THIÊN THAI BỒ TÁT GIỚI SỚ
Sa-môn Minh Khoáng ở Thiên thai san bổ.
(Thảo Thư Diệt Pháp truyền giả Tu Chân)
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN HẠ

36. Giới đối cảnh không phát thệ nguyện:

Mười nguyện trước là phát chung. Nay đối cảnh khởi hạnh, phải chế ngự thân tâm mới làm được việc khó, mà đưa ra sự giữ giới để hiểu được tội lỗi của việc hủy phạm giới cấm. Nên chế riêng ở cảnh, đối trị lời sở độc mà được việc này. Biết chẳng phải giữ tâm nối nhau, con người phần nhiều biếng nhác không thệ nguyện, kết phạm đủ ba duyên:

  1. Đối trị cảnh khởi lỗi tín thí, v.v..
  2. Không phát lời thệ riêng
  3. Dù phát nhưng chóng quên thì phạm.

– Văn chia làm ba:

  1. Ban đầu nêu tên, kết trước sinh sau.
  2. Tác thị v.v…. trở xuống là nêu lời thệ nguyện khác.
  3. Mà Bồ-tát v.v….. trở xuống trái lời quy định, kết phạm.

Ban đầu kết trước, giữ giới cấm của Phật sinh sau.

– Văn có mười ba bài:

Ban đầu đối sắc cảnh lập, lửa dữ, núi dao, thệ nguyện đặt ra cho thân nghiệp.

Kế là năm cặp tín tâm cúng dường, phát nguyện chế thân nghiệp khẩu nghiệp.

Kế nữa là đối với tín tâm lễ kính cảnh châu báu, chùy sắt đập nát thân, thệ nguyện đặt ra cho thân nghiệp.

Kế là năm cặp bốn việc:

  1. Y phục là một
  2. Ăn uống thuốc men
  3. Phòng xá . Đồ nằm.
  4. Một cặp bố thí đồ nằm thệ nguyện nằm trên sắt nóng.

Bốn cặp bố thí thuốc thang thệ nguyện trăm mậu đâm vào thân.

Năm cặp thí phòng xá thệ nguyện gieo mình vào vạc sắt nóng.

Kế là như văn: Kế là trong năm cặp năm trần.

Đối thấy sắc tâm phát thệ nguyện, như dùng đao nhọn chọc vào tròng mắt.

1. Đối với nghe tiếng phát thệ, tâm như ngàn dùi móc lỗ tai. Nên trong tam-muội giác ý đứng về sáu căn đối với sáu trần bên ngoài đứng về sáu tác động, nghĩa là đi, đứng, ngồi, nằm, nói, nín mỗi động tác đối với tâm này đạt đức được pháp giới, sáu độ đầy đủ. Pháp giới không dính mắc tức là bố thí, chẳng tổn hại không hữu tức là trì giới. Nhẫn ở hai bên không nhục Trung đạo tức là nhẫn nhục. Không xen lẫn hữu vô gọi là Tinh. Niệm niệm trong các đường gọi là tấn, tức là tinh tấn. Thể pháp giới vắng lặng tức là thiền định. Tịch mà thường chiếu tức là trí tuệ, sáu độ dung hội nhau thành ba mươi sáu thứ.

Một niệm đầy đủ gọi là Trì tâm, nghĩa là văn nầy không phá giới nghĩa. Kế là nguyện tất cả đều thành Phật đạo, tức thệ nguyện trong bốn thệ nguyện phải Tam tư tức thuộc về bốn. Vì sao? Vì không dứt phiền não thì đâu thể độ người khác. Kinh nói rằng:” Nếu mình có sự ràng buộc mà cởi mở sự ràng buộc cho người kia thì không có việc đó, không học pháp môn tối tăm ở thuốc bệnh thì không nguyện thành Phật độ chúng sinh không cùng. Còn ba thứ kia xen nhau đầy đủ, y theo đây mà làm. Đây là bản hoài của Đại sĩ đối trị tốt nhất. Nên xếp sau phần tựa ở trước.

37. Giới không được vào chỗ có nạn

Vì đạo nên nương thân để tiến tu. Vì có nạn duyên nên phải mạo hiểm vào chỗ nguy hiểm, trở ngại cho đạo, vời lấy sự chê bai của người đời, nên Phật đặt ra giới này, kết tội phạm đủ năm duyên:

  1. Hai thời Đầu-đà.
  2. Duyên du phương
  3. Ngồi thiền
  4. An cư
  5. Bố-tát.

– Có đủ bốn duyên thành phạm:

  1. Chỗ hiểm nạn
  2. Biết có nạn
  3. Vì tu hành
  4. Cố vào thì phạm

Một. Dừng ở chỗ ưa thích.

Hai. Nếu điều lành, v.v… trở xuống là nêu ra chỗ nạn.

Ba. Tất cả trở xuống v.v…. là cấm không nên đến.

Bốn. Nếu thấy trái phạm thì kết phạm.

– Câu đầu chia làm hai:

Lược nêu ba hàng về thời tiết, đạo cụ, không nêu nơi thuyết giới, du phương.

Mà Bồ-tát v.v…. trở xuống là giải thích riêng năm hạnh hạ an cư nhiếp ngồi thiền.

Câu 1 nói hai thời Đầu-đà, hai thời không lạnh không nóng, Đầuđà du phương không có tổn hại, trở ngại. Mùa đông lạnh, mùa hạ nóng nhưng có thể ngồi thiền. “Đầu-đà” là âm tiếng Phạn, dịch là phủi dũ, phủi dũ là tu mười hai lỗi, khiến thành ba đức. “Luật Tứ Phần”: nêu đủ mười hai, biểu thành “đức Giải thoát”, ngăn thành ác. “Thực bốn” là thường khất thực, không tác pháp thức ăn dư,nhất tọa thực, nhất bát thực. Sáu chỗ là:

  1. Lan-nhã (vắng lặng).
  2. Chỗ gò mả.
  3. Ngồi dưới gốc cây
  4. Ngồi chỗ trống
  5. Tùy ngồi
  6. Thường ngồi, đồng thời duyên theo tánh Phật tánh.

Tu ba quán đủ để phá ba hoặc. “Không quán” phá hoặc kiến tư tức đức Bát-nhã xthành “Báo thân”. Giả quán” phá hoặc trần sa tức đức Giải thoát, thành “Ứng thân”. Trung quán phá hoặc Vô minh tức đức Pháp thân, thành Pháp thân. Tuy ba mà một, một mà ba. Mười hai hạnh Đầu-đà có dấu yết khác nhau. Câu “kết hạ an cư”, phải mong ở đây. Phần nhiều đặt ra cho Bồ-tát xuất gia, Bồ-tát tại gia không có duyên khác thì an cư cũng tốt. Nên nói Bồ-tát Đại sĩ nhất tâm niệm (Ni thì nói Đại Tỷ) tôi là Bồ-tát giả danh … Nay nương theo tăng-già-lam cho đến nhà … tiền tam ngoạt hạ an cư. Sau ngày 1 tháng phải nói hạ an cư ba tháng sau, vì phòng xá hư hao phải sữa chữa (nói ba lần, nếu tại nhà thế tục thì khỏi nói câu này).

Người đối thú hỏi rằng: ương theo ai làm người trì luật?

Đáp: “Hoà-thượng mỗ giúp …. ở đây thấy lạm dụng pháp giới an cư đã là trái với chân giáo, Nhân pháp đều trái. Lấy pháp giới làm chỗ an cư, cần gì phải dùng để kết. Nay văn khiến an mới thành, luống đặt ra làm hoại loạn thánh pháp. Chẳng phải ma thì là gì. “Hỏa toại” là vật lấy lửa. Nên Luận Đại Trí Độ nói:” Ngày xưa nhờ kính dương toại mà người ta lấy lửa, nên vật phát ra lửa gọi là hỏa tọai. Kế là trong phần giải thích riêng có mười tám vật, Trong đó ba y là một, kinh luật là một, tượng Phật, Bồ-tát là một. Ngòai ra còn những tên khác rất dễ thấy.

