Tiểu Sử Chư Vị Cao Tăng
A Nan (s, p: Ānanda, 阿難): từ gọi tắt của âm dịch A Nan Đà (阿難陀), ý dịch là Khánh Hỷ (慶喜), Vô Nhiễm (無染), con trai của vương tộc Sĩ Cam Lộ Phạn (s: Amṛtodana, 士甘露飯, còn gọi là Bạch Phạn Vương [白飯王]) thuộc dòng họ Thích Ca (s: Śākya, p: Sakya, 釋迦), anh em với Đề Bà Đạt Đa (s, p: Devadatta, 提婆達多). Sau khi thành đạo, lần đầu tiên đức thế tôn trở về thành Ca Tỳ La Vệ (s: Kapilavastu, p: Kapilavatthu, 迦 毘 羅 衛 ), khi ngài trú tại Vườn Xoài (s: Āmrapāli-vana, p: Ambapāli-vana, 菴婆波梨園, tức Am Bà Ba Lợi Viên), Tôn giả A Nan đã cùng với các vương tử thuộc dòng họ Thích Ca và người thợ hớt tóc Ưu Ba Ly (s, p: Upāli, 優波離) đã xin xuất gia theo Phật. Từ đó trở đi, Tôn giả thường hầu hạ bên đức Thích Tôn, phần nhiều nghe được những lời dạy của ngài (多聞第一, nghe nhiều số một). Khi dưỡng mẫu là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề (s: Mahāprajāpatī Gautamī, s: Mahāpajāpatī Gotamī, 摩訶波闍波提) cầu xin xuất gia nhưng không được phép, chính Tôn giả đã đích thân xin Phật và sau khi được phép thì Tôn giả là người đã tận lực sáng lập giáo đoàn Tỳ Kheo Ni đầu tiên. Vào tháng thứ 2 sau khi Phật diệt độ, khi cuộc kết tập lần đầu tiên được tiến hành tại Hang Thất Diệp (s: Sapta-parṇa-guhā, 七葉窟) ngoài Thành Vương Xá (s: Rājagṛha, p: Rājagaha, 王舍城), Tôn giả đã cùng tham dự với 499 vị đệ tử của đức Phật mà chứng quả A La Hán. Khi đức Phật diệt độ, tương lai của giáo đoàn được phó thác lại cho Ma Ha Ca Diếp (s: Mahākāśyapa, p: Mahākassapa, 摩訶迦葉), cho nên A Nan được Ca Diếp truyền trao giáo pháp cho và trở thành vị tổ thứ 2 của Thiền Tông Tây Thiên.
An Lẫm (安廩[凜], Anhin, 507-583): vị tăng sống dưới thời Nam Triều, xuất thân vùng Lợi Thành (利成), Giang Âm (江陰, thuộc Giang Tô [江蘇]), họ Tần (秦), lúc còn nhỏ đã thông minh hiếu học, có hiếu với song thân. Năm 25 tuổi, ông xuất gia, theo Dung Công (容公) ở Quang Dung Tự (光融寺) vùng Tư Châu (司州) học tập kinh luận và thường nghe Huệ Quang (慧光) ở Thiếu Lâm Tự (少林寺) thuyết giảng về Thập Địa Kinh Luận (十地經論), thọ lãnh yếu chỉ Thiền pháp và ngộ được huyền chỉ. Trong thời gian sống ở đất Ngụy 12 năm, ông chuyên tâm tuyên giảng Tứ Phần Luật (四分律) cùng các kinh luận Đại Thừa khác và số lượng người đến tham học ngày càng đông. Vào năm đầu (547) niên hiệu Thái Thanh (太清) nhà Lương, ông cùng với môn nhân đến Dương Đô (楊都), vua Võ Đế cung tiếp hậu hỷ, ban sắc chỉ trú trì Thiên An Tự (天安寺); nhân đó ông tuyên giảng Kinh Hoa Nghiêm tại đây. Vào năm đầu (557) niên hiệu Vĩnh Định (永定), ông vâng sắc chỉ vào trong nội điện thuyết giảng giới luật, khai pháp tại Kỳ Xà Tự (耆闍寺), giảng diễn không hề dứt. Sau đó, ông vâng mệnh vua Văn Đế khai giảng Đại Tập Kinh (大集經) tại Chiêu Đức Điện (昭德殿). Đến thời vua Tuyên Đế, ông cũng từng thuyết giảng tại Hoa Lâm Viên (華林園). Vào năm đầu niên hiệu Chí Đức (至德) nhà Trần, ông thị tịch, hưởng thọ 77 tuổi.
An Nhiên (安然, Annen, 841-889): còn gọi là Ngũ Đại Viện Đại Đức (五大院大德), A Xà Lê Hòa Thượng (阿闍梨和尚), A Giác Đại Sư (阿覺大師) và Bí Mật Đại Sư (秘密大師), vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, xuất thân vùng Cận Giang (近江, Ōmi, thuộc Shiga-ken). Hồi còn nhỏ, ông theo hầu Viên Nhân (圓仁, Ennin), rồi đến năm 859 thì thọ Bồ Tát giới với vị nầy. Sau khi Viên Nhân qua đời, ông theo hầu Biến Chiếu (遍照, Henjō) và chuyên tâm nghiên cứu về Mật Giáo cũng như Hiển Giáo. Năm 877, ông nhận được điệp phù cho sang nhà Đường cầu pháp, nhưng việc ông có lên thuyền đi hay không thì có nhiều thuyết khác nhau. Cùng năm đó, ông được trao truyền cho các sở học về Tất Đàm, Kim Cang Giới của Viên Nhân từ Đạo Hải (道海, Dōkai) và Trường Ý (長意, Chōi). Vào năm 984, ông lại được Biến Chiếu trao truyền cho Thai Tạng (胎藏) cũng như Kim Cang Giới Thọ Vị Quán Đảnh (金剛界授位灌頂), và trở thành Tam Bộ Đô Pháp Truyền Pháp Đại A Xà Lê (三部都法傳法大阿闍梨). Ông dựng nên Ngũ Đại Viện (五大院) ở trên Tỷ Duệ Sơn và sống ở đây chuyên tâm nghiên cứu cũng như trước tác, nên ông được gọi là bậc tiên đức của Ngũ Đại Viện. Trước tác của ông có Bắc Lãnh Giáo Thời Vấn Đáp Sao (北嶺教時問答抄), Bồ Đề Tâm Nghĩa Lược Vấn Đáp Sao (菩提心義略問答抄), Phổ Thông Thọ Bồ Tát Giới Nghi Quảng Thích (普通授菩薩戒儀廣釋), Bát Gia Bí Lục (八家秘錄), Thai Kim Tô Đối Thọ Ký (胎金蘇對受記), Giáo Thời Tránh Luận (教時諍論), v.v., tổng cọng hơn 100 bộ. Lại nữa, theo truyền thuyết về An Nhiên thì đương thời cũng có một nhân vật cùng tên với ông, nhưng người đó đến giữa đời bần cùng đói mà chết. An Nhiên kế thừa Viên Nhân và Viên Trân (圓珍, Enchin), tuyên dương giáo chỉ Viên Mật Nhất Trí của Thiên Thai Tông Nhật Bản, lập nên Giáo Tướng Phán Thích (教相判釋) của Ngũ Thời Ngũ Giáo (五時五教) và làm cho Mật Giáo hưng long tột đỉnh.
An Thế Cao (安世高, Anseikō, khoảng giữa thế kỷ thứ 2): vị tăng dịch kinh thuộc thời kỳ đầu của Phật Giáo Trung Quốc, người nước An Tức (安息), tên Thanh (清), tự Thế Cao (世高), con của vị quốc vương trong vùng. Họ An của ông vốn xuất phát từ nơi ông sinh ra (nước An Tức). Lúc còn nhỏ ông rất nổi tiếng có hiếu với song thân, tánh chất thương người, học rộng hiểu sâu. Sau khi phụ thân qua đời, ông xả bỏ ngôi vị quốc vương, quy y cửa Phật, thâm hiểu kinh tạng và tinh thông A Tỳ Đàm cũng như Thiền. Vào năm thứ 2 (148) niên hiệu Kiến Hòa (建和) đời vua Hoàn Đế (桓帝) nhà Đông Hán, ông đi qua các nước Tây Vức, rồi đến Lạc Dương (洛陽), chuyên tâm vào việc phiên dịch kinh điển cho đến năm thứ 3 (170) niên hiệu Kiến Ninh (建寧) đời vua Linh Đế (靈帝), tổng cọng hơn 20 năm. Trong khoảng thời gian nầy, ông đã dịch được tất cả khoảng 34 bộ, 40 quyển (có thuyết cho là 35 bộ, 41 quyển) như An Ban Thủ Ý Kinh (安般守意經), Ấm Trì Nhập Kinh (陰持入經), A Tỳ Đàm Ngũ Pháp Tứ Đế (阿毘曇五法四諦), Thập Nhị Nhân Duyên (十二因縁), Chuyển Pháp Luân (轉法輪), Bát Chánh Đạo (八正道), Thiền Hành Pháp Tưởng (禪行法想), Tu Hành Đạo Địa Kinh (修行道地經), v.v. Kinh điển ông dịch có nghĩa lý rõ ràng, chữ nghĩa súc tích, chủ yếu truyền bá học thuyết A Tỳ Đàm của thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ thuộc Phật Giáo Tiểu Thừa và lý luận Thiền định. Chính ông đã hình thành nên cơ sở cho việc lưu truyền Phật học vào thời kỳ đầu của Trung Quốc và là người đầu tiên đem Thiền quán vào nước nầy.
Ẩn Nguyên Long Kỷ (隠元隆琦, Ingen Ryūki, 1592-1673): vị tổ khai sáng Hoàng Bá Tông của Nhật Bản, người vùng Phúc Thanh (福清), Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), họ là Lâm (林), hiệu là Ẩn Nguyên (隠元), sinh ngày mồng 4 tháng 11 năm thứ 20 niên hiệu Vạn Lịch (萬曆) nhà Minh. Năm lên 9 tuổi, ông có chí ham học, nhưng năm sau thì bỏ học, theo nghiệp trồng tiêu. Có đêm nọ ông ngồi nằm dưới gốc cây tùng, mới ngộ được rằng muốn hiểu rõ diệu lý của trời đất, mặt trời, mặt trăng, các vì sao, v.v., thì không còn con đường nào hơn là quy y vào cửa Phật. Cuối cùng với lòng quyết tâm, năm 23 tuổi ông lên Phổ Đà Sơn (普陀山) ở Nam Hải, thuộc Ninh Ba (寧波, Tỉnh Triết Giang), tham bái Triều Âm Động Chủ (潮音洞主). Năm lên 29 tuổi, ông đến viếng thăm Hoàng Bá Sơn (黄檗山), theo Giám Nguyên Hưng Thọ (鑑源興壽) xuống tóc xuất gia, và sau đó đi tham bái khắp các nơi. Trong thời gian nầy, ông có học Kinh Pháp Hoa ở Hưng Thiện Tự (興善寺) vùng Gia Hưng (嘉興, Tỉnh Triết Giang), rồi Kinh Lăng Nghiêm ở Bích Vân Tự (碧雲寺). Bên cạnh đó ông còn đến gõ cửa Mật Vân Viên Ngộ (密雲圓悟) và thọ nhận tâm ấn của vị nầy.
Vào năm thứ 6 (1633) niên hiệu Sùng Trinh (崇貞), khi Phí Ẩn Thông Dung (費隠通
容) đang sống tại Hoàng Bá Sơn, ông được cử làm chức Tây Đường, sau thể theo lời thỉnh cầu, ông lên quản lý cả Hoàng Bá Tông và đã làm cho tông phong rạng rỡ tột đỉnh của nó; bên cạnh đó ông còn dốc toàn lực cho xây dựng các ngôi đường vũ khang trang hơn, và trở thành pháp từ của Phí Ẩn. Ông đã từng sống qua một số chùa như Phước Nghiêm Tự (福嚴寺) ở Sùng Đức (崇德, Tỉnh Triết Giang), Long Tuyền Tự (龍泉寺) ở Trường Lạc (長樂, Tỉnh Phúc Kiến). Đến năm thứ 11 (1654) niên hiệu Thuận Trị (順治), nhận lời cung thỉnh của mấy vị tăng nhóm Dật Nhiên Tánh Dung (逸然性融) ở Hưng Phước Tự (興福寺) vùng Trường Khi (長崎, Nagasaki), ông cùng với Đại Mi Tánh Thiện (大眉性善), Độc Trạm Tánh Oanh (獨湛性瑩), Độc Ngôn Tánh Văn (獨言性聞), Nam Nguyên Tánh Phái (南源性派), v.v., hơn 30 người đệ tử lên thuyền sang Nhật, đến Hưng Phước Tự. Khi ấy ông 63 tuổi. Năm sau, ông chuyển đến Sùng Phước Tự (崇福寺, Sūfuku-ji), rồi thể theo lời mời của Long Khê Tánh Tiềm (龍溪性潛) ở Phổ Môn Tự (普門寺, Fumon-ji) vùng Nhiếp Tân (攝津,Settsu), ông đến làm trú trì chùa nầy. Sau đó, vào tháng 9 năm đầu (1651) niên hiệu Vạn Trị, ông đi lên phía đông, đến trú ngụ tại Lân Tường Viện (麟祥院) ở Thang Đảo (湯島) vùng Giang Hộ (江戸, Edo, thuộc Tokyo), đến yết kiến Tướng Quân Gia Cương (家綱), và vì hàng sĩ thứ mà thuyết pháp lợi sanh. Vào tháng 5 năm đầu (1661) niên hiệu Khoan Văn (寛文), ông sáng lập Hoàng Bá Sơn Vạn Phước Tự (黄檗山萬福寺) tại vùng đất Vũ Trị (宇治, Uji), làm căn cứ truyền bá Thiền phong của
Hoàng Bá Tông tại Nhật Bản; và đến tháng 9 năm thứ 4 đồng niên hiệu trên, ông nhường ngôi trú trì lại cho Mộc Am Tánh Thao (木菴性瑫), và lui về ẩn cư. Vào tháng 2 năm thứ 13 cùng niên hiệu trên, ông bị bệnh nhẹ; ngày 30 cùng tháng nầy Hậu Thủy Vĩ Thượng Hoàng (後水尾上皇, Gomizuno Jōkō) sai sứ đến vấn an ông. Đến ngày mồng 2 tháng 4, ông được ban cho hiệu là Đại Quang Phổ Chiếu Quốc Sư (大光普照國師). Vào ngày mồng 3 tháng 4 năm sau, ông thị tịch, hưởng thọ 82 tuổi đời, 54 hạ lạp, và được ban tặng thêm cho thụy hiệu là Phật Từ Quảng Giám Thiền Sư (佛慈廣鑑禪師). Ngoài ra ông còn có một số hiệu khác như Kính Sơn Thủ Xuất Thiền Sư (徑山首出禪師), Giác Tánh Viên Minh Thiền Sư (覺性圓明禪師). Trước tác của ông để lại có Hoàng Bá Ngữ Lục (黄檗語錄) 2 quyển, Long Tuyền Ngữ Lục (龍泉語錄) 1 quyển, Hoàng Bá Sơn Chí (黄檗山誌) 8 quyển, Hoằng Giới Pháp Nghi (弘戒法儀) 2 quyển, Dĩ Thượng Trung Quốc Soạn Thuật (以上中國撰術), Phù Tang Hội Lục (扶桑會錄) 2 quyển, Phổ Chiếu Quốc Sư Quảng Ngữ Lục (普照國師廣語 錄) 20 quyển, Hoàng Bá Hòa Thượng Thái Hòa Tập (黄檗和上太和集) 2 quyển, Đồng Kết Tập (同結集) 2 quyển, Sùng Phước Tự Lục (崇福寺錄), Phật Tổ Đồ Tán (佛祖圖贊), Phật Xá Lợi Ký (佛舎利記), Ẩn Nguyên Pháp Ngữ (隠元法語), Phổ Môn Thảo Lục (普門艸錄), Tùng Ẩn Tập (松隠集), Vân Đào Tập (雲濤集), Hoàng Bá Thanh Quy (黄檗清規), v.v.
Ba Lăng Hạo Giám (巴陵顥鑑, Haryō Kōkan, ?-?): nhân vật sống vào đầu thời nhà Tống, vị tăng của Vân Môn Tông Trung Quốc, pháp từ của Vân Môn Văn Yển (雲門文偃). Ông sống tại Tân Khai Tự (新開寺), Ba Lăng (巴陵, Nhạc Dương, Tỉnh Hồ Nam), Nhạc Châu (岳州). Do vì ông rất giỏi biện tài nên thường được gọi là Ông Giám Miệng Lưỡi.
Ba Tiêu Huệ Thanh (芭蕉慧清, Bashō Esei, ?-?): nhân vật sống vào thời nhà Đường, vị tăng của Tông Quy Ngưỡng, xuất thân Tân La (新羅), Triều Tiên, pháp từ của Nam Tháp Quang Dũng (南塔光涌). Ông đã từng sống ở Ba Tiêu Sơn (芭蕉山), thuộc Dĩnh Châu (郢州, Tỉnh Hồ Bắc).
Bạch Nham Tịnh Phù (白巖淨符, Hakugan Jōfu, ?-?): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, hiệu là Vị Trung (位中), pháp từ của Thạch Vũ Minh Phương (石雨明方), sống tại Bạch Nham (白巖), Tiền Đường (錢唐, Tỉnh Triết Giang) và khai đường thuyết pháp tại đây trong vòng 30 năm. Bản Pháp Môn Sừ Quĩ (法門鋤宄) do ông biên soạn vào năm thứ 6 (1667) niên hiệu Khang Hy (康熙) và bản Tổ Đăng Đại Thống (祖燈大統) được biên tập vào năm thứ 11 (1672) cùng niên hiệu trên là các tác phẩm đính chính những sai lầm về thuyết huyết thống chư tổ. Ngoài ra, ông còn có các tác phẩm khác như Nhân Thiên Nhãn Mục Khảo (人天眼目) 1 quyển, Tụng Thạch Trích Châu (頌石摘珠) 1 quyển, Tông Môn Niêm Cổ Vị Tập (宗門拈古彙集) 4 quyển. Pháp từ của ông có Hương Mộc Trí Đàn (香木智檀) là kiệt xuất nhất.
Bạch Vân Huệ Hiểu (白雲慧曉, Hakuun Egyō, 1228-1297): vị tăng của Phái Thánh Nhất thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, tự là Bạch Vân (白雲), người vùng Tán Kì (讚岐, Sanuki, thuộc Kogawa-ken). Lúc nhỏ ông đã lên Tỷ Duệ Sơn (比叡山) học giáo học Thiên Thai, rồi đến nghe giới luật ở Tuyền Dũng Tự (泉涌寺), sau đến Đông Phước Tự (東福寺) gặp được Viên Nhĩ (圓爾), theo hầu hạ vị nầy trong vòng 8 năm, có chỗ khế ngộ. Vào năm thứ 3 (1266) niên hiệu Văn Vĩnh (文永), ông sang nhà Tống cầu pháp, đi ngao du khắp đó đây, cuối cùng được đại ngộ dưới trướng của Hy Tẩu Thiệu Đàm (希叟紹曇). Sau ông trở về nước, và vào năm thứ 5 (1292) niên hiệu Chánh Ứng (正應), thể theo lời thỉnh cầu ông đến trú trì Đông Phước Tự. Vào ngày 25 tháng 12 năm thứ 5 niên hiệu Vĩnh Nhân (永仁), ông thị tịch, hưởng thọ 70 tuổi đời và 54 hạ lạp. Ông được ban cho thụy hiệu là Phật Chiếu Thiền Sư (佛照禪師). Ông có để lại các tác phẩm như Huệ Hiểu Hòa Thượng Ngữ Lục (慧曉和尚語錄) 2 quyển, Bạch Vân Hòa Thượng Ngữ Lục (白雲和尚語錄).
Bà Tu Bàn Đầu (s: Vasubandhu, 婆修盤頭): âm dịch là Bà Tu Bàn Đâu (婆修盤頭), Bà Tu Bàn Đà (婆修槃陀), Bà Tâu Bàn Đâu (婆藪盤豆), Hoa Tu Bàn Đâu (和修槃頭), Phat Tô Bàn Đô (伐蘇槃度), Phiệt Tô Bạn Đồ (筏蘇畔徒), ý dịch là Thế Thân (世親), Thiên Thân (天親). Theo Bảo Lâm Truyện (寳林傳) 4, Tổ Đường Tập (祖堂集) 2, Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄) 2, ông được xem như là vị tổ phú pháp thứ 21 của Ấn Độ. Truyền ký về ông được ghi lại rõ nhất trong Bảo Lâm Truyện, còn Cảnh Đức Truyền Đăng Lục thì có lược bớt ít nhiều. Theo Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, ông xuất thân La Duyệt Thành (羅閲城), họ Tỳ Xá Khư (毘舍佉), cha là Quang Cái (光盍), mẹ là Nghiêm Nhất (嚴一). Gia đình ông tuy giàu có nhưng lại không có con, cho nên song thân hết lòng cầu nguyện tháp Phật để mong có được đứa con. Vào một đêm nọ, mẹ ông nằm mộng thấy nuốt vào hai viên ngọc sáng và tối, đến khi tỉnh dây thì biết đã mang thai, đến 1 tháng sau ha sanh đứa con trai. Đó chính là Bà Tu Bàn Đâu (婆修盤頭). Năm lên 15 tuổi, ông theo xuất gia với La Hán Quang Độ (光度), được Bồ Tát Tỳ Bà Ha (毘婆訶) truyền trao giới pháp cho. Trước khi chưa theo hầu hạ Xà Dạ Đa (s: Gayata, 闍夜多), ông thường chỉ ăn một ngày một bữa, không nằm, sáu thời lễ Phật, trong sạch không dục cầu, được chúng bạn quy kính. Xà Dạ Đa muốn độ ông nên tuyên bố trước chúng rằng: “Ta không cầu đạo, cũng chẳng điên đảo; ta không lễ Phật, cũng chẳng khinh mạn; ta không nằm dài, cũng chẳng lười biếng; ta không ăn một buổi, cũng chẳng ăn nhiều lần; ta không biết đủ, cũng chẳng tham muốn; tâm không cầu mong, ấy gọi là đạo”. Nghe vây, Bà Tu Bàn Đâu bèn phát khởi trí tuệ vô lậu, sau kế thừa y bát của Xà Dạ Đa, thông hiểu kinh tạng, hóa độ rộng khắp chúng sanh, trở thành vị tổ thứ 21. Khi đi hành hóa đến nước Na Đề (那 提), ông phú pháp cho Ma Nô La (s: Manorhita, Manorhata, 摩奴羅) và nhập diệt tại đây. Năm ông thị tịch được xem là năm Đinh Tỵ (117) đời vua Dương Đế (殤帝) nhà Hâu Hán. Nhân vât Bà Tu Bàn Đâu nây với nhân vât Thế Thân vốn được truyền ký trong Bà Tâu Bàn Đâu Pháp Sư Truyện (婆藪盤豆法師傳) cũng như Đại Đường Tây Vức Ký (大唐西域記) 2, 5 là hai nhân vật hoàn toàn khác nhau và truyền ký cũng không giống nhau. Nhân vật Thế Thân sau nầy là tác giả của bộ Câu Xá Luận (s: Abhidharmakośa-bhāṣya, 倶舍論), sống vào khoảng thế kỷ thứ 5 ở miền Tây Bắc Ấn Độ.
Bạch Trương Hoài Hải (百丈懷海, Hyakujō Ekai, 749-814): ngươi vung Trương Lac (長樂, Phuc Châu (福州, thuôc tinh Phuc Kiến ngày nay), ho là Vương (王, hiệu Hoài Hai (懷海, nhu Đai Trí (大智, Giác Chiếu (覺照, Hoăng Tông Diệu Hanh (弘宗妙行, v.v., và ngươi đơi thương goi ông là Bách Trượng Thiền Sư. Năm lên 20 tuôi, ông xuât gia với Tây Sơn Huệ Chiếu (西山慧照, rôi tho cu tuc với Luât Sư Pháp Triều (法朝 ơ Nam Nhac, sau đoc Đai Tang Kinh ơ Lô Giang (盧江, thuôc Tinh An Huy ngày nay), kế đến tham vân Mã Tô Đao Nhât (馬祖道一 và được vị nây ân kha cho. Tư đó bốn phương chung đao tuc quy y theo Hoài Hai rât đông, nên ông mới kiến lâp môt ngôi chua ơ Đai Hung Sơn (大雄山 thuôc Huyện Phung Tân (奉新縣, Hông Châu (洪州, tức Tinh Giang Tây ngày nay). Ngôi chua nây được lây tên là Bách Trượng Sơn Đai Trí Tho Thánh Thiền Tư (百丈山大智壽聖禪寺. Hoài Hai là vị tô khai sơn chua, và chính tai nơi đây ông đã cô xuy Thiền phong cua mình rât manh me. Trước tác Bách Trượng Cô Thanh Quy (百丈古清規 cua ông hiện chi con lai phân tưa mà thôi, nhưng lịch sư Thiền Tông Trung Hoa không bao giơ quên được răng chính ông là ngươi sáng lâp ra thanh quy cua Thiền lâm. Tư đó trơ đi, Thiền trơ thành môt bô phân găn liền với sinh hoat phong thô Trung Hoa. Đệ tư cua ông có rât nhiều bâc long tượng ra đơi như Quy Sơn Linh Hưu (潙山靈祐, Hoàng Bá Hy Vân ( 黄檗希運, v.v. Vào ngày 17 tháng giêng năm thứ 9 niên hiệu Nguyên Hoa (元和 nhà Đương, ông thị tịch, thế tho 66 tuôi. Theo Tống Cao Tăng Truyện (宋高僧傳, Canh Đức Truyền Đăng Luc (景德傳燈錄 thì cho răng ông tho 95 tuôi.
Ban Khuê Vinh Trac (盤珪永琢, Bankei Yōtaku, 1622-1693): vị tăng cua Lâm Tế Tông Nhât Ban, sống vào khoang đâu và giưa thơi ky Giang Hô, vị tô dơi thứ 218 cua Diệu Tâm Tư (妙心寺, Myōshin-ji), huy là Nhât Tuệ (一慧), Vinh Trác (永琢), hiệu Phât Trí Hoằng Tế Thiền Sư (佛智弘濟禪師), đao hiệu Đai Châu (大珠), Bàn Khuê (盤 珪), nhu hiệu Đai Pháp Chánh Nhãn Quốc Sư (大法正眼國師), xuât thân vung Bá Ma (播磨, Harima, thuôc Hyogo-ken), con trai thứ ba cua nhà Nho Y Quan Nguyên Đao Tiết (藤原道節). Năm 1638, ông theo xuât gia với Toàn Tương (全祥) ơ Tuy Âu Tư (隨鷗寺) vung Bá Ma, và kế thưa dong pháp cua Tô Ngưu (祖牛) ơ Tam Hưu Tư (三友寺) thuôc vung Bị Tiền (備前, Bizen). Ông đã cai đôi hình thức công án Thiền, tuyên xướng Thiền Bât Sanh đôc đáo cua mình, thuyết pháp rât bình dị tư do, nên có rât nhiều ngươi tin theo ông. Năm 1661, nhơ sư hô trợ cua Cao Cưc Cao Phong (高極高豐), Phiên chu cua Hoàn Quy Phiên (丸龜藩), ông khai sáng ra Long Môn Tư (龍門寺) ơ quê mình. Đến năm 1672, ông được cư làm tru trì Diệu Tâm Tư (妙心寺, Myōshin-ji) ơ kinh đô Kyoto. Trước tác cua ông có Bàn Khuê Phât Trí Thiền Sư Ngư Luc (盤珪佛智禪師語錄).
Bàn Sơn Bảo Tích (盤山寳積, Banzan Hōshaku, ?-?): nhân vật sống vào giữa thời nhà Đường, người kế thừa dòng pháp của Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一). Ông đã từng sống ở Bàn Sơn (盤山), U Châu (幽州, Tỉnh Hà Bắc), nỗ lực tuyên xướng tông phong của mình. Sau khi qua đời, ông được ban cho thụy là Ngưng Tịch Đại Sư (凝寂大師).
Bàng Uẩn Cư Sĩ (龐蘊居士, Hōun Koji, ?-808): vị cư si môn ha cua Mã Tô Đao Nhât (馬祖道一), tự Đạo Huyền (道玄), thường được gọi là Bàng Cư Sĩ (龐居士), xuất thân Hành Dương (衡陽, Tỉnh Hồ Nam). Gia đình ông đời đời sùng tín Nho Giáo, nhưng ông lại lánh xa trần tục, chuyển đến Tương Dương (襄陽, Tỉnh Hồ Bắc), chuyên đan rỗ tre cho con gái đem ra chợ bán kiếm sống qua ngày. Khoảng đầu niên hiệu Trinh Nguyên (貞元, 785), ông đến tham yết Thạch Đầu Hy Thiên (石頭希遷), lãnh ngộ được Thiền chi cua vị nây, rôi sau đó theo tham hoc với Mã Tô trong vong 2 năm. Bên cạnh đó, ông còn trao đổi vấn đáp qua lại với các Thiền tăng đương thời như Đơn Hà Thiên Nhiên (丹霞天然), Dược Sơn Duy Nghiễm (藥山惟儼), Tề Phong (齊 峰), Bách Linh (百靈), Tùng Sơn (松山), Đại Đồng Phổ Tế (大同普濟), Trường Tì Khoáng (長髭曠), Bổn Hoát (本豁), Đại Mai Pháp Thường (大梅法常), Phù Dung Thái Dục (芙蓉太毓), Tắc Xuyên (則川), Lạc Phố (洛浦), Thạch Lâm (石林), Ngưỡng Sơn (仰山), Cốc Ẩn Tư (谷隱孜), v.v. Suốt cả đời ông không mang hình thức tăng sĩ mà chỉ cư sĩ mà thôi, nhưng vẫn đạt được cảnh giới giác ngộ riêng biệt của mình, được gọi là Duy Ma Cư Sĩ của Trung Hoa. Hơn nữa, tương truyền ông còn có việc làm quái dị như đem tài sản chất lên thuyền rồi nhận chìm xuống đáy biển. Ngoài ra, ông còn được dịp tri ngộ vị Sắc Sứ Tương Châu Vu Do (于頔), và ngay khi lâm chung ông nằm kê đầu trên bắp đùi Vu Do mà thác hóa. Sau nầy ông có biên bộ Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục (龐居士語錄) 2 quyển để truyền bá Thiền phong độc đáo của Bàng Uẩn. Về năm tháng thị tịch của ông, bộ Tổ Đường Tập (祖堂集) cho rằng ông thị tịch vào ngày nhật thực, và căn cứ vào thời gian nhiệm kỳ Sắc Sứ của Vu Do tại Tương Châu, người ta cho rằng ông thị tịch vào mồng 1 tháng 7 năm thứ 3 (808) niên hiệu Nguyên Hòa (元和). Ngoài ra, con gái ông Linh Chiếu (靈照) cũng đã từng triệt ngộ Thiền chỉ.
Bành Tế Tĩnh (膨際靖, Hō Saisei, 1740-1796): họ Bành (膨), húy là Tế Tĩnh (際靖), hiệu Tri Quy Tử (知歸子). Ban đầu, ông học sách Nho, luận bác bài xích Phật Giáo; nhưng về sau ông được tiếp xúc với các luận sư như Minh Đạo (明道), Tượng Sơn (象山), Dương Minh (陽明), Lương Khê (梁谿), mới biết rõ sự quy nhất của Tam Giáo. Từ đó, ông bắt đầu đóng cửa cấm túc ở Văn Tinh Các (文星閣), chuyên tu pháp môn Niệm Phật Tam Muội trong vòng hơn 10 năm. Đến năm thứ 40 (1775) niên hiệu Càn Long (乾隆), ông viết xong bộ Cư Sĩ Truyện (居士傳) gồm 56 quyển. Ngoài ra, ông còn trước một số tác phẩm khác liên quan đến Tịnh Độ như Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận (無量壽經起信論) 3 quyển, Vô Lượng Thọ Phật Kinh Ước Luận (無量壽佛經約論) 1 quyển, A Di Đà Kinh Ước Luận (阿彌經約論) 1 quyển, Nhất Thừa Quyết Nghi Luận (一乘決疑論) 1 quyển, Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Luận (華嚴念佛三昧論) 1 quyển, Niệm Phật Cảnh Sách (念佛警策) 2 quyển, Thiện Nữ Nhân Truyện (善女人傳) 2 quyển, v.v. Bên cạnh đó, ông có hiệu đính Tỉnh Am Pháp Sư Ngữ Lục (省菴法師語錄) 2 quyển, và Trùng Đính Tây Phương Công Cứ (重訂西方公據).
Bảo Phước Tùng Triển (保福從展, Hofuku Jūten, 867-928): người kế thừa dòng pháp của Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存), xuất thân Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), họ là Trần (陳). Năm lên 15 tuổi, ông theo hầu Tuyết Phong, rồi năm 18 tuổi thì thọ cụ túc giới tại Đại Trung Tự (大中寺), Chương Châu (漳州), sau đó trở về lại với Tuyết Phong. Vào năm thứ 4 (918) niên hiệu Trinh Minh (貞明) nhà Lương, nhờ sự quy y của vị quan vùng Chương Châu họ Vương, ông đến làm vị tổ khai sáng Bảo Phước Viện (保福院). Tương truyền trong vòng 10 năm ở đây, học chúng theo ông tham học lên đến hơn 700 người. Ông thị tịch vào ngày 21 tháng 3 năm thứ 3 (928) niên hiệu Thiên Thành (天成) nhà Hậu Đường.
Bạch Vân Thủ Đoan (白雲守端, Hakuun Shutan, 1025-1072): vị tăng của Phái Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân Hành Dương (衡陽, Tỉnh Hồ Nam), họ Châu (周). Ông theo xuất gia thọ giới với Trà Lăng Nhân Úc (茶陵仁郁), sau đó đi tham học khắp các nơi, kế đến tham yết Dương Kì Phương Hội (楊岐方會) và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị nầy. Từ đó, ông bắt đầu khai đường thuyết pháp tại các nơi như Thừa Thiên Thiền Viện (承天禪院), Viên Thông Sùng Thắng Thiền Viện (圓通崇勝禪院) ở Giang Châu (江州, Tỉnh Giang Tây), Pháp Hoa Sơn Chứng Đạo Thiền Viện (法華山証道禪院), Long Môn Sơn Càn Minh Thiền Viện (龍門山乾明), Hưng Hóa Thiền Viện (興化禪院), Bạch Vân Sơn Hải Hội Thiền Viện (白雲山海會禪院) ở Thư Châu (舒州, Tỉnh An Huy). Đến năm thứ 5 (1072) niên hiệu Hy Ninh (熙寧), ông thị tịch, hưởng thọ 48 tuổi. Nhóm Ngũ Tổ Pháp Diễn (五祖法演) môn nhân của ông biên tập bộ Bạch Vân Thủ Đoan Thiền Sư Ngữ Lục (白雲守端禪師語 錄) 2 quyển, Bạch Vân Đoan Hòa Thượng Quảng Lục (白雲端和尚廣錄) 4 quyển; ngoài ra còn có tác phẩm Bạch Vân Đoan Hòa Thượng Ngữ Yếu (白雲端和尚語要).
Bạt Đà Bà La (s: Bhadrapāla, 跋陀婆羅): ý dịch là Hiền Hộ (賢護), Thiện Thủ (善守), là vị bồ tát xuất hiện trong Đại Phật Đảnh Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh (大佛頂萬行首楞嚴經), được xem như thành Phật trong thời Hiền Kiếp. Nhân cùng với 16 vị bồ tát khác vào tắm mà ngộ đạo; cho nên trong Thiền lâm thấy có an trí tượng của ông ngay nơi nhà tắm. Trong Trí Độ Luận (智度論), Đại Bảo Tích Kinh (大寳積經) có đề cập đến vị bồ tát tên Bạt Đà Bà La, nhưng đây là vị bồ tát tại gia, hoàn toàn khác với nhân vật xuất gia mà trong Kinh Lăng Nghiêm đề cập.
Bắc Nhàn Cư Giản (北礀居簡, Hokkan Kokan, 1164-1253): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Kính Tẩu (敬叟), thường được gọi là Bắc Nhàn Hòa Thượng, họ là Long (龍), người vùng Viễn Xuyên (遠川, Tỉnh Tứ Xuyên). Ông nương theo Viên Trừng (圓澄) ở Quảng Phước Viện (廣福院) trong làng xuất gia, rồi đến tham vấn Biệt Phong (別峰) cũng như Đồ Độc (塗毒) ở Kính Sơn (徑山, Tỉnh Triết Giang). Có hôm nọ, nhân nghe câu nói của Vạn Am (卍庵), ông chợt tỉnh ngộ, đi đến Dục Vương Sơn (育王山, Tỉnh Triết Giang), gặp được Phật Chiếu Đức Quang (佛照德光) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Ông theo vị nầy suốt 15 năm trường, sau đó bắt đầu tuyên dương giáo pháp ở Bát Nhã Thiền Viện (般若禪院), rồi sau dời đến Báo Ân Quang Hiếu Thiền Tự (報恩光孝禪寺). Đông Lâm Tự (東林寺) trên Lô Sơn (廬山) không có người trú trì, nên cung thỉnh ông nhưng ông lại chối từ vì bệnh hoạn. Về sau ông đến dựng một cái thất nhỏ ở Bắc Nhàn (北礀) trên Phi Lai Phong (飛來峰) và sống nơi đây trong 10 năm. Từ đó về sau, ông đã từng sống qua một số nơi như Thiết Quan Âm Thiền Tự (鉄觀音禪寺) ở Hồ Nam (湖南, Tỉnh Triết Giang), Tây Dư Đại Giác Thiền Tự (西余大覺禪寺), Tư Khê Viên Giác Thiền Tự (思溪圓覺禪寺), ở An Cát Châu (安吉州, Tỉnh Triết Giang), Chương Giáo Thiền Tự (彰教禪寺) ở Phủ Ninh Quốc (寧國府), Hiển Khánh Thiền Tự (顯慶禪寺) và Bích Vân Sùng Minh Thiền Tự (碧雲崇明禪寺) ở Thường Châu (常州, Tỉnh Giang Tô), Huệ Nhật Thiền Tự (慧日禪寺) ở Phủ Bình Giang (平江府), Đạo Tràng Sơn Hộ Thánh Thiền Viện (道場山護聖禪院), Tịnh Từ Sơn Báo Ân Quang Hiếu Thiền Tự (淨慈山報恩光孝禪寺) ở Phủ Lâm An (臨安府, Tỉnh Triết Giang), v.v. Ông thị tịch vào ngày mồng 1 tháng 4 năm thứ 6 (1253) niên hiệu Thuần Hựu (淳祐), hưởng thọ 83 tuổi đời và 62 hạ lạp. Một số trước tác của ông hiện còn lưu hành như Bắc Nhàn Hòa Thượng Ngữ Lục (北礀和尚語錄), Bắc Nhàn Văn Tập (北礀文集) 10 quyển, Bắc Nhàn Thi Tập (北礀詩集) 9 quyển, Bắc Nhàn Ngoại Tập (北礀外集) 1 quyển.
Bí Ma Nham Thường Ngộ (秘魔巖常遇, Himagan Jōgū, 817-888): xuất thân vùng Phạm Dương (范陽, Tỉnh Hà Bắc), họ là Âm (陰). Ông xuất gia ở An Tập Tự (安集寺) vùng Yến Bắc (燕北, Tỉnh Hà Bắc). Sau ông vào trốn trong núi rừng, xa lánh thế tục, rồi đến tham vấn Linh Thoan (靈湍) ở Vĩnh Thái Tự (永泰寺, Tỉnh Hồ Bắc), và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Vào năm thứ 4 (850) niên hiệu Đại Trung (大中), ông lên Ngũ Đài Sơn (五臺山), đến viếng thăm Bồ Tát Đường của Hoa Nghiêm Tự (華嚴寺) khi thấy tượng Văn Thù, ông liền cúng dường ngón tay giữa bên phải của mình. Tiếp theo ông đến Bí Ma Nham (秘魔巖), nơi tương truyền đức Văn Thù hay giáng thế cứu độ, kết thảo am và sống ở đó trong vòng 17 năm trường. Ông thường dùng cái nạnh bằng cây để giáo hóa kẻ đến tham học. Vào ngày 18 tháng 7 năm đầu (888) niên hiệu Văn Đức (文德), ông thị tịch, hưởng thọ 72 tuổi đời và 51 hạ lạp.
Biệt Am Tánh Thống (別庵[菴]性統, Betsuan Shōtō, khoảng hậu bán thế kỷ 17): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Biệt Am (別庵[菴]), xuất thân An Nhạc (安
岳), Đồng Xuyên (潼川, Tỉnh Tứ Xuyên), họ là Long (龍). Năm lên 11 tuổi, gặp lúc thân phụ qua đời, ông phát tâm theo xuất gia với Tam Sơn Đăng Lai (三山燈來), rồi theo học với Hựu Sơn Tánh Chứng (又山性証)—pháp từ của Tam Sơn. Sau khi thọ cụ túc giới, ông đến tham vấn Hành Sơn Đăng Bỉnh (衡山燈炳), rồi cuối cùng trở về đắc pháp của Tam Sơn. Đến năm thứ 24 (1685) niên hiệu Khang Hy (康熙), gặp lúc thầy qua đời, ông kế thế ngôi vị trú trì, lãnh đạo đồ chúng. Năm sau, ông ngao du các vùng Giang Triết (江浙), Gia Hòa (嘉禾), Kính Sơn (徑山), rồi dừng chân trú tại Thiên Đồng (天童), Phổ Đà (普陀) và đến năm thứ 28 cùng niên hiệu trên, ông kiêm nhiệm trú trì Vĩnh Thọ Tự (永壽寺) ở Đông Viên (東園), Võ Lâm (武林). Vào năm thứ 30 (1691) niên hiệu Khang Hy, ông trước tác bộ Tục Đăng Chánh Thống (續燈正 統), 42 quyển. Hoằng Tú (弘秀), người chuyên trách về các thư trạng, đã thâu tập những ngữ cú, cơ duyên của chư vị đồng môn để biên tập thành bộ Phổ Đà Biệt Am Thiền Sư Đồng Môn Lục (普陀別菴禪師同門錄) 3 quyển.
Biệt Nguyên Viên Chỉ (別源圓旨, Betsugen Enshi, 1294-1364): vị tăng của Phái Hoằng Trí (宏智派) thuộc Tào Động Tông Nhật Bản, xuất thân vùng Việt Tiền (越前,
Echizen, thuộc Fukui-ken), họ Bình (平). Ông xuất gia lúc còn nhỏ tuổi, theo học với Đông Minh Huệ Nhật (東明慧日) được 11 năm, liễu ngộ đại sự và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị nầy. Vào năm thứ 2 (1320) niên hiệu Nguyên Ứng (元應), ông sang nhà Nguyên cầu pháp, đến tham học với Cổ Lâm Thanh Mậu (古林清茂), Trung Phong Minh Bổn (中峰明本), v.v., và vào năm thứ 2 (1330) niên hiệu Nguyên Đức (元德) thì trở về nước. Trong khoảng thời gian nầy, năm thứ 2 (1325) niên hiệu Chánh Trung (正中), ông được Trung Phong Minh Bổn ban ấn khả cho. Sau khi về nước, vào năm đầu (1342) niên hiệu Khang Vĩnh (康永), thể theo lời mời của Triêu Thương Quảng Cảnh (朝倉廣景), ông đến làm tổ khai sơn của Hoằng Tường Tự (弘祥寺) ở Túc Vũ (足羽), Việt Tiền, và ông còn khai sáng Thiện Ứng Tự (善應寺) cũng như Cát Tường Tự (吉祥寺). Bên cạnh đó, ông còn sống qua các chùa như Chơn Như Tự (眞如寺) ở kinh đô Kyoto, Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji) theo lời thỉnh cầu của Túc Lợi Nghĩa Thuyên (足利義詮) vào năm thứ 3 (1364) niên hiệu Trinh Trị (貞治). Đến ngày mồng 8 tháng 10 cùng năm trên, ông thị tịch, hưởng thọ 71 tuổi đời và 56 hạ lạp. Trước tác của ông có Nam Du Tập (南遊集), Đông Quy Tập (東歸集), v.v. Trung Nham Viên Nguyệt (中巖圓月) soạn bản Biệt Nguyên Hòa Thượng Tháp Minh Tinh Tự (別源和尚塔銘並序).
Bồ Đề Lưu Chi (s: Bodhiruci, j: Bodairushi, 菩提流[留]支, ?-527): vị tăng sống dười thời Bắc Ngụy, xuất thân miền Bắc Thiên Trúc, ý dịch là Đạo Hy (道希), học giả của hệ Du Già Đại Thừa, tánh chất thông tuệ, tinh thông cả ba tạng, rành về chú thuật, mang chí nguyện hoằng pháp khắp mọi nơi. Vào năm đầu (508) niên hiệu Vĩnh Bình (永平) đời vua Tuyên Võ Đế (宣武帝) nhà Bắc Ngụy, ông đến Lạc Dương (洛陽), được nhà vua rất kính trọng, sắc mạng cho trú trì Vĩnh Ninh Tự (永寧寺) và chuyên tâm phiên dịch các kinh điển Phạn văn khoảng 39 bộ 27 quyển như Thập Địa Kinh Luận (十地經論), Kim Cang Bát Nhã Kinh (金剛般若經), Phật Danh Kinh (佛名經), Pháp Tập Kinh (法集經), Thâm Mật Giải Thoát Kinh (深密解脱經), Đại Bảo Tích Kinh Luận (大寳積經論), Pháp Hoa Kinh Luận (法華經論), Vô Lượng Thọ Kinh Luận (無量壽經論), v.v. Ngoài ra, nhân vì ông cùng với Lạc Na Ma Đề (勒那摩提) phiên dịch bộ Thập Địa Kinh Luận, nên được tôn làm vị tổ của Địa Luận Tông. Đối xứng với Nam Đạo Phái ở Tương Châu (相州) thuộc hệ Lặc Na (勒那), Huệ Quang (慧光), dòng phái của ông và Đạo Sủng (道寵) gọi là Bắc Đạo Phái. Bên cạnh đó, do vì ông thường xiển dương Quán Vô Lượng Thọ Kinh (觀無量壽經), nên sau nầy được tôn sùng như là sơ tổ của Tịnh Độ Tông.
Bùi Hưu (裴休, 797-870): xuất thân Văn Hỷ (聞喜), Hà Đông (河東, Tỉnh Sơn Tây; trong
Đường Thư [唐書] cho là người vùng Tế Nguyên [濟源], Mạnh Châu [孟州]), tự là Mỹ (美), được gọi là Hà Đông Đại Sĩ (河東大士). Ông vốn là quan lại dưới thời nhà Đường, nhưng thường đến tham học Hoa Nghiêm với Khuê Phong Tông Mật (圭峰宗密) dưới hình thức cư sĩ. Bên cạnh đó, ông còn cung thỉnh Hoàng Bá Hy Vận (黄檗希運) đến Long Hưng Tự (龍興寺) và Khai Nguyên Tự (開元寺), 2 ngôi chùa nơi ông nhậm chức, để ngày đêm tham học, cho nên ông thông triệt tâm ấn chư tổ và bác thông cả giáo tướng. Ông viết cuốn Khuyến Khát Bồ Đề Tâm (勸發菩提心), biên tập ngữ lục của Hoàng Bá, Truyền Tâm Pháp Yếu (黄檗傳心法要) và viết lời tựa cho các trước tác của Khuê Phong. Ông đã từng làm các chức quan như Binh Bộ Thị Lang, Trung Thư Môn Hạ Chương Sự, Tuyên Võ Quân Tiết Độ Sứ và nhậm chức ở những địa phương như Chiêu Nghĩa (昭義), Hà Đông (河東), Phụng Tường (鳳翔), Kinh Nam (荆南). Ông qua đời vào năm thứ 11 niên hiệu Hàm Thông (咸通), hưởng thọ 74 tuổi.
Ca Diếp Ma Đằng (s: Kāśyapamātaṅga, 迦葉摩騰): người Trung Ấn Độ, thông hiểu các kinh điển Đại Thừa và Tiểu Thừa. Xưa kia ông thường giảng Kinh Kim Quang Minh cho một tiểu quốc đề phòng sự xâm lược của địch cho nên thanh danh của ông rất được người đương thời hâm mộ. Năm 67 Dương lịch được sự thỉnh mời của vua Minh Đế, ông đã cùng Trúc Pháp Lan ở lại thành Lạc Dương dịch Kinh Tứ Thập Nhị Chương và là những người truyền bá Phật pháp đầu tiên ở Trung Quốc.
Ca Lăng Tánh Âm (迦陵性音, Karyō Shōon, ?-1726): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Ca Lăng (迦陵), xuất thân Thẩm Dương (瀋), họ Lý (李). Năm 24 tuổi, ông đến tham bái Chơn Nhất (眞一) ở Cao Dương Tỳ Lư (高陽毘廬) và xuất gia. Sau khi thọ cụ túc giới, ông theo tham học với Mộng Am Siêu Cách (夢庵超格), đắc pháp với vị nầy và đã từng sống qua một số danh lam như Thiên Phật (千佛), Lý An (理安), Quy Tông (歸宗), Đại Giác (大覺). Vào ngày 29 tháng 7 năm thứ 4 (1726) niên hiệu Ung Chính (雍正), ông thị tịch. Ông được truy phong hiệu là Viên Thông Diệu Trí Thiền Sư (圓通妙智禪師). Trước tác của ông có Tông Giám Pháp Lâm (宗鑑法林) 72 quyển và 10 hội Ngữ Lục.
Ca Na Đề Bà (s: Kāṇadeva, 迦那提婆, khoảng thế kỷ thứ 3): tiếng Phạn Kāṇadeva có nghĩa là Phiến Mục Đề Bà (片目提婆, Đề Bà Một Mắt), hay còn gọi là Thánh Đề Bà (s: Ārya-deva, 聖提婆, tức Thánh Thiên), vị tổ phú pháp đời thứ 15 trong Thiền Tông. Ông kế thừa dòng pháp từ Long Thọ (s: Nāgārjuna, 龍樹), rồi sau truyền lại cho La Hầu La Đa (s: Rāhulabhadra, 羅睺羅多). Ông xuất thân dòng dõi Bà la môn ở Nam Thiên Trúc. Ban đầu ông móc con mắt nơi tượng Đại Tự Tại Thiên, rồi sau đó tự móc con mắt thịt mình ra cúng dường cho tượng ấy, cho nên ông được gọi là Đề Bà Một Mắt. Về sau, ông xuất gia theo Phật Giáo, trở thành đệ tử của Long Thọ. Ban đầu khi mới đối mặt, Long Thọ đặt một cái bát đầy nước trước mặt Đề Bà để thử xem thái độ của ông thế nào. Đề Bà bèn ném vào trong cái bát ấy cây kim, nhưng làm cho nước không văng ra ngoài. Nhân cơ duyên nầy mà cả hai đều hoan hỷ khế hợp nhau. Ông đã từng đi khắp Ấn Độ, dương cao cây kiếm phá tà và điều phục chúng ngoại đạo, vì vậy ông rước lấy oán hận và cuối cùng bị ngoại đạo giết chết.
Cao Phong Nguyên Diệu (高峰原妙, Kōhō Genmyō, 1238-1295): vị tăng của phái Phá Am và Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Cao Phong (高峰), xuất thân Huyện Ngô Giang (呉江縣), Phủ Tô Châu (蘇州府), Tỉnh Giang Tô (江蘇省), họ Từ (徐), sanh ngày 23 tháng 3 năm thứ 2 niên hiệu Nguyên Hy (元熙) nhà Nam Tống. Năm 15 tuổi, ông xuống tóc xuất gia, đến năm 17 tuổi thì theo tu học với Pháp Trú (法住) ở Mật Ấn Tự (密印寺) vùng Gia Hòa (嘉禾). Ông còn học cả giáo học Thiên Thai, sau đến tham vấn Đoạn Kiều Diệu Luân (斷橋妙倫), rồi Tuyết Nham Tổ Khâm (雪巖祖欽) và đắc pháp với vị nầy. Vào năm thứ 2 (1266) niên hiệu Hàm Thuần (咸淳), ông ẩn cư tại vùng Long Tu (龍鬚), Lâm An (臨安) và 5 năm sau thì hoát nhiên triệt ngộ. Đến năm thứ 10 cũng niên hiệu trên, ông đến trú tại Song Kế Phong (雙髻峰), rồi đến năm thứ 16 (1279) niên hiệu Chí Nguyên (至元), ông đến Tây Phong (西峰) trên Thiên Mục Sơn (天目山) và bắt đầu hoằng pháp ở Sư Tử Nham (獅子巖). Ông sáng lập ra 2 ngôi chùa Sư Tử (獅子) và Đại Giác (大覺), đệ tử tham học có đến cả ngàn người và thọ giới hơn vạn người. Ông dùng gia phong gọi là Tam Quan Ngữ (三關語) để lại cho hậu thế bộ Cao Phong Đại Sư Ngữ Lục (高峰大師語錄) 2 quyển. Vào ngày mồng 1 tháng 12 năm đầu niên hiệu Nguyên Trinh (元貞), ông thị tịch, hưởng thọ 58 tuổi đời và 43 hạ lạp, được ban tặng cho thụy hiệu là Phổ Minh Quảng Tế Thiền Sư (普明廣濟禪師). Chi Tốn (之巽) soạn văn bia tháp, Cư Sĩ Trực Ông (直翁) và Hồng Kiêu Tổ (洪喬祖) viết hành trạng của ông.
Càn Phong (乾峰, Kembō, ?-?): nhân vật sống vào cuối thời nhà Đường, vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, pháp từ của Động Sơn Lương Giới (洞山良价), đã từng sống tại Việt Châu (越州, Tỉnh Triết Giang).
Cát Tạng (吉藏, Kichizō, 549-623): vị tăng sống dưới thời nhà Tùy, người vùng Kim Lăng (金陵), họ An (安), tên Thế (貰), tổ tiên ông người An Tức (安息, dân tộc Hồ), sau dời đến Kim Lăng, cho nên ông được gọi là An Cát Tạng (安吉藏), Hồ Cát Tạng (胡吉藏). Năm lên 3, 4 tuổi, ông theo cha đến yết kiến Chơn Đế (眞諦), nhân đó Chơn Đế đặt cho ông tên là Cát Tạng. Sau cha ông xuất gia, có pháp danh Đạo Lượng (道諒). Ông thường theo cha đến Hưng Hoàng Tự (興皇寺) nghe Pháp Lãng (法朗) giảng thuyết về Tam Luận (三論), và năm lên 7 tuổi (có thuyết cho là 13 tuổi) ông theo vị nầy xuống tóc xuất gia. Pháp Lãng là người truyền thừa giáo học Tam Luận của hệ thống Cưu Ma La Thập (鳩摩羅什), cho nên ông thường học tập Trung Luận (中論), Bách Luận (百論) và Thập Nhị Môn Luận (十二門論). Năm 19 tuổi, lần đầu tiên ông đăng đàn thuyết pháp, rồi năm 21 tuổi thọ cụ túc giới, danh tiếng ngày càng cao. Vào năm đầu (581) niên hiệu Khai Hoàng (開皇) nhà Tùy, lúc ông 32 tuổi, Pháp Lãng qua đời, ông bèn vân du về phía Đông đến Gia Tường Tự (嘉祥) thuộc vùng Hội Khể (會稽, hay Cối Kê), Triết Giang (浙江), lưu lại nơi đây chuyên tâm thuyết giảng và trước tác, người đến học đạo lên đến hơn ngàn người. Bên cạnh đó, ông còn viết chú sớ cho các thư tịch Tam Luận, phần nhiều đều được hoàn thành ở chùa nầy, cho nên hậu thế gọi ông là Gia Tường Đại Sư (嘉祥大師). Ngoài việc hình thành hệ thống Tam Luận Tông, ông còn tinh thông cả các kinh Đại Thừa như Pháp Hoa, Niết Bàn, v.v. Vào tháng 8 năm thứ 17 niên hiệu Khai Hoàng (開皇), gởi thư mời Thiên Thai Trí Khải Đại Sư (天台智顗大師) đến tuyên giảng giáo nghĩa Pháp Hoa. Vào năm thứ 2 (606, có thuyết cho là năm thứ 2 [602] niên hiệu Nhân Thọ [仁壽], hay năm cuối [616] niên hiệu Đại Nghiệp [大業]) niên hiệu Đại Nghiệp (大 業), vua Dương Đế (煬帝) hạ chiếu mở 4 đạo tràng, ông phụng sắc chỉ đến trú tại Huệ Nhật Đạo Tràng (慧日道場) ở Dương Châu (揚州) vùng Giang Tô (江蘇). Chính bộ Tam Luận Huyền Nghĩa (三論玄義) mà tương truyền do ông trước tác, được hoàn thành trong khoảng thời gian nầy. Sau đó, ông chuyển đến Nhật Nghiêm Tự (日嚴寺) ở Trường An (長安), hoằng đạo vùng Trung Nguyên. Ngoài ra, ông còn đi khắp các nơi diễn giảng kinh để hoằng dương Tam Luận Tông, cho nên ông được xem như là vị tổ tái hưng của tông phái nầy. Ông đã từng biện luận với Tăng Sán (僧 粲), vị luận sư nổi tiếng đương thời, ứng đáp trôi chảy, cả hai bên trải qua hơn 40 lần đối đáp như vậy, cuối cùng ông thắng cuộc. Từ năm đầu (605) niên hiệu Đại Nghiệp (大業) cho đến cuối đời nhà Tùy (617), ông sao chép 2.000 bộ Kinh Pháp Hoa, tạo 25 tôn tượng, chí thành lễ sám. Vào năm đầu (618) niên hiệu Võ Đức (武德) nhà Đường, tại Trường An vua Cao Tổ tuyển chọn ra 10 vị cao tăng đức độ để thống lãnh tăng chúng, sư được chọn vào trong số đó. Thêm vào đó, đáp ứng lời thỉnh cầu của 2 chùa Ứng Thật (應實) và Định Thủy (定水), ông đến làm trú trì, nhưng sau dời về Diên Hưng Tự (延興寺). Đến tháng 5 năm thứ 6 niên hiệu Võ Đức (武德), trước khi mạng chung, ông tắm rửa sạch sẽ, đốt hương niệm Phật, viết cuốn Tử Bất Bố Luận (死不怖論, Luận Không Sợ Chết) xong mới an nhiên thị tịch, hưởng thọ 75 tuổi. Bình sanh ông giảng thuyết Tam Luận (三論) hơn 100 lần, Pháp Hoa Kinh (法華經) hơn 300 lần, Đại Phẩm Kinh (大品經), Hoa Nghiêm Kinh (華嚴經), Duy Ma Kinh (維摩經), Đại Trí Độ Luận (大智度論), v.v., mỗi loại khoảng 10 lần. Môn hạ của ông có những nhân vật kiệt xuất như Huệ Lãng (慧朗), Huệ Quán (慧灌), Trí Khải (智凱), v.v. Trước tác của ông cũng rất phong phú như Trung Quán Luận Sớ (中觀論疏), Thập Nhị Môn Luận Sớ (十二門論疏), Bách Luận Sớ (百論疏), Tam Luận Huyền Nghĩa (三論玄義), Đại Thừa Huyền Luận (大乘玄義), Pháp Hoa Huyền Luận (法華玄論), Pháp Hoa Nghĩa Sớ (法華義疏), v.v. Ngoài ra, còn có một số sách chú thích cũng như lược luận của các kinh điển Đại Thừa như Pháp Hoa, Niết Bàn, Thắng Man, Đại Phẩm, Kim Quang Minh, Duy Ma, Nhân Vương, Vô Lượng Thọ, v.v.
Câu Chi (倶胝, Gutei, ?-?): nhân vật sống dưới thời nhà Đường, không rõ tánh danh, vì ông thường tụng chú Quan Âm Chuẩn Đề Câu Chi nên người đời gọi ông là Câu Chi. Ông sống ở vùng Kim Hoa (金華), Vụ Châu (婺州), Tỉnh Triết Giang (淅江省). Do vì không trả lời được câu hỏi của vị Ni Thật Tế (實際), ông từ giã thảo am của mình mà đi du hóa khắp nơi. Ông có đến tham vấn Thiên Long (天龍), pháp từ của Đại Mai Pháp Thường (大梅法常), rồi kể lại câu chuyện trước kia cho vị nầy nghe, Thiên Long bèn đưa một ngón tay lên. Câu Chi hốt nhiên đại ngộ, và từ đó về sau mỗi khi ai hỏi điều gì, ông chỉ đưa một ngón tay lên trả lời mà thôi. Khi sắp lâm chung, ông bảo rằng: “Ngô đắc Thiên Long nhất chỉ Thiền, sanh thọ dụng bất tận. (吾得天龍一指禪、生受用不盡)” (Ta đây đắc được Thiền một ngón tay của Thiên Long, suốt cả đời dùng cũng chẳng hết).
