TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN
QUYỂN 04
Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).
– Sự khác biệt về nhân quả: Về quả Phật có ba thuyết khác nhau: 1) Không nói năng hành động, chỉ có pháp thân không tạo tác; 2) Tuần tự tu hành nhiều kiếp mới thành tựu quả vị; 3) Ngay trụ phát tâm thứ nhứt đã đầy đủ thể dụng nơi quả Phật.
– Không nói năng hành động chỉ hiển hiện pháp thân không tạo tác: Chính là các kinh vô hành, Niết-bàn Phật ẩn thân không hiện, không làm gì. Như La sát nói với Đồng tử Tuyết Sơn: Các hành vô thường là pháp sanh diệt, đoạn trừ sanh diệt, tịch diệt an vui. Đó là quả không tạo tác, không hành động.
– Tuần tự tu hành nhiều kiếp mới thành quả vị: Như trong Quyền giáo, dạy cách tu tập, trải qua ba tăng kỳ kiếp thành tựu quả Phật. Vì không hiểu 12 duyên sanh, vô minh… vốn là pháp thân trí tuệ nên chán ghét sanh tử, tu tập pháp “Không”, chế ngự phiền não, riêng hưởng tịch diệt.
– Ngay trụ phát tâm thứ nhứt đã đầy đủ thể dụng nơi quả Phật: chính là kinh Hoa-nghiêm. Sau khi thành tưụ mười tín, dùng định hiểu rõ 12 duyên sanh, thành tựu lý trí bi, đầy đủ pháp môn rộng lớn, thể dụng Văn Thù, Phổ Hiền. Nhân quả giáo hạnh quả Phật do đức hóa Phật thuyế6t giảng phải tu hành ba tăng kỳ kiếp mới thành tựu, 100 kiếp tu tướng tốt như: đốt đèn được trí sáng, không giết hại được sống lâu, bố thí được giàu có, nhẫn nhục được xinh đẹp… mỗi nhân quả đều tương xứng, phải dùng các pháp đối trị phiền não mới thấy tánh thành Phật. Kinh Hoa-nghiêm không như vậy trong tích tắc chứng được pháp giới, thân tâm tánh tướng vốn là tánh thể, tự tại vận dụng hợp với chơn như và trí không tạo tác là Phật. tất cả các đức Phật đều như thế, không nhanh chậm, trước sau, pháp vốn vậy. Từ chơn như pháp giới tùy duyên dụng công, ngay nhân là quả. Khi hiển trí pháp giới rộng lớn thì không còn chướng hoặc, không đối trị tu tập đoạn trừ, không biến hóa. Vì tánh tướng của biến hóa và không biến hóa là một. Tất cả đều là pháp, là giải thoát. Chỉ vì chúng sanh tự ràng buộc mình với nhiều pháp nên chìm đắm trong biển khổ, các đức Phật phải nhọc công thuyết giảng. Vì chúng sanh chấp pháp Phật nên pháp Phật chia nhiều loại: Tiệm, đốn… để tùy thuận chúng sanh. Kinh Hoa-nghiêm là Viên giáo. người căn trí lớn mới có khả năng lãnh thọ. Nếu không hiểu được hãy vui tu, cuối cùng vẫn về đến đích. Các kinh khác chủ trương nhân trước quả sau. Kinh này nhân quả cùng lúc. Vì trong biển trí pháp tánh khônhg có nhân quả nên nhân quả cùng, không chướng ngại. Nếu có nhân quả để đạt thì có trước sau. Những gì có thể đạt được đều là vô thường, không phải cứu cánh. Nếu có nhân quả trước sau thì nhân không thành, quả cũng chẳng hoại, là pháp duyên sanh không liên tục, là đoạn diệt, không có mình, người. Ví như không đếm đồng thứ nhứt thì không thể đếm đồng thứ hai. Không có đồng thứ hai đồng thứ nhứt cũng không có. Vì thời gian không liên tục, nhân không thành, quả không hoại, kiếp số không liên tục, không có nhân quả nhiều kiếp. Nếu phải đếm đồng htứ nhứt mới đếm đồng thứ hai thì nhân quả liên tục không gián đoạn, nhân quả thành. Nếu như khi đếm hai đồng cùng lúc thì cái nào là một cái nào là hai? Như đưa hai ngón tay cái nào là nhân, cái nào là quả? Song, do ý phân biệt ngón trước là nhân, ngón sau là quả. Nếu có trước sau phải có khoảng giữa. Nếu có khoảng giữa thì không thành nhân quả. Nếu cùng lúc đưa hai ngón tay, ngón nào nhân, ngón nào quả?. Nhân quả cùng lúc của Hoa Nghiêm kihác với nhân quả trước sau hay đồng thời mà người đời nhận định. Vì sao? Như phần trước nói về người hỏi đáp khác với Tiệm giáo Lăng-già. Theo Hoa-nghiêm Văn Thù, Phổ Hiền, Phật, thể, dụng, chủ thể-khách thể không ngăn ngại. Theo Lăng-già đức hóa Phật và Bồ-tát Đại Huệ hỏi đáp để phá trừ chấp tướng, chỉ hiển hiện lý không ràng buộc nhưng không nói về pháp giới Duyên khởi. Vì là duyên sanh, pháp giới không thành, không thể phá hoại, pháp vốn vậy. Kinh Lăng-già chép: Trước chỉ những pháp tương tợ, sau mới nêu pháp chơn thật. Hiểu tướng là thức, không thấy tướng để hiểu là trí. Đó là nói về thành hoại, ý nghĩa của kinh Hoa-nghiêm là chơn như, không có pháp giả, cũng không có gì giống chơn giống giả, nên kinh dạy: Chúng sanh là Phật. Như trong kinh Văn Thù dùng lý để dung hợp hạnh, Phổ Hiền dùng hạnh để hiển lý. Hai vị là htể dụng dung nhiếp tạo thành pháp giới hcơn như, trước sau là một, 0 phẩm dung nhiếp tất cả, một pháp đủ các pháp. Kinh dạy: Một pháp đủ các pháp, các pháp trong một pháp. Vì việc này Tiệm giáo có một phần giống, nhưng nhiều là khác. Mười Bồ-tát Giác thủ… mỗi vị thuyết một pháp, thành pháp mười tín. Mười tín là một tín, thể dụng dung nhiếp không phân biệt. Vì mười tín là một tín, một tín là mười tín nên người học Phật không thể hiểu riêng từng pháp. Mười Bồ-tát có tên Huệ, Lâm, Tràng, Tạng… thuyết mười định, mười thông, mười nhẫn. Cứ thế tất cả cùng thành tựu lẫn nhau như lưới Đế Thích ảnh hiện vô số hình tượng, một là tất cả, tất cả là một. Thể dụng nhân quả của Phật, Bồ-tát dung nhiếp tạo thành nhau không riêng lẻ. Kinh chép: Bồ-tát Pháp Huệ vừa nhập định, khắp mười phương các đức Phật Pháp Huệ đều đến; Bồ-tát Công Đức lâm vừa nhập định, khắp mười phương các đức Phật Công Đức Lâm đều đến; Bồ-tát Kim Cang Tràng, Kim Cang Tạng… cứ thế mỗi vị, mỗi vị nhân quả thể dụng Bồtát Phật dung nhiếp nhau. Các đức Phật đến là quả, Bồ-tát nhập định là nhân, nhân quả là một. Từ pháp thân trí thể lập ra mười trụ, mười hạnh, mười hồi hướng, mười trụ, đẳng giác… để chỉ dạy chúng sanh, kỳ thật các vị ấy là Phật, Phật là các vị ấy. Những người căn trí lớn tin hiểu kinh này, hành theo pháp này, ngay trụ phát tâm thứ nhứt đạt quả Phật, hành các hạnh Bồ-tát. Đó là điều kiện đầu tiên để chứng đạt, biết được thể tánh pháp trí, dù sống với chúng sanh, nhiều kiếp tu tập vẫn thấy rõ thời gian không phân biệt. Ngay lúc mới phát tâm là thành chánh giác như các đức Phật ba đời, không trước sau, pháp vốn vậy. Trong Quyền giáo phải trải qua ba tăng kỳ kiếp mới thành tựu quả Phật. Trong kinh có câu: Sự chứng quả khác với ba thừa, vì ngồi xe Như Lai, xe nhứt thừa, thẳng đến đạo tràng, không có bốn quả Sa môn mà Nhị thừa chứng đạt, không có nhân trước quả sau của Quyền giáo.
