TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 25

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

Nghĩa văn: dùng trí giải thoát không chướng ngại độ chúng sanh đạt Niết-bàn quán đúng pháp, đủ trí huệ phương tiện huyền xảo đều từ công dụng của trí căn bản. Tu hành: tu định phương tiện ngày đêm siêng năng nghe chánh pháp. Thích pháp: đạt trí, không lo buồn. Lạc pháp: không sanh tử. Y pháp: nương tựa trí Như Lai. Tùy pháp: tùy thuận giải pháp đúng. Giải pháp: hiểu nghĩa đệ nhứt; thuận pháp: thuận chánh trí. Đáo pháp: đạt Niết-bàn vào sanh tử độ sanh, đưa chúng sanh đến Niếtbàn. Nghe một bài kệ được vô số báu vật trong ba ngàn cõi và làm vua chuyển luân: pháp thế gian không thoát khỏi sanh tử. Đoạn ba phân thành chín phần:

  1. (1, hàng) trụ thiền thứ nhứt.
  2. (1 hàng) trụ thiền thứ hai.
  3. (2 hàng) trụ thiền thứ ba.
  4. (1 hàng) trụ thiền thứ tư.
  5. (1 hàng) định không xứ.
  6. (1 hàng) định thức xứ.
  7. (1 hàng) định vô sở hữu xứ.
  8. (1 hàng) định phi hữu tử.
  9. (Còn lại) tâm nương định (thể định của pháp giới).

Địa này thoát khỏi ba cõi, nhập định thể không tạo tác của pháp giới. Tuy tu bốn thiền nhưng tùy thuận pháp tánh không nương tựa, đoạn trừ tập nhiễm của ba cõi, trí sáng hiển hiện như việc luyện vàng. Tùy trí thể pháp thân vốn không tăng giảm. Bồ-tát huyền giáo đạt tám thiền, vượt khổ ba cõi sanh về cõi tịnh. Người hành hạnh từ bi lại là giữ hoặc độ sanh. Thinh văn la hán đạt tám thiền, tu định thứ chín, dùng trí không để hủy thân. Bồ-tát nhứt thừa tu tập tám thiền biết rõ pháp thế gian không thể tánh, thành tựu diệu dụng của nhứt thiết trí, hiểu rõ thể của ba cõi, tự tại không sanh diệt, phát khởi trí sáng, biết pháp thế gian. Địa một tu thí Ba-la-mật an trụ thế gian. Địa hai tu giới Ba-la-mật làm thanh tịnh thế gian. Địa ba tu tám định vượt khỏi thế gian. Địa , , 6 tu trí thế gian ngay trong xuất thế, địa 7, , 9 vào thế gian thành tựu bi trí. Địa mười trọn vẹn bi trí thành Phật. Về lý trí không có thứ lớp về sự tu tập đoạn hoặc đạt trí có sự thành thực chưa thành thục sâu cạn khác nhau. Đoạn bốn: tu bốn tâm rộng lớn. Đoạn năm tu thành sáu phần:

  1. (6 hàng) thần thông.
  2. (2 hàng) thiên nhĩ thông.
  3. (7 hàng) tha tâm thông.
  4. (hàng) túc mạng thông.
  5. (7, hàng) thiên nhẫn thông.

Bồ-tát đạt năm thông chưa trọn vẹn bi trí như bổn nguyện đủ hạnh Phổ Hiền, khác với Bồ-tát cõi tịnh và nhị thừa không chúng lậu tận thông vì tự tại vào sanh tử (như việc đạt sáu thông nhưng chưa hết lậu hoặc trong kinh Tịnh Lộ).

6. (2 hàng) thọ sanh không bằng sức định.

– Đoạn sáu phân thành sáu phần:

  1. (6, hàng) Bồ-tát gặp Phật, nghe pháp cúng dường.
  2. (, hàng) quán pháp, thoát khỏi sự trói buột.
  3. (3 hàng) dùng việc luyện vàng để ví Bồ-tát đạt trí sáng.
  4. (3 hàng) 13 tâm thanh tịnh sáng suốt.
  5. (1, hàng) pháp tu của vị này.
  6. (10, hàng) Bồ-tát lãnh thọ quả vị, nương định gặp Phật. Đoạn bảy như kinh.