“Kinh luật”, Kinh Pháp Hoa nói:” bỏ quyền bày thật, lý mầu không khác. Nay theo có thể khai là kinh luật Đại thừa. “Bố-tát”, Hán dịch là Tịnh trụ. Không giới hạn nhiều ít dưới đến một người, không đồng với pháp Thanh văn hạn cuộc có bốn vị: Như tâm niệm đối thú cũng đồng với văn này. Nghe kiền-chùy, vào nhà thiền nói kệ đồng với Thanh văn không xin vui mừng. Duy-na khi phát thẻ đổi La hán thành Bồ-tát, (phát thẻ xong đánh một tiếng …) Bạch các Phật tử chắp tay lắng nghe: Cõi Diêm-phù-đề này, nước Đại Đường, châu.., huyện …, chùa.., chỗ tăng-già-lam. Bản sư chúng ta là Phật Thích-ca Mâu-ni di pháp 2 chúng đệ tử xuất gia và Bồ-tát tại gia, Tự nghĩ sinh tử nhiều kiếp là do không gặp Vô Thượng Từ tôn, đời này nếu không phát tâm ra khỏi thì vẫn lang thang, nên ở hôm nay đồng tôn sùng Tam bảo, kính ngưỡng Đại thừa cùng tuyên truyền tạng giới Bồ-tát, lấy công đức này giúp ích cho tám bộ trời rồng. Trí mong oai quang tự tại Hoàng Đế Thánh hóa vô cùng. Đại tử các vua phước diên muôn lá. Sư tăng, phụ mẫu thường bảo an vui, thấy nghe tùy hỷ, túc chướng tiêu tan như mây. Ba đường ác tai ương tự dứt hết. Hồi hướng công đức này thệ nguyện ra khỏi ta-bà. Thượng phẩm thượng sinh cõi Phật Di-đà (đập xuống một cái) các Phật tử lắng nghe! Tạng Bồ-tát này Chư Phật ba đời đồng nói, các Bồ-tát ba đời đồng học, các Phật tử lắng nghe! trong chúng, người chưa phát tâm Bồ-đề, chưa thọ các giới Đại thừa của Chư Phật. Các vị từ thân này cho đến thân Phật, trong thời gian đó hãy bỏ tà về chánh, phát tâm Bồ-đề dứt ác làm lành, có thể giữ giới Bồ-tát, hành hạnh Bồ-tát được không? (Đáp được, đập một cái) các Phật tử lắng nghe! Trong chúng ai là người nhỏ nhất hãy thu hộ (nói ba lần, đập một cái) các Phật tử lắng nghe! Bên ngoài có Đại Bồ-tát Thanh tịnh vào (nói ba lần, đập một cái) các Phật tử lắng nghe! trong chúng người nhỏ đã thu hộ, bên ngoài có Đại Bồ-tát thanh tịnh đã vào, trong ngoài vắng lặng, không có các việc nạn, có thể phát thẻ Bố-Tát, con là Bồ-tát Tỳ-kheo giả danh … phát thẻ cho chúng, làm việc Bố-tát. Chúng phải nhất tâm niệm Bố-tát. Cúi mong Thượng, Trung, Hạ tòa mỗi vị theo thứ lớp đúng như pháp nhận thẻ (nói ba lần, phát thẻ xong, đập một cái) các Phật tử lắng nghe. Kế là phát thẻ cho Bồ-tát tại gia. (nói ba lần, đập một cái) các Phật tử lắng nghe.! Đây là một trụ xứ cùng một Bồ-tát, Bồ-tát xuất gia bao nhiêu người, Bồ-tát tại gia bao nhiêu người, đều ở trong Phật pháp thanh tịnh xuất gia, hòa hợp Bố tát. Trên thuận theo lời Phật dạy, báo đáp bốn ân, dưới vì hàm thức, đều niệm Phật A-di-đà, tất cả đều tụng (Kế đến thỉnh Thượng tòa nói giới đồng với pháp thỉnh của Thanh văn)

Kính bạch đại chúng! cung thỉnh Tỳ-kheo … vì chúng tụng giới. Tỳ-kheo … Phạm âm là Giới sư lên tòa cao (Người tụng giới đầy đủ oai nghi lễ ba lạy rồi quỳ thưa)

Con là Bồ-tát Tỳ-kheo giả danh …(từ ngữ đồng với Thanh văn hành hương nói kệ) Tụng giới xong đều nói kệ khen rằng:

Dịch nghĩa:

Chư Phật ra đời vui bậc nhất.
Nghe pháp vâng làm rất mừng vui.
Đại chúng hòa hợp vui vắng lặng
Chúng sinh hết khổ rất an vui.

Lễ tạ Giới sư nói: “Con là Bồ-tát Tỳ-kheo giả danh … cúi đầu hòa nam kính tạ Đại chúng, chúng sai con tụng giới phần nhiều không đúng pháp làm não loạn đại chúng. Xin chúng từ bi từ bi hoan hỷ thứ lỗi cho. Mỗi người đều đắp y chín điều (khứ thanh) khiến Bồ-tát xuất gia là không biết thọ Luật nghi Thanh văn, nếu thọ giới Bồ-tát cũng dễ phân biệt ba y, như pháp thọ trì, chẳng sinh mê đắm. Điều phẩm của ba y thọ pháp đồng với Thanh văn, chỉ có khác ở câu này: “Bồ-tát nhất tâm niệm, con là Bồ-tát giả danh … v.v… Câu “mỗi mỗi như pháp” là tổng kết nam hành pháp. Nghĩa là trụ xứ không có các nạn vi trùng, phạm mạng. Kế là kể ra trong nạn xứ gồm có mười hai chỗ:

  1. Ác quốc giới, là hai nước chiến tranh.
  2. Quốc vương không tin Tam bảo.
  3. Đất đai cao thấp, ra vào nguy hiểm
  4. Cây cỏ um tùm, là nơi sâu trùng, thú dữ nương ở.
  5. Sư tử.
  6. Cọp.
  7. Sói.
  8. Nước.
  9. Lửa.
  10. Gió.
  11. Cướp bóc.
  12. Rắn độc

Phật cấm không được vào các nơi kể trên, còn nhiều tên ở đây không thể kể hết. Hễ có tổn hại đều gọi là nạn nên nói “tất cả”. Câu cho đến là không nói du phương, Bồ-tát, ngồi thiền.

Ban đầu nêu hạnh Đầu-đà, bỏ nhập hạ nên nói: cho đến, kết phạm như văn.

38. Giới đại chúng ngồi trái pháp:

Khi nhập đạo thanh chúng khác với tà đồ, không lấy năm thế tục làm tôn ti, chỉ dùng giới pháp làm trước sau. Tôn sùng Thích văn nghi qũy bẽ gãy cờ kiêu mạn của thế tục. Lấy thọ giới làm đời sống thật.

Nên người thọ giới trước là lớn, đủ ba duyên:

  1. Thân ở trong chúng
  2. Biết thời gian thọ giới.
  3. Ngồi không theo thứ lớp thì phạm.

– Nên văn chia làm bốn:

  1. Nêu tên, trình bày chung.
  2. Đừng như v.v….. trở xuống là nêu người ngoài để răn.
  3. Trong Phật pháp của ta v.v….. trở xuống là chỉ bày lại pháp đã chế.
  4. Mà Bồ-tát v.v…. trở xuống là trái qui định kết phạm

Câu đầu thứ lớp nêu trước nhỏ sau lớn, tất cả đều khai. Nếu trước lớn sau nhỏ ở lớn thì lớn, ở nhỏ thì nhỏ. Còn ở phương này lớn nhỏ không phân, cũng nên thuận với thời xứ. Tỳ-kheo v.v… ở đây cũng khác nhau. Nếu người xuất gia thì trong hai chúng tự phân ra trước sau. Nên nói ”Vương tử xuất gia thì đồng loại với thứ nhân. Nếu họ là tại gia thì hai chúng ngòai làm thứ lớp. Vương gia, nam nữ tại gia cũng giống như vậy. Không phân tức chân mà tục, chẳng nói nam nữ y theo giới ngồi lẫn lộn. Ngoài ra câu ba y như văn.

