TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA
Khởi Giảng tháng 4 năm 2010
Giảng Giải: Pháp Sư Tịnh Không
Việt dịch: Bửu Quang Tự Đệ Tử Như Hòa và một số dịch giả
TẬP 45
Các vị pháp sư, các vị đồng học, mời ngồi. Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang thứ 49, dòng thứ 3 từ dưới lên, chúng ta coi từ đoạn giữa.
“Hựu Viên Trung Sớ vân, viên đốn pháp môn, diệc tất tu tiên khai viên giải, nhi thứ tu viên hạnh, phá tam hoặc nhi phương chứng viên quả, dĩ giai bất thoái.”
Đến đây là một đoạn ngắn, đây là lời U Khê đại sư nói. Tiểu bổn kinh Di Đà chú giải rất nhiều, trong chú giải chư vị cổ đức hầu như khẳng định Sớ Sao của Liên Trì đại sư, Yếu Giải của Ngẫu Ích đại sư, Viên Trung Sao của U Khê đại sư, ba bộ chú giải này rất đầy đủ, rất kỹ càng, bất luận là phương pháp hay lý luận, đều đáng để cho các vị học Tịnh tông học tập, đây là ba loại chú giải kinh Di Đà.
Ở đây nói đến pháp môn viên đốn, chúng ta thấy chư vị cao tăng từ xưa đến nay, cũng phân kinh Vô Lượng Thọ là pháp môn viên đốn, pháp môn viên đốn chỉ có Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, bộ kinh này phân làm viên đốn cũng rất có lý, bởi vì nó là một đời viên mãn thành tựu. Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, thật sự phải là bậc thượng thượng căn mới có thể thọ trì được, bậc trung hạ căn thật sự không thể nào tu học theo được. Nhưng Tịnh tông thì khác, tam căn phổ bị, đây là thượng trung hạ tam căn, lợi độn toàn thu. Chỉ cần bạn năng tín, năng hành, giải thì không có việc gì đáng ngại, chỉ cần năng tín năng hành. Đây là ngài Ngẫu Ích đại sư nói trong cuốn Yếu Giải, có thể được vãng sanh hay không, vấn đề ở chỗ có tín nguyện hay không, phẩm vị cao thấp là ở chỗ công phu niệm Phật của bạn cạn hay sâu, sâu cạn ở đây ý muốn nói là bạn buông bỏ được bao nhiêu, nếu bạn buông bỏ hết được vọng tưởng phân biệt chấp trước, thì bạn vãng sanh về Thật báo độ. Chưa buông bỏ vọng tưởng, buông bỏ phân biệt chấp trước, thì sanh về Phương tiện hữu dư độ. Nếu như còn đầy đủ vọng tưởng phân biệt chấp trước, thì sanh về Phàm thánh đồng cư độ. Nhưng thế giới Cực lạc vô cùng thù thắng, điều này ở trong sát độ của chư Phật mười phương không có. Dùng cách nói của các nhà khoa học ngày nay, thì sát độ của chư Phật mười phương đều có không gian tần số bất đồng, cho nên quả vị chứng được không tương đồng, họ không thể sống cùng một chỗ. Thế giới Tây phương rất đặc thù, ở nơi đó không có tần số không gian, tứ độ tam bối cửu phẩm, ở chung một chỗ không có sai biệt, cho nên sanh về Đồng cư độ, cũng bằng sanh về Thật báo độ. Như Quan Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền là các vị Bồ tát ở Thật báo độ, Phàm thánh đồng cư độ hạ hạ phẩm vãng sanh ở thế giới Cực lạc, cũng thấy được các vị Bồ tát này, hàng ngày họ sống cùng Bồ tát, đây là chỗ thù thắng của thế giới Cực lạc so với sát độ của chư Phật mười phương. Cho nên đức Phật Thích Ca Mâu Ni khuyên chúng ta cầu sanh Tịnh độ, thập phương chư Phật đều tán thán pháp môn này. Trong kinh Di Đà chúng ta thấy sáu phương Phật tán thán, trong kinh Vô Lượng Thọ bạn cũng thấy thập phương Phật tán thán. Trong Viên Trung Sớ nói mấy câu rất hay, đây là chỉ cho pháp môn viên đốn thông thường, còn như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa thì tất tu tiên khai viên giác, nên có khác. Khai viên giác ở đây là thật sự khai ngộ, sau đó là tu hành, mới có thể tu viên hạnh, viên hạnh là nhất tu nhất thiết tu. Tiêu chuẩn khai viên giác ở đây cao quá, trong Đại thừa giáo gọi là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, bạn mới có thể khế nhập pháp hội Hoa Nghiêm. Khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng kinh Hoa Nghiêm là ngài giảng ở trong định, người thường chúng ta thấy đức Phật ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ đề. 3 nhân 7 bằng hai mươi mốt ngày, ngài đã nhập định ở đó, nhưng không ngờ ngài đã ở trong định giảng Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh. Người không có năng lực này thì không thể vào được, định ở đây không phải là tiểu định, không phải Tứ thiền bát định mà trong bộ kinh này thường nói tới, không phải định này, vì đây là tiểu định. Tứ thiền bát định chưa ra khỏi luân hồi lục đạo, Cửu Thứ Đệ Định mà các vị A La Hán chứng được, trong kinh Lăng Nghiêm nói rất rõ ràng, vị này mới có thể siêu việt được lục đạo, nhưng bất quá cũng chỉ vào được pháp giới Thanh Văn trong pháp giới tứ thánh thôi, cao nhất là đến pháp giới Duyên Giác, trên nữa còn có Bồ tát, còn có Phật, vị này không có phần. Nhất định phải đại triệt đại ngộ, đoạn trước nói là phá tam hoặc, nghĩa là buông bỏ hết vọng tưởng phân biệt chấp trước, thế mới là chứng viên quả, tu viên hạnh. “Dĩ giai bất thoái”, bất thoái ở đây nghĩa là có đầy đủ ba loại bất thoái: Vị bất thoái, hành bất thoái, niệm bất thoái. Đó là nói về đại pháp viên đốn.
Chư vị lịch đại Tổ sư, đối với Hoa Nghiêm, Pháp Hoa thì không còn gì để nói, họ đều công nhận là pháp môn viên đốn, kinh Lăng Nghiêm cũng được tôn xưng là đại pháp Viên Đốn, kinh Vô Lượng Thọ cũng được nhiều người đồng ý, vì sao vậy? Vì nó thật sự là đốn pháp, trong kinh Di Đà nói pháp môn này phải tu tập bao lâu mới được vãng sanh? Trong kinh Di Đà cho chúng ta biết: Nhược nhất nhật nhược nhị nhật cho đến nhược thất nhật, 7 ngày vãng sanh là phù hợp với ý nghĩa của chữ đốn rồi, sanh về thế giới Cực lạc chính là Bồ tát A Duy Việt Trí, đây là ý nghĩa của chữ viên, cho nên hai chữ viên đốn đều có đầy đủ.
Chúng ta học tiếp đoạn dưới đây: “Kim tắc đản thuyết bỉ độ y chánh nhị báo dĩ chi vi khai giải sanh tín, thất nhật trì danh nhất tâm bất loạn dĩ chi vi tạo tu hành môn, lâm mạng chung thời tức đắc vãng sanh, dĩ giai bạt chí, chỉ A Bệ Bạt Chí, nghĩa vi bất thoái. Cố tri thử kinh, vị ngũ trược ác thế chi vô thượng đề hồ”.
