TẬP CỔ KIM PHẬT ĐẠO LUẬN HÀNH
Soạn giả: Đời Đường, họ Thích, chùa Tây minh.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 4
Việc thứ nhất:
Vua nhóm họp tăng sĩ và đạo sĩ hùng biện.
Tháng tư niên hiệu Hiển Khánh năm thứ ba, vua hạ lệnh cho tăng sĩ và đạo sĩ vào cung hùng biện. Pháp sư Hội Ẩn nói về nghĩa năm uẩn, Pháp sư Thần Thái nêu nghĩa chín đoạn. Các đạo sĩ Hoàng Trách, Lý Vinh; Hoàng Thọ cùng đưa ra nhiều câu nhưng văn nghĩa mơ hồ. Vua cho Pháp sư vặn hỏi. Pháp sư hỏi tiên sinh nói đạo sinh muôn vật, chẳng hay đạo đó là hữu tri hay vô tri? Đáp: Kinh đạo nêu: Người pháp đất, đất pháp trời, trời pháp đạo. Đã là phép tắc của trời đất há là vô tri? Lúc trước bảo đạo là mẹ của muôn vật, giờ bảo muôn vật không do đạo sinh. Vì sao? Vì nếu đạo là hữu tri thì chỉ sinh cái tốt, sao sinh cả cái xấu. Ở đây đủ cả tốt xấu tức là đạo vô tri. Còn như các bậc quân vương sao lúc đầu không sinh những bậc thánh minh như Nghiêu–Thuấn mà lại sinh ra những vị hôn quân như Kiệt, Trụ. Về loài chim sao không chỉ tạo ra những chim phượng, chim hoàng mà lại sinh ra những con cú, con ưng. Về thú sao không chỉ sinh những con ngựa, con lân mà còn sinh ra con cọp, con beo. Muôn vật hiện nay đủ cả tốt xấu, đạo không thể là hữu tri. Đức Phật dạy muôn vật do nghiệp lực của chúng sinh chiêu cảm thành. Nghiệp lành nhiều thì ở cõi tốt đẹp, nghiệp ác nhiều thì ở chốn xấu xa. Nghe thế, đạo sĩ im lặng xuống tòa. Đạo sĩ Hoàng Thọ lại lên tòa nói về danh nghĩa của Lão Tử. Pháp sư Hội Ẩn liền nói: Hoàng Thọ thân đội mũ vàng, không biết kỵ húy, tất cả mọi vật đều là của quốc gia, mọi loài đều nương đức của bệ hạ, há lại có kẻ dám so sánh với bệ hạ. Không thể là hậu bối mà nói tên nghĩa của bậc Thánh tiền bối. Tội này đáng chết. Vua bảo hãy nói về nghĩa khác. Hoàng Thọ tuy cũng nói nhưng không mạch lạc, người thì sợ đến đẫm mồ hôi. Thấy vậy vua nói: Đạo và Tăng hai nhà tranh luận chưa rõ. Như Pháp sư nêu nghĩa năm uẩn, đạo sĩ lại dùng nghĩa âm để vặn hỏi. Âm là che đậy, uẩn là chứa nhóm. Như sắc có mười một, thức có tám, gọi chung là uẩn. Nếu dùng chữ âm để hỏi thì nghĩa lý trái ngược. Về nghĩa đoạn thì đạo sĩ lại không biết. Thật là muốn về phương Nam lại đi sang hướng Bắc. Phật pháp đưa ra pháp nhân duyên, chẳng có một pháp nào không do duyên sinh. Như mắt thấy tụ phải có năm duyên: Tâm thức không loạn, nhãn căn không hai, ánh sáng, cảnh, không chướng ngại. Nếu thiếu một duyên thì không thể hình thành. Như hạt giống phải có đất nước ánh sáng mới mọc mầm. Con người cũng vậy, ngoài nghiệp nhân còn phải có duyên cha mẹ, duyên cha mẹ không thành thì không có con người. Hiểu pháp duyên sinh là dứt hết tà kiến. Trí tuệ của Phật hiểu rõ thật tướng của các pháp nên Phật được tôn là bậc Vô đẳng giác, là thầy trời người. Ngoại đạo không như thế, hoặc chấp các pháp do trời sinh, hoặc chấp tự nhiên sinh, đều không biết gốc pháp, không hiểu duyên sinh, tin tưởng sai lầm. Lại nêu ba tánh: biến kế, y tha khởi, và viên thành thật. Vua khen ngợi, từ đó sự hơn kém giữa tăng, đạo đã được phân định.
Việc thứ hai:
Chùa Tây Minh hiện điềm lành, vua nhóm họp tăng và đạo hùng biện.
