TRẤN CHÂU LÂM TẾ TUỆ CHIẾU THIỀN SƯ NGỮ LỤC
MỘT QUYỂN
Tổ sư Tam Thánh Huệ Nhiên biên tập.
TỰA
Phái Tào Khê xuất hiện khơi nguồn rồi chảy mãi không cùng, Nam Nhạc, Dương Kỳ tông phong cao vút, liên miên bất tận, con cháu mở rộng hoằng truyền như cành lá tươi tốt luôn che mát nhân thiên, thật là rạng ngời Tổ đạo. Nói mà không nói, nên biết ý ở ngoài lời. Nghe mà không nghe, quả thật lời không ý. Đây là lý đạo cùng tột không thể dẫn dụ, tàn dư ảnh hưởng cùng ngôn ngữ. Nên Tổ Lâm Tế đem chánh pháp nhãn tạng làm sáng tỏ tâm Niết bàn, làm hưng khởi đại trí, đại bi, vận đại cơ đại dụng gậy đánh tiếng hét cắt đứt phàm tình, nhanh như điện chớp sao băng, rốt cuộc cũng khó thầm hợp. Vì thế không cho tìm kiếm trong nói, nghe để suy lý. Chẳng qua chỉ là gà đến Tân La, mà muốn thành phượng hoàng bay vút lên trời cao, không để lại vết tích thấu suốt của huyền, làm cho chúng sinh mê mờ trong ba cõi đều quy về với nhất chân thật tế. Bậc anh tài kiệt xuất trong thiên hạ thảy đều kính ngưỡng, đương nhiên làm Tổ lý của tông sư vậy.
Nay Thiền sư Tổng Thống Tuyết Đường là cháu đời thứ 1 của tông Lâm Tế, đi khắp Hà Bắc, mời về Hà Nam tìm thấy quyển Ngữ lục này, ở Dư Hàng mừng rỡ như người nghèo được của báu, như đêm tối được đèn sáng, không ngăn được cảm kích. Sư liền bỏ tiền của khắc bản lưu hành cúng dường các chùa. Việc lạ này thật là ngàn năm khó gặp Lão nhân được, chao ôi! Ném đất vàng âm thanh vang dội bốn biển, biết chắc đó là viên ngọc quý có giá trị khó đáp đền.
Đinh Mùi niên hiệu Trinh Nguyên thứ hai sư nối pháp Tổ trụ trì Báo Ân Thiền Tự ở Đại Đô (Yên kinh). Tùng Luân hiệu Lâm Tuyền Lão Nhân đốt hương kính cẩn đề tựa.
Đức Phật đem chánh pháp nhãn tạng Niết bàn diệu tâm trao cho Ngài Đại Ca Diếp làm Tổ thứ nhất, đến Tổ thứ 2 Bồ-đề Đạt Ma đem mật ấn của mười phương ba đời Chư Phật đến Trung Hoa. Bấy giờ Trung Hoa mới biết Phật pháp có:
“Giáo ngoại biệt truyền, Bất lập văn tự
Trực chỉ nhân tâm Kiến tánh thành Phật.
(Có cách truyền ngoài giáo tông, chẳng câu nệ vào chữ nghĩa, đó là chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật).
Về sau, hoa ưu đàm xuất hiện hương thơm ngát trời. Một hoa nở năm cánh, hương bay khắp nơi, sắc báu sáng ngời khắp chốn. Mỗi mỗi phóng vô lượng ánh sáng rạng ngời đại thiên thế giới. Lúc đó có một vị Tỳ kheo vì một đại sự nhân duyên ở trong núi Hoàng Bá, ba lần thưa thỉnh đều bị đánh. Về sau đến Ngài Đại Ngu mới được ấn chứng. Hàng ngày dùng thanh kiếm Kim Cang Bảo Vương gặp phàm giết phàm, gặp Thánh giết Thánh, phong hành tự nhiên, hiệu lệnh tám phương. Voi chúa lông trắng như tuyết, như sư tử lông vàng ngồi xổm cất tiếng rống, hồ ly dã can, tâm vỡ óc tan, trăm thú nhìn thấy hình đều run. Kinh sợ như đứng trên vực thẳm ngàn nhẫn, làm cho người giữa đường không dám đi, vì sợ tán thân mất mạng. Dù nghệ thuật Lão Tử, trông thấy cũng toát mồ hôi. Hoặc là Tam huyền tam yếu, Đoạt cảnh đoạt nhân, chương vàng cú ngọc, như buồm thuận gió, ngựa xông vào trận, nhanh như điện chớp, bước qua sóng gió, xuyên thủng hang kiên cố, tan nát trận địch, xoay trời chuyển đất, bảy dọc tám ngang làm cho cắt đứt các duyên. Học chúng khắp nơi nghe danh đến tấp nập, nhưng môn đình cao sừng sững khó vào. Bởi vì công phu diệu dung không nương văn tự, không lìa văn tự, một con mắt trí tuệ nhìn khắp đại địa mới biết được tông phong này. Cuối cùng đem chánh pháp nhãn tạng diệt mất bên con lừa mù. Hành trang của Sư chép đầy đủ trong “Truyền đăng lục”. Ở đây không bàn đến nữa.
Từ Ngài Hưng Hóa tướng công về sau, con cháu đông đúc thật là hưng thịnh. Nhiều người có căn khí lớn, sáng ngời đứng đầu khắp nơi, chói rạng xưa nay, khắp nơi khắp chốn, pháp hội trong tòng lâm, hóa độ luận chân. Khuôn phép quy củ sâu dày, hiện tướng lưỡi rộng, dài khai đường nói pháp cho người, như Từ Minh Viên Công, Lang Lang Giác Công đều là bậc pháp vương Thầy của trời người. Nay Thiền sư Tuyết Đường cháu dòng chính, đời thứ 1 đời Lâm Tế, phái Lang Lang đời thứ 10 được Vương thần tôn kính, nho gia ngưỡng mộ bậc Long tượng trong chốn Thiền tăng, không quên ân đức Tổ sư, e chỉ tiếc một lời, một câu, hét, đánh, tham vấn chưa hỏi và ngữ lục thăng đường, nhập thất chưa phát minh được. Nay khắc bản lưu hành để truyền rộng trong chốn thiền lâm. Nhưng phải nhờ cư sĩ Quách Thiên Tích (Bắc Sơn) viết bài tựa. Than ôi! Lão sư Tuyết Đường làm một việc làm từ không ai Tổ sư truớc làm được, dù có cố gắng đến trọn đời cũng khó theo kịp, tri ân báo ân thì không phải không.
Đến năm trăm năm sau, có một lão Tăng điên nhả đàm dãi, sửa đổi mới lại để cúng dường. Học tăng ngày nay lại chịu gậm nhấm ư? Châu về Hiệp Phố, khơi lại đống tro tàn cũng là chuyện tự nhiên.
Đại Đức – Tháng năm thứ 2 – Trước sự giám sát của Quan ngự Sữ, Quách Thiên Tích quý lạy chín lạy viết lời tựa.
Trộm nghe, núi Hoàng Bá có người dám đương đầu vuốt râu cọp, bên bờ sông Hô Đà thuận nước xuôi thuyền, đã phơi bày nanh vuốt thâm độc, vẫn là hiện rõ nghệ thuật từ bi, nhằm vào một chi tát, khỏi nhọc nói nhiều, ba đấm vào hông có thể nói là dốc hết tâm can. Tam huyền trong tay, bảy việc tùy thân, chạm vào thì đá tan núi lở, nghĩ đến thì sấm chớp vang rền. Môn đình cao ngất, thâm áo rộng sâu, đứng vọng trông lên, không thể đến được. Chỉ có Hòa thượng Tổng Thống Tuyết Đường vì thương xót xướng ca mà hòa vô vị.
Than ôi! Tuyết Đường hòa theo khúc đàn hi hữu. Ngữ lục thiếu văn này nên tòng lâm ít thấy, phải tìm đến Thích tử để ghi lại bài tựa. Vì muốn khắc thành bản lưu hành cho những người học thiền thưởng thức để hoằng dương đạo Tổ và dạy dỗ người sau. Đánh, hét phải nhanh như đá xẹt, điện chớp, cơ pháp biến hóa phải nhìn lại lông mày, lỗ mũi. Những cơ duyên khác chép đầy đủ trong ngữ lục trước không nêu ra nữa.
Than ôi! Tổ sư Lâm Tế truyền sáu đời cho đến tông sư Phần Dương. Dưới Phần Dương có sáu tôn giả kiệt xuất như: Từ Minh Viên, Lang Nha Giác. Viên truyền cho Dương Kỳ Hội, Hội truyền cho Bạch Vân Đoan, Đoan truyền cho Ngũ Tổ Diễn, Diễn truyền cho Phật Qủa Cần Phật Giám Thiên U Tề, Phật Qủa truyền cho Hổ Khưu Long Đại Huệ Cảo, Hổ Khưu Long truyền cho Ưng Am Hoa, Hoa truyền cho Mật Am Kiệt. Kiệt truyền cho Tùng Nguyên, Phá Am Tiên Nhạc-Phá Am truyền cho Thạch Điền Huân – Huân truyền cho Tịnh Từ Ngu Cực Tuệ. Tuệ truyền cho Tùng Nguyên. Khưu truyền cho Vô Đức Thông, Thông truyền cho Hư Chu Độ, Độ truyền cho Kính Sơn Hồ Nghiêm Phục, Thiên Mục Tề. Tề truyền cho Nhữ Châu Hòa, Hòa truyền cho Trúc Lâm Bảo, Bảo truyền cho Trúc Lâm An, An truyền cho Trúc Lâm Hải, Hải truyền cho Khách Thọ Chương Bạch Giản Nhất, Quy Vân Tuyền, Tuyền truyền cho Bình Sơn Lượng, Bạch Giản Nhất truyền cho Xung Hư Phường, Lại Mục Quy, Khách Thọ Chương truyền cho Hải Vân Đại Tông Sư, Trúc Lâm Di, Di truyền cho Long Hoa Huệ. Hải Vân truyền cho Khả Am Lãng, Long Cung Ngọc, Trách Am Huyên, Khả Am truyền cho Thái Truyền, Lưu Văn Trinh Công, Khách Thọ Mãn; Long Cung Ngọc truyền cho Đại Danh Hải, Trách Am truyền cho Khách Thọ An. Lang Nha giác truyền cho Lặc Đàm Nguyệt, Nguyệt truyền cho tỳ lục chân. Chân truyền cho bạch thuỷ bạch, bạch truyền cho Thiên Ninh đảng. Đảng truyền cho từ chiếu Thuần. Thuần truyền cho Trịnh Châu bữu, bữu truyền cho Trúc lâm tạng, hỷ thọ hanh thiểu lâm giám, Khách thọ Hành, Thiền Lâm Gián. Khách thọ hành truyền cho Đông Bình Điện. Thái Nguyên chiếu; Thiền Lâm giá, truyền cho Pháp vương Thông, Thông truyền cho An Nhàn Giác, Giác truyền cho Nam Kinh Trí, Tây Am Huân. Nam Kinh Trí truyền cho Thọ Phong TrạmTây Am Huân truyền cho Tuyết Đường Nhân. Tuyết Đường là cháu thứ 1 của tông Lâm Tế đều là cơ biện dọc ngang cao vút của môn đình, là con trong tông môn nối tiếp nhau mãi đến hôm nay. Có thể nói là nguồn xa dòng dài. Đây là nghĩa đó vậy. Thiền sư Tuyết Đường là Tổ đời thứ ba của chúng ta.
Dặn dò đệ tử viết cho sách này, dưới sự hướng dẫn của ông. Sau não thấy mặt, trên đảnh có mắt, một trận cười vang. Khai thác Thối Đường kế thừa Tổ, cháu đời thứ 20.
Phổ Tú ở núi Ngũ Phong trì trai đốt hương kính bái viết.
Diên Khang điện học sĩ, Kim tử quang lộc đại phu, chân định phủ lộ an vũ sứ, kiêm Mã bộ quân đô tổng quản, Kiêm tri thành đức quân phủ sự Mã Phòng soạn.
Trên núi Hoàng Bá, từng bị đòn đau, dưới sườn Đại Ngu mới biết thoi đấm. Lão bà đảm chuyện, thằng quỷ đái dầm. Lão tiên cuồng này lại vuốt râu cọp. Trồng tùng hang núi, làm mốc cho người sau, lưỡi cuốc đất chặt cây, suýt bị chôn sống, khiến kẻ hậu sinh, tự vả miệng mình, đốt sạch chữ nghĩa, dứt sạch nói năng. Chẳng phải Hà Nam thì về Hà Bắc. Bước qua bến cũ đưa đón qua lại, nắm chặt yếu quyết, vách đứng vạn nhẫn. Đoạt nhân đoạt cảnh, hun đúc. Tiên nhân, Tam huyền Tam yếu, đào tạo nạn năng, thường ở tại nhà, không ra ngoài đường, chân nhân không ngồi vị ra vào trước mặt quý vị. Hai đường đồng hét, khách chủ rõ ràng, chiếu dụng đồng thời, vốn không trước sau. Hoa ấu đối ảnh, hang rỗng dội thanh, diệu ứng vô cùng, phủi áo xuôi Nam, danh lớn vô cùng. Đông đường kính đợi, bình đồng bát sắt, Hưng Hóa tôn sư đóng của vô ngôn, Tùng già mây trôi, thong dong mặc thích. Nhìn vách chưa mấy. Sắp cạn nguồn thiền, chánh pháp truyền ai, bên lừa mù diệt mất. Viên giác diễn xưa. Đem kiểm điểm lạ, thật không sai sót, chỉ còn tiếng hét, cần phải thương lượng, nhà Thiền đủ mắt chớ nên lếu láo.
Trung thu, năm Canh Tý Tuyên Hòa kính cẩn đề tựa.
TRẤN CHÂU LÂM TẾ TUỆ CHIẾU THIỀN SƯ NGỮ LỤC
Quan phủ Chủ vương Thường Thị cùng với các quan thỉnh sư đăng tòa. Sư thượng đường nói:
-Hôm nay, Sơn Tăng bất đắc mà thuận theo tình người mới lên tòa này. Nếu căn cứ vào việc lớn được xưng dương dưới cửa Tổ Tông thì thật là mở miệng không được chẳng biết đặt chân vào đâu. Hôm nay Sơn Tăng này vì quan Thường Thị tha thiết thưa thỉnh đâu giấu được cương tông!
Ai là kẻ chiến tướng hãy ra ngay đây bàn trận mở cờ trước sự chứng cứ của đại chúng xem nào?
Có ông Tăng hỏi:
-Đại y của Phật pháp là gì?
Sư liền hét. Tăng lễ bái. Sư nói:
-Ông Tăng này biết ăn nói đấy.
