TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA
Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư
Chuyển ngữ: Tử Hà
Biên tập: Bình Minh
Giảng ngày 27 tháng 05 năm 2010
Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội HongKong

 

TẬP 51

Các vị pháp sư, các vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Xin xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang năm mươi ba, hàng thứ ba, bắt đầu xem từ câu thứ hai.

Kinh trung nhị thập nhất câu đê Phật độ, biểu vô lượng Phật độ. Pháp Tạng Tỳ Kheo, nhiếp vô lượng Phật độ vi nhất Cực Lạc Tịnh Độ. Thị tức Hoa Nghiêm trung nhất thiết chư pháp đồng thời đồng xứ, vi nhất đại duyên khởi nhi tồn tại, cụ túc tương ưng chi nghĩa. Thị vi Thập Huyền chi tổng môn, thật diệc bổn kinh chi tổng tướng. Bổn kinh thật diệc đồng thử nhất đại duyên khởi nhi xuất hiện dã.

Đoạn này là giải thích phẩm Chí Tâm Tinh Tấn trong kinh Vô Lượng Thọ, đây  là một đoạn kinh văn trong phẩm đó. Đoạn kinh văn này là Pháp Tạng Tỳ Kheo, nghĩa là đức hiệu của đức Phật A Di Đà lúc tu hành ở nhân địa. Trong kinh nói: Ư bỉ nhị thập nhất câu đê Phật độ, công đức trang nghiêm chỉ sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ. Có một đoạn nói như vậy. Ở đây Hoàng Niệm Lão giải thích sơ lược cho chúng ta biết, ở trong kinh nói hai mươi mốt câu đê, hai mươi mốt ở đây không phải là số chữ, mà là biểu pháp, nói lên sự viên mãn. Theo thói quen, kinh Vô Lượng Thọ và kinh Phật Thuyết A Di Đà, đa số dùng “thất” để nói lên sự viên mãn. Ý nghĩa của “thất” gồm có Đông, Nam, Tây, Bắc, là bốn phương, cộng trên dưới và ở giữa, “thất” có nghĩa là như vậy.

Kinh Hoa Nghiêm dùng “thập” làm biểu pháp, đây là số chữ, nghĩa là từ một đến mười là viên mãn. Tông Hoa Nghiêm, y theo tông phái ở Trung Quốc mà nói, giáo nghĩa của mười tông phái tiểu thừa và đại thừa, đều nằm trong bộ kinh này. Biểu pháp của Mật Tông là “thập lục”, sau này chúng ta sẽ học đến thập lục chánh sĩ. Ở đây cho thấy “nhị thập nhất câu đê”, Mật Tông thường sử dụng, để nói lên sự đại viên mãn, cho nên ở đây không thể xem như là số mục, ý nghĩa của nói tiêu biểu cho vô lượng Phật độ. Cũng có nghĩa là tâm hiện thức biến, không sót một điều gì, tất cả đều bao hàm trong đó.

Pháp Tạng Tỳ Kheo tiếp nhận tất cả ưu điểm trong vô lượng Phật độ, những khiếm khuyết trong mười phương tất cả quốc độ, hoàn toàn không còn tồn tại, cho nên thế giới này gọi là thế giới Cực Lạc. Cái lý là ở chỗ này! Trong đây, đương nhiên oai thần của đức Phật, đây là nhân tố đầu tiên. Nhân tố thứ hai là chúng sanh không tạo ác nghiệp. Thế nào gọi là chúng sanh không tạo ác nghiệp? Điều này đức Phật cũng không làm được. Đức Phật có thể kêu chúng sanh đừng tạo ác nghiệp chăng? Con người sống trên quả địa cầu ngày nay, tạo tôi nghiệp vô lượng vô biên, đây là Báo Độ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có thể kêu chúng ta đừng tạo tội nghiệp chăng? Cho nên không dễ dàng. Sự thành tựu của thế giới, như kinh Hoa Nghiêm nói là vô lượng nhân duyên. Ở trong kinh đức Phật cũng thường nói với chúng ta: “tâm Phật chúng sanh, tam vô sai biệt”, đây là ba sức mạnh. “Tâm”, ngày nay chúng ta nói là năng lượng, năng lượng của tâm, năng lượng của đức Phật, năng lượng của chúng sanh đều bằng nhau, tam vô sai biệt. Cho nên đức Phật có thể độ chúng sanh hay không? Đức Phật không thể độ chúng sanh, đây là nói thật. Đức Phật làm thế nào để gọi là độ chúng sanh? Những điều đức Phật dạy chúng ta phải nghe. Các bậc đại thánh đại hiền của thế và xuất thế, sở dĩ các ngài có thể thành tựu được, là vì họ có tam bảo, phải nương vào tam bảo này. Tam bảo ở đây là tự tánh tam bảo,  là gì vậy? là chân thật, nghe lời, thật tu, thì đức Phật gia hộ cho. Nếu chúng sanh có thể phát huy sức mạnh này, đức Phật sẽ giúp quí vị. Ví dụ như tịnh tông chúng ta nói về niệm Phật vãng sanh, chúng ta niệm đến khi công phu thành phiến. Công phu thành phiến cũng có tam bối cửu phẩm. Công phu thành phiến của thượng thượng phẩm, khi lâm mạng chung thời đức Phật đến tiếp dẫn. Đức Phật tiếp dẫn đầu tiên ngài phóng quang, hào quang của đức Phật chiếu đến, sẽ nâng cao công phu của quí vị lên một lớp. Quí vị nghĩ xem, thượng thượng phẩm vãng sanh, đức Phật nâng cao quí vị, quí vị sẽ ra sao? Quí vị sẽ thành sự nhất tâm bất loạn, điều này cần nên biết. Nếu quí vị là hàng thượng trung bối, công phu thành phiến của quí vị là thượng trung bối, khi vãng sanh, Phật quang chiếu đến, sẽ biến thành thượng thượng bối. Quí vị niệm đến thượng thượng bối, Phật quang chiếu đến, quí vị sẽ không còn ở Đồng Cư độ nữa, quí vị sẽ sanh về Phương Tiện Hữu Dư độ, nâng cao lên một cấp bậc. Công phu của chúng ta chỉ là hạ hạ phẩm vãng sanh, khi lâm chung Phật quang chiếu đến, bèn là hạ trung phẩm vãng sanh, lý là như vậy. Sự gia trì của đức Phật tương đối với công phu của chúng ta. Nếu công phu của chúng ta niệm đến sự nhất tâm bất loạn, thượng thượng phẩm, Phật quang chiếu đến, thì quí vị thành lý nhất tâm bất loạn, sanh về Thật Báo Trang Nghiêm độ, đạo lý này cần nên hiểu. Cho nên chúng ta cần phát huy năng lượng của chính mình, có nghĩa là trong kinh đức Phật giảng như thế nào, chúng ta thật sự học thuộc kinh, hiểu nghĩa lý. Học thuộc mà không hiểu nghĩa lý thì không được, nhất định phải hiểu nghĩa lý. Y giáo phụng hành, đem những đạo lý Đức Phật nói trong kinh điển, thật sự biến thành tư tưởng của chính mình. Sự chỉ dạy trong kinh điển, đó chính là điều giới, giúp cho chúng ta sửa đổi những hành vi sai lầm, thì sức mạnh của đức Phật mới có thể gia hộ cho quí vị được, nếu bản thân quí vị không có điều này, đức Phật có muốn gia hộ cũng không được. Từ đó cho thấy, chúng ta quyết định không thể làm ác, chẳng những không thể làm, mà ý niệm ác cũng không được có, thì quí vị sẽ thường được tam bảo gia hộ, nhất là người niệm Phật, chắc chắn sẽ được đức Phật A Di Đà gia hộ,  đâu có lý quí vị không thành tựu!

Nền tảng tu học cơ bản, quí vị phải ghi nhớ, quí vị tu tịnh độ, “ tịnh nghiệp tam phước”, đây là nguyên tắc chỉ dạy tu học tối cao của tịnh tông. Trong đây nói về ba điều, quí vị chỉ cần có một điều. Điều nào vậy? Điều thứ nhất. Làm được điều thứ nhất rồi, điều thứ hai và điều thứ ba chưa làm được, làm được điều thứ nhất, thì quí vị sẽ sanh về Phàm Thánh Đồng Cư độ. Điều thứ nhất là gì? Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp. Thực hiện cách nào? Hiếu thân tôn sư thực hiện ở Đệ Tử Quy. Thực hành Đệ Tử Quy đó chính là hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng. Làm được hai câu này rồi. Từ tâm bất sát, thực hiện ở Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, giáo dục nhân quả. Quí vị thật sự làm được rồi, thì quí vị thật là bậc thiên nhân. Thập Thiện Nghiệp Đạo đằng sau sẽ không khó, quí vị dễ dàng làm được, tu thập thiện nghiệp. Như vậy, có được điều kiện này, đối với tịnh độ thâm tín không nghi, nhất tâm cầu nguyện vãng sanh. Ý niệm này, Ngẫu Ích đại sư nói rất hay, đây chính là phát Bồ Đề Tâm, nhất hướng chuyên niệm. Không phải Bồ Đề Tâm, quí vị sẽ không muốn cầu sanh tịnh độ, ý niệm muốn cầu sanh tịnh độ này chính là Đại Bồ Đề Tâm. Đây cũng là điều chư vị Tổ sư ngày xưa chưa nói, Ngẫu Ích đại sư có nói. Câu này Ấn Quang đại sư tán thán Ngẫu Ích đại sư tột bậc, ngài nói đây chính là bổn nguyện của đức Phật A Di Đà độ chúng sanh. Cho nên pháp môn này gọi là “vạn tu vạn nhân khứ”, đây là lời Thiện Đạo đại sư dạy.

