TAM BẢO CẢM ỨNG LƯỢC YẾU LỤC
Thích Tử Phi Trược ghi tập.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
LỜI TỰA
Tam bảo cảm ứng yếu lược tức lấy vị cảm ứng của Linh cảm ứng là thuộc Phật Bảo, cảm ứng của Tôn Kinh là thuộc Pháp Bảo, và cảm ứng của Bồ-tát là thuộc Tăng Bảo. Thật là chủ chốt của trong đời mạt Phật uế trược, là khuôn phép của sự đoạn ác tu thiện. Phàm, đức tin là sự tích tụ công đức nguồn đạo. Công hạnh là nền tảng của yếu lộ giải thoát. Đạo thấu đạt cả ba ngàn, khuyên răn người sau kính tin, giáo trùm khắp trăm ức, chỉ bày vết tích cho thời tượng pháp. Nay lược nêu bày cương yếu, thô thiển nêu dẫn các điềm kì đặc. Duyên này nếu bị rơi lạc thì tương lai không u cứ. Nên chọn làm ba tụ, phân thành ba quyển, để khiến thấy hiếu vậy.
QUYỂN THƯỢNG
1- Cảm ứng của Tôn tượng Đức Phật Thích-ca bằng vàng và bằng gỗ do vua Ưu điền và vua Ba-tư-nặc tu tạo.
(Rút từ kinh A-hàm Quán Phật tạo tượng Du lịch Kỷ luật và Tây quốc truyện, chỉ, cáo, v.v…)
Sau khi thành tựu đạo quả tám năm, Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai nghĩ suy muốn báo đáp thâm ân của Thánh mẫu Ma Da, bèn từ chùa Kỳ hoàn, lên đến cung trời Đao-lợi, ở trong Thiện Pháp Đường. Đức Phật ngồi kiết già trên Kim Thạch. Khi đó, Thánh mầu Ma Da toả phóng hai luồng sữa đượm nhuần vào môi Đức Thế Tôn, phô bày duyên mẹ con. Đức Phật vì Thánh mẫu mà thuyết pháp.
Bấy giờ bốn chúng đệ tử Phật ở nhân gian không thấy đức Như Lai, nêu sinh lòng khát ngưỡng buồn rầu như mắc phải chịu tang cha mẹ, tợ mũi tên bắn găm vào tim, bèn cùng nhau sang đến chỗ Đức Thế Tôn, họ càng gấp bội sự buồn thương, chẳng thể tự cản ngăn, liền hỏi cùng Tôn giả A-nan rằng: “Ngày nay, Đức Như Lai hiện ở đâu?” Ngài
A-nan đáp: “Tôi cũng không biết!” Hai vua nghĩ muốn được thấy Đức Như Lai, bèn cảm mắc khổ hoạn. Khi đó, vua Ưu Điền ban sắc mời gọi tất cả các bậc thầy thợ tài giỏi ở trong cõi nước lại mà bảo rằng: “Nay ta muốn tạo Tôn tượng đức Phật”. Những người thợ khéo giỏi tâu cùng vua rằng: “ Chúng tôi không thể tạo tác Diệu tướng của Đức Phật. Giả sử như thời Tỳ-thủ-yết-ma mà có tạo tác cũng không thể tương tợ đức Như Lai. Nếu chúng tôi có vâng mạng lệnh thì chỉ có thể mô phỏng tướng một phần nhỏ trên búi tóc ngọc hào. Ngoài ra, các thứ tướng hảo quang minh oai đức khó kịp. Vậy ai có khả năng tạo tác ư? Lúc Đức Thế Tôn đến Pháp hội, với hình tượng tạo tác như có sai lầm thì thanh danh chúng tôi thảy đều mất cả.” Họ trộm cùng nhau bàn tính không dám tạo tác. Họ lại tâu cùng vua rằng: “Nay tạo Tôn tượng nên dùng toàn gỗ chiêu Đàn thuần sắc tía. Văn lý thể chất thãy đều kín chắc. Chỉ là hình tượng Tôn tượng là đứng hay ngồi, cao thấp như thế nào?” vua đem việc ấy hỏi các Quan thần. Có Quan có trí tuệ tâu vua rằng: “Nên tạo Tôn tượng ngồi, vì tất cả chư Phật chứng đắc đạo quả Bồ-đề, chuyển vận bánh xe chánh pháp, hiện các thần biến, làm mọi Phật sự thảy đều ngồi cà. Nên tạo Tôn tượng ngồi Kiết già trên tòa sư tử”. Khi ấy trời Tỳ-thủyết-ma biến hóa thân làm người thợ mang các dụng cụ khắc chạm đến nơi cửa Thánh, tâu vua rằng: “Nay tôi muốn vì Đại Vương tạo tác Tôn tượng Phật”. Trong tâm vua rất mừng, cùng quan thần làm chủ kho tàng đến trong kho tàng chọn lấy gỗ hương, vua dùng vai vác mang cùng nâng đở, bảo cùng người thợ rằng: “Nhân giả vì tạo Tôn tượng, cần nên tương tợ cùng hình tượng Đức Như Lai vậy”. Khi đó, Tôn giả Đại Mụckiền-liên cầu thỉnh Thần lực của Phật, sang cung trời đồ họa hình tướng rồi trở về, nắm búa rìu phá gỗ, âm thanh phá gỗ vang vọng lên đến cùng trời Đao-lợi, đến pháp hội nơi chỗ Đức Phật đang giảng pháp. Do vì sức thần của Phật nên âm thanh ấy vang khắp mọi nơi, khiến các chúng sinh nghe được, tội cấu đều tiêu trừ, như người mù được mắt sáng, người tai điếc lại nghe được, người câm ngọng lại nói được, kẻ xấu xa được đoan chánh, kẻ nghèo khổ được phước lợi. Cho đến tất cả chúng sinh trong ba đường đều lìa khổ được vui. Tất cả đều được lợi ích chưa từng có, và thảy đều hiệu khởi. Khi ấy, người thợ trởi chưa hết một ngày mà tạo tượng hoàn thành, cao bảy thước, hoặc có thuyết nói cao năm thước, bởi tuỳ căn cơ nên sự thẩy chẳng đồng. Mặt, mắt và tay chân Tôn tượng thảy đều sắc màu vàng tía. vua trông thấy tướng hảo, tâm liền khởi sinh tịnh tín. Chứng đắc pháp nhẫn nhu thuận, nghiệp chướng phiền não thảy đều tiêu trừ, chỉ trừ đã từng đối với Thánh nhân khởi tạo nghiệp ác ngữ.
Khi đó, vua Ba-tư-nặc lại mời gọi tất cả các thợ khéo giỏi trong nước lại, muốn tạo tác Tôn tượng đức Phật, mà sinh khời ý niệm rằng: “Hình thể Đức Như Lai chẳng như thuần vàng thật”. Liền dùng vàng Tử ma mà tạo Tôn tượng cao năm thước. Từ đó trong cõi Diêm phù đề mới có hai Tôn tượng Đức Như Lai ấy.
Qua khỏi mùa hạ sau chín mười ngày rồi, Đức Như Lai bảo cùng bổn chúng rằng: “Bảy ngày sau ta sẽ xuống cõi Diêm phù Đề đến bên ao hồ nước Tăng-già-thi”. Khi đó, vua trời bảo cùng trời tự tại rằng: “Từ đảnh núi Tu Di đến nơi ao hồ nước nên làm ba con đường thẳng thuần bằng vàng, bạc và thủy tinh”. Hoặc có thuyết làm bằng đường đất, hoặc có thuyết nói do trời Tịnh cư làm đường ấy. Đức Như Lai đi trên đường vàng mà xuống. Khi đó, năm vị vua đồng sang đến chỗ Đức Phật. Trong đó, vua Ba-tư-nặc ở nước Già Thi, vua Ưu Điền ở nước Bạt Ta, chủ của nhân dân Ngũ Đô là vua Ac sinh. chủ ở Nam Hải là vua Đà Diên, và vua Bình Sa ở nước Ma-kiệt-đà đem cả đầu mặt đảnh lễ chân Đức Phật. Khi đó, vua Ưu Điền dùng đảnh đầu đội Tôn tượng Phật và các thứ ngon lành thượng vị khác lạ đi đến nơi chỗ Đức Phật mà dâng cúng. Khi ấy, Tôn tượng Đức Phật bằng gỗ từ tòa đứng dậy như Đức Phật hiện sống chân bước giữa hư không, dưới chân mưu hoa, tỏa phóng ánh sáng đến nghinh đón Đức Phật, chấp tay xoa tay tác lễ đức Phật có phần ít tương tợ Đức Phật, mà nói kệ rằng:
“Phật tại trời Đao-lợi
Tiếng người thợ tạo tượng
Chúng trời tam thập Tam
Người đời sau tạo tượng
Lúc vì mẹ giảng pháp
Vang đến Thiện pháp đường
Đồng âm đều tuỳ hỷ,
Được vô lượng Thắng phước”
Khi đó, Đức Thế Tôn cũng quỳ dài chấp tay hướng về Tôn tượng ở giữa không trung, có trăm ngàn hóa Phật cũng đều chấp tay. Tự thân Tôn tượng ấy cúi thấp đảnh đầu, Đức Thế Tôn thân gần xoa đảnh mà dự ghi rằng: ” Sau khi Tôi diệt độ ngoài ngàn năm, sẽ ờ tại cõi này, vì các hàng trời người mà làm điều lợi ích lớn. Với các Đệ tử của ta, ta đều giao phó người. Nếu có chúng sinh sau khi Phật diệt độ tu tạo Tôn tượng, dùng các thứ phan hoa hương đèn mang đến cúng dường. Người ấy ở đời sau ắc được thấy Phật, ra khỏi khổ sinh tử.” Lúc ấy, vua Ưu điền bạch cùng Đức Thế Tôn rằng: “Trước lúc Đức Phật diệt độ, người tu tạo Tôn tượng còn tại thế chăng?” Đức Phật bảo rằng: “Ta dùng Phật Nhãn xem khắp mười phương, sau khi cá Đức Phật diệt độ, những người tu tạo Tôn tượng đều sinh trước chư Phật ở mười phương. Không có một người còn ở tại sinh tử, chỉ một người tu tạo Tôn tượng Bồ-tát nên còn ở lại nơi đời, đó là vua Bình Sa vậy.” Khi ấy Tôn tượng Phật bằng gỗ bach cùng Đức Phật rằng:”Đức Thế Tôn bước đi trước, có thể vào Tịnh xá”. Đức Thế Tôn cũng bảo Tôn tượng rằng: “Thôi, thôi, chẳng cần nói, Duyên ta sắp hết, sự diệt độ không còn lâu. Người nên ở lại Thế gian lâu dài để làm lợi ích cho chúng sinh. Ta nhập diệt trước, nếu nhập diệt sau, mọi người sinh khởi khinh mạn vậy. Vài ba phen đối đáp qua lại như thế, Tôn tượng bèn tiến trước trở lại nguyên vị. Khi đó, Đức Thế Tôn tự dời vào trong tinh xá nhỏ ở bên cạnh chùa, ở khác chỗ với Tôn tượng, cùng cách vài mươi bữa. vua Ưu Điền vui mừng chẳng thể tự ngưng nghỉ. Khi ấy năm vị vua bạch cùng Đức Thế Tôn rằng: “Nên tạo lập chùa thần như thế nào?” Đức Thế Tôn bèn duổi cánh tay phải, từ trong đất lưu xuất chùa Phật Ca Diếp, lấy đó làm pháp. Lúc đó, năm vị vua liền đến tại chỗ ấy, tạo dựng chùa thần lớn để an trí Tôn tượng đó mà trở về v.v…
2- Cảm ứng của Linh Tượng Đức Phật Thích-ca do vua Cảnh Thắng đắp họa.
(Rút từ Tỳ-nại-da luật văn)
Xưa kia, khi Đức Phật ở tại Trúc Lâm, bấy giờ trong Nam Thiện Bộ Châu, có hai Thánh lớn. Một Thánh tên là Hoa tử và một Thánh tên là Thắng Am. Trong hai Thánh ấy đắp đổi thay nhau mọi sự suy thạnh. Lúc ấy, nhân dân ở thành Thắng Am đang giàu có hưng thạnh. vua ở thành ấy là Tiên Đạo, dùng chánh pháp để trị vì đất nước. Không có các thứ oán đói bệnh khổ, ngủ cốc đều được tốt tươi. Phu nhân của vua tên là Đảnh Kế. Có hai vị Đại thần tên là lợi ích và Trừ Hoạn. Khi ấy, vua ở Thành Vương Xá tên là Cảnh Thắng, phu nhân tên là Thắng Thân, Thái tử tên là Vị sinh oán, Đại thần tên là Hành Vũ.
Bấy giờ, vua tiên Đạo nhóm tập Đại hội triều đình, vua hỏi mọi người rằng: “Có nước nào giàu có an vui tương tợ như nước ta chăng?” Khi đó có người dấy khác ở nước Ma-kiệt-đà tâu cùng vua rằng: “Ở phương Đông có thành Vương Xá, nước ấy tương tợ như nước nhà của vua đây vậy.” vua Tuên Đạo nghe thế bèn sinh tâm ái niệm đối với vua Cảnh Thắng, nên hỏi quan Đại thần rằng: “ Ở nước ấy thiếu thốn vật gì?” Quan Đại thần đáp:”ở nước ấy không có vật báu”. Khi ấy, vua Tiên Đạo đem các vật báu kỳ diệu đựng đầy trong hòm vàng, và ban sắc thư sai sứ đến dâng tặng vua Cảnh Thắng. vua cảnh Thắng đọc xem thư và nghe Quốc tín, tâm rất hoan hỷ hỏi rằng:”Ở nước ấy thiếu thốn vật gì?” Mọi người đáp: “Ở nước ấy không có bông vải đẹp”. vua liền đem vải bông đẹp làm ra từ trong nước đựng đầy rương tráp, chẩn biết theo việc trên báo đáp dâng tặng lại vua Tiên Đạo và đưa thư đến vua Tiên Đạo ở thành Thắng Âm. vua Tiên Đạo trông thấy rất vui mừng hỏi kẻ sứ rằng: “Hình tướng của vua Cảnh Thắng như thế nào?” Kẻ sứ đáp rằng” Hình tướng của vua cao lớn, có phần tướng tợ như Đại Vương, tánh hạnh hùng mạnh, tự thân xông ra chinh chiến”. vua Tiên Đạo liền y theo lượng mà tạo áo giáp thượng phục có năm Đức để sai kẻ sứ đưa đến dâng tặng.
Một là, lúc thời tiết nóng mặc vào liền được mát lạnh.
Hai là, đao đâm chém không thủng.
Ba là, tên bắn không xuyên lủng Bốn là, tránh được các độc hại Năm là, hay toả phát ánh sáng.
