QUẢNG HOẰNG MINH TẬP

Cuối đời Đường, Sa-môn Thích Đạo Tuyên ở chùa Tây Minh soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 14

THIÊN THỨ HAI: BIỆN HOẶC (PHẦN 10)

Thiên, nói về nội đức. (Lý Sư Chánh)

Như Đức Điều Ngự thập lực Phật lái thuyền pháp nơi biển khổ, dẫn dắt ba thừa. Đản Di đi trong nhà lửa, rộng khuyên thiện tấn đức thì bảy kinh không kịp, sâu ngăn ác ngừa hoạn thì chín dòng đâu sánh được. Chỉ cùng thần biết hóa, lời kia rộng lớn mà có thể răn nhắc, bỏ hoặc dứt trần nên phép tắc trong sạch cao xa khó thực hành. Hoa, Di, sĩ, thuế sân, triều đình, đồng trống, văn Nho riêng giúp được an, nếm được vị ngon của đạo này, tự chẳng phải nghiêm tinh để xét chân vọng, suy nghĩ sâu mà xét khổ, không, chẳng cho lập gốc tin chẳng cứng chắc, bỏ nghi cái như lưới, xa thì Tịnh Danh, Diệu Đức biết đạo thù thắng mà siêng năng, gần thì Thiên Thân, Long Thọ ngộ lý chân mà đôn đốc, mừng La-thập, Đạo An dốc học nghiên cứu huyền tông mà càng cung kính, Tăng Duệ, Tuệ Viễn qui tín, đến Hạo Thủ mà càng bền chắc. Sách dâm của Mại Sĩ An, thậm chí sự lớn dễ của Tuyên Ni, ngàn vàng chưa đủ sức kinh động cái thấy kia, tâm âm không thể sửa sự nghe kia, nghe rộng mà ưa thích càng sâu, suy nghĩ mà tin càng chắc, đốc đều muốn bỏ mà không thể thì kia chẳng phải vọng là chắc chắn rồi.

Vua ta sinh ra ứng với Thiên mạng, rộng giúp nước nhà, che chở đồng như trời xanh, mang vác giống đất dày, quét khí xấu sạch tám biểu, cứu lầm than an triệu dân, năm giáo kính bày chín công, chỉ có bày tiếng tốt gồm vạn cổ, dâng sự sửa đổi tệ xấu của trăm vua, lưới che trùm thiện tôn sùng Tam bảo làm bốn cầu. Trừ bỏ bầy ác, ngăn chặn cỏ xấu của bốn bộ, vâng theo sự phó chúc của lời dạy để lại, rộng nối thạnh yếu thuật, công đức cao sùng trời xanh khó sánh. Nhưng bọn quan viên tổ thuật nhiều đường, sở học mỗi thầy dị luận bén nhọn, hoặc cho là ba vua không Phật mà tuổi thọ, hai người họ Thạch có Tăng mà chính sách bạo ngược. Tổn hóa do thờ Phật, ích nước vì bỏ Tăng. Nếu rõ thiên 0 kiến chưa thân thông lý, rộng xét hưng vong đủ chứng minh phù ngụy. Sao lại thì Tần mất Hồ hợi, thời không Phật mà đất lở. Phật hưng thịnh là đời Hán Minh Đế, đời có Tăng mà nước thạnh trị. Nhà Chu diệt chùa Phật mà ngôi thiên nguyên không bao lâu, nhà Tùy hoằng giáo pháp Phật mà Khai Hoàng khiến cho không còn bạo ngược. Thạnh suy do ban bố chánh trị, loạn ở thứ quan, quy lỗi cho Phật Tăng là chẳng thông luận. Vả lại Phật chỉ hoằng thiện không hề nuôi ác, đối với thần dân giới vốn ngăn lỗi, sao lại tổn trị với quốc gia được? Nếu người người giữ điều lành nhà nhà vâng theo giới, thì đâu có thi hành hình phạt, họa loạn không có lý do dấy khởi. Ngựa tốt tuy chạy giỏi nhưng nếu không xe thì chẳng đến xa được, thuốc hay dẫu nhiều, chưa uống thì đâu thể lành bệnh. Hạng Tịch chết thầy chẳng phải Phạm Tăng không thừa nhận, họ Thạch khởi bạo ngược đâu phải Phù đồ bất nhân! Nhưng vì trái đó mà bạo loạn, chưa có vâng theo đó nên hung bạo, do đây quán đó cũng đủ rõ.

Lại có người cho rằng: Chánh giác là yêu thần, sánh tịnh thí với dâm tế, chỉ trích chê bai không chỗ nào chẳng đến. Thánh triều khuyên thiện, lập chùa để tôn sùng phước, dân mê sinh phỉ báng, ngược công đức để tạo lỗi. Rất hổ thẹn với bọn quá sai trái vì hủy báng Phật này, ngu tôi trộm vuốt tim mà tức hơi, cho nên phát giận mà ngậm lông. Thêm nhờ ơn vua dự thấm mưa pháp, thiết tha điều hoặc đã chứa nhóm ở đây tin tùy chỗ được nghe khởi nghi ngờ, nhờ hiểu mà diệt. Xưa thường nếu chê bai mà không tin thì nay dốc lòng tin mà không hủy báng, gần thì suy nơi mình, rộng để lượng ở người, trăm điều khinh hủy mà chẳng khâm phục đều là vì thảo luận chưa rốt ráo, nếu khiến tham cứu chỗ sâu xa, cộng đồng với Đồ Trừng, La-thập, hẳn đều tin sâu chí kính, ý chí đều ở danh Tăng. Thầy chánh học không dẫn vào chỗ sâu xa, sự hiểu biết chẳng đến chỗ nhiệm mầu, sự thấy nghe đã ít, muốn dứt bỏ các hoặc kia bày sự học thường dở mà làm luận ba thiên biện hoặc, thứ nhất rõ thông tệ của tà chánh; thông mạng thứ hai biện kỳ phục của tai ương và vui mừng; không có thứ ba phá kiến chấp đoạn thường, hạch đó dùng các lời, xét đó dùng các điều lành. Trên hiển phước tịnh của Thánh triều, dưới bẻ dẹp dối trá của dâm tế, dầu có y theo đây mà thật thiếu tài kia, lời văn quê mùa, trao chứng cạn cợt, dẫu tột ngu đâu tuyên được đức Thánh, ngõ hầu cho người đồng bệnh mà chưa lành, nghe được lời cạn mà ngộ sâu, như dây cỏ bờ rào, hoặc bệnh nơi tim bụng, ăn rau lê rau hoắc để cứu đói lúc ở nơi hẻm núi, như kim đơn ở mắt, ngọc soạn đầy mâm, ngoái nhìn coi lược cũng rất đủ cho kẻ quê mùa.

Thiên Thứ Nhất: biện hoặc

– Hoặc thứ nhất: Phật ra đời ở Tây Hồ.
– Hoặc thứ hai: Chu Khổng Không nói.
– Hoặc thứ ba: Chê Phật khen đạo Lão.
– Hoặc thứ tư: Ví Phật như yêu mị.
– Hoặc thứ năm: Xưa có phản Tăng.
– Hoặc thứ sáu: Ví Tăng như chim cú đất.
– Hoặc thứ bảy: Chê bỏ râu tóc.
– Hoặc thứ tám: Giống Ni thờ Ni.
– Hoặc thứ chín: Có Phật chánh sách bạo ngược.
– Hoặc thứ mười: Không Phật dân hòa thuận.

Hữu Biện Thông Thư Sinh cho rằng: Trung Chánh Quân Tử nói: Bởi nghe Thích-ca sinh ở Thiên Trúc, Tu-đa xuất hiện tự Tây Hồ, danh hiệu không truyền đến Chu, Khổng, công đức chẳng xứng với sách xưa, là Sa-di tôn chẳng phải thầy Nho của Trung Hạ. Tiếp đến Ma Đằng vào đất Hán và Khương Tăng Hội đến đất Ngô, hiển xá-lợi ở nước Nam, dựng tháp ở Đông đô, từ đây về sau bèn tôn trọng phù đồ, chúng Sa-môn đông đầy như nước sông Thù sông Tứ, ở Tinh xá đẹp như nhà Vương hầu, đã ở nhà cao ráo sạch sẽ, lại giúp cho đó ruộng đất màu mỡ, đề bạt tu tràng mà mặt trời sáng chói, nghĩ thứ nhất mà ngay ngã tư, Vương công, Đại nhân giúp đỡ là dùng vàng lụa. Nhà nông, thương buôn, nhà giàu thí cho là dùng ruộng vườn, kia phước lợi ở đâu sao lại tôn sùng có dư? Chưa bằng xích tượng mà dứt việc khắc đúc, hàng hóa có thể không bị phí. Hủy kinh để cấm việc viết chép, bút giấy không vì đó quý. Bỏ Tăng để theo sắp xếp từng hộ, càng dư lúa gạo. Hoại tháp để giũp chỗ không đủ, rộng nhân tuệ an ủi cứu giúp. Muốn đến cửa mà hỏi thăm Ngu Trung Thượng Thư mà dâng kế này, trộm cho là có thể ích nước lợi dân. Ông cho là thế nào?

