TRIỆU LUẬN SỚ
SỐ 1859
QUYỂN THƯỢNG
Tác giả: Đường, Thích Nguyên Khang
Bài tựa Triệu Luận do pháp sư Đề Đạt chùa Tiểu Chiêu Đề soạn. Theo toàn tác phẩm ấy thì văn gồm hai phần: phần trước là bài tựa, sau là phần chính của luận, nay nói về lời tựa của Triệu Luận.
Thời Vua Diêu Hưng đời Hậu Tần, pháp sư Tăng Triệu người Trường An đã soạn bài Tông Bản nghĩa “và các luận như Vật Bất Thiên v.v…”. Theo tên người để đặt tên tác phẩm, nên gọi là Triệu Luận, thuật lại ý của pháp sư Tăng Triệu trong việc soạn luận ấy, nên gọi là lời tựa. Sách Nhĩ Nhã chép: “Bức tường nơi hướng Đông, Tây gọi là Tự.” Quách Tượng chú thích: “Sở dĩ gọi tự là để phân biệt trong ngoài”. Nay pháp sư Tuệ Đạt trình bày về ý nghĩa của luận, chỉ ra quá trình hình thành của tác phẩm ấy, cũng như bức tường nơi Đông Tây làm rõ khoảng không gian của nhà cửa, nên gọi là lời tựa.
Còn về ngôi chùa Tiểu Chiêu Đề của pháp sư Đề Đạt thì ở đất Nhuận Châu, huyện Giang Ninh, ngày trước là quận Đơn Dương. Bắt đầu từ triều Đông Ngô, kế đến là các triều đại Lưu Tống, Tề, Lương, Trần trở đi, Phật giáo hưng thịnh, chùa chiền, tịnh xá được xây dựng khắp chốn, tên gọi như xen lẫn vào nhau, cứ như thế mà đặt. Tức như chùa Trang Nghiêm thì có Đại Trang Nghiêm, Diệu Trang Nghiêm; chùa Chiêu-đề thì có Đại Chiêu-đề, Tiểu Chiêu-đề. Chùa Đại Chiêuđề được xây dựng vào đời Lương, chùa Tiểu Chiêu-đề được xây dựng vào đời Tấn, pháp sư Tuệ Đạt là người đời Trần, là Tăng sĩ của chùa Tiểu Chiêu-đề. Vào đời Trần, chẳng phải chỉ có một người tên Đạt, nên phải nói tên chùa kèm theo để phân biệt. Có bản nghi là “Tiểu Chiêu đề soạn”. Soạn là tập hợp, biên soạn, chẳng phải là sáng tác. Ở đây nên gọi sáng tác, chẳng nên gọi là biên soạn. Nói là Tiểu Chiêu-đề. Chẳng nói tới tên, là do sự kính trọng các vị Pháp sư ở vùng Giang Tả, nên không gọi tên hiệu, chỉ nói tên chùa thôi. Nhưng vị Pháp sư này, chưa rành lắm về văn thể, nên trong bài tựa của luận do mình viết, hay dùng những tiếng thông thường, chính là để nói bày điểm quan trọng trong luận, chẳng phải không rõ thứ lớp, quý ở chỗ nhã ý, như sau đây sẻ giải thích, hy vọng được người đọc thông cảm, may mắn không bị chê trách.
– Từ Câu: “Tuệ Đạt suất ngu” trở xuống: Theo lời tựa thì có thể chia thành hai đoạn: đoạn trước nói về nguyên do khiến mình viết, đoạn sau chính là trình bày tông chỉ của Triệu Luận. Văn trong đoạn trước được chia làm sáu đoạn nhỏ:
1/ Nói tên gọi của luận.
2/ Khen ngợi người và pháp.
3/ Nói về sự vui mừng, may mắn được gặp gỡ.
4/ Bác bỏ những trường hợp chê trách, nghi ngờ.
5/ Nói về tình cảnh gốc.
6/ Nói về ý nghĩa lời tựa.
Trước nói về chữ suất. Sách Nhĩ Nhã giải thích: “Suất là gắng sức”. Tuệ Đạt là tên người viết lời tựa. Trường An là tên đất. Nhà Tần đóng đô ở Hàm Dương. Nhà Hán dời đô đến Trường An, Trường An là tên gọi một khu vực đời Tần, tức lấy gốc mà gọi là huyện Trường An Pháp sư Thích Tăng Triệu: Pháp sư Huệ Hạo, chùa Gia Tường, người ở đất Cối kê, đời Lương, biên soạn sách “Cao Tăng Truyện”, chép: “Thích tăng Triệu người ở đất kinh Triêu, nhà nghèo, sinh sống bằng nghề chép thuê sách, nhân dịp ấy nên được xem khắp các thứ kinh sử, cùng các loại sách vở khác, rất ưa thích lý huyền vi, thường lấy lời Lão Trang làm điều tâm đắc, hay đọc sách Đạo Đức, kinh của Lão Tử, than rằng: “hay thì hay thật, nhưng còn trụ nơi hư vô, chưa đạt được rốt ráo.” Về sau, xem kinh Duy-ma, vô cùng vui mừng, kính tin thọ trì, cho rằng “nay mới được chỗ quay về!” Do đó phát tâm xuất gia học đạo, lãnh hội nghĩa mầu của các kinh Phương Đẳng, thông hiểu cả ba tạng kinh điển, lúc này tuổi vừa đôi mươi mà danh tiếng đã vang khắp chốn. Sức học và khả năng biện giải đối đáp của Ngài đều khiến cho các thức giả xa gần thời bấy giờ phải nể phục. Sau đó, Pháp sư La-thập đến Cô Tang, Tăng Triệu từ xa cũng tìm tới ra mắt. Pháp sư La-thập hết mực khen ngợi. Đến khi La-thập đến Trường An, Tăng Triệu cũng theo về. Vua Hậu Tần là Diêu Hưng vốn kính mến Phật, thỉnh các vị như Tăng Triệu, Tăng Duệ, v.v… vào “Vườn Tiêu Dao” để xem đọc, xét định các kinh luận. Tăng Triệu cho là do cách bậc Thánh quá lâu xa, nên danh nghĩa trong các kinh luận có sự lẫn lộn, lầm lạc, các bản chú giải từ trước có nhiều chỗ sai, nhầm lẫn, nên mới tìm gặp Pháp sư La-thập để tham vấn, lãnh hội, chỗ tỏ ngộ càng tăng thêm. Do đó viết các bài “Tông bản nghĩa” “Vật Bất Thiên”, “Bất chân không”, “Bát-nhã Vô Trỉ”. Xong rồi đem trình lên Pháp sư La-thập. Pháp sư đọc, cho là rất có giá trị, bèn nói với Tăng Triệu: “Kiến giải của tôi không hơn gì ông, lời thỉnh cầu của ông, theo tôi, chúng ta nên cùng giúp đỡ cho nhau!”. Bấy giờ Lưu Di Dân ở Lô Sơn, xem mấy bài luận của Tăng Triệu, khen ngợi cho là một hiện tượng kỳ lạ trong giới tăng sĩ học Phật, do đó mới trình lên Đại Sư Tuệ Viễn. Đại sư Tuệ Viễn xem qua rất đỗi ngạc nhiên, vỗ ghế nói: “thật chưa từng có!” Thế là càng nghiền ngẫm, thưởng thức, lại có thư từ qua lại trao đổi.
Sau ngày Pháp sư Cưu-ma-la-thập qua đời, Tăng Triệu luôn thương tiếc, càng thương nhớ thì càng trong sự học hỏi, gắng sức viết “Niết-bàn vô Danh luận”, trình lên Vua Diêu Hưng. Vua đáp lẽ ân cần, càng thêm khen ngợi về kiến giải sâu sắc ấy, liền ra lệnh cho chép lại bài luận đó để ban phát cho các con cháu trong Hoàng tộc. Đại thể, đương thời Tăng Triệu được trọng vọng như vậy, vào năm Nghĩa Hy thứ mười đời Tấn (1), Tăng Triệu mất ở Trường An, thọ ba mươi mốt tuổi.
– Từ Câu: “Đãn mạt pháp hoằng kinh Duẫn chúc Tứ Y Bồ-tát” trở xuống: là đoạn nhỏ thứ hai khen ngợi người và pháp. Người là pháp sư Tăng Triệu, pháp là bài luận được viết ra. Duẩn là tin tưởng. Về chữ Chúc này thì có hai âm, hai nghĩa. Ở đây chọn âm thứ nhất là Chúc. Hai nghĩa: thì chọn nghĩa một. Sách Nhĩ Nhã chép: “Chúc là sự gắn bó, làm sáng rõ, cũng có thể chung cho nghĩa sau.
Phẩm tứ y trong kinh Niết-bàn nói về “Bồ-tát tứ y” xuất hiện ở đời là để hộ trì chánh pháp!” nhận thức đầy đủ về tự tánh của phiền não, vâng giữ giới luật, đó là hạng “Bồ-tát Tứ y”thứ nhất. người đã đạt được đạo Tu-đà-hoàn. Tư-đà-hàm là hạng thứ hai. Người chứng đắc quả A-na-hàm, A-la-hán là hạng thứ ba và thứ tư. Nói nơi xứ Thiêntrúc, làm việc mở mang kinh giáo, xứng danh là bậc “Bồ-tát Tứ y”, chính là những vị truyền thừa từ các vị Bồ-tát Mã Minh, Long Thọ. Câu: “Truyền bá ở cõi này cũng là trường hợp ấy”: Viên là ở đây. Sách Nhĩ Nhã chép: “Duyên là biến đổi, thay đổi, ức là căn cứ, dựa vào. Tức người của xứ này làm việc mở rộng chánh pháp, chính là các vị Đại sư: Đạo An, Tuệ Viễn, Đạo Sinh, Tăng Triệu. Câu: “chí như di thiên Đại đức đồng thọ tang môn.” Sách Cao Tăng truyện chép: “Ngài Thích Đạo An, một lần danh sĩ Tập Tạc xỉ tìm đến yến kiến, vừa ngồi bèn tự nói: (bậc Đại dức có chí nguyện cao xa) “Tứ hải Tập Tạc xỉ” đạo an ứng theo lời ấy liền đáp. “Di Thiên Thích Đạo An”. Người đương thời do lời đáp ấy mà gọi thành tên. Nay nói “Di Thiên Đại Đức” tức chỉ cho Đại sư Đạo An, cũng sách Cao Tăng Truyện ghi: “Pháp sư La Thập vốn có tên là Cưu-ma-la Kỳ-bà, Trung Hoa dịch là đồng thọ. Do có tài lãnh hội, lý giải về nhiều thứ văn tự nên gọi là La-thập.” Nay nói đồng Thọ (người tuổi còn nhỏ mà đã có những đức tính của bậc trưởng thượng) tức là Pháp sư La-thập. Tang môn: người làm công việc dịch thuật kinh điển thời xưa gọi là Tang môn, gần đây gọi là Sa-môn, đều là những cách dịch âm khác nhau tư tiếng Phạm, Hán dịch ý là “Tịnh chí” (Tâm ý Tịch Tĩnh). Câu: “Tịnh sáng thủy mạng tông đồ biện cách trí”: sáng là mở đầu, mạng là sai bảo. Tông là tôn quý, đồ là đo tính; cách là suy lường; trí là đạt được lý. Như pháp sư Đạo An lập nghĩa, lấy “Tánh không” làm tông chỉ, soạn “Luận Tánh không”, Pháp sư La-thập lập nghĩa, dùng “Thật Tướng” làm tông chỉ, soạn “Luận Thật Tướng”, đó gọi là nhằm nói rõ tông chỉ, suy xét, biện luận để đạt tới chỗ sâu xa của diệu lý. Câu: “Bá dương tuyên thuật, sở sự huyền hư”. Bá là truyền bá khắp nơi. Giáo pháp Phật được giảng nói, truyền bá vào lúc này, chỉ lấy nẻo “Hư vô huyền diệu” của đạo gia làm chính. Câu: “Duy tư nghĩ Thánh mặc chi sở tổ”: Kinh Tư-ích nói: “Này các vị Tỳ-kheo! Những khi hội hợp đông dảo thì nên làm hai việc: hoặc giảng nói giáo pháp như bậc Thánh, hoặc im lặng như bậc Thánh”. Nay nói như vậy là nhằm nói chỉ có hai vị Pháp sư là Đạo An, và La-thập, với những bài luận đã viết, chính là mẫu mực, khuôn phép, là bậc tổ tông trong việc thể hiện đúng tính chất im lặng của bậc Thánh giác ngộ.
– Từ Câu: “Tự hàng hồ dĩ hoàn” trở xuống: phải nói là “Hàng tư dĩ hoàn”, mà viết là “Hàng Hồ” thì chẳng đúng theo văn thể. Câu: “Phàm trước Nhã Tăng truyện” tức là nổi tiếng, nức tiếng ở chỗ được lưu truyền trong sử sách. Câu: “Chí năng biện chánh phương ngôn tiết văn giai cấp”: nghĩa là có khả năng phân biệt về ngôn ngữ, phong tục của từng địa phương. Suy tính căn nhắc về từng đoạn từng phần của văn kinh theo đứng thứ lớp. Câu: “Thiện hạch danh giáo tinh sưu nghĩa lý”: hạch là giảng giải để đạt tới sự thật, sưu là chỉ dẫn việc tìm tòi, nghĩa là có khả năng nghiêm cứu, khảo xét về sự đồng khác của các giáo pháp nổi tiếng, tìm kiếm sự sai, đúng của những nghĩa lý. Câu: “Ấp thử quần hiền ngữ chi sở thống” ấp là nói rõ sự cung kính, suy kính hàng tiền nhân vì bậc Thánh giác ngộ mà giảng nói chánh pháp, tạo được sự gồm thâu thống nhất. Câu: “Hữu mỹ nhược nhân siêu ngữ kiêm mặc” phần thơ của Mao Truyện chép: “Có một cô gai mặt mày xinh đẹp, may mắn được gặp gỡ, thật hợp với sở nguyện của ta!” sách luận ngữ có câu: “Như người ấy đúng là bậc quân tử!” nay hợp hai lời ấy thành một câu, mà nói “siêu ngữ kiêm mặc” tức là siêu vượt cả ngôn ngữ và sự im lặng, ở đây dùng chữ “siêu”, nghĩa là đối với hai vị pháp sư Đạo An và La-thập trước đó chỉ đạt được lý mầu mà văn từ thì còn có chỗ chưa đầy đủ. Đại sư Tăng Duệ. Tạ Linh Vận thì chỉ đạt được một phần văn từ, mà về lý mầu thì còn thiếu sót, nay thì Pháp sư Tăng Triệu, cả văn từ và lý mầu đều hoàn bị, nên gọi là “siêu vượt”. Chẳng phải cho là Pháp sư Tăng Triệu, về văn thì hơn đại sư Tăng Duệ, Tạ Linh Vận; về diệu lý thì hơn hai pháp sư La Thập và Đạo An. Vì sao? Vì văn luận có chép: “Tánh không là thật tướng các pháp, thấy rõ thật tướng các pháp, nên gọi là chánh quán, nếu không thực hành như vậy thì đó là tà quán.” Pháp sư Đạo An soạn “không Luận Tánh”, Pháp sư La-thập nói “Luận Thật tướng”, đều là sự nghiên cứu tận cùng về tông chỉ huyền vi, làm sao có thể hơn được? Pháp sư Tăng Duệ soạn lời tựa cho bản dịch luận Đại Trí Độ, cho rằng: “Muôn loài gốc ở nơi sự sinh mà sinh khởi, mà sự sinh khởi không dưới ấy là vô sinh. Sự biến hóa từ chỗ mở đầu của sự vật, mà cái khởi đầu của ban đầu ấy là không có đầu (Vô thỉ). Thế thì vô sinh, vô thỉ là tánh của vật. Sinh khởi bắt đầu chẳng làm động ở tánh mà muôn vật nói bày rõ ra ngoài. Phát khởi lầm lỗi nhỏ đối với bên trong thì đó chính là suy nghĩ tà vạy. Giác ngộ chân chính về Hữu nhờ thấy rõ sự tư duy tà vạy tự dấy khởi, nên kinh A-hàm vì thế mà được nói giảng. Nhận biết sự vướng mắc về Hữu do mê lầm, nên Bát-nhã do đó mà soi chiếu. Song gốc được soi chiếu vốn vượt quá mọi sự thấy nghe, bờ bến thì mênh mông, lý mầu thì siêu vượt mọi thứ ngôn ngữ, văn tự, dứt hẳn mọi cảnh giới của suy nghĩ. Dùng ngôn từ để tìm cầu thì trái với chỗ sâu mầu, dùng trí óc để suy lường thì mất đi yếu chỉ. Nhị thừa do đó mà nghiêng ngửa, khốn đốn với bo1ạng kinh điển. Người mới học cũng do đó mà lận đận, vất vả trên bước đường tu tập, há chẳng phải như thế sao!”
Tạ Linh Vận thì văn chương nức tiếng vượt ngoài khuôn khổ xưa nay. Như kinh đại Niết-bàn diễn đạt sự tỏ ngộ bước đầu về “Mặt mũi xưa nay” của mình vốn viết: “Tay nắm chặt”, chân giẫm bước để đạt đến bờ giác ngộ giải thoát.” Tạ công đã sửa lại: “Chân tay cùng khởi động, cắt đứt hẳn dòng chảy mà vượt quá”. Lại như thơ có câu: “Mây trắng phủ kín hòn đá vắng vẻ, bóng cây trúc biếc làm tăng vẻ đẹp những gợn sóng lăn tăn.” Hoặc: “Mây và mặt trời cùng soi chiếu rực rỡ, bầu trời và mặt nước cùng lặng trong.” Ở đây thật khó có ai hơn được! Vì Pháp sư Tăng Triệu gồm đủ cả văn từ và lý mầu, nên gọi là vượt hơn. Có người cho rằng: “Ngôn ngữ của Pháp sư Tăng Triệu hơn hẳn Tăng Duệ và Tạ Linh Vận, nên gọi là “ngôn ngữ siêu vượt”. Về tính chất im lặng thì giống như Pháp sư Đạo An và La-thập, cũng có thể thấy rõ.
Câu: “Tiêu bản tắc cú cú thâm đạt Phật tâm; minh mạt tắc ngôn ngôn bị thông chúng giáo”: (Nói về gốc thì câu câu thấu đạt sâu xa về tâm Phật, biện minh về ngọn thì lời lời thông hợp đầy đủ mọi giáo pháp) Bàn Luận Bản, tức bài “Tông Bản Nghĩa”, Mạt (cuối) tức chỉ cho bài viết Câu: “Lượng thị Đại thừa ý điển, phương đẳng bát thư”: Lượng là tin tưởng. Sách Tiểu Nhã nói: ý nghĩa là sâu mầu, tức chỉ cho luận ấy là loại sách với nội dung bàn về những vấn đề sâu xa, rộng lớn. Câu: “Tự cổ tự kim trước văn trước bút”. Ở đây nên nói: “Tự cổ cập kim” (Từ xưa đến nay), chẳng nên viết “Tự kim”. Nhưng viết như thế là nhằm để đối với vế dưới “trước văn trước bút”. Người viết văn sử dụng âm vận là văn, không có âm vận là bút. Nhưng Lưu Hiệp trong sách “Văn Tâm Điêu Long” chẳng phải đã nói như vậy. Khổng Tử nói: “Văn Vương đã mất rồi thì văn chẳng còn ở nơi ấy! Có thể có âm vận chăng? Chắc chắn là chẳng đúng. Câu: “Tường thái danh hiền sở tác chư luận”: đó là nói về Chi Pháp Tường. Bàn về Thật tướng Luận” có hai nhà. Một là Pháp sư La-thập, nay không còn truyền lại. Hai là Chi Pháp Tường hỏi, Thích Tuệ Nghi đáp. Như thế thì Pháp sư Tuệ Nghi viết chứ chẳng phải Chi Pháp Tường. Câu: “Hoặc lục gia thất tông viên diên thập nhị”. Bản ở Giang Nam đều chép là “Lục tông thất tông”. Nay tìm trong “Ký truyện” thì đúng là “Sáu nhà bảy tông”. Đời Lương, Đại sư Thích Bảo Xướng soạn “Luận Tục Pháp” gồm một trăm sáu mươi quyển, cho rằng: đời Lưu Tống, Đại Sư Thích Đàm Tế chùa trang nghiêm soạn “Luận Lục Gia Thất Tông”, luận có sáu nhà chia thành bảy tông:
1/ Tông Bản Vô.
