PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC QUA TAM VÔ LẬU HỌC
Thích Trung Định
Trong rất nhiều phương pháp giáo dục của Phật giáo, giáo dục giới, định, tuệ được xem là phương pháp giáo dục hữu hiệu, đúng đắn và trọn vẹnnhất. Đối với cuộc đời thì ba pháp học này sẽ kiện toàn về tư cách đạo đức, kiến thức và kinh nghiệm; còn đối với người xuất gia thì đó là đạo lộ thanh tịnh giải thoát trọn vẹn được bắt đầu từ sự chế ngự với sự chế ngựcủa giới bổn, bước tiếp là sự phòng hộ các căn môn, tiết chế phòng hộ các dục và các bất thiện pháp, đoạn trừ ngũ triền cái, chứng đắc các cấp độ thiền và thành tựu tuệ giác.
Đức Phật được xem là nhà giáo dục vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Tất cả lời dạy của ngài điều hàm chứa nội dung giáo dục con người theo nhiều cấp độ. Giáo lý của Đức Phật có công năng chuyển mê khai ngộ, đánh thức tiềm năng giác ngộ trong tâm thức, và mở ra kho tàng trí tuệ giải thoát.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một lộ trình giáo dục được mô phỏng theo kết cấu của tam vô lậu học như được đề cập trong nhiều bài kinh thuộc kinh tạng Pāli, đó là: ‘Giáo dục dần dần’, ‘Giáo dục toàn diện’ và ‘Giáo dục đưa đến đoạn tận khổ đau’.
1. Đào tạo dần dần
Phương pháp tiếp cận giáo dục của Đức Thế Tôn có thể được phân loại thành hai loại: đốn ngộ (magga ekayano) và tiệm tu (anupubbikatha). Phương pháp đốn ngộ chỉ có thể áp dụng trong việc thực hành Thiền định, trong đó bao gồm các thiền ngữ và thực hiện các bước thiết thực để thực hành, áp dụngchúng thông qua những kinh nghiệm để thể nhập và đạt được các cấp độ trong thiền định. Phương pháp tiệm tu tức nói đến việc tiếp cận qua phương pháp đào tạo dần dần, dẫn đến sự tiến bộ trong đờisống tâm linh, bằng cách thiết lập niềm tin dần dần, giác ngộ dần về Phật đạo. Sự giác ngộ này tùy thuộc vào khả năng trí tuệ của từng cá nhân mà dẫn đến các mực độ thành tựu tâm linh khác nhau.[1] Giáo dục theo phương pháp đốn tu (ekayano magga) chỉ có thể áp dụng cho những đối tượng có căn cơ trình độ cao, như thiền ngữ thường hay nói: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật.’[2] Đó là phương pháp dĩ tâm truyền tâm, rất khó và ít người có thể lảnh hội được.
Đào tạo dần dần được thấy rõ trong kết cấu của tam vô lậu học giới, định và tuệ. Giới là bước đầu tiên, định là cấp độ kế tiếp và cuối cùng là tuệ. Trung Bộ kinh 70, kinh Kītāgiri Đức Phật chỉ ra rằng: “Trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ.”[3] “Ví như, này Pahārāda, biển lớn tuần tựthuận xuôi, tuần tự thuận hướng, tuần tự sâu dần, không có thình lình như một vực thẳm. Cũng vậy, này Pahārāda, trong Pháp và Luật này, các học pháp là tuần tự, các quả dị thục là tuần tự, các con đường là tuần tự, không có sự thể nhập chánh trí thình lình.”[4] Từ quan điểm này, Đức Phật đã đề xuất các giải pháp mà bất cứ ai muốn đi tìm chân lý sự thật trước tiên nên quán sát toàn diện rằng nó có xứng đáng là con đường thánh thiện để mình gia nhập. Nếu sau khi quán sát toàn diện, vị ấy thấy rằng đó là bậc thầy xứng đáng cung kính, tôn trọng, xứng đáng hầu cận cúng dường, từ đó vị ấy bắt đầu thực hànhtheo một số bước xem xét như sau: ( 1) xem xét kiểm tra, (2) có niềm tin, (3) đi đến gần, (4) tiếp cận tỏ sự kính lễ, (5) vị ấy lóng tai, (6) vị ấy nghe pháp, (7) vị ấy thọ trì pháp, (8) vị ấy suy tư ý nghĩa các pháp được thọ trì, ( 9) các pháp được chấp thuận, (10) ước muốn sanh khởi, (11) vị ấy nỗ lực, (12) vị ấy cân nhắc, (13) vị ấy tinh cần phấn đấu chứng được sự thật tối thượng. Theo Đức Phật, mười ba bước như vậy là hoàn toàn cần thiết cho việc thực hiện sứ mệnh đi tìm chân lý sự thật và mỗi bước có một nhiệm vụ nhất định trong việc đạt đến mục đích khác.[5] Như vây, rõ ràng giáo lý của Đức Phật trình bày trong một hình thức tiếp cận dần từ thấp đến cao.
