mậu, vốn dòng họ Vương, người xứ Bành thành, tiết thực đơn sơ, cần khổ làm chuyên, đem các di vật của Đức Lạc do người thân giữ lại, ghi vào nơi tịnh xá Trúc viên này.

Pages: 1 2 3 4