VIÊN CHÂU NGƯỠNG SƠN TUỆ TỊCH THIỀN SƯ NGỮ LỤC

SỐ 1990

MỘT QUYỂN 

Sa-môn Ngữ Phong Viên Tín ở Kính Sơn
Vô Địa Địa Chủ Nhân Quách Ngưng Chi biên tập.

Sư húy Huệ Tịch, họ Diệp, quê ở Hoài Hóa, Thiều Châu. Năm chín tuổi Sư ở chùa Hòa an Quản Châu, xuất gia với Thiền Sư Thông. ( Bất Ngữ Thông ).

Năm 14 tuổi, cha mẹ dắt về định cưới vợ cho Sư. Nhưng Sư từ chối. Rồi chặt đứt hai ngón tay, quỳ trước cha mẹ thề cầu chánh pháp để báo đáp công ân sinh thành dưỡng dục. Cha mẹ mới cho xuất gia.

Sư xin xuất gia với Thiền Sư Thông tại chùa Nam Hoa. Chưa giới thọ cụ túc Sư đã du phương. Lần đầu yết kiến Đam Nguyên nhân đây được huyền chỉ. Sau đó yết kiến Quy Sơn bèn thăng đường. Đam Nguyên bảo Sư rằng: Quốc Sư lúc đương thời được sáu đời Tổ Sư truyền cho 9 viên tướng. Ngài trao cho lão tăng và dặn rằng: Sau khi ta tịch diệt 30 năm, có một sa từ Phương Nam sẽ làm hưng thịnh giáo này ông nên thứ lớp thứ truyền trao chứ để đoạn dứt. Ta nay trao cho ông. Ông phải vâng giữ. Nói xong Đam Nguyên trao bổn ấy cho Sư. Sư nhận lấy rồi xem, xem qua một lượt rồi đem đốt.

Hôm khác Đam Nguyên hỏi Sư: Những tướng ta trao cho trước đây cần phải quý trọng giữ kín.

Sư nói: Hôm ấy xem rồi con liền đốt quách

Đam Nguyên bảo: Pháp môn này của ta đây không người nào thể hội được, chỉ có Thầy ta và các bậc Tổ Sư, Đại Thánh mới hiểu biết. Sao con lại đốt nó đi?

Sư nói: Con xem qua đã biết ý chỉ trong đó ứng dụng được, không cần cầm bổn.

Đam Nguyên nói: Tuy vậy, đối với ông thì được, người sau làm sao tin được.

Sư nói: Nếu Hòa thượng cần thì con chép lại không khó, Sư liền chép lại thành một tập chẳng sót điều gì, trình lên Đam Nguyên khen là đúng.

Đam Nguyên thượng đường, Sư ra chúng là tướng (vòng tròn) lấy tay nâng trình xong, khoanh tay đứng. Đam Nguyên lấy hai tay giao nhau tiêu biểu ý chỉ bày. Sư tiến tới trước ba bước, làm người nữ lễ bái.

Đam Nguyên gật đầu.

Sư bèn lễ bái.

Sư giặt áo, Đam Nguyên hỏi: Ông đang làm gì?

Sư đáp: Đang lúc như thế đến chỗ nào thấy.

Khi còn Sa di Sư đến tham vấn Quy Sơn.

Quy Sơn hỏi: Ông là Sa di có chủ hay không chủ? Sư thưa: Có chủ – Chủ ở đâu?

Sư từ bên đông sang bên tây đứng,

Quy Sơn biết con người kỳ lạ nên cố tâm chỉ dạy.

Sư hỏi: Thế nào là chỗ chân Phật trụ?

Quy Sơn đáp: Dùng cái nghĩ nhớ mà không nghĩ nhớ, xoay cái tư tinh anh sáng suốt vô cùng, suy nghĩ hết lại về nguồn, tánh tướng thường trụ, Sự lý không hai, chân Phật như như. Ngay câu nói ấy đến ngộ. Từ đấy ở lại hầu hạ Quy Sơn 15 năm.

Có lần Sư quét sân, Quy Sơn hỏi: Trần chẳng quét được, hư không không tự tánh. Thế nào là trần chẳng quét được?

Sư quét đất một cái.

Quy Sơn hỏi: Thế nào là hư không không tự tánh?

Sư chỉ thân mình, lại chỉ Quy Sơn: Trần chẳng quét được, hư không không tự tánh, lìa hai đường này lại thế nào? Sư lại quét một cái, lại chỉ thân mình rồi chỉ Quy Sơn.

Ngày nọ, Quy Sơn chỉ ruộng hỏi Sư: Gò ruộng này, đầu kia cao, đầu này thấp.

Sư nói: Lại là đầu này cao đầu kia thấp.

Quy Sơn nói: Nếu ông không tin, ông hãy đứng ở giữa xem hai đầu.

Sư nói: Không cần đứng chính giữa, cũng chẳng trụ hai đầu.

Quy Sơn nói: Nếu thế đứng nước xem, nước có thể bằng vật Nước cũng nhất định chỉ chỗ cao bằng, chỗ thấp thấp bằng. Quy Sơn bèn thôi.

Có thí chủ cúng lụa cho Quy Sơn, Sư hỏi: Nhận cúng dường của thí chủ như thế lấy gì báo đáp?

Quy Sơn gõ vào giường thiền biểu thị điều đó

Sư nói: Hòa thượng đâu được lấy vật của nhiều người làm vật dụng của mình? (Một bản, Quy Sơn hỏi Sư: Có đệ tử thế tục đem ba tấm vải lụa đến cho ta chuộc cái chuông. Nên cùng người đời thọ phước.

Có một đệ tử đem lụa đến cho Hòa thượng chuộc chuông

Hòa thượng lấy vật gì đáp lại cho ông ta. Quy Sơn lấy gậy gõ vào giường ba cái nói: Ta lấy cái này để trả lại cho ông ta.

Sư nói: Như vật cái này dùng làm gì?

Quy Sơn lại gõ vào giường ba cái nói: Ông chê cái này là thế nào?

Sư nói: Con không chê cái này, chỉ vì mọi người.

Quy Sơn nói: Ông đã biết vì mọi người, thì đâu được đến ta tìm vật ta đền trả cho người.

Sư nói: Chỉ ngại Hòa thượng lấy nhân Sự của mọi người đi.

Quy Sơn nói: Ông không thấy Đạt ma Đại Sư từ Tây Thiên đến đất này cũng đem vật này đến việc người. Các ông đều thọ tín vật người khác.)

Sư ở với Quy Sơn làm suốt một năm. Một hôm Sư làm việc về, Quy Sơn hỏi: Từ đâu đến?

Sư đáp: Trong ruộng đến

Quy Sơn hỏi: Trong ruộng bao nhiêu người?

Sư cắm cái bừa khoanh tay.

Ngày nay Nam Sơn có người cắt cỏ.

Sư nhổ bừa lên rồi liền đi.

( Huyền Sa Sư Bị nói: Nếu thấy ta sẽ đạp ngã cái bừa.

Tăng hỏi Kính Thanh: Ngưỡng Sơn dựng bừa ý chỉ thế nào? Kính Thanh đáp: Chư hầu tránh đường.

Tăng nói: Chư như Huyền Sa đạp ngã bừa có ý chỉ thế nào?

Tăng hỏi: Huyền Sa Sư Bị đạp ngã bừa ý chỉ thế nào?

Tăng nói: Nam Sơn cắt cỏ ý chỉ thế nào?

Kính Thanh: Tam huynh Lý Tĩnh kinh hành lâu.

Vân Cư Tích nói: Hãy nói Kính Thanh nói một lời được hay không?

Tuyết Đậu Hiển nói: Chư vị đều bảo cắm bừa nói kì đặc giống như theo tà ác. Theo chỗ thấy Cữu Tuyết Đậu, Ngưỡng Sơn bị Quy Sơn lừa đáng được giây cỏ, tự buộc chết đi mười phần.

Thúy Vi Chi nói: Ngưỡng Sơn chỉ được một cái, mọi người riêng có hiểu không?)

