TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 31

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

Phẩm: MƯỜI THÂN VI DIỆU CỦA PHẬT

Có ba phần: Nghĩa phẩm, người thuyết, Nghĩa Văn.

Nghĩa Phẩm: thân đủ công dụng vi diệu của nghiệp.

Người thuyết: vì là báo thân, hạnh Phổ Hiền nên hành giả tự thuyết. Nghĩa Văn: 99 đoạn:

1) (1, hàng) thân vi diệu của Như Lai, 97 đoạn tiếp là 97 tướng tốt của Như Lai. Đoạn sau cùng : vô số tướng tốt của Như Lai. Thân vi diệu của Như Lai là quả của vô số hạnh độ sanh. như tướng tốt 32 báu vật trang nghiêm kim đỉnh, ánh sáng chiếu khắp mọi nơi. 32 báu vật là tướng chung của công đức. Hai báu vật là hai trí. Hai trí ba nghiệp là cội gốc nơi thể tánh tu phước lành. Quang chiếu nhứt thiết phương: phương pháp từ pháp trí căn bản thành tựu trí sai biệt. Vô lượng đại quang minh võng: quả của trí sai biệt tùy thuận căn tánh, thuyết giáo độ sanh. Trang nghiêm báu vật: phước tướng được trang nghiêm bằng hai trí. Bảo kế chu biến: dùng trí độ thoát chúng sanh. Bảo kế chu biến mật trí: từ bi như hòa, tùy thuộc độ sanh. Ánh sáng của báu vật chiếu khắp mọi nơi biểu hiện thân Phật: Từ trí căn bản phát khởi vô số trí sai biệt, hành vô số hạnh, thuần tịnh không ngăn ngại. Mỗi nghiệp có 10 báo tướng, kết hợp với hai trí , thành 32 báu vật. 97 tướng tốt là quả của hai trí ba nghiệp tu bảy phần giác và mười Ba-la-mật làm thanh tịnh chín phẩm phiền não của ba cõi. (Cõi dục có 1, 2 cõi trên có tám). Nhờ trí Ba-la-mật chín phẩm phiền não biến thành 90 tướng tốt, bảy phần giác thành bảy tướng tốt. Vô số tướng tốt bằng số bụi trong mười cõi Liên Hoa Tạng quả của hai trí chơn tạc, ba nghiệp để hạnh Phổ Hiền. Từ tự giáo Phổ Hiền. Từ hạnh của Phật, từ hạnh thuyết giáo đạt quả… tất cả đều từ bảy phần giác, mười Ba-la-mật, hai trí… kết thành (như trước). Cam Bồ thành tựu: cổ ba ngấn ở Ấn có Cam Bồ màu đỏ ba ngấn… như kinh.

Phẩm: CÔNG ĐỨC TƯỚNG TỐT CỦA NHƯ LAI

Có bốn phần: Tín: công đức tướng tốt của Như Lai có từ pháp thân lý trí. trí huệ diệu lý phá trừ phiền não. Nghĩa Phẩm: pháp thân trí căn bản tùy hành không thể tướng đem lại lợi ích cho mọi loài. Người thuyết: Như Lai. Bảo thủ: tiếp dẫn. Dòng pháp thân với trí vi diệu để chỉ dạy chúng sanh. Vì sao phẩm này do Phật nói? Vì hai ngu của quả Phật Bồ-tát không hiểu được. Lý trí pháp thân là thể không nương tựa của mọi hạnh, là điều kiện để thông hiểu vọng tình. Tướng công đức ấy được hình thành từ hạnh Phổ Hiền. Phẩm một tăng kỳ là pháp số rộng lớn. Phẩm này là công đức khôn lường của pháp thân trí thân không nương tựa , không thể tánh. Hai pháp này không do tạo tác, không do hạnh Phổ Hiền tạo nên mà là chỗ nương tựa cho mọi hạnh, là pháp thực hiện trọn vẹn hạnh Phổ Hiền đạt quả Phật Như Lai tự nói là biểu hiện mỗi vị tự nói pháp của mình để kẻ hậu học hiểu rõ. Phẩm này là công đức lợi sanh của pháp thân, trí thân không tánh tướng, là công năng đạt mười địa, không thuộc bi trí hạnh nguyện của những vị trước. Tuy hạnh quả và trí quả giống nhau nhưng căn cứ trên pháp để phân biệt địa vị thì phải rõ ràng. Có như vậy, người phát tâm mới không hiểu nhầm. Vì pháp thân và trí căn bản không do tu hành sanh khởi. Đại bi, trí sai biệt nương nơi trí căn bản và nguyện lực Phổ Hiền. Vì vậy vị hồi hướng thường dùng trí căn bản làm thể tánh tu tập. Pháp thân trí căn bản tuy là thể tánh của 37 phẩm trợ đạo, 13 la mật tạo lợi ích cho chúng sanh như vốn không thể tánh, không thành hoại. Đó là quả Phật thường hằng của Bồ-tát. Nghĩa Văn: 13 đoạn:

  1. (3 hàng) thể dụng của ánh sáng.
  2. ( hàng) lúc ở cõi Đâu Suất, Như Lai phóng ánh sáng cứu khổ nơi địa ngục.
  3. (2, hàng) chúng sanh cõi ác nhờ ánh sáng thoát khổ, sanh lên cõi trời, nghe pháp.
  4. (, hàng) các thiên tử đến thiên cung cúng dường nhưng không gặp Bồ-tát Tỳ-lô-giá-na.
  5. (2 hàng) Thiên tử báo tin Bồ-tát vào cõi người độ sanh.
  6. (1, hàng) chư thiên muốn vào cõi người cúng dường Phật nhưng trống trời vang tiếng bảo chư thiên biết Bồ-tát vốn không thể tánh, không đến đi, chư thiên hãy phát tâm bồ đề đoạn trừ nghiệp ác.
  7. (27, hàng) trống trời vang tiếng Bồ-tát đoạn nghiệp ác đạt nghiệp không sanh.
  8.  (11, hàng) thiên tử thiên nữ đạt lợi ích.
  9. (12 hàng) thiên tử cúng dường hương hoa, chúng sanh ngửi hương đoạn trừ tám vạn bốn ngàn phiền não, đạt căn lành tự tại, chúng sanh thấy lọng báo là vung trồng vô số căn lành.
  10. (1, hàng) sự độ sanh rộng hẹp của Kim võng chuyển luân vương.
  11. ( hàng) lợi ích nghe danh hiệu Phật Trí Nguyệt.
  12. (9 hàng) thấy ánh sáng Kim Võng chuyển luân là đạt pháp mười địa.
  13. (21 hàng) khoảng cách nhìn của Kim võng chuyển luân.

 

 

– 13 đoạn này được tóm gọn trong ba ý:

  1. Nguyên nhân có ánh sáng.
  2. Nguyên nhân thấy ánh sáng.
  3. Nguyên nhân trống trời vang tiếng pháp.

 

 

Ánh sáng tướng tốt có từ phân thân trí căn bản không thể tánh, không nương tựa. Tất cả chúng sanh đều có ánh sáng ấy, không do nguyện hạnh của Phổ Hiền. Nếu không có ánh sáng này thì không có công dụng rộng lớn. Đến quả Phật, trọn vẹn hai hạnh, hiển hiện công dụng lớn. Tạm nên ba ánh sáng tướng tốt:

– Ánh sáng viên mãn vương: có từ trí căn bản không thể tánh không nương tựa, tự tại chiếu soi. Ánh sáng này là công dụng của tướng tốt vì phá trừ mê hoặc của chúng sanh. 700 vạn ánh sáng cũng là công dụng của tướng tốt. Đó là thể hiện sự đoạn khổ nơi sáu nẻo của bảy pháp bồ đề, phát khởi đạo pháp mười địa. 700 là hạnh nguyện khai ngộ chúng sanh của tám địa. Vạn: vạn hạnh bốn tăng kỳ: thể rộng lớn của ánh sáng.

– Ánh sáng Trùng Vương chiếu soi vô số cõi nước mà lúc thiên tử cõi Đâu Xuất còn là Bồ-tát phóng đến cứu khổ địa ngục, chúng sanh ở đó đạt mười pháp thanh tịnh bỏ thân địa ngục, sanh lên cõi trời, nghe pháp đạt định ly cấu, phát tâm tu pháp mười địa hiểu rõ nhân tin tu ngày xưa không kiên cố, vì phóng dật nên sanh vào cõi ác, nay nhờ ánh sáng chiếu soi dứt trừ khổ não ba nghiệp như xưa. Đó là ba đời thành quả: tu mười tín nhưng tâm không kiên cố nên tạo ác, đọa vào địa ngục, nhờ ánh sáng thoát khổ sanh lên cõi trời, nghe pháp đạt mười địa. Từ đó nương trí huệ, phát tâm riêng tu định phương tiện đạt trí Phật, sanh trong nhà Phật, là đệ tử chơn chánh của Phật, sẽ thành tựu quả Phật như thái tử của chuyển luân vương (năm vị tu tập phóng ánh sáng như trước).