Đoạn kinh văn này, khiến cho chúng ta có sự nhận biết cơ bản, đó chính là Pháp Tạng Tỳ Kheo, có thể đem tinh hoa trong vô lượng vô biên sát độ của chư Phật, hấp thụ cái hay của người khác, thiện pháp, ở thế giới Tây Phương Cực Lạc quí vị sẽ thấy hết toàn bộ, quí vị đều thọ dụng được. Ở trong mười phương thế giới có rất nhiều điều bất thiện, nhưng thế giới Cực Lạc hoàn toàn không có, chẳng những quí vị không nhìn thấy, mà ngay cả danh tự cũng chẳng nghe qua. Cho nên đức Phật A Di Đà cũng giống như nhà Tập Đại Thành mà người xưa nói, thiện pháp của chư Phật ngài đã Tập Đại Thành hết, toàn bộ đều ở thế giới Cực Lạc. Cho nên quốc độ của đức Phật này, siêu việt hơn sát độ của chư Phật trong mười phương, siêu việt hơn. Nguyên nhân siêu việt chúng ta cần nên hiểu, thì quí vị sẽ không còn một chút hoài nghi nào, đây là sự thật, không dối gạt đâu. Như ngày nay chúng ta học đa nguyên văn hóa, chúng ta học thật, chúng ta cũng từ kinh điển này, trong kinh Vô Lượng Thọ chúng ta nhận được sự gợi ý này, Tập Đại Thành! Tịnh Tông Học Viện Úc Châu của chúng ta, cuối năm nay chính thức dạy môn  “giảng dạy kinh điển tôn giáo”. Đầu tiên chúng tôi mở hai môn học, Kinh Cổ Lan và Thánh kinh Tân Cựu Ước, chúng tôi mời chuyên gia đến hướng dẫn, đảm nhiệm việc giảng dạy trong học viện chúng ta, chúng ta chính thức học tập. Chúng ta cần học tập tinh hoa trong kinh điển của tất cả tôn giáo, để bổ sung cho việc học tập kinh điển của chính mình, đây chẳng phải là Tập Đại Thành sao? Tôi nghĩ đạo lý này chẳng phải khó hiểu, sự tu học của chúng ta mới thật sự đạt được viên mãn.

Đây chính là những điều trong kinh Hoa Nghiêm nói:  Nhất thiết chư pháp, đồng thời đồng xứ, vị nhất đại duyên khởi nhi tồn tại.  Đây là chân tướng sự thật, trong kinh Hoa Nghiêm nói. Đồng thờ đồng xứ, trong kinh điển đưa ra ví dụ, nhất trần, nhất mao đoan. Nhất trần là một vi trần, là vật nhỏ nhất trong Y Báo. Mao đoan là Chánh Báo nhỏ nhất. Ở đây có tin tức trong sát độ của tất cả chư Phật, trong  biến pháp giới hư không giới, không sót một cái nào. Nhất trần như vậy, nhất mao đoan cũng như vậy. Điều này rất khó hiểu, nhưng nó là sự thật. Vì sao vậy? Vì nó xưng tánh, nó là tự tánh. Ở trong tự tánh không có lớn nhỏ, hạt cải chứa Tu Di, điều này trong kinh đức Phật thường nói. Hạt cải rất nhỏ, nhưng có thể để núi Tu Di vào trong đó, núi Tu Di không thu nhỏ lại, hạt cải không nở lớn ra, nó có thể chứa được, thật sự có thể chứa được. Núi Tu Di xưng tánh, hạt cải cũng xưng tánh. Một mao đoan xưng tánh, một vi trần cũng xưng tánh, chỉ cần là xưng tánh, quyết định không có thời gian không gian, không có thời gian không có trước sau, không có không gian không có cự ly. Pháp pháp viên dung tự tại, không chướng ngại, cảnh giới lý sự vô ngại, sự sự vô ngại. Cảnh giới này trong kinh đức Phật thường nói chỉ có chứng mới biết được. Quí vị thật sự muốn biết rõ ràng minh bạch, thì bản thân quí vị nhập cảnh giới này, quí vị sẽ hoàn toàn hiểu rõ. Không nhập cảnh giới này, nghe người khác nói, cũng được coi là biết, là giải ngộ chứ không phải chứng ngộ. Quí vị nghe hiểu được, nhận biết được, nhớ lấy, có sự việc như vậy, bản thân chưa chứng được, chưa thấy qua.  Trong khai ngộ có hai loại, là giải ngộ và chứng ngộ. Giải ngộ cũng được, về phần giáo trước tiên phải giải, giải rồi đến  hành. Hành có nghĩa là gì? Hành có nghĩa là chứng, chứng là phải nhập cảnh giới này. Nhập cảnh giới này quí vị thật sự được thọ dụng, đây là tánh đức của tự tánh. Lý sự vô ngại, sự sự vô ngại, quí vị hoàn toàn được thọ dụng hết. Chúng ta ngày nay có chướng ngại, chứ chẳng phải không có chướng ngại. Lý có ngại, chúng ta không cách nào giác ngộ. Sự cũng có chướng ngại, sự rất phức tạp, mang đến cho chúng ta vô số phiền não. Nếu như được vô ngại, chúng ta không có chướng ngại, không có phiền não,  từ trong phiền não giải thoát. Cho nên lý có ngại, sự có ngại, lý sự cũng có ngại, sự sự cũng có ngại. Đây chính là lục đạo luân hồi, phiền não trói buộc. Trong kinh thường nói là trói buộc, từ đây quí vị quan sát xem, quí vị sẽ cảm nhận được, thật sự chúng ta bị phiền não trói buộc. Trói buộc là tạo nghiệp, tư tưởng, ngôn hành hoàn toàn trái ngược với tánh đức, là tạo nghiệp, tạo nghiệp cũng có quả báo. Quả báo gì?  Lục đạo luân hồi. Quí vị tạo thiện nghiệp, ba đường lành, chiêu cảm ba đường lành. Nếu như tạo ác nghiệp, đó là ba đường ác. Quí vị không ra khỏi lục đạo luân hồi. Tu tập Phật pháp, mục đích đầu tiên là siêu việt lục đạo luân hồi. Lục đạo luân hồi là cảnh mộng, không có thật. Như chúng ta nằm mộng, khi mộng thì có, cảnh giới trong mộng rất rõ ràng, nhưng khi tỉnh lại thì không tìm thấy. Hiện tượng luân hồi cũng như vậy. Hiện nay chúng ta đang nằm mộng, một ngày nào đó thức tỉnh, tìm không thấy lục đạo, vì là cảnh mộng. Nếu những điều trong kinh điển mà chư Phật Bồ Tát nói, chúng ta thật sự hiểu được, thật sự tin tưởng không nghi hoặc, chúng ta cũng được một ít phần thọ dụng. Ít phần thọ dụng ở đây là gì? Là đối với tất cả pháp của thế gian có thể buông bỏ được, không còn chấp trước trong lòng nữa. Vì sao vậy? Vì biết rằng  phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, thật sự có thể buông bỏ, thật sự buông bỏ được, trong kinh đức Phật gọi là được Tam Muội. Công phu Tam Muội sâu dày, thì sẽ khai ngộ. Khai ngộ là khế nhập cảnh giới. Ngộ có tiểu ngộ, đại ngộ, đại triệt đại ngộ, phân ra rất nhiều đẳng cấp. Ở trong đây cho chúng ta một thông tin quan trọng nhất,  biến pháp giới hư không giới là một duyên khởi. Điều này quan trọng hơn tất cả, như trước đây từng nói : nhất pháp thành nhất thiết pháp, nhất thiết pháp khởi nhất pháp. Biến pháp giới hư không giới cùng một sanh mạng thể cộng đồng. Nói cách khác, vạn sự vạn vật trong biến pháp giới hư không giới, có liên quan gì đến chúng ta chăng? Sự liên quan này vô cùng mật thiết. Chúng ta nói một gia đình, một gia đình cự ly còn rất xa, trong kinh đức Phật nói rất hay: cùng một pháp thân. Pháp thân là gì? Pháp thân chính là vạn sự vạn vật trong biến pháp giới hư không giới, với ta là một thân một thể. Nhận biết được điều này thì đó chính là Phật tri Phật kiến mà trong kinh điển đại thừa  đã nói. Kinh Pháp Hoa nói: nhập Phật tri kiến, người nhập Phật tri kiến là thành Phật, quí vị đồng tri kiến với đức Phật, đồng một cách nhìn, đồng một cách suy nghĩ. Điều này cũng rất khó hiểu. Vì sao vậy? vì nó hoàn toàn ngược lại với kiến thức thông thường của chúng ta. Đông đảo chúng sanh là mình sao? Hoa cỏ cây cối là mình sao? Sơn hà đại địa là mình sao? Hiện tượng vũ trụ trong hư không này là mình sao? Đúng vậy, không sai tí nào! Tất cả đều là tự tâm biến hiện ra. Kinh Hoa Nghiêm nói: duy tâm sở hiện, duy thức sở biến. Tâm là tâm của chính mình, thức cũng là thức của chính mình. Chân tâm là một, A Lại Da cũng là một.

