TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA
Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư
Chuyển ngữ: Tử Hà
Biên tập: Bình Minh
Giảng ngày 18 tháng 05 năm 2010

 

TẬP 43

Các vị pháp sư, các vị đồng học, mời ngồi. Mời xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang thứ 45, dòng thứ 2.

Đây là đoạn cuối cùng của Sơ Bỉ Căn Khí.

Cái thử pháp môn xảo bỉ chư căn, như Yếu Giải vân, thượng thượng căn bất năng du kỳ khổn, hạ hạ căn diệc năng trăn kỳ vực, phàm thánh kỳ thu, lợi độn tất bỉ.

Đây là kết luận cuối cùng, tổng kết pháp môn này, thật sự là phương tiện cứu cánh của Như Lai. Cứu cánh ở đây cũng có nghĩa là viên mãn, không hề khiếm khuyết một tí nào, viên mãn không gì bằng, bất kỳ người có căn tánh như thế nào đều có thể thích hợp được. Tu học pháp môn này, đều có thể thành tựu, điều này thật không thể nghĩ bàn.

Trong cuốn Yếu Giải, Ngẫu Ích Đại sư nói, “thượng thượng căn bất năng du kỳ khổn”, hai câu này hay, nói rất hay. Khổn là gì? Ở đây khổn có nghĩa là phạm vi, bạn không thể siêu việt phạm vi của nó, phạm vi của nó quá lớn, biến pháp giới hư không giới. “Hạ hạ căn diệc năng trăn kỳ vực”, trăn là đạt đến, cũng có thể đạt đến cảnh giới của Đức Phật. Ngẫu Ích Đại sư chẳng phải là người bình thường, Ngài chú cuốn Yếu Giải này, tuy chỉ dùng thời gian có 9 ngày, phía sau có lời bạt, thời gian 9 ngày là viết xong. Ấn Quang Đại sư tán thán cuốn yếu giải này, nói rằng thật sự cổ Phật tái lai, để viết chú giải cho cuốn kinh Di Đà, thì cũng không thể hơn cuốn này được, lời tán thán này cũng tán thán đến đỉnh điểm.

Năm xưa tôi ở Singapore, có một lần pháp sư Diễn Bối đưa ra vấn đề này để hỏi tôi. Thầy ấy nói, lời Ấn Quang Đại sư tán thán cuốn Yếu Giải, có phải là hơi quá chăng? Đã hỏi tôi vấn đề như vậy. Tôi trả lời Thầy ấy rằng, tôi nói sự tán thán của Ngài Ấn Quang, không hề quá đáng chút nào, Ngài đã tán thán rất hợp lệ, đó là lời chân thật. Đời này chúng ta may mắn, còn gặp được thắng hội như thế, chỉ cần có thể tin được, chân tín, y giáo phụng hành, thì đời này cũng có thể trăn kỳ vực, nghĩa là chúng ta cũng có thể đạt đến Thật báo trang nghiêm độ của Di Đà Như Lai. Cho nên hai câu của Ngài Ngẫu Ích Đại sư tán thán kinh Di Đà, cũng giống như Ấn Quang đại sư tán thán Yếu Giải vậy, đều tán thán đến độ viên mãn, tán thán đến độ cứu cánh như thế. Chỉ cần có một chút xíu thiện căn, sau khi gặp được là có thể sanh tâm hoan hỷ rồi, phát nguyện y giáo phụng hành, cho nên pháp môn này thật sự là phàm thánh tề thu. Lợi là thượng căn, độn là hạ căn, lợi căn hay độn căn đều có phần cả.

Di Đà Sớ Sao vị thử pháp môn vi tận nhiếp lợi độn chư căn, tất giai độ thoát. Đây là lời dạy của Đại sư Liên Trì. Đây là Trung Hưng Tam đại sĩ của Tịnh độ tông, Đại sư Liên Trì là vị thứ nhất, kế đến là Ngẫu Ích đại sư, tiếp theo là  U Khê Đại sư, viết cuốn Viên Trung Sao. Cuối nhà Minh sang đầu nhà Thanh, Tịnh tông được phục hưng, có 3 vị Đại sư này.

Trong cuốn Sớ Sao có nói: “Tận nhiếp lợi độn chư căn”, là nói tất cả căn tánh, từ thượng thượng căn đến hạ hạ căn đều được độ thoát. Những lời này đều là nói về phương tiện cứu cánh.

“Binh vân”, Đại sư Liên Trì nói: “Chư dư pháp môn”, câu này muốn nói là tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn đều bao gồm trong lời nói này. Ngoài pháp môn Tịnh độ, thì gọi là chư dư pháp môn, “cao chi tắc hạ cơ tuyệt phân, ti chi tắc bất bỉ thượng căn”. Đức Thế Tôn khi còn tại thế, mỗi ngày đều giảng kinh thuyết pháp, Ngài nói rất hay, đều là những lời nói chân thật, không giả dối, nói pháp không nhất định. Người có trình độ cao thì nói pháp cao cho họ, người có trình độ thấp, thì nói cho họ pháp môn cần tu học trong cuộc sống hàng ngày. Vì người mà khác, vì thời mà khác, vì nơi chốn mà khác, vì sự việc mà khác, không có pháp nhất định. Cho nên chỉ cần thấy được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thì chắc chắn bạn được mãn nguyện, đó là điểm tuyệt vời của Đức Phật. Tất cả pháp Ngài nói ra, bất luận là cao thấp, sâu cạn, đều từ tự tánh lưu xuất ra. Đức Phật không bao giờ nói rằng, xem con người này, mình nên nói gì với họ, Đức Phật không có tâm niệm như vậy. Vừa tiếp xúc là hiểu rõ, là thông đạt rồi, bạn hỏi hay không hỏi Ngài cũng đều biết hết. Bạn đang nghĩ điều gì, bạn muốn cầu điều gì, bạn muốn được điều gì, Ngài hoàn toàn biết rõ, Đức Phật một đời hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức. Trong kinh Lăng Nghiêm nói: “Tùy chúng sanh tâm, ưng sở tri lượng”, tuyệt đối Đức Phật không đòi hỏi một người nào. Đức Phật thật sự làm đến chỗ tùy duyên bất biến, trong Hoàn Nguyên Quán nói là “tùy duyên diệu dụng”. Đức Phật trụ thế 80 năm, thị hiện cho chúng ta thấy tùy duyên diệu dụng, tuyệt hay! Diệu ở đây chính là hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức. Cho nên pháp môn cao, thì bậc căn cơ trung hạ không hiểu, giảng những điều thật là nông cạn, thì bậc thượng thượng căn không thích nghe. Giống như ngày nay bạn dạy học vậy, bạn đối mặt với học sinh lớp tiến sĩ, thì những học sinh bậc trung học và tiểu học không thích nghe, họ bỏ đi hết, bạn giảng quá sâu. Bạn giảng quá nông cạn, là bạn dạy những học sinh trường mầm non, học sinh đại học đứng bên cạnh cười rồi bỏ đi, họ cũng không nghe. Vì sao vậy? Vì không khế cơ. Cho nên Đức Phật nói kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, đây là kinh nhất thừa, cao! Bậc La Hán và Thanh Văn đều rút lui, họ nghe không hiểu.

Dưới đây đưa ra một ví dụ: “Thị dĩ Hoa Nghiêm như manh, huỳnh quang tăng kiết”, Đức Phật giảng kinh Hoa Nghiêm, bậc  A La hán nghe không hiểu, như mù như điếc, bậc A la hán chẳng phải là không có trí huệ, trí huệ rất ít, như huỳnh quang vậy, ánh sáng của con đom đóm vậy, dưới nền ánh sáng mạnh, thì ánh sáng này không lóe lên được, không hiển thị được, cho nên 5000 vị tỳ kheo rút lui.

“Duy chỉ nhất pháp, thượng hạ khiêm thu, khả vị vạn bệnh dũ ư a già thiên khí thành ư cự dã”. Hai câu này là ví dụ, trong tất cả các pháp môn, chỉ có pháp môn này là đặc biệt, căn cơ nào cũng đều có thể nhiếp thọ được. Bậc thượng thượng căn nghe pháp môn này nghe thấy rất ý vị, quyết định muốn cầu sanh Tịnh độ, muốn thân cận Phật Di Đà, như các vị Bồ tát đẳng giác, Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm, Thế Chí. Bậc hạ hạ căn như các ông các bà già không biết chữ, không được ăn học, nghe rồi cũng rất hoan hỷ, câu A Di Đà Phật không khó niệm, ai ai cũng biết niệm, chỉ cần chân thật niệm, thì chẳng có ai không được vãng sanh, sanh về thế giới Tây phương Cực lạc, thì bậc hạ hạ căn cũng có thể đạt đến cảnh giới đó. Thế giới Tây phương tuy có 4 độ, nhưng trong 4 độ này, không có giới hạn, không có chướng ngại, một sanh tất cả sanh, sanh về Phàm thánh đồng cư độ hạ hạ phẩm vãng sanh, đồng thời cũng sanh về Phương tiện độ, Thật báo độ. Vì sao vậy? Vì trong phương tiện độ, các vị Bồ tát đó đã thấy được, sống cùng người này, các vị Bồ tát đẳng giác trong Thật báo độ cũng sống chung với người này, cùng học trong một lớp, một là tất cả, tất cả là một, đó là điều không thể thấy được trong tất cả quốc độ của chư Phật ở mười phương.