Đối với người xuất gia, Đức Phật cũng đưa ra phương pháp giáo dục dần dần theo tình tự từ Thánh giớiuẩn (adhi-sīla), Thánh định uẩn (adhi-citta), và Thánh Tuệ uẩn (adhi-panññā). Tam vô lậu học là con đường tuần tự tăng dần từ nông đến sâu, thấp đến cao. Một trong những công cụ giảng dạy phổ biếnnhất của Đức Phật sử dụng để đáp ứng cho các hội chúng với môi trường thuận lợi nhất cho sự thức tỉnh là phương thức đào tạo dần dần, hoặc kỹ thuật tiến bộ, ‘ngôn ngữ tăng dần’ (anupubbī, katha). Phương pháp giảng dạy này dẫn đến sự thành tựu về định niệm và pháp nhãn (con mắt pháp).[6] Ba phần chính của lời dạy về giới, định và tuệ của Đức Phật: xuất hiện từ trong những bài kinh sớm của Phật giáo Nguyên thủy và những bài kinh của thuộc king tạng Bát nhã muộn hơn về sau. Phương phápđào tạo dần dần là một sự mở rộng gồm ba phần, chúng mở rộng bằng cách cung cấp thực hành chi tiếtdẫn đến các kỹ năng cần thiết để hoàn thiện trọn vẹn.[7]
Đoạn trích dẫn sau đây từ kinh Kinh Ganaka Moggallāna cho chúng ta thấy quá trình đào tạo dần dầndiễn ra trong Tam vô lậu học giới, định, tuệ. Bà la môn hỏi Đức Phật có thể trình bày chăng, thưa Tôn giả Gotama, trong Pháp và Luật này, cũng có một tuần tự học tập, một tuần tự công trình, một tuần tựđạo lộ, Đức Phật trả lời:
“Có thể trình bày, này Bà-la-môn, trong Pháp và Luật này, có một tuần tự học tập, có một tuần tự công trình, có một tuần tự đạo lộ. … trước tiên Như Lai huấn luyện người ấy như sau: ‘Hãy đến Tỷ-kheo, hãy giữ giới hạnh, hãy sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ trì và học tập các học giới”. Sau khi hoàn thiện về giới ‘Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm như sau: ‘Hãy đến Tỷ-kheo, hãy hộ trì các căn, Này Bà-la-môn, sau khi Tỷ-kheo hộ trì các căn rồi, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm như sau: “Hãy đến Tỷ-kheo, hãy tiết độ trong ăn uống, chơn chánh giác sát thọ dụng món ăn, ..Này Bà-la-môn, sau khi Tỷ-kheo tiết độ trong ăn uống rồi, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm như sau: ‘Hãy đến Tỷ-kheo, hãy chú tâm cảnh giác! …Này, Bà-la-môn, sau khi vị Tỷ-kheo chú tâm tỉnh giác, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm rằng: “Hãy đến Tỷ-kheo, hãy lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch như rừng, để bắt đầu thực tập thiền định an trú chánh niệm trước mặt. Tiếp tục vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, ..Từ bỏ hôn trầm thụy miên, từ bỏ trạo cử hối tiếc, từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với các thiện pháp.
