THIÊN THAI BỒ TÁT GIỚI SỚ
Sa-môn Minh Khoáng ở Thiên thai san bổ.
(Thảo Thư Diệt Pháp truyền giả Tu Chân)
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN TRUNG
KẾ LÀ BỐN MƯƠI TÁM GIỚI KHINH: Giản dị hơn mười giới trọng nên được gọi là khinh, có lỗi nên gọi là cấu. Văn kinh chia làm ba:
- Trước kết sau sinh.
- Giải thích riêng.
- Tổng kết.
– Ban đầu như văn, kế là giải thích, chia làm năm:
Ba mươi, chia làm ba. Hai mươi chín, chia làm hai.
a) Giải thích
b) Kết khuyên chỉ rộng.
1. Giới Không kính Sư Trưởng:
Bồ-tát lẽ ra phải nhúm mình cung kính tất cả hữu tình, huống chi khinh mạn Sư trưởng, rất trái với người tu hành, nên Phật đặt ra giới này đầu tiên, kết tội phạm đủ bốn duyên:
- Sư trưởng.
- Biết là sư trưởng.
- Cố ý khinh mạn.
- Thân tâm bất kính thì phạm.
– Văn chia làm ba:
- Nêu danh khuyên tho.
- Đã được, v.v… trở xuống là biểu thị hành trì.
- Mà Bồ-tát v.v…. trở xuống là chỉ, tác kết phạm.
Câu văn đầu: Quốc vương Lật-tán, tức vua loài người, vua Chuyển Luân là các vua thánh vương như: Vua Thiết Luân cai trị một thiên hạ, vua Đồng Luân cai trị hai thiên hạ, vua Ngân Luân cai trị ba thiên hạ.
Vua Kim Luân cai trị bốn thiên hạ. “Bá quan văn võ” ở đây nếu không có thọ giới thì quỷ thần không hộ, làm sao thống lãnh chế ngự được trăm họ. Nên khuyên trước phải thọ giới Bồ-tát. Chư Phật vui mừng” là thuận với luật nghi nên Chư Phật vui mừng.
– “Thượng tòa”là vị Thượng thủ trong tăng, khéo chế ngự đại chúng, cũng đúng nghĩa là Sư.”Hòa-thượng A-Xà-lê như “trước đã giải thích. Đồng học Thượng tòa gọi là Đại đồng học. Đồng một chánh kiến gọi là đồng kiến. Đồng một hạnh thì gọi là đồng hạnh. “Mà Bồ-tát” v.v…. trở xuống là chỉ tác kết phạm, “Kiêu tâm” là tâm tự cao, khinh khi người khác, gọi là” mạn”.Sân si do không hiếu thuận cho nên “kiêu mạn”. “Vì tự mình v.v…trở xuống” là nêu trọng so sánh với khinh. Lẽ ra phải bán thân để báo đáp ân sinh thành, huống chi sinh khinh mạn, nên Phật kết phạm. Bảy báu là:
- Vàng,
- Bạc.
- Lưu ly.
- Pha lê
- Xích châu
- Xa cừ
- Mã não
“Trăm vật” là kể chung tất cả. Nếu không như thế là không hiếu thuận cung kính cúng dường.
2. Giới Không Uống Rượu:
Rượu là thứ nước làm cho người uống mê cuồng. Tất cả tội nặng do đây mà sinh, nên Phật đặt ra giới này, kết thành tội phạm đủ bốn duyên:
- Rượu thật
- Nghĩ là rượu thật.
- Không bị bệnh nặng.
- Uống vào miệng thì phạm.
– Trong luật không cho uống lầm. Văn kinh có hai nghĩa:
- Nêu tên, nêu tội, ngăn khiến dứt ác.
- Nếu cố tình ăn vắng lặng v..v.. trở xuống là khiển chế kết phạm.
Câu đầu nói: “Tửu khí” là bình đựng rượu, bình không còn phạm huống chi mời uống rượu ư?Ra khỏi địa ngục quả báo đọa vào nhiều loại, cho đến lươn lịch, nên nói không tay. Dạy người uống rượu còn không được, huống chi tự mình uống, nên đều kết phạm. Kết phạm nên biết.
3. Giới Ăn Thịt:
Bồ-tát lẽ ra phải quên mình cứu giúp chúng sinh, vì sao lại ăn thịt chúng sinh? có ba duyên thành phạm:
- Thịt hữu tình
- Nghĩ là thịt hữu tình3. Ăn vào miệng thì phạm – Văn chia làm hai:
- Nêu người nêu tên, ngăn khiến dứt ác.
- Nếu cố v.v….. trở xuống là trái chế kết phạm.
4. Giới ăn năm thứ rau cay nồng:
Bồ-tát thân miệng phải thơm sạch, lại ăn cay hôi, khiến Hiền Thánh xa lìa, nên Phật đặt ra giới này, kết tội có đủ bốn duyên:
- Năm thứ tân rau cay nồng.
- Nghĩ là năm thứ rau cay nồng.
- Không bị bệnh nặng. Ăn thì phạm
– Văn chia làm hai:
- Nêu người, nêu tên, ngăn khiến dứt ác.
- Nhược cố v.v…. trở xuống là chế kết phạm.
Câu đầu:
– Đại toán (quen gọi là tỏi lớn)
– Cách thông (là hẹ)
– Giới (là kiệu)
– Lan thông (tỏi nhỏ)
– Hưng cừ (sống,chín đều cay nồng)
3. Kết phạm như văn.
5. Giới Không Dạy Sám hối:
Bồ-tát thương xót chúng sinh, nên nêu lỗi để chỉ dạy khiến họ sửa đổi, trở lại con đường chân chánh thanh tịnh, dưới là cứu với chúng sinh, trên dùng pháp thánh để báo ân Phật rất là lợi ích. Nên Phật đặt ra giới này khiến phải cẩn thận. Phạm đủ năm duyên kết tội:
- Cảnh phạm giới
- Biết họ đã phạm
- Không có duyên trái nghịch (nghĩa là ác luật nghi)
- Tâm che giấu
- Cùng chung pháp sự cho nên phạm
– Văn chia làm hai:
- Nêu tênm nêu việc chế tác
- Mà Bồ-tát v.v… trở xuống là chỉ tác kết phạm
Năm giới:
- Không sát sinh
- Không trộm cắp.
- Không tà dâm.
- Không nói dối.
- Không uống rượu, ăn thịt trọn đời, gọi là năm giới
Tám giới:
- Không sát sinh.
- Không trộm cắp.
- Không dâm dục.
- Không nói dối.
- Không uống rượu.
- Không ngồi giường cao rộng lớn.
- Không đeo tràng hoa, xức nước hoa.
- Không ăn phi thời.
Tám giới này tùy theo thọ nhiều, ít. Như giữ đủ 8 giới hay một giới đều được. Thêm giới không cầm nắm vàng bạc, vật báu và quá ngọ không ăn thì thành mười giới.
“Huỷ cấm” là phạm 20 giới. “Bảy tội nghịch” như đãgiải thích ở trước..”Tám nạn” là:
1) Địa ngục
2.) Ngạ quỷ
3) Súc sinh
4) Châu Câu-lô ở phía Bắc
5) Trời Trường Thọ
6) Trí tuệ tếh gian thông minh.
7) Các căn không đầy đủ.
8) Trước Phật sau Phật.
Tám thứ này là quả, quả từ nhân mà có, do có phạm mới dạy sám hối. Nhân là gì? Nghĩa là nhân hủy giới đọa địa ngục. Tham là nhân ngạ quỷ, không hổ thẹn là nhân súc sinh, vì cầu sống lâu ở nhân gian mà thọ trì ba quy y, năm giới là nhân của châu câu-lô ở phía Bắc. Vì cầu vui cõi trời nên giữ tam giới là nhân của trời Trường thọ. Không vì giải thoát học tập thế tục mà giữ gìn ba nghiệp tức là nhân của trí tuệ thế gian thông minh, tổn hại thân phận hưũ tình, hủy báng chánh pháp do các căn không đủ. Không suy nghĩ tu tập quàn pháp của Đại thừa, Tiểu thừa, là nhân sinh trước Phật sau Phật. Nên Phật từ bi chỉ bày cho sửa đổi. Là tông thú của muôn hạnh, là chỗ nương của ba đức. Hoặc tự mình hoặc người khác nêu tâm ngũ hối, sám hối đứng đầu, nêu một mà nhiếp nhiều nên nói: “Phải dạy sám hối”.