Lúc Sư ở Quy Sơn chăn trâu Thượng tòa Thích Thiên Thái hỏi: Sợi lông Sư tử hiện thì không hỏi, trăm ngàn đầu sợi lông trăm ức Sư tử hiện là thế nào? Sư bèn cưỡi trâu về, đứng hầu Quy Sơn nêu lời nói vừa xong lại thấy Thượng Tọa Thái đến, Sư nói: Chính là Thượng tòa này.

Thái nói là trăm ức đầu sợi lông trăm ức Sư tử hiện há không phải là Thượng tòa nói.

Thái nói: Đúng.

Chính đáng hiện thời, trước sợi lông hiện, sau sợi lông hiện.

Khi hiện không nói trước sau.

Quy Sơn cười lớn.

Sư nói: Bụng Sư tử vỡ bèn đi xuống.

Sư theo Quy Sơn dạo núi đến ngồi trên đá Bàn Đà.

Sư đứng hầu, bỗng có một con chim ngậm quả hồng chín đánh rơi trước mặt, vội nhặt quả hồng Quy Sơn đưa cho, Sư nhận quả hồng đem rửa xong Sư dâng cho Quy Sơn.

Quy Sơn nói: Ông được quả này ở đâu?

Sư đáp: Đây là đạo đức của Hòa thượng cảm nên.

Quy Sơn nói: Ông đâu phải không có liền bẻ nửa quả hồng cho Sư.

(Huyền Sa nói:Đại tiểu Quy Sơn bị Ngưỡng Sơn một tòa đến nay không đứng dậy được) Quy Sơn hỏi: Chợt có người hỏi ông, ông làm sao trả lời.

Sư nói: Sư Thúc ở chùa Đông nếu còn, con không đến nổi tịch mịch.

Quy Sơn nói: Tha cho ông một tội không trả lời.

Sư nói: Sống và chết chỉ ở một lời.

Quy Sơn: Không phụ thấy của ông có người không chịu.

Sư hỏi: Ai?

Quy Sơn chỉ linh trụ nói: Cái này.

Sư hỏi: Cái gì?

Quy Sơn hỏi: Nói gì?

Chuột bạch đổi đời, đài bạc không thay đổi.

Sư hỏi Quy Sơn: Đại dụng hiện tiền, thỉnh Sư biện bạch.

Quy Sơn xuống tòa về phương trượng. Sư theo sau vào.

Quy Sơn hỏi: Ông vừa đến hỏi gì?

Sư nêu lại.

Quy Sơn nói: Còn nhớ lời ta đáp không? Sư đáp: Nhớ

Ông thử cử xem.

Sư liền nói trân trọng rồi đi ra.

Quy Sơn: Lầm.

Sư quay đầu nói: Sư đệ nhàn nếu đến chứ nói tôi không lời. Sư ở Quy Sơn chăn trâu trước Sườn núi, Thấy một ông tăng lên núi, không lâu lại xuống.

Sư hỏi: Thượng tòa sao không ở lại trong núi?

Tăng nói: Chỉ vì nhân duyên chẳng hợp.

Sư hỏi: Có nhân duyên gì, thử nói xem?

Tăng nói: Hòa thượng hỏi tôi tên gì? Tôi đáp Quy Chân, Hòa thượng hỏi Quy Chân ở đâu?

Tôi đáp: Không được không đáp.

Sư nói: Thượng tòa trở lên nói với Hòa thượng, con nói được. Hòa thượng hỏi: Nói thế nào? Chỉ đáp trong tai, trong mắt,

trong mũi.

Vị tăng trở lại nói đúng như Sư dạy.

Quy Sơn nói: Kẻ nói suông vô ích.

Đây là lời của năm trăm thiện tri thức.

Sư nằm mộng thấy vào nội Viện của đức Di-lặc, trong nhà tăng các tòa đều có người ngồi, chỉ có tòa thứ hai trống. Sư liền lên tòa ngồi. Có một tôn giả bạch chùy rằng: Hôm nay có tòa thứ hai thuyết pháp. Sư đứng dậy bạch chùy rằng: Pháp Ma Ha Diễn, ly cứ tú tuyệt bách phi lắng nghe! Lắng nghe! Chúng giải tán đi.

Sư thức dậy đem việc ấy thuật cho Quy Sơn. Quy Sơn bảo: Ông đã vào Thánh vị. Sư lễ tạ.

(Quy Sơn nói: Văn giải nghĩa tức không vô. Bỗng nhiên trong hội Di-lặc có một tác giả vừa thấy y nói pháp Ma Ha Diễn liền nói Hiệp: Lấy hai miếng da. Chẳng chỉ tuyệt lời ngủ mộng của Ngưỡng Sơn, cũng tránh cho người sau trong mộng nói mộng.

Long Gia Giác nói: Hãy nói Thánh chúng là chịu, Ngưỡng Sơn không chịu.

Ngưỡng Sơn Nếu chịu lại cô phụ Ngưỡng Sơn. Nếu không chịu, Ngưỡng Sơn giống như đất bằng khế giao. Sơn tăng ngày nay không tiếc lông mày cho mọi người nói phá Ma ha diễn pháp, lìa tứ cú tuyệt bách phi. Nếu ông nêu giống mọi người, mọi người hiểu như thế thì vào địa ngục mau như tên bắn.

Đông Thiền Quán nói: Tôn giả bạch chùy, Thánh chúng giải tán, không ngăn người nghi ngờ. Lại đợi cái thứ hai nước ác lắng rồi mới bắt đầu sợ hãi từ từ.

Lại như Ma ha diễn pháp, lìa tứ cú tuyệt bách phi, nói dã nói rồi.

Mọi người còn biết Ngưỡng Sơn không?).

Sư hầu Quy Sơn đi, bỗng thấy bụi bay trước mặt.

Quy Sơn nói: Trước mặt là gì? Sư đến gần xem rồi lại làm một tướng Quy Sơn gật đầu.

Quy Sơn dạy chúng: Tất cả chúng sinh không có Phật Tánh.

Giám Quan dạy chúng: Tất cả chúng ta đều có Phật tánh.

Giám Quan có hai tăng đến thăm hỏi. Đã đến Quy Sơn, nghe Quy Sơn nêu, chẳng lường được bờ đó. Hoặc sinh khinh mạn.

Ngày nọ, nhân cùng Sư nói chuyện Sư bèn khuyên:

Sư huynh phải siêng học, Phật pháp không dễ dàng.

Sư bèn làm tướng vòng tròn hai tay nâng trình xong rồi ném sau lưng, rồi mở hai tay đến hai tăng hỏi: Hai tăng không thi thố.

Sư nói: Sư huynh phải siêng học, Phật pháp không dễ dàng. Nói xong đứng dậy đi. Lúc đó, hai ông tăng lại trở về giám quan đi được 30 dặm, một ông tăng bỗng nhiên tỉnh ngộ bèn nói:

Nên biết lời của Quy Sơn: Tất cả chúng sinh đều không có Phật tánh. Tin điều đó không sai liền trở về lại Quy Sơn. Một tăng đi thêm vài dặm, nhân qua sông bỗng nhiên tỉnh ngộ, tự khen rằng lời Quy Sơn: “Tất cả chúng sinh đều không có Phật tánh.” Rõ ràng Ngài có nói như vậy. Cũng trở về với Quy Sơn nương pháp tịch rất lâu.

Sư vì trong hội Giám Quan, có một số người đến Quy Sơn không chịu phục.

Ngày nọ, nhân lúc phỗ thỉnh Tây Trang chuyển lúa gạo.

Sư đến đầu núi phóng xuống. Sau đó vài mươi người cũng đến phóng xuống. Sư bèn gánh lúa lên đi trước mọi người một vòng nói: Có không, có không. Tăng bước đi không đáp.

Có lần Quy Sơn chăn trâu cùng Sư.

Quy Sơn nói: Trong đây có Bồ Tát không?

  • Có.
  • Ông thấy cái gì? Thử chỉ ra xem.

Hòa thượng nghi cái này không phải thử chỉ ra xem. Quy Sơn bèn thôi. Sư đưa trái cây cho Quy Sơn.

Quy Sơn nhận rồi hỏi: Ông được nó ở đâu?” Sư đáp: Vườn nhà.

