TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN
QUYỂN 26
Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).
Phát tâm có hai: một vì khổ mãi nên chán khổ, tu tập đạt quả ba thừa, một thừa, hiểu trí Phật: Hai các bậc tiên giác dạy biết khổ nên phát tâm. Về cách này thường sinh chấp thường. Nếu có các đức Phật từ xưa chỉ dạy thì thể tánh các đức Phật là chơn, không tùy vọng, không thể học theo, chơn là thường không tùy thuận sanh tử. Sanh tử là sinh tử là sanh tử mãi, Phật vĩnh viễn là Phật. Nếu chúng sanh là sanh tử thì sanh tử cũng thường tồn, không thể thành chơn. Tất cả không ngoài chấp thường đoạn. Chúng sanh sanh tử vốn không tánh, không thật. Các đức Phật cũng thế. Niết-bàn bồ đề là không. Chúng sanh lầm cho các đức Phật có bồ đề Niết-bàn. Biết rõ như thế là phát tâm, là Phật, là thấy đạo khai ngô chúng sanh. Hiểu rõ vô minh vốn không, chư Phật cũng không, là giác. Từ trí không nương tựa tùy thuận chúng sanh, hiện thân độ thoát từ bi. Vì thế không có chứng đắc, chán thích, lấy bỏ, xưa nay, thật giả. Người phát tâm bồ đề không sợ bị vô minh che lấp. Mạn có tám: mạn, đại mạn, mạn mạn, tăng thượng mạn, bất như mãn, tà mạn mạn, ngã mạn. Kiến võng tăng trưởng: Năm kiến, 62 kiến. Sanh mầm danh sắc: từ kiến khởi tham danh sắc, danh sắc tăng trưởng thành năm căn. Năm căn đối diện danh sắc thành xúc, xúc sanh thọ. Thân xúc có 12: rít trơn, nặng nhẹ, lạnh nóng, đói khát, cứng nước, nóng động; nhãn xúc có 2: xanh vàng đỏ trắng dài ngắn vuông tròn cao thấp chính không chính, tối sáng, mây khói bụi thô tế, nhĩ xúc có 11: vừa ý, không vừa ý, câu tương vi nhân, thọ đại chủng nhân, bất thọ đại chủng nhân, câu đại chủng, thế sở cộng thành, sở dẫn, biến kế sỡ chấp, Thánh ngôn sở nhiếp, phi Thánh ngôn sở nhiếp tỷ xúc có sáu: tốt, xấu, bình đẳng, hòa hợp, câu sinh, biến dị; vị xúc có 12: đắng, chua, cay, ngọt, mặn, nhạt, vừa ý, không vừa ý, câu tương vi, hòa hợp, câu sinh, biến dị. Đó là 66 ý pháp. Năm căn chấp thủ có thọ, thọ không xả là ái, ái tăng trưởng là thủ… 12 duyên như trước.
- (10, hàng) Bồ-tát nghĩ đến chúng sanh. Không hiểu đệ nhứt nghĩa đế là vô minh; tạo nghiệp là chỗ dựa của hành; tâm ban đầu là thức. Từ vô minh tạo vọng nghiệp có y báo… 12 duyên.
- (7, hàng) ba cõi, 12 duyên đều từ một tâm.
- (1, hàng) vô minh… 12 chi đều có hai: do vô minh chúng sanh không hiểu trí không tạo tác và tánh pháp giới, do vô minh có hành. Hành… cũng có hai như trước đã nói.
- (, hàng) (phân thành hai phần: 1) (2 hàng) 12 duyên có từ có từ việc không hiểu trí căn bản; 2) (Còn lại) 12 chi kết hợp với ba đời thành vô số phiền não).
- (3, hàng) vô minh, ái, thủ: phiền não, hành, hữu: nghiệp như trước.
- (2, hàng) vô minh là điều kiện có hành… như trước;
- (2, hàng) 12 chi tạo ba khổ;
- ( hàng) sự sanh khởi đoạn diệt của 12 chi;
- (, hàng) quán 12 duyên theo hai cách thuận nghịch.
Đoạn bốn: Ba giải thoát: quán 12 duyên không, đạt giải thoát không; quán không có pháp chứng đắc đạt giải thoát vô tướng; độ sanh bằng lòng bi không mong cầu, đạt giải thoát vô nguyện.
Đoạn năm phân thành hai phần:
1/ (4, hàng) quán pháp hữu vi đều vô thường đáng chán, tạo phước thiện độ sanh.
