THỤY CHÂU ĐỖNG SƠN LƯƠNG GIỚI THIỀN SƯ NGỮ LỤC
SỐ 1986b
MỘT QUYỂN
Sa-môn Kính Sơn, Ngữ Phong Viên Tín, chủ nhân vô địa, Quách Ngưng Chi – Biên tập
Sư húy Lương Giới, họ Du, người Cối Kê. Thuở nhỏ, Sư theo Thầy tụng “Bát-nhã Tâm Kinh” đến đoạn: “Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Sư rờ khắp mặt mình hỏi:
– Con có mắt, tai, mũi, lưỡi, tại sao kinh nói không có”. Thầy ngạc nhiên trước Sự kỳ đặc đó nên nói:
– Ta không phải Thầy ông. Rồi bảo Sư đến núi Ngũ Duệ đảnh lễ Thiền Sư Linh Mặc.
Sư đi du phương, ban đầu yết kiến Nam Tuyền, gặp ngày giỗ Mã Tổ.
Nam Tuyền hỏi đại chúng: Ngày mai thiết trai giỗ Mã Tổ, không biết Mã Tổ có đến chăng?
Chúng không đáp.
Sư đứng ra thưa: Đợi có bạn thì đến.
Nam Tuyền nói: Ông tuy hậu sinh, nhưng rất dễ gọt giũa.
Hòa thượng chớ biến người lành thành kẻ tặc.
* Sư đến tham yết Quy Sơn, hỏi rằng: Vừa nghe Trung quốc Sư ở Nam Dương có nói: Vô tình thuyết pháp?
– Con chưa đạt được chỗ vi diệu của nó.
Duy Sơn hỏi: Xà-lê còn nhớ không?
Sư nói: Nhớ.
Duy Sơn nói: Ông thử đưa ra xem.
Sư liền cử.
Tăng hỏi: Thế nào là tâm cổ Phật?
Quốc Sư đáp: Đó là tường, vách, gạch ngói.”
Tăng nói: Tường, vách, ngói, gạch vật vô tình, đều là tâm cổ Phật.
Quốc Sư nói: Phải.
Tăng hỏi: Vậy chúng biết thuyết pháp chăng?
Quốc Sư: Chúng thuyết pháp sôi nổi, luôn luôn thuyết không ngừng.
Tăng hỏi: Vì sao tôi chẳng nghe?
Quốc Sư nói: Tự ông chẳng nghe, chứ nó không cấm người khác nghe.
Tăng hỏi: Con chưa hiểu, người nào được nghe?
Quốc Sư nói: Các bậc Thánh được nghe.
Tăng hỏi: Hòa thượng có nghe không?
Quốc Sư nói: Ta không nghe.
Tăng hỏi: Hòa thượng đã không nghe, làm sao biết vô tình nói pháp?
Quốc Sư nói: Nương vào ngã thì không nghe. Nếu nghe được thì ta đồng với chư Thánh, như thế ông sẽ không được nghe ta nói pháp.
Tăng hỏi: Tại sao chúng sinh không có phần.
Quốc Sư nói: Ta nói cho chúng sinh, chứ không phải nói vì cho chư Thánh.
Tăng hỏi: Sau khi chúng sinh nghe được thì thế nào?
Quốc Sư nói: Thì không phải là chúng sinh.
Tăng hỏi: Vô tình thuyết pháp có căn cứ vào kinh điển hay không?
Quốc Sư nói: Lời nói chẳng liên hệ gì đến kinh điển, không phải là điều mà ông bàn.
Ông há chẳng nghe kinh Lăng Nghiêm nói: Cõi nước thuyết, chúng sinh thuyết, ba đời tất cảthuyết.
Sư cử xong, Quy Sơn nói: Trong đây ta cũng có, nhưng có điều là ít gặp người đó thôi.
Sư nói: Con chưa hiểu, xin Thầy chỉ dạy.
Quy Sơn dựng đứng phất tử hỏi: Hiểu chăng?
Sư hỏi: Con không hiểu, xin Hòa thượng dạy.
Quy Sơn nói: Cha mẹ sinh ra miệng này trọn không thể nói cho ông nghe.
Sư hỏi: Có người cùng với Thầy đồng khởi mộ đạo chăng?
Quy Sơn nói: Ông đi đến Lễ Lăng ở huyện Du, nơi các thất đá liền nhau, có một đạo nhân tên Vân Nham. Nếu có thể đoạn trừ vọng tưởng, chắc chắn sẽ được ông ta quý trọng.
Sư nói: Con chưa biết người này như thế nào?
Quy Sơn nói: Ông ta từng hỏi lão Tăng.
– “Ông muốn đến phụng Sự Thầy không. Khi nào đến?”
Lão Tăng nói với ông ta. “Cần phải dứt sấm lậu mới được.
Ông ta nói: Nếu được thì không trái với ý chỉ Tổ Sư”.
Ông chớ bảo lão Tăng nói, nhất là không được nói lão Tăng ở đây.
Sư liền chào Quy Sơn, đi thẳng đến Vân Nham. Trước hết thưa qua lý do xong, Sư liền hỏi: Vô tình thuyết pháp ai được nghe?
Vân Nham nói: Vô tình được nghe.
Sư hỏi: Hòa thượng có nghe không?
Vân Nham nói: Nếu ta nghe, thì ông sẽ không nghe ta thuyết pháp.
Sư hỏi: Tại sao con không nghe?
Vân Nham dựng phất tử nói: Có nghe không?
Sư nói: Không nghe
Vân Nham nói: Ta nói pháp ông còn không nghe, huống gì vô tình nói?
Sư hỏi: Vô tình thuyết pháp căn cứ vào kinh điển nào?
Vân Nham nói: Ông há chẳng nghe kinh Di Đà nói: “Nước, chim, rừng cây đều niệm Phật, niệm pháp, niệm Tăng” Ngay câu nói đó, Sư tỉnh ngộ, liền nói kệ:
Cũng rất kỳ! Cũng rất kỳ!
Vô tình thuyết pháp chẳng nghĩ nghì.
Nếu lấy tai nghe khó lãnh hội
Phải dùng mắt thấy mới liễu tri.
Vân Nham hỏi: Ông biết làm gì?
Sư đáp: Thánh đế cũng chẳng làm.
Vân Nham hỏi: Ông có vui mừng không?
Sư nói: Vui mừng thì có, tâm trạng giống như nhặt được một viên ngọc sáng trên đống rác.
Sư hỏi Vân Nham: Khi muốn gặp nhau thì thế nào?
Vân Nham: Hỏi thì phải biết được việc của nhà người.
Sư nói: Thấy họ đang hỏi?
Vân Nham nói: Ông nói gì?
– Không dám.
Dược Sơn hỏi: Ông thử trình lão Tăng xem.
Tăng không đáp.
Vân Nham hỏi Sư: Còn ông thì sao?
Sư nói: Thỉnh tháng sinh của Hòa thượng.
– Ban đêm tham vấn Dược Sơn không có đèn, Dược Sơn nói: Ta có một câu, đợi khi nào trâu đực sinh con thì ta mới nói cho ngươi nghe!
– Khi ấy có vị Tăng nói: Trâu đực sinh con rồi, sao Hòa thượng không nói đi.
Sư bảo thị giả đem đèn đến, vị Tăng ấy che thân đi vào chúng.
Vân Nham kể lại cho Sư nghe, Sư thưa: Vị Tăng ấy đã hiểu, nhưng không chịu lễ bái.
Vân Nham nói: Lụa dệt cùng một máy là một đoạn hay hai đoạn?
Sư nghe nói: Như người trồng cây.
Sư hỏi: Nhà đó có bao nhiêu sách?
Vân Nham nói: Một chữ cũng không
Sư hỏi: Làm sao biết được nhiều như thế?
Vân Nham nói: Ngày đêm chưa từng ngủ.
Sư hỏi: Hỏi một việc được không?
Vân Nham: Nói được thì không nói.
Viện chủ không đáp. Sư nói: Ở đó có người chiếm rồi.
Vân Nham nói: Ông đi làm gì?
Không thể cắt đứt tình người.
Cô Ni đáp: Còn.
Vân Nham hỏi: Bao nhiêu tuổi?
Cô Ni đáp: Tám mươi tuổi.
Vân Nham hỏi: Cô có một người cha chưa được tám mươi tuổi, cô có biết không?
Cô Ni đáp: Không phải từ đâu đến chứ?
Vân Nham nói: Vẫn là con cháu.
Sư hỏi: Ngay đây không phải từ đâu đến cũng là con cháu
– Sư đến tham vấn Thiền Sư Bảo Vân ở núi Lỗ Tổ, Sư lễ bái đứng hầu. Sau đó đi ra rồi trở vào lại.
