THÍCH CHƯƠNG KIM SƯ TỬ TRONG KINH ĐẠI PHƯƠNG QUÃNG PHẬT HOA NGHIÊM

SỐ 1881

MỘT QUYỂN

   Biên soạn: Sa-môn Pháp Tạng, chùa Sùng Phước, đời Đường.

BÀI TỰA

Ôi! Bước dày xéo của rồng, voi, đạp lên trời đất, mở rộng lý sâu kín tiềm tàng nói là pháp mầu. Sự xây đắp của rận kiến trên đống đất. Truyền pháp sâu gọi là chuyển pháp luân? Tổ sư Đỗ Thuận, Trí Nghiễm đã khóc ràn rụa pháp đại nơi Bích lạc. Hương Tượng, Hiền Đức, Thanh Lương đã sớm sáng suốt nơi suối vàng! Nên cho dù thuyết của Đại Thánh truyền một vị Nhất thừa của Hoa Nghiêm làm đẹp mọi giáo; dù bậc đạt sĩ hoằng kinh, đồng với đức kia, Hương Tượng riêng vượt trội hơn sư khác. Nhưng đối với pháp xuất hiện của Như Lai, có giáo nào ở trong giáo mà chẳng nhận thấy thuyết kia không? Dù cho có nội giáo nào chẳng nhận thấy thuyết của Đại Thánh kia, có ngoại giáo nào mà có văn của thuyết kia không? Dù cho có ngoại giáo mà có văn của thuyết kia, nói tên của năm mươi mốt phẩm quyền, mà không cách trở, vượt qua địa vị kia không? Dù cho có thuyết gọi vị kia không cách biệt, từng trải ở vị đầu tiên của mười Tín, cùng tận công đức của năm mươi hai phẩm, chứng được Vô sinh nhẫn, dứt hết vô minh hảy không? Lại, có giáo rất sâu xa nói ở một mà bao gồm thuyết của ba thế gian chăng? Vì không đối với giáo quyền, nên gọi là Biệt giáo, là chẳng phải vì cách biệt, nên gọi là “biệt”, không bỏ giáo “quyền”, lập “thật”, thật là đốn hay chăng? Dù cho có thật đốn, thì kinh kia nói ở Tịnh độ thuần túy mà trang nghiêm mầu nhiệm không? Dù cho có Tịnh độ của xứ kia, mà trang nghiêm mầu nhiệm, chẳng phải biến hóa mà cõi nước chân thật hay không? Dù cho chẳng phải biến hóa mà cõi nước chân thật, thì đối với pháp đã nói, không y cứ ở lý, mà dùng sự để làm sáng tỏ tánh hay không? Lại, có kinh nào ở đầu đề nêu Bồ-tát của vị sâu sắc, cứng cỏi, ngay thẳng hay không? Lại, có giáo nào, đầu tiên cách biệt Nhị thừa, biểu thị rõ sự cao rộng của thân, tướng, cõi nước; sau cùng, nhiếp hóa Nhị thừa, mật hiển một của ba thế gian mà nghĩa không thiếu chăng? Dù cho có nhiếp hóa Nhị thừa, thì trực tiếp có ích cho người nữ hay không? Dù cho có lợi cho người nữ nhưng có được ích năm trăm hiện ngồi không? Dù cho có kinh gì không rời nước mình mà được quả hay không? Dù cho có người không rời nước mình, mà tỏ ngộ đạo, hiện do rồng thuận theo thân ngộ đạo, số rồng ấy đến một muôn không? Dù cho có phần ít do rồng thuận theo thân ngộ đạo, không nói nhiếp hóa xiểu-đề hay không? (Xiển-đề là chúng sinh trong ba thế gian, thế gian chúng sinh). Dù cho có nhiếp hóa xiển-đề, nói đủ Trung đạo chăng? Dù cho có thuyết nói về Trung đạo, có nên nói chỉ, quán hay không? Dù cho có nói tên chỉ quán, hiện nói mười như hay không? Dù cho có nói về mười “Như”, chính là có phương tiện sau hay không? Dù cho có phương tiện, có gần, không dựa vào hai vọng chấp trước ngang trái và hoa đốm trong hư không hay không? Dù cho có người không rơi vào hai vọng, có thí dụ núi cao, trước được sự lợi ích của tánh soi sáng hay không? Dù cho phần ít có lợi ích này, thì vì đối với giáo chủ, nên soi sáng nhân quả đều cùng thời điểm chăng? Dù cho có nhân quả đều cùng lúc thì chẳng phải lợi ích tạm thời hay không? Giả thiết có không phải nhiêu ích tạm thời, thì đối với thật báo mà Phật đã thể hiện kia, có bao gồm mười thân đi suốt qua ba thế gian hay không? Dù cho có văn kia, lại có đủ mười đầu; mười mắt; mười tai; mười mũi; mười miệng; mười lưỡi; mười thân; mười tay; mười chân; mười trí; mười như; mười nhẫn; mười minh; mười thông; mười giải thoát; mười biện tài; mười âm; mười vô úy; mười pháp không chung; mười cõi nước Phật; mười xứ; mười hội; mười Bồ-tát; mười Ba-la-mật; mười phương tiện; mười nguyện.

