TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN
QUYỂN 30
Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).
Đoạn sáu phân thành bảy phần:
1. (3 hàng) Phổ Nhãn nhập mười định nhưng không gặp được Phổ Hiền.
2. (3, hàng) Xuất định, Bồ-tát Phổ Nhãn thưa lại việc ấy với đức Phật.
3. (12 hàng) Đức Phật khen ngợi hạnh nguyện sâu rộng của Bồtát Phổ Hiền, không thể quán sát bằng định.
4. (3, hàng) Đức Phật khen ngợi về công đức gần gũi cúng dường Bồ-tát Phổ Hiền.
5. (3 hàng) Vì mong gặp Phổ Hiền, Bồ-tát Phổ Nhãn và đại chúng 3 lần xưng danh hiệu và kính lễ.
6. (6, hàng) Phật khuyên Phổ Nhãn và đại chúng tha thiết tưởng niệm Bồ-tát Phổ Hiền.
7. (1, hàng) Vâng lời Phật dạy, Phổ Nhãn và đại chúng tưởng niệm, Bồ-tát Phổ Hiền biết thời cơ hiện thân. Việc Phổ Nhãn và đại chúng không thấy Phổ Hiền bằng định là tướng huyễn trong văn tự. Về thể tánh, không có nơi chốn để tìm thấy, không thể dùng định để quan sát. Phật dạy tưởng niệm vì thể dụng của tưởng niệm là cùng khắp, dụng nhưng luôn tịnh, không thuộc về sanh diệt. Vì thế Phổ Hiền ở trong pháp giới bằng trí Kim Cang, không đến đi, không thuộc cõi nào, thần thông tự tại không sai biệt (thần thông như trước). Tòa ngồi của Phổ Hiền lớn như hư không, khác với tòa ngồi còn đo lường được của mười địa. Việc ba lần tìm không thấy, chỉ tưởng niệm mới thấy là chê trách việc không tìm pháp xuất thế trong sanh tử của mười địa. Đó là tập nhiễm chưa đoạn sự phân biệt về chơn tục thế xuất thế của mười địa,là việc chưa đạt tịch tịnh trong sanh tử. Như tánh hư không không tạo tác: hiện khắp mọi nơi. Đó là thể tánh của chúng sanh, cảnh giới. Trí của Phổ Hiền cũng thế. Không hiểu trí ấy là sống trong vô minh. Từ trí ấy, Phổ Hiền hiện thân độ thoát chúng sanh. Trí ấy không tạo tác,
không đến đi, không sanh diệt, không thể tướng nhưng đủ công dụng. Các Bồ-tát mười địa dùng định quán sát làm sao thấy được? Vì thể Phật mượn việc tìm từ huyễn ảo để biểu hiện việc này. Các Bồ-tát tưởng niệm gặp Phổ Hiền. Vì thể tánh vốn không nương tựa như tiếng vang. Phật dạy: Bồ-tát Phổ Hiền đang đứng trước đại chúng không đến đi. Vì tánh của trí căn bản không nương tựa. Thể dụng của trí sáng như thể dụng của Phật. Công dụng của trí sai biệt có từ thể trí căn bản.
(Nam mô như trước).
– Đoạn bảy phân thành ba phần:
1. (7 hàng) Bồ-tát Phổ Hiền tùy thuận hiện thân;
2. (2, hàng) gặp Phổ Hiền đại chúng vui vẻ như gặp Phật;
3.(10 hàng) Đại chúng tin hiểu, thâm nậhp hạnh nguyện độ thoát chúng sanh trong ba cõi ác của Phổ Hiền. Đại chúng nhập định quán sát nhưng không gặp: xuất nhập định không thể tìm trí không xuất nhập.
Tưởng nhiệm gặp: đạt trí như Phổ Hiền sẽ thấy được thân Phổ Hiền.
- Đoạn tám như Kinh.
- Đoạn chín phân thành tám phần:
- (, hàng) Phật dạy Phổ Hiền thuyết giảng mười định.