Kế đến là “đồng trụ”, đồng ở một chỗ, đồng tên đồng tăng lợi dưỡng. Bồ-tát, Hán dịch là Tịnh trụ, văn khác đều có thể thấy.
6. Giới Không cung cấp thỉnh Pháp.
Tôn người, trọng pháp, tấn đạo, hạ tâm, mà lại kêu ngạo khinh mạn người nói pháp. Căn bản đầu tiên của đạo là lòng nhân từ. Nên Phật đặt ra giới này. Kết tội phạm đủ bốn duyên:
- Thấy người giải hạnh Đại thừa
- Biết đúng
- Nên khởi tâm kiêu mạn
- Không cúng dường thỉnh pháp liền phạm
– Văn chia làm hai:
- Nêu danh trình bày việc khuyên làm.
- Chỉ tác kết phạm.
Câu văn đầu: Ấp là thôn, cho nên Quản Trọng họp ba mươi nóc gia thành một ấp. ‘Ba thời” là trung thực, tiểu thực và nước trái cây phi thời. ”Mỗi ngày ăn hai ba lưỡng vàng” là nêu trọng chú khinh. Mạt pháp thay thế Phật bổ xứ, Ba-luân chẻ tủy ở Vô-kiệt, Thiện Tài quên mệt nhọc ở pháp giới, huống chi là xả vàng v.v..…., huống gì là pháp nặng tình sâu, nêu lên để so sánh. “Ba thời” trong một ngày chia làm, đầu, giữa, cuối, nếu không trở xuống v.v…. là chỉ tác kết phạm, như văn
7. Giới biếng nhác không chịu nghe pháp.
Bồ-tát sơ tâm gặp việc quay mặt vào vách, lẽ ra phải tìm thầy học đạo khắp nơi. Mà ở trụ xứ có giảng kinh lại không chịu nghe. Ngày đêm ôm mê, thân tâm buông lung, luống thọ của tín thí, không báo đáp cho người, nên Phật đặt ra giới này. Kết tội phạm có bốn duyên:
1.Tự không hiểu pháp 2. Có chỗ giảng Đại thừa 3. Tự biết là có. 4. Cố ý không nghe
Văn chia làm hai:
1.Nêu nhân pháp, nêu nơi chỗ mà khuyên nghe nhận, chế tác thành trì.
2. Nếu không, v.v….. trở xuống là chỉ tác kết phạm. Trước sau lệ theo đây mà biết.
Câu 1 nói: “Có giảng pháp” là nêu chung pháp Giới, Định, tuệ “Tỳ-Ni” nêu riêng. Tỳ-ni là luật, phần nhiều nói ve giới học. Kinh nói Giới, Định, tuệ tức là ba việc học lớn. Kế là văn nên biết.
8. Giới Bỏ Chánh theo tà.
Bồ-tát lẽ ra phải lấy Phật tánh làm tâm, lại bỏ Đại thừa, học tập tà pháp của Tiểu. Bảy tội nghịch và ngoại đạo là một lọai, nên Phật đặt ra giới này, kết tội phạm đủ bốn duyên.
- Pháp giới, định, tuệ của Đại thừa
- Khởi tưởng
- Trái với tâm.
- Xả Viên học Thiên thì phạm.
– Văn chia làm hai:
- Nêu tâm niệm bỏ chánh
- “Mà thọ trì”.v.v….. trở xuống là nêu lỗi kết phạm.
Câu đầu: Thường trụ kinh luật v.v…… đều là Đại thừa. Giảng về lý thật tướng gọi là Thướng trụ. Văn nói “ác kiến” la ác không biên của Nhị thừa. Ngoại đạo có ác hữu biên, đều gọi là ác. Nên kinh NiếtBàn Ca-diếp tự trình bày. Trước khi chưa nghe bốn Đức Viên Thường là người tà kiến, ta chính là ác. Câu “mà thọ trì ba tự quan” trở xuống là Thọ trì tất cả giới cấm, chẳng phải chánh luật nghi. Các giới gà, chó chẳng phải là giải thoát đều gọi là tà kiến, tà kiến có nhiều thứ nên nói “Tất cả”
9. Giới Không săn sóc người bịnh khổ:
Bồ-tát lấy đại bi làm thể, thấy người bệnh mà không cứu là thương tổn lòng từ, lui sụt Bồ-đề, là do ở chỗ này, nên Phật đặt ra giới này, kết tội phải phạm đủ bốn duyên:
Tâm chê bai bỏ đi thì phạm, văn chia làm hai:
Nêu tên, trình bày việc chế tác, “mà Bồ-tát” trở xuống không làm thì kết phạm
Tám ruộng phước là:
- Phật
- Pháp
- Tăng
- Cha
- Mẹ
- Người bệnh
- Đào đường xây giếng.
- Bắc cầu ở bến sông
Bốn quả Thánh và Hòa-thượng đều xếp vào Tăng bảo. Nên kinh Đại thừa nói:’ Bồ-tát, Nhị thừa đều gọi là Tăng”. Mục đích là cứu giúp chứ không phải vì ruộng phước nhiều ít. Cũng như Kinh Pháp hoa nói: “Mắng Phật tội nhẹ, chê bai người tội nặng. Có thân đối đãi khen chê, duyên tâm dễ chuyển, kế là văn rất dễ thấy.
10. Giới Chứa Dụng Cụ sát sinh:
Dụng cụ giết hại chúng sinh gọi là “sát cu”. Chất chứa, gom nhóm gọi là “súc”, Bồ-tát thường phải xả các sở hữu, mà lại cất chứa dụng cụ sát sinh, nghĩ làm tổn hại chúng sinh. Ngày đêm tăng thêm tội gọi là Ac vô tác, cho nên Phật đặt ra giới này, kết tội phạm đủ bốn duyên:
- Dụng cụ sát sinh.
- Biết là dụng cụ sát sinh.
- Không có khai duyên (trong luật khai cho chứa, vì ngăn ngừa kẻ trộm).
- Chứa qua một ngày
– Văn chia làm ba:
- Nêu tên, nêu việc ngăn dứt.
- Nêu trọng so sánh với khinh.
- Trái phạm quy chế kết phạm.
Câu đầu nói: Đao gậy v..v…… vốn là tác giả làm hại chúng sinh. Nhưng dụng cụ sát sinh đều không được chứa, nên nói “Tất cả”. Câu kế ” mà Bồ-tát” trở xuống là nêu trọng so sánh với khinh. Luật nói:” Lấy oán trừ oán, oán đó không bao giờ dứt. Chỉ có giải oán oán mới dứt mà thôi. Nếu oán chưa hại thì thành tâm kính dưỡng. Nếu bị hại rồi tự đạt túc duyên, lại lấy oán báo thù nhau, nên biết cha mẹ chết cũng không nên báo óan. “Nếu cố” trái phạm quy chế thì kết phạm. “Như thế v.v… trở xuống là” kết khuyến.
Chỉ rộng về sáu phẩm, Phạm Võng Đại Bản có Lục Lục Phẩm, có lẽ là tên phẩm, Vì trong phẩm đó có nói sáu căn bình đẳng với sáu mươi sáu pháp nên gọi là Lục Lục phẩm, dụ cho giải thích rộng, cho nên chỉ 30 cho phẩm đó.
Giới thứ hai chia làm hai ý:
- Giải
- Kết khuyến chỉ rộng câu văn ban đầu từ mười giới.
11.Giới Sứ Mạng Của Nước.
Đưa thư qua lại gọi là “thông quốc sứ mạng”, Mạng” tức là sứ. Lệnh của người cấp trên gọi là “sứ”. Bồ-tát lẽ ra phải thanh tịnh các duyên, tinh tấn tu nghiệp lành và khéo hòa giải tranh chấp, dùng từ bi cứu giúp làm bản hoài. Nay lại đưa tin khắp nơi làm sứ mạng giao chiến. Trở thành tà mạng, trái với đạo nghi, nên Phật đặt ra giới này. Kết tội phạm đủ bốn duyên:
- Vận động hai nước
- Lợi dưỡng.
