PHÓ PHÁP TẠNG NHÂN DUYÊN TRUYỆN

Đời Nguyên Ngụy – Tam tạng Tây Vực là Kiết-già-dạ cùng Đàm Diệu dịch ra Hán Tạng
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 6

Ngài Bồ-tát Long Thọ lúc lâm chung bảo với Đại đệ tử là Ca-na Đề-bà rằng :-Thiện nam tử lắng nghe. Phật đem lòng đại bi thương xót tất cả chúng sanh, diễn pháp cam lồ làm lợi ích cho đời sau. Giáo pháp được giao phó đến ta. Nay ta sắp nhập diệt nên chúc luỵ lại cho ông, ông nên chí tâm thọ trì lưu bố!

Đề-bà cung kính thừa giáo. Từ đó tuyên nói pháp bảo chân tạng, đem lực trí tuệ hàng phục chúng dị đạo. Ngài là người bác học uyên thâm tài trí siêu tuyệt, vang danh khắp thiên hạ. Ngài thác sinh tại Nam Thiên-trúc trong dòng tộc Bà-la-môn hào phú danh giá. Do huỷ hoại thần nhãn nên bị mất một con mắt. Do đó mà có tên là Ca-na Đề-bà. Ngài có trí tuệ sâu xa, cơ minh bộc phát. Quan sát mọi việc không hỗ thẹn trong tâm. Duy chỉ có lời nói người chưa tín thọ, đạo hóa chưa thi hành, nhiều đêm hằng lo nghĩ. Trong nước kia có một vị thiên thần, đúc vàng làm hình cao sáu trượng, ai cũng đều gọi là Đại tự tại thiên. Nếu có ai cầu nguyện đều được như ý. Đề-bà đến miếu xin vào lễ bái. Chủ miếu nói: – Thiên tượng là bậc chí thần. Người có gặp cũng không dám nhìn thẳng, mà còn bị mất hồn cả trăm ngày. Ông chỉ nên nguyện ở ngoài cửa, cớ sao lại muốn vào thấy.

Đê-bà nói: Nếu thần được như thế tôi mới muốn gặp, nếu không thì tôi đã chẳng đến.

Mọi người nghe nói đều cho là lạ, cùng theo vào miếu có đến cả ngàn người. Đề-bà đến nơi thì cuối đầu làm lễ. Thiên máy động con mắt giận dữ nhìn Đề-bà nói: Thiên quả thật là thần vậy. Nhưng nay quán xét thật là đại thấp hèn. Phàm là thần đó thì nên lấy tinh linh để hàng phục quần sinh, mà chỉ mượn hoàng kim, chỉ biết lấy lợi để trang sức, mê hoặc dân chúng cầu tự những việc nhỏ nhặt.

Nói xong thì bước lên bậc đục khoét một con mắt của thần. Bấy giờ những người đứng xem đều có ý nghi hoặc. Bậc tự tại thiên uy đức cao lớn, vì sao bị tiểu Bà-la-môn huỷ nhục, chắc sẽ bị thần quở. Đề-bà nói:

_Thần minh rộng lớn bao la cho nên thử tôi.Tôi hiểu rõ ý Ngài cho nên làm vậy, lên núi vàng tụ xuất ra Phả lợi châu, đều khiến cho tất cả cùng liễu tri. Tinh kinh thuần tuý không mượn hình chất. Tôi chẳng phải kiêu mạn, thì thần có gì là nhục.

Nói xong thì bước ra. Trong đêm đó cầu sự cúng dường đầy đủ. Sáng ra cầu tự thiên thần Ca-na Đề-bà danh đức trí tuệ cùng hội tụ với thần. Ngài nói ra lời nào đều được hưởng ứng. Trong một đêm cúng dường đầy đủ. Đại tự tại thiên làm một nhục hình cao đến bốn trượng, mắt trái của thần khô cạn từ từ an tường mà đến chỗ ngồi. Mọi người đến xem đều cho là việc chưa từng có. Ngài nương vào đức lực này mà nói thêm!

_Lành thay Đại sĩ! Hiểu rõ tâm ta dùng trí soi xét cúng dường. Nay ông thật kính tin ta. Thế nhân ngu si, duy chỉ cầu hình tượng của ta, dâng cúng thức ăn, vì sợ mà vu khống ta, ông dâng cúng thức ăn mỹ vị đầy đủ. Mắt trái của ông nếu có cho ta thì thật là bậc chân thượng thí!

Đề-bà đáp: Lành thay!xin thọ giáo. Nói rồi liền đưa tay móc mắt trái đem cho. Nhờ thần lực của thần nên móc ra thì sinh trở lại.

