Quy Y

Quy Y
Từ điển

Quy Y

[it_heading text=”Từ Điển Đạo Uyển ” heading_style=”style7″ head_tag=”h4″ extrabold=”bolder” upper=”1″]

歸依; T: kyabdro; Quy y trong Phật giáo Tây Tạng.
Trong mỗi tông phái của Phật giáo Tây Tạng, lễ quy y rất quan trọng, là điều kiện tiên quyết của mọi tu học về Pháp (s: dharma). Quy y của Phật giáo Tây Tạng có khác biệt so với Quy y Tam bảo trong Tiểu thừa hoặc Ðại thừa. Ba đối tượng quy y thông thường là: 1. Phật, 2. Pháp (dharma), 3. Tăng (saṅgha). Trong Kim cương thừa được lưu hành tại Tây Tạng thì ngoài Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng), còn thêm một đối tượng nữa là Lạt-ma, vị đạo sư. Trong một số trường phái, người ta có thể có đến sáu đối tượng quy y, tức là ngoài Tam bảo còn có thêm: 4. Lạt ma, 5. Hộ Thần (t: yidam) và 6. Không hành nữ (s: ḍākinī).
Tầm quan trọng của Phật như là đạo sư và Tăng là giáo hội do Ngài xây dựng lên để truyền bá giáo pháp đã được xác lập rất sớm và xem như nhãn quan Phật giáo. Với sự thành hình của Ðại thừa, tính chất quan trọng của đức Phật lịch sử giảm đi và thay vào đó là “Phật quả” có tính chất bao trùm, vượt thời gian. Ðến Kim cương thừa, thì vị đạo sư lại trở nên quan trọng, đó là vị hoá thân của “Phật quả”.
Trong giáo pháp Tan-tra, người ta luôn luôn nhấn mạnh tính chất quan trọng của đạo sư, là người giúp hành giả trong các phép tu khó khăn. Kim cương thừa xem vai trò của đạo sư như là đối tượng quy y thứ tư và quan điểm cho rằng vị đó là hiện thân của Tam bảo bắt nguồn trực tiếp từ các phép tu của trường phái này. Thời gian Kim cương thừa truyền qua Tây Tạng cũng là thời điểm người ta bắt đầu thiết lập việc quy y đạo sư. Tiểu sử của Na-rô-pa (t: nāropa) và Mật-lặc Nhật-ba (t: milarepa) còn ghi lại rất rõ điều này. Ngay cả A-đề-sa cũng nhấn mạnh đến việc quy y Lạt-ma và vị vậy ông được tặng danh hiệu “Quy y học giả” (kyabdro paṇḍita).
Trong các tông phái Tây Tạng, khi hành giả chuẩn bị thiền quán phải để ý đến phần quy y và phát Bồ-đề tâm. Tương truyền rằng Na-rô-pa quy y như sau: “Tâm ta là Phật hoàn toàn, Khẩu ta là Pháp hoàn toàn, Thân ta là Tăng hoàn toàn.”

Bài Viết Liên Quan

Phật Học Từ Điển-, Từ điển

Phật Quang Đại Từ Điển

PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN Hòa Thượng Thích Quảng Độ dịch  [ A ][ B ][ C ][ D ][ Đ ][ E ][ G ][ H ][ I ][ K ][ L ][ M ][ N ][ O ][ P ][ Q ][ R ][ S ][ T ][ U ][ V ][ X ][ Y] Tải về  [ A ][ B ][ C ][ D ][ Đ ][ E ][ G ][ H ][ I ][ K ][ L ][ M ][ N ][ O ][ P ][ Q ][ R ][ S ][ T ][ U ][ V ][ X ][ Y] Kính Mong Quý Vị Xem Kinh, khi cần tra cứu những chữ cho rõ nghĩa nên vào trong Phật Quang Đại Từ Điển, nhấn vào vần A B C …...
Phụ Lục (Appendices)

Phụ Lục G: Kink Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Ða

Tổ Đình Minh Đăng Quang PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY Thiện Phúc PHỤ LỤC (APPENDICES) PHỤ LỤC G - Appendix G Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Ða The Vajracchedika Prajna Paramita Sutra Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Ða:...
Phụ Lục (Appendices)

Phụ Lục I: Kinh Pháp Hoa-Phẩm Quán Thế Âm

Tổ Đình Minh Đăng Quang PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY Thiện Phúc PHỤ LỤC (APPENDICES)  PHỤ LỤC I - Appendix I Kinh Pháp Hoa-Phẩm Quán Thế Âm The Lotus Sutra-Chapter Avalokitesvara Bodhisattva KINH QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT—THE LOTUS FLOWER SUTRA-CHAPTER AVALOKITESVARA BODHISATTVA Lúc bấy giờ Ngài Vô Tận...
Phật Học Từ Điển-, Từ điển

Từ Điển Thiền & Thuật Ngữ Phật Giáo Việt Anh, Anh Việt

Thiện Phúc TỪ ĐIỂN THIỀN & THUẬT NGỮ PHẬT GIÁO DICTIONARY OF ZEN & BUDDHIST TERMS VIỆT – ANH VIETNAMESE – ENGLISH   VIỆT - ANH VIETNAMESE - ENGLISH Volume One: Việt-Anh từ A đến B—Vietnamese-English from A to B Volume Two: Việt-Anh Mẫu Tự...
Phật Học Từ Điển-, Sách Học Phật, Từ điển, Tủ Sách PDF

Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam

TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA PHẬT GIÁO VIỆT NAM HT THÍCH TRÍ THỦ Chủ trương LÊ MẠNH THÁT Chủ biên   [TẬP I] ------- [TẬP 2]
Phật Học Từ Điển-, Từ điển

Từ Điển Tác Phẩm Kinh - Luật - Luận Phật Học Việt Nam

TỪ ĐIỂN TÁC PHẨM KINH – LUẬT – LUẬN PHẬT HỌC VIỆT NAM Biên soạn: Thích Hạnh Thành   LỜI NÓI ĐẦU Đạo Phật xuất hiện tại Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VII Tr. TL, do Đức Phật Thích-ca Mâu-ni khai sáng. Trải...