– Ánh sáng trong lòng bàn tay phải hiện vô số thần lực tự tại là cứu độ dắt dẫn chúng sanh. Nhân thấy ánh sáng: lòng tin từ đời trước. Như Kinh chép: đời trước, ngươi từng gần gũi thiện tri thức tuy tạo nghiệp ác đọa địa ngục nhưng nhờ ánh sáng chiếu soi, thoát khổ sanh lên cõi trời. Nếu đời trước không có lòng tin thì dù ánh sáng chiếu đến thân vẫn không hay biết. Nguyên nhân trống trời vang tiếng pháp: nhờ oai lực của Tỳ-lô-giá-na và oai đức của Bát-nhã Ba-la-mật. Ba nhân: lực định của Bồ-tát Tỳ-lô-giá-na, trí vi diệu tự tại không tạo tác của định không thể tánh, chúng sanh từng nghe pháp thân không thể tánh (định ly cấu, năm vị tu tập, phát được nói ở các hội, phiền não của sắc thanh hương… như trước).

Phẩm: HẠNH PHỔ HIỀN

Có bốn phần: Tên: hạnh Phổ Hiền Phật ở cội bồ đề là quả Phật, mười Bồ-tát… đại chúng là hạnh Phổ Hiền của Phật. mười đức Phật ở điện Phổ Quang trong lần thuyết thứ hai là quả, Văn Thù… mười Bồ-tát là hạnh Phổ Hiền. Phật Bồ-tát ở mười tru… mười địa cũng thể. Ở đây quả Phật tự tâm, hạnh Phổ Hiền tự tâm) nghĩa của 11 phẩm mười định… như trước). Nghĩa Phẩm: hạnh Phổ Hiền tạo lợi ích cho chúng sanh. Nếu có lý trí mà không hạnh nguyện thì lý trí ấy chưa trọn vẹn trong sanh tử. Nếu có hạnh nguyện mà không lý trí thì hạnh nguyện ấy không thóat tục. Vì thế cần có đủ lý trí, hạnh nguyện. Người thuyết: Bồ-tát Phổ Hiền. Vì phần này là hạnh viên mãn của Phổ Hiền, là công dụng của lý trí pháp thân Phổ Hiền. Hai pháp ấy cần phải dung hòa nhau, nên riêng lẻ sẽ không viên mãn. Vì thế phẩm trước nên ánh sang của trí huệ pháp thân, phẩm này nêu hạnh Phổ Hiền. Nghĩa Văn: 1 đoạn.

  1. (4, hàng) chúng sanh cách quả Phật quá xa, Phật chính là cảnh giới đã được nói ở trước.
  2. (2, hàng) Phổ Hiền dạy: chúng sanh không bao giờ biết tội lỗi của mình như chúng ta không bao giờ thấy sự giận hờn của Bồ-tát.
  3. ( hàng) 100 chướng ngại à điều kiện tạo ra 100 vạn chướng ngại khác.
  4.  (1, hàng) Bồ-tát không sân.
  5. Bồ-tát mong sớm thành tựu hạnh Bồ-tát.
  6. Đủ mười pháp thanh tịnh.
  7. Đủ mười trí lớn.
  8. Đạt mười pháp vi diệu.
  9. An trụ nơi mười tâm thù thắng.
  10. (3, hàng) nghe pháp, cung kính thọ trì là phương tiện mau thành tựu qủa Phật.
  11. (11, hàng) chánh pháp cảm động trời đất.
  12. (10, hàng) Bồ-tát Phổ Hiền hiện khắp các cõi nước.
  13. (7 hàng) Bồ-tát Phổ Hiền quán sát đại chúng nói ý Kệ.