Quy Sơn hỏi: Kham ăn chưa?

Sư đáp: Chưa dám nếm, trước dâng Hòa thượng.

Quy Sơn hỏi: Là ai?

Sư đáp: Huệ Tịch.

Quy Sơn nói: Đã là ông vì sao ta bảo ta nếm trước.

Sư đáp: Hòa thượng nếm ngàn nếm vạn.

Quy Sơn liền ăn rồi nói: Còn mang vị chua rít.

Sư đáp: Chua rít đều tự biết.

Quy Sơn không đáp.

Cuối hạ, Sư hỏi thăm Quy Sơn.

Quy Sơn hỏi: Cả hạ không thấy lên, ông làm gì dưới đó?

Sư đáp: Con cày được một mãnh ruộng, trồng được một thúng lúa.

Quy Sơn: Hạ này ông không luống uổng.

Lại hỏi Sư: Một bữa chưa rõ trong một hạ Hòa thượng làm việc gì?

Quy Sơn hỏi: Giữa ngày ăn một bữa, sau đêm ngủ một giấc.

– Hạ nay Hòa thượng cũng không luống uổng.

Nói xong thè lưỡi.

Ông đâu được tự thân mạng mình.

( Quy Sơn Triết nói: Ngưỡng Sơn mắt chiếu khắp thiên hạ, đến trước mắt đại viên đến đất sạch, khiết giao đại viên đáng gọi là duyên nuôi con, không khỏi treo lời nói của người sau.

Long Môn Viễn nói: Cha con Quy Sơn thường gặp nhau, du hý thần thông, nho nhỏ không đồng, còn có biết được không? Nếu không, Sơn Tăng cùng với mọi người nói xem, khai được một mảnh ruộng, miên miên mật mật, hai chén cháo cơm, cùng nói tự phân biệt. Sơn tăng một hạ mọi người gặp nhau, tự là mọi ngưòi không tiến cử, nếu tiến cử thành một phiến là một phiến gì? Xem lấy tên bắn ngay cửa.

Tây Thiền Nho nói: Cha con Quy Ngưỡng, ra vào thu lại, mở ra được tự tại, mọi người không được luận bàn thế đế, lại không hiểu biết Phật pháp. Đã không cho bàn luận gì, cuối cùng làm sao hiểu. Khai được một mảnh ruộng, trồng được một thúng lúa, hồi đầu nhìn nhàn hạ.

Non xanh nướ lại biếc suốt ngày chỉ đói thì ăn, sau đêm một thì duỗi chân ra ngủ, ngàn chân và vạn chân cùng đem tháng tám, tháng chín đến, bên rào lãng mạng phố hoa cúc vàng.

Đông Lâm Dự nói: Sư Tăng thời nay, ngàn trăm Thánh trải qua đông hạ luống uổng tháng năm, rất khuất nhục cổ nhân Đông Lâm không phải, kiểm điểm Tiên Thánh. Ngưỡng Sơn quá tài giỏi thè lưỡi chỉ được một nữa)

Ngày nọ, Quy Sơn thấy Sư đến liền lấy hai tay đan qua lại rồi vỗ ba cái, lại dơ một ngón tay. Sư cũng lấy hai tay đan qua lại rồi vỗ ba cái, để trước ngực một tay ngữa, một tay úp, mắt nhìn chiêm ngưỡng Quy Sơn bèn thôi.

Quy Sơn cho chim đói ăn cơm, quay đầu thấy Sư hỏi: Ngày nay vì y thương đường một lần.

Sư nói: Con theo lệ được nghe.

Quy Sơn nói: Nghe việc thế nào?

Sư đáp: Quạ làm quạ kêu. Hạc làm hạc kêu.

Quy Sơn nói: Làm sao gọi là thinh sắc.

Sư nói: Hòa thượng mới đến nói gì?

– Ta chỉ nói vi y thương đường một lần

Sư hỏi: Vì sao gọi là thinh sắc

Tuy nhiên, như vậy kiểm qua cũng không ngại.

Sư nói: Đại Sư nhân duyên còn kiểm nghiệm như thế. Quy Sơn đưa nắm tay lên

Sư nói: Cuối cùng là chỉ Đông vẽ Tây.

Quy Sơn nói: Ông mới đến hỏi gì?

Sư đáp: Hỏi Đại Sư nhân duyên của Hòa thượng.

Quy Sơn: Vì sao gọi là chỉ Đông vẽ Tây?

Sư nói: Vì đắm thanh sắc cho nên con hỏi qua.

Quy Sơn: đều chưa hiểu rõ việc này.

Sư hỏi: Làm sao hiểu được việc này?

Quy Sơn: Tịch tử thinh sắc, lão tăng Đông Tây.

Sư nói: Một vầng trăng ngàn con sông, thể không phân nước.

Quy Sơn nói: Phải nên cùng với cái gì mới được.

Sư đáp: Như vàng với vàng cuối cùng không khác, sắc há có tên khác?

Quy Sơn hỏi: Thế nào là lý của không tên khác?

Sư đáp: Bình mâm vòng xuyến bằng khoán, chén bồn chậu.

Quy Sơn: Tích tử nói thiền như Sư tử hống, quyến thuộc cáo chồn dả can sợ hải giải tán.

Ngày nọ, Sư hầu Quy Sơn, bỗng nghe quạ kêu Quy Sơn nói, y nói việc.

Sư nói: Không thể nói với người khác.

Quy Sơn hỏi:

Sao lại nói như thế?

Sư nói: Vì y nói quá thẳng Quy Sơn hỏi:

Bao nhiêu pháp môn? Ông cùng lúc buông xuống.

Sư nói: Việc buông xuống thế nào?

Quy Sơn gõ vào thiền giường ba cái.

Sư ở Vương Bôn Sơn, nhân trở về hầu hạ Quy Sơn hỏi: ông được gọi là thiện tri thức, tranh biện được mọi người các nơi đến, biết có hay không biết có. Có Sư thừa kế hay không có. Là nghĩa học hay huyền học, ông nói thử xem.

Huệ Tịch có chỗ nghiệm, nhưng thấy Tăng đến bèn dựng phất trần hỏi y: Chư vị còn nói cái này không nói.

Lại nói: Cái này hãy bỏ qua, ý các bậc lão túc như thế nào?

Quy Sơn khen nói: Đây là nanh vuốt trong tông môn từ trước. Quy Sơn lại hỏi: Chúng sinh trên quả đất, nghiệp thức mịt mù, không có gốc có thể nương tựa, ông làm sao biết được họ có hay không?.

Sư nói: Huệ Tịch có chỗ nghiệm, khi có một Tăng, từ trước đi qua mặt Sư nói: Xà-lê!” Tăng quay đầu.

Sư nói: Hòa thượng cái này là nghiệp thức mịt mù không có gốc có thể tựa.

Quy Sơn nói: Đây là một giọt Sữa Sư tử làm tan đi sáu đấu Sữa lừa.

Sư hỏi Song Phong: Gần đây chổ thấy của Sư đệ thế nào?

Vân Phong đáp: Theo chổ thấy của tôi thật không có một pháp nào có thể xứng tình.

Sư nói: Ông hiểu vẫn còn ở tại cảnh.

Song Phong nói: Tôi chỉ hiểu như thế, còn Sư huynh thế nào?

– Ông đâu chẳng biết, không có một pháp có thể xứng tình.

Quy Sơn nghe khen câu của Huệ Tịch Nghi giết người trong thiên hạ.

(Huyền Giác nói:Kinh nói thật không có pháp nhưng Phật Nhiên Đăng thọ ký cho ta. Thật không có một pháp có thể xứng tình. Vì sao nói còn hiểu ở tại cảnh. Hãy nói, lợi hại chỗ nào?)

Ngày nọ, trời mưa Thượng Tọa Thiên Tánh bảo Sư rằng: Mưa đẹp.

Sư hỏi: Đẹp ở chỗ nào?

Thiên Tánh: Không đáp.

Sư nói:- Tôi nói được.

Thiên Tánh: Đẹp ở chổ nào?

Sư chỉ mưa.

Thiên Tánh lại không nói.