Trung Chánh Quân Tử nói: Đây sao nói là lỗi? Chẳng phải đạo trung hiếu. Hễ trung thần thờ nước, nguyện nhận phước không biên giới. Con hiếu lo cho cha mẹ việc là ngăn tai họa khi chưa khởi. Nghe nhân duyên nhiều phước, cầu đó nhưng không kịp, thấy mầm họa mau chóng tránh đó như dò nước sôi. Nước xem trọng việc cầu trời đất, là cầu phước. Nhà tránh kỵ âm dương là kỵ họa. Phước nghi theo lấy, họa nghi luống bỏ, chính là tình người, là đạo trung. Ông bèn bỏ cái gọi là cầu phước của người mà lấy tai ương của người, đâu là kế trung thần thờ nước? Chẳng phải sức con hiếu lo cho cha mẹ, xem kẻ thất phu tự mến mình còn không phản thầy thuốc mà trái quẻ bói, huống chi trung thần mến vua, làm sao lại khuyên tai ương mà ngăn phước? Nào khác lượm thuốc vật dùng dâng cho vua mà lấy chỗ kỵ của nhà nông, cầu y thuật để dâng cha mà hòa ngược cái sâu đến của chim thước. Kia khuyên lấy kỵ dùng độc, bởi chẳng phải chí ý rất dè dặt, thí cho mình mà còn sợ, đâu dám vọng đặt nơi trời?

Nếu bỏ bánh nếp đầy của tông miếu mà cúng cá thịt của con cháu, hủy áo lễ mũ miện của cúng tế mà chứa đầy y phục của tôi tớ. Nếu cầu ân huệ ban xuống lại không sùng phước an trên, hận phí lương thực nuôi cha mẹ, suy nghĩ bỏ nuôi dưỡng để lo nhà, như thế có thể gọi là trung là hiếu ư? Vả lại nhà Chu bỏ hoằng giáo của Bá thực bèn thay cho đất nước để tôn sùng lâu, Câu Long lập công nước đất cũng vì xã tắc mà hằng kính. Phường Dung ích nhỏ còn tham gia cúng tế bát trá (lễ cuối năm), Lâm Trạch linh nhỏ còn cúng một hiến, huống chi là trí ba đạt vô ngại, trăm thần không cùng bọn, mười phương tôn không sánh bằng, ngàn Thánh không thể sánh ngang, vạn hoặc hết, muôn đức đủ, Phạm thiên kính mến, làm thầy Đế Thích, đạo giúp bốn loài hóa chung ba cõi, nhổ gốc sinh tử luân hồi, chỉ bày thường vui của Niết-bàn, thân chiếu sáng rực rỡ, vượt hơn ánh sáng mặt trời, hình tướng đoan nghiêm, đủ sự lạ kỳ của bậc Thánh, vi diệu huyền thông, Chu Khổng chưa đủ để nghĩ bàn. Rộng thì gồm giúp, Nghiêu Thuấn vẫn còn có các bệnh, từ bi bình đẳng mà không bỏ vật, có thể gọi là không nhân ư? Đủ trí mà có diệu giác có thể không gọi là Thánh ư? Phàm thể đức của nhân Thánh đâu là thuyết luống dối, yên lặng suy nghĩ đâu không tin.

Còn như lập chùa công sâu như biển lớn, độ Tăng phước trọng như núi cao, lời nói rõ của Pháp vương là chỗ dốc lòng tin của khai sĩ. Nếu khởi đó thì thêm mừng vui lợi ích cho nước, đâu không lớn ư? Người kính đó sinh điều lành lợi dân, không rộng ư? Hoặc tổn nhỏ mà ích lớn há chẳng là sự tôn sùng của nước ư? Hoặc ích nhỏ mà tổn lớn há chẳng là việc phải tránh cho dân sao? Pháp nhãn thấy rõ xem phước báu không lường, miệng vàng tin thật nói lỗi nhân không luống dối. Trăm dân đều chẳng phải mắt thấy, dầu chưa thể tin kia quyết như vậy, cũng đâu cho biết kia không. Mờ mịt chẳng thể dùng ý quyết, sâu xa chỉ phải dùng thánh chứng, đâu không mong phước tôn sùng giúp vua cha, sợ lụy hủy hoại đến với nhà với nước? Tôi mà không như thế, dè dặt với vua mình thì chẳng phải tôi trung. Con không như thế lo cho cha mình thì chẳng phải con hiếu. Ông muốn nếu theo tâm chật hẹp ganh tỵ của gái điếm không trọng sự trung sâu suy nghĩ dè dặt, ngăn trở đại duyên cầu phước, hủy nghiệp lành an trên, bèn lấy lỗi mà nói há là nghĩa tập trung ư? Tôi xưa dốc chí vào rừng nho lại gởi tâm nơi văn phạm, rất giống ngôn luận của ông, bởi do nghe pháp muộn, nhờ chỉ nam để bỏ hoặc, may thay mất đường chưa xa, thường xét lỗi mà trách thân thì đến bữa quên ăn, nếu ông xét rộng mà tín sâu, cũng toan hối mê mà biết trái lại, trộm nghe có Thái sử khiến truyền vua, lại rất nhiều hoặc ngày xưa của tôi, trong tự xét mê xưa thì mười giống năm kia. Xin nói về hoặc truyền vua để giải thích tà chấp của ông.

Truyền cho rằng: Phật pháp vốn xuất xứ ở Tây Hồ, không nên thờ ở Trung Quốc, tôi khi xưa đồng với hoặc này. Nay thì ngộ Phật pháp không phải như vậy. Do tôi sinh ra Tây Nhung, giúp Tần, Mục để khai nghiệp bá. Nhật Đề sinh ở Bắc Địch hầu Hán Vũ mà trừ nguy hại, thần đã có, thầy cũng nên vậy, cần gì lấy đồng tục kia mà bỏ phương khác? Thầy dùng đạo cả làm tôn, bất luận đây kia. Pháp dấy thiện cao làm hơn, chẳng tính xa gần. Nếu tôn sùng nhân làm nghiệp, bỏ dục gọi thanh cao, ngăn dư ương nhóm ác, khuyên làm lành để hẹn phước, chỗ đồng của trăm nhà bảy kinh không bằng kinh Dịch nhưng hẹp cạn mà chưa sâu rộng, hẹp nhỏ mà không sâu rộng, kia tha thứ mình và người, ai rộng hơn Phật ư? Kia thấy ngọn chưa biết gốc, ai thấy xa bằng Phật? Khuyến thiện trừng ác ai rộng hơn Phật? Rõ không dẹp có ai sâu hơn Phật? Do đây mà quán, kia là đạo nhiệm mầu.

Đức của bậc Thánh do gì thêm, đâu được do sinh cõi khác mà hèn đạo kia, xuất hiện ở phương xa mà bỏ thật kia, tài giỏi siêu quần chẳng phải chỉ sinh sản ở giữa ấp, vật quý ở đời không hẳn là vật của Hoa Hạ. Hán tìm ngựa nổi tiếng của Tây Vức, Ngụy thâu minh châu của Nam hải, cống răng sừng của tê, voi, lượm lông cánh chim thúy, vật sinh cõi xa còn là đồ quý ở đây, đạo xuất hiện ở phương xa riêng sao đè ép mà có thể bỏ? Nếu vật thuốc xuất hiện ở Nhung, Di, cấm chú khởi ở Hồ, Việt, nếu có thể dùng trị tà bỏ bệnh há lại cho là từ xa đến mà không dùng ư? Diệt ba độc để chứng vô vi, kia là trừ tà rất lắm. Bỏ trừ tám khổ mà đến thường vui là bỏ bệnh sâu lắm. Sao lại câu nệ Di, Hạ, mà tính thân sơ? Huống chi dưới trăm ức mặt trời mặt trăng, trong tam thiên thế giới thì cõi kia ở giữa, không ở xứ này.

Truyền cho là thi thơ chỗ chưa nói vì Tu-đa không đáng tôn trọng. Xưa tôi cũng đồng hoặc này, nay lại hiểu kia không đúng.

Sự sâu xa bí ẩn của thiên văn, sự kỳ lạ khó hiểu của địa lý, chẩn đoán kinh mạch lỗ hang, sức thuật phù chú và thuốc châm cứu thi thơ có chỗ không chép, Chu Khổng chưa nói rõ. Nhưng xét lành dữ mà có chứng cớ, xét hạnh dụng kia mà phần nhiều bắt chước. Vả lại, vật Chu

Khổng chưa nói thì lúc nhúc không cùng, pháp thi thơ không chép mênh mông đâu có hạn. Tin vào sách không hết lời, lời nói không hết ý, đâu được câu nệ cuộc hạn giáo của sáu kinh mà trái ý chỉ chung của ba thừa. Có thể sự chưa khởi ở thượng cổ, bậc Thánh mở việc ở đời sau, cho nên nhà trụ cột đổi ở sào, văn tự thay thế bằng chế kết giây, bữa cơm uống máu ăn lông thì trước dung mà chưa quý, dùng lửa nấu cơm tuy làm sau mà chẳng phải tệ, kia dùng để bẻ, trước sau chẳng phải thông tệ của giáo lý, đâu được cho thi thơ sớm truyền mà đặc biệt hưng thạnh. Tu-đa đến trễ mà phải thay thế. Có người lúc nhỏ ăn rau lê rau hoắc, lớn ăn thịt cá, trẻ mặc vải bố, già mặc hầu phục (áo quần như Vương hầu), đâu được cho lê hoắc ăn trước là hơn vị ngon cá thịt, hầu phục mặc trễ lại không quý bằng vải bố ư?

Vạn vật có thay đổi, Tam bảo thường trụ, vắng lặng bất động, cảm mà đều gặp, hóa thân chỉ bày vết tích ẩn hiển, pháp thể tuyệt số hưng vong, chẳng phải đản sinh ở cung vua, không sống lâu, chết ở dưới song thọ, đâu được luận sinh diệt nơi phó cảm, tính sự tu ngắn ở đến đi ư?