Hỏi: Sư xướng khúc hát của nhà ai và nối tiếp tông phong của ai? đánh.
Sư đáp: Ta ở chỗ tiên sư Hoàng Bá, ba lần thưa hỏi, ba lần bị Tăng ngần ngừ.
Sư liền quát, rồi đánh và nói:
-Không được đóng cọc vào hư không.
Tọa chủ hỏi: Mười hai phần giáo điển của Tam thừa há không phải nói rõ Phật tánh sao?
Sư đáp: Cỏ hoang chưa từng cuốc. Tọa chủ nói: Phật há đối người sao? Sư đáp: Phật ở chỗ nào?
Tọa chủ không đáp được.
Sư nói: Trước quan Thường Thị mà toan che mắt lão Tăng. Lui mau! Lui mau! Đẩ cho người khác hỏi.
Sư lại nói: Pháp hội hôm nay chỉ vì một đại sự, có ai thưa hỏi gì nữa chăng? Mau tới hỏi đi. Các ông vừa mở miệng đã không dính dáng gì. Tại sao như thế? Há chẳng nghe Phật dạy: Pháp lìa văn tự, không thuộc nhân, cũng không phải duyên. Vì ông tin không tới, cho nên ngày nay mới rối bời ra. Quan Thường Thị cùng các quan bị che mờ Phật tánh, chi bằng hãy lui ra.
Sư quát và nói tiếp: Người thiếu tín căn thì không có liễu ngộ. Đứng đã lâu, xin trân trọng. Một hôm Sư đến phủ Hà Bắc, Phủ chủ Vương Thường Thị thỉnh sư đăng tòa. Lúc bấy giờ Ma cốc bước ra hỏi:
-Đại bi ngàn tay ngàn mắt, mắt nào là mắt chánh?
Sư nói: Đại bi ngàn tay ngàn mắt, cái nào là mắt chánh. Nói mau!
Nói mau!
Ma cốc kéo Sư xuống tòa, Ma Cốc ngồi lên. Sư đến gần nói: Không hiểu!
Ma Cốc ngần ngừ. Sư cũng kéo Ma Cốc xuống tòa mà lên ngôi. Ma cốc liền bỏ đi, Sư liền xuống tòa.
Sư thượng đường nói: Trên khối thịt đỏ lòm kia có một con người chân thật không ngôi thứ thường ra vào trước mặt quý vị, chưa được mọi người chứng nhận thử nói xem. Ai chưa chứng cứ hãy nhìn đi! Nhìn đi!
Bấy giờ có ông Tăng hỏi:
-Thế nào là vị chân nhân không ngôi thứ? Sư bước xuống tòa nắm vị Tăng lại nói:
-Nói nói!
Tăng suy nghĩ. Sư đẩy ra nói:
-Vị chân nhân không ngôi thứ là que gạt cứt ấy! Sư liền về phương trượng.
-Sư thượng đường, Tăng ra lễ bái. Sư liền hét. Tăng thưa:
-Hòa thượng chớ thử người. Ngươi nói ta sơ sót chỗ nào? Tăng liền hét. Tăng hỏi:
-Thế nào là đại ý Phật pháp. Sư liền hét.
Tăng lễ bái.
Ngươi nói hét cũng không. Tăng nói:
-Giặc cỏ thua to rồi. Lỗi ở chỗ nào?
Nếu tái phạm thì không tha.
-Ngày ấy hai thủ tọa Đông đường, Tây đường gặp nhau cùng nhau hét. Tăng hỏi:
-Có chủ khách không? Chủ khách rõ ràng.
Sư nói: Đại chúng phải hiểu câu “Chủ khách” của Lâm Tế. Thì hảy hỏi hai tọa chủ trong Tăng đi, Sư liền xuống tòa.
Sư thượng đường, Tăng hỏi:
-Thế nào là dại ý Phật pháp? Sư dựng phất tử.
Tăng liền hét. Sư đánh.
Sư nói: Hễ là người vì pháp chẳng nề chôn thân mất mạng. Hai mươi năm. Ta ở với Tiên sư Hoàng Bá, ba lần hỏi đại ý Phật pháp, ba lần được Ngài ban gậy, giống như cây cỏ tơi bời. Nay còn nghĩ lại ta cũng muốn nhận đòn như vậy. Ai là kẻ giúp ta được chăng!
Khi ấy có vị Tăng đứng ra thưa:
-Con làm được.
Sư đưa gậy cho Tăng, Tăng toan tiếp gậy. Sư liền đánh.
-Sư thượng đường, Tăng hỏi:
-Sự việc trên đao kiếm là gì? Sư đáp:
-Xui quá! Xui quá! Tăng suy nghĩ. Sư đánh.
Tăng hỏi: Chỉ như người trong nhà đá đạp chày giả gạo quên dời chân thì đi về đâu?
Sư đáp: Chìm dưới khe sâu:
Sư hỏi: Hễ có người đến thì không để cho kẻ ấy thiệt thòi, vì ta biết chỗ mà từ đó người ấy đến. Nếu như thế là như vậy đi mất. Nếu không đến như thế thì như không dây mà tự trói, trong tất cả thời chớ có toan tính lung tung. Hiểu hay không hiểu đều là sai. Ta nói rõ ràng mặc cho thiên hạ chê cười. Đứng đã lâu, xin trân trọng!
-Sư thượng đường nói:
-Một người ở trên đỉnh cao chót vót không có lối xuống. Một người ngã tư đường cũng không biết đi ngã nào? Kẻ nào trước, kẻ nào sau? Chớ làm Duy Ma cũng chớ làm Phó Đại sĩ, trân trọng.
Sư thượng đường nói:
-Có một người suốt đời ở ngoài đường mà không rời nhà, có người rời nhà không ở ngoài đường. Người nào đáng được trời người cúng dường, Sư liền xuống tòa.
-Sư thượng đường tăng hỏi:
Thế nào đệ nhất cú?
Tam yếu mở ra điểm son lệch.
Chẳng cho nghĩ chủ khách phân.
Thế nào đệ nhị cú.
Diệu giải há ngăn gì chỗ hỏi.
Bọt êm đâu lại cản dòng trôi.
Thế nào là đệ tam cú?
Hãy xem rối múa trên sân khấu.
Lôi kéo đều do hẳn tại ngươi.
Một câu phải có đủ tam huyền môn, một huyền môn phải đủ tam yếu, có quyền có dụng, các ông làm sao hiểu?
-Vào buổi chiều Sư đến thăm và dạy chúng:
-Có khi đoạt nhân không đoạt cảnh, có khi đoạt cảnh không đoạt nhân. Có khi nhân cảnh đều đoạt, có khi nhãn cảnh đều không đoạt.
Bấy giờ có ông Tăng hỏi:
Đoạt nhân không đoạt cảnh là gì?
Vầng nhật chiếu quang bầy gấm vóc.
Hài nhi rủ tóc trắng như tơ.
Đoạt cảnh không đoạt nhân là gì?
Vua ban chiếu khắp thiên hạ.
Tướng quân biên giới chẳng tăm hơi.
Nhân cảnh cả hai đều đoạt là gì?
Dứt hết tất cả chỉ tin một.
Nhân cảnh đều không đoạt là gì?
Vua lên điện báo, dân quê hát ca.
Người học đạo thời nay cốt cần kiến giải chân chánh. Nếu đạt được kiến giải dứt sinh tử, đi đứng được tự do, không mong cầu thù thắng mà thù thắng tự đến.
Chư huynh đệ, như tiên đức từ xưa đều có con đường nào đó cho người, cũng như Sơn Tăng ngày nay muốn chỉ dạy người. Chỉ cần các ông đừng nhận sự mê hoặc của người khác, muốn dùng thì dùng đừng nghi ngờ. Nay người học không biết bệnh tại chỗ nào? Bệnh là ở chỗ chưa đủ lòng tin. Nếu các ông không biết tự tin thì hoang mang ngay. Cứ theo sự chuyển đổi của vạn cảnh thì bị vạn cảnh chuyển đổi lại lúc nào cũng mong cầu, không được tự do. Các ông nếu dứt được cái tâm thì cùng với Phật Tổ, giống nhau. Các ông muốn hiểu được Phật Tổ chăng?
Kẻ nghe pháp trước mặt các ông đây là đấy vậy. Người học chưa đủ lòng tin mà tìm cầu bên ngoài, dù tìm cầu được cũng là mặt nổi của văn tự, hoàn toàn họ không sống được với tổ ý. Chớ lầm, này các Thiền đức! Lúc này không gặp được thì ngàn kiếp vạn đời luân hồi trong ba cõi, cứ theo cảnh dẫn thì sinh vào bụng của bò lừa.
Chư huynh đệ, sơn tăng quan niệm cùng với Phật Thích-ca giống nhau. Ngày nay có lắm chỗ dùng có thiếu gì đâu? Sáu đường thần quang chưa từng luống uổng. Nếu thấy được như thế thì mới là người suốt đời thong dong.
Chư huynh đệ, ba cõi không an, giống như nhà lửa, ở đây không phải chỗ an thân lập mạng của các ông. Sát quỷ vô thường trong khoảng sát na, không kể sang hèn già trẻ. Các ông muốn được như Phật, Tổ, chỉ đừng tìm cầu bên ngoài. Ánh sáng Thanh tịnh nơi nơi một niệm tâm của các ông chính là vị Phật pháp thân ở trong nhà của các ông.
Ánh sáng vô phân biệt nơi một niệm tâm của các ông là Phật báo thân trong ngôi nhà của ông.
Ánh sáng vô sai biệt ở nơi một niệm tâm Thanh tịnh của các ông chính là vị Phật hóa thân ở trong nhà các ông.
Ba thân này chính là người đang nghe pháp ở trước mặt các ông đây vậy, chỉ cần các ông không cầu bên ngoài thì sẽ có được dụng ấy.
Cứ theo các Kinh luận gia nhận thì ba thân là điểm cùng tột, còn theo chỗ thấy của Sơn Tăng thì ba thân này không phải như vậy. Ba thân ấy chỉ là danh ngôn, vì còn nương vào ba thân. Người xưa nói rằng: Thân nương nghĩa mà lập, là chỗ căn cứ vào thể mà luận. Thân pháp tánh và đất pháp tánh, hiểu rõ ra chỉ là bóng sáng vậy. Đại đức, các ông nên biết nhận thân nào làm bóng sáng thì thân đó là nguồn gốc của Chư Phật, khắp nơi là chỗ về nhà của các đạo lưu. Sắc thân bốn đại này không thể nghe pháp, nói pháp, phổi gan tỳ vị không thể nghe pháp, nói pháp, hư không cũng như vậy. Nghe pháp nói pháp đó, cái đó rõ ràng trước mắt ông chính Phật tánh thì Phật tánh này nghe pháp. Nếu như thấy được điều này thì cùng Phật tổ gióng nhau. Nếu trong tất cả thời không gián đoạn thì nhìn đâu cũng đúng, chỉ vì tình sinh trí cách, thể thay đổi khác đi, cho nên luân hồi trong ba đường chịu nhiều đau khổ. Theo chỗ thấy của sơn tăng thì cái gì cũng đều nhiệm mầu, đều giải thoát.
Chư huynh đệ, tâm pháp vô hình thông cả mười phương. Tại mắt gọi là thấy, tại tai gọi là nghe, tại mũi là ngửi, tại miệng đàm luận, tại tay cầm nắm, tại chân chạy nhảy, vốn là một tinh minh sinh ra sáu hòa hợp. Một tâm đã không thì ở đâu cũng giải thoát. Sơn tăng đã nói như vậy ý ở chỗ nào? Chỉ vì các ông dong ruỗi tìm cầu bên ngoài chưa dứt, cứ bám vào cơ cảnh không đâu của người xưa.
Chư huynh đệ, hãy theo chỗ thấy của Sơn Tăng ngồi dứt báo thân, hóa thân Phật, Thập địa mãn tâm cũng giống như khách, Đẳng giác, Diệu giác là kẻ mang gông cùm, La-hán, Bích-chi như phẩn tiểu, Bồ-đề Niết-bàn như cọc đóng lừa, tại sao thế? Chỉ vì chư huynh đệ chưa đạt được kiếp không trong ba a-tăng kỳ, cho nên mới có các chướng ngại. Nếu là đạo nhân chân chánh, thì hoàn toàn không phải như vậy. Chỉ nên theo duyên mà làm tiêu được nghiệp củ, tự do mặc áo, muốn đi thì đi, muốn ngồi thì ngồi, không còn một niệm mong cầu quả Phật, Cớ sao như vậy? Người xưa nói:
-Nếu thế mà người ta cứ toan lăng xăng bên nhà hàng xóm mà muốn tạo nghiệp tìm câu Phật thì Phật là điềm lớn sinh tử”.
Này các Đại đức, thời gian đáng quý, học thiền, học đạo, nhận danh, nhận cú, cầu Phật tổ tìm thiện tri thức giúp cho. Này các Đại đức, các ông có cha mẹ còn tìm cầu cái gì nữa? Ông hãy nhìn lại mình xem. Người xưa nói:
-Diễn Nhã Đạt Đa mất đầu, khi tâm mong cầu dứt, tức là vô sự. Đại đức hãy cứ bình thường đừng khách sáo. Có một bọn không biết tốt xấu, làm điều xằng bậy, giả dối chỉ Đông vẻ Tây, nói tạnh cầu cầu mưa. Những hạng người này cuối cùng đành mang nợ, có ngày vua Diêm vương cho nuốt hòn sắc nóng. Ưa thích nam nữ nhà người, bị bọn tinh ma dã hồ lôi cuốn làm kỳ làm quái. Bọn người ấy có ngày bị đòi tiền cơm
-Sư dạy chúng:
-Chư huynh đệ, điều quan trọng là cầu cho được kiến giải chân chánh để ứng phó trong thiên hạ, khỏi bị bọn tinh ma đó làm mê. Làm người vô sự là quý nhất, đừng tạo tác. Các ông tìm toan hướng cầu kỷ xảo ở nhà hàng xóm là sai rồi. Chỉ toan cầu Phật, Phật là danh cú. Các ông còn muốn tìm cầu nữa chăng? Phật Tổ xuất hiện ba đời mười phương cũng chỉ là cầu pháp. Các huynh đệ tham cứu học cũng chỉ là cầu pháp, được pháp mới thôi. Chưa được thì phải chịu luân hồi trong năm đường.
Thế nào là pháp?
Pháp ấy là tâm pháp, tâm pháp thì vô hình trong suốt mười phương, diệu dụng trước mắt. Người chưa tin nổi nên nhận danh cú, tìm ý nghĩa
Phật pháp trong văn tự, thật là sai khác như trời với đất. Chư huynh đệ, Sơn Tăng nói là nói pháp gì? Pháp ấy là tâm địa pháp để vào Thánh, vào phàm, vào sạch dơ, vào chân, vào tục của các ông mà đặt tên đặt chữ cho hết thảy mọi phàm, Thánh, chân tục. Các phàm, Thánh chân tục đặt tên đặt chữ cho người ấy không được đâu.