Cầu Na Bạt Đà La (s: Guṇabhadra, j: Gunabadara, 求那跋陀羅, 394-468): ý dịch là Công Đức Hiền (功德賢), vị tăng dịch kinh dưới thời Đông Tấn (東晉), xuất thân miền Trung Ấn Độ, thuộc dòng dõi Bà La Môn. Lúc nhỏ ông đã học Ngũ Minh và các bộ luận thư, nghiên cứu rộng về thiên văn, toán số, y học, chú thuật, v.v. Sau đó, nhân đọc bộ A Tỳ Đàm Tâm Luận (阿毘曇心論) mà khởi tâm sùng tín Phật pháp, bèn xuống tóc xuất gia và thọ cụ túc giới. Ông là người nhân từ, nhu thuận, chuyên cần học tập; ban đầu học giáo pháp Tiểu Thừa, thông cả Tam Tạng, sau đó học giáo lý Đại Thừa, nghiên cứu sâu về Đại Phẩm Bát Nhã Kinh (大品般若經), Hoa Nghiêm Kinh (華嚴經), v.v. Ông còn dùng Phật pháp để khuyến hóa song thân mình và cuối cùng họ cũng quy y về với Phật Giáo. Vào năm thứ 12 (435) niên hiệu Nguyên Gia (元嘉) nhà Lưu Tống, ông đến Quảng Châu (廣州) bằng đường biển, vua Văn Đế sai sứ nghênh đón vào Kỳ Hoàn Tự (祇洹寺) ở Kiến Khang (建康) để tham gia công tác dịch kinh. Tại đây ông đã cùng với Huệ Nghiêm (慧嚴), Huệ Quán (慧觀), v.v., chiêu tập tăng tài dịch bộ Tạp A Hàm Kinh (雜阿含經) 50 quyển; sau đó tại Đông An Tự (東安寺) dịch Đại Pháp Cổ Kinh (大法鼓經) 2 quyển, và tại Quận Đơn Dương (丹陽 郡) dịch Thắng Man Kinh (勝鬘經) 1 quyển. Về sau, ông chuyển đến trú tại một ngôi chùa mới ở Kinh Châu (荆州), thường giảng thuyết Hoa Nghiêm Kinh, v.v. Ngoài ra, ông còn cư trú ở một số nơi khác như Đạo Tràng Tự (道場寺), Trung Hưng Tự (中興 寺), Bạch Tháp Tự (白塔寺), v.v. Đến năm thứ 7 (463) niên hiệu Đại Minh (大明) nhà Lưu Tống, ông vâng chiếu lập đàn cầu mưa và được ứng nghiệm cho nên nhà vua ban tặng rất hậu hỷ. Đời ông đã trải qua 3 đời vua Văn Đế, Hiếu Võ Đế và Minh Đế, cả 3 đều quy ngưỡng và sùng kính ông. Ngoài các kinh điển nêu trên, ông còn dịch một số khác như Lăng Già Kinh (楞伽經) 4 quyển, Tiểu Vô Lượng Thọ Kinh (小無量壽經) 1 quyển, Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả Kinh (過去現在因果經) 4 quyển, Tội Phước Báo Ứng Kinh (罪福報應經) 1 quyển, v.v., tổng cọng lên đến 52 bộ và 134 quyển. Vào năm thứ 4 niên hiệu Thái Thỉ (泰始) đời vua Minh Đế, ông thị tịch, hưởng thọ 75 tuổi.
Chi Lâu Ca Sấm (s: Lokaṣema, j: Shirukasen, 支婁迦讖, 147-?): vị tăng dịch kinh dưới thời nhà Hán, còn gọi là Chi Sấm (支讖), người Đại Nguyệt Thị (大月氏, tên một vương quốc ngày xưa ở Trung Á). Vào năm cuối đời vua Hoàn Đế (桓帝) nhà Hậu Hán, ông đến thành Lạc Dương (洛陽) tham gia dịch kinh. Đến trong khoảng thời gian niên hiệu Quang Hòa (光和) và Trung Bình (中平, 178-189) đời vua Linh Đế (靈帝), ông dịch được hơn 20 bộ như Đạo Hạnh Bát Nhã Kinh (道行般若經), Ban Chu Tam Muội Kinh (般舟三昧經), A Xà Thế Vương Kinh (阿闍世王經), Tạp Thí Dụ Kinh (雜譬喩經), Thủ Lăng Nghiêm Kinh (首楞嚴經), Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (無量清淨平等覺經), Bảo Tích Kinh (寳積經), v.v.. Tuy nhiên, hiện tồn chỉ còn lại 12 bộ mà thôi. Ông được xem như là người đầu tiên dịch kinh và truyền bá lý luận giáo học Bát Nhã của Phật Giáo Đại Thừa tại Trung Quốc. Trong số các kinh điển ông phiên dịch, Đạo Hạnh Bát Nhã Kinh được xem như là quan trọng nhất và là dịch bản sớm nhất trong các kinh điển của hệ Bát Nhã. Bên cạnh đó, Ban Chu Tam Muội Kinh cũng là kinh điển trọng yếu lấy đức Phật A Di Đà ở phương Tây làm đối tượng, là tín ngưỡng của Di Đà Tịnh Độ vào thời kỳ đầu ở Trung Quốc, được dùng làm kinh điển gối đầu chủ yếu cho các tổ chức kết xã niệm Phật như Đông Lâm Tự (東林寺) trên Lô Sơn (廬山) của Huệ Viễn (慧遠), v.v. Sau khi dịch các kinh xong, không rõ ông qua đời tại đâu và khi nào.
Chi Đao Vô Nan (至道無難, Shidō Munan, 1603-1676): vị tăng cua Lâm Tế Tông Nhât Ban sống vào đâu thơi ky Giang Hô, huy Vô Nan (無難), đao hiệu Chí Đao (至道), hiệu Kiếp Ngoai (劫外), xuât thân vung My Nung (美濃, Mino, thuôc Gifu-ken). Ông có chí nguyện xuât gia, nhưng sau lai kế thưa gia nghiệp. Đến năm 40 tuôi, nhân trên đương đi hành hóa, ông được Đông Thât ( 東寔) ơ Diệu Tâm Tư (妙心寺, Myōshin-ji) cam hóa, rôi theo hâu vị nây đến Chánh Đăng Tư (正燈寺) vung Giang Hô (江戸, Edo) và xuât gia. Vào năm 1649, ông tham cứu công án Chí Đao Vô Nan (至道無難, đến với đao không khó) và đat ngô. Sau đó ông khai sáng Đông Băc Am (東北庵) ơ vung Ma Bố (麻布), được Tướng Quân Đức Xuyên Gia Cương (德川家 綱, Tokugawa Ietsuna) và các đai ban doanh quy y theo, và ông làm tô khai sơn Đông Băc Tư (東北寺, Tōhoku-ji). Vào cuối đơi ông dưng Chí Đao Am (至道庵) và ân cư nơi đây. Trước tác cua ông có Chí Đao Vô Nan Thiền Sư Gia Danh Pháp Ngư (至道無難禪師假名法語) 1 quyên, Đao Ca Tâp (道歌集) 1 quyên.
Chí Niệm (志念, Shinen, 535-608): vị tăng sống dưới thời nhà Tùy, người vùng Tín Đô (信都, Huyện Kí [冀縣], Hà Bắc [河北]), họ Trần (陳). Ban đầu ông theo pháp sư Đạo Trường (道長) ở kinh đô Nghiệp học Đại Trí Độ Luận (大智度論), thâm hiểu toàn bộ nghĩa lý. Kế đến ông đến làm môn hạ của Đạo Sủng (道寵) học về Thập Địa Luận (十地論), theo Huệ Tung (慧嵩) học Tỳ Đàm (毘曇), tất cả đều thông suốt tận cùng áo nghĩa của chúng. Xong ông trở về cố hương hoằng hóa trong hơn 10 năm. Sau nhân gặp phải nạn phá Phật của Võ Đế nhà Bắc Chu, ông trốn ra sống ven biển. Khi nhà Tùy hưng thạnh, vua Văn Đế phục hưng Phật pháp, ông bèn khai đường thuyết giảng Tạp Tâm Luận (雜心論) và soạn ra Tạp Tâm Luận Sớ (雜心論疏). Vào năm thứ 17 (597) niên hiệu Khai Hoàng (開皇), vua nhà Hán sang lập Nội Thành Tự (内城寺), thỉnh ông đến trú trì. Đến năm thứ 2 (602) niên hiệu Nhân Thọ (仁壽), ông theo nhà vua vào cung nội, và đến năm đầu niên hiệu Đại Nghiệp (大業) thì trở về cố hương. Vào năm thứ 4 cùng niên hiệu trên, ông thị tịch, hưởng thọ 74 tuổi.
Chiêu Khánh Tỉnh Đăng (招慶省僜, Shōkei Shōtō, ?-?): vị tăng sống dưới thời nhà Tống, còn được gọi là Văn Đăng (文僜), pháp từ của Bảo Phước Tùng Triển (保福從 展) ở Chương Châu (漳州), hiệu là Tịnh Tu Thiền Sư (淨修禪師). Ông đã từng sống tại Chiêu Khánh Viện (招慶院), Tuyền Châu (泉州, Tỉnh Phúc Kiến).
Chơn Đế (s: Paramārtha, j: Shindai, 眞諦, 499-569): vị tăng dịch kinh trứ danh sống vào khoảng thế kỷ thứ 6, âm dịch Tác Ba La Mạt Tha (作波羅末他), Ba La Mạt Đà (波羅末陀), còn gọi là Câu La Na Đà (s: Kulanātha, 拘羅那陀), xuất thân vùng Ưu Thiền Ni (s: Ujjainī, 優禪尼) ở Tây Bắc Ấn Độ, thuộc dòng dõi Bà La Môn, họ Phả La Đọa (s: Bhārata, 頗羅墮), tánh chất thông minh, ghi nhớ sâu sắc, biện tài vô ngại. Lúc nhỏ ngao du khắp các nơi, từng hầu qua nhiều bậc thầy, nghiên cứu hết các điển tịch, quán thông cả tam tạng, 6 bộ, hiểu rõ diệu lý Đại Thừa. Vào năm đầu (546) niên hiệu Đại Đồng (大同) dưới thời nhà Lương, ông mang kinh điển sang vùng Nam Hải (南海), Trung Quốc. Đến năm thứ 2 (548) niên hiệu Thái Thanh (太清), ông vào Kiến Nghiệp (建業, tức Nam Kinh [南京]) yết kiến Võ Đế; nhưng lúc bấy giờ lại gặp phải loạn Hầu Cảnh ( 候景) bèn phải lánh nạn về phương Nam, du lịch các địa phương như Tô Châu (蘇州), Triết Châu (浙州), Mân Châu (閩州), Cám Châu (贛 州), Quảng Châu (廣州), v.v., nhưng vẫn không hề xao lãng chuyện dịch kinh của mình. Vào năm đầu (569) niên hiệu Thái Kiến (太建) nhà Trần, ông thị tịch, hưởng thọ 71 tuổi. Từ cuối thời Lương Võ Đế cho đến khi qua đời, ông đã dịch được tất cả 64 bộ và 278 quyển kinh luận, hiện chỉ còn lại 30 bộ, phần lớn là những điển tịch quan trọng để nghiên cứu Phật Giáo. Ông cùng với Cưu Ma La Thập (s: Kumārajīva, 鳩摩羅什, 344-413), Huyền Tráng (玄奘, 602-664), Nghĩa Tịnh (義淨, 635-713) được xem như là 4 nhà phiên dịch vĩ đại trong văn học Phật Giáo Trung Quốc. Phương pháp và học thức phiên dịch của ông là kim chỉ nam dẫn đường cho lịch sử truyền dịch của Phật Giáo Trung Quốc. Ngoài Chuyển Thức Luận ( 轉識論), Đại Thừa Duy Thức Luận (大乘唯識論) và các điển tịch về Duy Thức ra, còn có Kim Quang Minh Kinh (金光明經), Nhiếp Đại Thừa Luận (攝大乘論), Nhiếp Đại Thừa Luận Thích (攝大乘論釋), Luật Nhị Thập Nhị Minh Liễu Luận (律二十二明了論), Trung Biên Phân Biệt Luận (中邊分別論), Thập Thất Địa Luận (十七地論), Câu Xá Luận Thích (倶舍論釋), Đại Thừa Khởi Tín Luận (大乘起信論), v.v. Trong số đó, Nhiếp Đại Thừa Luận và Nhiếp Đại Thừa Luận Thích có ảnh hưởng lớn nhất, trở thành căn cứ lý luận chủ yếu cho học phái Nhiếp Luận dưới thời Nam Triều. Vì vậy, Chơn Đế được tôn sùng là vị tổ của Nhiếp Luận Tông.
Chơn Hiết Thanh Liễu (眞竭清了, Shinketsu Seiryō, 1088-1151): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, hiệu là Chơn Hiết (眞竭), xuất thân vùng Tả Tuyến An Xương (左線安昌, Tỉnh Tứ Xuyên), họ là Ung (雍). Năm lên 11 tuổi, ông xuất gia với Thanh Tuấn (清俊) ở Thánh Quả Tự (聖果寺) và học Kinh Pháp Hoa. Đến năm 18 tuổi, ông thọ cụ túc giới, đến sống ở Đại Từ Tự (大慈寺) vùng Thành Đô (成都, Tỉnh Tứ Xuyên), học Kinh Viên Giác và Kinh Kim Cang. Sau đó, ông lên Nga Mi Sơn (峨嵋山), tham bái đức Phổ Hiền (普賢), và cuối cùng kế thừa dòng pháp của Tử Thuần (子淳) ở Đơn Hà Sơn (丹霞山, Tỉnh Hà Nam). Kế đến, ông lên Ngũ Đài Sơn (五台山), tham bái đức Văn Thù (文殊), và làm thị giả cho Trường Lô Tổ Chiếu (長蘆祖照). Vào năm thứ 3 (1121) niên hiệu Tuyên Hòa (宣和), Tổ Chiếu bị bệnh, nên thỉnh ông làm trú trì nơi đây. Vào tháng 6 năm thứ 2 (1128) niên hiệu Kiến Viêm (建炎), ông lui về ẩn cư, đến tháng 8 thì lên Bổ Đát Lạc Già Sơn (補怛洛迦山) lễ bái đức Quan Âm (觀音). Vào tháng 11 năm thứ 4 (1130) cùng niên hiệu trên, ông đến trú trì Tuyết Phong Tự (雪峰寺). Đến năm thứ 5 (1135) niên hiệu Thiệu Hưng (紹興), ông lại lui về ẩn cư, rồi vào tháng 7 năm sau, ông đến trú tại A Dục Vương Sơn Quảng Lợi Tự (阿育王山廣利寺) thuộc vùng Tứ Minh (四明, Tỉnh Triết Giang) và bắt đầu khai đường bố giáo tại đây. Hai năm sau đó (1137), cũng có lời thỉnh cầu ông đến Tương Sơn (蔣山) thuộc Phủ Kiến Khang (建康府, Tỉnh Giang Tô), nhưng ông cáo bệnh từ chối. Vào năm thứ 8 (1138) cùng niên hiệu trên, ông đến trú trì hai ngôi Long Tường Tự (龍翔寺) và Hưng Khánh Tự (興慶寺). Vào tháng 5 năm thứ 15 cũng niên hiệu trên, ông chuyển đến Năng Nhân Hưng Thánh Vạn Thọ Thiền Tự (能仁興聖萬壽禪寺). Rồi đến năm thứ 21 thì đến trú trì Sùng Tiên Hiển Hiếu Thiền Viện (崇先顯孝禪院) và khai mở đạo tràng thuyết pháp cho Từ Ninh Thái Hậu (慈寧太后). Vào tháng 10 cũng năm nầy (1151), ông thị tịch, hưởng thọ 64 tuổi đời và 45 hạ lạp. Ông được ban cho thụy hiệu là Ngộ Không Thiền Sư (悟空禪師). Môn nhân biên tập cuốn Trường Lô Liễu Hòa Thượng Kiếp Ngoại Lục (長蘆了和尚劫外錄) 1 quyển, trước tác của ông có Tín Tâm Minh Niêm Cổ (信心銘拈古) 1 quyển.
Chơn Nhã (眞雅, Shinga, 801-879): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời đại Bình An (平安, Heian), người khai cơ Trinh Quán Tự (貞觀寺, Jōganji), thụy hiệu là Pháp Quang Đại Sư (法光大師) và Trinh Quán Tự Tăng Chánh (貞觀寺僧正), em ruột của Không Hải. Ông theo hầu Không Hải, rồi đến năm 825 thì được thọ pháp quán đảnh và làm chức A Xà Lê. Năm 835, ông được Không Hải phó chúc cho quản lý Tàng Kinh Các của Đông Tự (東寺, Tō-ji), Chơn Ngôn Viện của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji) và Hoằng Phước Tự (弘福寺, Gūfuku-ji). Năm 847, ông được cử làm chức Biệt Đương của Đông Đại Tự, đến năm 864 thì làm Tăng Chánh và trở thành Pháp Ấn Đại Hòa Thượng (法印大和尚). Bên cạnh đó, ông còn được Thanh Hòa Thiên Hoàng (清和天皇, Seiwa Tennō) tôn kính và tín nhiệm, mặt khác ông rất thâm giao với Tướng Quân Đằng Nguyên Lương Phòng (藤原良房, Fujiwara Yoshifusa), cho nên vào năm 862, ông kiến lập Trinh Quán Tự ở kinh đô Kyoto. Đệ tử của ông có Chơn Nhiên (眞然, Shinzen), Nguyên Nhân (源仁, Gennin).
Chơn Tịnh Khắc Văn (眞淨克文, Shinjō Kokubun, 1025-1102): vị tăng của Phái Hoàng Long (黄龍派) thuộc Tông Lâm Tế Trung Quốc, xuất thân Văn Hương (閿郷), Thiểm Phủ (陜府, Tỉnh Hồ Nam), họ là Trịnh (鄭), hiệu là Vân Am (雲庵), và tùy theo chỗ ở của ông cũng như Thiền sư hiệu mà có các tên gọi khác nhau như Lặc Đàm Khắc Văn (泐潭克文), Bảo Phong Khắc Văn (寳峰克文) và Chơn Tịnh Khắc Văn (眞淨克文). Ngay từ nhỏ ông đã kiệt xuất, nên cha ông có ý cho ông đi du học.
Nhân nghe lời thuyết pháp của Bắc Tháp Tư Quảng (北塔思廣) ở Phục Châu (復州, Tỉnh Hồ Bắc), ông phát tâm theo hầu hạ vị nầy, và được đặt cho tên là Khắc Văn. Năm lên 25 tuổi, ông thọ cụ túc giới. Ban đầu ông học các kinh luận, nhưng khi biết có Thiền thì ông ngao du lên phương Nam, và vào năm thứ 2 (1065) niên hiệu Trị Bình (治平), ông nhập hạ an cư trên Đại Quy Sơn (大潙山). Tại đây nhân nghe một vị tăng tụng câu kệ của Vân Môn Văn Yển (雲門文偃), ông hoát nhiên đại ngộ, rồi đến tham vấn Hoàng Long Huệ Nam (黄龍慧南) ở Tích Thúy (積翠) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Trong số môn hạ của Hoàng Long, ông là người có cơ phong mẫn nhuệ nên thường được gọi là Văn Quan Tây (文關西). Vào năm thứ 5 (1072) niên hiệu Hy Ninh (熙寧), ông đến Cao An (高安), thể theo lời thỉnh cầu của vị Thái Thú Tiền Công (錢公), ông đến trú trì hai ngôi chùa Động Sơn Tự (洞山寺) và Thánh Thọ Tự (聖壽寺) trong vòng 12 năm. Sau đó, ông lại lên Kim Lăng (金陵), được Thư Vương (舒王) quy y theo và khai sơn ra Báo Ninh Tự (報國寺). Ông còn được ban cho hiệu là Chơn Tịnh Đại Sư (眞淨禪師). Không bao lâu sau, ông lại quay trở về Cao An, lập ra Đầu Lão Am (投老庵) và sống nhàn cư tại đây. Sau 6 năm, ông đến trú tại Quy Tông Tự (歸宗寺) trên Lô Sơn (廬山). Tiếp theo, thể theo lời thỉnh cầu của Tể Tướng Trương Thương Anh (張商英), ông lại chuyển đến sống ở Lặc Đàm (泐潭). Cuối cùng ông trở về sơn am ẩn cư và vào ngày 16 tháng 10 năm đầu (1102) niên hiệu Sùng Ninh (崇寧), ông thị tịch, hưởng thọ 78 tuổi đời và 52 hạ lạp. Cùng với Hối Đường Tổ Tâm (晦堂祖心) và Đông Lâm Thường Thông (東林常聰), ông đã tao dưng nên cơ sơ phát triên cho Phái Hoàng Long (黄龍派) thuôc Lâm Tế Tông Trung Quốc. Đệ tử của ông có những nhân vật kiệt xuất như Đâu Suât Tung Duyệt (兜率從悦), Thọ Ninh Thiện Tư (壽寧善資), Động Sơn Chí Càn (洞山致乾), Pháp Vân Cảo (法雲杲), Báo Từ Tấn Anh (報慈進英), Thạch Đầu Hoài Chí (石頭懷志), Lặc Đàm Văn Chuẩn (泐潭文準), Văn Thù Tuyên Năng (文殊宣能), Huệ Nhật Văn Nhã (慧日文雅), Động Sơn Phạn Ngôn (洞山梵言), Thượng Phong Huệ Hòa (上封慧和), Cửu Phong Hy Quảng (九峰希廣), v.v. Trước tác của ông để lại có Vân Am Chơn Tịnh Thiền Sư Ngữ Lục (雲庵眞淨禪師語錄) 6 quyển, còn đệ tử Giác Phạm Huệ Hồng (覺範慧洪) thì soạn ra cuốn Vân Am Chơn Tịnh Hòa Thượng Hành Trạng (雲庵眞淨和尚行状).
Chuyết Am Đức Quang (拙庵德光, Settan Tokkō, 1121-1203): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, được gọi là Chuyết Am (拙菴), Đông Am (東菴), xuất thân vùng Tân Dụ (新喩), Lâm Giang (臨江, Tỉnh Giang Tây), họ là Bành (彭). Năm 15 tuổi, ông theo xuất gia với Thiền Sư Cát (吉禪師) ở Đông Sơn Quang Hóa Tự (東山光化寺), sau đó tham học với Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲) ở Dục Vương Sơn (育王山) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Đầu tiên ông trú tại Quang Hiếu Tự (光孝寺), kế đến vào năm thứ 7 (1180) niên hiệu Thuần Hy (淳熙), ông sống qua các nơi như Linh Ẩn Tự (靈隠寺), Kính Sơn Tự (徑山寺), v.v.Ông được vua Hiếu Tông nhà Nam Tống quy y theo và ban cho hiệu là Phật Chiếu Thiền Sư (佛照禪師). Vào năm thứ 3 (1203) niên hiệu Gia Thái (嘉泰), ông thị tịch, hưởng thọ 83 tuổi, và được ban cho sắc thụy là Phổ Tuệ Tông Giác Đại Thiền Sư (普慧宗覺大禪師). Pháp từ của ông có Triết Ông Như Diễm (浙翁如琰), Vô Tế Liễu Phái (無濟了派), Bắc Nhàn Cư Giản (北礀居簡), v.v. Trước tác của ông có Phật Chiếu Thiền Sư Tấu Đối Lục (佛照禪師奏對錄) 1 quyển, Phật Chiếu Quang Hòa Thượng Ngữ Yếu (佛照光和尚語要) 1 quyển.
Chư Nhac Dich Đương (諸岳奕堂, Morotake Ekidō, 1805-1879): vị tăng cua Tào Đông Tông Nhât Ban, sống vào khoang giưa hai thơi đai Giang Hô và Minh Trị, huy là Dịch Đương (奕堂, đao hiệu Toàn Nhai (旋崖, hiệu là Vô Tợ Tư (無似子, Tam Giới Vô Lai (三界無頼, nhu hiệu Hoăng Tế Tư Đức Thiền Sư (弘濟慈德禪師, xuât thân vung Danh Cô Ôc (名古屋, Nagoya), Vi Trương (尾張, Owari). Năm 1813, ông theo xuât gia với Tuyết Đương Hiêu Lâm (雪堂曉林) ơ Thánh Ưng Tư (聖應寺 vung Vi Trương, sau đó kế thưa dong pháp cua vị nây. Sau ông có theo hâu Đao Khế Chứng Ưng (道契証應 ơ Đông Long Tư (董龍寺, Lai Ưng (來應 ơ Chánh Vo Tư (正武寺 vung My Nung (美濃, Mino), Đông Môn (洞門 ơ Toàn Cưu Viện (全久院 vung Tín Nung (信濃, Shinano), và được ân kha cua Bôn Cao (本高 ơ Hương Tích Tư (香積寺 vung Tam Hà (三河, Mikawa). Về sau, ông đã tưng sống qua vài nơi như Long Hai Viện (龍海院, Thiên Đức Viện (天德院 ơ Gia Ha (加賀, Kaga), và nô lưc điều đình hoa hoãn cuôc kháng tranh giưa hai chua Vinh Bình Tư (永平寺, Eihei-ji) và Tông Trì Tư (總持寺, Sōji-ji). Trước tác cua ông có Huyền Lâu Thiền Sư Lược Truyện (玄樓禪師略傳), Tông Trì Dịch Đương Thiền Sư Di Cao (總持奕堂禪 師 遺稿, Toàn Nhai Dịch Đương Thiền Sư Ngư Luc (旋崖奕堂禪師語錄.
Chương Kính Hoài Huy (章敬懷暉, Shōkei Eki, 754-815): người vùng Tuyền Châu (泉州, Tỉnh Phúc Kiến), họ là Tạ (謝). Khoảng năm đầu (785) niên hiệu Trinh Nguyên (貞元), ông đến tham lễ Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一), và đắc tâm yếu; về sau ông đến ẩn cư ở Trở Hạp Sơn (岨峽山), rồi chuyển đến tá túc tại Linh Nham Tự (靈巖寺), Tế Châu (濟州, Tỉnh Sơn Đông), kế đến Bách Nham Tự (百巖寺) ở Định Châu (定州, Tỉnh Hà Bắc), và khai mở Thiền pháp ở Trung Điều Sơn (中條山). Đến năm thứ 3 (808) niên hiệu Nguyên Hòa (元和), thể theo sắc lệnh của nhà vua, ông đến trú tại Tỳ Lô Giá Na Viện của Chương Kính Tự (章敬寺) thuộc Phủ Kinh Triệu (京兆府, Trường An) và bắt đầu giáo hóa đồ chúng. Ông thị tịch vào ngày 21 tháng 12 năm thứ 10 (815) niên hiệu Nguyên Hòa (元和), hưởng thọ 62 tuổi, được ban sắc thụy là Đại Giác Thiền Sư (大覺禪師) và truy tặng thêm hiệu Đại Tuyên Giáo Thiền Sư (大宣教禪師).
Cô Phong Giác Minh (孤峰覺明, Kohō Kakumyō, 1271-1361): vị tăng của Phái Pháp Đăng thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, hiệu là Cô Phong (孤峰), xuất thân Hội Tân (會津, Aizu, thuộc Fukushima-ken), họ Bình (平), sinh năm thứ 8 niên hiệu Văn Vĩnh (文永). Năm lên 7 tuổi, ông đã để tang mẹ, đến năm 17 tuổi ông theo xuất gia với giảng sư Lương Phạm (良範), thọ giới trên Duệ Sơn (叡山), học giáo lý Thiên Thai được 8 năm, sau đó theo hầu Pháp Đăng Quốc Sư Vô Bổn Giác Tâm (法燈國師無本覺心) ở Hưng Quốc Tự (興國寺) được 3 năm. Tiếp theo, ông đến tham học với Liễu Nhiên Pháp Minh (了然法明) ở Xuất Vũ (出羽, Dewa) và thỉnh giáo nơi Cao Phong Hiển Nhật (高峰顯日), Nam Phố Thiệu Minh (南浦紹明), v.v. Đến năm đầu (1311) niên hiệu Ứng Trường (應長), ông sang nhà Nguyên, đến tham yết Trung Phong Minh Bổn (中峰明本) ở Thiên Mục Sơn (天目山), ngoài ra ông còn tham học với các danh tăng khác như Nguyên Ông Tín (元應信), Cổ Lâm Thanh Mậu (古林清茂), Đoạn Nhai Liễu Nghĩa (斷崖了義), Vân Ngoại Vân Tụ (雲外雲岫), Vô Kiến Tiên Đỗ (無見先覩), v.v. Sau khi trở về nước, ông lại đến tham vấn Oánh Sơn Thiệu Cẩn (瑩山紹瑾) ở Vĩnh Quang Tự (永光寺) vùng Năng Đăng (能登, Noto), thọ bồ tát giới và khai sáng Vân Thọ Tự (雲樹寺) tại vùng Xuất Vân (出雲, Izumo). Vào đầu niên hiệu Nguyên Hoằng (元弘), Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng (後醍醐天皇) mời ông đến truyền giới và ban cho hiệu là Quốc Tế Quốc Sư (國濟國師). Đến năm thứ 2 (1346) niên hiệu Trinh Hòa (貞和), ông tiến hành tái kiến Hưng Quốc Tự, rồi đến sống ở Diệu Quang Tự (妙光寺), được Hậu Thôn Thượng Thiên Hoàng (後村上天皇) ban tặng cho hiệu là Tam Quang Quốc Sư (三光國師) và thể theo sắc chỉ của nhà vua ông làm tổ khai sơn Cao Thạch Đại Hùng Tự (高石大雄寺) ở vùng Hòa Tuyền (和泉, Izumi). Chính trong khoảng thời gian nầy, ông đã dâng sớ thỉnh cầu triều đình ban cho thầy ông Oánh Sơn Thiệu Cẩn tước hiệu Thiền Sư. Vào ngày 24 tháng 5 năm thứ 16 (1361) niên hiệu Chánh Bình (正平, tức năm đầu niên hiệu Khang An [康安]), ông thị tịch, hưởng thọ 91 tuổi đời và 75 hạ lạp.
Cô Sơn Trí Viên (孤山智圓, 976-1022): vị tăng sống dưới thời nhà Tống, thuộc Phái Sơn Ngoại (山外派) của Thiên Thai Tông Trung Quốc, xuất thân Tiền Đường (錢塘, Hàng Châu), họ Từ (徐), tự Vô Ngoại (無外), hiệu Tiềm Thiên (潛天), Trung Dung Tử (中庸子). Năm lên 8 tuổi, ông xuất gia ở Long Hưng Tự (龍興寺), Tiền Đường. Ban đầu ông học về Nho Giáo, có khiếu về thi văn, sau nương theo Nguyên Thanh (源清) ở Phụng Tiên Tự (奉先寺) học về giáo quán Thiên Thai. Sau khi Nguyên Thanh qua đời, ông sống một mình chuyên tâm nghiên cứu kinh luận, cùng với các bạn đồng môn như Khánh Chiêu (慶昭), Ngộ Ân (晤恩) nổ lực xiển dương giáo học của Phái Sơn Ngoại. Chính ông đã từng luận tranh với nhân vật đại biểu của Phái Sơn Gia (山家派) là Tứ Minh Tri Lễ (四明知禮). Về sau, ông lui về ẩn cư nơi Tây Hồ Cô Sơn (西湖孤山) và mọi người theo học rất đông. Từ đó về sau, ông chuyên tâm trước tác, soạn ra bộ Nhàn Cư Biên (閒居編) 60 quyển (hiện tồn 51 quyển), Kim Quang Minh Kinh Huyền Nghĩa Biểu Chưng Ký (金光明經玄義表徴記) 1 quyển, v.v. Ông còn tinh thông các sách của Khổng Tử, Tuân Tử, Mạnh Tử, Dương Hùng, Vương Thông, v.v., thường cho rằng lấy Nho để tu thân, lấy Thích để trị tâm và có ý muốn hòa hợp Tam Giáo. Vào tháng 2 năm đầu (1022) niên hiệu Càn Hưng (乾興), ông làm thơ tế văn rồi an nhiên mà thoát hóa, hưởng thọ 47 tuổi. Ông có viết khoảng 10 loại chú sớ như Văn Thù Bát Nhã Kinh Sớ (文殊般若經疏), Di Giáo Kinh Sớ (遺教經 疏), Bát Nhã Tâm Kinh Sớ (般若心經疏), Thoại Ứng Kinh Sớ (瑞應經疏), Tứ Thập Nhị Chương Kinh Chú (四十二章經注), Bất Tư Nghì Pháp Môn Kinh Sớ (不思議法門經疏), Vô Lượng Nghĩa Kinh Sớ (無量義經疏), Quán Phổ Hiền Hành Pháp Kinh Sớ (觀普賢行法經疏), A Di Đà Kinh Sớ (阿彌陀經疏), Thủ Lăng Nghiêm Kinh Sớ (首楞嚴經疏), v.v. Vì ông ẩn cư nơi Cô Sơn nên người đời thường gọi ông là Cô Sơn Trí Viên. Vào năm thứ 3 (1104) niên hiệu Sùng Đức (崇德) đời vua Huy Tông, ông được ban cho thụy là Pháp Huệ Đại Sư (法慧大師). Trừ các tác phẩm nêu trên, ông còn có các soạn tập khác như Niết Bàn Kinh Sớ Tam Đức Chỉ Quy (涅槃經疏三德指 歸) 20 quyển, Duy Ma Kinh Lược Sớ Thùy Dụ Ký (維摩經畧疏垂裕記) 10 quyển, Thủ Lăng Nghiêm Kinh Sớ Cốc Hưởng Sao (首楞嚴經疏谷響鈔) 5 quyển, Kim Quang Minh Kinh Văn Cú Sách Ẩn Ký (金光明經文句索隱記) 1 quyển, Niết Bàn Huyền Nghĩa Phát Nguyên Cơ Yếu (涅槃玄義發源機要) 1 quyển, Thập Bất Nhị Môn Chánh Nghĩa (十不二門正義) 1 quyển, v.v., tất cả hơn 170 quyển.
Cổ Lâm Thanh Mậu (古林清茂, Kurin Seimu, 1262-1329): vị Thiền tăng dưới thời nhà Nguyên, xuất thân Lạc Thanh (樂清), Ôn Châu (温州, Tỉnh Triết Giang), họ Lâm (林), tự là Cổ Lâm (古林), hiệu Kim Cang Tràng (金剛幢), Lâm Cư Tẩu (林居叟), thường được gọi là Mậu Cổ Lâm (茂古林). Ông nổi tiếng ra nước ngoài nhờ nét bút của mình. Năm 12 tuổi, ông xuất gia với Cô Nham Khải (孤巖啓) ở Quốc Thanh Tự (國清寺) trên Thiên Thai Sơn (天台山). Sau đó, gặp phải nạn giặc giả đầu thời nhà Nguyên, ông đi ngao du khắp thiên hạ, tham vấn Giản Ông Cư Kính (簡翁居敬) ở Tuyết Đậu Sơn (雪竇山) vùng Minh Châu (明州), Thạch Lâm Hành Củng (石林行 鞏) ở Nam Bình (南屏), và Giác Am Mộng Chơn (覺庵夢眞) ở Thừa Thiên (承天). Bên cạnh đó, ông còn đến làm môn hạ của Hoành Xuyên Như Củng (横川如珙) ở Nhạn Hoằng Năng Nhân Tự (鴈宏能仁寺), tinh tấn tu hành và đến năm 19 tuổi thì kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau đó, ông trở về lại Quốc Thanh Tự. Vào năm thứ 2 (1298) niên hiệu Đại Đức (大德) nhà Thanh, ông lui về ẩn cư tại Bạch Vân Tự (白雲 寺) trên Thiên Bình Sơn (天平山) thuộc Phủ Bình Giang (平江府); 9 năm sau ông chuyển về Khai Nguyên Tự (開元寺) và không bao lâu sau lại về ẩn cư trên Hổ Kheo Sơn (虎丘山), chuyên tâm thêm niêm bình cho Bách Tắc Tụng Cổ (百則頌古) của Tuyết Đậu (雪竇). Đến năm đầu (1312) niên hiệu Hoàng Khánh (皇慶), ông trở lại Khai Nguyên Tự và nhờ có sự đề bạt của Dương Quốc Công (楊國公), ông được ban cho hiệu là Phù Tông Phổ Giác Phật Tánh Thiền Sư (扶宗普覺佛性禪師). Vào năm thứ 2 (1315) niên hiệu Diên Hựu (延祐), ông chuyển đến sống tại Vĩnh Phước Tự (永福寺) vùng Nhiêu Châu (饒州, Huyện Bà Dương, Tỉnh Giang Tây), rồi Bảo Ninh Tự (保寧寺) ở Phụng Đài Sơn (鳳臺山) vùng Kiến Khang (建康) trong vòng 6 năm.
Đến cuối đời, ông phụng mệnh triều đình tham dự Đại Hội Kim Sơn, được tôn xưng là Vương Thần Đại Phu (王神大夫), cho nên hàng sĩ thứ, giá dân đến cầu pháp trên cả ngàn người. Vào năm thứ 2 (1329) niên hiệu Thiên Lịch (天曆), ông thị tịch, hưởng thọ 68 tuổi. Đệ tử kế thừa dòng pháp của ông có Liễu Am Thanh Dục (了庵清 欲), Trọng Mưu Lương Du (仲謀良猷), Trúc Tiên Phạm Tiên (竹仙梵僊). Phạm
Tiên sang Nhật Bản, khai sáng ra Phái Trúc Tiên trong số 24 dòng phái của Thiền Tông. Ngữ Lục của ông có Cổ Lâm Thanh Mậu Thiền Sư Ngữ Lục (古林清茂禪師語錄) 5 quyển, Cổ Lâm Thanh Mậu Thiền Sư Thập Di Kệ Tụng (古林清茂禪師語錄拾遺偈頌) 2 quyển, Sơ Trú Bình Giang Phủ Thiên Bình Sơn Bạch Vân Thiền Tự Ngữ Lục (初住平江府天平山白雲禪寺語錄), Khai Nguyên Thiền Tự Ngữ Lục (開元禪寺語錄).
Cổ Nguyệt Đạo Dung (古月道融, Kogetsu Dōyū, ?-?): vị tăng của Phái Hoàng Long thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Cổ Nguyệt (古月), pháp từ của Đồ Độc Trí Sách (塗毒智策). Nhân đọc cuốn La Hồ Dã Lục (羅湖野錄) ông cảm kích, cho nên suốt 30 năm trường ông đã thâu tập những việc thiện của các vị danh tăng xưa nay thông qua thấy nghe mà biên tập thành bộ Tùng lâm Thạnh Sự (叢林盛事, Sōrinseiji) 2 quyển.
Cổ Sơn Thần Yến (鼓山神晏, Kozan Shinan, 862-938): nhân vật sống vào khoảng cuối đời nhà Đường. Năm lên 13 tuổi, ông có linh mộng, theo xuất gia với Bạch Lộc Sơn Quy (白鹿山規), rồi thọ cụ túc giới ở Tung Nhạc (嵩岳). Về sau, ông đi tham vấn khắp chốn tùng lâm, theo học với Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存) và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau đó, vua nhà Mân đến tham học pháp yếu với ông, mến mộ đạo phong ông, nên nhà vua đã cho xây Dũng Tuyền Thiền Viện (湧泉禪院) ở Cổ Sơn (鼓山), Phúc Châu (福州, thuộc Tỉnh Phúc Kiến), thỉnh ông làm trú trì ngôi viện nầy để diễn xướng tông phong của mình. Ông thị tịch vào khoảng niên hiệu Thiên Phước (天福, 936-944), hưởng thọ 77 tuổi, và được ban thụy là Hưng Thánh Quốc Sư (興聖國師). Ông có 1 quyển Ngữ Lục là Cổ Sơn Tiên Hưng Thánh Quốc Sư Hòa Thượng Pháp Đường Huyền Yếu Quảng Tập (鼓山先興聖國師和尚法堂玄要廣集).
Cổ Tâm Như Khánh (古心如磬, Koshin Nyokei, 1541-1615): vị tăng Luật Tông sống dưới thời nhà Minh, tổ của Phái Cổ Lâm (古林派), xuất thân Lật Thủy (溧水), Giang Tô (江蘇), họ Dương (楊), tự là Cổ Tâm (古心). Lúc còn nhỏ tuổi, ông đã mất cha, được mẹ nuôi khôn lớn. Vào năm thứ 31 (1552) niên hiệu Gia Tĩnh (嘉靖), mẹ qua đời, ông cảm nhận được lý vô thường của cuộc đời, nên đến năm thứ 10 (1582, có thuyết cho là trong khoảng thời gian niên hiệu Gia Tĩnh) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), ông thoe xuất gia với Tố An (素安) ở Thê Hà Tự (棲霞寺), Nhiếp Sơn (攝山). Sau nhân đọc Phẩm Trú Xứ Bồ Tát của Kinh Hoa Nghiêm, ông thệ nguyện thọ giới với Bồ Tát Văn Thù (文殊), bèn đến Ngũ Đài Sơn (五臺山), suốt đêm thành tâm cầu nguyện. Có hôm nọ, trong khi hoảng hốt, ông được một lão bà ban cho y Tăng Già Lê (僧伽黎), nhìn thấy Bồ Tát liền đốn ngộ pháp môn tâm địa của 5 thiên, 3 tụ, cảm thấy luật của Đại Thừa và Tiểu Thừa đều từ trong ngực lưu xuất ra. Giữa đường khi trở về cố hương, ông đi qua Nam Kinh (南京), tình cờ gặp lúc ngôi tháp ở Trường Can Tự (長干寺, tức Báo Ân Tự [報恩寺]) đang được tu sửa, ông lưu trú tại đây và được gọi là Ưu Ba Ly (優波離) tái lai. Ông từng sống qua các chùa như Linh Cốc (靈 谷), Thê Hà (棲霞), Cam Lồ (甘露), v.v.; khai đàn truyền giới hơn 30 nơi, và có khoảng hơn vạn người theo thọ giáo với ông. Vào năm thứ 41 (1613) niên hiệu Vạn Lịch, vua Thần Tông ban cho ông Tử Y, bình bát, tích trượng với hiệu là Huệ Vân Luật Sư (慧雲律師), mời thiết lập Đại Hội Long Hoa (龍華大會) tại Thánh Quang Vĩnh Minh Tự (聖光永明寺) trên Ngũ Đài Sơn. Trước tác của ông có Kinh Luật Giới Tướng Bố Tát Quỹ Nghi (經律戒相布薩軌儀) 1 quyển. Ông thị tịch vào tháng 11 năm thứ 43 niên hiệu Vạn Lịch, hưởng thọ 75 tuổi. Pháp hệ của ông được gọi là Phái Cổ Lâm.
Cưu Ma La Thập (s: Kumārajīva, 鳩摩羅什, 344-413, có thuyết cho là 350-409): âm dịch tiếng Phạn là Cứu Ma La Thập (究摩羅什), Cưu Ma La Thập Bà (鳩摩羅什婆), Câu Ma La Đổ Bà (拘摩羅耆婆), gọi tắt là La Thập (羅什), ý dịch là Đồng Thọ (童壽), người gốc nước Quy Tư (龜兹, thuộc vùng Sớ Lặc [疏勒], Tân Cương [新疆]), một trong 4 nhà dịch kinh vĩ đại của Trung Quốc. Cả cha mẹ ông đều tin thờ Phật theo hạnh xuất gia; lúc nhỏ La Thập đã thông mẫn, năm lên 7 tuổi theo cha nhập đạo tu tập, rồi đi du học khắp xứ Thiên Trúc (天竺), tham cứu khắp các bậc tôn túc nổi tiếng đương thời, nghe rộng và ghi nhớ kỹ, nên tiếng tăm vang khắp. Sau đó ông trở về cố quốc, nhà vua trong nước tôn kính ông làm thầy. Vua Phù Kiên (扶堅) nhà Tiền Tần nghe đức độ của ông, bèn sai tướng Lữ Quang (呂光) đem binh đến rước ông. Lữ Quang chinh phạt miền Tây giành thắng lợi, rồi đến nghênh đón La Thập về kinh, nhưng giữa đường nghe Phù Kiên qua đời, bèn tự xưng vương ở Hà Tây (河西), do đó La Thập phải lưu lại Lương Châu (涼州) 16, 17 năm. Mãi cho đến khi Diêu Dư (姚輿) nhà Hậu Tần tấn công dẹp tan nhà họ Lữ, La Thập mới có thể đến Trường An (長安) được. Lúc bấy giờ là năm thứ 5 (401) niên hiệu Long An (隆安) nhà Đông Tấn. Diêu Dư bái ông làm Quốc Sư, thỉnh ông đến trú tại Tiêu Dao Viên (逍遙園), cùng với Tăng Triệu (僧肇), Tăng Nghiêm (僧嚴) tiến hành công tác dịch kinh. Từ đó về sau, vào tháng 4 năm thứ 5 (403) niên hiệu Hoằng Thỉ (弘始) nhà Hậu Tần, La Thập bắt đầu dịch Trung Luận (中論), Bách Luận (百論), Thập Nhị Môn Luận (十二門論), Bát Nhã (般若), Pháp Hoa (法華), Đại Trí Độ Luận (大智度論), A Di Đà Kinh (阿彌陀經), Duy Ma Kinh (維摩經), Thập Tụng Luật (十頌律), v.v. Có nhiều thuyết khác nhau về số lượng kinh luận do ông phiên dịch. Xuất Tam Tạng Ký Tập (出三藏記集) cho là 35 bộ, 294 quyển. Khai Nguyên Thích Giáo Lục (開元釋教錄) là 74 bộ, 384 quyển. Từ khi Phật Giáo được truyền vào Trung Hoa, số lượng kinh điển Hán dịch ngày càng tăng nhiều, tuy nhiên lối dịch phần nhiều không thông suốt, văn chương khó hiểu, chẳng nhất trí với nguyên bản. Riêng La Thập thì vốn thông hiểu nhiều ngôn ngữ ngoại quốc, cho nên nội dung phiên dịch của ông hoàn toàn khác xa với các dịch bản trước đây, văn thể tuy giản dị nhưng súc tích, rõ ràng. Suốt đời La Thập đã đem tất cả năng lực của mình để phiên dịch các kinh điển Đại Thừa thuộc hệ Bát Nhã, cùng với những luận thư của học phái Trung Quán thuộc hệ Long Thọ (龍樹), Đề Bà (提婆). Những kinh điển Hán dịch của ông có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với sự phát triển Phật Giáo ở Trung Hoa. Sau nầy Đạo Sanh truyền Trung Luận, Bách Luận và Thập Nhị Môn Luận về phương Nam, kinh qua Tăng Lãng (僧朗), Tăng Thuyên (僧詮), Pháp Lãng (法朗), cho đến Cát Tạng (吉藏) nhà Tùy hình thành hệ thống Tam Luận Tông, và thêm vào Đại Trí Độ Luận (大智度論) để thành lập học phái Tứ Luận. Ngoài ra, Kinh Pháp Hoa (法華經) do ông phiên dịch đã tạo nhân duyên cho Thiên Thai Tông ra đời; Thành Thật Luận (成實論) là điển tịch trọng yếu của Thành Thật Tông; A Di Đà Kinh (阿彌陀經) cũng như Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận (十住毘婆沙論) là kinh luận sở y của Tịnh Độ Tông. Bên cạnh đó, Di Lặc Thành Phật Kinh (彌勒成佛經) giúp cho tín ngưỡng Di Lặc phát triển cao độ; Phạm Võng Kinh (梵綱經) ra đời làm cho toàn Trung Quốc được truyền Đại Thừa giới; Thập Tụng Luật (十頌律) trở thành tư liệu nghiên cứu quan trọng về Luật học. Môn hạ của La Thập có Tăng Triệu (僧肇), Đạo Sanh (道生), Đạo Dung (道融), Tăng Duệ (僧叡), Đàm Ảnh (曇影), Tăng Đạo (僧導), v.v. Ông được kính ngưỡng như là vị tổ của Tam Luận Tông. Vào năm thứ 9 (413, có thuyết cho là năm thứ 5 [409]) niên hiệu Nghĩa Hy (義熙), ông thị tịch, hưởng thọ 70 tuổi.
Cưu Nga Hoan Khê (久我環溪, Kuga Kankei, 1817-1884): tức Cửu Ngã Mật Vân (久我密雲, Kuga Mitsuun) vị tăng cua Tào Đông Tông Nhât Ban sống vào khoang giưa hai thơi đai Giang Hô và Minh Trị, tru trì đơi thứ 61 cua Vinh Bình Tư (永平寺, Eihei-ji), Quan Trương cua Tào Đông Tông, huy Mât Vân (密雲), đao hiệu Hoàn Khê (環溪), hiệu Tuyết Chu (雪主), nhu Tuyệt Hoc Thiên Chơn Thiền Sư (絶學天眞禪師), xuât thân vung Tây Canh Thành (西頸城), Việt Hâu (越後, Echigo, thuôc Niigata-ken). Năm lên 12 tuôi, ông xuât gia, theo hâu Kiên Quang (堅光) ơ Thanh Lương Tư (清涼寺) vung Cân Giang (近江, Ōmi), và kế thưa dong pháp cua Huệ Cao (慧杲) ơ Hưng Thánh Tư (興聖寺) vung Vu Trị (宇治, Uji) thuôc Sơn Thành (山城, Yamashiro). Tư Hưng Thánh Tư ông chuyên qua sống ơ Hào Đức Tư (豪德 寺). Đến năm 1871, ông được cư làm tru trì Vinh Bình Tư, và năm sau làm Quan Trương cua Tào Đông Tông. Ông là ngươi đã tân lưc trong việc chống đối phong trào Phế Phât Huy Thích và ung hô Phât pháp. Trước tác cua ông có Hoàn Khê Mât Thiền Sư Ngư Luc (環溪密禪師語錄).
Da Luật Sở Tài (耶律楚材, Yaritsu Sozai, 1190-1244): còn gọi là Di Thích Sở Tài (移刺楚材), tự Tấn Khanh (晉卿), pháp húy Tùng Nguyên (從源), hiệu là Trạm Nhiên Cư Sĩ (湛然居士), hậu duệ của Đông Đan Vương Đột Dục (東丹王突欲) nhà Liêu, cha là Da Luật Lý (耶律履), mẹ họ Dương (楊), sanh ngày 20 tháng 6 năm đầu niên hiệu Minh Xương (明昌) nhà Kim. Năm 13 tuổi, ông đã học thi thư, đến năm 17 tuổi thì đỗ Tiến Sĩ. Đến năm thứ 2 (1214) niên hiệu Trinh Hựu (貞祐), ông được cử làm chức Tả Hữu Ty Viên Ngoại Lang (左右司員外郎). Ở tuổi nầy, theo lời cha khuyên, ông đến tham học với Vạn Tùng Hành Tú (萬松行秀) được 3 năm và được ấn khả của vị nầy. Sau khi nhà Kim bị tiêu diệt, ông làm việc cho triều đình nhà Nguyên. Khi đang còn ở Báo Ân Tự (報恩寺), Vạn Tùng nghe lời khuyên của Sở Tài, soạn bộ Tùng Dung Lục (從容錄) và trên đường Tây chinh chính ông đã viết lời tựa cho tác phẩm nầy. Trước tác của ông có Trạm Nhiên Cư Sĩ Văn Tập (湛然居士文集) 14 quyển, Tây Du Lục (西遊錄) 1 quyển. Vào ngày 14 tháng 5 năm thứ 4 (1244) niên hiệu Thuần Hựu (淳祐) nhà Nam Tống, ông xả báo thân từ trần, hưởng thọ 55 tuổi. Tống Tử Trinh (宋子貞) soạn bản Trung Thư Lịnh Da Luật Công Thần Đạo Bi (中書令耶律公神道碑).
Di Sơn Kiểu Nhiên (怡山皎然, Isan Kōnen, ?-?): nhân vật sống vào khoảng cuối thời nhà Đường, pháp từ của Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存), xuất thân Phúc Châu (福 州), Tỉnh Phúc Kiến (福建省). Ông trú tại Trường Sanh Sơn (長生山), thường được gọi là Trường Sanh Kiểu Nhiên (長生皎然) và được xem như là người viết ra bản Di Sơn Nhiên Thiền Sư Phát Nguyện Văn (怡山然禪師發願文).
Diêm Quan Tê An (鹽[塩]官, Enkan Saian, ?-842): ngươi Quân Hai Môn, ho là Lý. Ông theo xuât gia với Vân Tung (雲琮) ơ quê mình, rôi tho cu tuc giới với Nam Nhac Trí Nghiêm (南岳智嚴). Sau đó, ông đến tham yết Mã Tô Đao Nhât (馬祖道一) và được vị nây ân chứng cho. Vào khoang cuối niên hiệu Nguyên Hoa (元和, khoang năm 820), ông đến tru tai Pháp Lac Tư (法樂寺) thuôc Tiêu Sơn (蕭山), Việt Châu (越州), Tinh Triết Giang (浙江省). Tai đây ông quy y cho Pháp Hân (法昕), biến chua nây thành đao tràng tu tâp Thiền và phô hóa Thiền phong cua mình. Đô chung đến tham hoc với ông rât đông, ngay chính như vua Tuyên Tông (宣宗) cung đã tưng tham gia pháp hôi cua ông với hình thức là vị tăng. Về sau, ông chuyên đến sống tai Diêm Quan Trân Quốc Hai Xương Viện (鹽官鎭國海昌院). Vào ngày 22 tháng 12 năm thứ 2 (842) niên hiệu Hôi Xương (會昌), ông thị tịch. Vua Tuyên Tông ban cho ông nhu là Ngô Không Đai Sư (悟空大師).
Diệp Huyện Quy Tỉnh (葉縣歸省, Sekken Kisei, ?-?): nhân vật sống khoảng thời nhà Tống, vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, người vùng Kí Châu (冀州, Tỉnh Hà Nam), họ là Mại (賈). Ông xuất gia và thọ cụ túc giới tại Bảo Thọ Viện (保壽院) vùng Dịch Châu (易州). Sau ông du hành lên phương Nam, đến tham yết Thủ Sơn Tỉnh Niệm (首山省念) ở Nhữ Châu (汝州) và được đại ngộ. Mấy năm sau, ông đến trú tại Diệp Huyện Quảng Giáo Viện (葉縣廣教院). Ông có để lại Diệp Huyện Quảng Giáo Tỉnh Ngữ Lục (葉縣廣教省語錄) 1 quyển.
Diệu Phong Chi Thiện (妙峰之善, Myōhō Shizen, 1152-1235): vị tăng của phái Dương Kì và Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân Ngô Hưng (呉興, Tỉnh Triết Giang), họ Lưu (劉). Năm 13 tuổi, ông xuất gia, tu học ở Tề Chính Viện (齊政 院), Đức Thanh (德清) và kế thừa dòng pháp của Phật Chiếu Đức Quang (佛照德光) trên Dục Vương Sơn (育王山). Sau đó, ông lên Lô Sơn (廬山), ngồi nhìn vào vách tường trong suốt 10 năm nơi sườn núi Diệu Cao Phong (妙高峰), cho nên người đời gọi ông là Diệu Phong Thiền Sư (妙峰禪師). Ông khai đường thuyết pháp tại Năng Nhân Tự (能仁寺) ở Nhạn Sơn (雁山) và Huệ Nhân Tự (慧因寺). Từ đó trở về sau, ông chuyển đến sống tại một số chùa như Thoại Nham Tự (瑞巖寺) ở Minh Châu (明 州), Vạn Thọ Tự (萬壽寺) ở Tô Châu (蘇州, Tỉnh Giang Tô), Hoa Tạng Tự (華藏寺) ở Thường Châu (常州, Tỉnh Giang Tô), Linh Ẩn Tự (靈隱寺) ở Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang). Vào ngày 28 tháng 9 năm thứ 2 (1235) niên hiệu Đoan Bình (端 平), ông thị tịch, hưởng thọ 84 tuổi đời và 71 hạ lạp. Trịnh Thanh Chi (鄭清之) soạn bia tháp cho ông.
Duệ Tôn (叡尊 hay 睿尊, Eison, 1201-1290): vị tăng sống vào giữa thời kỳ Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), vị tổ sư khai sáng ra Chơn Ngôn Luật Tông Nhật Bản, tự là Tư Viên (思圓), người vùng Đại Hòa (大和, Yamato). Ban đầu ông theo học về Đông Mật, sau đó dốc chí chuyên tâm nghiên cứu về Luật Học và tiến hành phục hưng Tây Đại Tự (西大寺, Saidai-ji). Ông lấy nơi đây làm nơi tu tập trung tâm, rồi thuyết giảng về việc trì giới, sát sanh, cấm đoán và trở thành nổi tiếng. Ông có viết tự truyện Cảm Thân Học Chứng Ký (感身學証記), và được ban cho thụy hiệu là Hưng Chánh Bồ Tát (興正菩薩).
Duy Ma (s: Vimalak×rti, 維摩, Yuima): tiếng gọi tắt của Duy Ma Cật (維摩詰), âm dịch là Tỳ Ma La Cật Lợi Đế (毘摩羅詰利帝), Tỳ Ma La Cật Lật Trí (毘摩羅詰栗致), Tỳ Ma La Cật (毘摩羅詰), Duy Ma La Cật (維摩羅詰), thông thường gọi tắt là Duy Ma; ý dịch là Tịnh Danh (淨名), Vô Cấu Xưng (無垢称), Diệt Cấu Minh (滅垢明). Ông được xem như là vị trưởng giả của Thành Tỳ Da Ly (毘耶離) thuộc Trung Ấn Độ dưới thời đức Phật, thường tu tập hạnh nghiệp của bồ tát Đại Thừa bằng thân tại gia, đạt được Vô Sanh Nhẫn và biện tài vô ngại. Có lúc nọ, khi cư sĩ Duy Ma bị bệnh nằm trên giường, đức Thế Tôn bèn sai Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp đến viếng thăm, ai ai cũng từ chối không chịu đi. Khi ấy Văn Thù Sư Lợi được cử đi thăm bệnh. Văn Thù cùng với một số các vị bồ tát khác đến phương trượng của Duy Ma, hỏi đáp về pháp môn bất nhị. Duy Ma cho rằng pháp môn bất nhị là không thể nào diễn nói ra được, nên im lặng chẳng nói lời nào. Chính tư tưởng Bát Nhã Giai Không, Vô Tướng Bất Khả Đắc mà được thuyết từ Kinh Duy Ma, về sau đã gây ảnh hưởng rất lớn cho tư tưởng Phật Giáo sau nầy.
Dược Sơn Duy Nghiễm (藥山惟儼, Yakusan Igen, 745-828): xuất thân vùng Phong Châu (絳州, thuộc Huyện Tân Phong, Tỉnh Sơn Tây), sau dời đến Huyện Tín Phong (信豐), Nam Khang (南康, Tỉnh Giang Tây), họ là Hàn (韓). Năm lên 17 tuổi, ông xuất gia với Huệ Chiếu (慧照) ở Tây Sơn (西山), Triều Dương (潮陽, Tỉnh Quảng Đông), rồi đến năm thứ 8 (773) niên hiệu Đại Lịch (大曆), lúc 29 tuổi, ông thọ cụ túc giới với Hy Tháo (希澡) ở Hành Nhạc Tự (衡岳寺), và được đại ngộ dưới trướng của Thạch Đầu Hy Thiên (石頭希遷), được ấn chứng cho và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Ông theo hầu hạ Hy Thiên suốt 13 năm, rồi sau đến trú tại Dược Sơn (藥山, tức Thược Dược Sơn [芍藥山], thuộc Tỉnh Hồ Nam), Lễ Châu (澧州), có khoảng bốn, năm mươi người đến tham học. Đến ngày mồng 6 tháng 12 năm thứ 2 (828) niên hiệu Thái Hòa (太和), ông thị tịch, hưởng thọ 84 tuổi. Ông được ban cho thụy là Hoằng Đạo Đại Sư (弘道大師). Đệ tử của ông có Vân Nham Đàm Thịnh (雲巖曇晟), Hoa Đình Đức Thành (華亭德誠), Bại Thọ Tuệ Tỉnh (稗樹慧省), Đạo Ngô Viên Trí (道吾圓智), Cao Sa Di (高沙彌), Bách Nhan Minh Triết (百顔明哲), Kính Nguyên Sơn Quang Mật (涇源山光虙), Tuyên Châu Lạc Hà (宣州落霞), Lý Cao (李翺), v.v. Duy Nghiễm không để lại thư tịch nào, nhưng ông ta rất tinh thông kinh luận, xưa kia vốn nghiêm thủ giới luật, và gia phong của ông rất kỳ đặc.
