TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 32

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

Mười pháp rộng lớn về sự xuất hiện của Như Lai, mỗi pháp đều có mười ví dụ rõ như trong Kinh. Khư-đà-la: tên cây. Vi dân đà la: núi Trì biên. Mục chơn lân đà: núi Giải thoát, nơi ở của rồng Giải thoát. Mâu tát la :ngọc đỏ. mười pháp rông lớn về sự xuất hiện của Như Lai không phải là những ví dụ ấy. Ví dụ chỉ để giải thích một phần nào về ý nghĩa đó thôi. Vì pháp ấy vượt trên sự suy xét của tâm thức, không do tạo tác, tự tại đủ vô số công dụng, không thể nói năng ví dụ được. Các vị khác không hiểu được pháp này: hàng Thanh Văn Độc Giác Bồ-tát sanh về cõi tịnh của ba thừa, tiểu thừa, chưa chuyển tâm an trụ biến dịch sanh tử. Nếu phàm phu và ba thừa chuyển tâm thì đức Phật phó chúc pháp này cho họ. Nếu pháp của bậc Thánh diễn thuyết mà không có chúng sanh tu tập thì không gọi là lưu truyền phó chúc. Kinh nay phó chúc cho hàng phàm phu và ba thừa chuyển tâm để họ tu học, ngộ nhập gọi là lưu truyền. Không phó chúc cho Bồ-tát đã sanh trong nhà Phật. Nơi này có vô số Bồ-tát đạt mười địa, vì sao Như Lai lo sợ không có người tin hiểu, không thể truyền bá pháp này? (Như trước đã nói) Chỉ hàng đệ tử chơn chánh của Phật, sanh trong nhà Phật, trồng căn lành trong pháp Như Lai trí huệ giải thoát là nhà, đoạn trừ vọng kiến sanh trong nhà trí huệ không tạo tác không tánh của Như Lai. Trụ phát tâm thứ nhứt, địa bốn không đạt pháp giới, địa tám đạt một phần vô công dụng đều là người sanh trong nhà Phật, trồng căn lành trong pháp Như Lai. Như Lai thấy các pháp không tánh không tướng, không lấy bỏ vì tướng cảnh trí vốn là chơn như không sanh diệt. Trí Phật, trí chúng sanh và trí mình đều là không tánh không tướng, không trong ngoài, như hư không, nhưng đủ khả năng tùy thuận hiện thân độ thoát chúng sanh, không từ đâu đến, không đi về đâu, tâm cảnh là huyễn ảo. Người thông hiểu như vậy là người sanh trong nhà Phật, trồng căn lành trong pháp Như Lai. Trồng: tu học trí huệ chơn như của Như Lai phàm phu tu học trí huệ chơn chánh của Như Lai là làm cho hạt giống Phật không mất. Và như thế thì pháp được phó chúc lưu truyền. Kinh dạy Bồ-tát tu sáu Ba-la-mật nhưng không nghe hiểu pháp này thì chưa phải là Bồ-tát chơn Phật, không sanh trong nhà Phật, là Bồ-tát quyền giáo quá không vô ngã, thích pháp xuất thế. Tuy hành sáu Ba-la-mật nhưng chán khổ thích sanh về cõi tịnh, chưa hiểu vô minh vốn là trí căn bản, còn vọng chấp, không phải là Bồ-tát nướng trí huệ tu tập, không chán thích cảnh giới chúng sanh là cảnh giới Như Lai, tâm chúng sanh là tâm Như Lai. Lúc thuyết phẩm này có 1 tướng chấn động. Lúc thuyết phẩm Phổ Hiền có sáu cách chấn động. Vì trực tiếp nói về thể tánh của hạnh nguyện. Phẩm này nói về sự viên mãn của bi trí, hạnh Phổ Hiền, lý trí pháp thân, cảm động cõi nước mười phương, chư thiên cúng dường, vô số trăm ngàn đức Phật xuất hiện chứng minh khen ngợi. Phật Phổ Hiền, tám Thánh đạo là hạnh Phật hành.