– Bảo Vân nói: Chỉ như thế, chỉ như thế, cho nên như vậy.
Sư nói: Phần lớn có người không chịu.
Bảo Vân nói: Ông biện hộ làm gì?
Sư liền lễ bái ở lại phụng Sự mấy tháng Tăng hỏi Bảo Vân: Thế nào không nói mà nói?
Bảo Vân nói: Miệng lưỡi của ông để làm gì?
Tăng: Con không có miệng.
Bảo Vân hỏi: Ăn cơm bằng cái gì?
Sư Lỗ Tổ đáp thế: “Y không đói, ăn cơm làm gì?”
– Sư đến Nam Nguyên, Nguyên vừa lên pháp đường nói: Đã gặp nhau rồi.
Sư liền đi ra, đến sáng hôm sau lên hỏi: Hôm qua nhờ ơn Hòa thượng từ bi, không biết con và Hòa thượng gặp nhau chỗ nào?
Tâm không gián đoạn thì chảy vào biển Thánh.
Sư nói: Bỏ qua.
– Sư chào Nam Nguyên ra đi.
– Học Phật pháp nhiều, rộng làm lợi ích.
Học Phật pháp nhiều thì con không hỏi, nhưng thế nào là rộng làm lợi ích?
Một vật chớ trái thì đúng.
* Sư đến Kính Đào lễ Hòa thượng Hưng Bình, Bình nói: Chớ lễ lão Hòa thượng hủ bại.
Sư nói: Lễ người không hủ bại.
Hưng Bình nói: Người đó không nhận lễ.
Sư nói: Không từng lễ.
Sư lại hỏi: Thế nào là tâm cổ Phật?
Hưng Bình nói: Chính là tâm ông.
Sư nói: Tuy thế, con vẫn còn nghi.
Hưng Bình nói: Nếu như vậy thì hỏi người gỗ đi.
Sư nói: Con có một câu, không mượn lời chư Thánh.
Hưng Bình nói: Ông thử nói xem.
Sư nói: Không phải con.
Sư từ giã Hòa thượng Hưng Bình, Bình hỏi: Đi đâu?
Sư nói: Lang thang không nhất định.
Hưng Bình hỏi: Pháp thân lang thang hay báo thân lang thang?
Sư nói: Không nên hiểu như vậy.
Hưng Bình liền vỗ tay.
Bảo Phước nói: Từ đây cùng với Động sơn là một nhà.
Sư từ biệt nói: Tìm được mấy người?
* Sư và Mật Sư Bá tham vấn Thiền Sư BáNhan.
Nhan hỏi: Hai Thượng Tọa từ đâu đến?
Sư đáp: Từ Hồ Nam đến.
Bá Nhan hỏi: Quán sát người Sứ đó họ gì?
Không biết có họ ông ta.
Bá Nhan hỏi: Tên gì?
Sư đáp: Không biết tên ông ta.
Bá Nhan hỏi: Cùng giải quyết công việc chăng?
Sư đáp: Tự có phó quan rồi.
Bá Nhan hỏi: Có ra vào chăng?
Sư nói: Không ra vào.
Bá Nhan đáp: Há không ra vào sao?
Sư liền phất áo đi ra.
Sáng sớm mai, Nhan vào Tăng đường gọi Sư. Sư đến gần, Nhan nói:
– Hôm qua nói với Thượng Tọa, ý lão Tăng chưa hài lòng, suốt đêm bất an. Nay xin Thầy cho một chuyển ngữ khác. Nếu vừa ý lão Tăng thì xin ở lại nấu cháo, làm bạn nhau qua mùa hạ.
Sư đáp: Xin Hòa thượng cứ hỏi.
Bá Nhan nói: Không ra vào thì thế nào?
Rất tôn quý.
Nhan bèn ở lại nấu cháo qua mùa hạ.
Thiên Đồng Kiệt nói:
– Sáng tối hợp nhau, tiếng ngọc kêu tám phía. Đương đầu kêu không phạm, có đường chuyển thân. Môn hạ của Tào Động, đủ được tham quan. Nếu là con cháu Lâm Tế, thì bẻ được gậy không buông được. đương thời nghe ông ta nói không có họ uỷ, liền thoi một cái vào hông. Lúc ấy bị đè ép mà chuyển thân được, chẳng những nấu cháo mãi, mà còn có thể biết sắp đặt dưới cửa, có chăng, có chăng?
– Hét, nói: “Thùng sơn đi vào tham vấn đường”
* Sư và Mật Sư Bá đến Long Nha thăm, Lão tăng nói: Núi này không đường, Xà-lê làm sao đến được?
Sư nói: Không đường hãy gác lại, Hòa thượng từ đâu vào đây?
– Ta không phải từ mây nước đến.
Sư hỏi: Hòa thượng ở núi này được bao lâu?
– Xuân Thu không dính dáng.
Sư hỏi: Hòa thượng đến đây trước hay là núi này có trước?
– Không biết.
Sư nói: Tại sao không biết?
Long Nha nói: Ta không từ Trời người đến.
Sư nói: Hòa thượng được đạo lý gì, đến ở núi này?
Long Nha nói: Ta thấy hai con trâu húc nhau vào biển cả, từ ấy đến nay dứt bặt tin tức.
Sư mới đầy đủ oai nghi lễ bái.
– Sư đi hành cước gặp một Quan nhân, Quan nhân nói: Tín tam minh của Tam Tổ, đệ tử có ý định chú giải.
Sư nói: Vừa có phải trái, rối loạn mất tâm, chú giải cái gì?
Pháp nhãn nói thế: “Thế thì đệ tử không chú giải.”
– Khi Sư đi hành cước, giữa đường gặp bà lão gánh nước.
Sư xin nước uống, bà nói: Nước thì không phải không cho, nhưng ta có một câu, xin hỏi Thầy.
Hãy nói:
Trong nước có bao nhiêu vi trần.
Sư đáp: Không có vi trần.
Bà nói: Đi, nếu không thì ô nhiễm nước của ta.” * Sư ở Lặc Đàm nghe Sơ Thủ Tọa có câu:
“Thật lạ kỳ, thật lạ kỳ.
Phật giới, đạo giới không nghĩ nghì”.
Sư liền hỏi: Phật giới, đạo giới thì không hỏi, chỉ nói Phật giới, đạo giới là người nào? Sơ thủ tọa im lặng không đáp.
Sư nói: Sao không nói mau?
Sơ thủ tọa: Tranh không được.
Sư nói: Nói cũng như chưa từng nói, nói gì là tranh không được. Sư không đáp.
Phật và đạo đều là danh ngôn, vì sao không dẫn giáo làm chứng?
Giáo là gì?
Sơ nói: Ý của giáo làm cho tâm bệnh.
Sư nói: Phật giới, Đạo giới là bệnh lớn nhỏ.
Sơ lại không đáp. Hôm sau bỗng nhiên thị tịch. Bấy giờ mọi người đều nói Sư hỏi làm chết Thủ Tọa.
– Có lần Sư cùng Thần Sơn Mật Sư Bá qua sông.
Sư hỏi: Lội nước làm gì?
Mật Bá nói: Không ướt.
Sư nói: Trưởng lão còn nói những lời này.
Mật Bá đáp: Ông thì sao?
Sư nói: Chân không ướt.
Sư cùng Thần Sơn qua sông, Sư nói: Chớ bước lầm gót.
Mật Bá đáp: Lầm thì qua không được.
Sư nói: Không lầm thì thế nào?
Mật Bá đáp: Cùng Trưởng Lão qua sông.
– Sư cùng Mật Sư Bá cuốc vườn trà, Sư ném cuốc nói:
Hôm nay ta mệt quá, một chút hơi Sức cũng không gắng nổi.
Nếu không cố gắng thì làm sao nói được như vậy.
Ông ngỡ ta có dụng công sao?
Sư hỏi: Nói gì?
Mật Sư Bá nói: Thật giống như bạch y bái tướng.
Sư nói: Ông mà còn nói lời này.
Mật Sư Bá hỏi: Ông thì sao?
Sư nói: Hàng trâm anh ngày xưa tạm thời mất.
Thần Sơn đáp: Vá áo.
Sư hỏi: Vá áo làm gì?
Sư nói: Giống như may áo.
Thần Sơn hỏi: Hai mươi năm đồng hành mà còn nói những lời này, há có công phu chăng?
Sư nói: Trưởng lão thì sao?
Thần Sơn: Như đạo lý đang bốc cháy.
Thần Sơn hỏi Sư: Bậc Thiện Tri Thức thông đạt rảo bước khắp nơi cắt đứt đường mòn, xin Sư một câu
Ý của Sư bá dụng công mới được sao? Bá nhân đây đốn ngộ trình bày kiến giải phi thường
* Sư và Mật Bá đi qua cầu khỉ, Sư qua trước giở cầu khỉ lên nói:
– Qua đây! Qua đây!
