TỪ-ĐIỂN PHẬT HỌC
tìm kiếm theo điều kiện
Tìm chính xác mục từ
Tìm kiếm theo mục từ
Tìm kiếm trong nội dung mục từ
Filter by Custom Post Type
Tìm kiếm theo từ điển
Từ Điển Phật Học Thiện Phúc (Anh - Việt)
Phật Học Đại Từ Điển
Phật Học Từ Điển Thiện Phúc (Sanskrit – Pali – Việt)
Từ Điển Phật Học Thiện Phúc (Việt - Anh)
Từ Điển Đạo Uyển
Phật Học Từ Điển (Anh – Việt)
Từ Điển Thuật Ngữ Phật Học Hán Ngữ
Từ-điển Thiền và Thuật Ngữ Phật Giáo Thiện Phúc [Anh - Việt]
Phật Quang Đại Từ Điển
Từ Điển Thiền Và Thuật Ngữ Phật Giáo
Thuật ngữ Phật học Anh Hán
Từ Điển Pali - English
Từ Điển Phật Học Việt - Anh Minh Thông
Concise Pali-English Dictionary
Từ Điển Phật Học Việt - Việt
Phật Học Từ Điển Thiện Phúc
Tự Điển Pāli-Việt Giản Lược
Từ-điển Thiền và Thuật Ngữ Phật Giáo Thiện Phúc (Việt - Anh)

Thử tìm từ: 默理龍華會bất động Phậtmộc hoạn kinhPrajāpaya-Viniscaya-Siddhi ...

tam luân thể không

Phật Quang Đại Từ Điển

(三輪體空) Thể của 3 luân là Không. Tức là khi thực hành pháp bố thí, Bồ tát phải thấu suốt thể của người bố thí, người nhận sự bố thí và vật dùng để bố thí đều là không để phá trừ tướng chấp trước. 1. Thí không: Người bố thí thấu rõ thân mình vốn không, đã biết thân ta là không thì không có tâm mong cầu phúc báo.2. Thụ không: Đã thấu suốt vốn không có người bố thí thì cũng chẳng có người nhận sự bố thí, vì thế không sinh ý tưởng kiêu mạn. 3. Thí vật không: Vật tức là tiền bạc, của cải, vật báu… đã thấu suốt tất cả đều không thì tài vật dùng để bố thí cũng là không, do đó không sinh tâm tham lam hối tiếc. [X. Năng đoạn kim cương bát nhã ba la mật đa kinh thích Q.thượng]. (xt. Tam Luân Tướng). TAM LUÂN TƯỚNG Ba tướng luân. Chỉ cho người bố thí, người nhận sự bố thí và vật để bố thí. Tướng Tam luân tồn tại trong ý tưởng gọi là Hữu tướng tam luân. Diệt Tam luân này, trụ nơi vô tâm mà thực hành pháp bố thí thì đó là Thí ba la mật tam luân thanh tịnh. Theo Kim cương bát nhã ba la mật kinh chú giải, người đời làm việc bố thí tâm mong cầu quả báo, đó là trước tướng; nhưng Bồ tát tu hành bố thí thì thấu suốt Tam luân thể không, nên không chấp tướng. Pháp giới thứ đệ quyển hạ (Đại 46, 686 trung) nói:Nếu khi thực hành bố thí mà thấy người thí, người nhận và vật thí đều là không, bất khả đắc, thì vào được Thực tướng chính quán. Cho nên Tam luân tướng có chia ra thô và tế. Tự thân người bố thí khởi tâm kiêu mạn, đối với người nhận sự bố thí thì có ý nghĩ yêu ghét, đối với vật bố thí thì sinh tâm hối tiếc, đó là Tam luân tướng thô, chưa đạt được lí vạn pháp như huyễn. Còn người chấp thực ngã, thực pháp mà bố thí thì là Tam luân tướng tế. [X. kinh Đại bát nhã ba la mật Q.192]. (xt. Tam Luân Thể Không).

error: https://tangthuphathoc.net/