Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (仰山慧寂, Gyōzan Ejaku, 807-883): vị tăng của Tông Quy Ngưỡng (潙仰宗) Trung Quốc, người Huyện Hoài Hóa (懷化), Thiều Châu (韶州, thuộc Tỉnh Quảng Đông), họ là Diệp (葉). Năm lên 15 tuổi, ông có chí xuất gia, nhưng bị cha mẹ phản đối; đến năm lên 17 thì ông cắt đứt hai ngón tay để thệ nguyện đi theo chánh pháp, rồi đến tham bái Thông Thiền Sư (通禪師) ở Nam Hoa Tự (南華

寺) và làm Sa Di với vị nầy. Sau ông thọ giới, chuyên học về Luật tạng, rồi đã từng tham yết Nham Đầu (巖頭) cũng như Thạch Thất (石室). Bên cạnh đó, ông còn thọ học nghĩa viên tướng với Đam Nguyên Ứng Chơn (耽源應眞), kế đến đã từng theo hầu Quy Sơn Linh Hựu (潙山靈祐) trong vòng 15 năm, và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau ông đến trú tại Ngưỡng Sơn thuộc Tỉnh Giang Tây và bắt đầu cử xướng Thiền phong của mình. Sau đó, ông lại chuyển đến Quan Âm Viện (觀音院) ở Giang Tây (江西), rồi vào trong Đông Bình Sơn (東平山) vùng Thiều Châu (韶州). Ông được ban tặng cho hiệu là Trừng Hư Đại Sư (澄虛大師) và Tử Y. Ông thị tịch vào năm thứ 3 niên hiệu Trung Hòa (中和, có thuyết cho là năm thứ 2 [916] niên hiệu Trinh Minh), hưởng thọ 77 tuổi đời. Ông được ban cho thụy là Trí Thông Đại Sư (智

通大師). Bộ Viên Châu Ngưỡng Sơn Huệ Tịch Thiền Sư (袁州仰山慧寂禪師) của ông được biên soạn vào thời nhà Minh.

Ngữ Phong Viên Tín (語風圓信, Gofū Enshin, 1571-1647): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, ban đầu lấy hiệu là Tuyết Đình (雪庭), sau đổi thành Tuyết Kiều (雪嶠)

và cuối đời lấy tên là Ngữ Phong Lão Nhân (語風老人), sinh ngày mồng 10 tháng 2 năm thứ 5 niên hiệu Long Khánh (隆慶) tại Huyện Ngân (鄞縣), Phủ Ninh Ba (寧波府, Tỉnh Triết Giang), họ Chu (朱). Năm 29 tuổi, ông theo xuất gia với Bảo Phong Pháp (寳峰法), sau đó đến tham học với Diệu Trinh (妙楨) ở Phổ Tế Tự (普濟寺), Tần Vọng Sơn (秦望山, Tỉnh Triết Giang), rồi tham yết Vân Thê Châu Hoằng (雲棲袾宏). Cuối cùng ông đến tham vấn Huyễn Hữu Chánh Truyền (幻有正傳) ở Long Trì Viện (龍池院), được đại ngộ và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Vào năm thứ 8

(1635) niên hiệu Sùng Trinh (崇禎), ông đến Thiên Chỉ Am (千指菴) ở Kính Sơn (徑

山), rồi năm thứ 12 cùng niên hiệu trên thì chuyển đến Khai Tiên Tự (開先寺) ở Lô Sơn (廬山) và năm thứ 16 thì đến Đông Tháp Tự (東塔寺) ở Gia Hòa (嘉禾, Tỉnh

Triết Giang). Đến cuối đời, ông chuyển về sống tại Vân Môn Tự (雲門寺), Việt Châu (越州, Tỉnh Triết Giang). Vào ngày 22 tháng 8 năm thứ 4 niên hiệu Thuận Trị (順治), ông thị tịch, hưởng thọ 77 tuổi đời và 48 hạ lạp. Bộ Tuyết Kiều Viên Tín Thiền Sư Ngữ Lục (雪嶠圓信禪師語錄) 4 quyển và Kính Sơn Ngữ Phong Lão Nhân Tự Lâm Tế Đệ Thập Tam Thế Tuyết Kiều Tín Đại Thiền Sư Đạo Hạnh Bi (徑山語風老人嗣臨濟十三世雪嶠信大禪師道行碑) vẫn còn lưu truyền đến nay. Ông cùng với Quách

Ngưng Chi (郭凝之) biên tập Tiên Giác Tông Thừa (先覺宗乘) 5 quyển, Ưu Bà Di Chí (優婆夷志), Ngũ Gia Ngữ Lục (五家語錄), v.v.

Nham Đâu Toan Khoat (巖頭全奯, Gantō Zenkatsu, 828-887): hay còn gọi là Toàn Hoát (全豁), ngươi Huyện Nam An (南安縣), Tuyền Châu (泉州, thuôc Tinh Phuc Kiến ngày nay), ho là Kha (柯). Ban đâu ông theo xuât gia với Nghia Công (義公) ơ Linh Tuyền Tư (靈泉寺), rôi tho cu tuc giới ơ Tây Minh Tư (西明寺) thuôc Trương An

(長安). Ông đã tưng giao du với Tuyết Phong Nghia Tôn (雪峰義存) và Khâm Sơn Văn Thuy (欽山文邃), rôi sau khi đến tham vân Ngương Sơn Huệ Tịch (仰山慧寂), ông lai đến hoc pháp với Đức Sơn Tuyên Giám (德山宣鑑) và kế thưa dong pháp cua vị nây. Về sau, ông đến cư xướng Thiền phong ơ Ngoa Long Sơn (臥龍山, Nham Đâu) bên Hô Đông Đình (洞庭湖). Vào ngày mông 8 tháng 4 năm thứ 3 (887) niên hiệu Quang Khai (光啓, theo Tô Đương Tâp là ngày mông 4 tháng 4 năm thứ 5 niên hiệu Trung Hoa), ông bị giăc cướp đâm cho môt đao, ông rán hết sức mình thet vang môt tiếng và qua đơi, hương tho 60 tuôi đơi. Sau ông được ban cho nhu hiệu là Thanh Nghiêm Đai Sư (清儼大師).

Nhân Hải (仁海, Ningai, 951-1046): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào giữa thời đại Bình An, vị trú trì đời thứ 62 của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), Tự Trưởng đời thứ 26 của Đông Tự (東寺, Tō-ji), vị tổ khai sáng dòng Tiểu Dã (小野), húy là Thiên Tâm (千心) và Nhân Hải (仁海), thường được gọi là Tiểu Dã Tăng Chánh (小野僧正), Vũ Tăng Chánh (雨僧正), xuất thân vùng Hòa Tuyền (和泉, Izumi, thuộc Ōsaka ngày nay), con của Cung Đạo Duy Bình (宮道惟平). Năm lên 7 tuổi, ông xuất gia trên Cao Dã Sơn, đến năm 990 thì thọ pháp quán đảnh. Năm sau ông kiến lập Mạn Trà La Tự (曼茶羅寺, Mandara-ji) ở vùng Tiểu Dã (小野). Vào năm 1018, ông tu phép cầu mưa ở Thần Tuyền và được hiệu nghiệm; từ đó về sau ông đã tiến hành 9 lần cầu mưa, nên được gọi là Vũ Tăng Đô. Năm 1031, ông làm chức Quyền Đại Tăng Đô và Tự Trưởng của Đông Tự, thanh danh của ông rất lớn nên rất nhiều người theo ông. Đệ tử của ông có một số nhân vật nỗi tiếng như Thành Tôn (成尊, Seison), Thành Điển (成典, Seiten), Giác Nguyên (覺源, Kakugen), Chơn Giác (眞覺, Shinkaku), Viên Chiếu (圓照, Enshō). Trước tác của ông để lại có Tiểu Dã Lục Thiếp (小野六帖) 7 quyển, Thỉnh Vũ Kinh Thứ Đệ (請雨經次第) 1 quyển, Kim Cang Phong Tự Kiếp Lập Tu Hành Duyên Khởi (金剛峰寺建立修行縁起) 1 quyển, v.v.

 

Nhẫn Tánh (忍性, Ninshō, 1217-1303): tự là Lương Quán (良觀, Ryōkan), xuất thân vùng Đại Hòa (大和, Yamato, thuộc Nara-ken). Ông theo Duệ Tôn (叡尊 hay 睿尊, Eison) của Tây Đại Tự (西大寺, Saidai-ji) học giới luật và Mật Giáo. Ông rất thâm tín vào đức Bồ Tát Văn Thù và thường hay cứu giúp những người nghèo khổ cũng như bệnh hoạn. Lúc 36 tuổi, ông xuống vùng Quan Đông (關東, Kantō), nhờ sự hỗ trợ của Tướng Quân Bắc Điều Trùng Thời (北條重時, Hōjō Shigetoki), ông đã phục hưng giới luật, lấy Cực Lạc Tự (極樂寺, Gokuraku-ji) vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura) làm trung tâm. Hơn nữa, để truy niệm Thánh Đức Thái Tử (聖德太子, Shōtoku Taishi), ông đã thiết lập bệnh viện, làm cứu tế xã hội. Thêm vào đó, ông còn dùng Cực Lạc Tự để làm đạo tràng của Quang Minh Chơn Ngôn, tạo nhiều công lao trong việc xây dựng chùa chiền và ấn loát kinh sách, tận lực hết mình làm cho dòng phái Tây Đại Tự được phát triển. Đệ tử của ông có Vinh Chơn (榮眞, Eishin), Thuận Nhẫn (順忍, Junnin). Ông được ban thụy hiệu là Nhẫn Tánh Bồ Tát.

 

Nhất Biến (一遍, Ippen, 1239-1289): vị tăng sống vào giữa thời kỳ Liêm Thương, vị tổ sư khai sáng ra Thời Tông của Nhật Bản, húy là Trí Chơn (智眞), người vùng Y Do (伊予). Ông đâu sư với Thánh Đat (聖達), đệ tử của Chứng Không (証空), môn đệ của Pháp Nhiên (法然, Hōnen); nhưng sau đó thì đến vùng Hùng Dã (熊野, Kumano) chuyên tâm tu tập, được linh ứng cho biết rằng chúng sanh quyết định sẽ được vãng sanh. Từ đó về sau, ông khuyên dân chúng tu tập pháp môn Niệm Phật Nhảy (踊念佛, Odorinembutsu, có nghĩa vừa đánh trống vừa niệm Phật và xướng to theo kiểu tán của Nhật, rất giống với hình thức nhảy múa, nên có tên gọi như vậy. Pháp môn nầy do vị tăng sống giữa thời Bình An là Không Dã [空也, Kūya, 903-972] sáng lập nên), rồi phân chia cho mọi người các thẻ có ghi danh hiệu A Di Đà. Vì ông đã từng đi khắp nơi để truyền giáo, nên được gọi là Du Hành Thượng Nhân, Xả Thánh. Giáo pháp của ông có thể tìm thấy qua mấy bộ Ngữ Lục (語錄), Bá Châu Vấn Đáp Tập (播州問答集), v.v. Ông được ban cho thụy hiệu là Viên Chiếu Đại Sư (圓照大師) và Chứng Thành Đại Sư (証成大師).

Nhất Hành (一行, Ichigyō, 683-727): còn gọi là Nhất Hành A Xà Lê (一行阿闍梨), vị cao tăng Mật Giáo và nhà thiên văn lịch toán nỗi tiếng của Trung Quốc, một trong 5 vị tổ của Mật Giáo, người vùng Cự Lộc (鉅鹿, thuộc Huyện Cự Lộc, Hà Bắc), họ Trương (張), xuất thân gia đình làm quan hiển hách, học thông kinh sử. Ban đầu ông theo Thiền Sư Châu Cảnh (州景) ở Kinh Châu (荆州) xuất gia, sau học Thiền với Thiền Sư Phổ Tịch (普寂) ở Tung Sơn (嵩山). Bên cạnh đó ông cũng thường theo hầu hạ các cao tăng Ấn Độ như Thiện Vô Úy (善無畏), Kim Cang Trí (金剛智); cùng với Thiện Vô Úy dịch Đại Nhật Kinh (大日經), thánh điển quan trọng của Mật Giáo và thọ phép quán đảnh với Kim Cang Trí. Ngoài ra, ông còn tinh thông cả Thiền, số học, lịch pháp, v.v. Vào năm thứ 9 (721) niên hiệu Khai Nguyên (開元), nhà vua sai ông đính chính lịch pháp truyền thống rồi cho lưu hành khắp thiên hạ. Bộ Đại Nhật Kinh Sớ (大日經疏) gồm 20 quyển do ông biên tập là tư liệu rất quan trọng đối với Mật Giáo. Đến năm thứ 15 niên hiệu Khai Nguyên, ông thị tịch, hưởng thọ 45

tuổi, được ban cho thụy hiệu là Đại Huệ Thiền Sư (大慧禪師). Trước tác của ông có Tú Diệu Nghi Quỹ (宿曜儀軌), Phạm Thiên Hỏa La Nghi Quỹ (梵天火羅儀軌), Thất Diệu Tinh Thần Biệt Hành Pháp (七曜精神別行法), Dược Sư Lưu Ly Quang

Như Lai Tiêu Tai Trừ Nạn Niệm Tụng Nghi Quỹ (藥師瑠璃光如來消災除難念誦儀軌), v.v. Ngoài ra ông đã cùng với đệ tử Huệ Giác (慧覺) soạn ra Hoa Nghiêm Kinh Hải Ấn Đạo Tràng Sám Nghi (華嚴經海印道場懺儀) 42 quyển.

Nhất Hưu Tông Thuân (一休宗純, Ikky Sjun, 1394-1481): vị tăng cua Phái Đai Ưng ( 大應 thuôc Lâm Tế Tông Nhât Ban, cha là Hoàng Đế Hâu Tiêu Tung (後小松, me là con cua Nam Triều Di Thân (南朝遺臣, hiệu là Nhât Hưu (一休, ngoài ra con có các biệt hiệu khác như Cuông Vân Tư (狂雲子, Mông Khuê (夢閨, Hat Lư (謨驢, Quốc Canh (國景, Vân Hoa (雲華, v.v. Vào ngày mông môt tháng giêng năm đâu (1394) niên hiệu Ưng Vinh (應永, me ông rơi khoi cung nôi và ha sanh ra ông nơi nhà dân. Đến năm thứ 6 (1399) cung niên hiệu trên, ông đến xuât gia làm đông tư với Tượng Ngoai Thiền Giám (象外禪鑑 ơ An Quốc Tư (安國寺 thuôc kinh đô Kyoto, và được đăt cho tên là Chu Kiến (周建. Ông đã tưng hoc làm thơ với Thanh Tâu Sư Nhân (清叟師仁, Cung Triết Long Phàn (恭哲龍攀, Tương Câu Thư Ký (祥球書記, và môi ngày thương làm ra môt bài thơ. Hơn nưa, ông cung chăng hài long với mây bài viết về hàng thị tôc quan lai nhân ngày kiết chế Thượng Đương, nên đã làm hai câu đem trình lên cho Cung Triết xem. Cung Triết nghe mây câu kệ nói về sư ngu dốt cua tong lâm mà nhân đó khen ông. Sau ông đến tham vân Khiêm Ông Tông Vi (謙翁宗爲 ơ Tây Kim Tư (西金寺, rôi sau khi thây mình qua đơi thì ông lai đến tham yết Hoa Tâu Tông Đàm (華叟宗曇 ơ Kiên Điền (堅田 vung Cân Giang (近江, Ōmi, thuôc Shigaken). Lâu sau ông được thây ban cho hai chư Nhât Hưu (一休 và lây đó làm đao hiệu. Sau khi hâu ha thây được môt thơi gian khá lâu, cuối cung ông mới được ân chứng cho. Về sau, ông lai đem nem ân chứng nây vào lưa, rôi sống cuôc đơi phóng khoáng lãng du đó đây, và đã tưng tru chân tai môt số chua như Thu Ân (酬恩 ơ vung Nhiếp Tân (攝津, Settsu, thuôc Hyogo-ken), Tư Tế (慈濟 ơ vung Hoa Tuyền (和泉, Izumi, thuôc Ōsaka-fu), v.v. Đến tháng 2 năm thứ 6 niên hiệu Văn Minh (文明, Nhu Trong Tông Giáng (柔仲宗降 phung săc chi cung thinh ông đến tru trì Đai Đức Tư (大德寺, Daitoku-ji), nhưng ông tư răn mình và không châp nhân lơi thinh câu trên. Ông thị tịch vào ngày 21 tháng 11 năm thứ 13 (1481) cung niên hiệu trên, hương tho 88 tuôi. Ông đê lai di kệ răng: “Tu Di nam ban, thuy hôi nga Thiên, Hư Đương lai da, bât trưc ban tiên. [Ven phia nam nui Tu Di, co ai là ngươi hiêu đươc Thiên cua ta. Hư Đương Tri Ngu co đên chăng nưa, cung chi đang nửa xu mà thôi]” (修彌南畔、誰會我禪、虛堂來也、不直半錢. Trước tác cua ông có Cuông Vân Tâp (狂雲集.

Nhất Sơn Nhất Ninh (一山一寧, Issan Ichinei, 1247-1317): vị tổ của Phái Nhất Sơn (一山派) thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, người vùng Đài Châu (台州, Tỉnh Triết Giang), họ là Hồ (胡), hiệu là Nhất Sơn (一山). Lúc còn nhỏ, ông theo làm đệ tử của Vô Đẳng Dung (無等融) ở Hồng Phước Tự (鴻福寺) thuộc vùng Phù Sơn (浮山), Đài Châu, rồi sau đó thọ giới với Xử Khiêm (處謙) ở Phổ Quang Tự (普光寺). Kế đến ông theo học Luật ở Ứng Chơn Tự (應眞寺), học Thiên Thai ở Diên Khánh Tự (延慶

寺), sau ông quay trở về với Thiền Tông. Ông lên Thiên Đồng Sơn (天童山) tham vấn khắp chư vị tôn túc như Giản Ông Cư Kính (簡翁居敬), Tạng Tẩu Thiện Trân (藏叟善珍), ở Dục Vương Sơn (育王山), Đông Tẩu Khải (東叟愷), Tịch Song Hữu Chiếu (寂窻有照), Ngoan Cực Hành Di (頑極行彌) ở Tịnh Từ Tự (淨慈寺), và cuối cùng kế thừa dòng pháp của Hành Di. Sau đó, ông đến trú tại Tổ Ấn Tự (祖印寺) thuộc vùng Tứ Minh (四明), rồi Phổ Đà Sơn (普陀山). Vào năm thứ 3 (1299) niên hiệu Đại Đức (大德), ông được vua nhà Nguyên là Thành Tông ban cho hiệu là Diệu Từ Hoằng Tế Đại Sư (妙慈弘濟大師), rồi được bổ nhiệm là cai quản toàn bộ tôn giáo ở vùng Triết Giang. Vào tháng 8 cùng năm nầy, theo lời mời của Tây Giản Tử Đàm (西礀子曇) và Thạch Lương Nhân Cung (石梁仁恭), ông đến Thái Tể Phủ

Nhật Bản. Lúc bấy giờ, người chấp quyền là Tướng Quân Bắc Điều Trinh Thời (北條貞時) mới nghi ngờ ông là mật thám của nhà Nguyên, nên bắt ông giam ở Tu Thiền Tự (修禪寺) vùng Y Đậu (伊豆, Izu). Sau đó, biết được ông là một vị danh tăng nên Trinh Thời thỉnh ông đến trú trì Kiến Trường Tự (建長寺), nhưng sau ông lại chuyển đến Viên Giác Tự (圓覺寺) cũng như Tịnh Trí Tự (淨智寺). Vào năm thứ 2 (1313) niên hiệu Chánh Hòa (正和), theo sắc chỉ của Hậu Vũ Đa Thượng Hoàng (後宇多上

皇), ông được thỉnh đến làm vị tổ thứ 3 của chùa nầy. Chúng đạo tục lúc bấy giờ mới tập trung đến mà tham học với ông, nhưng vì không chịu nỗi tình trạng tiếp khách đông đảo như vậy, nên ông đã xin Thượng Hoàng cho lui về ẩn cư, song vẫn không được phép. Đến tháng 9 năm đầu (1317) niên hiệu Văn Bảo (文保), ông ngọa bênh ở chùa nầy, được Thượng Hoàng đích thân đến vấn an thăm hỏi, và đến ngày 24 tháng 10 cùng năm thì viên tịch, hưởng thọ 71 tuổi. Bài kệ để lại của ông là “Hoành hành nhất thế, Phật tổ thôn khí, tiễn dĩ ly huyền, hư không trụy địa (横行一世、佛祖呑氣、箭巳離弦、虛空墜地)”. Thượng Hoàng ban cho ông thụy hiệu là Nhất Sơn Quốc Sư (一山國師). Đệ tử nối dòng pháp của ông có Thạch Lương Nhân Cung (石梁仁恭), Vô Trước Lương Duyên (無著良縁), Vô Cảm Lương Khâm (無感良欽), Vô Tướng

Lương Chơn (無相良眞), Tuyết Thôn Hữu Mai (雪村友梅), Văn Khê Lương Thông

(文溪良聰), Đông Lâm Hữu Kheo (東林友丘), v.v. Trước tác của ông có Nhất Sơn Quốc Sư Ngữ Lục (一山國師語錄).

Nhất Ty Văn Thủ (一糸文守, Isshi Bunshu, 1608-1646): vị tăng của Lâm Tế Tông Nhật Bản, xuất thân gia đình Cửu Ngã (久我) ở kinh đô Kyoto, tự là Nhất Ty (一糸). Năm lên 14 tuổi, ông đến tham học với Tuyết Sầm Kim (雪岑崟) ở Tướng Quốc Tự (相國寺, Sōkoku-ji), sau đến tham bái Trạch Am Tông Bành (澤庵宗彭). Vào năm thứ 3 (1626) niên hiệu Khoan Vĩnh (寛永), ông theo xuất gia với Luật Sư Hiền Hậu (賢後) trên kinh đô, rồi lại đến tham vấn Trạch Am lần thứ hai. Về sau, ông theo học với Ngu Đường Đông Thật (愚堂東寔), Tuyết Cư Hy Ưng (雪居希膺) và cuối cùng kế thừa dòng pháp của Ngu Đường (có thuyết cho rằng ông kế thừa dòng pháp của Không Tử Nguyên Phổ [空子元普] ở Vĩnh Nguyên Tự [永源寺]). Hậu Thủy Vĩ Thượng Hoàng (後水尾上皇) quy y theo ông, được vị nầy rất tín nhiệm, cho nên vào năm thứ 15 (1638) niên hiệu Khoan Vĩnh, ông cho xây dựng ở vùng Hạ Mậu (賀茂) ngôi Linh Nguyên Viện (靈源院), rồi ba năm sau thì cho xây dựng thêm ngôi Đại Mai Sơn Pháp Thường Tự (大梅山法常寺) ở vùng Đơn Ba (丹波, Tamba, thuộc kinh đô Kyoto); nhưng hai năm sau thì ông lại đến trú ở Vĩnh Nguyên Tự (永源寺, Eigenji) vùng Cận Giang (近江, Ōmi, thuộc Shiga-ken). Ông thị tịch vào ngày 19 tháng 3

năm thứ 3 niên hiệu Chánh Bảo (正保), hưởng thọ 39 tuổi đời và 20 hạ lạp. Đến năm 1678, ông được ban tặng hiệu Định Tuệ Minh Quang Phật Đảnh Quốc Sư (定慧明光佛頂國師). Dòng pháp từ của ông có Thạch Đỉnh Văn Ngoan (石鼎文頑), Như Tuyết Văn Nham (如雪文巖), Trí Minh Tịnh Nhân (智明淨因), v.v. Ông có lưu lại khá nhiều thư tịch như Đại Mai Nhất Ty Hòa Thượng Ngữ Lục (大梅一糸和尚語錄)

5 quyển, Phật Đảnh Quốc Sư Nhất Ty Hòa Thượng Ngữ Lục (佛頂一糸國師和尚語

錄) 5 quyển, Nhất Ty Hòa Thượng Thi Kệ (一糸和尚詩偈) 1 quyển, Nhất Ty Hòa Thượng Pháp Ngữ (一糸和尚法語), Đại Mai Sơn Dạ Thoại (大梅山夜話), v.v.

Nhât Bach Tan Mông (日白殘夢, Nichihaku Zammu, 1438-1576): vị tăng cua Tông Lâm Tế Nhât Ban sống dưới thơi đai Chiến Quốc, huy là Tàn Mông (殘夢), đao hiệu Nhât Bach (日白), hiệu Bao Sơn (寶山), Đai Phong Đao Nhân (大風道人), nhu Đào Lâm Khế Ngô Thiền Sư (桃林契悟禪師). Trong khoang niên hiệu Vinh Hương (永享,

1558-1570), ông đi hành cước ơ các địa phương Đông Quốc, rôi trai qua làm tru trì đơi thứ 16 cua Phước Tuyền Tư (福泉寺, Fukusen-ji) ơ Thương Luc (常陸, Hitachi), cung như tru trì đơi thứ 22 cua Thât Tướng Tư (實相寺, Jissō-ji) vung Hôi Tân (會津, Aizu), Luc Ao (陸奥, Michinoku). Tương truyền răng Thiên Hai (天海, Tenkai), vị tăng cua Thiên Thai Tông, khi con tre đã tưng đến tham vân Thiền yếu với Tàn Mông và đat được thuât trương sinh bât tư.

Nhật Liên (日蓮, Nichiren, 1222-1282): vị tăng sống vào đâu thơi đai Liêm Thương, vị tô khai sáng Nhât Liên Tông Nhât Ban, ngươi vung An Phong Quốc Tiêu Thâu (安房國小湊). Ban đầu ông theo học về Thiên Thai Tông, rồi tu hành trên Cao Dã Sơn (高野山, Kōyasan), kế đến Nam Đô, sau đó tìm ra được cốt tủy của Phật pháp ở trong Kinh Pháp Hoa (法華經, Saddharma-pu∂arīka-sūtra), và đến năm 1253 (năm thứ 5 niên hiệu Kiến Trường [建長]), ông khai sáng Nhật Liên Tông ở Thanh Trừng Sơn (清澄

山). Từ đó ông bắt đầu thuyết pháp đả kích các tông phái khác, và do ông viết cuốn Lập Chánh An Quốc Luận (立正安國論), nên bị lưu đày đến vùng Y Đậu (伊豆, Izu). Sau khi được tha tội, ông vẫn không thay đổi những lời nói cũng như việc làm của mình, nên một lần nữa bị đày đến vùng Tá Độ (佐渡, Sado). Vào năm 1274 (năm thứ 11 niên hiệu Văn Vĩnh [文永]), ông được xá tội. Ông trở về lại Liêm Thương, khai sáng ra Thân Diên Sơn (身延山), sau đó qua đời ở vùng Trì Thượng (池上) thuộc tiểu quốc Võ Tàng (武藏, Musashi). Các trước tác của ông để lại như Quán Tâm Bổn Tôn Sao (觀心本尊抄), Khai Mục Sao (開目抄).

Nhật Quán Tử Ôn (日觀子温, Nikkan Shion, ?-1293): vị tăng họa sĩ dưới thời nhà Tống và đầu nhà Nguyên, xuất thân Hoa Đình (華亭, Tùng Giang, Tỉnh Giang Tô), tự Trọng Ngôn (仲言), hiệu Nhật Quán (日觀), Tri Phi Tử (知非子, hay Tri Quy Tử [知歸子]), còn gọi là Ôn Nhật Quán (温日觀). Ông xuất gia lúc còn nhỏ, trú tại Mã Não Tự (瑪瑙寺) vùng Cát Lãnh (吉嶺, phía Bắc Tây Hồ, Hàng Châu), đặc biệt có năng khiếu viết chữ thảo, chuyên vẽ tranh bồ đào (nho), cho nên người đời gọi ông là Ôn Bồ Đào (温葡萄). Tính ông thích uống rượu, mặc áo cụt, bước chân cao chân thấp say trong chợ, người ta chẳng biết là phàm hay thánh. Tương truyền Dương Tổng Thống (楊總統) mời ông uống rượu ngon, nhưng ông chẳng đụng đến một giọt nào mà chửi họ Dương là “tên giặc đào đất”.

Như Mẫn (如敏, Nyobin, ?-920): người Mân Xuyên (閩川, thuộc Tỉnh Phúc Kiến), sau khi xuất gia ông đến tham yết Trường Khánh Đại An (長慶大安) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau ông đến ở tại Linh Thọ Thiền Viện (靈樹禪院) vùng Thiều Châu (韶州, Tỉnh Quảng Đông), rồi được vua nhà Nam Hán quy y theo và được ban tặng cho hiệu là Tri Thánh Đại Sư (知聖大師). Ông thị tịch vào năm thứ 4 niên hiệu Càn Hanh (乾亨) nhà Nam Hán.

Như Như Cư Sĩ (如如居士, Nyonyo Koji, ?-1212): tức Nhan Bính (顔丙, Ganhei), vị cư sĩ của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, còn gọi là Đơn Hà Tiên Sinh (丹霞先生), xuất thân Thuận Xương (順昌, Tỉnh Phúc Kiến). Ông đến tham vấn Khả Am Huệ Nhiên (可庵慧然) ở Tuyết Phong Sơn (雪峰山) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau đó, ông hoạt động giáo hóa ở trung tâm Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến) và cử xướng Thiền Tam Giáo Nhất Trí. Vào ngày 15 tháng 6 năm thứ 5 niên hiệu Gia Định (嘉定), ông từ trần. Trước tác của ông hiện có Như Như Cư Sĩ Ngữ Lục (如如居士語錄) 15 quyển, Tam Giáo Đại Toàn Ngữ Lục (三教大全語錄) 1 quyển.

Ngu Am Trí Cập (愚庵智及, Guan Chikyū, 1311-1378): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Dĩ Trung (以中), hiệu Ngu Am (愚庵), thường được gọi là Tây Lộc (西麓), xuất thân Huyện Ngô (呉縣), Tô Châu (蘇州, Tỉnh Giang Tô), họ Cố (顧). Ông đến xuất gia tại Hải Vân Viện (海雲院), học nội ngoại điển, rồi thọ cụ túc giới và chuyên học về giáo lý Hoa Nghiêm. Sau đó, ông đến Kiến Nghiệp (建業, Tỉnh Giang Tô), theo thọ giáo với Tiếu Ẩn Đại Hân (笑隱大訢) ở Đại Long Tường Tập Khánh Tự (大龍翔集慶寺). Có lần ông trở về Hải Vân Viện, nhưng rồi lại ngao du đó đây, đến tham yết Tịch Chiếu Hành Đoan (寂照行端) ở Kính Sơn (徑山) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Vào năm thứ 2 (1342) niên hiệu Chí Chánh (至

正), ông bắt đầu khai đường thuyết giáo ở Long Giáo Thiền Tự (隆教禪寺) vùng Khánh Nguyên Lộ (慶元路, Tỉnh Triết Giang) và sống qua một số chùa khác như

Phổ Từ Thiền Tự (普慈禪寺), Tịnh Từ Báo Ân Thiền Tự (淨慈報恩禪寺) ở Hàng

Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang), Hưng Thánh Vạn Thọ Thiền Tự (興聖萬壽禪寺) ở Kính Sơn. Đến năm thứ 6 (1373) niên hiệu Hồng Võ (洪武), ông là người dẫn đầu trong số 10 vị Sa Môn cao đức tập trung tại Đại Thiên Giới Tự (大天界寺) trên kinh đô. Vào ngày mồng 4 tháng 9 năm thứ 11 cùng niên hiệu trên, ông thị tịch, hưởng thọ 68 tuổi đời, 51 hạ lạp và được ban cho hiệu là Minh Biện Chánh Tông Quảng Huệ Thiền Sư (明辨正宗廣慧禪師). Ông có bộ Ngu Am Trí Cập Thiền Sư Ngữ Lục (愚庵智及禪師語錄) 10 quyển.

Oanh Sơn Thiêu Cân (瑩山紹瑾, Keizan Jōkin, 1268-1325): vị tăng cua Tào Đông Tông Nhât Ban sống vào khoang cuối thơi đai Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), vị tô khai sơn Tông Trì Tư (總持寺, Sōji-ji), vị tô cua Phái Oánh Sơn, huy là Hanh Sanh (行生, Thiệu Cân (紹瑾, thương được goi là Thái Tô (太祖, đao hiệu là Oánh Sơn (瑩山, nhu là Phât Tư Thiền Sư (佛慈禪師, Hoăng Đức Viên Minh Quốc Sư (弘德圓明國師, Thương Tế Đai Sư (常濟大師, xuât thân vung Việt Tiền (越前, Echizen), thuôc dong ho Đăng Nguyên (藤原, Fujiwara). Năm lên 8 tuôi, ông lên Vinh Bình Tư (永平寺, Eihei-ji) tham Thiền với Nghia Giới (義介, đến năm 13 tuôi thì xuât gia với Hoài Tráng (懷奘. Năm 18 tuôi, ông hành cước khăp các tiêu quốc, hoc Thiền Lâm Tế cung như giáo hoc Thiên Thai, và đến năm 1295 thì kế thưa dong pháp cua Nghia Giới. Ông đã tưng làm tru trì đơi thứ hai cua Đai Thưa Tư (大乘寺) ơ vung Gia Ha (加賀, Kaga), rôi sau đó khai sáng Tịnh Tru Tư (淨住寺. Năm 1317, ông sáng lâp Vinh Quang Tư (永光寺 ơ địa phương Năng Đăng (能登, Noto), rôi Quang Hiếu Tư ( 光孝寺 cung như Phóng Sanh Tư (放生寺. Vào năm 1321, ông khai sáng Tông Trì Tư, và cung năm đó thuyết giang Thiền yếu cho Hâu Đề Hô Thiên Hoàng (後醍醐天皇. Ông đã nô lưc giáo hóa nuôi dương đô chung và dương cao Thiền Tào Đông. Dong pháp tư cua ông có Minh Phong Tố Triết (明峰素哲, Nga Sơn Thiều Thac (峨山韶碩, Hô Am Chí Gian (壼庵至簡, Vô Nhai Trí Hông (無涯智洪, v.v. Trước tác cua ông đê lai có Truyền Quang Luc (傳光錄  quyên, Oánh Sơn Hoa Thượng Thanh Quy (瑩山和尚清規  quyên, Toa Thiền Dung Tâm Ký (坐禪用心記  quyên, Tam Căn Toa Thiền Thuyết (三根坐禪説  quyên, v.v.

Phá Am Tổ Tiên (破庵祖先, Haan Sosen, 1136-1211): vị tăng của Phái Dương Kì thuộc

Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Phá Am (破庵), người Quảng An (廣安, Tỉnh Tứ Xuyên), họ là Vương (王). Ông theo xuất gia với Đức Tường (德祥) ở La Hán Viện (羅漢院), rồi đi tham học các nơi, sau đến tham vấn Mật Am Hàm Kiệt (密庵咸傑) ở Ô Cự Sơn (烏巨山) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau ông theo Mật Am chuyển đến Tương Sơn (蔣山), rồi từ giã thầy mà quay về đất Thục. Thể theo lời thỉnh cầu của Thượng Thư Dương Công (楊公), ông đến trú trì Hàm Bình Thiền Viện (咸平禪

院) ở Ngọa Long Sơn (臥龍山) thuộc Quỳ Châu (夔州, Tỉnh Tứ Xuyên). Sau đó, ông còn sống qua một số nơi khác như Tú Phong Thiền Viện (秀峰禪院) ở Phủ Bình Giang (平江府, Tỉnh Giang Tô), Quảng Thọ Huệ Vân Thiền Viện (廣壽慧雲禪院) ở

Phủ Lâm An (臨安府, Tỉnh Triết Giang), Phước Trăn Thiền Viện (福臻禪院) ở Phủ

Bình Giang, Phụng Sơn Tư Phước Thiền Tự (鳳山資福禪寺) ở Hồ Châu (湖州, Tỉnh Triết Giang). Vào ngày mồng 9 tháng 6 năm thứ 4 niên hiệu Gia Định (嘉定), ông thị tịch, hưởng thọ 76 tuổi đời và 49 hạ lạp. Trước tác để lại của ông có Phá Am Hòa Thượng Ngữ Lục (破菴和尚語錄) 1 quyển, Phá Am Tiên Thiền Sư Ngữ Yếu (破菴先禪師語要) 1 quyển.

Pháp Chiếu (法照, Hosshō, ?-?): vị tăng của Tịnh Độ Tông Trung Quốc sống dưới thời nhà Đường, còn gọi là Ngũ Hội Pháp Sư (五會法師), không rõ xuất thân ở đâu. Trong khoảng thời gian niên hiệu Vĩnh Thái (永泰) đời vua Đại Tông, ông thường ngao du Đông Ngô, nhân mến mộ di phong của Huệ Viễn (慧遠) mà vào Lô Sơn (廬

山), tu pháp môn Niệm Phật Tam Muội. Có hôm nọ trong lúc đang nhập định, ông được Phật khai thị cho, bèn đến Nam Nhạc (南嶽) hầu hạ Thừa Viễn (承遠). Vào năm đầu (766) niên hiệu Đại Lịch (大曆), ông đến Di Đà Đài phát nguyện mỗi mùa hạ chuyên tu Ban Chu Tam Muội, và cùng năm đó thọ pháp tụng kinh Ngũ Hội Niệm Phật (五會念佛). Trong suốt 2 năm dừng chân trú tại Vân Phong Tự (雲峯寺) ở Hành Châu (衡州), ông chuyên tâm tu niệm không hề giải đãi. Có hôm nọ bỗng trong bát cháo hiện ra đám mây lành năm sắc màu và trong đám mây có Đại Thánh Trúc Lâm Tự (大聖竹林寺). Hôm khác ông lại thấy trong bát hiện ra các chùa ở Ngũ Đài Sơn (五臺山) và các tướng lành cõi Tịnh Độ. Vào mùa hạ năm thứ tư cùng niên hiệu trên, ông đến Hồ Đông Tự (湖東寺, có thuyết cho là Tương Đông Tự [湘東寺]) và tu pháp Ngũ Hội Niệm Phật trên đài cao của chùa. Ông lại cảm ứng thấy được Phật A Di Đà, Văn Thù, Phổ Hiền và các thánh chúng. Đến tháng 4 năm sau, ông đến Phật

Quang Tự (佛光寺) ở Ngũ Đài Sơn, chợt có 2 đồng tử dẫn đường, lại thấy cảnh vật y

như đã từng thấy trong bát cháo và hai Bồ Tát Văn Thù, Phổ Hiền cùng thọ pháp môn niệm Phật, cho nên ông dựng bia nơi chốn ấy ghi lại sự việc trên để cho người thấy nghe phát bồ đề tâm, được lợi lạc. Ông là người sáng lập ra Ngũ Hội Niệm Phật và trong khoảng thời gian qua lại Ngũ Đài Sơn, Trường An, ông đã tận lực tập trung vào sự nghiệp hoằng pháp. Từ trong cung nội ra ngoài xã hội bình thường, ông đều truyền bá rộng khắp pháp môn niệm Phật. Sau khi thị tịch, ông được ban cho thụy là Đại

Ngộ Hòa Thượng (大悟和尚). Có người cho rằng ông là hậu thân của Thiện Đạo (善

導), được tôn sùng là vị tổ thứ 4 của Liên Tông. Trước tác của ông có Ngũ Hội Niệm Phật Tụng Kinh Quán Hành Nghi (五會念佛誦經觀行儀) 3 quyển, Tịnh Độ Ngũ Hội Niệm Phật Lược Pháp Sự Nghi Tán (淨土五會念佛略法事儀讚) 1 quyển.

Phap Diên (法演, Hōen, ?-1104): vị tăng cua Phái Dương Kì thuôc Lâm Tế Tông Trung

Quốc, ngươi vung Miên Châu (綿州, thuôc Tinh Tứ Xuyên ngày nay), ho là Đăng (鄧). Năm 35 tuôi, ông xuât gia tho cu tuc giới, sau lên Thành Đô hoc về Duy Thức, rôi đi về phương Nam tham yết Viên Chiếu Tông Bôn (圓照宗本), kế đến tham vân Phu Sơn Pháp Viên (浮山法遠), cuối cung theo hoc với Bach Vân Thu Đoan (白雲守端) và kế thưa dong pháp cua vị nây. Tư đó, ông đến tru tai Tứ Diện Sơn (四面山) vung An Khánh (安慶, thuôc Tinh An Huy ngày nay), sau chuyên đến Thái Bình Tư

(太平寺), rôi Bach Vân Sơn Hai Hôi Thiền Viện (白雲山海會禪院) ơ Thư Châu (舒

州). Đến cuối đơi, ông chuyên đến tru tai Ngu Tô Sơn (五祖山) ơ Kì Châu (蘄州), cư xướng tông phong cua Phái Dương Kì môt cách manh me. Chính ông đã cho ra khá nhiều bâc long tượng như Viên Ngô Khăc Cân (圜悟克勤), Thái Bình Huệ Cân (太平慧懃), Phât Nhãn Thanh Viên (佛眼清遠), Khai Phước Đao Ninh (開福道寧), Đai Tuy Nguyên Tinh (大隨元靜), v.v. Vào tháng 6 năm thứ 3 (1104) niên hiệu Sung Ninh (崇寧) nhà Tống, ông thị tịch, hương tho 80 tuôi. Trước tác cua ông có Ngu Tô Pháp Diên Thiền Sư Ngư Luc (五祖法演禪師語錄) 4 quyên.

Pháp Dung (法融, Gozu Hōyū, 594-657): vị tổ của Tông Ngưu Đầu Trung Quốc, người vùng Diên Lăng (延陵), Nhuận Châu (潤州), họ là Vi (韋). Ban đầu ông học về Nho Giáo, nghiên cứu hết thảy các kinh thư, sau đó ông theo tham học và xuất gia với vị Pháp Sư ở Mao Sơn (茅山, Tỉnh Giang Tô). Ông đã từng vào trong núi ngồi an nhiên trong vòng 20 năm, đến năm thứ 17 (643) niên hiệu Trinh Quán (貞觀), ông đến trú

tại U Thê Tự (幽棲寺) thuộc Ngưu Đầu Sơn (牛頭山). Sau đó ông giảng kinh Pháp Hoa và có được sự huyền nhiệm, đến năm thứ 3 (652) niên hiệu Vĩnh Huy (永徽), thể theo lời thỉnh cầu ông đến giảng Đại Phẩm Bát Nhã Kinh tại Kiến Sơ Tự (建初寺) ở Kiến Nghiệp (建業, Tỉnh Giang Tô) và cũng có được sự kỳ ứng. Ông thị tịch vào ngày 23 tháng giêng năm thứ 2 nhuận niên hiệu Hiển Khánh (顯慶), hưởng thọ 64 tuổi. Trước tác của ông để lại có Tuyệt Quán Luận (絶觀論) 1 quyển.

Pháp Hiển (法顯, 340?-?): vị tăng sống dưới thời Đông Tấn, xuất thân vùng Võ Dương (武陽), Bình Dương (平陽), họ là Cung (龔). Có thuyết cho rằng ông sanh vào năm thứ 6 (340) niên hiệu Hàm Khang (咸康) nhà Đông Tấn. Năm lên 3 tuổi, ông xuất gia, đến 20 tuổi thì thọ cụ túc giới. Sau đó, nhân đau xót vì sự mất mác về thanh quy và hành trì kinh luật trong tăng đoàn, nên vào năm thứ 3 (399) niên hiệu Long An (隆

安), ông cùng với các bạn đồng học Huệ Cảnh (慧景), Đạo Chỉnh (道整), Huệ Ứng

(慧應), Huệ Ngôi (慧嵬) rời Trường An đi về hướng Tây, qua vùng Thông Lãnh (葱

嶺), đến Thiên Trúc (天竺), lúc đó khoảng 60 tuổi. Trước sau hơn 10 năm, ông đã đi qua hơn 30 nước, mang về rất nhiều kinh điển Phật Giáo bằng tiếng Phạn. Lộ trình ông đi qua Trường An, Đôn Hoàng (敦煌), Vu Chấn (于闐) rồi đến miền trung Ấn Độ, tham bái các thánh tích Phật Giáo, sau đó lưu học 3 năm tại Hoa Thị Thành (華氏城), 2 năm học ở vùng phụ cận Gia Nhĩ Các Đáp (加爾各答) thuộc hạ lưu sông Hằng, rồi lưu trú tại Tích Lan (錫蘭, Sri Lanka) trong vòng 2 năm, đi qua địa phương Tô Môn Đáp Lạp (蘇門答臘) và đến năm thứ 9 (413) niên hiệu Nghĩa Hy (義熙) thì trở về nước. Trong thời gian ấy, ông đã học được Luật, Trường A Hàm, Tạp A Hàm, Kinh Niết Bàn, v.v. Sau khi trở về nước, ông cùng với Phật Đà Bạt Đà La (s: Buddhabhadra, 佛駄跋陀羅, 359-429) dịch bộ Ma Ha Tăng Kỳ Luật (摩訶僧祇律), Đại Bát Nê Hoàn Kinh (大般泥洹經), Tạp Tạng Kinh (雜藏經), Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận (雜阿毘曇心論). Bên cạnh đó, ông còn lấy những ký lục trong chuyến lữ hành của mình viết thành sách với tựa đề Phật Quốc Ký (佛國記), miêu tả những thật huống của Ấn Độ và Trung Á đương thời, cho nên tác phẩm nầy có ý nghĩa rất quan trọng về mặt tư liệu. Sau đó ông thi tịch tại Kinh Châu Tân Tự (荆州新寺). Niên đại thị tịch của ông được xác định trong khoảng từ năm thứ 14 (418) niên hiệu Nghĩa Hy (義熙) cho đến năm đầu (423) niên hiệu Cảnh Bình (景平). Cùng với Huyền Tráng

(玄奘, 602-664), Nghĩa Tịnh (義淨, 635-713) vào khoảng thế kỷ thứ 7, ông được

xem như là một trong những danh tăng chiêm bái Ấn Độ.

Pháp Hiển (法顯, Hokken, 577-653): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, người vùng Giang Lăng (江陵, Hồ Bắc), họ Đinh (丁). Năm 12 tuổi, ông xuất gia, theo Bảo Minh

(寳冥) ở Tứ Tằng Tự (四層寺) học kinh luận, đã từng tham học với Thiên Thai Trí Khải (智顗), Minh Trí (明智), Thành Ngạn (成彥), Tập Hạo (習皓), v.v. Về sau ông lui ẩn cư mãi cho đến năm cuối niên hiệu Trinh Quán (貞觀, 627-649) mới xuất hiện lại. Đến năm thứ 4 niên hiệu Vĩnh Huy (永徽), ông thị tịch, hưởng thọ 77 tuổi.

Pháp Hộ (法護, ?-?): vị tăng dịch kinh nỗi tiếng dưới thời nhà Tấn, gốc người Nguyệt Chi (月支), sống ở Đôn Hoàng (敦煌). Vào năm đầu niên hiệu Thái Thỉ (泰始) đời vua Võ Đế (武帝), ông sang Trung Hoa, dịch rất nhiều bộ kinh và giảng kinh không hề ngừng nghỉ, cho nên người đời gọi ông là Trúc Pháp Hộ, hay còn gọi là Bồ Tát Đôn Hoàng.

Pháp Lãng (法朗, Hōrō, 507-581): vị tăng sống dưới thời Nam Triều, người Quận Phái (沛郡), Từ Châu (徐州, nay thuộc phía Đông Huyện Phái, Giang Tô), họ Chu (周). Năm 21 tuổi, ông xuất gia, ban đầu theo Thiền Sư Bảo Chí (寳誌) tu Thiền, rồi lại theo Tăng Thuyên (僧詮) học về giáo học của Tam Luận và các kinh Hoa Nghiêm, Đại Phẩm, v.v. Vào tháng 11 năm thứ 2 (558) niên hiệu Vĩnh Định (永定) đời vua Võ Đế nhà Trần, ông vâng sắc chỉ vào kinh trú tại Hưng Hoàng Tự ( 興皇寺), tuyên giảng Hoa Nghiêm, Đại Phẩm, Trung Luận, Bách Luận, Thập Nhị Môn Luận, v.v.; chúng hội đến nghe thường lên đến ngàn người. Đến năm thứ 13 niên hiệu Thái Kiến (太建) đời vua Tuyên Đế, ông thị tịch, hưởng thọ 75 tuổi. Suốt đời ông tận lực hoằng dương Tam Luận Tông và xiển dương giáo nghĩa của Long Thọ (龍樹). Trước tác của ông có Trung Luận Huyền Nghĩa (中論玄義) 1 quyển, Tứ Tất Đàn Nghĩa (四悉檀義)

1 quyển. Môn hạ của ông có 25 vị hiền triết, trong đó nổi tiếng nhất là Cát Tạng (吉

藏), La Vân (羅雲), Pháp An (法安), Huệ Triết (慧哲), Pháp Trừng (法澄), Đạo Trang (道莊), Trí Củ (智矩), Huệ Giác (慧覺), Chơn Cảm (眞感), Minh Pháp Sư (明法師), Khoáng Pháp Sư (曠法師), v.v.

Pháp Ngoạn (法玩, Hōgan, 715-790): vị tăng của Bắc Tông Thiền, người đất Ngụy, họ Trương (張). Năm lên 18 tuổi, ông theo hầu Phổ Tịch (普寂) và đến năm 20 tuổi thọ cụ túc giới. Ông chuyên hóa đạo ở Lạc Dương (洛陽), Tung Sơn (嵩山). Môn nhân của ông có nhiều người, và đến ngày 13 tháng 8 năm thứ 6 niên hiệu Trinh Hòa (貞和), ông thị tịch tại Kính Ái Tự (敬愛寺), hưởng thọ 76 tuổi đời và 57 hạ lạp. Năm sau, tháp của ông được xây dựng tại Thiếu Lâm Tự (少林寺); Lý Sung (李充) soạn ra

Đại Đường Đông Đô Kính Ái Tự Cố Khai Pháp Lâm Đàn Đại Đức Pháp Ngoạn

Thiền Sư Tháp Minh (大唐東都敬愛寺故開法臨壇大德法玩禪師塔銘).

Pháp Nhãn Văn Ích (法眼文益, Hōgen Moneki, 885-958): vị tổ khai sáng Pháp Nhãn Tông Trung Quốc, họ là Lô (魯), người vùng Dư Hàng (余杭, Tỉnh Triết Giang). Năm lên 7 tuổi, ông theo xuất gia với Toàn Vĩ (全尾) ở Tân Định Trí Thông Viện (新定智通院), rồi thọ cụ túc giới ở Khai Nguyên Tự (開元寺) vùng Việt Châu (越州,

Tỉnh Triết Giang). Sau ông du hành lên phương Nam, lưu lại tại pháp hội của Trường Khánh Huệ Lăng (長慶慧稜). Rồi ông định đi về phía Tây Hồ Tương (湖湘), nhưng vì gió mưa dữ dội, nên phải tá túc tại Địa Tạng Viện (地藏院). Nhân đó ông tham yết La Hán Quế Sâm (羅漢桂琛) và được đại ngộ. Tiếp theo ông lại lưu lãng đây đó, đến vùng Lâm Xuyên (臨川, Tỉnh Giang Tây), rồi đến trú tại Sùng Thọ Viện (崇壽院). Tương truyền ngày khai đường có cả ngàn vị tăng đến xin tham học. Vị quốc chủ của

Giang Nam (江南) vì mến mộ đạo phong của ông, nên thỉnh ông đến trú trì Báo Ân Thiền Viện (報恩禪院) vùng Kim Lăng (金陵, Tỉnh Giang Tô), và ban cho hiệu là Tịnh Huệ Thiền Sư (淨慧禪師). Sau ông trở về Thanh Lương Viện (清涼院), sáng tối chuyên tâm diễn xướng tông phong nơi ba đạo tràng ấy. Vào ngày mồng 5 tháng nhuận, ông xuống tóc, tắm rửa sạch sẽ, thông báo với đại chúng, rồi ngồi kiết già mà thị tịch, hưởng thọ 74 tuổi đời và 54 hạ lạp. Ông được ban cho thụy là Đại Pháp Nhãn

Thiền Sư (大法眼禪師).

Pháp Nhiên (法然, Hōnen, 1133-1212): vị tổ sư khai sáng Tịnh Độ Tông của Nhật Bản, húy là Nguyên Không (源空), người vùng Mỹ Tác (美作, Mimasaka). Ông theo lời di huấn của cha mà xuất gia, vào núi Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan) theo hầu hạ Hoàng Viên (皇圓), Duệ Không (叡空). Đến năm 43 tuổi, ông quay về với pháp môn chuyên tu niệm Phật, và thuyết giảng về pháp môn Tịnh Độ ở vùng Đông Sơn Cát Thủy (東山吉水, Higashiyama Yoshimizu). Bên cạnh đó, ông đã cùng vời tăng đồ

của Nam Đô Bắc Lãnh luận bàn về pháp môn nầy ở Đại Nguyên (大原, Ōhara). Vào năm 1207 (năm đầu niên hiệu Thừa Nguyên [承元]), do vì hai người đệ tử ông là Trú Liên (住蓮) và An Lạc (安樂) bị tử tội, nên ông bị lưu đày đến vùng Tán Kỷ (讚岐, Sanuki), nhưng vào cuối năm đó thì được tha tội. Ông có để lại nhiều tác phẩm, trong đó nỗi tiếng nhất là Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập (選擇). Ông được ban cho thụy hiệu là Viên Quang Đại Sư ( 圓光大師), thường được gọi là Hắc Cốc Thượng Nhân (黒谷上人) và Cát Thủy Thượng Nhân (吉水上人).

Pháp Như (法如, Hōnyo, 638-689): vị tăng của Bắc Tông Thiền, sống dưới thời nhà

Đường, người vùng Thượng Đảng (上黨, thuộc Trường Trị, Sơn Tây), họ Vương

(王), lúc nhỏ theo hầu Thanh Bố Minh (青布明, tức Huệ Minh [惠明]) ở Dương Lễ (陽澧, Huyện Lễ, Hồ Nam). Năm lên 19 tuổi, ông xuất gia, theo hầu hạ Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (五祖弘忍) ở Song Phong Sơn (雙峰山) thuộc Huyện Hoàng Mai (黄梅縣), Kì Châu (蘄州) trong vòng 16 năm và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Vào năm thứ 5 (674) niên hiệu Hàm Hanh (咸亨), sau khi Hoằng Nhẫn thị tịch, ông ngao du lên miền Bắc đến Thiếu Lâm Tự (少林寺) ở Tung Sơn (嵩山), dừng chân trú ở đây 3 năm. Đến năm thứ 2 (686) niên hiệu Thùy Củng (垂拱), ông bắt đầu khai tòa thuyết giảng tại chùa nầy. Vào năm đầu niên hiệu Vĩnh Xương (永昌), ông thị tịch, hưởng thọ 52 tuổi. Người đời sau có soạn ra bản Đường Trung Nhạc Sa Môn Pháp Như Thiền Sư Hành Trạng (唐中岳沙門法如禪師行狀), trong đó có đề cập đến bản Đạt

Ma Đa La Thiền Kinh (達摩多羅禪經) cũng như thuyết truyền thừa 6 đời tổ sư Đạt Ma (達摩), Huệ Khả (慧可), Tăng Xán (僧璨), Đạo Tín (道信), Hoằng Nhẫn (弘忍) và Pháp Như (法如). Đây là một tư liệu rất quý giá liên quan đến thuyết truyền thừa của hệ Bắc Tông Thiền.