– Hành động của vị khác: Người phát tâm Đại thừa, theo căn trí có sáu hạng, ba bậc, năm bậc, mười địa. Sáu hạng: 1) Niệm Phật nguyện sanh về cõi tịnh; 2) Quán pháp sanh về cõi tịnh; 3) Quán không, vô ngã; ) Quán có không; 5) Dần thấy Phật tánh tiến tu; 6) Thấy rõ Phật tánh viên dung. Người tu pháp Đại thừa không ngoài các hạng trên: 1) Tu giả nói pháp chơn giả; 2) Tu từng phần chơn như, chứng từng phần chơn như; 3) Tu toàn phần chơn như, đạt cảnh giới chơn như viên mãn. Về Phật thừa không có pháp giả, chỉ có chơn như. Ba bậc đó bao quát tất cả người hướng đến Bồ-đề, hành hạnh Bồ-tát, thành tựu quả Phật (ở đây chỉ nêu khái quát cụ thể đã được bàn rõ trong thật pháp, quyền pháp). tất cả đều dạy người tu bỏ chướng hoặc, tiến đến đạo quả, không phải để huỷ báng nhau. Đưa ra những sự sai khác ấy là để mọi người không hối hận, nghi ngờ, biết quyền thật tiến tu, không vướng mắc công năng thành tựu quả Phật. Sáu hạng:
1) Niệm Phật, tu giới, phát nguyện sanh về cõi Phật. Đó là cõi tịnh biến hóa không thật. Vì không thấy tánh, không hiểu vô minh là trí căn bản của các đức Như Lai. Đó là hữu vi (như kinh A Di Đà).
2) Pháp quán sanh về cõi tịnh: Là cõi tịnh biến hóa do sự tưởng tượng, là hữu vi, không thấy Phật tánh và trí căn bản (như kinh Vôlượng-thọ).
3) Quán không vô ngã: Kinh Bát-nhã phá trừ chấp ngã, không của nhị thừa tu pháp không, pháp có không đều không. Tuy hành Ba-lamật, tu các pháp Bồ đề, đạt sáu thần thông, hành hạnh Bồ-tát, phước đức hơn trời, người nhưng không sanh trong nhà Phật, không thấy Phật tánh, phân biệt pháp không, không biết vô minh là trí Như Lai. Kinh Hoa-nghiêm chê trách hạng người này: Người tu tám vạn, bốn ngàn pháp môn, thông hiểu 12 bộ kinh, diễn giảng cho mọi người, người nghe đạt sáu thần thông chưa phải là khó. Người nghe học kinh này mới là khó. Kinh Pháp-hoa là pháp thành tựu Phật thừa, không phải Bồ-tát thừa. Kinh Niết-bàn, Như Lai dạy: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh thường, lạc, ngã, tịnh. Có Bồ-tát hối hận rằng: Trải qua vô số kiếp ta trôi trong dòng sanh tử chỉ vì chướng hoặc của vô ngã làm mê loạn. Nhờ vậy, Bồ-tát chuyển tâm thấy tánh, biết ngã là trí. Trong Bát-nhã, những phần có Văn Thù hỏi đáp đều nói về một phần đạo lý Phật tánh pháp thân, nên Văn Thù là trí Bát-nhã. Nhưng phần hỏi đáp với Thanh-văn chủ yếu là nói pháp không để phá trừ chấp ngã không có của nhị thừa. Những phần hỏi đáp với Phổ Hiền chủ yếu là nói về hạnh nguyện. Thông thường Như Lai thuyết pháp đều căn cứ vào khả năng của chúng sanh, chỉ cần thấy sự hỏi đáp là biết nội dung.