Chư huynh đệ, nắm được như thế thì chẳng chấp trước vào danh tự. Đó gọi là huyền chỉ. Sơn Tăng nói pháp không như thiên hạ. Nếu như có Văn-thù, Phổ Hiền đến đây hiện thân hỏi pháp, vừa thưa Hòa thượng, thì ta đây đã biết rồi. Lão Tăng này ẩn cư khi có người đến gặp, thì ta đã rõ hết rồi. Như vậy là sao? Vì chỗ thấy của ta thấy khác, ngoài không chấp phàm Thánh, trong không trụ vào gốc gác, thấy rõ hết, chẳng nghi lầm vậy.
-Sư dạy chúng:
-Chư huynh đệ, Phật pháp không có chỗ dụng công, chỉ bình thường vô sự, đi tiêu, đi tiểu, mặc áo, ăn cơm, mệt thì nằm nghỉ. Người ngu cười ta, người trí mới biết được ta. Người xưa nói:
-Hạ thủ công phu bên ngoài đều là kẻ ngu si, ông nên tùy chỗ làm chủ đi! Lập xứ đều là chân, cảnh không lôi cuốn được. Dù cho có lập khí và Ngũ vô gián nghiệp từ xưa đi nữa, thì nó cũng giải thoát khỏi biển lớn. Học giả thời nay đều không biết pháp, giống như dê húc càn đụng vật gì cũng bỏ vào miệng, tớ chủ chẳng rõ, khách chủ chẳng phân. Hạng người này tâm tà vào đạo, gặp chỗ ồn thì vào, không được gọi là người chân chánh xuất gia, mà chính là người thế tục. Phàm người xuất gia, phải biết được kiến giải chân chánh bình thường, biết được Phật ma, chân ngụy, biết được phàm Thánh. Nếu biết được như vậy gọi là chân xuất gia. Nếu ma Phật không biết được chính là ra một nhà vào một nhà, đó gọi là chúng sinh tạo nghiệp không thể gọi là hàng xuất gia chân chánh. Ví như Phật và ma giống nhau không thể phân biệt được, như nước hòa với sữa, ngỗng chúa uống sữa. Như người học đạo có mắt sáng, thì Phật đánh cả lẩn ma. Nếu như các ông yêu Thánh ghét phàm thì cứ mãi nổi chìm trong biển sinh tử.
-Thế nào là ma và Phật?
Một niệm còn nghi là ma. Nếu ông đạt được muôn pháp vô sinh, tâm như huyễn hóa, không còn một trần, một pháp, khắp nơi đều Thanh tịnh là Phật. Nhưng Phật, ma là hai cảnh giới nhiểm, tịnh. Chỗ thấy Sơn Tăng này không có Phật, không có chúng sinh, không xưa, không nay, được là được không qua thời gian và cơ hội, không tu, không chứng, không được, không mất. Trong tất cả thời không pháp phân biệt, dù
người còn một pháp tôi cũng nói như mộng như huyễn, Sơn Tăng nói đều là đúng. Đạo lưu, người nghe đó là Phật tánh rõ ràng trước mắt ông, người này khắp nơi đều không ngăn ngại, thông cả mười phương, ba cõi tự tại. Vào tất cả cảnh sai khác mà không bị cảnh chuyển, trong một sát na thông nhập cả tam giới, gặp Phật nói Phật, gặp Tổ nói Tổ, gặp La Hán nói La Hán, gặp ngạ quỷ nói ngạ quỷ. Dạo khắp nơi trong cõi nước giáo hóa chúng sinh chưa lìa một niệm, tùy theo chốn Thanh tịnh thông cả mười phương, muôn pháp nhất như. Huynh đệ, đại trượng phu hôm nay mới biết xưa nay vô sự, vì ông chưa đủ lòng tin, niệm niệm dong ruỗi tìm cầu, bỏ đầu này tìm đầu nọ không thể dừng được. Như Bồ-tát Viên giáo và Đốn giáo vào pháp giới mà hiện thân, hương về cõi tịnh độ, ghét phàm ưa Thánh. Hạng người này chưa quên nắm bỏ, tâm còn nhiễm tịnh. Theo kiến giải của Thiền tông thì không như vậy, ngay hiện tại không có lúc nào hết. Những điều Sơn Tăng nói đều là thuốc trị bệnh tạm thời, không phải pháp thật. Nếu thấy được như vậy là xuất gia chân chánh, thì một ngày tiêu muôn lượng vàng ròng.
Chư huynh đệ, bị các ông Thầy già ở khắp nơi phá hư mày mặt mà nói ta đây hiểu thiền, hiểu đạo biên giải cao xa như thế, đều là tạo nghiệp địa ngục. Nếu là người học đạo chân chánh không cầu vượt quá thế nhân mà điều cần thiết là cầu được kiến giải chân chánh. Nếu hiểu được kiến chân chánh cho tròn đầy sáng sủa thì mới xong.
-Kiến giải chân chánh là gì?
Nếu ông cứ vào phàm Thánh, vào nhiễm tịnh, vào cõi nước Chư Phật, lầu các Di-lặc, pháp giới Tỳ lô giá na, đâu đâu cũng đều hiện thành, trụ, hoại, không. Khi Phật ra đời chuyển đại pháp luân liền nhập niết bàn, không thấy có tướng đến, đi chi cả, tìm cái sinh tử cũng, liền vào pháp giới vô sinh, dạo khắp cõi nước, vào pháp giới hoa tạng, thấy rõ tướng không của các pháp tất cả đều không thật, chỉ có đạo nhân Vô y nghe pháp, là mẹ của Chư Phật mà thôi. Cho nên Phật sinh ra từ Vô y. Nếu ngộ Vô y thì Phật cũng vô đắc. Nếu thấy được như thế, là kiến giải chân chánh. Người học không hiểu bèn chấp vào danh cú, họ bị danh từ phàm Thánh làm ngăn ngại, cho nên làm chướng ngại trí tuệ không được rõ ràng còn mười hai phần giáo đều là biểu hiện. Người học không hiểu liền hướng vào danh cú mà sinh kiến giải đều là nương tựa cả phải rơi vào nhân quả, chịu sinh tử trong ba cõi. Nếu các ông muốn thoát được sinh tử, đi lại tự do, thì ngay đây biết được người đang nghe pháp không hình, không tướng, không căn, không gốc, không chỗ ở linh hoạt tươi mát. Ứng vào vạn loại mà làm chỗ dùng chỉ là không chỗ, cho nên càng tìm càng xa, càng cầu thì trái, gọi là bí mật.
Chư huynh đệ, các ông chớ nhận người bạn mộng huyễn, lâu mau gì cũng về vô thường mà thôi. Ông hướng vào trong thế giới này, tìm cái gì làm giải thoát? Tìm kiếm lấy miếng cơm mà ăn, tấm áo mà mặc cho qua ngày. Rồi nên tìm học bậc thiện tri thức, chớ đưổi theo dục lạc. Thời giờ đáng quý, niệm niệm vô thường: thô thì đất, nước, gió, lửa bức bách; tế thì bị bốn tướng: thành, trụ, hoại, diệt bức bách. Huynh đệ, nay phải biết lấy bốn loại cảnh tướng vô tướng mới khỏi bị cảnh xô đẩy.
Bốn loại cảnh vô tướng là gì?
Trong một niệm mà các ông tâm các ông nghi thì bị đất ngăn ngại. Trong tâm một niệm ái thì bị nước nhận chìm. Trong một niệm tâm mà các ông sân thì bị hai hỏa thiêu đốt. Trong một niệm tâm mà các ông có hỷ thì bị gió đẩy đưa. Nếu rõ được như vậy thì cảnh nào cũang dùng được. Khắp nơi đều là sử dụng cảnh, Đông nổi Tây chìm, Nam nổi Bắc chìm.
Đi trên nước như đi trên đất, đi trên đất như đi trên nước. Vì đạt được bốn đại như mộng huyễn.
Chư huynh đệ, nay các ông hãy biết rằng người đang nghe pháp là không phải bốn đại mà các ông có thể dùng. Nếu thấy được như vậy, thì mới được tự do qua lại. Theo quan niệm của Sơn Tăng thì chớ nghi một pháp nào. Nếu các ông ưa Thánh, thì Thánh đó chỉ là tên gọi “Thánh”. Có một số người học hướng vào núi Ngũ Đài mà tìm Văn-thù thì đã sai lầm vậy. Vì núi Ngũ Đài không có Ngài Văn-thù. Ông muốn biết Văn-thù chăng? Chính là chỗ thường dùng trước mặt các ông vậy. Trước sau không khác, các nơi không nghi đây là Văn-thù sống. Không có một niệm sai khác thì đâu đâu cũng là Phổ Hiền thật sự. Trong một niệm tâm tự mở trói, thì đâu đâu cũng giải thoát đây là Pháp Tam-muội của Quan âm, cùng nhau làm chủ, làm bạn, thì cùng lúc xuất hiện, một là ba, ba là một. Hiểu được như thế mới nên xem được giáo.
Sư dạy chúng:
– Hiện nay, người học đạo phải tự tin, chớ tìm bên ngoài, đều là trần cảnh khác không biết được tà chánh. Bởi vì tất cả cảnh bên ngoài đều vô giá trị, đều chẳng phân biệt được tà chánh. Có Phật, có Tổ đều là việc trong giáo tích. Có người đưa ra một câu, hoặc ẩn hoặc hiện mà ra, thì liền nghi, xem trời chiếu đất, hỏi han hàng xóm cũng rối ren lắm vậy. Bậc đại trượng phu chớ chỉ hết ngày bàn chủ, bàn giặc, bàn phải, trái, bàn tài, bàn sắc, bàn chuyện không đâu.
Sơn Tăng này ở đây không luận Tăng hay tục. Hễ có người đến thì ta biết rõ hết được y rồi. Dù y từ đâu đến. Hễ có thanh danh, văn cú thì đều là mộng huyễn. Thấy được cái người cỡi lên trên cảnh thì đó là huyền chỉ của Chư Phật. Cảnh Phật không tự nói rằng nó là cảnh của Phật cảnh chính là, đạo nhân vô y nương vào đó mà ra thôi. Nếu có người đến hỏi cầu Phật, Ta liền đáp vào cảnh giới Thanh tịnh mà đưa ra. Có người hỏi ta về Bồ Tát, Ta đáp xuất phát từ “Từ bi”. Có người hỏi ta về Bồ-đề, ta đáp xuất phát từ cảnh giới Diệu tịnh. Có người hỏi Ta về Niết bàn, thì Ta liền ứng cảnh giới tịch tĩnh mà đưa ra. Cảnh thì tất cả đều khác, người thì không khác, cho nên ứng vật hiện hình như trăng trong nước.
Chư huynh đệ, nếu ông muốn đúng pháp, phải là bậc đại trượng phu mới được. Còn nếu lây dây thì không thể được. Như chiếc thố thì không thể đựng đề hồ, phải bình thật to. Không nên để người làm mê hoặc, tùy theo chỗ làm chủ ứng xử đều chân. Nhưng có người đến thì không được nhận. Các ông còn một niệm nghi chỉ là ma vào tâm. Khi Bồ Tát mà nghi thì ma sinh tử thắng. Chỉ cần dứt được vọng tình không tìm cầu bên ngoài, vật đến liền chiếu soi. Hễ các ông tin vào dụng ngay đây thì một sự cũng không có. Nếu một niệm sinh tâm ba cõi, thì theo duyên, theo cảnh, chia thành sáu trần. Chỗ ứng dụng ngay đây của các ông thiếu cái gì, trong một sát na liền vào sạch, dơ, vào lầu đài Di-lặc, vào cõi nước Tam nhãn. Đi khắp đó đây chỉ thấy tên suông.
Thế nào la Tam nhãn quốc độ?
Ta cùng ông vào cõi nước Tịnh- Diệu, mặc áo Thanh tịnh, nói pháp thân Phật; vào trong cõi không sai khác, mặc áo vô sai biệt nói báo thân Phật; vào trong cõi nước giải thoát, mặc áo quang minh, nói hóa thân Phật. Cõi nước Thanh tịnh này đều là “y biến”.
Theo các nhà kinh luận, nhận pháp thân làm căn bản. Báo thân Hóa thân là dụng. Sơn Tăng quan niện Pháp thân không phải là pháp giải thoát. Cho nên người xưa nói:
– Thân nương vào nghĩa mà lập, độ căn cứ theo thể mà luận”, pháp tánh thân và pháp tánh độ, biết rõ là pháp kiến lập, ý nương vào khắp các quốc độ. Như nắm tay không, mớ lá vàng dùng để lừa con nít khóc. Trong trái tật lệ lê gai ấu, xương khô tìm được chút nhựa nào đâu? Ngoài tâm không có pháp, trong tâm cũng thể đắc, vậy thì cầu vật gì.? Các nơi nói đạo có tu có chứng, không sai. Giả sử có người tu đắc đều là nghiệp sinh tử. Ông nói sáu độ vạn hạnh đều là tu, theo tôi đều là tạo nghiệp. Cầu Phật, cầu pháp là tạo nghiệp địa ngục, châu Bồ Tát cũng là tạo nghiệp địa ngục. Phật và Tổ sư là người vô sự, cho nên hữu lậu vô vi, vô lậu vô vi là nghiệp Thanh tịnh. Có một số người ngu ngốc, ăn no ngồi thiền, quán hạnh trì giữ niệm lậu không cho sinh khởi. Chán ồn náo cầu tịch tĩnh là pháp ngoại đạo. Tổ sư nói:
– Nếu ông ngưng tâm quán tịnh, đem tâm chiếu soi bên ngoài, nhiếp niệm Thanh tịnh, tập trung nhập định, những hạng người như thế đều là tạo tác. Các người đang nghe pháp cùng các ông ngay đây làm sao mà tu chứng được và trang nghiêm hắn được? Đây là thứ không thể tu chứng được, không thể trang nghiêm được. Nhưng nếu dạy hắn trang nghiêm, thì tất cả vật đều có thể trang nghiêm được. Các ông chớ lầm!
Chư huynh đệ, các ông cớ nắm lấy lời lẽ nơi miệng của một số lão sư, mà cho là đạo chân chánh, cho thiện tri thức, là không thể nghĩ bàn. Và cho rằng mình là tâm phàm phu, không dám so với các bậc tôn túc ấy. Đồ ngu si! Các ông nếu cả đời có kiến giải như vậy thì cô phụ đôi mắt này quá.
Thật là giống như lừa ngựa đứng run lập cập trên băng lạnh. Tôi không dám chê các bậc thiện tri thức sợ mắc khẩu nghiệp.