Đây là tổng môn của Thập Huyền Môn. Bởi vì nó là một thể,  nó tương ưng, sự tồn tại của nó, đồng thời, đồng xứ. Khái niệm này quan trọng hơn bất cứ điều gì. Chúng ta niệm Phật, Phật sẽ có cảm ứng. Vì sao vậy? Vì đức Phật với chúng ta đồng thời đồng xứ, Bồ Tát và chúng ta đồng thời đồng xứ, nên cảm ứng mới nhanh như vậy. Tự tánh chu biến khắp nới, A Lại Da chu biến khắp nơi. A Lại Da là gì? Là khởi tâm động niệm, là phân biệt chấp trước. Khởi tâm động niệm là A Lại Da thức, phân biệt là thức thứ sáu, chấp trước là thức thứ bảy, đồng thời đồng xứ, tâm hiện thức biến, đây chính là một đại duyên khởi. Cụ túc tương ưng, đạo lý của cụ túc tương ưng, chính là đồng thời đồng xứ, là một thể. Ý nghĩa trong đây rất thâm sâu, là nói về tổng môn của Thập Huyền Môn, cũng là tổng tướng của kinh Vô Lượng Thọ. Ý nghĩa của tổng môn và tổng tướng giống nhau. Ở đây nói lên kinh Vô Lượng Thọ và kinh Hoa Nghiêm, là một loại, là một bộ. Bổn kinh thật sự cũng cùng với một đại duyên khởi của kinh Hoa Nghiêm mà xuất hiện. Nói cách khác, thế giới Cực Lạc và thế giới Hoa Tạng, cùng một đại duyên khởi mà xuất hiện. Lý là như vậy, sự cũng như vậy.

Liên Trì đại sư vô cùng khiêm nhường, nói Hoa Nghiêm là viên trung chi viên, kinh Vô Lượng Thọ  bộ phận thuộc về viên, đây là khiêm nhường.

Dưới đây lại đưa ra một câu trong phẩm Tuyền Trì Công Đức. Tuyền trì là thất bảo trì bát công đức thủy. Thế giới Tây Phương Cực Lạc, “kỳ thủy nhất nhất tùy chúng sanh ý”. Thủy là một pháp, chúng sanh ý, ý là sự ham muốn của chúng sanh, là nhiều pháp. Dưới đây nói chúng sanh sở dục thủy chi lãnh noãn hoãn cấp. Lãnh noãn là nhiệt độ, hoãn cấp là tốc độ nước chảy.

Thiển thâm các các bất đồng, nhi thử nhất thủy, năng đồng thời đồng xứ, mãn túc nhất thiết chúng sanh tâm ý. Thủy thị nhất pháp, chúng sanh chi dục thị đa pháp. Nhi thử nhất thủy, năng đồng thời đồng xứ tương ưng ư nhất nhất chúng sanh chi ý. Thử chánh thị đồng thời cụ túc tương ưng chi huyền môn dã.

Từ chỗ này chúng ta có được sự gợi ý rất lớn, Thập Huyền Môn mà kinh Hoa Nghiêm nói ở đâu? Chính là ở ngay trong cuộc sống hàng ngày, không tách rời, chỉ là bản thân chúng ta không biết. Cho nên kinh Hoa Nghiêm có câu tổng thuyết:  nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất. Không hề xa rời đồng thời đồng xứ, không xa rời. Kinh Vô Lượng Thọ có đầy đủ ý nghĩa Thập Huyền của kinh Hoa Nghiêm. Chúng ta tỉ mỉ xem tất cả kinh, quí vị sẽ phát hiện cứu cánh viên mãn của tánh đức.

Chúng ta xem tiếp: Hà huống thử thủy phục năng đồng thời ba dương vô lượng vi diệu âm thanh. Trong nước này có âm thanh. Hoặc văn Phật Pháp Tăng thanh, nãi chí cam lộ quán đảnh thọ vị thanh.

Trong kinh Hoa Nghiêm, trong Hoàn Nguyên Quán, chúng ta cảm nhận sâu sắc, bất cứ vật chất nào đều cũng có hiện tượng tinh thần. Khi giác ngộ thì gọi  kiến văn giác tri, vốn sẵn có trong tự tánh. Trong kinh Hoa Nghiêm đức Thế Tôn dạy chúng ta: Tất cả chúng sanh đều có đức tướng và trí huệ của Như Lai. Chúng sanh: Một vi trần có phải là chúng sanh không? Phải, là chúng sanh. Một mao đoan có phải là chúng sanh không? Phải, là chúng sanh. Vì sao vậy? vì chúng duyên hòa hợp mà sanh, đây là đơn thuần nhất, không có cái gì đơn thuần hơn cái này. Sự đơn thuần này sao lại nói là chúng duyên? Chúng duyên ở đây chính là Ngũ Uẩn trong Phật pháp. Ngũ Uẩn là nói pháp căn bản, chính là nói về một vi trần, chính là nói về lạp tử cơ bản, không thể phân ra được nữa, nó là nhỏ nhất. Nó có hiện tượng vật chất, hiện tượng vật chất ở đây, trong kinh gọi là  Địa Đại. Địa là hiện tượng vật chất, nó có nhiệt độ, nhiệt độ gọi là Hỏa Đại. Nó có độ ẩm, độ ẩm gọi là Thủy Đại, nó là động chứ không phải là tĩnh, động thì dùng phong để hình dung nó. Quí vị xem, một hiện tượng vật chất nó có Tứ Đại Địa Thủy Hỏa Phong. Tứ đại này hòa hợp,  không tách rời khỏi tinh thần. Tinh thần là gì? Tinh thần là thọ tưởng hành thức. Khi giác ngộ rồi, tuy nó không hiện tướng, trong tự tánh có kiến văn giác tri, trong tự tánh có đức tướng, khi nó không hiển ra, lúc ở Thường Tịch Quang nó không hiển.  Không hiển chẳng thể nói nó là vô, khi hiển hiện ra thì năng sanh vạn pháp, nhưng quí vị không thể nói nó là có. Vì sao vậy?  vì thời gian nó tồn tại rất ngắn. Bồ Tát Di Lặc nói: một khảy móng tay có ba mươi hai ức bá thiên niệm, niệm niệm thành hình, hình đều có thức, thời gian nó tồn tại, là một niệm trong ba mươi hai ức bá thiên niệm của một khảy móng tay. Chúng ta khảy móng tay, khảy nhanh, một giây nếu khảy nhanh thì có thể khảy được năm lần. Nếu y theo cách nói của Bồ Tát Di Lặc, là một ngàn sáu trăm triệu, một giây có một ngàn sáu trăm triệu. Quí vị xem tốc độ có nhanh không, chúng ta không thể tưởng tượng được đâu, một ý niệm thì không biết là bao nhiêu rồi, trong lượng tử lực học nói đây là tiểu quang tử, nó tích lũy những hiện tượng tương tư tương tục này. Nó có tồn tại không? Nó không tồn tại, không thể tưởng tượng. Cho nên những hiện tượng ngày nay chúng ta thấy đều là huyễn tướng, “đương thể tức không, liễu bất khả đắc”. Quí vị muốn phân biệt nó là sai rồi, quí vị muốn chiếm lấy nó, lại càng sai, nó không thể chiếm được, cần phải hiểu được chân tướng sự thật, quí vị có thể chiêm ngưỡng, nhưng không thể chiếm đoạt, chiếm làm của mình là sai, là quí vị tạo nghiệp.