Địa Diệm huệ cũng có năm phần: tân: địa Diệm huệ: địa trước tu tám thiền đạt trí vượt khỏi ba cõi. Địa này tu 37 phẩm trợ đạo, quán sát rõ về thân thọ tâm pháp. Địa trước nhờ định phát huệ địa này nhờ quán 37 phẩm trợ đạo, trí không nương tựa càng hiện sáng. Địa này tu tinh tấn Ba-la-mật. Biểu pháp: Thiện Tài gặp Dạ thần: phổ cứu nhứt thiết chúng sanh diệu đức đạt giải thoát: hiện khắp thế gian, độ thoát chúng sanh. Dạ thần này ở trong hội chúng như Dạ thần trước. Địa hai, tánh giới không tạo tác là thể bồ đề, nhẫn tinh tấn Ba-la-mật là hạnh bồ đề, là hạnh của muôn hạnh, 37 phẩm trợ đạo là hạnh bồ đề. Vị này dùng thể bồ đề quán thân thọ tâm pháp, thành tựu trí thế gian Dạ thần phổ cứu… 37 phẩm trợ đạo là phương tiện độ sanh của các đức Phật ba đời, là phương tiện để các đức Phật đạt trí cứu cánh, tăng trưởng trí huệ. Diệu đức: 37 phẩm trợ đạo hiển hiện trí vi diệu của mình người. Ba địa trước tu giới định nhẫn đạt tâm xuất thế. Địa này dùng 37 phẩm trợ đạo hiện rõ trí huệ. Giải thoát hiện khắp thế gian… 37 phẩm trợ đạo là pháp tu của ba thừa, một thừa. Địa này đạt giải thoát: hiểu rõ ba cõi có cùng một tướng. Về tướng riêng, Bồ-tát đạt trí huệ bằng 37 phẩm trợ đạo, đối trị tập nhiễm, vượt khỏi ba cõi của địa ba. (Việc trừ phiền não như các địa đã nói). Nghĩa văn có hai: ý kinh, nghĩa văn. Ý kinh: Bảy đoạn:

  1. (12 hàng kệ) đại chúng nghe pháp vui vẻ, xin thuyết pháp địa sau.
  2. (6, hàng) tu mười pháp nhập địa bốn.
  3. (37, hàng) tu 37 phẩm trợ đạo.
  4. (, hàng) đối trị thân kiến.
  5. (1 hàng) nhờ trí đạt lợi ích nhu hòa.
  6. (30 hàng) gặp Phật.
  7. (3 hàng kệ) nhắc lại pháp trước.

– Đoạn một phân thành hai phần:

  1. ( hàng) nghe pháp địa ba, đại chúng vui vẻ cúng dường.
  2. (Còn lại) đại chúng thỉnh thuyết pháp địa bốn (rõ như trong kinh).

– Đoạn hai phân thành hai phần:

  1. (2, hàng) tu mười pháp nhập địa lớn.
  2. (Còn lại) tên mười pháp tu mười pháp hiểu rõ thế xuất thế giống nhau.

– Đoạn ba phân thành chín phần:

1/ (1, hàng) sanh vào nhà Phật bằng mười trí (sự giống khác của các vị rõ như trước).

2/ (, hàng) đạt trí huệ của địa này bằng mười pháp (tam bảo ở phần này khác với tam bảo ở thế gian. Phật: quán pháp tánh không tánh của ba cõi; pháp: hiểu rõ sáu tướng của ba cõi; tăng: tự tu và độ chúng sanh đạt chơn như pháp lạc quán sự thành hoại của thế gian do nghiệp sanh diệt, pháp giới không thành hoại. Quán sanh tử Niết-bàn: sanh tử Niết-bàn không thể tánh. Quán cõi nước chúng sanh do nghiệp: xưa nay không có. Quán quá khứ vị lai không sở hữu ba đời vốn không bình thường).