4) Quán cả có, không, tức là thức thứ chín-Thuần tịnh thức-thời gian thứ ba của kinh Thâm-mật. Thức ấy là chỗ nương tựa của nghiệp, đủ cả ba tính, ba vô tính: Biến kế sở chấp, Y tha khởi, Viên thành thật. Các pháp này cùng tạo thành hư hoại, bản tánh là Niết-bàn, phần tụng trong kinh Thâm-mật: “Tất cả các pháp đều không tánh, không sanh không diệt, vốn tịch tịnh, tự tánh các pháp là Niết-bàn”, những người có trí nên biết rõ. Kinh này phá trừ chấp không trong Bát-nhã. Vì không chấp nhận pháp duyên sanh, thấy không trái với đạo lý nên lập pháp duyên sanh. tự thể của các pháp là Niết-bàn, không cần huỷ bỏ, người nói có, người nói không, bài xích lẫn nhau, không hợp với có, không hợp với không. Tên mười địa của kinh này tuy giống kinh Hoanghiêm nhưng ý nghĩa khác. kinh này lại không có mười tín, mười trụ… Ba hiền trước, chỉ có hành tướng đoạn hoặc mười địa và địa 11 là Phật địa. Địa 11 lại có 11 thứ thô nặng; 22 ngu si. Sở dĩ kinh này không có mười tín, mười trụ… Ba hiền là vì những vị trước mười địa không thấy đạo. Hơn nữa, trong thời giáo thứ ba, chỉ hợp có không chưa dung nhiếp thể dụng của Văn Thù, Phổ Hiền. Vì thế kinh Hoa-nghiêm nói về mười tín, mười trụ, mười hạnh, mười hồi hướng, mười địa, các đức Phật trong mười phương đều chứng biết, các cõi Phật đều thuyết giảng kinh này, 13 tướng gia hộ đầu nói về chơn thật. Trong ba thừa giáo, chỉ có 11 địa, hcưa độ hết chúng sanh. Đó là pháp1 giả, trí giả, chơn như ảo trong ba bậc, mười địa. Vì sao? Vì địa 11 ở đây là Phật, vị Phật còn hcướng hoặc. Nghĩa là các địa trước địa 11 chưa có bản trí chơn lý. Nếu đủ trí chơn như. Vì sao 11 địa còn có 11 thô? Nếu còn thô thì trong các địa không có trí Phật, không đủ nhân quả. Kinh này tạm thời hợp có không để người tu không vướng mắc, nhưng chưa nói về lý sự, thể dụng viên mãn của Văn Thù, Phổ Hiền. Kinh Nhân-vương có câu: Từ vị phàm phu tuần tự tu tập, trải qua nhiều kiếp tu chơn như huyễn, thành năm bậc, mười địa. Có kinh nói: các địa trước hàng phục chướng hoặc, đến địa thứ 11 thấy đạo; hoặc nói: Chưa đoạn trừ hết hoặc nghiệp, Phật phải trải qua ba tăng kỳ kiếp mới thành Phật. Các giáo pháp đó đều để đối trị chúng sanh nên tạm đưa ra không phải thật, giáo pháp mà đức hóa Phật thuyết đều để chỉ dạy hạng trung, hạ căn, không phải thật. Hàng nhị thừa chuyển tâm nhưng lại thích quả Phật trong Quyền giáo. Bồ-tát thì thích đạt quả Phật nên trải qua ba tăng kỳ kiếp tu tập chỉ mong đạt quả Phật trong ba ngàn đại thiên cảnh giới, không thích quả báo rộng lớn của thân Như Lai Tỳ-lô-giá-na. Kinh Hoa-nghiêm khác, quả Phật mà mười tín mong đạt đó đầy đủ trí ngu, tức là cảnh giới của mười thân Tỳ-lô-giá-na. Cảnh giới trong Quyền giáo là cảnh giới có giới hạn, vì căn tánh hẹp hòi. Kinh Lăng-già lại nói thứ tự đoạn hoặc của mười địa: địa thứ nhứt đoạn trừ hoặc chướng, phiền não tạo nghiệp trong cõi ác; địa thứ hai đoạn trừ phiền não thô tế; địa thứ ba đoạn trừ dục vọng; địa thứ tư đoạn trừ tâm tham đắm trong pháp định; địa thứ năm đoạn trừ tâm phân biệt sanh tử Niết-bàn; địa thứ sáu đoạn trừ chướng hoặc thô nặng; địa thứ bảy đoạn trừ chướng vi tế; địa thứ tám đoạn tâm phân biệt hcưa tự tại trước có không; địa thứ chín đoạn trừ tâm chấp nơi biện tài phương tiện; địa thứ mười đoan trừ chướng không chứng pháp thân viên mãn. Thiện nam tử! Pháp chỉ-quán này đoạn trừ hoặc nghiệp vi tế và sở tri chướng. Kinh Hoa-nghiêm, trụ phát tâm thứ nhứt là chứng đạt quả Phật, hiểu rõ các vị mười trụ, mười hạnh, mười hồi hướng, mười địa, đẳng giác… ví như con dấu và thời gian đóng dấu đủ hình tướng không trước sau. Nghĩa là ngay lúc phát tâm đã thấy rõ vô minh ba cõi vốn là trí Phật, dùng từ bi, pháp thân, trí thân Phật in vào thế gian tạo thành công dụng lớn không trước sau, pháp vốn vậy. trong Quyền giáo, dùng phương tiện dắt dẫn ba hạng trở về Phật thừa.
5) Dần thấy Phật tánh tiến tu: Kinh Niết-bàn dạy: Bồ-tát mười trụ thấy một phần Phật tánh, Bồ-tát mười địa chưa thấy rõ Phật tánh. Luận Khởi Tín: Bồ-tát mười trụ thấy một phần pháp thân. Sự biến hóa tám tướng thành đạo là nguyện lực. Đó là nguyện lực thì chẳng phải thật báo, chỉ là dần thấy Phật tánh, thuộc Quyền giáo không phải Thật giáo. Nếu thế, từ lúc phát tâm đến khi thành Phật không biết bao lâu. Vì sao?. Kinh Niết-Bàn dạy: Đồ tể thành Phật trong hiện tại. Xen đề vừa phát tâm đã đạt công đức siêu vượt kiếp số. Vì sao người đủ lòng tin thấy một phần phật tánh phải trải qua nhiều kiếp số? Các bậc tiên đức giải thích: Đồ tể thành Phật là biến hóa, la tuỳ tâm chúng sanh-những kẻ chưa hiểu ý Phật, dần dần đưa quyền về thật, nào có kiếp số trái với nguồn chơn? Long nữ, Thiện Tài chỉ trong tích tắc thành Phật là thật. Hàng ba thừa thấy biết hẹp hòi, chỉ nghĩ đến việc sống lâu. Trí tánh vốn trống không, không thương ghét, sao cứ mãi tự buộc