39. Giới không khuyên tu phước, giảng giải lợi sinh:

Uy lực của Đại thừa khó thể nghĩ bàn. Chẳng phải chỉ giúp ích cho đường tăm tối, mà còn cứu nguy nạn hiện tại, không vì giảng giải u ẩn hiển bày mà không nghe, tự sẽ mất đi chỗ lợi ích sâu xa. Nên Phật đặt ra giới này, kết thành tội phạm đủ năm duyên:

  1. Giảng giải đại pháp
  2. Không có các nạn duyên
  3. Gặp cảnh an nguy.
  4. Không có tâm từ cứu độ.
  5. Không giảng giải cho nhge thì phạm.

– Văn chia làm ba:

  1. Khuyên mình và người tu phước nghiệp.
  2. Mà Bồ-tát v.v…. trở xuống là chế lợi sinh tu trì nghiệp.
  3. Mà tâm học v.v….. trở xuống là trái quy chế kết phạm.

– Câu đầu trước kể bốn việc:

  1. Xây dựng tăng phòng.
  2. Núi rừng, vườn ruộng.
  3. Xây dựng tháp Phật.

4. Tháp là nơi thờ cốt của bậc Thánh. Người cúng tháp có phước rất nhiều, đồng với xây cất điện đường. Nên kinh A-hàm có kể câu chuyện Tỳ-kheo Phạm-Ni-Thi, sau khi Phật Tỳ-Bà-Thi nhập diệt, Phạm-Ni-Thi tâm vui mừng cung kính cầm đèn soi tháp Phật. Về sau Phật Thích-ca ra đời, Phạm-Ni-Thi nhờ phước báo soi tháp mà thân thể sáng rực hơn thân của 28 vị trời. Kinh Thập Nhị Nhân Duyên nói:” Tám hạng người nên xây tháp thờ là Phật, Bồ-tát, Bích-Chi, bốn quả và vua Chuyển Luân. Tháp Phật có tám tầng, trở xuong thì giảm dần, cho đến Sơ quả có hai tầng. Sau đó đựơc phân chia: Tháp vua Chuyển Luân không có tầng nào, tháp La-hán bốn tầng,tháp Bích-chi phật năm tầng, tháp Phật mười ba tầng. Cũng gọi là Chi-đề tức là người có Xá-lợi. Nay theo xá lợi của Tối Thắng Tạng Phật nên gọi là Phật tháp.

Lập nơi ngồi thiền an cư, Nhất thiết v.v…là tổng kết nói lên chỗ lập.

Tất cả nơi nào có thể hành đạo đều phải lập bốn thứ tăng phòng như trên để làm đạo duyên. nên Phật đặt ra giới này.

Kế là nói lợi sinh có hai lọai:

1. Nêu tên khuyên chúng hễ thấy hữu tình nào đều làm cho lợi lạc, nên nói “ phải vì tất cả”. Kinh giảng nói hai môn Định, tuệ, học luật tức là học giới, luật nghi Bồ-tát là con đường chung đề lợi sinh, nên nêu ba pháp học, nói ba thân, ba đức. Giới học là Pháp thân, Định học là Giải thoát, tue học là Bát-nhã nếu bị bệnh v.v.v…… trở xuống là nêu riêngcảnh giảng, trong đó có ba:

Đối với báo chướng khuyên chỗ giảng vẫn thông.

Thông đều có nen cũng nêu chung kinh luật. Nghĩa là báo thân bệnh tật, vương quốc chiến tranh giặc cướp tranh nhau nổi lên. Sống duyên chết tán, Sư trưởng vong hóa,cúng kỵ 9 ngày, hoặc mình hoặc người, đều nên giàng nói Đại thừa. Khiến quán báo âm tức đức Pháp thân. Ư dùng Pháp thân đề đối trị.

“Trai hội” ở cảnh lợi,suy tức đối với Phiền não chướng khuyên giảng. Hễ là chỗ trai hội vĩnh phước,người đi xa trở ve, người thân mới gặp nhau. Đi làm ăn gặp tai nạn hỏa họan đốt thiêu, bị nước lụt trôi, hoặc khi gặp gió bão lớn thổi ghe thuyền, hoặc ở trên sông lớn, biển cả gặp quỷ La-sát. Gặp những cảnh phiền muộn ép ngặt như thế, cũng phải đọc tụng kinh luật Đại thừa này, Phật tánh khai giải nghĩa lý, xem phiền não tức đức Bát-nhã. Nên nói đây là kinh luật, là dùng Báo thân để đối trị.

“Cho đến…” là đối với nghiệp chướng mà khuyên giảng. Phiền não nhiều không thể nói hết. Lược nêu ba mươi lăm, tiếp tục nêu nghiệp chướng nên nói: “Tất cả” là nêu chung. Nhân của ba nghiệp như sát, đạo, v.v… là riêng cho nên nói tất cả “Tam bảo” là tất cả nghiẹp đều có ba báo: Thân này tao nghiệp thì báo của thân nầy gọi là hiện báo. Thân này tạo nghiệp đời sau thọ báo gọi là Sinh báo, đời này tạo nghiệp hai, ba đời sau mới thọ báo gọi là Hậu báo. Thân có tám nạn gọi là tám nạn nghiệp, Phạm bảy tội nghịch gọi là nghiệp thất nghịch. Hoặc ở lao ngục bị người khác trói buộc tay chân, nên gọi là gông cùm, ba nghiệp độc đều nhiều, hoặc đơn, hoặc song, hoặc một người, hoặc bảy người, hoặc bệnh tật tức là nghiệp sát. Chỗ khác nhau nầy đều là nghiệp báo không chỗ nào tránh khỏi, cũng hạn cuộc ở chỗ nói giới khiến quán kết nghiệp, tức đức Giải thoát. Nên ba tạng Đại thừa đều nói ba thân đối trị khác nhau. Nên văn kể ra có riêng, có chung. Nếu thuận theo lời dạy lợi ích hữu tình đều được thánh Phật thầm che chở giải thoát các nạn. Nếu chưa cảm được thánh chỉ hại nhục thân. Khi qua đời mình và người nghe huân tập thành hạt giống. Sẽ được gặp Phật đếu là do đây. Nên Phật chế Bồ-tát thường phải giảng nói nghĩa ba đức của Đại thừa.

Mà tân Giác v.v……. trở xuống là kết phạm, hạnh giải chưa đủ, gọi là Tân,

2. Như thị v.v… trở xuống là kết khuyến.

Có giảng rộng trong phẩm Phạm Đàn Thanh Tướng, gần với Hán dịch là “mặc tẩn”. Ac khẩu não hại tăng nên thêm hình phạt này. Trong phẫm Phạm Đàn sau đây có giảng rộng việc này, cho nên trong đó chia làm hai phần:

  1. Chánh thích
  2. Kết khuyến

40. Giới làmthầy mà chọn lựa:

Bồ-tát lợi sinh nên gặp duyên liền ứng. Dẫu cho ngàn dặm cầu thỉnh màa lại khởi tâm giận dữ, trái với thệ nguyện rộng lớn. Nên Phật đặt ra giới này. Kết tội đầy đủ năm duyên:

  1. Tự hiểu giới pháp.
  2. Người đối diện cầu thọ.
  3. Người kia không có bảy già nạn.
  4. Lại khởi tâm giận dữ.
  5. Không truyền cho nghe thì phạm.