Tám Thánh đạo viên mãn cùng khắp mười phương. Vô số Bồ-tát được thọ ký một đời thành Phật: tự tu tập hạnh đạt quả, đó là chúng hóa độ. Một đời: Không thấy có ba đời, phàm Thánh cùng một thể. Một sát na đạt vị này là một đời, không thấy tánh ba đời. Pháp vốn như thế. Nếu thấy khác là sai lầm.Vô số chúng phát tâm bồ đề cũng được thọ ký trong vô số kiếp sẽ thành Phật tên Thù Thắng cảnh giới: Một sát na chánh trí hiển hiện, đoạn trừ mê hoặc trong vô số kiếp, đạt giải thoát. Đó không phải là con số thật. Nếu thấy thật thì còn vọng tưởng, không thành Phật. Trong pháp chơn như không có số kiếp dài ngắn. Chúng sanh được độ thoát ở một phương, mười phương cũng thế. Vô số Bồ-tát từ các cõi đến đây: hạnh Phổ Hiền rộng lớn, các Bồ-tát đến chứng minh pháp Phổ Hiền. Các Bồ-tát đến từ cõi Phật Phổ Tràng Tự Tại nước Phổ Quang minh: từ trí căn bản pháp thân vi diệu Từ trí phát khởi vô số hạnh nguyện như hư không pháp giới hành hạnh Phổ Hiền. Trí căn bản là cõi nước, trí sai biệt là hạnh Phổ Hiền, viên mãn trí bi. Pháp môn của phẩm này là thế; từ trí căn bản của Như Lai, hành trí sai biệt Phổ Hiền nên Phật tên Phổ Hiền là biểu hiện cho việc từ trí Phật hành hạnh Phổ Hiền. Vì tám Thánh đạo, mười Ba-la-mật không ngoài trí căn bản. Pháp này được thuyết giảng cho chúng sanh liễu ngộ, chúng sanh kém cõi không thể hiểu được. Việc này nên hiểu ý chung riêng giống khác của các vị trong toàn bộ Kinh. Phẩm này nêu quả viên mãn sau khi trải qua năm vị, là hạnh xuất thế độ sanh của đức Như Lai nơi mình. Phẩm này như biển lớn, sông năm vị đều chảy về. Như núi Tu di, các núi khác không cao bằng, như mặt đất nuôi lớn vạn loài, như hư không viên mãn trí thân pháp thân, như gương sáng lớn chiếu soi vạn tượng. Pháp môn xuất hiện của đức Như Lai là dùng gương trí viên mãn thanh tịnh không hình sắc hiển hiện vô số hạnh Phổ Hiền độ thoát chúng sanh. Vì vậy, người phát tâm bồ đề nên tin rằng mình, chúng sanh đều có đủ trí đức tự tại như Phật, sẽ như Phật. Vì thế Kinh dạy: Ba ngàn đại thiên cảnh giới nằm trong một hạt bụi và ngược lại. Nghĩa là chúng sanh đủ bốn trí như Phật. phá trừ vọng chấp: Bồ-tát đạt pháp này thấy rõ chúng sanh cũng thế, dùng trí phương tiện vào sanh tử độ sanh, khai ngộ chúng sanh đạt trí Phật. Kinh dạy: như nước biển thắm nhuần khắp 0 ức thân trong cõi Diêm Phù: nơi nào cũng có nước, tất cả chúng sanh đều đủ khả năng quan sát đạt trí như Phật. Đại Bồ-tát nên biết mình đủ khả năng thành chánh giác. Vì các đức Phật cũng thành chánh giác như thế. Chúng sanh đủ khả năng thành chánh giác như Phật. Vì thể tánh của tâm phàm Thánh vốn thanh tịnh, chỉ vì mê mgộ nên khác nhau. Khi đoạn trừ vọng tâm thì đạt tư tánh không sanh diệt không chứng đắc, thành chánh giác, đem lại lợi ích cho chúng sanh. Đó là hạnh Phổ Hiền. Trí vi diệu là Văn Thù; nghiệp báo của trời người, địa ngục… hành trí sai biệt biết khả năng tạo lợi ích cho chúng sanh là Phổ Hiền; dùng tâm bi độ snah là Quan âm. Tu học ba tâm ấy là Tỳ-lô-giá-na. Tu tập thuần thục là tự tại, thông đạt mọi pháp là trí vô ngại. Tùy thuận hiện khắp mười phương nhưng không đến đi là thần thông. Trí sáng ấy ở trong vọng nghiệp vẫn không thay đổi, có gì là tu học chứng đắc, đoạn khổ? Việc xuất hiện của Như Lai biểu hiện cho chúng sanh vốn đủ trí vi diệu Văn Thù và hạnh Phổ Hiền, nào có phân biệt xưa nay, vốn cùng một thể tánh. Đó là dạy kẻ hậu học, tiến tu, không nên thấy khó khăn lâu xa. Kinh dạy: như hải ấn hiện thân chúng sanh: quả bồ đề nhay trong tâm hạnh. Đó là chánh giác. Vì bồ đề là diệu lý không thể tướng, không chứng đắc. Trí thông đạt pháp này là trí vi diệu. Từ trí vi diệu này soi chiếu muôn hạnh, không vọng chấp là chánh giác. Tác giả nói kệ: “Cảnh giới bồ đề của chúng sanh, thanh tịnh sáng suốt trí không hoại, trong áo sẵn có ngọc trí sáng, cớ sao lang thang khắp mọi nơi, xe báu rộng đẹp ở ngã tư, Văn Thù dắt dẫn Phổ Hiền hộ, trâu trắng khỏe mạnh đủ sức lực, tích tắc đi khắp không mỏi mệt, vì sao không đi xe báu ấy, lang thang khổ nhọc trong nhiều kiếp, không biết tự thân đủ trí sáng, cứ mãi cho rằng mình phàm phu, “Nghĩa là tin mình đủ cảnh trí hạnh nguyện như Phật, không thể tánh, không ta người, pháp giới duyên sanh không tạo tác, không chứng đắc, không trong ngoài. Nên quán sát biết mình người đều như vậy, đủ trí Văn Thù và hạnh Phổ Hiền…”

