Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 61
Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư
Chuyển ngữ: Tử Hà
Biên tập: Bình Minh
Giảng ngày: 18 tháng 06 năm 2010
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội- HongKong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang năm mươi tám, hàng thứ tám.

Đệ thập: Chủ bạn viên minh cụ đức môn. Hoành thụ vạn pháp thành vi nhất đại duyên khởi, pháp pháp giao triệt, cố tùy cử nhất pháp, kỳ tha nhất thiết pháp tức bạn chi nhi duyên khởi, diệc tức cử nhất pháp vi chủ, tắc kỳ tha nhất thiết pháp giai vi bạn, nhi phó ư thử nhất pháp cánh dĩ tha pháp vi chủ, tức dư pháp thành bạn nhi tận tập chi. Cố nhất pháp viên mãn nhất thiết pháp chi công đức, thị danh viên mãn cụ đức. Chúng ta học đến đây.

Đây là môn cuối cùng của Thập Huyền, giống như những bài văn khác, môn đầu tiên là tổng cương, môn cuối cùng là tổng kết, đều rất quan trọng. Nhất là môn tổng kết này vô cùng thù thắng. Thế nào là chủ? Thế nào là bạn? Thế nào gọi là viên minh cụ đức? Trong đoạn này đều giải thích rõ.

Xin xem kinh văn: “hoành thụ vạn pháp”, tám môn trước nói về hoành, môn thứ chín nói về thụ. Hoành là gì? Hoành là nói về không gian, hoành biến mười phương. Thụ là nói về thời gian, quá khứ, hiện tại, vị lai, thụ cùng tam tế, nghĩa là bao gồm hết cả vũ trụ, không cái gì lọt ra ngoài. Pháp của thế và xuất thế gian không rời thời gian và không gian. Trong Phật pháp gọi là hoành thụ, muôn sự muôn vật trong thời gian và không gian gọi là vạn pháp, chúng ta cũng ở trong đó, chẳng riêng con người ở trong đó, tất cả động vật ở trong đó, hoa cỏ cây cối ở trong đó, sơn hà đại địa ở trong đó, vô lượng tinh cầu, tinh hệ đều ở trong đó, bất đồng không gian duy thứ cũng ở trong đó. Trước đây nói, tương dung tương tức, trùng trùng vô tận, đó là gì? Là tự tánh! Trong kinh đức Phật thường nói, tự tánh pháp nhĩ như thị, pháp này vốn là như vậy.

Không phải do con người làm, nên không phải sáng tạo ra, tánh đức vốn là như vậy. Trong giáo pháp đại thừa đức Phật thường dùng một câu để miêu tả, gọi là bất khả tư nghị. Quí vị không thể suy nghĩ, chắc chắn suy nghĩ không tới, nếu quí vị suy nghĩ, càng nghĩ càng phức tạp. Vì sao? Vì nghĩ chính là thức thứ sáu. Công năng của thức thứ sáu là năng biến, vạn pháp là sở biến, càng nghĩ nó biến hóa càng nhiều. Cho nên không thể suy nghĩ.

Nghị có nghĩa là gì? Là nghị luận, là nói không được, không cách nào nói được. Bất khả tư nghị là chân thật, nếu con người thật sự buông bỏ ý niệm, không suy nghĩ, không nói nữa, hay quá, chân tướng liền hiện tiền. Chỉ cần quí vị không suy nghĩ, không nói nữa, thì quí vị sẽ đại triệt đại ngộ. Tánh tướng, lý sự, nhân quả trong vũ trụ, đều ở trước mặt, quí vị hiểu được hết. Đạo lý gì vậy? chắc quí vị đã hiểu, chúng ta học ở trong giảng đường nhiều năm như thế, quí vị không suy nghĩ điều gì, không nói điều gì, chẳng phải đã buông bỏ hết vọng tưởng phân biệt chấp trước rồi sao? Buông bỏ hết chẳng phải thành Phật rồi sao? Như thế quí vị sẽ thật sự nhập cảnh giới Hoa Nghiêm,  không nhập được vì chúng ta vẫn còn tưởng, vẫn còn thảo luận, nghị luận, như thế không được đâu. Chỉ cần quí vị có tưởng, quí vị vẫn đang nghị luận, nói thiệt, đứng bên lề cũng không có phần.

Trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Hoa Nghiêm là đại học Phật giáo, trường học này là một ngôi trường viên mãn, từ tiểu học đến đại học, tiểu học lớp 1 là Bồ Tát Sơ Tín vị trong Thập Tín. Sơ Tín là Bồ Tát tiểu học lớp 1, chúng ta vào đó được chăng? Không được. Vì sao? Vì điều kiện vào đó là phải buông bỏ tâm thô nhất, phiền não thô nhất là kiến hoặc. Trong tam giới, dục giới, sắc giới, vô sắc giới, phải buông bỏ quan niệm sai lầm trong tam giới. Quan niệm sai lầm có rất nhiều, đức Phật quy nạp thành 88 phẩm, phẩm nghĩa là loại, chia thành 88 loại. Trong quá trình dạy học, đức Phật Thích Ca Mâu Ni dùng phương tiện thiện xảo, quy nạp 88 loại này thành 5 loại, như vậy dễ học, tiện lợi cho hàng sơ cơ.

Năm loại, thứ nhất là thân kiến, lục đạo phàm phu chúng ta coi thân này là của ta. Đức Phật nói đây là điều thứ nhất trong kiến giải sai lầm. Thân là gì? Thân không phải là mình. Không phải là ta vậy là gì? Thân là cái ta  có, chứ không phải ta . Giống như quần áo, quần áo không phải ta, quần áo là cái ta có. Quí vị nghĩ xem, chẳng những chúng ta nhìn sai, mà trong lục đạo, trời dục giới, trời sắc giới, trời vô sắc giới, đều sai lầm, đều chấp thân này là ta. Trời vô sắc giới thông minh hơn chúng ta. Vì sao? Bởi họ không có thân, không có thân, nhưng họ chấp linh hồn là ta, vẫn là sai lầm! Linh hồn không phải là ta. Cái gì là ta? Linh tánh mới là ta! Linh hồn không phải là mình. Vì sao? Vì linh hồn là giả không có thật. Sao gọi là giả? Bởi nó biến, nó có sanh diệt. Chân ngã bất sanh bất diệt. Có chăng? Có ! Ở đâu? Ở ngay thân này. Bộ phận nào trên thân? Kinh Lăng Nghiêm nói rất hay: Vua Ba Tư Nặc cũng không biết chân tướng sự thật này, thỉnh giáo với đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đức Phật nói cho vua biết chân tướng sự thật. Đức Phật có rất nhiều phương tiện, vua Ba Tư Nặc bằng tuổi với đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật nói với vua về chân ngã, chân ngã ở đâu? Đức Phật hỏi vua: Lần thứ nhất ông thấy sông Hằng năm ấy bao nhiêu tuổi? Vua trả lời: Năm lên 3 tuổi mẫu thân dẫn con đi ngang qua sông Hằng, đây là lần đầu tiên con thấy sông Hằng. Đức Phật hỏi: Năm 3 tuổi ông thấy sông Hằng, cái thấy thấy sông Hằng đó, và năm 13 tuổi ông thấy sông Hằng, có khác biệt chăng? Không, không có khác biệt. Năm 23 tuổi thì sao? Cũng không khác biệt, con thấy rất rõ mà, lên 3 tuổi thấy như vậy, 13 tuổi thấy vẫn như vậy. Đức Phật hỏi, năm nay ông bao nhiêu tuổi? Năm nay con 62 tuổi. Vua 62 tuổi thì đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng 62 tuổi, hai người bằng tuổi nhau. Đức Phật nói, bây giờ ông thấy sông Hằng, và ngày xưa ông thấy sông Hằng có khác chăng? Không khác, thấy không khác. Đức Phật nói, năm nay ông 62 tuổi, so với 10 về trước thân ông thế nào? Thân con không tốt, nó già suy rồi. So với 20 năm về trước thì sao? Lại càng già hơn. Đức Phật nói với vua: Ông xem thân của ông có già, nhưng cái thấy không già. Thân có biến hóa, mỗi ngày đều lão hóa, nhưng cái thấy của ông không già. Đức Phật nói tiếp: có già là giả, không già là chân. Vua Ba Tư Nặc cũng là người thông minh, nên đã hiểu được.

