BẢN ĐỒ TU PHẬT
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
TẬP VI
MẬT TÔN VÀ THIÊN THAI TÔN
MẬT TÔN
CON ĐƯỜNG TU THỨ NĂM TRONG MƯỜI TÔN
I. DUYÊN KHỞI LẬP TÔN
Tôn này thờ đức Đại Nhựt Như Lai (Tỳ Lô Giá Na) làm giáo chủbí mật. Ngài Kim Cang Bồ tát đích thân chịu chức vị quán đảnh, kế thừa pháp mầu nhiệm của đức Đại Nhựt Như Lai, vì thế cho nên Tôn này gọi Mật tôn hay Chơn ngôn tôn (lời dạy chân thậtmầu nhiệm, bí mật).
Ngài Kim Cang Bồ tát truyền cho truyền cho ngài Long Thọ; ngài Long Thọ truyền lại cho ngài Long Trí; ngài Long Trí truyền lại cho ngài Thiện Vô Úy Tam tạng và ngài Kim Cang Trí Tam tạng.
Vào đầu đời Đường, hai ngài Vô Úy và Kim Cang sang Trung Hoa, rộng truyền bí pháp của Mật tôn.
Ngài Vô Úy truyền cho ngài Nhất Hạnh Thiền sư. Ngài Nhât Hạnh Thiền sư sớ thích kinh Đại Nhật, làm cho giáo nghĩa của Mật Tôn được rõ rệt ở Trung Hoa.
Còn ngài Kim Cang Trí thì truyền giáo pháp cho ngài Bất Không Tam tạng. Ngài sau này truyền cho ngài Huệ Quả Hòa thượng. Ngài Huệ Quả truyền cho ngài Không Hải là một Đại sư người Nhật. Ngài Không Hải về sau trở thành vị Tổ Mật tôn ở Nhật.
Mật tôn có nhiều phái; a) Mật tôn ở Trung Hoa; b) Mật tôn ở Nhật, thường gọi là Đông mật, c) Mật tôn ở Tây Tạng tức là Lạc ma giáo, hay là Tạng mật.
Kinh điển của Mật tôn : Tôn này nương vào hai bộ kinh lớn làm cội gốc là bộ : Kinh Đại Nhật và kinh Kim Cang Đảnh. Nếu kể thêm ba bộ kinh : Tô Tất Địa, Du Ký và Yếu lược niệm tụng, thì thành ra năm bộ kinh về Mật tôn.
Đức Đại Nhựt Như Lai (hay Tỳ Lô Giá Na) là thế nào ? : Như chúng ta đã thấy ở đoạn đầu, Tôn này thờ đức Đại Nhật Như Lai (hay Tỳ Lô Giá Na) làm giáo chủ bí mật, và ngài Kim Cang Bồ tát (tức ngài Kim Cang Tát Đỏa) bằng phương pháp quán đảnh, đã nhận lãnh pháp mầu nhiệm của đức Đại Nhựt Như Lai để truyền thừa Tôn này.
Nhưng Đại Nhựt Như Lai, hay Tỳ Lô Giá Na là thế nào ? Như chúng ta thường nghe nói Phật có ba thânlà : Pháp thân, Báo thân và Ứng thân.
1. Pháp thân, hay Tự tánh thân, là pháp giới chơn tịnh của đức Như Lai, làm sở y bình đẳng cho Báo thân và Ứng thân; Pháp thân cũng tức là thể tánh thanh tịnh có đầy đủ công đức, thật tánh bình đẳngcủa hết thảy các pháp.
2. Báo thân, hay Thọ dụng thân, là thân các Như Lai do thành tựu công đức tu hành trải qua ba đại kiếpmà được.
3. Ứng thân, hay Biến hóa thân, là thân chư Phật do trí thành sở tác mà biến hóa ra thành vô lượngthân, ứng theo căn cơ của chúng sanh mà hóa độ. Như đức Phật Thích Ca là Ứng thân của Phật trong cõi Ta bà này. Vậy Đại Nhựt Như Lai hay Tỳ Lô Giá Na, không phải là đức Phật Thích Ca như một số người lầm tưởng, mà chính là Pháp thân Phật.
Theo các tôn phái khác thì pháp thân không có hình tướng, không thuyết pháp chỉ Báo thân và Ứng thân, như đức Phật Thích Ca mới có hình tướng và nói Pháp.
Theo Mật tôn thì có chia ra làm hai loại giáo pháp; Hiển giáo và Mật giáo.
Những lời dạy bảo của Ứng thân Phật, như đức Phật Thích Ca, thì tùy theo căn cơ của mỗi chúng sanhmà chỉ dạy, tức là những pháp môn quyền thiệt hay là Hiển giáo.
Còn Mật giáo là những pháp môn mầu nhiệm, bí mật mà chỉ những vị Đại Bồ tát, nhờ trí tuệ sáng suốt, mới cảm thông, thọ lãnh được của Pháp thân Phật, như ngài Bồ tát Kim Cang Tát Đỏa, nhờ quán đảnhmà thừa tiếp pháp mầu nhiệm của đức Đại Nhựt Như Lai hay Tỳ Lô Giá Na.
Tóm lại, Mật tôn thuộc về Mật giáo. Vị giáo chủ bí mật là Đại Nhựt Như Lai hay Pháp thân Phật. Còn vị Sơ tổ của Tôn này chính là ngài Bồ tát Kim Cang Tát Đỏa, là vị Bồ tát đã chép lại kinh Đại Nhựt và kinh Kim Cang Đảnh.
II. TÔN CHỈ VÀ GIÁO LÝ CĂN BẢN
1. Lục đại : Mật tôn chủ trương Lục đại là chơn thật thể của vũ trụ, Lục đại là : địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, không đại và thức đại. Lục đại là bản nguyên của các tánh năng sinh (sinh ra) năng lưu (lưu xuất ra).
Trong lục đại thì năm đại trước thuộc về vật, đại cuối cùng (thức đại) thuộc về tâm. Sáu đại này mỗi mỗi đều dung thông, không ngăn ngại, thâu nhiếp lẫn nhau, làm nhân làm duyên cho nhau mà sinh ra các pháp.
Lục đại bao gồm ba phương diện :
– Thể đại, tức là bản thể chung cùng của vũ trụ;
– Tướng đại, tức là hình tướng của sự vật và chúng sanh;
– Dụng đại, tức là ngôn ngữ, động tác, công dụng của mỗi mỗi sự vật.
Vũ trụ vạn hữu không có gì ra ngoài thể đại, tướng đại và dụng đại.
Thể, tướng, dụng là chúng ta dùng trí lực chia chẻ ra như thế để dễ quán sát; chứ thực ra, ba phương diện ấy không thể rời nhau, không thể tồn tại riêng rẽ được. Ngoài thể đại, thì tướng đại và dụng đạikhông thể có được; ngoài tướng đại thì thể đại và dụng đại cũng không thể có được. Vì vậy, xét một phương diện thì rõ được cả ba.
Như chúng ta đã thấy ở đoạn trên : Sáu đại dung thông, thâu nhiếp lẫn nhau, và ba phương diện : thể, tướng, dụng cũng không thể rời nhau, nên vũ trụ vạn hữu, mặc dù muôn hình vạn trạng, rộng lớn vô biên, vẫn có cái lý dung thông vô ngại, châu biến khắp tất cả. Cái đó gọi là lý tánh hay chơn như. Lý tánh hay chơn như là nòng cốt của sự tướng, nhưng nếu không có sự tướng, thì chơn như hay Lý tánh cũng không thể biểu dương được. Lý tánh và sự tướng là hai khía cạnh tịnh và động của nhất như. Nói tóm lại, có lý tức có sự, có sự tức có lý.