2/ Tông Bản Vô Dị.
3/ Tông Tức Sắc.
4/ Tông Thức Hàm.
5/ Tông Huyễn Hóa.
6/ Tông Tâm Vô.
7/ Tông Duyên Hội.
Gốc có sáu nhà, nhà thứ nhất chia làm hai tông nên thành bảy tông, nói về mười hai thì văn của “Luận Tục pháp” chép: “Sau đó, đại sư Thích Tăng Cảnh chùa Định Lâm soạn “Luận Thật Tướng Lục Gia”, trước nói việc khách hỏi về tính chất “Nhất thể của hai đế”, tiếp theo thì dẫn lời giải đáp của sáu nhà:
- Nhà thứ nhất: Cho rằng lý thật vô, hữu vi là không, phàm phu cho rằng hữu vi là có, không là chân đế, Hữu là Tục đế.
- Nhà thứ hai: Cho tánh của sắc là không làm không, Thể của sắc là có, là Hữu.
- Nhà thứ Ba: Lấy sự “không Tâm” lìa mọi duyên là không, duyên hòa hợp có tâm là Hữu.
- Nhà thứ tư: Lấy tâm từ duyên sinh là không, lìa mọi duyên có Thể của tâm riêng là Hữu.
- Nhà thứ năm: Lấy chỗ chấp của tà kiến về tâm không là không, còn tâm được sinh khởi từ nhân duyên là Hữu.
- Nhà thứ sáu: Lấy vật của đối tượng được nương dựa nơi các sắc thực chất không là không, còn sự giả danh trong tính chất lưu truyền khắp ở đời là Hữu. Trước có sáu nhà, sau có sáu nhà, hợp lại là mười hai nhà, nên gọi là “Viên diên thập nhị” (nối dài thành ra mười hai)
Câu: “Tịnh phán kỳ tang phủ, biện kỳ sai đương”. Tang phủ, sai đương tức là phi. Trong sự luận bàn của sáu nhà trước, phê phán nhà thứ tư là tốt (Tang) năm nhà còn lại là xấu (phủ). Còn sáu nhà sau thì nói năm nhà trước là sai, một nhà sau cùng là đúng. Câu: “Duy thử hiến chương vô tệ tư cữu”: hiến là nói về pháp luật. Mười hai nhà kể trên đều có cái tệ của sự đúng sai, còn nay, trong tác phẩm của Pháp sư Tăng Triệu không có cái “Tệ” ấy, chỉ là đúng mà không có sai lầm. Câu: “Lương do khâm tình phiến nhược, bất tri hà hệ”: Lương là tin thật, khâm là hung khâm (tư tưởng, tấm lòng), tình là tánh phiếm là không còn bị lệ thuộc, vướng mắc, nhược là chẳng chấp vào nghĩa. Sách chu Dịch (Quẻ Thuần Ly) nói: “Nước mắt chảy ròng ròng”. Ngòi nước thì chẳng tính toán hoặc nhờ cậy. Do chẳng có nghĩa riêng biệt chẳng chấp vào nghĩa.
Câu:”Thất bỉ uyên hải số việt cữu lưu”. Uyên hải (biển sâu) là chỉ cho sự rộng lớn, vượt quá số lượng của chín dòng (cửu lưu). Pháp sư Tăng Triệu mang một hoài bão rộng lớn, vượt hơn các vị như Tường, Thải. Uyên hải, sách Tiểu Nhã gọi là thâm diệu. Chín dòng: sông lớn (giang) có chín sông, sông thường (Hà) cũng có chín sông đều là chín 12 con sông lớn, sách Tầm Dương Ký nói.
1/ Sông Ô.
2/ Sông Phong.
3/ Sông Ô độ.
4/ Sông Gia Mỹ.
5/ Sông Quyến.
6/ Sông Oa.
7/ Sông Bẩm.
8/ Sông Đề.
a/ Sông Khuẩn.
Chín sông thường (Hà): Sách Nhĩ Nhã ghi:
1/ Sông Đồ Hã.
2/ Sông Đại sử.
3/ Sông Mã Giáp.
4/ Sông Phú Phụ.
5/ Sông Hồ Tô.
6/ Sông Giản.
7/ Sông Khiết.
8/ Sông Câu Bàn.
9/ Sông Cách Tân.
Câu: “Đỉnh bạt thanh hư tiên nhiên vật ngoại”: đĩnh là hơn hẳn. Tiêu nhiên nghĩa là vắng lặng, an nhiên. Pháp sư Tăng Triệu tài năng và tư tưởng vượt trội, hơn hẳn, thanh nhã, khoáng đạt, vượt ngoài mọi ràng buộc của sự vật. Câu: “Tri công giả hy, quy công thái Thập”: Tức người biết được Pháp sư Tăng Triệu thì ít, những người quy kính, hướng về Pháp sư thì còn thâu thái được văn chương đủ loại. Câu: “Như viết bất tri tắc công qúy hỹ”. Viết là lời mở đầu. Lão Tử nói: “Người được ta ít tức ta là hạng quý giá!” Nay mượn lời ấy. Có người cho rằng: như mặt trời, mặt trăng, hằng ngày đều sử dụng mà chẳng biết. Thật chẳng đúng.
Từ Câu: “Đạt ổi sinh thiên hạnh” trở xuống: là đoạn thứ ba bày tỏ về sự vui mừng, may mắn được gặp gỡ. Ổ là nhiều, nghiã là có được may mắn được nhiều đời. Hạnh là ân sủng mà viết là “Thiên hạnh” tức là ân sủng của trời. Cũng có thể theo nghĩa thường dùng. Thiên là tự nhiên. Nay nói “Thiên hạnh” tức là tự nhiên có được ân sủng như vậy. Sách Thế Thuyết Tân Ngữ chú giải: “Trương Mẫn tự là Tử Vũ người cùng thời với Trương Hoa nhưng không ra làm quan, nên viết bài Đầu Qúy Tử Vũ” có câu: “Tánh ông vốn câu nệ, không phóng khoáng trong lễ nghi, lầm lạc là do “Thiên hạnh” làm người được nhờ vả.” Nói “Thiên hạnh” là dùng ở lời ấy. Có người cho chữ hạnh thuộc về câu dưới, rất là đáng cười!
Câu: “Hân dược bất dĩ, hưởng yến vong bì”: tức vui mừng vung tay múa chân, hầu như không dứt, hết lòng kính mến, ăn uống vui vẻ không chút mỏi mệt. Nhưng ở đây chữ hưởng hợp với chữ hưởng gồm chữ hương, dưới là chữ Thực, nay phần nhiều đều viết là Hướng, cũng đúng. Có bản viết chữ Âm thay cho chữ Thực là không đúng. Câu: “Mỗi chí phi tầm bất thắng thủ vũ”: Bài tựa sách Tử Hạ Thi có câu: “chẳng rõ là tay vung múa, chân giẫm đạp”. Nay sử dụng lời này, ý nói là hết sức vui mừng, hớn hở. Câu: “Huống trung bách môn quán, viên ký phương đẳng thâm kinh”. Sách Tiểu Nhã (kinh thi) nói kỵ cập. Sách Tả Truyện viết là kỵ chí. Hoặc dùng chữ ký. Nghĩa cũng như nhau. Luận Thập Nhị Môn gọi là Môn Quán. Pháp sư Tăng Duệ, trong bài tựa Trung Luận viết: “Bách Luận nhằm đối trị ngoại đạo, ngăn chặn tà kiến. Văn ấy cũng nhằm phá trừ tính chất chấp trước, nướng mắc của nội giáo. Luận Đại Trí Độ thì sâu rộng. “Thập Nhị môn Quán” thì đạt đến chỗ tinh tường.”
– Từ Câu: “Thế ngạn hàm vân” trở xuống: là đoạn thứ tư, nhằm bác bỏ những trường hợp chê trách, nghi ngờ. Truyện chép: gọi là ngạn (kẻ sĩ tài giỏi). Chữ Ngạn có chữ Ngôn một bên cũng đọc là ngạn. Nay dùng chữ khẩu để viết chữ ngạn (?) là chữ mang ý nghĩa thô tục, quê mùa. Câu: “Triệu chi sở tác cố thị Thành Thật chân đế, địa luận thông tông”. Tông chỉ của Luận Thành Thật có nói nghĩa chân đế. Tông chỉ của Luận Thập Địa có nói tông chỉ chung. Nghĩa là về diệu lý, ở chỗ giải thích của Pháp sư Tăng Triệu cũng là nghĩa hàm chứa trong hai bộ luận kia. Câu: “Trang lão Sở Tử Mạnh lãng chi thuyết”: tức là Pháp sư Tăng Triệu dùng ngôn ngữ của Lão Trang để giúp đỡ cho luận này, là những lời nói mang tính chất sơ lược, chưa sâu sắc. Mạnh là lớn, lãng là lưu lãng (nay đây mai đó, không ở một chỗ). Câu: “Thử thật cổ chi ngôn khi vu dĩ một”. Cự là to lớn, cổ là cổ độc. Kinh thư nói: “Dùng vật làm cho người mắc bệnh gọi là cổ cũng như người Hán cầu nguyện sự xấu ác cho kẻ khác. Một là hết, chung cuộc. Sách Tiểu Nhã viết là đãi nay viết là một, thấy pháp sư Tăng Triệu mất rồi thì tạo ra lời vu khống, xúc phạm. Pháp sư Tăng Triệu mượn ngôn từ của lão Trang để tuyên đương chánh đạo, đâu xem lão Trang là chánh pháp? Tất nhiên là chẳng đúng, Câu: “nhai hạng lậu âm vị chi túc thập”: đây là những lời hẹp hòi thô lậu, chẳng đáng để thâu thập.
– Câu: “Phù thần đạo bất hình, tâm mẫn nan hội”: là đoạn thứ năm nói về tình cảnh gốc, tức thuật lại ý tưởng gốc của pháp sư Tăng Triệu, nói rõ là chẳng giống với kiến giải của lão Trang. Thần đạo là đạo pháp thần diệu, tức là Phật đạo. Mẫn là mau chóng, nhanh nhẹn. Về chữ hội, sách Luận Ngữ nói: Hội là vẽ. Câu: “Ký văn ước nghĩa viễn cố chúng đoan sở thuyết”. Nay gọi là soạn luận, văn, ngắn gọn, nhưng lý thì sâu xa, rộng lớn, không phải mượn một số ngôn từ của lão Trang, chẳng nhờ vào đó để diệu lý được phổ cập, thông suốt; Có bản chép là Thuyết, có bản nghi là quyệt, quyệt là biến đổi. Câu: “Triệu chi bốc ý khởi đồ nhiên tai!” Pháp sư Tăng Triệu đã có sự liệu tính để thể hiện hoài bão của mình, há tự thân không có lý, phải dùng lý của lão Trang làm Phật lý hay sao? Điều này rõ ràng là đáng tin. Câu: “Như phục tuẫn hiệp kỳ ngôn, nguyện sinh sinh bất diện”: Chữ Tuẫn tức đem thân theo vật gọi là Tuẫn, nay viết là (Tuẫn) chính là chết theo, gọi là Tuẫn. Hiệp là thói quen, là hợp. Y nói nếu lại có người thuận theo lời nói ấy thì tôi xin nguyện đời đời kiếp kiếp không đối diện với kẻ đó. Câu: “chí hoạch nhẫn tâm, hoàn độ tư hạ”: tức đạt được Pháp nhẫn Vô sinh mới trở lại hóa độ hạng người “hạ phẩm” ấy.
Từ Câu: “Đạt lưu liên giảng tứ nhị thập như niên” trở xuống: là đoạn sáu, nói về ý nghĩa là giảng tịnh (ở bậc cao Tăng giảng dạy kinh điển). Sách Thuyết văn Giải Tự nói: giảng là tập. Sách Tả Truyện nói: giảng là giảng mưu (mưu tính, mưu toan). Sách Chu Lễ cho rằng: “Quan Tư Nhị thường làm việc bày biện đủ các thứ vật.” Đây tức là bày đặt các thứ sản vật làm hàng quán (Tứ), gọi chỗ giảng kinh nói pháp là “Tứ” vì ở đấy cũng sắp đặt bày biện ghế, chiếu. v.v… công việc cũng như chỗ bày hàng hóa (Tứ). Từ khi giảng dạy kinh luận trở đi là hai mươi năm. Cũng có thể được nghe giảng đến nay là hơn hai mươi năm. Câu: “Phả phùng trùng tịch mạt quan tư luận”: tức là cũng từng gặp nhiều lượt giảng tập, sau cùng mới được gặp luận này. Trùng tịch nhắc lại tích Vua Hán sai các Nho Sĩ giảng luận, người hơn sẽ đoạt lấy chiếu ngồi của người thua. Đới Bằng một mình ngồi đến năm mươi lớp chiếu. Người đương thời nói: “Thuyết giảng kinh chẳng ai hơn Đới Thị Trung” (Đới Bằng). Câu: “Liêu ký nhất tự thác ngộ tại trung”: tức là gởi gắm tâm tỏ ngộ trong nội dung bài Tựa này. Câu: đồng giả hiền dư thỉnh sĩ lai triết”: sĩ là đợi. Đồng đối với ta, Hiền ở nơi ta, xin chờ đợi bậc minh triết.
– Từ Câu: “Phù, đại phân thâm nghĩa quyết hiệu bản vô” trở xuống: là phần thứ hai, là nói về tông chỉ của luận (Triệu Luận). Toàn phần này có bốn đoạn:
1/ Lần lượt nói bày.
2/ Dứt bỏ hình tướng.
3/ Khen ngợi.
4/ Chọn lựa, phân biệt.
Trước hết nói về câu: “Đại phân thâm nghĩa”. Câu này xuất xứ từ Luận Thập Nhị Môn. Luận ấy chép: “Nói về (Đại phân) nghĩa, sâu xa, đó là không”. Nếu thông hiểu diệu nghĩa này thì thấu đạt Đại Thừa, đầy đủ các pháp Ba-la-mật, không hề bị chướng ngại “nay lấy “Bản vô” là nghĩa không, nên phần mở đầu nói bày như vậy, đây là bài “Tông Bản Nghĩa”. Nhưng nói “Đại phân”, đại phân là giảng nói, quyết là kia, ấy. Câu: “cố kiến ngôn tông chỉ tiêu thật tướng”. Thật tướng là tên gọi riêng của Bản Vô. Do Bản Vô là nghĩa sâu mầu được đặt ở đầu, nói “Bản Vô thật tướng”. Câu: “Khai không pháp đạo mạc du Chân Tục”: du là vượt hơn. Kinh Niết-bàn nói: “Bồ-tát Tuyết Sơn, được nghe nói nửa bài kệ, bèn leo lên cây cao xả thân mạng, để đáp lại cái giá của bài kệ. Thần cây hỏi: “Bài kệ như thế đem lại lợi ích gì?” Bồ-tát đáp: “Bài kệ ấy là lời giảng nói của Chư Phật, mở ra con đường của pháp không. Ta vì pháp đó mà xả bỏ thân mạng mình. Nay, hai bài Luận Vật Bất Thiên và Bất chân không có công năng mở ra con đường pháp không. Bài Bất chân không nói về Chân đế. Bài Vật Bất Thiên nói về Tục đế. Câu: “sở dĩ thứ thích nhị đế hiển Phật giáo môn”: chân đế và tục đế là cửa chính của Phật giáo, do đó nên tiếp theo “Tông bản nghĩa” là giải thích hai đế. Câu: “Đản viên chánh chi nhân vô thượng Bát-nhã”: Đây có nghĩa là nói về bài Bát-nhã Vô Tri, nhân chính của Niết-bàn không gì hơn là Bát-nhã. Câu: “Chí cực chi quả duy hữu Niết-bàn”: Quả vị cùng cực của Bát-nhã chỉ có pháp Niết-bàn. Câu: “cố mạt khải trùng huyền”: do nhân quả ấy, lại không còn gì hơn nữa nên sau cùng là nói về pháp “hai lớp huyền diệu” ấy. Bát-nhã là một pháp huyền diệu, Niết-bàn là một pháp huyền diệu. Trước nói chân, tục là chỉ cho hai bài luận trước (Vật Bất Thiên và Bất chân không). Sau nói Trùng, huyền là chỉ cho hai bài luận sau (Bát-nhã Vô Tri, Niết-bàn Vô Danh). Điều này là tất nhiên, khỏi phải giải thích thêm. Về chữ Trùng Huyền, Lão Tử nói: “Huyền diệu lại thêm huyền diệu, đó là cánh cửa của mọi sự biến hóa diệu kỳ.” Nay mượn lời ấy. Câu: “Monh chúng Thánh chi sở trạch”: do xem Niết-bàn, Bát-nhã, là tất cả các bậc Thánh đều an trụ ở đấy, nên gọi là nhà (trạch)
– Từ Câu: “Tuy dĩ tánh không nghĩ bản vô bản khả xưng” trở xuống là đoạn hai “Dứt trừ các hình tướng”. Câu: “Ngữ bản tuyệt ngôn phi tâm hành xứ”: Nói Bản (gốc) tức là dứt bặt mọi nơi chốn của ngôn từ, nên chẳng phải do tâm tạo tác. Câu: “Thiên Tất Bất Thiên đương tục, tục tắc bất sinh”: đạo chẳng dời đổi thì là chẳng sinh. Câu: “Bất chân vi chân, chân đãn danh thuyết”: đạo chẳng phải chân thì chẳng phải giả danh để giảng nói. Câu: “nhược năng phóng khoáng đãng nhiên, sùng tư nhất đạo”: là chỉ cho phần nói về “Tông bản” ở trước. Đãng là rộng lớn, nghĩa là bao la không bị hạn chế ngăn ngại. Hai chữ “Nhất đạo” xuất xứ từ kinh Niết-bàn, quyển mười hai của kinh ấy có câu “Thật đế là nhất đạo thanh tịnh, không hai.” Câu: “Thanh nhĩ hư khâm vô ngôn nhị đế”: là chỉ cho hai bài Vật Bất Thiên và Bất chân không ở trước. Thanh nhĩ là sự lắng nghe vắng lặng. Hư không là tâm vắng lặng, dứt hết mọi đối tượng duyên hợp. Vô ngôn là đạt được ý, hợp ý. Nhị đế là chân đế và Tục đế. Câu: “Tư tắc tĩnh chiếu chi xảo trước, cố Bát-nhã vô tri”: trước là hiển bày, lệ rõ, có thể soi chiếu vắng lặng như thế, tức là nghĩa của Bát-nhã vô tri. Câu: “Vô danh chi đức hưng, nhi Niết-bàn bất xưng”: hưng là dấy khởi. Nếu soi chiếu vắng lặng, biết rõ pháp chẳng thể gọi tên tức là nghĩa mầu của Niết-bàn vô danh.
