TRIỆU LUẬN SỚ

SỐ 1859

QUYỂN HẠ

Tác giả: Đường, Thích Nguyên Khang

LUẬN NIẾT BÀN VÔ DANH:

BIỂU VĂN TRÌNH VUA DIÊU HƯNG NHÀ TẦN:

Đây là bài luận thứ tư (luận Niết-bàn Vô Danh) nói về quả, phát huy giáo pháp Niết-bàn. Toàn bài luận gồm hai phần: Trước là biểu, sau là luận.

I- Biểu Văn:

Gọi giáo pháp Niết-bàn là hoàn toàn dứt hết mọi nẻo ngôn từ, hình tượng. Ngôn từ, hình tượng đã dứt bặt thì đâu còn có danh? Nhưng đã có danh thì chỉ là giả danh Niết-bàn”. Đã gọi là giả danh thì thật sự là vô danh. Nay nhằm làm rõ cái thật ấy nên nói là “Niết-bàn Vô danh”

Pháp sư Tăng Triệu, do vua Tần mà soạn luận này. Luận soạn xong dâng lên vua, nên có bài Biểu. Biểu là biểu chương, bày tỏ nổi lòng của mình nên gọi là biểu, từ trước tới nay có bốn vua Tần.

Tần Thỉ Hoàng, gọi là Vong Tần.

Phù Kiên, gọi là Tiền Tần.

Diêu Trường, gọi là Hậu Tần.

Thư cừ Mông Tốn, gọi là Ngụy Tần.

Nay nói Tần Vương là Hậu Tần, con của Diêu Trường là Diêu Hưng. Có bản chép là Tần chủ, chủ cũng là vua, sách “Bạch Hổ thông nghĩa” giải thích: “Vua là trở về. Là nơi chốn quay về của thiên hạ, nên gọi là vua.”

Câu: “Tăng Triệu nói” trở xuống: Văn của bài biểu gồm hai phần:

Khen ngợi vua Tần.

Nói rõ nguyên nhân soạn luận.

1/ Phần khen ngợi vua Tần gồm bốn đoạn:

a/ Khen ngợi Vua Tần. b/ Nói về Niết-bàn. c/ Nói về ân quốc gia. d/ Khiêm cung từ chối.

a/- Câu: Có nghe rằng”Trời được đạo mà trong lành” trở xuống. Sách Đạo Đức kinh của Lão Tử chép”Trời được Đạo mà trong, đất được đạo mà yên, thần được đạo mà linh, khe ngòi được đạo mà đầy, muôn vật được đạo mà sinh, Vua chúa được đạo mà làm phép tắc cho thiên hạ” (chương 3, theo bd của DHL) Pháp sư Tăng triệu tóm lược lấy ý ấy, văn có sửa đổi chút ít.

Câu: “Cúi mong bệ hạ, là bậc Thánh triết sáng tỏ tôn quý) Duệ là bậc Thánh, Triết là trí tuệ. Khâm là kính. Minh là hiểu rõ. Sách Tự Lâm giải thích “Bệ hạ là luôn luôn. Nói là chẳng dám hướng thẳng tới bậc Thánh, chỉ thường ở dưới thấp.

Câu: “Đạo gặp gỡ sự thần diệu)

Câu dùng theo lối đảo. Chính là “Thần dữ đạo hội”. Sự thần diệu gặp gỡ với đạo.

Câu: Trong cõi mênh mông ấy có sự khế hợp mầu nhiệm. Chữ Hoàn Trung xuất xứ từ sách của Trang Tử, ở đây dùng để dụ cho lý Vô sinh của Trung Đạo. Phần nội Thiên (Tề Vật Luận) sách Nam Hoa Kinh có đoạn: “Đó đây mà khéo gặp chỗ đối đãi của nó thì gọi là cốt đạo. Cốt ấy khởi đầu từ trung tâm của cái vòng tròn và căn cứ vào đó để ứng đối vô cùng. (Theo bd của NDC). Quách Tượng chú giải, chép: “Thị phi thay đổi, qua lại, tìm kiếm nhau, không biết đâu là cùng, gọi là Hoàn Trung. Hoàn trung là cõi không”. Nay tác giả Tăng Triệu nói vua Tần tạo được sự khế hợp mầu nhiệm đối với điều ấy.

Câu: “Lý chẳng có gì là không thống nhất) đã khế hợp với “Hoàn trung” thì mọi lý điều thống nhất, nên viết là “vô bất thống”

Câu: “Nên có thể dùng trí tuệ sắc bén để xử lý bao lãnh vực của việc nước). Về chữ Du nhận và Vạn cơ đã giải thích ở phần trước.

Câu: “Suốt ngày ra sức mở mang đạo pháp”.

Câu: Uy đức bao trùm khắp muôi loài, để lại văn chương làm phép tắc cho thế gian).

Tức nói về Uy đức của Vua Tần bao trùm khắp muôn loài. Thương sinh là Thiên sinh (tạo vật). Trang Tử nói: “Còn màu trời xanh xanh kia có phải là màu thật của nó chăng? Nam Hoa kinh, Tiêu Diêu Du”, (theo bd của NDC). Kinh Thư chép: “Mầu xanh trên cao kia, màu xanh xanh ấy là bầu trời”, “Thùy văn tác tắc” Là nói dùng văn chương để làm khuôn phép cho thế gian. Có bản chép “Ân đức trùm khắp muôn loài” cũng được. Phần chú giải hệ từ của Chu Dịch chép “Ân Huệ trùm khắp muôn vật”.

Câu: “Do đó, ở trong vũ trụ có bốn cái lớn, Vua là một”. Lão Tử nói: “Cho nên đạo lớn, trời lớn, đất lớn, vua lớn. Nên gọi là bốn cái lớn.” (Đạo Đức kinh, chương 25, theo bd của NHL). Do vua có khả năng lấy uy đức trùm khắp muôn loài, dùng văn chương làm phép tắc, nên cũng lớn lao như các Đại kia.

b/ Từ Câu: “Giáo pháp Niết-bàn” trở xuống: Là đoạn hai, nói về Niết-bàn.

Câu: “Nói chung đó là chốn quy về của Ba thừa” tức là nói người tu học Ba thừa đều quy về giáo pháp ấy.

Câu: “Là kho chứa sâu rộng của các kinh Phương Đẳng). Các kinh điển Đại thừa đều gọi là Phương Đẳng. Trong mười hai bộ kinh có bộ Phương Quảng. Phương Quảng tức là Phương Đẳng. Do tính chất rộng lớn, chân chính, bình đẳng, nên gọi là Phương Đẳng. Tuy chỗ nói về ngôn từ, dấu vết của Phương Đẳng chẳng phải một, nhưng đều xem Niết-bàn là thể tánh, là lý mầu tột cùng, hoàn toàn rốt ráo, nên gọi là uyên phủ. Uyên là vực sâu, phủ là kho chứa. Vực rộng lớn thì nước sâu, kho chứa thì nhiều tài vật. Sách Mao Thi nói: Uyên là sâu.

Câu: “Mênh mông, bao la, không thấy không nghe, dứt hẳn mọi nẻo âm thanh, hình sắc). Mênh mông bao la, không âm thanh, không hình sắc, nên gọi là dứt bặt mọi sự thấy nghe.

Câu: “Diệu lý ấy sâu xa mầu nhiệm, thật chẳng phải là chỗ tính lường của mọi người). Trắc là tính lượng. Ý nói lý mầu Niết-bàn sâu xa u ẩn, chẳng phải là đối tượng suy lường của mọi người. Đãi là ky, ky là gần. Thật sự chẳng phải là chỗ người thường lường tính được.

c/ Từ Câu: “Tăng Triệu tôi chỉ là một người hèn kém” trở xuống là đoạn ba nói về ân đất nước: Vi là nhỏ kém, là lời khiêm tốn. Ổi là đông, nhiều. Học tứ là nơi học vấn. Sách Chu Lễ chép: “Người coi về chợ búa thường cho bày biện các vật dụng, còn ở chỗ học hành cũng bày ra các thứ sách vở, kinh sử, giống như chợ quán bày bán các vật dụng”. Tứ là bày ra, nay gọi nơi học hành là Học Tứ.

Câu: “Cầu học ở trụ xứ của pháp sư La-thập hơn mười năm”. Đại sư Tăng Triệu năm mười chín tuổi cầu học với Pháp sư La-thập, ba mươi mốt tuổi qua đời, như vậy là hơn mười năm cầu học và làm việc ở chỗ Pháp sư La-thập.

Câu: “Tuy các kinh với sự diễn đạt khác nhau, nghĩa mầu cao siêu chẳng phải một”. Tức chỉ cho các kinh Đại Phẩm, Pháp Hoa, v.v… đều có nghĩa mầu sâu xa.

Câu: “Nhưng chỉ mọi nghĩa mầu của Niết-bàn là thường đem ra

để học hỏi, bàn luận trước nhất”. Tác giả chỉ nói lãnh hội về nghĩa Niếtbàn, không nói đến kinh. Xem phần văn tiếp theo của luận, chỗ nào cũng đều có dẫn văn của nói về Niết-bàn. Hoặc có thể là sau khi Pháp sư La-thập qua đời, tác giả mới gặp kinh Niết-bàn.

d/ Từ Câu: “Nhưng Triệu tôi tài trí, kiến thức tối tăm, kém cỏi” trở xuống: Là đoạn thứ tư, tác giả bày tỏ sự khiêm tốn, thối thác. Kiến thức thì mờ tối, tài năng thì kém cỏi. Sách Hán Thư chú giải: “Mông là độc, vác. Mạc mạc là mờ mịt, chẳng rõ ràng.

Câu: “Vì dốc hết tâm ngu muội chẳng thôi, nên dường như có sự thông hiểu”. Tâm ngu muội dốc tận lực tự cho là chẳng dừng nghỉ, nên thấy dường như có sự hiểu biết.

Câu: “Nhưng đối với kinh ấy, chưa có bậc cao minh tài giỏi giảng trước, nên chẳng dám quyết đoán”.

Tức là gặp kinh Niết-bàn bản mới, chưa có bậc cao minh tài giỏi giảng giải trước, nên cho là tự mình chẳng thể quyết đoán.

Câu: “Chẳng may Pháp sư La-thập qua đời nên không còn chỗ để hỏi han, tham vấn”: Bất hạnh là không may. Bậc Tiên sư đã qua đời, thì đâu còn chỗ để thưa hỏi!

Câu: “Mà bệ hạ là bậc Thánh đức chẳng phải vô”. Sách Luận ngữ có câu: “Người có đức thì cô độc, tất có người đồng đạo kết bạn với mình” như ở đâu thì có láng giềng ở đó. Luận Ngữ, Thiên Lý Nhân, (đoạn 25, theo bd của NHL). Thần khế là khế hợp với lý thần diệu, cũng có thể cho là tâm khế hợp với sự thần diệu, chẳng đợi đến ngôn từ.

Câu: “Thấy đạo pháp được tồn tại”.

Sách Nam Hoa kinh của Trang Tử, Phần ngoại Thiên, chương Điền Tử Phương có đoạn: “Trọng Ni gặp Ôn Bá Tuyết Tử, chẳng nói gì cả. Tử lộ hỏi: Thầy muốn gặp Ôn Bá Tuết Tử đã lâu, sao bây giờ gặp chẳng nói gì cả? Trọng Ni đáp: Hễ con người mới vừa nhìn thấy mà biết là còn giữ đạo, cũng chẳng thể dùng tiếng nói mà hình dung ra được.”

Về chữ khoái tận (trong câu: khoái tận kỳ trung phương thốn). Sách thuyết văn giải thích: khoái là ưa thích. Do việc giáo hóa dẫn dắt đối với những tập tục gây suy đồi cho đời sau, nên có thể chấn chỉnh được trào lưu nặng về huyền đàm ở thời ấy. Công việc này, vào thời Diêu Hưng, Phật pháp được mở mang rộng khắp, nay tác giả nói về việc ấy.

2/ Từ Câu: “Một hôm nhân gặp được lời đáp thư hỏi của An Thành Hầu Diêu Tung về chỗ tột cùng nơi tông chỉ của Vô Vi” trở xuống.

Là phần hai của Biểu Văn, chính thức nói rõ nhân duyên soạn bài “Niết-bàn vô Danh” văn phần này cũng có bốn đoạn:

a/ Nói ra nguyên do của việc soạn luận. b/ Chính thức nói về nhân duyên soạn luận. c/ Trình bày lại lý do. d/ Lại nói về ý của luận.

a/ Nói “ngộ mông đáp” (Gặp được lời đáp thích hợp).

Tức vua Diêu Hưng, sau khi pháp sư La-thập qua đời, đã không hiểu bốn ý nghĩa quan trọng:

Thông hiểu nghĩa pháp chẳng trụ mà trụ trong Bát-nhã.

Thông hiểu nghĩa bậc Thánh phát ra ánh sáng rộng lớn.

Thông hiểu nghĩa ba đời.

Thông hiểu nghĩa “tất cả pháp không”.

Thông hiểu nghĩa thứ tư, cho rằng: “Hễ là đạo thì lấy vô tri làm tông chỉ. Như cái vô tri ấy đâu còn có sở hữu?” An Thành Hầu Diêu Tung viết thư nói câu hỏi về nghĩa thứ nhất, hai, bốn, chẳng nêu câu hỏi về nghĩa thứ ba, tức nghĩa về ba đời. Câu hỏi về nghĩa thứ tư, rằng: “Chẳng rõ cái vô tri của đạo ấy, lấy gì làm thể” Nếu lấy chỗ mầu nhiệm làm thể, hoặc lấy chỗ mầu nhiệm làm tông chỉ, tuy có trước sự thật mà chẳng phải tột cùng. Nếu cho không có là mầu nhiệm thì sẽ có nhân của sự chẳng không. Cái gọi là nhân đều chưa thông hợp, há là giáo pháp không hai? Nên luận chép: khôngđối với không thì sẽ có có đối với có. Có và không cùng nhau phát sinh, cũng như hình tướng dài ngắn. Cho nên lãnh vực của có, không đó chính là chỗ chấp giữ của biên kiến.” Diêu Hưng đã lần lượt đáp lại các câu hỏi ấy. Thông hiểu được câu hỏi thứ tư, nên cho rằng: “Ý tôi cho là đạo dừng lại ở vô vi, chưa tỏ ngộ được nguyên do của tông chỉ.”

Câu: “Vì sao? Là vì chúng sinh từ lâu nay ở trong sinh tử luân hồi đều do chấp trước ái dục.” Y nghĩa được nói rõ như chỗ giải thích của vua Tần, Pháp sư Tăng Triệu do lời ấy mà viết bài “Nói về Niết-bàn” Nay nói “Gặp được thư đáp thích hợp” tức là thư đáp của vua Tần.

Câu: “Đây mới thật là” trở xuống: Phần trước là nhắc lại lời của Diêu Hưng, từ đây trở xuống là lời khen ngợi của Pháp sư Tăng Triệu.

Câu: “Tự phi đạo tham Văn-thù” trở xuống: Tham là xen lẫn, xen vào. Mưu là cùng, đều. Hai vị Bồ-tát ấy, một là Bồ-tát Pháp Vương Tử, một là Bồ-tát nhất sinh Bổ Xứ.

Câu: “Ai có khả năng sửa lại cho đúng”. Do là Bồ-tát tham vấn, tương tự, nên mới làm được như vậy!

Câu: “Làm cho giáo pháp của bậc Thánh bị thu hẹp nay lại được

mở rộng, tông chỉ mầu nhiệm từng bị chìm mất thì nay lại được hiển bày” Nhờ mở mang, phát huy đạo pháp mầu nhiệm, làm thành trì vững chắc cho chánh pháp, nên Phật pháp tuy bị thu hẹp thì thời này được mở rộng, tông chỉ mầu nhiệm tuy bị chìm mất thì bấy giờ lại được hiển bày.

Câu: “Ân cần đọc kỹ”: Tìm đọc, nghiền ngẫm để lãnh hội giá trị của nó, không thể rời xa được. Càng ưa thích thì càng tỏ ngộ, hoài bão đã được thúc đẩy, giúp đỡ, nên tay chân như cứ múa may, giẫm đạp không dứt.

Câu: “Chẳng những là khuôn phép hơn hết của đương thời” khởi trực là nói chẳng những, Phạm là khuôn phép, Phương là sắp tới, về sau.

Sách Trang chú giải thích: “Hễ gọi là Phương tức là vị lai” b/ Từ Câu: “Nhưng tông chỉ của bậc Thánh sâu xa mầu nhiệm” trở xuống: Là đoạn hai, nói rõ bản ý của việc soạn luận. Do ý nghĩa trong thư đáp của Diêu Hưng vốn sâu xa mầu nhiệm, nên tác giả viết bài luận kia là nhằm phát huy, làm sáng tỏ thêm.

Câu: “Có thể dùng làm khuôn mẫu cho các bậc tiên tiến, cứu vớt các cao sĩ”: Tiên tấn là chỉ cho các vị Đại Đức tăng. Cao sĩ là các sĩ phu tài cao ở thế gian. Cho rằng kiến giải của Diêu Hưng có thể làm khuôn mẫu cho các vị Đại đức tăng cầu học, có thể cứu vớt các học sĩ tài cao còn mê chấp.

Câu: “Cụ ngôn đề chi lưu, hoặc vị tận thượng ý” (Sợ sự tiếp cận của các ngôn từ, đề mục chưa thấu đáo, hoặc chưa lãnh hội hết ý của nhà vua). Ngôn đề là chấp trước các loại ngôn từ, đề mục. Do kiến giải kia, lý thì mầu nhiệm mà lời thì ngắn gọn, nên người tiếp cận chưa thể lãnh hội hết ý của Diêu Hưng, do đó tác giả Tăng Triệu viết luận để làm sáng tỏ.

Câu: “Mong như đức khổng Tử viết Thập Dực cho sách Chu Dịch”.

Thứ là trông mong. Khổng Tử viết Thập Dực là nhằm giúp cho sự thành tựu đạo Lý dịch. Nay tôi soạn Thập Diễn cũng là nhằm giúp cho sự thành tựu các ý nghĩa của vua Diêu Hưng nói ra. Về Thập Dực, xưa có hai lối giải thích.

