TAM BẢO CẢM ỨNG LƯỢC YẾU LỤC

Thích Tử Phi Trược ghi tập.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN HẠ

1. Cảm ứng của Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi có được danh xưng.

(Rút từ Thanh Lương truyện v.v…)

Văn-thù-sư-lợi, theo cựu dịch nghĩa là “ Diệu Đức”, tân dịch nghĩa là “Diêu Cát Tường”. Có hai nhân duyên mà đặt tên. Thứ nhất là đến với Thế tục, nhân điềm lành hiển hiện bày tên Bồ-tát ấy có Đại từ bi, sinh trong nhà Bà-la-môn Phạm đức tại tụ Lục Đa-la nước Xá Vệ. Khi sinh, phòng ốc trong nhà đều như hoa sen, và từ hông phía hửu của mẹ mà sinh, thân hình sắc màu vàng tía, vừa lọt lòng liền nói năng được như Đồng tử cõi trời, có lọng bảy báu theo che phía trên, có đủ mười sự cảm ứng nên gọi tên là Diệu Cát Tường. Mười sự đó là: một là trời rải cam lồ, hai là Đất tuông vọt củi giấu, ba là biển xanh biến thành gạo vàng, bốn là trước sân mọc hoa sen vàng, năm là ánh sáng toả chiếu khắp phòng nhà, sáu là gà sinh nở Loan phụng, bảy là ngựa sinh ra Kỳ lân, tám là trâu sinh ra Bạch…, chín là heo sinh ra Long đồn, mười là voi sáu ngà hiện. Do đó Bồ-tát nhận điềm lành ứng hiện mà đặt tên. Thứ hai là y cứ theo thắng đế mà đặt tên thì như trong Kinh Kim Cang Đảnh nói: “Do thân Bồ-tát nhiếp khắp hết thảy thân các Đức Như Lai ở khắp các Pháp giới v.v… Hết thảy trí tuệ v.v… của Như Lai và hết thảy sức thần biến du hý của Như Lai đều do cực Diệu cát Tường nên gọi tên Bồ-tát là Diệu Cát Tường.

2. Cảm ứng của Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hóa thân làm người nữ nghèo khổ.

(Rút từ Thanh Lương truyện).

Ở đời tương truyền xưa kia có một người nữ nghèo khổ, gặp lúc hai hội nhóm tụ nê từ phương nam mà đến, lúc sáng sớm đến nơi chùa, dẫn theo hai đứa con và một con cho. Chưa đến giờ chúng Tăng thọ tri, người nữ ấy thưa cùng vị Tăng chủ rằng: “Tôi muốn được ăn trước để vội đến nơi khác”, Chư Tăng chấp thuận cho, bảo người cấp cho ba phần ăn rất đầy đủ, trong ý muốn khiến người nữ ấy và hai đứa con được no đủ. Người nữ ấy nói: “Con chó cũng nên cho một phần ăn”. Chư Tăng gắng gượng cũng cho đó. người nữ ấy lại nói: “Trong bụng tôi còn có đứa con cũng cần được phần ăn”. chư Tăng tức giận bảo rằng: “Người cầu xin thức ăn của chúng Tăng không biết chán đủ. Con đang còn trong bụng chưa sinh làm sao cần được ăn?”. Quát mắng rồi bải đi. Người nữ ấy bị quở trách, liền lìa khỏi đất, bỗng chốc hóa hiện thân hình tức Bồtát Văn-thù-sư-lợi. Con chó tức là co Sư Tử, hai đứa con tức là Thiện tài Đồng tử và vua nước Vương Điền, mây khí năm sắc che phủ mịt mờ khắp không trung, nhân đó mà lưu lại bài kệ tụng rằng:

“Bầu đắng rể cũng đắng
Dưa ngọt dây cũng ngọt
Ta đấy vượt ba cõi
Bỏ sa Sư ghét ghen”.

Bồ-tát nói kệ ấy rồi liền ẩn mất, các hàng Tăng tục nơi pháp hội không ai chẳng kinh lạ tán thán. Vị Tăng chư sự tự hận trách mình không nhận biết được chân Thánh, muốn dùng dao nhọn phá hại mắt, mọi người khổ công cản ngăn mới dừng bỏ. Bấy giờ các hàng sang hèn trông xem kẻ giàu người nghèo không hai không khác, bèn đem tóc người nữ ấy dang cúng đến chổ Bồ-tát cưỡi mây mà ẩn dựng lập Bảo Thánh cúng dường.

3. Cảm ứng của vua A Dục tạo tám mươi bốn ngàn Tôn tượng Bồtát Văn-thù-sư-lợi.

(Rút từ cảm Thông kỳ và Châu Lâm v.v…)

Xưa kia, vua A Dục thống trị châu này, học theo quỷ chúa làm ngục, tàn ác rất lắm, lại làm Địa ngục, người hung dữ làm lính ngục. Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hiện đến trong vạc sôi, lửa đốt cháy dữ mà nước mát mát lạnh, lại mọc lên hoa sen xanh. Tâm vua được cảm ngộ, liền trong ngày đó phá huỷ Địa ngục, tám mươi bốn ngàn Phu nhân đồng vào hầm lửa xây dựng tám mươi bốn ngàn Bảo Tháp và đều tạo Tôn tượng Bồ-tát đứngcũng đủ số tám mươi bốn ngàn pho. Vào thời Động Tấn, tại Lô Sơn có một Tôn tượng Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bằng vàng là một trong số đó vậy.

4. Cảm ứng của Thiền sư Thích Giải thoát ở chùa Chiếu Quả gặp được Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi.

(Rút từ biệt truyện).

Thiền sư Thích Giải thoát ở chùa Chiếu Quả tại huyện Ngũ Đài, ngài giòng họ Hình vốn người Tây Thể. Ngài thường trì tụng Kinh Pháp Hoa và tu pháp Quán Quang v.v… truy tìm dấu vết Bồ-tát Văn-thù-sưlợi. Tại phía tả Đông Đường đã vài ba phen gặp đ. Mới đầu thì ngài vừa lễ bái xong thì ấn mất, sau thì đích thân được tiếp nhận sự chỉ dạy. Ngài xin hỏi đức Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi rằng: “Đại sĩ làm sao để có được lợi ích cho các chúng sanh ngu si vô trí thuyết khuyết thiếu đức tin khó Tôn giáo hóa?” Đức Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bảo rằng: “Một ngày có ba thời vào phá tan các ma, ba thời vào phá ma nghiệp của chúng sinh ở cõi này. Nhập Trí mẫu Tam muội để phá mờ tối phá si. Vào trong chốn Địa ngục, nơi mỗi mỗi ngục hiện làm thân Phật toả phóng ánh sáng mà giảng pháp,. Vào Thành của ngạ quỷ ban thí các thức ăn uống. Các người khác ban thí thức ăn đưa vào miệng đều hóa làm thanh lửa, chỉ có thức ăn ban thí có khả năng lợi ích cả thân Tâmnên được sinh lên các cõi trời giải thoát. Vào trong loài súc sinh hay trừ sự ngu si, khai mở trí tỏ ngộ, khiến đều phát tâm Bồ-đề”. Ngài lại hỏi: “Chúng sinh làm sao được hóa độ?”. Đức Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bảo rằng: “Đắp họa hình tượng ta, tu tạo tượng ta, hoặc dùng móng tay, hoặc chỉ như lá Yêm La, miệng tự phát lời xưng niệm “Nam mô”. Những chúng sinh như thế rất dễ hóa độ. Ngoài ra các chúng sinh khác, tuy có dốc hết lòng thương, nhưng vì nghiệp cũ khó có thể được hóa độ”. Ngài lại hỏi: “Giải thoát con đây làm so liền được tỏ ngộ vô sinh trọn không còn thối thất rơi lạc?” Đức Văn-thù-sư-lợi bảo rằng: “Xưa trước kia ông tạo hình tượng ta chỉ ba tấc, căn lành ấy đã thuần thục, nay đêu cần phải thân gần lễ bái. Với điều tự hỏi trách, hẳn sẽ tỏ ngộ vậy”. Ngài bèn kính vâng Thánh chỉ, nhân đó mà tự tìm cầu ở chính mình mới tỏ ngộ Pháp vô sinh, lại càng tăng trưởng Pháp hỷ, mới cảm được chư Phật hiện thân nói Phật vậy.

5. Cảm ứng của Sa-môn Thích Trí Mạnh tu tạo Tôn tượng Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, tinh thành cúng dường.

(Rút từ Biệt truyện).

Sa-môn Thích Trí Mãnh thuở thiếu thời trất ngu si, không tâm phân biệt. Thân phụ vì ngài mà dùng ba mươi văn tiền để họa Tôn tượng Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi và bảo ngài luôn đối diện với Tôn tượng, bèn cảm mộng thấy Tôn tượng toả phóng ánh sáng chiếu trên đảng đầu và gom thâu vào đầu. Sau khi tỉnh giấc tự nhiên ngài có được trí tuệ biện tài như vị Tỳ-kheo học Pháp đã lâu năm, tư chất Kinh luật v.v… các văn, ngài đều ngần tụng văn nghĩa không gì chẳng rỏ suốt. Sau khi xuất gia tài trí của ngài vượt quá người khác nên hiệu là Trí mãnh. Đức Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hóa làm vị Phạm Tăng đến nơi xứ này mà ra mắt ngài vậy.

6. Cảm ứng của Trương Nguyên Thông ở huyện Ngũ Đài tu tạo Tôn tượng Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi.(Tân lục).

Trương Nguyên Thông tín tâm trinh kiên cố, phát tâm tu tạo Tôn tượng Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi cao ba thước tôn trí trong nhà mà cúng dường. Đến đêm tối vào lúc canh ba, có vài ba vị Phạm Tăng tay nắm lò hương vào trong phòng nhà đi nhiểu quang Tôn tượng ba vòng rồi bổng nhiên không thấy đâu cả. Trương Nguyên Thông càng phát tín tâm cúng dường hương hoa. Đến chiều ngày hôm sau Tôn tượng toả phóng ánh sáng. Đêm đó vào lúc canh năm, Trương Nguyên Thông lại mộng thấy chư Phật ở mười phương đồng nhóm tụ trong phòng nhà dùng các thứ Diệu hoa cúng dường hình tượng mà bảo rằng: “Ta là Bản sư (tức là Thích-ca Mâu-ni). Vì kính trọng thầy nên chúng ta đến cúng dường Trương Nguyên Thông, vì ngươi đem tín tâm mà tu tạo Tôn tượng Thầy ta nên đến cúng dường”. Đang trong mộng, Trương Nguyên Thông bạch cùng chư Phật rằng: “các Thế giới ở mười phương có người tu tạo Tôn tượng Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, chư Phật đều đến các xứ ấy ư?” Đức Phật dạy: “Trong các Thế giới ở mười phương, nếu có việc thế này, chúng tôi đều đến cúng dường.Tại sao? Vì chúng tôi phát tâm đều do sức giáo hóa của Đức Văn-thù-sư-lợi. Nếu có người quy y Đức Văn-thù-sưlợi, quá hơn quy y đức Văn-thù-sư-lợi, quá hơn quy u chư Phật ở mười phương”. Và Đức Phật liền nói kệ rằng:

“ Văn Thù Đại Thánh Tôn
Thấy chư Phật mười phương
Ai quy y cúng dường
Hơn cúng dường chư Phật “.

Nói bài kệ ấy xong, bỗng nhiên ẩn mất. Trương Nguyên Thông lại thấy Thánh chúng đến nghinh đón mà nói rằng: “Tôi sinh về Thế giới vàng ròng v.v…”. Lúc bình sinh, Trương Nguyên Thông giấu kín không nói, ghi chủ vào Di Thư và cất trong rương tráp, sau khi nạng chung, có người mở bày đọc xem mới thấy vậy. Và Tôn tượng ấy thỉnh dời về chùa Chiếu Quả, Linh Nghiệm vẫn hiện còn.

7. Cảm ứng Tôn tượng Bồ-tát Phồ Hiền do Thái Hậu Lộ Chiếu thời nhà Tống tu tạo.

(Rút từ Minh Tường Ký và Minh Cảm truyện).