Mật Bá: Giới Xà-lê.
Sư liền để cầu khỉ xuống.
* Một hôm, Sư và Mật Sư Bá đang đi, Sư chỉ một tự viện bên đường nói: Bên trong có người nói tâm nói tánh.
Mật Sư Bá nói: Là ai?
Sư đáp: Bị Sư Bá hỏi, ngay đây hoàn toàn tiêu hết.
Mật Sư Bá hỏi: Ai nói tâm, nói tánh?
Sư đáp: Trong cái chết có cái sống.
Tuyết Phong đến tham vấn.
Sư hỏi: Từ đâu đến?
Truyết Phong: Từ Thiên Thai đến.
Sư hỏi: Gặp Trí Gỉa đại Sư chăng?
Truyết Phong: Nghĩa Tồn có phần ăn gậy sắt.
Tuyết Phong đến thăm.
Sư nói: Vào cửa phải nói, chưa nói mà vào.
Phong nói: Con không có miệng.
Sư nói: Không miệng thì đi theo, còn ngã thì thấy được Phong liền không nói.
Vân Cư nói riêng: Đợi ta có miệng thì sẽ nói.
Trường Khánh Lăng nói: Tôi thì cẩn thận lui ra.
Tuyết Phong đang vác củi, đến trước mặt Sư thả một bó.
Sư nói: Nặng bao nhiêu?
Tuyết Phong đáp: Cả hoàn cầu nhắc không nổi.
Sư hỏi: Tại sao lại ở trước mặt Lão Tăng?
Tuyết Phong không nói.
* Sư viết chữ Phật trên cánh cửa, Vân Cư thấy chùi đi, viết lại chữ ‘Bất’. Sư Sửa lại thành chữ ‘ Phi’.Tuyết Phong thấy được chùi hết.
Hưng Hóa Tồn Tương nói: Ta thì không như ông.”
Bạch Dương Thuận nói: Ta nếu làm như Động Sơn chỉ nói với Tuyết Phong ông không phải quyến thuộc của Ta.
Thiên Bát Nguyên nói: Động Sơn Vân Nham đất bằng tạo thành đồi cao. Lão Tuyết Phong nhờ việc này mà trí tuệ tăng trưởng.
Tuyết Phong làm phạn đầu, đang đảy gạo hỏi:
Thâm Sơn hỏi: Đải sạn bỏ gạo hay đải gạo bỏ sạn?
Truyết Phong nói: Sạn gạo đều bỏ.
Khâm Sơn hỏi: Đại chúng lấy gì ăn?
Tuyết Phong liền đỗ úp thau gạo.
Khâm Sơn nói: Căn cứ theo nhân duyên này, ông hợp với Đức Sơn.
Lang Lang Giác nói: Tuyết Phong đổ như thế thật giống như ném đi một cây đào ngọt, lên núi hái lê chua.”
Thiên Đồng Giác nói: Tuyết Phong từng bước lên cao, chợt đứt gót giầy cỏ. Nếu Chánh thiên uyển chuyển, sao xướng câu hành, thì tự nhiên ngôn khí hợp nhau, cha con khế hợp. Hãy nói Động Sơn không chịu Tuyết Phong ở chỗ nào? Vạn dặm không mây trời có lỗi, đầm xanh giống như trăng trong thật khó đến.”
Tuyết Đậu Tòng nói: Dù là cây cũng không cho chim Phụng đậu. Kim vàng đã thiêu hai cặp uyên ương. Nếu không phải Lão Nhân Tân
Phong, thì ai thấy được băng tan ngói vỡ.” * Một hôm Sư hỏi Tuyết Phong: Làm gì đây?
Tuyết Phong: Đẽo máng.
Sư hỏi: Đẽo mấy búa mới thành?
Tuyết Phong đáp: Đẽo một búa thành.
Sư nói: Vẫn là việc bên này, việc bên kia thì sao?
Tuyết Phong: Hẳn được chỗ hạ thủ.
– Vẫn là việc bên này, việc bên kia thì sao?
Tuyết Phong im lặng.
Phần Dương Chiêu nói: Con sớm đã khốn khổ.”
* Tuyết Phong từ giã Sư ra đi, Sư hỏi: Ông đi đâu?
Tuyết Phong nói: Đi về núi.
Sư hỏi: Bây giờ từ đường nào ra?
Tuyết Phong nói: Theo đường vượn bay đỉnh núi ra.
Sư hỏi: Nay quay về đi đường nào?
Tuyết Phong: Đi theo đường vượn bay đỉnh núi đi.
Sư hỏi: Có một người không đi theo đường vượn bay, ông có biết không?
Tuyết Phong đáp: Không biết.
Sư hỏi: Tại sao không biết?
Tuyết Phong: Vì y không có mặt mày.
Sư: Ông đã không biết, thì làm sao biết được y không có mặt mày.
Tuyết Phong không đáp.
Lang Lang Giác nói: Người tâm thô thì mất.
Vân Cư Ưng đến tham vấn, Sư nói: Từ đâu đến?
Vân Cư nói: Từ Thuý Vi đến.
Sư nói: Thuý Vi có ngôn cú gì dạy chúng?
Vân Cư nói: Thuý Vi cúng dường La Hán.
– Cúng dường La Hán, La Hán có đến không?
Sư hỏi: Mỗi ngày, con ngươi của ông là cái gì?
Vân Cư nói: Thật có lời này chăng?
Sư đáp: Có.
Không nhọc đến tham kiến bậc tác gia.
– Sư hỏi Vân Cư: Ông tên gì?
Vân Cư thưa: Con tên Đạo Ưng.
Sư hỏi: Hướng thượng là đạo.
Vân Cư nói: Hướng thượng thì không gọi là Đạo Ưng.
Sư nói: Lão Tăng khi ở Vân Nham đối đáp không khác.
Vân Cư hỏi: Thế nào là ý Tổ Sư?
Sư đáp: Xà-lê! Ông mai kia mốt nọ ra làm trụ trì, nếu có người hỏi ông làm sao đáp?
Vân Cư: Đạo Ưng tội lỗi.
– Sư nói với Vân Cư, ta nghe Hòa thượng Tư Đại khi sống ở nước Nhật làm vua phải không?
Cư nói: Nếu là Tư Đại thì Phật cũng không làm.
Sư nói: Đúng như vậy.
Sư hỏi Vân Cư từ chỗ nào đến?
Vân Cư nói: Đạp núi đến.
Sư hỏi: Núi ấy có thể ở được không?
Vân Cư nói: Núi đó không ở được.
Sư hỏi: Như vậy thì trong nước đều bị Xà-lê chiếm hết.
Vân Cư đáp: Không phải vậy.
Sư hỏi: Như vậy thì ông vào đường nào?
Vân Cư đáp: Không đường.
Sư hỏi: Nếu không đường thì sao cùng Lão Tăng gặp nhau?
Vân Cư đáp: Nếu có đường thì cách núi với Hòa thượng.
Sư hỏi: Ông này về sau ngàn người, vạn người không ở được.
Vân Cư cùng với Sư lội nước.
Sư hỏi: Nước sâu chừng nào?
Vân Cư nói: Không ướt.
Sư nói: Người khô.
Vân Cư nói: Thỉnh Thầy nói.
Sư bảo: Không khô.
Ngũ Tổ Diễn nói: Hai người nói như vậy, lại có hơn kém chăng? Sơn tăng ngày nay đi lay cánh tay, vì các ông nói hết. Một câu qua nước không ướt, chân châu chứa đống đầy kho. Một câu qua sông không khô, không dùi nói gì nghèo lạnh. Hai đường khô uớc đều không liên quan, mặc cho non nước tươi đẹp.”
Vân Cư đang làm việc, cuốc nhầm một con giun.
Sư nói: Chết con này.
Vân Cư nói: Hắn không chết.
Sư hỏi: Nhị Tổ đến Nghiệp Đô làm gì?
Vân Cư không đáp.
Vân Cư đáp: Như thế mới gọi hiếu dưỡng được.
Tăng: Nghe nói tương lai hạ sinh ở Thiên cung.
Nam Tuyền nói: Trên trời không có Di-lặc, dưới đất cũng không có Di-lặc.
Lúc ấy Vân Cư liền hỏi Sư: Thế thì trên trời dưới đất đều không có Di-lặc. Không biết ai đặt tên cho Ngài? Đến nỗi giường thiền đều rung động.
Sư gọi: Ứng Xà-lê, ta ở chỗ Vân Nham đã từng hỏi Lão nhân, đến nỗi bếp lò cũng rung động. Ngày nay bị ông hỏi toàn thân toát mồ hôi.