Trong sự dạy học ngày xưa ở Trung Quốc có, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy học cũng có, trình độ của học sinh cao thấp không đều, nhưng học cùng một lớp. Trung Quốc ngày xưa, trường học tư thục, tuổi tác của học sinh không bằng nhau, từ 6,7 tuổi đến 18,19 tuổi, tuổi tác không bằng nhau, trình độ không giống nhau, nhưng cùng học chung một lớp. Chế độ trường học ngày nay đã chia ra rồi, chia ra tiểu học trung học, chia ra trung học đại học, lớp học cũng chia ra, không như ngày xưa, ngày xưa hoàn toàn không chia ra, cùng học chung trong một lớp. Thế giới Tây phương Cực lạc vẫn như vậy, không hề thay đổi, thế giới của chúng ta thay đổi, nhưng thế giới Cực lạc không thay đổi. Bạn nghĩ thử xem không thay đổi là cái lý gì vậy? Chẳng lẽ nơi đó không tiến bộ? Rốt cuộc sự thay đổi của chúng ta ngày nay là tiến bộ hay là thoái bộ? Phải nghiêm chỉnh tư duy, dùng tâm quan sát, vì sao thế giới đó vẫn không thay đổi?

Dưới đây hai câu ví dụ này của Đại sư rất hay: “Vạn bệnh dũ ư a già”. Ở Ấn độ ngày xưa có một loại thuốc, gọi là thuốc A già đà, thuốc này giống như vạn linh đơn mà người Trung Quốc nói, bệnh gì cũng có thể chữa được, không hề có tác dụng phụ, có thể chữa được vạn bệnh. “Thiên khí thành ư cự trị”, khí là đồ đựng, dã là lò luyện. Ở đây nói các loại đồ đựng không giống nhau, nhưng đều được đúc ra từ một cái lò. Lò lớn luyện gang, luyện gang, luyện kim, người Trung Quốc nói ngũ kim, đều phải trải qua lò luyện mới thành được đồ đựng, chúng ta mới có thể dùng được.

“Hựu”, lại nói, vẫn là lời nói trong Sớ Sao: “Đản trì Phật danh, tất sanh bỉ quốc, tắc hoặc cao hoặc hạ, hoặc phàm hoặc thánh, nãi chí hoặc tín hoặc nghi, hoặc tán hoặc hủy, tri hữu bỉ Phật, tiện thành thiện căn, đa kiếp đa sanh, cụ mông giải thoát”

Cao hạ ở đây là nói về căn tánh, hiện tiền chúng ta đây, bất luận là trình độ của bạn cao, hay trình độ của bạn thấp, hoặc bạn là Thánh nhân, bạn là A la hán, bạn là Bồ tát, hoặc bạn là phàm phu, phàm phu có thiên nhân phàm phu, súc sanh cũng là phàm phu, ngạ quỷ địa ngục cũng là phàm phu. Hoặc là bạn tin, hoặc là bạn hoài nghi, hoài nghi cũng có thể vãng sanh. Làm sao mà hoài nghi cũng có thể? Hoài nghi mà thật tu, chẳng phải là họ không tu, chân thật niệm, họ niệm với cái gì? Họ niệm với tâm hoài nghi, tôi niệm chết bỏ, xem có thể được vãng sanh hay không, không được vãng sanh thì thôi, còn được vãng sanh thì chẳng phải là tốt sao? Họ niệm Phật với tâm niệm như thế, sự siêng năng của họ tuyệt đối không kém gì người khác, cho nên họ đã thành công, sanh về thế giới Tây phương Cực lạc, biên địa nghi thành, khá lắm, cũng không thoái chuyển nữa. Biên địa nghi thành 500 năm thì họ sẽ giác ngộ, đoạn hết nghi hoặc, nghi hoặc đoạn rồi thì nhập phẩm, vậy người này ở phẩm vị nào? Cũng không nhất định, phải xem sự công phu của người đó. Cho nên thật sự thành tựu, tam bối cửu phẩm trong tứ độ đều ở trong một niệm. Sau khi đoạn hết nghi, nhất niệm của người đó, công phu của tâm niệm đó nếu như sâu, thì phẩm vị lập tức được nâng cao, được thăng tiến, nó không phải là từng cấp bậc từng cấp bậc, có thể một lần mà nâng phẩm vị lên rất cao, đó là mỗi con người chúng ta căn tánh không giống nhau. “Hoặc tán hoặc hủy”, bạn tán thán Phật A Di Đà, bạn hủy báng Phật A Di Đà, khi vô tri, khi không hiểu rõ bạn hủy báng, gặp được thiện hữu, giảng giải cho bạn, bạn hiểu rồi, bạn sẽ sám hối, bạn sẽ tán thán. Bất luận là hủy báng hay tán thán, bạn biết có Phật A Di Đà, thì trong thức A Lại Da của bạn sẽ có chủng tử Phật A Di Đà, đó chính là thiện căn. Đời này không thể thành tựu, lai sanh hậu thế, “đa kiếp đa sanh, cụ mông giải thoát”. Bạn có thiện căn này, sau này gặp được thiện duyên, chắc chắn bạn vãng sanh Tịnh độ. Cho nên trong pháp môn này thường nói rằng: “Nhất lịch nhĩ căn, vĩnh vi đạo chủng”, bạn thấy được hình tượng của Phật A Di Đà, biết được vị Phật này là Phật A Di Đà, nghe thấy âm thanh niệm Phật, nghe thấy lời đọc tụng kinh điển, đều hình thành chủng tử trong thức A Lại Da, chủng tử này, chư vị Tổ sư gọi là chủng tử kim cang, vĩnh viễn bất hoại. Đa kiếp đa sanh, kiếp nào đó bạn được thân người, lại gặp được pháp môn này, là có thể thành thục. Các bạn học theo pháp môn Tịnh tông cần nên biết, chúng ta gặp được pháp môn này, chắc chắn không phải chỉ kiếp này mới nghe thấy, trong kiếp quá khứ, nhiều đời nhiều kiếp, không biết đã gặp được bao nhiêu lần rồi, mới có được thiện căn ngày nay, vừa nghe thấy là hoan hỷ, vừa nghe thấy là có thể chấp nhận, điều này nói lên trong kiếp quá khứ, đối với pháp môn này bạn đã quen thuộc lắm rồi. Vì sao khi đó không được giải thoát? Chỉ có một nhân tố, là không buông bỏ tình chấp, đối với thế gian này vẫn còn nhớ, nặng nhất trong sự nhớ đó chính là tình chấp, bạn không buông bỏ nó được, bạn không buông được cái này. Giống như thầy Lý từng nói, bạn sẽ không thể tránh khỏi trường kiếp luân hồi, bạn ở trong luân hồi lục đạo, không dễ gì gặp được Phật pháp. Bạn nghĩ thử xem, nếu như kiếp sau bạn được thân người, toàn thế giới có hơn 60 ức người, bạn là một trong số đó, bạn sanh ở khu vực nào? Bạn có cơ hội gặp được Phật pháp hay không? Nghe được Phật pháp, nghe nói có vị Phật, nghe nói có Phật giáo, bạn biết được pháp môn Tịnh độ chẳng? Không dễ đâu, rất khó rất khó đấy! Còn khó hơn trúng số độc đắc nữa, cho nên đời này chúng ta thật sự đã trúng số độc đắc, nhất định bạn phải nắm bắt lấy, thật sự có thể nắm bắt được, thì đời này chắc chắn bạn thành tựu. Pháp môn này quảng đại, không cần chấp vào căn tánh gì, bạn nói tôi tu không giỏi. Tu không giỏi cũng có thể đi được, chỉ cần thật sự có thể buông bỏ vạn duyên, những chuyện tạp nhạp của thế gian này không còn vướng mắc nữa. Vướng mắc những việc này, nghĩa là nguồn gốc của lục đạo luân hồi bạn vẫn chưa đoạn, chuyện gì cũng phải buông bỏ, trong tâm chỉ có Tây phương Tịnh độ, chỉ có Phật A Di Đà, thì chắc chắn bạn được vãng sanh, chắc chắn một đời được thành tựu.