Khi áo giáp làm xong, vua liền ban sắc thư sai sứ mang đến dâng tặng vua Cảnh Thắng. vua Cảnh Thắng đọc thư xong xem áo giáp, trong lòng khởi sinh hiếm có, chuẩn lượng trị giá bằng mười ức tiền vàng, nên liền lo nghĩ rằng: “Nước ta không có các thứ này, biết lấy gì để đáp trả ư?” Khi đó, Đại thần Hành Vũ thấy vua lo buồn hiện bày trên sắc mặt nên hỏi nguyên do. vua Cảnh Thắng đem sự việc ấy đáp đủ. Đại thần nói:’” vua nước kia chỉ tặng một chiếc áo giáp quý báu. Còn trong nước của Đại Vương đây có Phật. Phật là diệu bảo trong loài người, khắp mười phương không có gì sánh bằng vậy”. vua Cảnh Thắng nói: “Thật là việc ấy nhưng muốn phải làm thế nào?” Đại thần nói: “Nên đắp họa ảnh tượng Đức Thế Tôn trên vải bông đẹp, rồi sai sứ đưa dâng tặng” vua Cảnh Thắng nói: “Nếu vậy thì nên bạch cùng Đức Phật “Khi ấy, vua bèn đem sự việc ấy bạch cùng Đức Phật, Phật bảo: “Lành thay! Ý nghĩ hay khéo. nên đắp họa một Tôn tượng Phật để hiến tặng vua kia. Với phương thức: trước tiên đắp họa Tôn tượng đã, phía dưới Tôn tượng ghi viết ba pháp Quy y, tiếp theo viết năm họa xứ-tức là ngũ giới, tiếp nữa viết pháp mười hai nhân duyên lưu chuyển và hoàn diệt. và ở phía trên viết hai bài kệ tụng rằng:
“Ngươi nếu cầu ra khỏi
Hay dứt trừ sinh tử
Đối với pháp Luật này
Hay cạn biển sinh tử
Tinh cần theo Phật dạy
Như voi xô nhà cỏ
Thường tu không lười biếng
Sẽ hết ngăn mé khổ”
Vua Cảnh Thắng viết xong trao cho kẻ sứ và bảo rằng: “Khi ngươi mang thư và Tôn tượng đến nước ấy, nên ở chỗ rộng thoáng, treo các thứ phan lọng, dàn bày hương hoa thiết đặt trang nghiêm, mới mở Tôn tượng ấy. Nếu có người hỏi đó là vật gì thì nên trả lời với họ là: “Đó là hình tượng Đức Thế Tôn. Người đã xả bỏ Vương vị thành Đẳng Chánh giác. Và với chữ nghĩa phía dưới lần lược nên giải đáp đó” Khi ấy vua Cảnh Thắng vui mừng mà trở về, tạo tác Tôn tượng và thư đúng như hình trạng rồi xếp đặt trong hòm bằng vàng bạc. Ban sắc thư sai sứ đưa đến dâng tặng vua Tiên Đạo. vua Tiên Đạo mở đọc xem thư rồi tức giận bảo Quan Đại thần rằng: “Chưa biết ở nước ấy (Vương Xá) có thư và vật gì thắng diệu kỳ đặc, mà trong thư viết là nêu cách chừng hai trạm sửa sang đường sá, trang sức thành hoàng, treo bày các thứ hoa lọng tràng phan, nhóm tập dân chúng, và bảo ta tự dẫn đầu bốn binh ra nghinh tiếp. Tiên Đạo ta xem hình chú này thấy trong ý muốn khinh thường, các ngươi nên sắp đặt bốn binh, ta sẽ tự thân ra đến để đánh diệt nước vua Kiệt Đà”. Quan Đại thần tâu rằng: “Từng nghe vua ấy rất độ lượng, chẳng có sự xem thường Đại Vương, nay nên thuận theo lời ấy.” vua Tiên Đạo bèn y như thư thiết bày các thứ cúng dường, dẫn đến nơi tháp ấp, mở bày Tôn tượng đắp họa, đứng mà chiêm ngưỡng. Khi ấy, các hàng Thương nhân trong nước cùng nhóm lại, khác miệng đồng lời xưng niệm: “Nam mô Phật Đà Da v.v…” vua nghe mà lông tóc khắp mình mẩy đều dựng đứng, bèn lần lược hỏi về các nghĩa ấy. Các thương nhân đều trả lời đầy đủ, vua đọc tụng văn ấy rồi bèn trở về lại cung nội, y cứ theo văn mà suy nghĩ. Đến sáng hôm sau chẳng lìa khỏi tòa, vua chứng đắc sơ quả, trong tâm rất vui mừng nói lời kệ rằng:
“Kính lạy Đại y Vương
Thế Tôn tuy ở xa
Khéo chữa trị tâm bệnh
Hay khiến ban mắt sáng”
Và liền viết thư báo cùng vua Cảnh Thắng rằng: “Tôi nhờ ân của Nhân giả nên được thấy Chân Đế. Tôi Muốn được thấy chúng Tỳ-kheo, xin nên ban đến đây”. vua Cảnh Thắng đọc thư xong rồi, bạch cùng Đức Phật. Đức Phật quan xét biết Tôn giả Ca-Đa-Diễn-na có dibằnguyên với nước ấy, nên bảo sang đó để hoằng truyền giáo pháp. khi ấy, năm trăm vị Tỳ-kheo sang đến Thánh Thắng Âm. Và vua Cảnh Thắng báo cùng vua Tiên Đạo rằng: “Nhân tỏ ngộ được pháp duyên sinh, chứng đắc sơ quả, muốn cùng được thấy chúng Tỳ-kheo. Đức Phật bảo cho năm trăm vị Tỳ-kheo, xa khởi cầu phước, Nhân giả nên tự đến nghinh đón. Tạo dựng một ngôi chùa lớn, làm năm trăm gian phòng, được phước vô lượng”. vua Tiên Đạo đọc thư rồi bèn y theo lời ấy mà thực hành. Tôn giả Ca-Đa-Diễn-Na tuỳ có duyên mà thuyết pháp, nên hoặc có vị chứng đắc A-la-hán quả, cho đến phát khởi thú hưởng đại thừa. Bấy giờ các người nữ trong cung cầu thỉnh Tôn giả, nhưng Tôn giả Ca-Đa-Diễn-Na không chấp thuận đến trong chỗ người nữ để giảng pháp, mà bảo có các vị Tỳ-kheo có thể vì phái nữ mà giảng pháp. vua Tiên Đạo bèn gởi thư báo cùng vua Cảnh Thắng. vua Cảnh Thắng đem sự tình bạch Phật. Đức Phật bảo Thế La v.v… năm trăm vị thọ giáo sang đó vì giảng pháp.
Đến lúc phu nhân mạng chung sinh lên cõi trời,bèn xuống cảnh giác cùng ctd. vua Tiên Đạo buồn vui lẫn lộn tự suy nghĩ rằng: “Ta nên lập Thái tử Đảnh Kế lên làm vua, còn ta xuất gia”. và đưa trạng văn bảo cùng hai vị Đại thần. hai vị Đại thần nghe thế rồi rơi lệ, bảo cùng Thái Tử Đảnh Kế. Thái Tử nghe xong buồn khóc. vua Tiên Đạo bèn đánh trống tuyên lện bảo cùng dân chúng trong nước. Khi ấy, những người đội ơn vua đều buồn khóc, phần nhiều xuất thế của cải vật báu thiết lập pháp hội vô giá. vua dẫn theo một vị thị giả bước bộ mà đi, đến thành Vương Xá. Thái Tử và dân chúng trong nước đều theo đến thành Vương Xá. Vào trong một khu vườn, bảo cùng vua Cảnh Thắng. vua Cảnh Thắng nghe xong, bèn sửa sang đường sá, dẫn bốn binh đến chỗ vua Tiên Đạo cùng uỷ an thăm hỏi. vua cưởi một con ngựa vào thành hỏi han về nguyên do, vua Tiên Đạo đáp: “Đến nơi chỗ Phật, muốn cầu xin xuất gia”. vua Cảnh Thắng bèn cùng đi đến nơi Phật, Đức Phật bảo “ Lành thay!” Râu tóc của vua Tiên Đạo đều rơi rụng, tướng mạo như vị Tỳ-kheo đã trăm tuổi hạ.vua Cảnh Thắng đảnh lễ rồi trở về. Tỳ-kheo Tiên Đạo nương theo Đại chúng mà sống an lạc vậy(Lấy ý rút lược).
3- Cảm ứng của Linh tượng Đức Phật Thích-ca đầu tiên tại đất Hán. (Trung Hoa)
(Rút từ văn bản Danh Vương Tuyển, Minh Tường Ký v.v…)
Vua Minh Đế (Lưu Trung 58-76) thời Đông Hán mộng thấy Thần nhân thân hình cao hai trượng sắc màu vàng ròng. Nơi cổ đeo vầng nhật quang, bèn đem hỏi Quần thần. Có vị đáp rằng: “Ở phương tây có Thần hiệu là Phật, hình tướng như là điềm mộng của Bệ hạ vậy”, Khi ấy, vua sai sứ đi Thiên Trúc ghi tả kik điển, đồ họa Tôn tượng mang về tại Trung hạ (Trung Hoa), từ nhà vua cho đến các bậc Vương hầu thảy đều kính thờ đó. Người nghe khi chết tinh thần chẳng diệt mất, không ai chẳng lo sợ tự mất. Mới đầu sứ giả Thái Âm dẫn Sa-môn ca Diếp Ma Đằng từ Tây vực và mang Tôn tượng Đức Phật Thích-ca do vua Ưu Điền đắp họa về, đúng như sự mộng thấy của vua, vua bèn sai bảo thợ đắp họa làm nên vài bản tôn trí tại Thanh Lương Đài ở phía nam cung điện và trên Hiển Tiết thọ Lăng ở cao Dương môn để ccg. Lại đến nơi vách tường chùa Bạch Mã đắp họa Tôn tượng, ngàn xe muôn ngựa nhiểu quanh Tháp ba vòng và nhiểu quanh Tôn tượng cũng như vậy, đúng như pháp mà truyền tải khắp nơi.
4- Cảm ứng của Thuỵ Tướng Đức Phật Thích-ca do vua Võ Đế thời Nam Lượng phụng thỉnh.
Ngày mồng tám tháng giêng năm Thiên giám thứ nhất (502) thời nam Lương, vua Võ Đế (Tiêu Diễn) mộng thấy Tôn tượng bằng gỗ Chiên Đàn đưa vào nước Trung Hoa, nhân đó, vua liền ban chíếu chiêu mộ người đi nghinh đón. Căn cứ theo “ Phật du Thiên Trúc Ký” và hai quyển Kinh “Ưu Điền Vương” thì Đức Phật lên cung trời Đao-lợi trọn một mùa Hạ, vì Thánh Mẫu ma Da mà giảng pháp, tất cả vua tôi muốn được trông thấy Phật hiện ở tại nước nhà nên vua sai ba mươi hai người thợ khéo giỏi, và mang gỗ Chiên Đàn, thỉnh cầu thần lực của Tôn giả Mục-kiền-liên chuyển vận đưa lên cung trời khiến đồ họa dung tướng Đức Phật. Khi đã như ý nguyện đồ họa xong trở về tôn trí nơi tòa cao năm thước tại chùa Kỳ Viên, cúng dường mãi đến ngày nay. vua Võ Đế muốn nghinh thỉnh Tôn tượng đó.
Bấy giờ, Quyết Thắng tướng quân, Hác Kiên Hoa phụ v.v… gồm tám mươi người ứng chiếu chiêu mộ mang trrạng văn sang cầu thỉnh, vua nước Xá Vệ bảo rằng: “Tôn tượng trên trời trong đây không thể nghinh đưa đến xứ biên địa”. Mới sai bảo ba mươi hai người thợ khắc chạm một tướng của Tôn tượng bằng gỗ Đàn hương, từ giờ mão bắt đầu ra tay mãi đến giờ ngọ thì hoàn tất, tướng hảo đầy đủ, mà trên đảnh tôn tượng ấy toả phóng ánh sáng tuông rải mưa nhỏ và có múi hương thơm khác lạ. Nên trong Kinh Ưu Điền Vương nói rằng: “Sau khi chân thân đã ẩn (Tức là Đức Phật đã diệt độ) do từ hai tượng hiện đều vì chúng sinh làm mọi sự lợi ích sâu dày” là ấy vậy. Hác Khiên v.v… mang thỉnh Tôn tượng thứ hai đi vài muôn dặm trải qua khắp nơi, khó thể nói đầy đủ, lại trải qua biển lớn lăn lộn giữa sóng gió, tuỳ theo cơn sóng đứa lên đến núi, lương thực lại hết, những người dẫn theo và nghinh đưa phần nhiều bị hại mất mác, lại gặp phải thú dữ. Mọi người mới nhất tâm niệm, nghe ở phía sau Tôn tượng có tiếng của áo giáp mũ trụ. Lại nghe có tiếng chuông vang, ở bên cạnh đỉnh núi có vị Tăng đoan toạ dưới gốc cây. Hác Khiên bèn mang Tôn tượng đến đặt trước mặt, vị tăng ấy đứng dậy đảnh lễ Tôn tượng. Hác Khiên v.v… đảnh lễ vị Tăng ấy. Vị Tăng ấy đưa cho nước tắm rửa Khiến uống, mọi người đều được no đủ. Vị tăng ấy bảo: “Tôn tượng này tên là Tam Miệu Tam Phật Đà. vua Kim Kỳ la tự theo đến đó làm Phật sự lớn”. Nói xong bổng chốc biến mất. Đêm đó mọi người đều mộng thấy thần, đến sáng cùng nhau đồ họa lại. Đến ngày mồng năm Thánh tư năm Thiên giám thứ mười (511), Hác Khiên v.v… về đến Dương Đô. vua Võ Đế cùng trăm quan đi ra đến bốn mươi dặm nghinh đón Tôn tượng về Điện Thái Cực, kiến laập trai hội, độ người, đại xá nạp giết, chỉ là cung Dao dự v.v… đều làm tháp Hoa sen, vua Võ Đế cho đó mà ăn dùng rau quả đoạn dục.
Đến tháng năm năm Đại Thông thứ ba (52 1) thời Nam Lương, vua Võ Đế băng hà, Tương Đông Vương lên ngôi tại Giang Lăng lấy hiệu là “Vô Thừa Toạ”, sai người đến Dương Đô nghinh thỉnh Tôn tượng đưa lên Kinh châu, tôn trí tại Điện Thừa Quang để cúng dường. Đến năm Đại Định thứ tám2 thời Hậu Lương, vua Tuyên Đế (Tiêu Sát) tạo dưng chùa Đại Minh tại Tỉng Lăng ở phía bắc thành, mới nghinh thỉnh Tôn tượng ấy về đó để thờ phụng, mãi đến nay có lắm sự ghi chép lưu truyền v.v….