Thập Dực gồm:Bát quái.

Thuyết quái.

Tự quái.

Tạp quái.

Quái Từ.

Hào từ.

Thoán từ.

Tượng Gia Từ.

Hệ Từ.

Văn ngôn.

Thập Dực gồm: Sách chu Dịch có hai kinh (thượng, hạ) mỗi phần đều có thoán Từ, Tượng Từ, là sáu, văn Ngôn là bảy, Hệ Từ là tám, Thuyết Quái là chín, Tạp Ly quái là mười.

Câu: “Há tham cầu lời văn dồi dào”. Tức cho rằng chẳng mong cầu lời văn nhiều. Sách Mao Trường Thi Truyện giải thích: Phong là tươi tốt.

Câu: “Là nhằm để mở mang, làm rõ nghĩa mầu sâu xa, u ẩn”. Tức là nhằm phát huy, làm hiển bày nghĩa mầu sâu kín trong thứ đáp vua Tần.

Câu: “Luận này có chín đoạn vặn hỏi, mười đoạn diễn đạt. Chiết là nêu câu hỏi. Diễn là đáp lại. Sách thuyết văn giải thích: “Diến là dòng nước chảy, nghĩa cũng như thế.

Câu: “Thâu thập rộng nơi các kinh, nhờ đó mà nói ví dụ, chứng minh cho sự thành tựu”.

Thâu thập rộng nơi nghĩa của văn các kinh để làm ví dụ, chứng minh. Cũng có thể là nói ví dụ để chứng minh cho sự thành tựu.

Câu: “Bày tỏ sự kính phục về kiến giải “Niết-bàn vô danh” của Bệ hạ đã nói ra”

Tức tác giả bày tỏ sự khen ngợi lý mầu của “Niết-bàn vô danh” được nhà vua nói ra.

Câu: “Đâu dám cho rằng đã thấu suốt được chỗ tâm thần diệu” Tác giả tự cho là chẳng thể thấu đạt trọn vẹn tâm của vua Diêu Hưng, tức chẳng thể đạt tới chỗ tận cùng nơi đạo lý ứng cơ khế hợp của Phật.

Câu: “Nhờ vào việc dựa theo hình dáng của cửa huyền diệu”.

Nghĩ là dựa theo, nghi là dáng vẻ, hình tượng. Dựa theo hình dáng của cửa lý mầu nhiệm, để nói bày, ban bố khắp đến các hạng cầu học xa gần.

c/ Từ Câu: “Đoạn cuối của bài luận cho rằng”. Là đoạn ba, lại nói bày về nguyên do. Vua Diêu Hưng thông suốt chương cuối của nghĩa thứ nhất, nên có lời ấy. Gần đây các nhà giải thích về Đệ Nhất Nghĩa Đế, cho là như vậy.

Câu: “Hết mực xa vời”: Kính là xa. Đình là chẳng, tức là như một  vật hết xa cách, chỉ có thể đến thẳng mà chẳng thể quay lại. Có một hạng người như thế, thật đáng thương xót. Nay vua Diêu Hưng cho rằng, nhiều nhà xem Đệ Nhất Nghĩa Đế là hoàn toàn không, một thứ không rất xa vời, khác thường, chẳng gần gũi tình người.

Câu: “Nếu không có bậc Thánh thì ai là người biết sự chẳng có ấy?” Đây là lời của vua Tần vặn hỏi các nhà giải thích.

Câu: “Đúng là lời bảo ban sáng suốt”. Pháp sư Tăng Triệu nói bày sự thành tựu.

Câu: “Đạo vốn mập mờ thấp thoáng mà vô cùng sâu xa”. Sách Đạo đức kinh của Lão Tử có câu: “Thấp thoáng mập mờ mà bên trong có hình tượng, mập mờ thấp thoáng bên trong có vật, (ĐĐ kinh, chương 21, theo bd của NHL). Hoảng hốt là chẳng rõ định. Yểu minh là sâu xa. Đó là theo cách giải thích của sách Thuyết Văn.

Câu: “Nếu không có bậc Thánh thì ai cùng với đạo du hóa”. Tức nói có bậc Thánh chứng đắc đạo Thánh, cùng với đạo pháp du hành, hóa độ.

Câu: “Gần đây, các bậc học sĩ” trở xuống: nói các hàng học sĩ ấy, nghe nói về cõi vắng lặng lớn lao thì trong tâm do dự, tấm tức bất mãn. Sách Quảng Nhã giải thích: “Trù Trừ là do dự, sách Thương Hiệt Thiên chép: “Ưởng Ưởng là trở lại oán giận, nay cho trở lại oán giận tức có sự tức giận.

Câu: “May mắn gặp được bậc cao minh nhận định chính xác, người cầu học không còn mờ mịt”. Ý nói là mọi người có được may mắn vì gặp được bậc cao minh là vua Diêu Hưng đã phán quyết rõ ràng, nên trong lòng thông tỏ, dứt khoát.

Câu: “Đông đảo người đã tiếp cận với chỗ”huyền môn”, cùng lên chốn “Huyền thất”

Khấu là gõ, đánh. Quan là chỗ quan yếu của cửa huyền diệu. Trù là đông đúc. Thương hiệt giải thích: “Dáng vẻ cây cỏ um tùm” Ý nói các người cầu học đã tìm đến cửa Huyền”, giống như cây cỏ um tùm, tươi tốt.

Câu: “Thật có thể cho rằng” trở xuống: Khen ngợi vua Tần, cho là “như bánh xe pháp được quay lần nữa” d/ Từ Câu: “Nay nói tông chỉ của bài luận diễn đạt rộng” trở xuống là đoạn thứ tư (của phần thứ hai) lại nói về ý của luận. Diễn luận là đáp lại các nhà giải thích. Khúc biện là sự giải thích tận cùng về các công đức nhỏ nhặt.

Câu: “Dứt hản mọi ngôn từ dấu vết, đạt tới chốn rộng lặng tịch

tĩnh”. Tịch là diệt, dứt hết, diệt hết mọi ngôn từ, dấu vết. Quách nhiên là vắng lặng tịch tĩnh.

Câu: “Bác bỏ các thuyết ngoài đời”. Sách Nam Hoa Kinh của Trang Tử, Phần Nội Thiên, chương Tề vật Luận có đoạn: “Phần ngoài của “Sáu hợp, bậc Thánh nhân để yên, không nói đến. Phần trong của sáu hợp, bậc Thánh nói đến mà không bàn. Lịch sử thời Xuân Thu của các tiên vương, bậc Thánh bàn đến mà không chê khen, giải thích. (Theo bd của NDC)

Nay nói rõ bên ngoài của “Sáu hợp” với các công đức nhỏ nhặt, nên bác bỏ thuyết “Bất ngôn” của Trang Tử đang thịnh hành đương thời.

Câu: “Sẽ được nói bày đầy đủ ở phần sau”. Điều lục là sẽ được nhắc lại một cách đầy đủ như phần sau, sau là ở dưới.

Câu: “Nếu có tham khảo chút ít về Thánh chỉ” trở xuống: Hoặc tham vấn ý của vua Tần, hoặc cũng tham khảo nơi ý của Phật, nên cho là “Như có tham khảo chút ít”

Câu: “Nếu có chỗ sai sót thì được sự chỉ dạy”. Nếu có sai lầm thì xin được sự chỉ giáo.

Chín câu hỏi và mười diễn đạt đáp lại của bài “Luận Niết-bàn vô Danh”

Chín câu hỏi

  1. Xét về Thể.
  2. Dẫn chứng.
  3. Tìm tòi về Huyền diệu
  4. Vặn hỏi sai biệt
  5. Trách sự sai biệt
  6. Vặn hỏi về tiệm
  7. Chê về tâm động
  8. Truy cứu nguồn gốc
  9. Bàn về sự chứng đắc.

– Mười đoạn diễn đạt đáp lại: (Thập diễn)

  1. Khai tông chỉ.
  2. Nêu ra thể.
  3. Siêu vượt mọi cảnh.
  4. Đạo mầu thường còn.
  5. Giải thích về khác nhau.
  6. Dung hợp sự khác nhau.
  7. Nói về Tiệm.
  8. Động Tịnh là một.
  9. Dung thông xưa nay.
  10. Bàn về sự chứng đắc nhiệm mầu.

Câu: “Nê viết, Nê-hoàn, Niết-bàn” trở xuống:

Về vị trí của các từ này (Nê-viết, Nê-hoàn, Niết-bàn…) các bản không nhất định. Hoặc để ở trước phần chín câu hỏi. Hoặc để ở sau phần mười đoạn diến đạt. Hoặc ở sau phần khai tông chỉ. Nay cho để ở trước là thuận hợp, lấy đó làm cố định. Lại có bản, sau phần Biểu Văn thì để các từ ấy. Nói tên bài luận, sau đó mới nói về Nê-hoàn, Nê-viết, v.v… Như vậy cũng ổn.

Người xưa dịch kinh, phần nhiều gọi là Nê-viết, kế đến là Nêhoàn, sau mới là Niết-bàn, nên gọi là sự xuất hiện có trước sau khác.

Câu: “Do vùng Sở, Hạ khác nhau”. Hạ là nước ở giữa, Sở là nước ở vùng biên giới (…). Gọi là Hạ, sách “Bạch Hổ Thông Nghĩa” giải thích “Ha là lớn” Ý này cho ở giữa, là lớn, nên gọi là Hạ. Chín chiết Mười diến tức là chín câu hỏi, chín đoạn đáp lại, là mười tám phần, một nghĩa về “khai tông chỉ” là gốc của sự đáp lại các kiến giải kia, cũng thuộc về phần đáp, nên có “mười diễn”, hợp thành mười chín phần. Chiết tức là bẻ gãy các kiến giải, vặn hỏi. Diễn là diễn đạt thông suốt ý đáp lại các kiến giải kia. Sách tiểu Nhã giải thích “Diến là làm rộng ra. Trong bài Biểu tuy đã có nói, nhưng đến đây mới giải thích rõ

1- Khai Tông Chỉ:

Luận có mười chín chương (10 Diễn+ chiết), đây là chương 1, mở ra tông chỉ Niết-bàn. Như phần đầu của sách “Hiếu Kinh” có chương “Khai Tông Minh Nghĩa”. Nay sắp bàn về đạo lớn không thể không có lời mởi bày, nên phải có phần “khai tông”.

Câu: “Vô danh nói” tức tông chỉ của Đại Niết-bàn lấy vô Danh làm chính, nên gọi là vô Danh.

Câu: “Kinh nói” “Niết-bàn hữu dư”, “Niết-bàn vô dư”, các kinh điển của Tiểu thừa và Đại thừa đều có nói.

Câu: “Niết-bàn, đời Tần dịch là Vô Vi, cũng dịch là Diệt độ”. Niết-bàn là từ tiếng Phạm, Hán không có từ này. Vì sao? Vì từ khi có kỹ thuật khắc bản để nghi chép sự việc trở đi, chỉ nói đến, bàn đến việc người, còn các vấn đề như Niết-bàn, Bát-nhã.v.v chưa từng đề cập. Trang Tử nói: “Phần ngoài của “Sáu hợp” bậc Thánh để yên không nói tới chính là nghĩa này. Đã không có từ ngữ ấy thì phải cố gắng dịch ra. Nay nói Vô vi, Diệt độ chỉ là nói theo nghĩa phiên dịch. Pháp sư Tăng

Triệu sống vào đời Hậu Tần, nên viết là “đời Tần dịch”.

Câu: “Dứt hẳn hữu vi”, chẳng hoại giả danh, nhưng khác hẳn không giống gì cả, gọi là dứt bặt.

Câu: “Tai họa lớn sinh tử đã dứt hẳn”. Đại hoạn là chỉ cho thân, vì có thân nên gọi là hoạn. Lão Tử nói: “Tại sao sợ vạ lớn mà sinh ra rối loạn? Ta sợ dĩ có họa lớn là vì ta có thân. Nếu ta không có thân, quên mình có thân đi, thì còn sợ vì tai vạ nữa! (Đạo đức kinh, chương 13 theo bd của NHL).

Câu: “Vượt khỏi bốn dòng chảy phiền não”. Bốn dòng chảy phiền não là: Dục lưu, Hữu lưu, vô minh lưu và tà kiến lưu.

Câu: “Đó chính là chốn quay về của hình tượng trong gương, cũng là nơi dứt bặt ngôn xưng của căn nhà mầu nhiệm”. Kinh nói về các pháp, cho chúng như hình tượng trong gương, nhằm khiến người tu học, quy về nơi ấy. Cũng có thể cho thể tánh của các pháp rốt ráo vốn không, như hình tượng trong gương, người tu tập đều tỏ ngộ điều ấy tức là Niết-bàn. Thể tánh của Niết-bàn là không. Nói Niết-bàn, rốt ráo là tánh không, Chư Phật cùng chứng nhập, tức là an trụ trong căn nhà mầu nhiệm.

Câu: “Mà gọi là Hữu Dư, vô Dư” tức chỉ cho kinh giảng nói.

Câu: “Chỉ là tên gọi khác nhau của sự xuất xử, là giả danh của sự ứng hợp cơ duyên để hóa độ”. Chữ này đọc là Xử, Xuất là đi ra, Xử là trở vào, là an trụ. Sở dĩ đại Niết-bàn, hoặc gọi là Hữu dư, hoặc gọi là Vô dư, là vì, đó là cách gọi khác về tính chất không có, có không của thể tánh. Như gọi Nhan (Mắt là Mục Mắt), cũng như mắt bên phải, mắt bên trái, thì cũng là mắt. Nên biết xuất và Nhập tuy khác mà là một. Thành ra “tên gọi khác nhau của sự xuất xử chỉ là cái danh của sự giả đặt để ứng hợp cơ duyên hóa độ muôn vật. Lương là tin thật. Bậc Thánh cần xuất thì xuất, cần xử thì xử, nên gọi là ứng hợp cơ duyên để hóa độ muôn vật.

Câu: “Nay tôi thử bàn về vấn đề này”. Sách Tiểu Nhã giải thích: “Thường là nên”, phải nên thử bàn về vấn đề đó.

Câu: “Niết-bàn tức là đạo Niết-bàn”, như phần tiếp theo sẽ trình bày.

Câu: “Tịch diệt, vắng lặng, bao là, chẳng thể dựa theo tên gọi, hình tướng mà tìm” Đây là nói về tính chất dứt bặt ngôn từ, hình tượng Dứt hết hình tượng là ở chỗ dứt lời, không lời. Lời dứt là ở chỗ không còn hình tượng. Hình tượng mà chẳng thể diễn đạt được hình tượng tức chẳng phải hình tượng. Ngôn từ mà chẳng thể nói lên được, tức chẳng phải ngôn từ. Nếu đã chẳng phải hình tượng, chẳng phải ngôn từ thì chẳng thể tiếp cận hình tượng qua ngôn từ. Không thể tiếp cận hình tượng qua ngôn từ thì đó là tịch diệt, rỗng lặng, mênh mông, nên cho là “chẳng thể dựa theo tên gọi, hình tướng mà tìm.”

Câu: “Mầu nhiệm vô tướng nên chẳng thể lấy Hữu tâm mà nhận biết”, tức nói về tính chất vượt ngoài mọi tư duy, tính lượng.

Câu: “Cao vượt ra ba cõi, mê lầm đều dứt, chứng lượng như hư không, lý mầu cùng tột) siêu vượt ba cõi với hai mươi lăm nẻo luân hồi sinh tử, ra ngoài mọi buộc ràng của muôn vật, dung lượng đồng với pháp giới, lớn rộng như hư không, chẳng thể hiểu bằng sự nhận thức tính toán, số lượng. Nên gọi là “chứng lượng như thái hư, mãi mãi an trụ”

Câu: “Muốn đuổi theo thì chẳng thể tìm ra dấu vết, muốn trở lại tìm chỗ xuất phát thì chẳng thấy nơi bắt đầu”. Phất là chẳng, Võng là không. Thiếu là nhìn qua một bên. Tùy là đi theo sau để tìm. Tìm kiếm chẳng thấy được dấu vết của Niết-bàn. Nhìn gió khắp cũng chẳng nhận ra nơi bắt đầu của Niết-bàn. Sách Đạo đức kinh của Lão tử có câu: “Đón nó thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi. Ai giữ được đạo từ xưa vẫn có thì có thể khống chế được mọi sự vật ngày nay, biết được chỗ nguyên thỉ tức là nắm được giềng mối của đạo. (Chương 1, theo bd của NHL) Tác giả Tăng Triệu mượn ý để nói về Đạo (Niết-bàn)

Câu: “Sáu đường chẳng thể gồm thâu để làm cho sinh” phàm sự sinh khoi của muôn loài không ngoài sáu cõi, nên ở đây nói về Niếtbàn, nên cho sáu đường chẳng có thể gồm thâu để khiến sinh khởi.

Câu: “Sức mạnh chẳng làm cho thể biến đổi” sức mạnh lớn của vô thường, có thể làm đổi thay muôn vật, nhưng không thể biến đổi được thể tánh của Niết-bàn, tức là nói rõ Niết-bàn, thể là không.

Câu: “Mênh mông, mập mờ thấp thoáng, như có hư không”. Nói mênh mông, bao là nên chẳng biết đâu là bờ bến, ranh giới mập mờ, thấp thoáng, nên không định rõ nơi chốn, chẳng rõ hẳn là có không, nên gọi là hoặc còn hoặc mất.

Câu: “Năm mắt chẳng nhìn rõ dung mạo, hai tai chẳng nghe được âm thanh” Năm mắt là: Nhục Nhãn, Thiên Nhãn, Tuệ Nhãn, Pháp Nhãn, và Phật Nhãn. Nhị Thích là hai tai, cũng là tai trời (Thiên Nhĩ) và tai người (nhân nhĩ). Năm mắt chẳng thấy được hình tướng, tức nói về vô hình. Hai tai chẳng nghe được âm thanh tức nói về vô thanh. Nhằm nói lên đạo của Niết-bàn chẳng phải là đối tượng của hình sắc âm thanh.