Khi đoạn trừ năm triền cái ấy, những pháp làm ô nhiễm tâm, làm trí tuệ yếu ớt, vị ấy ly dục, ly bất thiệnpháp chứng và trú Thiền thứ nhất, Thiền thứ hai, và Thiền thứ ba. Này Bà-la-môn, đối với những Tỷ-kheo nào là bậc hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu sự vô thượng an tịnh các triền ách, đó là sự giảng dạy của Ta như vậy đối với những vị ấy. Còn đối với những vị Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát, những pháp ấy đưa đến sự hiện tại lạc trú và chánh niệm tỉnh giác.”[8]
Như vậy giới định tuệ được bản kinh giới thiệu tuần tự tăng dần theo cấp độ tu tập từ sơ cơ đến hoàn thiện trọn vẹn đạo quả giải thoát. Theo đó, giới là nền tảng đầu tiên trong chương trình đào tạo, định và tuệ là bước tiếp theo và cuối cùng tuệ là để hoàn tất đạo lộ đó. Tiến trình này được thực hiện một cách khoa học và sư phạm. Đó là phương pháp đào tạo cơ bản, phổ thông để áp dụng đồng bộ trong tất cả các trường phái Phật giáo, cũng như áp dụng trong tất cả mọi nền giáo dục. Đào tạo dần dần làm cho người học dễ dàng nắm bắt tiếp thu có hiệu quả tùy theo độ tuổi, trình độ kiến thức cũng như khả năng. Nhờ sự giải thích rõ ràng, ngắn gọn và thấu đáo về việc đào tạo dần dần mà Đức Phật đã giảng dạy cho chư vị đệ tử và cho bất kỳ ai cũng có thể nắm bắt và thực hành để đạt được kết quả theo sự thực hànhđó.
Việc đức Phật chú trọng vào phương pháp đào tạo dần dần có thể được hiểu từ thực tế rằng những tập khí, lậu hoặc huân tập trong con người làm phát sinh đau khổ trong một thời gian quá dài, thành ra muốn đoạn trừ chúng thì cũng phải đoạn trừ dần dần từng bước theo đúng phương pháp và phải mất một thời gian dài nổ lực mới hoàn thiện trọn vẹn.[9] Tất cả những điều này cho chúng ta thấy rằng đào tạo dần dần như là một nguồn đáng tin cậy để hỗ trợ trong việc tìm hiểu chính xác những gì Đức Phậtđã dạy.[10]
Đức Phật đã nhiều lần chỉ rõ sự giác ngộ không thể diễn ra ngay lập tức, đột ngột khi chưa được thực hành, tâm chưa thực sự sẵn sàng mà nó phải được nuôi dưỡng, nỗ lực phấn đấu thực hành trong thời gian dài qua nhiều giai đoạn. Vô số sinh viên trong nhiều thế kỷ đã đầu tư thời gian và năng lượng của họ cho câu hỏi, ‘Có phải giác ngộ ‘bất ngờ’ hay là ‘dần dần’?” Những điều này và những đoạn khác của kinh tạng như đã trình bày ở trên cho chúng ta thấy rõ ràng về quan điểm của Đức Phật rằng: ‘Cái tâm phát triển dần dần, cho đến khi nó chín muồi là cả một quá trình trước khi tâm tỏ ngộ bừng sáng đạt đếngiác ngộ hoàn toàn.’[11]
2. Giáo dục toàn diện
Ở đây, chúng ta hãy bắt đầu với khái niệm toàn diện. Toàn diện nghĩa là không khiếm khuyết, không chênh lệch, mà là sự kiện toàn, đầy đủ, trọn vẹn và cân bằng. Như vậy giáo dục toàn diện là con đườnggiáo dục phải đáp ứng trọn vẹn những yêu cầu trên.
Chủ trương của hầu hết các hệ thống giáo dục đương thời là đào tạo con người trên ba phương diện: trí dục, đức dục và thể dục nhằm tạo ra một mẫu người toàn diện theo cách nhìn thông thường của thế gian. Và ở một mức độ nào đó ta thấy rằng nếu có một người viên mãn cả ba phương diện này là đã kiện toàn một mẫu người để có thể đáp ứng được các nhu cầu cấp thiết cho cuộc đời. Tuy nhiên, vấn đề sanh, lão, bệnh, tử, phiền não, khổ đau vẫn chưa giải quyết được và hãy còn đó. Một nền giáo dụcmà chưa giải quyết được nỗi khổ đau cho nhân loại, chưa mang lại hạnh phúc thiết thực và dài lâu cho chúng sanh thì chưa phải là một nền giáo dục toàn diện.