5- Cảm ứng của Tôn tượng Đức Phật Thích-ca do Sa-môn Thích Pháp Khánh ở chùa Ngưng Quán tu tạo chưa hoàn tất.
(Rút truyện).
Năm Khai Hoàng thứ ba (583) thời nhà Tuỳ, Sa-môn Thích Pháp ở chùa Ngưng Quán dùng sợi gai vải tu tạo một Tôn tượng đứng Đức Phật Thích-ca cao một trượng sáu thước, công việc tạo tượng chưa hoàn tất, Pháp Khánh bèn tịch. ngày đó lại có Sa-môn Đại Trí ở chùa Bảo Xướng cũng tịch, ba ngày sau sống lại bèn đến chúng Tăng trong chùa mà kể rằng: “Ở trước vua Diêm La, thấy Sa-môn Pháp Khánh có tỏ vẻ lo buồn, chỉ chốc lát sau lại thấy Tôn tượng đến. vua Diêm La vội chạy lại trước, xuống thềm cấp chấp tay lễ bái Tôn tượng ấy. Tôn tượng ấy bảo vua Diêm La rằng: “Pháp Khánh tu tạo Tôn tượng ta đây, nay chưa hoàn tất cớ sao khiến chết?” vua Diêm La tự xoay lại hỏi một người rằng: “Sa-môn Pháp Khánh chết đã hợp chưa?” Người ấy đáp rằng:
“Mạng chưa hợp chết mà
1. Vua Võ Đế băng hà năm Thái Thanh thứ ba (550). 2. Niên hiệu Đại Định chỉ có năm năm (557-562) thức ăn đã hết”vua Diêm La bảo: “Có thể cấp dùng lá sen, người ấy mạng chung có được phước nghiệp vậy.” Bỗng chốc bèn liền không thấy.”Sa-môn Đại Trí sau khi sống lại vì chúng Tăng trong chùa kể như thế rồi liền sai người đến chùa Nhưng Quán trông xem sao. Chỉ thời gian ngắn, Sa-môn pháp Khánh sống lại, nói bày không khác với Sa-môn Đại Trí vậy. Từ sau khi sống lại, Sa-môn Pháp Khánh thường luôn ăn lá sen, lấy đó làm mùi vị ngon lành. Như ăm các thức ăn khác trọn không thể được. Sau khi Tôn tượng làm hoàn tất khoảng vài năm, Sa-môn Pháp Khánh mới thị tịch.
Tôn tượng ấy dung nghi tướng hảo viên mãn, thường luôn toả phóng ánh sáng, chùa Ngưng Quán tuy từng bị hư hoại mà Tôn tượng ấy vẫn hiện còn v.v…
6- Cảm ứng của Lý Thái An ở Lủng Tây thời Tiền Đường vì Lý Thái An mà tu tạo Tôn tượng Đức Phật Thích-ca mà được cứu thoát.
(Rút từ Minh Báo Ký).
Lý Thái An ở Lủng tây thời Tiền Đường là Anh của Công bộ Thượng thư Lý Thái Cao.
Trong khoảng niêm hiệu Võ Đức (618-627) thời Tiền Đường, Lý Thái Cao làm Tổng quản tại Việt Châu, Lý Thái An từ Kinh đô sang trông xem, Lý Thái Cao sai bảo vài người tôi tớ theo người anh (Lý Thái An) trở về. Vừa đến Cốc Châu, qua khỏi cầu bèn dừng nghỉ qua đêm. Kẻ tớ ấy có âm mưu ý muốn giết hại Lý Thái An, chờ đợi ngủ sau, quá nữa đêm, kẻ tớ bèn dùng mũi nhọn nhỏ đâm vào cổ Lý Thái An, mũi nhọn xuyên găm nơi giường. Kẻ tớ chẳng rút ra mà bỏ chạy trốn. Kinh hãi tỉnh giấc, Lý Thái An gọi kẻ tớ, kẻ tớ ấy chẳng trở lại. Kẻ tớ khác muốn rút dao ra, Lý Thái An bảo:”Rút dao ra hẳn sẽ bị chết, nên trước lấy cho giấy bút để việt thư”. Quan huyện cũng vừa đến, nhân đó, rút dao, tẩy rửa vết thương và băng bó thuốc thang. Lý Thái An bèn chết ngất, bỗng như trong mộng thấy tất cả mọi vật đều dài hơn cả thước, rộng sâu bốn năm tấc, tướng trạng tợ như thịt heo, cách đất khoảng hai thước, từ ngoài cửa đi vào đến trước giường nằm trong vật đó có tiếng bảo rằng: “Hãy gấp trả thịt heo lại cho ta”. Lý Thái An nói: “Tôi không ăn thịt heo, duyên gì mắc nợ ngươi?” Liền nghe phía ngoài cửa có tiếng nói lầm bầm vậy. Vật ấy liền ra ngoài cửa Lý Thái An bèn thấy trước sân có ao, ao nước trong cạn rất đáng ưa thích, ở trên bờ tây có Tôn tượng bằng vàng cao khoảng năm tấc., bỗng chốc dần lớn hóa thành vị tăng đắp mặc áo cà sa rất mới sạch, bảo cùng Lý Thái An rằng: “Ngươi bị thương nay se vì ngươi mà dứt trừ đau khổ ấy. Người sẽ được bình phục, trở về nhà nhớ niệm Phật tu thiện vậy”. Nhân đó đưa tay xoa vào vết thương nơi cổ Lý Thái An rồi đi. Lý Thái An thấy trên lưng vị Tăng ấy có vết sắc hồng đắp vá nơi áo cà sa vuông khoảng một tấc rất rõ ràng. Thế rồi, Lý Thái An tỉnh giấc sống lại, vết thương cũng trở lại không đau nhức, có thể đứng dậy ngồi xuống, ăn uống khoảng sau mươi ngày. Con em ở Kinh đô đến đón đưa về nhà, mọi người trong nhà đến hỏi thăm, Lý Thái An kể lại tình trang nguyên do bị thương và việc thấy Tôn tượng. có một kẻ tớ đứng bên tả nghe nói vậy, nhân nói khi Lý Thái An vừa mới đi, ở nhà, vợ của Lý Thái An sai bảo kẻ tớ đến chỗ người thợ làm tượng vì tạo Tôn tượng Phật. Khi tượng đã hoàn thành dùng các màu để tô vẽ y áo, có một vết son làm dơ bẩn trên lưng tượng, bảo người thợ tẩy xoá mà không được, nên tướng trạng ấy vẫn hiện còn tợ như lời nói của Lý Thái An kề vậy. Lý Thái An nhân đó bèn cùng vợ và các người nhà đồng đến trông xem Tôn tượng, mới thật đồng như chỗ thấy, không nhác chấm dơ trên vai ấy nhiên chỗ đắp vá vậy. Do đó khen lạ, tin biết Thánh giáo no lừa dối, bèn càng tin sùng Phật pháp, càng ân cần lể bái, trải qua nhiều năm mà chẳng chết.
Từ khi Phật pháp kưu truyền đến Trung Hoa, những sự cảm ứng của Linh Tượng, ghi thuật không thể hết, nhưng không Tôn tượng nào như Tôn tượng ấy.
7- Cảm ứng của Sa-môn Thích Huệ Kính ở chùa Ngộ Chân tu tạo Tôn tượng Đức Phật Thích-ca và Phật A Di Đà mà được thấy tướng Tịnh độ.(Tân Lục).
Sa-môn Thích Huệ Kính ở chùa Ngộ Chân, vốn người Truy Châu. Từ khi xuất gia, chỉ ăn rau quả khổ hạnh., rất có tài năng khéo léo, tâm ý luôm kính sùng đạo Phật, tư tạo hai Tôn tượng Đức Phật Thích-ca và Phật A Di Đà, để cúng dường lễ bái.
Đến năm sáu mươi bảy tuổi, vào đêm rằm tháng giêng, Huệ Kính mộng thấy có một vị Sa-môn thân hình sắc màu vàng ròng đến bảo cùng Huệ Kính rằng: “Ngươi muốn thấy Cảnh Tịnh độ chăng?” Huệ Kính đáp: “Rất muốn được thấy”. Sa-môn ấy lại hỏi:”Ngươi muốn thấy Phật chăng?”. Huệ Kính đáp: Cũng rất muốn được thấy. Khi đó, vị Samôn ấy đưa cho Huệ Kính một cái bát và bảo: “ngươi nên trông xem vào trong bát này”. Huệ Kính liền trông vào trong Bình bát, bỗng thấy thoáng rộng, cõi Tịnh độ trang nghiêm, dùng các vật báu để trang nghiêm, cõi đất thuần ròng vàng, dây vàng giăng mé đường đi, cung điện lầu gác lớp nhiều vô lượng, các đồng tử cõi trời dạo chơi trong đó, có cả chúng hội Thanh văn Bồ-tát vây quang, Đức Thế Tôn về giảng pháp. Khi đó, vị Samôn ấy đi trước, Huệ Kính theo sau, dần đến trước Đức Phật. Khi đã đến chỗ, bỗng nhiên không còn trông thấy vị Sa-môn ấy nữa. Huệ Kính chấp tay mà đứng, Đức Phật hỏi: “ngươi có biết vị Sa-môn dẫn trước ấy chăng? “ Huệ Kính đáp: “Không biết”. Đức Phật bảo: “Đó là Tôn tượng Đức Phật Thích-ca do ngươi tu tạo vậy. Và ngươi có biết ta chăng?” Huệ Kính đáp: “Không biết”. Đức Phật lại bảo: “Ta là Tôn tượng Đức Phật A Di Đà do ngươi tạo nên vậy. Đức Thích-ca như cha, ta đây như mẹ, chúng sinh ở cõi Ta Bà như con đỏ. Thế như cha mẹ cò nhiều người con, vì nhỏ dại không hay biết nên bị rơi lạc trong bùn dơ, người cha vào trong bùn sâu vớt đưa các người con ấy đặt để trên bờ cao, còn người mẹ ở trên bờ bồng ẳm nuôi dưỡng dạy dỗ không để rơi lại trong bùn dơ. Chúng ta đây cũng như vậy, Đức Thích-ca giáo hóa chúng sinh ngu si ở trong cõi Ta Bà trược ác, vì chúng sinh mở lối dẫn dắt, chỉ bày đường đến Tịnh độ. Còn ta đây ở cõi Tịnh độ tiếp nhậ lấy chúng sinh, Không để trở lại cõi Ta Bà”. Huệ Kính nghe lời ấy rồi, vui mừng nhảy nhót muốn được thấy Đức Như Lai, bổng nhiên không còn thấy gì nữa. Sau khi tỉnh giấc, thân tâm Huệ Kính cảm giác an lạc như vào cõi Thiền định. Huệ Kính càng kính tin lễ bái hai Tôn tượng, Lại mộng thấy vị tăng trước kia bảo rằng: “Mười hai năm sau, ngươi sẽ sinh về cõi Tịnh độ. Nghe lời ấy, Huệ Kính suốt đêm ngày tinh tấn thân tâm không biếng lười. Đến năm bảy mươi ba tuổi, Huệ Kính thị tịch.
Có vi Sa-môn ở phòng bên cạnh mộng thấy có trăm ngàn Thánh chúng từ phương Tây lại nghinh đón Huệ Kính đi, có tiếng âm nhạc vang vọng giữa không trung. Đồng một lúc có nhiều người nghe biết.
8- Cảm ứng của hai người nghèo khổ ở nước Kiền Đà La mỗi người cúng một tiền vàng cùng đắp họa một Tôn tượng Phật (Rút từ Tây Vức ký).
Tại nước Kiền Đà La có một Tôn tượng Phật đắp họa cao một trượng sáu thước, từ phần ngực trở lên phân làm hai Thân, từ ngực trở xuống hợp thành một hình thể. Nghe các bậc lão túc nói về Tôn tượng ấy rằng: “Mới đầu có một người nghèo khổ riệng tự lực nuôi sống tích chưa được một tiền vàng, nguyện muốn tão một Tôn tượng Phật, nói cùng một người thợ đắp họa rằng: Nay tôi muốn đắp họa diệu tướng đức Như Lai, mà chỉ có được một tiền vàng sợ trả tiền công còn thiếu, bởi tâm ngày trước lo sợ nghèo khổ bức bách nên bị thiếu thốn.” Khi đó, người thợ ấy sự chỉ thành của người nghèo khồ đó mà không nói về giá cả chỉ hứa sẽ làm hoàn thành. lại có một người khác cũng đồng cảnh ngộ như thế, mang đến một tiền vàng, xin đắp họa Tôn tượng Phật. Khi ấy, người thợ nhận tiền của hai người đó mua sắm các thứ sắc màu xnh đỏ cùng đắp họa một Tôn tượng. Hai người đó cùng một ngày đồng đến lễ kính Tôn tượng. Người thỡ đồng chỉ vào một Tôn tượng cho hai người đó thấy mà nói rằng: “Đó là Tôn tượng Phật của ngươi vậy.” Hai người ấy cùng trong xem mà như có sự ngờ vực. Người thợ trong tâm biết là nghi ngờ nên nói cùng hai người đó rằng: “Cớ sao suy nghĩ gì lâu vậy ư? Phàm, tiền tôi nhận của hai người làm hết không sót mãy có thể. Nếu tôi nói vậy mà chẳng sai lầm thì Tôn tượng hắn có thần biế”. Lời nói chưa lắng dứt của người thợ thì Tôn tượng ứng hiện Linh dị, phân thân giao ảnh ánh sáng cùng toả chiếu, Cà hai người đó đều vui mừng đượm nhuần, tâm kính tin hoan hỷ vậy.
9- Cảm ứng của Ngu An Lương ở thời Tiền Đường hổ trợ tu tạo Tôn tượng được Thích-ca mà được thoát khỏi khổ.