Câu: “Mịt mờ, thăm thẳm, ai thấy ai hiểu”. phần Ngoại Thiên, chương Tại Hựu. Sách Nam Hoa kinh của Trang Tử có câu: “Chỗ tinh túy của đạo lớn là thăm thẳm mịt mờ. Chốn cùng tột của đạo lớn là mờ mờ, vắng lặng”. Nay tác giả nói về thể của Niết-bàn còn hơn thế nữa: u huyền, sâu mầu, thăm thẳm, mịt mờ, khó có thể thấy hiểu.

Câu: “Bao gồm, trùm khắp, chẳng chỗ nào không tồn tại, mà lại siêu vượt mọi điều có không”. Di là khắp. Luân là thông hợp. Tức cho đạo Niết-bàn chẳng những bao trùm khắp cả loài hữu tình, mà cũng vượt ngoài Hữu tình vô tình, nên gọi là “chẳng chỗ nào không tồn tại”.

Cũng như dẫn dắt ra khỏi có không, Biểu là ngoài.

Câu: “Cho nên, hễ nói được là mất cái chân thật” trở xuống: Niếtbàn vốn vô ngôn, dùng ngôn từ diễn đạt thì mất chỗ chân thật. Niết-bàn là vô tri, nhận biết thì trở thành kẻ ngu muội, Niết-bàn chẳng phải có, nói có tức là trái với Tánh, Niết-bàn chẳng phải không, nói không tức là làm tổn thương tới Thể. Nhưng nói như kẻ ngu, tức không thấy không biết, tựa như ngu muội. Kinh Đại Phẩm có câu: “Sắc mờ tối nên Bátnhã mờ tối” tức là nghĩa này.

Câu: “Bởi vậy Đức Thích-ca đóng của thất ở Ma-kiệt”. Do lý chẳng thể giảng nói, nên đóng cửa thất, ngậm miệng im tiếng, sự việc đóng cửa thất ấy, có thuyết cho rằng “Đức Phật khi mới thành đạo, muốn hóa độ ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp, nên mới tạo ra phương tiện, đi tới chỗ ông ấy xin nghĩ nhờ qua đêm. Ca-diếp bèn để Như lai ngụ trong thất của con rồng dữ. Rồng dữ muốn hại nhưng đã được Đức Thế tôn hàng phục, bỏ vào bát, ở đây là nhằm chỉ cho nghĩa dùng pháp để giáo hóa”

Thật ra, việc “đóng cửa thất” giải thích như thế là không đúng. Chính là Đức Như lai khi mới thành bậc Chánh Giác Vô thượng, trong khoảng ba mươi bảy ngày tưu duy chưa giảng nói gì cả, giống như là đóng cửa thất, chẳng mở. Luận Đại Trí Độ chép: “Đức Phật khi mới thành đạo, trong năm mươi bảy ngày chẳng nói pháp môn nào cả” đó là nghĩa “đóng cửa thất”

Câu: “Trưởng Giả Tịnh Danh im tiếng nơi thành Tỳ-da”. Đỗ nghĩa là lấp kín. Trưởng giả Tịnh Danh tại thành Tỳ-da-ly hỏi các Bồ-tát về pháp môn không hai, các vị Bồ-tát lần lượt trả lời bày tỏ kiến giải của mình. Kế đến, hỏi Bồ-tát Văn-thù, Văn-thù nói: “Theo ý tôi thì tất cả các pháp không nói, không giảng, đó là đi vào pháp môn không hai?” Tịnh Danh (Duy-ma-cật) im lặng, không nói. Văn-thù-sư-lợi khen ngợi: “Đó mới đúng là đi vào pháp môn không hai” cho đến không ngôn từ, không giảng nói, nên gọi là ngậm miệng im lời. Cũng vì về lý là không lời, nói ra là chẳng đạt lý, lý chẳng thể dùng ngôn từ diến đạt, nên chẳng nói ra. Tôn giả Tu-bồ-đề và Phạm Thiên, Đế-thích, thì trước đã có đề cập rồi.

Câu: “Đó đều là lý mầu, là cái đạo dứt bặt ngôn từ, chỉ có người chứng ngộ mới lãnh hội được nên do đó miệng nín lặng” vì lý gắn bó với sự thần diệu, mà sự thần diệu thì dứt hết mọi ngôn từ, nên miệng cũng im lặng.

Câu: “Đâu phải không có biện tài, vì biện tài chẳng thể nói bày được”. Tâm sắp duyên theo mà suy nghĩ dứt, miệng muốn giải thích mà lời mất, nên nói “Đâu phải là không”, chỉ vì chẳng thể nói ra được.

Câu: “Kinh nói: giải thoát chân thật thường lìa mọi ngôn ngữ, số lượng” trở xuống: Là ở trong kinh Niết-bàn, đại ý nói về sự giải thoát, chẳng phải là toàn văn.

Câu: “Luận chép: Niết-bàn chẳng phải có, cũng chẳng phải không”: đó đều là sự giải thích của Trung Luận, ý chính nói về Niếtbàn, cũng chẳng phải toàn văn.

Câu: “Theo những lời của kinh Luận dẫn trên, há cho là không đúng với sự thật hay sao!”. Sách Tiểu Nhã chép: Tầm là dùng, ý nói dùng kinh luận để trích dẫn, nói lên ý nghĩa đang bàn cũng chẳng phải là tạo điều luống dối. Cấu là tạo ra.

Câu: “Như thế, quả thật có cái sở dĩ chẳng có”. Quả là quả quyết, có ý nghĩa quyết định. Tức là nói Niết-bàn quả thật có cái lý do của chẳng có, nên chẳng thể nói là có. Về không cũng vậy.

Câu: “Vì sao? Vì hễ truy cứu về cảnh có” thì năm ấm dứt hẳn” tức ở trong cảnh “có” gốc tận cùng của Niết-bàn, do năm ấm đã hoàn toàn dứt hẳn, nên chẳng thể nói là có.

Câu: “Suy xét về cảnh “không” thì sự mầu nhiệm linh thiêng thường hiện hữu”. Sách Mao Thi giải thích”. Hương là nơi chốn. Suy cứu về Niết-bàn, hội nhập vào cảnh không thì tính chất mầu nhiệm, linh thiêng chẳng thể đạt tới cùng tận, nên gọi là “chẳng cạn”.

Câu: “Sự vắng lặng duy nhất thường gồm thâu”, tức tướng duy nhất gồm thâu, bao trùm, luôn vắng lặng không thay đổi.

Câu: “Muôn thứ phiền não buộc ràng đều dứt sạch”. Sách thuyết văn giải thích. Tổn là dứt bỏ, tức cho rằng mọi thứ phiền não hệ lụy đều dứt hết.

Câu: “Thông hợp với đạo …nên diệu dụng thể hiện mà không dụng công”. Đạo ấy vốn thần diệu đâu thể xưng gọi, nên viết là “không hề dứt”. Đã là không dứt thì ai lại nói về công dụng?

Câu: “Công năng tột bực thường còn”. Tuy không hề dứt, không tốn công sức, nhưng công năng ấy là rất lớn lao. Lớn thì thường còn chẳng mất, nên noí là “thường tồn tại”

Câu: “Sâu rộng mà chẳng biến đổi”. Sách “Tự Thư” chép. Xung là rỗng lặng. Đạo Niết-bàn, thể tánh là rỗng lặng, hư tịch, đâu có việc biến chuyển, dời đổi, nên gọi là chẳng thay đổi.

Câu: “Có, không dứt bặt bên trong”: Tức chỉ cho bên trong “của” Niết-bàn thường vượt khỏi có không, xưa nay vốn vắng lặng tịch tĩnh, nên nói là “dứt bặt bên trong”

Câu: “Xưng gọi chìm ở ngoài” nẻo ngoài của Niết-bàn dứt hẳn mọi xưng gọi, xưng gọi chỉ cho danh tự. Đã cho Niết-bàn là vô danh thì đâu còn có tên gọi?

Câu: “Mọi sự thấy nghe chẳng đạt đến”. Sách Tả truyện cho kỵ là đến. Sách Tiểu Nhã giải thích kỵ, là kịp, đạt tới. Tức nói Niết-bàn là như thế (vượt mọi lãnh vực thấy nghe)

Câu: “Kể cả người không cảnh giới, bốn không cũng mờ tối”

Ngọai đạo đạt được định Tứ không ở cõi Vô sắc, gọi là định không, sống trong tứ không, cho là Niết-bàn, mà không biết Niết-bàn thật sự, nên nói là “mờ tối”

Câu: “Bình đẳng là một vô trụ, rỗng lặng chiếu soi mà gồm khắp”. Di là ngang bằng. Lão Tử nói: “Nhìn mà chẳng thấy gọi là di”. Thái là thông hợp rộng khắp. Rỗng lặng tịch nhiên, hoàn toàn tự tại, thanh tịnh.

Câu: “Chính là chỗ quy về gặp gỡ của chín dòng” chín dòng là: Đạo, Nho, Mặc, Danh, Pháp, Am dương, Nông, Tung hoành và Tạp, (cũng gọi là Tiểu Thuyết). Tức cho rằng mọi thứ ngôn ngữ văn tự đều do Phật giảng nói, cùng chung hợp ở nơi Niết-bàn, nên viết là “giao quy”. Đây là ý xuất xứ từ kinh Kim cương: “Vì thế, Như lai nói tất cả các pháp đều là Phật pháp.”

Câu: “Cũng là cội nguồn rốt ráo của Chư Phật”. Câu trên nói về sự gặp gỡ của các pháp, tức không pháp nào không chung hợp ở nơi Niết-bàn. Câu này nói về sự tụ hội của người, tức cũng không người nào không gặp gỡ nơi đạo ấy. Do đó, Như lai nói tất cả mọi người cũng đều là bậc Thánh. Kinh đại phẩm có câu: “Phật tức là chúng sinh, chúng sinh tức là Phật. Vì vậy, tác giả nói “Cũng chính là cội nguồn rốt ráo của các Thánh”

Câu: “Đó là cảnh giới chẳng thể thấy nghe, là nơi chốn của sự nhiệm mầu vắng lặng tột cùng). Hy là nhỏ, vi diệu. Di là phẳng lặng. Cảnh là cảnh giới. Thái là lớn, Huyền là sâu xa. Hươmg là nơi chốn, khu vực. Niết-bàn là mầu nhiệm mà an nhiên, rộng lớn mà u huyền, thì cảnh giới nào mà chẳng trùm khắp. Nên tác giả gọi là “Cảnh giới chẳng thể thấy nghe, nơi chốn của sự nhiệm mầu, vắng lặng”

Câu: “Thế mà muốn lấy sự có không để gán tên gọi” trở xuống: Niết-bàn dứt bặt mọi đường ngôn ngữ, mà muốn lấy có, không để gọi tên, nói bày nơi chốn cảnh giới, thì làm sao có thể được!

Câu: “Há chẳng phải lại càng xa vời sao!”: Tức nếu dùng có không để gọi tên, nói bày phạm vi của Niết-bàn thì càng trở nên xa cách. Mạc là xa xôi.

2- Nói về thể:

Hạch là xét sự việc để đạt sự thật, ở đây là khảo xét về Thể của Niết-bàn, nên gọi như thế.

Câu: “Hữu danh nói: Danh hiệu chẳng phải vô cớ mà đặt ra, tên gọi chẳng phải tự mình dấy khởi”, Hữu danh chỉ cho câu hỏi. Kiến giải nói câu hỏi cho rằng: Niết-bàn nói có danh tự, chẳng thể cho là không. Hai câu trên là cùng một ý, đều nói là có nhân duyên nên có tên gọi.

Câu: “Là tên gọi chân thật của sự trở về với tự tánh, cũng là sự xưng gọi sâu mầu của đạo pháp mầu nhiệm”. Kinh Trung Bản khởi chép”:

“Tất cả gốc các pháp

Nhân duyên, không, không chủ

Tâm dứt, đạt cội nguồn

Nên hiệu là Sa-môn.”

Nay nói trở về với gốc tức đạt tới cội nguồn. Thần đạo là đạo pháp thần diệu.

Câu: “Vị Như Lai đại giác mới hưng”: Nghĩa là Đức Như lai mới thành tựu đạo quả đại giác ngộ, tức Phật mới thành đạo.

Câu: “Pháp thân được kiến lập”: tức mới đạt được năm phần pháp thân, là Giới, Định, Trí tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến.

Câu: “Tắm gội trong dòng nước tám giải thoát”: tức dùng tám thức giải thoát làm dòng nước trong lành mà tắm gội. Tám giải thoát là:

Trong có sắc tướng, ngoài quán sắc.

Trong không sắc tướng, ngoài quán sắc.

Thân chứng giải thoát trọn vẹn.

Đạt định không xứ.

Đạt định Thức xứ.

Đạt định vô sở hữu xứ,

Đạt định phi hữu tưởng Phi vô Tưởng.

Đạt định Diệt Tận Tưởng.

(Xuất xứ từ kinh Đại Phẩm, v.v…)

Câu: “Nghỉ ngơi trong rừng Bảy Giác chi xanh tốt”: tức lấy Bảy Giác chi làm khu rừng xanh tốt để nghỉ ngơi. Bảy Giác chi hay Bảy Giác phần, gồm có:

Trạch pháp.

Tinh Tấn.

Niệm.

Định.

Hỷ.- Xả.

Trừ (khinh an).

Cũng xuất xứ từ các kinh Đại Phẩm, Niết-bàn, v.v…

Câu: “Rửa sạch mọi sự cáu bẩn từ vô thỉ”. Nghĩa là từ vô thỉ đến nay, mọi thứ bụi bặm phiền não đều sạch, không còn chút sót nào, cũng gọi là tập khí.

Câu: “Bên trong chứng ngộ ba minh”. Nội là chỉ cho tâm, ba minh là: Thiên Nhãn, Túc mạng, và Lậu tận.

Câu: “Bên ngoài, ánh sáng thần diệu tỏa chiếu) Na gọi đủ là Tăng na, Tăng viết, là tiếng Phạm, dịch là bốn thệ nguyện rộng lớn. Tức khi mới phát tâm Bồ-đề, trước là phát nguyện ấy.

Câu: “Cứu độ chúng sinh cho đến người sau rốt”: Tức dùng tâm đại bi cứu giúp chúng sinh thoát khỏi khổ nạn.

Câu: “Trên cầu quả Phật”. Tức ngưỡng cầu cội nguồn của lý huyền diệu.

Câu: “Dưới cứu giúp muôn loài”. Phủ là cúi xuống. Đề là dắt dẫn, là nói bậc đại Thánh luôn rủ lòng tế độ bao chúng sinh nhỏ bé yếu đuối trong bể khổ.

Câu: “Siêu vượt ba cõi, riêng chứng quả vị Đại giác”. Mại là vượt, Siêu là vượt qua. Đạo là giẫm lên, ba vực là ba cõi. Đại phương là chỉ cho Đại thừa.

Câu: “Mở ra con đường bằng phẳng của tám chánh đạo, quét sạch mọi tà kiến của tám vị thuyết”. Khải là mở ra: mở ra tám chánh đạo. Tám chánh đạo gồm: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định (Xuất xứ từ các kinh Đại Phẩm, Niết-bàn, v.v…) chúng thứ là chúng sinh. Di đồ cũng như chữ bình lộ (đường bằng phẳng) ở đoạn trên.

Câu: “Giục ngựa tốt của sáu thứ thần thông”. Sách Quảng Nhã chú giải: “Sính là chạy nhanh” Sách Tự lâm chép: “Sính là loại ngựa chạy ngàn dặm” dùng con ngựa kỳ tuyệt của sáu thứ thần thông mà phóng nhanh trên dặm đường cứu giúp. Sáu thần thông là: thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, túc mạng, như ý, và Lậu tận.

Câu: “Ngồi nơi xe yên ổn của năm thừa”. Diễn là tiếng Phạm, gọi đủ là Ma-ha-diễn. Ma-ha là Đại, diến là thừa. Nói năm diến tức là năm thừa (nhân, thiên, Thanh văn, Duyên Giác và Phật), đi vào thừa Như lai đều gọi là lớn, nên “thừa” cả năm Diễn. Về từ an xa, sách Khúc lễ có câu “Khi đi đến khắp nơi thì ngồi trên xe yên ổn tự xưng là lão phu” chú giải rằng: “An xa là ngồi yên trên xe” Như nay nói ngồi yên trên xe nhỏ. Huyền Thạch hỏi: “Phật đã đi trên Đại thừa, chỉ nên dùng đại xa để dụ. Nay dùng chữ an xa (nghĩa như: ngồi trên xe) giống như là xe nhỏ. Vì sao? Đại sở chủ đáp: “Đã xưng là lão phu. Lão tất nhiên là lớn, lấy người để nói về xe, người lớn thì xe lớn. Đã lớn nên an ổn, ý nói các xe khác là chưa an ổn. Vậy nên nói rõ Phật thừa là xe an ổn. Cũng như nghĩa “Năm Diễn” ở trước. Người Tiểu thừa đã đi vào thừa của Như lai thì đều gọi là Đại thừa. Kinh nói: “Là Đại thừa an ổn, diệu lạc” tức là nghĩa này. Đó là nói về Trung đạo, chẳng phải chỉ cho nghĩa trong sách Khúc lễ.

Câu: “Dốc luôn ra vào sinh tử, để tùy cơ hóa độ chúng sinh” ứng hợp với chỗ sinh của muôn vật là xuất, xuất là sinh. Ưng hợp với chỗ diệt của vật là nhập, nhập là tử. Tới lui luôn thuận hợp với đời, nên gọi là cùng với vật. Nói thôi Di tức là tới lui. Hợp trong câu đạo vô bất hợp là thắm đượm. Thi (trong câu: đức vô bất thi) là nêu bày, thể hiện. Hóa mẫu trong câu: “cùng hóa mẫu chi thủy vật: tận đến chỗ tạo hóa mới sinh khởi” chánh đạo có khả năng nuôi dưỡng muôn vật, như con theo mẹ mà sống. Ngàn biến muôn hóa nhưng không ngoài thể của đạo. Phật đã đạt đến cội nguồn tận cùng ấy nên gọi là Hóa mẫu.