Năm Đại Minh thứ tư (60) thời Tiền Tống, Thái Hậu lộ Chiếu tu tạo Tôn tượng Bồ-tát Phổ Hiền cưởi kiệu báu bạch tượng tôn trí tại thiền phòng ờ chùa Tring Hưng. Ngày mồng tám tháng mười năm đó, nhân thuyết giảng tại chùa đã đến lúc trai lợi hoàn tất giải tòa, Tăng chúng có hai trăm vị. Bấy giờ tại chùa mới mở giảng, vua Hiếu Vũ Đế (Lưu Tuấn 5-65) rất lưu tâm đích thân đến dự, biện liệu công việc đến cùng, có bốn vị Tăng theo đối sắc ban cấm giữ nghiêm túc. Ngài đó danh sách chư Tăng đã định sẳn chẳng ai xen tạp, lâu sau bỗng có một vị Tăng đến dự nơi pháp tòa dáng mạo, phong thái rất đẹp xinh, cả giảng đường mọi người đều kinh lạ đưa mắt chăm nhìn, trai chủ cùng nói bàn qua lại hơn trăm lược, bỗng nhiên không thấy vị Tăng ấy nữa, cả giảng hội trông thấy mới biết đó là Thần nhân vậy.

8. Cảm ứng của Pháp sư Khuy Xung tạo Tôn tượng Bồ-tát Phổ Hiền mà thoát khỏi tai nạn, đến được nước Ấn Độ.

(Rút từ Cầu Pháp ký).

Pháp sư Khuy Xung, ngài người xứ Giao Châu, chí nguyện monh muốn được đến nước Ấn Độ, nên phát nguyện tu tạo Tôn tượng Đức Bồ-tát Phổ Hiền và cầu thỉnh rằng: “Đại sĩ Phổ Hiền có nguyện luôn tuỳ thuận chúng sinh, há lại xả Tâm chí thành của bần đạo”. Bèn cảm mộng thấy được Bồ-tát Phổ Hiền cưởi voi trắng đến xoa vào đảnh đầu mà bảo rằng: “Ông có tâm chí thành sắp sang nước Ấn Độ, nếu gặp sự trở ngại, ta sẽ vì cứu giúp”. Sau khi tỉnh mộng ngài rất vui mừng, cùng Sa-môn Minh Viễn đông ngồi một thuyền mà vượt biển Nam Hải, bỗng nhiên gặp phải giá dữ, sắp mốn lạc vào nước quỷ La Sát. Ngài chuyên tâm xưng niệm Bồ-tát Phổ Hiền, Tôn tượng ấy bèn hiện trên thuyền, gió dần tỉnh lặng, theo hướng nước Sư tử mà đi, lại gặp phải nạn cá Ma Kiệt, ngài càng chuyên tâm xưng niệm Bồ-tát Phổ Hiền, Tôn tượng ấy lại hiện trên thuyền. Cá lớn bèn ngậm miệng mà đi. Thoát khỏi hiểm nạn, đến được nước Sư tử. Lại theo hướng Tây Ấn Độ mà đi, gặp được pháp sư Huyền Chiếu cùng đến xứ Trung Ấn Độ, ngài lễ bái nơi gốc cây Bồ-đề, lại đến vườn Trúc Lâm, cảm mắc chút bệnh, ngài lại mộng thấy Bồ-tát Phổ Hiền đến bảo rằng: “Nương theo Thánh lực được tròn bản nguyện. Ông được sáu năm căn Thanh Tịnh, chớ sinh lo buồn”. Ngài bèn ghi chú vào Di Thư mà thị tịch.

9. Cảm ứng của Tần An Nghĩa ở Cao Lục được Bồ-tát Phổ Hiền cứu khổ tự liệu.

(Rút từ cảm ứng truyện).

Tần An Nghĩa xứ Cao Lục, từ nhỏ đến lớn chỉ phóng túng săn bắn lấy làm nghề nghiệp chính, mỗi ngày giết hại không biết bao nhiêu sinh mạng. Tháng này qua tháng khác năm này đến năm nọ, giết hại sinh mạng thật không thể tính kể. Thật là người tà kiến v.v… Tần An Nghĩa vui thích giết hại thân thể chẳng từng bệnh hoạn gì.

Đến năm năm mươi tám tuổi, bỗng nhiên phát bệnh ung nhọt, máu mũ tanh nồng khắp thân thể., hôi hám chẳng thể đến gần. Vợ của Tần An Nghĩa lúc mặt trời mới mọc thấy các mụt nhọt nổi trên làn da mỗi mỗi đều tợ như mỏ chim trĩ bèn sinh tâm hiếm có nên gọi các người con đến trông xem, vào đều bảo là tợ như môi mép chim trĩ, nơi mội như có máy động. Khi ấy vội sai bảo người đi thỉnh mời Pháp sư Đạo Tuấn bảo: “Người này săn bắn tội ác tích chứa nhiều, hiện thân còn bị mổ ăn lạp xạp, nếu chẳng do sức tự cải hối thì rất khó trị liệu cứu thoát”.

Và bèn hỏi Tần An Nghĩa: “Thân tâm ông cảm thấy thế nào?”. Tần An Nghĩa đáp: “Thân tâm cảm thấy như bị đâm giã, nhắm mắt liền thấy có cô sô` chim thú mổ rĩa ăn lấy thịt xương. Xin nguyện Đại sư cứu giúp trị liệu cho”. Ngài Đạo Tuấn bảo: “Nên tạo Tôn tượng Bồ-tát Phổ Hiền mới sám tạ được tội khiên”. Chỉ chốc lát, Tần An Nghĩa tắt thở, mọi người trong thân thuộc than khóc. Ngài Đạo Tuấn khuyên bảo tạo Tôn tượng, tu trì pháp sám Phổ Hiền, ba ngày sau tỉnh lại, Tần An Nghĩa kệ rằng: “Ban đầu tôi thấy đầu trâu mặt ngựa từng mắt tức giận, cưỡng bức bảo rằng: “Ngươi là kẻ ngu si, giết hại sinh mạng các loài chim trỉ, gà, v.v… ăn gặm da thịt. Các loài nai, dê, v.v… đông đầy nơi sảnh mỗi mỗi đều tố cáo chưa phải số phận mà bị cướp đoạt mạng sống. vua y cứ theo cáo trang mà sai sứ đến bắt để xét hỏi, ngươi không được chống trái”. Và liền trói ngược tay chân đưa vào trong xe lửa, bỗng nhiên đưa trả lại giữa đường, tự nhiên vô sự gặp được vị Sa-môn đưa tay xoa vào thân mình, tự nhiên nóng khổ tạm ngưng dứt, bèn đến nơi sảnh vua thấy có ngàn muôn ức cầm thú bị gông cùm xiềng xích trói buộc, trở lại trói buộc các tội nhân. Khi ấy vị Sa-môn đó cũng lại, vua liền từ chỗ ngồi chấp tay mà đứng dậy. Vị Sa-môn đó bảo: “Người này là Đàn Việt của ta, thân thuộc người này vì cúng dường ta mà sám hối lỗi khiên của người này, nên hãy phóng thả người này đi”. Vua thưa: “Với lời nói của Đại sư thì không thể chống lại, nhưng nay y cứ sự tố cáo của các loài hữu tình đây, mới bắt gọi đến xét tra đó. Việc này thì thế nào?” Vị Sa-môn đó bảo: “Bạn bè tri thức của người này ở nơi nhân gian đã vì tu pháp sám hối, hồi tưởng công đức cho các loại đã bị giết hạ. Kẻ oán đếu phải trừ oán thì tâm mới được thoát khổ”. vua nói:”Thật như lời đại sư nói, nên sẽ phóng thả trờ về”. Và vua từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ vị Sa-môn đó và thưa rằng:”Đại sư cũng cùng trở về”. Khi ấy vị Sa-môn đó dẫn tôi cùng đi ra, bỗng nhiên thấy lại trở lại nhà cũ. Vị Sa-môn đó dùng gậy mở miệng. Tôi vào bèn liền không còn thấy nữa”. Khi đó, thân thuộc nói cùng Tần An Nghĩa rằng: “Chúng tôi vì ông mà tạo Tôn tượng, tượng liền đến cứu giúp”. Tần An Nghĩa nghe nói vậy, buồn vui lẫn lộn, những mụt nhọt trên thân mình dần lành, khí lực trở lại điều hòa, bèn xả thí của cải cúng dường Tôn tượng đó. Rồi cắt tóc xuất gia, răn bảo con cháu trong giòng tộc rằng: “Vì thân hình chỉ như điện chớp sương móc nên phạm tội, giết hại một thân mạng, phải trải qua nhiều kiếp nhận chịu tai ương, mọi sự nơi minh ty đều xác thực không thể miễn khỏi”. Tần An Nghĩa chỉ để lại lời đó, không biết đi đến ở xứ nào.

10. Cảm ứng của Sa-môn Thích Phổ Minh ở chùa Thượng Định Lâm thấy thân hình Bồ-tát Phổ Hiền.

(Rút từ Đường Tăng truyện).

Sa-môn Thích Phổ Minh ở chùa Thượng Định Lâm thời nhà Tề chuyên sám hối lấy làm hạnh nghiệp chánh, trì tụng Kinh Pháp Hoa mỗi lúc đến phẩm: “Khuyết Phát” tức liền thấy Bồ-tát Phổ Hiền cưỡi tượng Vương trắng ở trước mắt v.v…

11. Cảm ứng của Tôn tượng Đức Phật Di Lặc bằng gỗ trong sông Đạt Lệ La ở nước Ô Trường Na.

(Rút từ ngoại quốc ký).

Trong sông Đạt Lệ La ở nước Ô Trường Na (còn gọi là Bằng Trượng) tại bắc Ấn Độ có một tinh xá, khắc chạm Tôn tượng Đức Di Lặc bằng gỗ sắc màu vàng ròng linh dị, ngầm thông dài hơn mười trượng. Sau khi Đức Phật Diệt dộ do Tôn giả Đại A-la-hán Mạt Điền Địa tạo nên vậy. Tôn giả tự suy niệm rằng: “Đức Đại Sư Thích-ca khi diệt độ đem đệ tử giao phó cho Đức Di Lặc, những người giải thoát trong Tam hội đều là từ trong Di Pháp của Đại Sư Thích-ca. Người xưng một tiếng:”Nam Mô” tức ban thí cho người một nắm thức ăn vậy. Bồ-tát sinh lên cung trời Đâu-suất, chúng sinh nương tựa vào đâu mà thấy được chân dung, chỉ sợ tu tạo Tôn tượng không tương tợ như Diệu thể. Bèn dùng sức thần thông dẫn các người thợ lên cung trời Đâu-suất diện kiến chân tướng Đức Di Lặc. Qua lại đến ba lần, sau đó công việc tạo tượng mới hoàn thành. Lúc ở tại cung trời, đức Di Lặc bảo cùng Tôn giả mạt Điền Địa rằng: “Ta dùng Thiên nhãn xem khắp ba ngàn Đại thiên thế giới, trong đó như có người tạo hình tượng ta, ta kín sai các người hầu thần giúp công việc đó. người đó nhất định chẳng rơi vào đường xấu ác. Đến lúc ta thành Phật, hìng tượng ấy sẽ dẫn đầu đưa người đó đến chổ ta. Khi ấy ta tán thán rằng: “Lành thay chúng sinh các ông ở trong thời chánh pháp tượng pháp và mạt pháp của Đức Thích-ca tạo hình tượng tương tợ ta. Và khi ấy tượng sẽ bay giữa hư không toả phóng ánh sáng và nói bệ tụng ngợi khen. Người nghe đều rơi lệ mà chứng đắc đạo quả Tam Thừa”. Tôn giả Mạt Điền Địa cung kính nhận lấy yếu chỉ dậy răn, công việc mới hoàn tất vậy, tự có Pháp Phật Pháp Tăng lưu truyền đến Đông độ vậy.

12. Cảm ứng của Giang Di tạo Tôn tượng đức Di Lặc.

(Rút từ Tăng truyện).

