TỊNH ĐỘ LƯU LY VÀ VĂN PHÁT NGUYỆN
(Trích Sách “BÀN VỀ PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ của Đại Sư Tinh Vân
Đỗ Khương Mạnh Linh Việt dịch)

 

I. TỊNH ĐỘ LƯU LY

Tiêu tai diên thọ Dược Sư Phật còn gọi là Dược Sư Lưu Ly Qụang Như Lai, Đại Y Vương Phật, Thập Nhị Nguyện Vương, là giáo chủ của thế giới Đông Phương Tịnh Lưu Ly.

Bên cạnh Phật Dược Sư có hai Bồ Tát Nhật Quang và Nguyệt Qụang hầu cận, họ là Bồ Tát nhất sinh bổ xứ, và cũng là người đứng đầu trong chúng Bồ Tát Lưu Ly Tịnh Thượng Vô Lượng.

Đôi khi đứng hai bên Phật Dược Sư là hai Bồ Tát Quán Âm và Thế Chí, đôi khi còn có tám vị đại BồTát làà Văn Thù Sư Lợi, Quán Âm, Thế Chí, Bảo Đàn Hoa, Vô Tận Ý, Dược Vương, Dược Thượng và Bồ tát Di Lặc.

a. 12 đại nguyện của Phật Dược Sư

Trong quá khứ khi hành Bồ Tát đạo, Phật Dược Sư từng phát 12 đại nguyện, phải khiến chúng sanh giải trừ tật khổ, có thể đầy đủ chư căn, hướng dẫn nhập giải thoát, thành tựu Phật đạo.

Mười hai đại nguyện đó là:

Đại nguyện thứ nhất: Sinh Phật bình đẳng nguyện. “Nguyện ta kiếp sau khi đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, ánh sáng tự thân chiếu sáng, chiếu rọi vô lượng vô số vô biên thế giới, dùng 32 tướng đại trượng phu, 80 vẻ đẹp đé trang nghiêm thân, khiến cho tất thảy hữu tình đều giống như ta”.

Dược Sư Như Lai nguyện tương lai khi thành Phật, thân người tỏa sáng, chiếu khắp tất thảy thế giới, hơn nữa dùng 32 tướng 80 vẻ đẹp để trang nghiêm thân. Đồng thời cũng hy vọng chánh báo của tất thảy chúng sanh hữu tình cũng giống như minh, thân tướng tỏa sáng, đầy đủ các vẻ đẹp, chẳng có gì khác biệt. Tất thảy chúng sanh đều có Phật tánh, chỉ vì vô minh che đậy, không thể hiển phát. Cho nên Dược Sư Như Lai hy vọng dùng Phật quang để thanh từ bụi bẩn của phiền não chúng sanh, từ đó tu hành thành Phật.

Đại nguyện thứ hai: Khai hiểu sự nghiệp nguyện. “Nguyện khi kiếp sau ta đắc Bồ Đề, thân như ngọc lưu ly, trong ngoài sáng suốt, thanh tịnh không tì vết, ánh sáng bao trùm, công đức sừng sững, thân thiện an trụ, rực sáng trang nghiêm hơn cả nhật nguyệt, chúng sanh trong u minh nhờ đó được chiếu sáng, tuỳ theo ý muốn mà làm nên các sự nghiệp”.

Dược Sư Như Lai nguyện tương lai khi thành Phật, thân tỏa sáng, chúng sanh sống trong thế giới tối tăm sẽ nhận được sự chiếu rọi của Phật quang, tất thảy bóng đêm đều bị phá trừ, chúng sanh u minh cũng có thể đắc độ. Giống như kẻ mù được sáng mắt, có thể nhu hòa trong ánh sáng, tuỳ theo ý muốn, bình đẳng tự do kinh doanh các ngành nghề. Vì thế, Phật Bồ Tát hóa thế không những dùng thân tâm tu dưỡng để khai minh dẫn dắt chúng sanh, mà cũng dùng tất thảy tri thức, kỹ năng để có thể mang lại lợi ích cho chúng sanh.