– Văn chia làm ba:

Nêu tên lập chế, người không nên chọn lựa.

Ứng giáo v.v…… trở xuống là phải lựa chọn y phục nghiệp báo Chỉ hiều v.v..… trở xuống là hiển rõ vì phạm quy định kết phạm.

Câu đầu như văn. Kế chia làm ba:

Chọn màu xanh không phải thuần xanh hay xanh đậm, mà xanh như màu bùn. Vàng không phải vàng đậm hay vàng nhạt mà có pha màu đỏ, cũng gọi là sắc Càn-đà, mầu đen có pha mầu tím gọi là” ốc trần hắc sắc” v.v…. Năm mầu này trộn lại nhuộm gọi là bất chánh sắc, hễ đắp mặc đều phải nhuộm hoại sắc nên nói tất cả.

Nếu muốn v.v……. trở xuống là phân biệt nghiệp chướng, nói bảy tội nghịch là năm tội nghịch thêm hai tội giết Hoà-thượng và A-xà-lê. Làm thân Phật chảy máu, nay là đời Mạt pháp tuy không có việc này, là cùng loại với hủy phá hoại chùa, thiêu đốt kinh tượng. “Phá yết-ma chuyển pháp luận. Sau Phật diệt độ, tuy không tà yết-ma khác phá chánh yết ma và phá lý sơ chuyển Bốn đế, mà là già ngại. Cũng cùng với loại này mà thôi. Bậc Thánh là tăng đã chứng bốn quả.

“Xuất gia”…v.v…. trở xuống là nói lên chánh pháp. Đại tiểu luật nghi đồng với quy định này. Như trong kinh Tịnh Danh nói hai Tỳ-kheo lễ dưới chân ngài Duy-ma-cật chính là cung kính nghe pháp. Kinh Pháp Hoa nói Bồ-tát Thường Bất Khinh lễ bái bốn chúng bởi là quán tánh bình đẳng biểu thị Pháp thân. Vì lợi ích chúng sinh mà quên mất, chẳng phải Phât chế. Trong đây chính là hằng thức của,Bồ-tát không được vọng dẫn văn khác mà nói Phật chế.

Nêu là hiển rõ chẳng trái với quy chế kết phạm, như văn.

41. Giới vi lợi làm thầy;

Nếu tu hành có thành tựu thì mới nói đến việc giáo hóa độ người. Nay không biết gì mà dám nói dối là được giải thoát, chỉ vì mong danh lợi chứ không vì lợi ích cho người, nên chẳng những tự mình đọa mà còn làm cho người đọa theo, nên Phật đặt ra giới này. Kết tội phạm đủ bốn duyên:

  1. Bên trong thật không biết.
  2. Bên ngoài cầu cảnh khác.
  3. Vì là tham danh lợi
  4. Truyền giới Bồ-tát thì phạm.

Nêu đề biểu thị chánh giải của nó. Nếu không, v.v….. trở xuống là nêu ra tướng vô trí. Mà Bồ-tát v.v….. trở xuống là trái phạm quy chế phạm.

Câu phạm Thất già là bảy tội nghịch, chướng giới nên gọi là già. Phạm mười giới trọng thì dạy pháp sám hối. “Ngàn Phật ba đời” nghĩa là lễ ngàn vị phật quá khứ, vị lai và hiện tại. Trong kiếp Trang nghiêm ở quá khứ, bắt đầu từ Hoa Quang Như lai cuối cùng đến Phật Tỳ-Bàthi, trong kiếp Tinh Tú ở vị lai bắt đầu từ Nhật Quang Như lai đến Phật Tu-di tướng. Trong kiếp Hiền ở hiện tại bắt đầu từ Câu-lưu-tôn Phật cuối cùng đến Lâu Chí Như lai. Nói các thứ dị tướng, hoặc nghe trong hư không có tiếng nói Tỳ-ni Tạng hoặc được ấn trên cánh tay chữ diệt tội. Liền được diệt tội là tánh và Già đều diệt. Hoặc y Tiểu thừa làm pháp sám hối tánh tội không. Như dâm, sát, vọng các tánh vốn là ác gọi là tánh tội. Như uống rượu v.v…. Phật chế khiến trì, trái với quy chế cho nên phạm gọi là già tội. Hễ là tánh tội thọ và không thọ phạm thì mắc tội, trì tức được phước. Nếu già giới không thọ thì không phạm tội. Nên người thọ giới ở trên tánh giới mỗi thứ thêm một già, già phạm tánh tội. Nên trên già giới chỉ hộ một già. Trì thì đức khắp hư không, phạm thì già tánh song kết. Sám mỗi giới trái với quy chế, trở lại bản cũ. Thanh Tịnh phụ tài phụ mạng, quả địa vẫn đền đáp. Nên biết Tiểu thừa tánh tội không mất.

Hỏi: Già giới không thọ trì có được phước không?

Đáp: Tỳ-kheo giữ được một cảnh thì được một phước, khác với Yết-ma Thọ Khởi Tăng thượng Tâm v.v… trở xuống là khắp pháp giới phát, cho nên kinh nói: “Thà trong một lúc phát tất cả giới (do yết-ma) chứ không được trong một lúc phạm tất cả giới (không có yết-ma). Kinh Anh Lạc nói: “Có phạm gọi là Bồ-tát, không phạm là ngoại đạo. Nay từ Đại quả quán tướng cãi vãng song khiển nên khiến sám diệt”. Nói ” Nếu không có tướng tốt cho đến cũng không được diệt”. Nghĩa là sau khi thọ sẽ thối tâm Bồ-tát và gây ra tạo mười điều ác Tăng Thượng, phạm mười trọng. Người mất hai giới này luôn cả tâm trung, hạ thì phạm mười trọng. Người không mất giới sám không thấy tướng tốt tội cũng không diệt gọi là vô ích. Đã chẳng phải bảy già thì cho phép tho lại, Nên nói được thêm thọ. Thiên Cung nói: xét “Kinh Phạm Võng”, quyển hạ cho rằng cũng không được diệt. Chữ “giới” là sai. Cho nên Bồ-tát thọ lớp lớp mà không xả pháp. Nói về mất giới, Thiện Giới Kinh chép:”

Có hai nhân duyên mất giới Bồ-tát như trên đã nêu. Trừ hai duyên này cho đến đời khác thường trôi lăn trong bốn đường, giới thể thường còn vv.. “Đối thú” là đối với Bồ-tát tăng có khả năng diệt ác thỉnh làm sám chủ, rằng: “Bồ-tát thương xót con …, nay thỉnh Bồ-tát làm sám chủ sám hối tội khinh cấu. Xin Bồ-tát vì con mà sám hối chủ, xin thương xót con (nói ba lần) Kế là Chánh sám hối (quỳ thằng chắp tay). Bồ-tát thương xót con là ….. vì cố không nghe pháp Đại thừa phạm tội khinh cấu, nay đến trước Bồ-tát phát lộ sám hối. Sám hối thì được an vui, không sám hối thì không an vui. Nhớ nghĩ phát lộ, biết mà không dám che giấu. Xin Trường lão nhớ cho, thanh tịnh giới thân cụ túc thanh tịnh Bồ-tát (nói ba lần) Sám chủ nói: phải tự trách tâm Ong, nên sinh nhàm chán xa lìa (Theo Đường Tam Tạng Yết-ma).

Nói mỗi câu đều khó hiểu là phân biệt giải thích bảy già, mười trọng, bốn mươi tám giới khinh trước. Nên nói mỗi câu. Nếu không, v.v…… trở xuống là thứ lớp chỉ bày tướng vô tri, không hiểu giáo tướng Đại thừa, kinh Luật Tam học, nên nói không hiểu Đại thừa. không biết lý đầy đủ nên nói không hiểu Đệ Nhất Nghĩa Đế. Hai chữ Không hiều là chung cho ở dưới. Không hiểu thứ lớp Đại thừa, nên nói không hiểu Tập chủng tánh, v.v….