Trong kinh nói về những vấn đề của khoa học. Nói về tướng, trong hiện tượng có sắc thanh hương vị, nghĩa là một vật chất cực nhỏ, đây là điểm quang, tuy thời gian rất ngắn nhưng nó có đầy đủ sắc thanh hương vị. tiến sĩ Giang Bổn người Nhật, dùng phương pháp khoa học quan sát, nhìn thấy sắc tướng, không nghe thấy âm thanh. Có âm thanh, vô lượng âm thanh vi diệu. Ở trong âm thanh, có tiếng thuyết pháp. Nói cách khác, trong tâm quí vị muốn nghe tiếng gì, nó đều có thể cho quí vị cảm ứng tâm điện, âm thanh của nó sẽ phát ra. Quí vị muốn nghe niệm Phật, thật đó, muốn nghe Phật A Di Đà, nó sẽ niệm Phật A Di Đà, muốn nghe Phật Thích Ca Mâu Ni, nó sẽ niệm Phật Thích Ca Mâu Ni, muốn nghe Quán Âm Bồ Tát, nó sẽ niệm Quán Âm Bồ Tát. Rất vi diệu. Ngoài âm thanh ra, nó có hương vị, đầy đủ sắc thanh hương vị. Sắc thanh hương vị là tánh đức của tự tánh. Từ đâu mà có? Trong tự tánh vốn đầy đủ. Cho nên chư Phật Bồ Tát dạy chúng ta, cái này ngũ dục lục trần không nên hướng ra ngoài cầu, hướng nội cầu. Người tu hành chân chánh, chúng tôi nói là người đắc đạo, họ buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, họ không cần ẩm thực, sao họ sống được vậy? Bây giờ chúng ta hiểu rồi, trong tự tánh có dinh dưỡng, có thể cung cấp cho họ không hết. Đúng là lấy không tận, dùng không hết, là đạo lý này vậy! Tự tánh vốn có. Ngày nay chúng  ta mê mất tự tánh, tuy có đó, nhưng nó không khởi tác dụng, cho nên chúng ta phải ra ngoài tìm kiếm, để nuôi dưỡng thân thể này. Người thật sự giác ngộ, họ không tìm ở bên ngoài, trong tự tánh cụ túc viên mãn, hướng ngoại tìm cầu là sai rồi. Phật pháp dạy con người hướng nội, kinh điển gọi là nội điển.

Chúng ta xem tiếp: Đắc văn như thị chủng chủng thanh dĩ, kỳ tâm thanh tịnh, vô chư phân biệt, chánh trực bình đẳng, thành thục thiện căn, tùy kỳ sở văn, dữ pháp tương ưng.

Quí vị muốn nghe gì, đúng là quí vị muốn nghe. Quí vị muốn nghe kinh Hoa Nghiêm, thì tiếng nước chảy chính là giảng kinh Hoa Nghiêm. Tôi muốn nghe nhạc, khi nghe tiếng nước chảy đúng là đang tấu nhạc. Hai người cùng nghe, trong tâm hai người suy nghĩ không giống nhau, điều họ nghe thấy cũng không giống nhau, lại hỗ tương không trở ngại, thế giới này không có điều gì chẳng xưng tánh, thế giới này mới thật sự gọi là hạnh phúc mỹ mãn, mỗi con người không xâm phạm lẫn nhau. Sau khi nghe rồi, tâm họ thanh tịnh, không sanh phiền não, cho nên họ không phân biệt, chánh trực bình đẳng, thiện căn thành thục. Tuy chúng ta không có cách khế nhập vào cảnh giới này, nhưng trong đây những gì có thể học được thì chúng ta cố gắng học. Mấy câu này, tuy ngài đưa ra một cái nghe, thinh văn. Thinh văn là nhĩ căn. Ở thế giới chúng ta ngày nay, lục căn tiếp xúc với cảnh giới lục trần, mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm. Tu tâm thanh tịnh trong cảnh giới lục căn tiếp xúc lục trần, đó gọi là chân tu hành! Làm thế nào để tâm có thể thanh tịnh? không phân biệt, không chấp trước. Trong tâm hiểu rõ ràng minh bạch: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Được thọ dụng, nhưng không thể có, trong thọ dụng cũng không phân biệt chấp trước, tâm thanh tịnh của quí vị thường hiện tiền, tâm bình đẳng của quí vị thường hiện tiền. Đây là chân công phu! Là gì?  Là thiền định. Cho nên định, định là hoạt bát, rất nhiều người ngộ nhận, khi nói đến thiền định bèn nghĩ ngay đến việc xếp bằng ngồi quay mặt vào vách. Đó là bậc sơ cơ! Người thật sự nhập định, là đi đứng nằm ngồi đều ở trong định. Tâm của họ là tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, đó chính là thiền định. Ngồi là tâm thanh tịnh bình đẳng, đứng cũng như vậy, tiếp xúc với bất cứ cảnh giới nào cũng như vậy, thật sự là thanh tịnh bình đẳng. Công phu này lâu ngày, hoát nhiên đại ngộ, đó chính là giác. Đề kinh của kinh Vô Lượng Thọ là Thanh Tịnh Bình Đẳng – Khai Ngộ. Thanh Tịnh là thiền định của thế gian, Bình Đẳng là thiền định của xuất thế gian. Thanh Tịnh là định của Thanh Văn và Bồ Tát, Bình Đẳng Giác là định của Phật. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, lục căn tiếp xúc với cảnh giới lục trần, hiểu rõ được đạo lý này, nghiêm chỉnh học tập, thật sự tu hành. Thật sự công phu không ở chỗ hình thức, hình thức là dạy người sơ cơ, lớp mẫu giáo, lớp tiểu học, dạy người sơ cơ thôi. Sau khi học được rồi, nhất định phải áp dụng trong cuộc sống hàng ngày, áp dụng trong công việc, áp dụng trong sự tiếp nhân xử thế. Nên nhớ, áp dụng là gì? Là tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, vĩnh viễn là thanh tịnh bình đẳng, cảnh giới bên ngoài như thế nào cũng không làm ảnh hưởng đến quí vị. Thuận cảnh quí vị không tham luyến, thanh tịnh bình đẳng, nghịch cảnh hiện tiền không sân giận, vĩnh viễn duy trì thanh tịnh bình đẳng, đây gọi là chân thật tu hành, gọi là chân công phu. Trong tất cả thời, tất cả xứ, tất cả cảnh duyên, cảnh là môi trường vật chất, duyên là môi trường con người sự việc, đều Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác. Người này ở trong pháp hội Hoa Nghiêm, gọi là pháp thân Bồ Tát. Họ không có Giác, họ có Thanh Tịnh Bình Đẳng, đó là Phật Bồ Tát trong thập pháp giới. Khi có Giác rồi  họ siêu việt thập pháp giới, chính là pháp thân Bồ Tát, là Phật thật sự, chứ không phải Phật giả đâu. Cho nên bây giờ chúng ta cần học, chính là cảnh giới lục căn tiếp xúc lục trần, vô chư phân biệt, chánh trực bình đẳng. Hai câu này rất quan trọng, có thể tu tập như thế, thì thành thục thiện căn. Quí vị có thiện căn, thiện căn thành tựu, chín muồi rồi, thiện căn chín muồi, thuần thục, vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, là sanh về Thật Báo Trang Nghiêm Độ.

Tùy kỳ sơ văn, dữ pháp tương ưng. Hai câu này đứng về sự mà nói thì có sâu cạn khác nhau. Khi nào mới có hiện tượng này? Ít nhất thì tâm quí vị thanh tịnh, quí vị sẽ có hiện tượng này. Tùy kỳ sở văn, dữ pháp tương ưng, năng tín, năng giải, năng hành, năng chứng, đây gọi là tương ưng. Kỳ nguyện văn giả, triếp độc văn chi. Quí vị muốn nghe thì nghe được rõ ràng, ngay bên tai thôi, khi không muốn nghe thì, liễu vô sở văn. Tôi thích nghe đức Phật giảng kinh, những người ngồi cạnh tôi lại thích nghe Bồ Tát tụng niệm, mỗi người nghe một khác, chính là trong tâm họ suy nghĩ khác nhau, không làm trở ngại nhau, không có tạp âm, cảnh tùy tâm chuyển. Chúng ta ngày nay không được, mê mất tự tánh rồi, chúng ta ngày nay  tâm bị cảnh chuyển. Nghĩa là trong cảnh giới nào, tâm thanh tịnh của chúng ta cũng không thể hiện tiền, nhất định phải tìm một môi trường thật thanh tịnh, không nghe thấy âm thanh gì hết, như thế thì tâm mới có thể tĩnh được.  là sao vậy? Là vì tâm của chúng ta bị cảnh chuyển. Một ngày nào đó, tâm của quí vị có thể chuyển cảnh giới,  quí vị sẽ được tự tại. Tâm thanh tịnh hiện tiền mới có thể chuyển cảnh giới, cảnh giới như thế nào cũng không làm ảnh hưởng đến quí vị.