Ngày mười hai tháng sáu niên hiệu Hiển Khánh năm thứ hai, chùa Tây minh trang nghiêm cờ phướn đàn hoa rực rỡ. Vua và các quan đến xem. Vua hạ chiếu cho tập hợp bảy tăng, bảy đạo sĩ vào cung để hùng biện. Vua nói: Phật và Đạo đều hướng về pháp lành, làm mà không làm, tạo đức ở chỗ không có đức, các vị đều là những người học rộng hiểu sâu, hãy cùng nhau bàn luận. Sư Tuệ Lập thưa: Bệ hạ tài đức như Ngu Hạ, Doanh Lưu nên trời đất xa gần đều an vui. Bệ hạ chiếu cố để tăng, đạo thường vào cung diện, nhưng chỉ e tài hèn học kém làm bệ hạ không vui. Vua khen ngợi đề nghị sư lên trước. Đạo sĩ Trương Tuệ Nguyên liền tâu: Nhà Chu lập thệ, họ khác ở sau, bệ hạ tôn thừa tiên tổ, nên để đạo sĩ lên trước. Di–Hạ khác nhau, chủ khách sai biệt, xin để đạo sĩ lên trước. Vua im lặng, sư Tuệ Lập nói: Chư Phật Như Lai là thầy của thánh phàm, trời người trong tam thiên đại thiên thế giới, nước này thuộc cõi Ta-bà, tức thuộc phạm vi giáo hóa của Đức Thích-ca, sao Tuệ Nguyên dám nói chủ khách, Di hạ. Bệ hạ nương lời Phật dạy, đèn đuốc tuệ vào nhà tối, bơi thuyền từ trên biển khổ. Sách dạy: Hoàng thiên không thân, chỉ tôn đức, Tuệ Nguyên nói bậy, không đáng tin. Vua khen, cho Pháp sư lên trước. Các đạo sĩ cật vấn. Sau đó sư Tuệ Lập hỏi về nghĩa sáu động. Động tức thông đạt muôn vật. Lão Tử có nói: Họa lớn nhất trong thiên hạ là thân, nếu ta không có thân thì còn lo gì. Như
vậy là Lão Tử còn bị trở ngại về thân, làm sao thông đạt muôn vật. Lý Vinh nói: Xưa cùng xuất gia, sao giờ lại hủy báng nhau như thế? Sư Tuệ Lập đáp: Tiên sinh nói thật lạ. Tiên sinh để râu tóc, mặc đồ thường, tay cầm phù chú, eo quấn đai đỏ, tuần tra cửa ngỏ, sai khiến ma quỷ chẳng khác kẻ tà dâm, làm sao giống với ta được. Lý Vinh tức giận, nói: Nếu cho rằng cạo bỏ râu tóc là tốt sao không cạo hết lông mày. Vì sao? Vì đều là lông. Nếu đều là lông sao chỉ để tóc trái đào mà không để râu trái đào? Lý Vinh im lặng, vua cho giải tán mọi người.
Sư Tuệ Lập họ Triệu, con thứ ba của Tư Lệ, lúc nhỏ được Pháp sư Thúc Chiếu nuôi dưỡng, cho xuất gia vào niên hiệu Trinh Quán năm thứ ba, tại chùa Chiếu nhân, ở U châu. Nhờ nghe Pháp sư chỉ dạy, sư ra sức nghiên tầm kinh sử nên trở thành người tài giỏi nhất. Sư thường được vua mời vào cung để hùng biện, sau vua ban chức Duy-na chùa Tây minh nhưng sư từ chối.
Việc thứ ba:
Vua thiết lễ cúng dường, nhóm họp tăng, đạo hùng biện.
Tháng mười một niên hiệu Hiển Khánh năm thứ ba, vua lo lắng trời bị hạn nên lập trai đàn cầu phước. Vua còn cho vời Sa-môn Nghĩa Bảo chùa Đại từ ân và đạo sĩ Trương Tuệ Nguyên… ở Đông Minh quán vào cung cùng bàn lý Phật đạo. Đầu tiên, đạo sĩ Lý Vinh và Sa-môn Nghĩa Bảo lên tòa hùng biện. Sa-môn hỏi: Về bổn tế thì đạo gốc ở tế hay tế ở đạo? Đáp: Dung thông. Hỏi: Đạo gốc ở tế, tế là gốc đạo, hoặc tế gốc ở đạo, đạo là cội rễ của tế? Đáp: Có gì không thông? Đáp: Đạo pháp là tự nhiên, tự nhiên không pháp đạo. Nếu thế thì đạo gốc ở bổn tế, bổn tế không gốc đạo. Đạo sĩ im lặng, lại sợ vặn hỏi nên nói: Pháp sư gọi tôi là tiên sinh, vậy Pháp sư là đệ tử của tôi. Pháp sư liền nói: Chúng ta hùng biện, phân biệt tà chánh để an lòng vua, sao lại nói càn. Tôi là đệ tử Phật. Phật là thầy tôi. Nếu ông tự xưng mình là tiên sinh tức sinh ra trước đạo, là tổ đạo. Đạo sĩ im lặng, xuống tòa. Vua bảo Pháp sư ngồi lại, Pháp sư từ tạ, khen ngợi công đức của vua, hoàng hậu, thái tử, nói về Bát-nhã ba-la-mật. Đạo sĩ Tuệ Nguyên liền hỏi: âm Hồ, chữ Đường, phiên dịch chữ Hồ ra chữ Đường phỏng có ích gì? Chữ Đường âm Phạm, dịch tiếng Phạm ra chữ Đường cả hai đều có ích. Âm Hồ làm sao lợi ích cho người? Phật giáng trần ở Thiên Trúc, tiếng Phạm là chánh giáo, truyền sang Trung Hoa lợi ích đã nhiều. Sa-môn nói: Đạo sĩ đã già, đối đáp không thông, không tự lượng sức. Đạo sĩ nói: Tôi nào có nói càn? Tâm ông không càn, lời ông cuồng điên. Đạo sĩ khác nói:
Bát-nhã không phải ngu trí, sao dịch là trí? Vì muốn dứt ngu si nên khen là trí. Ngu si là gì mà phá bằng trí? Ngu si là đạo sĩ, sao ta lại ngu si? Bát-nhã không ngu trí, vì phá ngu nên khen là trí, nếu đạo sĩ hết ngu thì trí tôi cũng mất. Đạo sĩ Lý Vinh lại nói: Bát-nhã không kia đây sao nói đến bờ kia? Bát-nhã không kia đây nhưng khen công dụng hay cho nên là đến bờ kia. Đạo sĩ nói: vậy cũng có thể nói đến bờ này. Tuy không chấp kia đây nhưng khen kia để để rời đây. Đạo sĩ nói: khen kia không khen đây, thì chẳng phải đây chẳng phải kia. Đạo sĩ cười nói: đầu của tăng sĩ như viên đạn, hiểu nghĩa cũng tròn vo. Sa-môn nói: mỗi viên đạn đủ bắn chết chim ngạc. Trương Nguyên tiếp sức cho Lý Vinh, Sa-môn nói: Lý Vinh không tránh được đạn, Trương Nguyên lại giúp sức, Diêu lại ngu không biết. Hai người giúp một người, ba ngu thành một trí. Xưa nghe nay mới thấy. Các đạo sĩ thua cuộc. Các Pháp sư khuyên giải để họ tự biết mình.