Cho nên cuối cùng tổng kết, tổng kết ở đây rất hay. “Chí ư đương thế, nhược vấn hà nhân chánh thị đương cơ”. Ở đây bạn muốn hỏi, người như thế nào là bậc đương cơ của pháp môn Tịnh độ? Bậc đương cơ của pháp môn này, ngày nay chúng ta giảng kinh Vô Lượng Thọ, đương cơ của kinh Vô Lượng Thọ, bất luận là nam nữ lớn nhỏ, bất luận là phú quí bần tiện, thượng trí hạ ngu, cửu tu sơ tập, sơ tập là sơ học, “túc căn lợi độn, thiện ác sai biệt”, không cần hỏi về những thứ đó. “Chỉ yếu ư thử pháp môn năng sanh thật tín”, then chốt của câu này ở chữ thật, chân thật, không hề có một chút hoài nghi nào, chân tín, “chân tín phát nguyện”, bạn phải chân tín thì mới thật sự muốn cầu sanh Cực lạc, thật sự muốn về thế giới Cực lạc. Thế giới Cực lạc ở đâu vậy? Ở trong Tịnh độ tam kinh. Tam kinh đều giới thiệu với chúng ta về thế giới Cực lạc, chúng ta nên suy nghĩ  thế nào về Tam kinh này, trong Tam kinh nói về quê hương của chúng ta. Phật A Di Đà giống như cha mẹ của chúng ta, chư thượng thiện nhân và Bồ tát đẳng giác vô lượng vô biên, giống như anh em huynh đệ của chúng ta vậy. Bản thân chúng ta không biết, bỏ nhà ra đi, chịu nhiều sự đau khổ như thế, bây giờ biết được ở nhà hay, nên gấp rút quay về, đừng chịu những sự khốn khổ đó nữa, oan uổng, không đáng!

“Tùng nguyện khởi hạnh”, hành cách nào đây? Hai câu dưới đây, “phát Bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”. Bồ đề tâm là tâm giác ngộ, không còn mê hoặc nữa, nhất tâm nhất ý cầu sanh Tịnh độ, tâm ở đây chính là đại Bồ đề tâm. Một phương hướng là Tây phương, một mục tiêu là thế giới Cực lạc. Một lòng một dạ muốn thân cận Đức Phật A Di Đà, người như thế đúng là đương cơ. Chúng ta suy nghĩ thử xem, chúng ta có muốn làm người như vậy hay không? Nói cho quí vị biết, làm người như thế không khó đâu. Việc khó ở thế gian này là cầu người khó, lên trời khó, cầu người khó, chuyện này là cầu chính mình, không cầu người khác. Bản thân mình thật sự hiểu rõ ràng minh bạch, thì vấn đề được giải quyết thôi. Cho nên vãng sanh về thế giới Cực lạc, việc cần thiết nhất là gì? Nghe kinh, việc này không giả dối chút nào. Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, 49 năm giảng kinh thuyết pháp, chẳng ở không một ngày nào. Đó là gì? Đó chính là từ bi tế thế, phổ độ chúng sanh. Hóa giải tai nạn của chính bạn, bần cùng, khốn khổ, tật bệnh của bạn, những việc bất hạnh xảy ra trong gia đình bạn, kinh điển sẽ dạy bạn. Ngày nay xã hội hỗn loạn, ngày nay tai biến khác thường, nếu bạn thật sự nghe kinh thì bạn có thể hóa giải được. Đức Phật đối với tất cả chúng sanh, có tâm từ bi vô tận, trí huệ vô tận đều nằm trong kinh điển. Bạn không nghe kinh bạn sẽ không hiểu được, bạn không nghe kinh bạn sẽ không buông bỏ. Nếu bạn hiểu rõ ràng minh bạch Phật pháp trong kinh điển, chẳng cần khuyên mà tự nhiên bạn buông bỏ, không còn lưu luyến nữa, bởi vì bạn hiểu rõ, bạn giác ngộ rồi, bạn không chịu buông bỏ những thứ đó đều là rác rưởi, những thứ đó đều là sai lầm. Bạn buông bỏ rồi, thì bạn sẽ quay trở lại Chân Thành, Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Từ Bi, bạn sẽ quay về, đó là điều tự tánh vốn sẵn có, trí huệ của bạn hiện tiền, bạn mới thật sự có năng lực giúp cho tất cả những chúng sanh khổ nạn. Có thể giúp cho người khác, thì đương nhiên là có thể giúp cho chính mình, giúp cho chính mình trong đời này viên thành Phật đạo. Chúng ta không cần phải kéo dài thời gian như thế, hôm nay quả nhiên hiểu rõ ràng minh bạch, thì bây giờ đây chúng ta đã đồng tâm với Phật A Di Đà rồi. Phật A Di Đà là tâm gì? Là tâm Chân thành, tâm Thanh tịnh, tâm Bình đẳng, tâm Chánh giác, tâm Từ bi, đây là tâm của Phật A Di Đà, ta tương đồng với Ngài, đồng một nguyện vọng với Phật A Di Đà, “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”. Cụ thể của nguyện vọng này, chính là 48 đại nguyện mà bộ kinh này nói, trong phẩm thứ 6 nói, đồng nguyện với Phật A Di Đà, đồng giải với Phật A Di Đà, bộ kinh này thật sự hiểu rõ ràng minh bạch. Nhất hướng chuyên niệm, là đồng hạnh với Phật A Di Đà. Bạn xem bạn có 4 cái đồng với Phật A Di Đà, đồng tâm, đồng nguyện, đồng giải, đồng hạnh. Đây chính là hoàn toàn tương ưng, hoàn toàn tương ưng, nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật, bạn không vãng sanh thì ai vãng sanh chứ! Tứ độ tam bối cửu phẩm, xem tâm lượng của bạn, nếu bạn còn vì mình, vì chúng sanh trên địa cầu này, bạn sanh về Phàm thánh đồng cư độ, nhỏ mà! Nếu như bây giờ tâm lượng của bạn mở ra, niệm niệm của tôi đều vì tất cả chúng sanh trong biến pháp giới hư không giới, tôi không phải vì hệ ngân hà, tôi không phải vì hệ thái dương, tôi tuyệt đối chẳng phải chỉ vì quả địa cầu này, bạn về thế giới Tây phương Cực lạc, chắc chắn sanh về Thật báo trang nghiêm độ, tâm lượng lớn như thế. Tâm lượng nhỏ, chỉ có quả địa cầu, ngoài địa cầu ra vẫn chưa nghĩ tới, đó là Phàm thánh đồng cư độ. Cho nên tam bối cửu phẩm, là xem tâm lượng của bạn, chứ không xem cái khác. Người thế gian chúng ta nói, yêu người, yêu mình, yêu cha mẹ, yêu con cái, yêu thân bằng quyến thuộc, từ từ rộng ra đến bên ngoài. Những vị Bồ tát thật sự giác ngộ, tình thương của các Ngài là sát độ vi trần trong hư không pháp giới, tình thương đó có đầy trong tự tánh, cho nên sức mạnh của các Ngài rất lớn. Tâm niệm đó có thể chuyển cảnh giới, cảnh tùy tâm chuyển đã hiện ra rất rõ, trên thân của mình bạn có thể thấy được, nó không bị bệnh. Vì sao vậy? Tất cả những tế bào mang bệnh đều phục hồi trở lại bình thường. Các vị nên biết rằng, Chân Thành, Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Từ Bi, những thứ đó là bình thường, là trong tự tánh của bạn vốn sẵn có. Tham sân si mạn nghi, tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, không có trong tự tánh, trong tự tánh không có, chúng ta chấp trước, chấp trước là có, nó sẽ sanh ra phiền phức, khiến cho tế bào trên cơ thể bạn, mang mầm mống bệnh tật, mang mầm bệnh độc, bị bên ngoài truyền nhiễm thì sẽ đổ bệnh. Nếu như bạn thay đổi tâm trạng của mình, thường xuyên niệm trong tự tánh và tánh đức hoàn toàn tương ưng, Chân Thành, Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Chánh Giác, Từ Bi, niệm những thứ này, bạn niệm những thứ này chính là phát Bồ đề tâm, những tế bào mang mầm bệnh hoàn toàn phục hồi lại bình thường. Thật sự bình thường, hoàn toàn giống như chư Phật Bồ tát không khác, thân tâm của bạn mạnh khỏe, người xưa thường nói già mà không suy. Bạn sống đến 100, 200 tuổi, tình trạng cơ thể của bạn giống như người trẻ vậy, không suy. Tâm  làm chủ, chứ chẳng phải cái khác làm chủ đâu. Rộng ra hơn nữa, ngày nay chúng ta nói sơn hà đại địa, nói về tai hại tự nhiên, nguyên nhân từ đâu? Vẫn là tâm của chúng ta. Vì sao vậy? Vì cảnh tùy tâm chuyển, bậc cổ nhân Trung Quốc thường nói, hai câu này đã truyền ngàn vạn năm, ngày nay người giảng hình như ít hơn. Khi tôi còn trẻ, khoảng 2, 3 mươi tuổi, câu này trong xã hội có rất nhiều người nói, thường nghe thấy, “phước nhân cư phước địa, phước địa phước nhân cư”. Con người chỉ cần tu phước, bạn sống ở chỗ này, nơi đây không có phước báo, gọi là phong thủy, chẳng phải là nơi phong thủy tốt, bạn là người có phước ở đó ba năm, thì phong thủy ở nơi đó sẽ chuyển biến, tự nhiên biến thành nơi phong thủy tốt. Vì sao vậy? Vì người có phước, có phước có huệ, cảnh tùy tâm chuyển, đó là sự thật. Con người nếu không có phước, khởi tâm động niệm tự tư tự lợi, thị phi nhân ngã, tham sân si mạn, làm trái lại với luân lý đạo đức, người này không có phước. Dù nơi đó có phong thủy tốt chăng nữa, rơi vào tay người này 3 năm, thì nơi này cũng hóa thành xấu, có nhiều thứ gọi là tai hại tự nhiên sẽ phát sanh, những lời này là của người xưa truyền lại. Trải qua sự khảo nghiệm ngàn vạn năm, chứng minh cho thấy lời nói này không sai, đó là sự thật. Trong truyền thống văn hóa của Trung Quốc, ở trong Phật pháp Đại thừa, không có gì chẳng là, “hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ”, tuyệt đối không hướng ra ngoài cầu. Có vấn đề, cá nhân mình có vấn đề, bị tật bệnh, gia đình gặp khó khăn, sự nghiệp gặp phải trắc trở, môi trường chúng ta sinh sống gặp phải khó khăn. Phải làm sao đây? Phản tỉnh, chắc chắn có lỗi lầm, chắc chắn có nghiệp lực bất thiện, nghiệp lực bất thiện chiêu cảm ra thiên tai. Cổ thánh tiên hiền dạy chúng ta, sám trừ nghiệp chướng, nghiệp chướng sám trừ rồi, thì chúng ta sẽ thông đạt vô ngại, thông suốt không ngại. Thông với ai vậy? Trong tôn giáo của Tây phương nói, thông với chủ tạo vật, trong Phật pháp nói chúng ta thông với tự tánh. Trong nhân gian ngày xưa của Trung Quốc nói, thông với lão Tổ tông, thông với quỷ thần, vấn đề được hóa giải. Trong bổn kinh này nói thật sự chỉ có 8 chữ: “Phát Bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”, vấn đề được giải quyết. Khi tôi giảng kinh, tôi nhớ tôi đã nói qua rất nhiều lần, các nhà khoa học nói cho chúng ta biết, tổ chức thân người này của chúng ta do tế bào hợp thành, những tế bào này hàng ngày đều thay cũ đổi mới, tế bào già tiêu mất, tế bào mới sanh ra, 7 năm là 1 chu kỳ, hàng ngày đều thay đổi, giống như cơ khí đổi linh kiện vậy. Đã 7 năm đổi một lần, đổi hết toàn bộ, thì sao không đổi cái mới? Vì sao không đổi cái tốt? Con người khi về già rồi, tế bào không còn tốt nữa, có nghĩa là nó không đổi linh kiện tốt, nó đổi linh kiện bình thường, nó đổi linh kiện xấu, cho nên cơ thể càng ngày càng xấu. Tổng chỉ huy cho việc đổi linh kiện này rốt cuộc là ai vậy? Là ý niệm, tâm niệm của bạn. Bạn xem con người đến 6,7 chục tuổi, già rồi, hàng ngày đều nhắc đến già, cho nên những tế bào thay đổi đó, tế bào mới hoàn toàn là tế bào già, tất cả trong đó đều mang theo mầm mống bệnh, già rồi thì phải sanh bệnh thôi, đều do ý niệm của bạn đổi lại đó. Bạn nghĩ thử xem, bạn có thể tìm được một người 7,8 chục tuổi, ngày nào người đó cũng nghĩ mình mới khoảng 18, 20 tuổi, họ có suy nghĩ như vậy không? Không có. Nếu thật sự họ suy nghĩ như vậy, tôi tin rằng những tế bào họ đổi lại đều khoảng 10 tuổi, 20 tuổi thôi. Vì sao vậy? Vì sự sanh diệt của tất các tế bào, đều nằm trong sự chỉ đạo của ý niệm, nguyên nhân là ở chỗ này. Có người bị lão hóa chậm một chút, có người bị lão hóa nhanh một chút, nguyên nhân gì vậy? Đều do ý niệm.