Pháp Tạng (法藏, Hōzō, 643-712): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, vị tổ thứ 3 của Hoa Nghiêm Tông Trung Quốc, tự Hiền Thủ (賢首), hiệu Quốc Nhất Pháp Sư (國一法師), còn gọi là Hương Tượng Đại Sư (香象大師), Khương Tạng Quốc Sư (康藏國師), họ Khương (康). Tổ tiên ông người nước Khương Cư (康居), nhưng đến đời cha ông thì dời sang Trung Quốc, sống tại Trường An (長安). Ban đầu ông theo hầu Trí Nghiễm (智儼), thính giảng Hoa Nghiêm và thâm nhập huyền chỉ kinh nầy. Sau khi thầy qua đời, ông theo thầy khác xuống tóc xuất gia, lúc ấy 28 tuổi. Do vì ông có thể

thông hiểu ngôn ngữ các nước Tây Vức và kinh điển Phạn văn, nên phụng mạng cùng với Nghĩa Tịnh (義淨) tham gia phiên dịch một số kinh điển như Tân Hoa Nghiêm Kinh (新華嚴經), Đại Thừa Nhập Lăng Già Kinh (大乘入楞伽經), v.v., hơn

10 bộ. Ông thường giảng thâm nghĩa Kinh Hoa Nghiêm cho Võ Hậu nghe. Suốt đời ông chỉ chuyên giảng kinh nầy hơn 30 lần, tập trung toàn lực để hình thành hệ thống giáo học Hoa Nghiêm. Bên cạnh đó, ông còn chú thích các kinh luận khác như Lăng Già, Mật Nghiêm, Phạm Võng, Khởi Tín, v.v. Vào tháng 11 năm đầu niên hiệu Tiên Thiên (先天) đời vua Huyền Tông, ông thị tịch tại Đại Tiến Phước Tự (大薦福寺), hưởng thọ 70 tuổi. Trước tác của ông rất nhiều như Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký (華嚴經探玄記) 20 quyển, Hoa Nghiêm Khoa Giản (華嚴科簡), Hoa Nghiêm Ngũ Giáo Chương (華嚴五教章), Đại Thừa Mật Giáo Kinh Sớ (大乘密教經疏) 4 quyển, Phạm Võng Kinh Sớ (梵綱經疏) 4 quyển, Đại Thừa Khởi Tín Luận Sớ (大乘起信論疏), Hoa Nghiêm Cương Mục ( 華嚴綱目), Hoa Nghiêm Huyền Nghĩa Chương (華嚴玄義章), v.v., hơn 20 bộ. Đệ tử của ông có Hoằng Quán (宏觀), Văn Siêu (文超), Trí Quang (智光), Tông Nhất (宗一), Huệ Uyển (慧苑), v.v.

Pháp Thượng (法上, Hōjō, 495-580): vị tăng sống dưới thời Bắc Triều, xuất thân vùng Triều Ca (朝歌, thuộc Huyện Kì [淇縣], Hà Nam [河南]), họ Lưu (劉), lúc 9 tuổi đã đọc được Kinh Niết Bàn, sớm có chí xuất trần. Năm lên 12 tuổi, ông theo xuất gia với Thiền Sư Đạo Dược (道藥), chuyên tâm cầu đạo, thông hiểu kinh luận, người đời gọi là Thánh Sa Di. Sau ông nương Luật Sư Huệ Quang (慧光) thọ cụ túc giới, tinh thông nghĩa lý, tuyên giảng Thập Địa Kinh Luận (十地經論), Lăng Già Kinh (楞伽

經), Niết Bàn Kinh (涅槃經), v.v., và soạn văn sớ cho các bộ kinh nầy. Năm 40 tuổi, ông vân du giáo hóa ở Hoài Châu (懷州), Vệ Châu (衛州). Nhân có vị đại tướng nhà Ngụy Cao Trừng (高澄) thỉnh cầu, ông vào kinh đô nhà Nghiệp nhậm chức Tăng Thống. Đến khi nhà Bắc Tề hưng thịnh, vua Văn Tuyên Đế (文宣帝, tại vị 550-559) tôn ông lên làm Quốc Sư, thường hầu hạ cung phụng như Phật. Suốt hai thời đại Ngụy và Tề, trong gần 40 năm ông đã quản lý hơn 40.000 ngôi chùa và khoảng 20 vạn tăng ni. Vị Thừa Tướng nước Cao Cú Lệ (高句麗) mến mộ danh tiếng của ông, cho chư tăng đến hỏi về ngày tháng đản sanh của đức Phật, Phật Giáo được truyền vào Trung Quốc, v.v. Đến thời kỳ pháp nạn diệt Phật hủy Thích của vua Võ Đế thời

Bắc Chu, ông phải ẩn náu dưới hình thức thế tục. Vào năm thứ 2 (580) niên hiệu Đại Tượng (大象), sau khi tụng kinh Duy Ma và Thắng Man xong, ông thị tịch, hưởng thọ 86 tuổi. Trước tác ông để lại cho hậu thế có Tăng Nhất Số Pháp (增一數法) 40

quyển, Đại Thừa Nghĩa Chương (大乘義章) 6 quyển, Phật Tánh Luận (佛性論) 2 quyển, Chúng Kinh Luận (衆經論) 1 quyển, v.v. Môn đệ của ông có Huệ Viễn (慧遠), Pháp Tồn (法存), Đạo Thận (道愼), Linh Dụ (靈裕), Dung Trí (融智), v.v.

Pháp Trì (法持, Hōji, 635-702): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, tổ của Ngưu Đầu

Tông (牛頭宗), còn gọi là Kim Lăng Pháp Trì (金陵法持), xuất thân Giang Ninh (江

寧), Nhuận Châu (潤州, Nam Kinh), họ Trương (張). Ông xuất gia lúc nhỏ tuổi, đến năm lên 13 thì nghe danh của Hoằng Nhẫn Đại Sư (弘忍大師) ở Hoàng Mai (黄梅), bèn đến tham lễ, cầu học pháp yếu. Sau ông đến tham vấn Thiền Sư Huệ Phương (慧

方) của Ngưu Đầu Tông, đắc tâm ấn và kế thừa môn phong, làm tổ của tông phái nầy. Khi Hoằng Nhẫn thị tịch, có nói với đệ tử Huyền Trách (玄賾) rằng: “Sau nầy có thể truyền pháp ta có 10 người, Kim Lăng Pháp Trì là một trong số đó”. Từ đó tiếng tăm của ông vang khắp, ông đến sống ở Diên Tộ Tự (延祚寺) vùng Kim Lăng (金陵, Giang Ninh, Giang Tô) truyền bá Thiền của Ngưu Đầu Tông. Về sau ông truyền pháp lại cho Trí Uy (智威) và vào năm thứ 2 niên hiệu Trường An (長安) nhà Đường, ông thị tịch, hưởng thọ 68 tuổi.

Pháp Vân (法雲, Hōun, 467-529): vị tăng sống dưới thời Nam Triều, người vùng Dương Tiện (陽羡), Nghĩa Hưng (義興, thuộc Nghi Hưng [宜興], Giang Tô [江蘇]), họ Chu

(周). Ông xuất gia năm 7 tuổi, đến năm 13 tuổi thì bắt đầu nghiên cứu kinh điển Phật

Giáo và năm 30 tuổi thì khai đàn giảng Kinh Pháp Hoa cũng như Kinh Tịnh Danh ở Diệu Âm Tự (妙音寺). Ông đã từng kết giao với vị quan Trung Thư nhà Tề Chu

Ngung (周顒), Vương Dung (王融) ở Lang Da (瑯琊), Lưu Hội (劉繪) ở Bành Thành (彭城), Từ Hiếu Tự (徐孝嗣) ở Đông Hoàn (東莞), v.v. Vào năm thứ 2 (503) niên hiệu Thiên Giám (天監) nhà Lương, ông vâng sắc chỉ vào ra các ngôi điện, rồi làm trú trì Quang Trạch Tự (光宅寺). Đến năm cuối niên hiệu Thiên Giám, ông kiến lập Pháp Vân Tự (法雲寺), và vâng mệnh dịch 3 bộ kinh do vương quốc Phù Nam (扶南) dâng hiến. Vào năm thứ 6 (525) niên hiệu Phổ Thông (普通), ông được sắc phong làm Đại Tăng Chánh. Tại Đồng Thái Tự (同泰寺), ông thiết lập hội ngàn vị tăng, nhà vua thường đến nghe giảng kinh Đại Bát Niết Bàn. Đến năm thứ 3 (529) niên hiệu Đại Thông (大通), ông thị tịch, hưởng thọ 63 tuổi. Ông là vị tăng thuộc Thành Thật Tông, rất tinh thông Kinh Niết Bàn.

Phần Dương Thiện Chiêu (汾陽善昭, Funyō Zenshō, 947-1024): vị tăng của Lâm Tế

Tông Trung Quốc, xuất thân vùng Thái Nguyên (太原, Tỉnh Sơn Tây), họ là Du (兪). Ông xuất gia, thọ cụ túc, rồi sau đó đi tham vấn các bậc tôn túc, cuối cùng đến làm đệ tử của Thủ Sơn Tỉnh Niệm (首山省念), được đạt ngộ và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Ông đến sống ở Thái Tử Viện (太子院) thuộc Phần Dương (汾陽, Phần Châu, Tỉnh Sơn Tây) chuyên tâm thuyết giảng tông yếu và làm cho tông phong của mình phát triển mạnh. Ông thị tịch vào năm thứ 2 niên hiệu Thiên Thánh (天聖), hưởng thọ 78 tuổi và được ban cho thụy là Vô Đức Thiền Sư (無德禪師).

Phật Ấn Liễu Nguyên (佛印了元, Butsuin Ryōgen, 1032-1098): vị tăng của Vân Môn Tông, tự là Giác Lão (覺老), người Phù Lương (浮梁), Nhiêu Châu (饒州, Tỉnh Giang Nam), họ là Lâm (林). Từ lúc còn 2 tuổi, ông đã bắt đầu học Luận Ngữ. Sau ông đến lễ bái Nhật Dụng ở Bảo Tích Tự (寳積寺) làm thầy và xuất gia, thọ cụ túc giới. Ông lên Lô Sơn (廬山), tham yết Khai Tiên Thiện Xiêm (開先善暹), rồi đến Viên Thông Cư Nột (圓通居訥). Vào năm 28 tuổi, ông kế thừa dòng pháp của Thiện Xiêm và bắt đầu hoạt động bố giáo ở Thừa Thiên Tự (承天寺) vùng Giang Châu (江州, Tỉnh Giang Tây). Về sau, ông đã từng sống qua một số nơi như Đẩu Phương Tự (斗方寺) ở Thôi Sơn (淮山), Khai Tiên Tự (開先寺) và Quy Tông Tự (歸宗寺) ở Lô Sơn, Kim Sơn (金山) ở Đơn Dương (丹陽, Tỉnh Giang Tô), Đại Quy Sơn (大潙山) ở Giang Tây (江西), v.v., và trãi qua 4 lần đến sống tại Vân Cư Tự (雲居寺). Ông rất thâm giao với Tô Đông Pha (蘇東坡), còn làm Xã Chủ của Thanh Tùng Xã, dòng kế thừa của Bạch Liên Xã, và có quan tâm đến tư tưởng Tịnh Độ. Vào ngày mồng 4 tháng giêng năm đầu niên hiệu Nguyên Phù (元符), ông thị tịch, hưởng thọ 67 tuổi đời và 52 hạ lạp, được ban cho hiệu là Phật Ấn Thiền Sư (佛印禪師).

Phật Đà Bạt Đà La (s: Buddhabhadra, j: Buddabadara, 佛陀[駄]跋陀羅, 359-429): âm dịch là Phật Độ Bạt Đà La (佛度跋陀羅), Phật Đại Bạt Đà (佛大跋陀), Phật Đà Bạt Đà (佛陀跋陀), ý dịch là Giác Hiền (覺賢), Phật Hiền (佛賢), vị tăng dịch kinh sống vào thế kỷ thứ 5, người Thành Na Ha Lợi (那呵利城) thuộc miền Bắc Ấn Độ, họ là Thích (釋), hậu duệ của Cam Lồ Phạn Vương (甘露飯王) Thành Ca Duy La Vệ (迦維羅衛). Ông xuất gia lúc 17 tuổi, tinh tấn tu hành, học rộng khắp các kinh điển, chuyên hành trì Thiền và Luật. Sau ông cùng với Tăng Già Đạt Đa (僧伽達多) ngao du vùng Kế Tân (罽賓), theo học Thiền pháp với Phật Đại Tiên (佛大先). Về sau, thể theo lời thỉnh cầu của Trí Nghiêm (智嚴), vào khoảng năm thứ 10 (408) niên hiệu Hoằng Thỉ (弘始) nhà Hậu Tần, ông đến Trường An (長安), hoằng truyền Thiền học, nhưng vì không quen phong tục Trường An và chẳng hợp với môn hạ của La Thập, nên ông cùng với nhóm Huệ Quán (慧觀) hơn 40 người rời khỏi nơi đây, đến lưu trú trên Lô Sơn (廬山) của Huệ Viễn (慧遠) vài năm, dịch bộ Đạt Ma Đa La Thiền Kinh (達摩多羅禪經). Vào năm thứ 11 (415) niên hiệu Nghĩa Hy (義熙), ông đến Kiến Khang (建康, hiện tại là Nam Kinh [南京]), dừng chân tại Đạo Tràng Tự (道場寺), chuyên tâm phiên dịch kinh điển, cùng với Pháp Hiển (法顯) chú thích bộ Ma Ha Tăng Kỳ Luật (摩訶僧祇律), Đại Bát Nê Hoàn Kinh (大般泥洹經) và riêng mình ông dịch bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh ( 大方廣佛華嚴經) 60 quyển. Vào năm thứ 6 (429) niên hiệu Nguyên Gia (元嘉) nhà Lưu Tống, ông thị tịch, hưởng thọ 71 tuổi. Người đời thường gọi ông là Thiên Trúc Thiền Sư (天竺禪師).

Phật Đồ Trừng (佛圖澄, Buttochō, 232-348): người Thiên Trúc (天竺), hay Quy Tư (龜

兹), họ Bạch (帛). Ông có đủ thần thông, chú thuật, năng lực tiên đoán linh dị. Vào năm thứ 4 (310) niên hiệu Vĩnh Gia (永嘉) đời vua Hoài Đế (懷帝) nhà Tấy Tấn, ông đến Lạc Dương (洛陽), lúc đó đã 79 tuổi, gặp phải vụ loạn Vĩnh Gia, trong lòng rất đau xót trước cảnh lầm than của dân tình, bèn mang trượng vào trong quân binh của Thạch Lặc (石勒) thuyết pháp, hiện các thần biến, nhờ vậy Thạch Lặc tin phục, cho phép người Hán được xuất gia. Sau khi Thạch Lặc qua đời, Thạch Hổ (石虎) lên kế vị, lại càng tín phụng thêm, tôn ông làm Đại Hòa Thượng. Trong suốt 38 năm trường, ông đã xây dưng gần 900 cơ sở tự viện, độ cho chúng đệ tử hơn 10.000 người, người thường đi theo hầu có đến mấy trăm. Trong số đó, các cao tăng tiêu biểu dưới thời nhà Tấn có Đạo An (道安), Trúc Pháp Thủ (竺法首), Trúc Pháp Thải (竺法汰), Trúc Pháp Nhã (竺法雅), Tăng Lãng (僧朗), Pháp Hòa (法和), Pháp Thường (法常), v.v. Vào ngày mồng 8 tháng 12 năm thứ 4 niên hiệu Vĩnh Hòa (永和), ông thị tịch ở Nghiệp Cung Tự (鄴宮寺), hưởng thọ 117 tuổi. Ông tuy không để lại trước tác nào cho hậu thế nhưng giữ gìn giới luật rất nghiêm minh và tạo ảnh hưởng lớn cho việc cải cách giới luật đương thời.

Phật Giám Huệ Cần (佛鑑慧懃, Bukkan Egon, 1059-1117): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân vùng Thư Châu (舒州, Tỉnh An Huy), họ là Uông (汪), pháp từ của Ngũ Tổ Pháp Diễn (五祖法演), trú trì Hưng Quốc Thiền Viện (興國禪院) ở Thái Bình Sơn (太平山), thuộc Thư Châu. Vào năm đầu niên hiệu Chính Hòa (政和, 1111-1118) đời vua Huy Tông nhà Tống, ông nhận sắc chỉ của nhà vua đến trú tại Trí Hải Tự (智海寺) trên kinh đô, sau đó chuyển đến Tương Sơn (蔣山). Vào ngày mồng 8 tháng 11 năm thứ 7 niên hiệu Chính Hòa, ông tắm rửa sạch sẽ, thay áo quần rồi ngồi ngay ngắn mà thị tịch. Sau đó ông được cho hiệu là Phật Giám Thiền Sư (佛鑑禪師).

Phật Nhãn Thanh Viễn (佛眼清遠, Butsugen Seion, 1067-1120): vị tăng của Phái Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, người Huyện Lâm Cung (臨卬), họ là Lý (李). Ông xuất gia rồi năm lên 14 tuổi thì thọ cụ túc giới. Ông chuyên học về Luật và Kinh Pháp Hoa, bên cạnh đó cũng có tham Thiền biện đạo. Ông đã từng trải qua tham học với Giang Hoài (江淮), rồi đến tham bái Ngũ Tổ Pháp Diễn (法演) ở Thái Bình Tự (太平寺) vùng Thư Châu (舒州, Tỉnh An Huy), và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Đầu tiên ông khai đường ở Thiên Ninh Vạn Thọ Tự (天寧萬壽寺) vùng Thư Châu, sau chuyển đến sống tại Long Môn Tự (龍門寺), rồi Bảo Sơn Tự (褒山寺) ở Hòa Châu (和州, Tỉnh An Huy). Nhờ Đặng Tuân Võ (鄧洵武) tấu trình lên vua, ông được ban cho Tử Y và hiệu là Phật Nhãn Thiền Sư (佛眼禪師). Ông cùng với Phật Giám Huệ Cần (佛鑑慧懃), Phật Quả Khắc Cần (佛果克勤) được xưng tụng như là Tam

Phật, hay Nhị Cần Nhất Viễn của Đông Sơn. Ông thị tịch vào năm thứ 2 niên hiệu Tuyên Hòa (宣和), hưởng thọ 54 tuổi đời và 40 hạ lạp. Thiện Ngộ (善悟) biên tập nên bộ Phật Nhãn Thiền Sư Ngữ Lục (佛眼禪師語錄) 6 quyển.

Phật Nhật Khế Tung (佛日契嵩, Butsunichi Kaisū, 1007-1072): vị tăng của Vân Môn Tông, người vùng Đàm Tân (鐔津) thuộc Đằng Châu (藤州, Tỉnh Quảng Tây), họ là Lý (李), tự là Trọng Linh (仲靈), tự xưng hiệu là Tiềm Tử (潛子). Vào năm thứ 6

(1013) niên hiệu Đại Trung Tường Phù (大中祥符), ông xuất gia lúc 7 tuổi, và đến

năm lên 13 tuổi thì xuống tóc thọ giới. Năm 19 tuổi, ông đi hành cước khắp nơi, tham yết Thần Đỉnh Hồng Yên (神鼎洪諲) ở Nam Nhạc, và cuối cùng kế thừa dòng pháp của Động Sơn Hiểu Thông (洞山曉聰) ở Quân Châu (筠州, Tỉnh Giang Tây). Trong khoảng niên hiệu Khánh Lịch (慶曆, 1041-1048), ông đến Tiền Đường (錢塘) và sống tại Hồ Sơn (湖山), rồi theo tham học với Vĩnh An Lan Nhã (永安蘭若) ở Linh Ẩn Tự (靈隠寺). Ông viết cuốn Nguyên Giáo Hiếu Luận (原教孝論) để nói về sự nhất quán của Nho và Thích và phản bác luận thuyết bài Phật của Hàn Thối Chi (韓退之). Bên cạnh đó ông còn trước tác Thiền Môn Định Tổ Đồ (禪門定祖圖), Truyền Pháp Chánh Tông Luận (傳法正宗論) và Phụ Giáo Biên (輔教編) để làm rõ hệ thống truyền thừa của Thiền Tông. Vào năm thứ 6 (1061) niên hiệu Gia Hựu (嘉祐), ông trình những trước tác của mình lên vua Nhân Tông; nhà vua xem xong hạ chiếu chỉ ban thưởng và năm sau ban cho ông hiệu Minh Giáo Đại Sư (明教大師). Về sau ông đến sống tại Phật Nhật Sơn (佛日山) và thị tịch vào ngày mồng 4 tháng 6 năm thứ 5 niên hiệu Hy Ninh (熙寧), hưởng thọ 66 tuổi. Ngoài ra ông còn một số các trước tác khác như Truyền Pháp Chánh Tông Ký (傳法正宗記), Đàm Tân Văn Tập (鐔津文集), Trị Bình Tập (治平集), v.v.

Phật Quang Tổ Nguyên (佛光祖元, Bukkō Sogen, 1226-1286): vị Thiền tăng cua Phái Dương Kì và Phá Am thuôc Lâm Tế Tông Trung Quốc, vị tô khai sơn Viên Giác Tư

(圓覺寺, Enkaku-ji) ơ vung Liêm Thương, vị tô cua Phái Phât Quang (佛光派), tư là Tư Nguyên (子元), hiệu Vô Hoc (無學), ngươi Phu Khánh Nguyên (慶元府, thuôc

Tinh Triết Giang ngày nay), ho là Hứa (滸). Theo lơi chi thị cua anh là Trong Cư Hoài Đức (仲擧懷德), ông đến tham bái Băc Nhàn Cư Gian (北礀居簡) ơ Tịnh Tư Tư (淨慈寺), Hàng Châu (杭州, thuôc Tinh Triết Giang) và xuât gia theo vị nây. Sau đó, ông đến làm môn ha cua Vô Chuân Sư Pham (無準師範) ơ Kính Sơn (徑山), được vị nây ân kha cho và kế thưa dong pháp. Sau khi thây mình qua đơi, ông lai đến tham yết môt số danh tăng khác như Thach Khê Tâm Nguyệt (石溪心月) ơ Linh Ân Tư (靈隠寺), Yên Khê Quang Văn (偃溪廣聞) ơ Duc Vương Sơn (育王山), Hư

Đương Trí Ngu (虛堂智愚), v.v. Sau đó, ông trơ về quê cu, theo làm môn đệ cua Vât Sơ Đai Quán (物初大觀) ơ Đai Tư Tư (大慈寺) mà tu hành toa Thiền suốt hai năm rong. Về sau, thê theo lơi thinh câu cua vị âp chu La Quý Trang (羅季莊), ông đến tru tai Bach Vân Am (白雲庵) ơ Đông Hô (東湖). Khi ây ông 37 tuôi, ông sống nơi đây trong vong 7 năm, rôi sau khi thân mâu ông qua đơi, ông đến phu giup với pháp huynh Thối Canh Hành Dung (退耕行勇) ơ Linh Ân Tư. Kế tiếp ông lai được Đai Truyền Cống Thu Hác (大傳賈秋壑) cung thinh đến tru tai Chơn Như Tư (眞如寺), vung Đài Châu (台州, thuôc Tinh Triết Giang ngày nay) trong vong 7 năm. Đến năm đâu (1275) niên hiệu Đức Hưu (德祐), đê lánh nan đao binh cua quân nhà Nguyên, ông đến tru tai Năng Nhân Tư (能仁寺) vung Ôn Châu (温州, thuôc Tinh Triết Giang ngày nay). Sau đó, ông lai trơ về Tứ Vương Sơn (四王山), đến tham viếng pháp huynh ơ Thiên Đông Sơn (天童山) là Hoàn Khê Duy Nhât (環溪惟一), dưng chân lưu lai đây và thuyết giáo cho đai chung. Đến năm thứ 2 (1279) niên hiệu Hoăng An (弘安), nhân việc Tướng Quân Băc Điều Thơi Tông (北條時宗, Hōjō

Tokimune) triệu thinh nhưng vị Thiền tăng cao đức sang Nhât làm tru trì Kiến Trương Tư (建長寺, Kenchō-ji) ơ vung Liêm Thương, Tô Nguyên được suy cư, nên vào tháng 5 cung năm nây ông rơi khoi Thái Bach Sơn (太白山), rôi ngày 30 tháng 6 thì đến Thái Tê Phu (太宰府), và tháng 8 thì đến Liêm Thương. Khi ây Thơi Tông nghênh đón ông rât trong thê, và cư ông làm tru trì Kiến Trương Tư sau khi Lan Khê Đao Long (蘭溪道隆) qua đơi. Vào mua đông năm 1282, Thơi Tông kiến lâp nên Viên Giác Tư, rôi thinh Tô Nguyên đến làm tô khai sơn chua nây. Về sau, ông kiêm quan ca hai chua Kiến Trương và Viên Giác, bố giáo Thiền phong khăp vung Liêm Thương, và trong vong 8 năm lưu tru tai Nhât, ông đã xác lâp cơ sơ Lâm Tế Tông Nhât Ban. Vào tháng 8 năm thứ 9 niên hiệu Hoăng An (弘安), ông phát bệnh, và đến ngày mông 3 tháng 9 thì viên tịch, hương tho 61 tuôi đơi, 49 pháp lap. Ông được ban nhu là Phât Quang Quốc Sư (佛光國師) và hiệu là Viên Mãn Thương Chiếu Quốc Sư (圓滿常照國師). Bô Phât Quang Quốc Sư Ngư Luc (佛光國師語錄) cua ông gôm

10 quyên hiện con lưu hành.

Phật Quốc Duy Bạch (佛國惟白, Bukkoku Ihaku, ?-?): vị tăng của Vân Môn Tông sống vào cuối thời Bắc Tống, pháp từ của Pháp Vân Pháp Tú (法雲法秀). Ông đã từng trú trì ở Pháp Vân Tự (法雲寺) thuộc Biện Kinh (汴京). Ông được vua Triết Tông, Huy Tông quy y theo, được ban cho thụy hiệu là Phật Quốc Thiền Sư (佛國禪師). Vào tháng 8 năm đầu (1101) niên hiệu Kiến Trung Tĩnh Quốc (建中靖國), ông soạn bộ Kiến Trung Tĩnh Quốc Tục Đăng Lục (建中靖國續燈錄, Kenchūseikokuzokutōroku, 30 quyển), được nhà vua ban ngự chế lời tựa và cho nhập vào Đại Tạng. Đến cuối

đời ông chuyển đến Thiên Đồng Sơn (天童山). Ngoài ra ông còn viết bộ Đại Tạng Cương Mục Chỉ Yếu Lục (大藏綱目指要錄, 8 quyển).

Phật Quật Duy Tắc (佛窟惟則, Bukkutsu Isoku, 751-830): vị tăng của Ngưu Đầu Tông

Trung Quốc, còn gọi là Di Tắc (遺則), xuất thân vùng Kinh Triệu (京兆, Trường

An), họ Trường Tôn (長孫). Ông xuất gia khoảng năm 23 tuổi, theo làm môn hạ của

Huệ Trung (慧忠) thuộc Ngưu Đầu Tông. Sau khi đại ngộ, ông vào trong hang núi Phật Quật (佛窟) trên Thiên Thai Sơn (天台山) kiến lập tinh xá và trở thành vị tổ của Học Phái Phật Quật. Vào ngày 15 mùa hè năm thứ 4 niên hiệu Thái Hòa (太和), ông thị tịch, hưởng thọ 80 tuổi. Trước tác của ông để lại cho hậu thế có Dung Tổ Sư Văn

(融祖師文) 3 quyển, Bảo Chí Thích Đề (寳誌釋題), Nam Du Phó Đại Sĩ Tự (南遊傅大士序), Vô Sanh Đẳng Nghĩa (無生等義) và thi ca hơn 10 thiên.

Phí Ẩn Thông Dung (費隱通容, Hiin Tsūyō, 1593-1661): vị tăng của Lâm Tế Tông

Trung Quốc, hiệu là Phí Ẩn (費隱), sinh ngày mồng 8 tháng 12 năm thứ 21 niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), xuất thân Huyện Phúc Thanh (福清縣), Mân (閩, Tỉnh Phúc Kiến), họ Hà (何). Năm lên 7 tuổi, ông đã chịu tang cha, đến năm 12 tuổi thì để tang mẹ. Năm 14 tuổi, ông xuất gia tu học với Huệ Sơn (慧山) ở Tam Bảo Tự (三寳寺), sau đó đến tham yết một số cao tăng như Trạm Nhiên Viên Trừng (湛然圓澄), Vô Minh Huệ Kinh (無明慧經) và Vô Dị Nguyên Lai (無異元來). Vào năm thứ 2 (1622) niên hiệu Thiên Khải (天啓), trên đường dự định đi từ Giang Tây (江西) đến Thiên Thai (天台), giữa đường dừng chân tại Hống Sơn (吼山), tham yết Mật Vân Viên Ngộ (密雲圓悟), cơ duyên khế ngộ và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị nầy. Đến năm thứ 5 (1632) niên hiệu Sùng Trinh (崇禎), ông vào Dục Vương Sơn (育王山), và sau đó chuyển đến sống một số nơi như Hoàng Bá Sơn Vạn Phước Thiền Tự (黄檗山萬福禪寺) ở Huyện Phúc Thanh, Liên Phong Viện (蓮峰院) ở Phủ Kiến Ninh (建寧府, Tỉnh Phúc Kiến), Thiên Ninh Tự (天寧寺) ở Hải Diêm (海塩, Tỉnh Triết Giang), Siêu Quả Tự (超果寺) ở Phủ Tùng Giang (松江府, Tỉnh Giang Tô), Phước Nghiêm

Thiền Tự (福嚴禪寺) ở Huyện Sùng Đức (崇德縣, Tỉnh Triết Giang), Kính Sơn Hưng Thánh Vạn Thọ Thiền Tự (徑山興聖萬壽寺) ở Phủ Hàng Châu (杭州府, Tỉnh Triết Giang), Duy Ma Tự (維摩寺), và Nghiêu Phong Sơn Hưng Phước Viện (堯峰山興福院), v.v. Vào ngày 29 tháng 3 năm thứ 18 niên hiệu Thuận Trị (順治), ông thị tịch, hưởng thọ 69 tuổi đời và 56 hạ lạp. Ông soạn các bộ Ngũ Đăng Nghiêm Thống (吾燈嚴統) 25 quyển, Ngũ Đăng Nghiêm Thống Giải Hoặc Biên (吾燈嚴統解惑編) 1 quyển, Tổ Đình Kiềm Chùy Lục (祖庭鉗鎚錄) 2 quyển, Bát Nhã Tâm Kinh Trác Luân Giải (般若心經斲輪解), Ngư Tiều Tập (漁樵集). Môn nhân Hoàng Bá Ẩn Nguyên (黄檗隱元) biên tập bộ Phí Ẩn Thiền Sư Ngữ Lục (費隱禪師語錄) 14 quyển, Cư Sĩ Vương Cốc (王谷) soạn bản Phước Nghiêm Phí Ẩn Dung Thiền Sư Kỷ Niên Lục (福嚴費隱容禪師紀年錄), Thủy Giám Huệ Hải (水鑑慧海) soạn cuốn Phí Ẩn Dung Hòa Thượng Hành Trạng (費隱容和尚行狀).

Phong Huyệt Diên Chiểu (風穴延沼, Fuketsu Enshō, 896-973): vị tăng của Tông Lâm Tế Trung Quốc, người vùng Dư Hàng (餘杭, thuộc Tỉnh Triết Giang), họ là Lưu (劉). Ban đầu ông học về Nho học và đỗ đến Tiến Sĩ, nhưng chẳng làm được gì nên ông xuất gia. Ông theo học pháp với Kính Thanh Đạo Phó (鏡清道怤) ở Việt Châu (越州, Tỉnh Triết Giang), rồi với vị thị giả của Nam Viện (南院) là Thủ Quách (守廓) ở Hoa Nghiêm Viện (華嚴院) vùng Nhượng Châu (襄州, Tỉnh Hồ Bắc), và cuối cùng đạt được huyền chỉ của Nam Viện Huệ Ngung (南院慧顒). Sau ông đến trú tại Phong Huyệt Sơn (風穴山) vùng Nhữ Châu (汝州, thuộc Tỉnh Hà Nam). Đến khi xảy ra loạn lạc, ông cùng với môn đệ chạy đến lánh nạn ở vùng Dĩnh Châu (郢州, thuộc Tỉnh Hà Nam). Sau ông xây dựng một ngôi chùa tại tư gia của Thái Sư Tống Hầu (太師宋候) và đến sống tại đây. Tiếp theo, ông lại quay trở về Dĩnh Châu sống nơi ngôi chùa mới khác, và đến năm 951 thì ngôi chùa nầy được ban sắc ngạch với tên gọi là Quảng Huệ Tự (廣惠寺). Ông đã từng sống nơi đây hơn 20 năm và đại chúng thường lên đến cả ngàn người. Tương truyền ông có để lại Phong Huyệt Chúng Khổng Tập (風穴衆吼集), còn Phong Huyệt Thiền Sư Ngữ Lục (風穴禪師語錄, 1 quyển) thì được thâu tập vào trong Cổ Tôn Túc Ngữ Lục (古尊宿語錄). Vào ngày 15 tháng 8 năm thứ 6 niên hiệu Khai Bảo (開寳), ông thị tịch, hưởng thọ 75 tuổi đời và 59 hạ lạp.

 

Phô Hóa (普化, Fuke, ?-?): vị tăng sống vào thơi nhà Đương, ngươi kế thưa dong pháp cua Bàn Sơn Bao Tích (盤山寶積), chu yếu thương sống ơ Trân Châu (鎭州, thuôc Tinh Hà Đông). Ông theo hâu Bàn Sơn, tho nhân yếu chi, rôi sống cuôc đơi như vị cuông tăng. Sau khi thây qua đơi, ông đi ngao du địa phương phía Băc. Tương truyền

ông thương câm trên tay cái chuông lăc, môi khi găp ngươi ta thì ông lai lăc lên. Nếu có ai quan tâm đến, ông liền bao răng: “Xin cho tôi môt quan tiên.” Ông thương kết giao với Lâm Tế Nghia Huyền (臨濟義玄), và cung đã tưng phu giup vị nây giáo hóa đô chung. Theo phân Kham Biện (勘辨) cua Lâm Tế Luc (臨濟錄) cho biết răng ông đã tưng muốn chính Lâm Tế tăng cho ông môt cô quan tài, và sau đó ông thị tịch trong quan tài ây tai cưa băc Trân Châu. Hơn nưa, cuối đơi ông đến sống ơ Lâm Tế Viện, hăng ngày ăn rau co sống, bị Lâm Tế phát hiện được mới bao ông là giống con lưa. Tương truyền khi nghe nói như vây Phô Hóa liền thet lên tiếng lưa.

Phổ Tịch (普寂, Fujaku, 651-739): vị Thiền tăng sống dưới thời nhà Đường, người vùng Hà Đông (河東), Bồ Châu (蒲州, Vĩnh Tế, Sơn Tây), họ Phùng (馮), cốt khí cao nhã, thông hiểu các điển tịch Nho gia, nhưng cuối cùng cũng bỏ thế tục mà cầu đạo giải thoát, thường nghe Đại Lương Bích Thượng Nhân (大梁璧上人) giảng về Kinh Pháp Hoa, Thành Duy Thức Luận, Đại Thừa Khởi Tín Luận, v.v. Năm 38 tuổi, ông thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Đoan (端和上) ở Lạc Dương (洛陽), rồi theo Nam Tuyền Hoằng Cảnh (南泉弘景) học Luật. Ông cũng đã từng đến tham yết Đại Thông Thần Tú (大通神秀) ở Ngọc Tuyền Tự (玉泉寺) vùng Kinh Châu (荆州), theo thầy 7 năm

(có thuyết cho là 6 năm), tinh tấn tham Thiền, cuối cùng ngộ được huyền chỉ. Khi Thần Tú vâng sắc chỉ của Võ Hậu vào kinh, chúng tăng đều quy y theo ông. Đến năm thứ 2 (706) niên hiệu Thần Long (神龍), khi Thần Tú qua đời, ông kế thừa thầy lãnh đạo đồ chúng. Vào năm thứ 13 (725) niên hiệu Khai Nguyên (開元) đời vua Huyền Tông, ông vâng chiếu chỉ đến trú tại Kính Ái Tự (敬愛寺, có thuyết cho là Hoa Nghiêm Tự) ở Lạc Dương. Đến năm thứ 15 (có thuyết cho là năm thứ 13 hay 23) cùng niên hiệu trên, ông vào Trường An (長安), trú tại Hưng Đường Tự (興唐寺), được hàng vương công sĩ thứ thường xuyên đến tham vấn. Chính ông là người đầu tiên giáo hóa Thiền phong rộng rãi ở chốn kinh đô hơn cả thầy mình. Tánh tình ông rất cẩn trọng, ít nói, trì giới trong sạch. Vào năm thứ 27 (có thuyết cho là 28) niên hiệu Khai Nguyên, ông thị tịch tại Hưng Đường Tự, hưởng thọ 89 tuổi, được sắc phong hiệu Đại Chiếu Thiền Sư ( 大照禪師 ), người đời thường gọi ông là Hoa Nghiêm Hòa Thượng (華嚴和上), Hoa Nghiêm Tôn Giả (華嚴尊者) và ông được tôn sùng như là vị tổ thứ 7 của Bắc Tông Thiền.

Phù Dung Đạo Giai (芙蓉道楷, Fuyō Dōkai, 1043-1118): vị tăng của Tào Động Tông

Trung Quốc, xuất thân Phí Huyện (費縣), Nghi Châu (沂州, Tỉnh Sơn Đông), họ là

Thôi (崔). Lúc nhỏ ông học thần tiên đạt được các bí thuật rồi đến ẩn cư tại Y Dương Sơn (伊陽山) thuộc Tỉnh Hà Nam (河南省). Lâu sau ông lên kinh sư dạo chơi, rồi xuất gia ở Thuật Thánh Viện (述聖院, tức Thuật Đài Tự [術台寺]), tôn Đức Xiêm (德暹) làm thầy. Vào năm 23 tuổi ông thọ cụ túc giới. Sau đó, ông đi du phương tham học, gặp được Nghĩa Thanh (義清) ở Đầu Tử Sơn (投子山) vùng Thư Châu (舒州, Tỉnh An Huy), nhân nghe lời dạy của vị nầy mà đại ngộ và được kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau ông từ giã thầy đến Thiều Sơn (韶山), hằng ngày thường sống với cọp beo. Vào năm thứ 5 (1082) niên hiệu Nguyên Phong (元豐), ông khai mở đạo tràng bố giáo tại Tiên Động Sơn (仙洞山), Nghi Châu. Ông đã từng sống qua các nơi như Càn Nguyên Chiêu Đề (乾元招提) vùng Tây Kinh (西京, Tỉnh Hà Nam) cũng như Đại Dương Sơn (大陽山) ở Dĩnh Châu (郢州, Tỉnh Hồ Bắc). Vào năm thứ 2 (1103) niên hiệu Sùng Ninh (崇寧), ông đến làm trú trì đời thứ hai của Sùng Ninh Bảo Thọ Thiền Viện (保壽禪院) ở Đại Hồng Sơn (大洪山), Tùy Châu (隨州, Tỉnh

Hồ Bắc). Năm sau, thể theo chiếu chỉ nhà vua, ông đến trú trì Thập Phương Tịnh Nhân Thiền Viện (十方淨人禪院) ở Đông Kinh (東京, Tỉnh Hà Nam), rồi vào năm đầu (1107) niên hiệu Đại Quán (大觀), ông chuyển đến Thiên Ninh Tự (天寧寺). Vào mùa xuân năm sau, ông được ban cho Tử Y và hiệu là Định Chiếu Thiền Sư (定照禪師), nhưng ông cố từ không nhận. Cũng do vì việc nầy mà vào mùa đông năm nầy, ông bị lưu đày đến Chuy Châu (淄州, Tỉnh Sơn Đông). Đến năm đầu (1111) niên hiệu Chính Hòa (政和), ông được tha tội, bèn lên Thiên Thai (天台), Nhạn Đãng (雁

蕩) ngao du và khi trở về cố hương mình thì cha đã già yếu, nên ông dừng chân tại đây. Vị quan Xu Mật Lưu Công (劉公) dựng am thất ở Phù Dung Hồ Điền (芙蓉湖田, Tỉnh Sơn Đông), thỉnh ông đến ở và ông đã thành lập nơi đây khu tùng lâm. Vào ngày 14 tháng 5 năm thứ 8 niên hiệu Chính Hòa, ông thị tịch, hưởng thọ 76 tuổi đời và 42 hạ lạp. Đệ tử ông có 93 người, trong đó ra đời thành công là 29 người, đặc biệt có Đơn Hà Tử Thuần (丹霞子淳) là nhân vật kiệt xuất nhất. Hiện vẫn còn lưu hành bộ Phù Dung Giai Thiền Sư Ngữ Yếu (芙蓉楷禪師語要) 2 quyển của ông.

 

Phù Sơn Pháp Viễn (浮山法遠, Fusan Hōon, 991-1067): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, người vùng Trịnh Châu (鄭州, Tỉnh Hà Nam). Ông theo xuất gia với Tam Giao

Trí Tung (三交智嵩), sau đó kế thừa dòng pháp của Quy Tỉnh (歸省) ở Diệp Huyện Quảng Giáo Viện (葉縣廣教院) vùng Nhữ Châu (汝州, Tỉnh Hà Nam). Chính Âu Dương Tu (歐陽修) đã từng đến làm môn đệ và tham học với ông. Sau ông đến trú tại Phù Sơn (浮山), Thư Châu (舒州, Tỉnh An Huy), cử xướng tông phong của mình. Hơn nữa, ông còn được Đại Dương Cảnh Huyền (大陽警玄) bí mật phó chúc cho và giao y hậu giày dép cho Đầu Tử Nghĩa Thanh (投子義青).Vào ngày mồng 6 tháng 2 năm thứ 4 niên hiệu Trị Bình (治平), ông thị tịch, hưởng thọ 77 tuổi, và được ban cho thụy là Viên Giám Thiền Sư (圓鑑禪師).

Phục Ngưu Tự Tại (伏牛自在, Fukugyū Jizai, 741-821): người Ngô Hưng (呉興, thuộc Tỉnh Triết Giang), họ là Lý (李). Ông xuất gia ở Kính Sơn (徑山), rồi đăng đàn thọ giới tại Tân Định (新定). Sau ông đi tham vấn khắp các nơi, và cuối cùng đạt ngộ với Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一) ở Nam Khang (南康, Tỉnh Giang Tây). Trong khoảng niên hiệu Nguyên Hòa (元和, 806-820), ông thân giao với Đơn Hà Thiên Nhiên (丹霞天然) ở Hương Sơn (香山) và còn giao hảo thư từ qua lại với Nam Dương Huệ Trung (南陽慧忠). Ông đã từng đi ngao du khắp các nơi như Long Môn (龍門), Ngọc Ốc Sơn (玉屋山), Tung Sơn (嵩山), v.v., và cuối cùng đến trú tại Phục Ngưu

Sơn (伏牛山), Lạc Dương (洛陽, thuộc Tỉnh Hà Nam). Vào năm đầu niên hiệu Trường Khánh (長慶), ông thị tịch tại Khai Nguyên Tự (開元寺), Tùy Châu (隨州, thuộc Tỉnh Hồ Bắc), hưởng thọ 81 tuổi.

Quách Am Sư Viễn (郭庵師遠, Kakuan Shion, khoảng thế kỷ 11-12): vị tăng của Phái

Dương Kì thuộc Lâm Tông Trung Quốc, hiệu là Quách Am (郭庵), xuất thân Hợp Xuyên (合川, Tỉnh Cam Túc), họ Lỗ (魯). Ông kế thừa dòng pháp của Đại Tùy Nguyên Tĩnh (大隨元靜) và trú tại Lương Sơn (梁山) thuộc Phủ Thường Đức (常德府, Tỉnh Hồ Nam). Tác phẩm Thập Ngưu Đồ Tụng (十牛圖頌) do ông thêm vào 10 bài tụng cho bản Mục Ngưu Đồ (牧牛圖) của Thanh Cư Hạo Thăng (清居晧昇), rất thịnh hành trong Thiền lâm Trung Quốc, Nhật Bản, v.v.

Quan Sơn Huê Huyên (關山慧玄, Kanzan Egen, 1277-1360): vị tăng cua Tông Lâm Tế Nhât Ban sống vào khoang giưa hai thơi đai Liêm Thương và Nam Băc Triều, vị tô khai sáng Diệu Tâm Tư (妙心寺, Myōshin-ji), huy Huệ Nhãn (慧眼), Huệ Huyền (慧

玄), đao hiệu Quan Sơn (關山), nhu hiệu Bôn Hưu Viên Thành (本有圓成), Phât Tâm Giác Tánh (佛心覺性), Đai Định Thánh Ưng (大定聖應), Quang Đức Thăng Diệu (光德勝妙), Tư Tánh Thiên Chơn (自性天眞), Phóng Vô Lượng Quang (放無量光), Vô Tướng Đai Sư (無相大師), xuât thân vung Tín Nung (信濃, Shinano, thuôc Nagano-ken). Ông là ngươi con thứ 2, sanh ra trong gia đình Thu Cao Gia (守高家) của Mỹ Nùng, lúc còn nhỏ được gọi là Tào Tử Triêu Minh Lữ (曹子朝明麿), theo học với chú là Nguyệt Cốc Tông Trung (月谷宗忠). Ban đâu ông theo xuât gia với Đông Truyền Si Khai (東傳士啓) ơ Quang Nghiêm Am (廣嚴庵), Kiến Trương Tư (建長寺, Kenchō-ji) vung Liêm Thương. Đến năm 1307 (năm thứ 2 niên hiệu

Đức Trị [德治]), ông gặp Đại Ứng Quốc Sư Nam Phố Thiệu Minh (大應國師南浦紹

明) ơ Kiến Trương Tư, được ban cho tên là Huệ Nhãn (慧眼) và theo hầu vị nầy tu tập. Nhưng vì không có chỗ sở ngộ nên sau đó vào năm 1327 (năm thứ 2 niên hiệu Gia Lịch [嘉曆]) ông lai đến kế thưa dong pháp cua Đai Đăng Quốc Sư Tông Phong Diệu Siêu (大燈國師宗峰妙超) ơ Đai Đức Tư (大德寺, Daitoku-ji) vung Sơn Thành (山城, Yamashiro). Năm 1328, ông đến ân cư ơ vung Y Thâm (伊深), My Nung (美濃, Mino), đến năm 1330 (năm thứ 2 niên hiệu Nguyên Đức [元德]), ông được ấn chứng cho là đã ngộ được công án chữ Quan (關) của Vân Môn (雲門), nên được ban cho hiệu là Quan Sơn (關山), hiệu là Huệ Huyền (慧玄). Vào năm 1342, Hoa Viên Thượng Hoàng (花園上皇, Hanazono Jōkō) biến Hoa Viên Ly Cung cua mình thành Diệu Tâm Tư và cung thinh ông đến làm tô khai sơn chua nây. Sau đó, ông lai đến dưng am sống ơ vung Viên Giang (遠江), nhưng đến năm 1351 ông trơ về lai Diệu Tâm Tư và cư xướng Thiền phong uy nghiêm cua mình. Dong pháp tư cua ông có Tho Ông Tông Bât (授翁宗弼). Chính dong pháp hệ nối tiếp Thiệu Minh (紹明), Diệu Siêu (妙超), Huệ Huyền (慧玄) đã chiếm vai tro lãnh đao Thiền Lâm Tế về sau. Vào năm 1360 (năm thứ 5 niên hiệu Diên Văn [延文]), ông thị tịch, hưởng thọ 84 tuôi. Trước tác cua ông có Quan Sơn Hoa Thượng Bách Tăc Công An (關山和尚百則公案) 1 quyên.

Quán Khê Chí Nhàn (灌溪志閑, Kankei Shikan, ?-895): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, người vùng Quán Đào (館陶), Ngụy Phủ (魏府, Tỉnh Hà Bắc), họ là Sử (史). Hồi nhỏ ông theo xuất gia với Bá Nham (柏巖), sau kế thừa dòng pháp của Lâm Tế Nghĩa Huyền (臨濟義玄). Ông đã từng sống tại vùng Quán Khê (灌溪), Trường Sa (長沙, Tỉnh Hồ Nam). Ông thị tịch vào ngày 29 tháng 5 năm thứ 2 niên hiệu Càn Ninh (乾寧) nhà Đường.

Quang Định (光定, Kōjō, 779-858): vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Bình An, xuất thân vùng Y Dư (伊予, Iyo, thuộc Ehime-ken), họ là Chí (贄). Ông sớm mất cha mẹ, sau vào trong núi sâu tự tu trai giới một mình. Theo lời khuyên của vị tăng Cần Giác (勤覺), ông lên kinh đô Kyoto, và năm 808 thì làm đệ tử của Tối Trừng. Năm 810, ông xuất gia và 2 năm sau thì thọ giới cụ túc ở Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji). Vào năm 814, ông ngao du vùng Nam Đô, luận tranh với Nghĩa Diên (義延, Gien) của Diên Lịch Tự (延曆寺, Enryaku-ji) và nêu cao tông nghĩa của mình. Ông đóng vai trò rất lớn trong việc lãnh đạo giáo đoàn sau khi Tối Trừng qua đời. Vào năm 838, ông được giao cho làm chức Truyền Đăng Pháp Sư và đến năm 854 thì được cử làm chức Biệt Đương (別當, Bettō, chức Tăng Quan thống lãnh tăng chúng và quản lý mọi việc ở các chùa lớn) của Diên Lịch Tự, cho nên ông thường được gọi là Biệt Đương Đại Sư (別當大師). Trước tác của ông có Truyền Thuật Nhất Tâm Giới Văn (傳述一心戒文).

Quảng Huệ Nguyên Liên (廣慧元漣[蓮 hay 璉], Kōe Genren, 951-1036): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân Huyện Tấn Giang (晋江縣), Phủ Tuyền Châu (泉州府), Tỉnh Phúc Kiến (福建省), họ là Trần (陳). Năm lên 15 tuổi, ông đến xuất gia tại Báo Cúc Viện (報劬院), sau đi khắp nơi tham vấn hơn 50 vị lão túc, và cuối cùng đại ngộ với Thủ Sơn Tỉnh Niệm (首山省念). Vào năm đầu (1004) niên hiệu Cảnh Đức (景德), ông đến trú tại Quảng Huệ Viện (廣慧院) thuộc vùng Nhữ Châu (汝州). Chính trong thời gian nầy, Vương Tham Chính Thư (王參政書), Hứa Lang Trung Thức (許郎中式), Thị Lang Dương Ức (侍郎楊億), v.v., có đến tham học với ông. Vào ngày 26 tháng 9 năm thứ 3 niên hiệu Cảnh Hựu (景祐), ông thị tịch, hưởng thọ 86 tuổi, và được ban cho thụy hiệu là Chơn Tuệ Thiền Sư (眞慧禪師).

Quy Sơn Linh Hưu (潙山靈祐, Izan Reiyū, 771-853): họ là Triệu (趙), xuất thân vùng

Trường Khê (長溪), Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), vì ông sống ở Quy Sơn (潙

山) nên được goi là Quy Sơn Linh Hưu. Ông cung với đệ tư Ngương Sơn Huệ Tịch (仰山慧寂) cử xướng Thiền phong rộng rãi, pháp hệ của họ được gọi là Quy Ngưỡng Tông (潙仰宗) và Linh Hựu là vị tổ của tông nầy. Năm lên 15 tuổi, ông xuất gia, học kinh luật ở Long Hưng Tự (龍興寺) vùng Hàng Châu (杭州, thuộc Tỉnh Triết Giang), rồi đến nhập môn với Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海) ở Hồng Châu (洪州, Tỉnh Giang Tây) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Cùng đến tham học với ông lúc bấy giờ có Hoàng Bá Hy Vận (黄檗希運), cả hai đã làm chấn động thanh danh trong Thiền giới thời nhà Đường. Sau Linh Hựu đến dừng chân trú tại Đại Quy Sơn (大潙山), nỗ lực cử xướng tông phong của mình và cho vào đời những bậc long tượng xuất chúng. Đệ tử đắc pháp của ông có đến 41 người, đặc biệt trong đó Ngưỡng Sơn Huệ Tịch là nhân vật xuất sắc nhất. Bên cạnh đó còn có Hương Nghiêm Trí Nhàn (香嚴智閑), Diên Khánh Pháp Đoan (延慶法端), Kính Sơn Hồng Yên (徑山洪諲), Linh Vân Chí Cần (靈雲志勤), Vương Kính Sơ Thường Thị (王敬初常侍), v.v. Ông thị tịch vào ngày mồng 9 tháng giêng năm thứ 7 niên hiệu Đại Trung (大中), hưởng thọ 83 tuổi đời và 64 hạ lạp, được ban cho thụy là Đại Viên Thiền Sư (大圓禪師). Trước tác của ông có Quy Sơn Cảnh Sách (潙山警策) 1 quyển, Đàm Châu Quy Sơn Linh Hựu Thiền Sư Ngữ Lục (潭州潙山靈祐禪師語錄) 1 quyển.

Quy Tông Tri Thương (歸宗智常, Kiso Chij↓, ?-?): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, ông theo tham hoc với Mã Tô Đao Nhât (馬祖道一) và kế thừa dòng pháp của vị nây, sau đó đến tru tai Quy Tông Tư (歸宗寺) trên Lô Sơn (廬山) và chuyên tâm giáo hóa chung đao tuc. Sau khi viên tịch, ông được ban cho nhu hiệu là Chí Chơn Thiền Sư (至眞禪師).

Quy Tông Nghĩa Nhu (歸宗義柔, Kisu Gijū, khoảng giữa thế kỷ thứ 10): nhân vật sống dưới thời nhà Tống, vị tăng của Pháp Nhãn Tông, pháp từ của Pháp Nhãn Văn Ích (法眼文益). Ông làm trú trì đời thứ 13 của Quy Tông Tự (歸宗寺) ở Lô Sơn (廬山, Huyện Cửu Giang) thuộc Tỉnh Giang Tây (江西省).

Quý Đàm Tông Lặc (季潭宗泐, Kitan Sōroku, 1318-1391): vị tăng của Lâm Tế Tông

Trung Quốc, tự là Quý Đàm (季潭), còn gọi là Toàn Thất (全室), xuất thân Đài Châu

(台州, Tỉnh Triết Giang), họ Châu (周). Năm 8 tuổi, ông đã đến tham học với Tiếu Ẩn Đại Hân (笑隠大訢) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Đến khoảng cuối thời nhà Nguyên, ông vào ẩn cư trong Kính Sơn (徑山), vào năm đầu (1368) niên hiệu Hồng Võ (洪武), ông làm trú trì Trung Thiên Trúc Tự (中天竺寺) ở Hàng Châu (杭州). Sau đó, vâng chiếu nhà vua, ông đến trú tại Thiên Giới Tự (天界寺) ở Kim Lăng (金

陵), rồi đến năm thứ 10 (1377) cùng niên hiệu trên, ông đi sứ sang Tây Vức (西域). Vào ngày mồng 10 tháng 9 năm thứ 24 niên hiệu Hồng Võ, ông thị tịch, hưởng thọ 74 tuổi. Trước tác của ông có Toàn Thất Ngoại Tập (全室外集) 9 quyển. Ông cũng có mối quan hệ với Nhật Bản như đã từng soạn lời tựa cho bản Không Hoa Tập (空華集) của Nghĩa Đường Châu Tín (義堂周信, 1325-1388) hay Viên Thông Đại Ứng Quốc Sư Ngữ Lục (圓通大應國師語錄) của Nam Phố Thiệu Minh (南浦紹明, 1235-

1308).