Sư nói: Đâu được đại trí mà im lặng.

Ngày nọ, đệ nhất tòa dựng phất trần lên nói: Nếu người là được đạo lý thì cho.

Sư nói: Con làm được đạo lý, có được không?

Sư bèn lấy phất trần đi.

(Vân Cư Tích nói: Chổ nào là đạo lý của Ngưỡng Sơn)

Bàng Cư sĩ hỏi nghe tiếng Ngưỡng Sơn đã lâu, đến đây vì sao lại cho Sư dựng phất trần.

Cư sĩ nói: Đúng thế.

Sư nói: Là ngữa hay úp.

Cư sĩ đánh vào cột trụ nói: Tuy không có người, cần cột trụ chứng minh. Sư ném phất trần nói, nếu đến các nơi mặc tình nêu giống vậy.

(Ẩn Tĩnh Sầm nói: Đại tiểu Liễu Thích-ca bị Bàng Cư sĩ vừa đẩy đáng được tay chân rối loạn, chỉ như Cư sĩ đánh cột trụ một cái lại thế nào?

Cá kình nuốt hết nước biển, lộ ra cành san hô.) Tam Thánh đến tham Sư hỏi: Ông tên gì?

Tam Thánh: Huệ Tịch.

Sư: Huệ Tịch là tên ta.

Tam Tánh: Ta tên Tuệ Nhiên vậy. Sư cười: to.

Có Quan Nhân thăm Sư. Sư hỏi: Quan ở địa vị nào?

Thôi quan.

Sư dựng phất trần nói: Có thôi được cái này không”?

Quan nhân không đáp.

Sư bảo chúng nói đều không khế hợp. Lúc ấy Tam Thánh bất an, nghĩ trong đường Niết Bàn, Sư sai thị giả đến thỉnh hạ ngữ.

Tam Thánh nói: Chỉ nói! Hòa thượng ngày nay có việc.

Sư lại sai thị giả hỏi chưa xét có việc gì?

Tam Thánh: Tái phạm không tha.

Thiền Sư Quang Dũng ở Nam Tháp đi về Bắc yết kiến Lâm Tế trở về hầu Sư. Sư hỏi: Ông đến làm gì?

Quang Dũng đáp: Đến đãnh lễ ra mắt Hòa thượng.

Sư hỏi: Thấy Hòa thượng không?

Dạ thấy.

Sư hỏi: Hòa thượng giống lừa không? Con thấy Hòa thượng cũng không giống Phật Nếu không giống Phật thì giống cái gì?

Nếu có chỗ giống thì cùng với lừa đâu khác.

Sư ngạc nhiên nói: Phàm Thánh cả hai đều quên, tình hết thể hiện bày. Ta lấy đây nghiệm người 20 năm không ngờ vực, ông nên giữ gìn đó.

Sư thường bảo người: Nhục thân này là Phật.

Hoắc Sơn đến tham Sư nhắm mắt ngồi. Hoắc Sơn dơ chân phải lên nói: Như thế, như thế. Tây Thiên 28 Tổ cũng như thế. Sáu vị Tổ Trung Hoa cũng như thế. Hòa thượng cũng như thế. Cảnh Thông cũng như thế.

Sư đứng dậy đi, đánh Tứ ĐằngĐiều. Hoắc Sơn nhân đó tự xưng

* Tập Vân Phong hạ Tứ Đằng Điều Thiên Hạ Đại Thiền Sư Hành giả Xích Can nghe tiếng chuông bèn hỏi, không tai nghe đánh chuông hay không tai nghe đánh chuông.

Sư nói: Ông chỉ hỏi chẳng sầu. Ta đáp không được.

Hành giả: Câu hỏi sớm rồi.

Sư hét nói: Đến Lưu Thị Ngự hỏi, hiểu được ý chỉ của tâm, đáng được nghe ư?

Sư nói: Nếu muốn rõ tâm, không tâm có thể rõ, tâm không rõ là mới gọi là thật rõ Tướng Công Lục Hy Thanh muốn yết kiến Sư, trước làm tướng vòng tròn dán lại trình lên. Sư mở ra xem dưới vòng tròn đó viết rằng: Không suy nghĩ mà biết là rơi đầu thứ hai chẳng nghĩ mà biết là rơi vào đầu thứ ba, bèn dán trả lại. Tướng Công thấy liền vào núi Sư ra cửa đón.

Công mới vào cửa bèn hỏi: Ba cửa đều mở từ cửa nào vào?

Sư nói từ cửa tín vào.

Tướng Công đến pháp đường lại hỏi: Không ra khỏi cõi ma thì vào cõi Phật là thế nào?

Sư lấy phất trần phất ba cái. Công bèn lễ bái.

Lại hỏi: Hòa thượng còn trì giới không?

Không trì giới.

Có tọa thiền không?

Không tọa thiền.

Tướng Công lặng hồi lâu Sư nói hiểu chưa?

Không hiểu

Cho lão tăng một bài tụng.

Thao thao không trì giới.

Đau đáu không tọa thiền, hai ba chén trà đặc Ý ở đầu cái vạc.

Sư lại hỏi: Nghe nói tướng công xem kinh được ngộ phải không?

Đệ tử nhân xem kinh Niết Bàn có câu: Không đoạn phiền não mà vào Niết Bàn, được chỗ an lạc.

Sư dựng phất trần nói: Chỉ như cái này làm sao vào?

Một chữ vào cũng không tiêu được.

Sư nói: Một chữ vào không là tướng công. Tướng Công bèn đứng dậy đi.

(Pháp Đăng nói: Thượng Tọa hãy nói một chữ vào, người thế nào.

Lại nói Tướng công chớ phiền não. Tuyết Đậu Hiển ở nơi Ngưỡng Sơn dơ phất trần nói: Phất trần đến tay ta. Sau đó lại nói: Ta sẽ bảo ông ta kê tục) Nhân Vi Trụ đến Quy Sơn thỉnh một Già Đà.

Quy Sơn nói: Thấy mặt trình nhau, còn là kẻ độn, huống gì là bày trên giấy mực. Vi Trụ bèn đến Sư, thỉnh Sư vẽ một vòng tròn trên giấy chú rằng: Suy nghĩ thì biết là rơi vào đầu thứ hai, không suy nghĩ mà biết là rơi vào đầu thứ ba. Lúc Sư làm Sa di Hòa An Thông. Ngày nọ bảo với Sư đem giường đến. Sư đem đến.

Hòa An nói: Đem về chỗ cũ.

Sư vâng lời.

Hòa An gọi: Huệ Tịch Sư đáp “dạ”. Hòa An nói: Bên kia giường là vật gì?” Sư nói cái gối.

Bên này cái gối là vật gì?

Không vật gì?

Hòa An lại gọi Huệ Tịch, Sư đáp “dạ”.

Là gì?

Lúc Sư làm Sa di có Tăng hỏi Thạch Sương: “Thế nào là ý chỉ của Tổ Sư Tày Lai.

Thạch Sương: Như người ở trong giếng ngàn thước, không nhờ tấc dây mà ra được, người này tức đáp tây lại ý cho ông.

Gần đây Hòa thượng Sướng Hồ Nam xuất thề cũng là người nói Đông nói Tây.

Thạch Sương gọi Sa di, kéo ra một tử thi. Sau đó Sư hỏi Đam Nguyên: Làm sao người trong giếng ra được. Đam Nguyên quát đồ ngu, ai ở trong giếng.

Sư hỏi Quy Sơn, Quy Sơn gọi Huệ Tịch Sư đáp “Dạ”.

Quy Sơn nói ra.

Sau này Sư thường nêu lời trước đây bảo chúng rằng: “Ta ở với Đam Nguyên được tên, ở Quy Sơn được đất.

Khi Sư làm Sa di tụng kinh lớn tiếng. Hòa thượng Nhữ Nguyên quát: Sa di này tụng kinh như khóc.

Sư nói: Huệ Tịch chỉ như thế. Chưa rõ Hòa thượng thế nào?

Nhữ Nguyên quay nhìn. Sư nói như thế đâu khác khóc. Nhữ Nguyên bèn thôi.