Trong thời nhà Tấn có Tiêu Quốc Đái Quỳ, tự là An Đạo, người con thứ hai od Đái Quý tên là Khoả, tự là Trọng Nhã, tố vận sau lắng, khéo giỏi về binh quốc. Đã mang đội U Chân cũng tiếp thừa chí khí khéo léo. Mỗi lúc Đái Quý tạo tượng đều cùng dự tham chung lo. Có Giang Di ở Tế Dương thủa nhỏ kết bạn chơi thân với Khoả. Giang Di từng nhờ Khoả tạo Tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, rất dốc sức ân cần lo toan muốn khiến công việc hoàn thành tốt đẹp, mà tướng hảo của Tôn tượng chẳng viên mãn, trải qua nhiều năm mà không thaành. Về sau mộng thấy có người bảo rằng: “Giang Di đối với Đức Quán Thế Âm không được sức gia bị, nên có thể đổi làm Tôn tượng Bồ-tát Di Lặc”. Đái Khoả bèn dừng tay làm tượng, vội viết thư báo cho Giang Di biết, chưa kịp gởi đi mà thư của gang Di đã gởi đến đều cùng trong đêm đó cảm mộng, và điều nói trong thư cũng đồng phù hợp. Đái Khoả vui mừng với Thần Thông liền đòi làm Tôn tượng đức Di Lặc, đến lúc buông tay, bèn thành khéo đẹp, mới đầu chẳng xét nghĩ, dung mạo toả sáng, bỗng chốc mà thành, có người nhận biết tán thán cảm ngộ nhân duyên chẳng sai vậy.

13. Cảm ứng của Tôn tượng Bồ-tát Di Lặc do Sa-môn Thích Chiểu Vu tu tạo (Tân lục).

Sa-môn Thích Chiểu Vu xuất gia từ thủa thiếu thời, rất có tiếng tăm về nghĩa học, ngài thường nguyệ cầu được sinh lên cung trời Đâusuất, nên ta pháp quán cung trời Đâu-suất, chú giải Nghĩa nguyên bốn quyển, mộng thấy có một Đồng tử mặc áo xanh đến bảo rằng: “Đại sư muốn sinh lên cung trời Đâu-suất diện kiến Đại Sĩ Di Lặc thì nên tạo hình tượng mà tu quán chân dung”. Sau khi tỉnh mộng, ngài liền khắc chạm gỗ làm tượng. Đến lúc ngài bảy mươi tuổi ngài thị tịch. Lúc sắp tịch ngài bảo cùng Đồ chúng rằng: “Tôn tượng ta tu tạo hiện giữa không trung. Ta theo Tôn tượng ấy mà được sinh lên cung trời Đâu-suất vậy.

14.Cảm ứng của Pháp sư Thích Thuyên Minh tu tạo Tôn tượng Đức Từ Thị bằng gỗ Chiên Đàn cao ba tấc.

Pháp sư Thích Thuyên Minh phát nguyện tu tạo Bồ-tát Tôn tượng Từ Thị khắc chạm bằng gỗ Chiên Đàn cao ba tấc và cầu nguyện được sinh lên cung trời Đâu-suất. Ngài có trước thuật bộ Thượng sinh Kinh sao gồm bốn quyển rõ nghĩa lý sâu mầu, bèn mộng thấy Tôn tượng ấy dần cao lớn toả phóng ánh sáng sắc màu vàng ròng rực rỡ đối trước mặt ngài mà mỉm cười. Ngài bạch cùng Tôn tượng rằng: “Chúng con cầu nguyện sinh lên cung trời Đâu-suất có được hay chăng?” Tôn tượng ấy bảo rằng: “Ta đã được Đại Sư Thích-ca Mâu-ni giao phó, chẳng kể là người kính chuộng hay kẻ xả bỏ, huống hồ là người có tâm niệm mong cầu”. Nói lời ấy rồi, Tôn tượng trở lại nguyên hình. Ngài thầm kín chẳng nói với người khác. Sau khi ngài thị tịch mới thấy ngài ghi lại việc ấy trong di thư, nên biết là có sự cảm ứng. Và lúc ngài thị tịch, có người ở bên cạnh mộng thấy có trăm ngàn người mặc áo xanh đến nghinh đón, ngài chỉ lên trời mà đi.

15. Cảm ứng của hai Tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm ở dưới gốc cây Bồ-đề.

Sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết-bàn, các hàng vua chúa ở tại nước tương truyền, nghe Phật nói về hạn lượng của tòa Kim Cang, bèn đem hai Tôn tượng Bồ-tát Quán Tự Tại (tức là Quán Thế Âm) đến nêu mốc giới ở hai phía nam bắc và ngồi ở hai phía đông tây. Nghe các bậc Lão đức kỳ cựu nói rằng: “Thân hình Tôn tượng Bồ-tát ấy mà ẩn mất không còn thấy tức Phật pháp sẽ diệt tận vậy”. Nay Tôn tượng Bồ-tát ở góc phía nam đã ẩn chìm quá ngực,. Tháng tám năm Kỷ Sửu (62) tức năm Quán thứ ba thời Tiền Đường, Tôn tượng Phật sư Huyền trang đến Tây vức. Tính từ năm Nhâm Ngọ tức năm thứ năm mươi hai thời Chu mục Vu mãn, lúc đó Đức Phật bảy mươi chín tuổi, vào nữa đêm ngày mười lăm tháng hai thì Đức Phật nhập Niết-bàn đến khi ngài Huyền Trang tới đó tức đã cách một ngàn năm trăm bảy mươi tám năm vậy.

16. Cảm ứng của Tôn tượng Bồ-tát Quán Tự Tại tại ở Cô Sơn nước Ma-kiệt-đà.

(Rút từ Đồng ký và Từ An truyện).

Tại tinh xá Chánh trung ở Cô Sơn nước Ma-kiệt-đà, có Tôn tượng đức Bồ-tát Quán Tự Tại thân hình tuy nhỏ nhưng oai thần rất lớn, tay nắm hoa sen trên đảnh đầu đội Tôn tượng Phật. Từng có một số người bỏ ăn phát khởi yếu tâm mong muốn thấy Bồ-tát hoặc trong bảy ngày hoặc mười bốn ngày cho đến một tháng hẳn có sự cảm ứng, thấy được Diệu tướng trang nghiêm oai quang rực rỡ của Bồ-tát từ trong Tôn tượng lưu xuất an uỷ người ấy.

Xưa kia, vua nước Tăng-già-la ở Nam Hải vào một buổi sáng sớm, dùng gương soi mặt mình mà chẳng thấy hình tướng của mình, mới thấy trên Cô Sơn trong rừng Đa-la ở nước Ma-kiệt-đà có Tôn tượng Bồ-tát ấy, vua rất cảm mừng chuẩn bị mọi thứ để đến mong cầu. Khi đã đến núi đó, thật thể ít tương tợ, nhân đó mà dựng lập tinh xá cúng dường mọi thứ. Về sau các vua khác cũng đến cúng dường không ngớt. Những người cúng dường Tôn tượng đó sợ mọi người đến làm dơ bẩn tôn nghi mới chung quanh Tôn tượng cách chừng bảy bước đóng gỗ làm lan có thể chắn lại, người đến lễ bái chỉ đứng phía ngoài lan có thể, không được đến gần Tượng, các thứ hương hoa dâng cúng cũng từ xa rãi vào. Như người tung rãi mà hoa dính bấm trên tay hay trên vai Tôn tượng ấy thì đều cho là điềm tốt lành là được toại nguyện vậy.

Tu tạo Pháp sư Huyền Trang muốn sang đó đề cầu thỉnh, mời mua các thứ hoa kết làm thành tràng đem đến nơi chỗ Tôn tượng, chí thành lễ bái tán thán rồi, ngài quỳ thẳng phát ba điều nguyện rằng: “Một là ở tại Tây vức để học rồi, trở về quê cũ (tức là Trung Hoa) được bình an. Không các chướng nạn thì nguyện tràng hoa dính bắm trên tay Tôn tượng. Hai là mọi sự tu tập Phước Tuệ đều nguyện hồi hướng cầu sinh về cung trời Đâu-suất để phụng thờ Bồ-tát Từ Thị, nếu được như ý thì xin nguyện tràng hoa dính bắm trên hai cánh tay của Tôn tượng. Ba là trong Thánh giáo nói trong chúng sinh có một phần không có Phật tánh, Huyền Trang con nay tự nghi ngờ không biết có phải vậy chăn. Nếu như đều có Phật tánh và tu hành có thể thành Phật thì xin nguyện tràng hoa dính bắm trên cổ Tôn tượng”. Nói xong từ xa ngài tung rãi hoa và cảm được đúng như lời ngài cầu nguyện. Ngài đã mãn nguyện mong cầu, những người chung quanh trông thấy đều nói là: “Chưa từng có vậy, trong tương lai nếu được thành Phật xin nên nhớ nhân duyên ngày nay, trước vì cứu độ vậy.

17. Cảm ứng của Luận sư Giới Hiền ở chùa Thế Vô Yểm được ba vị Bồ-tát hiển bày dạy răn.

(Rút từ Từ Ân truyện).

Pháp sư Huyền Trang đến nước Ma-ha-đà, vào chùa Thế Vô Yểm, gặp được Luận sư giới Hiền là bậc mà chúng Tăng tôn xưng là Chánh Pháp Tạng vậy. Ngài giới Hiền bảo Pháp sư giác Hiền rằng: “Ông nên vì Đại chúng mà nói về nhân duyên bệnh khổ của tôi ở ba năm trước”. Ngài Giác Hiền nghe vậy nghẹn khóc nuốt lệ mà kể về duyên xưa rằng:

“Hòa thượng (tức Giới hiền) ngày trước cảm mắc bệnh phong, mỗi lúc bệnh phát thì tay chân đau nhức như lửa đốt kim châm vậy. Đau nhức chợt phát dứt suốt hơn hai mươi năm như thế, cách ba năm năm trước đây đau nhức chợt rất lắm, nên Hòa thượng nhàm ghét thân này, muốn bỏ ăn để nhận lấy sự chết, bèn trong đêm mộng thấy có ba người trời. Một người nhan sắc vàng ròng, một người nhan sắc nhu lưu ly, và một người nhan sắc như bạc trắng, hình mạo đoan chánh. Nghi dung nhẹ nhàng sáng rỡ, đến hỏi Hòa thượng rằng: “Ông muốn bỏ thân này ư? Trong Kinh nói rằng: “giả sử như thân có các thứ khổ cũng không nên nhàm chán xả bỏ”. Ở đời trước ông từng làm vị Quốc Vu não hại lắm nhiều chúng sinh nên nay phải nhận chịu quả báo ấy. Nay ông nên quán niệm mọi oan trái xưa kia mà chí thành sám hối, nhẫn chịu mọi sự đau khổ, riêng năng hoằng tuyên Kinh Luận, tự sẽ tiêu mất. Ngay sự ông nhàm thân bệnh khổ, trọn không thể hết”. Hòa thượng nghe vậy rồi bèn chí thành lễ bái. Người nhan sắc vàng ròng ấy chỉ người nhan sắc lưu ly mà nói cùng Hòa thượng rằng: “Đây là Bồ-tát Từ Thị”. Hòa thượng liền đảnh lễ đức Từ Thị mà thưa hỏi rằng:”Giới Hiền con thường cầu nguyện được sinh về nơi chốn của từ Tôn. Không biết có được chăng?”. Người ấy đáp rằng: “Ông nên rộng hoằng truyền chánh pháp về sau hẳn sẽ được sinh về đến đó”. người nhan sắc màu vàng ròng tự nói rằng:”Ta là Bồ-tát Mạn-thù-thất-lợi. Chúng tôi đang thấy ông muốn xả bỏ mạng sống, chẳng làm lợi ích cho quần sinh nên đến khuyên ông. Ông nên theo y lời nói của chúng tôi mà hiển dương chánh pháp, giảng giải các luận Du già v.v… lan toả khắp đến mọi người chưa được nghe, thân ông dần dần sẽ được an ổn, chớ buồn lo bệnh không lành. Có vị Sa-môn ở nước Chi-na (Trung Hoa) muốn thông hiểu Đại Pháp, ưa thích đến học nói ông. Ông có thể vì mà trao truyền đó”. Nói xong bỗng nhiên không còn thấy nữa. từ đó trở lại, căn bệnh của Hòa thượng giảm dần. Tăng chúng nghe thế thảy đều ngợi ca là việc hiếm có vậy. Pháp sư Huyền trang ghi chép vào Thánh ký vậy.