- Truyền lời nói giữa bên này, bên kia.
- Hai nước giao chiến thì phạm.
– Văn chia làm hai:
Nêu người bày lỗi, ”Hưng Sư” là Thướng sư
“Mà Bồ-tát” v.v….. trở xuống là nêu sự so sánh để kết phạm. “Quốc tặc” là hội hợp giết nhau, nghĩa đó như giặc.
12.Giới Mua Bán làm Thương tổn lòng từ.
Bồ-tát nuôi thân lẽ ra phải đúng pháp, không trái với lòng từ bi cứu giúp. Nay mua bán người, súc vật, đổi chác ngoài chợ, quan tài, với lấy sự chê bai của thế gian. Rất trái đạo trông mong, cho Phật đặt ra giới này, kết tội phạm đủ bốn duyên:
1. Vật phi pháp 2. Biết là vật phi pháp. 3. Trao đổi, mua bán. 4. Việc thành thì phạm.
– Trong văn chia làm hai:
- Nêu tên hiển lỗi.
- Nêu lỗi kết phạm.
Câu đầu nói: Người lành và tôi tớ là hai loại khác nhau. Người khác qua lại trao đổi mua bán. Hoặc cướp thuộc về giới trộm cắp. “Lục súc” là: Trâu, ngựa, heo, dê, gà, chó. Và y cứ theo người nuôi chúng trong nhà mà nói: “ Nếu cố” trở xuống, v.v…. là kết phạm như văn.
13. Giới dùng Tội nặng vô căn cứ để Hủy Báng Người:
Không thấy, nghe, nghi là vô căn cứ. Dùng tội nặng vu khống thêm gọi là Báng. Bồ-tát vận tâm khen ngợi lẫn nhau. Khiến đức tốt của pháp môn rạng rỡ. Nay lại vu báng làm nhơ nhuốc bậc hiền thiện, vời lấy sự chê bai. Cảnh phiền não chẳng phải nhẹ nên Phật đặt ra giới nầy, kết tội phạm đủ tám duyên:
- Người đối diện không có việc phạm.
- Biết không phạm.
- Không thấy, nghe, nghi.
- Biết không thấy nghe nghi.
- Khởi tâm ác.
- Tâm vu báng tội nặng.
- Có đối cảnh.
- Nói rõ ràng thì phạm.
– Văn chia làm ba:
- Nêu tên bày lỗi.
- Giáo khởi đối trị.
- Nêu lỗi kết phạm.
Câu đầu nói Tâm ác là ganh ghét người hiền, không làm lợi ích gọi là ác. “ Lương nhân”: tướng bên ngoài không ác gọi là Lương, trong tâm điều nhu là Thiện. Pháp giới, Định, tuệ của Đại thừa tự làm phép tắc và làm phép tắc cho người. Thọ trì đọc tụng, giải thích viết chép đều gọi là Pháp sư. Từng được dạy bảo. Ba tôn bảy chứng y chỉ thượng kinh đều thuộc về sư tăng. Đời Mạt, Phật pháp phó chúc cho vua chúa, Đại Thần, quan lớn, hàng người cao quý. Ân ngoại hộ phải vác trên đảnh, hạnh nguyện giúp nhau và lỗi lầm không quên, đâu cho nói lời chê bai. Kế là đối với cha mẹ dạy cách đối trị, hiếu thuận với người trên, từ bi với kẻ dưới. Đã lãnh thọ giới của Phật đối với sư tăng, giống như sáu thân nên nói là cha mẹ, nghĩa là Hòa-thượng đồng như cha mẹ, A-Xà-lê như chú bác, anh em.
Mà trái lại, v.v…. trở xuống là nêu lỗi kết phạm, rơi vào chỗ bất như ý, là tên khác của địa ngục, nói lời chê bai người khác khiến ý tốn giảm, gọi là Bất như ý. Đây tức là Nhân. Ngay trong quả báo ba đường tự không như ý tức là quả.
14) Giới châm lửa thiêu đốt.
Tánh lửa thiêu đốt tổn hại chúng sinh chẳng phải nhẹ. Đã là phi thời thì đâu cho nên đốt, cho nên kết phạm, có năm duyên:
- Núi rừng.
- Biết là núi rừng.
- Khởi tâm tội ác.
- Chẳng phải lúc khai.
- Nếu đốt thì phạm.
– Văn chia làm ba:
- Nêu tên, nêu lỗi.
- “Không được”: chánh ngăn dứt ác.
- “ Nếu cố thiêu đốt”: trái với chế kết phạm.
– Văn chia làm hai:
Câu đầu” là vật không chủ”, “tâm ác” là báo thù ganh ghét ruộng vườn săn bắn v.v…. vì hộ sinh mạng hữu tình vô tình lúc đó đông đúc cho nên đặt ra. Kế là nếu thiêu v.v… trở xuống là nêu vật có chủ, y cứ vào hao tốn tiền của, bất luận thời tiết. Câu (2),(3) như văn.
15. Giới hóa pháp trái tông:
Trao cho người khuôn phép gọi là hóa pháp, trái với sở học gốc gọi là trái tông. Đại sĩ có nguyện rộng phải trao Đại thừa giúp chúng sinh về nguồn. Tam bảo không khen ngợi, nay lại dạy Tà tiểu. Nhận chìm người đối diện, tội lỗi không nhẹ, cho nên Phật cấm. Ngài Tịnh Danh nói:” Dùng tâm Đại bi khen ngợi Đại thừa, nghỉ báo ân Phật, khiến Tam bảo không dứt, sau đó nói pháp. Kết tội phạm đủ bốn duyên:
- Đối với duyên trước
- Khởi tâm ác
- Dạy pháp tà tiểu
- Người đối diện hiểu được hiền phạm.
– Văn chia làm hai:
Nêu tên, bày việc đặt ra giáo pháp
“Mà Bồ-tát” trở xuống, v.v… là nêu lỗi kết phạm.
Câu đầu “Tự” là từ. Ban đầu từ đệ tử Phật, cuối cùng đến tất cả, khiến phát tâm Bồ-đề là chung cho cả người mới phát tâm. Kế là nêu ba giai vị, sơ lược mười địa v.v…. và nên khiến cho biết, nên nói “nhất nhất” v.v…. Văn rất dễ hiểu.
16. Giới không được nói pháp rối lọan
Nhận pháp cầu tiền của nên nói là “quy lợi”, trước sau không thứ lớp tự gọi là “đảo thuyết”, quên thân cứu chúng sinh là bản hoài của
Bồ-tát, thuận theo giáo pháp để giảng nói không trái với thánh chỉ, nay vì tiền của mà nói đảo lộn chân thừa. Kiêu căng nói dối là Phật dạy, tự vời lấy tội còn vùi lấp người khác, nên Phật đặt ra giới này, kết phạm tội đủ bốn duyên:
- Có người cầu pháp
- Tự hiểu đại pháp
- Vì lợi dưỡng
- Rối lọan chánh pháp thì phạm.
- – Văn chia làm ba:
- Nêu tên, phải học
- Thấy sau, v.v.. trở xuống là dạy dùng hóa phương
“Mà Bồ-tát” v.v… trở xuống là nêu lỗi kết phạm
Câu đầu nói tâm tốt là duyên lý phát tâm, tự tha đều giúp, gọi là tâm tốt. Trước chế Bồ-tát tập học luật nghi nên nói Đại thừa. Kế dạy khắp chúng sinh nên gọi là mở rộng nghĩa vị. Tông chỉ được giảng giải là nghĩa, nghĩa lý thích hợp tinh thần gọi là “vị”. Kế là dạy dùng hóa pháp. Trước hết nói nghĩa khổ hạnh khiến họ trọng pháp khinh thân. Chẳng phải nói xả thân mạng, thiêu thân, đốt ngón tay. Nếu xả thân thì pháp nói cho ai, kế là sau đó trở xuống là dạy họ nghi thức nói pháp. Nói thứ lớp là Viên thừa giai vị, hành giải rõ ràng. Khác với người tối tăm, nói không tu chứng, mê chân đế, tục đế, ba phép học mất nghi, phạm nói không phạm, không phạm nói phạm, lấy không làm co, hiện có nói không. Thuận vật trái thánh ý, cẩu thả chẳng có thứ lớp. Chẳng thứ lớp gọi là Đảo, nên kết phạm, nói hủy báng Tam bảo” là nói Tam Bảo luống suông, đều là nhân đây mà chê bai, há chẳng phải là lỗi hay sao?
