TỊNH DANH HUYỀN LUẬN
QUYỂN 5
Hán dịch: Pháp sư Cát Tạng tạo.
TÔNG CHỈ PHẦN TRUNG
3) GIẢI THÍCH VỀ MÔN CẢNH TRÍ:
Trí không độc lập sinh khởi, cần phải có cảnh dẫn phát, cho nên cảnh là gốc của trí. Cảnh cũng chẳng đứng riêng mà phải nhờ trí mới có tên, cho nên trí là gốc của cảnh. Không có cảnh, thì không có gì để dẫn phát trí, không có trí thì không có gì để chiếu cảnh. Không có cảnh thì không có gì dẫn phát trí, cho nên cảnh là năng phát, trí là sở phát; không có trí thì không có gì để chiếu cảnh, cho nên trí là năng chiếu, cảnh là sở chiếu. Vì cảnh là năng phát, là sở chiếu của trí, tức cảnh năng là trí sở. Trí là năng chiếu, là sở phát của cảnh, tức trí năng là cảnh sở. Cảnh là sở chiếu, mà năng phát trí, cho nên cảnh sở là trí năng; trí là sở phát mà năng chiếu cảnh, cho nên trí sở là cảnh năng. Chẳng nên nói cảnh có trước trí có sau, hoặc trí có trước cảnh có sau, cũng chẳng phải đồng thời sinh mà chỉ được nói là nhân duyên cảnh trí.
Hỏi: Lấy gì làm cảnh mà phát khởi trí?
Đáp: Như Lai thường y cứ hai đế để thuyết pháp, cho nên hai đế gọi là giáo, vì phát sinh hai trí cho nên hai đế gọi là cảnh. Pháp sư Đàm Ảnh ở Quan Trung chú giải Trung luận, đã kế thừa yếu chỉ của ngài Lathập. Ngài La-thập nói: “Người truyền bá sự nghiệp của ta, kỳ vọng ở Đạo Dung, Đàm Ảnh, Tăng Duệ”.
Ngài Đàm Ảnh luận về nhị đế như sau: “Vì là chân đế cho nên chẳng phải hữu, vì là tục đế cho nên chẳng phải vô; vì chân cho nên chẳng phải hữu, tuy vô mà hữu; vì tục cho nên chẳng phải vô, tuy hữu mà vô; tuy hữu mà vô, nên chẳng trệ nơi vô, tuy vô mà hữu, nên chẳng kẹt nơi hữu; chẳng trệ nơi vô, cho nên kiến chấp vô đoạn diệt tận trừ, chẳng kẹt nơi hữu, cho nên kiến chấp hữu thường tồn tiêu diệt. Bặt hai bên này, gọi là Trung, người thấu suốt được ý này, thì biết vì chân cho nên chẳng phải hữu, tuy vô mà hữu, chẳng động mé chân mà kiến lập các pháp. Vì tục cho nên chẳng phải vô, tuy hữu mà vô, chẳng hoại giả danh mà luận thật tướng; tuy nói giả danh mà chính là thật tướng; chẳng động mé chân, kiến lập các pháp, tuy nói thật tướng, mà các pháp lại rõ ràng. Vì là mé chân mà các pháp rõ ràng, cho nên chẳng trệ nơi vô. Vì là các pháp mà chính là thật tướng, cho nên chẳng kẹt nơi hữu. Chẳng kẹt nơi hữu, cho nên chẳng thường; chẳng trệ nơi vô cho nên chẳng đoạn, tức trung đạo vậy. Do hai đế này phát sinh hai trí; vì liễu ngộ thật tướng các pháp cho nên phát sinh âu-hòa Bát-nhã; vì liễu ngộ các pháp thật tướng, nên phát sinh Bát-nhã âu-hòa. âu-hòa Bát-nhã mà rõ ràng là âu-hòa, Bát-nhã âu-hòa mà rõ ràng là Bát-nhã. Vì là âu-hòa mà rõ ràng Bát-nhã, cho nên chẳng chấp hữu; vì Bát-nhã mà rõ ràng là âu-hòa, cho nên chẳng trệ nơi vô. Chẳng kẹt nơi hữu cho nên kiến chấp hữu thường tồn tiêu diệt; chẳng trệ nơi vô, cho nên kiến chấp vô đoạn diệt tận trừ. Bặt hai bên này, gọi là Trung quán. Vì thế hai đế Trung đạo, lại phát sinh hai trí Trung quán; quán hai trí Trung quán, lại chiếu hai đế Trung đạo. Vì thế cảnh xứng hợp với trí, trí xứng hợp với cảnh; cảnh gọi là cảnh của trí, cho nên trí gọi là trí của cảnh vậy. Hai cảnh đã chánh, thì nghĩa về hai trí sáng tỏ, cho nên dùng cảnh huyễn để luận về trí. Nhị thừa chẳng đạt được hai trí, là do chẳng thấy hai đế này; chẳng có chánh quán, cũng do không thấy hai đế tức Trung đạo.
Hỏi: Bát-nhã chiếu thật tướng các pháp, âu-hòa chiếu các pháp thật tướng, thế thì Bát-nhã không chiếu các pháp, âu-hòa không chiếu thật tướng, vậy chẳng phải đã hạn cuộc tâm của bậc Thánh, mà mất đi diệu dụng vô ngại sao?
Đáp: Bát-nhã là thể của âu-hòa, âu-hòa là dụng của Bát-nhã. Thể thì soi thật tướng, dụng thì chiếu các pháp. Cho nên chia hai môn này, thì trí đều tròn đầy, chiếu cùng khắp. Nếu đồng chiếu thật tướng, đồng soi các pháp, thì hai cảnh chẳng phân, hai tuệ lẫn lộn.
Hỏi: Xưa cũng nói như thế, so với hôm nay thì có gì khác?
Đáp: Bát-nhã thể chẳng phải không thể chiếu các pháp, nhưng dụng đã chiếu thì không phiền đến Bát-nhã phải chiếu nữa. Nếu dụng đã chiếu các pháp, mà thể lại chiếu nữa, thì một cảnh hai chiếu; một cảnh đã có hai chiếu, thì cũng phải phát sinh hai cảnh một trí. Vì thế chỉ nói Bát-nhã chiếu thật tướng, âu-hòa chiếu các pháp. Thuyết xưa cho rằng Bát-nhã không thể chiếu các pháp, âu-hòa không thể chiếu thật tướng. Tuy đồng quán, nhưng trí dụng có sai biệt; thế thì hạn cuộc tâm của bậc Thánh, chấp trước hai kiến.
Hỏi: Đoạn trên đã nói Bát-nhã, chẳng chấp trước hữu, phương tiện chẳng chứng không, vì sao lại nói âu-hòa vào hữu mà chẳng trước hữu, Bát-nhã chiếu không mà chẳng trệ nơi không.
Đáp: Chẳng chấp trước không gồm hai nghĩa:
- Bát-nhã chiếu thật tướng, thật tướng đã vô sở y, thì Bát-nhã cũng vô sở trước, đây là sức của Bát-nhã.
- Chẳng chứng không gọi là chẳng chấp trước, đây là sức của phương tiện.
– Chẳng chấp trước hữu cũng có hai nghĩa:
- Bát-nhã vào không, gọi là chẳng trước hữu.
- Phương tiện được Bát-nhã dẫn dắt, cho nên có thể vào hữu mà chẳng chấp trước, đây là sức của Bát-nhã.
Vì thế trong kinh hoặc nói Bát-nhã chẳng chấp trước không, phương tiện chăng trước hữu. Hoặc nói Bát-nhã chẳng chấp trước hữu, phương tiện chẳng chấp chứng không, mỗi loại nêu một môn, nhưng nghĩa thì không hai.
Hỏi: Nếu Bát-nhã chiếu không, âu-hòa soi hữu, thì hai trí đều chiếu, vì sao lại nói Bát-nhã vô tri?
Đáp: Bát-nhã tuy biết nhưng không có chỗ biết, không có chỗ biết, nhưng không gì chẳng biết.
Hỏi: Bát-nhã biết thật tướng cho nên nói không biết, vậy cũng biết Bát-nhã, cho nên nói không biết (vô tri) được chăng?
Đáp: Đã căn cứ theo hai cảnh, phân làm hai trí, thì Bát-nhã chỉ biết thật tướng, cho nên nói không biết, không được nói biết Bát-nhã cho nên không biết. Nếu biết Bát-nhã thì không có phương tiện.
Hỏi: Bát-nhã khế hợp thật tướng, thì trong ngoài đều rỗng rang, duyên quán đều bặt. Phương tiện chiếu tục, thì đâu thể biết được Bátnhã này?
Đáp: Bát-nhã không biết mà biết, thì phương tiện biết; Bát-nhã biết mà không biết, thì phương tiện không biết.
Hỏi: Bát-nhã không biết mà biết, biết mà không biết, phương tiện có như thế chăng?
Đáp: Chỉ thật là quyền, chỉ quyền là thật, quyền thật chẳng hai, nên cũng được như thế. Hai mà chẳng hai, thì biết mà không biết, gọi là Bát-nhã; chẳng hai mà hai thì không biết mà biết, gọi là phương tiện.
Hỏi: Bát-nhã chiếu không có đủ biết và không biết; phương tiện soi hữu, vì sao không đủ biết và không biết?
Đáp: Hai mà chẳng hai, đều đủ hai; chẳng hai mà hai, thì cảnh mà Bát-nhã biết là không, tuệ hay tri là hữu, cho nên có đủ biết và không biết, còn cảnh trí năng tri sở tri của phương tiện đều là hữu, cho nên Bát-nhã có biết và không biết, còn phương tiện chỉ có biết mà thôi.
Hỏi: Vì sao Bát-nhã có đủ biết và không biết?
Đáp: Bát-nhã biết thật tướng, nên gọi là biết, khế hợp thật tướng thì trong ngoài đều rỗng rang, duyên quán đều bặt, nên gọi là không biết. Tuy duyên quán đều bặt, mà cảnh trí rõ ràng, nên biết mà không có chỗ biết, không biết mà biết.
Hỏi: Nghĩa này có gì khác với nghĩa “chí kỵ di tồn” của Khai Thiện?
Đáp: Nghĩa di tồn rốt cuộc chẳng phải là chí kỵ; nghĩa chí kỵ rốt cuộc chẳng phải là di tồn. Ở đây lấy di tồn làm chí kỵ, chí kỵ làm di tồn, cho nên khác biệt.