18. Cảm ứng của Vương tử Giới nhật cảm được Tôn tượng Quán Tự Tại

 (Rút từ Tây vức ký v.v…).

Tại phía Đông Ấn Độ, có vua nước Kim Nhĩ tên là Nguyệt hại, vua nước Yết-nhã-các-xà tên là Vu tăng. Đại Thần rành rõ khuyên tấn con của tiên cảm ứng, vì giới Nhật là em của ông ta là Thái tử của vua, dám chẳng hứa, liền đến trước Tôn tượng đức Bồ-tát Quán tự Tại ở bờ sông Căn Già, bỏ ăn mà cầu thỉnh. Bồ-tát bèn hiện hình mà bảo rằng: “Thân trước của ông ờ tại trong rừng này làm vị Tỳ-kheo A Luyện Nhã mà tinh cần không biếng trễ, nương phước lực đó nên nay được làm Vu tử. vua nước Kim nhĩ đã phá hoại Phật pháp. Ông tiếp nốiVu vị nên phải phát huy hưng thạnh, lấy tâm từ bi làm chí nguyện không bao lâu sẽ làm vua cả năm xứ Ấn Độ”. Khi đó Vu tử Giới Nhật vâng lời chí giáo mà trở về tiếp nối Vu vị, mỗi mỗi đều y cứ theo Thánh ngôn, suốt ba mươi năm binh lính giặc dã chẳng hề dấy động.

19. Cảm ứng của Linh Tượng Bồ-tát Quán Thế Âm của Bồ-tát Y Lợi Mật Đa ở Tây vức

(Rút từ truyện Thích Trí Mãnh).

Vào thời tần Diêu Hưng, tại Kinh Triệu có Sa-môn Thích trí Mãnh vân du đến Tây vức, thủa thiếu thời có sang nơi Tháp của Bồ-tát Ylợi-mật-đa-la tại nam Ấn Độ, bên cạnh tháp có một ngôi tinh xá bị phá hoại đã lâu ngày. Trong Thích-ca ấy có nột Tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm sắc màu vàng ròng, mưa sương chẳng hề thấm ướt thân tượng, bèn thành Tâm cầu thỉnh, thấy giữa không trung có lọng che chở.

Theo tương truyền của các bậc lão tử nói rằng: “Xưa kia, có vị Bồtát tên là Y-lợi-mật-đa. Với việc lợi sinh luôn nhớ nghĩ, từ bi thương cứu giúp, rất thương xót chúng sinh nhận chịu khổ trong ba đường, nên phất nghuyện tu tạo Tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, suốt ba năm công việc mới hoàn tất. Có lắm sự linh dị cảm động, như có người chuyên tâm cầu thỉnh, Tôn tượng vì hiện Diệu thân chỉ bảo cho điều ước nguyện ấy. Bồtát Y Lơi Mật Đa bèn đối trước Tôn tượng đó mà khởi tâm niệm rằng: “Bồ-tát Quán Thế Âm hay diệt khổ trong hai mươi lăm cõi, mà nổi khổ trong ba đường rất quá lắm. Linh tượng có sự cãm thông xin giúp cho thệ nguyện của con cùng cứu khồ ấy”. Đến đêm tối vào lúc canh hai. Linh tượng toả phóng ánh sáng, khắp đất trời đều sáng rực, trong ánh sáng ấy có thấy mười tám Địa ngục là nơi chúng sinh nhận chịu tội khổ, và ba mươi sáu thành ngạ quỷ nhận chịu khổ, bốn mươi ức khổ của loài súc sinh. Linh tượng chóng hiện trăm ngàn quân lính mang mặc áo giáp vàng, mỗi mỗi đều cần nắm gậy dao qua bỗng vào nơi mười tám Địa ngục, mới đầu từ ngục A-tỳ lần lược đập phá các vạc sôi lò đỏ, các thứ khí cụ lảm khổ chúng sinh đều phá hoại hết. Khi ấy các hàng đầu trâu mặt ngựa v.v… hết thảy lính ngục đều sinh tâm khiếp sợ ném vất các thứ khí cụ làm khổ, mà vội chạy đến thành vua Diêm-ma tâu cùng vua rằng: ”Bỗng nhiên có trăm ngàn quân lính kỵ binh mặc áo giáp vàng cầm nắm qua nhận đập phá vạc chảo, phá hoại các thứ khí cụ làm khổ. Nói Địa ngục bỗng biến thành ao mát, các khí cụ làm khổ đều biến thành hoa sen, hết thảy tội nhân đều lìa khỏi khổ não. Đó là sự việc chưa từng thấy. vậy phải làm thế nào?. Vua Diêm-ma bảo: “đó chẳng là việc làm của Bồ-tát Quán Thế Âm ư?” Chúng ta không thể sánh kịp được”. Bèn liền chấp tay hướng về phương ấy mà nói kệ rằng:

“Kính lạy Quán Thế Âm
Bậc Thần thông tự tại
Hiển bày trăm ngàn quân
Phá trừ vật ba ác”.

Phá hoại mười tám Địa ngục như thế rồi, nhiếp hóa chúng sinh

mà vì giảng pháp. Tiếp đến vào trong Thành ngạ quỷ, tay phải nắm kéo năm trăm dòng sông, tay tría nắm kéo năm trăm dòng sông ở giữa không. trung mà tuông mưa cam lồ, hết thảy ngạ quỷ đều ndamo, mà vì nói Pháp. Lại vào trong đường súc sinh dòng ánh sáng trí tuệ phá trừ tâm ngu si, mà vì nói pháp. Trong một lúc đến khắp ba đường. Bồ-tát Y-lợi-mật-đa thấy việc hy hữu ấy, bèn tự họa duyên tượng khắc đá ghi chú. Linh tượng đó tức thì duyên ấy vậy. (Riêng xin nói rằng: “Việc hiếm có ấy, nếu chẳng là nghiêm chỉ của Đại Thánh thì khó nghĩ bàn. Về sau kiểm xét bản mới dịch Kinh Đại thừa Bảo Vương có tướng lợi sinh ấy. Lại xét ở văn kia, nay muốn khuyên người tạo tượng và ghi lại duyên cớ mà lưu truyền v.v… Nay cũng xin nói là trong khoảng niên hiệu Hoằng Thể tại Trung Hoa có Tỳ-kheo Thi La đến nơi Di Tích của Bồ-tát Mật Đa ở Nam Ấn Độ, chùa Quán Thế Âm ấy vậy).

20. Cảm ứng của Tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm đứng do các Cư sĩ Lưu Độ v.v… ở thời nhà Tấn tu tạo mà được thoát khỏi khổ nạn

(Rút từ Minh tường ký).

Trong thời nhà Tấn, có Lưu Đệ vốn người xứ Liêu Thành, Bình Nguyên, trong làng xóm có hơn trăm nhà đều kính phụng Đại Pháp, tạo Tôn tượng đứng, cúng dường Tăng vi. bấy giờ đang thời niên Lự Chúa Mộc vị, tại huyện đó thường có sự trốn mất, nên Mộc Vị rất oán ghét muốn diệt hết một thảnh, mọi người đều kinh sợ số phận ắc sẽ bị giết hết. Lưu Độ mới khiết trai chí thành hướng dẫn mọi người quy mạng đức Bồ-tát Quán Thế Âm, chỉ trong khoảng khắc, Mộc vị thấy có một vật từ giữa không trunbg bau xuống nhiểu quanh nơi cột nhà đang ở, kinh sợ trông nhìn thì đó là Kinh Quán Thế Âm, sai bảo người đọc lấy. Mộc Vị bèn hoan hỷ xét luật hình giết hại, từ đó ở thành bèn được khỏi hại v.v…

21. Cảm ứng của Sa-môn Thích Đạo tần xưng niệm Bồ-tát Quán Thế Âm mà được kéo dài Thọ mạng.(Rút từ Đường Tăng truyện và Bổn ký Cảm truyện).

Tại tinh xá Hạnh Đường ở núi Nguỵ thường có Sa-môn Thích Đạo Tần là người sống cuối thời nhà Nguỵ, mộng thấy có người bảo rằng: “Ông đến năm đó, sẽ qua đời lúc bốn mươi hai tuổi”. Sau khi tỉnh giấc, ngài rất lo sợ, bèn dốc hết của cải vốn có mà tu tạo việc phước. Có một người bạn bảo rằng: “Tôi nghe Kinh nói cúng dường sáu mươi ức vị Bồtát so với một tiếng xưng niệm Bồ-tát Quán Thế Âm, phước đức của hai việc ấy ngang bằng không khác. Cớ sao ông chẳng chí tâm quy y để có thể tăng thêm tuổi thọ?” Ngài mới cảm nhận lời nói ấy, suốt bốn ngày đêm chuyên tinh xưng niệm, không ngưng nghỉ ngài ngồi dưới màng trướng bỗng nhiên thấy có ánh sáng từ ngoài cửa soi rọi vào và thấy bàn chân không của Bồ-tát Quán Thế Âm màu vàng ròng chiếu sán bảo cùng ngài rằng: “Như có cảm sâu dày đó. Định nghiệp cũng có thể, nếu duyên ở quá khứ và hiện tại cạn cợt thì khổ nhỏ cũng không nghiệm. Nếu phát tâm quy mạng sẽ biết được có cảm sâu dày. Nếu nghe mà không xưng niệm sẻ như duyên xưa cạn cợt vậy. Ông xưng niệm Bồ-tát Quán Thế Âm ư?” Ngài vén màng trông nhìn thì lại chẳng thấy, buồn vui lẫn lộn toát đỗ mồ hôi, bèn cảm thấy thân thể nhẹ nhàng. Bệnh tật giảm bớt là do sức giabị. Về sau được kéo dài Thọ mạng vậy.

22. Cảm ứng của người phụ nữ cô quạnh ở Quận Lỗ cúng dường Tôn tượng Quán Thế Âm đã rã mục. (Tan lục).

Tại Quận Lỗ có một phụ nữ cô quạnh, ở nơi tinh xá xấu cũ, thấy gặp được khúc gỗ ở trong ruộng lúa tương tợ như Thánh tượng bèn đem về tôn trí nơi am tranh. Tôn tượng rã mục đó lấy ra từ ruộng lúa tươi tốt nên người phụ nữ ấy cho là do sức của Tôn tượng, bèn đem phần trên thức ăn của chính mình mà dâng cúng. Về sau cảm mắc bệnh mà qua đời, trải qua một ngày nột đêm mới sống lại, người phụ nữ ấy đem đất nhà cúng dường tinh xá, đem thân mắt mà tạo Tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm. mọi người lấy làm quái lạ nên hỏi về nguyên do. Người phụ nữ ấy đáp: “Khi tôi chết bị hai người bắt giam trong xe lửa mà chở đi, bỗng nhiên có một vị Sa-môn khắp cả thân thể đều huỷ hoại nói cùng người giữ xe rằng: “Ta thay cho người này, người này là Đàn Việt của ta”. Người giữ xe bèn để xe xuống đất chấp tay mà thưa rằng: “đại sĩ xim lời, không lường được sự thành thực của vua, sẽ phóng thả người nữ này”. Liền đó vị Sa-môn lên xe lửa đưa dẫn tôi trở về nhà. Khi ấy tôi thưa cùng vị Sa-môn rằng: “Sư là mà đến cứu tôi?”. Vị Sa-môn ấy đáp: “ta là Quán Thế Âm, ngươi không biết gỗ rã mục lúa đó là tượng của ta vậy v.v…”. Tôi được lợi ích như thế nên không luyến tiếc ruộng nhà mà thôi”.

23. Cảm ứng của sự tu tạo Tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm mười một mặt ở nước Kiều-tát-la mà được khỏi nạn dịch bệnh.

Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn tromng khoảng tám trăm năm, tại nước Kiều-tát-la bị nạn bệnh dịch lan tràn, người chết đến một nữa, trải qua ba năm mà không dứt nạn, các hàng vua tôi cùng nhau bàn tính lập thệ nguyện cầu thỉnh người có tâm Đại bi ở trong loài người hay trong loài trời khắp mười phương thế giới ắc đến cứu giúp. Bấy giờ mộng thấy có một Thánh tượng đầy đủ mười một khuôn mặt thân sắc vàng ròng toả phóng ánh sáng soi chiếu, buông tay xoa vào đảnh đầu vua mà nói rằng: “ta dùng mười một khuôn mặt để gìn giữ quốc vương”. Sau khi tỉnh mộng, vua bèn báo cùng bề tôi. Vua tôi dân chúng nội trong một ngày tu tạo Tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm mười một mắt. Cùng một lúc thoát khỏi ách nạn, từ đó trờ về sau trong trăm nhà chưa một nhà cảm mắc nạn dịch bệnh ấy nữa.

24. Cảm ứng của sự tu tạo Tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt mà được kéo dài Thọ mạng.

(Rút từ trong Kinh Thiên Tý (tức là ngàn cánh tay)).

Xưa kia, ở nước Ba La nại có một vị Trưởng giả chỉ có được một người con Thọ mạng hợp được chỉ mười sáu tuổi. Đến năm mười lăm tuổi, có một vị Sa-môn đi tuần tự từng nhà mà khuất thực, thấy trưởng giả tỏ vẻ lo buồn không vui, vợ chồng tiều tuỵ mặt mày không tươi nhuận. Vị Sa-môn ấy mới hỏi Trưởng giả: “Cớ sao mà không vui?” Trưởng giả bèn kể lại duyên cớ ấy. Vị Sa-môn ấy bảo cùng Trưởng giả rằng: “Chớ phải nên lo buồn chỉ lấy sự phân xử của bần đạo đây thì Thọ mạng đứa con ắc được lâu dài”. Khi ấy vị Sa-môn đạo pháp tượng đó dùng ngàn tay chú nguyện suốt một ngày một đêm. Bèn được vua Diêm-ma bảo rằng: “Con của Trưởng giả Thị hiện, chỉ hợp mười sáu tuổi, nay đã mười lăm tuổi, đúng chỉ còn sống thêm một năm, nhưng nay gặp được duyên lành, Thọ mạng sẽ được kéo dài đến tám mươi tuổi, nên ta lại cùng báo cho biết”. Khi đó vợ chồng Trưởng giả vô cùng vui mừng xả thí tất cả của cải để cúng dường chúng Tăng. Nên biết Pháp tượng đó thật không thể nghĩ bàn vậy.

25. Cảm ứng của sự hành pháp Tôn tượng ngàn tay ngàn mắt ở nước Kế Tân mà được khỏi nạn.

Xưa kia, tại nước Kế Tân cảm mắc bệnh dịch hoành hàn, người mắc bệnh không qua khỏi một ngày đều chết. Có Bà-la-môn Chân Đế bấy giờ đem Pháp tượng ấy mà thi hành cứu giúp trị liệu, tức thời đều được tiêu diệt. hành bệnh quỷ Vương bèn ra khỏi cảnh vức nước ấy vậy.

26. Cảm ứng của các người con nhà Đại Bà-la-môn v.v… Cảm được Tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt.

Xưa kia, có một vị Sa-môn phụng hành Đại pháp, theo tuần tự mà đi khuất thực đến nhà Bà-la-môn. Khi đó trong nhà ấy gặp vị Sa-môn ấy đến sường cột trong nhà gãy đổ, bốn bình chậu nước đổ bể, trâu ngựa bức đứt tuông chỵ tứ phía, vị Bà-la-môn đó cho rằng: “Vì người không tốt lành đến nhà ta nên có biến chuyển quái lạ này”. Vị Sa-môn ấy nghe nói vậy bèn bảo cùng Bà-la-môn đó rằng: “Ông có thấy các con trong nhà ông bụng trướng mặt sưng thân hình nặng nhọc ánh mắt mờ tối, bởi quỷ não hãi đó chăng?”. Bà-la-môn đó đáp: “Ta đã thấy trước như vậy”.Vị Sa-môn ấy bảo: “Trong nhà ông có ác quỷ Dạ xoa hút tinh khí của người, nay trong nhà ông có các chứng bệnh dịch là do các quỷ v.v… ấy vậy. Vì sợ ta nên các quỷ chạy trốn mà sinh việc như vậy”. Liền đó các người con bệnh khổ được dứt trừ, Bà-la-môn nên đó nói rằng: “Ông có sức lực gì vậy?”. Vị Sa-môn ấy đáp: “Vì ta thân gần Đại Pháp của Đức Như Lai, mang Tôn tượng ngàn tay nên có oai thần vậy.” Vợ chồng ông Bà-la-môn nghe xong hoan hỷ mà cúng dường đó vậy.

27. Cảm ứng của sự tu tạo Tôn tượng Bất Không Quyên sách ở nước Nam Ấn độ.

(Rút từ Tây vức kỳ).

Ở nước nam Ấn Độ bị hoang phế, vua tôi không được bảo tồn Thọ mạng, dân chúng rã tan. vua bèn sai kẻ sứ đến cầu thỉnh Sa-môn Y lợi mật đa ở trung Ấn Độ đến để cứu giúp tai ương trong nước nhà. Ngài Y Lợi Mật Đa đến nước đó tâu cùng vua rằng: “Có Đại Thánh Bật Không Quyên sách Quán Tự Tại Đại Vương, nên tạo Tôn tượng thiết trí tại các phía tây nam của thành”. vua vâng theo lời dạy ấy liền tạo hình tượng tôn trí nơi ác ở góc tây nam của thành. Tượng ấy toả phóng ánh sáng chiếu toảkhắp một do tuần, vua tôi được bảo an Thọ mạng, lúa thóc tốt tươi được mùa. dân chúng từ các nước khác mẫn cảm Tôn tượng đó. ở phía nam của thành có một ngôi chùa cũ, bèn dời các làm lại chùa ấy vậy.

28. Cảm ứng của Diêu Từ Khúc ở Lương Châu vì người thân đã qua đời mà tu tạo Tôn tượng Bồ-tát Quán Âm.

Ở Lương Châu có Từ Khúc vốn giòng họ Diêu, từ nhỏ đã mất cả song thân. không biết phần an nghĩa. Đến lúc trưởng thành nghe duyên báo ân, cả hai mắt đều đổ lệ. Bèn họa vẽ Tôn tượng Quán Tự tại ngàn tay ngàn mắt và sáu Tôn tượng Quán tự tại tôn thờ nơi nhà cũ mà cúng dường. trải qua một năm rưỡi, đều không có điềm cảm gì. Đến đêm mười bốn tháng bảy năm sau, bỗng nhiên giữa không trung có tiếng gọi: “Từ Khúc”. Không biết nguyên do gì nên Từ Khúc hỏi ai đó. Bèn đáp lại: “Chúng tôi là song thân của ngươi, lúc sống phóng túng tạo mọi ác nghiệp nên bị đoạ vào Địa ngục nuốc hoàn sắt nóng. Ngày mười tám tháng hai năm trước, có sáu vị Sa-môn oai quang rực rỡ vào nơi Thánh Địa ngục, các hàng ngục tốt thấy vậy nên sinh tâm cung kính không dám niệm¨nguyệt ngại. Khii đã vào Địa ngục rồi, thâu nhiếp ánh sáng vì chúng tôi mà giảng pháp. Mới đầu không nhận biết, dần dần dạy răn dẫn dụ, liền xả bảo mà sinh lên cõi trời có trăm người. Chúng tôi sinh ở trên cõi trời thứ hai. Mới đầu nhận biết được là nhờ ân của ngươi, nhưng ở trên cõi trời thọ hưởng an vui không ngừng nghỉ nên những việc khác dễ quên. Vì vậy mà chúng tôi đến đây chậm trễ”. Từ Khúc hỏi: “Lấy gì làm chứng cứ để biết các người là cha mẹ tôi?” Đáp rằng: “Nếu không tin lời chúng tôi nói thì xem nơi rương vàng trong kho, vì ngươi mà cất lại cho trăm viên tiền vàng”. Nói xong bèn bặt tiếng. Đến sáng ngày Từ Khúc xem lại rương trong kho thật đúng như lời nói ấy, buồn vui dâng trào lẫn lộn, thấy ngày giờ họa vẽ quả nhiên hợp với lời nói ấy vậy.

29. Cảm ứng của Triệu Văn Thị ở Kinh Châu vì người thân đã qua đời mà đắp họa sáu Tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm.

(Rút từ Ty mạng chí).

Triệu Văn thị người xứ Kinh Châu, song thân tà kiến, không tin Tam bảo còn văn Thị thì phụng thờ Bồ-tát Quán Thế Âm. Sau khi song thân đã qua đời, Văn Thị khởi niệm rằng: “Song thân ta tà kiến không tin Tam bảo, không biết thác sinh vào xứ nào, ta nên họa vẽ sáu Tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm để cùng cứu giúp trong sáu đường, song thân ta há chẳng vào trong số đó ư? Bèn thuê mướn người thợ khéo giỏi họa vẽ sáu Tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm. Chưa gia công học vẽ mà đem đó mộng thấy sáu Bồ-tát Quán Thế Âm, Văn Thị liền chấp tay bách cùng sáu Bồ-tát Quán Thế Âm rằng: “Xin nguyện rũ lòng từ bi giup1 cho con biết được chỗ thác sinh của cha mẹ con”. Khi ấy, Đức đại Bi Quán Thế Âm bảo văn Thị rằng:’ Cha ngươi bị đoạ trong Địa ngục thiêu đốt nhận chịu tội khổ nóng đốt. Ngươi họa vẽ Tôn tượng ta nên ta sang Địa ngục đó toả phóng ánh sáng mà giảng pháp cứu khổ ở chốn Địa ngục”. Đức Đại từ Quán Thế Âm bảo rằng: “Nếu dời vào trong loài ngạ quỷ, ta sẽ vì cứu giúp. chỉ vì mẹ của ngươi đoạ trong loài ngã Quỷ, ta sang cõi ấy buông tay rưới mưa cam lồ khiến được no đủ, mà vì nói Pháp”. Đức Sư Tử vô Uý Quán Thế Âm bảo rằng: “Nếu dời sinh trong oài súc sinh, ta sẽ về cứu giúp đó”. Đức Thiên Nhân Trượng Phu Quán Thế Âm bảo rằng: “Nếu chuyển sang trong loài người, ta sẽ hiển bày dẫn đường đến Tịnh độ”. Đức Đại Phạm thâm Viễn Quán Thế Âm bảo rằng: “Nếu chuyển sinh trên cõi trời. Ta sẽ vì cứu giúp lúc đắm chìm khổ mà ra khỏi ba cõi”. Sáu Đức Bồ-tát Quán Thế Âm nói như thế rồi, bỗng nhiên giác ngộ, đến lúc học vẽ vừa mới thành, Tôn tượng liền toả phóng ánh sáng, ở xa trông thấy như có ánh sáng đèn đuốc, nhưng ở gần trông thấy ẩn mất. Cha mẹ của Văn Thị đến bào mộng, hai người đều dóng vẻ Trượng Phu cưỡi mây sắc tía mà đến bảo cùng Văn Thị rằng: “Chúng tôi nhờ được Bồ-tát Quán Thế Âm đến cứu giúp vãng sinh về cõi Tịnh độ v.v… “. Những người nghe đều cho đó là song thân của Văn Thị đến báo mộng vậy.

30. Cảm ứng của hai Tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm và Địa Tang được đắp họa tại Hàn Châu, thời nhà Lương.

Trên vách tường Đông Long ở chùa Thiện Tịch tại huyện Đức Dương, Hàn Châu có họa vẽ hai Tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm và Địa Tạng tướng mạo đều là Tăng tướng v.v… bày mà ngồi. Được học vẽ trong thời nhà Lương. Bấy giờ mọi người đến chiêm lễ, Tôn tượng toả phóng ánh sáng rực rỡ khác lạ.