Si Tuyệt Đạo Xung (癡絶道沖, Chizetsu Dōchū, 1169-1250): vị tăng của Lâm Tế Tông

Trung Quốc, tự là Si Tuyệt (癡絶), xuất thân Trường Giang (長江), Võ Tín (武信, Tỉnh Tứ Xuyên), họ là Tuân (荀, hay Cẩu [苟]). Ông đến tham học với Tùng Nguyên Sùng Nhạc (松源崇岳) ở Tiến Phước Tự (薦福寺) và làm Thủ Tòa, rồi sau đó khế ngộ huyền chỉ của Tào Nguyên Đạo Sanh (曹源道生). Sau một thời gian đi tham vấn khắp chốn tùng lâm, vào năm thứ 12 (1219) niên hiệu Gia Định (嘉定), ông bắt đầu tuyên thuyết Thiền phong của mình ở Thiên Ninh Tự (天寧寺) vùng Gia Hưng (嘉興, Tỉnh Triết Giang), rồi lại chuyển sang Tương Sơn (蔣山). Đến năm thứ 3 (1239) niên hiệu Gia Hy (嘉熙), ông lên Tuyết Phong Sơn (雪峰山) ở Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), rồi sau chuyển đến Thiên Đồng Sơn (天童山) vùng Tứ Minh (四明, Tỉnh Triết Giang). Vào năm thứ 4 (1244) niên hiệu Thuần Hựu (淳祐), ông đến trú trì Linh Ẩn Tự (靈隠寺) ở Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang). Đến năm thứ 9 cùng năm nầy, Kinh Triệu Duẫn (京兆尹) quy y theo ông, cho nên ông khai sáng ra Pháp Hoa Tự (法華寺) ở vùng Ngô Hưng (呉興, Tỉnh Triết Giang). Cùng năm đó, ông đến trú tại Kính Sơn (徑山) thuộc vùng Lâm An (臨安, Tỉnh Triết Giang). Vào ngày 13 tháng 5 năm thứ 10 niên hiệu Thuần Hựu (淳祐), ông thị tịch, hưởng thọ 82 tuổi đời và 61 hạ lạp. Ông có để lại bộ Si Tuyệt Đạo Xung Thiền Sư Ngữ Lục (癡絶道沖禪師語錄) 2 quyển.

Song Tuyền Sư Khoan (雙泉師寛, Sōsen Shikan, ?-?): nhân vật sống vào thời nhà Tống, vị tăng của Vân Môn Tông. Ông kế thừa dòng pháp của Vân Môn Văn Yển (雲門文

偃), rồi đến sống tại Song Tuyền Tự (雙泉寺) thuộc Tùy Châu (隨州, Tỉnh Hồ Bắc).

Ông được ban cho hiệu là Minh Giáo Thiền Sư (明教禪師).

Sơ Sơn Khuông Nhân (疎山匡仁, Sozan Kyōnin, 837-909): vị tăng của Tào Động Tông

Trung Quốc, còn gọi là Quang Nhân (光仁), người vùng Cam Dương (淦陽), Lô Lăng (廬陵, Tỉnh Giang Tây), họ Lý (李). Ông xuất gia lúc nhỏ, chuyên nghiên tầm kinh luật luận, đã từng tham vấn Hương Nghiêm Trí Nhàn (香嚴智閑), v.v., và cuối cùng kế thừa dòng pháp của Động Sơn Lương Giới (洞山良价). Sau đó, ông cũng có đến tham học với Quy Sơn Đại An (潙山大安), và đến năm thứ 3 (883) niên hiệu Trung Hòa (中和), ông bắt đầu khai mở đạo tràng thuyết pháp giáo hóa tại Sơ Sơn (疎山) vùng Lâm Xuyên (臨川), Phủ Châu (撫州, Tỉnh Giang Tây). Vào năm thứ 6 niên hiệu Thiên Hựu (天祐), ông thị tịch, hưởng thọ 73 tuổi.

Sở Thạch Phạm Kỳ (楚石梵琦, Soseki Bonki, 1296-1370): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Đàm Diệu (曇曜), Sở Thạch (楚石), hiệu Tây Trai Lão Nhân (西齋老人), sinh tháng 6 năm thứ 2 niên hiệu Nguyên Trinh (元貞), xuất thân Tượng Sơn (象山), Minh Châu (明州, Tỉnh Triết Giang), họ Chu (朱). Năm 9 tuổi, ông đến tham yết và xuất gia với Nột Ông Mô (訥翁模) ở Thiên Ninh

Tự (天寧寺), Hải Diêm (海塩, Tỉnh Triết Giang). Hơn nữa, ông còn tham vấn Tấn Ông Tuân (晉翁洵) ở Sùng Ân Tự (崇恩寺) vùng Hồ Châu (湖州, Tỉnh Triết Giang).

Năm 16 tuổi, ông thọ cụ túc giới ở Chiêu Khánh Tự (昭慶寺) vùng Hàng Châu (杭州

, Tỉnh Triết Giang). Từ đó, ông lại đến tham yết một số danh tăng khác như Hư Cốc Hy Lăng (虛谷希陵) ở Kính Sơn (徑山), Vân Ngoại Vân Tụ (雲外雲岫) ở Thiên Đồng Sơn (天童山), Hối Cơ Nguyên Hy (晦機元熙) ở Tịnh Từ Tự (淨慈寺), v.v. Cuối cùng ông đến tham vấn Nguyên Tẩu Hành Đoan (元叟行端) ở Kính Sơn và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Vào mùa đông năm đầu (1324) niên hiệu Thái Định (泰

定), thể theo lời thỉnh cầu ông đến trú trì Phước Trăn Tự (福臻) ở Hải Diêm, rồi đến ngày mồng 3 tháng 2 năm đầu (1328) niên hiệu Thiên Lịch (天曆) đến Thiên Ninh Vĩnh Tộ Tự (天寧永祚寺), ngày 25 tháng 7 năm đầu niên hiệu Chí Nguyên (至元) đến Đại Báo Quốc Tự (大報國寺) ở Lộ Phụng Sơn (路鳳山), Hàng Châu (杭州), và ngày mồng 8 tháng 8 năm thứ 4 (1344) niên hiệu Chí Chánh (至正) đến Bổn Giác Tự (本覺寺) ở Gia Hưng (嘉興, Tỉnh Triết Giang). Sau đó, ông nhận sắc chỉ được ban tặng hiệu Phật Nhật Phổ Chiếu Huệ Biện Thiền Sư (佛日普照慧辯禪師). Ngoài ra, vào ngày mồng 1 tháng 8 năm thứ 17 cùng niên hiệu trên, ông đến sống ở Báo Ân Quang Hiếu Tự (報恩光孝寺), rồi trở về lại Thiên Ninh Vĩnh Tộ Tự. Đến năm thứ

19 (1359) niên hiệu Chí Chánh, ông xây dựng một ngôi chùa ở phía tây Thiên Ninh Tự, đặt tên là Tây Trai Tự (西齋寺) và lui về ẩn cư. Sau đó, ông phụng chiếu khai đường thuyết pháp ở Tương Sơn Tự (蔣山寺), Kim Lăng (金陵). Ông có mối thâm giao với Tống Cảnh Liêm (宋景濂). Vào ngày 26 tháng 7 năm thứ 3 niên hiệu Hồng Võ (洪武), ông thị tịch, hưởng thọ 75 tuổi đời và 63 hạ lạp. Ông có để lại một số trước tác như Tịnh Độ Thi (淨土詩), Từ Thị Thượng Sanh Kệ (慈氏上生偈), Bắc Du Tập (北遊集), Phụng Sơn Tập (鳳山集), Tây Trai Tập (西齋集), Hòa Thiên Thai Tam Thánh Thi (和天台三聖詩), Vĩnh Minh Thọ Thiền Sư Sơn Cư Thi (永明壽禪師山居詩), Đào Tiềm Thi (陶潛詩), Lâm Thông Thi (林通詩), v.v. Nhóm môn nhân Tổ Quang (祖光) của ông biên tập bộ Sở Thạch Phạm Kỳ Thiền Sư Ngữ Lục (楚石梵琦禪師語錄) 20 quyển, bên cạnh đó Chí Nhân (至仁) soạn bản Sở Thạch Hòa Thượng Hành Trạng (楚石和尚行狀). Tống Cảnh Liêm soạn văn Phật Nhật Phổ Chiếu Huệ Biện Thiền Sư Tháp Minh (佛日普照慧辯禪師塔銘).

Sum Điên Ngô Do (森田悟由, Morita Goyō, 1834-1915): vị tăng cua Tào Đông Tông Nhât Ban, sống dưới thơi đai Minh Trị, vị tru trì đơi thứ 64 cua Vinh Bình Tư, vị Quan Trương cua Tào Đông Tông, đao hiệu là Đai Hưu (大休, hiệu Luc Tram (六湛, Không Hoa (空華, nhu là Tánh Hai Tư Thuyền Quốc Sư (性海慈船國師, xuât thân vung Vi Trương (尾張, Owari). Năm 1841, ông theo xuât gia với Long Sơn Thái Môn (龍山泰門 ơ Long Quang Viện (龍光院 vung Danh Cô Ôc (名古屋, Nagoya),

Vi Trương, đến năm 1860 thì kế thưa dong pháp cua vị pháp huynh Bach Long (白龍. Ông đã tưng sống qua vài nơi như Long Đức Tư (龍德寺, Thiên Long Viện ( 天龍院, Thiên Đức Viện (天德院 ơ Kim Trach (金澤, Kanazawa), rôi Tông Trì Tư (總持寺, Sōji-ji), và năm 1888 ông hoàn thành ban Đông Thượng Hành Trì Quy Pham (洞上行持軌範. Vào năm 1891, ông làm Quán Thu Vinh Bình Tư. Trong khoang thơi gian nây ông đã nô lưc giai quyết êm xuôi cuôc phân ly giưa hai chua Vinh Bình Tư và Tông Trì Tư. Đến năm 1895, ông được cư làm Quan Trương Tào Đông Tông. Trước tác cua ông có Sư Nhu (獅乳, Đông Thượng Hóa Đao Yếu Nghia

(洞上化道要義), Thiền Giới Pháp Thoai (禪戒法話, Phât Giới Lược Nghia (佛戒略

義, Ngô Do Thiền Sư Pháp Thoai Tâp (悟由禪師法話集, Đai Hưu Ngô Do Thiền Sư Quang Luc (大休悟由禪師廣錄.

Tả Khê Huyền Lãng (左溪玄朗, Sakei Genrō, 673-754): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, tổ thứ 8 của Thiên Thai Tông Trung Quốc, người vùng Ô Thương (烏傷), Vụ Châu (婺州, Nghĩa Ô, Triết Giang), có thuyết cho là Đông Dương (東陽, cũng thuộc Triết Giang), họ Phó (傅), cháu đời thứ 6 của Phó Đại Sĩ (傅大士), tự là Huệ Minh (慧明), hiệu Tả Khê (左溪). Năm 9 tuổi, ông xuất gia, đến năm đầu (692, tức năm thứ 9 niên hiệu Tự Thánh đời vua Trung Tông) niên hiệu Như Ý (如意) đời Võ Hậu, ông được sắc phong trú trì Thanh Thái Tự (清泰寺) ở Đông Dương. Nhân đến thọ cụ túc giới với Ngạn Luật Sư (岸律師) ở Quang Châu (光州), ông theo vị nầy học về luật nghi cũng như kinh luận, đọc hết các điển tịch, nghiên cứu sâu Kinh Niết Bàn và cũng đã từng đến tham học Thiền yếu với Thiền Sư Ấn Tông (印宗) ở Diệu Hỷ Tự (妙喜寺). Sau ông đến Thiên Cung Tự (天宮寺) ở Đông Dương, theo học Pháp Hoa

Kinh, v.v., với Huệ Uy (慧威) và nương theo Thiền Sư Cung (恭禪師) tu tập Chỉ Quán. Ông rất thâm hiểu các sách Nho học, lại rành Đạo Giáo, nhưng rốt cuộc ông nhận thức rằng chỉ có pháp Chỉ Quán là yếu quyết để vào đạo thôi. Từ đó về sau, ông thích chốn núi rừng, tránh xa cõi người, nên vào ẩn cư trong núi Tả Khê thuộc Huyện Bồ Dương (浦陽), Vụ Châu (婺州), thường hành hạnh đầu đà, ăn mặc thô sơ trong vòng hơn 30 năm. Đến năm thứ 16 (728) niên hiệu Khai Nguyên (開元), thể theo lời thỉnh cầu của vị Sắc Sứ Vụ Châu Vương Chánh Dung (王正容), ông tạm thời ra sống ngoài thành, rồi lại cáo bệnh mà trở về núi. Hằng ngày ông chuyên tâm dạy dỗ đồ chúng không hề mệt mỏi, cho nên giáo học Thiên Thai nhờ đó trở nên hưng thịnh. Môn hạ của ông có Trạm Nhiên (湛然)―vị tổ thời trung hưng của Thiên Thai Tông, Pháp Dung (法融)―vị tăng người Tân La (新羅), Lý Ứng (李應), Thuần Anh (純英), v.v. Vào năm thứ 13 niên hiệu Thiên Bảo (天寳), ông thị tịch, hưởng thọ 82 tuổi. Ngô Việt Vương ban cho thụy hiệu là Minh Giác Tôn Giả (明覺尊者), người đời thường gọi ông là Tả Khê Tôn Giả (左溪尊者). Trước tác của ông có Pháp Hoa Khoa Văn (法華科文) 2 quyển.

Tam Thánh Huệ Nhiên (三聖慧然, Sanshō Enen, ?-?): nhân vật sống vào thời nhà

Đường, vị tăng của Tông Lâm Tế Trung Quốc, đã từng trú tại Tam Thánh Viện ở Trấn

Châu (鎮州, thuộc Tỉnh Hà Bắc). Ông đắc được huyền chỉ của Lâm Tế Nghĩa Huyền (臨済義玄), sau đi du hóa các nơi, rồi cũng đã từng đến tham yết Ngưỡng Sơn (仰山), Đức Sơn (德山) cũng như Tuyết Phong (雪峰).

Tánh Không (性空, Shōkū, ?-?): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, pháp từ của Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海), sống tại Thạch Sương Sơn (石霜山), Đàm Châu (潭州 thuộc Tỉnh Hồ Nam) và cử xướng Thiền phong của mình tại đây.

Tào Sơn Bổn Tịch (曹山本寂, Sōzan Honjaku, 840-901): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, còn gọi là Đam Chương (耽章), người Huyện Bồ Điền (莆田, thuộc Tỉnh Phúc Kiến), Tuyền Châu (泉州), họ là Hoàng (黄). Ban đầu ông theo học về Nho học, đến năm 19 tuổi xuất gia, rồi vào tu trong Linh Thạch Sơn (靈石山) thuộc Huyện Phước Đường (福唐), Phúc Châu (福州), và năm 25 tuổi thọ cụ túc giới.

Khoảng đầu niên hiệu Hàm Thông (咸通, 860-873) nhà Đường, ông đến tham bái Động Sơn Lương Giới (洞山良价), đắc được tông chỉ của vị nầy, rồi giã từ thầy đi ngao du đây đó theo sở thích của mình. Sau thể theo lời thỉnh cầu, ông đến trú tại Tào Sơn, Phủ Châu (撫州, thuộc Huyện Lâm Xuyên, Tỉnh Giang Tây) và bắt đầu cử xướng tông phong của mình. Tên gọi ngày xưa của Tào Sơn là Hà Ngọc Sơn (荷玉

山), nhưng sau đổi thành tên nầy vì để tưởng nhớ đến Lục Tổ Huệ Năng (慧能) của Tào Khê (曹溪). Tương truyền rằng sau nầy cái tên gọi Tào Động Tông (曹洞宗) cũng vốn lấy từ hai chữ “Động” (洞) của Động Sơn Lương Giới (洞山良价) và chữ “Tào” (曹) của Tào Sơn Bổn Tịch (曹山本寂) ghép lại mà thành. Bổn Tịch truyền thừa tông chỉ Ngũ Vị Hiển Quyết (五位顯訣) của Động Sơn, và hình thành nên một hệ thống rõ ràng về tông chỉ nầy. Ông thị tịch vào ngày 16 tháng 6 năm đầu nhuận niên hiệu Thiên Phục (天復), hưởng thọ 62 tuổi đời và 37 hạ lạp. Ông được ban cho thụy là Nguyên Chứng Đại Sư (元証大師). Môn đệ của ông có một số nhân vật nỗi tiếng như Trung Tào Sơn Huệ Hà (中曹山慧霞), Kim Phong Tùng Chí (金峰從志), Lộc Môn Xử Chơn (鹿門處眞), Hà Ngọc Quang Tuệ (荷玉光慧), Dục Vương Hoằng Thông (育王弘通), v.v. Pháp hệ của ông kéo dài được mấy đời thì bị dứt tuyệt. Ông có lưu lại bản Phủ Châu Tào Sơn Bổn Tịch Thiền Sư Ngữ Lục (撫州曹山本寂禪師語錄) 2 quyển.

Tào Sơn Huệ Hà (曹山慧霞, Sōzan Eka, ?-?): nhân vật sống dưới thời nhà Đường, vị tăng thuộc Tào Động Tông, người Huyện Phủ Điền (莆田縣), Tuyền Châu (泉州, thuộc Tỉnh Phúc Kiến), họ là Hoàng (黄), pháp từ của Tào Sơn Bổn Tịch (曹山本寂) ở Phủ Châu (撫州, thuộc Tỉnh Giang Tây). Ông đã từng sống ở Tào Sơn (曹山), Phủ Châu và được gọi là Trung Tào Sơn (中曹山). Chính ông đã biên tập cuốn Ngũ Vị Hiển Quyết (五位顯訣) của Động Sơn và Tào Sơn. Ông được ban cho thụy là Liễu Ngộ Đại Sư (了悟大師).

Tăng Đĩnh Thủ Trách (僧挺守賾, Sōtei Shusaku, ?-?): vị tăng của Phái Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, có thuyết cho rằng ông cùng với nhân vật tên Vị Trách (渭賾), hiệu là Tăng Đĩnh (僧挺), pháp từ của Trúc Am Sĩ Khuê (竹菴士珪). Ông đã từng làm Tàng Chủ ở Cổ Sơn (鼓山) vùng Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), nên thường được gọi là Trách Tạng Chủ (賾藏主). Ông là người biên tập và trùng san Ngữ Lục của 20 Thiền gia thành bộ Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu (古尊宿語要), tác phẩm có bộ phận tối cổ của Cổ Tôn Túc Ngữ Lục (古尊宿語錄), vào đầu niên hiệu Thiệu Hưng (紹興, 1131-1162). Nhờ công trình biên tập nầy, những Ngữ Lục quý trọng mới không bị tán thất.

Tăng Mân (僧旻, Sōbin, 467-527): vị tăng sống dưới thời nhà Lương thuộc Nam Triều, người vùng Phú Xuân (富春), Quận Ngô (呉郡, thuộc Phú Dương [富陽], Triết Giang [浙江]), họ Tôn (孫), cùng với Pháp Vân (法雲), Trí Tàng (智藏) được gọi là

Ba Vị Pháp Sư Lớn của nhà Lương. Năm 7 tuổi, ông xuất gia, đến trú tại Hổ Kheo Tây Sơn Tự (虎丘西山寺), theo Tăng Hồi (僧回) học 5 bộ kinh. Đến năm 13 tuổi, ông đi theo Tăng Hồi đến sống tại Bạch Mã Tự (白馬寺) vùng Kiến Nghiệp (建業), sau đó chuyển sang Trang Nghiêm Tự (莊嚴寺) ở Nam Kinh (南京) và thường hầu hạ Đàm Cảnh (曇景). Ông sống an bần, hiếu học, tinh tấn tu tập, thông hiểu các kinh, lại có sở trường về Thành Thật Luận (成實論), là một trong những luận sư nổi danh của Thành Thật Tông thời Nam Bắc Triều. Vào năm thứ 10 (492) niên hiệu Vĩnh Minh (永明), ông tuyên giảng Thành Thật Luận ở Hưng Phước Tự (興福寺), chúng đạo tục đến nghe rất đông, cho nên tiếng tăm của ông vang khắp đó đây. Vương Trung Bảo (王仲寳) ở Lang Da (瑯琊), Trương Tư Quang (張思光), v.v., là những học giả đương thời, đều có thâm giao với ông. Đến cuối thời nhà Tề, loạn lạc xảy ra khắp nơi, nên ông lánh nạn ở Từ Châu (徐州), nhưng không bao lâu sau thì được thỉnh đến nhà Ngô, rộng mở pháp tịch tuyên giảng kinh luận. Vào năm thứ 6 (507) niên hiệu Thiên Giám (天監), ông soạn Chú Bát Nhã Kinh (注般若經), nhà vua ban sắc chỉ cho 5 vị pháp sư trong kinh thành giảng kinh, trong số đó ông là người được nhà vua đãi ngộ cao nhất. Bên cạnh đó, ông còn vâng mệnh giảng Kinh Thắng Man (勝鬘經) tại Huệ Luân Điện (惠輪殿), khi ấy nhà vua thân lâm đến pháp tịch nghe giảng. Không bao lâu sau, ông lại phụng sắc chỉ cùng với Tăng Lượng (僧亮), Tăng Hoảng (僧晃), Lưu Hiệp (劉勰), v.v., khoảng 30 người tập trung tại Định Lâm Tự (定林寺) soạn bộ Chúng Kinh Yếu Sao (衆經要鈔) 88 quyển. Đến năm đầu (527) niên hiệu Đại Thông (大通), ông thị tịch, hưởng thọ 61 tuổi. Nhà vua rất đau lòng thương tiếc, ban sắc lệnh an táng tại khu mộ địa của Khai Thiện Tự (開善寺) thuộc Chung Nam Sơn (鍾南山). Đệ tử của ông có Trí Học (智學), Huệ Khánh (慧慶), v.v.

Một số trước tác ông để lại hơn 100 quyển như Luận Sớ Tạp Tập (論疏雜集), Tứ Thanh Chỉ Quy (四聲指歸), Thi Phổ Quyết Nghi (詩譜決疑), v.v. Đặc biệt, bộ Thành Thật Luận Nghĩa Sớ (成實論義疏) 10 quyển rất nổi tiếng.

 

Tăng Triệu (僧肇, Sēng-zhào, Sōjō, 384-414?): một trong Tứ Triết của La Thập, học tăng sống dưới thời Hậu Tần, đã từng theo hầu hạ và học với Cưu Ma La Thập (鳩摩羅

什), rất thiên tài nhưng lại chết sớm. Ông rất thích tư tưởng Lão Trang, nhưng sau khi đọc Kinh Duy Ma do Chi Khiêm (支謙) dịch, ông quy đầu theo Phật pháp. Ông đến vùng Cô Tàng (姑藏) thuộc Kinh Châu để yết kiến La Thập, trở thành môn hạ và đã từng giúp vị nầy trong việc dịch kinh ở Trường An. Một số trước tác được xem như là của ông gồm có Bát Nhã Vô Tri Luận (般若無知論), Vật Bất Thiên Luận (物不遷論), Bất Chơn Không Luận (不眞空論), Niết Bàn Vô Danh Luận (涅槃無名論), v.v. và chúng được gọi chung là Triệu Luận. Chính các tư tưởng Bát Nhã, Không, Niết Bàn của ông thông qua mấy bộ luận nầy đã thể hiện lối tư duy độc đáo của người Trung Hoa, và mở ra một phương hướng mang tính quyết định cho Phật Giáo Trung Hoa.

Tâm Việt Hưng Trù (心越興儔, Shinotsu Kōchū, 1639-1696): vị tổ của Phái Thọ Xương

(壽昌派) thuộc Tào Động Tông Trung Quốc, hiệu là Tâm Việt (心越), thường gọi là Đông Cao (東皐), xuất thân Phủ Kim Hoa (金華府), Hàng Châu (杭州) nhà Kim, họ

Tương (蔣), mẹ là họ Trần (陳), sinh ngày 21 tháng 8 năm thứ 12 niên hiệu Sùng

Trinh (崇禎) nhà Minh. Lúc nhỏ, ông đã đến Báo Ân Tự (報恩寺) ở Ngô Môn (呉門), lễ bái người chú là Liễm Thạch (斂石) làm thầy, và xuất gia thọ cụ túc giới với vị nầy. Sau đó, ông theo hầu Giác Lãng Đạo Thạnh (覺浪道盛); vào năm thứ 7 (1668) niên hiệu Khang Hy (康熙), ông đến tham yết Khoát Đường Đại Văn (濶堂大文), chuyên tham cứu câu chuyện con chó, trải qua 2 năm trường hầu thầy và cuối cùng được thầy ấn khả. Về sau, khi nhà Minh diệt vong và nhà Thanh xuất hiện, ông lui về ẩn cư ở Vĩnh Phước Tự (永福寺) bên Tây Hồ (西湖). Lúc bấy giờ, Trừng Nhất (澄一) —vị trú trì của Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji) ở Trường Khi (長崎, Nagasaki), Nhật Bản—nghe cao danh của ông, viết di thư cung thỉnh ông. Đáp ứng lời thỉnh cầu đó, vào năm thứ 5 (1677) niên hiệu Diên Bảo (延寶), ông sang Trường Khi. Tuy nhiên, do lời sàm ngôn của kẻ xấu, ông bị bắt giam; nhờ lời tấu thỉnh của Thủy Hộ Quang Quốc (水戸光圀), ông thoát nạn. Đến năm thứ 3 (1683) niên hiệu Thiên Hòa

(天和), ông đi xuống vùng Thủy Hộ (水戸, Mito), dừng chân trú tại Thiên Đức Tự (天德寺) và sau đổi tên chùa nầy thành Kỳ Viên Tự (祇園寺, Gion-ji). Ngoài ra, ông còn trợ giúp chư tăng giáo hóa Phật sự như Đơn Tâm (丹心) ở Tổng Ninh Tự (總寧

寺), Liên Sơn (連山) ở Đại Trung Tự (大中寺), Như Thật (如實) ở Thanh Tùng Tự (青松寺), Độc Am (獨庵) ở Kinh Sơn Tự (經山寺), Ngao Sơn (鰲山) ở Long Thái Tự (龍泰寺). Đến mùa đông năm thứ 5 (1692) niên hiệu Nguyên Lộc (元祿), ông khai đường thuyết giáo tại Kỳ Viên Tự, có khoảng 1.700 vị tăng Vân Thủy đến tham học. Vào ngày 29 tháng 9 năm thứ 9 (1696, có thuyết cho là năm thứ 8) cùng niên hiệu trên, ông nhuốm bệnh nhẹ, cho mời Ngô Vân Pháp Đàm (呉雲法曇) đến, truyền trao y bát; đến hôm sau ông tựa giường bệnh nhìn đại chúng đọc bài di kệ và thị tịch, hưởng thọ 57 tuổi đời và 49 hạ lạp. Trước tác của ông có Đông Cao Toàn Tập (東皐全集), 2 quyển.

Tầm Thiền (尋禪, Jinzen, 943-990): vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống vào giữa thời đại Bình An, Thiên Thai Tọa Chủ đời thứ 19, húy là Tầm Thiền (尋禪), thường được gọi là Phạn Thất Tọa Chủ (飯室座主), thụy hiệu là Từ Nhẫn (慈忍), xuất thân vùng Kyoto, con thứ 10 của Đằng Nguyên Sư Phụ (藤原師輔, Fujiwara Morosuke). Ông làm đệ tử của Lương Nguyên (良源, Ryōgen) và chuyên nghiên cứu về Hiển Mật. Từ khi ông chữa bệnh cho Lãnh Tuyền Thiên Hoàng (冷泉天皇, Reizei Tennō) được lành thì trở nên nỗi tiếng. Năm 974, ông làm A Xà Lê, rồi đến năm 981

thì làm Quyền Tăng Chánh, và năm 985 thì làm Thiên Thai Tọa Chủ. Trước tác của ông có Chỉ Quán Lược Quyết (止觀略決) 1 quyển, Thọ Nhất Thừa Bồ Tát Tỷ Kheo Giới Quán Đảnh Thọ Pháp Tư Ký (授一乘菩薩比丘戒灌頂受法私記) 1 quyển, Kim Cang Bảo Giới Chương (金剛寳戒章) 3 quyển, v.v.

Tây Đương Tri Tang (西堂智藏, Seidō Chizō, 735-814): xuât thân vung Kiền Hóa (虔

化), Quân Nam Khang (南康, thuôc Tinh Triết Giang), ho là Liêu (廖). Năm lên 8 tuôi (có thuyết cho 13 tuôi), ông đến tham hoc với Mã Tô Đao Nhât (馬祖道一) ơ Tây Lí Sơn (西裡山), Lâm Xuyên (臨川, thuôc Tinh Triết Giang), sau theo hoc với

Quốc Nhât Đao Khâm (國一道欽) và khai mơ pháp tịch giáo hóa ơ Cung Công Sơn

(龔公山). Ông cung với Hưng Thiện Duy Khoan (興善惟寛) chia tông phong cua Mã Tô thành hai phân, và ông cung với Bách Trượng Hoài Hai (百杖懷海) là đai đệ tư cua Mã Tô. Vào ngày mông 8 tháng 4 năm năm thứ 9 (814) niên hiệu Nguyên Hoa (元和), ông thị tịch, hương tho 80 tuôi đơi và 55 ha lap. Ông được săc phong nhu hiệu là Đai Tuyên Giáo Thiền Sư (大宣教禪師), Đai Giác Thiền Sư (大覺禪師).

Tây Hanh (西行, Saigyō, 1118-1190): vị cao tăng sống vào cuối thơi Bình An và đâu thơi Liêm Thương, huy Viên Vị (圓位), tuc danh Tá Đăng Nghia Thanh (佐藤義清), Tá Đăng Hiến Thanh (佐藤憲清), hiệu Tây Hành (西行), Đai Bao Phong (大寶房), con trai đâu cua vị Kiêm Phi Di Sứ Tá Đăng Khang Thanh (佐藤康清). Năm 1135, ông làm vo si cân vệ cho Điêu Vu Thượng Hoàng (鳥羽上皇, Toba Jōkō), và chuyên hoc về ca đao. Đến năm 1140, ông xuât gia, môt măt tinh chuyên tu hành theo Phât đao, môt măt đi lưu lãng khăp các tiêu quốc mà ca vịnh môt cách tha thiết về cuôc sống cô đôc cua con ngươi. Vào năm 1186, ông đến vung Luc Ao (陸奥, Michinoku) đê quyên góp tiền xây dưng tượng Đai Phât ơ Đông Đai Tư (東大寺, Tōdai-ji), và sau đó dưng lai lưu tru tai Hoăng Xuyên Tư (弘川寺) ơ vung Hà Nôi (河内, Kawachi). Nhưng bài Hoa Ca cua ông đã thê hiện môt cách triệt đê thế giới quan Phât Giáo và được thâu tâp vào Tân Cô Kim Tâp (新古今集). Trước tác cua ông có Sơn Gia Tâp (山家集) 2 quyên, Cung Hà Ca Hợp (宮河歌合) 1 quyên, Tây Hành Thượng Nhân Đàm Sao (西行上人談抄) 1 quyên, v.v.

Tây Nham Liễu Huệ (西巖了惠[慧], Seigan Ryōe, 1198-1262): vị tăng của Phái Hổ Kheo thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Tây Nham (西巖), họ là La (羅), người vùng Bồng Địa (蓬地), Bồng Châu (蓬州), đất Thục (蜀, Tỉnh Tứ Xuyên). Ông xuất gia với Tổ Đăng (祖燈) ở Ngọc Chưởng Sơn An Quốc Tự (玉掌山安國寺), rồi năm 19 tuổi xuống tóc, lên Thành Đô học kinh luận với Tánh Tông (性宗). Ông đến tham yết Hoại Am Chiếu (壞菴照) ở Chiêu Giác Tự (昭覺寺), rồi Triết Ông Như Diễm (浙翁如琰) ở Kính Sơn (徑山), sau đến tham học với Cao Nguyên Tổ Tuyền (高原祖泉), và ông đã từng theo hầu thầy đến Thoại Nham Tự (瑞巖寺) ở Đài Châu

(台州, Tỉnh Triết Giang). Về sau, ông theo học với Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範) ở

Tuyết Đậu Sơn (雪竇山) nhưng không có cơ duyên với vị nầy. Kế đến ông gặp được

Thạch Điền Pháp Huân (石田法薰) cũng như Diệu Phong Chi Thiện (妙峰之善) ở Vạn Thọ Tự (萬壽寺). Sau hay tin Sư Phạm sống ở Kính Sơn, ông lại đến tham vấn lần nữa và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị nầy. Từ đó về sau ông sống qua các nơi như Nhạn Sơn Năng Nhân Thiền Tự (雁山能仁禪寺) ở Ôn Châu (温州, Tỉnh Triết Giang), Đông Lâm Thiền Tự (東林禪寺) ở Giang Châu (江州, Tỉnh Giang Tây). Vào ngày 15 tháng 11 năm thứ 12 (1252) niên hiệu Thuần Hựu (淳祐), ông đến trú trì Thiên Đồng Cảnh Đức Thiền Tự (天童景德禪寺) ở Phủ Khánh Nguyên (慶元府, Tỉnh Triết Giang). Đến cuối đời ông đến sống tại Thoại Nham Khai Thiện Thiền Tự (瑞巖開善禪寺) ở Phủ Khánh Nguyên. Vào ngày 22 tháng 3 năm thứ 3 niên hiệu Cảnh Định (景定), ông thị tịch, hưởng thọ 65 tuổi đời và 47 hạ lạp. Ông có để lại cho hậu thế bộ Tây Nham Liễu Huệ Thiền Sư Ngữ Lục (西巖了慧禪師語錄) 2 quyển.

Tây Tháp Quang Mục (西塔光穆, Saitō Kōboku, ?-?): nhân vật sống vào cuối thời nhà

Đường, vị tăng của Tông Quy Ngưỡng, pháp từ của Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (仰山慧

寂). Ông sống ở Tây Tháp, Ngưỡng Sơn thuộc Viên Châu (袁州, Tỉnh Giang Tây), chỉ để lại một câu vấn đáp mà thôi, ngoài ra hành trạng của ông hầu như chẳng ai biết đến.

Tây Viện Tư Minh (西院思明, Saiin Shimyō, ?-?): nhân vật sống dưới thời nhà Tống, vị tăng của Tông Lâm Tế Trung Quốc. Ban đầu ông đến tham vấn Đại Giác (大覺) ở Ngụy Phủ (魏府, Tỉnh Hà Bắc), sau đến tham yết Bảo Thọ Chiểu (寳壽沼) ở Trấn Châu (鎮州, Tỉnh Hà Bắc) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Ông đến trú tại Tây Viện vùng Nhữ Châu (汝州, Phủ Nam Dương, Tỉnh Hà Nam).

Tể Lôn Siêu Vĩnh (霽崙超永, Sairin Chōei, ?-?): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Tể Lôn (霽崙), người biên tập bộ Ngũ Đăng Toàn Thư (五燈全書), xuất thân Huề Lý (擕李, Huyện Gia Hưng, Phủ Gia Hưng, Tỉnh Triết Giang), họ Diêu (姚).

Ban đầu, ông theo học Nho Giáo, đến khi biến loạn trong khoảng thời gian niên hiệu Sùng Trinh (崇禎, 1628-1645), ông gặp phải đạo tặc đến nỗi nguy hại đến tính mạng nhưng may mắn thoát nạn. Về sau, nhân đọc cuốn Kim Túc Dung Ngữ Lục (金粟容語錄) của vị tăng nọ, ông cảm ngộ, nên vào mùa hạ năm thứ 7 (1650) niên hiệu Thuận Trị (順治), ông đến lễ bái Thâm Vân Quả (深雲果) ở Gia Hưng (嘉興, Tỉnh Triết Giang) và xuống tóc xuất gia với vị nầy. Cũng vào mùa thu năm nầy, ông đến tham yết Bách Ngu Tịnh Tư (百愚淨斯), rồi sau đó đã từng viếng qua các nơi như Thiên Đồng Sơn (天童山), Kính Sơn (徑山), Báo Ân Tự (報恩寺), Kim Túc Tự (金粟寺), v.v. Vào mùa xuân năm thứ 9 (1652) niên hiệu Thuận Trị, ông đến tham yết An Điền Tĩnh (安田靜) ở Phước Nguyên (福源), và vào ngày mồng 8 tháng 12, ngày Phật thành đạo, ông được vị nầy thọ ký cho. Sau đó, ông đã từng sống qua và giáo hóa tại một số nơi khác như Tây Sơn Thánh Cảm Tự (西山聖感寺) ở Bắc Kinh (北

京), Huyện Bình Hồ (平湖縣) thuộc Tỉnh Triết Giang (浙江省), Thượng Hải (上海), Gia Hưng (嘉興), Thiểm Tây (陝西), Huyện Vĩnh Gia (永嘉縣) thuộc Tỉnh Triết Giang, v.v. Vào năm thứ 32 (1693) niên hiệu Khang Hy (康熙), ông biên tập bộ Ngũ Đăng Toàn Thư (五燈全書), 120 quyển. Ngoài ra, theo ký lục của đệ tử của ông là

Minh Thành (明誠) cho biết rằng ông còn có các trước tác khác như Tể Lôn Siêu

Vĩnh Thiền Sư Ngữ Lục (霽崙超永禪師語錄) 20 quyển, Thâm Tuyết Thảo Đường Tập (深雪草堂集) 30 quyển, Pháp Uyển Anh Hoa (法苑英華), Độc Thư Tùy Ký (讀書隨記), Cổ Kim Tăng Thi (古今僧詩) 60 quyển.

Thác Am Chí Minh (錯庵志明, Sakuan Shimyō, khoảng thế kỷ 12-13): vị tăng sống dưới thời nhà Kim, xuất thân An Châu (安州, An Tân, Tỉnh Hà Bắc), họ Hác (郝), tự là Bá Hôn (伯昏), hiệu Thác Am (錯庵), Lạc Chơn Tử (樂眞子), không rõ ngày tháng năm sinh và mất, cũng như tông phái. Ông đã từng viết cuốn Hoa Tiêu Nguyệt Tập (花標月集), được vị Thủ Tòa Khiết khích lệ nên xuất gia, rồi nương theo Hương Lâm Tịnh (香林淨) thọ giới cụ túc. Sau đó, ông đến tham yết Thắng Tĩnh Phổ (勝靜普) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Ông đến trú tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự (嵩山少林寺), người đời thường gọi ông là Thác Am Chí Minh. Vào năm thứ 2 (1125) niên hiệu Đại Chánh (大正) đời vua Thái Tông nhà Kim, ông thâu tập tất cả hành trạng của chư vị tôn túc trong Thiền lâm, soạn thành tác phẩm Thiền Uyển Mông Cầu (禪苑蒙求), hay còn gọi là Thiền Uyển Dao Lâm (禪苑瑤林) gồm 3 quyển cho những người sơ tâm học đạo.

Thạch Đầu Hy Thiên (石頭希遷, Sekitō Kisen, 700-790): vị Thiền tăng sống dưới thời nhà Đường, còn được gọi là Vô Tế Đại Sư (無際大師), người vùng Cao Yếu (高要), Đoan Châu (端州, Cao Yếu, Quảng Đông), họ Trần (陳). Ông bản tánh rất thông minh, lanh lợi, nhân thấy người dân trong làng thường giết bò tế quỷ thần, nhiều lần như vậy, ông bèn phá đền thờ thần rồi dẫn bò về nhà. Ban đầu ông theo hầu hạ Huệ Năng (慧能), rồi sau khi thầy mình qua đời, ông chuyển sang làm đệ tử của Thanh Nguyên Hành Tư (青原行思) ở Cát Châu (吉州, Tỉnh Giang Tây), và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị nầy. Vào năm đầu niên hiệu Thiên Bảo (天寳, 742-755), ông sống tại Nam Tự (南寺), Hành Sơn, làm am tranh trên tảng đá ở phía Đông chùa mà ngồi Thiền, nên được người đời gọi là Hòa Thượng Thạch Đầu (石頭). Đương thời ở Giang Tây (江西), Mã Tổ là chủ, còn ở Hồ Nam (湖南) Thạch Đầu là chủ, học đồ ở bốn phương đều tập trung về pháp tịch của 2 vị nầy. Tuy nhiên, giống như Thiên Hoàng Đạo Ngộ (天皇道悟), Đơn Hà Thiên Nhiên (丹霞天然) cũng đã từng tu hành dưới trướng của Mã Tổ, rồi Ngũ Duệ Linh Mặc (五洩靈黙) mà sau nầy được xem như là đệ tử của Mã Tổ, cũng có đến tham yết Thạch Đầu, sự qua lại giữa môn hạ của hai nhân vật nầy rất thường xuyên, và ta cũng thấy rằng họ có cùng một tư tưởng như nhau. Vào tháng 12 năm thứ 6 niên hiệu Trinh Nguyên (貞元) nhà Đường, ông thị tịch, hưởng thọ 91 tuổi. Trước tác của ông có Tham Đồng Khế (參同契), Thảo Am Ca (草庵歌).

Thạch Môn Hiến Uẩn (石門献蘊, Sekimon Kenon, ?-?): nhân vật sống dưới thời Ngũ Đại, vị tăng của Tào Động Tông, pháp từ của Thanh Lâm Sư Kiền (青林師虔), người

Kinh Triệu (京兆, thuộc Tỉnh Thiểm Tây), được gọi là Đại Ca Hòa Thượng (大哥和

尚). Ban đầu ông sống ở Lan Nhã (蘭若) thuộc Nam Nhạc (南岳), sau chuyển đến Đàm Châu (潭州), Tỉnh Hồ Nam (湖南省). Ông được vua nước Sở tiếp đãi rất trọng hậu, khai sáng Thạch Môn Tự (石門寺) ở Nhượng Châu (襄州, thuộc Tỉnh Hồ Bắc).

Thạch Môn Uẩn Thông (石門蘊聰, Sekimon Unsō, 965-1032): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân vùng Nam Hải (南海, Tỉnh Quảng Đông), họ là Trương (張). Sau khi xuất gia, ông đến tham yết Bách Trượng Đạo Thường (百丈道常), và cuối cùng được đại ngộ dưới trướng của Thủ Sơn Tỉnh Niệm (首山省念). Ngoài ra ông còn đến tham vấn Động Sơn Thủ Sơ (洞山守初) ở Nhượng Châu (襄州, Tỉnh Hồ Bắc), Đại Dương Sơn Cảnh Diên (大陽山警延) ở Dĩnh Châu (郢州, Tỉnh Hồ Bắc), cũng như Trí Môn Sư Giới (智門師戒) ở Tùy Châu (隨州, Tỉnh Hồ Bắc), và vào năm thứ 3 (1006) niên hiệu Cảnh Đức (景德), ông đến trú tại Thạch Môn Sơn (石門山) vùng Nhượng Châu. Đến năm thứ 4 (1020) niên hiệu Thiên Hy (天禧), ông chuyển đến Thái Bình Hưng Quốc Thiền Tự (太平興國禪寺) ở Cốc Ẩn Sơn (谷隠山). Đồ chúng tập trung đến tham học với ông lên đến cả ngàn người. Ông đã từng kết thâm giao với Hàn Lâm Dương Văn Ức (翰林楊文億), Trung Sơn Lưu Quân (中山劉筠), v.v. Vào ngày mồng 8 tháng 3 năm thứ 10 niên hiệu Thiên Thánh (天聖), ông thị tịch, hưởng thọ 68 tuổi và được ban cho thụy hiệu là Từ Chiếu Thiền Sư (慈照禪師). Ngữ lục của ông có Thạch Môn Sơn Từ Chiếu Thiền Sư Phụng Nham Tập (石門山慈照禪師鳳巖集), 1 quyển.

Thach Sương Khanh Chư (石霜慶諸, Sekis Keisho, 807-888): xuât thân vung Tân Cam (新淦), Cô Châu (古州, thuôc Tinh Triết Giang), ho là Trân (陳). Năm lên 13 tuôi, ông xuống tóc xuât gia với Tây Sơn Thiệu Giám (西山紹鑑) ơ Hông Châu (洪州, thuôc Huyện Nam Xương, Tinh Triết Giang), rôi tho cu tuc giới với Tung Nhac (嵩岳) và hoc về giới luât. Sau đó, ông đến tham yết Đao Ngô Viên Trí (道吾圓智) và kế thưa dong pháp cua vị nây. Về sau, ông đến sống ơ Thach Sương Sơn (石霜山) trong vong 10 năm, và chính trong khoang thơi gian nây, ông đã cung với môn đệ mình chuyên tâm ngôi Thiền mà không hề năm nghi như cây khô, nên ngươi đơi thương goi ho là Ngươi Cây Khô. Vua Hy Tông (僖宗) nhà Đương nghe được đao phong cua ông nên ban cho Tư Y, nhưng ông đã cố tư mà không tho nhân. Vào ngày 20 tháng 2 năm Mâu Thân (888, năm đâu niên hiệu Văn Đức), ông thị tịch, hương tho 82 tuôi đơi và 59 ha lap. Ông được săc phong nhu hiệu là Phô Hôi Đai Sư (普會大師).

Thạch Sương Sở Viên (石霜楚圓, Sekisō Soen, 986-1039): tức Tư Minh Sơ Viên (慈明楚圓), vị tô đơi thứ bay cua Tông Lâm Tế Trung Quốc, ngươi vung Toàn Châu (全州, thuôc Tinh Quang Tây ngày nay), ho là Lý (李). Hôi nho ông là thư sinh, đến năm lên 22 tuôi ông xuât gia tai Ân Tinh Tư (隠静寺), Tương Sơn (湘山, thuôc Tinh Giang Tây ngày nay), rôi đến tham vân với Thiện Chiêu (善昭) ơ Phân Dương (汾陽) và kế thưa dong pháp cua vị nây. Ngoài ra, ông con đến tham yết với Đương Minh Tung (唐明嵩) nưa. Lân đâu tiên ông hóa đao tai Nam Nguyên Sơn Quang Lợi Thiền Viện (南源山廣利禪院), ở Viên Châu (袁州, thuôc Tinh Giang Tây ngày nay), rôi đã tưng chuyên đến tru tai các chua thuôc vung Đàm Châu (潭州) như Thach Sương Sơn Sung Thăng Thiền Viện (石霜山崇勝禪院), Nam Nhac Sơn Phước Nghiêm

Thiền Viện (南岳山福嚴禪院), Hưng Hóa Thiền Viện (興化禪院). Đến năm thứ hai

(1039) niên hiệu Bao Nguyên (寳元), ông viên tịch, hương tho 54 tuôi. Môn nhân cua ông là Hoàng Long Huệ Nam (黄龍慧南) biên tâp cuốn Tư Minh Thiền Sư Ngư Luc (慈明禪師語錄) 1 quyên, ngoài ra con có Tư Minh Thiền Sư Ngư Yếu (慈明禪師語要) 1 quyên. Dong pháp tư cua ông có Hoàng Long Huệ Nam (黄龍慧南) và Dương Kì Phương Hôi (楊岐方會) là hai nhân vât kiệt xuât nhât; sau nây hai ngươi đã phân thành 2 dong phái khác là Dương Kì (楊岐) và Hoàng Long (黄龍).

Thanh Chuyết Chánh Trừng (清拙正澄, Seisetsu Shōchō, 1274-1339): vị tăng của phái

Dương Kì và Phá Am thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tổ của Phái Đại Giám (大鑑

派), hiệu là Thanh Chuyết (清拙), biệt hiệu là Tất Cánh Giảm (畢竟減), xuất thân Liên Giang (連江), Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), họ Lưu (劉). Năm 15 tuổi, ông theo xuất gia với người bác Nguyệt Khê Viên (月溪圓) ở Báo Ân Tự (報恩寺) và năm sau thọ cụ túc giới tại Khai Nguyên Tự (開元寺). Ông đã từng đến tham học nơi pháp tịch của Bình Sở Tủng (平楚聳), rồi đến Tịnh Từ Tự (淨慈寺) ở Triết Giang (浙江), bái yết Ngu Cực Trí Tuệ (愚極智慧) và sau khi vị nầy qua đời ông kế thừa dòng pháp của Phương Sơn Văn Ngọc (方山文玉). Sau đó, ông cũng từng đến tham vấn chư vị cao tăng khác như Hổ Nham (虎巖) ở Linh Ẩn (靈隱), Đông Nham (東巖) ở Dục Vương (育王), Nguyệt Đình (月庭) ở Tương Sơn (蔣山) và Hư Cốc Hy Lăng (虛谷希陵) ở Ngưỡng Sơn (仰山). Cuối cùng ông bắt đầu khai đường giáo hóa ở Kê Túc Sơn (雞足山) để báo đáp ơn giáo dưỡng của Ngu Cực Trí Tuệ, rồi dời đến Chơn Tịnh (眞淨) ở Tùng Giang (松江). Vào năm thứ 3 (1326, tức Gia Lịch nguyên niên) niên hiệu Thái Định (泰定), nhận lời triệu thỉnh của họ Bắc Điều (北條), ông cùng với đệ tử Vĩnh Kỳ (永錤) sang Nhật Bản và trú tại Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji). Sau đó, ông cũng sống qua các chùa như Tịnh Trí (淨智), Viên Giác (圓覺), nhưng rồi lại trở về dựng Thiền Cư Am (禪居庵) trong khuôn viên Kiến

Trường Tự. Vào năm thứ 3 (1333) niên hiệu Nguyên Hoằng (元弘), ông chuyển đến Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji) ở kinh đô Kyoto, rồi qua Nam Thiền Tự (南禪寺,

Nanzen-ji). Thể theo lời thỉnh cầu của tín đồ Tiểu Lạp Nguyên Trinh Tông (小笠原貞

宗), ông đến làm trú trì đời thứ nhất tại Khai Thiện Tự (開善寺) vùng Y Hạ Lương (伊賀良), Tín Nùng (信濃, Shinano, thuộc Nagano-ken), nhưng không bao lâu ông lại lui về Thiền Cư Am. Sau đó, vâng sắc mệnh hoàng triều, ông đến trú trì Kiến Nhân Tự lần nữa và đến ngày 17 tháng giêng năm thứ 2 niên hiệu Lịch Ứng (曆應), ông thị tịch, hưởng thọ 66 tuổi đời và 53 hạ lạp. Ông được ban cho thụy hiệu là Đại Giám Thiền Sư (大鑑禪師). Ông có để lại một số trước tác như Thanh Chuyết Hòa Thượng Ngữ Lục (清拙和尚語錄), Đại Giám Thanh Quy (大鑑清規), Đại Giám Tiểu Thanh Quy (大鑑小清規), Thanh Chuyết Hòa Thượng Thiền Cư Tập (清拙和尚禪居集). Đông Lăng Vĩnh Dư (東陵永璵) soạn bài Thanh Chuyết Đại Giám Thiền Sư Tháp Minh (清拙大鑑禪師塔銘).

Thanh Lâm Sư Kiền (青林師虔, Seirin Shiken, ?-904): họ Trần (陳), xuất thân Hàng

Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang), đã từng đắc pháp với Động Sơn Lương Giới (洞山良

价). Ông trú tại Thanh Lâm (青林), Hán Đông (漢東), sau đó làm vị tổ đời thứ 3 của Động Sơn (洞山, Tỉnh Giang Tây). Vào năm đầu niên hiệu Thiên Hựu (天祐), ông thị tịch. Trước tác của ông có Huyền Cơ Thị Hối Tập (玄機示誨集).

Thanh Lương Thái Khâm (清涼泰欽, Shōryō Taikin, ?-974): vị tăng của Pháp Nhãn

Tông, xuất thân vùng Ngụy Phủ (魏府, Tỉnh Hồ Bắc). Ông đến tham vấn Pháp Nhãn Văn Ích (法眼文益) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau đó ông đến sống tại Song Lâm Viện (雙林院) ở vùng Hồng Châu (洪州, Tỉnh Giang Tây), rồi chuyển đến

Thanh Lương Tự (清涼寺) ở Kim Lăng (金陵, Nam Kinh). Pháp từ của ông có Vân Cư Đạo Tề (雲居道齊) là nhân vật kiệt xuất. Ông thị tịch vào ngày 24 tháng 6 năm thứ 7 niên hiệu Khai Bảo (開寳) và được ban cho thụy hiệu là Pháp Đăng Thiền Sư

(法燈禪師).