1. “Tập chủng tánh” là học tập để thành tánh tức, là vị phát thú giai vị Thập Trụ.

2. “Trưỡng dưỡng tánh” là phân biệt thuốc bệnh đễ nuôi dưỡng hóa đạo. “Phạm Võng” quyển hạ có tánh chủng tánh. Nhờ tu tập tánh trước mà thành tánh này, nói rằng tánh chủng tánh, và giai vị Thập Hạnh

3. Bất khả hoại tánh và Đạo chủng tánh tức là Thập Hồi Hướng. Giai vị này rất sâu nên dụ với Kim cương không thể hoại, có thể thấy chủng tánh Trung đạo

Chánh Pháp tánh cũng gọi là Thánh chủng tánh, tức trong mười địa, Thánh đạo hiện tiền nên gọi là Chánh. Đây là đứng về hành bố mà ra lập danh mục giai vị Biệt Viên giáo, đầy đủ như Hoa Nghiêm. Mới phát tâm trụ tám tướng thành đạo được Pháp thân bản. Tên tuy đồng nhưng khác nghĩa, đều viên dung với bốn mươi hai giai vị phá trừ vô minh sâu kín. Lý chướng ngoại giới, đầy đủ như Pháp Hoa Huyển Nghĩa giải thích v.v… Nói “Trong đó nhiều ít” là ám chỉ hành tướng pháp quán. Hoặc Biệt hoặc Viên, trí đoạn khác nhau. Truyền lànhiều ít. Thập trụ Không quán là nhập. Thập Hạnh Giả quán là xuất, nên nói rằng “xuất nhập”. Mười chi thiền là căn bản bốn thiền. Ba thừa thông tu, Thiên Viên không ngăn cách, phải khéo hiểu. Tỳ-Bà-Sa hỏi:” Thật thể của 18 chi thiền có mấy?. Đáp:” Chỉ có mười, ngoài ra các tên khác đều đồng.

– Sơ thiền có năm chi:

  1. Giác
  2. Quán
  3. Hỷ
  4. Lạc.
  5. Nhất tâm

Tâm Thô gọi là “Giác”, tâm Tế phân biệt gọi là “Quán”. Tâm duyệt gọi là” hỷ”, thân duyệt gọi là “lạc”. Có công năng khiến cho tâm vương chỉ một tên, một tâm. Sơ thiền và Nhị thiền là đối trị hỷ lạc, là lợi ích. “Nhất tâm chi” là Nhị sở y.

– Nhị thiền có bốn chi:

  1. Nội tịnh.
  2. Hỷ.
  3. Lạc.
  4. Nhất tâm.

Xả bỏ dung chứa trong tâm tương ưng, khác với Tam thiền gọi là không khổ không vui. Một lợi ích này ngoài ba tên đồng với thí dụ ở trước, rất dễ thấy. Nay lược nêu thể báo nên gọi là mười chi, đó là:

Sơ Thiền có Năm chi Nhị thiền có Một chi Tam thiền có Ba chi Tứ thiền có Một chi

Quán pháp nhiều nên nói “tất cả pháp hạnh”, đây là kết hành tướng. Mỗi mỗi v.v…… là kết không hiểu giáo lý hạnh vị. Trái quy chế kết phạm.

42. Giới nó luật nghi của Bồ-tát cho người ác nghe.

Giới luật là Bí tạng không thể vọng trao cho người, dùng sự thấy biết riêng, tông chỉ mê muội của ngoại tà, ám chỉ thông bít sai lầm sinh ra hủy báng, vô ích cho mình và người, nên Phật đặt ra giới này, kết phạm đủ bốn duyên:

  1. Đối với người tà ác.
  2. Biết là người tá ác.
  3. Vì lợi dưỡng
  4. Hễ nói bất cứ một giới nào liền phạm.

– Văn chia làm ba:

1. Nêu tên lập chế

Người ác nầy, v.v….. trở xuống là nói lỗi không chịu thọ giới

Hỏi: “Chưa thọ giới Bồ-tát” thì không được nói, nhưng lọai đó ở thế tục rất nhiều. Nay tụng nói không phân biệt trái phạm rất đông, nghĩa này như thế nào?

Đáp: Ý Phật bao gồm rất nhiều, phải theo nghĩa Kinh Địa Trì nói: Muốn thọ giới tướng, trước phải quán sát người đó có giữ giới được hay không, tức là vì người tín tâm chưa thọ mà nói. Còn hai chúng xuất gia trước vâng lãnh Luật Nghi Tứ phần, hoặc người hoặc giáo, đều khuyên phát tâm thượng phẩm. Vì Bồ-tát vô thượng cầu ba nhóm tịnh giới. Ba nhóm tịnh giới pháp nào mà không bao gồm. Tiểu thừa không có nghĩa ba nhóm, đều đã phát đầy đủ pháp tâm Bồ-đề, là tùy người. Năm thiên chung cho cả Đại Tiểu. Niết bàn Bồ-tát Thánh hạnh nêu đầy đủ mười giới, năm chi. Nên biết luật nghi Tứ Phần đều là giới Bồ-tát của tăng ni Trung quốc. Kinh Pháp Hoa khai hiển nhân pháp đều là Viên. Khác đường đồng quy thì có gì là Tiểu, nhưng không chê bai nói tụng thuyết đều khai, như vậy đâu cần phải thọ lẫn nhau?

Đáp: Thọ lẫn nhau là thêm điều phẩm, nghĩa tâm thể không phác hai lần, lại. Thân đều vô tác, y cứ vào sự hiện hành của thế gian và các nghiệp thể kia. Đạo cộng giới ngang dọc là một, phát khắp pháp giới là “ngang”, thế giới khác không mất là “dọc.” “nói Đại giới của Thiên Phật” là nêu chung số của kiếp hiền. “Tà kiến” bên ngoài của ngoại đạo, người ác bình thường không tin gọi là Tà. Trừ vua chúa: giả sử vua có tà kiến cũng khai cho, e nghi ngờ nói vu báng đối với pháp làm tổn hại.

2. Nói về lỗi không chịu thọ giới: nêu chung tà ngoại v.v…… gọi là người ác, không tin không thọ, không hổ không thẹn như súc sinh. Tuy có tâm mà không hiểu nghĩa, đồng với vô tâm, nên cũng như gỗ đá. Nội pháp không có phần, nên gọi là Ngoại đạo. Không có chánh kiến đầy đủ gọi là người tà.

3. Trái phạm quy chế kết phạm.

Bảy Đức Phật là tất cả Chư Phật đồng lãnh thọ giới này, theo gần mà lược nêu nên gọi là Bảy Đức Phật.

43: Giới cố phá hủy giới cấm:

Luật Nghi Bồ-tát nương giới có hai, thuyền bè của Nhị tư , bến cầu của bờ giải thóat bên kia. Nay lại cố tâm hủy phạm giới. Hoặc là ác thuyết không, không trì không pham. Hoặc nói phương tiện Chư Phật sợ hãi mà vào, không tin minh phù của thần giới ngầm bảo vệ. Đây là thứ cỏ nhỏ trong ruộng tốt. Thây chết trong biển giới, xếp vào loại chê bai Đại thừa, hơn bảy tội nghịch. Ngoa tùy chỗ đã phạm chế riêng giới này có đủ bốn duyên:

  1. Tín tâm thọ giới.
  2. Có cảnh đối diện.
  3. Cố khởi tâm hủy báng.
  4. Hễ hủy bất cứ một giới nào liền phạm.

– Văn chia làm hai:

Nêu tên quở trách.