mình? Trên đây tạm nêu ba bậc, mười địa. Trong kinh trước cỏn phân sáu bậc, mười địa, tức là trong Quyền giáo có ba bậc, mười địa. Kinh Nhân-vương. GiảiThâm-mật, Đại phẩm phần nhiều là giả, lập chơn như tạo thành hành tướng mười địa. Đây là ba bậc trong Quyền giáo. Bậc thứ tư như kinh Niết-bàn, Bồ-tát mười địa thấy một phần Phật tánh, Bồ-tát mười địa chưa thấy rõ Phật tánh. Nghĩa là vị này xem Phật tánh là pháp tu tập hướng đến, tu một phần, chứng một phần. Bậc thứ năm như kinh Niếtbàn bò ăn cỏ Phì Nị trên núi Tuyết, nên sữa thu được toàn là đề hồ. Nghĩa là vừa phát tâm đã thành quả Phật. bậc thứ sáu: Mười địa tu pháp nhứt thừa. Mười địa trong kinh Hoa-nghiêm là pháp giới rộng lớn không cùng tận, kinh Niết-bàn, kinh Pháp-hoa: Đồ tể, Long nữ chỉ trong tích tắc thành Phật là đưa quyền về thật, song mười địa của ba thừa chỉ thích cảnh giới của quả báo Phật rộng lớn bằng ba ngàn đại thiên cảnh giới. Đây là hóa thân thứ ba. Trong Thật giáo chẳng phải hóa thân Phật. Ba hóa thân:1) Hóa thân: Hóa vô số thân hình; 2) Hóa một cõi nước và 28 cõi trời; 3) Hóa thành ba ngàn đại thiên cảnh giới. Thân thật báo là mười thân Tỳ-lô-giá-na, cảnh giới dung nhiếp đan xen nhau, rộng bằng pháp giới, nhỏ bằng hạt bụi, một hạt bụi là một pháp giới. Ba thừa là Quyền giáo, cảnh Phật là cảnh giả. Vì thế ba thừa trong kinh Đại-phẩm đều hành mười địa. mười địa trong kinh Giải-thâm-mật do ba Bồ-tát Quảng Ý, Quyền huệ, Thanh Tịnh Huệ cùng thuyết, không nói với Thanh-văn. Vì kinh này chuyển tâm chấp không của Bát-nhã. Hai kinh ấy chỉ nói tên mười địa, không nói đến tín, vị tư lương. Kinh Nhânvương nêu đầy đủ pháp môn hành tướng của năm vị. như thế, ba hiền mười địa trong Quyền giáo phần nhiều là giả, phải tuần tự hiểu đạt mới thấy Phật tánh, mới có thể ngồi xe Như Lai thẳng đến đạo tràng, vị thứ trong Quyền giáo chẳng phải thật. Về Như Lai thừa, kinh Niết-bàn chép: Mười trụ thấy một phần Phật tánh, mười địa chưa thấy rõ Phật tánh. Luận Khởi-tín có câu: Bồ-tát mười trụ thấy một phần Phật tánh, vì thệ nguyện hiện tám tướng thành đạo. Hai kinh này giống nhau, tuy chưa viên mãn nhưng đều thấy môt phần Phật tánh. Ví như hoàng tử vì có khả năng cai trị đất nước nên vua cha phong làm thái tử. Vì thấy một phần Phật tánh nên là đệ tử chơn thật của Phật, sanh trong nhà Phật. những kinh khác giả nói về chơn như trí tuệ, đến địa vị thứ nhứt được sanh vào nhà Phật, vì sức thấy Phật tánh siêu vượt. Thấy một phần đã vậy, huống gì thông đạt tất cả? Mười địa của Viên giáo khác, thể cuả một niệm là Phật vì thấy rõ thể của vô minh là trí. Kinh dạy: một pháp thành, tất cả đều thành, một pháp hoại tất cả đều hoại. Vì hóa độ hạng trung hạ căn nên hành tướng cuả bốn bậc, mười địa khác nhau tí chút. Phpáp này và ba bậc mười địa trong Quyền giáo giả lập chơn như là trí quán, từ pháp thân Phật tánh lập ra hai giáo tiệm, đốn. Trong Quyền giáo, địa thứ nhứt đoạn trừ chướng hoặc phiền não tạo nghiệp cõi ác; địa thứ bảy đoạn trừ chướng hoặc vi tế vẫn là chướng ngại trí không hình tướng, chưa hoàn toàn tự tại, ngay địa thứ tám cũng chưa tự tại giữa hữu vô. Như vậy chúng sanh ác địa đều không tự tại, còn chướng hoặc. Đây là căn cứ pháp đoạn hoặc của kinh GiảiThâm-mật. mười địa trong ba thừa đều phải trải qua ba A-tăng-kỳ kiếp đoạn trừ hoặc chướng, 100 kiếp tu tập tướng tốt. Thứ tự các địa trong Phật tánh của kinh Niết-bàn cũng vậy. Kinh Bổn-nghiệp Anh-lạc có dạy: Bồ-tát mười trụ và quyến thuộc trang sức anh lạc bằng đồng, đi xe bằng đồng, sanh trong một cõi Phật, lãnh thọ pháp Phật, giáo hóa hai cõi nước; Bồ-tát mười hạnh và 500 quyến thuộc trang sức anh lạc bằng bạc, sanh trong ba cõi Phật, lãnh thọ pháp Phật, hóa độ ba cõi nước; Bồ-tát mười hồi hướng cùng một ngàn quyến thuộc trang sức bằng kim cương, đi xe vàng, sanh trong các cõi Phật khắp mười phương hóa độ chúng sanh trong bốn cõi nước; Bồ-tát địa thứ nhứt trang sức trăm loại anh lạc, địa thứ hai trang sức ngàn loại anh lạc; địa thứ ba trang sức vạn loại anh lạc; địa thứ tư trang sức số anh lạc… Bồ-tát địa thứ mười số anh lạc nhiều hơn, Bồ-tát địa 11 đạt pháp Phật. Bồ-tát ba hiền… có 15 xe… Bồ-tát ba hiền chế phục phiền não hoặc nghiệp sanh trong ba cõi, và tâm thấy đạo thô; Bồ-tát Hỷ nhẫn hàng phục nghiệp sang trong ba cõi, Bồ-tát Ly cấu nhẫn hàng phục nghiệp sanh trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, cõi người; Bồ-tát Minh nhẫn hàng phục nghiệp sanh trong các cõi trời; Bồ-tát Diệm nhẫn hàng phục nghiệp sanh trong các cõi; Bồ-tát Thắng nhẫn hàng phục tâm nghi; Bồ-tát Hiện nhẫn hàng phục pháp duyên sanh; Bồ-tát Sanh nhẫn hàng phục quả; Bồ-tát Bất động nhẫn hàng phục nhân sắc; Bồ-tát Quang nhẫn hàng phục nhân tâm; Bồ-tát tịch diệt nhẫn hàng phục chủng tử tâm sắc; Bồ-tát Vô cấu nhẫn đoạn trừ quả. Phật tử! Vì thế ba hiền được gọi là người