- (6 hàng) Như Lai thuyết tên định.
1. (1, hàng) các đức Phật ở mười phương đều thuyết giảng định này. (Thể dụng của định tượng trưng cho Phật-Phổ Hiền như trước).
2. (, hàng) Người nghe và thực hành định này sẽ được sức tự tại như Phật.
3. (9, hàng) Người thực hành định này sẽ được sức tự tại như Phật và thuyết giảng pháp Phật.
4. (, hàng) Tu định này đạt mười pháp.
5. (12, hàng) Tu định này sẽ đạt phương tiện thị hiện thành Phật đủ hạnh Bồ-tát.
6. (1, hàng) Phật dạy Bồ-tát Phổ Hiền thuyết về công dụng của định (nghĩa của định bắt đầu từ phẩm mười định đến hai hàng đầu của phẩm xuất hiện).
– Đoạn mười: Định Phổ Quang minh có bốn phần: Tên định, thể dụng của định; cảnh giới định. Nghĩa văn. Tên định: (Tam muội như trước) Trí hiện khắp: phổ chiếu soi đoạn trừ mê hoặc; quang; thông đạt mọi pháp: minh. Thể dụng của định: Pháp thân trí căn bản là thể; mười trí không cùng tận là dụng. Dùng ba ngàn cảnh giới làm một hoa sen, Bồ-tát an tọa trên hoa sen này. Từ thân Bồ-tát hiện ba ngàn đại thiên cảnh giới, trăm ức cõi nước. Trong mỗi cõi nước có có trăm ngàn Bồ-tát tu tập hạnh Bồ-tát, đạt trăm ngàn, trăm ngàn trí hiểu biết, hiểu thông trăm ngàn trăm ngàn căn tánh, mỗi căn tánh thành trăm ngàn trăm ngàn pháp bất thoái của Bồ-tát. Thân ấy không phải nhiều, không phải một, nhập định xuất định không nhầm lẫn. Cứ thế dần tăng trưởng (như Kinh). Nghĩa Văn: 10 ý:
1. Vâng lời Phật, Bồ-tát Phổ Hiền thuyết giảng.
– Nêu tên định.
2. mười trí không cùng tận của Bồ-tát.
3. Bồ-tát phát khởi mười tâm rộng lớn.
4. mười trí nậhp định sai biệt.
5. mười trí thiện xảo.
6. Vô số hóa thân.
7. Bồ-tát thông đạt ba pháp.
8. Tỳ kheo quán thân bất tịnh nhưng không hoại thân căn bản.
– Bồ-tát nhập định thấy rõ thân chúng sanh và cõi nước. Bồ-tát tu định, dùng trí căn bản làm thể, mười trí là dụng, phát mười tâm rộng lớn, dùng mười trí sai biệt làm công lực. Nhờ mười trí thiện xảo, Bồ-tát thấy rõ cõi Phật, cõi chúng sanh ngay trong thân. Từ thân ấy, Bồ-tát hiện vô số thân độ thoát chúng sanh, cúng dường các đức Phật. như Văn sau có câu: an trụ nơi định này quán sát pháp thân, thấy mọi cõi nước ngay trong thân này, hiễu rõ cõi thế và các pháp của thế gian nhưng không chấp trước. Vì tánh của pháp thân không trong ngoài lớn nhỏ. Các pháp đều có từ pháp thân, đều là thể huyễn ảo đan cài dung nhiếp. La hầu A-tu-la Vương: thâu nhiếp ánh sáng mặt trời làm cho thế gian buồn khổ. La: thâu nhiếp. Hầu: buồn khổ. A-tu-la: không có diệu lạc của cõi trời. Định Diệu quang minh cũng có bốn phần. Tên định: vì thể tánh, lý trí, pháp thân tịch tịnh hiển hiện sáng suốt. Thể dụng của định: trí căn bản là thể; trí huyễn ảo là dụng. Cảnh giới định: nhập vô số cảnh giới, mỗi cảnh giới hiện vô số thân… (như Kinh). Nghĩa Văn: 10 đoạn:
– (1 hàng) Phổ Hiền nhắc lại tên định.