Đến năm Lân Đức thứ nhất (66) thời Tiền Đường, trong chùa có vị Tăng chiêm ngưỡng Tôn tượng, muốn có sự khác thường, bèn đem lụa quyên đến bvach1 tường mô tả Tôn tượng mà cúng dường, Tôn tượng toả phóng ánh sáng chẳng khác. khi ấy mọi người đua nhau đến mô tả có lắm nhiều. Đến năm Lân Đức thứ ba (666) thời Tiền Đường, Vương Ký ra trấn nhậm Tư Châu Thứ Sử, đang vì mô tả, tinh thành cúng dường, Đoàn thuyền cùng đi có đắm chìm bởi gặp sóng gió ấy, chỉ một chiếc do Vương Ký đi không ngại gì, nên biết đức Bồ-tát hoằng thí Đại từ bi có được sức lực như thế.

Đến năm Thuỳ Củng thứ hai (68) thời Tiền Đường, Võ Hậu (Võ Chiếu) nghe Tôn tượng như thế, bảo người thợ mô tả, ánh sáng cũng toả phát như trước, bèn tôn trí tại Nội Đạo tràng mà cúng dường. Đến năm Đại Lịch thứ nhất (766) thời Tiền Đường có vị Đại Đức ở chùa bảo Thọ vào nội Đạo tràng thấy tướng ánh sáng khác lạ nên tấu trình. vua ĐẠi Tông (Lý Dự 763-780) mới phát tâm chí thành đảnh lễ tán thán. Lúc ánh sáng ấy hiện khắp trong nước nhà đều được an thái. Về sau có người vợ của một thương nhấn mang thai đến hai mươi tám tháng mà không sinh nở, bỗng thấy được tướng ánh sáng coả Tôn tượng, bèn liền mô tả nhất tâm phát nguyện ở trước Bồ-tát, đêm đó bèn sinh được một người con trai, tướng tốt đoan nghiêm, mọi người trông thấy đều hoan hỷ.

31. Cảm ứng của Lý Triệu Đãi ở Ngạc Huyện, Ung Châu vì thân phụ đã qua đời mà tu tạo Tôn tượng Bồ-tát Đại Thế Chí.

Lý Triệu Đãi, người xứ Huyện ngạc, ung Châu, thân phụ Triệu Đãi khởi sinh ác kiến, bài bát cho là không có Phật pháp, bèn cảm mộng bị thần quở trách, nhân đó ói máu mà chết. Triệu Đãi vốn dốc tâm quy y hướng Bồ-tát Thế Chí, chuyên tinh niệm Phật, lại vì muốn cứu khổ cho thân phụ, nên tạo Tôn tượng Bồ-tát Đại Thế Chí cao ba thước. Mới ngày đầu tiên khắc học, bỗng nhiên quả đất rung động, mọi người cho là Đất chấn động, suy tìm mọi sự tốt xấu. Trải qua hai tháng công việc mới hoàn tất. Triệu Đãi bèn mộng thấy có một người thân sắc vàng ròng trên đầu đội mũ báu đến bảo rằng: “Ông có biết cớ sao ngày trước quả đất chấn động chăng? Ta là Bồ-tát Đại Thế Chí, vì ngươi tạo hình tượng ta, nên ta đáp lại sự thỉnh cầu của ngươi mà đến thế giới này, lúc cất chân lúc đặt chân, khắp cả Đại thiên đều chấn động. Chúng sinh trong ba đường xấu ác đều được lìa khổ. Ta y cứ theo niệm Phật môn, nhập vô sinh nhẫn, nhiếp lấy chúng sinh ở mười phương xưng niệm Phật. Ngươi tạo hình tượng và kiên tu niệm Phật, thân phụ của ngươi đã thoát khỏi ở chốn Địa ngục, tu nhiếp dẫn đưa về cõi Tịnh độ”. Nghe nói thế rồi, Triệu Đãi ngước mắt muốn chiêm lễ, bỗng nhiên tỉnh mộng buồn vui lẫn lộn, Triệu Đãi tinh tấn tu niệm chẳng phế bỏ.

32. Cảm ứng của Bồ-tát Địa Tạng ở thời Quá khứ làm người nữ tìm chỗ mẹ thác sinh mà cứu khổ

(Rút từ Kinh văn).

Trong thời quá khứ trải qua A Tăng Kỳ Kiếp không thể kể có đức Phật ra đời hiệu là Giác Hoa Định Tự tại Vương Như Lai ở trong thời tượng Phật có một Bà-la-môn nữ đã nhiều đời chứa phước sâu dày, mọi người đầu kinh nể. Người mẹ tin theo tà kiến kinh khi Tam bảo. khi ấy Thánh nữ bày nhiều chước phương tiện để khuyên nhủ mẹ khiến sinh chánh tín, nhưng bà ta chưa tin hẳn, chẳng bao lâu bà ấy chết, thần hồn sa đoạ vào Địa ngục vô gián. Bấy giờ Thánh nữ bèn bán nhà đất, sắm nhiều hương hoa và các thứ cúng cụ, đến nơi chùa tháp Phật cúng dường cung kính chiêm lễ tôn dung mà tự suy nghĩ rằng: “Đức Phật là đấng Đai giác. Nếu Đức Phật còn trụ ở đời, khi mẹ ta mất, ta đến bạch hỏi Đức Phật, hẳn sẽ rõ biết chổ thác sinh của mẹ ta”. Khi ấy Đức Phật ở giữa hu không mà bảo rằng: “Người nữ kia chớ nên buồn rầu quá lắm, nay ta bảo cho ngươi biết chỗ thác sinh của mẹ ngươi. Ngươi nên sớm trở về nhà, ngồi ngay ngắn nghĩ tưởng danh hiệu ta, tức sẽ biết chổ thác sinh của mẹ ngươi”. Thánh nữ bèn trở về nhà, vì thương nhớ mẹ nên Thánh nữ ngồi ngay ngắn xưng niệm danh hiệu Phật. Trải qua một ngày một đêm bỗng nhiên thấy tự thân mình đến nơi một bờ biển, nước trong biển đó sôi sùng sục, có nhiều thú dữ thân thể toàn bằng sắc bay nhãy trên biển, thấy có các người nam nữ đâng đến trăm ngàn muôn ức nổi chìm trong biển, bị các thú dữ giành nhau ăn thịt. Lại thấy Quỷ Dạ Xoa thân hình lạ lùng. khi ấy Thánh nữ nỏi một Quỷ Vương tên là Vô Độc rằng: “Đây là xứ nào?” Vô Độc đáp rằng: “Đây là lớp biển thứ nhất ở phía tây núi Đại Thiết Vi”. Thánh nữ hỏi rằng: “Tôi nghe trong núi Thiết Vi có Địa ngục, điều ấy có thật chăng?” Vo Độc đáp rằng: “Thật là Địa ngục”. Thánh nữ lại hỏi: Vì nhân duyên gì mà nước trong biển này sôi sùng sục và có nhiều người tội như thế”. Quỷ Vương đáp rằng: “Đó đều là những chúng sinh tạo nghiệp ác ở trong cõi Diêm phù Đề vừa mới chết trong khoảng bốn mươi chín ngày không người kế tự về tạo các thứ công đức để cứu khổ nạn. Lúc sống kẻ đó lại không gây nhân lành nên phải cứ theo bản nghiệp mà nhận chịu quả báo nơi Địa ngục, tự nhiên họ phải lội qua biển này. Về phía đông biển này cách chừng một muôn do tuần lại có một biển nữa, nổi khổ ở biển đó gấp bội hơn biển này, phía đông của biển đó lại có một biển nữa, những sự thống khổ ở biển đó lại gấp bội hơn nhiều, đó đều do ba nghiệp ác mà chiêu cảm quả khổ, nên gọi đó biển nghiệp trong ba đường”. Thánh nữ lại hỏi: “Địa ngục ở đâu?”. Vô Độc đáp: “Trong ba biển ấy đều là Đại Địa ngục. Số đó có đến trăm ngàn, mỗi mỗi đều riêng khác”. Thánh nữ lại hỏi: “Mẹ tôi mới chết gần đây không bao lâu mà không biết thác sinh vào xứ nào?” Quỷ Vương Vô Độc hỏi: “Thân mẫu của Bồ-tát khi còn sống quen làm những nghiệp gì?” Thánh nữ đáp rằng: “Mẹ tôi mê tín tà Đạo, khinh chê Tam bảo. Hoặc có lúc tạm thời nhưng rồi chẳng kính”. Vo Độc lại hỏi: “Thân mẫu của Bồ-tát tên họ là gì?” Thánh nữ đáp: “Thân phụ và thân mẫu tôi đều giòng dỏi Bà-la-môn. Thân phụ tôi hiệu là Thi La Thiện Kiến, thân mẫu tôi hiệu là Duyệt Đế Lợi”. Quỷ Vương Vô Độc nói: “Thánh giả hãy trở về chớ nên lo buồn quá lắm, tội nữ Duyệt Đế Lợi đã được sinh lên cõi trời các nay ba ngày. Nhân sự hiếu thuận của người con vì mẹ mà thiết cúng tu phước, chẳng chỉ Thân mẫu của Bồ-tát được giải thoát, mà ngày đó các tội nhân đuề được an lạc, đồng được thác sinh về các cõi trời”. Thánh nữ như mộng mơ chợt tỉnh bèn rõ biết, liền đối trước tháp tượng Đức Gián Hoa Định Tự tại Vương Như Lai mà phát lời thệ nguyện rằng: “Nguyện tôi cùng tận đời kiếp ở tương lai nếu có những chúng sinh nhận chịu khổ thì tôi rộng bày các phương tiện khiến họ được giải thoát”. Quỷ vương Vô Độc lúc bấy giờ là Bồ-tát Tài Thủ ngày nay, còn Bà-la-môn nữ là Bồ-tát Đại tạng vậy.

33. Cảm ứng của Tôn tượng Bồ-tát Địa Tạng được đắp họa ở chùa Pháp tu tại Ích Châu thời Tiền Đường

Tại chùa Pháp tụ ở Quách hạ, Ích Châu có đắp họa một Tôn tượng Bồ-tát Đại Tạng ngồi cách thằng sàng duổi chân cao khoảng tám, chín tấc. Tôn tượng ấy vốn do Trương Tăng Diêu đắp họa. Đến tháng bảy năm Lân Đức thứ hai (665) thời Tiền Đường có vị Tăng ở trong chùa đồ họa từ Tôn tượng đó được một bản, toả phóng ánh sáng chợt ẩn chợt hiện tợ như vòng vàng, phần nhiều đồng như ánh sáng gốc, và cứ thế lần lược đồ họa lưu xuất và đều toả phóng ánh sáng. Tháng tám năm đó, vua Thái Tông (Lý Thế Dân) ban sắc tìm một bản đưa vào cung để cúng dường. Hiện nay ở khắp trong ngoài thành mọi người đồ họa Tôn tượng ấy mà cúng dường thảy đều toả phóng ánh sáng. Nên biết oai lực của Phật thật chẳng thể lường (Ở nhà riêng có một bản nhưng chẳng riêng dẫn ghi).

34. Cảm ứng của Tôn tượng Địa Tạng khắc trên đầu gậy ở nhà Lưu Thị Lang tại huyện Kim Thủy, Giảm Châu, thời Tiền Đường.(Tân lục).