Hỏi: Xưa cũng như thế, đâu khác gì với hôm nay?
Đáp: Nghĩa chí kỵ kia, trí rốt cuộc chẳng thể là cảnh, cảnh rốt cuộc chẳng thể thành trí, thế thì cảnh trí là hai kiến chấp, đâu thể gọi là chí kỵ. Nếu trí là cảnh, cảnh đã không có trí, không trí thì cũng không biết. Nếu cảnh là trí, trí đã rõ biết tất cả, thì cảnh cũng biết tất cả, nhưng thật chẳng phải như thế. Cho nên rốt cuộc thành nhị kiến. Nay đối với môn này lược nêu lên quán hạnh cốt yếu của Đại thừa. Kinh ghi: “Tham dục tức là đạo, nhuế si cũng như thế”, như thế trong ba pháp có vô lượng các Phật đạo. Tham dục tức là đạo, tìm cầu tham dục trong ngoài bốn câu rốt cuộc không có chỗ y cứ, vì tham dục xưa nay có tự tánh thanh tịnh, đó là thật tướng, liễu ngộ được như thế, liền gọi là Bát-nhã, há có cảnh thật tướng khác với quán Bát-nhã sao? Thế nên cảnh trí không hai. Tuy trong hoặc ngoài bốn câu tìm cầu tham dục chẳng thể được, nhưng thấy nơi chúng sinh rõ ràng có tham dục, đó là phương tiện, rồi vì thương xót chúng sinh nơi không tham cho là tham, mà muốn tận trừ. Vì thế phương tiện này có tên là đại Bi. Muốn khiến ngộ được tham tức vô tham, ban cho sự an lạc vô tham, thì đại Bi này lại có tên là đại Từ. Vì không có cho nên một câu quán hạnh có đầy đủ cảnh trí và vạn hạnh như đại Từ, đại Bi… Đầu tiên tin pháp này gọi là Thập tín, hiểu pháp này gọi là Thập giải, cho đến chứng ngộ pháp này là Thập địa, cuối cùng liễu đạt là Thập quả. Như thế há trong một pháp tham chẳng phải đã đầy đủ vô lượng Phật đạo sao? Cho nên không đâu chẳng đồng. Các thuyết xưa cho rằng có một cảnh chân thật riêng biệt, thể hội cảnh này mà sinh Từ bi, khởi cảnh trí chí kỵ. Căn cứ theo tham đã như thế, thì tất cả pháp cũng như thế!
Hỏi: Đại phẩm nói rằng: “Thật tướng chẳng sinh chẳng diệt mà năng sinh Bát-nhã. Niết-bàn thì nói rằng mười hai nhân duyên chẳng sinh chẳng diệt, cho đến chẳng nhân chẳng quả, mà năng phát sinh trí quán”. Hai kinh này đồng nói về cảnh trí, có gì sai biệt?
Đáp: Có sự khai hợp khác nhau, lược nêu bốn câu:
- Khai nhân quả khai trí cảnh.
- Hợp nhân quả hợp trí cảnh.
- Hợp nhân quả khai trí cảnh.. Khai nhân quả hợp trí cảnh.
1. Khai nhân quả khai trí cảnh:
Kinh Bát-nhã luận rằng: Nhân có đạo tuệ, đạo chủng tuệ; quả có Nhất thiết trí; Nhất thiết chủng trí; đó là khai nhân quả, thật tướng hay sinh Bát-nhã, là cảnh của thật trí; thế đế hay sinh phương tiện là cảnh của quyền trí, đó là khai cảnh trí.
2. Hợp nhân quả hợp cảnh trí:
Như nghĩa năm tánh của Niết-bàn là nhân tánh, nhân nhân tánh, quả tánh, quả quả tánh và phi nhân phi quả tánh. Năm tánh này không có hai thể. Nghĩa năng sinh của mười hai nhân duyên là cảnh, nghĩa sở phát là trí quán. Vì trí quán rõ suốt nên gọi là Bồ-đề, Bồ-đề không có sự trói buộc tức là quả quả. Nhưng mười hai nhân duyên, bản tánh thanh tịnh, chưa từng có nhân quả, cũng chẳng phải cảnh trí, cho nên gọi là phi nhân phi quả. Vả lại năm tánh này đã không có hai thể, chỉ có chuyển cảnh thành trí, biến nhân thành quả. Nhân quả như thế mà từng nhân quả, cho nên năm tánh một thể, gọi đó là hợp nhân quả hợp cảnh trí vậy.
3. Hợp nhân quả khai cảnh trí:
Cũng như Đại phẩm lấy Bát-nhã làm nhân, Tát-bà-nhã làm quả, nhân quả không hai. Vậy nhân Bát-nhã biến tên thành quả Tát-bà-nhã. Thập công nói: “Tát-bà-nhã là quả Bát-nhã”. Đó là hợp nhân quả. Khai cảnh trí, Thật tướng tuy hay sinh Bát-nhã mà chẳng thể chuyển cảnh của thật tướng làm Bát-nhã; còn Thế đế tuy sinh phương tiện, nhưng chẳng chuyển cảnh Thế đế làm trí phương tiện, cho nên gọi là khai cảnh trí.
4. Khai nhân quả hợp cảnh trí, thì cũng như Niết-bàn chuyển cảnh thành trí là hợp cảnh trí, mà có đủ nhân và nhân nhân, quả và quả quả là khai nhân quả.
Hỏi: Niết-bàn đã chuyển cảnh thành trí, gọi là hợp cảnh trí, thì cũng chuyển nhân thành quả, vì sao không gọi là hợp nhân quả?
Đáp: Văn đã chia nhân và nhân nhân, quả và quả quả, cho nên nói khai nhân quả mà giữ cảnh trí; đồng thời lập tên nhân nhân, không 316 có tên cảnh trí, cho nên gọi là hợp cảnh trí.
Hỏi: Niết-bàn và Bát-nhã vì sao lại có khai hợp?
Đáp: Niết-bàn căn cứ theo mười hai nhân duyên mà luận về nghĩa cảnh trí, muốn nói rõ rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tánh. Chúng sinh là mười hai nhân duyên, nghĩa năng sinh của mười hai nhân duyên là cảnh, sở sinh là trí, lại đồng một thể, cho nên nói là hợp cảnh trí. Đại phẩm luận thật tướng hay sinh Bát-nhã. Thật tướng sở sinh tức Trí quán của Bồ-tát, là Bát-nhã hữu vi, thật tướng năng sinh tức Bát-nhã vô vi, cho nên không thể chuyển vô vi Bát-nhã thành hữu vi Bát-nhã, vì thế mà khai cảnh trí. Tóm lại, Bát-nhã luận về chẳng hai mà hai, Niết-bàn luận về hai mà chẳng hai, hai kinh cùng nói về cảnh trí, mà cảnh trí khác nhau.
4) LUẬN VỀ ĐỒNG DỊ:
Hỏi: Phàm có năm thời hai trí:
- Chiếu pháp trong sự là quyền, soi lý bốn đế là thật, đây là hai trí thuộc Tam tạng giáo.
- Chiếu chân không là thật, soi tục hữu là quyền, đây là hai trí thuộc giáo Đại phẩm.
- Biết bệnh biết thuốc là thật, tùy bệnh cho thuốc là quyền, đây là hai trí thuộc giáo Tịnh Danh.
- Chiếu nhất Phật thừa là thật, soi Tam thừa là quyền, đây là hai trí thuộc giáo Pháp Hoa.
- Chiếu thường trụ là thật, soi xét sinh tử vô thường là quyền, đây là hai trí thuộc giáo Niết-bàn.
Như trên đã luận là giải thích ý chỉ của giáo Đại phẩm, vì sao lại dùng giải thích tông chỉ của kinh Tịnh Danh?
Đáp: Thuyết về năm thời, luận về bốn tông, tự tâm của bậc thầy trái với văn, hại nghĩa lý, xưa đã nói rõ, nay xin sơ lược bàn lại; xét trong một bộ kinh có năm đoạn văn, trước sau không đối đãi mới đầy đủ các trí. Như Đại phẩm nói rộng về giáo Tam thừa, thì hàng Bồ-tát học tất cả các đạo, tức chiếu rõ lý tứ đế, đó là thật; soi xét pháp trong sự là quyền. Cho nên trong giáo Đại phẩm có hai trí của Tam tạng giáo. Bátnhã chiếu không, âu-hòa vào hữu, trong chín mươi chương của bộ kinh đều nói rất nhiều về pháp này, đó là hai trí không và hữu. Giải thích phẩm Tất Định dẫn ý kinh Pháp Hoa, tức là hai trí ba và một. Phẩm Pháp Thượng nói rằng: “Sắc thân của chư Phật có đến đi, còn pháp thân thì không đến đi,” đó là hai trí thường và vô thường. Biết bệnh biết thuốc thì các kinh đều có đủ, không cần phải nói đến, cho nên một bộ kinh Đại phẩm có đủ năm thời hai trí, đâu có thể nói chỉ căn cứ vào không hữu, quyền thật. Trong kinh Tịnh Danh có đủ các trí, thì phẩm Vấn Tật nói rằng: “Ba không tự điều hòa là tuệ, trang nghiêm cõi nước hóa độ chúng sinh là phương tiện, đó là hai trí không hữu. Phẩm Đệ Tử nói rằng: “Thân Phật vô vi không rơi vào số lượng”. Nghĩa là bản thì thường trụ, nhưng vì vào đời ngũ trược cho nên mới phương tiện hiện bệnh tật, tức là thùy tích vô thường. Chiếu soi bản và tích này là hai trí thường và vô thường. Pháp môn Bất nhị nói rằng tâm Thanh văn và tâm Bồ-tát bất nhị, là Nhất thừa; nói Đại tiểu là nhị, là Tam thừa, đó là hai trí một và ba.
Hỏi: Vì sao Pháp môn bất nhị là Nhất thừa?
Đáp: Vì lý bất nhị là gốc của Nhất thừa, do thể hội được lý bất nhị mà phát sinh quán bất nhị, nương vào pháp quán bất nhị này mà dẫn dắt các hạnh để ra khỏi sinh tử đến Tát-vân kia; cho nên luận Thập nhị Môn ghi: “Nghĩa sâu xa của Đại thừa đó là không vô”, vì thông đạt được nghĩa này, thì thông đạt được Đại thừa có đầy đủ sáu Ba-la-mật, không còn chỗ ngăn ngại.