Sư hỏi: Gần đây sao ông không đi thọ trai?
Vân Cư đáp: Mỗi ngày Thiên thần cúng dường.
Sư bảo: Ta ngỡ rằng ông vẫn còn kiến giải này. Tối nay ông lên gặp ta. Đến tối Vân Cư lên. Sư kêu gọi: “Ưng am chủ”. Vân Cư “Dạ”.
Sư nói: Không nghĩ thiện, không nghĩ ác là cái gì?
Vân Cư trở về am ngồi tĩnh tọa. Thiên thần tìm mãi không thấy.
Trải qua ba ngày như thế mới thôi cúng dường.
Vân Cư đáp: Muối dưa.
Sư hỏi: Muối nhiều hay ít? Vân Cư nói: Bỏ hết vào.
Sư hỏi: Làm thành vị nào?
Vân Cư đáp: Được Sơ Sơn đến, gặp Sư tham vấn buổi sáng.
Sơn bước ra hỏi: Chưa nói xin Thầy chỉ dạy.
Sư nói: Không “dạ” thì không ai chịu.
Sơ Sơn hỏi: Có thể dụng công chăng?
Sư đáp: Ông đến nay còn dụng công sao?
Sơ Sơn: Dụng công không được, thì không có chỗ kiêng kỵ.
Một hôm, Sư thượng đường nói: Muốn biết việc này, phải như cây khô trổ hoa mới hợp với người”.
Sơ Sơn hỏi: Sơ Sơn lại hỏi: Khi khắp nơi không trái thì thế nào?
Sư nói: Xà-lê, đây là việc bên công huân. May là có dụng công hay không, sao ông không hỏi?
Sơ Sơn nói: Dụng công hay không dụng công, há không phải người bên kia.
– Có người cười ông hỏi như thế.
Sơ Sơn nói: Thế nào là đi xa?”
Sư nói: Thật xa, mà không xa, chẳng phải không xa.” Sơ Sơn hỏi: Thế nào là xa?
Sư nói: Gọi người bên ấy không được.
Sơ Sơn hỏi: Thế nào là không xa?
Sư nói: Không phân biệt chỗ.
* Sư hỏi Sơ Sơn: Kiếp không không có người, là chỗ ở của người nào?
Sơ Sơn đáp: Không biết.
Sư hỏi: Người có ý chỉ không?
Sơ Sơn hỏi: Hòa thượng sao không hỏi y?
Sư đáp: Đang hỏi lần nữa.
Là ý chỉ gì?
Sư không đáp.
Thanh Lâm đến tham vấn Sư, Sư hỏi: Gần đây từ chỗ nào đến?
Thanh Lâm: Ở Võ Lăng.
Sư hỏi: Pháp của Võ Lăng nói gì, giống đây không?
Thanh Lâm: Tại sao mùa đông mà măng mọc?
Sư hỏi: Chỉ có nấu nồi đất cơm mới thơm, để cúng dường người này.
Lâm phất áo đi ra.
Ông này về sau giết chết người trong thiên hạ.
(Cổ Sơn Vĩnh nói: đáp như vậy một giọt nước cũng khó tiêu. Vì sao chỉ có siêu sành mới nấu được gạo thơm?)
* Thanh Lâm chào Sư ra đi, Sư hỏi: Ông đi đâu?
Thanh Lâm nói: Kim luân không ẩn, khắp cõi dứt toàn bụi hồng.
Sư đáp: Khéo tự bảo nhậm. Thanh Lâm trân trọng ra đi.
Sư đưa ra tới cổng, nói với Thanh Lâm: Đi như vậy, một câu làm sao nói?
Thanh Lâm hỏi: Từng bước đạp bụi hồng, toàn thân không hình bóng.
Sư im lặng giây lâu.
Thanh Lâm hỏi: Hòa thượng tại sao không nói mau?
Sư đáp: Sao ông nóng tính quá vậy?
Thanh Lâm nói: Con có lỗi.
Liền lễ bái ra đi.
Long Nha hỏi Đức Sơn: Con cầm kiếm báu, lấy đầu Sư thì như thế nào?
Sơn đưa cổ ra nói: Họa – Đầu rơi rồi.
Sơn cười ha hả.
* Long Nha về sau đến chỗ Động Sơn, cử lời như trước.
Sư nói: Đức Sơn nói gì?
Long Nha đáp: Đức Sơn không lời nào.
Sư bỏ: Chớ nói không lời. Hãy đem đầu Đức Sơn rơi cho Lão Tăng. Nha tỉnh ngộ xin sám hối, ở lại pháp tịch của Sư theo chúng tham thỉnh.
Về sau có người kể lại cho Đức Sơn, Sơn nói: “Động Sơn không biết hay dỡ, gã này khi nào mới chết, cứu được thì có chỗ dụng gì?”
Bảo Phước niêm rộng: “Long Nha chỉ biết tiến tới trước, không biết lùi bước”
Thuý Nham Du nói: Long Nha đoạn mà không đoạn, nay làm sao đoạn?”
Đông Thiền Qúan nói: Long Nha cầm kiếm tự hại thân, chuốt lấy tội lỗi. Đức Sơ bị rơi đầu nhưng làm chủ được, đây là cơ hội tốt. Chợt bị
Động Sơn chỉ ra tung tích, bất giác ló đuôi ra.”
Long Nha hỏi Sư: Thế nào là ý Tổ Sư từ phương Tây đến?
Sư đáp: Đợi nước trong động chảy ngược, thì ta sẽ nói cho ông. Long Nha mới ngộ được ý chỉ này.
Sư đáp: Ông thấy được đạo lý chăng?
Hoa Nghiêm nói: Thấy, không có đạo lý.
Sư hỏi: Chỗ nào bị tình thức?
Hoa Nghiêm nói: Con hỏi thật.
Sư đáp: Như vậy phải đi trong chỗ vạn dặm không tấc cỏ.
Hoa Nghiêm hỏi: Chỗ nào không có tấc cỏ, có cho đi không?
Sư bảo: Phải đi như vậy.
Hoa Nghiêm nói: Phản trắc! Phản trắc!
Sư nói: Ông nhớ lời ta, ở phía Nam trụ có một ngàn người, phía Bắc trụ có ba trăm người mà thôi.
Khâm Sơn đáp: Từ Đại Từ đến.
Sư hỏi: Có thấy Đại Từ chăng?
Khâm Sơn đáp: Thấy.
Sư hỏi: Thấy sắc trước hay thấy sắc sau?
Khâm Sơn đáp: Chẳng thấy sắc trước và sau.
Sư im lặng, Khâm Sơn mới nói: Con xa Thầy quá sớm, nên không hiểu hết ý của Thầy.
Nham Đầu, Tuyết Phong, Khâm Sơn đang ngồi, Sư đem trà đến.
khâm Sơn nhắm mắt lại, Sư hỏi: Đi đâu?
Nhập định.
Lão Túc Đại nói: Thật có người hội như thế.”
Tuyết Đậu Hiển nói khác: “Lúc ấy phải chỉ cho Nham Đầu Tuyết
Phong, hai gã này ngồi ngũ gật uống trà.”
* Bắc Viện Thông đến tham vấn, Sư thượng đường nói:
Ngôi dứt chủ nhân ông, không rơi vào Đệ nhị kiến. Bắc Viện thưa:
Sư nói: Vẫn là đệ nhị kiến.
Bắc Viện liền đạp ngã giường thiền.
Lão huynh thì thế nào?
Đợi lưỡi con nát thì sẽ nói cho Hòa thượng.
Bắc Viện từ giã Sư định vào núi, Sư nói: Giỏi như vượn lên đỉnh cao, vòi vọi thật an lành. Viện trầm ngâm giây lâu.
Sư gọi: Thông Xà-lê.
Bắc Viện: Dạ.
Sư nói: Sao không vào núi đi? Nhân đây Bắc Viện tỉnh ngộ, không vào núi nữa.
Đạo toàn hỏi: Thế nào là yếu chỉ xuất ly?
Sư nói: Dưới chân Xà-lê có khói. Toàn ngay lời này khế hội, không đi hành cước nữa.
Vân Cư nói thêm: Trọn đời không dám cô phụ Hòa thượng dạy dưới chân có khói.
Sư nói: Từng bước, từng bước huyền diệu, chính là đến chỗ dụng công.
Mùa đông, Sư cùng với Thái Thủ Tọa ăn trái cây.
Sư liền hỏi: Có một vật trên chống Trời, dưới đỡ đất, đen như dầu
hắc, thường ở trong động dụng. Trong động dụng thu cũng không được.
Thử nói lỗi ở chỗ nào?