Tại huyện Ngư Dương ở U châu có An Lương người giòng họ Ngu. Gia tộc chuyên lấy sự sát hại làm nghiệp sống chính. Với sinh mạng mà Ngu An Lương đã giết hại không biết số lượng đã mấy ngàn muôn ức. LẠi không từng nhận biết tu tạo công đức, thường bảo rẳng: “Nếu tu Thiện hẳn sẽ suy tổn”. Đến năm ba mươi bảy tuổi, đang lúc đi săn bắn, Ngu An Lương bị rơi từ lưng ngựa xuống đất bè tắt hơi thở chết ngất, trải qua nữa ngày mới sống dậy, Ngu An Lương vật vả thân mình nơi đất khóc than ăn năn hối quá với trời Tịnh cư rằng: “Tôi sai lầm, Tôn giả sai lầm” Kẻ Tôi tớ hỏi về nguyên do, giây lát sau, Nhu An Lương mớ nói: “Lúc đầu mới chết ngất, có hai người đầu trâu mặt ngựa đem xe lửa đến ném vào thân tôi, lửa dữ thiêu đốt thân mình, đau đớn vô lượng. Khi ấy, có một người vận mặc sắc phục cua Sa-môn đến dùng nước rưới vào trên xe, đưa tay chống cự lại lửa. Thân tâm tôi ngừng dứt bớt đau khổ, dần đến chỗ vua Diêm-ma. vua thấy Sa-môn ấy bèn từ thềm cấp mà chạy xuống chấp tay cung kính mà bạch rằng: “Có duyên cớ gì ngài đến đây?”. Vị Sa-môn ấy bảo: “Người tội này là Đàn Việt của ta, nên ta muốn đến xin tạm tha mạng”. vua Diêm-ma nói: “Người này rất ác, không thể phóng thả, nhưng vì Đại Sư đến xin nên không thể lận tiếc đó”. Vị Sa-môn ấy dẫn ta trở về. Trong tâm ta nghi ngờ quái lạ, chẳng biết cớ sao cứu giúp ta, nên ta bèn hỏi. Vị Sa-môn ấy bảo: “Ngươi không nhận biết ư? Anh của ngươi là Ngu An Thông phát tâm tạo Tôn tượng Đức Phật Thích-ca, ngươi nương tựa theo duyên ấy mà nên cúng ba mươi văn tiền, hổ trợ cho anh ngươi tạo tượng. Ngươi đã góp thể một ít tiền để tu tảo Tôn tượng ta, cho nên ta đến cứu ngươi, ngươi thấy xem ta vận mặc sắc phục của sa nhân, nên lấy đó mà nghiệm biết”. Nói rồi bèn không còn thấy nữa. Vì nhân duyên ấy nên ta ăn năn lỗi quá tự thương trách”. Ngu An Lương mới sang nhà của Ngu An Thông, trông xem Tôn tượng của Anh tu tạo toàn đồng như chỗ thấy. Đượm nhuần cảm ngộ nên Ngu An lương tự phát tâm tu tạo Tôn tượng Đức Phật vậy.
10- Cảm ứng của Sa-môn Dạt ma Lưu Chi ở nước Tăng-già Bổ La thuộc Bắc Ấn Độ cãm được Đức Phật Thích-ca dạy răn.
(Rút từ Thường mẫn du lịch Ký).
Sa-môn Thích Thường mấn phát đại thệ nguuyện từ xa đến Tây vức Đảnh lễ đức Như Lai. Với các di tích ngài đi qua, đến nước Tănggià Bổ La ở Bắc Ấn Độ có một Tháp đá cao hơn hai mươi trượng, bên cạnh có một người tinh xá mới có khắc chạm Tôn tượng ngồi: hai Đức Phật Thích-ca và Phật Di lặc bằng gỗ Chiên Đàn, nếu ai chỉ tâm cầu thỉnh hẳn Tôn tượng hiển bày Diệu thân, chỉ rõ mọi sự tốt xấu.
Theo các bấc kỳ cựu kể lại nguyên do khoảng vài mươi năm trước có một vị Tỳ Khưu tên tiếng phạn là Đạt-Ma-Lưu-Chi, tiếng Trung Hoa dịch nghĩa là Pháp ái ở bên cạnh Tháp đá, phát nguyện muốn tu tạo Tôn tượng Đức Bồ-tát Di Lặc. Khi ấy có một vị Sa-môn người ngoại quốc đến dừng nghỉ qua đêm nơi phòng của Pháp Ái, tán thán Đại nghĩa của Kinh giáo, Pháp Ái nghe mà mừng vui cùng thuật ý niệm quang co, mà nói rằng: “Tôi muốn sinh lên cung Trời Đâu-suất, sắp tu tạo tượng đức Từ Thị”. Vị Sa-môn ấy bảo: “Như phát nguyện muốn sinh lên cung trời Đâu-suất, nên tu tạo Tôn tượng Đức Phật Thích-ca, Đức Từ Thị (Di Lặc) là đệ tử của Đức Phật Thích-ca, ngươi được giải thoát trong ba hội giảng pháp. Đức Phật Thích-ca di chúc giáo pháp cho Đệ tử. Nếu có đủ thì trước nên tạo Tôn tượng Đức Phật Thích-ca. Tại sao vậy? Bởi vì, nay trong ba cõi đây đều là của Đại Sư (Thích-ca) có ra. Đức Thích-ca tự nói: “Chỉ một mình ta có thể vì cứu giúp” Ông há chẳng nghĩ đến ân phần ấy ư?” Đức Phật Thích-ca đã diệt độ, không giáo hóa ở tương lai, đâu giúp hiện đời này ư” Cố chấp không cải đổi. Xong, mỗi người tự nằm ngủ. Đến lúc canh phân tỏ rạng, Pháp Ai chóng thức dậy sớm, buồn khóc gieo cả năm vóc vật vả nơi đất. vị Sa-môn người ngoại quốc ấy hỏi về nguyên do, Pháp Ái đáp: ” Tôi mộng thấy có người thân sắc vàng ròng cao lớn hơn cả trượng, với lời nói mềm dịu mà bảo cùng Tôi rằng: “Người là Đệ tử được ta điều phục trong nhiềi đời kiếp đã lâu. Cớ sao xằng bậy cho là ta vĩnh viễn diệt độ. Chúng sinh thường ngài hưởng dụng mà không hay biết. Tất cả các thứ cỏ cây rừng rậm đất đai cho đến hư không các thứ lúa thóc chúng sinh ăn dùng v.v… Trong ba cõi đều là thân ta trở lại làm ra. Chư Phật ở mười phương giúp ta hiện hóa, cớ sao ngươi khinh mạn chẳng chịu tạo Tôn tượng ta? Nếu ngươi chẳng chịu tạo Tôn tượng ta thì không thể được sinh lên cung trời Đâu-suất. Vì đã khinh thường bậc thầy thì Từ Thị sao dám tán Thánh hổ trợ ư? Và cũng không được sinh về cõi cảnh giới Tịnh độ ở mười phương, vì chư Phật hổ trợ ta thì đâu muốn khinh thường ta”. Nói lời ấy rồi bèn ẩn mất không thấy nữa” Và khi đó, vị Sa-môn người ngoại quốc ấy cũng không bước đi đâu mà bỗng chốc không còn trông thấy. Pháp Ái tự buồn thương, xả thí y bát của cải, tu tạo hai Tôn tượng ấy,và tinh xá đó do dân chúng trong nước ấy cùng nhau xây dựng nên.
Sa-môn Thường mẫn dừng ở lại đó nhiều ngày cầu thỉnh mọi điều rồi đi v.v…
11- Cảm ứng của Tôn tượng Đức Phật A Di Đà do vị Bồ-tát chứng đắc Ngũ Thông ở chùa Kê Đầu ma cầu thỉnh Đồ Tả
(Rút từ cảm Thông lục và dẫn ở Tây vức truyện).
Tương truyền rằng: Xưa kia tại chùa Kê Đầu ở Thiên Trúc có vị Bồ-tát chứng đắc ngũ thông sang thế giới An Lạc cầu thỉnh Đức Phật A Di Đa vì chúng sinh ở cõi Ta Bà muốn sinh về Tịnh độ song không có hình tượng Đức Phật và nguyện lực chẳng do đâu mà có được nên xin Đức Phậtrủ lòng giáng hiện. Đức Phật A Di Đà: “Ngươi nên đi trước, ta sẽ hiện sang đó”. Khi vị Bồ-tát trở về thì Tôn tượng ấy đã đến. Một Đức Phật và năm mươi vị Bồ-tát mỗi mỗi đều ngồi trên hoa sen tại trên cây lá, vị Bồ-tát ấy lấy lá ấy đồ họa ghi tả lưu bố khắp cả xa gần vậy.
12- Cảm ứng của Tôn tượng Đức Phật Vô lượng thọ do Sa-môn Thích Huệ Hải ở chùa An lạc thời nhà Tuỳ đồ tả.
(Rút từ Đường Cao tăng truyện).
Vào thời nhà Tuỳ ở chùa An Lạc tại Giang Đô có Sa-môn Thích Huệ Hải, ngài vốn giòng họ Trương, người xứ Võ Thành, Thành hà, ngài có khả năng thông rãnh Kinh Luận, nhưng lấy pháp môn Tịnh độ làm hạnh nghiệp chính, ngài chuyên tinh đến nổi có sự cảm ứng, bổng có Sa-môn Đạo Linh ở Tề Châu mang đến Tôn tượng Đức Phật Vô lượng Thọ mà nói rằng: “Đó là Tôn tượng do vị Bồ-tát chứng đắc lục thông ở chùa kê Đầu ma tại Tây trúc lước giữa không trung sang thế giới An Lạc, đồ tả nghi dung Đức Phật”. Đã thầm hợp với tâm tình thuần khiết, ngài luôn nghĩ nhớ lễ sám, mới trông thấy ánh sáng thần rực rỡ, thấu đạt tốt lành hiếm có. Từ đó, ngài mô tả lìa khổ, nguyện sinh về thế giới Tịnh độ. Đến lúc tuổi già vẫn khuyên niệm. Đến tối bỗng nhiên ngài ngồi dậy, y theo lệ thường xoay mặt về phương Tây lễ bái mến mộ rồi ngồi Kiết già, tới sáng sớm ngài mới tịch, nhan sắc vẫn tươi mươi, nghiễm nhiên như thần thức hiện còn. Ngài hưởng thọ sáu mươi chín tuổi vậy.
13- Cảm ứng của Tôn tượng Đức Phật A Di Đà cao ba tấc của Samôn Thích Đạo Dụ ở thời nhả Tuỳ
(Rút từ Thuỵ ứng truyện).
Trong thời nhà Tuỳ, có Sa-môn Thích đạo Dụ ở chùa Khai Giác chuyên xưng niệm danh hiệu Phật A Di Đà, tạo Tôn tượng Đức Phật cao ba tấc. Về sau bỗng nhiên ngài tịch, bảy ngày sau bèn sống lại kể rằng: “mới đầu trông thấy một vị Hiền giả, sinh sang bên bờ Ao báu, Hiền giả ấy đi nhiểu quanh Hoa ba vòng, Hoa bèn nở ra, bèn vào trong Hoa mà ngồi. Ngài cũng đi nhiểu quanh ba vòng mà hoa khôn hé nở nên đưa tay ngắt bẻ hoa, hoa héo úa rơi. Đức Phật A Di Đà liền bảo rằng:”Ngươi nên trở về cõi nước ấy, sám hối các tội, dùng nước nóng ấm hương thơm mà tắm gội. Đến lúc sao mai lộ dạng, ta sẽ đến nghinh đón. Ngươi tạo hình tượng của ta cớ sao quá nhỏ vậy?” Ngài bạch rằng: “Tâm lớn tức 186 lớn, tâm nhỏ tức nhỏ”. Nói xong, Tôn tượng bèn biến giữa hư không. Ngài y theo đó dùng nước ấm hương thơm tắm gội, nhất tâm sám hối. Bảo cùng mọi người rằng: “Hày vì Tôi mà xưng niệm danh hiệu phương Đến lúc sao mai ló dạng, hóa Phật sẽ lại nghinh đón”. Đến lúc ánh sáng toả phóng, mọi người đều thấy biết, ngài liền thị tịch. Lúc đó là năm khai Hoàng thứ tám (588) thời nhà Tuỳ vậy.
14- Cảm ứng của Tôn tượng Đức Phật A Di Đà do trương Nguyên Thọ ở Tinh Châu vì song thân đã qua đời tu tạo
(Rút từ Tinh chau Ký).
Ở Tinh Châu có Trương nguyên Thọ tuy là người có Thiện Tâm, song trong gia đình chuyên sống với nghề giết hại. Sau khi song thân qua đời, Trương Nguyên Thọ dứt bỏ nghiệp giết hại, tu hạnh xưng niệm hồng danh Đức Phật A Di Đà, phát tâm muốn cứu độ song thân, tu tạo Tôn tượng Đức Phật A Di Đà cao ba thước tôn trí nơi phòng nhà xưa cũ, dùng các thứ hương hoa đèn đuốc cúng dường lễ bái. Trương Nguyên Thọ mộng thấy trong phòng nhà có ánh sáng phóng toả. Trong ánh sáng đó có hơn hai mươi người ngồi trên đài hoa sen. Trong đó lại có hai người đến gần trên sân gọi Trương Nguyên Thọ. Trương Nguyên Thọ liền hỏi: “Hai người là ai?” Hai người ấy đáp: Ta là cha mẹ của người, tuy có hiểu biết pháp môn niệm Phật Tam muội, nhưng vì ham thích uống ăn rượu thịt, giết hại các thứ chim cá v.v… lắm nhiều nên ra đoạ vào Địa ngục kêu gào. Tuy đoạ nơi Địa ngục nhưng nhờ sức niệm Phật của ngươi nên sắt nóng nước đồng sôi đều như nước mát. Hôm qua có vị Sa-môn thân hình cao lớn ấy giảng pháp đều được thoát khỏi chốn Địa Ngục, sinh về cảnh Tịnh độ, nay lúc đã chín mùi nên lại báo cùng rõ biết nhân duyên ấy. Các người hiện ở giữa không trung tức là những người đồng nghiệp trong Địa Ngục vậy”. Nói lời ấy rồi, bèn theo hướng Tây mà đi! Trương nguyên Thọ đem điều mộng thấy ấy kể cùng chư Tăng. Chư Tăng đều bảo đó là Tôn tượng do Trương Nguyên Thọ tu tạo vào trong chốn Địa ngục để cứu khổ vậy.
15- Cảm ứng của Tôn tượng Đức Phật A Di Đà mô Thích Đạo Như vì muốn cứu chúng sinh trong ba đường khổ mà tu tạo
(Rút từ Tinh Châu Kỳ).