Quan Thị Lang ở huyện Kim Thủy, giản Châu vốn giòng họ Lưu có công việc sang nhà người xóm giềng, giữa đường lượm nhặc được chiếc gậy, thấy trên đầu đều có khắc hình tượng mà không biết là tượng gì, bèn đem về để trong vách nhà, trải qua nhiều năm không nhớ đặt để tại đâu. Về sau cảm mắc bệnh mà qua đời, nơi tim còn ấm nóng nên chưa an táng, qua một ngày hai đêm sau sống lại, Thị Lang rơi lệ hối hận tự trách lỗi quá, vật vả thân mình nơi đất, người nhà hỏi về nguyên do. Thị Lang đáp rằng: “Lúc tôi mới chết có hai minh quan cưỡi ngựa áp đặc trước sau dẫn đến nơi chỗ vua Diêm-ma. vua tỏ vẻ tức giận trừng mắt trông nhìn. khi ấy, có một vị Sa-môn dung mạo xấu xí đến nơi sảnh, vua thấy liền tỏ vẻ cung kính từ chỗ ngồi đứng dậy mà quỳ thẳng thưa cùng Sa-môn ấy rằng: “Đại sĩ có nhân duyên gì mà đến nơi này?”. Vị Sa-môn ấy bảo: “Thị Lang, người bị ông bắt gọi lại là Thí chủ của ta năm xưa trước, nên nay ta muốn cứu đó”. Vua Diêm-ma mói: “Nghiệp đã quyết định, vậy việc này phải làm sao?” Vị Sa-môn ấy bảo: “Xưa kia, nơi cung trời Đao-lợi, ta nhận sự phó thác của Đức Phật Thích-ca Như Lai hay vì cứu vớt những chúng sinh tạo nghiệp đã cố định, há trừ Thị Lang ra sao?”. Vua Diêm-ma nói: “Chí nguyện của Đại sĩ kiên cố không lay động như núi Tu Di, nên tôi phải thả người bày trở lại nhân gain”, Vị Sa-môn ấy hoan hỷ nắm tay tôi dẫn trở về cõi sống. Đến khi từ biệt, tôi hỏi vị Sa-môn “ Không biết ông là người nào mà đến vứu vớt tôi vậy?” Vị Sa-môn ấy bảo: “Ta là Bồ-tát Địa Tạng, lúc bình sinh ngươi đi giữa đường thấy hình tượng ta, ngươi đem về nhà đặt để trong vách tường. Ngươi có nhớ việc ấy chăng?” Nói lời đó rồi, bỗng nhiên ẩn mất. Đã thấy được sự thắng lơi đó, tôi nghĩ nhớ ngày xưa biến lười, nên tự hối trách mà thôi”. Mọi người nghe thế đều ngợi ca là điều khác lạ, thấy nơi vách có Tôn tượng trên đầu gậy, bèn gia công khắc chạm vẽ họa thành Tôn tượng cao năm tấc toả phóng ánh sáng. Và tôn trí tại trong nhà, xả thế mọi vật làm thành tinh xá đề hiệu là Viện Địa tạng vậy.

35. Cảm ứng của Bồ-tát Địa Tạng cứu nạn ác quỷ ở nhà Trưởng giả Kiều Đề.

(Rút từ Địa Tạng Đại Đạo Tâm Khu sách pháp v.v…).

Xưa kia, khi đức Như Lai đang còn ở tại núi Linh Thứu. Bấy giờ Bồ-tát Địa Tạng vân du khắp các cõi nước để giáo hóa chúng sinh. Bồtát đến nơi nhà Trưởng giả Kiều Đề ở dưới núi Tỳ Phú la, trong nhà Trưởng giả đó bị Quỷ đoạt mất tinh khí, trong nhà có năm trăm voer đều bị mê man đến nổi không hay biết gì, trải qua mười ngày Bồ-tát thấy vậy liền khởi tâm niệm rằng:

“Thật là khổ thay! Thật đáng đau xót! ở trong đời có những việc không thể nói như vậy. Ta nay thương xót những chúng sinh này, nên vì cứu giúp”. Nghĩ nói như vậy rồi, Bồ-tát liền bay bỗng thân hình sang núi Linh thứu, bạch cùng Đức Phật rằng: “Con thấy nhà ông Trưởng giả Kiều Đề có hơn năm trăm người đều bị ác quỷ đoạt mất tinh khí, mê man nơi đất đã trải qua vài ngày. Thấy vậy, con sinh tâm xót thương sinh tâm muốn cứu hộ, cúi xin Đức Thế Tôn hứa khả cho con thiết bày phương pháp cứu giúp đó. Khiến ác quỷ hàng phục nơi người, khiến các hành giả đều tuỳ ý sai sử, và khiến Trưởng giả trờ lại như xưa cũ”. Bấy giờ Đức Thế Tôn từ trên đảnh đầu toả phóng ánh sáng soi chiếu đến thân hình Bồ-tát Địa Tạng. Khi đó, trong chúng hội, mỗi mỗi người cùng nói với nhau rằng: “Ngày nay đức Như Lai toả phóng ánh sáng soi chiếu thân Bồ-tát. Bồ-tát ấy tự nhiên thành Đại Pháp giáo hóa chúng sinh”. Khi ấy Bồ-tát Địa Tạng bạch cùng Đức Phật rằng: “bạch Đức Thế Tôn, nay con có một thần chú hay khiến dứt mất tà tâm, lại sai sử các quỷ v.v… ở trong thời quá khứ đã trải qua vô lượng vô số kiếp lâu xa. Bấy giờ có Đức Phật hiệu là Thiên Quang Vương. Sau khi Đức Phật đó diệt độ ở trong thời Tượng Pháp, con đang là kẻ phàm phu, có một Tiên nhân ở núi Câu đặc La khéo hành các Đạo thuật. Con thấy các chúng sinh bị Quỷ não hại như nhà ông Trưởng giả hiện nay vậy. Khi ấy con phát thệ nguyện: “Nếu gặp được bậc Thiện Tri Thức, con sẽ cầu học phương pháp để nhiếp phục”. Nghĩ nói vậy rồi, con liền sang núi Câu Đặc La nói cùng Tiên nhân ấy. Tiên nhân ấy thấy con mà sinh tâm hoan hỷ. Con bèn học hỏi phương pháp ở Tiên nhân ấy khiến con được mở rõ, dự biết muôn lý dứt trừ ác nghiệp. Và, các ác quỷ đều phục tâm mình. con khiến họ phát Đạo tâm, chỉ trong khoảnh khắc tất cả chúng sinh nhận chịu khổ nơi chốn Địa ngục mỗi mỗi đều ngồi trên hoa sen, các khổ đều dứt. bấy giờ Tiên nhân ấy thấy con có được thần lực như vậy, bèn vì thọ ký mà nói rằng: “Ông ở nơi vô lượng vô số thế giới được chư Phật cùng thọ ký cho ông tên là Địa Tạng. Và ở trong đời ác năm trược, các hàng người trời bị sa đoạ nơi Địa ngục, ông phải thường nên hóa hiện thân hình mà cứu độ chúng sinh khiến được ra khỏi khổ nạn, như nguyên bảnkhông khác”. Nay con sang nhà ông Trưởng giả đó để vì cứu độ, mong Đức Thế Tôn hứa thuận cho con”. Và Bồ-tát liền sang chuyển hóa hơn năm trăm người đó đồng một lúc sống lại tỉnh táo như cũ.

36. Cảm ứng của vua nước Di Đề đắp họa năm Tôn tượng Đại Lực mà thoát khỏi bệnh quỷ.(Tân lục).

Có vị Pháp sư người Thiên Trúc kể rằng: “Sau khi Đức Phật diệt độ trong khoảng thời ba một ngàn trăm năm, tại nước Di Đề có trăm ác quỷ vào nhiểu loạn, tật bệnh hoành hành, dân chúng thống khổ chết non lắm nhiều. vua tôi đại chúng cùng bàn tính với nhau rằng: “Xưa kia, Đức Pháp Vương vô thượng giao phó năm vị Bồ-tát đại lực bão hộ gìn giữ cõi nước của chúng ta, nhưng vì chúng ta vận trước không có thể mắn, trên thì huỷ họa sự dạy bảo của đấng pháp Vương, dưới thì náo loạn vận báu của nước nhà, tiến thì nhục nhã với Tiên Vương, lùi thì xem thường vua sau, vậy làm sao để trừ yêu quái mới khỏi tai họa”. Bấy giờ có vị Quan có trí tuệ tâu cùng vua rằng: “Phải nên đắp họa Tôn tượng năm vị Bồ-tát đại lực, thiết lập trai hội Nhân Vương, kéo dài vận báu của nước nhà dứt trừ tai họa trong dân chúng”. Liền ngay ngày mồng tám tháng giêng, vua ban sắc dân chúng trong nước khiến đắp họa Tôn tượng năm vị Bồ-tát Đại lực, vua tôi dành các thứ bông tơ mịn đẹp nhất để đắp họa. Đến đầu đâm vẽ màu mới khắp, Bồ-tát KimCang-ba-la-mật-Đa toả phóng ánh sáng năm sắc, Bồ-tát Kim Cang Bảo toả phóng ánh sáng xanh, Bồ-tát Kim Cang Dược xoa toả phóng ánh sáng sắc màu lưu ly, Bồ-tát Kim Cang Lợi toả phóng ánh sáng sắc màu vàng ròng, tự nhiên soi chiếu khắp trong cõi nước như giữa ban ngày. vua tôi vui mừng, những người gặp được ánh sáng đó thân tâm an lạc. Các thần ác quỷ thấy ánh sáng đó liền ra khỏi cõi nước. Nếu người đã vào cửa chết bèn được sống lại, nếu người đang lúc mắc bệnh thì tiêu trừ an ổn. Đồng trong một lúc khắp cả cõi nước đều được an ổn, mọi người thâm tâm khoái lạc như vào thiền Định, đến canh ba các Tôn tượng mới thâu ẩn ánh sáng. Từ đó trở về sau, khắp trong cõi nước khỏi hẳn trăm thứ bệnh tật. Mỗi năm theo lệ thường cứ đến ngày mồng tám tháng giêng, thiết lập trai hội Nhân Vương cúng dường Tôn tượng năm Bồ-tát đại lực. Gần bao năm trở lại nay liên tục không ngưng dứt.

37. Cảm ứng của Tôn tượng Bồ-tát Diệt Ac Thú do Sa-môn Thích Pháp An ở chùa Pháp tụ tu tạo.(Tân lục).

Sa-môn Thích Pháp An ở chùa Pháp tụ, hành trí phán sám Phương dẳng, trải qua nhiều ngày chuyên tu mà không ứng nghiệm gì, bèn đến trước Tôn tượng than khóc tự trách, mộng thấy có một vị Thần đội mũ khác lạ đến bảo cùng ngài rằng: “Ông có tội nặng, sám hối không thể kịp”. Ngài hỏi: “Tôi có những tội gì nặng?”. Thần bảo: “Ông phạm dùng vật của Tăng thường trú, tội đó khó diệt”. Ngài hỏi: “Vậy có pháp phương gì để diệt tội ấy chăng?” Thần bảo: “Ông nên đắp họa Tôn tượng Bồ-tát diệt ác thú, chuyên tụng Kinh Tuỳ Cầu Minh, tội sẽ dần tiêu diệt, hành trì pháp sám hối phương đẳng, tội chứng tiêu trừ có thể được hóa thân”. Sau khi tình giấc mộng, ngài buồn cảm rơi lệ, liền đắp họa Tôn tượng Bồ-tát diệt ác thú, chuyên tu sám hối. Mỗi lúc nhắm mắt liền được thấy hóa phương đến năm sáu mươi bảy tuổi ngài mới tịch. Lúc ngài tịch có điềm lành kỳ lạ lắm nhiều vậy.

38. Cảm ứng của Tôn tượng Dược Vương, Dược Thượng do Samôn Thích Diệu Vận ở chùa Tổng nhân tại Đại Châu tu tạo.(Tân lục).

Sa-môn thích Diệu Vận ở chùa Tổng nhân chuyên trì tụng Kinh Pháp Hoa, thường cầu nguyện sinh lên cung trời Đâu-suất, để phụng thờ đức Bồ-tát Di Lặc. lại đắp họa Tôn tượng hai vị Bồ-tát Dược Vương, Dược Thượng, cầu nguyện được cảm ứng. Đến năm ngoài bảy mươi tuổi, ngài cảm phát chút bệnh, bèn nói cùng với vị Sa-môn bạn thân rằng: “Có hóa Phật đến nghinh đón mà bảo là ông đắp họa Tôn tượng hai vị Bồ-tát Dược Vương và Dược Thượng. Nếu có người biết được danh tự của hai vị Bồ-tát đó thì tất cả trời người cùng nên lễ bái, không bao lâu hẳn dẽ sinh vào Đâu-suất nội viện, phụng sự Bồ-tát Từ Thị vậy”. Sau đó không lâu, ngài bèn thị tịch.