Phẩm: LÌA THẾ GIAN

Có năm phần: Tên: nghĩa, nguyên nhân thành chánh giác, người thuyết, nghĩa Văn. Tên: lìa thế gian, đức Như Lai thuyết pháp đem lại lợi ích cho chúng sanh, vào đời nhưng không đắm nhiễm là lìa thế gian. Phẩm này là hạnh thường của Phổ Hiền, kể rõ việc từ lúc Như Lai thành chánh giác đến lúc thuyết Kinh; là hạnh của các đức Phật, là 0 phẩm Kinh, trời người không ngoài một sát na, dùng trí sáng ấn định tất cả, trọn vẹn mọi pháp. Nguyên nhân thành chánh giác: Phật thành quả bồ đề ở điện Phổ Quang đạo tràng bồ đề nước Ma Kiệt đề: hạnh nguyện của năm vị đều từ thể hạnh Phổ Hiền. Ý nghĩa của 0 phẩm kinh tuy khác nhưng đều từ thể trí, được giàng nơi trong một sát na không trước sau, mười phương đều như thế. Người thuyết: Bồ-tát Phổ Hiền: Hai ngàn pháp môn này là hạnh thường của Phổ Hiền, Phổ Hiền giảng nói để kẻ hậu học noi theo, tám tướng thành đạo đều từ hạnh Phổ Hiền. Từ mười tru đến mười hồi hướng dùng một phần tâm giác ngộ đoạn một phần phiền não thô, hành một phần bi trí nhưng chưa viên mãn hạnh Phổ Hiền. Vì thế quả Phật là Nguyệt, Nhãn, diệu. Ở đây, Phật tên Phổ Hiền. Vì trí căn bản đủ công dụng trí sai biệt, đem lợi ích cho chúng sanh là Phổ Hiền của mười định và của phẩm này. (Bồ-tát ba lần tìm không gặp Phổ Hiền như trước). Vì vậy từ phẩm mười định đến phẩm này là tóm thâu gốc ngọn, trọn vẹn việc thành chánh giác. Người phát tâm nên hiểu ý này để tu tập. Nếu thấy có trước sau thì không khế hợp ý Kinh. Hãy dùng pháp bình đẳng của thể dụng lý trí đoạn trừ vọng chấp. Chúng sanh tán loạn thì dùng định để điều phục, chúng sanh thích tịnh tịnh thì dùng bi trí, đại nguyện, pháp thân bình đẳng để điều phục. Pháp của năm vị điều phục tất cả. Người thuyết pháp này là người thành tựu quả Phật. Hai ngàn pháp này tóm thâu vô số hạnh Phổ Hiền. Địa tám bỏ chấp của địa bảy đạt vô công dụng. Địa 10 bỏ chấp Niết-bàn, thành tựu hạnh Phổ Hiền, vào sanh tử độ sanh, tự tại viên mãn. Nghĩa Văn: mười đoạn:

  1. ( hàng) khen ngợi pháp thành đạo( phần tựa của phẩm này).
  2. (21 hàng) khen ngợi chí đức viên mãn của Bồ-tát.
  3. (10 hàng) tên và chí đức của Bồ-tát.
  4. (3, hàng) Phổ Hiền nhập định, 1 tướng chấn động, Phổ Hiền xuất định.
  5. (72, hàng) 2000 câu hỏi về hành tướng pháp môn từ lúc phát tâm đến quả Phật của Phổ Hiền.
  6. (từ bây giờ đến 2000 câu trả lời) Như Lai quán mười pháp thị hiện Niết-bàn, mỗi câu trả lời gồm mười pháp (như kinh) (đây là phần chánh).
  7. (12, hàng) phó chúc lưu truyền pháp này.
  8. (11 hàng) nhờ oai lực của pháp các đức Phật mười phương đều xuất hiện khen ngợi, ủng hộ.
  9. (16 hàng) công đức của người phát tâm bồ đề.

    10. (207, hàng kệ) các ví dụ biểu hiện hạnh nguyện đại bi lợi ích và pháp tu của Bồ-tát. Người phát tâm bồ đề nên cung kính thọ trì trang nghiêm ba nghiệp thành phát thân trí bi rộng lớn, thành tựu quả Phật, công dụng Phổ Hiền, đạt lý trí vô công dụng viên mãn, đoạn trừ vọng chấp đoạn thường có không, hiểu pháp không tướng, trí cảnh như huyễn, tâm cảnh không chủ thể. Người an trụ pháp Phật hiểu Phật không an trụ nơi nào. Người đạt pháp bình đẳng của Phật đủ trí lớn tùy thuận lợi ích mọi loài. Người đạt sự không chướng ngại: hiểu rõ phàm Thánh cùng một thể tánh, tự tại trước riêng chung. Người đạt pháp bất thoái: hiểu rõ thể dụng không tánh; hạnh nguyện không ngại: trí dụng cùng khắp không vướng mắc; an lập pháp vi diệu: đoạn mê sống trong trí. Ba đời Phổ Hiền: trí ấn xưa nay không nhanh chậm. Hiện thân khắp các cõi: đoạn trừ vọng tình trong ngoài lớn nhỏ, tâm như hư không, thể trí cùng khắp, tùy thuận hiện thân không đến đi. Thông đạt tất cả pháp: viên mãn trí sai biệt của Như Lai, đoạn trừ nghi hoặc. Thân vi diệu,trí viên mãn mà Bồ-tát cầu học: công dụng của thân sau cùng của Như Lai. Hiểu mọi nghĩa lý, hạnh rộng lớn, thân cùng khắp, hiểu biết tất cả, trí viên mãn, tự tại không dụng công không mỏi mệt, ứng hiện khắp mười phương, không vọng thức, tự tại trước mọi việc, không nương tựa, dùng một tiếng pháp dạy chúng sanh, tùy khả năg chúng sanh đều tỏ ngộ. Phẩm này là hạnh rộng lớn của quả Phật như việc Thiện Tài gặp Từ Thị, Từ Thị dạy gặp Văn Thù, thấy Phổ Hiền.