Như thế, mười, mười sự sự vô tận; sự sư vô ngại; pháp viên dung của sự sự lý lý hay không?

– Chỉ một kinh này mà có đủ các đức này. Cho nên khi bàn bạc về nội giáo, Đức Thế Tôn vỗ nhẹ vào đầu gối, truyền đạo tổ, cuống lưỡi của ba Đức Phật, đến tổ Đề-bạt biến đổi ở chân chim nhạn; xót thương nước Hồ ở Dương châu, lược thưa của Vận bảo; phấn, tóc ở Nam phong; dẹp nước mắt cũ nơi rừng gà (kê lâm). Đây đều là pháp thuyết của cõi nước thế gian, là Hoa Nghiêm mà Như Lai thường giảng nói. Được Phật chúc mừng, đưa chiếc nhẫn vàng ra từ trong miệng, sờ trên đỉnh đầu của ức ức Phổ Hiền; tay nâng nhà Tổ trên mũi tên pháp, phá tan diện mạo thuần nhất của Tỳ-lô. Đã đi qua nhà của nói riêng, không có lợi ích, cảnh của dòng phải có công đức. Cái nghiến răng của sư tử, đập vỡ một hạt bụi lấy ra quyển kinh lớn, cái vòi của con voi lớn, mê thu nhặt hư không trong lúa. Lại, có nghĩa văn của sư nào đó khắp chung thông đạt pháp kinh đã nói của một thời đại hay không? Dù cho có thông đạt một thời đại, lập ra năm giáo, phán quyết Thánh giáo vượt hơn thời đại trước hay không? Dù cho có phán giáo vượt hơn đức người khác, nói là đạo vượt hơn đời, giáo hóa đồng với Phật hay không? Dù cho có thuyết nói đạo vượt hơn người khác, thâm nhập kinh tạng, đối với ba tạng, vượt hơn người nghị luận hay không? Dù cho có người đối với việc nghị luận ba tạng, có truyền giáo, dạy bảo con người được lợi ích ngoài giáo hay không? Dù cho có kẻ khiến được lợi ích ngoại giáo, từ miệng hiện ra người có năm hào quang hay không? Dù cho có xuất hiện người có hào quang, thì đã phát ra hào quang, biến hóa thành lọng báu hay không? Dù cho có hào quang biến thành chiếc lọng báu, thì cả thế gian đều gọi là Tiểu Thích-ca hay không? Dù cho có hiệu Tiểu Thích-ca thì có vào cung vua làm ngự kiến bái hay không? Dù cho có làm vua được bái kiến, thì có vì Hoàng hậu bái kiến và giảng nói kinh điển cho Hoàng hậu hay không? Dù cho có làm Hoàng hậu được lạy và xây dựng chùa, tháp, được quy y, hiện thân không thay đổi sự sống, có lên Đô-suất hay không? Dù cho có lên Đâu-suất, thì môn đồ làm phồn thịnh sáu nước, pháp được truyền bá không dứt, thịnh vượng cho đến ngày nay hay không? Vì sao chương Kim sư tử, y cứ thì do Thiên Hoàng hậu thỉnh, được Đại sư Tạng giảng nói. Văn súc tích? mà nghĩa sâu sắc; ngôn từ ít mà ý rộng. Đây là đập vỡ hạt bụi nhỏ, mà lấy ra quyển kinh lớn? Y cứ vào thái hư, làm sao đặt vào một sợi lông? Đại ngộ chỉ bàn tay, hiện ích, nâng tay; Bồ-tát đại ngộ học rộng, ai mà không siêng năng thực hành? Nếu muốn kế thừa dấu ấn của Phật tổ. Muốn truyền công sức của sự sự vô ngại, thì trước phải ngồi kiết già, hoặc áp dụng cách ngồi bán già, nghĩa là đúng vào thời điểm ngồi trên tòa chính đại, một khi đoán trước chỗ ngồi ở chốn nhàn nhã vắng lặng, trên dùng Bồ-đoàn, là lược nói về phương thức mẫu mực dù không thờ một thuận, hướng mặt về phương Sơ địa, về sau, sẽ hướng về mười hướng xứ, đặt chân trái bên vế phải; đặt chân phải lên về trái; đặt tay phải lên vế phải, đặt tay trái giữa bàn tay phải, hai ngón tay cái, tay trỏ, mặt và mặt chống đỡ nhau. Thông thường lúc ngồi ngay ngắn, chẳng được nghiêng bên phải, trái, trước thấp, sau cao, tai và vai phải đối với mũi, với rún hướng vào nhau; dùng lưỡi đỡ vòm họng phía trên, môi và môi, hàm răng trên và hàm răng dưới áp khít vào nhau; mắt nhòn dường như mở, mà không mở, dường như nhắm, mà không nhắm, là học phương thức mẫu mực của bậc Đại Thánh. Tiếp theo, là ngồi bán già: Chân trái đè lên vế phải bằng nhau. Cần phải dùng hạnh chỉ, quán, có thể y chỉ một môn vô niệm, niệm phát thì phát theo; không phát ra niệm, là có niệm, sinh tử đâu có thôi dứt. Phát niệm theo niệm thì chẳng có niệm. Đây gọi là Đại Niết-bàn. Không có niệm của không có niệm; không có tướng của không có tướng; có niệm của có niệm; có tướng của có tướng, đều là đối tượng chấp của ngoại đạo, không phải pháp thuyết của nhà Phật.