Thái Thủ tòa đáp: Lỗi trong động dụng.
Sư kêu thị giả bưng dĩa trái cây trên bàn đi.
Ngũ Tổ ngăn riêng Thủ Tọa nói: Sáng mai dâng Sở Vương xem”
Lang Lang Giác nói: Nếu không phải lão nhân Động Sơn vẫn thiếu một điều.”
Quy sơn Triết nói: Các ông biết Động sơn rơi vào chỗ nào chăng?nếu không biết thì qua lại thị phi,được, mất hiểu đi.”
Sơn Tăng nói: Trái cây này chẳng những Thủ Tọa ăn không được, mà người khắp trong đại địa đến, cũng không có mắt trí tuệ để thấy rõ.”
Vân Cái Bổn nói: Động sơn dù có thủ tọa đạp phá hư không, nhưng không cho khâu thêm chỉ. Đợi y nói ở trong động dụng, thỉnh Thủ Tọa ăn trái cây. Thái Thủ Tọa nếu là một thiền tăng ăn xong cũng phải mửa ra.”
Nam Đường Tỉnh nói: Động Sơn ngồi trong màn toan tính quyết định thắng ngàn dặm, Thái Thủ Tọa toàn thân và miệng, có lý nhưng khó trình bày.”
Quy Sơn Quả nói: Động Sơn đè ép kẻ lành thành đứa tặc. Thái Thủ Tọa có lý nhưng khó phân bua. Sơn Tăng giữa đường thấy bất bình, phải vạch rõ nỗi oan, ngay lúc ấy mới biết hỏi cái gì? Chỉ nói Linh Sơn thọ ký chưa đến như vậy. Đợi ông suy nghĩ,giơ trái cây lên ném ngay mặt, chẳng những nghẹn ngay cổ họng, để khỏi nghe người sau vọng sinh suy đoán.”
Trịnh Từ Xương nói: Tuy nhiên Động Sơn lấy được dĩa trái cây trên bàn, nhưng bịt miệng Thái Thủ Toạkhông được.” * Sư thấy U Thượng Tọa đến, cứ đứng sau giường thiền.
U nói: Hòa thượng vì sao lánh học nhân?
Sư đáp: Tưởng đâu Xà-lê không thấy lão Tăng.
* Tăng hỏi Chu Du: “Thế nào là hạnh Sa-môn?”
Hạnh thì không phải không, có giác thì trái. Có vị Tăng khác cử giống Sư, Sư nói: Sao ông ta không nói, chưa biết là hạnh gì? Tăng liền đem lời này hỏi Chu Du.
Du nói: Hạnh Phật! Hạnh Phật!
Tăng về trình lại Sư nghe, Sư nói: U Châu gần được, khổ nhất là Tân La.
(Đông Thiền đồng niệm: “Lời này có ngoa không? Nếu có,hãy
nói chỗ nào không được? Nếu không ông ta lại nói: khổ nhất la Tân La, vậy kiểm tra có ra không? Ông ta lại nói hạnh thì không phải không, có giác thì sai. Liền bảo hỏi lại là hạnh gì? Lại nói là hạnh Phật. Thế thì
tăng hội rồi hỏi hay là chưa hiểu mà hỏi, xin đoán xem?”) Tăng lại hỏi: Thế nào là hạnh Sa-môn?
Đầu cao ba thước, cổ ngắn hai tấc, Sư liền sai thị giả đem lời này đến hỏi Tam Thánh Huệ Nhiên. Thánh ngắt tay thị giả. Thị giả trở về kể lại Sư nghe. Sư chấp nhận.
Ngưỡng Sơn đáp: Ngộ thì chẳng phải không có, làm sao rơi vào đệ nhị.
Lại bảo tăng hỏi Sư: Cái đó cứu cánh thì thế nào?
Sư đáp: Phải đi hỏi ông ta mới được.
*Trần Thượng Thư hỏi, trong 52 vị Bồ Tát, vì sao không thấy được Diệu Giác?
Sư nói: Thượng Thư thấy được Diệu Giác.
Sư nói: Vạn dặm không tấc cỏ, làm sao đi?
Sư nhìn khắp nơi nói: Về sau có người kể lại cho Thạch Sương.
Thạch Sương nói: Sao không nói ra khởi cửa là cỏ.
Sư nghe lời này nói: Nước Đại Đường có được mấy người?”
Đại Dương Huyền nói: Nếu nay dù nói không ra khỏi cửa, thì cỏ cũng mọc tràn lan ngoài đất, hãy nói xếp hành lý đi về đâu?
Im lặng giây lâu Sư nói: chớ giữ cho núi lạnh cỏ lại xanh. Ngồi tỏ mây trắng tông phong cũng không nhiệm mầu.”
Bạch Vân Đoan nói: Nếu thấy được am chủ, thì thấy được Động Sơn. Thấy Động Sơn thì dễ thấy Am Chủ rất khó. Vì ông ta không có bạn làm trụ trì.
Không nghe nói: Mây ở trên đỉnh nhàn không thông, nước chảy dưới khe thì quá chậm.”
Quy sơn quả nói: Nhổ đinh chặt sắt, mở rộng hướng đến huyền quan. Lời nói chân thành hãy chỉ con đường chính yếu cho người. hãy nói ông làm sao hội ra khỏi cửa liền là cỏ. Thạch Sương nói như vậy, Thượng Phong cử như thế, các ông không được động đến, động đến là ăn ba mươi gậy.”
Kính sơn cảo nói: Một giọt Sữa Sư tử làm tan mười đấu Sữa lừa.”)
* Tăng hỏi: Muốn thấy vị Thầy sẳn có của Hòa thượng làm sao thấy?
Sư nói: Giống như niên nha, thì không bị ngăn ngại.
Tăng suy nghĩ nói thêm
Tăng hỏi: Không theo dấu trước.
Sư nói: Hỏi câu khác.
Tăng không đáp.
Vân Cư nói: Tại sao không thấy vị Thầy sẳn có của Hòa thượng?”
Về sau, Hiệu thượng tọa đem hỏi Trường Khánh tại sao giống như Niên Nha?
Trường Khánh nói: Người xưa nói như thế, tại sao ông lại cứ tìm cái gì trong này?”
Tăng hỏi: Khi nóng lạnh đến làm sao tránh?
Thế nào là chỗ không nóng lạnh?
Khi nóng đến thì nóng chết Xà-lê, khi lạnh đến thì lạnh chết Xàlê.
Sư hỏi Tăng từ đâu đến?
Tăng thưa: Dạo núi về.
Sư hỏi: Có lên tới đỉnh không?
Tăng nói: Tới.
Sư hỏi: Trên đỉnh có người không?
Tăng đáp: Không người.
Sư nói: Như vậy là ông chưa lên tới đỉnh.
Tăng đáp: Nếu không lên tới đỉnh thì đâu biết không có người.
Sư nói: Ta từ trước đã nghi lão này.
– Tăng hỏi thế nào là ý Tổ Sư từ Tây sang?
Sư đáp: Thật giống con gà sợ tê giác.
Tăng hỏi Sư: Rắn bắt nhái, cứu là đúng hay không cứu là đúng?
Sư đáp: Cứu thì hai mắt không thấy, không cứu thì bóng hình chẳng rõ
* Có vị Tăng bệnh nằm trong nhà Niết bàn, muốn gặp Sư.
Sư đến, Tăng thưa: Hòa thượng tại sao không cứu con cái nhà người?
Sư hỏi: Ông là con cái nhà ai?
Tăng đáp: Con là con cái của nhà Đại xiển đề.
Sư im lặng giây lâu, Tăng thưa: Khi bốn núi ép vào nhau thì thế nào?
Sư nói: Lão Tăng ngày trước cũng qua lại con cái nhà người.
Tăng hỏi: Dung hợp hay không dung hợp?
Sư đáp: Không dung hợp.
Tăng hỏi: Dạy con đi đâu?
Sư đáp: Đi trong dòng tộc túc xá.
Tăng kêu lên một tiếng nói trân trọng, liền ngồi thị tịch.
Sư lấy gậy gõ vào ba cái nói:
Sư nói: Ông chỉ biết đi như vậy mà không biết đến như thế.
(Thiệu Giác cần nói: Phần lớn là đi theo gót chân người. điểm chính ở đây là giải thoát được. Ông tăng này đã là con cái nhà Đại xiển, đến khi bốn núi ép nhau, tay chân quờ quạng. Nếu không phải Động Sơn có đủ lòng từ, buông ra đường mở cho ông ta một đường bình yên, thì đâu thể giải thoát an nhiên như vậy.
Cho nên người xưa nói: Mé tận cùng của Lâm Tế, nếu còn một mảy may đo lường, thì phàm Thánh chưa dứt, không tránh khỏi đi vào thai lừa bụng ngựa.”