Phẩm: NHẬP PHÁP GIỚI

Có sáu phần: Tên: nhập pháp giới, người tin hiểu, đoạn mê hoặc thông đạt pháp: nhập; tánh của thân tâm cảnh giới không nương tựa: pháp; thông hiểu một nhiều, đoạn trừ phân biệt chơn giả: giới. Sống trong trí huệ không vọng thức: pháp giới; đạt vô minh, biến chúng thành công dụng của trí, không sống trong mê hoặc là trí không nương tựa. Trí thể rộng lớn hiện khắp mười phương chơn tục đều vi diệu, ngay mỗi lỗ chân lông hiện đủ mọi ảnh tượng thân hình, một hạt bụi gồm đủ vô số cọi nước, dung nhiếp đan cài, một tiếng nói vang khắp mọi nơi, không phân biệt lớn nhỏ, trí hiện tình đoạn. Nghĩa phẩm: pháp giới là cảnh giới không hư vọng, là quả trí thành đạo không trước sau của Như Lai, là thể tiến tu của năm vị, viên mãn tự tại. Nơi Phật an trụ: Như lai an trụ nơi vườn cấp cô độc rừng Thệ Đa nước Thất La Phiệt: trọn vẹn quả vị hạnh độ sanh trong cõi đời sau khi thành Phật. Dùng pháp giới làm thể độ nhị thừa, Bồ-tát cõi tịnh, không lập pháp môn năm vị, không trí sai biệt, hạnh Phổ Hiền tự tại độ sanh như các dòng sông chảy về biển không còn tên sông. Thất La Phiệt: Hiếu đạo, Văn Vật, đạo đức con người. Rừng Thệ Đa: Thệ: đi, qua, nhanh. Phật an trụ nơi này, chúng sanh đến nghe pháp được giải thoát. Rừng hạnh độ sanh của Phật như pháp giới rộng lớn che chở chúng sanh. Trí cảnh rộng lớn vô hạn của pháp giới. Người thuyết pháp: Đức Tỳ-lô-giá-na, là Phật của năm vị, là Phật Di Lặc trong tương lai. Là Phật của ba đời. Vì trong thể của pháp giới không có sự phân biệt xưa nay, nhanh chậm, cũ mới, thành hoại, độ sanh thành Phật nhưng không thấy có chúng sanh được độ. Về vọng thức chúng sanh khác Phật. Về thể tánh tất cả là một. Người thông đạt nhu vậy là người đạt sự hiểu biết của Phật, an trụ trí Như Lai, là công dụng của thể trí rộng lớn, thấy rõ mình người thần tâm là pháp giới. Có mười pháp:

  1. Thần lực Như Lai: pháp được hiểu bằng thần lực Phật.
  2. Pháp vi diệu: pháp môn không thể nói năng.
  3. Hư không: các pháp như hư không.
  4. Ánh sáng: ánh sáng hiện pháp phóng từ tướng lông mày.
  5. Cảnh giới: cảnh giới dung nhiếp.
  6. Quả Phật: sự trang nghiêm của pháp ba đời.
  7. Pháp tánh: không chứng đắc tu tập.
  8. Danh hiệu Bồ-tát: có từ hạnh nguyện.
  9. Số lượng 00 Bồ-tát của năm vị.
  10. Trí sáng: độ sanh trong mười cõi.

Người nghe pháp và thọ trì pháp không phải chỉ bằng tư mà là cả sáu căn đều nghe. Đại chúng tập hợp: Phổ Hiền Văn Thù là trưởng tử 00 Bồ-tát của năm vị. Các Bồ-tát này đều thành tựu hạnh Phổ Hiền. Văn Thù là pháp thân, là thể của trí căn bản; Phổ Hiền là công dụng của trí sai biệt. Vì sao 12 Bồ-tát thành 00 Bồ-tát? 100 Bồ-tát là mười Ba-la-mật trong thể pháp giới. Mỗi Ba-la-mật đủ mười Ba-la-mật. mười Bồ-tát là hạnh quả trong pháp giới. 0 Bồ-tát cùng tên của bốn vị, mỗi vị đủ mười Ba-la-mật, cộng thành 00. Cộng cả 100 Ba-la-mật trên thành 00. Đó là sự dung nhiếp đan cài trong pháp giới. Quan là mũ, trang sức trên đầu. Cũng thế, pháp giới là đỉnh của muôn hạnh trong quả Phật. Kinh này là pháp môn chung cho mọi pháp khác. 00 Thanh Văn là người nghe pháp. Các Bồ-tát, đại chúng mười phương: nhân quả trong pháp giới. Nghĩa Văn: có hai phần:

1/ Từ bấy giờ Thế Tôn… rừng Thệ Đa. (1, quyển) Như Lai nhập định sư tử tần thân, phóng ánh sáng hiển hiện pháp giới để các Bồ-tát đoạn chấp năm vị đạt quả Phật tự tại không chứng đắc trong pháp giới.

2/ Từ bấy giờ Văn Thù… cuối Kinh: nghe lời Văn Thù, đồng tửThiện tài đi về phía đông, tùy căn tánh độ sanh, thành tựu hạnh nguyện để kẻ phát tâm hiểu được hạnh nguyện.

Phần một gồm 27 đoạn:

  1. (1, hàng) phần tựa.
  2. (9, hàng) số đại chúng.
  3. (, hàng) khen ngợi chí đức của Bồ-tát.)
  4. (3, hàng) khen ngợi chúng Thanh Văn;
  5. ( hàng) khen ngợi chí đức của đức Thế Tôn.
  6. (3 hàng) đại chúng cùng thỉnh Như Lai thuyết mười pháp.
  7. (6, hàng) người tin ngộ pháp này không nương tựa người khác.
  8. (12, hàng) Đại chúng nêu 30 câu hỏi về hạnh độ sanh của Phật và Bồ-tát.
  9. (13 hàng) Nhờ sức tam muội Như Lai thị hiện hạnh nguyện trang nghiêm ngày xưa.
  10. (16 hàng) nhờ sức định của Phật, rừng Thệ Đa tự nhiên trang nghiêm xinh đẹp rộng lớn khắp mười phương.
  11. (7 hàng) sự trang nghiêm bằng sức định và căn lành của Như Lai.
  12. (1 hàng) thần lực trang nghiêm tự tại của Phật đại chúng mười phương đều như vậy.
  13. (11 hàng) hư không trang nghiêm báu vật.
  14.  (10 đoạn) Bồ-tát mười phương đến đại hội. Sáu đoạn trên là phần trả lời 0 câu hỏi, năm câu hỏi sau trả lời về thần lực và cảnh giới Phật. Đại chúng tập hợp là sự tu tập mười Ba-la-mật, trang nghiêm thân bằng hạnh nguyện viên mãn. mười Phật mười cõi nước là nhân quả của hạnh. mười Phật tâm vương là trí tự tại của Phật. Bồ-tát trang nghiêm là hạnh thuyết pháp độ sanh.
  15. (2 hàng) khen ngợi công đức của Bồ-tát.
  16. (40 hàng) Thanh Văn không đạt những pháp trên, chúng sanh không có căn lành thì không thấy sự trang nghiêm bằng thần lực Phật.
  17. (10 ví dụ) Thanh văn không có căn lành rộng lớn như Bồtát nên tuy ở trong đại hội nhưng không thấy thần lực Phật. Thần lực của Phật khiến hàng thanh văn chuyển tâm hành từ bi, vào sanh tử độ sanh.
  18. mười Bồ-tát nói kệ, các Bồ-tát ở mười phương đều nói kệ, khen ngợi pháp mình tu tập. Anh sáng nguyện của Bồ-tát Tỳ-lô-giána biểu hiện quả Phật, là hạnh Bồ-tát của quả Phật. Đó là khen ngợi chung để Bồ-tát quan sát cảnh rừng Thệ Đa, chín Bồ-tát sau là khen ngợi riêng.
  19. (6 hàng) Bồ-tát Phổ Hiền dùng mười pháp phương tiện thuyết giảng định sư tử tần thân.
  20. (từ mười pháp… pháp đầu) mười pháp vi diệu.