Thanh Lương Trừng Quán (清涼澄觀, Shōryō Chōkan, 738-839): vị tổ thứ 4 của Thiên Thai Tông Trung Quốc, sống dưới thời nhà Đường, người Sơn Âm (山陰), Việt Châu (越州, Thiệu Hưng, Triết Giang), họ Hạ Hầu (夏候), tự Đại Hưu (大休), hiệu Thanh

Lương Quốc Sư (清涼國師), Hoa Nghiêm Bồ Tát (華嚴菩薩), Hoa Nghiêm Sớ Chủ (華嚴疏主). Năm 11 tuổi, ông xuất gia với Bái Thiền Sư (霈禪師) ở Bảo Lâm Tự (寳林寺) và đến năm 14 tuổi thọ giới đắc độ. Từ năm đầu (758) niên hiệu Càn Nguyên (乾元) trở về sau, ông theo Lễ Luật Sư (醴律師) ở Thê Hà Tự (棲霞寺) vùng Nhuận Châu (潤州) học về Luật; rồi lại nương theo Huyền Bích (玄璧) ở Kim Lăng (金陵) học về Tam Luận. Trong khoảng thời gian niên hiệu Đại Lịch (大曆), ông học Đại Thừa Khởi Tín Luận, Niết Bàn Kinh ở Ngõa Quan Tự (瓦官寺). Bên cạnh đó, ông còn theo Hoài Nam Pháp Tạng (淮南法藏) học Hoa Nghiêm Kinh. Năm thứ 7 (772) niên hiệu Đại Lịch, ông đến Diệm Khê (剡溪) theo Huệ Lượng (慧量) ở Thành Đô (城都) học Tam Luận lần nữa. Đến năm thứ 10 cùng niên hiệu trên, ông đến Giang

Tô (江蘇), theo Trạm Nhiên (湛然) học Thiên Thai Chỉ Quán, Pháp Hoa Kinh, Duy Ma Kinh, v.v. Ông còn tham yết Duy Trung (惟忠) ở Ngưu Đầu Sơn (牛頭山), Đạo Khâm (道欽) ở Kính Sơn (徑山), v.v., để học về Thiền pháp của Nam Tông, và học Thiền pháp của Bắc Tông với Huệ Vân (慧雲). Ngoài ra, ông còn thông cả Phệ Đà,

Ngũ Minh, nghi thức bí chú, v.v. Vào năm thứ 11 niên hiệu Đại Lịch, ông đi ngao du Ngũ Đài Sơn (五台山), Nga Mi Sơn (峨嵋山), sau trở về sống tại Đại Hoa Nghiêm Tự (大華嚴寺) trên Ngũ Đài Sơn, chuyên tu Phương Đẳng Sám Pháp. Ông thường giảng tông chỉ Hoa Nghiêm tại chùa nầy và Sùng Phước Tự (崇福寺), danh tiếng vang khắp kinh đô. Đến năm thứ 12 (796) niên hiệu Trinh Nguyên (貞元), thể theo lời mời của vua Đức Tông, ông vào Trường An (長安), cùng với Tam Tạng Bát Nhã (三藏般若) người Kế Tân (罽賓) dịch Tứ Thập Hoa Nghiêm Kinh (四十華嚴經) do quốc vương Ô Trà (烏茶) dâng cống, rồi đem dâng lên cho triều đình, nhân đó nhà vua rất vui mừng, ban cho Tử Y và hiệu Giáo Thọ Hòa Thượng. Hơn nữa, ông còn phụng sắc chỉ triều đình chế 10 quyển kinh sớ tại Thảo Đường Tự (草堂寺) thuộc Chung Nam Sơn (終南山) và đây chính là bản Trinh Nguyên Tân Dịch Hoa Nghiêm

Kinh Sớ (貞元新華嚴經疏). Vào năm thứ 15 (có thuyết cho là 11) niên hiệu Trinh Nguyên, nhân dịp sinh nhật, vua Đức Tông mời ông vào nội điện, diễn thuyết tông chỉ Hoa Nghiêm, nhờ vậy nhà vua mới giác ngộ, bảo rằng: “nhờ diệu pháp mà làm cho trong sạch, mát mẻ tâm của trẫm”, cho nên ban cho ông hiệu là Thanh Lương Quốc Sư. Ông đã từng lập ra 10 thệ nguyện để tự khuyên răn mình, cho nên người ta gọi là Thanh Lương Thập Nguyện. Đến khi vua Thuận Tông lên ngôi, vua cũng lấy lễ bái ông làm Quốc Sư, trong triều ngoài dân dã đều mến mộ cao phong của ông. Vào năm thứ 5 (810) niên hiệu Nguyên Hòa (元和) đời vua Hiến Tông, ông trả lời các câu vấn đáp của nhà vua, giảng rõ về nghĩa của pháp giới Hoa Nghiêm, được vua hài lòng, bèn tặng cho ông hiệu là Tăng Thống Thanh Lương Quốc Sư (僧統清涼國師). Đến năm thứ 4 niên hiệu Khai Thành (開成), ông thị tịch, hưởng thọ 102 tuổi. Có thuyết cho là ông mất trong khoảng thời gian niên hiệu Nguyên Hòa, hưởng thọ 70 tuổi. Ông được táng trong thạch thất trên Chung Nam Sơn và Tướng Quốc Bùi Hưu (裴休) soạn bia văn. Ông đã trải qua 9 triều đại, từng giảng kinh cho 7 đời vua, đệ tử có Tông Mật (宗密), Tăng Duệ (僧叡), Pháp Ấn (法印), Tịch Quang (寂光), và đệ tử đắc pháp có hơn 100 người. Trước tác của ông có rất nhiều như Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Sớ (大方廣佛華嚴經疏) 60 quyển, Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao (隨疏演義鈔) 90 quyển, Hoa Nghiêm Kinh Cương Yếu (華嚴經綱要) 3 quyển, Ngũ Uẩn Quán (五蘊觀), Tam Thánh Viên Dung Quán Môn (三聖圓融觀門), v.v.

Thanh Nguyên Hành Tư (青原行思, Seigen Gyōshi, ?-740): nhân vật sống dưới thời nhà Đường, người vùng An Thành (安城), Cát Châu (吉州, Tỉnh Giang Tây), họ là Lưu (劉). Ông xuất gia hồi còn nhỏ, sau đến tham học với Lục Tổ Huệ Năng và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Ông cùng với Nam Nhạc Hoài Nhượng (南岳懷讓) được gọi là hai vị đại đệ tử của Lục Tổ. Từ khi ông đến sống tại Tĩnh Cư Tự (静居寺) thuộc Thanh Nguyên Sơn (青原山), chúng môn đồ vân tập đến tham học rất đông, và sau nầy ba pháp hệ thuộc đời cháu là Vân Môn Tông, Tào Động Tông, Pháp Nhãn Tông liên tục xuất hiện. Vào ngày 13 tháng 11 năm thứ 28 niên hiệu Khai Nguyên (開元), ông thị tịch, có thuyết cho là ông thọ 68 tuổi, và được vua Hy Tông ban cho thụy là Hoằng Tế Đại Sư (弘濟大師).

Thanh Phong Truyền Sở (青峰傳楚, Seihō Denso, ?-?): nhân vật sống vào cuối đời nhà

Đường, người vùng Kinh Châu (涇州, Tỉnh Cam Túc), người kế thừa dòng pháp của Lạc Phổ Nguyên An (樂普元安). Ông đã từng sống tại Thanh Phong Sơn (青峰山) thuộc Phủ Phong Tường (風翔府).

Thánh Bảo (聖寳, Shōbō, 832-909): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời đại Bình An, Tự Trưởng đời thứ 8 của Đông Tự (東寺, Tō-ji), vị tổ khai sáng Dòng Tiểu Dã (小野), húy là Thánh Bảo (聖寳), tên tục là Hằng Ấm Vương (恒蔭王), thụy hiệu là Lý Nguyên Đại Sư (理源大師), xuất thân vùng Kyoto, con của Binh Bộ Đại Thừa Cát Thanh Vương (兵部大丞葛聲王). Năm 16 tuổi, ông theo xuất gia với Chơn Nhã (眞雅, Shinga), rồi học Tam Luận, Pháp Tướng và Hoa Nghiêm với Nguyên Hiểu (源曉, Gankyō), Viên Tông (圓宗, Enshū) và Bình Nhân (平仁, Heinin). Năm 869, ông làm việc cho Duy Ma Hội Thụ Nghĩa và luận phá các nghĩa học khác, sau đó đến năm 871 thì thọ nhận pháp Vô Lượng Thọ từ Chơn Nhã và chuyên tu về Mật Giáo. Đến năm 874, ông kiến lập nên Đề Hồ Tự (醍醐寺, Daigoji), rồi đến năm 880 thì thọ nhận 2 bộ đại pháp từ Chơn Nhiên (眞然, Shinzen) ở Cao Dã Sơn và vào năm 884 thì thọ pháp quán đảnh ở Nguyên Nhân (源仁, Gennin) tại Đông Tự. Sau đó, vào năm 890, ông làm Tọa Chủ của Trinh Quán Tự (貞觀寺, Jōgan-ji), rồi năm 905 thì làm Viện Chủ Đông Nam Viện của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), và năm sau thì làm Tự Trưởng cũng như Tăng Chánh của Đông Tự. Các trước tác của ông để lại có Đại Nhật Kinh Sớ Sao (大日經疏鈔), Thai Tạng Giới Hành Pháp Thứ Đệ (胎藏界行法次第), Như Ý Luân Tu Cúng Quỹ (如意輪修軌),

Ngũ Đại Hư Không Tạng Thức Pháp (五大虛空藏式法), Tu Nghiệm Tối Thắng Huệ Ấn Tam Muội Da Cực Ấn Quán Đảnh Pháp (修驗最勝惠印三昧耶極印灌頂法).

Thân Loan (親鸞, Shinran, 1173-1262): vị tăng sống vào đầu thời kỳ Liêm Thương, vị tổ sư khai sáng ra Tịnh Độ Chơn Tông của Nhật Bản, con đầu của Hoàng Thái Hậu Cung Đại Tấn Nhật Dã Hữu Phạm (宮大進日野有範), thường được gọi là Xước Không (綽空), Thiện Tín (善信). Ban đầu ông đầu sư với Từ Viên (慈圓), sau trở thành đệ tử của Pháp Nhiên (法然, Hōnen). Vào năm 1207 (năm đầu niên hiệu Thừa Nguyên [承元]), do vì pháp môn niệm Phật bị đàn áp nên ông bị lưu đày đến địa phương Việt Hậu (越後, Echigo), và trong khoảng thời gian nầy ông tự xưng là kẻ ngu ngốc và sống cuộc đời phi tăng phi tục. Cũng chính trong giai đoạn nầy, ông đã cưới vị Ni Huệ Tín (慧信) làm vợ. Đến năm 1211 (năm đầu niên hiệu Kiến Lịch [建曆]), ông được xá tội, và năm sau ông trở về kinh đô. Nơi đây ông gặp Thường Lục Quốc Đạo Điền Hương (常陸國稻田郷) ở vùng Quan Đông (關東, Kantō), lấy giáo

nghĩa Tín Tâm Vi Bổn (信心爲本, tín tâm làm gốc) và tiến hành truyền đạo bố giáo.

Các tác phẩm của ông để lại cho hậu thế có Giáo Hành Tín Chứng (教行信証), Duy Tín Sao Văn Ý (唯信抄文意), Tịnh Độ Văn Loại Tụ Sao (淨土文類聚抄), Ngu Ngốc Sao (愚禿抄), v.v. Ông được ban cho thụy hiệu là Kiến Chơn Đại Sư (見眞大師).

Thần Hội (神會, Jinne, 720-794): vị Thiền tăng của Tịnh Chúng Tông (淨衆宗) sống dưới thời nhà Đường, người Phụng Tường (鳳翔), Thiểm Tây (陝西), nguyên gốc Tây Vức, họ Thạch (石). Năm 30 tuổi, ông đến làm môn hạ của Vô Tướng (無相) ở Tịnh Chúng Tự (淨衆寺) vùng Thành Đô (城都). Sau đó, ông được thầy ấn khả cho, tiếp nối quản lý Tịnh Chúng Tự, nổ lực xiển dương tông phong của mình, chủ xướng thuyết “tức tâm thị Phật (即心是佛, ngay nơi tâm nầy là Phật)”. Vào năm thứ 10 niên hiệu Trinh Nguyên (貞元) đời vua Đức Tông, ông thị tịch, hưởng thọ 75 tuổi đời và 36 hạ lạp. Đệ tử của ông Ích Châu Nam Ấn (益州南印) truyền pháp cho Toại Châu Đạo Viên (遂州道圓) và Đạo Viên truyền lại cho Khuê Phong Tông Mật (圭峰宗密).

Thần Thanh ( 神清, Shinsei, ?-820): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, người vùng Xương Minh (昌明, thuộc Chương Minh, Tứ Xuyên), họ Chương (章), tự Linh Dữu (靈庾). Lúc nhỏ ông học Nho điển, nghe nhiều, nhớ kỹ, rất rành về thi văn, sau lớn lên xuất gia ở Khai Nguyên Tự (開元寺) vùng Miên Châu (緜州, thuộc Miên Dương, Tứ Xuyên), chuyên tâm nghiên cứu kinh luận. Về sau ông vào làm việc trong Đại

Nội, rất được đãi ngộ. Đến cuối đời ông từ chức trở về núi ẩn tu, sống tại Huệ Nghĩa Tự (慧義寺) vùng Tử Châu (梓州, thuộc Tam Đài, Tứ Xuyên), chuyên tâm giảng diễn và trước tác. Đến năm thứ 15 niên hiệu Nguyên Hòa (元和), ông thị tịch, không rõ hưởng thọ bao nhiêu tuổi. Trước tác của ông có hơn 10 loại như Pháp Hoa Huyền Tiên (法華玄箋), Thích Thị Niên Chí (釋氏年誌), Bắc Sơn Tham Huyền Ngữ Lục (北山參玄語錄), v.v.

Thần Tú (神秀, Jinshū, 605-706): vị Thiền tăng sống dưới thời nhà Đường, người vùng Úy Dân (尉民), Biện Châu (汴州, phía Nam Khai Phong, Hà Nam), họ Lý (李), thân cao 8 thước, mắt rộng mày dài, có đức tướng uy nghiêm, lúc nhỏ đã đọc các kinh sử,

học rộng nghe nhiều. Sau ông xuống tóc thọ pháp, tìm thầy học đạo, đến Song Phong Tự (雙峰寺) ở Kì Châu (蘄州) tham yết Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (弘忍), thề nguyện chịu đựng tất cả khổ nhọc chỉ một lòng cầu đạo mà thôi. Nhờ đức nhẫn thụyc ấy, trong chúng ai cũng kính phục và trở thành đứng đầu trong chúng môn hạ của Ngũ Tổ, cho nên có tên gọi Thượng Tọa Thần Tú. Ông cũng có quan hệ thân thiện với Đại Giám Huệ Năng (大鑒慧能). Bài kệ nổi tiếng của ông là “thân thị bồ đề thọ, tâm như minh kính đài, thời thời thường phất thức, mạc sử nhạ trần ai (身是菩提樹、心如明鏡臺、時時勤拂拭、莫使惹塵埃, thân là cây bồ đề, tâm như đài gương sáng, hằng ngày thường lau quét, chớ để nhuốm bụi trần)”. Vào tháng 10 năm thứ 2 (675) niên hiệu Thượng Nguyên (上元) đời vua Cao Tông nhà Đường, khi Hoằng Nhẫn viên tịch, ông chuyển đến Đương Dương Sơn (當陽山) ở Giang Lăng (江陵) giáo hóa, chúng đạo tục quy tụ về rất đông, từ đó đạo phong và tiếng tăm của ông càng vang xa. Tắc Thiên Võ Hậu (則天武后) nghe tiếng của ông, cho triệu vào cung nội, cho xây dựng ở Đương Dương Sơn ngôi Độ Môn Tự (度門寺). Đến khi vua Trung Tông lên ngôi, vua lại càng trọng hậu ông và vị quan Trung Thư Lệnh Trương Thuyết (張

説) cũng lấy lễ bái ông làm thầy. Chính ông cũng đã từng tâu lên Võ Hậu cho triệu thỉnh Huệ Năng, nhưng Huệ Năng cố từ, trả lời rằng ông đã có duyên với Lãnh Nam (嶺南) rồi, nên không đến Đại Dữu Lãnh (大庾嶺) nữa, từ đó trong Thiền môn có câu “Nam Năng Bắc Tú (南能北秀, phía Nam có Huệ Năng, phía Bắc có Thần Tú)”. Ông thị tịch vào tháng 2 năm thứ 2 niên hiệu Thần Long (神龍) tại Thiên Cung Tự

(天宮寺) ở Lạc Dương (洛陽), hưởng thọ 102 tuổi. Ông được ban cho sắc hiệu là Đại Thông Thiền Sư (大通禪師), là người được nhận thụy hiệu Thiền sư sớm nhất. Giáo pháp của ông hưng thạnh một dãy Trường An (長安), Lạc Dương (洛陽). Thiền phong của ông chủ yếu là tiệm ngộ, trái ngược với chủ trương đốn ngộ của Huệ Năng bên Nam Tông Thiền. Môn nhân Đạo Tuyền (道璿) của ông là người đến Nhật Bản sớm nhất, cho nên những Thiền tăng thời kỳ đầu của Nhật đều thuộc hệ thống nầy. Pháp từ của ông có Tung Sơn Huệ Tịch (嵩山慧寂), Kinh Triệu Nghĩa Phước (京兆義福), v.v.

Thật Huệ (實惠, Jitsue, 786-847): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời đại Bình An, cao đệ của Không Hải, trú trì đời thứ 2 của Đông Tự (東寺, Tō-ji), người khai sáng ra Quán Tâm Tự ( 觀心寺, Kanshin-ji) ở vùng Hà Nội ( 河内, Kawachi), thụy hiệu là Đạo Hưng Đại Sư (道興僧都), Cối Vĩ Tăng Đô (檜尾僧都), xuất thân vùng Tán Khi (讚岐, Sanuki, thuộc Kagawa-ken ngày nay). Ông xuất gia ở Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), theo hầu Không Hải sau khi vị nầy từ Trung Quốc du học về, đến năm 810 ông thọ pháp quán đảnh và vâng mệnh của thầy lên khai sáng Cao Dã Sơn (高野山, Kōyasan). Năm 836, ông kế thừa Không Hải làm Tự Trưởng của Đông Tự, và năm sau thì ủy thác cho đệ tử Viên Hành (圓行, Engyō) và sang nhà Đường cầu pháp. Môn đệ của ông có Huệ Vân (惠雲, Eun), Chơn Thiệu (眞紹, Shinshō), Tông Duệ (宗叡, Shūei). Ông có để lại tác phẩm Cối Vĩ Khẩu Quyết

(檜尾口訣).

Thế Thân (s: Vasubandhu, j: Seshin, 世親): còn gọi là Thiên Thân (天親), tác giả của bộ Câu Xá Luận (s: Abhidharmakośa-bhāya, 倶舍論), một trong những nhân vật khai sáng nên Phái Du Già Hành của Phật Giáo Đại Thừa Ấn Độ, sống vào khoảng thế ký thứ 5, xuất thân Thành Phú La (富羅城) thuộc nước Kiền Đà La (s, p: Gandhāra, Gāndhāra, 犍駄羅) ở miền Tây Bắc Ấn Độ, con thứ 2 của quốc sư Bà La Môn Kiều Thi Ca (s: Kauśika, 憍尸迦). Ban đầu ông cùng với người anh Vô Trước (s: Asaga, 無著) xuất gia theo bộ phái Tát Bà Đa (s: Sarvāsti-vāda, 薩婆多, Hữu Bộ); nhưng Vô Trước thì đi thẳng vào Đại Thừa, còn Thế Thân thì vào Kinh Lượng Bộ (s: Sautrāntika, 經量部), lập chí muốn cải thiện giáo nghĩa của Hữu Bộ, bèn đến nước Ca Thấp Di La (迦濕彌羅) để nghiên cứu về Đại Tỳ Bà Sa Luận (大毘婆沙論). Bốn năm sau ông trở về nước, giảng thuyết giáo nghĩa Tỳ Bà Sa cho đại chúng nghe và viết ra bộ A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (阿毘達磨倶舍論). Đầu tiên ông kích bác Phật Giáo Đại Thừa, cho rằng Đại Thừa không phải do Phật thuyết ra. Về sau, nhờ có Vô Trước dùng phương tiện khai thị cho, ông mới ngộ được nghĩa lý Đại Thừa, chuyển sang tin phụng và hoằng dương yếu nghĩa Đại Thừa. Các luận thư và chú thích của ông có rất nhiều, tạo nên cơ sở cho phái Du Già của Phật Giáo Đại Thừa. Một số trước tác quan trọng của ông có Câu Xá Luận (倶舍論) 30 quyển, Nhiếp Đại Thừa Luận Thích (攝大乘論釋) 15 quyển, Thập Địa Kinh Luận (十地經論) 12 quyển,

Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh Luận (金剛般若波羅蜜經論), Quảng Bách Luận (廣百論), Bồ Đề Tâm Luận (菩提心論), Tam Thập Duy Thức Luận Tụng (三十唯識論頌), Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận (大乘百法明門論), Vô Lượng

Thọ Kinh Ưu Ba Đề Xá (無量經優波提舍), v.v. Chính ông là người đã hình thành

nên hệ thống tư tưởng Duy Thức, rất nỗi tiếng với tên gọi là Luận Sư Của Ngàn Bộ Kinh Luận. Nhân vật Bà Tu Bàn Đầu (婆修盤頭) trong Phú Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện (付法藏因縁傳) và Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄) hoàn toàn khác với nhân vật Thế Thân nầy. Trong Câu Xá Luận, nhân vật Bà Tu Bàn Đầu được gọi là Cổ Thế Thân để phân biệt với Tân Thế Thân, vị luận chủ Câu Xá.

Thí Hộ (s: Dānapāla, 施護, khoảng thế kỷ thứ 10): vị tăng dịch kinh dưới thời nhà Tống, xuất thân Ô Chấn Nẵng Quốc (s: Udyāna, 烏塡曩國) ở miền Bắc Ấn Độ, người đời thường gọi là Hiển Giáo Đại Sư (顯教大師), năm sanh và mất không rõ. Vào năm thứ 5 (980) niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc (太平興國) đời vua Thái Tông nhà Bắc

Tống, ông cùng với Tam Tạng Thiên Tức Tai (天息災) nước Ca Thấp Di La (迦濕彌

羅) thuộc miền Bắc Ấn Độ sang vùng Biện Kinh (汴京, Khai Phong), dừng chân trú tại Dịch Kinh Viện (譯經院, cơ quan dịch kinh do chính phủ lập nên) của Thái Bình Hưng Quốc Tự (太平興國寺) và dốc hết toàn lực cho việc phiên dịch kinh điển. Tác phẩm cọng dịch có Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh (大乘莊嚴寳王經) 4 quyển, Cấp Cô Trưởng Giả Nữ Đắc Độ Nhân Duyên Kinh (給孤長者女得度因縁經) 3 quyển, Quảng Thích Bồ Đề Tâm Luận (廣釋菩提心論) 4 quyển, Đại Thừa Nhị Thập Tụng Luận (大乘二十頌論) 1 quyển, Lục Thập Tụng Như Lý Luận (六十頌如理論) 1 quyển, Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Tam Muội Đại Giáo Vương Kinh (一切如來眞實攝大乘現證三昧大教王經) 30 quyển,

Nhất Thiết Như Lai Kim Cang Tam Nghiệp Tối Thượng Bí Mật Đại Giáo Vương

Kinh (一切如來金剛三業最上祕密大教王經) 7 quyển, Thủ Hộ Đại Thiên Quốc Độ Kinh (守護大千國土經) 3 quyển, Biến Chiếu Bát Nhã Ba La Mật Kinh (遍照般若波羅蜜經) 1 quyển, v.v., gồm 115 bộ và 225 quyển.

Thiên Ẩn Viên Tu (天隱圓修, Tenin Enshū, 1575-1635): vị tăng của Lâm Tế Tông

Trung Quốc, hiệu là Thiên Ẩn (天隱), xuất thân Nghi Hưng (宜興), Kinh Khê (荆溪, Tỉnh Giang Tô), họ Mẫn (閔). Năm 24 tuổi, ông xuất gia với Huyễn Hữu Chánh Truyền (幻有正傳) ở Long Trì Viện (龍池院), rồi được đại ngộ và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Vào năm thứ 4 (1620) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), ông đến trú tại Khánh Sơn (磬山), Thường Châu (常州, Tỉnh Giang Tô), và sau đó sống qua một số nơi như Pháp Tế Thiền Viện (法濟禪院), Báo Ân Thiền Viện (報恩禪院) ở Võ Khang (武康, Tỉnh Triết Giang), v.v. Đến ngày 23 tháng 9 năm thứ 8 niên hiệu Sùng Trinh (崇禎), ông thị tịch, hưởng thọ 61 tuổi đời và 37 hạ lạp. Ông có để lại bộ Thiên Ẩn Hòa Thượng Ngữ Lục (天隱和尚語錄) 15 quyển. Trương Ngọc (張玉) soạn bài minh tháp của ông.

Thiên Bình Tùng Y (天平從漪, Tempei Shūi, ?-?): nhân vật sống dưới thời nhà Tống, pháp từ của Thanh Khê Hồng Tấn (清谿洪進). Ông đã từng sống tại Thiên Bình Sơn (天平山), Tương Châu (相州, Tỉnh Hà Nam).

Thiên Đồng Như Tịnh (天童如淨, Rú-jìng, Tendō Nyojō, 1163-1228): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, vì tánh tình của ông hào sảng vui vẻ nên trong tùng lâm đương thời thường gọi ông là Tịnh Trưởng (淨長), sau nầy thì gọi là Trưởng Ông (長

翁), sinh ngày mồng 7 tháng 7 năm đầu (1163) niên hiệu Long Hưng (隆興) ở vùng Việt Châu (越州, Tỉnh Triết Giang), còn năm tháng ông xuất gia và thọ cụ túc thì không rõ. Sau khi xuất gia, ông chuyên tâm học giáo lý, đến năm 19 tuổi thì đến tham vấn Túc Am Trí Giám (足菴智鑑) ở Tuyết Đậu Sơn (雪竇山). Ông khai ngộ với câu chuyện cây bá trước sân của Trí Giám, và được chấp thuận cho tu tập tại đây. Sau đó, ông trải qua hơn 20 năm du lãng giang hồ, đến năm thứ 3 (1210) niên hiệu Gia Định (嘉定), ông đến trú tại Thanh Lương Tự (清涼寺) thuộc Phủ Kiến Giang (建江府, Tỉnh Giang Tô). Về sau, ông đã từng sống qua các chùa như Thoại Nham Tự (瑞巖

寺) ở Đài Châu (台州, Tỉnh Triết Giang), Nam Sơn Tịnh Từ Tự (南山淨慈寺) ở Phủ Lâm An (臨安府, Tỉnh Triết Giang), Thoại Nham Tự ở Minh Châu (明州, Tỉnh Triết

Giang), rồi sau đó lại quay trở về Tịnh Từ Tự. Nhận được di thư của Phái Vô Tế Liễu (無濟了派) ở Thiên Đồng Sơn (天童山), vào năm thứ 17 niên hiệu Gia Định (嘉定), ông đến trú trì Thái Bạch Sơn Thiên Đồng Cảnh Đức Thiền Tự (太白山天童景德禪

寺) vùng Minh Châu. Chính trong khoảng thời gian nầy thì Đạo Nguyên (道元) của Nhật sang tham vấn và được chân truyền pháp môn tu gọi là Thân Tâm Thoát Lạc (身心脱落), Chỉ Quản Đả Tọa (只管打坐). Trong bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng (正法眼藏, Shōbōgenzō) do Đạo Nguyên sáng tác sau nầy đã thể hiện đầy đủ phong cách và dung mạo của Như Tịnh. Vào ngày 17 tháng 7 năm đầu niên hiệu Thiệu Định (紹

定) nhà Tống, ông thị tịch, hưởng thọ 66 tuổi. Ông có để lại bài kệ là “Lục thập lục niên, tội phạm di thiên, đả cá bột khiêu, hoạt hãm Huỳnh Tuyền. Di ! Tùng lai sanh tử bất tương cán ” (六十六年、罪犯彌天、打箇浡跳、活陷黄泉、咦、從來生死不相干). Trước tác của ông để lại có Như Tịnh Thiền Sư Ngữ Lục (如淨禪師語錄) 2 quyển, Như Tịnh Thiền Sư Tục Ngữ Lục (如淨禪師續語錄) 1 quyển.

Thiên Hoàng Đạo Ngộ (天皇道悟, Tennō Dōgo, 748-807): người Huyện Kim Hoa (金華), Tỉnh Triết Giang (浙江, thuộc Vụ Châu), họ là Trương (張). Năm lên 14 tuổi, ông có chí xuất gia, rồi sau xuống tóc xuất gia với vị Đại Đức ở Minh Châu (明州, thuộc Tỉnh Triết Giang), và năm 25 tuổi thì thọ cụ túc giới tại Trúc Lâm Tự (竹林寺) ở Hàng Châu (杭州, thuộc Tỉnh Triết Giang). Sau đó, ông chuyên tâm tu tập phạm hạnh. Có hôm nọ, ông ngao du Dư Hàng, tham yết Kính Sơn Pháp Khâm (徑山法欽) và theo hầu vị nầy trong vòng 5 năm. Trong khoảng thời gian niên hiệu Đại Lịch (大歷, 766-779), ông vào tu trong Đại Mai Sơn (大梅山), rồi trong khoảng đầu niên hiệu Kiến Trung (建中, 780-783), ông đến vùng Chung Lăng (鍾陵, Tỉnh Giang Tây), tham bái Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一), và lưu lại với vị nầy được 2 năm. Cuối cùng ông đến tham bái Thạch Đầu Hy Thiên (石頭希遷) và kế thừa dòng pháp của vị nầy.

Sau đó, ông đến sống tại Sài Tử (柴紫) thuộc Đương Dương (當陽), Kinh Châu (荆

州), học đồ theo ông rất đông. Tiếp theo, ông chuyển đến sống tại Thiên Hoàng Tự (天皇寺) ở Thành Đông, Kinh Châu. Vào ngày 30 tháng 4 năm thứ 2 niên hiệu Nguyên Hòa (元和), ông thị tịch, hưởng thọ 60 tuổi đời và 35 hạ lạp.

Thiên Long (天龍, Tenryū, ?-?): nhân vật sống dưới thời nhà Đường, người vùng Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang). Ông kế thừa dòng pháp của Đại Mai Pháp Thường (大梅法常), môn hạ của Mã Tổ. Khi có ai hỏi điều gì ông thường hay đưa một ngón tay lên. Chính ông là người đã đả thông cho Câu Chi (倶胝) ở Kim Hoa Sơn (金華

山). Phong cách Thiền gọi là một ngón tay của ông rất nỗi tiếng, nhưng truyền ký về những lần ông thăng đường thuyết pháp cũng như ngôn ngữ vấn đáp thì quá ít.

Thiên Lơi Hưu (千利休, Sen-no-Riky, 1522-1591): vị tô khai sáng ra Trà Đao Nhât Ban, sống vào khoang giưa hai thơi đai Chiến Quốc (戰國, Sengoku) và An Thô Đào Sơn ( 安土桃山, Azuchimomoyama), huy là Tông Dị (宗易, hiệu Lợi Hưu (利休, Phao Thuyên Trai (抛筌齋, Bât Thâm Am (不審庵, xuât thân vung Hoa Tuyền (和泉, Izumi, thuôc Ōsaka-fu). Ban đâu ông theo hoc với mây nhân vât nôi tiếng về trà như

Đao Trân (道陳 và Thiệu Âu (紹鷗 ơ vung Hoa Tuyền, kế đến tham vân Thiền với Đai Lâm Tông Sáo (大林宗套, Tiếu Lãnh Tông Hân (笑嶺宗訢, và thành công trong việc sáng tao ra loai hình thức uống trà trong tinh lăng goi là Wabicha (侘茶 đê thâu triệt tân cung tinh thân cua Thiền. Ông cung đã tưng phuc vu cho hai Tướng Quân Chức Điền Tín Trương (織田信長, Oda Nobunaga) và Phong Thân Tu Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi) với tư cách là Thiền tăng pha trà. Đến năm 1587, ông đã cung với Kim Tinh Tông Cưu (今井宗久, Tân Điền Tông Câp (津田宗及 đóng vai tro ngươi ngôi hâu sau lưng Tu Cát trong Đai Hôi Trà Băc Dã, và được xem như là bâc trà tượng số môt trong thiên ha. Vào năm 1589, theo lơi khuyên cua Cô Khê Tông Trân (古溪宗陳, ông đem an trí tiêu tượng cua mình ơ sơn môn Đai Đức Tư ( 大德寺, Daitoku-ji). Tương truyền răng cung chính vì việc làm nây mà ông tao nên mối nghi ngơ cho Tu Cát, nên ông đã dung đao tư vân.

Thiên Nham Nguyên Trường (千巖元長, Sengan Genchō, 1284-1357): vị tăng của Lâm

Tế Tông Trung Quốc, hiệu Thiên Nham (千巖), tự là Vô Minh (無明), xuất thân Tiêu Sơn (蕭山), Việt Châu (越州, Tỉnh Triết Giang), họ Đổng (董). Năm lên 7 tuổi, ông cùng với Tỳ Kheo Đàm Phương (曇芳) nhập môn Pháp Môn Viện (法門院) ở Phú Dương (富陽, Tỉnh Triết Giang), rồi đến năm 19 tuổi thì xuất gia và thọ giới cụ túc. Sau đó, ông học về giới luật ở Linh Chi Tự (靈芝寺), Võ Lâm Sơn (武林山, Tỉnh

Triết Giang) và cuối cùng kế thừa dòng pháp của Trung Phong Minh Bổn (中峰明本). Từ đó, ông bắt đầu giáo hóa ở Vô Minh Tự (無明寺) thuộc Phục Long Sơn (伏龍山), Ô Thương (烏傷). Vào tháng 10 năm thứ 4 (1327) niên hiệu Thái Định (泰定), ông tiến hành tu sửa Thánh Thọ Tự (聖壽寺) và làm trú trì chùa nầy. Ông được ban tặng cho một số danh hiệu như Phổ Ứng Diệu Trí Hoằng Biện (普應妙智弘辯), Phật Huệ Viên Giám Đại Nguyên Phổ Tế (佛慧圓鑑大元普濟), Phật Huệ Viên Minh Quảng Chiếu Vô Biên Phổ Lợi Đại Thiền Sư (佛慧圓明廣照無邊普利大禪師). Đến ngày 14 tháng 6 năm thứ 17 niên hiệu Chí Chánh (至正), ông thị tịch, hưởng thọ 74 tuổi đời và 56 hạ lạp. Ông có để lại tác phẩm Thiên Nham Hòa Thượng Ngữ Lục (千巖和尚語錄) 1 quyển.

Thiên Như Duy Tắc (天如惟則, Tenjo Isoku, ?-1354): vị tăng của Phái Dương Kì thuộc

Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Thiên Như (天如), người vùng Vĩnh Tân (永新),

Cát An (吉安, Tỉnh Giang Tây), họ Đàm (譚). Lúc nhỏ ông lên Hương Sơn (香山), xuống tóc xuất gia, rồi đến tham học với Trung Phong Minh Bổn (中峰明本) ở Thiên Mục Sơn (天目山) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Về sau, ông dừng chân trú tại Sư Tử Lâm (師子林) ngoài Thành Cô Tô (姑蘇城), Tô Châu (蘇州, Tỉnh Giang Tô) và cổ xướng Thiền phong của mình. Ông có bộ Sư Tử Lâm Thiên Như Hòa Thượng Ngữ Lục (師子林天如和尚語錄) 9 quyển, và được ban tặng hiệu là Phật Tâm Phổ Tế Văn Huệ Đại Biện Thiền Sư (佛心普濟文慧大辨禪師). Vào năm thứ 14 niên hiệu Chí Chánh (至正), ông thị tịch.

Thiên Quế Truyền Tôn (天桂傳尊, Tenkei Denson, 1648-1735): vị tăng của Tào Động Tông Nhật Bản, tự là Thiên Quế (天桂), thường gọi là Đồng Nhãn Lâu (瞳眼樓),

Diệt Tông (滅宗), Lão Loa Cáp (老螺蛤), Lão Mễ Trùng (老米虫), họ là Đại Nguyên (大原), xuất thân vùng Kỷ Y (紀伊, Kii, thuộc Wakayama-ken ngày nay). Năm lên 8 tuổi, ông theo xuất gia với Truyền Cung (傳弓) ở Song Dự Tự (窻譽寺) vùng Kỷ Y; đến năm 18 tuổi thì lên đường hành cước tu tập, đã từng đến tham vấn chư vị tôn túc như Tổ Hải (祖海) ở Vạn Tùng Tự (萬松寺), Xung Thiên (衝天) ở Khả Thùy Trai (可睡濟), Long Bàn (龍蟠) ở Hưng Thánh Tự (興聖寺). Đến năm thứ

5 (1677) niên hiệu Diên Bảo (延寳), ông đến tham yết Ngũ Phong Hải Âm (五峰海

音) ở Tĩnh Cư Tự (静居寺) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau ông sống ở chùa nầy, rồi đến năm thứ 2 (1689) niên hiệu Nguyên Lộc (元祿), ông được Phùng Tu Hạ Hầu (蜂修賀候) quy y theo, và chuyển đến sống tại Đại Vân Tự (大雲寺) ở vùng Cận Giang (近江, Ōmi, thuộc Shiga-ken ngày nay). Thêm vào đó, ông còn di chuyển đến Tàng Lộ Am (藏鷺庵) ở vùng Lãng Hoa (浪華, thuộc Ōsaka ngày nay), Trượng Lục Tự (丈六寺) vùng A Ba (阿波, Awa, thuộc Tokushima-ken ngày nay); và cuối cùng vào năm thứ 6 (1721) niên hiệu Hưởng Bảo (享保), ông lui về sống tại Thối Tàng Phong (退藏峰, tức Dương Tùng Am) ở vùng Nhiếp Tân (攝津, Settsu, thuộc Ōsaka ngày nay). Vào ngày mồng 10 tháng 12 năm thứ 20 niên hiệu Hưởng Bảo, ông thị tịch, hưởng thọ 88 tuổi.

Thiên Thai Đức Thiều (天台德韶, Tendai Tokushō, 891-972): vị tăng của Pháp Nhãn Tông, người vùng Long Tuyền (龍泉), Xử Châu (處州, thuộc Tỉnh Triết Giang), họ là Trần (陳). Năm lên 17 tuổi, ông đến xuất gia tại Long Quy Tự (龍歸寺) ở trong vùng, rồi trong khoảng niên hiệu Khai Bình (開平, 907-910), ông đi du hóa khắp nơi, tham bái Đầu Tử Đại Đồng (投子大同), Long Nha Cư Độn (龍牙居遁), nhưng sau đến tham yết Pháp Nhãn Văn Ích (法眼文益) ở Lâm Xuyên (臨川, Tỉnh Giang Tây) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Về sau, ông lên Thiên Thai Sơn, chấn hưng lại di tích của Trí Khải Đại Sư, và vào năm đầu (948) niên hiệu Càn Hựu (乾祐), ông được vua Trung Ý Vương (忠懿王) của Ngô Việt (呉越) đãi ngộ như là Quốc Sư. Vào ngày 28 tháng 6 năm thứ 5 niên hiệu Khai Bảo (開寳) nhà Bắc Tống, ông thị tịch, hưởng thọ 82 tuổi.

Thiên Y Nghĩa Hoài (天衣義懷, Tenne Gie, 993-1064): vị tăng của Vân Môn Tông Trung Quốc, người Huyện Lạc Thanh (樂清縣), Ôn Châu (温州, Tỉnh Triết Giang), họ là Trần (陳). Hồi nhỏ ông đã theo cha làm nghề đánh cá, nhưng tương truyền bắt được bao nhiêu cá ông đều thả hết. Sau được cha mẹ cho phép, ông theo học với vị tăng trong quận và xuất gia trong khoảng thời gian niên hiệu Thiên Thánh (天聖, 10231031). Đầu tiên ông đến tham bái Pháp Hoa Chí Ngôn (法華志言), rồi Kim Loan

Thiện (金鑾善) và Diệp Huyện Quy Tỉnh (葉縣歸省). Cuối cùng ông đến tham yết Tuyết Đậu Trùng Hiển (雪竇重顯) ở Thúy Phong Tự (翠峰寺) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Đầu tiên ông diễn xướng pháp môn của mình tại Thiên Y Sơn (天衣山) vùng Việt Châu (越州, Tỉnh Triết Giang), rồi sau lui về ẩn cư tại Sam Sơn Am (杉山

庵) vùng Trì Châu (池州, Tỉnh An Huy). Vào ngày 25 tháng 9 năm đầu niên hiệu Trị Bình (治平), ông thị tịch, hưởng thọ 72 tuổi đời và 46 hạ lạp. Ông được ban cho thụy là Chấn Tông Đại Sư (振宗大師).

Thiên Y Tông Bổn (天衣宗本, Tenne Sōhon, ?-?): vị tăng của Thiên Thai Tông Trung Quốc, sống dưới thời nhà Minh, hiệu là Nhất Nguyên (一元) hay Thiên Y (天衣), xuất thân Tứ Minh (四明, Tỉnh Triết Giang), họ Trần (陳). Năm 15 tuổi, nhân gặp một vị tăng nơi quán trà, ông được phó chúc cho phép 10 Pháp Giới và chuyên tâm sống với pháp môn Niệm Phật. Ông có viết bộ Quy Nguyên Trực Chỉ Tập (歸元直指

集) tại Diên Thọ Giảng Tự (延壽講寺), Tứ Minh vào năm thứ 32 (1553) niên hiệu Gia Tĩnh (嘉靖) với chủ trương tổng hợp Thiền và Niệm Phật.

Thiện Đạo (善導, Zendō, 613-681): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, xuất thân Lâm Truy (臨淄), Sơn Đông (山東), họ Chu (朱), hiệu Chung Nam Đại Sư (終南大師), vị tổ thứ 3 của Tịnh Độ Tông Trung Quốc. Trước khi ông ra đời là thời đại của Văn Đế (文帝), vị vua rất sùng ngưỡng Phật Giáo; vị tổ khai sáng Thiên Thai là Trí Khải Đại Sư (智顗大師) thị tịch trước khi ông ra đời 16 năm; còn Đạo Xước (道綽) thì quy y với Tịnh Độ Giáo trước khi ông sinh ra 4 năm. Nhà dịch kinh nỗi tiếng Huyền Tráng (玄奘) thì hoạt động cùng thời đại với ông. Lúc nhỏ ông theo xuất gia với Minh Thắng Pháp Sư (明勝法師) ở Mật Châu (密州), tinh thông các kinh Pháp Hoa, Duy

Ma, v.v. Vào năm thứ 15 (641) niên hiệu Trinh Quán (貞觀) đời vua Thái Tông nhà

Đường, ông đến Huyền Trung Tự (玄中寺) ở Tây Hà (西河), yết kiến Đạo Xước (道綽), tu học sám pháp Phương Đẳng và nghe giảng Quán Vô Lượng Thọ Kinh (觀無量壽經). Từ đó về sau, ông chuyên tâm niệm Phật, tinh tấn vượt qua mọi khổ nhọc, cuối cùng đạt được Niệm Phật Tam Muội và trong giấc mơ thấy được cảnh giới trang nghiêm của Tịnh Độ. Sau đó, ông đến Quang Minh Tự (光明寺) ở Trường An (長安), truyền bá pháp môn Tịnh Độ. Ông thường hành trì nghiêm mật, hằng ngày ngồi xếp bằng chấp tay, nhất tâm niệm Phật cho đến khi nào hết sức mới thôi. Trong vòng hơn 30 năm trường, ông không hề nằm ngủ, chẳng mắt nhìn người nữ, không nhận lễ bái của Sa Di, xa lánh danh lợi, chẳng thọ nhận cúng dường, tất cả quần áo đẹp cũng như thức ăn ngon ông đều đem đưa nhà trù cúng cho chúng tăng. Đạo phong của ông vang khắp các châu, mọi người đều ngưỡng mộ, được gọi là Di Đà hóa thân. Ngoài ra, ông cũng đã từng luận tranh với Kim Cang Pháp Sư (金剛法師) về những ưu khuyết của pháp môn Niệm Phật. Dưới thời vua Cao Tông, ông làm chức kiểm tra trong công trình tạo lập tượng Đại Lô Xá Na Phật (大盧舍那佛) ở Long Môn (龍門), Lạc Dương (洛陽). Vào ngày 14 (có thuyết cho là ngày 27) tháng 3 năm thứ 2 niên hiệu Vĩnh Long (永隆), ông thị tịch, hưởng thọ 69 tuổi. Môn nhân của ông có Hoài Cảm (懷感), Hoài Uẩn (懷惲), Tịnh Nghiệp (淨業), v.v. Trước tác của ông để lại có Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ (觀無量壽經疏) 4 quyển, Tịnh Dộ Pháp Sự Tán

(淨土法事讚) 2 quyển, và Quán Niệm Pháp Môn (觀念法門), Vãng Sanh Lễ Tán Kệ (往生禮讚偈), Ban Chu Tán (般船讚), Ngũ Chủng Tăng Thượng Duyên Nghĩa (五種增上縁義), v.v., mỗi thứ 1 quyển.

Thiện Phục (善伏, Zempuku, ?-660): vị Thiền tăng sống dưới thời nhà Đường, người vùng Nghĩa Hưng (義興), Giang Tô (江蘇), họ Tương (蔣), hay còn gọi là Đẳng Chiếu (等照). Năm lên 5 tuổi, ông xuất gia ở An Quốc Tự (安國寺), mặc áo vải thô sơ, ăn uống bần cùng, hằng ngày tụng kinh. Vào năm thứ 3 (629) niên hiệu Trinh Quán (貞觀), ông đi du lịch khắp bốn phương, học pháp hành quán Tịnh Độ với Siêu

Pháp Sư (超法師) của Thiên Thai Tông, đến các vùng Quế Châu (桂州), Quảng Châu (廣州), Tuần Châu (循州), v.v., sau cuối cùng gặp Tứ Tổ Đạo Tín (道信), được vị nầy khai thị pháp môn phương tiện. Vào năm thứ 5 niên hiệu Hiển Khánh (顯慶), ông trú ở Hành Nhạc (衡嶽), một hôm nọ bảo đại chúng rằng: “Nhất thiết vô thường, khí tức nan bảo, dạ thâm các tán, duyên tận thường ly (一切無常、氣息難保、夜深各散、縁盡常離, Hết thảy đều vô thường, hơi thở khó bảo toàn, đêm dày mỗi chia tan, duyên hết thường xa lìa)”. Ngay đêm ấy, ông ngồi xếp bằng ngay ngắn mà thị tịch.

Thiện Tài Đồng Tử (s: Sudhana-śreṣṭhi-dāraka, 善財童子, Zenzai Dōji): tên vị Bồ Tát đi cầu đạo xuất hiện trong Phẩm Nhập Pháp Giới của Kinh Hoa Nghiêm (華嚴經). Khi vị đồng tử nầy ra đời, trong nhà tự nhiên xuất hiện nhiều loại báu vật của cải, cho nên người ta đặt tên cho ông là Thiện Tài. Ông là con của Trưởng Giả Phước Thành (福

城). Ông phát tâm đi theo Văn Thù Sư Lợi (s: Mañjuśrī, 文殊師利), đến viếng thăm 53 vị thiện tri thức, cuối cùng gặp Bồ Tát Phổ Hiền (s: Samantabhadra, 普賢), nghe

10 đại nguyện của vị nầy và nguyện sẽ vãng sanh về nước Tây Phương của Phật A Di Đà. Chính quá trình cầu đạo tu hành của Thiện Tài Đồng Tử mà trải qua từng giai đoạn, đã trở thành quy phạm cho những nhà tu hành Phật Giáo xưa nay. Từ đó, nó cũng được áp dụng vào phương diện giáo hóa, trở thành tư liệu quý giá về mặt văn học của Phật Giáo. Ở trong Thiền môn cũng có an trí tượng của Thiện Tài Đồng Tử như là người cầu đạo chí cao của Phật Giáo Đại Thừa, trên lầu của sơn môn để làm Hiếp Sĩ của Quan Âm và thường ở bên trái.

Thiết Cước Ứng Phu (鉄脚應夫, Tekkyaku Ōfu, ?-?): vị tăng của Vân Môn Tông sống dưới thời nhà Tống, người vừng Thanh Lưu (清流), Trừ Châu (滁州, Tỉnh An Huy), họ là Tương (蔣). Ông nương theo Thừa Thái (承泰) ở Bảo Ninh Thiền Viện (保寧禪

院) thuộc Phủ Giang Ninh (江寧府, Tỉnh Giang Tô) xuất gia và thọ cụ túc giới. Sau đến tham học với Thiên Y Nghĩa Hoài (天衣義懷) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Ban đầu ông đến trú tại Cam Lồ (甘露) ở Nhuận Châu (潤州, Tỉnh Giang Tô), kế đến là Sùng Phước Thiền Viện (崇福禪院) ở Trường Lô Sơn (長蘆山), thuộc Chơn Châu (眞州, Tỉnh Giang Tô). Ông được ban cho hiệu là Quảng Chiếu Thiền Sư (廣照禪師).

Thiêu Âu (紹鷗, Jōō, 1504-1555): môt trà nhân sống vào khoang cuối thơi đai Thât Đinh (室町, Muromachi), xưa kia ho Vo Điền (武田, Takeda), sau đôi sang ho Vo Dã (武野, Takeno), hiệu Nhât Nhàn Cư Si (一閑居士, Đai Hăc Am (大黒庵. Ông đã tưng theo hoc Trà Đao với môn nhân cua Châu Quang (珠光 là Tông Trân (宗陳, Tông Ngô (宗悟, rôi tao nên cốt cách cua Wabicha và truyền lai cho Lợi Hưu (利休).

Thọ Ông Tông Bât (授翁宗弼, Juō Sōhitsu, 1296-1380): vị tăng cua Lâm Tế Tông Nhât

Ban sống vào giưa hai thơi đai Liêm Thương và Nam Băc Triều, huy Tông Bât (宗

弼), tuc danh Đăng Nguyên Đăng Phong (藤原藤房), đao hiệu Tho Ông (授翁), nhu Thân Quang Tịch Chiếu Thiền Sư (神光寂照禪師), Viên Giám Quốc Sư (圓鑑國師), Vi Diệu Đai Sư (微妙大師), xuât thân kinh đô Kyoto, con cua vị Quyền Đai Nap

Ngôn Đăng Nguyên Tuyên Phong (藤原宣房). Trước kia ông đã tưng phuc vu cho Hâu Đề Hô Thiên Hoàng (後醍醐天皇, Godaigo Tennō), làm đến chức Trung Nap

Ngôn (中納言), ngoài công vu ra ông con đến tham Thiền với Minh Cưc Sơ Tuân (明極楚俊). Ông được Tông Phong Diệu Siêu (宗峰妙超) truyền trao cho y bát và pháp hiệu, và đến năm 1334 thì xuât gia. Khi Huệ Huyền (慧玄) khai sáng Diệu Tâm Tư (妙心寺, Myōshin-ji), ông theo hâu và kế thưa dong pháp cua vị nây. Sau khi thây mình qua đơi, ông làm tru trì đơi thứ hai chua nây.

Thoại Nham Sư Ngạn (瑞巖師彦, Zuigan Shigen, ?-?): nhân vật sống vào cuối thời nhà Đường, người vùng Mân Việt (閩越, Tỉnh Phúc Kiến), họ là Hứa (許). Lúc còn nhỏ ông có chí xuất gia, nên mặc áo ca sa và nghiêm trì giới luật. Ông đến tham vấn Nham Đầu Toàn Khoát (巖頭全奯) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau ông đến sống ở Thoại Nham Viện (瑞巖院) vùng Đài Châu (台州, Tỉnh Triết Giang) và đã từng quy y cho cả dòng họ của Võ Túc Vương Tiễn.

Thối Canh Đức Ninh (退耕德寧, Tsuikan Tokunei, ?-?): vị tăng sống dưới thời nhà Nguyên, thuộc Phái Dương Kì và Phái Phá Am của Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Thối Canh (退耕). Ông theo tham học với Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範) ở Đức

Sơn (德山) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau ông đến trú tại Linh Ẩn Tự (靈隠寺) ở Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang). Tiếp theo ông chuyển đến trú trì các chùa như Báo Ân Tự (報恩寺), Huệ Nhật Tự (慧日寺), Vĩnh Thiên Tự (永天寺), Vạn Thọ Tự (萬壽寺), cuối cùng lại quay về Linh Ẩn Tự.

Thôn Điên Châu Quang (村田珠光, Murata Shk↓, 1422-1502): môt trà nhân nôi tiếng sống giưa hai thơi đai Thât Đinh (室町, Muromachi) và Chiến Quốc (戰國, Sengoku) , huy là Châu Quang, xuât thân vung Nai Lương (奈良, Nara). Ban đâu ông là vị tăng cua Xưng Danh Tư (稱名寺 vung Nai Lương, nhưng vì ông rât say mê trong việc uống trà, nên đã bo chua đi ngao du. Sau ông lên kinh đô, đến tham Thiền với Tông Thuân (宗純, khai sáng ra hình thức Trà Lê cua Thiền Viện, và hiêu được áo nghia cua Trà Thiền Nhât Vị (Trà và Thiền cung môt vị), và tương truyền ông là ngươi khai sáng ra Wabicha (侘茶. Ông tưng giao du với nhưng bâc thây liên ca như Tâm Kính ( 心敬), Tông Ky (宗祇, và hình thành nên lý luân đôc đáo cua Wabicha (侘茶. Đệ tư ông có Tông Châu (宗珠), Thiệu Trích (紹滴, Tông Lý (宗理, v.v.

Thuận Chi (順之, Junshi, ?-?): vị tăng của Quy Ngưỡng Tông, xuất thân Phối Giang (浿

江), Tân La (新羅), họ Phác (朴). Ông xuống tóc xuất gia ở Ngũ Quan Sơn (五冠山) và thọ cụ túc giới ở Tục Ly Sơn (俗離山). Vào năm thứ 2 (858) đời vua Hiến An Vương (憲安王), ông sang nhà Đường cầu pháp, theo hầu Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (仰山慧寂) và được vị nầy truyền tông chỉ cho. Đến năm thứ 14 (874) đời vua Cảnh Văn Vương (景文王), ông trở về nước, được cử đến trú trì Long Nghiêm Tự (龍嚴寺, sau là Thoại Vân Tự [瑞雲寺]). Ông thị tịch hưởng thọ 65 tuổi, được ban cho thụy hiệu Liễu Ngộ Thiền Sư (了悟禪師).

Thủ Sơn Tỉnh Niệm (首山省念, Shuzan Shōnen, 926-993): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, người kế thừa dòng pháp của Phong Huyệt Diên Chiểu (風穴延沼), xuất thân vùng Lai Châu (萊州, thuộc Tỉnh Sơn Đông), họ là Địch (狄). Ông đến xuất gia tại Nam Thiền Viện (南禪院) ở trong làng và đắc độ với Phong Huyệt. Sau ông đến trú tại Thủ Sơn (thuộc Lâm Nhữ, Tỉnh Hà Nam) và trở thành vị tổ khai sáng nơi đây. Về sau, ông lại chuyển đến sống ở Quảng Giáo Thiền Viện (廣教禪院) tại Bảo An Sơn (寳安山), rồi đến Bảo Ứng Thiền Viện (寳應禪院). Vào ngày mồng 4

tháng 12 năm thứ 4 niên hiệu Thuần Hóa (淳化), ông thị tịch, hưởng thọ 68 tuổi đời và 49 hạ lạp. Ông có để lại cuốn Nhữ Châu Thủ Sơn Niệm Hòa Thượng Ngữ Lục (汝州首山念和尚語錄) 1 quyển.

Thúy Nham Linh Tham (翠巖令參, Suigan Reisan, ?-?): xuất thân vùng Hồ Châu (湖州,

Tỉnh Triết Giang), pháp từ của Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存). Ông sống tại Thúy Nham Sơn (翠巖山), Minh Châu (明州, Tỉnh Triết Giang) và cử xướng Thiền phong của mình rất mạnh mẽ. Ông được ban cho Tử Y và hiệu là Vĩnh Minh Đại Sư

(永明大師).

Thúy Vi Vô Học (翠微無學, Suibi Mugaku, ?-?): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, pháp từ của Đơn Hà Thiên Nhiên (丹霞天然). Ông đã từng sống ở Thúy Vi Tự (翠微寺), thuộc Chung Nam Sơn (終南山), Kinh Triệu (京兆, Tỉnh Thiểm Tây). Tuân chiếu của vua Hy Tông, ông vào cung nội thuyết pháp, được ban tặng Tử Y và hiệu là Ứng Chiếu Đại Sư (應照大師).

Thương Tọa Đinh (定上座, Jō Jōza, ?-?): nhân vât sống cuối thơi nhà Đương, vị tăng cua Tông Lâm Tế Trung Quốc. Cuối phân Canh Đức Truyền Đăng Luc (景德傳燈

錄), theo ký luc cua Lâm Tế Luc (臨濟錄) cho thây, ông thuôc pháp tư cua Lâm Tế. Con trong Bích Nham Luc (碧巖錄) thì sau khi đăc pháp, ông có vân đáp với ba nhân vât Nham Đâu Toàn Khoát (巖頭全奯), Tuyết Phong Nghia Tôn (雪峰義存) và Khâm Sơn Văn Thuy (欽山文邃).