Thiên thần tán thán: Lành thay Ma-nạp, thật là chân thượng thí. muốn cầu điều gì đều được như ý nguyện. Lúc này Đề-bà bạch với thiên thần:- Tôi xét theo sự hiểu biết mà không vay mượn bên ngoài. Duy chỉ hận dạy cho người mà không tín thọ, xin nguyện theo lời tôi nói sau rồi lưu bố.

Thần nói: Rất tốt.

Ngài Đề-bà đến chỗ Bồ-tát Long Thọ, xin thế phát xuất gia. Sau đó đi chu du giáo hóa cứu độ chúng sinh. Vua Nam Thiên-trúc thống nhiếp các nước, ôm lòng cống cao tin dùng theo tà đạo, Thích tử Samôn đều không muốn thấy, nhân dân gần xa đều chịu sự giáo huấn này. Đề-bà nghĩ: cây không chặt gốc thì cành lá khó ngã. Bậc nhân chủ không được giáo hóa đạo há có thể lưu bố. Bậc Chánh pháp vương gia trong nước xuất tiền ra mướn người túc vệ. Bấy giờ Đề-bà được mộ làm tướng cầm cương trước ngựa, chỉnh đốn hàng ngũ bộ điển uy đức nhân từ khiến cho con vật vui vẻ đi theo hàng. Vua thấy vậy rất vui hỏi: Người nào làm được như thế.

Đáp: Người này mới được tuyển mộ. Đã không ăn phẩm vật lại không lấy tiền, chỉ một mực cung kính cẩn thận, tánh lại thích sự nhàn tập, chẳng biết tâm người này cầu gì muốn gì.

Vua liền triệu Đề-bà đến để hỏi ý.

Đề-bà đáp:- Đại vương! Tôi là người trí giỏi về ngôn luận, muốn

được thử nghiệm trước mặt vua.

Vua bằng lòng và cho kiến lập ra luận toà. Bấy giờ Đề-bà lập ra ba nghĩa. Trong tất cả bậc Thánh thì phật là tối thắng hơn cả. Ở trong các pháp thì Phật pháp không thể so sánh, cứu thế phước điền chúng tăng đệ nhất. Luận sĩ trong tám phương nếu phá được lời nói này thì tôi xin chém đầu tạ tội. Vì sao? Vì lập luận lí không rõ ràng đó là người ngu si, như thế thì còn tiếc gì đến cái đầu.

Luận sĩ trong tám phương cùng vân tập và đều nói: Nếu ta thua thì sẽ trảm đầu tạ tội, cái đầu ngu si chẳng phải là sự yêu thích của ta.

Đề-bà nói: phép tu của ta là đem lòng nhân ban phát cho muôn loài. Nếu chư vị luân nghị không thắng thì tôi chỉ cắt tóc cho làm đệ tử mà không chém đầu.

Sau đó cả hai bên cùng nghị luận. Hàng ngoại đạo tình trí kém thua nên phải chịu thua. Người cao nhất cũng chỉ được có hai ngày, từ lý đều hết. Thế là tất cả đều cắt tóc theo Ngài xuất gia. Bấy giờ có một đệ tử ngoại đạo, hung bạo vô trí nên thấy thầy bị thua ngoài tuỳ theo mà tâm thì kết oán, cầm đao tự thề rằng: Nếu kia thắng thì ta sẽ cầm đao giết hắn.

Nói rồi thì cầm đao theo mình, ngày đêm rình tìm cơ hội. Khi ấy ngài Đề-bà ở lại khu rừng tịnh, tạo ra một trăm bộ luận để phá ngoại đạo. Hàng đệ tử phân tán dưới các gốc cây để tư duy. Bồ-tát Đề-bà xuất định đi kinh hành. Đệ tử ngoại đạo tìm đến chỗ đó cầm đao nói: – Ông xưa kia dùng trí làm khuất phục thầy tôi, nay dao của tôi sẽ đâm bụng ông.

Nói rồi thì cầm đao đâm tới, ngũ tạng liền đổ ra nhưng mang chưa đứt, lòng thương xót kẻ cuồng si nên bảo:

Ta có y bát ở bên chỗ ngồi, ngươi có thể lấy và mau đi nhanh. Hàng đệ tử ta chưa đắc đạo, nếu gặp ngươi sẽ bắt giữ hoặc giao cho vua quan thì ngươi sẽ nguy khốn không ít. Phàm thân danh này đều là căn bản tội lỗi: Ông nếu còn yêu tiếc tình trọng thì cần phải phòng hộ.