Vĩnh bất thoái ư, A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Tâm. Câu này rất quan trọng, câu này nói lên vị đó ở vào địa vị nào? Kinh Hoa Nghiêm nói  Sơ Trụ trở lên, họ siêu việt thập pháp giới, vĩnh bất thoái  A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, trong Phật pháp đây là mục tiêu duy nhất mong chứng được. Câu này có thể dịch thành Trung văn, bởi nó là chỉ tiêu đầu tiên trong đạo Phật, cho nên tôn trọng không dịch, chỉ dịch âm thôi, A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Nếu muốn dịch, chữ A có nghĩa là Vô, Nậu Đa La dịch sang Trung văn có nghĩa là Thượng, Vô Thượng. Tam Miệu, Tam dịch là Chánh, Miệu dịch là Đẳng, Chánh Đẳng, bên dưới Tam là Chánh, Bồ Đề là Giác. Nguyên câu dịch thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Có thể dịch được, không dịch là vì tôn trọng. Học Phật không cầu điều gì khác, tuyệt không cầu danh văn lợi dưỡng, học Phật chỉ cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Bậc A La Hán đạt được là Chánh Giác, hàng Bồ Tát đạt được là Chánh Đẳng Chánh Giác, Chư Phật đạt được, thêm vào chữ Vô Thượng, Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Cho nên Phật, Bồ Tát, A La Hán, là danh xưng học vị trong Phật giáo. Đây là điều kiện để đạt được học vị này.

Chỉ thị nhất thủy. Ở đây đưa ra một ví dụ, lấy nước làm ví dụ.

Đản năng ư đồng thời đồng xứ, mãn nhất thiết văn giả chi nguyện, các các văn kỳ nguyện văn chi pháp, thả tùy kỳ sở văn, dữ pháp tương ưng.

Công đức của nước không thể nghĩ bàn, cho nên gọi là bát công đức thủy. Ngoài nước ra, từ tiếng nước chảy mà nghe được, về sắc tướng có phải là biểu pháp không? Phải, là biểu pháp. Đồng một cảnh quan, nhìn núi, nhìn nước, nhìn cây, nhìn hoa, mỗi người đều có sự cảm nhận khác nhau, đó chẳng phải tùy tâm của tất cả chúng sanh sao? Mỗi người cảm nhận khác nhau, thật sự là như vậy. Cho nên đức Phật nói rất hay: Phật không nói định pháp. Vì sao có sự cảm nhận bất đồng? Bởi phân biệt và chấp trước của quí vị bất đồng, thức tâm của quí vị bất đồng, do thức biến hiện, sự cảm nhận do thức của quí vị biến hiện. Thật sự có thể buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, quí vị mới  tiếp xúc đến Phật tánh, chẳng có lời nào có thể diễn tả được. Chẳng những ngôn ngữ không thể diễn tả được, mà còn không thể tưởng tượng được, nên gọi là Diệu Pháp. “Vô thượng thâm thâm vi diệu pháp”. Chỉ có người kiến tánh mới có thể hưởng thụ được, họ cũng không nói ra được. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dùng phương tiện thiện xảo không gì sánh bằng, để nói ra số kinh điển nhiều như thế. Cảnh giới của Ngài chúng ta thật sự khế nhập được chăng? Không được, ở trên văn tự không được.  Quí vị phải buông bỏ vọng tưởng phân biệt chấp trước thì được. Nếu quí vị không buông bỏ vọng tưởng phân biệt chấp trước, là bản thân quí vị đang suy đoán. Tôi nghĩ đại khái nó có ý nghĩa như vậy.  Cách ý nghĩa chân thật chắc chắn còn cự ly rất lớn. Cho nên “nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”, chỉ có pháp thân Bồ Tát mới làm được, chẳng phải pháp thân Bồ Tát thì không làm được đâu. Lý và sự này chúng ta cần phải biết, thì trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mới biết phải dụng công cách nào. Điều này rất quan trọng.

Ngày nay mọi người đều biết xã hội loạn động, từ phương tiện truyền thông, quí vị biết được nhiều hơn tôi. Trên quả địa cầu này tai họa liên tiếp, ngày nào cũng có, tần suốt càng ngày càng nhiều, tai họa càng ngày càng nghiêm trọng, vì sao vậy? Vì sao thế giới Cực Lạc lại hay như thế? Chưa bao giờ nghe thấy thế giới Cực Lạc có động đất, có sóng thần, chưa bao giờ nghe thấy. Cũng chẳng nghe thấy thế giới Hoa Tạng có tai họa gì, nguyên nhân gì thế? Tai họa từ đâu mà có? Tai họa là do tâm bất thiện của chúng ta chiêu cảm nên. Quí vị nên nhớ, đồng thời đồng xứ cụ túc tương ưng, đạo lý ở chỗ này!

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu cho chúng ta thế giới Cực Lạc, tâm của cư dân bên đó như thế nào? Đều là chư thượng thiện căn câu hội nhất xứ, cư dân bên đó đều là bậc thượng thiện, cho nên không có tai họa. Thế nào gọi là thượng thiện? Tập khí phiền não đoạn tận hết gọi là thượng thiện. Vọng tưởng vẫn chưa đoạn, phân biệt chấp trước thì đoạn rồi, gọi là thiện được chăng? Được! Là đại thiện của Bồ Tát. Vọng tưởng phân biệt vẫn còn, chấp trước đoạn hết, là thiện của A La Hán. Trong đại thừa pháp gọi là tiểu thiện, thiện của Tiểu Thừa. Thế giới Cực Lạc là đại thừa. Phàm Thánh Đồng Cư độ tuy chưa đoạn phiền não, nhưng bổn nguyện gia trì của đức Phật A Di Đà, sanh về thế giới Cực Lạc, sự đối đãi với họ, sự hưởng thụ của họ, bằng với Bồ Tát A Duy Việt Trí, đó chính là thượng thiện, A Duy Việt Trí là thượng thiện, đều là bậc thượng thiện. Chúng ta muốn tu đến bậc thượng thiện không dễ dàng. Đạt được thượng thiện là Sơ trụ của Viên Giáo trong kinh Hoa Nghiêm, phải đạt được đẳng cấp này mới là thượng thiện, nhưng thế giới Cực Lạc vô cùng kỳ đặc, cho nên mười phương chư Phật tán thán rằng. Sanh về bên đó, dù là Phàm Thánh Đồng Cư độ, hạ hạ phẩm vãng sanh, cũng được đối đãi như hàng Bồ Tát A Duy Việt Trí. Điều này không thể nghĩ bàn, đây là pháp khó tin. Cho nên chúng ta đối với pháp môn này không được hoài nghi. Nói như vậy có rất nhiều vị Bồ Tát không tin, Bồ Tát không tin, người phàm phu chúng ta nghe rồi, thật sự tin tưởng không hề nghi hoặc, đó là gì? Đó là thiện căn sâu dày, người không có thiện căn  không tin, nương vào thiện căn. Thiện căn là năng tín, năng giải, phước đức là năng nguyện, năng hành. Thật sự muốn vãng sanh, thật tu, người này chắc chắn được vãng sanh.