Như Động Sơn nói: Ta cũng từng ở dưới mái nhà người, đi trong ruộng lúa. Lừng lẫy ngăn bốn núi, không ngại bốn núi. Đến trong đó thoát khỏi đáy thùng mới được. Hãy nói ý Động Sơn thế nào? Lại hội chăng? Gà vàng mổ nát võ ly, thỏ ngọc lần lược mở biển ngọc.”)
* Ban đêm tham vấn không đốt đèn, có vị Tăng đứng ra hỏi, sau đó lui vào.
Sư sai thị giả đốt đèn và nói: Vừa rồi có một vị Tăng bước ra hỏi, vị Tăng ấy hãy bước đến đây.
Tăng thưa: Đem ba cân bột cho Thượng Tọa.
Tăng liền phất áo lui ra. Từ đấy Tăng có tỉnh ngộ, nói lên điều huyền diệu, liền đem y áo, tài vật, thiết trai cúng dường chúng Tăng. Ba năm sau từ giã ra đi.
– Lành thay!
Khi ấy Tuyết Phong đứng hầu, hỏi Sư: Vị Tăng này từ giã ra đi, khi nào trở lại?
Sư đáp: Ông ta chỉ biết đi, không biết trở lại.
Tăng trở về Tăng đường đem y bát ra, ngồi thị tịch.
Tuyết Phong lên báo cho Sư.
Sư đáp: Tuy thế, vẫn hơn ba đời của lão Tăng.
* Sư hỏi Tăng từ đâu đến?
– Từ tháp Tam Tổ đến.
Sư bảo: Đã từ chỗ Tổ Sư đến, lại gặp lão tăng làm gì?
Tăng thưa: Tổ Sư thì khác còn con cùng Hòa thượng giống nhau.
Sư nói: Lão tăng muốn thấy vị Thầy sẵn có của Xà-lê có được không?
Tăng đáp: Phải đợi Hòa thượng xuất đầu mới được.
Lão tăng vừa đến tạm thời không ở.
Tăng hỏi: Gặp nhau không đưa ra, khi nêu ý biết có thì thế nào?
Sư liền chấp tay đảnh lễ.
Thị giả đáp: Từ Đức Sơn đến.
Sư hỏi: Đến đây làm gì?
Thị giả đáp: Đến đây hầu hạ Hòa thượng.
Sư hỏi: Ở thế gian vật gì hiếu thuận nhất?
Thị giả không đáp.
Sư thượng đường nói: Có một người ở trong vạn người muôn người, không chịu một người, không hướng đến một người. người này có mặt mày gì?
Vân Cư bước ra nói: Con lên tham vấn đường.
Tăng liền hỏi: Thế nào là ngữ thoại?
Sư đáp: Khi nói Xà-lê không nghe.
Tăng hỏi: Hòa thượng có nghe chăng?
Sư đáp: Đợi khi ta không nói thì nghe.
Tăng hỏi: Thế nào là hỏi đúng, đáp đúng?
Sư nói: Không phải từ trong miệng nói ra.
Tăng hỏi: Nếu có người hỏi, Sư có đáp không?
Sư đáp: Cũng chưa từng hỏi.
Tăng hỏi: Thế nào là từ ngoài vào chẳng phải của báu?
Sư nói: Im đi tốt hơn.
Sư đáp: Hoàn toàn không có người nào xem trọng.
Tăng hỏi: Vì sao không có người nào xem trọng?
– Mỗi mỗi trong bọn họ khí chất và thái độ giống như vua.
Sư hỏi Tăng giảng kinh Duy Ma Cật: Không thể dùng trí biết, không thể dùng thức hiểu, thì gọi là lời gì?
Tăng đáp: Đó là lời tán thán pháp thân.
Sư nói: Gọi pháp thân là đã tán thán rồi.
Sư đáp: Người không vào cửa được.
Tăng hỏi: Nếu người không vào cửa, có được không?
– Tuy như thế, nhưng không được thì không truyền cho ông.
Sư dạy chúng: Dù nói xưa nay không một vật, vẫn chưa được y bát của Tổ. Trong đây, ai khế hợp thì hạ một chuyển ngữ. Hãy nói, hạ được chuyển ngữ gì?
Có một Thượng Tọa hạ được chín mươi sáu chuyển ngữ, nhưng không vừa ý Sư. Cuối cùng mới hạ được chuyển ngữ, đúng với ý Sư.
Sư nói: Xà-lê sao không nói như thế ngay từ ban đầu. Khi ấy có vị
Tăng lén nghe nhưng không nghe được chuyển ngữ sau cùng, liền thỉnh Thượng Tọa nói. Thượng Tọa không chịu nói, như thế trãi qua hai năm hầu Thượng Tọa cũng không được nghe lại. Một hôm, Thượng Tọa bị bệnh.
Vị Tăng này thưa: Con ba năm thỉnh Thượng Tọa cử thoại trước, con không được lòng từ bi của Thượng Tọa, thiện con không giữ được, chỉ tuân theo điều ác.
Liền cầm dao dí vào Thượng Tọa nói: “Nếu Thượng Tọa không nói cho con, thì con giết Thượng Tọa.”
Thượng Tọa sợ hãi nói: Xà-lê hãy đợi, ta sẽ nói cho. Dù đem đến cũng không có chỗ đựơc.
Tăng liền lễ tạ.
Tuyết Đậu Hiển nói: Ông đã không nhận mắt này, thì tương lai nhất định sẽ mù. Lại thấy được y bát Tổ Sư chăng? Nếu vào cửa này, thì hai tay trao cho. Chẳng những Dữu Lãnh nhắc không nổi, giả Sử người trong cả nước hợp Sức lại, còn phải đem đi từ từ.”
Tuyết Phong Du nói: Tất cả không hợp lại có được y bát của Tổ không? Để cho cổ Phật cũng tham. Hãy nói ai tham.”
Thiên Đồng Chánh Giác nói: Trương Lư thì không như vậy, cần phải đến, nếu không đến thì không biết ai nhận. Nếu nhất định được con mắt này, không nhận cái chân thật là mù, có hoài chăng? Chiếu khắp thể không có chỗ nương, toàn thân hợp với đại đạo.”
Linh Ân Ngục cử lời của Thúy Nham: “Đi khắp hết đất Giang
Ngô, cách bờ vượt qua nhiều núi”
* Có một Am Chủ bất an, hễ thấy Tăng liền nói: Cứu nhau, cứu
8 nhau. Phần nhiều hạ ngữ không khế hợp, Sư liền đi hỏi Am Chủ.
Chủ cũng nói: “Cứu nhau”.
Sư nói: Cứu cái gì?”
Am chủ nói: Không phải cháu Dược Sơn thì cũng là con đích của Vân Nham chăng?
Sư nói: Không dám.
Chủ chấp tay nói: Mọi người hay tiễn đưa ta. Tọa chủ liền thị tịch.
Có vị Tăng hỏi Sư: “Tọa chủ tịch đi về đâu?” Sau khi đốt có một cọng rau lữu.
Sư nói: Tại sao ông không đi làm?
Tăng đáp: Con bất an.
Sư nói: Ông bình thường mạnh khỏe cũng đâu từng đi làm.
Dư đáp: Không gặp một người.
Tăng hỏi: Làm sao đi?
Sư bảo: Dù chân bước cũng không đi.
Tăng hỏi: Nếu đi đường chim thì không phải bản lai diện mục chăng?
Sư nói: Cớ sao Xà-lê điên đảo!
Tăng hỏi: Con điên đảo chỗ nào?
Sư nói: Nếu ông không điên đảo, cớ sao nhận tớ làm chủ?
Tăng hỏi: Thế nào là bản lai diện mục?
Sư đáp: Không đi đường chim.
(Về sau, Giáp Sơn hội hỏi tăng: Từ đâu đến.
Tăng đáp: Từ Động Sơn đến.
Giáp Sơn: Động Sơn có câu nói gì dạy người?
Tăng đáp: Bình thường dạy người có ba con đường.
Giáp Sơn hỏi: Thế nào là ba đường?
Tăng đáp: Huyền lộ, điểu đạo, triển thủ.
Giáp Sơn hỏi: Thật có lời này chăng?
Tăng đáp: Thật có.
Giáp Sơn nói: Giữ gìn phép tắc ngàn dặm chép ra. Lâm Hạ đạo nhân thương xót.
Phù Sơn Viễn nói: Không nhờ lá vàng rơi, sao biết là mùa thu.”)
* Sư dạy chúng: Biết được người hướng thượng là Phật, thì mới có phần ngữ thoại.
Khi ấy có vị Tăng hỏi: Thế nào là người hướng thượng của Phật?