Lúc này chư đệ tử có người đến, thấy thầy như thế thì kêu lớn la khóc. Mọi người cùng chạy đến kinh hãi khóc than vang chuyển cả mặt đất. Trong số đó có người cuồng loạn bỏ chạy, cùng nhau phân ra truy kích các yếu lộ. Khi ấy ngài Đề-bà bảo:

Các pháp vốn không có ngã, ngã sở, không có người hại cũng không có người thọ nhân. Ai thân ai oán, ai là người não hại. Các ông này bị sự ngu si che lấp nên sinh ra vọng kiến và trồng các nghiệp bất thiện. Người kia hại ta là do nghiệp báo chư không phải giết hại. Nói xong thì Ngài lâm chung. Trước kia Ngài từng bảo với Tôn giả La-hầula.

Đức Bà-già-bà vì muốn độ chúng sinh nên diễn xướng diệu pháp làm lợi ích cho đời sau. Lần lượt phó chúc cho đến ta. Sau khi ta diệt độ sẽ giao lại cho ông, ông nên giữ gìn.

Sau đó ngài La-hầu-la truyền lưu pháp tạng thâm kinh, đem trí tuệ để phá bỏ mọi tà kiến ngoại đạo. Ba lần nghe thuyết pháp thì có thể thọ trì hết. Ngài Long Thọ, Đề-bà và vị Đại sĩ tên là Đức Tịnh trước vào âm thanh vi diệu nên đều nghe. Đương thời có vị Bà-la-môn rất thông minh kì ngộ lại khéo ngôn luận, tạo ra danh thư quỷ quái rất khó đọc, về chương cú thì có đến mười vạn bài kệ. Vì tam đại sĩ tán tụng lại bài đó. Long Thọ một khi nghe qua liền được khai ngộ lại khéo ghi nhớ tụng tập như trước. Đề-bà chưa hiểu, đọc lại lần nữa liền thông tỏ. Đề-bà Bồ-tát vì La-hầu-la rộng phân bịêt diễn nói chương cú. La-hầula nghe xong ý liền tỏ rõ. Lúc này Bà-la-môn rất kinh ngạc nghĩ: các vị Bà-la-môn này tài tụê như thế sao? tụng sách của ta không bao lâu đã thông thuộc, lại khéo phân biệt như xưa đã học qua. Từ đó Bà-la-môn tín phục sửa đổi tà tâm

La-hầu-la thông tuệ như thế, khéo dùng phương tiện để hóa độ chúng sinh. Sau đó ngài giao phó lại cho Tôn giả Tăng-già Nan-đề. Tăng-già Nan-đề có đại công đức, trí tuệ sâu rộng tu Bồ-tát hạnh. Đem chí nguyện kiên cố tự trang nghiêm, vượt qua các cảnh giới Thanh văn Duyên giác. Khi đó có một vị La-hán, bỏ hết mọi chuyện vun bồi công đức đầy đủ. Tăng-già Nan-đề muốn thử người kia, liền tuyên nói kệ:

Chuyển luân trong sinh tử
Phi phật phi Bồ-tát
Không thọ thân đời sau
Cũng chẳng Bích-chi-phật.

Đại Đức nên nhất tâm quán xét xem lời kệ trên là gì?

Lúc này La-hán nhập vào tam-muội, tư duy sâu xa mà không thể hiểu. La-hán dùng thần lực bay lên cung trời Đâu-suất đến chỗ Phật Dilặc, thưa rõ những điều nghi ngờ. Bấy giờ ngài Di-lặc bảo La-hán:

– Thế gian lấy bùn nung thành ngói, vậy ngói này há là đồng với chư Thánh ở hậu thế sao? La-hán hoát nhiên tỉnh ngộ, trở lại cõi Ta-bà nói lại việc này.

Tăng-già Nan-đề nói:_Đại đức! Đây ắt là do Bồ-tát Di-lặc giảng giải rồi sau ông mới hiểu phải không?

Như thế trí tuệ cùng thần lực biến hóa của Ngài để làm lợi ích

chúng sinh không thể hạn lượng. Việc làm xong rồi Ngài muốn xả thân bèn đi đến gốc cây uất-thọ-chi, ngồi Thiền rồi nhập diệt dưới gốc cây này. Chư La-hán muốn dời thi thể Ngài đi, đặt nơi chỗ đất bằng, để chất củi làm lễ trà tỳ. Nhưng thân này vững như Tu-di không thể di chuyển. Dùng cả sức Bạch tượng kéo cũng không được. Chúng đem cây hương đến làm lễ trà tỳ, lửa cháy mạnh thân thành tro bụi mà thân cây uất-thọ không bị tiêu huỷ. Mọi người tán thán cho là việc chưa từng có. Đại chúng thâu thập xá-lợi xây tháp cúng dường_Sau khi ngài Tăng-già xả thân có vị La-hán tên là Tăng-già Da-xá, thọ lời phó chúc lưu truyền pháp nhãn, rộng giáo hóa chúng sinh cứu bạt chúng khổ. Có vị đại trí tuệ ngôn từ thông biện, xưa nay tuy xuất gia mà chưa chứng đạo quả. Ngài đi vào đại hải trông thấy một cung điện, trang nghiêm bằng bảy báu, ánh sáng hoà diệu rực rỡ. Ngài Tăn-già Da-xá thấy thời cơ đã đến mới vào cung điện kia nói kệ:

Đói căn bịnh thứ nhất
Hành là đệ nhất khổ
Biết các pháp như thế
Đạt được đạo Niết-bàn.