Cúi mong các vị có tâm, hãy bước vào Tam-muội hải ấn của Phật Thích-ca, chứa môn quán sự sự của Đại sư, đừng dựa vào Tam-muội diệt tận của các nhà Tiểu thừa, lối chấp tà ác của tông ngoại đạo.

 

THÍCH CHƯƠNG KIM SƯ TỬ TRONG KINH ĐẠI PHƯƠNG QUÃNG PHẬT HOA NGHIÊM

Chương Kim Sư Tử: là pháp năng dụ, nghiên cứu gốc của Hoa Nghiêm là hữu, Pháp sư Hiền Thủ, đời Đường, đối với trời Đế-thích, thị hiện yếu chỉ của Đại kinh, cái gọi là Hoa Nghiêm, có lý sâu, sự rộng, văn rộng, nghĩa huyền vi, chẳng phải bậc Thánh hội nhập lý, thì không lấy gì để thông đạt chỉ thú sâu kín của kinh kia, là vì lập dụ của biên kiến, để hiểu rõ pháp không có bờ bến.

  1. Vàng, so sánh với thể pháp giới; sư tử, là dụ cho dụng của pháp giới, sự lý dung thông, một”, “nhiều” vô ngại. Vật tượng vốn “không”, giả duyên mà có.
  2. Giải thích về “sắc”, “không”. Pháp huyễn ngổn ngang, chân chẳng dao động.
  3. Y cứ vào ba tánh, mê thì danh tướng; ngộ tức là chân.
  4. Biểu thị rõ không có tướng. Tướng “tức” vô tướng; phi tướng “tức” tướng.
  5. Nói về vô sinh: Sinh của vô sinh; sinh “tức” vô sinh.
  6. Giải thích về năm giáo: Căn khí khác nhau, lập giáo có khác.
  7. Khắc mười huyền: Duyên khởi phản ánh với nhau, các pháp nhiều lớp.
  8. Bao gồm sáu tướng. Pháp không có tướng quyết định, vì nêu “một” tức “nhiều”.
  9. Thành Bồ-đề: Muôn hạnh đã viên, bản giác hiện rõ.
  10. Nhập Niết-bàn: Thể trí như như, gọi là Đại Niết-bàn; Đại duyên khởi vạn hữu, “hữu” tất nhiên, biểu thị rõ ở nhiều môn, một tông vô tánh, vì tông phô bày ở phần mọi đức. Thể dụng của Niết-bàn; gom góp lại, mở rộng ra, hướng tới dễ dàng; Giảng nói, xem xét cương yếu huyền vi, môn lý, sự mới hiển rõ. Nay y cứ vào pháp, đối tượng dụ, lược nói về lý duyên khởi.

1.- Nói về duyên khởi: Muôn pháp không có tự thể, do duyên giả thành lập, vì nếu không có nhân duyên, thì pháp không sinh, nên kinh nói: “Các pháp từ duyên sinh, không có duyên, thì không sinh.