Ở đây nói lên kinh Di Đà, kinh Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ cùng một bộ, một là tế thuyết, một là lược thuyết, cùng một bộ. Ở đây đề cập đến là kinh Di Đà, giới thiệu thế giới tây phương Cực lạc y báo, chánh báo trang nghiêm. Chánh báo trang nghiêm: Thứ nhất là vô lượng thọ, thọ mạng vô lượng, có thật không? Chúng ta biết được điều này trong kinh Hoa Nghiêm, đó là sự thật, không sai chút nào, về mặt lý có thể nói thông được. Quốc sư Hiền Thủ y theo giáo nghĩa kinh Hoa Nghiêm, chọn ra những điều cốt yếu viết thành một bài luận là Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán. Bài luận này không dài, nhưng nói ra được những điều tinh túy trong kinh Hoa Nghiêm. Đoạn đầu tiên nói gì? Nói về duyên khởi của vũ trụ, sau khi chúng tôi đọc xong, nhìn lại giới học thuật trong đời hiện này, các nhà khoa học, các nhà triết học, họ luận thuật về vũ trụ duyên khởi, sự diễn biến của tất cả vạn pháp, sự có mặt của sinh mạng, đều không sánh được Hoàn Nguyên Quán. Trong Hoàn Nguyên Quán cho chúng ta biết, bản thể của vũ trụ, nó có định luận, không như các nhà triết học ngày nay, đối với bản thể của vũ trụ vẫn còn có vấn đề, không có cách nào nói đầy đủ được. Phật pháp nói về duyên khởi của vũ trụ chính là nói đến tự tánh. Tự tánh không dễ gì lý giải được, cũng không có cách nào nói ra được. Nó ở đâu vậy? Nó chẳng nơi nào là không có, chẳng lúc nào là không có, nó không phải là tinh thần, cũng không phải là vật chất, nhưng tinh thần và vật chất đều do nó biến hiện ra, cho nên trong phật pháp nói, tự tánh năng sanh năng hiện, vũ trụ vạn vật là sở sanh sở hiện. Cho nên ở đoạn này nói, tất tu khai viên giải, viên là viên mãn, đối với chân tướng của vũ trụ, chúng ta thường nói là vũ trụ vạn hữu, trong Phật pháp nói là chân tướng của vạn pháp. Bạn thật sự hiểu rõ, thật sự thông đạt, trong tự tánh không hề có gì hết, nhưng bạn chẳng thể nói nó là không, vì sao vậy? Vì nó năng hiện, năng hiện y báo nghĩa là hiện tượng của vũ trụ, năng hiện chánh báo nghĩa là hiện thân người chúng ta đây. Chánh báo là nói về bản thân mình chứ không nói đến người khác, bản thân mình là chánh báo, còn những người khác, những người khác là y báo của ta, cũng có nghĩa là môi trường nhân sự trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, vậy chư Phật Bồ tát? Chư Phật Bồ tát cũng là y báo của ta, chánh báo là chính mình, khái niệm này nhất định phải hiểu rõ. Không thể nói rằng hữu tình chúng sanh đều là chánh báo, như thế là sai. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta, có môi trường hữu tình chúng sanh, và có môi trường vô tình chúng sanh. Cách phân chia ngày nay là động vật, thực vật, khoáng vật, đều là môi trường sinh hoạt của chúng ta, bao gồm cả hiện tượng đại tự nhiên. Ta và hiện tượng đại tự nhiên đồng thời phát sinh, phát sinh cách nào? Trong Đại thừa giáo đức Phật thường dạy, chúng ta cũng nghe rất quen tai rồi, nhưng mà ý nghĩa thật sự của nó, chúng ta thật sự không hiểu được, chúng ta nghe rất mơ hồ, như đúng mà lại là sai, chẳng phải là thật sự hiểu, thật sự hiểu nhất định phải khế nhập, thì mới thật sự là hiểu. Nếu thật sự khế nhập vào cảnh giới này, bạn thấy được, bạn thấy được chân tướng sự thật rồi, trong Phật pháp đó là người ở địa vị nào? Là Bồ tát Bát địa, vị này thấy được ở đâu? Thấy được ở trong định. Cho nên tu học Phật pháp, bất luận là Đại thừa Tiểu thừa, tông môn giáo hạ, hiển mật, đều không thể rời thiền định, rời thiền định thì không phải là học Phật rồi. Pháp môn niệm Phật của chúng ta ngày nay, ngày nào cũng niệm Phật A Di Đà, có phải là tu thiền định hay không? Phải, chúng ta dùng phương pháp chấp trì danh hiệu tu thiền định, rất nhiều người họ không biết. Bạn hãy nhìn đề kinh của bộ kinh này, thì bạn biết được đây là tu thiền định. Chúng ta dùng phương pháp niệm Phật, đạt được cảnh giới gì? Đạt được sự thanh tịnh, tâm thanh tịnh chính là thiền định. Công phu thiền định này không cao, tương đương với A La Hán, có thể siêu việt lục đạo luân hồi, cao hơn một tầng nữa, là thiền định của Bồ tát, tâm bình đẳng, Bồ tát thành tựu tâm bình đẳng, đây đều là định. Công phu thiền định đến một trình độ nhất định thì sẽ khai trí huệ, gọi là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, là thành Phật rồi, đó là chữ giác ở cuối của đề kinh, giác ở đây là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, là khai trí huệ, trí huệ trong tự tánh vốn sẵn có. Trong kinh Hoa Nghiêm nói rất hay, nói rất rõ ràng, đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho chúng ta biết: “Tất cả chúng sanh đều có đức tướng trí huệ của Như Lai”. Cho nên trong tự tánh có trí huệ viên mãn, có đức năng viên mãn, có tướng hảo viên mãn, chưa có duyên thì nó không hiện, cảnh giới nó hiện ra gọi là thường tịch quang. Thường là vĩnh hằng bất biến, tịch là thanh tịnh tịch diệt, tướng là một vầng ánh sáng. Hiện nay chúng ta mê rồi, mê rồi nên thường tịch quang biến thành vô minh. Vô minh là gì? Vô minh là đen tối, cho nên các nhà khoa học hiện nay biết được, vũ trụ là đen tối, một màn đen. Ánh sáng từ đâu mà có? Ánh sáng từ hành tinh phóng quang, có được là như vậy. Trong Phật pháp nói, nếu như bạn phá được vô minh, bạn phá được vô minh thì bạn thấy được tự tánh, bạn thấy vũ trụ này là trong sáng, chứ không phải vũ trụ là đen tối, ngày nay chúng ta thấy buổi tối trời vẫn tối mà, đó là vì chúng ta chưa phá vô minh, một ngày nào đó phá được vô minh rồi, thì bạn thấy hoàn toàn là trong sáng, chứ chẳng phải là đen tối, đây là điều đức Phật dạy chúng ta. Sự biến hóa này nói thiệt, nó đều thuộc về ý niệm.
Trong cuốn Hư Vân Lão Hòa Thượng Niên Phổ, chúng ta thấy một câu chuyện, việc ghi lại này chúng ta tin tưởng, không phải là giả, chắc chắn là thật, lão Hòa thượng không biết nói dối đâu. Lão hòa thượng có một lần khi tết đến, vì ngài ở nhà tranh, ngôi nhà tranh này cách tự viện không xa, những phẩm vật cần thiết cho cuộc sống, do tự viện cúng dường cho ngài. Tết đến ngài vào trong chùa lấy một ít đồ ăn mang về, chắc vào lúc hoàng hôn, là ngài về đến nhà tranh, về nhà tranh đi bộ cũng phải mất một khoảng thời gian. Đi được nửa đường, thì gặp 2 vị xuất gia trong chùa, rất quen, trên tay họ cầm đèn lồng, đèn lồng đã được thắp lên. Hai bên gặp nhau, gặp rồi thì hai vị này hỏi lão hòa thượng, nói rằng: Lão hòa thượng à, trời tối như thế rồi, sao ngài không mang theo đèn? Lão hòa thượng nghe thấy lời này, thì đột nhiên trời tối thật, ngài nói có chuyện gì vậy? Tôi không cảm giác là tối, vừa nghe thấy là tối thật. Ngài đã khởi lên ý niệm phân biệt, trời tối, quả nhiên trời sẽ tối. Khi không có ai nhắc ngài, ngài đi ra như vậy, thì ngài miên viễn duy trì được như vậy, cho nên ngài thấy là sáng. Cảnh giới không tương đồng, đều nằm trong một ý niệm của con người, cho nên tâm hòa thượng thanh tịnh, không có phân biệt, không có chấp trước, thì ngài là như vậy, duy trì được như vậy, có thể duy trì được, khi vừa khởi lên ý niệm là biến đổi rồi. Cảnh tùy tâm chuyển, điều này không sai một chút nào, tùy theo ý niệm mà chuyển, còn ý niệm này là gì? Ý niệm là A Lại Da, A Lại Da năng biến, nếu như không dùng A Lại Da thì sẽ không biến. Chuyển thức thành trí là khai ngộ, chuyển thức thành trí là khai ngộ, bạn sẽ không còn thấy đen tối nữa, mà thấy một vầng ánh sáng. Trong Đại thừa giáo nói “đại quang minh tạng” chính là ý này. Cho nên chúng ta biết được, ban đêm nhìn thấy đen tối, nghĩa là chưa phá được vô minh. Bạn phá được chấp trước, phá được phân biệt, chưa phá được vô minh, thì vẫn thấy bầu trời đen tối y như cũ, phá được vô minh thì sẽ khác.