Theo H.T Thích Chơn Thiện, “một nền giáo dục chỉ dạy những kiến thức chuyên môn để một chiều đáp ứng các mục tiêu xã hội thì không phải là giáo dục toàn diện. Một nền giáo dục chỉ cung cấp kiến thức, rèn luyện sức khoẻ và một số vấn đề luân lý, đạo đức, đầy ước lệ cũng không phải là toàn diện. Một nền giáo dục trao truyền kiến thức, thể dục, đức dục, mỹ dục, sinh lý và lao động cũng chưa nói lên được ý nghĩa toàn diện. Vấn đề đường hướng giáo dục này trở nên toàn diện hay không là do đó có cái nhìn nhất quán và toàn diện về con người hay không. Đặt vấn đề như thế là đặt vấn đề về mẫu người giáo dục. Con người là gì cần được xác định trước khi quyết định nội dung phải dạy con người những gì và dạy như thế nào. Các đường hướng giáo dục tiên tiến vẫn thường bất ổn trong việc xây dựng mẫu người này. Phật giáo đặc biệt nổi bật ở trí tuệ, nhìn thấy con người và sự vật như thật, nên hy vọng sẽ đề bạt được một mẫu người khả dĩ lý tưởng.[12]
Giới định tuệ là một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh về đạo đức, tâm và tuệ. Ở phần đào tạo dần dầntrong tam vô lậu học, nó sẽ tạo nên sự kết nối, bổ sung để đưa đến sự hoàn thiện trọn vẹn. Trong đó, điểm mấu chốt của phương pháp giáo dục này vẫn nằm ở tuệ học. ‘Trí tuệ như thế là tối thượng của toàn bộ hệ thống giáo dục Phật Giáo, và tất cả những bước căn bản trong hệ thống giáo dục Phật Giáonên ăn khớp với đức tính tối thượng này. Đó là với bước căn bản này thì giáo dục đạt được sự hoàn thiện.’[13]
Trọng điểm của giáo dục là chỉ rõ lòng tham ái, chấp thủ, là gốc của khổ đau mà không phải là thế giớivật lý thường xuyên trôi chảy, và đồng thời chỉ rõ gốc của an lạc, hạnh phúc thực sự là trí tuệ hay trí tuệgiải thoát. Từ đây, nhà giáo dục Phật giáo cần xác định một số nội dung của giáo dục: Trí tuệ (wisdom) chứ không phải là kiến thức (knowledge). Kiến thức chỉ là sản phẩm của tư duy ngã tính, một phần tố của con người, mà không phải là con người toàn diện. Nó không nói lên thực tại vô ngã và hạnh phúcchân thật vô ngã. Chỉ có khi trí tuệ (chánh kiến và chánh tư duy) có mặt thì con người toàn diện mới có mặt. Giáo dục toàn diện là giáo dục vừa cung cấp kiến thức vừa tạo điều kiện cho trí tuệ ấy sinh khởi. Đó là con đường giáo dục giới, định, tuệ.
Trong kinh Tiểu Kinh Phương Quảng (Cùlavedalla sutta), Trung Bộ 44, cho chúng ta thấy sự bao hàm rộng lớn của Tam vô lậu học qua cuộc đối thoại giữa đức Phật và hiền giả Visakha như sau:
“Thưa Ni sư, ba uẩn được Thánh đạo Tám ngành thâu nhiếp hay Thánh đạo Tám ngành được ba uẩn thâu nhiếp? Hiền giả Visakha, ba uẩn không bị Thánh đạo Tám ngành thâu nhiếp; Hiền giả Visakha, Thánh đạo Tám ngành bị ba uẩn thâu nhiếp. Hiền giả Visakha, chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng, những pháp này được thâu nhiếp trong giới uẩn. Chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định, những pháp này được thâu nhiếp trong định uẩn. Chánh tri kiến và chánh tư duy, những pháp này được thâu nhiếp trong tuệ uẩn.”[14]
Thánh đạo Tám nghành được xem là Đạo đế trong Tứ diệu đế, là con đường Trung đạo xa rời hai cực đoan, là đạo lộ duy nhất đưa đến đoạn tận khổ đau, chứng nhập Niết bàn giải thoát. Vậy mà Thánh đạoTám ngành bị ba uẩn (giới – định – tuệ) thâu nhiếp như lời Thế Tôn vừa trình bày đủ để thấy sự trọn vẹn, viên dung và rộng lớn của Tam vô lậu học.