Sa-môn Thích Đạo Như là người xứ Tấn Dương, Tinh Châu, là Đệ tử huyền tôn của Thiền sư Đạo Xước, tâm ý bao gồm nhân tử, xót thương bốn loài chúng sinh đang chịu khổ. Tuy tu Tinh Nghiệp nhưng trước muốn độ kẻ khá. Phát nguyện cứu độ chúng sinh nhận chịu khổ trong ba đường mà tu tạo Tôn tượng Đức Phật A Di Đà cao trượng sáu bằng vàng ròng, nhưng vì là khả năng của Bầu đạo nên phải trải qua ba năm mới thành, tinh tấn chuyện cúng dường. Bèn ngay tại trước Tôn tượng ngài nộng thấy có một minh quan đem Điệp thư bằng vàng ròng đến thưa rằng: “Đây là Điệp thư của Diêm-ma pháp Vương tuỳ hỷ tâm nguyện của Đại sư”. Ngài liền mở xem thấy viết rằng: “Đại sư vì muốn cứu các chúng sinh chịu khổ trong ba đường, tu tạo Tôn tượng Đức Phật A Di Đà, vào nơi Địa Ngục giáo hóa chúng sinh, uyển nhiên như Phật hiện dống toả phóng ánh sáng giảng pháp, lợi ích không thể nghĩ bàn. các chúng sinh nghiệp nhẹ nơi Địa Ngục đều thoát khổ được vui”. Sau khi tỉnh giấc, ngài càng chuyên chỉ nguyện ấy. Đến ngày trai, nơi ngục Tôn tượng ấy toả phóng ánh sáng, trong mười người chỉ có năm sáu người được thấy. Hoặc có người mộng thấy ngài hiện thân sắc màu vàng ròng vào chốn Địa Ngục giảng pháp, hoặc vì hàng ngạ quỷ giảng pháp. Cảm ứng như thế của ngài có lắm nhiều, nhất quyết điều nguyện không luống hư vậy.
16- Cảm ứng của Tôn tượng Đức Phật Vô lượng Thọ cao trượng sáu do Sa-môn Thích tăng cao tu tạo thời tiền Tống.
(Rút từ Lương cao Tăng truyện và lấy ý trong Châu Lâm).
Vào thời tiền Tống ở chùa Trường Sa tại Gisng Lăng, có Sa-môn Thích Tăng Cao là người có khí tiết tháo mạng mẽ, mong cầu Tây phương phát nguyện tu tạo Tôn tượng Đức Phật vô lượng Thọ Cao trượng sáu, mọi công dụng đã lớn, trải qua nhiều năm mà không hoàn thành. Nghe ở miếu núi Đông Khê ở Tương châu có nhiều vậtbằng đồng, nên ngài muốn giáo hóa dẫn dắt Quỷ thần đến lấy để nung vào làm hoàn thành Tôn tượng, bèn đến quan thứ Sử trong Châu là Trương Thiệu nói việc cầu vật liệu và sức người, xin cho vài chiếc thuyền và trăm người khoẻ mạnh. Trương Thiệu nói: “Miếu ấy rất linh nghiệm, kiện án tức liền chết. Vả lại, người giống man rợ giữ gìn, sợ khó thành quả việc ấy.” Ngài bảo: “Như Họa với ông cùng chết trừ thân tôi sẽ tự gánh lấy” Trương Thiệu bèn cấp cho người và thuyền. Chưa qua khỏi một đêm mà thần đã dự biết, gió chuyển mạnh dữ, mây kéo nịt mờ, thủy thủ kêu rú, chỉ chốc lác thì ngài đến, mây sương tan biến mặt nhật tỏ rạng. Cách miếu khoảng hơn hai mươi bước có hai chiếc vục Đồng, mỗi chiềc lớn vài trăm hộc, thấy có một con rắn lớn dài hơn mười trượng từ trong vạc vọt nhảy ra cắn thân mình chắn ngahng đường, cả trăm người cùng theo thảy đều chạy lùi tan, ngài mới chỉnh trang y phục, bước tới, dộng tích trượng mà bảo cùng rắn rằng: “Ngươi bởi tại nghiệp đời trước nên phải nhận chịu làm thân rắn, chẳng từng nghe đến Tam bảo, vậy do đâu mà có thể thoát khỏi. Tôi tạo Tôn tượng Đức Phật vô lượng Thọ cao trượng sáu, nghe ở đây có nhiều vật bằng đồng nên từ xa tìm đến, mang cơ thể mở đường để tôi được đi tới trước.” Rắn bèn ngẫn đầu trông nhìn ngài rồi chuyển thân mình từ từ bước đi. Ngài đích thân dẫn mọi người đi bộ, nhanh chóng lấy các vật bằng đồng, chỉ có cái ống nhỏ ở đầu giường có thể dung chứa cả bổn suyển, có con thằn lằn dài hơn một thước nhảy vọt vào ra, ngài bèn vất bỏ không dấy. Mọi vật quý trọng ở miếu lớn nhỏ chẳng lấy một thứ, chỉ hơn nhỏ vậy, chất đầy thuyền mà trở về, người giữ miếu là giống man rợ chẳng dám chống cự. Ngài về đến Thành đô, chú đúc Tôn tượng. Đến năm Nguyên (Gia) thọ thứ chín (32) thời tiền Tống thì công việc hoàn tất, Thần sắc phô bày đoan nghiêm, oai quang hùng vĩ tráng lệ, tạo tượng linh dị tiếng tăm truyền khắp vậy.
17- Cảm ứng do Đức Phật A Di Đà hóa làm chim Oanh Vũ đễ dẫn dân chúng nước An Tức.
(Rút từ ngoại Quốc ký)
Dân chúng ở nước An Tức không biết Phật pháp, sống nơi biên địa, bẩn chất ngu mờ. Bấy giờ có con chim Oanh Vũ thân sắc vàng ròng có các màu xanh trang xen lẫn nghiêmsức có khả năng nói tiếng người. vua Tôi dân chúng thảy đều mến thích. Thân chim béo tốt mà khí lực yếu đuối, có người hỏi chim rằng: “Ngươi dùng vật gì để ăn?”. Chim đáp: “Tôi nghe tiếng xưng của Đức Phật A Di Đà lấy đó làm thức ăn mà thân được béo tốt sức lực khoẻ mạnh. Nếu muốn nuôi dưỡng tôi thì nên xưng niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà”. Mọi người đua nhau xưng niệm, chim dần bay nhảy giữa không trung rồi trở lại nơi dất, bảo cùng mọi người rằng: “Các người có muốn thấy cõi đất tốt lành sung túc chăng?” Mọi người đáp: “Muốn được trông thấy đó” Chim bảo: “Nếu muốn trông thấy thì nên cưỡi trên lông cánh ta”. Mọi người liền cưỡi lên trên lông cánh. Do vì sức lực còn yếu nên chim khuyên mọi người nên xưng niệm Phật, và chim bay vạt giữa không trung chỉ thẳng hướng Tây mà đi, vua tôi đều ngợi khen khác lạ mà nói rằng: “Đây là Đức Phật A Di Đà hóa làm thân chim dẫn tiếp mọi người ở chốn biên địa ngu hèn, há chẳng hiện thân vãng sinh sao?” Bèn ở ngay xứ ấy tạo tinh xá đề hiệu là chùa oanh Vũ, đến mỗi ngày trai tu pháp niệm Phật Tam Muội. Từ đó trở lại dân chúng ở nước An Tức ít biết Phật pháp vãng sinh Tịnh độ lắm nhiều vậy.
18- Cảm ứng do Đức Phật A Di Đà làm thân cá lớn để dẫn tiếp ngư nhân vớt bắt.
(Rút từ ngooại Quốc kỳ).
Ở phía Tây nam chấp sư tử trông nhìn hết sức thấy của ánh mặt không biết bao nhiêu dặm có một hòn đảo riêng biệt, người sinh sống ở đó có khoảng hơn năm trăm ngôi nhà, chuyên bắt chim để ăn, lại chẳng được nghe Phật pháp. Bấy giờ có vài ngàn con cá lớn đến ở gần bờ biển, mỗi mỗi đều nói tiếng người, xưng niệm nam mô A Di Đà phương Dân chúng ở ven biển thấy thế không nhận biết về nguyên do chỉ y theo lời xướng mà gọi là Cá A Di Đà. Có người xướng gọi A Di Đà thì cá dần đến gần bờ, từng bảo giết hại đó mà cá chẳng đi, mùi vị của thịt cá rất ngon, như các người xưng niệm lâu thì cá họ vớt bắt mùi vị thịt rất tối thượng. Người xưng niệm lâu thì thịt cá họ vớt có mùi vị cay đắng. Ngư dân ở bờ biển ăn dùng thịt cá và chuyên xưng niệm danh hiệu Phật A Di Đà lấy làm việc chính. Trong số mới ăn đầu tiên có một người mạng chung, ba tháng sau cưỡi giữa áng mây sắc tía toả phóng ánh sáng đến nơi bờ biển bảo cùng mọi người rằng: “Tôi là bậc già nhất trong các người vớt bắt cá, sau khi mạng chung được sinh về thế giới Cực lạc. thân hình cá lớn ấy là do Đức Phật A Di Đà Như Lai hóa hiện ra vậy. Đức Phật ấy xót thương chúng ta ngu hèn nên hóa hiện làm thân cá lớn khuyên chúng ta siêng năng niệm Phật Tam muội. Nếu như không tin thì cứ xem nơi thân cốt của cá đều là hoa sen. Khi đã thấy bèn cảm ngộ dứt bỏ nghiệp giết hại, chuyên xưng niệm danh hiệu Phật A Di Đà, mọi người sinh sống ở đó đều vãng sinh về cõi Tịnh độ, để hoang trống nhiều năm. Có A-la-hán Sư Tử Hiền ở nước Chấp Sư Tử vận dụng thần thông sang đến Đảo đó, truyền thuyết như vậy.
19- Cảm ứng của người phụ nữ Kính tin xưng niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà.
(Rút từ ngoại Quốc Hiền Thánh Ký).
Xưa kia trong nước A Du Sa ở Thiên Trúc, có vị Bà-la-môn ngu si không tâm kính tin, chuyên làm nghiệp xấu ác để trang nghiêm thân mình, trái lại, người vợ của ông rất kính tin thanh tịnh, hiểu biết niệm Phật Thiền định, từng khuyên chồng rằng:”Ông nên xưng niệm danh hiệu Đức Phật vô lượng Thọ”. Người Bà-la-môn ấy lắm ham thích mến thương vợ, tình sâu đắm nhiểm, chẳng biết chán đủ. Khi ấy người vợ bảo rằng:”Vợ chồng như hai cánh, cớ sao ông không tợ như công hạnh của tôi?” Đã chẳng theo tâm tôi thì cũng chẳng tuỳ theo ông”. Mọi sự đều chẳng thuận tình. Khi ấy, Bà-la-môn ấy nói rằng: “Tôi ngu si nên không thể thực hành theo công hạnh của người, theo như thế nào?” Người vợ bảo:”Ông hãy tập Định một thời gian, tôi tu niệm Phật định xong, đến lúc đánh tiếng vàng thì theo xướng nam môA Di Đà Phật rơi vào phòng ngủ mới cùng nằm”. Bà-la-môn ấy bèn y theo lời nói ấy mà thực hành. Ba năm sau cản mắc chút bệnh mà qua đời, ở phía trên hông vẫn còn nóng ấm, người vợ nghi mà chẳng vội an táng. Năm ngày sau sống lại, Bà-la-môn ấy buồn khóc mà kể cùng vợ rằng:”Tôi chết bị vô địa ngục vạc sôi, các La Sát bà dùng gậy sắt đánh tội nhân, đánh động đến vạc và liền bảo người là tiếng trống vàng, bất chợt tôi xưng niệm Nam mô A Di Đà Phật. Khi ấy, Địa ngục như ao mát, hoa sen nở khắp đầy trong đó, âm thanh vang vọng, các tội nhân đều sinh về Tịnh độ. La sát Bà tâu cùng vua Diêm-ma, vua bèn phóng thả ta và bảo rằng nên đem việc kỳ lạ này mà nói cùng mọi người ở nhân gain. Và liền nói một bài kệ rằng:
“Nếu người tạo lắm tội
Phải đoạ trong ngục tối
Vừa nghe hiệu Di Đà
Lửa dữ liền mát lạnh”.
Bà-la-môn ấy nhớ kỷ mà nói lại, mọi người nghe đều vui mừng vậy.
20- Cảm ứng của Xưng niệm Vãng sinh
(Rút từ Tịnh độ Luận).
Nghe có một người không biết tên họ là gì tánh tình rất thô tháo gian hiểm, không tin nhân quả, thường lấy việc săn bắn giết hại làm chính. Vì cảm mắc bệnh sắp mạng chung thấy các thứ khổ cụ ở Địa ngục. Người ấy bèn ăn năng hẳng: “Lúc bình sinh, Tôi không tin lời chư Tăng, mọi điều ngày nay trông thấy quả đúng như trong Kinh nói”. Liền bảo mọi người trong nhà rằng: “Các người hãy cứu ta”. Người con hỏi rằng: “Phải làm thế nào để cùng cứu”. Người ấy bảo: “nếu không thể cứu ta thì hãy gấp đến nơi chùa thỉnh mời một vị Tăng. Người ấy buồn khóc mà nói rằng: “Xin Đại Sư rũ lòng Đại bi gấp cứu Đệ tử”. Vị tăng đó bảo rằng: “Khi bình sinh bỏ qua không kính tin Tam bảo, ngày nay sắp chết, rất cùng cứu khó được vậy”. Người ấy nói: “Thật đúng vậy, Đại sư tụng đọc Kinh Phật như đệ tử là kẻ tội nhân lúc mạng sắp chung, có pháp gì để cứu độ chăng?” Vị Tăng đó bảo:”Trong Quán Kinh có viết, đoạn văn ấy là…v.v… “ Bỗng nhiên người ấy nhảy nhót vui mừng
nói rằng: “Lời Phật nói có Đại ngục, như lời nói ấy thật có vậy. và Phật dạy chỉ niệm mười niệm tức được vãng sinh, nay Đệ tử nhất định được vãng sinh vậy”. và liền bảo người nhà rằng: “nên đem lửa lại đây”. Người nhà liền đem lửa màu và lò hương đưa người ấy. Người ấy bảo: “Nay, chỉ thời gian ngắn ta liền vào trong Địa ngục tại trong lò vạc đâu dùng lò hương, nên đem lửa đến đặt trong tay ta”. Và liền đó, tay trói nắm lấy lửa màu, tay phải cầm nắm hương, người ấy xoay mặt về hướng Tây, chỉ tâm xưng niệm Phật. Chưa đủ mười niệm người ấy lại bảo mọi người rằng: “Đức Phật từ phương Tây đến có nhiều Đồ chúng đều toả phóng ánh sáng lớn, trao cho ta tòa hoa”. Nói xong, người ấy liền mạng chung. Đó là mười niệm vãng sinh vậy.
21- Cảm ứng của Tôn tượng Đức Phật A Sơ do Sa-môn Thích Tuấn Huệ tu tạo.
(Rút từ Tuỳ Ký).