Về từ huyền khu trong câu: “Cực huyền khu chi diệu dụng” (đạt diệu dụng tột bậc của Thánh trí) Huyền là u huyền, khu là chỗ quan trọng, tức chỉ cho lý mầu tột bậc sâu xa mầu nhiệm. Chỗ quan trọng của các giáo pháp, Phật đều đạt tới chỗ cùng tận.

Câu: “khuếch hư vũ ư vô cương” (Tâm cảnh vắng lặng gồm khắp vũ trụ) tức mở rộng không gian bao la của chánh pháp, không còn có ranh giới, cảnh giới, như biển thế giới Liên Hoa Tạng Trang nghiêm trong kinh Hoa nghiêm.

Câu: “Soi sáng cả pháp giới do Nhất Thiết Trí”: Tát Vân là tiếng Phạm, dịch là Nhất Thiết Trí. Soi sáng mọi chốn tối tăm nên gọi là chúc u, cũng có nghĩa là ánh sáng của chánh pháp thường ngầm soi chiếu nên gọi như thế.

Câu: “Nhân duyên hóa độ ngừng ở chín cõi”: Tưởng là sắp, tuyệt là dứt hẳn. Trẫm là dấu vết, cửu chỉ là chín nơi:

Cõi trời, cõi người trong Dục giới (1)

Ba cõi Thiền (trừ Tứ Thiền) (3)

Tầng trời vô Tưởng (1)

Bốn cõi không ()

(Một+ ba+ một+ bốn= Chín cư) Tức là nơi chốn sinh sống, an nghỉ của chín loài chúng sinh (Huyền Thạch cho rằng: đã trừ ra cõi Tứ Thiền, lại cho (Cõi trời Vô Tưởng là một cõi, đây há chẳng phải là cõi trời Tứ thiền sao? May mắn được biết rõ.)

Câu: “Chìm hẳn trong thái hư…” Tức chìm bặt trong cõi vắng lặng.

Câu: “Mà nhân duyên vẫn còn, dấu vết còn lại không mất”: Dư duyên là chỗ ứng hợp hóa độ chúng sinh. Dư tích là dấu vết ở thân ứng hiện vẫn còn, chưa mất hẳn.

(Huyền Thạch cho rằng: Đây là lời vặn hỏi của các nhà ở chín đoạn vấn nạn trước (cửu chiết). Ý vặn hỏi là: “đã có thể” mở rộng không gian bao là của chánh pháp” “Nhất thiết trí soi sáng cả pháp giới” “Nhân duyên hóa độ ngừng nơi chín cõi”, như thế tức là bao gồm cả hư, chẳng sót một vật xa gần nào, thế sao lại có chúng sinh chưa hóa độ? Nhân duyên còn lại chẳng dứt, thân Phật vẫn còn, dấu vết còn lại chưa mất hẳn, v.v… Nếu đọc phần sở giải đều chẳng thấy ý của các câu hỏi. Nay nói ra câu văn, dường như đã có thể hiểu. Mong người đọc xem xét rõ, như có sai lầm thì xin chớ chê cười!)

Câu: “Vô minh chưa dứt sạch, Thánh trí vẫn còn!”. Hồn là chủ của thân sắc. Đã có thân thì có nghiệp “Hữu dư”, có nghiệp thì phải thọ nhận. Sự thọ nhận ấy gọi là Báo. Còn như hồn phách thì hồn phách phải tồn tại trong thân tướng, có thân thì có hồn, tức khiến tạo và thọ nghiệp, nên nói là “Nghiệp báo du hồn” (Nghiệp báo như hồn với thân). Du là như, nên câu tiếp theo nói: Thánh trí vẫn còn. Tồn là còn, Phật đã có trí tuệ, suy nghĩ vẫn tồn tại, tức biết nghiệp chẳng thể mất. Cũng là lời của đoạn vặn hỏi, theo ý của Huyền Thạch.

Câu: “Kinh chép: Làm tiêu tan mọi phiền não cấu nhiễm, như luyện vàng ròng): phương pháp huyện vàng, được đào thải trong nước, được đúc huyện trong lò. Tức nói bậc Thánh đã chuyển hóa, dứt bỏ mọi 3 thứ phiền não cấu uế cũng giống như vậy.

Câu: “Hai chữ “vô dư” trở xuống: đối lại với Hữu Dư ở trên tức là vô Dư.

Câu: “Họa lớn chẳng gì bằng có thân”. Thân là mối họa lớn nhất, quả thật như thế, nên gọi là không gì bằng. Trí vận động là trước hết, nên nói không gì bằng. “Diệt trí để hòa nhập vào cói vắng lặng”: tức là hòa nhập chung vào nơi hư không. Tu đồ là đường dài (trong câu “Luân chuyển tu đồ” (luân chuyển trong sáu đường). Phất dĩ là không dứt (khổ não chẳng dứt)

Câu: “Kinh nói: Trí là gốc của cái thứ độc, hình thể là chỗ dựa của gông cùm”. Trí tuệ lìa điều tốt đẹp, lúc qua đời khiến thần thức khổ nhọc, như ăn phải những thứ độc, rốt lại là hại thân. Sách Thuyết Văn giải thích. Trất là cái cùm buộc chân, cốc là cái cùm trói tay. Văn chép: “Gông cùm trói chân tay, là những vật dụng hại thân”

Câu: “Xa cách với lý mầu sâu rộng vắng lặng, nên tai họa do đó mà sinh khởi). Uyên là sâu rộng. Mặc là vắng lặng. Nói có thân có trí, nên có sự phân biệt, tai họa do đó mà dấy lên. Còn như đạo pháp sâu rộng mầu nhiệm thì cách xa, nên cho là “đạo pháp sâu rộng, vắng lặng, vì thế mà xa cách, tai họa do đó mà dấy khởi.”

Câu: “Nguội thân, bặt trí, bỏ hình thể, dứt tư duy”. Tổn là bỏ, tức nói thân đã như thế, tai họa phải nên dứt diệt, khiến cùng nguôi thân, bặt trí, dứt suy nghĩ, không còn mọi hệ lụy, hoạn nạn.

Câu: “Bên trong không còn sự lao nhọc của việc ứng hợp cơ duyên soi chiếu. Bên ngoài thì cắt đứt hết mọi nguồn gốc của tai họa” Nếu bên trong đã không trí, thì không còn cái tâm vận hành ứng hợp, cũng không có cái suy nghĩ để soi sáng, xem xét. Bên ngoài, nếu đã không thân, thì còn sự lo lắng về nóng lạnh, v.v… cũng không còn sự mệt nhọc trong sinh sống.

Câu: “Siêu nhiên trong ba cõi, thì sự sinh tử dứt hẳn” trở xuống. Biết rõ tánh của các pháp vốn tự là không, như vượt lên cả “Siêu nhiên” có sự cách biệt lớn với chúng sinh trong ba cõi, thật ra chẳng cách biệt. Vì sao? Vì sắc tức là không, không tức là sắc, đối với phàm phu chưa tỏ ngộ thì tựa như là phân cách hẳn. Còn đối với bậc Thánh đã thấu đạt về Thể thì đâu chỉ có sắc là không, mà Không cũng là không.

Câu: “Tịch diệt, chẳng còn sự thấy nghe”: không còn âm thanh nên chẳng thể nghe, chẳng có mầm mống dấu vết, nên không thể thấy.

Câu: “Chẳng biết chỗ đi đến”. Tức chẳng rõ nơi chốn đi đến.

Câu: “Cũng như đèn tắt, lửa dứt, dầu và ánh sáng đều hết” kinh Niết-bàn, quyển chín, có đoạn: “Người Xiển-đề, thấy Đức Như lai đã hoàn toàn nhập vào Niết-bàn, cũng như đèn tắt, dầu cùng hết.”

Câu: “Thế thì hữu dư có thể cho là Hữu Danh” trở xuống: Là kết thúc phần vặn hỏi. Cho Niết-bàn Hữu dư có thể gọi là Hữu, Niết-bàn vô dư có thể gọi là Vô.

Câu: “Càng kính mến công đức của bậc Thánh”: Tức người yêu thích nẻo Hữu, nghe về Hữu Dư thì càng tin tưởng, kính mến công đức, mà mong đạt được.

Câu: “Đó là lời văn trong kinh” trở xuống: kinh điển sách vở, những sự giảng dạy, được nói bày, diễn đạt qua lời văn, nghĩa lý. Cho rằng các kinh điển Đại thừa là con đường hành hóa của Chư Phật, nên gọi là “Quỹ Triệt”. Quỹ là khuôn phép của việc tạo ra xe, Triệt là dấu vết của xe đi qua.

Câu: “Làm cho người nhớ ân đức tự cách tuyệt với đạo”: Người nhớ ân đức, nghe nói Niết-bàn chẳng thật có nên chẳng mong cầu đạt được. Kẻ tôn sùng hư vô, nghe vậy bèn bảo Niết-bàn chẳng phải là không nên chẳng chịu cầu học. Tự tuyệt là không có tâm mong cầu đạt đến. Mỹ thác là không nhờ vả, không còn nơi chốn để tâm nương dựa.

Câu: “Chẳng khác gì lấp bít tai mắt trên cơ thể) trở xuống: ở trong thì lấp bít tai mắt ở thân, tướng lai trách cứ là có sự giải thích, mà chẳng thể nghe được âm thanh, bên ngoài thì che chắn ánh sáng nhật nguyệt trên hư không” mà bảo có sự giải thích về màu sắc lại chẳng thể nhìn ngắm! Huyền tượng trong câu: “yểm huyền tượng ư vân tiêu chi ngoại”. (Bên ngoài thì che chắn ánh sáng nhật nguyệt trên hư không là bầu trời. Huyền là màu đen, Tố là màu trắng.

Câu: “Mà ý nghĩa trong luận lại làm cho người đọc không biết được chỗ để quy về”: tức chẳng biết đâu là nẻo sáng để hướng về.

Câu: “Nên chỗ sâu mầu của Niết-bàn tự ẩn mà chưa được hiển bày”: tức đạo lý còn bị che chắn, ẩn giấu, nên chưa được hiển bày.

Câu: “Lặng lẽ suy xét, tìm hiểu cảm thấy chẳng có chỗ nương dựa” trở xuống: hoài bão của mình không có nơi chốn để nương dựa, an lập. Khởi vị là há có thể cho là “Làm sáng tỏ nghĩa mầu Niết-bàn trong ngôi nhà tăm tối ư”. Tức chúng sinh mê muội như ngôi nhà tăm tối, nay soạn bài luận ấy há chẳng phải là nhằm làm sáng tỏ ngôi nhà tăm tối kia, khiến cho họ được nhìn thấy hay sao? Chũng sinh không biết không nghe, nay nói ra luận thuyết ấy, há chẳng phải là tấu lên khúc nhạc nhiệm mầu, để họ được nghe hay sao? Sách Tiểu Nhã giải thích: Tấu là cùng tiến đến nơi.

3- Nêu ra thể:

(Vị thể)

Sách Thượng Thư chép: “Vị là thứ bậc. Như ngôi bậc thứ lớp cao thấp khác nhau” Nay nói về thứ lớp Thể tướng của Niết-bàn nên dùng chữ vị.

Câu: “Vô danh nói” vô danh là lời đáp lại, đáp lại các kiến giải kia. Làm rõ gốc của Niết-bàn là không có tên gọi, nên gọi là Vô danh.

Câu: “Đều là tên gọi bên ngoài của Niết-bàn” trở xuống: Thể chính của Niết-bàn chẳng phải có, chẳng phải không. Nói có nói không, chỉ là giả danh của việc ứng hợp cơ duyên để hóa độ, nên nói là “tên gọi bên ngoài”

Câu: “Mà kẻ chạy theo tên gọi là chấp danh, kẻ nghi nhớ hình tượng là chấp tướng”, “tồn xưng vị giả” là những người chấp danh, là những kẻ chấp tướng, Phong là giữ chặt, Đam là đắm trước.

Câu: “Tên gọi bị hạn chế nơi đề mục” tiếp theo là nói về danh hiệu, chỉ có thể gọi trong phạm vi các đề mục, ngoài phạm vi ấy thì chẳng thể xưng gọi được. Hình tượng chỉ nói bày hết mực trong khuôn khổ vuông tròn. Nếu chịu thuận theo bên ngoài khuôn khổ ấy thì mới hiện bày hình tượng được.

Câu: “Vuông tròn cũng có chỗ chẳng thể diễn tả được” trở xuống: Tức cho rằng khuôn khổ tròn vuông ấy chẳng thể diễn tả được các pháp chẳng phải vuông tròn. Đề mục cũng chẳng thể truyền đạt được các pháp chẳng phải đề mục.

Câu: “Nên đâu thể lấy tên gọi gán vào vô danh” trở xuống: Yên khả là chẳng thể, Vô danh là các pháp chẳng thể tên gọi. Vô hình trong đoạn: “Nhi hình ư vô hình giả tai!”. (Lấy hình tượng gán vào nơi không hình tượng) là các pháp chẳng phải vuông tròn, ở đây chỉ cho Niếtbàn.

Câu: “Chính là bản ý của phương tiện vắng lặng để lập ra giáo môn” trở xuống: Tức nói bày hữu dư là ý của huyền giáo, vô dư là ý của Phật giáo. Quyền là hiển bày, thật là ẩn tàng.

Câu: “Nhưng chưa phải là sự sâu mầu dứt bặt ngôn từ của cảnh giới nhiệm mầu vắng lặng” trở xuống: Huyền tịch là chân lý vắng lặng. Hoàn trung trong câu: “Hựu phi chí nhân Hựu phi chí nhân Hoàn trung chi diệu thuật nhĩ” là không thuật, là con đường đi. Hàn Phi Tử nói: “Bỏ tro trên đường đi thì bị chặt tay.” đó là pháp luật đời xưa.

Câu: “Ông chưa được nghe nói Chánh quán phải chăng?” trở xuống: Dẫn văn hai kinh (kinh Duy-ma và kinh Phóng Quang Bát-nhã) nói về chánh quán.

Câu: “Thế thì bậc Thánh ở khắp mọi nơi chốn, rỗng rang vắng lặng” trở xuống: Tức nói bậc Thánh ứng hợp cơ duyên hóa độ chúng sinh như thế. Vô chấp là không có đối tượng bị chấp trước. Vô cạnh là không tranh biện với các vật. Kinh Niết-bàn có câu: “Trí tuệ thế gian nói có, ta cũng nói có, trí tuệ thế gian nói không” tức là việc này.

Câu: “Ví như tiếng vang nơi hang sâu, hình tượng trong gương sáng”. Hai ví dụ này, là dụ cho phần sau, chẳng dụ cho phần trước, chẳng biết do đâu tới mà tới, không rõ do đâu qua mà qua.

Câu: “Chớp nhoáng mà có” trở xuống: Đây cũng là nghĩa về qua lại.

Câu: “Động lại càng tĩnh”: Du là vượt hơn, Vượt hơn cả động, tĩnh, vượt cả che giấu, hiển bày. Biến hóa vô thường tức nói chẳng thường có.

Câu: “Đặt ra tên gọi là do sự ứng hợp cơ duyên để hóa độ” Tức là nhân sự ứng hiện để hóa độ, nên có việc gọi tên, tác động.

Câu: “Cho nên tên gọi Hữu vô, gốc là ở vô danh”. Gốc là vô danh, theo sự ứng hóa nên mới có tên gọi Hữu Vô.

Câu: “Nêu cái đạo vô danh thì chỗ nào mà chẳng phải danh?”: Vu là nơi chốn, tuy nói là vô danh, nhưng chẳng chỗ nào không có danh, tức là vô danh.

Câu: “Cho nên bậc Chí nhân” trở xuống: Nói về vô số sự ứng hiện.

Câu: “Bởi vì năng lực mầu nhiệm làm trời, làm người”. Nguyên là gốc, nếu thật là người thì chẳng thể làm trời, nếu thật là trời thì chẳng thể làm người, rõ ràng chẳng phải trời, chẳng phải người, nên mới có thể ứng hóa làm trời, làm người.

Câu: “Do vậy, khi hóa độ chúng sinh) tức chỉ cho bậc Thánh hóa độ chúng sinh ở thế gian.

Câu: “Ứng hợp cơ duyên mà chẳng làm” trở xuống: Tuy ứng hóa mà rốt ráo là vô tâm. Có tạo tác nên các việc mà là không có đối tượng được nói bày, ứng hợp.

Câu: “Nên sự nói bày rộng khắp”: tức là sự nói bày trùm khắp.

Câu: “Việc làm rộng lớn”: tức nói bậc đại Thánh, với các đối tượng ứng hiện làm Trời, người trong sáu cõi, làm bậc tiểu Thánh tiểu Hiền, đều không thể tăng thêm, vượt hơn, nên gọi là “sự ứng hợp không gì rộng khắp bằng, sự tạo tác không gì lớn lao hơn.” Câu: “Trở lại thành nhỏ”: tức trở lại ở chỗ nhỏ.

Câu: “Nên trở về vô danh”: trở về nơi Vô.

Câu: “Kinh nói: đạo Bồ-đề chẳng thể suy lường” trở xuống: kinh dẫn ở đây là văn của kinh “Tu hành Đạo Địa”

Câu: “Cho nên đạo lớn Niết-bàn” trở xuống: tóm kết quy về chẳng phải có, chẳng phải không.

Câu: “Nhưng kẻ mê lầm” trở xuống: Tức chỉ cho sự mê lầm, vọng chấp.

Câu: “Há có thể làm chỗ tiêu biểu cho đạo huyền vi, mà diễn tả chân tâm của bậc Thánh hay sao?” chẳng được nêu lên cái chấp về “biên kiến” có không, cho là đạo Niết-bàn, gọi đó là tâm Bát-nhã. Đề là nói lên, bảng là bảng chỉ dẫn, nói Niết-bàn vô danh nên chẳng thể theo con đường ấy mà đạt được.