Lý tánh của vũ trụ vạn hữu cũng tức là Phật tánh. Như vậy, Phật tánh đều sẵn có trong mọi chúng sanh, trong mọi hình thức.
Muốn chứng ngộ Phật tánh, muốn thể nhập chơn như, trước tiên phải quán sát sự tướng. Sự tướng có thể gồm trong bốn loại sau đây, tức là bốn Mạn trà la.
2. Bốn Mạn trà la : Mạn trà la nghĩa là tròn trịa đầy đủ, rộng lớn không lường. Bốn pháp Mạn trà la, hay gọi tứ Mạn tướng đại, là bốn tướng rộng lớn, đầy đủ của bản thể do sáu đại mà biến hiện ra. Bốn pháp Mạn trà la là :
a) Đại Mạn trà la : Nghĩa rộng là thân của các loài hữu tình trong mười pháp giới, là sắc tướng của muôn pháp trong vũ trụ, y theo lục đại mà hiện.
Nghĩa hẹp là chỉ cái sắc tướng trang nghiêm của Phật, Bồ tát được thể hiện trong các pho tượng chạm trổ, tô vẽ v.v…
b) Tam muội gia Mạn trà la : Nghĩa rộng là hết thảy các cơ khí trong vũ trụ, những vật dụng thường ngày của chúng sanh, hay rộng hơn nữa là cái đặc tánh riêng biệt của mỗi pháp, núi, sông, cây cỏ v.v…
Nghĩa hẹp là chỉ những vật mà Phật và Bồ tát thường cầm như hoa sen, ngọc bửu châu, cành dương liễu v.v…để tiêu biểu cho lời thệ nguyện hay cái đặc tánh thù thắng riêng của quý Ngài trong việc cứu độchúng sanh.
c) Pháp Mạn trà la : Nghĩa rộng là hết thảy âm thanh, lời nói, hình ảnh, tên gọi, ký hiệu trong vũ trụ. Nghĩa hẹp là chỉ cho những chủng tử hay chơn ngôn của các đức Phật hay Bồ tát. Chủng tử ở đây tức là chữ Cái, tiêu biểu cho bản thể của Phật và Bồ tát, như chủng tử của đức Đại Nhựt Như Lai là chữ (?) (đọc là A), chủng tử của ngài Kim Cang Tát Đỏa là chữ (?) (đọc là Hùm). Còn chơn ngôn tức là Mật chú, và danh hiệu của Phật, Bồ tát cùng tất cả văn nghĩa trong các kinh điển.
d) Yết ma Mạn trà la : Yết ma nghĩa là cử động làm các sự nghiệp. Vậy nghĩa rộng của Yết ma Mạn trà la là chỉ cho hết thảy động tác của chúng sanh và muôn vật. Nghĩa hẹp là chỉ cho hết thảy oai nghi động tác của chư Phật và Bồ tát để làm các sự nghiệp độ sanh.
Bốn Mạn trà la này đồng thời tồn tại, đã có một Mạn trà la, tức phải có ba Mạn trà la kia. Bốn mạn này Phật, Bồ tát và chúng sanh đều có. Bốn mạn của Phật không lìa bốn mạn của chúng sanh; bốn mạn của chúng sanh không lìa bốn mạng của Phật. Vì thế kinh thường gọi là bốn mạn không lìa nhau.
III. PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH
Cũng như các tôn phái khác trong Phật giáo, sự tu hành của Mật tôn gồm có hai phương diện : Sự và Lý, hay nói theo danh từ của Mật tôn là Giáo tướng và Sự tướng.
“Sự tướng” là tất cả những thực hành như tụng chú, kết ấn, cúng dường, lập đàn v.v…Tất cả những thực hành ấy phải theo đúng khuôn phép nhất định, chứ không thể dùng ý riêng mà làm càng được.
“Giáo tướng” là tất cả những nghĩa lý sâu xa mầu nhiệm mà chư Phật và Bồ tát đã rút ra trong sự tướngđể chỉ dạy chúng ta.
Người tu hành phải học tập và thực hành cả hai phương diện ấy, không được thiên bỏ bên nào. Không học Giáo tướng thời không lãnh hội được ý nghĩa của sự tướng để làm cho đúng. Không học Sự tướngthì hết thảy đều là nói suông. Giáo tướng thì có thể nương theo kinh điển mà học hỏi; còn Sự tướng thì phải có các bậc A xà lê, tức các vị truyền đạo của Mật tôn, truyền cho mới biết được.
Ngoài sự tu hành thường ngày, phương pháp tu hành trọng yếu của Mật tôn là Tam mật.
Tam mật là phương pháp tu hành mầu nhiệm dựa lên thân, ngữ, ý. Tam mật gồm có : Thân mật, Ngữ mật (khẩu mật) và Ý mật.
Như trên đã nói, chúng sanh và đức Như Lai đều do sáu đại làm thể, bốn pháp Mạn trà la làm tướng, không sai khác. Vậy Như Lai và chúng sanh thì thể tướng mật. Như đức Đại Nhựt Như Lai đều có Tam pháp giới là thân mật, hết thảy tiếng tăm là ngữ mật, cái thức lớn bao khắp tất cả là ý mật. Còn chúng sanh, thì tay bắt ấn là thân mật, miệng niệm chơn ngôn là ngữ mật, tâm chuyên vào tam ma địa (thiền định) là ý mật.
Nhưng Phật và chúng sanh khác nhau ở tịnh và nhiễm, ngộ và mê, giải thoát và ràng buộc. Vậy chúng sanh muốn được như Phật, phải tu hành phép Tam mật. Nhờ tay bắt ấn mà tịnh được thân nghiệp, miệng niệm chơn ngôn mà tịnh được khẩu nghiệp, trí quán tưởng đức Đại Nhựt Như Lai mà dẹp được vọng tưởng, ý nghiệp được thanh tịnh. Sự tu hành Tam mật có thể chia làm hai giai đoạn lớn :
Giai đoạn đầu gọi là Tam mật gia trì. Trong giai đoạn này, sau khi hành giả đã làm chủ được thân, ngữ, ý rồi thì tâm thủy (tâm vắng lặng như nước đứng yên) của mình được ánh sáng mầu nhiệm của Đại Nhựt Như Lai chói rọi vào, tức là “Gia”, một bên thì “Trì”, hai bên thừa tiếp nhau nên gọi là Tam mật gia trì.
Giai đoanh thứ thứ hai gọi là Tam mật du già. Khi giai đoạn Tam mật gia trì đã thuần thục, thì ánh sáng của đức Đại Nhựt Như Lai và ánh sáng trong tâm thủy của hành giả ăn hiệp nhau (du già) không sai không khác, thì gọi là “Tam mật du già”. Đến đây tức là công phu tu hành hữu tướng Tam mật đã thành tựu.
IV. QUẢ VỊ TU CHỨNG
Hành giả sau khi đã thành tựu Tam mật hữu tướng, thông suốt được ý nghĩa mầu nhiệm của bốn Mạn trà la, thì nhất cử, nhất động đều khuôn rập đúng theo oai nghi của Phật, làm lợi lạc cho chúng sanh một cách tự nhiên, có làm tất cả mọi việc lợi ích mà như không làm. Đó tức là vô tướng tam mật.