Trong khoảng niên hiệu Khai hoàng (581-601) thời nhà Tuỳ, Có Sa-môn Thích Tuấn Huệ (tức Song Huệ). Không biết ngài là người xứ nào, trọn một đời cầu mong chứng đắc quả vị Bất thối chuyển, ngài đắp họa Tôn tượng Đức Phật A Sơ gồm mười một hình thể, ngài lại tu tạo cũng Tôn tượng như thế gồm mười hai linh thể; Tôn tượng đứng cao ba thước. Ngài chuyên tâm cầu thỉng Cảm ứng, mộng cảm có hai vị tăng, một vị tự xưng là Nhật Quang và một vị xưng là Hỷ Bích hỏi ngài rằng: “Ngươi có biết Bản nguyện của Đức Phật A Sơ chăng?”. Ngài đáp” Có biết sơ qua”. Hai vị tăng ấy hoan hỷ bảo: “Lành thay! Như Ông ở trong đời dơ uế mà quy y với Đức Phật A Sơ, ngay trong một đời này sẽ vào Quả vị bất thối, được sinh về cõi nước Hoan hỷ”. Sau khi tỉng mộng ngài cùng xưng niệm. Đến lúc lâm chung, ngài bảo cùng đại chúng rằng: “Nay Tôi vãng sinh về cõi nước Hoan hỷ vậy”.
22- Cảm ứng của vị Bà-la-môn ở Thiên Trúc tu tạo Tôn tượng Đức Phật Dược Sư mà người con được kéo dài tuổi thọ năm mươi
(Rút từ Tam bảo ký).
Xưa kia tại Thiên Trúc có vị Bà-la-môn vốn giàu có mà không con nối dõi, nên thỉnh cầu ở trời Tự tại, người vợ bèn mang thai, khi đủ chín tháng sinh được một đứa con trai, nhan sắc đoan chánh, mọi người đều quý mến. Bấy giờ có một vị Ni tên là Càn Thiện trông xem tướng, vừa thấy liền không vui mà bảo rằng: “Đứa trẻ này có các tướng chưa đủ để kế thừa gia nghiệp, thọ mạng chỉ ngoài hai tuổi”. Vợ chồng vị Bàla-môn đó nghe thế sinh buồn rầu như trúng phải tên độc. Vị Bà-la-môn đó ngày trước có người bạn thân xuất gia làm Sa-môn rất thông rành bí ảo, đến thăm, hỏi về nghuên nhân, vị Bà-la-môn đó đem đầu đuôi sự việc trên mà nói. Vị Sa-môn ấy bảo: “Ông nên y theo Phật của bảy Đức Phật mà tu tạo Tôn tượng Đức Dược Sư Như Lai, và nên đúng như pháp mà cúng dường “. vào ngày trai đầu tháng, Bà-la-môn đó y theo pháp thức mà cúng dường, đến đêm, ông mộng thấy có một người mặc y phục khác lạ đội mũ sắc đỏ từ trong minh Đạo cưỡi ngựa sắc xanh tay cầm cái thẻ đến bảo rằng: “Ngươi y theo pháp của bảy Đức Phật, tu tạo Tôn tượng Đức Phật để cúng dường, con của ngươi sẽ được kéo dài tuổi thọ năm mươi năm!” Về sau quả như mộng ấy vậy.
23- Cảm ứng của Linh tượng Đức Phật Dược Sư do một người thuộc giòng họ cao quý phụng thỉnh mà được giàu sang.
Tương truyền xưa kia tại Thiên Trúc có một người thuộc giòng họ cao quý nhưng rất nghèo khổ, thường ngày chỉ xin ăn để tữ sống. Người ấy đến trong thành ấp thảy đều đóng cửa. Mọi người đều gọi những người ấy là Đóng cửa. Do đó, người ấy thường tự buồn thương sang đến trước Tôn tượng Đức Phật Dược Sư ở trong chùa đi nhiểu quanh theo phía hữu Tôn tượng Đức Phật, chí tâm sám hối lỗi quá, bỏ ăn suốt năm ngày. Như trong mộng từ Tôn tượng Đức Phật lưu xuất thân hình xinh đẹp tợ Tôn tượng nhỏ, bảo người ấy rằng: “nghiệp chướng xưa trước của ngươi đã diệt, ắt sẽ được giàu sang, ngươi nên rõ về nơi vườn nhà xưa cũ của cha mẹ đã ở,” Sau khi tĩnh rõ lời đó, người ấy bèn trở về đến vườn nhà xưa cũ, thành quách đều đã hư hoại, chỉ còn sàng cột gỗ cũ mục nát. Tin theo lời bảo độ, người ấy ở đó hai ngày dùng gậy moi đào đất, tự nhên kho tàng hiển hiện đó là của cải của cha mẹ người ấy cất giấu. Nội trong một năm, người ấy liền được giàu sang. Đó tức là nương nhờ Phật lự c vậy.
24- Cảm ứng của người nghèo khổ dùng một văn tiền Đồng cúng dường Tôn tượng Đức Phật Dược Sư mà được giàu sang.
(Rút từ Minh Bảo ký).
Trong thời Tiền Đường, tại Biên Châu có một người nữ nghèo khổ, cô độc tự sống, trong nhà chỉ có được một văn tiền Đồng, người nữ ấy suy nghĩ rằng: “Một văn tiền này không thể đủ làm vốn liếng của một đời, Ta nên cúng dường Tôn tượng Đức Phật”. Và liền sang trong một ngôi chùa để cúng dường Linh tượng Đức Phật Dược Sư. Qua sau bảy ngày ở huyện gần đó có một nhà rất giàu sang, người vợ của ông ta sớm qua đời, lại muốn tìm cưới một người nữ khác, đã lâu mà không được vừa ý, bèn đến thỉnh cầu nơi Tôn tượng đồng ở chùa ấy. Mà có được cảm mộng báo lấy người nữ nghèo khổ ấy làm vợ, cùng được hưởng phước thọ. về sau sinh được ba người con trai và hai người con gái. và đều cho đó là nhờ Phật lực vậy.
25- Cảm ứng của một người phá giới xưng niệm danh hịêu Đức Phật Dược Sư mà giới pháp được trở lại thanh tịnh.
(Rút từ Thượng Thống Pháp Sư truyện).
Xưa kia có một vị Tỳ Khưu sang Tây vức muốn thưa hỏi về nguyên do Đắc giới. Khi đã đến Thiên Trúc, vừa gặp một vị A-la-hán, vị Tỳkheo ấy liền thưa hỏi về việc Tăng vi đắc giới và không đắc giới. Vị A-la-hán ấy bảo: “Ta là Thánh giả Tiểu thừa không biết về giới của Bồ-tát Tăng Ni v.v… có đắc chăng! Và Vị A-la-hán ấy liền nhập định lên trời Đâu-suất kính hỏi đức Di Lặc”. Và vị A-la-hán ấy liền nhập định lên cõi trời hỏi đầy đủ về Tăng Ni và đắc giới cầu xin linh nghiệm. Đức Di Lặc liền trao cho một hoa vàng ròng và bảo rằng:”Nếu Tăng ni ở Biên địa nắm lấy hoa vàng ròng này đặt vào lòng bàn tay A-la-hán không thể chẳng vào được”.. Vị A-la-hán ấy khi đã phát tâm xong, có được hoa, đặt để vào trong lòng bàn tay, hoa hiển hiện cao một thước. Lấy đó làm ứng nghiệm. Vị A-la-hán ấy lại hỏi: “Nếu người đã thọ giới lại bị huỷ phạm thì phải làm thế nào để giới pháp được trở lại thanh tịnh?” Đức Di Lặc đáp: “Nếu theo pháp của Thanh văn thì đã phạm Tánh giới, ngay hiện đời nay khó được trở lại thanh tịnh. Còn theo pháp đại thừa thì việc ấy không khó. Ở phương đông có cõi nước tên là Tịnh Lưu Ly, Đức Phật hiệu là Dược Sư, với sức bản nguyện của Đức Phật ấy thì người phá giới xưng niệm danh hiệu của Đức Phật ấy hẳn được trở lại giới pháp thanh tịnh vậy”. Sau khi nghe xong, vị Tỳ-kheo ấy nói lại sự việc đó, mọi người nghe được đều tin nhận vậy.
26- Cảm ứng của Tôn tượng Đức Phật Dược Sư do Hạ Hầu Quân tu tạo mà được thoát khỏi tội.
(Rút từ Linh Ứng Ký).
Hạ Hầu Quân vốn người xứ Dõng Châu. Năm Hiển Khánh thứ hai (657) thời Tiền Đường, cảm mắc bệnh nặng trả qua hơn bốn mươi ngày hôn loạn chết ngất, tự bị phối hợp làm thân trâu, bèn cầu xin rằng: “Từng trải qua ba lần chỗ Âm Sư thọ giới và gần thọ trì Kinh Dược Sư, tự tu tạo Đức Phật. Tự xét biết mình không có lỗi quá cớ sao bị sai làm thân trâu nhận chịu khổ như vậy.” Hạ Hầu Quân đã bị phối hợp vào ma phường,trải qua hai mươi bốn ngày nhận chịu khổ sai, sau vì xét về các sự thọ giớiv là có thật không hư dối, mới được thoát khỏi khổ. Sau khi sống lại kể rõ sự việc ấy vậy.
27- Cảm ứng do Đức Phật Dược Sư Như Lai cứu khổ sản nạn.
(Rút từ Dược Sư nghiệm Ký).
Tại Truy Châu có một người phụ nữ mang thai qua mười hai tháng mà không sinh nở được, thân mình khổ nhọc cốt tuỷ đau nhức cất tiếng khóc than. Sau đó nghe theo lời chỉ dậy của Sa-môn Mại Công mà xưng niệm danh hiệu Đức Phật Dược Sư, bèn mộng thấy Đức Phật tự đến cứu giúp, lại càng kính tin xưng niệm, mọi khổ đau tạm dứt, sinh được người con trai, mọi người đều cho là việc hiếm có vậy.
Cảm ứng của thân thuộc trong gia đình Tư Mã ở On Châu nội trong một ngày tu tạo được bảy Tôn tượng Đức Phật Dược Sư. (Rút từ Linh Ứng Ký).
Tư mã ở Ôn Châu cảm mắc bệnh lâu ngày, suy hư sắp muốn qua đời, mọi người thân thuộc và tôi tớ đều nhóm tập tại nhà mà khóc than. Tư Mã đã chết trải qua một ngày. các người trong thân thuộc có sự nhận biết, bèn chỉ tâm quy ydp Dược Sư cầu nguyện ứng cảm diệt trừ bệnh khổ. Chỉ trong một ngày tu tạo bảy Tôn tượng Đức Phật Dược Sư, y theo pháp mà cúng dường. Qua đến nhày thứ hai, Tư Mã sống lại kể rằng: “Lúc ta vứa ra khỏi nhà bị ba người minh quan trói buộc dẫn qua con đường tối tăm, không có người nào đi theo. Đến trong một thành thấy có tòa cao, thần đội mũ ngọc đều ngồi, phía trước đều có cả ngàn người đều bị xiềng xích. Tôi hỏi kẻ sứ: “Đó là ai?” Kẻ sứ đáp: “Đó là vua Diêm-ma vậy. Đã đến lúc xứ trị tội ngươi”. Khi ấy. vua Diêm-ma gọi tôi lại hỏi:”ông có là được việc Thiện nào chăng?” Tôi đáp: “Tôi chưa trọn chí ý mà đã sớm chết”. vua bảo: “Ngươi có lắm tội ác nhất định không thể thoát khỏi Địa ngục “. Khi ấy bỗng nhiên có ánh sáng khác lạ soi chiếu trên thân Tôi, vua nhận biệt mà bảo rằng: “Thân thuộc và Tôi tớ của ngươi tu tạo bảy Tôn tượng Đức Phật, nên ngươi được kéo dài tuổi thọ mạng. Ngươi hãy sớm trở về lại nhân gian.” do nhân duyên ấy mà Tư Mã sống tỉnh lại.
28- Cảm ứng của người tu tạo Tôn tượng Đức Phật Tỳ Lô Giá ma mà được phải trừ chướng nạn.
(Rút từ Thường Mẫn Ký và Du Thiên Trúc ký).
Sa-môn Thích Thường Mẫn phát nguyện tìm cách Thánh Tích, vân du đến Thiên Trúc, một ngày nọ đến xứ Trung Ấn Độ qua nước Bích Sách ca, tại đường phía nam thành Vương Xá, hai bên đường đều có tạo dựng tinh xá cao hơn hai mươi trượng, bên trong tinh xá có Tôn tượng Đức Phật Tỳ Lô Giá Ma rất mực linh nghiệm, phàm có mong cầy gì thảy đều như ý. Nghe về nguyên do của Tôn tượng từ xưa trước là: “Xưa nay tại nước ấy, quỷ thần nhiều loạn, dân chúng hoang phế, có một Ni Càn Tử khéo giỏi về Chiêm sát, vua trong hò muốn đoán biết sự hoang phế của nước nhà. Ni Càn Tử ấy đưa thẻ ấn xuống đất mà bảo rằng: “Hoang thần loạn khởi các chướng nạn, phải kết quy về Đại thần mới an ổn”. vua ấy là người thọn minh thấu đạt quy tông, biết Đại thần trong các thần không ai bằng Đức Phật, nên liền tu tạo Tôn tượng Đức Phật Tỳ Lô Giá ma ấy tôn trí tại các Tịnh xá hai bên, ở phía tả thì thuần toàn bạc trắng và đều cao hai mươi trượng thường ngày lễ bái cúng dường,từ đó phô bày Đồng tử Dạ xoa xua đuổi Hoang thần ác quỷ ra khỏi cõi nước, mới không các chưởng nan vậy.
29- Cảm ứng của Thánh vô Động Tôn tự xưng là Vô Giá đà Bà.
(Rút từ Bí mật ký).
Xưa kia tại Nam Thiên Trúc có vị Thiên tử, nhàm chán thế tục mà xuất gia hành trí hoằng dương chánh pháp, đọc tụng Kinh Thánh Vô Động minh vương, riêng bước nơi đồng hoang, minh vương hiện hình cùng làm bạn, tự xưng là Vô Giá Đà Bà phụng thờ người tu hành giống như Đệ tử Đức Thế Tôn cung phụng Đức Thế Tôn, khăn lụa buộc trên vai tôi, ấy là tiêu biểu cờ hiệu vậy.(Đà Bà, Trung Hoa dịch nghĩa là tôi tớ, không dùng tiền xâu xỏ gọi là Vô giá, trên vai buộc khăn là tiêu biểu cho sự khác lạ. Thánh vô Động Tôn nhận là việc sai sử của người khác, tuỳ theo mà làm. tương tợ như không dùng tiền mua tôi tớ. Nay tự buộc khăn là tiêu biểu kẻ tớ vô giá, nói tự xưng không thể sai lầm vậy.
30- Cảm ứng của Sa-môn Thích Hàm Chiếu đồ tả ngàn Tôn tượng Phật
(Rút từ Tự Ký).