Việc thứ tư:
Vua đến Đông Đô, cho vời tăng sĩ và đạo sĩ vào cung hùng biện.
Niên hiệu Hiển Khánh năm thứ năm, vua đến Đông Đô. Thấy nhiều người quy y Phật, cần có sự hùng biện để họ hiểu nghĩa lý, vua liền hạ chiếu cho vời sư Nghĩa Bảo chùa Đại từ ân, sư Tuệ Lập chùa Tây minh đến ấp lạc để truyền giảng kinh luận. Vua đến chùa Tịnh độ, sư Nghĩa Bảo đến đó giảng Đại Phẩm, Tam Luận. Sư họ Tiết, người ở Tấn lăng, Thường châu, thuộc dòng Mạnh Thường Quân nước Tề và Tổng Oánh nước Ngô. Sư xuất gia từ nhỏ, theo học với Pháp sư Minh ở Tô châu, sau đến học với Pháp sư Khoáng ở Dụ châu. Từ đó thầy du hóa truyền giảng kinh pháp. Sau được vua mời đến chùa Từ ân, giảng nói kinh luận, thính chúng rất đông. Lại còn dự những buổi hùng biện với các đạo sĩ. Sau sư mất tại ấp Lạc. Vua ban lễ vật, cho làm lễ tang rất long trọng.
Việc thứ năm:
Sư Tĩnh Thái và các đạo sĩ hùng biện ở ấp Lạc, Đông Đô theo chiếu vua.
Ngày mười tám tháng tám niên hiệu Hiển Khánh năm thứ năm, vua cho mời sư Tĩnh Thái và đạo sĩ Lý Vinh đến Lạc cung. Vua hỏi Samôn: Kinh Lão Tử Hóa Hồ kể việc Lão Tử đến đất Hồ, việc đó ra sao? Việc này có nhiều thuyết khác nhau. Hai thiên của Lão Tử, Trang sinh nội ngoại hoặc tôn hư vô, tự nhiên nên khác với Phật giáo. Còn những
việc Linh Bảo, Thái Thượng là do những kẻ sau vọng chế ra, đời Đường (từ niên hiệu Trinh Quán) đã cho đốt kinh này. Theo Tấn Đại Tạp Lục và Cao Tăng Truyện của Bùi Tử Dã thì Đạo sĩ Vương Phù đối đáp với Sa-môn Bạch Tổ, Vương Phù y cứ Tây Vực Truyện Hán thư, soạn kinh Hóa Hồ. Trong Thần ký U Minh Lục cũng cho đó là Vương Phù ngụy tạo. Đạo sĩ Lý Vinh nói: Tĩnh Thái không biết sao lại dẫn càn. Theo kinh Hóa Hồ thì Lão Tử giáo hóa người Hồ thành Phật. Phần tựa của Lão Tử nêu: Phía Tây đến Lưu Sa, đó là việc hóa Hồ. Sa-môn đáp: Đó là giả, tôi đã nói ở trước, trong kinh Quy Phật Đại Sư hóa Hồ chép: Lão Tử nói: Thầy ta là Đức Thích-ca, đã nhập Niết-bàn. Ở phần tựa của kinh Lão Tử nêu: Doãn Hỉ nói với Lão Tử: sắp ẩn. Trang Tử nói: Lão Nhĩ chết ở Tần. Tây Kinh Tạp Ký ghi: Lão Tử chết ở làng Hòe. Vả lại kinh của Đạo giáo chỉ có Lão Trang là thật, ngoài ra là các đạo sĩ mượn kinh Phật, thay ngôn từ, giả làm của mình. Lý Vinh nói: Phật giáo chỉ có kinh Tứ Thập Nhị Chương mà Pháp sư Ma-đằng dịch tại chùa Bạch mã, gần đây Huyền Trang cũng dịch kinh. Sa-môn nói: Thật ông không biết sử sách. Vì theo sử sách ngoài Sa-môn Ma-đằng, Trúc Pháp Lan dịch kinh còn có Chi-ca-đề, Khang Tăng Hội, Đàm-ma-đề, Cưu-ma-la-thập. Còn Pháp sư Huyền Trang, người tinh thông văn Phạm, đã từng du học ở Ấn Độ hơn mười năm, là người dịch kinh nổi tiếng sao lại cho là hư ngụy. Tội của Lý Vinh thật đáng chết. Lý Vinh nói: Hai tôn giáo Lão, Thích đều là lời của bậc Thánh, chúng ta làm sao bàn được. Sa-môn nói: Ông không thể còn tôi có thể. Lý Vinh nói: Tôi y cứ kinh Đạo Tiếp có câu: Đạo hơn Phật, Phật thua đạo, việc hóa Hồ là thật. Sa-môn nói: Đạo sĩ tự xưng là đàn việt tức trộm lời kinh, dẫn kiếp số là trộm văn Phạm, đã là hướng về phong giáo của Phật sao không mặc pháp y, không tỏ lời pháp. Kiếp là tiếng Phạm, nào phải tiếng của đạo gia. Lý Vinh nói: Đạo lớn không có gì là Phật là đạo? Lý Vinh chẳng có vật mà gọi là không. Lý Vinh nói: Há không có phân giải hay sao? Ở đây là hùng biện, là nói những lời nho nhã, nào phải nơi để nói những lời thô tục. Lý Vinh nói: Ngã Trang Tử… Sa-môn nói: Sao ông dám nói là ngã… Lý Vinh nói: Trong kinh, A-nan cũng tự xưng là “Tôi nghe như vầy”. Sa-môn nói: Đó là lời kết tập kinh điển. Tôn giả A-nan không chấp ngã mà nói câu ấy. Thế là Lý Vinh nói sang chuyện khác. Vua hạ lệnh cho bác bỏ nhau bằng lời thô. Thế là hai bên lại tranh biện, bác bỏ lẫn nhau. Họ lại bàn việc Phật giáo là giáo của rợ Hồ, của nước khác, hoặc nói Lão Tử là người nước Sở… cuối cùng Lý Vinh đuồi lý. Sa-môn Tĩnh Thái là người ở Lạc dương, học rộng tài cao, giỏi đối đáp, vua định mời Sa-môn hoàn 8 tục, phong cho chức quan nhưng Sa-môn từ chối. Vua cho trụ lại chùa Kính ái ở Đông Đô và cho chọn người cần dùng tùy thích.