Có biến là có sanh diệt, thân này có sanh diệt, tánh thấy không diệt, không lão hóa, bất sanh bất diệt. Quí vị nói cặp mắt của tôi lão hóa. Cái đó không tính, đó là do cơ khí của quí vị có vấn đề, đeo mắt kính vào chẳng phải lại thấy rõ đó sao? Cho nên đức Phật hỏi là hỏi tánh thấy, cái mà quí vị thấy được đó. Nói cách khác, cái quí vị nghe được, nghe được là tánh nghe. Căn tánh lục căn là chân. Thân này diệt rồi, có sanh diệt diệt rồi, nhưng linh tánh bất diệt, cái này mới thật là quí vị. Sao quí vị lại chấp thân này là mình? Sao có thể chấp nhãn nhĩ tỷ thiệt thân là mình được? Tự tánh ở mắt gọi là thấy, tánh thấy, ở tai gọi là tánh nghe, ở lưỡi gọi là tánh vị, lưỡi nếm vị, ở thân, thân là tiếp xúc. Căn tánh lục căn, đức Phật thường nói phóng quang động địa. Đó là gì? Là tự tánh quí vị, căn tánh lục căn là tự tánh của chúng ta. Khi mê gọi là linh hồn, khi giác ngộ nó chính là tự tánh. Khi mê rất đáng thương, không ra khỏi luân hồi lục đạo. Đó là gì? Vì chấp cái đó là mình, mê hoặc điên đảo. Khi ngộ rồi, giác mà không mê, không còn trong lục đạo, siêu việt lục đạo. Cho nên trong pháp giới Tứ Thánh gọi là linh tánh, chứ không phải linh hồn. Tuy chưa thật sự giác ngộ, nhưng đã giác ngộ được một phần nào đó. Họ đã buông bỏ, A La Hán buông bỏ chấp trước, không còn chấp trước nên thành chánh giác. Chánh giác là linh tánh, chứ không gọi là linh hồn. Phàm phu lục đạo bất giác, bất giác nên mới gọi là linh hồn. Kỳ thật hồn không linh, nó rất hồ đồ, đâu có linh! Mê hồn, đây là sự thật.

Khổng Lão Phu tử nói rất hay, phải chăng ông ấy biết được chân tướng? Ông ấy không nói rõ, chúng ta cũng đoán chẳng ra. Trong Dị Hệ Từ Truyện, bộ phận đó là trước tác của Khổng Tử, trong đó nói về một mẩu chuyện mang tên Du Hồn. “tinh khí vi vật, du hồn vi biến”. Đầu thai trong lục đạo là gì? Là du hồn. Nói rất hay. Đạo Phật gọi là thần thức, A Lại Da đến đó đầu thai, tiên lai hậu khứ làm chủ, nghĩa là nói về thần thức. Vì tốc độ của nó quá nhanh, tánh nó không định, cho nên đúng là du hồn, tốc độ rất nhanh, đi khắp nơi, không ổn định, cho nên Phu Tử gọi nó là du hồn. Phu Tử nói: “tinh khí vi vật”, là vật chất, nói hay quá.

Các nhà khoa học lượng tử ngày nay nói vật chất là gì? Vật chất là tâm niệm, cũng gọi là tâm thức, tích lũy liên tục sinh ra huyễn tướng là vật chất. Phu Tử nói “tinh khí vi vật”. Tinh là chuyển tướng của A Lại Da, là kiến phần của A Lại Da; khí là nghiệp tướng của A Lại Da, khí là trường, giới khoa học ngày nay gọi khí là trường, nghĩa là một hiện tượng dao động, ngày nay gọi là năng lượng, khí là năng lượng, tinh là thông tin. Hai thứ này hợp lại thành hiện tượng vật chất. Bồ Tát Di Lặc nói: “niệm niệm thành hình, hình giai hữu thức”. Thức ở đây là tinh, tinh hoa. Năng lượng là khí. Chúng ta cảm nhận như thế, càng thấy càng rõ ràng, Phu Tử đúng là hóa thân của Chư Phật Bồ Tát, không đơn giản đâu. Sao ông ấy nói ra được những điều như vậy? Chúng ta đọc kinh bao nhiêu năm rồi, mà cũng chưa ngộ ra được. Nhưng ngày nay từ Phật pháp, từ trong lượng tử lực học, chúng ta thấy có lý, không tệ tí nào, thế mới hiểu được đây là tam tế tướng của A Lại Da.

Đạo gia nói về tinh khí thần. Nếu đứng về mặt tinh khí thần mà nói, ba chữ này chữ nào thuộc về năng lượng? chữ nào thuộc về vật chất? chữ nào thuộc về thông tin? Đều có thể phối hợp được. Đạo Phật nói là tam tế tướng của A Lại Da, tam tế tướng là chủ tạo vật. Ta từ đâu đến? Ta từ tam tế tướng biến hiện ra. Bản thể của ta là gì? Là tự tánh, là tánh đức. Vì sao có ta? Vì chấp trước thức thứ bảy, thức thứ bảy là mạt na, là ý căn. Chấp trước kiên cố, cho rằng mạt na là ta nên chấp trước không buông, cho nên gọi nó là thần thức. Vì có chấp trước, nên “tứ đại phiền não thường tương tùy”. Tứ đại phiền não, đầu tiên là chấp ngã, chấp trước cái đó là ta, nên khởi lên tham sân si. Ngã ái là tham, ngã mạn là sân, thứ ba là ngã si. Cho nên gọi tham sân si là căn bản phiền não. Từ đâu mà có? Niệm đầu tiên mê là nó khởi lên ngay, theo ta khởi lên. Điều này cần nên biết. Nếu cái ta đoạn rồi, biết được cái đó chẳng phải ta, chẳng những thân không phải là ta, thần thức cũng không phải là ta. Vấn đề được giải quyết rồi, giải quyết cái gì? Đoạn được tham sân si. Chỉ cần đoạn tham sân si là chứng được chánh giác. Tuy địa vị chánh giác không cao, chỉ là bậc A La Hán.  Trong Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, quí vị đã chứng được chánh giác rồi. Chứng chánh giác thì không còn lục đạo nữa, miên viễn thoát ly lục đạo luân hồi, lục đạo không còn nữa. Lục đạo do chấp trước biến hiện ra, có chấp trước là có lục đạo, không còn chấp trước là không có lục đạo. Lục đạo không còn, nhưng còn phân biệt, còn phân biệt, chưa đoạn phân biệt, vẫn còn khởi tâm động niệm, đó là gì? Pháp giới Tứ Thánh, là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật trong mười pháp giới, vẫn còn huyễn tướng này tồn tại. Nó cũng không có thật, “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, nó không có thật. Trong đại thừa giáo gọi những người đó là phàm phu, gọi lục đạo là nội phàm, gọi pháp giới Tứ Thánh là ngoại phàm, nghĩa là phàm phu ngoài lục đạo, không  phải hàng thánh nhân. Hàng thánh nhân phải như thế nào? Phải minh tâm kiến tánh mới là thánh nhân. Cho nên tiêu chuẩn thánh nhân trong giáo pháp đại thừa rất cao, phải là người phá một phẩm vô minh, chứng một phần pháp thân, thật sự minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, đó mới là thánh nhân. Kinh Hoa Nghiêm nói Bồ Tát Sơ Trụ, từ Sơ Trụ đến Đẳng Giác, có 41 cấp bậc, 41 cấp bậc này gọi là nhân địa. Vì sao? Vì chưa đoạn tập khí phiền não vô thỉ vô minh, đoạn tập khí rồi là quả vị cứu cánh, gọi là Diệu Giác. Quả vị Diệu Giác không ở cõi Thật Báo, vậy ở đâu? Ở cõi Thường Tịch Quang . Tịnh tông gọi là Thường Tịch Quang, Thường Tịch Quang là tự tánh, hoàn toàn trở về tự tánh một cách viên mãn. Những đạo lý, những sự việc này chẳng thể không biết.

Đức Phật từ bi dạy chúng ta, dạy điều gì? Dạy chúng ta trở về tự tánh. Trở về cách nào? Nếu quí vị là hàng lợi căn, chỉ cần một câu là giải quyết xong, nghĩa là buông bỏ khởi tâm động niệm phân biệt chấp trước, quí vị sẽ chứng được Bồ Tát Sơ Trụ của Viên Giáo, như thế là thành công rồi, sanh về Thật Báo Trang Nghiêm độ. Ở đây nói về Thập Huyền Môn, đó là cảnh giới của quí vị, quí vị đã chứng nhập Thập Huyền Môn. Đây không phải giải ngộ mà là chứng ngộ. Nhập Thập Huyền Môn là nhập cảnh giới Hoa Nghiêm, cũng có nghĩa là Thật Báo Trang Nghiêm độ của đức Phật Tỳ Lô Giá Na, là thế giới Hoa Tạng. Nhập thế giới Hoa Tạng là nhập thế giới Cực lạc. Vì sao? Quí vị đến đó chắc chắn gặp Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền, hai vị đại Bồ Tát này là lớp trưởng dẫn đầu, các ngài sẽ dẫn quí vị đến thế giới Cực lạc, thăm đức Phật A Di Đà. Như thế là thành công rồi.

