thiện thuyết nhất thiết giáo phái nguyên lưu cập giáo nghĩa tinh kính sử

Phật Quang Đại Từ Điển

(善說一切教派源流及教義晶鏡史) Tạng: Grub mthaḥ thams cad kyi khuṅs daṅ ḥdod tshul ston pa legs bśad śel gyi me loṅ. Cũng gọi Nhất thiết tông nghĩa cương yếu chính thuyết thủy tinh kính, Nhất thiết tông nghĩa minh kính, Tông giáo lưu phái kính sử, Độ quán tông phái nguyên lưu.Tác phẩm, tiếng Tây tạng, nói về lịch sử Phật giáo, do ngài Độ quán khước cát ni mã (Tạng: Thuḥu bkvan blobzaṅ chos kyi ñi ma, 1737-1802, dịch ý là Thiện tuệ Pháp nhật) soạn vào năm Gia khánh thứ 6 (1801) đời vua Nhân tông nhà Thanh. Nội dung sách này chia làm 12 chương, giới thiệu sơ lược các phái tông giáo, 12 chương gồm: 1. Ngoại đạo và các phái Phật giáo ở Ấn độ. Phật giáo Tây tạng thời kì hoằng truyền trước và thời kì hoằng truyền sau, Cổ phái Mật chú (Tạng: Gsaí síags rĩií ma). 3. Phái Ca đương (Tạng: Bka# gdams pa).4. Phái Ca nhĩ cư (Tạng: Bka# brgyud pa).5. Phái Hi giải (Tạng:Shi byed pa). 6. Phái Tát ca (Tạng: Sa skya pa). 7. Phái Tước nam (Tạng: Jo naí pa). 8. Phái Ngạch nhĩ đức (Tạng: Dge lugs pa).9. Bổng giáo (Tạng:Bon po). 10. Nho giáo, Đạo giáo Trung quốc. 11. Các phái Phật giáo Trung quốc. 12.Các phái Phật giáo ở Mông cổ, Hòa Điền và các địa khu trong truyền thuyết như Tiên ba lạp (Shambhala)… Trong đó, về phần Phật giáo Tây tạng, ngoài việc trình bày về nguồn gốc các phái, lịch sử phát triển, giáo nghĩa cương yếu… tác giả còn đứng trên quan điểm của phái Ngạch nhĩ đức mà tác giả tin theo để phê bình và so sánh các phái khác, đôi khi tác giả cũng nói đến lịch sử phát triển, giáo lí… của các phái khác có quan hệ với phái Ngạch nhĩ đức. Tác giả Ni mã nhận thấy nội dung 2 bộ Tông nghĩa giảng thuyết (Tạng: Grub mtha# rnam bzad) do ngài Giả dương hiết ba đa cát (Tạng: Fjam dbyaís bshad pa#i rdo rje, 1648-1721) soạn và Tông nghĩa giảng thuyết (Grab mtha# rnam bzad) do ngài Chương gia la ba đa cát (Tạng: Lcaí kya rol pahi rdo rje, 1717- 1786) đời thứ 15 soạn, đều giới hạn ở hệ thống Phật giáoẤn độ, phạm vi trình bày tương đối hẹp, lại nghĩ đến ưu thế chính trị tuyệt đối của phái Nghạch nhĩ đức lúc bấy giờ sẽ đưa dần giáo phái này đến tình trạng suy bại, mất năng lực tự giác tông giáo, đó là những lí do khiến tác giả soạn sách này. Hiện nay có bản Lạp tát (Lhasa), bản Cách đức khắc gỗbằngtiếng Tây tạng lưu hành ở đời.