Hỏi: Lý bất nhị là gốc chung của Tam thừa. Há chỉ là gốc của Nhất thừa thôi sao?
Đáp: Lý đã không hai thì thừa há có ba sao? Nhưng nói ra lời này thì biết là trở về một. Vả lại còn nói về thường trụ thì há chưa có hiển được Nhất thừa sao? Cho nên biết kinh Tịnh Danh cũng đầy đủ năm thừa hai trí.
Kinh Pháp Hoa đầy đủ năm trí: phẩm Phương Tiện ghi: “Tuy ta nói Niết-bàn, thật chẳng phải diệt độ, các pháp từ xưa nay, tướng thường tự tịch diệt”. Xưa Niết-bàn chẳng phải là thật diệu, nay Niết-bàn là thật diệt, thì xưa không có Niết-bàn chẳng phải là chân thường, nay có Niếtbàn là chân thường. Luận của ngài Thiên Thân giải thích phẩm Thọ Lượng, có nói rõ về ba thân, trong đó thì hóa thân có thỉ có chung, báo thân có thỉ không chung, pháp thân không thỉ không chung, cho nên biết có nghĩa thường và vô thường. Vả lại nếu quả Nhất thừa là vô thường, thì quả đồng với thân diệt trí đoạn, thì đâu có khác gì với Thanh văn? Cho nên có hai trí vô thường và thường. Phẩm An Lạc Hạnh nói rằng biết tất cả pháp không như thật tướng, đó là thật tuệ, biết nhân duyên sinh là phương tiện tuệ, như vậy cũng có đủ hai tuệ không hữu. Cảm thán đức Thanh văn, còn nương vào Tiểu thừa, cho nên biết cũng có hai trí thuộc tam Tạng giáo. Niết-bàn đầy đủ năm trí, không cần phải nói.
Hỏi: Trong một giáo hàm chứa nhiều trí, thì đó chỉ là một bộ kinh, đâu có thể gồm chung các bộ?
Đáp: Các kinh Đại thừa thường hiển bày đạo, đạo đã không hai, thì giáo lại khác sao? Cho nên cũng được gọi là một bộ. Sở dĩ các kinh Đại thừa gọi chung là phương tiện, chỉ vì có rất nhiều môn để hiển đạo, cho nên có các kinh khác nhau. Tuy trong một kinh có nói năm trí, nhưng nghĩa có chánh và phụ, cho nên có các bộ khác nhau. Giáo tam tạng chỉ nói về sự lý, quyền thật, chưa luận đến các môn khác. Cho nên Đại Phẩm lấy nghĩa không hữu làm chánh, các nghĩa khác thì phụ thuyết. Kinh Pháp Hoa thì ba và một là gốc, các nghĩa khác đều luận sơ lược. Niết-bàn thì lấy thường và vô thường làm yếu chỉ, các nghĩa khác thì đều luận chung.
Hỏi: Các kinh vì sao lại có nghĩa chánh nghĩa phụ này?
Đáp: Có hai bậc Bồ-tát, đó là Trực vãng Bồ-tát và Hồi tiểu nhập đại Bồ-tát. Bát-nhã là Trực vãng Bồ-tát (vào thẳng giai vị), nói phương tiện thật tuệ, khiến không chấp trước ba cõi, nói thật tuệ phương tiện, khiến không rơi vào Nhị thừa. Như có hai người khỏe mạnh xốc nách đưa thẳng đến Phật đạo, mà không cần nói ba thừa là phương tiện, Nhất thừa là chân thật. Cho nên kinh Pháp Hoa ghi: “Có Phật tử tịnh tâm, nhu hòa và lanh lợi, ta thọ ký người này, mai sau sẽ làm Phật, người này nghe làm Phật, toàn thân đều vui sướng”. Đây là việc của thời Bát-nhã. Nhưng hạng người hồi tiểu hướng đại, vào thời Bát-nhã, căn cơ chưa thuần thục, cho nên chưa chính thức nói đến nghĩa ba, một. Nhưng phẩm Tất Định dẫn kinh Pháp Hoa nói về thoái bất thoái, đó là phần sau của Bát-nhã phụ đề cập đến. Tam tu tỳ kheo chấp vô thuờng, đến thời Bátnhã, gốc rễ đó chưa được đánh đổ, cho nên chưa bàn rộng về thường trụ. Nhưng Bát-nhã âu-hòa đã là nhân hạnh, thì cần phải biết rõ về quả pháp, vì thế phần sau của Bát-nhã lược nói về pháp thân thì thường trụ, thân thùy tích thì có đến đi. Vả lại Thường Đề vốn cầu Bát-nhã cho nên lấy hai tuệ làm chánh; vì giữa đường nghi ngờ Phật có đến đi, cho nên phụ luận đến bản tích.
Hỏi: Đại phẩm luận về Bát-nhã hữu vi, Bát-nhã vô vi, há chẳng phải là luận về thường và vô thường sao?
Đáp: Bát-nhã vô vi, gồm có hai loại:
- Dùng cảnh thật tướng làm Bát-nhã vô vi, trí quán được phát sinh làm Bát-nhã hữu vi.
- Lấy pháp thân Phật quả làm Bát-nhã vô vi, lấy tuệ Bồ-tát nhân làm Bát-nhã hữu vi.
Đại phẩm chính thức nói về cảnh trí, là nghĩa vô vi, phụ nói đến nhân quả, là nghĩa hữu vi, vì thế luận ghi: “Muốn được Bát-nhã hữu vi, thì nên học vô vi”. Đây là nói về việc muốn đạt được trí quán thì nên quán cảnh thật tướng. Nếu nói muốn được nhân thì nên học quả, thì nghĩa này không đúng. Hơn nữa thật tướng hay sinh Bát-nhã, chính là cảnh sinh trí, nếu nói lấy quả sinh nhân, thì chẳng đúng nghĩa.
Nếu cho thật tướng là pháp thân, cho như là Phật, thì loại cảnh trí này là nhân quả, trong năm câu trên đã luận rõ ý này. Kinh Pháp Hoa chính là hạng người hồi tiểu hướng đại mà nói Tam thừa là phương tiện, khiến cho họ bỏ Tiểu thừa; còn nói Nhất thừa là chân thật, là khuyên họ nên quy hướng Đại thừa. Vì thế kinh nói về hai tuệ ba thừa Nhất thừa là chính. Đã bỏ tiểu thừa cầu Đại thừa, thì phát tâm Bồ-đề, tu hạnh Bồ-tát, học không hữu quyền thật, chẳng kẹt vào ba cõi,chẳng rơi vào Nhị thừa mà thẳng đến Phật đạo. Nhưng việc này Đại phẩm đã nói rõ nên Pháp Hoa chỉ lược nêu lên mà thôi.
Căn cơ Thanh văn trên hội Pháp Hoa, chẳng chấp vô thường, mà chưa rõ thường lạc. Nhưng đã nói nhân của Nhất thừa, thì cũng nên luận về quả pháp thân. Vì thế phần sau lược nói về thường và vô thường, lại nói về thường trụ, thành ra Nhất thừa. Nếu là vô thường thì lẽ ra đồng với thân đoạn trí diệt, nay đã khác với Tam thừa xưa, thì biết rằng thường trụ là phụ thuyết, chẳng phải là chánh thuyết.
Hỏi: Đại phẩm nói cảnh trí là vô vi, vì sao lại có chính phụ?
Đáp: Cảnh thật tướng tuy là gốc của Bát-nhã, nhưng Đại phẩm trước sau luận hai tuệ làm chính. Hai tuệ là sở sinh, thuộc về Bát-nhã hữu vi. Cho nên lấy hữu vi là chánh, không được lấy cảnh làm tông.
Hỏi: Nếu Đại phẩm luận Bát-nhã hữu vi là chánh, thì chẳng trụ pháp mà trụ Bát-nhã, đầy đủ sáu Độ muôn hạnh, đó là hữu vi hay vô vi?
Đáp: Chẳng trụ pháp nghĩa là chẳng trụ tất cả pháp có sở đắc, vì chẳng trụ tất cả pháp, cho nên trụ Bát-nhã, đó là thật tướng Bát-nhã, cho đến đầy đủ sáu độ, trong sáu độ, thì độ thứ sáu Bát-nhã, là Bát-nhã hữu vi. Do chẳng trụ tất cả pháp, cho nên trụ thật tướng Bát-nhã, sinh khởi trí quán, đầy đủ Bát-nhã hữu vi. Từ Bát-nhã hữu vi nên mới dẫn dắt thành tựu muôn hạnh. Vì thế mà có ba pháp, một là thật tướng Bátnhã, hai là quán trí Bát-nhã, ba là dẫn dắt thành tựu muôn hạnh nhân quả.
Hỏi: Vì sao biết đó là thật tướng Bát-nhã?
Đáp: Căn cứ vào hai nghĩa sau mà luận; một, trong sáu nhà giải thích ở trước, thì thứ năm là vô vi, thứ sáu là chẳng phải hữu vi chẳng phải vô vi, đó là thật tướng. Hơn nữa nếu nói chẳng trụ pháp mà trụ Bát-nhã chẳng phải là thật tướng Bát-nhã, thì trong sáu độ, độ thứ sáu là Bát-nhã gì? Vì độ thứ sáu là trí quán, là Bát-nhã hữu vi, cho nên biết trên là thật tướng vô vi Bát-nhã.
Hỏi: Vì sao Đại phẩm lấy cảnh trí làm vô vi là chánh, Niết-bàn lấy nhân quả làm vô vi là chánh?
Đáp: Đại phẩm nói về Bồ-tát hạnh, thật tướng sinh Bát-nhã, vì có Bát-nhã nên có âu-hòa, vì thế lấy cảnh trí làm chánh. Niết-bàn nói quả đạt được là chánh, cho nên từ nhân vị sinh tử đến nay đều là vô thường, pháp thân Như Lai vốn là thường trụ. Niết-bàn luận quả pháp là chánh, nên dùng nhân quả làm vô vi, đó là chánh tông. Giáo Niết-bàn phát khởi, chính là vì sự chấp trước vô thường, cho nên mới nêu ra thường trụ, ba một, không hữu. Giáo trước đã nói rõ, giáo này chỉ lược nêu mà thôi.