Cho nên bất khả tư, bất khả nghị. Câu bất khả tư nghị quá hay. Chúng ta không thể khai ngộ, nguyên nhân vì sao? Vì chúng ta dùng đầu óc này để suy nghĩ. Hỏng việc rồi! Càng nghĩ càng sai lầm! Đạo lý đức Phật nói quí vị suy nghĩ được chăng? Từ trong tự tánh lưu xuất ra, tự tánh không thông qua ý thức. Ngày nay chúng ta dùng ý thức để hiểu nghĩa kinh, hoàn toàn giải sai hết, vấn đề là ở chỗ này.

Trong tông môn người thật sự khai ngộ, cầu thầy ấn chứng cho họ, thầy có giảng cho họ chăng? Không! Học trò đoạn hết khởi tâm động niệm phân biệt chấp trước, vừa nghĩ chẳng phải lại khởi lên hết sao? Không thể nói, vừa nói nó cũng khởi lên. Cho nên trong tông môn thi thông thường là ám chỉ, lấy tâm ấn tâm, tâm tôi biết, tâm quí vị biết, được rồi, vấn đề đã được giải quyết. Đó gọi là lấy tâm ấn tâm. Tuyệt đối không ở chỗ ngôn ngữ văn tự, không liên quan gì đến ngôn ngữ văn tự. Nhất ngộ nhất thiết ngộ, thông hết! Chẳng những làu thông  kinh điển mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói trong suốt 49 năm, mà tất cả pháp của thế và xuất thế gian cũng đều thông hết. Vì sao? Vì nó do tự tánh biến ra, quí vị thấy tánh rồi, sao có thể không biết được.

Từ đó cho thấy, buông bỏ quan trọng biết bao, không chịu buông bỏ, từ từ thôi, đến khi nào quí vị mới thấy được tánh đây? Khi nào buông bỏ là khi đó thấy tánh. Đời này không chịu buông bỏ thì đời sau tính tiếp. Hiểu được đạo lý này, khẳng định đạo lý này, tin tưởng đạo lý này, không buông bỏ được sao? Bảo quí vị buông bỏ, vì tất cả đều là phiền não, khởi tâm động niệm là vô minh phiền não, phân biệt là trần sa phiền não, chấp trước là kiến tư phiền não, tổng danh xưng gọi là phiền não. Vừa khởi tâm suy nghĩ là phiền não sanh, vừa mở miệng nói chuyện là phiền não sanh.

Những điều này đứng ở chỗ viên minh cụ đức môn mà nói, vì lúc trước quí vị đã học rất nhiều rồi. Nghe rồi không cảm thấy kỳ lạ, có thể tin, tuy chưa buông bỏ được, nhưng tin tưởng, từ từ lãnh hội, cho nên học Phật, không thể dùng tưởng, không thể dùng nói. Dùng cái gì? Dùng sự huân tập không ngừng. Bây giờ mình chưa làm được, phải làm sao? Nghe nhiều, nghe hết lần này đến lần khác. Ngày xưa chắc chắn rất khó khăn, ngày nay dễ dàng hơn nhiều, ngày nay khoa học kỹ nghệ phát đạt, có máy thu âm, thu hình, khi học thu âm lại, nghe lại lần này đến lần khác. Thật sự muốn khế nhập cảnh giới, thì nhất định phải hiểu ý nghĩa câu nói của người xưa: “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”. Một đời thật sự muốn khế nhập cảnh giới, học một bộ kinh thôi, tuyệt đối không đổi bộ kinh thứ hai, nghe hết lần này đến lần khác. Người xưa nói: “độc thư thiên biến, kỳ nghĩa tự kiến”, là khai ngộ rồi. Một bộ kinh thật sự nghe được 1000 lần, người lợi căn chắc chắn sẽ khai ngộ, người độn căn thì chưa được.

Người xưa đưa ra điển hình cho ta thấy:  Trong Pháp Bảo Đàn Kinh có Pháp Đạt thiền sư, đọc kinh Pháp Hoa 3000 lần mà chưa khai ngộ. Đến Tào Khê lễ bái Lục Tổ, Lục Tổ nói với thiền sư, lập tức thiền sư khai ngộ. Chúng ta nghe những lời Lục Tổ dạy mà không khai ngộ, nhưng thiền sư nghe rồi bèn khai ngộ. Nguyên nhân gì? Vì thiền sư có nền tảng 3000 bộ kinh Pháp Hoa, cũng có nghĩa là thiền sư đã đạt đến bờ khai ngộ rồi, còn thiếu một tí nữa thôi. Đến Tào Khê Lục Tổ điểm một cái bèn khai ngộ ngay. Đạo lý là như vậy. Điển hình của người xưa có rất nhiều, chúng ta nghe nhiều và thấy cũng rất nhiều, nhưng sao ta không giác ngộ? Nếu như nghe rồi mà bắt chước làm theo thì sẽ thành công thôi.

Những điều chúng ta thấy, nghe trong thời cận đại, những người niệm Phật vãng sanh tịnh độ, khi qua đời hiện ra tướng tốt, người thì ngồi vãng sanh, người thì đứng vãng sanh, quí vị quan sát kỹ xem, họ đều là nhất môn thâm nhập, một bộ kinh, một câu Phật hiệu. Rất đơn giản, đâu có phiền phức? Thật sự thành công rồi, về thế giới tây phương cực lạc, dễ dàng minh tâm kiến tánh. Vì sao? Vẫn là nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu. Về thế giới tây phương cực lạc sự lợi ích đó rất lớn. Phàm thánh đồng cư độ hạ hạ phẩm vãng sanh, đều là Bồ Tát A Duy Việt Trí, điều đó thật đáng nể. Bồ Tát A Duy Việt Trí có năng lực phân thân, phân ra vô lượng vô biên thân. Hàng ngày ngoài việc nghe đức Phật A Di Đà nói pháp, muốn nghe pháp gì có pháp đó, nghe được pháp đó. Chúng ta đoán thử xem họ muốn nghe pháp gì? Chắc chắn họ muốn nghe những bộ kinh mà bình thường họ đã học qua, tuyệt đối họ không học rộng nghe nhiều. Chúng ta có thể tưởng tượng ra, học rộng nghe nhiều là loạn tạp mất. Cho nên chỗ này nhất định phải hiểu, đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng nhiều kinh, thuyết nhiều pháp môn, là vì tất cả chúng sanh, chứ không phải vì ta. Trong tất cả chúng sanh những người biết học, các vị đại sư khảo học trò, họ biết chăng? Câu này hỏi hay quá, biết chăng? Người biết  họ bèn học một bộ, người không biết học rất nhiều, học rộng nghe nhiều, sai lầm lớn. Một môn thông rồi, tất cả kinh đều thông. Một môn là thấy tánh.

Đại sư Huệ Năng không biết chữ, ngài khai ngộ năm 24 tuổi, chỉ nghe được một bộ kinh Kim Cang. Bản thân ngài không biết chữ, cũng không biết đọc, nghe người ta đọc mấy câu, Ngài bèn học mấy câu đó, càng đọc càng thấy có vị, nếm được pháp vị rồi. Nửa đêm Ngũ Tổ giảng đại ý kinh Kim Cang cho ngài. Chúng ta phỏng đoán nhiều lắm là 2 tiếng đồng hồ. Giảng đến câu: “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, ngài liền đại triệt đại ngộ. Ngài bèn báo cáo chỗ sở đắc của mình với Ngũ Tổ. Tự tánh như thế nào? Ngài nói lên 5 câu, tổng cộng 20 chữ: Vốn tự thanh tịnh, vốn không sanh diệt, vốn tự đầy đủ, vốn không dao động, năng sanh vạn pháp. Ngài nói lên 20 chữ. Lập tức Ngũ Tổ đem y bát truyền cho ngài, bảo ngài phải đi ngay. Biểu diễn cho chúng ta xem đấy. Ngài có cần học kinh giáo chăng? Không cần. Đến giữa đường gặp, gặp Tỳ kheo ni Vô Tận Tạng, Tỳ kheo ni Vô Tận Tạng này cũng rất giỏi, cô ấy thọ trì kinh Đại Niết Bàn. Chúng ta biết phân lượng của kinh Đại Niết Bàn rất lớn, có hai bổn, một bổn 36 quyển, một bổn 40 quyển, cô ấy đọc nhiều năm, đọc rất thông thuộc, đọc tụng hàng ngày. Khi đại sư Huệ Năng đi lẩn trốn, gặp vị Tỳ kheo ni này, nghe cô ấy đọc kinh, đọc xong rồi, vị Tỳ kheo ni này gom lại cất đi. Đại sư Huệ Năng nói với cô ấy: Cô đọc bộ kinh này trong đây nói gì? Đại sư nói ý nghĩa trong kinh cho cô ấy nghe, cô nghe rồi rất hoan hỷ, càng nghe càng hoan hỷ, đem bộ kinh ra thỉnh giáo với ngài, ngài nói, tôi không biết chữ. Cô ấy nói, ngài không biết chữ sao hiểu được? Ngài nói cái này không liên quan đến việc biết chữ hay không biết chữ.