Rằng, vàng không có tự tánh, dụ cho châu lý không thay đổi. Tùy thuộc ở duyên thợ khéo léo, mà có tướng sư tử khởi, dụ cho chân như tùy duyên thành các pháp sự.

Vì khởi chỉ là duyên, nên gọi là duyên khởi, chân lý không dao động, động là sự.

Vàng, dụ cho tánh lý nhất chứng; sư tử dụ cho pháp sự duyên khởi; lý vô sinh, thuận theo pháp các duyên, thành tướng khác nhau, tướng khởi lý hưng thịnh, tức vô sinh. Thanh Lương nói: “Lý thuận theo sự biến dịch, thì duyên khởi một, nhiều sẽ vô biên.

2.- Nói về “sắc”, “không”: “Sắc” là bi; “không”, là trí. Quán “sắc” tức “không” thành đại trí, mà không ở sinh tử; quán “không” tức “sắc” thành đại bi mà không chấp mắc Niết-bàn, có khả năng giải thích giáo một cách sáng suốt, rõ ràng. Tức là dùng “hư” tướng của sư tử để dụ cho “sắc” và “không”.

Chỉ là vàng ròng, dụ cho thật tánh.

Sư tử “không thật có”, dụ cho sắc huyễn duyên khởi, chẳng phải thật có.

Thể vàng đều là “có”, dụ cho chân không thường tồn tại.

Nên nói là “sắc”, “không”. Hơn nữa, “không” chẳng có tự tánh. Y cứ vào sắc để nói vì không trở ngại huyễn “có”, nên gọi là “sắc”, “không”, tức là chân không chẳng có hình tướng, mượn tướng sắc để nói. Pháp vốn nói: “Y cứ lời nói giải thích mà biểu dương sáng tỏ đạo”, nên Thanh Lương nói: “Dù hư không bặt dấu vết, mà nghĩa tượng sao của trời vẫn xán lạn”.

3.- Y cứ ba tánh: Mê tâm mà chấp có tương sinh, rồi cho là thật, gọi là tánh biến kế, là không rõ tánh y tha duyên sinh. Y tha không có tánh, tức là tánh viên thành; hễ nêu một pháp thì đủ ba tánh.

Nghĩa là tình sư tử “có” gọi là biến kế, nghĩa là tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay, tập nghiệp phiền não, si mê, không hiểu, so đo chấp khắp có pháp ngoài tâm, lấy, bỏ điên đảo, theo tình khởi “hoặc”, tự ràng, tự buộc, oan uổng cam chịu luân hồi.

Sư tử dường như “có”, gọi là y tha. Nghĩa là tất cả chúng sinh đều dựa vào chân khởi vọng; đối với pháp dường như “có”, vì chấp giả dối trong, ngoài y tha không thật, nên luận nói: “Tự tánh y tha khởi, phân biệt duyên sinh ra”.