Họ truyện khen Lão Tử mà chê Thích-ca, khen sách đạo Lão mà chê Phật giáo. Xưa tôi đồng hoặc này, nay lại hiểu đó là không đúng. Thích và Lão là giáo thể một mà không hai, đồng nêu lụy có dục, du hiển tông vô vi. Họ Lão rõ mà chưa dung, sách Phật nói đến sự cùng tột kia. Nếu Đạo Lão quả là đúng thì đạo Phật vốn đồng đúng mà không sai. Nếu Phật quả là sai thì đạo Lão cũng có thể là sai mà không đúng, lý chẳng mâu thuẫn. Người ôm sự khác nhau trước sau, đã đồng mừng giận của các con khỉ, lại giống ưa sợ của Diệp Công. Còn như ý chỉ đạo đức dưới trụ, bài trong ngoài của Tất Viên, nhã nhặn sâu xa mà khó thêm, thanh cao mà đáng tôn sùng, lên thường đọc không gián đoạn, đâu cho tin thờ sách Phật mà chỉ trích cẩu thả ư?

Vả lại luận đó duyên sinh tử không cùng, ý chỉ báo ứng chẳng hư, chỗ phát minh của họ Thích thì Huỳnh Lão chưa nói kịp. Không biết sách đạo Lão ngày nay do đâu mà đồng loại với sách Phật? Luận ba đời để khuyên giới, ra ngoài vết khuôn của chín dòng. Nếu mắt thấy mà nói thì đồng Phật mà chung soi chiếu kia, nếu tai nghe mà thấu suốt thì Phật là thầy mà vâng theo thuyết kia. Đồng soi chiếu thì đồng chẳng phải sai, với thầy thì thầy không thể chê, khen đạo Lão mà chê Phật, sao lại sáng lập quá vậy?

Truyện nói rằng: Phật là khí yêu mị, chùa là chỗ cúng tế tà dâm, đây là kia nói mà chưa siêng năng. Yêu chỉ làm ác nghiệt đâu có rộng hóa mười điều lành, mỵ quyết nương đâu có khởi đạo tám chánh. Yêu còn sợ chó, quỷ cũng sợ mèo, đâu thể hàng tâm cao của Đế Thích, bỏ sức chống cự của Thiên ma? Lại như ngài Đồ Trừng, La-thập, Đạo An, Tuệ Viễn đức cao danh cao chẳng hề luống dối cuồng say, đâu cho bỏ ái lìa vinh hoa mà cầu tà đạo của ly mị, khuyên thân khổ sở tiết độ lại thờ yêu thần của Võng lượng.

Lại từ xưa, Đông Hán đến Đại Đường của ta đời đời màcấm lời yêu mị, chỗ chỗ mà dứt dâm tự, đâu cho bỏ tài lực kia, thả sĩ dân kia mà xây dựng nhà tháp của ly mị, vào đồ chúng của vọng lượng. Lại bậc tể phụ, quan cái, nhân luân vũ nghị, bọn Vương Đạo, Dữu Lượng, bầy Đới Quỳ, Kế Tuân, đặt mé tình trời người, giấu tiêu biểu dấu vết khói mây, đều bẩm thọ giáo pháp mà quy y, đều chống tâm mà sùng tín, đâu cho tôn thờ yêu mị mà tự khuất phục, bởi do biết chân thấy diệu khiến kia như vậy.

Lại Tiên Nghị của họ Truyền tự Võ Trọng, tài cao học rộng đời gọi ông là Thông nhân, biện mộng lành của Hiển Tôn, chứng thần cảm của người vàng, đạo Phật giúp Đông độ Nghị có công. Trộm xét tài hiểu biết của Truyền Linh chưa thể giúp cho Võ Trọng, sao lại hủy Phật báng pháp, trái với trước? Ngô Thượng Thơ ra lịnh Khám Trạch đối trước chúa Ngô là Tôn Quyền nói rằng: “Hai nhà Khổng và Lão so với Phật pháp hơn kém cách xa”. Do đâu mà nói vậy? Do Khổng Lão lập giáo, dùng phép chế của trời nên không dám trái trời. Chư Phật nói pháp, trời vâng làm mà không dám trái Phật, do đây mà nói thật chẳng đáng so sánh.

Ngu tôi cho là Khám Tử nói như thế là biết một góc hơn kém. Quân tử trăm nhà có thể không suy nghĩ lời kia ư? Đại sĩ cao Tăng quán sâu về lý, chúa minh, thần hiền mưu cầu trung với nước, mà của báu nhiều đời lại cho là lời dạy lớn sao? Biết kia cùng lý tận tánh, đạo đâu thêm ư? Họ truyền quán không sâu nơi danh tăng, suy nghĩ chưa tinh với hiền triết, riêng tâm thầy mà trái pháp, khinh dứt phước mà khởi lỗi, đâu là kia vì nước mưu kế mà không trung ư? Vì thân lo nghĩ mà không xa ư? Đại giác cùng thần mà biết hóa, rất khuyên suy nghĩ hoạn mà đề phòng, trước chỉ để hết trăm năm, ôi! Năm phước khó thường. Sông mạng chảy mà sấm dứt, nghiệp đất lâu mà trời dài, ba đường cực thuần mà thăm thẳm, bốn dòng không mé mà mênh mông, nương thuyền pháp mà lợi giúp, nhờ tín dung hòa để bay cao, nên chuyển lỗi thành phước, sao quên niệm mà làm cuồng.

Truyền nói rằng: “Thời Triệu, Lương đều có Tăng làm phản huống chi ngày nay trong thiên hạ tăng ni cả hai mươi vạn”. Đây lại là nói không suy nghĩ. Nếu cho là xưa có Tăng làm phản mà bỏ pháp chúng ngày nay, há được cho là xưa có nghịch thần mà bỏ nhiều sĩ tử ngày nay, hàng xóm có con nghịch mà đuổi con hiếu của mình, xưa có dân loạn mà không nuôi dân thứ ngày nay ư? Khắp trong thiên hạ, chúng xuất gia chẳng phải là mây nhóm nơi một ấp, là ngôi sao chia chín cõi, tiếp đó để có châu huyện, hạn đó để khuyết sông, không có oai quyền trừng phạt, có cấm ước hiến chương. Dầu khiến năm ba hung hiểm, một hai xiển-đề, đã không duyên dùng ô hợp, cũng đâu lo kiến nhóm.

Vả lại, Sa-môn vào đạo đâu ôm mưu vong mạng, con trai con gái xuất gia đâu cầu dùng đại giáp, sao lại loạn tính số tăng ni lôi đồng bọn cú kính, tạo dối để loạn chân, che thiện mà xưng ác. Quân tử có ba điều sợ, há phải như vậy ư? Áo xanh có tội, chẳng phải lỗi của ni phụ. Áo đen làm lỗi há là tội của Thích Tôn? Tăng mắc lỗi với hiến pháp triều đình, Ni phạm hình phạt của thế tục, thí như tụng luật mà đào tường đọc sách lễ mà ngạo nghễ kiêu căng, chỉ do người bẩm thọ tánh ngang bướng ngu xuẩn mà không đổi làm lành, chữ chẳng phải là kinh mở nguồn nghịch loạn khiến nhiễm thói ác. Người không thể đều là hiền, pháp thật chẳng trọn là tốt hết, đâu được nhân giận ác mà lây đến thiện, do lỗi người mà bỏ pháp. Miệng bàn Di Tuệ thân hành theo Chân Kiệt, tai nghe thi lễ mà tâm giữ tánh tà kỳ hoặc, Ân, Hạ đã hàng đâu thay không đó, đâu được giận dấu gót chân mà oán trách Di Tuệ, ghét tà mà bỏ thi lễ. Nhưng người thì có tội đáng chết, pháp không có lỗi đáng bỏ, chỉ nên cấm quấy để hoằng pháp, không thể do người mà ghét đạo, trộm dốc tin nơi diệu pháp, không có cẩu đảng ở Sa-môn, đến nhổ cỏ đề cỏ kê để trồng lúa mạ. Nghiêm túc gian xảo trở lại để sạch đại giáo đã nguyện sâu.

Truyện nói rằng: Đạo nhân, đất, cú, lừa bốn sắc đều là giống ác nghèo nghịch, đây lại là lời không suy nghĩ.

Hễ do bỏ tục tu đạo nên gọi là đạo nhân, học đạo lìa nghèo đâu được gọi là tham nghịch. Nếu nói rằng: Tham đạo Bồ-đề ngược dòng sinh tử, thì Truyền Tử khởi lời chưa đạt ý chỉ đây, xem luật hành của Sa-môn, người đi không thể đi người ở không thể ở, đủ các kinh Phật có thể nghiên cứu được. Vật nhỏ nhít máy động còn không làm hại, huống chi là việc cú kính? Lễ giá thú còn bỏ không làm huống chi hạnh cầm thú? Sao dẫn thượng nhân lìa dục sánh với vật hèn hạ nhóm bụi trần. Viện hiền tuấn có đạo sánh cùng con lừa vô trí, hủy chúng lành đại từ sánh với chim ác không lành, cho rằng đạo nhân là giống nghịch, so phạm hạnh với tâm thú, hại một người lành đâu rất lắm ư? Ngược trắng thành đen như thế ư?

Tôi xưa thường dẫn Hiếu Kinh không hủy hại tổn thương để chê trách Sa-môn cạo bỏ râu tóc, cho rằng kia ngược đạo Tiên vương, mất nghĩa hiếu trung. Nay hiểu đó là không đúng.