Ở đây, vì Bát chánh đạo bị ba uẩn thâu nhiếp trong nó, do đó, vì tính đặc trưng, nó được bao gồm trong ba uẩn như một thành phố của một vương quốc.Vì vậy, tại sao nói rằng Bát chánh đạo gồm trong ba uẩn, nhưng không phải ngược lại? Gethin giải thích: Ba uẩn giới, định, tuệ là một mô hình toàn diện của các giai đoạn trong con đường tâm linh. Về mặt nội dung nó bao gồm các giai đoạn đầy đủ, và toàn diện. Trong khi phản ánh bản chất chung của các giai đoạn thực tế của con đường, nó còn đại diện cho một cái gì đó trong một phần của kế hoạch lý tưởng. Trong khi đó, các chi phần của Bát Thánh đạo(maggo ariyo aṭṭhaṅgiko) đều mang một nội dung, ý nghĩa riêng biệt. Nên nó không thể ôm trọn bao quát nội dung đầy đủ của ba uẩn giới, định, tuệ. Tám chi phần của Bát chánh đạo mang tám nội dung riêng biệt, và nó chỉ có thể hổ tương cho nhau để hoàn thiện nhau trong khi ứng dụng thực hành. Đây là tám chi phần đại diện cho một tập thể của thánh đạo tám ngành (nên nhớ là Bát chánh đạo là thánh đạo tám nghành chứ không phải, thánh đạo có tám con đường), được phân chia thành ba uẩn (giới, định, tuệ), vì vậy mà Bát thánh đạo (ariyo aṭṭhaṅgiko maggo) có thể được xem như là chưng cất thiết yếu của các uẩn (giới, định, tuệ). Nói cách khác, sự phát triển của giới, định, tuệ trong tất cả các khía cạnh khác nhau đạt đến sự toàn bích trong chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tin tấn, chánh niệm, và chánh định. Giới, định, tuệ là ba khía cạnh thiết yếu của thực hành tâm linh trong sự cân bằng hoàn hảo. Chỉ bằng cách này việc xử lý của Bát thánh đạo (ariyo aṭṭhaṅgiko maggo) trong Tiểu kinh Phương quảng (Cùlavedalla sutta) trở nên dễ hiểu.[15]
Lại nữa, như chúng ta biết, thành tựu Tam minh của Phật là do viên mãn về giới, định, tuệ. Thiên nhãn, túc mạng, lậu tận. Thiên nhãn thuộc tuệ, túc mạng thuộc định, lậu tận thuộc giới. Đức Phật là hiện thâncủa tất cả các đức tính tuyệt vời. Trong Ngài là hiện thân của đạo đức cao nhất (sīla), thiền định sâu nhất (samādhi) và trí tuệ sáng suốt nhất (paññā) – chất lượng vượt trội và chưa từng có trong lịch sử loài người.[16] Như vậy, giáo dục giới định tuệ là con đường giáo dục toàn diện nhất, không có con đườnggiáo dục nào khác toàn diện hơn con đường này.
3. Giáo dục đưa đến đoạn tận khổ đau
Rất nhiều bản kinh trong tạng Pāli đức Phật nói đến nguyên nhân của khổ đau là do không liễu tri về giáo lý tứ đế, chính vì không thâm hiểu về thập nhị nhân duyên mà chúng sinh hiện tại rối ren như tổ kén, không thể nào ra khỏi, ác thú đọa xư, sanh tử. Như giải thích ở phần trước, tuệ là sự thấu biết như thật về khổ, vô thường, vô ngã. Một nơi khác định nghĩa tuệ là hiểu rõ về Tứ đế, Thập nhị nhân duyên…nên tuệ là yếu tố duy nhất chặt đứt phiền não lậu hoặc, chấm dứt khổ đau.
Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ 16, khẳng định: do không liễu tri, không thâm nhập về giới, định và tuệ mà chúng sinh phải trôi lăn vào ra trong vòng luân hồi lục đạo chịu nhiều đau khổ. “Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt bốn Pháp mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh Giới mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh Định mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh Tuệ mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử.”[17]
Và bản kinh cũng khẳng định, khi thánh giới, thánh định và thánh tuệ được giác ngộ khi đó sự khổ đau sanh tử luân hồi mới được đoạn tận. “Này các Tỷ-kheo, khi Thánh Giới được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh Định được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh Tuệ được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh Giải thoát được giác ngộ, được chứng đạt, thời tham ái một đời sống tương lai được trừ diệt, những gì đưa đến một đời sống mới được dứt sạch, nay không còn một đời sống nào nữa.”[18]
Nhờ có giới chế ngự được các nguyên nhân gây nên tham ái, nhờ có định và tuệ cắt đứt tận cùng gốc rễ của vô minh và tham ái nên đoạn tận được khổ đau. Như vậy Tam vô lậu học là phương tiện duy nhấtđưa đến chấm dứt khổ đau sanh tử luân hồi: ‘Bởi vì, khi vị Tỷ kheo dấn mình vào việc vượt qua sa mạc sinh tử bằng phương tiện ba môn học…như người muốn qua sông dùng bè, vượt biển dùng tàu vậy.’
