DIỆU ÂM NHÂN QUẢ
QUẢ BÁO CỦA SÁT SINH
Diễn đọc: Tạng Thư Phật Học
QUẢ BÁO CỦA SÁT SINH
Chúng ta đa số thích sát sinh, không tôn trọng sự sống và rất thờ ơ với việc phóng sinh. Khi quý vị giết vật, con vật ấy cũng khởi niệm oán muốn giết quý vị. Chính niệm báo thù đầy ta luân hồi tái sinh mãi vào đời ngũ trược ác thế. Và cảnh báo oán nhau chẳng có ngày chấm dứt. Có câu rằng:
Thiên bách niên lai oán lý canh,
Oán thâm tự hải hận nan bình,
Dục tri thế thương đao binh kiếp,
Thí thức thính đồ môn dạ bán thinh.
dịch:
“Trăm ngàn năm nay trong bát canh,
Oán sâu như biển hận khó nguôi.
Muốn hiểu chiến tranh trên cõi thế,
Lắng nghe lò mổ lúc nửa đêm
Trăm ngàn năm nay, vẫn còn bát canh thịt. Quý vị và tôi đều từng có ăn qua. Trong bát canh này, chứa đựng niềm oán hận sâu hơn biển, rât khó giải trừ. Quý vị muốn biết tại sao trên thế giới có thiên tai, lụt lội, hạn hán dịch bệnh không? Vi sao phát sinh chiến tranh đau khổ, giết chóc, thảm sát đổ máu? Tại sao người ta hay gây hấn, giết chóc trừng phạt nhau?
Vì con người đã gieo nghiệp sát quá nặng, ở lò sát sinh, đêm đêm đều có tiếng kêu thét bi thống của súc vật. Chúng luôn van xin: “Hãy tha mạng cho tôi!” Nhưng con người không lý đến lời kêu than này và cứ thản nhiên giết mổ. Quý vị không biết rằng khi vừa ra tay giết vật thì niệm sân hận trong lòng chúng đã bộc phát, và chính niệm này dẫn chúng đi tìm người giết mình để báo thù trong tương lai. Tạo thành thảm trạng chiến tranh tai ương, tử vong trên thế giới, tất cả đều do hành động sát hại sinh mạng chiêu cảm nên.
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Vụ án tại ôn Châu
Cố Tích Trù làm phó tướng tại ôn Châu, sau khi bị Hạ Quân Nghiêu giết, đã nhập vào thuộc hạ Trương Điệu Đỉnh, nói:
-Tôi đời trước từng giết một con rắn, nay rắn đó đầu thai làm Hạ Quân Nghiêu, ngày 16 tháng 6 y đã giết tôi ở giữa sông, đây là nhân quả báo ứng, xin ông hãy kể cho hai con trai tôi nghe, dặn chúng không được báo thù.
Trương nghe xong bán tín bán nghi, vội dẫn quân đến ôn Châu điều tra, mới biết vào ngày 15 tháng 6, Thái thương Ngô Quốc Kiệt tại ôn châu, có mở tiệc đãi Cố Tích Trù ở chùa Giang Tâm. Sáng ra thì nghe tin cố Tích Trù bị hại. Ngô có sai người tìm thây, nhưng không thấy.
Tối đó Ngô Quốc Kiệt mơ thấy cố Tích Trù đứng trong nước kể lể: “Tôi đời trước từng đập chết một con rắn, nay phải đền mạng cho nó. ông hãy đến chỗ nước xoáy tìm, thì sẽ thấy thây tôi. Ngô làm y lời, quả nhiên mò vớt được thây.
Qua chuyện này chúng ta thấy thấy rõ hiện tượng nhân quả báo ứng bình đẳng. Tuy chúng ta cho là mạng con rắn không bằng người, nhưng tới lúc trả quả vẫn là mạng đền mạng.
Chuyện tướng quân họ Chu
Lưu Tích Huyền người Tô Châu, năm Canh Tuất đi thuyền đến Tô Châu thì dừng lại nghỉ qua đêm. Tối đó ông mơ thấy một đại hán cao lớn mặt dài bảo:
-Tôi họ Chu, kiếp xưa là tướng quân đánh trận.
Do tôi vây thành Giang Châu đã lâu mà không công phá được, đến lúc phá được thành thì ra lịnh giết sạch người trong thành.
Từ đó đến nay, tôi đời đời đầu thai làm heo, bị người giết thảm. Nay ông đi ngang qua dừng lại nghỉ ở đây, chính là chỗ tôi sắp bị giết. Xin ông nán lại đợi một chút, sẽ thấy kẻ bị giết chính lả tôi. Tội nghiệp của tôi nặng, mà tính chất loài thú vốn ngu xuẩn, vì sao tôi muốn ứng mộng lại ứng được ngay? Chính là nhờ trong một kiếp làm người vào đời Đường, có lần tôi đi qua một ngôi chùa, nhìn thấy pháp sư giảng kinh, tôi phát tâm cúng dường và vào nghe kinh cả buổi, nhờ phước nghe giảng kinh nên trí tuệ được khai mở.