Đến độ vô tướng tam mật thì mọi hành vi cử động đều toàn là ấn cả, hết thảy lời nói đều là chú và chơn ngôn, hết thảy ý nghĩ đều là diệu quán cả. Do đó mà trong kinh có câu nói sau đây để hình dung hạng người đã chứng được vô tướng tam mật : “mở miệng ra tiếng, chơn ngôn diệt tội; giơ tay động chân, đều thành Phật ấn; theo việc khởi niệm, diệu quán tự thành”.
Đó cũng tức là ý nghĩa của bốn chữ “tức thân thành Phật”; nghĩa là hiện đời thành Phật.
V. KẾT LUẬN
Sự lợi ích tu về Mật tôn, đến khi kết quả cùng tột cũng đồng một mục đích như các pháp môn khác; nghĩa là ba nghiệp thanh tịnh. Thân ngồi trì chú, tay bắt ấn, nên thân không làm các điều ác, vì thế mà thân nghiệp được thanh tịnh (thân mật). Miệng đọc thần chú, nên miệng không nói những điều tội lỗi, vì thế mà khẩu nghiệp được thanh tịnh (ngữ mật). Tâm tưởng chú hoặc quán tưởng những chữ thần chú, nên tâm không nghĩ tưởng các điều tội lỗi, vì thế nên ý nghiệp được thanh tịnh (ý mật). Kinh chép : “tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương”. Nghĩa là : Nếu ai ba nghiệp thường thanh tịnh thì được về Tây phương đồng ở với Phật.
Trì chú có rất nhiều lợi ích, như trì chú vãng sanh sẽ được nhổ sạch hết gốc rễ của nghiệp chướng và được sanh về Tịnh độ (bạt nhứt thế nghiệp chướng căn bản, đắc sanh Tịnh độ đà la ni); trì chú Lăng nghiêm sẽ được tiêu trừ các oan gia nghiệp chướng và tình ái dục nặng nề từ nhiều kiếp về trước, như ông A Nan và bà Ma Đăng Già (xinh quý vị xem quyển Đại cương Lăng nghiêm); trì chú Phổ âm sẽ tiêu trừ được phục thi cốt khí các yêu tinh quỷ quái trong gia trạch; trì Ngũ bộ chú hay Đại bi Thập chú sẽ được phước huệ tăng long, tùy tâm hành giả cầu như thế nào, sẽ được mãn nguyện như thế ấy.
Thưa quý độc giả ! Quý vị gắng đọc kỹ loạt bài “Bản đồ tu Phật”, quý vị sẽ thấy một vườn hoa đạo, có không biết bao nhiêu kỳ hoa dị thảo, mà Mật tôn này là một trong nhiều thứ hoa màu tốt đẹp. Rồi quý vị hãy tùy ý mình lựa đi, ưa thích loại nào sẽ chọn hái loại ấy.
Muốn cho hành giả biết được một vài thần chú để hạ thủ công phu, nên sau bài Mật tôn, chúng tôi in phụ thêm “nghi thức trì Ngũ bộ chú”.
NGHI THỨC
TRÌ NGŨ BỘ CHÚ
(Đứng đọc 2 bài kệ : Khen Phật và Lễ Phật)
Thiên thượng thiên hạ vô như Phật
Thập phương thế giới diệc vô tỷ
Thế gian sở hữu ngã tận kiến
Nhứt thế vô hữu như Phật giả
Năng lễ sở lễ tánh không tịch
Cảm ứng đạo giao nan tư nghị
Ngã thử đạo tràng như đế châu
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền
Đầu diện tiếp túc quy mạng lễ.
(Xướng lễ Tam Bảo)
1. Chí tâm đảnh lễ, Nam mô thập phương pháp giới thanh tịnh diệu pháp thân, Tỳ lô giá na Phật.
2. Chí tâm đảnh lễ, Nam mô thập phương pháp giới viên mãn báo thân, Lô Xá Na Phật.
3. Chí tâm đảnh lễ, Nam mô thập phương pháp giới, giải thoát tướng nghiêm thâm, nhứt thế Ứng Hóa Phật.
4. Chí tâm đản lễ, Nam mô thập phương pháp giới, thâm diệu mật tạng, nhứt thế Đà La Ni môn.
5. Chí tâm đảnh lễ, Nam mô thập phương pháp giới, phước trí nhị nghiêm thân nhứt thế hải chúng Bồ tát.
(Đứng dậy chắp tay đọc bài Tán Dương Chi)
Dương chi tịnh thủy, biến sái tam thiên.
Tánh không bát đức lợi nhơn thiên
Pháp giới quảng tăng diên, diệt tội tiêu khiên, hỏa diệm hóa hồng liên.
Nam mô Thanh lương địa Bồ tát ma ha tát. (3 lần)
(Ngồi kiết già chắp tay tụng Chú Đại Bi)
Nam mô đại bi hội thượng Phật Bồ tát (3 lần)
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni
1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
2. Nam mô a rị da
3. Bà lô yết đế thước bát ra da
4. Bồ Đề tát đỏa bà da
5. Ma ha tát đỏa bà da
6. Ma ha ca lô ni ca da
7. Án
8. Tát bàn ra phạt duệ
9. Số đát na đát tỏa
10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da
11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà
12.Nam mô na ra cẩn trì
13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế
14.Tát bà a tha đậu du bằng
15.A thệ dựng
16.Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa)
17.Na ma bà dà
18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha
19.Án. A bà lô hê
20.Lô ca đế
21.Ca ra đế
22.Di hê rị
23.Ma ha bồ đề tát đỏa
24.Tát bà tát bà
25.Ma ra ma ra
26.Ma hê ma hê rị đà dựng
27.Cu lô cu lô yết mông
28.Độ lô độ lô phạt xà da đế
29.Ma ha phạt xà da đế
30.Đà ra đà ra
31.Địa rị ni
32.Thất Phật ra da
33.Giá ra giá ra
34.Mạ mạ phạt ma ra
35.Mục đế lệ
36.Y hê di hê
37.Thất na thất na
38 A Ra sâm Phật ra xá lợi
39.Phạt sa phạt sâm
40.Phật ra xá da
41.Hô lô hô lô ma ra
42.Hô lô hô lô hê rị
43.Ta ra ta ra
44.Tất rị tất rị
45.Tô rô tô rô
46.Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ
47.Bồ đà dạ bồ đà dạ
48.Di đế rị dạ
49.Na ra cẩn trì
50.Địa rị sắc ni na
51.Ba dạ ma na
52.Ta bà ha
53.Tất đà dạ
54.Ta bà ha
55.Ma ha tất đà dạ
56.Ta bà ha
57.Tất đà du nghệ
58.Thất bàn ra dạ
59.Ta bà ha
60.Na ra cẩn trì
61.Ta bà ha
62.Ma ra na ra
63.Ta bà ha
64.Tất ra tăng a mục khê da
65.Ta bà ha
66.Ta bà ma ha a tất đà dạ
67.Ta bà ha
68.Giả kiết ra a tất đà dạ
69.Ta bà ha
70.Ba đà ma kiết tất đà dạ
71.Ta bà ha
72.Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ
73.Ta bà ha
74.Ma bà rị thắng yết ra dạ
75.Ta bà ha
76.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
77.Nam mô a rị da
78.Bà lô kiết đế
79.Thước bàn ra dạ
80.Ta bà ha
81.Án. Tất điện đô
82.Mạn đà ra
83.Bạt đà gia
84.Ta bà ha.