Dương Huyễn Chi (楊衒之, khoảng giữa thế kỷ thứ 5): người vùng Bắc Bình (北平, Mãn Thành [滿城], Hà Bắc [河北]), từng nhậm chức Thái Thú. Sau vụ binh loạn trong khoảng thời gian niên hiệu Vĩnh Hy (永熙, 532-534), ông đi qua Lạc Dương (洛陽), thủ đô cũ của Bắc Ngụy chính mắt thấy các ngôi chùa do hàng quý tộc vương tôn bỏ biết bao công sức xây dựng nên, nay trở thành hoang phế, trong lòng rất cảm khái. Vì vậy ông bèn viết cuốn Lạc Dương Già Lam Ký (洛陽伽藍記), ghi lại nhân duyên xây dựng cũng như cấu trúc của toàn bộ những ngôi chùa lớn ở vùng Lạc Dương và ngoại ô. Văn phong của ông rất diễm lệ, lưu loát và truyền cảm.
Dương Kiệt (楊傑, hậu bán thế kỷ 11): xuất thân vùng Vô Vi (無爲, Tỉnh An Huy), sống dưới thời Bắc Tống, tự là Thứ Công (次公), hiệu Vô Vi Tử (無爲子). Ông có tài hùng biện, tuổi trẻ đậu cao, nhưng rất thích về Thiền, đã từng đến tham vấn chư vị tôn túc các nơi, rồi theo học pháp với Thiên Y Nghĩa Hoài (天衣義懷). Mỗi lần Nghĩa Hoài dẫn dụ Thiền ngữ của Lang Cư Sĩ (廊居士) ông đều chăm chú lắng nghe. Có hôm nọ nhân khi thấy mặt trời như tuôn vọt ra, ông đại ngộ, đem trình kệ lên cho thầy và được ấn khả. Sau đó, ông lại gặp Phù Dung Đạo Giai (芙蓉道楷), cả hai rất tâm đắc với nhau. Vào năm cuối niên hiệu Hy Ninh (熙寧, 1068-1077) đời vua Thần Tông nhà Tống, ông trở về quê nuôi dưỡng mẹ, chuyên tâm đọc kinh tạng và quay về với Tịnh Độ. Do vì ông đã từng nhậm chức trong coi ngục hình nên có tên gọi là Dương Đề Hình (楊提刑). Lúc bấy giờ ông viếng thăm Bạch Liên Tự (白蓮寺) trên Thiên Thai Sơn (天台山), theo hầu Chơn Hàm (眞咸), đảnh lễ tháp của Trí Giả Đại Sư. Đến cuối đời ông chỉ chuyên tâm tu pháp môn Tịnh Độ, từng vẽ bức tranh A Di Đà Phật. Khi lâm chung, ông cảm đắc Phật đến đón rước, ngồi ngay ngắn mà ra đi, hưởng thọ 70 tuổi. Trước tác của ông có Thích Thị Biệt Tập (釋氏別集), Phụ Đạo Tập (輔道集), v.v.
Dương Kì Phương Hôi (楊岐方會, Yōgi Hōe, 992-1049), vị tô cua Phái Dương Kì thuôc Tông Lâm Tế, ngươi Huyện Nghi Xuân (宜春縣, thuôc Tinh Giang Tây ngày nay), ho là Lãnh (冷). Hôi con nho, ông đi chơi ơ Cưu Phong (九峰) về mà long quyến luyến khôn nguôi, nên cuối cung thì xuống tóc xuât gia. Sau ông đi khăp các nơi tham hoc các bâc thiện tri thức, kế đến tham yết Thach Sương Sơ Viên (石霜楚圓) ơ Nam Nguyên Sơn (南源山), rôi theo hâu thây đến các vung Đao Ngô Sơn (道吾山), Thạch Sương Sơn (石霜山). Chính tai Thach Sương Sơn, ông được đai ngô và kế thưa dong pháp cua Sơ Viên. Khi Sơ Viên chuyên đến Hưng Hóa Tư (興化寺) ơ Đàm Châu (潭州, thuôc Tinh Hô Nam ngày nay), ông tư chối không theo thây mà quay trơ về Cưu Phong. Về sau, thê theo lơi thinh câu cua chung đao tuc, ông đến an tru ơ Dương Kỳ Sơn Phô Thông Thiền Viện (楊岐山普通禪院) vung Viên Châu (袁 州), rôi đến năm thứ 6 (1046) niên hiệu Khánh Lịch (慶曆), ông lai chuyên về Vân Cái Sơn Hai Hôi Tư (雲蓋山海會寺). Ông thị tịch vào năm đâu (1049) niên hiệu Hoàng Hưu (皇祐), hương tho 58 tuôi. Dong pháp tư cua ông có Bach Vân Thu Đoan (白雲守端), Ty Bô Tôn Cư Si (比部孫居士), Thach Sương Thu Tôn (石霜守孫), Bao Ninh Nhân Dung (保寧仁勇), v.v. Đệ tử của ông là Nhân Dũng và Thủ Đoan đã biên tập bộ Viên Châu Dương Kì Hội Hòa Thượng Ngữ Lục (袁州楊岐會和尚語錄).
Dương Ức (楊億, 973-1020): nhân vật sống dưới thời nhà Tống, vị cư sĩ đã từng tham học với chư tăng Lâm Tế, tự là Đại Niên (大年), thụy là Văn (文), xuất thân Huyện Phố Thành (浦城縣), Kiến Châu (建州, Tỉnh Phúc Kiến). Lúc còn nhỏ, ông đã thông minh lanh lợi, đến năm lên 11 tuổi thì được vua Thái Tông mời vào cung, trước mặt vua, ông đã làm 5 thiên thi phú, cho nên tiếng tăm của ông vang khắp. Vào năm đầu (990) niên hiệu Thuần Hóa (淳化) thì làm Phụng Lễ Lang (奉禮郎) ở Thái Thường Tự (太常寺), rồi trải qua các chức quan khác như Quang Lộc Tự Thừa (光祿寺丞), Trước Tác Tá Lang (著作佐郎), Hàn Lâm Học Sĩ (翰林學士), Công Bộ Thị Lang (工部侍郎), v.v. Khi làm Thái Thú Nhữ Châu (汝州, Tỉnh Hà Nam), ông thường hay đến tham vấn Quảng Huệ Nguyên Liên (廣慧元漣) và Thủ Sơn Tỉnh Niệm (首山省 念), cuối cùng kế thừa dòng pháp của Nguyên Liên. Theo sắc chỉ của vua Chơn Tông, ông cùng với Lý Duy (李維), Vương Não (王瑙), v.v., giám định bộ Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄) 30 quyển và viết lời tựa cho bộ nầy. Bên cạnh đó, ông cũng cùng với Vương Khâm Nhã (王欽若) soạn cuốn Sách Phủ Nguyên Quy (册府元龜).
Đả Địa (打地, Tachi, ?-?): nhân vật sống dưới thời nhà Đường, pháp từ của Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一). Sau khi đắc pháp, ông đến ẩn cư tại Hân Châu (忻州, Tỉnh Sơn Đông). Mỗi khi có người tu hành đến hỏi chuyện liên quan đến Phật pháp, ông thường lấy cây gậy đánh xuống đất, nên sau nầy người đời mới gọi ông là Hòa Thượng Đả Địa.
Đại Châu Huệ Hải (大珠慧海, Daiju Ekai, ?-?): vị tăng dưới thời nhà Đường, xuất thân Kiến Châu (建州, Phúc Kiến), người đời thường gọi là Đại Châu Hòa Thượng (大珠和尚). Ông theo xuất gia với Đạo Trí Pháp Sư (大智法師) ở Đại Vân Tự (大雲寺) vùng Việt Châu (越州, Thiệu Hưng, Triết Giang), ban đầu học chuyên học kinh luận, có chỗ sở ngộ; sau đi tham vấn các nơi, đến yết kiến Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一) và ngộ được bản tánh của mình, nên theo hầu vị nầy 6 năm. Ông soạn cuốn Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn Luận (頓悟入道要門論) 1 quyển, đem trình cho Mã Tổ xem, nhân đó Mã Tổ bảo rằng: “Việt Châu hữu đại châu, viên minh quang thấu, tự tại vô già chướng (越州有大珠、圓明光透、自在無遮障, Chốn Việt Châu có viên ngọc lớn, ánh sáng tròn đầy thấu suốt, tự tại không có gì chướng ngại).” Từ đó, ông có tên Đại Châu (大珠). Sau khi ngộ đạo, ông trở về Việt Châu xiển dương giáo pháp.
Đại Điên Bảo Thông (大顚寳通, Daiten Hōtsū, 732-824): pháp từ của Thạch Đầu Hy Thiên (石頭希遷), còn được gọi là Đại Điên (大顚), sống tại Linh Sơn (靈山) vùng Triều Châu (潮州, Tỉnh Quảng Đông). Ông có giao thiệp với Hàn Dũ (韓愈), người trình tấu tờ biểu Luận Phật Cốt (論佛骨) vào năm thứ 14 (819) niên hiệu Nguyên Hòa (元和), nhân vật bài xích Phật Giáo mà bị vua Hiến Tông (憲宗) lưu đày đến địa phương Triều Châu. Ông thị tịch vào năm thứ 4 (824) niên hiệu Trường Khánh (長慶), hưởng thọ 93 tuổi.
Đai Ham (大含, Daigan, 1773-1850): vị hoc tăng cua Phái Đai Cốc thuôc Tịnh Đô Chơn Tông Nhât Ban, sống vào khoang cuối thơi Giang Hô, huy Đai Hàm (大含), hiệu Hông Tuyết (鴻雪), Nhiêm Hương Nhân (染香人), nhu Vân Hoa Viện (雲華院), xuât thân vung Phong Hâu (豐後, Bungo, thuôc Ōita-ken ngày nay). Ông sanh ra tai Mãn Đức Tư (滿德寺) vung Phong Hâu, đến năm 1791 thì làm con nối dong cua Phung Lãnh (鳳嶺) ơ Chánh Hanh Tư (正行寺) vung Phong Tiền (豐前, Buzen), và kế thưa chức tru trì chua nây. Cung trong năm nây, ông tham gia khóa hoc ơ Cao Thương Hoc Liêu ( 高 倉學寮 ) cua Đôn g B ôn Ng uyện Tư ( 東 本願 寺 , Higashihongan-ji), đến năm 1834 thì làm Giang Sư tai đây. Ông rât gioi về thư hoa, thi ca và đã tưng giao hưu với nhóm Lai Sơn Dương (頼山陽), Điền Năng Thôn Truc Điền (田能村竹田), v.v. Trước tác cua ông có Quy Mang Tư Huân Giang Biện (歸命字訓講辨), Tịnh Đô Luân Chu Giang Nghia (淨土論註講義) 12 quyên, Chánh Tín Niệm Phât Kệ Luc (正信念佛偈錄) 5 quyên, An Lac Tâp Văn Thư (安樂集聞書), v.v.
Đai Huê Tông Cao (大慧宗杲, Daie Sōkō, 1089-1163): vị tăng cua Phái Dương Kì thuôc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tư là Đàm Hối (曇晦), hiệu Diệu Hy (妙喜), Vân Môn (雲門), xuât thân vung Ninh Quốc (寧國), Tuyên Châu (宣州, thuôc Tinh An Huy ngày nay), ho là Hề (奚). Năm lên 13 tuôi, ông theo trương làng hoc Nho Giáo, đến năm 16 tuôi thì xuât gia với Huệ Tề (慧齊) ơ Đông Sơn Huệ Vân Tư (東山慧雲寺).
Năm sau ông tho cu tuc giới, và môt mình chuyên tham cứu Thiền. Vào mua thu năm đâu (1107) niên hiệu Đai Quán (大觀), ông lên Lô Sơn (廬山), sau đó đến tham yết Đông Sơn Vi (洞山微) và hoc tông chi cua vị nây. Kế đến ông theo làm đệ tư cua Tram Đương Văn Chuân (湛堂文準) ơ Bao Phong (寶峰). Vào năm 1115, khi Văn Chuân qua đơi, có ngươi khuyên ông nên đến tham bái Viên Ngô Khăc Cân (圜悟克 勤). Nhưng trước tiên ông lai đến tham vân Giác Pham Huệ Hông (覺範慧洪), và bái yết Trương Thương Anh (張商英) ơ nơi đó. Vào năm 1124, khi Khăc Cân chuyên đến tru tai Thiên Ninh Tư (天寧寺) vung Đông Kinh (東京), thì ông theo nhâp chung tham hoc với vị nây. Sau quá trình tu tâp khăc khô, cuối cung ông được đai ngô và kế thưa dong pháp cua vị nây. Thê theo lơi tâu xin cua vị Thưa Tướng Lư Thuân Đô (呂舜徒), ông được ban hiệu Phât Nhât Đai Sư (佛日大師). Sau khi Viên Ngô trơ về nước Thuc, ông chuyên đến Vân Môn Am (雲門庵) ơ Hai Hôn (海昏, thuôc Tinh Giang Tây ngày nay) đê lánh nan binh đao. Đến năm 1134, ông lai dơi đến Dương Tư Am (洋嶼庵) vung Phuc Kiến (福建), và chính nơi đây ông đã công kích Thiền mang tính măc chiếu, mà cư xướng Thiền công án. Ba năm sau, ông được thinh đến tru tai Kính Sơn Năng Nhân Thiền Viện (徑山能仁禪院), diên xướng tông phong môt cách rưc rơ và được xem như là vị tô thơi Trung Hưng cua Lâm Tế Tông. Sau ông bị lưu đày đến Hoành Châu (衡州) vì bị tình nghi thuôc đang phái phan loan, lưu lai đó khoang 10 năm và trong khoang thơi gian nây ông viết bô Chánh Pháp Nhãn Tang (正法眼藏) gôm 6 quyên. Về sau, ông được tha tôi, đến tru tai Duc Vương (育王), cung kết giao với Hoăng Trí Chánh Giác (宏智正覺) ơ Thiên Đông Sơn (天童 山). Sau ông trơ về lai Kính Sơn, được Hoàng Đế Hiếu Tông (孝宗皇帝) quy y theo, và ban cho hiệu là Đai Huệ Thiền Sư (大慧禪師). Vào năm thứ nhât (1163) niên hiệu Long Hưng (隆興), ông thị tịch, hương tho 75 tuôi đơi và 58 ha lap. Trước tác cua ông có Đai Huệ Ngư Luc (大慧語錄), Đai Huệ Vo Khố (大慧武庫), v.v.
Đại Hưu Chánh Niệm (大休正念, Daikyū Shōnen, 1215-1289): vị tăng của Phái Dương
Kì và Phái Tùng Nguyên thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, vị tổ sư của Phái Phật Nguyên (佛源派), hiệu là Đại Hưu (大休), xuất thân vùng Vĩnh Gia (永嘉), Ôn Châu (温州, thuộc Tỉnh Triết Giang ngày nay). Ban đầu ông theo học với Đông Cốc Diệu Quang (東谷妙光) ở Linh Ẩn Tự (靈隠寺), sau đó thì kế thừa dòng pháp của Thạch Khê Tâm Nguyệt (石溪心月). Vào năm 1269, ông qua Nhật, chấp nhận cho Tướng Quân Bắc Điều Thời Tông (北條時宗, Hōjō Tokimune) quy y, rồi khai sáng Tịnh Trí Tự (淨智寺, Jōchi-ji) ở vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura). Sau đó ông đã từng sống qua các chùa như Thiền Hưng Tự (禪興寺, Zenkō-ji), Thọ Phước Tự (壽福寺, Jufuku-ji) cũng như Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji). Đến năm 1288, ông đến ở tại Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji) và vào tháng 11 năm sau thì thị tịch tại đây. Ông được ban thụy hiệu là Phật Nguyên Thiền Sư (佛源禪師). Di thư của ông để lại có Đại Hưu Hòa Thượng Ngữ Lục (大休和尚語錄) 6 quyển.
Đại Long Trí Hồng (大龍智洪, Dairyū Chikō, ?-?): nhân vật sống dưới thời nhà Tống, người kế thừa dòng pháp của Bạch Triệu Chí Viên (白兆志圓) ở Tỉnh An Huy (安徽 省). Ông đã từng sống qua ở Đại Long Sơn (大龍山) vùng Lãng Châu (朗州, Tỉnh Hồ Nam), được gọi là Hoằng Tế Đại Sư (弘濟大師).
Đai Mai Phap Thương (大梅法常, Daibai Hōjō, 752-839): ngươi Nhượng Dương (襄陽, thuôc Tinh Hô Băc), ho là Trịnh (鄭). Sau khi tu hoc ơ Ngoc Tuyền Tư (玉泉寺) vung Kinh Châu (荆州, thuôc Tinh Hô Băc) tư thươ nho, ông đăng đàn tho cu tuc giới ơ Long Hưng Tư (龍興寺). Ông rât tinh thông kinh luân, nhưng lai có chí tu Thiền, cuối cung ông theo làm môn ha cua Mã Tô Đao Nhât (馬祖道一) và được đốn ngô. Vào năm thứ 12 (796) niên hiệu Trinh Nguyên (貞元), ông đến tru ơ Đai Mai Sơn (大梅山), chô ân cư xưa kia cua Mai Tư Chơn (梅子眞), thuôc phía nam Dư Diêu (余姚), Tứ Minh (四明, thuôc Tinh Triết Giang). Sau khi sống nơi ây được 40 năm, ông bị vị tăng môn đệ cua Diêm Quan Tề An (鹽官齊安) phát hiện ra nơi nhàn cư cua mình. Vào năm đâu (836) niên hiệu Khai Thành (開成) nơi đây trơ thành Hô Thánh Tư (護聖寺), với số lượng đô chung lên đến sáu bay trăm ngươi. Vào ngày 19 tháng 9 năm thứ 4 (839) đông niên hiệu trên, ông thị tịch, hương tho 88 tuôi đơi và 69 ha lap. Đệ tư tư pháp cua ông có Hàng Châu Thiên Long (杭州天龍), Tân La Ca Trí (新羅迦智), Tân La Trung Sang (新羅忠彦), v.v. Ông có lưu lai cuốn Minh Châu Đai Mai Sơn Thương Thiền Sư Ngư Luc (明州大梅山常禪師語錄) 1 quyên.
Đại Minh Pháp Sư (大明法師, ?-?) hay còn gọi là Quýnh Pháp Sư (炅法師), chính là thầy của Ngưu Đầu Pháp Dung (牛頭法融, 594-657), người mà sau nầy được đưa vào hệ Thiền Tông. Ông vốn là học giả của Tam Luận Tông, sống dưới thời Tùy Đường, đã từng tu học với Pháp Lãng (法朗, 507-581) ở Hưng Hoàng Tự (興皇寺), Dương Đô (楊都, Nam Kinh). Sau đó ông vào Mao Sơn (茅山, cách 45 dặm về phía đông nam Huyện Cú Dung, Giang Tô), chuyên tâm hoằng dương Trung Luận (中論) và cho đến cuối đời không một lần hạ sơn. Môn hạ của ông có Huệ Hạo (慧暠), Pháp Mẫn (法敏), Huệ Lăng (慧稜), Huệ Tuyền (慧璿), v.v.
Đai Ngu Lương Khoan (大愚良寛, Daigu Ryōkan, 1758-1831): ca nhân, thư gia, vị tăng cua Tào Đông Tông Nhât Ban sống vào cuối thơi Giang Hô, huy Lương Khoan (良寛), tư Văn Hiếu (文孝), đao hiệu Đai Ngu (大愚), xuât thân vung Xuât Vân Khi (出雲崎, Izumozaki), Việt Hâu (越後, Echigo) trương nam cua Sơn Bôn Ta Môn Thái Hung (山本左門泰雄). Năm 1774, ông giao nhà lai cho ngươi em Do Chi (由之), theo xuât gia tho giới với Phá Liêu (破了) ơ Quang Chiếu Tư (光照寺, Kōshō-ji) vung Ni Lai (尼瀬), Việt Hâu. Đến năm 1779, ông kế thưa dong pháp cua Quốc Tiên (國仙) ơ Viên Thông Tư (圓通寺, Entsū-ji) vung Bị Trung (備中, Bicchū). Vào năm 1796, ông trơ về cố hương, dưng chân tru tai Ngu Hợp Am (五合庵) trên Quốc Thượng Sơn (國上山). Ông sống môt đơi thanh bân, thương hay đua giơn với con nít, và vui thu với rượu. Ông rât tinh thông thi ca, tương truyền đến cuối đơi ông được thinh đến ơ tai biệt trang cua dong ho Môc Thôn (木村, Kimura) ơ Đao Khi (島崎, Shimazaki). Trước tác cua ông có Lương Khoan Đao Nhân Di Cao (良寛道人遺 稿) 1 quyên, Lương Khoan Vịnh Ca (良寛詠歌) 1 quyên, Thao Đương Tâp (草堂集) 2 quyên, Lương Khoan Toàn Tâp (良寛全集) 2 quyên, v.v.
Đại Quang Cư Hối (大光居誨, Daikō Kokai, 837-903): còn được gọi là Cư Nhượng (居 讓), người vùng Trường An (長安), họ là Vương (王). Ông theo Thạch Sương Khánh Chư (石霜慶諸) hầu hạ được 2 năm, rồi sau được ấn khả. Hơn 20 năm sau, ông đến trú tại Đại Quang Sơn (大光山) ở Đàm Châu (潭州) và tận lực cử xướng Thiền pháp của mình. Vào ngày mồng 3 tháng 9 năm thứ 3 (903) niên hiệu Thiên Phục (天復), ông thị tịch, hưởng thọ 67 tuổi đời và 36 hạ lạp.
Đại Tông Tâm Thái (岱宗心泰, Daisū Shintai, 1327-1415): vị tăng của phái Dương Kì và Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Đại Tông (岱宗) hay Phật Huyễn (佛幻), xuất thân vùng Thượng Ngu (上虞, Tỉnh Triết Giang), họ Tôn (孫). Năm 15 tuổi, ông theo xuất gia với Ốc Châu Đạt (沃洲達) ở Đẳng Từ Tự (等慈寺) cũng như Đồ Văn Tẩu Ái (徒聞叟愛). Sau ông đến thọ cụ túc giới tại Khai Nguyên Tự (開原寺) ở Quận Thành (郡城). Từ đó, ông bắt đầu đi du phương học đạo, đến an cư tại Tây Thiên Trúc Tự (西天竺寺) ở Hàng Châu (杭州), gặp được Cổ Đỉnh Tổ Minh (古鼎祖銘) ở Kính Sơn (徑山) nên theo hầu vị nầy suốt 10 năm. Nhân hay tin Mộng Đường Đàm Ngạc (夢堂曇噩) hiện đang ở tại Quốc Thanh Tự (國清寺) trên Thiên Thai Sơn (天台山), ông bèn đến bái yết và cuối cùng được đắc pháp. Vào năm đầu (khoảng 1368) niên hiệu Hồng Võ (洪武), ông quản lý Long Tuyền Tự (龍泉寺) ở Diêu Giang (姚江), rồi đến trú trì Đông Sơn Quốc Khánh Tự (東山國慶寺) ở Thượng Ngu, cũng như Trung Thiên Trúc Tự (中天竺寺) và Kính Sơn vào năm đầu (1403) niên hiệu Vĩnh Lạc (永樂). Đến năm thứ 4 (1406) cùng niên hiệu trên, ông nhận chiếu chỉ tu chỉnh bộ Vĩnh Lạc Đại Điển (永樂大典), năm sau thì trở về núi và lui về ẩn cư ở Tịch Chiếu Am (寂照庵). Vào năm thứ 9 cùng niên hiệu trên, theo lời thỉnh cầu ông lại trở về Vĩnh Lạc. Đến ngày 14 tháng 11 năm thứ 13 (1415), ông thị tịch, hưởng thọ 89 tuổi. Ông có viết bộ Phật Pháp Kim Thang Thiên (佛法金湯篇) 16 quyển vào năm thứ 24 (1391) niên hiệu Hồng Võ.
Đại Tùy Pháp Chơn (大隨法眞, Daizui Hōshin, 834-919): xuất thân Huyện Diêm Đình (塩亭), Tử Châu (梓州, Tỉnh Tứ Xuyên), họ là Vương (王). Ông xuất gia ở Huệ Nghĩa Tự (慧義寺, tức Trúc Lâm Viện, Hộ Thánh Tự), rồi đi vân du lên phương Nam, đến Dược Sơn (藥山) và tham yết một số Thiền tượng như Đạo Ngô Viên Trí (道吾圓智), Vân Nham Đàm Thịnh (雲巖曇晟), Động Sơn Lương Giới (洞山良价), Quy Sơn Linh Hựu (潙山靈祐). Đặc biệt, ông theo hầu hạ Quy Sơn, tu hành khắc khổ, cuối cùng ngộ đạo. Sau ông lại kế thừa dòng pháp của Trường Khánh Đại An (長慶大安), và trở về nước Thục, và đến trú tại Đại Tùy Sơn trong vòng hơn 10 năm, thân thiết chỉ đạo cho học giả đến tham Thiền. Trước năm ông qua đời, ông được Hoàng Đế nước Thục ban tặng cho Tử Y và hiệu là Thần Chiếu Đại Sư (神照大師). Vào ngày 15 tháng 7 năm đầu (919) niên hiệu Càn Đức (乾德) nhà Thục, ông ngồi ngay ngắn thị tịch, hưởng thọ 86 tuổi đời và 66 hạ lạp. Cuốn Đại Tùy Khai Sơn Thần Chiếu Thiền Sư Ngữ Lục (大隨開山神照禪師語錄) 1 quyển, vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay.
Đại Xuyên Phổ Tế (大川普濟, Daisen Fusai, 1179-1253): vị tăng của Phái Đại Huệ (大慧派) thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Đại Xuyên (大川), xuất thân vùng Phụng Hóa (奉化), Tứ Minh (四明, Tỉnh Triết Giang), họ là Trương (張). Năm 19 tuổi, ông theo xuất gia với Văn Hiến (文憲) ở Hương Lâm Viện (香林院), rồi đến tham học với Hà Ốc Thường (荷屋常) ở Thoại Nham Tự (瑞巖寺), và cuối cùng đại ngộ qua lời dạy của Triết Ông Như Diễm (浙翁如琰). Sau khi đến tham vấn thêm một số vị tôn túc khác như Tùng Nguyên (松源), Khẳng Đường (肯堂), Si Độn (癡 鈍), Tức Am (息庵), Không Tẩu (空叟), Vô Chứng (無証), ông bắt đầu xuất hiện bố giáo ở Diệu Thắng Viện (妙勝院) thuộc Phủ Khánh Nguyên (慶元府) vào năm thứ 10 (1217) niên hiệu Gia Định (嘉定). Từ đó về sau, ông đã từng sống qua các nơi như Báo Quốc Tự (報國寺), Quan Âm Viện (觀音院), Đại Trung Tự (大中寺) ở Khánh Nguyên, rồi Quang Hiếu Tự (光孝寺) ở Gia Hưng (嘉興, Tỉnh Triết Giang), Thập Phương Tự (十方寺) ở Thiệu Hưng (紹興, Tỉnh Triết Giang), Tịnh Từ Tự (淨慈寺), Linh Ẩn Tự (靈隠寺) ở Lâm An (臨安, Tỉnh Triết Giang), v.v. Vào ngày 18 tháng giêng năm đầu (1253) niên hiệu Bảo Hựu (寳祐), ông thị tịch, hưởng thọ 75 tuổi đời và 56 hạ lạp. Ông có để lại các trước tác như Ngũ Đăng Hội Nguyên (五燈會元, Gotōegen, 20 quyển), Đại Xuyên Hòa Thượng Ngữ Lục (大川和尚語錄, 1 quyển). Vật Sơ Đại Quán (物初大觀) thì biên soạn hành trạng của ông.
Đàm Lâm (曇琳, Donrin, ?-?): vị tăng sống dưới thời nhà Tùy, đệ tử của sơ tổ Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma (菩提達摩), còn gọi là Đàm Lâm (曇林), Pháp Lâm (法林), do vì ông bị giặc cướp chặt đứt 1 tay nên được gọi là “Lâm Cụt Tay”. Trong khoảng thời gian từ năm đầu (538) niên hiệu Nguyên Tượng (元象) nhà Bắc Ngụy cho đến năm đầu (543) niên hiệu Võ Định (武定), ông thường đảm nhiệm bút ký dịch kinh và soạn văn lời tựa cho Cù Đàm Bát Nhã Lưu Chi (瞿曇般若流支), Tỳ Mục Trí Tiên (毘目智仙), Bồ Đề Lưu Chi (菩提流支), Phật Đà Phiến Đa (佛陀扇多), v.v. Hơn nữa, trong bản Thắng Man Kinh Bảo Quật (勝鬘經寳窟), trước tác của Gia Tường Đại Sư Cát Tạng (嘉祥大師吉藏) có trích dẫn lời chú sớ của ông về Kinh Thắng Man (勝鬘 經), qua đó chúng ta có thể biết được rằng ông là nhà nghiên cứu về bộ kinh nầy. Trong phần Huệ Khả Truyện của Tục Cao Tăng Truyện (續高僧傳) quyển 16 có thuật lại sự tích của ông.
Đàm Thiên (曇遷, Donsen, 542-607): vị tăng sống dưới thời nhà Tùy, người vùng Nhiêu Dương (饒陽), Bác Lăng (博陵, Hà Bắc [河北]), họ Vương (王). Lúc nhỏ ông theo cậu học các kinh thư, lại rất chú trọng Chu Dịch. Năm 21 tuổi, ông xuất gia với Đàm Tĩnh (曇靜) ở Cổ Hòa Tự (賈和寺) vùng Định Châu (定州), ban đầu học Thắng Man Kinh (勝鬘經); nhưng sau khi thọ cụ túc giới xong ông lui ẩn cư ở Tịnh Quốc Tự (淨國寺) thuộc Lâm Lự Sơn (林慮山), chuyên nghiên cứu và đọc Hoa Nghiêm Kinh (華嚴經), Duy Ma Kinh (維摩經), Thập Địa Kinh (十地經), Lăng Già Kinh (楞伽經), Đại Thừa Khởi Tín Luận (大乘起信論), v.v. Ông thường nghiên cứu về Duy Thức Luận (唯識論), bị bệnh nóng trong người, mộng thấy ăn mặt trăng rồi được lành bệnh, cho nên mới đổi tên là Nguyệt Đức (月德). Vào lúc diệt Phật của vua Võ Đế nhà Bắc Chu, ông chạy về phương Nam, nhân đọc được bộ Nhiếp Đại Thừa Luận (攝大乘論) nơi nhà của vị Sắc Sứ Tương Quân (蔣君), ý niệm bỗng an nhiên thoát lạc. Vào đầu thời nhà Tùy, ông thuyết giảng Nhiếp Đại Thừa Luận, Lăng Già Kinh, Đại Thừa Khởi Tín Luận, v.v., tại Mộ Thánh Tự (慕聖寺) ở Bành Thành (彭城). Từ đó, giáo học Nhiếp Luận được truyền vào phương Bắc. Đến năm thứ 7 (587) niên hiệu Khai Hoàng (開皇), ông vâng chiếu vào kinh trú trì Đại Hưng Thiện Tự (大興善寺), nỗ lực tuyên dương Nhiếp Luận và số lượng người đến tu học ngày một đông lên đến cả ngàn. Vào năm đầu (601) niên hiệu Nhân Thọ (仁壽), vua ban chiếu chỉ tạo lập khắp toàn quốc 30 tháp xá lợi, riêng ông vâng mệnh xây dựng một ngôi tháp tại Phụng Tuyền Tự (鳳泉寺) ở Kì Châu (岐州). Đến năm thứ 3 (607) niên hiệu Đại Nghiệp (大業), ông thị tịch, hưởng thọ 66 tuổi. Trước tác của ông có Nhiếp Luận Sớ (攝論疏) 10 quyển, và sớ giải của Lăng Già Kinh, Khởi Tín Luận, Duy Thức Luận, Như Thật Luận (如實論), v.v.
Đạo An (道安, Dōan, 312[314]-385): nhân vật trung tâm của Phật Giáo thời Đông Tấn (thời kỳ đầu của Phật Giáo Trung Quốc), người vùng Phù Liễu (扶柳), Thường Sơn (常山, tức Chánh Định [正定], Hà Bắc [河北]), họ Vệ (衛), sanh năm thứ 6 (312) niên hiệu Vĩnh Gia (永嘉) nhà Đông Tấn, có thuyết cho là năm thứ 2 (314) niên hiệu Kiến Hưng (建興). Năm lên 12 tuổi, ông xuất gia, thông minh xuất chúng, chuyên nghiên cứu kinh luận, ý chí siêu phàm. Kế đến ông theo làm môn hạ của Phật Đồ Trừng (佛圖澄), nhưng về sau do đại loạn ở phương Bắc, nên ông đã cùng với thầy mình chạy tị nạn khắp các nơi, từng giảng thuyết giáo hóa ở Tương Dương (襄陽) trong vòng 15 năm. Vua Phù Kiên (苻堅) nhà Tiền Tần nghe danh ông, đem binh vây hãm Tương Dương, đón ông về Trường An (長安), cho sống ở Ngũ Trùng Tự (五重 寺) và lấy lễ tôn ông làm thầy. Chính Đạo An thường khuyên vua Phù Kiên cung thỉnh Cưu Ma La Thập (Kumārajīva, 鳩摩羅什) ở Tây Vức sang để cùng trước tác cũng như chỉnh lý các kinh luận Hán dịch, biên tập thành bộ Tông Lý Chúng Kinh Mục Lục (綜理衆經目錄). Ngoài ra, ông còn tập trung vào việc phiên dịch kinh điển, viết các chú thích và lời tựa cho các kinh, tổng cọng có 22 bộ. Ông chia việc giải thích kinh thành 3 phần: lời tựa, chánh tông và lưu thông; phương pháp nầy vẫn còn thông dụng cho đến ngày nay. Nghiên cứu của ông chủ yếu tập trung vào Kinh Bát Nhã, nhưng ông còn tinh thông cả A Hàm, A Tỳ Đạt Ma. Suốt cả đời ông đã cống hiến cho sự nghiệp Phật Giáo rất to lớn. Vào năm thứ 10 (385) niên hiệu Thái Nguyên (太元), ông thị tịch.
Đạo Bằng (道憑, Dōhyō, 488-559): vị tăng sống dưới thời Bắc Tề, người vùng Bình Ân (平恩, thuộc Huyện Khâu [丘縣], Sơn Đông [山東]), họ Hàn (韓). Năm lên 12 tuổi, ông xuất gia, chuyên nghiên cứu Kinh Duy Ma (維摩經), Kinh Niết Bàn (涅槃經), Thành Thật Luận (成實論), v.v., rồi vào Thiếu Lâm Tự (少林寺) tu Thiền. Sau ông theo Luật Sư Huệ Quang (慧光) học Tứ Phần Luật, hầu thầy được 10 năm thì ngộ được chân ý của Đại Thừa. Sau khi từ giã thầy mình, ông chuyên tâm giảng thuyết Thập Địa Kinh Luận (十地經論), Niết Bàn Kinh (涅槃經), Hoa Nghiêm Kinh (華嚴經), Tứ Phần Luật (四分律), v.v., từ đó tiếng tăm ông vang khắp kinh đô nhà Nghiệp. Hơn nữa, do tài biện luận xuất chúng của ông, người ta ví ông giống như Xá Lợi Phất, đệ tử của Phật. Ông cùng với đệ tử Linh Dụ (靈裕) trước sau cùng tuyên xướng tông phong của thầy mình Huệ Quang. Vào năm thứ 10 (559) niên hiệu Thiên Bảo (天保) nhà Bắc Tề, ông thị tịch, hưởng thọ 72 tuổi.
Đạo Chiêu (道昭, Dōshō, 629-700): vị tăng ở Nguyên Hưng Tự (元興寺, Gankō-ji) thời đại Phi Điểu, tổ sư khai sáng ra Pháp Tướng Tông của Nhật, xuất thân vùng Hà Nội (河内, Kawauchi). Năm 653, ông nhập Đường cầu pháp, học Pháp Tướng với Huyền Tráng (玄奘), sau khi trở về nước ông kiến lập Thiền viện ở Nguyên Hưng Tự và bắt đầu hoằng pháp. Đến cuối đời ông đi tuần du khắp các nơi, làm những việc xã hội như bắt cầu đường, v.v. Theo di mệnh của ông để lại thì sau khi chết thi hài của ông được hỏa táng. Đây là trường hợp hỏa táng đầu tiên trong lịch sử Nhật.
Đạo Diên (道延, Dōen, ?-922): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, xuất thân Huyện Trường Lạc (長樂縣), Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), họ Lưu (劉), pháp từ của Tào Sơn Bổn Tịch (曹山本寂). Ban đầu, ông sống tại Lộc Đầu (鹿頭), rồi đến năm thứ 2 niên hiệu Võ Nghĩa (武義) nhà Ngô, ông chuyển đến Động Sơn (洞山) và làm vị tổ thứ 4 nơi đây. Sống nơi đây được 3 năm thì ông thị tịch và được ban cho thụy hiệu là Hồng Quả Đại Sư (洪果大師).
Đạo Duẫn (道允, Dōin, 798-868): còn gọi là Đạo Vân (道雲), xuất thân dòng họ Bốc (朴) cao quý ở Hưu Nham (鵂巗), Hán Châu (漢州), Tân La (新羅). Ông xuất gia năm 18 tuổi, rồi học Hoa Nghiêm Kinh ở Quỷ Thần Tự (鬼神寺). Vào năm thứ 17 (825) đời vua Hiến Đức Vương (憲德王), ông sang nhà Đường cầu pháp và kế thừa dòng pháp của Nam Tuyền Phổ Nguyện (南泉普願). Đến năm thứ 9 (847) đời vua Văn Thánh Vương (文聖王), ông trở về nước và trú tại Phong Nhạc (楓岳). Môn nhân học đồ vân tập theo ông rất đông và ngay cả vua Cảnh Văn Vương (景文王) cũng cảm phục đức độ của ông. Vào ngày 18 tháng 4 năm thứ 8 (868) đời vua trên, ông thị tịch, hưởng thọ 71 tuổi đời và 44 hạ lạp.
Đạo Kính Huệ Đoan (道鏡慧端, Dōkyō Etan, 1642-1721): tức Lão Nhân Chánh Thọ (正受, Shōju), vị tăng của Lâm Tế Tông Nhật Bản, tự là Đạo Kính (道鏡), sinh ra trong gia đình họ Tùng Bình (松平) ở Phạn Sơn (飯山), Tín Nùng (信濃, Shinano), Giang Hộ (江戸, Edo). Năm lên 19 tuổi, ông đến tham học với Chí Đạo Vô Nan (至道無難) ở Đông Bắc Am (東北庵) vùng Ma Bố, Giang Hộ, và chuyên tham cứu về tông phong Lâm Tế. Ông theo hầu thầy trong suốt hơn 10 năm. Về sau, ông lại đến tham yết Hổ Tai (虎哉), Nhất Nguyên (一元) ở vùng Áo Vũ (奥羽), nhưng vài năm sau ông lại quay trở về với thầy ngày xưa Vô Nan. Cuối cùng ông ngộ được huyền chỉ và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Người ta khuyên ông nên kế thừa ngôi vị của thầy, nhưng ông không nghe lời, mà đến Phạn Sơn, Tín Nùng kết thảo am, lấy hiệu là Chánh Thọ Am, và ẩn cư tu hành. Ông được gọi là Chánh Thọ Lão Nhân (正受老人). Vào ngày mồng 6 tháng 10 năm thứ 6 (1721) niên hiệu Hưởng Bảo (享保), ông thị tịch, hưởng thọ 80 tuổi đời và 62 hạ lạp.
Đao Lâm (道林, Dōrin, 741-824): vị Thiền tăng cua Ngưu Đâu Tông (牛頭宗) Trung Quốc, ngươi Huyện Phu Dương (富陽), Hàng Châu (杭州, thuôc Tinh Triết Giang ngày nay), ho là Phan (潘). Năm lên 21 tuôi, ông tho cu tuc giới ơ Qua Nguyện Tư (果願寺) thuôc Hình Châu (荆州, thuôc Tinh Hô Băc ngày nay). Sau đó, ông lên kinh đô Trương An hoc Hoa Nghiêm Kinh, Đai Thưa Khơi Tín Luân, rôi quay về với Thiền, đến tham yết Kính Sơn Pháp Khâm (徑山法欽) và kế thưa dong pháp cua vị nây. Về sau, ông thương sống trên cành cây tung lớn cua Tân Vong Tư (秦望寺), nên được goi là Thiền Sư Điêu Khoa (鳥窠禪師), hơn nưa bên canh đó con có tô chim bô cac, nên ông con được goi là Thiền Sư Thước Sào (鵲巢禪師). Trong khoang niên hiệu Nguyên Hoa (元和, 806-820) nhà Đương, Bach Cư Dị (白居易) có đến đây và tham vân Phât pháp với ông. Ông thị tịch vào ngày mông 10 tháng 2 năm thứ 4 (824) niên hiệu Trương Khánh (長慶), tho 84 tuôi đơi và 63 ha lap. Ông được ban nhu là Viên Tu Thiền Sư (圓修禪師).
Đạo Nghĩa (道義, Dōgi, ?-?): hiệu Minh Tịch (明寂), xuất thân Quận Bắc Hán (北漢郡), Tân La (新羅). Năm thứ 5 (784, tức năm thứ 5 niên hiệu Kiến Trung) đời vua Tuyên Đức Vương (宣德王), ông sang nhà Đường và thọ cụ túc giới tại Bảo Đàn Tự (寳壇 寺) ở Quảng Phủ (廣府). Sau đó, ông theo hầu Tây Đường Trí Tàng (西堂智藏) ở Khai Nguyên Tự (開元寺), Hồng Châu (洪州, Tỉnh Giang Tây) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Về sau, ông còn đến tham vấn Bách Trượng Hoài Hai (百丈懷海 và đến năm thứ 13 (821) đời vua Tuyên Đức Vương, ông trở về nước, truyền bá Nam Tông Thiền đầu tiên tại Triều Tiên.
Đạo Ngô Viên Trí (道吾圓智, Dōgo Enchi, 769-835): xuất thân vùng Hải Hôn (海昏), Dự Chương (豫章, Tỉnh Giang Tây), họ là Trương (張). Lúc còn nhỏ, ông xuất gia với Hòa Thượng Niết Bàn (涅槃), rồi đến Dược Sơn (藥山), theo học với Duy Nghiễm (惟儼), được tâm ấn của thầy và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Về sau, ông đi tham vấn khắp chốn thiền lâm, đến Đạo Ngô Sơn (道吾山) và nổ lực cử xướng Thiền phong của mình. Vào ngày 11 tháng 9 năm thứ 9 (835) niên hiệu Thái Hòa (太和), ông thị tịch, hưởng thọ 67 tuổi, được ban cho thụy là Tu Nhất Đại Sư (修一大師).
Đạo Nguyên (道元, Dōgen, 1200-1253): vị tăng sống vào đầu thời kỳ Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), tổ sư khai sáng ra Tào Động Tông Nhật Bản, húy là Hy Huyền (希
玄), xuất thân vùng Kyoto (京都), họ là Nguyên (源), con của vị Nội Đại Thần Cửu
Ngã Thông Thân (内大臣久我通親), mẹ là con gái của Cửu Điều Cơ Phòng (九條基
房). Năm lên 3 tuổi, ông mất cha, rồi đến 8 tuổi thì mất mẹ. Năm lên 13 tuổi, ông theo xuất gia với Lương Quán (良觀) trên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), ở tại Bát Nhã Cốc Thiên Quang Phòng (般若谷千光房) thuộc Thủ Lăng Nghiêm Viện (首楞嚴院) vùng Hoành Xuyên (横川), đến năm sau ông thọ giới với vị Tọa Chủ Công Viên (公圓). Sau đó, ông đến tham học với Trường Lại Công Dận (長吏公胤) ở Viên Thành Tự (圓城寺), và thể theo lời dạy của vị nầy, ông đến Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji), theo hầu hạ môn hạ của Vinh Tây (榮西, Eisai) là Minh Toàn (明全, Myōzen). Vào năm thứ 2 (1223) niên hiệu Trinh Ứng (貞應), ông cùng với Minh Toàn sang nhà Tống cầu pháp, dừng chân ở Thiên Đồng Sơn Cảnh Đức Tự (太白天童景德山寺), rồi lại đi tham bái các chùa khác như Dục Vương Sơn Quảng Lợi Tự (育王山廣利寺), nhưng cuối cùng rồi cũng quay về Thiên Đồng Sơn. Chính nơi đây ông gặp được Trưởng Ông Như Tịnh (長翁如淨) và được vị nầy ấn khả cho. Vào năm đầu (1227) niên hiệu An Trinh (安貞), ông trở về nước. Sau khi trở về, ông tạm thời lưu trú tại Kiến Nhân Tự một thời gian, rồi đến năm đầu (1229) niên hiệu Khoan Hỷ (寛喜), ông đến trú tại An Dưỡng Viện (安養院) ở vùng Thâm Thảo (深草, Fukakusa) ở kinh đô Kyoto. Vào năm đầu (1233) niên hiệu Thiên Phước (天福), thể theo lời thỉnh cầu của Đằng Nguyên Giáo Gia (藤原教家) và vị ni Chánh Giác (正覺), ông khai sáng Quan Âm Đạo Lợi Viện Hưng Thánh Bảo Lâm Tự (觀音道利院興聖寳林寺) ở vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro) và sống tại đây hơn 10 năm. Đến năm đầu (1243) niên hiệu Khoan Nguyên (寛元), đáp ứng lời thỉnh cầu của Ba Đa Dã Nghĩa Trọng (波多野義重), ông lên Chí Tỉ Trang (志比莊) ở vùng Việt Tiền (越前, Echizen, thuộc Fukui-ken), dừng chân ở tại thảo am Cát Phong Cổ Tự (吉峰古
寺). Năm sau ông phát triển nơi đây thành Đại Phật Tự (大佛寺, Daibutsu-ji) và bắt đầu khai đường thuyết pháp giáo hóa, và hai năm sau nữa ông đổi tên chùa thành Vĩnh Bình Tự (永平寺, Eihei-ji). Hậu Tha Nga Pháp Hoàng (後嵯峨法皇) có ban tặng Tử Y cho ông, nhưng ông cố từ không nhận. Vào mùa hè năm thứ 4 niên hiệu Kiến Trường (建長), ông nhuốm bệnh, rồi đến tháng 7 năm sau ông giao lại hết mọi chuyện cho đệ tử Cô Vân Hoài Tráng (孤雲懷奘), và vào ngày 28 tháng 8 năm nầy (1253), ông thi tịch trên kinh đô, hưởng thọ 54 tuổi. Trước tác của ông có bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng (正法眼藏) 95 quyển, Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi (普勸坐禪儀) 1 quyển, Học Đạo Dụng Tâm Tập (學道用心 集) 1 quyển, Vĩnh Bình Thanh Quy (永平清規) 2 quyển, Vĩnh Bình Quảng Lục (永平廣錄) 10 quyển, Tản Tùng Đạo Vịnh (傘松道詠), v.v. Vào năm thứ 7 (1854) niên hiệu Gia Vĩnh (嘉永), ông được Hiếu
Minh Thiên Hoàng (孝明天皇) ban cho thụy hiệu là Phật Tánh Truyền Đông Quốc Sư (佛性傳東國師), rồi đến năm thứ 11 niên hiệu Minh Trị (明治), ông lại được ban cho thụy hiệu là Thừa Dương Đại Sư (承陽大師). Trong Tào Động Tông Nhật Bản, ông được gọi là Cao Tổ.
Đạo Toàn (道全, Dōzen, ?-894): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, họ Tuyên (宣), pháp từ của Động Sơn Lương Giới (洞山良价), trú tại Trung Sơn (中山), Tuyển Thủy (雋水, Tỉnh Hồ Bắc), cho nên có hiệu là Trung Sơn Hòa Thượng (中山和尚). Vào năm thứ 2 (882) niên hiệu Trung Hòa (中和), vâng chiếu của vị Tiết Độ Sứ Trấn Nam (鎭南) là Chung Truyền (鍾傳), ông đến sống tại Động Sơn (洞山), làm vị tổ thứ 2 và được gọi là Trung Động Sơn (中洞山). Đến năm thứ 2 (893) niên hiệu Cảnh Phước (景福), ông được Đới Thượng Thư (戴尚書) nghênh đón về sống ở Long An Viện (龍安院) và năm sau ông thị tịch.
Đạo Tuyên (道宣, Dōsen, 596-667): vị tăng Luật Tông dưới thời nhà Đường, còn được gọi là Nam Sơn Luật Sư (南山律師), Nam Sơn Đại Sư (南山大師), tổ sáng lập ra Nam Sơn Luật Tông, người Ngô Hưng (呉興), Triết Giang (浙江), có thuyết cho là
vùng Đơn Đồ (丹徒), Nhuận Châu (潤州), Giang Tô (江蘇), họ Tiền (錢), tự là Pháp Biến (法遍). Năm 16 tuổi, ông xuất gia, theo Huệ Quân (慧頵) ở Nhật Nghiêm Tự (日嚴寺) và Trí Thủ (智首) ở Đại Thiền Tự (大禪寺) học Luật; sau ông đến trú tại
Phỏng Chưởng Cốc (倣掌谷, phía Nam Trường An), tạo dựng Bạch Tuyền Tự (白泉
寺) và chuyên tâm nghiên cứu, hoằng truyền Tứ Phần Luật, cho nên tôn phái của ông được gọi là Nam Sơn Luật Tông. Ông đã từng đi khắp nơi thuyết giảng Luật học và cùng tham gia phiên dịch với Huyền Tráng (玄奘). Ông đã từng sống qua vài nơi như Sùng Nghĩa Tự (崇義寺), Phong Đức Tự (豐德寺) và Tịnh Nghiệp Tự (淨業寺). Vào năm thứ 3 (658) niên hiệu Hiển Khánh (顯慶), ông vâng sắc chỉ đến trú trì Tây Minh Tự (西明寺) ở Trường An. Không bao lâu sau, ông soạn ra Thích Môn Chương Phục Nghi (釋門章服儀), Thích Môn Quy Kính Nghi (釋門歸敬儀), v.v. Vào năm thứ 2 (662) niên hiệu Long Sóc (龍朔), vua Cao Tông ra sắc lệnh các tăng ni phải lễ bái nhà vua, ông cùng với Huyền Tráng dâng thư kháng tranh, nên việc nầy được đình chỉ. Đến tháng 2 năm thứ 2 (667) niên hiệu Càn Phong (乾封), ông sáng lập giới đàn tại Tịnh Nghiệp Tự, các nơi đến cầu giới hơn 20 người. Cũng vào tháng 10 năm nầy ông thị tịch, hưởng thọ 72 tuổi đời và 52 hạ lạp. Ông được ban cho thụy hiệu Trừng Chiếu (澄照). Trước tác của ông có Tứ Phần Luật San Phồn Bổ Khuyết Hành
Sự Sao (四分律刪繁補闕行事鈔) 12 quyển, Yết Ma Sớ (羯磨疏) 3 quyển, Giới Bổn
Sớ (戒本疏) 6 quyển, Thập Tỳ Ni Nghĩa Sao (拾毘尼義鈔) 6 quyển, Tỳ Kheo Ni Nghĩa Sao (比丘尼義鈔) 6 quyển, được gọi là 5 bộ trọng yếu của Luật học. Trong đó, Hành Sự Sao là bộ sách không thể thiếu khi nghiên cứu về Tứ Phần Luật. Ngoài ra ông còn soạn ra bộ Đại Đường Nội Điển Lục (大唐内典錄) 10 quyển, là sách mục lục chỉnh lý toàn bộ kinh điển. Bên cạnh đó, ông còn biên tập Cổ Kim Phật Đạo Luận Hành (古今佛道論行) 4 quyển, Quảng Hoằng Minh Tập (廣弘明集) 30 quyển, v.v., để tuyên dương Phật Giáo. Ngoài ra, ông còn trước tác Tục Cao Tăng Truyện (續高僧傳) 10 quyển, Thích Thị Lược Phổ (釋氏略譜), Thích Ca Phương Chí (釋迦方志), Tam Bảo Cảm Thông Lục (三寳感通錄), v.v.
Đạo Tuyền (道璿, Dōsen, 702-760): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, một trong những người đem Thiền, Luật và Hoa Nghiêm truyền sang Nhật Bản, vị tổ thứ 2 của Thiền Tông Nhật Bản, sơ tổ của Hoa Nghiêm Tông, xuất thân Hứa Châu (許州), Hà Nam
(河南), hậu duệ của Vệ Linh Công (衛靈公), họ Vệ (衛). Ông xuất gia hồi nhỏ, sau
đến Đại Phước Tiên Tự (大福先寺) ở Lạc Dương (洛陽), thọ cụ túc giới với Định Tân (定賓), chuyên học Luật, rồi thọ giáo Thiền và Hoa Nghiêm với Phổ Tịch (普寂) ở Hoa Nghiêm Tự (華嚴寺). Thể theo lời thỉnh cầu sang Nhật của hai vị tăng Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji) là Phổ Chiếu (普照), Vinh Duệ (榮叡) đang ở tại
Trung Quốc để tìm người truyền giới luật, vào năm thứ 6 (734) niên hiệu Thiên Bình (天平) của Nhật, ông cùng với nhóm Bồ Đề Tiên Na (菩提僊那), Phật Triết (佛哲, hay Phật Triệt [佛徹]) sang Nhật; nhưng giữa đường gặp phải phong ba bão táp, cho nên 2 năm sau mới có thể đến được Nhật Bản và trú tại Đại An Tự (大安寺, Daianji). Đến năm 751, ông làm Luật Sư, rồi năm sau làm vị đạo sư chú nguyện trong Lễ Khai Nhãn Cúng Dường Tượng Đại Phật ở Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji). Vào năm 754, ông đến vấn an Giám Chơn (鑑眞, Ganjin) khi vị nầy vừa mới vất vả đến Nhật và đến cuối đời ông lui về ẩn cư ở Tỷ Tô Tự (比蘇寺) vùng Cát Dã (吉野, Yoshino). Ông rất tinh thông cả Hoa Nghiêm lẫn Thiên Thai, thông qua đệ tử Hành Biểu (行表), ông đã tạo ảnh hưởng khá nhiều cho Tối Trừng (最澄, Saichō). Vào năm đầu (760) niên hiệu Thượng Nguyên (上元), ông thị tịch, hưởng thọ 59 tuổi.
Đạo Xước (道綽, Dōshaku, 562-645): vị tăng của Tịnh Độ Tông, sống dưới thời nhà Đường, vị tổ thứ 2 của Tịnh Độ Tông Trung Quốc, người vùng Vấn Thủy (汶水),
Tinh Châu (幷州, thuộc Thái Nguyên, Sơn Tây), có thuyết khác cho là xuất thân Tấn Dương (晉陽), Tinh Châu, họ Vệ (衛), còn đuợc gọi là Tây Hà Thiền Sư (西河禪師). Kế thừa tư tưởng của Đàm Loan (曇鸞), ông là người khai sáng Tịnh Độ Tông vào thời kỳ đầu nhà Đường. Chơn Tông Nhật Bản tôn xưng ông đứng hàng thứ tư trong 7 vị cao tăng. Năm 14 tuổi, ông xuất gia, học các kinh luận, tinh thông Đại Niết Bàn Kinh (大涅槃經) và thường thuyết giảng kinh nầy đến 24 lần. Sau ông đến trú tại Huyền Trung Tự (玄中寺), ngôi chùa do Đàm Loan sáng lập nên, cảm ứng được bia văn ghi chép về Đàm Loan, bèn chuyển sang tín ngưỡng Tịnh Độ. Lúc bấy giờ là năm thứ 5 (609) niên hiệu Đại Nghiệp (大業), ông 48 tuổi. Từ đó cho đến năm 83 tuổi, mỗi ngày ông niệm Phật 70.000 biến. Suốt đời ông chuyên giảng Quán Vô Lượng Thọ Kinh (觀無量壽經) trên 200 lần, chủ trương bất luận xuất gia hay tại gia đều lấy pháp môn niệm Phật làm căn bản. Đến năm thứ 3 (629) niên hiệu Trinh Quán (貞觀), biết trước giờ khắc ra đi, ông thông báo cho đại chúng vân tập, chợt thấy
Đàm Loan hiện thân, cho ông biết dư báo của ông chưa hết. Mãi cho đến tháng 4 năm
thứ 19 cùng niên hiệu trên, ông mới thị tịch, hưởng thọ 84 tuổi. Môn đệ của ông có Thiện Đạo (善導), Đạo Phủ (道撫), Tăng Diễn (僧衍), v.v. Trước tác của ông để lại có Tịnh Độ Luận (淨土論) 2 quyển, An Lạc Tập (安樂集) 2 quyển, v.v.
Đạt Quán Đàm Dĩnh (達觀曇頴, Takkan Donei, 989-1060): vị tăng của Lâm Tế Tông
Trung Quốc, hiệu là Đạt Quán (達觀), người vùng Tiền Đường (錢塘), Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang), họ là Kheo (丘). Ông theo Đại Dương Cảnh Huyền (大陽警玄) học tông phong của Tào Động, sau đó đến tham vấn Cốc Ẩn Uẩn Thông (谷隠蘊聰) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Về sau, ông đến trú tại Kim Sơn (金山) thuộc Nhuận Châu (潤州, Tỉnh Giang Tô). Ông thị tịch vào năm thứ 5 (1060) niên hiệu Gia Hựu (嘉祐), hưởng thọ 72 tuổi.
Đâu Suất Tung Duyêt (兜率從悦, Tosotsu Jūetsu, 1044-1091): vị tăng cua Phái Hoàng
Long (黄龍) thuôc Lâm Tế Tông Trung Quốc, ngươi vung Kiền Châu (虔州, thuôc Tinh Giang Tô ngày nay), ho là Hung (熊). Năm lên 15 tuôi, ông theo xuât gia với Đức Sung Thượng Nhân (德崇上人) ơ Phô Viên Viện (普圓院), và năm 16 tuôi tho cu tuc giới. Ban đâu ông theo lơi chi day cua Linh Cái Thu Trí (靈蓋守智), rôi cuối cung đến tham yết Chơn Tịnh Khăc Văn (眞淨克文), và mơ đao tràng giáo hóa ơ Lôc Uyên Tư (鹿苑寺). Thinh thoang ông có găp Thanh Tố (清素), ngươi đăc pháp với Thach Sương Sơ Viên (石霜楚圓), có chô sơ đăc, được Thanh Tố ân kha cho; nhưng sau ông lai kế thưa dong pháp cua Chơn Tịnh (眞淨), đến tru tai Đâu Suât Tư (兜率寺) ơ Long Hưng Phu (隆興府) và tuyên dương giáo pháp. Vị Thưa Tướng
Trương Thương Anh (張商英, tức Vô Tân Cư Si) ban đâu đến tham vân với Đông Lâm Thương Tông (東林常總), nhưng sau theo tho giáo với Tung Duyệt và trơ thành đệ tư đăc pháp. Đến ngày mông 3 tháng 11 năm thứ 6 (1091) niên hiệu Nguyên Hưu (元祐), ông thị tịch, hương tho 48 tuôi. Về sau, ông được ban cho nhu hiệu là Chơn Tịch Thiền Sư (眞寂禪師).
Đầu Tử Đại Đồng (投子大同, Tōsu Daidō, 819-914): pháp từ của Thúy Vi Vô Học (翠微無學), con nhà họ Lưu (劉) ở Hoài Ninh (懷寧), Thư Châu (舒州, Tỉnh An Huy). Ông xuất gia hồi còn nhỏ, ban đầu đọc Kinh Hoa Nghiêm, nhân đó thấy rõ tánh hải, sau đến tham yết Thúy Vi và ngộ được huyền chỉ. Về sau, ông đi châu du đó đây, rồi
trở về quê cũ và ẩn cư ở Đầu Tử Sơn (投子山). Ông có gặp Triệu Châu (趙州) ở Huyện Đồng Thành (桐城縣) và cùng nhau hàn huyên Phật pháp. Ông trú tại Đầu Tử
Sơn hơn 30 năm trường. Đến ngày mồng 6 tháng 4 năm thứ 4 (914) niên hiệu Càn Hóa (乾化), ông ngồi an nhiên mà thoát hóa, hưởng thọ 96 tuổi, và được ban thụy hiệu là Từ Tế Đại Sư (慈濟大師).