Ngày xưa tôi ở Đài Loan, có rất nhiều bạn, mọi người đều có việc làm, bận rộn với công việc, thường quên mất tuổi tác của mình, công việc rất bận rộn, hàng ngày nghĩ đến công việc. Đến năm mươi mấy tuổi thì nghỉ hưu, 60 tuổi nghỉ hưu, nghỉ hưu rồi thì không có việc làm, vào lúc này nghĩ đến điều gì? Tôi già rồi, xã hội thay cũ đổi mới, thời của mình phải rút lui, để cho lớp trẻ nó lên, họ nghĩ tới già. Hai năm không gặp, khi chúng tôi gặp lại, tôi thấy mà giật mình, làm như họ già đi mười mấy hai chục tuổi vậy. Nguyên nhân gì vậy? Tâm ý! Cho nên các bạn tôi gặp lại tôi họ rất ngưỡng mộ tôi. Lúc đầu khi tôi học Phật, họ đều cười tôi, đều không đồng ý. Vì sao một người thông minh như vậy lại hồ đồ, lại mê tín như thế? Đã bị kích chuyện gì? Bị sốc chuyện gì? Vì sao lại đi vào con đường này? Nhưng mà sau khi nghỉ hưu họ lại tán thán rằng, thầy đi đúng đường rồi! Thấy tôi lão hóa không nhiều. Nguyên nhân gì vậy? Tôi không nghĩ đến già, tôi cũng không nghĩ đến bệnh, ngày nào tôi cũng nghĩ đến những điều trong kinh điển dạy, tôi muốn nói với quí vị rằng, ngày nào tôi cũng nghĩ đến những thứ này. Kinh giáo vĩnh viễn không già, vĩnh viễn không suy, vĩnh viễn không thay đổi. Tôi xin thưa với quí vị chính là cái lý như vậy đó. Quả nhiên sau khi khế nhập, bây giờ tôi có cảm giác, tôi cảm thấy cơ thể của tôi năm nay, so với năm ngoái, năm trước đều rất tốt, mỗi năm một tốt hơn, động tác không bị suy, tôi lễ Phật vẫn sát đất không cần dùng tấm đệm. Không nghĩ đến mà! Nghĩ đến già, nghĩ đến suy, nghĩ đến phải có người hầu hạ, thế thì phiền lắm, tôi không nghĩ đến những điều này. Có một số cư sĩ bên tôi rất quan tâm đến tôi, nói rằng tôi lớn tuổi rồi, nên tìm một người thị giả. Tôi nói không cần, tôi còn lo cho bản thân mình được. Lý Bỉnh Nam lão cư sĩ 95 tuổi, mới đồng ý để mọi người tìm hai người đến lo cho ông ấy, trước 95 tuổi, tự mình lo cho mình, không suy. Có năng lực lo cho chính mình, nói lên rằng cơ thể của bạn không tồi, đâu cần phải người khác lo cho? Lớn tuổi rồi thì thật sự cử động nên cẩn thận một chút, cử động chậm một chút, không đến nỗi xảy ra chuyện ngoài ý muốn, cẩn thận, động tác, ngôn ngữ đều chậm một chút, càng chậm càng tốt. Những tập khí bồng bột thật sự đoạn hết, người trẻ, đặc biệt là xã hội ngày nay, thường có những tâm trạng bồng bột, tuy trình độ không đều, nhưng đều có, hiện tượng phổ biến. Bản thân chúng ta nghĩ xem cũng có những tập khí này, nhất định trong cuộc sống hàng ngày phải lưu ý, học điềm đạm. Bạn xem Tăng Quốc Phan tiên sinh, ông ta đối với con cháu trong nhà, Thư nhà, Gia huấn của ông ấy rất đáng đọc. Gia giáo của ông ấy, từ nhỏ con em đã phải học cách điềm đạm, không được có một chút tập khí bồng bột nào, đó chính là gia giáo. Ngày nay cách suy nghĩ đều cạn cợt, không giống như người xưa. Cho nên bất luận trong cuộc sống, hay trong công việc, tất cả mọi môi trường đều đang thay đổi, khiến cho chúng ta cảm nhận rõ ràng sự cảnh tùy tâm chuyển, đây là lời chân thật, không giả dối.

Chương này chúng ta học đến đây là xong, tiếp tục coi chương kế, chương thứ 6, “tạng giáo sở nhiếp”. Thế nào là Tạng giáo? Đoạn đầu giải thích cho chúng ta thấy: “Phàm thể cứu kinh điển, nghi tiên tri thử kinh thuộc ư hà tạng, thuyết tại hà thời, phán thuộc hà giáo, ư thử liễu tri, tắc hữu trợ ư lý giải toàn kinh”, chúng ta học đến đoạn này.

Ở đây nói lên chương này rất cần thiết, cần nên nói. Thể là thể hội, cứu là nghiên cứu, ở trong Phật pháp gọi là tham cứu. Tham cứu và nghiên cứu có chỗ nào không giống nhau? Người thế gian nói nghiên cứu, ở trong nghiên cứu có tâm ý thức, cũng có nghĩa là gì? Là có phân biệt chấp trước. Còn tham cứu? Tham cứu thì không thể dùng phân biệt chấp trước. Ly vọng tưởng phân biệt chấp trước gọi là tham. Trong đó xem tạp vọng tưởng phân biệt chấp trước thì gọi là nghiên cứu, cho nên nghiên cứu là pháp thế gian, tham cứu là pháp xuất thế gian, hoặc giả nghiên cứu là thế pháp, tham cứu là xuất thế pháp, không giống nhau ở chỗ này.