Chư huynh đệ, phải là bậc đại thiện tri thức mới dám hủy báng Phật. Thiên hạ, bài báng chê bai Tam tạng giáo điển, la mắng bọn con nít, tìm người trong thuận nghịch. Cho nên ta đây trong mười hai năm chỉ cầu kiến tánh dù nhỏ như hạt cải còn chẳng được. Nếu như Thiền sư mới ra lò thì e đuổi ta ra khỏi chùa, không cho ăn cơm. Thật chẳng an vui gì! Các vị tiền bối xưa kia đến mà người ta không tin, bị đuổi ra mới biết là quý. Nhưng nếu người ta tin chịu hết thì làm gì được? Cho nên, sư tử rống lên thì dã can long óc.
Chư huynh đệ, khắp các nơi đều nói có đạo có thể tu, có pháp có thể chứng. Vậy các ông hãy nói cho ta chứng pháp gì, tu đạo gì? Chỗ dùng ngay đây của các ông có thiếu vật gì đâu? Thêm chỗ nào? người sau không hiểu? Lại tin theo bọn ma quỷ chồn hoang ấy, mà để cho họ nói ra những điều trói buộc người. Nói lý hạnh tương ưng, giữ gìn tam nghiệp mới được thành Phật. Kẻ nói như thế giống như mưa phùn mùa xuân. Người xưa nói:
– Đi đường gặp người đạt đạo, quyết chẳng nói về đạo. Cho nên nói:
– Nếu người tu đạo, đạo không hành vạn thứ cảnh tà đua khởi sinh gươm trí đưa ra không một vật, chưa bừng phía sáng, thì phía tối đã nổi lên. Cho nên người xưa nói:
-“Tâm bình thường là đạo”.
Đại đức tìm vật gì, vị đạo nhân vô y đang nghe pháp trước mặt các ông, đây rõ ràng chưa từng thiếu. Nếu các ông muốn cùng Phật giống nhau thì hãy thấy như vậy, chẳng nên nghi ngờ. Tâm các ông không khác gọi là Tổ sống, tâm mà có khác thì tánh và tướng khác nhau. Do tâm không khác nên tánh và tướng không khác.
Chỗ không khác của các tâm là gì? Sư đáp:
– Ông toan hỏi thì đã khác rồi. Tánh và tướng đã sai khác. Huynh đệ chớ lầm! Các pháp thế và xuất thế hoàn toàn không có tự tánh, cũng không có sinh tánh, đó chỉ là tên suông, danh tự cũng rỗng không nốt. Các ông cứ nhận cái danh hờ ấy mà cho là thật thì quá sai lầm vậy.
Nếu có thì đều là cảnh biến cả, có cái y cứ.
Bồ-đề, cái y cứ Niết-bàn, cái y cứ giải thoát, cái y cứ tam thân, cái y cứ cảnh trí, cái y cứ Bồ Tát, cái y cứ Phật, các ông tìm chi trong quốc độ y biến? Cho đến mười hai phần giáo điển của tam thừa giao đều là giấy để lau đồ bất tịnh. Phật là thân huyễn hóa, Tổ lả là lão Tỳ-kheo, còn cho đây là mẹ nữa chăng, các ông? Nếu cácc ông cầu Phật thì bị ma Phật nắm, nếu ông cầu Tổ thì bị ma Tổ trói, nếu ông cầu thì đều là không, chi bằng hãy vô sự.
Có một nhóm Tỳ-kheo ngu si nói với người học đạo rằng, Phật là cứu cánh tu hành viên mãn trong ba đại A-tăng-kỳ kiếp mới được thành Phật. Nếu các ông nói Phật là cứu cánh, tại sao năm tám mươi tuổi Ngài nhập Niết-bàn tại Song lâm Câu-thi- na? Nếu các ông nói ba mươi hai tướng tốt tám mươi vẻ đẹp là Phật, thì Chuyển Luân Thánh Vương cũng là Như Lai ư? Nên biết rằng đây là huyễn hóa. Người xưa nói:
Như Lai mang thân tướng.
Vì thuận theo thế nhân tình
Sợ người sinh đoạn kiến
Mà tạm lập hư danh.
Giá nói ba mươi hai tướng
Tám mươi vẻ đều không.
Có thân phi giác thể
Không tướng mới chân hình.
Các ông nói Phật có lục thông không thể nghĩ bàn, thế thì tất cả Chư thiên, Thần, Tiên, A-tu-la, đại lực quỷ cũng có thần thông đều là Phật sao? Chư hành giả chớ lầm. Như A-tu-la và Thiên Đế Thích đánh nhau, A-tu-la thua ra lệnh tám vạn bốn ngàn quyến thuộc chui vào trong lỗ cọng sen trốn, không phải là Thánh sao? Những điều Sơn Tăng đưa ra đều là nghiệp thông và Y thông. Còn như lục thông của Phật thì không như vậy. Vào sắc giới không bị sắc giới mê hoặc, vào thanh giới không bị thanh mê hoặc, vào hương giới không bị hương giới mê hoặc, vào xúc giới không bị xúc mê hoặc, vào pháp giới không bị pháp giới mê hoặc. Cho đến đạt được sáu thứ: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp đều là không tướng, không thể trói buộc được đạo nhân vô y này. Tuy là lậu chất của năm uẫn mà cũng chính là địa hành thần thông. Chư nhân giả! Phật thật không hình, pháp thật không tướng. Các ông cứ vin vào huyễn hóa mà làm này, làm nọ thì dù có cầu được cũng là bọn chồn hoang tinh mị, không phải là Phật, thật đó là kiến giải ngoại đạo. Nếu người học đạo chân thật thì không chấp Phật, Bồ Tát, La Hán, không chấp nhận sự thù thắng ba cõi, thản nhiên không bị cảnh trói buộc. Dù trời đất đảo lộn ta cũng không nghi. Mười phương Chư Phật hiện ra trước mắt, ta cũng không có tâm vui mừng. Ba đường địa ngục bỗng hiện, ta cũng không sợ hãi. Do nhân duyên nào được như thế? Bởi ta thấy được không tướng của các pháp do biến thì có, không biến thì không. Nên nói:
– Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”, cho nên đều như hoa đóm giữa hư không như mộng huyễn thì hơi đâu mà nắm bắt. Chỉ còn một người nghe pháp hiện ở trước mặt các ông đây, vào lửa không cháy, vào nước không chìm, vào tam đồ địa ngục như đi ngoạn cảnh trong vườn, vào ngạ quỷ, súc sinh không chịu quả báo. Vì sao? Vì không còn một pháp nghi ngờ. Nếu ông còn mến Thánh ghét phàm, thì bị chìm nổi trong biển sinh tử, phiền não do tâm mà có, vô tâm thì phiền não trói buộc cái gì? Đâu nhọc sức phân biệt chấp tướng, thì tự nhiên được đạo. Các ông toan học lung tung bên hàng xóm cho được thì suốt trong ba A-tăng-kỳ kiếp rốt cuộc cũng trở về sinh tử. Chi bằng vô sự tréo chân từ các nơi trong chốn ltòng lâm.
Này các đạo lưu! Như có người đến, chủ khách gặp nhau, liền đưa ra một câu để phân biệt Thiện tri thức bị người học đưa ra một câu có tính thăm dò xem vị này có hiểu không. Nếu các ông biết đó là cảnh, liền đem ném vào hố. Người học cho là tầm thường, sau đó mới yêu cầu Thiện tri thức nói. Thiện tri thức cũng đoạt như trước. Bấy giờ người học mới nói:
– Thật là bậc thượng trí! Khi ấy đại thiện tri thức liền nói:
– Ông thật không biết tốt xấu gì cả! Thiện tri thức đưa ra một khối cảnh trước mặt người học để đùa lộng, người học biết được cứ một mực làm chủ, không bị cảnh ấy mê hoặc. Thiện tri thức liền hiện nửa thân, người học liền quát. Thiện tri thức dùng ngôn ngữ sai biệt để tấn công. Người học nói:
– Lão ngu si không biết tốt xấu gì.
Thiện tri thức khen: “Thật là bậc đạo lư chân chánh. Còn như thiện tri thức các nơi không biết được tà chánh, người học đến hỏi về Bồ-đề, Niết bàn, cảnh trí, của tam thân lão Thầy mù giải cho họ, bị những người ấy mắng cho, liền lấy gậy đánh họ mà nói:
– “Đồ vô lễ”, chính là bọn thiện tri thức không có mắt nhìn thấy họ. Có một nhóm người ngu si không biết tốt xấu, chỉ Đông vẽ Tây, nói tạnh nói mưa, nói đèn nói cột. Cứ xem lông mày có bao nhiêu sợi thì có bao nhiêu thứ để nói ra này nọ. Người học không hiểu đến nổi cuồng cả tâm. Hạng người như vậy đều là hạng tinh quái chồn hoang bị người học chê cười, bảo rằng: “Lão mù làm mê loạn người ta”.
Này các đạo lưu! Kẻ xuất gia cần phải học. Như Sơn Tăng này đây trước kia còn để tâm đến giới luật, cũng đã từng nghiên cứu kinh luận, sau mới biết đó chỉ là phương thuốc cứu đời, là sự thuyết giảng biểu lộ ra thôi, bèn dứt bỏ đi ngay mà tham thiền học đạo. Về sau đó gặp bậc thiện tri thức, mắt đạo mới bừng sáng, biết rõ chánh tà của họ. Không phải sinh ra mà liền biết được mà phải nghiên cứu tập luyện rồi một mai tự tĩnh ngộ.
Này các đạo lưu! Các ông muốn được kiến giải chân chánh thì đừng sợ mê hoặc, quay vào trong, quay ra ngoài, gặp thì giết đó. Gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ, gặp La- hán cũng giết, gặp cha mẹ giết cha mẹ, gặp người thân cũng giết người thân. Như thế mới được giải thoát, không bị vật trói buộc, thấu thoát tự tại. Như người học các nơi đến học, chưa có ai cứ vào vật. Nơi Sơn Tăng khởi đầu là đánh: từ tay đến thì đánh nơi tay, từ miệng ra thì đánh nơi miệng, từ mắt ra thì đánh nơi mắt, chưa từng có một người nào thoát khỏi thế cả, đều là những người dựa vào cơ cảnh suông của người xưa cả. Sơn Tăng này chẳng cho người ta một pháp nào hết chỉ là trị bệnh và mở trói. Các đạo lưu! Các ông thử đừng y cứ vào vật mà ra đây ta muốn cùng các ông thương lượng. Mười năm, mười năm cũng không có một người cả đều là tinh mị chồn hoang, ma quái nương tựa vào cây cỏ, cứ cạp loạn mấy đống phân. Thật là lũ mù, uổng phí tín thí mười phương, bảo rằng mình là kẻ xuất gia, với loại kiến giải như vậy thì các ông biết: không Phật, không có pháp, không có tu, không có chứng, thế thì toan cầu gì ở bên hàng xóm?
Này các đạo lưu! Chỗ dùng ngay trước mắt các ông đây cùng với Phật Tổ không khác. Chỉ vì ông không tin như thế mà cứ tìm cầu bên ngoài. Chớ lầm bên ngoài không có pháp, bên trong cũng không thể đắc. Nếu các ông chấp vào lời nói nơi miệng của Sơn Tăng, thì chỉ bằng thôi đi, vô sự là hơn. Đã khởi rồi thì đừng tiếp tục, còn chưa khởi thì đừng để cho khởi lên. Được như vậy thì bằng mười năm hành cước. Theo quan niệm của Sơn Tăng này thì không giống như người khác, cứ việc bình thường ăn cơm, mặc áo vô sự qua ngày. Các ông ở khắp nơi đến đây để có tâm cầu Phật pháp, cầu giải thoát, cầu ra khỏi ba cõi. Lũ ngu, các ông muốn ra khỏi ba cõi mà đi đâu? Phật Tổ đều là danh cú ràng buộc. Các ông muốn biết ba cõi không? Ba cõi không lìa tâm đang nghe pháp của các ông, tâm các ông tham là Dục giới, tâm ông sân là Sắc giới, các ông có một niệm tâm si là Vô sắc giới. Trong tâm các ông có đủ. Ba cõi không tự nói chúng là ba cõi, chính là người đang chiếu rõ vạn vật và đo đạc thế giới ngay trước mặt các ông đây là kẽ đặt tên cho ba cõi.
Các Đại đức! Sắc thân bốn đại là vô thường, cho đến tỳ, vị, gan, mật, tóc, lông, răng, móng cũng chỉ thấy ra các pháp là không tướng. Tâm ông dừng vọng tưởng gọi là Bồ-đề, tâm ông không buông được vọng gọi là vô minh. Vô minh không có trước sau. Nếu một niệm tâm mà các ông không dừng được thì đó là vô minh, liền vào sáu đường, bốn loài, mang lông đội sừng, nếu các ông dứt được thì thân giới Thanh tịnh, là tâm Bồ-đề. Thần thông biến hóa trong ba cõi, ý sinh thân hóa thân vui thiền vui pháp là ánh sáng của thân tự chiếu. Nghĩ đến mặc thì ngàn lớp gấm lụa, nghĩ đến ăn thì đầy đủ trăm vị, liền không bệnh hoạn. Bồ- đề không có chỗ trụ, nên không có người đắc.
Chư huynh đệ! Bậc đại trượng phu còn nghi gì nữa! Chỗ dụng trước mắt là ai? Nắm được là dùng, chớ chấp vào chữ nghĩa thì đấy là huyền chỉ. Người xưa nói:
Tâm theo vạn cảnh chuyển
Chỗ chuyển thật u huyền
Theo dòng nhận được tánh
Không vui cũng không sầu.
Chư huynh đệ! Theo kiến giải của Thiền tông thì sống chết là tự nhiên thôi. Người tham thiền phải cẩn thận. Như chủ khách gặp nhau, luận bàn qua lại, hoặc ứng vật hiện hình, hoặc tác dụng toàn thể, hoặc cơ huyền hỷ nộ, hoặc hiện nửa thân, hoặc cởi sư tử, hoặc cởi voi chúa. Nếu có người học chân chánh đến liền hét, rồi đưa chậu keo, thiện tri thức không hiểu được cảnh, rồi trên cảnh ấy bày vẻ đủ thứ, người học liền hét, trước mặt thiện tri thức không chịu buông ra, đây là bệnh quá nặng không có thuốc chữa được gọi là khách khán chủ. Hoặc là thiện tri
thức không đưa vật ra, chỉ tùy theo chỗ của người học mà đoạt. Người học bị đoạt, liều chết chớ không buông, đấy là chủ khán khách. Hoặc có người học đưa ra cảnh Thanh tịnh trước mặt thiện tri thức, thiện tri thức biết được là cảnh liền ném vào hố. Người học nói thật tốt, thiện tri thức liền nói: “Thật là Thiện tri thức hay giỏi”. Vị Thiện tri thức mới nói:
– “Ôi! Chẳng biết tốt xấu gì!”. Người học liền lễ bái, đây gọi là “Chủ khán chủ”. Hoặc có người học mang gông đeo cùm ra trước thiện tri thức, thiện tri thức đeo thêm lớp gông cùm nữa. Người học vui mừng, đó đây không hiểu, gọi là “Khách khán khách”.