– Từ Câu: “Dư vị thử thuyết chu viên, khánh Phật uyên hải” trở xuống: là đoạn ba: Khen ngợi. Khánh là tận cùng, là dứt sạch hết, không còn vật gì nữa. Uyên là sâu xa. Câu: “Hạo bác vô nhai, cùng pháp thể tướng” tức rộng lớn mênh mông không bờ bến, là tận cùng thể tánh, thật tướng các pháp. Câu: “Tuy phục ngôn ước nhi nghĩa phong, văn hoa như lý nghệ”. Ước là ít, phong là nhiều. Kinh Dịch chép: phong là lớn lao. Sách “Mao Thi Truyện chép: “Phong là rậm rạp tươi tốt”. Nghệ là đi tới, xuất xứ từ sách Tiểu Nhã. Văn của sách có câu: “Tạo tấn, nghệ tấn” (tạo được sự hòa hợp để cùng đi tới) Câu: “ngữ thế liên hoàn ý thật vô đãn liên hoàn là nối tiếp không dứt. Cô đản là sinh khởi. Sách Mao Thi nói: đản là rộng khắp (đãn khoát). Sách Nhĩ Nhã nói: đãn là rộng lớn (đãn đại). Câu: cảm thị tuyệt diệu hảo từ, mạc bất kiệt tư hồng luận”. Đời Hán, Tằng can, người ở xứ Cối kê, thường vỗ tay hát một mình, một hôm lội qua sông Chiết Giang bị chết chìm. Người con gái của Can là Tào Nga, tuổi mới mười hai, tìm kiếm thi thể của cha chẳng thấy, cũng tự nhảy xuống sông Chiết Giang mà chết. Quá năm ngày sau thì ôm xác cha mình, cùng nổi lên mặt sông. Quan huyện lệnh “Độ Thượng” vì việc ấy mà tạo bia, đặt trên núi Thượng Ngu, xứ Cối kê, cuối đời Hán. Quan Nghị Lang là Sái Ung, ban đêm đi đến chỗ văn bia, tìm lửa không có, nên phải dùng tay sờ vào bia mà đọc, khen ngợi văn bia ấy, bèn khắc vào mặt sau tấm bia tám chữ: “Hoàng quyên ấm phụ, ngoại tôn tê cữu”. Về sau, Tào Tháo và Dương Tu cùng đọc tám chữ ấy. Tháo hỏi Tu: hiểu chăng? Tu đáp ngay: Hiểu. Tháo bảo Tu chớ nói ra, chờ mình suy nghĩ đã. Tháo đi được ba mươi dặm (một dặm:30 bước) mới hiểu ra, bèn than: “có trí hay không trí cũng ở trong vòng ba mươi dặm!” sau muốn giết Tu. Các con của Tháo ngăn, Tháo nói: “Người này là một kẻ phi thường, sợ các con chẳng thể khống chế được!” Thế là Tháo bèn giết Tu.
Về tám chữ ấy thì: Tơ màu vàng tức chữ Ty đứng bên chữ sắc là chữ Tuyệt Ấn phụ là thiếu nữ. Chữ nữ đứng cạnh chữ thiếu là chữ Diệu, ngoại tôn là nữ tử. Chữ nữ đứng bên chữ Tử là chữ hảo. Tê cữu là thọ nhận sự cay đắng (Thọ Tân). Chữ thọ đứng bên chữ Tân là chữ Từ. Tức là “Tuyệt Diệu hảo Từ”. Nay dùng bốn chữ này là nhằm khen ngợi hết mực về nội dung, văn từ của Triệu Luận. Hồng là rộng lớn.
– Từ Câu: “Sở dĩ đồng thọ thán ngôn” trở xuống: lời này xuất xứ từ sách “Danh Tăng Truyện”. Nơi truyện của Đại sư Tuệ Quán, cho là Pháp sư La-thập đã nói lời khen ngợi ấy, chẳng phải không có lý do. Câu: “Chương tại hàn độc” tức chỉ cho văn từ, nghĩa lý của pháp sư Tăng Triệu hiện bày rực rở trong giới văn chương, trứ thuật. Người xưa dùng lông cánh của con gà để viết lên thẻ tre (giản) hay miếng gỗ (độc), tức là sách vở. Nay dùng giấy để viết hoặc in.
– Từ Câu: “Đãn tông bản tiêu nhiên” trở xuống: là đoạn thứ tư, nhằm chọn lọc, phân biệt luận, chẳng phải là Luận. Tông bản vắng lặng, chẳng thể nói ra những câu hỏi, nên chỉ nói lên ý nghĩa. Bốn bài tiếp theo như vật Bất Thiên, v.v… nhằm để dẫn dắt những người cầu học, nên mượn hình thức hỏi đáp, do đó gọi là Luận. Có bản chép là khai thông. Có bản ghi là quan thiệp. Sách Tiểu Nhã chép: khai là thông đạt. Câu: “Vấn đáp tích vi, sở dĩ xưng Luận”: tức Luận vốn phân tích về diệu lý, sự khảo xét phân tích gồm đủ cả bốn khoa nên gọi là Luận.
Tông Bản Nghĩa:
Tông là Tông Tổ. Bản là căn bản. Pháp sư Tăng Triệu cho Bản Vô, Thật Tướng, v.v… là tông tổ, căn bản của mọi kinh, luận. Nay giải thích về nghĩa ấy nên gọi là Tông Bản Nghĩa. Cũng có thể dùng một ít văn ấy, làm “tông bản” cho bốn luận tiếp theo, nên gọi là Tông Bản Nghĩa. Nay dựa vào đó để dưới đây lần lượt giải thích. Toàn văn có hai phần riêng: Tông Bản một nghĩa, đó là nói về tông chỉ. Bốn bài Luận tiếp theo như Vật Bất Thiên, v.v… là nói về giáo pháp.
Câu: “Bản Vô, Thật Tướng, Pháp Tánh, Tánh không, Duyên Hội, năm tên gọi này cùng một nghĩa”: Văn luận trong đoạn này (Tông Bản Nghĩa) có bốn phần:
1/ Nói về tông chỉ của Bản Vô, Thật Tướng.
2/ Nói về tông chỉ của Phi Hữu Phi Vô.
3/ Nói về tông chỉ của Phương Tiện, Bát-nhã.
4 / Nói về tông chỉ của Nê-hoàn, Tận Đế.
Phần thứ nhất nói về tông chỉ của Bản Vô, Thật tướng là tông của Luận Vật Bất Thiên này. Phần thứ hai nói rõ tông chỉ của phi Hữu, phi vô là tông bản của Luận Bất chân không. Phần thứ ba nói về tông chỉ của Phương Tiện, Bát-nhã là Luận Bát-nhã Vô Tri. Phần thứ tư nói rõ về tông chỉ của Nê-hoàn Tận Đế, là tông bản của luận Niết-bàn vô
Danh.
Nay nói về Bản Vô, v.v… có người cho rằng đó là sự giải thích gồm chung về ý nghĩa của năm nhà. Đại sư Trúc Pháp Thái soạn Luận Bản vô. Pháp sư Cưu-ma-la-thập soạn Luận Thật Tướng. Pháp sư Tuệ Viễn soạn Luận Pháp Tánh, Pháp sư Đạo An soạn Luận tánh không. Vu Đạo Thúy soạn Luận Duyên Hội Nhị đế. Nay hợp năm nhà ấy lại nên gọi là một nghĩa. Sự giải thích này không đúng, vì sao? Vì nay, nếu hợp chung Luận Bản Vô của Trúc Pháp Thái chẳng hạn, thì vì sao ở phần đầu của bài Bất Chân không, Pháp sư Tăng Triệu đã công kích nghĩa Bản Vô? Lại như Pháp sư Tuệ Viễn soạn Luận pháp Tánh, tự hỏi: “Tánh không là pháp tánh phải chăng? Đáp: chẳng phải. Tánh không là đối tượng không mà được gọi tên, pháp tánh là chân tánh các pháp chẳng phải là tên gọi của không” vậy nay sao được gọi là hợp làm một?
Lại có người nói: Chi Pháp Tường soạn Luận Thật Tướng, nay hợp chung luận ấy lời giải thích này lại càng chẳng đúng. Chi Pháp Tường không gặp Pháp sư La-thập. Vâng mệnh đi đến Quan Trung mới viết sách. Hỏi môn sinh của Pháp sư La-thập là Thích Tuệ Nghi về nghĩa Thật Tướng, Tuệ Nghi đáp, nên gọi đó là Luận Thật Tướng. Đây đều là người cùng thời với Pháp sư Tăng Triệu, tài học lại là hàng dưới so với ông, thì sao có thể khẳng định tác phẩm của Pháp sư Tăng Triệu là nhằm giải thích gồm chung về chỗ soạn luận của những người ấy? Tất nhiên là chẳng đúng. Nay chỉ rõ năm nhà kia là chỗ ý nghĩa chính trong kinh luận, có người cho là đồng, có người cho là khác. Pháp sư Tăng Triệu hợp lại cho là một, chẳng nói là khác. Lại nữa, bốn tên gọi kia như Bản Vô, v.v… là chân, Duyên Hội là Tục. Nay hợp cả hai đế chân tục ấy thành chẳng khác. Gọi Là Bản Vô, như kinh Duy-ma nói:
“Vô Ngã, không tạo tác, không thọ nhận. Nghiệp thiện ác cũng không mất”, đó chính là nghĩa của Bản Vô. Kinh Nhân Vương chép: “Có gốc tự nó không có nhân duyên hợp thành các pháp.” Đây cũng là nghĩa của Bản Vô. Trung Luận chép:
“Nếu như chẳng có
Hữu Làm sao mà có vô?
Hữu, vô đã không có
Biết Hữu Vô là ai?”
Lại nói:
“Các pháp chẳng thể đạt
Dứt tất cả hý luận
Không người cũng không chốn
Phật cũng không giảng nói.”
Đây là nghĩa Bản Vô.
Gọi là Thật tướng: Như kinh Duy-ma nói rõ: Như quán Thật tướng của thân, quán Phật cũng thế. Ta quán Như lai, đời trước chẳng lại, đời sau chẳng đi, hiện tại chẳng trụ. Chẳng quán về sắc, chẳng quán về sắc như, chẳng quán về tánh của sắc. Trung Luận chép:
“Thật tướng của các pháp
Tâm hành ngôn ngữ dứt
Không sinh lại không diệt
Vắng lặng như Niết-bàn.”
Đây cũng là nghĩa Thật tướng.
– Nói là Pháp tánh: Như kinh Đại Phẩm nói: Pháp tánh, Pháp Trụ, Pháp Vị, Thật Tế, dù có Phật hay không có Phật thì tướng của Pháp tánh vẫn thường trụ. Đây là nghĩa của Pháp tánh. Phẩm Hữu Pháp Tánh trong Kinh Thắng Thiên Vương Bát-nhã quyển ba, có nói rộng về tính chất chẳng thể nghĩ bàn của pháp tánh, tánh ấy là gốc nơi pháp của Chư Phật, mọi công đức trí tuệ do đó mà phát sinh. Trung Luận chép:
“Tánh vốn có Như lai
Tức là tánh thế gian
Như lai chẳng có tánh
Thế gian cũng không tánh”.
Đây cũng là nghĩa của Pháp Tánh.
Gọi là Tánh không: Như kinh Niết-bàn chép: “Tánh của tất cả các pháp, gốc tự là không, cũng do Bồ-tát tu không nên không. Đó là nghĩa của Tánh không. Trung Luận có đoạn chép:
“Như thế trong tánh không
Cũng chẳng thể suy nghĩ
Sau Như Lai diệt độ
Phân biệt về có không”.
Đây cũng là nghĩa của Tánh không.
Nói là Duyên Hội: Như kinh Duy-ma chép: “Nói pháp chẳng có cũng chẳng không. Do nhân duyên nên các pháp sinh.” Đây là nghĩa Duyên Hội. Trung Luận chép:
“Chưa hề có một pháp
Chẳng từ nhân duyên sinh
Do đó tất cả pháp
Rõ ràng đều là không.”
Đó cũng là nghĩa của Duyên Hội.
Năm nghĩa như vậy là tông chỉ chính của kinh luận. Dùng lý để hợp lại, một mà không khác, nên gọi là một nghĩa. Lại như kinh Niếtbàn và kinh Nhân Vương đều nói về hai đế là một Thể. Nay nói về năm nghĩa này cũng chính là hai đế, nhưng hai đế ấy là một thể không khác, nên gọi là một nghĩa. Tuy có hai giải thích, nhưng giải thích trước là chính.
– Hai chữ Hà Tắc tiếp theo: Luận này thường dùng từ “Hà Tắc” là từ dùng để hỏi (tại sao?) Câu: “Tất cả các pháp đều do nhân duyên hội hợp (duyên hội) mà sinh: phần trước nói về nghĩa thì trước nói Bản Vô. Nay giải thích cho năm nghĩa thì trước hết nói về Duyên Hội. Như vậy là thích hợp. Câu: “Tánh thường tự không nên gọi là Tánh không”: ở đây có ba cách ngắt câu.
Tánh thường tự không cố, vị chi tánh không: là một câu.
Tánh thường tự không cố, vị chi tánh không, pháp tánh: là một câu.
Tánh thường tự không cố, vị chi tánh không, pháp tánh, thật tướng: là một câu.
Trong ba cách ngắt câu ấy thì cách ngắt câu thứ nhất là thích hợp. Nay dựa theo đó mà đọc. Tức do tánh luôn tự nó là không nên gọi là Tánh không.
Câu: “Pháp tánh như thế nên gọi là Thật tướng”. Tánh không tức là pháp tánh. Tánh ấy tức là Thật tướng. Câu: “Thật tướng tự là không, chẳng phải do suy luận để cho đó là không”: tức các pháp tự là không, gọi là thật tướng, chẳng phải do suy luận để khiến nó trở thành không.
– Từ Câu: “Nói về cái chẳng có chẳng không” trở xuống: là phần thứ hai nói về tông chỉ của “Phi Hữu Phi Vô”, là tông bản của luận Bất Chân không. Chữ ngôn (nói) tức là lời giảng nói của kinh luận. Kinh Đại Phẩm chép: “Sắc chẳng phải không, chẳng phải bất không. Thọ, Tưởng, Hành Thức chẳng phải không, chẳng phải bất không.” Kinh Niết-bàn nói: “Phật tánh chẳng phải chân như hư không, chẳng phải không có như sừng thỏ.” Trung Luận chép:
“Nói có thì chấp thường.
Gọi không thì chấp đoạn.
Do vậy người có trí
Chẳng nên chấp có, không.”
Nay giải thích chung theo kinh Luận về câu ấy. Cái gọi là “chẳng có” thì chẳng phải như cái có của người chấp có, chấp thường. Mà nói “chẳng không” thì cũng chẳng giống cái không của người theo tà kiến chấp đoạn. Nên gọi như vậy. Chấp có nghĩa là kiến chấp về có sở đắc (chấp thường). Tà kiến tức là chấp không, thường kiến cũng là chấp có, đoạn kiến cũng là tà kiến. Lại nữa, chấp có tức chấp có ngã kiến, thường kiến tức chấp thân là thường còn. Tà kiến là chấp không có ngã kiến. Đoạn kiến tức chấp thân là vô thường. Trung Luận chép: “Ta ở đời quá khứ.
Là có hay là không
Thế gian hay chấp thường
Đều theo đời quá khứ.
Ta ở đời vị lai
Tạo tác, chẳng tạo tác
Các kiến chấp một bên
Đều theo đời vị lai.”
Cũng có thể trong đây chỉ chung cho sự chấp trước đối với muôn pháp: quyết định có là có, khẳng định không là không. Có tức là chấp thường, không tức là chấp đoạn.
Câu: “Nếu lấy cái có làm có thì lấy cái không làm không”. Nếu có chẳng định là có, không thì khẳng định là không. Có đã chẳng có thì không cũng không. Có bản chép có hai chữ Vô, có bản chỉ có một chữ Vô. Nếu có hai chữ Vô thì câu ấy đầy đủ hơn: nói có đã chẳng phải là có thì nói không cũng chẳng phải là không (Vô). Nếu chỉ có một chữ Vô (không) thì câu này đã bỏ mất chữ hữu, về sau mới bỏ luôn chữ Vô. Nay cho câu có hai chữ vô là đúng. Câu: “Hễ chẳng dùng cái không để quán các pháp” tiếp theo: trước đã hai lần nói về việc bỏ mất chữ Hữu vô. Nay lại hai lượt giải thích hai nghĩa: Hiện tại cho câu ấy là giải thích lại câu không có chữ Vô. Câu: “Tuy quán về có mà không chấp giữ lấy tướng”: câu này là giải thích trở lại câu không có chữ Hữu. Chẳng chấp không để quán các pháp thì không chẳng phải không. Quán về có mà không chấp tướng tức có chẳng phải có, chẳng phải có, chẳng phải không chính là Trung Đạo. Câu: “Thế thì tướng của các pháp là tướng của vô tướng”: Đó gọi là thật tướng của pháp, không có tướng của pháp gọi là vô tướng. Lấy cái vô tướng ấy làm tướng, nên gọi là Thật tướng.
Câu: “Tâm của bậc Thánh là An trụ trong Vô sở trụ”. Đó là nghĩa Bát-nhã. An trụ trong vô vi gọi là Trụ. Trụ trong “vô sở trụ” nên gọi là vô trụ.
Câu: “Ba thừa cùng quán về tánh không mà đạt đạo”: trước cho rằng: “Có đã chẳng có, thì không cũng chẳng không” đều là lý mầu của tánh không. Bậc Thánh Ba thừa cùng quán về lý ấy mà về sau thành tựu đạo quả. Kinh Niết-bàn chép: “Quán mười hai nhân duyên, trí tuệ gồm có bốn hạng: thấp, vừa, trên, hơn hết. Hạng trí tuệ thấp là Thanh Văn, hàng trí tuệ vừa là Duyên Giác. Hạng trí huệ cao là Bồ-tát. Hàng trí huệ hơn hết là Phật”. Mở ra Phật và Bồ-tát là bốn hạng. Hợp Phật và Bồ-tát lại thì có ba hạng. Như thế là hạng bậc ấy cùng quán về tánh không của nhân duyên, nên sự đạt được trở thành đạo quả của Ba thừa. Kinh Kim Cương Bát-nhã chép: “Tất cả các bậc Hiền, Thánh đều do pháp vô vi mà có sự khác nhau”. Chính là ý nghĩa ấy.
Câu: “Tánh không chính là thật tướng các pháp”. Tánh các pháp là không, đó là lý chân thật, nên gọi là Thật Tướng.
Câu: “Thấy được thật tướng các pháp nên gọi là Chánh quán” Kế thấy không là chánh, thấy có là tà. Câu: “Nếu người Nhị thừa chứng thấy được lý này thì trở thành điên đảo”: có bản chép chữ số là chẳng đúng. Thiết là giả thiết. Nếu người Nhị thừa chẳng thấy được tánh không thì sẻ điên đảo. Mà nay thấy được tánh không nên chẳng phải điên đảo.
Câu: “Vì vậy, người Ba thừa quán các pháp chẳng khác nhau” tiếp theo: đã cho chẳng phải điên đảo, mà có sự khác nhau của Ba thừa, là do tâm có lớn nhỏ, trí có cạn sâu.
– Từ Câu: “Phương tiện, Bát-nhã” trở xuống: là phần ba, nói về tông chỉ của Bát-nhã, Phương Tiện, là tông bản của Luận Bát-nhã Vô Tri. Đủ gọi theo âm tiếng phạn là: Âu-hòa-câu-xá-la, Bát-nhã Ba-lamật. Âu-hòa-câu-xá-la, Hán dịch là phương tiện. Bát-nhã Ba-la-mật, thì gọi là Trí tuệ. Phương tiện là quyền trí. Trí tuệ là Thật trí. Kinh Đại Phẩm có chín mươi phẩm, Bồ-tát Long Thọ dùng phẩm phương Tiện về trước nói về Bát-nhã đạo, từ phẩm phương tiện về sau nói về đạo Âuhòa. Kinh Duy-ma nói: “Có trí tuệ thì phương tiện được mở ra. Không có trí tuệ thì phương tiện bị bó buộc. Có phương tiện thì trí tuệ được phát huy, không có phương tiện thì trí tuệ bị trói buộc, hạn chế. Nay hợp lại để nói về hai pháp ấy, trí tuệ, phương tiện là tên gọi của trí tuệ rộng lớn.
Câu: “Thật tướng các pháp gọi là Bát-nhã”: Trí quán thật tướng, đó là Bát-nhã. Câu: “Có thể chẳng theo hình tướng ấy mà chứng đắc là nhờ vào công dụng của phương tiện”, hình là hiện ra, các Thanh Văn quán không tức hiện chấp vào sự chứng đắc. Bồ-tát quán không thì có khả năng không hiện chứng. Sỡ dĩ như thế là vì, lý ấy sâu mầu, chúng sinh chẳng lãnh hội được. Bồ-tát khởi tâm đại bi, nguyện ở trong sinh tử để giáo hóa chúng sinh, vì họ mà giảng nói pháp ấy, khiến cho tất cả chúng sinh có tâm đều đạt được sự tỏ ngộ lý giải. Đây chính là Bồ-tát đã khéo vận dụng năng lực mầu nhiệm của phương tiện, nên gọi là công dụng của phương tiện (Âu-hòa).
Câu: “Giáo hóa thích hợp theo căn cơ chúng sinh đó là phương tiện”: Thích là thường, Bồ-tát vào chốn sinh tử, giáo hóa chúng sinh giúp tỏ ngộ tánh không. Đây chính là trí của phương tiện khéo léo.