Tham cứu cách nào đây? Bạn xem nhiều, nghe nhiều, bạn không có phân biệt, bạn không có chấp trước, bạn không có ý kiến, bạn không có phê bình, chúng ta dùng cách nói thông thường gọi là thuần khách quan. Bạn có phân biệt chấp trước, bạn có ý kiến phê bình, là bạn có quan niệm chủ quan ở trong đó. Quan niệm chủ quan là gì? Là kiến thủ kiến và giới thủ kiến trong năm loại kiến hoặc, bạn xem tạp những thứ này ở trong đó nên gọi là thế gian pháp. Cho nên chúng ta phải học thấy rõ ràng, nghe minh bạch, không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, không còn phê bình nữa, không biểu thị ý kiến, không có ý kiến, không có ý kiến, không phê bình, bạn mới có thể thấy rõ chân tướng sự thật, đó là trí huệ đấy. Nếu như xen tạp phân biệt chấp trước trong đó, thì kiến văn giác tri của bạn, những điều bạn thấy là tri thức chứ không phải là trí huệ. Tri thức và trí huệ hoàn toàn không giống nhau, trí huệ rất vi diệu. Cho nên người thời nay cầu trí huệ không dễ dàng đâu, vì ý kiến của họ quá nhiều, họ thích phê bình, thích phát biểu ý kiến của mình, toàn là tri thức. Người thật sự có trí huệ, người có tu dưỡng, họ thấy mà không mở lời, bạn không thỉnh giáo với họ họ sẽ không nói đâu. Bạn thỉnh giáo với họ, họ ứng cơ thuyết pháp, xem trình độ của bạn là gì, bạn có thể tiếp nhận được bao nhiêu? Học tập ngay trong cuộc sống hàng ngày, chứ không rời cuộc sống đâu, rời cuộc sống hàng ngày thì học ở đâu chứ? 53 tham của Thiện Tài đồng từ là gì? Nghĩa là từ sáng thức dạy cho đến tối đi ngủ, tất cả con người và sự vật sự việc mà bạn tiếp xúc trong một ngày, chính là 53 tham, bạn thấy nam nữ già trẻ, các hãng các nghiệp, Thiện Tài đồng tử thật sự là tham, bạn đọc cho kỹ 53 tham này, Ngài đã dùng tâm xem, nghe, và học, không có ý kiến. Sợ nhất là phê bình, Thiện Tài đồng tử chưa bao giờ phê bình, Ngài toàn là tán thán, là cảm ơn, điều này cần nên học. Tán thán là nhìn thấy được chân lý, cảm ơn là cảnh giới đưa mình đi lên. Kiết Tường Vân tỳ kheo là tượng trưng cho Bồ tát Sơ trụ, Bồ tát Phổ Hiền tượng trưng cho sự viên mãn, một đời từ Sơ trụ đạt đến cứu cánh viên mãn, 52 giai cấp. Đây là biểu pháp, pháp ở trong công việc, trong cách đối nhân xử thế, ở trong cuộc sống hàng ngày. 53 tham là sống chứ không phải là chết, là cuộc sống thực tế. Làm thế nào để ứng dụng Hoa Nghiêm trong cuộc sống hàng ngày? Thiện Tài đã biểu diễn ra.

Ở đây nói bộ kinh này thuộc về tạng nào, đây là phân loại. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói vào khi nào, phán thuộc về dạy học, dạy học giống như chương trình dạy học của chúng ta ngày nay vậy, nên đặt nó ở trung học hoặc là đại học, nên để vào năm thứ mấy, khi nào thì dạy, nó là giáo dục. Bạn hiểu rõ như thế, nó giúp cho việc lý giải toàn bộ kinh.

Phu nhất đại thánh giáo chi phán phân, chư gia hữu dị, toát yếu ngôn chi viết, tam tạng, nhị tạng, ngũ thời, nhị giáo dữ tứ giáo, ngũ giáo.

Đây là bậc Cổ đức chia ra, Tạng có tam tạng, nhị tạng, nó thuộc về tạng nào? Đã thuyết vào lúc nào? Có vị Tổ sư nói là ngũ thời, điều này mọi người đều chấp nhận. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni một đời giảng kinh thuyết pháp, được chia làm 5 giai đoạn. Khi ngài khai ngộ, ở trong định 21 ngày, 21 ngày ở trong định giảng kinh Hoa Nghiêm, người thế gian không biết được, Tiểu thừa A La hán cũng không biết được, cho nên hàng Tiểu thừa không chấp nhận sự việc này. Bồ tát Đại thừa thì biết, người tham dự pháp hội này là 41 vị Pháp thân đại sĩ, họ không phải là Pháp thân Bồ tát, nên họ không có năng lực để tham dự pháp hội này, vì đây là vào trong định của Như Lai để nghe pháp. Đại thừa thì coi đây là một thời, thời thứ nhất, Tiểu thừa thì không tính như vậy. Sau khi đức Thế Tôn xuất định, ở trong vườn Lộc Uyển dạy 5 vị tỳ kheo, hàng Tiểu thừa thì tính từ đây, đây là thời A Hàm, 12 năm giảng A Hàm, đặt ra nền tảng tu học cơ bản. 12 năm này là nền tảng giáo dục, dạy bạn làm người, dạy bạn sanh lên cõi trời, dạy bạn siêu việt lục đạo luân hồi, đến đây là chấm dứt. Sau 12 năm này, đức Phật giảng Phương Đẳng, điều này phía sau có đề cập đến. Phán thuộc hà giáo, cổ nhân nói có nhị giáo, có tứ giáo, có ngũ giáo.

“Phàm thích kinh giả, tu tiên phán minh”, học tập kinh giáo, vì đại chúng giảng giải kinh điển, nhất định phải hiểu điều này, không hiểu những điều này, chính bản thân mình còn chưa hiểu rõ ràng, thì làm sao bạn có thể giảng giải kinh điển một cách rõ ràng được.

Ngày xưa học Thiên Thai, Thiên Thai tứ giáo, Tạng Thông Biệt Viên. Học Hoa Nghiêm, Hoa Nghiêm lấy Hiền Thủ đại sư làm tượng trưng. Hoa Nghiêm cũng gọi là tông Hiền Thủ, Hiền Thủ giảng ngũ giáo, Tiểu Thỉ Chung Đốn Viên, những điều này bạn không hiểu rõ ràng, thì bạn không thể giảng giải được. Người thời nay học kinh giáo không giảng những thứ này, tứ giáo nghĩa, ngũ giáo nghĩa đều không nói đến, đều không lý giải được. Ở vào thời đại ngày nay, chúng ta phải đi theo thời đại, giảng tứ giáo, giảng ngũ giáo sẽ khiến cho người ta hồ đồ. Người thời nay rất quí trọng thời gian, tranh nhau từng giây từng phút, bạn giảng những điều này người ta không thích. Tôi muốn đến để nghe kinh, thầy giảng những thứ này tôi nghe không hiểu, nên họ không đến nữa, đó là căn tánh không tương đồng. Thời, địa, người đều không giống, bắt buộc chúng ta phải tùy thuận, nhưng bản thân mình chẳng thể không hiểu. Nếu bạn gặp phải một người thật sự trong nghề, hỏi bạn mà bạn không biết thì tiêu rồi, lập tức người ta sẽ nhìn bạn bằng ánh mắt khác ngay, cho nên bản thân phải hiểu. Ngày nay giảng kinh, thông thường chúng tôi ở trong giảng đường, cũng không giảng về tứ giáo, ngũ giáo. Chúng tôi lấy tứ giáo, ngũ giáo quy nạp lại, quy nạp lại thành ba đoạn.

Thứ nhất là nhân duyên giảng kinh, vì sao tôi giảng bộ kinh này, nhân duyên giảng kinh.

Thứ hai là tông chỉ của bộ kinh này, cũng gọi là tông thú. Học bộ kinh này điểm quan trọng là chỗ nào minh tông luận dụng.

Thứ ba là giảng đề kinh, cho nên đơn giản hóa rồi. Một giờ đồng hồ là có thể giảng rõ ràng về ba điều này, tiết thứ hai là giảng đến kinh văn rồi. Bạn xem chúng ta ở đây, khái yếu này, khái yếu chính là huyền nghĩa. Chúng tôi giảng chắc khoảng 6,7 mươi tiếng đồng hồ mà vẫn chưa giảng đến kinh văn, họ nghe kinh: Tôi đến để nghe thầy giảng kinh, chứ không nghe thầy nói càn, thời gian dài như thế mà vẫn chưa thấy được kinh văn, người ta sợ bỏ chạy hết. Cũng may đối diện với chúng tôi ngày nay đều là các đồng tu cũ, nhất là bộ kinh này ngày xưa chúng tôi đã giảng qua 10 lần, đây là lần thứ 11, lần này chúng tôi không phải giảng kinh, chúng tôi giảng cuốn chú giải của Hoàng Niệm Tổ lão cư sĩ. Ngài dùng “thập môn khai khải” của Hoa Nghiêm, thập môn này môn nào chúng ta cũng học. Học đoạn này và kết cấu của kinh Hoa Nghiêm giống nhau, Ngài hoàn toàn sử dụng kết cấu của kinh Hoa Nghiêm.