Nếu hủy v.v… trở xuống là vi phạm quy định, kết phạm. Ban đầu chia làm ba:

Nói không tiêu lợi của người đời.

Năm thiên v…v.…trở xuống là nói quỷ thần quở trách.

Tất cả người đời, v.v……. trở xuống là nêu sự chê bai của người đời.

– Văn đầu có hai lỗi:

Mất tín thí hiện tại.

Trộm nước, đất của vua.

Vì cõi nước quá khứ đã xả, đất nước cúng cho người trì giới. Người vô giới thì không có thuế, không gọi là trộm. Nay trộm thuế đường đi, trộm ăn uống. Nên các quỷ thần gọi người đó là tên giặc nguy hiểm. “quỷ thần quỡ trách” là giới đầy đủ, làm lợi ích cho chúng sinh, được thần hộ quỷ kính. Nay đã hủy phạm thì thần bỏ điều lành, quỷ khinh khi. Nên có 000 quỷ dữ đứng án trước mặt mà mắng là giặc. Người phạm giới đi qua, quỷ dữ ở sau lưng chà quét hết dấu chân của người đó.

3. Nêu sự chê bai mắng nhiếu của người đời, kế là trái phạm qui định kết tội phạm, đồng như văn.

44. Giới không kính trọng kinh luật:

Hiểu biết không hẹp hòi nương theo giáo mà được. Pháp thân cha mẹ Chư Phật tôn sùng, kinh sách ở đâu là Tam bảo ở đó. Thân có hiểu ít trách người kia riêng cung kính, hiểu từ giáo sinh. Ở trong giáo khinh thường mình và người thất kính. Công phước đắm chìm nên xếp vào tội.

Riêng có bốn duyên:

  1. Có kinh luật của Phật.
  2. Không viết chép truyền trì.
  3. Không sinh tôn trọng.
  4. Đặt ở chỗ thấp kém thì phạm.

– Văn chia làm bốn:

Nêu tên khuyên trì.

Lột vỏ v.v…… trở xuống là trước nêu hạnh khó làm để răn dè tâm. Như Luận Đại Trí Độ nói: Đời quá khứ có một vi Phạm chí tên là Ai Pháp, đi khắp cõi Diêm-phù-đề suốt 12 năm để cầu Thánh pháp mà không được. Vì lúc đó chẳng những ở đời không có Phật, mà chánh pháp của Như lai cũng bị họai diệt. Một hôm, có một Bà-la-môn nói với Phạm Chí rằng: “Tôi có bài kệ của Phật, nếu Ông thích thì tôi sẽ cho”. Phạm chí đáp:“ Dạ thích”.

Bà-la-môn nói: “ Nếu thật thích thì phải lấy da làm giấy, lấy xương làm bút, lấy tủy làm nước, lấy máu làm mực mà biên chép”. Phạm chí liền làm theo lời người đó, chép được bài kệ như sau:

“Nên tu hành đúng pháp
Phi pháp không nên lành
Đời này và đời sau
Hành pháp được an ổn”

– Vỏ cây, v.v…. trở xuống là nêu việc dễ làm để khuyên viết.

Khuyên dùng vàng bạc, hương hoa vô giá và tất cả châu báu làm hộp, rương bằng bảy báu để đựng kinh luật, để khỏi bị thất lạc và hư họai. “Hương hoa vô giá” Chỉ cho lọai quý giá nên nói là vô giá. Kinh Pháp Hoa nói:” Sáu thù hương này giá trị bằng thế giới Ta-bà. Kết phạm như văn.

45. Giới không giáo hóa chúng sinh:

Bồ-tát thệ nguyện độ vô biên, tùy chỗ thấy nghe khuyến phát đạo tâm. Nên kinh nói:”Không nói Bồ-đề gọi là sát “. Mầm đạo tổn diệt do đây, nên Phật đặt ra giới này, kết phạm. Đủ ba duyên: 1. Đối với cảnh được giáo hoá 2. Không khởi từ bi.

3. Bỏ không khuyên đạo thì phạm.

– Văn chia làm ba:

Nêu tâm năng hóa, cứu vớt tất cả khổ nên nói là đại bi.

Kế là Nhập v.v….. trở xuống là Đối cảnh lập thệ

Bồ-tát nầy, v.v……trở xuống là trái phạm quy chế, kết phạm.

– Câu đầu như văn, kế chia làm ba:

  1. Thấy người khiến thọ quy giới.
  2. Nếu thấy, v.v…. trở xuống là thấy các loại khiến phát đạo tâm.
  3. Mà Bồ-tát v.v….. trở xuống là khuyên chung, hễ là hữu tình đều  phát đạo ý.

Câu đầu nói ba quy y là Phật, pháp, Tăng Bảo là ruộng tốt cho tếh gian. Nếu không quy y thì không do đâu được giải thoát. Nên Kinh Pháp Cú nói:”Như lai tại thế, trời Đế-thích biết mạng sắp hết phải thọ báo làm lừa, liền quy y Phật, sau một phút lễ bái mạng Đế-thích liền dứt, thác sinh vào ấm lừa, lừa mẹ bứt dứt dây, đạp vỡ đồ gốm, bị người thợ đồ gốm đánh sảy thai, liền trở lại thân Thiên đế. Chưa đầy một bữa ăn thì trời Đế Thích sống lại. Mạng chết mà sống lại, nhờ quy y mà thoát khỏi khổ báo nầy, huống chi thời gian dài. Nên trước hết khuyên người thọ ba quy y, kế đến trao mười giới, ba quy y là thể của mười giới. – Như văn.

46. Giới thuyết không đúng pháp:

Nói pháp lợi ích ở chỗ rộng lớn. Tôn ty có pháp tắc, kia đây thành kính. Nay mới thú hướng nói lên đầu mối oai nghi. Mình và người coi thường, nước pháp khó dừng, nên Phật đặt ra giới này Kết tội phạm đủ ba duyên:

  1. Đối với người nghe.
  2. Chẳng phải giường ghế.
  3. Tùy nói kết phạm.

– Văn chia làm ba:

Nếu tâm nói đủ như Pháp Hoa, Đại từ bi là nhà, nhẫn nhục là y phục, các Pháp không là toà ngồi.

Nêu một nhiếp ba nên nói là Đại từ bi. Nếu nhập vào v.v…. trở xuống là nói về nghi thức. “Như hiếu thuận cha mẹ” là khuyên người khác tôn trọng người nói pháp. “Kính thuận sư gíáo” là khiến người kính thuận giáo do sư nói. Ngoại đạo của An-độ phần nhiều thờ thần lửa, chuyên chú, lễ kính từng niệm nối nhau, nên nêu việc này để so với pháp kính người.

Nói pháp, v.v…. trở xuống là trái quy chế, kết phạm.

47. Giới không được lập chế diệt pháp:

Người có năng lực được Phật phó chúc, có khả năng lãnh thọ giới phải ủng hộ Tam Bảo, ngõ hầu làm cho Phật pháp tồn tại lâu dài, pháp tắc dẫn đường cho năm thừa. Nay lại cậy thế chế phi pháp trái với Phật phó chúc thọ trái bản tâm đến đổi khiến mặt trời lặn, thuyền từ chìm mất, mắt của chúng sinh đã nhắm lại, cho nên Phật đặt ra giới này. Kết phạm đủ bốn duyên:

  1. Tín tâm thọ giới
  2. Tự cậy cao uy
  3. Lập chế phi pháp
  4. Tổn diệt Phật pháp thì phạm.

– Văn chia làm ba:

Nêu người có giới.

“Bốn tà” là bốn cách sống ta mạng của Tỳ-kheo đều làm cho hủy diệt Phật pháp.

Tự cậy, v.v…. trở xuống là chế ra phi pháp. Chế đối với Tỳ-kheo đúng pháp bốn phép hộ tịch. Về người cạo tóc xuất gia, đã xuất gia thì không được học tập quyết nghi tu phước. Chỉ vì còn kinh doanh việc thế tục nên không cho xuất gia, cho đến phi pháp phi luật.