Câu: “Chẳng bị nhiễm phiền não cấu uế là nhờ năng lực mầu nhiệm của Bát-nhã”: phàm phu đi qua Hữu nhiều đời đắm nhiễm, Bồtát vượt qua Hữu, biết pháp hữu đều không. Do đó, đối với sắc, đối với thanh nhưng không tham đắm, cấu nhiễm, đó là diệu lực của Thật Trí nhận thức về không nên gọi là diệu lực của Bát-nhã.
Câu: “Thế thì, cửa Bát-nhã là quán không, cửa của phương tiện là bước qua có”: Quán không là Thật trí, bước qua có là Quyền trí.
Câu: “Bước qua có mà chẳng hề chấp không, nên thường đối với có mà chẳng bị nhiễm” Kế là giải thích lại về hai nghĩa trước. Vị thỉ là buổi đầu không hề. Bồ-tát bước qua Hữu không hề mê chấp vào không, do thường biết các pháp là không, nên có thể ở trong sinh tử mà chẳng sinh tham đắm, cấu nhiễm, trước đã giải thích chẳng bị bao thứ phiền não cấu nhiễm là diệu lực của Bát-nhã.
Câu: “Chẳng nhàm chán cái có mà quán không, nên quán không mà chẳng chứng đắc”: Bồ-tát đi qua Hữu chẳng sinh chán nản, mệt mỏi, mà có khả năng quán không, đối ở trước nói “Bước qua Hữu chẳng mê chấp không” nên ở đây nói “quán không mà chẳng nhàm chán Hữu”. Do quán không chẳng chán Hữu, vì thế, quán không mà chẳng ở ngay đó chứng đắc.
Câu: “Đó là năng lực mầu nhiệm của một niệm trong đó gồm đủ cả trí tuệ và phương tiện”. Bước qua Hữu chẳng mê chấp không, là trong Quyền có Thật. Quán không chẳng nhàm chán Hữu tức trong Thật có Quyền. Ở đầu nói: “Năng lực mầu nhiệm của một niệm gồm đủ cả quyền, tuệ chính là trong Quyền có Thật. Sau nói “Năng lực mầu nhiệm của một niệm, quyền tuệ gồm đủ tức là trong Thật có Quyền. Câu: “Khéo suy nghĩ” tiếp theo: là suy nghĩ, xem xét thì sẽ nhận thấy.
– Từ Câu: “Nói Niết-bàn là Tận Đế (Diệt Đế) là chỉ rõ mọi trói buộc của phiền não đã dứt sạch mà thôi” trở xuống: là phần thứ tư, nói về tông chỉ của Nê-hoàn Tận Đế, là tông chỉ của Luận Niết-bàn Vô Danh. Tận đế tức là Diệt đế. Trong bốn đế Niết-bàn là đế thứ ba. Kinh Niết-bàn, quyển hai, ba chép: “Này người Thiện nam! Thể của Niếtbàn không có nơi chốn, là nơi chốn mà Chư Phật đã dứt trừ phiền não, nên gọi là Niết-bàn”. Nay chọn lấy lời ấy để làm sáng tỏ tông bản của Niết-bàn. Câu: “không còn có riêng một nơi chốn để tận cùng nữa”: Gốc tận tức là tận cùng đối với phiền não trói buộc. Phiền não trói buộc dứt sạch hết chứ không có riêng một nơi chốn tận cùng. Đó chính là đại Niết-bàn gồm đủ thường, lạc, ngã, tịnh.
Luận Vật Bất Thiên:
Từ đây trở đi, bốn bài luận là chương hai, nói về giáo pháp. Bốn luận là bốn phần, tức là có bốn giáo pháp:
- Luận Vật Bất Thiên: Nói về Hữu, phát huy giáo pháp Tục đế.
- Luận Bất chân không: Nói về không, phát huy giáo pháp chân đế.
- Luận Bát-nhã: Nói về nhân, phát huy giáo pháp Bát-nhã.
– Luận Niết-bàn: Nói về quả, phát huy giáo pháp Niết-bàn. Làm sáng tỏ bốn pháp ấy, phát huy bốn giáo lý đó, tức là đạt tới chỗ tận cùng về lý mầu của đức Thích-ca một đời giáo hóa.
– Nói về Luận Vật Bất Thiên: Sách “Trang Tử Nam Hoa Kinh”. Chương đạt sinh trong Phần Ngoại Thiên chép: “Hễ có hình dạng, thanh sắc, đều gọi là Vật”. Công Tôn Long nói về Danh và Thật, cho rằng “Đối tượng được sinh ra của trời đất gọi là Vật.” Sách Mao Trường Thi Truyện giải thích: “Thiên là đi, di chuyển.” Người cho vật là di chuyển, biến đổi vô thường. Nay nói về gốc của vật là chẳng đổi dời (Bất Thiên), đương thời đều có nói đến, tuy trái với nghĩa thường, nhưng hợp với đạo, nên gọi là Luận Vật Bất Thiên.
Câu: “Sự sinh tử luân hồi, mùa Đông mùa Hè thay nhau biến đổi, sự vật có sự trôi lăn, di động, đó là nhận thức của người thường” trở xuống: văn luận có hai phần: trước là trình bày, sau là biện chính. Trước nói về phần trình bày, có thể chia làm bốn đoạn:
1/ Nói ra nhận thức thông thường.
2/ Nói về kiến giải đúng đắn.
3/ Thuật lại sự đồng khác.
4/ Bàn rộng ý luận.
1- Về chữ sinh tử (trong câu đầu): có bản chép là sinh tử, có bản chép là sinh diệt. Cả hai đều thích hợp. Nay dùng chữ sinh tử. Có bản ghi: Điệt Thiên, có bản ghi là đệ thiên đều được cả. Nay dùng chữ Điệt Thiên. Sách Nhĩ Nhã chép: “Điệt Đệ giao canh” (Lần lược thay đổi). Nay nói rõ chữ “Điệt Thiên” tức là cùng thay đổi, chuyển biến. Sinh tử: chẳng phải chỉ cho thân người chết đây sinh kia, mà là chỉ chung cho sự sinh tử, biến hóa của tất cả muôn vật. Như kinh Niết-bàn chép: “Tất cả mọi sự vật ở thế gian, đã sinh thì đều quy về tử, tuổi thọ dù là vô lượng, tất yếu cũng có chung cuộc”. Đã từ sinh đến tử, thì cũng từ tử tới sinh, sinh tử xoay vần tiếp nối, trước sau đầu cuối không bờ bến, giới hạn. Đó gọi là giao tạ. Tạ là đi, ra đi. Kinh Dịch chép: “Mùa Hạ đi qua thì mùa Đông tới, cái lạnh qua đi thì cái nóng đến.” Lại nói: “Vang động là do sấm sét. Nhuần thấm là do gió mưa. Mặt trời, mặt trăng vận hành nối nhau, một hạ một đông, đó là thay đổi, chuyển biến” tức gọi sinh tử, mùa đông mùa hạ là có, cho đó là vật, đều có sự chuyển dịch đổi thay, nên gọi là lưu động (Lưu chuyển, biến động). Trôi như nước chảy, biến động như gió nổi, đều là sự hiểu biết thường tình. Thường là tầm thường. Sách Tiểu Nhã giải thích: Bốn thước là một Nhận. Gấp đôi Nhận gọi là Tầm. Tầm tức là khoảng cách khi dang hai cánh tay ra, gấp bội Tầm gọi là Thường.
Từ Câu: “Tôi thì cho là chẳng đúng” trở xuống: là đoạn hai, nói về kiến giải đúng đắn. Dư là tôi, Vị là nói, cho rằng. Chẳng như kiến giải ở trước nên gọi là “chẳng đúng”. Câu: vì sao? Kinh Phóng Quang Bát-nhã chép: “Các pháp chẳng có đi đến, chẳng có động chuyển”. Đại sư Trúc Pháp Hộ phiên dịch phần trước kinh Đại Phẩm, gọi là Phóng Quang, do kinh ấy phần đầu nói rộng khắp về các việc Như lai phát ra ánh sáng, v.v… nên lấy điều ấy làm tên gọi. Kinh này đã nói: “các pháp chẳng có đến đi, vì sao đó sinh tử xoay vần nối tiếp? Lại nói: “không động chuyển, sao có mùa đông, mùa hạ đổi thay, chuyển biến?” cũng có thể là nói chung, chưa cần thiết có sự phối hợp. Về chữ Hà giả (vì sao?) có thể là lời của Pháp sư Tăng Triệu, chẳng phải văn kinh. Câu: “Cứu xét về chỗ tạo tác của sự bất động, há bỏ động để cầu tĩnh”. “Thích là bỏ, lìa. Cứu xét kinh Phóng Quang nói chữ “Bất động”, chẳng phải cho là bỏ động mà chỉ nói về tĩnh, tức là cầu tĩnh ở ngay trong pháp động, tức động mà là tĩnh. Nói: “khởi thích” (há bỏ) là chẳng bỏ. Câu: “phải cầu tĩnh ở động” tiếp theo là trở lại ý vừa nói trên có thể thấy rõ.
Từ Câu: “Thế thì động tĩnh cũng không hề khác nhau, mà vì kẻ mê lầm cho là không giống” trở xuống: là đoạn ba nói về sự đồng khác: Động tĩnh về diệu lý tuy chẳng khác nhau, nhưng người mê lầm cho là khác. Câu: “Duyên sử chân ngôn trệ ư canh biện, tông đồ khuất ư hiếu dị” (Thành ra giáo pháp của Phật bị dính mắc ở chỗ ham tranh biện mà chẳng được hiển bày, lý của chánh pháp bị chìm khuất trong các kiến giải khác nhau): Chân ngôn chính là Phật giáo. Ham tranh biện tức là các học thuyết khác. Tông đồ là diệu lý của chánh pháp. Hiếu dị là những kiến giải khác. Câu: “Do vậy mà sự phân cực của động tĩnh không dễ gì biện luận”: nghĩa là tĩnh động, khoảng cách của hai hiện tượng ấy khó có thể biện luận. Lại giải thích động tĩnh là không hai. Cái cực của động tĩnh ấy, muốn nói về lý đó, không dễ luận bàn. Câu: “Vì sao? Vì hễ bàn về chân thì trái với tục, thuận theo tục thì ngược với chân”. Người tục cho là khác. Nói chẳng khác tức là ngược với kẻ tục. Chân lý là một, nói chẳng một tức là trái với chân lý. Ở đây nói chân nghĩa là lý thật như thế, nên gọi là chân, chưa hẳn là chân đế. Như nói chân thư, chân bảo, có thể cho đó là chân đế hay chăng? Cố nhiên là chẳng phải. Có người chấp vào lời này, cho rằng chẳng phải trong phần trình bày trước, Luận Vật Bất Thiên hợp với tục đế. Y kiến này không thích đáng. Câu: “Nghịch với chân nên mê chấp tự tánh không thể trở về. Trái với tục nên thể luận bàn trở thành nhạt nhẽo, vô vị”. Trái với chân lý thì mê lầm đối với pháp tánh, chẳng thể tự quay về. Cũng có thể hiểu do tình mê chấp nên chẳng thể tự tìm về nẻo giác ngộ, nghich với kẻ tục nên sự bàn luận không có chút ý vị. Lão tử nói: “Âm nhạc với vị ngon làm cho khách qua đường dừng lại, còn đạo mà nói ra thì nó nhạt nhẽo vô vị” (Đạo Đức kinh, chương 35). Nay mượn lời ấy để tăng thêm cái đẹp cho văn luận. Đức Như lai giảng nói chánh pháp đều dựa vào hai đế. Về lời thì thuận hợp với Tục, về lý thì làm sáng tỏ chân. Vả chăng, người Tần thích câu văn, người dịch kinh thường tham khảo các thứ kinh sử. Đời Tấn chuộng lý, người viết luận, nơi ngôn từ thường có mối liên hệ với Trang Lão. Nói tham khảo kinh sử, nhưng chẳng thể cho Phật và khổng tử là cùng một phong cách. Ngôn từ liên hệ với Lão Trang, cũng chẳng thể cho rằng Pháp và Lão Đam, Trang Chu ngang nhau từ Chấn đán đến. Pháp sư Tăng Triệu một thời là bậc xuất chúng, khác thường, ngàn năm là ngọn cây riêng lẻ. Hàng thượng trí thì quý chuộng chỗ kiến giải cao minh. Kẻ phàm phu thì chê là hỗn tạp. Đó gọi là người nước Tống buôn mũ chương phủ mà mang sang nước Việt bán, sự việc lộ rõ, kẻ tục thấy thì cười nhạt. Ôm bó kinh, ngọc mà quay về Sở, đám người mù nghe vậy thì mỉm cười. Kẻ tin thì thương xót. Người sâu sắc thì thở than. Gần đây, có những người không hiểu biết, tự kết thành phe nhóm, hoặc thân tướng thì dự vào hàng pháp lữ, lại phỉ báng Đại thừa; hoặc hình mạo thì gần gũi với thế tục, phản lại tông chỉ, cho là giáo pháp nhỏ. Trên thì bác bỏ bậc cao đức, chỉ càng làm cho tên tuổi mình bị đời bàn luận chê cười. Dưới thì tán dương hạng tầm thường, lại cho đó là khế hợp với chân thật, đã quên mất gương mặt dày của mình thì đâu còn biết xấu hổ! Kinh dạy. “Ví như bọn giặc ngu si vứt bỏ vàng bạc châu báu mà lại đi khuân vác gạch ngói”. Chính là nghĩa này…
Câu: “Chỉ khiến cho người trung căn chưa thể phân biệt có không, người hạ căn thì vỗ tay cười mà bỏ đi”. Lão Tử nói: “Bậc thượng sĩ nghe đạo, hiểu được thì cố gắng thực hành. Hạng trung bình nghe đạo thì nữa tin nữa ngờ. Hạng thấp kém nghe đạo thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn là đạo nữa!” (Đạo Đức kinh, chương 1). Nay tác giả mượn lời ấy. Hạng trung căn nghe nói về lý “động tĩnh không hai” ấy thì chưa thể quyết định, hoặc tin hoặc ngờ, nên gọi là “chưa thể phân biệt có không”. Hạng hạ căn nghe như thế thì nhất định chẳng tin, nên gọi là “Vỗ tay cười mà bỏ đi” “Phủ chưởng” là vỗ mạnh tay. Phất cố là chẳng thèm nhìn. Câu: “Ở gần đấy mà chẳng thể nhận biết, đó chính là tánh của muôn vật phải chăng? Động tĩnh chẳng hai là tánh của muôn vật. Gần gũi, đối diện mà người chẳng biết, nay tỏ ý thương cảm, thở than nên viết như thế.
Từ Câu: “Nhưng chẳng nên tự dừng nghĩ” trở xuống: là đoạn bốn nói rộng về ý luận. Dĩ tức là dừng lại. Câu: “Há cho là tất nhiên”. Tức chưa phải tất nhiên.
Từ Câu: “Kinh Đạo Hành Bát-nhã chép: các pháp vốn chẳng có nơi xuất phát, đi cũng chẳng có chỗ để đến” trở xuống: là phần hai của luận văn nhằm giải thích. Văn gồm có sáu đoạn.
1/ Dẫn kinh làm rõ tính chất “Bất Thiên” (chẳng dời đổi chuyển biến)
2/ Nói vật để nói về “Bất Thiên”
3/ Dứt trừ mê lầm để nói về “Bất Thiên”
4/ Hợp giáo pháp để nói về “Bất Thiên” 5/ Phản bác về thường để nói về “Bất Thiên” / Kết hợp để nói về “Bất Thiên”.
1- Dẫn kinh để nói về Bất Thiên: Dẫn một kinh, một luận để nói rõ ý nghĩa sâu xa của chỗ quay về nhằm nói rõ tông bản của Luận Vật Bất Thiên. Kinh Đạo Hành tức Kinh Tiểu Phẩm Bát-nhã. Pháp sư Tăng Duệ, trong bài tựa của kinh ấy (bản Hán dịch) chép “Kinh tuy có ba mươi chương (phẩm) thâu tóm lại là Đạo. Lời tuy có mười muôn, điều đáng nghi nhớ là Hành. Hành chẳng vướng mắc thì sau đó mới chứng đắo1vô sinh. Đạo đầy đủ thì sau đó mới thành bậc Bổn Xứ” Trung Quán: Trung Luận còn có tên là Luận Trung Quán. Dùng ý nghĩa trong luận ấy để nói về việc quán nhân duyên các pháp. Nhưng trong Luận ấy không có lời này, có thể tác giả đã lấy ý trong phẩm Khứ Lai. Phẩm Khứ Lai viết: “Đã đi là không có đi, chưa đi cũng là không đi. Lìa cả đã đi, chưa đi, thì khi đi cũng không đi”. Nay tác giả chọn lấy ý ấy nên chép: “Đi mà không có nơi chốn để đến.” Câu: “Đây đều là ở ngay trong động mà cầu tĩnh, do đó nên biết rõ ràng là Vật Bất Thiên”. Kinh nói: “không đến không đi”. Luận nói: “không đi”. Hai câu văn ấy đều là ở nơi đi nói về không đi, chẳng phải lìa bỏ mới có không đi. Đối với đi mà không đi, đó là nghĩa của “Bất Thiên”, là ý nghĩa sâu xa nơi chỗ quay về của toàn bài luận.
2- Từ Câu: “Chỗ người thường cho là động” trở xuống: là đoạn hai chỉ rõ vật để nói về “Bất Thiên”. Người cho vật xưa diễn biến đến nay, nên gọi là Động. Còn tác giả cho vật xưa ở nơi xưa nên gọi là Tĩnh.
Câu: “Động chẳng phải tĩnh, là vì nó chẳng đến. Tĩnh mà chẳng phải động là vì nó không đi”: Các bản khác đều chép: “Tĩnh chẳng phải động là do nó không đến, động chẳng phải tĩnh là vì nó chẳng đi”. Câu trên có thể giải thích; còn câu dưới thì khó lãnh hội. Nay xét lại bản xưa thì đúng như câu trước. “Động chẳng phải là tĩnh là vì nó chẳng đến”. Đây là trở lại với câu “Người thường cho là động”. Câu “Tĩnh chẳng phải động là do nó không đi” là trở lại với câu “còn chỗ tôi cho là tĩnh”.
Người do thấy vật xưa cách nay mà cho là xa xưa, nên gọi là động, chẳng phải tĩnh. Tác giả thì theo vật xưa ở nơi xưa chẳng đi, nên gọi là tĩnh, mà chẳng phải là động. Câu: “Thế thì chỗ đạt đến không hề khác nhau “Nhiên tắc sở tạo vị thường dị” tiếp theo:. Sách Quảng Nhã nói: “Tạo Nghệ” (Dấu vết chỗ đạt đến). Sách Nhĩ Nhã chép: “Tháo Thích” (Đi đến, đạt đến). Chữ thường có hai nghĩa: một là từng, hai là thường. Trang Tử nói: “Lời nói chẳng phải như gió thổi, lời nói là nói lên một cái gì. Nếu chỗ nói của nó mà chưa định thì lời nói ấy quả đã có nói không, hay không hề nói gì cả!” (Nam Hoa Kinh, Tề Vật Luận, Đoạn C). Chữ thường ở đây là theo nghĩa Từng. Lại nói: “Trong Ni bảo Nhan Hồi: Nếu chắc có cho dù được thì thường nói để ta đến” thì chữ Thường trong câu này theo nghĩa là thường. Xem chỗ đạt đến không hề có khác nhau, nhưng chỗ thấy của mắt tâm thì không hề giống nhau.
Câu: “Nghịch trái thì thấy là bít lấp, thuận hợp thì đó là thông suốt:” Nghịch trái với lý thì bít lấp. Thuận hợp với lý thì thông suốt. Nghịch với lý thì kiến giải của người. Thuận theo lý thì kiến giải của tác giả.
Câu: “Nếu tỏ ngộ được đạo thì còn có chỗ nào bị vướng mắc”: Cẩu là vả chẳng, nếu như. Nếu đạt được lý của đạo, tức “Lý động tĩnh không hai” thì không còn sự nghi ngờ, chấp mắc.