Đại nguyện thứ ba: Vô tận tư sinh nguyện. “Nguyện kiếp sau khi ta đắc Bồ Đề, dùng phương tiện trí tuệ vô lượng vô biên để khiến chúng sanh hữu tình đều được vô tận các vật thọ dụng, khiến chúng sanh không bị thiếu thốn”.

Hiện nay khoa học thế giới phát triển mạnh mẽ, khiến nhân loại được hưởng thụ các loại vật chất về ăn mặc ở đi lại, đó đều là sự hữu dụng của phương tiện. Nhưng do thiểu trí tuệ nên đã tạo nên sự hữu dụng chứ không diệu dụng, người có người không, sinh khởi tham sân si, tranh đoạt lẫn nhau, thế giới loạn lạc cũng vì thế mà chưa từng chấm dứt. Dược Sư Như Lai hy vọng tương lai khi thành Phật thì chúng sanh có thể có được ánh sáng trí tuệ, khiến cho đấu tranh chấm dứt mãi mãi, thế giới hòa bình, ăn ở cùa người dân phong phú, mọi thọ dụng tư sinh đều không bị thiếu thốn.

Đại nguyện thứ tư: An lập đại đạo nguyện. “Nguyện tương lai khi ta đắc Bồ Đề, nếu chúng hữu tình hành tà đạo thì ta khiến họ an trú trong Bồ Đề đạo, nếu hành Thanh Văn, Độc Giác thừa thì đều an lập trong Đại thừa”.

Bốn nguyện trên đây tập trung vào sự thọ dụng sự nghiệp và vật chất, thuộc về văn minh vật chất. Nguyện này tập trung sự đầy đủ về chánh tri chánh kiến, hy vọng chúng sanh không tin vào nhân quả mà tạo tác các ác nghiệp, đi theo tam ác đạo, đều có thể rời bỏ ác đạo, được nghe Phật pháp, tu thập giới định tuệ; cũng hy vọng hành giả Thanh Văn, Độc Giác đều cổ thể quay về Tiểu thừa hướng đến Đại thừa, hợp ba làm một, nhập vào Đại thừa cứu cánh.

Đại nguyện thứ năm: Giới hành thanh tịnh nguyện. “Nguyện tương lai khi ta đắc Bồ Đề, nếu có hữu tình vô lượng vô biên tu hành Phạm hành trong pháp của ta, tất thảy đều khiến cho không thiếu giới, đầy đủ tam giới; nếu có vi phạm, nghe đến tên ta, vẫn được thanh tịnh, mà không đoạ vào ác thú”.

Nguyện thứ nhất đến thứ tư là “cùng vui”, từ nguyện này về sau là “bạt khổ”. Nếu có chúng sanh khi tu hành theo pháp môn Dược Sư, khiến họ đều có thể đầy đủ giới pháp viên mãn. Khi thọ trì giới pháp nếu vì nhất thời vô minh, mà có sự vi phạm thì chỉ cần nghe thánh hiệu Dược Sư Như Lai thì như sám hối pháp, như thế sẽ không đọa vào ác thú.

Đại nguyện thứ sáu: Chư căn cụ túc nguyện. “Nguyện tương lai khi ta đắc Bồ Đề, nếu chúng hữu tình có thân thể hèn kém, các căn không đầy đủ, xấu xí ngu đần, đui mù câm ngọng, còng gù hủi điên, các loại bệnh khổ, khi nghe tên ta, tấtt thảy đều đạt được đoan chính thông minh, các căn đầy đủ, không còn các tật khổ”.