Việc thứ sáu:
Sa-môn Linh Biện chùa Từ ân hùng biện với đạo sĩ.
Ngày tám tháng mười hai niên hiệu Long Sóc năm thứ hai, ở điện Bích vũ, cung Bồng lai, Sa-môn Linh Biện nói về kinh Tịnh Danh. Hỏi: Đạo khó bàn chỉ phàm phu không biết hay cả bậc Thánh cũng không biết? Phàm thánh đều không thể nghĩ bàn. Phàm phu ngu muội thì không biết, bậc Thánh có trí vi diệu sao lại không biết? Tánh pháp vắng lặng dung thông, mọi vật bình đẳng có gì để bàn? Ngọn núi và hạt cải không thể dung nạp. Phàm thánh cũng vậy. Đạo không thể nghĩ bàn hiện khắp mọi nơi cần gì núi phải dung chứa hạt cải, phàm thánh nào có tư hay không tư. Phàm thánh không phân hai, không chia tư, không tư. Phàm thánh có khác, tức có nghĩ bàn không nghĩ bàn? Chính đâu có khác, nhưng tư và nghị là một. Đó là sự khác nhau của các Thánh, không phải phàm phu? Tất cả chúng sinh là tướng Niết-bàn. Đạo không thể nghĩ bàn nào chia ra phàm thánh? Thế sao phàm thánh có khác? Không hai nói hai, nào đâu có hai. Tư và không tư cũng như vậy. Không suy nghĩ là không tư chứ không phải có cái không tư. Kinh Hoa Nghiêm chép: Không thể nghĩ bàn, không thể đi sâu vào sự vắng lặng mầu nhiệm. Đạo sĩ nêu ra kinh Lão Tử, Sa-môn hỏi: Đạo đức thuộc Lão giáo hay thuộc cả Khổng giáo? Sa-môn nói: Chỉ thuộc Lão giáo, Lão kinh chép: Chí đức yếu đạo. Kinh Dịch nêu: một âm một dương là đạo. Như vậy là thuộc Nho giáo, nào chỉ thuộc Lão giáo. Đạo tự nhiên là chính, đạo khác là phụ. Hỏi: đạo tự nhiên không thuộc âm dương thì có thể nói Lão tử là gốc, âm dương gồm nhiếp tự nhiên, chẳng lẽ kinh Dịch là ngọn, nguyên khí thành đạo là gốc? Muôn vật do đạo sinh. Đạo là tổ tiên của muôn vật. Hỏi: Đạo là tổ tiên của muôn vật nào có khác gì Lão, Dịch là một. Đạo sĩ liền nói lãng sang: Liệt Tử gặp Quý Hàm thì say, hoàng quan gặp nâu sòng thì mê. Vua cười. Sa-môn hỏi: Đạo sinh muôn vật, cái gì là thể của đạo? Đáp: Đạo không có hình, có hình thì là có, không hình thì không, vậy đạo không có? Tuy không hình nhưng có đạo. Không hình mà có pháp thì vẫn nói là có hình? Muôn pháp là đạo, sao lại không đạo? Đạo sinh muôn vật, ngoài muôn vật không có đạo, vậy cái gì sinh? Đạo tuy không hình nhưng sinh ra muôn vật. Nhìn mẹ thấy con nên mẹ sinh con. Nhìn muôn vật không thấy đạo, đạo nào sinh muôn vật. Câu đạo là tổ của các pháp thì trái với kinh Lão Tử nói:
Vô danh là bắt đầu của trời đất, hữu danh là mẹ của muôn vật. Mẹ hay tổ chỉ là một nghĩa. Đạo đã là vô danh làm sao là tổ của muôn vật. Đạo là tổ của vật,vật cũng là tổ của vật? Chỉ đạo là tổ của vật, vật không thể là tổ của vật. Hỏi: Đạo không là tổ, đạo vốn không tên, chỉ giả đặt tên, đạo không có tổ, chỉ giả lập tổ. Ngoài muôn vật không có đạo, lúc muôn vật chưa sinh, thì đạo đã sinh. Như vậy ngoài mắt không có mắt, lúc chưa có mắt đã có cái thấy? Mắt và đạo khác nhau không thể so sánh. Hỏi: Muôn vật có chất ngại, đạo là hư vô, có không là một? Đạo sĩ im lặng, vua cười. Sau đó vua bảo Sa-môn Linh Biện đối đáp với đạo sĩ Lý Vinh. Vua nói với đạo sĩ: Linh Biện đa tài, có thích đối đáp không? Lý Vinh nói: Khổng Tử còn sợ hậu sinh, huống gì là Vinh? Samôn nói: Linh Biện là hậu sinh, Lý Vinh là tiền bối. Lý Vinh nêu nghĩa huyền rằng đạo huyền không thể nói. Hỏi: Đã không thể nói sao còn nêu? Không thể nói nhưng lại nói, nói mà không nói. Đã nói được thì nói, không nói được thì không, sao lúc đầu cho là không thể nói, giờ lại cho là có thể nói. Muốn bắt cá, thỏ phải có dụng cụ, muốn hiểu nghĩa mầu phải nhờ lời nói, đã không tỏ ngôn ngữ thì càng mê mờ vô lý. Đáp: Trong đạo cùng cực ấy mà không nói mà chẳng không nói. Sa-môn nói đó là bài kệ của Bồ-tát Long Thọ. Kệ rằng:
Chư Phật hoặc nói ngã
Hoặc nói không có ngã
Đối thật tướng các pháp
Không ngã chẳng không ngã.