Câu: “Ý cho là bậc Chí nhân tịch diệt, rỗng lặng, không có dấu vết” trở xuống: chỉ chung cho tướng của bậc Chí nhân.

Câu: “Ẩn hiện đồng nguồn” (ẩn náu, hiển bày đều cùng một nguồn gốc) là cho ẩn giấu, hiển bày không khác nhau, ở phần dưới sẽ nói rõ.

Câu: “Đức Phật nói: Ta vô sinh, bất sinh” trở xuống: “không có nơi chốn sinh ra, mà chẳng thọ sinh” đây là văn kinh Đại Phẩm Bátnhã. Văn kinh ấy đầy đủ là: “Bồ-tát rốt ráo chẳng thọ sinh qua ngã nhập thai mẹ, chung cuộc chẳng thọ nhận năm dục lạc, vô sinh, bất sinh, rốt ráo chẳng bị pháp sinh làm cho ô nhiễm”, nay tác giả thêm câu “vô hình, bất hình” để cho đủ ý nói về sự sinh.

Câu: “Nên biết còn chẳng cho là có” nhằm kết luận: chẳng có. Dùng câu văn ấy để chứng minh, nên biết còn chẳng cho là có.

Câu: “Kinh chép: Bồ-tát nhập vào Tam-muội Vô Tận) kinh này không rõ là kinh gì.

Câu: “Lại nói: Nhập vào Niết-bàn mà chẳng thấy có nhập Niếtbàn”. Đây là văn trong kinh Niết-bàn, nguyên văn là: “Lúc nhập Niếtbàn, chẳng thấy có nhập Bát Niết-bàn”.

Câu: “Nên biết mất chẳng cho là không” câu này mới kết thúc về “chẳng không”. Do văn của kinh ấy, nên biết mất chẳng cho là không.

Câu: “Mất chẳng cho là không, thì tuy không mà là có, chẳng phải là không”

Câu: “Cho nên, đạo của Niết-bàn quả thật là vượt ngoài lãnh vực có không, dứt hẳn sự chuyển dịch của ngôn ngữ hình tượng)

Quả là quyết định. Quyết định vượt ngoài phạm vi có không, quyết định dứt hẳn sự vận hành của ngôn ngữ, hình tượng.

Câu: “Thật rõ ràng!” Tức là sự phán đoán rõ ràng, có thể nhận biết.

Câu: “Mà ông nói” trở xuống: chẳng phải như ông đã nói ở trước

Câu: “Há chẳng phải là trái với lý mầu tột cùng” Vô nãi quai ý nói là trái với.

Câu: “Kinh chép: Pháp thân vô tượng, tuỳ vật mà hiện hình” trở xuống: hình là hiện hình. Duyên là cảnh trong câu: đối duyên mà soi chiếu.

Câu: “Nên dù muôn việc xảy ra cùng một lúc mà chẳng thấy lao nhọc” ý nói bậc Thánh ứng cảm theo đạo, một lúc phải ứng hợp với muôn đối lượng mà tâm thần diệu không chút loạn động. Sách Thuyết Văn giải thích: chữ ấy đọc là nhiễu, sách Văn Tự Tập Dược chép: Nhiễu là làm cho cong, gãy đi. Trong một lúc phải ứng đối với ngàn muôn câu hỏi, mà chỗ suy nghĩ không chút chao đảo, lẫn lộn.

Câu: “Động như mây bay, tĩnh như tiếng vang”. Mây bay tuy chuyển động mà vô tâm. Thần hang tuy dừng mà cũng vô tâm. Cốc thần. Tức chỉ cho sự thần diệu của hang núi. Lão Tử nói: “Thần hang bất tử, gọi là huyền tẫn, mẹ nhiệm mầu”. (Đạo đức kinh, chương . Theo bd của NHL).

Câu: “Không vật nào chẳng hiện hình”: Tức có duyên thì đều ứng hiện. “Chẳng có cảm thông nào mà không ứng hợp” tức có đập gõ thì đều có tiếng vang ứng hợp.

Câu: “Cho nên tâm sinh nơi có tâm” chúng sinh có tâm hướng cầu thì hiện rõ hình tượng.

Câu: “Nên dùng vàng đá chảy mà ta chẳng bị đốt”. Trang Tử nói: “Bậc Chí nhân không vật nào hại được, nước lớn ngập trời mà không làm cho họ chết chìm, nắng hạn chảy cả vàng đá, núi đất bị thiêu rụi mà không làm họ chết nóng. (Nam Hoa Kinh, Tiêu Diêu Du, đoạn B theo bd của NDC). Nay nói chẳng bị thiêu tức là chẳng bị chết nóng.

Câu: “Nên tuy ứng dụng hằng ngày mà chẳng động”. Lão Tử nói: “Tạo tành mọi vật mà không mệt mỏi”. (ĐK, chương , theo bd của NHL). Cần là mệt nhọc.

Câu: “Muôn vật tự nó lăng xăng, đâu có làm ta bận bịu”. Phân vân là duyên (đối tượng) tự nó lăng xăng, nhưng bậc Thánh luôn vắng lặng, Ngã là chỉ cho bậc Thánh.

Câu: “Do vậy, trí tuệ bao gồm khắp muôn vật mà chẳng nhọc nhằn), Trí tuệ của bậc Thánh soi chiếu khắp cả muôn vật, mà không hề nhọc nhằn, là vì vô tâm.

Câu: “Hình tướng ứng hện khắp tám phương mà chẳng hề sợ bị hại”: Là vì quên thân, vô ngã

Câu: “Tăng thêm chẳng thể đầy, giảm bớt chẳng thể thiếu”: Muốn tẳng thêm mà chẳng thể làm cho đầy, muốn giảm đi mà chẳng thể làm cho bớt.

Câu: “Đâu thể lấy việc Đức Phật thị hiện nhập diệt”: Kha lệ là bệnh, qùy là con đường đi. Sách Nhĩ Nhã giải thích: Quỳ là con đường thông suốt cả chín hướng” kinh Nê-hoàn, quyển hai có đoạn: “Đức Phật sắp nhập Niết-bàn, đi về phía nước Câu-thi, nửa đường Ngài bị đau bụng, sau đó thì tới rừng Sa-la, ở nơi này mà nhập Niết-bàn” kinh Niếtbàn chép: “Đức Phật nói pháp, đến quyển mười, giữa đường thì hiện bị bệnh”. Đây cũng là sự việc: “Giữa đường bị bệnh”.

Câu: “Sự linh diệu đã dứt hẳn trong lớp áo quan, thể tánh đã tận cùng ở sự thiêu đốt, trà tỳ”, chữ ấy bản Nam Hoa kinh của NDC viết là chi.

Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, các vị đệ tử cùng các vị hòa tộc ở địa phương đã dùng thứ lụa sạch đẹp quấn nhiều lớp quanh nhục thân Ngài, lần lượt bỏ vào các thứ áo quan bằng vàng, bạc, đồng, gương, rải đầy dầu thơm dùng lửa đốt. Đó là theo đúng phép an táng Vua Chuyển Luân. Nên ở đây tác giả dùng chữ “Thiên quan” đều có nghĩa là thiêu đốt.

Câu: “Mà kẻ mê lầm đối với cảnh giới thấy nghe”. Nhìn với tai mắt thông thường qua việc Phật nhập Niết-bàn, trà-tỳ nhục thân, v.v… thì lớn lời cho là bậc Thánh cũng giống như thế, tức là vướng chấp vào cảnh giới thấy nghe.

Câu: “Tìm kiếm dấu vết khác nhau của sự ứng hợp cơ duyên”. Tìm kiếm các sự tích hợp với mình, có thì khẳng định là có, không thì khẳng định là không.

Câu: “Cầm cây thước kẽ để đo lường hư không): Cổ Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng: “Bỉnh là cầm chặt, Quy là tròn, Củ là vuông”. Đại phương là chỉ cho Đại thừa. Lão Tử nói “Đại phương vô ngung”, “Hình vuông cực lớn thì không có gốc. Nói về không gian, nó không có gốc vì không biết gốc nó ở đâu”.(ĐĐK, chương 1. Theo bd của NHL). Thế thì làm sao có thể, cầm lấy chỗ vuông tròn hạn hẹp mà luận bàn được.

Câu: “Muốn đem tâm trí làm cho bậc Chí nhân lao nhọc” trở xuống: Tức cho rằng có Trí là nhọc nhằn, có thân tướng là mối lo lớn.

Câu: “Bỏ có vào không, do đó mà đặt tên”. Bỏ hữu vi nhập vô vi, Danh là chỉ cho Niết-bàn, nên nói là “do đó mà đặt tên”

Câu: “Đâu phải là lời nói mầu nhiệm siêu vượt mọi thấy nghe!”

Nói vi ngôn tức lời nói sâu xa, hay ho, có thể dùng ý lãnh hội. Chốn gốc mầu nhiệm, sâu lặng, có thể dùng lý để nói bày. Nếu chấp trước ngôn từ, hình tướng, thì đó chẳng phải là sự thâu nhận ngôn từ hay ho tiêu biểu của sự thấy nghe, nói bật chốn gốc nhiệm mầu ở cảnh giới vắng lặng tịch tĩnh.

4. Dẫn chứng:

(Nêu ra)

Nêu ra dẫn để trách cứ sự giải thích cho Niết-bàn vượt ngoài có không, nên gọi là nêu ra

Câu: “Hữu danh nói: “Thời hốn mang sơ khai, muôn vật sinh khởi”. Phẫu là mở ra. Phán là phân rẽ. Lão Tử nói: “Có một vật hỗn độn mà thành, trước cả trời đất, gọi đó là đạo. (ĐĐ kinh, chương 25, theo bd của DHL). Nay tác giả dùng chữ Hỗn nguyên tức là đạo ấy. Kinh Dịch chép “Trời đất chưa phân, gọi là Đại Dịch, khí ban đầu mới xuất hiện gọi là Đại sơ. Khí ấy hiện thành mối manh của hình tướng, gọi là Thái Thủy. Hình tướng biến chuyển có chất, gọi là Đại Tố. Hình chất đã đủ, gọi là Thái Cựu. Hình khí đã phân rõ, gọi là Lưỡng Nghi. Do con người tham dự vào, gọi là Tam tài.”. nay tác giả dùng chữ sâm si tức là nói về khoảng tam tài ấy. Muôn vật, các pháp là như vậy

Câu: “Vạn hữu đã có rồi thì chẳng thể cho là không” trở xuống: Nói có pháp, cuối cùng quy về không, thì không có nhân để có.

Câu: “Như thế, cao thấp cùng dựa vào nhau, có không cùng sinh nhau”. Tức nói rõ quy luật của sự vật đều tương quan, đối đãi nhau mà có.

Câu: “Ấy là lẽ tự nhiên”. Tức nói lý tự nhiên tột cùng.

Câu: “Số lượng của thế giới hiện tượng cùng tột ở đây”, ý nói lý đạt tới chỗ cùng cực.

Câu: “Tạo hóa sinh ra muôn vật, lý lẽ chẳng có ẩn giấu, hiển bày”. Hóa mẫu là chỉ cho đạo. Dục là nuôi dưỡng, hoặc là che giấu, hoặc là hiển bày, đều sinh từ đạo.

Câu: “Sự lớn nhỏ thọ yểu, thật dối đều có cả”. Khôi là lớn. Qủy là trái ngược. Quyệt làdối trá. Quái là lạ lùng. Nay cho rằng tất cả các pháp như thế đều có cả. Chữ Quỷ Quyệt, theo sách Tự Lâm, thì có nghĩa hoặc từ tâm hiện ra.

Câu: “Sự có do biến đổi mà tiêu diệt, diệt rồi thì là thật không), ý nói có (Hữu) biến hóa thì thành không

Câu: “Thế thì cảnh giới có không, đều thuộc về lý này”. Tức lý đều gồm thâu tất cả các pháp.

Câu: “Kinh chép: hai pháp có không gồm thâu tất cả pháp”. Đây là nghĩa chính của các kinh Hư không là cõi không bao la (Thái hư). Số duyên tận tức dùng trí tính toán dứt trừ các thứ phiền não, mê lầm hết sạch. Phi số duyên tận, tức chẳng do trí tính toán, tự nhiên dứt trừ. Như người chứng đạo quả Tu-đà-hoàn, đầu tiên đạt được quả thì nghiệp ở ba cõi ác tự nhiên dứt hết, chẳng do trí so tính, dứt trừ mới dứt hết, đối tượng được dứt trừ của trí là Năm thứ kiến chấp và Nghi

Câu: “Số duyên hết tức là Niết-bàn”. Đây nói Niết-bàn là pháp vô vi, chẳng thể cho là “phi vô”

Hạch là cứu xét, (trong câu: Thỉnh hạch diệu đạo chi bản: Nhưng tôi suy xét về bản thể của đạo huyền diệu, vì định là có, hoặc sẻ là không. Nếu quả thật là không thì phải là thật không. Nếu nhất định là không, thì không tức là chẳng khác, đồng với Vô của vô vi.

Câu: “Tóm lại, theo đó mà xét”, đây là luận về cả hai pháp có không.

Câu: “Chẳng có sự khác với có, chẳng phải có mà là không” trở xuống khác với có tức là không, khác với không tức là có.

Câu: “Mà nói, ngoài sự có và không, còn có đạo huyền diệu khác” trở xuống: chẳng phải như trước đã nói.

Câu: “Tôi nghe lời này”: tuy nghe lời ấy, nhưng trong lòng chưa tin.

5. Siêu vượt mọi cảnh:

Siêu là siêu vượt. Cảnh là cảnh giới, tức nói rõ pháp của Niết-bàn siêu vượt các cảnh giới có, không.

Câu: “Tên gọi có và không, chẳng một pháp nào không bao gồm”. Thành là tin thật. Cai là bao gồm. Thống là gồm thâu (trong câu: Lý vô bất thống: không một lý nào chẳng bị lệ thuộc).

Câu: “Nhưng sự bao gồm và sự lệ thuộc ấy chỉ là tục đế mà thôi” Tức nói pháp có không ấy chỉ thâu tóm ở lãnh vực tục đế mà thôi.

Câu: “Kinh chép: chân đế là gì?” trở xuống Đây là việc trích dẫn văn kinh, chung cho cả hai câu “Chân, Tục” đều là văn kinh (chân đế là gì… Tục đế là gì…) Còn về phần giải thích lời kinh, thì kinh nói: “chân đế là Niết-bàn, Tục đế là pháp có không”.

Câu: “Vì sao? Vì có là có ở không” trở xuống: Nói rõ có không là đối nhau, đều là pháp tục đế.

Câu: “Thế thì có sinh từ không” trở xuống có từ không mà sinh, không từ có mà sinh, “có không từ sinh với nhau, cũng như cao thấp cùng dựa vào nhau” Đây chính là sự việc thường thấy ở thế gian.

Câu: “Như thế, có và không tuy khác nhau đều chẳng khởi từ nơi có” Tức nói có nói không, đều là pháp của tục đế cả.

Câu: “Đây là chỗ hình thành của ngôn ngữ, hình tượng” trở xuống Ngôn từ được diễn nói từ nơi có không, hình tượng tất hiện hình tượng ở không có. Đúng sai đều do nơi có, không mà dấy khởi. Hoặc có lúc cho có là đúng, cho không là sai. Hoặc có khi cho không là đúng, cho có làsai.

Câu: “Đâu thể bao gồm hết cả sự nhiệm mầu cùng tột”: Tức là nói về có không, đã là cảnh giới của thị phi, thì chẳng thể gồm thâu được pháp nhiệm mầu cùng tột của Niết-bàn.

Câu: “Là bởi số lượng của có không chỉ hạn cuộc trong cảnh giới sáu trần” Tức nói số lượng của có không chỉ ở trong cảnh giới sáu trần.

Câu: “Cảnh giới sáu căn, sáu trần chẳng phải là ngôi nhà nhiệm mầu của Niết-bàn, nên mượn chữ “xuất” để quét sạch tâm mê chấp”.

Cảnh giới sáu căn, sáu trần đã chẳng phải là Niết-bàn, nên gọi Niết-bàn là vượt ngoài có không. Vân là gọi là.

Câu: “Hy vọng những người học đạo” trở xuống: Thứ là mong ngóng. Hy là mong cầ, phảng phất là gần với cái thật mà chẳng phải thật. U đồ là chỉ cho đạo pháp nhiệm mầu, sâu xa. Thác tình là gởi tâm. Tuyệt vực là lý tột cùng. Đắc ý vong ngôn là được ý thì bỏ lời. Lời nói ra là do ý, đạt được ý thì quên lời. Thể là hiểu rõ, lãnh hội. Lãnh hội tính chất chẳng phải có, chẳng phải không, nhận rõ đó là Trung đạo.

Câu: “Đâu phải cho ở ngoài có, không còn có cái có để gọi là chẳng lìa có không, nhưng vẫn có riêng một “diệu hữu” gọi là Niếtbàn.

Câu: “kinh nói ba vô vi” trở xuống: Tức giải thích câu hỏi về vô vi ở trước. Phân nhiễu là lộn xộn, lăng xăng. Đốc là rất mực, Vưu là vượt hơn.

Câu: “Muốn xóa bỏ hữu thì trước phải dùng vô (không). Tức muốn phá trừ Hữu thì phải nhờ Vô. Nên nói ba “vô vi” để làm rõ Niết-bàn “Số duyên tận” ấy là để phá bỏ bệnh chấp Hữu của chúng sinh.

Câu: “Nên mượn không để làm sáng tỏ cái chẳng phải có” Mượn tên gọi vô vi để làm rõ Niết-bàn chẳng phải hữu vi.

Câu: “Làm sáng tỏ cái chẳng phải có, chẳng phải cho là hoàn toàn không” chỉ nói phải là có, chẳng phải hoàn toàn không.

6. Sưu tầm về Huyền diệu:

(Sưu huyền)

Sưu là tìm kiếm. Huyền là huyền diệu, tìm kiếm nơi của huyền diệu, nên gọi là Sưu huyền.

Câu: “Hữu Danh nói. Trong luận nói rằng Niết-bàn đã chẳng ngoài có không” trở xuống: Nhắc lại lời nói ở trước.