Mà Bồ-tát v.v…… trở xuống là trái phạm quy chế kết phạm.

48. Giới không được tự phá hoại nội pháp:

Bồ-tát lẽ ra phải bảo vệ chánh pháp mà lại có các hành động phá họai Phật pháp. Nay trước mặt vua chúa, các quan, vì cầu danh lợi mà vọng nói giới Phật, nên Phật đặt ra giới này, kết tội phạm đủ hai duyên:

  1. Tự vì danh lợi.
  2. Ở trước vua chúa vọng nói giới của Phật pháp liền phạm.

– Văn chia làm ba:

  1. Có thể phá được nhân pháp.
  2. Nếu thọ v.v….. trở xuống là nêu đúng so sánh với sai.
  3. Nếu cố v.v…… trở xuống là trái phạm quy chế kết phạm.

Câu đầu là ngang trái, v.v…… là nói ở ở trước vua chúa vọng nói giới Phật quanh co, thuận theo tâm vua, nói rằng Phật cho phep trói buộc, đánh đập Tăng Ni, nên gọi là ngang trái. Như Sư tử, Kinh Sư Tử Liên Hoa Diện nói: “Phật bảo: Này A nan!Sau khi Sư tử chết, thì tất cả loài thú hoặc ở trên không, hoặc ở dưới nước, hoặc ở trên cạn không dám ăn thịt sư tử. Nhưng các loài giời trong thân sư tử sinh ra lại ăn thịt sư tử. Nấy A-nan! Phật pháp của ta những người khác không thể phá họai, mà chính là do các Tỳ-kheo tội ác trong Phật pháp phá hoại. Cũng như thế, các Phật tử tự hủy phá Phật pháp, các ma trời và ngoại đạo không thể phá được. Nhiều người không tin thế nên nói rằng sai. Người phá hoại nội chúng phần nhiều sinh tin. Thí như giời trong thân Sư tử tự ăn thịt nó.

Kế là nêu đúng so sánh với sai, như nhớ nghĩ đứa con một là như mẹ nhớ con. Vì xem đó như cha mẹ không để chê bai. Cha mẹ có thể sinh ra thân, Phật giới có công năng sinh ra pháp thân. Chê bai tổn thương, đau đớn làm vô cùng. Cho nên nói ba trăm cây giáo nhọn đâm vào mình,địa ngục chịu khổ trăm kiếp. Như so với nghe hủy báng một câu. Mà so sánh v.v…. Tự làm dạy người làm là nhân phá pháp, thấy người nhìn lại nhân của mình, nên gọi là nhân duyên. Trái với lời Phật là không hiếu thuận. Kết phạm như văn.

  1. Như thế, v.v….. trở xuống là kết khuyên, như văn.
  2. Các Phật tử v.v….. trở xuống là Tổng kết, chia làm ba:

Nêu số.

Các vị, v..v…. trở xuống là khuyến trì “Quá khứ” v.v.. trở xuống là khuyến học.

  1. Các Phật tử trở xuống thứ ba là.Đoạn lớn lưu thông chia làm hai:
  2. Lưu thông một bộ kinh.
  3. Lưu thông một phẫm.

– Ban đầu lại chia làm bốn:

  1. Khuyên tụng.
  2. Chánh lưu thông.
  3. Lợi ích
  4. Đại chúng vâng giữ, mỗi câu có ba:

– Khuyên tụng, có ba:

  1. Nêu danh số.
  2. Ba đời, v.v…. trở xuống là nêu chư Phật ba đời đều tụng.
  3. Nay ta, v.v….. trở xuống là nếu Thích-ca tự tụng.

Nêu hai câu này là lý do khuyên.

Các vị, v.v….. là chánh lưu thông, có ba câu là: Khuyên người lưu thông phải thọ trì Nói tướng lưu thông.

“Lưu thông”: đứng về thời đối cơ mà nói việc lưu thông.

Trong lợi ích có ba:

  1. Gặp Phật
  2. Đời đời v.v….. trở xuống là nói lìa khổ.
  3. Sẽ sinh v.v…… trở xuống là nói được vui.

Nay tà mạng v.v…… trở xuống là Đại chúng vâng giữ, văn có ba:

1. Nêu tự khuyên tha.

2. Như “vô tướng” v.v….. trở xuống là chỉ nói rộng về vô tướng.

Phải là Thiên vương gọi là tướng rút từ phẩm Thiên Mục. Các văn này đồng với cả chín giới trước, nên khi đến Trung quốc chỉ nói rộng thêm mà thôi.

3. “Tam thiên” v.v…. trở xuống là đại chúng thọ trì, nói “Tam thiên học” nghĩa là tam thiên giới đã học (Có bản nói là “Sĩ Thiên Cung”) nói: do người sửa sai lầm. Xét Kinh Phạm Võng thì chữ “Tự” là đúng, lược nêu một hóa pháp, cho nên nói Tam thiên thời ngồi nghe, là nêu châu Thiệm-bộ ở phía Nam, cũng có giới bản không có đoạn này, nên văn không đầy đủ. Trước khuyên vâng theo, sau khuyên hành trì.

Bấy giờ là lưu thông của một phẩm.

– Kết thuyết tâm địa

– Tổng kết mười chỗ.

-Nói pháp được nói

– Đại chúng vâng giữ

Bốn câu văn chia làm hai:

Câu đầu chia làm hai:

Văn đầu nói

Đức Thích-ca cõi này đã nói xong

Nêu ngàn trăm ức Đức Thích-ca là thí dụ

“Từ Ma-he” v.v….. trở xuống là Tổng kết mười chỗ

Câu đầu Phật Thích-ca nói mười chỗ. Kế ngàn trăm ức là nói ngàn trăm ức đã nói mười chỗ, lược nêu ba chỗ gom chung thành mười.

– Mười xứ:

  1. Ngồi tòa Kim cương nói mười biển Thế giới.
  2. Đến cung Đế-thích nói Thâp Trụ.
  3. Đến trời Diệm-ma nói Thập hạnh.
  4. Đến trời Đâu-suất nói Thập Hồi Hướng.
  5. Đến trời Hóa Lạc nói Thập Định
  6. Đến trời Tha Hóa nói Thập Địa
  7. Đến trời Sơ Thiền nói Thập Kim cương.
  8. Đến trời Nhị Thiền nói Thập Nhẫn
  9. Đến trời Tam Thiền nói Thập Nguyện
  10. Đến trời Tứ Thiền nói Phẫm Bỗn Nguyên Liên Hoa Tàng Thế Giới Tâm Địa Pháp Môn.