Sao ông lại trộm lời Thánh hiền? Đạo sĩ nói: Phật đạo có gì khác? Tây Vực gọi là Niết-bàn, ở đây gọi là chết. Sa-môn nói: Đom đóm không thể sánh với mặt trời. Niết-bàn được dịch là diệt, tức là tịch diệt, không phải là chết. Đạo sĩ nói: Niết-bàn là diệt sinh tử, chết cũng là diệt có gì khác? Ô thước cũng có tiếng, chim phượng hoàng cũng có tiếng, nhưng hai loại tiếng khác nhau. Tịch diệt không diệt. Không thể so Niết-bàn với sự sống chết bình thường. Lại nói: Thể của lý mầu nhiệm không thể nói, vì sao lại nói? Tỏ ngộ vật, tình, giả mượn lời nói. Sa-môn nói: Thể huyền không thể nói, mượn lời để nói lý huyền nên lý huyền có thể nói. Cây gai trong hư không chẳng thể nhổ, phải giả mượn tay nhổ nên nói là nhổ. Hư không có phải là huyền hay không? Không thể so hư không với lý vi huyền. Lý huyền không thể nói, không phải cái để nói thì không thể nói. Đạo sĩ im lặng. Sa-môn hỏi vì sao không nói? Vì ngộ đạo. Sa-môn nói: Mắt cá không thể sánh với minh châu. Không biết nói chứ không phải là im lặng. Lại nói: lý huyền sâu xa, đạo sĩ ngu muội làm sao biết được? Lý huyền sâu xa, người giỏi thì hiểu sâu, phàm phu thì hiểu cạn. Đạo sĩ biết được cạn vậy đạo sĩ học pháp tiên, tiên bay cao, đạo sĩ bay thấp. Nhưng ở đây đạo sĩ không hề bay được thấp cao. Sa-môn lại nói: Lão Tử hai quyển không thông, Trang Sinh bảy thiên không tỏ, thật đáng hổ thẹn. Nghe nói ông đến từ đất Thục, đường Thục rất khó đi, sao không cỡi con le đến làng vua mà để bị gông cùm đến Trường An? Đạo sĩ nói: Than không nhớ gỗ, ta quên đi quên ngồi, gông cùm nào nhớ. Sa-môn nói: Như thế là suốt đời bị gông cùm. Đạo sĩ nói: Thiên tử biết Lý Vinh, nên cho trói, còn những kẻ như ngươi, chúa thượng nào biết đến. Sa-môn nói: Thiên tử năm nay biết Lý Vinh, sang năm cũng biết, năm nay trói, sang năm cũng trói, thánh ân chưa hết thì bị trói suốt đời. Lý Vinh bị trói bậc Thánh không hay, nếu nhờ trói mà biết thì chỉ có quỷ biết. Lý Vinh tức giận nói: Lý Vinh ta là bậc anh minh của quận Thục mà Sa-môn dám khinh thường. Sa-môn nói: Vì sao lại giận dữ như thế. Rồi nói vài lời trêu chọc nhau, trước khi ra về Sa-môn còn nói: Hồng Hạc đã bay xa, bầy én còn huyên náo.
Đàm đạo với tiến sĩ họ Phạm.