– (11 hàng) nhập cảnh giới định.
9. ( hàng) ánh sáng mặt trời chiếu soi các cõi nước.
10. ( hàng) Bồ-tát nhập định. Không an trụ, không chấp tướng thế gian vá tánh chơn như.
11. (7 hàng) năm tháng dài ngắn do nhà ảo thuật tạo ra không ngoài mặt trời mặt trăng…
12. (17 hàng) Bồ-tát nhập định này dung nhiếp tất cả cõi nước.
13. (11 hàng) Bồ-tát an trụ nơi pháp vô ngã nên tự tại không phân biệt.
14. (6 hàng) Bồ-tát dung nhiếp các cõi nước thành một cõi nước và ngược lại, hiện vô số thân, hành vô số hạnh nhưng không chấp.
15. (4, hàng) những pháp có từ trí Bồ-tát như những hiện tượng do nhà ảo thuật tạo ra.
– (20, hàng) nhập định này đạt trí huyễn ảo. Nghĩa Văn: Nhân cõi nước: sự tu tập đời này là nhân đời sau. Kiến lập cõi nước: pháp tắc cõi nước. Thế giới đồng trụ: trong một cõi nước có vô số chúng sanh. Cõi quang sắc: chúng sanh an trụ trong ánh sáng của Phật như mặt trăng, sao là cõi của Đế Thích, người( do nghiệp tạo nên) hoặc chư thiên an trụ. Thế giới vãng lai: qua lại trong hư không. Bổ-đặc-già-la: sổ thủ thú: do nghiệp ác chịu quả khổ. Ma nạp bà pháp: pháp dạy kẻ sơ học. Định Thứ đệ biến vãng chư Phật quốc độ thần thông: có ba: Tên định, thể dụng của định, nghĩa văn. Tên định: lý tánh cùng khắp nên công dụng thần thông cũng cùng khắp như sự động tịnh của trí huyễn. Vì nương trí căn bản nên không đến đi dài ngắn. Thể dụng của định: Thể là pháp tính, dụng là trí huyễn có từ trí căn bản. Trí huyễn như tiếng vang tùy vật cản, vốn không thể tánh. Vì thể của hai trí này là pháp tánh, đủ công dụng như không nương tựa. Vả lại, tâm của chúng sanh xưa nay vốn vậy. Vì không hiểu rõ thể tánh của trí, chạy theo vọng cảnh nên mê hoặc. Chỉ cần tu hai pháp chỉ quán sẽ thoát khỏi mê hoặc. Thể của chỉ là pháp thân. Quán 12 nhân duyên thành thể dụng của trí. Định có khả năng phát sanh trí huệ, nhờ quán phát trí. Nghĩa Văn: định này có bốn đoạn:
– (1, hàng) Phổ Hiền nhắc lại tên định;
– (16, hàng) tự tại an trụ định nhớ rõ các pháp;
16. (3, hàng) mặt trời luôn chiếu soi các cõi nước;
17. (1, hàng) phần kết( như Kinh). Định thanh tịnh thâm tâm hạnh, cũng có ba. Tân định: Bồ-tát tu lý trí không, vô tướng, thân hợp lý trí, nhờ trí thiện xảo, cúng dường Phật nhưng không hoại thân. Thể dụng: pháp thân, trí căn bản là thể; trí thiện xảo hiệnt thân cúng dường là dụng. Nghĩa Văn: định này có bốn đoạn:
18. (1 hàng) Phổ Hiền nhắc lại tên định.
19. (1, hàng) mười pháp cúng dường Phật.
20. (7 hàng) trí hiểu biết về tám pháp thành đạo của Bồ-tát như ánh sáng mặt trời.