Dược Sư Như Lai hy vọng tương lai khi thành Phật, không những hy vọng chúng sanh có thân thể mang trọng bệnh, các khí quan tàn tật, có thể vì nghe danh hiệu Như Lai mà lục căn ây đủ hoàn thiện, tướng mạo trang nghiêm. Cho dù là các loại bệnh tâm tính lỗ mãng ngu đần, tâm lý không bình thường, chỉ cần nghe được danh hiệu Dược Sư Như Lai thì có được cuộc đời tốt đẹp, thân tâm đẹp đẽ trang nghiêm.

Đại nguyện thứ bảy: Thân tâm khang lạc nguyện. “Nguyện tương lai khi ta đắc Bồ Đề, nếu chúng hữu tình bị các bệnh tật bức thiết, không nơi cầu xin, không nơi nương tựa, không thầy trị bệnh, không thuốc chữa bệnh, không người thân thích, không gia đình, nghèo khó lắm khổ. Danh hiệu của ta một khi nghe thấy thì bệnh tật được xóa bỏ, thân tâm an lạc, gia thuộc đầy đủ, tất cả đều đầy đủ, thậm chí chứng đắc Vô thượng Bồ Đề”.

Nguyện thứ sáu chú trọng trị các bệnh tật về thân tâm, còn nguyện này lại chú trọng cứu vớt bệnh tật nghèo khó. Dược Sư Như Lai nguyện tương lai khi thành Phật, lòng từ bi phổ cập tất cả, đặc biệt đối với chúng sanh cô độc, đau khổ, nghèo khó, bệnh tật, và càng quan tâm đều quan tâm, hộ niệm và cứu tế.

Đại nguyện thứ tám: Chuyển nữ thành nam nguyện. “Nguyên tương lai khi ta đắc Bồ Đề, nếu có người nữ bị trăm nỗi xấu của thân phận phụ nữ bức bách đau khổ, chán ngán vô cùng, muôn bỏ thân nữ, khi nghe tên ta, tất cả đều được chuyển nữ thành nam, có được tướng mạo trượng phu, thậm chí chứng đắc Vô thượng Bồ Đề”.

Trong Phật pháp Đại thừa, nam nữ vốn bình dẳng như nhau, nhưng vì sự khó của nữ chúng cực nhiều, vì thế, Dược Sư Như Lai nguyên tương lai khi thành Phật, sẽ khiên cho người chán ghét thân nữ mà muốn thoát bỏ thân nữ, chỉ cần nghe danh hiệu Như Lai thì đều có thể chuyển hóa nữ thành nam, có được tướng mạo trượng phu, thậm chí thành tựu Phật đạo.

Đại nguyện thứ chín: Hồi tà quy chính nguyện. “Nguyện tương lai khi ta đắc Bồ Đề, khiến chúng hữu tình thoát khỏi lưới ma, giải thoát tất thảy sự trói buộc của ngoại đạo, nếu đọa vào rừng rậm ác kiến thì đều dẫn nhiếp về chánh kiến, dần khiến họ tu tập chư Bồ Tát hạnh, nhanh chóng chứng được Vô thượng chánh đẳng Bồ Đề”.

Nguyện này chỉ ra rằng, nếu có chúng sanh bị tà ma ngoại đạo mê hoặc, trói buộc, từ đó sinh ra các loại tà kiến, như con thiêu thân lao vào lửa, tự đốt chính mình. Lúc này, do nguyện lực bổn nguyện của Dược Sư Như Lai, có thể khiến họ chuyến tà quay về chính, từng bước tu tập lục độ vạn hạnh, nhanh chóng chứng đắc Bố Đề.

Đại nguyện thứ mười: Giải thoát ưu khổ nguyện. “Nguyện tương lai khi ta đắc Bồ Đề, nếu chúng hữu tình mắc phải pháp luật vương quyền, bị giam cầm đánh đập, giam vào ngục tù, hoặc bị tử hình, cũng như vô lượng tai nạn và lăng nhục khác, sầu thương thê thảm, thân tâm chịu khổ, nếu nghe tên ta, dùng thân uy phúc đức của ta thì đều được giải thoát mọi đau khổ”.