“Kim bổn kinh tam tạng trung thuộc kinh tạng”, tam tạng là kinh tạng, luật tạng, luận tạng, nó thuộc về kinh tạng trong nhị tạng. Nhị tạng là Bồ Tát tạng và Thanh Văn tạng, nó thuộc về Bồ tát tạng. Trong ngũ thời, nó thuộc về thời Phương Đẳng. Phương Đẳng là thời thứ 3. Thứ nhất là thời Hoa Nghiêm, thứ hai là thời A Hàm, thứ ba là thời Phương Đẳng. Đức Phật ở thời Phương Đẳng giảng bộ kinh này, nghĩa là Hoa Nghiêm 21 ngày, A Hàm 12 năm Phương Đẳng tám năm. Cũng có nghĩa là, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, giảng kinh thuyết pháp là 12 năm về sau, trước 12 năm, trong đó giảng bộ kinh này, thuộc về thời Phương Đẳng, đây là Đại thừa, sự khởi đầu của Đại thừa.

Ở trong nhị giáo, nhị giáo là tiệm giáo và đốn giáo. Tiệm là từ từ từng bước từng bước, y theo thứ tự mà học tập, đốn giáo là siêu việt, kinh này thuộc về đốn giáo.

Tứ giáo là tông Thiên Thai nói, ngũ giáo là tông Hiền Thủ nói. Viên giáo trong tứ giáo, tạng, thông, biệt, viên. Trong ngũ giáo tiểu, thỉ, chung, đốn, viên. Tứ giáo, ngũ giáo đều thuộc về Viên giáo, cho nên là Viên giáo đại thừa. Ở đây đề cập đến cương mục một chút trước, sau đó giảng kỹ thế nào gọi là tam tạng, chúng ta coi đoạn dưới đây : “Giáp, Tam Tạng”

Tạng giả, Đại Thừa Nghĩa Chương vân, bao hàm uẩn tích danh tạng, ở đây giải thích ý nghĩa của chữ này. Bao là bao gồm, hàm dung, uẩn tạng, kiết tích, có những ý nghĩa này ở trong đó thì gọi là tạng. Tạng được chia làm 3 loại: Một là kinh tạng, tiếng Phạm là Tu Đa La, ở đây dịch là khế kinh. Kinh ở đây thêm vào một chữ “khế”, bắt buộc phải có đầy đủ hai điều kiện: Trên khế với lý mà chư Phật đã nói, dưới khế với căn cơ chúng sanh được độ. Nghĩa là bên trên lý mà chư Phật đã nói, là tánh, chính là tự tánh, chắc chắn nó tương ưng với tánh đức, gọi là khế lý. Người thời nay nói là chân lý, trong đây nói là chân lý. Chân lý siêu việt thời gian và không gian, chân lý là vĩnh hằng bất biến, ngoài ra nhất định phải thích hợp với đại chúng xã hội ngày nay, có năng lực học tập, nếu như không có năng lực học tập, thì bộ kinh này không gọi là khế cơ. Cho nên trong kinh tạng có rất nhiều loại kinh, có sâu, có cạn, có kinh thích hợp với trình độ cao, có kinh thích hợp với bậc sơ học, nhưng bộ kinh này tất cả đều thích hợp hết. Người học lâu, bậc lão tu, được, rất thích hợp với họ, hàng sơ học cũng được. Trước đây có nói, ba loại căn tánh thượng trung hạ đều thích hợp hết.

Thứ hai là luật tạng, Luật tạng tiếng Phạn là Tỳ Nại Da, ở đây gọi là điều phục. Luật tạng là giới luật, điều quan trọng của giới luật chính là quy luật, nhất định cần nên học tập. Những quy luật này đều tương ưng với tự tánh, có thể điều phục được tập khí phiền não của chúng ta, khiến cho tập khí phiền não điều phục được, thì bạn mới có thể tiếp nhận được lời dạy của thánh hiền. Sau khi học tập lời dạy của thánh hiền, bạn giác ngộ rồi, sau khi giác ngộ thì tập khí phiền não của bạn được hóa giải. Cho nên giới luật là công phu sơ bộ, sau đó có định, có huệ. Định huệ có thể hóa giải tập khí phiền não của bạn, hóa giải thành trí huệ. Mê thì trí huệ biến thành phiền não, ngộ thì phiền não biến thành trí huệ.

Thứ ba là luận tạng, luận là thảo luận, tiếng Phạn là A Tỳ Đạt Ma, ở đây gọi là Đối trị, điều này rất giống nghiên cứu thảo luận mà người thời nay nói, nghiên cứu thảo luận là trí huệ, cho nên luận tạng là trí huệ. Đối trị điều gì? Đối trị sanh tử, đối trị phiền não, đối trị nhiễm ô, phục hồi lại thanh tịnh bình đẳng giác.

Bổn kinh trong tam tạng kinh luật luận, thuộc về kinh tạng. Ở đây quí vị nên biết rằng, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế giảng kinh thuyết pháp, không phân biệt tỉ mỉ như vậy đâu, đó là do sau này chư vị Tổ sư phân ra thôi. Chúng ta quan sát thật kỹ thì bạn sẽ hiểu được, trong mỗi bộ kinh đều có kinh luật luận. Bạn xem trong bộ kinh này, những điều trong phẩm thứ 8 dạy chúng ta: “Thiện hộ khẩu nghiệp, bất kỵ tha quá, thiện hộ thân nghiệp, bất thất luật nghi, thiện hộ ý nghiệp, thanh tịnh vô nhiễm”, đó là giới luật đấy, dạy như thế có rất nhiều. Cho nên trong mỗi bộ kinh, đều có kinh, đều có luật, đều có luận, những điều đức Thế Tôn và đệ tử thảo luận đều có hết. Rốt cuộc phải phân cách nào đây? Coi phân lượng nhiều ít, xem bộ kinh đó giảng về cái gì nhiều nhất. Kinh giảng về định học, luật giảng về giới học, luận giảng về huệ học, giảng về giới định huệ, dùng cái đó để phân. Bộ kinh này giảng về định nhiều, định là niệm Phật tam muội, giảng về điều này nhiều, cho nên quy về kinh tạng. Nếu như giảng nhiều về phương diện giới luật, thì quy về luật tạng. Thảo luận, giảng về huệ nhiều, thì quy về luận tạng. Kinh luật luận được phân ra như vậy, không có cách nào nghiêm khắc phân ra, bởi vì mỗi lần Đức Phật giảng Ngài đều nói đến.

Đoạn dưới đây nói về nhị tạng. Nhị tạng, Trí Độ Luận, cũng gọi là Đại Trí Độ Luận nói rằng: “Tuy cụ cầu nhất giải thoát môn, nhi hữu tự lợi lợi nhân chi dị, cố hữu đại tiểu chúng sai biệt, vi thị nhị chủng nhân, cố Phật khẩu sở thuyết, dĩ văn tự ngữ ngôn phân vi nhị chủng, tức Thanh Văn tạng dữ Bồ tát tạng dã, Thánh giáo tuy chúng bất xuất thử nhị”.

Đây là đại phân, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế giảng kinh thuyết pháp, đại phân thì có hai bộ phận, một là Tiểu thừa, một là Đại thừa. Tiểu thừa là Thanh Văn tạng, giống như bậc tiểu học. Đại thừa là Bồ tát tạng, giống như bậc đại học. Thời xưa hình như không nghe nói đến trung học, ở Trung Quốc chúng ta cũng vậy, đại học ở Trung Quốc gọi là thái học, tiểu học, thái học. Đại khái trước 12 tuổi đều gọi là tiểu học, đặt nền tảng. Ở trong đây, vì con người khi tuổi còn nhỏ trí nhớ rất mạnh, ít vọng niệm, tiếp xúc với xã hội bên ngoài không nhiều, giữ được sự trong trắng, trí nhớ tốt nhất, một đời những thứ cần nhớ, ở trong giai đoạn này đã thuộc hết toàn bộ, đều thuộc rất kỹ. Cho nên khi vào trong thái học, thông thường rất ít sử dụng bổn kinh. Vì sao vậy? Vì thầy giáo thuộc rồi, học sinh cũng thuộc rồi, nhắc tới bộ sách nào thì mọi người đều biết cả, nếu như bạn không biết thì bạn không thể vào nghe giảng được, chỉ khi nào bạn học qua, bạn học rất thuộc, thì vào trong đó bạn mới thật sự học được, cho nên mọi người học rất vui, học rất hoan hỷ. Học sinh có thể đưa ra vấn đề thưa hỏi thầy giáo, thảo luận cùng các bạn. Những thứ cần học thuộc, thì trước 12 tuổi đều phải học thuộc hết, sau này cầu học, cho nên thầy giáo đi dạy, không mang theo sách, cũng không mang theo sách tham khảo. Mang theo cái gì đây? Mang theo rượu thịt. Học sinh chọn người gan dạ, thầy giáo dẫn học sinh đi du lịch, đi chơi, những môn chơi đó đều là dạy học. Bởi vì giảng đến câu chuyện trong lịch sử, thì phải đi đến tận nơi đó, để bạn coi, bạn coi hiện trường, quá khứ đã xảy ra những chuyện gì, cho bạn có ấn tượng sâu sắc. Đi du lịch, đi du lịch mấy tháng trở về, môn học đã dạy xong. Cho nên học thật sự là vui, đâu giống ngày nay học, học thật đáng thương, học thật vất vả.