Sư đến tham vấn Thiền Sư Như Hội ( trụ trì Đông Tự ). Đông Tự hỏi: Ông là người ở đâu?

Ngưỡng Sơn thưa: Người Quảng Nam.

Như Hội nói: Ta nghe Quảng Nam có hạt minh châu trấn hải phải không?

Sư đáp: Phải.

Như Hội hỏi: Hạt châu đó thế nào?

Sư nói: Ba mươi thì ẩn, rằm thì hiện.

Như Hội hỏi: Đem đến đây được không?

Sư đáp: Đem đến được.

Như Hội nói: Sao không trình tương tợ cho Lão Tăng.

Sư khoanh tay đến gần nói: Hôm qua đến Quy Sơn cũng bị đòi châu này. Bèn không lời có thể đáp, không lý có thể trình bày.

Như Hội khen: Đúng thật là Sư tử con rống rất giỏi.

Sư lễ bái xong, vào khách vị, đủ oai nghi lại bôi nhân Sự. Như Hội thấy nói: Đã gặp rồi.

Sư nói: Gặp như thế chẳng phải không đáng.

Như Hội về phương trượng đóng cửa lại.

Sư trở về nêu cho Quy Sơn nghe.

Quy Sơn nói: Ông ta tâm hạnh thế nào?

Nếu không thế đâu biết được y.

(Bảo Phúc Tiễn nói: Ngưỡng Sơn giống con muỗi đậu trên con trâu sắt.

Thừa Thiên Tông nói: Ngưỡng Sơn biết được Như Hội, gương nói đạo lý tức không thể. Giả Sử Quy Sơn đi cũng chưa gặp Như Hội.) Sư hỏi Như Hội: Một đường qua bên kia được không?

Như Hội đáp: Sa-môn Đại phàm không thể chỉ một đường lại có khác không?

Sư lặng hồi lâu, Như Hội lại hỏi: Mượn một con đường qua bên kia được không?”

Sư nói: Sa-môn Đại phàm không thể chỉ một đường, lại có khác không?

Như Hội đáp: Chỉ có đây.

Sư nói: Thiên Tử Đại Đường quyết định họ Kim.

Sư ở Trung Ấp Tạ giới, Trung Ấp vã miệng ra làm tiếng “Hòa hòa”. Sư từ Tây qua Đông. Trung Ấp lại vã miệng thành tiếng: hòa hòa. Sư từ Đông qua Tây.

Trung Ấp lại vã miệng thành tiếng “hòa hòa”. Sư lúc đó đứng ở giữa, sau đó tạ giới Trung Ấp nói: Chỗ nào được tam muội này.

Sư nói: Nơi cái ấn ở Tào Khê thoát đi.

Trung Ấp: Ông nói Tào Khê dùng Tam muội này nhận người nào?

Sư nói: Tiếp một đêm giác ngộ.

Sư nói: Hòa thượng được Tam muội này ở đâu?

Trung Ấp: Tôi ở nơi Mã Đại Sư được Tam muội này. (Lang Gia Giác nói: Người buồn chớ nói với người buồn) Sư hỏi: Thế nào được thấy nghĩa Phật tánh?

Trung Ấp: Ta nói một thí dụ cho ông: Thí như một nhà có sáu cửa, bên trong có một con khỉ, bên ngoài có con khỉ, từ khóa đông gọi đười ươi, đười ươi đáp, sáu cửa đều gọi đều đáp như thế.

Sư lễ tạ đứng dậy nói: Mong nhờ Hòa thượng thí dụ đều hiểu rõ. Lại có một việc chỉ như con khỉ bên trong đang ngũ, con bên ngoài muốn gặp, là thế nào?”

Trung Ấp xuống giường cầm tay Sư múa nói: Đười ươi gặp ông rồi. Thí như sâu bọ làm ổ ở trên my mắt con muỗi, hướng đến ngã tư đường gọi rằng: “Đất rộng người thưa ít gặp người.”

(Vân Cư Tích nói:Trung Ấp lúc ấy nếu không được Ngưỡng Sơn nói một câu này chỗ nào có Trung Ấp.)

Sùng Thọ Trù nói: Có người nào định được lý này không? Nếu định không được chỉ là, chân tay, cố tình huyễn hoặc người, nghĩa Phật tánh ở đâu.

Huyền Giác nói: Nếu không phải Ngưỡng Sơn đâu được thấy Trung Ấp).

Sư tham kiến Nham Đầu, Nham Đầu đưa phất trần ra. Sư trải tọa cụ, Nham đầu ném phất trần ra sau lưng, Sư vác tọa cụ trên vai rồi đi ra.

Nham Đầu nói: Ta không chịu ông thả, chỉ chịu ông nắm.

Có lần Sư cùng Trương Sa ngắm trăng.

Sư nói: Ai ai cũng có cái này.

Chỉ là không dùng được.

Trường Sa nói: Vừa là ông cho mượn dùng.

Sư nói: Ông dùng như thế.

Trường Sa cho một đạp vào hông.

Sư nói: Khốn, thật giống hổ.

(Trường Khánh Lăng nói: Tất cả tác gia trước, sau đây không phải tác gia. Sư nói: Tà pháp khó dở.

Bảo Phúc Triển nói: Như một vầng trăng đẹp chỉ là dụng lực rất nhiều. Bị ông ta đập phá lại thành hai cái. Mọi người đều nói, Sấm Đại trùng kỳ đặc phải biết Ngưỡng Sơn có cơ chôn vùi cọp.

Đức Sơn Mật thay nói: Lại cho một đạp.

Lang Gia Giác nói: Lý Lăng tuy khéo tay đâu khỏi thỏ vùi thân.

Kính Sơn câu nói: Sáng trong một vòng, bóng lạnh vạn dặm, kẻ lanh lợi thấy lá rơi biết mùa thu. Lời nói thật trái tai, nghỉ hay không, xong hay không.

Tiểu Thích-ca có cơ vùi hổ, hổ già không móng vuốt.Lúc ấy một đạp vội vàng. Bỗng nhào xuống đất, chẳng phải ngẫu nhiên.

Trong chúng còn có người truy tố hai lão này ra không?

Hồi lâu nói: Thiết có cũng là dơ gậy đánh trăng)

Sư Tham Hòa thượng Cổ Đề nói: Đi! Ông không có Phật tánh. Sư vỗ tay đến trước ba bước đáp “dạ”

Cổ Đề cười nói: Ông được tam muội này ở đâu?

Con được tên ở chỗ Đam Nguyên, được đất ở chỗ Quy Sơn.

Chẳng phải là con của Quy Sơn không?

Thế Đế thì không thể không, Phật pháp thì không dám.

Sư lại hỏi Hòa thượng được tam muội này ở đâu?

Từ chỗ Chương Kính.

Sư than rằng: Không thể nghĩ bàn người đến khó hội hợp.

Sư đến Xử Vi ở Kiền Châu, Xử Vi hỏi: Ông tên gì?

Sư đáp: Huệ Tịch

Xử Vi: Cái nào là Huệ cái nào là Tịch?

Sư đáp: Chỉ ở trước mắt.

Xử Vi hỏi: Còn có trước sau.

Sư đáp: Trước sau gác một bên, Hòa thượng thấy cái gì?

Xử Vi hỏi: Uống trà đi.

Sau đó, Sư khai pháp ở Vương Bôn Sơn hỏi Tăng: Vừa từ chổ nào đến?

Tăng thưa: Lô Sơn.

Sư hỏi: Từng dạo Ngũ Lão Phong không?

Tăng thưa: Không từng đến.

Sư bảo:- Xà-lê không từng dạo núi.

(Vân Môn Văn Yển nói: Lời này là vì là từ bi, có lời rơi cỏ. Quy Sơn Tú nói: Người này đều nói vì từ bi có nói rơi cỏ, chỉ biết tháng dài không biết sông sâu. Bỗng như Vân Môn lúc ấy cẩn thận môi mép, chưa rõ. Sau nếu là nói hội như Sứa không mắt, tìm thức ăn cần nói nhái.

Hoàng Long Tâm nói: Vân Môn Ngưỡng Sơn chỉ có tâm nhận ngọc, không có ý cắt thành, thật không biết bị Tăng này cùng lúc lãnh qua.