Đầu Tử Nghĩa Thanh (投子義清, Tōsu Gisei, 1032-1083): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, xuất thân vùng Thanh Châu (青州, Tỉnh Sơn Đông). Năm lên 7 tuổi, ông xuất gia ở Diệu Tướng Tự (妙相寺), đến năm 15 tuổi thì thọ giới. Trong khoảng thời gian nầy, ông học Bách Pháp Luận (百法論) và thông hiểu Kinh Hoa Nghiêm. Sau ông đến tham vấn Phù Sơn Pháp Viễn (浮山法遠, tức Viên Giám) ở Thánh Nham Tự (聖巖寺), trở thành nhân vật nỗi tiếng trong số môn hạ của Viên Giám, nên được gọi là Thanh Hoa Nghiêm. Sau đó, ông khế ngộ yếu chỉ của Pháp Viễn, được trao truyền cho tấm y của Đại Dương Cảnh Huyền (大陽警玄) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Từ đó ông trở thành môn hạ của Tào Động Tông. Về sau, ông đến Lô Sơn (廬山), duyệt đọc các kinh luận, rồi đến năm thứ 6 (1073) niên hiệu Hy Ninh (熙寧) thì trở về Thư Châu (舒州) và sống tại Hải Hội Thiền Viện (海會禪院) trên Bạch Vân Sơn (白雲山). Trải qua nơi đây được 8 năm, ông lại chuyển đến Đầu Tử Sơn (投子山). Vào ngày mồng 4 tháng 5 năm thứ 6 (1083) niên hiệu Nguyên Phong (元豐), ông thị tịch, hưởng thọ 52 tuổi đời và 32 hạ lạp. Một số trước tác của ông như Thư Châu Đầu Tử Thanh Hòa Thượng Ngữ Lục (舒州投子清和尚語錄) 2 quyển, Đầu Tử Thanh Hòa Thượng Ngữ Yếu (投子清和尚語要) 1 quyển.
Định Nham Tịnh Giới (定巖淨戒, Teigan Jōkai, ?-?): vị Thiền tăng thuộc Lâm Tế Tông
Trung Quốc sống dưới thời nhà Minh, hiệu là Định Nham (定巖), xuất thân Ngô Hưng (呉興, Ngô Hưng, Tỉnh Triết Giang). Ông đã từng đến tham yết Giác Nguyên
Huệ Đàm (覺原慧曇) ở Thiên Giới Tự (天界寺) thuộc Nam Kinh (南京), Tỉnh
Giang Tô (江蘇省) và được đại ngộ. Vào năm đầu niên hiệu Hồng Võ (洪武, 13681398), ông nhận sắc chỉ trú trì Linh Cốc Tự (靈谷寺) ở Kim Lăng (金陵, Nam Kinh,
Tỉnh Giang Tô). Ông có viết tác phẩm Tục Khắc Liên Châu Tụng Cổ (續刻聯珠頌古) rất thịnh hành trong tùng lâm. Bên cạnh đó, ông còn có công trong việc cho vào Đại
Tạng Kinh bộ Cổ Tôn Túc Ngữ Lục (古尊宿語錄) bản nhà Minh và đính chính bản
Nam Tạng Lục Tổ Đàn Kinh (六祖壇經).
Đoạn Kiều Diệu Luân (斷橋妙倫, Donkyō Myōrin, 1201-1261): vị tăng của Phái Dương Kì và Phái Phá Am thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Đoạn Kiều (斷橋), hay còn gọi là Tùng Sơn Tử (松山子), người Hoàng Nham Tùng Sơn (黄巖松山), Đài Châu (台州, Tỉnh Triết Giang), họ là Từ (徐). Năm lên 18 tuổi, ông xuất gia ở Quảng Huệ Viện (廣慧院) vùng Vĩnh Gia (永嘉, Tỉnh Triết Giang), rồi sau đó du phương hành cước. Đầu tiên ông đến tham vấn Cốc Nguyên Nguyên Đạo (谷源源道), có chỗ sở ngộ, sau đó gặp được Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範) ở Tuyết Đậu Sơn (雪竇山) và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị nầy. Khi Sư Phạm chuyển đến Kính Sơn (徑
山) và Dục Vương Sơn (育王山) thì ông đi theo hầu. Vào tháng 3 năm đầu (1242) niên hiệu Thuần Hựu (淳祐), ông đến trú trì Thoại Phong Kỳ Viên Tự (瑞峰祇園寺) ở Đài Châu, rồi trải qua sống ở một số chùa khác như Thoại Nham Tịnh Độ Thiền Tự (瑞巖淨土禪寺), Quốc Thanh Tự (國清寺) ở Thiên Thai Sơn (天台山, Tỉnh Triết
Giang), Tịnh Từ Tự (淨慈寺) ở Phủ Lâm An (臨安府, Tỉnh Triết Giang). Vào ngày 25 tháng 4 năm thứ 2 (1261) niên hiệu Cảnh Định (景定), ông thị tịch, hưởng thọ 61 tuổi đời và 44 hạ lạp. Hai vị thị giả của ông là Văn Bảo (文寳) và Thiện Tĩnh (善靖) biên tập bộ Đoạn Kiều Hòa Thượng Ngữ Lục (斷橋和尚語錄) 2 quyển.
Độc Am Đạo Diễn (獨庵道衍, Dokuan Dōen, 1335-1418): vị thiền tăng sống vào đầu thời nhà Minh, xuất thân Trường Châu (長洲, Huyện Ngô, Tỉnh Giang Tô), họ là Diêu (姚), tên Quảng Hiếu (廣孝), hiệu Độc Am (獨庵). Năm 14 tuổi, ông xuất gia, ban đầu học Thiên Thai giáo học, sau theo Trí Cập (智及) ở Kính Sơn (徑山) tham Thiền và đạt được yếu chỉ. Sau đó, ông làm trú trì một số chùa như Phổ Khánh Tự (普慶寺) ở Lâm An (臨安), Thiên Long Tự (天龍寺) ở Hàng Châu (杭州), Lưu Quang Tự (留光寺) ở Gia Định (嘉定). Ông có năng khiếu về thi văn, lại sở trường về thuật số âm dương, lại rành về hội họa. Yến Vương cùng ông đàm luận rất tâm đắc, thỉnh thoảng sống trong phủ nội với nhà vua, cùng vua bàn chuyện cơ mật, có công đệ nhất nên được tôn làm Thái Tử Thiếu Sư và người đời gọi ông là Diêu Thiếu Sư (姚少師). Nhà vua lại ra lệnh cho ông để tóc mặc quan phục, nhưng ông từ chối không nhận, thậm chí ban cho cả nhà cửa cung nhân hầu hạ, nhưng rốt cuộc ông chối từ tất cả. Ông từng giám tu cuốn Thái Tổ Bảo Lục (太祖寳錄), Vĩnh Lạc Đại Điển (永樂大典),
v.v. Thường ngày ông sống tại Thành Tây Phật Tự (城西佛寺), mặc pháp phục lễ bái tụng kinh, có nuôi dưỡng một người thị giả. Đến năm thứ 6 (1418) niên hiệu Vĩnh Lạc (永樂), ông thị tịch, hưởng thọ 84 tuổi, được ban cho thụy hiệu là Cung Tĩnh (恭
靖). Ông từng viết cuốn Đạo Dư Lục (道余錄), khẳng định rằng Phật pháp không thể nào diệt tận, là tác phẩm đối trị với những ngộ nhận và công kích của Nho Giáo dưới thời nhà Tống đối với Phật Giáo. Bên cạnh đó, ông còn để lại nhiều luận thư khác về Tịnh Độ như Tịnh Độ Giản Yếu Lục (淨土簡要錄), v.v. Đối với Nhật Bản, ông cũng có mối quan hệ như đã từng viết lời tựa cho bản Tiêu Kiên Cảo (蕉堅稿) của Tuyệt Hải Trung Tân (絶海中津, 1336-1405) hay Trí Giác Phổ Minh Quốc Sư Ngữ Lục (智覺普明國師語錄) của Xuân Ốc Diệu Ba (春屋妙葩, 1311-1388).
Đông Dương Đức Huy (東陽德輝[煇], Tōyō Tehi, ?-?): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc sống dưới thời nhà Nguyên, hiệu là Đông Dương (東陽). Vào năm thứ 2 (1329) niên hiệu Thiên Lịch (天曆) đời vua Minh Tông, ông làm Chưởng Lý Bách Trượng Tự (百丈寺), rồi đến năm đầu (1330) niên hiệu Chí Thuận (至順), ông tiến hành trùng tu ngôi Pháp Đường của chùa. Vào năm đầu (1335) niên hiệu Chí Nguyên (至
元) đời vua Thuận Tông, ông vâng sắc chỉ biên tập bộ Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (勅修百丈清規) và 2 năm sau cho công bố trong khắp các tùng lâm thiên hạ. Ông được ban cho hiệu là Quảng Huệ Thiền Sư (廣慧禪師), không rõ năm sinh, năm mất và nguyên quán của ông. Trong phần mục lục của quyển 4 bộ Tăng Tập Tục Truyền Đăng Lục (增集續傳燈錄) có nêu ra tên 10 người pháp từ của Hối Cơ Nguyên Hy (晦機元熙), đời thứ 5 pháp phái của Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲), trong số đó có tên Đông Lâm Đông Dương Đức Huy Thiền Sư (東林東陽德輝禪師), nhưng chẳng thấy truyền ký nào về ông cả.
Đông Lăng Vĩnh Dư (東陵永璵, Tōrei Eiyo, 1285-1365): vị tăng của Phái Hoằng Trí (宏智派) thuộc Tào Động Tông Trung Quốc, hiệu là Đông Lăng (東陵), xuất thân Minh Châu (明州, Phủ Ninh Ba, Tỉnh Triết Giang), pháp từ của Vân Ngoại Vân Tụ (雲外雲岫) ở Thiên Đồng Sơn (天童山) vùng Minh Châu. Ông trú tại Thiên Ninh Tự (天寧寺) trong làng và đến năm thứ 2 (1351) niên hiệu Quán Ứng (觀應) thì sang Nhật Bản. Thể theo lời mời của Mộng Song Sơ Thạch (夢窻疎石), ông sống qua một số chùa như Thiên Long Tự (天龍寺, Tenryū-ji), Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji),
Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji), Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji), v.v. Vào năm thứ 4 (1365) niên hiệu Trinh Trị (貞治), ông thị tịch và được ban cho thụy hiệu là Diệu Ứng Quang Quốc Huệ Hải Huệ Tế Thiền Sư (妙應光國慧海慧濟禪師). Môn phái của ông được gọi là Đông Lăng Phái (東陵派). Trước tác của ông có Dư Đông Lăng Nhật Bản Lục (璵東陵日本錄).
Đông Lâm Thường Thông (東林常聰, Tōrin Jōsō, 1025-1091): vị tăng của Phái Hoàng Long (黄龍派) thuộc Tông Lâm Tế Trung Quốc, người vùng Diên Bình (延平, Nam
Bình, Tỉnh Phúc Kiến), họ là Thí (施). Sau khi xuất gia, ông đến tham học với Hoàng Long Huệ Nam (黄龍慧南) trong suốt 20 năm trường, được trao truyền cho huyền chỉ đại pháp, rồi đến trú tại Lặc Đàm Tự (泐潭寺), sau đó chuyển đến Đông Lâm Tự (東林寺) ở Giang Châu (江州, Cửu Giang, Tỉnh Giang Tây). Ngôi chùa nầy xưa kia vốn là Luật Viện, nhưng theo chiếu chỉ của vua Thần Tông vào năm thứ 3 (1080) niên hiệu Nguyên Phong (元豐), nó được đổi thành ngôi Thiền tự. Khi ấy vị Thái Thú Nam Xương (南昌, Tỉnh Giang Tây) là Vương Thiều (王韶) mới cung thỉnh Hối Đường Tổ Tâm (晦堂祖心) về đây trú trì chùa, thế nhưng Hối Đường lại cử Thường Thông đến thay thế mình. Chính nơi đây ông đã tuyên xướng tông phong của mình, tiếp độ rất nhiều học đồ và suốt 60 năm trường nỗ lực nuôi dưỡng nhân tài. Sau đó, có chiếu chỉ mời ông đến trú trì Trí Hải Thiền Viện (智海禪院) ở Tướng Quốc Tự (相國寺), nhưng ông cố từ không nhận, và ông được ban cho Tử Y cùng với hiệu là Quảng Huệ Thiền Sư (廣慧禪師). Hơn nữa, vào năm thứ 3 niên hiệu Nguyên Hựu
(元祐), thể theo lời trình tấu của Từ Vương (徐王), ông được ban cho hiệu khác là Chiếu Giác Thiền Sư (照覺禪師). Vào ngày 30 tháng 9 năm thứ 6 (1091) đồng niên hiệu trên, ông thị tịch, hưởng thọ 67 tuổi.
Đông Minh Huệ Nhật (東明慧日, Tōmei Enichi, 1272-1340): vị tăng của Phái Hoằng Trí
(宏智派) thuộc Tào Động Tông Nhật Bản, xuất thân Huyện Hải Định (海定縣), Minh Châu (明州, Tỉnh Triết Giang), họ Trầm (沈), hiệu là Đông Minh (東明), sinh vào năm thứ 8 niên hiệu Hàm Thuần (咸淳). Năm 9 tuổi, ông xuất gia ở Đại Đồng Tự (大同寺) vùng Phụng Hóa (奉化, Tỉnh Triết Giang). đến năm 13 tuổi thì xuống tóc và 17 tuổi thọ giới cụ túc. Tiếp theo, ông đến tham vấn Trực Ông Đức Cử (直翁德擧) ở Thiên Ninh Tự (天寧寺), Minh Châu và được khế ngộ. Sau đó, ông đi chiêm bái và tham học ở một số chùa như Thiên Đồng (天童), Linh Ẩn (靈隱), Vạn Thọ (萬壽), Tương Sơn (蔣山), Thừa Thiên (承天), v.v., và khai đường thuyết pháp ở Bạch Vân Sơn Bảo Khánh Tự (白雲山寳慶寺) vùng Minh Đường (明堂). Sống tại các nơi đó được 6 năm, vào năm thứ 2 (1309) niên hiệu Diên Khánh (延慶), thể theo lời thỉnh cầu của Tướng Quân Bắc Điều Trinh Thời (北條貞時), ông sang Nhật Bản, trú tại Thiền Hưng Tự (禪興寺) vùng Tương Mô (相模, Sagami). Sau đó, ông lại được mời đến trú trì Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji), nhưng chẳng bao lâu sau ông dựng một ngôi Bạch Vân Am (白雲庵) trong khuôn viên chùa nầy và lui về ẩn cư. Từ đó trở về sau, ông đã từng sống qua một số chùa khác như Vạn Thọ (萬壽), Thọ Phước (壽福), Đông Thắng (東勝), Kiến Trường (建長), v.v. Vào tháng 6 năm thứ 3 (1340) niên hiệu Lịch Ứng (曆應), ông lại trở về ẩn cư ở Bạch Vân Am và đến ngày mồng 4 tháng 10 thì thị tịch, hưởng thọ 69 tuổi đời và 53 hạ lạp. Trước tác của ông có Bạch
Vân Đông Minh Hòa Thượng Ngữ Lục (白雲東明和尚語錄) 3 quyển.
Đông Tự Như Hội (東寺如會, Tōji Nyoe, 744-823): người vùng Thiều Châu (韶州, Tỉnh
Quảng Đông). Ông xuất gia lúc nhỏ tuổi, vào năm thứ 8 (773) niên hiệu Đại Lịch (大
曆), ông đến tham vấn Kính Sơn Pháp Khâm (徑山法欽), và sau kế thừa dòng pháp của Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一). Đương thời, môn hạ của Mã Tổ rất đông, khi Như Hội vào Tăng Đường thì Thiền sàng bị gãy, nên được gọi là Hội Gãy Sàng. Sau ông đến trú tại Đông Tự (東寺) ở Đàm Châu (潭州, thuộc Tỉnh Hồ Nam), rồi đến ngày 19
tháng 8 năm thứ 3 (823) niên hiệu Trường Khánh (長慶) thì ông thị tịch, hưởng thọ 80 tuổi. Ông được ban cho thụy là Truyền Minh Đại Sư (傳明大師).
Đồng An Đạo Phi (同安道丕, Dōan Dōhi, ?-?): nhân vật sống cuối thời nhà Đường, vị tăng thuộc Tào Động Tông, người Hồng Châu (洪州, thuộc Tỉnh Giang Tây). Ông kế thừa dòng pháp của Vân Cư Đạo Ưng (雲居道膺), rồi đến trú tại Đồng An Viện (同安院) ở Phụng Thê Sơn (鳳棲山), Hồng Châu và hết mình cử xướng tông phong của Tào Động.
Đồng Quang (同光, Dōkō, 700-770): vị tăng của Bắc Tông Thiền, môn hạ của Phổ Tịch (普寂) ở Tung Sơn (嵩山). Trong suốt hơn 20 năm ông khai pháp, chuyên tuyên xướng Thiền luật, và đến ngày 27 tháng 6 năm thứ 5 (770) niên hiệu Đại Lịch (大曆),
ông thị tịch ở Thiếu Lâm Tự (少林寺), hưởng thọ 71 tuổi đời và 45 hạ lạp. Môn nhân của ông có khoảng hơn 30 người.
Động Sơn Hiểu Thông (洞山曉聰, Dōzan Kyōsō, ?-1030): vị tăng của Vân Môn Tông, xuất thân Huyện Khúc Giang (曲江縣), Thiều Châu (韶州, Tỉnh Quảng Đông), họ
Lâm (林). Sau khi xuất gia, ông kế thừa dòng pháp của Văn Thù Ứng Chơn (文殊應
眞), và sống ở Động Sơn (洞山), Quân Châu (筠州, Tỉnh Giang Tây). Vào ngày 14 tháng 6 năm thứ 8 (1030) niên hiệu Thiên Thánh (天聖), ông thị tịch.
Động Sơn Lương Giới (洞山良价, Dōzan Ryōkai, 807-869): người Huyện Chư Kỵ (諸
曁), Việt Châu (越州, Tỉnh Triết Giang), họ là Du (兪). Ông xuất gia từ hồi còn nhỏ, theo tu học với Linh Mặc (靈默) ở Ngũ Duệ Sơn (五睿山), đến năm 21 tuổi thì thọ cụ túc giới với Luật Sư Duệ ở Tung Sơn (嵩山). Ông đã từng tham yết Nam Tuyền Phổ Nguyện (南泉普願), Quy Sơn Linh Hựu (潙山靈祐), và học với Vân Nham
Đàm Thịnh (雲巖曇晟), rồi cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị nầy. Gặp nạn phế Phật Hội Xương, ông ẩn thân lánh nạn, rồi trong khoảng niên hiệu Đại Trung (大中, 847-860), ông vào ở trong Tân Phong Động (新豐洞), vùng Cao An (高安), Dự Chương (豫章, Tỉnh Giang Tây), và nhờ sự quy y của Lôi Hoành, ông xây dựng ngôi Động Sơn Quảng Phước Tự (洞山廣福寺, tức Phổ Lợi Thiền Viện [普利禪院]). Vào ngày mồng 8 tháng 3 năm thứ 10 (869) niên hiệu Hàm Thông (咸通), ông thị tịch, hưởng thọ 63 tuổi đời và 42 hạ lạp. Ông được ban cho thụy là Ngộ Bổn Đại Sư (悟本大師), về sau được kính ngưỡng như là vị Cao Tổ của Tào Động Tông. Môn hạ của ông có một số nhân vật xuất chúng như Vân Cư Đạo Ưng (雲居道膺), Tào Sơn Bổn Tịch (曹山本寂), Sơ Sơn Khuông Nhân (疎山匡仁), v.v.
Động Sơn Thủ Sơ (洞山守初, Dōzan Shusho, 910-990): vị tăng của Vân Môn Tông Trung Quốc, xuất thân vùng Lương Nguyên (良源), Phủ Phụng Tường (鳳翔府), họ là Phó (傅). Năm lên 16 tuổi, ông theo tu với Chí Thẩm (志諗) ở Không Động Sơn (崆峒山), Vị Châu (渭州, Tỉnh Thiểm Tây), rồi thọ cụ túc giới với Luật Sư Tịnh Viên (淨圓) ở Kinh Châu (涇州, Tỉnh Thiểm Tây). Ban đầu ông học về Luật, sau đến tham cứu với Vân Môn Văn Yển (雲門文偃), cuối cùng cơ duyên khế hợp và được kế thừa dòng pháp của vị nầy. Vào năm đầu (948) niên hiệu Càn Hựu (乾祐) nhà Nam Hán,
thể theo lời cung thỉnh của chúng, ông đến trú ở Động Sơn (洞山). Vào năm thứ 6 niên hiệu Hưng Quốc (興國), ông nhận hiệu Tông Huệ Đại Sư (宗慧大師). Đến tháng 7 năm đầu (990) niên hiệu Thuần Hóa (淳化), ông thị tịch, hưởng thọ 81 tuổi.
Công án “mè ba cân” của ông rất nỗi tiếng.
Đơn Hà Thiên Nhiên (丹霞天然, Tanka Tennen, 739-824): lúc nhỏ ông theo học Nho Giáo, trúng khoa cử, giữa đường khi lên Trường An (長安), tình cờ nhân ghé nghĩ qua đêm tại một lữ quán, cùng hàn huyên với một Thiền giả qua đường, nên thay vì chọn làm quan, ông quyết định chọn tu hành làm Phật. Ông đến gặp Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一), rồi đi theo hầu Thạch Đầu Hy Thiên (石頭希遷) được 3 năm. Sau đó ông lại quay trở về với Mã Tổ, nhưng ông chẳng tham lễ gì cả mà vào trong nhà, cỡi lên đầu thánh tăng ngồi. Chúng tăng đến thưa với Mã Tổ sự việc nầy, Mã Tổ đến xem thấy vậy bảo rằng: “con ta Thiên Nhiên“. Nghe vậy ông bước xuống lễ bái và nói: “xin cám ơn thầy đã ban cho pháp hiệu.” Từ đó ông được gọi là Thiên Nhiên. Sau ông đến ở tại Hoa Đảnh Phong (華頂峰) trên Thiên Thai Sơn được 3 năm, rồi đến lễ bái Kính Sơn Đạo Khâm (徑山道欽). Trong khoảng niên hiệu Nguyên Hòa (元和, 806-821), ông đến Long Môn Hương Sơn (龍門香山) vùng Lạc Đông (洛東), kết bạn với Phục Ngưu Tự Tại (伏牛自在). Về sau, ông đến kết thảo am ở Đơn Hà Sơn (丹霞山), Nam Dương (南陽, Tỉnh Hà Nam), học đồ đến tham học lên đến hơn 300 người. Vào tháng 6 năm thứ 4 (824) niên hiệu Trường Khánh (長慶), ông thị tịch, hưởng thọ 86 tuổi, và được ban cho thụy là Trí Thông Thiền Sư (智通禪師).
Đơn Hà Tử Thuần (丹霞子淳, Tanka Shijun, 1064-1117): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, họ là Cổ (賈), xuất thân Huyện Tử Đồng (梓潼), Kiếm Châu (劍州, Tỉnh Tứ Xuyên), còn gọi là Đức Thuần (德淳). Năm 27 tuổi, ông thọ cụ túc giới, rồi đi tham vấn một số danh tăng như Chơn Như Cung Triết (眞如恭喆) Chơn Tịnh Khắc Văn (眞淨克文), Đại Hồng Báo Ân (大洪報恩), v.v., cuối cùng đến tham yết Đạo Giai (道楷) ở Đại Dương Sơn (大陽山) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Vào năm thứ 3 (1104) niên hiệu Sùng Ninh (崇寧), ông đến trú tại Đơn Hà Sơn (丹霞山) vùng Nam Dương (南陽), sau chuyển đến Đại Thừa Sơn (大乘山) ở Đường Châu (唐州) và Đại Hồng Sơn (大洪山) ở Tùy Châu (隨州). Tại những nơi nầy ông đã cổ xướng Thiền phong của mình. Vào ngày 11 tháng 3 năm thứ 7 (1117) niên hiệu Chính Hòa (政和), ông thị tịch. Môn nhân của ông có một số nhân vật tài danh như Chơn Hiết Thanh Liễu (眞歇清了), Thiên Đồng Chánh Giác (天童正覺), Đại Thừa Lợi Thăng (大乘利昇), Đại Hồng Khánh Dự (大洪慶預), v.v. Các trước tác của ông như Đơn Hà Thuần Thiền Sư Ngữ Lục (丹霞淳禪師語錄) 2 quyển, Hư Đường Tập (虛堂集) 3 quyển, vẫn còn hiện hành.
Đức Ẩn Quán Hưu (德隱貫休, Tokuin Kankyū, 832-912): tự là Đức Ẩn (德隱), đệ tử của Thạch Sương Khánh Chư (石霜慶諸), nổi tiếng với tư cách là thi tăng, xuất thân họ Khương (姜), vùng Lan Khê (蘭谿), Kim Hoa (金華, Tỉnh Triết Giang). Năm lên 7 tuổi, ông theo xuất gia với Viên Trinh (圓貞) ở An Hòa Tự (安和寺) trong vùng. Ông sở trường về làm thơ, viết sách và vẽ tranh, thường đi du hóa khắp nơi và giao du rộng rãi với các tầng lớp tăng tục. Thậm chí ông được Ngô Việt Vương họ Tiền dùng lễ trọng đãi và ban cho hiệu là Thiền Nguyệt Đại Sư (禪月大師). Trước tác của ông có Tây Nhạc Tập (西嶽集). Ông thị tịch vào năm thứ 2 (912) niên hiệu Càn Hóa (乾化), hưởng thọ 81 tuổi.
Đức Sơn Duyên Mật (德山縁密, Tokuzan Emmitsu, ?-?): nhân vật sống vào đầu thời nhà Tống, vị tăng của Vân Môn Tông, pháp từ của Vân Môn Văn Yển (雲門文偃). Ông sống tại Đức Sơn (德山) thuộc Lãng Châu (朗州, Tỉnh Hồ Nam). Ông lấy ba câu (函蓋乾坤、隨波逐浪、截斷衆流, hàm cái càn khôn, tùy ba trục lãng, tiệt đoạn chúng lưu [trùm khắp càn khôn, đuổi theo sóng gió, chận hết các dòng]) của Vân Môn làm bài tụng để tiếp độ chúng tăng. Ông được ban hiệu là Viên Minh Đại Sư (圓明大師).
Đức Sơn Tuyên Giám (德山宣鑑, Tokusan Senkan, 780-865): xuất thân vùng Kiếm Nam (劒南, thuộc Tỉnh Tứ Xuyên), họ là Chu (周). Ông chuyên học về Luật cũng như Tánh Tướng, rất tinh thông Kinh Kim Cang, nên được mọi người gọi là Chu Kim Cang. Chính ông có ý định luận phá Thiền của phương nam, nhưng ngược lại thì ông lại quy hướng về Thiền, rồi đến tham yết Long Đàm Sùng Tín (龍潭崇信) và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau ông có đến Quy Sơn (潙山) gặp qua Linh Hựu (靈祐), đã từng sống tại Lễ Dương (澧陽, thuộc Lễ Châu, Tỉnh Hồ Nam) trong vòng 30 năm. Khi gặp nạn phế Phật của Võ Tông vào năm 845, ông vào lánh nạn trong một thạch thất của Độc Phù Sơn (獨浮山). Đến đầu niên hiệu Đại Trung (大中),
thể theo lời thỉnh cầu của vị Thái Thú Bệ Diên Vọng (薜延望), ông đến trú tại Đức Sơn vùng Võ Lăng và bắt đầu cử xướng tông phong của mình. Vào ngày mồng 3 tháng 12 năm thứ 6 (865) niên hiệu Hàm Thông (咸通) nhà Đường, ông thị tịch, hưởng thọ 86 tuổi đời và 65 hạ lạp. Ông được ban cho thụy hiệu là Kiến Tánh Đại Sư
(見性大師).
Đương Lâm Tông Thọ (棠林宗壽, Tōrin Sōju, ?-1837): vị tăng cua Lâm Tế Tông Nhât Ban, sống vào cuối thơi Giang Hô, huy là Tông Tho (宗壽, hiệu Đương Lâm (棠林, nhu hiệu Đai Triệt Chánh Nguyên Thiền Sư (大徹正源禪師, xuât thân vung Phi Đan (飛驒, Hida, thuôc Gifu-ken ngày nay). Ban đâu ông nhâp môn theo hoc với Phương Cốc (芳谷 ơ Thiền Xương Tư (禪昌寺, sau ông đến tham Thiền với Cưu Phong Chu Chuyết (九峰主拙 ơ Thương Đức Tư (常德寺 vung Tán Kì (讚岐, và cuối cung kế thưa dong pháp cua Duy Diêm (惟琰 ơ Mai Tuyền Tư (梅泉寺 vung My Nung (美濃 , Mino). Đến năm 1804, ông kế thưa tru trì Tư Ân Tư (慈恩寺, Jion-ji) vung My Nung (美濃, Mino) và nô lưc giáo hóa chung đao tuc. Năm 1832, ông chuyên lên sống ơ Diệu Tâm Tư (妙心寺, Myōshin-ji).
Giác Lãng Đạo Thạnh (覺浪道盛, Kakurō Dōsei, 1592-1659): vị tăng của Tào Động
Tông Trung Quốc, tự là Giác Lãng (覺浪), hiệu Trượng Nhân (杖人), xuất thân Phố Thành (浦城), Kiến Ninh (建寧, Tỉnh Phúc Kiến), họ Trương (張). Năm 19 tuổi, ông xuất gia ở Thoại Nham (瑞巖), rồi đến tham vấn Vô Minh Huệ Kinh (無明慧經) ở Thọ Xương Tự (壽昌寺) và thọ cụ túc giới ở Bác Sơn (博山). Sau đó, ông lại đến hầu hạ Hối Đài Nguyên Kính (晦臺元鏡) ở Đông Uyển (東苑), pháp từ của Huệ Kinh, và có chỗ sở ngộ. Vào năm thứ 47 (1619) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), ông bắt đầu khai đường thuyết giáo ở Quốc Hoàn Tự (國懽寺). Từ đó trở đi, ông sống qua một số nơi khác như Linh Cốc Tự (靈谷寺) ở Kim Lăng (金陵, Tỉnh Giang Tô), Long Hồ Tự (龍湖寺) ở Ma Thành (麻城, Tỉnh Hồ Bắc), Thọ Xương Tự (壽昌寺) ở Tân Thành (新城, Tỉnh Giang Tây), Khuông Sơn Viên Thông Tự (匡山圓通寺), v.v. Đến năm thứ 3 (1646) niên hiệu Thuận Trị (順治), ông làm trú trì Thiên Ninh Tự (天寧寺) ở Giang Nam (江南, Tỉnh Giang Tô) và xiển dương Thiền phong nơi đây. Vào ngày mồng 7 tháng 9 năm thứ 16 (1659) cùng niên hiệu trên, ông thị tịch, hưởng thọ 68 tuổi đời và 49 hạ lạp. Pháp từ của ông có 29 vị. Lưu Dư Mô (劉余謨) soạn văn bia tháp, Trúc Am Thành (竺菴成) biên tập hành trạng của ông. Suốt trong hơn 40 năm thuyết pháp của ông đều được thâu lục vào trong Thiên Giới Giác Lãng Thạnh Thiền Sư Toàn Lục (天界覺浪盛禪師全錄) 33 quyển, Thiên Giới Giác Lãng Thiền
Sư Ngữ Lục (天界覺浪盛禪師語錄) 12 quyển, Thiên Giới Giác Lãng Thiền Sư Gia Hòa Ngữ Lục (天界覺浪盛禪嘉禾語錄) 1 quyển, v.v. Đặc biệt, ông còn để lại một số trước tác như Lẫm Sơn Trung Công Truyện (廩山忠公傳) 1 quyển, Phật Tổ Nguyên Lưu Tán (佛祖源流贊), Truyền Đăng Chánh Tông (傳燈正宗), Tôn Chánh Quy (尊正規), Động Tông Tiêu Chánh (洞宗標正).
Giác Ngạn Bảo Châu (覺岸寳洲, Kakugan Hōshū, 1286-1355?): vị tăng sống dưới thời nhà Nguyên, tên là Giác Ngạn (覺岸), xuất thân Ô Trình (烏程, Ngô Hưng, Triết Giang), họ Ngô (呉). Ông sống ở Bảo Tướng Tự (寳相寺) trong vùng, học thông cả nội ngoại cổ kim, chuyên nghiên cứu sâu về yếu chỉ Thiền của chư Phật tổ. Trong khoảng niên hiệu Chí Chánh (至正, 1341-1367), ông có soạn bộ Thích Thị Kê Cổ Lược (釋氏稽古略) 4 quyển, ghi lại nhưng sự tích của chư Phật tổ và liệt vị cao tăng, thuật rõ hành trạng, xuất xứ, tình trạng tháp miếu hưng suy như thế nào và đồ chúng ít nhiều của chư vị cao tăng đại đức.
Giác Nguyên Huệ Đàm (覺原慧曇, Kakugen Edon, 1304-1371): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Giác Nguyên (覺原), xuất thân Huyện Thiên Thai (天台縣, Tỉnh Triết Giang), họ Dương (楊). Lúc nhỏ, ông thường khác người, lớn lên theo xuất gia với Pháp Quả (法果) ở Việt Châu (越州, Tỉnh Triết
Giang), sau thọ cụ túc giới. Từ đó, ông đến tham học với Tiếu Ẩn Đại Hân (笑隠大
訢) ở Trung Thiên Trúc Tự (中天竺寺) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau ông bắt đầu khai đường thuyết giáo tại Tổ Đường (祖堂) vùng Ngưu Thủ (牛首), rồi từng sống qua một số nơi khác như Thanh Lương (清涼) ở Thạch Thành (石城), Bảo Ninh Tự (保寧寺) và Tương Sơn (蔣山) ở Kim Lăng (金陵); cuối cùng ông nhận sắc chỉ đến trú trì Thiên Giới Tự (天界寺). Theo chiếu của nhà vua, ông được ban tặng danh hiệu là Diễn Phạn Thiện Thế Lợi Quốc Sùng Giáo Đại Thiền Sư (演梵善世利國崇教大禪師). Vào ngày 27 tháng 9 năm thứ 4 (1371) niên hiệu Hồng Võ (洪武), ông thị tịch, hưởng thọ 68 tuổi đời và 53 hạ lạp. Tống Liêm (宋濂) soạn bài minh bia tháp của ông.
Giác Phạm Huệ Hồng (覺範慧洪, Kakuban Ekō, 1071-1128): vị tăng cua Phái Hoàng Long (黄龍派) thuôc Lâm Tế Tông Trung Quốc, ho là Bành (彭), tự là Giác Phạm (覺範), sau có tên là Đức Hồng (德洪) và được gọi là Tịch Âm Tôn Giả (寂音尊者), xuất thân vùng Thoại Châu (瑞州, Huyện Cao An, Tỉnh Giang Tây). Năm lên 14 tuổi, ông xuất gia, theo học Câu Xá cũng như Duy Thức với các luật sư Tam Phong Tĩnh (三峰靘) và Tuyên Bí (宣秘). Về sau, ông đi theo tu học với Chơn Tịnh Khắc Văn (眞淨克文). Ông đã từng sống qua ở Thanh Lương Tự (清涼寺) vùng Kim Lăng (金陵, Tỉnh Giang Tô), nhưng trong khoảng niên hiệu Sùng Ninh (崇寧, 1102-1106) đời vua Huy Tông (徽宗), do lời sàm ngôn tố cáo có vị tăng làm khác với chủ trương của triều đình, ông đã bị trước sau 4 lần giam vào ngục thất. Đương thời, ông được vị cư sĩ Tể Tướng Trương Thương Anh (張商英) và Thái Úy Quách Thiên Dân (郭天民) cứu thoát. Sau khi trở về, ông đến trú tại Minh Bạch Am (明白庵) vùng Tương Tây (湘西, Tỉnh Hồ Nam) và chuyên tâm tập trung vào việc trước tác. Vào tháng 5 năm thứ 2 (1128) niên hiệu Kiến Viêm (建炎), ông thị tịch, hưởng thọ 58 tuổi đời và 3 9 hạ lạp. Thể theo lời tâu của Quách Thiên Dân, ông được cho thụy hiệu là Bảo Giác Viên Minh (寳覺圓明). Một số trước tác của ông còn lưu lại hậu thế như Lâm Nhàn
Lục (林閑錄) 2 quyển, Lâm Nhàn Lục Hậu Lục (林閑錄後錄), Thiền Lâm Tăng BảoTruyện (禪林僧寳傳) 30 quyển, Cao Tăng Truyện (高僧傳) 12 quyển, Lãnh Trai
Dạ Thoại (冷齋夜話) 10 quyển, Thạch Môn Văn Tự Thiền (石門文字禪) 30 quyển, v.v.
Giác Thiết Tuy (覺鉄觜, Kakutetsushi, ?-?): tức Huệ Giác (慧覺, Ekaku), nhân vật sống vào cuối thời nhà Đường, pháp từ của Triệu Châu Tùng Thẩm (趙州從諗). Ông trú ở Quang Hiếu Viện (光孝院) thuộc Dương Châu (揚州). Việc ông đã từng luận đàm với Tướng Quốc Tống Tề Kheo (宋齊丘) đã trở thành nỗi tiếng.
Giám Chơn (鑑眞, Ganjin, 688-763): vị học tăng nhà Đường, tổ sư khai sáng Luật Tông Nhật Bản, người Huyện Giang Dương (江陽縣), Dương Châu (楊州). Ông chuyên học tập về giới luật và Thiên Thai giáo học. Nhận lời thỉnh cầu của các vị học tăng Nhật Bản sang cầu pháp tại Trung Hoa lúc bấy giờ như Vinh Duệ (榮叡), Phổ Chiếu (普照), ông đã mấy lần lên thuyền sang Nhật, nhưng không thành công; mãi cho đến
lần thứ 6 vào năm 753 (năm thứ 5 niên hiệu Thiên Bình Thắng Bảo [天平勝寳]), ông mới đến được Nhật Bản. Lần đầu tiên ông lập giới đàn tại Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), và truyền thọ giới pháp cho Thánh Võ Thiên Hoàng (聖武天皇, Shōmu Tennō), v.v. Sau đó, ông kiến lập Đường Chiêu Đề Tự (唐招提寺, Tōshōdai-ji) làm đạo tràng tu tập giới luật và được ban cho hiệu là Đại Hòa Thượng (大和尚). Ngoài ra ông còn có các hiệu khác như Quá Hải Đại Sư ( 過海大師), Đường Đại Hòa Thượng (唐大和尚).
Giap Sơn Thiên Hôi (夾山善會, Katsuzan Zennu, 805-881): ngươi đã tưng xây dưng ngôi Thiền đương vào năm 870 tai nui Giáp Sơn (夾山 thuôc Huyện Lê Châu Thach Môn (澧州石門縣), Phu Nhac Châu (岳州府, Tinh Hô Nam (湖南省. Ông là đệ tư kế thưa dong pháp cua Thuyền Tư Đức Thành (船子德誠, ngươi vung Hiện Đình ( 峴亭, Hán Quang (漢廣, thuôc Tinh Hà Nam ngày nay), ho là Liêu (廖. Luc con nho ông đã lên xuât gia trên Long Nha Sơn (龍牙山 thuôc Đàm Châu (潭州, thuôc Tinh Hô Nam ngày nay) và tru tai Nhuân Châu (潤州, thuôc Phu Trân Giang, Tinh Giang Tô). Sau theo lơi khuyên cua Đao Ngô, ông đến tham yết Thuyền Tư Đức Thành (船子德誠, ông lái đo ơ Ngô Giang thuôc Huyện Hoa Đình (華亭, Chế Trung (淛中, thuôc Tinh Giang Tô ngày nay), được ân khế cho kế thưa dong pháp cua Dược Sơn. Vào năm 870, ông đến tru tai Giáp Sơn và cư xướng Thiền phong cua mình tai đây. Đến ngày mông 7 tháng 11 năm đâu (881) niên hiệu Trung Hoa (中和, ông thị tịch, hương tho 77 tuôi đơi và 57 ha lap. Ông được ban nhu hiệu là Truyền Minh Đai Sư ( 傳明大師.
Hà Trạch Thần Hội (荷澤神會, Kataku Jinne, 684-760): vị Thiền tăng sống dưới thời nhà Đường, vị tổ khai sáng Hà Trạch Tông (荷澤宗), người vùng Tương Dương (襄陽, Hồ Bắc), họ Cao (高). Lúc nhỏ ông học Ngũ Kinh, Lão Trang, các sử thư, sau theo xuất gia với Cảnh Nguyên ở Quốc Xương Tự (國昌寺), đọc tụng thuộc các kinh điển rất dễ dàng. Năm lên 13 tuổi, ông đến tham yết Huệ Năng (慧能). Sau khi Huệ Năng qua đời ông đi tham học khắp các nơi. Vào năm thứ 8 (720) niên hiệu Khai
Nguyên (開元), ông vâng chiếu đến trú trì Long Hưng Tự (龍興寺) ở Nam Dương
(南陽) và cử xướng Thiền pháp rộng rãi tại đây, cho nên người đời thường gọi ông là
Nam Dương Hòa Thượng (南陽和尚). Sau khi Lục Tổ qua đời trong vòng 20 năm,
giáo pháp của ông bị suy tàn dần dần, cả hai kinh đều tôn sùng Thần Tú (神秀) mà thôi. Lần đầu tiên khi đến Lạc Dương (洛陽), ông đã có ý muốn chấn hưng Thiền phong của Lục Tổ, cho nên vào năm thứ 20 (732) niên hiệu Khai Nguyên, ông thiết lập đại hội ở Đại Vân Tự (大雲寺) thuộc Hoạt Đài (滑臺), Hà Nam (河南), cùng luận tranh với Sùng Viễn (崇遠) ở Sơn Đông (山東). Kế đến vào năm thứ 4 (745) niên hiệu Thiên Bảo (天寳), ông viết cuốn Hiển Tông Ký (顯宗記), quy định ra 2 tông phái đốn và tiệm của Nam Bắc, lấy Huệ Năng ở phương Nam làm Đốn Tông và Thần Tú ở phía Bắc làm Tiệm Tông; cho nên từ “Nam Đốn Bắc Tiệm (南頓北漸)” vốn phát xuất từ đây. Ông tận lực công kích pháp môn của Thần Tú, vì vậy Nam Tông Thiền càng ngày trở nên hưng thạnh và ngược lại Bắc Tông Thiền dần dần suy tàn. Đến năm thứ 12 niên hiệu Thiên Bảo, nhân vụ trình tâu vu khống của vị quan Ngự Sử Lô Dịch (盧奕), ông rời khỏi Hà Trạch Tự (荷澤寺) vùng Lạc Dương, chuyển đến sống tại các địa phương như Dặc Dương (弋陽, Giang Tây), Võ Đương (武當, Hồ Bắc), v.v. Đến năm sau, ông lại chuyển đến Tương Dương, rồi Bát Nhã
Viện (般若院) của Khai Nguyên Tự (開元寺) vùng Kinh Châu (荆州). Khi vụ loạn An Sử (安史) dấy khởi, cả 2 kinh đô đều rơi vào cảnh lầm than, khắp nơi có thiết lập giới đàn độ chúng tăng, tập trung tiền của để sung vào quân nhu, cho nên người ta thỉnh ông làm chủ đàn. Sau vụ loạn, vua Túc Tông mời ông vào cung nội cúng dường và cho xây dựng Thiền đường trong khuôn viên Hà Trạch Tự, thỉnh ông đến làm trú trì chùa nầy, cho nên người đời thường gọi ông là Hà Trạch Đại Sư (荷澤大師). Vào năm đầu (760) niên hiệu Thượng Nguyên (上元), ông thị tịch, hưởng thọ 93 tuổi. Có thuyết cho là ông mất vào năm đầu (758) niên hiệu Càn Nguyên (乾元). Ông được ban cho thụy hiệu là Chơn Tông Đại Sư (眞宗大師). Vào năm thứ 12 (796) niên hiệu Trinh Nguyên (貞元), Hoàng Thái Tử cho triệu tập các vị Thiền sư, quy định tông chỉ của Thiền môn, suy cử ông là vị tổ thứ 7 của Thiền Tông, sắc phong bia đặt tại Thần Long Tự (神龍寺). Tông môn của ông được gọi là Hà Trạch Tông (荷澤宗). Môn hạ ông có rất nhiều đấng anh tài như Vô Danh (無名), Pháp Như (法如), v.v.
Hạc Lâm Huyền Tố (鶴林玄素, Gakurin Genso, 668-752): vị tăng của Ngưu Đầu Tông, pháp từ của Trí Uy (智威), vị tổ đời thứ 5 của Ngưu Đầu Tông, tự là Đạo Thanh (道
清), họ Mã (馬), cho nên ông thường được gọi là Mã Tố (馬素), xuất thân Diên Lăng (延陵), Nhuận Châu (潤州, Tỉnh Giang Tô). Ông xuất gia ở Trường Thọ Tự (長壽寺) vùng Giang Ninh (江寧, Tỉnh Giang Tô) và sau khi thọ cụ túc giới xong, ông sống ẩn cư. Đến cuối đời, ông theo hầu hạ Trí Uy ở U Thê Tự (幽棲寺), Thanh Sơn (青山), thân hình khắc khổ. Trong khoảng thời gian niên hiệu Khai Nguyên (開元, 713742), thể theo lời thỉnh cầu của vị tăng Uông Mật (汪密), ông đến Kinh Khẩu (京口) và đáp ứng sự khẩn thỉnh của vị quan trong quận Vi Tiển (微銑), ông đến sống tại Hạc Lâm Tự (鶴林寺) thuộc Hoàng Hạc Sơn (黄鶴山), Nhuận Châu (潤州). Vào ngày 11 tháng 11 năm thứ 11 (752) niên hiệu Thiên Bảo (天寳), ông an nhiên thị tịch, hưởng thọ 85 tuổi. Tháp ông được dựng ở Tây Hoàng Hạc Sơn. Ông được ban cho thụy hiệu là Đại Luật Thiền Sư (大律禪師). Môn nhân của ông có Pháp Hải (法
海), người biên tập bộ phận tối cổ của Lục Tổ Đàn Kinh Bản Đôn Hoàng. Lý Hoa (李華) soạn bia văn cho tháp của ông.
Hải Vân Ấn Giản (海雲印簡, Kaiun Inkan, 1202-1257): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Hải Vân (海雲), người vùng Ninh Viễn (寧遠, Tỉnh Tứ Xuyên), họ Tống (宋). Năm lên 7 tuổi, ông được cha giảng nghĩa Hiếu Kinh cho nghe, sau ông theo xuất gia với Trung Quán Chiểu (中觀沼), đến năm 11 tuổi thọ cụ túc giới và chuyên tâm tham học. Khi thầy mình qua đời, ông đến tham yết Trung Hòa Chương (中和璋) ở Đại Khánh Thọ Tự (大慶壽寺), Yến Kinh (燕京, tức Bắc Kinh) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Ban đầu, ông hóa đạo tại Nhân Trí (仁智) thuộc Hưng Châu (興州, Tỉnh Sơn Tây), sau đó từng sống qua các nơi như Hưng Quốc (興國) ở
Lôi Dương (洡陽), Vĩnh Khánh (永慶) ở Hưng An (興安), cuối cùng trở về Đại Khánh Thọ Tự. Ông đã từng quy y cho triều đình nhà Nguyên, đến năm thứ 9 (1237) đời vua Thái Tông, ông được ban cho hiệu là Quang Thiên Trấn Quốc Đại Sĩ (光天鎭國大士). Vào năm thứ 11 cũng đời vua trên, ông lại quay về Đại Khánh Thọ Tự, rồi đến năm đầu (1242) đời vua Thoát Liệt Ca Na (脱列哥那), ông trả lời những vấn nạn của Hộ Tất Liệt (護必烈) và khẳng định rõ tính ưu việt của Phật Giáo hơn Đạo Giáo. Từ đó trở đi, thỉnh thoảng ông có trả lời những nan giải của triều đình, cho nên vua Định Tông cho ông nhậm chức Tăng Lục (僧錄). Tại Hạo Thiên Tự (昊天寺), ông làm lễ cầu nguyện cho quốc gia được thái bình, sau đó ông chuyển đến Thái Bình Hưng Quốc Tự (太平興國寺) ở Hòa Lâm (和林, Tỉnh Sơn Tây). Vào tháng giêng năm thứ 4 (1256) niên hiệu Bảo Hựu (寳祐), ông vâng mệnh hoàng triều mở pháp hội tại Hạo Thiên Tự. Đến ngày mồng 4 tháng 4 nhuận năm thứ 5 (1257) cùng niên hiệu trên, ông thị tịch, hưởng thọ 56 tuổi, được ban cho thụy hiệu là Phật Nhật
Viên Minh Đại Sư (佛日圓明大師).
Hám Phác Tánh Thông (憨璞性聰, Kampaku Shōsō, 1610-1666): vị tăng của Lâm Tế
Tông Trung Quốc, hiệu Minh Giác (明覺), tự Hám Phác (憨璞), xuất thân Diên Bình Thuận Xương (延平順昌), thuộc Huyện Mân (閩, tỉnh Phúc Kiến), họ là Liên (連). Năm 15 tuổi, ông đến nhập môn ở Thiên Vương Tự (天王寺) và 3 năm sau xuống tóc xuất gia. Từ 25 tuổi, ông đã đi ngao du đó đây, theo học kinh luận với Bổn Huy (本輝) ở Chi Đề Sơn (支提山) và thọ cụ túc với Đại Vân (大雲) ở Phổ Đà Nham (普陀
巖), Nam Hải (南海, Tỉnh Triết Giang). Kế đó, ông đến tham Thiền với Mặc Uyên
(默淵) ở Võ Lâm Sơn (武林山, Tỉnh Triết Giang), Vĩnh Giác Nguyên Hiền (永覺元
賢), v.v. Cuối cùng ông đại ngộ dưới trướng của Nhĩ Mật Minh Phục (爾密明澓) ở Đông Sơn (東山) thuộc Phủ Thiệu Hưng (紹興府, Tỉnh Triết Giang), rồi được Ngư Đàm (魚潭) ở Ôn Châu (温州, Tỉnh Triết Giang) ấn chứng cho và sau đó đắc pháp với Bách Si Hành Nguyên (百癡行元) ở Thái Bình Tự (太平寺), Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang). Từ đó về sau, ông sống qua một số chùa như Quan Âm Tự (觀音
寺) ở Cẩm Sơn (錦山), Hàng Châu, Pháp Hỷ Tự (法喜寺) ở Dư Hàng (餘杭, Tỉnh
Triết Giang), Quảng Phước Viện (廣福院) ở Tiền Đường (錢唐, Tỉnh Triết Giang),
Hải Hội Tự (海會寺) cũng như Diên Thọ Tự (延壽寺) ở Thuận Thiên (順天, Tỉnh Hà Bắc), An Quốc Tự (安國寺) ở Thiệu Võ (邵武, Tỉnh Phúc Kiến), v.v. Đến ngày 13 tháng 12 năm thứ 5 (1666) niên hiệu Khang Hy (康熙), ông thị tịch, hưởng thọ 57 tuổi đời và 39 hạ lạp. Pháp từ của ông có hơn 20 người. Ông có để lại tác phẩm Minh Giác Thông Thiền Sư Ngữ Lục (明覺聰禪師語錄) 16 quyển. Phùng Phổ (馮溥) soạn bài tháp minh cho ông.
Hám Sơn Đức Thanh (憨山德清, Kanzan Tokusei, 1546-1623): tự là Trừng Ấn (澄印), hiệu Hám Sơn (憨山), xuất thân Kim Tiêu (金椒), Kim Lăng (金陵, Nam Kinh), họ Thái (蔡). Năm 13 tuổi, ông theo học với Vĩnh Ninh (永寧) ở Báo Ân Tự (報恩寺) vùng Kim Lăng. Đến năm 19 tuổi, ông xuất gia và thọ cụ túc giới, rồi tham học Thiền với Vân Cốc Pháp Hội (雲谷法會) ở Thê Hà Tự (栖霞寺), kế đến tham vấn Pháp Quang (法光) ở Phục Ngưu Sơn (伏牛山), đạt được huyền chỉ sâu xa. Sau đó, ông chọn Ngũ Đài Sơn (五臺山) làm nơi tĩnh tu cho mình. Vào năm thứ 9 (1581) niên
hiệu Vạn Lịch (萬曆), ông thiết lập đại hội trên Ngũ Đài Sơn, chiêu tập 500 vị đại đức tăng. Đến năm thứ 14 cùng niên hiệu trên, nhân dịp Thái Hậu quy y, bà cho sáng lập Hải Ấn Tự (海印寺) ở Lao Sơn (牢山) và ban tặng Đại Tạng Kinh, thế nhưng khi mắc tội với vua Thần Tông, ông cũng bị tống giam vào ngục thất ở Lôi Châu (雷州, Tỉnh Quảng Đông). Vào năm thứ 24, ông đến trú ở Tào Khê (曹溪), phục hưng các ngôi Thiền Đường nơi đây, rồi truyền giới, giảng kinh và chế ra quy cũ Thiền môn. Đến năm thứ 43, ông khai sáng Pháp Vân Thiền Tự (法雲禪寺) ở Ngũ Nhũ Phong (五乳峰). Vào năm thứ 2 (1622) niên hiệu Thiên Khải (天啓), ông trở về lại Tào Khê, và năm sau thì thị tịch, hưởng thọ 78 tuổi đời và 59 hạ lạp. Trước tác của ông có rất nhiều như bộ Ngữ Lục (語錄) 12 quyển, Mộng Du Toàn Tập (夢遊全集) 55 quyển, Quán Lăng Già Kinh Ký (觀楞伽經記), Hoa Nghiêm Cương Yếu (華嚴綱要), Lăng Nghiêm Thông Nghĩa (楞嚴通義), Viên Giác Kinh Trực Giải (圓覺經直解),
Kim Cang Kinh Quyết Nghi (金剛經決疑), v.v. Ông chủ xướng pháp môn Niệm Phật và Khán Thoại Thiền, cùng với Châu Hoằng (袾宏), Chơn Khả (眞可), Trí Húc (智旭) được gọi là Tứ Đại Thích Gia (四大釋家, 4 vị tu sĩ vĩ đại) cuối thời nhà Minh. Ngô Ứng Thật (呉應實) và Tiền Khiêm Ích (錢謙益) soạn bài minh bia tháp cho ông và trong khoảng niên hiệu Thuận Trị (順治, 1644-1661) nhà Thanh, ông được ban tặng thụy hiệu là Hoằng Giác Thiền Sư (弘覺禪師).
Hán Nguyệt Pháp Tạng (漢月法藏, Kangetsu Hōzō, 1573-1635): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Hán Nguyệt (漢月), tự Ư Mật (於密), sinh vào năm đầu niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), người Huyện Vô Tích (無錫縣), Lương Khê (梁溪, Tỉnh Giang Tô), họ Tô (蘇). Năm 15 tuổi, ông xuất gia tại Đức Khánh Viện (德慶院) thuộc Ngũ Mục Sơn (五牧山), rồi thọ cụ túc giới ở Vân Thê Tự (雲棲寺). Vào năm thứ 4 (1624) niên hiệu Thiên Khải (天啓), ông đến tham yết Mật Vân Viên Ngộ (密雲圓悟) ở Kim Túc Tự (金粟寺), Gia Hưng (嘉興, Tỉnh Triết Giang) và đắc pháp với vị nầy. Năm sau, ông chuyển đến sống các nơi như Tam Phong Thanh Lương Viện (三峰清涼院) ở Hải Ngu (海虞, Tỉnh Giang Tô), Bắc Thiền Đại Từ Tự (北禪大慈寺) ở Tô Châu (蘇州, Tỉnh Giang Tô), An Ổn Tự (安穏寺) ở Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang); rồi đến năm thứ 2 (1629) niên hiệu Sùng Trinh (崇禎), ông dời đến Đặng Úy Thánh Ân Tự (鄧尉聖恩寺) ở Tô Châu. Sau đó, ông còn sống qua một số nơi khác như Cẩm Thọ Viện (錦樹院) ở Lương Khê Long Sơn (梁溪龍山), Tịnh
Từ Tự (淨慈寺) ở Hàng Châu, Chơn Như Tự (眞如寺) ở Gia Hưng và Thánh Thọ Tự (聖壽寺) ở Tô Châu. Đến ngày 21 tháng 7 năm thứ 8 (1635) niên hiệu Sùng Trinh, ông thị tịch, hưởng thọ 63 tuổi. Ông có để lại một số tác phẩm như Quảng Lục (廣錄) 50 quyển, Ngữ Lục (語錄) 30 quyển, Tam Phong Tạng Hòa Thượng Ngữ Lục (三峰藏和尚語錄) 16 quyển, Hoằng Giới Pháp Nghi (弘戒法儀) 3 quyển. Môn nhân Thối Ông Hoằng Trữ (退翁弘儲) viết bản Niên Phổ, Hoàng Tông Hy (黄宗羲) soạn bài văn bia tháp cho ông.
Hàng Ma Sùng Huệ (降魔崇慧, Gōma Sūe, hậu bán thế kỷ thứ 8): vị tăng của Ngưu Đầu Tông, sống vào khoảng giữa thời nhà Đường, pháp từ của Kính Sơn Pháp Khâm (徑山法欽), họ Chương (章), xuất thân Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang). Ông theo làm đệ tử của Pháp Khâm, tu về Thiền quán lẫn Mật Giáo. Ban đầu ông kết am tu ở Thiên Khoảnh Sơn (千頃山, Tỉnh Triết Giang), trì tụng Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La
Ni (佛頂尊勝陀羅尼). Khoảng đầu niên hiệu Đại Lịch (大曆, 766), ông lên Kinh Sư (京師, Trường An), trú ở Chương Tín Tự (章信寺), đã từng tranh đua đạo lực với đạo sĩ Sử Hoa (史華) ở Thái Thanh Cung (太清宮) và thắng trận. Ông được ban cho hiệu là Hộ Quốc Tam Tạng (護國三藏), sắc chỉ trú trì An Quốc Tự (安國寺). Người đời thường gọi ông là Cân Tử Sơn Hàng Ma Thiền Sư (巾子山降魔禪師).
Hàng Ma Tạng (降魔藏, ?-?): nhân vật sống dưới thời nhà Đường, thuộc Bắc Tông Thiền, xuất thân Quận Triệu (趙郡, Tỉnh Hà Bắc), họ Vương (王). Năm lên 7 tuổi đã từng sống một mình ở chỗ vắng vẻ, chẳng hề sợ sệt và lớn lên tự xưng là Hàng Ma. Ông đến tham yết Minh Tán (明讚) ở Quảng Phước Viện (廣福院), thông hiểu về Pháp Hoa. Sau khi xuống tóc xuất gia và thọ giới cụ túc, ông chuyên học về Luật. Mặc dầu ông đã từng giảng thuyết về Nam Tông Luận, nhưng ông từ bỏ và theo hầu hạ Bắc Tông Thần Tú (神秀). Ông thị tịch ở tuổi 91.
Hành Cơ (行基, Gyōki, 668-749): vị tăng sống dưới thời đại Nại Lương (奈良, Nara), xuất thân vùng Hà Nội (河内, Kawauchi). Ông theo hầu Đạo Chiêu (道昭, Dōshō) rồi sau đó cũng đi tuần du khắp nơi, chuyên tâm làm các công việc xã hội như giáo hóa dân chúng, xây dựng chùa chiền, thiết lập đê điều, dựng cầu cống, v.v., nên thường được gọi là Hành Cơ Bồ Tát. Ông bị cấm chế vì lần đầu tiên sai phạm luật
tăng ni, nhưng sau cũng được tha tội, và ông cũng đã từng làm đến chức Đại Tăng Chánh.
Hành Ứng Huyền Tiết (行應玄節, Gyōō Gensetsu, 1756-1831): vị tăng của Lâm Tế
Tông Nhật Bản, sống vào khoảng cuối thời Giang Hộ (江戸, Edo), húy là Huyền Tiết (玄節), đạo hiệu Hành Ứng (行應), thụy là Tâm Giám Từ Chiếu Thiền Sư (心鑑慈照禪師), xuất thân vùng Thỉ Dã (矢野), Y Do (伊予, Iyo, thuộc Ehime-ken). Năm lên 19 tuổi, ông theo hầu Đề Châu Thiền Nhứ (提洲禪恕) ở Tự Tánh Tự (自性寺), vùng Trung Tân (中津) Phong Tiền (豐前). Sau khi vị nầy qua đời thì ông đến tham Thiền với Hải Môn Thiền Cách (海門禪恪). Năm 1779, ông lên tham dự lễ kỵ lần thứ 500 của Viên Nhĩ Biện Viên (圓爾辨圓) ở Đông Phước Tự (東福寺) vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro), và nhân đó tham yết Thiên Nghê Huệ Khiêm (天猊慧謙) ở chùa nầy, và sau được ấn khả của Từ Trác (慈棹). Năm 1794, ông đến sống tại Long Đàm Tự (龍潭寺) vùng Y Do, rồi năm 1803 đến Đẳng Giác Tự (等覺寺).