Những điều Sơn Tăng đã đưa ra là để rõ ma quái, lọc lừa kỳ dị mà biết chánh tà.
Chư nhân giả! Thật là khó quá Phật pháp u huyền, hiểu được tàm tạm mà thôi. Sơn Tăng này cả ngày nói toạt ra hết, người học hoàn toàn không hiểu ý, ngàn vạn lần gót chân đạp lên, rõ chỗ tốt tăm vì không có hình đoạn, sáng rỡ mồn một. Vì người tin không nổi liền hiểu trên danh cú. Đến năm mươi tuổi chỉ phiền hàng xóm khiêng xác chết mà đi, gánh đòn gánh chạy khắp nơi, có ngày bị đòi tiền giầy đấy.
Chư Đại đức! Sơn Tăng nói bên ngoài không có pháp, người học không hiểu, liền quay vào trong mà sinh kiến giải. Bèn tựa vào tường mà ngồi lưỡi chấm lên nướu, lặng yên bất động cho đây là Phật pháp của Tổ tông thật là sai lầm. Nếu các ông chấp cảnh bất động Thanh tịnh là đúng, thì các ông đã nhận cảnh vô minh kia làm chủ. Người xưa nói:
– Hố sâu thăm thẳm thật là đáng sợ.” Đây là điều đó vậy.
Nếu các ông nhận cảnh động kia là đúng thì tất cả cỏ cây thảy đều đông, há đây là đạo sao? Cho nên động là phong đại, bất động là địa đại, động bất động đều là không có tự tánh. Nếu các ông hướng đến cảnh động nắm bắt nó thì nó sẽ đứng ở chỗ động. Vì như cá lặn dưới nước đợi sóng vỗ liền nhảy lên. Chư Đại đức! động và bất động là hai loại cảnh, chỉ có Đạo nhân không y cứ là dùng động và bất động. Nếu như người học từ các nơi đến thì Sơn Tăng ở đây chia làm ba loại căn khí. Nếu hạng căn khí trung hạ đến thì Ta liền đoạt cảnh mà không trừ pháp, hoặc loại trung thượng căn khí đến thì Ta liền đoạt cả cảnh lẫn pháp. Nếu người căn khí bậc thượng đến thì Ta chẳng đoạt cả cảnh, pháp, người. Nếu người có kiến giải xuất cách đến, thì Sơn Tăng liền dùng toàn thể chứ không cần rõ qua căn khí là gì.
Này các Đại đức! Đến đây mà chỗ dùng sức của người học không thông thì ánh sáng của chớp, lửa của đá đã qua đi rồi vậy. Nếu mắt của
người học định và động chẳng ăn định gì.
Móng tâm tức trái, động niệm tức sai, Nếu hiểu thì hiểu ngay đây chứ chẳng đâu xa. Này các Đại đức! Các ông mang bát, mang đãy, gánh phân chạy khắp hàng xóm mà cầu Phật cầu pháp. Nay các ông dong ruỗi tìm cầu như thế, các ông có biết nó thế nào chăng? Nó rất linh hoạt bát tươi tắn, chẳng có gốc gác gì, gom lại chẳng tụ, gạt ra chẳng tán, cầu tìm thì nó rời xa, không cầu tìm thỉ ở truớc mắt. Ôi! Âm thanh kỳ diệu thay! Nếu ai không tin thì trăm năm lao nhọc.
Chư huynh đệ! trong một sát na liền vào thế giới Hoa Tạng, vào quốc độ Tỳ-lô-giá-na, vào quốc độ giải thoát, vào quốc độ Thanh tịnh, vào pháp giới, và sạch vào dơ vào phàm, Thánh, ngạ quỷ súc sinh, tìm kiếm khắp nơi không thấy có sinh có tử, chỉ là tên suông. Hơi đâu mà nắm bắt chuyển hóa như hoa đốm hư không, được, mất, phải, trái, đều mất đi hết.
Chư huynh đệ, Sơn Tăng được truyền từ Phật pháp từ Hòa thượng Ma Cốc, Hòa thượng Đơn Hà, Hòa thượng Đạo Nhất, Hòa thượng Lô Sơn, Hòa thượng Thạch Củng. Cứ một đường mà đi khắp thiên hạ, không có ai tin được, tất cả đều chê bác. Như chỗ dụng của Hòa thượng Đạo Nhất thuần nhất không hỗn tạp. Năm, ba trăm người đến học đều không thấy được ý của Ngài. Như Hòa thượng Lô Sơn chỗ dụng chân chánh thuận nghịch tự tại, người học không lường được gia phong cửa người, thử đều mờ mịt. Như Hòa thượng Đơn Hà, ngọc quý ẩn hiện, người học đến đều bị la mắng. Như chỗ dụng của Ngài Ma Cốc, chỗ khó khăn của Ngài Hoằng Bá đều không thể gần được. Như chỗ dụng của Thạch Củng tìm trên đầu mũi tên, nên người đến đều sợ. Như chỗ dùng của Sơn Tăng ngày nay lấp chỗ thành hoại chân chánh mà hài hước biến hóa. Hỏi:
– Đạo chân thật, Phật chân thật, Pháp chân thật là gì? Xin Ngài chỉ dạy. Vào tất cả cảnh khắp nơi đều vô sự, cảnh không thể đổi dời. Hễ có người đến học, ta liền bước ra nhìn họ. Nó không biết ta, ta liền mặc một số áo. Người học cứ nhắm vào câu nói của ta mà sinh kiến giải. Thật là khổ quá, người ngu si không trí tuệ cứ vịn vào cái áo ta mặc nhận ra xanh, vàng, đỏ, trắng. Tôi lại vào trong cảnh Thanh tịnh, người học mới thấy sinh ham thích. Ta lại ra khỏi cảnh ấy. Người học liền rối loạn, chạy cuống cả lên mà nói ta không có áo. Ta liền nói với người ấy rằng, ông có biết ta chính là người mặc áo đây chăng? Hãy quay đầu lại thì nhìn rõ ra ta.
Này Đại đức! Các ông chớ nhận cái áo, áo không thể động, người
thì có thể mặc áo, có áo Thanh tịnh, áo vô sinh, áo Bồ-đề, áo Niết bàn, áo Phật, áo Tổ. Đại đức chỉ có thanh danh văn cú, tất cả đều là do Sư biến hóa của áo. Từ trong bụng hơi phát ra do răng va chạm mà thành cú, nên biết đấn là huyễn hóa.
Đại đức phát ra tiếng bên ngoài là nghiệp phát ra tiếng nói, bên trong pháp do tâm biến hiện, do suy nghĩ mà có niệm, tất cả đều là áo. Tuần hoàn trong ba cõi sinh tử luân hồi, chi bằng là người vô sự; gặp nhau mà không biết nhau, cùng nói mà không biết tên. Ngày nay người học không thành công là vì nhận danh từ làm kiến giải.
Trong sách lớn chép lời lão già đã chết, năm lần bảy lượt để cho người ta thấy, lại bảo rằng đó là huyền chỉ mà lấy làm quý trọng. Thật là lầm to lũ mù các ông tìm chất gì trên bộ xương khô? Có một số người không biết tốt xấu chấp vào giáo lý mà bàn bạc suy tính, mà thành cú nghĩa, như ngậm phân đem rồi nhả cho người khác, giống như người đời truyền miệng cho nhau, một đời luôn uổng trôi qua. Thế mà cũng bảo rằng ta là kẻ xuất gia, bị người khác hỏi về Phật pháp.
Cứ trơ miệng ra, chẳng nói năng gì được, đôi mắt trợn trừng, mồm méo xẹo. Những hạng người như thế khi Ngài Di-lặc ra đời thì cũng ở các cõi khác, vào địa ngục mà đâu khổ.
Này các Đại đức! Các ông cứ bôn ba đi khắp nơi tìm vật gì? Dù có dẫm chân mọi chốn cũng không có. Phật nào có thể cầu được, không có đạo nào có thể thành được, không có pháp nào có thể đắc được. Ông Phật có hình tướng do tìm cầu bên ngoài thì không giống các ông. Muốn biết được bản tâm của các ông, chẳng hợp cũng chẳng ly.
Chư huynh đệ! Phật thật thì không có hình, đạo chân thật thì không có thể, Pháp chân thật thì không có tướng. Ba pháp trộn lại hòa hợp một chỗ. Hiểu ra không được gọu là chúng sinh nghiệp thức chằng chịt.
Hỏi: Đạo chân thật, Phật chân thật, Pháp chân thật là gì? Xin Ngài chỉ dạy.
Sư nói: Phật là sự Thanh tịnh của tâm, Pháp là sự sáng suốt của tâm. Đạo là ánh sáng Thanh tịnh vô ngại khắp nơi. Ba tức là một điều là tên suông không thật có. Muốn làm người học đạo chân chánh thì mọi niệm tâm không gián đoạn. Đạt Ma từ phương Tây sang, chỉ tìm một người không bị kẻ khác mê hoặc. Về sau gặp nhị Tổ nói một lời liền liễu ngộ, mới biết những uổng dùng từ trước. Ngày nay theo chỗ Thầy của Sơn Tăng cùng Phật Tổ không khác.
Nếu hiểu được câu thứ nhất thì làm Thầy cùng Phật Tổ. Nếu hiểu được câu thứ hai thì làm Thầy cùng trời người; Nếu hiểu được câu thứ ba thì tự cứu cũng không xong.
Hỏi: Thế nào ý Tổ sư từ Tây sang?
Sư đáp: Nếu có ý thì tự cứu cũng không xong? Hỏi: Đã không ý tại sao nhị Tổ đắc pháp?
Sư nói: Đắc là không đắc.
Hỏi: Nếu đã không đắc. Thì cái ý không đắc là gì?
Sư đáp: Vì các ông cứ đem tâm dong ruỗi tìm cầu khắp nơi mãi không thôi, thế nên Tổ sư nói:
“Ôi! Trượng phu! Lấy đầu mà tìm đầu”. Ngay đây các ông tự phản chiếu lại, không nên tìm cầu gì khác mà biết thân tâm mình cùng Phật Tổ không khác. Ngay đây mà vô sự thì mới gọi là đắc pháp.
Này các Đại đức! Sơn Tăng ngày nay bất đắc dĩ mà nói lắm lời không Thanh tịnh. Các ông chớ nên làm vậy. Theo quan niệm của ta, thật không có nhiều thứ ý nghĩa. Muốn dùng thì dùng, không dùng thì thôi. Các nơi cứ thuyết giảng Lục độ vạn hạnh mà cho là Phật pháp. Ta thì cho đó là trang nghiêm môn, và Phật sự môn, chứ chẳng phải là Phật pháp. Cho đến trì trai, giữ giới, giữ đèn, giữ dầu mà mắt đạo không sáng, phải mắc trả nợ, có ngày bị đòi tiền cơm. Vì sao? Vào đạo không thông lý thì đem thânmà trả nợ tín thí, như trưởng giả đến tuổi tám mươi mốt, cây ấy chẳng sinh. Dù cho một mình ở trên đỉnh núi, ngày ăn một lần, ngồi mãi không nằm, suốt ngày hành đạo thì cũng đều là kẻ tạo nghiệp cả, cho đến đầu, mắt, tuỷ não, thành quách, vợ con, voi ngựa, bảy báo đều đem cho hết. Mà có kiến giải như thế thì cũng đều là khổ nhục của thân tâm và lại chuốc lấy quả khổ. Chi bằng làm người vô sự thuần nhất không tạp loạn. Cho đến Bồ Tát Thập địa mãn tâm, mà cũng cứ tìm cầu theo vết tích của kẻ học đạo kiểu ấy thì rốt cuộc cũng không thể được. Cho nên Chư thiên ca ngợi, địa thần nâng chân, mười phương Chư Phật đều sinh tán, là vì sao? Vì chỗ dùng của người học đạo đang nghe pháp ngay đây không có dấu vết gì vậy.
Hỏi: Đức Phật Đại Thông Trí Thắng, ngồi đạo tràng mười kiếp, Phật pháp không hiện tiền, không thành được Phật đạo. Con chưa hiểu được ý này thế nào? Xin Sư chỉ dạy.
Sư đáp: Đại thông là chính mình, đạt được cái vô tánh, vô tướng của vạn pháp ở khắp nơi Trí Thắng không nghi, không đắc một pháp nào ở khắp nơi.
Phật là tâm Thanh tịnh sáng suốt thấu triệt pháp giới. “Mười kiếp ngồi đạo tràng”: là Thập-ba-la-mật.
Phật pháp không hiện tiền là Phật pháp vốn không sinh, pháp vốn không diệt thì làm sao có hiện tiền. “Không thành được Phật đạo. Nghĩa là Phật chẳng muốn làm Phật. Người xưa nói:
– Phật thường ở thế gian mà không ô nhiễm pháp thế gian. Này các Đạo lưu, nếu các ông muốn thành Phật thì đừng theo vạn pháp! Tâm sinh thì các pháp sinh, tâm diệt thì các pháp diệt, một tâm không sinh thì vạn pháp không lỗi. Thế gian và xuất thế gian không có Phật và không có pháp, cũng chẳng hiện tiền, cũng chưa từng mất. Dù cho có đi nữa cũng đều la danh ngôn chương cú, dễ dẫn dắt trẻ con, đem thuốc trị bệnh, đấy là danh ngôn biểu hiện. Nhưng danh cú chưa từng nói mình là danh cú, mà chính là người đang nghe, đang thấy, đang chiếu rõ mồn một trước mắt các ông, đây là kẻ đặt tên cho hết thảy danh cú.
Này các Đại đức! Tạo ngũ vô gián nghiệp mới được giải thoát. Hỏi: Thế nào là ngũ vô gián nghiệp?
Sư đáp: Giết cha, giết mẹ, làm thân Phật ra máu, phá hòa hợp Tăng, đốt kinh tượng Phật, đây là nghiệp ngũ vô gián.
Hỏi: Cha là gì?
Vô minh là cha, một niệm tâm mong cầu chỗ sinh giệt là không được. Như tiếng vang trong hư không, theo chỗ cũng vô sự gọi là giết cha.
Hỏi: Mẹ là gì?
Tham ái là mẹ?
Các ông có một niệm gọi vào dục giới, đấy là cầu tìm tham ái. Nhưng chỉ thấy cáo tướng không của pháp, đâu đâu cũng không chấp trước thì gọi là giết mẹ.
Hỏi: Làm thân Phật ra máu làgì?
Sư đáp: Các ông chẳng có lúc nào sinh kiến giải trong phá giớ!