hàng phục và đoạn trừ, các địa cũng hàng phục, đoạn trừ tất cả phiền não, biết và đoạn trừ vô minh trong pháp giới. Trên đây nói về 11 nhẫn. Vì ba hiền đoạn trừ phiền não thô trong ba cõi nên là Bồtát, tức là mười trụ, mười hạnh, mười hồi hướng. Kinh Anh lạc dạy: Phật tử! Bồ-tát địa thứ nhứt chỉ đạt pháp thân không hình tướng, chỉ trong giây phút đã thành tựu công đức trong trăm vạn tăng kỳ kiếp, quán chiếu hai đế, mọi tâm cảnh đều tịch diệt. Trong thật pháp, không thể dùng tâmthức của phàm phu để đo lường hai thân. Giải thích hai thân: 1) Pháp tánh; 2) Báo hóa. Thật pháp là trí pháp tánh. Bồ-tát địa thứ nhứt đã tự tại đạt quả Phật không cần tu tập, huống gì Bồ-tát các địa khác. kinh dạy: Bồ-tát ba hiền nhập vị Thánh nhơn, nhưng trong pháp tánh tất cả đều tịch diệt, tự tại đạt quả vị Diệu giác. Phật tử! Kể cả tên ba hiền mười địa cũng là vô tướng. Chỉ vì hóa dộ chúng sanh nên các đức Phật quá khứ lập ra mười địa. sau khi nói kinh Hoa-nghiêm, Phật nói pháp hóa độ ba thừa. kinh khác chép: Sau khi thành Phật dưới cây bồ đề Phật lược nói kinh Hoa-nghiêm. kinh Anh-lạc có câu: Ta từng ở điện Phổ Quang nói pháp tịnh độ, lên cõi Đao Lợi nói mười trụ. Theo kinh này sau khi nói mười địa. Phật lên thiền thứ ba nói địa 11. Phật tử! Ta từng ở cõi thiền thứ ba tập hợp năm chúng nói pháp Bồ-tát một đời thành Phật, nhập định Phật Hoa nói trăm ngàn bài kệ. Ở đây ta chỉ nói một bài kệ, các ngươi hãy thọ trì. Hành tướng đoạn trừ hoặc chướng của 11 địa theo kinh Anh-lạc: ba hiền đoạn trừ vô minh ba cõi nhưng là đoạn trừ nghiệp thô. Vì ngay hiện tại, quán tất cả như con mình. Giải thích Bồ-tát ba hiền lúc thọ trì pháp tánh trí tuệ, sanh vào nhà Phật, tâm bi lớn, xem chúng sanh ba cõi như con mình, nên nguyện cứu độ vì lòng bi sanh trong ba cõi. Kinh nêu rõ: vì nghiệp chịu rõ nên là tức dụng. Nghĩa là không tạo nghiệp trong ba cõi nữa. Kinh dạy: không đoạn thọ dụng nghĩa là hết nghiệp ba cõi nhưng vì lòng bi thọ thân trong ba cõi. Kinh dạy có 11 người hàng phục nghiệp quả ba cõi trong pháp giới, 11 người là mười địa và đẳng giác. Kinh nói từ địa thứ nhứt đến địa thứ bảy đoạn trừ nghiệp ba cõi, địa thứ tám khế hợp pháp. vì bảy địa trước đoạn nghiệp, địa thứ tám dung hợp pháp nên sanh vào cung vua, xuất gia, đạt đạo, thuyết pháp, nhập diệt, cảnh giới hóa Phật… chỉ còn chủng tử vô minh, vì Bồtát địa thứ tám đạt trí vô công dụng, tuy độ chúng sanh nhưng không thấy chúng sanh. Bảy địa trước phần nhiều tu tâm bi, địa thứ tám chuyên tu trí vô công dụng, tuy không thọ sanh nhưng tuỳ duyên độ sanh. Song vị này vẫn còn chủng tử ái pháp, đến địa vị Phật mới đoạn hết, vì nguyện xưa nên biến hóa thọ sanh. Do vậy, ngày xưa ta ở cõi trời nói nghĩa sanh, không sanh, sanh bằng nghiệp, sanh bằng biến hóa. Phật tử! Trong vị Thánh có hai nghiệp: 1) Huệ nghiệp vì không vọng tưởng nên phát sanh trí tuệ, biết rõ vì tâm duyên nên pháp sanh; 2) Công đức nghiệp: từ thật trí có pháp hữu vi vô lậu, tu tập công đức trong trăm vạn tăng kỳ kiếp. Từ vị Thánh thứ nhứt trở về sau là thị hiện thọ sanh. vì là biến hóa nên không tạo nghiệp khác. vì thệ nguyện nên biến hóa thọ sanh trong trăm ngàn kiếp. Đó là căn cứ theo kinh Bổn-nghiệp anh-lạc, cũng là Đốn giáo, Tiệm giáo trong Viên giáo. Là Đốn giáo như kinh dạy: Bồ-tát ba hiền nhập Thánh vị, vào dòng pháp, tự tại đạt Phật vị, không tạo tác; là Tiệm giáo phải tuần tự tu tập đoạn trừ hoặc chướng. Ba hiền có mười trụ trong kinh Anh-lạc là vào dòng Phật, khác với địa thứ nhứt thấy đạo đoạn hoặc trong Quyền giáo. Phẩm mười địa kinh Hoa-nghiêm có câu: Hàng phàm phu đã tu hành mười địa, không đợi tới Thánh vị mới học. Về vị thoái chuyển, kinh Anh-lạc nói: Phật tử! Về việc tiến thoái, vô số chúng sanh từ mười trở về trước, phát tâm bồ đề học pháp Phật, người tu hành bằng tín tâm là thoái chuyển. Phật tử! Người ấy trải qua một kiếp, hai kiếp tu pháp mười tín, nhập mười trụ, từ trụ thứ nhứt đến trụ thứ sáu, tu Bát-nhã Ba-la-mật, trụ thứ bảy tự tại không thoái chuyển là người tu pháp Bát-nhã Ba-la-mật quán pháp không, không ta người, không chủ thể hoàn toàn không sanh, luôn sống trong định. Phật tử! Nếu vị ấy không gặp thiện tri thức thì khoảng một hoặc hai kiếp thì thoái tâm bồ đề. như trong lần thuyết pháp thứ nhứt, tám vạn chúng thoái tâm. Thiện Tử Tịnh Mục, vương tử pháp thân Xá Lợi Phất… sắp an nhập trụ thứ bảy nhưng vì gặp duyên xấu nên sanh vào cõi phàm phu xấu, không phải là người tu pháp ngoại đạo, trải qua một kiếp, mười kiếp sống trong tà kiến tạo năm tội nghịch và vô số tội ác.
Hỏi: Kinh Niết-bàn dạy: Chỉ nghe hai tiếng thường trụ đã không đọa địa ngục trong bảy kiếp. Kinh Hoa-nghiêm nói: Người nghe tên Như Lai và pháp Như Lai mà không hiểu cũng đã tạo hạt giống giải thoát thành Phật. Vì sao ở đây trụ thứ sáu hàng mười tín phàm phu còn thoái chuyển?