Y báo và chánh báo của thế giới Cực lạc, đức thứ nhất của chánh báo chính là vô lượng thọ, thọ mạng vô lượng. Vì sao vậy? Vì trong tâm họ không có khái niệm về thời gian, thời gian và không gian đều không có thật, Phàm thánh đồng cư độ ở thế giới Cực lạc không có thời gian không gian, không có thời gian thì không có trước sau, không có không gian thì không có cự ly. Không có cự ly ở đây ý muốn nói điều gì? Nói đến biến pháp giới hư không giới đều không có cự ly. Điều này chúng ta rất khó hiểu, nó không phải là thường thức của chúng ta, thế giới chúng ta ở đây có cự ly, từ Mỹ bay đến đây cũng phải mất mười mấy tiếng đồng hồ, nếu như không còn cự ly nữa, vừa động niệm là nước Mỹ hiện tiền, ở đâu vậy? Chính chỗ này nè. Thế giới tây phương Cực lạc ở đâu? Vừa khởi niệm thì nơi này chính là thế giới Cực lạc, Phật A Di Đà ngay trước mặt, không có thời gian không gian, không có trước sau, gọi đó là nhất chân. Nói một cách khác, tất cả những thứ đối lập đều tiêu trừ hết, khắp vũ trụ này là một thể. Cho nên trong Hoàn Nguyên Quán cho chúng ta thấy, hiện tượng vật chất và tinh thần, đưa ra ví dụ là một vi trần, trong kinh Phật nói là một vi trần, là thứ nhỏ nhất trong vật chất, không thể phân liệt tiếp được nữa, nhỏ nhất. Ngày nay nói là nguyên tử cơ bản, nguyên tử cơ bản không biết còn có thể phân ra được nữa hay không, trong Phật pháp phân đến khi không thể phân được nữa thì gọi là vi trần. Một hạt vi trần này nó có hiện tượng ba động, sự ba động đó lập tức châu biến pháp giới, cho nên tốc độ của nó rất nhanh, nó không có cự ly, so với ánh sáng, so với điện từ thì nó mạnh hơn rất nhiều, ánh sáng và điện từ không thể so sánh được, nó vừa động là châu biến pháp giới. Trên thực tế chúng ta cần nên hiểu rõ lý này, quang ba là quang tử, hoạt động của quang tử có thể châu biến pháp giới chăng? Có thể, trên thực tế nó châu biến pháp giới. Trên phương diện chúng ta ứng dụng, vì chúng ta còn chấp trước, trong đầu chúng ta còn có cự ly, có tốc độ, có trước sau, cho nên tạo thành một loại huyễn giác, không thể đạt được tác dụng viên mãn, là trạng thái như vậy. Cũng như vậy, nếu chúng ta thật sự hiểu rõ chân tướng sự thật, như thế giới tây phương Cực lạc, con người không suy già, không bị bệnh, vô lượng thọ, tất cả động thực vật cũng là vô lượng thọ, sơn hà đại địa khoáng vật cũng là vô lượng thọ, nó không biến động, nó không biến hóa. Vì sao nó không biến hóa? Vì nó không phân biệt, không chấp trước. Trong Đại thừa kinh giáo thường nói, biến hóa là thức khởi tác dụng, A Lại Da khởi tác dụng, A Lại Da là vọng tâm, tự tánh là chân tâm, chân tâm năng hiện năng sanh, năng hiện năng sanh không biến đổi. Chúng ta không biết dùng chân tâm, mà là dùng vọng tâm, vọng tâm dùng A Lại da, A Lại da sẽ biến, thiên biến vạn hóa. Cho nên thế giới Cực lạc, nghĩa là Thật báo trang nghiêm độ của tất cả chư Phật, đều là dùng chân tâm, không còn dùng vọng tâm nữa. Pháp tướng tông nói rằng, chuyển thức A Lại Da thành Đại viên cảnh trí, chuyển thức Mạt na thành Bình đẳng tánh trí, bình đẳng thật sự viên mãn chứng được, chuyển thức thứ Sáu thành Diệu quan sát trí, chuyển Tiền ngũ thức thành Thành sở tác trí. Đây là sự thật, chẳng phải giả đâu, gọi là nhất chân, tất cả mọi hiện tượng đều vĩnh hằng bất biến. Cho nên kinh điển Đại thừa chẳng thể không học, chẳng thể không nghiêm chỉnh mà học, tuy chúng ta chưa chứng được, nhưng chúng ta có thể đến giải ngộ, học nhiều rồi, ấn tượng sâu sắc, từ từ hiểu rõ, buông bỏ chấp trước, buông bỏ phân biệt. Tuy chưa đạt đến viên giải, nhưng từng bước từng bước tiếp cận viên giải, chỉ cần chúng ta tiếp cận một chút, thì trong cuộc sống của chúng ta sẽ có sự thay đổi, sẽ có được sự thọ dụng. Không cần phải hoàn toàn chứng đắc, bạn giải được một phần thì được một phần thọ dụng, giải hai phần thì được hai phần thọ dụng. Chứng một phần thì được một phần thọ dụng, chứng hai phần thì được hai phần thọ dụng, hoàn toàn buông bỏ ba loại phiền não, đó là viên chứng, viên giải, viên tu, hạnh ở đây nghĩa là tu, viên tu, viên chứng. Đại thừa pháp từ đầu đến cuối nói cho bạn biết nguyên tắc chính là buông bỏ, nhưng mà rất nhiều người không dám buông bỏ, nói buông bỏ thì cuộc sống ngày mai của tôi sẽ thế nào, họ sẽ nghĩ đến ngày mai, nghĩ đến sang năm, nghĩ đến đời này, nghĩ tới đời sau, họ suy nghĩ rất nhiều, khiến cho họ không dám quay về tự tánh. Đức Phật nói trong tự tánh của mình cái gì cũng có, có đầy đủ hết, trí huệ đức tướng chẳng phải có đầy đủ sao, tướng là phước báo, có đầy đủ hết, hơn nữa thật sự là trong tự tánh sẵn có. Ngạn ngữ có câu: “Lấy không hết, dùng không kiệt”, điều này bản thân bạn sẵn có. Chúng ta bị mê, đánh mất nó rồi, đánh mất rồi, ngày nay những thọ dụng mà chúng ta có, đều do chính mình nỗ lực mà có, tu được mà có, trong bổn tánh có, chúng ta không dùng được, đều do tu hết. Giống như bạn vô cùng giàu có, bây giờ bạn đi bụi ở bên ngoài, bạn không dùng được của cải, sống ngoài đường chỉ còn cách đi làm thuê, làm việc tạp nhạp, làm một ngày sống một ngày, không biết gia tài của mình là ức vạn, không hề biết. Lục đạo chúng sanh chúng ta giống như tình trạng này, cho nên đức Phật cho chúng ta biết, tất cả chúng sanh vốn là Phật, tánh đức viên mãn. Đức Phật dạy chúng ta không gì khác ngoài việc hướng dẫn chúng ta quay về tự tánh. Chúng ta mê muội quá sâu dày, mê muội quá lâu rồi. Văn minh khoa học ngày nay hình như là rất tốt, nhưng chúng ta cũng bị nó làm mê, bị nó gạt, gạt ở đây nghĩa là sao? Ăn được một chút ngọt đấy, nhưng mà phải trả giá quá đắt, trả giá gì vậy? Sự hủy diệt quả địa cầu, phải trả cái giá này, điều này thật sự là không đáng. Ngày nay chúng ta cũng hiểu được phần nào, thật sự biết ơn lão Tổ tông của chúng ta, lão Tổ tông của chúng ta có trí huệ. Hai ngàn năm trước chúng ta đã có sự phát minh của khoa học, nhưng lão Tổ tông của chúng ta không đề cao, vì sao vậy? Vì họ có trí huệ. Nếu như văn minh khoa học không có nền tảng luân lý, đạo đức, nhân quả, thì chỉ có hại không có lợi. Cho nên lão Tổ tông ở Trung Quốc dạy người, dạy luân lý, dạy đạo đức, dạy nhân quả, thậm chí khoa học triết học, rất ít người đề cao, đề cao người Trung quốc xưng là thánh nhân, là đại thánh. Đối với các loại khoa học kỹ thuật này họ có biết không? Biết, biết mà không ghi chép lại, biết mà không phát triển, khiến cho con người trên thế gian này, sống cuộc sống thừa bình, an lạc, hạnh phúc, mỹ mãn. Đó là chân trí huệ, đó là từ bi thật sự.
Tôi có đọc qua một cuốn sách, cuốn sách cổ, tôi quên nó là cuốn sách gì rồi, ngày xưa có đọc qua, vào thời Vương Mãng, đã có người dùng phương pháp bay lượn để phi hành, bạn xem có sớm không, sau này người ta không truyền cái này nữa. Vào thời Tam Quốc, Chư Cát Lượng phát minh mục ngưu lưu mã, cơ giới hóa vận tải, tuy đó là hình mẫu cơ giới hóa, nhưng rất tiện lợi, nó không dùng nhân lực, cũng không dùng sức mạnh của động vật. Nghe nói mục ngưu lưu mã mỗi ngày có thể đi được 30 dặm, nó là vận tải cơ giới hóa. Chư Cát Lượng chết rồi thì hủy bỏ hết, không lưu lại cho đời sau. Vì sao vậy? Vì ông ấy biết được cái đó phát triển rộng ra thì rất phiền phức, cho nên các nhà khoa học phương tây, nếu như tiếp nhận qua truyền thống giáo dục của Trung quốc, thì tôi tin rằng, họ không tiết lộ bí mật này, khiến cho thế gian này trường trị cửu an, có thể kéo dài thêm vài ngàn năm nữa. Thực tế mà nói chúng ta đã nhiều năm huân tu trong giáo pháp Đại thừa, mới nhìn rõ được sự việc này.