2/ (Còn lại) pháp pháp hữu vi không tự tánh, tu tâm bi, đạt Bátnhã Ba-la-mật chưa trọn pháp bồ đề: địa sáu đạt ba giải thoát nhưng chưa tự tại vào đời độ sanh bằng hạnh Phổ Hiền. Các pháp hữu vi đủ duyên khởi: vọng tình thấy các pháp vô thường thay đổi; người đạt lý thấy các pháp không tự tánh, tâm sanh là pháp sanh, có nhân có lưu chuyển, không nhân không lưu chuyển; có vô minh có hành, không vô minh không hành. Người trí thấy các pháp không, vô thường thay đổi. Các pháp hữu vi đủ tội lỗi: từ tình thức có sanh già bệnh chết; từ trí bi hành hạnh Phổ Hiền đạt Bát-nhã Ba-la-mật: đạt trí huệ nhứt thừa, trí Phật, trí cứu cánh không tạo tác nhưng đủ công dụng, tùy vật lợi sanh nhưng không chấp, không suy xét nhưng cảm ứng. Chưa trọn pháp bồ đề; địa mười một mới trọn vẹn tùy hạnh bồ đề.
Đoạn sáu tam muội tự tánh không: không do tu, xứng lý hiển hiện. Tam muội: chánh định. Tam: chánh, phám làm việc gì suy xét ba lần là đúng. Muội: không hình thức (về quẻ của nó như trước đã nói). Định phát sanh trí huệ, là cửa ngỏ vào đạo kẻ sơ học nương định phát trí. Năm uẩn định, trí sáng hiển hiện, chữ chánh gồm chữ nhứt và chữ chỉ: dừng tâm chuyên nhứt. Tam muội đệ nhứt nghĩa không: vượt trên pháp hữu vi vô thường định của hai cõi trên, định của thanh văn duyên giác Bồ-tát cõi tịnh, mọi vật đều từ tánh không. Tam muội đại không: vượt trên định thức không của thế gian, vô tác không của ba thừa đạt ý sanh thân. Tam muội hợp không: hòa hợp Thánh phàm mười phương. Tam muội khởi không: tịnh dụng tự tại. Tam muội như thật bất phân biệt không: không hình thức, hiện thân độ sanh. Tam muội bất xả ly không: đoạn trừ ác nghiệp. Tam muội ly bất ly không: vào đời không nhiễm.
Đoạn bảy phân thành ba phần:
1/ (3, hàng) tu mười tâm rộng lớn.
2/ ( hàng) tùy thuận trí Phật, không sợ pháp ngoại đạo, đạt vị Phật.
3/ (2, hàng) đạt tùy thuận nhẫn. Không sợ pháp ngoại đạo: pháp của trời người ba thừa ngoại đạo, nhập vị Phật: từ trí căn bản đạt trí sai biệt; ly nhị thừa đạo: nhị thừa đoạn phiền não chứng không; Bồ-tát biến phiền não thành trí: người đạt trí Phật, phiền não không khuấy nhiễu. Phiền não ma: nhân sanh tử, ấm ma, tử ma: quả sanh tử, thiên ma: duyên sanh tử. Trụ trí Bồ-tát: trí sai biệt tùy thuận thế gian. Bồ-tát này đạt Bát-nhã Ba-la-mật, hạnh tăng trưởng: quán 12 duyên đạt trí xuất thế ngay trong thế gian, lợi thuận nhẫn: nhẫn thứ ba trong năm nhẫn, nhẫn thứ hai trong mười nhẫn. Theo ba thừa, năm nhẫn: phục, tín, thuận, vô sanh, tịch diệt. Ba hiền đạt phục nhẫn; địa năm đạt tín nhẫn; địa sáu đạt thuận nhẫn; địa tám đạt vô sanh nhẫn; địa 10 đạt tịch diệt nhẫn.
Đoạn tám phân thành sáu phần:
- (9 hàng) nhờ nguyện lực, Bồ-tát gặp Phật, cúng dường.
- (6 hàng) nêu ví dụ chỉ rõ pháp.
- (2. hàng) pháp tu của Bồ-tát.
- (6 hàng) Bồ-tát lãnh thọ chức vị, giáo hóa chúng sanh.
- ( hàng) Bồ-tát dùng định gặp Phật.
- ( hàng kệ) nhắc lại pháp trên. Bồ-tát này hiểu rõ pháp duyên sanh, thành tựu trí thế gian xuất thế gian.