Nguyện này nhâm cứu vớt những chúng sanh bị pháp luật giam cầm. Khi chúng sanh bị oan khiên mà chịu sự trừng phạt của pháp luật, hoặc nhất thời vô tri phạm phải tội sát dạo dâm vọng, hoặc chịu các tai nạn và lăng nhục bức bách, từ đó đau thương u sầu, lúc này nếu có thế xưng niệm thánh hiệu Dược Sư Như Lai, thành tâm sám hối, tức có thể giải thoát mọi khổ nạn.

Đại nguyện thứ mười một: Đắc diệu ẩm thực nguyện. “Nguyện tương lai khi ta đắc Bồ Đề, nếu chúng hữu tình vì đói khát mà phiền não, vì cầu cái ăn mà tạo nên các ác nghiệp, khi nghe được tên ta thì chuyển niệm thọ trì, ta sẽ cho họ được ăn uống thứ thượng diệu đầy đủ trước, về sau sẽ ban cho pháp vị, cuối cùng kiến lập khiến họ được an lạc”.

“Muốn khiến vào Phật trí, trước tiên vương vấn bởi lòng ham muốn”. Cho nên Dược Sư Như Lai đầu tiên dùng thức ăn thượng diệu để khiến chúng sanh được no đủ, sau đó mới dùng pháp vị thanh tịnh vô lậu khiến chúng sanh đạt được sự an lạc cứu cánh.

Đại nguyện thứ mười hai: Đắc diệu y cụ nguyện. “Nguyện tương lai khi ta đắc Bồ Đề, nếu chúng hữu tình nghèo không có quần áo, ruồi muỗi lạnh nóng, ngày đêm, làm cho phiền não, nếu nghe tên ta, chuyển niệm thọ trì thì được theo ý muốn, tức được các loại y phục thượng diệu, cũng đạt được tất cả các đồ vật quý giá trang nghiêm, tóc hoa hương thơm, trống nhạc vui đùa, tuỳ tâm vui vẻ, đểu được thỏa mãn”.

Dược Sư Như Lai phát nguyện khiến tất thảy chúng sanh nghèo khổ, tuỳ theo tâm ý nhu cầu mà đạt được thức ăn y phục phong phú, thọ dụng trang nghiêm.

Từ nội dụng của 12 đại nguyện mà nói, Dược Sư Như Lai không những xem trọng sự sung túc an lạc trên hai phương diện thân tâm con người, mà cững quan tâm đến giáo dục xã họi, sự giải trí chính đáng, khiến cho mọi người có thể có được uộc sống Phật hóa hài hòa vô tranh.

b. Cảnh quan của Tịnh Độ Lưu Ly

12 đại nguyên nói trên là quảng đại hạnh nguyện ằ Dược Sư Như Lai nhân địa tu hành, còn quả đức – cũng chính là thọ báo quốc độ – thì như thế nào?

Tinh Độ cùa thê giới Lưu Ly như thế nào?

(1) Là thế giới của dân sinh phong phú

Tịnh Độ Lưu Ly của Dược Sư Như Lai là một nơi không cần lo lắng tới kinh tế, vật chất dân sinh vô cùng phong phú. Ở đó khắp nơi đều là vàng bạc tiền tài, khắp nơi đều là các công trình kiến trúc tráng lệ nguy nga. Việc ăn ở đi lại của nhân dân rất thuận tiện.

Chúng sanh của Tịnh Độ Dược Sư Lưu Ly vì gần gũi với Dược Sư Như Lai, biết tu phúc nên phúc đức nhân gian mà họ chiêu cảm cũng cực kỳ thuận lợi.

Có thể thấy rằng, Tịnh Độ lưu ly thực sự là thế giới lý tưởng dân sinh an lạc, vật chất phong phú sung túc.