Thế giới Cực lạc thật sự từ trong tự tánh hướng thượng nâng cao, nó là từ trong ra ngoài, hoàn toàn hồi quy tự tánh, tánh đức là viên mãn. Những khoa học kỹ thuật ngày nay đem ra so bì với nó thì còn cách xa lắm, không thể nào so sánh được. Nó ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày thì chính là lục thần thông mà trong Phật pháp nói, lục thông. Lục thông là gì? Lục thông là bản năng của con người, có thể phá vỡ tất cả chướng ngại. Trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Lý sự vô ngại, sự sự vô ngại”, phá vô minh rồi, không còn đen tối nữa, còn cần đèn làm gì chứ? Còn cần điện làm gì? Không có đen tối. Năng lực của mắt có thể nhìn thấy hư không pháp giới, có thể nhìn thấu tất cả chướng ngại. Nguyên nhân gì vậy? Dùng cách nói của khoa học cũng có thể cảm nhận được, năng lực thấy của nó, không còn bị sóng quang làm chướng ngại. Chúng ta biết, mắt chúng ta có thể thấy, chỉ thấy được một đoạn rất nhỏ của sóng quang, lớn hơn sóng quang này thì chúng ta không thấy được, nhỏ hơn sóng quang này chúng ta cũng không thấy được. Nếu như nói năng lực thấy của mắt chúng ta không có chướng ngại, tất cả các loại sóng quang bạn đều có thể thấy được, thì vũ trụ này lập tức thay đổi, nhìn xuống địa cầu là có thể nhìn thấy lõi của quả địa cầu, không chướng ngại, có thể nhìn thấy mặt bên kia quả địa cầu. Biến pháp giới hư không giới, bạn chẳng hề có chút chướng ngại nào, khi nào vậy? Bồ tát Sơ trụ của Viên Giáo phục hồi được năng lực này, phục hồi năng lực nghe, phục hồi năng lực cảm giác, kiến văn giác tri đều phục hồi được hết, kiến văn giác tri là tự tánh, khi mê thì biến thành thọ tưởng hành thức, ngày nay chúng ta nói là hiện tượng tâm lý, là hiện tượng mê. Trong hiện tượng giác không gọi là thọ tưởng hành thức, mà gọi là kiến văn giác tri. Chúng ta buông bỏ thọ tưởng hành thức, thì kiến văn giác tri sẽ phục hồi. Kiến văn giác tri là tánh đức, vĩnh viễn bất biến, thật sự ở thế giới Cực lạc gọi là kim cang bất hoại thân. Vì sao vậy? Vì nó không dùng A Lại Da, hoàn toàn tương ưng với tánh đức, đó là chánh báo trang nghiêm. Có cần ẩm thực hay không? Không cần. Y báo trang nghiêm, nghĩa là môi trường bạn sinh sống, trong y báo có một sự trang nghiêm không gì sánh bằng, là chư Phật Bồ tát sống cùng nhau. Trong kinh nói rằng: “Chư thượng thiện căn câu hội nhất xứ”, thượng thiện ở đây là bậc đẳng giác trở lên, trên đẳng giác là viên mãn Phật, thật sự câu hội nhất xứ. Trong kinh Vô Lượng Thọ lại càng nói rõ ràng hơn, kinh Di Đà là lược thuyết, nhưng những cuốn chú giải của chư vị Tổ sư chú rất kỹ. Sớ Sao của Liên Trì đại sư, hoàn toàn dùng giáo nghĩa của Hoa Nghiêm để giải thích kinh Di Đà, cho nên đã nâng cao kinh Di Đà lên, nâng cao coi ngang bằng kinh Hoa Nghiêm, khiến cho chúng ta thật sự nghe mà hiểu biết được, bất luận là sự hay lý đều giảng rõ ràng, nên chúng ta sanh khởi lòng tin. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế, trong suốt 49 năm giảng kinh thuyết pháp, mục đích thứ nhất là muốn cho con người sanh khởi lòng tin, sau khi sanh khởi lòng tin thì phát nguyện, ở trong giáo lý Đại thừa chấp nhận học tập, ở trong Tịnh tông thì nguyện này không giống với họ, nguyện sanh Phật quốc, sanh Phật quốc không gì khác là thay đổi môi trường tu học. Bởi vì bạn ở trong bất kỳ pháp giới nào tu học, nói tóm lại vọng tưởng phân biệt chấp trước bạn chưa phá được, thì bạn không ra khỏi thế giới Ta bà này. Khu giáo hóa của đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết, khu này là tam thiên đại thiên thế giới, nếu như dùng hệ ngân hà để làm đơn vị, thì bằng 10 vạn ức hệ ngân hà, đây là khu giáo hóa của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, 10 vạn ức hệ ngân hà, bạn không ra khỏi phạm vi này đâu. Phạm vi này chính là Thập pháp giới, bạn không có cách nào siêu việt được, sau khi siêu việt đó chính là nhất chân pháp giới, sanh về Thật báo trang nghiêm độ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chính là Hoa tạng thế giới, đó là siêu việt. Sau khi siêu việt thì thế giới này không còn biên tế nữa, bậc cổ nhân Trung quốc nói: “Đại nhi vô ngoại”, không có biên tế, “tiểu nhi vô nội”, đều nói về tự tánh. Tự tánh nói đến vi trần, hiện tượng vật chất nói đến vi trần, còn nhỏ hơn nguyên tử, điện tử nữa, trong cái đó có thế giới. Thế giới gì vậy? Nó lớn như thế giới bên ngoài này, trong vi trần có thế giới, trong thế giới đó lại còn có vi trần, trong vi trần vẫn còn có thế giới, không có chỗ cùng, điều này khoa học không nói tới. Ai là người có thể vào trong vi trần thế giới tham học vậy? Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Phổ Hiền ở đây không nhất định chỉ hàng Đẳng giác, các vị Bồ tát từ Sơ trụ trở lên tu hạnh Phổ Hiền, đều có năng lực này, bản năng của họ, cho nên tự tánh không thể nghĩ bàn, tác dụng của tự tánh không thể nghĩ bàn. Duy chứng nãi tri, bạn không chứng thì không biết được đâu, bạn chứng thì bạn sẽ biết được. Trong kinh điển Đại thừa thường nói, vị nào chứng được? Người thấy được A Lại Da, nghĩa là thấy được duyên khởi của vũ trụ, vũ trụ là duyên khởi thế nào? Trên thực tế duyên khởi không phải là quá khứ, cũng không phải vị lại, mà ngay đây, nó không có thời gian, có quá khứ, có vị lai là có thời gian rồi, nó không có, ngay đây, là bạn thấy được. Trong kinh thường nói Bồ tát Bát địa, có nhiều người hỏi rằng: Bát địa rốt cuộc là Bát địa của Viên Giáo hay Bát địa của Biệt Giáo? Chúng ta đứng về mặt lý mà phán xét, thì đại khái Bát địa của Biệt Giáo là thấy được rồi. Sơ địa của Biệt Giáo bằng với Sơ trụ của Viên Giáo, họ đã siêu việt Thập pháp giới. Siêu việt Thập pháp giới, nói cách khác, không còn vọng tưởng phân biệt chấp trước nữa, là ở trong cảnh giới như vậy. Trí huệ, đức năng, tướng hảo của họ, so với quả vị cứu cánh không có gì khác biệt, chỉ khác biệt ở chỗ tập khí vô thỉ vô minh vẫn còn, nhưng mà tập khí đó không đáng ngại. Cho nên các vị Bồ tát ở tầng lớp này, trong cuộc sống hàng ngày họ làm gì? Không gì ngoài việc ở trong biến pháp giới hư không giới giáo hóa chúng sanh. Thế giới này quá lớn, chẳng phải một vị Phật, bạn xem trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm Hoa Tạng Thế Giới, phẩm Thế Giới Thành Tựu, thì bạn biết được không có biên giới, đếm không thể hết. Tất cả sát độ của chư Phật, đại đa số đều có Thập pháp giới, đều có lục đạo, chúng sanh ở trong đó khởi tâm động niệm, bạn hoàn toàn có thể tiếp nhận được, thông tin của họ tới, bạn nhận được, bạn có cần đi giúp họ không? Đó phải xem duyên phận, duyên phận họ không biết, nhưng bạn biết, chư Phật Bồ tát đều biết được. Thế nào gọi là duyên phận? Bạn hiện thân dạy họ, họ có tiếp nhận hay không? Đó gọi là duyên phận, họ hoan hỷ tiếp nhận, có duyên với bạn, tự nhiên bạn sẽ đi. Nếu như họ không thể tiếp nhận, thì bạn không cần đi. Vì sao vậy? Vì có rất nhiều Bồ tát nhận được thông tin này, vô lượng vô biên đều nhận được, cho nên pháp giới thật sự không thể nghĩ bàn.
Sau khi bạn hiểu rõ y báo chánh báo, đương nhiên bạn rõ ràng. Giải ở đây khác với viên giải mà đoạn trước nói, tôi tin tưởng đức Phật Thích Ca Mâu Ni không nói dối đâu. Ngài giới thiệu cho chúng ta, Tây phương của thế giới Ta bà, có một nơi như thế, đức Phật A Di Đà đang giảng dạy ở đó, chắc chắn là thật, không phải giả đâu. Thật sự có đức Phật A Di Đà, ở đó chủ trì việc giảng dạy. Không nghe nói thế giới Cực lạc có quốc vương, cho nên nơi đó không phải là một quốc gia, nó không có tổ chức của quốc gia. Vậy nó là gì? Nó là một trường học, thế giới Cực lạc chỉ có thầy giáo, chỉ có học sinh. Cho nên nó không xung đột với những tôn giáo khác, những tôn giáo khác là một quốc gia, họ có quốc vương, có thiên chúa, có Thượng đế, thế giới tây phương Cực lạc thì không có. Điều này chúng ta cần hiểu rõ ràng, nó là một trường học, một trường học vô cùng rộng lớn, đến nơi đó cầu học, thành tựu trí huệ cứu cánh viên mãn, cho nên từ đó sanh tín tâm. Nếu không giảng thấu triệt, nếu không giảng rõ ràng, thì tín tâm khó mà sanh khởi, sanh khởi tín tâm rồi thì phải phát nguyện. Vì sao muốn sanh về thế giới Cực lạc? Không gì khác là vì hồi quy tự tánh, là vì viên thành Phật đạo, viên thành Phật đạo là cần, vì bạn vốn là Phật mà. Vì sao phải thành Phật? Thành Phật là vì giúp cho tất cả chúng sanh đều thành Phật, điều này quan trọng, chỉ có thành Phật thì sự giảng dạy của bạn mới đạt đến cứu cánh viên mãn. Chúng sanh như thế nào bạn cũng đều có cách dạy họ, bạn có trí huệ, bạn có đức hạnh, bạn có thần thông, bạn có năng lực, thì bạn mới dạy được người ta. Cho nên tín, từ giải mà sanh tín. Ngày nay trong đạo Phật chúng ta, người tin Phật không ít, họ không có giải, không có giải cho nên mê tín, nghe nói thế giới Cực lạc rất hay, cuộc sống nơi đây thật sự quá khổ, tôi về đó để hưởng phước vậy. Họ đến thế giới Cực lạc để làm gì vậy? Họ đến thế giới Cực lạc để hưởng phước, rốt cuộc cũng không thể được vãng sanh. Vãng sanh về thế giới Cực lạc chẳng phải là để hưởng phước, ý niệm về thế giới Cực lạc hưởng phước, không phù hợp với tiêu chuẩn ở bên đó, người ta sẽ không thu nhận bạn đâu. Ví dụ như gia đình mình nghèo cùng khốn khổ, phòng ốc rất nhỏ, ở rất chật chội, trường học thì đẹp, rất rộng, mình đi học là vì sao? Mình đi học là vì được ở một môi trường tốt, như thế thì trường học đó sẽ không dám nhận bạn. Thế giới Cực lạc cũng như vậy, bạn đến đó để cầu học, sau khi tốt nghiệp bạn phổ độ chúng sanh, thì Cực lạc thế giới chào đón bạn. Bạn xem thế giới Cực lạc thật sự là quê hương của mình, sau khi trở về nơi đó sẽ không đi đâu nữa, ý niệm như vậy là sai rồi. Giảng cho bạn đến chỗ cứu cánh, thế giới Cực lạc ở đâu vậy? Biến pháp giới hư không giới chẳng có chỗ nào không phải là thế giới Cực lạc, đây là sự thật, không phải giả đâu. Trong kinh điển tiết lộ thông tin này cho chúng ta rất nhiều, chúng ta sơ sài coi mà không hiểu, “nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất”, nhất là thế giới Cực lạc, nhất thiết là sát độ của chư Phật. Nhất tức nhất thiết, biến pháp giới hư không giới tất cả sát độ của chư Phật, nơi nào chẳng phải là thế giới Cực lạc? Tất cả đều là Cực lạc. Vậy bây giờ chúng ta có cần vãng sanh về thế giới tây phương Cực lạc của đức Phật A Di Đà không? Cần! Vì sao vậy? Vì sau khi về thế giới Cực lạc rồi, bạn đến bất kỳ sát độ nào của chư Phật, cũng đều là thế giới Cực lạc. Bạn không đi thì không được đâu, bạn đến bất cứ nơi đâu cũng vẫn là thế giới Ta bà thôi. Khác hẳn, cho nên nhất định bạn phải đi, bạn không thể không đi.