17. Giới Ỷ thế cầu tài:
Dựa vào uy quyền của quan chức, gọi là cậy thế, đòi hỏi lấy vật gọi là cầu tài.
Bồ-tát lẽ ra phải cứu giúp chúng sinh không tiếc rẽ thân mạng. Nay lại dựa vào người khác để xin tài vật. Bức não người đối diện, không màng có nên làm hay không, thế nên Phật đặt ra giới này. Kết tội phạm đủ sáu duyên:
- Tự vì danh lợi
- Gần gũi vua, v.v….
- Bức não cầu tài
- Người đối diện gượng cho
- Lãnh thọ thì phạm.
– Văn chia có hai nghĩa:
- Nêu tên nêu lỗi.
- Đều không, v.v… trở xuống là nêu lỗi kết phạm
Câu đầu nói “Tự vị v.v….” là cầu danh lợi cho mình.”Ác cầu” là tà mạng tự nuôi sống đều. Không thỏa mãn nên gọi là “hay mong cầu”.
Kế là nói “không có từ tâm” là đối với cảnh sinh não gọi là không có từ tâm. Không theo lời Phật dạy, ít muốn biết đủ gọi là không “hiếu thuận”.
18. Giới không hiểu biết mà làm thầy:
Không hiểu biết gọi là “Vô tri”. Dối xưng là khuôn phép của chúng sinh nên gọi là Sư. Bồ-tát lẽ ra phải giấu tên che đức, nhân. Nay lại không học, không biết, dối trá làm sư phạm, tự bị lụy mà còn làm lụy người, nên Phật đặt ra giới này. Kết tội phạm đủ bốn duyên:
- Tánh chẳng phải ám độn
- Cố ý không học tập
- Ẩn ngu dối là trí
- Tự làm thầy người khác thì phạm.
– Văn chia làm ba:
- Nêu tên, khuyên học
- “Mà Bồ-tát” v.v…. trở xuống là thị hiện lỗi quấy.
- “Nhất nhất”.v..v…. trở xuống là nêu lỗi kết phạm.
Câu đầu chế chung cho ba việc học, nên nói mười hai bộ kinh. Kế là ngày đêm trở xuốn, v.v….. Biệt chế tụng giới. Mười hai bộ kinh, tên mới là mười hai phần giáo, nghĩa là Đại, Tiểu giáo đều có chia ra khai quyền hiển thật, đủ mười hai phần.
Tu-đa-la, Hán dịch là Pháp bản, tức là văn xuôi.
Già-đà, Hán dịch là Trùng tụng, tức kệ Cô khởi. Như đạt sâu tướng tội phước.
Bản sự: Âm Phạm là Y-đế-mục-đa-già, là nói việc nhân duyên của các Bồ-tát.
Bản sinh: âm Phạm là Đà-xà-già, Đức Phật tự nói nhân duyên đời trước của Ngài.
Vị Tăng hữu: âm Phạm là A phù đà đạt ma, tức Phật hiện thần thông biến hóa, khiến chúng sinh kinh hãi, mà có tên này.
Nhân duyên: âm Phạm là Ni-đà-na., cho việc mà đặt ra giới, do có người hỏi Phật mới nói
Thí dụ: âm Phạm là A-bà-đà-na.
Kỳ-dạ: Hán dịch là Trùng tụng, tụng lại văn xuôi.
Ưu-Ba-Đề-Xá, Hán dịch là Luận nghị. Hỏi, đáp qua lại.
Phương Quảng, âm Phạm là Tỳ-Phật-lược, là lý rộng khắp bình đẳng.
Vô vấn tự thuyết: âm Phạm là Ưu-đà-na.
Thọ ký: Phạn âm là Hòa-già-la-na.
Nên biết giới này kết Kinh Hoa Nghiêm gồm đủ mười hai thể lọai này, suy nghĩ rất dễ biết. Tánh của Phật tánh, giải lý tức Phật tánh, Phật tánh là tánh của chúng ta.
Nguồn gốc của giới nên nêu riêng mà thôi, kế là “kệ văn ngôn”: Như trước đã lược thích. “Nhân duyên” như mười giới trọng, mỗi giới đều có nhân duyên. Nêu lỗi kết phạm như văn.
19. Giới chia rẽ người hiền thiện.
Bẩm tánh nhu hòa gọi là “Hiền thiện”, chia rẽ người này và người kia gọi là ly gián. Khéo hòa giải sự tranh chấp, mới thích hợp với Bồtát. Nay lại chia rẽ, lừa dối, chê bai, bỏ phế chánh tu nên Phật đặt ra giới này. Kết tội phạm đủ bốn duyên:
- Hiền thiện
- Khởi tâm nói hai lưỡi chia rẽ.
- Truyền nói qua lại
- Người đối diện nghe hiểu.
Tỳ-kheo dịch là Khất sĩ, phá phiền não, bố ma.
20. Giới không phóng sinh. Đủ bốn duyên thành phạm:
- Thấy sát sinh
- Không có từ tâm
- Có tử vong nguy nạn.
- Có Pháp sư đúng pháp mà không thỉnh giải thích thì phạm.
– Văn chia làm hai:
- Nêu danh bày việc
- Nếu không, v.v…… trở xuống chỉ tác kết phạm.- Câu đầu chia làm hai nghĩa:
- Từ bi cứu giúp chẳng phải người thân
- Nếu cha mẹ v.v….. trở xuống là nói về từ bi cứu vớt sáu thân.
Câu đầu: “tất cả đất nước, v.v..Nghĩa là thân chúng sinh đều lãnh thọ bốn đại. Quá khứ, hiện tại tuy khác nhau, nhưng sự lãnh thọ thì giống nhau. Cho nên, giết bốn đại của kẻ đó, tức là giết thân cũ của ta trong quá khứ.
Hai câu còn lại như văn. Kế là “Như vậy, v.v… trở xuống là” Kết khuyên chỉ rộng, như văn.
– Ba mươi chia làm hai:
- Giải thích
- Kết khuyên chỉ rộng.Như văn tự có mười.
21. Giới không có từ bi báo thù.
Hành trái với vui gọi là không có tâm từ bi. Cố tâm phục oán, gọi là báo thù. Bồ-tát lẽ ra phải oán thân bình đẳng, thường có tâm nhẫn nhục không bỏ lòng từ bi. Nay lại phục thù tỏ ra đắm chìm trong biển khổ, nhiều kiếp oán thù, làm sao gọi là người xuất gia nhập đạo, nên Phật đặt ra giới này, kết thành phạm tội đủ bốn duyên:
- Là đối tượng óan thù.
- Khởi tâm tức giận.
- Khởi phương tiện.
- Trả thù xong thì phạm.
– Nêu văn chia thành ba:
- Nêu tên nêu lỗi để cấu ngăn.
- Còn không v.v…. trở xuống là nêu khinh so sánh với trọng.
- Mà xuất gia v.v… trở xuống là nêu lỗi kết phạm.
Câu đầu nói: “Sát sinh để báo sinh”, giết mạng để sống lâu là trái hẳn với tông chỉ của Phật giáo. Không do… đâu oán dứt, cho nên nói không thuận hiếu đạo. Kế là nói “Còn không thể” là xuất gia Phật cấm không được nuôi súc vật. Tại gia khai cho nuôi, không được vô lý đánh đập chúng. Huống chi cố ý, v.v…. là đang tình huống phục thù. Tất cả nam nữ là cha mẹ ta, là thân cũ của ta. Nay giết hại báo thù nhau nghĩa ở “Tích” cho nên nói chung là bảy, ngoài trọng thêm một tội khinh.
Kết trong phạm có “bản” không có chữ xuất gia, Thiên cung nói:” Theo Phạm Võng Đại bản thì phải có. Hễ phát Đại tâm lãnh thọ giới Bồ-tát đều gọi là Bồ-tát xuất gia. Nên ngài Tịnh Danh nói: “Xuất gia là pháp vô vi v.v….