Hỏi: Các kinh như Bát-nhã… là vì hàng Bồ-tát trực vãng, giáo Pháp Hoa là vì hàng hồi tiểu hướng đại, thì duyên thâu nhiếp đã cùng khắp, vậy giáo Niết-bàn lập ra là vì việc gì?
Đáp: Lập giáo có rất nhiều ý, chẳng phải một đường. Đại phẩm có mười chín nhân duyên, mục đích của Niết-bàn chẳng phải một. Căn cứ theo ý thú của Pháp Hoa mà trả lời câu hỏi này. Tất cả có hai hạng người, là hàng người thoái thất tâm, tức là hàng người độn căn và hàng chẳng thoái thất tâm, tức là người lợi căn. Tuy có trực vãng và hồi tiểu hướng đại, nhưng nghe Bát-nhã và Pháp Hoa, đều có chỗ lãnh ngộ, đó là những người chẳng thoái thất tâm, là người lợi căn, còn những ngươi thoái thất tâm độn căn, thì chưa được uống thuốc; nên Đức Phật vào Song lâm xướng rằng diệt độ, thuyết Niết-bàn, họ mới khởi lòng tin, như thế đầu tiên trên hoa sen, cuối cùng ở sông Bạt-đề, chỉ có hai duyên lợi và độn. Vả lại trên hội tòa Bát-nhã, Pháp Hoa, những người đã đắc đạo nay lại được nghe thuyết Niết-bàn thì lại càng tỏ ngộ, cho nên nói rằng: Vì Bồ-tát Ca-diếp là tượng vương trong loài người mà nói kinh này. Có hai duyên:
- Học qua các giáo được ngộ.
- Vừa nghe thẳng giáo Niết-bàn thì liền được đạo.
Cho nên Bát-nhã, Pháp Hoa tuy là vì hai hạng người, nhưng lại phải thuyết Niết-bàn là vì hai trí. Cho nên phải luận riêng hai kinh.
Hỏi: Hai trí nói trong Đại phẩm và hai trí nói trong kinh Tịnh Danh có gì khác biệt?
Đáp: Có ba thuyết phân biệt nghĩa của năm thời như trên đã nói. Trong Đại phẩm thì soi xét không hữu là hai tuệ; trong Tịnh danh, biết bệnh biết thuốc, tùy bệnh cấp thuốc, vô vi quyền thật, nếu dùng nghĩa bốn thời, thì Đại phẩm và Tịnh Danh đồng thuộc thời giáo thứ hai. Nhưng Đại phẩm nói chung về sâu cạn; Tịnh Danh chỉ nói từ Bát địa trở lên, tuy vậy vẫn đồng luận chiếu không là thật, soi hữu là quyền. Đây là sự giải thích của các sư phương Nam. Có người cho rằng Duy-ma là Viên giáo, chẳng nhiễm chẳng tịnh, mà nhiễm tịnh cùng vào. Đây là cách giải thích của các sư phương Bắc. Ở luận này thì chẳng phải như thế. Trí độ là mẹ Bồ-tát, phương tiện là cha, tất cả vị thầy dẫn dắt, không ai chẳng từ đây sinh. Há chỉ cuộc hạn tại Bát-nhã, mà chẳng thông với Tịnh Danh sao? Vả lại vì chiếu không soi hữu, cho nên gọi là Bát-nhã âu-hòa. Đó là nói về hạnh tự lợi của Bồ-tát. Còn biết bệnh biết thuốc, tùy bệnh cho thuốc là nói về pháp hóa tha của bậc Đại sĩ. Đã là bậc Bồ-tát thì phải đủ hai điều này, đâu đựơc cho rằng hóa tha thì nêu Tịnh Danh, tự lợi thì đề cập đến Đại phẩm. Cho nên hai cách giải thích trước không đúng. Thích luận xếp Pháp Hoa… là mười bộ kinh lớn, mà trong đó Bát-nhã là lớn nhất, như thế há có thể nói Đại phẩm chỉ nói chung về sâu cạn, còn Tịnh Danh chỉ bàn về diệu lý? Nếu nói Tịnh Danh vì hàng Bồ-tát Địa thứ tám trở lên, cho nên pháp sâu xa, thì Như Lai vì quả cứu cánh, lẽ ra Bát-nhã phải là tông diệu. Vả lại Thân Tử, Thiện Cát là hàng Tiểu thừa thuyết kinh, thì chẳng phải là đại pháp. Nếu nói Tịnh Danh luận về Bất tư nghị, lớn nhỏ dung nhập là pháp sâu xa, thì Bát-nhã nói đến việc chỉ tay ngăn sức gió, đầu lông nhấc đại thiên há chẳng rõ ràng hơn sao? Vả lại Bát-nhã âu-hòa là bản Bất tư nghị. Mượn tòa xin cơm là tích Bất tư nghị. Đại phẩm luận nhiều về hai tuệ, là luận bản Bất tư nghị, Tịnh Danh hiện thần thông, là hiển bày tích Bất tư nghị; thế thì đâu được nói rằng bản thì chung cho sâu cạn, mà tích thì chỉ cho là diệu? Nếu ba thừa đồng học Bát-nhã, nên nói rằng Bát-nhã chung cho sâu cạn, vậy Tịnh Danh giải thích Trí Độ là mẹ Bồ-tát, là Bát-nhã, há chẳng sâu cạn gồm chung sao? Lại nói đây là giáo viên đốn, điều này cũng chẳng đúng, vì giáo Bát-nhã… cũng rất tán thán phương tiện quyền nghi của Bồ-tát, đâu chỉ riêng Tịnh Danh là giáo viên đốn thôi sao? Ở đây thì cho rằng Đại phẩm, Tịnh Danh luận về hai tuệ có chỗ đồng dị khác nhau. Đồng, Trí độ là mẹ Bồ-tát, phương tiện là cha, thế thì hai kinh đều nói chiếu không là thật, vào hữu là quyền. Dị, Đại phẩm đầu tiên nói về thật tuệ, sau nói phương tiện; chín mươi chương kinh chia làm hai đạo, trong đó sáu mươi sáu chương nói về Bát-nhã đạo, hai mươi bốn chương còn lại nói về phương tiện đạo. Sở dĩ trước nói thật tuệ, sau luận phương tiện, là vì thật tướng là gốc, các pháp là ngọn. Bát-nhã chiếu thật tướng cho nên Bát-nhã là gốc, phương tiện chiếu các pháp, nên phương tiện là ngọn. Đó là nêu lên hai gốc hai ngọn, từ gốc đến ngọn, từ thể khởi dụng, cho nên trước nói thật tuệ, sau luận phương tiện. Vả lại tất cả các kiến, gồm chung trong hai loại là hữu kiến và vô kiến; Bát-nhã phá hữu kiến, phương tiện phá vô kiến, tức hiển thị trung đạo xa lìa nhị biên; cho nên trước nói thật tuệ, sau luận phương tiện thì thứ tự phá các kiến chấp. Bồ-tát thoái chuyển có hai, đó là tham ba cõi, chấp thủ Tiểu thừa. Vì phương tiện mà thật tuệ cho nên không kẹt vào ba cõi, thật tuệ mà phương tiện cho nên không rơi vào Nhị thừa, vì thế khi vào giai vị Bồtát cho đến Phật đạo, thì trước cần phải lìa ba cõi, sau lìa Nhị thừa, cho nên trước luận thật tuệ, sau nói phương tiện. Như kinh Pháp Hoa nói đến con đường nguy hiểm dài năm trăm do-tuần, thì ba trăm do-tuần là dụ cho ba cõi, hai trăm do-tuần là dụ cho Nhị thừa. Trước phải vượt qua ba trăm, sau đó vượt hai trăm. Cho nên trước nói thật tuệ, sau luận quyền tuệ. Trong Đại phẩm thì Nhị thừa hợp lại là một trăm, nhưng nói bốn trăm, là vì khai hợp khác nhau, cũng tương đồng với Pháp Hoa, như đã nói rõ. Bài tựa Thích luận của ngài Tăng Duệ ghi: “Vì chánh giác biết tà tư duy tự khởi, A-hàm vì điều này mà tạo; sự chiếu soi mà có ngăn ngại là do hoặc, Bát-nhã vì thế mà chiếu không”. Như thế Bát-nhã luận về phá hữu các Tiểu thừa, cho nên trước nói đến thật tuệ. Tuy phá chấp hữu, nhưng e rằng lại chứng không, cho nên phương tiện phá không. Đây là căn cứ theo giáo trước sau làm thứ tự, kế đó lại căn cứ theo giai vị mà luận, thì trước nói Bát-nhã đạo là pháp môn của Bồ-tát Địa thứ sáu trở về trước, sau nói phương tiện là Vô sinh nhẫn của Bồ-tát Địa thứ bảy trở lên. Đây là đều phán theo Đại thừa, ngài Long Thọ nói: “Trong Bát-nhã chẳng phải không có phương tiện, trong phương tiện chẳng phải không có Bát-nhã, nhưng trước nói nhiều Bát-nhã, sau luận nhiều đến phương tiện”.
Kinh Tịnh Danh luận về hai tuệ nên trước nói phương tiện, sau mới nói đến thật. Vì sao? Giáo này phát khởi, chính là do nơi bệnh, cho nên dùng phương tiện hiện thân có bệnh. Vì có bệnh cho nên có hai lần vân tập ở phương trượng, hai hội ở Am viên, vì thế trước nói phương tiện, sau luận về thật. Vả lại, thành tựu chúng sinh thanh tịnh cõi Phật là dụng phương tiện của hàng Bồ-tát. Phẩm Phật Quốc nói về thanh tịnh cõi Phật, còn phẩm phương Tiện về sau thì nói về việc thành tựu chúng sinh, vì thế kinh này luận nhiều đến phương tiện. Đại phẩm phần lớn luận đến hai tuệ tự hành, còn Tịnh Danh thì hầu hết bàn về quyền thật ngoại hóa. Vì sao biết được? Đại phẩm nói Bát-nhã chẳng kẹt vào hữu, âu-hòa chẳng chứng không đây là hai tuệ tự hành của Bồ-tát. Kinh Tịnh Danh thì nói bên trong vắng lặng chiếu soi bệnh và thuốc, bên ngoài thì biến hiện thần thông, đây là nói về hai tuệ hóa tha. Đại phẩm nói nhiều về thật tuệ và phương tiện tuệ, Tịnh Danh thì nói nhiều về quyền tuệ và thật tuệ.