Câu: “Chẳng ở trong có không thì chẳng thể tìm được ở chỗ có không” là định rõ tông chỉ.

Câu: “Chẳng có chỗ tìm, thì đúng là tất cả đều không, mà lại nói đạo mầu chẳng không”: đã không tìm rõ được nơi chốn, thì đúng là hoàn toàn không có Niết-bàn, mà lại chẳng cho rằng không có Niết-bàn.

Câu: “Nếu đạo mầu chẳng không” thì chỗ sâu mầu có thể tìm”. Tức cho rằng con đường sâu mầu, huyền vi có thể tìm thấy được.

Câu: “Cho nên ngàn Thánh cùng một con đường” Ngàn Thánh là nói nhiều Đức Phật, tức Chư Phật. Chư Phật đều cùng đi theo lối ấy. Triệt là vết xe đi qua, dụ cho chánh đạo. Chư Phật đều thuận theo con đường này, không có việc đi trái lại, “làm trái lại” tức là trước cho không có Niết-bàn, sau đó thì nói ngược lại.

Câu: “Đạo mầu đã còn” trở xuống: Đã cho là có đạo Niết-bàn, mà lại bảo đạo ấy chẳng ở ngoài, chẳng ở trong, thì phải có ý khác lạ gì, xin được lãnh hội.

7. Đạo mầu thường còn:

“Chẳng phải có, chảng phải không” gọi là “Diệu Hữu”. Nên nói là “diệu hữu thường còn”.

Câu: “Vô danh nói: Ngôn ngữ do tên gọi mà khởi” trở xuống. Ngôn ngữ do nơi danh tự, danh tự do nơi hình tướng, hình tướng do chỗ có thể nói bày hình tướng, nên không hình tướng thì không tên gọi. Nếu theo ý nghĩa phân tích, thì do chỗ có thể nói bày hình tướng là thuộc về phần trước. Nghĩa là tướng mạo do chỗ có thể nói bày hình tướng mà xác lập.

Câu: “Không hình tướng, không danh hiệu” trở xuống: lại giải thích lời ở trước. Các pháp là vô tướng, do đó nên không danh hiệu. Do không danh hiệu nên không thể giảng nói nói bày. Do không thể giảng nói nên chẳng thể lãnh hội. Nếu thể của lời văn mà đọc thì “hình tướng do chỗ có thể nói bày hình tướng, nên không hình tướng thì không danh hiệu” là một câu.

Câu: “kinh nói: Niết-bàn chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp trở xuống: kinh Niết-bàn, quyển mười chín chép: “Niết-bàn của Như lai chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải pháp Hữu Vi, chẳng phải pháp vô vi, v.v…” Nay tác giả thuật lại ý chính của đoạn kinh ấy. Ông muốn nghe chăng? Nếu ông muốn nghe thì sẽ giảng nói cho.

Câu: “Tuy nhiên Tu-bồ-đề đã nói” Đây là văn kinh Đại Phẩm Bát-nhã.

Câu: “Nay vì để trình bày, nên cũng có thể dùng ngôn từ để giảng nói)

Câu: “Tịnh Danh nói, chẳng lìa phiền não mà chứng đắc Niếtbàn” Đây là lời của Trương giả Duy-ma-cật nói trong chương Xá-lợiphất.

Câu: “Thiên nữ nói: chẳng ra khỏi cảnh giới ma mà nhập vào cảnh giới Phật” trở xuống: tức là lời nói của Thiên Nữ trong kinh Duy-ma.

Thiên nữ nói: “Phật nói tánh của tham dâm, giận dữ, si mê tức là giải thoát” giải thoát là cảnh giới của Phật, tham dâm giận dữ si mê là cảnh giới ma.

Câu: “Cho nên đạo nhiệm mầu ở nơi diệu ngộ”: Như thế là diệu ngộ tức là thấy đạo, đạt đạo.

Câu: “Biết rõ thì tục chính là chân”, đó gọi là diệu ngộ.

Câu: “Tức chân” thì có không cùng quán một lượt” Đã tỏ ngộ Tục chính là chân thì có không đều là một thật tướng.

Câu: “Cùng quán một lượt thì mình người chẳng phải hai” Đã cùng quán một lượt thì kia đây đâu còn cách biệt nữa? Tức mình và người là một.

Câu: Do đó trời đất với ta cùng một gốc”: tức cùng một gốc của đạo “Muôn vật và cùng một thể” là cùng một thể của đạo.

Câu: “Đồng với ta thì chẳng còn sự có không” Tức đã tỏ ngộ là đồng nên không còn sự cách biệt về có không. “Khác với ta thì trái với sự chung hợp” Tức nếu cho rằng muôn vật khác với ta thì chẳng thể có sự dung hợp.

Câu: “Cho nên chẳng ở ngoài, chẳng ở trong” trở xuống, chính vì muôn vật không còn cách biệt, nên đạo nhiệm mầu tồn tại ngay ở đấy. Thể nhập thì cũng không ở ngoài, mê lầm thì cũng chẳng ở trong.

Câu: “Vì sao? Vì bậc Thánh nơi tâm rỗng lặng mà âm thầm chiếu soi”. Hư tâm là không chấp trước. Mặc chiếu là sự thông hợp âm thầm, tiềm tàng, lý mầu đều đạt tới chỗ tận cùng nên chẳng có gì là không bao gồm.

Câu: “Ôm cả vũ trụ vào lòng” trở xuống. Bốn phương và hai nẻo trên, dưới là “sáu hợp”, thấy rõ “sáu hợp” ở trong tâm, mà cái trí sáng của tâm có dư. Nhận rõ muôn vật ở trong tâm, mà cái thần diệu của tâm không hề bị vướng mắc.

Câu: “Nếu nêu bật được cội gốc nhiệm mầu ở nơi vô thỉ”: từ vô thỉ đến nay, cội nguồn của lý nhiệm mầu vẫn như thế, mà nay có thể nói bật, làm rõ ra, lại như náo động mà là vắng lặng

Câu: “Vắng lặng mênh mông mà khế ngộ tự nhiên mầu nhiệm”. Điềm đạm là vắng lặng. Uyên mặc là như vực sâu mà nước trong, lặng. Diệu khế là sự tỏ diệu kỳ ngộ. Tự nhiên tức là lý của muôn vật.

Câu: “Do đó đối với có mà chẳng có, ngụ ở chỗ không mà chẳng không) Tức ở chỗ có mà chẳng đồng với không.

Câu: “Trụ ở chỗ không mà chẳng không nên chẳng dính mắc đối với không. “Đối với có, chẳng đồng với có, nên cũng chẳng bị chấp mắc đối với có”

Câu: “Như thế, nên chẳng ở ngoài có không, mà cũng chẳng ở trong có không” chính là đối với có chẳng chấp có, nên chẳng ở trong có, cũng chẳng ở ngoài có. Đối với không chẳng chấp không, nên chẳng ở trong không, cũng chẳng ở ngoài không.

Câu: “Thế thì muôn pháp chẳng có tướng có không”. Như vậy là, nhận rõ các pháp chẳng có tướng có không, chẳng có tướng có, không được khẳng định dứt khoát, chẳng có tri kiến về có không như thế.

Câu: “Bậc Thánh chẳng có tri kiến có không, nên bên trong là vô tâm” trở xuống: Tâm là pháp bên trong, số lượng là pháp bên ngoài.

Câu: “Kia đây đều vắng lặng thì vật và ngã thầm hợp nhất”. Thử là chỉ cho nội tâm, Bỉ là chỉ cho pháp bên ngoài. Vật (đối tượng) ngã (chủ thể) cũng là kia đây, trong ngoài.

Câu: “Rỗng lặng hoàn toàn, nên gọi là Niết-bàn”: Tịch diệt là vắng lặng không còn dấu vết, “Mọi suy lường đều dứt bặt” tức cho rằng chẳng thể tính lường.

Câu: “Đâu còn có thể chấp có không ở bên trong” trở xuống: Tức đâu thể dựa vào sự có không ở bên trong để tìm cầu Niết-bàn. Lại có thể trích dẫn có không ở bên ngoài để cầu tìm. Chữ dung gồm luôn cả câu dưới, sao lại có thể nêu câu hỏi ở bên ngoài có không để nói về Niết-bàn?

8. Vặn hỏi về sự khác nhau:

Sách sử ký giải thích: “Ngôn luận chống đối nhau, gọi là vặn hỏi” Nay nêu câu hỏi về sự khác nhau nơi ba bậc của ba thừa, nên gọi là “nạn sai”

Câu: Hữu danh nói “Niết-bàn đã dứt bặt mọi nẻo suy lường” trở xuống. Lãnh hội câu nói ở trước

Câu: “Đây chính là chỗ cùng tận của lý tánh” trở xuống: tức đạt tới chỗ tận cùng của lý mầu, tới chỗ rốt ráo của tánh muôn vật, “Lý đã rõ ràng” tức cho lý ấy là đúng, không có sự khác nhau.

Câu: “Mà kinh Phóng Quang chép: Đạo pháp của Ba thừa” Đây là văn nơi kinh Đại Phẩm Bát-nhã. Kinh kim Cương Bát-nhã cũng nói như thế.

Câu: “Đức Phật nói: xưa kia, lúc ta làm Bồ-tát tên là Nho Đồng, các kinh đều có nói. Còn “đã nhập Niết-bàn” là văn kinh Pháp Hoa. Văn ở đoạn kinh ấy chép”Trong cùng thời gian này, ta nói Phật Nhiên Đăn,v.v… lại nói là “Đức Phật ấy đã nhập Niết-bàn”. Nay chỗ trích dẫn ý nghĩa có khác với kinh Pháp Hoa. Ở kinh Pháp Hoa thì Phật Nhiên Đăng nhập Niết-bàn, còn ở chỗ trích dẫn này thì nói Bồ-tát Nho Đồng nhập Niết-bàn, e rằng ở kinh cũ, sự phiên dịch có khác chăng? (ở đây Đại sư Nguyên Khang, tức người sở giải Triệu Luận, đã nhầm. Câu: “Ngã tích vi Bồ-tát thời, danh viết Nho Đồng, ư Nhiên Đăng Phật sở, dĩ nhập Niết-bàn” thì “đã nhập Niết-bàn” là Phật Nhiên Đăng, chứ không phải là Bồ-tát Nho Đồng. (Người dịch nghi nhận)

Câu: “Lúc ấy, Bồ-tát Nho Đồng mới chứng được pháp Nhẫn Vô sinh ở Thất Trụ”. Theo Đại Đức Quan Hà, thì hễ gọi là “Trụ” đều là “Địa”. Bồ-tát Nho Đồng khi gặp Phật Nhiên Đăng là đang ở bậc Thất địa đạt được Pháp nhẫn Vô sinh, phải tiến tu ba bậc nữa, tức ba địa tám, chín, mười, thì mới thành tựu đạo quả giác ngộ hoàn toàn.

Câu: “Nếu Niết-bàn là một thì chẳng nên có ba” trở xuống: nên cả hai lượt vặn hỏi về ba bậc của Ba thừa ở trước, và ba địa của ba bậc.

Câu: “Nói có ba thì chẳng phải rốt ráo”, nếu có ba thừa, có ba bậc, thì biết rõ chưa phải là đạo rốt ráo. Câu tiếp theo, ý nói, đã gọi là rốt ráo, thì sao có sự khác nhau của cao thấp chẳng đồng. Thăng là lên cao. Giáng là xuống thấp.

Câu: “Theo sự giảng nói khác nhau trong các kinh”: tức nói là các kinh giảng nói không giống nhau, “thì lấy cái gì làm Trung đạo?”

9. Giải thích về sự khác nhau:

Biện là phân biệt, phân biệt sự khác nhau của Ba thừa, nên gọi là biện sai. Về sự khác nhau của ba bậc, trong đoạn 1 sẽ nói câu hỏi lần nữa, và đoạn 15 cũng đáp lại.

Câu: “Vô danh nói: Lý chính của đạo rốt ráo thì chẳng có khác nhau”, tức cho rằng đạo rốt ráo thật sự không có khác nhau.

Câu: “Kinh Pháp Hoa chép: trở xuống: Dẫn chính văn trong kinh Pháp Hoa để phân biệt, chứng minh.

Câu: “Vì đều được thoát khỏi sinh tử nên đều gọi là vô vi”: tức đều là vô vi mà có sự khác nhau. “Vì loại xe hành hóa (thừa) chẳng đồng nên có tên gọi” Theo sự tạo nhân đối với sự hành hóa (thừa) chẳng giống nhau, nên có quả Ba thừa.

Câu: “Nếu trở về nguồn thì chỉ một mà thôi”: Tóm lại, nẻo quy về chung cuộc là một cảnh giới vô vi.

Câu: “Đó là do người có ba nên mới thành ra ba thứ vô vi, chẳng phải vô vi có ba thứ ” Tức do ba hạng người lãnh hội, tu tập, nên chia vô vi làm ba, chứ vô vi không có ba thứ.

Câu: “Nên kinh Phóng Quang chép” trở xuống: Nói “Thanh Văn mọi phiền não đã được dứt hết, nhưng tập khí thì chưa dứt sạch” cả câu này cũng là văn kinh.

Câu: “Xin lấy thí dụ sau đây” tức dùng sự việc để nói rõ lý mầu. “Như người chặt cây, chặt được một thước” thì một thước chặt được ấy là ở cây, chứ chẳng quan hệ với hư không. Việc dứt trừ phiền não cũng giống như vậy, chỉ tại nơi người chứ không do cảnh giới vô vi.

Câu: “Muôn sự khác nhau của chúng sinh” trở xuống, Tức nói rõ căn tánh của chúng sinh khác nhau, lớn nhỏ có khác. Thâm là lớn. Thiển là nhỏ. Dày, mỏng cũng vậy.

Câu: “Mà đều được đến bờ bên kia” trở xuống Chi là đi tới, sách Tiểu Nhã giải thích: “Đi tới tức như cùng đến”.

Câu: “Bờ bên kia đâu có khác nhau, chỉ do người đi tới chẳng giống nhau thôi!”. Bờ bên kia không khác, khác là do ba người đi “cho nên, sự giảng nói các kinh có khác nhau, mà lý mầu thì giống nhau”, tức kinh được giảng nói cùng một vô vi giải thoát.

Lại nói: sự khác nhau của Ba thừa, lấy giải thoát làm đồng, nên gọi là đồng một vô vi. Do sự dứt trừ phiền não có khác nhau, nên gọi là sự khác nhau của ba Thừa. Lời tuy có khác mà lý mầu thì không trái nhau.

10. Trách cứ về khác nhau:

Trách cứ về sự khác nhau của ba thừa, nên nói là Trách Dị.

Câu: “Hữu danh nói cùng ra khỏi “nhà lửa” thì sự lìa bỏ tai họa là một” trở xuống: Tức dùng pháp dụ để làm rõ cả hai việc. Ba người con cùng ra khỏi nhà lửa tức ba thừa cùng ra khỏi sinh tử.

Câu: “Nhưng lại nói: Bờ kia chẳng khác, do người nên thành ra khác” Nhắc lại câu nói ở trước.

Câu: “Nếu người tức là vô vi” trở xuống: Nếu là một thì người, pháp chẳng khác, chẳng thể cho rằng pháp cùng mà người khác.

Câu: “Nếu người khác và vô vi” trở xuống Nếu là khác thì người và pháp hoàn toàn khác nhau, chẳng thể nói người hội nhập vào vô vi

Câu: “Vô vi tự cho là vô vi” trở xuống. Cho nên khác nhau chẳng đồng là một, nên gọi là “chẳng thông”.

Câu: “Cho nên người và vô vi” trở xuống. Kết luận về hai mối liên quan giữa một và khác. Nếu là một thì chẳng hợp với việc có ba thừa. Nếu là khác thì chẳng thể nói là có một thừa.

Câu: “Vậy tên gọi”Ba Thừa” do đâu mà sinh khởi?”

Một liên quan với khác, đã không có cái thứ ba, thì do đâu mà có tên gọi Ba thừa?

11. Dung hợp sự khác nhau:

Giải thích thông hợp về sự khác nhau của Ba thừa, nên gọi là hợp dị.

Câu: “Vô Danh nói: chỉ ở đây là đây” trở xuống: Thử là hữu vi, Bỉ chỉ cho vô vi, ở chỗ có thì đồng với có, ở chỗ không thì đồng với không.

Câu: “Cho nên kẻ đồng nơi được thì sự chứng đắc ba thừa cũng cùng được; kẻ đồng nơi mất, thì sự mê lầm trong sáu đường cũng cùng mất”, “kẻ được thì cùng ở nơi được, kẻ mất thì cùng ở nơi mất. Cùng ở nơi đạt được thì sự đạt được ấy cũng đều được. Cùng ở nơi mất thì sự mất ấy cũng đều mất”

Nhưng ở chỗ có thì đồng với có, ở chỗ không thì đồng với không, sự việc cũng như ở nơi được thì cùng được, ở nơi mất thì cùng mất, cho nên nói về được mất tức là thiện ác, đúng sai, v.v…

Câu: “Người nào ở chỗ vô vi thì người tức là vô vi” Là nhằm định rõ ý nghĩa chính. “Vô vi tuy một thì đâu có trái với chẳng phải một” pháp tuy là một, chẳng có hại tới người tự chẳng phải một.

Câu: “Ví như ba loài chim ra khỏi lưới” trở xuống ví dụ ấy rõ ràng có thể nhận thấy.

Câu: “Như vậy chúng sinh ở nơi ba thừa” trở xuống. Dụ kết hợp một cách rõ ràng. Phàn là cái lồng (trong câu: “Như vậy, chúng sinh ba thừa đều ra khỏi lồng vọng tưởng”. Trang Tử nói: “Con chim trĩ đi mười bước thì mổ ăn, đi một trăm bước thì uống, nhưng đâu có mong được nuôi trong lồng”. Quách Tượng chú giải: “kỳ là mong cầu. Phàn là cái lồng nhốt con chim trĩ.” Nay cho các thứ vọng chấp mê lầm như là cái lồng lớn trói buộc chúng sinh, như con chim trĩ bị nhốt trong lồng.