22. Giới khinh mạn pháp sư:
Dạy bảo giáo dục, gọi là “Pháp sư”, không cung kính gọi là “khinh mạn”, Bồ-tát lẽ ra phải khinh thân trọng pháp, Tuyết Sơn theo quỷ xin nghe pháp, Thiên-đế bái súc sinh làm thầy. Kiêu mạn như núi cao, nước mưa không dừng, sớm sẽ thành sông, muôn dòng đổ về biển. Nay bỏ quán sự tri của mình, sẽ mất đi hạt giống lợi ích lớn của Đại pháp, cho nên Phật đặt ra giới này. Kết thành tội phạm đủ bốn duyên:
- Mới tân học, không hiểu biết.
- Người kia thấp hèn nhưng có đức.
- Tự ỷ sinh kiêu mạn.
- Không đến thưa hỏi thì phạm tội.
Giới trước nói hiện giảng không nghe, giới này cấm không thưa hỏi rộng, văn chia làm ba:
- Nêu tên bày tội.
- Câu Pháp sư ấy, v.v..… trở xuống là chỉ ra cảnh kiêu mạn.
- Câu “Mà mới học v.v.… trở xuống là” nêu lổi kết phạm.
Câu đầu nói: Người có trí v.v…. hiểu biết thế pháp. Không còn xem văn nữa nên nói thông minh. Từng có chức nhậm mà nói “cao quý”. Hiện đời thuộc gia tộc của bậc Thánh nên nói là Đại tánh. Thông đạt kinh sử gọi là Đại giải. Vời lấy tiền của, thức ăn của thế gian gọi là “Đại phước”. “Nhiêu tài” là giải thích nghĩa Đại phước. Do đây, v.v…. trở xuống là kết chung ý kiêu mạn để dẫn dụng. Dùng sự thông minh này cho đến Đại phước mà sinh kiêu mạn.
Văn rất dễ thấy.
1.Trong phần kết phạm nói “Đệ Nhất Nghĩa Đế” là lý viên thường làm gốc của giáo hạnh, nên nêu riêng, giáo hạnh không chỗ nương chẳng phải là vị thầy tốt.
23 Giới khinh người, không truyền kinh.
Bồ-tát lẽ ra phải khiêm tốn nhiếp chúng sinh, không ngại nhọc nhằn. Nay ỷ mình học nhiều, quen biết người quyền thế mà khinh thường người đến cầu học.
Kết thành tội phạm đủ bốn duyên:
- Tự xưng Đại thừa
- Người mới học thưa hỏi
- Ỷ thế khinh mạn
- Không chịu trả lời liền phạm.
– Văn chia làm ba:
- Nói về người cầu pháp.
- “Nếu Pháp sư”…v.v… trở xuống là nói về việc tự ỷ mình.
- Mà người học v.v… trở xuống là nêu lỗi kết phạm.
Trong văn đầu nói về thời tiết nên nói “Sau Phật diệt độ” phát tâm tu đủ ba nhóm, bốn thệ nguyện rộng lớn, cho nên nói được. Câu “ Nói đối với các …..” là nói lên thắng cảnh của nó. Nên kinh nói: “Thắng tượng như Phật thật được phước cũng giống như vậy. Trước tượng Phật tự chế thời kỳ cần thiết lãnh nạp giới phẩm gọi là tự thệ. “Tướng tốt” như nói dưới đây, “Thì được thọ giới” là được tướng tốt rồi thì tự thọ ba quy y, tự nói sám hối, tự thọ mười giới, tự làm yết-ma. Nhưng xuất tự miệng khác với thầy. Câu “Nếu hiện tiền…” từ tầhy mà có giới nên không cần tướng tốt. Hai câu còn lại như văn.
24. Giới bỏ sách chân học sách ngụy:
Bồ-tát lẽ ra phải y theo liễu nghĩa xả bỏ gạch ngói Tiểu thừa Phàm phu mà chọn lấy châu báu như ý. Nay lại bỏ chân, học ngụy làm chướng đạo, nên Phật đặt ra giới này, kết thành tội phạm đủ bốn duyên:
- Có Đại thừa
- Không tu học
- Học tập tà tiểu thì phạm.
– Nên chia làm ba:
(1). Nêu tên chung, đưa ra pháp không học tập.
(2). Mà bỏ, v.v…. trở xuống là nêu thí dụ để làm rỏ việc bỏ chánh học tà.
(3). “Đoạn nầy”, v.v…. trở xuống là nêu lỗi kết phạm.
Câu đầu nói “chánh kiến đẳng”, “chánh kiến” là trí nhận biết, “Chánh tánh” là cảnh sở duyên, “ Chánh pháp thân” là cảnh và trí không hai. Ứng vật hiện hình, đều là chánh pháp. Nên kinh nói rằng: nay thân này của ta tức là pháp thân. Tông cựa mà Đại thừa giải thích là ở đây. Từ nhân đến quả không ngoài ba thân. Cho nên nêu không học khuyên khiến tu tập, hai là vô tác đạo phẩm bảy khoa pháp môn dụ cho bảy báu. Từ đây ngoài Viên thật đạo ra còn lại đều gọi là tà kiến. Do không có tự thể phương tiện. Cho nên kết tội Phạm. Đạt đến quyền thì thuận với Phật hóa nghi cả bốn duyên thích hợp với thời chánh trợ hợp thành, lý Tà chánh là một thì chẳng phải giới hạn của tội phạm. Nên kinh nói:” Dùng phương tiện độ sinh là sợ hiểu biết của Bồ-tát”.
3. Trong kết phạm là nói cắt đứt Phật tánh. Lý tánh thể cùng khắp Thiên, Viên. Từ tâm ngăn cách dễ bỏ Đại thừa, Tiểu thừa. Hành ba nhân tánh mà không hiện hành cho nên đoạn. Tánh đức thiên nhiên thường trụ bất biến làm sao cắt đứt được.Nay từ tu mà được nên kết không phạm.
25. Giới không khéo hòa chúng:
Chế ngự pháp lư hành tàng gọi là “Hòa chúng”. Thống lãnh mà trái với giới thì gọi là “Bất thiện”. Đã là chúng sinh thì phải hợp với nghi quỷ giữ gìn của cải, khéo điều hòa sự tranh tụng. Nay lại xúi giục trái với phi pháp, trái với tăng đồ. Cho nên Phật chế giới này. Kết thành tội đủ ba duyên:
- Đứng đầu chúng
- Không có tâm từ hộ.
- Khiến chúng bất hòa và tổn hại vật của Tam bảo thì phạm.
– Văn chia làm ba:
- Nêu ra chúng chủ.
- Nên sinh v.v….. trở xuống là chế khiến y pháp.
- Nhưng trái lại trở xuống là trái chế, kết phạm.
Ban đầu đưa ra thời tiết, tức sau khi Như lai diệt độ, Di pháp trụ trì phải nhờ chúng chủ nên riêng nêu.
Người truyền giáo nghĩa là nói Pháp Chủ.
Người chủ trì nghĩa là hành Pháp chủ.
Cương duy xứ chúng nghĩa là chủ Tăng phường.
Dẫn đạo nội ngoại sửa sang chùa tháp gọi là “chủ giáo hóa”.
Truyền thọ thiền yếu gọi là “chủ Tọa thiền” Lãnh chúng điều lành khắp nơi gọi là “hành chủ” Kế văn có hai ý:
– Chế khiến hòa chúng.
– Chế giữ tài vật.
Kết trong phạm, do không pháp dạy chúng khiến mình và người không dùng mà dùng thì gọi là vô độ. Từ không có tâm trộm cắp chỉ kết tội nhẹ. Nếu nó đã nhuần rồi nhưng Tam bảo hỗn hợp cũng đồng với Thanh văn dùng lẫn lộn mắc tội nặng.
26. Giới không tiếp đãi khách Tăng, trái với phéo tắc:
Hễ là khách tăng, ở phương ngoại thì y bát họ tự mang theo mình. Là chủ pháp giới thì có cách tiếp đãi, mới biết được sự thiếu thốn mà cung cấp cho họ. Nay mới biết vượt quá Tăng pháp lợi không chia đều. Nghĩa đồng với sự trái hẳn. Thứ lớp mười phương Tăng luống lập. Tổn tài mất pháp cho nên Phật đặt ra giới này. Thành tội có đủ bốn duyên:
- Trước ở trong phòng.