21. (10 hàng) nhập định thấy rõ mọi pháp như người nhớ rõ các hiện tượng trong mộng. Nhập định này trước phải nhập định vô tư vô 20 tâm, đạt lý pháp thân, hợp tánh hư không. Từ hai trí Bồ-tát cúng dường Phật, bỏ chấp trước, tự tại làm mọi việc. Nếu chỉ tu pháp không vô tướng thì không phát khởi công dụng của trí. nếu không thấy rõ pháp thân vô tướng thì mọi việc đều là hữu vi. Định quá khứ trang nghiêm tạng, có ba phần. Tên định: Bồ-tát trang nghiêm hai trí bằng cách hiểu rõ pháp của các đức Phật quá khứ (biết tám pháp thành đạo). Thể dụng của định. Trí căn bản là thể. Trí biết kiếp số là dụng. Nghĩa Văn: ba luân: thần thông, tâm ghi nhớ, giáo pháp chơn chánh. Vì người tu định này đạt thần thông, nhớ rõ các pháp thuyết giảng cho chúng sanh. Định Trí quang minh tạng: Bồ-tát biết rõ các đức Phật ở đời vị lai. Trí quang minh tạng: từ một sát na biết rõ về pháp ba đời. (phần tám bộ chúng cúng dường gần gũi Như Lai như trước). Định liễu tri nhứt thiết thế giới Phật trang nghiêm: Bồ-tát vào các cõi nước mười phương thấy mọi việc độ sanh của các đức Phật, cúng dường Phật, nghe pháp. Định nhứt thiết chúng sanh sai biệt thân: người tu định này hiện vô số thân độ sanh. Định pháp giới tự tại: Bồ-tát nhập định thấy rõ mọi cõi nước và các pháp thế gian ngay trong mỗi lỗ chân lông nơi thân. Vì trí như pháp giới không trong ngoài lớn nhỏ, không thể suy xét bằng vọng tình. Như bốn dòng sông chảy từ cung Long Vương. Kinh dạy: trên đỉnh Hương Sơn có ao A nậu, bốn phía của ao có bốn dòng sông. Phía Đông là sông Tư Đà, từ miệng sư tử tuôn cát kim cang chảy về phía Đông đến nước Trung Hoa rồi ra biển. Phía Nam có sông Hằng Già, từ miệng voi tuôn cát bạc chảy về phía Nam đến Ấn Độ rồi ra biển. Phía tây có sông Tín Độ từ miệng trâu tuôn cát vàng chảy về nước Tín Độ rồi ra biển phía Tây. Phía Bắc có sông Phược Sô, từ miệng ngựa tuôn cát lưu li chảy về nước Ba Tư Phật Tâm rồi ra biển phía Bắc. Chu vi của ao này: 0 do tuần, mỗi bên một do tuần (rõ như Kinh). Các hoa như trước. Định Vô ngại luân: luân (bánh xe) viên mãn hạnh nguyện thần thông trí huệ, đoạn trừ mê hoặc của chúng sanh. Đã trọn vẹn quả Phật nhưng luôn hành hạnh Bồ-tát. Song tất cả đều không ngoài một sát na, một lỗ chân lông. Ma na tư Long Vương: Ma na: ý; Tư: từ. Rồng này tuôn mưa là do dòng từ. Voi Y La bát na ở núi Kim. Y La bát na: Hương diệp. Vì bên hang báu có nhiều cây Hương diệp. Voi hóa hiện 33 đầu, mỗi đầu có sáu ngà, mỗi ngà có bảy ao, mỗi ao có bảy hoa sen. Mỗi khi Đế Thích muốn du hành đến các cõi, Voi liền biến hình hợp với thân các cõi Đế Thích đến. Đế Thích về cung thì voi trở lại nguyên hình. Cũng thế, Bồtát tuy đã thành Phật nhưng không bỏ hạnh phương tiện. mười định tên thể hiện tất cả các tướng đều không ngoài một sát na: Từ vọng thức, chúng sanh thấy có nhanh chậm nhưng về chơn như tất cả không trước sau. 11 phẩm Kinh đều thể hiện hạnh Phổ Hiền của Bồ-tát dù đã thành Phật, (sự tu tập của năm vị như trước).