Địa viễn hành cũng có năm phần: tên: viễn hành: tu phương tiện Ba-la-mật, từ định tam không hiện trí không tạo tác, vào đời độ sanh. Địa này chuyên tu phương tiện Ba-la-mật vào đời độ sanh bằng ba giải thoát, không ra khỏi, không chìm đắm nuôi lớn tâm bi. Biểu pháp: Thiện Tài gặp Dạ thần ở đạo tràng của Phật: hành hạnh từ thể bồ đề. Khai phu thọ hoa: cấy trí không nở hoa hạnh Phổ Hiền, làm cho cây vô minh của chúng sanh nở hoa Phổ Hiền. Bồ-tát địa bảy trọn vẹn hạnh từ bi. Ngồi tòa sư tử báu trong lầu gác cây báu: cây báu: các hạnh, y báu; cây báu hình lầu gác: trí tùy hành. Tòa sư tử: hạnh vô quí. Thiện Tài đạt giải thoát quản đại hoan hỷ: Bồ-tát thành tựu từ bi vui vẻ độ sanh không sống trong tịnh nhiễm là giải thoát. Địa bảy là pháp bố thí, giải thoát là hạnh của địa bảy. Địa này đạt giải thoát ở trong thế gian tạo lợi ích cho chúng sanh nhưng không đắm nhiễm. Kinh dạy: Bồ-tát này viên mãn công dụng, đủ trí huệ. Địa một trọn vẹn ý nguyện bằng pháp Phật; Địa hai tâm không cấu nhiễm; Địa ba nguyện thù thắng đạt pháp sáng; Địa bốn nhập đạo; Địa năm tùy thuận thế gian; Địa sáu nhập pháp sâu xa; Địa bảy tu tất cả pháp Phật. Từ địa một đến địa bảy thành tựu trí dụng công; từ địa năm đến địa 10 thành tựu trí không dụng công. Nghĩa văn có hai ý: ý kinh, nghĩa văn. Ý kinh có 10 đoạn:
- (2 hàng kệ) (phân thành hai phần: 1) (20 hàng) nghe pháp địa sáu, đại chúng vui vẻ cúng dường; 2) (Còn lại) thỉnh thuyết pháp địa sau).
- (0, hàng) tu mười pháp hướng đến địa bảy.
- (. hàng) sự giống khác của mười địa.
- (7. hàng) 10 tam muội Thiện trạch.
- (12, hàng) các địa đủ ba nghiệp vượt trên nhị thừa.
- (9, hàng) đoạn có, không; hành ba nghiệp, nhập diệt định nhưng không chứng đắc.
- (11 hàng) dùng phương tiện vào đời nhưng an trụ pháp Phật.
- (29, hàng) nhờ nguyện lực Bồ-tát gặp Phật, lảnh thọ chức vị.
- (2 hàng) nhắc lại pháp trên (thiếu 1 đoạn).
Nghĩa văn đoạn hai phân thành ba phần:
1/ (1 hàng) tu mười pháp hướng đến địa bảy.
2/ (1 hàng) Bồ-tát vào đời độ sanh bằng 20 pháp.
3/ (17, hàng) Bồ-tát thành mười Ba-la-mật 37 phẩm trợ đạo. Tu ba tam muội không, vô tướng, vô nguyện nhưng không bỏ chúng sanh. Nhị thừa tuy tu không nhưng đoạn hoặc riêng mình, không lợi sanh, Bồ-tát cõi tịnh tu không, đoạn hoặc, sanh về cõi tịnh nghe pháp Phật, đủ oai lực vào đời nhưng còn phân biệt tịnh nhiễm qua lại. Như việc Bồ-tát ở cõi khác đến nghe pháp rồi trở về bổn quốc trong ba thừa. Trong nhứt thừa, Bồ-tát từ mê đạt pháp là ở cõi khác. Bồ-tát đạt ngộ không phải trở về bổn quốc.Vì cõi nước và thân hình là một, hành mọi hạnh là thể ba không: Sáu địa trước thành tựu tâm xuất thế, địa bảy thành tựu từ bi độ sanh, tuy hành pháp bình đẳng của Phật nhưng thích cúng dường Phật: tôn kính pháp thân bình đẳng, hành mọi hạnh, tịch dụng không ngại. Tuy nhập trí quán không nhưng thường tu tập phước đức: dùng trí quán không, hành mười Ba-la-mật. Tuy vượt trên ba cõi nhưng trang nghiêm ba cõi: thường vân ba cõi độ sanh. Tuy thấy không phiền não nhưng thường vì chúng sanh đoạn trừ phiền não: mười sử (như trước), 10 phược: không hổ, không thẹn, ngủ, hối, tiếc, ganh, ghét, mê ngủ, tức, che giấu. mười sử 10 phược làm duyên cho nhau (năm vị đoạn phiền phược như trước đã nói). Tuy biết các pháp như mộng huyễn như tùy tâm tạo nghiệp: dùng trí không thể tánh hóa hiện tạo nghiệp độ sanh. Tuy biết cõi nước như hư không nhưng luôn trang nghiêm cõi Phật: nghiệp không, cảnh tịch, bi trí trang nghiêm, bi trí không nương tựa, báo tướng như bóng. Tuy biết pháp thân Phật không tướng nhưng trang nghiêm thân tướng: dùng pháp thân không tướng làm thanh tịnh vọng nghiệp. Nghiệp vọng không còn, trí huệ thanh tịnh, không thuộc hữu vi như cõi Hoa Tạng. Tuy biết ba đời trong một sát na nhưng tùy thuận chúng sanh hành vô số hạnh: thể trí pháp thân không phân biệt thời gian. Vì nghiệp chúng sanh sai khác nên có kiếp số sai khác. Từ đó có sự tu tập trong một đời, ba đời, vô số kiếp. Bồ-tát dùng mười phương tiện, khởi trí huệ từ địa sáu nhập địa bảy. Địa bảy có 20 pháp: mười pháp hướng, mười pháp trụ.