3- Từ Câu: “Tình thức nơi con người bị mê lầm đã lâu” (Thương phù nhân tình chi hoặc cữu hĩ) trở xuống: là đoạn ba: dứt bỏ mê lầm để nói về “Bất Thiên”. Thương là thương cảm, thở than! Câu: “Nên nói với cái chân thật trước mắt mà chẳng hay biết”, đây cũng là chỉ cho việc của “Bất Thiên”. Lý được xét kỹ như thế, nên gọi là chân thật, chưa hẳn đã là chân đế. “Mạc giác” là chẳng hay biết. Câu: “Đã biết vật xưa chẳng đến mà cho vật nay có thể đi”: là nói về tình thức bị mê lầm. Câu: “Vật xưa đã chẳng đến thì vật nay có thể đi tới chỗ nào? Là câu hỏi về sự mê chấp. Câu: “Vì sao? Vì tìm vật xưa ở nơi xưa, thì nơi xưa từng là không”. Cầu tìm vật của ngày xưa ở ngày xưa thì ở ngày xưa ấy chẳng không. Câu: “Tìm vật xưa ở nay thì ở nay không hề là có”. Tìm vật ngày xưa ở nay thì ngày hôm nay chẳng có”. Câu: “Ở nay không hề có nên rõ là vật chẳng đến:” Đây là câu “Động mà chẳng phải tĩnh” ở trước ý nơi câu là “Chẳng đến”. Câu: “Ở nơi xưa không hề không, nên biết là vật chẳng đi”, đó là câu “Tĩnh mà chẳng phải là động” ở trước do ý nơi câu là “Chẳng đi”.
Câu: “Trở lại mà cầu tìm nay thì nay cũng chẳng tới”. Hai phần đối ở trước, chính là để nói đi đến mà chẳng đến. Nay cho nay giống với xưa cũng lại như thế.
Câu: “Đó là vật xưa trụ ở xưa, chẳng phải từ nay dẫn về xưa”. Đây là nghĩa chẳng đi. Câu: “Vật nay trụ ở nay, chẳng phải từ xưa cho đến nay”. Đây là nghĩa “chẳng đến”. Câu: “Cho nên Trọng Ni bảo Nhan Hồi: Ta và Hồi vừa bắt tay nhau thì việc ấy chẳng còn là việc cũ”. Sách Trang Tử Nam Hoa kinh, Ngoại Thiên, chương điền Tử Phương, chép: “Khổng Tử bảo Nhan Hồi: Ta và ông luôn gần nhau, vậy mà mới vừa cùng ông khoác tay nhau, thế là việc ấy như đã mất, thật đáng xót xa!” Quách Tượng chú giải: “Phàm sự biến hóa chẳng thể nắm giữ lại, nên tuy vừa cùng nhau khoác tay, mà chẳng thể khiến sự việc dừng lại”. Nay tác giả sử dụng lời ấy. Kiến tân tức là người cũ đã giã từ, người mới tự đến. Câu: “Giao tý phi cố” (nắm tay nhau thì việc ấy chẳng còn là việc cũ). Mới nắm tay nhau mà cũng đã là giã từ ra đi. Chẳng phải là sau đó thành người cũ. Đây là dựa theo sự giải thích của Quách Tượng. Nay cho rằng sự chú giải của Quách chẳng đúng. Nói vừa mới một lần nắm tay, nghĩa là trong khoảnh khắc diễn ra của việc ấy, đã không còn là người trước nữa, chẳng phải là nắm tay mà chẳng thể khiến việc ấy dừng lại. Ở đây là biết rõ trong khoảnh khắc khoác tay ấy, sự việc trước đã chẳng phải là việc sau, nên cho rằng ai đã tạo ra sự chuyển biến ấy? Nhưng việc trước đã chẳng phải là việc sau thì đó là nghĩa biến thiên, dời đổi. Mà nói “Bất Thiên” đó là nhằm nói rằng không có một vật nào đứng yên, mà là từ đấy dời đổi sang kia, nên gọi là “Bất thiên”.
Câu: “Như thế rõ ràng là vật chẳng qua lại với nhau”: Như người ở trước đến phía sau, người ở sau đến phía trước thì mới gọi là qua lại. Đã chẳng như thế, nên không có sự qua lại.
Câu: “Đã không có một triệu chứng nhỏ về sự qua lại, thì làm sao có vật nào để di động, biến đổi?” Chữ Trẫm có hai cách phát âm:
1/ Trần cẩm thiết => Trẫm, xuất xứ từ sách Nhĩ Nhã.
2/ Trần Nhẫn thiết=> Trẫm, xuất xứ từ sách Hoài Nam Tử do HứaThận chú giải. Xét về mầm mống của sự vật trước khi phát sinh thì gọi là Trẫm. Nay theo âm sâu (Trẫm). Lý kỳ nói “Trang Tử bảo: Thể của vô vi là không cùng, còn cách hành hóa của nó thì không để lại dấu vết gì cả” (Vô Trẫm) – > (Nam Hoa kinh, Thiên Ứng đế Vương) Quách Tượng chú giải “theo đúng tánh của sự vật, nên tự nhiên, không dấu vết. Trẫm là dấu vết”. Đã không có dấu vết của sự qua lại nên biết là chẳng động. Từ Câu: “Cho nên gió lốc cuốn sạt lở núi mà thường tĩnh” trở xuống (Nhiên tắc toàn lam yểu nhạc nhi thường tĩnh): Toàn lam là gió lớn nổi lên vào kiếp sơ. Cũng gọi là Tùy Lam là do sự khác nhau do cách phát âm nặng nhẹ của tiếng Phạm. Có bản chép là toàn Lam, Lam ở đây là gió. Toàn lam là gió lốc, gió xoáy lại giải thích, kinh “Tu hành đạo địa” cho rằng. Gió cuốn dồn mây nổi lên gọi là Toàn lam, hướng về trước gọi là Phủ. Hướng về sau gọi là yểu . Yểu là ngã lộn ngược, nhạc là núi. Về chữ giang hà thì có bản chép là giang hải. Nói hải thì chẳng thích hợp bằng Hà. Trang Tử nói: “Dã mã, trần ai giã” (Cái mà ta thấy trên không kia có phải là bầy ngựa rừng chăng, hay là bui trần?. Nam Hoa Kinh, Tiêu Dao Du). Quách Tượng chú: “Dã mã tức là khí bốc lên từng đám”. Khí bốc lên từng đám bồng bềnh trôi giạt ví như bầy ngựa rừng đang bay nhảy. Cổ là động, mặt trời, mặt trăng là chỉ cho sự trải qua khắp bầu trời. Có bản chép là Lệ Thiên, nói Lịch Thiên dễ thấy hơn. Mặt trời, mặt trăng chuyển vận xoay vần nên gọi là trải qua. Về chữ Lệ, Kinh Dịch chép: “Nhật nguyệt lệ hồ thiên, bách thảo mộc lệ hồ địa” (mặt trời, mặt trăng gắn liền với bầu trời, trăm thứ lúa thóc, cây cỏ gắn liền với mặt đất). Sách Tiểu Nhã giải thích: “Lệ là dính, bám, gắn vào”. Gió trước chẳng phải gió sau nên nói lớn nghiêng đổ mà thường tĩnh. Nước chảy trước chẳng phải nước chảy sau, nên dù trôi băng băng mà chẳng chảy. Hơi bốc trước chẳng phải là hơi bốc lên sau nên lao xao, bồng bềnh mà chẳng động. Mặt trời mọc trước chẳng phải mặt trời mọc sau, nên chảy khắp bầu trời mà chẳng vận hành, kinh Hoa Nghiêm chép:
“Ví như nổi gió lớn
Cuốn giật sinh thế động
Cả hai chẳng rõ nhau
Các pháp cũng như vậy
Ví như nước cuộn chảy
Nước trôi mãi không dừng
Cả hai chẳng tỏ nhau
Các pháp cũng như vậy”
Pháp sư Tăng Triệu chưa thấy Kinh Hoa Nghiêm mà viết luận lại khế hợp một cách âm thầm như thế, nếu tự mình chẳng tỏ ngộ được lý huyền diệu thì đâu đạt được như vậy?
4- Từ Câu: “Than ôi! Bậc Thánh có nói” trở xuống: Là đoạn bốn, hợp giáo pháp để nói về Bất Thiên. Văn đoạn này gồm. Hai đoạn nhỏ: chung là hợp giáo pháp, trước bàn rộng, sau tóm lược. Nay nói về đoạn trước: về chữ Y. Sách luận ngữ nói: Ôi! Hạng người nhỏ nhen như cái đấu, cái sao ấy đáng kể gì. (Thiên 13, đoạn 20). Chú giải: “Y (Than ôi!) là tiếng diễn tả sự bất bình”. Sách Thiết vận chú giải: “Y là tiếng diễn tả sự oán hận”. Bậc Thánh: Sách Lễ ký, phần đại tại nghi: “Ai công hỏi Khổng Tử: Thế nào gọi là bậc Thánh? Khổng Tử đáp: Bậc Thánh là người trí tuệ thông đạt đạo lớn, biến hóa ứng hợp mà chẳng cùng tận”. Trang Tử cho rằng: “Dùng đức để phân biệt người và Thánh, lấy tài để phân biệt người và hiền. Câu: “Nhanh hơn cả nước chảy” (Tốc ư xuyên lưu): kinh Niết-bàn chép: “Mạng người không dừng lại, vượt hơn cả núi sông” chẳng phải trong luận Ngữ than thở về nước cuộn trôi chảy. Văn tiếp theo mới dẫn sách Luận Ngữ, ý ở đây muốn nói: giáo pháp của bậc Thánh tự cho rằng mạng sống của con người trôi qua mau chóng, tức là nghĩa biến chuyển đổi dời. Sao cho là “Bất Thiên? (chẳng dời đổi, chuyển biến). Nhiều người có thắc mắc này, nên nay mới khiến giải thích. Câu: “Vì thế nên các Thanh văn tỏ ngộ lẻ Vô thường mà chứng đắc đạo quả. Các duyên giác “ngộ” lìa duyên mà đạt đạo”. Do các pháp dời đổi nên Duyên Giác giác ngộ lý vô thường mà đạt đạo. Câu: “ví thử muôn vật chuyển động mà chẳng phải biến hóa thì há có thể tìm sự biến hóa để lần lượt đạt đạo”: Nếu như muôn vật chẳng phải dời đổi, biến hóa thì do đâu mà tìm được lý vô thường, biến hóa đổi dời ấy để đạt đạo? Nên đúng là dời đổi, biến chuyển.
Câu: “Trở lại suy xét của bậc Thánh thật là ẩn khuất, sâu kín khó lường” trước như câu hỏi, đây như lời đáp. Vi là nhỏ. Lão Tử nói: “Nhìn mà không thấy gọi là Di, lắng tai mà không nghe gọi là hi, nắm lấy mà không được gọi là vi. (Đạo Đức kinh, chương 1). Trắc là đo lường. Câu: “Hình như động mà tĩnh, dường như đi mà ở:” Y cứ vào ngôn từ, giáo pháp thì như động, như đi. Dựa vào thật lý thì như tĩnh, như ở lại. Câu: “chỉ có thể dùng thật trí để lãnh hội, chứ không thể dùng sự tướng mà cầu tìm” chỉ có thể dùng tâm thần diệu của Bát-nhã mới khế hợp, chứ không thể dùng ngôn từ, sự tướng mà cầu tìm. Câu: “Cho nên nói đi, đâu cần cho là đi, chỉ để ngăn chận ý tưởng chấp thường của phàm phu”. Phục Kiền giải thích Hán Thư cho rằng: Nhàn là ngăn chận, Vương Bật chú giải kinh dịch rằng: Nhàn là ngại. Hoặc là lan, là ngại đều là nghĩa phòng bị, ngăn chận. Về chữ Thích. sách Tiểu Nhã chú: Thích là cởi bỏ. trong kinh nói các pháp sinh diệt, vô thường, đó là đi. Gọi là vô thường, chưa hẳn là vô thường, vì nhằm ngăn chận những người chấp thường, nên nói là vô thường. Trong kinh lại nói nghiệp quả chẳng mất, đó gọi là Trụ. Nói có ở đâu cần cho là ở, mà là nhằm ngăn chận tâm của kẻ chấp đoạn, nên gọi là ở.
Câu: “Đâu thể nói đi mà rời chỗ, nói ở mà có thể lưu lại được” có bản chép: “Đi mà có thể đuổi theo”, không phải thế tánh của các là chẳng đi. Trong kinh nói đi, là do chẳng thể khiến được pháp tánh nên cho là có đi. Tánh các pháp là chẳng ở, trong kinh nói ở, là do chẳng thể giữ lại được pháp tánh, nên cho là có ở. Nên biết: do duyên hợp nên nói là đi, thật sự thì chẳng phải đi. Do duyên hợp nên nói là ở, thật sự cũng chẳng phải ở.
Câu: “Nên kinh Thành Cụ chép: Bồ-tát đối với chỗ chấp thường mà giảng nói về giáo pháp vô thường” kinh Thành Cụ là kinh Quang
Minh Định Ý. Văn của kinh ấy chép: “Đức Như lai, chẳng dùng y phục, thức ăn uống, đối với chỗ chấp thường mà nhận biết rõ về chân lý vô thường” Nay tác giả lấy ý của kinh đó, nên gọi là Bồ-tát (thay cho từ Như lai). Câu: “Luận Ma-ha-diễn nói”: Luận Đại Trí Độ giải thích kinh Ma-ha-diễn (ở đây là kinh Đại Phẩm Bát-nhã) nên gọi như thế, chứ không có tên “Luận Ma-ha-diễn” Ma-ha-diễn là phiên âm tiếng Phạm, Hán dịch là Đại thừa, tức kinh Đại Phẩm Bát-nhã.
Câu: “Đó đều là nhằm để dẫn dắt chúng sinh thông đạt lý mầu. Hai lời trên chỉ là một nghĩa”. Tư giai đạo đath quần phương, lưỡng ngôn nhất hội Đạo nghĩa là dẫn dắt, Đạt là thông đạt, quần phương là chúng sinh: ý nói bậc Thánh dẫn dắt chúng sinh có nhiều phương tiện. Tuy có nhiều phương tiện nhưng cùng quy về một đường. Cũng có thể cho quần tự nó là quần (đàn, bầy, đông nhiều) phương tự nó là phương (phương hướng, nơi chốn). Kinh Dịch nói “Phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân” (phương tụ theo loài, vật chia theo bầy đàn). Bậc Thánh nói như thế, nên có hai cách giải thích.
Câu: “Đâu phải do lời văn khác nhau mà trái với chỗ nhằm đạt đến”. Tức chẳng thể dùng hai lời văn có sự khác nhau: đi, ở mà khiến cho pháp tánh vốn thanh tịnh, sâu thẳm, cao xa bị ngăn cách, trái ngược.
Câu: “vì thế nói thường mà chẳng ở, nói đi mà chẳng lời” nói thường chưa là thường nên chẳng ở. Gọi đi chưa hẳn đi nên chẳng dời. Phần sau lại giải thích lời này sẽ thấy rõ hơn.
Câu: “Cho nên, sự việc “cất giấu núi” của Trang Tử, “Đứng ở bờ sông” của Trọng Ni là vậy”. Sách Nam Hoa kinh của Trang Tử, Phần Nội Thiên, chương Đại Tông Sư, chép: “Phù tàng chu ư hác, tàng sơn ư trạch, vị chi cố hĩ! Nhiên nhi dạ bán hữu lực giã phu chi nhi tẩu, muội giả bất chi giã”, “như giấu thuyền vào trong khe, giấu trái núi vào trong đầm sâu, cho thế là vững chắc rồi ư? nhưng vào nửa đêm có người có sức mạnh vác nó mà chạy, người ngu muội mới không biết”. Sách Luận Ngữ chép: “Khổng Tử đứng trên bờ sông nói: Nước chảy hoài ngày đêm không ngừng, mượn ý của Trang Tử nhằm nói rõ núi trước chẳng phải là núi sau. Mượn ý của Khổng Tử để nói dòng nước trước chẳng phải dòng nước sau.
Câu: “Đó đều là sự cảm nhận về tính chất khó lưu, trụ của việc đến đi, đâu phải nói thấy có đi mà có thể cho là đi đến”. Đây là trường hợp cả Trang Tử và Trọng Ni đều cảm thán về sự “đi” không dừng nghỉ. Trước sau đều khác nhau, chẳng phải cho là có một vật cố định, từ đây bày ra đến kia. Do đó dẫn trong hai sách kia là để chứng minh đúng là “Bất Thiên”. Giáo pháp được nói giảng là thể, ý ở chỗ tỏ ngộ vật. Nếu đối với vật có sự tỏ ngộ thì giáo pháp được tăng trưởng, giáo pháp được tăng trưởng rồi giáo pháp trở lại thành suy tổn. Dựa vào kinh luận để giảng rộng về nghĩa “Bất Thiên”, sợ hai phái Nho, Đạo nghi ngờ chẳng tin, nên tác giả dẫn ra hai đoạn văn trên khiến họ thể lãnh hội, tỏ ngộ. Ví như Phật giáo nói về giới luật, lấy “chẳng sát sinh” làm đầu, người thế tục ưa sát sinh, đâu có thể tiếp nhận được! Nếu dùng sách thông thường để nói về việc chẳng sát sinh thì ai cũng thuận theo. Mạnh Tử nói: “Năm mẫu đất quanh nhà dùng để trồng dâu nuôi tằm thì người bảy mươi tuổi cũng có thể mặc áo lụa. Gà, chó heo con, heo nái, nếu được nuôi dưỡng tốt thì người tám mươi tuổi cũng được ăn thịt.” Nếu y vào lời nói ấy thì người dưới bảy mươi tuổi chẳng được mặc áo luạ, người chưa tới tám mươi tuổi không hợp với việc ăn thịt hay sao? Từ bi, không sát sinh đâu phải chỉ riêng kinh Phật? Lấy đều ấy để cùng chứng minh, ai có thể chẳng tin? Nay tác giả dẫn ra từ hai sách như trên, ý giống như thế.
Câu: “Do đó, người thấu đạt tâm của bậc Thánh chẳng giống với sự nhận thức của người thường” (Thị dĩ đổ Thánh Tâm giả bất đồng nhân chi sỡ kiến đắc giã): có bản chép là Dụng, có bản nghi là Đồng, cả hai đều được. Trong kinh nói thường, Vô thường, tâm của bậc Thánh khó có thể thấu đạt, nên tâm của người thường thì chẳng thấy được tâm của bậc Thánh.
Câu: “Vì sao? Người thường thì theo trẻ, già cùng một cơ thể, đến trăm tuổi thì cùng một bản chất”. Người thường cho rằng ngày xưa là niên thiếu, sau thay đổi dần đến thời trai tráng, nên gọi là cùng một cơ thể, trăm tuổi cùng là một thân, chẳng phải người khác.
Câu: “Đâu biết năm tháng cứ trôi qua, chẳng rõ là hình hài đã theo đó mà biến đổi” (Đồ chi niên vãng, bất giác hình tùy): Đồ là không có. Năm tháng đi qua, hình hài cũng đi qua, đều là nghĩa đổi dời. Tức ở trong sự chuyển dời ấy có sự chẳng chuyển dời. Năm xưa trước ở nơi thời xưa trước, hình hài ngày xưa ở ngày xưa, đó gọi là “Bất Thiên”. Mà người thường cho rằng: Người ngày xưa đời chuyển đến hôm nay, đó chính là mê lầm.
Câu tiếp theo: “Cho nên Phạm chí xuất gia hồi còn trẻ”: sự tích này chẳng biết xuất xứ từ kinh nào. Câu: “Người xưa kia hay còn đó sao?: tức người xưa cũng còn cho tới hôm nay. Câu: “Tôi giống với người xưa” (Ngô Du tích nhân) Du là vẫn như, giống như người xưa nhưng chẳng phải thật là người xưa. Cũng có thể cho rằng, thân tôi tuy cũng là người xưa nhưng thật ra chẳng phải người xưa. Lại cũng có thể nói: ông cho rằng tôi cũng người xưa nhưng thật ra chẳng phải người xưa. Hoặc cũng có thể bảo: “Tôi có thể cũng là người xưa hay chẳng phải là người xưa.