Tich Thất Nguyên Quang (寂室元光, Jakushitsu Genkō, 1290-1367): vị tăng cua Lâm Tế Tông Nhât Ban sống vào khoang giưa hai thơi đai Liêm Thương và Nam Băc Triều, huy Nguyên Quang (元光, đao hiệu Thiết Thuyền (鉄船, Tịch Thât (寂室, nhu hiệu Viên Ưng Thiền Sư (圓應禪師, xuât thân vung Cao Điền (高田, My Tác (美作, Mimasaka, thuôc Okayama-ken), ho Đăng Nguyên (藤原, Fujiwara). Ông xuât gia năm 13 tuôi, rôi vào nhâp chung ơ Đông Phước Tư (東福寺, Tfuku-ji) vung Sơn Thành (山城. Năm 1313, ông theo hâu Đức Kiệm (德儉 ơ Thiền Hưng Tư (禪興寺,

Zenkō-ji) vung Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), và đã tưng theo thây mình đến Kiến Nhân Tư (建仁寺, Kennin-ji), Kiến Trương Tư (建長寺, Kenchō-ji) và Nam Thiền Tư (南禪寺, Nanzen-ji). Đến năm 1320, ông cung với nhóm Kha Ông Tông Nhiên ( 可翁宗然 sang nhà Tống câu pháp, đến bái yết Trung Phong Minh Bôn (中峰明本 ơ Thiên Muc Sơn (天目山, rôi được ban cho đao hiệu. Kế đến ông con đến tham Thiền với Cô Lâm Thanh Mâu (古林清茂, Thanh Chuyết Chánh Trưng (清拙正澄. Đến năm 1326, ông trơ về nước, được cung thinh đến làm tô khai sơn cua Vinh Đức Tư ( 永德寺, Eitoku-ji) vung Bị Hâu (備後, Bingo). Sau ông sống ân cư suốt trong vong 2 5 năm, đến năm 1351 thì chuyên đến tru ơ Phước Nghiêm Tư (福嚴寺, Fukugen-ji) vung Nhiếp Tân (攝津, Settsu, thuôc Hyogo-ken), rôi Vãng Sanh Tư (往生寺, Ōjō-ji ) vung Cân Giang (近江, Ōmi). Và đến năm 1361, ông được thinh đến làm tô khai sơn Vinh Nguyêm Tư (永嚴寺, Eigen-ji). Trước tác cua ông có Vinh Nguyêm Tịch Thât Hoa Thượng Ngư Luc (永嚴寂室和尚語錄  quyên.

Tiệm Nguyên Trọng Hưng (漸源仲興, Zengen Chūkō, ?-?): vị tăng sống dưới thời nhà Đường. Ban đầu ông đến tham học với Đạo Ngô Viên Trí (道吾圓智), làm thị giả và sau kế thừa dòng pháp của vị nầy. Ông đến sống tại Tiệm Nguyên Sơn ở Đàm Châu (潭州, Tỉnh Hồ Nam) và nỗ lực cử xướng Thiền phong của mình tại đây.

Tiên Nhai Nghia Pham (仙厓義梵, Sengai Gibon, 1750-1837): huy Nghia Pham (義梵), đao hiệu Tiên Nhai (仙厓[崖]), hiệu Viên Thông (圓通), Thiên Dân (天民), Bách

Đương (百堂), Hư Bach (虛白), Vô Pháp Trai (無法齋), nhu Phô Môn Viên Thông Thiền Sư (普門圓通禪師), xuât thân vung My Nung (美濃, Mino, thuôc Gifu-ken). Ông xuât gia theo Không Ân Viên Hư (空印圓虛) ơ Thanh Thái Tư (清泰寺) vung My Nung, sau đến tham Thiền với Thiền Tuệ (禪慧) ơ Cao Càn Viện (高乾院) vung Luc Ao (陸奥, Michinoku, thuôc Fukushima-ken) và kế thưa dong pháp cua vị nây.

Kế đến ông theo hâu Bàn Cốc (盤谷) ơ Thánh Phước Tư (聖福寺, Shōfuku-ji) vung Bác Đa (博多, Hakata), Khung Tiền (筑前, Chikuzen), tru tai Hư Bach Viện (虛白院) trong sơn nôi và nô lưc phuc hưng chua nây. Ông thê hiện Thiền yếu với tính cách đua giơn, phiêu dât, nên rât gân gui với moi ngươi. Cung với Bach Ân Huệ Hac (白隠慧鶴, Hakuin Egaku), ông là môt trong nhưng đai biêu cho bô măt Thiền Tông thơi Cân Đai. Trước tác cua ông đê lai có Tiên Nhai Hoa Thượng Ngư Luc (仙厓和尚語錄) 5 quyên, Xa Tiêu Chu (捨小舟) 1 quyên, Xuc Ty Dương (觸鼻羊) 1 quyên, v.v.

Tiến Phước Thừa Cổ (薦福承古, Sempuku Shōko, ?-1045): vị tăng của Vân Môn Tông, được gọi là Cổ Tháp Chủ (古塔主), xuất Tây Châu (西州, Tỉnh Thiểm Tây). Ông ngao du đến Liễu Sơn (了山) ở Đàm Châu (潭州), tham yết Đại Quang Kính Huyền

(大光敬玄), và xuống tóc xuất gia theo vị nầy. Bên cạnh đó, ông còn đến tham học với Nam Nhạc Lương Nhã (南岳良雅, đệ tử của Động Sơn Thủ Sơ của Vân Môn Tông). Chính trong thời kỳ nầy, ông ngộ được lời nói của Vân Môn, rồi đến ở tại Lô Sơn (廬山) cũng như Hoằng Giác Tháp Viện (弘覺塔院) tại Vân Cư Sơn (雲居山). Ban đầu ông khai mở đạo tràng thuyết pháp tại Chi Sơn (芝山), tự cho là người kế thừa dòng pháp của Vân Môn Văn Yển (雲門文偃). Vào tháng 10 năm thứ 4 (1037) niên hiệu Cảnh Hựu (景祐), thể theo lời thỉnh cầu của Phạm Trọng Yêm (范仲淹), ông đến trú trì Tiến Phước Tự (薦福寺) và tại đây ông đã hoằng truyền tông phong của mình. Ông thị tịch vào ngày mồng 4 tháng 11 năm thứ 5 niên hiệu Khánh Lịch (慶曆). Chính do vì ông không được trực tiếp ấn chứng, mà tự xưng là người kế thừa, nên đã tạo ra nhiều dư luận lớn về vấn đề nầy.

Tiếu Ẩn Đại Hân (笑隱大訢, Shōin Daikin, 1284-1344): vị tăng của phái Dương Kì và Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Tiếu Ẩn (笑隱), sinh tháng 8 năm thứ 21 niên hiệu Chí Nguyên (至元) ở Nam Xương (南昌, Tỉnh Giang Tây), họ Trần (陳). Ông xuất gia tại Vĩnh Lục Viện (永陸院) trong quận, rồi sau khi thọ giới cụ túc xong, ông đến tham yết Nhất Sơn Vạn (一山萬) ở Khai Tiên Tự (開先寺), Lô Sơn (廬山), kế đến ông tham học với Hối Cơ Nguyên Hy (晦機元熙) trên Bách Trượng

Sơn (百丈山) và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị nầy. Khi Hối Cơ chuyển đến Tịnh Từ Tự (淨慈寺), ông đi theo làm Thư Ký phụ tá. Bên cạnh đó, ông còn đến tham vấn Trung Phong Minh Bổn (中峰明本). Vào năm thứ 4 (1311) niên hiệu Chí Đại (至大), ông khai đường thuyết giáo ở Ô Hồi Tự (烏回寺) thuộc Hồ Châu (湖州,

Tỉnh Triết Giang), sau đó ông chuyển đến sống ở một số nơi như tháng 4 năm thứ 7

(1320) niên hiệu Diên Hựu (延祐) tại Đại Báo Quốc Tự (大報國寺) vùng Hàng Châu

(杭州, Tỉnh Triết Giang), tháng 10 năm thứ 2 (1325) niên hiệu Thái Định (泰定) tại

Trung Thiên Trúc Tự (中天竺寺), tháng 2 năm thứ 2 (1329) niên hiệu Thiên Lịch (天曆) tại Đại Long Tường Tập Khánh Tự (大龍翔集慶寺) ở Kim Lăng (金陵). Nhà vua ban tặng cho ông chức quan Đại Trung Đại Phu (大中大夫) và hiệu là Quảng Trí Toàn Ngộ Đại Thiền Sư (廣智全悟大禪師). Ông vào cung nội thuyết pháp, nhà vua còn tặng cho ông y cũng như dây đai vàng, đổi Trung Thiên Trúc Tự thành Thiên Lịch Vĩnh Tộ Tự (天曆永祚寺) và đặt tên cho cái am nơi ông thường ở là Quảng Trí (廣智). Hơn nữa, vào năm thứ 2 (1336) niên hiệu Chí Nguyên (至元), ông được ban cho danh hiệu Thích Giáo Tông Chủ (釋教宗主) thống lãnh toàn bộ Ngũ Sơn. Ông viết bộ Bồ Thất Tập (蒲室集) 2 quyển và trùng tu bộ Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (勅修百丈清規) 8 quyển. Đến ngày 24 tháng 5 năm thứ 4 niên hiệu Chí Chánh

(至正), ông thị tịch, hưởng thọ 61 tuổi đời và 46 hạ lạp. Ông có bộ Tiếu Ẩn Hân

Thiền Sư Ngữ Lục (笑隱訢禪師語錄) 4 quyển, Ngu Tập (虞集) soạn bài Nguyên

Quảng Trí Toàn Ngộ Đại Thiền Sư Đại Trung Đại Phu Trú Đại Long Tường Tập

Khánh Tự Thích Giáo Tông Chủ Kiêm Lãnh Ngũ Sơn Tự Tiếu Ẩn Hân Công Hành

Đạo Ký (元廣智全悟大禪師大中大夫住大龍翔集慶寺釋教宗主兼領五山寺笑隱

訢公行道記), còn Hoàng Tấn (黄溍) soạn bản Nguyên Đại Trung Đại Phu Quảng Trí

Toàn Ngộ Đại Thiền Sư Trú Trì Đại Long Tường Tập Khánh Tự Thích Giáo Tông Chủ Kiêm Lãnh Ngũ Sơn Tự Hân Công Tháp Minh (元大中大夫廣智全悟大禪師住持大龍翔集慶寺釋教宗主兼領五山寺訢公塔銘).

Tiếu Ông Diệu Kham (笑翁妙堪, Shōō Myōtan, 1177-1248): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Tiếu Ông (笑翁), xuất thân vùng Từ Khê (慈溪) thuộc Minh Châu (明州, Tỉnh Triết Giang), họ là Mao (毛). Ban đầu ông đến tham học với Tùng Nguyên Sùng Nhạc (松源崇岳) ở Linh Ẩn Tự (靈隠寺) vùng Lâm An (臨安, Tỉnh Triết Giang), và lãnh hội được huyền chỉ nhờ Vô Dụng Tịnh Toàn (無用淨全) ở Thiên Đồng (天童). Sau đó, ông bắt đầu tuyên xướng Thiền phong của mình ở Diệu Thắng Tự (妙勝寺) vùng Minh Châu, và sống qua một số nơi như Quang Hiếu Tự (光孝寺) ở trong vùng, Báo Ân Tự (報恩寺) ở Đài Châu (台州, Tỉnh Triết Giang), Hổ Kheo Tự (虎丘寺) ở Bình Giang (平江, Tỉnh Giang Tô), và Vân Phong Tự (雲峰寺) ở Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến). Nhân vị Tể Tướng Sử Di Viễn (史彌遠) quy y theo, ông khai sáng ra Đại Từ Tự (大慈寺) ở Minh Châu, rồi sau lại chuyển đến Thoại Nham Tự (瑞巖寺) ở Đài Châu, Giang Tâm Tự (江心寺) ở Ôn Châu (温州, Tỉnh Triết Giang) và các nơi khác nữa. Vào ngày 27 tháng 3 năm thứ 8 niên hiệu Thuần Hựu (淳祐) ông thị tịch, hưởng thọ 72 tuổi đời và 52 hạ lạp.

Tín Hành (信行, 540-594): vị tăng sống dưới thời nhà Tùy, tổ của Tam Giai Giáo (三階教), còn gọi là Tam Giai Thiền Sư (三階禪師), người Quận Ngụy (魏郡, thuộc An Dương [安陽], Hà Nam [河南]), họ Vương (王), lúc nhỏ đã có trí tuệ xuất chúng.

Sau khi xuất gia, ông thông hiểu các kinh, được vua Văn Đế nhà Tùy thỉnh mời đến ở Trường An. Ông chủ trương thời đại của đức Thích Ca là thời đại Chánh Pháp, kế đến thời đại thọ nhận giáo pháp là thời Tượng Pháp. Có nghĩa rằng hiện tại (thời nhà Tùy) đã kinh qua thời đại Chánh và Tượng Pháp, gặp lúc Phật Giáo suy vong, cho nên ông chủ xướng ra 3 giai đoạn, gọi là Tam Giai Phật Giáo. Ông cho rằng người hiện đời hoặc thiên về Nhất Thừa, hay Tam Thừa, hoặc niệm Di Đà, hay niệm Pháp Hoa, thích cái nầy ghét cái kia. Cho nên ông chủ trương cùng mọi người lao động, một ngày một bữa ăn. Do nhân cách thanh khiết, giáo thuyết lại dễ hiểu nên số lượng tín đồ theo rất đông. Đến thời nhà Đường, đệ tử Tín Nghĩa (信義) thiết lập kho bạc cho dân lành, gọi là Vô Tận Tạng Viện, để làm lợi ích cho dân chúng. Trong khoảng thời gian từ năm thứ 20 (600) niên hiệu Khai Hoàng (開皇) nhà Tùy cho đến năm thứ 13 (725) niên hiệu Khai Nguyên (開元) nhà Đường, phái nầy trải qua 4 lần bị cấm chế và áp bức, sau vụ loạn An Sử (安史) thì dần dần tiêu vong. Vào tháng giêng năm thứ 13 (594) niên hiệu Khai Hoàng (開皇), ông thị tịch, hưởng thọ 55 tuổi. Trước tác của ông có Tam Giai Vị Biệt Tập Lục (三階位別集錄) 3 quyển, Đối Căn Khởi Hành Tạp Lục (對根起行雜錄) 33 quyển, Tam Giai Phật Pháp (三階佛法) 4 quyển, v.v.

Tinh Đinh Nguyên Chií (星定元志, Seijō Genshi, 1816-1881): vị tăng cua Tông Lâm Tế Nhât Ban sống vào khoang giưa hai thơi đai Giang Hô và Minh Trị, huy Nguyên Chí

(元志), đao hiệu Tinh Định (星定), xuât thân vung Vi Trương (尾張, Owari, thuôc Aichi-ken). Năm 19 tuôi, ông theo xuât gia với Cố Giám (顧鑑) ơ Huy Đông Am (輝東庵) cua Thoai Tuyền Tư (瑞泉寺) vung Vi Trương. Sau khi thây qua đơi, ông được ân kha cua Tô Triệt (祖徹). Năm 1851, ông đến tru tai Long Trach Tư (龍澤寺, Ryōtaku-ji) vung Y Đâu (伊豆, Izu), đến năm 1854 khi Tô Triệt qua đơi, môn ha cua vị nây đến tho giáo với ông. Vào năm 1860, ông tô chức lê huy ky lân thứ 100 cua Bach Ân Huệ Hac (白隠慧鶴, Hakuin Ekaku), và đến năm 1866 thì truyền tâm địa giới pháp tai Thoai Tuyền Tư. Ông đã nô lưc giáo hóa chung đao tuc khăp các vung Y Đâu cung như Tuân Hà (駿河, Suruga).

Tịnh Từ Đàm Mật (淨慈曇密, Jinzu Donmitsu, 1120-1188): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, người vùng Thiên Thai (天台), Triết Giang (浙江), họ Lô (盧), hiệu Hỗn Nguyên (混源). Năm 12 tuổi, ông xuất gia, theo hầu Tư Phước Đạo Vinh (資福道榮), đến năm 16 tuổi thọ cụ túc giới, học tập giáo pháp Thiên Thai. Sau đó, ông đã từng đến tham vấn Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲), Tuyết Sào Pháp Nhất (雪巢法一), Thử Am Cảnh Nguyên (此庵景元) ở Kính Sơn (徑山). Kế tiếp ông còn tham học Hối Am Di Quang (晦庵彌光) ở Tuyền Nam (泉南) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Vào năm thứ 7 (1171) niên hiệu Càn Đạo (乾道), ông dừng chân trú tại Thượng Phương Tự (上方寺) vùng Điều Khê (苕溪) và sau đó sống qua một số chùa khác như Tử Trạch (紫擇), Hồng Phúc (鴻福), Vạn Niên (萬年), v.v. Vào năm thứ 11 (1184) niên hiệu Thuần Hy (淳熙), ông được sắc chỉ trú trì Tịnh Từ Tự (淨慈寺) và đến năm thứ 15 thì thị tịch, hưởng thọ 69 tuổi đời và 54 hạ lạp. Trước tác của ông có

Hỗn Nguyên Mật Hòa Thượng Ngữ Yếu (混源密和尚語要) 1 quyển.

Tối Trừng (最澄, Saichō, 767-822): vị tăng sống dưới thời Bình An (平安, Heian), vị tổ sư khai sáng ra Thiên Thai Tông Nhật Bản, tục danh là Tam Tân Thủ (三津首), tên hồi nhỏ là Quảng Dã (廣野), húy là Tối Trừng (最澄), thông xưng là Căn Bổn Đại Sư (根本大師), Sơn Gia Đại Sư (山家大師), Duệ Sơn Đại Sư (叡山大師), người vùng

Cận Giang (近江, Ōmi, thuộc Shiga-ken), cha là Tam Tân Thủ Bách Chi (三津首百

枝), mẹ không rõ họ tên. Dòng họ Tam Tân Thủ là dòng họ di cư sang Nhật, tương truyền là hậu duệ của Hiếu Hiến Đế nhà Hậu Hán. Năm 7 tuổi, ông đến trường làng học các môn âm dương, y phương, công xảo. Đến năm 12 tuổi, ông theo làm đệ tử của Đại Quốc Sư Hành Biểu (行表, Gyōhyō) ở Quốc Phận Tự (國分寺, Kokubun-ji), chuyên tu học về Duy Thức cũng như Thiền pháp. Năm 15 tuổi, ông xuất gia, chính thức trở thành vị tăng của Quốc Phận Tự và lấy hiệu là Tối Trừng. Vào mùa xuân năm thứ 4 (785) niên hiệu Diên Lịch (延曆), ông tham gia giới đàn ở Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), thọ cụ túc giới; rồi vào trung tuần tháng 7 năm nầy, ông quán sát sự vô thường của cuộc đời, nên vào trong núi Nhật Chi Sơn (日枝山) dựng thảo am ở trong vòng 7 năm trường, biến thảo am ấy thành chùa và lấy tên là Nhất Thừa Chỉ Quán Viện (一乘止觀院). Đến năm thứ 23 (804) niên hiệu Diên Lịch, ông được ban sắc chỉ cho nhập Đường cầu pháp và năm sau thì trở về nước. Từ đó ông bắt đầu nổ lực xiển dương giáo pháp Thiên Thai Tông. Vào năm 806, ông dâng biểu lên triều đình để xin chấp nhận cho Thiên Thai Tông là một trong những tông phái chính đương thời, và cuối cùng được hứa khả. Rồi đến năm thứ 10 (819) niên hiệu Hoằng Nhân (弘仁), ông cũng dâng biểu xin thành lập giới đàn Đại Thừa trên Tỷ Duệ Sơn. Nhưng vì các tông phái khác phản đối kịch liệt, nên trong khi còn sinh tiền thì cái mộng kiến lập giới đàn của ông vẫn không trở thành sự thật. Tuy nhiên, sau khi ông thị tịch được 7 ngày thì nhận được chiếu chỉ chấp thuận cho thành lập giới đàn. Vào năm thứ 13 (822) niên hiệu Hoằng Nhân, ông thị tịch, hưởng thọ 56 tuổi. Vào năm thứ 8 (866) niên hiệu Trinh Quán (貞觀), ông được ban cho thụy hiệu là Truyền Giáo Đại Sư (傳教大師, Denkyō Daishi). Về mối quan hệ với Thiền, vào năm thứ 20 (804) niên hiệu Trinh Nguyên (貞元), ông thọ nhận từ Tiêu Nhiên (翛然) dòng huyết mạch phú pháp của hai nước Đại Đường và Thiên Trúc và pháp môn của Ngưu Đầu Sơn (牛頭山); cho nên sau khi trở về nước, vào năm thứ 10 (819) niên hiệu Hoằng Nhân, ông viết cuốn Nội Chứng Phật Pháp Tương Thừa Huyết Mạch Phổ (内證佛法相承血脈譜). Tông phong của ông là sự dung hợp của 4 tông Viên Mật Giới Thiền, đã đem lại ảnh hưởng to lớn cho sự hưng khởi của Thiền Tông dưới thời đại Liêm Thương (鎌倉, Kamakura) sau nầy. Trước tác của ông có Thủ Hộ Quốc Giới Chương (守護國界章) 3 quyển, Chiếu Quyền Thật Kính (照權實鏡) 1 quyển, Sơn Gia Học Sinh Thức (山家學生式), Hiển Giới Luận (顯戒論) 3 quyển, Pháp Hoa Tú Cú (法華秀句) 3 quyển, Truyền Giáo Đại Sư Toàn Tập (傳教大師全集) 5 quyển, v.v.

Tông Phong Diêu Siêu (宗峰妙超, Shūhō Myōchō, 1282-1337): vị tăng cua Lâm Tế Tông Nhât Ban, sống vào khoang giưa hai thơi đai Liêm Thương và Nam Băc Triều, vị khai tô cua Đai Đức Tư (大德寺, Daitoku-ji), huy là Diệu Siêu (妙超, Myōchō), thương được goi là Đai Đăng Quốc Sư (大燈國師, Daitō Kokushi), Tông Phong (宗峰, Shūhō) là đao hiệu, và nhu là Hưng Thiền Đai Đăng Quốc Sư (興禪大燈 國師), Cao Chiếu Chánh Đăng Quốc Sư (高照正燈國師), Đai Tư Vân Khuông Chơn Quốc

Sư (大慈雲匡眞國師). Ông xuât thân vung Bá Ma (播磨, Harima, thuôc Hyōgo-ken [兵庫県] ngày nay). Năm 11 tuôi, ông đến xuât gia tai Thư Ta Sơn Viên Giáo Tư (冩書山圓教寺), Bá Ma (播磨, Harima), hoc giới luât với Giới Tín (戒信), sau chuyên sang Thiền Tông và đến tham Thiền với Hiên Nhât (顯日) ơ Van Tho Tư (萬壽寺, Manju-ji) vung Liêm Thương (鎌倉, Kamakura). Sau đó ông theo hâu Thiệu Minh (紹明, Shōmyō), vị tăng sang câu pháp bên nhà Nam Tống Trung Quốc trơ về, rôi tháp tung theo vị nây đến các chua như Kiến Trương Tư (建長寺, Kenchō-ji), v.v. và cuối cung kế thưa dong pháp cua Thiệu Minh. Sau khi thây mình qua đơi, ông trơ về kinh đô, dốc tâm trương dương tâm tánh, được Hâu Đề Hô Thiên Hoàng (後醍醐天皇, Godaigo Tennō), Hoa Viên Thượng Hoàng (花園上皇, Hanazono Jōkō), Xích Tung Tăc Thôn (赤松則村, Akamatsu Norimura) theo quy y, và nhơ đó ông sáng lâp ra Đai Đức Tư. Ngôi tô đình nây không cho phep môt ai thuôc tông phái khác đến cư tru, mà chi tương thưa duy nhât môt dong Diệu Siêu thôi, nên nó chiếm môt vị trí đăc biệt trong giới Thiền lâm. Pháp tư cua ông có Triệt Ông Nghia Hanh (徹翁義亨, Tettō Gikō), Quan Sơn Huệ Huyền (關山慧玄, Kanzan Egen), v.v. Trước tác cua ông có Đai Đăng Quốc Sư Ngư Luc (大燈國師語錄).

Tống Liêm (宋濂, Sōren, 1309-1380): nhân vật sống dưới thời nhà Minh, xuất thân Phố Giang (浦江), Tỉnh Triết Giang (浙江省), tự Cảnh Liêm (景濂), hiệu là Tiềm Khê

(潛溪), Vô Tướng Cư Sĩ (無相居士), Long Môn Tử (龍門子), Tiên Hoa Sanh (仙華

生), Bạch Ngưu Sanh (白牛生), Nam Cung Tán Lại (南宮散吏), Nam Sơn Tiều Giả

(南山樵者). Lúc nhỏ ông đã theo học Nho Giáo với Ngô Lai (呉萊), Liễu Quán (柳

貫), Hoàng Tiềm (黄潛), v.v., thông hiểu các kinh sử. Trong khoảng thời gian niên hiệu Chí Chánh (至正, 1341-1367), ông được ban tặng hiệu Hàn Lâm Học Sĩ, nhưng sau lui ẩn cư ở Long Môn Sơn (龍門山), chuyên viết sách trong vòng hơn 10 năm. Đến đầu thời nhà Minh, biên tu các sử thư nhà Nguyên, nghiên cứu sâu các điển tịch của thánh hiền, cho nên phần lớn các quy định về lễ nhạc dưới thời nhà Minh đều do ông làm ra. Ông cũng thường đọc Đại Tạng Kinh, khi rảnh rang thì tu tập Thiền quán, cùng với nhà vua thường đàm luận áo nghĩa của kinh điển. Vào năm thứ 13 (1380) niên hiệu Hồng Võ (洪武), nhân chuyện cháu ông Tống Thận (宋愼) có tội liên lụy, cả nhà ông phải dời đến Mậu Châu (茂州), khi đi qua Cù Đường (瞿塘), đêm về cùng với vị tăng hàn huyên đạo vị, ông ngồi ngay ngắn y nhiên mà ra đi, hưởng thọ 72 tuổi. Đến thời Võ Tông, ông được ban cho thụy hiệu là Văn Hiến (文憲). Sau nầy, Vân Thê Châu Hoằng (雲棲袾宏) thâu tập các văn thư của ông thành cuốn Hộ Pháp Lục (護法錄). Ngoài ra, ông có trước tác Tống Học Sĩ Toàn Tập (宋學士全集) 33 quyển, Long Môn Tử (龍門子), Phố Dương Nhân Vật Ký (浦陽人物記), Thiên Hải Loại Biên (篇海類編), Tiềm Khê Tập (潛溪集), v.v.

Trach Am Tông Banh (澤庵宗彭, Takuan Sōhō, 1573-1645): vị tăng cua Lâm Tế Tông Nhât Ban, sống vào khoang giưa hai thơi đai An Thô Đào Sơn và Giang Hô, tru trì đơi thứ 153 cua Đai Đức Tư (大德寺, Daitoku-ji), huy Tông Bành (宗彭, đao hiệu Trach Am (澤庵, hiệu Đông Hai (東海, Mô Ông (暮翁, Minh Tư (冥子, xuât thân vung Đan Mã (但馬, Tajima, thuôc Hyogo-ken). Ông theo Tông Viên (宗園 ơ Đai Đức Tư vung Sơn Thành (山城, Yamashiro) tu tâp, rôi theo hoc với Đông Nhân (洞仁 ơ Đai An Tư (大安寺, Daian-ji) và kế thưa dong pháp cua Thiệu Trích (紹滴 ơ Dương Xuân Tư (陽春寺. Năm 1607, ông làm Thu Toa (首座 cua Đai Đức Tư, rôi trai qua tru trì các chua Đức Thiền Tư (德禪寺, Tokuzen-ji), Nam Tông Tư (南宗寺,

Nanshū-ji). Đến năm 1629, do vì phan đối chuyện chính quyền Mac Phu ban Tư Y, ông bị lưu đày lên Quốc Thượng Sơn (國上山 vung Xuât Vu (出羽, Dewa), sau ông được Hâu Thuy Vi Thượng Hoàng (後水尾上皇, Gomizuno Jōkō) cung như Tướng Quân Đức Xuyên Gia Quang (德川家光, Tokugawa Iemitsu) quy y theo, ông sáng lâp nên Đông Hai Tư (東海寺, Tōkai-ji) ơ vung Phâm Xuyên (品川, Shinakawa), Vo Tàng (武藏, Musashi). Trước tác cua ông đê lai có Trach Am Hoa Thượng Pháp Ngư (澤庵和尚法語  quyên, Bât Đông Trí Thân Diệu Luc (不動智神妙錄  quyên, Lâm Tế Luc Sao (臨濟錄鈔  quyên, Minh Am Song Song Tâp (明暗雙雙集  quyên, Linh Lung Tuy But (玲瓏隨筆  quyên, Trach Am Hoa Thượng Toàn Tâp (澤庵和尚全集  quyên, v.v.

Trạm Nhiên Viên Trừng (湛然圓澄, Tannen Enchō, 1561-1626): vị tăng của Tào Động

Tông Trung Quốc, tự là Trạm Nhiên (湛然), biệt hiệu Tán Mộc Đạo Nhân (散木道

人), xuất thân Hội Khể (會稽, Tỉnh Triết Giang), sinh ngày mồng 5 tháng 8 năm thứ 40 niên hiệu Gia Tĩnh (嘉靖), họ Hạ (夏). Ban đầu, ông làm người đưa thư, sau đến tham học với Ngọc Phong (玉峰), làm người quét nhà xí. Đến năm 24 tuổi, ông theo xuất gia với Diệu Phong (妙峰) ở Tuế Thiên Hoang Sơn (歳天荒山). Sau ông đến tham vấn Vân Thê Châu Hoằng (雲棲袾宏) và thọ giới cụ túc, rồi lại tham yết Nam Tông (南宗). Sau ông lại đến cầu học với Vân Thê lần nữa, vào năm thứ 19 (1591) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), ông đến tham vấn Từ Chu Phương Niệm (慈舟方念) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Đầu tiên ông khai đường thuyết giáo tại Thọ Hưng Tự (壽興寺), và sau đó từng sống qua các nơi như Vân Môn Truyền Trung Quảng Hiếu Tự (雲門傳忠廣孝寺), Kính Sơn Vạn Thọ Tự (徑山萬壽寺), Đông Tháp Tự (東塔

寺) ở Gia Hưng (嘉興, Tỉnh Triết Giang), Vân Môn Hiển Thánh Tự (雲門顯聖寺), Thiên Hoa Tự (天華寺) ở Phủ Thiệu Hưng (紹興府, Tỉnh Triết Giang), Minh Tâm Tự (明心寺), Thọ Thánh Tự (壽聖寺) ở Sơn Âm (山陰, Tỉnh Triết Giang), Mai Dã Di Đà Am (梅野彌陀寺), Bảo Lâm Tự (寳林寺), Thạch Phật Tự (石佛寺) ở Tú Thủy

(秀水, Tỉnh Triết Giang), Thiên Ninh Tự (天寧寺) ở Hải Diêm (海塩, Tỉnh Triết Giang), Đại Thiện Tự (大善寺) ở Phủ Thiệu Hưng, Viên Giác Thiền Viện (圓覺禪院) ở Nam Kinh (南京), Diên Thọ Tự (延壽寺), Nhất Túc Am (一宿菴) ở Côn Sơn (崑山, Tỉnh Giang Tô), Đạo Tràng Vạn Thọ Tự (道場萬壽寺) ở Hồ Châu (湖州, Tỉnh Triết Giang), Hoa Nghiêm Tự (華嚴寺) ở Phủ Thiệu Hưng, v.v. Đến ngày mồng 4 tháng 12 năm thứ 6 niên hiệu Thiên Khải (天啓), ông thị tịch, hưởng thọ 66 tuổi dời và 43 hạ lạp. Ông có để lại bộ Trạm Nhiên Viên Trừng Thiền Sư Ngữ Lục (湛然圓澄禪師語錄) 8 quyển. Đào Thích Linh (陶奭令) soạn bài Hội Khể Vân Môn Trạm Nhiên Trừng Thiền Sư Tháp Minh (會稽雲門湛然澄禪師塔銘).

Trần Na (s: Dignāga, Dinnāga, t: Phyogs-kyi gla-po, 陳那): còn được gọi là Vức Long (域龍), Đại Vức Long (大域龍), Phương Tượng (方象), nhân vật sống vào khoảng thế kỷ thứ 5-6 Tây Lịch, người hình thành hệ thống Nhân Minh Học của Phật Giáo Ấn Độ. Có thuyết cho rằng ông là người Nước Hương Chí (香至國) miền nam Ấn Độ, thuộc dòng dõi Bà La Môn. Ban đầu ông theo học giáo lý của ngoại đạo, rồi theo phái Độc Tử Bộ (s: Vātsīputrīyā, p: Vajji-puttaka, 犢子部) của Tiểu Thừa, sau theo hầu Thế Thân (s, p: Vasubandhu, 世親), nghiên cứu giáo lý của Đại Thừa và Tiểu

Thừa. Ông cũng đã từng thọ trì thần chú từ một vị A Xà Lê, đạt được bí pháp nhiệm mầu, rồi ông đến Ô Trà Quốc (s: Odiviśa, 烏茶國) tu tập Thiền định. Ông thường thuyết giảng về con đường thiện, hàng phục rất nhiều ngoại đạo và rất nỗi tiếng nhân việc ông cũng với học phái Ni Dạ Da (s: Niyāyika, 尼夜耶) biện luận. Ông đã từng giảng thuyết Câu Xá Luận (s: Abhidharmakośa-bhāya, 倶舍論 ), cùng các học thuyết của Duy Thức và Nhân Minh ở Na Lan Đà Tự (s: Nālandā, 那爤陀寺). Sau thể theo lời khuyên của Bồ Tát Văn Thù (s: Mañjuśrī, 文殊), ông soạn thuật bộ Tập Lượng Luận (集量論). Đến cuối đời, ông đi du hành khắp vùng Nam Ấn, hàng phục các luận sư ngoại đạo, phục hưng lại các đạo tràng đã từng hoang phế, thường hành trì hạnh 12 đầu đà, và cuối cùng thị tịch tại hang động trong khu rừng của Ô Trà Quốc. Về cuộc đời của Trần Na, còn có thuyết khác cho rằng ông thuộc người Án Đạt La Quốc (案達羅國), đã từng thọ nhận sự cúng dường của đức vua nước nầy, chứng quả A La Hán; rồi thể theo lời khải thị của Bồ Tát Văn Thù mà phát khởi chí nguyện cứu độ quần sanh, ông giảng thuyết về Nhân Minh Luận (因明論), tuyên xướng Du Già Sư Địa Luận (瑜伽師地論). Các trước tác của Trần Na liên quan đến Câu Xá và Nhân Minh có rất nhiều. Về phương diện nhận thức luận, ông lấy tâm, tâm sở mà kiến lập nên Tam Phần gồm Phần (分), Tướng Phần (相分) và Tự Chứng Phần (自證分), cùng sánh ngang hàng với các thuyết Nhất Phần của An Huệ (安慧), Nhị Phần của Nan Đà (難陀) và Tứ Phần của Hộ Pháp (護法) xưa kia. Chính ông là người để lại công lao bất hủ về phương diện Nhân Minh Học, hình thành nên hệ thống triết lý Nhân Minh, là người đầu tiên khai sáng ra Ba Tướng gồm Tân Nhân Minh (新因明), Do Cửu Tuần Nhân (由九旬因) và Thỉ Sác Lập Nhân (始確立因); rồi cải đổi Năm Chi Tác Pháp thành Ba Chi Tác Pháp, biến sự quy nạp của Nhân Minh xưa thành diễn dịch, tạo nên lộ trình mới cho thời kỳ khai sáng luận lý học (Nhân Minh Học) của Ấn Độ. Cho nên ông được gọi là cha đẻ của Chánh Lý Học hay vị tổ sáng lập ra Tân Nhân Minh. Trước tác của ông liên quan đến Nhân Minh

Học thì có rất nhiều, quyển 4 của Nam Hải Ký Quy Nội Pháp Truyện (南海寄歸内法

傳) liệt kê có 8 bộ luận, còn trong Đại Tạng Hán dịch thì hiện có 9 bộ 9 quyển như Giải Quyển Luận (解捲論, cùng bản với Chưởng Trung Luận [掌中論] do Nghĩa Tịnh [義淨, 635-713] dịch) cũng như Vô Tướng Tư Trần Luận (無相思塵論, cùng bản với Quán Sở Duyên Duyên Luận [觀所縁縁論] do Huyền Tráng [玄奘, 602-664] dịch) do Chơn Đế (s: Paramārtha, 眞諦, 499-569) dịch, Thủ Nhân Giả Thiết Luận (取因假設論) và Quán Tổng Tướng Luận Tụng (觀總相論頌) do Nghĩa Tịnh dịch, Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa Viên Tập Yếu Nghĩa Luận (佛母般若波羅蜜多圓集要義論) do Thí Hộ (s: Dānapāla, 施護, khoảng thế kỷ thứ 10) dịch, Nhân Minh Chánh Lý Môn Luận (因明正理門論) do Huyền Tráng dịch. Riêng trong tạng kinh tiếng Tây Tạng thì thâu lục 11 bộ. Ngoài ra ông rất giỏi về văn học, từng làm các bài tán, hí khúc. Người kế thừa giáo thuyết Nhân Minh Học của Trần Na có Thương Yết

La Chủ (s: Śakrasvāmin, 商羯羅主), và người kế thừa pháp hệ là Hộ Pháp (護法).

 

Triêu Châu Tung Thâm (趙州從諗, Jōshū Jūshin, 778-897): môn ha cua Nam Nhac, con goi là Toàn Thâm (全諗, ngươi vung Hác Hương (郝郷, Tào Châu (曹州, Tinh Sơn Đông (山東省, ho là Hác (郝. Luc con nho, ông xuât gia ơ Hô Thông Viện (扈通院, rôi đến vung Trì Dương (池陽, tham yết với Nam Tuyền Phô Nguyện (南泉普願), và được khế ngô. Về sau, ông con đến tham bái môt số danh tăng đương thơi như Hoàng Bá (黄檗, Bao Tho (寳壽, Diêm Quan (鹽官, Giáp Sơn (夾山, v.v.; và cuối cung thê theo lơi thinh câu cua đô chung, ông đến tru tai Quan Âm Viện (觀音院, vung Triệu Châu (趙州, thuôc Tinh Hà Băc ngày nay). Tai đây ông đã tuyên dương Thiền phong đôc đáo cua mình suốt trong vong 40 năm. Phân lớn nhưng văn vân đáp cung như day chung cua ông được lưu truyền như là công án. Đến ngày mông 2 tháng 11 năm thứ 4 niên hiệu Càn Ninh (乾寧 nhà Đương ông thị tịch, tho 12 0 tuôi, được ban tăng cho nhu hiệu là Chơn Tế Đai Sư (眞際大師. Tác phâm cua ông có Triệu Châu Luc (趙州錄, Chơn Tế Đai Sư Ngư Luc (眞際大師語錄, 2 quyên.

Trí Cự (智炬, Chikyo, ?-?): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, còn gọi là Huệ Cự (慧炬惠炬), tác giả của Bảo Lâm Truyện (寳林傳). Căn cứ vào Cương Mục Chỉ Yếu Lục (綱目指要錄) quyển 8 của Đại Tạng Kinh, Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải (佛祖歷代通載) quyển 10, trong khoảng thời gian niên hiệu Trinh Nguyên (貞元) nhà Đường, Sa Môn Huệ Cự ở Kim Lăng (金陵) cùng với Thắng Trì Tam Tạng (勝持三藏) của Tây Thiên đã soạn Bảo Lâm Truyện 1 quyển tại Bảo Lâm Sơn (寳林山), Tào Khê (曹溪), Thiều Châu (韶州). Trong bản Bảo Lâm Truyện hiện tồn có đề câu: “Châu

Lăng Sa Môn Trí Cự Tập (朱陵沙門智炬集, Sa Môn Trí Cự ở Châu Lăng thâu tập)”. Ngoài ra, hành trạng cũng như năm sinh và mất của ông đều không rõ.

Trí Khải (智顗, Zhì-yĭ, Chigi, 538-597): vị Thiền tăng thống nhiếp Phật Giáo Trung Quốc trong khoảng 3 triều đại Lương, Trần và Tùy với Thiên Thai giáo nghĩa của ông, vị tổ sư khai sáng ra Thiên Thai Tông Trung Quốc. Ông cũng được xem như là vị tổ sư thứ 3, kế thừa Huệ Văn (慧文) và Huệ Tư (慧思). Xuất thân từ Huyện Hoa Dung (華

容), Kinh Châu (荆州, thuộc Tỉnh Hồ Nam ngày nay), ông là con của Trần Khởi Tổ (陳起祖), vị cao quan thời nhà Lương, tự là Đức An (德安). Lúc 15 tuổi, ông gặp phải nạn Hầu Cảnh (候景), đến năm 18 tuổi thì xuất gia ở Quả Nguyện Tự (果願寺) vùng Sương Châu (湘州, thuộc Trường Sa, tỉnh Hồ Nam ngày nay). Sau một thời gian đi tham học tu tập ở các nơi, đến năm 23 tuổi, ông đến làm môn hạ của Huệ Tư (慧思) ở Đại Tô Sơn (大蘇山), Quang Châu (光州), tu học Pháp Hoa Tam Muội và được khai ngộ. Vâng theo lời thầy, ông cùng với nhóm Pháp Hỷ (法喜) gồm 27 người vào Kim Lăng (金陵, Nam Kinh), thuyết giảng Pháp Hoa Kinh ở Ngõa Quan Tự (瓦官寺). Từ đó Thỉ Hưng Vương (始興王) nhà Trần và một số vị cao quan khác ở Kim Lăng cũng quy y theo ông; hơn nữa các vị cao tăng như Pháp Tế (法濟), Đại Nhẫn (大忍), Huệ Biện (慧辨), Huệ Vinh (慧榮), v.v., ở đây cũng đến nghe pháp. Đến năm 34 tuổi, ông từ giã chốn kinh thành mà trở về Thiên Thai Sơn và bắt đầu lập nên hệ thống Thiên Thai giáo học. Vào năm 584, nhận lời cung thỉnh của vua Trần, ông đến Linh Diệu Tự (靈曜寺) và Quảng Trạch Tự (廣擇寺) thuyết giảng. Đến năm 588, vì chiến loạn ông phải đến lánh nạn ở địa phương Kinh Châu (荆州) và Lô Sơn (廬山); nhưng sau khi nhà Tùy thống nhất thì Văn Đế và Tấn Vương Quảng quy y theo ông. Chính ông đã truyền trao Bồ Tát giới cho Tấn Vương, và được ban tặng hiệu là Trí Giả Đại Sư (智者大師). Sau đó ông sáng lập nên Ngọc Tuyền Tự (玉泉寺) ở cố hương của mình là Kinh Châu, rồi năm 593 thì giảng bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa (法華玄義), và năm sau thì bộ Ma Ha Chỉ Quán (摩訶止觀). Rồi sau ông đi xuống vùng Dương Châu, dâng hiến bộ Duy Ma Sớ (維摩疏) cho Tấn Vương, và lại trở về Thiên Thai Sơn, thành lập nên quy phạm của giáo đoàn và nổ lực hết mình xác lập học thuyết Chỉ Quán. Vào năm 597, trên đường lên kinh đô theo lời thỉnh cầu của Tần Vương, ông thọ bệnh ở Thạch Thành Tự (石城寺) và thị tịch tại đây vào ngày 24 tháng 11 cùng năm. Các sách giảng thuật của ông ngoài Tam Đại Bộ là Pháp Hoa Huyền Nghĩa (法華玄義), Pháp Hoa Văn Cú (法華文句) và Ma Ha Chỉ Quán (摩訶止觀) ra, còn có một số soạn thuật hơn 10 bộ dựa trên Duy Ma Kinh, Kim Quang Minh Kinh, Quán Âm Kinh để giải thích về Ngũ Trùng Huyền Nghĩa (五重玄義) như Thứ Đệ Thiền Môn (次第禪門), Lục Diệu Pháp Môn (六妙法門), Thiên Thai Tiểu Chỉ Quán (天台小止觀), v,v. Từ tư tưởng Pháp Hoa Tam Muội (法華三昧),

Tam Quy Tam Quán (三歸三觀), Nhất Niệm Tam Thiên (一念三千), Ngũ Thời Bát Giáo (五時八教), v.v., mang tính độc đáo riêng biệt của mình, ông được xưng tụng như là người thứ nhất hình thành nên Phật Giáo Trung Quốc. Ông là người đầu tiên thiết lập nên hồ phóng sanh rất nỗi tiếng mà vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay.

Trí Môn Quang Tộ (智門光祚, Chimon Kōso, ?-?): vị tăng của Vân Môn Tông, người Tỉnh Triết Giang. Ông đã đến tham yết Trừng Viễn (澄遠) ở Hương Lâm Viện (香林院), Thanh Thành Sơn (青城山), Ích Châu (益州), Tỉnh Tứ Xuyên (四川省), và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Về sau, ông đến trú tại Trí Môn Tự (智門寺), Tùy Châu (隨州), Tỉnh Hồ Bắc (湖北省), chuyên tâm cử xướng tông phong của mình. Ông đã dưỡng thành Tuyết Đậu Trùng Hiển (雪竇重顯) cùng với hơn 30 môn đệ khác. Tác phẩm của ông có Trí Môn Tộ Thiền Sư Ngữ Lục (智門祚禪師語錄) 1 quyển.

Trí Nghiễm (智儼, Chigon, 602-668): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, xuất thân vùng Thiên Thủy (天水, Tỉnh Cam Túc [甘肅]), họ Triệu (趙), tổ thứ 2 của Hoa Nghiêm Tông, hiệu Chí Tướng Đại Sư (至相大師), Vân Hoa Tôn Giả (雲華尊者). Lúc còn nhỏ ông đã có chí hướng với Phật đạo, khi đùa giỡn thường lấy đá xếp thành tháp, hay lấy chúng bạn làm thính chúng và bản thân mình là pháp sư. Năm 12 tuổi, ông theo Đỗ Thuận (杜順) đến Chí Tướng Tự (至相寺) ở Chung Nam Sơn (終南山), thọ học với đệ tử của Đỗ Thuận là Đạt Pháp Sư, ngày đêm tinh tấn, siêng năng tu tập. Đến năm 14 tuổi, ông xuống tóc xuất gia, thường nghe giảng Nhiếp Đại Thừa Luận (攝大乘論). Năm 20 tuổi, ông thọ cụ túc giới, học các kinh luận như Tứ Phần Luật (四分律), Tỳ Đàm (毘曇), Thành Thật (成實), Thập Địa (十地), Địa Trì (地持), Niết Bàn (涅槃). Sau ông theo Trí Chánh (智正) học Hoa Nghiêm Kinh (華嚴經), đọc qua Đại Tạng Kinh, nghiên cứu sâu vào huyền chỉ của Thập Địa Luận. Năm 27 tuổi, ông soạn Hoa Nghiêm Kinh Sưu Huyền Ký (華嚴經搜玄記) và nó trở thành quy mô của tông phái nầy. Ông thường giảng thuyết Hoa Nghiêm, hóa đạo không hề mệt mỏi. Vì ông đã từng trú trì Chí Tướng Tự (至相寺), nên người đời gọi ông là Chí Tướng Đại Sư. Đến cuối đời, ông đến trú tại Vân Hoa Tự (雲華寺), nên có tên gọi khác là Vân Hoa Tôn Giả. Vào tháng 10 năm đầu (668) niên hiệu Tổng Chương (總

章) đời vua Cao Tông, ông thị tịch, hưởng thọ 67 tuổi. Đệ tử ông có Hoài Tề (懷齊, hay Hoài Tế [懷濟]), Pháp Tạng (法藏), Nguyên Hiểu (元曉), Nghĩa Tương (義湘), Bạc Trần (薄塵), Huệ Hiểu (慧曉), Đạo Thành (道成), v.v. Trước tác của ông để lại có Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Sưu Huyền Phân Tề Thông Trí Phương Quỹ (大方廣佛華嚴經搜玄分齊通智方軌) 1 quyển, Hoa Nghiêm Ngũ

Thập Yếu Vấn Đáp (華嚴五十要問答) 2 quyển, Hoa Nghiêm Nhất Thừa Thập

Huyền Môn (華嚴一乘十玄門) 1 quyển, Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật La Lược Sớ

(金剛般若波羅蜜羅略疏) 2 quyển, Vô Tánh Nhiếp Luận Sớ (無性攝論疏) 4 quyển, v.v.

Trí Nham (智巖, Chigan, 577-654): vị tăng của Tông Ngưu Đầu sống dưới thời nhà Đường, người vùng Khúc A (曲阿), Giang Tô (江蘇), họ là Hoa (華), người trí dũng, thân hình có sức hấp dẫn. Trong khoảng thời gian niên hiệu Đại Nghiệp (大業, 606616) nhà Tùy, ông làm tướng quân, từng lập chiến công hiển hách. Năm 40 tuổi, ông vào Hoàn Công Sơn (皖公山, An Huy), theo xuất gia với Thiền Sư Bảo Nguyệt (寳月). Vào năm thứ 17 (643) niên hiệu Trinh Quán (貞觀), ông lên Ngưu Đầu Sơn (牛頭山), tham yết Thiền Sư Pháp Dung (法融), được khai ngộ và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau đó ông đã từng sống qua các chùa như Bạch Mã Tự (白馬寺), Thê Huyền Tự (棲玄寺), rồi sau chuyển đến Thạch Đầu Thành (白頭城). Đến năm thứ 2 niên hiệu Nghi Phụng (儀鳳) đời vua Cao Tông, ông thị tịch, hưởng thọ 78 tuổi đời và 39 hạ lạp.

Trí Tàng (智藏, Chizō, 458-522): vị tăng sống dưới thời nhà Lương thuộc Nam Triều, cùng với Tăng Mân (僧旻) và Pháp Vân (法雲) được gọi là Ba Vị Pháp Sư Lớn của nhà Lương, xuất thân Quận Ngô (呉郡, thuộc Huyện Ngô [呉縣], Giang Tô [江]), họ Cố (顧). Ban đầu ông tên Tịnh Tạng (淨藏), lúc nhỏ thông minh, khiêm tốn. Theo Tục Cao Tăng Truyện (續高僧傳) quyển 5 cho biết rằng ông xuất gia năm 16 tuổi, đến năm thứ 6 (470) niên hiệu Thái Thỉ (泰始), đến trú tại Hưng Hoàng Tự (興皇寺), theo hầu Tăng Viễn (僧遠) và Tăng Hựu (僧祐) ở Định Lâm Tự (定林寺) cũng như Hoằng Tông (弘宗) ở Thiên An Tự (天安寺). Bên cạnh đó, ông còn theo học với

Tăng Nhu (僧柔), Huệ Thứ (慧次), tinh thông kinh luận và giới luật. Dưới thời Văn

Tuyên Vương (文宣王), khi Phật pháp thịnh hành, nhà vua thuyết giảng Tịnh Danh Kinh (淨名經), triệu tập hơn 20 vị tăng để tinh giải kinh luận, khi ấy ông là người nhỏ tuổi nhất ngồi bên dưới, nhưng đến khi thuyết giảng về nghĩa lý thì chẳng có ai bì kịp. Đến thời Lương Võ Đế (梁武帝), ông lại được sùng tín hơn, sắc phong trú trì Khai Thiện Tự (開善寺). Năm 29 tuổi, nghe thầy tướng số bảo ông chỉ sống đến 31 tuổi, vì vậy ông không thuyết giảng nữa, chỉ chuyên tâm tu tập, phát nguyện lớn không ra khỏi cửa chùa, ngày đêm thọ trì Kinh Kim Cang Bát Nhã (金剛般若經). Đến cuối năm 31 tuổi, ông lấy hương tắm rửa sạch sẽ, tụng kinh đợi chết, nhưng lại nghe trên không trung có âm thanh, nhờ thần lực của Kinh Bát Nhã mà được tăng tuổi thọ. Từ đó trở đi, chúng đạo tục vùng Giang Tả đều trì tụng Kinh Bát Nhã. Về sau, ông từng thuyết giảng Thành Thật Luận (成實論) ở Bành Thành Tự (彭城寺), rồi giảng Kinh Pháp Hoa (法華經) ở Huệ Luân Điện (惠輪殿). Khi vua Võ Đế thọ Bồ Tát giới, ông làm giới sư. Hoàng Thái Tử cũng kính trọng ông và thường đến pháp tịch nghe giảng kinh. Vào tháng 9 năm thứ 3 (522) niên hiệu Phổ Thông (普通), ông thị tịch, hưởng thọ 65 tuổi.

Trí Tiển (智銑, Chisen, 539-618): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, người vùng Từ Châu (徐州), Giang Tô (江蘇), họ Từ (徐), tự Huệ Thành (慧成). Ông sang xứ Thục học Luật, nhân gặp phải nạn hủy Phật dưới thời nhà Chu nên phải ẩn cư ở Nam Lãnh (南嶺). Khi vua Tùy Văn Đế tức vị (581), ông bắt đầu tuyên giảng giáo pháp, chiêu tập các bậc thạc đức về với mình, và đến Trường An (長安) xiển dương Luật Tạng.

Sau đáp ứng lời thỉnh cầu của vua Thục, ông trở về Thục, trú tại Pháp Tụ Tự (法聚

寺), được chúng đạo tục quy ngưỡng theo rất đông. Về sau, ông ẩn cư ở Long Cư Sơn Tự (龍居山寺), nhưng rồi lại được vua Thục triệu thỉnh nên ông phải quay trở về Thục. Vào năm đầu niên hiệu Võ Đức (武德), ông thị tịch, hưởng thọ 80 tuổi (có thuyết cho là 83 tuổi).

Trí Uy (智威, Chii, 646-722): vị tăng của Ngưu Đầu Tông, sống dưới thời nhà Đường, người vùng Giang Ninh (江寧), Giang Tô (江蘇), họ Trần (陳). Lúc nhỏ ông đã khác người, theo xuất gia với Thống Pháp Sư (統法師) ở Thiên Bảo Tự (天寳寺) và năm 20 tuổi thọ cụ túc giới. Sau đó, ông đến tham yết Pháp Trì (法持) của Ngưu Đầu Tông, được trao truyền tâm ấn cho. Từ đó ông đến trú tại Ngưu Đầu Sơn (牛頭山) vùng Kim Lăng (金陵), chuyên tâm tuyên dương tông phong. Ông phó chúc lại cho Huệ Trung (慧忠). Vào năm thứ 10 (có thuyết cho là năm thứ 17) niên hiệu Khai Nguyên (開元) đời vua Huyền Tông nhà Đường, ông thị tịch, hưởng thọ 77 tuổi.

Trich Thuy (滴水, Tekisui): tức Do Lý Nghi Muc (由理宜牧, Yuri Giboku, 1822-1899), vị tăng cua Tông Lâm Tế Nhât Ban sống vào khoang giưa hai thơi đai Giang Hô và

Minh Trị, huy Nghi Muc (宜牧), đao hiệu Trích Thuy (滴水), hiệu Vô Dị Thât (無異

室), Vân Mâu (雲母), xuât thân vung Đơn Ba (丹波, Tamba, thuôc Kyoto). Ông mât cha tư hôi con nho, đến năm 1831 thì xuât gia. Năm 1841, ông theo tu hoc với Nghi Sơn Thiện Lai (儀山善來) ơ Tào Nguyên Tư (曹源寺) vung Cương Sơn (岡山,

Okayama), Bị Tiền (備前, Bizen), nhưng đến năm 1853 ông theo hâu Xương Thac

(昌碩) ơ Yếu Hành Viện (要行院) trên kinh đô. Năm 1863, ông đến tru tai Tây Đương (西堂) cua Thiên Long Tư (天龍寺, Tenryū-ji), rôi sau chuyên sang Tư Tế Viện (慈濟院), làm Quan Trương cua Phái Thiên Long Tư, và về sau làm Quan Trương cua ba phái Thiền Tông. Đến năm 1877, ông nô lưc tái kiến Thiên Long Tư trước bị tàn phá do binh hoa. Vào năm 1891, ông tư chức Quan Trương, nhưng đến năm 1896 ông lai được tái bô nhiệm làm Quan Trương với tư cách là vị tô thơi Trung Hưng cua chua.