- Có Bồ-tát tăng xuất gia
- Biết đúng.
- Không cung cấp chỉ thọ lợi dưỡng riêng thì phạm.
– Văn chia làm ba:
- Nêu chỗ người đồng loại.
- Ở trước v.v…. trở xuống là chế khiến cung cấp, theo thứ lớp sai thỉnh.
- Mà ở trước v.v…. trở xuống là nêu lỗi quấy kết phạm.Câu đầu có năm chỗ.
Tăng phường là nơi của Bồ-tát xuất gia cư trú, cũng là nhà thế tục có chỗ tăng ở.
Làng xá thành ấp, tức là nơi Bồ-tát tại gia cư trú.
“ Nhà Quốc Vương” tức là nhà cửa của vua
“Cho đến” nghĩa là rất thường ở một hạ đồng trụ, trụ xứ nhiều không thể kể hết, nên nói “cho đến”
Trong đại hội nghĩa là lập ra hội xứ, thấy Bồ-tát đến sau đều phải tiếp đãi.
Kế là trong văn mới đặt ra việc đón tiếp, cung cấp:
Tất cả mọi việc dều phải cung cấp.
Nếu không có tài vật thì phải cắt thịt bản thân, nghĩa là bán thân mới đủ sức cung cấp, chung cho cả hai chúng xuất gia và tại gia. Nam nữ bán thân phần nhiều hạn cục tại gia, nếu có v.v…. là chế đồng lợi dưỡng, nên nói có phần lợi dưỡng.
Kết trong tội phạm, bất nhân cho nên dụ như súc sinh, chẳng phải đồ chúng cấu chứng quả thánh nên nói rằng phi Sa-môn. Sa-môn, Tăng môn là hiệu chung của người xuất gia ở Trung Quốc.
Bốn họ xuất gia đều gọi là Thích chủng. Trái với pháp thức Thích môn không thâu nên nói chẳng phải dùng họ Thích.
27. Giới thọ thỉnh riêng:
Phật tánh bình đẳng, tăng quý ở chỗ hòa đồng. Tài lợi như sữa hòa với nước. Nay biệt thọ thỉnh khiến của thí ra không đồng đều tự mắc lỗi xâm phạm cướp đoạt. Thí chủ mất phước bình đẳng. Cả hai đều tổn hại nên Phật đặt ra giới nầy. “Kinh Ưng Cúng hành” nói:” Thọ thỉnh riêng” chắc chắn mất bốn quả, bảy kiếp không thấy Phật. Năm trăm đại quỷ đứng án trước người đó, năm trăm đại quỷ theo sau người đó.Vì trong tăng bảo có Phật hóa thành thất hiền tăng, phàm phu tăng, muốn cho thí chủ bốn phương được phước như thế, nên Phật chế không được Thọ thỉnh riêng. Kết thành tội phạm đủ bốn duyên:
- Thân ở trong chúng
- Thí chủ thỉnh riêng.
- Thọ
- Lấy vật thì phạm.
– Văn chia làm hai:
- Ý nói không bằng lòng.
- “Tự mình dùng” là nêu lỗi kết phạm.
Câu đầu thuộc mười phương hiện tiền tăng, câu “tám ruộng phước” là bậc Thánh tức bốn quả và các sư được xếp vào Tăng bảo. Tăng tuy một nghĩa trong tám ruộng phước nhưng bao gồm nhiều hạng người. Phật cũng thị hiện trong tăng nên nói Chư Phật Tăng. Tức cha mẹ, Tăng, người bệnh trong mười phương đều có phần vật. Không ra khỏi pháp và luôn cả ba ruộng phước. Nghĩa là Tăng mười phương không thiếu, nhưng chung cả năm phước điền nên nói Tám ruộng phước cho đến cha mẹ, người bệnh. Kế là “Kết phạm” là nhiều người trong mười phương, nếu không có tâm trộm thì phải phạm tội nhẹ mà thôi.
28. Giới không được thỉnh tăng riêng:
Hễ muốn được nhiều phước thì phải thỉnh tăng ruộng phước để cầu nguyện, tình không quanh co thì cúng thí mới bình đẳng. Nay thỉnh riêng mình, lựa bỏ người khác, không có tâm chung thì thiếu pháp cúng. Bởi vì quanh co thì cả hai bên đều vời lấy họa, cho nên Phật đặt ra giới này. Kết thành tội phạm đủ sáu duyên:
- Tự là thí chủ.
- Lập ra chúng hội.
- Có tăng chúng
- Cố thỉnh riêng.
- Hành thân
- Lấy vật thì phạm.
Nếu ngoài thứ lớp tăng và bị sức người bắt buộc phải thỉnh riêng thì không phạm. Nên văn chia thành ba nghĩa:
- Sắp xếp người thỉnh Tăng nên cầu chỉ dẫn
- Tri sự v.v…. trở xuống là nói về thỉnh pháp
- Nếu riêng v.v…. trở xuống là trái với quy chế, kết phạm.
Câu 1. Nêu ba thứ phạm này để hạn cuộc hai chúng.
Tất cả Đàn việt không thọ giới, người nghe theo lời dạy được phước. Trái phạm phép tắc không phạm tội.
Câu 2:“Thì được Hiền Thánh Tăng mười phương” tâm thông tất cả lý, một nhiếp tất cả. Câu” “nhưng người đời v.v…” nên kinh Ưu-
Bà-tắc Giới nói:” Lộc Tử Mẫu thỉnh năm trăm vị La-hán. Lộc Tử nhờ A-nan dâng thức ăn cho Phật. Phật hỏi A-nan: Lộc Tử Tăng có thứ lớp thỉnh một vị không? A-nan thưa: “Người ngu si thỉnh năm trăm La Hán, không bằng Phật thứ lớp thỉnh một vị”
3. Kết phạm nói là pháp ngoại đạo: ngoài Phật pháp gọi là “Pháp ngoại đạo”. Chẳng phải là ngoại đạo. Luật đứng về Thanh văn khai cho thọ thỉnh riêng. Nên biết bảy Đức Phật đều đứng về Bồ-tát, không có pháp thỉnh riêng. Bảy Đức Phật đều ở tại cõi này. Ứng hóa thị hiện “Tích”, sống lâu trong trăm kiếp các vị trời đều hội kiến, phần nhiều dẫn việc nầy để làm chứng. “Nếu muốn người tin” thì có bằng cứ. Nghĩa là quá khứ kiếp thứ chín mươi, ban đầu có một Đức Phật hiệu là Tỳ-Bà-thi, cũng gọi là Duy-vệ. Khoãng giữa các kiếp không có Phật, đến kiếp thứ ba mươi mốt có hai Đức Phật ra đời:1/. Thi-khí, cũng gọi là Thức-khí. 2/. Tỳ-xá phù, cũng gọi là Tùy-Diệp. Đây là kiếp Hiền thứ chín mươi mốt có ngàn Đức Phật ra đời, bốn Đức Phật đã qua là:
- Câu-Lưu-tôn
- Câu-na-hàm-mâu-ni
- Ca-diếp
- Thích-ca
29. Giới tự nuôi sống bằng tà mạng:
Tà pháp để nuôi mạng sống gọi là “tà mạng”, có bốn thứ:
1). “Phương tà” là đi sứ thông tin cho hai nước.
2). “Duy tà” là thuốc thang, xem tướng
3). “Ngưỡng ta”: là coi sao.
4).”Hạ tà”nghĩa là gieo trồng các thứ ngũ cốc.
Bồ-tát lẽ ra phải từ tâm thương vật. Các thứ phước còn vất bỏ, sao lại vì lợi mà tìm kiếm bất chánh, luôn cả các nghề ác không trong sạch để nuôi sống, không có lòng từ làm tổn hại chúng sinh. Dưới tín tâm, trên trái với thánh chỉ, cho nên Phật đặt ra giới này, kết thành tội phạm đủ ba duyên:
- Lợi dưỡng.
- Học tập kỹ thuật tội ác.
- Làm việc xong thì phạm.