3/ (6 hàng) quán thân thọ tam pháp quán thuận: nội thân (lục phủ ngũ tạng) không ngã. Cần dũng: siêng năng quán sát. Niệm tu: không quên; từ tham ưu thế gian: quán nội thân không ngã, đoạn từ tham dục phiền não. Thuận quán ngoại thân (da gân răng móng) không ngã, do vọng nghiệt sanh, không thật. Thể tánh của nghiệp không: người trí kẻ ngu đều không ngã, động tịnh tùy trí, trong ngoài không nương tựa, siêng năng ghi nhớ, từ năm lợi sử. Thuận quán nội thân ngoại thân đều không ngã như hư không không nắm bắt được. Thọ, tâm, pháp cũng thế.

4/ (, hàng) tu bốn chánh cần: dục định đoạn hành: chánh quán bốn niệm xứ (có giác quán) đoạn năm lợi sử và sắc thọ tưởng hành thức, đoạn trừ hoặc chướng của ba cõi. Thành tựu thần túc: thần túc của như thiên cõi dục là quả của mười thiện bậc hạ. Vị này đạt thần túc bằng một phần trí pháp tánh nên vượt hơn ba thừa, hai thừa, ba cõi. Quán lạnh bằng lý trí thành tựu trí sai biệt, trọn vẹn hạnh nguyện từ bi. Y chỉ yểm: không chấp pháp ác thế gian. Y chỉ ly: tánh không đắm trước. Ychỉ diệt: diệt các pháp ác. Hồi hướng ư xả: đạt nơi không nương tựa, bỏ đúng sai, đạt trí siêng năng tu hành cứu hộ chúng sanh. Cần định, tâm định, quán định cũng như trước.

5/ (2, hàng) tu năm căn: các pháp y chỉ yểm… thể đối trị. (Rõ như trong kinh).

6/ (2, hàng) tu năm lực: cũng như trên.

7/ (3, hàng) tu bảy giác phần (như trên). Phân biệt đúng sai: trạch giác phần luôn tự lợi lợi người: tinh tấn giác phần; đạt pháp lạc, chúng sanh cần gì vui vẻ đáp ứng: hỷ giác phần; vui với pháp lạc, không lo khổ: ỷ giác phần; quán trong ngoài bằng trí, không chạy theo cảnh: định giác phần; đoạn trừ thân biến kiến mình người, thấy thân thọ tâm pháp đều không chỗ tựa: sẽ giác phần; không phân biệt tâm cảnh, sống bằng trí: niệm giác phần.

8/ (3 hàng) tám chánh đạo: biến tám tà đạo thành tám chánh đạo.

9/ (, hàng) quán mười pháp, không bỏ chúng sanh (rõ như trong kinh) bốn vô úy, 1 pháp phất cộng, tướng tốt, cõi Hoa Tạng, âm thinh như đã nói ở các phần trước.

– Đoạn bốn phân thành hai phần:

  1. (3 hàng) dùng bốn niệm xứ đối trị thân kiến….
  2. (Còn lại) biết sự khen chê về nghiệp của Như Lai chúng sanh tạo nghiệp lưu chuyển sanh tử, bị Phật chê trách tự quán nghiệp, dùng phương tiện vào sanh tử độ sanh, thuận đạo Bồ-tát được Phật khen ngợi.

– Đoạn năm phân thành bốn phần:

  1. (, hàng) Bồ-tát tu tập đạt mười lợi ích.
  2. (2 hàng) hiểu ý của người thuyết giảng vô chu lâm hạnh. Không bị vô minh che lấp.
  3. (4, hàng) đạt mười tinh tấn tạo sự kiên cố của địa này và sự 16 tương hợp của địa sau.
  4. (3 hàng) tâm thanh tịnh được Phật ủng hộ.

– Đoạn sáu phân thành tám phần:

  1. ( hàng) nhờ nguyện lực Bồ-tát gặp Phật cúng dường.
  2. ( hàng) gặp Phật phụng sự, tăng trưởng trí.
  3. (6 hàng) dụ luyện vàng.
  4. (2, hàng) hạnh của vị này.
  5. ( hàng) Bồ-tát lãnh thọ chức vị.
  6. (2 hàng) Bồ-tát chỉ dạy chúng sanh.
  7. (3 hàng) từ nghiệp báo Bồ-tát nhập định, thấy thần lực Phật.
  8. (2 hàng) nhờ nguyện lực gặp Phật.