Hiểu Oánh Trọng Ôn (曉瑩仲温, Gyōei Chūon, 1116?-?): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Trọng Ôn (仲温). Ông đi tham vấn khắp chốn tùng lâm, cuối cùng liễu ngộ đại sự và kế thừa dòng pháp của Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲). Đến cuối đời ông đến sống bên La Hồ (羅湖), viết cuốn La Hồ Dã Lục (羅湖野錄), rồi ở Vân Ngọa Am (雲臥庵), ông còn viết cuốn Vân Ngọa Ký Đàm (雲臥記談).
Hòa Sơn Vô Ân (禾山無殷, Kazan Muin, 884-960): xuất thân Huyện Liên Giang (連江), Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), họ là Ngô (呉). Năm lên 7 tuổi, ông đến xuất gia với Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存). Sau khi thọ cụ túc giới xong, ông lên đường vân du đó đây, đến tham yết Cửu Phong Đạo Kiền (九峰道虔) ở Quân Dương (筠陽, Tỉnh Giang Tây), và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau ông được cung thỉnh đến trú trì Đại Trí Viện (大智院), Hòa Sơn, thuộc Cát Châu (吉州, Tỉnh Giang Tây) và bắt đầu cử xướng Thiền phong của mình. Ông đã từng quy y cho nhà họ Lý ở Giang Nam, rồi đến sống tại Tường Quang Viện (祥光院) ở Dương Châu (楊州, Tỉnh Giang Tô), Thúy Nham Viện (翠巖院) ở Giang Tây (江西). Đến năm đầu (951) niên hiệu Quảng Thuận (廣順), ông lại chuyển đến sống ở Hộ Quốc Tự (護國寺) thuộc Hồng
Châu (洪州, Tỉnh Giang Tây) và được ban cho hiệu là Trừng Nguyên Thiền Sư (澄源禪師). Ông thị tịch vào ngày mồng 2 tháng 3 năm đầu (960) niên hiệu Kiến Long (建隆), hưởng thọ 77 tuổi, và được ban cho thụy là Pháp Tánh Thiền Sư (法性禪師).
Hoài Cảm (懷感, Ekan, ?-?): vị tăng của Tịnh Độ Tông sống dưới thời nhà Đường, không rõ năm sinh và mất cũng như quê quán. Ban đầu ông sống tại Thiên Phước Tự (千福
寺) ở Trường An (長安), học Duy Thức và giới luật, thông các kinh điển, nhưng không tin vào nghĩa lý niệm Phật của Tịnh Độ. Sau ông đến tham yết Thiện Đạo (善
導), trình bày chỗ nghi vấn của mình, Thiện Đạo bèn giải tỏa mối nghi, nên ông nhập môn tinh tấn niệm Phật. Sau 21 ngày mà vẫn chưa thấy điềm lành, ông tự hận mình tội chướng sâu nặng, muốn tuyệt thực mà chết, nhưng bị Thiện Đạo ngăn cản. Từ đó về sau ông chuyên tâm tinh thành niệm Phật và 3 năm sau thì cảm được linh ứng, thấy sắc vàng tướng ngọc, lại chứng được niệm Phật tam muội, cho nên ông soạn ra Thích Tịnh Độ Quần Nghi Luận (釋淨土群疑論) 1 quyển, và viết xong thì thị tịch.
Hoàn Khê Duy Nhất (環溪惟一, Kankei Iichi, 1202-1281): vị tăng của Phái Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Hoàn Khê (環溪), xuất thân vùng Ngu Trì (愚池), Tư Châu (資州, Tỉnh Tứ Xuyên), họ là Cổ (賈). Lúc nhỏ ông theo tham học với Giác Khai (覺開) ở Phạn Nghiệp Tự (梵業寺) trong làng. Năm lên 12 tuổi, ông vấn đáp với Trương Hưởng Tuyền (張享泉), rồi sau đó xuống tóc xuất gia. Năm 22 tuổi, ông thọ cụ túc ở Cam Lồ Tự (甘露寺) trên Thành Đô (城都, Tỉnh Tứ Xuyên). Sau đó, ông đi tham vấn khắp nơi, đến học với Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範) ở Dục Vương Sơn (育王山), khi Sư Phạm chuyển đến Kính Sơn (徑山) thì ông theo hầu thầy. Kế đến ông còn tham học với Si Tuyệt Đạo Xung (癡絶道沖) ở Kim Lăng (金陵, Tỉnh Giang Tô), nhưng 2 năm sau thì trở về lại Kính Sơn và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Vào năm thứ 6 (1246) niên hiệu Thuần Hựu (淳祐), ông bắt đầu khai mở đạo tràng tuyên dương giáo pháp tại Thoại Nham Tự (瑞巖寺) thuộc Phủ Kiến Ninh (建寧府, Tỉnh Phúc Kiến). Về sau, ông còn sống qua một số nơi khác như Huệ Lực Tự (慧力寺) ở Lâm Giang Quân (臨江軍, Tỉnh Giang Tây), Bảo Phong Tự
(寳峰寺) và Hoàng Long Sơn Sùng Ân Tự (黄龍山崇恩寺) ở Lặc Đàm (泐潭) thuộc Phủ Giáng Hưng (降興府, Tỉnh Giang Tây), Tư Thánh Tự (資聖寺) ở Kiến Xương
Quân (建昌軍, Tỉnh Giang Tây), Báo Ân Quang Hiếu Tự (報恩光孝寺) ở Hoàng Bá
Sơn (黄檗山) thuộc Thoại Châu (瑞州, Tỉnh Giang Tây), Thái Bình Hưng Quốc Tự (太平興國寺) ở Ngưỡng Sơn (仰山) thuộc Viên Châu (袁州, Tỉnh Giang Tây), Tuyết Phong Sơn Tư Thánh Tự (雪峰山資聖寺) ở Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), và Thiên Đồng Sơn Cảnh Đức Tự (天童山景德寺) ở Phủ Khánh Nguyên (慶元府, Tỉnh Triết Giang). Vào ngày mồng 4 tháng 9 năm thứ 18 niên hiệu Chí Nguyên (至元), ông thị tịch, hương thọ 80 tuổi đời và 60 hạ lạp. Trước tác của ông có Hoàn Khê Duy Nhất Thiền Sư Ngữ Lục (環溪惟一禪師語錄) 2 quyển.
Hoang Ba Hy Vân (黄檗希運, Ōbaku Kiun, ?-?): ngươi Huyện Mân (閩縣, thuôc Phuc Châu, Tinh Phuc Kiến). Ông xuât gia ơ Hoàng Bá Sơn (黄檗山), Phuc Châu (福州), sau đó lên ngao du trên Thiên Thai, rôi theo làm đệ tư cua Hoài Hai (懷海) ơ Bách Trượng Sơn (百丈山, thuôc Tinh Giang Tây) và đăc được huyền chi cua vị nây. Sau ông đến tru tai Đai An Tư (大安寺) và tâp trung được khá nhiều đệ tư theo tu hoc. Hơn nưa, thê theo lơi thinh câu cua Tướng Quốc Bui Hưu (裴休), ông đến vung Chung Lăng (鍾陵, thuôc Tinh Giang Tây), rôi do vì nhớ đến nui xưa nơi mình đã tưng cư ngu, ông đăt tên nơi đây là Hoàng Bá Sơn và trơ thành tô khai sơn tai đây. Kê tư đó môn phong Hoàng Bá môi ngày môt rưc rơ thêm lên. Về sau, vào năm thứ 2 (842) niên hiệu Hôi Xương (會昌), ông chuyên đến Long Hưng Tư (龍興寺), rôi năm thứ 2 (848) niên hiệu Đai Trung (大中) thì đến Khai Nguyên Tư (開元寺) ơ Uyên Lăng (宛陵, thuôc Tinh An Huy). Vào khoang năm thứ 10 (856) cung niên hiệu trên, ông thị tịch. Đệ tư cua ông có Lâm Tế Nghia Huyền (臨濟義玄), vị tô khai sáng ra Lâm Tế Tông Trung Quốc. Truyền Tâm Pháp Yếu (傳心法要) là tâp pháp ngư cua ông do Bui Hưu thâu luc nên. Ông được ban cho nhu hiệu là Đoan Tế Thiền
Sư (斷際禪師).
Hoàng Long Huệ Nam (黄龍慧南, Ōryū Enan, 1002-1069): vị tổ sư khai sáng ra Phái
Hoàng Long của Tông Lâm Tế Trung Quốc, người Huyện Ngọc Sơn ( 玉山), Tín Châu (信州, Tỉnh Giang Tây), họ là Chương (章). Năm lên 11 tuổi, ông theo xuất gia với Trí Loan (智鑾) ở Hoài Ngọc Định Thủy Viện (懷玉定水院), rồi năm 19 tuổi thì thọ giới cụ túc. Ban đầu ông đến tham vấn Tự Ngọc (自玉) ở Quy Tông Tự (歸宗寺) trên Lô Sơn (廬山), rồi Trừng Thị (澄諟) ở Thê Hiền Tự (棲賢寺), và Hoài Trừng (懷澄) ở Tam Giác Sơn (三角山, Tỉnh Hồ Bắc). Sau đó, ông theo học với Vân Phong Văn Duyệt (雲峰文悦), đã từng vào tham vấn trong thất của Thạch Sương Sở Viên (石霜楚圓), cuối cùng nhân nghe câu chuyện lão bà của Triệu Châu (趙州) mà đại ngộ. Lúc ấy ông 35 tuổi, từ đó trở đi ông đi tham học khắp chốn Thiền lâm. Sau khi trở về lại Quy Tông Tự, gặp phải lúc chùa bị hỏa tai, ông bị hạch tội và bị tống giam vào ngục thất. Sau khi được tha tội, ông lui về ẩn cư ở Hoàng Bá. Sau đó, ông chuyển đến Hoàng Long Sơn (黄龍山) ở Phủ Long Hưng (隆興府), và nổ lực cử xướng tông phong của mình. Chính trong khoảng thời gian nầy, công án được sử dụng rất rộng rãi trong Thiền lâm như là phương tiện để tiếp độ môn đồ. Tông phong của ông mở rộng đến tận trung tâm Hồ Nam (湖南), Hồ Bắc (湖北), và Giang Tây (江西). Về sau phái nầy được gọi là Phái Hoàng Long. Vào ngày 17 tháng 3 năm thứ 2 (1069) niên hiệu Hy Ninh (熙寧), ông thị tịch, hưởng thọ 68 tuổi, và được ban cho thụy là Phổ Giác Thiền Sư (普覺禪師). Có một số tác phẩm của ông như Hoàng Long Nam
Thiền Sư Ngữ Lục (黄龍南禪師語錄) 1 quyển, Hoàng Long Nam Thiền Sư Ngữ Yếu (黄龍南禪師語要) 1 quyển, Hoàng Long Nam Thiền Sư Thư Xích Tập (黄龍南禪師書尺集) 1 quyển. Đệ tử của ông có Hối Đường Tổ Tâm (晦堂祖心), Bảo Phong Khắc Văn (寳峰克文).
Hoàng Long Ngộ Tân (黄龍悟新, Ōryū Goshin, 1043-1114): vị tăng của Phái Hoàng Long thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Tử Tâm (死心), họ là Hoàng (黄), người Khúc Giang (曲江), Tỉnh Quảng Đông (廣東省). Ông theo Đức Tu (德修) ở Phật Đà Viện (佛陀院) xuống tóc xuất gia và thọ giới. Sau ông du hành các nơi, đến năm thứ 8 (1075) niên hiệu Hy Ninh (熙寧), ông đến Hoàng Long Tự (黄龍寺), tham yết Hối Đường Tổ Tâm (晦堂祖心), được ấn khả và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau ông tiếp tục vân du đây đó, đến năm thứ 7 (1092) niên hiệu Nguyên Hựu (元祐), ông bắt đầu ra mặt hoạt động ở Vân Nham (雲巖), và mãi cho đến đầu niên hiệu Chính Hòa (政和, 1111-1118), ông sống tại Hoàng Long. Vào ngày 14 tháng 12 năm thứ 4 (1114) cùng niên hiệu trên, ông thị tịch, hưởng thọ 72 tuổi đời và 46 hạ lạp.
Hoặc Am Sư Thể (或庵師體, Wakuan Shitai, 1108-1179): vị tăng của Phái Dương Kì, Tông Lâm Tế Trung Quốc, họ là La (羅), xuất thân Hoàng Nham (黄巖, Tỉnh Triết Giang), Đơn Kheo (丹丘). Năm 15 tuổi, ông bỏ nhà đi theo hầu Thủ Uy (守威) ở
Diệu Trí Viện (妙智院). Năm 20 tuổi, ông thọ giới Sa Di, sau đó gặp Bàn Am Kế Thành (蹣庵繼成). Rồi ông theo học với Thử Am Cảnh Nguyên (此庵景元), được đại ngộ và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Ông đã từng sống tại Tiêu Sơn (焦山) thuộc Phủ Trấn Giang (鎭江府, Tỉnh Giang Tô). Vào ngày mồng 1 tháng 8 năm thứ 6 (1179) niên hiệu Thuần Hy (淳熙), ông nhuốm bệnh nhẹ, rồi đến ngày mồng 4 thì viên tịch, hưởng thọ 72 tuổi đời và 52 hạ lạp.
Hoằng Chính (弘政, Kōsei, hay Hoằng Chánh [宏正], ?-?): nhân vật sống dưới thời nhà Đường, thuộc Bắc Tông Thiền, đệ tử của Phổ Tịch (普寂) ở Tung Sơn (嵩山), đã từng trú tại Thánh Thiện Tự (聖善寺), Đông Kinh (東京). Trong số khá nhiều đệ tử của ông có Khế Vi (契微) ở An Quốc Tự (安國寺) là nổi tiếng nhất.
Hoằng Nhẫn (弘忍, Kōnin, 601-674): vị tổ thứ 5 của Thiền tông Trung Hoa, xuất thân vùng Hoàng Mai (黄梅) thuộc Kì Châu (蘄州, Tỉnh Hồ Bắc), họ là Chu (周). Ông theo làm đệ tử của Tứ Tổ Đạo Tín (道信) tu hành trong một thời gian khá lâu, rồi kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau khi thầy qua đời, ông chuyển đến Bằng Mậu Sơn (憑茂山) ở phía Đông của Song Phong Sơn (雙峰山) và nỗ lực tuyên xướng tông phong của mình tại đây. Môn hạ của ông có Thần Tú và Huệ Năng là hai nhân vật kiệt xuất.
Huệ Năng sau nầy trở thành vị tổ thứ 6.
Hoằng Trí Chánh Giác (宏智正覺, Wanshi Shōgaku, 1091-1157): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, xuất thân vùng Thấp Châu (隰州, Tỉnh Sơn Tây), họ là Lý (李). Năm lên 12 tuổi, ông theo xuất gia với Bổn Tông (本宗) ở Tịnh Minh Tự (淨明寺), đến năm 14 tuổi thì thọ cụ túc giới với Trí Quỳnh (智瓊) ở Từ Vân Tự (慈雲寺) vùng Tấn Châu (晋州, Lâm Phần, Tỉnh Sơn Tây). Vào năm 18 tuổi, ông có chí muốn đi tham vấn chư tôn túc khắp nơi, nên trước tiên ông lên Hương Sơn Tự (香山寺) ở Nhữ Châu (汝州, Huyện Lâm An, Tỉnh Hà Nam), viếng thăm Khô Mộc Pháp Thành (枯木法成), sau đó ông đến tham học với Tử Thuần (子淳) ở Đơn Hà Sơn (丹霞山, Tỉnh Hà Nam). Ông theo hầu Tử Thuần khi vị nầy lui về ẩn cư ở Đại Thừa Sơn (大乘山) thuộc Đường Châu (唐州, Bí Dương, Tỉnh Hà Nam), cũng như khi thầy ông đến Đại Hồng Sơn (大洪山) ở Tùy Châu (隨州, Tỉnh Hồ Bắc). Đến năm 31 tuổi, vào năm thứ 3 (1121) niên hiệu Tuyên Hòa (宣和), ông được cử làm chức Thủ Tòa (首座), rồi
năm sau thì đến trú trì Phổ Chiếu Tự (普照寺) ở Tứ Châu (泗州, Tỉnh An Huy) và kế thừa dòng pháp của Tử Thuần. Vào năm đầu (1127) niên hiệu Kiến Viêm (建炎), ông chuyển đến sống tại Thái Bình Tự (太平寺) thuộc vùng Thư Châu (舒州, Tỉnh An Huy), rồi Vân Cư Sơn (雲居山, Tỉnh Giang Tây), và thỉnh thoảng ông có khai mở đạo tràng thuyết giảng tại Trường Lô Sơn (長蘆山, Tỉnh Giang Tô). Sau đó, ông được cung thỉnh đến trú trì Thiên Đồng Sơn (天童山, Tỉnh Triết Giang). Lúc bấy giờ trên Thiên Đồng Sơn rất nghèo túng, nhà cửa chật hẹp, nhưng kể từ khi ông lên trú trì về sau thì thóc lúa đầy kho, ngôi già lam cũng được hoàn chỉnh trang nghiêm, đặc biệt ngôi Đại Pháp Đường được chỉnh trang đúng với thanh quy Thiền môn. Ông đã sống nơi đây trong vòng 30 năm, chuyên tâm nhiếp hóa đồ chúng, được xem như là vị tổ thời Trung Hưng của Thiên Đồng Sơn. Tông phong đương thời bị hủ bại do vì gặp thời loạn lạc cuối nhà Tống, nên ông đả kích điều nầy và cử xướng tông phong chánh truyền. Chính hoạt động của ông đã được mọi người công nhận và hình thức tọa Thiền cũng như mặc chiếu là chỉ tiêu Thiền phong của ông, cho nên người ta thường gọi đó là Mặc Chiếu Thiền (黙照禪) hay Hoằng Trí Thiền (宏智禪). Bên cạnh đó, văn từ của ông rất xảo diệu, sánh ngang hàng với Tuyết Đậu (雪竇); ông cùng với Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲) của Lâm Tế Tông được gọi là Nhị Đại Cam Lồ Môn. Vào ngày mồng 7 tháng 10 năm thứ 27 (1157) niên hiệu Thiệu Hưng (紹興), ông thị tịch, hưởng thọ 67 tuổi đời và 56 hạ lạp. Vua Cao Tông ban tặng cho ông thụy hiệu Hoằng Trí Thiền Sư (宏智禪師). Một số trước tác ông để lại như Hoằng Trí Giác Hòa Thượng Ngữ Yếu (宏智覺和尚語要) 1 quyển, Hoằng Trí Giác Thiền Sư Ngữ Lục (宏智覺禪師語錄) 4 quyển, Hoằng Trí Quảng Lục (宏智廣錄) 9 quyển, ngoài ra còn có Thiên Đồng Bách Tắc Tụng Cổ (天童百則頌古) rất nổi tiếng.
Hối Đài Nguyên Kính (晦臺元鏡, Maidai Genkyō, 1577-1630): vị tăng của Tào Động
Tông Trung Quốc, tự là Hối Đài (晦臺), biệt hiệu là Trạm Linh (湛靈), xuất thân Kiến Dương (建陽, Tỉnh Phúc Kiến), họ Bằng (憑), sinh ngày 25 tháng 6 năm thứ 5 niên hiệu Vạn Lịch (萬曆). Năm 28 tuổi, ông đến xuất gia làm đệ tử của Lệ Không Cảo (麗空杲) ở Hổ Khiếu Nham (虎嘯巖), sau đó tham học với Vô Minh Huệ Kinh (無明慧經) ở Thọ Xương (壽昌) và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị nầy. Ông đến trú tại Thư Lâm (書林), rồi đến năm đầu (1620) niên hiệu Thái Xương (泰昌), ông bắt đầu khai đường giáo hóa tại Nhất Chi Sơn (一枝山), Kiến Dương, nhưng lại quay về ẩn tu tại Võ Di Sơn (武夷山). Đến ngày 13 tháng 7 năm thứ 3 (1630) niên hiệu Sùng Trinh (崇禎), ông thị tịch, hưởng thọ 54 tuổi đời và 26 hạ lạp. Trước tác của ông có Đông Uyển Kính Thiền Sư Ngữ Lục (東苑鏡禪師語錄) 1 quyển. Hoàng
Đoan Bá (黄端伯) soạn bài Võ Di Đệ Nhất Đại Thiền Tổ Đông Uyển Kính Công Đại
Sư Tháp Minh Tinh Tự (武夷第一大禪祖東苑鏡公大師塔銘幷序).
Hối Ông Ngộ Minh (晦翁悟明, Kaiō Gomyō, ?-?): vị tăng của Phái Đại Huệ (大慧派) thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Hối Ông (晦翁), tự xưng là Chơn Lãn Tử (眞懶子), xuất thân Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), pháp từ của Mộc Am An
Vĩnh (木庵安永) ở Cổ Sơn (鼓山). Ông đã từng trú trì các nơi như Sùng Phước Tự (崇福寺) ở Tuyền Châu (泉州, Tỉnh Phúc Kiến), Tịnh Từ Tự (淨慈寺) ở Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang), v.v. Chính ông biên tập bộ Tông Môn Liên Đăng Hội Yếu
(宗門聯燈會要, Shūmonrentōeyō, 30 quyển), và năm thứ 10 (1183) niên hiệu Hưởng Hy (淳熙), ông ghi thêm lời tựa cho bộ nầy tại Tiềm Quang Đường (潛光堂). Các cổ tắc công án của Phái Đại Huệ đều do ông biên tập nên, và sau nầy được dùng rất rộng rãi trong Thiền lâm. Cuốn Hối Ông Minh Thiền Sư Ngữ Yếu (晦翁明禪師語要, 1 quyển) được thâu lục vào trong Tục Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu (續古尊宿語要).
Hối Cơ Nguyên Hy (晦機元熙, Maiki Genki, 1238-1319): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Phái Dương Kì, Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Hối Cơ (晦機), xuất thân Nam Xương (南昌, Tỉnh Giang Tây), họ Đường ( 唐). Ông cùng với người anh Nguyên Linh (元齡) nổ lực học tập để thi đỗ Tiến Sĩ, nhưng sau đó ông theo xuất gia với Tây Sơn Minh (西山明). Gặp lúc Vật Sơ Đại Quán (物初大觀) đến khai pháp ở Ngọc Kỷ (玉几), ông đến làm thị giả hầu hạ và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau đó, ông đã từng sống qua ở Bách Trượng Sơn (百丈山), Tịnh Từ Tự (淨慈
寺) và Ngưỡng Sơn (仰山). Vào ngày 17 tháng 8 nhuận năm thứ 6 (1319) niên hiệu Diên Hựu (延祐) đời vua Nhân Tông, ông thị tịch, hưởng thọ 82 tuổi.
Hối Đường Tổ Tâm (晦堂祖心, Kaidō Soshin, 1025-1100): vị tăng của Phái Hoàng Long thuộc Tông Lâm Tế Trung Quốc, con trai của nhà họ Ổ (鄔) ở Nam Hùng (南雄, Tỉnh Quảng Đông). Năm lên 10 tuổi, ông theo xuất gia với Huệ Toàn (慧全) ở Long Sơn Tự (龍山寺), rồi sau đó đến tham bái Tuyết Phong Văn Duyệt (雪峰文悦), Hoàng Long Huệ Nam (黄龍慧南) và cuối cùng kế thừa dòng pháp của Hoàng Long. Sau khi thầy qua đời, ông kế thừa thầy, làm trú trì trong vòng 12 năm, và đến năm thứ 3 (1100) niên hiệu Nguyên Phù (元符) thì thị tịch, hưởng thọ 75 tuổi, được ban cho thụy là Bảo Giác Thiền Sư (寳覺禪師).
Hối Nham Trí Chiêu (晦巖智昭, Maigan Chishō, thế kỷ thứ 12-13): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Hối Nham (晦巖), còn gọi là Trí Thông (智聰), pháp từ của Triết Ông Như Diễm (浙翁如琰). Ông đã bỏ ra 20 năm đi du phương đó đây để thâu tập cương yếu tông phong của Ngũ Gia, đến cuối đời ông đem phân loại chỉnh lý và biên tập thành bộ Nhân Thiên Nhãn Mục (人天眼目, Nindenganmoku) tại Thiên Thai Sơn Vạn Niên Tự (萬年寺), và vào năm thứ 15 (1188) niên hiệu Thuần Hy (淳熙), ông biên lời tựa cho bộ nầy.
Hộ Quốc Thủ Trừng (護國守澄, Gokoku Shuchō, ?-?): nhân vật sống vào khoảng cuối thời nhà Đường, vị tăng của Tào Động Tông, pháp từ của Sơ Sơn Khuông Nhân (疎山匡仁). Ông có sống ở Hộ Quốc Viện (護國院), Tùy Châu (隨州, thuộc Tỉnh Hồ Bắc), được ban cho hiệu là Tịnh Quả Đại Sư (淨果大師).
Hổ Kheo Thiệu Long (虎丘紹隆, Kukyū Shōryū, 1077-1136): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, người Huyện Hàm Sơn, Hòa Châu (和州, Tỉnh An Huy). Ban đầu ông xuất gia ở Phật Từ Viện (佛慈院) trong huyện, rồi đến tham học với Tịnh Từ Sùng Tín (淨慈崇信) ở Trường Lô (長蘆) cũng như một số Thiền tượng khác như Trạm
Đường Văn Chuẩn (湛堂文準) ở Bảo Phong (寳峰), Tử Tâm Ngộ Tân (死心悟新) ở Hoàng Long (黄龍) và cuối cùng kế thừa dòng pháp của Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤). Ông theo hầu thầy suốt 20 năm trường, sau đó trở về cố hương, rồi bắt đầu khai đường thuyết pháp ở Khai Thánh Thiền Viện (開聖禪院) vùng Hòa Châu. Về sau, ông chuyển đến sống một số nơi khác như Chương Giáo Thiền Viện (彰教禪院) ở Tuyên Châu (宣州, Tỉnh An Huy), Linh Nham Thiền Tự (靈巖禪師寺) ở Hổ Kheo Sơn (虎丘山) thuộc Phủ Bình Giang (平江府, Tỉnh Giang Tô). Chính trong khoảng thời gian nầy, ông đã cùng với Nhược Bình (若平) biên tập các ngữ lục của Khắc Cần. Vào ngày mồng 8 tháng 5 năm thứ 6 (1136) niên hiệu Thiệu Hưng (紹興), ông thị tịch, hưởng thọ 60 tuổi đời và 45 hạ lạp. Môn nhân Từ Thoại (嗣瑞) biên tập cuốn Hổ Kheo Long Hòa Thượng Ngữ Lục (虎丘隆和尚語錄) 1 quyển.
Hổ Nham Tịnh Phục (虎巖淨伏, Kugan Jōfuku, ?-?): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung
Quốc, hiệu là Hổ Nham (虎巖), xuất thân Chuẩn An (准安, Chuẩn An, Tỉnh Giang
Tô), pháp từ của Hư Chu Phổ Độ (虛舟普度). Ban đầu, ông làm Thủ Tòa ở Trung Thiên Trúc Tự (中天竺寺) vùng Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang), sau khai đường thuyết giáo tại Thạch Sương Tự (石霜寺) thuộc Đàm Châu (潭州, Tỉnh Hồ Nam) và cuối cùng đến trú tại Kính Sơn (徑山) ở Hàng Châu. Vào tháng giêng năm thứ 21 (1284) niên hiệu Chí Nguyên (至元), ông vào cung nội thuyết pháp cho triều thần nghe.
Huệ An (慧安, Ean, 582-709): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, người vùng Chi Giang (支江), Kinh Châu (荆州), họ Vệ (衛), còn gọi là Lão An (老安), Đạo An (道安), Đại An (大安), một trong 10 vị đệ tử lớn của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (弘忍). Ông có dung mạo đoan nhã, không hề nhiễm bụi trần, các pháp môn tu học thảy đều thông suốt. Trong khoảng thời gian niên hiệu Đại Nghiệp (大業, 605-616) nhà Tùy, ông tập trung dân chúng, khai thông cầu đường, bao nhiêu thức ăn xin được ông đem phát cho dân nghèo. Trong khoảng thời gian niên hiệu Trinh Quán (貞觀, 627-649) nhà Đường, ông đến tham yết Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn ở Hoàng Mai Sơn (黄梅山) và ngộ được huyền chỉ với vị nầy. Vào một đêm nọ của năm thứ 2 (699) niên hiệu Thánh Lịch (聖
曆) đời Võ Hậu, mưa gió dữ tợn, ông truyền thọ Bồ Tát giới cho thần Tung Sơn. Đến năm thứ 2 (706) niên hiệu Thần Long (神龍) đời vua Trung Tông, vua ban Tử Y cho ông, kính trọng như thầy, thường mời vào cung nội cúng dường trong vòng 3 năm. Vào năm thứ 3 (709) niên hiệu Cảnh Long (景龍), ông từ khước trở về Tung Sơn Thiếu Lâm Tự (嵩山少林寺) và đến ngày mồng 8 tháng 3 năm nầy, ông thị tịch, hưởng thọ 128 tuổi.
Huệ Bố (慧布, Efu, 518-587): vị tăng sống dưới thời nhà Trần thuộc Nam Triều, người vùng Quảng Lăng (廣陵, Giang Đô, Giang Tô), họ Hác (郝). Năm 21 tuổi, ông xuất gia, ban đầu theo Quỳnh Pháp Sư (瓊法師) ở Kiến Sơ Tự (建初寺) thuộc Quận Dương (楊郡) học Thành Thật Luận (成實論), sau nghe Tăng Thuyên (僧詮) ở Chỉ Quán Tự (止觀寺) thuộc Nhiếp Sơn (攝山) giảng về Trung Luận (中論), Bách Luận (百論), Thập Nhị Môn Luận (十二門論), thấu đạt huyền chỉ của 3 bộ luận nầy. Ông thường vui ngồi Thiền, thề không giảng thuyết, ngồi ngay ngắn như thân cây. Sau ông đến thăm Thiền Sư Huệ Khả (慧可) ở kinh đô Nghiệp, rồi du học nước Tề, viết chương sớ 6 cuốn mang về Giang Nam (江南). Sau khi trở về Dương Đô (楊都), gặp lúc Hầu Cảnh (候景) gây loạn, tuy chịu khổ nhọc, nhưng ông vẫn không hề thối chí trong việc hoằng truyền giáo pháp. Trong khoảng thời gian niên hiệu Chí Đức (至德, 583-586), ông kiến lập Thê Hà Tự (棲霞寺) ở Nhiếp Sơn, danh tiếng vang xa, cho nên vương tôn công tử đều quy y theo, kính thờ ông như Phật. Vào năm đầu (587) niên hiệu Trinh Minh (禎明), ông tuyệt thực mà thoát hóa, hưởng thọ 70 tuổi. Pháp Uyển Châu Lâm (法苑珠林) quyển 82 cho rằng ông thọ hơn 70.
Huệ Khả (慧可, Eka, 487-593): vị Thiền tăng sống dưới thời nhà Tùy, xuất thân vùng Võ
Lao (武牢), Lạc Dương (洛陽, thuộc Tỉnh Hà Nam), họ là Cơ (姫), tên hồi nhỏ là
Thần Quang (神光), là vị tổ thứ 2 của Thiền Tông Trung Hoa, còn được gọi là Tăng Khả (僧可). Hồi còn trẻ, ông học Lão Trang và Phật điển, sau đó ông đến vùng Hương Sơn (香山) thuộc Long Môn (龍門), Lạc Dương, xuất gia với Bảo Tĩnh (寳靜) và thọ giới tại Vĩnh Mục Tự (永穆寺). Về sau, ông đi tham học khắp các nơi, đến năm 23 tuổi thì trở về lại Lạc Dương, và nỗ lực tu hành trong 8 năm trường. Vào năm đầu (520) niên hiệu Chánh Quang (正光) nhà Bắc Ngụy, lúc 40 tuổi, ông đến tham vấn Bồ Đề Đạt Ma (菩提達磨) ở Tung Sơn Thiếu Lâm Tự (嵩山少林寺), làm đệ tử của vị nầy và tu hành trong vòng 6 năm. Tương truyền, ban đầu khi đến gặp Đạt Ma, ông đã đứng bên ngoài thất chờ cho đến khi tuyết phủ lên đến hông mình, vậy mà vẫn không được Đạt Ma chấp nhận cho làm đệ tử. Khi ấy, Huệ Khả tự chặt lấy cánh tay mình để thể hiện tâm cầu đạo. Sau một thời gian khắc khổ tu hành, ông đến trình chỗ sở ngộ cho thầy biết, Đạt Ma hứa khả và trao truyền đại pháp cho. Sau đó, ông thuyết pháp suốt 34 năm tại kinh đô Nghiệp (thuộc Tỉnh Hà Nam) và cử xướng tông phong của mình rất mạnh mẽ. Vào năm thứ 3 (550) niên hiệu Thiên Bảo (天保) nhà Bắc Tề, ông trao truyền pháp cho đệ tử Tăng Xán (僧燦). Rồi nhân gặp nạn phá Phật (574-578) nhà Bắc Chu, ông đến ẩn cư tại Hoàn Công Sơn (皖公山), đến khi qua nạn nầy rồi, ông mới trở về kinh đô Nghiệp. Ông thị tịch vào ngày 16 tháng 3 năm Quý Sửu (593), năm thứ 13 niên hiệu Khai Hoàng (開皇), và được ban cho thụy hiệu là Chánh Tông Phổ Giác Đại Sư (正宗普覺大師), Đại Tổ Thiền Sư (大祖師禪).
Huệ Lâm Tông Bổn (慧林宗本, Erin Sōhon, 1020-1099): vị tăng của Vân Môn Tông, hiệu là Pháp Không (法空), người vùng Vô Tích (無錫), Thường Châu (常州, Tỉnh Giang Tô), họ là Quản (管). Năm lên 19 tuổi, ông theo hầu Đạo Thăng (道昇) ở Thừa Thiên Vĩnh An Viện (承天永安院) thuộc Tô Châu (蘇州, Tỉnh Giang Tô). Sau 10 năm, ông xuống tóc xuất gia và thọ giới, sau đó ông du phương tham học. Trước hết ông đến tham yết Nghĩa Hoài (義懷) ở Cảnh Đức (景德), Trì Châu (池州, Tỉnh An Huy) và được khế ngộ. Đến khi Nghĩa Hoài chuyển đến Thiên Y Sơn (天衣山) ở Việt Châu (越州, Tỉnh Triết Giang) và Tiến Phước Tự (薦福寺) ở Thường Châu, ông cũng đi theo hầu thầy. Sau ông bắt đầu hoạt động truyền bá tông phong ở Thoại Quang Tự (瑞光寺) vùng Tô Châu, rồi chuyển sang Tịnh Từ Tự (淨慈寺). Vào năm thứ 5 (1082) niên hiệu Nguyên Phong (元豐) nhà Tống, thể theo lời thỉnh cầu của vua Thần Tông (神宗), ông đến trú trì Đại Tướng Quốc Tự Từ Lâm Thiền Viện (大相國寺慈林禪院) ở Đông Kinh (東京). Ông còn được vua Triết Tông (哲宗) ban cho hiệu là Viên Chiếu Thiền Sư (圓照禪師). Vào ngày 27 tháng 12 năm thứ 2 (1099) niên hiệu Nguyên Phù (元符), ông thị tịch, hưởng thọ 80 tuổi đời và 50 hạ lạp. Bản Huệ Lâm Tông Bổn Thiền Sư Biệt Lục (慧林宗本禪師別錄) hiện còn lưu hành.
Huê Năng (慧能 hay 惠能, Enō, 638-713): vị tô thứ 6 cua Thiền Tông Trung Quốc, ho là
Lô (盧), ngươi Pham Dương (范陽, thuôc Tinh Hà Băc ngày nay), sinh tai Tân Châu
(新州, Huyện Tân Hưng, Tinh Quang Đông), nhu hiệu Đai Giám Thiền Sư (大鑑禪師), thương được goi là Đai Giám Huệ Năng (大鑑慧能), hay Luc Tô Đai Sư (六祖大師). Ngay tư luc con nho, ông đã sống trong canh cưc khô cơ hàn, thương hay đi hái cui nuôi me. Môt hôm, ông nghe có tiếng tung Kinh Kim Cang trong chợ, bông nuôi chí xuât gia; sau ông đến tham yết Trí Viên (智遠), và thê theo lơi khuyên cua vị nây, năm lên 24 tuôi, ông đến tham bái Ngu Tô Hoăng Nhân (弘忍) ơ Đông Thiền Viện (東禪院) vung Đông Sơn (東山), Kì Châu (蘄州, thuôc Huyện Hoàng Mai,
Tinh Hô Băc). Được tám tháng, ông làm bài kệ nôi tiếng “Bô đê bôn vô tho, minh kinh diêc phi đài, bôn lai vô nhât vât, hà xư hưu trân ai (菩提本無樹、明鏡亦非臺、本來無一物、何處有塵埃, bồ đề vốn không cây, gương sáng chẳng có đài, xưa nay chẳng một vật, nơi nào nhuốm bụi trần)”, nưa đêm đem trình cho Hoăng Nhân, được truyền thưa y bát và chay trốn về phương Nam. Trong bốn năm trương, ông luôn nhớ lơi thây day, sống ân náu trong nhà ngươi thợ săn, đến năm 677, ông đến Pháp Tánh Tư (法性寺) ơ Nam Hai (南海, Trinh Quang Đông), theo xuât gia với Ân Tông (印宗), rôi băt đâu cư xướng Thiền phong cua mình, và có được rât nhiều ngươi quy ngương theo ông. Đến năm 705, vua Trung Tông (中宗) sai sứ đến triệu thinh ông,
nhưng ông cáo bệnh không nhân lơi. Nhà vua lai ban săc chi cho đôi Bao Lâm Tư (寶林寺) thành Trung Hưng Tư (中興寺) và ban săc ngach cho Pháp Tuyền Tư (法泉寺). Ngoài ra, nhà vua con cho biến nhà cu cua Huệ Năng thành Quốc Ân Tư (國恩
寺), cho dưng nơi ây ngôi Báo Ân Tháp (報恩塔), và vào ngày mông 3 tháng 8 năm thứ 2 (713) niên hiệu Tiên Thiên (先天), ông thị tịch tai chua nây. Vào năm 816, Hoàng Đế Hiến Tông (憲宗) ban cho ông nhu hiệu Đai Giám Thiền Sư (大鑑禪師), và đăt tên tháp là Nguyên Hoa Linh Chiếu Chi Tháp (元和靈照之塔). Liêu Tông
Nguyên (柳宗元) soan ra bài minh cho tháp. Đến năm 978, Hoàng Đế Thái Tông (太
宗) con ban thêm cho nhu hiệu là Đai Giám Chơn Không Thiền Sư (大鑑眞空禪師) và tên tháp là Thái Bình Hưng Quốc Chi Tháp (太平興國之塔). Đến năm 1032, Hoàng Đế Nhân Tông (仁宗) cho đem chơn thân và pháp y cua Huệ Năng vào trong cung nôi làm lê cung dương và ban thêm cho nhu hiệu là Đai Giám Chơn Không Phô Giác Thiền Sư (大鑑眞空普覺禪師). Vào năm 1082, Hoàng Đế Thân Tông (神宗) con ban thêm nhu hiệu là Đai Giác Chơn Không Phô Giác Viên Minh Thiền Sư (大覺眞空普覺圓明禪師). Hơn 40 năm trương, Huệ Năng đã tưng giáo hóa ơ Thiều Châu (韶州, thuôc Tinh Quang Đông ngày nay) và Quang Châu (廣州), trong đó nhưng bài thuyết pháp cua ông tai Đai Phan Tư (大梵寺) vung Thiều Châu, được biên tâp thành văn ban dưới tên Luc Tô Đàn Kinh (六祖壇經) rât nôi tiếng và được lưu hành rông rãi cho đến ngày nay. Bên canh đó ông con trước tác Kim Cang Kinh Giai Nghia (金剛經解義) 2 quyên. Thân Tu (神秀, 605-706), ngươi đông môn với ông, lớn hơn ông 30 tuôi, và nhơ sư tiến cư cua Thân Tu mà Tăc Thiên Vo Hâu (則天武后) đã có lân cung thinh Huệ Năng. Thuyết cho răng Thân Tu huy báng việc truyền pháp được xem như là do hâu thế tao nên, nhưng vân có căn cứ cua nó. Thân Tu thì giáo hóa ơ phương Băc thuôc các vung phu cân cua Trương An (長安), Lac Dương (洛陽) với chu nghia tiệm tu. Con Huệ Năng thì bố giáo ơ phương Nam với chu nghia đốn tu. Đơi sau, ngươi ta goi hai trương phái nây là Nam Đốn Băc Tiệm
(南頓北漸), hay Nam Tông Thiền (南宗禪) và Băc Tông Thiền (北宗禪). Về sau,
Nam Tông Thiền phát triên rưc rơ cung là nhơ có nhiều nhân vât kiệt xuât thuôc pháp hệ nây xuât hiện. Nhưng môn đệ xuât săc cua Huệ Năng như Thanh Nguyên Hành Tư (青原行思, ?-740), Nam Nhac Hoài Nhượng (南岳懷讓, 677-744), Hà Trach Thân Hôi (河澤神會, 684-760), Vinh Gia Huyền Giác (永嘉玄覺, 675-713), Nam Dương Huệ Trung (南陽慧忠, ?-775).
Huệ Nghiêm Tông Vĩnh (慧嚴宗永, Egon Sōei, ?-?): người biên tập bộ Tông Môn Thống Yếu (宗門統要, Shūmontōyō, hay Tông Môn Thống Yếu Tập [宗門統要集], 10 quyển). Ông đã từng hoạt động bố giáo tại Kiến Cốc (建谿, Tỉnh Phúc Kiến). Vào năm thứ 3 (1133) niên hiệu Thiệu Hưng (紹興), Thống Yếu Tập được san hành, rồi hai năm sau được san hành tiếp. Vào năm thứ 6 (1179) niên hiệu Thuần Hy (淳熙) có san hành bản nhà Tống và nó là tác phẩm lớn nhất có ảnh hưởng của tập công án, nên sau nầy đã tạo ảnh hưởng không ít cho Liên Đăng Hội Yếu (聯燈會要). Đến thời nhà
Nguyên, Cổ Lâm Thanh Mậu (古林清茂) có biên tập bộ Tông Môn Thống Yếu Tục
Tập (宗門統要續集).
Huệ Phương (慧方, Ehō, 629-695): vị tổ thứ 3 của Ngưu Đầu Tông, sống dưới thời nhà Đường, người vùng Diên Lăng (延陵), Nhuận Châu (潤州, Giang Tô), họ Bộc (濮). Ông xuất gia ở Khai Thiện Tự (開善寺), rồi sau khi thọ cụ túc giới thì tập trung nghiên cứu sâu kinh luận. Sau đó, ông lên Ngưu Đầu Sơn (牛頭山), tham yết Thiền Sư Trí Nham (智巖), học các bí pháp. Trí Nham thấy căn cơ của ông có thể gánh vác chánh pháp, bèn trao truyền tâm ấn cho. Trong suốt hơn 10 năm tham học tại Ngưu Đầu Sơn, ông chưa hề hạ sơn lần nào, học chúng đến tham học rất đông. Sau ông phó chúc hậu sự cho Pháp Trì (法持), rồi tự vào trong núi ẩn tu. Vào năm đầu (695) niên hiệu Vạn Tuế (萬歳) đời Võ Hậu, ông thị tịch, hưởng thọ 67 tuổi đời và 40 hạ lạp.
Huệ Quang (慧光, Ekō, 468-537): vị tăng sống dưới thời Bắc Ngụy, sơ tổ của Nam Đạo
Phái thuộc Địa Luận Tông, người đời thường gọi là Quang Thống Luật Sư (光統律
師), người vùng Trường Lô (長蘆), Định Châu (定州, Hà Bắc [河北]), họ Dương (楊). Năm 13 tuổi, ông theo cha lên Lạc Dương (洛陽), theo xuất gia với Phật Đà Phiến Đa (佛陀扇多) và được người đương thời gọi là Thánh Sa Di. Ban đầu ông học Luật bộ, sau thọ cụ túc giới và 4 năm sau thuyết giảng Ma Ha Tăng Kỳ Luật (摩訶僧祇律). Vào năm đầu (508) niên hiệu Vĩnh Bình (永平) thời Bắc Ngụy, Lạc Na Ma Đề (勒那摩提) cùng với Bồ Đề Lưu Chi (菩提流支) dịch bộ Thập Địa Kinh Luận (十地經論), ông thông qua cả 2 dịch bản, tự đọc lại Phạn bản, ngộ được yếu chỉ của kinh, nhân đó hưng khởi Địa Luận Tông. Bên cạnh đó, ông còn soạn ra Tứ Phần Luật Sớ (四分律疏), rồi viết chú sớ cho các kinh như Hoa Nghiêm, Niết Bàn, Duy Ma, Thập Địa, Địa Trì, v.v. Đến cuối thời Bắc Ngụy, ông đến nhậm chức Tăng Đô ở Lạc Dương. Về sau, ông phụng chiếu chỉ vào đất Nghiệp, nhậm thêm chức Quốc Thống, nên từ đó có tên Quang Thống Luật Sư. Khi lâm chung, nơi thiên cung hiện ra điềm lành, ông thị tịch ở Đại Giác Tự (大覺寺), hưởng thọ 70 tuổi. Trước tác của ông để lại có Huyền Tông Luận (玄宗論), Đại Thừa Nghĩa Luật Chương (大乘義律章), Nhân Vương Thất Giới (仁王七疏), Di Giáo Kinh Sớ (遺教經疏), Hoa Nghiêm Kinh Sớ (華嚴經疏) 10 quyển, Thập Địa Luận Sớ (十地論疏).
Huệ Triệt (慧徹, 785-961): còn gọi là Huệ Triết (惠哲), xuất thân Khánh Châu (慶州), Tân La (新羅), tự Thể Không (体空). Năm thứ 6 (814) đời vua Hiến Đức Vương (憲德王), ông sang nhà Đường, đến tham yết Tây Đường Trí Tàng (西堂智藏) ở Cung Công Sơn (龔公山) và được vị nầy truyền tâm ấn cho. Sau đó, ông duyệt lãm Đại Tạng Kinh ở Phù Sa Tự (浮沙寺), Tây Châu (西州) trong vòng 3 năm và đến năm đầu (839) đời vua Thần Võ Vương (神武王), ông trở về nước. Ông bắt đầu khai mở đạo tràng hóa đạo tại Đồng Lí Sơn (桐裏山), phía đông nam Quận Cốc Thành (谷城
郡), Võ Châu (武州), từ đó Văn Thánh Vương (文聖王) quy y theo. Vào năm đầu (961) đời vua Cảnh Văn Vương (景文王), ông thị tịch, hưởng thọ 77 tuổi, được ban cho thụy hiệu là Tịch Nhẫn Thiền Sư (寂忍禪師).
Huê Trung (慧忠, Echū, ?-775): ngươi vung Chư Ky (諸曁, thuôc Huyện Chư Ky, Phu Thiệu Hưng, Tinh Triết Giang), Việt Châu (越州), ho là Nhiêm (冉). Luc con nho ông theo Luc Tô Huệ Năng (慧能) hoc đao, và sau kế thưa dong pháp cua vị nây. Sau khi Huệ Năng qua đơi, ông đi tham bái các tong lâm, tưng đi qua Ngu Lãnh (五嶺), La Phu (羅浮, thuôc Tinh Quang Đông), Tứ Minh (四明, Tinh Triết Giang), Thiên Muc (千目, Tinh Triết Giang), cuối cung đi vào trong hang nui vung Nam Dương (南陽, Tinh Hà Nam), và lưu lai đó suốt trong vong 40 năm trương không hề ha sơn. Đến năm thứ 2 (761) niên hiệu Thượng Nguyên (上元) nhà Đương, vua Đương Tuc Tông (肅宗) nghe được thanh danh cua ông, cho vị săc sứ Trung Triều Tân (中朝進)
mang săc chi đến triệu ông lên kinh đô và lây lê tôn ông làm thây. Ban đâu ông tru tai Tây Thiền Viện ơ Thiên Phước Tư (千福寺), nhưng sau vua Đai Tông (代宗) ban chiếu chi cho ông chuyên đến Quang Trach Tư (光宅寺). Ca hai vị vua đều rât trong đãi ông, nhưng Huệ Trung lai quen sống cuôc đơi đam bac, tư nhiên, thương giao du
với Nam Nhac Huệ Tư (南岳慧思). Theo lơi thinh câu, ông kiến tao Thái Nhât Kiến Xương Tư (太一建昌寺) ơ Vo Đương Sơn (武當山) thuôc Quân Châu (均州), rôi sáng lâp ra Hương Nghiêm Kiến Tho Tư (香嚴建壽寺) nơi hang đông mà ông tưng ân tu, môi nơi ông đều thinh về môt bô kinh tang đê tôn thơ. Cung với Hành Tư (行
思), Hoài Nhượng (懷讓), Thân Hôi (神會), Huyền Giác (玄覺), và ông là 5 bâc tông tượng lớn cua môn ha Huệ Năng. Măc dâu Thiền phong cua ông có net đăc trưng khác với bốn vị kia, nhưng ông đã tao nên săc thái mới cho giới tôn giáo đương thơi. Cung với Thân Hôi mà cư dương Thiền phong cua mình ơ phương Băc, ông đa kích nhóm Đao Nhât (道一) xiên bá Thiền phong ơ phương Nam. Thiền phong cua ông lây Thân Tâm Nhât Như (身心一如), Tức Tâm Tức Phât (即心即佛) làm yếu chi, và băt đâu tuyên xướng tư tương Vô Tình Thuyết Pháp (無情説法). Thêm vào đó, ông con phê phán việc các Thiền gia phương nam xem nhe kinh điên mà tuy ý thuyết pháp; trái lai ông nghiên cứu kinh luât luân môt cách rông rãi, chu trong đến giáo hoc. Ông thị tịch vào ngày mông 9 tháng 12 năm thứ 10 (775) niên hiệu Đai Lịch (大
曆). Theo chiếu chi nhà vua, ông được an táng tai Hương Nghiêm Tư (香嚴寺). Do vì ông đã tưng sống tai Nam Dương (南陽), nên ngươi đơi thương goi ông là Nam Dương Huệ Trung (南陽慧忠). Vua Đai Tông ban cho ông nhu là Đai Chứng Quốc Sư (大証國師).
Huệ Trung (慧忠, Echū, 683-769): vị tăng của Ngưu Đầu Tông, sống dưới thời nhà
Đường, xuất thân vùng Thượng Nguyên (上元), Nhuận Châu (潤州, Giang Tô), họ
Vương (王). Năm 23 tuổi, ông xuất gia tại Trang Nghiêm Tự (莊嚴寺), theo hầu hạ Trí Uy (智威) ở Ngưu Đầu Sơn (牛頭山) vùng Kim Lăng (金陵), và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau đó, ông chia tay với thầy, đi du hóa khắp nơi, rồi đến trú tại Diên Tộ Tự (延祚寺). Thường ngày ông sống rất đơn giản, chỉ một bình bát và một y mà thôi. Ông lại được thỉnh về trú trì chùa cũ Trang Nghiêm Tự, khi ấy học chúng tập trung rất đông và người kế thừa dòng pháp có đến 30, 40. Đến tháng 6 năm thứ 4 (769) niên hiệu Đại Lịch (大曆), ông thị tịch, hưởng thọ 87 tuổi. Bộ Thích Môn Chánh Thống (釋門正統) quyển 8 cho rằng Nam Dương Huệ Trung Thiền Sư (南陽慧忠禪師) là nhân vật đồng nhất với ông, tuy nhiên hai nhân vật nầy hoàn toàn khác nhau.
Huệ Viễn (慧遠, Eon, 334-416): vị tăng sống dười thời Đông Tấn, tổ đầu tiên của Tịnh
Độ Tông Trung Quốc, người vùng Lâu Phiền (樓煩), Nhạn Môn (雁門, thuộc Huyện Quách [崞縣], Sơn Tây [山西]), họ Cổ (賈). Năm lên 13 tuổi, ông đi du học khắp các vùng Hứa Xương (許昌), Lạc Dương (洛陽), thông hiểu các học vấn của Lão Trang. Năm 21 tuổi, ông cùng với người em là Huệ Trì (慧持) lên Hằng Sơn (恒山, Tây Bắc Khúc Dương [曲陽], Hà Bắc [河北]) nghe Đạo An (道安) giảng Kinh Bát Nhã, nhân đó ông lãnh ngộ, bèn cùng với em theo xuất gia làm đệ tử của Đạo An. Ông rất tinh thông học thuyết tánh không của Bát Nhã, năm 24 tuổi đăng đàn thuyết pháp, lúc ấy ông dẫn chứng 1 quyển sách của Trang Tử để nói về nghĩa thật tướng của Phật Giáo, khiến cho chúng hội thông hiểu rõ ràng. Đến năm thứ 6 (381) niên hiệu Thái Nguyên (太元), ông lên Lô Sơn (廬山), trú tại Đông Lâm Tự (東林寺) truyền bá giáo pháp, đệ tử đến nghe rất đông. Ông tập trung vào việc nghiên cứu kinh điển, thường than thở vùng đất Giang Đông chưa có đủ kinh điển, Thiền pháp chưa từng được nghe, luật tạng thiếu sót, nên sai đệ tử Pháp Tịnh (法淨), Pháp Lãnh (法領), v.v., đi tìm các kinh để truyền dịch. Cứ mỗi lần gặp được vị Tam Tạng pháp sư nào của Tây Vức, ông đều cung thỉnh về trú xứ mình. Vào năm thứ 16 (391) cùng niên hiệu trên, ông cung thỉnh vị tăng người Kế Tân (罽賓) là Tăng Già Đề Bà (s: Saṃghadeva, 僧伽提婆) đến phiên dịch A Tỳ Đàm Tâm Luận (阿毘曇心論), Tam Pháp Độ Luận (三法度
論), v.v. Khi ông nghe tin Cưu Ma La Thập (s: Kumārajīva, 鳩摩羅什) đến Trung Quốc, bèn tức tốc cho các đệ tử Đạo Sanh (道生), Huệ Quán (慧觀), Đạo Ôn (道温), Đàm Dực (曇翼), v.v., đến Trường An hầu hạ vị nầy, học Đại Thừa Không Quán của hệ Long Thọ (s: Nāgārjuna, 龍樹). Bên cạnh đó, ông thường dùng thư từ qua lại với La Thập để nghiên cứu trao đổi nghĩa lý kinh điển. Khi Đàm Ma Lưu Chi (s: Dharmaruci, 曇摩流支) sang Trung Hoa, ông cho đệ tử Đàm Ung (曇邕) đến tham gia dịch Thập Tụng Luật (十頌律). Ngoài ra, ông còn đích thân cung thỉnh Phật Đà Bạt Đà La (s: Buddhabhadra, 佛陀跋陀羅) đến Lô Sơn để dịch bản Đạt Ma Đa La Thiền Kinh (達磨多羅禪經). Song song với việc tuyên dương giáo học Bát Nhã của Đại Thừa, ông còn đề xướng Thiền học Tiểu Thừa. Vào năm đầu (402) niên hiệu Nguyên Hưng (元興), ông cùng với Lưu Di Dân (劉遺民) và đồng đạo hơn 100 người sáng lập Bạch Liên Xã (白蓮社), chuyên lấy việc niệm Phật cầu vãng sanh về Tịnh Độ làm pháp môn tu tập, trong suốt hơn 30 năm chưa từng hạ sơn lần nào. Vào năm thứ 2 (403) niên hiệu Nguyên Hưng, khi Hoàn Huyền (桓玄) hạ lệnh sa thải các vị Sa Môn và bắt họ phải kính trọng nhà vua, ông bèn viết cuốn Sa Môn Bất Kính Vương Giả Luận (沙門不敬王者論) để luận về vấn đề người xuất gia không cần phải khuất phục vương quyền, chủ trương giữ gìn truyền thống cao quý của Phật Giáo. Ông là người rất uyên thâm giáo lý Phật Giáo, lại rành tất cả sách vở, là bậc tông tượng đương thời và thậm chí còn được chư tăng ngoại quốc kính quý. Đông Lâm Tự trên Lô Sơn lúc bấy giờ là trung tâm Phật Giáo phương Nam, cùng với vùng Trường An, nơi La Thập trú ngụ, hùng bá thiên hạ. Vào năm thứ 12 (416) niên hiệu Nghĩa Hy (義熙), ông thị tịch, hưởng thọ 83 tuổi đời. Về sau, ông được các vị vua Đường Tống ban tặng cho những thụy hiệu là Biện Giác Đại Sư (辨覺大師), Chánh Giác Đại Sư (正覺大師), Viên Ngộ Đại Sư (圓悟大師), Đẳng Biến Chánh Giác Viên Ngộ Đại Sư (等徧正覺圓悟大師). Trước tác của ông có Lô Sơn Tập (廬山集) 10 quyển, Vấn Đại
Thừa Trung Thâm Nghĩa Thập Bát Khoa (問大乘中深義十八科, tức Đại Thừa Đại Nghĩa Chương [大乘大義章]) 3 quyển, Minh Báo Ứng Luận (明報應論) 1 quyển, Thích Tam Báo Luận (釋三報論) 1 quyển, Biện Tâm Thức Luận (辯心識論) 1 quyển, Sa Môn Đản Phục Luận (沙門袒服論) 1 quyển, Đại Trí Độ Luận Tự (大智度論序), v.v. Đệ tử xuất chúng có Huệ Quán (慧觀), Tăng Tế (僧濟), Pháp An (法安), Đàm Ung (曇邕), Đạo Tổ (道祖), v.v.
Huệ Viễn (慧遠, Eon, 523-592): vị tăng sống dưới thời nhà Tùy, xuất thân Đôn Hoàng (敦煌, thuộc Cam Túc [甘肅]), họ Lý (李). Năm 13 tuổi, ông theo Sa Môn Tăng Tư (僧
思) xuất gia, đến năm 16 tuổi theo Luật Sư Trạm đến kinh đô Nghiệp (thuộc Lâm Chương [臨漳], Hà Bắc [河北]), học thông các kinh điển của Tiểu Thừa và Đại Thừa, rồi đến năm 20 tuổi thọ giới cụ túc với Pháp Thượng (法上). Sau đó, ông theo học Tứ Phần Luật (四分律) với Đại Ẩn (大隱). Không bao lâu sau, ông cùng với chúng học tăng dời về Thanh Hóa Tự (清化寺) vùng Cao Đô (高都, thuộc Tấn Thành [晉城], Sơn Tây [山西]), và mọi người cùng hợp sức nhau kiến thiết Giảng Đường. Về sau, gặp phải nạn phế kinh hủy tượng, diệt Phật, bắt buộc Sa Môn hoàn tục dưới thời vua Võ Đế của Bắc Chu, chẳng ai dám khuyên can gì cả, chỉ mình ông đến yết kiến nhà vua biện bác, thưa rằng: “Nay Bệ Hạ ỷ thế lực nhà vua, phá diệt Tam Bảo, đó là người tà kiến. A Tỳ Địa Ngục kia chẳng kể giàu nghèo, Bệ Hạ há chẳng sợ sao ?” Nhà vua nỗi giận bảo: “Nếu làm cho bá tánh được vui, trẫm cũng chẳng ngại gì nỗi khổ chốn Địa Ngục”. Biết vậy, ông tránh vào trong núi, chuyên tâm tụng các kinh Pháp Hoa, Duy Ma, v.v. Đến khi nhà Tùy hưng thạnh, ông bắt đầu xuất hiện, khai triển pháp môn ở Lạc Ấp (洛邑), xa gần nghe tiếng ông đều quy tụ về rất đông. Ngoài ra, ông đã từng thuyết giảng các địa phương khác, rồi bao lần vâng chiếu lên
Tây Kinh giảng kinh khiến cho nhà vua vui lòng, bèn sắc phong cho ông trú trì Hưng Thiện Tự (興善寺). Sau đó, ông kiến lập Tịnh Ảnh Tự (淨影寺), chuyên tâm giảng thuyết. Vì ông làm trú trì chùa nầy nên được gọi là Tịnh Ảnh Tự Huệ Viễn, khác với Huệ Viễn trên Lô Sơn (廬山). Vào năm thứ 12 (592) niên hiệu Khai Hoàng (開皇), ông thị tịch, hưởng thọ 70 tuổi. Ông là vị tăng của Nam Đạo Phái thuộc Địa Luận Tông, trước tác để lại có khoảng 24 bộ và hơn 100 quyển như Đại Thừa Nghĩa Chương (大乘義章) 26 quyển, Thập Địa Kinh Luận Nghĩa Ký (十地經論義記) 14 quyển, Hoa Nghiêm Kinh Sớ (華嚴經疏) 7 quyển, Đại Bát Niết Bàn Kinh Nghĩa Ký (大般涅槃經義記) 20 quyển, Pháp Hoa Kinh Sớ (法華經疏) 7 quyển, Duy Ma Kinh Nghĩa Ký (維摩經義記) 4 quyển, Thắng Man Kinh Nghĩa Ký (勝鬘經義記) 3 quyển, Vô Lượng Thọ Kinh Nghĩa Sớ (無量壽經義疏) 1 quyển, v.v. Trong số đó, Đại Thừa Nghĩa Chương được xem như là bộ bách khoa toàn thư của Phật Giáo, có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với việc nghiên cứu Phật Giáo dưới thời nhà Tùy và Đường.