– Đoạn ba phân thành bảy phần:
- (2, hàng) Bồ-tát Giải Thoát Nguyệt hỏi về 37 phẩm trợ đạo.
- (10 hàng) trả lời.
- (4, hàng) nhờ nguyện lực, Bồ-tát hành hai hạnh tịnh nhiễm nhưng không chấp.
- (40, hàng) nêu ví dụ.
- (6 hàng) địa bảy còn dụng công, địa tám không còn dụng công.
- (3, hàng) địa bảy không gọi là có hay không có phiền não.
7. (9, hàng) là thầy cứu đời. Phật tử! Bồ-tát địa bảy trọn vẹn các pháp bồ đề, các địa khác cũng thế: về tướng chung, đó là công năng tịch dụng không ngại của trí căn bản, về sự tu tập có 0 bồ đề tùy hạnh hơn kém sai nhau. Trong mười địa về thể chung có năm bồ đề: không vô tướng, trí Phổ Quang minh vô y trụ; nguyện lớn phát khởi trí bi đem lại lợi ích cho chúng sanh; tâm bi tùy thuận tịnh nhiễm nhưng không tịnh nhiễm; trọn vẹn trí bi muôn hạnh nhưng không tạo tác. Bồ đề: giác (thông đạt các pháp), vô thượng (nhứt thừa không phải ba thừa). Bồ đề không vô tướng: ba thừa một thừa đều chứng đắc, nhưng hạnh nghiệp hơn kém khác nhau, thể tánh là không tướng. Trí Phổ Quang minh vô y trụ: nhứt thừa đạt được. Trong mười tru, trụ thứ một an trụ nơi Phật an trụ, sanh vào nhà Phật, từ trí này tu tập các hạnh, tùy thuận căn tánh hành mười Ba-la-mật. 0 bậc thứ không ngoài trí này. Vì trí này không thể tánh, không thay đổi, không thuộc vọng tình (nhị tâm đã nói ở trước). Nguyện lớn phát khởi trí bi tạo lợi ích cho chúng sanh: các pháp không tự nhiên sanh, nên từ nguyện lực phát khởi trí bi. Các pháp không do cái khác sanh, là tướng không của trí nguyện; không cùng sanh: không hòa hợp; đủ nhân: nhân nguyện khởi bi trí. Vì vậy có câu: hạt giống Phật nhờ duyên sanh khởi. Ba thừa chấp tịnh, sanh về cõi tịnh, không dùng nguyện khởi trí hành bi. Nếu vào đời thì cho là giữ hoặc độ sanh, chỉ đạt không vô tướng, không đạt trí này. Nếu có nguyện hạnh thì lại cho rằng nhiều kiếp thành Phật. Trong nhứt thừa ngay địa tám đạt trí không dụng công còn sự chấp tịnh nên phải nhờ Ba-la-mật thứ tám để nhớ đến nguyện lực xưa. Các đức Phật gia hộ để nhớ đến mười nguyện lớn của vị hồi hướng. Tâm bi tùy thuận nhiễm tịnh nhưng không nhiễm tịnh: Sáu địa trước hành sáu Ba-la-mật đạt bồ đề thế – xuất thế, địa bảy dùng bồ đề đó vào đời độ sanh, viên mãn hạnh Phổ Hiền nhưng không đắm nhiễm như hoa sen trong bùn, không tham lạc, không kiêu ngạo, Bồ-tát ba thừa không sánh bằng. Trọn vẹn trí bi muôn hạnh nhưng không tạo tác: về tướng chung, thể trí thời gian giống nhau, về tướng riêng, mười tru… mười hồi hướng đạt một phần trí hạnh đồng thể tánh Như Lai. Sáu địa trước nuôi lớn hạnh nguyện bằng thiền, địa bảy vào đời độ sanh nhưng không nhiễm, địa tám vào đời độ sanh nhưng không thấy có chúng sanh để độ, không dụng công nhưng hiện khắp (pháp mười địa tu tập, mười địa so với các vị như trước đã nói).