(Đọc bài tán dương công đức chú Chuẩn đề)
Chuẩn đề công đức tụ
Tịch tịnh tâm thường tụng
Nhứt thế chư đại nạn
Vô năng xâm thị nhân
Thiên thượng cập nhân gian
Thọ phước như Phật đẳng
Ngộ thử như ý châu
Định hoạch vô đẳng đẳng
(Đọc tiếp bài kệ này)
Khể thủ quy y tô tất đế
Đầu diện đảnh lễ thất cu chi
Ngã kim xưng tán đại Chuẩn đề
Duy nguyện từ bi thùy gia hộ.
Nam mô thất cu chi Phật mẫu sở huyết đại Chuẩn đề Đà la ni
TRÌ NGŨ BỘ CHÚ
1. Tịnh pháp giới chơn ngôn : (1 lần)
Án lam (21 lần)
2. Hộ thân chơn ngôn : (1 lần)
Án xỉ lam (21 lần)
3. Lục tự đại minh chơn ngôn : (1 lần)
Án ma ni bát di hồng (21 lần)
4. Nam mô tát đa nẩm, tam miệu tam bồ đề, cu chi nẩm, đát điệt tha. Án chiết lệ chủ lệ chuẩn đề, ủng hộ đệ tử, pháp danh… nguyện tiêu tai chướng, nguyện chưởng phước duyên, nguyện kiến Di Đà, nguyện sanh Tịnh Độ, ta bà ha bộ lâm. (21 lần)
5. Án chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta ha bộ lâm (108 biến)
(Quỳ thẳng và tụng tiếp sau đây)
Ngã kim trì tụng đại Chuẩn đề
Tốc phát Bồ đề quảng đại nguyện
Nguyện ngã định huệ tốc viên minh
Nguyện ngã công đức giai thành tựu
Nguyện ngã thắng phước biến trang nghiêm
Nguyện cọng chúng sanh thành Phật đạo
Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp
Giai do vô thỉ tham, sân, si
Tùng thân khẩu ý chi sở sanh.
Nhứt thiết ngã kim giai sám hối
Nguyện ngã lâm dục mạng chung thời
Tận trừ nhứt thế chư chướng ngại
Diện kiến bỉ Phật A Di Đà
Tức đắc vãn sanh an lạc sát.
(đồng đứng dậy, xướng lạy ba lạy)
Nam mô Đại thánh Chuẩn đề vương Bồ tát ma ha tát. (3 lạy)
(đồng quỳ xuống, tụng tiếp như sau)
THIỆN NỮ THIÊN CHÚ
Nam mô Phật Đà
Nam mô Đạt Mạ
Nam mô Tăng Già
Nam mô thất lỵ, ma ha đề tỷ da, đát nể dã tha, ba lỵ phú lầu na, giá lỵ tam mạn đà, đạt xá ni, ma ha tỳ ha ra dà đế, tam mạn đà, tỳ ni dà đế, ma ha ca rị đã, ba nể ba ra ba nể, tát rị phạ lặt tha, tam mạn đà, tu bát lê đế, phú lệ na, a rị na, đạt mạ đế, ma ha tỳ cổ tất đế, ma ha di lặc đế, lâu phả tăng kỳ đế, hê đế, tỷ tăng kỳ hê đế, tam mạn đà, a tha a nâu đà la ni.
Nam mô Tam châu cảm ứng Hộ pháp Vi đà tôn thiên Bồ tát. (3 lần)
Trì chú công đức thù thắng hạnh
Vô biên thắng phước giai hồi hướng
Phổ nguyện pháp giới chư chúng sanh
Tốc vãng vô lượng quang Phật sát
Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não
Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu
Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ
Thế thế thường hành Bồ tát đạo
Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung
Cữu phẩm liên hoa vi phụ mẫu
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh
Bất thối Bồ tát vi bạn lữ
Nguyện dĩ thử công đức
Phổ cập ư nhứt thiết
Ngã đẳng dữ chúng sanh
Giai cọng thành Phật đạo
Thiên, A tu la, dược xoa đẳng
Lai thính pháp giả ứng chí tâm
Ủng hộ Phật pháp sử thường tồn
Các các thường hành Thế tôn giáo
Chư hữu thính đồ lai chí thử
Hoặc tại địa thượng hoặc hư không
Thường ư nhơn thế khởi từ tâm
Trú dạ tự thân y pháp trụ
Nguyện chư thế giới thường an ổn
Vô biên phước trí ích quần sanh
Sở hữu tội chướng tịnh tiêu trừ
Viễn ly chúng khổ quy viên tịch
Hằng dụng giới hương đồ oanh thể
Thường trì định phục dĩ tư thân
Bồ đề diệu pháp biến trang nghiêm
Tùy sở trụ xứ thường an lạc.
Nam mô Hộ pháp tạng Bồ tát ma ha tát (3 lạy)
(đứng đọc tiếp)
PHỤC NGUYỆN
Tam bảo chứng minh
Oai thần hộ niệm
Bồ tát Thinh văn
Phạm thiên Đế thích
Tứ thiên vương chúng
Thiên long bát bộ
Hộ pháp thần vương
Nhứt thế thiện thần
Đồng thùy chứng giám
Đệ tử chúng đẳng
Chí tâm trì chú
Hồi hướng công đức
Sơn lâm thủy lục
Không giã thị thành
Oan hồn yểu tử
Nhứt thế hương linh
Cu sanh Tịnh độ
THỨ NGUYỆN
Đệ tử chúng đẳng
Tiêu trừ nghiệp chướng
Tà ma ngoại đạo
Yêu quái ác tinh
Ly mỵ vọng lượng
Áp trừ chú trớ
Tật bịnh tội khiên
Tai nạn hoạnh ương
Nhứt thế ác duyên
Tất giai tiêu diệt
PHỔ NGHUYỆN
Tứ thời an lạc
Sở trụ phong nhiêu
Phước huệ tăng long
Tùy tâm mãn nguyện
Nam mô công đức lâm Bồ tát ma ha tát. (3 lạy)
THIÊN THAI TÔN
(PHÁP HOA TÔN)
CON ĐƯỜNG TU THỨ SÁU TRONG MƯỜI TÔN
I. DUYÊN KHỞI LẬP TÔN
Thiên thai tôn được khởi xướng từ Bắc Tề do ngài Huệ Văn Thiền sư dựa vào bộ Trí độ luận mà lập ra phép “Nhứt tâm tam quán”. Phép quán này được truyền lại cho ngài Nam Nhạc Huệ Tự Thiền Sư. Ngài Huệ Tự lại truyền cho ngài Trí Giả ở núi Thiên thai. Ngài Trí Giả là một bậc đại sư, y theo kinh Pháp hoa, bổ túc thêm cho phép “Nhứt tâm tam quán” được hoàn bị và lập thành một tôn phái có uy thế tại núi Thiên thai. Do đó mới có cái tên Thiên thai tôn (hoặc gọi Pháp hoa tôn). Vị đại đệ tử của ngài Trí Giảlà Chương An đại sư ghi chép lại những lời của Thầy, làm ra nhiều bộ luận có giá trị, để làm cơ sở cho Thiên thai tôn, như bộ Pháp hoa huyền nghĩa, Pháp hoa văn cú, Ma ha chỉ quán. Từ ngài Chương An, giáo nghĩa của tôn này được hoằng truyền mãi qua các vị đại đệ tử, thứ tự như sau : ngài Trí Oai, ngài Huệ Oai, ngài Huyền Minh và ngài Trạm Nhiên.