Phẩm MƯỜI THÔNG
Có hai ý: Nghĩa Văn, Nghĩa Phẩm.
Nghĩa Phẩm: từ định phát khởi công dụng: mười thông.
– Nghĩa Văn: 10 đoạn:
1. (13, hàng) số lượng thần thông và công dụng của tha tâm thông.
2. (11 hàng) công dụng của thiên nhãn thông.
3. (2, hàng) công dụng của túc mạng thông.
4. (1 hàng) công dụng của trí biết kiếp số đời sau.
5. (13, hàng) công dụng của thiên nhĩ thông.
6. (20 hàng) an trụ thể tánh rỗng lặng phát khởi 13 thông.
7. (13 hàng) công dụng của thông phân biệt ngôn ngữ của chúng sanh.
8. (1 hàng) vô sô thân.
9. (22, hàng) công dụng của thông nhứt thiết pháp ( trí sai biệt có từ trí trí căn bản).
10. (3, hàng) công dụng của định diệt tận (phát khởi trí bi đem lại lợi ích cho chúng sanh từ lý tịch diệt của pháp tánh). Diêm ma vương: giá chỉ, ngăn chặn hình phạt để tội nhơn thoát khổ. mười thông chính là công dụng của trí không tạo tác, không ngăn ngại, chúng sanh không thể suy lường được. Việc dùng thiên nhãn nhìn thấy ba ngàn cõi nước rõ như nhìn trái trong lòng bàn tay của Tôn giả A Na luật hay việc nhìn thấy, đi lại các cõi nước của Bồ-tát quyền giáo đều thuộc hữu hạn. Thể của trí này là pháp thân vô hạn nên công dụng cũng vô hạn. Thần thông này không phải thần thông của Thanh Văn Duyên Giác Bồ-tát quyền giáo. Vì thần thông ấy có từ tánh không nên thân tuy không rời chỗ cũ nhưng đi lại khắp tất cả các cõi Phật vì chúng sanh. Vì tất cả đều từ một thể tánh (Nghĩa Quả thần thông và sự tu tập của năm vị như trước).
Phẩm: MƯỜI NHẪN
Có ba phần. Tên: phẩm này là pháp tu tập của người mới phát tâm và cũng là phương tiện độ sanh của các đức Phật (năm vị tu đạt các nhẫn như trước). Nghĩa Phẩm: từ thần thông đạt pháp nhẫn. mười địa từ nhẫn thành tựu thần thông, địa mười một từ thần thông thành tựu nhẫn. mười thông mười nhẫn cũng là công dụng của đức. Nghĩa Văn: 10 đoạn nêu mười nhẫn, phần Kệ sau là nhắc lại mười nhẫn. (10 nẫn kết hợp năm vị như trước).
Phẩm: BỐN TĂNG KỲ
Có bốn phần: Nghĩa Phẩm, người hỏi, người đáp, nghĩa văn. Nghĩa Phẩm: Ba phần trước nêu sự dung nhiếp của thời gian. Các đức Phật ba đời, vô số hạnh độ sanh… đều không ngoài một sát na. Phẩm này nêu công dụng tự tại của tâm Như Lai (Nghĩa của các phẩm Như Lai thọ lượng… Như Lai xuất hiện như trước đã nói). Người hỏi: Bồ-tát Tâm Vương. Công dụng tự tại của việc đạt tâm thành nhẫn. Người đáp: Như Lai. Vì sao phẩm này do Như Lai giảng? Vì pháp này rộng lớn, các địa khác không hiểu hết, chỉ Phật mới thấu đạt. Đây là quả Phật, đã đoạn hai ngu, đủ trí sai biệt. Hai phẩm A-tăng-Kỳ, Tướng tốt do Phật giảng, các phẩm khác do các vị thuyết. Người hỏi người đáp đều là tâm tự tại của Như Lai. Giáo pháp được giảng giải là để kẻ sơ học noi theo. Về hạnh thì nêu Phổ Hiền, về việv thành tựu nhẫn thì nêu Tâm Vương. Hơn nữa, chỉ đức Phật mới đạt được trọn vẹn trí này. Trí rộng lớn, tự tại hiểu biết không tạo tác. Nghĩa Văn. Bạc Lạc Xoa : 1 câu chỉ. Lạc Xoa: Một ức, một câu chi: Một triệu. Kinh này có 23 số: 1,2,3,… trăm, ngàn, vạn, ức, triệu, Kinh, cai tử, nhưỡng, câu, sơ, giản, tải. Từ Nhưỡng trở về sau có ba cấp: cấp thấp nhứt là sự biến đổi của 10; cấp vừa là sự biến đổi của vạn; cấp cao nhứt là sự biến đổi của ức. Phẩm này căn cứ cấp cao nhứt nên nâu trăm ngàn. Trăn ngàn: 1 câu chi; câu chi câu chi: nhưỡng. Na-du-tha: câu bính bà la: giản. Những số sau đều biểu hiện cho hạnh Phổ Hiền rộng lớn của Như Lai không thể đo đếm được bằng số của thế gian. Phần Kệ ở sau cũng biểu hiện ý trên.