Vì tính chất vàng không thay đổi, nên gọi là viên thành; viên mà không bớt, thành mà không thêm. Sư tử dù khác nhau, nhưng vàng không hư hoại, tức giải thích rằng: “Pháp làm duyên cho tâm mình, tâm pháp mới khởi. Nay, rõ duyên không có “tự thể”, y chỉ tâm mới hiện, vì không có tự thể sinh, đây là tánh vô sinh của y tha, do hai nghĩa hiện tiền mới là tánh thắng nghĩa của viên thành”. Kinh dạy rằng: Từ vô trụ, vốn lập tất cả pháp.

4.- Giải thích rõ vô tướng: Không rõ vô tướng, mê cho là có sinh tử; quán sát tức tướng hư, tức pháp xuất thế vô tướng.

Gọi là dùng vàng bao gồm hết sư tử. Dụ cho lý đoạt sự.

Ngoài vàng, không còn có tướng sư tử nào để được, dụ cho đương thể của pháp sự duyên khởi, vốn là giả dối. Nên gọi là vô tướng. Tức là ngoài chân lý, không có chút việc thật có, như nước đoạt sóng, sóng đều hết. Đây tức là nhẫn nhục tồn tại để phá hoại sóng, sao cho hết, nên kinh nói: “Cái thấy chẳng thể thấy, cái nghe chẳng thể nghe, biết rõ các thế gian, đó gọi là vô tướng”.

5.- Nói về vô sinh: Pháp vốn vô sinh, vì từ duyên có. Đã không có tự thể, nên sinh mà không có sinh.

Gọi là khi sư tử chánh kiến sinh, chỉ là vàng sinh, dụ cho chân lý, tùy duyên thành các pháp sự.

Ngoài vàng, không còn có một vật: Lìa chân lý, thì không có sự tướng riêng. Vì nhân duyên của pháp nhiễm, tịnh có, nên thể tánh vốn luống dối, không có sinh của sinh.

Sư tử dù có sinh diệt, nhưng thể vàng vốn không có thêm, bớt; lý vô sinh vốn không có sinh diệt, duyên khởi nhóm hợp thành sinh, vốn không có sinh, nên nói là vô sinh. Nghĩa là vàng do duyên sinh, chẳng phải sinh, mới được gọi liễu tánh sinh tử, mới là không có sinh. Luận rằng: “Nhân không tự sinh, vì duyên sinh, nên duyên không tự sinh, vì nhân sinh, nhưng sinh và vô sinh, là thành, lẫn nhau đoạt lẫn nhau, thì vô sinh; thành mới là duyên sinh. Do tức thành, tức đoạt, thế nên, khi sinh không có thật sinh.

Rõ như thế, nên gọi vô sinh.

6.- Nói về năm giáo:

1/ Giáo Thanh văn.

2/ Thủy giáo Đại thừa.

3/ Chung giáo Đại thừa.

4/ Đốn giáo Đại thừa.

5/ Viên giáo Nhất thừa.

1/ Giáo Thanh văn: Sư tử này dù là pháp duyên sinh, nhưng niệm niệm sinh diệt, dụ cho tất cả pháp sự từ duyên mà “có”, nên đều chẳng có tự tánh, không có ngừng dứt.

Vì thật sự không có sư tử để được, nên gọi là giáo Thanh văn, chấp ngang trái tất cả cảnh giới, thật ra chẳng có tự thể; chỉ chứng Nhân không, chẳng rõ Pháp không.

2/ Thủy giáo Đại thừa. Nghĩa là pháp duyên sinh của sư tử này đều không có tự tánh thấu suốt, chỉ vì “không”, nên gọi là Thủy giáo Đại thừa. Nghĩa là sư tử không có “thể”, hoàn toàn giống như vàng ròng, thành tướng sư tử rõ ràng, bởi nhờ thợ kim hoàn khéo léo.

3/ Chung giáo Đại thừa. Rằng sư tử này, dù là thấu suốt chỉ cho “không”, chẳng trở ngại pháp huyễn, y như vậy, tức là vàng ròng thuần nhất, nhưng chẳng trở ngại cho sự tồn tại của tướng sư tử.

Duyên sinh giả có, hai tướng đều tồn tại. Hai đế chân, tục rõ ràng có thể quán sát, sư tử và vàng, hai pháp đều biểu hiện, gọi là Chung giáo Đại thừa.