Một đời đại sư Huệ Năng độ được 43 người, trong số học trò của ngài có 43 người đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, Tỳ kheo ni Vô Tận Tạng là người đầu tiên, người nữ đầu tiên được ngài khai ngộ. Khi đó Lục Tổ mới 24 tuổi, sau khi ngài khai ngộ rồi bèn đi giúp cho người khác, ngài giỏi quá! Nếu quí vị hỏi vì sao vậy? Tự tánh pháp nhĩ như thị, chỉ cần quí vị kiến tánh, vấn đề sẽ được giải quyết. Điều kiện kiến tánh là phải buông bỏ. Buông bỏ từ đâu? Từ chỗ khởi tâm động niệm, nghĩa là không khởi tâm không động niệm. Lục căn tiếp xúc với cảnh giới lục trần, không khởi tâm động niệm mới được, khởi tâm động niệm thì không được. Quí vị nghĩ xem không khởi tâm động niệm, lấy đâu ra phân biệt chấp trước? không có phân biệt chấp trước. Cho nên gọi là nhất thời đốn xả, đốn xả là đốn ngộ, một bước  bước đến cõi Thật Báo Trang Nghiêm, siêu việt lục đạo, siêu việt mười pháp giới, một bước lên trời, không dễ đâu.

Khi tôi mới học Phật, thầy giáo giới thiệu Phật pháp cho tôi, đặc biệt nhắc nhở tôi không được học theo ngài Huệ Năng, học không được. Trước thời ngài Huệ Năng không thấy có ai được như vậy, sau thời ngài cũng không có Huệ Năng thứ hai, thầy giáo nói đó là một bước lên trời. Lên trời rồi, được, không sao hết, thành Phật rồi. Không lên được, tan xương nát thịt, té xuống mà chết, hoàn toàn sai lầm. Cho nên thầy giáo bảo tôi học Pháp Tướng Tông, Pháp Tướng Tông là leo cầu thang, lên từ từ, từng bậc từng bậc tiến lên, đó là một bước lên trời. Lý sự đều phải thông hết.

Đạo Phật thật sự có trí huệ, có phương tiện thiện xảo, nghĩa là nói với quí vị một nguyên tắc: “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”, trong đây có đạo lý. Nhất môn thâm nhập là gì? Nhất môn thâm nhập là thiền định, là tam muội. Giữ vững nhất môn thâm nhập gọi là trì giới, tam học giới định huệ, quí vị phải giữ quy củ, quy củ dạy quí vị nhất môn thâm nhập, giữ vững một môn, tâm địa thanh tịnh không nhiễm một bụi trần. Phải biết rằng, 84000 pháp môn đều là thiền định, đều là tam muội, tam muội chính là thiền định, 84000 tam muội, vô lượng tam muội. Quí vị học pháp môn nào bèn gọi pháp môn đó là tam muội. Tôi chuyên về kinh Vô Lượng Thọ, gọi là niệm Phật tam muội, chuyên về Pháp Hoa gọi là Pháp Hoa tam muội, chuyên về Lăng Nghiêm gọi là Lăng Nghiêm tam muội, chuyên về Hoa Nghiêm gọi là Hoa Nghiêm tam muội. Nhất định giữ một môn, tâm sẽ định, không tán loạn. Định đến một trình độ nào đó sẽ hoát nhiên đại ngộ. Đạo lý là ở chỗ này.

Thông thường học thấy khó, khó ở chỗ nào? Khó ở chỗ không hiểu đạo lý này, đạo lý này quả thật rất thâm sâu. Họ đi đến đâu? Đi đến chỗ học rộng nghe nhiều, đi đến chỗ học rộng nghe nhiều, đại đa số đều thành tựu, họ trở thành học giả của đạo Phật. Người đời thường gọi họ là nhà Phật học. Nhà Phật học không được rồi, nhà Phật học sẽ không khai ngộ, họ nói thao thao bất tuyệt, trước tác rất nhiều, nhưng không có phần liễu sanh thoát tử ra khỏi ba cõi, tương lai vẫn phải chịu sự chi phối của sanh tử, vẫn phải ở trong luân hồi. Ngày xưa thầy Lý thường nhắc nhở tôi như vậy.

Học Phật khó, khó gặp được chân thiện tri thức,  khó gặp hộ pháp chân thật, khó gặp đồng tham đạo hữu chân chánh. Có đầy đủ ba điều kiện này rồi, thì nhân duyên của quí vị đã thành tựu. Kinh Di Đà nói: “bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc”, nhân duyên của quí vị đầy đủ, thiện căn là tín giải,  phước đức là hành chứng, tín giải hành chứng. Sao có lý không thành tựu!

Đoạn này nói: “Hoành thụ vạn pháp thành vi nhất đại duyên khởi”. Câu này là tổng kết của chín môn trước. “Nhất đại duyên khởi” là gì? Nhất đại duyên khởi là một thể, biến pháp giới hư không giới là một thể, đây là đại duyên khởi.

Trong giới khoa học và triết học ngày nay, vấn đề lớn nhất là vũ trụ từ đâu mà có? Vì sao có vũ trụ? Phật pháp gọi đó là duyên khởi. Nhất đại duyên khởi ở đây là nói về duyên khởi của vũ trụ, duyên khởi của vạn pháp, duyên khởi của sinh mạng, duyên khởi của ta, ta từ đâu đến. Phật pháp nói hay hơn triết học và khoa học. Đạo Phật nói về chánh báo y báo, nói rất hay. Chánh báo là gì? Chánh báo là chính mình, ta từ đâu mà có. Y báo là vũ trụ, muôn sự muôn vật trong vũ trụ là y báo. Tất cả con người là nhân sự y báo, động vật, thực vật, khoáng vật, hiện tượng tự nhiên, là y báo trong cuộc sống của chúng ta, tất cả đều thuộc về y báo, trong y báo chia ra làm nhiều loại.

Duyên khởi này chúng ta học qua Hoàn Nguyên Quán sẽ thấy rõ hơn. Từ nhất thể khởi nhị dụng, nhất thể là tự tánh. Thể tự tánh thanh tịnh viên minh, chính là Thường Tịch Quang mà tịnh tông nói, thể tự tánh thanh tịnh viên minh, từ nhất thể khởi nhị dụng, nhị dụng là xuất hiện y báo và chánh báo. Khi nào y báo chánh báo xuất hiện? Nói thiệt với quí vị, ngay đây thôi, không có quá khứ, cũng không có vị lai, nói thiệt với quí vị là như vậy. Một niệm mà Bồ Tát Di Lặc nói chính là hiện tiền đây, không phải quá khứ cũng không phải vị lai, quá khứ đã qua rồi, vị lai lại chưa đến, một niệm ngay đây, niệm niệm đều ngay đây. Quí vị đoạn được, chứng được, thành tựu được, ở một niệm ngay đây, không phải quá khứ, không phải vị lai, không phải thế giới này hay tha phương khác. Thế giới này, tha phương khác, quá khứ, vị lai đều là huyễn giác, không có thật. Vì sao? Quí vị nghĩ thử xem, nói quá khứ vi lai, thế giới này tha phương khác, trong Bách Pháp đều thuộc về bất tương ưng hành pháp. Không gian là phương phân, thời gian là thời phân, hai cái này đều là 24 bất tương ưng. Bất tương ưng, dùng cách nói ngày nay, gọi là khái niệm trừu tượng, vốn không có thật, là khái niệm sai lầm. Khái niệm này phàm phu có, Phật Bồ Tát không có.