Hỏi: Quyền và phương tiện có gì khác?
Đáp: Luận chung thì chẳng khác nhau, đều có nghĩa là thiện xảo. Nhưng nếu luận riêng thì phương tiện là dài còn quyền là ngắn. Nay lược nêu ba ý.
- Chiếu thật tướng là thật, soi vạn vật là quyền.
- Bên trong lặng lẽ chiếu soi vạn pháp là thật, ngoài biến động là quyền.
- Căn cứ theo động dụng, thì thân không bệnh là thật, thân giả bệnh nằm ở phương trượng là quyền.
Môn đầu tiên chiếu thật tướng gọi là thật tuệ, còn ba môn khác đều thuộc phương tiện, cho nên phương tiện thì dài; còn nghĩa của quyền ngắn, nghĩa là chỉ lấy việc lặng lẽ chiếu soi căn bệnh và thuốc làm thật, bên ngoài thị hiện biến động đều thuộc về quyền, cho nên quyền trí là dụng riêng biệt trong phương tiện, vì thế mà nói là ngắn.
Hỏi: Quyền và phương tiện đã có nghĩa dài ngắn, vậy hai thật có nghĩa này chăng?
Đáp: Thật của phương tiện thì dài, vì phương tiện đã không có điều gì không làm, thật tuệ cũng không có chỗ nào không chiếu, không có điều gì không làm, mà thật không có chỗ làm, vì thế mà gọi là dài. Quyền trí chỉ là dụng biến động trong hữu trí, thì thật trí cũng chỉ là công năng vắng lặng chiếu soi của hữu trí, cho nên quyền thật đều ngắn.
Hỏi: Bên ngoài thị hiện biến động là quyền thuộc về tích, động mà chẳng có chỗ động gọi là thật, vậy chỉ lập hai nghĩa này là thành nghĩa quyền thật chăng?
Đáp: Bên ngoài thị hiện biến động là quyền đây là tùy bệnh cho thuốc, ắt bên trong lặng lẽ chiếu soi căn bệnh và thuốc là thật, như thế mới thành hai tuệ. Như không tuệ thì chẳng biết bệnh thuốc cho nên không thành hai tuệ.
5) DÀI NGẮN:
Tổng gom tất cả các kinh quy về bốn câu:
- Thật trí dài, quyền trí ngắn.
- Quyền trí dài, thật trí ngắn.
- Cả hai đều dài.
- Cả hai đều ngắn.
1. Thật trí dài quyền trí ngắn:
Đây là căn cứ theo động tịnh mà phân làm hai trí. Tức lặng lẽ soi xét không hữu là thật, thật thì chiếu cả không hữu, vì thế cho nên gọi là dài. Dụng biến động bên ngoài là quyền, quyền chỉ có dụng, cho nên gọi là ngắn.
Hỏi: Thật trí bên trong lặng lẽ chiếu soi không hữu thì dài; bên ngoài hiện bày dụng biến động, cùng nói không hữu, nếu nói nhị đế, lại cùng hiện không hữu, như ngài Văn-thù vì Thế vương mà hiện thân hư không, là thị hiện không, hiện thân một trượng sáu thước là thị hiện hữu. Nếu động dụng như thế cũng chung cho cả không hữu, thì hai trí lẽ ra đều là dài?
Đáp: Bên ngoài tuy nói không hữu và hiển thị không hữu, nhưng từ việc soi hữu mà có trí khởi; vì bên trong xét biết bệnh biết thuốc, cho nên bên ngoài hiện không hữu, vì thế mà gọi là ngắn.
2. Quyền trí dài, thật trí ngắn:
Đây là căn cứ theo soi không là thật, chiếu hữu là quyền mà phân làm hai trí. Chiếu không là thật, thật trí tuy lặng lẽ chiếu soi, chẳng phải biến động, cho nên gọi là ngắn. Chiếu hữu là quyền, quyền thì có đủ động tịnh trước chiếu bệnh thuốc là tịnh, ngoài tùy bệnh cho thuốc là động; quyền chung cho động tịnh, nên gọi là dài. Hai câu này dùng động tịnh mà phân làm dài ngắn.
3. Quyền thật đều dài:
Chỉ căn cứ theo không hữu để phân định, thì thật trí chiếu không, quyền trí chiếu hữu, trong chiếu hữu nói động tịnh đều có. Thật trí chiếu không, thì động tịnh đều không, thế thì hai trí không có dài ngắn.
4. Hai trí đều ngắn:
Vì đều căn cứ vào hữu trí mà phân hai trí, cho nên hai trí đều ngắn. Như dùng biết bệnh biết thuốc làm thật, tùy bệnh cho thuốc làm quyền thì hai trí đều thuộc hữu môn, do đó cả hai đều ngắn. Thân không bệnh của ngài Tịnh Danh là thật, ý nghĩa hiện bệnh là quyền.
Hỏi: Chỉ căn cứ vào hữu trí mà phân quyền thật, nói rằng cả hai đều ngắn; vậy cũng có thể căn cứ vào không trí đủ cả quyền thật, lại có dài ngắn chăng?
Đáp: Thật trí là nói về nghĩa hai mà chẳng hai, thuộc về thể cho nên chẳng phân quyền thật. Quyền trí là nói về nghĩa chẳng hai mà hai, thuộc về dụng cho nên được chia. Nếu muốn chia thì nghĩa cũng cùng loại. Tức chiếu sinh không cạn hẹp là quyền, chiếu pháp không sâu xa là thật. Vả lại chiếu không của Nhị thừa, gọi là quyền. Vì sao? Vì thật không thì Nhị thừa chẳng thể thấy được, vì chiếu quyền không này nên gọi là quyền. Trí chiếu không của Bồ-tát gọi là thật, vì không mà hàng Bồ-tát chứng biết là thật không, vì chiếu thật không, nên gọi là thật.
6. SÁU TRÍ:
Hòa thượng Hưng Hoàng giảng kinh này, đã gom sáu loại hai trí làm ba đôi, đó là phương tiện thật quyền thật, thật phương tiện quyền phương tiện, phương tiện quyền thật quyền, cho nên có hai thật, hai quyền và hai phương tiện.
1. Đôi thứ nhất:
+ Phương tiện thật: Tức đối với phương tiện mà luận về thật để rõ biết thật tướng các pháp, cho nên gọi là thật.
+ Quyền thật: Gồm hai nghĩa:
1/ Căn cứ theo Bồ-tát mà luận; nếu chiếu hữu là quyền, căn cứ vào quyền này mà luận thật, thì như trong lặng lẽ chiếu soi bệnh và thuốc là thật, ngoài hiện biến động là quyền, cho nên gọi là quyền thật. Vả lại thân chẳng bệnh là thật trong quyền cũng gọi là quyền thật.
2/ Căn cứ theo Thanh văn để luận về quyền thật, tức trí chiếu sự của Nhị thừa là quyền, trí chiếu lý khổ không là thật. Nay từ Đại mà nhìn về Tiểu, để luận về thật của Nhất thừa, thì quyền này gọi là thật, chẳng phải rốt ráo thật.
2. Đôi thứ hai:
+ Thật phương tiện: Vì đó là trí chiếu các pháp thật tướng, cho nên gọi là thật phương tiện.
+ Quyền phương tiện: Tức là đối với thật của Nhị thừa đã nói ở trên, mà luận về phương tiện của Nhị thừa, cho nên gọi là quyền phương tiện.
3. Đôi thứ ba:
+ Thật quyền: Từ thật khởi quyền, cho nên gọi là thật quyền. Vì chiếu không chiếu hữu, gọi là thật, hiện dụng bên ngoài gọi là quyền. Vả lại thật quyền thì quyền của Nhị thừa là giả quyền, quyền của Bồtát là thật quyền.
+ Phương tiện quyền: Ở đây lấy chiếu không làm thật, chiếu hữu là phương tiện; trong phương tiện lại khởi quyền. Như bên trong chiếu hữu biết gốc bệnh biết thuốc, bên ngoài hiện thân trưởng giả Tịnh Danh, đó đều gọi là phương tiện, trong phương tiện này lại khởi quyền dụng, như thị hiện có bệnh… Môn thứ sáu này thành tựu cho nghĩa dài ngắn ở trên.
7) KHAI HỢP :
Hai trí đều có bốn câu về khai hợp, đó là:
Câu một, khai hai tuệ: Như trước đã nói; chiếu thật tướng các pháp, nên gọi là Bát-nhã, chiếu các pháp thật tướng, nên gọi là âu-hòa Như Lai, trong thì chiếu hai pháp này, nên có hai tuệ, Phật từ hai pháp này sinh, cho nên có cha mẹ. Ngoài thì nói hai pháp này cho chúng sinh, như Thích luận ghi: “Đầu tiên nói Bát-nhã đạo, kế đến nói phương tiện đạo. Đầu tiên nói về mẹ của chư Phật, kế đến nói cha của chư Phật”. Vì thế Bát-nhã là phụ mẫu tôn kinh của mười phương ba đời chư Phật, tin thì được phước lớn, huỷ báng thì bị tội lớn.
Hỏi: Đã lấy hai tuệ làm phụ mẫu, vậy thế nào là tổ phụ mẫu?
Đáp: Vì căn cứ theo cảnh trí mà phân biệt, đầu tien hai cảnh là thật tướng và các pháp sinh ra hai tuệ, đó là nghĩa tổ phụ mẫu. Cho nên nhĩ viên gọi là trí mẫu. Nếu luận theo các hạnh, thì cũng từ đại Bi mới có Bát-nhã, thì đại Bi là mẹ Bát-nhã, cũng do đại Bi mới có phương tiện, thì đại Bi là mẹ phương tiện; đó là nghĩa phụ (cha) nhưng vì hợp thuyết nên gọi như thế. Đây là khai mở hai tuệ.
Hỏi: Nếu lấy Bát-nhã làm mẹ, phương tiện làm cha; vì sao lại nói Bát-nhã là mẹ, Bát châu Tam-muội là cha? Bát-nhã là mẹ, năm độ là cha?
Đáp: Bát châu dịch là hiện tiền; hiện tiền nghĩa là hiện tiền thấy Phật, đây là hữu hạnh, cho nên thuộc về phương tiện, và được gọi là cha. Năm độ là hữu hạnh, cũng thuộc phương tiện.