Trong thời Tiền Đường, tại chùa Hưng Thiện có Sa-môn Thích HÀm Chiếu phát nguyện đồ họa Tôn tượng ngàn Đức Phật, vứa mới đồ họa được Tôn tượng bảy Đức Phật, không biết còn lại chín trăm chín mươi ba Đức Phật oai nghi thủ ấn như thế nào mới tinh thành cầu thỉnh rơi lệ sám hối lỗi quá, mộng thấy chín trăm chín mươi ba Đức Phật hiện hình trên lá cây, nên vui mùng đồ tả lưu bố nói đời vậy.
31- Cảm ứng của Thai tạng mạn Trà La tương truyền.
Đức Tỳ Lô Giá ma Như Lai giảng thuyết Đại bi Thai tạng Mạn đà La cứu hộ hết thảy chúng sinh, ngài Kim Cang thủ truyền nhận Phật dạy trải qua vài trăm năm sau bài truyền trao cho Ngài Đạt ma Cúc Đa ở chùa Thế Vô Yểm tại Trung Ấn Độ. Ngài Đạt Ma Cúc Đa kính cẩn hoằng truyền phó chúc cho Sa-môn Thích Thiện vô uỷ là con cháu đời thứ năm mươi hai của vua Hộc Phạn. Đến năm Khai Nguyên thứ bảy (713) thời Tiền Đường, từ Tây vức ngài Thiện vô uý đem Đồ Ấn Mạn Đà La đến Trung Hoa. Dưới thời vua Huyền Tông (Lý Long Cơ 712756). Ngài Thiện Vô Uý là Quốc sư, phiên dịch Đại Giáo Đại Mạn Đà La, thiết lập Đại Đán Trường, chư Tôn tòa phóng ánh sáng, trời mưa hoa nhỏ nhiệm mà cúng dường. Với sự cảm ứng ấy không thể ghi chép một cách đơn thuần.
32- Cảm ứng của Kim Cang giới mạng Đà La truyền hoằng.
Xưa kia, Kim cang Tát đoả thân gần trước Đức Phật Tỳ Lô Giá ma thọ nhận pháp nghĩa Kim cang giới Đại Mạn Đà La, vài trăm năm sau lại hoằng truyền cho Bồ-tát Long Mảnh. Lại qua vài trăm năm sau, ngài Long Trí mảnh lại truyền trao cho ngài Long Trí. Ngài Long Trí cẩn trong truyền trì như bình đựng đầy nước mà chuyển dời, lại truyền trao đến ngài Kim Cang Trí. Ngài Kim Cang Trí vốn người ở nước Ma Lại Da thuộc nam Ấn Độ, theo duyên mà vẫn du tuỳ xứ mà làm lợi ích quần sinh, nghe tại nước Trung Hoa, Phật giáo hưng thạnh, nên theo đường thuyền ngài đến phương đông có thể đến được bờ biển. Đến năm Khai Nghuyên thứ tám (720) thời tiền Đường, ngài Kim Cang Trí mới đến Kinh Ap, từ đó rộng hoằng truyền Bí mật giáo, Kiến lập Man Đà La y cứ theo pháp mà làm thành, đều cảm các điềm ứng vậy.
33- Cảm ứng của sự kiến tạo Kim Cang giới Quán Đảng Đạo tràng cầu mưa mà được
(Rút từ Kim Cang Trí truyện).
Xưa kia, Hòa thượng Tam Tạng pháp sư Kim Cang Trí vào năm ba mươi mốt tuổi, ngài sang nam Thiên Trúc theo ngài Long Trí thọ học Năm Bộ Quán Đảnh các tạng Bí mật rồi trở vế lại Trung Thiên Trúc. Sau đó tại nam Thiên Trúc suo61t ba năm nắng hạn, cây cỏ đều khô chết, vua xứ đó sai sứ đến nghinh thỉnh ngài vào ngay trong cung Kiến lập Kim Cang giới Quán Đảnh đạo tràng để cầu mưa. Khi ấy, nước mưa đượm nhuần, vua toi thảy đều mừng vui, bèn vì ngài mà tạo lập chùa, đem thờ Kinh pháp vậy.
34- Cảm ứng của sự lễ bái Kim Long giới Đại mạn Đà La Đồ (Tân lục).
Tương truyền rằng: tại Tân Châu có một người nữ goá bụa, ngu si không có niềm tin, không biết nhân quả. Đến lúc năm mươi bảy tuổi cảm mắc bệnh tật mà qua đời, trong thấy mọi xự, sau sáu ngày sống lại, người ấy rơi lệ vật vả thân mình mà tự trách lỗi quá. Mọi người thấy lạ bèn hỏi về nguyên do, người nữ ấy đáp rằng:”Tôi thấy những sự hiếm có, chẳng thể nghĩ bàn. Lúc đầu mới chết vào nơi Địa ngục sắt lửa, bị ném vào trong Địa ngục, nơi ngục có người tâm tâu cùng vua, vua bèn kiểm xét ở một quyển sách mà nói rằng:”Người nữ này ngày trước đến nơi thất Hòa thượng Biện ngôn Hoằng lễ bái Kim Cang giới Đại mạn Đà la Quán Đảnh Đạo Tràng. Chỉ do công sức ấy nên ngươi chẳng phải là người sinh tử, hãy sớm trở về nhân gian”. Thấy sự việc ấy rồi được sống lại, nhân đó mà phát tâm tu hành vậy.
35- Cảm ứng của sự xưng niệm các Tôn tượng ở Thai Tạng Đại mạn Đà La. (Tân Lục).
Tương truyền rằng: “Sa-môn A Xa Lệ Huệ ứng ở chùa Đại Hưng Thiện truyền pháp Quán Đảnh, có một vị Sa Di từ năm bảy tuổi theo phụng thờ Hòa thượng. Sau bảy năm, nhân có Phật sự. Vị Sa Di ấy nương nhất tâm xưng niệm Thánh chúng Thai tạng mà cầu nguyện rằng: “Xin Đại chúng trong Hải hội Khởi Tâm Đại Bi, khắp cứu mọi người cùng thuyền bị đắm chìm”. Bèn như mộng thấy giữa Hư không Thánh chúng đông nhiều như sao toả phóng ánh sáng. Thân mình vị Sa Di ấy bỗng ở tại trên bờ, hơn năm mươi người kia chẳng bị đắm chìm mà ở đồng một chỗ, trong đó hơn hai mươi người nói là có thấy Thánh chúng giữa hu không. Nên biết sức lực cứu nạn chẳng thể nghĩ bàn vậy.
36- Cảm ứng của Xá-Lợi Đức Phật ở đời vua Minh Đế thời Hậu hán
(Rút từ Hán Phật nội truyện v.v…).
Vua Minh Đế (Lưu Trang 58-76). thời Hậu hán hoằng dương Phật pháp xây dựng chùa Viện. Bây giờ từ Tây vức đem lại năm viên Xá Lợi, năm sắc đặt để giữa không trung, xoay chuyển như lọng, ánh sáng chói ngời khuất lấp cả mặt nhật.
37- Cảm ứng khi thời nhà Ngô bao vây chùa cấm bắt chư Tăng mà Xá Lợi hiện nổi toả phóng ánh sáng trên Bình Bát.
(Rút từ Dị Lục Tuyên Nghiệm Ký).
Khi Tôn Hạo (Quy Mệnh Hầu 26-280) thời đông Ngô có được ngôi vua, Chánh giải tấu trình sự việc mà nói rằng: “Phật pháp nên cảm ứng tại Trung Quốc chỗ liệt bày đồng như các vị thần ở nước Hồ”. Tôn Đạo bèn ban sắc chiếu nhóm tập các vị Sa-môn, dàn bày quân lính bao vây chùa, muốn thực hành việc giết phá. Nói cùng Phật sư Khương Tăng Hội rằng: “Phật mà như thần thì nên Kính sùng đó, còn như Phật không có oai linh, thì Hắc y cùng một ngày đồng với mạng chúng Tăng”. Khi ấy, hoặc có người tự quyên sinh, hoặc có người trốn bỏ ra ngoai. Ngài Khương Tăng Hội mới cầu xin thiết trai cầu hiện oai thần, dùng một bình bát bằng đồng đựng đầy nước đặt để trong sân. Sau khoảng bữa ăn bỗng chốc thấy có ánh sáng toả chiếu và trong bình bát giữa sân có tiếng soang soảng, bỗng thấy có Xá Lợi chiếu sáng nơi thềm cấp phòng nhà, nổi trên Bình Bát. Tôn Đạo và Đại Chúng đến trông xem trước, kinh nhạt mất cả thái độ bình thường, rời khỏi chỗ ngồi đổi sắc mặt mà bước tới, Ngài Khương Tăng Hội nói: “Bệ hạ hãy bảo người có sức rất mạnh khoẻ dùng chày bằng chất Kim cang nặng trăm cân để đánh, trọn chẳng thể phá hoại được”.Tôn Hạo bèn y theo lời ấy mà cho rằng trước Kinh bái là bái, rải hoa thiên hương mà xướng cao lời rằng:”Thật là dấu vết Quân Từ Thị đến bờ chưa dứt, thì bánh xe chánh pháp vẫn còn xoay chuyển in dấu vào trong đường tối, oai thần chẳng thiếu ngầm hiện. Ngày nay nếu chẳng như thế thì Tam bảo hẳn dứt mất.” Nói lời ấy vừa xong thì cháy nơi Quân sĩ bỗng nhiên nổi gió. Mọi người trông xem thảy đều Kinh sợ đến ngưng thở, chày vỡ nát mà Xá Lợi chẳng tốn hại gì. Anh sáng từ chày toả phóng ngời sáng khắp đầy. Tôn Hạo bèn khâm phục chử thành khuyên thiết lập trai giảng, xây dựng tháp đá tại phía Bắc chợ lớn Kiến Đường, sau vẫn còn toả phóng ánh sáng tốt lành. Đến mùa thu năm Nguyên gia thư mười chín (2) thời tiền Tống, vào nửa đêm nơi chùa toả phóng ánh sáng, trên sông phát nên hình thể tươi đẹp, có ánh sáng lửa khác lạ khiến trên bốn tầng từ phía tây nhiểu quang đến phía nam. Lại vì lừa thiêu đốt nên ánh sáng nhảy vọt lên trên hóa làm hoa sen lớn. Mọi người bèn phát sinh niềm tin, mới về lập chùa đề hiệu là kiến Sơ, đổi tên đất tại chỗ ấy gọi là Đất Phật vậy.
38- Cảm ứng của Đường A Đắc kiến Tạo Tháp được phóng thả sống lại.
Đường A Đắc bị chết, ba ngày sau sống lại kể rằng: “Lúc đầu vừa chết, có hai người đến cắp nách và một kẻ sứ lại cưỡi ngựa trắng đến xua đuổi, không biết đi được mấy dặm, thấy phía Bắc có lửa tối đen mà vào, lại thấy ở phía đông có cửa tối đen mà vào, thấy phía nam có cửa tối đen rồi đến phía bắc vào thấy có hơn bảy mươi rường nhà thảy đều có người ở, mặc áo sắc đen đội mũ rồng, bên cạnh có hơn hai mươi kẻ lại nói đều nói là Phủ quân. Phía Tây nam lại có bốn mưoi kẻ lại. Đường A Đắc bèn giả từ Phủ Quân trước. Phủ Quân hỏi: “Ông phụng thờ gì?” Đường A Đắc trả lời rằng: “Khi ở nhà dựng xây bảo Tháp chùa chiền,cúng dường Đạo nhân”. Phủ Quân nói: “Ông là người có phước đức lớn”. Và bèn hỏi quan sứ Đô Cục rằng: “Người này thọ mạng đã hết chưa?” Thấy nắm một quyển sách đặt để nơi An, chữ viết rất nhỏ đề rằng: “Tuổi thọ còn thờ ba mươi lăm năm”. Phủ Quân tức giận bảo: “Kẻ sứ nhỏ này dám vội cướp đoạt mạng người”. Liền sai bắt kẻ sứ cưỡi ngựa trắng trói vào nơi trụ phạt đánh trăm trượng, máu me đổ chảy lan tràn. Rồi hỏi Đường A Đắc rằng: “Ngươi muốn trở về lại chăng?” Đường A Đắc đáp: “Muốn vậy”. Phủ Quân nói:”Nay nên đưa ông trở về, muốn tiện khiến ông xét xem các Địa ngục”. Liền cấp cho một con ngựa và một người, từ phía đông bắc mà đi ra không biết bao nhiêu dặm, thấy một thành vuông vài mươi dặm, nhà cao khắp đầy thành, nhân thấy họ chưa phụng thờ Phật. Khi ấy vợ chồng người bác và vợ chồng người chú đã qua đời đều mặc y phục thần vức rách nát, thân hình tan hoại máu me lan tràn. Đi thẳng đến trước lại thấy một thành, trong đó có dùng giường sắt đặt để ở trên, đốt giường cháy đỏ, có đến mười ngục, mỗi mỗi đều có sự khổ sở độc hại, ngục tên là cát đỏ, cát vàng, cát trắng, bảy loại cát như thế có cây dao kiếm muốn cột đồng cháy đỏ. Khi ấy bèn đi nhanh. Lại thấy có bảy mươi hai gian nhà, cặp theo đường đi đều trồng cây hoè gọi đó là nhà Phước. Các Đệ tử Phật ở trong đó, người nhiều phước thì sinh lên các cõi trời, người thiếu phước thì sống ở nhà ấy. Xa thấy một Đại Điện có hơn hai mươi gian, có một người nam vì hai người nữ từ trên Đại Điện đi xuống, là sau khi Đường A Đắc phụng thờ Phật, vợ chồng người bác đã qua đời chỉ phút chốc gặp gỡ, người lại hỏi Đường A Đắc rằng: “Một thành vuông vài mươi dặm khắp cùng, vậy có biết ta chăng?” Đường A Đắc nói: “Không biết”. Lại hỏi: “Cớ sao ngươi không biết ta? Ta cùng ngươi làm chủ nhà Phật”. Khi ấy bèn cười mà nhớ lại đó. Về đến chỗ Phủ Quân, kiền sai hai người trước đưa Đường A Đắc trở về, gấp khiến sống lại vậy.
39- Cảm ứng của Sư Đầu chưa đến chỗ hành hình mà sao bèn tự gãy mất
(Rút từ Tuyên Nghiệm ký).