Ở đây quan trọng nhất là, “hoành thụ vạn pháp thành vi nhất đại duyên khởi”, là nhất thể. Ngày nay chúng ta tu Lục Hòa Kính, lấy điều này coi là kiến hòa đồng giải, vũ trụ và ta là một thể, chúng sanh và ta là một thể, vạn vật và ta là một thể, tất cả con người với ta là một thể, đó là Hòa. Chúng ta lấy nhất đại duyên khởi của vũ trụ, dùng thân làm ví dụ, như thân chúng ta, bên ngoài có ngũ quan: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân. Trong thân có ngũ tạng lục phủ, rất nhiều khí quản. Thực tế mà nói là y chánh không hai. Ngũ quan và ngũ tạng lục phủ bên trong, do cái gì hợp thành? Do tế bào hợp thành, tế bào chia nhỏ ra là phân tử hợp thành, phân tử chia nhỏ ra là nguyên tử hợp thành, nguyên tử chia nhỏ ra là lạp tử hợp thành. Đoạn trước chúng ta học qua, mỗi lạp tử đều rất nhỏ, hiện tượng vật chất rất nhỏ, nó tương tức tương dung, tất cả tin tức trong biến pháp giới hư không giới đều ở trong đó. Cho nên trong mỗi lạp tử đều có mười pháp giới y chánh trang nghiêm hoàn chỉnh. Đoạn trước chúng ta có học qua, là sự thật không giả dối đâu,  Bồ Tát Phổ Hiền đã nhập được cảnh giới này. Đức Phật dạy nhất đại duyên khởi là một sinh mạng thể cộng đồng, tự tha là một, sanh Phật không hai, chúng sanh và Phật là một chẳng phải hai. Tâm thanh tịnh bình đẳng giác của ta hiện ra, đây là tánh đức, tâm đại từ đại bi của ta sanh khởi. Quí vị sẽ giống như chư Phật Bồ Tát, Bồ Tát ở đây là pháp thân Bồ Tát, chứ không phải Bồ Tát bình thường. Đối với con người và sự việc quí vị không khởi tâm phân biệt chấp trước, chẳng những không khởi tâm phân biệt chấp trước, mà không khởi tâm động niệm. Đó là cảnh giới gì vậy? Là chư Phật Bồ Tát ứng hóa trong mười pháp giới, ứng hóa trong lục đạo, ứng hóa tại nhân gian. Các ngài đến đó làm gì? Đến đó hành Tứ đức, chúng ta dùng câu nói trong Hoàn Nguyên Quán, nghĩa là các ngài đến làm việc này, bởi các ngài không phải là nghiệp báo thân nữa, các ngài đến hành Tứ đức, giáo hóa chúng sanh, giúp cho chúng sanh giác ngộ. Nhất định là “tùy duyên diệu dụng, oai nghi hữu tắc, nhu hòa chất trực, đại chúng sanh khổ”, chắc chắn các ngài làm như vậy. Tuy hàng ngày làm, hàng ngày biểu diễn như vậy, nhưng dấu vết cũng không có, các ngài không khởi tâm động niệm. Khởi tâm động niệm đã không có, lấy đâu ra phân biệt chấp trước! Đây là cảnh giới không thể nghĩ bàn.

“Pháp pháp giao triệt”, ý nghĩa của câu này dài và thâm sâu quá. Cơ thể vật chất này, những thứ nguyên tử, điện tử, lạp tử cấu thành cơ thể vật chất này, và thân của tất cả chúng sanh là một thứ, đều là do vật chất hợp thành. Hoa cỏ cây cối cũng cùng một thứ vật chất hợp thành, thậm chí đến sơn hà đại địa, biến pháp giới hư không giới cũng cùng một thứ vật chất. Vật chất từ đâu mà có? Từ ý niệm sanh ra, cho nên sức mạnh của ý niệm không thể nghĩ bàn, sức mạnh của ý niệm quá vĩ đại. Cái gì hiện ra vũ trụ này? Ý niệm hiện ra, một niệm bất giác nên vũ trụ này xuất hiện, đây là nhất đại duyên khởi.

Dưới đây nói: “Cố tùy cử nhất pháp kỳ tha nhất thiết pháp tức bạn chi nhi duyên khởi”. Trong kinh đức Phật cho chúng ta biết, vũ trụ từ đâu mà có? Do một niệm bất giác, gọi một niệm bất giác này là vô minh, từ vô minh này đức Phật còn thêm vào hai chữ nữa, gọi là vô thỉ vô minh. Ý nghĩa của những chữ này rất thâm sâu, nó đều giúp cho chúng ta giác ngộ. Vô thỉ nghĩa là gì? Là không có bắt đầu, một niệm bất giác này không có bắt đầu, không có nguyên nhân. Nếu  nghiên cứu  sao lại có một niệm bất giác này?  Nghĩ thử xem, lại khởi lên phân biệt chấp trước nữa rồi. Phân biệt chấp trước là vọng tâm, chắc chắn vọng tâm không thể duyên được đến chân tâm, vọng tâm chỉ có thể duyên đến vọng cảnh, vọng tâm là A Lại Da, cho nên đối nội, lượng tử lực học ngày nay nói nó duyên đến A Lại Da, đối ngoại là hồng quan thế giới, nghĩa là duyên đến vũ trụ, vũ trụ vô lượng vô biên tế, có thể duyên đến vũ trụ.

Trong cuốn Giải Độc Mạt Thế Dự Ngôn, các nhà vật lý học ngày nay, đỉnh cao của khoa học, tôi thấy trong báo cáo, họ nói khoa học ngày nay nói, vũ trụ mà ta thấy được, chỉ là 10 % của vũ trụ, họ nghĩ còn 90 % của vũ trụ đi đâu mất rồi? Không thấy nữa. Hồng quan vũ trụ càng ngày càng lớn ra, lớn đến cuối cùng thì không thấy nữa, không biết nó đi đâu? Trong kinh có đáp án, nó đi đâu? Nó trở về tự tánh, từ tự tánh khởi lên, trở về lại tự tánh, trở về tự tánh thì quí vị tìm không thấy nữa. Nếu quí vị thấy tánh thì sẽ biết nó đi về đâu, nó trở về Thường Tịch Quang rồi. Thật Báo Trang Nghiêm độ của chư Phật, có thể quí vị còn phát hiện ra, nhưng Thường Tịch Quang không thể phát hiện.

Trong báo cáo còn nói, não của con người, sức mạnh của não rất lớn, niệm lực, ý niệm. Trên thực tế, tất cả con người hiện nay, chỉ dùng 10 % của đại não, còn 90% của não nữa, hình như nó đang ngủ quên, vẫn chưa dùng đến nó, nếu dùng được hết chắc chắn rất thông minh. Điều đó nói lên rằng 90% là mê mà không giác, hiện nay não của chúng ta giác được chỉ là 10 % mà thôi. Nếu chúng ta càng buông bỏ được tập khí phiền não nhiều, thì giác tánh của não từ từ sẽ rộng ra, càng ngày càng thông minh, đúng là một nghe ngàn ngộ. Tất cả đều do vọng tưởng phân biệt chấp trước làm hại. Trong Phật pháp nói về hai loại chướng ngại, một là phiền não chướng, hai là sở tri chướng. Hai thứ này làm chướng ngại tác dụng của bộ não chúng ta, khiến nó miên viễn ở trong trạng thái ngủ quên, không khởi tác dụng, khởi tác dụng chỉ là một bộ phận rất nhỏ.

Phật pháp giúp rất nhiều cho khoa học, quí vị xem, hơn ba ngàn năm về trước, đức Phật đã nói rất rõ ràng, đến nay giới khoa học từ từ đã phát hiện ra, hoàn toàn giống như trong kinh đức Phật nói. Giới khoa học dùng tư tưởng, dùng thức thứ sáu. Trong kinh đức Phật nói sức mạnh của thức thứ sáu, vô cùng to lớn, đối ngoại có thể duyên đến hư không pháp giới, đại vũ trụ, đối nội có thể duyên đến A Lại Da, tam tế tướng của A Lại Da, đối nội là vi quan thế giới, đối ngoại là hồng quan thế giới, nhưng nó không thể duyên đến tự tánh, không thể thấy tánh, rất hiếm có!

“Tùy cử nhất pháp”, nhất pháp đây là chủ. Trên thực tế tùy cử nhất pháp này có nghĩa là gì? Là cử chính mình, ta, chính ta là chủ, ngoài ta đều là bạn, theo ta khởi lên. Cho nên nhất pháp ở đây không phải độc nhất mà là nhậm nhất, bất cứ pháp nào nó cũng có thể làm chủ, ngoài ra đều là bạn. Ta là chủ, trên đến chư Phật Như Lai, dưới đến địa ngục chúng sanh, thậm chí hoa cỏ cây cối, sơn hà đại địa đều là bạn, đều theo ta khởi lên. Nếu nói quí vị là chủ, tôi cũng là bạn của quí vị, quí vị là chủ khởi lên, tôi cũng khởi lên, là  pháp sống, chứ không phải pháp chết đâu. Bất cứ pháp nào cũng có thể làm chủ, một cây nhỏ là chủ, tất cả y chánh trang nghiêm nơi đây đều là bạn của nó. Một cây cỏ nhỏ là chủ, vũ trụ này là bạn của nó, Phật pháp nói viên mãn quá! Trong thế giới chư Phật, một vị Phật làm chủ, các vị Phật khác đều làm bạn, cho nên mỗi một vị Phật đều là chủ, mỗi vị Phật đều là bạn, xem trong trường hợp nào, trường hợp bất đồng, thường xuyên thay đổi, đây gọi là chân bình đẳng, gọi là sự sự vô ngại. Chủ không phải là độc nhất, không phải miên viễn là một người, thời thời khắc khắc đều đang biến hóa. Theo cái gì?  Tùy theo ý niệm mà biến hóa.