Thanh tịnh? Đâu đâu cũng tối tăm là làm thân Phật chảy máu.
Hỏi: Phá hòa hợp Tăng là gì?
Sư đáp: Một niệm tâm đạt ngay vào các kiết sử phiền não, như hư không, không nơi y cứ đó là phá hòa hợp Tăng.
Hỏi: Đốt kinh tượng là gì?
Sư đáp: Thấy được nhân duyên là không, tâm là không, pháp là không, ngay một niệm dứt hết chỉ là vô sự hoàn toàn, đấy là đốt kinh tượng.
Này các Đại đức! Nếu đạt được như thế, thì khỏi bị danh từ phàm Thánh làm chướng ngại.
Trong một niệm các ông chỉ hướng vào nắm và ngón tay mà sinh ra kiến giải chân thật, hướng vào các pháp căn, cảnh nầy mà bày vẽ bậy bạ, tự khinh mình thối lui, nói ta là phàm phu, còn người khác là Thánh nhân.
Này lũ trọc mù! Có việc gấp đến chết mang lốt sư tử mà lại kêu tiếng dã can. Bậc đại trượng phu mà không có chí khí trượng phu, vật nhà mình không chịu tin, mà cứ rong tìm bên ngoài, nhằm vào danh suông của người xưa. Dựa âm vẽ dương, không thể đạt được. Gặp cảnh liền duyên, gặp trần liền nắm, gặp đâu nghi đó tự mình không có chi chuẩn định.
Này các đạo lưu! chớ chấp vào lời của Sơn Tăng này nói, vì sao? Vì lời nói không có căn cứ, chỉ tạm thời vẽ giữa trong hư không, như họa hình tượng vậy.
Này các đạo lưu! chớ đem Phật là cứu cánh, lão Tăng thấy như nhà xí, Bồ Tát La Hán là gông cùm, là vật trói người, thế nên Văn-thù cầm kiếm giết Cù Đàm, Ương Quật cầm dao giết Phật.
Này các đạo lưu! không Phật nào có thể đắc, cho đến năm tánh của tam thừa, giáo tích của Viên Đốn cũng là thuốc tạm thời trị bệnh không phải pháp chân thật, dù có cũng đều giống như văn tự bày biện ta thôi, tạm đưa ra mà nói như thế.
Này các đạo lưu! có một số người khờ dại, cứ quay vào trong mà hành công phu mà toan cầu pháp xuất thế, sai lầm rồi! Nếu người cầu Phật thì người đánh mất Phật, nếu cầu đạo thì đánh mất đạo, nếu cầu Tổ thì đánh mất Tổ.
Đại đức chớ lầm! Ta đây không hiểu các ông giải kinh luận, cũng không hiểu cách làm quốc vương đại thần, ta cũng không biểu các ông biện luận cao vời, không biểu các ông thông minh trí tuệ. Ta chỉ muốn các ông có kiến giải chân chánh thôi.
Chư huynh đệ! dù ông giải được trăm quyển kinh luận thì cũng không bằng làm một vị Tăng vô sự. Các ông giải được tức là khinh khi người khác. Sự vô minh về hơn thua, tốt xấu, nhân giả làm tăng trưởng địa ngục. Như Tỳ-kheo Thiện Tinh giải được mười hai phần giáo, khi còn sống mà đất nứt ra, chỉ bằng làm người vô sự đi. Đói thì ăn, mệt thì ngủ. Người ngu cười ta. Người trí hiểu được ta.
Chư huynh đệ, chớ tìm trong văn tự, động tâm nhọc sức, hít khí lạnh vô ích. Chi bằng một niệm duyên khởi không sinh, vượt khỏi Bồ- tát quyền học trong ba cõi.
Này các Đại đức, đừng để ngày tháng trôi qua một cách luống uổng. Ngày xưa khi Sơn Tăng chưa kiến tánh, đất tâm còn mờ mịt, không dám để thời gian qua suông, luôn luôn nóng lòng, bôn ba tầm
đạo. Về sau được tin tức mới đến ngày hôm nay, cùng với các Đạo lưu nói chuyện như thế. Ta khuyên các đạo lưu chớ vì cơm áo, mà nhìn thế giới trôi một cách dễ dàng. Thiện tri thức khó gặp, như hoa Ưu đàm trăm năm mới xuất hiện một lần. Ông nghe các nơi nói có lão già Lâm Tế này xuất hiện, liền toan đến đây hỏi đạo mà không được lại bị Sơn tăng này áp đảo không mở mắt, mở miệng được, rốt cục chẳng động dụng gì được, rối ren chẳng biết lấy gì đối đáp với ta. Ta liền nói với y rằng: “Một đạp của rồng voi, thí lừa ngựa không chịu nổi.” Các ông tự cao tự đại, nói mình hiểu thiền hiểu đạo, đôi ba kẻ đến đây chẳng phiền hà gì. Than ôi! Các ông đem thân tâm này đi khắp nơi, khua môi múa mép mà nói dối Diêm Vương, thì có ngày bị ăn gậy sắt, làm như vậy chẳng phải người xuất gia, mà đều thuộc A-tu-la. Nếu nói một cách chí lý, chẳng nên tranh luận để tan dương, bài xích ngoại đạo ý truyền dạy của Phật Tổ cũng như vậy. Dù có ngôn từ giáo điển thì cũng rơi vào hóa nghi, vào Tam Thừa, năm tánh, trời người nhân quả. Nếu như giáo lý Viên đốn thì không như vậy, thì Thiện Tài Đồng Tử chẳng mong cầu.
Này các Đại đức, chớ dụng công sai lầm như, biển cả không dứng, cứ mang tử thi, như vậy mà toan chạy khắp thiên hạ ông chỉ tự mình khởi lên kiến giải là chướng ngại tâm. Mặt trời không có mây che thì bầu trời quang đãng chiếu khắp, mắt không có bệnh nhậm thì hư không không còn hoa đốm.
Này các Chư huynh đệ, nếu các ông muốn được pháp như như thì chớ sinh nghi ngại. Mở ra thì bủa khắp pháp giới, thu lại thì tơ tóc cũng không thành rõ ràng, mồn một chưa từng thiếu sót. Mắt không thấy, tai không nghe, thì gọi là vật gì?
Người xưa nói:
– Nói giống một vật thì không đúng, các ông cứ tự xem đi có khó gì chăng? Nói cũng không cùng, mỗi bên nên tự cố gắng vậy! Trân trọng! khác.
KHÁM PHÁ HỌC TĂNG
Hoàng Bá vào nhà trù, hỏi Phạn Đầu:
– Làm gì?
Phạn Đầu đáp: Lượm gạo cho chúng Tăng. Hoàng Bá hỏi: Một ngày ăn bao nhiêu?
Phạn đầu đáp: Hai thạch năm.
Hoàng Bá hỏi: Há chẳng phải nhiều quá sao? Phạn đầu đáp: Còn sợ thiếu.
Hoàng Bá liền đánh.
Phạn Đầu đem việc này kể lại cho Sư nghe. Sư nói: Ta khám phá lão này cho ông.
Sư đang đứng hầu: Hoàng Bá đưa ra lời như trước.
Sư nói: Phạn Đầu không lãnh hội, thỉnh Hòa thượng nói câu
Sư liền hỏi: Chẳng phải là nhiều quá sao?
Hoàng Bá nói: Sao không nói để hôm sau ăn luôn? Sư nói: Nói hôm nay ăn gì, ăn liền ngay đấy!
Nói xong Sư liền tát.
Hoàng Bá nói: Gã điên này, lại đến đây mà vuốt râu cọp. Sư liền quát rồi bỏ đi.
Về sau, Quy Sơn hỏi Ngưỡng Sơn. Ý của hai Lão lúc này là sao?
Ngưỡng Sơn hỏi lại: Ý Hòa thượng thì sao? Quy Sơn đáp: Nuôi con mới biết lòng cha. Ngưỡng Sơn nói: Không phải đâu.
Quy Sơn nói: Theo ý ông thì sao?
Ngưỡng Sơn nói: Thật là giống như giặc đến phá nhà. Sư hỏi Tăng từ đâu đến?
Tăng liền hét. Sư bèn mời ngồi. Tăng do dự. Sư liền đánh.
Sư thấy một ông Tăng đến, liền đưa phất trần lên. Tăng lễ bái.
Sư liền đánh. Lại có vị Tăng khác đến, Sư cũng giơ phất trần lên. Tăng không để ý. Sư cũng đánh.
Một hôm Sư cùng Phổ Hóa đến nhà một thí chủ để thọ trai. Sư nói:
Một sợi lông nuốt hết biển cả, hạt cải chứa núi Tu Di, đây là thần
thông diệu dụng hay là bản thể vốn như vậy?
Phổ Hóa liền đạp đổ bàn cơm. Sư nói: Thô lỗ quá!
Phổ Hóa nói: Đây là chỗ nào mà còn nói thô với tế? Hôm sau Sư cùng Phổ Hóa đi thọ trai.
Sư nói: Hôm nay cúng dường có giống như hôm qua không? Phổ hóa cũng đạp đổ mâm cơm giống như trước.
Sư nói: Được thì được đấy nhưng thô lỗ quá!
Phổ Hóa nói: Lão mù, Phật pháp có nói thô với tế gì đâu! Sư liền lè lưỡi ra.
Một hôm Sư cùng với hai trưởng lão, Hà Dương và Mộc Tháp ngồi sưởi ấm trong tăng đường. Nhân đó Sư hỏi:
– Hằng ngày Phổ Hóa làm điên khùng ở đầu đường xó chợ, không biết ông ta là phàm hay Thánh. Nói dứt lời Phổ Hóa liền bước vào.
Sư nói: Ông là phàm hay Thánh?
Phổ Hóa nói: Ông thử nói tôi là phàm hay Thánh? Sư liền hét quát.
Phổ Hóa chỉ tay nói: Thiếu phụ Hà Dương, Thiền lão bà, Mộc Tháp, tên ở đợ Lâm Tế lại có một con mắt.
Sư nói: Tên giặc này!
Phổ Hóa cũng nói: Giặc, Giặc! Bèn bỏ đi
Một hôm Phổ Hóa ở trước Tăng đường đang ăn rau sống. Sư nói: Thật là giống con lừa.
Phổ Hóa liền kêu lên như lừa. Sư nói: Giặc.
Phổ Hóa nói: Giặc! Giặc! Liền bỏ đi.
Cùng khắp Phổ Hóa thường rong chơi ở đầu đường xó chợ mà nói:
– Sáng đến thì đánh phía sáng, tối đến đánh phía tối, bốn phương tám hướng đến thì đánh. Hư không đến thì đánh liên tiếp. Sư nghe nói như vậy liền sai thị giả đến xem sao. Phổ Hóa đến nơi thấy vậy liền chận lại hỏi:
– Nếu không như thế thì sao? Phổ Hóa xô ra mà nói:
– Ngày mai viện Đại Bi có trai tăng.
Thị giả trở về kể lại cho Sư nghe. Sư nói:
– Ta vốn vẫn nghi lão này.
Có một hôm Lão túc đến tham vấn Sư, chưa gì hết đã hỏi:
– Lễ bái đúng hay không lễ bái đúng? Sư liền quát, Lão túc lễ bái.
Sư nói: Thật là tên giặc cỏ. Lão túc nói: Giặc, giặc.
Rồi bỏ đi.
Sư nói: Chớ nói vô sự là tốt. Thủ tọa đang đứng hầu.
Sư nói: Có lỗi hay không? Thủ tọa nói: Có.
Sư nói: Khách có lỗi hay chủ có lỗi? Thủ tọa nói: Cả hai đều có lỗi.
Sư nói: Lỗi ở chỗ nào? Thủ tọa liền bỏ đi.
Sư nói: Chớ bảo vô sự là tốt.
Sau có vị Tăng thuật lại cho Nam Tuyền. Nam Tuyền nói:
– Ngựa quan đạp nhau.
Sư đi vào doanh trại thọ trai. Vào cổng gặp Viên quan. Sư chỉ cây cột và hỏi:
– Đó là phàm hay Thánh?
Sư bèn đi vào. Viên quan không nói gì. Sư đánh cây cột mà nói:
– Nói lắm cũng chỉ là khúc cây mà thôi. Sư hỏi viện chủ: Từ đâu đến?
Viện chủ đáp: Bán lúa ở Trung Châu về. Sư nói: Bán hết chưa?
Viện chủ nói: Bán hết rồi.
Sư lấy gậy gạch một đường rồi nói: Có bán được cái này không? Viện chủ liền quát. Sư liền đánh.
Điển Tọa đến, Sư kể lại câu chuyện trước. Điển Tọa nói:
– Viện chủ không lãnh hội được ý Hòa thượng. Sư hỏi: Còn ông thế nào?
Điển Tọa lễ bái. Sư cũng đánh.
Có tọa chủ đến gặp, Sư hỏi: Tọa chủ giảng kinh gì?
Tọa chủ nói: Tôi hiểu sơ sài thô thiển mà giảng luận Bách pháp. Sư nói: Có một người hiểu được mười hai phần giáo của Tam thừa.
Có một người không hiểu được mười hai phần giáo của Tam thừa là giống nhau hay khác nhau?
Tọa chủ đáp: Hiểu thì đồng, không hiểu thì khác.
Lạc Phổ bây giờ là thị giả, đứng hầu phía sau bảo rằng:
Thưa tọa chủ! Đây là đâu mà nói là đồng, là khác? Sư quay đầu hỏi thị giả: Còn ông thế nào?
Thị giả liền quát.
Sư đưa thủ tọa ra về, rồi hỏi thị giả:
– Vừa rồi ông quát ta? Thị giả nói: Vâng.
Sư liền đánh.
Sư nghe Trụ trì Đức Sơn đời thứ hai dạy:
– Nói được cũng ăn ba mươi gậy, không nói được cũng ăn ba mươi gậy. Sư gọi Lạc Phổ đến và nói:
– Hãy hỏi ông ta rằng vì sao nói được cũng ăn ba mươi gậy, chờ khi ông ấy đánh ông thì hãy nắm gậy mà đẩy ra xem thử ông ta thế nào?
Lạc Phổ đi đến hỏi như Lâm Tế dạy. Đức Sơn đánh. Lạc Phổ nắm gậy đẩy một cái. Đức Sơn về phương trượng. Lạc Phổ về kể lại cho Sư nghe. Sư nói:
– Lâu nay ta vẫn nghi vị lão này. Tuy vậy ông có thấy được Đức Sơn chăng?
Phổ Hóa suy nghĩ. Sư liền đánh.
– Một hôm, Vương Thường Thị cùng Sư đến xem trước tăng đường, Thường Thị hỏi: Tăng chúng ở đây có xem kinh không?
Sư đáp: Không”.
Có học Thiền không? Không.