Nếu thờ vua cha mà trọn tiết, tuy giết thân mà gọi là nhân, thiếu trung hiếu mà tạm còn, luống toàn da mà phi nghĩa, luận đẹp thấy nguy mà trí mạng, lễ ngăn lâm nạn mà bỏ cách cẩu thả, đâu được tổng thể mà quở quỷ thương, hùa theo mà đoái hoài da tóc. Cắt đùi nạp gan là thương tổn rất lắm. Lóc bỏ râu tóc là hủy cái nhỏ. Lập trung không đoái hoài mạng mình, người luận đâu có lỗi, cầu đạo không tiếc lông mình, đâu riêng cho là lỗi, thuốc thang cứu giúp dân đông, tôn sùng thân Phạm để cầu ân huệ, huân tập đôn hậu khiêm ái, muốn xoa chân mà đến đảnh. Huống chi trên là vua cha sâu cầu phước lợi, hủy râu tóc đâu đáng đoái hoài.

Vả lại giáo pháp của bậc Thánh khác đường mà đồng về, đạo của quân tử hoặc ngược kinh mà hợp, nghĩa, thì Thái Bà kỳ nhân, bỏ nuôi nấng ở nhà, gá lượm thuốc mà không về, bỏ chương phục của Trung Quốc, nương cắt tóc để làm đẹp ngược kinh trái lễ có gì nhiều hơn đây. Nhưng Trọng Ni khen ngợi mà nói rằng: “Thái Bá có thể nói là chí đức”, là vì sao? Vì dẫu là vết tích trái vua cha mà tâm trung với quốc gia, hình thiếu trăm việt mà đức hoàn toàn ở ba nhượng, cho nên Thái Bá bỏ chế áo mũ mà không tổn chí đức, thì Sa-môn bỏ dung cài đai áo cũng đâu thương tổn đến diệu đạo, dù đổi y phục sửa diện mạo, trái nghĩa thường của Thần tử (tôi, con) mà tin đạo quy tâm cầu cho vua cha nhiều phước; ý khổ thân kia là tu các điều lành xuất gia khiến cho vua cha nhiều kiếp được nhiều vui mừng. Kia là trung hiếu không nhiều sao? Gọi thiện Sa-môn là bất trung, chưa hẳn là tin.

Truyện nói rằng: “Người Hồ ở Tây Vức nhân bùn mà sinh, do đây mà thờ bùn ngói”, đây lại là lời chưa suy nghĩ. Sùng lập linh tượng, đắp vẽ tôn hình sử dụng nhiều đồ chẳng riêng gì bùn ngói. Hoặc thêu hoặc đúc thì dùng sắt, cây, vàng, đồng. Vẽ thêu cũng đan xanh dệt trắng, lại cho rằng nam nữ Tây Vức riêng từ vật này sinh ư?

Vả lại miếu của Trung Quốc dùng cây là chủ yếu, cho nên là tông miếu. Phật không thể quên cho nên lấp hình để bày tâm vọng cực, dùng để bày sự cung kính như còn tại thế. kính ngưỡng thánh đức đâu có lỗi? Lại cho lỗi ấy nên cũng dùng ác làm công.

Truyện lại nói rằng: Đế Vương không Phật thì nước thạnh trị, tuổi thọ lâu, có Phật thì chánh sách bạo ngược, ngôi vua ngắn, đây lại là lời chưa suy nghĩ.

Thời cho là Năng Nhân lập giáo đều là mở mang gió dâm bạo, Bồ-tát lập lời chuyên truyền việc Kiệt, Trụ. Dùng thật mà nói thì sai rồi, không đúng. Nhà Ân mất đại bảo, tai ương khởi là do lời Đắc Kỷ, nhà Chu mất chư hầu họa do nụ cười của Bao Tự, mất mát của ba đời đều do con người. Giáo pháp ba thừa há có thấp cao ư? Phật là đạo từ bi hỷ hộ, giúp chúng sinh bất luận kẻ oán người thân, cho an vui mà cứu nguy khổ. Xưa sở dĩ được lòng dân kia là Phật đã truyền rộng. Cho nên dân trốn vua kia là kinh rất ngăn cản. Đức của Hy, Can, Thuấn, Võ ở sáu độ mà bao trùm, lỗi của Nghệ Trác Quý Tân gồm mười điều ác để ngăn cấm. Từ trước khiến Kiệt hoằng giáo ít muốn, Trụ thuận đạo đại từ. Y, Lữ không dùng mưu kia, Thang, Vũ được hạnh đánh dẹp kia, có thể khiến tỏ điều khỏi họa cho nước, mục đồng dứt loạn chiến tranh. Hạ Hậu theo bài ca Lạc Nhuế, Cấm Tử trái nạn Càn Khê, cho nên sự giáo hóa của họ Thích là lợi ích chẳng nhỏ, kéo dài phước cho ngôi vua được lâu không cùng. Ngăn chặn nguy vong lúc chưa có điềm. Truyền cho rằng: Có Phật là tổn, không có Phật là lợi ích, đây là nói gì ư? Là nói sao ư? Có thù gì với Phật mà vu báng đến như vậy, Phật đâu có chỗ phụ bạc mà ghét như kẻ thù vậy?

Truyện lại nói: Trước khi chưa có Phật pháp, người đều thuận hòa, đời không kẻ soán nghịch. Đây lại là lời không suy nghĩ. Chín bỏ loạn đức này chính là năm không có Phật, Tam miêu trái mạng chẳng phải sau thời có pháp, mùa của Hạ Ân đâu có thuần hòa, thời Xuân Thu đâu không soán nghịch. Giặc cướp gian tà làm sĩ mạng ở Cao Đào, Hiểm Doãn, Khổng Xí, Bạc Phạt nhọc ở Kiết Phủ. Mà Truyền cho rằng: Phật khởi soán nghịch, pháp bại thuần hòa, chuyên tạo lời dối đều trái thật chép. Trộm một sợi chỉ Phật còn ngăn, há lại nuôi lớn mưu loạn soán nghịch? Nói một lời dối Phật cũng ngăn, sao lại bại đạo thuần hòa ư? Chỉ có giáo pháp của Phật là khuyên thần phải trung, con phải hiếu, khuyên nước dùng trị, khuyên nhà dùng hòa, hoằng thiện bày cái vui cõi trời, trừng lỗi để hiển bày nỗi khổ địa ngục. Không chỉ một chữ để làm giảm bớt, há ngăn năm hình mà làm giới, bèn gọi là thương tổn hòa mà nuôi lớn loạn, không là vu báng lắm sao? Cũng đâu tổn thương gì đến mặt trời Phật, chỉ tự trôi lăn nơi biển khổ, việc nhẹ mà không tránh rất là đáng thương. Vì thế sách sinh tâm phục mà sắc mặt xấu hổ, tránh tòa mà tạ tội rằng: Nô bộc dùng tập tục để sống, thường trái đạo tự sai lầm, bỗng ở chỗ chưa rốt ráo mà đùa giỡn cái mê trước. Trái chánh pháp mà luận khác, hận lời tà để chung lỗi. Nay nghe trí Phật suy xét nhiệm mầu nên biết đạo Phật là thật là trung, bỗng nhiên thần ngộ mà lý vọt ra, đáng để dẹp sạch sự mê nghịch mau chóng, tuy năm xưa theo tà, ngày nay đây xin quay về với chánh, cẩn thận tụng đến giới để làm khẩu thật.

Thiên thứ hai: Nội đức nói về thông mạng.

Có chỗ nói rằng: Bậc Thánh bày phước để khuyến thiện, chỉ họa để ngăn ác. Tiểu nhân cho thiện không lợi ích mà không làm, cho ác là không có hại mà không bỏ, nhưng nói có ương có phước, chính là lời hoa mỹ không thật, luận không ích không hại thì tin mà có điềm chứng, vì sao nói vậy? Vì khi Bá Di bị đói, Khải Kỳ nghèo, Nhan Hồi chết yểu, Nhiễm Canh mắc bệnh, hoặc xa xỉ khoác lác mà giàu mạnh, ít nói đến nơi nghĩa, hoặc nghèo trắng tay mà sống thọ, danh không xứng đến tàn đời. Nhân mà không thọ, giàu mà chưa có nhân, sách kinh đã bày không thể nhớ xiết. Cho nên biết Trọng Ni nói tai ương mà vui mừng là luống dối người, dụ văn mạng ảnh hưởng đến khó tin. Có người đôn đốc làm hạnh lành mà không biếng nhác, ôi! Lời này càng mê hoặc. Bèn bàn mà giải thích rằng: “Ương họa hay phước đức bởi có gốc của nó, không thể chẳng có nhân mà vọng đến, thiện ác phải y cứ quả báo của nó, hẳn chẳng mất ứng mà luống qua”. Nhưng gốc sâu mà báo xa, chỗ tai mắt không nợ, đầu tiên mà là sau rốt, chỗ Mặc Nho không sánh bằng. Cho nên tùy gặp, mạng độ nơi trời mà khó rõ, năm tuổi ương hay thọ xét ở người mà dễ ngờ. Người làm thượng phạt còn có thể rõ xét mà không lạm, trời giáng xuống hay phước đâu lại hỗn loạn mà không thứ lớp ư? Cho nên biết có tồn tại, không thể vu khống. Chẳng phải bậc đại giác có trí biết khắp thì ai có thể cùng lý mà dứt hoặc?