Hoàng Long ngày nay làm thốc chết, ngựa bèn lấy phất trần đưa cho Tăng. Tăng định lấy bèn đánh.

Quy Sơn Triết nói: Ngưỡng Sơn có thể gọi trước sáng sau dứt. Vân Môn tuy nhiên Đề cương Tông yếu.( khai kiểng ) kiền chùy nạp tăng trong thiên hạ. Sư bảo: Chẳng dám mong các ông có khả năng sóng ngược nước.

Tăng thưa: Từ Lô Sơn đến. Hoàng Long Chấn bèn xuống chân nói: Ngưỡng Sơn đã mất đi lỗ mũi” Vân Môn có chỗ nào cứu gấp. Ta thì không như vậy.

Vừa từ chỗ nào đến, nói: Lô Sơn”.

Sư hỏi: Từng đến Ngũ Lão Phong không?

Tăng thưa: Không từng đến.

Chỉ nói cái sành thổi hương cúng dường người này)

Thượng đường các ông mỗi người tự hồi quan phản chiếu, chớ nhớ lời ta. Ông vô thỉ kiếp đến nay bỏ sáng theo tối, gốc rễ vọng tưởng sâu khó có thể nhổ sạch, cho nên giả bày phương tiện, đoạt thức thô của ông.

Như đem lá vàng dỗ con nít khóc, có cái gì là phải. Như người đem các thứ hàng hóa cùng vàng lấp phố để bán. Bán hàng hóa chỉ nghĩ thích hợp với người mua vì thế nói: Thạch Đầu là phố vàngthật. Chỗ ta là phố tạp hóa. Có người tìm phẩn chuột, ta cũng lấy cho kẻ khác; đến tìm vàng thật ta cũng trao cho.

Tăng hỏi: Phân chuột thì không cần, xin Hòa thượng vàng thật.

Sư nói: Răng nhọn nghỉ mở miệng, năm lừa cũng chẳng hiểu. Tăng không đáp được.

Sư nói: Tìm hỏi thì có trao đổi, không tìm hỏi thì không ta. Nếu nói bản thân Thiền Tông cần một người bạn cũng không huống gì có năm bảy trăm chúng? Ta nếu nói đông nói tây thì ắt giành nhau lượm lặt. Như nắm tay không để gạt con nít trọn không có thật. Hay ta phân minh nói việc bên Thánh với ông, chớ đem tâm tụ hội, chỉ nhầm vào biển tánh của mình mà tu hành như thật, không cần tam minh lục thông. Vì sao?

Vì đây là việc bên chót của Thánh. Như nay cần Thúc tâm đạt bổn, chỉ được cái gốc chẳng lo cái ngọn. Sau này lúc khác, sẽ tự đầy đủ. Nếu chưa được gốc dù đem cho tâm học y cũng không được. Các ông há không nghe Hòa thượng Quy Sơn nói: Tinh Phàm Thánh hết, bày hiện chân thường, Sự lý không hai tức là như như Phật.

Tăng hỏi: Thế nào là ý Tổ Sư?

Sư lấy tay vẽ trên hư không tướng Phật dạy Tăng.

Tăng không nói.

Sư gọi đệ nhất tòa bảo: Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, ngay lúc đó là thế nào?

Chính ngay lúc đó là chỗ buông thân mạng của con.

Sư bảo: Sao không hỏi lão Tăng.

Đệ nhất tòa đáp: Lúc đó không thấy có Hòa thượng.

Sư bảo: Đỡ tông giáo của ta không nổi.

Sư hỏi: Tăng từ đâu đến?

Tăng đáp: U Châu

Ta cũng cần người U Châu tin, gạo làm giả cả.

Lúc con đến không qua chợ, đạp gẫy cái cầu. Sư bèn thôi.

Sư thất Tăng đến dựng phất trần, Tăng bèn hét.

Sư nói hét thì không thể không, hãy nói: lão Tăng qua chỗ nào?

Hòa thượng không lấy cảnh dạy người.

Sư bèn đánh.

Có một vị Tăng từ trên không đến.

Sư hỏi: Vừa ở đâu đến?

Tăng thưa: Ở Tây Thiên.

Sư hỏi: Rời Tây Thiên lúc nào?

Tăng thưa: Lúc nay

Sư bảo: Sao mà chậm thế.

Tăng thưa: Vì còn dạo núi xem nước.

Sư bảo: Thần Thông du hý thì chẳng không, Xà-lê Phật cần trao lại cho lão Tăng mới được?

Tăng thưa: Định sang Đông độ lễ Văn-thù lại gặp Tiểu Thích-ca, bèn đem sách chữ phạn viết trên lá bối trao cho Sư làm lễ rồi nương hư không mà đi. Từ đó Sư có hiệu là Tiểu Thích-ca. (Đông Lâm Tổng nói: Người mới bàn luận như gai cây, nói hết gã hồ mắt xanh này, đến không dấu, đi không vết. Chính là trước sáng sau dứt. Nếu không phải Ngưỡng Sơn cũng khó mà đọat. Chư Thiền đức! Thật không biết gã hồ mắt xanh này nương hư không mà đến nương hư không mà đi, một đời chỉ làm việc trong hư không.

Có gì sáng trước sau dứt quang tiền tuyệt hậu. Đại Tiểu Ngưỡng Sơn bị ông ta lấy nước dơ dội trên đầu. Lúc ấy Tập Vân Phong xuống, tự có lệnh chính đâu được thi hành. Đại chúng hãy nói thế nào là chánh lệnh quát.

Hoàng Long Tân nói: Đại Tiểu Ngưỡng Sơn bị vị Tăng này nóng mắt lại ra nhiều sách chữ, bèn đánh vừa lên. Như nay lại có Tăng lạ nương hư không đến. Môn hạ Vân Nham gọi đi rửa chân.

Đàm chuẩn nói: Đáng tiếc Ngưỡng Sơn phóng qua gã này.

Lúc ấy nếu là Đậu Phong lại cho bắt ở, phải dạy Duy na trước Tăng đường đánh trống vân tập chúng, trách như đuổi ra. Huống gì Phật pháp không xứng tình người. Đã xưng La-hán, các lậu đã tận; phạm hạnh đã lập, vì sao không về nhà ẩn, chỉ mặc tình giao du sơn thủy.

Chiêu Giác Cần nói: Đánh trâu của nông phu, đoạt thức ăn của người đói, là từ trên nanh vuốt. La Hán này có nhiều thần thông diệu dụng, đến trước Ngưỡng Sơn đáng được trừng mắt bặm môi. Vì sao?Nhạn có Hạc hữu cữu cao tên cữu cao khó cắt cánh, không phải ngựa thiên lý lừa đuổi gió.

Đại Quy Thái nói:Đại chúng! Ngưỡng Sơn chỉ biết tiến tới đuổi nai không biết thân rơi vào lưới. La Tôn giả ngẫu nhiên thành văn, có nạp Tăng giận dữ, nếu người biết được, cho ông là vuốt râu cọp.)

Khi Sư ở Đông Bình, Quy Sơn sai Tăng đưa thư và gương cho Sư. Sư thượng đường đề khởi dạy chúng: hãy nói là kính Quy Sơn hay kính Đông Bình, nếu nói là gương của Đông Bình, lại là Quy Sơn đem tới. Nếu nói là gương của Quy Sơn, lại ở trong tay Đông Bình, nói được thì giử lại, nói không được thì bộc phá đi.

Chúng lẽ nói: Sư bèn bộc phá, rời xuống tòa.

(Ngũ Tổ dạy: Bèn xin Hòa thượng nói đạo lý xem-bỗng đoạt đã phá) Tăng tham bèn hỏi: Hòa thượng có biết chữ không?

Tùy phần.

Tăng lấy tay vẽ tướng vòng tròn dâng kinh. Sư phất tay áo

Đi Tăng lại làm tướng vòng tròn trình, Sư lấy hai tay làm thế ném vứt. Tăng nhìn. Sư cuối đầu. Tăng nhiễu quanh Sư một vòng. Sư bèn đánh, Tăng đi ra. Sư ngồi có Tăng đến lễ bái, Sư không nhìn.