“Thất nhật trì danh, nhất tâm bất loạn”, thất ở đây không phải là đếm con số, bạn không thể coi là 1 ngày 2 ngày 3 ngày, không có nghĩa là như vậy, mà nó nói lên sự viên mãn. Trong kinh Di Đà dùng thất để nói lên sự viên mãn, thất chỉ cho cái gì? Chỉ cho bốn phương, trên, dưới, giữa, đây là thất. Trong kinh Hoa Nghiêm dùng thập nói lên sự viên mãn, thập là từ số chữ, từ 1 đến 10 là con số hoàn chỉnh, viên mãn, cho nên nó là biểu pháp. Chẳng phải chỉ nói 7 ngày, chúng ta phải có cái nhìn như thế nào đây? 7 ngày là một kỳ, bảy ngày ở đây giống như một tuần lễ, một kỳ. “Chung nhi phục thỉ”, 7 ngày, như chủ nhật là xếp vào ngày thứ nhất, đến ngày thứ 7 là kết thúc một ngày, sang ngày thứ hai lại là ngày chủ nhật, “châu nhi phục thỉ”, một cái thất, một cái thất. Ngày nay chúng ta làm pháp hội Tam thời hệ niệm, là vì giúp cho thế gian này hóa giải tai nạn, thất ở đây là gì? 100 cái thất liên tục không dứt, 100 cái thất nghĩa là 700 ngày, bằng hai năm. Ngày nay Liên hiệp quốc tập hợp một số nhà khoa học cũng không kiêng kỵ, những tai nạn nghiêm trọng đều báo cáo công khai. Hôm qua tôi xem được thông tin này, điều này có số liệu của khoa học, các nhà khoa học nói, quả địa cầu này thật sự có điều phiền phức, trong lòng đất có rất nhiều núi lửa đang phun trào, ngày xưa không có ai nói, ngày nay chúng ta biết được. Phàm nơi nào có suối nước nóng thì bên dưới đều có núi lửa, khi những thứ này dẫn phát, thì vô cùng phiền phức, nên đem đến tai nạn nghiêm trọng. Vì sao nước của suối nước nóng lại nóng như thế? Vì bên dưới có lửa cháy.
Hóa giải tai nạn, chúng ta y cứ theo lý luận mà trong Phật pháp đã nói, “nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”, Phật sự hệ niệm là tư tưởng chánh diện, là tâm thái lành mạnh, chẳng những có thể sửa đổi chính mình, mà còn thay đổi được môi trường. Khi học tập phải nghiêm chỉnh, tùy văn nhập quán, bản thân mình khi làm pháp sự này, phải thâm nhập cảnh giới, thì hiệu quả sẽ vô cùng thù thắng. Niệm Phật phải nhập vào thế giới Cực lạc, cho nên Đại Thế Chí Bồ tát nói: “Nhớ Phật niệm Phật hiện tiền tương lai chắc chắn thấy Phật”.
Mật giáo, chúng ta gọi là Mật tông, họ nói tam mật tương ưng, chúng ta niệm Phật cũng như vậy, miệng niệm Phật A Di Đà, tâm nghĩ về thế giới tây phương Cực lạc, hoặc là nghĩ về Phật A Di Đà cũng được, đó gọi là tương ưng. Cho nên kinh không thuộc thì bạn không thể tưởng được, kinh điển thuộc rồi thì bạn rất dễ quán tưởng, luôn luôn nghĩ về thế giới tây phương Cực lạc, không nên có những tạp niệm khác. Chữ niệm gồm có chữ kim và chữ tâm, văn tự của Trung quốc là phù hiệu của trí huệ. Bạn thật sự niệm, nếu như miệng niệm mà không có tâm, thì niệm Phật này không tương ưng, tâm và miệng phải tương ưng, miệng niệm Phật, trong tâm thật sự có Phật. Quan trọng nhất là bản thân mình phải tương ưng với Phật, cũng có nghĩa là bản thân mình phải làm Phật, thì sự cảm ứng đó rất lớn. Có người nói như thế phải chăng là quá cuồng vọng? Tôi là phàm phu nghiệp chướng sâu dày, sao tôi dám làm Phật chứ? Như thế thì bạn hoàn toàn sai rồi. Tội nghiệp có, khi bạn còn mê thì có, nhưng khi giác ngộ rồi thì không còn nữa. Trong đại thừa giáo thường nói: “Tội tánh bổn không”. Vì sao có? Vì bạn có vọng niệm là có, bạn có ngã là có, nếu như đoạn được ngã rồi, thì tội nghiệp sẽ không còn nữa. Thực tế mà nói tu học Phật pháp, bước đầu tiên là phá ngã chấp, điều này rất khó phá. Tôi từ đâu ra? Có mặt cùng với vũ trụ, nói thật, có ta trước mới có vũ trụ, không có ta thì làm sao có vũ trụ? Bạn xem trong Hoàn Nguyên Quán nói, đồng thời có mặt, do A Lại Da thức biến hiện ra. A Lại da làm sao mà có? Từ ý niệm mà có. Tất cả ý niệm đều có nhân, đều có quả, duy chỉ có A Lại da là không có nhân. Bạn không nên nói rằng, vô thỉ vô minh, vô thỉ vô minh bất giác mà khởi lên ý niệm này, vì sao lại bất giác? Vì sao lại khởi niệm? Như thế thì lập tức bạn đọa lạc. Vì sao vậy? Vì bạn có phân biệt, có chấp trước thì sẽ bị đọa xuống. Cho nên ý niệm đầu tiên không có nguyên nhân. Trong hội Lăng Nghiêm đức Phật Thích Ca Mâu Ni đưa ra một ví dụ: “Diễn nhược đạt đa, mê đầu nhận ảnh”, đưa ra ví dụ này rất hay, đó chính là mê. Mê có nguyên nhân không? Mê không có nguyên nhân. Vậy vì sao lại mê? Không có lý do, chính là một ý niệm mê, niệm đầu tiên, điều này cũng rất khó hiểu. Thật ra dạng ví dụ này trước mắt rất nhiều. Vào thời chúng tôi còn làm học sinh, là thời kỳ chiến tranh, đánh nhau với người Nhật, tiểu học lớp năm là bắt đầu phải học quân huấn rồi, học huấn luyện quân sự. Khi học quân huấn, sĩ quan huấn luyện do trường học đưa ra, để dạy môn quân huấn này. Diễn tập tập hợp khẩn cấp, vì thời đó học sinh chúng tôi đều ở trường học, thời kỳ chiến tranh đều ở trường học. Sáng sớm thức dậy, tiếng còi thổi lên, tập hợp khẩn cấp, quần áo mặc gọn gàng, khi đó còn phải đeo một cái dây da, giống như tiểu binh vậy. Tất cả đã ăn mặc gọn gàng rồi, con người trong lúc hốt hoảng thì tìm khắp nơi, tìm cái gì? Tìm mũ, hỏi các bạn khác, bạn có thấy cái mũ của tôi không? Rất căng thẳng! Có người nói: Chẳng phải cái mũ của bạn đang đội trên đầu đó sao? Sờ lên đầu, quả nhiên mũ ở trên đầu, đó chính là mê đầu nhận ảnh. Sự mê hoặc của người đó có nguyên nhân không? Không có nguyên nhân. Diễn nhược đạt đa, mê đầu nhận ảnh, ý nghĩa của nó giống như câu chuyện này vậy. Chúng ta nói đến cái gì? Nói lên hiện tượng căng thẳng mới phát sinh ra hiện tượng như thế, cho nên nói là không có nguyên nhân.