Ở đây chủ và bạn đều khởi lên, trong đó có ẩn có hiện. Chúng ta nói đoàn thể của ta, trong lục đạo, nhân đạo làm chủ, ngoài ra đều là bạn. Nhưng trong nhân đạo, có cái thấy được, có cái không thấy được,  không thấy được chư thiên, không thấy được quỷ thần, không thấy được mười phương quốc độ, y chánh trang nghiêm trong mười phương quốc độ cũng không thấy được. Không thấy được là gì? Không thấy được là ẩn, chứ chẳng phải không có.  Đây chính là sinh vật bất đồng không gian duy thứ mà giới khoa học nói. Trong Phật pháp có, nó cùng chúng ta đồng thời khởi lên, nhưng ẩn mà không hiển. Theo công lực tu tập của chính mình, công lực này không gì khác hơn chính là buông bỏ. Thật sự buông bỏ chấp trước, buông bỏ kiến tư phiền não, chứng quả A La Hán, năng lực lục căn của bậc A La Hán lớn hơn nhiều so với chúng ta. A La Hán thấy được đại thiên thế giới, không cần dùng kính viễn vọng. A La Hán thấy được vi trần, giống như ngày nay chúng ta nói về nguyên tử, không cần dùng kính hiển vi. A La Hán thấy được bất đồng không gian duy thứ trong lục đạo, không hề chướng ngại, đột phá không gian duy thứ. Trong đại thiên thế giới, họ không còn chướng ngại nào hết, nhưng quốc độ của chư Phật phương khác họ không thấy được, có sự chướng ngại, bắt buộc phải buông bỏ phân biệt, đối với tất cả pháp đều không phân biệt đó là Bồ Tát, Bồ Tát thấy được tam thiên đại thiên thế giới, công phu cao hơn, còn thấy được quốc độ của chư Phật khác nữa. Đến địa vị Bồ Tát pháp thân thì không còn chướng ngại gì, hoàn toàn phục hồi được năng lực của lục căn, những điều trong Hoàn Nguyên Quán nói đó chính là cảnh giới của họ, là cảnh giới của Bồ Tát pháp thân, từ bậc Sơ Trụ trở lên. Điều này nhất định phải biết, đức Phật dạy chúng ta điều gì? Chúng ta theo Ngài học điều gì? Mục đích đức Phật dạy chúng sanh là dạy họ thành Phật. Nếu quí vị thành Bồ Tát ngài sẽ thở dài nói rằng,  thôi được rồi, cũng khá lắm đấy. Đó không phải mục đích ngài mong muốn, mục đích ngài muốn ta thành Phật, muốn chúng ta hoàn toàn phục hồi trở lại giống như ngài vậy. Đức Phật không có tâm riêng tư, không có lòng đố kỵ, không làm chướng ngại ai. Chúng ta phải cảm nhận được tấm lòng của thầy mình, sự hy vọng của thầy mình. Chúng ta phải học tập như thế nào để được giống như ngài đây.

Trong duyên khởi này có hiển hiện, có ẩn mật, nhất định phải hiểu đạo lý này. Thời thời khắc khắc đều có thể quan sát được ẩn hiển. Như cơ thể của chúng ta đây có ẩn hiển, ngũ quan bên ngoài như nhãn nhĩ tỷ thiệt thân là hiển, bên trong ngũ tạng lục phủ là ẩn, chúng ta không thấy được, cũng không nghe được, nhưng thế nào? Nhưng cảm nhận được, nó có ẩn hiển. Thâm sâu hơn là nói đến kiến văn giác tri trong mỗi tế bào của chúng ta, thật sự có, nhưng ẩn mà không hiển. Trong tất cả vật chất đều có thọ tưởng hành thức, điều này ở động vật sẽ rất rõ ràng, nhưng ở thực vật và khoáng vật thì không thấy rõ, nó thật có, thật sự khởi tác dụng. Chúng ta hiểu được đạo lý này rồi, hiểu được chân tướng sự thật này. Đức Phật dạy, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác đều thuận theo tánh đức, đây là điều tốt lành nhất, hạnh phúc nhất, viên mãn nhất, thân tâm khỏe mạnh, pháp hỷ sung mãn.

Khổng Phu Tử nói trong Luận Ngữ: “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ”, duyệt ở đây là vui, những điều đã học được, đem thực hành trong cuộc sống hàng ngày, thực hành trong công việc, thực hành trong cách đối nhân xử thế, quí vị sẽ vui. Thực hành trong cuộc sống, cuộc sống vui, thực hành trong công việc, công việc vui, thực hành trong cách đối nhân xử thế, đối phó vui, không có việc gì mà chẳng vui. Học điều gì? Điều này rất quan trọng, học là học “hiếu để trung tín, lễ nghĩa liêm sỉ, nhân ái hòa bình”. Người xưa dạy chúng ta, không ngoài mười hai chữ này. Thực hành 12 chữ này trong cuộc sống, cuộc sống vui, thực hành trong công việc, bất luận làm công việc gì, công việc vui, đối nhân xử thế, không có chuyện gì là chẳng vui. Nếu trái ngược lại, bất trung bất hiếu, bất nhân bất nghĩa, thì phiền não của quí vị sẽ rất nhiều.

Cụ thể mà nói, người xưa từ bi, trí huệ, đưa ra nhiều nguyên tắc cho chúng ta, như Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp Đạo của đạo Phật, đây là quốc học truyền thống của người xưa. Ba cội rễ Thích Đạo Nho, thật sự thực hành được ba cội rễ này, sao không vui được? Làm gì có lý đó?

Trong đạo Phật Tam Quy, Ngũ Giới, Thập Thiện Nghiệp Đạo, quí vị thực hành hết, sẽ được pháp hỷ sung mãn, thường sanh hoan hỷ tâm. Cho nên chữ học này rất quan trọng, quí vị học điều gì? Sự học có sâu cạn, thứ lớp, nhất định phải từ cạn đến sâu, từ trong ra ngoài, phải thật học. Hiệu quả vô cùng to lớn, đầu tiên là hoan hỷ, học mà không hoan hỷ thì chẳng học được điều gì, quí vị có vấn đề rồi đấy, thật sự học được đâu có lý không hoan hỷ? Câu nói này của Khổng Phu tử sẽ không còn linh nữa, có vấn đề rồi. Đạo Phật nói thường sanh hoan hỷ tâm, quí vị học Phật mà không hoan hỷ, là uổng công học, là sai lầm rồi. Phật pháp không sai, nhưng bản thân mình học sai. Những thứ này đều có thể khảo nghiệm chúng ta.

Dưới đây nói: “diệc tức cử nhất pháp vi chủ, tắc kỳ tha nhất thiếu pháp giai vi bạn”. Ta là chủ, đoàn thể này đều là bạn ta. Quí vị là chủ, tôi lại là bạn quí vị. Cho nên nhất trong đạo Phật là nhậm nhất, chứ không nói độc nhất, điều này thật sự bình đẳng. “Nhi phó ư thử nhất pháp”, cũng giúp cho họ. Ở trong cơ thể của chúng ta, mắt làm chủ, hôm nay tôi muốn thấy một thứ gì đó, tất cả mọi khí quản trong cơ thể đều ủng hộ, không hề phản đối. Nếu hôm nay tôi chú ý nghe một vấn đề gì đó, tai là chủ, công năng của mắt cũng giúp cho tai. Thật sự là như vậy. Tư tưởng của ta nghĩ về một việc gì, năng lượng toàn thân đều tập trung ở chỗ tư duy, thật sự một cái là chủ, tất cả cái khác đều là bạn. Trong một đoàn thể nếu quí vị hiểu được thì nó cũng như vậy, trong đoàn thể công việc rất nhiều, hôm nay tiếp đón khách, một số bạn chuyên phụ trách về việc tiếp đón khách, họ là chủ, tất cả những người khác đều giúp cho họ, chủ khách đều hoan hỷ, khiến cho họ chu đáo mọi mặt. Cho nên nhỏ là cơ thể của con người, lớn là một đoàn thể, đến gia đình, đến xã hội, đến đất nước, không có thứ gì chẳng như vậy.