Dưới đây trong dấu ngoặc đơn, “Duyên Giác nhiếp quy Thanh Văn, cố chỉ nhị tạng. Tịnh Cảnh Sớ vân, Long Thọ vân”, Bồ tát Long Thọ nói, sau khi Đức Phật diệt độ, ngài Ca Diếp và A Nan ở thành Vương Xá, kiết tập pháp tạng, là Thanh Văn tạng. Ở đây nói nguồn gốc của Thanh Văn tạng, chính là kinh A Hàm trong đại tạng kinh của chúng ta ngày nay.

Văn Thù, A Nan ư Thiết Vi sơn, tập Ma Ha Diễn vi Bồ tát tạng. Kiết tập kinh tạng, ngài A Nan đảm nhiệm việc giảng lại, còn có một vị chủ trì, vị chủ trì cho Thanh Văn tạng là Ma Ha Ca Diếp. Vị chủ trì cho Bồ tát tạng là Bồ tát Văn Thù, họ là những vị chủ trì, người giảng lại đều là ngài A Nan. Ngài A Nan giảng lại một lần tất cả kinh điển khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế đã nói, ghi chép lại lưu truyền đến đời sau, đó là kinh điển, nguồn gốc của kinh điển là như vậy. Do đó trong đạo Phật mấy ngàn năm nay bồi dưỡng pháp sư giảng kinh, đều sử dụng phương pháp này, phương pháp này ở Trung Quốc đã dùng 2000 năm, gọi là phục tiểu tọa. Ngày xưa ở tự viện mỗi ngày giảng kinh, thật sự là nền giáo dục mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền lại, giáo dục của Đức Phật, sự dạy học của Phật Bồ tát, hàng ngày giảng kinh. Những học sinh phát tâm học giảng kinh ngồi ở hàng thứ nhất, ngồi gần thầy giáo nhất, hàng thứ nhất, vì sao vậy? Vì họ phải giảng lại, thầy giáo giảng buổi sáng, có thể buổi chiều sẽ đến lượt họ phải giảng, giảng lại một lần những gì thầy giáo đã giảng, đó là thời xưa. Những người bình thường nghe kinh, cũng đến chùa để tìm cái kinh đơn, nghĩa là chuyên môn nghe kinh, trong chùa có khách đường để tiếp đón họ, có phòng ốc để họ nghỉ ngơi, họ đến đó để nghe kinh, thời gian là một bộ kinh, giảng xong một bộ kinh thì họ sẽ đi, họ đến để nghe 1 bộ kinh. Vào thời đó chùa tốt, bởi vì kinh tế của chùa có sự thu nhập cố định, không nương vào Phật tử, những người đến nghe kinh đa số là tú tài nghèo, họ đến chùa ở 1,2 tháng, tùy tâm cúng dường một chút, năng lực của họ có hạn, họ đến đây ở 2,3 tháng, chùa cho họ ăn ở, hàng ngày họ học tập kinh giáo. Đại khái người xuất gia cũng phải giảng lại, khi giảng lại đôi khi thầy giáo nghe, đôi khi thầy giáo không nghe, nhưng mà thầy giáo sẽ nghe vài lần. Các bạn học, các bạn học có người tư thâm, như các anh chị học trước vậy, làm trợ giảng cho thầy giáo. Vào thời đó chưa có danh từ trợ giảng, trên thực tế là trợ giảng, giúp cho các bạn giải quyết vấn đề, thật sự học tập! Thầy giáo giảng xong một bộ kinh, các vị học giảng kinh, cũng đã giảng lại xong, họ ra ngoài giảng có niềm tin. Đời đời như thế, đến đời chúng tôi đây vẫn còn học phương pháp cũ này.

Thầy Lý mở một lớp học ở Đài Trung, lớp học kinh, chính là lớp dạy giảng kinh. Thấy ấy dạy mấy người? Dạy 2 người, hai người này ngồi trước mặt thầy, còn lại hơn hai chục học sinh khác, ngồi vây xung quanh nghe dự thính, dự thính cũng phải học nghiêm chỉnh, cũng phải ghi chép vào tập, bởi vì khi đó không có máy thu âm, đương nhiên cũng không có máy thu hình, không có những thiết bị này. Chắc khoảng hơn 50 năm về trước, 60 mươi năm rồi. Ghi chép lại cho ai đây, cho bạn giảng kinh, giúp cho họ, bởi vì thầy giáo giảng kinh người này không cách nào nhớ được hết, các bạn ghi rồi, người này về nhà soạn ra, viết thành giáo trình, hoàn toàn là của thầy giáo, không được sử dụng ý của mình trong đó. Bạn giảng lại, thì mang giáo trình này đi giảng, giảng cho ai nghe đây, giảng cho các bạn nghe, cho thầy giáo nghe, thầy giáo và các bạn cùng nghe. Tiết thứ hai không phải là thầy giáo giảng, mà là người học giảng kinh đây giảng lại. Sau khi giảng xong, các bạn học phê bình để giúp cho người này tiến bộ, thầy giáo hướng dẫn, người học giảng kinh đây soạn lại bài giảng một lần nữa, sau khi soạn lại xong, tiếp tục lên bục giảng công khai giảng với mọi người. Hai người lên pháp tòa, ở Đài Loan, một người giảng tiếng phổ thông, một người giảng tiếng Đài, giống như là phiên dịch vậy, kỳ thật là sử dụng bài giảng giống nhau, bồi dưỡng học sinh như thế đấy. Lớp học này của thầy Lý mở được 2 năm, thành tựu được hơn 20 học sinh, tôi học ở lớp này một năm 3 tháng, tôi dự thính, ngồi ở hàng cuối cùng, bởi vì tôi là học sinh cuối cùng đến lớp, sự sắp đặt chỗ ngồi của họ, là y theo thứ tự trước sau, tôi đến sau cùng, cho nên chỗ ngồi của tôi ở chỗ cuối cùng.

Khi tôi còn trẻ có hai điều kiện tốt, một là trí nhớ rất tốt, tôi nghe diễn giảng một tiếng đồng hồ, nếu kêu tôi giảng lại ngay, thì ít nhất tôi cũng có thể giảng đến 55 phút, tôi có tài này, trí nhớ tốt, trí nhớ có thể duy trì được một tuần lễ, tôi có năng lực này. Thứ hai là tôi có năng lực lý giải rất tốt, tôi hiểu được ý nghĩa của nó, cho nên trình độ học tập của tôi rất nhanh. Các bạn khác họ nghe không hiểu, ngồi trước thầy giáo tôi hiểu hết. Thầy giáo giảng một lần, tuyệt đối không giảng lần thứ hai, nếu bạn hỏi thầy, thầy la cho bạn một bài, đôi khi còn đánh bạn nữa, đánh rồi nhưng cũng không nói cho bạn biết, không giảng lại đâu. Thầy nói nếu như tôi la anh, đánh anh rồi lại giảng cho anh biết, thì bạn vẫn còn tâm lý may mắn, không sao hết, cùng lắm bị la một trận, bị đánh một trận, nhưng thầy vẫn giảng cho mình biết. Đánh rồi, la rồi mà không giảng, bạn sẽ chẳng có cách nào. Ở đây dạy bạn điều gì? Dạy bạn khi nghe giảng, phải tập trung tinh thần lại mà nghe, bạn không thể có một vọng niệm. Bạn bị sót một câu, bị sót một đoạn, thì tuyệt đối không thể giảng lại được, đây là đề khó đấy. Các bạn ấy không làm được họ đến hỏi tôi, tôi giảng cho họ, cho nên tôi đã giúp đỡ rất nhiều đối với các bạn học giảng kinh. Tôi nghe được 13 bộ kinh, đại khái hơn một tháng gần hai tháng, người này học bộ kinh này xong rồi, thì họ dự thính, tiếp tục hai người khác, luân phiên như thế, chúng tôi đã học như vậy. Cho nên những gì tôi nghe qua đều có thể giảng lại được, tôi có được ưu điểm như thế, vì vậy học rất nhanh, 1 năm 3 tháng thì tôi đi xuất gia. Sau khi xuất gia tôi dạy ở Phật Học Viện, bắt đầu ra ngoài giảng kinh, tôi học 13 bộ kinh này, rất hữu dụng rất được hoan nghênh. Dạy ở Phật Học viện được hơn một năm, chưa đến hai năm, tôi cảm thấy không được, nền căn bản của tôi không dày, tôi học toàn là tiểu bộ kinh, học được bộ lớn nhất, là kinh Kim Cang và phẩm Phổ Hiền Bồ tát Hạnh Nguyện, lớn hơn một chút, căn bản không dày thì không được, tôi trở lại Đài Trung, học với thầy giáo một bộ kinh lớn. Khi đó tôi chuẩn bị là kinh Pháp Hoa, chú giải kinh Pháp Hoa, tôi đã tìm được mười mấy loại, đều là cổ chú, mang đến Đài Trung, hy vọng thầy giáo sẽ dạy tôi bộ kinh này. Đúng dịp đó thầy giáo bắt đầu khai giảng kinh Lăng Nghiêm, thầy nói với tôi, phân lượng của Lăng Nghiêm và Pháp Hoa gần giống nhau, nghĩa lý trong kinh Lăng Nghiêm và kinh Pháp Hoa cũng rất gần, đều có thể nói là pháp môn viên đốn Đại thừa. Thầy nói nếu chú học Lăng Nghiêm thì tôi tiện hơn, nếu chú học Pháp Hoa thì tôi không có thì giờ để dạy chú. Tôi đã chấp nhận, đổi thành học kinh Lăng Nghiêm. Kinh Lăng Nghiêm mỗi tuần thầy ấy giảng 3 buổi tối, tối thứ năm tôi mới giảng lại. 3 năm thầy ấy giảng xong bộ kinh này, tôi cũng giảng lại hết bộ kinh đó. Thính chúng của tôi có 6 người, 6 người đều là giảng kinh, đều học giảng kinh, hơn nữa họ giảng cũng rất hay. Mỗi ngày sau khi tôi giảng lại kinh Lăng Nghiêm, thì 6 bạn học này chỉ ra khuyết điểm cho tôi, giúp cho tôi sửa đổi. Cho nên năm 1977, pháp sư người Hongkong, mời tôi đến Hongkong giảng kinh Lăng Nghiêm, tôi đã đồng ý ngay, tôi đã giảng qua một lần rồi mà. Quy cách học giảng kinh chẳng thể không biết, sự tương truyền của Trung Quốc đời này sang đời khác, phương pháp bồi dưỡng pháp sư giảng kinh quá hay, trường học ngày nay không thể đem so sánh được. Họ được chọn ra từ trong thính chúng, thật sự có năng lực này, hội đủ hai điều kiện, một là trí nhớ, hai là sự hiểu biết. Nếu bạn nghe một tiếng đồng hồ, bạn giảng không được 40 phút thì không đạt tiêu chuẩn, thì bạn không thể tham dự lớp học này, ít nhất là phải giảng được 40 phút, mới tạm gọi là được. Cách học của chúng tôi thời đó, bình thường rất hiếm có, hầu như 100% là có thể giảng được.