Phẩm: TUỔI THỌ CỦA NHƯ LAI
Có ba phần: nghĩa phẩm, người thuyết, nghĩa văn. Nghĩa phẩm:
tuổi thọ. Người thuyết: Bồ-tát Tâm Vương. Tâm là thể của tuổi thọ Như Lai. Tâm Vương là sự tự tại. Tuổi thọ của Phật tùy theo chúng sanh có dài ngắn khác nhau. Về thể tánh tuổi thọ của Như Lai không thể tính đếm được. Nghĩa Văn: tuổi thọ Như Lai dài ngắn là tùy sự hiểu biết của chúng sanh: tuổi thọ Như Lai vô tận. Đây là mượn số ít hiểu biết cho số nhiều. Nếu không hiểu như thế thì không hiểu được tuổi thọ của Như Lai.
Phẩm: TRỤ XỨ CỦA BỒ TÁT
Có ba phần: Nghĩa phẩm, người thuyết, nghĩa văn. Nghĩa phẩm: hạnh nguyện rộng lớn của Bồ-tát ở một phương một phương, cõi Diêm phù đều giống nhau. Trụ xứ độ sanh tuy có giới hạn nhưng hạnh độ sanh thì vô hạn. Một sát na hiện khắp muôn phương, tùy chúng sanh hiện thân. Người thuyết: Bồ-tát Tâm Vương: hạnh độ sanh của Bồ-tát là hạnh tự tại tùy trí. Nghĩa Văn: chi đề sơn: Tịnh tín, người thấy núi này phát lòng tin thanh tịnh. Thành Tỳ Xá Ly: Quảng bác: thành lớn nhứt của miền trung Ấn Độ. (Còn gọi là thành Quảng Nghiêm). Thành Ma Độ La: Khổng Tước, Mật Cái. Thành Câu Trân na (câu Trần na): Đại bồn, ở giữa chứa nước như ao. Trong thành này có người tu tiên, thuyết giảng hai Kinh Hộ Tịnh, Dưỡng Sinh cho mọi người, học trò đều lấy họ theo pháp thầy dạy. Hang Mục Chơn Lân Đà: Giải thoát (tên loài rồng). Lân Đà: xứ, vì ở đây có một con rồng nghe pháp đạt giải thoát. Chấn Đán: (chi na, chơn đan) tự tạo, người nước này hay tính toán suy xét. Na La Diên: Kiên lao. Nước Sơ Lặc (kiếp lộ số hăng lặc). Nước Ca Diếp di la: Kế Tân. Ngày xưa, ở đây có một ao rồng lớn, người không dám đến gần. Về sau có một vị la hán thấy đây là thắng cảnh, người ở được. Ngài liền xin phép rồng cho một chỗ đặt chân, rồng cho phép. La hán hóa chân to bằng ao, rồng giữ lời hứa liền bỏ đi. La hán dùng thần lực tát cạn nước để dân ở. Dân chúng xây nhà, ca ngợi công đức của A-la-hán. Nước này thuộc về phía bắc Ấn Độ. Nước Càn Đà La: trừ địa. Vì nước này có nhiều Thánh nhơn, nước khác không xâm lấn đưọc. Càn đà là hương; la: đà la: biến, nước này luôn thoảng mùi thơm, nước này ở giữa bắc nam Ấn. Hang Chiên Đà La: tên cây hoa thơm. Vì xung quanh hang có nhiều cây này. Phẩm này nêu hạnh độ sanh rộng lớn của Bồ-tát. Ở đây chỉ nêu một cõi Diêm phù nhưng biểu hiện cho mười phương.