– Câu hai, hợp hai tuệ: Nói Bát-nhã và âu-hòa đều là Bát-nhã. Vì sao? Vì Bát-nhã là thể, âu-hòa là dụng, thể là thể của Bát-nhã, dụng là dụng của Bát-nhã, cho nên đều gọi là Bát-nhã. Vì thế Như Lai nói chín mươi chương của Đại phẩm, là khai hai đạo mà đều gọi là Ma-ha Bátnhã kinh, chẳng gọi là phương tiện kinh, do đó mà biết hai tuệ đều là Bát-nhã. Luận ghi: “Dùng vàng tạo ra các vật, thì các vật đều là vàng, không có một thể nào khác”. Luận lại ghi: “Trong sáu độ hợp phương tiện và thật tuệ mà gọi chung là Bát-nhã”.
Hỏi: Vì sao biết được?
Đáp: Vì năm độ khác chỉ nói đến năm hữu hạnh, chẳng luận đến chiếu biết không hữu. Nay nghĩa chiếu không thuộc Bát-nhã, nghĩa biết hữu cũng thuộc Bát-nhã. Do đó mà biết hai tuệ đều có tên là Bát-nhã, tức hợp quyền thật, đều gọi là thật nghĩa.
– Câu ba, hợp quyền thật đều gọi là quyền: Chiếu hữu khéo léo, tùy thuận (xảo dụng) đã gọi là phương tiện, chiếu không khéo léo tùy thuận (xảo) cũng là phương tiện, hai chiếu đồng xảo diệu thì cả hai đều là phương tiện. Như trong Địa thứ bảy gọi là phương tiện ba-la-mật, thì Thích luận ghi: “Lúc bấy giờ, Bát-nhã thanh tịnh, nên biến tên là phương tiện, ở Địa thứ sáu, dụng của Bát-nhã còn chưa diệu, nên chẳng gọi là phương tiện. Đến Địa thứ bảy thì dụng của Bát-nhã mới diệu, cho nên gọi là phương tiện. Lời văn ghi về Địa thứ bảy: Từ phương tiện tuệ, khởi mười diệu hạnh, đầu tiên biết ba cõi là không, mà trang nghiêm ba cõi…”. Vì thế biết được hai tuệ đều là phương tiện; theo nghĩa này thì Địa thứ sáu cũng có phương tiện, Bát-nhã, và đều gọi là Bát-nhã. Kinh Thắng Man ghi: “Nhất thừa đại phương tiện”, trong Nhất thừa, nếu chiếu không chiếu hữu, nói không nói có đều gọi là phương tiện, vì tất cả đều gọi là đại thiện xảo của chư Phật, đây cũng là hợp hai tuệ làm phương tiện.
– Câu bốn, hai trí chẳng khai chẳng hợp: Thế thì dứt bặt ba câu trên, nêu rõ chánh quán của chư Phật chưa từng thật chưa từng quyền, cũng chưa từng khai chưa từng hợp; cho nên nói pháp này chẳng thể chỉ bày, tướng ngôn từ đều vắng bặt, Phật thì chẳng thể đi, Phật thì chẳng thể đến, nhưng nay có khai hợp quyền thật, đều là từ trong không danh tướng, vì xuất xử độ chúng sinh mà luận khai hợp khác nhau.
8. ĐOẠN PHỤC:
Hỏi: Vì sao hai trí lại đoạn được phiền não?
Đáp: Kinh này nói rằng: “Phật là người tăng thượng mạn, nói đoạn phiền não, thật ra chẳng đoạn”.
Hỏi: Các kinh luận Đại Tiểu thừa đều có nói đến đoạn hoặc, vì sao kinh này nói chẳng đoạn?
Đáp: Nếu nói đoạn thì nay xin hỏi rằng: Là có hoặc để đoạn hay là không có hoặc để đoạn? Nếu thật có thì chẳng có thể đoạn. Vả lại kinh nói rằng: “Nếu pháp trước có sau không thì chư Phật, Bồ-tát có lỗi làm sao đoạn được”. Nếu không có hoặc thì đoạn cái gì? Vả lại có hoặc tức hữu kiến, không có hoặc thì gọi là vô kiến, cũng có cũng không, chẳng có chẳng không đều là phiền não, làm sao mà phiền não đoạn phiền não được? Dẫu có phiền não là sở đoạn, tuệ là năng đoạn. vậy thấy hoặc mà đoạn hay không thấy hoặc mà đoạn? Nếu thấy thì sáng tối đều lập, làm sao đoạn được? Nếu chẳng thấy thì đoạn cái gì? Nếu nói giải và hoặc trái nhau lại cách nhau mà đoạn được, thì đốt đèn ở Thiên Trúc sẽ phá được tối tăm ở Trung Quốc. Giải được một phẩm thì trừ tất cả hoặc. Tuệ chỉ là năng đoạn, nhờ có bạn mới cùng đoạn. Nếu chỉ là năng đoạn, tại sao Bồ-tát tu tám Thánh đạo, độc tuệ chẳng đoạn. Cho nên tuy nhờ bạn, nhưng chẳng phải là năng đoạn, như một người mù chẳng thấy, tất cả các người mù cũng như thế. Vả lại trong một niệm đoạn hay tương tục đoạn? Nếu một niệm đoạn, thì hoặc cũng một niệm, vậy cả hai cùng theo nhau, như khi lìa nhau thì đâu còn năng đoạn? Nếu là tương tục đoạn, thì vì diệt cho nên tương tục hay chẳng diệt mà tương tục? Nếu diệt thì không có sở tương tục, nếu chẳng diệt thì không có năng tương tục, sao lại nói là tương tục? Nếu lấy làm phương tiện thì không có sở đoạn. Vì thế chẳng nên nói trí đoạn hoặc.
Hỏi: Nếu thế thì lẽ ra không có đoạn, vì sao kinh ghi: “Một niệm tương ưng thì tuệ đoạn phiền não”?
Đáp: Như trên mà suy, thì rốt ráo không có đoạn. Nếu liễu ngộ như thế, thì gọi là đoạn. Vì ở tất cả chỗ đều cầu giải hoặc, thì biết tâm không có chỗ y cứ, tâm không có chỗ y cứ thì các phiền não đều thanh tịnh, đó gọi là đoạn, chẳng trái với nghĩa đoạn của ông.
Hỏi: Sở y gọi là đoạn, là Bát-nhã đoạn hay phương tiện đoạn?
Đáp: Các thuyết xưa gọi Bát-nhã là không tuệ cho nên đoạn, phương tiện là nghĩa chiếu hữu cho nên chẳng đoạn. Nay nói hai tuệ không hữu hữu sở đắc đều chẳng thể đoạn, không hữu vô sở đắc đều có thể đoạn. Nhưng hai mà chẳng hai, chia hai tuệ khác nhau, tức phương tiện thật tuệ, thì chẳng đoạn mà đoạn; thật tuệ phương tiện, đoạn mà chẳng đoạn.
Hỏi: Vì sao như thế?
Đáp: Vì có chỗ nương gá là gốc của phiền não; thật pháp thật tướng là gốc của vô sở trước. Do thật tướng không có sở y, cho nên sinh Bát-nhã; Bát-nhã vô sở trước,cho nên các hoặc thanh tịnh. Vì thế mà gọi là đoạn.
Hỏi: Nếu từ cảnh sinh trí, sau đó mới đoạn, thì có gì khác với thuyết xưa?
Đáp: Không nói đến việc ngoài hoặc có thật tướng riêng biệt, chỉ liễu ngộ phiền não vốn tự không sinh nay cũng không diệt, thì đó là thật tướng, cho nên gọi là thật tướng đoạn.
Hỏi: Chỉ có Bát-nhã đoạn hay Tát-bà-nhã cũng đoạn?
Đáp: Về nghĩa này, xưa có hai sư giải thích, hoặc nói Kim cang tâm đoạn, tức là Bát-nhã đoạn, hoặc nói Phật trí sở đoạn là Tát-bà-nhã đoạn. Nay giải thích như sau: Đại phẩm ghi: “Bồ-tát hành trong đạo vô ngại, Phật hành trong đạo giải thoát, không có tất cả những ngăn che”. Xét ý của đoạn văn này, thì trong vô ngại và giải thoát đều có nghĩa đoạn và chẳng đoạn. Nếu một niệm chánh quán, thì hoặc chẳng hiện hành, đó là vô ngại chánh đoạn, còn giải thoát vượt ra ngoài các phiền não, cho nên giải thoát chẳng đoạn. Vì thế kinh ghi: “Phật hành trong đạo giải thoát, không có tất cả những lớp mỏng ngăn che”. Nếu nói giải thoát tương tục nơi vô ngại, trấn giữ nơi không có hoặc trước kia, và ngăn chặn hoặc vị lai, khiến cho không thể tương tục sinh khởi, thì có già đoạn, gọi đó là đoạn, là vô ngại chánh đoạn. Cho nên được nói Kim cang tâm, hoặc tận dứt, chưa có giải thoát; ngăn chận hoặc vị lai, có thể nói là chẳng tận. Vì thế tận và chẳng tận, hai thuyết không trái nhau.
Hỏi: Bát-nhã là vô ngại, Tát-bà-nhã là giải thoát, vậy có thể nói trước Thập địa là vô ngại, Sơ địa là giải thoát chăng?
Đáp: Có người cho rằng cũng có thuyết này, Tiểu thừa thì giai vị trước khổ nhẫn, tu tập chưa lâu chỉ có phục mà chưa đoạn. Đại thừa, thì trước Thập địa, đã tích tập được minh hạnh, cho nên gọi là đoạn. Nay giải thích chẳng phải như thế, nghĩa về Đại Tiểu thừa, hơn kém cách xa. Còn Như Lai chế lập, thì đại khái tương tự. Tiểu thừa thì ở giai vị thất phương tiện chỉ là phục, khổ nhẫn mới là đoạn. Đại thừa thì ở giai vị ba mươi tâm là phục, Sơ địa là đoạn. Trong Sơ địa, lại chia ra vô ngại chánh đoạn và giải thoát già đoạn, như đã giải thích ở trên.
Hỏi: Vì đóng kín vô ngại mà có giải thoát hay xa lìa vô ngại mà giải thoát sinh khởi?