4/ Đốn giáo Đại thừa: Tức hai tướng này, đoạt lấy lẫn nhau, hai mất, vì lý đoạt sự; sự ẩn, lý hiển.

Tình giả dối không tồn tại, đều không có năng lực, “không” và “hữu” đều tiêu diệt, đường ngôn ngữ dứt, chỗ tâm hành diệt không có gửi gắm.

Giải thích trực tiếp chân tánh vốn “không”, chẳng có một pháp nào để hợp tình: Hai tướng vàng và sư tử đều tiêu diệt, trong, ngoài không có gửi gắm, nên gọi là Đốn giáo Đại thừa.

5/ Viên giáo Nhất thừa. Nghĩa là tức tình sư tử này, đều là pháp của thể lộ ra, lẫn lộn thành một khối; tướng sư tử đều là vàng ròng lộ ra ở trước.

Dụng đại hưng thịnh sinh khởi, tất nhiên là toàn chân. Như công dụng của sư tử, sự sự đều là vàng.

Muôn tượng ngổn ngang xen nhau mà không lẫn lộn. Mặc dù bốn tượng dời đổi, nhưng đều ở vị mình.

“Tất cả” tức “một”, đều chẳng có tánh, nhiếp ngọn trở về gốc, không trở ngại ngọn.

“Một” tức “tất cả”, nhân, quả rõ ràng; dựa vào gốc khởi ngọn, không trở ngại gốc.

Dụng của năng lực thu nhặt nhau, thu gom lại, mở rộng ra một

cách tự tại, mới biểu thị rõ tánh khởi pháp môn viên dung vô ngại, gọi là Viên giáo Nhất thừa.

7.- Khắc mười huyền:

1/ Môn tương ưng đầy đủ đồng thời: Nghĩa là vàng và sư tử, đồng thời thành lập đầy đủ viên mãn. Y chỉ thể pháp giới khởi lên các pháp sự, hễ nêu một pháp thì đủ tất cả pháp; dù đối với một pháp có khác nhau riêng, chẳng phải thấu suốt huyền vi, gọi là môn tương ưng đầy đủ, đồng thời.

2/ Môn “một”, “nhiều” tương dung chẳng đồng: Nghĩa là vàng và sư tử dung nhau, thành lập “một”, “nhiều” vô ngại, ở trong đó, lý, sự đều khác nhau; hoặc “một”, “nhiều” đều ở địa vị mình, như hạnh xứng với lý, mỗi mỗi đều dung được tất cả pháp, cũng mỗi mỗi đều đủ tất cả các hạnh, dù dung được nhau, nhưng vốn chẳng dao động nên gọi là môn “một”, “nhiều” dung nhau không đồng.

3/ Môn bí mật ẩn, hiển đều thành: Nghĩa là xét sư tử chỉ thấy sư tử, không có vàng, thì sư tử hiển vàng ẩn, dụ cho sự năng ẩn lý.

Nếu xét vàng, chỉ thấy vàng, không có sư tử, thì vàng hiển sư tử ẩn, như lý năng ẩn sự.

Nếu hai chỗ xét, đều ẩn, đều hiển, ẩn, thì bí mật, hiển tức là vì hiển rõ ràng, nên gọi là môn bí mật ẩn, hiển đều thành.

4/ Môn cảnh giới như lưới của Nhân-đà-la: Mắt, tai mỗi chi tiết, mỗi lỗ chân lông của sư tử đều có sư tử vàng. Trong pháp nhiều, pháp tiểu, có pháp đại, mỗi chỗ sợi lông sư tử, đồng thời đốn nhập; trong một sợi lông, đều lộ rõ, đều có vô biên sư tử.

Trong một sự bao gồm nhiều sự. “Một”, “nhiều” hiện rõ. Trên mỗi đầu sợi lông đều mang theo vô biên sư tử này, rồi vào lại trong một cọng lông. Nhiều lớp như thế vô tận, một bao gồm nhiều, nhiều nhập một vô ngại. Như vì lưới trời, nên gọi môn cảnh giới mành lưới của Nhân-đà-la.

5/ Môn các tạng thuần, tạp đủ đức: Nghĩa là tức dùng mặt thu nhận hết sư tử, thì tất cả toàn là mắt, như dùng một hạnh bố thí thu nhận hết tất cả hạnh, vì gọi chung bố thí, nên nói là thuần.