Phẩm: PHÁP BẤT TƯ NGHÌ CỦA PHẬT
Có bốn phần: Tân, nghĩa phẩm, người thuyết, nghĩa văn. Tân: hạnh nguyên thân ngữ ý vi diệu của Phật thế gian không thể suy xét được. Tư: suy xét. Nghị: sự hiểu biết của thế gian. Nêu số lượng danh từ… là để độ chúng sanh ngu muội. Nếu đoạn trừ vọng thức thì trí hiển hiện. Chúng sanh không thể biết được công dụng của trí Phật. Nghĩa Phẩm: Trí hóa độ. Trí tự tại cùng khắp tùy vật ứng hiện. Người thuyết: Bồ-tát Thanh Liên Hoa Tạng. Trí căn bản viên mãn thanh tịnh không đắm nhiễm, có khả năng phát khởi trí sai biệt. Trong pháp ba thừa, trước đạt trí duyên chơn như, sau đạt trí duyên thế tục. Trong nhứt thừa, đạt một là đạt tất cả. Không trước sau. Bồ-tát Thanh Liên hoa Tạng bảo Bồ-tát Liên Hoa Tạng: Đây là công dụng tự tại của trí căn bản. Từ trí căn bản khởi trí sai biệt, tự tại độ sanh. (Nghĩa tám phẩm kết hợp năm vị như trước). Nghĩa Văn: 3 đoạn: Ba đoạn đầu: người hỏi, Phật gia hộ, Thanh Liên hoa đạt lợi ích. 32 đoạn sau là phần trả lời :
1. (6 hàng) Đại chúng hỏi về mười pháp vi diệu của Phật.
2. (, hàng) Như Lai gia hộ Bồ-tát bằng mười pháp.
3. (6 hàng) nhờ Phật gia hộ, Bồ-tát Thanh Liên Hoa trả lời câu hỏi của đại chúng.
4. ( hàng) Bồ-tát Thanh Liên Hoa nêu mười pháp vi diệu của Phật. mười pháp ấy dung nhiếp, đan cài thành vô số pháp như lưới Đế Thích ( rõ như Kinh). Tóm lại, người tu hành đạt đến vị này thì ba nghiệp tự tại, đủ công dụng như Phật. công dụng của ba nghiệp cũng đan cài dung nhiếp vô số, gồm hai phần chơn tục. Trong mỗi phần, thân ngữ trí là thể, bảy pháp còn lại là dụng. Bồ-tát Thanh Liên Hoa trả lời các câu hỏi là biểu hiện cho sự tự tại viên mãn chơn tục của người đạt quả Phật. Thanh Liên Hoa là trí chơn như. Liên Hoa Tạng là trí tùy thế rục. Nhơn Vương đô ấp: nơi vua cai trị là đô, còn lại là ấp. Cung điện: nơi ăn, ở, ngủ, nghỉ là cung; nơi bàn bạc chính trị là điện. Tỳ Xá Xà: loài qủy hút tinh khí người. Đề đầu lại “….” : trị quốc, giữ gìn cõi nước. Càn Thát Bà: Tầm hương, lạc thần, do vua Đề Đầu lại “…” cai trị, như cõi nước chúng sanh hiện trong mỗi lỗ chân lông.