Đáp: Tỳ-đàm nói là xa lìa, Thành Thật thì bài bác hai thuyết này còn những thuyết khác thì đã rõ. Nay lược trình bày, Kim cang tâm nếu lìa thì có Phật quả, vì sao Bát-nhã đổi thành Tát-bà-nhã? Chuyển Kim cang thành Phật quả, vì sao lại chuyển pháp vô thường thành thường? Nay trả lời rằng, có nghĩa chuyển lìa và chẳng chuyển lìa, liễu ngộ Kim cang vốn không sinh diệt, cho nên Kim cang là Phật, vì thế chẳng chuyển chẳng lìa. Kinh ghi: “Tất cả chúng sinh xưa nay thường tịch diệt, chẳng cần phải diệt nữa”. Nơi tâm hư vọng phân biệt, dứt trừ kiến chấp sinh diệt, cho nên gọi là xa lìa (tạ). Nếu căn cứ theo liễu ngộ, thì trước gọi đó là sinh diệt, nay ngộ không sinh diệt, cho nên gọi là chuyển. Ba đoạn văn đồng quy về một, nghĩa không trái nhau.
Hỏi: Nếu trước Thập địa chỉ là phục, Sơ địa mới là đoạn, vì sao Thích luận ghi: “Sơ địa chưa xả bỏ kết hoặc, Địa thứ bảy mới đoạn?”
Đáp: Các sư giải thích khác nhau… như ngài Đạo Sinh dùng nghĩa đại đốn ngộ, cho rằng chỉ có Phật mới đoạn hoặc, trước đó thì chưa đoạn, cho nên Phật gọi là giác trước đó chưa gọi là giác. Dao công thì dùng nghĩa tiểu đốn ngộ cho rằng ở giai vị thất phương tiện là đoạn, dẫn đoạn văn kinh trước để chứng minh. Nay cho rằng hai thuyết không phương hại nhau. Vì Đại kinh ghi: “Chỉ có Phật mới gọi là nhãn kiến Phật tánh, còn Thập địa trở về trước gọi là văn kiến”. Thế thì chỉ có Phật mới đoạn hoặc, còn trước đó thì chẳng gọi là đoạn. Sơ địa về sau chỉ đoạn hoặc thô, chưa trừ được hoặc vi tế, cho nên nói là chẳng đoạn; Địa thứ bảy đã trừ được hoặc vi tế, cho nên nói là đoạn. Mỗi mỗi đều có nghĩa, không nên chấp một bên nào.
Hỏi: Vậy là trung phục giả đoạn hay giả phục trung đoạn?
Đáp: Tùy duyên thích hợp mà đạt ngộ, đâu có nhất định. Cũng có trung phục giả đoạn; như cầu tìm tánh có không bất khả đắc, cho nên gọi là chẳng phải có, chẳng phải không, gọi đó là trung; ở đây chỉ chế phục tánh có không, còn chưa đoạn. Kế đến đạt được giả có giả không, thì tánh có không mới đoạn. Vì sao? Vì đã biết giả có giả không, thì biết rằng rốt ráo không có tánh có không nhất định. Vì có định tánh có không, nên gọi là giả danh đoạn. Nói giả phục trung đoạn, nghĩa là đối với tánh có không thì nói là giả có không, vì chế phục tánh có không, nên gọi là giả phục; kế đến như ngộ được giả có chẳng có, giả không chẳng không, chẳng có chẳng không gọi là trung đạo, thì tánh có không trước kia mới vĩnh viễn đoạn; vì thế gọi là giả phục trung đoạn.
Hỏi: Có khi nào gọi giả phục giả đoạn, trung phục trung đoạn chăng?
Đáp: Cũng có nghĩa này, nếu biết giả có không thì tánh có không vĩnh viễn đoạn, gọi là giả đoạn; tự biết giả có không, chỉ là chế phục tánh có không, còn chưa gọi là đoạn. Tự ngộ chẳng có không; tự ngộ tánh chẳng có không thì hoặc vĩnh viễn đoạn, mà chẳng nên nói là giả.
Hỏi: Vì sao gọi là giả danh hoặc, thật pháp hoặc?
Đáp: Luận sư Thành nói: “Duyên theo giả mê giả, gọi là giả danh hoặc, thì mê giả người và pháp…; duyên thật mê thật, gọi là thật pháp hoặc, như mê năm trần…”. Nay cho rằng đó là nghĩa của Tam tạng giáo. Còn giả thật hoặc của Đại thừa, thì giả danh đã nói ở trước là giả hoặc, thật đã nói ở trước là thật hoặc. Vì sao? Vì các pháp chưa từng có giả thật, nay đã có giả thật này, thì đâu chẳng phải là hoặc?
Hỏi: Đại thừa cũng có nghĩa giả danh, Bất nhị là trung đạo, là thật tướng, cho nên gọi thật pháp. Mê nhân duyên giả danh nhị đế, gọi là giả hoặc; mê thật tướng bất nhị gọi là thật hoặc.
Hỏi: Vì sao gọi là mê?
Đáp: Bất nhị và nhị, gọi là nhị đế; nhị bất là trung đạo. Cho rằng nhị đế nhất định là nhị, cho nên gọi là mê giả, bất nhị nhất định là bất nhị thì gọi là mê thật. Vả lại nhị và bất nhị mới gọi là giả, chẳng phải nhị và bất nhị mới gọi là thật. Mê lầm giả thật này nên gọi là hoặc.
9. NHIẾP TRÍ:
Hỏi: Hai trí quyền thật, gồm thâu tất cả trí chăng?
Đáp: Gồm thâu tất cả trí, trong kinh có nói đến một trí, hai trí, ba trí, năm trí cho đến bảy mươi bảy trí tất cả đều thuộc hai trí này. Một trí tức là trí như thật, như thật là Phật nhãn; Phật nhãn thì không pháp nào chẳng thấy, gọi là quyền trí; thấy mà không có chỗ thấy, gọi là thật trí.
Hỏi: Trí như thật chỉ là trí chiếu thật tướng, thì chỉ được gọi là thật trí, vì sao lại có công năng của quyền trí?
Đáp: Đây là nói Phật nhãn biết như thật, danh như thật, cho nên có đủ hai trí.
– Gồm thâu hai trí: Hai trí tức là Nhất thiết trí và Nhất thiết chủng trí. Hai trí này gồm có sáu môn:
1. Dùng không và hữu mà phân hai trí, tức Nhất thiết trí là không trí, Nhất thiết chủng trí là hữu trí, đây thuộc về quyền thật.
2. Dùng tổng và biệt phân hai trí, biết tổng tướng là Nhất thiết trí, biết biệt tướng là Nhất thiết chủng trí. Nhưng tổng và biệt lại phân làm ba môn: Một là, dùng khổ vô thường làm tổng tướng, ấm giới nhập làm biệt tướng; hai là, dùng vô sinh diệt làm tổng tướng, biết các pháp sai biệt là biệt tướng; ba là, dùng khổ đế làm tổng tướng, phân biệt khổ có vô lượng tướng là biệt tướng. Trong ba nghĩa, thì nghĩa một và hai còn thuộc không hữu, nghĩa ba thuộc về quảng và lược ở sau.
3. Nói sơ lược là Nhất thiết trí, nói rộng là Nhất thiết chủng trí, còn là nghĩa tổng biệt của khổ đế đã nói ở trước.
4. Nhân là Nhất thiết trí, quả là Nhất thiết chủng trí.
Hỏi: Hai trí có đầy đủ môn nhân quả, vì sao lại chia hai môn nhân và quả?
Đáp: Ví như Bồ-đề, Niết-bàn là quả và quả quả. Niết-bàn đã là quả quả, thì Bồ-đề là nhân. Nghĩa ở đây luận về nhân quả cũng như thế.
5. Tiểu thừa là Nhất thiết trí, Đại thừa là Nhất thiết chủng trí. Đó là nói Tiểu thừa tổng tướng, biết mười hai nhập khổ, không, vô thường là Nhất thiết trí; Đại thừa biệt tướng, biết tất cả pháp, gọi là Nhất thiết chủng trí.
6. Nhất thiết chủng trí là không trí, Nhất thiết trí là hữu trí, dùng chủng chủng tánh là lý thật tướng, làm tướng căn bản của các pháp, gọi là Nhất thiết trí, vì biết tất cả pháp nên gọi là hữu trí.
Tuy có sáu môn, nhưng chẳng lìa không hữu, nhiếp vào hai trí. – Gồm thâu ba trí: Về nghĩa môn của ba trí, kinh Niết-bàn ghi: “ 1. Bát-nhã, là trí tuệ của tất cả chúng sinh, thuộc hạ trí.
- Tỳ-bà-xá-na, là trí Nhị thừa, thuộc trung trí.
- Xà-na, là trí Phật và Bồ-tát thuộc thượng trí”.
Kinh lại ghi: “Bát-nhã là biệt tướng trí, biết tướng riêng các pháp; Tỳ-bà-xá-na là tổng tướng trí, biết tướng chung các pháp. Xà-na là phá tướng. Phá tướng, nghĩa là Bát-nhã biết hữu, Tỳ-bà-xá-na chiếu không, xà-na xả bỏ không hữu, thuộc trung đạo trí”. Như phẩm Bát-nhã Tam tuệ ghi: “Nhị thừa là Nhất thiết trí, Bồ-tát là đạo chủng trí, Phật là Nhất thiết chủng trí. Nhị thừa được gọi là Nhất thiết trí, nhưng mười hai nhập gom nhiếp tất cả pháp, mà Nhị thừa biết được mười hai nhập là khổ, không, vô thường nên gọi là Nhất thiết trí”. Luận rằng: Ở đây chỉ có tên Nhất thiết trí mà không có dụng của Nhất thiết trí; giống như đèn, chỉ có tên đèn, mà không có dụng của đèn.
Hỏi: Vì sao lại không?
Đáp: Phật biết tướng riêng của tất cả pháp, sau đó biết tướng chung của tất cả pháp; còn Nhị thừa chỉ biết tướng chung, mà không thể biết tướng riêng. Kinh Niết-bàn ghi: “Hàng Nhị thừa chỉ biết khổ, mà chẳng phân biệt khổ và vô lượng tướng; ở bản kinh kia ta không nói điều này, cho nên Nhị thừa không thể biết tướng riêng”. Vì thế chỉ có tên Nhất thiết trí mà không có dụng Nhất thiết trí. Bồ-tát gọi là đạo chủng tuệ, vì Bồ-tát biết bốn đạo, đó là nhân thiên thừa phước lạc đạo và Tam thừa đạo. Liễu ngộ Phật đạo thì tự độ và độ tha còn ba đạo kia thì chỉ độ tha mà thôi. Phật gọi là Nhất thiết chủng trí, trí này khác với Nhất thiết chủng trí đã nêu ở trước; chỉ biết pháp hữu, còn ở đây thì hợp không hữu, mà gọi là Nhất thiết chủng trí. Kinh ghi: “Biết tất cả tướng, nên gọi là Nhất thiết chủng trí”. Kinh lại ghi: “Biết hành loại tướng mạo của tất cả pháp, nên gọi là Nhất thiết chủng trí”. Trong ba trí này, thì hai trí có đủ dụng chiếu không hữu, đều có hai trí quyền thật.