Đáp: Mười tín chưa hiểu rõ, chưa đạt tự cho là đạt, kiêu ngạo, không gần bạn lành, không kính bậc hiền đức nên ở mãi trong cõi người, cõi trời tạo nghiệp ác địa ngục. Nếu hàng mười tín không kiêu ngạo, luôn gần gũi bạn lành thì không thoái chuyển. Trong Quyền giáo trụ thứ sáu vẫn còn tâm thoái chuyển. Trong Thật giáo chê trách người chấp pháp. Xá Lợi Phất chỉ là người hiện làm Thanh văn, không phải thật, mọi hạnh của Ngài đều để dạy chúng sanh tiến tu. Trong Quyền giáo vì sao trụ thứ sáu tâm còn thối chuyển? Vì trong Quyền giáo ba hiền chưa thấy đạo, việc tu tập đều là hữu vi, hàng phục vô minh nhưng chưa mạnh mẽ nên thoái chuyển. Nếu mạnh mẽ sẽ không thoái chuyển. Như nọc độc của rắn bị sức chú thuật ngăn chận không gây tác hại. Người sống trong pháp Phật, phát lòng tin, khiêm nhường không cao ngạo, kín tin bậc hiền đức, thương yêu kẻ ác, học hỏi người hơn mình, thực hành pháp thù thắng, bỏ hư dối thì lo gì thoái chuyển? Năm bậc mười địa hay ba bậc mười địa đã rõ như kinh Đại-phẩm và Niết-bàn, nhưng chỉ trình bày tên mười địa, thứ tám là Bát nhơn, thứ chín là Kiền huệ. Tên của các địa ít khác nhau. tên mười địa trong kinh Giải Thâm-mật tuy giống kinh Hoa-nghiêm, nhưng từ địa thứ nhứt đến địa 11 vẫn còn 11 thô, 22 ngu si. Hai kinh trên chỉ có mười địa, không có bốn vị tư lương. Kinh Nhân-vương có mười tín, mười trụ, mười hạnh, mười hồi hướng, bốn vị tư lương. mười tín là nội phàm. Trong Thật giáo trụ thứ nhứt đã đạt thể tánh như Phật. Mười tín mà không tin mình và Phật như nhau thì chưa tin hiểu. Vì thế phẩm Như Lai xuất hiện nêu rõ: Bồ-tát phải biết từ tâm mình có các đức Phật thành chánh giác, thuyết pháp. Vì sao? Vì tâm Phật và tâm mình giống nhau. Tín hiểu như thế mới là tin. Mười trụ lại không đạt tâm này sao? Nếu không hiểu tâm này thì không gọi là mười trụ. Vì thế trụ là an trụ pháp mà Phật an trụ, nên trụ phát tâm thứ nhứt đã thành chánh giác. Hơn nữa trong Quyền giáo, lúc nói mười địa hkông có các đức Phật cùng bên ở mười phương đến chứng minh nhân quả đồng thời. Do vậy pháp và vị đều chỉ độ hàng chúng sanh căn trí kém, các bậc căn trí lớn không nên vướng kẹt, hãy tiến tu. Lúc nói mười địa… năm vị của kinh Hoa-nghiêm, Bồ-tát Pháp Huệ nhập định nói pháp mười trụ, vô số Pháp Huệ khắp mười phương xuất hiện đưa tay xoa đầu Bồ-tát Pháp Huệ và khen ngợi, gia hộ Bồ-tát bằng 1ba pháp, lúc nói mười hạnh, mười hồi hướng, mười địa cũng có hiện tượng trên. Đó là nhân quả giống nhau. Luận mười địa của Bồ-tát Thiên Thân giải thích mười địa, là phẩm mười địa trong Hoa nghiêm. Về phần giải nghĩa thông cả ba thừa, một thừa nhưng phần nhiều là giải thích nghĩa ba thừa, ít giải nghĩa nhứt thừa, vì đạo lý nhứt thừa khó dùng ngôn ngữ diễn đạt, dù giải thích vẫn khó trừ nghi. Nếu tin lời Phật thì không trừ nghi, chẳng suy xét, không chán khổ, không sống trong tịch diệt, biết thường lạc ngã tịnh. vì thế trong năm bậc, mười địa, ba bậc là quyền, hai bậc là thật. Kinh Anh-lạc chép: Ngày xưa vì hóa độ chúng sanh, Phật nói mười địa. Tên của mười địa trong Quyền giáo tuy giống nhưng cách chỉ dẫn chúng sanh tu tập hoàn toàn khác. Vì lúc nói không có các đức Phật cùng tên đến chứng minh nhân quả giống nhau.
6) Chứng đạt Phật tánh, lý trí trọn vẹn muôn hạnh. Phẩm Như Lai hiện tướng (trong lần thuyết thứ nhứt), trong kinh Hoa-nghiêm nêu rõ. Từ giữa hàm răng, giữa chặng mày, Phật phóng Ánh sáng đạo quả dạy Phổ Hiền nhập định thuyết giảng ac1chúng sanh phẩm sự thành tựu của thế giới, cõi Hoa Tạng Tỳ-lô-giá-na, thuyết giảng quả của chư Phật để cho chúng sanh tu. Sau đó Phật dạy Bồ-tát Văn Thù thuyết các phẩm danh hiệu của Như Lai, bốn Thánh đế. tiếp theo từ tướng bánh xe dưới chân Phật phóng Ánh sáng chiếu soi, khắp chốn, vô số Bồ-tát từ mọi nơi đều tập hợp về, thuyết các phẩm: Ánh sáng giác ngộ, Bồ-tát hỏi đáp, Tịnh Hạnh, Hiền Thủ và pháp mười tín. Ánh sáng từ tướng bánh xe dưới bàn chân là thấp thứ nhứt, biểu hiện lòng tin là điều kiện đầu tiên để thành tựu mười tín. Mười tín là hạnh thấp nhứt. Đó là Ánh sáng được nhập từ Ánh sáng giữa chặng mày của Như Lai. phẩm Như Lai hiện tướng, Như Lai phóng Ánh sáng từ giữa chặng mày, sau đó nhập Ánh sáng vào tướng bánh xe dưới bàn chân là nêu quả Phật, để thành tựu mười tín. Người tu học nhờ lòng tin chứng nhập mười tín. Do vậy, mười Bồ-tát tên Thủ từ mười cõi, mười đưc Như Lai đến chứng minh. Mười tín là nấc thang đầu vào đạo nên các Bồ-tát đều có tên Thủ. Mười cõi nước là vì Bồ-tát mười tín chưa đạt chơn thật, vẫn còn là phàm phu, tin cõi Phật là cõi có hình sắc. Bồ-tát mười trụ thông hiểu lý sự nên cõi nước là Hoa, nghĩa là từ phàm phu thông đạt lý sự. Bồ-tát mười hạnh thông đạt trí tuệ viên mãn nên cõi nước là tuệ, Bồ-tát mười hồi hướng, mười địa với diệu dụng tự tại nên cõi nước được hình thành từ pháp là vì an trụ nơi pháp, không phải cõi nước được hình thành bằng đất, nước, gió, lửa. Người đạt Thánh trí đã đoạn trừ hoặc