Triêt Thông Nghia Giơi (徹通義介, Tettsū Gikai, 1232-1309): vị tăng cua Tào Đông Tông Nhât Ban sống vào khoang giưa thơi đai Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), vị tô đơi thứ 3 cua Vinh Bình Tư (永平寺, Eihei-ji), huy là Nghia Giới (義介价, Nghia Giám (義鑑, đao hiệu Triệt Thông (徹通, xuât thân vung Việt Tiền (越前, Echizen), thuôc dong ho Đăng Nguyên (藤原, Fujiwara). Năm 13 tuôi, ông theo xuât gia với Hoài Giám (懷鑑 ơ Ba Trước Tư (波著寺 vung Việt Tiền, và tho giới trên Ty Duệ Sơn (比叡山, Hieizan). Đến năm 1241, ông theo hâu Đao Nguyên (道元, Dōgen ) tai Hưng Thánh Bao Lâm Tư (興聖寶林寺 vung Sơn Thành (山城, Yamashiro), và sau đó theo thây lên Vinh Bình Tư. Sau khi Đao Nguyên qua đơi, ông kế thưa dong pháp cua Hoài Tráng (懷奘. Vào năm 1258, ông sang nhà Tống câu pháp, đi thị sát khăp chốn Thiền lâm Trung Quốc và thinh về nước ban Ngu Sơn Thâp Sát Đô (五山十刹圖. Sau khi về nước, ông được suy cư làm tru trì đơi thứ ba cua Vinh Bình Tư. Đến năm 1291, thê theo lơi thinh câu cua Trưng Hai (澄海) ơ Đai Thưa Tư (大乘寺 ơ vung Gia Ha (加賀, Kaga), ông cai đôi Chơn Ngôn Viện cua chua nây thành Thiền Viện và sống ơ đây. Kế thưa dong pháp cua ông có Oánh Sơn Thiệu Cân (瑩山紹瑾.

Triết Ông Như Diễm (浙翁如琰, Settō Nyoen, 1151-1225): vị tăng của Phái Dương Kì và

Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Triết Ông ( 浙翁), người Huyện Ninh Hải (寧海), Đài Châu (台州, Tỉnh Triết Giang), họ là Quốc (國). Ông đến xuất gia ở Tịnh Độ Viện (淨土院) trong làng và đến năm 18 tuổi thì thọ giới cụ túc, sau kế thừa dòng pháp của Chuyết Am Đức Quang (拙庵德光) ở Dục Vương Sơn (育王山, Tỉnh Triết Giang). Ông đã từng sống qua một số nơi như Hàm Thanh Tự (含清寺) ở Nam Kiếm Châu (南劍州, Tỉnh Phúc Kiến), Năng Nhân Tự (能仁寺) ở Việt Châu (越州, Tỉnh Triết Giang), Quang Hiếu Tự (光孝寺) ở Minh Châu (明州, Tỉnh Triết Giang), Tương Sơn (蔣山) ở Kiến Khang (建康, Tỉnh Giang Tô), và Thiên Đồng Sơn (天童山). Đến năm thứ 11 (1218) niên hiệu Gia Định (嘉定), ông được cử đến trú trì Kính Sơn (徑山) và được ban cho hiệu là Phật Tâm Thiền Sư (佛心禪師). Vào tháng 7 năm đầu niên hiệu Bảo Khánh (寳慶), ông thị tịch, hưởng thọ 75 tuổi đời và 57 hạ lạp. Chính Đạo Nguyên (道元, Dōgen) của Nhật cũng đã từng tham học với ông ở Kính Sơn.

Trọng Ôn Hiểu Oánh (仲温曉瑩, Chūon Gyōei, ?-1116?): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Trọng Ôn (仲温). Ông đi tham vấn khắp chốn Thiền lâm và cuối cùng kế thừa dòng pháp của Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲). Đến cuối đời ông đến sống bên La Hồ (羅湖), viết cuốn La Hồ Dã Lục (羅湖野錄, Ragoyaroku), bên cạnh đó ông còn viết bộ Vân Ngọa Kỷ Đàm ( 感山雲臥紀談, Kanzanungakidan) ở Vân Ngọa Am (雲臥庵) thuộc Cảm Sơn (感山).

Trúc Am Khả Quán (竹庵可觀, Chikuan Kakan, 1092-1182): vị tăng dưới thời nhà Tống, xuất thân Hoa Đình (華亭), Giang Tô (江蘇), họ Thích (戚, có thuyết cho là họ Phó [傅]), tự là Nghi Ông (宜翁), hiệu Giải Không (解空), Trúc Am (竹庵). Năm 16 tuổi, ông thọ cụ túc giới và học giáo lý Thiên Thai. Ban đầu ông theo hầu Nam Bình Tinh Vi (南屛精微), sau nghe tiếng tăm Thiền Sư Xa Khê Trạch Khanh (車溪擇卿) vang khắp hai miền Giang Triết, ông theo thọ học và đắc pháp với vị nầy. Vào đầu niên hiệu Kiến Viêm (建炎) nhà Nam Tống, ông làm trú trì Thọ Thánh Tự (壽聖寺) vùng Gia Hòa (嘉禾). Trong khoảng thời gian niên hiệu Thiệu Hưng (紹興, 11311162), ông chuyển đến Đức Tàng Tự (德藏寺), chuyên tâm giảng kinh và bổ chú Kinh Lăng Già (楞伽經). Sau đó, ông chuyển đến sống tại Tường Phù Tự (祥符寺).

Vào năm thứ 7 (1171) niên hiệu Càn Đạo (乾道), thể theo lời thỉnh cầu của Thừa Tướng Ngụy Bả (魏把), ông đến trú trì Bắc Thiền Thiên Thai Tự (北禪天台寺). Đến năm thứ 7 (1180) niên hiệu Thuần Hy (淳熙), nhận lời cung thỉnh của Ngụy Hiến Vương (魏憲王), ông lại đến trú trì Diên Khánh Tự (延慶寺) ở Nam Hồ (南湖), nhưng không bao lâu sau ông trở về ẩn cư ở vùng Trúc Am (竹庵), Đương Hồ (當湖). Vào năm thứ 9 niên hiệu Thuần Hy, ông thị tịch, hưởng thọ 91 tuổi. Lúc sanh tiền, ông đã từng cùng đàm đạo suốt ngày với Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲). Pháp từ của ông có Bắc Phong Tông Ấn (北峯宗印), Trí Hành Thủ Mân (智行守旻), Thần Biện Thanh Nhất (神辯清一), v.v. Các trước tác quan trọng của ông có Lăng Già Thuyết Đề Tập Giải Bổ Chú (楞伽說題集解補注) 4 quyển, Lan Bồn Bổ Chú (蘭盆補注) 2 quyển, Sơn Gia Nghĩa Uyển (山家義苑) 2 quyển, và Kim Cang Thông Luận (金剛通論), Kim Cang Sự Thuyết (金剛事說, hay Kim Cang Sự Uyển [金剛事苑]), Viên Giác Thủ Giám (圓覺手鑑), Trúc Am Thảo Lục (竹庵草錄), mỗi thứ 1 quyển.

Trúc Phật Điều (竺佛調, ?-?): vị tăng sống dười thời nhà Tấn, không rõ nguyên quán và năm sinh cũng như mất, có thuyết cho rằng ông xuất thân Thiên Trúc, theo hầu hạ Phật Đồ Trừng (佛圖澄), đã từng sống nhiều năm tại ngôi chùa ở Thường Sơn (常山, vùng Chánh Định, Hà Bắc), tánh tình chân chất, không thích lời nói giả dối, thường làm những việc thần dị. Theo truyền ký cho biết, sau khi thị tịch khoảng vài năm, ông thường hiện hình trước mặt người đệ tử áo trắng, khiến cho mọi người hoảng sợ, bèn mở quan tài ra xem thử thì thấy chỉ còn lại áo quần và dép mà thôi. Có thuyết cho rằng ông dịch Pháp Kính Kinh (法鏡經), Thập Huệ (十慧), v.v. Tuy nhiên, e rằng thuyết nầy ngộ nhận với nhân vật Nghiêm Phật Điều (嚴佛調) mà cũng dịch 2 thư tịch nầy dưới thời Hán Linh Đế.

Trúc Pháp Lan (竺法蘭): vị tăng dịch kinh dưới thời nhà Tây Tấn Trung Quốc, ông là người cháu cuối cùng của người Qui Hoá thuộc dòng họ Nguyệt Thị, sanh ra ở Đôn Hoàng và ông được xưng tán là Bồ Tát Đôn Hoàng. “Pháp Lan” là dịch từ chữ “Dharmaraka” và được đọc âm là “Đàm Ma La Sát”. Họ “Trúc” là do ông có liên quan đến Ấn Độ. Ông đã thỉnh được nhiều kinh điển ở vùng Tây Vực rồi phiên âm tại Đôn Hoàng. Các kinh ông dịch hơn 150 bộ.

Trúc Pháp Lực (竺法力, ?-?): vị tăng dịch kinh dưới thời Đông Tấn, hay còn gọi là Thích Pháp Lực (釋法力), người Tây Vức, có đạo hạnh thanh cao, khéo biết các phương ngôn. Vào tháng 2 năm đầu (419) niên hiệu Nguyên Hy (元熙) đời vua Cung Đế (恭帝), ông dịch Vô Lượng Thọ Chí Chơn Đẳng Chánh Giác Kinh (無量壽至眞等正覺

經) 1 quyển, còn gọi là Cực Lạc Phật Độ Kinh (極樂佛土經), tức bản dịch khác của Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經), nhưng hiện bản nầy bị thất truyền.

Trúc Phật Niệm (竺佛念, ?-?): vị tăng sống dười thời Đông Tấn, xuất thân Lương Châu (涼州, Võ Uy, Cam Túc). Ông xuất gia từ lúc còn nhỏ, chí nghiệp kiên cố, ngoài việc

tụng kinh ra, ông còn siêng năng học tập ngoại điển. Trong khoảng thời gian niên hiệu Kiến Nguyên (建元, 365-384) nhà Tiền Tần, có Tăng Già Bạt Trừng (僧伽跋澄) và Đàm Ma Nan Đề (曇摩難提), v.v., đến Trường An. Nhận lời thỉnh cầu của Triệu Chính (趙政), Bạt Trừng dịch Bà Tu Mật Sở Tập Luận (婆須蜜所集論), còn Nan Đề dịch Vương Tử Pháp Ích Hoại Mục Nhân Duyên Kinh (王子法益壞目因縁經), Tăng Nhất A Hàm Kinh (增一阿含經), Trung A Hàm Kinh (中阿含經), v.v., lúc bấy giờ ông đảm nhiệm chức vụ truyền ngữ. Căn cứ theo Lương Cao Tăng Truyện (梁高僧傳) quyển 1 cho biết rằng trong khoảng thời gian niên hiệu Hoằng Thỉ (弘始) đời Diêu Tần (姚秦), ông có dịch Bồ Tát Anh Lạc Kinh (菩薩瓔珞經), Thập Trụ Đoạn Kết Kinh (十住斷結經), Xuất Diệu Kinh (出曜經), Bồ Tát Xử Thai Kinh (菩薩處胎經),

Trung Ấm Kinh (中陰經), v.v. Cho nên ông rất nỗi tiếng là bậc tông sư dịch kinh thời kỳ Diêu Tần. Còn theo Xuất Tam Tạng Ký Tập (出三藏記集) quyển 2 cho biết rằng ngoài 5 bộ kinh nêu trên còn có thêm bản Vương Tử Pháp Ích Hoại Mục Nhân Duyên Kinh. Theo Khai Nguyên Thích Giáo Lục (開元釋教錄) quyển 4 có ghi thêm bản Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh (菩薩瓔珞本業經), Trì Nhân Bồ Tát Kinh (持人菩薩經), Đại Phương Đẳng Vô Tưởng Kinh (大方等無想經), Bồ Tát Phổ Xứ Kinh (菩薩普處經), Thập Tụng Tỳ Kheo Ni Giới Sở Xuất Bản Mạt (十誦比丘尼戒所出本末), v.v. Như vậy tổng cọng dịch phẩm của ông có 12 bộ 74 quyển. Về sau ông thị tịch tại Trường An, nhưng không rõ năm tháng.

Trúc Phật Sóc (竺佛朔, ?-?): vị tăng dịch kinh thời Đông Hán, còn gọi là Trúc Sóc Phật (竺朔佛), không rõ năm sanh và mất, người Thiên Trúc (天竺), bẩm tánh thông minh, học rộng tài nhiều. Vào thời vua Hoàn Đế (桓帝, có thuyết cho là Linh Đế), ông mang bản Đạo Hạnh Kinh (道行經) tiếng Phạn đến Lạc Dương, đến năm đầu (172) niên hiệu Hy Bình (熹平) ông dịch được 1 quyển, nhưng tiếc thay hiện nay dịch bản ấy đã bị thất truyền. Ông đã cùng với Chi Lâu Ca Sấm (支婁迦讖, khoảng giữa thế kỷ thứ 2) dịch Ban Chu Tam Muội Kinh (般舟三昧經) 2 quyển tại Lạc Dương. Về sau không biết ông qua đời như thế nào.

Trúc Thúc Lan (竺叔蘭, ?-?): người Thiên Trúc, nhân vật đồng thời đại với Trúc Pháp Hộ (竺法護) nhà Tây Tấn. Tổ tiên của ông nhân bị loạn lạc trong nước nên chạy sang nhà Tấn lánh nạn, sống ở Hà Nam (河南). Thúc Lan cùng với hai người anh họ học

kinh pháp, tinh thông cả tiếng Phạn và Hán, học luôn cả văn sử. Ảnh hưởng phong khí thanh cao đương thời, ông thường giao du với hàng danh sĩ, tánh thích uống rượu và cứ mỗi lần uống đến 5, 6 hộc vuông mà vẫn không say. Truyền ký cho biết rằng ông đã từng chết đi rồi sống lại, tự bảo rằng ông thấy nghiệp quả của mình dưới âm phủ, nhờ đó mà sửa đổi, tu tâm dưỡng tánh. Vào năm đầu (291) niên hiệu Nguyên Khang (元康) đời vua Huệ Đế (惠帝) nhà Tây Tấn, ông dịch Thủ Lăng Nghiêm Kinh (首楞嚴經) 2 quyển, Dị Duy Ma Cật Kinh (異維摩詰經) 3 quyển. Bên cạnh đó, ông cùng với Vô La Xoa (無羅叉) dịch Phóng Quang Bát Nhã Kinh (放光般若經) 20 quyển tại Thương Viên Thủy Nam Tự (倉垣水南寺). Sau vì gặp vụ loạn Thạch Lặc (石勒), ông bôn tẩu đến Kinh Châu (荆州), cuối cùng qua đời tại đây. Tuy nhiên, năm thị tịch và tuổi thọ của ông vẫn không được rõ. Đại Đường Nội Điển Lục (大唐内典錄) quyển 2 lại nhầm Thúc Lan là vị sa môn.

Trúc Tiên Phạn Tiên (竺仙梵僊, Jikusen Bonsen, 1292-1348): vị tăng của phái Dương Kì và Tùng Nguyên thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Trúc Tiên (竹仙), tự xưng là Lai Lai Thiền Tử (來來禪子), hiệu Tịch Thắng Tràng (寂勝幢), Tư Quy Tẩu (思歸

叟), sinh ngày 15 tháng 11 năm thứ 29 niên hiệu Chí Nguyên (至元), xuất thân Huyện Tượng Sơn (象山縣), Minh Châu (明州, Tỉnh Triết Giang), họ Từ (徐). Năm lên 10 tuổi, ông làm thị đồng cho Biệt Lưu Nguyên (別流源) ở Tư Phước Tự (資福

寺), Ngô Hưng (呉興, Tỉnh Triết Giang), đến năm 18 tuổi, ông lên Linh Sơn (靈山) ở Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang), tham yết Thoại Vân Ẩn (瑞雲庵), lễ bái tháp của thầy là Hổ Nham Tịnh Phục (虎巖淨伏) và xuất gia. Sau đó, ông đi dạo khắp các ngôi danh lam, đến tham yết các bậc lão túc như Hối Cơ Nguyên Hy (晦機元熙), Vân Ngoại Vân Tụ (雲外雲岫), Nguyên Tẩu Hành Đoan (元叟行端), Đông Dư Đức

Hải (東璵德海), Chỉ Nham Phổ Thành (止巖普成), Trung Phong Minh Bổn (中峰明

本), v.v., bên cạnh đó, ông còn đến tham vấn Cổ Lâm Thanh Mậu (古林清茂) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Vào mùa hè năm thứ 2 (1329) niên hiệu Thiên Lịch (天

曆), ông lên Kính Sơn (徑山), may gặp lúc Minh Cực Sở Tuấn (明極楚俊) sang Nhật nên ông tháp tùng đi theo, đến tháng 6 năm đầu (1329) niên hiệu Nguyên Đức (元德) ông đến Thái Tể Phủ (太宰府) và tháng 2 năm sau mới đến được vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura). Khi Bắc Điều Cao Thời (北條高時) nghênh đón Minh Cực đến làm trú trì Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji), ông được cử làm Thủ Tòa nơi đây.

Đến năm đầu (1332) niên hiệu Chánh Khánh ( 正慶), vâng mệnh Cao Thời, ông chuyển đến Tịnh Diệu Tự (淨妙寺, Jōmyō-ji), được Tôn Thị (尊氏), Trực Nghĩa (直義) sùng kính và mời đến thuyết pháp tại tư gia của họ. Vào năm đầu (1334) niên hiệu Kiến Võ (建武), vâng mệnh của chính quyền Mạc Phủ, ông làm trú trì Tịnh Trí Tự (淨智寺, Jōchi-ji), rồi năm sau Đằng Nguyên Cao Cảnh (藤原高景) thỉnh ông đến làm tổ khai sơn Vô Lượng Tự (無量寺, Muryō-ji) ở Tam Phố (三浦, Miura). Đến năm đầu (1338) niên hiệu Lịch Ứng (曆應), ông lui về ẩn cư ở Tịnh Trí Tự. Vào mùa xuân năm thứ 4 cùng niên hiệu trên, vâng sắc mệnh của thiên triều, ông đến trú tại

Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji). Vào năm thứ 3 (1344) niên hiệu Khang Vĩnh (康

永), ông sáng lập ra Lăng Già Viện (楞伽院) và lui về ẩn cư nơi đây, đến năm thứ 2 (1346) niên hiệu Trinh Hòa (貞和), ông chuyển về Chơn Như Tự (眞如寺) và năm sau thì trở về Kiến Trường Tự. Vào ngày 16 tháng 7 năm thứ 4 cùng niên hiệu trên, ông thị tịch, hưởng thọ 57 tuổi đời và 39 hạ lạp. Ông có một số trước tác như Trúc Tiên Hòa Thượng Ngữ Lục (竺仙和尚語錄), Pháp Ngữ (法語), Viên Giác Kinh Chú

(圓覺經注), v.v. Liễu Am Thanh Dục (了庵清欲) soạn bản Kiến Trường Thiền Tự Trúc Tiên Hòa Thượng Hành Đạo Ký (建長禪寺竺仙和尚行道記).

Trung Phong Minh Bổn ( 中峰明本 , Chūhō Myōhon, 1263-1323): vị tăng của Phái

Dương Kì và Phá Am Thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân Tiền Đường (錢

塘), Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang), họ Tôn (孫), hiệu Trung Phong (中峰). Lúc còn nhỏ, ông đã đến tham học với Cao Phong Nguyên Diệu (高峰原妙) ở Sư Tử Nham (獅子巖) trên Tây Thiên Mục Sơn (西天目山), đọc Kinh Kim Cang, cảm nhận được sứ mạng Như Lai và đến năm 24 tuổi thì xuất gia với vị nầy. Sau đó, nhân nhìn thấy suối nước chảy mà khai ngộ rồi kế thừa dòng pháp của Cao Phong. Từ đó trở đi, ông không định cư, khi thì sống trên thuyền, có khi sống trong túp lều tranh đơn sơ và tự xưng là Huyễn Trú (幻住, sống tạm bợ). Chúng tăng tục tập trung đến chiêm lễ và gọi ông là Cổ Phật Giang Nam. Vào năm thứ 5 (1318) niên hiệu Diên Hựu (延祐), Nhân Tông Hoàng Đế có hạ chiếu chỉ mời, nhưng ông không nhận lời nên nhà vua ban cho ông y ca sa tơ vàng và hiệu là Phật Từ Viên Chiếu Quảng Huệ Thiền Sư (佛慈圓照廣慧禪師). Đến thời vua Anh Tông cũng quy y theo ông. Vào ngày 14 tháng 8 năm thứ 3 niên hiệu Chí Trị (至治), ông thị tịch, hưởng thọ 61 tuổi. Sau khi qua đời được 7 năm, vua Văn Tông lại ban cho ông thụy là Trí Giác Thiền Sư (智覺禪師).

Hơn nữa, 5 năm sau vua Thuận Tông cho đưa vào Đại Tạng Kinh bản Trung Phong Quảng Lục (中峰廣錄) 3 quyển và ban thêm cho thụy hiệu là Phổ Ứng Quốc Sư (普應國師). Trước tác của ông có Huyễn Trú Am Thanh Quy (幻住庵清規) 1 quyển, Nhất Hoa Ngũ Diệp (一華五葉) 5 quyển, v.v. Tổ Thuận (祖順) soạn ra Hành Lục (行錄) và Ngu Tập (虞集) soạn văn bia tháp.

Trung Tầm (忠尋, Chūjin, 1065-1138): vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống vào cuối thời đại Bình An, húy là Trung Tầm (忠尋), thường được gọi là Đại Cốc Tọa Chủ (大谷座主), xuất thân vùng Tá Độ (佐渡, Sado, thuộc Niigata-ken), con trai của

Thủ Nguyên Trung Quý (守源忠季). Ông theo học Hiển Mật với Trường Hào (長豪, Chōgō) và Giác Tầm (覺尋, Kakujin) ở trên Tỷ Duệ Sơn, rồi thọ quán đảnh bí mật với Lương Hựu (良祐, Ryōyū). Vào năm 1118, ông làm Quyền Luật Sư, rồi năm 1121 thì làm giảng sư cho Tối Thắng Hội, và đến năm 1130 thì trở thành Thiên Thai Tọa Chủ và Đại Tăng Chánh. Ông đã hết mình phục hưng Thiên Thai giáo học của dòng Huệ Tâm (惠心, Eshin). Trước tác của ông có Hán Quang Loại Tụ (漢光類聚) 4 quyển, Thiên Thai Pháp Môn Danh Quyết Tập (天台法門名決集) 1 quyển, Pháp Hoa Lược Nghĩa Kiến Văn (法華略義見聞) 3 quyển, Tam Đại Bộ Kiến Văn (三大部見聞) 12 quyển, Pháp Hoa Ngũ Bộ Thư (法華五部書) 1 quyển, v.v.

Trùng Nguyên (重源, Chōgen, 1121-1206): hiệu là Tuấn Thừa Phòng (俊乘房) và Nam

Mô A Di Đà Phật (南無阿彌陀佛). Ban đầu ông vốn là võ sĩ, sau đó xuất gia, học

Chơn Ngôn Mật Giáo ở Đề Hộ Tự (醍醐寺, Daigo-ji) và thực hành pháp môn gọi là Chơn Ngôn Niệm Phật. Kể từ sau năm 1181 khi được bổ nhiệm làm chức Khuyến Tấn của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), ông theo những vị khuyến tấn nầy đi khắp các nơi và chuyên tâm bố giáo khuyên nhủ mọi người kết duyên xây dựng trùng tu ngôi đại già lam nầy. Với kết quả đó, vào năm 1185 thì lễ cúng dường khai nhãn tượng Đại Phật của chùa được tiến hành và đến năm 1195 thì ngôi chùa nầy được hoàn thành viên mãn. Tác phẩm tự ghi của ông Nam Mô A Di Đà Phật Tác Thiện Tập (南無阿彌陀佛作善集) là di văn để lại có liên quan đến sự nghiệp xây dựng chùa nầy.

Trương Thương Anh (張商英, 1043-1121): xuất thân Tân Tân (新津), Thục Châu (蜀州, Sùng Khánh, Tứ Xuyên) nhà Bắc Tống, tự Thiên Giác (天覺), hiệu Vô Tân Cư Si (無盡居士). Hồi nhỏ ông đã có nhuệ khí, mỗi ngày tụng vạn biến kinh. Ban đầu khi đến nhậm chức Chủ Bộ Thông Châu (通州主簿), có hôm nọ ông đến chùa thấy những quyển sách Đại Tạng Kinh ngay hàng tề chỉnh, bèn thốt lên rằng: “Sách Khổng thánh của ta không bằng như vậy được”, cho nên ông muốn viết cuốn Vô Phật Luận (無佛

論); nhưng sau nhân đọc Kinh Duy Ma chợt cảm nhận được huyền lý, cuối cùng ông quay đầu quy y theo Phật Giáo. Dưới thời vua Thần Tông, ông được Vương An Thạch (王安石) suy cử cho vào triều nội, và trong khoảng thời gian niên hiệu Đại Quán (大觀), ông làm Thượng Thư Hữu Bộc Xạ (尚書右僕射). Không bao lâu sau, vì có chuyện, ông bị đày đi phương xa; từng lên Ngũ Đài Sơn (五台山) cầu nguyện tượng Văn Thù và có linh nghiệm. Cho nên ông cho tạc tượng Văn Thù cúng cho ngôi chùa trên núi ấy và soạn ra bài văn phát nguyện. Chẳng bao lâu, gặp lúc trời hạn hán, ông lại vào núi cầu mưa, cả ba lần đều linh ứng, cho nên tiếng tăm của ông vang tận triều đình. Sau ông đến tham lễ Thiền Sư Thường Thông (常通禪師) ở Đông Lâm Tự (東林寺) và được vị nầy ấn khả cho. Tiếp theo ông theo học với Thiền Sư Tùng Duyệt (從悦禪師) ở Đâu Suất Tự (兜率寺). Vào tháng 6 năm thứ 4 (1110) niên hiệu Đại Quán, trời hạn hán kéo dài, ông lại vâng mệnh cầu mưa, đến chiều tối trời chợt đỗ mưa, vì vậy vua Huy Tông rất vui mừng, ban cho tự là Thương Lâm (商霖). Vào năm thứ 4 niên hiệu Tuyên Hòa (宣和), ông từ trần, hưởng thọ 79 tuổi, và được ban cho thụy là Văn Trung (文忠). Trước tác của ông có Hộ Pháp Luận (護法論) 1 quyển.

Trường Khánh Huệ Lăng (長慶慧稜, Chōkei Eryō, 854-932): người vùng Diêm Quan (塩官), Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang), họ là Tôn (孫). Năm lên 13 tuổi, ông xuất gia thọ giới ở Thông Huyền Tự (通玄寺) vùng Tô Châu (蘇州, Tỉnh Giang Tô), rồi đã từng tham bái qua các vị Thiền sư như Linh Vân Chí Cần (靈雲志勤), Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存), Huyền Sa Sư Bị (玄沙師備), và cuối cùng kế thừa dòng pháp của Linh Vân. Vào năm thứ 3 niên hiệu Thiên Hựu (天祐), thể theo lời thỉnh cầu của vị Sắc Sứ Tuyền Châu (泉州, Tỉnh Phúc Kiến) là Vương Diên Bân (王延彬), ông đến trú tại Chiêu Khánh Viện ( 招慶院), rồi sau chuyển đến Trường

Khánh Viện (長慶院) ở Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến). Vào ngày 17 tháng 5

năm thứ 3 niên hiệu Trường Hưng (長興) nhà Đường, ông thị tịch, hưởng thọ 79 tuổi đời và 60 hạ lạp.

Trường Lô Tông Trách (長蘆宗賾, Chōro Sōsaku, ?-?): vị tăng của Vân Môn Tông sống dưới thời nhà Tống, họ là Tôn (孫), người vùng Vĩnh Niên (永年), Lạc Châu (樂州,

Tỉnh Hà Nam). Lúc còn trẻ ông có học Nho Giáo, rồi theo xuất gia với Từ Vân Pháp Tú (法雲法秀), sau đó kế thừa dòng pháp của Trường Lô Ứng Phu (長蘆應夫).

Trong khoảng niên hiệu Sùng Ninh (崇寧, 1102-1105), ông đến sống tại Hồng Tế Thiền Viện (洪濟禪院) ở Phủ Chơn Định (眞定府, Tỉnh Hà Bắc), viết bộ Thiền

Uyển Thanh Quy (禪苑清規, Zennenshingi, 3 quyển), sau đó chuyển đến Trường Lô

Tự (長蘆寺) ở Chơn Châu (眞州, tỉnh Giang Tô). Ông cũng nỗi tiếng là nhà tư tưởng

Tịnh Độ, và có viết một số tác phẩm như Quán Niệm Phật Tụng (觀念佛頌), Lạc Bang Văn Loại 1 (樂邦文類), Khuyến Tham Thiền Nhân Kiêm Tu Tịnh Độ (勸參禪人兼修淨土), Long Thư Tịnh Độ Văn 2 (龍舒淨土文). Ông được ban cho thụy hiệu là Từ Giác Đại Sư (慈覺大師).

Trường Sa Cảnh Sầm (長沙景岑, Chōsha Keishin, ?-?): nhân vật sống dưới thời nhà Đường. Ông xuất gia lúc còn nhỏ, đến tham vấn Nam Tuyền Phổ Nguyện (南泉普願) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Ban đầu ông sống tại Lộc Uyển Tự (鹿苑寺) ở Trường Sa (長沙, Tỉnh Hồ Nam). Sau ông ngao du khắp nơi, giao du với các bậc hào kiệt đương thời. Do vì ông lấy vùng Trường Sa làm trung tâm giáo hóa, nên được mọi người gọi là Hòa Thượng Trường Sa. Ông là người có cơ phong rất mẫn tiệp, nhân hôm nọ cùng ngồi hàn huyên với Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (仰山慧寂), chợt đạp té Ngưỡng Sơn, nên bị vị nầy cho là dữ như con cọp (con trùng lớn), và từ đó ông có biệt danh là Con Cọp Sầm. Ông được ban cho thụy là Chiêu Hiền Đại Sư (招賢大師).

Trường Thủy Tử Tuyền (長水子璿, Chōsui Shisen, ?-1038): vị tăng của Hoa Nghiêm Tông Trung Quốc dưới thời Bắc Tống, xuất thân Tiền Đường (錢塘) Hàng Châu (杭州, có thuyết cho là Gia Hưng, Tú Châu), họ Trịnh (鄭), hiệu Đông Bình (東平) hay Trường Thủy Đại Sư (長水大師). Năm lên 9 tuổi, ông theo hầu hạ Khế Tông (契宗) ở Phổ Tuệ Tự (普慧寺), chuyên tụng Kinh Lăng Nghiêm. Năm 13 tuổi, ông thọ cụ túc giới, ban đầu theo Hồng Mẫn (洪敏) ở Tú Châu (秀州) học về giáo lý Hoa Nghiêm, sau tham vấn Lang Da Huệ Giác (瑯琊慧覺) và có chỗ sở ngộ. Huệ Giác bèn khuyên ông nên trở về quê cũ, truyền bá Hoa Nghiêm Tông, vì vậy ông đến sống ở Trường Thủy Tự (長水寺), thiết lập đạo tràng chuyên lấy giáo học Hoa Nghiêm và Lăng Nghiêm để dạy cho học đồ của mình với số lượng lên đến cả ngàn người. Ông có công lao rất lớn trong việc chấn hưng Hoa Nghiêm Tông dưới thời nhà Tống. Vào năm thứ 6 (1013) niên hiệu Tường Phù (祥符), Hàn Lâm Học Sĩ Tiền Công Dị (錢公

易) tâu xin nhà vua ban cho ông Tử Y và hiệu là Trường Thủy Sớ Chủ Lăng Nghiêm Đại Sư (長水疏主楞嚴大師). Trước tác của ông có Thủ Lăng Nghiêm Nghĩa Sớ Chú Kinh (首楞嚴義疏注經) 20 quyển, Thủ Lăng Nghiêm Kinh Khoa (首楞嚴經科) 2 quyển, Kim Cang Bát Nhã Kinh Toản Yếu Khoa (金剛般若經纂要科) 1 quyển, Đại Thừa Khởi Tín Luận Bút Tước Ký (大乘起信論筆削記) 20 quyển, v.v. Vào năm đầu niên hiệu Bảo Nguyên (寳元), ông thị tịch, hưởng thọ 74 tuổi.

Trực Ông Đức Cử (直翁德擧, Jikiō Tokkyo, ?-?): vị tăng của Phái Hoằng Trí thuộc Tào Động Tông Trung Quốc, sống dưới thời nhà Nguyên, còn gọi là Nhất Cử (一擧), hiệu Trực Ông (直翁). Ông kế thừa dòng pháp của Đông Cốc Minh Quang (東谷明光) và làm trú trì Thiên Ninh Tự (天寧寺) ở Minh Châu (明州, Tỉnh Triết Giang). Đệ tử xuất chúng của ông có Đông Minh Huệ Nhật (東明慧日), Vân Ngoại Vân Tụ (雲外雲岫), v.v.

Tùng Nguyên Sùng Nhạc (松源崇岳[嶽], Shōgen Sūgaku, 1132-1202): vị tăng của Phái Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Tùng Nguyên, người vùng Long Tuyền (龍泉), Xử Châu (處州, Tỉnh Triết Giang), họ là Ngô (呉). Lúc nhỏ ông đã có chí xuất gia, đến năm 23 tuổi thọ Ngũ Giới tại Đại Minh Tự (大明寺) và làm Sa Di. Ban đầu ông đến tham học với Linh Thạch Diệu (靈石妙), rồi tiếp đến là Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲) ở Kính Sơn (徑山) và Ứng Am Đàm Hoa (應庵曇華). Vào năm thứ 2 (1163) niên hiệu Long Hưng (隆興), ông thọ cụ túc giới tại Bạch Liên Tinh Xá (白蓮精舎) ở Tây Hồ (西湖), Lâm An (臨安, Tỉnh Triết Giang) và bắt đầu đi tham học khắp nơi. Ông có đến tham yết Mộc Am An Vĩnh (木庵安永) ở Càn Nguyên Tự (乾元寺). Sau cùng ông đến tham vấn Mật Am Hàm Kiệt (密庵咸傑) ở Tây Sơn (西山), Cù Châu (衢州, Tỉnh Triết Giang) và kế thừa dòng pháp của vị nầy.

Từ đó ông bắt đầu khai đường giáo hóa ở Trừng Chiếu Thiền Viện (澂照禪院) vùng Dương Sơn (陽山), Phủ Bình Giang (平江府, Tỉnh Giang Tô). Về sau, ông đã từng sống qua một số nơi như Báo Ân Quang Hiếu Tự (報恩光孝寺) ở Quân Sơn (君山) thuộc vùng Giang Âm Quân (江陰軍, Tỉnh Giang Tô), Thật Tế Thiền Viện (實際禪院) ở Trị Phụ Sơn (治父山) vùng Vô Vi Quân (無爲軍, Tỉnh An Huy), Tiến Phước Thiền Viện (薦福禪院) ở Nhiêu Châu (饒州, Tỉnh Giang Tây), Trí Độ Thiền Viện (智度禪院) ở Hương Sơn (香山) vùng Minh Châu (明州, Tỉnh Triết Giang) và Linh Nham Thiền Viện (靈巖禪院) ở Hổ Kheo Sơn (虎丘山) thuộc Phủ Bình Giang. Đến năm thứ 3 (1197) niên hiệu Khánh Nguyên (慶元), ông chuyển đến Linh Ẩn Tự (靈隠寺), và còn khai sáng ra Hiển Quán Báo Từ Tự (顯觀報慈寺). Vào ngày mồng 4 tháng 8 năm thứ 2 niên hiệu Gia Thái (嘉泰), ông thị tịch, hưởng thọ 71 tuổi đời và 40 hạ lạp.

Tùng Pha Tông Điềm (松坡宗憩, Shōha Sōkei, hậu bán thế kỷ 13): vị tăng của Phái Hổ Kheo (虎丘派) thuộc thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, sống dưới thời nhà Nguyên, hiệu là Tùng Pha (松坡). Ông kế thừa dòng pháp của Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範). Trong khi làm Tạng Chủ (藏主) ở Kính Sơn (徑山), từ khoảng thời gian niên hiệu Hàm Thuần (咸淳) nhà Tống cho đến niên hiệu Chí Trị (至治, 1265-1323), ông đã thâu tập các kệ tụng của chư vị tôn túc khắp nơi và biên tập thành bộ Giang Hồ Phong Nguyệt Tập (江湖風月集). Bộ nầy được phổ biến rộng rãi trong chốn Thiền lâm và có khá nhiều sách chú thích về tác phẩm nầy.

Tung Vi Ba Tiêu (松尾芭蕉, Matsuo Bash↓, 1644-1694): nhà Hài Cu sống đâu thơi ky Giang Hô (江戸, Edo), tên là Tông Phong (宗房, hiệu Haseo (はせを, biệt hiệu là Đào Thanh (桃青, Bac Thuyền Đương (泊船堂, Chước Nguyệt Am (釣月庵, Phong La Phương (風羅坊, v.v., xuât thân vung Thượng Dã (上野, Ueno), Y Ha (伊賀. Ông đã tưng làm hâu cân cho Đăng Đương Lương Tinh (藤堂良精 và có chí muốn hoc về Hài Cu. Có thơi ông tưng theo hâu Băc Thôn Quý Ngâm (北村季吟 ơ kinh đô Kyoto, sau xuống Giang Hô làm việc thuy đao. Cuối cung ông chuyên đến Ba Tiêu Am (芭蕉庵, Bash-an) ơ vung Thâm Xuyên (深川, Fukagawa), vượt qua phong cách Hài Cu cua giới văn nghệ si đương thơi, và sáng lâp ra phong thái riêng cua mình goi là Tiêu Phong (蕉風. Chính trong khoang thơi gian nây, ông đi ngao du đây đó, rôi lưu lai rât nhiều danh cu cung như văn ky hành, và qua đơi tai môt lư quán ơ vung Nan

Ba (灘波, Namba, thuôc Osaka ngày nay). Các danh cu được thâu tâp vào bô Hài

Giai Thât Bô Tâp (俳諧七部集; những văn ky hành hay nhât ký gôm có Cánh Khoa Ky Hành (更科紀行, Tha Nga Nhât Ký (嵯峨日記, Oku-no-hosomichi (奥の細道, Con Đường Hẹp Trong Cùng), v.v.

Tuyên Thập (宣什, Senjū, ?-?): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, người vùng Quả Lãng (果閬, Tứ Xuyên), người đề xướng Nam Sơn Niệm Phật Môn Thiền Tông. Căn cứ vào Trung Hoa Truyền Tâm Địa Thiền Môn Sư Tư Thừa Tập Đồ (中華傳心地禪門師資承襲圖) của Tông Mật (宗密) cho biết rằng ông là đệ tử của Lục Tổ Huệ Năng, tuy nhiên phần hạ của Viên Giác Kinh Đại Sớ Sao (圓覺經大疏鈔) quyển 3 lại cho ông thuộc môn hạ của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn.

Tuyết Am Tùng Cẩn (雪庵從瑾, Settan Jūkin, 1117-1200): vị tăng của Phái Hoàng Long thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Tuyết Am (雪庵), họ là Trịnh (鄭), người vùng Nam Khê (楠溪), Vĩnh Gia (永嘉, Tỉnh Triết Giang). Ban đầu ông đến lễ bái Tử Hồi (子回) ở Phổ An Viện (普安院) làm thầy và xuống tóc xuất gia. Sau ông đến Thoại Nham Tự (瑞巖寺) ở Đài Châu (台州, Tỉnh Triết Giang) tham yết Tâm Văn Đàm Bí (心聞曇賁), kế tiếp ông đến Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), gặp được Phật Trí (佛智). Khi nghe Tâm Văn Đàm Bí chuyển đến vùng Giang Tâm (江心) thuộc vùng Ôn Châu (温州, Tỉnh Triết Giang), ông lại đến tham vấn lần nữa. Chính tại đây ông được kế thừa dòng pháp của vị nầy. Đầu tiên ông đến sống tại Linh Nham Tự (靈巖寺) vùng Nghi Chơn (儀眞, Tỉnh Triết Giang), tiếp theo là Thiên Đồng Sơn (天童山) ở Tứ Minh (四明, Tỉnh Triết Giang). Vào ngày 23 tháng 7 năm thứ 6 niên hiệu Khánh Nguyên (慶元), hưởng thọ 84 tuổi đời và 70 hạ lạp. Ông có để lại cuốn Tuyết Am Tùng Cẩn Thiền Sư Tụng Cổ Tập (雪庵從瑾禪師頌古集) 1 quyển.

Tuyêt Đam Thiêu Phac (雪潭紹璞, Settan Shōboku, 1812-1873): vị tăng cua Lâm Tế

Tông Nhât Ban sống vào cuối thơi Giang Hô, huy Thiệu Phác (紹璞, đao hiệu Tuyết Đàm (雪潭), nhu Chơn Như Minh Giác Thiền Sư (眞如明覺禪師, xuât thân vung Ky Y (紀伊, Kii, thuôc Wakayama-ken), dong ho Cô Điền (古田. Năm lên 10 tuôi, ông theo xuât gia với Đông Nhac (桐岳 ơ Đai Thái Tư (大泰寺) vung Ky Y, và sau được ân chứng cua Tông Tho (宗壽 ơ Tư Ân Tư (慈恩寺, Jion-ji) vung My Nung (美濃, Mino). Trong khoang niên hiệu Thiên Bao (天保, 1830-1844), ông đến sống ơ Đai Thái Tư, và đến năm 1841 thì chuyên đến Thiên Trach Am (天澤庵 vung My Nung. Năm 1847, ông đến tru tai ơ Chánh Nhãn Tư (正眼寺. Thiền phong cua ông rât tráng liệt, được goi là Lôi Tuyết Đàm (雷雪潭. Đến năm sau, ông được Thiên Hoàng ban cho Tư Y.

Tuyết Đậu Trùng Hiển (雪竇重顯, Secchō Jūken, 980-1052): vị tăng của Vân Môn Tông Trung Quốc, người vùng Toại Châu (遂州, Tỉnh Tứ Xuyên), họ là Lý (李), tự là Ẩn Chi (隠之). Lúc còn nhỏ, ông đã theo xuất gia với Nhân Tiển (仁銑) ở Phổ An Viện (普安院). Sau khi thọ cụ túc giới, ông theo học giáo tướng với Nguyên Oánh (元瑩) ở Đại Từ Tự (大慈寺), cũng như Uẩn Thông (蘊聰) ở Thạch Môn (石門). Sau ông du hành lên phương Nam, đến tham yết Trí Môn Quang Tộ (智門光祚) ở Tùy Châu (隨州, Tỉnh Hồ Bắc), được khai ngộ và kế thừa môn phong của vị nầy. Ông đã từng đến trú tại Thúy Vi Phong (翠微峰) ở Động Đình (洞庭), rồi chuyển đến Tư Thánh Tự (資聖寺) ở Tuyết Đậu Sơn (雪竇山), Minh Châu (明州, Tỉnh Triết Giang). Chính nơi đây ông đã cổ xướng môn phong rất hưng thịnh, được xem như là vị tổ thời Trung Hưng của Vân Môn. Ông sống nơi đây hơn 30 năm, nuôi dưỡng hơn 70 đồ đệ. Hơn nữa, ông còn soạn ra bộ Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄) với 100 cổ tắc công án. Rồi ông làm tụng cổ về bộ nầy với tên là Tuyết Đậu Tụng Cổ (雪竇頌

古). Sau nầy, Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤) đã bình xướng, trước ngữ cho bộ nầy và đặt tên cho nó là Bích Nham Tập (碧巖集). Ông đã soạn ra Động Đình Ngữ Lục (洞庭語錄), Tuyết Đậu Khai Đường Lục (碧巖開堂錄), Bộc Tuyền Tập (瀑泉集), Tổ Anh Tập (祖英集), Tụng Cổ Tập (頌古集), Niêm Cổ Tập (拈古集), Tuyết Đậu

Hậu Lục (雪竇後錄). Vào ngày mồng 10 tháng 6 năm thứ 4 niên hiệu Hoàng Hựu (皇祐), ông thị tịch, hưởng thọ 73 tuổi đời và 50 hạ lạp. Ông được ban cho thụy hiệu là Minh Giác Đại Sư (明覺大師).

Tuyết Đình Phước Dụ (雪庭福裕, Setsutei Fukuyū, 1203-1275): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, xuất thân Thái Nguyên (太原, Tỉnh Sơn Tây), họ Trương (張), hiệu là Tuyết Đình (雪庭), tự Hảo Vấn (好問). Ban đầu ông theo xuất gia và thọ cụ túc giới với Hưu Lâm (休林) ở Tiên Nham (仙巖), hầu thầy được 7 năm, đến khi biết được Vạn Tùng Hành Tú (萬松行秀) đang sống ở Báo Ân Tự (報恩寺), ông một

mình đến tham kiến và được ấn khả từ vị nầy. Sau khi theo hầu thầy được 10 năm, ông bắt đầu hoạt động giáo hóa ở Thiếu Lâm Tự (少林寺) trên Tung Sơn (嵩山), tu sửa lại những hoang phế của chùa và được xem như là tổ khai sơn ở đây. Đạo phong của ông càng ngày càng cao rộng nên người đến tham học rất đông. Vào năm thứ 8 (1248), ông nhận chiếu chỉ trú trì Hòa Lâm Hưng Quốc Tự (和林興國寺), rồi được vua Hiến Tông mời vào cung nội cùng nhau đàm đạo và cho thống lãnh cả Phật Giáo lẫn Đạo Giáo. Đến năm đầu (1260) niên hiệu Trung Thống (中統), ông vâng mệnh vua Thế Tổ nhà Nguyên thiêu hủy sách của Đạo Giáo, cải tà quy chánh cho các Đạo Sĩ và được ban cho hiệu là Quang Tông Chánh Pháp Thiền Sư (光宗正法禪師). Ngoài ra, ông còn xây dựng Báo Ân Tinh Xá (報恩精舍) ở cố hương mình, thường sống ở Vạn Thọ Tự (萬壽寺) và dưỡng thành rất nhiều đệ tử xuất chúng. Vào ngày 20 tháng 7 năm thứ 12 niên hiệu Chí Nguyên (至元), ông thị tịch, hưởng thọ 73 tuổi. Đến năm đầu (1312) niên hiệu Hoàng Khánh (皇慶), ông được tặng cho hiệu là Đại Tư Không Khai Phủ Nghi Đồng Tam Tư Truy Phong Tấn Quốc Công (大司空開府儀同三司追封晉國公). Trình Cự Phu (程鉅夫) soạn văn Đại Nguyên Tặng Đại Tư

Không Phủ Nghi Đồng Tam Tư Truy Phong Tấn Quốc Công Thiếu Lâm Khai Sơn Quang Tông Chánh Pháp Đại Thiền Sư Dụ Chi Bi (大元贈大司空開府儀同三司追封晉國公少林開山光宗正法大禪師裕之碑).

Tuyết Đường Đạo Hạnh ( 雪堂道行 , Setsudō Dōgyō, 1089-1151): vị tăng của Phái Dương Kì thuộc Tông Lâm Tế Trung Quốc, tự xưng là Tuyết Đường (雪堂), người vùng Kiền Châu (虔州, Tỉnh Giang Tây), họ là Diệp (葉). Lúc còn nhỏ ông đã có quyết chí xuất gia, mãi đến năm 19 tuổi ông mới theo xuất gia với Giác Ấn Tử Anh (覺印子英) ở Phổ Chiếu Tự (普照寺). Ban đầu ông tham học với Chỉ Nguyên Nhuận

(指源潤), nhưng cơ duyên không khế hợp, sau ông đến tham yết Phật Nhãn Thanh Viễn (佛眼清遠) ở Long Môn (龍門) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Vào năm thứ 2 (1128) niên hiệu Kiến Viêm (建炎), thể theo lời thỉnh cầu của Từ Khang Quốc (徐康國), ông đến khai pháp ở Thọ Ninh (壽寧), rồi sau đó đã từng sống qua các chùa như Pháp Hải (法海), Thiên Ninh (天寧), Ô Cự (烏巨). Vào ngày mồng 9 tháng 2 năm 21 niên hiệu Thiệu Hưng (天興), ông thị tịch, hưởng thọ 63 tuổi đời và 45 hạ lạp. Ông có lưu lại Tuyết Đường Hạnh Hòa Thượng Ngữ Yếu (雪堂行和尚語要) 1 quyển, Tuyết Đường Hạnh Hòa Thượng Thập Di Lục (雪堂行和尚拾遺錄) 1 quyển.

Tuyết Nham Tổ Khâm (雪巖祖欽, Seggan Sokin, ?-1287): vị tăng thuộc Phái Dương Kì và Phái Phá Am của Lâm Tế Tông Trung Quốc, còn gọi là Pháp Khâm (法欽), hiệu là Tuyết Nham (雪巖), người vùng Vụ Châu (婺州, Tỉnh Triết Giang). Năm lên 5 tuổi, ông xuất gia làm Sa Di, đến 18 bắt đầu đi hành cước khắp nơi. Ông đã từng tham vấn một số vị tôn túc như Trí Bồng Viễn (智篷遠) ở Song Lâm Tự (雙林寺), Diệu Phong Chi Thiện (妙峰之善), Diệt Ông Văn Lễ (滅翁文禮) ở Tịnh Từ Tự (淨慈寺). Sau ông đến Kính Sơn (徑山), tham yết Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Vào tháng 8 năm đầu (1253) niên hiệu Bảo Hựu (寳祐), ông bắt đầu khai mở đạo tràng thuyết giảng tại Long Hưng Tự (龍興寺) thuộc Đàm Châu (潭州, Tỉnh Hồ Nam). Kế đến ông đã sống qua một số nơi như Đạo Lâm Tự (道林寺) ở

Tương Tây (湘西, Tỉnh Hồ Nam), Nam Minh Phật Nhật Thiền Tự (南明佛日禪寺) ở

Xử Châu (處州, Tỉnh Triết Giang), Tiên Cư Hộ Thánh Thiền Tự (仙居護聖禪寺) ở Đài Châu (台州, Tỉnh Triết Giang), Quang Hiếu Thiền Tự (光孝禪寺) ở Hồ Châu (湖州, Tỉnh Triết Giang), Ngưỡng Sơn Thiền Tự (仰山禪寺) ở Viên Châu (袁州, Tỉnh Giang Tây). Vào năm 1287 niên hiệu Chí Nguyên (至元), ông thị tịch, hưởng thọ hơn 70 tuổi. Trước tác của ông để lại có Tuyết Nham Hòa Thượng Ngữ Lục (雪巖和尚語錄) 4 quyển.

 

Tuyêt Phong Nghia Tôn (雪峰義存, Seppō Gison, 822-908): ngươi Huyện Nam An (南安縣), Tuyền Châu (泉州, thuôc Tinh Phuc Kiến ngày nay), ho là Tăng (曾), sinh năm thứ 2 niên hiệu Trương Khánh (長慶). Năm lên 12 tuôi, ông cung với cha mình đến tham yết Khánh Huyền Luât Sư (慶玄律師) ơ Ngoc Tuyền Tư (玉泉寺) thuôc Huyện Bô Điền (莆田縣, thuôc Tinh Phuc Kiến) và làm Sa Di tai đây. Năm lên 17 tuôi, ông được đăt cho pháp huy là Nghia Tôn. Đến năm lên 24 tuôi, găp phai nan phế Phât Hôi Xương, ông măc đô thế tuc đến tham bái Phu Dung Linh Huân (芙蓉靈

訓). Về sau, ông đến làm môn ha cua Đông Sơn Lương Giới (洞山良价), chuyên chịu trách nhiệm nâu cơm cho chung ăn; nhưng vì cơ duyên chưa khế ngô nên ông theo lơi chi thị đến tham hoc với Đức Sơn Tuyên Giám (德山宣鑑). Có hôm no, ông cung với Nham Đâu Toàn Khoát (巖頭全奯) và Khâm Sơn Văn Thuy (欽山文邃) đi hành cước đến Ngao Sơn (鰲山) vung Lê Châu (澧州, thuôc Tinh Hô Nam) thì bị tuyết rơi măc ket không đi được, nên ca ba đều chuyên tâm ngôi Thiền, sau ông đai ngô và kế thưa dong pháp cua Đức Sơn. Vào năm thứ 9 (868) niên hiệu Hàm Thông (咸通), ông đến tru ơ Linh Đông Nham (靈洞巖), rôi sau đó vào ân cư trong Tượng Cốt Phong (象骨峰) ơ Phuc Châu (福州, thuôc Tinh Phuc Kiến). Đến năm đâu niên hiệu Càn Phu (乾符), chua cua ông được ban cho hiệu là Ưng Thiên Tuyết Phong Tư (應天雪峰寺). Chính nơi đây ông đã quy y cho rât nhiều quan lai cua triều đình. Vào năm thứ 2 (882) niên hiệu Trung Hoa (中和), ông được Hy Tông Hoàng Đế (禧宗皇

帝) ban cho Tư Y và hiệu là Chơn Giác Đai Sư (眞覺大師). Môn ha cua ông có nhưng nhân vât xuât chung như Huyền Sa Sư Bị (玄沙師備), Trương Khánh Huệ

Lăng (長慶慧稜), Cô Sơn Thân Yến (鼓山神晏), Vân Môn Văn Yên (雲門文偃), Bao Phước Tung Triên (保福從展), v.v., đã lây vung đât Giang Nam làm trung tâm đê cô xướng tông phong đôc đáo cua ông. Vào ngày mông 2 tháng 5 năm thứ 2 (908) niên hiệu Khai Bình (開平), ông thị tịch, hương tho 87 tuôi đơi và 59 ha lap. Ông con lưu lai bô Tuyết Phong Chơn Giác Thiền Sư Ngư Luc (雪峰眞覺禪師語錄) 2 quyên.

Tuyết Song Phổ Minh (雪窻普明, Sessō Fumin, khoảng thế kỷ 13-14): vị tăng sống dưới thời nhà Nguyên, không rõ xuất thân, năm sinh và mất, tự là Tuyết Song (雪窻), đệ tử của Hối Cơ Nguyên Hy (晦機元熙), đồng môn với Tiếu Ẩn Đại Hân (笑隱大訢), chuyên về vẽ hoa lan. Vào năm thứ 2 (1322) niên hiệu Chí Trị (至治) đời vua Anh Tông, tất cả tu sĩ của Phật Giáo và Nho Giáo có năng khiếu về hội họa của vùng Giang Nam (江南) đều tập trung về Bắc Kinh (北京), khi nhà vua hạ lệnh cho ông viết kinh bằng chữ vàng, cũng có vị danh tăng Sở Thạch Phạm Kỳ (楚石梵琦) tham dự. Vào năm thứ 4 (1338) niên hiệu Chí Nguyên (至元) đời vua Thuận Đế, ông làm trú trì Vân Nham Tự (雲巖寺), rồi đến năm thứ 4 (1344) niên hiệu Chí Chánh (至正) làm trú trì Thừa Thiên Tự (承天寺).