Đến đời ngài Trạm Nhiên, cũng gọi là Kinh Khê tôn giả, giáo lý và tôn chỉ của Thiên thai tôn lại được rộng truyền và thêm nhiều thanh thế, vì ngài Trạm Nhiên là một vị cao tăng, học rộng, hiểu nhiều, bổ túc và chú giải thêm cho các bộ luận căn bản của tôn được hoàn bị. Từ ngài Trạm Nhiên về sau, đời nàocũng có những vị đệ tử có tài đức rộng truyền giáo nghĩa của tôn này.
Kinh sách của Thiên thai tôn rất nhiều, trong số này có thể lựa ra ba bộ sách lớn làm căn bản cho tôn này là : Pháp hoa huyền nghĩa, Pháp hoa văn cú, Ma ha chỉ quán. Ngoài ra còn có thể kể thêm năm bộ nhỏ, tuy không quan trọng bằng ba bộ trên, nhưng cũng rất cần thiết cho người tu học là : Quán âmhuyền nghĩa, Quán âm nghĩa sớ, Kim quang minh huyền nghĩa, Kim quang minh văn cú và Quán kinh sớ.
II. TÔN CHỈ VÀ GIÁO LÝ CĂN BẢN
Cũng như các tôn phái khác trong Phật giáo, Thiên thai tôn không đi ra ngoài giáo lý của Đức Phật. Đó là : “Chư pháp duy nhất tâm”. Cái công lớn của Thiên thai tôn là làm sáng tỏ giáo lý trên bằng một phương pháp diễn dịch rất là minh bạch tinh vi.
Sao gọi là “Chư pháp duy nhât tâm ?” Theo Thiên thai tôn thì ngoài tâm không có các pháp; ngoài các pháp không có tâm. Tâm tức là nhứt thiết pháp, nhất thiết pháp ấy là tâm. Hai cái không phải là khác, nhưng cũng không phải là một. Tâm bao trùm tất cả. Tâm tức là chúng sanh, tâm cũng tức là Bồ tát, Phật. Sinh tử cũng ở nơi tâm ấy; Niết bàn cũng ở nơi tâm ấy.
Nhưng làm sao để nhận chân được những phương diện của tâm, mà mới nghe qua hình như là trái ngược, mâu thuẫn nhau ấy ?
Muốn thấy được toàn diện của tâm, người quan sát phải đứng ở nhiều khía cạnh, nhiều quan điểm khác nhau khác nhau mà nhìn :
– Nếu chúng ta đứng về phương diện tuyệt đối mà xét sự vật (hay nói theo danh từ nhà Phật, đứng về phương diện chơn đế), thì thấy sự vật trong vũ trụ, không có một vật gì tự nó đứng vững một mình và tồn tại vĩnh viễn. Mọi vật đều nương vào nhau mà tồn tại; mọi vật không có tự thể riêng biệt, mọi vật đều do nhân duyên mà thành. Cái “có” của sự vật là một cái có tạm bợ, giả dối, có mà như “không”. Đứng về phương diện tuyệt đối mà xét, thì thấy không có một pháp nào là tuyệt đối cả. Cho nên gọi là “không”.
– Nhưng nếu đứng về phương diện tương đối mà xét, (hay nói theo danh từ nhà Phật, là phương diệntục đế), thì không thể bảo mọi pháp là hoàn toàn “không” được. Trước mắt chúng ta đành rành có đủ mọi vật, và mỗi vật có một giới hạn, một đời sống riêng biệt, sao lại gọi là hoàn toàn “không” được ? Cho nên đứng về phương diện đối đãi, thì mọi vật đều không thiếu một vật gì.
Đứng về phương diện tuyệt đối, thì vạn pháp là “không”; đứng về phương diện tương đối thì vạn pháp là “có”. “không” và “có”, đấy là hai phương diện của tâm. Lấy phương diện này mà bỏ phương diện kia, hay trái lại, lấy phương diện kia mà bỏ phương diện này, đều là thiên chấp, thiếu sót. Một giáo lý hoàn toàn là phải chấp nhận cả hai phương diện ấy. Đó là trung đạo. Phải là trung đạo, mới có thể tuyên bố : “Tâm là nhứt thiết pháp, nhứt thiết pháp là tâm; tâm là sanh tử luân hồi, mà cũng là Niết bàn tịch tịnh”.
Như thế, tâm có đầy đủ tất cả các tánh : thiện và ác, tịnh và bất tịnh, Phật và chúng sanh. Trong cõi sanh diệt vô thường, vẫn có cái lý bất sanh bất diệt; trong cõi Ta bà, vẫn có cảnh giới của Phật. Đó là ý nghĩa của câu “Pháp môn tánh cụ”, mà tôn này thường chủ trương. “Pháp môn tánh cụ” nghĩa là bản tánh bao giờ cũng có đủ các pháp, như lành và dữ, tịnh và bất tịnh v.v…Do đó đủ các pháp, nên hành động như nào thì kết quả sẽ như thế ấy. Muốn thành Phật thì tu nhơn Phật, còn muốn làm chúng sanhthì tạo nhơn chúng sanh. Chúng sanh muốn thành Phật chỉ dứt trừ ác nghiệp và chuyển lại tu thiệnnghiệp.
Và cũng vì có đủ các pháp, nên trong mỗi pháp giới nào cũng đều có đầy đủ mười pháp giới là sáu loại phàm phu (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, Tu la, Nhân, Thiên) và bốn bậc Thánh (Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Phật). Do chủ trương : “Pháp môn tánh cụ”, và mỗi pháp giới đều có đầy đủ mười pháp giới, nên quan niệm tu hành của Thiên thai tôn cũng lạc quan hơn các tôn phái khác : Ở trong pháp giới nào dù tối tăm, khổ sở bao nhiêu cũng có thể tu hành và thành tựu được. Như thế không cần phải từ bỏ một cảnh giới này, cầu sanh một cảnh giới khác mới có thể tu hành và thành Phật.
III. PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH
Phần chủ trương của Thiên thai tôn như vừa trình bày ở trên, có phần lạc quan và dễ dàng; trong cảnh giới hiện tại có đủ cảnh giới phàm và thánh, muốn thành Phật, Bồ tát thì cứ gieo nhơn (tu hành) thành Phật, Bồ tát. Đó là nói về lý thuyết. Nhưng trong thực hành, không phải dễ dàng như thế.
Trước tiên, chúng ta phải nhận định hoàn cảnh thực tế của chúng sanh là một hoàn cảnh bị che phủ rất nhiều mê lầm, hay nói theo thuật ngữ nhà Phật thì là “chướng” hay “hoặc”. Dứt trừ được những “chướng” hay “hoặc” ấy là công việc chính của người tu hành. Nhưng muốn dứt trừ những tên giặc nguy hiểm ấy, trước tiên phải tìm hiểu tướng trạng, hành tung, phạm vi hoạt động của chúng như thế nào đã. Những chướng ngại, mê lầm hay những hoặc nói trên nhiều vô số, nhưng có thể phân làm ba loại, từ cạn đến sâu, từ hẹp đến rộng. Đó là : kiến tư hoặc, trần sa hoặc và vô minh hoặc.