Đoán nghĩa buôn bán mà nói, Ban Vưu và Lý Khang soạn luận chỉ biết hỗn lộn mà gọi đó là Mạng, đâu biện được lý do hiển nhiên của mạng, đâu khác gì thấy lúa thóc ở trong kho mà không biết được là do cày cấy mà có. Thấy lụa ở trong va ly mà chưa biết do kéo dệt mà thành. Ngựa dời đổi báo thí rõ ràng, nhóm nghi mà đâu có thông. Phạm Bàng lầm nghi thức thiện ác, ôm giận mà không cho giải thích, đều thấy dòng mà bỏ nguồn, thấy một mà không biết hai, chỉ xem kinh luận của họ Thích mà có thể tột được trước sau của đạo Phật ư?

Quả báo làm thiện làm ác, cùng nhánh phái ở ngàn lá, mạng một dày một mỏng. Soi ngưng giây lát ở vạn cổ, làm việc qua lại ở sáu đường, chỉ bày ương phước của ba đời, bèn biết hình mất mà nghiệp không dối, người chết mà thần lại sinh. Hoặc Hiền thánh mà nhận tai ương đời trước, sáu thông mà thiếu bữa ăn đến miệng. Hoặc cầm thú mà gánh mang phước dư, bốn chân mà ôm châu như ý, vì nghiệp chẳng phải một mối, cảm báo cũng ngàn sai. Nghiệp riêng khác mà theo tâm, báo khác nhau như mặt mình, vốn là do tâm, hoặc trước mê mà sau tỉnh, hoặc có ban đầu mà không có chung cuộc, hoặc hằng ác mà quên hối hận, hoặc thuần là thiện mà thường tôn sùng, hoặc làm công mà gồm lỗi, hoặc phước nhỏ mà tuệ thạnh, hoặc tội đồng mà tình khác, hoặc công khác chí đồng. Là do báo kia. Có người trước khóc sau cười, có người trước được sau mất, có người trẻ hèn già hung, có người ban đầu vinh hiển sau tốt lành, có người tiết tháo trong sạch mà mạng yểu, có người hạnh xấu mà tài của dồi dào, có người tội giống hình phạt lại khác, có người đức đồng mà sự cung kính có khác, nghiệp nhiều mối mà kết thêm, quả quá khứ trả mà xong cặn kẽ. Thí như thợ vẽ trải nét vẽ khéo, tượng gương ứng vẻ đẹp xấu, mạng chiêu cảm sáu ấn, đạt đến du đàm của Lý Tử. Nghiệp dẫn muôn vàng, quả thuật tính Chu Công, lấy xanh đỏ như cúi nhặt, có giúp nhân xưa. Hiểu lễ nhạc chấp chặt đến cùng thì không giúp cho phước đời trước. Đọc luận nối gót mà bày văn riêng hương vinh hoa. Nói thi so vai mà sửa đảnh riêng cao ngôi vị. Hoặc công siêng năng có thể ghi mà lộc không bằng mạng giới thôi. Hoặc sự lầm lỗi sơ hở đáng chém mà tước vị trước thêm như Ung xỉ.

Thuật kinh Vi Hiền xa hơn thiếu sót của vàng vòng. Văn sách của Triệu Nhất không bằng tiền của Doanh Nang. Đây há là sự sai khác của nghiệp và công ư?

Cho nên do mạng đời trước mà có khác nhau. Hoặc tài nhỏ mà trách nhiệm lớn như Tể Hoành không có công hiển hách. Hoặc đạo xuất sắc mà thân nhỏ như Khổng, Mặc có nhục bận bịu. Cũng có người đức và ngôi vị đều hiển như Nguyên Khải Liệt ở đời Đường Ngu, tài và mạng đều thạnh. Truyền Lữ nhận gởi muối me, hai nhân đều tăng thêm thì bao gồm. Như vậy một nghiệp riêng tu thì phước riêng. Như kia Quản Trọng được tha tù rồi lên làm tướng. Lý Tư làm tướng mà bị hành hình. Phạm Huy trước nhục mà sau vinh. Đặng Thông ban đầu giàu mà sau lại đói, chẳng phải ban đầu ấp úng mà rốt sau biện tài, há là xưa ngu mà nay lại trí, vì quả đã thuần thục mà được bình yên thong thả, do phước hết mà truân chuyên lại đến. Nếu nói rằng: “Người đánh bại Ngũ Tư là Tể ý chứ chẳng do ương xưa. Người giúp Trương Thương là Vương Lăng, nào quan hệ gì đến phước cũ”. Đây là thấy duyên mà không biết nhân, có lỗi đoạn kiến. Nếu nói rằng: “Nghiệp ràng buộc chức tước tốt, không nghĩ ân đồng bên, mạng bất ngờ gặp gió tại nhân, không xấu hổ đến ân huệ của Tô”. Đây là biết nhân mà không biết duyên, có tội trái ân. Nếu gồm suốt ý chỉ kia, hai lần dặn dò lụy kia, tiến tu đức nghiệp há lại có thể trở ngại ư?

Mùa xuân gieo giống lúa mới nhờ mưa mùa hạ để được đầy nhiều, đời trước trồng nhân lành nên nhờ duyên ngày nay mà phát khởi. Nhận đầm màu mỡ mà hoang vu không đất khai khẩn. Gặp thời sáng mà nghèo hèn là người không nhân. Ý chỉ nhân duyên đủ ở các kinh luận, chạm đường mà thường trụ đều là loại này. Nếu chỉ thấy một mà không hiểu hai thì mầm lỗi lụy làm tổn thương đức. Xem sách Phật đã rõ nghiệp tốt xấu, có nhất định và không nhất định. Quả báo phước họa có thể chuyển và không thể chuyển đức lỗi, chỉ nhường nghiệp có thể chuyển. Hoặc hiền hoặc ngu không đổi dời mạng quyết định. Nhóm đại thiện thì tai ương tiêu, các ác thạnh thì phước diệt, lý đó nhất định, tin mà không sai lầm. Thí như thuốc dược thạch thù thắng thì bệnh được trừ, nước mưa rưới thì lửa tắt, đập nước có đê lớn thì dòng sạch, búa tiêu chặt nấm sớm. Nhưng bệnh đã đến chỗ không còn cứu chữa được thì thuốc tốt cũng không cứu nỗi, lửa chảy phừng nơi ruộng mới vỡ thì nước nhỏ giọt vốn không dập tắt nổi lửa kia. Cây rừng đặng chẳng phải chỉ một đao mà có thể chặt hết. Dòng Trường Giang há một hòn đá có thể lấp ngăn. Đức lớn có thể che vết nhỏ, công nhỏ không đủ giúp lỗ lớn. Khắc vàng đá công rất khó, khắc cây khô mục thì sức dễ thành. Nghiệp nhỏ, quả báo không bền. Hạnh bền chắc thì quả quyết định. Không bền nên có thể chuyển, quyết định thì khó dời. Nạn có thể chuyển cho nên ta xương dứt sóng biển lớn, nguy khó dời thì bốn quả hại người dữ. Lưu Côn là tiểu Hiền đến đổi ngược gió và diệt lửa. Đường Nghiêu là đại Thánh gặp hồng thủy dâng cao, y theo đây mà bàn chưa đủ cảm. Tấn Văn chồng đức, dứt rắn dài ở góc đường. Tống Cảnh khởi lời lui sao yêu ở mé trời. Đây là nghiệp không nhất định. Chu Văn khinh mình mà lợi dân có đức mà không ứng. Chiêu dẫn tai ương mà nhường phước, nói lành mà thân dữ, chính là mạng quyết định. Hoặc ác đồng mà cảm khác, thiện đồng mà báo khác, đều là do nhân xưa gây ra, đâu đáng quái lạ ở một đời?

Khổng Tử nói: “Tiểu nhân không biết mạng trời nên chẳng sợ”. Lại nói: “Không biết mạng trời, không gọi là quân tử”. Phật gọi là nghiệp, Nho gọi là mạng, bởi nói khác mà lý giống, có thể được đồng luận ư? Mạng ràng buộc nghiệp, nghiệp khởi ở người, người bẩm nạn để cùng tột thông, mạng tùy nghiệp mà dày mỏng, mạng dày mỏng há chẳng do mình, oán trời trách người cũng không lầm hay sao?

Sách Thi nói: “Tai ương của hạ dân không chỉ giáng từ trời”.

Truyện nói: Họa phước không cửa, chỉ do người tự chiêu cảm”. Ở đây nói: “Trời không thể đùn đẩy mà trách ở người”. Mạnh Kha, Can Lễ không giận tệ Tang Thương. Trọng Do, Nhậm Lý, không hờn sự gièm pha của Bá Liêu, thì gọi là người không thể trách mà đùn đẩy ở trời. Lời kia nếu ngược thì gây ra kia không chỉ khác. Tóm lại, đồng quay về tấn đức khắc khe với mình ngăn ngừa người để khuyến khích chí càn càn, vui trời biết mạng, kia lo đau đáu, vì vậy cho nên trong là siêng công khắc niệm, ngoài là hoằng đức không tranh cãi, trên không oán lỗi trời, dưới dứt lụy trách người, hạnh trung hòa nhờ vậy mà tồn tại.

Người xưa cho thiện là đạo, kia theo việc ở đây ư? Người xưa ban đầu nghe kinh đạo Phật mà lòng tin không dốc chí, câu nệ trong tai mắt, nghi ngoài sự thấy nghe, cho rằng thuyết trước nhân sau quả, đồng với ngụ ngôn của Trang Chu, bàn trên trời dưới thế. Loại ô hữu của Tương Như thấy lưới lậu Gian Hồi thì là sai mà không lỗi, nghe gặp sai lầm của người trung thực thì khinh thiện mà không khuyên, rất là sai lầm. Biết nghiệp thì không vậy, hễ thấu đạt nghiệp gọi là quân tử không riêng ủy mạng. Ngước nhìn đức trong sạch của Thánh hiền, đôn đốc hạnh thanh cao như vàng ngọc, không buồn khi ở chỗ hẹp xấu, quên lòng tranh danh lợi, cho nên xong rồi dư nghiệp xưa, mở ra sự vui dài ở tương lai, không đoái hoài sự cười chê của thế tục, há lại cầu sự khen ngợi của nơi hẻo lánh?