– Đoạn bảy phân thành hai phần:

  1. (2 hàng kệ) Bồ-tát thanh tịnh pháp địa ba nhập địa bốn.
  2. (Còn lại) nhắc lại pháp trên. 62 kiến có trong thân kiến nguyên quán thân thọ tam pháp vô ngã, đạt sự hiểu biết như Phật, sanh vào nhà Phật (62 kiến như ở trước đã nói).

Địa nan thắng: cũng có năm phần: tên: địa nang thắng: từ thiền Ba-la-mật tu bốn tâm rộng lớn, thông đạt pháp thế gian, các địa trước không sánh bằng. Địa này tu thiền ba, bốn mặt. Biểu pháp: cách nơi này không xa có Dạ thần tên Tịch Tịnh âm hảo, ngồi tòa sen báu, Thiện Tài đạt giải thoát niệm xuất sanh quản đại hỷ trang nghiêm. Không xa: từ thể bồ đề thành thiền Ba-la-mật. Tịch tịnh âm hải: thiền: tịch tịnh; âm hải: định phát huệ. Ngồi tòa sen báu: không nhiễm, hành hạnh bằng thiền không tạo tác. Giải thoát niệm niệm… Thể của thiền không tạo tác là pháp giới ở trong sanh tử hành mọi hạnh, vui vẻ không lo khổ, trang nghiêm định huệ, không chấp tịnh loạn. Nan thắng: dùng thể định biết rõ pháp thế gian không định loạn vượt khỏi hoặc chướng ba cõi nhưng không chứng Niết-bàn, biết ba cõi Niết-bàn không hư hoại bằng trí không nương tựa. Tên dạ thần, pháp tòa đều biểu hiện thể tánh không tạo tác, không nương tựa của thiền Bồ-tát. Từ thiền hành mọi hạnh. Thiện Tài hỏi; tu hạnh gì phải thoát, về cảnh giới nào, dùng phương tiện gì, quán pháp gì; dạ thần đáp: ta phát khởi tâm thanh tịnh bình đẳng vui vẻ, đoạn cấu nhiễm thế gian, nương tâm không thoái chuyển… nghĩa là với người tham dục, Bồ-tát dạy ta định tịch tịnh; Với người tham hai cõi trên Bồ-tát dạy nhập pháp tánh thiền, đạt công dụng độ sanh bằng trí, không riêng tưởng pháp lạc. Dạ Thần ngồi tòa sen, vô số dạ thần bao quanh: pháp tánh rộng lớn cùng khắp, về tướng chung, địa này cũng thoát khỏi ba cõi, nhưng về tướng không, từ thiền Ba-la-mật đạt giải thoát hai cõi trên đối trị hoặc chướng vi tế của hai cõi ấy. Vì thế trong pháp nhứt thừa, trí văn bằng là pháp tiến tu, trí không tạo tác là thể của thiền, vượt trên định hai cõi, đạt thiền không tạo tác, đủ công dụng hợp pháp giới. Nghĩa văn có hai: ý kinh, nghĩa văn, ý kinh:1 đoạn:

  1. (19 hàng kệ) nghe pháp địa bốn, đại chúng vui vẻ cúng dường, xin thuyết pháp địa sau.
  2. (10 hàng) tu mười tâm bình đẳng nhập địa năm.
  3. (6 hàng) an trụ địa năm bằng 12 pháp.
  4. (1, hàng) biết rõ mười đế.
  5. (2 hàng) thường yêu chúng sanh.
  6. (6,hàng) dùng trí quán chúng sanh, tùy thuận độ thoát.
  7. ( hàng) Bồ-tát biết chúng sanh vì ngu si nên khổ đau trôi nổi.
  8. (, hàng) biết chúng sanh khổ đau, dùng sức mình chở dạy để chúng sanh đạt mười lực Như Lai.
  9. (, hàng) dùng trí huệ quán sát chúng sanh có căn lành, dạy chúng sanh đạt Niết-bàn.
  10. (17 hàng) biết rõ các pháp.
  11. (, hàng) độ sanh bằng bốn nhiếp pháp và cầu pháp thù thắng.
  12. (11, hàng) đủ tài nghệ thiện xảo thế gian để độ sanh.
  13. (32, hàng) gặp Phật, lãnh thọ chức vị.
  14. ( hàng kệ) nhắc lại pháp trên.