7 ngày trì danh, ở đây nói đến nhất tâm bất loạn, do Cưu Ma La Thập đại sư phiên dịch, câu này rất khó khăn, nhất tâm bất loạn không dễ dàng chút nào, thật sự công phu. Cho nên tôi đã gặp rất nhiều người, nói với tôi rằng: Pháp sư à, pháp môn này con không thể học được. Tôi hỏi, vì sao vậy? Họ nói, nhất tâm bất loạn con không làm được. Đúng vậy, có được mấy người đạt được nhất tâm bất loạn? Nếu như đúng tiêu chuẩn của đoạn này, không đạt được nhất tâm bất loạn thì không thể được vãng sanh, thì chẳng còn cách nào nữa. Ở trong nguyên bản chẳng phải là nhất tâm bất loạn mà là hệ niệm bất loạn, thì dễ dàng hơn nhiều. Huyền Trang đại sư phiên dịch là trực dịch, nghĩa là hệ niệm bất loạn là do đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng, chứ không phải là nhất tâm bất loạn. Cưu Ma La Thập đại sư là ý dịch, nghĩa là không y theo nguyên bản kinh văn, là ý nghĩa. Nhưng mà ngài nói cũng rất có lý, chúng ta thật sự niệm đến hệ niệm bất loạn, lâm mạng chung thời Phật A Di Đà đến tiếp dẫn, trước khi tiếp dẫn chắc chắn ngài phóng quang chiếu đến bạn, phật quang chiếu đến, thì công phu của bạn tăng lên gấp đôi, là tăng lên tương đối. Cũng có nghĩa là giống như công phu của bạn, tăng lên gấp đôi, sự vãng sanh này chắc chắn trông cậy được. Cho nên khi lâm mạng chung, một niệm mười niệm đều được vãng sanh. Nhất tâm bất loạn là nói đến công phu, công phu là sau khi vãng sanh về thế giới tây phương Cực lạc, phẩm vị của bạn cao thấp không giống nhau, sự nhất tâm sanh Phương tiện độ, lý nhất tâm sanh Thật báo độ. Thông thường công phu của chúng ta thành phiến, công phu thành phiến không đến nhất tâm bất loạn, nhưng mà có thể hàng phục được phiền não, điều này rất quan trọng, có thể khống chế được tập khí phiền não không khởi tác dụng, trong đạo Phật thường nói là không khởi hiện hành, công phu như vậy là được, là có thể được vãng sanh. Lâm mạng chung thời tức đắc vãng sanh, vãng sanh chắc chắn đức Phật đến tiếp dẫn, đây là lời phát nguyện của đức Phật, nguyện của đức Phật A Di Đà. Cũng có người hoài nghi nói rằng: “Hư không pháp giới không riêng gì địa cầu chúng ta đây, còn những thế giới khác, tất cả chúng sanh đều niệm Phật A Di Đà, hàng ngày người vãng sanh nhiều như vậy, đức Phật A Di Đà đi tiếp dẫn khắp nơi, ngài bận rộn quá, ngài làm kịp không? Có khi nào để lọt mình không?” Có sự nghi vấn như vậy, cho nên sự nghi vấn như vậy là dư thừa, chúng ta hoàn toàn dùng phàm tình để đo lường, không hiểu rõ chân tướng sự thật, chân tướng sự thật là pháp thân của Phật A Di Đà, biến pháp giới hư không giới, ở đâu cầu là ở đó có ứng. Ở đâu vậy? Ở ngay hiện tiền đây. Thực tế mà nói, chúng ta chưa bao giờ rời xa thế giới Cực lạc, cũng chưa bao giờ xa rời đức Phật A Di Đà, cho nên nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật. Bạn hiểu được lý này, thì sự nghi hoặc của bạn được tiêu trừ, cảm ứng đạo giao không thể nghĩ bàn, cho nên chúng ta thường đọc đến Hoàn Nguyên Quán nói về khởi tác dụng. Thứ nhất là châu biến pháp giới, hiểu được châu biến pháp giới, thì thông tin của chúng ta đức Phật biết rất rõ. Niệm niệm đều duy trì được sự liên hệ này.
“Xuất sanh vô tận”, đã cho chúng ta sự cảm giác an toàn, xuất sanh vô tận, nơi nào có cầu thì nơi đó sẽ có ứng, Quán Thế Âm Bồ tát, thiên xứ hữu cầu thiên xứ ứng, bất luận là nơi nào, chúng sanh trong Thập pháp giới, chỉ cần có cầu, thì đều có ưng hết.
Câu cuối cùng là nói đến tâm lượng, “hàm dung không hữu”, chính là bình thường ta nói, tâm bao thái hư, lượng châu sa giới. Đức Phật đối với tất cả chúng sanh, thanh tịnh bình đẳng giác, chắc chắn không có sự sai biệt, không có chê bai. Chúng sanh tạo ngũ nghịch thập ác, chỉ cần chịu quay đầu, chỉ cần chịu phát tâm thân cận Phật A Di Đà, thì chẳng ai là đức Phật không tiếp dẫn, sẽ không để lọt lại một người nào. Đức Phật không đến tiếp dẫn là do bản thân bạn có chướng ngại, trong sự chướng ngại này nghiêm trọng nhất là tình chấp, đây là điều vô cùng phiền phức. Cho nên trong cuộc sống hàng ngày nên xem nhẹ cái này, khi lâm chung chúng ta mới không có chướng ngại. Nhất là vào thời kỳ hiện nay đặc biệt rất nhiều tai nạn, tuy gặp phải tai nạn nhưng vẫn được vãng sanh, chỉ cần buông bỏ tất cả, không hề có tơ hào lưu luyến nào, thì bạn rất dễ dàng ra đi, không nên bận lòng với một việc gì, bạn buông bỏ tất cả thì tâm bạn sẽ rất tự tại. Sanh về thế giới Cực lạc, địa vị của người này chính là Bồ tát A Duy Việt Trí, trong dấu ngoặc đơn ở chỗ này nói là A Bệ Bạt Trí, trong kinh Di Đà dùng bốn chữ này, trong kinh Vô Lượng Thọ nói là A Duy Việt Trí, đây là âm dịch từ tiếng Phạn, là một câu nói, cũng là một câu nói, có nghĩa là bất thoái, đó là ba loại bất thoái. Thông thường nói vị bất thoái là Tiểu thừa Tu Đà Hoàn chứng được, hành bất thoái là Bồ tát chứng được, niệm bất thoái là Pháp thân Bồ tát chứng được, ba loại bất thoái này đều đầy đủ, mới gọi là A Duy Việt Trí. Trước đây chúng tôi đã giảng qua rất nhiều lần, địa vị này không phải dễ dàng mà có thể đạt được, nếu nương vào bản thân mình tu tập, thì vô cùng khó khăn. Bởi vì Bồ tát A Bệ Bạt Trí siêu việt Thập pháp giới, họ trú ở Nhất chân pháp giới, trú ở Thật báo trang nghiêm độ của đức Phật A Di Đà, cho nên điều này không dễ dàng đạt được. Nhưng mà thế giới tây phương Cực lạc thì không như vậy, Phàm thánh đồng cư độ hạ hạ phẩm vãng sanh cũng là Bồ tát A Duy Việt Trí, tuy họ không chứng được, nhưng trí huệ, thần thông, đạo lực của họ ngang hàng với Bồ tát A Duy Việt Trí. Như vậy có nghĩa là sao? Đây là bổn nguyện oai thần của đức Phật A Di Đà gia trì, cũng có nghĩa là hưởng phước của đức Phật A Di Đà, sự tiếp đón bạn cũng như các vị Bồ tát vậy, đó là đức Phật A Di Đà cho bạn, chứ chẳng phải bản thân bạn đạt được. Đức Phật A Di Đà thường xuyên giúp đỡ bạn, chờ cho đến khi bạn thật sự chứng được, bạn ở thế giới tây phương Cực lạc tu tập thật sự chứng được. Phải mất bao lâu mới thật sự chứng được đây? Chúng ta nói về Phàm thánh đồng cư độ hạ hạ phẩm vãng sanh, trong cuốn Quán Vô Lượng Thọ Kinh nói rất rõ ràng, 12 kiếp thì bạn thật sự chứng được, trước 12 kiếp đó là đức Phật A Di Đà giúp bạn. Sự tiếp đãi đặc biệt này, ở trong thế giới của đức Phật khác không có, chỉ có đức Phật A Di Đà là từ bi như thế, cho bạn sự tiếp đãi tốt như vậy. Biết được tình trạng này rồi thì bạn chẳng thể không phát tâm, nếu bạn không phát tâm thì phiền phức lắm đấy, mình muốn nương vào sức mạnh của chính mình, siêu việt lục đạo, siêu việt Thập pháp giới, thì khó khăn lắm!
“Cố tri thử kinh, vi ngũ trược ác thế chi vô thượng đề hồ”. Đề hồ là ví dụ, là thức uống của cõi trời, thức uống ngon nhất của cõi trời là đề hồ, trước đó thêm vào chữ vô thượng, đây là đến chỗ cuối cùng. Dùng câu này để ví dụ cho pháp môn này, pháp môn Tịnh độ, đặc biệt là ở cõi đời ác trược, trược là nhiễm ô, ác là thập ác, trược ác nghiêm trọng. Chính là xã hội của chúng ta ngày nay, có thể nói tất cả mọi người, đều nhận biết sâu sắc đến quả địa cầu, môi trường mà chúng ta sống đây, đã bị nhiễm ô nghiêm trọng rồi. Sự ô nhiễm này có liên quan mật thiết đến khoa học kỹ thuật, nhất là mấy năm gần đây, thuốc trừ sâu và phân bón làm ô nhiễm mặt đất, ô nhiễm nguồn nước. Cho nên đồ ăn thức uống của chúng ta ngày nay, thật sự giống như trong kinh nói, “uống đắng ăn độc”. Ngày xưa chúng tôi đọc câu kinh này, cảm thấy không có ý nghĩa gì hết, ngày nay đọc câu kinh này, thấy rằng nó miêu tả cuộc sống hiện thực của chúng ta. Ngày xưa trong loài động vật, động vật mang mầm bệnh độc nhiều hơn, nên khi ăn thịt rất dễ bị lây nhiễm, ngày nay thực vật cũng không ngoại lệ, ngay cả lúa gạo cũng có vấn đề.