Câu: “Người hàng xóm ngạc nhiên cho lời nói ấy là không đúng” (Lân nhân giai ngạc nhiên phi kỳ ngôn) Ngạc là kinh ngạc, chẳng hiểu được lời nói ấy nên kinh ngạc.
Câu: “Đó là, như câu nói của Trang Tử:” Giấu núi vào trong đầm sâu như vào nửa đêm kẻ có sức mạnh có thể vác nó lên vai mà chạy”: (Sở vị hữu lực giả phụ chi nhi xu) có sức lực tức là sức mạnh của Vô thường. Phụ nghĩa là gánh vác, Xu là đi nhanh. Muội là tối tăm. Chữ Dư (?) là trợ từ, cũng giống như chữ yên, chu Hồ.
Câu: “Do vậy nên Đức Như lai do sự chấp mắc của chúng sinh, dùng phương tiện giảng nói để chỉ rõ chỗ mê lầm”: (Thị dĩ Như lai nhân quần tình sở trệ tức phương ngôn dĩ biện hoặc) là đoạn nhỏ thứ hai, tóm lược về việc hợp giáo pháp giải thích “Bất Thiên”. Do chúng sinh chấp Hữu thì vì đó mà giảng pháp động. Nhân chúng sinh chấp Vô thì vì đó mà giảng giáo pháp Tĩnh. Nói “phương ngôn” tức theo phương tiện mà nói bày, giảng nói giáo pháp để trừ bỏ mê lầm.
Câu: “Dựa theo chân tâm không hai để chỉ bày nhiều cách giáo hóa khác nhau chẳng phải một:” (Thừa mạc nhị chi chân tâm thổ bất nhất chi thù giáo): Biết rõ động tĩnh không hai là mạc nhị (không hề là hai) tức là chân tâm. Giảng nói hai giáo pháp động tĩnh, tức là cách giáo hóa khác nhau, chẳng phải một. Câu: “dù trái nhau mà chẳng thể cho là khác nhau, chỉ có bậc Thánh mới nói được những lời như thế”: (Quai nhi bất khả dị giả, kỳ duy Thánh ngôn hồ!): Nói trái là ngược mà lý thì chẳng thể cho là khác.
Nên bàn về chân thì có tên gọi là “Bất Thiên”, về việc dẫn dắt, Tục thì thuyết gọi là “lưu động”, chân thì gọi là “Bất Thiên”. Dẫn dắt ở nẻo tục thì nói là Thiên (Dời đổi, chuyển biến). Câu: “Tuy có ngàn đường với lời diễn đạt khác nhau, nhưng cũng gặp nhau để cùng quy về một nơi”: Nói động nói tĩnh là có sự khác nhau, nhưng lý chỉ là một: cái gọi là động tức là tĩnh.
Câu:”Những kẻ vin vào văn tự, nghe nói về “Bất Thiên” thì cho là vật xưa chẳng còn đến nay”(Nhi trưng văn giả văn bất thiên tắc vị tích vật bất chí kim) tức chấp vào giáo pháp Tĩnh, Trưng là Trưng, trách, xin vào chứng cứ để vặn hỏi.
Câu: “Lãnh hội về “lưu động” thì nói là vật nay có thể dẫn tới xưa: (Linh lưu động giả nhi vị kim vật khả chí tích): Sách “Thương Hiệt Thiên” nói “Linh Thính”. Linh là lắng nghe, lãnh hội. Nghe nói động thì cho là vật nay chuyển biến, qua lại, đi đến.
Câu: “Đã nói xưa nay, mà muốn dời đổi, sao lại như thế được!” xưa tự ở nơi xưa, đâu phải dời đổi đến nay. Nay tự ở nay, đâu phải dời đổi đến xưa? Câu tiếp theo: “vì thế, nói đến chẳng cần đến” Trong kinh nói dời đổi, chưa hẳn là dời đổi, là do xưa ở xưa, nay ở nay.
Câu tiếp theo: “Bảo đi chẳng cần đi”, câu này ý đồng với câu trên, nhưng nói riêng ra. Câu: chẳng đến nên chẳng rong ruổi nơi xưa nay” (Bất lai cố bất trì sinh ư cổ kim). Trì sính tức là chạy, rong ruổi xưa chẳng đến nay, nay chẳng đến xưa. Câu: “Bất động nên các tánh trụ lại ở một đời”: câu này ý giống với câu trên mà nói riêng ra. Xưa nay đều định rõ, nên gọi là các tánh trụ trong một đời.
Câu tiếp theo: “Thế thì lời văn không giống nhau trong các kinh sách:” (Nhiên tăc quần tịch thù văn): Quần tịch tức là kinh sách. Trăm nhà là sách của các bậc thầy nổi tiếng. Chín kinh tuy khác, nhưng cùng nói rõ một giáo pháp. Trăm nhà tuy không giống nhau, nhưng cùng làm sáng tỏ một đạo. Cả các ý trên là dùng để dụ cho kinh Phật tuy nhiều ngôn từ khác nhau, nhưng toàn bộ là cùng làm sáng tỏ nơi chốn đạt đến là một. Đạt được lý mầu của đạo thì lời văn chẳng thể làm cho mê hoặc, lẫn lộn.
– Từ Câu: “Thành ra chỗ người thường cho là ở, thì tôi cho là đi” trở xuống, là đoạn năm, bác bỏ về thường để nói về “Bất Thiên”. Người thường cho từ trẻ đến già vẫn là một người, nên gọi là ở. Còn tác giả thì nói người trước chẳng phải người sau, nên gọi là đi. Người thường cho người xưa là đã qua, nên gọi là đi. Còn tác giả thì nói người xưa ở xưa, nên gọi là ở. Câu: “Thế thì đi, ở tuy khác nhau nhưng vẫn dẫn về một nẻo” (Nhiều tắc khứ trụ truy thù kỳ trí nhất giã): Tác giả nói đi cùng với ở chẳng trái nghịch nhau. Lấy nơi niệm niệm thường biến chuyển, đổi khác nên gọi là đi. Lấy ở sự vật đều trụ một đời nên gọi là ở. Đó chính là ở cũng gọi là đi, đi cũng là ở.
Câu: “Nên kinh nói: lời chánh nói ra tựa như lời trái, ai có thể tin được?” kinh Trung Bản Khởi đã nói như thế. Nay nói có nguyên do, tức là dẫn lời trong kinh ấy.
Câu: “Vì sao? Vì người thì tìm xưa ở nay, gọi đó là chẳng ở:” do vật xưa đi đến xưa, chẳng ở nay, nên cho là chẳng ở. Tác giả thì tìm nay ở xưa, nên biết đó là chẳng đi. Do vậy nay tự ở nay, chẳng đi đến xưa, nên cho là chẳng đi. Từ đây trở xuống lại giải thích hai câu ấy.
Câu: “Sự việc các tánh trụ nơi một đời thì còn vật gì có thể đi đến nữa” (Sự các tánh trụ ư nhất thế, hữu hà vật nhi khả khứ lai): sự là vật, vật đều trụ trong bản tánh của nó, đều trụ nơi một đời, nên không có đi đến. Câu: “Thế thì hình tượng của bốn mùa như gió bay” kế là: (Nhiên tắc tứ tượng phong trì): là nói sự vật để giải thích rõ. Tứ tượng tức là hình tượng bốn mùa, đổi thay nhanh chóng như gió, nên gọi là gió bay. Câu: “Toàn cơ điện quyển” về chữ Toàn hầu hết viết gồm bộ thủ một bên và chữ. Người trong học phái không hiểu nên dẫn văn của sách Thượng Thư để giải thích, cho rằng chữ này là chẳng đúng. Sách Thượng Thư chép: “Tại Tuyền Kinh ngọc hành dĩ tề thất chính” Khổng Tử chú giải: “ở chỗ xem xét. Tuyền là ngọc đẹp. Ki là đồ để xem thiên văn. Tuyền Kinh là một thứ dụng cụ để xem thiên văn, có thể dùng để vận chuyển, Vua Thuấn dùng để xem thiên văn. Khảo xét về Thất chính -> (Xuân, Thu, Đông, Hạ, Thiên văn, địa lý, nhân đạo)… nếu giải thích như trên thì chữ phải viết là nay cho là chẳng đúng. Đây là tên gọi của chòm sao Bắc Đẩu. Bảy ngôi sao trong chòm sao Bắc đẩu là:
1/ Thiên Xu.
2/ Toàn.
3/ Ki.
4/ Quyền.
5/ Hành.
6/ Khai Dương. 7/ Giao Quang.
Nay không thể nói đủ bảy ngôi sao ấy, nên chỉ nói hai sao sao Toàn và sao ki thôi. Bảy ngôi sao vận chuyển cũng như ánh chớp lóe lên. Tuy bốn tượng, bảy sao vận hành chuyển biến nhanh chóng, nhưng người thấu đạt lý mầu thì cũng thường là bất động. Vương Bật so sánh tóm lược: “ở nơi sao Toàn sao Ki mà xem xét sự vận hành, chuyển biến lớn, thì sự biến động của trời đất không đáng cho là lạ”. Ý này cũng chỉ cho bảy ngôi sao.
– Từ Câu: “Cho nên công đức của Như lai trải qua muôn đời mà thường còn trở xuống: (Thị dĩ Như lai công lưu vạn thế nhi thường tồn) là đoạn sáu kết hợp để nói về Bất thiên. Muôn đời, trăm kiếp là lời nói chung về sự nhiều, chứa nhóm công đức muôn đời thì công đức trước ở trước, chứa nhóm đạo trăm kiếp tức đạo xưa ở xưa, không hư hoại, không mất mát, nên càng thêm vững chắc.
Câu: “Khiêng đất đổ dần thành núi phải nhờ giỏ đất trước hết (Thành sơn giả tựu ư thủy qũy) sách Luận ngữ có câu: “Ví như đắp núi, tuy mới đổ xuống một sọt đất, mà tiếp tục đổ nữa, là tại ta muốn tiếp 38 tục” (Thí như vi sơn, tuy phục nhất quỹ, tiến giả ngô vãng giã) (Luận Ngữ Thiên thứ chín, Tử Hãn, Đoạn mười tám) chú giải: Quỹ là cái sọt tre đựng đất, chứa sọt đất để làm nên núi, công sức trước ở nơi trước mà không mất, nên chứa nhiều dần mà thành núi.
Câu: “Đi được đường xa cũng phải nhờ bước đầu tiên” (Tu đồ thác chí ư sơ bộ): Lão Tử nói: “Đài cao chín tầng khởi đầu từ một sọt đấ, đi xa ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân” (Cữu tầng chi đài khởi ư lũy thổ. Thiên lý chi hành thủy ư túc hạ, Đạo đức kinh, chương . Theo Bồ-đề của NHL). Do chứa nhóm từ một bước dẫn đến nhiều. Đi tới ngàn dặm, không do một bước, nên gọi là phải nhờ đến. Thác là giả thác là mượn cớ, nhờ vào. Câu: “Đạo quả do công đức tạo nên trở thành bất hữu” (Quả dĩ công nghiệp bất khả hữu cố): bốn sự việc ở đầu đều do công sức trước chẳng bị hư hoại, công sức sau tiếp nối, mới thành tựu được sự việc. Câu: “Tuy ở nơi xưa mà chẳng biến đổi”. Công sức xưa ở nơi xưa, ở xưa chẳng mất, nên gọi là chẳng thay đổi”. Chẳng thay đổi nên cho là “Bất Thiên”, do “Bất Thiên” nên việc dường như luôn tồn tại, cho nên gọi là an tĩnh hiện rõ.
Câu: “Nên kinh nói “Ba tai họa lớn diễn ra cùng khắp các cõi, mà hạnh nghiệp vẫn tồn lại, an nhiên” (Cố kinh vân: Tam tai di luân nhi hạnh nghiệp trạm nhiên). Di Luân nghĩa là đầy khắp, phần Hệ Từ trong sách Chu Dịch chép: “Kinh Dịch cùng làm chuẩn đích với trời đất, nên có thể chỉnh đốn, sửa sang được đạo của thiên hạ” (dịch dữ thiên địa chuẩn, cố năng di luân thiên hạ chi đạo nhĩ). (Theo ý nghĩa của Đại sư Nguyên Khang, tác giả Triệu Luận sở thì chép là: “kinh Dịch cùng làm chuẩn đích với trời đất, nên có khả năng thể hiện cùng khắp đạo trong thiên hạ). Về kinh ở đầu nói thì chưa rõ là kinh gì.
Câu: “Vì sao? Vì quả chẳng cùng nhân, do nhân mà có quả:” Nhân qua không cùng một chốn, nên gọi là chẳng cùng nhau. Do nhân mà được quả, nên gọi là do nhân mà có quả. Câu: “Nhân xưa chẳng mất, tức ở xưa không mất. “Nhân chẳng đến nay”. Tức là nhân xưa chẳng đưa đến quả nay. Câu: chẳng mất, chẳng đến, thì chỗ tột cùng của “Bất Thiên” đã hiện rõ”: đã chẳng bị diệt mất, lại chẳng có đến, đi, nên gọi là “Bất Thiên”.
Câu: “Đâu còn mê lầm về chỗ đi ở, mà mãi do dự giữ động tĩnh nữa!”, “chẳng hai” nên chẳng còn do dự (là lần nữa, lững thững không bước đi được). Câu: “Bởi vậy, đất trời đảo lộn chớ cho là chẳng tĩnh” (Nhiên tắc càn khôn đảo phúc vô vị bất tĩnh). Càn là trời, khôn là đất.
Tuy đất trời bị đảo lộn, cũng chớ cho là chẳng tĩnh. Câu: “Nước tràn ngập đầy trời chớ bảo là có động”. Thời vua Nghiêu gặp chín năm bị lụt lội, nước dâng ngập đầy trời, vẫn còn là tĩnh.
Câu: “Nếu có thể khế hợp một cách thần diệu đối với “Tức vật”, như vậy là chẳng cần tìm đâu xa, mà ngay ở đó có thể biết được”: Tức do thần nơi tình khế hợp với lý thì sự vật biết rõ là “Bất Thiên” chẳng còn xa nữa.
Luận Bất Chân không:
Đây là bài luận thứ hai nói về không, phát huy giáo pháp Chân đế. Các pháp là luống dối nên gọi là “Bất Thiên”. Luống dối, chẳng chân thật, do đó là không. Có người cho rằng, chân là Hữu, không là vô. Nói “Bất chân không” tức là nói về nghĩa Trung Đạo chẳng có chẳng không. Đó chỉ là chuyện “vẽ rắn thêm chân”, chẳng phải ý thích hợp. Theo kiến giải ấy thì, Không chẳng phải là Trung chăng? Phần chính nơi nghĩa sâu mầu đâu ở đấy, rõ là chẳng phải thế. Chỗ nói về không, các kinh luận Đại thừa đều lấy Không làm tông bản. Học giả hiện tại phần đông hay bác bỏ đều này, cho rằng nói về không là chẳng thấu đạt nghĩa mầu, là không có trí tuệ sáng suốt, thật đáng buồn thay! Kinh Phật Tạng nói: “này Tôn giả Xá-lợi-phất! Vào đời vị lai, sẽ có hạng Tỳ-kheo chẳng tu giới, tuệ. Kẻ ấy cười chê những điều Như lai đã giảng nói và hành hóa. Như lai thường đối với đệ nhất nghĩa không, cung kính cúng dường, luôn an vui hành hóa pháp ấy. Các Tỳ-kheo kia lại chê bai những điều Như lai nói và hành về pháp Không rốt ráo, chẳng sinh chẳng diệt. Bấy giờ, có Tỳ-kheo tu khổ hạnh cũng chê bai. Lúc này như có người tu tập pháp Không, ta khen ngợi là tốt. Vì ngay vào lúc ấy, họ đều chẳng thể hộ trì các giới pháp quan trọng, mà nói tự tướng các pháp là không, thì đâu thể thực hiện được? Như người làm trò Na-la với vô số sự biến hiện, người không biết, trông thấy thì cười lớn. Vì sao? Vì không hiểu về ảo thuật có những thủ thuật ẩn hiện bèn sinh tâm cho là ít có, quái lạ nên cười lớn. Như thế đấy, này Tôn giả Xá-lợi-phất! Bấy giờ, những Tỳ-kheo chân thật, giảng nói về pháp vắng lặng, những kẻ chỉ dốc cầu sự sống lại cũng cười cợt. Vì sao? Vì những kẻ ấy chẳng rõ về ý nghĩa của pháp Phật, nghe nói về pháp không thì nghi ngờ, kinh sợ. Này Tôn giả Xá-lợi-phất!. Tôn giả hãy xem những người đó, ở nơi an ổn sinh tâm sầu não, hay ở chốn sầu não sinh tâm an ổn?”. Đó là lời Phật dạy, tin tưởng chẳng phải là lời sai quấy.
– Từ Câu: “Cái rỗng lặng tột cùng, không sinh” trở xuống: văn của luận này gồm có hai chương: trước là trình bày, sau là biện chính.
Phần trình bày gồm ba đoạn:
1/ Nói tông chỉ chính. 2/ Phá bỏ các kiến giải khác. 3/ Nói về ý của luận.
1. Nói tông chỉ chính: Văn đoạn này lại chia làm ba:
a/ Nói rõ chân cảnh. b/ Nói về chân trí. c/ Cùng nói về cảnh trí.
a/ Nói “Chỗ rỗng lặng tột cùng, không sinh” tức là chân cảnh (cảnh giới chân thật) của pháp không rốt ráo, không sinh, Câu: “chính là diệu dụng nơi sự chiếu soi mầu nhiệm của Bát-nhã, là trí tôn vô thượng của muôn vật”. Cái là từ mang tính bất tịnh, sắp được xem là đúng nhưng chưa dám khẳng định, do đó gọi là Cái. Thú là hướng về, hướng tới. Tông là tông bản. Gọi cái không rốt ráo chẳng sinh này là cảnh giới được soi chiếu của Bát-nhã, là tông bản của muôn vật.
b/ Từ Câu: “Tự chẳng phải là bậc Thánh với trí sáng tỏ thông suốt, đặc biệt”. Trở xuống: là đoạn hai nói về chân trí (trí chân thật) Thánh minh tức là Bát-nhã, chẳng phải là Bát-nhã kỳ diệu, đặc biệt, sáng tỏ, thấu đạt, thì làm sao dùng thần tình khế hợp với diệu lý chẳng phải có chẳng phải không của Trung Đạo được? Tức chẳng phải là có chẳng phải là không này là “Trung đạo rốt ráo không”, nên gọi là ở giữa có không.
c/ Từ Câu: “Vì thế bậc Chí nhân thông hợp tâm thần diệu ở chỗ vô cùng” trở xuống: là đoạn ba kết hợp nói về cảnh giới, trí cùng kết hợp. Dùng tâm thần diệu quán về lý vô cùng, nên gọi là hợp chung tâm thần diệu ở chỗ vô cùng. Chẳng hề bị muôn vật làm trở ngại, nên cho là “chỗ tận cùng ấy không gì có thể làm cho vướng mắc, trở ngại.
Câu: Đối với sự nghe thấy tột bậc của tai mắt thì các đối tượng thanh, sắc đâu thể hạn chế nổi”: như tai lắng nghe âm thanh, chẳng bị âm thanh làm cho lầm lạc. Như mắt nhìn ngắm hình sắc, chẳng bị sắc làm cho mê hoặc. Câu: tiếp theo: “Há chẳng cho rằng đó tức là đều là không”. Do xem muôn vật là vắng lặng nên mọi sự thấy, nghe không hề bị thanh, sắc làm cho mê lầm. Chữ lụy là phiền lụy.
Câu: “Do đó bậc Thánh dùng chân tâm để thuận theo chánh lý, thì không có chỗ vướng mắc nào mà chẳng thông suốt”: Thuận là nhận rõ các pháp là không, chẳng trái với chánh đạo. Vận hành với tâm Bátnhã theo lý hợp với Không, thì chẳng có chỗ vướng mắc, ngăn ngại nào chẳng thông suốt. Có bản chép chữ Lý, cũng có thể thích hợp. Gọi là lý tiễn (bước đi) thuận hợp với Không.