Kinh không xem, Thiền cũng không học, rốt lại làm cái gì? Sư nói: Chỉ dạy họ làm Phật, làm Tổ.
Mạc vụng tuy quý nhưng rơi vào mắt cũng thành bệnh, nói như vậy là nghĩa gì?
Sư nói: Tưởng đâu ông là kẻ tục.
– Sư hỏi Hạnh Sơn: Thế nào là con trâu trắng sờ sờ? (Lộ đại bạch ngưu)
Hạnh Sơn đáp: Ngạ, ngạ… Sư hỏi: Câm à!
Hạnh Sơn hỏi: Trưởng lão thì sao? Sư đáp: Tên súc sinh này.
Sư hỏi Lạc Phổ: Từ trước đến nay một người dùng gậy, một người dùng tiếng quát, có gần gũi kẻ nào?
Lạc phổ: “Chẳng gần gũi ai cả!”. Sư đáp: “Chỗ gần gủi là thế nào”. Phổ Hóa hét. Sư liền đánh.
– Sư thấy một ông tăng đến liền dang hai tay ra. Ông tăng không nói. Sư hỏi: Hiểu chăng?
Tăng đáp: Không hiểu.
Sư nói: Chẻ côn lôn không vỡ, cho ông hai đồng.
– Đại Giác đến tham vấn. Sư đưa phất trần lên. Đại giác trải tọa cụ. Sư ném phất trần. Đại giác xếp tọa cụ vào tăng đường. Chúng tăng hỏi:
– Vị tăng này không gần gũi với Hòa thượng, không lễ bái cũng không tại sao không bị ăn đòn.
Sư nghe được kêu Đại Giác lại. Giác bước ra.
Sư nói: Đại chúng nói rằng ông chưa thăm hỏi trưởng lão. Đại Giác nói: Không hiểu!
Liền đi vào trong chúng.
Triệu Châu đi hành khước, đến tham vấn Sư. Gặp Sư đang rửa chân. Triệu Châu liền hỏi: Ý Tổ sư từ phương Tây đến là gì?
Sư đáp: Giống như ta rửa chân. Triệu Châu bước đến gần mà làm ra dáng lắng nghe.
Sư nói: Hãy tránh ra kẻo nước dơ văng vào. Triệu Châu liền đi.
– Thượng tọa Định đến tham vấn Sư: Đại ý của Phật pháp là gì?
Sư bước xuống gường nắm lại mà tát một cái rồi đẩy ra, Thượng tọa Định cứ đứng. Khi ấy có vị tăng bên cạnh nói: Định sao không lễ bái?
Định liền lễ bái, bỗng nhiên đại ngộ.
– Ma cốc đến tham vấn, trải tọa cụ hỏi:
– Quan Âm mười hai mặt, mặt nào chính?
Sư bước xuống gường vừa cuốn tọa cụ vừa nắm Ma Cốc mà nói:
– Quan Âm mười hai mắt đi chỗ nào?
Ma cốc định ngồi lên gường. Sư cầm gậy đánh. Ma Cốc nắm gậy.
Hai người đuổi nhau chạy vào phương trượng.
– Sư hỏi một ông tăng: có khi hét như kiếm báo Kim cang vương, có khi hét như cưỡi sư tử lông vàng, có khi hét như sáo dò dẫm bóng cỏ, có khi hét không có tác dụng của tiếng hét, ông hiểu chăng? Tăng ngần ngừ. Sư liền hét.
Sư hỏi một cô ni: Thiện đến ác đến?
Ni liền quát. Sư đưa gậy mà nói: Nói đi, nói đi. Ni lại quát. Sư liền đánh.
Long Nha hỏi: Ý của Tổ sư từ phương Tây đến là gì? Sư nói: Đưa thiền bản đến đây cho ta.
Long Nha liền đưa thiền bản đến cho Sư. Sư tiếp lấy thiền bản xong liền đánh. Long Nha nói:
Đánh thì cứ đánh, nhưng không có ý của Tổ sư?
Sau này Long Nha đến hỏi Thuý Vi, ý của Tổ sư từ phương Tây đến là gì?
Thúy Vi nói: Đưa bồ đoàn đây cho ta.
Long Nha đem bồ đoàn đến cho Thuý Vi. Thuý Vi tiếp lấy liền đánh.
Long Nha nói: Đánh thì cứ đánh nhưng không có ý của Tổ sư.
Long Nha ở sau viện.
– Có vị tăng vào thất mà hỏi: Khi Hòa thượng đi hành cước thăm hỏi nhân duyên hai vị tôn túc, Hòa thượng có chịu họ không?
Long Nha nói: Chịu thì chịu lắm nhưng không có ý Tổ sư.
Kính Sơn có năm trăm đồ chúng ít có người lên thưa thỉnh. Hoàng Bá sai sư đến Kính Sơn, bèn hỏi Sư: Ông đến đó rồi sẽ làm sao?
Sư nói: Khi đến đó tự con sẽ có cách.
Sư đến Kính Sơn, y áo chỉnh tề rồi lên pháp trường gặp Kính Sơn. Kính Sơn vừa ngẫng đầu. Sư liền hét. Kính Sơn toan mở miệng. Sư liền phất tay áo mà đi.
Bấy giờ có ông tăng đến Kính Sơn mà hỏi: Vị tăng vừa mới đến có nói gì đâu mà lại quát Hòa thượng thế? Kính Sơn nói:
– Vị tăng ấy từ nơi Hoàng Bá đến, nếu ông muốn biết thì hỏi ông ấy. Năm trăm đồ chúng của Kính Sơn quá phân nửa bị phân tán.
– Một hôm Phổ Hóa xin áo ngoài ở chợ, ai cũng cho cả mà Phổ Hóa không chịu lấy. Sư bảo viện chủ mua một cỗ quan tài. Khi Phổ Hóa trở về Sư liền nói:
– Ta đã cho ông áo đó. Phổ Hóa liền vác quan tài đi khắp chợ mà kêu lên:
– Lâm Tế cho ta áo rồi. Ta đến cửa Đông mà chết đây. Mọi người đua nhau đến xem. Phổ Hóa nói:
– Hôm nay ta chưa đi, ngày mai ta đến cửa Nam để chết. Như thế đến ngày thứ ba không còn ai tin nữa. Đến ngày thứ tư không còn ai đến xem nữa. Lúc đó Phổ Hóa một mình ra ngoài thành tự vào trong quan tài, nhờ người đi đường đậy nắp quan lại. Bấy giờ người ta đồn khắp, mọi người đua nhau đến mở nắp quan thì không thấy gì cả. Chỉ nghe tiếng linh văng vẳng trên không, xa dần biến mất.
HÀNH LỤC
Buổi đầu trong hội Hoàng Bá, Sư tu hành rất là chuyên nhất. Vị chủ tọa khen: Hậu sinh này có điểm khác chúng.
Thủ Tọa hỏi: Thượng Tọa ở đây được bao lâu? Sư đáp: Ba năm.
Thủ tọa nói: Từng tham vấn chưa?
Sư đáp: Chưa từng tham vấn và cũng không biết hỏi gì.
Thủ tọa nói: Sao ông không hỏi Hòa thượng đường đầu đại ý Phật pháp là gì?
Sư liền đi hỏi Hoàng Bá chưa dứt lời liền bị Hoàng Bá đánh. Sư lại trở về.
Thủ Tọa hỏi: Ông hỏi gì?:
Sư thưa: Con hỏi chưa dứt lời Hòa thượng liền đánh, chẳng hiểu thế nào cả.
Thủ tọa nói: Cứ đi hỏi?
Sư lại đi hỏi. Hoàng Bá lại đánh. Ba lần hỏi như thế đều bị đánh.
Sư đến thưa Thủ Tọa:
– Nhờ ơn từ bi của Thầy dạy con lên tham vấn Hòa thượng. Nhưng ba lần hỏi, ba lần đều bị đánh, tự trách mình chướng duyên sâu dày không lãnh hội được ý chỉ thâm sâu, nay con xin từ giã ra đi.
Thủ tọa nói: Nếu ông đi thì nên đến từ biệt Hòa thượng. Sư lễ bái lui ra.
Thủ Tọa đến trước Hoàng Bá thưa:
– Kẻ hậu sinh thưa hỏi vừa rồi Phật là có pháp căn. Nếu ông ấy đến đây từ giã, xin Hòa thượng tùy phương tiện mà độ ông ấy. Sau này ông ta sẽ tu luyện trở thành một gốc đại thọ, là nơi che bóng cho thiên hạ.
Sư đến chào Hoàng Bá ra đi. Hoàng Bá nói:
– Ông chớ đi chỗ khác, ông hãy đến Ngài Đại Ngu tại vùng đầu khe núi Cao An thì Ngài Đại Ngu sẽ nói cho ông.
Sư đến chỗ Đại Ngu.
Đại Ngu hỏi: Ông từ đâu đến? Sư thưa: Từ Hoàng Bá đến.
Hoàng Bá có nói câu gì?
Sư đáp: Ba lần con hỏi đại ý Phật pháp ba lần đều bị đánh, không biết con có lỗi hay không?
Đại Ngu nói: Hoàng Bá thật là từ bi, vì ông mà lắm lao nhọc. Thế mà ông còn đến đây hỏi có lỗi hay không có lỗi. Ngay câu này Sư đại ngộ, nói: Té ra Phật pháp của Hoàng Bá vốn không có chi nhiều.
Đại Ngu nắm Lâm Tế nói:
– Đồ quỷ! Vừa mới nói có lỗi hay không lỗi, bây giờ lại nói Phật pháp của Hoàng Bá không có chi nhiều. Ông thấy nghĩa lý gì, nói mau! nói mau!
Sư thoi ba cái vào hông Hoàng Bá.
Đại Ngu xô ra nói: Thầy ông là Hoàng Bá, chẳng can gì đến ta! Sư từ giã Đại Ngu về trở lại Hoàng Bá.
Hoàng Bá thấy sư về, liền nói: Gã này cứ đi đi về về, biết ngày nào xong.
Sư đáp: Vì tâm lão bà quá tha thiết, việc lớn đã xong thì đến hầu.
Hoàng Bá hỏi: Đi đâu về đâu vậy?
Sư đáp: Vừa rồi theo lời chỉ dạy của Thầy, con đến tham vấn Hòa thượng Đại Ngu trở về đây.
Hoàng Bá nói: Đại Ngu có nói câu gì? Sư liền kể lại như trước.
Hoàng Bá nói: Trở về như thế, hãy đợi một trận đòn đau. Sư: Nói đợi chờ gì cứ ngay đây mà ăn đòn!
Sau đó Sư liền tát.
Hoàng Bá nói: Cái thằng điên này, lại đến vuốt râu cọp. Sư liền quát: Thị giả, hãy dẫn gã điên này đi!
Về sau, Quy Sơn đưa câu chuyện này ra hỏi Ngưỡng Sơn:
– Lâm Tế lúc ấy đại ngộ là nhờ sức của Hoàng Bá hay của Đại Ngu? cọp.
Ngưỡng Sơn nói: Chẳng những cỡi đầu cọp còn phải nắm đuôi
* Có lần Sư đang trống tùng, Hoàng Bá hỏi:
– Trong núi sâu trồng tùng nhiều như thế để làm gì?
Sư đáp: Một là làm cảnh cho Sa-môn. Hai là làm tiêu bản cho người sau. Nói xong Sư liền cuốc xuống đất ba cái.
Hoàng Bá nói: Tuy thế, ông cũng đã ăn ba mươi gậy của ta rồi đấy.
Sư lại cuốc xuống đất ba cái. Rồi rên hừ hừ!
Hoàng Bá nói: Tông môn của ta đến ông sẽ rạng rỡ trên đời.
Về sau, Quy Sơn đưa ra câu chuyện này hỏi Ngưỡng Sơn: Hoàng
Bá lúc ấy chỉ di chúc cho Lâm Tế hay còn ai nữa không?
Ngưỡng Sơn nói: Có. Chỉ vì năm tháng quá xa, nên không muốn kể lại cho Hòa thượng.
Quy Sơn nói: Tuy vậy, ta cũng muốn biết, ông cứ nói xem!
Ngưỡng Sơn: Một người chỉ về Nam, bảo đi Ngô Việt, gặp gió lớn thì ngừng.
– Có lần Sư đang đứng hầu Đức Sơn, Đức Sơn nói:
– Hôm nay mệt quá.
Sư nói Lão già này nói mê mịt làm gì!
Đức Sơn liền đánh. Sư lật đổ giường thiền. Sơn liền thôi.
– Có lần Sư cùng đại chúng cuốc đất, Sư thấy Hoàng Bá đến thì chống cuốc đứng. Hoàng Bá nói:
– Ông mệt hả?
Sư nói: Chưa dở cuốc thì mệt cái gì! Hoàng Bá liền đánh.
Sư nắm gậy đẩy Hoàng Bá té nhào.
Hoàng Bá gọi: Duy Na! Duy Na! đỡ ta dậy.
Duy Na đến đỡ lên và nói: Sao Hòa thượng để cho tên điên vô lễ thế?
Hoàng Bá vừa đứng dậy liền đánh Duy Na.
Sư cuốc đất mà nói: Mọi nơi thì người ta hoả táng, còn ta đây thì chôn sống liền.
Về sau, Quy Sơn hỏi Ngưỡng Sơn: “Hoàng Bá đánh Duy Na là ý gì?”.
Ngưỡng Sơn nói: Thằng giặc chính đã đi chạy rồi, còn người đi lùng bắt lại bị ăn đòn”.
Một hôm, sư ngồi trước Tăng đường, thấy Hoàng Bá đến, sư nhắm mắt lại. Hoàng Bá làm bộ mà quay về phương trượng. Sư liền đến phương trượng lễ tạ. Bây giờ, Hoàng Bá nói với vị thủ tọa đang đứng hầu:
– Ông Tăng này tuy là kẻ hậu sinh, nhưng biết chuyện ấy.
Thủ tọa nói: Lão Hòa thượng gót chân không chấm đất mà lại chứng cứ về tên hậu sinh ấy.
Hoàng Bá tự vả vào miệng. Thủ tọa nói: Biết là được.”
Sư ngủ trong Tăng đường, Hoàng Bá vào thấy sư đang ngủ liền lấy gậy gõ vào thiền bảng một cái. Sư ngẩng đầu thấy đó là Hoàng Bá, nhắm mắt ngủ tiếp. Hoàng Bá liền gõ vào thiền bản một cái nữa, rồi đi lên nhàtrên, thấy Thủ tọa đang ngồi thiền liền bảo:
– Tên hậu sinh đang ngồi thiền ở nhà dưới, còn ông vọng tưởng làm chi đây?
Thủ tọa thưa: Lão già này làm gì thế? Hoàng Bá gõ vào bảng một cái rồi đi ra.
Về sau, Quy Sơn hỏi Ngưỡng Sơn: Hoàng Bá vào Tăng đường ý gì?