Bây giờ chủ nhà liền ra cung nghinh, trải toà nệm mời ngồi. Tănggià Da-xá thấy trong nhà có hai ngạ quỷ, khoả thân gầy đen, đói khát tiều tuỵ. Đầu thân bị xiềng xích buộc vào giường. Lại có một bình bát, trong đựng đầy thức ăn ngon, một bình đầy nước đặt bên cạnh.

Lúc này chủ nhà lấy thức ăn này dâng cho Tỳ-kheo, thưa rằng: Đại đức, cẩn thận chớ cho thức ăn cho ngạ quỷ.

Tỳ-kheo thấy quỷ đói khát khốn khổ, nên đem cho nó một ít cơm. Quỷ được thức ăn cho vào miệng liền hóa thành máu mủ, rơi khắp đất làm ô uế cả cung điện.

Tỳ-kheo lấy làm lạ hỏi: Quỷ này vì duyên nghiệp gì mà khổ như vậy. Chủ nhà đáp: hai con quỷ này đời trước một là con tôi, một là con dân tôi. Tôi xưa kia bố thí làm nhiều công đức mà hai vợ chồng cứ ôm lòng giận dữ bỏn sẻn. Tôi vẫn thường khuyên bảo mà không nghe. Do đó mà lập thệ rằng:_Tội nghiệp này ắc sẽ bị ác báo. Khi thọ tội ta sẽ xem các ngươi. Do nhân duyên đó mà bị khổ não này.

Tỳ-kheo lại đi đến nơi khác, thấy nhà cửa trang nghiêm rực rỡ. Trong nhà có vô số chúng tăng đang ngồi thiền kinh hành. Đến giờ ăn đại chúng vân tập lại. Ăn gần xong thì thức ăn ngon lành bỗng biến thành máu mũ. Sau đó mọi người lấy bình bát ném vào đầu cho vỡ. Máu mũ chảy đầy thân và nói:Vì sao lại tiếc thức ăn cho nên nay phải chịu 152 sự khổ này?

Tăng-già Da-xá bước đến hỏi thì đáp:Trưởng lão!chúng tôi vào thời phật Ca-diếp cùng ở một chỗ. Khi có khách Tỳ-kheo đến, đều sân giận dấu thức ăn không đem ra chia đều. Vì nhân duyên đó nên thọ khổ này.

Tôn giả Da-xá đi chu du khắp nơi đại hải quan sát gồm năm trăm cảnh địa ngục như thế. Do đó mà sinh lòng nhàm chán cõi ngũ dục trong tam giới, càng sinh lòng sợ hãi mà nói rằng: Thế gian tạo nghiệp không bao giờ mất đi, như bóng theo hình nào ai có thể xa lìa. Ta nay nên phương tiện cứu họ.

Người qúan sát sự tình cho đến khi đắc quả A-la-hán, chứng lục thông vô ngại, tam minh tỏ sáng. Ở ngọn núi kia có năm trăm vị tiên. Họ chuyên cần tu khổ hạnh mong cầu phước báo. Tăng-già Da-xá tìm đến, vì họ tuyên nói bài kệ về Phật pháp tăng. Năm trăm tiên nhân đều đắc đạo quả. Tôn giả làm rộng các Phật sự như thế! giáo hóa xong rồi ngài liền nhập Niết-bàn- Chúng thâu xá-lợi xây tháp cúng dường. Lúc Ngài chưa nhập diệt, phó pháp lại cho Cưu-ma-la-đà, và bảo rằng:

– Phật đem chánh pháp phó chúc lại cho ngài Ca-diếp, như thế lần lượt đến ta. Nay ta muốn nhập Niết-bàn nên phó pháp lại cho ông, ông nên giữ gìn lưu bố.

– Cưu-ma-la-đà đáp: Xin thọ giáo

Từ đó Ngài lưu truyền pháp bảo, làm công đức rộng lớn. Ngài phát hoằng thệ nguyện, trí tuệ biện tài cũng như biển lớn, cũng tạo được chút danh tiếng được người trong nước kính trọng.