Đoạn bốn phân thành bốn phần:
1. (4, hàng) đạt 10 tam muội.
2. (1, hàng) 10 tam muội hơn nhị thừa; (ở đây nói là hơn ba thừa. Nếu chỉ hơn nhị thừa thì không đúng với ý nghĩa của bộ kinh). Bồ-tát này nhập định thiện quán trạch: nhập định của cõi sắc, vô sắc, Thanh văn, Độc giác, một thừa, ba thừa. Định Thiện trạch nghĩa: phân biệt nghĩa thế xuất thế, đúng sai. Định tối thắng huệ: trí của Phật nhứt thừa. Định phân biệt nghĩa tạng: tạng tiểu thừa, đại thừa, nhứt thừa. Định như thật phân biệt nghĩa: hiểu đúng các pháp. Định thiện trụ kiên cố căn: không thoái chuyển. Định trí huệ thần thông môn: từ trí khởi thần thông. Định pháp giới nghiệp: tâm cảnh động tịnh đều là chơn như. Định Như Lai thắng lợi: trí không suy xét, tùy thuận giáo hóa chúng sanh nhưng không thấy đến đi qua lại. Định chủng chủng nghĩa tạng: thông đạt các pháp. Định sanh tử Niết-bàn: trong Niết-bàn có sanh tử, sanh tử là Niếtbàn. Tịch dụng đều chơn, không ngã nhơn, tùy thuận lợi sanh. Phần ba, bốn như kinh.
Đoạn năm phân thành năm phần:
- (2, hàng) thân ngữ ý hành hạnh không tướng.
- (2 hàng) Giải Thoát Nguyệt hỏi.
- (2, hàng) Kim Cang Tạng trả lời.
- (2, hàng) nêu ví du.
- (3 hàng) tự lực của địa này vượt ba thừa.
Đoạn sáu phân thành năm phần:
- (2, hàng) không trụ không, không chứng Niết-bàn, luôn hành hạnh độ sanh.
- (1 hàng) Giải Thoát Nguyệt hỏi.
- (2 hàng) nhập định diệt tận nhưng không chứng.
- (2 hàng) ba nghiệp thanh tịnh nhưng không chứng tịch diệt.
- (2 hàng) nêu ví dụ.
Đoạn bảy như kinh. Thiên: trời của ba cõi. Long: rồng thế gian. Dạ xoa: khổ hoạt, tư sát, tiệp tật. Càn-thát-bà: thực hương, tầm hương, tìm thức ăn trong nghi lễ. A-tu-la: thuộc cõi trời, không có khoái lạc cõi trời. Ca-câu-la: bi khổ thinh, ăn rồng sống, chim cánh vàng. Khẩn-na- la: nghi thần, trên đầu có sừng, người không biết là gì. Ma-hầu-la: hung phúc hành: súc sanh, loài rồng, phi nhơn: loài quỉ. Đế thích: năng chủ; phạm vương: vua cõi thiền thứ một. (… như trong kinh).
Đoạn tám phân thành sáu phần:
- (12 hàng) Bồ-tát gặp Phật cúng dường.
- (, hàng) ba thừa không sánh bằng.
- (2, hàng) pháp tu.
- (4, hàng) lãnh thọ chức vị, là thầy của chúng sanh.
- (6 , hàng) nhờ trí lực đạt tam muội.
6. (2 hàng kệ) nhắc lại pháp trên. Bồ-tát địa này vào đời độ sanh bằng mọi phương tiện, trí bi tác dụng nhau thêm viên mãn. Trí bất đối vạn hạnh nhi hành: trí có dụng công, thuộc ba thừa vạn hạnh bất đắc trí nhi hành: còn hạn lượng, ngăn ngại, là hạnh của trời người, ngoại đạo.