Xã hội loạn lạc, thiên tai rất nhiều, cuộc sống vất vả, thân tâm bất an. Đó là gì? Là tất cả những điều bất thiện tạo nên. Vì sao những người ở thế giới của đức Phật A Di Đà, có thể vĩnh viễn duy trì được thiện niệm, thiện hạnh? Ngài đã dùng phương pháp gì? Trình độ của những người vãng sanh trong mười phương thế giới không đồng đều, trình độ đồng đều thì đâu có tam bối cửu phẩm? Tam bối cửu phẩm là nói lên trình độ không đều. Vì sao có thể tạo nên thế giới Cực Lạc? Nói cho quí vị biết, hàng ngày giảng kinh, hàng ngày dạy học, không gián đoạn một ngày nào. Chẳng những không gián đoạn ngày nào, ngay cả một giây một phút cũng không gián đoạn. Cực Lạc và Hoa Tạng, quí vị dùng tâm quan sát và cảm nhận trong kinh điển, ở nơi đó không có tổ chức chính trị. Quốc vương của thế giới Cực Lạc là ai? Không biết, chẳng có. Thế giới Cực Lạc có đại thần không? Không có! Thế giới Cực Lạc có huyện thị trưởng không? Không nghe nói. Vậy thế giới Cực Lạc có gì? Chỉ có hai hạng người, một là thầy giáo, một là học sinh, đó là  trường học. Đức Phật A Di Đà đã mở ra trường đại học Phật giáo biến pháp giới hư không giới, đến đó để học. Chỉ có hai hạng người, thầy giáo và học sinh, không nghe nói có người làm nghề khác. Dạy học không gián đoạn, học tập không gián đoạn, cho nên họ mau thành tựu, đạo lý ở chỗ này! Do đó chúng ta ngộ ra một vấn đề lớn, thế giới của chúng ta nếu muốn hóa giải tai họa, nếu muốn trường trị cửu an, nương vào đâu? Nương vào dạy học. Cho nên người xưa rất hay: Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên. Chỉ cần quí vị làm tốt việc giáo dục. Ngày nay khoa học kỹ nghệ phát đạt, giải quyết vấn đề này dễ dàng! Quốc gia không cần phiền phức nhiều, huấn luyện năm sáu chục thầy giáo, dùng ti vi vệ tinh, dùng Internet, hàng ngày giảng luân lý đạo đức nhân quả cho mọi người nghe, những tiết học khoa học, triết học, ngày nào cung dạy. Chỉ cần một năm thôi thì tất cả tai họa trên quả địa cầu này không còn nữa. Vì sao vậy?  Bởi tư tưởng của con người đều thuần chánh rồi. Chuyển được ý niệm, thì thiên tai sẽ không phát sinh . Thế giới này có thiên tai lớn hơn nữa, có thể cứu được chăng? Được! Chỉ xem ý niệm của chúng ta có thể chuyển được hay không thôi! Gần đây tôi đọc một cuốn sách, do một bạn tặng cho tôi, cuốn sách này gọi là Giải Độc Mạt Thế Dự Ngôn, dịch ra tiếng Trung. Các nhà khoa học đưa ra những số liệu, thật sự chứng minh ý niệm làm chủ tất cả. Có một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về nguyên tử, ông có được kết luận khẳng định rằng, trên thế giới này vốn không có sự tồn tại của vật chất. Ông nói, vật chất là gì? Trong lượng tử lực học nói về quang tử, loại quang tử này tích lũy, hiện tượng liên tục, đều là hiện tượng ba động. Tần suất ba động chậm biến thành vật chất, biến thành thể cứng, như đá, sơn hà đại địa, tốc độ nhanh hơn chút nữa thì biến thành thực vật, nhanh hơn chút nữa thì biến thành động vật, nhanh nhất như ngày nay chúng ta nói là sóng quang, là điện từ. Toàn là hiện tượng ba động, rời hiện tượng ba động thì không có gì hết. Điều này tương đồng với kinh Phật, ý niệm có thể làm thay đổi tất cả. Ý niệm bất thiện, có thể làm cho sơn hà đại địa, chiêu cảm nên vô số tai họa. Nếu tâm quí vị chánh, chánh có nghĩa là phù hợp với quy luật của đại tự nhiên. Người xưa nói về đạo đức, quy luật của đại tự nhiên là đạo, Ngũ Luân là đạo, Ngũ Thường là đức, quí vị sống thuận theo đạo của đại tự nhiên, tư duy, ngôn hành của quí vị phù hợp với đại tự nhiên, đó chính là đức, đây là tánh đức. Người xưa nói về đạo đức, quy nạp lại mười hai chữ là nói hết rồi: Hiếu để trung tín, lễ nghĩa liêm sỉ, nhân ái hòa bình. Chúng Ta khởi tâm động niệm, không làm ngược lại mười hai chữ này, ngôn ngữ tạo tác cũng không làm ngược mười hai chữ này, xã hội mau chóng phục hồi lại bình an, vô số tai họa trên thế giới từ từ biến mất. Nếu chúng ta làm trái ngược lại với mười hai chữ này, bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa, phiền phức lắm đấy, xã hội sao mà không loạn được!

Ý niệm đồng thời đồng xứ cụ túc tương ưng, sơn hà đại địa có cảm ứng, nó sẽ trở nên xấu. Trong kinh đức Phật dạy chúng ta, nạn nước từ đâu mà có? Từ tham lam mà có. Nạn lửa, ngày này quả địa cầu ngày càng ấm lên, đây thuộc về lửa, nhiệt độ ấm lên, từ đâu mà có? Từ sân nhuế. Nạn gió từ đâu mà có? Từ ngu si mà có. Cho nên tham sân si mạn nghi. Ngày nay trên quả địa cầu này có vô số tai họa, nguyên nhân thật sự là ở chỗ này. Đức Phật dạy chúng ta hai câu, đối phó với tất cả tai họa vô cùng hữu hiệu: Cần tu giới định huệ, tức diệt tham sân si.  Cá nhân thân tâm khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc, sự nghiệp thuận lợi, xã hội an định, thế giới hòa bình. Hai câu thôi, quí vị có tin không? Cần tu giới định huệ, tức diệt tham sân si. Nhổ được mầm bệnh rồi. Thực hành cách nào? Dạy học, dạy mỗi ngày. Cho nên suốt bốn mươi chín năm đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói gì? Chính là cần tu giới định huệ, tức diệt tham sân si. Kinh điển trong đạo Phật được chia làm ba loại, gọi là Tam Tạng Kinh điển, Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng. Nói về điều gì? Nói về Giới Định Huệ. Kinh tạng nói về Định, Luật tạng nói về Giới, Luận tạng nói về Huệ. Khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, suốt bốn mươi chín năm ngày nào cũng giảng dạy, ngày nào cũng giảng cho mọi người về Giới Định Huệ, dùng Giới Định Huệ để đối trị tham sân si. Ngài không phải mê tín, nói thiệt Ngài cũng không phải là tôn giáo. Ngày nào cũng giảng kinh thuyết pháp cho mọi người. Dùng cách nói ngày nay, công việc Ngài làm suốt cuộc đời, chính là giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa, hơn nữa Ngài là thầy giáo tình nguyện, dạy học không nhận học phí, học sinh của Ngài người đến không đuổi, kẻ đi không giữ, không phân quốc gia, quần tộc, tín ngưỡng, chỉ cần quí vị chịu đến học, đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ vô cùng nhiệt tâm dạy quí vị.

Chúng ta học Phật, đầu tiên phải nhận biết thầy giáo một cách rõ ràng, quí vị mới thật sự học được những điều Ngài dạy. Nếu quí vị không nhận biết rõ ràng, quí vị sẽ bị đi đường vòng. Cho nên trong Khai Kinh Kệ nói rất hay: Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa. Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, là nội dung Ngài giảng dạy. Chúng ta làm học sinh phải nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.  Quí vị giải sai ý nghĩa của Ngài, Ngài không có lỗi, người có lỗi là quí vị. Ngài thật sự có phương pháp giúp quí vị, khiến cho cuộc sống quí vị đời này hạnh phúc viên mãn. Vì sao vậy? bởi hạnh phúc viên mãn, vốn có đầy đủ trong tự tánh của quí vị, chứ chẳng phải Ngài cho quí vị đâu. Bất quá do ngày nay quí vị mê mà thôi, Ngài làm quí vị thức tỉnh, quí vị giác ngộ rồi, thì đạt được hết. Cho nên đức Phật dạy học, dạy quí vị, quí vị thành Phật rồi, Ngài không kể công nói: quí vị phải cám ơn tôi, tôi đã thành tựu cho quí vị. Đức Phật không nói như vậy. Vì sao? Bởi quí vị vốn là Phật. Quí vị thành công rồi, trong tâm Ngài không còn dấu vết gì hết, Ngài duy trì thanh tịnh bình đẳng giác, không hề bị ảnh hưởng, đây là sự thật. Điều này chúng ta cần nên học. Chúng ta đối với xã hội này, đối với tất cả chúng sanh làm việc cống hiến lớn nhất, làm việc tốt nhiều hơn nữa, nhưng tâm địa phải thanh tịnh, không thể có một dấu vết gì, gọi là tam luân thể không, như vậy mới đúng! Nếu bản thân quí vị cảm thấy có thành tựu, quí vị là phàm phu, tuy làm rất nhiều điều tốt, nhưng không thoát ly được luân hồi lục đạo, quí vị vẫn còn ở ba được thiện chịu quả báo. Vì sao vậy? bởi trong tâm quí vị có, quí vị có nghiệp nhân, đương nhiên chịu quả báo. Chư Phật Bồ Tát không chịu quả báo, các ngài có làm việc tốt nhiều chăng nữa, trong tâm không có, trống rỗng! Cho nên các Ngài không chịu quả báo, đạo lý này cần phải hiểu! Nếu như quí vị không hiểu, mà còn chấp những tướng này, quí vị không ra khỏi lục đạo luân hồi, đó là sai! Con người có làm việc xấu nhiều đi nữa nó cũng không có thật, là do họ mê hoặc điên đảo, họ làm sai. Trong tâm họ có, có những ý niệm này, nơi lục đạo, họ thọ báo trong ba đường ác. Nếu tâm địa họ thanh tịnh, nhất trần bất nhiễm, quả báo sẽ không còn nữa, họ siêu việt lục đạo luân hồi. Cho nên chúng ta đối với mọi  người trên thế gian này, họ làm thiện cũng tốt, làm ác cũng được, làm thiện chúng ta tán thán, làm ác, chúng ta thấy rồi, nhất định không để trong lòng, để trong lòng thì tâm chúng ta sẽ bị hư. Tâm chúng ta vốn là tâm thiện, tâm thanh tịnh, mang những ác niệm ác hạnh của họ vào trong tâm của chúng ta, tâm chúng ta há chẳng phải biến thành thùng rác của họ rồi sao? Chẳng phải tâm chúng ta bị hư rồi sao? Thế thì quí vị sai lầm nghiêm trọng rồi. Nên làm cách nào đây? Nên học tập giống như chư Phật Bồ Tát vậy, thấy rõ ràng nhưng trong tâm không lưu dấu vết, tâm trống trơn. Vốn không có việc này, trên miệng cũng không được thường đàm luận họ làm gì, đó là sai, đó không phải họ tạo nghiệp mà bản thân chúng ta đang tạo khẩu nghiệp, không liên quan gì đến họ, ai làm người nấy chịu. Chúng ta không nên bị họ chuyển, họ làm ảnh hưởng chúng ta, sai rồi, không được! miên viễn bảo trì Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, năm chữ trên đề kinh này quá hay, đây gọi là chân thật học Phật.