Ở Đài Loan chúng tôi, những người nông đân ở Đài Loan, gạo của họ ăn, là được cấy ở một khu vực, không mang đi bán, vì sao vậy? Vì chỗ đó không có thuốc trừ sâu, không có phân bón, họ cấy để bán cho người khác thì thuốc sâu và phân bón rất nhiều, cho nên gạo thấy rất đẹp, nhưng trên thực tế thì không có dinh dưỡng. Rau cỏ cũng như vậy, cũng có thuốc sâu rau, điều này ngày xưa chúng ta không bao giờ nghĩ đến!
Mấy năm trước tôi ở Sơn Đông Khánh Vân, có đi tham quan một nơi nuôi vịt, là một nơi nuôi vịt với qui mô rất lớn. Tôi đến tham quan thấy những con vịt nhỏ rất dễ thương, người phụ trách trong đó bắt một con để lên tay tôi, nó bằng bàn tay của tôi vậy. Người đó hỏi tôi: Pháp sư, ngài đoán xem con vịt nhỏ này sinh được mấy ngày rồi? Tôi đoán ít nhất là khoảng 10 ngày, ít nhất là phải một tuần lễ, thì mới lớn như vậy được. Vị này nói với tôi, nó mới sinh hôm qua. Tôi giật mình, tôi nói, con vịt này lớn rồi, quí vị mang đi bán, đại khái khoảng mấy ngày? Hai tuần lễ. Một phần ba vịt tại Bắc Kinh là do họ cung cấp, còn có thể ăn được không? Ăn toàn các chất hóa học, để cho nó mau lớn. Nhớ đến ở nông thôn của chúng tôi ngày xưa, nuôi vịt lớn có thể làm thịt được ít nhất là nửa năm, bình thường là nửa năm, bây giờ chỉ cần hai ba tuần là lớn rồi, còn dám ăn thịt chăng? Cho nên tôi nói cho quí vị rõ, chẳng những thứ này không ăn được, mà trứng vịt cũng không thể ăn được, thật đáng sợ! Sau này còn nghe nói, họ nuôi heo, nuôi bò đều như vậy cả, họ đều cho ăn những thức ăn gia súc không bình thường này, cho nên ăn rồi, thì bệnh kỳ lạ gì cũng xuất hiện, thật đáng sợ! Cho nên sự ăn uống của chúng ta ngày nay không thể yên tâm, chỉ có một phương pháp, điều này trong Phật pháp nói, tâm thanh tịnh không bị bệnh độc lây nhiễm, tâm từ bi có thể hóa giải được độc. Chúng ta chỉ còn biết dùng phương pháp này thôi, cố gắng tránh, cố gắng tu dưỡng tâm từ bi tâm thanh tịnh của chính mình, dùng câu nói trong y học, thì đó chính là nâng cao năng lực miễn dịch của chúng ta, năng lực miễn dịch này chính là tâm thanh tịnh và tâm từ bi.
Dùng vô thượng đề hồ để hình dung, ở thế giới này tu tập pháp môn này, tương đồng với cách nói của bậc cổ nhân ở Nhật Bản. Dưới đây nói, “khả kiến sao ý”, là ý nghĩa trong Viên Trung Sao. “Diệc dữ thượng dẫn nhật đức chi thuyết vẫn đồng”, nghĩa là các vị cổ đức ở Nhật bản, pháp mà họ nói tương đồng. “Thả sở vị vô thượng đề hồ”. câu này dùng rất hay, “tự nhiên ưng thị khế lý khế cơ, tối cực viên đốn chi thánh giáo dã”, vô thượng đề hồ bao hàm ý nghĩa này. Sống vào thời đại chúng ta, bộ kinh này, pháp môn này khế lý, lý mà chư Phật đã chứng được, khế cơ, bất cứ người nào chỉ cần năng tín, năng giải, năng phát nguyện, lão thật niệm Phật, thì chẳng có ai là không thành tựu, cho nên đây là thánh giáo tối cực viên đốn.
“Thị dĩ nhật Ngốc Sao vân”, đây là một bộ chú giải kinh Vô Lượng Thọ của Nhật, tên của cuốn chú giải này là Ngốc Sao. “Tựu đốn giáo hữu nhị giáo nhị siêu”, nói đốn giáo có nhị giáo nhị siêu.
Nhị giáo. Thứ nhất là “nan hành thánh đạo chi thật giáo, sở vị Phật tâm, Chân Ngôn, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm đẳng thánh giáo dã”, đưa ra mấy ví dụ này, đây là chân thật không giả dối đâu, là nhất thừa giáo, đây là khó.
Thứ hai, “dị hành Tịnh độ bổn nguyện chi giáo, Đại Vô Lượng Thọ kinh đẳng dã”, đây nói nhị giáo.
Nhị siêu là thụ siêu và hoành siêu. “Chân Giải thích vân”, đây cũng là cuốn chú giải của pháp sư người Nhật. “Do tự lực tu đoạn cố danh thọ siêu”, nghĩa là hoàn toàn nương vào sức mạnh của chính mình, đoạn kiến tư phiền não, đoạn trần sa phiền não, phá vô thỉ vô minh. Điều này trong Đại thừa giáo thường nói, trong kinh Hoa Nghiêm, danh từ thì không giống nhau, nhưng ý nghĩa tương đồng, trong kinh Hoa Nghiêm nói, vọng tưởng phân biệt chấp trước. Vọng tưởng chính là vô minh phiền não, phân biệt chính là trần sa phiền não, chấp trước chính là kiến tư phiền não, ý nghĩa của nó hoàn toàn tương đồng, nhất định phải là chính bản thân mình đoạn tận nó. Chúng ta nói là buông bỏ, thật sự buông bỏ, việc buông bỏ nói thì rất dễ, nhưng trên thực tế thì vô cùng khó khăn. Khó cũng phải làm, chẳng thể là không làm, buông bỏ từ từ, con đường chúng ta đi đây không phải là đốn siêu, chúng ta là tiệm tiến, tiến dần từng bước. Một mặt thì buông, một mặt thì học, cái này có rất nhiều điều lợi, bạn buông bỏ một ít, bạn quay lại coi bộ kinh này, bạn sẽ thấy sâu hơn một lớp. Mỗi năm buông một ít, mỗi năm đọc bộ kinh này, sẽ phát hiện ra những ý nghĩa mới, trong kinh có vô lượng nghĩa. Chẳng phải chúng ta không thấy được kinh văn này, chúng ta thấy đó, nhưng bản thân chúng ta bị nghiệp chướng làm chướng ngại, không thấy được ý nghĩa của kinh, thấy được thiển ý, nhưng không thấy được thâm ý. Đến khi nào bạn mới có thể nhìn thấu được bộ kinh này? Vô thỉ vô minh cũng buông xuống, vô thỉ vô minh không dễ hiểu, tôi nói hai câu, quí vị nghe rồi sẽ thấy dễ hiểu, gọi là khởi tâm động niệm. Buông bỏ vô thỉ vô minh, chính là không khởi tâm, không động niệm, đó chính là buông bỏ vô thỉ vô minh. Khởi tâm động niệm đã không có, thì lấy đâu ra phân biệt chấp trước! Phân biệt là do khởi tâm động niệm mà có, chấp trước là từ phân biệt mà có. Cho nên buông bỏ chấp trước là A La Hán, buông bỏ phân biệt là Bồ tát, buông bỏ khởi tâm động niệm, đó là thành Phật, là hồi quy tự tánh. Phải tu thôi, không tu là không được đâu, bản thân mình phải nghiêm chỉnh nỗ lực mà tu, chắc chắn có lợi ích. Học không nên chấp trước điều gì, như thế là tốt rồi, tiến lên nữa, chẳng những không chấp trước mà phân biệt cũng không có. Khởi tâm động niệm thật sự rất khó, đó không phải chuyện giả dối đâu, chúng ta dự định trong một đời này, không thể được đâu, không thể làm được. Làm được thì đó chính là tự lực siêu việt Thập pháp giới. Nếu như không có năng lực này, thì chúng ta tìm đến pháp môn Tịnh độ.
“Tịnh độ bổn nguyện, chân thật do tha lực cố, siêu việt thành Phật chi pháp dã, cố danh hoành siêu”. Chúng ta tìm đến pháp môn này, tìm đến pháp môn Tịnh độ nghiêm chỉnh tu tập, thì được bổn nguyện oai thần của đức Phật A Di Đà gia hộ. Thế nào gọi là hoành siêu? Tiếp dẫn vãng sanh chính là hoành siêu.
“Hoành siêu chi đốn, trì danh đốn trung chi đốn dã”, câu nói này cũng là chân thật, không giả dối đâu. Pháp môn niệm Phật có rất nhiều, quy nạp lại thành bốn loại: Là trì danh, quán tưởng, quán tượng và thật tướng. Trì danh nghĩa là chấp trì danh hiệu, dùng một câu danh hiệu A Di Đà Phật, thay thế cho vọng tưởng phân biệt chấp trước của chúng ta từ nhiều đời nhiều kiếp, bởi vì chúng ta không niệm Phật thì sẽ suy nghĩ lung tung, bất luận là niệm cái gì cũng không thể ra khỏi luân hồi lục đạo. Nói thiệt, niệm kinh Hoa Nghiêm cũng không thể ra khỏi luân hồi lục đạo, niệm tất cả những bộ kinh này có lợi ích là không đọa vào ba đường ác, đời sau được phước báo nhân thiên, nhưng không ra khỏi lục đạo. Niệm Phật A Di Đà có thể ra khỏi lục đạo luân hồi, điều này chúng ta cần nên biết. Vì sao niệm những bộ kinh khác lại không ra khỏi được lục đạo luân hồi? Vì tập khí phiền não của bạn chưa đoạn, nguyên nhân là ở chỗ này, không có cách nào đoạn được tập khí phiền não, niệm Phật A Di Đà có thể đoạn được tập khí phiền não. Nói cách khác, nhất định phải niệm Phật, không niệm Phật bạn sẽ loạn tưởng, loạn tưởng chính là tâm luân hồi tạo nghiệp luân hồi. Cho nên bản thân mình cần nên phản tỉnh một chút, một ngày 24 tiếng đồng hồ, có mấy giờ mình niệm Phật, không niệm Phật là tạo nghiệp luân hồi, đem hai cái này ra so sánh thì bạn sẽ biết được, tương lai mình ở trong luân hồi lục đạo, hay là ở nơi thế giới Cực lạc. Thời gian mình niệm Phật nhất định phải nhiều hơn thời gian mình vọng tưởng, điều này rất quan trọng, cho nên niệm Phật ba năm, công phu thành phiến là được vãng sanh, biết được giờ đi, Phật đến tiếp dẫn, đó là gì? Đó là do niệm danh hiệu Phật không gián đoạn, mỗi ngày ít nhất là mười mấy tiếng đồng hồ, trong tâm họ là danh hiệu Phật, ngoài giờ ngủ nghỉ không thể khống chế ra, tất cả thời gian còn lại là niệm Phật.