Lưu Công hỏi: – Những con thú lúc sắp bị giết nên làm gì để giúp chúng vơi khổ?”.
Đại hán đáp: – Chỉ có được nghe tiếng niệm Phật mới thoát khỏi thống khổ, cho nên mỗi khi nhìn thấy loài vật bị giết xin hãy niệm Phật giùm cho nó, không những giải trừ được khổ não mà còn có thể giúp nó thoát đọa lạc.
Hai ta có duyên tương ngộ, mong ông hãy thương xót, ra tay cứu mạng tôi giùm.
Nói xong đại hán rơi lệ chắp tay vái từ.
Lưu công giật mình thức giấc, ngồi bật dậy, kêu kẻ hầu xem phía trước mặt thuộc vùng nào, quả nhiên thấy đầu thuyền là nhà đồ tể, có con heo sắp bị giết.
Lưu công liền bỏ tiền ra mua con heo, đắt nó lên thuyền, đem tới Tây Viễn phóng sinh. Sau đó ông ghi lại chuyện này trong “Kiềm chi ngẫu tồn tập”.
Trích dịch từ “Kiềm chi ngẫu tồn tập hiện quả lục”
Làm thầy không xứng
Tống Bán Đường làm quan ở huyện Ngân. Ông kể ở huyện Ngân có một thư sinh rất giỏi văn, nhưng đường quan lộ liên tục gặp gian nan, công danh không thành.
Sau, thư sinh đó bị bệnh nặng, mộng thấy mình tới một nha môn. Thoạt nhìn, biết ngay đây là âm phủ.
Lúc đó, thấy một người mặc quan phục đi tới trước mặt. Thư sinh vừa nhìn, nhận ra đây là một cụ già trước kia anh từng quen biết, liền hỏi thăm: – Tôi đang bị bệnh phải chăng số mình sắp chết?
Vị lão quan ở âm phủ nói: “Tuổi thọ của anh chưa tận, nhưng mà lộc đã tận, e rằng chẳng bao lâu nữa anh cũng phải xuống đây thôi”.
Thư sinh nói:- “Kiếp này tôi toàn mở lớp dạy học kiếm sống qua ngày, chưa từng làm những việc ác đức, nhẫn tâm, vì sao lộc lại hết?”.
Âm quan thở dài bảo:
“Chính vi anh dạy học chỉ biết thọ nhận lương bổng, nhưng lại bỏ mặc không quan tâm đến nhân phẩm và đức hạnh của học trò. Anh làm thầy mà vô trách nhiệm, không tròn bổn phận nên chẳng xứng với danh vị. nếu anh có quan lộ, ắt sẽ bị cắt chức quan. Do anh không có quan chức, nhất định sẽ bị khấu trừ bổng lộc tương ứng để bồi đền với số lương đã nhận. Do vậy mà tuổi thọ anh dù chưa hết nhưng phúc lộc đã cạn rồi.
Anh làm thầy người ta, ở vị trí hưởng vinh dự cao, ngoài dạy học vấn, anh còn phải dạy trò về đức hạnh, dẫn dắt người hướng thiện.
Nhưng anh chỉ biết thu học phí, dạy vô lương tâm, vô trách nhiệm, làm hại học trò, nên mới bị khiển trách nghiêm.
Người đời không hiểu, mỗi khi nhìn thấy một vị trí thức uyên bác hay một bậc thầy Nho có cuộc
Sống khốn cùng hay yểu mạng, thì than oán, trách là Đạo Trời bất công. Họ đâu biết rằng gieo nhân xấu thì gặt quả xấu. Những vị thầy này chính là do họ tự làm hại đời minh, nên mới lâm vào cảnh trạng như thế.
Phải hiểu rằng một niệm bất chính dù rất nhỏ vừa dấy lên trong lòng, thì trời đất đều thấy biết rất rõ. Đúng như cổ ngữ nói: ‘Trên đầu 3 thước có Thần linh”. Luật nhân quả báo ứng không sai cho dù con người ta có tin hay không, sống, người ta cần thuận theo Thiên Lý, lưu tâm hành thiện, sửa đức – đây là điều quan trọng nhất của con người, có vậy cuộc sống mới hạnh phúc, hưởng được nhiều điều kỳ diệu và có tương lai sáng đẹp.
Thư sinh kia trước khi mất đã kể chuyện này cho Tống Bán Đường nghe, nên ông mới biết mà thuật lại.
Trích Nhân Quả lục