1. Kiến tư hoặc : Kiến tư hoặc tức là danh từ chỉ cho những kiến hoặc và tư hoặc. Kiến hoặc là sự mê lầm về lý, làm che lấp trí não của chúng ta, không cho thấy rõ được chơn lý; tư hoặc tức là điều mê lầmvề sự, nghĩa là những sự tham nhiễm, chấp trước theo sự vật, hoàn cảnh. Vì hai thứ mê lầm về lý và sự này mà chúng sanh phải sanh tử luân hồi, lăn lóc trong ba cõi. Những mê lầm này thường được gọi là những mê lầm về giới nội, nghĩa là ràng buộc chúng sanh trong ba giới. Hàng Nhị thừa chỉ mới khám phá ra loại mê lầm này, ngoài ra không nhận ra được những mê lầm hay “hoặc” sâu xa hơn nữa. Vì thế, khi họ tu tập và dứt trừ được những “hoặc” này, thì họ cũng mới chỉ thoát ra khỏi tam giới mà thôi.
2. Trần sa hoặc : Trần sa hoặc nghĩa đen là cát bụi. Trần sa hoặc là những hoặc nhiều không thể đếm được, như cát bụi. Thật vậy, các pháp trong thế gian và ngoài thế gian đã là vô lượng, thì sự mê lầmcũng nhiều không thể lường được. Những kẻ tâm lượng hẹp hòi và không tìm được nguyên nhân của những “hoặc” ấy, nên hoảng sợ trước trần sa hoặc, không dám phát lòng đại bi, cứu độ tất cả chúng sanh. Chỉ riêng các bậc Bồ tát mới dứt trừ sự mê lầm ấy, nên trần sa hoặc cũng gọi là biệt hoặc; và vì nó rộng lớn ra ngoài cả ba giới nên cũng gọi là giới ngoại hoặc.
3. Vô minh hoặc : Chữ vô minh nghĩa chung là mê lầm. Mê lầm cũng có nhiều tầng bậc cạn và sâu, hẹp và rộng, thô thiển và vi tế. Hàng Tiểu thừa cũng dùng chữ vô minh, mà hàng Đại thừa cũng dùng chữ vô minh. Nhưng vô minh theo quan niệm của Tiểu thừa là sự mê lầm che lấp không cho chúng sanh thấy được cội gốc của đau khổ, phiền não, nguyên nhân của sanh tử luân hồi. Còn vô minh theo nghĩa của Đại thừa và đặc biệt của Thiên thai là sự mê lầm che lấp chơn lý thật tướng của Trung đạo. Vô minh hoặc ở đây có một nghĩa bao quát rộng rãi như thế, nên cũng gọi là giới ngoại hoặc; và chỉ có hàng Bồ tát mới dứt trừ được nên cúng gọi là biệt hoặc.
Đối trị với ba hoặc này, Thiên thai tôn lập ra ba phép quán là : Không quán, Giả quán và Trung quán.
BA PHÉP QUÁN : Ba phép quán này nguyên ngài Tuệ Văn rút từ những phẩm kệ trong bộ Trung luậncủa ngài Long Thọ Bồ tát mà lập ra. Phẩm kệ ấy như sau :
“Nhân duyên sở sanh pháp
Ngã thuyết tức thị không
Diệc danh vi giả danh
Diệc thị Trung đạo nghĩa”.
(Các pháp do nhân duyên sanh, nên ta bảo là không, mà cũng là giả danh, đó cũng là nghĩa lý của Trung đạo).
Đối với Thiên thai tôn thì ba phép quán này là phần nòng cốt trong sự tu hành. Nếu không thực hành ba phép quán này thì không làm sao thành tựu được. Ba phép quán này, như trên đã nói là Không quán, Giả quán và Trung quán; nghĩa là quán các pháp cũng tức là không, cũng tức là giả, cũng tức là trung.
3.1. Không quán : Không quán là đứng về phương diện chơn đế mà quán sát sự vật. Theo chơn đế, thì các pháp vốn là không, nhưng chúng sanh vì mê lầm không rõ, chấp là có thật. Do đó mà co kiến tư hoặc, và cứ mãi quay cuồng trong sanh tử luân hồi của tam giới. Nay phải dùng Không quán mà phá trừ sự mê lầm chấp trước trên, cắt đứt tất cả tình chấp (trừ kiến và tư hoặc) mới thoát khỏi sanh tử luân hồi.
3.2. Giả quán : Giả quán là đứng về phương diện tục đế mà quan sát sự vật. Các pháp tuy không và không sở đắc, nhưng nếu đứng về thế tục mà nhìn, thì thấy bản tánh vốn đủ các pháp, muôn hình vạn trạng, không thiếu một pháp nào. Pháp quán này có thể dứt được trần sa hoặc, vì hành giả biết rằng hoặc tuy nhiều như cát bụi, nhưng đều là giả cả, nên không lo sợ trước số nhiều ấy, và cứ vững tâm phát nguyện độ sanh khắp tất cả.
3.3. Trung quán : Trung quán là đứng về phương diện trung đế để quán sát các pháp. Trung đế hay đệ nhất nghĩa đế là sự thật đúng đắn nhất, không gì hơn, sự thật trung chánh, tóm thâu, bao gồm tất cả các sự thật khác. Khi đứng về chơn đế hay tục đế mà quán sát sự vật, thì không phải là không đạt đến sự thật; nhưng sự thật ấy chỉ mới được vén lên ở một khía cạnh này hay khía cạnh khác mà thôi. Và những sự thật ấy, nếu không có Trung quán, thì trở thành mâu thuẫn, đối chọi nhau. Nhờ Trung quán mới nhìn được cùng một lần cả hai khía cạnh Có và Không, mới nhận chân được rõ ràng các pháp không phải Chơn mà cũng không phải Tục, tức Chơn, tức Tục, dung thông cả hai, không có chướng ngại. Pháp quán này sẽ trừ được vô minh hoặc một cách rốt ráo, cùng tột.
Ba phép quán này có thể thực hành bằng nhiều lối :
– Hoặc quán theo Thứ lớp, hết Không đến Giả, hết Giả đến Trung. Lối quán này gọi là quán ba đế về lối cách lịch, thứ đệ, hay về biệt tướng, hay biệt giáo.
– Hoặc quán theo lối Thông tướng. Theo lối sau này thì quán một đế mà ba đế đều đủ, ba tức là một. Thí dụ : quán pháp Không thời hết thảy đều Không, Giả Trung cũng đều Không; quán pháp Giả, thời hết thảy đều Giả, Không, Trung cũng đều Giả; quán pháp Trung, thời hết thảy đều Trung, Không, Giả cũng đều Trung.
– Hoặc quán theo lối Viên dung; Viên nghĩa là đầy đủ; Dung nghĩa là dung hòa. Theo pháp quán này, thì dùng một tâm mà đồng thời tu ba pháp quán, nghĩa là trong một tâm niệm mà ba pháp quán đều đủ và không ngăn ngại nhau. Quán như thế gọi là : “Nhất tâm tam quán”, một pháp quán của viên giáo. Nhất tâm tam quán là phép quán vi diệu nhất. Nhờ phép quán này mà hành giả trực nhận được trong một lúc mọi khía cạnh của tâm (mà cũng tức là của vạn pháp), rõ ràng như khi chúng ta đứng soi vào gương, mà vừa nhận thấy được ánh sáng của gương (dụ cho không), những bóng phản chiếu trong gương (dụ cho giả), và thể tánh của chất gương (dụ cho trung). Ba thứ : ánh sáng, bóng phản chiếu và thể tánhcủa gương đều đầy đủ, đều thể hiện cùng một lúc mà vẫn viên dung, không trở ngại nhau. Cái lý ba đếviên dung, không trở ngại nhau. Cái lý ba đế viên dung là đức tánh sẵn có trong mười pháp giới, không một sự vật, một pháp gì, là không viên dung cả ba đế, cho nên thông thường gọi là : “một cảnh ba đế”.