Xưa, Trưởng giả Tì Thành đến thôn du thuyết, nay tiên sinh Hoàng Ấn đến cửa Bồi, thật xưa nay có gì khác! Phạm tiên sinh tinh thông Nho, Đạo, Thích. Xưa tiểu tăng đến Giang tả đã thấy phong lưu rồi, nay đến cửa ải, thật đáng khâm phục đạo đức, giờ được gặp nhau thật là thỏa nguyện, xin cùng bàn đạo u huyền. Họ Phạm nói: Chưa từng xem qua sách Trang Tử nhưng xin đáp rõ lý thú, bảy thiên quá rộng không biết hỏi từ đâu, xin nêu rõ chương môn. Lý tế vật xưa nay thường được đem ra bàn, Pháp sư hãy hỏi về nghĩa đó. Hỏi: Sợi lông, núi Thái, Nho mặc dầu nói là nhỏ, lớn. Trang Sinh không cho là như vậy, há không là bàn suông hay sao? Đáp: Tục chấp phải trái, Trang Sinh bỏ lớn nhỏ. Nếu thế thì ngọn núi và sợi lông không thể cùng chết? Đáp: Mục đích là quên tình. Sợi lông không to, Thái sơn không nhỏ, làm sao quân bình? Đáp: quân bình là đều có tự tánh. Tuy cùng tự tánh nhưng thể có lớn nhỏ. Như hư không không hình chất nhưng muôn vật khác nhau, ngọn núi và sợi lông không thể quân bình? Mục đích yếu của lý này là quên tình, nếu so sánh về hình thể thì chẳng khác nào vẽ chân cho rắn. Hỏi: Trước nói bình quân, tình quên không làm cho người ngộ, giờ nên vẽ chân hơn người là tự để người thấy lỗi. Núi lớn, sợi lông nhỏ mà Trang Sinh quân bình, vậy trời cao đất thấp, Chu Dịch nên lẫn lộn tôn ti, vì sao Trang
Sinh cho rằng lớn nhỏ là một? Đáp: đó là sự khác nhau của hai giáo.
Dịch vốn khác, không thể giống núi, lông không cùng, cho nên khác. Vật khác nên là khác, vật giống nên là giống vì sao nói khác. Linh Biện họ An, người ở Tương Dương. Tổ tiên vốn là một dân tộc ở Tây Vực, sau dời đến Trường An vào đời Tấn. Đến cuối niên hiệu Vĩnh Gia lại dời về Tương Dương. Sa-môn là người có phước duyên thừa hưởng tất cả tư chất tài giỏi, thông minh, anh dũng. Mười lăm tuổi xuất gia, tham học ba tạng, nghiên tầm các kinh Đại thừa, hùng biện rất giỏi, luôn khiêm nhường, được mọi người tôn kính.
Trước sau cùng đạo sĩ Lý vinh,… hỏi đáp qua lại, thần khí cao xa, tinh thần khoáng đạt, không có người nào hơn. Thỉnh thoảng mới cười nói, thường hiểu ý vua, tánh tình cẩn thận, khi không có ai hỏi đạo thì không thể biết. Bạn bè trang lứa với Sư trăm người không còn một. Xưa Thứ Khanh giảng luận chỉ nghe danh tiếng, Sung Tông tài biện luận nhỏ bé không bằng một góc. Còn nghĩ liên hoàn trầm ngâm ngàn xưa, lược đề đại khái ghi như sau: Chỉ tiếc là lời nói ứng theo vật lý mà chẳng đến riêng, vẫn có công đức khác.
PHẦN PHỤ THÊM
Soạn thuật tại chùa Tây minh ở kinh đô, vào niên hiệu Lân Đức đầu đời Đường.
Vào tháng ba, mùa xuân niên hiệu Long Sóc năm đầu đời Đường, Đạo sĩ ở Tây hoa quán là Triều tán đại phu Quách Hành Chân kính tạo. Kính vì Phật đạo gọi là Thánh đều thực hành giáo hóa hòm kinh, bảo thừa linh báu, đều mở bến cho hữu thức. Cho nên thừa dụ dạy rằng: Khuôn phép nằm trong các chương, Phật bủa lưới pháp, như người thuyền trưởng có thân hình, tự chẳng phải bao gồm kinh luận, ai dám khinh nêu? Cẩn thận hết lòng, kính truyền kinh tượng, để giúp cảnh đức thông kỳ vô biên. Mở ra gốc tin sâu, dụ cho nghiệp chân chánh, có thể không như thế hay sao?
Đạo sĩ Triều Tán Đại phu Quách hành Chân ở Tây hoa quán, Kinh đô vào niên hiệu Long Sóc năm đầu đời Đường kính mong Đức Thích Tôn hoằng hóa Từ bi khắp các trời, người. Lý lão để lại phép tắc, mở ra ở huyện Xích, nên khiến cho thân ở tại quốc gia mà không khỏi dòng sinh tử, lìa phiền não lìa đắm trước, vượt ra phạm vi không hữu, cho nên hồi tâm quy hướng, kính trọng không sót. Đúc tượng viết kinh, sớm tối lễ bái, xin nguyện khéo ở tại thường, dốc chí đối với chân thừa, đạo đều thông suốt, cho nên không dính mắc ở phàm thức, thống nhiếp những người đến học, may mắn chiếu cố lời này. Năm pho tượng Phật bằng đồng mạ vàng, hai pho tượng Quán Âm mười một mặt và các kinh Đại thừa.
Niên hiệu Long Sóc năm đầu đời Đường, Đạo sĩ Triều tán đại phu là Quách Hành Chân trụ Tây hoa quán ở kinh đô có tuyên cáo với các bậc Tiên giác Vô cực Đại thánh, Năng Nhân hóa chủ Từ thị Pháp Vương ở mười phương: Hành Chân vốn là người tầm thường nằm trong hàng ngũ này, thân tuy tầm thường mà tâm tạo dưới cột Di-lặc, chung quanh là sứ thần, đạo không hưng thịnh ở sau đời Minh. Phật là thầy trời người, kính đức hóa chung vô biên, đâu có chương thờ trời hay người thù đối, đàn hát không giải thích, rượu thịt không sót, Vũ bước chống lại phong giáng. Vỗ răng mà chẳng bày chỗ khuyết, thành thật không lấy, nay thay đổi lòng tin, kính ngưỡng Phật tông, kính tạo tượng kinh, âm bày thì tâm dùng. Kính nguyện khai mở đêm dài khoáng đạt rộng lớn, xé rách chướng ràng buộc đã lâu, cởi bỏ dòng ràng buộc từ vô thỉ. Đời đời mở rộng nghiệp sẵn có, kiếp kiếp ra khỏi bến giải thoát. Có chuẩn bị cùng dòng cảnh ngưỡng ở đây.