Huyền Dục (玄昱[育], Geniku, 787-868): người Tân La (新羅), họ Kim (金). Sau khi xuất gia, vào năm thứ 9 (808) đời vua Ai Trang Vương (哀莊王), ông thọ cụ túc giới. Đến năm thứ 16 (824) đời vua Hiến Đức Vương (憲德王), ông sang nhà Đường cầu pháp và kế thừa dòng pháp của Chương Kính Hoài Huy (章敬懷暉). Vào năm thứ 2 (837) đời vua Hy Khang Vương (僖康王), ông trở về nước, trú tại Thật Tướng Sơn (實相山) thuộc vùng Hội Tân (會津), Võ Châu (武州). Bốn đời vua của Tân La như Mân Ai (閔哀), Thần Võ (神武), Văn Thánh (文聖) và Hiến An (憲安) đã từng quy y theo ông. Đến cuối đời, ông nhận được sắc chỉ trú trì Cao Đạt Tự (高達寺) và vào ngày rằm tháng 11 năm thứ 8 (868) đời vua Cảnh Văn Vương (景文王), ông thị tịch, hưởng thọ 82 tuổi đời và 60 hạ lạp. Môn phong của ông được gọi là Hạc Lâm Sơn
Phái (鶴林山派).
Huyên Sa Sư Bi (玄沙師備, Gensha Shibi, 835-908): ngươi Huyện Mân (閩縣, thuôc Tinh Phuc Kiến), ho là Ta (謝). Hôi con nho ông rât thích câu cá, nhưng có môt ngày no vào năm đâu niên hiệu Hàm Thông (咸通), ông bông nhiên phát tâm, đến tham kiến Linh Huân (靈訓) ơ Phu Dung Sơn (芙蓉山), Phuc Châu (福州) và xin xuât gia.
Vào mua xuân năm thứ 5 (864) cung niên hiệu trên, ông tho cu tuc giới với Luât Sư Đao Huyền (道玄) cua Khai Nguyên Tư (開元寺) thuôc Dư Chương Sơn (豫章山, thuôc Tinh Giang Tây). Vào mua thu năm nây, ông trơ về quê cu, chuyên tâm tu hành; và vào năm thứ 7 cung niên hiệu trên, ông đến tham yết Nghia Tôn (義存) ơ Tuyết Phong Sơn (雪峰山) và kế thưa dong pháp cua vị nây. Với phong cách hành trì giới luât nghiêm khăc cua mình, ông được tôn xưng là Bị Đâu Đà, thêm vào đó vì ông là con trai thứ ba cua nhà ho Ta, nên con được goi là Ta Tam Lang. Ông dưng thao am trên Phô Ưng Sơn (普應山), rôi lai đến tru tai Huyền Sa Viện (玄沙院) cua vị quan Huyện ho Hâu (候). Vào năm đâu (898) niên hiệu Quang Hóa (光化), ông đến tru ơ An Quốc Viện (安國院). Vua Chiêu Tông (昭宗) ban cho ông hiệu là Tông Nhât Đai Sư (宗一大師). Ông thị tịch vào ngày 27 tháng 11 năm 2 (908) niên hiệu
Khai Bình (開平), hương tho 74 tuôi đơi và 45 ha lap. Bô Phuc Châu Huyền Sa Tông
Nhât Đai Sư Quang Luc (福州玄沙宗一大師廣錄, 3 quyên), Phuc Châu Huyền Sa Tông Nhât Thiền Sư Ngư Luc (福州玄沙宗一禪師語錄, 3 quyên) được biên soan thành. Môn ha cua ông có La Hán Quế Sâm (羅漢桂琛), Quốc Thanh Sư Tinh (國清師靜), v.v.
Huyên Sach (玄策, Gensaku, ?-?): ông xuât thân vung Kim Hoa (金華), Vu Châu (㜈州), sống ơ Đông Dương (東陽, thuôc Phu Kim Hoa, Tinh Triết Giang). Ông đã tưng theo hoc với Luc Tô Huệ Năng 30 năm, sau kế thưa dong pháp cua thây và giáo hóa đô chung. Trong Tào Khê Đai Sư Biệt Truyện (曹溪大師別傳), ông có tên là Đai Vinh (大榮), trong Tô Đương Tâp (祖堂集) là Trí Sách (智策), rôi trong Vinh Gia Huyền Giác Chương (永嘉玄覺章) cua tâp trên ông lai có tên là Thân Sách (神策), ngoài ra trong Tông Canh Luc (宗鏡錄) ông được goi là Trí Vinh (智榮). Ông thị tịch trong khoang niên hiệu Thượng Nguyên (上元, 760-762) nhà Đương, tho 95 tuôi.
Huyền Tắc (玄則, Gensoku, ?-?): nhân vật sống vào đầu thời nhà Tống, vị tăng của Pháp
Nhãn Tông Trung Quốc, người vùng Vệ Nam (衛南), Hoạt Châu (滑州), Tỉnh Hà Nam (河南). Ông kế thừa dòng pháp của Pháp Nhãn Văn Ích (法眼文益) ở Thanh
Lương Viện (清涼院), rồi sau đó đến trú tại Báo Ân Viện (報恩院) ở Kim Lăng (金
陵), nên được gọi là Báo Ân Huyền Tắc (報恩玄則). Ban đầu ông đến tham yết Thanh Phong (青峰), rồi sau đến khi tham vấn Pháp Nhãn, ông cũng được trả lời cùng câu như Thanh Phong trả lời trước kia, và lần nầy ông đốn ngộ. Không bao lâu sau, ông khai đường giáo hóa tại Báo Ân Viện, còn hành tung sau nầy của ông thì không rõ.
Huyền Tráng (玄奘, Xuán-zàng, Genjō, 602-664): một trong 4 nhà dịch kinh lớn nổi danh dưới thời nhà Đường của Trung Hoa, xuất thân Huyện Hầu Thị (緱氏縣), Lạc Châu (洛州, tức Lạc Dương, Tỉnh Hà Nam ngày nay), tên Huy (褘), họ Trần (陳). Ban đầu ông học Kinh Niết Bàn (涅槃經) và Nhiếp Đại Thừa Luận (攝大乘論), và có chí nghiên cứu dựa trên nguyên điển về Duy Thức Học cũng như Luận A Tỳ Đạt Ma (阿毘達磨論). Vào năm thứ 3 (629) niên hiệu Trinh Quán (貞觀), với tâm mạo hiểm, ông bắt đầu chuyến hành trình Tây du, xuất phát từ kinh đô Trường An. Trãi qua biết bao nhiêu gian khổ, cuối cùng ông đến được Ấn Độ từ con đường phía Bắc của vùng Tân Cương thuộc miền Tây Turkistan, Afghanistan. Tại Na Lan Đà Tự (s: Nālandā, 那蘭陀寺), ông theo hầu Thật Xoa Nan Đà (s: Śikṣānanda, 實叉難陀, 529-645, tức Giới Hiền [戒賢]), học về giáo lý Duy Thức, Du Già Sư Địa Luận (瑜伽師地論), v.v. Sau đó, ông đi tham quan du lịch khắp Ấn Độ, chiêm bái các Phật tích và đến năm thứ 19 (645) niên hiệu Trinh Quán, ông trở về Trường An, mang theo 657 bộ kinh văn bằng tiếng Phạn cùng một số tượng Phật, xá lợi, v.v. Sau khi trở về nước, nhờ có sự tín nhiệm của Hoàng Đế Thái Tông, ông bắt đầu sự nghiệp phiên dịch kinh điển của mình cùng các đệ tử tại Hoằng Phước Tự (弘福寺), Từ Ân Tự (慈恩寺) và Ngọc Hoa Cung (玉華宮). Khởi đầu với bộ Đại Bát Nhã Kinh (大般若經) 100 quyển, kinh điển Hán dịch của ông lên đến 76 bộ, 1347 quyển. Sự phiên dịch của ông nhằm mục đích trung thực dựa trên nguyên điển, cho nên các kinh điển được dịch trước thời của ông được gọi là Cựu Dịch, và những kinh điển do ông dịch sau nầy là Tân Dịch. Bộ Đại Đường Tây Vức Ký (大唐西域記), tác phẩm ghi lại chuyến lữ hành của ông sang Ấn Độ, là tư liệu rất quan trọng cho chúng ta biết được địa lý, phong tục, văn
hóa, tôn giáo, v.v., của vùng trung ương Châu Á cũng như Ấn Độ vào tiền bán thế kỷ thứ 7. Cũng từ bộ nầy mà tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân ra đời. Người đời sau gọi ông là Huyền Tráng Tam Tạng (玄奘三藏), Tam Tạng Pháp Sư (三藏法師) và tôn sùng như là vị tổ của Pháp Tướng Tông. Vào năm đầu niên hiệu Lân Đức (麟德), ông thị tịch.
Huyễn Hữu Chánh Truyền (幻有正傳, Genu Shōden, 1549-1614): vị tăng của Lâm Tế
Tông Trung Quốc, tự là Huyễn Hữu (幻有), hiệu Nhất Tâm (一心), xuất thân vùng
Lật Dương (溧陽), Ứng Thiên (應天, Lật Dương, Tỉnh Giang Tô), họ Lữ (呂). Năm
22 tuổi, ông theo xuất gia với Lạc Am (樂庵) ở Tĩnh Lạc Viện (靜樂院), Kinh Khê (荆溪, Tỉnh Giang Tô). Sau đó, ông đến tham vấn Tiếu Nham Đức Bảo (笑巖德寳) ở Quan Âm Am (觀音庵), Yến Đô (燕都, Tỉnh Hà Bắc) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Vào năm đầu (1573) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), ông bắt đầu khai đường thuyết pháp tại Vũ Môn Thiền Viện (禹門禪院) ở Long Trì Sơn (龍池山), Kinh Khê và sống nơi đây được 3 năm, đến năm thứ 12 thì đến Bí Ma Nham Tự (秘魔巖寺) ở Thanh Lương Sơn (清涼山) và sau đó ông còn khai sáng Phổ Chiếu Tự (普照寺) ở Yến Sơn (燕山, Tỉnh Hà Bắc). Đến ngày 14 tháng 2 năm thứ 42 (1614) niên hiệu Vạn Lịch, ông thị tịch, hưởng thọ 66 tuổi đời và 44 hạ lạp. Châu Nhữ Đăng (周汝登) soạn bài minh tháp của ông; đệ tử nối dòng pháp như Mật Vân Viên Ngộ (密雲圓悟), Thiên Ẩn Viên Tu (天隱圓修) thì biên tập bộ Huyễn Hữu Thiền Sư Ngữ Lục (幻有禪師語錄) 12 quyển.
Hư Đường Trí Ngu (虛堂智愚, Kidō Chigu, 1185-1269): vị tăng của Phái Dương Kì và Phái Tùng Nguyên thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Hư Đường (虛堂) hay Tức Canh Tẩu (息耕叟), người Tứ Minh Tượng Sơn (四明象山). Năm 16 tuổi, ông theo xuất gia với Sư Uẩn (師蘊) ở Phổ Minh Tự (普明寺). Sau đó ông đi du phương tham học, gặp được Vận Am Phổ Nham (運庵普巖), có chỗ sở đắc và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Tiếp theo ông còn đi tham vấn chư vị tôn túc khác, đến năm thứ 2 (1228) niên hiệu Thiệu Định (紹定), ông đến sống tại Hưng Thánh Tự (興聖寺). Về sau, ông được hai vua Lý Tông và Độ Tông nhà Tống quy y theo, vì vậy ông càng bố giáo mạnh mẽ hơn. Vào năm thứ 5 (1269) niên hiệu Hàm Thuần (咸淳), ông thị tịch, hưởng thọ 85 tuổi. Trước tác của ông có Hư Đường Hòa Thượng Ngữ Lục (虛堂和尚語錄) 10 quyển.
Hương Lâm Trừng Viễn (香林澄遠, Kyōrin Chōon, 908-987): vị tăng của Vân Môn
Tông Trung Quốc, người vùng Tuyến Trúc ( 線竹 ), Hán Châu ( 漢州 , Tỉnh Tứ Xuyên). Ông theo Vân Môn Văn Yển (雲門文偃) tu tập, cuối cùng được yếu chỉ và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau ông đến sống ở Hương Lâm Viện (香林院) thuộc Thanh Thành Sơn (青城山), Ích Châu (益州, Tỉnh Tứ Xuyên), suốt 40 năm trường chuyên tâm cử xướng tông phong của Vân Môn, và tiếp độ chúng tăng tu tập. Vào ngày 13 tháng 2 năm thứ 4 (987) niên hiệu Ung Hy (雍熙), ông thị tịch, hưởng thọ 80 tuổi đời.
Hương Nghiêm Trí Nhàn (香嚴智閑, Kyōgen Chikan, ?-898): ông theo xuất gia với Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海), rồi sau đến tham vấn Quy Sơn Linh Hựu (潙山靈祐). Ông bị Quy Sơn cật vấn câu liên quan đến bản lai diện mục khi cha mẹ chưa sinh ra như thế nào, nhưng ông không trả lời được, nên giã từ Quy Sơn, vào trong Bạch Nhai Sơn (白崖山) ở Nam Dương (南陽), dựng am tu nơi di tích của Huệ Trung Quốc Sư (慧忠國師). Có hôm nọ, khi ông đang quét dọn sân trước am, nhân nghe tiếng đá chạm loảng xoảng nơi khóm trúc, bỗng nhiên đại ngộ, và cuối cùng kế thừa dòng pháp của Quy Sơn. Sau ông đến trú tại Hương Nghiêm Sơn (香嚴山) và cử xướng Thiền phong của mình. Ông thị tịch vào năm đầu (898) niên hiệu Quang Hóa (光化), được ban cho thụy hiệu là Lung Đăng Thiền Sư (襲燈禪師).
Hưng Hóa Tồn Tương (興化存奬, Kōke Zonshō, 830-888): vị tăng của Lâm Tế Tông, người vùng Khuyết Lí (闕里), họ là Khổng (孔). Ông kế thừa dòng pháp của Lâm Tế
Nghĩa Huyền (臨濟義玄), và đã từng đến tham vấn Tam Thánh Huệ Nhiên (三聖慧
然). Sau ông đến sống tại Hưng Hóa Tự (興化寺) ở Ngụy Phủ (魏府) và tuyên xướng tông phong của mình. Ông nỗi tiếng là người hiệu đính bản Lâm Tế Lục. Môn hạ của ông có Nam Viện Huệ Ngung (南院慧顒). Ông được ban cho thụy là Quảng Tế Đại Sư (廣濟大師). Vào năm đầu niên hiệu Văn Đức (文德), ông thị tịch, hưởng thọ 59 tuổi đời.
Hưng Thiện Duy Khoan (興善惟寛, Kōzen Ikan, 755-817): xuất thân Tín An (信安), Cù Châu (衢州, Tỉnh Triết Giang), họ Chúc (祝). Năm 13 tuổi, ông xuất gia rồi thọ giới cụ túc với Tăng Sùng (僧崇). Bên cạnh đó, ông theo học Luật và tu Chỉ Quán với Tăng Như (僧如), nhưng cuối cùng lại ngộ đạo với Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一).
Vào năm thứ 6 (790) niên hiệu Trinh Nguyên (貞元), ông đến hành hóa vùng Mân
Việt (閩越, Tỉnh Phúc Kiến), sau đó mở Đằng Nguyên Đạo Tràng (藤原道場) ở Hội Khể (會稽, Tỉnh Triết Giang) và Hồi Hướng Đạo Tràng (回向道場) ở Bà Dương (鄱陽, Tỉnh Giang Tây). Ông đã từng sống qua các chùa như Thiếu Lâm Tự (少林寺), Vệ Quốc Tự (衛國寺), Thiên Cung Tự (天宮寺), rồi đến năm thứ 4 (809) niên hiệu Nguyên Hòa (元和), ông nhận sắc chỉ trú trì Đại An Quốc Tự (大安國寺) ở Trường
An (長安) và năm sau vào cung nội. Ông cũng từng lưu trú tại Hưng Thiện Tự (興善
寺) ở Trường An. Môn đệ của ông có hơn ngàn người, trong đó có thi hào nổi danh Bạch Cư Dị (白居易) và đệ tử đắc pháp có 39 vị. Vào tháng chạp năm thứ 12 (817) niên hiệu Nguyên Hòa, ông thị tịch, hưởng thọ 63 tuổi đời và 39 hạ lạp, được ban cho thụy hiệu là Đại Triệt Thiền Sư (大徹禪師). Bạch Cư Dị soạn văn bia cho ông.
Hy Tẩu Thiệu Đàm (希叟紹曇, Kesō Shōdon, ?-?): vị tăng của Phái Dương Kì và Phái Phá Am thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Hy Tẩu (希叟), người Tây Thục (西蜀, Tỉnh Tứ Xuyên), pháp từ của Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範). Vào năm thứ 9
(1249) niên hiệu Thuần Hựu (淳祐) nhà Tống, ông đến sống tại Phật Lũng Tự (佛隴
寺) thuộc Phủ Khánh Nguyên (慶元府, Tỉnh Triết Giang), rồi năm đầu (1260) niên hiệu Cảnh Định (景定) thì chuyển đến Pháp Hoa Tự (法華寺) ở Phủ Bình Giang (平江府, Tỉnh Giang Tô), đến năm thứ 5 cùng niên hiệu trên thì đến Tuyết Đậu Sơn Tư Thánh Tự (雪竇山資聖寺) ở Phủ Khánh Nguyên, và vào năm thứ 5 (1269) niên hiệu Hàm Thuần (咸淳) thì đến Thoại Nham Sơn Khai Thiện Sùng Khánh Tự (瑞巖山開善崇慶寺) cùng địa phương trên. Các Thiền tăng Nhật Bản như Bạch Vân Huệ Hiểu (白雲慧曉) đã từng đến tham vấn với ông. Trước tác của ông có Ngũ Gia Chánh Tông Tán (五家正宗贊) 4 quyển, Hy Tẩu Hòa Thượng Ngữ Lục (希叟和尚語錄) 1 quyển và Hy Tẩu Hòa Thượng Quảng Lục (希叟和尚廣錄) 7 quyển.
Ích Tín (益信, Yakushin, 827-906): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời đại Bình An, vị tổ của Phái Quảng Trạch (廣澤派), húy là Ích Tín (益信), thường được gọi là Viên Thành Tự Tăng Chánh (圓城寺僧正), thụy hiệu Bản Giác
Đại Sư (本覺大師), xuất thân vùng Bị Hậu (備後, Bingo, thuộc Hiroshima). Ông xuất gia ở Đại An Tự (大安寺, Daian-ji), học Mật Giáo với Tông Duệ (宗叡, Shūei), rồi đến năm 887 thì thọ pháp quán đảnh của Nguyên Nhân (源仁, Gennin) ở Nam Trì Viện (南持院, Nanji-in) và được Tông Duệ phú chúc ấn khả cho. Năm sau, ông được chọn làm Quyền Luật Sư và Tự Trưởng của Đông Tự. Vào năm 899, ông làm giới sư xuất gia cho Vũ Đa Thiên Hoàng (宇多天皇, Uda Tennō), và đến năm 901 thì truyền thọ pháp quán đảnh cho nhà vua. Ông đã chấp nhận cho Đằng Nguyên Thục Tử (藤原淑子, Fujiwara Toshiko) quy y và lấy sơn trang Đông Sơn của vị nầy làm thành ngôi Viên Thành Tự (圓城寺, Enjō-ji). Ông có để lại một số trước tác như Kim Cang Giới Thứ Đệ (金剛界次第), Thai Tạng Trì Niệm Thứ Đệ (胎藏持念次第), Tam Ma Da Giới Văn (三摩耶戒文), Khoan Bình Pháp Hoàng Ngự Quán Đảnh Ký (寛平法皇御灌頂記), v.v.
Kế Khởi Hoằng Trữ (繼起弘儲, Keiki Kōcho, 1605-1672): vị tăng của Lâm Tế Tông
Trung Quốc, tự là Kế Khởi (繼起), hiệu Thối Ông (退翁), xuất thân Thông Châu (通
州), Giang Nam (江南, Tỉnh Giang Tô), họ Lý (李). Năm 25 tuổi, ông xuống tóc xuất gia với Hán Nguyệt Pháp Tạng (漢月法藏). Khi Pháp Tạng khai đường giáo hóa ở An Ổn Tự (安穏寺), Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang), ông triệt để khai ngộ được vấn đề muôn kiếp lâu xa vẫn chưa sáng tỏ, nên ở lại hầu thầy được 3 năm và cuối cùng được phó chúc đại pháp. Từ đó trở đi, ông bắt đầu hoạt động giáo hóa tại Tường Phủ Tự (祥府寺), Phu Tiêu (夫椒), Thường Châu (常州, Tỉnh Giang Tô), rồi đến trú trì Thiên Thai Sơn Quốc Thanh Tự (天台山國清寺). Sau đó, ông cũng từng sống qua một số ngôi danh sát khác như Linh Nham Sơn Sùng Báo Tự (靈巖山崇報寺), Nghiêu Phong Bảo Vân Tự (堯封寳雲寺), Hổ Kheo Sơn Vân Nham Tự (虎丘山雲巖寺) ở Tô Châu (蘇州, Tỉnh Giang Tô), Kim Túc Quảng Huệ Tự (金粟廣慧寺) ở Tú Châu (秀州, Tỉnh Triết Giang), Phước Nghiêm Tự (福嚴寺) ở Nam Nhạc (南岳),
Hành Châu (衡州, Tỉnh Hồ Nam), Hoa Dược Tự (花藥寺), Cao Phong Lý Sơn Tự
(高峰理山寺), Đông Nham Tự (東巖寺) ở Võ Xương (武昌, Tỉnh Hồ Bắc), Đại Biệt Sơn Hưng Quốc Tự (大別山興國寺) ở Hán Dương (漢陽, Tỉnh Hồ Bắc), v.v. Đến ngày 27 tháng 9 năm thứ 11 (1672) niên hiệu Khang Hy (康熙), ông thị tịch, hưởng thọ 68 tuổi. Tháp của ông được an trí tại Nghiêu Phong Sơn (堯峰山) với tên gọi là Đại Quang Minh Tàng (大光明藏). Pháp từ của ông có hơn 70 người và trước tác cũng khá nhiều, đuợc lưu hành trên đời như Thối Ông Hoằng Trữ Thiền Sư Quảng Lục (退翁弘儲禪師廣錄) 60 quyển, Thối Ông Hoằng Trữ Thiền Sư Dư Lục (退翁弘儲禪師餘錄) 30 quyển, Giáp Thìn Lục (甲辰錄), Thọ Tuyền Tập (樹泉集), Báo Từ
Lục (報慈錄), mỗi thứ 10 quyển. Hiện tồn có Nam Nhạc Kế Khởi Hòa Thượng Ngữ Lục (南嶽繼起和尚語錄) 10 quyển, Nam Nhạc Đơn Truyền Ký (南嶽單傳記) 5 quyển, Nam Nhạc Lặc Cổ (南嶽勒古) 1 quyển, Linh Nham Ký Lược (靈巖記略) 1 quyển.
Kiêu Bôn Đôc Sơn (橋本獨山, Hashimoto Dokusan, 1869-1938): vị tăng cua Tông Lâm Tế Nhât Ban, sống vào khoang cuối thơi Minh Trị và đâu thơi Chiêu Hoa, vị tru trì đơi thứ 128 cua Tướng Quốc Tư (相國寺, Sōkoku-ji), huy Huyền Nghia (玄義), đao hiệu Đôc Sơn (獨山), hiệu Đối Vân Quât (對雲窟), Nam Uyên Quât (南苑窟), xuât thân vung Niigata. Ban đâu ông theo hoc hôi hoa, đến năm 1890 xuât gia với Nga Sơn (峨山). Ông tru tai Tăng Đương cua Thiên Long Tư (天龍寺, Tenryū-ji) và kế thưa dong pháp cua Nga Sơn. Vào năm 1900, ông làm tru trì Lôc Vương Viện (鹿王
院). Đến năm 1911, ông làm tru trì Tướng Quốc Tư, và Quan Trương cua Phái Tướng Quốc Tư (相國寺派). Trước tác cua ông có Đối Vân Luc (對雲錄) 2 quyên, Hoa Thiếp (畫帖) 1 quyên.
Kim Ngưu (金牛, Kingyū, ?-?): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, pháp từ của Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一), xuất thân vùng Trấn Châu (鎮州, Tỉnh Hà Bắc). Trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄) có ghi lại những hành trạng kỳ đặc của ông.
Khai Thiện Đạo Khiêm (開善道謙, Kaizen Dōken, ?-?): tức Kiến Châu Tử (建州子, Kenshūsu), người vùng Kiến Ninh (建寧, Tỉnh Phúc Kiến). Ban đầu ông đến tham học với Viên Ngộ (圜悟), sau đi theo Diệu Hỷ (妙喜, tức Đại Huệ) ở Tuyền Nam (泉南, Tỉnh Phúc Kiến). Diệu Hỷ thường gọi Kiến Châu Tử là Đạo Khiêm (道謙).
Khánh Phủ (慶甫, Keiho, 868-946): vị tăng của Tào Động Tông Triều Tiên, tự là Quang Tông (光宗), người vùng Cưu Lâm (鳩林), Linh Nham (靈巖), họ Kim (金), sinh ngày 20 tháng 12 năm thứ 9 niên hiệu Hàm Thông (咸通). Lúc nhỏ, ông xuất gia ở
Phu Nhân Sơn Tự (夫仁山寺) và từng đến tham yết Đạo Thừa Trí Tiển (道乘智銑).
Năm 18 tuổi, ông thọ cụ túc giới tại Hoa Nghiêm Tự (華嚴寺) ở Nguyệt Du Sơn (月遊山), rồi sau đó ông đến tham học với Vô Nhiễm (無染) ở Thánh Trú Tự (聖住寺), Phạn Nhật (梵日) ở Xà Quật Sơn (闍崛山), v.v. Vào mùa xuân năm thứ 5 (892) đời vua Chơn Thánh Nữ Vương (眞聖女王), ông sang nhà Đường cầu pháp, theo hầu Sơ Sơn Khuông Nhân (疎山匡仁) ở Phủ Châu (撫州, Tỉnh Giang Tây) và được truyền tâm ấn cho. Sau đó, ông còn đến tham vấn Lão Thiện (老善) ở Giang Tây và vào năm thứ 4 (921) đời vua Thái Tổ của Cao Lệ (高麗), ông trở về nước, trú tại Nam Phước Thiền Tự (南福禪寺) ở Kim Châu (金州). Sau đó, ông chuyển đến Ngọc Long Tự (玉龍寺) ở Bạch Kê Sơn (白鷄山), đạo phong và tiếng tăm càng lúc cang vang xa, cho nên các vua như Thái Tổ, Huệ Tông, Định Tông, v.v., đã từng quy y theo ông. Vào ngày 20 tháng 4 năm thứ 3 (946) đời vua Định Tông (定宗), ông thị tịch, hưởng thọ 80 tuổi đời và 62 hạ lạp. Ông được ban cho thụy hiệu là Động Chơn Đại Sư (洞眞大師).
Khâm Sơn Văn Thuy (欽山文邃, Kinzan Bunsui, ?-?): nhân vât sống dưới thơi nhà Tống, vị tăng cua Tông Pháp Nhãn Trung Quốc, ngươi Hàng Châu (杭州, Tinh Triết Giang), ho là Luc (陸). Khi đang con ăm trên tay, ông đã cung với cha me dơi đến Huyện Tuyên Thành (宣城), Tinh An Huy (安徽). Hôi nho ông đã đến lay vị Tăng Chánh ơ Trì Châu (池州) làm thây, xuống tóc xuât gia và đăng đàn tho giới. Sau đó, ông theo hoc pháp với Pháp Nhãn Văn Ich (法眼文益), được đai ngô và kế thưa dong pháp cua vị nây. Sau ông đến tru tai Chi Quán Tư (止觀寺) vung Cát Châu (吉州, thuôc Tinh Giang Tây), rôi vào năm thứ 2 (964) niên hiệu Càn Đức (乾德), ông chuyên đến sống tai Trương Khánh Tư (長慶寺) vung Kim Lăng (金陵), rôi đến Thanh Lương Tư (清涼寺) và cuối cung là Báo Tư Tư (報慈寺). Ông con được goi là Lôi Âm Giác Hai Đai Sư (雷音覺海大師).
Khoai Xuyên Thiêu Hỷ (快川紹喜, Kaisen Shōki, ?-1582): vị tăng cua Lâm Tế Tông Nhât Ban, sống vào khoang hai thơi đai Chiến Quốc và An Thô Đào Sơn, vị tru trì đơi thứ 43 cua Diệu Tâm Tư (妙心寺, Myōshin-ji), huy Thiệu Hy (紹喜), đao hiệu Khoái Xuyên (快川), nhu Đai Thông Trí Thăng Quốc Sư (大通智勝國師), xuât thân vung My Nung (美濃, Mino, thuôc Gifu-ken ngày nay). Ông kế thưa dong pháp cua Tông Tho (宗壽) ơ Diệu Tâm Tư vung Sơn Thành (山城, Yamashiro), rôi trai qua
sống ơ các chua như Nam Tuyền Tư (南禪寺, Nanzen-ji), Sung Phước Tư (崇福寺,
Sūfuku-ji) thuôc vung My Nung, và chính trong khoang thơi gian nây ông làm tru trì
Diệu Tâm Tư. Vào năm 1561, ông được Tướng Quân Vo Điền Tín Huyền (武田信玄, Takeda Shingen) ơ Giáp Phi (甲斐, Kai) thinh đến tru trì Huệ Lâm Tư (惠林寺, Erin-ji). Đến năm 1582, khi dong ho Vo Điền bị diệt vong, Huệ Lâm Tư bị Tướng Quân Chức Điền Tín Trương (織田信長, Oda Nobunaga) đốt cháy tan tành.
Khoan Triêu (寛朝, Kanchō, 916-998): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào giữa thời đại Bình An, Tự Trưởng đời thứ 19 của Đông Tự (東寺, Tō-ji), trú trì đời thứ 50 của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), húy là Khoan Triêu (寛朝), thường được gọi là Biến Chiếu Tự Tăng Chánh (遍照寺僧正) hay Quảng Trạch Ngự Phòng (廣澤御房), xuất thân vùng Kyoto, con của Đôn Thật Thân Vương (敦實親王), cháu của Vũ Đa Pháp Hoàng (宇多法皇, Uda Hōō). Năm 11 tuổi, ông theo xuất gia với Vũ Đa
Pháp Hoàng, rồi đến năm 948 thì thọ pháp quán đảnh của Khoan Không ( 寛空, Kankū). Vào năm 967, ông tách ra ở riêng tại Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji), sau đó trải qua các chùa khác như Đông Đại Tự, Tây Tự (西寺, Sei-ji), rồi đến năm 981 thì nhậm chức Tự Trưởng của Đông Tự. Vào năm 989, vâng mệnh của Hoa Sơn Pháp Hoàng (花山法皇, Kazan Hōō), ông kiến lập Biến Chiếu Tự (遍照寺, Henshō-ji) ở ven hồ Quảng Trạch (廣澤) thuộc vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro). Chính dòng Quảng Trạch do từ đây mà phát xuất. Ông có để lại vài trước tác như Thành Tựu Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Thứ Đệ (成就妙法蓮華經次第), Kim Cang Giới Thứ Đệ (金剛界次第), Bất Động Thứ Đệ (不動次第), Nhất Thừa Nghĩa Tư Ký (一乘義私記), v.v.
Khô Nhai Viên Ngộ (枯崖圓悟, Kogai Engo, ?-?): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Khô Nhai (枯崖), người vùng Phước Thanh (福清) thuộc Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), pháp từ của Yển Khê Quảng Văn (偃溪廣
聞). Vào năm thứ 4 (1263) niên hiệu Cảnh Định (景定), tại Kính Sơn (徑山) ông đã biên tập các phần cơ duyên, thị chúng cũng như pháp ngữ của chư vị tôn túc để hình thành nên cuốn Khô Nhai Hòa Thượng Mạn Lục (枯崖和尚漫錄), và nó được san hành vào năm thứ 8 (1272) niên hiệu Hàm Thuần (咸淳).
Không Cốc Cảnh Long ( 空谷景隆 , Kūkoku Keiryū, 1393-1443?): vị tăng của phái Dương Kì và Phá Am thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Tổ Đình (祖庭), hiệu Không Cốc (空谷), xuất thân Cô Tô (姑蘇, Tỉnh Giang Tô), họ Trần (陳). Ban đầu ông theo học đạo với Lại Vân Trí An (嬾智雲安), sau xuất gia với Thạch Am (石菴) và tu hành với vị nầy được hơn 7 năm, có chỗ tỉnh ngộ, được thầy ấn chứng cho và kế thừa dòng pháp. Từ đó, ông trú tại Bích Nham (碧巖), nhưng đến cuối đời ông lại chọn vùng đất Tu Cát Sơn (修吉山) ở Tây Hồ (西湖), dựng một cái thất, đặt tên là Chánh Truyền Tháp Viện (正傳塔院) và sống tại đây. Đến năm thứ 8 niên hiệu Chánh Thống (正統) nhà Minh, tự ông viết bài tháp minh cho mình, thọ 52 tuổi. Trước tác của ông có Thượng Trực Biên (尚直編), Thượng Lý Biên (尚理編), Không Cốc Tập (空谷集).
Không Dã (空也, Kūya, 903-972): vị tăng sống giữa thời Bình An, vị tổ của Phái Không Dã Niệm Phật (空也念佛派, Kūyanembutsu-ha), không rõ xuất thân ở đâu. Ban đầu ông xuất gia ở Quốc Phận Tự (國分寺, Kokubun-ji) vùng Vĩ Trương (尾張, Owari), sau đó thì đi khắp nơi làm các công việc xã hội như đắp đường, xây cầu cống, v.v., và đặc biệt là lấy vùng kinh đô Kyoto làm trung tâm mà tiến hành bố giáo pháp môn “miệng xưng niệm Phật“, không kể giàu nghèo sang hèn gì cả; từ đó ông được gọi là Thị Thánh (市聖, vị Thánh ngoài chợ) hay A Di Đà Thánh. Vào năm 948, ông có thọ giới ở Tỷ Duệ Sơn với giới danh là Quang Thắng (光勝), nhưng sau đó ông không bao giờ dùng đến tên nầy. Ông có kiến lập Lục Ba La Mật Tự ( 六波羅蜜寺 , Rokuharamitsu-ji) ở Kyoto.
Không Hải (空海, Kūkai, 774-835): vị tổ sư khai sáng ra Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, xuất thân vùng Tán Kỷ (讚岐, Sanuki) thuộc Tứ Quốc (四國, Shikoku), cha là Tá Bá Trực Điền (佐伯直田), mẹ là A Đao (阿刀). Lúc lên 15 tuổi, ông theo người bác là A Đao Đại Túc (阿刀大足) lên kinh đô, năm 18 tuổi thì học hết các học vấn của Trung
Quốc, nhưng vì ông có chí xuất gia nên cuối cùng bỏ học. Ông theo Đại Long Ngạc (大龍嶽) ở vùng A Ba (阿波, Awa, thuộc Tokushima-ken) và Thất Hộ Khi (室戸崎) ở vùng Thổ Tá (土佐, Tosa, thuộc Kōchi-ken) tu hành rất nghiêm mật. Hơn thế nữa, ông còn theo học các giáo học ở các chùa lớn đương thời vùng Nại Lương. Đến năm
24 tuổi, ông viết nên cuốn Tam Giáo Chỉ Quy (三教指歸), nhằm luận về những điểm
hay dở của Nho Giáo, Đạo Giáo và Phật Giáo. Đó cũng chính là bức thư tuyên ngôn xuất gia của Không Hải. Với lòng quan tâm rất lớn đối với Mật Giáo, vào năm 804, lúc 34 tuổi, ông được cho đi theo cùng với Đằng Nguyên Cát Dã Ma Lữ (藤原吉野麻呂) sang nhà Đường. Giữa đường cả hai người gặp nhiều trắc trở trên biển cả, nhưng cuối cùng cũng đến được kinh đô Trường An. Năm sau từ tháng 5 đến tháng 12, ông theo hầu hạ Huệ Quả (惠果) ở Thanh Long Tự (青龍寺), và được thọ nhận lễ quán đảnh và kế thừa bí pháp từ vị nầy. Bên cạnh đó ông còn theo học pháp với Bát Nhã Tam Tạng, nhưng vì vào tháng 12 Huệ Quả viên tịch, nên tháng 10 năm sau 806 ông phải trở về nước, mang theo nhiều kinh luận và pháp cụ Mạn Trà La. Đến năm 36 tuổi, ông đến trú tại Cao Hùng Sơn Tự (高雄山寺) vùng Kyoto và bắt đầu thắp sáng ngọn đèn Chơn Ngôn Mật Giáo tại đây. Từ đó, ông được Tha Nga Thiên Hoàng (嵯峨天皇, Saga Tennō) ủng hộ và chấp nhận cho phát triển Chơn Ngôn Tông. Thêm vào đó, ông còn giao tế với Tối Trừng (最澄, Saichō) của Thiên Thai Tông và đã từng truyền thọ pháp quán đảnh cho vị nầy cùng với đệ tử của ông. Đến năm 816, lúc 43 tuổi, ông đến khai sáng vùng Cao Dã Sơn (高野山, Kōyasan) và trãi qua quãng đời cuối cùng của mình tại nơi đây. Đến năm 823 lúc 50 tuổi, nơi đây trở thành đạo tràng căn bản cho Chơn Ngôn Tông, và quần thể tháp đường cũng được kiến lập nên. Chính trong khoảng thời gian nầy, Không Hải đã bố giáo cho rất nhiều đệ tử, thuyết giáo cho rất nhiều người và xây dựng nên giáo đoàn của Chơn Ngôn Tông. Ông đã viết khá nhiều tác phẩm như Biện Hiển Mật Nhị Giáo Luận (辨顯密二教論), Tức Thân Thành Phật Nghĩa (即身成佛義), Thanh Tự Thật Tướng Nghĩa (聲字實相儀), Hồng Tự Nghĩa (吽字義), Bí Tạng Bảo Thược (秘藏寳鑰), Bát Nhã Tâm Kinh Bí Kiền (般若心經秘鍵), v.v., và hình thành nên giáo học của Chơn Ngôn Tông. Vào năm 936 (năm thứ 2 niên hiệu Thừa Hòa [承和]), ông thị tịch ở Cao Dã Sơn. Đến năm 921 (năm thứ 21 niên hiệu Diên Hỷ [妙喜]), ông được ban cho thụy hiệu là Hoằng Pháp Đại Sư (弘法大師, Kōbō Daishi).
Khuê Đường Cư Sĩ (圭堂居士, Keidō Koji, khoảng thế kỷ 12-13): vị cư sĩ của Lâm Tế Tông Trung Quốc, sống dưới thời nhà Tống, không rõ truyền ký về ông ta như thế nào. Hiện tại chúng ta chỉ biết được rằng ông là người đã chia yếu nghĩa Phật pháp của bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng (正法眼藏) do Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲) trước tác thành 19 thiên và giải thích tường tận.
Khuê Phong Tông Mật (圭峰宗密, Keihō Sumitsu, 780-841): người Quả Châu (果州), Tỉnh Tứ Xuyên (四川省), ban đầu ông theo học Nho Giáo, sau chuyển sang Phật Giáo. Năm lên 15 tuổi, ông xuất gia, theo hầu hạ Đạo Viên (道圓), chẳng bao lâu sau gặp được Viên Giác Kinh (圓覺經, Engakukyō) và Pháp Giới Quán Môn (法界觀門, Hokkaikanmon) của Đỗ Thuận (杜順), cho nên ông xác định được lập trường của mình. Năm lên 19 tuổi, ông thọ cụ túc giới, sau đó vào năm 808 thể theo lời dạy của Đạo Viên, ông đến hầu hạ thầy của vị nầy là Kinh Nam Trương (荆南張, tức Nam Ấn), rồi tiếp theo học Thiền với Thần Chiếu (神照), học trò của Kinh Nam Trương, ở Báo Quốc Tự (報國寺), Lạc Dương (洛陽). Ngoài ra, vào năm 811 ông theo hầu hạ Thanh Lương Trừng Quán (清涼澄觀), chuyên tâm nghiên cứu về Hoa Nghiêm. Thông qua trước tác và giảng dạy, thanh danh của ông càng lên cao. Từ năm 821 trở đi, ông đến sống tại Thảo Đường Tự (草堂寺) thuộc Chung Nam Sơn (終南山), và chuyên tâm viết bộ Viên Giác Kinh Đại Sớ Sao (圓覺經大疏鈔), v.v. Vào năm 828, ông được vua Văn Tông (文宗) mời vào cung thuyết pháp, được ban cho Tử Y, và từ đó về sau ông quen thân với Bùi Hưu (裴休, 791-864), rồi viết nên cuốn Bùi Hưu Thập Di Vấn (裴休拾遺問, Haikyūhaikyūmon) dưới hình thức trả lời các câu hỏi của nhân vật nầy. Ngoài ra còn có các trước tác khác như Khởi Tín Luận Chú Sớ (起信論注疏, Kishinronchūsho), Vu Lan Bồn Kinh Sớ (盂蘭盆經疏, Urabonkyōsho), Hoa
Nghiêm Kinh Hạnh Nguyện Phẩm Sớ Sao ( 華 嚴 經 行 願 品 疏 鈔 ,
Kegongyōgyōganboshoshō), Chú Hoa Nghiêm Pháp Giới Quán Môn (注華嚴法界觀門, Chūkegonhokkaikammon), Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập Đô Tự (禪源諸詮集都序, Zengenshosenshūtojo), Nguyên Nhân Luận (原人論, Genjinron). Ông qua đời tại Thảo Đường Tự vào năm 841; Bùi Lâm soạn bản Khuê Phong Thiền Sư Bia Minh
Tinh Tự (圭峰禪師碑銘幷序).
Khuy Cơ (窺基, 632-682): sơ tổ của Pháp Tướng Tông Trung Quốc, xuất thân vùng Trường An (長安), Kinh Triệu (京兆) nhà Đường, họ là Úy Trì (尉遲), tự Hồng Đạo
(洪道), còn được gọi là Linh Cơ (靈基), Thừa Cơ (乘基), Đại Thừa Cơ (大乘基), Cơ Pháp Sư (基法師), tục xưng là Từ Ân Đại Sư (慈恩大師), Từ Ân Pháp Sư (慈恩法師) và tông phái của ông được gọi là Từ Ân Tông (慈恩宗). Ông có tướng mạo khôi ngô, bẩm tánh thông tuệ, xuất gia lúc 15 tuổi, phụng sắc chỉ nhà vua làm đệ tử của Huyền Tráng (玄奘, 602-664). Ban đầu ông đến xuất gia tại Quảng Phước Tự (廣福寺), sau chuyển đến Đại Từ Ân Tự (大慈恩寺), theo Huyền Tráng học Phạn văn và kinh luận Phật Giáo. Năm 25 tuổi, ông tham gia dịch kinh, đến năm thứ 4 (659) niên hiệu Hiển Khánh ( 顯 慶 ), khi Huyền Tráng dịch bộ Duy Thức Luận (s: Vijñaptimātratāsiddhi-śāstra, 唯識論), ông cùng với ba vị Thần Phòng (神昉), Gia Thượng (嘉尚), Phổ Quang (普光) cùng hiệu đính văn phong, nghĩa lý của bộ luận nầy. Huyền Tráng còn sai ông diễn thuyết về Nhân Minh Chánh Lý Môn Luận (s: Nyāya-dvāra-tarka-śāstra, 因 明 正 理 門 論 ) và Du Già Sư Địa Luận (s: Yogacārabhūmi, 瑜伽師地論) của Trần Na (s: Dignāga, Dinnāga, 陳那), vì vậy ông rất thông đạt tông pháp của Nhân Minh và Ngũ Tánh. Vào năm đầu (661) niên hiệu Long Sóc (龍朔), những bộ luận do Huyền Tráng chủ dịch như Biện Trung Biên Luận (s: Madhyānta-vibhāga-ṭīkā, 辨中邊論 ), Biện Trung Biên Luận Tụng (s: Madhyānta-vibhāga-kārikā, 辨 中 邊 論 頌 ), Nhị Thập Duy Thức Luận (s:
Viṃśatikāvijñapti-mātratā-siddhiḥ, 二 十 唯識 論 ), Dị Bộ Tông Luân Luận (s: Samayabhedoparacanacakra, 異部宗輪論), A Tỳ Đạt Ma Giới Thân Túc Luận (s: Abhidharma-dhātu-kāya-pāda, 阿毘達磨界身足論), đều được ông chấp bút; và ngoại trừ A Tỳ Đạt Ma Giới Thân Túc Luận ra, ông đều ghi thuật ký cho các bộ luận nầy. Về sau, ông ngao du Ngũ Đài Sơn (五臺山), tuyên giảng đại pháp, rồi trở về Từ Ân Tự truyền thọ giáo nghĩa của thầy mình. Trước tác của ông rất nhiều cho nên người đương thời gọi ông là Bách Bản Sớ Chủ hay Bách Bản Luận Sư. Ông lấy Duy Thức Luận làm tông chỉ, nên còn được gọi là Duy Thức Pháp Sư. Vào năm đầu niên hiệu Vĩnh Thuần (永淳), ông thị tịch tại Phiên Kinh Viện (翻經院) của Từ Ân Tự,
hưởng thọ 51 tuổi đời. Trước tác của ông có Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương (法苑義林章), Du Già Luận Lược Toản (瑜伽論略纂), Bách Pháp Minh Môn Giải (百法明門解), Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận Sớ (因明入正理論疏), Nhiếp Đại Thừa Luận Sao (攝大乘論鈔), Đối Pháp Luận Sao (對法論鈔), Thắng Tông Thập Cú
Nghĩa Chương (勝宗十句義章), Pháp Hoa Kinh Huyền Tán (法華經玄贊), A Di Đà Kinh Thông Tán Sớ (阿彌陀經通贊疏), Quán Di Lặc Thượng Sanh Kinh Sớ (觀彌勒上生經疏), Kim Cang Bát Nhã Kinh Huyền Ký (金剛般若經玄記), Thuyết Vô Cấu Xưng Kinh Tán (攝無垢稱經贊), v.v.
Khương Tăng Hội (康僧會, Kōsōkai, ?-280): vị tăng dịch kinh dưới thời đại Tam Quốc, người Giao Chỉ (交趾, Bắc bộ Việt Nam), tổ tiên ông xuất thân nước Khương Cư (s: Sogdiana, 康居), nhưng đến thời cha ông thì dời sang Giao Chỉ để làm ăn buôn bán. Hơn 10 tuổi, ông đã để tang song thân và sau khi mãn tang thì xuất gia. Ông tinh thông tam tạng kinh luật, cùng các học tăng như Hàn Lâm (韓林) ở Nam Dương (南
陽), Bì Nghiệp (皮業) ở Dĩnh Châu (潁), Trần Huệ (陳慧) ở Hội Khể (會稽), v.v., phiên dịch kinh điển Phật Giáo sang tiếng Hán. Vào năm thứ 10 (247) niên hiệu Xích Ô (赤烏) nhà Ngô thời Tam Quốc, ông đến Kiến Nghiệp (建業) bắt đầu hành đạo, suốt ngày thắp hương lễ bái tượng Phật, tụng kinh, ngồi Thiền, rồi ra chợ khất thực. Chính việc làm kỳ lạ của ông đã làm cho nhiều người cảm mến, bèn tâu lên vua nhà Ngô là Tôn Quyền (尊權); nhân đó nhà vua cho mời đến hỏi sự việc. Sau ông đáp ứng lời thỉnh cầu của Tôn Quyền, chỉ trong 21 ngày làm cảm ứng được xá lợi Phật, vì vậy nhà vua vô cùng kính phục thần thông của ông, bèn quy y theo, và lập nên Kiến Sơ Tự (建初寺) để cho ông truyền đạo dịch kinh. Nhờ vậy Phật Giáo ở địa phương Kiến Nghiệp trở nên hưng thạnh. Đây cũng là con đường truyền đạo từ phương Nam vào Trung Quốc, và chính Phạn bối cũng được truyền vào qua con đường nầy. Vào năm đầu niên hiệu Thái Khang (太康) nhà Tấn, ông thị tịch, không rõ thọ được bao nhiêu, được ban cho hiệu là Siêu Hóa Thiền Sư (超化禪師). Các kinh điển chủ yếu của ông dịch có Ngô Phẩm Kinh (呉品經) 5 quyển, Tạp Thí Dụ Kinh (雜譬喩經) 2 quyển, Lục Độ Tập Kinh (六度集經) 9 quyển (hiện tồn chỉ có 8 quyển), và chú giải một số kinh như An Ban Thủ Ý Kinh (安般守意經), Pháp Kính Kinh (法鏡經), Đạo Thọ Kinh (道樹經), v.v
Kim Băc Hông Xuyên (今北洪川, Imakita Kōsen, 1816-1892): vị tăng cua Tông Lâm Tế Nhât Ban, sống vào giưa hai thơi đai Giang Hô và Minh Trị, huy Tông Ôn (宗温), đao hiệu Hông Xuyên (洪川), hiệu Thương Long Quât (蒼龍窟), Hư Chu Tư (虛舟
子), xuât thân vung Nhiếp Duât (攝津, Settsu, thuôc Osaka), con trai thứ ba cua Kim Băc Thiện Tang (今北善藏). Năm lên 14 tuôi, ông theo hoc Nho Giáo với Đăng Trach Đông Hat (藤澤東畡). Đến năm 1840, ông xuât gia, theo hâu Thưa Diên (承演) ơ Tướng Quốc Tư (相國寺, Sōkoku-ji) vung Sơn Thành (山城, Yamashiro), và đến năm 1842 thì kế thưa dong pháp cua vị nây. Năm 1847, ông đến tham Thiền với Nghi
Sơn Thiện Lai (儀山善來) ơ Tào Nguyên Tư (曹源寺) vung Cương Sơn (岡山,
Okayama), Bị Tiền (備前, Bizen), rôi đến năm 1859 thì chuyên đến sống ơ Vinh
Hưng Tư (永興寺). Vào năm 1875, ông đến tru tai Viên Giác Tư (圓覺寺, Enkaku-ji) vung Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), tuyên xướng chu trương Nho Thiền Nhât Trí, và khuyến hóa tu tâp Thiền cho tâng lớp cư si tai gia. Dong pháp tư cua ông có Thích Tông Diên (釋宗演). Trước tác cua ông có Thiền Hai Nhât Lan (禪海一瀾), Thương Long Quang Luc (蒼龍廣錄), Khuyến Thiện Dư Luc (勸善余錄), Âm Đề Hô (飲醍醐), v.v.
Kinh Khê Trạm Nhiên (荆溪湛然, Keikei Tannen, 711-782): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, tổ thứ 9 của Thiên Thai Tông Trung Quốc, người vùng Kinh Khê (荆溪), Thường Châu (常州, tức Nghi Hưng, Giang Tô), họ Thích (戚), cả nhà đều theo Nho Giáo, chỉ mình ông thích Phật pháp. Năm 17 tuổi, ông học Thiên Thai Chỉ Quán (天台止觀) với Kim Hoa Phương Nham (金華芳巖), đến năm 20 tuổi theo làm môn hạ của Tả Khê Huyền Lãng (左溪玄朗), dốc chí học tập giáo quán Tông Thiên Thai. Năm 38 tuổi, ông xuất gia ở Tịnh Lạc Tự (淨樂寺) vùng Nghi Hưng (宜興), rồi đến
Việt Châu (越州) học luật với Đàm Nhất (曇一) và sau đó giảng Chỉ Quán ở Khai Nguyên Tự (開元寺), Quận Ngô (呉郡). Sau khi thầy mình qua đời, ông kế thừa pháp tịch, tự nhận trách nhiệm trùng hưng Thiên Thai Tông, đưa ra thuyết “vô tình hữu tánh (無情有性)”, chủ trương các loài cỏ cây, sỏi đá đều có Phật tánh. Ông đã từng sống qua các chùa Lan Lăng (蘭陵), Thanh Lương (清涼), và khi ông đến nơi đâu thì chúng theo học rất đông, tiếng tăm vang khắp. Trong khoảng thời gian niên hiệu Thiên Bảo (天寳) và Đại Lịch (大曆), các vua Huyền Tông, Túc Tông, Đại Tông đều ưu ái thỉnh vào cung, tuy nhiên ông cáo bệnh không đi. Đến cuối đời, ông đến trú tại Thiên Thai Quốc Thanh Tự (天台國清寺). Vào năm thứ 3 niên hiệu Kiến Trung (建中), ông thị tịch tại đạo tràng Phật Lũng (佛隴), thọ 72 tuổi đời và 43 hạ lạp. Đệ tử Lương Túc (梁肅) soạn văn bia. Ông là vị tổ trung hưng của Thiên Thai Tông, được người đời gọi là Kinh Khê Tôn Giả (荆溪尊者), Diệu Lạc Đại Sư (妙樂大師) hay Ký Chủ Pháp Sư (記主法師). Đệ tử của ông có 39 người như Đạo Thúy (道邃), Phổ Môn (普門), Nguyên Hạo (元皓), Trí Độ (智度), Hành Mãn (行滿), v.v.
Bình sinh ông soạn thuật rất nhiều như Pháp Hoa Kinh Huyền Nghĩa Thích Thiêm (法華經玄義釋籤) 10 quyển, Pháp Hoa Văn Cú Ký (法華文句記) 10 quyển, Chỉ Quán Phổ Hành Truyền Hoằng Quyết (止觀普行傳弘決) 10 quyển, Chỉ Quán Sưu
Yếu Ký (止觀捜要記) 10 quyển, Chỉ Quán Đại Ý (止觀大意) 1 quyển, Kim Cang
Phê Luận (金剛錍論) 1 quyển, Pháp Hoa Tam Muội Bổ Trợ Nghi (法華三昧補助儀) 1 quyển, Thủy Chung Tâm Yếu (始終心要) 1 quyển, Thập Bất Nhị Môn (十不二門)
1 quyển, v.v.
Kính Sơn Pháp Khâm (徑山法欽, Keizan Hōkin, 714-792): vị tăng của Ngưu Đầu Tông (牛頭宗), xuất thân Côn Sơn (崑山), Quận Ngô (呉郡, Tỉnh Triết Giang), còn gọi là Đạo Khâm (道欽), họ Chu (朱). Năm 28 tuổi, trên đường đi lên kinh đô, ông ghé qua tham yết Hạc Lâm Huyền Tố (鶴林玄素), rồi xuất gia ngay trong ngày ấy và về sau kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau đó, ông đến sống tại Tây Sơn (西山, tức Kính Sơn [徑山]) thuộc Dư Hàng (餘杭, Tỉnh Triết Giang) và trở thành sơ tổ của Phái Kính Sơn. Đến năm thứ 3 (768) niên hiệu Đại Lịch (大曆), ông vào cung nội, thuyết pháp cho vua Đại Tông, cho nên ông được ban tặng hiệu Quốc Nhất Đại Sư (國一大師) và tên chùa Kính Sơn Tự (徑山寺). Các vị Tướng Công Thôi Hoán (崔渙), Bùi Tấn Công Độ (裴晉公度), Đệ Ngũ Kỳ (第五琦), Trần Thiếu Du (陳少遊), v.v., đã từng bái ông làm thầy. Ngay chính như những nhân vật nổi tiếng của Nam Tông Thiền như Tây Đường Trí Tàng (西堂智藏), Thiên Hoàng Đạo Ngộ (天皇道悟), Đơn Hà Thiên Nhiên (丹霞天然), v.v., cũng đã từng đến tham vấn với ông. Vào năm thứ 6 (790) niên hiệu Trinh Nguyên (貞元), ông chuyển đến trú tại Tịnh Độ Viện (淨土院) của Long Hưng Tự (龍興寺) và đến tháng 12 năm thứ 8 (792) thì thị tịch, hưởng thọ 79 tuổi đời và 50 hạ lạp. Vua Đức Tông ban cho thụy hiệu là Đại Giác Thiền Sư (大覺禪
師); Lý Cát Phụ (李吉甫) soạn ra Hàng Châu Kính Sơn Tự Đại Giác Thiền Sư Bi
Minh Tinh Tự (杭州徑山寺大覺禪師碑銘幷序).
Kính Thanh Đạo Phó (鏡清道怤, Kyōsei Dōfu, 868-937): người Vĩnh Gia (永嘉), Ôn
Châu (温州, Tỉnh Triết Giang), họ là Trần (陳). Ông xuất gia từ lúc còn nhỏ, rồi đến Mân Châu (閩州) tham yết Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存), và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau ông đến trú tại Kính Thanh Tự (鏡清寺), rồi Thiên Long Tự (天龍寺) cũng như Long Sách Tự (龍冊寺) ở Hàng Châu (杭州). Ông thị tịch vào năm thứ 2 niên hiệu Thiên Phước (天福) đời vua Cao Tổ nhà Hậu Tần, và được ban cho thụy là Thuận Đức Đại Sư (順德大師).
Kỳ Đà Đại Trí (祇陀大智, Gida Daichi, 1290-1366): vị tăng của Tào Động Tông Nhật Bản, xuất thân Trường Khi (長崎, Nagasaki), Vũ Thổ Quận (宇土郡, Udo-gun), Phì Hậu (肥後, Higo), biệt danh là Tổ Kế (祖繼, tuy nhiên cũng có thuyết cho rằng đây là nhân vật khác), sinh vào năm thứ 3 niên hiệu Chánh Ứng (正應). Năm lên 7 tuổi, ông xuống tóc xuất gia với Hàn Nham Nghĩa Duẫn (寒巖義尹) ở Đại Từ Tự (大慈寺, Daiji-ji), và được thầy đặt cho tên là Tiểu Trí (小智), nhưng ông lại tự đổi thành Đại
Trí (大智). Sau khi Hàn Nham qua đời, ông đến tham học với Nam Phố Thiệu Minh (南浦紹明), Thích Vận (釋運), v.v. ở Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji), rồi lại chuyển đến làm môn hạ của Oánh Sơn Thiệu Cẩn (瑩山紹瑾) ở Đại Thừa Tự (大乘寺, Daishō-ji) vùng Gia Hạ (加賀, Kaga, thuộc Ishikawa-ken). Nổ lực tu tập trong vòng 7 năm, ông lãnh hội được yếu chỉ của thầy. Đến năm thứ 4 (1311) niên hiệu Diên Khánh (延慶), ông lại đến tham yết Đông Minh Huệ Nhật (東明慧日) khi vị nầy ở tại Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji) vùng Tương Mô (相模, Sagami). Từ đó về sau, ông sang Trung Quốc, tham học với một số vị tôn túc khác như Cổ Lâm Thanh Mậu (古林清茂), Vân Ngoại Vân Tụ (雲外雲岫), Trung Phong Minh Bổn (中峰明本), Vô Kiến Tiên Đỗ (無見先覩), v.v. Khi trở về nước, theo chiếu chỉ của vua Anh Tông, ông được đưa về nước bằng thuyền Trung Quốc. Nhân đó, ông làm bài kệ
“vạn lý Bắc triều tuyên ngọc chiếu, Tam Sơn Đông Hải tống quy thuyền, hoàng ân chí hậu tương hà báo, nhất chú tâm hương chúc vạn niên (萬里北傳宣玉詔、三山東海送歸船、皇恩至厚將何報、一炷心香祝萬年, ngàn dặm Bắc triều tuyên chiếu ngọc, Tam Sơn Đông Hải tiễn thuyền về, ơn vua quá nặng làm sao đáp, một nén hương lòng chúc vạn năm)” để bái tạ thâm ân của thiên triều. Khi về nước, ông liền đến tham yết Oánh Sơn ngay, và cuối cùng trở thành pháp từ của Trung Phong Tố Triết (中峰素哲). Sau đó, ông làm ngôi thảo am ở Làng Cát Dã (吉野郷), vùng Gia
Hạ, không bao lâu sau nó trở thành ngôi phạm vũ với tên gọi là Sư Tử Sơn Kỳ Đà Tự (獅子山祇陀寺). Đến cuối đời, ông trở về vùng Phì Hậu (肥後, thuộc Kumamotoken), sống tại Phụng Nghi Sơn Thánh Hộ Tự (鳳儀山聖護寺). Đến ngày mồng 10 tháng 12 năm thứ 21 (1366) niên hiệu Chánh Bình (正平, tức năm thứ 5 niên hiệu Trinh Trị [貞治]), ông thị tịch, hưởng thọ 77 tuổi. Ông có để lại tác phẩm Đại Trí Thiền Sư Kệ Tụng (大智禪師偈頌) 1 quyển.