Ngày nay mọi người đều trông chờ, đều kỳ vọng vào sự hài hòa. Hài hòa phải bắt đầu làm ngay từ bản thân chúng ta. Lần trước tôi ở đây, vì xã hội bất an, tai họa quá nhiều, đặc biệt đưa ra Lục Hòa Kính, chỉ có hài hòa, hòa bình mới cứu được thế giới, cứu được xã hội, cứu được quả địa cầu này. Lục Hòa Kính trong đạo Phật quá hay. Các nhà khoa học ngày nay cũng cho chúng ta biết, điều này hoàn toàn tương đồng với kinh Phật. Thành thị có một trăm vạn người, có được một trăm người, đoạn ác tu thiện, tích công lũy đức, nghiêm chỉnh tu Lục Hòa Kính, nơi thành thị có một trăm vạn người sống đây sẽ không có tai họa, một trăm người là thiểu số, một trăm vạn người là đa số. Đa số người tạo nghiệp, thiểu số người có thể cứu được chăng? Được! Nguyên nhân vì sao? Vì tà không thắng chánh. Một trăm vạn người tạo nghiệp là tà, một trăm người đây là chánh, tà không thắng chánh. Chánh Tư Duy, Chánh Niệm, Chánh Hạnh, sẽ khởi lên tác dụng rất lớn. Các nhà khoa học phân tích cho chúng ta biết, phân tích nghe rất có lý, rất có lý.

Trong kinh điển đại thừa, chúng ta nhận được thông tin từ đức Phật, trong những cuốn sách kia, các nhà khoa học cung cấp cho chúng ta một số thông tin, chúng ta có niềm tin đối với những tai họa này, có thể thay đổi tai họa. Bắt đầu làm từ đâu? Bắt đầu làm từ nội tâm của chúng ta, nếu chúng ta có chí đồng đạo hợp. Cho nên ngày nay có một số nơi, chúng tôi phát khởi Tam Thời Hệ Niệm, một trăm thất, nghĩa là liên tục bảy trăm ngày. Có nghĩa là gì vậy? Hoàn toàn tương đồng với sự cầu nguyện trong các tôn giáo, có thể tập hợp vài trăm người, hàng ngày làm theo quy củ, sẽ khởi tác dụng rất lớn. Tuy không hóa giải được tai họa, nhưng cũng giảm nhẹ đi, thời gian bị tai họa rút ngắn lại, chắc chắn có được hiệu quả. Nhưng nên biết rằng, đó là trị ngọn, chứ không phải là trị gốc, cầu nguyện là trị ngọn, rất có hiệu quả, nhất là tập thể ý thức cầu nguyện, có tác dụng rất lớn, thật sự có hiệu quả. Trị gốc thì sao? Trị gốc nương vào việc giảng dạy, giảng kinh thuyết pháp là trị gốc. Cũng có nghĩa là, xã hội ngày nay, cần cái gì để chữa trị? Cần giáo dục luân lý, giáo dục đạo đức, giáo dục nhân quả. Chỉ cần ba loại giáo dục này phổ cập. Tôi tin rằng chỉ cần thời gian một năm thôi, xã hội an định, thế giới hòa bình. Có được năm, sáu chục thầy giáo, là có thể cứu được đất nước, có thể cứu được thế giới. Lời của người xưa là chân lý: Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên. Những thứ khác không thể làm được, chỉ có dạy học mới có thể làm được.

Chuyện này ngày xưa chúng tôi có làm thực nghiệm, thực nghiệm đó làm cho Liên Hiệp Quốc xem, đã làm thành công. Tôi ở thôn nhỏ An Vi Lô Giang Thang Trì, mới đầu chúng tôi có ba mươi bảy thầy giáo, ở đó quảng bá Đệ Tử Quy. Bản thân ba mươi bảy vị thầy giáo này làm được rồi, mình không làm được thì chẳng thể dạy người khác. Mình làm được rồi, vào trong làng xóm dạy học, thân hành miệng dạy. Chưa đến bốn tháng, thiện tâm của con  người sống trong thôn nhỏ này được đánh thức dậy, điều không ngờ tới. Chúng tôi cứ tưởng dạy học phải mất hai ba năm mới có được hiệu quả, thật không ngờ chưa đến bốn tháng mà thành quả đã rõ ràng, xã hội thay đổi một trăm tám mươi độ, khiến cho chúng tôi thật sự cảm nhận được lời người xưa nói:  nhân chi sơ tánh bổn thiện. Đúng vậy, không hề dối trá. Con người dễ dạy như vậy, đây là ân đức sau dày của tổ tông chúng ta. Cặn kẽ văn hóa của chúng ta còn sâu, tuy bị đánh mất gần một trăm năm, nhưng làm là được. Đây là điều không thể tưởng tượng. Chúng tôi đem sự việc này báo cáo tỉ mỉ ở Liên Hiệp Quốc, xứng đáng cho mọi người tham khảo. Nếu dùng những thông tin này, dùng khoa học kỹ nghệ tiên tấn để báo cáo tường tận, thì hiệu quả này rất lớn!

Ở Thang Trì làm ba năm, thì việc giảng dạy của chúng tôi giải tán, nhưng ở Mã Lai vẫn tiếp tục làm. Ở Thang Trì có khoảng hai mươi thầy giáo, dạy học ở Cát Long Pha. Thật hiếm có!  Nhưng ảnh hưởng rất lớn, trên thế giới rất nhiều quốc gia, đặc biệt là các bạn học tịnh tông, rất chú trọng vấn đề này, đây là việc tốt! Bởi mục đích cuối cùng của người niệm Phật, đều hy vọng sau này có thể sanh về thế giới Cực Lạc, thân cận đức Phật A Di Đà. Điều kiện vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, trong kinh Di Đà nói rất rõ ràng: Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc. Nói cách khác, vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc có ba điều kiện: thiện căn, phước đức, nhân duyên. Thiện căn là gì? Năng tín năng giải là thiện căn. Phước đức là năng hành. Năng hành năng chứng vãng sanh chính là chứng quả. Nhân duyên là duyên phận. Đời này quí vị có thể gặp được Phật pháp, gặp được pháp đại thừa, gặp được tịnh độ tông, đây là duyên phận. Ba điều kiện này đầy đủ rồi, chắc chắn được vãng sanh. Trong kinh đức Phật cũng thường nói, vừa rồi tôi có nhắc đến con người ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, người dân ở đó đều là bậc thượng thiện. Làm thế nào để chúng ta đạt được điều kiện này? Thực hành Đệ Tử Quy là đầy đủ điều kiện rồi. Đệ Tử Quy tổng cộng có một ngàn không trăm tám mươi chữ, trong đó nói về một trăm mười ba việc, quí vị đều làm được hết. Đệ Tử Quy là nền tảng của Lục Hòa Kính. Vì sao Lục Hòa Kính lại khó như vậy? Bởi quí vị không thực hành được Đệ Tử Quy. Quí vị thực hành được Đệ Tử Quy, thực hành được Cảm ứng Thiên, thì Lục Hòa Kính tự nhiên thành tựu. Điều này rất quan trọng! Mở kinh điển ra, chúng ta thường thấy đức Phật Thích Ca Mâu Ni gọi, thiện nam tử, thiện nữ nhân. Ngài nói thiện nam tử, thiện nữ nhân, chúng ta nghĩ thử xem có bao gồm mình ở trong đó không? Chúng ta có điều kiện này chăng? Ta có phải là một thiện nam tử, thiện nữ nhân không? Tiêu chuẩn của chữ thiện trong đạo Phật, người này nhất định phải thực hành được Đệ Tử Qui, thực hành được Cảm Ứng Thiên, thực hành được Thập Thiện Nghiệp, đây chính là danh xưng thiện nam tử, thiện nữ nhân ở trong kinh điển. Nếu quí vị không đầy đủ những điều kiện cơ bản này, thì niệm Phật vãng sanh không nắm chắc được. Quí vị đến đó người ta kiểm tra quí vị không đủ tư cách, quí vị không phải là thiện nam tử, thiện nữ nhân, quí vị đến đó làm loạn, làm người khác hư hỏng, như thế đâu có được! Thế giới Cực Lạc không thể bị quí vị phá hoại, cho nên nhất định quí vị phải có thiện căn . Thiện căn phước đức nhân duyên này, nhất định phải hoàn thành ngay ở thế giới của chúng ta. Ba thứ này chính là Đệ Tử Qui, Cảm ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp. Tôi tin rằng trong một năm có thể học được, thời gian một năm.