Niên hiệu Long Sóc năm đầu đời Đường, Quách Hành Chân tạo tượng Phật, Bồ-tát, cúi mong chư Phật Đại thánh thần thông trùm khắp mười phương, dưới cột gió nhân quạt ánh sáng đến năm ngọn núi. Từ đời Lương, Ngụy về trước chưa nghe đạo có hình nghi, từ đời Chu Tề về sau mở rộng trong dân tục. Cho nên nghĩ Phật giáo hóa, rốt cuộc bị nhầm bởi mê mờ, được thấy thông suốt, rốt ráo hiểu rõ noi gương theo thức sáng, cho nên nghe theo nghĩa mà chuyển sang làm điều lành, kính đạo linh nghi và các kinh sách, sẽ khiến cho trên mở dưới thí, mở ra dòng suối mờ xưa, đầu là phước mà cuối là tội, hiển bày hậu chướng của cùng sinh, cúi mong ân từ hưng thạnh rộng thí, không ngăn cách bởi rừng tà, phương tiện khéo léo, không dính mắc bởi đen tối, đồng thời giúp cho hiểu rõ bảy giác tuệ, phát ba minh, nhổ ngọn cờ kiến chấp, xô ngã núi nghi ngờ, xé rách lưới ái mà bày ra xe báu, rộng lớn thay, các bạn đồng lữ có thể không cố gắng hay sao?
Niên hiệu Long Sóc năm đầu đời Đường, Quách Hành Chân tạo ra, kết cấu theo kiểu âm dương, phàm tục đều nương tựa, không hữu đều dứt, chỉ có bậc Thánh ở đó, lìa ba cõi, nghe kinh trong năm tạng, được một mà giữ gìn, thấy việc làm của hai thiên, cho nên tôn trời kính đất, không xem thường hữu vi, cởi mở buộc ràng, thật bỏ tánh hoặc, do đây mà so sánh đức, sự bằng với mây bùm, dám mong khuynh thành, tôn kính hành thí, viết kinh đúc tượng không hề bỏ phế, dùng nhân phước này giúp cho loài hữu thức, đều vượt ra lưới kiến chấp, sớm ra khỏi rừng mê.
Niên hiệu Long Sóc năm đầu đời Đường, Quách Hành Chân tự sinh trong hàng ngũ, chợt sinh chút coi thường, mở rộng hậu lễ, ở đây đặt ra câu hỏi, thật có lý do. Chân tuy so ở mũ vàng, tâm còn ở huyễn hóa, bàn nói lời tà, Phật là cha của đạo, người học sau mê sinh, vọng còn cạnh tranh, nghĩ đến nhân luân, cho nên khó bằng. Phật là Pháp Vương, đạo gọi là cột trụ . Phật để lại tướng màu vàng, ba mươi hai tướng kỳ lạ. Đạo thấy chót mũi trắng, thành ra hai cột trụ khác nhau. Âm thanh, ánh sáng không nghe ở thường tục, đại la bèn có lời nói, thần thông chưa hóa vật tình, ngọc kinh vốn mất lời nói, đó là kinh tượng dùng để quy tâm đến giáo, để lại tình tránh hư hoại, dòng xa chưa ngộ, sẽ khiến cho Nhất thừa nhất đạo, thường giáo hóa đại đồng, chín trời chín hữu, cùng bến ở Cực giáo.
Niên hiệu Long Sóc năm đầu đời Đường, Quách Hành Chân tìm hai thiên Đạo đức, không còn hủy Phật, ba tạng kinh muôn xưa còn y cứ, dựng lên khuôn phép cho trăm vua, muốn cho Nhất thừa hưng thịnh, gom lại tất cả tà chánh, chín trời kính ghi, bao gồm u minh mà giáo hóa. Quách Hành Chân mong cho một nước quy về, một người gọi là Thánh. Một cõi được giáo hóa, một Phật gọi là Giác, nên khiến cho Đường, Ngu, Ân, Hạ, năm vận đổi dời, ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai xoay vần trở lại, đời đời đều có bậc dị tài, đâu chỉ có một lão già, kiếp kiếp mở giúp, đó gọi là nhiều Phật, không hiểu biết mà tự xưng, đã làm trò cười cho những kẻ tầm thường mà còn bị mọi người bàn tán. Sớm thấy lời nói toàn vẹn, cho nên Lý Đam mất ở làng Hòe, Tần Thất khóc mà không mê. Mã Thiên giảng ở Lưu sa, y hỷ biến mà để lại dấu vết. Chẳng phải như Đại thánh họ Thích, Đề Phong Chu ở Hoàn hải, giáo nghĩa mở sáng, thật giúp cho hiểu được chân tục, cho nên hết lòng cung kính vâng giữ quy giới, tạo tượng chép kinh, biểu lộ cung kính, khiến cho U minh khen ngợi đạo dụng tâm, ngày càng hiện rõ, trí mở ra bậc thầm giúp, mãi mãi làm khuôn phép rộng lớn cho bậc anh hiền.