– Văn chia làm ba:
- Nêu tâm tà mạng
- Lại buôn bán, v.v… trở xuống là xếp vào việc tà mạng
- Đều không, v.v…. trở xuống là nêu lỗi kết phạm.
Ban đầu như văn, kế là xếp vào phướng pháp tà mạng, ngồi ở quán xá chợ búa mê hoặc người gọi là mua bán nam nữ, cũng có bán nam sắc và nữ sắc. Tự tay làm thức ăn, ác xúc phi pháp. Tự xay giả hư hoại sự sống gồm cả ác xúc. Ở đây, v.v…. trở xuống là Tà tuỳ theo loại thanh tịnh thì tự tay tránh khỏi chê bai. Xem tướng phán đoán tài lộc được mất của nam nữ, bỏ chánh về tà cầu quan hộ chức, hoặc tự nhiễm tập tổn hoại đạo nghiệp, hoặc làm người đoán mộng nói lành nói dữ, khiến người đó cầu thần nguyện quỷ, hoặc xem thai là trai hay gái. “Chú” nghĩa là chú trớ tã đạo, vì lợi mà tổn vật, tàn sát sinh mạng. “Thuật” tức là tà thuật phù thư ếm, cấm đoán thắng duyên, hoặc làm xáo động người đạo kẻ tục đều xếp vào Duy tà và ngưỡng tà, thuật thông tinh tường. Nói “Công xảo” thư họa điêu khắc thạch cao, tre gỗ, duyên việc trở ngại đạo. “Điều thuận” đề nghị làm ruộng, đi săn. Hoà hợp trăm thứ thuốc độc, tổn mạng hại vật gọi chung là độc. Rắn độc lấy độc của rắn làm tổn hại sinh mạng chúng sinh. Độc sinh kim ngân là tên thuốc. Độc sinh kim ngân là “Độc sâu cổ”, là những thuốc độc khác nhau đều làm tổn hại mạng sinh vật, cũng xếp vào loại Tà. Kết phạm như văn.
30. Giới làm mai mối:
Giữ giới như giữ gìn ngọc sáng, nay lại hủy báng nói “không”, làm mai cho nam nữ. Đến khiến cho sáu tháng ba năm làm việc sát đạo,chẳng phải trái pháp mạn thời nuôi lớn việc ác của mình và người cho nên Phật đặt ra giới này, kết thành tội phạm đủ bốn duyên:
- Ác nói “không“.
- Đưa tin cho cả nam nữ.
- Thời gian sáu tháng ba năm
- Mình và người đều làm việc sát sinh, trộm cắp thì phạm.
Tự hành thì kết cả hai tội:
Làm nhân vì người khác kết tội nhẹ, văn chia làm ba:
- Nêu chung cảnh phạm.
- Sáu ngày trai nhật v.v… trở xuống: chỉ thời gian phạm tội3. “Sát sinh” trái với quy chế kết phạm.
Nói tâm ác là nói “không có Tam bảo”. Bên trong không có tín tâm chấp không làm việc ác, bài bác dưỡng sinh, nen nói là Dối hiện gần gũi.
Nói tướng xuất ở trong hữu, nên nói là người tại gia.
Văn Kinh nói:
Sáu ngày trai là: 8,1,1,23,29,30. Theo Luận Trí Độ:”
Hỏi: Vì sao trong sáu ngày trai đó lại đặt ra thọ tám giới? Đáp: vì đó là ngày không tốt, ác quỷ đoạt mạng. Vào kiếp sơ bậc Thánh khuyên nhau trì trai thọ giới tránh tám việc hung suy. “Kinh Tứ Thiên Vương” nói: trong sáu ngày này, sứ giả Thái Tử và bốn vị vua trời xuống xem xét nhân gian. Nếu người nào trì trai giới hiếu thuận với cha mẹ, thì các vị đó sẽ tâu lên trời Đế-Thích, lúc đó các vị trời vui vẻ, thêm lợi ích cho chúng trời. Giảm bớt Tu-la, quỷ thần đi xa khiến cho trụ xứ an ổn. Nếu không như thế thì các vị trời không vui. Câu “Giảm ít” các vị trời, Tu-la đông đúc, “Kinh Thiên Địa Bản Khởi” nói: “Kiếp sơ có một vị Phạm Tử lạ tu hạnh ngoại đạo, vào sáu ngày này, cắt thịt ra máu rồi bỏ vào lửa, qua mười hai năm bị Thiên Vương quở trách, ngoại đạo này nguyện sinh làm đứa con dữ. Lúc đó trong lửa có tám con quỷ xuất hiện thân hình đen nhánh, mắt đỏ rực sáng. Tất cả quỷ thần đều từ đây sinh ra.Do đó mà vào kiếp sơ bậc thánh chế giới trì trai trong sáu ngày nầy. “Kinh Thiện Sinh” nói:”Là ngày của ngoại đạo thờ cúng.” Ba tháng trường trai trong năm là:
Tháng giêng: Là đầu tiên hiện sinh của chúng sinh.
Tháng năm: Là trong hưng thịnh.
Tháng chín: Là khởi đầu của sự cất giữ.
Tương truyền, Thiên đế chia tháng để phán xét bốn thiên hạ như: Tháng hai chiếu châu Thiệm-Bộ ở phía Nam, Tháng ba chiếu châu ngưu hóa ở phía Tây, Tháng tư chiếu châu Câu-lô ở phía Bắc, tháng năm chiếu Đông Thắng Thân ở phía Đông, rồi trở lại châu Thiệm-Bộ ở phía Nam, nhưng thuyết này không thấy nói trong kinh điển Phật giáo.
*) Kết phạm như văn. “Như vậy” là kết khuyên chỉ rộng, “Phẩm chế giới” nói trong Đại Bản có phẩm này. Kế nói hai hai chín là hai:
một/ chín lại chia làm hai:
- Chánh giải thích
- Kết khuyên chỉ rộng.
31. Giới không thực hành cứu chuộc:
Bồ-tát phát tâm từ bi cứu giúp chúng sinh là căn bản, huống chi thấy bậc tôn quý bị nguy ách mà tâm khinh thường bỏ qua. Trong thiếu tâm hiếu, ngoài trái với lòng từ xót thương, nên Phật đặt ra giới này, kết thành hạm có bốn duyên:
- Thấy Tam bảo đang bị nguy ách
- Sinh tưởng tri ki
- Không có lòng thương xót.
- Không cứu chuộc thì phạm.
– Văn chia làm ba:
Nêu tên y cứ vào thời, xếp vào việc nguy nạn. Nói cha mẹ là Chư Phật, Bồ-tát có khả năng sinh ra pháp thân, nên hình tượng kia tức là hình tượng cha mẹ.
Câu mà Bồ-tát v.v…. trở xuống chế tác thành trì.
Nếu không, v.v….. trở xuống là trái phạm quy chế đều như văn.
32. Giới tổn hại chúng sinh:
Bồ-tát cất chứa vật gì phải hợp với nghi quỹ, trong có nhân từ, ngoài không xâm hại. Nay lại chứa vật phi pháp bán cho người, mình và người tăng tội lỗi, nên Phật đặt ra giới này, phạm kết thành tội có đủ bốn duyên:
- Vật phi pháp.
- Cậy thế.
- Tâm ác.
- Cất chứa để mua bán thì phạm.
– Văn chia làm hai:
- Nêu tên xếp vào việc không nên.
- Nếu cố v.v… trở xuống là trái vi phạm quy chế kết phạm có sáu loại:
a) Mua bán dụng cụ sát sinh b) Chứa cân non giạ thiếu. c) Nhân thế lực lấy tài vật d) Tâm sát hại bắt buộc người chứa e) há hoại thành công. f) Nuôi mèo chó.
Sáu vật này đều làm tổn hại nên Phật cho chứa dùng, của cải vào tay thuộc về giới trộm cắp ở trước, nay từ câu “không nên”… nên kết tội nhẹ, kết phạm như văn.
33. Giới xem nghe làm ác:
Bồ-tát lẽ ra phải ở nơi yên tĩnh, suy nghĩ giữ gìn kinh sách Phật. Nay trở lại xem nghe,thân phi pháp làm việc ác, trái pháp vời lấy chê bai, nên Phật đặt ra giới này. Kết tội phạm đủ ba duyên:
- Có việc sở đối.