21. (6 hàng) Bồ-tát Phổ Hiền quán sát cảnh giới Phật, nói kệ. 10 hàng kệ nhắc lại mười pháp vi diệu. Vì thể tánh pháp không ngăn ngại, dung nhiếp một nhiều lớn nhỏ. Mỗi lỗ chân lông đủ vô số pháp: mỗi lỗ chân lông đủ vô số cõi nước, nơi nào cũng có Phật và các Bồ-tát. 21 đoạn trên: Như Lai dùng sức định khen Bồ-tát năm vị tiến tu hạnh Phổ Hiền nhập pháp giới viên mãn. Phần sau là phầnNhư Lai phóng ánh sáng để các Bồ-tát an trụ nơi định sư tử tần thân 21 đoạn trên là hạnh vô ngại của trí sai biệt. Phần phóng ánh sáng là hạnh tự tại của trí căn bản pháp thân không ngại. Lý trí thể dụng dung hợp nên văn Thù cũng nói kệ khen ngợi. Vì hai Bồ-tát là pháp bình đẳng trong pháp giới, là thể dụng của pháp giới. Thiếu Phổ Hiền là thiếu hạnh của trí sai biệt, chỉ là trí an trụ tịch tịnh. Thiếu Văn Thù, hạnh Phổ Hiền là hạnh hữu vi, vô thường. Đó là pháp của các đức Phật. An trụ nơi Phật an trụ: Phật an trụ pháp không trụ, trí không trụ trong thể dụng lý trí Văn Thù Phổ

 

 

Hiền. Phổ Hiền là từ hạnh hiển lý, Văn Thù là dùng lý hiển hạnh. Về cách thuyết giáo, các pháp có trước sau nhưng trong pháp giới không có trước sau. Đó chỉ là cách biểu hiện pháp. Định sư tử tần thân là pháp Phổ Hiền. Ánh sáng từ lông mày là pháp Văn Thù. Ánh sáng thuộc pháp thân trí vi diệu. Định sư tử từ trí căn bản là hạnh trong trí sai biệt. hai pháp hòa hợp mới là sự tự tại của pháp giới. Tự tánh của trí căn bản không nói năng, những gì nói năng được đều thuộc hạnh Phổ Hiền. Nếu không hòa hợp thì thuộc sanh tử của trời người, người đạt đạo chỉ là những kẻ hẹp hòi, là kẻ ở thảo am, không an trụ nhà pháp giới. Định sư tử tần thân là trí trí dung hợp của năm vị, đủ pháp lạc, là thần thông biến hóa cùng khắp của trí, không làm nhưng đủ công dụng, cõi Phật đan xen, rất nhỏ nhưng gần đủ vô số cõi, rất lớn nhưng có ngay trong một hạt bụi. Tần thân: vui vẻ thoải mái. Sự tiến tu của năm vị là sự mệt mỏi, ở đây là sự vui vẻ sau khi thành tựu viên mãn năm vị. Vì thế ánh sáng phóng từ lông mày là hiển hiện hạnh của trí căn bản. Văn Thù Phổ Hiền là thể dụng hòa hợp của pháp giới, không thể nói năng ghi chép. Song vì chỉ dạy kẻ mê nên cần phải nêu thứ lớp, nêu phương tiện tu tập để hiển bày lý trí. Trong mười Ba-la-mật, chín Ba-la-mật là pháp tu, trí ba-la-mật là quả. 21 đoạn trên là sự hòa hợp của thể dụng. Về vô trước môn, Phổ Hiền là chủ, Văn Thù là khách. Về vô ngại môn, Văn Thù là chủ, Phổ Hiền là khách. Chủ khách hòa hợp tự tại. Đoạn từ bấy giờ… vô ngại được phân thành sáu phần:

22. (3 hàng) nhờ ánh sáng Phật, các Bồ-tát đạt vô số thần biến.

23. (66 hàng) tên định.

24. (3, hàng) công đức mà Bồ-tát đạt được nhờ ánh sáng Phật.

25. (20, hàng) thần thông biến hóa trang nghiêm rừng Thệ Đa và mười phương của các Bồ-tát.

26.(26 hàng kệ) Văn Thù nói kệ nhắc lại pháp trên.

27. (63 hàng) nhờ ánh sáng của định Phật các Bồ-tát đạt từ bi độ sanh và thần thông vô hạn.