Ngưỡng Sơn nói: Hai bề cũng cùng một thứ.
Một hôm chúng đang chấp tác, sư đi sau. Hoàng Bá quay lại thấy sư đi tay không, Hoàng Bá hỏi: Cuốc đâu?
Sư đáp: Có một nguời mang đi rồi.
Hoàng Bá bảo: Đưa đến gần đây ta có chuyện cần bàn với ông. Sư đến gần, Hoàng Bá đưa cuốc mà nói:
– Chỉ cái này đây mà thiên hạ không ai cướp lấy nỗi.
Sư giật lấy cái cuốc đưa lên mà nói: Thế tại sao nó ở trong tay con?
Hoàng Bá nói: Hôm nay có lắm người làm việc. Bên lui về viện.
Về sau, Quy Sơn hỏi Ngưỡng Sơn: “Cuốc ở trong tay Hoàng Bá, vì sao bị Lâm Tế cướp đoạt?”
Ngưỡng Sơn nói: Giặc là tiểu nhân, mà trí lại hơn người quân tử.
Sư đem thơ Hoàng Bá đến cho Quy Sơn. Bấy giờ Ngưỡng Sơn làm tri khách, nhận thơ liền hỏi:
– Cái này là của Hoàng Bá, còn cái nào của ông đâu? Sư liền tát. Ngưỡng nắm lại nói:
– Lão huynh biết lắm chuyện thế. Hai người cùng đến gặp Quy Sơn.
Quy Sơn liền hỏi: Sư huynh Hoàng Bá bao nhiêu chúng? Sư thưa: Có bảy trăm đồ chúng.
Quy Sơn nói: Người nào dẫn đầu?” Người vừa đến trình thư xong.
Sư hỏi lại Quy Sơn: Hòa thượng bao nhiêu chúng? Quy Sơn đáp: Một ngàn năm trăm đồ chúng.
Sư nói: Nhiều quá nhỉ!
Sư huynh Hoàng Bá cũng nhiều.
Sư chào Quy Sơn ra về. Ngưỡng Sơn tiễn ra và nói:
– Sau này ông về phía Bắc thì có chỗ ở. Sư đáp: Đâu có chuyện ấy ư?
Ngưỡng Sơn nói: Thì cứ đi đi. Sau này có một người phụ giúp lão huynh đấy. Người này chỉ có đầu mà không có đuôi, có thỉ không có chung.
Về sau, sư đến Trấn Châu, Phổ Hóa đã có ở tại đó rồi. Sư giáo hóa đời, Phổ Hóa khen ngợi sư. Sư ở chưa được bao lâu thì Phổ Hóa đã viên tịch.
Mới nửa hạ sư lên. Hoàng Bá gặp Hòa thượng đang xem kinh.
Sư thưa: Tưởng ai, té ra lão Hòa thượng lưôm đậu đen văn tự này!
Sư ở vài ngày rồi từ biệt mà đi. Hoàng Bá nói:
– Ông phá hạ đến đây, sao không ở trọn hạ? Con chỉ đến lễ bái Hòa thượng.
Hoàng Bá liền đánh đuổi ra. Sư đi được mấy bước có lòng nghi về chuyện này, liền trở lại ở trọn mùa hạ.
Một hôm, sư từ giã Hoàng Bá ra đi. Hoàng Bá hỏi: Đi đâu?”
Sư thưa: “Không đi Hà Nam thì về Hà Bắc.” Hoàng Bá liền đánh. Sư chận lại và lại tát Hoàng Bá một cái. Hoàng Bá cười vang rồi kêu thị giả đem kỷ án và thiền bảng của Tiên sư Bách Trượng đến.
Sư bảo: Thị giả đem lửa đến đây.
Hoàng Bá nói: Tuy thế, ông hãy mang những thứ ấy đi. Sau này ông ngồi bẹp lưỡi của thiên hạ đấy.
Sau này Quy Sơn hỏi Ngưỡng Sơn: Lâm Tế có cô phụ Hoàng Bá không?
Ngưỡng Sơn nói: Không phải vậy đâu. Quy Sơn nói: Ông thế nào?
Ngưỡng Sơn nói: Biết ân mới gọi là báo ân.
Quy Sơn nói: Từ xưa đến nay có ai như vậy không?
Ngưỡng Sơn nói: Có, nhưng chỉ sợ Hòa thượng tuổi tác già nua nên không muốn kể ra cùng Ngài.
Quy Sơn nói: Tuy nhiên, ta cũng muốn biết, ông thử nói ra xem. Ngưỡng Sơn nói: Như trên hội Lăng Nghiêm, A Nan tán thán Phật:
“Đem tâm sâu xa này mà phụng sự khắp nơi, gọi là báo ân Phật. Há không phải việc báo ân sao?”
Quy Sơn nói: Đúng vậy! đúng vậy! Thấy bằng Thầy thì giảm phân nửa đức của Thầy, thấy hơn Thầy mới chịu nhận sự truyền thọ.
– Sư đến tháp Đạt Ma, tháp chủ hỏi:
– Thưa Trưởng Lão, lễ Phật trước hay lễ Tổ trước? Sư nói: Phật tổ đều không lễ
Tháp chủ nói: Phật tổ và trưởng lão có oan gia gì chăng?
Sư liền phất áo đi ra.
– Sư đi hành cước, một hôm đến Long Quang. Quang thượng đường, Sư hỏi:
– Chưa đưa mũi nhọn ra làm sao thắng được?
Long Quang cứ ngồi. Sư nói: Đại Thiện Tri Thức há không có cách nào sao?
Long Quang trừng mắt “Hừ”.
Sư đưa tay chỉ: Long lão già này hôm nay thua rồi.
– Sư đến Tam Phong, Bình Hòa thượng hỏi:
– Ông từ đâu đến?
Sư nói: Từ Hoàng Bá đến? Hoàng Bá có nói câu gì?
Đêm qua trâu vàng từng khốn đốn đến nay không thấy bóng hình đâu. Bình Hòa –Gió vàng lồng sáo ngọc, đâu kẻ chính tri âm gì?
Sư nói: Thấu suốt vạn trùng quan. Không ở chốn thanh liêu.
Bình Hòa thượng nói: Ông hỏi câu này cao quá vậy! Sư nói: Rồng sinh ra kim phụng Xung phá ngọc lưu ly.
Bình Hòa thượng nói: Hãy ngồi uống trà đi. Mới đây ông rời chỗ nào? Bình lại hỏi:
Sư đáp: Rời Long Quang.
Bình Hòa thượng hỏi gần đây Long Quang như thế nào? Sư liền đi ra.
– Sư đến Đại Từ. Đại Từ đang ngồi trong phương trượng. Sư hỏi: Khi ngồi nghiêm trang trong phương trượng thì sao? Đại Từ đáp: Một màu tùng lạnh ngàn năm khác.
Lão quê cầm hoa muôn nước xuân.
Sư nói: Viên trí thể này kiên cố vượt qua. Ba non tiêu hết vạn trùng quan
Đại Từ liền quát, Sư cũng quát. Đại Từ nói: Làm gì?
Tại sao sư phất áo ra đi?
– Sư đến Nhượng Châu Hoa Nghiêm, Hoa Nghiêm dựng gậy làm bộ ngủ.
Sư nói: Hòa thượng Ngài ngủ làm gì?
Hoa Nghiêm nói làm thiền khách không giống như ông. Sư nói: Thị giả, châm trà đem đến cho Hòa thượng uống.
Hoa Nghiêm liền gọi Duy Na:
– Sắp cho vị Thượng Tọa này vào chỗ thứ ba.
– Sư đến gặp Thuý Phong. Thuý Phong hỏi: Từ đâu đến? Sư nói: Từ Hoàng Bá đến.
Thuý Phong hỏi: Hoàng Bá có nói câu gì dạy người ta không? Sư nói: Hoàng Bá không có câu gì.
Sao lại không?
Sư nói: Dù có cũng không có chỗ đưa ra. Thuý Phong nói: Thử nêu ra xem?
Sư nói: Một mũi tên xuyên qua trời Tây.
– Sư đến gặp Tướng Điền và hỏi: Không phàm không thành, xin sư nói mau.
Tướng Điền nói: Lão tăng cứ như vậy thôi.
Sư liền quát và nói: Lắm tên trọc ở đây tìm thấy chén bát gì?
– Sư đến gặp Minh Hóa, Minh Hóa hỏi: Cứ đi đi lại lại làm gì? Sư đáp: Đạp giẫm cho rách giầy cỏ.
Minh Hóa nói: Rốt cuộc thì sao?
Sư nói: Lão già này câu nói mà cũng không hiểu.
– Sư tìm đến Phụng Lâm, trên đường gặp một bà lão, bà lão hỏi:
– Ông đi đâu đấy?
Sư đáp: Đến Phụng Lâm.
Bà lão nói: Tiếc rằng Phụng Lâm không có ở đấy. Bà lão bỏ đi. Sư đến gặp Phụng Lâm.
Phụng Lâm hỏi: Ta có chuyện muốn hỏi được chăng? Sư đáp: Có xẻ thịt gây thương tích gì chăng?
Phụng Lâm nói: Mặt trăng dưới biển trong không bóng. Chỉ riêng cá lội tự mê thôi!
Sư nói: Trăng soi dưới biển đà không bóng. Cá lội dưới nước cớ sao mê?
Phụng Lâm nói: Thấy gió biết sóng dậy Xem nước biết buồn thôi.
Sư nói: Trăng soi chiếu sáng giang sơn lặng. Một tiếng tự cười vang thiên hạ kinh.
Phụng Lâm nói: Muốn đem ba tấc ngời thiên hạ. Đối cảnh một câu thử nói xem.
Sư nói: Gặp taykiếm khách nên trình kiếm. Không phải thi nhân chớ tặng thi.
Phụng Lâm liền thôi.
Sư bèn tụng: Đại đạo tuyệt đồng Mặc hướng Đông Tây.
Lửa đá chẳng kịp.
Ánh chớp không thông. Quy Sơn hỏi Ngưỡng Sơn:
– Lửa đá chẳng kịp, ánh chớp không thông. Từ trước các Thánh lấy gì làm người?
Ngưỡng Sơn nói: Ý Hòa thượng thì sao?
Quy Sơn đáp: Thể có ngôn thuyết, đều không thật nghĩa. Ngưỡng Sơn nói: Không phải như vậy đâu!
Quy Sơn hỏi: Theo ông thì thế nào?
Ngưỡng Sơn đáp: Phía công thì chẳng dung chứa cây kim, phía tư thì liền thông xe ngựa.
– Sư đến gặp Kim Ngưu, Ngưu thấy sư đến, lấy gậy để ngang, ngồi xổm ngay cửa. Sư gõ vào gậy ba cái, rồi vào Tăng đường ngồi hàng đầu.
Kim Ngưu đến thấy Sư hỏi: Khách chủ gặp nhau, hai bên phải đầy đủ oai nghi, Thượng Tọa từ đâu đến, quá vô lễ vậy?
Sư đáp: Hòa thượng nói gì? Kim Ngưu định nói.
Kim Ngưu định nói. Sư liền đánh. Ngưu làm bộ té. Sư lại đánh. Kim Ngưu nói: Hôm nay thật xui xẻo.
Quy Sơn hỏi Ngưỡng Sơn: “Hai vị Tôn túc này có ai thắng bại không?”
Ngưỡng Sơn nói: Thắng thì đều thắng, bại thì đều bại.”
– Khi sư sắp tịch, cứ ngồi mà nói:
– Sau khi ta qua đời, không ai được làm tiêu mất chánh pháp nhãn tạng của ta. Tam Thánh bước ra hỏi:
– Đâu dám làm tiêu mất chánh pháp nhãn tạng của Hòa thượng. Sư nói: Sau này có ai hỏi ông, ông nói gì với họ?
Tam Thánh liền quát.
Sư nói: Ai biết chánh pháp nhãn tạng của ta bị tiêu diệt bên con lừa mù này. Nói xong sư đoan nhiên thị tịch.
Sư huý là Nghĩa Huyền, họ Hình người Nam Hoa ở Tào Châu. Thuở nhỏ thông minh khác thường, lớn lên là kẻ hiếu học. Sau khi thọ giới cụ túc Sư ngụ ở Giảng Tứ, tinh thông giới luật và uyên bác kinh luận.
Nhưng Sư tự nghĩ: “Kinh luận chỉ là phương thuốc cứu đời, chẳng
phải tôn chỉ của giáo ngoại biệt truyền.” Sư liền cất bước du phương, buổi đầu tham vấn Hoàng Bá, về sau yết kiến Đại Ngu. Cơ duyên ngữ lục ngữ cú của Ngài chép đầy đủ trong “Hành Lục”. Khi đã được Hoàng Bá ấn khả, Sư tìm về Hà Bắc, phía đông nam thành Trấn Châu trụ trì một viện nhỏ bên sông Hô Đà. Cái tên Lâm Tế là do tên đất mà gọi. Bấy giờ Phổ Hóa đã ở đó rồi, giả điên trà trộn vào mọi người, chẳng ai lường được phàm Thánh. Khi Sư đến liền được Phổ Hóa phụ giúp. Khi Sư đã hưng thịnh việc đó thì Phổ Hóa thị tịch, đúng với lời huyền ký của Ngưỡng Sơn Tiểu Thích-ca. Gặp lúc chiến tranh, sư bỏ viện mà đi.
Thái Uỷ Mặc Quân Hoa sửa nhà làm chùa cũng lấy tên chùa là Lâm Tế, đón sư về ở. Sau đó sư phất áo đi về Nam, đến Hà Phủ, Phủ chủ Vương Thường Thị mời sư ở lại và tôn sư làm Thầy. Đến ở chưa được bao lâu, sư đến chùa Hưng Hóa ở nhà Đồng, chùa Hưng Hóa thuộc phủ Đại Danh.
Sư không bệnh tật bỗng mặc áo ngồi yên vấn đáp cùng với Tam Thánh xong, an nhiên thị tịch, bấy giờ là ngày mồng mười tháng giêng năm Đinh hợi, tức là niên hiệu Hàm Thông năm thứ , đời Đường. Môn đồ đem thi thể của sư xây tháp ở phía Tây Bắc phủ Đại Danh, được vua ban thuỵ hiệu là Huệ Chiếu Thiền Sư, tên tháp là Trừng Linh.
Nay chắp tay cúi đầu ghi lại tiểu sử của Sư.
Đệ tử truyền pháp tên là Bảo Thọ ở Trấn Châu, tức là Diên Chiểu.
Kính ghi.
Đệ tử truyền pháp trụ tại chùa Hưng Hóa, phủ Đại Danh là Tồn Tương, hiệu khám.
Tỳ-kheo trụ tại Cổ sơn Viên giác ở Phước châu là Tông Diễn, trùng khai.