- Tâm ác xem nghe
- Thấy nghe thì phạm.
– Văn chia làm ba:
- Nêu tâm năng phạm.
- Quán tất cả, v.v…… trở xuống là nêu lỗi đễ ngăn cấm.
- Nếu cố ý, v.v….. trở xuống là trái chế kết phạm.
Câu đầu “tâm ác” là không hòa giải vô minh gọi là tâm ác. Kế là văn có nhiều ý. Ở đầu “xem đấu”, đấu nghĩa là đấu đả, chung cả thân, miệng. “Quân trận binh tướng tức vương là vua”, là quân giặc cướp. “Đấu” là các quân giặc, hoặc tự làm, hoặc xúi giục người làm đều không được xem nên nói là“đẳng”.
Không được xem nghe âm nhạc, nếu người khac làm cúng dường, thuận đời xem nghe không đắm nhiễm thì không phạm. “Bất đắc”… là chấm dứt chơi đùa. Đánh xu bồ, xổ vi kỳ (những hình thức cờ bạc) nên biết.
“Ba là” cờ tướng, diễn binh của An độ. Hai người mỗi bên đều sai hai mươi con cờ tiện hình con voi bằng ngọc. Trung quốc cũng có bàn cờ, dùng nga voi tiện hình con cờ, hễ bên nào tranh được con đường quan trọng thì thắng.
“Đàn kỳ” dùng ngón tay búng con cờ văng ra xa là thắng.
“Lục bát” có sáu cặp.
“Phách cúc” là thảy cầu, đánh cầu, đá cầu cùng một nghĩa.
“Trịch thạch” có khi nói là ném đá, có khi gọi là quăng đá (rớt xuống dội lại)
“Đầu hồ” ném đồng tiền, gậy vào lỗ hổng là thẻ.
“Khiên đạo” gọi là vị trị. Hai bên mỗi bên có mười ba con, thắng thì kéo bên thua, gọi là khiên đạo.
“Bát đạo, hành thành”: Dọc ngang có tám đường giao xen lẫn nhau, dùng con cờ đi trong các đường ấy như cách đi trên thành.
“Trảo cảnh” v.v…để dứt tà thuật của An độ, thuốc dùng bôi lên móng tay, làm cho móng tay sáng rực lên như gương, trong đó hiện ra việc lành dữ.
“ Độc lâu”: ngoại đạo ở An Độ gõ vào đầu lâu người chết để đoán biết nhân duyên sống chết. Trung quốc cũng có việc gõ vào sọ người mới chết, nghe thần nói vào tai việc lành dữ.
“Bốc phệ”: “bốc” là mai rùa, “phệ” là cỏ thi. Hai vật dùng để coi bói. Những thứ này đều là tà thuật dối gạt mê hoặc lòng người, đời đời tập nhiễm vô ích cho mình và người, nên Phật đặt ra giới này.
“Tay sai cho kẻ cướp” là bị giặc sai làm việc trộm. Từ bên trợ duyên nên kết thành tội nhẹ. Nếu vì nghiệp đạo lẽ ra phải xếp vào tội nặng.
3.Trái với quy chế kết phạm, như văn.
34. Giới nhớ nghĩ tiểu thừa:
Tâm Bồ-tát khong xen dở bốn thệ nguyện rộng lớn, đúng saixen lẫn, đại đạo khó mong, nên Phật đặt ra giới này, kết thành phạm tội đủ ba duyên:
1). Không siêng năng giữ gìn Đại thừa
2). Duyên niệm Tiểu tông
3). Một niệm bỏ Đại thừa hướng về Tiểu Thừa thì phạm.
– Văn chia làm hai:
1. Nêu tên lập chế.
2. Từ câu “nếu khởi” là trái phạm quy chế, nên kết phạm tội.
Câu đầu “Hộ trì”, “ hộ là thủ hộ”, trì là niệm trì. Trì có hai nghĩa:
Nhờ dứt ác nên giới thể đầy đủ, gọi là chỉ trì. Thuận theo giáo mà tu khiến ánh sáng giới trong sạch gọi là Tác trì.
Trì danh giới đều do giữ gìn mà thành.
Ba nghiệp đều vận dụng gọi là hộ trì giới cấm, cho nên y cứ vào bốn oai nghi để ràng buộc thân tâm. Sáu thời đọc tụng để cấm khẩu, mưa pháp bên ngoài giúp tâm duyên lý tánh. Vững chắc khó lay động nên dụ như cương cang. Đại thừa và Tiểu thừa đều giữ như phao nổi. “Kinh-Niết-bàn” nói rằng: Thí như có người muốn mang phao nổi qua biển, bấy giờ có một một con quỷ La-sát đến xin phao nổi, ban đầu xin nguyên cái phao, cho đến xin một chút xíu như hạt bụi cũng không cho, đây là dụ cho sự trì giới của Đại Thừa và Tiểu Thừa. Sinh tư phần đoạn và sinh tử Biến dịch rộng sâu ví như biển cả, chứng quả ba đức dụ như bờ bên kia. Giữ giới như phao nổi không thủng, thì mong sẽ đến bờ bên kia. Phá giới như châm vào phao một lỗ, nước ái kiến dần nhập vào thân tâm, nhân từ nhỏ đến lớn. Sáu đường luân hồi, tan mất tuệ mạng, gọi là chìm xuống biển mà chết. Như Tỳ-kheo bị buộc bằng dây cỏ nói rõ nghĩa trên.Vì giư giới khinh mất mạng chứ không hủy phạm. Luận Trang nghiêm nói giặc trộm vật của vua, gặp Tỳ-kheo sợ lộ việc này, mới nghĩ rằng:”Ta nghe nói Tỳ-kheo không làm hư hại một cọng cỏ sống, nên dùng cỏ trói vị Tỳ-kheo này lại rồi kéo bỏ bên đường. Lúc đó, vua đi săn qua đó thấy vậy bèn nói kệ hỏi:
Ta thấy Tỳ-kheo này,
Mập mạp có sức khỏe
Vậy vì lý do gì,
Cột cỏ không cựa động?
Tỳ-kheo này đáp:
Ta xem cọng cỏ này
Cỏ này rất mỏng manh
Nếu như ta cựa động
Trái với Như lai
Vua liền đến cởi trói cho Tỳ-kheo, rồi phát nguyện hộ pháp. “Niệm niệm bất khử tâm” là xả, tâm tâm nối nhau không rời một sát na. Duyên nhất thể Tam bảo, phát bốn thệ nguyện, rộng lớn nên nói thường sinh v.v.… Kế trong phần kết phạm nói “ngoại đạo”, nhị thừa tức ngoại đạo. Ngoài Viên đạo nên gọi là Ngoại đạo.
35. Không phát mười nguyện:
Bồ-tát phát nguyện khiến tâm không lui nẹt, hành có chỉ quy. Nên không phát nguyện, Phật chế giới này, kết tội phạmđủ hai duyên:
Không phát nguyện Phát mà quên mất thì phạm.
Văn chia làm ba:
Nêu chung con số nhiều gọi là “tất cả”
Kế là “Hiếu thuận” v.v… trở xuống là nêu riêng mười loại nếu tất cả trở xuống là trái với quy chế. Kết phạm như văn.
Hiếu thuận cha mẹ,
Hiếu thuận sư tăng
Nguyện được thầy bạn tốt. Nguyện thường dạy ta Đại Thừa Nguyện thường dạy ta Thập trụ.
Nguyện thường dạy ta Thập hạnh
Nguyện thường dạy ta Thập hồi hướng.
Nguyện thường dạy ta Thập địa.
Nguyện thường khai mở cho ta pháp tu hành.
Nguyện giữ vững giới Phật.
Giữ vững giới Phật thôngcả đầu cuối, nên biết nhân quả mười nguyện đầy đủ. Diệu giác rất mong tu chứng rốt ráo, cho nên lược không nêu, đã đầy đủ tự hành nhân quả, tự lợi lợi tha tức giáo hóa nhân đầy đủ năng sở. Khai mở tu hành, không pháp nào không có. Mong được Hóa pháp đều thuộc trong đó, cho nên giới khuyên một sát-na cũng không bỏ, nên nói “niệm niệm không lìa”. Kết phạm như văn.