La Hán Quế Sâm (羅漢桂琛, Rakan Keichin, 867-928): tức Hòa Thượng Địa Tạng (地藏,
Chizō), người vùng Thường Sơn (常山, Tỉnh Triết Giang), họ là Lý (李). Ông theo
hầu Vô Tướng Đại Sư ở Thường Sơn Vạn Tuế Tự (常山萬歳寺), rồi sau đó có đến tham học Vân Cư Đạo Ưng (雲居道膺) và Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存), và cuối cùng kế thừa dòng pháp của Nghĩa Tồn. Về sau, ông đến trú tại Địa Tạng Viện (地藏院) ở Tây Thạch Sơn (西石山), rồi sau chuyển đến La Hán Viện (羅漢院) ở Chương Châu (漳州, Tỉnh Phúc Kiến) và cử xướng Thiền phong của mình mạnh mẽ nơi đây. Chính vì vậy ông được gọi là La Hán Quế Sâm. Vào mùa thu năm thứ 3 (928) niên hiệu Thiên Thành (天成), ông thị tịch, hưởng thọ 62 tuổi đời và 40 hạ lạp. Ông được ban cho thụy là Chơn Ứng Thiền Sư (眞應禪師).
Lan Khê Đạo Long (蘭溪道隆, Ranke Dōryū, 1213-1278): vị tăng của Phái Dương Kì và
Phái Tùng Nguyên thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, vị tổ của Phái Đại Giác thuộc
Lâm Tế Tông Nhật Bản, hiệu là Lan Khê (蘭溪), xuất thân người Phù Giang (涪江), Tây Thục (西蜀, Tỉnh Tứ Xuyên), họ là Nhiễm (冉). Năm 13 tuổi, ông đến xuất gia ở
Đại Từ Tự (大慈寺) vùng Thành Đô (成都), sau đến tham học với Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範), Si Tuyệt Đạo Xung (癡絶道冲), Bắc Nhàn Cư Giản (北礀居簡), và cuối cùng kế thừa dòng pháp của Vô Minh Huệ Tánh (無明慧性). Vào năm thứ 4
(1246) niên hiệu Khoan Nguyên (寛元), ông cùng với nhóm đệ tử Nghĩa Ông Thiệu
Nhân (義翁紹仁), Long Giang Ứng Tuyên (龍江應宣) đến Thái Tể Phủ ở vùng Cửu
Châu (九州, Kyūshū) Nhật Bản, được Tướng Quân Bắc Điều Thời Tông (北條時宗, Hōjō Tokimune) quy y theo, và trú tại Thường Lạc Tự (常樂寺, Jōraku-ji). Vào năm thứ 5 (1253) niên hiệu Kiến Trường (建長), ông đến làm tổ khai sơn ra Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji). Thể theo sắc mệnh, vào năm thứ 2 (1265) niên hiệu Văn
Vĩnh (文永), ông chuyển đến trú trì Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji) ở kinh đô Kyoto, nhưng sau ba năm ông lại quay trở về Kiến Trường Tự, rồi làm tổ khai sơn của Thiền Hưng Tự (禪興寺, Zenkō-ji). Chính ông là người đã tạo nên cơ sở vững chắc cho Thiền Tông ở vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura). Sau ông bị lưu đày đến vùng Giáp Phỉ (甲斐, Kai, thuộc Yamanashi-ken), rồi được tha tội, nên ông đến sống ở Thọ Phước Tự (壽福寺). Vào năm đầu (1278) niên hiệu Hoằng An (弘安), ông trở về Kiến Trường Tự, và vào ngày 24 tháng 7 cùng năm đó, ông thị tịch, hưởng thọ 66 tuổi. Quy Sơn Thượng Hoàng (龜山上皇, Kameyama Jōkō) ban tặng ông thụy hiệu là Đại Giác Thiền Sư (大覺禪師), hiệu là Nhật Bản Thiền Sư (日本禪師), và đó cũng được xem như là tước hiệu Thiền Sư đầu tiên của Nhật Bản. Ông có để lại Đại Giác Thiền Sư Ngữ Lục (大覺禪師語錄 ) 3 quyển.
Lang Da Huệ Giác (瑯琊慧覺, Rōya Ekaku, ?-?): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, nhân vật sống dưới thời nhà Tống. Cha là Thái Thú Hành Dương (衡陽, Tỉnh Hồ Nam), qua đời nơi vùng đất làm quan nầy, cho nên ông đến đem quan tài cha trở về quê hương mình, nhưng giữa đường ông lại ghé qua Dược Sơn ( 藥山) thuộc Lễ Dương (澧陽, Tỉnh Hồ Nam) và xuất gia tại chùa nầy. Về sau, ông đi ngao du khắp nơi tham vấn chư Thiền đức, cuối cùng kế thừa dòng pháp của Phần Dương Thiện Chiêu (汾陽善昭). Ông đến trú tại Lang Da Sơn (瑯琊山), thuộc Trừ Châu (滁州,
Tỉnh An Huy) và nỗ lực cử xướng tông phong của Lâm Tế. Tuyết Đậu Trùng Hiển (雪竇重顯) là người đồng thời với ông, đã cùng nhau tuyên xướng Thiền đạo, vì vậy người đương thời gọi họ là Nhị Cam Lồ Môn (二甘露門, hai cửa cam lồ). Ông được sắc phong Quảng Chiếu Thiền Sư (廣照禪師). Đệ tử của ông có Định Tuệ Siêu Tín (定慧超信), Trường Thủy Tử Tuyền (長水子璿) là những nhân vật kiệt xuất đương thời.
Lãn Am Đỉnh Nhu (懶庵鼎需, Ranan Teiju, 1092-1153): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Lãn Am (懶庵), xuất thân vùng Trường Lạc (長樂, Tỉnh Phúc Kiến), họ là Lâm (林). Ban đầu ông rất nỗi tiếng là Tiến Sĩ, đến năm 25 tuổi nhân đọc Kinh Di Giáo, ông phát tâm xuất gia. Sau hơn 10 năm trường đi khắp nơi tìm thầy học đạo, đến khoảng niên hiệu Thiệu Hưng (紹興, 1131-1162), ông đến tham yết Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲) ở Dương Tự Am (洋嶼庵, Tỉnh Phúc Kiến) và được ấn khả. Về sau, ông sống nơi đây trong vòng 8 năm, đến cuối đời ông chuyển đến sống tại Đông Thiền Tự (東禪寺) và Tây Thiền Tự (西禪寺). Vào tháng 7 năm thứ 23 (1153) niên hiệu Thiệu Hưng, ông thị tịch, hưởng thọ 62 tuổi đời và 37
hạ lạp. Ông có để lại cho hậu thế cuốn Lãn Am Nhu Thiền Sư Ngữ Yếu (懶庵需禪師語要) 1 quyển.
Lãn Toản (懶瓚, Ransan, ?-?): tên gọi khác của Minh Toản (明瓚), tức ý muốn nói Hòa Thượng Minh Toản lười biếng, nhân vật sống dưới thời nhà Đường. Ông đến tham học với Tung Sơn Phổ Tịch (嵩山普寂) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau ông đến ẩn cư ở Nam Nhạc (南岳), Tỉnh Hồ Nam (湖南省), và do phát xuất từ phong
cách sống rất lười biếng một cách thoát tục, nên người đời gọi ông là Lãn Toản (懶瓚) hay Lãn Tàn (嬾殘). Vào khoảng năm đầu (742) niên hiệu Thiên Bảo (天寳), ông đến ở tại Nam Nhạc Tự (南岳寺) suốt 20 năm ròng. Trong khoảng thời gian nầy ông có giao du với Lý Bí (李泌) và ông đã tiên đoán rằng sau nầy Lý Bí sẽ làm Tể Tướng. Sau khi qua đời, ông được ban cho thụy là Đại Minh Thiền Sư (大明禪師).
Lặc Na Ma Đề (s: Ratnamati, j: Rokunamadai, 勒那摩提, ?-?): âm dịch là Lặc Na Bà Đề (勒那婆提), gọi tắt là Lặc Na (勒那), ý dịch là Bảo Ý (寳意), vị tăng dịch kinh thời Bắc Ngụy, người miền Trung Ấn Độ, học thức uyên bác, kiêm thông cả sự và lý, biết rành Thiền pháp, thường có chí ngao du phương Bắc. Vào năm thứ 5 (508) niên hiệu Chánh Thỉ (正始) đời vua Tuyên Võ Đế nhà Bắc Ngụy, ông đến Lạc Dương (洛陽), phụng sắc cùng Bồ Đề Lưu Chi (s: Bodhiruci, 菩提流支) dịch bộ Thập Địa Kinh Luận (十地經論) 12 quyển của Thế Thân (世親) cùng với Diệu Pháp Liên Hoa Kinh
Luận Ưu Ba Đề Xá (妙法蓮華經優波提舍) 1 quyển. Không bao lâu sau ông dịch bộ Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tánh Luận (究竟一乘寳性論) 4 quyển. Theo Truyện Bồ
Đề Lưu Chi trong Lịch Đại Tam Bảo Ký (歷代三寳記) quyển 9, Tục Cao Tăng
Truyện (續高僧傳) quyển 1, sau khi Lạc Na Ma Đề cùng với Bồ Đề Lưu Chi dịch bộ Thập Địa Kinh Luận xong, do không hợp ý kiến nhau nên cả hai chẳng qua lại gì với nhau nữa.
Lâm Tê Nghia Huyên (臨濟義玄, Rinzai Gigen, ?-866): vị tô cua Tông Lâm Tế Trung Quốc, ngươi Nam Hoa (南華) thuôc Tào Châu (曹州, tinh Sơn Đông ngày nay), ho là Hình (郉). Luc con nho ông rât thông minh, và nôi tiếng là có hiếu với cha me. Ông vốn có chí xuât trân nên xuống tóc xuât gia, tho cu tuc giới, thương có măt trong các buôi thuyết giang và chuyên nghiên cứu sâu về kinh luât luân. Sau đó, ông đến tham vân Hy Vân (希運) ơ Hoàng Bá Sơn (黄檗山), rôi lưu lai đây được 3 năm và rât nôi tiếng với hanh nghiệp thuân thuc. Nhưng theo lơi day cua vị Thu Toa, ông đến hoi Hy Vân về đai ý cua Phât pháp và bị đánh ba lân. Về sau, ông lai đến tham yết Đai Ngu (大愚) ơ Cao An Nan Đâu (高安灘頭), rôi thâu triệt Thiền phong cua Hy Vân, và cuối cung được kế thưa dong pháp cua Thây mình. Ngươi ta cho răng ông thương tư xưng là Đai Ngu. Ông lai đi lên phương Băc, đến Trân Châu (鎭州, tinh Hà Băc ngày nay), rôi dưng lên môt ngôi chua nho ơ bên sông Hô Đà (滹沱), lây tên là Lâm
Tế Viện (臨濟院). Theo bài ký trong tháp cua ông có ghi răng ông đã tưng rơi khoi chua này đê tránh nan binh hoa, nhơ có vị quan Thái Uy Măc Quân Hoa (默君和) quy y theo nên ông đã dưng ơ trong dinh cơ cua vị này môt ngôi Lâm Tế Viện, nhưng mà sư thât thì cân phai xác nhân lai. Ông cung đã tưng đến thuyết pháp cho vị Phu chua Phu Hà Dương là Vương Thương Thị (王常侍), rôi lưu tru tai Đông Đương cua Hưng Hóa Tư (興化寺), bàn đao với Tam Thánh Huệ Nhiên (三聖慧然), và đến ngày 10 tháng 4 năm thứ 7 niên hiệu Hàm Thông (咸通, theo bài ký ơ trong tháp thì ghi là ngày 10 tháng giêng năm sau) ông thị tịch, tuôi tho và ha lap đều không ro. Ông đuợc ban nhu hiệu là Huệ Chiếu Thiền Sư (慧照禪師), tháp có tên goi là Trưng Linh (澄靈). Dong pháp tư cua ông ngoài Huệ Nhiên (慧然) ra con có Hưng Hóa Tôn Tương (興化存獎), Nguy Phu Đai Giác (魏府大覺), Quán Khê Chí Nhàn (灌溪志閑), v.v. Ngoài ra, có môt số nhân vât kiệt xuât như Triệu Châu Tung Thâm (趙州從諗), Hanh Sơn Giám Hông (杏山鑑洪), Long Nha Cư Đôn (龍牙居遁), Lac Phố Nguyên An (洛浦元安), Ma Cốc Nhị Thế (麻谷二世), v.v.
Lâm Tuyền Tùng Luân (林泉從倫, Rinsen Jūrin, ?-?): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, hiệu là Lâm Tuyền (林泉). Ông đến tham vấn Vạn Tùng Hành Tú (萬松行秀) ở Báo Ân Tự (報恩寺), Yến Kinh (燕京), có chỗ tỉnh ngộ và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau đó, ông khai đường giáo hóa ở Vạn Thọ Tự (萬壽寺), rồi kế thừa thầy mình trú trì Báo Ân Tự. Vào năm thứ 9 (1268) đời Thế Tổ nhà Nguyên, ông phụng chiếu vào cung nội cùng luận đạo với Đế Sư, phát huy áo nghĩa của Thiền học và giải thích tường tận lên triều đình bản Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập (禪源諸詮集) của Tông Mật (宗密). Đến năm thứ 18 đời vua Thế Tổ, tại Mẫn Trung Tự (憫忠寺) ở Đại Đô (大都) tiến hành thiêu hủy những ngụy kinh, chính ông là người được hạ lệnh châm ngòi lửa. Ông có viết trước ngữ cũng như lời bình xướng cho 100 tắc tụng cổ của Đầu Tử Nghĩa Thanh (投子義青) cũng như 100 tắc tụng cổ của Đơn Hà Tử Thuần (丹霞子淳) và tạo thành Không Cốc Tập (空谷集), Hư Đường Tập (虛堂集).
Liên Như (蓮如, Rennyo, 1415-1499): con đầu của Tồn Như (存如, Zonnyo) đời thứ 7 của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji), húy là Kiêm Thọ (兼壽), hiệu là Tín Chứng Viện (信証院). Sống trong khoảng thời kỳ Bổn Nguyện Tự đang bị suy vi và trưởng thành lên trong khổ nạn, ông đã theo cha mình tận lực giáo hóa ở các địa phương phía Nam vùng Cận Giang (近江, Ōmi, thuộc Shiga-ken). Đến năm 1457, ông kế thừa cha mình và trở thành vị tổ đời thứ 8 của Bổn Nguyện Tự. Do vì đứng trên truyền thống của Tịnh Độ Chơn Tông mà tiến hành cải cách, năm 1471 ông bị đồ chúng của Tỷ Duệ Sơn phá tan Đại Cốc Bổn Nguyện Tự ở vùng Đại Cốc (大谷, Ōtani); nên ông phải lánh nạn đến biệt sở phía Nam của Tam Tỉnh Tự (三井寺) vùng Đại Tân (大津), rồi xây dựng nhà riêng ở Cát Khi (吉崎, Yoshizaki) thuộc vùng Việt Tiền (越前, Echizen, thuộc Fukui-ken) và chuyển đến đó ở. Ông đã tác thành rất nhiều văn bản, cho xuất bản các bài Hòa Tán cũng như Chánh Tín Kệ (正信偈) của Thân Loan, và tiến hành những hoạt động giáo hóa khắp nơi từ vùng Bắc Lục (北陸, Hokuriku) cho đến Đông Hải (東海, Tōkai), Đông Quốc (東國, Tōgoku) và Áo Châu (奥州, Ōshu). Tuy nhiên, do vì sự đối lập trong mối quan hệ lợi hại phát sanh giữa các môn đồ thọ nhận sự giáo hóa của ông với những lãnh chúa địa phương, nên ông lại phải rời khỏi địa phương Cát Khi và đến bố giáo ở các vùng Nhiếp Tân (攝津, Settsu), Hà Nội (河内, Kawauchi), Hòa Tuyền (和泉, Izumi) thuộc Osaka ngày nay. Vào năm 1480, ông bắt đầu tái kiến Bổn Nguyện Tự ở vùng Sơn Khoa ( 山科 , Yamashina), mở rộng giáo hóa, cho nên người ta quy y theo phái ông nhiều hơn các phái khác. Vào độ tuổi 75, ông nhường lại mọi hậu sự cho người con trai thứ 5 của ông là Thật Như (實如, Jitsunyo) và sống ẩn cư; nhưng sau đó ông vẫn tiếp tục bố giáo. Đến năm 1496, ông lại xây dựng nhà riêng ở vùng Thạch Sơn (石山, Ishiyama), Osaka và tiếp tục hoạt động truyền giáo cho đến 85 tuổi thì qua đời.
Liêu Am Huê Minh (了庵慧明, Ryōan Emyō, 1337-1411): vị tăng cua Tào Đông Tông Nhât Ban, sống vào khoang giưa hai thơi đai Nam Băc Triều và Thât Đinh, vị tô đơi thứ 16 cua Tông Trì Tư (總持寺, Sōji-ji), ngươi sáng lâp ra Phái Liêu Am (了庵派), huy Huệ Minh (慧明), đao hiệu Liêu Am (了庵), xuât thân vung Tương Mô (相模, Sagami, thuôc Kanagawa-ken), ngươi dong ho Đăng Nguyên (藤原, Fujiwara). Ông đăc đô với Khế Văn (契聞) ơ Kiến Trương Tư (建長寺, Kenchō-ji), sau kế thưa dong pháp cua Tịch Linh (寂靈) ơ Vinh Trach Tư (永澤寺) vung Đơn Ba (丹波, Tamba, thuôc Hyōgo-ken), và theo hoc với Thiều Thac (韶碩) ơ Tông Trì Tư. Về sau ông đã tưng sống qua môt số chua như Tông Trì Tư (總持寺), Vinh Trach Tư (永澤寺), Tông Ninh Tư (總寧寺), Long Tuyền Tư (龍泉寺), v.v. Đến năm 1394, ông được dong ho Thái Điền (太田) quy y theo, nên sáng lâp ra Tối Thưa Tư (最乘寺) ơ vung Tương Mô. Dong pháp tư cua ông có Thiều Dương Di Viên (韶陽以遠), Đai Dương Minh Trung (大陽明中), Đai Cương Minh Tông (大綱明宗), v.v. Trước tác cua ông có Thiên Đông Tiêu Tham Sao Điêm Phá (天童小參抄点破), Chư Nhac Nhị Đai Nga Sơn Hoa Thượng Hành Thât (諸岳二大峨山和尚行實), Liêu Am Huệ Minh
Thiền Sư Ngư Luc (了庵慧明禪師語錄), Liêu Am Huệ Minh Thiền Sư Pháp Ngư
(了庵慧明禪師法語).
Liễu Am Thanh Dục (了庵清欲, Ryōan Seiyoku, 1288-1363): vị tăng của Phái Tùng
Nguyên thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Liễu Am (了庵), biệt hiệu Nam Đường (南堂), xuất thân Lâm Hải (臨海), Đài Châu (台州, Tỉnh Triết Giang). Ông vốn là pháp từ của Cổ Lâm Thanh Mậu (古林清茂), đã từng sống qua một số chùa như Khai Phước Tự (開福寺) vùng Lật Thủy (溧水, Tỉnh Giang Tô), Bổn Giác Tự (本覺寺) vùng Gia Hưng (嘉興, Tỉnh Triết Giang), Linh Nham Tự (靈巖寺) Tô Châu (蘇州). Ông được ban tặng hiệu là Từ Vân Phổ Tế Thiền Sư (慈雲普濟禪師). Vào ngày 25 tháng 8 năm thứ 23 niên hiệu Chí Chánh (至正), ông thị tịch, hưởng thọ 76 tuổi. Tống Liêm (宋濂) soạn ra Hành Đạo Ký (行道記) và ông có để lại bộ Liễu Am Hòa Thượng Ngữ Lục (了庵和尚語錄) 9 quyển.
Linh Ẩn Văn Thắng (靈隠文勝, Rinnin Bunshō, ?-1026?): vị tăng của Pháp Nhãn Tông
Trung Quốc, thường được gọi là Từ Tế Thiền Sư (慈濟禪師), xuất thân vùng Vụ Châu (婺州, Tỉnh Triết Giang), họ là Lưu (劉). Ông xuất gia thọ giới lúc còn nhỏ, rồi đến tham học với Đạo Tề (道齊) ở Vân Cư Sơn (雲居山), Hồng Châu (洪州, Tỉnh Giang Tây) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Về sau, ông đến trú tại Nam Viện (南院) của Linh Ẩn Sơn (靈隠山) thuộc Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang), nhưng sau ông lui về ẩn cư tại Hưng Khánh Am (興慶庵), Hàng Châu. Đến năm thứ 4 (1026) niên hiệu Thiên Thánh (天聖), ngôi thảo am nầy được sắc phong là Từ Hiếu Tự (慈孝寺). Đến cuối đời ông ngã bệnh và thị tịch tại Sở Châu (楚州, Tỉnh An Huy).
Linh Chi Nguyên Chiếu (靈芝元照, Reishi Genshō, 1048-1116): vị tăng của Luật Tông sống dưới thời nhà Tống, người vùng Dư Hàng (餘杭, Huyện Hàng, Triết Giang), họ Đường (唐), tự là Trạm Nhiên (湛然), hiệu An Nhẫn Tử (安忍子). Lúc còn thiếu niên ông đã xa lánh thế tục, đến năm 18 tuổi thì xuất gia, theo Thần Ngộ Xử Khiêm (神悟處謙) học giáo lý Thiên Thai, nhưng chí ông lại thích về Luật. Về sau, ông thọ Bồ Tát giới với Quảng Từ (廣慈). Trong khoảng thời gian niên hiệu Nguyên Phong (元豐, 1078-1085), ông làm trú trì Chiêu Khánh Tự (昭慶寺), chuyên tâm truyền bá Luật tông và truyền giới. Đến cuối đời, ông chuyển về vùng Linh Chi (靈芝), dừng chân tại đây trong vòng 30 năm, cho nên người đời thường gọi ông là Linh Chi Tôn Giả (靈芝尊者). Vào tháng 9 năm thứ 6 (1116) niên hiệu Chính Hòa (政和), ông thị tịch, được ban thụy hiệu Đại Trí Luật Sư (大智律師). Trước tác của ông có sách chú thích của các kinh Vô Lượng Thọ và A Di Đà cũng như một số tác phẩm khác.
Linh Nguyên Duy Thanh (靈源惟清, Reigen Isei, ?-1117): vị tăng cua Phái Hoàng Long
(黄龍派) thuôc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tư là Giác Thiên (覺天), hiệu là Linh
Nguyên Tẩu (靈源叟), ngươi Vo Ninh (武寧) thuộc Nam Xương (南昌, Tỉnh Giang Tây), họ là Trần (陳). Ngay từ nhỏ ông đã có tư chất thông mẫn, ban đầu học về giới luật, đến năm lên 17 tuổi, ông đến tham học với Pháp An (法安) ở Diên Tư Viện (延思院). Sau đó, ông đến tham yết Hối Đường Tổ Tâm (晦堂祖心) ơ Hoàng Long Sơn (黄龍山) thuộc Hồng Châu (洪州, Tỉnh Giang Tây) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Ông đã từng giao du với rất nhiều văn nhân nỗi tiếng đương thời như Hoàng Đình Kiên (黄庭堅). Theo lời thỉnh cầu, ông đến trú trì Thái Bình Thiền Viện (太平禪院) ở Thư Châu (舒州, Tỉnh An Huy), sau trở về Hoàng Long Sơn và lâp nên Sung Ân Tự (崇恩院). Nhân vì bệnh, ông đến sống tại Chiêu Mặc Đường (昭黙堂) trải qua 15 năm. Vào ngày mồng 10 tháng 9 năm thứ 7 (1117) niên hiệu Chính Hòa (政和), ông tự viết cuốn Vô Sanh Thường Trú Chơn Quy Cáo Minh (無生常住眞歸告銘) và đến ngày 18 thì thị tịch. Ông được ban cho hiệu là Phật Thọ Thiền Sư (佛壽禪師). Trước tác của ông có Linh Nguyên Thanh Thiền Sư Ngữ Yếu (靈源清禪師語要) 1 quyển.
Linh Thạch Như Chi ( 靈石如芝 , Rinshii Nyoshi, ?-?): vị tăng sống dưới thời nhà
Nguyên, thuộc Phái Dương Kì của Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Linh Thạch (靈
石), pháp từ của Hư Đường Trí Ngu (虛堂智愚). Ông khai mở đạo tràng bố giáo ở Hưng Thánh Tự (興聖寺) thuộc Phủ Gia Hưng (嘉興府, Tỉnh Triết Giang), rồi chuyển đến Dũng Tuyền Tự (湧泉寺) ở Đài Châu (台州, Tỉnh Triết Giang) cũng như Bổn Giác Tự (本覺寺) ở Phủ Gia Hưng.
Linh Triệt (靈澈, 746-816): họ Thang (湯), tự Trừng Nguyên (澄源), xuất thân vùng Cối Kê (會稽, Tỉnh Triết Giang), đệ tử của Thần Ung (神邕), nổi tiếng với tư cách là thi tăng, vị tăng đại biểu cho sự giao bộ giữa Thiền và Luật. Ông thị tịch vào năm thứ 11 niên hiệu Nguyên Hòa (元和), hưởng thọ 71 tuổi. Ông có mối thân giao bằng hữu với Liễu Tông Nguyên và Lưu Vũ Tích qua cuộc Cách Tân Vĩnh Trinh (永貞革新), và cũng có giao lưu với Kiểu Nhiên (皎然) cũng như Quyền Đức Hưng (權德興). Người ta cho rằng có thể ông cùng tên với Linh Triệt (靈徹), người viết lời tựa cho Bảo Lâm Truyện (寳林傳, Hōrinden).
Linh Vân Chí Cần (靈雲志勤[懃], Reiun Shikon, ?-?): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, người vùng Trường Khê (長溪), Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến). Ông đã từng theo tham hoc với Quy Sơn Linh Hưu (潙山靈祐, nhân thấy hoa đào mà ngộ đạo, nên ông trình câu kệ đạt ngộ của mình cho thầy nghe. Ông đã từng sống tại Đại Quy Sơn (大潙山), thuộc Đàm Châu (潭州, Tỉnh Hồ Nam), Linh Vân Sơn (靈雲山) thuộc Phúc Châu.
Long Đàm Sùng Tín ( 龍潭崇信, Ryūtan Sōshin, ?-?): nhân vật sống dưới thời nhà Đường. Ông xuất gia với Thiên Hoàng Đạo Ngộ (天皇道悟) và ngộ được huyền chỉ. Sau ông đến vùng Long Đàm (龍潭), Lễ Châu (澧州, thuộc Tỉnh Hồ Nam), dựng am tranh tu tập. Môn hạ của ông có Đức Sơn Tuyên Giám (德山宣鑑).
Long Nha Cư Đôn (龍牙居遁, Ryūge Kodon, 835-923): xuất thân vùng Nam Thành (南
城), Phủ Châu (撫州, Tỉnh Giang Tây), họ là Quách (郭). Năm lên 14 tuổi, ông xuất gia ở Mãn Điền Tự (満田寺), Cát Châu (吉州, Tỉnh Giang Tây). Sau đó, ông đến Tung Nhạc (嵩岳) thọ giới và đi tham quan các nơi. Ông đã từng đến tham vấn Thúy Vi (翠微), Đức Sơn (德山), sau đó đến tham vấn Động Sơn Lương Giới (洞山良价) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Thể theo lời thỉnh cầu của nhà họ Mã, ông đến sống tại Diệu Tế Thiền Uyển (妙濟禪苑) thuộc Long Nha Sơn, và được ban hiệu là Chứng Không Đại Sư (証空大師). Vào ngày 13 tháng 9 năm thứ 3 (923) niên hiệu Long Đức (龍德) nhà Lương, ông thị tịch, hưởng thọ 89 tuổi.
Long Thọ (s: Nāgārjuna, 龍樹, j: Ryūju): tiếng Phạn Nāgārjuna âm dịch là Na Già At Thích Tho Na (那伽閼刺樹那), Na Già Cát Tho Na (那伽曷樹那), Na Già A Thuân Na (那伽阿順那); ý dịch là Long Mãnh (龍猛), Long Thăng (龍勝), nhân vật sống khoảng thế kỷ thứ 2-3, vị tổ khai sáng Phái Trung Quán, ngoài ra ông còn được tôn kính như là vị tổ của Bát Tông. Chính ông là người đã hình thành lý luận triết học của tư tưởng Phật Giáo Đại Thừa. Xuất thân trong một gia đình Bà La Môn ở miền Nam Ấn Độ, hồi còn nhỏ ông đã tinh thông giáo học Bà La Môn, sau đó xuất gia theo bộ phái Hữu Bộ, học giáo lý của Phật Giáo Tiểu Thừa, thông suốt cả Tam Tạng thánh điển. Hơn nữa, ông đi du lịch các nơi để tìm kinh điển mới lạ khác, và thọ nhận kinh điển Đại Thừa từ một vị Tỷ Kheo già trong núi Tuyết Sơn (雪山, Himalaya, Hy Mã Lạp Sơn). Truyền thuyết cho rằng ông còn xuống Long Cung, nhận được khá nhiều kinh điển khác, và thể đắc được giáo lý ấy. Về sau, ông đã viết khá nhiều sách chú thích về giáo lý kinh điển Đại Thừa, hình thành hệ thống giáo học Đại Thừa và tuyên dương tư tưởng Đại Thừa. Đệ tử của ông có Ca Na Đề Bà (s: Kāṇadeva, 迦那提婆). Học phái mà tuyên xướng Không Quán dựa trên cơ sở bộ Trung Luận (中論), trước tác của ông, được gọi là Trung Quán Phái (s: Mādhyamika, 中觀派). Cùng với Du Già Phái (瑜伽派), đây là hai học phái lớn của Phật Giáo Đại Thừa. Ngoài Trung Luận ra, còn có một số trước tác khác như Không Thất Thập Luận (s: Śūnyatāsaptati, 空七十論), Quảng Phá Luận (s: Vaidalya-sūtra hay Vaidalya-prakaraṇa, 廣破論), Lục Thập Tụng Như Lý Luận (s: Yuktiṣaṣikā, 六十頌如理論), Hồi Tránh
Luận (s: Vigraha-vyāvartanī, 廻諍論), Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận (s: Daśabhūmikavibhāṣā-śāstra, 十住毘婆沙論), Đại Thừa Nhị Thập Tụng Luận (s: Mahāyānaviṃśikā, 大乘二十頌論), Bảo Hành Vương Chánh Luận (s: Ratnāvalī, 寳行王正論),
Long Thọ Bồ Tát Khuyến Giới Vương Luận (s: Suhṛllekha, 龍樹菩薩勸誡王論), Bồ Đề Tư Lương Luận Tụng (菩提資糧論頌), v.v. Ngoài ra tương truyền rằng Đại Trí Độ Luận (s: Mahāprajñāpāramitā-śāstra, 大智度論 ), Thập Nhị Môn Luận (s: Dvādaśa-dvāra-śāstra, 十二門論) cũng là các trước tác của ông. Trong Thiền Tông, ông được xem như là một trong 28 vị tổ của Tây Thiên.
Lợi Nghiêm (利嚴, Rigen, 870-936): vị tăng Tân La (新羅), xuất thân Kê Lâm (鷄林), họ Kim (金). Năm 12 tuổi, ông xuất gia tại Ca Da Giáp Tự (迦耶岬寺) và đến năm 17 tuổi thì thọ cụ túc giới. Vào năm thứ 9 (895) đời vua Chơn Thánh Nữ Vương (眞聖女王), ông ông sang nhà Đường cầu pháp, theo hầu Vân Cư Đạo Ưng (雲居道膺) trong
vòng 6 năm và cuối cùng được ấn khả. Từ đó, ông đi tham vấn chư vị tôn túc khắp nơi và đến năm thứ 14 (910) đời vua Hiếu Cung Vương (孝恭王) thì trở về nước. Sau đó, thể theo lời thỉnh cầu của Tô Luật Hy (蘇律熙) ở Kim Hải Phủ (金海府), ông lên Thắng Quang Sơn (勝光山) sống được 4 năm, và cuối cùng được vua Thái Tổ của
Cao Lệ (高麗) thỉnh vào cung nội. Vào năm 15 (932), vua Thái Tổ cho kiến lập Tu
Di Sơn Quảng Chiếu Tự (須彌山廣照寺) trên Linh Sơn (靈山) thuộc Hải Châu (海
州) và hạ chiếu cử ông đến đây trú trì. Học đồ theo ông rất đông, môn hạ của ông được gọi là Tu Di Sơn Phái (須彌山派), trở thành một trong 9 Thiền phái trọng yếu đương thời. Vào ngày 17 tháng 8 cùng đời vua trên, ông thị tịch, hưởng thọ 67 tuổi đời và 48 hạ lạp. Ông được ban thụy là Chơn Triệt Đại Sư Bảo Nguyệt Thừa Không
Tháp (眞澈大師寳月乘空塔).
Lộc Môn Tự Giác (鹿門自覺, Rokumon Jikaku, ?-1117): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, xuất thân vùng Thanh Châu (青州, Tỉnh Sơn Đông), họ là Vương (王). Trong khoảng niên hiệu Chiêu Thánh (紹聖, 1094-1098), ông theo xuất gia với Phù Dung Đạo Giai (芙蓉道楷) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Vào năm thứ 4 (1105) niên hiệu Sùng Ninh (崇寧), ông đến trú trì Phổ Nghiêm Tự (普嚴寺) ở Đại Thừa
Sơn (大乘山) thuộc Dụ Châu (裕州), Phủ Nam Dương (南陽), Tỉnh Hà Nam (河南
省), rồi đến Thập Phương Tịnh Nhân Thiền Viện (十方淨人禪院). Vào năm thứ 5 (1115) niên hiệu Chính Hòa (政和), ông dời đến Lộc Môn Sơn (鹿門山). Ông được ban cho thụy là Định Tuệ Thiền Sư (定慧禪師).
Lương Nguyên (良源, Ryōgen, 912-985): vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Bình An, thụy hiệu là Từ Huệ Đại Sư (慈慧大師), người đời thường gọi ông là Nguyên Tam Đại Sư (元三大師), Ngự Miếu Đại Sư (御廟大師), Giác Đại Sư (角大師), Đậu Đại Sư (豆大師), họ là Mộc Tân (木津), xuất thân vùng Cận Giang
(近江, Ōmi, thuộc Shiga-ken). Năm lên 12 tuổi, ông theo học pháp với Lý Tiên (理
仙), và sau khi thầy qua đời, ông đến thọ giới với Thiên Thai Tọa Chủ Tôn Ý (尊意, Soni), rồi theo học với Hỷ Khánh (喜慶, Kikei), Giác Huệ (覺惠, Kakue) và Vân
Tình (雲晴, Unsei). Vào năm 937, tại Duy Ma Hội của Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji), ông đã cùng đối luận với Nghĩa Chiêu (義昭, Gishō) của Nguyên Hưng
Tự (元興寺, Gankō-ji) và hàng phục được vị nầy. Đến năm 963, tại Pháp Hoa Hội ở Thanh Lương Điện, ông đã luận phá được Pháp Tàng (法藏, Hōzō) của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), nên thanh danh của ông vang khắp thiên hạ. Năm 964, ông được liệt vào hàng Nội Cúng Phụng (内供奉, hàng ngũ của 10 vị Thiền Sư), rồi năm sau thì làm Quyền Luật Sư, năm kế đến thì trở thành Thiên Thai Tọa Chủ. Trong thời gian làm Tọa Chủ được khoảng 20 năm, ông đã nỗ lực phục hưng Giảng Đường và giáo dưỡng đồ chúng. Chính ông đã định ra Nhị Thập Lục Điều Thức (二十六條式) để chỉnh đốn quy luật trong sơn môn. Ông được sùng ngưỡng như là vị Tổ Sư thời Trung Hưng, và ngoài thế gian thì sùng bái như là hóa thân của Quan Âm, Bất Động. Môn hạ của ông có một số nhân vật kiệt xuất như Nguyên Tín (源信, Genshin), Giác
Vận (覺運, Kakuun), Tầm Thiền (尋禪, Jinzen), Giác Siêu (覺超, Kakuchō) và hơn 3000 người. Trước tác của ông để lại có Bách Ngũ Thập Tôn Khẩu Quyết (百五十尊口訣), Cửu Phẩm Vãng Sanh Nghĩa (九品往生義), Danh Biệt Nghĩa Thông Tư Ký (名別義通私記), Thai Kim Niệm Tụng Hành Ký (胎金念誦行記).
Lương Nhẫn (良忍, Ryōnin, 1072-1132): vị tăng sống cuối thời Bình An, vị tổ sư khai sáng Dung Thông Niệm Phật Tông của Nhật Bản, người vùng Vĩ Trương (尾張, Owari). Sau khi tu học ở Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji) trên Tỷ Duệ Sơn, ông lập nên Lai Nghênh Viện (來迎院) ở vùng Lạc Bắc Đại Nguyên (洛北大原). Bên cạnh đó, ông còn sáng lập ra Dung Thông Niệm Phật Tông, đi bố giáo khắp nơi và thành lập Đại Niệm Phật Tự (大念佛寺, Dainembutsu-ji) ở vùng Nhiếp Tân (攝津, Settsu).
Sau khi qua đời, ông được ban cho thụy hiệu là Thánh Ứng Đại Sư (聖應大師).
Lương Tôn (良尊, Ryōson, 1279-1349): hay còn gọi là Pháp Minh (法明, Hōmyō), vị cao tăng của Dung Thông Niệm Phật Tông thuộc thời đại Nam Bắc Triều, xuất thân vùng Osaka. Ông mất cả song thân lúc mới lên 10 tuổi, sau đó thì có vợ con, nhưng vì cảm nhận được lẽ vô thường của đời người nên ông xuất gia. Đầu tiên ông lên tu học trên Cao Dã Sơn, rồi nghiên tầm giáo học của Thiên Thai Tông ở Tỷ Duệ Sơn, và ông tự nhận thức được rằng con đường mà có thể cứu rỗi kẻ phàm phu không gì hơn là nguyện sanh về cõi Tây Phương Tịnh Độ, cho nên ông bắt đầu chuyên tâm tu tập pháp môn Niệm Phật Tam Muội. Vào năm 1321, nhờ linh ứng báo mộng ở đền Thạch Thanh Thủy Bát Phan Cung (石清水八幡宮, Iwashimizuhachimangū), ông thọ trì linh bảo và pháp phái của Dung Thông Niệm Phật Tông từ Lương Trấn (良鎭, Ryōchin) và đến trú ở Đại Niệm Phật Tự (大念佛寺, Dainembutsu-ji). Bên cạnh đó, một mặt ông chấp nhận sự quy y của Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng ( 後醍醐天皇 , Godaigo Tennō), mặt khác thì cho ấn hành tranh Dung Thông Đại Duyên Khởi và phân bố rộng rãi khắp toàn quốc. Ông đã giáo hóa hết thảy mọi người và nỗ lực làm cho tông môn hưng thạnh.
Lưu Mật (劉謐, Ryūhitsu, ?-?): luận sư chủ trương điều hòa Tam Giáo Nho-Thích-Đạo sống vào khoảng hai thời đại Tống và Nguyên, học giả đáng lưu ý nhất trong lịch sử quan hệ Tam Giáo. Chủ trương của ông cho rằng Nho Giáo thì đoan chánh, cang thường thể hiện luân lý đạo đức con người, Đạo Giáo sùng thượng tính thanh hư, vô vi, và Phật Giáo thì bỏ giả tìm cái chơn thật, tự lợi cho mình và đem lại lợi ích cho người, cho nên cả 3 tôn giáo đều có ý nghĩa và nhiệm vụ đối với nhân sinh, không thể thiếu cái nào cả. Trước tác của ông có Tam Giáo Bình Tâm Luận (三教平心論) 2 quyển.
Ly Bôt (李渤, Ribotsu, 773-831): vị cư si đã tưng đến tham vân Quy Tông Trí Thương (歸宗智常), tư là Tuân Chi (濬之), em cua Lý Thiệp (李渉). Trong khoang niên hiệu Trinh Nguyên (貞元, 785-805), ông sáng lâp ra Bach Lôc Đông (白鹿洞) dưới chân
Ngu Lão Phong ( 五老峰) trên Lô Sơn ( 廬山). Đến khoang năm đâu niên hiệu Nguyên Hoa (元和, 806), theo lơi khuyên cua Hàn Thối Chi (韓退之), ông ra làm quan với chức Gián Nghị Đai Phu, rôi sau đó trai qua môt số chức tước khác. Trong khoang thơi gian niên hiệu Bao Lịch (寳曆, 825-827), ông làm Săc Sứ Giang Châu (江州, thuôc Tinh Giang Tây). Sau đó ông lai quay trơ về Bach Lôc Đông và được ngươi đơi goi là Bach Lôc Tiên Sinh. Ông theo Quy Tông Trí Thương đến tru tai Thê Hiền Tư (棲賢寺) và hăng ngày vân pháp. Bên canh đó, ông con dâng sớ tâu lên triều đình xin ban tăng nhu hiệu Đai Giác Thiền Sư (大覺禪師) cho Tây Đương Trí Tàng (西堂智藏). Ông qua đơi vào năm thứ 5 (831) niên hiệu Thái Hoa (太和), hương tho
59 tuôi.
Lý Hoa (李華, ?-766?): tự Hà Thúc (遐叔), xuất thân vùng Tán Hoàng (贊皇), Triệu Châu (趙州, Tỉnh Hà Bắc). Ông đậu Tiến Sĩ vào năm thứ 23 (735) niên hiệu Khai Nguyên
(開元), rồi trong khoảng thời gian niên hiệu Thiên Bảo (天寳, 742-755) ông làm Thị
Ngự Sử và Lễ Sử Nhị Bộ Viên Ngoại Lang, và đến năm đầu (khoảng 766) niên hiệu Đại Lịch (大曆) thì qua đời. Trước tác của ông có Lý Hà Thúc Văn Tập (李遐叔文集). Ông có duyên sâu xa với Thiên Thai Học, thâm giao với chư vị cao tăng. Trong Tả Khê Đại Sư Bi (左溪大師碑) và Toàn Đường Văn (全唐文) 320, ông tự ghi mình là đệ tử của Ngưu Đầu Tông, môn hạ của Hạc Lâm Huyền Tố (鶴林玄素). Văn bia tháp ông viết có nhiều, hiện tồn rất ít như Nhuận Châu Hạc Lâm Tự Cố Kính Sơn Đại
Sư Bi (潤州鶴林寺故徑山大師碑).
Lý Tuân Úc (李遵勗, ?-1038): tự là Công Võ (公武), ông nội là Lý Sùng Cự (李崇炬), cha là Lý Kế Xương (李繼昌). Ông đỗ Tiến Sĩ, sau đó làm quan Phụ Mã Đô Úy (駙馬都尉). Ông đã từng đến tham học với Cốc Ẩn Uẩn Thông (谷隱蘊聰), được đại ngộ và ấn khả của vị nầy. Từ đó, ông thường qua lại giao du với chư vị Thiền sư như Từ Minh Sở Viên (慈明楚圓), Dương Ức (楊億), v.v. Trong khoảng niên hiệu Thiên Thánh (天聖, 1023-1030), ông dâng lên triều đình bộ Thiên Thánh Quảng Đăng Lục
(天聖廣燈錄) 30 quyển mà ông thâu lục được và làm sáng tỏ sự truyền thừa của Thiền tông. Vào năm đầu (1038) niên hiệu Bảo Nguyên (寳元), ông thị tịch. Trước tác của ông có Nhàn Yến Tập (閒宴集) 20 quyển, Ngoại Quán Phương Đề (外館芳題) 7 quyển.
Ma Cốc Bảo Triệt (麻谷寳徹, Mayoku Hōtetsu, ?-?): nhân vật sống dưới thời nhà Đường, nguyên quán cũng như họ không rõ. Sau khi xuất gia, ông đến tham bái Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau ông đến trú tại Ma Cốc Sơn (麻谷山), Bồ Châu (蒲州, Tỉnh Sơn Tây) và cử xướng Thiền phong của mình. Ông có giao du với Đơn Hà Thiên Nhiên (丹霞天然), môn hạ của Thạch Đầu Hy Thiên
(石頭希遷).
Ma Ha Ca Diếp (s: Mahākāśyapa, p: Mahākassapa, 摩訶迦葉): âm dịch là Ma Ha Ca Diếp Ba (摩訶迦葉波), ý dịch là Đại Ẩm Quang (大飲光), Đại Ca Diếp (大迦葉), Ca Diếp (迦葉), Ẩm Quang Tôn Giả (飲光尊者). Ca Diếp là họ của Bà La Môn, và những người thuộc dòng họ Ca Diếp nầy đã xuất gia làm đệ tử Phật rất đông. Để phân biệt với ba anh em Ca Diếp (Ưu Lâu Tần Loa, Na Đề và Già Da Ca Diếp), Đồng Ca Diếp (童迦葉, tức Đồng Nữ Ca Diếp), người ta gọi ông là Ma Ha Ca Diếp.
Ông là một trong 10 vị đệ tử lớn của đức Phật, chuyên tu hạnh đầu đà rất nghiêm khắc, nên được gọi là Đầu Đà Đệ Nhất. Ông xuất thân dòng dõi Bà la môn ở nước Ma Kiệt Đà (s, p: Magadha, 摩掲陀), tên là Tất Ba La (p: Pippali, 畢波羅). Tương truyền rằng cha mẹ ông cầu nguyện thần cây Tất Ba La và hạ sanh ra ông. Mặc dầu ông là con của một nhà đại phú đương thời, nhưng ngay từ thưở nhỏ ông đã chán ghét cuộc đời, bỏ đi xuất gia, gặp lúc Phật ra đời, quy y theo Phật Giáo và trở thành đệ tử của Phật, thường mang áo thô sơ. Với hình thức bên ngoài có vẻ nghèo túng như vậy, ông đã từng bị chúng tỷ kheo khinh miệt, nhưng đức Thế Tôn thì lại nhường nửa tòa cho Ca Diếp ngồi và tán dương sự vĩ đại của ông. Theo truyền thuyết của Thiền Tông, khi đức Thế Tôn thuyết pháp cho đại chúng trên Linh Thứu Sơn (s: Gṛdhrakūṭa, p: Gijjhakūṭa, 靈鷲山), ngài đưa cành hoa Kim Bà La ra trước mặt đại chúng, nhưng chẳng ai hiểu được ý nghĩa ấy, chỉ có một mình Ca Diếp lãnh hội được nên mĩm cười. Đức Phật bèn truyền trao chánh pháp nhãn tạng, diệu tâm của Niết Bàn cho Ca Diếp, và từ đó ông được xem như là vị tổ phú pháp thứ nhất của Tây
Thiên (Ấn Độ). Điều nầy thường được gọi là Niêm Hoa Vi Tiếu (拈華微笑), Niêm Hoa Thuấn Mục (拈華瞬目), Phá Nhan Vi Tiếu (破顔微笑), Thế Tôn Niêm Hoa (世尊拈華), Ca Diếp Vi Tiếu (迦葉微笑), v.v. Khi đức Phật nhập diệt, ông là vị trưởng lão số một trong số đệ tử của ngài, nên ông tiến hành lễ trà tỳ di thân của Phật. Khi tang lễ xong, ông tập trung 500 vị đệ tử A La Hán lại, tiến hành cuộc kết tập kinh điển lần đầu tiên tại Thành Vương Xá (s: Rājagṛha; p: Rājagaha, 王舍城). Sau đó ông truyền pháp lại cho A Nan (s, p: Ānanda, 阿難), tự mình lui về ẩn cư tại Kê Túc Sơn (雞足山), nhập định chờ đến khi Di Lặc ra đời, và tương truyền mãi cho đến nay ông vẫn chưa nhập diệt.
Ma Tô Đao Nhất (馬祖道一, Baso Dōitsu, 709-788): môn ha Nam Nhac, ho Mã (馬), ngươi vung Thâp Phương (什邡), Hán Châu (漢州, thuôc Tinh Tứ Xuyên ngày nay). Khi vưa mới sanh ra ông đã có nhưng dị tánh khác ngươi. Mới lên 9 tuôi mà ông đã thông làu kinh luân, nên được đưa vào La Hán Tư (羅漢寺) trong làng đê tu, sau xuât gia với Xư Tịch (處寂) ơ Tư Châu (資州, thuôc Tinh Tứ Xuyên ngày nay), và tho cu tuc giới với Viên Luât Sư ơ Du Châu (渝州, thuôc Tinh Tứ Xuyên ngày nay). Sau đó ông trãi qua cuôc sống sơn cư tu hành tai Trương Tung Sơn (長松山) vung Ich Châu (益州, thuôc Tinh Tứ Xuyên ngày nay) cung như Minh Nguyệt Sơn (明月山) vung
Hình Nam (荆南, thuôc Tinh Hô Băc ngày nay). Ông nghe có Hoài Nhượng (懷讓), môn ha cua Luc Tô Huệ Năng (慧能), đang tu hành tai Nam Nhac (南岳, thuôc Tinh Hô Nam ngày nay), nên ông đến bái kiến, nghe được câu chuyện “Nam Ngac Ma Chuyên (南嶽磨磚, Nam Ngạc Mài Ngói)” thì hoát nhiên đai ngô, đat được tâm ân. Vào khoang niên hiệu Thiên Bao (天寶) nguyên niên (742), ông băt đâu khai mơ đao tràng giáo hóa tai Phât Tích Nham (佛跡巖)vung Kiến Dương (建陽, thuôc Tinh Phuc Kiến ngày nay); rôi ông đến sống qua các nơi như Tân Khai Tư (新開寺) bên bơ băc Hô Bà Dương (鄱陽湖) vung Nam Khang (南康, thuôc Tinh Giang Tây ngày nay), Tây Lí Sơn (西裏山) vung Phu Châu (撫州, thuôc Tinh Giang Tây ngày nay), Cung Công Sơn (龔公山) vung Kiền Châu (虔州, thuôc Tinh Giang Tây ngày nay). Vào năm thứ 4 (769) niên hiệu Đai Lịch (大曆), ông tru tai Khai Nguyên Tư (開元寺, có thuyết cho là Hưu Thanh Tư [佑清寺]) vung Chung Lăng (鍾陵, thuôc Tinh Giang Tây ngày nay), và nô lưc cư xướng Thiền phong cua mình tai đây. Đến cuối đơi, ông đến tru tai Bao Phong Tư (寳峰寺) thuôc Thach Môn Sơn (石門山) vung Lăc Đàm (泐潭), và xem như đó là nơi cuối cung cua đơi mình. Vào ngày mông 1 tháng 2 năm thứ 4 niên hiệu Trinh Nguyên (貞元), ông thị tịch, hương tho 80 tuôi đơi. Môn nhân cua ông Quyền Đức Dư (權德輿) soan ra bài tưa văn bia Đương Cố
Hông Châu Khai Nguyên Tư Thach Môn Đao Nhât Thiền Sư Tháp Minh Tinh Tư (唐故洪州開元寺石山道一禪師塔銘幷序), và dưng tháp cho Mã Tô tai Thach Môn
Sơn. Trong khoang niên hiệu Nguyên Hoa (806-820), ông được vua Hiến Tông (憲宗) ban cho nhu là Đai Tịch Thiền Sư (大寂禪師). Trước tác Mã Tô Thiền Sư Ngư Luc (馬祖禪師語錄, 1 quyên) hiện con lưu hành. Vì ông giáo hóa chu yếu vung Giang Tây (江西) làm trung tâm, nên ông cung với Thach Đâu Hy Thiên (石頭希遷) ơ Hô Nam (湖南) được xem như là căp song bích cua Thiền giới đương thơi. Thiền phong cua ông lây tư tương bình thương tâm thị đao, tức tâm thị Phât làm tiêu chi, là Thiền cua đai cơ đai dung, không y cứ vào bât cứ kinh điên hay quán tâm nào ca. Hơn 130 nhân vât kiệt xuât ra đơi tư môn phong cua ông như Bách Trượng Hoài Hai (百丈懷
海), Tây Đương Trí Tàng (西堂智藏), Nam Đương Phô Nguyện (南堂普願), Diêm Quan Tề An (塩官齊安), Đai Mai Pháp Thương (大梅法常), Quy Tông Trí Thương (歸宗智常), Phân Châu Vô Nghiệp (汾州無業), v.v., và chính ho đã làm cho môn phong Nam Nhac đôc bá thiên ha.
Mai Ốc Niệm Thường (梅屋念常, Baioku Nenjō, 1282-?): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân Hoa Đình (華亭, Tỉnh Giang Tô), họ Hoàng (黄), hiệu là Mai Ốc (梅屋). Năm 12 tuổi, ông xuống tóc xuất gia ở Viên Minh Viện (圓明院) vùng Bình Giang (平江, Tỉnh Giang Tô) và đến năm đầu niên hiệu Chí Đại (至大), ông theo tham học và đắc pháp với Hối Cơ Nguyên Hy (晦機元熙) ở Tịnh Từ Tự (淨慈
寺). Vào năm thứ 3 (1316) niên hiệu Diên Hựu (延祐), ông đến trú trì Đại Trung Tường Phù Tự (大中祥符寺) ở Phủ Gia Hưng (嘉興府, Tỉnh Triết Giang). Ông là tác giả bộ Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải (佛祖歷代通載) 3 quyển.
Mật Am Hàm Kiệt (密庵咸傑, Mittan Kanketsu, 1118-1186): vị tăng của Phái Hổ Kheo và Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Mật Am (密庵), người vùng Phước Thanh (福清), Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), họ là Trịnh (鄭). Ông đã từng đến tham học với Tri Thức (知識), rồi được ấn khả của Ứng Am Đàm Hoa (應庵曇華) ở Minh Quả Am (明果庵), Cù Châu (衢州, Tỉnh Triết Giang). Sau đó, ông đến trú tại Ô Cự Sơn (烏巨山) ở Đồng Châu (同山), rồi chuyển đến các nơi như Thiền Phù (禪符), Tương Sơn (蔣山), Hoa Tạng (華藏). Bên cạnh đó, ông còn sống qua mấy ngôi chùa lớn như Kính Sơn (徑山), Linh Ẩn (靈隠), Thiên Đồng (天童), và vào ngày 12 tháng 6 năm thứ 13 niên hiệu Thuần Hy (淳熙), ông thị tịch, hưởng thọ 69 tuổi đời và 52 hạ lạp. Ông có để lại Mật Am Hòa Thượng Ngữ Lục (密庵和尚語錄) 1 quyển.
Mật Vân Viên Ngộ (密雲圓悟, Mitsuun Engo, 1566-1642): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Mật Vân (密雲), người Huyện Nghi Hưng (宜興縣), Phủ Thường Châu (常州府, Tỉnh Giang Tô), họ Tương (蔣), sinh tháng 11 năm thứ 45 niên hiệu Gia Tĩnh (嘉靖) nhà Minh, tánh tình ngay thẳng, chuyên làm nghề nông. Khi nhìn thấy cuốn Lục Tổ Đàn Kinh (六祖壇經), ông bắt đầu hiểu được tông môn, có hôm nọ khi nhìn thấy người ta chất củi, chợt tỉnh ngộ. Năm 29 tuổi, ông xuống tóc xuất gia với Huyễn Hữu Chánh Truyền (幻有正傳). Đến năm thứ 30 (1602) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), ông đi theo thầy đến Yến Đô (燕都, Tỉnh Hà Bắc) và làm Giám Viện của Long Trì Viện (龍池院) ở Thường Châu (常州). Một ngày kia, khi đi ngang qua Đồng Quan Sơn (銅棺山), ông hoát nhiên đại ngộ. Đến tháng 2 năm thứ 39, lúc
46 tuổi, ông được truyền thừa y bát của Chánh Truyền. Đến tháng 2 năm thứ 42, gặp
lúc thầy qua đời, ông chuyên hầu hạ bên tháp thầy suốt 3 năm và đến tháng 4 năm thứ 45 thì kế thừa trú trì Long Trì Viện. Vào năm thứ 3 (1623) niên hiệu Thiên Khải (天啓), ông chuyển đến Thông Huyền Tự (通玄寺) ở Thiên Thai Sơn (天台山), rồi đến tháng 3 năm sau thì dời sang Quảng Huệ Tự (廣慧寺) ở Hải Diêm (海塩), Gia Hưng (嘉興, Tỉnh Phúc Kiến). Đến tháng 3 năm thứ 3 (1630) niên hiệu Sùng Trinh (崇禎), ông xây dựng Vạn Phước Tự (萬福寺) ở Hoàng Bá Sơn (黄檗山), Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), rồi đến làm trú trì Quảng Lợi Tự (廣利寺) ở Dục Vương Sơn (育王山), Minh Châu (明州, Tỉnh Triết Giang) và chuyển sang Cảnh Đức Tự (景德寺) trên Thiên Đồng Sơn (天童山). Vào năm thứ 14 (1641) niên hiệu Sùng Trinh, ông đến trú trì Đại Báo Ân Tự (大報恩寺) ở Kim Lăng (金陵). Năm sau ông trở về
Thông Huyền Tự và vào ngày 7 tháng 7 thì thị tịch, hưởng thọ 77 tuổi. Ông có để lại bộ Mật Vân Thiền Sư Ngữ Lục (密雲禪師語錄) 12 quyển.
Minh Am Vinh Tây (明庵榮西, Myōan Eisai, 1141-1215): vị tăng của phái Hoàng Long, Tông Lâm Tế, vị tổ sư khai sáng ra Tông Lâm Tế Nhật Bản, hiệu Minh Am (明庵), còn gọi là Diệp Thượng Phòng (葉上房) hay Thiên Quang Quốc Sư (千光國師), người vùng Bị Trung (備中, Bicchū, thuộc Okayama-ken ngày nay), xuất thân gia đình dòng họ Cát Bị Tân Cung Thần Chủ Hạ Dương (吉備津宮神主賀陽). Xuất gia năm lên 14 tuổi, ông thọ cụ túc giới ở Tỷ Duệ Sơn và có sở trường về Thai Mật (台密, tức Thiên Thai và Mật Giáo), nhưng lại ta thán về sự suy vong của Thiền học, nên ông đã 2 lần nhập Tống cầu pháp. Lần đầu vào tháng 4 năm 1168 (năm thứ 3 niên hiệu Nhân An [仁安]), ông đi tham bái khắp Thiên Thai Sơn (天台山) và Dục Vương Sơn (育王山), gặp vị tri khách của Quảng Huệ Tự (廣慧寺), thâm đắc lý giải về Thiền Tông. Tháng 8 cùng năm đó, ông trở về nước mang theo hơn 30 bộ Thiên Thai Chương Sớ, đem trình cho vị Tọa Chủ của Thiên Thai Tông lúc bấy giờ là Minh
Vân (明雲). Lần thứ 2 ông nhập Tống cầu pháp vào năm 1187 (năm thứ 3 niên hiệu Văn Trị [文治]), chính lần nầy ông dự định vào Ấn Độ nhưng không được và cuối cùng lưu lại Trung Quốc. Ông thọ giáo Thiền Lâm Tế ở Hư Am Hoài Sưởng (虛庵懷敞) trên Thiên Thai Sơn, được chấp nhận vào hệ đồ đời thứ 53 của Lâm Tế Tông. Vào tháng 7 năm 1191 (năm thứ 2 niên hiệu Kiến Cửu [建久]), ông trở về nước, kiến lập Thánh Phước Tự (聖福寺, Shōfuku-ji) ở vùng Bác Đa (博多, Hakata), rồi Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji) ở kinh đô Kyoto, và bắt đầu xiển dương Thiền Tông.
Ông có viết bộ Hưng Thiền Hộ Quốc Luận (興禪護國論). Ông cũng có đem loại trà đặc biệt từ Trung Quốc sang Nhật để trồng, từ đó ông trước tác cuốn Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký (喫茶養生記). Bên cạnh đó ông còn có các tác phẩm khác như Nhật
Bản Phật Giáo Trung Hưng Nguyện Văn (日本佛教中興願文), Nhập Đường Duyên Khởi (入唐縁起). Vào ngày mồng 5 tháng 7 năm thứ 3 (1125) niên hiệu Kiến Bảo (建保), ông thị tịch, thọ 75 tuổi.