– Chẳng phải Phật.
Bảo Phước nói: “Phật là phi.”
Pháp Nhãn nói khác: “Phương tiện gọi là Phật” * Sư hỏi Tăng đi đến đâu?
Tăng thưa: Đến chỗ chế giày.
Tự biết nương tựa y.
Tăng nói nương tựa.
Y có chỉ dạy ông không? Tăng không đáp. Triệu Châu nói thế:
– Nếu đầy đủ thì không trái.
Sư đáp: Như lưỡi người chết.
Khi ấy, có vị Tăng hỏi: Chỉ là Xà-lê.
Sư đáp: Cành lúa khô.
Tăng hỏi: Trong ba thân, thân nào không rơi vào các số?
Sư đáp: Ta thường quyết định ở đây.
Tăng đem hỏi Tào Sơn, Tiên Sư nói: Ta thường quyết định ở đây là ý gì?”
Điều quan trọng là chặt đi.
Tăng lại hỏi Tuyết Phong, Phong lấy gậy đập vào miệng nói: Ta cũng tưng đến Động Sơn.
Về sau tăng hỏi Tào Sơn: “Tiên Sư nói, ta thường gần gủi trong ấy, ý thế nào?”.
Tào Sơn nói: “Phải ngay đó chặt đi”.
Lại hỏi Tuyết Phong: Vân Phong lấy chống thử, đập vào miệng nói: Ta cũng từng đến chỗ Động Sơn.
Thừa Thiên Tông nói: Một chuyển ngữ khắp nơi thanh bình, một chuyển ngữ trăng thanh gió mát, một chuyển ngữ cưỡi ngựa giặc đuổi giặc. Bỗng nhiên có một con đường cho thiền tăng đến, thảy đều không như thế, cũng cho y có một con mắt.”
Diệu Hỷ nói: Dây dưa như vậy cũng chưa mộng thấy ba Lão Tăng này. Lại nói
Trong hội có vị lão túc đi Vân Nham về.
Sư hỏi: Ông đi Vân Nham làm gì?
Lão túc nói: Không biết.
Sư đáp thay: “Ngồi bất động”
Tăng hỏi: Thế nào núi xanh là cha của mây trắng?
Sư đáp: Không phải rậm rạp.
Tăng hỏi: Thế nào mây trắng là con của núi xanh?
Sư đáp: Không cần nhận rõ vật gì.
Tăng hỏi: Thế nào là chỗ tựa trọn ngày của mây trắng?
Sư đáp: Cách lìa không được.
Tăng hỏi: Thế nào là không biết núi xanh?
Sư đáp: Không quay lại nhìn là đúng.
Tăng hỏi Sư: Bên kia bờ sông trong là cỏ gì?
Sư nói: Là cỏ không mọc mầm.
Sư hỏi Tăng: Thế gian nơi nào khổ nhất?
Tăng đáp: Địa ngục là khổ nhất.
Sư nói: Không đúng.
Tăng hỏi: Nương Thầy thế nào?
Sư nói: Không biết được việc lớn trong chỉ y, gọi đó là khổ nhất.
Sư hỏi Tăng: Tên gì?
Tăng nói: Con.
Sư: Cái đó là ông chủ của Xà-lê.
Tăng nói: Gặp nhau đang đối đáp.
Sư nói: Khổ thay! Khổ thay! Người học thời nay đều như thế. Chỉ nhận chủ khách cho là mình. Phật pháp là bình lặng, chủ trong khách còn chưa phân, làm sao biết được chủ trong chủ?
Tăng hỏi: Thế nào là chủ trong chủ?
Sư đáp: Xà-lê tự nói đi.
Tăng nói: Con nói được thì là khách trong chủ.
Vân Cư nói: Con nói được, không phải là khách trong chủ.” Tăng hỏi: Thế nào là chủ trong chủ?
Nói như thế thì dễ, tiếp tục thì khó.
Sư liền tụng:
Ta kiến! Kim thời học đạo lưu
Thiên thiên vạn vạn, nhận muôn đầu.
Khép tợ nhập định triều Thánh chủ. C
hỉ đáo Đồng quan tức tiện hưư “
Than ôi! Người học thời nay.
Ngàn ngàn muôn nhận đầu cửa
Giống như vào kinh chầu Thánh chủ.
Chỉ đến Đồng Quan liền lại thôi.”
(Về sau, có vị Tăng hỏi Tào Sơn: Thế nào là một người già?
Tào Sơn đáp: Không nâng đỡ.
Tăng hỏi: Thế nào là một người trẻ?
Tào Sơn đáp: Cây khô.
Tăng thuật lại cho Tiêu Dao Trung, Trung nói: Tam tùng lục nghĩa.”)
Duệ liền đi, Thạch Đầu theo sau kêu lại: Xà-lê! Xà-lê.
Duệ quay đầu. Thạch Đầu nói: Từ sinh đến tử chỉ là cái ấy, xoay đầu chuyển não làm gì? Duệ bỗng nhiên khế ngộ liền bẻ gậy ở lại.
Sư nói: Lúc ấy nếu không phải Tiên Sư Ngũ Duệ, thật khó gánh vác được.
Tuy vậy, vẫn phải vượt qua.
Tăng đáp: Đi Giang Tây.
Đại Từ hỏi: Ông giúp ta một việc được không?
Tăng đáp: Hòa thượng có việc gì?
Đại Từ nói: Cho lão Tăng đi được không?
Tăng đáp: Có người đi với Hòa thượng rồi, con không thể đi được.
Đại Từ liền thôi.
Về sau, có vị Tăng thuật lại cho Sư. Sư nói: Xà-lê đâu thể nói như vậy.
Tăng hỏi: Hòa thượng thì sao?
Sư nói: Được.
(Pháp Nhãn nói khác: “Hòa thượng nếu đi thì con cho cây gậy.”) Sư lại hỏi vị Tăng ấy. “Đại Từ có ngôn cú gì khác không?”.
Tăng thưa: Có khi Sư dạy chúng: Nói được một trượng không bằng thực hành một tấc, nói được một thước không bằng thực hành một tấc.
Sư nói: Ta không nói như thế.
Hòa thượng thế nào?
Nói được hành không được, hành được nói không được.
Sư rút dao miệng làm thế đẻo cây
Sư nói: Xem ông ta và Dược Sơn ngang dọc làm việc này. Người học thời nay muốn hiểu về việc hướng thượng phải hiểu ý này mới được.
Khi ấy có vị Tăng nói: Trâu đực sinh con rồi, chỉ có Hòa thượng chẳng nói.
Sư bảo thị giả đem đèn đến, vị Tăng ấy che thân vào chúng.
Vân Nham kể lại cho Sư nghe, Sư thưa: Vị Tăng ấy đã lãnh hội, nhưng không chịu lễ bái.
Từ Hồ Nam đến.
Dược Sư hỏi: Nước hồ Động Đình đầy chưa?
Tăng đáp: Chưa.
Dược Sơn hỏi: Mưa rất nhiều, vì sao nước chưa đầy? Tăng không đáp được.
Đạo Ngô đáp: “Đầy.”
Vân Nham nói: “Một cách trong suốt.”
Sư hỏi: Thế nào là trong một kiếp có tăng giảm?
Từng tăng giảm.
* Dược Sơn hỏi vị Tăng, nghe nói ông biết tính toán phải không?
Tăng đáp: Không dám.
Sư nói: Ông thử tính cho lão Tăng xem.
Tăng không đáp.
Vân Nham hỏi Sư: Còn ông thì sao?
– Thỉnh tháng sinh của Hòa thượng.
* Sư thượng đường nói: Thế nào hướng? Phụng thế nào? Thế nào công? Thế nào cộng công?
Tăng hỏi: Thế nào là hướng?
Động Sơn nói: Khi ăn cơm thì sao? Đắc lực quên no, hết lương thực lại chẳng đói.
Thế nào là phụng?
Khi trái lại thì sao?
- Chỉ biết có danh lợi, cô phụ người bản lai.
- Thế nào là công?
- Khi buông cày thì sao? Buôn tay ngồi an nhiên, mây trắng lững lờ bay.
- Thế nào là cộng công?
- Không được sắc
- Phấn trắng đường dễ thấy, Trường An chẳng ở lâu- Thế nào là cộng công?
- Không cùng nhau.
Sư tụng:
Hướng: Học phép nhà
Nghiêu chúa chủ trương.
Đãi hiền trọng sĩ sáng muôn phương
Có lúc vượt qua nơi ồn náo
Xứ xứ phồn vinh chúc Thánh vuơng.
Phụng: Vì ai rửa sạch những điểm trang
Khuyên người trở lại cuốc kêu vang.