Tăng ấy hỏi: Sư biết chữ không?

Tùy phần.

Tăng đi bên phải một vòng nói: Là chữ gì?

Sư viết chữ thập thành chữ vạn.

Tăng vẽ tướng vòng tròn lấy hai tay nâng như thế Tu La đánh mặt trời mặt trăng nói: Là chữ gì?

Sư bèn vẽ chữ vạn đáp.

Tăng làm thế rất có đức.

Sư nói: Như thế! Như thế! Đây là chỗ Chư Phật hộ niệm, ông cũng như vậy, ta cũng như vậy, khéo tự hộ trì. Tăng ấy lễ tạ rồi nương hư không đi. Lúc ấy có một đạo giả thấy, qua năm ngày sau bèn hỏi Sư.

Sư nói: Ông còn thấy không?

Đạo Giả nói: Thấy ra cửa nương hư không mà đi.

Sư đáp: Đây là La-Hán Tây Thiên, muốn đến tìm đạo ta.

Đạo Giả nói: Con tuy thấy nhiều loại tam muội không phân biện được lý.

Sư nói: Ta lấy nghĩa giải thích cho ông. Đây là tám loại tam muội là giác hải biến thành nghĩa hải thể thì đồng. Nghĩa này hợp có nhân có quả, tức thời khác thời Tổng biệt đều chẳng không lìa Ẩn thân tam muội. Nhân phạn Tăng Ấn Độ đến tham, Sư vẽ trên đất tướng nữa mặt trăng. Tăng đến trước làm thêm tướng tròn, lấy chân bôi đi. Sư xòe hai tay. Tăng phất tay áo đi ra.

Sư hỏi Tăng: Gần rời từ chỗ nào?

Tăng đáp: Phương Nam.

Sư dơ gậy nói: Lão túc trong đó có nói cái này không?

Không nói.

Đã không nói cái này còn nói cái kia không?

Không nói.

Sư gọi đại đức: “Tăng đáp “dạ”; Sư nói tham đường đi!

Tăng bèn ra.

Sư lại gọi “Đại đức”.

Tăng quay đầu.

Đến trước đây.

Tăng đến trước.

Sư lấy gậy gõ trên đầu một cái “Nói đi!”

(Vân Môn Yển nói: Ngưỡng Sơn như không có lời đâu biết được người.)

Ngày nọ Sư ngồi trong pháp đường thấy một Tăng từ ngoài đến, hỏi Sư xong, hướng bên đông khoanh tay đứng nhìn Sư. Sư duỗi chân trái xuống. Tăng lại vỗ tay đứng bên tây. Sư duỗi chân bên phải xuống. Tăng vỗ tay đứng ở giữa. Sư co chân lại. Tăng lễ bái Sư nói: lão Tăng tự ở đây chưa từng đánh một người. Tăng bèn nương hư không mà đi.

Sư chỉ Sư tử Tuyết hỏi: Chúng có người qua được màu này không?

Chúng không đáp.

(Vân Môn nói: Lúc ấy đáng cho té nhào.

Tuyết Đậu Hiển nói: Vân Môn chỉ biết đẩy nhào, không biết đỡ dậy) Sư có lần đang nằm, Tăng hỏi: Pháp thân còn biết thuyết pháp không?

Ta nói không được, riêng có một người nói được.

Tăng hỏi: Người nói được ở đâu?

Sư đẩy gối ra. Quy Sơn nghe nói: Huệ Tịch dụng việc trên kiếm bén.

(Kính Sơn cảo nói: Quy Sơn thương trẻ lẻ biết xấu. Ngưỡng Sơn đẩy gối ra đã tiết lậu tạm lại chấp danh dự. Gọi là việc trơn kiếm bén. Lầm dòng ngôn ngữ học khác. Lại thế thừa hư không nhân tiếng vang, lưu thông đem đến. Diệu Hỷ tuy mượn nước dâng hoa, nhưng lý không khúc đoạn. Tức nay không có người một bên chịu ra. Ta muốn hỏi ông đẩy cái gối ra. Còn đáng được pháp thân thuyết pháp không.

Thiền Đồng Hoa nói: Nếu là việc trên kiếm bén Huệ Tịch đâu từng biết dùng. Bỗng có Tăng bước ra hỏi: Pháp thân còn biết thuyết pháp không? Nói với ông ta không được riêng có một người nói được.

Lại hỏi: Người nói được ở đâu?

Chỉ nói với ông ta: Ba đời 0 kiếp.

Linh Ẩn Nhạc nói: Ngưỡng Sơn từ trước một cánh tay chắc cứng như sắt bị tăng đè bèn tứ lăng đạn đất.

Quy Sơn một khi nhẫn không cấm, không biết nất đi một mắt. Bỗng có Tăng hỏi: Pháp thân cha tốt còn biết thuyết pháp không? Bèn nắm ngực đạp té nhào y đứng dậy giả làm tự nhiên thoải mái. Không thấy nói: Nhân đạo ngắm trăng mọc Sừng. Voi bị sấm chớp kinh sợ có lần hoa vào răng.)

Sư ngồi nhắm mắt có tăng đến đứng một bên. Sư mở mắt Sư làm tướng trên đất nhìn Tăng y. Tăng không nói.

Có lần Sư cầm gậy đi, Tăng hỏi: Trong tay Hòa thượng là cái gì?

Sư bèn để sau lưng hỏi thấy không?

Tăng không nói.

Sư hỏi một vị Tăng: Ông biết gì?

Tăng đáp: Biết bói.

Sư dơ phất trần nói: Cái này trong 4 quẻ xếp vào quẻ nào?

Tăng không đáp.

Sư tự nói thay vừa đến như là sấm trời, như nay biến thành đất lửa bày biện hỏi Tăng: Tên gì?

Tăng đáp: Linh Thông.

Sư nói: Xin vào lồng đèn.

Tăng đáp: Sớm vào rồi.

(Pháp nhãn nói thế nào là lồng đèn.)

Hỏi: Cổ nhân nói thấy sắc là thấy tâm. Giường thiền là sắc. Xin Hòa thượng lìa sắc. Chỉ tâm học nhân.

Sư nói: Cái nào là giường thiền, chỉ ra xem.

Tăng không đáp.

(Huyền Giác nói: Bỗng nhiên bị y chỉ giường thiền, làm sao đối với y. Có vị Tăng nói: Lại thỉnh Hòa thượng nói. Huyền Giác thay vỗ tay ba cái.)

Hỏi: Thế nào là Sư Tỳ Lô.

Sư bèn quát.

Tăng nói: Thế nào là Hòa thượng Sư?

Chớ vô lễ.

Sư cùng một vị Tăng nói, vị Tăng bên cạnh đáp: Nói là Vănthù, im là Duy Ma. Sư nói không nói im phải là ông không? Tăng mặc nhiên.

Sư nói: Sao không hiện thần thông.

Tăng đáp: Không từ chối hiện thần thông.

Chỉ sợ Hòa thượng thu làm giáo.

Sư nói: Chỗ ông đục đến chưa có mắt ngoài giáo.

Hỏi: Thiên đường địa ngục cách nhau bao nhiêu?

Sư lấy gậy vẽ một đường dưới đất.

Khi Sư ở Quán Âm, xuất bảng nói: Có lần xem kinh, không được

hỏi việc. Có Tăng đến hỏi thăm: Thấy Sư xem kinh, Tăng liền đứng một bên đợi.

Sư xếp kinh lại hỏi: Biết không?

Con không xem kinh, đâu được hiểu.

Sư nói: Ông sau này hiểu.

Vị Tăng ấy đến Nham Đầu, Nham Đầu hỏi: Từ đâu đến?

Tăng thưa: Từ Quan Âm, Giang Nam đến.

Hòa thượng có dạy câu gì không?

Tăng nêu lại như trước.

Lão Sư này ta sẽ bị giấy củ chôn đi, vốn là còn.

Tăng Ân Khích hỏi: Thiền Tông đốn ngộ, cuối cùng vào cửa ý nghĩa thế nào?