(2) Là thế giới của xã hội tịnh hóa

Tịnh Độ Dược Sư là một nơi chúng sanh tịnh hóa, xã hội tịnh hóa, ở đó không phân biệt hình tướng nam nữ, không có kẻ ác bức hại, tất cả đều là chư thượng thiện tụ hội. Vì thế không có tranh chấp trong gia đình, không có nỗi phiền não về vấn đề nam nữ, càng không có các ác thú như địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, khắp nơi đều là cảnh tượng an vui hài hoà.

(3) Là thế giới của chính trị tươi sáng

Tịnh Độ Dược Sư Lưu Ly không có hình phạt, không có nhà tù, không có tham quan ô lai, các vấn đề của xã hội đương đại như bao lực, cướp giết, mua bán chất gây nghiện, thanh niên phạm tội, cờ bạc… đều không xuất hiện trong Tinh Độ Lưu Ly của Phật Dược Sư. Bởi vậy, đó là một nơi có chính trị tươi sáng, trị an tốt đẹp.

(4) Là thế giới của thân tâm khỏe mạnh vui tươi

Sức khỏe của mỗi một người trong thế giới Dược Sư Lưu Ly đều vô cùng khoẻ mạnh, họ sống rất vui vẻ, không cần lo lắng thuốc men chữa bệnh, đặc biệt là việc ở cùng Dược Sư Như Lai – bậc Vô thượng Y vương – không những không có các bệnh tật trên cơ thể, mà đến các chứng tham sân si trong tâm lý cũng không có, thân tâm mọi người đếu lành mạnh, hoàn toàn tinh tiến dụng công trên thánh đạo giải thoát

c. Chân nghĩa của “Kinh Dược Sư”

Do quả báo y chánh, chúng ta biết được sự trang nghiêm của Tịnh Độ Đông Phương không những vật chất tư sinh phong phú vô hạn, dân chúng vui vẻ vô tranh, hơn nữa có thể thọ trì sự giáo hóa dẫn dắt của Phật; đó đều là những phương tiện thiện xảo của Phật Dược Sư tạo nên. Vậy thi chúng sanh có thể đạt được những lợi ích gì? Đây chính là yếu nghĩa của cuốn kinh này.

(1) Lợi ích nghe tên hồi niệm

Có thể phá bỏ được bốn điều ác, đạt được bốn lợi ích. Bốn điều ác là: Keo kiệt tham lam, xâm phạm khinh thường, đố kị phỉ báng, đấu tố trù dập. Bốn lợi ích là: Vãng sanh Tịnh Độ, sinh về thiên giới, sinh về lại nhân gian, chuyển sinh thành trượng phu.

(2) Lợi ích trì chú trị bệnh

Trì tụng Dược Sư thần chú có thể trị bệnh bạt khổ, lợi ích chúng sanh.

(3) Lợi ích cúng dường thọ trì

Chúng sanh vì lễ bái, cúng dường Phật Dược Sư Như Lai nên có thể nhận được sự hộ trì của Văn Thù Sư Lợi và chư thiên. Thọ trì phụng hành pháp môn Dược Sư có thể đạt được bốn phúc báo: trường thọ, giàu có, quan tước, nam nữ, cũng thế miễn trừ các tai hoạ như: bách quái xuất hiện, tất thảy nỗi sợ hãi, trong loạn ngoài lo, xâm phạm đoạ lạc, nữ nhân sinh đẻ…

Tóm lại, cuốn kinh này tập trụng vào việc cứu tế các bệnh khổ và tai ách của chúng sanh hiện thế, cũng như sự đạt được về phúc lạc; là pháp bảo giải quyết vấn đề nhân sinh hiện thực.