Gieo trồng mà không thấy lớn, có thời mà trau dồi lớn đâu thấy khiếm khuyết kia, che lấp hoàn toàn sự hôn mê sâu. Nay bày báo thiện ác vì thời gần mà chưa thuần thục quả lành dữ đời xưa, phải thường trọn mà bèn từ tạ. Thí như cày cấy làm tự nguyện, không mong gieo mà được mùa cỏ ấu có gai, cũng mùa xuân sinh mà mùa thu có quả. Không cày mà được no là vì năm trước có lúa dư, không hiền mà giàu và thọ là gánh phước xưa của thân trước, đạo trời không thân sơ, nghiệp người có thừa thiếu. Do đây mà suy thiên mạng thì sẽ dứt được nghi ngờ.

Như sách của Ngu, Hạ, Thương, Chu, lời nói của Huỳnh Lão, Khổng, Mặc nói chỉ ở một đời, nói xa đến ba đời thì sẽ có sáu, hoặc không lời để thông.

Chỉ bày lợi làm lành là chức tước ban thưởng và danh dự, nêu hại làm ác là sự nhục nhã hổ thẹn và hình phạt. Nhưng người trốn thường ẩn danh thì lấy gì làm lợi? Nếu khỏi được tâm hổ thẹn thì không nhận cái hại kia, đâu đáng trừng trị và khuyên ư? Đây là điều hoặc thứ nhất.

Nói rằng trời cho thiện giáng cho trăm điềm lành, cho là thần sửa chữa dâm thêm cho đó sáu cực. Nhưng Bá Ngưu đức hạnh mà bị bệnh, trời đâu lại ghét người kia làm lành ư? Bọn đạo chích hung bạo mà không tai ương, thần há lại ưa người kia làm ác ư? Sao họa phước lại lạm đến ư? Đây là điều hoặc thứ hai.

Người nói rằng: Tội theo thân mà đều diệt, công và thân cùng hư hoại. Thiện đâu có điều vui đáng để bàn, ác đâu có tai ương mà phải ngăn. Như báo thiện ác tin có mà chẳng phải không. Ăn rau núi mà chết đói, chỗ nào thêm phước. Ăn nêm gan người mà thọ trọn đời, lúc nào chịu họa kia, lại không có quả báo thiện ác ư? Điều đáng nghi thứ ba.

Nếu nói rằng: Phước họa do Tổ tiên, tai ương hay vui mừng từ con cháu. Xét ở đời trước chưa hẳn là vậy. Bá Tông Tế Xương dứt diệt ở triều Tấn, sau mừng răng cha chú phiền xương ở nước Lỗ, há là do Tổ tiên ư? Đây là điều đáng nghi thứ tư.

Nếu nói rằng: Quán sát thiện ác thì có lầm ở trên trời, cho nên khiến giáng phước lưu tai họa không đồng xuống đất. Nhưng trời rõ mạng đâu phải tối tăm nơi việc thưởng phạt? Từng cho là cõi trời không như pháp chế của vua. Đây là điều đáng nghi thứ năm.

Nếu nói rằng: Họa phước chẳng phải do người chiêu cảm, thiện ác không có quả báo ở đời sau, mà bá vương thưởng thiện phạt dâm, sáu kinh nhóm đức mà chê lỗi, thì là dối việc không lợi ích, vọng ngăn điều không tổn hại, đâu quý gì bằng giáo của Khổng Tử, đâu có lỗi sách phạm làm suy chính trị, là điều đáng nghi thứ sáu.

Nhưng thời thiện ác chỗ cảm ra, phước họa chỗ gởi phục, chỉ hạn cuộc trong một đời, không chung cho ba kiếp. Lý ấy cuộc hạn mà không rộng đâu dùng để biện hoặc của người? Ngăn ác chưa hết, dẫn thiện nhiều thiếu sót, kia chấp nghĩa còn cạn, lợi dẫn còn nhỏ, so với sự tin sâu diệu pháp ba thừa ở mười phương, giúp bốn loài nơi nhà lửa, vận hành sáu ghe ở biển khổ, cao thấp cách xa nhau, như gò đất nhỏ mà sánh với Côn Luân thì cạn sâu không giống nhau. Như ao tù nước đọng mà sánh với Giang Hán, đâu thể đồng năm mà nói ư?

Xưa, Duy-ma-cật rõ suốt đến Xá-lợi-phất thông biện, kinh luận đều rõ ràng được bắt chước, đáng để vượt hạng siêu hơn Khổng Khâu, quá Lý Lão, hơn Hứa Do, phục Mặc Địch, dẹp Trang Chu, nuốt trăm họ, gồm chín dòng, sách vở ghi chép đâu thể cùng bọn. Nhưng thọ các dị đạo không hủy chánh tín, tuy rõ sách đời mà thường ưa Phật pháp, thầy thờ Thích-ca, khéo được dẫn dụ, há không biết đạo thù thắng mà kính ngưỡng ư?

Thiên thứ ba: Nội Đức Luận Không và Có.

Hoặc có kẻ ác chấp không để sinh chấp đoạn, không có hổ thẹn sợ sệt, tự cho là Đại thừa, đây là điều rất cấm trong chánh pháp. Kẻ chấp đoạn kia nói rằng: “Kinh dùng pháp dụ bào ảnh sinh đồng hoằng hóa”, lại nói rằng: “Tội phước không hai, nghiệp báo chẳng có”, cho nên biết là trồng nhân thâu quả, nói cõi trời, địa ngục, không có tướng khác như thuật cây quýt trên rừng, như Mạnh Đức chỉ vườn me trước đường, quyền dụ ngu mông giả xưng quý giá, có kia nói đâu không có thật ư? Còn như nhiễm bị bệnh, Nhan Hồi chết yểu để nhiếp sự trái nghi của nuôi dưỡng, Bành sống lâu, Đam tồn tại, do có thuật trái nhau. Sang hèn tự nhiên mà khác, khổ vui gặp là tình cờ, thí như các cỏ cây khu vực để riêng. Nếu quả đậu tiêu biểu điềm lành, liền lý ứng thôi sáng, danh chép trên lụa trúc, trạng đồ nơi nét vẻ đẹp, đây thì quý cỏ cây. Nếu được ba đường tắt mà dễ cỏ bò lan, nhưng bảy đầm khó cắt, đầy củi bốc lên của bộc thiếp giúp bước chân trâu dê, đây thì cỏ cây hèn. Nếu bày thẳng ngọn Thiên Vân, đất La Sinh bặt dấu vết, búa rìu không kịp, thợ đốn củi nghỉ ngơi không đến, đây thời cỏ cây toàn mạng. Nếu thợ đá thường chiếu cố đến, nông phụ bỏ vụ, gặp Hà Tiểu vung bừa, nhằm Ban Châu quơ búa, đây là cỏ cây yểu mạng. Nếu lúc nhỏ sánh chất với tùng bá, tuệ nhã đồng khí với lan chỉ, lạnh Thúy Lăng chưa thay đổi, cỏ phương ở tối tăm không thôi, hiền hậu tài giỏi như cỏ cây, nếu cỏ tật cỏ lê sinh mà thấy xấu cây chanh gai nhiều đâu có đẹp, ở giới văn tho so sánh lại lấy bọn gian mà dụ cho kẻ xấu, là cỏ cây tầm thường xấu xa. Nếu khác mùi sai vị, ngàn pha vạn hình do đất đai tăng thêm.

Hồ có thể thắng danh, nghiệp gì mà thấy nặng, nhân gì mà được nhẹ, lỗi gì mà mau chết, công gì mà sống lâu, tội gì mà tiều tụy, phước gì mà tốt tươi, tập gì mà ngậm độc, tu gì mà gieo tiếng thơm. Đây há là túc nghiệp gây ra ư? Chính là tự nhiên mà có muôn sai. Người có vận mạng khác nhau cũng vậy, đâu do đời trước khiến như vậy. Nhưng không thị không phi là lý sâu của Đại thừa, rõ thiện rõ ác là giáo cạn của Tiểu thừa. Ngốc thay!

Hợp chân, cẩn thận trái đạo đâu là bỏ ác hướng thiện mà khởi tâm phân biệt ư? Lại thuyết chê bai nghi ngờ Phật, phép ấy đầu mối rất nhiều, bàn không nói có tự sai trái nhau, đây là Phật đối với chúng sinh, đâu không chỉ là rõ pháp một loại ư? Thuyết tà không nói là đúng, chánh không thì chẳng phải. Nếu hiểu lý có không đâu phát ra lời như vậy? Đây đã dụ sai mà truyền lời ngụy biện, sợ kia mê lầm khiến người sau thêm lớn tà kiến. Tạm lấy chỗ đã nghe mà bàn rằng: Nếu như mộng, như huyễn, như vang, như bọt bóng, chẳng một pháp nào không như vậy, chung muôn tượng mà đều bao gồm. Bậc thượng sĩ quán đó cho đến thành Thánh, đến Thánh thể hội mà riêng vượt, sông lớn tràn đến trời mà không bị chết chìm, gió lớn thổi nghiêng núi mà không bay, đầy đủ sáu thông tự tại, tiêu dao ngoài ba cõi. Nhưng lý không tự rõ, chánh quán để soi, tâm không tự vắng lặng nhiếp nhịp điệu này, chướng không tự bỏ đối trị mới buộc, đức không tự đủ siêng tu mới nhiều, sáu tệ đã dứt thì chân như sẽ rõ, ba chướng chưa diệt thì Bồ-đề rất xa, cho nên chân đế lìa tướng cấu tịnh, tục đế lập điều thị phi, chỉ việc quyết nhờ sự phân biệt, luận pháp đâu nên ở hỗn lộn, sáu độ không thể là nghiệp đọa khổ, ba độc không thể là cầu xuất thế, nhảy vào hang khó mà không rớt, đến với lửa làm sao không cháy. Nghiêu Thuấn không thể sánh với hôn Kiệt, thuyết Lệ không thể đồng với thánh Nghiêu, trung hiền không thể đày ra miền hoang dã, tà nịnh không thể lên triều sáng, không thể trắng làm đen, không thể khiến ngày làm đêm, không thể dùng tà hại chánh, không thể sánh phụng với chim cú, đâu được đồng nhân quả với sừng thỏ sánh tội phước với lông rùa ư?