Cưu-ma-la-đà khi còn nhỏ đã có mỹ danh. Vì duyên cớ gì mà có mỹ danh. Có vị trưởng giả có duyên sự đi nơi khác, đem hai bình vàng gởi cho người bạn. Một bình lớn và một bình nhỏ và nói với người bạn rằng:

– Tôi đi nơi khác nên gởi cho bạn hai bình vàng. Nếu ý con tôi muốn thì đưa cho nó.

Sau đó con người trưởng giả đến đòi vàng, Người kia đưa cho bình nhỏ. Người con giận dữ không chịu lấy vàng. Rồi cùng đem ra quan xử. Quan nghe mọi việc chẳng biết xử thế nào. Lúc ấy Cưu-ma-la-đà còn nhỏ đang ở ngoài đường chơi nghe nói có kiện tụng, liền nói:

– Con được vàng rồi cần gì phải kiện tụng. Người cha trước đã có nói: Tuỳ theo chỗ muốn của con. Nay ưa thích bình lớn, lí ra phải thuộc về người con rồi.

Lúc này quan đoán sự chiếu theo lời này. Từ đó danh tiếng vang

khắp bốn phương nhân đó gọi là Mỹ danh đồng tử. khi xuất gia học đạo thì tài tuệ xuất thế. Ngài đi đến một quốc gia khác, dân chúng ở đó rất ngoan cường. Tuy nghe pháp mà không tín thọ. Cưu-ma-la-đà nói: – ông nay đem vạn kỵ binh thất mã, sai người cưỡi qua trước ta, theo như lời ta nói mà làm.

Cưu-ma-la-đà chỉ nhìn qua một lần đều phân biệt được đâu là tên người, màu ngựa cùng y phục tướng mạo, nói đầy đủ không sai một mảy.

Nhân dân nước đó thảy đều tin phục. Ngài du hóa khắp thế gian, tạo ra kinh luận. Việc xong rồi Người mới xả mạng. Ngài bảo Tỳ-kheo Xà-dạ-đa:

– Trưởng lão nên biết, như người qua sông phải cần thuyền bè. Chúng sinh cũng vậy. Muốn lià tam giới thì trước tu pháp thiện sau mới xuất gia. Nay ta muốn phó chúc cho ông. Nên chuyên tu học để làm lợi ích cho chúng sinh.

Xà-dạ-đa thưa: Xin thọ giáo.

Từ đó Ngài diễn hóa pháp Phật diệu thâm độ hóa khắp thế gian. Ngài Xà-dạ-đa có đại công đức, tinh tấn dũng mãnh, cần tu khổ hạnh, khéo trì cấm giới không có sai sót. Đức Thế Tôn thọ ký về sau Ngài sẽ là luật sư.

Khi đó trong chúng có vị Tỳ-kheo, có người chị dâu đem bánh đến chùa cúng. Lòng dâm dục nổi lên bèn cùng nhau tư thông. Tỳ-kheo biết mình phạm trọng giới, lòng rất hổ thẹn và hối hận tự trách. Ta thật ngu si khi tạo ra ác nghiệp này. Ta chẳng còn là Sa-môn Thích tử nữa.

Thế rồi ông đem y bát quảy trên gậy, đi khắp nơi lớn tiếng nói: Ta là tội nhân, không nên làm nhiễm ô pháp y của Phật. Vì tạo tội trọng ắt sẽ đoạ vào địa ngục, phải đi đến nơi nào để được cứu độ.

Lúc này, Ngài Xà-dạ-đa nói với Tỳ-kheo:

Nếu ông theo lời dạy của ta, thì tội ắt sẽ tiêu diệt.

Tỳ-kheo vui vẻ thưa: xin y giáo.

Xà-dạ-đa liền dùng thần lực, hóa ra một hầm lửa đang cháy dữ dội, bảo Tỳ-kheo nhảy vào đó. Vị Tỳ-kheo vì muốn diệt tội nên liền nhảy vào hố lửa. Thế là lửa dữ bỗng trở nên mát mẻ. Nước ngập tới đầu gối nên không bị thương hại.

Bấy giờ Xà-dạ-đa bảo với Tỳ-kheo:

– Ông đem tâm trí thành tâm sám hối, nay các tội đã tiêu trừ.

Tỳ-kheo nghe thuyết pháp liền chứng quả La-hán. Do duyên này mà đời đều gọi là Tỳ-kheo thanh tịnh trì luật.

Lại có lúc Ngài đem chúng Tỳ-kheo đi đến thành Đức-xoa Thi-la. Khi đến thành này thì ngài Xà-dạ-đa buồn rầu ra mặt. Đệ tử làm lạ hỏi ý, thầy liền đáp:

– Hãy khoan, sau rồi hãy rõ.