Hành giả sau khi đã quán thành thục, sẽ đi đến cái kết luận sau đây :
Chân như, Tâm và Vật, quan hệ mật thiết như tánh ướt, nước và sóng. Chân như dụ cho tánh ướt. Tâm dụ cho nước, Vật dụ cho sóng. Ngoài tánh ướt không có nước; ngoài nước không có sóng. Ngoài Chân như không có tâm, ngoài Tâm không có Vật. Chân như, Tâm và Vật không rời nhau, mà cũng không là một, mà cũng không khác.
IV. QUẢ VỊ TU CHỨNG
Như trên đã nói, do sự khám phá của “Nhất tâm tam quán”, Thiên thai tôn có một quan niệm lạc quan về sự tu chứng. Thật vậy, khi đã nhận rõ chân như nằm ngay trong sự vật, phàm, thánh không hai, uế độtức tịnh độ, thì hành giả không cần phải cầu sanh ở một cảnh giới thanh tịnh nào khác mới tu hànhđược, cũng không cần phải tu hành lâu đời lâu kiếp mới thành Phật được. Ngay trong hiện tiền, nếu hiểu rõ được nghĩa lý của Trung đạo và khởi công tu luyện thì cũng đã là Phật rồi. Ấy là ý nghĩa mà Thiên thai tôn đã đề xướng trong chủ trương “Lục tức Phật”.
1. Lục tức Phật, gồm có : Lý tức Phật, Danh tự tức Phật, Quán hạnh tức Phật, Tương tợ tức Phật, Phần chứng tức Phật, Cứu kính tức Phật.
1.1. Lý tức Phật. Lý tức là nghĩa lý. Hiểu rõ được nghĩa lý mà Đức Phật đã dạy trong câu : “Chúng sanh vốn đủ Phật tánh, cùng các đức Như Lai không hai không khác”; hay trong câu : “Hết thảy chúng sanhđều là Phật”; hiểu rõ được lý ấy tức là Phật.
1.2. Danh tự tức Phật. Danh tự ở đây tức là những kinh điển, hay những lời thuyết pháp mà mình đã đọc hay đã nghe được, và đã hiểu được thông suốt rằng : “Hết thảy các pháp đều là Phật pháp”. Danh tự tức Phật nghĩa là lãnh hội được lý tánh của vũ trụ, vạn hữu qua kinh điển, văn tự, tức là Phật.
1.3. Quán hạnh tức Phật. Quán là quán tưởng, Hạnh là tu hành, hành động; nói một cách tổng quát : quán hạnh tức Phật nghĩa là thực hành đúng theo những lời Phật dạy tức là Phật.
1.4. Tương tợ tức Phật. Chữ tương tợ ở đây có nghĩa là trong lúc mình tu hành, tuy chưa có thể thực chứng được lý tánh, nhưng tâm mình đã được yên lặng, nơi lý đã mường tượng như tuồng đã chứng được, nên gọi là tương tợ tức Phật. Đến đây tức là bậc Thập tín, thuộc vể nội phàm (phàm phu trong nội giới).
1.5. Phần chứng tức Phật. Theo Thiên thai tôn, thì vô minh như là một tấm màn dày đặc gồm 41 lớp; mỗi khi nhờ công phu tu hành, phá trừ được một lớp tức là chứng được một phần trung đạo. Đó là ý nghĩa của phần chứng tức Phật. Đến đây tức là đã lên đến các bậc thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa và đẳng giác.
1.6. Cứu cánh tức Phật. Cứu cánh tức là đạt được bực cuối cùng, chứng được chỗ mầu nhiệm cực điểm, nghĩa là đến bực Diệu giác, chủng trí đều viên mãn. Đến đây tức là đến bực Diệu giác Phật vậy.
Chúng ta nên nhớ rằng trong “Lục tức Phật” này có phân biệt Lý và Sự khác nhau. Về lý thì kẻ mới bắt đầu bước lên bực thứ nhất và vị đã đến từng bực thứ sáu, đều bình đẳng như nhau, không hơn không kém, vì thể tánh vẫn là một và mọi chúng sanh đều là Phật. Cái lý này đem lại cho hành giả sự phấn khởi, trên đường tu hành, không sanh lòng chán nản, không buồn trách mình chậm thành đạo quả mà thối tâm.
Nhưng về Sự, thì vị thứ cao thấp đều có trật tự, kẻ mới tu hành và vị đã chứng quả Phật, không thể như nhau và ngang nhau được. Người tu hành hiểu rõ như thế mới không sanh lòng tăng thượng mạn, tự xưng là Phật, là Thánh trên bước đường tu hành của mình.
Về Sự thì chỉ những vị đã đạt đến bực thứ sáu, tức là bực Cứu cánh, mới đúng danh nghĩa là Phật, vì chỉ có Phật mới có đủ ba Trí và ba Đức.
2. Ba trí : Ba Trí tức là Nhất thiết trí, Đạo chủng trí và Nhất thiết chủng trí.
2.1. Nhất thiết trí. Trí này rõ biết hết thảy (nhất thiết) các pháp điều không sanh; biết rõ danh, tướng của nội tâm và ngoại cảnh, biết rõ không có ngã và ngã sở (cái chấp của ngã). Trí này các bậc tu theo Tiểu thừa, sau khi đã chứng quả đều có được. Còn theo Thiên thai tôn thì do tu Không quán mà có được.
2.2. Đạo chủng trí. Trí này rõ biết nhất thiết pháp đều là Có, nhưng có một cách giả dối, do nhân duyênhòa hợp mà thành. Cái trí ở trên (nhất thiết trí) chỉ thông suốt được các pháp không sanh. Chứ không phân biệt được các pháp do duyên khởi. Vì không rõ được nguyên nhân sanh khởi các pháp như thế, nên không thể dùng đạo pháp của các Đức Phật để phát khởi các giống lành cho hết thảy chúng sanh, và không dám phát nguyện rộng lớn cứu độ chúng sanh. Vậy phải có Đạo chủng trí này mới phá tan được trần sa hoặc, có tâm dũng mãnh để cứu độ chúng sanh. Trí này chỉ các bậc Bồ tát mới có được, và do Giả quán mà thành.
2.3. Nhất thiết chủng trí. Trí này rõ biết được hết thảy pháp đều là trung đạo biết được đạo pháp của các Đức Phật và hết thảy nhơn chủng (chủng tử khi tạo nhơn) của các loài chúng sanh, phá tan được vô minh hoặc, thông suốt thật tướng của các pháp. Trí này tức là trí của Phật, do thành tựu Trung quán mà có.
Chứng được ba trí trên này là nhờ tu ba phép quán : không, giả, trung. Vì ba phép quán này có cách lịch, viên dung khác nhau, nên khi chứng được, ba trí cũng có thứ lớp và không thứ lớp khác nhau. Ba trí có thứ lớp nghĩa là thành tựu tuần tự từ Nhất thiết trí, đến Đạo chủng trí, cuối cùng đến Nhất thiết chủng trí.