Tuy dẫn lời màu của Đại thừa, không chứng chí chân của nhiệm mầu, nói nơi miệng như đồng, dùng ở tâm thì khác, khác là sao? Chánh pháp do không bỏ người nghèo kia, tà thuyết do không giúp người mến nó. Người trí quán không để dứt sân giận. Người mê bàn không mà buông lung. Người hiểu hành không mà tuệ giải. Người lầm chấp không để cuống trái. Đại sĩ thể hội không mà tấn đức, tiểu nhân nói không mà lui sụt điều lành, khác nhau như vậy há đồng được ư? Bởi dùng ngược lời chánh để sinh tà chấp. Ngựa ký lội nước siêng năng mà vô ích, ghe nhị leo núi nhọc mà không tiến, há ngựa ký nghe nhị là không tốt ư, nhưng lội nước leo núi là dùng ngược. Đọc Duy-ma lìa tướng mà bỏ tấn tu, tụng lời Trang Chu giúp vật mà buông lung tình dục, không khác buộc xe bốn ngựa mà đi ngược dòng, chèo ghe vuông để leo sườn núi, trông theo sự bôn ba giỏi của cha lại muốn so sánh cái lợi của người đi bộ, không phải là khó sao?

Tịnh Danh là hữu tình đức cao, Trang Chu không có lụy ham muốn tình dục, cho nên biết đoạn kiến bàn không là trái đạo vô vi. Tột nhiệm mầu của diệu đạo tức quần có để rõ không, đã chạm thật mà biết giả, cũng đến khác mà soi giống, kia là loại gì vậy? Thí như đối trước gương rộng mà xem bên, đến ao xanh mà nhiễm bóng, các hình ảnh rõ ràng mắt thấy được mà không có thật tánh, duyên sinh có mà thành hình, có duyên lìa thì chất tan, nước gặp lạnh thành băng, nước gặp nóng thì mất cứng. Hễ theo duyên mà có, tuy có lớn nhưng không thật, cho nên trời đất và ta đều không thật, ta cùng muôn vật là một, Bồ-đề không được cho là có, huống chi chúng sinh và các pháp. Cho nên xét vật mà chẳng phải vật, chấp các thân mà chẳng có thân, chấp lệ thiên đều là dối, sùng trấn địa chẳng phải chân, nói bàn tột lý mà không nói, khách khứa đầy nhà mà không một người, sắc đẹp tuyệt thế mà chẳng đẹp, vòng báu đầy mắt mà không quý, lành dữ khác đường mà không hại, Thánh phàm đồng khác mà thường đều. Xét đại ý của kinh luận, theo duyên để rõ chẳng thật có, duyên khởi để nói chẳng phải không, sự có mà chẳng thật diệu, nghĩa không mà chẳng phải thái hư, không người chẳng quan hệ đến nhà tối, không thấy chẳng phải cái ngu của mặt tường, không nói chẳng phải miệng người vàng, không thể chẳng phải thân quan to, không động mà chẳng phải diện mạo núi lớn, không riêng chẳng phải a dua hùa theo, không chân chẳng phải báu mắt cá, không thật chẳng phải vẽ chân chim, tiền tài chẳng phải tài mộng mà đâu có khác, sắc và huyễn sắc chẳng có sai. Ỷ độn đồng sinh ra nguyên hiến. Tống Lý sánh với em gái Bình Thành. Đạo trí rõ không mà dứt ràng buộc, tình tục dính mắc có để thường câu nệ. Người cùng nghiệp báo chẳng thật có, thuyết báo theo người mà chẳng phải không. Thiên đường giống với trời mà chẳng phải vọng, địa ngục đồng với đất mà đâu dối, chẳng đồng giả của dương hùng xưng cây ngọc, cầu man đô thấy thần ở, đâu liền chấp không nói mà trái ý chỉ, níu cỏ cây mà so sánh.

Báu dạ quang kết duyên, sắc Nam Oai Mao Tuyền, người đều thấy nó có mà sinh tâm ưa mến, ai có thể hiểu kia là không mà chẳng nhiễm. Hiềm khích? Giới trợn mắt, ruồi xanh rất thù hằn con sò lộng lẫy, đâu không chấp tướng mà khởi ganh ghét, mới sánh được với hư không mà chẳng giận, riêng cho là hạnh xấu trống không mà chẳng ngăn, pháp lành trống không mà chẳng vâng theo. Ba hoặc nên bỏ mà chưa sửa chữa, năm đức nên tu mà lại bỏ, chẳng quán không để khiển lụy. Nhưng chấp không mà bỏ thiện, đây há là lý không hai sâu xa. Của Tịnh Danh, là ý chỉ mầu nhiệm giúp chúng sinh của Trung Chu ư? Lớn thay thể không của bậc chí nhân!

Chứng vốn vắng lặng của muôn vật, biết bốn đại là giả, thấy Tây Thi như vào nhà xí, sánh Nam Kim như ngói bể, năm dục không thể loạn tâm mình, bốn ma không thay đổi sự vốn thường kia. Trí ngày một sáng mà đức giàu thêm, hoặc ngày một trừ mà lỗi ít dần, cắt tay chân mà không tiếc, xin đầu mắt có thể cho, tám pháp không sinh hai tướng, vạn vật xem như một ngựa, cho nên sẽ chứng trí vô thượng làm Tátbà-nhã, được lý kia thì giải thoát như thế, mất ý chỉ thì lỗi loạn như kia, đâu được là trái mà không sợ, tôn sùng tà cho là phải. Thấy ghe thấy nước đều chẳng phải chân đế mà toan cho gặp sông lớn chẳng phải ghe không giúp. Thể bệnh tánh thuốc đều là trống rỗng, người do bệnh mà chết, bệnh nhân thuốc được trừ. Sừng tê lông chẩm đồng loại bọt bụi mà người uống nước có lông chim chẫm thì chết, uống nước sừng tê thì sống. Nước nhạt rượu nồng đều chẳng phải thật có mà nước không loạn, người say sẽ sinh lỗi. Trung thuận phản nghịch đều như tiếng vang mà phản nghịch bị giết trung thuận được thưởng. Tánh tội phước bình đẳng không hai mà phước do thiện nên có, họa do ác gây ra, các pháp thiện ác đồng như hư không chẳng có tướng mà pháp lành giúp đạo, pháp ác sinh chướng. Cho nên biết chân tánh muôn pháp đồng như một, trong pháp nhân duyên vô ngại có muôn vàn sai khác. Không có hai môn, chẳng có nghịch thuận, hai đế chân tục đồng chỗ quay về. Nếu cho là Tiểu thừa nói có tội phước, Đại thừa chẳng nói phải quấy, giống như Hồ, Việt cách xa. Nếu tướng mâu thuẫn chống nhau thì đồng tử còn tráo trở, gồm nhiếp đâu phải đầu chuột bởi nghe đạo mà nói đường, khiến lầm lượng mà chấp ác. Nếu xét rộng, suy nghĩ sâu, quyết giải thích nghi thì mê lầm hết. Cúi xin cha lành vô thượng, Thế hùng ở mười phương lời không đâu chẳng thật, lòng từ không đâu chẳng khắp, tướng không đâu chẳng lìa, nhìn không đâu chẳng khắp, đức không đâu chẳng cùng, lỗi không đâu chẳng bỏ, thiện không đâu chẳng khuyên ác không đâu chẳng ngăn, dùng hương thoa không mừng, lấy dao cắt không giận, không thương người thuận chẳng ghét kẻ nghịch, phước tuệ viên mãn mà chẳng dư, phiền não cạn sạch mà không đầu mối. Cứu lỗi chìm đắm ở ba cõi, mở bày sự đui điếc của bốn loài. Có không đều chiếu để giúp nhau, chân tục hội thông mà gồm nêu, lường bệnh mà cho thuốc, không thể trong nghịch mà riêng ở, như sóng Phương Đẳng Nhất thừa, như tột tuệ Thánh tám bộ, đầu tiên Đại thừa đâu không nói rộng lợi ích của thọ trì (nhận hiểu và hành trì), sâu bày lỗi của hủy báng.

Kinh lại nói rằng: “Tin sâu nhân quả không hủy báng Đại thừa”, đâu cho rằng lý Đại thừa đều không có nhân quả ư? Chấp tướng mà làm lành thì điều lành chưa tinh thuần, chấp tướng mà dứt ác thì dứt rồi lại sinh. Nếu ngộ tánh thiện vắng lặng mà không làm, nếu rõ thể ác trống rỗng mà chẳng dứt là khiến ba chướng hằng nêu mà vắng lặng, nhóm mây muôn đức mà rải khắp. Trí tuệ như biển không thể rót vào một vỏ sò. Đạo hơn người trời đâu được dùng ống trúc một tấc mà đo, mà dụ với gốc cây trọc, so với người ngu độn, không phải lầm hay sao?