Đế Nhàn hòa thượng, dạy đệ tử ngài là thợ vá xoong nồi, câu chuyện này rất nhiều người biết đến, Tán Hư pháp sư ngày xưa ở HongKong thường đề cập đến câu chuyện này để khuyến khích mọi người, câu chuyện này ở trong cuốn Phật Thất Khai Thị. Người này là bạn chơi lúc nhỏ của ngài, là người cùng thôn, lúc nhỏ chơi với nhau, lớn lên rồi không hề đi học, người rất khờ, rất chân thật, học được cách vá xoong nồi, chỉ có tài như vậy, sống với nghề này, rất vất vả. Hoàn cảnh của gia đình Đế Nhàn pháp sư thì tốt hơn, lúc nhỏ có đi học, học qua tư thục, lớn lên học buôn bán, sau này thì xuất gia, xuất gia rồi, ngài cũng rất giỏi, rất chuyên cần, cũng giảng kinh thuyết pháp, làm tri khách ở chùa Quán Tông. Lúc đó ngài vẫn chưa nổi tiếng, người bạn đó tìm đến ngài, thấy cuộc sống của ngài không tệ, nên cũng muốn xuất gia học với ngài. Ngài nói, không được đâu, anh đã 40 tuổi rồi, học kinh giáo anh không biết, học giảng kinh thì anh không biết chữ, sau khi anh xuất gia rồi, thì anh đi đâu chứ? Phân tích cho anh này nghe, nhưng anh này lỳ ra nhất định đòi xuất gia, không đồng ý trở về nữa. Đế Nhàn đại sư không làm gì được, dù sao cũng là bạn chơi lúc nhỏ mà. Ngài nói, tôi ra một điều kiện, tôi đưa ra điều kiện nếu anh bằng lòng, thì tôi xuất gia cho anh. Anh ta nói, được, bất cứ thầy dạy tôi điều gì tôi cũng bằng lòng hết. Như thế nên xuất gia cho anh ta, sau khi xuất gia rồi, ngài nói, anh đừng ở trong chùa, ở trong chùa người ta sẽ xem thường anh, anh không biết làm gì hết. Ở miệt quê, ngài tìm được một ngôi chùa cũ, không có người ở, kêu anh ta ở đó, chỉ dạy anh ta một câu : Nam mô A Di Đà Phật. Ngài nói, ta dạy cho anh pháp này, anh niệm đi, niệm mệt rồi thì anh nghỉ ngơi, nghỉ khỏe rồi thì anh niệm tiếp. Thật sự không hề có áp lực gì hết, anh ta đã làm theo như vậy. Lão hòa thượng nói, đến cuối cùng chắc chắn có lợi. Anh ta rất thật, anh ta cũng không hỏi có lợi ích gì, tóm lại hàng ngày chỉ niệm có 6 chữ ấy mà, niệm mệt thì nghỉ ngơi, nghỉ khỏe thì niệm tiếp, niệm 3 năm như vậy. Khi đó ở gần ngôi chùa cũ này có một bà lão, cũng là người niệm Phật, cũng là đệ tử quy y với pháp sư Đế Nhàn, lão pháp sư giao cho bà lo cho cuộc sống của anh thợ vá nồi này, lo cho anh ta ngày hai bữa, bữa sáng để anh ta tự lo, bữa trưa, bữa tối lo cho anh ta, để anh ta chuyên tâm niệm Phật. Anh ta thật tu, niệm ba năm trời, anh ta không ra ngoài, giống như người nhập thất vậy. Một hôm đi vào trong thành, thăm người thân, bạn bè, nhưng trên thực tế là anh ta đến từ giã, anh ta sắp vãng sanh, chính anh ta biết được, đến thăm người bạn cũ này. Đến tối trở về nói với bà lão nấu cơm, cám ơn bà, ngày mai bà đừng nấu cơm cho tôi nữa. Bà cụ nghe rồi cảm thấy kỳ lạ, sư phụ không cho mình nấu cơm, chắc hôm nay vào trong thành, bạn bè mời thầy ấy ăn rồi, và bà cũng không truy cứu nữa. Qua ngày thứ hai, gần trưa, bà lão vào trong chùa xem thử, xem sư phụ có nhà hay không. Vào trong chùa kêu không có ai trả lời, thấy sư phụ đứng ở trong điện Phật, nhìn kỹ thấy thầy chết rồi, bà lão quá sợ hãi, bà chưa bao giờ thấy ai đứng chết cả. Bà thông báo cho các bạn học Phật ở gần đó biết, mọi người xúm lại xem, đúng vậy, lập tức báo cho Đế Nhàn hòa thượng biết, sư phụ mất rồi, đứng mà vãng sanh. Vào thời đó đi bộ, không có phương tiện giao thông, đi về phải mất 3 ngày. Đế Nhàn hòa thượng đến thấy như vậy, tán thán nói rằng, anh không uổng phí việc xuất gia, các vị pháp sư giảng kinh, các vị phương trượng trụ trì ở danh sơn cũng không bằng anh. 3 năm, đứng mà vãng sanh, bạn xem, anh ta đứng 3 ngày, chờ Đế Nhàn pháp sư đến lo hậu sự cho anh ta.
Phương pháp này hay vô cùng! Anh ta thật sự được lợi ích, biết được giờ đi, không bị bệnh, đứng vãng sanh. Lão hòa thượng thường đưa ra câu chuyện này khuyến khích mọi người. Bạn xem không khó mà, thật sự tu, thật sự buông bỏ, anh ta không có gì hết. Cho nên câu chuyện hay như vậy đó, lão hòa thượng thường nói, tham thiền, học mật, ngài không thấy có sự thành tựu, nhưng mà niệm Phật vãng sanh, đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh, không bị bệnh, biết được giờ đi, đời ngài đã thấy được mấy chục người rồi. Điều này không phải giả đâu, cho nên thật sự là đốn trung chi đốn.
Ngoài ra ba kiểu niệm Phật kia đều không tiện lợi bằng trì danh niệm Phật. Quán tưởng, người thời nay tâm ý rối loạn, không quán được. Trong 16 quán, thứ nhất là quán mặt trời, mặt trời xuống núi, bóng xế lơ lửng, nhìn mặt trời đỏ rực xuống núi, mở mắt ra thấy hiện tượng này, nhắm mắt lại hiện tượng này còn trước mặt, gọi là quán thành. Bất luận là vào lúc nào, ở đâu, bóng xế lơ lửng đều ở trước mặt mới gọi là quán thành, không đơn giản đâu, niệm Phật vẫn tiện lợi hơn. Cho nên quán tưởng khó, quán tượng cũng khó. Đặt pho tượng Phật ở trước mặt, hàng ngày nhìn tượng, nhưng khi bạn không nhìn thì bị gián đoạn, công phu bị gián đoạn. Thật tướng quá khó, thật tướng là minh tâm kiến tánh, sau khi bạn niệm đến lý nhất tâm bất loạn, thì đó là thật tướng niệm Phật. Cho nên chư vị Tổ sư nói trì danh là đốn trung chi đốn, là lời nói chân thật đó.
Trên đây chư vị cổ đức bao hàm lời của ngài Thiện Đạo đại sư, phân bổn kinh này là đốn cực đốn tốc, là giáo pháp viên dung viên mãn. Như cuốn Chân Giải gọi bổn kinh này là chuyên trung chi chuyên, đốn trung chi đốn, chân trung chi chân, viên trung chi viên, tuyệt đối là pháp bất nhị, nhất thừa chân như chi đạo.
Những lời tán thán này đều là sự thật, đều là những lời chân thật, không có chút tơ hào nào nói quá. Thật sự như trong kinh Kim Cang nói, Như Lai là như ngữ giả, những điều ngài nói hoàn toàn là chân tướng sự thật, không hề nói quá một điều gì, chúng ta có thể thâm tín bất nghi, lòng tin và sự chuyên tâm giống như anh thợ vá nồi, thì chẳng có ai là không thành tựu. Anh thợ vá nồi có thể thành tựu được, nếu chúng ta không thành tựu thì sẽ không bằng anh ta, đó là một người nhà quê, ngày nay chúng ta nói người không có tri thức, không có trí huệ, không có văn hóa, nương vào sự chân thật mà thành công. Đúng là chân thật, nghe lời, thật tu, sáu chữ của Lưu Tố Vân, anh thợ vá nồi cũng 6 chữ mà thành công. Hết giờ rồi, hôm nay chúng ta học đến đây.
HẾT TẬP 45