– Đoạn một phân thành hai phần:

  1. (17 hàng kệ) đại chúng nghe pháp vui vẻ cúng dường.
  2. (Còn lại) Bồ-tát Giải Thoát Nguyệt vì đại chúng thỉnh thuyết địa năm.

Đoạn hai như kinh (địa này đoạn nghi của kiến đạo. Địa sáu đạt trí thế gian ngay trong xuất thế gian, ác độc không xâm nhập được, tất cả tà vạy đều thành trí huệ… các địa khác như đã nói ở trước).

– Đoạn ba như kinh. Đoạn bốn phân thành hai phần:

  1. (6 hàng) biết rõ mười đế.
  2. (Còn lại) hiểu nguyên nhân của các đế. (mười đế ở đây khác ba thừa).

Đoạn năm như kinh. Đoạn sáu: quán các đế không tướng, đạt trí không ngã nhơn, không bỏ chúng sanh, hiểu rõ chúng sanh do duyên sanh, thể tánh của duyên là không (như kinh). Đoạn 7, , 9, 10 như kinh.

Đoạn 11 phân thành hai phần:

  1. (6, hàng) độ sanh bằng mười pháp (như kinh).
  2. (Còn lại) luôn giáo hóa chúng sanh.

– Đoạn 12 như kinh: ấn tỷ ấn chú: như vua dùng ngọc là tỷ, dùng đồng sắt gỗ làm ấn. Đoạn 13 phần thành 11 phần:

  1. Nhờ nguyện lực gặp Phật.
  2. Cùng dường.
  3. Cung kính nghe pháp, tùy khả năng tu tập.
  4. Xuất gia nghe pháp lãnh thọ.
  5. Tu tập các pháp lành.
  6. Đạt trí sáng như luyện vàng.
  7. Các địa trước không sánh bằng.
  8. Làm vua cõi đâu sắc.
  9. Nhập ngàn sức định, hiện ngàn ức thân, gặp ngàn ức Phật.
  10. Nhờ nguyện lực.
  11. Kim Cang Tạng nói kệ.

Đoạn 1 như kinh. Địa này dùng thể thiền định đối trị chướng ngại tịnh loạn của ba cõi, đạt lý không ra khỏi không chìm đắm ba cõi của thiền, không thích chán, tự tại, dùng định làm công năng vi diệu để vào đời.

Địa Hiện Tiền cũng có năm phần: tên; Hiện tiền: hiển hiện trí thế xuất thế, quán sát sâu 12 duyên, đạt mười định. Địa này chuyên tu Bátnhã Ba-la-mật. Biểu pháp: Thiện Tài gặp Dạ thần Thủ hộ nhứt thiết thành tăng trưởng oai lực ở đạo tràng bồ đề, ngồi tòa sư tử báu, vô số Dạ thần bao quanh, hiện vô số thân độ sanh, đạt giải thoát Thậm thâm tự tại diệu âm. Thủ hộ… kinh dạy: “Thiện nam tử! Ta ở trong sanh tử vô minh của chúng sanh mà giác ngộ, mong chúng sanh bỏ thành ba cõi, trụ thành nhứt thiết trí. Ở đạo tràng bồ đề: hành hạnh bằng thể bồ đề. Ngồi tòa sư tử báu: thể tòa là trí sai biệt, hạnh quả tương xứng. Vô số dạ thần bao quanh: hạnh rộng lớn. Hiện vô số thân: tùy chúng sanh hiện thân độ thoát. Đạt giải thoát thậm thâm… với trí tự tại, Bồ-tát nêu giáo hạnh để chúng sanh tu tập đúng. Địa này cũng giải thoát ba cõi, trí tự tại, phân biệt rõ tịnh nhiễm, tùy thuận vô sanh nhẫn, dùng trí huệ xuất thế nhập trí huệ thế gian, tùy thuận thế gian nhưng không hoại pháp vô sanh. Địa bảy bắt đầu tu tập, địa 10 viên mãn bi trí. Về vô sanh, mười tru cũng đạt, về sự viên mãn tất cả giống nhau tuy vô số kiếp tu tập trong thế gian nhưng hiểu rõ sáu tướng. Nếu thấy có sự hơn thua thì trái với bản thể. Vì lý sự là một, đủ sáu tướng. Nghĩa văn có hai: ý kinh, nghĩa văn. Ý kinh có chín đoạn:

  1. (1 hàng) (phân thành hai phần: 1) (17 hàng) đại chúng nghe pháp vui mừng cúng dường; 2) Giải Thoát Nguyệt thỉnh thuyết pháp địa sau).
  2. (9 hàng) tu mười pháp bình đẳng hướng đến địa sáu.
  3. Quán thuận nghịch về 12 duyên.
  4. (7, hàng) quán 12 duyên không thể tánh, đạt giải thoát không.
  5. (10, hàng) quán 12 duyên, tu hạnh từ bi.
  6. (6, hàng) đạt 10 tam muội không, vô tướng, vô nguyện.
  7. (9, hàng) tu tập tâm kiên cố, nhập trí Phật.
  8. (27. hàng) gặp Phật.
  9. ( hàng kệ) nhắc lại pháp tên.

– Đoạn ba phân thành mười phần:

1) (1. hàng ) quán sát sự thọ sanh nơi thế gian đều do chấp ngã, đoạn ngã thì không sanh. Vì có ngã nên thấy có không, tạo vô số nghiệp ác Tà đạo: 9 ngoại đạo; Tội hành; ba cõi ác; phước hành; trời người; Bất động hành: Tám thiền của sắc vô sắc, ba quả tiểu thừa còn phần đoạn sanh tử, quả thứ bốn và Bồ-tát cõi tịnh còn biến dịch sanh tử. Tích tập tăng tưởng: Ba cõi ác tích tập nghiệp ác. Cõi dục tích tập nghiệp thiện hữu vi, các cõi trên tu tám thiền hữu lậu; Thanh văn Duyên giác Bồ-tát cõi tịnh tích tập nghiệp thanh tịnh, thành tựu thân biến dịch sanh tử; Bồ-tát nhất thừa tích tập tăng trưởng bi trí của Phật. Tuy cùng là 12 duyên như sự quán sát khác nhau. Với phàm phu, 12 duyên tạo nghiệp ác; với nhị thừa, 12 duyên trống không, không thể tránh đều phục phiền não hiện hành, đạt vô lậu hữu vi. Bồ-tát cõi tịnh tu bốn đế, 12 duyên, sáu Ba-la-mật sanh về cõi tịnh. Bồ-tát nhứt thừa từ trí Phật tu mười Bala-mật, 37 phẩm trợ đạo, thành tựu nhứt thiết chân nhất thiết trí trí, rộng lớn như pháp giới, cứu cánh như hư không, viên mãn bi trí Phật, thành tựu trí pháp giới tánh không, dùng biển sanh tử làm đạo tràng, đạt vô số cõi Phật, cõi chúng sanh vào một lỗ chân lông. Pháp duyên sanh vốn không thể tránh, chúng sanh chấp trước, Thánh hiền than trách, chúng sanh trôi mãi trong sanh tử vẫn không hay biết, nhọc công các Bồ-tát. Vì thế các ngài tùy thuận lý tánh, đoạn trừ kiêu ngạo, biểu nghiệp thức, dùng trí mở ba cõi, tùy thuận chúng sanh, hiện thân độ thoát nhưng không chìm đắm trong sanh tử. Kinh dạy: gieo hạt giống tâm trong các hạnh, hạt giống thức trong ruộng nghiệt là hữu thủ, hủ lậu. Có 7 lậu: kiến; các căn; vọng; ác; thân cận; ái; niệm, tạo đời sau (như kinh) vô minh che lấp: che lấp trí căn bản, chạy theo cảnh mê mờ nên khổ, giác ngộ thì không khổ, hiểu rõ mọi thứ điều không. Có khổ đau mới cầu pháp giải thoát. Nếu không khổ thì không tinh lời Phật.