Dưới đây nói “Địa Trì diệc vân” Địa Trì là một bộ kinh. “Phật vị Thanh Văn, Bồ tát hành xuất khổ đạo”, hành là tu hành, khổ đạo là nói về lục đạo luân hồi. Hàng A La Hán và Bồ tát làm thế nào để siêu việt lục đạo luân hồi, nói những đạo lý, những phương pháp này cho họ. “Thuyết tu đa la”, tu đa la là kinh, “kiết tập kinh giả, tập vi nhị tạng”. Sau khi Đức Phật diệt độ, các vị đệ tử Thanh Văn và Bồ tát, hy vọng đem lời dạy của Đức Phật viết thành văn tự lưu truyền đến đời sau, giúp cho hàng hậu học đời sau, cho nên phát khởi kiết tập, nghĩa là sắp xếp lại những tài liệu dạy học của Đức Thế Tôn. Ngày xưa Đức Phật dạy học không có bài giảng, cũng không có văn tự, nên nhất định phải nương vào việc giảng lại, tập thành nhị tạng. Nói về việc tu hành của hàng Thanh Văn là Thanh Văn tạng, nói đến việc tu hành của hàng Bồ tát là Bồ tát tạng, đây là nguồn gốc của kinh điển Đại thừa và Tiểu thừa.

“Kim bổn kinh trung quảng diễn đại thừa, tường trần tín nguyện vãng sanh thù thắng nhân quả, tịnh Phật quốc độ y chánh trang nghiêm, Di Đà vô biên nguyện hải phổ độ chúng sanh chi đạo”, đều ở trong bộ kinh này. Cho nên bộ kinh này là Bồ tát tạng sở nhiếp, nhiếp là thâu nhiếp, Bồ tát tạng thâu, ngày nay chúng ta quen dùng từ thâu kinh, nhiếp có nghĩa là thâu nhiếp.

Đoạn dưới đây nói về thời gian “ngũ thời”. “Thiên Thai đại sư”, chính là Trí Giả đại sư, y theo kinh Niết Bàn, phân một đời Đức Thế Tôn thuyết pháp làm 5 thời, nghĩa là phân làm 5 thời kỳ.

Thứ nhất Đức Phật nói kinh Hoa Nghiêm đầu tiên trong 21 ngày, gọi là thời Hoa Nghiêm, vừa rồi tôi có nói với quí vị, hàng Tiểu thừa không chấp nhận.

Thứ hai là 12 năm, ở Vườn Lộc Uyển đẳng, đẳng là đẳng xứ, 12 năm không phải chỉ ở trong vườn Lộc Uyển, thời gian đầu ở vườn Lộc Uyển độ 5 tỳ kheo, nói Tứ A Hàm của Tiểu thừa, gọi là thời A Hàm. Ở trong Tiểu thừa nói về đạo lý làm người, cũng có nghĩa là Luân lý, đạo đức, nhân quả, mà chúng ta giảng thời nay, giảng về con người vì sao phải ở trong lục đạo luân hồi, những lý sự nhân quả này đều giảng rất thấu triệt. Làm thế nào để thoát ly lục đạo luân hồi, giảng về nghiệp nhân quả báo trong lục đạo luân hồi, dạy con người làm thế nào để không mất nhân thân, làm thế nào để sanh về trời dục giới, cõi trời sắc giới, cõi trời vô sắc giới, làm thế nào để siêu việt lục đạo luân hồi. Những điển tích giảng dạy này, đều được gọi là thời A Hàm, kinh Tiểu thừa, thời A Hàm.

Thứ ba, trong tám năm sau đó, nói kinh Duy Ma, kinh Đại Tập, kinh Lăng Nghiêm vân vân, Tịnh độ ngũ kinh đều được nói vào thời điểm này. “Đàn thiên xích tiểu” ý nghĩa chữ đàn và xích giống như nhau. “Thán đại bảo viên”, lúc này Đức Phật khuyến khích đại chúng, nên bỏ Tiểu thừa, phát tâm hướng thượng. Tiểu thừa chỉ chứng quả A La Hán, chỉ thoát ly lục đạo luân hồi, không ra khỏi thập pháp giới. Nói cho đại chúng biết, ngoài luân hồi ra, vẫn còn bốn pháp giới, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật. Lục đạo là nhiễm ô, tứ pháp giới là thanh tịnh. Hy vọng mọi người phát tâm, tiến lên một bước nâng cao cảnh giới của mình, cho nên đã nói những kinh điển như vậy. “Quảng thuyết tạng thông biệt viên tứ giáo”, quảng là phương, thường đi đôi với nhau phương quảng, quân là quân đẳng, bỉ chúng cơ, cho nên có tên là thời Phương Đẳng

Thứ tư, sau đó 22 năm, nói kinh Đại Bát Nhã, nên tên là thời Bát Nhã. 22 năm chúng ta mới biết được, Bát Nhã là trung tâm của Phật pháp, 12 năm thời A Hàm là nền tảng giáo dục, Phương Đẳng là thời kỳ dự bị, nghĩa là từ Tiểu thừa tiến đến Đại thừa là thời kỳ trải nghiệm, cũng có nghĩa là nòng cốt khoa dự bị, lớp dự bị.

Thứ năm, cuối cùng 8 năm nói kinh Pháp Hoa, kinh Niết Bàn là di giáo, là di chúc, nói trong một ngày một đêm, đều tính vào thời thứ 5, cho nên 5 thời kỳ. “Cửu giới tam thừa”, cửu giới là chín pháp giới. “Tất mông thọ ký, vô luận đại tiểu, giai linh tác Phật, thử thời minh viết Pháp Hoa Niết Bàn thời”.

Kinh Pháp Hoa là kinh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói sau cùng, nói gì vậy? Cửu giới tam thừa đều nói đến trong kinh Pháp Hoa. Bất luận là Đại thừa Tiểu thừa, mục tiêu cuối cùng, đều là làm Phật, đều là thành Phật, như kinh Hoa Nghiêm nói, tất cả chúng sanh vốn là Phật.

Hựu thử kinh mông Thế Tôn đa thứ tuyên thuyết, cố bất ưng hạn ư nhất thời dã. Bộ kinh này rốt cuộc vào thời nào? Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hầu như trong thời Phương Đẳng có nói đến, thời Bát Nhã cũng có nói đến, cho nên không thể đặt nó vào bất cứ thời kỳ nào, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thường giảng bộ kinh này. Nói cách khác, tầm quan trọng của bộ kinh này có thể suy nghĩ mà biết được. Vì sao Đức Phật phải giảng bộ kinh này? Là hy vọng tất cả chúng sanh, trong một đời này, đều có thể viên mãn thành Phật. Bộ kinh này là con đường thành Phật, ai cũng có phần, năng tín, năng nguyện, năng hành là sẽ thành công. Hết giờ rồi, hôm nay chúng ta học đến đây.

HẾT TẬP 43