Khi chúng tôi ở Thang Trì, tôi hy vọng các thầy giáo trong bốn tháng thực hành được Đệ Tử Qui, tôi cho họ thời gian bốn tháng, không ngờ hai tháng là họ làm được rồi. Cho nên chúng tôi vô cùng cảm động. Hai tháng thực hành được rồi, là có thể vào làng đi dạy học. Thôn nhỏ này có bốn vạn tám ngàn người, thời gian không đến bốn tháng, họ đã dạy người ta nên người, thật hiếm có! Điều này nói lên người dân Trung Quốc là ưu tú nhất trên toàn thế giới, chân thật, nghe lời, làm thật. Mọi người đều làm thật, cho nên phổ biến thực hành đệ tử quy, thật sự giống như lời người xưa nói: dạ bất bế hộ, lộ bất xả di, thiện tâm của mỗi người đều bộc phát. Sau việc thực nghiệm này, chúng tôi mới can đảm, nói chuyện với những người nước ngoài chú trọng về vấn đề hòa bình, những thứ truyền thống của Trung quốc ngày nay vẫn hữu hiệu, chúng tôi làm thực nghiệm thành công rồi, đây không phải giả đâu. Một số học giả, đã đến Thang Trì tham quan, học tập qua.

Chúng ta xem câu cuối cùng, đây nói về tùy kỳ sở văn, dữ pháp tương ưng. Khả kiến Hoa Nghiêm thập huyền chi tổng môn, dĩ cử thể hiển thị ư bổn kinh hỷ.

“Đồng thời cụ túc tương ưng môn”, đây là tổng cương của Thập Huyền, trong kinh Vô Lượng Thọ có, mà còn rất rõ ràng. Chúng ta học tập, trong quá trình học tập đem tâm cảm nhận, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta có đầy đủ Thập Huyền. Nếu quí vị có thể nắm bắt được thập môn này, thập môn này là đại cương, thì quí vị có thể nhập cảnh giới Hoa Nghiêm. Cảnh giới Hoa Nghiêm ở đâu? Không rời chúng ta, chính là xã hội ngày này. Quí vị là căn tánh Hoa Nghiêm, thì quí vị ở thế giới Hoa Tạng. Quí vị là căn tánh Di Đà, thì quí vị ở thế giới Cực Lạc. Muốn ở thế giới Cực Lạc, phải đồng tâm, đồng nguyện, đồng đức, đồng hạnh với đức Phật A Di Đà. Tâm của Phật A Di Đà, chính là Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác mà đề kinh đã nói, phía trước tôi thêm vào hai chữ: Chân Thành. Phía sau thêm vào hai chư: Từ Bi. Tổng cộng mười chữ: Chân Thành, Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Chánh Giác, Từ Bi. Đây là tâm của Phật A Di Đà. Chúng ta khởi tâm động niệm tương ưng với mười chữ này, quí vị đồng tâm với Phật A Di Đà. Nguyện của Phật A Di Đà là bốn mươi tám nguyện. Cho nên thời khóa tụng niệm của quí vị học tịnh tông, tôi đã soạn ra một cuốn nhỏ. Kinh điển chúng tôi tụng buổi khuya, chính là phẩm Tứ Thập Bát Nguyện thứ sáu trong kinh Vô Lượng Thọ. Vì sao chọn phẩm này? Chúng tôi đọc thuộc phẩm này, lấy bốn mươi tám nguyện của đức Phật A Di Đà, biến thành bổn nguyện của chính mình, đồng nguyện với Phật A Di Đà. Hạnh của Phật A Di Đà là đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện. Trong bộ kinh này từ phẩm ba mươi hai đến phẩm ba mươi bảy chuyên giảng về điều này. Bộ kinh này dày, tổng cộng có sáu phẩm kinh, trong đó dạy gì? Dạy đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện, nội dung là Ngũ Giới Thập Thiện, không cao, chúng ta có thể làm được. Vì sao không làm được? Bởi chúng ta bị thiếu nền tảng. Nền tảng chính là ba cội rễ, cho nên ba cội rễ này rất quan trọng. Quí vị thực hành được Đệ Tử Quy, thực hành được Cảm ứng Thiên, thực hành được Thập Thiện Nghiệp, thì đoạn kinh này quí vị sẽ làm được hết. Hạnh của Phật A Di Đà, tâm đồng Phật, nguyện đồng Phật, hạnh đồng Phật, quí vị vãng sanh về tây phương tịnh độ là quả đồng Phật. Đúng như lời Thiện Đạo đại sư nói: vạn tu vạn nhân khứ, không còn sót lại một người nào. Sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, chẳng những vĩnh viễn thoát ly lục đạo luân hồi, mà còn vĩnh viễn thoát ly thập pháp giới. Thù thắng không gì bằng! Cơ duyên này thật hiếm có, đúng là bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ. Đời này chúng ta gặp được rồi, Bành Tế Thanh cư sĩ nói:  một ngày hy hữu khó gặp trong vô lượng kiếp, chúng ta cũng gặp được rồi, gặp rồi mà không chịu học, lỗi lầm này là do bản thân mình, thế thì quí vị sai lầm lớn rồi! Không gặp được thì chẳng có gì để nói, gặp rồi mà không được vãng sanh, là có lỗi. Chúng ta ở trong luân hồi, lần sau mong gặp được nữa, thì chẳng biết đến kiếp nào! Không dễ dàng gặp được! Cho nên nhất định phải hoàn thành trong một kiếp này, chúng ta nghiêm chỉnh nỗ lực học Phật, niệm Phật, chẳng những độ mình, mà còn có thể giúp cho khu vực này an định hòa bình. Đây là công đức rất lớn!

Vừa rồi nói một trăm người nghiêm chỉnh tu tập, y theo phương pháp lý luận trong kinh điển nghiêm chỉnh học tập, quí vị có thể giúp cho thành phố này, thành phố có một trăm vạn người cư trú đây, ít bị tai họa, đây là công đức rất lớn, là việc làm rất tốt. Nếu đạo tràng của chúng ta, tất cả quí vị cùng nhau thực hành Lục Hòa Kính, trở thành một Tăng đoàn Lục Hòa Kính, công đức này rất lớn. Bởi thành tựu một Tăng đoàn Lục Hòa Kính, thì chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần bảo hộ, khu vực này sẽ không có tai họa. Khu vực này rất rộng. Quí vị xem bốn phía Hongkong, phía bắc Trung Quốc, Hàn quốc, Nhật Bản, bên cạnh Đài Loan, Philippin, Việt Nam, khu vực này không có tai họa, một Tăng đoạn Lục Hòa xuất hiện. Chúng ta có chịu phát tâm không? Có chịu phát tâm nghiêm chỉnh học tập Lục Hòa Kính chăng? Học ở đạo tràng, về nhà quí vị thực hiện, quí vị học ở đây, trở về nhà, gia đình của quí vị chính là đạo tràng Lục Hòa Kính, chính quí vị dẫn dắt. Một gia đình tương thân tương ái, hòa mục tương xứ, đó là một gia đình hạnh phúc mỹ mãn. Tâm tốt rồi thì đương nhiên sự nghiệp thuận lợi, chắc chắn là như vậy, giao tiếp tốt, có duyên với mọi người. Hoàn toàn ở chỗ mình phát tâm, mình nhận biết, mình thực hành. Tôi rất hy vọng, Tăng đoàn này đã mấy trăm năm không có rồi, có thể xuất hiện ở Hongkong, đây là kỳ tích đấy! Chịu phát tâm, tôi tin tưởng sâu sắc chư Phật Bồ tát sẽ bảo hộ, Phật Bồ tát đến hộ trì đạo tràng này, thành tựu đạo tràng này, cũng là thành tựu tâm nguyện của mọi người.

Hết giờ rồi, hôm nay chúng ta học đến đây.

HẾT TẬP 51