Đi đến phía trước không bao lâu Ngài thấy một con chim. Lúc này tôn giả vui vẻ mỉm cười – Đệ tử hỏi thì Ngài nói:

– Khi ta mới vào thành, ở ngoài cửa có một ngạ quỷ, đói khát khốn khổ đến bảo ta rằng: Mẹ tôi vào thành xin thức ăn, đã trải qua năm trăm năm rồi. Thân tôi đói khát mạng chẳng còn bao lâu nữa. Tôn giả vào thành thấy mẹ tôi, xin vì tôi nói lại việc này.

Khi vào thành ta thấy mẹ của quỷ, liền nói lại việc quỷ con đói khát khốn khổ. Quỷ mẹ nói: Tôi vào thành đến nay đã năm trăm năm chưa từng gặp một người khạc nhổ. Trước có một ít thì bị quỷ thần đoạt mất rồi. Nay lại gặp một người khạc nhổ, muốn ra ngoài thành đưa cho con, nhưng ngoài cửa có đại lực quỷ thần, sợ bị đoạt nên không dám ra. Xin Tôn giả nhủ lòng thương xót đem tôi ra ngoài cho tôi gặp. Ta lúc ấy đem quỷ mẹ ra cho con ăn. Tôi liền hỏi:

– Người từ lúc sinh ra cho đến nay đã được bao lâu.

Đáp: Tôi thấy thành này đã bảy lần thành hoại. Quốc độ giàu có nhân dân an lạc hùng mạnh, lại thấy lúc bại vong suy tàn.

Ta nghe kia nói càng than thở về sự sinh tử thọ khổ dài lâu vô lượng. Vì duyên cớ đó cho nên buồn rầu.

Còn nhân duyên gặp chim, là vì trải qua chín mươi mốt kiếp trong đời quá khứ, thời Tỳ-bà-thi ra đời giáo hóa chúng sinh. Ta lúc ấy là một trưởng giả, lòng chán ghét ngũ dục chỉ thích cầu xuất gia học đạo. Nếu lúc ấy ta xuất gia học đạo ắt đã chứng quả La-hán. Cha mẹ không cho ta theo chí nguyện, bắt ta lấy vợ để đoạn ý xuất thế. Ta không thể trái lời nên đành phải lấy vợ. Sau khi lấy vợ lại muốn xuất gia. Cha mẹ nói: Con lấy vợ là cầu có con nối dõi. Nếu sinh cho ta một đứa con, thì cha mẹ cho con tự do.

Ta vâng lời và sau đó vợ có thai sinh ra một đứa con trai, năm đó lên sáu tuổi. Cha mẹ ta liền dạy đứa bé: Cha con nếu muốn xuất gia thì ôm lấy chân cha và nói: cha bỏ con thì lấy ai nuôi dưỡng. Nếu vậy thì giết con trước rồi sau hãy đi. Đứa bé theo lời đó đến ôm ta kêu khóc rất thống thiết. Ta lúc này đem tâm ái nhiễm nên nói với con. Ta vì con mà không đi xuất gia đâu.

Do vì có con nên không thể chứng đạo, chín mươi mốt kiếp lưu chuyển trong sinh tử. Ở trong ngũ đạo chưa từng gặp lại. Nay dùng đạo nhãn quán sát thấy chim kia chính là con ta đời trước. Vì thương xót con ngu si trong cõi sinh tử, do đó mà mỉm cười.

Tôn giả dùng các pháp yếu như thế, dùng lực biện tài du hóa khắp thế gian. Khi việc làm đã xong Ngài liền nhập diệt. Ngài bảo với Tỳkheo tên Bà-tu Bàn-đà rằng:

– Ông khéo lắng nghe! Xưa Đức Thích Tôn ở trong vô lượng kiếp tu hành khổ hạnh vì đạo vô thượng. Nay đã đầy đủ lợi lạc chúng sinh. Ta nhận lời phó chúc đem hết tâm hộ trì chánh pháp. Nay muốn uỷ thác lại cho ông.

Bà-tu Bàn-đà thưa: xin y giáo.

Từ đó về sau Ngài tuyên thông kinh tạng, đem trí lực đa văn biện tài vô ngại, các công đức như thế để tự trang nghiệm, khéo giải nghĩa tất cả kinh điển, phân biệt tuyên nói rộng hóa độ chúng sinh.

Khi làm việc xong Ngài buông xả mạng hạnh, giao pháp tạng lại cho Tỳ-kheo Ma-nô-la, đem thắng pháp vô thượng lưu bố ở đời. Ngài Ma-nô-la trí tuệ cực kỳ siêu thắng, lại thiểu dục tri túc cần tu khổ hạnh, khéo dùng ngôn từ diệu dụng làm cho tâm người hoan hỷ. Ngài thông đạt hết yếu nghĩa của tam tạng, làm nhiều lợi ích cho chúng sinh trong cõi Diêm-phù-đề.