chướng, vì thế Bồ-tát mười tín đề có từ mười trí Phật: Bất động, vô ngại, giái thoát… Trí là quả đức, quả đưc là nhân để Bồ-tát mười tín phát lòng tin. Mười tín dùng quả làm nhân nếu không thì không có lòng tin, không có căn cứ. Vì sao Văn Thù là thiện tri thức đầu? Vì Văn Thù là người khơi sáng đầu tiên. Các đức Phật mười phương đều nhờ Văn Thù phát khởi lòng tin ban đầu, đó là trí căn bản, là pháp thân. Văn Thù là lòng tin để đạt quả Phật. Phổ Hiền là trí sai biệt, là hạnh nguyện sau khi đạt quả. Vì thế trước tiên Thiện Tài gặp Văn Thù phát lòng tin, sau cùng gặp Từ Thị để thành tựu quả Phật. việc thấy mình nhập thân Phổ Hiền là hạnh nguyện sau cùng khi đạt quả Phật. Văn Thù là trai út, Phổ Hiền là trai lớn, hợp đủ hai vị là Phật. Văn Thù là trí tuệ vi diệu, là pháp thân, Phổ Hiền là hạnh nguyện, là oai đức, thể dụng tự tại là Phật. Văn Thù là trai út vì lòng tin là điều kiện đầu tiên, để chứng pháp thân, trí tuệ căn bản. Nhờ đó sanh vào nhà Phật. Phổ Hiền là trai lớn vì từ trí tuệ căn bản phát khởi trí sai biệt, tự tại sử dụng pháp Ba-la-mật của Phật, luôn dùng hạnh nguyện xây nhà Phật, hàng pháp Phật. Trong các kinh, thưòng nêu Văn Thù là người hỏi đáp để biểu hiện Phật tánh pháp thân; nêu Phổ Hiền là người hỏi đáp để nói lên hạnh nguyện. Văn Thù cỡi Sư tử là hùng mạnh đoạn hoặc, chứng trí ban đầu. Phổ Hiền cỡi voi trắng biểu hiện oai đức là hạnh nguyện an lạc. Văn Thù thường ở chỗ Phật Bất Động Trí, cõi kim sắc phía đông, hành kim thộc màu trắng, trừ bụi nhơ. Kim sắc là pháp thân. Bất Động Trí là công dụng tự tại của trí căn bản. Phổ Hiền thường ở chỗ Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương phía đông, hạnh nguyện là châu báu thành tựu oai đức. Người đầy đủ hạnh nguyện là nhờ sự tự tại của pháp thân. Oai đức tự tại là vương (vua). Những người không đủ hạnh nguyện đều lo sợ, dù ở địa vị tối cao vẫn khô là vương. Phổ Hiền, Văn Thù đều ở phía đông vì thể dụng sự lý pháp thân trí thân vốn là một. Văn Thù ở núi Thanh Lương phía đông bắc tượng trưng là quẻ cấn, chủ ở phía đông bắc. Cấn là trai út, là trẻ thơ. Vì Văn Thù là người đầu tiên chỉ dạy khơi sáng trí că bản và Phật tánh cho phàp phu. Phổ Hiền ở phía đông. Đông thuộc vị mão là quẻ chấn, chấn là trai lớn. Lại như mặt trời mọc ở phía đông, chiếu sáng khắp nơi, muôn vật sinh sôi nảy nở. Dó là lý trí dung nhiếp thành một. Vì trí căn bản và trí sai biệt là thể dụng hợp nhứt. Do vậy Tý là quả Phật, sửu là mười tín, dần là mười trụ, mão là mười hạnh, thìn là mười hồi hướng, tỵ là mười địa, ngọ là đẳng giác, mùi là vào đời độ sanh, thân dậu tuất hợi là chúng sanh được độ. Từ đó có pháp tắc. Trong kinh Dịch: khảm là vua, ly là hàng quan lại, chấn là thượng tướng, dậu là tướng võ, đông là rồng xanh, tây là cọp trắng, trước lá chu trước, sau là huyền vũ, rồng xanh là điềm lành, hổ trắng là hung hại, chu trước là sáng, huyền vũ là tối. Do vậy Như Lai tuần tự phóng Ánh sáng. Phổ Hiền là hạnh nguyện. Quan Âm là từ bi, thống trị nơi hung hiểm là tướng võ. Văn Thù là người thầy chỉ dạy ban đầu, phát khởi lòng tin. Các vị hỗ trợ nhau giữ gìn pháp Phật, dạy chúng sanh an trụ nơi pháp tánh trung đạo. Tạo lợi ích cho chúng sanh bằng trí bi, vì thế thân các vị đều sắc vàng, mắt tóc xanh. Thể màu trắng những hình tướng màu vàng là hợp với chơn như và căn trí của chúng sanh, là hình sắc có từ không hình sắc. Về thể dụng mỗi Bồ-tát đều đầy đủ trí bi rộng lớn, nhưng về pháp tắc, thường nêu Văn Thù là người thầy chỉ dạy đầu tiên. Ở đây nêu đông tây bao gồm cả nam bắc. Về tổng thể một phương là đủ cả mười phương. Kinh dạy: Nơi nào cũng là Bồ-tát Phổ Hiền, là cõi kim sắc, là Văn Thu, là Phật Bất Động Trí. Thân Phật có trong pháp giới, hiển hiện trong chúng sanh, Phật ở cây bồ đề là ở khắp mọi nơi. Mỗi lỗ chân lông Phật có vô sô Bồ-tát thuyết giảng hạnh Phổ Hiền, một phương đủ cả mười phương, một hạt bụi chứa vô số cõi nước. Ở đây để thích hợp với việc giáo hóa nên phân chia phương hướng. Mười tín đưọc hình thành từ đâu? Theo phẩm Ánhsáng giác ngộ của mười tín: Các nơi đều là Văn Thù thuyết giảng pháp Phật, khen ngợi mười đức của Phật, thành tựu vị tín, lại làm cho người phát lòng tin ngày càng bền chắc. Bồ-tát Văn Thù hỏi Bồ-tát Hiền Thủ về mười vấn đề như: nghiệp không biết tâm, tâm không biết nghiệp… để người phát lòng tin tự quán chiếu, tin tưởng vững hơn. Kinh dạy: các pháp hkông tạo tác, chẳng có thể tánh. Vì không hiểu biết nên đưa ra những ví dụ về pháp được hình thành từ đất nước gió lửa. Hãy phân biệt quán sát thân này, cái gì là ngã. Nhờ hiểu vậy, thấy không có gì là ngã. Phẩm Hiền Thủ có câu: Phàm phu nhơò phát lòng tin nên thành tựu được quả Phật. Do vậy phàm phu tin trí mình và Phật giống nhau. Vì tất cả là một pháp thân, một trí căn bản. Chỉ vì vô minh mê hoặn nên khác. Vô minh vốn là tâm Phật. Ví như từ một rễ cây sanh ra các nhánh lá. Song vì điều kiện khác nhau nên sự hình thành hư