39. Cảm ứng của Bồ-tát Đà La Ni tự tại Vương vào trong Địa ngục men trên vạc sôi mà giảng pháp.(Tân lục).

Trong thời Tiền Đường, có Sa-môn Thích Huệ Sinh là đệ tử của Thiền sư Hụê Như ở chùa Chân Tịch, ngài chuey6n trì tụng các Kinh Đại thừa. Bỗng suốt một ngày một đêm thân mình ngài không lay động như vào cảnh Thiền định. Đến lúc mờ sáng, ngài mở mắt, buồn vui lẫn lộn rơi lệ rướm máu. Nhân chư Tăng hỏi về nguyên do. Ngài đáp rằng: “Tôn giả bị dẫn đến cung vua Diêm-ma, vua từ chỗ ngồi đứng dậy cung kính hỏi rằng: “Đại sư có thấy Địa ngục chăng?” Tôi đáp: “Tuy đã từng nghe tên, song, chưa thật thấy.”.vua bèn sai kẻ sứ dẫn tôi đi, từ phía đông lần lượt mà đi, thấy có ba mươi hai thành lớn, trong mỗi mỗi thành đều có Địa ngục, người nhận chịu tội khổ phần nhiều là hàng Sa-môn. Men theo trên vạc sắt sôi có một vị Sa-môn giảng pháp chỉ bày giáo hóa lợi mừng. Các tội nhân hỏi: “Ông là ai mà vào trong Địa ngục giảng pháp?” Vị Sa-môn ấy bảo: “Ta là Bồ-tát Đà La Ni Tự Tại Vương, trong đại Thiết vi này có vô lượng Sa-môn bị đoạ vào Địa ngục, bởi tham trước danh lợi Thế gian, huỷ phạm giới phẩm Phật chế, đồng sống trong Thành giáo mà làm dơ bẩn chốn già Lam, không tâm hổ thẹn, luống nhan thọ của tín thí, nói Pháp bất tịnh, dối hoặc thế gian, tạo những tội như thế đều cảm quả báo nơi Địa ngục. Ta vì thương xót các Sa-môn ngu si nhận chịu tội khổ vậy, nên hoặc men theo trên vạc sắt sôi hoặc ở trên xe sắt, tuỳ khổ mà vì giảng pháp, khiến họ nhớ nghĩ đến nghiệp phạm tội xưa trước mà tự hổ thẹn cải hối, ăn năng tự trách”. Tôi tự thấy nghe việc ấy cho nên vừa buồn vừa mừng”. Mọi người nghe đều ngợi khen khác lạ, bỏ ác lắm nhiều.

40. Cảm ứng của thầy trò Tôn giả Mã Minh Long Thọ.

(Rút từ Bản nghiệp nhân duyên luận).

Xưa kia, trong thời Đức Phật Ca Diếp, có một Trưởng giả tên là Luân Tú và có một người nữ tên là Thù Tha. Hai người ấy mỗi mỗi đều đem bảy báu dâng cúng Đức Phật Ca Diếp, thỉnh cầu xứng ân. Khi đó Đức Thế Tôn bảo hai người rằng: “Nên mau trở về chỗ ở của mình, mọi sự cầu mong của các người trong vòng mười bảy ngày, đã qua thời gian ấy hẳn sẽ mãn nguyện. Khi ấy, hai người đầu thành đảnh lễ Đức Phật rồi trở về nhà mình, đến ngày thứ mười bảy, đang lúc trong mộng, người nữ Thù Tha ấy mộng thấy điềm tốt lành, rất lấy làm hoan hỷ, không thể thí dụ, đó là thứ nhất mộng thấy ánh sáng nhật luôn soi chiếu đến trong bụng, thứ hai là thấy vòng ánh sáng như trăng tròn đầy soi chiếu vào trong bụng. Được điềm lành ấy rồi, qua sau chín tháng, Thù Tha sinh nở được hai người con, người anh tên là Nhật Châu, người em tên là Nguyệt Cảnh, vì theo tướng trước nên đặt tên tự như vậy. Chỉ mới bảy ngày cả hai anh em bèn đều xuất gia đồng đến ở chùa Đức Phật Ca Diếp, theo Phật Thế Tôn tu hành pháp hạnh, thường phát thệ nguyện rằng: “Đời đời kiếp kiếp bất cứ sinh ở nơi nào cũng chẳng xa nhau, đồng học trì thức, hổ tương cùng làm thầy trò cho nhau, kiến lập chánh Pháp, đầy đủ diệu hạnh. Nghĩ nhớ đồng một biểu giác”. Nhật Châu xưa đó là Bồ-tát Mã Minh đời nay vậy. Vì sự duyên ấy nên hai vị Bồ-tát ấy chẳng hề lìa nhau, cũng đồng lưu chuyến xuất hiện tích làm lợi ích chúng sinh vậy.

Lại nữa, trong Kinh Kim Cang Chánh Trí nói: “Bồ-tát Mã Minh ở thời quá khứ thành Phật hiệu là Đại Quang Minh, còn Long Thọ hiệu là Phật Diệu Vân Tướng. và trong Kinh Đại Trang nghiêm Tam muội cũng nói: Bồ-tát Mã Minh ở thời quá khứ thành Phật hiệu là Nhật Nguyệt Tinh Minh. Còn Bồ-tát Long Thọ tên là Diệu Vân tự tại Vương Như Lai v.v…

41. Cảm ứng của Thiền sư Thích Đạo Thuyên tu tạo Tôn tượng Tôn giả Long Thọ mà được sinh về cõi Tịnh độ.

(Rút từ Tịnh độ truyện).

Sa-môn Thích Thuyên, không biết là người xứ nào. Thủa thiếu thời, ngài là bậc nghĩa học rất nổi danh, chuyên lấy luận Đại Trí Độ làm tâm yếu, tôn xưng Bồ-tát Long Thọ là bậc sư Tông. Ngài phát nguyện rằng: “Đại sĩ Long Thọ được Phật dự ghi với lời thành thật là đã chứng đắc quả vị Hoan hỷ Địa, sinh nước An Lạc giúp Phật A Di Đà giáo hóa dẫn nhiếp chúng sinh ở mười phương, xin nguyện Đại sĩ rũ lòng thương xót cho con được sinh về cõi nước ấy”. Ngài lại tạo hình Tôn tượng Bồ-tát Long Thọ cao ba thước, dùng các thứ hương hoa mà cúng dường, chuyện tâm cầu nguyện. Ngài cảm mộng thấy có một vị Sa-môn đến bảo rằng: “Ông thành tựu hạnh nghiệp Tịnh độ nhất định ni. nghi, ba năm sau mới vãng sinh về cõi nước An Lạc”. Ngài thưa rằng: “Con còn có thầy bạn, đâu thể xả bỏ mạng trước, việc ấy phải thế nào?”. Vị Samôn ấy bảo: “Ta phải bạch cùng Đức Phật A Di Đà rồi sẽ trở lại báo cho biết thật sự”. Sau khi tỉnh mộng ngài càng cầu thỉnh cho chính bản thân mình cùng với thầy bạn đồng bỏ xả Thọ mạng trước sau chỉ trong vòng ba ngày. Lại mộng thấy vị Sa-môn trước đến bảo ngài rằng:”Ta đem lời ông nói bạch cùng do A Di Đà, Phật dạy: Thầy của ông mười hai năm sau sẽ tịch, ông mười bảy năm mới qua đời, thân mẫu ông hai mươi năm nữa mới qua đời, nhưng vì tâm nguyện của ông vi diệu nên kéo dài thêm ba năm thành hai mươi năm nữa ông mới qua qua đời, và đến năm thứ hai mươi ba ông mới sinh về nước ấy. Phật dạy như thế”. Ngài lại hỏi: “Song thân và thầy bạn của tôi có được sinh về cõi trời Tịnh độ chăng?”. Vị Sa-môn ấy đáp: “Đồng tâm phát nguyện, hẳn được vãng sinh không phải nghi ngờ”. Ngài mừng vui lại hỏi: “Ông là người nào?” Vị Sa-môn ấy đáp: “Ta là Long Thọ, trong Phú Pháp Tạng là người thứ mười ba. Do vì ộng tạo hình tượng ta nên ta đến báo cho ông cùng biết đó.” Sau đó hai mươi ba năm, vào ngày mươi lăm tháng giêng, ngài thị tịch. Song thân và thầy bạn của ngài đều đồng như Phật dự ghi rõ biết, đồng sinh về Tịnh độ. Lúc ngài tịch, mây tía nhăng phủ khắp cùng, âm nhạc vang vọng giữa không trung, các điềm kỳ đặc chẳng chỉ có một. Mọi sự thấy nghe đều thật vậy.

42. Cảm ứng của Sa-môn Thích Huệ Hải ở Truy Châu họa vẽ Tôn tượng Tôn giả Vô Trước và Thế Thân mà được người trời nghinh đến đón.(Tân lục).

Sa-môn Thích Huệ Hải là người thấu suốt cội nguồn tông Pháp tướng, rành rẽ chư Phật pháp, tự họa vẽ Tôn tượng hai Tôn giả Vô Trước và Thế Thân, nghĩ suy kính mộ sự giải thích sâu mầu. Đối với Nhiếp Luận Duy Thức ngài thường tìm cầu quyết trạch u áo. Cảm mộng thấy hai Đồng tử đến bảo ngài rằng: “Ông sẽ sinh lên cung trời Đâusuất, ông họa vẽ Tôn tượng hai Tôn giả Vô Trước và Thế Thân hiện ở trên cõi trời ấy làm thị giả Bồ-tát Từ Thị”. Ngài nói: “tôi chưa vui thích xả bỏ Thọ mạng, muốn tạm ở tại nhân gian mà duy trì Di giáo”. Đồng tử cr ấy bảo: “Ông theo tôi tạm lên cung trời Đâu-suất để quyết trạch điều nghi”. Ngài liền theo hai đồng tử ấy lên cung trời Đâu-suất, thấy có bốn mươi chín lớp Điện Ma Ni, những người mặc áo xanh ở trong đó đông nhiều. Ngài vào Nội viện, thấy Bồ-tát Từ Thị và hai Tôn giả Vô Trước và Thế Thân đều mặc y phục thế tục mà bảo ngài rằng: “Ngươi không lễ bái ta, tại gia xuất gia có tôn ty chẳng đồng. Ông nên hỏi về những điều ông nghi”. Ngài bèn trình bày những điều nghi ngờ. Bồ-tát Từ Thị bảo hai Thị giả vì giải thích cho ngài được thông hiểu. Sau đó ngài lại theo Đồng tử cõi trời trở lại nơi nhân gian, rộng hoằng dương Phật pháp, nhưng giữ kín việc đó, chẳng nói với mọi người. Sau khi ngài thị tịch, thấy có ghi chú trong Di thư, nên nay ghi lại lưu truyền thấy nghe đó.

Ngoài ra những sự cảm ứng từ Tam bảo thật có lắm nhiều không thể ghi thuật đầy đủ, nay đây chỉ lược ghi năm ba truyện để tỏ bày kính tin triệt để mà phát thọ nguyện. Thử tóm lược với lời kệ rằng:

“Đã theo Tập lục và khẩu truyền
Lược ghi Tam bảo cảm ứng lục
Đến kẻ thất nghe, khen hoặc che
Đều được lợi ích thoát sinh tử.
Trong thời Mạt pháp của Thế Tôn
Người nghe Tam bảo sinh chút tin
Tội chướng ba đời đều tiêu trừ
Tương lai hẳn thấy các Thánh chúng,
Nguyện ghi cảm ứng các công đức
Hồi hướng chúng sinh khắp Pháp giới
Khiến được ưu thắng thêm phước tuệ
Đồng chứng Đạo Quả Đại Bồ-đề”.

TAM BẢO CẢM ỨNG YẾU LƯỢC LỤC.
QUYỂN HẠ (HẾT)
TRỌN BỘ

Pages: 1 2 3