– Luận Địa Trì nêu lên ba trí:
- Thanh tịnh trí, vì đoạn trừ năm trụ hoặc, cho nên gọi là thanh tịnh, đây là Đệ nhất nghĩa không trí.
- Nhất thiết trí, là hữu trí.
- Vô ngại trí, là trí vô công dụng, tức biết tất cả pháp mà không cần dụng công, cho nên gọi là vô ngại.
Trí đầu tiên là thật trí, hai trí sau là quyền trí.
Nhiếp Đại Thừa luận nêu lên ba trí là:
- Gia hạnh trí, là tâm cầu tiến lên địa trên.
- Chánh thể trí, là trí chứng như tức thật trí.
- Hậu đắc trí thì tịch mà động, tức quyền trí.
Ba trí này theo thứ tự như sau, đầu tiên phải có trí cầu tiến, kế đến đạt được thật quán, và sau cùng thì từ thật mà khởi dụng.
– Bốn trí gồm thâu vào hai trí: Luận Nhiếp Đại thừa nêu bốn trí là: Nhất thiết trí, Nhất thiết chủng trí, Vô tướng trí và Vô công dụng trí. Hai trí đầu tiên thuộc về không hữu, trí thứ ba thì chẳng từ thầy mà được, trí cuối cùng là vô công dụng. Tức là bốn trí: Phật trí, Nhất thiết trí, Tự nhiên trí và Vô sư trí trong kinh Pháp Hoa. Hai trí đầu phân biệt không hữu, hai trí sau chung cho cả không hữu. Tứ vô ngại trí, thì có rất nhiều môn, nay chỉ nêu một nghĩa: Biết Đệ nhất nghĩa là biết nghĩa, biết thế đế là biết pháp, hai trí này thích thuyết đến văn tự, đều thuộc trí thế đế. Nói về bốn trí, “Ngã sinh đã tận, Phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, chẳng thọ hậu hữu”. Có nhiều thuyết giải thích khác nhau. Bà-sa cho rằng: Ngã sinh đã tận là đoạn tận trí, tập nhân dẫn sinh quả khổ ở vị lai gọi đó là sinh. Bậc vô học đã đoạn dứt, nên gọi là “Ngã sinh đã tận”. “Phạm hạnh đã lập” là tu đạo trí; Phạm là thanh tịnh, Thánh đạo vô lậu, trừ được cấu nhiễm lìa chướng được thanh tịnh, nên gọi là Phạm. Bậc Thánh vô học, đạo hạnh thành tựu viên mãn, nên gọi là “đã lập”. “Việc làm đã xong” là chứng diệt trí, đoạn hoặc chứng diệt gọi là sở tác (việc làm). Bậc vô học đã chứng quả, công hạnh đã thành, gọi là “Đã xong”. “Chẳng thọ hậu hữu”, là đoạn khổ trí, thọ quả báo ở đời sau gọi là hậu hữu. Đạo Vô học, không còn chịu thân hậu hữu này nữa nên gọi là “Chẳng thọ hậu hữu”.
Hỏi: Kinh nói bốn đế thì trước nói khổ tập, sau luận diệt đạo, vì sao ở đây lại nói trước đoạn tập tu đạo, sau chứng diệt đoạn khổ?
Đáp: Tứ đế là nêu bày môn thích và chán, nên trứớc nêu khổ tập, sau đề ra diệt đạo. Đối với môn thích và chán, theo thứ tự nghịch quán, cho nên nói trước quả sau nhân. Còn bốn trí là theo môn thuận quán, cho nên trước nói nhân sau nói quả. Vì thế trước thì tập đạo, sau thì diệt và khổ. Vả lại cần phải trừ chướng, thì sau thiện mới thành tựu, cho nên trước phải đoạn tập sau mới rõ đạo. Trong quả nói ở sau, thì trước tiên diệt lỗi hiện tại, sau đó chẳng chịu khổ báo ở vị lai, cho nên trước nói diệt sau nói khổ. Kinh Thắng Man, Niết-bàn giải thích bốn trí đều khác nhau, nay không nói đến. Bốn trí đều thuộc vào quyền trí của Đại thừa, thuộc về thật trí của Tiểu thừa.
Năm trí gồm thâu vào hai trí: Năm trí là: Pháp trụ trí, Nê-hoàn trí, vô tránh trí, nguyện trí và biên tế trí. Theo pháp Tiểu thừa, thì pháp trụ trí; biết rõ khổ tập tương sinh, các pháp được thành lập, là pháp trụ trí. Biết đạo và diệt là Nê-hoàn trí. Lại biết khổ tập và đạo gọi là pháp trụ trí, biết diệt đế là Nê-hoàn trí. Khiến cho chúng sinh không khởi tranh luận gọi là vô tránh trí; nguyện biết tất cả việc ở vị lai thì liền được biết, thì gọi là nguyện trí. Biên tế trí, báo thân sau cùng gọi là biên tế, bậc Thánh nhậm vận được tự tại trí, cho nên có thể kéo dài hoặc rút ngắn báo thân, nên gọi là biên tế trí. Đối với Tiểu thừa, hai trí trước đều có ở các bậc lợi độn A-la-hán; ba trí sau chỉ có ở lợi căn la-hán. Vả lại hai trí trước sinh khởi ở tất cả định, ba trí sau chỉ có ở đệ tứ thiền. Hai trí trước chung cho lậu và vô lậu, ba trí sau chỉ có ở hữu lậu. Hai trí trước sinh khởi ở thân ba cõi, ba trí sau chỉ khởi ở thân tam thiên hạ ở Dục giới. Hai trí trước dùng pháp ở ba cõi làm cảnh sở duyên, vô tránh trí chỉ dùng tâm thể ở Dục giới làm cảnh sở duyên.
Năm trí thuộc Đại thừa thì sinh khởi ở tất cả xứ, tất cả phương, và trong năm mươi hai giai vị, thông với lậu và vô lậu. Năm trí của Tiểu thừa đều thuộc về quyền trí của Đại thừa. Năm trí của Đại thừa, thì Nêhoàn trí là thật tướng chánh pháp thuộc thật trí, bốn trí còn lại là quyền trí.
– Mười một trí gồm nhiếp trong hai trí: mười trí chiếu bốn đế, là sai biệt trí thuộc quyền trí; như thật trí chiếu nhất thật đế, là thật tướng, thuộc vô sai biệt trí, tức thật trí. Luận ghi: Mười trí thuộc bốn nhãn, Như thật trí là Phật nhãn. Như thế thì bốn nhãn có đủ hai trí, Phật nhãn cũng có đủ hai trí.
Hỏi: Bồ-đề và Tát-bà-nhã, trong mười trí thuộc về trí nào?
Đáp: Cùng là mười trí, là hữu trí, Tát-bà-nhã như thật trí tức không trí. Ba mươi bốn trí là căn cứ theo mười hai nhân duyên mà lập, như lão tử khổ, lão tử tập, lão tử diệt, lão tử đạo, đều đủ tứ đế quán. Bảy mươi bảy trí, tức sinh duyên lão tử, chẳng lìa sinh duyên lão tử. Đầu tiên là trí chánh quán, kế đến là trí thẩm pháp. Vả lại trí chánh quán phân biệt ‘không nhân”, trí thẩm pháp phân biệt “tà nhân”. Ba thời, mỗi mỗi đều có sáu, sáu này là pháp trụ trí; kế đó một trí là Nê-hoàn trí. Pháp trụ trí là rõ biết nhân quả sinh tử cho nên nhiều, Nê-hoàn trí diệt sinh tử, cho nên ba thời hợp làm một. Đây đều là nghĩa của Tiểu thừa, thuộc về quyền trí của Đại thừa. Còn Nê-hoàn trí của Đại thừa, là thật trí đã được nêu ở trên. Như thế đều là từ trong vô phân biệt mà khéo léo phân biệt. Tuy phân biệt mà chẳng lay động vô phân biệt, chẳng giống với Số luận có quả báo sở đắc. Đây là danh giáo bất đắc bất tri.
Hỏi: Bốn mươi bốn và bảy mươi bảy, đều từ lão tử khởi hay có gì khác?
Đáp: Bốn mươi bốn là quán quả từ nhân, pháp quán này dễ thành tựu, cho nên thuộc về người độn căn. Quán quả từ nhân, tức là đầu tiên quán lão tử là quả, kế đến rõ biết nguyên nhân của lão tử, đó là quán quả từ nhân. Bảy mươi bảy trí là quán nhân sinh quả. Như nói sinh duyên lão tử, sinh là nhân, là duyên của lão tử. Chẳng lìa sinh duyên lão tử cũng như thế. Quán nhân sinh quả, thuộc về sự rất khó liễu tri, cho nên thuộc về người lợi căn. Bốn mươi bốn trí, thì luận sư Thành nói: “Trong phương tiện”. Bảy mươi bảy trí, thì văn chẳng phân định giai vị.
Các sư thì nói: “Trong tứ hiện nhẫn”.
Hỏi: Vì sao chẳng từ vô minh khởi?
Đáp: Từ ngọn về gốc, thì pháp quán dễ thành. Vả lại bốn mươi bốn trí, chỉ khởi từ quả, vì đủ bốn đế. Nếu từ vô minh khởi, thì không có nhân duyên, hơn nữa nhân thì làm sao đủ bốn đế. Bảy mươi bảy trí lẽ ra từ vô minh khởi, như từ lão tử khởi, thì pháp quán dễ thành, cho nên không khởi từ vô minh.
Hỏi: Bồ-tát quán mười hai nhân duyên, thì thuộc về trí nào?
Đáp: Bồ-tát có diêu dụng vô cùng, không thể phán định được. Thích luận ghi: “Bồ-tát vì muốn chỉ bày cho chúng sinh, nên từ quả quán mười hai nhân duyên”.