“Cánh dĩ tha pháp vi chủ tức dư pháp thành bạn nhi tận tập chi”. Không ngừng hướng ra ngoài phát triển. Mấy năm gần đây, chúng ta làm việc tôn giáo hài hòa, đoàn kết hài hòa, đôi khi Phật giáo làm chủ, những tôn giáo còn lại là bạn; đôi khi đạo Cơ Đốc làm chủ, chúng ta đến giáo đường của đạo Cơ Đốc, vì họ là chủ nhân, còn ta là khách, thấy Giesu chúng ta cũng xá chào, ông ấy là chủ, ta tôn kính ông ấy. Giống như có khách đến nhà mình vậy, ta phải mời khách ngồi, đạo lý giống nhau thôi. Một là chủ, còn lại là bạn, đối đãi bình đẳng, hòa mục tương xứ, không bình đẳng sẽ chẳng có hài hòa, bình đẳng là hài hòa, cho nên người xưa nói: “hòa bình”, hai chữ này là biểu lý, làm thế nào mới hòa được? nhất định phải bình, bình đẳng là có hòa mục. Người Nhật không đọc là hòa bình, mà đọc là bình hòa, cũng có lý đấy, khi tôi ở Nhật thấy cũng có lý, TRUNG QUỐC gọi là hòa bình, hòa là quả, bình là nhân. Đạo Phật cũng gọi như vậy, trong Phật pháp, trước nói về quả, sau nói về nhân. Vì sao? Quả dễ hiểu được, trước nói về quả, sau nói về nhân, nhưng người Nhật trước nói về nhân, sau nói về quả, cũng rất có lý, chứ chẳng phải không có lý, nói cũng thông được. Trước nói về bình đẳng, sau sẽ có hòa mục, không có sự đúng sai, đều như nhau thôi. Sâu xa hơn nữa, bình là nhân, an là quả, an lại là nhân, lạc là quả. Quí vị quan sát kỹ chữ nho, là phù hiệu trí huệ đấy, khiến cho ta xem rồi sẽ biết phải làm thế nào.

Câu dưới đây vô cùng quan trọng: “Cố nhất pháp viên mãn nhất thiết pháp chi công đức”. Then chốt câu này ở hai chữ viên mãn, pháp này của mình có viên mãn chăng? Nếu thật sự viên mãn, nó sẽ đầy đủ công đức của tất cả pháp, bất luận pháp nào. Pháp này nghĩa cũng rộng, là nhậm nhất chứ không phải chuyên nhất, pháp pháp đều như vậy. Sự phát hiện khoa học, là một chứng minh rất có lợi cho Phật pháp.

Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán của đại sư Hiền Thủ, ngài là người thời  đầu nhà Đường, cách chúng ta ngày này là 1700 năm, nói về ba loại chu biến, ngài đưa ra ví dụ một trần, một trần là một pháp. Đại sư Hiền Thủ là Bồ Tát đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Một trần ngài nói ở đây, chắc chắn là một niệm mà Bồ Tát Di Lặc nói, “niệm niệm thành hình”, hình ở đây chính là trần, hình là hiện tượng vật chất. Ngài nói, một hiện tượng vật chất nhỏ như thế, thời gian tồn tại của nói lại rất ngắn, tuy vừa nhỏ vừa ngắn như thế, có thể chính là tiểu quang tử mà giới lượng tử lực học ngày nay nói, nhưng nó có ba loại chu biến.

Thứ nhất nó vừa hiện hình là chu biến pháp giới. Các nhà thiên văn học ngày nay, từng nói qua, tiểu quang tử phóng quang, nhục nhãn không thấy được, bất cứ vật chất nào cũng phóng quang, đạo Phật gọi là quang, khoa học gọi là điện, khí công gọi là khí, trên thực tế chỉ là một vấn đề. Giới khoa học ngày nay nói tốc độ của nó, ánh sáng cực kỳ nhỏ bé đó vừa phát ra, một giây là 30 vạn Km,  Hoàn Nguyên Quán nói, tốc độ đó không phải tốc độ ánh sáng, cũng không phải tốc độ của điện từ, ánh sáng đó vừa phát là chu biến pháp giới. Giới khoa học ngày nay chưa phát hiện ra, siêu việt hơn quang tốc qua xa, quang tốc không thể so với nó.

Thứ hai là xuất sanh vô tận. Điểm quang nhỏ này  theo ý niệm mà biến hóa, vô cùng vô tận không biên tế.

Hiện tượng thứ ba là hàm dung không hữu, hàm dung không hữu chính là viên minh cụ đức mà ở đây nói, danh từ khoa học ngày nay gọi là siêu việt thời không, nó có nghĩa là như vậy. Đó là gì? Một trần đấy. Trên thân ta có bao nhiêu, giới khoa học có số liệu, thân của một người bình thường, có khoảng bao nhiêu nguyên tử hoặc lạp tử cơ bản, các nhà khoa học có số liệu, thường lấy con số trăm ức để tính. Bồ Tát Di Lặc nói: “niệm niệm thành hình, hình giai hữu thức”. Đạo Phật nói mỗi vi trần, mỗi lỗ chân lông, trong đó đều có đầy đủ thông tin của biến pháp giới hư không giới, chẳng những có đầy đủ thông tin, mà còn đầy đủ hình tướng, đúng là không thể nghĩ bàn. Hình tướng, trong khoa học kỹ nghệ ngày nay cũng tin thể có được, toàn bộ tấm hình, quí vị cắt tấm hình này ra thành bột, chút bột nhỏ đó vẫn có đầy đủ tấm hình trong đó. Tự tánh của chúng ta viên mãn, hiện tượng mà tự tánh biến ra, cũng là viên mãn. Hiện tượng nhỏ nhất là vi trần, trong kinh Phật nói về vi trần, cực vi chi vi, khoa học ngày nay gọi là tiểu quang tử, tiểu quang tử nghĩa là lượng tử, trong đó có đầy đủ hiện tượng biến pháp giới hư không giới, không riêng thông tin mà đầy đủ hết thảy.

Đức Phật dạy, Bồ Tát Phổ Hiền nhập được cảnh giới này, Bồ Tát Phổ Hiền nhập được, cũng có nghĩa là ai ai cũng có thể nhập được, chỉ cần tu hạnh Phổ Hiền. Hạnh Phổ Hiền là gì? Buông bỏ hết khởi tâm động niệm, là Bồ Tát Phổ Hiền, tánh đức hiển lộ đầy đủ, là Bồ Tát Phổ Hiền. Bồ Tát Phổ Hiền có đố kỵ người khác chăng? Không! Bồ Tát Phổ Hiền có khinh mạn người chăng? Không! Hạnh Bồ Tát Phổ Hiền thứ nhất là “lễ kính chư Phật”, ngài thật sự làm được hạ mình tôn kính người. Ngài là bậc mô phạm trong hàng Bồ Tát, không có người nào khiêm hạ hơn ngài nữa. Chư Phật, đâu là chư Phật? Kinh Hoa Nghiêm nói: “tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí”, quí vị nên biết, đồng viên chủng trí nghĩa là thành Phật. Tình là hữu tình chúng sanh, vô tình là hoa cỏ cây cối, sơn hà đại địa. Cho nên Bồ Tát Phổ Hiền lễ bái vi trần, trong vi trần có thế giới, trong thế giới có chư Phật, trong thế giới có chúng sanh, trong thế giới có thế giới. Người thường không biết được cảnh giới của Bồ Tát Phổ Hiền, biết được cảnh giới của Bồ Tát Phổ Hiền, sẽ biết được cách học theo ngài. “Xưng tán Như Lai”, tất cả chúng sanh, bất luận là tịnh hay nhiễm, thiện hay ác, Bồ Tát Phổ Hiền bình đẳng hết. Chúng ta thấy trong kinh, mỗi thời là thời tốt, mỗi ngày là ngày lành, tôi thêm vào hai câu nữa, mỗi người là người tốt, mỗi việc là việc hay. Nhìn sự việc không thể nhìn trước mắt, việc trước mắt  tốt chưa hẳn là thật, tốt sẽ biến thành xấu, việc trước mắt xấu chưa hẳn đã xấu, trong việc xấu có việc tốt, bất định mà! Thay đổi cách nào? Thay đổi tâm, điều này nhất định phải hiểu. Vì sao dưới mắt Phật tất cả chúng sanh đều là Phật? Chúng ta thấy tất cả chúng sanh đều là chúng sanh?  Do tâm không giống nhau. Đạo lý gì vậy? Cảnh tùy tâm chuyển. Nếu tâm ta là chân tâm, quí vị thấy ai cũng là chân, nếu là vọng tâm sẽ thấy tất cả đều là hư vọng. Cho nên trong đạo Phật có hai câu rất hay: “tướng do tâm sanh, cảnh tùy tâm chuyển”.