Ba trí không thứ lớp là ba trí đồng thời thành tựu, do tu phép “Nhất tâm viên quán”.
Đoạn văn sau đây, trong bộ Ma ha chỉ quán có thể tóm tắt một cách đầy đủ ý nghĩa của ba trí nói trên :
“Trí huệ Phật soi rõ lý Không, như chỗ nhận thấy của bực Tiểu thừa, gọi là Nhất thiết trí. Trí huệ Phật soi rõ lý Giả, như sự nhận thấy của các bực Bồ tát, gọi là Đạo chủng trí. Trí huệ Phật soi rõ cả lý Không, Giả, Trung, thông suốt thật tướng các pháp, gọi là Nhất thiết chủng trí…Ba trí do một tâm, đồng thời tu ba phép quán mà thành, biết rõ ba cảnh bất tư nghị, trí ấy do tu quán mà đặng, nên gọi là trí. Trí ấy cũng chính là Phật trí.
3. Ba Đức : Kết quả tu chứng của Thiên thai tôn, không phải chỉ có được Ba trí mà còn được ba Đức nữa. Chữ “Đức” ở đây không phải hiểu theo nghĩa thông thường ở thế gian, mà là đức của cảnh giới Niết Bàn, nghĩa là có đầy đủ thường, lạc, ngã, tịnh. Ba đức ấy là :
3.1. Đức Pháp thân. Pháp tức là khuôn phép đúng với chơn tướng của vũ trụ. Các Đức Phật nhờ nương theo khuôn phép ấy mà tu hành thành Phật, thể chứng được chơn tướng vũ trụ, cho nên gọi là pháp thân.
3.2. Đức Bát nhã. Tức là cái đức sáng suốt về thỉ giác của Phật, rõ biết các pháp không sanh khôngdiệt, vắng lặng siêu hình, một mực bình đẳng, không thêm không bớt.
3.3. Đức Giải thoát. Giải là không bị ràng buộc; Thoát là vượt ra ngoài, là tự tại vô ngại. Ở đây muốn nói các Đức Phật đã lìa bỏ các phiền não nghiệp chướng ràng buộc, chứng được cảnh giới đại tự tại, Giải thoát vậy.
V. KẾT LUẬN
Bốn phần trình bày trên này về Thiên thai tôn (duyên khởi lập tôn, tôn chỉ và giáo lý căn bản, phương pháp tu hành, và quả vị tu chứng) tuy không nói lên được một cách tỉ mỉ về mọi khía cạnh của tôn, nhưng thiết tưởng cũng đem lại cho quý vị độc giả một ý niệm căn bản, tổng quát về Thiên thai tôn, một tôn đặc biệt thành lập ở Trung Hoa và đã lan tràn ảnh hưởng sang các nước Mông Cổ, Nhật Bản, Cao Ly và Việt Nam.
Điểm đặc sắc của tôn này chính là ở phép “Nhất tâm tam quán” Nhờ ba phép quán nầy mà hành giảnhận chân được một cách rõ ràng ba khía cạnh của vũ trụ vạn hữu : Vật, Tâm và Chân như. Ba thứ ấy dụ cho sóng, nước và tánh ướt. Ba thứ ấy không rời nhau, cũng không phải là một mà cũng không phải là khác và vẫn dung thông nhau, cùng nhau hòa hiệp : Có một tất có cả ba, cả ba nhưng có thể quy về một; nếu đứng về phương diện sóng mà xét, thì nước cũng là sóng mà tánh ướt cũng là sóng; nếu đứng về phương diện nước mà xét, thì sóng cũng là nước, mà tánh ướt cũng là nước; nếu đứng về phương diện tánh ướt, thì sóng cũng là tánh ướt, mà nước cũng là tánh ướt. Nếu góp cả ba phương diện mà xét, thì ba phương diện vẫn có thể quy về một; nếu đứng về một phương diện mà xét, thì vẫn có thể thấy cả ba. Đó là ý nghĩa sâu sắc của Thiên thai tôn mà tất cũng là lý nghĩa chung của Viên giáo.
Mong rằng quý độc giả sẽ nghiền ngẫm cho thấu đáo, để nhận rõ được cái lẽ “tam tức nhứt, nhứt tức tam” ấy. Và như thế tức cũng đi dần vào phép “Nhất tâm tam quán” rồi đó.
Chúng tôi thành thật hy vọng quý vị độc giả, nếu thấy con đường tu thứ sáu này thích hợp với căn cơcủa mình, hãy sớm khởi công tu hành để chóng thành tựu.
*
PHỤ BA PHƯƠNG PHÁP
TỤNG KINH
Nói đến sự truyền bá và tu hành theo Pháp hoa tôn, thì từ lâu, hầu hết trong giới Phật tử, xuất gia cũng như tại gia, đều không nghiêm chỉnh thực hành như Pháp hoa tôn, mà đa số chỉ tụng Pháp hoa kinh.
Riêng về sự tụng kinh, chúng tôi có nhiều Phật tử chưa rành rõ cách thức tụng. Người tụng nếu theo đúng cách thức, sẽ thấy thích thú lạ thường, càng tụng càng thú, mà người ngoài nghe cũng được nhẹ nhàng tâm trí.
Vì thế, chúng tôi nói qua một vài cách thức tụng kinh gõ mõ, để giúp quý Phật tử nào chưa rành rõ, sẽ thâu hoạch được sự lợi lạc trong khi tụng kinh. Tụng kinh có ba cách :
1. Tụng với nhiều người. Cách tụng này, quý Phật tử đã biết : khi tụng với nhiều người, phải lấy mõ làm trường canh; tụng theo tiếng mõ, đọc mỗi tiếng là đánh một tiếng mõ; tiếng mõ đều đều; không mau lắm và cũng không chậm lắm. Nếu nghe tiếng tụng lơi quá, như xe mất trớn, thì người đánh mõ phải thúc đến; nếu mau quá thì nên chậm bớt lại. Người đánh chuông mõ phải đánh làm sao cho vừa người tụng, cũng như người nấu thức ăn, phải vừa miệng; như thế mới được lợi lạc. Trái lại, đánh chuông mõ không đều, cũng như thức ăn chẳng vừa miệng, người tụng nổi sân, bất lợi.
2. Tụng một mình. Khi tụng một mình thì mỗi tiếng tụng đánh mỗi tiếng mõ hoặc hai tiếng tụng đánh một tiếng mõ. Tiếng mõ phải chậm rãi, đều đều, không mau không chậm. Tiếng tụng kinh không lớn không nhỏ. Người nghe sẽ cảm thấy nhẹ nhàng thư thái.
3. Tụng giải thoát. Cách tụng này chỉ tụng một mình. Tiếng người tụng khi bổng khi trầm, lúc khoan lúc nhặc, giọng đọc rất thanh thoát; thỉnh thoảng điểm một vài tiếng mõ kêu sương, tiếng chuông ngân dài. Người tụng phải cảm thấy nhẹ nhàng, thích thú, người nghe tụng kinh, lòng như trút bớt những gì nặng nề triền phược. Cách tụng nầy, phải vào những lúc đêm khuya thanh vắng, và người tụng phải có một trình độ tu học khá cao mới được.
Chúng tôi tin chắc quý Phật tử, sau khi biết qua ba phương pháp tụng kinh trên nầy, và áp dụng đúng cách, nhứt là phương pháp thứ 3, thì quý vị sẽ hưởng được sự lợi lạc vô cùng trong việc tụng kinh.