Nói không mà buông lung tình, chẳng thể không có khổ. Bệnh tật đau đớn thì ngủ không yên, dao cắt bị thương thì thân thể không hoàn toàn. Suốt ngày không ăn thì chịu đói, không may áo thì mùa Đông bị khổ lạnh. Nhưng nghiệp gây ra khổ đâu thể xem thường mà không tránh ư? Năm phước cùng sáu cực, nhân tình chẳng thể đồng, cho nên ở cùng tột mà suy nghĩ cho hiểu suốt, ở chỗ nguy mà cầu an, bệnh bướu cổ mà xin lành, ở chỗ buồn rầu mà muốn vui, ưa thọ mà kỵ yểu. Vinh hoa hưởng lộc mà hổ thẹn hình tàn tật. Thêm vui tươi thì mừng cười, khổ đến thì buồn than, đâu được hùa theo thiện ác mà không tu nhân phước ư?

Xem muôn họ bẩm thọ khác nhau, là ngàn muôn khác nhau, hoặc so thượng thọ có dư, hoặc sánh chết yểu không bằng. Hoặc mặc áo đơn vải thô mà không việc gì, hoặc mặc áo kép mà lạnh lại vào. Hoặc nhờ cỏ đất mà được an hòa, hoặc ở giường mền mà gió lạnh. Hoặc không trị mà tự lành, hoặc tuy có trị mà không khỏi. Hoặc không chú thuật mà thân thể mạnh khỏe, hoặc khéo nhiếp mà bệnh nặng đến. Bên ngoài thân đều có da tóc, mà bên trong phủ tạng khác nhau, đều chứa đủ máu huyết, bao thịt và gân vận chuyển, xương cốt chống đỡ, sao lại một người thọ một người yếu, sao người mập mạnh, người ốm gầy. Bẩm linh gì mà riêng thật, thọ khí gì mà lại hư? Hư không chẳng riêng xuống trần mà làm thể. Thật đâu riêng vàng đá để làm thân, chưa hẳn người thọ lâu là có y thuật, tuổi ngắn là không có sách thuốc. Đâu cho là chuyên do nhiếp dưỡng chứ không do nghiệp ư?

Cũng có bào thai yểu mạng, trẻ em bị bệnh nặng, mừng giận chưa tranh, ham dục chưa mở, chưa chạm lạnh nóng, chưa hủy nơi bi ai, thọ mạng do đâu mà yểu, tật bệnh từ đâu mà lại, thì kia sở dĩ là vậy, đâu chẳng do nghiệp đời trước ư? Còn như hai vua Chiêu, Ai nhà Hán, hai chúa Văn, Minh nhà Ngụy, hoặc chưa ba lần chín mà lên xa, hoặc chỉ năm tám lần mà tổn đời. Thuật nhân nhóm họp, chỉ đến linh của họ Lý, người các nơi như rừng không cứu được cái chết của Thương Thư. Quân vương không thiếu gì thuốc, thầy phù thủy đâu giấu kín nghề, há dừng bệnh mà phí tổn hại, đâu lại năm ngắn mà không nối tiếp, chẳng phải theo nghiệp mà cảm báo, chẳng phải đạo chỗ giúp chú thuật?

Nhưng kinh khen công thí thuốc, Phật tán thán đức y vương, Khổng Tử, Công Minh dè dặt phép bệnh, Lão Tử có phép tắc nhiếp sinh. Người không tin nghiệp đã là mê, không thuận thầy thuốc cũng là lầm, hay cỏ cạn sâu của nhân quả, bèn giải thích được chỗ thông bít của thuốc hay, có thể dùng trí tuệ để nghiên cứu khó dủ nơi Hàn, Mặc. Còn như Công Minh tôn sùng Biển Thước, trừ bệnh nặng lâu ngày khó chữa, Quách

Phác ở Hà đông, Hoa Tha ở quận Tiều, Ngô Phổ ở Quảng Lăng, Phàn A ở Bành Thành, hoặc trừ dữ làm lành, hoặc ngăn bệnh làm lành mạnh, đâu được không tin y thuật có lợi ích. Nhưng Cảnh Thuần biết ngày gia hình mà không thể khiến hình phạt đừng đến mình. Công Minh biết tuổi thọ hết mà không thể kéo dài thêm. Biển Thước, Hoa Đà không thể làm cho người thân của mình không chết, Ngô Phổ, Phàn A không thể khiến bản thân sống hoài, đâu được không tin thọ yểu là do nghiệp. Thầy thuốc do nghiệp mà gặp, thuốc uống nương duyên mà nhóm, thầy thuốc thật có công, thuốc uống chẳng phải không chấp. Bệnh quyết chết, dẫu là bậc Thánh cũng đâu thể trị hết. Bệnh có thể trị, đợi thầy thuốc mới lành. Hồn do nghiệp đến, thì Cương Hộ gặp thuốc sống lại, mạng do nghiệp mà chết thì Thánh y làm một áo quan mà chôn, mạng mà thọ thì sửa cho thể yểu đâu khổ được. Tùy gặp thân đẹp đẽ hay xấu xí, bị ung thư, ngàn phẩm muôn mối đều là nghiệp làm chính, ba cõi sáu đường theo nghiệp mà đến ở. Trăm cỏ vô tình cho nên đẹp xấu chẳng quan hệ gì đến nghiệp báo. Bốn loài có mạng thì nhân duyên khác với cỏ cây. Búa rìu chặt, cây không kinh động. Dao gậy đánh người sợ hãi. Trái bầu treo mà không ăn, cánh lông ăn mà chạy vội, so với hữu tình không biết đâu chẳng đồng loại dẫn dụ.

Lược bàn có hay không dẫn dắt do tâm nghiệp. Trước vả lại ca hát kia sống thường, nay thì chỉ bày chánh pháp. Tiểu thừa cho y báo là nghiệp có, Đại thừa cho muôn cảnh là do thức tạo ra, tùy nghiệp huyễn mà tạo lập trời đất, theo vọng tâm mà hiện cỏ thức. Nếu mắt bệnh lòa thấy hoa đốm trong hư không, ngủ thấy mộng hiện sống già. Nếu ngộ tâm nghiệp thì chỉ nghe đạo Phật, xưa nay Tiểu thừa và Đại thừa như tiểu học với đại học, nhỏ chỉ dạy thơ kế, lớn rộng dạy lễ nhạc, ban đầu mê muội như lông trâu, cuối cùng xuất sắc giỏi hơn người như sừng con lân, đây chính là thứ lớp dạy dỗ, há có đồng khác để phân chia. Bởi căn cơ chúng sinh có lợi có độn, cho nên bậc Thánh lập giáo có tiệm có đốn, hoặc có ra cạn sâu, hoặc tiến chia gang tấc. Dẫu là trăm lo mà chỉ một mối, chẳng khác đạo mà luận bàn trái nhau, bèn có chấp cửa không để ngược giáo pháp, bàn Đại thừa mà chê tiểu, Phật không sai sót với chúng sinh, vì chúng sinh tự không rõ, thí như nhà tối không đèn, như đi đêm chưa sáng, cho nên tước đoạt nhau ồn ào, tranh phải quấy nhốn nháo, đâu khác gì lượm hoa sen trên ngọn cây, tìm Ngô, Sở ở Yến, Triệu không phải là lầm lắm hay sao?

Một nước không dùng hòa canh, một cây không tạo thành nhà, một áo không xứng các thân, một vị thuốc không trị bệnh chết một chỉ màu không thể thêu đẹp được, một âm thinh không thể hòa đều cầm, sắc, một lời không nói khuyên hết các điều lành, một giới không đủ để ngăn nhiều lỗi, đâu được quái lạ ở sự khác nhau giữa đốn tiệm, khiến cho pháp môn chuyên nhất, nhiều phẩm của pháp môn như công khác nhau của dược thạch, cứu lạnh lấy ôn cho người làm dụng, bỏ nóng thì thuốc lạnh nên dồi dào, hoặc đặc biệt nên ở chỗ ngự ẩm thấp, hoặc riêng cần dứt gió. Không thể đồng bệnh mà khác thuốc, không thể bệnh khác mà thuốc giống. Nếu giữ gốc cây mà quyết ngăn chặn, có thể hiểu biến mà sau thông, đâu được câu nệ một đường mà tước đoạt nhau, khởi chiến tranh ở trong ấy.

Nhân quả ba đời Phật không dối gạt, mười phương khuyên giới nghe phải không nghi. Khuyên đó nên tu, giới ấy nên xa, ép chỗ ham mê của phàm tình, hành sở nguyện của thánh trí, đâu được trái kinh luận đã nói, lấy bụng ngực mà đoán, cho rằng thiện ác đều không, chẳng lợi cũng không tổn. Pháp nhãn rõ suốt không pháp nào chẳng xong. Tướng lưỡi rộng dài lời đều thành thật. Chiết phục có thì một sợi lông là muôn vật, đồng không thì muôn tượng đều là một. Ngăn lỗi sinh ra đoạn thường, gồm có không để dứt bệnh. Diệu lý Bồ-đề thật rất sâu xa mà kín nhặt, nhàm trần lao cầu tuệ giải thoát, phải cẩn thận không nên buông lung. Chẳng là thành quyết sẽ dữ, thuận đạo trọn sẽ lành, chớ cho là không tin có như ánh sáng mặt trời.