Ở Vinh Dương có Cao Cẩu tuổi đã năm mươi là người giết hai bị bắt xiềng xích nơi cổ trong nhà tù khác, thân phận hẳn phải nhận chịu chết. Có người đồng ở trong tù khuyên: “Nên nổ lực đọc tụng Kinh Quán Thế Âm”. Cao Cẩu nói: “Tội tôi rất nặng phải chịu chết, chẳng có đâu mà có thể thoát khỏi”. Lại có người cùng bị giam cấm khuyên bảo, nhân đó Cao Cầu bắt đầu phát tâm, thệ nguyện sẽ bỏ ác làm lành. Và khuyên xưng niệm Bồ-tát Quán Thế Âm, chẳng gian vội vàng. Nếu như được thoát khỏi thì nguyện sẽ tạo dựng tháp Phật cao năm tầng. Xả thân làm kẻ tôi tớ để cúng dường chúng Tăng. Chỉ mới dụng tâm trong mười ngày mà gông cùm tự cởi mở, quan coi ngục tù kinh sợ, nói cùng Cao Cẩu rằng: “Nếu được Phật thần thương xót ông thì tạm nên thoát khỏi chết”. Đến ngày hành hình dao vừa giất lên chưa hạ xuống mà tự nhiên dao nhọn gãy mất, quan sứ tâu trình nên được thoát khỏi.
40- Cảm ứng của thần Miếu dâng cúng vải lụa để Sa-môn An Thế cao kiến thọ tạo bảo tháp mà được thoát khỏi thân hình trăn rắn.
Sa-môn An Thế Cao là thái tử con vua nước An Tức rất hết lòng du phươnghoằng hóa. Trên đường sang Dự chương, đến hồ Cung đình, vào miếu, Thần miếu nói cùng ngài rằng: “Xưa trước ở ngoại Quốc. Tôixuất gia làm đạo nhân, ưa thích thực hành bố thí mà chẳng trì Giới, nên ngày nay sinh làm thần ở Hồ Cung Đình này. Chung quanh trong vòng ngàn dặm đều đặt dưới sự cai quản của tôi, trăm họ dâng cúng nọi thứ quý báu vô số, đó là quả báo do đời trước của tôi tự tổn mình để lợi người vậy. Nếu như hay hình trì giới pháp cùng với phước ấy hẳn sinh ở cõi trời, nhưng vì huỷ phạm giới pháp nên bị đoạ làm thần ở trong đây. Đại Sư là bạn đồng học của tôi ở ngày xưa trước, nay được gặp gỡ, mọi điều buồn vui có thể cùng tỏ bày vậy. Thọ mạng của tôi sắp hết chỉ trong sớm tối mà thân hình to lớn xấu xí, nên tôi không muốn xả bỏ báo thân nơi đây khiến bẩn dơ nước Hồ. Tôi sẽ vượt qua núi phía tây ở giữa đầm trống để xả bỏ thân này, Nhưng sợ Tâm thức sẽ xa đoạ vào Địa ngục, tôi có ngàn xấp lụa quyên hiệu để trong hộp đá và các thứ tạp vật. Đại sư có thể vì tôi. Lấy đó mà xây dựng Bảo tháp cúng dường Tam bảo, ngỏ hầu sau khi qua đời tôi được sinh về cõi đất lành. Rất lấy làm mong mỏi nương cậy vậy.” Ngài nghe thế, buồn khóc lưu luyến, bèn bảo cùng thần rằng: “Sao chẳng thấy thân hình mặt mũi mà cùng đối đáp ư?” Thần đáp: “Do vì tội huỷ phạm giới nên thân hình tôi rất xấu xí. Sợ trông thấy hẳn sẽ khiếp sợ”. Ngài bảo: “Hãy cứ tạm hiện thấy, thân tôi đây không khiếp sợ vậy.” Thần bèn từ phía sau sáng ló đầu ra thì là thân rắn lớn đến bên đầu gối của ngài, lệ đổ như mưa. Không biết đuôi trăn dài ngắn đến bao nhiêu, bỗng chốc liền ẩn mất sau sàng. Khi ấy ngài gom lấy lụa quyên và mọi vật mà thối lui, đặt để vào thuyền rồi cùng giả biết. Cùng với đồng bạn vượt thuyền tiến tới, trên đường lại thấy thần phô bày thân hình rắn bò lên đảnh núi mà vượt qua xa,mọi người đều hua tay cùng từ biệt. Chốc lác bèn đến sự chương. Và ngài ở tại xứ ấy xây dựng chùa chiền. Thần vượt phía Tây núi xả bỏ thân mạng. Đầu đuôi cùng cách nhau hơn bốn mươi dặm. Nay đó tức là Xà Thôn (Làng Rắn) ở quận Tầm dương vậy. Ngài dùng các vật khác ở trong miếu thần đến báo là” : Do nhờ Đại sư tu tạo phước mà thần được thoát khỏi thân rắn vậy”.
41- Cảm ứng của trưởng Giả Tu Đạt tỉnh đo đất xây dựng tinh xá.
Trưởng giả Tu Đạt cùng ngài Xá-Lợi-Phất sang tình do đất xây dựng tinh xá. Tự tay trưởng giả đưa một đầu dây cùng tỉnh đo xây dựng tinh xá.Khi ấy tự nhiên ngài Xá-Lợi-Phất mỉm cười. Trưởng giả hỏi rằng: “Cớ sao Tôn giả mỉm cười vậy?” Ngài Xá-Lợi-Phất bảo: “Ông chỉ mới ở tại chỗ đất này, mà cung điện trong cõi trời Lục Dục đã hoàn thành vậy. Nhưng sức Đạo nhãn tôi thấy cả thảy sáu cõi trời trang nghiêm các Điện Báu”. Trưởng giả hỏi ngài Xá-Lợi-Phất rằng: “Trong sáu cõi trời, nơi nào là vui thú An Lạc nhất?” Ngài Xá-Lợi-Phất bảo: “Dưới ba cõi sắc nhiễm, trên hai cầu vượt qua, ở trong cõi trời thứ tư, là nơi ít ham muốn biết đủ, thường có các Bồ-tát trong một đời sẽ được Bổ xứ làm Phật đến sống tại đó, ngôn từ giáo pháp luôn tuyên giảng không ngừng dứt. Trưởng giả nói:”Tôi sẽ sinh vào trong cõi trời thứ tư”. Nói vừa xong, các cung Điện khác đều ẩn mất chỉ còn cung Điện của cõi trời thứ tư vẫn trạm nhiên vậy.
42- Cảm ứng của chỗ đất xây dựng tinh xá sau khi Đức Phật diệt độ.
(Rút từ Thiên Thỉnh Vấn Ký và Quang Mẩn Bồ-tát Kinh).
Xưa kia, khi Đức Phật ở tại tinh xá Kỳ Hoàn, ngài toả phóng ánh sáng lớn soi chiếu khắp ba ngàn Đại Thiên Thế giới đến trăm ức xứ trời đất. Không chỗ nào chẳng thấu suốt như vật trong lòng bàn tay. Bấy giờ trong Đại chúng có trăm ức vị như ngài Xá-Lợi-Phất v.v… làm Thượng Thư. Ở trong ánh sáng ấy thấy trăm ức bốn Thiên hạ, cõi đất thuần bằng vàng ròng, nơi nơi khắp cùng, ánh sáng của Đức Phật phân tán dừng ở chỗ đất vàng ròng không thâu lấy lại. Qua thời gian lâu, cư sĩ Tu Đạt từ 202 chỗ ngồi đứng dậy chấp tay bạch cùng Đức Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, cớ sao ngày nay Đại Chúng con v.v… đây thấy trong thế giới tạp nhiễu nơi nơi đều có đất vàng ròng như khắc chạm.? Cớ sao Đức Thế Tôn phân tán ánh sáng dừng ở nơi nơi vàng ròng mà không thâu lấy lại?” Đức Phật dạy: “Sau khi ta nhập Niết-bàn, lúc phân các thời chánh pháp tượng Pháp và Mạt Pháp, các hàng Thiện nam tín nữ, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni, Quốc Vương, Trưởng giả, Đại thần, nhân dân, do oai thần của Phật mà nói các xứ ấy dựng xây chùa chiền, chỗ ở của ánh sáng ngày nay là nơi đất vàng ròng ấy vậy. Bồn Bộ Đệ tử ấy do công đức ánh sáng Bạch hào của ta phân tán nên làm được mọi Phật sự, công đức có được so với ông thật không khác lạ.Thứ nữa lưu lại ánh sáng Bạch hào, tuy ta nhập Niết-bàn nhưng vẫn thường trú bất diệt. Trong tương lai, lúc hưng khởi, rất vì chiếu sáng theo miệng của thế chủ vào ờ trong cõi lòng tấc vuông, dần dần chiếu lắng trong sinh tử, nhất định không còn sa đoạ trong bốn đường xấu ác, hẳn sẽ thành Phật. Cõi báu vàng ròng, như Văn Thù Sa Lơi v.v… tuy có lợi ích đó. Bốn bộ Đệ tử thường ngày hường dụng mà trọn không hay biết vậy.
43- Cảm ứng của vị Sa Di dùng gậy trượng mở rộng tinh xá, làm vách phên bằng gỗ mả được kéo dài Thọ mạng.
(Rút từ Tây vức tạp kỳ).
Xưa kia, tại nước Kế Tân có một ngôi tinh xá, Tăng chúng có hơn ba trăm vi, Sa Di có hơn hai mươi vị. Trong đó có một vị Sa Di nhỏ nhất, tuổi mới mười ba, các vị Thượng Toạ sai bảo làm việc của chúng Tăng. vị Sa Di ất chẳng hề trái phạm. Bấy giờ có một vị Ni càn Tử rất khéo giỏi đoán tướng thấy vị Sa Di ấy mà bảo rằng: “Tuổi thọ của ông còn hơn hai năm nữa”. Vị Sa Di ấy nghe vậy trong lòng rất khiếp sợ. Trãi qua thời gian sau một mùa hạ. Ni Càn Tử đó trông thấy lại vị Sa Di ấy mà bảo rằng:”Thật không thể nghỉ bàn! Không thể nghĩ bàn, rất là hiếm có, tuổi thọ của ông đã kéo dài đến năm mươi tuổi, ông có pháp thuật kỳ diệu gì vậy?” Vị Sa Di ấy đáp:”Trọn không tu pháp gì để kéo dài Thọ mạng”. Ni Càn Tử đó bạch Thượng tọa. Thượng tọa là bậc Đại A-la-hán chứng đạt Tam minh, vào Định Biên Tế, quản xét biết về nhận duyên, nên sau khi Xả Định, bảo cùng Ni Càn Tử rằng: “Vào đầu hạ, chúng Tăng tạo dựng vách phên Thích-ca, vị Sa Di ấy dùng một cây gỗ nhỏ tức nắm chiếc gậy xưa cũ gia thêm vách phên, do nhân duyên ấy nên tuổi thọ kéo dài đến năm mươi năm vậy.”.
44- Cảm ứng của sự phẩy quét tinh xá mà được sinh lên cõi trời.
Xưa kia, khi Đức Phật Như Lai còn tại thế, bấy giờ có một người trời xuống đến tinh xá Kỳ Hoàn. Đức Phật vì người ấy mà giảng pháp Tứ Đế, Người ấy chứng đắc pháp nhãn Tịnh. Ngài A-nan bạch hỏi Đức Phật về nhân duyên Phật dạy: “Sau khi Trưởng giả Tu Đạt tạo dựng tinh xá rồi, sai bảo một kẻ Tôi tớ quét trước sân chùa, sửa sang đường sá. Do căn lành đó mà kẻ Tôi tớ ấy được sinh lên cõi trời Đao-lợi, nay đến nghe giảng pháp mà chứng đắc pháp nhãn tịnh vậy.
45- Cảm ứng của sự ở nơi chỗ đất vườn nhà cũ của cha mẹ mả kiến tạo tinh xá.
(Rút từ Hiền Thánh tập truyện).
Xưa kia, Tôn giả Dạ Tu Đa trở về quê cũ, ngay chỗ đất vườn của cha mẹ mà dựng xây tinh xá để thờ phụng Phật vào nữa đêm, có trăm ngàn Thiên tử đến cúng dường tinh xá. Tôn giả không biết nên hỏi. Thiên tử đáp rằng: “Ta là cha mẹ của ngươi, vì nghiệp ác nên đoạ nơi Địa ngục. Ngày ngươi xuất gia, ta được sinh lên cõi trời. Lại đến khi nơi vườn nhà xưa cũ mà ngươi xây dựng tinh xá thì cung điện ta ở tự nhiên lay động, toả phóng ánh sáng gấp bội thường ngày,Vì thấy sự việc ấy nên đến cúng dường vậy.
46- Cảm ứng của chùa ở nước Thất-La-Phạt-Tất-để che phủ đền thờ lớn.
(Rút từ Tây vức Ky
Tại nước Thất-La-Phạt-Tất-để có một tinh xá cao hơn sáu mươi thước, ở phía đông có một đền thờ trời cũng cao ngang bằng tinh xá, sáng sớm mỗi ngày mặt nhật soi chiếu ánh sáng, song bóng của đền thờ trời không thể che phủ tinh xá. Khi mặt mật nghiêng ngữa về tây soi chiếu thì ảnh bóng tinh xá bèn che phủ ảnh đền thờ trời vậy.
47- Cảm ứng của đứa bé nghèo khổ dùng lá đùa vui làm chùa mà được kéo dài Thọ mạng
(Rút từ bần Nhi diên thọ Kinh).
Xưa kia có vị A-la-hán đi giữa đường gặp một đứa bé nghèo khổ, quán xét biết được Thọ mạng còn lại của đứa bé chỉ có ba ngày, nên vị A-la-hán ấy bèn thương mà bỏ đi. Qua đến ngày thứ ba gặp lại đứa bé ấy, vị A-la-hán nhập Định quán sát biết đứa bé ấy tuổi thọ kéo dài đến sáu mươi năm,bèn sinh ýn hiếm có, lại quán sát do căn lành gì, mới biết đứa bé ấy cùng các trẻ nhỏ khác đùa vui nhặc lấy lá cây làm chùa, nói với mọi người, khiến người nghe phát sinh tín tâm nên được vậy.
48- Cảm ứng của vị Tỳ-kheo đắp vá lỗ hổng vách tường chùa mà được kéo dào Thọ mạng
(Rút từ Tạp Bảo Tạng).
Xưa kia, có một vị Tỳ-kheo đến lúc sắp lâm chung, nhân vào trong Tăng-già Lam, thấy nơi vách tường có lỗ hổng, bèn lấy đất bùn mà đắp vá vách tường ấy, do đó được kéo dài tuổi thọ vậy.
49- Cảm ứng của vua nước Kim Địa tu sửa chùa Cổ mà được kéo dài Thọ mạng
(Rút từ Thế Dụ Kinh).
Xưa kia, có vị thầy khéo giỏi đoán tướng, đoán biết vua nước Kim Địa bảy ngày sau hẳn sẽ qua đời. Ngày hôm sau, đang lúc đi săn bắn thấy một ngôi chùa cũ bị hư hoại liền phát khởi bi Tâm gấp tu sửa lại, nên vua được kéo dài tuổi thọ thêm ba mươi năm vậy.
TAM BẢO CẢM ỨNG YẾU LƯỢC LỤC
QUYỂN THƯỢNG (HẾT)