Trăm hoa rụng hết lời vương mãi.
Tiếng gọi vang xa cả núi ngàn.
Công: Cây khô hoa nở mãi là xuân.
Chúa voi cỡi ngược đuổi Kỳ lân.
Hôm nay cao ẩn xa nghìn núi.
Gió mát, trăng thanh đẹp vạn lần.
Cộng công:
Chúng sinh vớ Phật khác nhau xa.
Núi cao tự chừ nước tự sâu.
Ngàn muôn sai biệt đều suốt thấu.
Chim hót trăm hoa rực sắc màu.
Cộng công:
Đầu mới mọc Sừng đã chẳng kham.
Đem tâm cầu Phật quá sai lầm.
Vời vợi kiếp không từ nào ai tỏ.
Tham tầm tri thức hướng về Nam.
* Khi Tào Sơn Bổn Tịch đến từ giã Sư. Sư liền phó chúc: “Ta ở chỗ Tiên Sư Vân Nham được ấn chứng “Bảo Cảnh Tam Muội” là yếu chỉ cùng tột nay phó chúc cho ông”.
Như thị chi pháp
Phật Tổ mật phó
Nhữ kim đắc chí
Nghi thiện bảo hộ
Ngân uyển thạnh tuyết
Minh nguyệt tàng lộ
Loại chi phất tề
Hỗn tắc tri Sứ
Ý bất tại ngôn
Lai cơ diệt phó
Động thành sáo cựu
Sai lạc cố trữ
Bối xúc câu phi
Như đại hoả tụ
Đản hình văn thể
Tức thuộc nhiễm ô
Dạ bán chánh minh
Thiên hiểu bất lộ
Vị vật tác tắc
Dụng bạt chư khổ
Tuy phi hữu vi
Bất thị vô ngữ
Như lâm Bảo cảnh
Hình ảnh tương đổ
Nhữ bất thị cừ
Cừ chánh thị nhữ
Như thế anh nhi
Ngũ tướng hoàn cụ
Bất khứ bất lai
Bất khởi bất trụ
Bà bà hòa hòa
Hữu cú vô cú
Chung bất đắc vật
Ngữ vị chánh cố
Trùng ly lục hào
Thiên chánh hồi hỗ
Điệp nhi vị tam
Biến tận thành ngũ
Như trị thảo vị
Như kim cang Sử
Chánh trung diệu hiệp
Sao xướng song cử
Thông tông thông đổ
Hiệp đới hiệp lộ
Thố nhiên tắc cát
Bất khả phạm ngỗ
Thiên chân nhi diệu
Bất thuộc mê ngộ
Nhân duyên thời tiết
Tịch nhiên chiêu trước.
Tế nhập vô gian
Đại tuyệt phương sở
Hào hốt chi sai
Bất ưng luật lữ
Kim hữu đốn tiệm
Duyên lập tông thú
Tông thú phân hỷ
Tức thị quy củ
Tông thông thú cực
Chân thường lưu chú
Ngoại tịch trung diêu
Hệ câu phục thử
Tiên Thánh bi chi
Vị pháp đàn độ
Tùy kỳ điên đảo
Dĩ tri vi tố
Điên đảo tưởng diệt
Khẳng tâm tự hứa
Yếu hiệp cổ triệt
Thỉnh quân tiền cổ
Phật đạo thỳ thành
Thập kiến quán thọ
Như hổ chi khuyết
Như mã chi chú
Dĩ hữu hạ liệt
Bảo kỷ trân ngự
Dĩ hữu kinh dị
Ly nô bạch cổ
Nghệ dĩ xảo lực
Xạ trúng bách bộ
Tiền phong tiên trị
Xảo lực hà dư
Mộc nhân phương ca
Thạch nữ khởi vũ
Phi tình thức đáo
Ninh dung tư lự
Thần phụng ư quân
Tử thuận ư phụ
Bất thuận phi hiếu
Bất phụng phi phụ
Tiềm hành mật dụng
Như ngu như lỗ
Đản năng tương tục
Danh chủ trung chủ
DỊCH
Pháp như thế ấy
Phật Tổ thầm trao.
Nay ngươi được đó
Nên khéo giữ gìn.
Chén bát đựng tuyết
Trăng sáng che cò
Loại đó chẳng đồng.
Lẫn thì biết chỗ
Ý chẳng ở lời.
Cơ đến cũng đến
Động thành hang ổ
Sai rơi đoái giữ
Tránh chạm đều lỗi.
Như đống lửa lớn
Chỉ bày màu vẽ
Liền thuộc nhiễm ô.
Nửa đêm sáng tỏ
Trời sáng chẳng bày.
Vì vật làm phép
Dùng nhổ khác khổ.
Tuy chẳng hữu vi,
Chẳng phải không nói.
Như đến gương báu
Hình bóng thấy nhau.
Ngươi chẳng phải y
Y chính là ngươi.
Như trẻ trong nôi
Năm tướng đầy đủ.
Chẳng đi chẳng lại
Chẳng dậy chẳng đứng
Tu oa! Tu oa!
Có câu không câu.
Trọn chẳng được vật
Vì lời chưa rõ.
Lại lìa sáu Hào
Thiên chánh hồi hỗ
Chất chồng thành ba
Biến khắp thành năm.
Như vị cô trị
Như Sử kim cang.
Chánh trung khéo gộp
Nhịp xướng đồng cử.
Thông tông thông đồ
Gộp hẹp gộp rộng
Yên lặng thì tốt.
Chẳng nên phạm nghịch
Thiên chân mà diệu.
Chẳng thuộc mê ngộ
Thời tiết nhân duyên
Lặng lẽ rành rõ.
Nhỏ vào chẳng hở
Lớn tột chỗ nơi
Sai trong mảy may
Chẳng hợp luật lữ.
Nay có đốn tiệm
Duyên lập tông thú.
Tông thú phân vậy
Tức là quy củ, ông thông thú tột.
Chân thường trôi chảy
Ngoài yên trong loạn
Cột ngựa dẹp chuột.
Thánh trước thương đó
Vì làm pháp thí.
Tùy kia điên đảo
Lấy nâu làm trắng.
Tưởng điên đảo diệt
Là tâm tự nhận
Cốt hiệp vết xưa.
Xin xem xưa trước
Phật đạo sắp thành.
Mười kiếo quán cây
Như hang của cọp
Như trạm của ngựa.
Do có thấp kém
Bàn báu xe quý
Do có sỡ hãi
Mèo nhà bò trắng
Nghề do Sức kéo.
Trăm nước bắn trúng
Tên nhọn sắp chọn
Sức kéo làm gì?
Người gỗ vừa ca
Gái đá đứng múa.
Tình thức chẳng đến
Đâu cho suy nghĩ.
Thần phụng nơi vua
Con thuận nơi cha.
Không thuận chẳng hiếu
Không phụng chẳng phụ
Làm thầm dụng kín
Như ng như ngốc
Chỉ hay tiếp nối
Gọi chủ trong chủ.
Sư lại bảo: “Thời đại mạc pháp người nhiều càn huệ, nếu cần nghiệm rõ chân nguỵ có ba thứ sấm lậu (rỉ chảy). Một kiến sấm lậu, là cơ không rời địa vị, rơi trong biển độc. Hai là tình sấm lậu, dính mắc tại xoay về và bỏ đi, chỗ thấy chênh lệch khô khan. Ba là ngữ sấm lậu, giỏi nghiên cứu mất chân tông, căn cơ mờ mịt trước sau, trí ô trọc trôi chảy.
Đối ba thứ này, ngươi phải khéo biết. Sư lại làm ba bài kệ cương yếu:
1) Sao xướng câu hành:
– Kim châm song tỏa bị
Hiệp lộ ẩn toàn cai
Bảo ấn đương diệu phong.
Trùng trùng cẩm phùng khai.
Dịch: Nhịp xướng đồng hành:
Chìa vàng hai khoáđủ.
Ẩn bày thảy bao trùm.
Ấn báo tài chống gió.
Lụa gấm dứt đường khâu.
2) Kim tỏa huyền lộ:
– Giáo hỗ minh trung ám
Công tề chuyển giác nam
Lực cùng vong tấn thối
Kim tỏa võng man man.
Dịch: Lưới vàng bủa đường huyền:
Lẫn nhau sáng trong tối
Chuyển giác phó công bằng
Sức tột quên lui tới
Lưới vàng bủa khắp nơi
3) Bất đọa đàm Thánh:
Sự lý câu bất bộ
Hồi chiếu tuyệt u vi
Bối phong vô xảo chuyết
Điện hoa thược nan truy
Dịch: Sự lý đều chẳng mắc
Soi lại bặt u vi
Trái gió không khéo vụng
Điện chớp khó theo tầm.