Nếu tai thu nhận hết sư tử, thì tất cả toàn là tai; nếu các căn thu nhận đồng thời đều đủ, mỗi mỗi đều tạp nhạp, cũng mỗi mỗi đều thuần túy là tạng viên mãn; muôn hạnh đồng thời lại trang nghiêm lẫn nhau, thuần túy, lẫn lộn vô ngại, gọi là môn các tạng thuần, tạp đủ đức.

6/ Môn các pháp tương tức, tự tại: Nghĩa là tức các căn của sư tử, mỗi đầu sợi lông đều toàn là vàng thu hết sư tử, tức là tất cả các pháp duyên khởi pháp giới, đều khắp “tương tức” lẫn nhau, mỗi mỗi đều xuyên suốt, mắt mắt sư tử, tức tai tai, tức mũi, đều không có chướng, không có ngại. Bố thí tức độ nhau, nhiều hạnh tức một hạnh, nên gọi là môn các pháp tương tức tự tại.

7/ Môn vi tế tương dung an lập. Nghĩa là vàng và sư tử, hoặc hiển, hoặc ẩn; hoặc một, hoặc nhiều; định, tán đồng thời. Kinh nói: “Ông nên quán các lỗ chân lông của ta, nay ta bảo cho các thầy biết, cảnh giới Phật cùng thời gian đầu rõ ràng, “tức” ở đây, “tức” ở kia, có năng lực; không có năng lực; chủ, bạn làm rạng rỡ nhau, lý sự đồng biểu hiện, mà ảnh hiện muôn pháp hải ấn sáng chói rực rỡ.”

Đều tương dung không ngại, an lập vi tế thành xong, dùng lý thành sự; pháp sự không nhất định, dung thông lẫn nhau, nhiếp hóa, an lập đồng thời, nên gọi là môn vi tế dung nhau an lập.

8/ Môn pháp cách biệt mười đời khác thành: Sư tử là pháp hữu vi, niệm niệm sinh diệt, tức là chân lý thuận theo duyên thành các sự pháp, đều không thật.

Trong sát-na, chia làm ba đời: Quá khứ, vị lai, hiện tại, trong tướng chung phân chia giới hạn khác nhau.

Gồm có vị của ba mươi ba để lập chín đời. “Một” tức “nhiều”, “nhiều” chẳng phá hoại “một”, tức là buộc thành pháp môn một đoạn. Môn vô tận trong một pháp môn, với mỗi thứ tu ngắn ngủi đều khác nhau.

Dù rằng, chín đời đều có cách biệt khác nhau, nhưng do nhau thành lập dung thông vô ngại, đồng thành một niệm, nhiếp ngọn về gốc, nên gọi là môn pháp cách biệt mười đời khác thành.

9/ Môn do tâm xoay trở về khéo thành: Nghĩa là vàng và sư tử, hoặc hiển, hoặc ẩn; hoặc “một”; hoặc “nhiều”, đều không có tự tánh, do tâm xoay trở về. Pháp chẳng có pháp nhất định, mà là tùy tâm chuyển biến.

Nói lý, nói sự, có thành, có lập. Pháp vốn đầy đủ, vì thuận theo căn cơ ẩn, hiển, nên gọi là môn do tâm xoay trở về khéo thành.

10/ Môn gửi hình tích mình vào sự, làm sáng tỏ pháp, sinh hiểu biết: Nghĩa là nói dụng của sư tử để nói lên vô minh, giải thích về thể vàng này, phô bày đủ chân tánh, ngắm nhìn tướng dụng của muôn pháp, làm sáng tỏ chân lý.

Nếu lý, sự hợp giải thích, để so sánh thức A-lại-da, sao cho sinh chánh giải (hiểu biết đúng), “tức” nhiễm mà tịnh, động, tĩnh đều dứt, mới là chánh giải, nên gọi là môn gởi hình tích mình vào sự, làm sáng tỏ pháp, sinh kiến giải.