Câu: “Cho nên, người tức là vô vi” trở xuống: Ngã tức là người của ba thừa, Vô vi là pháp đối với ba thừa.

Câu: “Thành ra, chỗ chẳng tai họa tuy là đồng” trở xuống: Lại làm rõ pháp dụ ở trước về hai thứ đồng khác. “Sự bay lượn có xa gần” tức nói rõ về sự khác nhau của ba loài chim. “sự ầm thầm soi chiếu có sâu cạn” là nói rõ về sự khác nhau của ba Thừa. “Vô vi tức là người, người tức là vô vi” đã hai lần nói rõ về pháp dụ, thì sự so sánh ấy có thể nhận rõ. Nay tóm kết ý để đáp lại, nói rõ hơn về pháp. Niết-bàn vô vi tức là người ba thừa. Người của ba Thừa cũng tức là Niết-bàn vô vi, không có sự khác nhau nữa. Đó chẳng phải là người khác với vô vi, mà là nói lý do có ba thừa.

12. Vặn hỏi về tiệm:

Cật là trách cứ, hỏi vặn. Tiệm là dần dần (Sách Quảng Nhã giải thích). Nay cật vấn về sự dứt trừ phiền não dần dần của Ba thừa, chẳng thể dứt trừ một cách nhanh chóng.

Câu: “Hữu danh nói: Muôn sự khổ lụy sinh ra, đều do vọng tưởng”. Tư chương là nhiều. Lão tử nói “Pháp lệnh càng nghiêm khắc thì đạo tặc càng dậy”. (Đạo đức kinh, chương 5. Theo bd của NHL). Ở đây nói gốc do từ vọng tưởng, vì thế mà muôn sự khổ lụy phát sinh.

Câu: “Vọng tưởng đã được trừ diệt thì mọi khổ lụy đều dứt”. Khử là trừ bỏ, có bản chép chữ khử cũng là nghĩa dứt trừ. Nhị thừa, phiền não đã dứt sạch nên gọi là “đạt được Tận trí”. Bồ-tát đạt được Pháp nhẫn Vô sinh, nên gọi là “chứng đắc trí Vô sinh”. Nhị thừa được tận trí, các thứ phiền não trói buộc hoàn toàn được dứt trừ. Bồ-tát chứng đắc trí Vô sinh thì mọi thứ vọng tưởng đều dứt.

Câu: “Sự trói buộc được tiêu trừ thì chân tâm vô vi”: tức ngộ cảnh giới vô vi.

Câu: “Tâm đã vô vi thì lý mầu chẳng mảy may bị chướng ngại” Như đã tỏ ngộ về vô vi, thì đối với lý mầu sẽ thấy rõ, không bị chướng ngại, che ngăn.

Câu: “kinh nói: Trí tuệ của các bậc Thánh chẳng hề trái nhau, chẳng khởi chẳng sinh, thật ra đều là không” Đây là văn của phẩm Tập ưng kinh Đại Phẩm Bát-nhã, người Đại thừa chỉ nhằm ra khỏi sinh tử, tức chẳng ở nơi ấy. Người tu tập hạnh Bồ-tát không ra khỏi thế gian, nhận rõ các pháp đều không.

Câu: “Lại nói, đạo lớn vô vi, bình đẳng, không hai” Đây là văn của kinh chánh Pháp Hoa.

Câu: “Đã nói là “không hai” thì chẳng cho tâm có khác nhau” pháp đã không hai, thì thể nơi pháp ấy không thuận hợp với tâm có sự khác nhau.

Câu: “Chẳng chứng đắc thì thôi, nếu đã chứng dắc thì phải cùng tột”. Dĩ là dừng, nếu chẳng thể nhập thì chẳng nói đến, còn đã nói đến sự thể nhập tỏ ngộ thì phải đạt tới chỗ mầu nhiệm cùng tột. Vi là mầu nhiệm.

Câu: “Mà cho rằng “sự chứng đắc chưa được cùng tột” là chỗ chưa thể tỏ ngộ được” vặn hỏi về chỗ cho “chưa đạt tới chốn tận cùng của vô vi” ở trước, nên mới có ba thừa khác nhau. Chỗ ấy chưa thể lãnh hội, nên gọi là “chưa tỏ ngộ được”

13. Nói về tiệm:

Nói về sự chứng ngộ dần dần của ba thừa, nên gọi là nói về tiệm

Câu: “Vô Danh đáp: vô vi, không hai thì đã rõ ràng rồi” Tức trong vô vi không có hai pháp, như trước đã nói.

Câu: “Nhưng các thứ phiền não, các lớp mê lầm” trở xuống: kiết tức là phiền não, phiền não tạo nhiều lớp mê lầm mà cho là có thể diệt sạch ngay tức thì, điều này cũng không thể lãnh hội được.

Câu: Kinh nói: “Ba mũi tên trúng đích, ba con thú qua sông”. Đây là văn luận Tỳ-bà-sa. Cho luận là kinh, nên gọi là kinh nói rằng. Cũng như Ca-chiên-diên soạn luận Phát trí, gọi là “kinh Phát trí” Tam Tiễn là ba người bắn tên. Đích là sự việc cùng qua sông. Ba con thú là voi, ngựa và thỏ.

Câu: “Trong sự trúng ấy không khác” trở xuống: Ba mũi tên đều trúng, thì sự trúng ấy không khác. Ba con thú đều qua sông, thì sự qua sông ấy cũng không khác. Nhưng sức lực của ba con vật kia khác nhau, nên việc đi vào đích có chỗ sâu cạn, tức bơi qua nước cũng có chỗ cạn sâu.

Câu: “Chúng sinh đối với ba thừa” trở xuống kết hợp để dụ, mười hai nhân duyên như là bến sông, pháp bốn đế như là việc bắn trúng đích.

Câu: “Dứt giả tức chân, cùng đến chốn vô vi”. Dứt trừ phiền não trói buộc, nên gọi là “dứt bỏ giả”. Chứng ngộ Niết-bàn, nên gọi là “Tức 5 chân”. Thăng là lên cao.

Câu: “Nhưng con đường hành hóa, thừa, chẳng phải một” trở xuống: căn cơ Ba thừa khác nhau, nên giáo pháp của con đường thực hiện đều có sự khác nhau.

Câu: “Muôn vật tuy nhiều, nhưng mọi loại đều có sự hạn chế về số lượng”. Muôn vật chẳng phải là một nên gọi là “quần hữu”. Tuy cho chẳng phải một, nhưng chung cuộc đều có bờ bến của nó.

Câu: “Giả sử có trí tuệ như Thân Tử) trở xuống: ví như trí tuệ của Thân Tử, biện tài của Mãn Nguyện, cũng chẳng thể nhận biết đầy đủ về bến bờ của muôn vật. Huống chi là đối với cõi vắng lặng mầu nhiệm mà có thể tức khắc đạt tới chỗ tận cùng hay sao?

Câu: “Sách chẳng từng viết rằng” trở xuống cho là “sự học ngày càng thêm” tức là sự hiểu biết tăng dần, “đường đạo thì ngày càng bớt” tức giảm dần sự học hỏi về chỗ tinh hoa. Tổn là giảm bớt.

Câu: “Kẻ đi nơi đường đạo là vào cõi vô vi”. Tức tu tập đạo vô vi, nên gọi là “đi vào đường đạo” “vào cõi vô vi, mà nói ngày càng giảm bớt” tức tu tập đạo vô vi mà cho là ngày càng giảm bớt.

Câu: “Sự việc ấy há cho là tức thời đại được sao?) Đây chẳng thể cho là tức khắc giảm bớt, nên gọi là giảm bớt dần dần. “cần phải giảm bớt rồi lại bớt nữa, cho tới khi chẳng còn có gì để bớt nữa mới thôi!” Giảm bớt rồi lại giảm bớt, sau đó mới hoàn toàn hết sạch, chứ không thể giảm bớt hết ngay tức khắc.

Câu: “Trong kinh, có nói thí dụ về ánh sáng của đôm đốm và ánh sáng của mặt trời, tức diệu dụng của Trí có thể biết được” kinh Duy-ma có câu: “không thể đem ánh sáng của mặt trời so với chút ánh sáng của loài đom đóm” Nay nói trí tuệ Phật như mặt trời, trí huệ Thanh văn như đom đóm, thế thì sao có thể dứt trừ tức khắc hết sạch mọi thứ phiền não, để đồng như Phật?

Do chỗ hơn kém khác nhau, nên có sự khác nhau giữa ba thừa.

14. Chê trách về tâm động:

Phê phán về chỗ tiến tu của Bồ-tát có liên quan tới chỗ động, nên gọi như vậy, chương này chính là nghĩa trong chương tám ở trước, vặn hỏi về sự khác nhau. Nay lại nói lên, sau đó mới đáp.

Câu: “Hữu danh nói: Người đã chứng đắc pháp thân là nhập vào cảnh giới vô vi” trở xuống: Bồ-tát Thất địa trở lên tỏ ngộ Pháp nhẫn Vô sinh làm sao có thể cho Bồ-tát Nho Đồng tiến tu ba bậc, sự chứa nhóm công đức càng rộng lớn?

Câu: “Phàm sự tu tập được tiến triển do tâm có sự ham chuộng” trở xuống: Tu tập tiến triển là do có tâm ưa chuộng, sự chứa nhóm công đức là do có ý tìm cầu.

Câu: “Tâm có chuộng thì trong tình cảm hiện ra sự lấy, bỏ” trở xuống: Tức lấy cái hơn, bỏ cái kém, có bớt có thêm.

Câu: “Đã dùng lấy bỏ làm tâm” trở xuống: Nếu có tâm ấy thì chẳng phải là sự vắng lặng.”Đây là lời văn trái nhau, dẫn tới sự khác nhau” trở xuống: tức là lấy bỏ sự vắng diệt, hai câu văn ấy trái nhau, dẫn tới lý khác nhau. Mà nay, như ở trên ông nói, “ở trong động, người dùng tâm động chứng lấy lý tịch” việc ấy chẳng khác gì chỉ lối cho người lạc đường mà chỉ hướng Nam là hướng Bắc!

15. Động Tịch là Một:

Động tức tịch tĩnh, nên gọi động tịch là một.

Câu: “Vô Danh nói: kinh nói bậc Thánh vô vi” trở xuống: bậc Thánh tự tại, vô vi tức là vi, vi tức là vô vi.

Câu: “Vô vi nên tuy động mà thường vắng lặng” trở xuống: Tuy động mà thường vắng lặng, nên gọi là vô vi. Tuy vắng lặng mà thường động, nên gọi “không có gì chẳng làm”

Câu: “Nên tâm và cảnh chẳng thể là một”: tức người chẳng thể khiến cho cảnh luôn vắng lặng. “Nên tâm và cảnh chẳng thể là hai”: tức người chẳng thể khiến cho cảnh thường động.

Câu: “Càng động càng vắng lặng” Tuy động mà thường vắng lặng, nên vượt cả tĩnh lẫn động.

Câu: “Do đó, vi tức là vô vi” trở xuống Do động mà thường tĩnh nên vi tức là vô vi. “Động tĩnh tuy khác nhau mà chẳng thể cho là khác được” Tức tuy khác mà chẳng thể nói khác.

Câu: “Kinh Đạo Hành nói: Tâm chẳng phải có cũng chẳng phải không” Đây tức là chân tâm của bậc Thánh.

Câu: “Nói chẳng phải có” trở xuống: Phân biệt rõ ý chẳng phải có cũng chẳng phải không ở trên.

Câu: “Vì sao? Hữu tâm tức là chúng sinh” trở xuống: Chúng thứ là chúng sinh, thứ là nhiều loại.

Câu: “chúng sinh chỉ có vọng tưởng” trở xuống: chúng sinh chỉ có tâm vọng tưởng, hủ không thì không có chiếu soi.

Câu: “Há có thể lấy sự vọng tưởng” trở xuống: chẳng thể đem cái có của chúng sinh, cái không của hư không cho là đạo Vô sinh, là tâm của Bát-nhã.

Câu: “Cho nên, chân tâm của bậc Thánh chẳng phải có, cũng chẳng thể cho là hoàn toàn không” Nói rõ về chân tâm của bậc Thánh. Chẳng phải có, chẳng thể cho là hoàn toàn không. Câu tiếp theo nói ngược lại.

Câu: “Chẳng có nên tâm tưởng đều diệt” trở xuống: Đã gọi là chẳng có thì nên biết rõ là không có tâm tưởng. Đã cho là chẳng phải không thì biết rõ lý mầu luôn khế hợp.

Câu: “Lý mầu luôn khế hợp nên muôn ngàn công đức ngay đó được mở rộng” Đã khế hợp với lý mầu, do đó tu đức sánh cùng với muôn vật, tâm tưởng đã diệt, do đó mà quên mình, là vô ngã.

Câu: “Cho nên, sự ứng hợp cơ duyên để hóa độ khắp nơi” trở xuống: lại nói về nghĩa động tĩnh chẳng phải hai.

Câu: “Kinh nói: Tâm không có đối tượng hành hóa mà không có đối tượng nào không được hành hóa là đáng tin” Tâm của bậc Thánh là như thế, sao lại chẳng tin?

Câu: “Bồ-tát Nho Đồng nói: Ta trong vô số kiếp” trở xuống. Đây là nói sự bố thí với tâm vọng tưởng, chẳng phải bố thí chân chính. Nay dùng tâm Vô sinh, chỉ dùng năm cành hoa cúng Phật, mới là bố thí đúng nghĩa.

Câu: “Lại như Bồ-tát Không Hành đi vào cửa không là cửa giải thoát”, đó là văn trong luận Đại Trí Độ. Cho rằng nay đang lúc hành hóa, chẳng nên chứng đắc.

Câu: “Thế thì tâm càng vắng lặng thì sự hành hóa càng rộng khắp” trở xuống: Đây là lần thứ hai chính thức đáp lại. Bồ-tát Thất địa trở lên, tâm càng vắng lặng thì sự hành hóa càng rộng lớn. Vậy sao có thể cho là chẳng tiến tu?

Câu: “Cho nên kinh Hiền Kiếp chép: sự bố thí chẳng có kẻ thí mới gọi là bố thí” kinh Hiền Kiếp, quyển bốn có câu: “Tất cả các pháp không có người trao cho, đó gọi là bố thí”

Câu: “Kinh thành cụ khen ngợi sự chẳng hành hóa mà hơn hẳn hành hóa” kinh ấy nói: “chẳng hành hóa mà hơn hẳn hành hóa”.

Câu: “Kinh Thiền Dự chép. Tâm từ chánh định là “vô duyên từ” kinh ấy nói rộng về nghĩa tâm đại từ không còn đối tượng duyên hợp.

Câu: “Kinh Tư Ích nói về tri của chẳng tri” văn kinh này chép: “Do vô sở đắc nên đắc, do vô sở tri nên tri”.

Câu: “Ý nghĩa ở bốn đoạn kinh trên nhằm làm rõ tông chỉ của bậc Thánh vốn vắng lặng nhiệm mầu, lời văn khác nhau mà ý nghĩa thì đồng”. Chỉ là ý sâu xa. Văn các kinh tuy khác nhau nhưng cùng giải.

thích về ý của bậc Thánh: động tức là Tĩnh.

Câu: “Đâu thể cho rằng hữu vi” trở xuống: Tức cho rằng không thể quan niệm đơn giản như vậy.

Câu: “Bồ-tát an trụ trong pháp môn tận, chẳng tận bình đẳng” trở xuống: đó là văn kinh Duy-ma.

Câu: “Mà ông thì lấy Nam Bắc làm dụ” trở xuống: cho câu hỏi ở trước là chẳng đúng.

16. Xét về nguồn gốc:

Tìm về tận cùng cội nguồn của Niết-bàn, nên gọi là cùng nguồn.

Câu: “Hữu danh nói: chẳng phải chúng sinh thì chẳng thể nào đi vào ba thừa” trở xuống: Tức nói người có khả năng sử dụng pháp, tạo nhân mới có thể thành Thánh quả.

Câu: “Vậy trước phải có chúng sinh” trở xuống: Đã cho là người có khả năng thực hiện pháp nên trước phải có người. Đã nói là tạo nhân mới có thể nên quả, thì sau mới có quả

Câu: “Cho nên Niết-bàn có sự bắt đầu, tu học thì mới thành tựu”, nên có sự bắt đầu. “Nhưng kinh nói: Niết-bàn là không bắt đầu, không chung cuộc, vắng lặng như hư không” không đầu, cuối thì chẳng sinh diệt, như hư không thường trụ.

Câu: “Như hư không” trở xuống: Hư không thì chẳng thể do tu học mà thành tựu. Niết-bàn cũng như vậy, làm sao có thể do tu học mà đạt được?

17. Dung thông xưa nay:

Pháp Niết-bàn xưa nay là một, nên gọi là Thông cổ.

Câu: “Vô danh nói: Bậc Chí nhân thì rỗng lặng, không hình tướng, mà muôn vật đều do tâm tạo” sách tự lâm giải thích: Chữ ấy đọc là động, tức là dòng nước trôi nhanh chóng. Các vị học giả gần đây đều đọc là Đồng. Đã không (rỗng lặng) nên không có hình tượng, cho nên lấy muôn vật làm thể của mình.

Câu: “Tỏ ngộ được lý mầu muôn vật đều quy về chính mình” trở xuống: Bậc Thánh thể tánh là không, nên lấy thể tánh của muôn vật làm thể của mình.

Câu: “Vì sao? Vì nếu trí tuệ chẳng thấu đạt lý ấy thì chẳng thành bậc Thánh” trở xuống: Tức nếu chẳng chứng ngộ lý thì mầu chẳng thành bậc Thánh. Ngược lại, chẳng phải là bậc Thánh thì không thể chứng ngộ được lý mầu ấy.

Câu: “Vậy lý tức là bậc Thánh” đã chứng ngộ lý mầu, thành bậc Thánh, thì bậc Thánh chẳng khác với diệu lý. Pháp sư Tăng triệu nói như thế, là đạt tới chỗ tận cùng của lý mầu nhiệm.