Ngày nay con người không mạnh khỏe, nhiều bài báo cáo đều nói đến vấn đề này, chúng ta thấy trong tài liệu, trong nước nước ngoài đều như vậy cả. Những đứa trẻ ngày nay, thể lực của chúng so với những người đi trước kém xa lắm, chúng không có sức dẻo dai, tinh thần ý chí không thể tập trung, cho nên năng lực học tập rất kém. Nguyên nhân gì vậy? Do tâm đó, nếu chuyển đổi tâm là tốt. Tiểu chuẩn gì? Trong học thuật truyền thống, và pháp đại thừa tiêu chuẩn là tánh đức, tùy thuận tánh đức thì chẳng có gì không tốt, trái ngược tánh đức phiền phức xuất hiện ngay. Cội rễ tánh đức mà người xưa nói là hiếu kính, giống như Phật pháp  nói vậy. Trong Tịnh Nghiệp Tam Phước của đạo Phật, Tam Phước là nguyên tắc chỉ đạo tu học tối cao của giáo pháp đại tiểu thừa. Câu đầu tiên: “hiếu dưỡng phụ mẫu”, câu thứ hai: “phụng sự sư trưởng”, hiếu đối với cha mẹ, kính đối với thầy giáo. Hai chữ hiếu kính là nòng cốt đức hạnh của pháp thế và xuất thế gian, nếu làm trái ngược hai chữ này, thì nền tảng của quí vị sẽ có vấn đề, sao có thân hình đẹp được. Dụng công cách nào, phát huy cách nào, học tập cách nào đều có hạn lượng hết, quí vị trưởng thành, nhưng không được thập toàn thập mỹ. Thế mới biết nền tảng vô cùng quan trọng. Đây là hiếu đạo và sư đạo mà người xưa nói, thời đại này không còn nữa, mọi người đều bỏ qua, cho nên người đời sau này có vấn đề. Cả thế giới đều bỏ qua, cho nên họ có vấn đề hết, sự việc này phiền phức rất lớn. Có hại  gì? Sẽ bị nhiều bệnh tật quái dị, ngày xưa không có, ngày nay những căn bệnh kỳ lạ rất nhiều, nhiều thiên tai cho quả địa cầu, ngày xưa không có những chuyện đó.

Mấy ngày trước tôi đến La Mã và Italy để xem thành phố Bàng Bối. Vì sao phải đi xem? Hai ngàn năm về trước gần thành phố này có một núi lửa, núi lửa thức dậy, bụi tro phủ kín, vì thành phố này cách núi lửa bảy Km, tuy núi lửa không cháy đến thành phố, nhưng tro bụi, gió thổi tro bụi đến đó, rơi xuống giống như bão cát vậy, chôn vùi nguyên cả thành phố, trong khoảng thời gian chỉ mấy giây, rất ít người sống trong thành phố này chạy thoát ra ngoài, mấy phút là hủy diệt hết. Đó là thành phố có nền văn hóa cao, thiên tai trong khoảnh khắc thành phố đã không còn nữa.

Hôm qua có người mang đến cho tôi xem một trận mưa đá ở Úc Châu, tổn thất vô cùng nghiêm trọng, đột nhiên xảy ra trận thiên tai lớn như vậy, từ trước đến nay chưa từng có. Cục đá bao lớn? To như trái bóng gôn vậy, đá rơi xuống, nhà bị hư, xe bị hư, trong mấy giờ đồng hồ đường sá ngập nước hết, xe hơi chìm trong nước, xe cũng bị hỏng, tổn thất rất nặng nề. Những thiên tai kỳ lạ ngày nay, xảy ra đột ngột rất đáng sợ. Rốt cuộc là vì sao? Giới khoa học lượng tử giải thích, trong cuốn Giải Độc Mạt Thế Dự Ngôn, tôi tóm lược lại, quan trọng nhất có mấy câu, tôi ghi chép lại tặng cho mọi người. Do tâm niệm của chúng ta có vấn đề, người xưa nói rất có lý: “hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ”. Nói lên cơ thể của con người nhiều bệnh tật, không được bình thường là do ý niệm của mình. Nơi chúng ta sống trên quả địa cầu này xảy ra thiên tai, là do những người sống trên địa cầu, sự khởi tâm động niệm của họ có vấn đề, cho nên mới xảy ra những chuyện như vậy. Những điều họ nói chúng ta hiểu được, vì sao? Bởi sơn hà đại địa nó có ý thức. Thí nghiệm của tiến sĩ Giang Bổn người Nhật, nước là khoáng vật, nó có thọ tưởng hành thức, hoa cỏ cây cối cũng có thọ tưởng hành thức, sơn hà đại địa cũng có thọ tưởng hành thức. Ý niệm của ta chánh nó sẽ chánh, ý niệm của ta tà nó cũng tà, cùng một đạo lý thôi. Nếu ý niệm của ta chánh, trong kinh gọi là địa thần, Kiên Lao Địa Thần, nếu ý niệm của ta tà, Kiên Lao Địa Thần biến thành lơi lỏng địa thần mất rồi, rất dễ nghiêng ngả, rất dễ sụp đổ, núi dễ sập xuống, có tình trạng như vậy đấy. Cho nên kết luận của nhà lượng tử  học là ý niệm làm chủ tất cả, sức mạnh của ý niệm có thể làm rúng động thiên cung, có sức mạnh lớn như vậy đấy. Sự việc này mãi không phát hiện ra, nhưng trong kinh điển Phật giáo thường đề cập đến, ý niệm là chủ tất cả. Cho nên ý niệm của ta chánh, thân thể mạnh khỏe, tinh thần sảng khoái, tâm sanh hoan hỷ. Không nên suốt ngay nghi ngờ hết điều này đến điều khác, thấy cái này không đúng, thấy cái kia không phải, đó là tự làm khổ mình, ai không đúng? Bản thân mình không đúng, chẳng có chuyện người khác không đúng. Cho nên chư Phật Bồ Tát rất hay, chư Phật Bồ Tát duy trì chánh niệm của mình, cổ nhân nói: “người tu đạo chân chánh, chẳng thấy lỗi thế gian”. Thế gian không có lỗi nghĩa là sao? Là mình không có lỗi,  nên không thấy lỗi của thế gian, khi thấy lỗi của thế gian là mình có lỗi, nên mới thấy lỗi của thế gian. Những người làm việc xấu trên thế gian này, họ có lỗi chăng? Họ không có lỗi. Vì sao? Quí vị cần nên biết vì sao họ làm việc xấu, quí vị sẽ hiểu, sẽ hoát nhiên đại ngộ thôi, có nhân và còn có quả nữa. Cho nên thật sự hiểu được rồi, ba đường thiện ba đường ác trong lục đạo, quí vị sẽ bình đẳng đối đãi với ba đường ác. Vì sao? Tiêu nghiệp mà. Quí vị tu thiện nghiệp, đưa quí vị đến ba đường thiện để tiêu nghiệp, tạo ác nghiệp thì đưa quí vị đến ba đường ác để tiêu nghiệp. Ba đường lành, ba đường ác từ đâu mà có? Do nghiệp lực chiêu cảm ra, vốn không có, có ác nghiệp sẽ có ác đạo, khởi ý niệm gì sẽ hiện ra địa ngục đó, rất kỳ lạ. Trong Đạo giáo quí vị không tìm ta những địa ngục như vậy, ngày nay một số linh môi tiết lộ ra có địa ngục mới, ngày xưa không có. Nghĩ điều gì hiện ra điều đó, vì sao không thường xuyên nghĩ đến đức Phật A Di Đà? Vì sao không nghĩ đến thế giới cực lạc? Hàng ngày ta nghĩ đến đức Phật A Di Đà, nghĩ đến thế giới cực lạc, chẳng phải thế giới cực lạc và đức Phật A Di Đà sẽ hiện tiền sao? Điều này rất quan trọng, quan trọng hơn bất cứ điều gì khác.

Cho nên học Phật rồi tất cả trở về chánh niệm, niệm luân lý, đạo đức, nhân quả, niệm quốc độ y chánh trang nghiêm của chư Phật Bồ Tát, thì sẽ cứu được thế giới của chúng ta, không hề có vấn đề gì? Cứu cách nào, ngày mai sẽ nói cho quí vị biết.

Hết giờ rồi, hôm nay chúng ta học đến đây.

HẾT TẬP 61