Câu: “Dùng cái “nhất khí” để quan sát muôn pháp, nên mọi đối tượng gặp gỡ đều thuận hợp”. Hóa tức là muôn hóa (muôn loài) Thích là đi đến. Sách Nam Hoa kinh của Trang Tử, Chương Đại Tông Sư thuộc Nội Thiên có câu: “Nơi ấy muôn vật được sinh ra, làm người mà dạo chơi cùng khắp phải chăng? Là khí hỗn độn tiên thiên của trời đất.”. Quách Tượng chú giải: “Đều là chỗ mịt mờ, mênh mông, nên không có hai”. Cũng sách Nam Hoa kinh, Ngoại Thiên. Chương Bắc Du chép: “Đời sống của con người là sự tụ hội của khí. Cái đẹp đẽ được xem là thần kỳ. Cái chẳng đẹp đẽ thì cho là luống dối. Luống dối lại hóa thành thần kỳ. Thần kỳ lại hóa thành luống dối. Nên gọi chung là một khí hỗn độn tiên nhiên trong thiên hạ”. Chương Viễn Du thuộc quyển sáu của sách Ly Tao có câu: “Theo gió Nam cùng dạo chơi, tới Nam Sào mới dừng nghỉ, gặp Vương tử xin ngụ lại, xét đức hòa của nhất khí”.
Nay tác giả mượn ý từ những lời ấy để diễn đạt về Nhất Đạo.
Câu: “không có chỗ vướng mắc nào chẳng thông suốt, nên có thể ở chỗ hỗn tạp mà vẫn thuần nhất”. Trang Tử nói: “Mọi người thì bồn chồn, bậc Thánh thì ngu tối, vượt muôn tuổi mà ôm giữ cái chỗ thuần nhất bất biến (đoạn Giải thoát, Tề vật Luận). Nay tác giả mượn lời ấy để dụ cho pháp muôn không hai, nếu không một vướng mắc nào mà chẳng thông suốt” thì tức là pháp môn không hai. Câu: “Mọi đối tượng gặp gỡ đều thuận hợp, nên tiếp xúc với muôn vật mà vẫn như một”. Tức mọi đối tượng được gặp gỡ đều dùng Bát-nhã để quán chiếu, nhận rõ chúng đều là không, không chút vướng mắc, ngăn ngại, đó chính là muôn pháp là Nhất tướng, vô tướng.
Câu: “Như thế thì muôn hình tượng tuy không giống nhau mà chẳng thể tự thành khác nhau”: đã đồng một tướng, do đó nên chẳng khác.
Câu: “Chẳng thể tự thành khác nhau, nên biết hình tượng chẳng phải hình tượng chân thật”: đã là Nhất tướng, không tướng, do vậy hình tượng tức là phi hình tượng. Câu tiếp theo trở lại với ý trên. Câu: Thế thì vật (đối tượng) và ngã (chủ thể) cùng một gốc. Thị (chân đế) phi (Tục đế) là nhất khí. Vật là sự vật bên ngoài. Ngã là mình, cả hai cùng một là vô tướng, nên gọi là cùng một gốc, đồng nhất với chánh đạo nên gọi là Nhất khí.
Câu: “Cảnh giới mầu nhiệm sâu xa của bậc Thánh, phàm phu chẳng thể đạt tới”. Tiềm là tiềm tàng, vi là vi tế, u là sâu xa, u huyền. Ẩn là ẩn khuất. Do khó nhận thức, nên người bình thường chẳng thể đạt 2 tới được. Về chữ Đãi, sách Nhĩ Nhã giải thích: đãi là nguy khốn. Sách Quảng Nhã giải thích: đãi là hư bại. Trịnh huyền chú giải cho là ki, Mao Trường chú Truyện cho là thủy, nay chọn âm ki là gần.
2. Từ Câu: “Nên sự luận bàn vội vàng, hời hợt” trở xuống: là đoạn hai bác bỏ kiến giải khác. Khoảnh chỉ cho thời gian ít ỏi. Trong hoàn cảnh như thế, các nhà soạn luận. Hầu hết đều không giống nhau. Lại cho lấy hư vô làm tông chỉ để bàn về lẽ huyền diệu nên chỗ luận bàn ấy chẳng đạt được sự thật, trở thành các kiến giải khác nhau.
Câu: “Ôi! Đem những cái chẳng giống nhau để tạo sự đại đồng thì đâu còn vật gì có thể đồng được!. Dĩ là dùng, thích là đi tới. Do tình ý khác nhau mà muốn có được chỗ đại đồng về lý thì do cái gì để đạt được? Có bản chép chữ Thích đều có nghĩa là giải.
Câu: “Cho nên các thứ luận giải tranh nhau xuất hiện, mà tánh chất thì chẳng giống nhau. Từ câu: “Tại sao? Là vì tâm không” trở xuống chính thức nêu ra chỗ luận bàn khác nhau của các nhà, chỗ luận bàn khác nhau ấy chẳng phải chỉ một nhà. Nay lược nói và bác bỏ ba nhà, số còn lại do đấy có thể nhận biết.
Về tâm không: Nhằm đã phá kiến giải về Tâm không của Chi Mẫn Độ (đời Tấn). Sách Thế Thuyết nghi chú: “Chi Mẫn Độ sắp qua sông, làm bạn với một gã đạo nhân. Gã ấy nói: nếu dùng những nghĩa cũ đi đến vùng Giang Đông, sợ chẳng thể giải thích để được đãi ngộ như trước. Bèn nói ra nghĩa “Tâm không”. Đã qua sông, trong khi đạo nhân kia chưa mở miệng thì quả nhiên Độ Mẫn đã giảng nói về nghĩa nọ. Sau có một anh chàng lang thang đi tới, gã đạo nhân trước nói: nếu không có tôi gợi ý thì nghĩa “Tâm không” của Mẫn Độ đâu thể lập được. Pháp này là phương tiện để cứu độ hoàn cảnh đói khát, không thực hành thì phụ ơn của Như lai”. Từ đó về sau, nghĩa ấy được lưu hành rộng khắp. Sách Cao Tăng Truyện chép: “Sa-môn Đạo Hằng, tài năng đức độ không mấy, thường chấp vào nghĩa “tâm không”. Thuyết ấy truyền đến vùng Kinh Châu. Đại sư Trúc Pháp Thái nói: “Đó là tà thuyết, phải nên phá bỏ.” Bèn nhóm họp đông đủ các bậc danh tăng, sai đệ tử mình là Đàm nêu câu hỏi. Đàm dựa theo kinh, dẫn lý bác bỏ về nhiều mặt, liên tục. Đạo Hằng chống gậy đứng vững miệng biện bạch cả ngày, không chịu khuất phục. Sáng hôm sau lại nhóm họp. Đại sư Tuệ Viễn đến tham dự, lần lược công kích, trách cứ, nói câu hỏi, lời ý thật sắc bén, dữ dội. Đạo Hằng tự biết kiến giải của mình là sai lạc, thần sắc dần dần thay đổi, sau cùng thì khua gậy gõ bàn, chưa hỏi đã đáp.
Tuệ Viễn nói. “Chẳng cần vội vàng như thế khác nào con thoi ở khung cửa”. Cả chúng hội đều cười ồ. Nghĩa về “Tâm không” từ đó mới dứt. Nay pháp sư Tăng Triệu cũng nhằm đã phá kiến giải ấy, nên trước nói tông chỉ, sau mới đã phá. Câu: “không tâm đối với muôn vật mà muôn vật chẳng hề không”. Nghĩa là trong kinh nói “không”, chỉ nhằm khiến đối với vật không nên sinh tâm chấp trước, nên gọi là không, nhưng vật thì có chẳng hề là không. Câu: “Đó chính là chỗ được ở chỗ thần tĩnh, mà mất ở chỗ vật hư”: chính thức đả phá kiến giải kia. Có thể đối với pháp hoàn toàn không chấp trước nên gọi là được. Chẳng biết tánh của vật là không nên gọi là mất.
Từ câu: “Tức là sắc” chỉ rõ sắc chẳng phải tự là sắc” trở xuống: là phần tiếp theo thứ hai đả phá kiến giải trong “Tức sắc du Huyền Luận” của Chi Đạo Lâm (đời Tấn). Nay xem “Tức sắc Luận” của Pháp sư đạo Lâm không có lời ấy, nhưng trong “Lâm pháp sư tập” thì lại có chương Diệu Quán chép: “Gọi là tánh của sắc, chẳng tự có ở sắc, Sắc chẳng tự nó là sắc, nên tuy sắc mà là không”.Văn được nói dẫn chính là văn ở đây.
Câu: “Gọi là sắc là chỉ cho tự sắc vốn là sắc, đâu phải đợi sắc mới được gọi là sắc, sau đó mới thành sắc đâu”: Đây cũng là ý ở câu nói của pháp sư Đạo Lâm. Nếu sắc hiện có tự nó là sắc, thì có thể gọi là có sắc. Nếu đợi duyên hợp mới thành sắc thì sắc chẳng phải sắc được xác định. Cũng có thể cho rằng: nếu đợi sắc nhỏ nhiệm trở thành sắc thô, thì sắc chẳng phải sắc được xác định. Câu: “Ở đây chỉ nói sắc chẳng tự là sắc, chưa lãnh hội được cái chẳng phải sắc của sắc”. Phần đả phá chính. Có bản chép là ngữ có bản chép là ngộ đều thích hợp cả. Ở đây ý nói Pháp sư Đạo Lâm chỉ biết rằng sắc chẳng tự là sắc, do nhân duyên mà thành, nhưng chưa biết sắc gốc là không, vẫn còn ở chỗ giả có.
Từ Câu: “Bản vô” trở xuống: là phần ba nhằm đả phá kiến giải về “Bản vô nghĩa” của Trúc Pháp Thái (Đời Tấn).
Câu: “Rõ là ý chuộng ở vô, hầu hết sự tiếp xúc, diễn đạt”. Tức tình cảm phần lớn đều sùng thượng Vô, mọi sự tiếp xúc diễn đạt đều hướng về Vô. Tân là khác, khác đều hướng tới chủ. Nay theo tông chỉ của quan điểm “Bản Vô” thì mọi ngôn từ đều quy về Vô. Sách Nhĩ Nhã chép: “Tân phục”, Tân nghĩa là khâm phục. Nói khâm phục ở Vô, nên biết là Tân Vô.
Câu: “Nên nói chẳng phải có (Phi hữu) thì chấp có tức không, nói tới chẳng phải không (phi vô) thì chấp cũng là không”. Nghĩa là trong kinh nói “chẳng phải có” (Phi hữu) thì cho là không có cái hữu ấy; nói “Phi vô” thì cho là không có cái vô kia. Câu: “Nếu thấu đạt bản ý lập ngôn của bậc Thánh”. Có bản chép là Văn, có bản chép là vô, nay dùng chữ Văn. Nghĩa là tìm bản ý qua văn kinh. Câu: “Thì khi nói “phi hữu” tức chẳng phải thật có; khi cho chẳng phải không tức chẳng phải thật không”. Chân là thật, chẳng phải xác định thật là có, nên gọi là “Phi Hữu”, chẳng phải xác định thật là không, nên gọi là “Phi vô”.
Câu: “Chứ đâu phải “chẳng phải là có” chẳng có cái này, “chẳng phải là không” không có cái kia” tức không cho rằng “chẳng phải là có” là không hề có cái này, “chẳng phải là không” là không hề có cái kia.
Câu: “Đó chính là sự luận bàn của người xưa chuộng về cái vô” chính là ưa chuộng, sùng thương đối với vô, nên mói tiếp xúc, diễn đạt đều hướng về vô.
Câu: “Đâu thể cho là thuận hợp với sự thật, đạt đến chỗ “Ngay nơi vật là chân” chẳng thuận hợp với tình thật của muôn vật, chẳng đạt đượct thật tánh của sự tức vật.
3. Từ Câu: “Hễ lấy tên để đặt tên cho vật” trở xuống: là đoạn ba, nói về việc soạn luận. Lấy vật được gọi tên, tên gọi ấy có vật, nên cho là lấy tên để đặt tên cho vật. Lấy vật được gọi tên, nhưng tên gọi chẳng phải vật, nên gọi là lấy tên để đặt tên cho nên chẳng phải vật. Lấy vật được gọi tên, tên gọi ấy có vật, thì có thể đặt tên cho vật có vật thể ấy, nên gọi là “Thì vật có vật thể để được gọi tên”. Lấy vật được gọi tên, nhưng tên gọi ấy chẳng phải vật thì không thể đặt tên cho vật không có vật thể, nên gọi là chỉ có tên gọi mà không có vật”.
Câu: “Cho nên, vật chẳng phải do tên gọi mà thành vật thật:” Thể của vật tự có riêng, chẳng phải do tên gọi mà là được xem vật thật. Câu: “Danh cũng chẳng phải do vật mà nên danh đúng nghĩa:” danh tự tại cũng riêng biệt, chẳng phải nhờ vật thể làm cái thật của danh.
Câu: “Thế thì chân đế riêng vắng lặng ở ngoài tên gọi, hình tướng, giáo pháp:” trở xuống: vật của tục đế thì chỉ có danh mà chẳng là thật, thật chẳng là danh. Lý của chân đế thì mọi tên gọi, giáo pháp đều chẳng đạt tới. Nên gọi là riêng vắng lặng ngoài tên gọi, hình tướng, giáo pháp. Đã chẳng phải là chỗ đạt đến của tên gọi, giáo pháp, thì ngôn ngữ, văn tự đâu thể giải thích được chân đế? Câu: “Nhưng chân lý cần được hiển bày, nên chẳng thể nín lặng, mà phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện nhằm luận bàn”. Đỗ là lấp, về chữ Thố sách tiểu nhã ghi là Thố Trí là sắp đặt, thi thố, nay chép chữ Thố này, nghĩa cũng như nhau. Diệu lý tuy chẳng thể nói bày nhưng thử dùng ngôn từ để diễn đạt lý mầu.
– Từ Câu: “Luận Ma-ha-diễn chép: “Các pháp chẳng phải có tướng, cũng chẳng phải không có tướng” trở xuống: là phần thứ hai của luận văn nhằm biện chính, văn phần này gồm sáu đoạn:
1/ Nói dẫn giáo pháp để nói về không.
2/ Dựa vào lý để nói về không.
3/ Lại dẫn giáo pháp để nói về không.
4/ Lại dựa vào lý để nói về không.
5/ Theo danh thật để nói về không.
6/ Kết hợp để nói về không.
Nói dẫn giáo pháp, dựa vào lý, sở dĩ khác nhau là vì, nói dẫn giáo pháp thì trước phải dẫn kinh, sau đó mới giải thích trọn vẹn. Còn dựa vào lý thì trước phải nói rõ lý do, sau đó mới dẫn kinh, luận để giải thích, chứng minh.
1- Nói dẫn giáo pháp để nói về không: chia làm ba đoạn nhỏ a/ Nói dẫn hai luận để nói về không. b/ Giải thích ý của hai luận. c/ Dẫn kinh để chứng minh.
a) Nói dẫn hai luận để nói về không: nói Luận Ma-ha-diễn tức là luận Đại Trí Độ. Chỉ chung về ý nghĩa của một bộ luận, cũng có thể chỉ riêng một đoạn văn trong luận thôi. Văn chép: “Ví như ảnh trong gương
Chẳng phải gương hay mặt
Chẳng phải là có không.”
Còn trong luận thì cũng như vừa nói. Văn Trung Luận chép:
“Nếu như chẳng có hữu
Thì làm sao có không
Có không đã là không
Thì ai biết là không?”
Câu: “Đó là chân đế bậc nhất” Hai đoạn vừa dẫn trên là văn của hai luận (Đại Trí Độ và Trung Quán). Còn nói “Đệ nhất” là lời của pháp sư Tăng Triệu nói về sự giảng nói của hai luận. Nghĩa đế Đệ nhất cũng gọi là chân đế, nên hợp lại để nói.
b/ Từ Câu: “Cứu xét về sự chẳng phải có chẳng phải không ấy” trở xuống là đoạn nhỏ thứ hai, giải thích ý nghĩa của hai luận. Câu: “Há cho là gội sạch, muôn vật, bít lấp mọi thấy nghe” kế là câu khởi vi địch trừ vạn vật đỗ tắc thị thính. Đích trừ là rửa sạch, tẩy sạch. Lão tử nói “địch trừ huyền lãm năng vô tùy hồ” (Gội rủa tâm linh cho không còn chút bợn, được chăng? (chương 10. Theo Bồ-đề của DHL). Nay mượn hai chữ “địch trừ” trong câu ấy. Chứ đỗ cũng là lấp, bít. Về chữ Tịnh Liêu, Lão Tử nói: “Tịch hề liêu hề, độc lập chi bất cải” (Nó yên lặng (vô thanh) trống không (vô hình), đứng một mình mà không thay đổi! (ĐĐK, chương 25, theo Bồ-đề của NHL). Người chú giải chép: “không âm thanh gọi là Tịch, không hình sắc gọi là Liêu. Y này nói: “chẳng phải là dứt trừ không mới là Chân đế”.
Câu: “Thật ra do tức vật thuận thông nên vật chẳng hề nghịch lý”. Thành là tin thật. Tức cái có của muôn vật là không nên gọi là thuận thông, thuận hợp thông suốt nên không trở ngại, trái nghịch.
Câu: “Do ngay nơi giả là chân” nên tánh không hề chuyển đổi”; tức tục đế là giả, chân đế là chân. Chẳng thể gọi là cải biến tục đế để biện minh riêng về chân đế. Câu: “Tánh không chuyển đổi tuy không mà là có”. Tức có mà không, nên tuy không mà là có. Câu: “Vật chẳng hề nghịch lý, nên tuy có mà là không”. Tức muôn vật thuận hợp với tánh không, nên biết tuy có mà là không. Câu tiếp theo: “Tuy có mà không thì đó là phi hữu (chẳng phải có): Tuy có mà là không, nên biết chẳng phải nhất định có. Câu dưới ngược lại với ý này. Câu: “Như vậy thì, chẳng phải là tuyệt đối không có vật, chỉ là vật ấy chẳng phải là vật thật mà thôi”. Chẳng phải không vật, nói chẳng phải là không(phi hữu), cũng có thể cho rằng, chẳng phải là không vật, chỉ là vật ấy chẳng phải là vật thật có.
Câu: “Vật chẳng phải là vật thật, thế thì ở đâu có vật để có thể gọi?” đã gọi chẳng phải là thật, thì ở chỗ nào có vật ấy?
c/ Từ Câu: “Nên kinh nói” trở xuống: là đoạn nhỏ thứ ba, nói dẫn năm kinh để chứng minh:
– Dẫn kinh Duy-ma: kinh chép: “Sắc tức là không, chẳng phải sắc diệt rồi mới không” có nghĩa là tánh của sắc tức là không, chẳng phải là diệt bỏ sắc rồi mới không. Nhưng dùng chữ Bại là ở bản dịch cổ, bại cũng là nghĩa diệt mất.
Câu: “Để làm rõ ý của Bậc Thánh đối với muôn vật, tức muôn vật tự nó là không”, nói bậc Thánh nhận biết tánh của muôn vật tự nó là không
Câu: “Đâu phải đợi phân tích, mổ xẻ rồi mới là không. Sách Tiểu Nhã chép: Tể là xử trí, cát là cắt đứt, tức sắc là không, chẳng phải mổ xẻ, hủy hoại, sau đó mới thông tỏ là không.
Câu: “Do đó, “Tẩm Tật” có lời bàn luận mang nghĩa “Phi chân” “Siêu nhật có mang ý nghĩa “tức hư”, trước dẫn một kinh, ở đây dẫn hai kinh, sau dẫn lại hai kinh. “Tẩm Tật” (nằm bệnh) là chỉ cho kinh Duy-ma. Kinh nói: “Bồ-tát bị bệnh chẳng phải là thật, chẳng phải là có. Chúng sinh bị bệnh cũng chẳng phải thật, chẳng phải có. Siêu nhật minh. Kinh này nói: “chẳng có thọ, chẳng có sự giữ lấy thân mạng vì bốn đại là chẳng thật!”
Câu: “vậy nên văn ngôn của ba tạng kinh điển tuy khác nhau nhưng đều quyền một mối”: Ba tạng là Tu-đa-la, Tỳ-đàm, và Tỳ-ni tuy về ngôn từ diễn đạt có sự khác nhau nhưng lý thì thâu tóm về một, tức chung cuộc đều quy về Không rốt ráo.