Tư Phước Như Bảo (資福如寳, Shifuku Nyohō, ?-?): vị tăng của Tông Quy Ngưỡng, sống vào cuối thời nhà Đường, pháp từ của Tây Tháp Quang Mục (西塔光穆). Ông sống tại Tư Phước Tự (資福寺), thuộc Cát Châu (吉州, Tỉnh Giang Tây).

Tứ Minh Đàm Tú (四明曇秀, Shimei Donshū, ?-?): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc sống dưới thời nhà Tống, pháp từ của Tiếu Ông Diệu Kham (笑翁妙堪). Ông đã từng sống ở vùng Tứ Minh (, Tỉnh Triết Giang). Chính ông là người

biên tập bộ Nhân Thiên Bảo Giám (人天寳鑑, Nindenhōkan) 2 quyển vào năm thứ 3 (1230) niên hiệu Thiệu Định (紹定).

Tứ Minh Tri Lễ (四明知禮, Shimei Chire, 960-1028): vị tăng của Thiên Thai Tông, xuất thân vùng Tứ Minh (四明, Tỉnh Triết Giang), họ Kim (金), tự là Ước Ngôn (約言). Năm lên 7 tuổi, ông đã để tang mẹ, bèn phát nguyện xuất gia, và năm 15 tuổi thì thọ cụ túc giới, chuyên tâm nghiên cứu về Luật tạng. Năm 20 tuổi, ông theo Bảo Vân Nghĩa Thông (寳雲義通) học giáo điển Thiên Thai, được 1 tháng sau thì có thể giảng

Tâm Kinh được. Vào năm thứ 2 (991) niên hiệu Thuần Hóa (純化), ông đến trú trì Càn Phù Tự (乾符寺). Đến năm đầu (995) niên hiệu Chí Đạo (至道), ông chuyển đến sống ở Bảo Ân Viện (保恩院) thuộc Tứ Minh Sơn (四明山). Vào năm thứ 2 (1009) niên hiệu Tường Phù (祥符), công việc trùng kiến ngôi Bảo Ân Viện được hoàn thành, và năm sau thì được ban sắc ngạch chùa là Diên Khánh Tự (延慶寺). Chính nơi đây ông đã chuyên tâm sám hối trong vòng hơn 40 năm và học chúng theo ông rất đông. Ông là nhân vật trung tâm của Phái Sơn Gia (山家派), đối lập với hệ thống Phái Sơn Ngoại (山外派) của Ngộ Ân (晤恩) và các môn hạ của nhân vật nầy như Hồng Mẫn (洪敏), Nguyên Thanh (源清), Trí Viên (智圓), Khánh Chiêu (慶昭), v.v., trong vòng 40 năm trường. Cả hai phái nầy kéo dài luận tranh và phần lớn các nghị luận đều do Tri Lễ làm ra và những văn thư trao đổi qua lại giữa hai phai nầy được thâu lục vào trong Thập Nghĩa Thư (十義書), Quán Tâm Nhị Bách Vấn (觀心二百問), v.v. Trong đó tác phẩm tiêu biểu là Thập Bất Nhị Môn Chỉ Yếu Sao (十不二門指要鈔), ngoài ra còn có một số bản chú sớ về các tác phẩm của Trí Khải (智顗). Môn hạ của ông chia thành 3 dòng, hưng thịnh qua các triều đại không hề dứt tuyệt.

Vua Chơn Tông nhà Tống cảm niệm công đức của ông, bèn tặng cho hiệu là Pháp Trí Đại Sư (法智大師). Sau nầy ông được tôn xưng là vị tổ thứ 17 của Thiên Thai Tông. Vì ông thường trú tại Tứ Minh Diên Thọ Tự, nên người đời thường gọi ông là Tứ

Minh Tôn Giả (四明尊者), Tứ Minh Đại Sư (四明大師). Vào năm thứ 6 niên hiệu Thiên Thánh (天聖), ông niệm A Di Đà Phật mấy trăm biến rồi an nhiên thị tịch, hưởng thọ 69 tuổi. Bình sanh ông tập trung vào việc trước tác, giảng diễn và sám hối, kể từ năm thứ 2 (999) niên hiệu Hàm Bình (咸平), ông giảng Pháp Hoa Huyền Nghĩa

(法華玄義) 7 lần, Pháp Hoa Văn Cú (法華文句) 8 lần, Ma Ha Chỉ Quán (摩訶止觀) 8 lần, Đại Niết Bàn Kinh (大涅槃經) 1 lần, Tịnh Danh Kinh Sớ (淨名經疏) 2 lần, Kim Quang Minh Kinh Huyền Sớ (金光明經玄疏) 10 lần, Quan Âm Biệt Hành

Huyền Sớ (觀音別行玄疏) 7 lần, Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ (觀無量壽佛經

疏) 7 lần, v.v. Môn đồ của ông có rất nhiều, trong đó có những nhân vật xuất chúng như Thượng Hiền (尚賢), Bổn Như (本如), Phạn Trăn (梵臻), v.v. Trước tác của ông để lại có Kim Quang Minh Kinh Văn Cú Ký (金光明經文句記), Giải Báng Thư (解謗書), Đại Bi Sám Pháp (大悲懺法), Tu Sám Yếu Chỉ (修懺要指), Quang Minh Sám Nghi (光明懺儀), Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Dung Tâm Giải (觀無量壽佛經融心解), Quán Âm Biệt Hành Huyền Nghĩa Ký (觀音別行玄義記), Quán Âm Biệt Hành Sớ Ký (觀音別行疏記), Thích Thỉnh Quán Âm Sớ Trung Tiêu Phục Tam Dụng (釋請觀音疏中消伏三用), Vấn Mục Nhị Thập Thất Điều Đáp Thích (問目二十七條答釋), Nhị Thập Vấn (二十問), Biệt Lý Tùy Duyên Nhị Thập Vấn (別理隨縁二十問), v.v.

Tức Hưu Khế Liễu (即休契了, Shikkyū Keiryō, 1269-1351): vị tăng của Phái Hổ Kheo thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, pháp từ của Hổ Nham Tịnh Phục (虎巖淨伏). Ông trú trì ở Kim Sơn (金山, Tỉnh Giang Tô). Khi Ngu Trung Châu Cập (愚中周及) ở Phật Thông Tự (佛通寺) của Nhật Bản làm thư ký hầu hạ trong thất của ông, có soạn bộ ký lục Tức Hưu Khế Liễu Thiền Sư Thập Di Tập (即休契了禪師拾遺集) và ghi lời bạt cho bộ nầy vào năm thứ 10 (1350) lúc Khế Liễu 82 tuổi. Đến năm sau ông thị tịch, hưởng thọ 83 tuổi.

Tự Đắc Huệ Huy (自得慧暉, Jitoku Eki, 1097-1183): vị tăng của Tào Động Tông Trung

Quốc, xuất thân vùng Thượng Ngu (上虞), Hội Khể (會稽, Tỉnh Triết Giang), họ là Trương (張). Lúc còn nhỏ, ông theo xuất gia với Trừng Chiếu Đạo Ngưng (澄照道凝) và thọ giới. Năm 20 tuổi, ông đến tham vấn Chơn Hiết Thanh Liễu (眞歇清了) ở Trường Lô Tự (長蘆寺), rồi theo hầu hạ Hoằng Trí Chánh Giác (宏智正覺) ở Thiên Đồng Sơn (天童山), đốn ngộ Thiền chỉ và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Vào năm thứ 7 (1137) niên hiệu Thiệu Định (紹定), ông khai mở đạo tràng thuyết pháp ở Bổ Đà (補陀), rồi sống các chùa khác như Vạn Thọ (萬壽), Cát Tường (吉祥), Tuyết Đậu (雪竇), v.v. Đến năm thứ 3 (1176) niên hiệu Thuần Hy (淳熙), ông được cử đến trú trì Tịnh Từ Tự (淨慈寺) ở Lâm An (臨安), nhưng 4 năm sau thì lại trở về Tuyết Đậu Tự. Vào ngày 29 tháng 11 năm thứ 10 cùng niên hiệu trên, ông thị tịch, hưởng thọ 87 tuổi đời và 75 hạ lạp, được ban cho hiệu là Tự Đắc Thiền Sư (自得禪師). Ông có để lại bộ Linh Trúc Tịnh Từ Tự Đắc Thiền Sư Ngữ Lục (靈竹淨慈自得禪師語錄)

6 quyển.

Tương Sơn Pháp Tuyền (蔣山法泉, Shōsan Hōsen, khoảng giữa thế kỷ 11): vị tăng của Vân Môn Tông, người Tùy Châu (隨州, Tỉnh Hồ Bắc), họ là Thời (時). Lúc còn nhỏ tuổi ông đã tài mẫn, thông minh, sau ông theo xuất gia với Tín Kỷ (信玘) ở Trí Môn Viện (智門院) thuộc Long Cư Sơn (龍居山). Sau khi thọ cụ túc giới xong, ông đến tham yết Vân Cư Hiểu Thuấn (雲居曉舜) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Đầu tiên ông đến trú tại Đại Minh Tự (大明寺), rồi trải qua một số chùa khác như Thiên Khoảnh (千頃), Linh Nham (靈巖), Nam Minh (南明), Tương Sơn (蔣山). Bên cạnh đó, thể theo chiếu chỉ ông đến trú trì Trí Hải Thiền Viện (智海禪院) ở Đại Tướng Quốc Tự (大相國寺). Ông được ban cho thụy hiệu là Phật Huệ Thiền Sư (佛慧禪師). Ông là người đã từng đọc sách rất nhiều, nên được gọi là Tuyền Vạn Quyển (泉萬巻).

Tương Nhuy (祥蕊, Shōzui, ?-1823): vị tăng cua Chơn Ngôn Tông Nhât Ban sống vào cuối thơi Giang Hô, huy Tương Nhuy (祥蕊[蘂]), xuât thân vung Tân Dã (津野), A Ba Môc (阿波木, thuộc Tokushima). Ông xuât gia năm 16 tuôi, theo hâu vị Ni Tân Hai (晋海) ơ Chánh Hưng Am (正興庵) vung A Ba (阿波), chuyên nghiên cứu văn hoc và sáng tác thi ca, văn tư. Đến năm 50 tuôi, ông kế thưa Chánh Hưng Am, rôi 10 năm sau ông giao nơi nây lai cho đệ tư và lui về ân cư tai Huyên Mông Am (幻夢庵) ơ vung Trương Cốc Bô (長谷部).

Từ Thọ Hoài Thâm (慈受懷深, Jiju Eshin, 1077-1131): vị tăng của Vân Môn Tông, được gọi là Từ Thọ Thiền Sư (慈受禪師), xuất thân vùng Lục An (六安), Phủ Thọ Xuân (壽春府, Tỉnh An Huy), họ là Hạ (夏). Năm lên 14 tuổi, ông xuống tóc xuất gia, rồi vào năm đầu niên hiệu Sùng Ninh (崇寧, 1102-1106), ông đến Gia Hòa (嘉禾, Tỉnh Triết Giang), kế thừa dòng pháp của Trường Lô Sùng Tín (長蘆崇信) ở Tư Phước Tự (資福寺). Khi Sùng Tín chuyển đến Trường Lô, ông đi theo thầy và tại đây gặp được Phật Giám Huệ Cần (佛鑑慧懃). Vào ngày mồng 10 tháng 8 năm thứ 3 (1113) niên hiệu Chính Hòa (政和), ông bắt đầu khai mở đạo tràng thuyết pháp tại Tư Phước Tự vùng Thành Nam (城南), Nghi Chơn (儀眞, Tỉnh Giang Tô). Sau do vì Thần Tiêu Cung (神霄宮) được sửa sang lại, nên ông chuyển đến Tương Sơn (蔣山) và sống tại Tây Am (西庵). Vào ngày mồng 6 tháng 9 năm thứ 7 cùng niên hiệu trên, thể theo lời thỉnh cầu ông đến trú trì Tiêu Sơn (焦山, Tỉnh Giang Tô). Rồi theo sắc chiếu vào năm thứ 3 (1121) niên hiệu Tuyên Hòa (宣和), ông đến trú trì Huệ Lâm Thiền Viện (慧林禪院) ở Đại Tướng Quốc Tự (大相國寺) trên Đông Kinh (東京, Tỉnh Hà Nam). Vào ngày 22 tháng 5, ông khai đường thuyết pháp tại đây, đến năm thứ 2 (1127) niên hiệu Tĩnh Khang (靖康), ông xin phép rời khỏi Huệ Lâm Thiền Viện nhưng nhà vua không chấp thuận, lần thứ hai ông xin tiếp và bỏ đi. Ông đi qua Thiên Thai, đến Linh Nham (靈巖), sau đó lại trở về Tương Sơn, trải qua mấy tháng tại đây, và cuối cùng lui về ẩn cư tại Bao Sơn (包山) ở Động Đình (洞庭). Vào ngày 20 tháng 4 năm thứ 2 niên hiệu Thiệu Hưng (紹興), ông thị tịch, hưởng thọ 56 tuổi đời và 36 hạ lạp. Hiện còn lưu hành bản Từ Thọ Thâm Hòa Thượng Quảng Lục (慈受深和尚廣錄) 4 quyển.

Từ Vân Tuân Thức (慈雲遵式, Jiun Junshiki, 964-1032): vị tăng dưới thời nhà Tống, xuất thân Lâm Hải (臨海), Đài Châu (台州, Ninh Hải, Triết Giang), họ Diệp (葉), tự là Tri Bạch (知白). Ông theo xuất gia với Thiên Thai Nghĩa Toàn (天台義全), năm 18 tuổi xuống tóc, đến năm 20 tuổi thọ cụ túc giới tại Thiền Lâm Tự (禪林寺) và năm sau trở về chùa cũ học Luật. Ông thường đốt lóng tay mình trước tượng Phổ Hiền, thề nguyện sẽ truyền bá giáo pháp Thiên Thai. Vào năm đầu (984) niên hiệu Ung Hy (雍熙), ông theo Nghĩa Thông (義通) ở Bảo Vân Tự (寳雲寺) học các thư tịch của Thiên Thai Tông, thông hiểu tận cùng áo nghĩa và cùng với Tri Lễ (知禮) của Phái Sơn Gia (山家派) trở thành nhân vật trung tâm. Năm 28 tuổi, ông tuyên giảng các kinh Pháp Hoa, Duy Ma, Niết Bàn, Kim Quang Minh, v.v., ở Bảo Vân Tự, rồi tập trung tăng tục chuyên tu Tịnh Độ. Sau đó, ông còn giảng kinh, tu tập sám hối ở các địa phương như Tô Châu (蘇州), Hàng Châu (杭州), v.v., học giả rất ngưỡng mộ. Vào năm đầu (1022) niên hiệu Càn Hưng (乾興) đời vua Chơn Tông (眞宗), ông được ban hiệu là Từ Vân (慈雲). Đến năm thứ 2 (1024) niên hiệu Thiên Thánh (天

聖), ông dâng sớ tâu xin biên nhập giáo học Thiên Thai vào Đại Tạng Kinh. Đến năm đầu niên hiệu Minh Đạo (明道) đời vua Nhân Tông, ông thị tịch, hưởng thọ 69 tuổi. Soạn thuật và trước tác của ông rất nhiều như Đại Di Đà Kinh Sám Nghi (大彌陀經懺儀), Tiểu Di Đà Sám Nghi (小彌陀經懺儀), Vãng Sanh Tịnh Độ Sám Nguyện Nghi (往生淨土懺願儀), Kim Quang Minh Tam Muội Nghi (金光明三昧儀), Đại Thừa Chỉ Quán Thích Yếu (大乘止觀釋要), Triệu Luận Sớ Khoa (肇論疏科), Kim Viên Tập (金園集), Thiên Trúc Biệt Tập (天竺別集), v.v. Vì ông là người đã soạn ra rất nhiều nghi thức sám hối, nên được gọi là Bách Bản Sám Chủ (百本懺主), Từ Vân Tôn Giả (慈雲尊者), Linh Ứng Tôn Giả (靈應尊者), Thiên Trúc Sám Chủ (天竺懺

主). Sau nầy ông còn được truy tặng hiệu Pháp Bảo Đại Sư (法寳大師), Sám Chủ Thiền Tuệ Pháp Sư (懺主禪慧法師). Đệ tử kế thừa dòng pháp của ông có Diệu Quả Văn Xương (妙果文昌), Minh Trí Tổ Thiều (明智祖韶), Pháp Hỷ Thanh Giám (法喜清鑑), v.v.

Tử Bá Chơn Khả (紫柏眞可, Shihaku Shinka, 1543-1603): tự là Đạt Quán (達觀), hiệu Tử Bá (紫柏), xuất thân Cú Khúc (句曲, Tỉnh Giang Tô), họ Trầm (沈). Năm 17 tuổi, ông xuống tóc xuất gia, đi du phương tham học, đến khi nghe câu kệ “đoạn trừ vọng tưởng trùng tăng bệnh, xu hướng chơn như diệc thị tà (斷除妄想重增病、趨向眞如亦是邪, đoạn trừ vọng tưởng càng thêm bệnh, chạy theo chơn như cũng là tà” của Trương Chuyết (張拙), ông hoát nhiên đại ngộ. Từ đó ông đến trú tại Thanh Lương Tự (清涼寺) ở Yến Kinh (燕京, Tỉnh Hà Bắc). Sau vì lời dèm pha vu khống, ông bị mắc tội và đến ngày 17 tháng 12 năm thứ 31 niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), ông thị tịch, hưởng thọ 61 tuổi đời và 41 hạ lạp. Tháp của ông được an trí tại Văn Thù Đài ở Kính Sơn (徑山). Là Thiền sư chủ xướng Thiền Tịnh Song Tu như Hám Sơn Đức Thanh

(憨山德清) và Vân Thê Châu Hoằng (雲棲袾宏), ông có để lại một số trước tác như Tử Bá Tôn Giả Toàn Tập (紫柏尊者全集) 29 quyển, Tử Bá Tôn Giả Biệt Tập (紫柏尊者別集) 4 quyển, Tử Bá Lão Nhân Thi Tập (紫柏老人詩集) 3 quyển, v.v. Hám Sơn Đức Thanh soạn bài minh bia tháp cho ông.

Tử Đình Tổ Bách (子庭祖柏, Shitei Sohaku, khoảng thế kỷ 13-14): vị tăng dưới thời nhà Nguyên, xuất thân vùng Tứ Minh (四明), tự là Tử Đình (子庭), có năng khiếu vẽ hoa lan, làm thơ, sống cuộc đời phóng lãng vân du đó đây. Trước tác của ông có Bất Hệ

Chu Tập (不繫舟集).

Tử Hồ Lợi Túng (子湖利蹤, Shiko Rishō, 800-880): người vùng Thiền Châu (澶州, thuộc Tỉnh Hà Bắc), họ là Chu (周). Ông xuất gia ở Khai Nguyên Tự (開元寺) vùng U Châu (幽州, thuộc Tỉnh Hà Bắc), rồi năm lên 20 tuổi thì thọ cụ túc giới. Ông là người kế thừa dòng pháp của Nam Tuyền Phổ Nguyện (南泉普願). Vào năm thứ 2 (837) niên hiệu Khai Thành (開成) ông dựng lên nơi Tử Hồ Nham (子湖巖) một ngôi viện, và vào năm thứ 2 (861) niên hiệu Hàm Thông (咸通), ngôi viện nầy được sắc phong là An Quốc Thiền Viện (安國禪院). Ông thị tịch vào năm đầu niên hiệu Quảng Minh (廣明), hưởng thọ 81 tuổi và được ban cho thụy hiệu là Thần Lực Thiền

Sư (神力禪師). Tập Tử Hồ Sơn Thần Lực Thiền Sư Ngữ Lục (子湖山神力禪師語錄)

1 quyển của ông được thâu lục vào trong Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu (古尊宿語要) và Cổ Tôn Túc Ngữ Lục (古尊宿語錄).

Tử Phưởng (子昉, Shibō, ?-?): vị tăng của Thiên Thai Tông Trung Quốc, sống dưới thời nhà Tống, hiệu là Phổ Chiếu (普照), người vùng Ngô Hưng (呉興). Ông xuất gia lúc còn trẻ, theo Tịnh Giác Nhân Nhạc (淨覺仁岳) học giáo lý Thiên Thai và được vị nầy mật truyền tâm ấn cho. Ông còn thông cả điển tịch ngoài đời, biện tài vô ngại. Lúc bấy giờ, Thiền Sư Khế Tung (契嵩) căn cứ vào Thiền kinh mà làm ra bản đồ chư tổ với 28 vị, nhân đó ông cho rằng thuyết truyền trao pháp tạng là ngụy tạo, không có thật. Tuy nhiên, bên Thiên Thai Tông thì lại y cứ vào thuyết truyền trao pháp tạng nầy, bèn viết sách chỉ rõ chỗ sai lầm của Khế Tung, như vậy trải qua mấy năm trường. Nó đã trở thành một sự kiện trọng đại đối với giới tôn giáo đương thời.

Tử Tâm Ngộ Tân (死心悟新, Shishin Goshin, 1043-1114): tức Hoàng Long Ngộ Tân (黄龍悟新, Ōryū Goshin): vị tăng của Phái Hoàng Long (黄龍派) thuộc Tông Lâm Tế Trung Quốc, hiệu là Tử Tâm (死心), họ là Hoàng (黄), người Khúc Giang (曲江), Tỉnh Quảng Đông (廣東省). Ông theo Đức Tu (德修) ở Phật Đà Viện (佛陀院) xuống tóc xuất gia và thọ giới. Sau ông du hành các nơi, đến năm thứ 8 (1075) niên hiệu Hy Ninh (熙寧), ông đến Hoàng Long Tự (黄龍寺), tham yết Hối Đường Tổ Tâm (晦堂祖心), được ấn khả và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau ông tiếp tục vân du đây đó tham học, đến năm thứ 7 (1092) niên hiệu Nguyên Hựu (元祐) ông bắt đầu ra mặt hoạt động ở Vân Nham (雲巖), và mãi cho đến đầu niên hiệu Chính Hòa (政和, 1111-1118), ông sống tại Hoàng Long. Vào ngày 14 tháng 12 năm thứ 4 cùng niên hiệu trên, ông thị tịch, hưởng thọ 72 tuổi đời và 46 hạ lạp.

Ưu Ba Ly (s, p: Upāli, 優波離): âm dịch là Ô Ba Ly (鄥波離), Ưu Ba Lợi (優波利), một trong mười vị đại đệ tử của đức Phật. Ban đầu ông làm việc cho dòng họ Thích Ca với nghề thợ hớt tóc, là người dân thuộc loại hạ cấp, tuy nhiên ông đã cùng với những thanh niên quí tộc của dòng họ Thích Ca xuất gia. Đức Phật đã cho ông thọ giới trước 3 người quí tộc kia và đưa lên ngôi vị cao hơn, để đè nén tâm ngã mạn của những người thanh niên quí tộc kia. Trong số các đệ tử của đức Phật, ông là người rất thông hiểu về giới luật, cho nên được gọi là Trì Luật Đệ Nhất. Trong cuộc kết tập lần thứ nhất sau khi đức Phật diệt độ chính ông là người đã trùng tuyên Luật Tạng trước 500 vị Tỳ Kheo A La Hán.

Vạn Tùng Hành Tú (萬松行秀, Banshō Gyōshū, 1166-1246): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, được gọi là Vạn Tùng Lão Nhân (萬松老人), xuất thân vùng Giải Lương (解梁), Huyện Hà Nội (河内), Tỉnh Hà Nam (河南), họ là Thái (蔡). Ngay từ lúc còn nhỏ ông đã có khí cốt siêu phàm, có chí xuất gia, sau theo xuất gia với Bân Công (贇公) ở Tịnh Độ Tự (淨土寺邢), vùng Hình Châu (邢州), Tỉnh Hà Nam. Sau đó, ông đến tham học với Thắng Mặc Quang (勝黙光), rồi đến Tuyết Nham Mãn (雪巖滿) ở Đại Minh Tự (大明寺) vùng Từ Châu (磁州), Tỉnh Hà Bắc (河北省). Ông lưu lại đây 2 năm rồi trở về Tịnh Độ Tự, dựng am tu tập và đặt tên là Vạn Tùng Hiên (萬松軒). Năm 27 tuổi, ông được vua nhà Kim là Chương Tông (章宗) cung thỉnh đến thuyết pháp. Về sau, ông đến sống tại Thê Ẩn Tự (棲隠寺) ở Ngưỡng Sơn (仰山) cũng như Báo Ân Hồng Tế Tự (報恩洪濟寺) ở Phủ Thuận Thiên (順天府). Vào năm

1230, dưới thời vua Thái Tông nhà Nguyên, ông được cử đến trú trì Vạn Thọ Tự (萬壽寺), nhưng rồi cũng quay trở về Tùng Dung Am (從容庵, tức Vạn Tùng Am). Bộ Tùng Dung Lục (從容錄) của ông là bản niêm bôn của tụng cổ gồm 100 công án của Thiên Đồng (天童) được trình tấu lên vua Ninh Tông (寧宗) nhà Tống vào năm thứ 16 (1223) niên hiệu Gia Định (嘉定). Vào ngày mồng 7 tháng 4 năm đầu nhuận niên hiệu Định Tông (定宗), ông thị tịch, hưởng thọ 81 tuổi dời và 60 hạ lạp.

Văn Huệ Trùng Nguyên (文慧重元, Bune Jūgen, ?-1063): vị tăng của Vân Môn Tông, người vùng Thanh Châu (青州, Tỉnh Sơn Đông), họ là Tôn (孫). Năm lên 17 tuổi, ông xuất gia, đến năm 20 tuổi thọ cụ túc giới. Ban đầu ông theo học giáo lý với Giảng Tứ (講肆), rồi có đêm nọ chợt thấy có linh cảm, bèn đến dự vào pháp tịch của Thiên Y Nghĩa Hoài (天衣義懷), cùng với đại chúng nghiên cứu tông phong chư tổ, chẳng bao lâu thì được khai ngộ, được Nghĩa Hoài ấn khả cho và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau đó, ông đến trú tại Thiên Bát Tự (天鉢寺) ở Bắc Kinh (北京), rồi trải qua khoảng 4 ngôi chùa như vậy. Trong thời gian nầy ông đã nỗ lực tuyên xướng tông phong của Vân Môn, và được rất nhiều tăng tục quy ngưỡng theo. Ông thị tịch vào năm thứu 8 niên hiệu Gia Hựu (嘉祐) và được ban cho thụy hiệu là Văn Huệ Thiền Sư (文慧禪師).

Văn Thù Sư Lợi (s: Mañjuśrī, 文殊師利, Monju Shiri): âm dịch là Văn Thù Thi Lợi (文殊尸利), Mạn Thù Thất Lợi (曼殊室利), gọi tắt là Văn Thù, Nhu Thủ (濡首), Bạc Thủ (溥首); ý dịch là Diệu Cát Tường (妙吉祥), Diệu Đức (妙德), Diệu Thủ (妙首).

Nói rõ hơn là Mañjuśrī Kumārabhūta, được dịch là Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử (文殊師利法王子), Văn Thù Sư Lợi Đồng Chơn (文殊師利童眞), Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử (文殊師利童子). Đây là vị Bồ Tát xuất hiện đầu tiên trong kinh điển Đại Thừa. Chính trong Đạo Hạnh Bát Nhã Kinh (道行般若經), kinh điển Đại Thừa sơ kỳ của Kinh Bát Nhã, cũng thỉnh thoảng có đề cập đến tên của vị Bồ Tát nầy. Một số kinh khác cũng có nhắc đến như Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội Kinh (首楞嚴三昧經), Duy Ma Cật Kinh (維摩詰經), Chánh Pháp Hoa Kinh (正法華經), v.v. Trong hàng chư Bồ Tát thì Văn Thù được xem như là trí tuệ số một. Trong trường hợp lấy Thích Ca, Văn Thù, Phổ Hiền làm Tam Tôn Phật, thì Văn Thù thường ngồi tòa hoa sen bên trái đức Thích Tôn, trên đầu thắt 5 búi tóc, tay phải cầm cây kiếm trí tuệ, tay trái cầm hoa sen xanh. Thông thường phần nhiều chúng ta hay thấy tượng Văn Thù ngồi trên con sư tử. Trong Mật Giáo, tùy theo hình tượng mà người ta phân biệt Văn Thù ra làm Nhất Tự Văn Thù (一字文殊), Ngũ Tự Văn Thù (五字文殊), Nhất Kế Văn Thù (一髻文殊), Ngũ Kế Văn Thù (五髻文殊), v.v. Ở Trung Quốc, Ngũ Đài Sơn ở Tỉnh Sơn Tây (山西省) được xem như là vùng đất chính của Bồ Tát Văn Thù, và cùng với một vạn bồ tát khác, Bồ Tát Văn Thù cũng thường hay có mặt nơi đây. Thêm vào đó, tại nhà ăn của Đại Thừa Tự (大乘寺) vùng Gia Hạ (加賀, Kaga, thuộc Ishikawa-ken) Nhật Bản, có tôn trí tượng Văn Thù như là vị Thượng Tọa. Cũng từ ảnh hưởng đó, trong các tự viện của Tào Động Tông Nhật Bản, Bồ Tát Văn Thù được tôn thờ tại Tăng Đường như là vị thánh tăng. Còn trong Thiền Môn thì có khá nhiều công án liên quan đến Văn Thù.

Văn Thù Ứng Chơn (文殊應眞, Monju Ōshin, ?-?): vị tăng của Vân Môn Tông, sống vào thời Ngũ Đại, pháp từ của Đức Sơn Duyên Mật (德山縁密), và đã từng sống tại Văn Thù Sơn (文殊山) thuộc Đỉnh Châu (鼎州, Tỉnh Hồ Nam).

Vân Cư Đạo Ưng (雲居道膺, Ungo Dōyō, 835?-902): vị tăng của Tào Động Tông Trung

Quốc, xuất thân Huyện Ngọc Điền (玉田縣), Kế Môn (薊門), U Châu (幽州, Tỉnh Hà Bắc), họ Vương (王). Lúc còn nhỏ, ông đã lanh lợi, đến năm 25 tuổi thì thọ cụ túc giới tại Diên Thọ Tự (延壽寺) ở Phạm Dương (范陽, U Châu). Ban đầu ông chuyên tu trì giới luật Tiểu Thừa, nhưng sau đó đến tham vấn Vô Học (無學) ở Thúy Vi Tự (翠微寺) thuộc Chung Nam Sơn (終南山), Kinh Triệu (京兆). Kế đến, ông tham yết Động Sơn Lương Giới (洞山良价) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Đầu tiên, ông dừng chân trú tại Tam Phong (三峰), sau đó đến Vân Cư Sơn (雲居山) ở Hồng Châu (洪州, Tỉnh Giang Tây) và bắt đầu xiển dương đại pháp. Sống tại đây được 30 năm, đến ngày mồng 3 tháng giêng năm thứ 2 (902) niên hiệu Thiên Phục (天復), ông thị tịch. Ông được ban cho thụy là Hoằng Giác Thiền Sư (弘覺禪師), tháp tên là Viên Tịch (圓寂).

Vân Cư Đạo Tề (雲居道齊, Ungo Dōsai, 929-997): vị tăng của Pháp Nhãn Tông, xuất thân vùng Hồng Châu (洪州, Tỉnh Giang Tây), họ là Kim (金). Ban đầu ông xuất gia theo Minh Chiếu Đại Sư (明照大師), sau gặp được Thái Khâm (清涼泰欽), khế ngộ cơ duyên và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Ông đã từng sống qua một số nơi trong vòng 30 năm như Song Phong Thiền Viện (雙峰禪院) ở U Cốc Sơn (幽谷山) và Đại Ngu Sơn (大愚山) thuộc vùng Cao An (高安, Tỉnh Giang Tây), rồi Vân Cư Sơn (雲居山) ở Giang Tây (江西). Vào ngày mồng 8 tháng 9 năm thứ 3 niên hiệu Chí Đạo (至道), ông thị tịch, hưởng thọ 69 tuổi đời và 48 hạ lạp. Ông có để lại rất nhiều trước ngữ, niêm cổ mà sau nầy trong Thiền lâm thường dùng đến.

Vân Cư Hy Ưng (雲居希膺, Ungo Kiyō, 1582-1659): vị tăng cua Lâm Tế Tông Nhât Ban sống vào đâu thơi Giang Hô, huy Hy Ưng (希膺), đao hiệu Vân Cư (雲居), hiệu Ba Bât Tru Hiên (把不住軒), nhu Tư Quang Bât Muôi Thiền Sư (慈光不昧禪師), xuât thân vung Thô Tá (土佐, Tosa, thuôc Kōchi-ken), ngươi cua dong ho Tiêu Tung (小松, Komatsu). Ông theo xuât gia tho giới với Hiền Cốc Tông Lương (賢谷宗良) ơ

Đai Đức Tư (大德寺, Daitoku-ji), sau theo hâu Đông Măc (東默) ơ Diệu Tâm Tư (妙心寺, Myōshin-ji) và kế thưa dong pháp cua vị nây. Năm 1614, trong khi xay ra trân chiến ơ vung Đai Phan (大阪, Osaka) thì ông ơ trong thành, sau ông về ân cư ơ Thăng Vi Tư (勝尾寺) vung Nhiếp Tân (攝津, Settsu). Ông đã tưng giang Thiền yếu cho Hâu Thuy Vi Pháp Hoàng (後水尾法皇, Gomizunoo Hōō), và nhân lơi thinh câu cua vị Phiên Chu Phiên Tiên Đài (仙台藩) là Y Đat Trung Tông (伊達忠宗), ông đến tru trì Thoai Nham Tư (瑞巖寺, Zuigan-ji) ơ Tung Đao (松島, Matsushima) và phuc hưng lai chua nây. Ngoài ra ông con sáng lâp ra Đai Mai Tư (大梅寺). Trước tác cua ông có Bát Nhã Tâm Kinh Đai Y (般若心經大意) 1 quyên.

Vân Cư Phổ Trí (雲居普智, Ungo Fuchi, khoảng giữa thế kỷ thứ 9): nhân vật sống khoảng cuối thời nhà Đường, vị tăng của Ngưu Đầu Tông, pháp từ của Phật Quật

Duy Tắc (佛窟惟則). Ông trú tại Vân Cư Tự (雲居寺) thuộc Thiên Thai Sơn (天台

山) vùng Đài Châu (台州) và chuyên tâm cử xướng học phong của thầy mình. Trước tác của ông có Tâm Cảnh Bất Nhị (心境不二), Vân Cư Tập (雲居集, có tên khác là Phổ Trí Tập [普智集], 2 quyển).

Vân Môn Văn Yển (雲門文偃, Unmon Bunen, 864-949): vị tăng của Vân Môn Tông Trung Quốc, người vùng Gia Hưng (嘉興, thuộc Tỉnh Triết Giang ngày nay), họ là

Trương (張). Ngay từ hồi còn nhỏ ông đã có chí xuất gia, nên ông đã theo đầu sư với Chí Trừng Luật Sư (志澄律師) ở Không Vương Tự (空王寺, tức Đâu Suất Tự), năm lên 17 tuổi thì xuống tóc xuất gia, rồi đến năm 20 tuổi thì thọ cụ túc giới tại giới đàn ở Tỳ Lăng (毘陵, thuộc Tỉnh Giang Tô); sau ông trở về tu học với Chí Trừng và chuyên học về Tứ Phần Luật, v.v. Về sau, ông có đến tham vấn Mục Châu Đạo Túng (睦州道蹤), người kế thừa dòng pháp của Hoàng Bá Hy Vận (黄檗希運), rồi đến tham yết Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存) và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau ông từ giã Tuyết Phong để đi ngao du khắp các nơi và giao du với rất nhiều Thiền sư. Vào năm 923, ông kiến lập một ngôi Thiền đường tại Vân Môn Sơn, và tương truyền thông thường có khoảng hơn 1000 đại chúng sinh hoạt nơi đây. Ngoài ra, thỉnh thoảng ông có vào trong triều nội nhà Nam Hán thuyết pháp, đến năm thứ 2 (927) niên hiệu Thiên Thành (天成), ngôi Quang Thái Thiền Viện (光泰禪院) của ông được ban sắc ngạch của nhà vua, rồi đến năm thứ 3 (938) niên hiệu Thiên Phước (天福), ông được ban cho hiệu Khuông Chơn Đại Sư (匡眞大師). Hơn nữa, vào năm thứ 4 (964) niên hiệu Kiến Long (建隆), ông đổi tên Chứng Chơn Thiền Tự (証眞禪寺) thành Đại Giác Thiền Tự (大覺禪寺). Sau khi sống tại Vân Môn Sơn được khoảng hơn 30 năm, ông thị tịch vào giờ Tý ngày mồng 10 tháng 4 năm thứ 7 niên hiệu Càn Hòa (乾和) nhà Nam Hán.

Vân Ngoại Vân Tụ (雲外雲岫, Ungai Unshū, 1242-1324): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, tự là Vân Ngoại (雲外), tùy theo từng chỗ ở mà tên gọi của ông khác nhau như Trí Môn Vân Tụ (智門雲岫), Thiên Đồng Vân Tụ (天童雲岫), xuất thân Xương Quốc (昌國, Tỉnh Triết Giang), biệt hiệu là Phương Nham (方嵓), họ Lý (李). Ông theo xuất gia với Trực Ông Đức Cử (直翁德擧) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau ông đến sống ở Thạch Môn (石門), Từ Khê (慈谿), nhưng rồi lại chuyển đến các nơi khác như Trí Môn (智門) ở Tượng Sơn (象山), và Thiên Ninh Tự (天寧

寺) ở Huyện Ngân (鄞縣). Hơn nữa, ông còn chuyển đến Thiên Đồng (天童), Tứ Minh (四明) và cử xướng tông phong ở nơi đây. Vào ngày 22 tháng 8 năm đầu niên hiệu Thái Định (泰定), ông thị tịch, hưởng thọ 83 tuổi đời và 65 hạ lạp. Ông tuy người nhỏ con nhưng rất lanh lẹ, hoạt bát; thuyết pháp lại hay nên tương truyền có người từ Nhật Bản, Triều Tiên hâm mộ tiếng ông nên đã đến đạo tràng của ông để nghe thuyết giảng. Trước tác của ông có Bảo Kính Tam Muội Huyền Nghĩa (寳鏡三昧玄義). Đệ tử có những nhân vật kiệt xuất như Vô Ấn Đại Chứng (無印大証), Đông Lăng Vĩnh Dư (東陵永璵), v.v. Đông Lăng là người đã từng sang Nhật Bản và sống tại hai chùa Nam Thiền và Thiên Long. Bộ Trí Môn Vân Ngoại Hòa Thượng Ngữ Lục (智門雲外和尚語錄), Vân Ngoại Vân Tụ Thiền Sư Ngữ Lục (雲外雲岫禪

師語錄) có lời tựa đề năm thứ 4 (1300) niên hiệu Đại Đức (大德) là trước tác do môn nhân Sĩ Thảm (士慘) biên tập và san hành. Hai bộ nầy được san hành tại Nhật vào năm thứ 3 (1746) niên hiệu Diên Hưởng (延享). Văn Tú (文秀) soạn bản Thiên Đồng Vân Ngoại Thiền Sư Truyện (天童雲外禪師傳).

Vân Nham Đàm Thịnh (雲巖曇晟, Ungan Donjō, 782-841): người vùng Kiến Xương

(建昌), Chung Lục (鐘陸), họ là Vương (王). Hồi còn nhỏ ông xuất gia ở Thạch Môn (石門), theo tham học với Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海) trong suốt 20 năm, nhưng cuối cùng lại kế thừa dòng pháp của Dược Sơn Duy Nghiễm (藥山惟儼). Sau ông đến cử xướng tông phong tại Vân Nham Sơn (雲巖山), Đàm Châu (潭州, Tỉnh Hồ Nam). Môn hạ của ông có Động Sơn Lương Giới (洞山良价). Vào tháng 10 năm đầu niên hiệu Hội Xương (會昌), ông thị tịch, hưởng thọ 60 tuổi, và được ban cho thụy hiệu là Vô Trú Đại Sư (無住大師).

Vân Phong Diệu Cao (雲峰妙高, Umpō Myōkō, 1219-1293): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân Trường Lạc (長樂), Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), hiệu là Vân Phong (雲峰). Ông đã từng đến tham học với Si Tuyệt Đạo Xung (癡絶道沖) cũng như Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範), sau đến tham yết Yển Khê Quảng Văn (偃溪廣聞) ở A Dục Vương Sơn (阿育王山) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Kế đến ông khai đường giáo hóa ở Đại Lô Tự (大蘆寺), sau ông chuyển đến Kính Sơn (徑山) vào năm thứ 17 (1280) niên hiệu Chí Nguyên (至元) đời vua Thế Tổ. Ông than phiền có người phỉ báng Thiền Tông, bèn tập trung môn đồ các tông phái đến trước mặt Hoàng Đế và giảng về tông yếu của Thiền. Vào ngày 17 tháng 6 năm thứ 30 niên hiệu Chí Nguyên, ông thị tịch ở độ tuổi 75.

Vân Thê Châu Hoằng (雲棲袾宏, Unsei Shukō, 1535-1615): tự là Phật Tuệ (佛慧), hiệu Liên Trì (蓮池), do vì ông từng sống tại Vân Thê Tự (雲棲寺) thuộc Ngũ Vân Sơn (五雲山), Hàng Châu (杭州), Tỉnh Triết Giang (浙江省), nên được gọi là Vân Thê (雲棲), xuất thân Phủ Nhân Hòa (仁和府), Hàng Châu, họ Trầm (沈). Năm 31 tuổi, ông theo xuất gia với Tánh Thiên Lý (性天理) ở Tây Sơn (西山), rồi đến tham học với Tùng Nham Đắc Bảo (松嵓得寳). Sau đó, ông rời vị nầy, đi qua vùng Đông Xương (東昌), chợt nghe tiếng trống trên chòi cao trên thành thì đại ngộ. Đến năm thứ 5 (1571) niên hiệu Long Khánh (隆慶), ở độ tuổi 37 ông bắt đầu đi hành cước, đến Vân Thê Sơn (雲棲山), dọn sạch cỏ ngôi cổ tự và lưu lại nơi đây. Ông đã dồn hết tâm huyết của mình vào việc giáo dưỡng và trước tác tại vùng đất nầy và để lại cho đời hơn 30 loại tác phẩm với hơn 300 quyển. Đến cuối thời nhà Minh, khi Phật Giáo cho thấy rõ trạng huống suy thối, chính ông đã lấy sự giáo dục phong phú của Nho Giáo để cử xướng Thiền và làm cho mọi người tin tưởng sâu xa vào pháp môn Niệm Phật. Trong khoảng thời gian niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), ông đã thành lập Liên Xã Phật Giáo rộng lớn, làm sáng tỏ tư tưởng Thiền Tịnh Nhất Trí (禪淨一致), tức là chủ trương Thiền của Tức Thân Thành Phật (即身成佛, thành Phật ngay nơi thân nầy) và

Niệm Phật để vãng sanh về thế giới bên kia. Trong số các trước tác của ông mà được mọi người hành trì từ xưa có Vân Thê Pháp Vị (雲棲法彙) gồm 34 quyển, trong đó lại có Thiền Quan Sách Tấn (禪關策進), Tăng Huấn Nhật Ký (僧訓日記), Truy Môn Sùng Hành Lục (緇門崇行錄), Tự Tri Lục (自知錄), Trúc Song Tùy Bút (竹窗隨筆)

đều chuyển tải tư tưởng nói trên. Vào ngày mồng 4 tháng 7 năm thứ 43 niên hiệu Vạn Lịch nhà Minh, ông thị tịch, hưởng thọ 81 tuổi đời và 50 hạ lạp. Đức Thanh (德清) soạn bản Cổ Hàng Vân Thê Liên Trì Đại Sư Tháp Minh (古杭州雲棲蓮池大師塔銘),

Ngô Ứng Tân (呉應賓) soạn bản Liên Tông Bát Tổ Hàng Châu Cổ Vân Thê Tự Trung Hưng Tôn Túc Liên Trì Đại Sư Tháp Minh Tinh Tự (蓮宗八祖杭州古雲棲寺中興尊宿蓮池大師塔銘幷序) và Quảng Nhuận (廣潤) viết bài Vân Thê Bổn Sư Hành Lược (雲棲本師行略).

Vật Sơ Đại Quán (物初大觀, Mossho Taikan, khoảng giữa thế kỷ thứ 13): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, người Hoành Khê (横溪), Huyện Ngân (鄞縣), Phủ Khánh Nguyên (慶元府, Tỉnh Triết Giang), họ là Lục (陸). Ông thọ giới với Bắc Hải Ngộ Tâm (北海悟心) ở Đạo Tràng Sơn (道場山) và kế thừa dòng pháp của Bắc Nhàn Cư Giản (北礀居簡). Vào năm đầu (1241) niên hiệu Thuần Hựu (淳祐), ông chuyển đến sống các nơi như Pháp Tướng Thiền Viện (法相禪院) ở

Phủ Lâm An (臨安府, Tỉnh Triết Giang), Hiển Từ Thiền Tự (顯慈禪寺) ở An Cát

Châu (安吉州, Tỉnh Triết Giang), Tượng Điền Hưng Giáo Thiền Viện (象田興教禪

院) ở Phủ Thiệu Hưng (紹興府, Tỉnh Triết Giang), Trí Môn Thiền Tự (智門禪寺) ở

Phủ Khánh Nguyên, Giáo Trung Báo Quốc Thiền Tự (教忠報國禪寺) ở Đại Từ Sơn

(大慈山, Tỉnh Triết Giang), v.v. Hơn nữa, vào tháng 11 năm thứ 4 (1263) niên hiệu

Cảnh Định (景定), ông đến trú tại Quảng Lợi Thiền Tự (廣利禪寺) trên A Dục Vương Sơn (阿育王山), và tận lực cử xướng Thiền phong Lâm Tế của Đại Huệ cũng như tiếp độ tăng chúng. Vào năm thứ 3 (1267) niên hiệu Hàm Thuần (咸淳), ông có viết lời tựa cho cuốn Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu (古尊宿語要) do cư sĩ Giác Tâm (覺心) san hành. Môn nhân ông biên tập cuốn Vật Sơ Hòa Thượng Ngữ Lục (物初和尚語錄)

1 quyển, ngoài ra ông có tập thơ Vật Sơ Thặng Ngữ (物初賸語) 25 quyển. Vào ngày 17 tháng 6 năm thứ 4 niên hiệu Hàm Thuần, ông thị tịch, hưởng thọ 68 tuổi.

Vi Lâm Đạo Bái (爲霖道霈, Irin Dōhai, 1615-1702): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, tự là Vi Lâm (爲霖), hiệu Lữ Bạc (旅泊), Phi Gia Tẩu (非家叟), xuất thân Kiến An (建安), Tỉnh Phúc Kiến (福建省). Năm 14 tuổi, ông xuất gia ở Bạch Vân Tự (白雲寺) và năm sau học kinh luận. Năm 18 tuổi, ông đến viếng thăm Quảng Ấn (廣印) ở Bảo Thiện Tự (寳善寺), Phần Thường (汾常), rồi theo sự hướng dẫn của vị nầy ông đến thăm Vĩnh Giác Nguyên Hiền (永覺元賢), hầu hạ nhân vật nầy mấy năm, nhưng sau ông lại đến tham vấn Mật Vân Viên Ngộ (密雲圓悟) ở Thiên Đồng Sơn (天童山), được đại ngộ song Mật Vân không hứa khả cho. Ông lại đem sở chứng nầy trình cho Nguyên Hiền, nhưng cũng không được công nhận. Vì vậy, ông giã từ thầy đi du phương tham học, kết am ở Bách Trượng Sơn (百丈山), chuyên tu tịnh nghiệp với mẫu thân trong vòng 5 năm và đến năm thứ 7 (1650) niên hiệu Thuận Trị (順治), ông lại theo tham học với Nguyên Hiền ở Cổ Sơn (鼓山), cuối cùng được thầy ấn khả cho. Năm sau, ông lui về ẩn cư tại Quảng Phước Am (廣福菴) ở Kiến Ninh (建寧). Đến năm thứ 14 cùng niên hiệu trên, ông làm Thủ Tòa của Cổ Sơn, và đến năm sau khi Nguyên Hiền qua đời, ông kế thừa sự nghiệp thầy và bắt đầu thăng tòa thuyết pháp. Sống được nơi đây 14 năm, ông lại hạ sơn và sống cuộc đời phiêu bạc, nhưng vì Cổ Sơn không có ai lãnh đạo nên ông lại phải trở về. Vào năm thứ 41 niên hiệu Khang Hy (康熙), ông thị tịch, hưởng thọ 88 tuổi. Ông có để lại một số trước tác như

Vi Lâm Đạo Bái Thiền Sư Bỉnh Phất Ngữ Lục (爲霖道霈禪師秉拂語錄) 2 quyển,

Xan Hương Lục (餐香錄) 2 quyển, Hoàn Sơn Lục (還山錄) 4 quyển, Pháp Hội Lục (法會錄) 1 quyển, Lữ Bạc Am Cảo (旅泊菴稿) 4 quyển. Bên cạnh đó, ông còn biên tập bản Thiền Hải Thập Trân (禪海十珍) 1 quyển.

Vị Trung Tịnh Phù (位中淨符, Ichū Jōfu, ?-?): xem Bạch Nham Tịnh Phù (白巖淨符) ở trên.

Viên Giác Tông Diễn (圓覺宗演, Engaku Sōen, ?-?): vị tăng của Vân Môn Tông Trung Quốc, xuất thân Ân Châu (恩州, Tỉnh Hà Bắc), họ Thôi (崔). Sau khi xuất gia, ông đến tham vấn Nguyên Phong Thanh Mãn (元豐清滿) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Ông đến trú tại Tuyết Phong Sơn (雪峰山) thuộc Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến) và trong khoảng thời gian niên hiệu Tuyên Hòa (宣和, 1119-1125), ông nhận được sắc chỉ của vua Huy Tông mời vào cung nội thuyết pháp, nhân đó ông được ban tặng cho hiệu là Viên Giác Thiền Sư (圓覺禪師). Vào năm thứ 2 (1120) niên hiệu Tuyên Hòa, ông khai bản trùng khắc bộ Lâm Tế Lục (臨濟錄), và trước sau thời gian nầy ông còn cho ấn bản bộ Vân Môn Lục (雲門錄).

Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤, Engo Kokugon, 1063-1135): nhân vật sống vào thời nhà Tống, vị tăng của Phái Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, họ là Lạc (駱), tự là Vô Trước (無著). Ông được vua Cao Tông nhà Nam Tống ban cho hiệu là Viên Ngộ (圜悟), rồi vua Huy Tông nhà Bắc Tống ban cho hiệu là Phật Quả (佛果), nên ông được gọi là Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤) hay Phật Quả Khắc Cần (佛果克勤). Ông là người Sùng Ninh (崇寧, phía Tây Bắc Phố Thành Đô, Tỉnh Tứ Xuyên), Bành Châu (彭州), xuất gia từ lúc còn nhỏ, rồi đã từng tu tập với chư vị cao tăng ở các nơi, nhưng cuối cùng đến làm đệ tử của Ngũ Tổ Pháp Diễn (法演) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Về sau, thể theo lời thỉnh cầu của vị Hàn Lâm Quách Tri Chương (郭知

章), ông đến thuyết pháp ở Lục Tổ Tự (六祖寺) và Chiêu Giác Tự (昭覺寺). Trong khoảng thời gian niên hiệu Chính Hòa (政和, 1111-1117), ông tuần du lên phương Nam, gặp Trương Thương Anh ( 張商英 ) và cùng đàm luận huyền chỉ của Hoa Nghiêm. Đương thời, Tể Tướng Trương Thương Anh của Phái Dung Phật (容佛派), Thái Thú Thành Đô Quách Tri Chương (郭知章), Đặng Tử Thường (鄧子常), v.v., là những nhà ủng hộ đắc lực cho ông. Sau ông đã từng sống qua các chùa như Đạo Lâm Tự (道林寺) ở Đàm Châu (潭州, Tỉnh Hồ Nam), Tương Sơn Thái Bình Hưng Quốc Tự (蔣山太平興國寺) ở Kiến Khang Phủ (建康府, Nam Kinh), Thiên Ninh Tự (天寧寺) ở Đông Kinh (東京), Kim Sơn Long Du Tự (金山龍游寺) ở Nhuận Châu (潤州, Tỉnh Giang Tô), Chơn Như Viện (眞如院) ở Vân Cư Sơn (雲居山) thuộc Quận Nam Khang (南康郡, Tỉnh Giang Tây), v.v. Ông thị tịch vào tháng 8 năm thứ 5 niên hiệu Thiệu Hưng (紹興), hưởng thọ 73 tuổi, được ban cho thụy là Chơn Giác Thiền Sư (眞覺禪師). Môn nhân của ông có hơn ngàn người, trong đó có Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲), Hổ Kheo Thiệu Long (虎丘紹隆). Sau khi ông qua đời, Hổ Kheo Thiệu Long đã biên tập bộ Viên Ngộ Phật Quả Thiền Sư Ngữ Lục (圜悟佛果禪師語錄) 20 quyển, và Tử Văn (子文) ghi chép thành bộ Viên Ngộ Thiền Sư Tâm Yếu (圜悟禪師心要) 2 quyển.

Viên Nhân (圓仁, Ennin, 794-864): vị tổ của Phái Sơn Môn thuộc Thiên Thai Tông Nhật

Bản, sống dưới thời đại Bình An, người vùng Hạ Dã ( 下野 , Shimotsuke, thuộc Tochigi-ken), tục danh là Nhâm Sanh (壬生). Lúc lên 9 tuổi, ông theo học với Quảng Trí (廣智, Kōchi), nhưng sau xuất gia với Tối Trừng. Sau khi thọ giới lúc 23 tuổi, ông khép mình ẩn tu trong núi suốt 12 năm trường, đến năm 35 tuổi mới đến giảng thuyết về Pháp Hoa ở Pháp Long Tự (法隆寺, Hōryū-ji), rồi tuyên dương diệu nghĩa của kinh nầy ở Tứ Thiên Vương Tự (四天王寺, Shitennō-ji), và tiến hành bố giáo ở địa phương phía bắc. Sau đó, ông lại trở về núi, ẩn cư ở vùng Hoành Xuyên (横川, Yokogawa) mà tu luyện trong vòng 3 năm. Vào lúc 42 tuổi, ông nhận được chiếu chỉ sang nhà Đường cầu pháp, nhưng phải lưu lại Thái Tể Phủ 2 năm; mãi cho đến năm 838 ông mới có thể rời Nhật, sang vùng Dương Châu (楊州, thuộc Tỉnh Giang Tô ngày nay) của Trung Quốc được. Trong thời gian trú tại Khai Nguyên Tự (開元寺), ông có học Tất Đàm với Tông Duệ (宗叡) và Mật Giáo với Toàn Nhã (全雅). Vì không có được sự hứa khả cho nhập quốc, nên năm sau ông dự định trở về nước song không được, vì thế ông phải phiêu lãng đến Pháp Hoa Viện (法華院) ở Huyện Văn Đăng (文登), thuộc vùng Đăng Châu (登州). Sau ông được Tướng Quân Trương Vịnh (張詠) giúp cho xin được điệp trạng nhập quốc, và cuối cùng vào năm 840 ông mới bắt đầu đi đến Ngũ Đài Sơn. Giữa đường ông gặp Tiêu Khánh Trung (蕭慶中) truyền cho yếu chỉ của Thiền, rồi Chí Viễn (志遠) và Huyền Giám (玄鑑) truyền cho diệu chỉ của Chỉ Quán; kế đến ông đến tham bái linh địa của Văn Thù và được truyền thọ hành pháp của Niệm Phật Tam Muội. Sau ông đến Trường An, học được Kim Cang Giới ở Nguyên Chính (元政) của Đại Hưng Thiện Tự (大興善寺), Thai Tạng

Nghi Quỹ ở Pháp Toàn (法全) của Huyền Pháp Tự (玄法寺), Tất Đàm ở Bảo Nguyệt

Tam Tạng (寳月三藏), và Thiên Thai Diệu Nghĩa ở Tông Dĩnh (宗穎) của Lễ Tuyền Tự (醴泉寺). Sau 10 trường lưu học và cầu pháp ở Trung Quốc, năm 847 ông trở về nước. Bộ Nhập Đường Cầu Pháp Tuần Lễ Hành Ký (入唐求法巡禮行記) gồm 4 quyển của ông, đã ghi lại tất cả hành trạng và những kiến văn của ông trong suốt thời gian 10 năm nầy. Ông đã mang về nước một số kinh luận sớ gồm 589 bộ và 802 quyển. Năm sau, ông trở về Tỷ Duệ Sơn, nhậm chức Truyền Đăng Đại Pháp Sư và khai sáng nên Pháp Hoa Tổng Trì Viện (法華總持院), rồi đến năm 854 thì làm Tọa Chủ của Diên Lịch Tự. Đây là chức Tọa Chủ đầu tiên được công xưng. đệ tử của ông có những bậc anh tú tài ba như An Huệ (安慧, Anne), Huệ Lượng (慧亮, Eryō), Lân Chiêu (憐昭, Renshō), Tương Ưng (相應, Sōō), Biến Chiêu (遍昭, Henjō), An Nhiên (安然, Annen), v.v. Các trước tác của ông để lại cho hậu thế có Kim Cang Đảnh Kinh Sớ (金剛頂經疏) 7 quyển, Tô Tất Địa Kinh Sớ (蘇悉地經疏) 7 quyển, Hiển Dương Đại Giới Luận (顯揚大戒論) 8 quyển.