hoại của các cành cây khác nhau. Phàm phu tin mình có khả năng thành tựu mười trụ, mười hạnh, mười hồi hướng, mười địa, Như Lai. Vì sao? Vì biết từ xưa đến nay, ta có khả năng làm việc vô ích trôi trong vòng sanh tử, cớ sao hôm nay ta không làm được những việc lợi ích, cứu độ chúng sanh của Bồtát? Tin các đức Phật đều có từ định, ta cũng như vậy. Vì sao? Vì định đức Phật có từ tự tánh Như Lai, ta cũng có tự tánh Như Lai thanh tịnh như Phật. Các đức Phật có thần thông ta cũng có. Vì sao? Vì thần thông của Phật có từ trí chơn thật, chỉ cần ta đoạn trừ vô minh phiền não chướng thì sẽ thành tựu chơn trí ấy, biến hóa tự tại. Ta sẽ đạt trí tuệ như Phật. Vì sao? Vì lòng từ bi của Phật có từ hạnh nguyện, ta cũng sẽ phát nguyện như các đức Phật. Vì sao? Vì các đức Phật từ tự tánh tự tại thuyết pháp, dùng trí thân pháp thân đi vào cõi chúng sanh, không nhiễm sắc trần, tự tại. Ta cũng từ tự tại tánh phát trí Như Lai. Tất cả các hạnh như Phật từ lúc phát tâm trải qua vô số kiếp ta tu tập không ngoài một sát na. Vì sao? Vì không có ba đời, cứ thế ngay vị phàm phu đã tin hiểu thấu suốt quả Phật. Với mười pháp trên sẽ thành tựu tín vị, an trụ vững chắc, vĩnh viễn không thoái chuyển. Hơn nũa Bồ-tát Văn Thù, Bồ-tát Giác Thủ… Mười tín đều từ mười cõi kim sắc đến, tức là đến từ pháp bạch định, từ gốc tín. Cõi kim sắc tiêu biểu cho lòng tin có từ hạnh nguyện, vì hoa sen tượng trưng cho hạnh nguyện. Cõi Chiêm Bặc Hoa tiêu biểu cho lòng có từ sự hoà hợp lý sự bi trí. Trong năm màu, màu vàng là hơn hết, là màu hợp chơn như, màu của hoàng cung, màu trung đạo. Vì hoa Chiêm Bặc là hoa màu vàng. Bồ-tát này đến từ cõi trí bi hoà hợp chơn như. Cõi Ưu Bát La Hoa (hoa này màu đỏ, màu tía) tiêu biểu cho lòng tin từ hạnh hoà hợp tất cả hạnh. Cõi Bảo sắc tiêu biểu cho lònh tin có từ trí quí báu. Cõi Kim Cang Sắc tiêu biểu cho lòng tin có từ quả, đoạn trừ phiền não. Cõi Pha Lê tiêu biểu cho lòng tin có từ sự thanh tịnh. Cõi Bình đẳng tiêu biểu cho lòng tin có từ pháp giới bình đẳng. mười cõi trên đều là pháp Bồ-tát mười tín tin tưởng đều có từ pháp tự tin. Ở sau, mười đức Phật như Bất Động Trí, Vô Ngại Trí, Giải Thoát Trí đều là Phật trong quả Phật. Nghĩa là tin trí mình có từ trí Phật. Nếu không từ quả Phật thì không thành tín vị. Đức Phật lên núi Tu Di, phóng trăm ngàn Ánh sáng từ đầu ngón chân, nói mười trụ. Mười tín được nói ở điện Phổ Quang, Phật phóng Ánh sáng từ tướng bánh xe dưới chân. Nghĩa là mười tín có từ phàm phu. Ánh sáng phóng từ bàn chân tiêu biểu cho tín là vị thấp nhứt trong các vị… Mười trụ được nói trên đỉnh Tu Di. Vì mười trụ tiêu biểu cho từ sơ tâm chứng pháp vị, từ mặt đất lên đến cao tột, qua đỉnh Sơn Vương đến vị Pháp Vương. Nơi vị ấy dừng là núi, vì chứng nhập chơn như nếu không dừng thì không hội nhập. Ánh sáng phóng từ đầu ngón chân là quả cấn, cấn là ngón tay, ngón chân. Nếu bước vào đạt quả Thánh mà không biết nơi dừng là không biết hướng đi. Nghĩa là khi đạt được mười tín, bước lên đường Thánh, đến trụ thứ nhứt, dùng tâm định quán sát tất cả cõi phàm Thánh, tánh tướng không ngại, đủ diệu dụng. Như kinh Bổn-nghiệp Anh-lạc nói: Tu pháp ba hiền vào dòng Thánh, mọi tâm cảnh đều tịch diệt, tự nhiên an nhập vị Diệu giác. Ý trong kinh Hoa-nghiêm khác, diệt trừ vọng thức, không phân biệt thời gian, đoạn hết vọng tình, chỉ có cảnh chơn trí, một sát na thông đạt năm vị. Vì hàng quả Phật làm nhân nên dù sống với chúng sanh nhiều kiếp vẫn không thấy sự thay đổi, không thấy mình sẽ thành Phật, hiện thành Phật. Pháp mười trụ đã vậy, chúng sanh nào không thành Phật? Chúng sanh nào thành chánh giác? Kinh Hoa-nghiêm là pháp giới căn bản, là nhà lớn của các đức Phật, là nơi trở về của tất cả người tu Phật. Hóa thân quyền pháp không thuộc kinh này. Ai an nhập được, ngay lúc nhập là khế hợp chơn như. Trụ phát tâm thấy đạo thứ nhứt an trụ từ nơi kiến Phật, ngộ nhập tri kiến Phật, thân tâm tánh tướng như, thông đạt hành tướng năm vị như gương sáng soi rõ mọi hình tượng. Pháp của kinh này là vậy. Những ai muốn thuyết giảng tin hiểu như thế vì pháp giới trọn vẹn không trước sau, một sát na đủ tối, sáng, năm, tháng, một hạt bụi bao gồm cõi Phật, cõi chúng sanh, một phpáp thành tất cả đều thành, một pháp hoại tất cả đều hoại. Mười trụ có mười vị Bồ-tát cùng tên Huệ, cõi nước tên Hoa, đức Phật mà các vị ấy phụng sự có tên Nguyệt. Giải thích: Vị này đạt chơn như, phân biệt đúng sai là tuệ; lý sự cùng hành như hoa nở nên cõi nước tên Hoa; đạt pháp, phiền não hết, an lạc như mặt trăng nên Phật có tên Nguyệt. Những pháp ấy đều là pháp mà mười trụ chứng đạt, không hư dối. Kinh có câu: Lúc ấy nương oai thần của Phật, Bồ-tát Pháp Huệ nhập định vô lượng phương tiện. Nhờ sức định của vô số đức Phật Pháp Huệ từ các nơi xuất hiện trước Bồ-tát, ủng hộ Bồ-tát bằng 1ba pháp: 1) Lời nói: Khen hay; 2) Hành động: đưa tay xoa đầu; trao mười trí vô ngại; Ánh sáng cõi nước chiếu soi thân Bồ-tát .