Nói kệ. Nghĩa Văn như trước đã nói: đã lược nói một phần ở hai phẩm mười thân và công đức tướng tốt. Như Lai ra đời thuyết giảng cảnh giới công đức vì chúng sanh luôn sống trong tà kiến phiền não, xa cách đạo Như Lai, không biết Như Lai xuất thế. Về thật tánh, Như không sanh diệt. người sống trong Thánh đạo, trí c1nh hòa hợp, không thấy Phật ra đời, Niết-bàn, luôn dùng hai pháp định điều phục tà kiến, không thấy có sự ra vào, thành hoại tịnh nhiễm. Đó là sự ra đời của Phật. người chấp ngã, sở hữu của ngã là sống trong biên kiến.

Bốn đảo: vô thường chấp thường, vô ngã chấp ngã, không vui cho là vui, bất tịnh cho là tịnh. Tà kiến: ngược với chánh kiến. Kiết phược: mắt tay… những phép khác như Kinh. Người tu hành nên cẩn thận, đoạn trừ vọng tưởng, lĩnh hội ý đạo. Nếu còn chấp vọng thì không hợp đạo. Hãy nương bậc đại trí đoạn trừ kiêu mạn, cung kính tu tập hai pháp thiền, hiểu rõ thiền định của nhị thừa Bồ-tát và ngoại đạo trong quyền giáo. Nhờ đó hiểu chánh pháp, tâm chơn chánh, cầu trí sai biệt, dùng nguyện lực nuôi lớn tâm bi, thành tựu hạnh Phổ Hiền. Nếu không như thế, tâm ngạo mạng càng lớn, khởi sân hận, mở cửa chướng hoặc, bị các thần quỷ xấu hãm hại. Song nhờ tâm cầu đạo nên quỷ ác không hại được. Người tu hành hãy cẩn thận, cung kín cầu đạo, thường thọ từ đọc tụng phẩm hạnh Phổ Hiền, ba nghiệp luôn chơn tịnh. Kinh dạy: biết tâm trí chúng sanh là tha tâm thông vì đoạn trừ hoặc chướng phân biệt mình người, hiểu rõ tâm mình và tâm chúng sanh cùng một thể tánh. Từ đó biết được diệu lý của pháp Phật. Vì hiểu được thể tánh giống nhau của Thánh phàm, không phân biệt trong ngòai, thấy vô số cõi nước đều bình đẳng, tâm mình như hư không, sống trong trí rộng lớn, tự tại tùy thuận hiệnt thân độ sanh. Vì độ sanh nên làm mọi việc mà không chấp. Ba nguyên nhân cảm động trời đất:

1/ Oai lực của pháp.

 

– Bồ-tát nghe pháp vui mừng.

2/ Như Kinh dạy : pháp vốn như vậy. Người thọ trì pháp này là tạo công lực sớm thành bồ đề. Không vọng tưởng, trí hiển hiện là bồ đề. Vô số Bồ-tát từ cõi khác đến: viên mãn hạnh Phổ Hiền. Khen ngợi: khen ngợi việc khó nghe pháp. Thuyết pháp thậm thâm vi diệu của các đức Phật: hạnh nguyện Phổ Hiền là trí bi vi diệu của pháp giới, trong mỗi hạt bụi đủ trí thân, pháp thân cùng tên Phổ Hiền: hạnh pháp hòa hợp. Các Bồ-tát đến từ cõi Phổ Thắng nơi Phật Phổ Tràng tự tại. Sống trong pháp nhu hòa là Phổ Thắng. Phá trừ phiền não mình người là Tràng. Hạnh từ bi rộng lớn là Phổ Thắng Tràng. Tuy sống trong sanh tử nhưng không đắm nhiễm là tự tại. Đến: sự thăng tiến của năm vị. Nhờ thần lực Phật, mọi nơi đều vang tiếng pháp: ngữ nghiệp rộng lớn khai thị Bồ-tát hạnh: hạnh Phổ Hiền . Cảnh giới bồ đề Như Lai: trí căn bản pháp thân không tánh. Cảnh giới đại nguyện: bi nguyện của Phổ Hiền. Kiếp số như trước. Công hiệu sự ra đời của Như Lai: tùy căn độ thoát. Trồng căn lành đạt quả: phước đức độ sanh của Phật Bồ-tát. Bồ-tát thuyết pháp cho chúng sanh: lý trí cùng khắp không đến đi nhưng tùy thuận hiện thân giảng pháp. 121 hàng kệ nhắc lại mười pháp trên, trọn vẹn hạnh Phổ Hiền và bi trí.