Câu: “Nên trời Đế-thích hỏi” Đây là văn kinh Đại Phẩm Bátnhã.

Câu: “Lại nói: Thấy duyên khởi là thấy tánh các pháp” trong các kinh Đại Phẩm, Đại Tập đều có dạy như thế.

Câu: “Ay là lý về cảnh và tâm chẳng khác” tức thì với lý mầu mười hai nhân duyên, biết rõ muôn vật chẳng khác với thể tánh của chính mình, dùng văn ấy để chứng minh, làm sáng tỏ.

Câu: “Cho nên bậc Chí nhân cất giấu chỗ huyền diệu bậc nhất khi sự vật chưa hiện hình”. Tập là chôn giấu. Về chữ Tập, sách “Văn Tuyển Thi” có câu: “Tập dực hy tương thủ, thừa lưu úy bạo tai” (Giấu cánh mong chờ nơi đầu ngựa phóng, đi theo dòng chảy sợ loài cá dữ) tức nói về sự dừng lại không đi tới.

Huyền cơ tức chân tâm bậc Thánh, vị triệu tức sự việc chưa nẩy sinh, chưa hiện hình. Bậc Chí nhân ẩn tâm dự kiến.

Câu: “Tiềm ẩn trong chỗ động để giáo hóa muôn loài”. Minh vận cũng là chân tâm của bậc Thánh, sự việc ở qúa khứ, cái đã quá không còn hình tướng, bậc chí nhân với tâm ứng hợp nên nhận rõ.

Câu: “Vũ trụ hiện trọn vẹn trong tâm gương”.

Tức là quán hiện tại. Bốn phương và hai phương trên, dưới, gọi là sáu hợp, chân tâm của bậc Thánh trong sáng như gương soi chiếu muôn sự việc.

Câu: “Đến đi đều thành thể”: Nhận biết ba đời cùng một thể. Tức nói bậc Thánh lấy muôn vật ở ba đời làm thể tánh, chẳng khác với thể. Nên nơi bài “Vật bất thiên” có câu: “Đạo xa cách chăng? Tiếp cận với vật là nhận ra sự thật” Tức là chỉ cho muôn vật của ba đời. Chân là thể tánh của vật tức vô danh. Vô sinh tức chân, chân tức là không, thể tánh của bậc Thánh khế hợp với lý mầu không ấy, do đó mới thành bậc Thánh, nên gọi là “thành một thể”.

Câu: “Hợp chung xưa nay” trở xuống: tức chỉ cho bậc Thánh nhận biết về xưa nay, đầu cuối không khác nhau, gốc ngọn chẳng phải hai, mênh mông rộng lớn mà đều nhau. Đạt được tâm ấy gọi là Niết-bàn. Cũng có thể cho mọi sự vật xưa nay, đầu cuối, gốc ngọn, v.v… thể của các pháp luôn bình đẳng, đó là đại Niết-bàn.

Câu: “Kinh nói: “chẳng lìa các pháp mà chứng đắc Niết-bàn”, tức văn trong kinh Duy-ma chép: “chẳng dứt bỏ phiền não mà hội nhập

Niết-bàn” lại như Trung Luận có câu “chẳng lìa sinh tử mà riêng đạt Niết-bàn”.

Câu: “Lại nói “Các pháp vô biên nên…” trở xuống: ở đây có nghĩa là các pháp đồng với Bồ-đề.

Câu: “Do đó được biết đạo của Niết-bàn ở chỗ khế hợp lý mầu” khế hợp với lý mầu tức là Niết-bàn.

Câu: “Gốc vốn âm thầm hợp nhất” tức biết rõ muôn pháp dung hợp âm thầm ở một thể, đó là sự khế hợp mầu nhiệm.

Câu: “Thế thì cảnh chẳng khác tâm” trở xuống: lại nói về lý mầu không hai.

Câu: “Tâm cảnh dung hợp trọn vẹn quy về nơi vô cực”: Tức vật (cảnh) ngã (Tâm) cùng quy về lý mầu của vô cực.

Câu: “Tiến chẳng ở trước” trở xuống: Tức tiến tới để suy tìm Niếtbàn ở trước mà chẳng phải ở trước. Lùi lại để tìm Niết-bàn nơi phía sau mà chẳng phải ở sau. Đã chẳng ở trước ở sau thì sao lại có đầu cuối?

Câu: “Thiên nữ nói” trở xuống: Là văn kinh Duy-ma. Bậc Trưởng thượng là Tôn giả Xá-lợi-phất. Văn đoạn kinh ấy chép: Tôn giả đạt được giải thoát có thời gian lâu mau chăng? Giải thoát thì không có chuyện lâu mau. Tôi dừng lại nơi phần này cũng không có lâu mau” Nay dẫn văn trong đoạn kinh ấy để nói sự giải thoát không có tính chất lâu, mau giải thoát tức là Niết-bàn, lâu mau là đầu cuối.

18. Xét về người được Niết-bàn:

Khảo xét về người tu tập chứng đắc Niết-bàn nên gọi là khảo đắc

Câu: “Hữu danh nói: kinh chép: tánh của chúng sinh, tận cùng là ở nơi năm ấm” trở xuống: kinh ở đây là nói chung về ý chính của các kinh.

Câu: “Thế thì tánh của chúng sinh bỗng dứt trong năm ấm” tức nói năm ấm diệt thì chúng sinh dứt. Lại cũng cho rằng chúng sinh bị giới hạn trong năm ấm, nên gọi là tận cùng ở nơi ấy.

Câu: “Đạo Niết-bàn thường kiến lập ở ngoài ba cõi”, tức cho Niết-bàn là “Xuất thế gian” nên kiến lập Niết-bàn ở ngoài ba cõi.

Câu: “Là cõi khác nhau, hoàn toàn xa cách” trở xuống: tức một trong, một ngoài, nên nói là “cõi khác nhau”. Đã gọi là cõi khác nhau, nên chẳng thể nói là chúng sinh đạt được Niết-bàn.

Câu: “Nếu quả thật có sự chứng đắc” trở xuống: Nếu nhất định nói chúng sinh chứng đắc Niết-bàn, thì có chúng sinh ở ngoài năm ấm, 0 mà cho là chứng đắc.

Câu: “Nếu bị hạn chế trong năm ấm” trở xuống: nếu chúng sinh bị hạn chế trong năm ấm, mà lại cho là chứng đắc Niết-bàn, thì năm ấm chẳng thể dứt sạch.

Câu: “Còn nếu năm ấm đều được dứt sạch” trở xuống: Nếu năm ấm được dứt sạch thì không có người chứng đắc Niết-bàn. Đây là phần kết thúc về ý chính của việc vặn hỏi.

19. Bàn Về sự chứng đắc Niết-bàn một cách nhiệm mầu:

Tuy chứng đắc Niết-bàn, nhưng chính là cái đắc của sự “Vô đắc” không có sự chứng đắc cố định, nên gọi như vậy.

Câu: “Vô danh nói: chân là do lìa mọi chấp trước” trở xuống: Lìa bỏ mọi chấp trước thì mới thành chân. Có chấp trước, vướng mắc thì đó là hư giả.

Câu: “chấp trước nên có đắc” trở xuống: trong tâm có sự chấp trước, chấp mắc thì đó là “Hữu sở đắc”. Nếu lìa bỏ chấp vướng thì là “Vô sở đắc” mà gọi là “vô danh” tức không có việc để gọi tên, nói hình tướng.

Câu: “Cho nên pháp chân thì đồng với chân”. Đồng với chân tức là đúng chuẩn mực, phép tắc. Nương vào chân thì không còn chấp mắc, tức trở thành chân. Dựa vào giả thì chấp trước nên trở thành giả.

Câu: “Mà ông cho “Hữu đắc” là đắc nên tìm đắc ở hữu đắc” Đây chính là pháp luống dối đồng với sự luống dối.

Câu: “Tôi thì cho vô đắc là đắc, nên có đắc ở vô đắc” Đây tức là chân đồng với chân.

Câu: “Vả chăng, theo sự bàn luận thì trước phải xác định gốc”. Bản tức là tông chỉ.

Câu: “Nay đã nói về Niết-bàn” trở xuống: tức dựa vào tông chỉ của Niết-bàn để nói về Niết-bàn.

Câu: “Nếu ngay nơi Niết-bàn mà khởi sự bàn luận” trở xuống: Nếu dựa theo tông chỉ gốc của Niết-bàn mà nói tất cả các pháp, thể tánh của chúng đều là không, đều là thể chân thật của Niết-bàn, thì đâu còn ai chẳng là Niết-bàn mà muốn đạt được?

Câu: “Vì sao?” trở xuống: Giải thích chân tánh của Niết-bàn.

Câu: “Diệu tận thường số” (Bặt cả danh tướng, số lượng) Tức chẳng đồng với số lượng của các pháp. Số lượng ở đây có thể là năm ấm, mười hai nhập, mười tám giới, cũng có thể chỉ cho số lượng tạo tác của tâm.

Câu: “Dung hóa cả đất trời”. Tức dung hợp chung cả trời đất. Như kim loại được nung chảy trong lò đúc, chẳng có gì là không tan chảy.

Câu: “Rửa sạch muôn vật”, tẩy trừ diệt sạch, thảy đều là không.

Câu: “Trời, người không khác” trở xuống: Nói về lý không hai.

Câu: “Bên trong không tự thấy” Tức nhìn Niết-bàn từ bên trong, chẳng thấy thể tánh của nó.

Câu: “Vì chẳng phải âm thanh nên mọi vang vọng chẳng tự nghe”: Tức muốn lãnh hội Niết-bàn qua âm thanh, thì cũng chẳng thể nghe được tiếng của nó. Ngã là chỉ cho Niết-bàn.

Câu: “Không hề là hữu đắc” trở xuống: Tức cho chẳng phải hai bên.

Câu: “Kinh nói: Niết-bàn chẳng phải chúng sinh” về chỗ nói dẫn kinh nơi luận này có hai cách. Một là nói tên kinh, hai là chẳng nói tên. Nói tên thì đó là nguyên văn của kinh. Chẳng nói tên, thì đó là đại ý, chưa hẳn là nguyên văn. Nay chỗ trích dẫn này là ý chính của các kinh

Câu: “Đại sĩ Duy-ma-cật nói” cho đến “chẳng còn diệt nữa”: tức nguyên văn của kinh Tịnh Danh, đây là nhằm nói rõ” trở xuống: là giải thích ý của đoạn kinh. Tuy diệt độ mà chẳng diệt, nên gọi là không diệt.

Câu: “Thế thì chúng sinh chẳng phải chúng sinh” trở xuống: trước đã đáp chung đều là dung hợp như kim loại được nung chảy trong lò đúc.

Câu tiếp theo này chính thức đáp lại chỗ vấn nạn, nói về đức mầu nhiệm, chúng sinh tự nó là không, nên gọi là không có chủ thể chứng đắc. Niết-bàn cũng là không nên không có đối tượng chứng đắc.

Câu: “Kinh Phóng Quang chép: Bồ-đề do có mà đạt được chăng? “trở xuống: đó là trích dẫn từ văn kinh Đại Phẩm Bát-nhã, để nói về Niết-bàn. Từ đây cho đến câu: “Cho nên đều là không đạt được chăng? Đáp: chẳng đúng!” đều là văn kinh. “có tức là tâm có, không nghĩa là tâm không” Câu này cũng như vậy, đều nói về tâm. “Lại cho hữu sở đắc là đắc, vô sở đắc là vô dắc” câu này cũng như thế. “Lại cho hữu tướng là hữu đắc, vô tướng là vô đắc” câu này cũng như vậy “Lại cho có người có pháp là hữu đắc, không có người, không có pháp là vô đắc” câu này cũng như thế, “đều là vô đắc” tức là rốt ráo không có pháp đạt được, như hư không.

Câu: “Vậy nghĩa ấy như thế nào?” đã nói ra năm câu hỏi đều là chẳng đúng. Vậy thế nào là đắc?” đáp: không có đối tượng được chứng đắc, vô sở đắc, nên gọi la chứng đắc” Tức cho vô sở đắc là chứng đắc, cũng cho là đạt được “vô sở đắc” tức là chứng đắc. Lại cũng có thể cho vô đắc tức là chứng đắc. Do vậy, chứng đắc nơi vô sở đắc. Do từ nghĩa ấy, nên tuy chứng đắc Niết-bàn mà cũng là “vô đắc”, cũng có thể cho rằng, chứng đắc Niết-bàn là đắc ở nơi “vô đắc”

Câu: “Vô sở đắc gọi là Đắc, vậy ai chẳng như thế?” câu này các bản chép không giống nhau, phần nhiều người đọc không hiểu, như thể một thứ chữ gồm nhiều nghĩa, khiến người đọc lầm lạc. Nay bản này cố gắng làm cho sáng tỏ để dễ nhận thấy. Nếu cho “vô đắc” là đắc thì chẳng lấy “hữu đắc” cho là đắc, các pháp đều là vô đắc, thì người nào riêng mình chẳng đắc?

Câu: “Vậy thì đạo huyền diệu ở chỗ dứt bặt, vô sở trụ, nên chẳng đắc mà là đắc” Đây tức là chân đế. Thể tánh của chân đế là không, hoàn toàn trái ngược với có. Đó chính là nhân của “Vô chân”, nên có đắc của vô dắc.

Câu: “Trí mầu nhiệm tồn tại bên ngoài sự vật, nên chẳng tri mà tri” Đây tức là Bát-nhã. Bát-nhã huyền diệu, ở bên ngoài sự vật, hình tượng, mới đúng là sự vật không vật, nên có cái tri chẳng tri.

Câu: “Đại Tượng, pháp giới, ẩn nơi vô hình, nên chẳng thấy mà thấy” Đây tức là Pháp thân, Pháp thân vô biên, nên gọi là đại tượng Tuy là Đại tượng, nhưng chẳng thấy thể tánh của nó, nên nói là “ẩn nơi vô hình”. Đã là hình của vô hình, nên gọi là chẳng thể thấy mà thấy.

Câu: “Đại âm, thanh âm vắng lặng trùm khắp, giấu nơi hy thanh, âm thanh siêu vượt mọi sự nghe, nên chẳng nghe mà là nghe” Đây tức là âm thanh duy nhất. Âm thanh giảng nói chánh pháp không có tính chất cố định, nên gọi là hy thanh. Tuy cho là “Đại âm”, nhưng không nghe âm thanh ấy, nên nói là “giấu ở hy thanh”. Đã là âm thanh của không âm thanh, nên cho, rằng chẳng nghe mà nghe. Những từ Đại tượng, Đại âm đều xuất xứ từ Lão Tử, tác giả mượn văn để làm rõ ý mình muốn diễn đạt.

Câu: (Nên có thể bao gồm xưa nay) Quẻ Thuần khôn (?) nơi kinh dịch, hào bốn, âm chép: “Quát nang, vô cữu, vô dự” danh dự (Theo bd của NHL). Tử Hạ giải thích: Quát là kết lại, thắt lại, tức chỉ cho đạo Niết-bàn bao gồm xưa nay. Cũng như vật chứa đầy trong cái túi được thắt miệng lại. Chung cổ là chỗ tận cùng chung cuộc, từ xưa tới nay.

Câu: “Dẫn dắt muôn loài”: Tức dẫn dắt thông đạt, quần phương là muôn phương.

Câu: Giáo hóa chúng sinh khắp chốn. Đình độc là nuôi dưỡng. Thương sinh là muôn vật do tạo hóa sinh ra. Chúng sinh được xem như từ tạo hóa sinh ra nên gọi là Thương sinh. Câu: “Tuy thưa mà không lọt” trở xuống để gọi chung cho cả ba câu trên đều là “chẳng lọt”. Bao gồm cả xưa nay, xưa nay không hề bỏ sót. Dẫn dắt muôn loài đều tận cùng. Nuôi dưỡng chúng sinh, chúng sinh không mất, nên gọi chung là “Bất lậu”. Lão tử có câu: “Lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt”( ĐĐ kinh, chương 3, theo bd của NHL). Tác giả Tăng Triệu mượn từ ngữ ấy để làm rõ về Niết-bàn. Câu: “Rộng lớn thay! Mênh mông thay!”. Sách Mao Thi chú giải: “Uông dương là hình ảnh nước tràn đầy, mênh mông. Sách Thượng Thư chú: Dương dương là dáng vẻ tốt đẹp.

Câu: “Đâu có gì chẳng do đó mà được kiến lập”, tức đâu có vật gì chẳng do Niết-bàn mà có. Câu: “Nên Phạm Chí nói” trở xuống: Đây là văn kinh Bát Sư, kinh này gồm một quyển, cho biết: có một ngoại đạo, tên là Da-tuần, đã nói lời ấy, (Kinh Phật thuyết Bát Sư (quyển, N= 581,ĐTK/1)

Câu: “Vô nhai” tức là không bến bờ, không ranh giới. Câu: “không có gì chẳng thành tựu” Tức có thể đem lại mọi thành tựu cho chúng sinh. “Chẳng lúc nào không hóa độ chúng sinh” Nghĩa là có thể hóa độ tất cả chúng sinh. Câu: “Cho nên con đường ba thừa được mở rộng” trở xuống: Đây là sự tóm kết đại ý của luận về Niết-bàn. Niết-bàn là con đường của ba thừa. Là chân thật chứ không phải là luống dối. Là đạo pháp của bậc Hiền Thánh. Là nghĩa mầu của vô danh. Tất cả được hiển bày ở đây. Có thể thấy rõ: Đây là đoạn kết thúc chung cho các luận có tác giả từ trước đến giờ. Con đường đã mở ra nơi luận của ba thừa. Đó là bài “Tông Bản Nghĩa”. Chân giả được giải thích tức là bài “Vật Bất Thiên”, “Bất Chân Không”. Đạo pháp của bậc Hiền Thánh thường còn, đó là bài “Bát-nhã Vô Tri”. Nghĩa nhiệm mầu của Vô Danh được hiển bày tức bài “Niết-bàn Vô Danh”.

Pages: 1 2 3