Minh Chiêu Đức Khiêm (明招德謙, Myōshō Tokken, ?-?): nhân vật sống vào cuối đời nhà Đường. Ông được ấn ký của La Sơn Đạo Nhàn (羅山道閑), sau đó bắt đầu cử xướng tông phong của mình rất mạnh mẽ, nên được chư vị lão túc cũng như hậu học kính nể. Ban đầu ông đến trú tại Trí Giả Tự (智者寺) ở Vụ Châu (婺州, Tỉnh Triết Giang), sau chuyển đến Minh Chiêu Sơn (明招山) và suốt 40 năm tiếp hóa đồ chúng tại đây. Chính vì con mắt trái của ông bị tật nên ông được gọi là Độc Nhãn Long.
Minh Cưc Sơ Tuấn (明極楚俊, Minki Soshun, 1262-1336): vị tăng cua Tông Lâm Tế Trung Quốc, vị tô đơi thứ 24 cua Kiến Nhân Tư (建仁寺, Kennin-ji), vị tô đơi thứ 23 cua Kiến Trương Tư (建長寺, Kenchō-ji), vị tô đơi thứ 13 cua Nam Thiền Tư (南禪寺, Nanzen-ji), vị tô cua Phái Minh Cưc (明極派), huy Sơ Tuân (楚俊), đao hiệu Minh Cưc (明極), nhu Phât Nhât Diệm Huệ Thiền Sư (佛日燄慧禪師), xuât thân Phu Khánh Nguyên (慶元府), Minh Châu (明州, thuôc Tinh Triết Giang ngày nay), ho Hoàng (黄). Năm lên 12, ông theo xuât gia với Truc Song (竹窻) ơ Phu Khánh Nguyên. Sau khi đến tham Thiền với Như Hông (如珙) ơ Hoành Xuyên (横川), Duc
Vương Sơn (育王山), ông kế thưa dong pháp cua Tịnh Phuc (淨伏) ơ Linh Ân Tư
(靈隱寺). Vào năm 1329, thê theo lơi cung thinh cua Đai Hưu Minh Tông (大友明
宗), ông cung với nhóm Truc Tiên Phan Tiên (竺仙梵僊) sang Nhât. Ông được Tướng Quân Băc Điều Cao Thơi (北條高時, Hōjō Takatoki) thinh đến tru tai Kiến Trương Tư vung Liêm Thương (鎌倉, Kamakura). Sau khi chính quyền Mac Phu bị diệt vong, ông được Hâu Đề Hô Thiên Hoàng (後醍醐天皇, Godaigo Tennō) quy y theo, và ông chuyên đến sống qua các chua như Nam Thiền Tư, Kiến Nhân Tư vung Sơn Thành (山城, Yamashiro). Sau ông khai sáng ra Quang Nghiêm Tư (廣嚴寺,
Kōgan-ji) ơ vung Nhiếp Tân (攝津, Settsu). Trước tác cua ông có Minh Cưc Sơ Tuân Hoa Thượng Ngư Luc (明極楚俊和尚語錄), Thương Hai Dư Ba (滄海余波), Mông Song Minh Cưc Xướng Hoa Thiên (夢窻明極唱和篇), v.v.
Mộc Trần Đạo Mân (木陳道忞, Mokuchin Dōbin, 1596-1674): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Mộc Trần (木陳), thường gọi là Sơn Ông (山翁), xuất thân Trà Dương (茶陽), Hồ Châu (湖州, Tỉnh Quảng Đông), họ Lâm (林). Lúc nhỏ ông đã khác với các đứa trẻ bình thường, lớn lên đọc Đại Huệ Lục (大慧錄) và có chí muốn xuất gia. Ông đến tham học và xuất gia với Nhã Vị Minh (若味明) ở Khai Tiên Tự (開先寺), Khuông Lô (匡廬, Lô Sơn), sau đó đi tham yết các bậc danh túc như Hám Sơn Đức Thanh (憨山德清), v.v. Tiếp theo, ông đến tham vấn Mật Vân Viên Ngộ (密雲圓悟) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Vào năm thứ 15 (1642) niên hiệu Sùng Trinh (崇禎), khi Viên Ngộ viên tịch, ông được cung thỉnh làm trú trì Thiên Đồng Sơn (天童山). Về sau, ông sống qua một số nơi khác như Linh Phong Thiền Tự (霛峰禪寺) ở Ngũ Lỗi Sơn (五磊山), Vân Môn Tự (雲門寺) ở Việt Châu (越州, Tỉnh Triết Giang), Quảng Nhuận Thiền Tự (廣潤禪寺) ở Đài Châu (台州, Tỉnh Triết Giang), Đại Năng Nhân Thiền Tự (大能仁禪寺) ở Việt Châu, Đạo Tràng Sơn Vạn Thọ Thiền Tự (道場山萬壽禪寺) ở Hồ Châu (湖州, Tỉnh Triết Giang), Pháp Khánh Thiền Tự (法慶禪寺) ở Thanh Châu (青州, Tỉnh Sơn Đông), rồi lại trở về Thiên
Đồng Sơn. Trong khoảng thời gian nầy, vào năm thứ 16 (1659) niên hiệu Thuận Trị (順治), ông vào cung nội thuyết pháp và được ban tặng hiệu là Hoằng Giác Thiền Sư (弘覺禪師). Đến ngày 27 tháng 6 năm thứ 13 (1674) niên hiệu Khang Hy (康熙), ông thị tịch, hưởng thọ 79 tuổi đời và 55 hạ lạp. Một số tác phẩm của ông để lại gồm Hoằng Giác Mân Thiền Sư Ngữ Lục (弘覺忞禪師語錄) 20 quyển, Hoằng Giác Mân Thiền Sư Tấu Đối Lục (弘覺忞禪師奏對錄) 3 quyển, Hoằng Giác Mân Thiền Sư Bắc Du Tập (弘覺忞禪師北遊集) 6 quyển, Bố Thủy Đài Văn Tập (布水臺文集) 3 quyển, Ngũ Tông Tịch (五宗闢) 1 quyển, v.v.
Mộng Đường Đàm Ngạc (夢堂曇噩, Mudō Dongaku, 1285-1373): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Mộng Đường (夢堂), hiệu Tây Am (西庵), họ Vương (王), xuất thân Từ Khê (慈溪, Tỉnh Triết Giang). Năm lên 6 tuổi, ông đã mất cha, vâng lời mẹ học Nho Giáo. Tuy nhiên, ông có chí cầu xuất thế, nên tôn Lương Công (良公) ở Quảng Pháp Viện (廣法院) vùng Phụng Hóa (奉化, Tỉnh Triết Giang) làm thầy. Năm 23 tuổi, ông đi du hành khắp đó đây, tham yết Tuyết Đình Truyền Công (雪庭傳公) ở Trường Lô (長蘆), Chơn Châu (眞州, Tỉnh Giang Tô) và chính thức xuống tóc xuất gia với vị nầy. Tiếp theo, ông thọ cụ túc giới, nhưng khi nghe Nguyên Tẩu Hành Đoan (元叟行端) chuyển từ Trung Thiên Trúc (中天竺) sang Linh Ẩn Tự (靈隱寺), ông đến xin tham học, được đại ngộ và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị nầy. Vào năm thứ 5 (1339) niên hiệu Chí Nguyên (至元), ông bắt đầu khai đường thuyết pháp ở Hàm Thánh Tự (咸聖寺) vùng Tứ Minh (四明, Tỉnh Triết Giang), rồi sau chuyển sang Khai Thọ Tự (開壽寺) ở Từ Khê (慈溪). Nhà vua ban tặng cho ông hiệu là Phật Chơn Văn Ý (佛眞文懿). Đến năm thứ 17 (1357) niên hiệu Chí Chánh (至正), ông làm tổ khai sơn Thoại Quang Viện (瑞光院). Vào năm thứ 26 cùng niên hiệu trên lúc 82 tuổi, ông biên tập bộ Lục Học Tăng Truyện (六學僧傳) 30 quyển. Đến năm thứ 3 (1370) niên hiệu Hồng Võ (洪武), khi nhà vua mời chúng tăng vào cung nội, ông dẫn đầu mọi người, lưu trú tại Thiên Giới Tự (天界寺).
Vào tháng 2 năm thứ 6 (1373) niên hiệu Hồng Võ, ông thị tịch, hưởng thọ 89 tuổi.
Mộng Song Sơ Thạch (夢窻疎石, Musō Soseki, 1275-1351): vị tăng của Phái Phật Quang thuôc Tông Lâm Tế Nhât Ban, hiệu là Mông Song (夢窻), xuất thân vùng Y Thế (伊勢, Ise, thuộc Mie-ken). Ông xuất gia từ hồi còn nhỏ tuổi, trước học về Thiên Thai, sau chuyển sang Thiền, đến tham bái Cao Phong Hiển Nhật (高峰顯日) và được kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau đó ông đã từng lui về sống ẩn cư ở một số nơi như Long Sơn Am (龍山庵) vùng Giáp Phỉ (甲斐, Kai, thuộc Yamanashi-ken), Hổ Khê Am (虎溪庵) vùng Mỹ Nùng (美濃, Mino, thuộc Gifu-ken), Hấp Giang Am (汲江庵) vùng Thổ Tá (土佐, Tosa, thuộc Kōchi-ken), Bạc Thuyền Am (泊船庵) vùng Tam Phố (三浦, Miura, thuộc Kanagawa-ken), Thối Canh Am (退耕庵) vùng Thượng Tổng (上總, Kamifusa, thuộc Chiba-ken), v.v. Mãi đến năm 1325 (năm thứ 2 niên hiệu Chánh Trung [正中]), nhận sắc chỉ của Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng (後醍醐天皇, Godaigo Tennō, 1318-1339), ông đến trú trì Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji). Thế rồi năm sau ông lại quay trở về Liêm Thương, dựng Nam Quang Am (南光庵) và trùng hưng một số chùa như Tịnh Trí Tự (淨智寺), Thoại Tuyền Tự (瑞泉寺), Viên Giác Tự (圓覺寺), v.v. Song vì mệnh lệnh của Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng nên lần thứ hai ông phải quay trở lại trú trì Nam Thiền Tự. Sau khi Thiên Hoàng băng hà, nhận lời thỉnh cầu của Tướng Quân Túc Lợi Tôn Thị (足利尊氏), ông đến khai sơn Thiên Long Tự (天龍寺, Tenryū-ji). Ngoài ra ông còn khai sáng một số chùa khác như Lâm Xuyên Tự (臨川寺, Rinsen-ji), Đẳng Trì Viện (等持院, Tōji-in), Chơn Như Tự (眞如寺, Shinyo-ji), Tây Phương Tự (西方寺, Saihō-ji). Vào năm 1351 (năm thứ 6 niên hiệu Chánh Bình [正平]), ông thị tịch, hưởng thọ 77 tuổi. Môn hạ của ông có Vô Cực Chí Huyền (無極志玄), Tuyệt Hải Trung Tân (絶海中津), v.v. Pháp hệ của ông được gọi là Mộng Song Phái (夢窻派) hay Tha Nga Môn Phái (嵯峨門派), chiếm hầu hết dòng chủ lưu của Thiền lâm thời Trung Đại. Lúc còn sanh tiền, ông đã được ban tặng các danh hiệu quốc sư như Mộng Song (夢窻), Chánh Giác (正覺), Tâm Tông (心宗); sau khi qua đời ông còn được ban tặng các danh hiệu khác như Phổ Tế (普濟), Huyền Du (玄猷), Phật Thống (佛統), Đại Viên (大圓) và được tôn xưng là Thất Triều Đế Sư. Các trước tác để lại của ông có Mộng Song Lục (夢窻錄), Mộng Song Pháp Thoại (夢窻法話), Cốc Hưởng Tập (谷響集), Mộng Trung Vấn Đáp (夢中問答), Tây Sơn Dạ Thoại (西山夜話), v.v.
Mục Am Thiện Khanh (睦庵善卿, Bokuan Zenkyō, thế kỷ thứ 12-13): hiệu là Mục Am (睦庵), họ là Trần (陳), xuất thân vùng Đông Việt (東越, Tỉnh Phúc Kiến). Sau một thời gian du phương hóa đạo, ông trở về cố hương nuôi dưỡng mẹ. Năm thứ 2 (1108) niên hiệu Đại Quán (大觀), ông soạn bộ Tổ Đình Sự Uyển (祖庭事苑, Soteijien).
Mục Châu Đạo Túng (睦州道蹤, Bokushū Dōshō, giữa thế kỷ thứ 9): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, pháp từ của Hoàng Bá Hy Vận (黄檗希運), còn gọi là Đạo Minh (道明), Trần Tôn Túc (陳尊宿), Trần Bồ Hài (陳蒲鞋), xuất thân Giang Nam (江南), họ Trần (陳). Ban đầu ông trú tại Long Hưng Tự (龍興寺), Mục Châu (睦州, Tỉnh Triết Giang), tập trung học chúng được cả ngàn người và để xiển dương tông phong của mình, và lấy tên là Trần Tôn Túc. Về sau ông mai danh ẩn tích, sống bằng nghề đan dép cỏ nuôi mẹ, nhưng rồi người đời cũng biết đến, gọi ông là Trần Bồ Hài (ông họ Trần đan dép cỏ). Chính ông đã từng tiếp độ Vân Môn Văn Yển (雲門文偃). Ông thị tịch trong khoảng niên hiệu Càn Phù (乾符, 874-879). Ngũ Đăng Hội Nguyên (五燈會元) 4 cho ông thọ 98 tuổi đời và 76 hạ lạp.
Mục Khê (牧谿, Mokkei, ?-1280): vị tăng họa sĩ sống vào cuối thời nhà Tống và đầu nhà Nguyên, xuất thân Tứ Xuyên (四川). Ông theo xuất gia với Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範) ở Kính Sơn (徑山), được đặt cho pháp danh là Pháp Thường (法常). Vào
thời vua Lý Tông và Độ Tông (1225-1270) cuối nhà Tống, ông là vị tăng chuyên làm những công việc tạp dịch ở Trường Khánh Tự (長慶寺), Tây Hồ (西湖), Hàng Châu (杭州). Ông có tánh tình hào phóng, thích uống rượu, uống say thì lăn ra ngủ, tỉnh rồi lại ngâm nga. Ông có sở trường về vẽ tượng Phật, con người, hoa quả, chim thú, sông núi, rồng cọp, vượn hạc, v.v. Lúc sanh bình, bút tích và tranh vẽ của ông rất ít được lưu truyền ở trong nước, tuy nhiên tại Nhật Bản đã sớm lưu truyền tác phẩm của ông, cho nên phong cách vẽ của ông đã tạo ảnh hưởng lớn đối với tầng lớp họa nhân Nhật Bản, vì thế tranh vẽ của ông được xếp vào hạng nổi tiếng như Tranh Quan Âm Vượn Hạc, Tranh Rồng Hổ, Tranh Phù Dung, v.v., trong đó Tranh Quan Âm Vượn Hạc được liệt vào hạng quốc bảo của Nhật.
Mục Kiền Liên (s: Mahāmaudgalyāyana; p: Mahāmoggallāna, 目犍連): gọi tắt là Mục
Liên (目連), một trong 10 vị đại đệ tử của đức Phật, sinh ra trong một gia đình Bà La
Môn ở ngoại Thành Vương Xá (s: Rājagṛha; p: Rājagaha, 王舍城) thuộc nước Ma Kiệt Đà (s, p: Magadha, 摩掲陀). Ông rất thâm giao với Xá Lợi Phất (s: Śāriputra, p: Sāriputta, 舍利弗), người con của dòng họ Bà La Môn ở làng bên cạnh. Ban đầu, cả hai đều theo làm đệ tử của một trong 6 vị thầy ngoại đạo là San Xà Dạ (s: Sañjaya, 刪闍夜), nhưng sau đó nhân nghe được lời thuyết pháp của đức Phật ở Thành Vương Xá, họ đã quy y theo Phật và Mục Kiền Liên trở thành vị đệ tử thần thông đệ nhất. Tương truyền chính ông đã cúng dường cho chúng tăng vào ngày Tự Tứ để cứu độ mẹ mình đang bị đọa lạc vào đường ngạ quỷ và hình thành nên lễ hội Vu Lan Bồn.
Mục Liên Đế Tu (s: Maudgaliputra Tiśya, p: Moggaliputta-Tissa, 目連帝須): còn gọi là Mục Kiền Liên Tử Đế Tu (目犍連子帝須), gọi tắt là Đế Tu (帝須), nhân vật sống dưới thời đại của vua A Dục Vương ở Ấn Độ. Do vì vị trời Đại Phạm Thiên bị giáng xuống trần, hạ sanh vào gia đình Bà La Môn tên Mục Liên cho nên ông được gọi là Mục Kiền Liên Tử Đế Tu. Năm lên 16 tuổi ông theo vị Sa Môn Tư Già Bà (s: Siggava, 私迦婆) làm Sa Di, sau đó lại nương vào Chiên Đà Bạt Xà (s: Caṇḍavajji, 旃陀跋闍) thọ cụ túc giới, tinh thông Tam Tạng. Ông lại được Tư Già Bà phú pháp cho, hộ trì lục tạng, chứng đắc quả A La Hán, làm thầy của A Dục Vương, và giáo hoá nhân dân. Vào năm thứ 6 sau khi lên ngôi (262 BC), A Dục Vương đã khuyến hóa Ma Sẩn Đà Vương Tử (摩哂陀王子) đi theo xuất gia với Đế Tu và chuyên nghiên cứu tam tạng thánh điển. Ba năm sau, Đế Tu về ẩn tu tại núi Ahigaṅgāpappata và Ma Sẩn Đà thống lãnh tăng già. Đương thời, nhờ có sự hỗ trợ đắc lực của A Dục Vương, Phật Giáo đã trở nên hưng thịnh, cho nên cũng có khá nhiều người ngoại đạo gia nhập tăng đoàn với mục đích để mong cầu có được thức ăn và áo mặc, cho nên đã làm phá hoại chánh pháp. A Dục Vương bèn lễ bái cung thỉnh Đế Tu làm vị thượng toạ, bạt xuất những người ngoại đạo để làm cho tăng đoàn được trong sạch, thanh tịnh. Bên cạnh đó, nhà vua còn triệu tập 60.000 Tỳ Kheo tiến hành bố tát, thuyết giới, và cho chọn ra trong số đó những người thông hiểu tam tạng để tiến hành cuộc kết tập kinh điển. Đây chính là cuộc kết tập kinh điền lần thứ 3. Sau khi cuộc kết tập kết thúc, nhà vua đã truy phái các vị trưởng lão đi hoằng hoá Phật pháp ở khắp nơi vào năm thứ 17 (251 BC). Sau cuộc kết tập, Đế Tu đã thâu lục lại bộ Kathāvathu (tức Luận Sư) để lưu truyền trên đời. Khi tịch diệt ông hưởng 80 tuổi hạ lạp.
Nam Nhac Hoai Nhương (南岳懷讓, Nangaku Ejō, 677-744): xuât thân vung Kim Châu (金州, thuôc Tinh Sơn Đông), ngươi ho Đô (杜). Năm lên 15 tuôi, ông đến xuât gia và tham hoc với Hoăng Canh Luât Sư (弘景律師) về Luât tang ơ Ngoc Tuyền Tư (玉泉寺) vung Kinh Châu (荆州, thuôc Tinh Hô Băc). Sau ông lên Tung Sơn (嵩山), găp Huệ An (慧安) và nhơ sư giới thiệu cua vị nây ông đến tham yết Huệ Năng (慧
能) ơ Tào Khê (曹溪). Sau 15 năm trương chuyên tâm hâu thây, cuối cung ông kế thưa dong pháp cua thây mình. Vào năm thứ 2 (713, tức năm đâu niên hiệu Khai Nguyên) niên hiệu Tiên Thiên (先天) nhà Đương, ông đến ơ tai Bát Nhã Tư (般若寺) vung Nam Ngac (南嶽). Ông cung với Thanh Nguyên Hành Tư (青原行思) được xem như là hai đai đệ tư xuât săc nhât cua Huệ Năng, và Thiền phong cua ho sau nây đã trơ thành chu lưu cho Thiền Tông Trung Quốc. Ông thị tịch vào ngày 11 tháng 8 năm thứ 3 (744) niên hiệu Thiên Bao (天寳) đơi vua Huyền Tông (玄宗), hương tho 68 tuôi, và được ban cho nhu hiệu là Đai Tuệ Thiền Sư (大慧禪師). Ban Nam Ngac Đai Tuệ Thiền Sư Ngư Luc (南嶽大慧禪師語錄) cua ông được thâu tâp vào trong tâp Cô Tôn Tuc Ngư Luc (古尊宿語錄), ban đơi nhà Minh.
Nam Nhạc Thừa Viễn (南嶽承遠, Nangaku Jōon, 712-802): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, vị tổ thứ 3 của Tịnh Độ Tông Trung Quốc, xuất thân Hán Châu (漢州, Quảng Hán, Tứ Xuyên), họ Tạ (謝). Ban đầu ông sống dưới tảng đá phía Tây Nam Hành
Sơn (衡山), người ta cho thức ăn thì ăn, không cho thì ăn bùn đất mà sống, nên thân hình gầy gò, mặt lọ lem, làm tiều phu đốn củi và túp lều tranh nơi ông trú ngụ gọi là Di Đà Đài, chuyên tâm Niệm Phật Tam Muội. Lâu sau, tiếng tăm của ông vang khắp, nên người ta đến xin thọ giáo rất đông, lên đến vạn người. Chính Quốc Sư Pháp Chiếu (法照國師) dưới thời vua Đại Tông cũng xuất phát từ môn phong của ông. Ngay như vua Đại Tông cũng đã từng đến tham lễ ông và ban cho sắc hiệu Bát Nhã Đạo Tràng (般若道場) và tên chùa Di Đà Tự (彌陀寺). Vào năm thứ 18 (802) niên hiệu Trinh Nguyên (貞元), ông thị tịch, hưởng thọ 91 tuổi. Liễu Tông Nguyên (柳宗
元) soạn bia văn cho ông, dựng bia đá bên phải chùa. Môn nhân đệ tử của ông có đến hơn ngàn người, trong số đó có Pháp Chiếu (法照), Nhật Ngộ (日悟), Huệ Thuyên (慧詮), Tri Minh (知明), Siêu Minh (超明), v.v., là những nhân vật kiệt xuất nhất.
Nam Phố Thiệu Minh (南浦紹明, Nampo Shōmyō, 1235-1308): vị tăng của Phái Dương Kì và Tùng Nguyên thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, tự là Nam Phố (南浦), họ là Đằng Nguyên (藤原), xuất thân vùng Tuấn Hà (駿河, Suruga, thuôc Shizuoka-ken). Ban đầu ông theo học với Tịnh Biện (淨辨) ở Kiến Tuệ Tự (建穗寺), sau đó theo hầu Lan Khê Đạo Long (蘭溪道隆) ở Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji) vùng Liêm Thương. Vào năm 1259 (năm đầu niên hiệu Chánh Nguyên [正元]), ông nhập Tống cầu pháp, đi tham bái khắp chốn tùng lâm, cuối cùng nhờ gặp được Hư Đường Trí Ngu (虛堂智愚) mà triệt để đại ngộ và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Vào năm 1267 (năm thứ 4 niên hiệu Văn Vĩnh [文永]), ông trở về nước, làm Tạng Chủ (藏主) dưới trướng của Đạo Long. Ông đã từng sống và di chuyển trong vòng 33 năm giữa hai chùa Hưng Đức Tự (興德寺, Kōtoku-ji) và Sùng Phước Tự (崇福寺, Sūfuku-ji) ở Thái Tể Phủ (太宰府) thuộc vùng Trúc Tiền (筑前, Chikuzen, thuộc Fukuoka-ken). Đến năm 1305 (năm thứ 3 niên hiệu Gia Nguyên [嘉元]), nhận chiếu chỉ của nhà vua, ông lên kinh đô Kyoto, trú tại Vạn Thọ Tự (萬壽寺, Manju-ji). Bên cạnh đó, ông còn trùng hưng Gia Nguyên Tự (嘉元寺, Kagen-ji) ở vùng Đông Sơn (東山) và trở thành tổ khai sơn chùa nầy. Vào năm 1307 (năm thứ 2 niên hiệu Đức Trị [德治]), ông xuống vùng Liêm Thương, dừng chân nghỉ tại Chánh Quán Tự ( 正觀寺 , Shōkan-ji). Sau đó, nhận lời thỉnh cầu của Tướng Quân Bắc Điều Trinh Thời (北條貞時), ông đến trú trì Kiến Trường Tự. Vào năm 1308 (năm đầu niên hiệu Diên Khánh [延慶]), ông thị tịch, hưởng thọ 74 tuổi đời và 60 hạ lạp. Đến năm sau ông được Hậu
Vũ Đa Pháp Hoàng (後宇多法皇, Gouta Jōō, 1247-1287) ban cho thụy hiệu là Viên Thông Đại Ứng Quốc Sư (圓通大應國師). Môn hạ của ông có những nhân vật nỗi tiếng như Tông Phong Diệu Siêu (宗峰妙超), Thông Ông Kính Viên (通翁鏡圓), Nguyệt Đường Tông Quy (月堂宗規), Diệu Tông Tông Hưng (妙宗宗興), v.v. Lớp dưới của phái nầy thì được gọi là Đại Ứng Môn Phái (大應門派). Hiện tại các phái của Lâm Tế Tông Nhật Bản đều thuộc hệ thống nầy.
Nam Tháp Quang Dũng (南塔光涌[湧], Nantō Kōyū, 850-938): vị tăng của Tông Quy Ngưỡng, người Phong Thành (豐城), Dự Chương (豫章), Tỉnh Giang Tây (江西), họ là Trương (張). Ngay từ nhỏ ông đã học Nho điển và kinh luận, sau xuất gia ở Thạch Đình (石亭) và được Chơn Công (眞公) ở Khai Nguyên Tự (開元寺) truyền trao huyền chỉ của Tịnh Danh Kinh. Năm 19 tuổi, ông thọ cụ túc giới với Đới Công (戴
公) ở Thọ Sơn Tự (壽山寺), Nhượng Châu (襄州), Tỉnh Hồ Bắc (湖北). Sau đó ông đến tham yết Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (仰山慧寂), được tâm ấn, kế thừa pháp tịch của thầy và đến sống ở Nam Tháp, Ngưỡng Sơn. Ông thị tịch vào mùa hạ năm thứ 2 niên hiệu Thăng Nguyên (昇元), thọ 89 tuổi đời và 70 hạ lạp.
Nam Tuyền Phổ Nguyện (南泉普願, Nansen Fugan, 748-834): xuất thân vùng Tân Trịnh
(新鄭), Trịnh Châu (鄭州, thuộc Tỉnh Hà Nam), họ là Vương (王). Vào năm thứ 2
(757) niên hiệu Chí Đức (至德), ông xin cha mẹ đến xuất gia tu học với Đại Huệ (大
慧) ở Đại Ôi Sơn (大隈山), Mật Huyện (密縣, thuộc Tỉnh Hà Nam). Vào năm thứ 12 (777) niên hiệu Đại Lịch (大曆), lúc 30 tuổi, ông thọ cụ túc giới với Cảo Luật Sư (暠律師) ở Hội Thiện Tự (會善寺) vùng Tung Nhạc (嵩岳, Tỉnh Hà Nam). Ban đầu ông học về tánh tướng rồi đến Tam Luận, v.v., nhưng sau ông ngộ được yếu chỉ rằng huyền cơ vốn nằm ngoài kinh luận, cuối cùng ông đến tham vấn Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Đến năm thứ 11 (795) niên hiệu Trinh Nguyên (貞元), ông dừng tích trú tại Nam Tuyền Sơn (南泉山), vùng Trì Dương (池陽, thuộc Tỉnh An Huy), xây dựng Thiền viện, thường mang nón lá chăn trâu, vào trong núi đốn cây, cày ruộng, cổ xướng Thiền phong của mình, tự xưng là Vương Lão Sư và suốt trong vòng 30 năm không hề hạ sơn một lần. Vào đầu niên hiệu Thái Hòa (太和, 827-835), vị Thái Thú xưa kia của Trì Dương là Lục Hoàn (陸亘) đến tham bái Nam Tuyền, rồi tôn vị nầy làm thầy mình. Chính ông đã giáo hóa khá nhiều đồ chúng nỗi danh như Triệu Châu Tùng Thẩm (趙州從諗), Trường Sa Cảnh Sầm (長沙景岑), Tử Hồ Lợi Túng (子湖利蹤), v.v. Vào ngày 21 tháng 10 năm thứ 8 niên hiệu Thái Hòa (太和), ông cáo bệnh và vào ngày 25 tháng 12 cùng năm trên, ông thị tịch, hưởng thọ 87 tuổi đời và 57 hạ lạp.
Nam Viện Huệ Ngung (南院慧顒, Nanin Egyō, 860-khoảng 930): vị tăng của tông Lâm
Tế, người vùng Hà Bắc, ông kế thừa dòng pháp của Hưng Hóa Tồn Tương (興化存
奬) rồi đến trú tại Nam Viện của Bảo Ứng Thiền Viện (寳應禪院) thuộc vùng Nhữ Châu (汝州, thuộc Tỉnh Hà Nam ngày nay). Trong bản Cổ Tôn Túc Ngữ Lục (古尊宿語錄) có phần Nhữ Châu Nam Viện Thiền Sư Ngữ Yếu (汝州南院禪師語要) nhưng không rõ tương truyền như thế nào. Chính ông đã truyền thừa dòng pháp cho Phong Huyệt Diên Chiểu (風穴延沼). Theo Tông Thống Biên Niên (宗統編年) 19 thì cho rằng ông thị tịch vào năm đầu niên hiệu Trường Hưng (長興); rồi ta có thể suy ra rằng vào năm 888 khi Hưng Hóa Tồn Tương qua đời thì ông được 30 tuổi.
Ngẫu Ích Trí Húc (蕅益智旭, Gueki Chikyoku, 1599-1655): vị tăng sống dưới thời nhà Minh, người Mộc Độc (木瀆), Huyện Ngô (呉縣, Tỉnh Giang Tô), họ là Chung (鍾), tên Tế Minh (際明), tự Ngẫu Ích (蕅益), hiệu Bát Bất Đạo Nhân (八不道人). Hồi nhỏ ông học Nho học, từng soạn ra Tịch Phật Luận (闢佛論) khoảng 10 thiên. Đến năm lên 17 tuổi, nhân đọc bộ Tự Tri Lục (自知錄) và Trúc Song Tùy Bút (竹窗隨筆) của Liên Trì Châu Hoằng (蓮池袾宏), mới biết mình đã phạm phải sai lầm lớn, bèn đem cuốn Tịch Phật Luận đốt đi. Năm 20 tuổi, ông tụng Địa Tạng Bổn Nguyện Kinh (地藏本願經), phát khởi chí nguyện xuất gia. Năm 23 tuổi, ông phát 48 lời nguyện, tự đặt tên là Đại Lãng Ưu Bà Tắc (大朗優婆塞). Nhân nghe giảng Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh (大佛頂首楞嚴經), ông sanh tâm nghi ngờ các vấn đề như làm sao có sự giác ngộ lớn, làm thế nào sanh khởi hư không cùng với thế giới, cho nên cuối cùng ông quyết chí xuất gia. Đến năm 24 tuổi, ông theo xuất gia với Tuyết Lãnh (雪嶺), đệ tử của Hám Sơn (憨山), đổi tên là Trí Húc. Trong khoảng thời gian mùa hạ và thu, ông đến nghe giảng về Duy Thức Luận (唯識論) ở Vân Thê Tự (雲棲寺), bỗng nhiên chỗ nghi ngờ càng mâu thuẩn hơn với tông chỉ của Phật Đảnh Kinh. Ông bèn đến Kinh Sơn ngồi Thiền, bỗng nhiên ngộ được rằng hai tông tánh và tướng vốn không xung đột và mâu thuẩn lẫn nhau. Đến năm 26 tuổi, ông thọ Bồ Tát giới,
rồi năm sau thì đọc hết Luật tạng. Nhân vì bệnh tình nguy ngập, ông chuyên tâm cầu được vãng sanh về Tịnh Độ. Đến năm 30 tuổi, thể theo lời thỉnh cầu của đạo hữu Tuyết Hàng (雪航), ông đến Long Cư Tự (龍居寺) giảng thuyết về Luật. Sau ông đến Kim Lăng (金陵), rất đau xót trước những sa sút, suy đồi về tông môn, nên từ đó ông quyết chí hoằng truyền Luật. Năm 32 tuổi, nhân muốn chú thích Kinh Phạm Võng (梵綱經), nên ông tham cứu tường tận giáo nghĩa Thiên Thai. Năm sau, ông đến Linh Phong Tự (靈峰寺) vùng Triết Giang (浙江), từ đó về sau ông đã từng sống qua các nơi như Cửu Hoa (九華), Ôn Lăng (温陵), Thạch Thành (石城), Thịnh Khê (晟溪), Tân An (新安), v.v., chuyên tâm hoằng dương giáo nghĩa Thiên Thai và chú thích các kinh luận. Đến năm 56 tuổi, nhân lúc ngọa bệnh tại Linh Phong, ông có soạn ra Tây Trai Tịnh Độ Thi (西齋淨土詩) cùng với 9 bộ khác, gọi chung là 10 bộ trọng yếu của Tịnh Độ. Sau khi lành bệnh, ông viết ra 2 cuốn Duyệt Tạng Tri Tân (閲藏知津) và Pháp Hải Quán Lạn (法海觀瀾). Đến tháng 10, bệnh cũ tái phát, ông để lại di chúc, truyền trao câu kệ cầu sanh Tịnh Độ. Vào tháng giêng năm thứ 12 niên hiệu Thuận Trị (順治), ông ngồi xếp bằng an nhiên chấp tay hướng về phương Tây mà thị tịch, hưởng thọ 57 tuổi đời và 34 hạ lạp. Ông là người rất nghiêm trì giới luật, ghét bỏ danh lợi, chuyên tâm hoằng dương Luật tạng, lúc sanh tiền thường xuyên lấy việc đọc tạng kinh luật và trước tác làm sự nghiệp. Giáo nghĩa các tông Pháp Tướng, Thiền, Luật, Hoa Nghiêm, Thiên Thai, Tịnh Độ ông đều thông suốt, nhưng lại thiên nặng về Thiên Thai và chủ trương tam giáo Nho Lão Phật nhất trí với nhau. Trừ các tông phái Phật Giáo ra, ông còn nghiên cứu cả Nho Giáo và Cơ Đốc Giáo, cho nên phạm vi trước tác của ông rất rộng rãi. Thiền pháp của ông vốn kế thừa Văn Tự Thiền của Diên Thọ (延壽), Phạn Kỷ (梵琦), Chơn Khả (眞可), nhưng tất cả đều hội quy về Thiên Thai Giáo Quán. Ông cũng có cái nhìn độc đáo về giáo nghĩa Thiên Thai. Về Luật Tông, ông chú trọng thật tiễn hành trì giới luật. Tuy nhiên, Thiền, Giáo và Luật học của ông cuối cùng đều quy về Tịnh Độ với chủ trương Thiền Tịnh hợp nhất. Tổng kết tư tưởng của ông là Tam Học nhiếp quy về một niệm, và lấy niệm Phật để thống nhiếp toàn bộ giáo lý của một đời đức Thích Ca. Đến cuối thời nhà Thanh, hầu hết các nhà Thiên Thai đều lấy kinh luận và kinh sớ của ông làm y cứ để thuyết giảng, hình thành nên Phái Linh Phong (靈峰派) với chủ trương “dung hợp Thiền Giáo Luật quy nhập Tịnh Độ” và kéo dài mãi cho đến ngày nay. Sau khi qua đời, đệ tử Thành Thời (成時) phong cho ông thụy là Thỉ Nhật Đại Sư (始日大師), ngoài đời gọi ông là Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư, được sùng kính như là vị tổ thứ 9 của Tịnh Độ Tông. Ông cùng với Hám Sơn (憨山), Tử Bá (紫柏), Liên Trì (蓮池) được gọi là tứ đại cao tăng thời nhà Minh. Đệ tử của ông có Chiếu Nam (照南), Linh Thịnh (靈晟), Tánh Đản (性旦), Đẳng Từ (等慈), v.v.Trước tác của ông có rất nhiều hơn 40 bộ như Lăng Nghiêm Kinh Huyền Nghĩa ( 楞嚴經玄義 ) 2 quyển, Lăng
Nghiêm Kinh Văn Cú (楞嚴經文句) 10 quyển, A Di Đà Kinh Yếu Giải (阿彌陀經要
解) 1 quyển, Kim Cang Kinh Phá Không Luận (金剛經破空論) 1 quyển, Phạm Võng Kinh Hợp Chú (梵綱經合注) 7 quyển, Tỳ Ni Sự Nghĩa Tập Yếu (毘尼事義集要) 17 quyển, Tướng Tông Bát Yếu Trực Giải (相宗八要直解) 8 quyển, Duyệt Tạng Tri Tân (閲藏知津) 48 quyển, Chu Dịch Thiền Giải (周易禪解) 10 quyển, Tứ Thư Ngẫu Ích Giải (四書蕅益解) 4 quyển, v.v. Đệ tử Thành Thời biên tập di văn của ông thành Ngẫu Ích Đại Sư Tông Luận (蕅益大師宗論) gồm 10 quyển, và ngày nay người ta biên tập thành Ngẫu Ích Đại Sư Toàn Tập (蕅益大師全集).
Nghi Sơn Thiên Lai (儀山善來, Gizan Zenrai, 1802-1878): vị tăng cua Tông Lâm Tế Nhât Ban, sống vào giưa hai thơi Giang Hô và Minh Trị, vị tô đơi thứ 52 cua Diệu
Tâm Tư (妙心寺, Myōshin-ji), huy Thiện Lai (善來), đao hiệu Nghi Sơn (儀山), nhu Phât Quốc Hưng Thanh Thiền Sư (佛國興盛禪師), xuât thân vung Nhược Hiệp (若狹, thuôc Fukui-ken). Ông xuât gia năm 11 tuôi, đến năm 22 tuôi thì đi hành cước khăp các tiêu quốc, và kế thưa dong pháp cua Tư Nguyên (孜元) ơ Tào Nguyên Tư (曹源寺) vung Bị Tiền (備前, Bizen). Ông đã tưng sống qua ơ Diệu Tâm Tư cung như Đai Đức Tư (大德寺, Daitoku-ji) vung Sơn Thành (山城, Yamashiro), sau đó lai trơ về Tào Nguyên Tư.
Nghĩa Chơn (義眞, Gishin, 781-833): vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Bình An, xuất thân vùng Tương Mô (相模, Sagami, thuộc Kanagawa-ken), tên tục là Hoàn Tử Liên (丸子連). Ban đầu ông đến tu ở Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji) và học về Pháp Tướng Tông, nhưng sau đó thì trở thành đệ tử của Tối Trừng và cùng đi theo thông dịch cho Tối Trừng khi sang Trung Quốc cầu pháp. Sau khi trở về nước, ông theo giúp Tối Trừng, và sau khi thầy mình qua đời, ông vâng lời thầy thống suất hết thảy đồ chúng. Năm 822, ông trở thành Truyền Giới Sư, tiến hành nghi lễ long trọng về Viên Đốn Thọ Giới ở Căn Bản Trung Đường. Năm sau, ông
làm Truyền Giới Sư của Diên Lịch Tự (延曆寺, Enryaku-ji) và sáng lập nên Đại Giảng Đường cùng với Giới Đàn Viện tại đây. Đến năm 832, ông làm giảng sư của Duy Ma Hội. ông có soạn thuật cuốn Thiên Thai Pháp Hoa Tông Nghĩa Tập (天台法華宗義集), 1 quyển. Sau khi qua đời, ông được ban cho thụy hiệu là Tu Thiền Đại Sư (修禪大師).
Nghĩa Không (義空, Gikū, khoảng giữa thế kỷ thứ 9): pháp từ của Diêm Quan Tề An (塩官齊安). Trong khoảng thời gian trị vì của vua Văn Tông (文宗, 826-840), ông được Quất Hoàng Hậu (橘皇后, vợ của Tha Nga Thiên Hoàng [嵯峨天皇, Saga Tennō]) cung thỉnh và đến Nhật vào đầu niên hiệu Thừa Hòa (承和, 834-848). Nhờ sự chỉ giáo của Không Hải (空海, Kūkai), Quất Hoàng Hậu mới biết được bên nhà Đường có Thiền Tông, bèn sai Huệ Ngạc (慧萼) cùng với sứ thần sang nhà Đường, đến tham yết Tề An, vì vậy Nghĩa Không và pháp đệ Đạo Phưởng (道昉) vâng mệnh thầy sang Nhật truyền pháp. Ban đầu, ông lưu trú tại Tây Viện của Đông Tự (東寺, Tō-ji), rồi thỉnh thoảng có thuyết giảng Thiền yếu trong cung nội, và sau nầy trở thành vị tổ khai sáng ra Đàn Lâm Tự (檀林寺) ở vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro, thuộc Kyoto-fu), nhưng mấy năm sau ông lại quay trở về Trung Quốc. Huệ Ngạc nhờ Khế Nguyên (契元) ở Khai Nguyên Tự (開元寺) vùng Tô Châu (蘇州, Tỉnh Giang Tô) soạn ra bản Nhật Bổn Quốc Thủ Truyền Thiền Tông Ký (日本國首傳禪宗記) ghi lại sự tích của Nghĩa Không, cho khắc lên bia và dựng một bên cổng tam quan chùa.
Nghĩa Phước (義福, Gifuku, 658-736): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, người vùng Đồng Đê (銅鞮, Trường Trị, Sơn Tây), họ Khương (姜). Hồi nhỏ ông thường đến tham học với Đỗ Chuyết (杜胐) ở Phước Tiên Tự (福先寺), đến năm 32 tuổi mới bắt đầu xuống tóc xuất gia và thọ cụ túc giới. Về sau, ông theo hầu Thần Tú (神秀), sống ở Hóa Cảm Tự (化感寺) vùng Lam Điền (藍田) trong suốt hơn 20 năm không hề ra khỏi cổng chùa. Sau ông chuyển đến Từ Ân Tự (慈恩寺) ở kinh thành, rồi nhận lời thỉnh cầu của vua Huyền Tông đến trú tại Phước Tiên Tự (福先寺) và Nam Long Hưng Tự (南龍興寺) ở Tây Kinh (西京). Vào năm thứ 24 niên hiệu Khai Nguyên
(開元), ông thị tịch, hưởng thọ 79 tuổi và được ban cho hiệu là Đại Trí Thiền Sư (大智禪師).
Nghĩa Tịnh (義淨, Gijō, 635-713): vị tăng dịch kinh nỗi tiếng dưới thời nhà Đường, người Huyện Trác (涿縣), Hà Bắc (河北), có thuyết cho là xuất thân vùng Tề Châu (齊州, Sơn Đông), họ là Trương (張), tự Văn Minh (文明). Ông xuất gia từ lúc còn nhỏ, thiên tánh thông tuệ, đã từng đi tham vấn khắp các bậc danh đức, đọc qua các điển tịch. Năm lên 15 tuổi, ông rất ngưỡng mộ cuộc Tây du thỉnh kinh của Pháp Hiển (法顯) và Huyền Tráng (玄奘, 602-664). Đến năm 20 tuổi, ông thọ cụ túc giới. Vào năm thứ 2 (671) niên hiệu Hàm Hanh (咸亨), ông đi qua Quảng Châu (廣州), dọc theo đường biển, đến vùng Thất Lợi Phất Thệ (室利弗逝, tức Tô Môn Đáp Lạp Ba Lân Bàng [Palembang, 蘇門答臘巴鄰旁]) và cuối cùng đến được Ấn Độ. Tại đây ông đã chí thành tuần bái và đảnh lễ các thánh địa Phật Giáo như Thứu Phong (鷲峰, tức Kỳ Xà Quật Sơn [s: Gṛdhrakūṭa, p: Gijjhakūṭa, 耆闍崛山]), Kê Túc Sơn (雞足
山 ), Vườn Lộc Uyển (s: Mṛgadāva, p: Migadāya, 鹿苑 ), Kỳ Viên Tinh Xá (p: Jetavana Anāthapiṇḍikārāma, 祇園精舍), v.v. Sau đó, ông đến tu học tại Na Lan Đà Tự (s: Nālandā, 那爤陀寺) trong suốt 10 năm, rồi đi du lịch hơn 30 tiểu quốc. Khi trở về nước, ông mang về Lạc Dương khoảng 400 bộ kinh luận bằng tiếng Phạn và 300 viên xá lợi; chính Võ Hậu đích thân ra tận Đông môn nghinh tiếp và hạ chiếu chỉ cho ông trú trì Phật Thọ Ký Tự (佛授記寺). Từ đó trở đi, ông tham gia vào công tác phiên dịch mới Kinh Hoa Nghiêm (華嚴經), cùng các thư tịch về giới luật, Duy Thức, Mật Giáo, v.v. Kể từ năm thứ 2 (699) niên hiệu Thánh Lịch (聖曆) cho đến năm thứ 2 (711) niên hiệu Cảnh Vân (景雲), ông đã dịch được 56 bộ, 230 quyển, trong số đó thư tịch liên quan đến giới luật là nhiều nhất và những điển tịch hiện lưu truyền của Tỳ Nại Da thuộc Hữu Bộ phần lớn đều do ông phiên dịch cả. Ông cùng với Cưu Ma La Thập (s: Kumārajīva, 鳩摩羅什, 344-413), Huyền Tráng (玄奘, 602664), và Chơn Đế (s: Paramārtha, 眞諦, 499-569) được xem như là 4 nhà phiên dịch lớn. Ngoài việc phiên dịch, ông còn lấy giới luật dạy dỗ đồ chúng. Trước tác của ông có Nam Hải Ký Quy Nội Pháp Truyện (南海寄歸内法傳) 4 quyển, Đại Đường Tây Vức Cầu Pháp Cao Tăng Truyện (大唐西域) 2 quyển, v.v. Trong tác phẩm của ông có ghi lại những sinh hoạt của chư tăng, phong tục, tập quán, v.v., ở các nước mà ông đã từng đi qua, là tư liệu vô cùng quan trọng để chúng ta có thể biết được Ấn Độ đương thời như thế nào. Ông thị tịch vào tháng giêng năm thứ 2 niên hiệu Tiên Thiên (先天), hưởng thọ 79 tuổi. Tháp của ông được dựng tại Long Môn ( 龍門), Lạc Dương (洛陽).
Ngọc Lâm Thông Tú (玉林通琇, Gyokurin Tsūshū, 1614-1675): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Ngọc Lâm (玉林), xuất thân Giang Âm (江陰), Thường Châu (常州, Tỉnh Giang Tô), họ Dương (楊). Ông thọ cụ túc giới với Thiên Ẩn Viên Tu (天隱圓修) ở Kinh Khê (荆溪), làm thị giả hầu thầy trong một thời gian và cuối cùng được thầy phú pháp cho. Sau khi Viên Tu qua đời, ông bắt đầu khai diễn pháp tịch tại Báo Ân Viện (報恩院) thuộc vùng Võ Khang (武康, Tỉnh Triết Giang). Vào năm thứ 15 (1658) niên hiệu Thuận Trị (順治), ông vào cung nội nhận sắc hiệu Đại Giác Thiền Sư (大覺禪師), rồi đến năm thứ 17 (1660) lại được ban cho hiệu là Đại Giác Phổ Tế Năng Nhân Quốc Sư (大覺普濟能仁國師). Vào năm thứ 4 (1665) niên hiệu Khang Hy (康熙), ông trú tại Thiên Mục Sơn (天目山), Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang). Đến ngày mồng 10 tháng 8 năm thứ 14 (1675) niên hiệu Khang Hy, ông thị tịch, hưởng thọ 62 tuổi đời và 43 hạ lạp. Đệ tử của ông có hơn 20 người. Ông có để lại tác phẩm Ngọc Lâm Tú Quốc Sư Ngữ Lục (玉林琇國師語錄) 12 quyển. Về sau, Vương Hy (王熙) soạn bài tháp minh và Phan Lỗi (潘耒) biên tập hành trạng của ông.
Ngõa Ốc Năng Quang (瓦屋能光, Gaoku Nōkō, ?-933): húy là Năng Quang (能光), đạo hiệu Ngõa Ốc (瓦屋). Sau khi xuất gia, ông sang nhà Đường cầu pháp và được ấn khả của Lương Giới (良价). Trong khoảng thời gian niên hiệu Thiên Phục (天復, 901-904), ông đi du hóa đất Thục và khi Lộc Kiền Ỷ (祿虔扆), vị quan Tiết Độ Sứ của quân Vĩnh Thái (永泰) cải đổi ngôi nhà của mình ở Bích Kê Phường (碧鷄坊) thành Thiền viện, ông được thỉnh về làm tổ khai sơn nơi đây. Từ đó, ông giáo hóa rất nhiều tín đồ tăng tục và nổ lực xiển dương Thiền phong của mình.
Ngộ Đạt (悟達, 811-883): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, xuất thân Hồng Nhã (洪雅), Mi Châu (眉州, nay là Tỉnh Tứ Xuyên), họ Trần (陳), pháp danh Tri Huyền (知玄), tự Hậu Giác (後覺). Hồi nhỏ ông rất thích hình tượng Phật và hình ảnh chư tăng. Đến năm lên 7 tuổi, nhân đến nghe Pháp Thái (法泰) ở Ninh Di Tự (寧夷寺) giảng về Kinh Niết Bàn (涅槃經), đêm đó chợt mộng thấy đức Phật ở chánh điện chùa lấy tay xoa đầu mình. Đến năm 11 tuổi, ông theo xuất gia với Pháp Thái, chuyên nghiên cứu về Kinh Niết Bàn. Hai năm sau, ông vâng mệnh vị Thừa Tướng thăng đường thuyết
pháp ở Đại Từ Tự (大慈寺) đất Thục, thính giả đến nghe lên đến cả vạn người, ai cũng mến phục trí tuệ của ông, bèn tôn xưng ông là Trần Bồ Tát. Sau ông theo Luật Sư Biện Trinh (辯貞) thọ cụ túc giới, rồi theo Pháp Sư An Quốc Tín (安國信) học về Duy Thức, tự mình nghiên cứu thêm các kinh điển của những tông phái khác. Ông thường hận mình không thể thuyết kinh được bằng tiếng địa phương. Nhân tụng chú Đại Bi, cảm ứng được vị thần tăng thay lưỡi cho ông trong mộng; hôm sau khi thức dậy, tiếng nói thay đổi. Một thời gian lâu sau, ông ngao du lên kinh đô, gặp lúc vua Võ Tông đang mến mộ phép thuật thành tiên của các đạo gia, nhà vua mời ông cùng luận tranh với các đạo sĩ ấy. Ông biện tài lanh lợi, nói thẳng chẳng sợ, nhà vua tuy không thích lời nói của ông nhưng cũng rất vui lòng với kiến thức của ông. Đến thời vua Tuyên Tông, nhà vua mời ông vào cung nội giảng kinh, ban cho Tử Y, phong làm vị Thủ Tòa của Tam Giáo. Vua Ý Tông thường thân lâm đến nghe giảng kinh và ban cho tòa ngồi bằng gỗ trầm hương, do vì ông sanh tâm hoan hỷ nên sanh ra mụt nhọt có mặt người nơi đầu gối của nhiều đời oan nghiệp chất chồng, sau nhờ tôn giả Ca Nặc Ca (迦諾迦) giúp cho rửa sạch mụt ấy. Về sau ông xin trở về chùa cũ của mình, đến sống tại Đơn Cảnh Sơn (丹景山) thuộc Bành Châu (膨州). Khi vua Hy Tông đến viếng thăm đất Thục, có ban cho ông hiệu Ngộ Đạt Quốc Sư. Khá nhiều tầng lớp sĩ phu cùng giao du với ông, như Lý Thương Ẩn (李商隱) sau khi về vui thú điền viên, đã cùng sống với ông trong một thời gian rất lâu. Ông thị tịch vào năm thứ 3 (883) niên hiệu Trung Hòa (中和), hưởng thọ 73 tuổi đời và 54 hạ lạp. Trước tác của ông có Từ Bi Thủy Sám Pháp (慈悲水懺法) 3 quyển, Thắng Man Kinh Sớ (勝鬘經疏) 4 quyển, Bát Nhã Tâm Kinh Sớ (般若心經疏), Kim Cang Kinh Sớ (金剛經疏), v.v.
Ngột Am Phổ Ninh (兀庵普寧, Gotsuan Funei, ?-1276): vị tăng của phái Phá Am và
Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân xứ Thục (蜀, thuộc Tỉnh Tứ Xuyên ngày nay), hiệu là Ngột Am (兀庵). Ông xuất gia hồi nhỏ, rồi đến tham vấn các vị lão túc khắp nơi và sau khi nghe Si Tuyệt Đạo Xung (癡絶道冲) giảng thuyết thì khai ngộ, nên cuối cùng ông lên Dục Vương Sơn (育王山) tham yết Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範), đắc được yếu chỉ và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Ông trú tại Linh Nham Tự (靈巖寺) thuộc Tượng Sơn (象山), nhưng vì quân Mông Cổ xâm nhập đến, nên năm 1260 ông qua Nhật lánh nạn. Ông dừng chân trú tại Thánh Phước Tự (聖福寺, Shōfuku-ji), Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji), rồi trở thành vị tổ thứ 2 của Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji) và bắt đầu chỉnh bị Thiền quy, nhưng đến năm 1265 ông trở về lại Trung Hoa. Sau đó, ông đã từng sống qua các chùa như Song Lâm Tự (雙林寺) ở Vụ Châu (婺州, thuộc Tỉnh Triết Giang ngày nay), Giang Tâm Long Tường Tự (江心龍翔寺) ở Ôn Châu (温州, thuộc Tỉnh Triết Giang ngày nay); và cuối cùng vào ngày 24 tháng 11 năm 1276, ông thị tịch ở chùa nầy. Ông được ban thụy hiệu là Tông Giác Thiền Sư (宗覺禪師). Trước tác của ông có Ngột Am Ninh Hòa Thượng Ngữ Lục (兀庵寧和尚語錄), 1 quyển.
Ngũ Duệ Linh Mặc (五洩靈黙, Goei Reimoku, 747-818): người vùng Tỳ Lăng (毘陵), họ là Tuyên (宣). Cho dầu ông làm quan lại, nhưng vẫn đến tham vấn Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一) và khế ngộ được huyền cơ. Sau khi xuất gia và thọ cụ túc giới, ông đến làm thị giả cho Thạch Đầu Hy Thiên (石頭希遷) trong vòng mấy năm. Sau đó vào năm đầu (785) niên hiệu Trinh Nguyên (貞元), ông đến sống tại Phố Dương (浦陽), rồi chuyển đến Ngũ Duệ Sơn (五洩山). Đến ngày 23 tháng 3 năm thứ 13 niên hiệu Nguyên Hòa (元和), ông thị tịch, hưởng thọ 72 tuổi đời và 41 hạ lạp.
Ngũ Phong Thường Quán (五峰常觀, Gobō Jōkan, ?-?): vị tăng sống dưới thời nhà
Đường, pháp từ của Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海), xuất thân Thoại Châu (瑞州, Cao An, Tỉnh Giang Tây). Ông đã từng sống ở Ngũ Phong Sơn (五峰山) thuộc Quân Châu (筠州, Tỉnh Giang Tây).
Ngũ Tổ Sư Giới (五祖師戒, Goso Shikai, ?-?): vị tăng của Vân Môn Tông sống dưới thời nhà Tống. Ông xuất gia, sau đó đến tham yết Song Tuyền Sư Khoan (雙泉師寛) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau ông đến sống tại Ngũ Tổ Sơn (五祖山) thuộc Kì Châu (蘄州, Tỉnh Hồ Bắc) và tiếp hóa đồ chúng. Đến cuối đời, ông chuyển đến Đại Ngu Sơn (大愚山) ở Huyện Cao An (高安縣, Tỉnh Giang Tây) và thị tịch tại đây.
Nguyên Nhân (源仁, Gennin, 818-887/890): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời đại Bình An, húy là Nguyên Nhân (源仁), thường được gọi là Trì Thượng Tăng Đô (持上), Nam Trì Viện Tăng Đô (南持院僧都), Thành Nguyện Tự Tăng Đô (成願寺僧都). Ông theo Hộ Mạng (護命, Gomyō) học về Pháp Tướng, sau đó học Mật Giáo với Thật Huệ (實惠, Jitsue), Chơn Nhã (眞雅, Shinga) và Tông Duệ (宗叡, Shūei) và thọ pháp quán đảnh. Đến năm 875, ông được mời làm Tự Trưởng của Đông Tự (東寺, Tō-ji) và Quyền Thiếu Tăng Đô. Ông kiến lập nên Nam Trì Viện (南持院, Nanji-in), lấy tên là Thành Nguyện Tự (成願寺, Jōgan-ji) và thuyết giảng về tông yếu của mình. Các đệ tử phú pháp của ông có Ích Tín (益信, Yakushin), Thánh Bảo (聖寳, Shōbō). Trước tác của ông có Quán Đảnh Thông Dụng Tư Ký (灌頂通用私記) 3 quyển.
Nguyên Than Sơn (原坦山, Hara Tanzan, 1819-1892): vị tăng cua Tào Đông Tông Nhât Ban sống vào khoang giưa hai thơi đai Giang Hô và Minh Trị, huy Than Sơn (坦山, nhu hiệu Hac Sào ( 鶴巢 , xuât thân vung Luc Ao ( 陸 奥 , Michinoku, thuôc Fukushima-ken). Năm 1833, ông vào Trương Xương Bình (昌平 hoc về kinh sư, rôi theo Đa Ky An Thuc (多紀安叔 hoc về y hoc. Sau nhân cuôc thi giang ơ Chiên Đàn Lâm (栴檀林 cua Cát Tương Tư (吉祥寺, Kichijō-ji), ông được Đai Trung Kinh Sán (大中京璨 khai ngô cho nên ông chuyên sang Thiền Tông. Ông xuât gia hoc đao với
Thât Sơn (實山 ơ Tông Tuyền Tư (總泉寺, Sōsen-ji), sau đó kế thưa dong pháp cua
Kinh Sán. Về sau ông đã tưng sống qua các chua như Tâm Tánh Tư ( 心性寺 ,
Shinshō-ji) trên kinh đô, Tối Thưa Tư (最乘寺, Saijō-ji) ơ Thân Nai Xuyên (神奈川, Kanagawa). Ông đã tưng có mối quan tâm đến khoa hoc phương Tây, và hy vong se làm sáng to được tâm thức luân cua Phât Giáo thông qua khoa hoc. Năm 1879, ông làm Giang Sư cho Phân Khoa Triết Hoc Ân Đô cua Trương Đai Hoc Đông Kinh (東京大學, Tokyo Daigaku), đến năm 1885 thì làm hôi viên cua Hôi Hoc Si Viện Đế Quốc (帝國學士院, và năm 1891 thì làm Hoc Giám cua Đai Hoc Tào Đông Tông (曹洞宗大學. Trước tác cua ông có Thơi Đăc Sao (時得抄, Tâm Tánh Thât Nghiệm Luc (心性實驗錄, Tâm Thức Luân Lược Biện Đối Phá (心識論略辨對破, Đai Thưa Khơi Tín Luân Lương Dịch Thăng Nghia (大乘起信論兩譯勝義, Lăng Nghiêm
Kinh Giang Nghia (楞嚴經講義, Than Sơn Hoa Thượng Toàn Tâp (坦山和尚全集 quyên.
Nguyên Tín (源信, Genshin, 942-1017): vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống vào giữa thời kỳ Bình An, xuất thân vùng Đại Hòa (大和, Yamato, thuộc Nara-ken). Hồi nhỏ ông lên Tỷ Duệ Sơn, theo hầu Lương Nguyên (良源, Ryōgen) mà sau nầy trở thành Tọa Chủ nơi đây, và đến năm 13 tuổi thì được cho thọ giới. Với tài năng học vấn ưu tú của mình, năm lên 33 tuổi ông đã nỗi tiếng rồi, nhưng sau ông lại chán ghét danh lợi mà từ bỏ tất cả rồi sống ẩn tu. Sau đó ông lại được người ta quan tâm đến nhờ trước tác liên quan đến Nhân Minh Học của lý luận Phật Giáo. Đến năm 44 tuổi, ông viết xong 3 quyển Vãng Sanh Yếu Tập (往生要集). Chính từ đó bộ sách nầy được dùng làm kim chỉ nam kết duyên với niệm Phật, và chế ra 12 điều khởi thỉnh quy định mỗi tháng vào ngày 15 là ngày niệm Phật. Năm 62 tuổi, ông ủy thác cho đệ tử là Tịch Chiêu (寂昭, Jakushō) sang nhà Tống cầu pháp, và viết nên bộ Thiên Thai Tông Nghi Vấn Nhị Thập Thất Điều (天台宗疑問二十七條). Đến năm 64 tuổi, ông viết bộ Đại Thừa Đối Câu Xá Sao (大乘對倶舍抄), và năm sau thì trước tác bộ Nhất Thừa Yếu Quyết (一乘要決).