Như vậy, Tam vô lậu học là một chương trình giáo dục, một hệ thống tu học hoàn chỉnh cho hàng đệ tửPhật. Đây là một hệ thống giáo lý tốt ở điểm khởi đầu, ở chặng giữa và đoạn cuối. Ba phương phápgiáo dục như nêu ở trên cho thấy sự trọn vẹn của một con đường. Chúng như một hạt mưa hàm chứa trong đó tất cả sông ngòi và biển lớn. Không có nó thì mặt đất sẽ trở thành hoang mạc. Nếu thiếu giới, định, tuệ thì nhân loại hoang tàn trong đau khổ, tranh chấp và triền miên trong sinh tử.
Thành ra giới định tuệ là mảnh đất kim cương để hành giả tự đào luyện thân tâm và nuôi lớn lý tưởngphụng sự cuộc đời. Ngang qua thực hành, hành giả có đầy đủ các tố chất để thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc cống hiến và phụng sự nhân sinh. Mảnh đất kim cương này đòi hỏi chúng ta phải khéo léo sử dụng sao cho phù hợp nhằm phát huy hết các tính năng, mang lại hiệu quả cao trong lộ trình tìm cầu chân lý giải thoát.
Tài liệu tham khảo
[1] Dr. Ch. Venkata Siva Sai, Buddhist education Theory and practice, Prashant Publishing House, Delhi, 2014, p. 3.
[1]Ibid, p. 39-40.
[2] For Translation see D.T. Suzuki, Esays in Zen Buddhis, Rider and Company Ltd, London, 1949, vol.1, p. 176.
[3]Bhikkhu Ñāṇamoli and Bhikhu Bodhi, (trans.), Majjhima nikāya,The Middle Length Discourses of the Buddha, Wisdom Publication, Bostion, 2009 (4th ed), p. 583-84.
[4] E. M. Hare, The Book of the Gradual Sayings, Vol. IV, Motilal Banarsidass,Delhi, 2006, p.138.
[5]Ibid, pp. 363-365.
[6]Sīla Samādhi Paññā Moral virtue, concentration, wisdom [The three trainings in early Buddhism], An introduction by Piya Tan 2007, p. 99. http://dharmafarer.org/wordpress/wp-content/uploads/2009/12/21.6-Sila-samadhi-panna.pdf. 11.06.2016.
[7] Right Concentration: A Practical Guide to the Jhanas, http://rc.leighb.com/more/The_Gradual_Training.htm, 19.05.2016.
[8] Trung Bộ kinh, kinh, 107. Kinh Ganaka Moggallàna (Ganakamoggallàna sutta), Bhikkhu Ñāṇamoli and Bhikhu Bodhi, (trans.), Majjhima nikāya, The Middle Length Discourses of the Buddha, Wisdom publication,Boston, 2009 (4th ed), pp. 874-876.
[9]From Wikipedia, the free encyclopedia, https://en.wikipedia.org/wiki/Gradual_training, 18.05.2016.
[10] Polak (2011) p. 36 says “This scheme is a very important description of the Buddhist path to liberation, and probably a very ancient one.”
[11] Dhamma 2005, A Gradual Training, http://www.accesstoinsight.org/ptf/dhamma/19.05.2016.
[12] Thich Chon Thien, Phat hoc Khai luan, NXB Ton Giao, p. 97.
[13] Bhikkhu Bodhi, Aims of Buddhist Education, The Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka, 1998, p.2.
[14] Trung Bộ Kinh, Tập 1, Tiểu Kinh Phương Quảng, 44, NXB Tôn Giáo, 2016, p. 369.
[15] R M. L. Gethin, The Buddhist Path to Awakening. [EJ Brill, 1992] Oxford: Oneworld Publications, 2001, p. 212.
[16] Ven. Dr. K. Sri Dhammananda, Great Virtues of the Buddha, p. 1. http://www.dhammatalks.net, 31.05.2016.
[17] Thích Minh Châu (dịch), Trường Bộ Kinh, Kinh Đại Bát Niết Bàn, NXB, Tôn Giáo, 2016, p. 314.
[18] Sđd, tr. 315.
Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 285