Ý này rất khó, nếu là môn hạ Tổ tông, thuộc hàng thượng căn thượng trí thì một nghe, ngàn ngộ, được đại Tổng trì. Còn hạng cơ hạ liệt, nếu không an thiền tỉnh lự, thì đến đây đều mịt mù.

Trừ một đường này. Riêng có một chỗ vào không?

Sư nói: Có

Tăng đáp: Vì sao là thế?

Sư hỏi: Ông người nào?

Tăng đáp: Người U Châu.

Sư hỏi: Ông còn suy nghĩ chỗ kia không?

Thường suy nghĩ.

Cái suy nghĩ là tâm, cái được suy nghĩ là cảnh. Lâu đài, vườn rừng, người ngưạ, biền điền chỗ kia ông nghĩ lại có nhiều thứ không?

Con đến đây đều không thấy có.

Ông hiểu còn ở nơi tâm, tìn vị thì được, nhân vị thì chưa.

Trừ đi cái này, riêng không thì không kham.

Đến đây vì so là thế?

Theo chỗ hiểu của ông, chỉ được một huyền, được ngồi mặc áo, cho nên không thấy.

Quy Sơn hỏi Sư: Nhân duyên Bách Trượng lại tham Mã Tổ. Hai tôn túc này ý chỉ thế nào?

Đây là hiển đại cơ đại cung.

Mã Tổ sinh ra 84 thiện tri thức, mấy người được đại cơ, mấy người được đại dụng.

Bách Trượng đuợc đại cơ. Hoàng Bá được đại dụng.

Ngoài ra đều là Sư xướng đạo.

Như thế! Như thế!

Quy Sơn nêu lời dã hồ Bách Trượng hỏi Sư.

Sư nói: Hoàng Bá thường dùng cỏ này.

Quy Sơn nói: Ông nói trời sinh được hay từ người được?

Cũng là bẩm thọ Sư thừa, cũng là tự tánh Tông Thông.

Quy Sơn nói: Như thế như thế.

Quy Sơn nêu Bách trượng hỏi Hoàng Bá từ đâu đến.

Bá nói: Dưới núi Đại Hùng hái nấm đến.

Con thấy hổ không?

Hoàng Bá lại làm tướng hổ. Bách Trượng đưa rìu làm thế chặt. Hoàng Bá bèn đánh Bách Trượng một cái.

Bách Trượng ngâm ngâm cười trở về. Thăng đường dạy chúng. Dưới núi Đại Hùng có con hổ, các ông cần thích xem, lão già Bách Trượng ngày nay gặp một cái miệng hỏi Sư: Thế nào?

Sư nói Hòa thượng thế nào?

Quy Sơn nói Bách Trượng lúc ấy hợp một rìu chém giết, vì sao đến như thế?

Sư nói: Không đúng.

Quy Sơn nói: Ông còn như thế.

Sư nói: Bách Trượng chỉ giải cưỡi đầu cọp mà không giải nắm đuôi cọp.

Sư nói: Ông có câu núi hiểm.

Quy Sơn nêu: Nam Tuyền hỏi Hoàng Bá: Định, tuệ học: thấy rõ Phật tánh, lý này thế nào?

Hoàng Bá nói: Trong 12 thời không nương nhờ một vật.

Nam Tuyền nói: Chớ cho là chỗ trưỡng lão thấy.

Hoàng Bá nói: Không dám.

Nam Tuyền: Tiền nước tương hãy bỏ qua, tiền giầy cỏ ai trả.

Hoàng Bá: Thôi đi.

Hỏi Sư: Chẳng phải Hoàng Bá dắt thì Nam Tuyền không được phải không?

Sư nói: Không đúng. Phải biết Hoàng Bá có cơ vùi hổ. Quy Sơn nói: Chỗ ông thấy nhiều không?

Hoàng Bá làm thư tọa ở Nam Tuyền. Ngày nọ bưng bát ngồi chỗ Nam Tuyền. Nam Tuyền vào đường thấy hỏi: Trưởng lão hành đạo bao nhiêu năm?

Hoàng Bá đáp: Trước Oai Âm Vương.

Còn là con cháu Vương lão Sư.

Hoàng Bá qua ngồi chỗ của đệ nhị Tòa Nam Tuyền bèn thôi. Quy

Sơn nói: Khinh địch thì mất mạng.

Sư nói: Không như vậy, phải biết Hoàng Bá có cơ vùi hổ.

Quy Sơn nói: Chỗ ông thấy nhiều không. Quy Sơn nêu Hoàng Bá dạy chúng: Các ông đều là gã uống cặn rượu. Hành cước như thế chỗ nào có ngày nay, còn biết trong nước Đại Đường không có thiền Sư?

Khi ấy có Tăng nói: Chỉ như các vị Sửa sang lại việc lãnh chẳng phải chúng là thế nào?

Hoàng Bá nói: Không nói không thiền, chỉ là không Thầy hỏi Sư là thế nào?

Sư nói: Ngỗng chúa chọn vú không lựa loài vịt.

Quy Sơn nói: Đây thật khó biện.

* (Có lần Quy Ngưỡng Sư, cổ xướng niêm bình, cơ ngữ tuy nhiều.

Nói đủ trong Lâm Tế Lục. Đây không ghi lại.)

Thượng Tọa Tuế, Nhân đến Bách Trượng. Bách Trượng nói: Xàlê có việc hỏi được không?

Thượng tọa nói: May tự chẳng lời đâu cần đáp.

Bách Trượng: Thu được đặt ở phía Nam, còn lo lấp kín ở phía Bắc.

Tuế Bá: Vạch ngực ra nói: Cùng hay không cùng Bách Trượng: Khó nêu, khó nêu.

Tuế Thượng tọa: Biết thì được, biết thì được.

Sư nói: Nếu có người biết chỗ rơi của hai người này như thế nào không ngại kỳ dạc. Nếu phân biện không được. Rất tương tợ như mê lộ trong ngày.

Nêu Ngũ Phong hỏi tăng: Từ đâu đến?

Trang thượng đến.

Ngũ Phong: Ông có thấy trâu không?

Tăng nói: Thấy.

Ngũ Phong hỏi: Thấy Sừng trái hay thấy Sừng phải?

Tăng không đáp.

Ngũ Phong đáp thay: Thấy không phải, trái. Sư nói còn biện

Phải trái không? Có một hành giả theo pháp Sư vào điện Phật.

Hành giả hướng đến Phật nhổ nước bọt.

Pháp Sư nói: Hành giả ít đi đến sao lại nhổ nước bọt Phật.

Sư nói: Đem chỗ không Phật đến cùng chỗ con nhổ. Pháp Sư không đáp.

Quy Sơn nói: Nhân giả lại không nhân giả, không nhân giả lại là nhân giả. Sư đáp thay Pháp Sư: Chỉ nhổ hành giả.

Lại nói: Hành giả nếu có nói tức nói với y. Còn ta đến chổ không hành giả.

Sư tiếp cơ lợi vật làm tiêu chuẩn Tông môn, lại đời đến Đông Bình. Sắp đến giờ thị tịch, vài Tăng đứng hầu. Sư lấy kệ dạy nói: Sư dùng kệ dạy: Dịch:

Nhất, nhị, tam, tử (Một, hai, hai, ba con

Bình mục phục ngưỡng thị Mắt thường lại ngước xem Lưỡng khẩu nhất vô thiệt Hai miệng một không lưỡi Thử thị ngô Tông Chỉ Đây là Tông chỉ ta).

Sư có làm bài kệ: Dịch:

Niên mãn thất thập thất

(Năm đầy bảy mươi bảy

Lão khứ thị kim nhật

Chính là ngày tôi đi

Nhạm tánh tự phù trầm

Mặc tánh tự chìm nổi

Lưỡng thủ phan quật tất”

Hai tay ngồi bó gối ).

* Nói xong, Sư ngồi hai tay bó gối tịch, thọ tuổi. Năm sau, Nam Tháp Dũng Thiền Sư dời linh cốt Sư về Ngưỡng Sơn. Tháp ở dưới núi Tập Vân. Vua ban tên thụy là Trí Thông thiền Sư, tháp hiệu là Diệu Quang.