 

II. PHÁT NGUYỆN VĂN TRƯỚC DƯỢC SƯ NHƯ LAI
(TINH VÂN)

Dược Sư Như Lai từ bi vĩ đại!
Xin người rủ lòng lắng nghe lời bẩm báo của con,
Khổ nạn trên thế giới ngày nay thật quá nhiều!
Đốt giết cướp giật xâm phạm,
Tham quan ô lại bức hại,
Chính trị kinh tế bất ổn,
Tai hoạ địa thủy hỏa phong,
Luốn khiến con người ở giữa tích tắc,
Đánh mất đi tất cả.
Sự bất điều hòa của tứ đại, nỗi đau khổ của bệnh tật liên miên,
Cho dù anh hùng hảo hán cũng khó lòng an yên;
Biển tham sân ngu si, phiền não nghiệp sinh,
Như sóng lớn mãi không ngừng cuộn trào.
Dược Sư Như Lai từ bi vĩ đại!
Chúng con nếu không dựa vào người thì thoát khổ hải làm sao?
Chúng con không tin dựa vào người thì giáng phục oán ma như thế nào?
Con nay kiền thành,
Xưng niệm danh hiệu của người,
Lễ kính dung nhan của người,
Không chỉ là cầu xin người có thể gia bị cá nhân con,
Mà càng hy vọng chúng sanh đều được người che chở,
An cư lạc nghiệp, hoan hỉ dung hòa.
Dược Sư Như Lai từ bi vĩ đại!
Chúng con biết rằng,
Trong thế giới ngũ trược ác này,
Thiên tai nhân họa cộng nghiệp chiêu ứng,
Trong thế giới Ta Bà dơ bẩn này,
Thân tâm tật khổ là do phiền não tạo thành.
Nếu muốn triệt để tiêu trừ tai nạn,
Đầu tiên diệt từ tội nghiệp bản thân;
Nếu muốn xây dựng Tịnh Độ Lưu Ly,
Đầu tiên phải tịnh hóa thân tâm mình.
Cho nên con muốn cầu xin Dược Sư Như lai,
Diêt trừ tham lam sân nhuế của chúng con,
Diệt từ tranh giành vô minh của chúng con.
Chúng con nguyện mang tất thảy thiện căn công đức,
Hồi hướng tất thảy chúng sanh của pháp giới,
Khiến mọi người đều có thể,
Sống tự tại, mọi việc như ý.
Dược Sư Như Lai từ bi vĩ đại!
Con càng muốn cầu xin người dùng thần lực gia bị chúng con,
Trước mặt người con cũng phát nguyện như thị thanh tịnh:
Thứ nhất, tất thảy chúng sanh bình đẳng tự tại,
Thứ hai, nguyện tất thảy sự nghiệp lợi ích đại chúng,
Thứ ba, nguyện khủng hoảng khủng bố từ nay rời xa,
Thứ tư, nguyện tất thày hữu tình an trú Bồ Đề,
Thứ năm, nguyện thiên tai nhân hoạ biến mất vô hình,
Thứ sáu, nguyện chúng sanh tàn tật phục hồi bình thường,
Thứ bảy, nguyện chúng sanh bệnh khổ hồi phục sức khỏe,
Thứ tám, nguyện quan hệ con người hanh thông điều hòa,
Thứ chín, nguyện chúng sanh tà kiến cải tà quy chính,
Thứ mười, nguyện người tù chịu oan bình an giải oan,
Mười một, nguyện xã hội đại chúng cơm no áo ấm,
Mười hai, nguyện tất thảy chúng sanh bao dung tôn trọng.
Dược Sư Như Lai từ bi vĩ đại!
Chúng con dùng thân khẩu ý nghiệp thanh tịnh cúng dường người,
Chúng con dùng giới định tuệ tinh tiến hiệu pháp người,
Thỉnh cầu người thí xả đại từ đại bi,
Mang uy đức của người trải khắp pháp giới,
Thỏa mãn nguyện vọng của chúng con,
Khiến nhân gian chúng con cũng có thể xây dựng Tịnh Độ Lưu Ly.
Dược Sư Như Lai từ bi vĩ đại!
Thỉnh cầu người tiếp nhận cầu nguyện chí thành của con!
Thỉnh cầu người tiếp nhận cầu nguyện chí thành của con!