Viên Nhĩ Biện Viên (圓爾辨圓, Enni Benen): vị tăng của Phái Dương Kì và Phái Phá Am thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, sống vào khoang giưa thơi đai Liêm Thương, tô khai sáng ra Đông Phước Tư (東福寺, Tōfuku-ji), vị tô cua Phái Thánh Nhât (聖一派), người vùng Tuấn Hà (駿河, Suruga, thuộc Shizuoka-ken), trước kia có tên là Viên Nhĩ Phòng (圓爾房), sau là Viên Nhĩ (圓爾), còn Biện Viên (辨圓) là tên riêng, nhu

Thánh Nhât Quốc Sư (聖一國師). Lúc 5 tuổi ông nương theo Nghiêu Biện (堯辨) ở Cửu Năng Sơn (久能山) tu tập, đến 8 tuổi thì học Thiên Thai giáo học, và 15 tuổi thì tham dự diễn giảng về Thiên Thai Chỉ Quán (天台止觀). Nhân lúc giảng sư giảng đến đoạn “cố Tứ Đế ngoại biệt lập pháp tánh” (故四諦外別立法性, vì vậy ngoài Tứ Đế có lập riêng pháp tánh) thì bỗng nhiên bị ngưng trệ, ông bèn bước lên giảng tòa giải thích nghĩa lý đoạn văn đó. Đến năm 18 tuổi, ông xuống tóc xuất gia ở Viên Thành Tự (圓城寺) và đăng đàn thọ giới ở Đông Đai Tư (東大寺, Tōdai-ji). Về sau, ông đến Trường Lạc Tự (長樂寺) ở Thượng Dã (上野, Ueno, thuộc Gunma-ken), theo học với Vinh Triêu (榮朝) và thông cả Tam Tạng giáo điển. Vào năm đầu (1235) niên hiệu Gia Trinh (嘉禎), ông sang nhà Tống cầu pháp. Sau khi tham bái một số danh tăng như Si Tuyệt Đạo Xung (癡絶道沖), Tiếu Ông Diệu Kham (笑翁妙堪), Thạch Điền Pháp Huân (石田法薰), v.v., ông đến tham yết Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範) ở Kính Sơn (徑山) và được kế thừa y bát của vị nầy. Đến năm thứ 2 (1241) niên hiệu Nhân Trị (仁治), ông trở về nước và bắt đầu tuyên xướng Phật Tâm Tông ở hai chùa Sùng Phước Tự (崇福寺) và Thừa Thiên Tự (承天寺) ở vùng Trúc Tiền (筑前, Chikuzen, thuộc Fukuoka-ken). Nhưng chẳng bao lâu sau, ông được Cửu Điều Đạo Gia (九條道家) mời lên kinh đô thuyết giảng Thiền yếu, và vào năm đầu (1243) niên hiệu Khoan Nguyên (寛元) ông được Đạo Gia ban cho hiệu là Thánh Nhất Hòa Thượng (聖一和尚). Bên cạnh đó, ông còn quy y cho Tướng Quân Bắc Điều Thời Lại (北條時頼) ở Quy Cốc Sơn (龜谷山) vùng Tương Mô (相模, thuộc Kanagawa-

ken). Đến tháng 6 năm 1255, ông tiến hành lễ lạc thành và khai đường Đông Phước Tự (東福寺) do Đạo Gia kiến lập nên. Ông được Hậu Tha Nga Thiên Hoàng (後嵯峨天皇) mời vào cung thuyết giảng pháp yếu, và trùng tu các chùa như Thọ Phước Tự (壽福寺), Kiến Nhân Tự (建仁寺), v.v. Vào ngày 17 tháng 10 năm thứ 3 niên hiệu Hoằng An (弘安), ông thị tịch, hưởng thọ 97 tuổi. Ông được ban các thụy hiệu như Thánh Nhất Quốc Sư (聖一國師) vào năm thứ đầu (1311) niên hiệu Ứng Trường (應

長), Đại Bảo Giám Quảng Chiếu Quốc Sư (大寳鑑廣照國師) vào năm thứ 9 (1780) niên hiệu An Vĩnh (安永), và Thần Quang Quốc Sư (神光國師) vào năm thứ 5 (1930) niên hiệu Chiêu Hòa (昭和). Môn hạ của ông có một số nhân vật xuất chúng như Đông Sơn Trạm Chiếu (東山湛照), Bạch Vân Huệ Hiểu (白雲慧曉), Vô Quan Phổ Môn (無關普門), Nam Sơn Sĩ Vân (南山士雲), v.v. Ông có để lại cho hậu thế các trước tác như Thánh Nhất Quốc Sư Ngữ Lục (聖一國師語錄) 1 quyển, Thánh Nhất Quốc Sư Pháp Ngữ (聖一國師法語) 1 quyển.

Viên Thông Pháp Tú (圓通法秀, Entsū Hōshū, 1027-1090): vị tăng của Vân Môn Tông, người vùng Lũng Thành (隴城), Tần Châu (秦州, tỉnh Cam Túc), họ là Tân (辛). Năm 19 tuổi, ông xuất gia thọ cụ túc giới, đầu tiên học Viên Giác Kinh, Hoa Nghiêm Kinh và có chỗ sở đắc, cuối cùng nghe danh của Thiên Y Nghĩa Hoài (天衣義懷), ông đến tham học trong nhiều năm, cuối cùng được đạt ngộ và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Ban đầu ông đến trú tại Long Thư Tứ Diện (龍舒四面), rồi Thê Hiền Tự (棲賢寺) ở Lô Sơn (廬山). Sau theo lời thỉnh cầu của Vương An Thạch (王安石), ông đến trú trì Chung Sơn Tự (鍾山寺) thuộc Tỉnh Giang Tô (江蘇省). Hơn nữa, ông còn đến sống tại Bảo Ninh Tự (保寧寺) ở Kim Lăng Phụng Đài (金陵鳳臺). Bên cạnh đó, theo chiếu chỉ của nhà vua, ông đến trú trì Sùng Phước Thiền Viện (崇福禪院) ở Trường Lô (長蘆, Tỉnh Giang Tô). Vào năm thứ 7 (1084) niên hiệu Nguyên Phong (元豐), ông chuyển đến Pháp Vân Tự (法雲寺) ở Đông Kinh (東京, Tỉnh Hà Nam) làm vị tổ thứ nhất của chùa nầy. Ông đã từng thuyết pháp trước mặt vua Thần Tông và được ban cho hiệu là Viên Thông Thiền Sư (圓通禪師). Vào ngày 29 tháng 8 năm thứ 5 niên hiệu Nguyên Hựu (元祐) đời vua Triết Tông, ông thị tịch, hưởng thọ 64 tuổi.

Viên Trân (圓珍, Enchin, 815-891): vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Bình An, thụy hiệu là Trí Chứng Đại Sư (智証大師), xuất thân vùng Tán Khi (讚岐, Sanuki, thuộc Kagawa-ken ngày nay), tục danh là Hòa Khí (和氣), mẹ là Tá

Bá (佐伯), đồng hàng với cháu Không Hải. Năm 15 tuổi, ông được người chú Nhân

Đức (仁德) dẫn đến đầu sư với Nghĩa Chơn (義眞, Gishin), đến năm 20 tuổi thọ giới

rồi sau đó ẩn tu trong núi suốt 12 năm, và đến năm 32 tuổi mới ra lãnh chúng. Vì có chí sang nhà Đường cầu pháp, nên năm 853 ông sang Trung Quốc, đến Khai Nguyên Tự (開元寺) ở Huyện Liên Giang (連江縣), thuộc Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến ngày nay), học Tất Đàm ở Bát Nhã Hằng Duy (般若恒罹) và Luật Sớ ở Tồn Thức (存式). Sau khi đến Khai Nguyên Tự ở vùng Ôn Châu (温州, thuộc Tỉnh Triết Giang ngày nay), ông được Tông Bổn (宗本) trao cho các bản sớ Câu Xá Luận. Tiếp theo ông đến Đài Châu (台州, thuộc Tỉnh Triết Giang ngày nay), thọ nhận một số văn bản chương sớ của Duy Ma Kinh, Nhân Minh Luận từ Tri Kiến (知建). Sau đó, ông lại đến Quốc Thanh Tự (國清寺) ở trên Ngũ Đài Sơn và gặp được Vật Đắc (物得), Viên Tải (圓載). Kế đến, ông được Pháp Toàn (法全) của Thanh Long Tự (青龍寺) trao truyền quán đảnh của Kim Thai Lưỡng Bộ, và thọ nhận đại pháp của Tất Đàm Địa cũng như Tam Muội Da Giới. Ông cũng có học Mật Giáo với Trí Huệ Luân Tam Tạng (智慧輪三藏). Trong khoảng thời gian 7 tháng lưu lại tại Trường An, ông đã nhận được một số rất nhiều pháp cụ, sớ chương, và tham bái các ngôi chùa nỗi tiếng nơi đây. Chính ông đã cúng tiền xây dựng phục hưng Quốc Thanh Tự, nên được gọi là Thiên Thai Sơn Quốc Thanh Tự Nhật Bản Quốc Đại Đức Tăng Viện (天台山國清寺日本國大德僧院). Sau 6 năm lưu học cầu pháp, ông trở về nước, mang theo một số lượng lớn kinh sớ của Thiên Thai, Chơn Ngôn, Câu Xá, Nhân Minh, Tất Đàm, gồm khoảng hơn 440 bộ và 1000 quyển. Năm 859, thể theo lời thỉnh cầu của Đại Hữu (大友), ông chuyển đến ở tại Viên Thành Tự (園城寺, Onjō-ji) thuộc vùng Tam Tỉnh (三井, Mii), sau đó ông tạo nơi đây thành Thiên Thai Biệt Viện, và đến năm 868 thì được cử làm Tọa Chủ chùa nầy thay thế An Huệ (安慧, Anne). Môn hạ của ông có Duy Thủ (惟首, Yuishū), Du Hiến (猷憲, Yuken), Tăng Mạng (增命, Zōmyō), Tôn Ý (尊意, Soni), v.v. Trước tác của ông có Đại Nhật Kinh Chỉ Quy (大日經指歸) 1 quyển, Giảng Diễn Pháp Hoa Nghi (講演法華儀) 2 quyển, Thọ Quyết Tập (授決集) 2 quyển.

Vĩnh An Đạo Nguyên (永安道原, Eian Dōgen, ?-?): vị tăng của Pháp Nhãn Tông, pháp từ của Thiên Thai Đức Thiều (天台德韶). Ông đã từng trú trì Thừa Thiên Vĩnh An Viện (永安院) ở Tô Châu (蘇州), là người biên tập nên bộ Cảnh Đức Truyền Đăng

Lục (景德傳燈錄, Keitokudentōroku). Vào năm đầu (1004) niên hiệu Cảnh Đức (景

德), ông đem trình tấu bản nầy lên vua Chơn Tông (眞宗) và được cho nhập vào Đại Tạng.

Vinh Gia Huyên Giac (永嘉玄覺, Yōka Genkaku, 675-713): ngươi Huyện Vinh Gia (永

嘉), Phu Ôn Châu (温州), Tinh Triết Giang (浙江), tư là Minh Đao (明道). Ông xuât gia hôi con nho tuôi, tham cứu Tam Tang thánh điên, đăc biệt rât tinh thông pháp môn Thiên Thai Chi Quán và chuyên tu về Thiền quán. Thê theo lơi khuyên cua Ta Khê Huyền Lãng (左谿玄朗), ông cung với Đông Dương Huyền Sách (東陽玄策) đến tham vân Huệ Năng (慧能) ơ Tào Khê (曹溪). Khi hai bên găp nhau, trai qua mây lân hoi đáp, cuối cung ông được Huệ Năng ân kha cho, và hôm ây ông lưu lai môt đêm tai Tào Khê. Vì vây ngươi đương thơi goi ông là “Nhât Tuc Giac” (一宿覺, môt đêm giac ngôô ). Hôm sau ông ha sơn, trơ về lai Ôn Châu (温州) và băt đâu cư xướng Thiền phong cua mình. Hoc đô đến tham hoc với ông rât đông. Ông có hiệu là

Chơn Giác Đai Sư (眞覺大師), thị tịch vào năm thứ 2 (713) niên hiệu Tiên Thiên (先

天) đơi vua Huyền Tông (玄宗) nhà Đương. Ông được ban cho nhu hiệu là Vô Tướng Đai Sư (無相大師). Trước tác cua ông đê lai có Chứng Đao Ca (証道歌), Vinh Gia Tâp (永嘉集).

Vĩnh Giác Nguyên Hiền (永覺元賢, Yōkaku Genken, 1578-1657): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, hiệu là Vĩnh Giác (永覺), vì ông từng sống tại Cổ Sơn (鼓山) nên được gọi là Cổ Sơn Nguyên Hiền (鼓山元賢), xuất thân Kiến Dương (建陽), Tỉnh Phúc Kiến (福建省), họ Thái (蔡). Lúc nhỏ ông học Nho Giáo, đến năm 25 tuổi, nhân nghe vị tăng đọc kinh chợt cảm ngộ, bèn theo học với Vô Minh Huệ Kinh (無明慧經) trong nhiều năm, đến năm 40 tuổi mới được thầy cho phép xuất gia và kế thừa dòng pháp. Không bao lâu sau, Huệ Kinh qua đời, ông theo thọ giới cụ túc với Bác Sơn Nguyên Lai (博山元來), rồi chuyển đến tu học trong mấy năm ở các nơi như Hương Lô Phong (香爐峰), Kim Tiên Am (金僊庵), Hà Sơn (荷山), v.v. Vào năm thứ 7 (1634) niên hiệu Sùng Trinh (崇禎), ông đến trú tại Cổ Sơn, lúc đó ông sắp đến 50 tuổi. Ông đã từng quản lý các đạo tràng Khai Nguyên (開元), Chơn Tịch (眞寂), Bảo Thiện (寳善), v.v., và đến ngày mồng 7 tháng 10 năm thứ 14 niên hiệu Thuận Trị

(順治), ông thị tịch, hưởng thọ 80 tuổi. Trước tác của ông có Động Thượng Cổ Triệt (洞上古轍), Bổ Đăng Lục (補燈錄), Kế Đăng Lục (繼燈錄), Tứ Hội Toàn Lục (四會全錄), Tịnh Từ Yếu Ngữ (淨慈要語), Kiến Châu Hoằng Thích Lục (建州弘釋錄), Chư Tổ Đạo Ảnh Tán (諸祖道影贊), Kim Cang Kinh Lược Sớ (金剛經略疏), Bát Nhã Tâm Kinh Chỉ Chưởng (般若心經指掌), v.v. Pháp từ Vi Lâm Đạo Bái (爲霖道霈) trùng biên bộ Vĩnh Giác Hòa Thượng Quảng Lục (永覺和尚廣錄).

Vĩnh Minh Diên Thọ (永明延壽, Yōmei Enju, 904-975): người Dư Hàng (余杭), Tỉnh Triết Giang (浙江省), họ là Vương (王). Ban đầu ông làm quan cho nước Ngô Việt, đến năm 28 tuổi thì theo xuất gia với Thúy Nham Linh Tham (翠巖令參, thế kỷ thứ 9-10, đệ tử của Tuyết Phong), sau đó theo hầu hạ Thiên Thai Đức Thiều (天台德韶) và kế thừa dòng pháp của người nầy. Sau khi đã từng sống qua ở Tuyết Đậu Sơn Tư Thánh Tự (資聖寺) và Linh Ẩn Tự (靈隠寺), ông đến trú tại Vĩnh Minh Tự (永明寺) trong vòng 15 năm và đã độ khoảng 1700 đệ tử. Thanh danh ông rất cao, đến nỗi vua Quang Tông (光宗) nước Cao Lệ (高麗) mến mộ đức độ của ông, đã phái 36 vị tăng sang học giáo pháp của ông. Vào đầu thời nhà Tống, sau khi tiến hành độ tăng, truyền thọ giới pháp và phóng sanh, ông thị tịch ở độ tuổi 72 và được ban cho thụy là Trí Giác Thiền Sư (智覺禪師). Ông để lại khá nhiều trước tác như Vạn Thiện Đồng

Quy Tập (萬善同歸集), Huệ Nhật Vĩnh Minh Tự Trí Giác Thiền Sư Tự Hành Lục (慧日永明寺智覺禪師自行錄), Duy Tâm Quyết (唯心訣), v.v. Tác phẩm chính của ông phải kể đến là Tông Kính Lục (宗鏡錄). Đây là tác phẩm gồm 100 quyển, tập trung tất cả các học giả của Duy Thức, Hoa Nghiêm, Thiên Thai để cùng nhau tiến hành giải đáp những nghi vấn, cuối cùng thống nhất lại với nhau thông qua Tâm Tông, là thư tịch dẫn dụng các yếu văn từ những trước tác chính yếu của các tông phái Phật Giáo mà khởi đầu bằng Thiền Tông, và nói về tư tưởng của các phái. Chủ trương nhằm mục đích tổng hợp Phật Giáo như vậy được thể hiện rất rõ qua các tác phẩm như Vạn Thiện Đồng Quy Tập, v.v., và cũng thể hiện lập trường căn bản của Diên Thọ. Đời sau, khi các tư tưởng như Thiền Giáo Song Tu, Giáo Thiền Nhất Trí được thực hiện thành công, dần dần Diên Thọ được mọi người tôn trọng hơn. Với tư tưởng như vậy, đương nhiên Diên Thọ cũng chẳng bài xích Tịnh Độ Giáo, và vì vậy ông được sùng ngưỡng như là vị tổ đời thứ 6 của Liên Tông.

Vĩnh Minh Đạo Tiềm (永明道潛, Yōmei Dōsen, ?-961): vị tăng của Pháp Nhãn Tông, sống ở Vĩnh Minh Tự (永明寺) vùng Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang), xuất thân

Phủ Hà Trung (河中府, Tỉnh Sơn Tây), họ Võ (武). Ông xuất gia lúc còn nhỏ, đến yết kiến Pháp Nhãn Văn Ích (法眼文益), trải qua nhiều năm tham cứu và cuối cùng được khai ngộ và ấn khả. Sau đó, ông đi tham vấn khắp chốn tùng lâm, và dừng chân nơi một ngôi chùa cổ ở Cù Châu (衢州, Tỉnh Triết Giang) đọc kinh tạng. Khi ấy, vâng mệnh của Trung Ý Vương (忠懿王) họ Tiền, ông vào phủ nội truyền Bồ Tát giới cho nhà vua, và được ban cho hiệu là Từ Hóa Định Huệ Thiền Sư (慈化定慧禪師). Nhà vua còn lập nên Huệ Nhật Vĩnh Minh Tự (慧日永明寺, tức Tịnh Từ Tự [淨慈寺]) và thỉnh ông đến trú trì chùa nầy. Tăng chúng vân tập theo ông có đến 5.000 người. Vào năm thứ 2 niên hiệu Kiến Long (建隆), ông thị tịch.

Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範, Bujun Shihan, 1177-1249): vị tăng của Phái Dương Kì và Phái Phá Am thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân Huyện Tử Đồng (梓潼縣), thuộc Kiếm Châu (劍州, Tỉnh Tứ Xuyên), họ là Ung (雍), hiệu là Vô Chuẩn (無

準). Năm lên 9 tuổi, ông theo xuất gia với Đạo Khâm (道欽) ở Âm Bình Sơn (陰平

山), đến mùa đông năm thứ 5 (1194) niên hiệu Thiệu Hy (紹熙) thì thọ cụ túc giới.

Năm sau, ông đến tham học với vị Nghiêu Thủ Tòa (堯首座) ở Chánh Pháp Tự (正法

寺), cuối cùng tỉnh ngộ. Ông còn đến tham vấn Phật Chiếu Đức Quang (佛照德光) ở Đông Am (東庵) trên A Dục Vương Sơn (阿育王山) và Phá Am Tổ Tiên (破庵祖先) ở Tây Hoa Tú Phong Tự (西華秀峰寺) vùng Tô Châu (蘇州, Tỉnh Giang Tô). Khi Tổ Tiên chuyển đến làm Thủ Tòa của Linh Ẩn Tự (靈隠寺), ông đi theo hầu, nhân nghe câu chuyện về con hồ tôn mà đại ngộ và được kế thừa dòng pháp của vị nầy. Ông bắt đầu tuyên dương giáo pháp tại Thanh Lương (清涼) vùng Minh Châu (明州, Tỉnh Triết Giang), rồi sau khi trải qua một vài nơi như Tiêu Sơn (焦山), Tuyết Đậu Sơn (雪竇山), A Dục Vương Sơn, ông lên Kính Sơn (徑山). Thể theo lời thỉnh cầu của vua Lý Tông, ông vào cung nội thăng tòa thuyết pháp ở Từ Minh Điện (慈明殿), và được ban cho hiệu là Phật Giám Thiền Sư (佛鑑禪師). Ông thị tịch vào ngày 18 tháng 3 năm thứ 9 niên hiệu Thuần Hựu (淳祐), hưởng thọ 73 tuổi. Ông có một số đệ tử xuất chúng như Tuyết Nham Tổ Khâm (雪巖祖欽), Vô Học Tổ Nguyên (無學祖元), Ngột Am Phổ Ninh (兀菴普寧), Hoàn Khê Duy Nhất (環溪惟一). Mấy vị tăng Nhật Bản như Đông Phước Viên Nhĩ (東福圓爾), Tánh Tài Pháp Tâm (性才法心), Diệu Kiến Đường Đạo Hựu (妙見堂道祐), v.v., đã sang nhà Tống cầu pháp và kế thừa dòng pháp của Sư Phạm. Bộ Phật Giám Thiền Sư Ngữ Lục (佛鑑禪師語錄) 5 quyển của ông hiện vẫn còn lưu hành.

Vô Dị Nguyên Lai (無異元來, Mui Ganrai, 1575-1630): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, xuất thân Thư Thành (舒城), Lô Châu (廬州, Tỉnh An Huy), họ Sa (沙), húy là Nguyên Lai (元來), Đại Nghĩ (大艤), hiệu Vô Dị (無異). Năm 16 tuổi, ông xuống tóc xuất gia với Tĩnh An Thông (靜安通) ở Ngũ Đài Sơn (五臺山), Tỉnh Sơn Tây (山西省), tu về Không Quán được 5 năm; tiếp theo ông đến Nga Phong (峨峰), tham yết Vô Minh Huệ Kinh (無明慧經), nhưng không hợp khế cơ nên đến địa phương Mân (閩) và tham học với các danh tăng khác. Về sau, ông lại đến tham vấn Huệ Kinh lần nữa và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị nầy. Đến năm thứ 30 (1602) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), ông sống qua các nơi như Bác Sơn (博山, Tỉnh Giang Tây), Đổng Nghiêm Tự (董嚴寺) ở Mân, Đại Ngưỡng Bảo Lâm Tự (臺仰寳林寺), Cổ Sơn Dũng Tuyền Tự (鼓山湧泉寺), rồi làm trú trì Thiên Giới Tự (天界寺). Vào ngày 18 tháng 12 năm thứ 3 niên hiệu Sùng Trinh (崇禎), ông thị tịch, hưởng thọ 56 tuổi đời và 41 hạ lạp. Ông có để lại Vô Dị Thiền Sư Quảng Lục (無異禪師廣錄) 35 quyển, Vô Dị Đại Sư Ngữ Lục Tập Yếu (無異大師語錄集要) 6 quyển.

 

Vô Học Tô Nguyên (無學祖元, Mugaku Sogen, 1226-1286): vị Thiền tăng cua Phái

Dương Kì (楊岐) và Phá Am (破菴) thuôc Lâm Tế Tông Trung Quốc, vị tô khai sơn

Viên Giác Tư (圓覺寺, Enkaku-ji) ơ vung Liêm Thương, vị tô cua Phái Phât Quang

(佛光派), tư là Tư Nguyên (子元), hiệu Vô Hoc (無學), ngươi Phu Khánh Nguyên (慶元府, thuôc Tinh Triết Giang ngày nay), ho là Hứa (滸). Theo lơi chi thị cua anh là Trong Cư Hoài Đức (仲擧懷德), ông đến tham bái Băc Nhàn Cư Gian (北礀居簡) ơ Tịnh Tư Tư (淨慈寺), Hàng Châu (杭州, thuôc Tinh Triết Giang) và xuât gia theo vị nây. Sau đó, ông đến làm môn ha cua Vô Chuân Sư Pham (無準師範) ơ Kính Sơn (徑山), được vị nây ân kha cho và kế thưa dong pháp. Sau khi thây qua đơi, ông lai đến tham yết môt số danh tăng khác như Thach Khê Tâm Nguyệt (石溪心月) ơ Linh

Ân Tư (靈隠寺), Yên Khê Quang Văn (偃溪廣聞) ơ Duc Vương Sơn (育王山), Hư

Đương Trí Ngu (虛堂智愚), v.v. Sau đó, ông trơ về quê cu, theo làm môn đệ cua Vât Sơ Đai Quán (物初大觀) ơ Đai Tư Tư (大慈寺) mà tu hành toa Thiền suốt hai năm rong. Về sau, thê theo lơi thinh câu cua vị âp chu La Quý Trang (羅季莊), ông đến tru tai Bach Vân Am (白雲庵) ơ Đông Hô (東湖). Khi ây ông 37 tuôi, ông sống nơi đây trong vong 7 năm, rôi sau khi thân mâu ông qua đơi, ông đến phu giup với pháp huynh Thối Canh Hành Dung (退耕行勇) ơ Linh Ân Tư. Kế tiếp ông lai được Đai Truyền Cống Thu Hác (大傳賈秋壑) cung thinh đến tru tai Chơn Như Tư (眞如寺), vung Đài Châu (台州, thuôc Tinh Triết Giang) trong vong 7 năm. Đến năm đâu (12 75) niên hiệu Đức Hưu (德祐), đê lánh nan đao binh cua quân nhà Nguyên, ông đến tru tai Năng Nhân Tư (能仁寺) vung Ôn Châu (温州, thuôc Tinh Triết Giang). Sau đó, ông lai trơ về Tứ Vương Sơn (四王山), đến tham viếng pháp huynh ơ Thiên Đông Sơn (天童山) là Hoàn Khê Duy Nhât (環溪惟一), dưng chân lưu lai đây và thuyết giáo cho đai chung. Đến năm thứ 2 (1279) niên hiệu Hoăng An (弘安), nhân việc Tướng Quân Băc Điều Thơi Tông (北條時宗, Hōjō Tokimune) triệu thinh nhưng vị Thiền tăng cao đức sang Nhât làm tru trì Kiến Trương Tư (建長寺, Kenchō-ji) ơ vung Liêm Thương, Tô Nguyên được suy cư, nên vào tháng 5 cung năm nây ông rơi khoi Thái Bach Sơn (太白山), rôi vào ngày 30 tháng 6 thì đến Thái Tê Phu (太宰府), và tháng 8 thì đến Liêm Thương. Khi ây Thơi Tông nghênh đón ông rât trong thê, và cư ông làm tru trì Kiến Trương Tư sau khi Lan Khê Đao Long (蘭溪道隆) qua đơi. Vào mua đông năm 1282, Thơi Tông kiến lâp nên Viên Giác Tư, rôi thinh Tô

Nguyên đến làm tô khai sơn chua nây. Về sau, ông kiêm quan ca hai chua Kiến

Trương và Viên Giác, bố giáo Thiền phong khăp vung Liêm Thương, và trong vong 8 năm lưu tru tai Nhât, ông đã xác lâp cơ sơ Lâm Tế Tông Nhât Ban. Vào tháng 8 năm thứ 9 niên hiệu Hoăng An (弘安), ông phát bệnh, và đến ngày mông 3 tháng 9

thì viên tịch, hương tho 61 tuôi đơi, 49 pháp lap. Ông được ban nhu là Phât Quang Quốc Sư (佛光國師) và hiệu là Viên Mãn Thương Chiếu Quốc Sư (圓滿常照國師). Bô Phât Quang Quốc Sư Ngư Luc (佛光國師語錄) cua ông gôm 10 quyên hiện con lưu hành.

Vô Minh Huệ Kinh (無明慧經, Mumyō Ekyō, 1547-1617): vị tăng của Tào Động Tông

Trung Quốc, tự là Vô Minh (無明), họ Bùi (裴), xuất thân Huyện Sùng Nhân (崇仁

縣), Tỉnh Giang Tây (江西省). Lúc còn nhỏ, ông đã có chí xuất gia, nên vào Lẫm Sơn (廩山), theo tu học với Uẩn Không Thường Trung (蘊空常忠) được 3 năm, rồi ẩn cư tại Nga Phong (峨峰) và 3 năm sau thì đại ngộ; ông đem kệ trình lên Thường Trung và được thầy cho là pháp khí của Thiền môn. Sau ông theo Tình Canh Vũ Độc

(晴耕雨讀) và đến năm 27 tuổi mới chính thức xuất gia và thọ giới. Từ đó về sau,

trong suốt 24 năm trường ông không hề rời khỏi Nga Phong. Vào năm thứ 26 (1598) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), nhận lời thỉnh cầu ông đến trú trì Bảo Phương Tự (寳方

寺) trong làng, tự mình làm việc trong vòng mấy năm sau thì dựng được một ngôi nhà mới tại đây và bốn phương tăng chúng tập trung đến theo ông tham học. Sau đó, ông đi tham quan khắp chốn tùng lâm, qua Nam Hải (南海), thăm viếng Vân Thê Châu Hoằng (雲棲袾宏), rồi đến lễ bái tháp vị sơ tổ Tung Sơn Thiếu Lâm Tự (嵩山少林寺). Tiếp theo, ông đến thăm Đạt Quán (達觀), vào Ngũ Đài Sơn (五臺山), tham yết Thoại Phong (瑞峰), sau đó ông trở về Bảo Phương Tự, bắt đầu khai đường thuyết pháp tại đây và có rất nhiều người đến tham học. Vào năm thứ 36 (1608) niên hiệu Vạn Lịch, thể theo lời thỉnh cầu, ông chuyển đến Thọ Xương Tự (壽昌寺) ở Tân Thành (新城), mấy năm sau ông tiến hành trùng tu lại các ngôi đường vũ bị hoang phế, vẫn tiếp tục làm lao tác, chuyên tâm giáo dưỡng đồ chúng bằng kệ tụng và pháp ngữ. Đến tháng giêng năm thứ 46 cùng niên hiệu trên, ông nhuốm chút bệnh nhẹ và vào ngày 17 cùng tháng thì an nhiên thị tịch, hưởng thọ 71 tuổi. Đệ tử kế thừa dòng pháp của ông có Bác Sơn Nguyên Lai (博山元來), Hối Đài Nguyên Kính (晦臺元鏡), Kiến Như Nguyên Mật (見如元謐), Vĩnh Giác Nguyên Hiền (永覺元賢), v.v. Hám Sơn Đức Thanh (憨山德清) soạn bản Tân Thành Thọ Xương Vô Minh Kinh Thiền Sư Tháp Minh (新城壽昌無明經禪師塔銘), Nguyên Hiền biên bộ Vô Minh Huệ

Kinh Thiền Sư Ngữ Lục (無明慧經禪師語錄) 4 quyển và soạn cuốn Vô Minh Hòa Thượng Hạnh Nghiệp Ký (無明和尚行業記).

Vô Môn Huệ Khai (無門慧開, Mumon Ekai, 1183-1260): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Vô Môn (無門), người Tiền Đường (錢塘), Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang), họ là Lương (梁). Ban đầu ông đến tham học với Thiên Long Quăng (天龍肱) và xuất gia, sau đi tham vấn chư Thiền sư khác. Ông đến tham học với Nguyệt Khê Sư Quán (月溪師觀) ở Vạn Thọ Tự (萬壽寺) trong vòng 6 năm và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Vào năm thứ 11 (1218) niên hiệu Gia Định (嘉定), ông bắt đầu khai mở đạo tràng thuyết giảng tại Cát Sơn Báo Nhân Tự (吉山報因寺), rồi sau đó sống qua một số chùa khác như Thiên Ninh Tự (天寧寺), Hoàng Long Tự (黄龍寺), Thúy Nham Tự (翠巖寺) ở Phủ Long Hưng (隆興府, Tỉnh Giang Tây), Phổ Tế Tự (普濟寺) ở Tiêu Sơn (焦山) thuộc Phủ Trấn Giang (鎭江府), Khai Nguyên Tự (開元寺) ở Phủ Bình Giang (平江府), Bảo Ninh Tự (保寧寺) ở Phủ Kiến Ninh (建寧

府), và đến năm thứ 6 (1246) niên hiệu Thuần Hựu (淳祐) ông đến trú trì Hộ Quốc Nhân Vương Tự (護國仁王寺). Chính trong khoảng thời gian nầy ông viết cuốn Vô Môn Quan (無門關, Mumonkan). Ông đã từng thuyết pháp cho vua Lý Tông nghe, tiến hành cầu mưa, vì vậy được ban cho pháp y và hiệu là Phật Nhãn Thiền Sư (佛眼禪師). Vào tháng 4 năm đầu niên hiệu Cảnh Định (景定), ông thị tịch, hưởng thọ 78 tuổi.

 

Vô Nghiệp (無業, Mugō, 760-821): xuất thân vùng Thượng Lạc (上洛), Thương Châu (商州, Tỉnh Thiểm Tây), họ là Đỗ (杜). Năm lên 9 tuổi, ông theo học với Chí Bổn (志本) ở Khai Nguyên Tự (開元寺), năm 12 tuổi thì xuống tóc xuất gia và năm 20 tuổi thì thọ cụ túc với U Luật Sư (幽律師) ở Nhượng Châu (襄州, Tỉnh Hồ Bắc). Ông rất tinh thông về Tứ Phần Luật, và thường thuyết giảng Đại Bát Niết Bàn Kinh. Về sau, ông đến tham bái Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一) ở Hồng Châu (洪州, Tỉnh Giang Tây) và cuối cùng được vị nầy truyền trao tâm ấn cho. Sau đó, ông đi tham bái các thánh địa, rồi đọc qua Đại Tạng Kinh ở trên Ngũ Đài Sơn. Tám năm sau, ông đến trú tại Khai Nguyên Tự (開元寺) vùng Phần Châu (汾州, Tỉnh Sơn Tây). Ông đã cố từ không vào trong cung nội, mà chọn đi hành hóa trong vòng 20 năm trường. Đến năm đầu niên hiệu Trường Khánh (長慶), ông thị tịch, hưởng thọ 62 tuổi đời và 42 hạ lạp, được ban cho thụy là Đại Đạt Quốc Sư (大達國師).

Vô Nhiễm (無染, Musen, 800-888): vị tăng Tân La (新羅), Triều Tiên, họ Kim (金). Ông sang nhà Đường cầu pháp, học Hoa Nghiêm ở Chí Tướng Tự (至相寺) thuộc Chung Nam Sơn (終南山), rồi thọ giáo với Như Mãn (如滿)―môn hạ của Mã Tổ (馬祖)―ở Phật Quang Tự (佛光寺) trên Ngũ Đài Sơn (五臺山, Tỉnh Sơn Tây). Bên cạnh đó, ông còn đến tham yết Bảo Triệt (寳徹) ở Ma Cốc Sơn (麻谷山) vùng Bồ Châu (蒲州, Tỉnh Sơn Tây) và được vị nầy truyền tâm ấn cho. Đến năm thứ 7 (845) đời vua Văn Thánh Vương (文聖王), ông trở về nước, nỗ lực cử xướng Thiền phong của mình. Ông được các vua Hiến An Vương (憲安王), Cảnh Văn Vương (景文王), v.v., rất khâm phục, sắc lệnh đến trú trì Thánh Trú Tự (聖住寺). Về sau, ông chuyển đến trú tại Thâm Diệu Tự (深妙寺) vùng Thượng Châu (尚州). Vua Hiến Khang Vương (憲康王) hạ chiếu ban cho ông hiệu Quảng Tông Thiền Sư (廣宗禪師). Vào năm đầu đời vua Chơn Thánh Nữ Vương (眞聖女王), ông thị tịch, hưởng thọ 89 tuổi đời và

65 hạ lạp. Môn nhân có đến hơn 2.000 người.

Vô Quan Phổ Môn (無關普門, Mukan Fumon, 1212-1291): vị tăng của Phái Thánh Nhất thuôc Tông Lâm Tế Nhât Ban, tư là Vô Quan (無關), hiệu là Phổ Môn (普門), người vùng Bảo Khoa (保科), Tín Nung (信濃, Shinano, thuôc Nagano-ken). Luc lên 7 tuổi, ông theo hầu Tịch Viên (寂圓) ở Chánh Viên Tự (正圓寺) vùng Việt Hậu (越後, Echigo, thuộc Niigata-ken), đến năm 13 tuổi thì xuống tóc xuất gia, sau một thời gian lâu ông trở về Tín Nùng, sống ở Diêm Điền (塩田). Năm lên 19 tuổi, ông đến tham yết Thích Viên Phòng Vinh Triêu (釋圓房榮朝) ở Trường Lạc Tự (長樂寺, Chōraku-ji) thuộc vùng Thượng Dã (上野, Ueno, thuộc Gunma-ken), thọ Bồ Tát giới và học về Hiển Mật Viên Thông. Bên cạnh đó, ông còn đến tham vấn Viên Nhĩ (圓爾, Enni) ở Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Vào năm thứ 3 niên hiệu Kiến Trường (建長), ông sang nhà Tống, đến tham yết Kinh Tẩu Như Ngọc (荆叟如珏) ở Linh Ẩn Tự (靈隠寺) và Đoạn Kiều Diệu Luân (斷橋妙倫) ở Tịnh Từ Tự (淨慈寺) và được đại ngộ. Đến năm 1261 (năm đầu niên hiệu Hoằng Trường [弘長]), khi Diệu Luân viên tịch thì ông được trao truyền y ca sa như là ấn tín chứng ngộ truyền pháp. Sau một thời gian lưu lãng tuần bái khắp vùng Triết Giang khoảng 12 năm, ông trở về nước, hầu hạ bên gối Viên Nhĩ. Sau đó ông đã từng sống qua các chùa ở vùng Việt Hậu như An Lạc Tự (安樂寺, Anraku-ji), Chánh Viên Tự (正圓寺, Shōen-ji), rồi đến Quang Vân Tự (光雲寺, Kōun-ji) ở vùng Nhiếp Tân

(攝津, Settsu, thuộc Hyogo-ken). Nhân sự việc yêu quái quấy nhiễu ở Ly Cung Long Sơn của Quy Sơn Thượng Hoàng (龜山上皇, Kameyama Jōkō, 1259-1274) trong một khoảng thời gian dài, nên vào mùa xuân năm 1291 (năm thứ 4 niên hiệu Chánh Ứng [正應]), ông vào cung tọa Thiền nhập định và xua đuổi được yêu quái, từ đó Thượng Hoàng cho xây Thiền đường trong cung và thỉnh ông đến trú trì với tư cách là vị tổ khai sáng đầu tiên. Đây chính là ngôi Thái Bình Hưng Quốc Nam Thiền Tự (太平興國南禪寺, Taiheikōkokunanzen-ji). Cũng chính vào tháng 12 năm nầy, ông thị tịch, hưởng thọ 80 tuổi đời và 62 hạ lạp. Ông được ban cho hiệu là Phật Tâm Thiền Sư (佛心禪師), Đại Minh Quốc Sư (大明國師). Pháp đồ của ông có Đạo Sơn Huyền Thịnh (道山玄晟), Ngọc Sơn Huyền Đề (玉山玄提), Kim Quang Trúc Ông (金光竹翁), Nham Đậu Minh Đầu (巖竇明投), v.v.

Vô Trú (無住, Mujū, 714-774): vị Thiền tăng sống dưới thời nhà Đường, người Huyện Phụng Tường Mi (鳳翔郿縣, Thiểm Tây), họ Quý (季), thường gọi là Quý Liễu Pháp (季了法). Ban đầu ông tu theo phép Nho Giáo, võ nghệ tuyệt luân. Năm 20 tuổi, gặp được Trần Sở Chương (陳楚璋), đệ tử của Thiền Sư Huệ An (慧安) trên Tung Sơn (嵩山), được mặc truyền tâm pháp, từ đó ông quy y theo Phật Giáo. Vào năm đầu (742) niên hiệu Thiên Bảo (天寳), ông đến Thái Nguyên (太原) tham yết Thiền Sư Tự Tại (自在), rồi xuống tóc xuất gia với vị nầy và 8 năm sau thọ cụ túc giới. Vào năm thứ 2 (759) niên hiệu Càn Nguyên (乾元), ông đến tham yết Thiền Sư Vô Tướng (無相) ở Tịnh Chúng Tự (淨衆寺), thuộc Thành Đô (城都), Tứ Xuyên (四川) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau khi thầy qua đời, vào năm thứ 2 (766) niên hiệu Vĩnh Thái (永泰), ông đến trú trì Không Huệ Tự (空慧寺), rồi tháng 10 năm nầy cùng với Đỗ Hồng Tiệm (杜鴻漸) tranh luận vấn đáp, khai diễn pháp đốn giáo. Sau ông đến trú tại Bảo Đường Tự (保唐寺) khai đàn thuyết pháp, giáo hóa cho rất nhiều người, cho nên người đời thường gọi ông là Bảo Đường Vô Trú (保唐無住). Vào ngày mồng 3 tháng 6 năm thứ 9 niên hiệu Đại Lịch (大曆), ông an nhiên thị tịch, hưởng thọ 61 tuổi. Đời sau gọi pháp hệ của ông là Bảo Đường Tông (保唐宗).

Vô Trước (s: Asaga, j: Mujaku, 無著): âm dịch là A Tăng Già (阿僧伽), A Tăng (阿僧), ý dịch là Vô Trước (無著), Vô Chướng Ngại (無障礙), vị đại tăng của Ấn Độ hoạt động vào khoảng thế kỷ thứ 4, một trong những nhân vật khai sáng Phái Du Già Hành của Phật Giáo Đại Thừa Ấn Độ, người vùng Phổ Lỗ Hạ Phổ Lạp (s: Puruapura, 普魯夏普拉, còn gọi là Bố Lộ Sa Bố Ra [布路沙布邏]). Theo Bà Tâu Bàn Đâu Pháp Sư Truyện (婆藪槃豆法師傳), cha ông tên là Kiều Thi Ca (s: Kauśika, 憍尸迦), có 3 anh em đều lây tên là Bà Tâu Bàn Đâu (s: Vasubandhu, 婆藪槃豆). Ban đầu ông theo xuất gia với bộ phái Tát Bà Đa (s: Sarvāti-vāda, 薩婆多, Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ), nhân tư duy về nghĩa không mà chẳng được thể nhập, muốn tự sát. Lúc bấy giờ ở phía đông Tỳ Đề Ha (s: Videha, 毘提訶) có Tân Đầu La (s: Piṇḍola, 賓頭羅) đến thuyết giảng về Không Quán của Tiểu Thừa, ông mới nghe liền ngộ nhập, nhưng khi cùng vị nầy đàm luận thì không được hài lòng cho lắm; nên ông dùng thần thông bay lên cõi trời Đâu Suất (s: Tuita, p: Tusita, 兜率天), thọ nhận Không Quán của Đại Thừa từ Bồ Tát Di Lặc (s: Maitreya, p: Metteyya, 彌勒). Sau đó, ông cũng có mấy lần lên cõi trời nầy học về thâm nghĩa của Đại Thừa như Du

Già Sư Địa Luận (瑜伽師地論), v.v.; từ đó pháp môn Du Già được truyền bá khắp bốn phương. Chính ông đã dốc toàn lực tuyên dương Pháp Tướng Đại Thừa, rồi soạn các luận sớ và dịch kinh điển Đại Thừa. Em ông là Thế Thân (世親) trước kia theo học với Tiểu Thừa, sau nghe lời khuyên của ông mà quay về với Đại Thừa và cùng nhau tận lực xiển dương giáo nghĩa Đại Thừa. Trước tác của ông có Kim Cang Bát Nhã Luận (金剛般若論), Thuận Trung Luận (順中論), Nhiếp Đại Thừa Luận (攝大乘論), Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập Luận (大乘阿毘達磨雜集論), Hiển Dương Thánh Giáo Luận Tụng (顯揚聖教論頌), Lục Môn Giáo Thọ Tập Định Luận Tụng (六門教授習定論頌), v.v.

Vô Tướng (無相, Musō, 684-762): vị Thiền tăng sống dưới thời nhà Đường, họ Kim (金), người đời thường gọi là Kim Hòa Thượng, Đông Hải Đại Sư (東海大師), nguyên gốc thuộc vương tộc Tân La (新羅, Triều Tiên). Sau khi xuất gia và thọ giới tại Quần Nam Tự (羣南寺) bên Tân La, ông theo thuyền sứ nhà Đường sang Trung Quốc, đến yết kiến vua Huyền Tông, trú tại Thiền Định Tự (禪定寺). Không bao lâu sau, ông vào đất Thục, đến Đức Thuần Tự (德純寺), muốn theo hầu Xử Tịch (處寂), nhưng lúc ấy Xử Tịch bị bệnh nên không tham kiến được, ông bèn đốt một ngón tay cúng dường, nhờ vậy mà được phép lưu trú tại chùa nầy 2 năm. Đến năm thứ 24 cùng niên hiệu trên, Xử Tịch cho môn nhân gọi Vô Tướng đến phó chúc y của Đạt Ma do Trí Tiển (智銑) truyền lại, từ đó ông ẩn cư trong núi và thường sống theo hạnh đầu đà. Sau thể theo lời thỉnh cầu, ông khai mở Thiền pháp, đến sống tại Tịnh Chúng Tự (淨衆寺) ở Phủ Thành Đô (城都府), hóa đạo trong vào 20 năm. Đến năm cuối niên hiệu Thiên Bảo (天寳), khi đến đất Thục, vua Huyền Tông đã từng mời ông đến yết kiến, lấy lễ mà trọng đãi. Vào tháng 5 năm đầu (762) niên hiệu Bảo Ứng (寳應), ông lấy y truyền lại cho Vô Trú (無住), rồi đến ngày 19 thì an nhiên tĩnh tọa mà thoát hóa, hưởng thọ 79 tuổi. Hằng năm vào tháng 12 và tháng giêng, ông thường khai đàn thuyết pháp, trước hướng dẫn theo tiếng niệm Phật, sau thuyết về 3 câu vô ức, vô niệm và mạc vong. Tịnh Chúng Tông (淨衆宗) sau nầy là thuộc pháp hệ của Vô Tướng. Sự truyền thừa và tông chỉ tông phái nầy được đề cập trong Trung Hoa Truyền Tâm Địa Thiền Môn Sư Tư Thừa Tập Đồ (中華傳心地禪門師資承襲圖) của Tông Mật (宗密).

Vô Văn Đạo Xán (無文道燦[璨], Mumon Dōsan, ?-1271): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, pháp từ của Tiếu Ông Diệu Kham (笑翁妙堪), hiệu là Vô Văn (無文), xuất thân Thái Hòa (泰和), Cát An (吉安, Tỉnh Giang Tây). Vào tháng 6 năm thứ 2 (1254) niên hiệu Bảo Hựu (寳祐), nhận lời thỉnh cầu, ông bắt đầu khai đường giáo hóa tại Tiến Phước Thiền Tự (薦福禪寺) vùng Nhiêu Châu (饒州, Tỉnh Giang Tây). Tiếp theo ông đến trú trì Khai Tiên Hoa Tạng Thiền Tự (開先華藏禪寺) ở Lô Sơn (廬山, Tỉnh Giang Tây), rồi lại trở về Tiến Phước Thiền Tự. Vào năm thứ 8 niên hiệu Chí Nguyên (至元), ông thị tịch. Ông có sở trường về thi kệ, hiện tồn tập thơ Vô Văn Ấn (無文印) 20 quyển, và trong cuốn Vô Văn Hòa Thượng Ngữ Lục (無文和尚語錄) 1 quyển có lời bạt của Hư Chu Phổ Độ (虛舟普度) vào năm thứ 9 (1273) niên hiệu Hàm Thuần (咸淳).

Vương Tùy (王隨, ?-1035?): người vùng Hà Dương (河陽, Tỉnh Hà Nam), tự Tử Chánh (子正). Dưới thời vua Chơn Tông (眞宗), ông làm quan ở Hàng Châu (杭州), thường đến Hưng Giáo Tự (興教寺) tham yết Thiền Sư Tiểu Thọ (小壽), có chỗ khế hợp về Thiền cơ. Ông đã từng viết lời tựa cho bản chú sớ Kinh Thủ Lăng Nghiêm của Thiền Sư Tử Tuyền (子璿), và biên tập bộ Truyền Đăng Ngọc Anh Tập (傳燈玉英集) gồm 15 quyển. Khi lâm chung, ông viết kệ để lại mà thoát hóa.

Xá Lợi Phất (s: Śāriputra, p: Sāriputta, 舍利弗): âm dịch là Xá Lợi Phất Đa La (舍利弗多羅), Xá Lợi Phất La (舍利弗羅), Xá Lợi Phất Đa (舍利弗多), Xá Lợi Viết (舍利

曰), ý dịch là Thu Lộ Tử (鶖鷺子、秋露子), gọi tắt là Thu Tử (鶖子), hay còn gọi là

Xá Lợi Tử, một trong mười vị đại đệ tử của đức Phật, được gọi là trí tuệ đệ nhất, cùng với vị thần thông đệ nhất Mục Kiền Liên cả hai được xem như là song đệ tử của đức Phật. Ngài sanh ra trong một gia đình thuộc dòng họ Bà La Môn xứ Ma Kiệt Đà (s, p: Magadha, 摩掲陀), cha là Để Sa (s: Tisya, 底沙), mẹ là Xá Lợi (Śāri, 舍利), ngài rất thông minh và nổi tiếng. Từ tên của mẹ ngài có tên là Xá Lợi Tử. Lúc nhỏ ngài lấy theo tên cha là Ưu Ba Để Sa (s: Upatiya, 優波底沙). Ngay từ hồi còn nhỏ, ngài đã sớm thông hiểu các học vấn của Bà La Môn nhưng vẫn không thấy hài lòng, nên cùng với người bạn Mục Kiền Liên theo làm đệ tử của một lục sư ngoại đạo và trong số 1000 người đệ tử ấy, Ngài trở thành đệ tử giỏi nhất. Thỉnh thoảng ngài có tiếp xúc với Mã Thắng (馬勝) cho nên ngài đã bỏ vị thầy ngoại đạo này đi rồi cùng với Mục Kiền Liên (s: Mahāmaudgalyāyana; p: Mahāmoggallāna, 目犍連) qui y theo Phật Giáo. Cuối cùng ngài được khai ngộ, có được sự tin tưởng và tôn kính rất lớn trong giáo đoàn của đức Phật, và ngài cũng được xem như là người kế thừa cho đức Phật nhưng Ngài đã nhập diệt trước thầy của mình.

Xử Tịch (處寂, Shojaku, 648-734): vị tăng của Tịnh Chúng Tông (淨衆宗) sống dưới thời nhà Đường, người vùng Phù Thành (浮城), Tuyến Châu (線州), họ Đường (唐), nên được gọi là Đường Hòa Thượng, Đường Thiền Sư; tuy nhiên Tống Cao Tăng Truyện (宋高僧傳) lại ghi họ ông là Chu (周). Gia đình ông thuộc loại danh Nho, năm lên 10 tuổi đã để tang cha. Sau khi xuất gia, ông theo hầu Trí Tiển (智銑, 539-618), hay có thuyết cho là theo hầu Thiền Sư Bảo Tu (寳修). Truyền ký cho biết rằng ông từng lên miền Bắc tu khổ hạnh, được Tắc Thiên Võ Hậu triệu vào cung nội, ban cho Tử Y. Sau ông trở về Tứ Xuyên, sống ở Đức Thuần Tự (德純寺) vùng Tư Châu (資州), chuyên tâm giáo hóa chúng sanh. Đệ tử của ông có Vô Tướng (無相) ở Tịnh Chúng Tự (淨衆寺).

 

Yển Khê Quảng Văn (偃溪廣聞, Enkei Kōmon, 1189-1263): vị tăng của Phái Dương Kì và Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Yển Khê (偃溪), xuất thân Huyện Hầu Quan (候官縣), Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), họ là Lâm (林). Năm lên 18 tuổi, ông thọ giới cụ túc tại Uyển Lăng Quang Hiếu Tự (宛陵光孝寺), rồi đến tham học với Thiết Ngưu Ấn (鉄牛印). Sau đó, ông theo hầu Triết Ông Như Diễm (浙翁如琰) ở Thiên Đồng (天童), nhân nghe câu chuyện rửa bát của Triệu

Châu (趙州) mà dứt hết mối nghi ngờ và đại ngộ. Vào năm đầu (1228) niên hiệu Thiệu Định (紹定), ông bắt đầu tuyên xướng tông phong của mình ở Tịnh Từ Tự (淨慈寺) thuộc Phủ Lâm An (臨安府, Tỉnh Triết Giang). Từ đó về sau, ông sống qua một số chùa như Hương Sơn Trí Độ Tự (香山智度寺), Quảng Lợi Tự (廣利寺) trên A Dục Vương Sơn (阿育王山), Linh Ẩn Tự (靈隠寺), v.v. Ông được ban cho thụy hiệu là Phật Trí Thiền Sư (佛智禪師). Vào ngày 14 tháng 6 năm thứ 4 niên hiệu Cảnh Định (景定), ông thị tịch, hưởng thọ 75 tuổi đời và 58 hạ lạp. Ông có để lại bộ Yển Khê Hòa Thượng Ngữ Lục (偃溪和尚語錄) 2 quyển.

 

[/vc_column_text]

Pages: 1 2