Quách Hành Chân bởi giáo của họ Lão không ngoài Lưu sa, tông của họ Thích giáo hóa khắp bốn biển, ngay trong ngày mà trình bày, rộng lớn có thể biết, cùng tận thể của Thần thánh, rõ ràng chẳng phải hoặc, ý của hai thiên nói chưa dứt ở trần tục, lý kinh của ba tạng tự đến chỗ chân cực, cho nên quy y chánh giác, thọ nhận chí thừa, đúc tượng Phật chép kinh, truyền bá khắp thế tục, nguyện trở về đạo gốc. Giúp cho Thiên sư thọ đạo, thường lễ Phật ở Hạc minh, ẩn cư lập kính, thường bái họ Thích ở núi Tranh, ngoài ra chưa ngộ, việc đồng với bắt chước, 8 không có việc gì không chấp cứng.
Quách Hành Chân thấy đạo ngày càng tổn, nghĩa chỉ còn trong khắc niệm, học với sư Vô Thường, lý sẽ giúp cho dời đến việc lành, còn kinh Đạo Đức có năm ngàn lời, không hợp với điển chương ba động sự Thù Linh Bảo. Có chút phương thuật, Hoàng Thư Xích Phù, không thông với vật nghị, sương tuyết giáng xuống, hoặc bị che lấp ở ô hữu, không phải như Phật tông chí cực, chỉ có bến chung tám chánh, diệu pháp cùng chân, yên tĩnh rừng mê tám đảo, cho nên trăm vua vâng theo giáo hóa, chùa tháp khắp trong đại thiên. Muôn đời nương theo phong cách, tăng chúng đầy khắp trong nước. Hành Chân không những quê mùa mà vâng theo di pháp, đúc tượng viết kinh truyền bá trong nhân gian, xin cho sớm dứt ba lậu, mau thấy ba thân, chóng thoát ba cõi, liền ngự ba hữu, trùm khắp các bậc cao thức, chung cho ý này.
Quách Hành Chân thật nghe đạo vốn hư thông, nghĩa chẳng suy kiết, linh trí chiếu suốt, phải biết đại quy. Từ xưa những bậc tài giỏi đồng môn, đều ưa chuộng Phật tông. Bởi không đọc kim khoa nên sinh ra kiến chấp này, không gọi là thông minh. Còn như ba vị sư họ Trương đều theo nhau đến lễ bái Phật, Đào và Khấu hai vị tài giỏi đều kính trọng Thích tông. Hiểu rõ sách Lương Ngụy, so sánh đầy đủ với sự ghi chép của Thục Huyên, há chẳng phải là chọn cây mà ở, được chí thân mà đạt tánh hay sao? Thần ấy biết cơ, ngộ sự chẳng hủ lậu của Phật tánh, cho nên nói về dụng cụ đi nối, đúc tượng viết kinh, lời nguyền của kính Lặc có trình bày ở cuối quyển, ngõ hầu người đồng ngộ đạo này.
Quách Hành Chân đối với đạo Nhất thật lý vượt trời tiên, lời của bậc đại giác nghĩa bao trùm không hữu, còn như Trần Tư hành đạo là hợp với hoa của phương sĩ, đâu xét mùi vị. Chưa xếp vào cửa Thánh cho nên đạo có chia ra Đại tiểu, Thánh cũng nổi chìm. Lão quân lập giáo chẳng phải để làm chủ, họ Thích ở địa vị Pháp vương, khuôn phép dạy bảo gồm cả u và minh. Cho nên sự biên soạn hai thiên hiển bày ở luận về núi, hai đế đại tạo, trình với tông của họ Chu. Cho nên từ xưa đến nay ít người có khả năng xem kỹ, tôi nương khuôn phép, nghĩa theo chân thừa, tạo tượng chép kinh không có tâm cong vạy, dùng điều lành trên đây trùm khắp các tình thức, nguyện hiểu rõ đại đạo, phát tâm vô thượng.
Bài tựa hiệu đính lại Tập Cổ Kim Phật Đạo luận hành bốn quyển.
Xét bộ sách bốn quyển này, về quyển thứ tư, bản trong nước và bản đời Tống thì đồng, chỉ có tám trang, còn Đan bản thì chênh lệch đến ba mươi bốn trang, chẳng những số trang chênh lệch mà văn nghĩa cũng không khớp nhau. Lại quyển ba ở trước, bản trong nước và bản đời Tống thì đồng, Đan bản thì đầu cuối khác hẳn là vì sao? Nay xem xét tới lui, bản đời Tống lộn xộn mất quyển ba, dẫn đại quyển bốn làm quyển ba. Trong quyển bốn thì dẫn thêm việc Đạo sĩ Quách Hành Chân bỏ đạo theo Phật, hơn mười đoạn gồm tám trang, bổ túc làm một quyển, bản trong nước y theo bản đời Tống, cho nên cũng lầm. Nay rõ được thể soạn tập của bộ sách này, bắt đầu từ thời Hán minh đế, cuối cùng đến đời Đường Cao Tông, Phật Đạo Luận Hành trải qua nhiều đời vua, quyển thứ ba của bản trong nước và bản đời Tống gồm có bảy việc, là những việc đời vua Đường Cao Tông. Nay ở sau tám trang của quyển bốn thì chép liền mười việc, là việc đời vua Cao Tổ Đại Tông. Cho nên trước sau lộn xộn, thế không phải như vậy, lý ra phải sửa cho đúng, nay y theo Đan bản, lấy mười việc đời vua Cao Tổ Đại Tông làm quyển ba, bảy việc thời vua Cao Tông là quyển bốn mà sửa cho đúng, văn nói về Quách Hành Chân bỏ đạo theo Phật xếp vào sau cuối, được giữ làm bài tựa.