8.- Bao gồm sáu tướng: Sư tử là tướng chung, năm căn khác nhau là tướng riêng, chung thành một duyên khởi là tướng “đồng”, mắt, tai đều không đến nhau, là tướng “khác”; các căn nhóm họp chung là tướng “thành”; các duyên đều trụ vào phần vị của mình là tướng “hoại”. Biểu thị sáng tỏ pháp chẳng có cô đơn trong pháp giới, mà hễ nêu một pháp, thì có đủ sáu tướng duyên khởi này, nhóm hợp thành, đều chẳng có tự tánh. Trong mỗi tướng đều bao gồm tướng vô tận, trong mỗi pháp đều có pháp vô tận.

9.- Thành Bồ-đề: Hán dịch là Đạo, cũng dịch là Giác, y cứ theo thuyết đời Đường, thì có hai nghĩa này.

Khi mắt thấy sư tử tức tất cả các pháp hữu vi, lại không đợi hư hoại, vì xưa nay vắng lặng, như tướng sư tử không thật, đương thể là vàng, không đợi hư hoại.

Lìa các lấy, bỏ, tức ở đường này, chảy vào biển Tát-bà-nhã, nên gọi là Đạo.

Các pháp vô sinh, cuối cùng là không, vắng lặng, bao trùm không có chi ngoài, chẳng chống cự mọi dòng, vô biên đại đạo, ngộ thì tồn tại ở đây, cho nên, xét tướng sư tử này, ấy là vào biển Nhất thiết trí, không còn có con đường nào khác. Tát-bà-nhã, Hán dịch là: “trí vô sinh”.

Tức rõ từ vô thỉ đến nay, đã có điên đảo, đầu tiên vì có thật, nên gọi là Giác. Vọng khởi các điên đảo, đều không có “tự thể” chân thật. Nếu chánh giác hiện tiền như “Không”, đều vắng lặng, tức ngoài không có mảy may hạt bụi; trong không có thức, niệm.

Cuối cùng, có trí Nhất thiết chủng, gọi là thành Bồ-đề. Hễ đã giác ngộ thì mãi mãi giác ngộ; “một” thành, thì vĩnh viễn thành. Đại trí hiện tiền, không còn có pháp nào khác, tức thành Bồ-đề.

10.- Nhập Niết-bàn: Nghĩa là thấy sư tử, với hai tướng vàng đều cùng tận là dụ.

Phiền não bất sinh, tốt xấu hiện tiền; thân tâm tận diệt lẫn nhau, phiền não bất sinh, tức Đại Niết-bàn, cuối cùng, là huyền vi, vắng lặng.

Tâm yên như biển, Kinh nói: “Nếu giữ tâm yên như biển, thì ở trong đó, tốt, xấu đều không, chẳng có đối tượng trụ.”

Vọng tưởng đều cùng tận, không có các ép ngặt, xuất triền, lìa chướng, xa lìa hẳn nguồn gốc đau khổ, gọi là nhập Niết-bàn. Vọng tưởng đều dứt hết, toàn là chân lý, không có các ép ngặt, tùy ý tiêu dao, xa khỏi triền ràng buộc; ma não không xâm lấn nhau, môn lìa pháp chướng, không có chướng ngại, sâu dày, vắng lặng, yên vui, lợi ích chúng sinh, ra khỏi nguồn gốc khổ.

Nay, ta cúi đầu được vô dư, tất cả hữu tình đồng giải thoát. Ngài Tăng Triệu nói: “Công đức truyền bá muôn đời, thường tồn tại, đi suốt qua một trăm kiếp mà càng bền chắc thành núi. Dù cho y cứ ở bắt đầu đường tu đầy nguy hiểm, nhờ hiệu quả bước đầu ở kiếp, vì nghiệp công đức không hư mục.

Tuy nhiên, giáo của ba thừa vì có thứ lớp, nên sự giải thích của viên, đốn, lẫn lộn dung thông vô ngại. Đối với một pháp, rõ tất cả pháp; trong một hạnh, đủ tất cả hạnh, nhân bao gồm biển quả; quả thấu suốt nguồn nhân. Quả là quả của “tức nhân”; nhân là nhân của “tức quả”, tướng bình đẳng không hai. Kinh nói: “Pháp tánh chân thật bình đẳng, không có Phật, không có chúng sinh.”