Bấy giờ có vị Tôn giả tên: Dà-xà. Ngài là người có biện tài mẫn tuệ tài trí uyên bác, công đức cũng đồng với Ma-nô-la, cũng thông nghĩa cả tam tạng giáo điển, tiếng tăm vang khắp mọi người đều cung kính.

Có một thời ngài Ma-nô-la đến xứ Bắc Thiên-trúc, Tôn giả Dạ-xà nói: hai xứ nam bắc Thiên Trúc ở sông Hằng, người ở đó phần nhiều tin theo tà kiến lại hùng biện lợi trí. Trưởng lão khéo diễn giảng âm thanh luận có thể đến kia du hành giáo hóa, còn ta ở đây làm lợi lạc chúng sinh.

Tôn giả đi đến nhị Thiên-trúc, rộng tuyên nói luận tỳ-la vô ngã, hàng phục tất cả chúng dị đao tà kiến.Việc làm đã xong Ngài liền xả mạng thân, trao truyền pháp bảo cho Tôn giả Hạc-lặc-na. Ngài Hạclặc-na phức đức sâu xa, tài trí uyên bác, giáo hóa đời mê hoặc khiến đi theo đường chánh.Việc làm xong rồi Ngài lâm chung nhập diệt. Lại có một Tỳ-kheo tên là Sư Tử, làm các việc Phật sự ở nước Kế-tân, Vua nước đó tên là Di-la-khuất, lòng đầy tà kiến không tin Tam bảo huỷ hoại chùa chiền, sát hại tăng chúng. Vua sai đem kiếm bén chém đầu Sư tử. Trên đảnh đầu ngài Sư Tử không có máu duy chỉ có lỗ chân lông chảy ra. Việc trao truyền phó pháp từ đây dứt tuyệt. Pháp như thế là đại minh đăng, soi sáng hết mọi ngu si tăm tối của thế gian. Các vị Thánh hiền nói ở trên đều cùng thọ trì gìn giữ lưu truyền, cùng phó chúc pháp luân thường chuyển vì chúng sinh làm nhiều việc lợi ích, ngăn chặn ác đạo, khai đường nhân thiên. Cho đến khi pháp đạo suy tàn, Thánh Hiền ẩn mất không còn ai kiến lập. Từ đó thế gian chìm trong tăm tối, vĩnh viễn mất đi ánh đại quang minh, chúng sinh tạo nghiệp làm những điều ác đạo, nên phần nhiều rơi vào tam đồ bát nạn. Vậy nên người trí cần có sự qúan triệt sâu xa. Thắng pháp vô thượng có đại công đức, vi diệu uyên thâm không thể nghĩ bàn.

Cũng như thương buôn muốn đi qua biển lớn, tất phải dùng thuyền bè thì mới qua được. Tất cả chúng sinh cũng thế. Muốn ra khỏi ba cõi sinh tử khổ hải, cũng cần mượn phương tiện để độ thoát, pháp là ngọn gió mát trừ hết nhiệt phiền não, pháp là diệu dược trừ hết các chứng bịnh kiết phược của chúng sinh.Đó chính là chân Thiện tri thức của chúng sinh làm lợi ích lớn cứu tế khổ não. Vì sao? Vì tất cả chúng sanh tánh không có định tướng, tuỳ theo chỗ nhiễm tập mà tạo ra các nghiệp thiện ác. Nếu huân tập gần gũi tà kiến ngoại đạo thì lưu chuyển theo sinh tử không bao giờ cùng, đó chẳng phải là Thiện tri thức.

Nếu có người khởi tâm kính tín, thân gần Hiền Thánh, thích nghe diệu pháp. Do nhân duyên công đức nghe được pháp này, muốn ra khỏi trần lao thọ tối thắng lạc. Đây chính là bậc Thiện trí thức, nên chuyên tâm gần gũi cúng dường. Bậc Thiện tri thức khiến người lìa tam ác khổ. Như xưa ở tại thành Hoa Thị có một bạch tượng khí lực rất mạnh mẽ có thể tiêu diệt hết oán địch. Nếu có người làm tội đều đem đến cho voi dẫm chết. Sau đó chuồng voi bị lửa thiêu cháy nên dời đến gần một tịnh xá. Ở đây voi nghe có Tỳ-kheo tụng kinh Pháp cú trong đó nói rằng: Làm thiện sinh thiên làm ác sinh vào tam đồ ác đạo. Từ đó voi trở nên nhu hoà, tâm ý từ ái. Sau có đưa người tội đến voi không sát hại nữa, chỉ lấy mũi ngửi rồi đi. Vua thấy vậy thì lo lắng, cho triệu quần thần đến hỏi, có một đại thần bạch với vua rằng:

– Voi vì ở gần tịnh xá vì nghe diệu pháp nên vậy. Nay nên buộc gần nhà đồ tể, thấy kia sát hại thì tâm ác sẽ nổi lên.