Phẩm: NHƯ LAI XUẤT HIỆN

Có bốn phần. Tên: Như Lai xuất hiện nêu quả Phật khuyên mười tín tu tập ở lần thuyết thứ hai và sự dung nhiếp một trí đủ mười trí. mười tín nương trí căn bản thể bất động phát bi nguyện tu trí sai biệt, đến vị này là trọn vẹn. vị trọn vẹn bi trí như việc Thiện Tài gặp đồng tử Đức Sanh đồng nữ Hữu Đức, Như Lai Từ Thị vì thế Như Lai phóng ánh sáng để hai Bồ-tát Văn Thù, Phổ Hiền thuyết giảng sự ra đời của Phật. Nghĩa phẩm: hạnh viên mãn của quả Phật. Nguyên nhân Như Lai phóng ánh sáng chiếu Phổ Hiền Văn Thù: ánh sáng phóng từ giữa long mày là trung đạo, chiếu đến đỉnh đầu Văn Thù là trí thù thắng của Phật khuyên Văn Thù hỏi về quả Phật. Ánh sáng từ kim khẩu Phật chiếu đến kim khẩu Phổ Hiền: Phổ Hiền là trí sai biệt, trả lời câu hỏi của Văn Thù. Vì sao Như Lai không tự nói? Đó là biểu hiện về pháp để kẻ hậu học noi theo không phải thật. Văn Thù là trí căn bản pháp thân Phật: Phổ Hiền là trí sai biệt tinh tấn tu hành. Vị này trọn vẹn hai trí căn bản sai biệt mới được gọi là xuất hiện. Vì từ pháp thân thanh tịnh hiện trí căn bản, trí sai biệt, thuyết giảng hạnh nguyện của mình hợp với công đức của Phật và chứng minh sự trọn vẹn bi trí của mình. Văn Thù, Phổ Hiền là lý trí hạnh quả của Phật, thuyết pháp xuất hiện của Phật. Phật là trí căn bản, thể tánh không thể nói năng. Những gì nói năng được đều là trí sai biệt. Phật Tỳ-lô-giá-na xuất hiện trong đạo tràng bồ đề ở lần thuyết thứ một : biểu tưỡng để kẻ phát tâm tu học, viên mãn hai trí, đức Phật nơi mình là các đức Phật trong ba đời. Văn Thù, Phổ Hiền là pháp của các đức Phật. Người phát tâm cũng tu tập hai hạnh Văn Thù, Phổ Hiền. Và đó là thể tánh dung nhiếp rộng lớn của thể trí bất động từ tín vị đến quả Phật (ba nhân quả thể hiện trong các phẩm như trước). Nghĩa Văn: Hai phần.

  1. (103 hàng kệ) Như Lai phóng ánh sáng để hai Bồ-tát hỏi đáp.
  2. (10 đoạn) Phổ Hiền thuyết mười pháp phần một có năm đoạn:
  1. (12, hàng) Phật phóng ánh sáng chiếu đến đỉnh đầu Văn Thù để Bồ-tát hỏi pháp.
  2. (20 hàng) Văn Thù khen ngợi công đức của Phật và ý nghĩa của sự phóng ánh sáng, đồng thời hỏi về cảnh giới của Phật.
  3. (3 hàng) Như Lai phóng ánh sáng chiếu đến kim khẩu Phổ Hiền để Văn Thù biết người sẽ trả lời.
  4. (20 hàng) Văn Thù xin thuyết mười pháp xuất hiện của Như Lai.
  5. (Từ bấy giờ đến quả Phật) Phổ Hiền thuyết mười pháp rộng lớn, thành tựu quả Phật. (Ý nghĩa của việc phóng ánh sáng chiếu đến hai Bồ-tát như trước).

Phần hai có 10 đoạn:

  1. Mười sự xuất hiện vi diệu của Phật.
  2. Mười thân rộng lớn của Phật.
  3. Mười âm thanh mầu nhiệm của Phật.
  4. Mười tâm vô lượng của Phật.
  5. Mười cảnh giới rộng lớn.
  6. Mười hạnh vi diệu.
  7. Mười việc thành Phật.
  8. Mười việc thuyết pháp.
  9. Mười sự Niết-bàn.
  10. Mười sự nghe hiểu thọ trì.