Tất cả là nói về pháp đã nói, có hai:

  1. Nêu riêng năm tạng.
  2. “Như như” v.v… trở xuống là tổng kết.

Câu tất cả Phật Tâm Tạng: giới pháp tức là ba thứ Tâm, Phật, Chúng sinh không khác nhau, gọi là tâm Phật. Tâm Phật thu nhiếp khắp cả đầy đủ như tâm thật tướng của Kinh Pháp Hoa đủ trăm giới ngàn như nên gọi là Tâm tạng. Tâm dụ như đất, có công năng chuyên chỡ muôn vật nên nói là Địa Tạng. Tâm này tức là giới, giới co` đủ Định tuệ chứa đựng ba đức gọi là giới Tăng. Y theo bốn hoằng, mười nguyện của Bồ-đề viên mãn đối với giới khinh và trọng. Mỗi mỗi tu hành nguyện nguyện dung nhau, giới giới nhiếp nhau, tất cả hạnh nguyện đều quy về đó, nên Luận Đại Trí Độ nói: Có thể dùng chút thí của tiểu giới vượt hơn Thinh Văn, Bích-Chi-Phật, nên gọi là vô lượng hạnh nguyện tạng. “Nhân quả v..v.. là” Phật tánh thường trụ tạng trong nhân, Phật tánh thường trụ tạng trong quả. Đã nói nhân là nhân đối với giới pháp Nhập Thập phát thú, cho đến Đẳng giác gọi là Nhân, Diệu giác là Quả. Hoặc nhân, hoặc quả Phật tánh thường trụ, hạnh nguyện không giảm, gọi là Nhân quả Phật tánh thường trụ tạng vậy. Vì sao duyên lý trì giới Phật tánh là Tâm, Y báo chánh báo như một, sắc hương Trung đạo pháp giới bất biến gọi là Thường. Tỳ-lô-giá-ma Biến Nhất Thiết Xứ há chẳng phải là Tàng hay sao? Pháp tánh, Tăng tánh một thể giống nhau đều gọi là Tăng. Vì sao? Về Giác tâm gọi là Phật, lìa nhiễm gọi là Pháp, vô tánh gọi là Tăng. Nên ngài Tịnh Danh nói rằng: “Phật tức là Pháp, pháp tức là Chúng. Nên Kinh Niết-bàn nói: “ Phật tánh giống như hư không, chẳng phải trong chẳng phải ngoài. Nếu trong ngoài thì làm sao được gọi là Nhất Thiết Xứ có nghĩa chung. Hoặc không được vọng dẫn Luận Đại Trí Độ nói Phật pháp chia ra hai tánh hữu,vô. Lầm đem Kinh Niết-bàn quyền đối Ca-diếp trừ vách tường ngói gạch, cho đó là khó, đủ như trong Luận Kim Tỷ có nói.

Kế là trong tổng kết nói:”Như Như” là văn trên tổng kết đều quy về một lý, lý không khác nhau nên nói là Như như., tất cả kết người, có thể nói tức là Đức Thích-ca và ngàn trăm ức Thích-ca.

Hỏi: Trên đã kể có năm tạng, khác nhau như thế nào?

Đáp: Ba tạng trước thuộc về Tánh đức, hai nhân sau tu được ba nhân. Lý tánh giác trí gọi là Phật tâm tạng, tức là Liễu nhân. Như tánh lửa trong cây, có thể dùng để soi. Lý tánh là thể của chánh nhân pháp thân trùm khắp nhưng bất động, giống như quả đất. Như lửa trong cây tánh nóng tự nhiên. Lý tánh giới tạng từ chỗ dứt hoặc, tức đức Giải thoát. Đối với duyên nhân quả, tánh nóng trong gỗ làm chín thức ăn “vô lượng đẳng”, là nguyện tức Liễu nhân. Nguyện cho trí phát. Hành tức là duyên trong Nhân duyên của muôn hạnh, dứt hoặc tự tại, Phật tánh thường trụ, thường tức là chánh nhân. Pháp thể trùm khắp. Nên biết dùng tu để rõ tánh, dùng tánh để phát tu. Tu và tánh không hai, như cây phát ra lửa, trong ngoài không khác. Đối với tu và chưa tu không phân ra mà phân ba tánh. Chia mà không chia chung cho cả trước sau. Nên đứng về sáu vị mới tránh khỏi lạm nghi. Tất cả có tánh, đủ lý ba nhân. Hiểu rõ ba, không mê muội danh từ ba nhân. Quán ba không xem bỡ, nhập vào năm phẩm vị. Quán hành ba nhân. Được thanh tịnh sáu căn, vào Thập Tín của Viên giáo, Tương tự ba nhân. Phá hoặc giới ngoại, vào Sơ trụ của Viên giáo cho đến bốn mươi mốt gia vị Đẳng giác. Chia thể thành ba nhân, Diệu Giac Vô Thượng rốt ráo ba nhân. Lý như nên thông Sự khác có, sáu Sơ tâm lý đúng mà vô nghi, rốt ráo Diệu giác mà vô lạm.

.Ngàn trăm ức v.v. v.. trở xuống là đại chúng vâng hành, có hai:

  1. Ngàn trăm ức thế giới cơ duyên thọ hành.
  2. Nếu rộng, v.v…. trở xuống là chỉ rộng.

****

LỜI TỰA CUỐI

Sa-môn Minh KhoánG thuộc tông Thiên Thai, người ở Địa Châu, huyện Chương An, huyện Lân, trong năm cánh ở Thiên Thai sư nối gót ở Tam Châu. Có lẽ đã quen biết nhau từ đời trước, nên nay vui mừng được gặp lại nhau.

Tuổi nhỏ, Sư học đạo ở Đông Nam, năm 20 tuổi trụ ở Diệm Ấp. Sau khi thọ giới cụ túc, Sư trở về chùa Quốc Thanh, phía Bắc Hải Quan.

Sư theo học với ngài Kinh Khê Trạm Nhiên, trải qua 10 năm, được chỉ bày đường về cố viên.

Người ở nơi hoang vu, chỉ có kinh luật giới pháp để đền đáp ân địa, nên sư soạn Bộ Sớ giải kinh Phạm Võng Bồ-tát giới này, được người đương thời tìm xét những chỗ còn thiếu xót của Bộ Sớ, đồng chỗ thấy nghe giúp hoàn thành Bộ Sớ này.

Nguyện cầu mắt đạo của Đại Sư soi sáng lòng son, gặp Phật nghe kinh để làm gậy nương gá.

Ngày mồng một tháng 2 niên hiện Đại Lịch, năm thứ 12, tại chùa Tam Chương huyện Hòang Nghiêm,ở Thai châu có ghi chép việc này.

Lược thích nghĩa 10 như:

“Tướng” y cứ bên ngoài. “Tánh” y cứ bên trong, chủ chất là “Thể”, công năng là “Lực”, tạo tác là “Tác”, tập nhân là “Nhân”, giúp nhân là “Duyên”. Học quả thành “Quả”, báo quả là “Báo”. Sơ tướng là 380 gốc, hậu báo là “Ngạn”, Sơ hậu đều còn là rốt ráo v.v… Phẩm “Thiên Quang Vương” là lấy tên vị Bồ-tát đặt tên phẩm.

Hỏi: Tựa kể ra có mười nơi, nhiều chỗ như thế là sao?

Đáp: Ban đầu trình bày chung vềđài sen và cánh sen cũng nêu ra mười chỗ như vậy.

Kế đến từ “Bấy giờ, v.v….” trở xuống cũng như thế.

Sinh có 8 tướng, 10 chỗ, nhập cung trời tức lên Đâu-suất. Mười chỗ đã nói tức xoay bánh xe pháp. Nhập thai, trụ thai, xuất thai, trở xuống đều xếp vào “sinh”. Còn xuất gia, thành đạo là tướng thứ mà thôi. Ở đây lược bỏ phần Niết-bàn.

“Nay ta hạ sinh v.v…., cho đến thanh tịnh” lược nêu mười nơi sinh khác, chính thức nói nơi giáo hóa đời này, nên biết từng phen thị hiện thành Chánh giác, đều phải trải qua 10 nơi xếp vào các chỗ Phật có duyên. Đến chỗ Đức Phật Lô xá na thọ tạng Bồ-tát, và nói phẫm Tâm địa cho Bồ-tát Địa Thượng, cho đến Niết-bàn mới gọi là trở lại. Chỉnh đốn ban đầu nên lược bỏ bốn vị.

Hỏi: Chỗ kết hội Hoa Nghiêm nầy không bình đẳng hay sao?

Đáp: Kinh độ không hết, nên có rộng lược khác nhau. Văn xuôi nói chỗ: trời Hóa Lạc, Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền.

“Kinh Hoa Nghiêm” nói “không rời bản tòa” còn kinh này nói: “Khởi thuyết Thánh hóa khó lường”, tùy cơ thấy mà trình bày, v.v…

 

 

Pages: 1 2 3