Vua theo lời này buộc voi gần đồ tể. Voi thấy người giết hại thì tâm ác hại tăng trưởng.Thế nên biết rằng: Các chủng loại chúng sinh vốn tánh bất định.Vì sao? Loài súc sinh còn nghe pháp mà sinh lòng từ, thấy làm ác thì sinh lòng ác, huống chi làm người mà không sinh nhiễm tập các việc thiện ác. Vậy người trí cần phải hiểu rõ – Tà kiến ác pháp phần nhiều là pháp tổn hại, muốn xa lìa thì phải chuyên cần nỗ lực dùng phương tiện gần gũi Thánh pháp thọ trì lưu bố, khởi tưởng là bậc Đại sư.

Do nhân duyên công đức vi diệu mà vĩnh viễn siêu thoát tam ác đạo. Vượt qua biển sanh tử thọ lạc Niết-bàn, lại pháp này là nhân duyên đắc đạo lợi lạc toàn phần, cho nên gọi là chân Thiện tri thức. Như ngài Anan từng bạch thầy rằng:

– Thế Tôn! Thiện tri thức! là nửa nhân duyên làm lợi lạc đắc đạo.

Phật bảo:

– Không phải, Thiện tri thức là nhân duyên đắc đạo toàn phần.

A-nan nên biết. Cõi Diêm-phù-đề này, trừ các ngài Đại Ca-diếp Xá-lợi-phất …. nếu chúng sinh không gặp Phật thì mãi lưu chuyển không thể giải thoát. Cho nên ta nói: Thiện tri tthức có thể làm lợi ích cho chúng sinh.Vì đó nên biết Phật pháp là tối tôn tối diệu, là vô hữu thượng, là chỗ thành tựu vô lượng công đức. Thế nên Đức Thế Tôn khi mới thành chánh giác, ngồi dưới thọ vương tư duy quán tưởng: Tất cả thế gian nếu không có cha mẹ sư trưởng, thì cô độc hiu quạnh không có nơi nương tựa. Ta nay nên y vào ai để lập? lại nghĩ chư Phật trong ba đời đều lấy thắng pháp làm sư phạm, ta cũng nên như ba đời chư Phật đem thắng pháp thâm diệu làm thầy. Vì duyên cớ đó mà Phật thường cung kính diệu pháp này và chí tâm lễ bái gia hộ giữ gìn. Nên biết pháp này thật là ít có, là người trí thì cần phải thọ trì.

Lại xưa kia có một Bà-la-môn cầm rất nhiều đầu lâu người đến thành Hoa Thị rao bán. Trải qua nhiều ngày mà không có ai mua, liền giận dữ lớn tiếng nói:

Người trong thành này nếu không mua đầu lâu ta bán thì ta sẽ đặt tên xấu ác, các người chỉ cho các ngươi là những kẻ ngu si ám độn.

Trong thành các vị Ưu-bà-tắc nghe vậy sợ người kia huỷ báng liền đem tiền đến mua, sau đó lấy dây đồng xỏ xâu lỗ tai lại. Nếu là kẻ thông triệt thì trả giá cao, kẻ thông triệt phân nửa thì giá thấp hơn, không thông thì hoàn toàn không cho giá.

Bà-la-môn hỏi: Đầu lâu của ta đều không khác, vì sao giá trị lại khác. Ưu-bà-tắc nói: Như đầu lâu trước là người thông triệt. Người này bình sinh thường nghe diệu pháp, trí tuệ cao thắng, quí như đây nên cho giá nhiều, còn đầu chỉ thấu triệt phân nửa, tuy nghe diệu pháp mà chưa khéo phân biệt, cho nên chỉ cho ít giá, còn đầu này hoàn toàn không biết vì không nghe pháp, cho nên không cho giá. Lúc này Ưu-bà-tắc cầm lấy đầu lâu này đem ra ngoài thành xây tháp cúng dường. Sau khi mạng chung đều được sinh lên cõi trời. Vì vậy cho nên biết: Diệu pháp có công đức lớn có thể xây dựng con người.Vì sao? Vì Ưu-bà-tắc này xây tháp cho đầu của người nghe pháp mà còn được sinh thiên, huống gì chí tâm cung kính cúng dường người thọ trì pháp, phước báu này nay thật khó cùng tận đời vị lai ắt sẽ thành vô thượng đạo. Thế nên người muốn đạt quả vô thượng an ổn khoái lạc, vì làm lợi ích hóa độ chúng sinh nên thọ trì thắng pháp như thế./.

 

Trang: 1 2 3 4 5 6