Câu: “Nên kinh Phóng Quang Bát-nhã có câu: “Chân đế đệ nhất thì không thành tựu, không đạt được” trở xuống: theo nghĩa đế đệ nhất thì không có thành Phật, không có đạt được Niết-bàn, còn thế đế thì có.
Câu: “Hễ có đạt được (Hữu đắc) tức là danh hiệu giả tạo của vô đắc trở xuống là: Các bản đều chép là “Thành đắc tắc thị vô đắc chi ngụy hiệu thành tựu, đạt được tức là danh hiệu giả tạo của vô đắc) nay dựa theo bản xưa, dùng chữ Hữu đắc là thích hợp. So sánh với câu vô đắc ở dưới, thì ý nghĩa cũng như thế. Thật là vô đắc, mà nói hữu đắc tức là danh hiệu giả tạo. Vô đắc thì trái lại với ý ấy.
Câu: “kinh hiệu chân thật, tuy chân mà chẳng phải có”: các bản đều chép “Tuy đạt được mà chẳng phải đạt được”. Nay dựa theo bản xưa”Tuy chân mà chẳng phải có”. So với câu “Danh hiệu giả đạo” ở dưới thì ý nghĩa cũng vậy. Tuy gọi là danh hiệu chân thật nhưng chẳng phải có. Danh hiệu giả tạo thì trái với ý này.
Câu: “Bởi thế nói chân chưa hề có”. Tức trở lại với hai câu trước.
Câu: “Hai lời chưa hề là một” trở xuống. Hai lời chân giả chăng phải một, mà hai lý Hữu, Vô thì chẳng khác.
Câu: “Nên kinh nói “chân đế, tục đế, cho là khác nhau sao?” trở xuống. Đây là sự hỏi đáp đối với phẩm Đạo Thọ, thuộc quyển thứ hai mươi hai của kinh Đại Phẩm Bát-nhã. Câu: “Kinh này chính là biện giải” trở xuống. Giải thích ý nghĩa của sự hỏi đáp trong kinh đã nói trước. Câu: “Chân đế,để làm rõ tính chất của chẳng phải có” trở xuống: dựa vào chân thì chẳng phải có, dựa vào tục thì chẳng phải không. Câu tiếp theo: “Há do có hai…” tức chẳng do tên đế có hai (chân tục) mà do thể của pháp cũng có hai.
2- Từ câu: Thế thì muôn vật quả thật có, cái sở dĩ “chẳng có” trở xuống: là đoạn hai: dựa vào lý để nói về không. Văn đoạn này chia làm hai đoạn nhỏ:
a/ Chính thức dựa vào lý để nói về không. b/ Dẫn hai kinh để chứng minh cho kết quả đạt được.
c/ Nói nhiên tắc tức là nếu thế thì là không, quả là quả của tức nghĩa quyết định. Cho là ý nghĩa ấy. Muôn vật có nghĩa “chẳng có”, có nghĩa “chẳng không”, nên gọi như thế.
Câu: “có cái sỡ dĩ “chẳng có”, nên tuy có mà chẳng phải có” trở xuống. Các bản đa số đều chép: Nay so lại với bản xưa thì đúng là phải chép Bất hữu. Nghĩa của câu văn cũng nên như thế mới thích hợp. Người cho rằng muôn vật là có. Nay nói muôn vật có nghĩa chẳng có, nên tuy có mà chẳng phải thật có. Câu tiếp theo thì trái lại với ý câu này. Câu: “Tuy không mà chẳng phải không, thì cái không ấy chẳng dứt bặt với hư” tuy không mà chẳng là, không quyết định là, thì cái không ấy chẳng giống với cõi vắng lặng lớn lao, hoàn toàn dứt hẳn. Câu tiếp theo thì trái với ý này.
Câu: “Nếu có chẳng phải là chân, thì không cũng chẳng đoạn diệt” có chẳng phải quyết định là có, nên nói chẳng phải chân. Không chẳng phải mất hẳn, nên gọi là chẳng đoạn diệt. Di là ngang bằng. Lão Tử nói: “Nhìn không thấy gọi là Di”. (Chương 1, theo bd của dkl). Tích là dấu vết của sự tướng, tức sự vật là không, chẳng phải đợi “di bình” (dứt bặt hết) sau đó mới là không.
Câu: “Thế thì có không tuy tên gọi khác nhau nhưng ý nghĩa là một” Tức tên gọi là khác mà có lý là một.
d/ Từ câu: Nên đồng tử khen gọi rằng” trở xuống: Là đoạn nhỏ thứ hai dẫn hai kinh minh chứng cho kết quả: Đồng tử tức là cậu bé con của trưởng Giả Bảo Tích trong kinh Duy-ma. Đồng tử khen ngợi: “Phật giảng nói chánh pháp chẳng phải có cũng chẳng phải không, đều từ nhân duyên mà có” Câu: “Kinh An Lạc nói” Đó là kinh Đại An Lạc. Trong kinh này, phần đầu quyển 13, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi: “Tất cả Chư Phật xoay bánh xe pháp là có chuyển hay không chuyển? Phật dạy: chánh pháp của Chư Phật, chẳng có chuyển cũng chẳng không chuyển. Bồ-tát Văn-thù lại hỏi: Thế nào là chẳng chuyển, cũng chẳng không chuyển? Phật đáp: các pháp là không, nên cũng không có chuyển, cũng chẳng không chuyển. Câu: “Đây chính là những lời mầu nhiệm của các kinh” tức là những lời vi diệu trong các kinh.
Từ Câu: “Vì sao? Vì nếu cho vật là không thì người chấp đoạn chẳng phải mê lầm hay sao? trở xuống: là phần tiếp theo giải thích ý nghĩa trong văn hai kinh được dẫn. Tà kiến là chấp không. Nếu cho vật nhất định là không thì tà kiến thật chẳng phải là mê lầm?
Câu: “còn nếu cho vật là có thì kẻ chấp thường là đúng sao?” thường kiến là chấp có. Nếu cho vật nhất định là có thì kẻ chấp thường thật chẳng phải là mê lầm hay sao?
Câu: “Do vật chẳng phải là không” trở xuống trở lại với ý ở câu trên, có thể nhận thấy. Câu: “Như vậy, chẳng phải có, chẳng phải không, là sự bàn luận đáng tin về chân đế.” Tức chẳng phải có, chẳng phải không, là giáo của chân đế.
3- Từ Câu: “Nên kinh Đạo Hành chép: Tâm chẳng phải có cũng chẳng phải không” trở xuống: là chương thứ ba: lại dẫn giáo pháp để nói về không. Văn phần này chia làm hai đoạn. Trước dẫn một kinh một luận để nói về không. Sau, chỉ dẫn một luận để nói về không. Đoạn trước chia làm hai đoạn nhỏ:
a/ Chính thức dẫn một kinh một luận để nói về không. b/ Giải thích văn của kinh luận được dẫn.
Câu: “Trung Luận chép” ở đây là dẫn chung về ý của Trung luận, cũng có thể là kệ trong phẩm Tứ Đế, kệ chép:
“Pháp từ nhân duyên sinh
Ta nói tức là không
Cũng gọi là giả danh
Cũng là nghĩa Trung Đạo.”
Câu: “Suy xét về lý thì đúng như vậy” tức chỗ giảng nói của kinh, luận ấy về lý thì đúng như thế.
b/ Từ Câu: “sở dĩ như thế là vì” trở xuống: là đoạn nhỏ thứ hai giải thích về ý trong văn của kinh luận được trích dẫn. Văn được chia làm hai: trước giải thích “chẳng phải có”, sau giải thích “chẳng phải không”.
Câu: “Đâu phải đợi duyên hợp rồi mới có”, có nếu nhất định là có, thì chẳng cần phải đợi duyên sinh mới có. Câu: “còn như cái không, nếu là thật không” trở xuống: ở đây nói lên cái không của cõi rỗng lặng mênh mông, để dụ cho cái có. Câu: “Nếu có chẳng thể tự có, đợi duyên hợp rồi mới có” trở xuống: có đợi duyên hợp mới có thì biết rõ chẳng phải thật có.
Câu: “Có chẳng phải thật có” trở xuống là kết hợp để nói về không.
Câu: “còn về chẳng không” trở xuống: giải thích “chẳng phải không”.
Câu: “Hễ là thật không thì nó yên tịnh chẳng động” trở xuống: Nếu là yên tĩnh bất động mới gọi là không. Câu: “Muôn vật nếu là không thì chẳng nên sinh khởi”: nếu không nhất định là không thì chẳng nên duyên hợp mà sinh khởi.
Câu: “Đã sinh khởi thì chẳng phải không” do duyên khởi mà sinh nên biết chẳng phải không.
Câu: “Do thấy rõ tính chất duyên khởi nên chẳng phải không”. Nhận biết rõ duyên khởi nên chẳng phải không. Mà dùng chữ Dĩ tức là Đem dùng.
Từ Câu: “Nên Luận Đại thừa chép” trở xuống: là đoạn hai đơn dẫn một luận để nói về không, văn đoạn này chia làm hai:
a/ Chính thức dẫn luận. b/ Giải thích ý của văn luận được nói dẫn.
c/ Câu: “Tất cả các pháp, do tất cả nhân duyên sinh, nên chẳng phải có” các pháp đều từ nhân duyên sinh chẳng nhất định là có.
Câu: “Tất cả các pháp “không”, do tất cả nhân duyên sinh, nên là có:” các pháp vốn là không, từ nhân duyên sinh nên có.
Câu: “Tất cả các pháp có, do tất cả nhân duyên sinh, nên chẳng phải có”: Các pháp từ nhân duyên mà có, do từ nhân duyên nên chẳng phải nhất định có.
d/ Từ Câu: “Cứu xét về lời nói có, không trở xuống: là đoạn hai, giải thích về ý của văn luận được nói dẫn.
Từ trước đến giờ, hai phần đối nhau mỗi mỗi trái nhau. Trái nhau như thế nhưng thật sự chẳng đúng. Suy xét về ý của lời ấy thì rõ ràng nói về Trung đạo chẳng phải có chẳng phải không.
Câu: “ở đây, lý là một mà gọi thành hai. Xem văn hình như chẳng giống”: chỉ là một vật, mà nói chẳng phải có chẳng phải không nên cho là “gọi thành hai”. Nói chẳng phải có (Phi hữu) thì như khác với chẳng phải không (Phi vô). Nói chẳng phải không thì hình như khác với chẳng phải có. Nên nói là chẳng giống nhau.
Câu: “Nếu lãnh hội được chỗ giống nhau ấy thì không có sự khác nhau nào mà chẳng giống nhau”, cẩu là vả chăng, nếu như. Chỗ đồng ấy tức là Trung đạo. Nói chẳng phải có chẳng phải không đều nhằm nói về Trung đạo, Trung đạo đã đồng nên không gì mà chẳng đồng.
4- Từ Câu: “Vậy thì muôn pháp quả thật có cái sỡ dĩ chẳng có” trở xuống: là đoạn chính thứ tư, lại dựa vào lý để nói về không. Văn đoạn này chia làm ba: a/ Chính thức nói về không. b/ Trở lại giải thích. c/ Dẫn kinh để chứng minh cho kết quả.
a. Dựa vào lý thì ý giống với chương trước.
b. Từ Câu: “Tại sao? Muốn nói là có” trở xuống: là đoạn nhỏ thứ hai, lại giải thích lý đã dẫn.
Câu: “Thì cái có ấy chẳng phải là thật sinh” Nhân duyên giả hợp mà sinh, nên chẳng phải thật sinh. Chẳng phải thật sinh nên chẳng được gọi là có. Câu: “Sự việc hình tượng đã hình thành: muôn sự vật, muôn hình tượng, đều đã được hiện rõ hình tướng. Đều đã hiện rõ hình tướng thì chẳng được nói là không.
Câu: “Đã là hình tượng thì chẳng phải không, chẳng phải thật không, chẳng phải thật có”: Sự vật hình tượng đã hiện rõ hình tướng thì chẳng phải “Tức là không” có, chẳng phải là thật sinh thì chẳng phải là có nhất định.
Câu: “Thế thì ở đây, nghĩa “Bất chân không” đã hiện bày” chính do chẳng phải là có chân thật, nên gọi là “Bất Chân”. Đã chẳng phải là thật có, cho nên gọi là không. Luận được đặt tên là “Bất chân không” là theo ý nghĩa ấy.
c. Từ Câu: “Nên kinh Phóng Quang Bát-nhã chép” trở xuống: là đoạn nhỏ thứ ba, dẫn kinh để chứng minh cho kết quả.
Câu: “Ví như người huyễn hóa”, ở đây có ba cách đọc:
Đọc liền ba câu chung thành một đoạn.
“Thí như huyễn hóa nhân” là một câu, hai câu sau cùng gắn liền với nhau.
“Thí như người huyễn hóa chính là người huyễn hóa” là một câu, còn phần sau là một đoạn.
Nay theo cách đọc thứ nhất. Huyễn hóa đổi khác: từ không dấy khởi thành có là hóa, từ có sinh ra có là huyễn.
Câu: “Chẳng phải không có người huyễn hóa, nhưng người huyễn hóa chẳng phải là người thật”: chẳng phải không tức là “Phi vô”, chẳng phải thật tức là “Phi Hữu”.
5- Từ Câu: “Hễ lấy danh để tìm vật thì vật không có thật để được gọi tên” trở xuống: là đoạn lớn thứ năm, y theo danh, thật để nói về không. Văn đoạn này gồm có hai: a/ Chính thức nói về không b/ Dẫn kinh, luận để chứng minh cho kết quả.
a) Dùng danh để lấy vật, thì vật chẳng phải cái danh ấy, nên gọi là “Vật không có thật để gọi tên.”
Câu: “Lấy vật để làm danh, thì cái danh ấy không có công dụng để đạt được vật”: Dùng vật để lấy danh, thì danh chẳng phải vật âý, nên gọi là “Cái danh ấy không có công dụng để đạt được vật.”
Câu: “Vật không có chỗ thật để gọi tên” trở xuống: là lại giải thích câu trước.
Câu: “cho nên, danh chẳng xứng hợp với thật” trở xuống: lại giải thích câu trên. Làm rõ danh chẳng phải thật, thật chẳng phải danh. Câu: “Danh là thật chẳng xứng hợp thì muôn vật ở đâu?” danh chẳng xứng hợp với thật, thì danh chẳng phải danh. Thật chẳng xứng hợp với danh, thì thật chẳng phải Thật. Danh- Thật chẳng xứng hợp với nhau vì muôn vật đều là không. Nên gọi là ở đâu?
b) Từ Câu: “Nên Luận Trung Quán chép” trở xuống: là đoạn nhỏ thứ hai dẫn kinh, luận để chứng minh cho kết quả. Trước nói dẫn trong luận Trung Quán, sau dẫn kinh Thành Cụ.
Câu: “Vật không có đây kia”: là ý nghĩa trung trong luận Trung Quán, cũng có thể chỉ riêng cho một câu kệ trong phẩm Quán khổ của luận ấy.
Kệ chép:
“Tự tạo nếu chẳng thành
Làm sao lại tạo khổ
Như người ấy tạo khổ
Thì cũng gọi là tạo.”
Nay tác giả chọn lấy ý ấy để chứng minh ngược lại.
Câu: “Nhưng kia đây chẳng hề định vào một tên: trở xuống: đây chẳng nhất định là đây, kia chẳng nhất định là kia, mà kẻ mê lầm cho là nhất định có kia đây. (Nguyên văn trong luận: Tất nhiên là quyết định, Chí là ý chí. Y có sự ghi chép, bày tỏ nên gọi là chí.
Câu: “Vậy nên kia đây vốn chẳng phải có, kẻ mê lầm vốn chẳng phải không” kia đây đã không có tính chất cố định, nên gọi chẳng phải có. Đối với kẻ mê lầm thì khởi đầu là chẳng không.
Câu: “Đã tỏ ngộ kia đây chẳng phải có, thì đâu có vật gì để chấp là thật”: đây- kia ở nơi vật đã là không, nên đây kia lại không có vật.
Câu: “Nên biết muôn vật chẳng phải chân, từ lâu vốn giả danh”. Hiệu là Danh, do chẳng phải là chân là giả, nên gọi là Không.
Câu: “Do vậy, Thành Cụ gượng lập danh để gọi” trở xuống: nên dẫn kinh Thành Cụ và kinh Đại Phẩm để chứng minh cho chỗ đạt được. Trước dẫn kinh Thành Cụ và lời của Trang Tử, sau dẫn kinh Đại Phẩm.
Trích dẫn kinh Thành Cụ và lời nói của Trang Tử, để giúp tạo thành nghĩa ấy. Kinh Thành Cụ Quang Minh Định Ý chép: “Pháp ấy vốn không thật có, chỉ gượng đặt tên để gọi”.Trang Tử nói: “Dùng ngón tay để dụ rằng ngón tay chẳng phải ngón tay, dùng con ngựa để dụ rằng con ngựa chẳng phải con ngựa. Sao bằng dùng cái không phải là con ngựa để dụ rằng con ngựa chẳng phải con ngựa” (Nam Hoa Kinh, Tề Vật Luận, Đoạn C. theo Bồ-đề của NDC). Y này cho rằng. Về ngón tay, con ngựa, mỗi thứ đều có một kia đây thì kia đây là không cố định. Mỗi thứ đều có một đúng sai, thì đúng sai cũng không cố định mà nói. “Vườn rừng (Viên lâm) là do Trang Tử từng giữ chức quan nhỏ “Tất Viên” nên gọi như vậy.
Câu: “Như thế thì những lời sâu mầu, cao xa ở đâu mà chẳng có” không đây không kia, đó là lời nói sâu mầu. Kinh Thành Cụ cố nhiên là đã nói điều đó. Còn Trang Tử thì cũng điều giảng theo ý ấy.
Câu: “Bởi vậy, bậc Thánh độ chúng sinh với trăm ngàn nẻo ứng hóa mà biến đổi” trở xuống: Do muôn pháp là không, nên bậc Thánh ứng biến mà chẳng hề bị cấu nhiễm. Ngàn muôn biến hóa ý nói là rất nhiều. Biến hóa chẳng phải một, nên gọi là ngàn hóa. Mê lầm điên đảo chẳng phải một, nên gọi là muôn sự mê lầm (Vạn hoặc) Tuy hành hóa hàng ngàn lượt, ra vào chốn sinh tử, mà chẳng hề bị sinh tử làm cho nhiễm đắm. Nên gọi là “không thay đổi”. Tuy đi vào muôn nẻo mê lầm, không gì là không làm, mà chẳng bị sự mê lầm điên đảo ngăn chận, che lấp. Nên gọi là “Luôn thông hiểu”.
Câu: “Tất do muôn vật ngay đó tự là không” trở xuống: Do pháp tự nó là không, chẳng nhờ ở quán mới biết là không, vì pháp vốn là không.
Câu: “Kinh nói rõ: Bạch Đức Thế tôn! Thật hét sức mầu nhiệm” trở xuống: Trích dẫn kinh Đại Phẩm để chứng minh cho chỗ đạt được. Kinh viết: “Như lai an lập chúng sinh ở cõi chân”. Bản xưa chép là Lập Xứ, nay trích dẫn văn trong kinh Đại Phẩm (Bản xưa) để nói tất cả các pháp là cõi chân, có thể khiến cho chúng sinh nhận biết các pháp đều là cõi chân, nên gọi là “Các pháp được xây dựng”.
Câu: “Chẳng phải lìa cõi chân mà có chốn để kiến lập” trở xuống:
chẳng phải lìa cõi chân để kiến lập riêng chúng sinh nơi cõi chân, tức nói chúng sinh là cõi chân, nên gọi là “Ngay ở chỗ kiến lập túc là cõi 5 chân rồi”.
6. Từ câu: “Thế thì đạo đâu có xa xôi” trở xuống: là đoạn lớn thứ sáu: kết hợp để nói về Không. Đạo là chân lý vô sinh diệt. Thánh là chân trí của Bát-nhã. Câu “đạo đâu có xa xôi” là nói chẳng xa vì sự tiếp xúc nào cũng đều là đạo, lại không có đạo riêng khác. Bậc Thánh cũng đâu có xa xôi, là nói chẳng xa xôi, vì thể nhập, tỏ ngộ điều ấy tức là Thánh, lại không riêng bậc Thánh có khác.